Mơ thấy chuột –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Một ngôi nhà hay căn hộ với bụi bẩn cùng những đôi giầy lộn xộn chắc chắn sẽ không gây được thiện cảm với bất kỳ ai trước khi họ bước chân vào nhà bạn. Việc khiến lối vào trở nên mới mẻ và sinh động cũng không khó như bạn từng nghĩ đâu. Trước khi tham khảo 3 gợi ý nhỏ dưới đây, điều trước hét bạn nên nhớ đó chính là luôn giữ cho lối ra vào nhà được gọn gàng và sạch sẽ như các khu vực khác trong nhà.
Cùng bắt tay vào tân trang lối vào nhà thôi!
Những chậu cây nhỏ xinh nhưng tràn đầy sức sống sẽ là một ý tưởng khá tuyệt để khiến lối ra vào sinh động hơn. Bạn nên lựa chọn những loài cây phù hợp trưng bày trong nhà để tiện cho việc chăm sóc và xếp đặt chúng xen kẽ với các món đồ trang trí khác màu sắc hơn như những bức tượng nhỏ hoặc lọ hoa xinh xắn.
Chỉ cần vài ba chậu cây nhỏ là khiến khách đến chơi nhà thích thú ngay từ khi bước vào
Không có một công thức nhất định nào nói rằng bạn phải kê một chiếc tủ để giầy hoặc tủ để đồ nhiều ngăn ở gần khu vực ra vào nhà và trong nhiều trường hợp khó có một chiếc tủ đóng sẵn nào phù hợp với không gian nhà bạn, vậy thì hãy sáng tạo một chút với những hộp nhỏ xếp riêng biệt và đặt trong từng ngăn của chiếc tủ để việc phân chia, sắp xếp đồ đạc trở nên dễ dàng và hợp lý hơn.
Những chiếc giỏ bằng mây tre đan ngộ nghĩnh vừa giải quyết vấn đề
lưu trữ đồ đạc, vừa độc đáo và sáng tạo
Mỗi chiếc giỏ khác nhau lại được phân loại những món đồ nhỏ xinh khác nhau
theo ý chủ nhân như khăn tay màu sắc, các cuộn ruy băng...
3. Mang hơi thở nghệ thuật vào việc trang trí
Không có gì to tát để làm lối nhỏ vào nhà trở nên nghệ thuật bằng cách sử dụng những bức tranh, một câu châm ngôn tâm đắc hoặc cũng có thể là một món đồ trang trí siêu độc mà bạn đã tìm được trong một chuyến đi chơi nào đó. Hãy "trưng" chúng ngay tại khu vực này để tạo dấu ấn riêng của mình.
Chỉ bằng vài thao tác nhỏ cũng khiến lối vào được cải thiện rõ rệt
Chiếc gương cầu lồi hình mặt trời siêu ấn tượng và cầu kỳ khi đặt cạnh bức tranh với một câu
châm ngôn giản dị lại vô cùng ăn ý với nhau và tôn thêm vẻ đẹp cho nhau
Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn ngân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì “Nữ thập tam nam thập lục”, con gái mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! Do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.
Ngày xưa phù dâu phải là người cô, người dì hay chị em thân thiết của cô dâu, có khả năng thuyết phục, bày vẽ cho cô dâu, được cô dâu kính nể, mến phục, được bố mẹ cô dâu ủy thác. Đây phải là người may mắn, tốt phúc, duyên ưa, phận đẹp.
Con gái lành mạnh ngoan ngoãn, gia đình êm ấm, đề huề có thể truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu mình. Nhưng cô gái này nhiều khi còn phải ở lại năm bảy ngày sau để cho cô dâu đỡ buồn và để chỉ bảo kinh nghiệm. Thông thường họ cũng trở lại với dâu rể trong lễ lại mặt.
Đám cưới ngày xưa phải có phù dâu, không định lệ, và cũng không có danh từ “Phù rể”. Đám cưới ngày nay, nhiều nơi có cả phù rể.
Ba điều trọng yếu của Dương trạch ” Môn, Chủ, Táo”, Táo là bếp, phòng bếp là một trong ba thứ quan trọng trong nhà. Thực phẩm là nguồn nuôi dưỡng sự sống con người, cho nên phong thuỷ phòng bếp là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu như phong thuỷ không tốt, một là sẽ làm cho sức khoẻ của mọi người trong nhà sút kém, hai là của cải tiền bạc trong nhà hao tổn vô ích, ba là có thể làm cho gia trạch lao đao bất ổn.
Theo phong thuỷ, phòng bếp vốn có một số khuyết tật không thể tránh. Bởi vì phòng bếp trong quá trình rửa và đun nấu sẽ tiêu hao một lượng nước lớn, mà nước vốn tượng trưng cho của cải, cho nên không có lợi cho tích luỹ của cải. Nhưng mặt khác, bếp lại có khá năng áp chế được hướng hung xấu khí xấu trong nhà. Cho nên nếu đặt bếp ở hướng hung, trái lại sẽ có lợi cho gia chủ. Khi điều chính vị trí phòng bếp và bố trí dụng cụ làm bếp phải chủ ý một số vấn đề sau:
(1) Vị trí
Vị trí phòng bếp tốt nhất là ở nửa sau nhà, cố gắng tránh xa cửa chính.
