Cách bố trí thiết bị tủ bếp –
p. Trong một thiết kế phòng bếp có sẵn, việc bố trí phòng bếp phụ thuộc vào không gian phòng bếp, mức độ chuẩn bị thực phẩm như thế nào…
Để có nhiều người sử dụng phòng bếp trong một lần thì việc bố trí phòng bếp cần phải tạo ra một không gian di chuyển lớn. Việc đặt các thiết bị phòng bếp nên theo thiết kế mô hình “dòng chảy tam giác” từ chậu rửa, tủ lạnh, bếp đun nấu. Dù với quy mô phòng bếp nhỏ hay lớn, tất cả phòng bếp đều được trang bị các thiết bị cơ bản giống nhau. Vì vậy khi lên một kế hoạch để sắp xếp các thiết bị phòng bếp, bạn cần xem xét lưu lượng sử dụng phòng bếp như thế nào, lượng nấu nướng cho mỗi lần ra sao, mức độ lưu trữ đồ khô thế nào…
Một cách bố trí phòng bếp truyền thống là tủ bếp chạy hai bên của một căn phòng bếp, hay bố trí phòng bếp đơn giản hình chữ I đặt sát tường, bố trí hình chữ U, hình chữ L và nếu phòng bếp của bạn rộng hơn. Ngày nay, xu hướng thiết kế phòng bếp mở, có sự thông nhau giữa các phòng vì vậy phong cách thiết kế, sắp xếp là rất quan trọng và cần thiết.
Việc bố trí thiết kế một tủ bếp thường được phân loại theo hình dạng của sàn bếp. Đối với phòng bếp có một bức tường duy nhất, bạn có thể sử dụng tủ bếp hình chữ I đơn giản. Nếu phòng bếp có hai bức tường đối diện nhau bạn có thể lựa chọn phong cách bố trí hai tủ bếp song song. Bố trí bếp hình chữ L tức là tủ bếp được đặt dọc theo hai bên tường của phòng bếp còn tủ bếp hình chữ U là sử dụng ba bên tường của một gian phòng bếp. Cách bố trí tủ bếp hình chữ L hay chữ U áp dụng cho phòng bếp chỉ có một cánh của duy nhất.
Đối với phòng bếp hẹp, giải pháp thông minh cho việc thiết kế bố trí phù hợp là tủ bếp hình chữ I. Tủ bếp này nên đặt ở bên tường không có cửa sổ, không có cánh cửa ra vào. Loại hình dạng tủ bếp này phù hợp cho phòng bếp với một hoặc hai người sử dụng, hay tại các căn hộ hoặc chung cư nhỏ. Bạn có thể tham khảo cách bố trí sau:
Bố trí tủ bếp hình chữ I
Cách bố trí tủ bếp song song là sự lựa chọn của các đầu bếp chuyên nghiệp. Tủ bếp được đặt ở hai bên tường cho phép người nấu có rất nhiều không gian chuẩn đồ và di chuyển xung quanh giữa các khu đặt thiết bị nhà bếp. Nhưng cách bố trí này không nên áp dụng cho phòng bếp có hai cánh cửa đi lại ở hai đầu tủ bếp vì nó sẽ gây trở ngại cho sự đi lại khi nấu nướng. Một điểm lưu ý nữa khi lựa chọn kiểu thiết kế này là bạn phải đảm bảo khoảng cách giữa hai tủ đủ để có thể mở các cánh cửa tủ bếp.
Bố trí tủ bếp hình chữ L
Cách bố trí tủ bếp hình chữ L là cách bố trí rất phổ biến vì nó có thể dễ dàng phù hợp với các cách bố trí vật dụng khác trong phòng. Tủ bếp hình chữ L được sử dụng hai bên bức tường liền kề, rất thuận lợi cho phòng bếp hẹp cho không gian đi lại. Chậu rửa, phạm vi lưu trữ và tủ lạnh nên đưọc ngăn cách bởi một khu vực chuẩn bị đồ ăn.
Bố trí tủ bếp hình chữ U
Khu vực lưu trữ, tủ lạnh, và bồn rửa được bố trí theo mô hình dòng chảy tam giác tạo ra một khoảng cách tối đa và hiệu quả, tiện lợi trong quá trình sử dụng. Kiểu tủ bếp này cho phép thiết kế nhiều hộc tủ lưu trữ đồ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)