Nằm mơ thấy đi xem phim với bệnh đau mắt –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Bốn cống hiến lớn của Kinh Phòng là: Bát cung quái thuyết; Nạp Giáp thuyết; Quái khí thuyết; Âm dương ngũ hành thuyết. Do làm rõ được về tai dị nên được nhà Vua ban thưởng. Với đặc điểm học thuật chiêm nghiệm khí số cho xã hội thông qua tai dị trong thiên nhiên trên nền tảng “thiên nhân cảm ứng”.
Bát cung quái thuyết lấy cơ sở về thứ tự các quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Khôn-Tốn-Ly-Đoài của “Thuyết quái”. Trong đó 4 quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn là 4 cung Dương, còn 4 quẻ Khôn-Tốn-Ly-Đoài là 4 cung Âm.
Căn cứ vào sự phân vạch của quẻ, 8 quẻ thuần là quẻ “thống suất” gọi là quẻ mẹ, các hào của quẻ “thống suất” đều cố định không biến, 7 quẻ bị “thống suất” đều gọi là “kiến quái”, gọi là quẻ con, vì những hào của chúng đều có biến đổi. Kinh Phòng căn cứ vào Dịch nói: “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”. Quy luật biến đổi là hào Dương biến đổi thành hào Âm, hào Âm biến đổi thành hào Dương.
Quẻ Đời 1 lấy hào 6 là hào bất biến.
Gọi là quẻ Đời 2, là từ 8 quẻ mẹ mà Dịch gọi là “Bát thuần”, do hào đầu tiên biến đổi mà thành.
Quẻ đời 3 là do sự niến đổi của 2 hào đầu của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 1 biến đổi hào 2 mà thành.
Quẻ Đời 4 là do sự biến đổi của hào 1-2-3 của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 2 biến đổi hào 3 mà thành.
Quẻ Đời 5 là do sự biến đổi của hào 1-2-3-4 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 3 biến đổi hào 4 mà thành.
Quẻ Đời 6 là do sự biến đổi của các hào 1-2-3-4-5 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 4 biến đổi hào 5 mà thành.
Quẻ Đời 7 được gọi là quẻ Du hồn, căn cứ từ quẻ Đời 6 mà biến đổi hào 4
Quẻ Đời 8 được gọi là quẻ Quy hồn, căn cứ từ quẻ Đời 7, biến đổi cả 3 hào hạ quái quẻ Du hồn mà thành.
Kinh Phòng căn cứ vào cấu tạo ngôi vị của quẻ 6 hào, lấy hào Sơ (hào 1) làm Khởi đầu (chung), lấy hào Trên (hào 6) làm Kết thúc (thủy), với nền tảng Càn Khôn làm đầu cuối của Âm Dương, nên hào 6 của quẻ “Bát thuần” không biến đổi.
Chữ “đời” ở đây là gọi là Thế là do hào biến đổi làm chủ của quẻ biến, gọi là hào “cư Thế”. Quẻ Đời 1-2 gọi là Địa dịch, quẻ Đời 3-4 gọi là Nhân dịch, quẻ Đời 5-6 gọi là Thiên dịch. Quẻ Du hồn và Quy hồn gọi là Quỷ dịch. Quẻ Đời 1 ở đây lấy hào bất biến làm chủ, tức là hào 6 của quẻ “bát thuần”.
Về phương diện ngôi vị hào, hào đầu gọi là Nguyên sĩ, hào 2 gọi là Đại phu, hào 3 gọi là Tam công, hào 4 gọi là Chư hầu, hào 5 gọi là Thiên tử, hào 6 gọi là Tông miếu, gọi như vậy với mục đích để phân rõ đẳng cấp tôn ti.
Gọi là Thế - Ứng, tức là chỉ sự tương ứng của 3 hào dưới với 3 hào trên trong mỗi cung, tức là hào đầu tương ứng với hào 4, hào 2 tương ứng với hào 5, hào 3 tương ứng với hào trên. Trong đó, hào làm chủ là hào “cư thế”, thì khi chiêm nghiệm, hào Ứng phải theo hào làm chủ, đó là hào Thế, hào Ứng (để phán đoán) là hào có quan hệ mật thiết với đối tượng chiêm nghiệm, ví như giữa vợ chồng, giữa anh em, vì giữa họ có tình cảm tương ứng với nhau. Định cát hung thì lấy hào cư Thế làm chủ.
THUYẾT NẠP GIÁP
Càn Khôn là gốc của Âm Dương, là đầu cuối của Âm Dương 64 quẻ cho nên lần lượt nạp Giáp Ất Nhâm Quý. Khi nạp Thiên can vào quẻ thì căn cứ theo số thứ tự Tiên thiên bát quái của quẻ phối với thứ tự của 10 Thiên can như sau: Càn 1 đứng đầu nạp Giáp mộc đứng đầu của Thiên can, Càn thuộc dương nạp Giáp cũng thuộc dương. Tiếp đến Đoài 2 phối với cặp Thiên can Bính-Đinh thuộc Hỏa, Đoài thuộc Âm nên phối với Đinh cũng thuộc Âm. Tiếp đến Ly 3 phối với cặp Thiên can Mậu-Kỷ thuộc Thổ, quẻ Ly thuộc Âm nên phối với can Kỷ thuộc âm. Tiếp đến Chấn 4 phối với cặp Thiên can Canh-Tân thuộc Kim, quẻ Chấn thuộc Dương nên phối với can Canh thuộc Dương. Càn Khôn đối ứng, trời đất định vị, Giáp dương nạp Càn dương, nên Ất âm nạp vào Khôn âm. Cấn Đoài đối ứng, núi đầm thông khí, Đoài âm nạp can Đinh âm, nên Cấn dương nạp can Bính dương. Khảm Ly đối ứng, Thủy Hỏa tương tề, Ly âm nạp Kỷ âm nên Khảm dương nạp Mậu dương. Chấn Tốn đối ứng, sấm gió cùng nhau, Chấn dương nạp can Canh dương, nên Tốn âm nạp can Tân âm. Còn lại cặp Nhâm Quý thuộc Thủy, nạp vào 2 quái phụ mẫu Càn Khôn, Nhâm dương nạp theo Càn dương, Quý âm nạp theo Khôn âm. Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, cặp số 3-2 thuộc Xuân-Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4-1 thuộc Thu-Đông mà Dương sau Âm trước.
THUYẾT NẠP ĐỊA CHI
“Định cát hung chỉ lấy tượng của một hào”.
Kinh Phòng lần lượt cho 6 hào của 64 quẻ đối ứng với 12 địa chi, với quy luật phân theo Chi âm và Chi dương tương ứng với số chẵn lẻ rồi cho đối ứng với 384 hào. Chi dương đi thuận chiều vì dương chủ tiến, Chi âm đi ngược chiều vì Âm chủ lùi, vì 8 quẻ thì có 4 quẻ thuộc dương, 4 quẻ thuộc âm, mà 12 Chi lại có những 6 chi dương và 6 chi âm. Âm theo Ngọ, Dương theo Tý, Tý-Ngọ phân đường đi, Tý đi phía trái, Ngọ đi phía phải. Tháng 11 tháng 5 là tháng Tý Ngọ lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 quẻ Càn. Tháng 12 và tháng 6 là tháng Sửu Mùi lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 của quẻ Khôn, vì căn cứ theo “thuyết quái” nói Càn Khôn là quẻ Cha Mẹ. Thể của quẻ Dịch phải đủ 6 vạch mới thành, 6 vạch lại phân chia ngôi âm ngôi dương mới thành quẻ, mới phản ánh cụ thể mối quan hệ sinh khắc giữa Bố Mẹ và Con của 8 cung quái với vị trí 6 hào. Như quẻ Càn thuộc Kim là quẻ Bố Mẹ, hào Sơ thuộc Thủy, Kim sinh Thủy, mẹ sinh con, cho nên là cát, hào 4 thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, con khắc mẹ là hung. Như vậy có nghĩa là tương sinh là thuận, tương khắc là hung, mẹ sinh con là đại cát, con khắc mẹ là đại hung. Kinh Phòng nói: Quỷ bát quái là hào “học”, tài là hào “chế”, trời đất là hào “nghĩa”, phúc đức là hào “bảo”, đồng khí là hào “chuyển”.
THUYẾT QUÁI KHÍ
Kinh Phòng lấy 64 quẻ 384 hào ứng với 1 năm, nói “ hào đầu trên, hào hai giữa, hào ba dưới, số của tháng 3 thành ra tháng 1. Hào đầu 3 ngày, hào hai 3 ngày, hào ba 3 ngày, tất cả là 9 ngày, còn dư ra một ngày gọi là ngày nhuận. Mười ngày của hào đầu là Thượng tuần, mười ngày của hào hai là Trung tuần, mười ngày của hào ba là Hạ tuần, 3 tuần là 30 tích tuần”.
“ Thành tháng, tích tháng thành năm, 8 lần 8 là 64 quẻ, chia ra 64 quẻ phối với 384 hào thành 32 x 360 = 11520 thẻ. Khí dịch 24 tiết khí phối hợp với Ngũ hành, thì mọi việc từ đạo Trời, đến vận mệnh con người, đến Trăng, Sao, ta đều có thể thấy được mọi chuyện cát hung rõ ràng”.
Âm sinh dương tiêu, dương sing âm diệt, hai khí giao nhau, thì vạn vật mới sinh ra. Dương nhập vào âm, âm nhập vào dương, hai khí giao hỗ không ngừng, cho nên gọi thế là “sinh”. Dương trong âm, âm trong dương, hai khí âm dương hòa vào nhau mà thành “tượng”. Kinh Phòng căn cứ vào âm dương khí hóa, âm dương thăng giáng và âm dương tiêu trưởng chuyển hóa đưa ra nguyên lý quẻ ẩn - hiện, trong đó quẻ “hiện” là quẻ hướng ngoại, lộ mặt, còn quẻ “ẩn” thì hướng nội, tiềm ẩn. Nói chung, tượng quẻ dương phần nhiều là quẻ “hiện”, tượng quẻ âm phần nhiều là quẻ “ẩn”. Ví như quẻ Càn có tượng thuộc dương, phối Thiên thuộc Kim, nó với quẻ Khôn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Quẻ Khôn có tượng thuộc âm, phối hợp với Địa thuộc Thổ, khi phối với quẻ Càn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Nguyên lý “ẩn - hiện” trong tượng hào của quẻ vốn “ngụ hàm” với nhau, như hào Sáu đầu của quẻ Khôn nói “ lý sương kiên băng chí” thích là “ rồng đánh nhau ở cánh đồng, máu chúng chảy ra đen vàng”. Rồng tính dương là đặc tính của Càn dương, nói nên mối quan hệ “ẩn - hiện” của hai quẻ Càn – Khôn, cấu thành cặp quẻ đối ứng với nhau. Không những hai quẻ Càn Khôn đối ứng với nhau, mà giữa 64 quẻ cũng cấu thành từng cặp “ẩn - hiện” với nhau. Khi chiêm nghiệm theo “ẩn - hiện”, ta có thể từ hai mặt chính - phản, tăng lượng thông tin về chiêm nghiệm được nhiều hơn, đó là mối quan hệ giữa hai mặt chính - phản của âm – dương. Theo Kinh Phòng, sự biến hóa âm dương là nguyên nhân khiến cho các thiên thể trong vũ trụ vận động, âm dương thăng giáng là quy luật vận động của Vũ trụ, sự chuyển hóa âm dương tiêu trưởng phản ánh mối liên hệ nội bộ âm dương.