Phòng bếp tốt nhất phải nằm trong phạm vi trạch. Do phòng bếp là nơi bổ sung sức khoẻ và tinh thần cho cả nhà, là nơi tượng trưng cho tài sản trong nhà, cho nên vị trí phải nằm trong phạm vi trạch, có vậy mới đảm bảo tính chỉnh thể. Không nên bố trí phòng bếp ra ngoài trạch hoặc đặt vào một phòng nhô ra bên ngoài khác, hoặc bố trí bếp ở phần kiến trúc thêm ở ban công phía sau (bên dưới trống). Phòng bếp nên bố trí ở phía Nam đất ở, ngoài ra có thể bố trí ở phía Đông hoặc Đông Nam. Hết sức tránh hướng Bắc, hướng Tây và Tây Bắc.
(2) Cấm kỵ
Điều tối kỵ là trong phòng bếp có phòng vệ sinh, hoặc cửa phòng bếp đối diện với cửa phòng vệ sinh. Bếp là nơi đun nấu thức ăn, mà phòng đi vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn, uế khí, nếu để hai nơi này gần nhau sẽ ảnh hưởng đến môi trường vệ sinh, hại đến sức khoẻ.
Ngoài ra, cửa phòng bếp không được đối diện với cửa chính của nhà. Phòng bếp là nơi tượng trưng cho của cải trong nhà, cửa chính là nơi để vào nhà, là nơi người nhà và bạn bè ra vào, tụ tập. Khi cửa chính của nhà đối diện với cửa phòng bếp, tài khí lộ ra hết, của cải trong nhà khó mà giữ được.
Bài kinh thể hiện quan điểm của Đức Phật về “sân khấu” và “kịch trường” dưới đây là Kinh Puta, chương tám, Tương ưng thôn trưởng, Kinh Tương ưng bộ tập II (số thứ tự 15) bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu, II. Puta (S.iv,306)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi Talaputa, nhà vũ kịch sư (natagàmani), đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi một bên, vũ kịch sư Talaputa bạch Thế Tôn:
– Con được nghe, bạch Thế Tôn, các vị Đạo sư, Tổ sư thuở xưa nói về các nhà vũ kịch, nói rằng: “Ai là nhà vũ kịch, trên sân khấu giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười (pahàsadeve)“. Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào?
– Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này.
4) Lần thứ hai, vũ kịch sư Talaputa bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con có nghe các vị Đạo sư, Tổ sư thuở xưa nói về các nhà vũ kịch, nói rằng: “Ai là nhà vũ kịch, trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười”. Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào
– Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này.
5) Lần thứ ba, vũ kịch sư Talaputa bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con có nghe các vị Đạo sư, các vị Tổ sư thuở xưa nói về các nhà vũ kịch, nói rằng: “Ai là nhà vũ kịch, trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười”. Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào?
– Thật sự, Ta đã không chấp nhận và nói rằng: “Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này”. Tuy vậy, Ta sẽ trả lời cho Ông.
6) Này Thôn trưởng, đối với những loài hữu tình thuở trước chưa đoạn trừ lòng tham, còn bị lòng tham trói buộc, nếu nhà vũ kịch trên sân khấu hay trong kịch trường, tập trung những pháp hấp dẫn, thời khiến lòng tham của họ càng tăng thịnh. Này Thôn trưởng, đối với những loại hữu tình thuở trước chưa đoạn trừ lòng sân, còn bị lòng sân trói buộc, nếu nhà vũ kịch trên sân khấu hay trong kịch trường tập trung những pháp liên hệ đến sân, thời khiến cho lòng sân của họ càng tăng thịnh. Này Thôn trưởng, đối với loài hữu tình thuở trước chưa đoạn trừ lòng sân si, còn bị lòng sân si trói buộc, nếu nhà vũ kịch trên sân khấu hay trong kịch trường tập trung những pháp liên hệ đến sân si, thời khiến cho lòng sân si của họ càng tăng thịnh.
7) Người ấy tự mình đắm say, phóng dật, làm người khác đắm say và phóng dật, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh trong địa ngục Hý tiếu (Pahàso). Nếu người ấy có (tà) kiến như sau: “Người vũ kịch nào, trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười”. Như vậy là tà kiến. Ai rơi vào tà kiến, này Thôn trưởng, Ta nói rằng người ấy chỉ có một trong hai sanh thú: một là địa ngục, hai là súc sanh.
8) Khi được nói vậy, vũ kịch sư Talaputa phát khóc và rơi nước mắt.
– Chính vì vậy, này Thôn trưởng, Ta đã không chấp nhận và nói: “Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này”.
– Bạch Thế Tôn, con khóc không phải vì Thế Tôn đã nói như vậy. Nhưng, bạch Thế Tôn, vì con đã bị các Đạo sư, các Tổ sư vũ kịch thời trước đã lâu ngày lừa dối con, dối trá con, dắt dẫn lầm lạc con rằng: “Người vũ kịch nào trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên hay cười”
9) Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con nay xin quy y Phật, Pháp và chúng Tăng. Mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới!
10) Vũ kịch sư Talaputa được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới.
11) Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Talaputa… trở thành một vị A-la-hán nữa.
