Nốt ruồi đằng sau gáy tốt hay xấu –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Thời gian: tổ chức vào ngày 22 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn công đức của đức thánh Tam Giang.
Nội dung: Mở đầu hội là các hoạt động lễ thánh Tam giang, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Tiếp đó là phần hội có tổ chức: bơi trải, chèo thuyền bắt vịt.
► Xem thêm: Tử vi trọn đời theo ngày tháng năm sinh |
1. Những chiếc ghế phù hợp Thật tuyệt vời nếu được cùng các thành viên trong gia đình ngồi nghỉ ngơi, tán gẫu ở ban công vào những buổi tối đẹp trời. Để có một cuộc trò chuyện vui vẻ dài lâu, bạn cần có một chỗ ngồi thoải mái. Trước tiên bạn cần xem xét diện tích ban công nhà mình để biết nên lựa chọn loại sofa dài hoặc những chiếc ghế đơn linh động. Những chiếc ghế chất liệu mây, cói hay thép không gỉ sẽ vô cùng phù hợp với không gian ngoài trời này. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng ghế gỗ với những miếng nệm rời, dễ cất gọn sau khi sử dụng để tránh mưa nắng. Bố trí chỗ ngồi thoải mái để ban công thành nơi tụ họp của gia đình mỗi tối đẹp trời. Những chiếc ô giúp bạn không lo ngại thời tiết.
Những chiếc ghế bằng thép không gỉ, mây rất hợp để sử dụng ngoài trời.
Ghế treo phù hợp với ban công nhỏ.
2. Chọn nền sàn phù hợp Không thể phủ nhận rằng việc bề mặt sàn có tác động khá lớn đến việc bạn có muốn sử dụng không gian đó hay không. Dù không phải là phần không gian chủ đạo trong nhà, nhưng khu vực ban công cũng không ngoại lệ. Bởi thế, thay vì sử dụng nền xi măng đơn điệu, hãy tô điểm cho ban công bằng loại sàn quen thuộc. Gạch lát sáng màu đem lại cảm giác hiện đại và rất “đô thị”. Gạch lát họa tiết màu sắc thì đem lại cảm giác ấm áp và hơi “tây”, còn sàn gỗ thì đem lại cảm giác mộc mạc nhưng sang trọng, đặc biệt phù hợp với những người yêu thích phong cách vintage. Sàn bằng gỗ luôn đem lại cảm giác ấm áp, gần gũi.
Sàn gạch men sạch sẽ và hiện đại. 3. Phủ xanh ban công Ý tưởng trang trí ban công được nhiều người sử dụng nhất chính là sử dụng cây xanh. Quả thật với cách làm này không gian này sẽ mềm mại và gần gũi với thiên nhiên hơn nhiều. Bạn có thể lựa chọn cho mình các giỏ hoa treo rực rỡ, hoặc nếu ban công nhà bạn được chắn bằng lưới mắt cáo thì các loại cây leo mát mắt là lựa chọn không tồi. Một ý tưởng khác là bạn có thể trồng rau xanh hoặc các loại thảo dược vào chậu nhỏ bày xung quanh ban công. Không chỉ xanh mát mà bạn còn có ngay các loại thực phẩm sạch cho gia đình. Trang trí ban công bằng các loại cây xanh vừa đẹp vừa mát nhà. Cây leo rất phù hợp với những ban công có rào chắn.
4. Dành chỗ cho đồ trang trí Đối với những không gian bên ngoài như ban công thì một tiểu cảnh hay chiếc đèn treo bằng giỏ mây hay chai lọ tận dụng đồ cũ sẽ là ý tưởng trang trí vừa đẹp mắt lại vừa tiết kiệm. Những món đồ tuy nhỏ nhưng lại có tác dụng khiến ban công nhà bạn bắt mắt, nhẹ nhàng và gần gũi với thiên nhiên hơn.
Những kệ nhỏ trưng bày đồ trang trí sẽ giúp ban công nhà bạn sống động hơn. Một tiểu cảnh hồ nước cũng là gợi ý không tồi để trang trí ban công.
Thậm chí bạn còn có thể tận dụng những món đồ cũ làm thành
đồ trang trí độc đáo cho riêng mình, ví dụ như sử dụng chiếc lồng cũ làm chụp đèn như ảnh.
(Theo TTVN)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Minh Tuyết (##)
Địa Điểm: Chùa Bồ Đề nằm ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội (trước thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Từ trung tâm Hà Nội chỉ cần đi qua cầu Chương Dương rẽ xuống một đoạn 500m là tới chùa..
Ngày lễ chính:
Ngày 24, 25 tháng Giêng Âm lịch: ĐẠI LỄ HÚY NHẬT ĐẠI ĐỨC HÒA THƯỢNG
Ngày mùng 8 &9 tháng 4 Âm lịch: ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
Ngày mùng 5 tháng 7 Âm lịch: LỄ VU LAN
Ngày mùng 1 & 2 tháng 10 Âm lịch: ĐẠI LỄ HÚY NHẬT CỦA CHƯ VỊ TỔ SƯ
Chùa Bồ Đề tên chữ là Thiên Sơn tự nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng. Chùa xưa được kiến tạo vào cuối đời nhà Trần (khoảng 1427) trên gò đất cao nên gọi là Núi Trời, nhờ vậy có tên chữ là Thiên Sơn. Nơi chùa chính thờ Phật pháp, vương triều nhà Trần, tam toà thánh Mẫu. Đây là một ngôi chùa nữ và cũng là mái ấm tình thương đùm bọc, cưu mang trẻ mồ côi.
Lịch sử: Chùa Bồ Đề được xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi vua bao vây thành Đông Quan năm 1472. Các tài liệu lịch sử còn ghi lại là: “Vua làm lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô, cao bằng tháp Báo Thiên, hàng ngày ngự trên lầu quan sát vào trong thành xem giặc làm gì”. Dinh được gọi tên là dinh Bồ Đề vì lúc ấy trong khuôn viên có hai cây bồ đề to. Tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 (1614) đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ “Đại công đức Bồ Đề” của vua Lê Thái Tổ.
Năm Giáp Tuất đời Tự Đức 27 (1874), đại sư Thích Nguyên Biểu, tự hiệu Nhất Thiết đại sư (1835 – 1906) đến trụ trì và ngài đã trùng tu, tôn tạo trên nền chùa cũ gồm thượng điện rộng 5 gian, cho thỉnh thêm tượng Phật mới, chùa Hộ, nhà Thiêu hương, nhà Pháp bảo và cửa Tam quan.Trong chùa còn có khắc án văn Hoa Nghiêm kinh và Pháp Hoa kinh. Công đức Đại sư rất to lớn trong việc xiển dương đạo pháp.
Đầu thế kỉ XX, chùa Bồ Đề trở thành trung tâm đào tạo tăng ni của thành phố Hà Nội, trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Trí Hải đảm trách. Năm 1946, Pháp trở lại gây chiến, trung tâm đã dời đi nơi khác. Năm 1951, thành phố bị lũ lụt lớn, chùa bị sạt lở, chỉ còn lại toà thượng điện. Năm 1971, chùa một lần nữa được trùng tu như kê kích lại toàn bộ thượng điện và xây dựng lại hậu cung phía sau, nâng cao nền chùa. Năm 1986, chùa được trùng tu nhà Tổ, hậu liêu, nhà khách, nhà Tăng, nhà bếp cũng như khu vực nhà ở của hơn 50 cô nhi đang được nuôi dạy tại chùa. Năm 1999, chùa tiếp tục xây lầu bát giác và tôn trí tượng Bồ Tát Quan Thế Âm cao 3,2m.
Hiện nay, chùa là mái ấm tình thương dành cho các em bé mồ côi, cơ nhỡ, đồng thời cũng là điểm tham quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Tới Chùa Bồ Đề ta không chỉ cảm nhận được cái không khí linh thiêng của xứ phật mà còn cảm nhận được cái ấm áp của tình thương và lòng người. Hãy 1 lần ghé thăm ngôi chùa này… Để cảm nhận một không gian thanh bình giữa cuộc sống tấp nập nơi phồn hoa đô thị… Ở nơi đó, các bạn sẽ gặp những tấm lòng vàng, những tấm lòng vẫn ngày đêm trăn trở, mang đến cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này 1 cuộc sống tràn ngập yêu thương….. Hãy đến và chia sẻ tình yêu thương của mình, để thấy cuộc sống này thật ý nghĩa!
Nếu em bé sinh năm Rắn, trước hết các bậc cha mẹ cần tìm hiểu đặc tính của con Rắn thì mới có thể hiểu được những điều tốt xấu trong tên họ.
Rắn thích sống nơi hang hốc, đầu có mào nên có thể đội mũ, khoác áo quần màu sắc, có thể nắm giữ quyền lực. Rắn có thể ăn thịt và ăn no. Rắn thích rừng cây. Rắn kết hợp với Trâu, Gà thành tam hợp, phối hợp với Ngựa, Dê thành tam hội cũng rất tốt. Tên đặt cho bé sinh năm Rắn mà phù hợp với các điều kiện sau thì mới là tên đẹp:
1. Nên có các bộ hoặc chữ như Khẩu (口), Mịch (冖), Miên (宀), Hộ (戶), Quảng (广), Môn (門). Vì Rắn thích sống nơi hang động, là chốn nương thân, có thể nghỉ ngơi, ngủ đông, được coi là căn nhà ấm áp.
2. Nên có bộ thủ Mộc (木) vì Rắn thích bò lên cây, có ý lên cao, có khả năng biến thành Rồng khi gặp thời, như là được đề bạt, thăng cấp lại được người đời tôn sùng.
3. Nên có các bộ hoặc chữ như Sam (彡), Hệ (系), Y (衣), Thị (示), Thái (采), Cân (巾), Sơ (疋), Kỷ (几) là những vật tượng trưng để chuyển hóa thành Rồng, tăng thêm sự cao quý, có ý lên cao, được người người tôn sùng.
4. Nên có các chữ hoặc bộ chữ có hình dạng con Rắn như Xước (辶, 辵), Dẫn (廴), Cung (弓), Kỷ (几), Tị (巳), Trùng (虫), Ấp (邑) là vật đồng loại, có cảm giác được gia tộc bảo vệ, quý nhân trong đời rất nhiều.
5. Nên có các bộ chữ Tâm (忄, 心), Nhục (月, 肉) vì Rắn ăn thịt, mà Tâm là loại thịt thượng đẳng, hàm ý cuộc đời được nhiều no ấm.
6. Nên có các chữ mang hình chữ Long như Thìn (辰), Bối (貝), Dân (民), Lộc (鹿)… ám chỉ Rắn nhỏ biến thành Rồng lớn, có khí phách đảm đương việc lớn, dễ được cấp trên đề bạt.
7. Nên có các chữ hoặc bộ thủ như Dậu (酉), Vũ (羽), Kê (雞), Sửu (丑), Sinh (生), Ngưu (牛) vì địa chi Tị-Dậu-Sửu là tam hợp, mang hàm ý trong cuộc đời có nhiều quý nhân phù trợ.
8. Nên có các chữ hoặc bộ thủ như Mã (馬), Ngọ (午), Dương (羊), Mùi (未) vì địa chi Tị Ngọ Mùi là tam hội, có sức mạnh tương trợ.
Ngoài ra, cũng cần tìm hiểu Rắn không thích gì thì mới hiểu được tên họ tốt xấu ra sao. Người cầm tinh con Rắn không nên đặt các tên có chữ Nhân (亻,人) vì người gặp rắn hay sợ hãi, bất an. Rắn cũng không ăn ngũ cốc, hoa màu. Rắn đi với Hổ thì thành tương hại, đi với Lợn thành lục xung. Rắn gặp mặt trời thì sợ nóng quá. Nếu tên có chữ biểu thị vũ khí cũng không nên, vì sẽ gây sát thương. Nếu tên đặt mà phạm phải các yếu tố trên thì sẽ coi là phá cách, không có lợi cho số mệnh.