Kinh Phòng nhấn mạnh rất nhiều vào sự chiêm nghiệm, ông cho rằng mục đích của sự nghiên cứu Dịch quái là ở chỗ “định cát hung, rõ được mất”, do đó ông sáng tạo ra quẻ 8 cung, phát huy mối quan hệ ngang dọc, là cốt để “định dự cát hung”. Ông nói “ Nghĩa về cát hung, bắt đầu ở Ngũ hành, kết thúc ở Bát quái. Nghĩa lý về âm dương là sự phân định về Năm, Tháng. Một khi Năm, Tháng đã phân định thì sẽ đoán định được cát hung”. Phần lớn vật chất dương là “hư”, vật chất âm là “thực”, “hư” là bề ngoài của dương, “thực” là bên trong của âm, “hư” là bề gnoài của “thực”, “thực” là phần bên trong của “hư”.
Thuyết Quái khí là sự đối ứng giữa 64 quẻ và 34 tiết khí, bao gồm Tứ thời và 24 khí, thuyết này bắt nguồn thuyết quái khí của Mạnh Hỷ, bao gồm ba nội dung sau:
- Thuyết quái khí Tứ chính quái: lấy bốn quẻ Khảm - Chấn – Ly – Đoài làm tượng ứng với 24 tiết khí, mỗi quẻ có 6 hào ứng với 6 tiết khí. Trong đó, quẻ Khảm ứng với 6 tiết khí từ tiết Đồng chí đến tiết Kinh trập. Quẻ Chấn ứng với 6 tiết khí từ tiết Xuân phân đến tiết Mang chủng. Quẻ Ly ứng với 6 tiết khí từ tiết Hạ chí đến tiết Bạch lộ. Quẻ Đoài ứng với 6 tiết khí từ tiết Thu phân đến tiết Đại tuyết. Trong bốn quẻ này, 6 hào của mỗi quẻ, từ hào Đầu đến hào Trên, lại phân ra làm chủ 6 tiết, như hào Đầu quẻ Khảm, làm chủ việc của tiết Đông chí, hào 2 tiêt Tiểu hàn, hào 3 tiết Đại hàn, hào 4 tiết Lập xuân, hào 5 tiết Vũ thủy, hào Trên tiết Kinh trập.
- Thuyết Thập nhị bích quái (nguyệt quái): là thuyết 12 quẻ ứng với 12 tháng. Mỗi một quẻ ứng với 2 tiết khí, 12 quẻ ứng với 24 tiết khí.
(Sưu tầm)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thùy Dung (##)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là “mâm ngũ quả”. Ở Trung bộ gọi là mâm “quả tử” – nghe ra tuồng như lưu ý đến hạt/tử, hay nói rõ là “quả có hạt”, hơn là quả nói chung, tức có hơi hám của tàn dư tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi.
Một biến thể “mượn tên”
Hỏi kỹ ra gọi là ngũ quả nhưng không ai rõ quy định là những thứ quả gì mà dường như tuỳ địa phương, tuỳ sự được mùa quả từng năm mà người ta chọn mua hay hái để dâng cúng tổ tiên.
Tiêu chuẩn lý tưởng là quả tốt, có màu sắc đẹp và càng có giá trị là các loại quả quý hiếm. Điều kiêng kỵ là các loại quả có tên gọi đồng âm với từ có nghĩa xấu theo đó, cá biệt có nơi người ta kỵ cam (cam chụi), chuối (chúi: chúi đầu, chúi mũi; tức vất vả)… Ngược lại, cũng theo tên gọi, các loại trái ở Nam bộ, người ta thích thơm (thơm tho, thơm danh), sung (sung túc); đủ một câu thể hiện sự mong ước khiêm tốn gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài (cầu vừa đủ xài); quá mức đầy đủ một bậc mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (cầu vừa đủ xài sung)… Nói chung, mâm “ngũ quả” như vậy là một biến thái có thể coi là mới mẻ mà xu hướng chủ đạo là “tá âm”.
Ngũ - biểu hiện sự sống
Truy nguyên cội nguồn của mâm ngũ quả buộc chúng ta phải xem xét đến hai thành tố của tên gọi: ngũ (số 5) và quả (trái cây), rồi sau đó mới nói đến ngũ quả.
Ngũ, con số 5 là con số chỉ trung tâm. Người ta tìm thấy nó ở ngăn giữa Lạc thư. Tự dạng chữ “ngũ” nguyên thể có hình chữ thập của bốn nguyên tố, cộng với điểm trung tâm. Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy, tức trời và đất mà giữa chúng, âm và dương tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành. Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5. Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ biến, chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), ngũ sắc, ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây “ngũ quả” tự nó biểu trưng một tập thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả.
Đối với cư dân nông nghiệp ngũ cốc (đạo/nếp hương, lương/gạo, thúc/đậu, mạch/ lúa mì, tắc/kê) là lương thực chủ đạo và ngũ quả (trái cây nói chung) là thứ yếu. Do đó, theo Chiêm thư người ta thường quan sát sự tốt xấu của “ngũ quả” sau đây để dự đoán việc được mùa của ngũ cốc: 1) Mận chủ vào đậu; 2) Hạnh chủ về lúa mì; 3) Đào chủ vào tiểu mạch; 4) Lật (hạt dẻ) chủ vào nếp hương; 5) Tảo (táo) chủ vào lúa. Theo sự xác tín đã trở thành tập tục phổ biến trong dân gian nên có thể “ngũ quả” nêu trên là “chuẩn” của năm thứ quả dùng làm lễ vật bởi lẽ việc dâng lễ vật nào đều có thể là cách biểu thị sự cầu mong của người dâng lễ. Ở đây, đối với người nông dân thời cổ thì điều cầu mong lớn nhất là được mùa ngũ cốc.
Quả - biểu tượng của sung túc
Trái cây là thứ lễ vật xuất hiện khá sớm trong việc cúng kiếng bên cạnh các loài thú hiến tế (heo, bò, dê: tam sinh; hoặc bình dân hơn: gà, vịt, tôm, cua, cá). Theo khoa nghi nhà Phật, trong danh mục lễ vật lục cúng hay thập cúng có hương (nhang), đăng (đèn), hoa, trà, quả, thực… Tuy nhiên, ở đây, nghi lễ nhà Phật cũng không quy định rõ là quả gì.
Quả/trái cây nói chung là biểu tượng của sự sung túc, dồi dào. Vì quả thường chứa nhiều hạt được đồng nhất với quả trứng vũ trụ, biểu tượng cho mọi nguồn gốc, mọi sự khởi nguyên; biểu trưng quả (với hạt bên trong của nó) biểu thị cho sự phồn thực, sinh sôi và khao khát sự bất tử-hiểu theo nghĩa là sự nối truyền dòng giống miên viễn. Theo chiều hướng này, quả bao gồm cả ý nghĩa biểu trưng vượt lên trên nhịp điệu sinh tồn của vạn vật: sự xen kẽ luân hồi của sự sống và cái chết; giữa cuộc sống dưới đất (của hạt giống) và cuộc sống dương thế…
Trong văn hoá, cụ thể là trong văn học và nghệ thuật tạo hình, quả vừa là biểu trưng chung vừa là biểu trưng có ý nghĩa riêng- hoặc theo sự đồng âm của nó hoặc nó được xác định bởi các tình tiết văn học truyền kỳ, thần tiên…
Lựu được biểu trưng cho sinh con (lựu khai bách tử), dưa hấu nhiều hạt cũng có ý nghĩa tương tự như lựu. Mơ, đào, bầu, phật thủ… đều có ý nghĩa biểu trưng riêng, song đều hội ý chúc tụng cát tường, như ý.
Tóm lại, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của chúng ta là một “sản phẩm văn hoá” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo” và bắt nguồn từ cái nhìn liên tưởng mang tính chất trải nghiệm từ thực tế sinh trụ dị diệt của thực vật.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Trong cung mệnh xuất hiện Cô thần - Quả tú, mệnh chủ thường sẽ bị cô độc một mình, phiêu bạt bên ngoài, dù có thành hôn cũng có cuộc hôn nhân không thuận lợi. Phụ nữ đặc biệt kỵ gặp Cô thần - Quả tú.
Phương pháp phán đoán Cô thần - Quả tú là:
“Hợi Tý Sửu nhân kiến Tuất vi quả”,
“Dần Mão Thìn nhân, kiến Sửu vi quả”,
“Tỵ Ngọ Mùi nhân, kiến Thìn vi quả”,
“Thân Dậu Tuất nhân, kiến Mùi vi quả”.
Lấy Hợi Tý Sửu nhân kiến Tuất vi quả làm ví dụ, trong trường hợp niên chi là Hợi Tý Sửu, Địa chi tứ trụ xuất hiện Tuất thì trong cung mệnh sẽ tồn tại Quả tú.
Cách hóa giải sao Cô thần Quả Tú
Cô Thần (thần cô độc) là tính đơn độc do chính bản thân cá nhân tạo ra từ tính cách, lối sống, suy nghĩ, xúc cảm của mình. Cho dù có sống với ai, ở đâu cũng luôn bị cảm giác cô độc bao phủ. Không bao giờ tìm được sự đồng điệu, vui vẻ thực sự với bất cứ ai. Người có cô thần luôn cảm thấy những người xung quanh không phù hợp với mình. “Cô” là sự co lại, đóng lại, thu lại, giữ lại, chắt lọc lại. Vì vậy luôn khó khăn để đồng điệu với người khác. Cô thần phù hợp với các vị trí cấp cao (hiếm gặp bởi phải có các cách thật tốt trong tử vi). Người có mệnh/thân Cô thần thường khó làm việc chỗ đông người, khó làm nghề giao tế và khó là chỗ để người khác chia sẻ. Cho dù lá số đủ tốt để tìm được người kết hôn thì cũng khó tìm được niềm vui bởi bản tính là không dễ hòa hợp. Nên người có Cô thần khó tìm bạn đời và kết hôn khó thấy hạnh phúc. Người Có cô thần thường rất khó tính, khó chịu hoặc lạnh lùng. Bản thân dễ bị thiệt thòi mất mát (mồ côi) làm cho đơn độc.
tuổi cô thần quả tú tháng cô thần quả tú phạm cô thần quả tú nợ cô thần quả tú mệnh cô thần quả tú hóa giải sao cô thần quả tú hóa giải cô thần quả tú giải cô thần quả tú cô thần quả tú đẩu quân cô thần quả tú cung phu thê cô thần quả tú chiếu phu thê cô thần quả tú cách hóa giải sao cô thần quả tú cách hóa giải cô thần quả tú
Quả Tú (ít vẻ tươi đẹp) là hình ảnh của người không vui vẻ, buồn rầu. lCùng tính chất đơn độc nhưng Quả tú thường do ảnh hưởng bởi hoàn cảnh bên ngoài. Bản thân không muốn sự đơn độc nhưng dễ lâm vào tình thế đơn độc và bị hao tổn (ví dụ góa bụa, mất con, bị xa lánh, hàng xóm không thân thiện hoặc hàng xóm là dạng cô thần, ở nơi vắng vẻ….). Quả tú là sự cô đơn mang nhiều tính buồn rầu, lặng lẽ, ưu tư một mình. Người có Quả tú ít khó tính hơn người có Cô thần nhưng rất khó làm cho họ vui. Người Quả tú cũng ít tạo ra (hoặc có) những thứ mà người khác thấy hay ho, đẹp đẽ. Cho nên những người này khi sống với người khác dễ gây cảm giác buồn tẻ, nặng nề, trì trệ, tiêu cực, bi quan, ngại thay đổi, ít hấp dẫn, dễ chán. Người có Quả tú luôn cho rằng mình là nạn nhân của thế giới bên ngoài nhưng không cho rằng mình thay đổi được hoàn cảnh. Vì thế họ sống có tính chịu đựng nhiều hơn. Khác với Cô thần là không muốn chấp nhận, Quả tú có tính cam chịu.