1. Ngày 2/3 dương lịch (tức ngày 12/1 âm lịch) - Lễ hội Cầu Ngư ở Thái Dương Hạ -Làng Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
2. Ngày 3/3 dương lịch (13/1 âm lịch) - Hội Lim - Đồi Lim, thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
3. Ngày 3 – 8/3 dương lịch (13-18/1 âm lịch) -Lễ hội đền Trần Thái Bình - Xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
4. Ngày 4/3 dương lịch (14/1 âm lịch) - Lễ hội đền Bà Chúa Kho - Làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
5. Ngày 5/3 dương lịch (15/1 âm lịch) - Lễ hội núi Bà Đen - TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
6. Ngày 5/3 dương lịch (15/1 âm lịch) - Lễ hội đền Và - Đền Và, thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
7. Ngày 10/3 dương lịch (15-20/1 âm lịch) - Lễ hội khai ấn đền Trần - Phường Lộc Vượng, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định
8. Ngày 12/3 dương lịch (18-22/1 âm lịch) -Hội Côn Sơn- Chùa Côn Sơn, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
9. Ngày 17/3 dương lịch (27/1 âm lịch) - Lễ hội xuống đồng của người Giáy (lễ hội Roóng Poọc)- Xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
10. Ngày 20 – 29/3 dương lịch (1-10/2 âm lịch) - Lễ hội đảo Dấu – Đồ Sơn - Quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng
11. Ngày 21 – 23/3 dương lịch (2-4/2 âm lịch) - Lễ hội Đền Cửa Ông - Đền Cửa Ông, phường Cửa Ông, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
12. Ngày 27 – 29/3 dương lịch (8-10/2 âm lịch) -Hội đền Nghè - Quận Lê Chân, TP. Hải Phòng
13. Ngày 29/3 dương lịch (10/2 âm lịch) - Hội Xuân Phả - Xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
14. Ngày 29/3 dương lịch (10/2 âm lịch) - Lễ hội Xên Mường - Xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
15. Ngày 29/3 dương lịch (10/2 âm lịch) - Hội làng Nghi Tàm -Đình Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội
Để phát huy hết hiệu suất của con ngựa phong thủy thì phải chú ý đến kiểu dáng, chất liệu và quan trọng là phương hướng bài trí của nó.
Con ngựa có số mệnh khoẻ mạnh, bản tính của ngựa hào phóng, táo bạo, không ràng buộc, cho nên khi bài trí ngựa phong thủy sẽ làm cho chủ nhân trở nên vui vẻ, thêm năng lượng, có tác dụng cải thiện, đột phá cục diện bế tắc, thăng tiến trong công việc, tình cảm hôn nhân chuyển biến…
Con ngựa trong phong thủy không chia ra là “hung thú” hay “cát thú”. Nhưng đa số mọi người vẫn coi ngựa là cát thú thăng tiến. Để phát huy hết hiệu suất của con ngựa phong thủy thì phải chú ý đến kiểu dáng, chất liệu và quan trọng là phương hướng bài trí của nó.
Ngựa thuộc Ngọ, cho nên vị trí bài trí tốt nhất là hướng chính Nam. Về chất liệu, ngựa làm từ kim loại, ngọc và đồng là tốt, không dùng ngựa có chất liệu bằng cao su hay nhựa vì chúng không có một chút linh lực nào. Muốn đạt được lý tưởng của mình thì đầu ngựa hướng với phương ấy, muốn chuyển nhà thì bài trí ngựa tại vị trí Dịch mã theo tháng đó.
Nếu muốn tốt về tình cảm hôn nhân thì phối hợp với vị Đào hoa theo năm hay tháng đó. Cụ thể, nếu là năm tháng Dần, Ngọ, Tuất: Vị trí Dịch mã tại hướng Thân, Đào hoa tại hướng Mão. Nếu là năm tháng Thân, Tý, Thìn: Vị trí Dịch mã tại hướng Dần; Đào hoa tại hướng Dậu. Nếu là năm tháng Hợi, Mão, Mùi: Vị trí Dịch mã tại hướng Tỵ; Đào hoa tại hướng Tý. Nếu là năm tháng Tỵ, Dậu, Sửu: Vị trí Dịch mã tại hướng Hợi; Đào hoa tại hướng Ngọ.
Lưu ý: Người tuổi Tý (chuột) không được bài trí con ngựa tại hướng Nam vì hướng chính Nam do ngựa quản lý xung khắc với chuột. Trong “Bát quái” ngựa thuộc quẻ Càn (Thiên môn) ứng với Ngũ hành thuộc Kim, nếu người tuổi Tí bài trí con ngựa tại hướng Nam (hướng Nam thuộc Hỏa) thì sẽ xuất hiện “Hỏa đốt Thiên môn”, tức trong nhà sẽ xuất hiện 3 tình huống xấu. Đó là: Người trong nhà dễ bị đau đầu, choáng đầu; con cái không hiếu thuận, hay tranh cãi với cha mẹ; người trong nhà hay bị ho, đau phổi. Cách hóa giải đơn giản nhất là chuyển con ngựa sang chỗ khác. Nên đặt tượng ngựa hay tranh ngựa hướng ra cửa vì theo phong thủy sẽ “Mã đáo thành công”.
► Xem ngày tốt xấu để tiến hành các việc đại sự |
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ.
Lễ ăn hỏi là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân tình yêu: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; Tất nhiên, chất lượng và số lượng thêm bớt thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn tượng trưng cho có đôi có lứa, nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp – Số lẻ tượng trưng cho sự phát triển.
Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: Nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, “Con gái là con người ta”. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.
Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện thiện ý của nhà trai: Xin đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí cho hôn sự. Tuy nhiên, điều này ngày nay càng lúc càng trở nên mờ nhạt xét về vai trò, vì dễ dẫn đến cảm giác về sự gả bán con, thách cưới.
Rước lễ vật: Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại là: Ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.
Tiếp khách: Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên.
Nhà gái: Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái “lại quả” (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân. (Lưu ý: đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại).
Cô dâu: Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách.
Biếu trầu: Đại diện nhà gái chuẩn bị đón tiếp nhà trai trong lễ ăn hỏi, các cô gái nhận tráp lễ vật mặc áo dài màu đỏ.
Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,… Ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ.
Trong việc chia bánh trái, cau, chè phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẻ là số âm dùng trong việc cúng lễ.
Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rõ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp “báo hỷ” lại có thiếp mời tiệc cưới.
Trang phục: Trang phục cho cô dâu: một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này. Có thể sắm cho cô dâu tương lai những đồ trang sức sau: Xuyến, vòng, hoa tai. Chú rể mặc comple, cà vạt.
Chia lễ: Nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thiết đãi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy, ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặc biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng hai ba năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày.
Các cụ xưa vẫn khuyên các chàng trai đã hỏi vợ thì cưới ngay để tránh sự bất trắc của thời gian. Nhưng vẫn có những trường hợp nhà gái đã nhận ăn lễ hỏi của nhà trai cũng không cho cử hành lễ nghênh hôn sớm, có khi vì cô gái còn quá nhỏ tuổi, có khi vì cha mẹ thương con không muốn con phải về nhà chồng quá sớm.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Tuổi Ngọ: Gồm có các tuổi sinh năm: 1942 – 1954 – 1966 – 1978 – 1990 – 2002. Đối với người tuổi Ngọ chúng ta cần chọn treo tranh phong phủy nào để thu hút vận may? Hãy cùng đọc bài viết sau đây để có câu trả lời cho mình nhé!
Nội dung
Tuổi Ngọ khi muốn chọn tranh phong thủy để mang lại may mắn, thì nên chọn một trong các loại tranh sau:
Tranh liên quan đến cá chép là thích hợp, nhất là Cửu lý ngư (9 con cá chép), tiếp đến là tranh sơn thuỷ, tùng bách, trúc mai…
Dư giả vĩnh hằng, Kinh thi nói: Trời bổ khiếm khuyết, không gì không hưng thịnh, sơn như cồn dậy, thuỷ như triều dâng không gì không tăng tiến; đẹp như nguyệt hằng, mới như mặt trời mọc; thọ như nam sơn, xanh như tùng bách, chỗ nào cũng vừa vặn hài hoà..
Treo phía sau lưng, hướng bắc, đông nam, tây nam, treo trong đại sảnh, phòng khách, phòng làm việc, phòng học tập.
Tuổi Tuất nam: Người tuổi này thường xuyên nhận được sự quan tâm, chăm sóc và phải chịu áp lực từ bố mẹ. Người tuổi này có số vận đạo hoa tương đối tốt sau 24 tuổi, nếu kiên trì tìm kiếm, họ sẽ tìm được người yêu lý tưởng cho mình. Bạn cũng nhên nhờ bạn bè giúp đỡ của bạn bè giúp đỡ, bạn sẽ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trên đường tình duyên.
Nam tuổi Tuất hợp với màu đỏ.
Tuổi Tuất nữ: Đối với nữ giới, tình duyên lại lận đận hơn so với nam tuổi Tuất. Phải ngoài 30 tuổi, nữ giới tuổi Tuất mới gặp nhiều thuận lợi trong đường tình duyên. Họ nên giữ lấy cơ hội này, tránh để lỡ mất “duyên trời sinh”.
Nữ tuổi Tuất hợp với màu vàng. Vì vậy bạn nên ưu tiên sử dụng màu vàng như đồ trang sức bằng đá quý hoặc thủy tinh có màu vàng, quần áo,….
Theo phong thủy, một số vật dụng mang lại may mắn và tình yêu cho người tuổi Tuất: hoa thủy tiên, quả táo đỏ, thủy tinh màu vàng.
► Cùng đọc châm ngôn cuộc sống và suy ngẫm |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
1. Trán lõm
Con gái có trán nhìn thẳng thì cân đối nhưng nhìn ngang thì hơi lõm là người thiếu quyết đoán, không có chủ kiến, ít nói, thường tự cô lập bản thân. Họ không có lập trường trong hôn nhân, tình yêu, bởi vậy dễ bị người khác điều khiển, đối phương nói một là một hai là hai nên nhiều khi bị tổn thương. Nhìn chung khi yêu, tuýp người này thường trở nên mù quáng, sẵn sàng làm tất cả vì đối phương.
2. Lông mày mảnh, mắt nhỏ
Người sở hữu lông mày mảnh và đôi mắt nhỏ thường nhu hòa, làm việc gì cũng từ tốn. Họ hướng nội, thích sự yên tĩnh. Khi yêu ai, họ luôn lấy kết hôn làm mục tiêu - kiểu người của gia đình, sẽ là người mẹ tốt, vợ hiền. Khi yêu họ luôn luôn hy sinh vì nửa kia, lấy nửa kia làm trung tâm thế giới của mình.