1. Cần tránh có bộ chữ Thảo (艸) vì tục ngữ có câu “đánh rắn động cỏ”. Rắn có thể chui rúc trong bụi cỏ, tuy có không gian để hoạt động nhưng dễ bị người ta phát hiện, dễ phải chịu mưa dập gió vùi, vô cùng vất vả.
2. Cần tránh các chữ hoặc bộ thủ như Thủy (水), Tí (子) vì địa chi Rắn thuộc hành Hỏa, nếu gặp các chữ có hành Thủy thì sẽ phạm vào thủy hỏa tương khắc, cuộc đời hay bị giày vò.
3. Cần tránh các chữ hoặc bộ thủ như Hợi (亥), Thỉ (豕) vì địa chi Rắn và Lợn đối xung, cuộc đời hay gặp những kẻ không ưa. Trong thực tế thì lợn vớ phải rắn thì nhai rau ráu.
4. Cần tránh dùng các chữ hoặc bộ thủ như Hổ (虎), Cấn (艮), Dần (寅), Thân (申), Viên (袁) vì Dần-Tị-Thân là tương hình hại, trong cuộc đời gặp toàn những kẻ không ưa.
5. Cần tránh bộ thủ Nhật (日) vì Rắn là động vật máu lạnh, sợ mặt trời quá nóng. Phần lớn Rắn đều thích sống trong hang động, bóng râm, rất ít khi lộ mình dưới ánh nắng mặt trời. Cho nên nếu rắn gặp mặt trời cũng tựa như là gặp ai cũng bị người ta ghét.
6. Cần tránh bộ chữ Nhân (亻,人), vì Rắn không thích chạm trán với người, người cũng là kẻ thù số một của Rắn. Loài người còn coi Rắn là biểu tượng của tà ác, nhìn thấy là đánh đuổi, cũng hàm ý rằng có rất nhiều tiểu nhân.
7. Cần tránh các chữ biểu thị ngũ cốc, hoa màu, đồ chay như Đậu (豆), Mễ (米), Hòa (禾) vì rắn là động vật ăn thịt, thích các món thịt như ếch, nhái…Đặc biệt là kỵ chữ Đậu (豆), nếu phạm phải thì ám chỉ người đó có nội tâm không chịu thua, tính khí ngang tàng, lại có cảm giác mất mát vì tuy là có đồ ăn nhưng lại không phải là thứ mình thích ăn hoặc không ăn được.
8. Cần tránh các bộ chữ hoặc chữ như Nghệ (乂), Nhập (入), Nhi (ㄦ), Bát (八) vì các nét này tựa như vẽ rắn thêm chân, làm ra những động tác thừa, tạo cảm giác làm việc rề rề, làm nhiều công ít.
Cần lưu ý thêm là, các chữ và bộ chữ nói trên chỉ có ý nghĩa tham khảo nhất định. Để chọn được tên hay tên đẹp còn cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nữa như âm dương, ngũ hành, âm vận…chứ không đơn giản chỉ vận dụng yếu tố con giáp vào đặt tên, đổi tên.
Tiễn Táo Quân về trời
Để nhận được sự phù hộ của thần linh, ông cha ta từ xưa đã thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các vị thần Thổ Công. Trong đó vị thần được nhiều người biết đến là Tào Công thường lên Thiên Đình sớm hơn một ngày so với các thần Thổ Công khác, tức vào ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch. Những vị Thổ Công khác được quan niệm là sẽ lên trời vào ngày 24 tháng Chạp Âm lịch.
Khi các thần Thổ Công vắng nhà, gia chủ bắt đầu chuẩn bị đốn Tết. Người ta cho rằng sẽ không tốt lành nếu bắt tay dọn dẹp nhà cửa đón Xuân trước khi các vị thần về trời. Do vậy, bạn chỉ nên dọn dẹp nhà cửa vào tuần cuối cùng của năm cũ, sau khi đã thành kính tiễn Táo công và các vị Thổ công lên trời.
Thần Táo Quân gồm 3 người, 2 Táo Ông và 1 Táo Bà. Táo Quân hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian của ta và Trung Hoa được xem là vị thần quan trọng nhất trong các vị Thổ Công, cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà cũng như chịu trách nhiệm chăm sóc sự sung túc của các thành viên trong nhà. Mỗi nơi tuy có những truyền thuyết về Táo Quân khác nhau, nhưng hàng năm cứ đến 23 tháng Chạp là Táo Quân cưỡi cá chép lên Thiên Đình trình báo và thỉnh cầu hộ gia chủ để mang về nhiều may mắn. Do vậy, ngày 23 tháng Chạp được gọi là ngày Tết Ông Táo.
Việc cúng Ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có:
- Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu …
- Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén
- Ba con cá chép sống để táo quân cưỡi bay lên trời
- Hai cây tre
Hai thứ quan trọng nhất thiết phải có là hai cây tre, với ý nghĩa tượng trưng là sẽ đưa Táo Công lên trời, và thứ hai là thật nhiều kẹo. Người ta tin rằng nếu Táo Công có rất nhiều đồ ngọt để ăn thì miệng Ngài sẽ ngọt ngào và chỉ bẩm báo những điều tốt đẹp cho Ngọc Hoàng.
Bài khấn mẫu tiễn đưa ông Táo lên trời
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là*: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Ngọ, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
* Nếu tự khấn cho bản thân thì đọc là “Tín chủ con là”. Nếu khấn cho cả nhà hay một nhóm người thì đọc là “Tín chủ chúng con là”.
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn rồi lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hoá vàng mã. Cuối cùng, thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở Ông Táo lên chầu trời.
Tẩy rửa hết năng lượng cũ
Sau khi các vị thần lên Thiên Đình, gia chủ cần nghiêm túc dọn dẹp nhà cửa ngay. Người ta hay mua quần áo mới, giày dép mới và những vật dụng trang trí mang lại may mắn để bày biện trong thời gian này. Một nghi lễ phong thuỷ quan trọng để nạp lại năng lược được thực hiện trước khi đón Năm Mới sung túc là tẩy rửa hết năng lượng cũ, nghĩa là lau chùi bụi bặm và vứt bỏ những đồ vật không cần thiết. Lau chùi cẩn thận các phòng và dịch chuyển đồ dùng trong nhà để quét dọn bụi bặm tích tụ cả năm trước.
Cần đặc biệt lưu ý chổi quét nhà sau đó phải được giấu kín để không ai nhìn thấy trong suốt ngày mồng một Tết. Nếu chổi được đưa ra vào ngày đầu năm, nó sẽ quét hết may mắn của gia đình và mang vận rủi đến, vì vậy cần rất thận trọng với chổi.
Nạp lại năng lượng cho các vị Phúc Lộc Thọ
Nếu bạn đã mời các vị thần quan trọng này về nhà, bạn nhớ lau chùi các bức tượng này thật cẩn thận trong giai đoạn chuẩn bị đón Tết. Việc nạp lại năng lượng cho ba vị Phúc Lộc Thọ là điều quan trọng nhất, bằng cách đốt 3 ngọn nến trước mặt ba vị thần này vào ngày Tất Niên. Điều này có ý nghĩa mang lại năng lượng của các vị thần sao cho năm mới.
Nếu bạn chưa có các vị thần này thì năm nay là thời điểm thích hợp để tìm một bộ thích hợp mời về nhà. Chỗ tốt nhất cho các vị là ở trên một bàn hay tủ bên tường ở phòng ăn, vì điều này đảm bảo là bao giờ cũng có đủ thực phẩm gần bên, đồng nghĩa với sự thịnh vượng.
Thanh toán nợ nần của năm trước
Các doanh nhân, người làm ăn phải lo trả hết nợ trước giao thừa, vì mang tiếp nợ sang năm mới là điều không may nhất. Nó cảnh báo rằng bạn có thể lún sâu hơn trong nợ nần vào năm tới.
Trước khi khoá sổ của năm cũ, người ta coi là rất tốt đẹp nếu bạn lì xì bao đỏ cho nhân viên. Điều mày mang lại những khuôn mặt vui vẻ, tươi cười khi kết thúc công việc làm ăn của một năm, chuẩn bị đón chào năm mới.
Sổ sách làm ăn lúc này phải được dán lại bằng giấy đỏ, để khi chúng được mở lại vào đầu năm sau. Cũng làm tương tự như vậy với các cửa của cửa hàng hay văn phòng. Như vậy khi mở cửa trở lại sau Tết, sổ sách, các cửa đều đã được dính giấy đỏ, màu của sự may mắn.
Dự trữ thực phẩm
Một việc lớn khác cần làm để chuẩn bị nhà đón năm mới là tích trữ nhiều đồ ăn ngọt. Người ta thường làm hoặc mua đủ loại bánh kẹo để không thiếu sự “ngọt ngào” trong nhà. Tiếp theo bạn cần mua nhiều quýt vì tên nó đồng nghĩa với vàng. Ở Singapore, người ta thường tặng nhau một cặp quýt cầu sự may mắn, thịnh vượng vào dịp Tết.
Ngay trước ngày đầu năm mới, gia đình nên chuẩn bị 4 loại thực phẩm là Cá muối, tỏi, hành củ, và tỏi tây. Hãy mua loại tỏi còn cả rễ (điều này có nghĩa là dù làm gì, bạn cũng sẽ làm có đầu có đuôi) và buộc lại với nhau. Đặt tất cả 4 thứ trên vào thúng gạo vào ngày giao thừa và lấy chúng ra vào ngày mồng một và dung chúng để chế biến thực phẩm cho ngày đầu năm. Điều này mang ý nghĩa gia đình bạn sẽ không bao giờ thiếu thức ăn.
Ý nghĩa của 4 loại thực phẩm quan trọng nêu trên
- Cá khô nghĩa là “của ăn của để”
- Tỏi nghĩa là “luôn có lợi nhuận để tính”
- Hành nghĩa là “thông minh”
- Tỏi tây nghĩa là “cần cù”
Chỉnh sửa cửa và bàn thờ
Ngoài ra bạn nên chỉnh sửa lại bàn thờ, cửa chính và các cửa khác trong nhà nếu như chưa phù hợp. Chúng sẽ được mở toàn bộ vào lúc cúng giao thừa. Đồng thời, bạn nên bật hết đèn để cả nhà tràn ngập khí và ánh sáng với ý nghĩa là dương khí tràn ngập căn nhà.
Theo Dịch Linh
Motthegioi
Trong Tử Vi Khoa Thất Sát đựơc coi là hung sát tinh. Bất luận số đẹp hay số xấu, hễ đã có Thất Sát vào Mệnh hay Thân thế tất phải trải qua những chuyện hung hiểm hoặc có một thời gian bị lắm chướng ngại. Sách viết:”Nhị cung phùng chi định lịch gian tân” (Mệnh Thân có Thất Sát phải nếm trải gian nan tân khổ)
Một khi có Thất Sát thủ Mệnh phải xem kỹ những vận hạn, nếu vận tốt đến càng sớm để thành công sớm thì hậu vận lại càng tối tăm với thất bại. Thiếu niên đắc chí ắt lúc bị thất ý ảnh hưởng đến hết đời. Nếu tuổi trẻ bôn ba chìm nổi đến trung niên mới phát đạt thì nhờ kinh lịch đã thâu lượm như thanh gươm tôi luyện kỹ rồi sự phát đạt ấy mới hay.
Thất Sát có những thế đứng sau đây: đơn thủ ở Dần Thân Tí Ngọ và Thìn Tuất, với Liêm Trinh nơi Sửu Mùi, với Tử Vi ở Tỵ Hợi, với Vũ Khúc ở Mão Dậu.