Người có Cô Thần, Quả tú nếu gặp lá số tốt vẫn có thể kết hôn và lập gia đình nhưng khó thể toan tính cuộc sống hạnh phúc như mình mong muốn. Hoặc là ước muốn thường quá cao xa, cầu kỳ hoặc không phù hợp thực tế (cô thần) hoặc là kém may mắn và thiếu chủ động tích cực nên không được như ý (quả tú). Nếu gặp các bộ sao xấu có tính chất tang tóc, buồn rầu, đơn độc khác (Tang môn, Vũ khúc, Phi liêm, Kình Dương, Tuyệt ….) thì càng gia tăng cái xấu. Nếu gặp được một số bộ sao đẹp thì cũng phát huy được vài điểm tốt.
Để hóa giải, người Cô Thần phải cố gắng tiếp cận với nhiều tri thức, mở rộng cái nhìn, tập chấp nhận cái nhìn của người khác, tìm lẽ vui trong niềm vui của người khác, hạn chế đánh giá, suy xét theo các góc độ duy ý chí cá nhân và giảm bớt các yêu cầu cá nhân với mọi thứ xung quanh, chấp nhận cuộc sống không có sự hoàn hảo. Nếu không tìm được niềm vui với mọi người xung quanh thì nên tìm đến sự tu hành (cần có thêm một số sao khác như Thiên không….).
Người có Quả Tú thực tế khó hóa giải hơn Cô Thần mặc dù đời sống tinh thần ít căng thẳng hơn. Bởi vì sự cô đơn của người Quả Tú phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh. Người Quả Tú cần nhất là sống tích phúc đức để hóa giải nghiệp. Sống thân thiện, nhân ái, bao dung để nhận thêm về sự quan tâm và yêu thương. Người Quả Tú (gương mặt thường buồn tẻ) cần học cách cười để tạo ra năng lượng vui vẻ cho mình và cho người xung quanh. Quả tú cần tìm cách làm cuộc sống của mình sinh động, hấp dẫn và đẹp đẽ hơn để thu hút sự quan tâm của người khác.
Bởi vậy, nếu lá số tử vi của bạn đúng là cô quả thì cho dù các bạn lễ lạt, cúng bái, hầu đồng, cắt duyên… cỡ nào cũng khó lòng hóa giải được. Cách hóa giải tốt nhất chỉ là tự mình cải số. Hiểu cái hay dở để mà tiết giảm, gia tăng những thứ cần thiết nhằm cân đối lại cuộc sống của mình. Đồng thời cũng tự hiểu số phận trời cho là trò chơi của đời người. Đó là bài thi mỗi người bốc thăm được và phải thi cho qua kiếp người. Khó đặt sự oán trách vào người khác. Tất cả đều có thể là oan gia của nhau phải thi chung một bài. Thi qua được từng phần, rồi ngẫm lại cũng thấy có những thứ hay thú vị, có khi lại thấy thán phục bản thân.
Mong các bạn hài lòng vì làm chủ được cuộc đời mình.
Nguồn: Thiệu Vĩ Hoa
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Có một câu nói rằng "chớ đánh giá cuốn sách qua cái bìa" nhưng thực tế, từ khi nhà triết học Aristotle viết về nghệ thuật xem tướng mặt, người ta nghĩ rằng có thể suy luận ra các đặc điểm tính cách của một người khi nhìn những đường nét trên gương mặt họ.
Theo Telegraph, mặc dù điều này bị coi là thiếu cơ sở khoa học, hiện đã có bằng chứng cho thấy gương mặt một người có thể định hình số phận của họ: Một nghiên cứu của Đại học Princeton (Mỹ) cho thấy chúng ta mất khoảng 1/10 giây để nhìn mặt rồi đoán tính cách một người và ứng xử với họ dựa trên phán đoán đó, dù nó đúng hay sai.
Vì vậy, các nghiên cứu gần đây cho thấy những người mà chúng ta cho rằng có gương mặt uy quyền (hàm đầy đặn, lông mày rậm) thì dễ trở thành CEO, còn các thẩm phán có khuynh hướng tin là những nam giới mang gương mặt trẻ thơ thường không phạm một số tội nhất định; các chính trị gia có gương mặt trông có vẻ thông thái (xương gò má cao, hàm góc cạnh) sẽ có cơ hội được tín nhiệm cao hơn.
Ảnh minh họa: Stuff. |
"Tất cả là ở sự cảm nhận chứ không hẳn do hành vi và tất nhiên phần nhiều trong đó có thể là sự tiên đoán tự trở thành hiện thực: những người nhìn có vẻ thông thái thường được nhận những công việc tốt hơn và sau đó bản thân họ sẽ trở nên thông thái thực sự", Lisa DeBruine, người điều hành Trung tâm thực nghiệm nghiên cứu gương mặt tại Viện nghiên cứu thần kinh và tâm lý học, Đại học Glasgow nói. Bà cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu lý do và cách người ta phản ứng khác nhau trước các hình dạng khuôn mặt khác nhau.
Các nhà nghiên cứu thấy có 13 thuộc tính chính mà con người hay đánh giá bộc phát về một gương mặt: sự hung hăng, vẻ hấp dẫn, sự cảm thông, tự tin, khả năng gây ảnh hưởng, mức ổn định về cảm xúc, trí thông minh, tính bủn xỉn, khả năng chịu trách nhiệm, tính hòa đồng, mức đáng tin, sự hạnh phúc, tính kỳ quặc.
"Chung quy lại, điều chúng ta thường nhìn nhận về một người qua vẻ ngoài là họ có tầm ảnh hưởng như thế nào hay mức độ đáng tin ra sao. Chúng ta tự động đọc các dấu hiệu trên mặt để cố gắng đánh giá xem một người muốn làm điều tốt hay điều xấu với ta cũng như khả năng thực hiện việc ấy của họ", nhà khoa học phân tích.
DeBruine cũng cho biết, bạn có thể tin các bài trắc nghiệm chưa đủ cơ sở khoa học kiểu như "hình dáng khuôn mặt tiết lộ điều gì về tính cách bạn", nhưng thực tế là chiều rộng giữa hai mắt của một người hay hình dáng cằm thực sự chẳng nói lên bất cứ điều gì về tính cách của họ. Nhưng điều đó vẫn không ngăn cản tiềm thức của chúng ta đưa ra đánh giá ngay lập tức.
"Mặc dù luôn muốn mình đưa ra các quyết định dựa trên lý trí nhưng chúng ta lại thường bị lung lạc bởi những gợi ý bề ngoài, như diện mạo chẳng hạn", giáo sư Christopher Olivola, Đại học Carnegie Mellon đưa ra nhận định.
Để hiểu rõ hơn điều này, bạn thử tưởng tượng mình có một người anh hay chị sinh đôi khác trứng: Hai người được nuôi dạy giống nhau, thông minh như nhau, sở thích và mọi thứ khác hầu như y hệt nhau, trừ gương mặt có một chút khác biệt: Một người mắt to, trông thông minh, người kia gò má hơi cao, lông mày rậm hơn chút. Và đường đời của họ sẽ rẽ sang hai hướng khác nhau chỉ vì vẻ bề ngoài không giống nhau đó? Câu trả lời là có.
Theo BBC, chỉ nhìn thoáng vẻ ngoài của bạn, người ta đã có thể đưa ra nhận xét bạn có thông thái, đáng tin hoặc bạn là nhà lãnh đạo hay chỉ nhân viên quèn. Những định kiến này có thể định hình các sự kiện trong đời bạn, từ mối quan hệ bạn bè tới sự cân bằng tài chính của bạn. Rõ ràng, dù bạn tới một buổi liên hoan, gặp gỡ người thân, trả lời phỏng vấn hoặc đi vay ngân hàng thì bộ mặt của bạn có thể sẽ quyết định khả năng thành công.
Định kiến phân biệt diện mạo này được coi là một thực tế không may mắn của cuộc sống. Nếu bạn lỡ sở hữu gương mặt có những đường nét "khó ưa", đời bạn cũng dễ ghập ghềnh. Một số nhà khoa học đã kêu gọi đã đến lúc cần hành động để loại bỏ định kiến kiểu này nhưng việc thực hiện có vẻ không dễ dàng.
VnExpress
Theo phong tục của người Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày Tết lớn nhất. Trong dịp này, mọi người luôn mong ước những điều tốt đẹp cho gia đình, bạn bè và bản thân… Xuất phát từ điều đó, nguời ta thường dành tặng nhau những món quà tết ý nghĩa. Đối tượng được tặng quà chính là cha mẹ, các bậc trưởng thượng, những người có ân đức với mình.
Áo mới: Với người già, tấm khăn nhung, mảnh vải đẹp là món quà ý nghĩa. Các cụ ngày xưa tiết kiệm cả năm, mỗi dịp Tết đến mới dám mang áo mới ra mặc. Qua tấm áo mới, con cháu muốn cầu chúc ông bà luôn mạnh khoẻ.
Gà trống: Tượng trưng cho những đức tính cao đẹp như vũ (oai phong, lẫm liệt), nhân (khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy), tín (ngày nào cũng gáy đúng giờ). Khi tặng gà trống, người con muốn thế hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều anh con rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, là người chồng tốt, xứng đáng đế con gái các cụ trao thân, gửi phận.
Cành đào: Mọi người thường tặng nhau cành đào để chưng ngày Tết và trừ ma quỷ. Chuyện kể rằng, cây đào là nơi trú ngụ của hai vị thần cai quản lũ quỷ. Khi ma quỷ đến phá phách nhà cửa, người dân chỉ cần chưng cành đào, chúng sẽ sợ mất vía và dạt ra xa.
Gạo mới: Tuỳ theo từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm mới gặt để bố mẹ thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái dâng những món quà này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.
Bầu rượu: Người xưa hay đựng rượu trong quả bầu, sau này là bầu ruợu bằng gốm. Họ tặng nhau những bầu rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo họ, bầu rượu chính là nơi chứa đựng tinh tuý của trời đất. Bầu rượu sẽ đem đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới. Ngày nay, bầu rượu đã được thay thế bằng chai rượu hiện đại, nhưng ý nghĩa vẫn không có sự thay đổi.
Bánh chưng: Hàng xóm láng giềng thân tín thường chọn vài cặp bánh chưng đẹp mang biếu nhau trước Tết. Bánh chưng dùng để cúng tổ tiên, trời đất và hy vọng một năm mới đủ đầy.
Màu đỏ: Các món quà ngày xuân thường có vì màu sắc vui tươi. Không phải ngẫu nhiên màu đỏ được ưa chuộng trong dịp này. Đó là màu của bao lì xì, của mảnh hồng điều viết chữ phúc, chữ tâm… Đỏ còn là màu trang phục của các cụ thượng thọ ngày xưa. sắc đỏ tượng trưng cho điều vui, may mắn, sự hanh thông quả dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng thể hiện sự chân thành của người biếu, mong muốn gửi điều may mắn nhất cho nhau. Đó là lý do mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền để chọn cặp dưa đỏ nhất, ngọt nhất.
Tranh tết: Trong dịp Tết, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân gian. Bức tranh Đông Hồ về đàn gà ,cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ, người tặng muốn chúc gia đình bạn bình an vô sự, con đàn cháu đống 3ức tranh có đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Bức Vinh hoa rất hợp tặng chovợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con.
Dầu: Nam bộ, người dân quê có khi tặng nhau chai dầu ăn thay lời chúc phát tài (dầu = giàu).
Tặng chó: Có người còn tặng nhau những chú cún con xinh xắn, bởi họ cho rằng chó thường mang đến điều may. Tiếng sủa “gâu gâu” của chó nghe như chữ “giàu”. Qua món quà này, người ta còn mong muốn sự hợp tác lâu dài, làm ăn suôn sẻ.