3. Tai mỏng, ít thịt
Người con gái tai không nhiều thịt, mềm, mỏng, trông bộ dáng có phần yếu đuố thường dễ bị đau yếu, thiếu tự tin, không có lập trường riêng, thiếu quyết đoán. Trong thế giới của họ, nửa kia chính là cả cả bầu trời và là trung tâm của mọi trung tâm.
4. Hàm trên nhô ra so với hàm dưới
Con gái có hàm trên nhô ra so với hàm dưới thường yếu đuối và tiêu cực, làm việc bị người khác hoặc những thứ xung quanh ảnh hưởng, đẽo cầy giữa đường. Thay vì tự lên kế hoạch, họ thích người khác sắp xếp rồi giao việc cho mình. Trong tình yêu họ có thể hy sinh hết mình vì nửa kia. Bởi vậy một khi rơi vào vòng xoáy của tình yêu, họ sẵn sàng thuận theo ý kiến của đối phương dù thật tâm họ không muốn như vậy.
Kunie (theo lnka)
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
=> Xem thêm: Giải mã giấc mơ theo quan niệm tâm linh, phong thủy tại Lichngaytot.com |
► Bói tình yêu theo ngày tháng năm sinh để biết hai bạn có hợp nhau không |
Ảnh minh họa |
► Xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác |
Hai mắt lớn, tươi sáng và có thần là dấu hiệu của người chung thủy |
– Người xảo quyệt : thường có cử chỉ và sắc mặt thay đổi nhanh chóng như một diễn viên. Ăn nói chậm chạp như muốn nuốt từng câu nói, vì họ đang cần lời nói khéo léo, tìm cách ứng xử thích hợp với môi trường chung quanh.
Họ thuộc người gian manh, lừa đảo, có nhiều âm mưu, và lúc nào cũng giả nhân giả nghĩa, thích nịnh hót mọi người.
– Kẻ tiểu nhân : có dáng đi rón rén, thường chậm chạp theo cung cách tiến thóai lưỡng nan. Khi nói chuyện môi dính không thấy hở răng, giọng nói nhẹ và rụt rè nhưng không rõ ràng. Khi nhìn đối tượng, không dám nhìn trự diện.
– Kẻ lừa đảo : tiếng nói rổn rảng, đầy tự tin, nhằm áp đảo đối tượng; nhưng tròng mắt lúc đó dường như muốn lồi ra, đôi tay nắm chặt lại, vì họ dùng nhiều nghị lực, sự can đảm để làm tốt vai diễn, nhưng nếu gặp người có nhân điện mạnh đưa mắt bắt gặp, tức khắc họ hạ giọng nói và cáo lui.
– Khi nói chuyện với người khác, ngón tay cái đút vào các ngón khác, là người có tính keo kiệt, bủn xỉn.
– Vừa nói vừa hoa tay : bộc trực, ít suy nghĩ.
Tổng hợp những câu chúc mừng Tân Gia ý nghĩa nhất cho tất cả mọi người là một món quà của những câu nói hay xin gửi tặng đến những độc giả có ý định lên nhà mới hay còn gọi là Tân gia nhé.
Tân gia là một truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc ta, vì vậy bạn đang băn khoăn chưa biết chọn lựa câu nào để sử dụng thì bài viết hôm nay sẽ là một lời gợi ý không tồi đâu nhé.
“Cung chúc an khang toàn gia thịnh
Vạn kỷ niên xuân ý cát tường”
——–
“Gia đình vạn sự bình an
Tài vô lộc đến phúc duyên tràn đầy”
———
“Phát đạt đắc trường tồn
Hưng thịnh lộc vĩnh cửu”
———
“Thời đáo hưng long phúc thọ hội
Vận phùng phát đạt lộc tài sinh”
———
“Vinh hoa phú quý niên trường thọ
Tài lộc an khang tuế cát tường”
——–
“Mua bán phát tài thông bốn bể
Tài nguyên thịnh vượng nối ba sông”
Đồng thời, bạn cũng có thể dùng thơ để gửi lời chúc mừng tân gia:
Chúc mừng gia đạo đặng an khương
Ngũ phúc lâm môn dán ngõ đường
Đức lộc đa tài lưu mãi hưởng
Công danh hiển đạt đáo hoài vương
Thỏa lòng như ý tràn vui tưởng
Hỷ dạ hanh thông trải cát tường
Viên thổ tứ thời hưng phú vượng
Khắp nhà bông trái tỏa mùi hương…
Chúc mừng Đức Lộc đến toàn gia
Ngũ phúc lâm môn trải khắp nhà
Điền trạch bốn mùa sinh vạn quả
Thổ viên tám tiết nở ngàn hoa
Lòng mơ như ý niềm vui thỏa
Dạ ước hanh thông hỷ sự hòa
Hưng vượng đồng tâm xây chí cả
Chúc mừng Đức Lộc đến toàn gia
Chúc mừng Phước đức đáo lưu gia
Phú quý kim ngân tấn ngập nhà
Lộc biếc tứ thời – cây trĩu quả
Hạnh xanh bát tiết – nhánh đầy hoa
An cư êm ấm hoài vui thỏa
Lạc nghiệp bình yên mãi hỷ hòa
Hưng vượng đồng tâm xây chí cả
Công thành danh hiển đạt tài đa….