Sách viết:”Thất Sát cư hãm địa trầm ngâm phúc bất vinh”. Hãm cung cho Thất Sát là Mão Dậu và Thìn Tuất, nhưng đáng ngại là Mão Dậu gọi bằng cách “Sát hãm Chấn Đoài” (Chấn là Mão, Đoài là Dậu)
Lý luận cho rằng Thất Sát không có hãm địa là sai. Vũ Khúc Thất Sát ở Mão Dậu mà đứng cùng với các hung sát tinh rồi lại gặp vận có lưu hung sát tinh thì tai họa không nhỏ, phần lớn do sự lầm lỡ của chính mình mà ra. Vũ Khúc Thất Sát chỉ nên dựa vào nghề nghiệp mưu sinh an thân, tham vọng lắm thêm phiền. Thất Sát vốn ưa vẫy vùng nhưng ở Dậu Mão hãm chẳng khác gì con cá trong chậu quậy cựa lắm cũng thế thôi, đôi khi còn sinh nguy hiểm. Nếu như có được Hỏa Tinh Tham Lang thì sự đắc ý không bền, nay được mai mất.
Thất Sát hợp nhất với Tử Vi (đã nói ít nhiều trên phần luận về Tử Vi). Sách viết:”Tử Vi Thất Sát hóa Sát vi quyền”.
Thất Sát đóng Dần cung xung chiếu trên cao là Tử Vi Thiên Phủ. Thất Sát đóng Thân cung xung chiếu ở dưới có Tử Vi Thiên Phủ gọi bằng cách “Thất Sát ngưỡng đẩu” hay “Thất Sát triều đẩu”.
Thất Sát khi đã biến thành Quyền rồi không nên hội tụ với Văn Xương Văn Khúc Long Trì, Phượng Các. Vì đã xung sát thì xung sát luôn, đừng luẩn quẩn văn vẻ làm gì. Nửa văn nửa vũ, thành nửa mùa tất hành động mâu thuẫn và thành công kém ác liệt.
Thất Sát đã gặp sao Tử Vi để hóa vi Quyền rồi thì không nên thấy Hóa Quyền nữa sẽ vì thế mà quyền lực quá nặng thành ra con người cô khắc, quan hệ giao tế sinh lắm kẻ thù, càng không nên thấy Hỏa Tinh quyền lực khốc liệt khiến cho kiêu căng mà lâm nguy hiểm, thân phận lưu ly, lục thân ghẻ lạnh, không ai muốn khuông phù. Dù có sự nghiệp thật đấy nhưng đầy gian nan và lúc về già cô quạnh.
Thất Sát một khi hóa thành Quyền lại rất cần gặp Hóa Lộc, Lộc Tồn, Tả Hữu, Khôi Việt, có Tham Lang đứng với Hóa Lộc càng tốt, còn như Tham Lang đứng với Linh Tinh thì phải trải thiên ma bách triết mới thành công.
Cổ nhân luận Thất Sát thủ Mệnh cho rằng sao này đóng ở bốn cung: Dần Thân Tí Ngọ kể làm thượng cách. Ở Dần với Thân là “Ngưỡng đẩu” với “triều đẩu”, ở Tí Ngọ thì gọi bằng “Hùng tú càn nguyên cách”
Hai ông Ngô Cảnh Loan và Vương Đình Chi đưa ra luận cứ đáng chú ý rằng:”Thất Sát Ngọ mới đúng “hùng tú càn gnuyên” Thất Sát ở thủy cung Tí là phá cách” vì Thất Sát vốn thuộc Hỏa Kim và nói thêm:”Liêm Trinh Thất Sát đóng Mùi cũng kể là “hùng tú càn nguyên”. Như vậy thay vì Dần Thân Tí Ngọ nay theo hai ông là Dần Thân Ngọ Mùi.
Thất Sát tại Ngọ, cung Phúc Đức có Liêm Trinh, Liêm Trinh là âm hỏa nung nấu rèn đúc âm kim của Thất Sát.
Hai ông còn cho rằng Thất Sát không nên gần văn tinh tại Mệnh hay tam hợp chiếu, nhưng lại rất cần có văn tinh ở Phúc Đức. Nhờ những văn tinh Xương Khúc Long Phượng Hóa Khoa đóng Phúc Đức làm che giảm ngọn lửa Liêm Trinh thì cuộc đời ít gian nan.
Trên đây là những lời bàn đáng cho ta suy gẫm thêm. Riêng tôi cũng thấy điều Thất Sát đóng Tí không bằng đóng Ngọ.
Thất Sát âm kim âm hỏa, kim bị hỏa luyện tính tình dũng mãnh cương cường, là con người của hành động chủ động làm việc tích cực bởi vậy Thất Sát mới được coi làm tướng tinh.
So với Thiên Cơ Thiên Lương thì Cơ Lương mang khuynh hướng tư tưởng lý thuyết trong khi Thất Sát xông pha chấp hành. Thất Sát chỉ huy lãnh đạo, Cơ Lương điều hành. Thất Sát điều khiển, Cơ Lương vẽ kế hoạch. Bởi vậy cuộc đời Thất Sát thường có những nút chuyển biến dữ dội triệt để, lên thật cao và xuống thật thấp tùy theo vận hay hay dở.
Người xưa e ngại Thất Sát vào nữ Mệnh có những câu ca sau đây:
Nữ Mệnh sầu phùng Thất Sát tinh
Bình sinh tác sự quả thông minh
Chí cao khí đại vô nam nữ
Bất miễn hình phu lịch khổ tân
(Thật đáng buồn khi số gái có sao Thất Sát, làm việc thông minh tháo vát, tham vọng nhiều và xông xáo như con trai, khó tránh đựơc chuyện khắc chồng và phải bôn ba vất vả)
Thất Sát cô tinh Tham tú phùng
Hỏa Đà tấu hợp phi vi quí
Nữ mệnh đắc thử tính bất lương
Chi hảo cô phòng vi tì thiếp
(Thất Sát Cô Thần gặp Tham Lang gặp thêm Đà Hỏa ắt là không quí. Số nữ tính bạc bẽo liều lĩnh đưa đến khắc hại chồng làm thiếp hầu)
Thất Sát Dần Thân nữ mệnh phùng
Ác sát gia chi dâm sảo dung
Cánh phùng cát hóa chung bất mỹ
Tì thiếp thị phụng chủ nhân ông
(Thất Sát tại Dần Thân mà số nữ có kèm sao hung nữa là người nhan sắc, tính tình khéo nhưng sảo, dù gặp cát tinh cũng vừa chưa hẳn là đẹp ắt phải có bận khắc phu)
Đời trước cổ nhân sợ người đàn bà sắc sảo, tháo vát, xông xáo, tự lập nên mới đưa ra những câu phú trên. Thời nay không câu nệ vào những câu phú cổ hủ ấy nữa. Nữ mệnh Thất Sát bây giờ đều là những người đàn bà thành công làm việc giỏi, chỉ cái chuyện khắc phu thì vẫn vậy thôi.
Có một điều khá chính xác là: Thất Sát tại mệnh nữ đi cùng Đào Hoa Hỏa Tinh không ai không bạc tình. Thất Sát vào cung Phúc Đức của số nữ tình duyên không ai không lận đận nhỡ nhàng. Bởi vậy mới có câu phú:”Thất Sát đan cư Phúc Đức nữ nhân thiết kị tiện vô nghi” (Thất Sát một mình ở cung Phúc Đức số nữ lao đao vất vả dễ rơi vào tình trạng lẽ mọn)
Bàn về câu:”Thất Sát Liêm Trinh đồng vi lộ thượng mai thi” (Thất Sát đồng cung với Liêm Trinh thủ mệnh lúc chết chôn bên đường). Thất Sát Liêm Trinh chỉ đóng cùng ở hai chỗ Sửu và Mùi. Trong khi Thất Sát Mùi cung đã được coi làm cách tốt “hùng tú càn nguyên” thì tại sao còn có câu này?
Các nhà số học Trung Quốc lập luận:”Liêm Sát đồng vị chỉ gặp hung nguy khi đóng tại Sửu thôi, còn Mùi cung thì không và phải có những sát tinh như Kình Đà Hỏa, Hóa Kị thì mới đi tới chỗ lộ thượng mai thi, mà lộ thượng mai thi không hoàn toàn là cứ phải vùi thây bên đường, ý bóng của nó là cái chết bất chợt, cái chết không ở trên giường bệnh hay ở trong nhà. Hoặc là chết như một nhà chính trị bị ám sát, hoặc chết như một tên ăn cướp bị bắn giữa đường. Vấn đề là cân đo những hung sát kị tinh nặng nhẹ mức nào?
Số Liêm Sát không bị hung sát kị tinh tất nhiên không “lộ thượng mai thi”. Một điều chắc chắn hễ đã số Liêm Sát dù ở Sửu hay Mùi thì cũng không (?) bốn mươi năm đi làm thầy giáo hay nói khác đi là phải có cuộc sống của kẻ phiêu lưu hoặc có một chút khác thường.
Nếu đem hai câu viết ở mục Chú giải Thái vi phú: “Thất Sát Liêm Trinh lưu đãng thiên nhai (Mệnh có Liêm Sát sống nơi chân trời góc biển) và Thất Sát Liêm Trinh đồng vị lộ thượng mai thi” thì cái lý nó gần gần nhau, đã chân trời góc biển làm sao còn chết ở quê nhà?
Ngoài ra Thất Sát Liêm Trinh mà đóng Thiên di, (tất nhiên thủ Mệnh là Thiên Phủ Mùi hay Sửu) nếu Thiên Phủ bị Tuần Triệt hay gặp hung sát tinh cũng gặp cái chết của đồng vị Liêm Sát đã nói trên.
Sau hết là Thất Sát ở hai cung Thìn Tuất. Thìn Thiên La, Tuất Địa Võng. Thất Sát sao của hành động không dễ thích ứng không dễ thuận tòng như Liêm Phủ vào hai cung ấy. Vì Thiên Phủ Liêm Trinh mềm dẻo, biết theo thời thế, biết đứng vào hàng lối. Do đó Thất Sát Thìn Tuất kể như hãm địa, do sức ép của Thiên La Địa Võng và do sức tranh thoát dữ dội của Thất Sát.
Thất Sát Thìn Tuất ý chí kiên cường, có chủ kiến và độc lập tính nhưng phải trăm cay ngàn đắng mới thành tựu nếu được cát tinh phò trợ. Còn như quá nhiều hung sát tinh vây bọc chỉ nên học một sảo nghệ mà an thân. Vì đối cung là Liêm Phủ cho nên hung tinh đáng ngại nhất cho Thất Sát Thìn Tuất là sao Hóa Kị đứng đối cung đó là giảm hẳn khả năng thích ứng thuận tòng, chỉ còn bất mãn phẫn nộ, tất nhiên sẽ cực hơn.
Về sao Thất Sát lâm Thân có hai câu phú hầu như mâu thuẫn:
Thất Sát lâm Thân chung thị yểu
Thất Sát cư Thân hưởng đắc an toàn chi phúc
Yếu hay Phúc chỉ là vấn đề hãm hay đắc địa thôi. Ngoài ra còn phải xem thêm các hung sát kị tinh nữa mới chỉ định cho rõ được.