Ngày nay ngoài những món quà biếu tết truyền thống trên thì mọi người thường lựa chọn những giỏ quà tết đã được đóng sẵn với nhiều lựa chọn phong phú mà vẫn mang lại ý nghĩa mừng năm mới may mắn và thịnh vượng.
Theo tâm lý chung, người ta thường tặng nhau những món quà đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Tất cả những gì xuất phát từ thành ý đều có thể biến thành quà tặng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với một số vật tượng trưng cho điều không may. Nhiều người kiêng nhận những lễ quà biếu tết không hay như:
Đồng hồ: Đồng hồ tượng trưng cho thời gian nên khi nhận được món quà này, một số người sẽ nghĩ rằng thời gian của họ sắp hết.
Mèo: Đừng nên tặng mèo, dù chú mèo đó xinh xắn, dễ thương đi chăng nữa. Tếng kêu của mèo dễ làm người ta liên tưởng đến chữ “nghèo”, đến điều xui xẻo.
Thuốc men: Nếu bạn tặng thuốc người mê tín sẽ nghĩ ngay đến đau ốm, bệnh tật. Đầu năm bị ốm thì cả năm sẽ không suôn sẻ.
Con mực: Đi chơi biển về, nhiều người hay gửi tặng bạn bè, người thân vài con khô mực đế làm quà. Tuy nhiên, đừng nên tặng món ăn này vào dịp Tết vì nhiều người quan niêm nhận “mực” sẽ bị đen đủi cả năm. Tương tự như vậy, nêu bạn tặng lọ mực, người ta sẽ nghĩ rằng bạn đang “trù ẻo” họ.
Dao, kéo: Người ta có thể tặng nhau bộ dao, nĩa sang trọng, nhưng vào ngày Tết, món quà này lại có thể mang đến điềm xui. Người xưa quan niệm dao kéo sẽ đem đến sự xung khắc.
Cho và nhận cũng là một hành vi văn hoá, vậy nên cần “có văn hoá tặng quà” và “văn hoá nhận quà’ Việt Nam có tục cẩn thận trong mọi hành động ứng xử vào ngày Tết để mang lại sự tốt lành, tránh bị giông suốt cả năm. Theo thời gian, mức sống ngày càng cao hơn, nhiều loại bánh trái, quà cáp hiện đại đang dần thay thế những món quà truyền thống. Tuy nhiên, dù chọn quà gì, bạn hãy luôn tặng bằng tấm chân tình, không vụ lợi.
Trong hôn nhân, có rất nhiều tình huống bất ngờ sẽ xảy ra, một trong số đó là tình cảm trục trặc, mâu thuẫn hình thành, tính cách không hợp, có người thứ ba tham gia. Ngoài việc cùng nhau sẻ chia, bàn bạc để giải quyết vấn đề này thì từ góc độ phong thủy hôn nhân, hãy lợi dụng những bí quyết phong thủy hóa giải tình địch dưới đây để giữ êm ấm cửa nhà.
Sửu là người thẳng thắn, không lãng phí thì giờ vào chuyện tình cảm. Trong khi đó, Mùi lại thiên về tình cảm. Họ dễ cho nhau là sai lầm và đi không đúng hướng. Cả 2 đều có tham vọng và động lực phấn đấu cao, nhưng do tính khí khác nhau nên họ khó có thể đồng hành cùng nhau.
(Ảnh minh họa) |
Sửu và Mùi đều thuộc hành Thổ, vì vậy khi họ kết hợp sẽ tạo ra quá nhiều năng lượng Thổ, đồng thời sẽ nảy sinh những bất lợi ở nhiều hướng khác nhau.
Biện pháp hóa giải
Trong hôn nhân, 2 tuổi này thật khó kết hợp với nhau. Tuy nhiên, nếu họ quyết tâm đi đến hôn nhân, hoặc đã lấy nhau, phong thủy vẫn có những giải pháp giúp cả 2 giảm bớt xung đột trong cuộc sống.
Chẳng hạn, khi 1 người tuổi Sửu mệnh Thủy và 1 người tuổi Mùi mệnh Thổ kết hôn với nhau, giữa họ sẽ nảy sinh rất nhiều năng lượng Thổ. Bạn có thể làm tiêu hao bớt năng lượng này bằng cách treo chuông gió bằng kim loại ở trong nhà, đặc biệt ở 2 khu vực tương ứng với Sửu và Mùi.
(Theo Phong thủy trong tình yêu)
Những đồng tiền xu là biểu tượng của nguồn tài lộc và của cải. Cát khí của nó không những làm gia tăng tài lộc mà con đem lại nhiều may mắn về công danh, sự nghiệp và giải trừ tai họa, tiểu nhân…
Theo phong thuy, tiền xu là một trong những vật phẩm quan trọng. Ngày xưa, người ta dùng tiền xu đục lỗ hình tròn tượng trưng cho trời, giữa là lỗ hình vuông tượng trưng cho đất. Trời ngoài đất trong tượng trưng cho quẻ Thái tức sự thịnh vượng. Tùy theo niên hiệu các đời vua mà trên tiền xu có khắc chữ khác nhau
Tiền xu Mai Hoa 5 cánh liền (Mai Hoa Kim Tiền)
Trong số các loại tiền xu dùng trong phong thủy, tiền Mai Hoa có 5 cánh tượng trưng cho ngũ hành, là vật chuyên dùng để trấn yểm hung khí, đem lại sự thịnh vượng về tài lộc.
Theo Blog Phong Thủy, thì bạn có thể bày tiền Mai Hoa trên bàn, trong phòng khách, văn phòng, cửa hàng. Cũng có thể bày tiền Mai Hoa trên bàn thờ, trên két bạc, treo ở cửa ra vào… nơi các cát tinh Lục Bạch, Diên Niên, Sinh Khí phối chiếu để gia tăng tiền bạc.
Chú ý, tránh đặt tiền Mai Hoa trong nhà vệ sinh, nơi ẩm thấp, trong phòng ngủ… nơi các hung tinh Thất Xích, Lục Sát, Tuyệt Mệnh phối chiếu.
Tiền xu Mai Hoa 10 cánh rời (Mai Hoa Thập Toàn)
Đồng tiền có 10 cánh nhỏ được thắt từ 10 đồng xu nhỏ, ở giữa là 2 đồng xu lớn 2 mặt, nhìn giống bông hoa mai. Có tác dụng rất lớn trong con đường công danh, sự nghiệp, góp phần làm thăng quan tiến chức và hóa giải kẻ tiểu nhân ám hại…
Cách sử dụng: đặt ở chỗ tựa sau lưng của ghế ngồi, phòng tiểu nhân; đặt trong ngăn kéo bàn làm việc có giấy tờ quan trọng; kẹp trong bìa hồ sơ, cặp táp, túi xách những lúc đi giao dịch làm ăn quan trọng… và nhiều trường hợp khác theo sự chỉ dẫn của chuyên gia phong thủy…
Tiền xu Phúc Tinh Chiêu Tài (tiền xu có hình con dơi)
Trong tiếng Trung Quốc, từ “dơi” và từ “phúc” là đồng âm. Chính vì vậy, dơi (còn gọi là phúc thử) trở thành con vật tượng trưng cho sự cát tường. Con dơi gắn với đồng tiền là hình ảnh dẫn phúc chiêu tài, dùng hóa giải các sao xấu…
Cách sử dụng: treo ở các phượng vị tài lộc, hoặc cần hóa giải sao xấu thì treo hai đồng tiền phúc tinh vào hướng phạm Thái Tuế chiếu sát, một đồng tiền hướng 9 ngôi sao ra ngoài còn đồng tiền kia hướng bát quái ra ngoài…
Tiền xu Bát Quái (đồng xu tử vi)
Trong phong thuỷ thì đồng xu in hình Bát Quái là một trong những vật phẩm cơ bản để chế hoá và chữa những cấm kỵ phạm phải. Đồng xu đặc biệt là biểu tượng của sự giàu có, phát về tài lộc. Đồng xu này thường dùng là đồng tiền ở thời vua Càn Long có hai mặt Âm Dương thể hiện nguyên lý Âm Dương hài hoà. Tiền hình trọn tượng trưng cho Thiên, ở giữa có lỗ vuông tượng trưng cho Địa. Trên đồng tiền có in hình Bát Quái thể hiện Đạo lý Thiên – Địa – Nhân tương hợp tất tạo phúc và hưởng phú quý.
Đồng xu Tử Vi có in hình Bát Quái tượng trưng cho “Đạo”, tức là cát khí. Theo Blog Phong Thủy, bạn có thể treo đồng xu này ở nhà, cửa hàng, văn phòng hoặc trên xe ô tô có thể chống lại hung khí, xua đuổi tà ma, đem lại sức khoẻ và tài lộc cho gia chủ.
Cách sử dụng: treo ở cửa đi, cửa phòng, trong phòng khách, phòng ngủ hoặc trên xe ô tô…
Tiền xu Tam Tài (Thiên – Địa – Nhân, xâu 3 đồng xu)
Số 3 tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân (Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hòa), tức là mang đến những điều tốt, là biểu tượng cho sự thịnh vượng cát lành.Cách sử dụng: để thu hút sự thành công của các dự án trong kinh doanh bạn hảy cung cấp năng lượng tốt cho các hồ sơ có liên quan bằng cách buộc 3 đồng tiền xu cổ với dây màu đỏ rồi dán vào bìa hồ sơ (bằng băng dính trong), hướng mặt dương (có chữ) lên trên. Điều này có thể sẽ tạo ra năng lượng thịnh vượng và mang lại sự thành công trong công việc của bạn.
Tiền xu Ngũ Đế (xâu 5 đồng xu)
Ngũ đế tiền là năm đồng tiền cổ của 5 vị Hoàng đế cường thịnh nhất triều đại nhà Thanh đó là: Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long và Gia Khánh. Theo Phong thuỷ thì các đồng tiền của các thời đại cường thịnh thì khí trường của nó rất mạnh, vì thế nó sẽ tăng cường tài vận rất tốt.
Cách sử dụng: nên treo ở các phương vị tài lộc, có thể dùng kết hợp với tỳ hưu hoặc thiềm thừ để tăng cường mạnh tài vận…
Tiền xu Lục Đế (xâu 6 đồng xu)
Cũng tương tự như Ngũ đế, nhưng Lục đế tiền là sáu đồng tiền cổ của 6 vị Hoàng đế cường thịnh nhất triều đại nhà Thanh đó là: Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh và Đạo Quang. Theo Phong thuỷ thì các đồng tiền của các thời đại cường thịnh thì khí trường của nó rất mạnh, vì thế nó sẽ tăng cường tài vận rất tốt.
Cách sử dụng: được xâu sẵn thành chùm với dây màu đỏ, treo ở các phương vị tài lộc trong nhà hoặc văn phòng…
Tiền xu Bát Bạch (xâu 8 đồng xu)
Số 8 tượng trưng cho sao Bát Bạch rất vượng khí, có tác dụng phát huy Thổ khí trong Vận Tám (từ năm 2004 đến 2023) tức là sự thịnh vượng và phát triển, hoạnh phát về tài lộc.