Chúc mừng Đức Lộc đến toàn gia
Ngũ phúc lâm môn trải khắp nhà
Cành biếc bốn mùa sinh vạn quả
Cây xanh tám tiết nở ngàn hoa
Công danh tấn phát lòng vui thỏa
Sự nghiệp tràn dâng tâm đạo hòa
Hưng vượng đồng tâm xây chí cả
Chúc mừng Đức Lộc đến toàn gia….
Chúc mừng hạnh phước đến toàn gia
Tài lộc thênh thang trước cửa nhà
Điền trạch thiên thời sinh vạn quả
Thổ viên địa lợi nở ngàn hoa
Lòng mơ như ý niềm vui thỏa
Dạ ước hanh thông hỷ sự hòa
Hưng thịnh muôn đời xây chí cả
Chức mùng hạnh phúc đến toàn gia
Chúc mừng gia đạo vạn an khương
Ngũ phúc lâm môn đại cát tường
Đức lộc đa tài lưu mãi đọng
Công danh hiển đạt đáo hoài vương
Hạnh ninh hưng vượng giăng đầu ngõ
Phú quý giàu sang tấn cửa đường
Viên thổ tứ thời sanh trĩu quả
Trước nhà bông kết tỏa mùi hương…
Trên đây là những câu chúc mừng tân gia hay và nghĩa nhất cho mọi người. Bạn đã chọn cho mình câu chúc tân gia ưng ý chưa?
Một số điều kiêng kỵ trong phòng ngủ dưới đây sẽ giúp tình cảm vợ chồng hai bạn luôn gắn bó mặn nồng và tránh được nguy cơ đổ vỡ.
Kỵ mỗi người một chăn
Giường ngủ là nơi hai vơ chồng gần gũi nhất, bởi vậy việc chọn mua chăn đệm rất quan trọng. Trong gia đình, khi ngủ hai vợ chồng không nên đắp mỗi người một chăn vì điều này sẽ khiến cho tình cảm vợ chồng trở nên hờ hững, xa cách.
Kỵ để gương đối diện với giường ngủ và cửa ra vào
Rất khó tránh khỏi việc treo gương trong phòng ngủ, tuy nhiên bạn nên chú ý không để gương trong phòng đối diện với giường ngủ hoặc cửa ra vào phòng ngủ, nếu không sẽ khiến cho người chồng – chủ nhân căn nhà cảm thấy bất an. Nếu như không thể thay đổi được vị trí để gương, có thể dùng tấm vải che lên tấm gương, khi nào dùng mới vén lên.
Kỵ người thứ ba bước vào phòng ngủ của hai vợ chồng
Phòng ngủ là nơi dành riêng cho hai vợ chồng, vì thế nên tránh để người thứ ba bước vào bởi nó có thể đem đến khí vẩn đục cho căn phòng. Ngoài ra, nhiều người thường sử dụng phòng ngủ làm nơi thay quần áo, tuy nhiên điều này cũng không ổn vì dễ khiến người chồng ngoại tình ở bên ngoài.
Sao Thiên Trù chủ sự ăn uống, lộc ăn, khiếu ẩm thực: - thích ăn nhậu, ham ăn - ăn nhậu rất khỏe. Nếu đi với Lực Sĩ thì sức ăn càng khủng khiếp - hảo ăn, thường cùng bạn bè đối ẩm - thích ăn món ngon vật lạ, có gu về ăn nhậu sành điệu. Nếu đi với Hóa Lộc thì rất sành về ăn và nhậu. Được thêm Lực Sĩ thì là người vừa ăn khỏe, vừa tham ăn, vừa sành ăn, người sống để ăn. Đây có thể là những đầu bếp giỏi hay đầu bếp tài tử, tự mình làm lấy thức ăn cho vừa ý. Từ đó, có tính khó ăn, kén ăn. Đi với Văn Xương hay Hóa Khoa thì là tác giả các sách gia chánh dạy cách nấu ăn, chế rượu kiêm nhiệm kẻ sành ăn, háo ăn và ăn nhiều.
Thiên Trù: háo ăn, háo nhậu, thích ăn ngon, thường mời bạn bè đánh chén, lấy ăn nhậu làm lạc thú ở đời. Thiên Trù bao hàm vị giác, khứu giác bén nhạy và bao tử tốt. Sự thích ăn và hảo ăn đưa đến hậu quả là có lộc để ăn, được người biếu xén, mời ăn, mời nhậu.
Hóa Lộc: Hóa Lộc đi cùng với Thiên Trù có nghĩa là sành ăn, biết thưởng thức món ăn ngon. Kẻ ăn trở nên sành điệu hơn.
Tấu Thư: có nghĩa tinh vi, tế nhị trong mọi cảm giác, cảm xúc, ngôn ngữ, thái độ. Nếu đi chung với Thiên Trù thì đồng nghĩa với Hóa Lộc, tiên niệm sự tế nhị của ẩm thực, có khứu giác linh mẫn, phân biệt được một cách tinh vi các loại rượu ngon, kén ăn nhậu.
Lực Sỹ: sức khỏe tốt, ăn nhiều.
Thiên Tướng: chỉ sự thích ăn ngon mặc đẹp thông thường.
Tang Môn, Bạch Hổ hãm địa (ở Dần, Mão, Tỵ và Ngọ): đối với nam giới, chỉ nết xấu của thói nhậu, hay say sưa vì nhậu quá nhiều. Nếu Tang Hổ ở Mệnh hẳn là đệ tử của Lưu Linh.