Thất Sát có nhiều câu phú cần nghiên cứu:
- Thất Sát cư Quan đắc vị uy áp vạn nhân
(Thất Sát đóng Quan Lộc đắc địa, uy quyền. Uy quyền gồm vị thế và oai nghiêm. Thất Sát cư Quan chỉ huy mật vụ đắc lực)
- Thất Sát phùng Thái Tuế trí dũng hữu dư
(Thất Sát đi bên Thái Tuế vừa dám làm vừa giỏi liệu công việc)
- Sát Phá hỉ trợ Kình Dương
(Thất Sát Phá Quân có Kình Dương trợ thành công mau phát mạnh nhưng nhiều nguy hiểm ví như người cưỡi cọp)
- Thất Sát thủ tha tài vi kỷ vật
(Thất Sát tinh tấn lướt được đằng chân lên đằng đầu, lấy của người làm của mình)
- Thất Sát Phá Quân nghi xuất ngoại, chư ban thủ nghệ bất năng tịnh
(Mệnh Thất Sát hay Phá Quân nên làm nơi xa, có nghề nhưng không giỏi tay nghề lắm. Đây là chỉ vào Thất Sát Phá Quân hãm)
- Thất Sát trùng phùng tứ sát, yêu đà bối khúc trận trung vong
(Thất Sát hãm thêm Hỏa Linh Không Kiếp thì dễ có tật trên người, thường gặp hiểm nguy nơi trận mạc)
- Thất Sát Hỏa Dương bần thả tiện đồ tể chi nhân
(Thất Sát hãm thủ Mệnh gặp Kình Dương Hỏa Tinh chỉ chuyên ăn người và hung bạo, cũng không nên danh phận được)
- Thất Sát thủ chiếu, tuế hạn Kình Dương, Ngọ sinh nhân Mệnh an Mão Dậu chư hưng vong
(Thất Sát thủ hay chiếu Mão Dậu, niên vận gặp Kình Dương, người tuổi Ngọ gặp một ngã rẽ thay đổi cuộc đời mình)
- Sát Kình tại Ngọ, mã đầu đới tiễn, tương giao sát điệu, Bính Mậu nhân mệnh vị nan toàn
(Mệnh Thất Sát Kình Dương ở Ngọ, gặp vận nhiều sát tinh, người tuổi Bính Mậu nguy đến tính mạng)
- Thân phùng Sát Phá Liêm Tham hạn lâm Địa Võng Hình Khôi sát điệu Kỵ Đà xâm nhập, Thục gia trường nội, Dực Đức mệnh vong
(Cung Thân có Sát Phá Liêm Tham hội tụ đến vận hạn vào cung Địa Võng (Tuất) có Kỵ Đà, Thiên Hình, Thiên Khôi như ông Trương Phi bị ám toán chết ngay trong trướng phủ)
- Sát cư Ly Khảm nam nhân, thê hiền đa hội, mạc ngộ Kiếp Riêu số phụ ái cô thân. Nữ mệnh trai oán hồng nhan nan tự chủ
(Thất Sát thủ Mệnh Ngọ số trai gặp vợ hiền, nhưng nếu có Kiếp Riêu thì lại thích sống độc thân. Còn mệnh Nữ thường oan trái rơi lệ vì tình)
- Sát phùng Hình Hổ hãm tại tử cung thai lệ chi ai
(Sát gặp Hình Hổ tử cung, đến già chưa thấy tay bồng con thơ)
- Sát Phá Tham tại Nữ mệnh nhi ngộ Văn Xương ư Tân Đinh tuế sương phụ chi nhân
(Mệnh Sát Phá Tham gặp sao Văn Xương người nữ tuổi Tân Đinh thì góa chồng hoặc ly phu)
- Sát Phá Tham tại phối cung đắc Quyền Lộc Khúc Xương mệnh phụ chi nhân
Quí tuế ưu phùng Cô Quả, quả phụ chi nhân
(Cung phu có Sát Phá Tham đắc địa hội Quyền Lộc lấy chồng quyền chức cao làm mệnh phụ nhưng tuổi Quí mà thấy thêm Cô Thần, Quả Tú thì lại thành quả phụ góa chồng)
- Sát Riêu cư hỏa địa nữ nhân ba đào xuất hải, phùng Quyền Lộc tham bác chi nhân
(Thất Sát Thiên Riêu thủ Mệnh ở Tỵ hay Ngọ đàn bà có cuộc sống lênh đênh, được Quyền Lộc thì sành sỏi thành công gây cơ dựng nghiệp)
- Sát Hình tọa củng liêm trực vô tư
(Mệnh Thất Sát hội chiếu Thiên Hình hoặc đồng cung là người liêm khiết chính trực)
- Mệnh VCD hạn ngộ Trúc La Đào Hồng, Suy Tuyệt, Khổng Minh nan cầu trường thọ
(Mệnh không chính tinh vận đến Trúc La; Sát Phá Tham hội với Đào Hoa, Hồng Loan và Suy hay Tuyệt như Khổng Minh có lập đàn cúng tế vẫn khó thọ)
- Sát Phá Liêm Tham tam kỳ gia hội lai triều, Hồng Hình Tả Hữu uy danh nhất thế chi nhân
Phùng Kị Không Triệt chung thân tác sự nan thành
(Sát Phá Liêm Tham đắc địa hội tụ vào Mệnh cùng với Khoa Quyền Lộc Hồng Loan Thiên Hình Tả Hữu là người uy danh lừng lẫy. Nhưng hễ bị Tuần Triệt Hóa Kị thì làm việc gì cũng chẳng nên vì làm toàn chuyện bốc giời mà không có phận)
- Thất Sát đan thủ Mệnh viên vô khả cửu trùng lâm chi hạn
(Thất Sát Thìn Tuất vận lại gặp Thất Sát thì khó tránh tai ương thất bại)
- Mấy người thủy ách, hỏa tai
Sát Liêm ngộ Hỏa, Riêu ngồi Kị Tham
(Sát Liêm gặp Hỏa Tinh hay bị nạn cháy nhà. Thiên Riêu gặp Hóa Kị Tham Lang dễ vướng tai nạn sông nước)
- Dần Thân Sát Kị trùng gia
Thương chiêu đá mạ thật là gian truân
(Cung Dần Thân Thất Sát đứng cùng Hóa Kị, thường bị đẩy đưa vào những chuyện gây gổ, đánh chửi nhau phiền toái)
- Sinh con điếc lác ngẩn ngơ
Bởi cung tử tức Sát Đà Kiếp Không
- Sát phùng Phù Hổ hay đâu
Dã Tràng thưa ấy âu sầu ngục trung
- Sát tinh chiếu ở cung Đoài
Vì người tham của Phật đài họa toa
(Câu này không rõ nghĩa lắm)
- Ngôi cao chức trọng công hầu
Mệnh Thân Sát Phá ở đầu Ngọ cung
- Liêm tại Mùi đứng cùng Thất Sát
Tính cang kiên tài cán đảm đương
Được thêm Kỷ Ất sinh nhân
Anh hùng trí dũng mười phần khá khen
- Sát Kình ở tại Ngọ cung
Tai ương chìm nổi luôn trong cuộc đời
Nhưng Giáp Kỷ là người cái thế
Bậc anh hùng địa vị thênh thênh
- Kìa nữ mệnh Đinh Tân hai tuổi
Sát Phá Tham lại hội Văn Xương
Ấy là góa bụa đáng thương
Nếu không cũng chịu dở dang duyên tình
- Thất Sát phùng Dương Đà ư Tật ách tàn tật chi nhân
(Thất Sát gặp Dương Đà ở cung Tật Ách tất có tật thương)
- Thất Sát lưu niên Bạch Hổ hình lục tai truân
(Thất Sát hãm thủ mệnh lưu niên gặp sao Bạch Hổ tất bị kiện tụng cò bót)
- Thất Sát lâm Thân Mệnh, lưu niên Hình Kị tai thương
(Thất Sát vào Thân Mệnh, lưu niên có Hình Kị gặp tai nạn thương tích)
- Sát lâm Tuyệt địa hội Dương Đà Nhan Hồi yểu triết
(Sát đứng với sao Tuyệt gặp Kình Đà không thọ)
- Thất Sát Phá Quân chuyên ý Dương Linh chi ngược
(Thất Sát Phá Quân hãm địa thủ mệnh gặp Kình Dương, Linh Tinh cuộc đời khó khăn chướng ngại, dễ thành dễ bại)
- Cung Tỵ ấy Sát là đẹp quá
Nếu mà Tuyệt Hỏa cùng ngồi
Ấy phường tàn nhẫn hôi tanh sá gì
- Thìn Tuất Thất Sát xem qua
Kình Hình hội ngộ ắt là đảo điên
Ảnh minh họa |
=> Theo dõi: Tử vi hàng ngày của bạn được cập nhật nhanh chóng, chính xác |
Phòng tắm nên đặt ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng lành. Bản chất của không gian này là không sạch sẽ, vì vậy, nếu đặt ở hướng lành sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới các sao lành, vận may của đất ở. Ngược lại, công trình phụ đặt đè lên hướng dữ “lấy độc trị độc” sẽ biến dữ thành lành.
Đối với người Đông tứ mệnh thì hướng Tây tứ (tây nam, tây, tây bắc và đông bắc) là hướng dữ, đặt phòng tắm là thích hợp. Đối với người Tây tứ mệnh, hướng Đông tứ (đông, đông nam, nam và bắc) là hướng dữ, đặt vệ sinh là tốt.
Phòng tắm nên đặt chỗ kín. Nếu như phòng tắm nhìn thẳng ra cửa chính tạo thành một đường thẳng, đập vào mắt người vào cửa sẽ không tạo được thẩm mỹ và cũng không phù hợp với phong thủy. Như vậy, sẽ không tốt cho sức khỏe những người sinh sống trong nhà. Nếu không đặt ở vị trí thẳng ra cửa chính thì cũng không nên đặt ở những vị trí quá lộ liễu.
Gian vệ sinh không nên đổi thành phòng ngủ. Đô thị thời hiện đại đất hẹp người đông. Một số gia đình để tiết kiệm không gian đã lấy ra một gian vệ sinh làm thành phòng ngủ.
Nhà vệ sinh luôn được coi là nơi không sạch sẽ, lại ở hướng dữ để chấn áp các sao dữ nên phòng ngủ đặt gần nhà vệ sinh là không thích hợp và chuyển vệ sinh thành phòng ngủ lại càng không nên.
Phòng tắm cần thường xuyên sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho người sinh hoạt trong nhà và không gây ảnh hưởng tới các không gian khác. Nơi đây cũng cần thoáng đãng để cho không khí trong lành từ ngoài thổi vào và từ trong được hút ra ngoài. Vì vậy, cửa sổ hoặc cửa thông gió cần thường xuyên mở để cho không khí được lưu thông, giúp phòng tắm luôn có không khí trong lành.
(Theo VnExpress)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
1. Có thể dùng tủ gỗ lấp đầy chỗ góc khuyết đó (gọi là tủ góc nhà), dùng loại tủ cao hoặc thấp đều được. Về hình dáng tủ có thể là tủ hình khối chữ nhật tựa che khuất góc nhọn, hoặc tủ hình khối tam giác mặt phẳng hay mặt lồi trám kín góc nhọn đó, miễn là đạt được hiệu quả lấp đầy che khuất được góc nhọn đó, từ đó tạo được hiệu quả hoá giải góc nhọn.
2. Có thể “lục hoá” không gian góc nhọn, với góc nhọn nhỏ, ta có thể đặt một chậu cảnh trồng cây xanh cao và rậm rạp lá cành, như vậy vừa cho được góc nhọn, lại vừa có không gian lục hoá với góc nhọn lớn, ta có thể xây bệ theo góc lượn đó và trồng cây cảnh làm đẹp trong nhà. Các cách này đều có thể làm giảm cảm giác tức mắt của ta đối với góc nhọn, khiến cho không gian phòng khách trở nên hài hoà hơn.
Phòng khách có thể đặt bể cá cảnh, khi chọn bể cá cần lưu ý phong thủy bể cá trong nhà.