Cách sử dụng: xâu 8 đồng tiền xu được thắt bằng chỉ màu đỏ treo bên trong cửa, tượng trưng cho tài lộc đã vào trong nhà hoặc văn phòng của bạn, ngoài ra tùy theo sự tư vấn riêng của chuyên gia phong thủy mà ứng dụng trong các trường hợp đặc biệt khác…
Tiền xu Cửu Kỳ (xâu 9 đồng xu)
9 đồng tiền đi với nhau hình thành cát khí do số 9 vốn là biểu tượng của “Thái” tức sự thịnh vượng tối đa, sự bắt đầu một chu kỳ mới. Cát khí của nó không những làm gia tăng cuả cải tài lộc, mà con đem lại nhiều may mắn cho công danh, sự nghiệp, giải trừ tai hoạ. Ngoài ra số 9 trong tiếng Hán Việt phát âm là Cửu, thuộc cặp từ Vĩnh Cửu, thể hiện sự trường tồn, dài lâu…
Cách sử dụng: bày xâu 9 đồng xu trên ở góc Chính Bắc, Tây Bắc hoặc Chính Tây hoặc trên bàn làm việc…
Tiền xu Thất Tinh kiếm (thanh kiếm kết bằng tiền xu)
Một vật phẩm không thể thiếu của những chuyên gia thực thụ theo các trường phái phong thủy Huyền Không Phi tinh, Tam Hợp Phái… Ngoài ra đây còn là một vật phẩm hóa sát rất mạnh, dùng được trong rất nhiều trường hợp riêng biệt theo sự chỉ dẫn riêng…
Tiền xu Lục Tài Tiến Bảo (6 xu thắt kiểu hoa mai)
Dùng kích hoạt mạnh thêm cho cung tử tức, đường con cái của mỗi người..
Ngoài ra còn rất nhiều loại tiền xu khác, với nhiều ý nghĩa và tác dụng khác nhau, tùy vào mỗi trường hợp, từng mong muốn nhu cầu cụ thể mà bạn sẽ được tư vấn lựa chọn một loại thích hợp.
Hướng nhà ở kỵ xoay mặt vào núi. Xoay mặt vào núi có nghĩa là ở chỗ không trông có, làm việc gì cũng sẽ gặp trắc trở, không nên chọn chỗ ở như thế. Nhà quay mặt vào núi không khí không được lưu thông, khí hung, hơi ẩm ngưng trệ, tù hãm ảnh hưởng tới sức khỏe. Khí cát bị cản trở không thể vào được căn nhà, tầm nhìn bị che khuất, tương lai, tiền đồ trì trệ, là một loại hung trạch. Không nên chọn mua đất hoặc nhà ở địa thế này. Nếu gặp phải trường hợp này nên tu sửa, tôn tạo, mở cửa theo hướng khác. Làm như vậy, về mặt khoa học, mùa hạ đón được gió mát, mùa đông, ánh nắng chiếu vào, tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh bằng các tác nhân vật lý, hóa học, trời mưa, trời ẩm, hơi ẩm thoát ra ngoài, đảm bảo cho sức khỏe con người. Về mặt phong thủy, tầm nhìn thông thoáng, tiền đồ rộng mở, cát khí mây lành ngưng tụ, tiền của ngày càng sinh sôi, nảy nở, cuộc sống hạnh phúc, gia đạo ấm êm.
Nhà ở không nên gần đường sắt. Ven đường sắt tiếng ồn lớn, gây phiền nhiều thị giác, thính giác, tổn hại thể chất và tinh thần. Không nên mua nhà hoặc chọn nơi sinh sống tại khu vực này. Cuộc sống trong cơ chế thị trường với những áp lực công việc vô cùng căng thẳng, khiến con người mệt mỏi sau mỗi ngày đi làm về. Thực tế, con người ở trong căn nhà của mình là 1/3 thời gian trong ngày. Căn nhà bị tiếng ồn ảnh hưởng dù chỉ một ngày cũng tăng thêm sự mệt mỏi, căng thẳng, bất an. Nếu như ngày nào cũng ở đó, tất gây bệnh mãn tính. Dạng đất đai, nhà ở như vậy cũng không phải lý tưởng gì. Nếu gặp tình huống trên, bạn nên thiết kế phòng ngủ kín đáo và hệ thống cách âm thật tốt, để tránh những ảnh hưởng xấu về sức khỏe. Và chúng ta cũng khẳng định, công nhận với nhau một điều rẳng, sức khỏe có tốt, tinh thần có thoải mái, phấn khởi thì công danh mới hanh thông thuận lợi, cuộc sống mới vui vẻ, ngọt ngào
Nhà ở không được để hệ thống cầu vượt bao vây, phong tỏa, ở vào tình huống này dễ gặp nguy hiểm và bị phá sản. Cầu vượt hoặc con đường theo phong thủy là tượng Thanh long, chỉ tốt trong trường hợp ở bên trái của ngôi nhà. Sự sắp đặt thuận vị đó chính là tả Thanh long, hữu Bạch hổ, hậu Huyền Vũ, tiền Chu tước. Nếu cầu vượt bao quanh nhà, chỉnh thể lý tưởng đã bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng mất cân bằng. Đạo lý muôn đời đó là trạng thái cân bằng, trung dung, không thiên lệch, bất cập và thái quá. Gặp căn nhà như thế này, chủ nhà dễ gặp những chuyện rủi ro đột ngột. Nếu muốn hóa giải xui xẻo, hãy đặt tượng thiện tài đồng tử và một cặp kỳ lân trong nhà.
Bên cạnh nhà không nên có bãi rác. Người xưa gọi đây là “Độc âm sát”, tầng càng thấp càng nguy hiểm. Ngày nay, dân số ngày càng phát triển đông đúc, và mật độ gia tăng. Đi kèm với quy mô dân số là vấn đề công nghiệp hóa. Rác thải và ô nhiễm môi trường, ô nhiễm bầu khí quyển là một hệ quả tất yếu. Nhà ở gần bãi rác, mà không xử lý được ô nhiễm, rất bất lợi cho sức khỏe. Muốn hóa giải, có thể treo hồ lô bằng gỗ hoặc tiền đồng Ngũ đế trong nhà.
Nhà ở kỵ gần cột điện cao thế. Trường hợp này còn được gọi là “Kim hỏa sát”, cách hóa giải là dùng nhiều vật dụng được làm từ gỗ và đất, đồng thời bài trí các đồ ngọc, đồ sứ trong nhà.
Nếu nơi ở là lầu cao, bên cạnh không nên có một không nên có một ngôi nhà nhỏ đứng cô lập, địa hình này gọi là “Cô độc sát” biện pháp hóa giải là đặt một con chó đá há miệng tượng trưng cho sự ồn ào, náo nhiệt, tránh được sự cô độc, vì khí cô độc đã bị con chó nuốt đi.
Bên dưới nhà ở không nên có đường tàu điện ngầm và đường hầm, địa hình này gọi là “Xuyên tâm sát”. Nơi ở càng thấp càng dễ bị tổn thất. Để hóa giải, ta có thể bố trí tám viên ngọc trắng hoặc đặt tháp Văn Xương trong nhà. Ngoài xem các kiêng kị trong nhà thì bạn có thể tham khảo các kiêng kị trong phong thủy nhà tắm tạp phongthuyso.vn.
Cuộc sống hiện đại, siêu thị mọc lên như nấm, vừa nhanh vừa tiện, muốn mua gì cũng có nhưng vẫn không ít người thích đi chợ, mua mua bán bán, mặc cả cò kè. Không phải là họ tiếc vài đồng mà chính là muốn tận hưởng cảm giác sung sướng khi trả giá. Cùng xem tuyệt chiêu mặc cả của 12 chòm sao khi mua hàng nhé.
Theo quan niệm trong phong thủy nhà, phong thủy cửa chính là một trong ba yếu tố quan trọng để hợp thành nhà tốt. Nếu cửa chính không thuận phong thủy…
Theo quan niệm truyền thống của phong thủy học về phong thủy cửa trong ngôi nhà thì nhà có góc nhọn chiếu thẳng vào cửa chính (thường là cửa bị góc tường nhọn của nhà hàng xóm hoặc đốc nhà hàng xóm chiếu thẳng cửa chính) sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không tốt.
Thực ra nói như vậy có phần thái quá, nhưng nếu lo lắng về hiện tượng có góc nhọn chiếu thẳng vào cửa chính nhà, bạn có thể xử lý bằng cách treo tấm biển đầu thú. Tấm biển đầu thú rất ít thấy.
Đây là một tấm ván rộng 8 thốn (một thốn = 3,333 cm), cao 12 thốn, trên đó vẽ một đầu thú đang mở rộng miệng. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần treo tấm biển đầu thú trên dọc cửa, hướng thẳng vào góc nhọn phía trước, làm như vậy hóa giải được tà khí chiếu vào cửa chính của góc nhọn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể treo gương lõm, còn gọi là “gương lòng chảo”. Do cấu tạo của gương lõm có thể phản chiếu trở lại toàn bộ hình ảnh vật chắn phía trước, vì vậy nó được coi là công cụ tốt nhất hóa giải góc nhọn chiếu thẳng vào cửa chính.
Cách treo gương lõm đơn giản, làm như treo tấm biển đầu thú. Bên cạnh đó, xây tường chắn cũng là một cách hóa giải hay. Việc xây đoạn tường chắn ở ngoài hoặc trong cửa giúp tường sẽ trở thành tấm chắn để chắn góc nhọn đang chiếu thẳng vào cửa chính.
Nếu trước cửa có đường cái đâm thẳng vào, theo phong thủy học đó cũng là điều không tốt. Nó ảnh hưởng rất lớn đến ngôi nhà. Cửa nhà nếu có đường cái chạy thẳng tới gọi là: “Ám tên tường hung” (mũi tên vô hình đâm thẳng vào ngực). Điều này không có lợi cho chủ nhà, còn trong nhà sẽ có người bị tàn tật. “Kinh lỗ ban” nêu ra biện pháp hóa giải bằng cách “Dùng đà cản”.
Một số nhà xây dựng ở chân dốc, cửa chính đối diện với dốc, thế này không thuận. Theo phong thủy học, đường cái là “nước” (thủy), tuy nói “thủy” là “tài” nhưng nếu như nước ào ào từ đường dốc chảy vào cửa chính (trừu tượng) hùng thế này tất biến thành họa.
Trong trường hợp này, ở phía bên ngoài cửa, bạn có thể xây bậc vào cửa (một bậc, 2 bậc hoặc 5 bậc), làm như thế để làm giảm thế nước chảy vào cửa. Những dòng nước vô hình sau khi bị các bậc xây trước cửa ngăn cản thế của nước đã giảm đi rất nhiều, vì vậy không thể gây họa được. Số bậc thang xây trước cửa phải là số lẻ.
“Đường cong hình cánh cung ngược” là đoạn đường cong trước cửa mà chiều cong hướng thẳng vào cửa chính, phong thủy học gọi nó là “lưỡi liềm cắt sườn”. Nếu trước cửa có đường cái cong hình cánh cung ngược, hướng cánh cung vào cửa chính thì trong nhà luôn có chuyện dâm loạn, có người bị thương tật, nhà thường xẩy ra hỏa hoạn mắc bệnh về thần kinh…
Trong “Bát quái minh kính” cũng có nói rằng: “Đường cong như cánh cung ngược trước cửa thì dữ” Cách hóa giải có thể dùng một trong 3 giải pháp: Chôn bí “thái sơn thạch cảm đương” trước cửa hoặc treo tấm gỗ ghi “sơn hải trấn” hay treo gương lõm.
Kinh lỗ ban ghi rằng: “Hai nhà không thể đối diện vì như thế sẽ có một chủ bị suy. Hai cửa không thể đối nhau vì như thế sẽ có một nhà gặp dữ”. Để hóa giải, một số người treo gương: Tam xoa, bát quái, bạch hổ nhưng làm như vậy lại gây ra lo lắng cho nhà đối diện và hai bên cùng tìm cách hóa giải.
Nếu như muốn vừa xóa bỏ được sự uy hiếp về tâm lý “hai cửa đối nhau” lại vừa không để hàng xóm có cửa đối cửa với mình bị mặc cảm, cách làm tốt nhất để giải quyết là trên dạ cửa treo 4 chữ “thiên quan tứ phúc” (ông trời ban phúc). Ngoài ra, chủ nhà có thể bàn với nhà hàng xóm cùng treo 4 chữ “thiên quan tứ phúc” trên cửa để 2 bên đều có phúc.
người khai mở. Hãy cùng Lịch ngày Tốt khám phá con người họ nhé!