Hậu quả của việc ăn nhậu:
Thiên Trù: càng về già, có bệnh về ăn nhậu như đau bao tử, đau gan, đau ruột. Nếu có hung, sát tinh đi kèm thì bệnh lý càng chắc chắn và nặng.
Thiên Đồng hãm địa (ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Ngọ và Dậu ): chỉ sự trục trặc trong bộ phận tiêu hóa nếu ở vị trí hãm địa và nhất là đi chung với Thiên Trù. Thiên Đồng chỉ bệnh chuyền lao, tức là hết bao tử bị bệnh thì đến gan, mật hay ruột. Nếu gặp hung tinh và nếu đóng ở cung Tật thì bệnh tương đối khó chữa.
Đại Hao, Tiểu Hao: chỉ bệnh về bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là sự trúng thực, thổ tả, tiêu chảy đồng thời chỉ một loại bệnh kinh niên. Đi với Thiên Trù chỉ việc dùng tiền vào ăn nhậu, ít khi dành dụm được
1. Trán thấp
Theo nhân tướng học, vầng trán được ví như trời, thuộc Ly Hỏa, là vị trí cung Quan Lộc và Thiên Tước. Do đó, tướng trán tốt xấu sẽ quyết định phần nào tới phúc lộc, quan lộc, trí tuệ, vận khí... của mỗi người. Chủ nhân của tướng trán rộng, đầy đặn và sáng sủa thường có số mệnh sung sướng, nhưng rất ít người có được đầy đủ các đặc điểm trên.
Trong năm Bính Thân, Bính Hỏa tương trợ Ly cung, nên những ai có tướng trán không lí tưởng có cơ hội chuyển mình, thậm chí tỉ lệ phát tài cao. Thời điểm sau khi lập xuân mà vùng trán sáng sủa, nhẵn nhụi thì cơ hội đột phá về tài chính lớn.
2. Tướng mũi không lí tưởng
Mũi là Trung cung, thuộc Thổ tinh, tượng trưng cho tài phúc. Đồng thời mũi chính là cung Tài Bạch, đại diện cho tài vận, tiền bạc. Trong tướng học, sống mũi cao, cánh mũi đầy đặn là tướng người phú quý, nhiều tài lắm lộc, đường chính tài vượng. Trái lại, mũi gầy guộc, ít thịt, lỗ mũi lộ thì phụ tài khá.
Trong năm 2016, Bính Hỏa sinh Thổ, người có tướng mũi lí tưởng càng dễ dàng phát tài, còn những ai sở hữu chiếc mũi có một vài đặc điểm khuyết hãm nào đó cũng thể kiếm được số tiền lớn.
3. Thiên thương đầy đặn, sáng sủa
Trên khuôn mặt, Thiên thương chính là vị trí từ tai đến đuôi lông mày. Nơi đây đại diện cho tài khố, cơ hội xuất ngoại và cung Phu thê. Bộ phận này sáng sủa ắt tài vận tốt, dễ phát tài. Năm 2016, nếu Thiên thương xuất hiện sắc tím, đỏ hay hồng đều không tốt. Trái lại, nếu xuất hiện sắc vàng và sáng sủa thì vạn sự như ý, đi xa cầu tài càng thuận lợi, phụ tài dồi dào.
4. Lông mày đậm nhạt không đều, đuôi mày phân tán
Trong nhân diện học, lông mày đậm nhạt không đều, đuôi mày phân tán thường không được coi là quý tướng, có ít quý nhân phù trợ. Lông mày và tóc đại diện cho ngũ hành Mộc. Trong năm 2016, Thân Kim khắc Mộc, nên những ai có tướng lông mày chưa lí tưởng vẫn có cơ hội phát tài nhờ quý nhân tương trợ.
5. Cằm tròn đầy
Cằm chính là Địa các, đại diện tài sản cố định đồng thời là phúc phận của mỗi người. Chủ nhân của tướng cằm đầy đặn thường có tài lộc dồi dào, nắm trong tay sản nghiệp lớn. Ngược lại, nếu cằm nhọn, gày guộc thì vận trình tiền tài không tốt.
Bên cạnh đó, Địa các là Khảm cung, Khảm cung lại mang đặc trưng của yếu tố Thủy. Trong năm 2016, Thân Kim sinh Thủy, nên những ai có tướng cằm tốt dễ dàng phát tài, kiếm được nhiều tiền bạc. Người có tướng cằm chưa lí tưởng cũng được hỗ trợ phần nào và thoát khỏi áp lực về vật chất.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Ngũ hành tương khắc còn gọi là sự tương khắc. Quy luật quan hệ chế ngự lẫn nhau, khắc thắng của ngũ hành là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Trong “Bạch hổ thông nghĩa ngũ hành” có giải thích rằng: ngũ hành tương khắc, thể hiện ở chỗ số đông thắng đơn lẻ nên Thủy thắng Hỏa”.
Tinh thắng kiên nên Hỏa thắng Kim
Rắn thắng mềm nên Kim thắng Mộc
Chuyên thắng tản nên Mộc thắng Thổ
Thực thắng hư nên Thổ thắng Thủy
Xem thêm: Ngũ hành tương sinh là như thế nào?
Trong “Tố vấn. Bảo mệnh toàn hình luận” đã ghi rõ “Mộc bị Kim mà phạt, Hỏa bị Thủy mà tắt, Thổ bị cây mà thông, Kim bị Hỏa mà khuyết, Thủy bị Thổ mà ngững. Vạn vật như nhau, không phải chỉ có thắng.”