3. Với chủ nhà thích chơi cá vàng, thì tại góc nhọn đó đặt một bể kính nuôi cá vàng cũng là cách hoá giải góc nhọn hay, bởi nước của bể cá sẽ làm ta giảm bớt cảm giác bị đè nén, về thị giác và tâm lý. Nhưng khi đặt bể cá cần lưu ý phong thủy bể cá trong nhà, bể kính cá vàng cũng không nên quá lớn, vì quá lớn sẽ chứa nhiều nước, gây cho ta cảm giác ngợp. Nhất là với phòng khách nhỏ lại càng không nên. Có nước có thể làm cho “khí” nơi góc nhọn này có khoảng dư để hồi chuyển, như vậy không những phù hợp với đạo phong thuỷ, mà còn góp phần làm đẹp ngôi nhà.
4. Có thể lựa theo thể góc nhọn, thưng bịt tạo nên một bức tường mặt lượn cong, ví như dùng tấm gõ ghép tạo nên bức tường gỗ bịt kín góc nhọn đó, sau đó trang sức trên bức tường bằng tranh chữ hay tranh phòng cảnh, về tranh phong cảnh nên là tranh sơn thuỷ là tốt nhất, dùng thể của núi cao để “trấn áp” cảm giác tức mắt của ta đối với góc nhọn. Hơn nữa còn có tác dụng làm đẹp căn phòng.
5. Có thể biến không gian góc nhọn đó thành giá kệ nhiều tầng (cắm luôn vào thành tường góc nhọn, chứ không phải tủ giá rời), để đặt chiếc độ bình lớn và bày biện chai rượu, đồ cổ sưu tầm và chậu cảnh … rồi lắp đèn màu chiếu sáng trang trí. Như vậy vừa lấp được góc nhọn lại vừa lợi dụng được không gian, làm tăng xẻ đẹp của gian phòng.
Nói tóm lại, sự tồn tại góc nhọn trong căn phòng rõ ràng là gây phiền toái, muốn hoá giải đòi hỏi phải động não, suy nghĩ thật thấu đáo, tiến hành sắp xếp, sao cho đạt mục đích vừa hoá giải được góc nhọn, lại vừa làm đẹp được căn phòng.
(Theo 100 câu hỏi về phong thủy nhà ở)
Rất nhiều kiến thức phong thủy trong cuộc sống thường nhật mà chúng ta cần tìm hiểu để tránh mang đến những điều không may mắn. Trong ngôi nhà – nơi chúng ta đang ở càng cần chú ý đặc biệt đến âm khí, có những đồ dùng, vật dụng đang được đặt ở những vị trí không nên đặt mà chúng ta không hề hay biết. Điều đó dẫn đến âm khí càng ngày càng nặng và ảnh hưởng ít nhiều đến sự hưng thịnh của chính bản thân gia chủ. Đồ dùng, vật dụng hay chính ngôi nhà của bạn liệu đã đặt đúng vị trí?
1. Phòng ngủ đặt ở vị trí Ngũ Quỷ
Trong số những Thất tinh (5 ngôi sao) thì phòng ngủ của bạn lại được đặt đúng vị trí Ngũ Quỷ. Vị trí này cần chú ý vì là nơi phong thủy rối loạn, mang đến vận khí không tốt. Rất có thể bạn sẽ gặp phải những chuyện hoang đường, hay thậm chí là gặp những cơn ác mộng triền miên.
2. Nơi bạn đang sinh sống là nơi ẩm ướt, u ám, là nơi khiến bạn thường xuyên bị cảm lạnh, ho dai dẳng. Nếu đang ở một nơi như vậy thì bạn cần chú ý hơn, ám khí nơi này quá lớn.3. Ở hướng Tây Nam nhà bạn có những ngôi nhà cao tầng hoặc những công trình kiến trúc có hình tròn, hình góc nhọn. Tà khí trong nhà sẽ rất nặng.
4. Nhà rộng người ít, nhân khí không thắng âm khí. Thông thường diện tích bình quân trên đầu người phổ biến là 25m2/người. Diện tích này không nên quá lớn.
5. Cửa nhà, cửa sổ đối diện cây đại thụ, phần mộ, bị gương bát quái chiếu chính diện hoặc nhà gần sát bệnh viện, bãi rác hay tường nhà bị quấn đầy những cây leo chằng chịt… Những không gian này là những nơi âm khí nặng.
6. Trong nhà treo di ảnh của người đã mất quá lâu (từ nhiều đời trở về trước) cũng sẽ gây nên âm khí nặng cho ngôi nhà.
7. Trong phòng ngủ đặt bể cá cảnh, nuôi cá, không chỉ không khí ẩm ướt, âm khí nặng mà còn ảnh hưởng đến đường con cái.
Bất luận là ở viền ngoài của bàn tay hay là sự phân bố các đường chỉ tay bèn trong lòng bàn tay đều là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe. Đương nhiên, nếu được chăm sóc tốt, về mặt thể chất, bàn tay vẫn có thể thay đổi theo chiều hướng tốt.
Nếu bàn tay bạn có các ngón tay dài và mềm mại bạn là người dễ cảm thấy mệt mỏi, thần kinh mẫn cảm, thiếu sức sống nhưng khả năng cảm nhận tốt. Người như bạn thường vì những chuyện nhỏ nhặt mà cảm thấy đau lòng. Nhưng trực giác của bạn lại rất tốt, và bạn thuộc dạng người có khiếu thẩm mỹ ưu tú.
Nếu trên bàn tay mà Gò kim tinh mỏng bạc thì kiểu ngưòi này phần đa là người dịu dàng, thể lực không tốt. Tính cách của họ nói chung là khá bị động, buông thả và lạnh nhạt.
Những người có đường chỉ tay chính mảnh nhỏ là những người thiếu sức sống nhưng nếu đường chính không hiện lên hình xoắn xích thì vẫn được xem là người có sức khỏe bình thường.
Bàn tay mà có Đường Sinh mệnh nhỏ yếu, cong queo thì thế lực người đó không được tốt, là người thiếu vận động, đồng thời lại có xu hướng thích chuyện chăn gối.
Bạn có bàn tay như vậy thì dễ là người có tính cách tính toán chi li, và rất dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, dễ bị tổn thương. Nhưng là người có tâm tư hiền hậu, mặc dù là người chu đáo nhưng lại dễ bi quan.
Đó là dấu hiệu cho thấy tim mệt mỏi hoặc tràng vị khá yếu.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, bộ môn bát trạch trong phong thủy nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi của gia chủ và hướng nhà thì con người phân ra hai nhóm: Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh; đất đai cũng có hai loại là Đông tứ trạch và Tây tứ trạch.
Dựa vào năm sinh dương lịch, phong thủy bát trạch cũng chia con người thành 8 phi cung là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Những người thuộc bốn phi cung Khảm, Chấn, Tốn, Ly thuộc Đông tứ mệnh. Đi cùng bốn cung này là hợp với kiểu nhà Đông tứ trạch bao gồm bốn hướng: Đông, Đông Nam, Bắc, Nam. Bốn phi cung còn lại là Càn, Cấn, Khôn, Đoài thuộc Tây tứ mệnh. Bốn hướng: Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc và chính Tây phù hợp với hướng nhà người Tây tứ mệnh.
Ngoài ra, phong thủy cũng hướng dẫn, những người thuộc nhóm nào làm nhà nên theo trạch đó thì hướng bếp, hướng ban thờ, hướng giường ngủ của người Đông hay Tây tứ mệnh cũng nên quay về một trong bốn hướng trên.
đã qua sử dụng tức là giải quyết vấn đề bế khí, nói theo ngôn ngữ phong thủy.
Chính vì thế khi chọn vị trí của ban công trong trong tổng thể ngôi nhà cũng nên quán xét vị trí của ban công và hướng cửa chính. Không nên bố trí ban công thẳng hướng vói cửa chính ra vào. Điều này có thể xảy ra hiện tượng gió xuyên phòng đột ngột gây bất lợi đối với sức khỏe con người. Mà nhất là trong các chung cư cao tầng, càng lên cao gió thổi càng mạnh, lại càng bất lợi. Ngoài ra bố trí theo kiểu này thì lượng không khí trao đổi với bên ngoài không nhiều, dễ hình thành các khu vực khí bị tù túng, tạo điều kiện phát sinh các loại vi khuẩn yếm khí, về lâu dài không có lợi cho gia chủ.
Trong thiết kế ban công nên lưu ý không nên chạy theo hình thức mà thiết kế quá cầu kì sẽ gây nên các hình thù phức tạp gây nên các dòng năng lưọng tạp loạn không tốt.
Ngoài việc chú trọng về cân đối kích thước sao cho phù hợp vói nhân trắc học cũng nên chú ý thiết kế các hình thức nhất quán về cấu trúc, thẩm mỹ và chất liệu sẽ dễ tạo môi trường tốt phát sinh những dòng năng lượng tích cực.
Trong phong thủy, tính hình tượng rất được chú trọng, do đó không nên tạo những hình tượng xấu cho ban công ví dụ như các hình tượng mang tính lộ kết cấu, hay các thanh vắt chéo chữ X cũng không có lợi về phong thủy, biểu tượng này thường không đem lại may mắn cho gia chủ.
Nên tìm các hình thức hoặc là kín đáo, hoặc là dáng ôm vòng, những hình thức này vừa dễ đẹp vừa góp phần giúp lưu giữ những dòng năng lưọng tích cực trong căn nhà bạn, tránh dòng năng lượng thất thoát một cách đột ngột.
Khu vực ban công mang yếu tố tĩnh có thể càng tuyệt vời hơn nếu biến nó thành một khu vườn treo giúp ta lấy lại cân bằng trong cuộc sống vốn đầy sôi động. Tuy nhiên việc bố trí trồng cây nên có sự tính toán sao cho hài hòa vói cảnh quan và không gian sinh hoạt, không nên trồng thái quá thì lại tạo thành nơi tích tụ nhiều năng lượng âm không tốt.
Một điểm đáng lưu ý khác là nên tạo cho ban công có gờ bao quanh, đấy chính là một yếu tố nhỏ, nhưng giúp lưu trữ dòng năng lượng lâu dài nhằm duy trì sự thịnh vượng và sức khỏe cho gia chủ.
Nếu bạn đang tìm mua một căn hộ chung cư mới thì các tiêu chí bạn cần quan tâm chắc chắn sẽ rất khác so với khi tìm mua một ngôi nhà bình thường. Dù vậy, bản chất của nguyên tắc phong thủy tốt vẫn không thay đổi. Hiểu được thế nào là năng lượng tốt sẽ có ích rất nhiều khi bạn quyết định bắt đầu cuộc “săn nhà”.
Nghiên cứu thật kỹ những lời khuyên phong thủy dưới đây để hiểu tường tận lý do thực sự ẩn đằng sau mỗi lời mời chào và chọn mua được căn hộ ưng ý:
Địa điểm và năng lượng của tòa nhà
Năng lượng của tòa nhà ảnh hưởng đến năng lượng của căn hộ nằm trong đó. Vì bạn không kiểm soát được lối vào của tòa nhà nên cần lựa chọn sáng suốt. Tòa nhà có lỗi vào sạch sẽ, đủ ánh sáng, tọa lạc ở nơi an toàn, thân thiện luôn luôn là lựa chọn khôn ngoan nhất.
Đối với các tòa nhà chung cư, cửa chính là cái lớn, cái bao trùm. Cửa chính tốt sẽ góp phần làm cho toàn bộ căn nhà đón được nhiều khí cát lành. Rất nhiều người băn khoăn cửa chính ở đây là cửa của căn hộ hay cửa của tòa nhà. Câu trả lời là cửa căn hộ.
Ngoài ra, nhiều người còn kén chọn từ con số của tòa nhà hay căn hộ nhưng thực tế điều này không mấy quan trọng theo phong thủy.
