Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ còn gọi là tết Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng giêng 15/01 âm lịch là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ còn gọi là tết Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng giêng 15 tháng Một âm lịch là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới. Đêm hôm đó đâu đâu cũng thấy treo đèn kết hoa đăng, vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Hoa Đăng.
Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới (Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm, ngày Rằm tháng Giêng âm lịch). Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Gọi thượng nguyên là cách phân chia theo Âm lịch: thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và hạ nguyên (Rằm tháng Mười) của hệ thống lịch âm tính theo mặt trăng.
Lễ hội ngày rằm tháng Giêng tết Nguyên Tiêu
Và đêm 15 tháng Giêng sẽ là Đêm Nguyên Tiêu, người xưa và cả ngày nay đều cho rằng đêm đẹp nhất của ánh trăng trong năm. Dù bao biến đổi của đất trời đã và đang diễn ra, nhưng xưa và nay, vầng trăng tháng Giêng vẫn vẹn nguyên như thế, tròn và trong sáng giữa đêm Xuân. Thế thôi cũng đủ để lòng người ta cảm tạ trời đất ban cho mặt trời còn tặng cả vầng trăng, trăng già còn trăng non, trăng tròn rồi trăng khuyết. Trăng mùa Đông tàn thì còn trăng Xuân đón đợi. Đó chính là vầng trăng toả sáng cái Tết trăng tròn khỏi sự cho đêm rằm đầu tiên của năm mới: Rằm tháng Giêng!
Theo nho học, xưa kia ngày này là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng hoạ, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại cho muôn dân an lạc, thái bình, thịnh trị.
Dần dần những buổi họp mặt tương tự vào đêm Rằm tháng Giêng được các văn nhân, thi sĩ tổ chức, không chỉ trong vườn thượng uyển với nghi lễ vua tôi, mà ở nhiều nơi, việc xem hoa ngắm cảnh dưới trăng thoải mái hơn, những vần thơ xướng hoạ, đối đáp phong phú và sinh động hơn.
Ngoài ra, trước đây lễ rằm tháng Giêng thường gọi là Tết muộn, những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường. Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.
Ngày rằm tháng Giêng còn là ngày vía Thiên quan, trong dân gian đây là dịp lên chùa cúng dâng sao giải hạn (hoặc cúng tại nhà), giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành.
Trong dân gian theo tục thờ cúng ông bà, rằm tháng Giêng là ngày rằm lớn. Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, thần tài…
Rằm tháng Giêng là dịp các dòng họ thường kết hợp tế tổ, để tưởng nhớ công ơn các vị tiền nhân, cầu mong sự hưng vượng của dòng họ và giáo dục các thế hệ con cháu.
Rằm tháng Giêng, nhà nào cũng phải có lễ cúng gia tiên, để bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả.
Theo Phật Giáo, ngày Mồng Một và ngày Rằm hằng tháng được coi là ngày Rằm của Phật, mà nhất là ngày Rằm tháng Giêng, các tín đồ đến ngày ấy đi chùa lễ Phật. Cũng là ngày Rằm đầu tiên nên nhiều người tin rằng ngày ấy đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng cho lòng thành của Phật Tử.
Thêm vào đó, cái không khí vui Xuân vẫn còn đậm đà, cho nên chính là dòng người từ già đến trẻ, đi lễ đầu Xuân đông hơn, mong cầu Phật gia hộ độ trì cho quanh năm bình yên và cũng tin rằng lời thành tâm khẩn nguyện ấy sẽ được chứng giám.
Mọi người đều tin rằng sau khi đi lễ đầu năm, hay đi trẫy hội về, tâm hồn của họ như được thắp sáng lên và hy vọng ngày mai cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn…
Trong dân gian, đa số theo phong tục thờ cúng ông bà, thì Rằm tháng Giêng trước hết được hiểu là ngày Rằm lớn. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.
Tuỳ theo lòng thành cũng như ngành nghề, có gia đình cúng lễ Thổ Công, Thần Tài hoặc cúng âm hồn… nhưng đặc biệt không ai có thể quên bày mâm cỗ để cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cám ơn trời đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả… Tuy nhiên mâm cúng gia tiên có khác nhau tuỳ phong tục của từng vùng, từng miền.
NGUỒN GỐC TẾT NGUYÊN TIÊU
Có nhiều nguồn gốc về Tết Nguyên Tiêu. Nguồn gốc đầu tiên bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Trước sau ngày rằm tháng giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng, bà con nông dân ra đồng ruộng tập trung cây cỏ lá khô, châm lửa thiêu hủy để diệt sâu bọ.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, nét văn hoá này thể hiện rất rõ với 3 vụ mùa trong năm:
Rằm tháng Giêng ai siêng thì quảy
Rằm tháng Bảy kẻ quảy người không
Rằm tháng Mười, mười người mười quảy
Đã thấy tầm quan trọng của ngày lễ này đối với người dân Việt Nam.
Nguồn gốc thứ hai cho rằng Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật.
Rằm tháng Giêng còn có những ý nghĩa quan trọng như:
- Ngày đức Phật thuyết: kinh Giải Thoát Giáo (Ovadapatimokkha) tại Thánh Hội Tăng Già.
- Ngày Đức Phật thông báo: Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa
- Thánh hội Tăng già là một sự kiện đặc biệt, xảy ra chỉ một lần lúc đức Phật ở Trúc Lâm tịnh xá tại thành phố Ràjagaha. Vào ngày Rằm tháng Giêng 1250 vị thánh Tăng tự tập trung về ngồi vây quanh đức Phật lắng nghe bài kinh Giải Thoát Giáo.
- Ngày đức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn: Sau khi chứng đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác Phật dưới cội Bồ đề đức Phật đã dành 45 năm đi nhiều nơi thuyết pháp, ở tuổi 80 tuổi Ngài quyết định chọn thị trấn nhỏ Kusinara viên tịch. Vào buổi trưa thị giả Ananda cảm nhận mặt đất rung động, khi đang thiền tịnh. Ngài đến gặp bậc Đạo sư và được biết rằng Đức Phật đã quyết định sẽ viên tịch sau 3 tháng tới, không cầm được nước mắt, Ngài Ananda đã khẩn cầu đức Phật trụ thế lâu hơn. Đức Phật ôn tồn: Hỡi Ananda, các con còn chờ đợi gì nữa ở Như Lai. Giáo pháp đã được truyền dạy đầy đủ không có gì giấu kín ,bốn hàng đệ tử đã được hướng dẫn đầy đủ trong việc tu học. Pháp và Luật đã được giảng giải tường tận
Các truyền thuyết khác, theo các học giả thì lễ hội đèn lồng xuất phát từ truyền thống sử dụng lửa để kỷ niệm ngày lễ hội và xua đi những điều không may của mọi người dân.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Bích Ngọc (##)