Trong thế giới thuật số âm dương Trung Quốc, mỗi một con số đều có ý nghĩa sâu xa của nó, trong đó cùng có hàm chứa sức mạnh thần bí tương đối lớn. Số cách gian phòng trong nhà cũng vậy.
Dựa theo ghi chép của nhiều sách cổ phong thủy, số cách gian trong một ngôi nhà (bao gồm nhà vệ sinh, phòng bếp, phòng cất giữ đồ) tốt nhất không được là 3, 4, 8. Vì sao vậy? Điều này nói ra rất dài dòng, bạn chỉ cần ghi nhớ ba con số này trong phong thủy dương trạch không thích hợp là được số 3, 4, 8 thuộc số hung. Đương nhiên rồi, số cách gian khác như 1 gian, 2 gian, 5 gian, 6 gian, 7 gian và 9 gian đều thuộc số cát ít nhất thì về số lý cũng không có hiện tượng đại hung. Nếu bạn muốn sống trong một ngôi nhà phù hợp với phong thượng thủy thì hãy tham khảo phương pháp này.
Chọn hướng phong thủy nhà hơp. với hàng xóm để tạo được hòa khí và sự may mắn cho mọi người, trong đó có phần của chính bạn.
Vận dụng phong thủy nhà không chỉ là chọn hướng làm việc, nghỉ ngơi thích hợp nhất cho các thành viên của gia đình mà còn là nhiều quy tắc khác nên thực hiện trong mối quan hệ với khách khứa, hàng xóm để tạo được hòa khí và sự may mắn cho mọi người, trong đó có phần của chính bạn.
Sắp xếp vị trí ngồi của khách
Nếu bạn muốn tổ chức 1 bữa ăn tối thành công về mặt giao tiếp xã hội thì cần áp dụng 1 số cách theo phong thủy để đảm bảo mọi người đều được chuyện trò vui vẻ với nhau. Nếu có thể, bạn nên sắp xếp theo hướng phù hợp với cá tính của mỗi người (hoặc hướng tốt nhất theo Quái số của họ). Như vậy, không những các vị khách được thoải mái trò chuyện với nhau, mà còn thể hiện sự tôn trọng khách của chủ nhà.
Nên xếp chỗ cho những người khác phái ngồi cạnh nhau để tạo sự cân bằng về âm dương và bố trí những người thân của mình ở những vị trí thuận tiện để luôn sẵn sàng giúp đỡ khách khi cần thiết.
Khi tổ chức những bữa tiệc tiếp đãi bạn bè, chọn bàn tròn là phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu không có bàn tròn thì chọn bàn hình chữ nhật vẫn tốt hơn bàn hình chữ T hoặc L. Ngoài ra, nếu số lượng khách nhiều hơn số ghế có sẵn thì tốt nhất bạn nên tổ chức tiệc buffet.
Ảnh hưởng của dao kéo trong các mối quan hệ
Trên bàn làm việc, không nên để mũi nhọn của kéo chĩa thẳng về phía bạn hoặc đồng nghiệp. Mũi kéo được xem như mũi tên độc tình cờ chĩa thẳng vào người và chuyển năng lượng thù nghịch về phía bạn. Mũi dao, lưỡi khoan, tua vít, búa… cũng mang ý nghĩa tương tự. Vì vậy, bạn nên lưu ý xem các vật dụng này có hiện diện ở quanh nhà, trong phòng hay không để cất chúng cẩn thận.
Khi bạn chĩa 1 vật thể bén nhọn mang năng lượng thù nghịch vào 1 người khác, rất có thể bạn đã tạo ra 1 sự xung khắc, đối nghịch vô hình với người đó. Trong phong thủy, điều này rất kiêng kỵ và có thể hủy hoại mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn với người khác. Vì vậy, tuyệt đối không tặng bất cứ vật gì có hình dạng bén nhọn, sắc cạnh cho người khác vì chúng có thể tạo ra hậu quả xấu.
Nếu vô tình bạn nhận được 1 vật tương tự như hộp đồ nghề, dao găm hoặc cái mở nút chai hình xoắn, lưỡi kiếm, đầu lâu, cung tên… thì hãy gửi ngay cho người tặng 1 đồng tiền hoặc 1 tờ giấy bạc nhằm hóa giải năng lượng xấu do món quà đó mang lại. Điều này ngụ ý rằng, chính bản thân bạn mua món quà đó và giúp bạn tránh khỏi những ảnh hưởng của năng lượng xấu. Dù bạn có thể tin hoặc không tin điều đó nhưng bạn vẫn nên tránh những vật bén nhọn, tốt nhất là đặt chúng vào đúng chỗ, cất cẩn thận, đặc biệt tránh để chúng ở những vị trí có ảnh hưởng xấu đến bạn và người khác.
Bố trí chỗ ngồi
Khi bố trí chỗ ngồi cho khách, bạn nên chú ý 1 số điều quan trọng sau:
– Không xếp chỗ ngồi vào góc bàn của hình vuông hoặc hình chữ nhật.
– Không xếp chỗ ngồi đối diện trực tiếp với cửa toilet.
– Không xếp chỗ ngồi đối diện trực tiếp với cửa đi vào phòng ăn.
– Không xếp chỗ ngồi trực tiếp bên dưới xà nhà.
– Không xếp chỗ ngồi đối diện trực tiếp với góc tường hoặc cột nhô ra.
Tạo những mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm
Nhằm duy trì và phát triển tình cảm thân thiện với những người hàng xóm, tốt nhất bạn nên khiến không gian nhà mình không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của họ, mà còn mang lại lợi ích cho họ. Muốn vậy, bạn phải bảo đảm môi trường sống của mình tràn đầy khí lành mạnh và có ảnh hưởng tốt đẹp cho láng giềng. Đồng thời, tránh những ảnh hưởng xấu mà kiến trúc hay cách bài trí ngôi nhà của bạn có thể gây ra cho họ.
Những ảnh hưởng xấu của căn nhà có thể tạo ra từ mũi nhọn của chóp mái nhà, xà nhà dôi ra, góc cạnh của ngôi nhà… nếu chúng chĩa thẳng đến mặt tiền nhà của người khác. Khi bạn sử dụng gương Bát quái cũng cần cẩn thận chú ý vì nó là 1 biểu tượng rất mạnh và có thể gây tổn thương cho người khác.
Cổng và hàng rào theo dạng tròn sẽ không tạo ra những mũi tên chĩa vào nhà hàng xóm
Khi căn nhà của bạn bị ảnh hưởng xấu từ bên ngoài mà bạn không thể treo gương bát quái vì không muốn ảnh hưởng đến nhà hàng xóm thì tốt nhất là sử dụng chuông gió hoặc trồng cây để ngăn cản những tác hại đó. Bằng cách này, bạn đã góp phần tạo ra năng lượng tốt đẹp cho cuộc sống của những người xung quanh, đồng thời duy trì mối quan hệ hàng xóm luôn tốt.
Ngoài ra, có thể lắp đặt những ngọn đèn trước cổng nhà để tạo ra năng lượng tốt lành cho hàng xóm. Đây là hành động thể hiện sự hòa hiếu và giao lưu mật thiết giữa bạn với những người láng giềng. Nếu nhà bạn có hàng rào ngăn cách với nhà bên cạnh thì hãy bảo đảm những kiểu thiết kế của hàng rào không gây ảnh hưởng đến nhà họ.
Bảo vệ góc may mắn của các thành viên trong gia đình
Góc Tây Bắc do cung Càn ngự trị chính là nguyên nhân đem lại những điều may mắn hay bất hạnh cho các thành viên sống trong nhà. Vì vậy, góc này trong bất cứ ngôi nhà nào đều phải được bảo vệ cẩn thận.
Góc Càn không được xác định theo hướng của cửa chính, mà phải xác định theo hướng Tây Bắc của la bàn. Khi đã xác định chính xác, bạn nên treo chuông gió gồm 8 ống kim loại rỗng ở góc này để thu hút những điều tốt đẹp, may mắn đến với cuộc sống của bạn. Bằng cách này, bạn cũng có thể cung cấp năng lượng cho vận may của người cha trong gia đình.
Không nên để đèn sáng ở góc Tây Bắc của ngôi nhà, vì như vậy sẽ thu hút những bất hạnh, những rủi ro vào nhà. Ngoài ra, sự hiện hữu của Hỏa tại hướng Tây Bắc cũng rất có hại. Vì vậy, bạn không nên lắp đặt đèn chiếu sáng hoặc đèn chùm ở đây.
Trong “Hoàng đế trạch kinh” có viết: “Địa thiện, miêu mậu thịnh; trạch cát, nhân hưng long”. Trong “Bí lục phong thuỷ” cũng có ghi chép về phương diện này, ý nghĩa ở đây là tuy xét đến tướng người là nhìn vào người, xét tướng trạch là nhìn vào trạch, nhưng vận cát hung, hoạ phúc của mỗi người đều phải chịu ảnh hưởng của phong thuỷ nhà ở. Nói cách khác, phong thuỷ nhà ở cát lợi thì người ở trong đó mới hưng long. Cho nên, nếu ở trong nhà có tướng cát thì sẽ nhận được vận cát, mọi sự luôn bình an. Người xưa đã xác nhận điều này qua cuộc sống, nhưng đây mới chỉ là một cách nói trên cơ sở nguyên tắc cơ bản.
Cũng là nhà ở, trong nhà có người là công chức, có người làm nghề tự do, cũng có người trực tiếp sử dụng nhà ở để kinh doanh buôn bán. Cho nên, không phải bất kỳ ai ở trong nhà cát tưởng đều có thể gặp đại cát đại lợi. vấn đề là phải phối hợp với các nhân tố môi trường địa lý có liên quan để chọn được một căn nhà thích hợp, đảm bảo an toàn, thuận lợi cho cuộc sống, như vậy mới thực sự là nhà có tướng cát.
Học giả phong thuỷ cho rằng, sự hung cát của mệnh số một người phải nhờ vào trời đất và sự phối hợp tự thân của người đó. Trời đất là tất cả những gì thuộc về môi trường tự nhiên, ngoại trừ bản thân con người đó. Sự hài hoà hai phương diện nhà ở và người ở trong nhà đó chính là ngôi nhà có cát tướng.
Nếu một ngôi nhà có những đặc điểm về phong thuỷ rất tốt, một người nào đó sau khi vào ở luôn thấy đầu óc quay cuồng, hoặc cảm thấy không thuận tiện, Tất khó quen v.v… vậy thì ngôi nhà này không phải là nhà cát tường đối với người đó.
Cho nên, phong thuỷ học cho rằng, gọi là nhà cát tường nó có hai hàm ý: một là nhà đó phải phù hợp những nguyên tắc lớn và lý tưởng hoá cơ sở; hai là vừa phù hợp lý luận cơ bản, vừa hợp với người ở. Cho nên, khi phán đoán phong thuỷ nhà thường có hai tình huống xảy ra: một loại là: “ngôi nhà này tuy phong thuỷ rất tốt nhưng không hợp với bạn”; hai là: “đây là ngôi nhà cát tường rất tốt, và rất hợp với vận khí của bạn”.
Thuật phong thuỷ nhà là sự phán đoán hung cát đối với một ngôi nhà hoặc một mảnh đất trống nào đó, chứ không phải là sự phán đoán về cá nhân con người. Cho nên, phàm là nhà đất ở có cát tướng nhưng không nhất thiết đều thích hợp với tất cả mọi người. Vì vậy, chúng ta cần dựa vào lập trường bản thân để xem xét sự hung cát của phong thuý nhà để tìm được nơi ở phù hợp cho mình.