Vị trí và số tầng của căn hộ
Nếu có thể, bạn nên chọn một căn hộ ở tầng cao một chút. Lý do rất rõ ràng, đó là càng lên cao thì căn hộ của bạn càng chịu ít áp lực, nguồn năng lượng phong thủy cũng nhẹ nhàng hơn. Những căn hộ ở tầng cao luôn đón được nhiều ánh sáng hơn cũng như có tầm nhìn đẹp hơn, sự lưu thông khí bên trong nhà cũng tốt hơn.
Tốt nhất, bạn nên tránh những căn hộ đối diện trực tiếp với cửa thang máy hoặc cầu thang. Hãy chọn một căn hộ nằm bên ngoài khu vực “bận rộn”, nhiều người đi lại để đảm bảo sự yên tĩnh, riêng tư trong cuộc sống. Ngoài ra, dù cửa của căn hộ đối diện với hướng đẹp, may mắn hay không thì bạn cũng cần phải quá bận tâm.
Bố cục và dòng chảy năng lượng của căn hộ
Kiểm tra bố cục, dòng chảy năng lượng bên trong một căn hộ chung cư là việc làm rất quan trọng. Bởi vì sau này, nếu muốn thay đổi bố cục ban đầu để có phong thủy tốt hơn có thể sẽ rất tốn kém hoặc đơn giản là không thể thực hiện được.
Hãy chắc chắn nguồn khí lưu thông một cách thuận lợi, mượt mà. Cần lưu ý đặc biệt đến WC và bếp vì đó thường là những không gian đã được bố trí sẵn rất khó thay đổi trong căn hộ chung cư.
Những căn hộ mở cửa nhìn ngay thấy bếp cũng bị hao tổn về tiền tài theo quan niệm: "Khai môn kiến táo, tiền tài đa hao". Gặp những căn hộ như vậy, có thể dùng quầy bar che chắn để tạo sự kín đáo.
Bạn có thể điều chỉnh dòng chảy bằng cách kê lại đồ nội thất trong nhà và sử dụng phụ kiện trang trí phong thủy.
1. Cung Phúc đức:
Phúc đức xấu là một yếu tố nghèo. Vì cung phúc ăn thông với 3 cung Tài, Phu, Thê và Di, cho nên Phúc xấu có nghĩa là mình nghèo, tổ tiên, vợ chồng cũng nghèo và hoàn cảnh bên ngoài bất lợi cho việc kiếm ăn. Thuận lý là như thế.
Trong thực tế, có khi chỉ riêng cung Phúc xấu, còn 3 cung hội chiếu kia có thể tốt hơn. Trường hợp này không bắt buộc có nghĩa là nghèo vì dù sao, ba cung hội chiếu cũng bù chế được bất lợi của cung Phúc. Khoa Tử Vi, vốn hiểu danh từ phúc đức theo nghĩa rộng. Vì vậy, sự bạc phúc có thể liên quan tới nhiều lãnh vực (ví dụ như kém sức khỏe, vợ chồng đổ vỡ, nghịch cảnh xã hội, hiếm con...). Do đó, cung Phúc xấu không nhất thiết có nghĩa nghèo.
Còn nếu sự bạc phúc liên quan đến cái nghèo, thì đây chỉ là cái nghèo tiền kiếp của tổ phụ, họ hàng, chưa hẳn là cái nghèo của chính mình. Duy điều chắc chắn là mình phải tự lực cánh sinh, bước vào đời với hai bàn tay trắng, không có di sản thừa hưởng. Bước đầu như thế là một bất lợi.
2. Cung Phụ mẫu:
Cung Phụ Mẫu tiếp giáp với cung Mệnh. Vì ảnh hưởng của sự tiếp giáp không mạnh nên ta không thể nói cung Phụ Mẫu xấu thì chính mình nghèo. Cung Phụ Mẫu xấu chỉ có nghĩa cha mẹ không giàu.
Luận xa hơn ta thấy rằng, trong cung Phụ Mẫu, còn có nhiều khía cạnh khác phải xem xét, như sự thọ yếu, sự xung khắc của cha mẹ, chứ không phải chỉ có khía cạnh giàu nghèo của cha mẹ mà thôi. Thành thử, ý nghĩa tài sản trong cung Phụ Mẫu khá mơ hồ. Chỉ khi nào cung này có nhiều tài tinh thì cha mẹ mới mới có của cải. Duy, cho dù thiếu tài tinh điều đó không hẳn cha mẹ nghèo.
Cung Phụ Mẫu chỉ ảnh hưởng mạnh đến cung mệnh khi nào ở thế nhị hợp với cung Mệnh: đó là ở Tý, Sửu và Ngọ, Mùi. Lúc bấy giờ, hai cung thông đồng mật thiết, các sao ở hai cung có ảnh hưởng qua lại khăng khít hơn. Ý nghĩa tài sản ở cung Phụ Mẫu được nới rộng đến cung Mệnh của chính mình.
Chỉ trong trường hợp hai cung vừa tiếp giáp, vừa nhị hợp với nhau ta mới dám kết luận mạnh dạn. cái tốt của cung Phụ Mẫu tăng cường cho cung Mệnh hay bù chế một phần cái xấu của cung Mệnh. Ngược lại, sao xấu của cung Phụ Mẫu cũng làm cho Mệnh bớt tốt: đương số có thể gánh lấy bất hạnh của cha mẹ về nhiều phương diện, trong đó có phương diện của cải (ví dụ như trả nợ cho cha mẹ).
3. Cung Mệnh:
Mệnh là thời niên thiếu, lúc con người chưa có sự nghiệp riêng, phải sống nhờ cha mẹ, anh em. Vì thế, về mặt tài sản, xem cung Mệnh phải liếc qua cung Phụ hay cung Bào để tìm cách đánh giá hạnh phúc của thiếu thời.
Tuy nhiên, cung Mệnh hàm chứa cá tính và khả năng con người, có ảnh hưởng đến sự tạo mãi hay giữ của cải. Một kẻ lười biếng, hoang phí, không lo xa, thiếu ý chí tranh đấu ít khi giàu có, ít khi tạo sự nổi tiếng riêng, hoặc không giữ gìn được di sản tổ tiên hay tài sản của mình. Trái lại, một người tháo vác, lanh lợi, đua chen, có chí phấn đấu thường tự lập mau chóng và duy trì được tài sản lâu dài. Như vậy, tính tình con người trong cung Mệnh có thể tiên đoán tình trạng sinh kế tương lai. Tuy nhiên, vì cung Mệnh chỉ là thời kỳ con người học việc, học nghề, chỉ là sự chuẩn bị cho sinh kế, cho nên không có ý nghĩa sinh kế một cách trực tiếp.
Tình trạng sinh kế này chỉ thể hiện rõ rệt ở cung Thân, cung Tài, cung Điền và các cung Hạn.
4. Cung Thân:
Thân là hậu vận, tức là thời kỳ con người lập thân, có nghề nghiệp riêng, sống tự lập ít nhiều với gia đình. Vì ý nghĩa đó cho nên cung Thân có tương quan mật thiết với cung Tài và cung Điền. Thân có thể đồng cung với Mệnh, Phúc, với Quan, Với Di, với Tài hoặc với Phu Thê.
Nếu chẳng may cung Thân gặp chỗ xấu, sao xấu thì tình trạng sinh kế phải kém sút, khó khăn, chậm chạp, làm nhiều hưởng ít, giữ của không bền. Vì thế, dù cung Tài hay Điền có tốt, cái tốt đẹp đó bị chế giảm. Vì cung Thân lệ thuộc vào 1 trong 6 cung vừa kể, cho nên xem Thân là xem cái tốt, xấu của 1 trong 6 cung đó. Ý nghĩa của hậu vận dù sao hãy còn có tính cách phụ tùy và gián tiếp.
5. Cung Tài:
Cung Tài xấu thì không thể giàu. Về mặt tài sản, cung Tài biểu lộ cụ thể sự giàu nghèo rõ ràng hơn các cung khác.
Cung Tài xấu, nhất là khi Thân cư Tài, bao giờ cũng nghèo, dưới những hình thái và tiêu chuẩn đã nêu. Duy cái nghèo đó không nhất thiết kéo dài suốt cuộc đời: nó có những giai đoạn thịnh suy. Cung Tài chỉ diễn tả tình trạng sinh kế tổng quát của cuộc đời, chớ không nghèo trong chi tiết, trong từng thời kỳ, người xem số phải đoán các cung hạn.
6. Cung Điền:
Cung Điền dùng để chỉ các bất động sản như nhà của, ruộng vườn, xí nghiệp và cả các động sản liên hệ đến bất động sản như hoa màu, sản phẩm chế biến, đồng thời cũng chỉ xe cộ (dù xe cộ là động sản thuần túy). Thành thử, cung Điền xấu thì con người nghèo về nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, hoa màu, cơ xưởng làm ăn, vật phẩm sản xuất. Cung Điền xấu không có nghĩa là nghèo tiền bạc.
Chỉ khi nào hai cung Điền và Tài đều xấu cả thì mới nghèo tiền và nghèo của. Nếu cung Điền xấu mà cung Tài tốt thì cá nhân có thừa tiền nhưng khhong dư dả để sắm bất động sản. duy cũng nhờ Tài tốt nên cái xấu của Điền không đến nỗi tệ.
7. Cung Quan:
Khi nói về cung Quan, nếu cung Quan xấu, điều này không có nghĩa là nghèo nói chung, mà chỉ có nghĩa là nghèo danh phận, nghèo quyền tước, cụ thể như làm chức nhỏ, thấp, có nghề nghiệp ít sinh lợi, hoặc hành nghề khó kiếm tiền, hoặc không có óc làm giàu bằng cách lợi dụng quan tước. Vì chữ Quan ngày nay được hiểu theo nghĩa hẹp, cho nên ý nghĩa tài sản của cung Quan rất gián tiếp.
Tuy nhiên, nếu cung Quan có tài tinh thì nhất định tài lộc bắt nguồn từ chức vụ mà có, hoặc là đương số hành nghề kinh tế, tài chánh công hay nghề kinh doanh, buốn bán tư. Bấy giờ liên hệ giữa công danh và tiền bạc mới rõ ràng hơn. Xem thế, khoa Tử Vi rất linh động, không chối bỏ ảnh hưởng nào mà vẫn phân biệt được những ảnh hưởng khác nhau bằng cung, bằng các sao trong mỗi cung.
8. Các cung Hạn:
Nếu cung Tài, Điền chỉ tình trạng giàu nghèo một cách tổng quát, thì cung hạn đánh dấu thịnh suy về tiền bạc. Do đó, nếu Tài và Điền xấu, điều này không có nghĩa là suốt đời phải nghèo. Rơi vào hạn tốt, tiền bạc của cải có thể thịnh vượng hơn. Nhưng, sự thịnh vượng đó bị đóng khung trong bối cạnh nghèo của hai cung Tài và Điền, chứ chưa hẳn phá vỡ cái nghèo cố hữu để trở thành giàu có, trừ phi hai cung Tài, Điền không đến nỗi quá tệ.
Trong trường hợp Tài Điền trung bình mà gặp hạn tốt, có thể có nhiều tài lộc trong năm đó hay trong thập niên đó. Tuy nhiên, nếu hặp hạn xấu thì sa sút nhiều, từ sự hao hụt cho đến sự phá sản.
Các sao nghèo mô tả nhiều cách nghèo, nhiều hình thái và mức độ nghèo túng. Có nhiều dấu hiệu để phỏng đoán cái nghèo nói chung.
Chính tinh ở những cung tài bị hãm địa. Nếu đó là tài tinh thì mức độ nghèo không mấy nặng, vì dù sao, tài tinh hãm địa thì cũng còn ít nhiều ý nghĩa tài lộc, nhất là hợp vị Tài, Điền. Sự hợp vị mà hãm địa vẫn còn đỡ hơn không hợp vị mà hãm địa. Có thể có hai trường hợp hãm địa gần như tương đương nhau: hoặc chính tinh miếu, vượng và đắc địa bị Tuần hay Triệt án ngữ, hoặc chính tinh hãm địa thiếu Tuần, Triệt án ngữ.
