Đây là điển cố thứ Mười trong quẻ Quan Âm, mang tên Bàng Quyên Quan Trận (còn gọi là quẻ Bàng Quyên Xem Trận)
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Đây là điển cố thứ Mười trong quẻ Quan Âm, mang tên Bàng Quyên Quan Trận (còn gọi là quẻ Bàng Quyên Xem Trận). Quẻ Quan Âm Bàng Quyên Quan Trận có bắt nguồn như sau:
Ngụy Huệ Vương học theo Tần Hiếu Công, muốn tìm một nhân tài giống như Thương Ưởng. Bàng Quyên bèn đến cầu kiến Ngụy Huệ Vương, tâu với Ngụy Huệ Vương về đạo lý nước giàu binh mạnh, Ngụy Huệ Vương nghe xong rất vui mừng, bèn bái Bàng Quyên làm đại tướng. Trước tiên, Bàng Quyên ra tay từ những nước nhỏ lân cận, thắng liền mấy trận, sau đó, đánh bại cả nước lớn là nước Tề. Ngụy Huệ Vương lại càng thêm tín nhiệm Bàng Quyên.
Sau đó Ngụy Huệ Vương nghe thấy danh tiếng của Tôn Tẩn, biết Tôn Tẩn là hậu duệ của đại tướng nước Ngô là Tôn Vũ, có bộ “Tôn Tử binh pháp” do tố tiên truyền lại, bèn nói với Bàng Quyên ý muốn trọng dụng Tôn Tấn. Bàng Quyên trong lòng đố kị, bèn giả vờ mời Tôn Tấn đến nước Ngụy cùng làm việc với mình, rồi bày ra cạm bẫy, trước mặt Ngụy Huệ Vương đã vu cho Tôn Tẩn tư thông với nước Tề. Ngụy Huệ Vương vô cùng giận dữ, lập tức khép tội Tôn Tẩn, khoét bỏ hai xương bánh chè, khiến Tôn Tẩn vĩnh viễn thành người tàn phế. Sau đó sứ giả của nước Tề đến kinh đô của nước Ngụy là Đại Lương (nay ở phía tây bắc của thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam), lập kế hoạch ngầm đưa Tôn Tẩn về nước Tề. Tướng quân Điền Kỵ của nước Tề vốn từ lâu đã ngưỡng mộ tài danh của Tôn Tẩn, nên đã tiến cử với Tề Uy Vương. Tề Uy Vương bèn bàn luận với Tôn Tẩn về binh pháp, sau đó phong Tôn Tẩn làm quân sư.
Vào năm 341 trước Công nguyên, Ngụy Huệ Vương sai Bàng Quyên liên kết với nước Triệu dẫn quân đánh nước Hàn, bao vây kinh đô của nước Hàn là Tân Trịnh. Vệ Chiêu Hầu cầu cứu nước Tề. Nước Tề phong Điền Kỵ, Điền Anh, Điền Phán làm tướng, Tôn Tẩn là quân sư, chỉ huy quân đội tiến vào đất Ngụy. Bàng Quyên nghe tin, liền bỏ Hàn mà trở về. Ngụy Huệ Vương rất giận nước Tề đã can dự vào đại sự của nước mình, bèn dốc đại binh đón đánh quân Tề, vẫn dùng Bàng Quyên làm tướng, thái tử Thân làm thượng tướng quân, đi theo quân đội tham gia chỉ huy, thề quyết chiến với quân Tề.
Tôn Tẩn thấy quân Ngụy khí thế hung hãn, bèn quyết định dùng kế sách “dục cầm cố túng” (muốn bắt nên thả), dụ Bàng Quyên cắn câu. Tôn Tẩn nói với Điền Kỵ rằng: “Thế lực của quân đội tam Tấn (ba nước Ngụy, Triệu, Hàn) rất hung hãn, xưa nay đều coi thường quân Tề, quân Tề chúng ta hãy ra vẻ yếu ớt để thuận theo thời thế là tốt nhất”. Điền Kỵ nghe theo, lệnh cho quân Tề tiến vào trong lãnh thố của nước Ngụy. Ngày đầu tiên đóng trại, đế lại vết tích số lượng bếp nấu của mười vạn quân, ngày thứ hai giảm xuống còn lại số lượng bếp của năm vạn quân, ngày thứ ba lại tiếp tục giảm xuống còn số lượng bếp của ba vạn quân.
Bàng Quyên quan sát quân Tề ba ngày, thấy số lượng bếp nấu của quân Tề ngày càng giảm xuống, thì hết sức vui mừng, đế lại bộ binh ở phía sau từ từ hành quân, còn tự mình thống lĩnh độl quân tinh nhuệ, trang bị nhẹ đuối gấp theo quân Tề.
Tôn Tẩn suy đoán rằng, đến lúc hoàng hôn, Bàng Quyên chắc chắn sẽ đuối đến Mã Lăng (nay ở phía đông nan huyện Đại Danh, tỉnh Hà Bắc). Vùng đất này đường sá nhỏ hẹp, địa thế hiếm trở kẹp giữa hai núi, có thế mai phục, bèn chặt một cây gỗ lớn, cạo sạch vỏ, viết lên đó dòng chữ “Bàng Quyên sẽ chết dưới cây này”. Lại lệnh cho những quân sĩ giỏi bắn tên mai phục ở bên đường, và dặn dò binh sĩ rằng: “Nếu thấy ánh lửa thì đồng loạt bắn tên”.
Quả nhiên, vào lúc sẩm tối, Bàng Quyên thống lĩnh quân Ngụy đuối đến trước cây gỗ lớn, thấy có dòng chữ, bèn cao hứng đốt đuốc sol đế đọc. Bất ngờ hai bên đường, hàng vạn mũl tên đồng loạt bắn ra, tên bắn như mưa, quân Ngụy rối loạn, chết và bị thương la liệt, Bàng Quyên cũng bị trọng thương. Bàng Quyên tự biết vận nguy khó thoát, lớn tiếng than rằng: “Một lần không thận trọng, đã giúp tên nhãi ranh ấy được thành danh!” Nói rồi rút kiếm tự vẫn.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Hương Giang (##)