► Mời bạn đọc: Những câu nói hay về tình yêu và suy ngẫm |
Màu sắc trong phong thuỷ sẽ được dựa vào bản mệnh của chủ nhà và hướng của ngôi nhà. Sau đây là một số thông tin khi sử dụng màu sắc trang trí nhà theo quan điểm của phong thuỷ mà bạn có thể tham khảo.
1. Màu sắc phong thuỷ và bản mệnh chủ nhà
- Thuyết ngũ hành có 5 mệnh là Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy và tương ứng là các màu sắc đặc trưng.
+ Màu xanh tượng trưng cho Mộc
+ Màu đỏ tượng trưng cho Hỏa.
+ Màu vàng tượng trưng cho Thổ
+ Màu Trắng tượng trưng cho Kim
+ Màu tối như (tím, sẫm, xám đen, xám...) tượng trưng cho Thủy.
- Bạn cũng cần quan tâm đến tính tương sinh của ngũ hành là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc và tính tương khắc của ngũ hành là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Sau khi nắm vững màu sắc của từng mệnh và tính tương sinh tương khắc thì chủ nhà nên chọn màu sắc trang trí hợp với bản mệnh của mình và hướng đến các mối quan hệ tương sinh, tránh tương khắc.
Ví dụ như nếu chủ nhà mạng Kim thì căn cứ vào bảng trên, ta có thể chọn màu trang trí là màu trắng (tượng trưng cho mạng Kim) hoặc sử dụng màu vàng (vàng nhạt) thuộc hành Thổ và tránh màu đỏ, hồng vì Thổ sinh Kim, còn Hoả thì khắc Kim.
Với người mạng Kim thì màu sắc trang trí thích hợp cho ngôi nhà là màu vàng hoặc trắng.
2. Màu sắc phong thuỷ và hướng nhà
Theo Ngũ hành thì màu sắc các hướng tương ứng là:
- Màu xanh dương thuộc Thủy (hướng Bắc);
- Màu đỏ thuộc hành Hỏa (hướng Nam);
- Màu trắng thuộc hành Kim (hướng Tây);
- Màu xanh thuộc hành Mộc (hướng Đông);
- Màu vàng thuộc hành Thổ (Trung cung).
Còn các hướng như Đông Nam: màu tốt nhất là xanh lục nhạt; Tây Nam: màu tốt nhất là vàng, nâu nhạt; Tây Bắc: Màu tốt nhất là trắng, bạc. Chúng ta cũng lưu ý đến mối quan hệ tương sinh, tương khắc giữa các màu thuộc các hành khác nhau để chọn màu sao cho phù hợp tránh chọn màu tương khắc với hướng.
Bản đồ tương sinh và tương khắc các hành trong phong thủy
3. Một số lưu ý
- Ngoài ra đồ nội thất trong nhà cũng nên hài hoà với màu sắc trang trí trong nhà, tránh sử dụng quá nhiều màu sắc tương phản trong đồ nội thất vì màu sắc quá nhiều có thể tạo cảm giác chóng mặt, gây tâm lý bất an.
- Các màu sắc trong ngũ hành mang tính tương đối. Ví dụ màu đỏ tượng trưng cho hành Hoả thì không nhất thiết phải sử dụng màu đỏ, ta có thể sử dụng màu tương tự như đỏ, hồng nhạt, hồng đậm...
Những quy tắc trên đây mang tính tham khảo cho bạn trong sắp xếp, trang trí nhà cửa. Chúc các gia đình có tổ ấm xinh xắn riêng dành cho mình.
Chư Kha
Ảnh: Internet
thiên sứ (Thủy) thiên thương (Thổ)
***
Hai sao này đóng ở vị trí cố định: Sứ đóng ở cung Tật, Thương đóng ở cung Nô.
1. Ý nghĩa của thương, sứ:
2. Ý nghĩa của thương, sứ ở cung hạn:
- Thương Xương hay Khúc: tác họa khủng khiếp, có thể chết non nếu 2 hạn cùng xấu.
- Thương, Sứ, Kình, Hỏa, Riêu, Cự: hại của, hại người
- Thương, Sứ: hay ốm đau (Sứ), hay rắc rối vì bạn
- Sứ, Cơ, Cự, Hình: kiện tụng
- Sứ, Tuế: chết nếu đại hạn xấu
- Sứ, Thiên Không, Lưu Kình đồng chiếu vào hạn: chết
- Sứ, Tang Hổ: có tang. Tại cung nào, tang có thể xảy ra cho người đó.
- Sứ ở Tý, Kình Đà, Tuế vào nhị hạn : chết
- Sứ gặp Lục Sát: chết
- Thương Sứ ở Tý, Dần: độc
- Sứ, Kình, Đà: dữ (Tử, Đồng, Lương giải được)
- Sứ Xương: khoa trường, thi cử lận đận
- Thiên Thương, Thiên Hình: bị đánh
- Thiên Thương, Tang Môn: có tang, có sự biến đổi phi thường
- Thương, Khốc: thi cử lận đận.
Năm hạn mà gặp 2 sao này thì không chết cũng nguy mạng, nếu thiếu sao giải đủ mạnh.
3. những sao giải thương, sứ:
a. Chính tinh: Tử, Phủ, Lương, Đồng
b. Bàng tinh: - Khoa, Lộc, Tả, Hữu, Quang Quý, Khôi Việt
c. Cung phúc tốt:
Việc chế giải ở đây không có nghĩa là sự việc đó hoàn toàn không xảy đến mà là nếu có đến, chuyện chẳng may đó không tác họa đúng mức, nếu gặp sao giải hiệu lực.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thiên Nga (##)
Nhà vệ sinh thường nhỏ, có cửa sổ hoặc không có cửa sổ, việc lấy ánh sáng tự nhiên và thông gió cũng thường bị xem nhẹ, dẫn tới ẩm thấp.
Theo phong thủy học truyền thông, nhà vệ sinh là nơi tích tụ nước, nếu luôn ẩm thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe gia chủ. Vì vậy, khi thiết kế cần phải trổ cửa sổ, để ánh mặt trời và không khí từ ngoài có thể dễ dàng lọt vào trong, đảm bảo có ánh sáng tự nhiên đầy đủ, không khí lưu thông, khí nặng mùi dễ dàng được tản ra ngoài, hơi ẩm cũng bay ra.
Gian vệ sinh nếu không sạch sẽ, luôn ẩm thấp và bí không khí, thì mùi ẩm mốc và hơi xú uế nhiều không có chỗ thoát, khiến cả không gian trong nhà đều bị ô nhiễm. Nhằm không để cho âm khí bất lợi tràn ngập khắp ngôi nhà, thì ngoài việc phải đảm bảo gian vệ sinh luôn cao ráo, thông gió tốt còn có thể lợi dụng các biện pháp cải thiện sau:
– Dùng tinh dầu thơm hoặc các loại sáp thơm để át mùi xú uế.
– Chọn dép lê, thảm chùi chân có màu sắc nhẹ nhàng, tương phản với màu tường như màu: vàng chanh, xanh nước biển, phớt hồng, ngà voi sẽ làm tăng cảm giác sạch sẽ cho gian vệ sinh.
lược, xà phòng thơm, sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội đầu…, giá treo khăn mặt, khăn lau được bố trí thích hợp, hài hòa, có dép, thảm phù hợp, có cửa sổ hoặc quạt thông gió mở liên tục để không khí trong ngoài luôn lưu thông trao đổi, đảm bảo khô ráo sạch sẽ, bên cạnh đó còn có tinh dầu hoặc túi thơm tạo cảm giác thư giãn.
a ) NGŨ KỴ
-Kỵ môi xám mà lưỡi đen
-Kỵ yết hầu nổi màu đen hoặc đỏ mà ngày thường khoẻ mạnh hay khi mới bị bệnh chưa thấy hai màu đó xuất hiện ở yết hầu
-Kỵ sắc đen xạm hiện ra ở thiên thương và Địa các
-Kỵ khoé miệng có màu vàng nghệ
-Kỵ lòng bàn tay bỗng nhiên khô cằn
Lúc chưa bị bệnh, gặp một trong các màu trên ở các bộ vị kể trên thì chắc chắn khó tránh bị mắc bệnh. Nếu đã bị bệnh mà phạm vào một hay nhiều điều cấm kỵ trên thì đó là dấu hiệu bệnh chuyển từ nhẹ sang nặng. Nếu phạm vào cả năm điều trên thì xác suất càng cao hơn nữa.
b ) NGŨ TUYỆT
Trong lúc bệnh mà gặp một trong năm tuyệt chứng sau đây thì khó mong mau lành, sắc càng rõ thì hậu quả càng tai hại. Nếu đồng thời hội đủ cả Ngũ tuyệt thì chắc chắn không tránh khỏi tuyệt mạng vì cả Ngũ tạng đều kiệt lực.
-Tâm tuyệt : Hai môi túm cong lại, màu môi đen và khô, chủ về tim kiệt sức, bộ máy tuần hoàn sắp ngưng hoạt động
-Can tuyệt : Bệnh nhân cứng miệng há ra được nhưng không ngậm lại được, vành trong mắt nốt ruồi sắc đen là dấu hiệu cho biết gan đã kiệt
-Tỳ tuyệt : Môi xám xanh mà thu hẹp lại , sắc mặt vàng vọt thê lương là dấu hiệu cho biết khí ở tỳ vị sắp tuyệt
-Phế tuyệt : Mũi xạm đen, da mặt khô xạm là dấu hiệu ở phổi đã cạn
-Thận tuyệt : Hai tai khô, xạm đen đột nhiên bị ù tai hoặc điếc hẳn nướu răng đổ máu và răng khô là được khí ở thận đã dứt.
2 - Các loại bệnh và dấu hiệu bệnh
Dưới đây là lược huật phương pháp quan sát màu sắc một số bộ vị có thể biết được căn nguyên phát sinh bệnh trạng cùng là dự đoán phần nào được sự chuyển biến của bệnh.
Bệnh ở tim và hệ thống tuần hoàn: Lông mày nhăn nheo, Sơn căn nhỏ hẹp, hai mắt cũng như khu vực quanh mắt có khí sắc đen xạm hoặc xanh pha đen.