Thường ngày mắt thường người ta có thể thấy: Nước đập tắt được lửa, lửa có thể nung chảy kim loại, kim loại chế thành dụng cụ chặt cây. Nông cụ bằng gỗ có thể đào được đất, đất lại có thể chặn được nước”.
Mộc bị Kim phạt: Kim có tính cứng rắn có thể làm hại cây cỏ, so sánh hai thứ này thì cây cỏ mềm yếu còn kim thạch thì cứng và mạnh.
Kim bị Hỏa làm cho khuyết: Kim bị lửa luyện tất nhiên bị biên đổi hình dạng, người ta lợi dụng lửa để luyện kim làm đồ dùng, so sánh hai thứ đó thì kim yếu mà hỏa thịnh.
Hỏa bị Thủy dập tắt: so sánh nước với lửa thì nước dập tắt được lửa, hàn thắng nhiệt, nếu ta đem so sánh thì thấy Thủy thắng Hỏa, Hỏa bị Thủy chế ngự, Hỏa nhiệt không thắng nổi hàn.
Thủy bị Thổ ngăn chặn: Thủy và Thổ hợp lại, nước ngập vào đất thì đất hút biến mất, ta so sánh tương quan hai cái thì thấy rõ là Thổ thắng Thủy.
Thổ bị Mộc xuyên thủng: Thổ có tính ái thực, cây cỏ mọc trên đất, rễ cây làm cho đất nứt tơi ra, so sánh tương quan hai cái thì Mộc thắng Thổ.
Ví dụ về Kim khắc Mộc: Đương nhiên chặt cây phải dùng vật bằng sắt hoặc dùng cưa mà cưa, sắt thép đã chặt đẽo thì cây phải chết như vậy không phải là Kim khắc Mộc sao. Từ cỗ xưa, nếu khi người ta thấy trước cửa nhà mình có một cái cây mọc chắn lỗi, theo phong thủy thì đó là một điềm xấu, , mà không muốn chặt phá nó sợ phiền phức thì lấy một cái đinh sắt to đóng vào tận lõi cây, không lâu sau cây đó dần chết khô đi. Đó là hiện tượng Kim khắc Mộc.
Nói về Mộc khắc Thổ: Ta biết rằng nhiều loại cây cỏ mọc trên mặt đất sau khi chặt bỏ phần ngọn cây, chỉ cần lưu lại cái gốc rễ vài năm sau, nó lại mọc mầm lên xanh tốt. Cây phát triển xuyên vào lòng đất, làm rẽ đất, tơi xốp.
Ngũ hành tương khắc còn được gọi là “Ngộ tam chi khắc” tức là chỉ tương sinh trong ngũ hành đến đốt thứ 3 thì nảy sinh tương khắc. Ví du: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa là tới đốt thứ 3 trong vòng tương sinh, tới đây Hỏa liền quay đầu khắc Kim. Những hành khác cũng suy ra tương tự như vậy. Ta thấy Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc có cả 3 đốt, Kim, Thủy, Mộc tuần hoàn trong vòng sinh, nếu bỏ Thủy ở giữa thì Kim không thể bỏ qua Thủy để sinh ra Mộc được, như vậy ở đây đã xuất hiện trạng thái Kim khắc Mộc nên ta gọi tắt là: “Tương khắc cách vị”.
Ngũ hành tương khắc được tóm tắt như sau:
Ngũ hành tường khắc nhớ ghi
Rễ cây xuyên đất đất gì cũng tan
Mộc khắc Thổ
Đất ngăn nước lũ ngập tràn
Thổ khắc Thủy
Nước dập lửa tắt dồn than thành lò
Thủy khắc hỏa
Lửa nung sắt thép trong lò
Hỏa khắc Kim
Sắt rèn dao búa đẽo đồ chặt cây
Kim khắc Mộc
Xem thêm: Những ông tổ của môn địa lí và phong thủy
Hy vọng rằng với bài viết hữu ích này bạn sẽ hiểu và áp dụng màu sắc trong phong thủy để cuộc sống giàu có, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.
Màu sắc là một phần rất quan trọng khi chúng tồn tại khắp mọi nơi từ những nơi đẹp nhất trên thế giới đến khung cảnh gần gũi với chúng ta. Màu sắc cũng có sức mạnh của nó và việc lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với sở thích và tính cách của bản thân cũng chính là phù hợp với toàn bộ nguyên lý trong Ngũ Hành tương sinh, tương khắc đã có từ lâu đời.
Ngũ hành phương vị: có 8 hướng và tất cả đều được chia và quy tụ thành 5 ngũ hành và 5 màu sắc chính:
Phương Bắc – hành Thủy – màu Đen
Phương Nam – hành Hỏa – màu Đỏ
Phương Đông – hành Mộc – màu Xanh
Phương Tây – hành Kim – màu Trắng
Phương Đông Nam – hành Mộc – màu Xanh
Phương Đông Bắc – hành Thổ - màu Vàng
Phương Tây Bắc – hành Kim – màu Trắng
Phương Tây Nam – hành Thổ - màu Vàng Trước khi nói đến ảnh hưởng của màu sắc trong phong thủy có thể nhắc tới mối quan hệ ngũ hành tương sinh tương khắc. Ngũ hành tương sinh: Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc và Mộc sinh Hỏa. Ngũ hành tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.