Những cung tài sản thiếu phụ tinh tốt hội chiếu, nhất là thiếu tài tinh. Trường hợp những cung này có tài hãm địa thì vẫn còn đỡ khổ hơn là thiếu cả tài tinh lẫn cát tinh khác.
Những cung tài sản thiếu sao giữ của. Nếu bị thêm sao hao (Đại, Tiểu Hao hãm địa) thì càng kém, nhất là khi hao tinh nằm ở Tài và Điền mà không gặp sao nào chế ngự.
Những cung tài sản thiếu sao trợ tài, sao may mắn, sao hưởng của.
Những cung tài sản bị sát tinh, hung tinh, bại tinh, hao tinh, hình tinh cùng hãm địa. Đây là trường hợp xấu nhất, đặc biệt là khi gặp tinh thứ hạng nặng lại không hợp cách của Mệnh, và cũng không bị sao nào khác chế ngự.
Có đủ 5 trường hợp trên thì mức nghèo sát ván: đó là hoàn cảnh của những người khốn khổ, không có gì để giữ, không có gì để mất. Họ dễ trở thành đạo tặc, trộm cướp.
Vì vây, lá số vô sản và lá số gian phi có nhiều điểm giống nhau.
Dưới đây là những sao điển hình của kiếp nghèo, khi đơn thủ, khi kết thành bộ với những sao khác.
Cách nghèo về nhà cửa, điền sản do cung Điền mô tả qua những sao dưới đây:
Phá quân ở Dần, Thân
Thất sát ở Thìn, Tuất
Thiên đồng, Cự môn đồng cung
Cự môn ở Tỵ, Thìn, Tuất
Vũ khúc, Thất sát đồng cung
Thái dương hãm địa
Thái âm hãm địa
Bảy bộ sao kể trên đều có nghĩa là không có tài sản.
Tử vi, Thất sát đồng cung
Tử vi, Phá quân đồng cung
Liêm trinh ở Dần, Thân
Vũ khúc, Phá quân đồng cung
Cự môn, Thái dương ở Thân
Tham lang ở Dần, Thân, Tý, Ngọ
Thất sát ở Tý, Ngọ
Phá quân ở Thìn Tuất
Liêm trinh, Tham lang đồng cung
Đó là những trường hợp có ít nhiều di sản, nhưng không giữ được, bị phá sản, phải lìa bỏ tổ nghiệp, chỉ có thể tự lập mới có chút ít điền sản nhưng phải hết sức chật vật và chậm lụt, nhiều khi phải tha hương lập nghiệp.
Liêm trinh, Thiên phủ đồng cung
Liêm trinh, Thất sát đông cung
Thái dương, Thiên lương ở Dậu
Những cách kể trên tương đối khá hơn, cụ thể có di sản nhưng bị sa sút về sau (Liêm, phá), về già mới có nhà đât (Dương, Lương).
Dựa vào những bộ trên mà nhận xét, có thể nói rằng:
hầu như đa số sao của bộ Sát, Phá, Liêm, Tham không mấy gì có lợi cho điền sản;
càng không có lợi, nếu những sao đó đồng cung với nhau;
đi với Tử, Phủ hay Vũ, 4 sao nói trên cũng phá tán tài lộc của Tử, phủ, Vũ khá nhiều;
ám tinh như Cự Môn bị hãm địa thì xấu đã đành, mà khi đồng cung với phúc tinh (Thiên Đồng), quyền tinh hãm địa (Thái Dương) cũng không đẹp gì hơn bao nhiêu;
- chính tinh về tài sản như Tử, Phủ, Vũ không hợp với Sát, Phá, Liêm, Tham. Bốn sao này xem ra có hiệu lực phá tán mạnh hơn, và cả ba Tử, Phủ, Vũ cũng không bình quân được bất lợi đó.
- Địa không, Địa kiếp hãm địa Đóng hay chiếu cung Điền, Kiếp, Không có nhiều giai tần ý nghĩa:
- Không có của cải, nhà đất, vô sản;
- bị chiếm hữu nhà đất (sang đoạt, truất hữu...);
- bị phá hủy nhà đất (tai nạn chiến tranh);
- bị tai họa lớn vì điền sản (bị đạo tặc cướp của giết người, bị cháy nhà lây...).
Kiêp, không hãm địa báo hiệu một đại họa bất khả kháng, có hậu quả lớn lao và lâu dài cho sở hữu chủ. Họa đó đến một cách hung hãn và bất ngờ (vi kiếp, Không là sao hỏa), không lường trước được, không thể tránh khỏi. Hai sao này là một nghiệp chướng thật sự về mặt điền sản.
Thạch anh trắng là một trong số 6 loại đá thạch anh chính được sử dụng trong y học và phong thủy hiện nay. Vậy theo phong thủy, đá thạch anh trắng có những tác dụng gì?
Nội dung
Thạch anh trắng (pha lê) được biết đến như là “bậc thầy chữa lành” và nó có khả năng khuếch đại năng lượng và ý nghĩ, cũng như tác động của các tinh thể khác.
Là một trong những loại tinh thể thạch anh phổ biến nhất, thạch anh trắng có thể được tìm thấy ở tất cả các châu lục, dù vậy rất nhiều viên thạch anh trắng có tần số rung động rất cao. Chúng cộng hưởng mạnh mẽ với luân xa thứ tám, thường được gọi là luân xa ngôi sao linh hồn.
Theo y học Do có cấu tạo về vật chất và địa chất đặc biệt nên thạch anh trắng đươc cho là cản trở bớt một số từ trường tác động lên cơ thể, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra đá thạch anh trắng cũng được cho là có thể thúc đẩy hoạt động của não bộ và tăng cường mức độ tập trung cho trí não.
Sử dụng một cách thông minh, những sắc trắng này được coi là “lưới lọc”, nó lọc các khí bệnh và từ trường âm trong cơ thể, do đó, nó đặc biệt tốt cho sức khoẻ. Kích thích các chức năng hoạt động của não và tăng cường mức độ tập trung; ứng dụng tuyệt vời cho sự trầm tư mặc tưởng, tạo ra trạng thái cân bằng cho tâm hồn. Khi tình trạng sức khoẻ không được tốt, có thể thường xuyên cầm hai thỏi thạch anh trắng rồi ngồi, đầu nhọn ở trong tay trái hướng vào trong, đầu nhọn trong tay phải hướng ra ngoài, như vậy sẽ có tác dụng lọc tuần hoàn. Điều này giải thích vì sao dây chuyền đá thạch anh ngày càng được yêu thích dù giá có đắt!
Đối với phong thủy, đá thạch anh trắng như một lá bùa hộ mệnh, người gặp vận rủi, người bị rất nhiều phiền toái giày vò, có thể cầm thạch anh trắng rồi ngồi thiền, như vậy có thể cải thiện được từ trường của bản thân, cũng là cải thiện vận mệnh của mình.
Bởi vậy mà khi sử dụng dây chuyền ở trước ngực hay vòng tay hoặc quả cầu thạch anh trắng có thể hóa giải được những vận xui xẻo , giúp kích thích năng lượng, trừ tà khí xấu , tạo sinh khí tốt, tài vận hanh thông, giúp chủ nhân tập trung công việc, giảm thiểu mệt mỏi.
Những bạn phải đi vào những nơi có từ trường xấu như bệnh viện, bệnh xá, nhà xác, nhà tang lễ, những nơi công cộng, có thể đeo thạch anh trắng hoặc bỏ vào trong túi áo, túi quần, ít nhiều đều có tác dụng ngăn ngừa được tà khí xâm nhập vào cơ thể. Nếu có thạch anh trắng hình trụ, hình hồ lô nhỏ, hoặc hình kim tự tháp, thì có thể đặt nó ở bên trong kính chắn gió của xe, có thể có tác dụng ngăn chặn sát khí, hoá giải xung đột, ngăn ngừa tai nạn xe cộ và các sự cố bất thường.
Có thể nói , đá thạch anh trắng phong thủy có tác dụng rất tốt đối với chúng ta, nó không chỉ là những món đồ trang sức thông thường dùng để làm đẹp mà còn có nhiều công dụng khác trong cuộc sống, giúp con người tránh được những vận rủi ro và bệnh tật.
– Đeo mặt dây chuyền thạch anh trắng trước ngực để có từ trường cân bằng nhất, nó bảo vệ sự bình an, làm lá bùa hộ mệnh đem lại bình an tốt nhất.
– Mặt Thạch anh trắng được sự dụng để làm dịu hay tan biến các căng thẳng giảm trầm uất và chữa trị các bệnh có tính chất dương.
– Với những người bạn khi ngồi thiền mà tâm bất an không tập trung, tinh thần phân tán có thể cầm quả cầu thạch anh trắng áp sát nơi Đan điền ở bụng dưới da tác dụng giúp tập trung tinh thần để chuyên tâm hơn.
– Đeo vòng tay thạch anh trắng trên tay có thể tăng từ trường ý thức, được dùng để cầu phúc cầu nguyện rất tốt.
– Đem Thạch anh trắng đặt vào phương tài lộc làm cho khí vượng, có tác dụng sinh tài sinh lộc.
– Đặt Thạch anh trắng phía sau bên phải của chủ quản để giúp củng cố uy danh, cấp dưới chấp hành mệnh lệnh tuyệt đối không dám chậm chạp ỷ lại.
– Đặt Quả cầu thạch anh trắng có kích thước phù hợp bày trên bàn làm việc hoặc đặt quanh máy vi tính, truyền hình, lò vi sóng và các đồ điện khác để giảm nhẹ độ phóng xạ bảo vệ cơ thể con người tránh nhiễm xạ.
– Đối với những góc nhỏ bên ngoài nhà có thể đặt thạch anh trắng ở những vị trí đối xứng nhau, để hoá giải sát trạch.
– Trong nhà khi có cửa đối cửa có thể để thạch anh trắng làm tuyến nối giữa hai cửa để hoá giải xung khắc.
Vị Trí Ở Các Cung
Sao Thiên Mã chỉ nằm 1 trong 4 cung: Dần, Thân, Tỵ, Hợi
1 - Coi vẻ uy nghi như hổ hạ sơn - bách thú sợ hãi, như chim ưng bay trên trời - cáo thỏ đều kinh. Không dữ tợn mà có uy. Uy nghi là nhờ đôi mắt, lưỡng quyền và thần khí.
2 - Coi dáng dôn trọng và tinh thần, thân như chiếc thuyền chở vạn hộc thóc, cưỡi sóng to tuy bập bềnh mà không lay chuyển. Lúc ngồi, lúc nằm, lức đứng, lúc đi, thần khí linh hoạt, thanh khiết. Ngồi lâu không mê muội, càng ngồi lâu tinh thần càng sảng khoái như mặt trời mọc ở phương Đông ánh sáng chan hoà vào mắt người, như vầng trăng thu vằng vặc. Diệu thần, nhãn thần như mặt trời mặt trăng sáng lạn, tự nhiên khả ái. Nhìn lâu không mờ. Có những tướng trên không đại quý cũng tiểu quý, chẳng giàu tỷ phú thì cũng bậc triệu phú!
3 - Coi đầu tròn, đỉnh dầu trán cao vì đầu là chủ toàn thân, nguồn gốc của tứ chi. Đầu vuông, đỉnh đầu cao là người ở ngôi vị cao tới bậc vua chúa. Trán vuông, đỉnh đầu cao khởi là phụ tá lương thần. Đầu tròn thì giàu có và thọ. Trán rộng thì sang quý. Đầu lệch từ nhỏ truân chuyên. Trán vát thiếu niên hư hao. Trán thấp thì hình khắc và bướng bỉnh.
4 - Thẩm định sự thanh trọc: Thanh hay trọc phải đúng mức, vì Thanh đi quá đà sẽ trở thành hàn. Trọc đi quá đà sẽ trở thành thô và chỉ khi nào có hàn và thô mới coi là xấu. Nếu trong một cá nhân có cả Thanh lẫn Trọc, ta phải tìm xem đó là cách Thanh trung hữu Trọc hay cách Trọc trung hữu Thanh.
5 - Coi Ngũ nhạc Tam đình.
A) NGŨ NHẠC:
Quyền bên trái là Đông nhạc cần ngay ngắn không thô lộ. Trán là Nam nhạc cần ngay ngắn, không vát, không hãm, không thấp, không thiên tà. Quyền bên phải là Tây nhạc nên đầy đặn, vuông vấnhy tròn trịa, không nên nhọn, lệch, lẹm. Mũi là Trung nhạc nên ngay ngắn, sống mũi trực thượng ấn đường không được vẹo, nhọn, gầy, khúc. Sách tướng viết:
"Ngũ nhạc câu triều quý áp triều ban"
(5 nhạc chầu vàp nhau, chức vị đến bậc tể tướng)
Chú ý: Lấy mũi làm chuẩn cho sự chầu.
"Ngũ nhạc thành toàn thì tiền tài tự vượng"
TAM ĐÌNH:
Gồm có trán, đầu và cằm (xem ở trên) đòi hỏi dài ngắn cân xứng.
Sách tướng viết:
"Thượng đình trường thiếu niên mang" (tuổi trẻ vất vả)
"Trung đình trường phúc lộc sương" (có phúc lộc)
"Hạ đình trường lão cát tướng" (tuổi già hưởng thụ)
Nếu tam đình không bình đẳng thì cứ căn cứ ba câu phú đoán trên mà xét.
6 - Coi Ngũ quan, Lục phủ:
A) NGŨ QUAN:
+ Mi (lông mày) là Bảo thọ quan nên thanh cao sơ tú, cong dài, cách mắt hai phân là tốt. Đuôi mày nên chếch lên phía thái dương gọi là "mi phất thiên sương" (coi ảnh Chu Ân Lai thấy rõ). Người nào có bộ lông mày thô đậm, vàng lợt tán laọn, áp xuống mắt thì thuộc tướng hình hại.
+ Mắt là Giám sát quan nên đen trắng rõ ràng (phượng nhãn, tương nhãn, long hổ nhãn, hầu nhãn...). Mắt nên có tinh thần ẩn bên trong chớ lộ ra ngoài, trông thấy vẻ tự nhiên thanh tú hoặc tự nhiên có uy lực. Nếu là mắt rắn, mắt o*ng, mắt heo thường lộ 4 phía lòng trắng (tứ bạch), hoặc có xích mạch (sợi đỏ) đâm ngang con ngươi, trắng đen lẫn lộn, hoặc thần quang quá lộ, hoặc hôn muội là tướng hung, bại ngu tướng.
+ Tai là Thám thính quan không cứ to nhỏ, chỉ cần luân quách (vành tai ngoài và vành tai trong) phân minh. Tai trắng hơn mặt cực tốt! Thuỷ nhĩ (tai mọng như nước); Thổ nhĩ (tai lớn và dầy); Viên kỳ nhĩ (tai tròn như quân cờ); Điếm não nhĩ (tai áp sát vào đầu, đối diện không thấy); tai cao hơn lông mày, sắc tai hồng nhuận, lỗ tai nhỏ đầu là loại tai tốt tướng. Loại tai chuột mỏng vểnh; tai đuôi tên (nhọn vát); mộc nhĩ (lăn quăn); luân quách phản - đều là tướng xấu!
+ Mũi là Thẩm biện quan nên đầy nở, thẳng cao. Những loại mũi tốt là: Long hổ tị, tài đồng tị (như ống trúc chẻ), thịnh nang tị (mũi như túi đầy); huyền đởm tị (mũi như trái mật treo). Mũi phải đoan chính không vẹo, không thô, không nhỏ mới hay. Những loại mũi xấu là: mũi chó, mũi chim ưng, mũi nhọn như mũi dao, mũi chia khúc, lỗ mũi lộ, mũi hếch, mũi có sống mũi cao lộ cốt gọi là "cô phong tị". Ai có những mũi xấu kể trên đều là bần, khổ, ác, tham, làm cái gì cũng hỏng.
+ Miệng là Xuất nạp quan. Miệng tốt tướng là miệng có đôi môi hồng, răng trắng, nhân trung sâu dài, hình dáng như trăng treo hay là vòng cung. Miệng chữ tứ, miệng vuông to như miệng hùm, miệng hình dáng tựa con thuyền bị lật úp, miệng cá ngão, môi ngắn răng lộ, môi đen, môi mỏng miệng thô đều là tướng xấu. Miệng xấu tất bị mười năm khốn khổ!
LỤC PHỦ:
Lục phủ là gì? Lục phủ là những bộ vị chia ra chi tiết trên trán, lưỡng quyền và cằm. Cụ thể thế nào xin mời đọc sách khác, đoạn này bị thiếu, mong các bác thông cảm! Hihihi
7 - Coi lưng, bụng.
Ngực bằng, đầy, eo tròn, lưng đầy và bụng dưới to hơn, da dẻ mịn màng là tốt. Kỵ lưng thành hố sâu, lưng mỏng, vai so, eo nhỏ (trai thì phải có vai, gái nên vai xuôi, vai nhỏ). Mông cần nở nang, bằng bặn, không nên lớn thô. Bụng nên trễ xuống nghĩa là bụng dưới to. Nếu khoảng trên lớn, khoảng dưới thót là bụng chim sẻ, bụng chó rất xấu.
Sách tướng viết:
"Yêu viên bối hậu phương bảo ngọc đới triều y"
(Eo tròn, lưng dầy thì ăn lộc của triều đình)
"Sậu nhiên bất dị khảng khái quá nhân tất chủ phát đạt phú quý"
(Tính tình khẳng khái, cương nghị hơn người tất sẽ phát đạt phú quý)
Riêng về tướng đàn ông, nên để ý câu sau đây:
"Đầu đại vô dốc, phúc đại vô nang bất thị nông phu, tất thị đổ bác"
(Đầu to mà không có góc cạnh, bụng lớn mà không có ụ nổi, nếu không chân lấm tay bùn thì cũng rạc dài cờ bạc)
Sách tướng viết:
Nam tử eo nhỏ khó lòng có tiền, thêm yểu triết, ngực ưỡn đít cong thì chịu trăm ngàn cay đắng. Nữ tử thì phải chịu phận nô tì.
8 - Coi chân tay.
Tay phải dài, chân phải có bụng chân chứ đừng có sác như que củi, chớ có nổi gân chằng chịt. Bàn tay nên nhiều đường nét lạ, màu sắc hồng nhuận, da thịt mềm mại.
9 - Coi tiếng nói và tâm trạng.
Sách tướng viết:
"Tâm bất chính tất nhãn gian tà".
Muốn nhìn sự việc trong tâm thì coi đôi mắt. Mắt hiền mắt ác biết tâm hiền tâm ác. Mắt nhìn lên thì tâm sự cao thượng, mắt trông xuống thì tâm sự băn khoăn. Mắt chuyển động mà không nói là trong lòng nghi ngờ, lo lắng. Mắt tà thị là loại người "khẩu phật tâm xà", ích kỷ hại nhân. Mắt nhìn thẳng thắn là người trung chính. Mắt ác tâm tất ác, mắt hiền tâm tất từ. Ai dư dả tiền bạc, lòng quảng đại vui sướng đều thấy hiện sắc chôn vàng đỏ ở nơi ngoạ tàm (dưới mắt) và ấn đường. Đàn ông tiếng nói như sấm sét, như chiêng đồng, như tiếng vang trong chum, tiếng dài có âm hưởng thì dù tướng mạo không đẹp lắm cũng có thể phú quý. Người nhỏ tiếng lớn, người lớn tiếng oai vệ, thanh âm xuất tự đan điền đều được hưởng phúc lộc lâu dài. Kẻ bần tiện yểu chiết tiếng nói líu ríu, nhẹ bấc, hoặc tán mạn (không tiếp nối đều đặn) hoặc như thanh la vỡ, trống thủng, tiếng khô khan khó nghe.
Sách tướng viết:
"Phú quý chi thanh xuất ư đan điền
Yểu tiện chi nhân, thanh xuất thiệt đoan."
(Tiếng nói phú quý xuất từ đan điền - xxxxxx dưới bụng trên thận
Người yểu tiện tiếng nói xuất từ đầu lưỡi)
Sách tướng viết:
"Ngôn vị cử nhi sắc tiên biến
Thoại vị tận nhi khí tiên tuyệt
Câu yểu tiện chi nhân"
(Chưa nói mà sắc mặt đã biến đổi, nói chưa hết câu mà như hụt hơi, đều thuộc loại yểu tiện)
10 - Coi hình cục, ngũ hành.
Hình cục là nét chính của nhân thân khả dĩ khái quát thành long hình, hổ hình, hạc hình, ngưu hình hay nôm na là tướng báo, tướng voi, tướng phượng, tướng khỉ đều thuộc loại tướng quý. Như trư hình, cẩu hình, mã hình, thử hình, hồ ly hình đều thuộc loại hung bạo bần bạc tướng.
Ngũ hành là Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ. (tướng qua ngũ hành rất cao diệu không thuộc phạm vi cuốn sách này!)
Người tuổi Tý nhóm máu O ngay thẳng chính trực |
Thường mải mê công việc mà bỏ bê gia đình |
Đàn bà tuổi Tý phóng khoáng, mạnh mẽ |
Người tuổi tý nhóm máu O thường đặt mình ở vị trí “lãnh đạo” |
Huyền thoại xưa ở Á Châu có kể rằng, khi trời đất mới hình thành, chính Trời đã làm ra mưa gió.
Nước từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong nước được Trời tạo ra đầu tiên, đó chính là nguồn phát sinh ra mọi thứ.
Sau, vì bận bịu tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa, mà sai rồng là con vật ở cỏi trời, bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm ra mưa.
Nhưng vì số rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho đều khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn các con vật lên làm rồng, gọi là “thi rồng”.
Khi chiếu chỉ của Trời ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy tề là vì vua trông coi các công việc ở dưới nước, loan báo cho tất cả các giống sống ở đó, chúng tranh nhau đi thi.
Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa rồng.
Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng.
Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.
Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại.
Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặt biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai…
Thần gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trổi dậy…
Cá chép nhờ đợt sóng cao đưa lên, vượt luôn một lần qua ba đợt sóng, nhả ngọc vượt qua Vũ Long Môn và hóa rồng.
Cá chép hóa rồng vì vậy biểu trưng cho sự can đảm, may mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng!
Cả bầy cá chép con nào cũng muốn vượt qua Vũ Long Môn, bởi chúng biết hễ vượt qua được cửa đó, chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành con rồng siêu phàm, thoát tục… và biến thành rồng thiên, được sống đời đời.
Vẫy, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, hình dạng trọn vẻ oai phong, rạng rỡ, một biểu tượng cho sự khát vọng của con người trên thế gian…
Nhưng không phải con nào cũng có tính chất quí sáng (mang ngọc quý trong thân) và không phải cá chép nào cũng có phẩm chất, khả năng khắc phục khó khăn, trở ngại để đạt được thành công!
Cá chép hóa rồng phun nước làm cho đất đai mầu mỡ, cây cối xanh tươi, đem lại sức sống cho muôn loài.
Bởi vậy người ta thường xem hình ảnh cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự an lành và sung túc, thịnh vượng. Thăng tiến trong học hành, thi cử, công danh và may mắn về tài lộc trong thương mại.
(Ảnh minh họa) |