Bệnh ở gan: Hai tròng mắt có gân vàng pha hồng, khí sắc khô xạm
Bệnh ở khu vực tỳ vị: Sắc mặt ( Bao gồm tất cả mọi bộ vị ) xanh pha vàng thuộc loại tà sắc, thần khí trì trệ, suy nhược, môi trắng bệnh ăn uống kém
Bệnh ở bộ máy hô hấp: Lưỡng quyền xạm đen và khô cằn, lúc nóng, lúc lạnh thất thường
Bệnh ở thận: Sắc mặt đen xạm, đặc biệt là hai tai và trán đen hơn lúc bình thường, mục quang hôn ám
Chứng khật khùng: Mắt lồi, trong mắt có sắc vàng, phía dưới mắt có sắc trắng như màu đất mốc, đó là dấu hiệu kẻ có bản chất nóng nảy, mất tự chủ như Tôn Thất Thuyết trong lịch sử Việt Nam cuối thể kỷ 19
Chứng thổ huyết: Sơn căn nhỏ, gầy và trơ xương, mắt có sắc xanh xạm
Chứng hoại huyết: Da mặt và tứ chi sắc vàng pha xanh và khô, râu ria đỏ như râu ngô ( mà bản chất không phải là loại Hoả hình ) tóc rụng nhiều
Chứng thận suy: Phần lệ đường bị ám đen, sắc mặt ảm đạm, mắt trũng sâu là dấu hiệu của kẻ trong tuổi thanh xuân đã hoang dâm vô độ, nên thận suy yếu và hiện ra các khí sắc kể trên tại các bộ vị dẫn thượng
Dấu hiệu bệnh nặng, nhưng sẽ thoát khỏi hiểm nghèo: Mặc dầu bệnh trạng ra sao mà nhãn quang thanh thản, linh hoạt, còn ngươi đen láy, có thần khí, chắc chắn không có gì nguy hiểm đến tính mạng
Triệu chứng sắp chết: Hai tai, miệng ( kể cả khu vực xung quanh ) đều xám đen và khô, hai mắt đờ đẫn, nhãn cầu gần như ngưng đọng là dấu hiệu sắp sửa tắt thở
Dấu hiệu sắp bị bệnh: Sơn căn xám đen, thiên đình có vết xám và lan rộng dần ra xung quanh, Chuẩn đầu ám đen và khô
b ) Về mặt mạng vận
1 - Các trạng thái biến thiên của thời vận
Trạng thái thời vận cực thịnh: Trạng thái vận khí cực thịnh khí sắc biểu hiện vận khí cực thịnh gồm có :
-Mạng môn ( Aán đường ) chuẩn đầu đều màu hồng
-Aán đường sáng sủa
-Chuẩn đầu hiện rõ màu tía nhạt pha lẫn màu vàng nhạt trông sáng láng
-Râu, lông mày tươi đẹp, có thần
Có một trong các biểu hiện trên là dấu hiệu của thời cực vận cực thịnh. Làm quan sẽ thăng tiến, đi buôn sẽ thu hoạch tối đa, càng hoạt động càng phát huy hảo sự
a ) Trạng thái thời vận đứng vững lâu dài : Biểu hiện bề ngoài của loại vận khí này là :
-Nhãn thần sung túc sáng sủa
-Hai tụng lưỡng quyền Aán đường, chuẩn đầu, quanh năm tươi nhuận, không bị hôn ám, lòng bàn tay hồng hào hoặc mịn màng
Có những dấu hiệu trên thì diện mạo, bộ vị đôi lúc bị hôn ám bề ngoài nhưng ẩn hiện sắc sáng vẻ thanh ở trong là vận khí vững vàng thì sự hôn ám của các bộ vị khác trên mặt không đủ gây trở ngại cho tiến trình phát đạt.
Người có loại thời vận trên mưu sự gì cũng được toại nguyện làm điều gì cũng có lợi.
b ) Trạng thái thời vận bắt đầu tu: Khi vận khí bắt đầu tụ sắc thì đó là dấu hiệu báo trước tài lộc sắp tới, càng hoạt động càng tốt đẹp thêm. Ví dụ khi gặp các trạng thái sau :
- Sắc mặt hôn ám, nhưng gián đài, đình úy sáng sủa, có sắc hơi vàng lạt phương lẫn màu màu tía lạt.
- Mặt mũi trông hôn ám, nhưng nhìn kỹ thì lại có ẩn tàng tươi mịn bề trong, lòng trắng của mắt không có tia máu, râu tóc tươi đẹp. Trong trường hợp này, bất kể là màu sắc gì mà kẻ tinh mắt thấy rõ là có khí sắc thì chắc chắn tốt sắp phát hiện, tạo thành trạng thái thời vận toàn thịnh trong tương lai.
c ) Trạng thái thời vận sắp biến chuyển từ xấu tới xa ra tốt: Nói cho đúng, đây là loại vận khí giúp ta biến hung thành kiết, gặp dữ hoá lành, tuy gặp cảnh khó khăn nhưng rốt cuộc vẫn lướt qua được. Dấu hiệu bề ngoài của trạng thái này là:
- Sắc mặt hôn ám nhưng ánh mắt sáng sủa
- Sắc mặt xanh đen, nhưng chuẩn đầu có màu vàng lạt tươi mịn
- Sắc mặt đỏ nhưng có pha lẫn màu vàng lạt (hoặc hồng) tươi mịn
Người có trạng thái thần sắc kể trên thì tuy gặp lúc thất bại nhưng sau đây, thất bại lại trở nên thành công, thất y trở thành đắc ý.
d ) Trạng thái thời vận bắt đầu xấu: Dấu hiệu của trạng thái vận khí bắt đầu xấu là khí sắc trên mặt không sáng sủa đều, hoặc trông sáng không ra sáng, trông hôn ám không ra hẳn hôn ám, hoặc câm có râu trắng hiện ra, hoặc chuẩn đầu hiện ra màu hồng đâm thuần tuý không có màu vàng lạt đi kèm.
Gặp trạng thái trên, nên cố giữ mức độ bình thường hoặc bảo trì hiện tại, tuyệt đối không nên vọng động vì càng vọng động thì càng đi đến hậu quả xấu hơn.
đ ) Trạng thái thời vận sắp tàn lụi: Trạng thái này là giai đoạn kế tiếp của trạng thái kể trên, dấu hiệu bề ngoài có thể nhận thấy là :
- Thoáng trông mặt mũi rạng rỡ, nhưng nhìn kỹ thấy lác đác có vài chỗ sắc thái tạp loạn, không toàn vẹn
- Mặt sáng nhưng hai tai và chuẩn đầu ám đen hoặc không sáng, ánh mắt mờ yếu
- Mặt trông sáng láng nhưng trắng bệch không có vẻ chân khí ẩn tàng. Đây là trạng thái được tướng học mệnh danh là hữu sắc vô khí
Gặp loại khí sắc đột nhiên xuất hiện chỉ nên an phận thủ thường không nên vong động, cố cưỡng lại chỉ nghĩ đến thất bại vô ích.
e ) Trạng thái thời vận xấu:
- Sắc mặt thoáng trông có vẻ sáng sủa nhưng nhìn kỹ thì thấy khô và hai mắt hôn ám
- Da mặt đen xạm khô khan
- Khí sắc biến đổi thất thường ( hoặc một vài bữa, hoặc năm sáu ngày ) không phải vì bệnh trạng mà tự nhiên phát hiện
Đây là trạng thái khí sắc xấu nhất, tuyệt đối không nên mưu sự, cầu danh trong giai đoạn có loại khí sắc kể trên xuất hiện.
2 - Sắc và vận mạng qua thời gian
a ) KHÍ SẮC VÀ VẬN MẠNG THEO TỪNG MÙA
*Mùa xuân : Ba tháng mùa xuân thuộc Mộc, sắc xanh, muốn coi vận mạng của con người ( Đây chỉ nói về đàn ông ) thì coi xương quyền bên trái.
- Quyền trái mà mùa xuân có sắc xanh thì trước lo lắng sau vui vẻ
- Quyền trái về mùa xuân có sắc đỏ là tương sinh ( Mộc sinh Hỏa ) chủ về sự trước có tai họa khẫu thiệt sau thành sự đắc ý thỏa lòng
- Quyền trái về mùa xuân có sắc trắng là tương khắc ( Kim khắc Mộ ) chủ về tụng ngục, hoặc tang ma trong vòng ba tháng sẽ thấy ứng nghiệm
- Mùa xuân mà Quyền trái biến thành sắc vàng khè là điềm tương khắc (Mộc khắc Thổ ) tối hung, có thể bản thân bệnh nặng hoặc chết, nếu lưu niên vận hạn năm đó, mùa đó cũng là Quyền trái.
*Ngoài ra , trong ba tháng mùa xuân mà thấy :
-Mũi có màu đỏ tươi : Thân mình bị tai nạn cây gẫy hoặc người nhà bị thương tích , đổ máu vì cây gẫy
- Sơn căn có sắc ám đen chủ anh em gặp tai nạn, hoặc gia súc thất lạc
- Khí sắc ám đen mà ăn lan cả lên Aán đường chủ về văn chương trì trệ
- Khí sắc ám đen cả khu vực mắt chạy dài tới cả hai tai là trong nhà có tang sự hoặc chết hụt
- Mắt trái sắc xám xanh: Con trai bị tai ách, nếu là mắt phải chủ về tai ách của con gái
- Mắt trái có sắc pha hồng mà tươi mịn, chủ về con trai lại có tin vui: vợ có mang chủ sinh con trai, mắt phải có dấu hiệu tương tự chủ về con gái
- Nếu đàn bà có thai mà cả hai mắt và khu vực dưới mắt đều sắc ám đen mà lại không được sáng sủa thì đó là dấu hiệu thai sản khó khăn, có thể nguy hiểm đến tính mạng thai nhi lẫn sản phụ
- Nếu trong ba tháng mùa xuân mà bỗng nhiên môi trên từ sắc thái bình thường chuyển sang sắc trắng rõ rệt là điềm báo trước về bệnh ruột
- Nói chung, nếu mũi từ chuẩn đầu đến Aán đường) và trán về ba tháng mùa xuân có sắc sáng do màu vàng pha hồng tạo nên thì trong vòng từ 27 đến 47 nagỳ sẽ có tin lành đưa tới (hoặc là tiền bạc, nhà cửa, con cái …)
*Mùa hạ : Ba tháng mùa hạ thuộc Hỏa, sắc chính yếu của mùa hạ là màu đỏ ( biến thái là màu tía màu hồng ). Bộ vị được dùng để đoán vận khí xấu tốt trong ba tháng hè là trán
- Trán về ba tháng hè mà có màu sắc đỏ rõ ràng là chính cách, chủ về sự có lôi thôi khẩu thiệt, nhưng sau đó lại trở thành tốt lành. Tướng pháp gọi đó là tỷ hòa ( Hoả gặp hoả )
- Trán về ba tháng hè có sắc xanh pha vàng là tương sinh ( Thổ Mộc sinh Hỏa ) thì trước xấu sau tốt
- Trán mà ba tháng hè có sắc đen hoặc trắng là điềm bất lợi, dễ bị bệnh hoạn
- Sắc tía hiện rõ rệt trên trán trong khoảng thời gian này là điềm báo trước cò nhiều sự bất trắc về quan tụng, đồ vật
- Hai mắt về mùa hạ cũng như lông mày, pháp lệnh hôn ám là thân thể bất an
- Hai cánh mũi có sắc đen pha tía là điềm tật bệnh về khí huyết
- Sơn căn sắc đen chủ huynh đệ có việc lôi thôi đưa đến tụng đình hoặc đồ vật thất tán
-Thùy châu ám đen : Vật tài hao tổn , vành tai mà đen xạm thì chính bản thân dễ chết vì tật bệnh tai nạn
- Nếu lưỡng quyền sắc đỏ tươi, mịn màng, từ chuẩn đầu đến tận trán có pha sắc vàng pha hồng tươi sáng là điềm báo trước mọi sự thuận lợi. Nếu tất cả các bộ vị trên bị pha xanh xám pha đen xạm là điềm trăm sự thất bại
- Sống mũi mà đen xám nhưng chuẩn đầu tươi nhuận hồng hào thì đau ốm nhì nhằng. Nếu tất cả đều hôn ám thì khó tránh khỏi chết vì tật bệnh
*Mùa thu : Ba tháng mùa thu thuộc Kim, sắc trắng là chính cách. Muốn xem vận khí mùa thu thì lấy quyền bên phải làm chuẩn.
- Quyền phải sắc hồng hoặc đen là chính cách hoặc tương sinh , trước buồn sau vui
- Chuẩn đầu trong ba tháng mùa thu mà có sắc đỏ như mào gà chọi là điềm quan lộc hao tổn, tụng ngục lôi thôi
- Phía dưới hai mắt có màu đỏ là điềm xấu về con cái. Mắt phải con gái, ngược lại là phía con trai
- Ngư vĩ sắc đen là có tai nạn về sông nước. Sơn căn có sắc đen, mép miệng cũng hắc ám là điềm tật bệnh nội tạng
- Nếu mui ( từ đầu đến cuối ) hơi có khí sắc vàng mà rõ là công danh, tài lợi tấn phát
*Mùa đông : Ba tháng mùa đông thuộc Thủy, tượng trưng bằng màu đen. Muốn xem vận khí trong khoảng thời gian này phải lấy Địa các làm chủ.
- Ba tháng mùa đông mà cằm có sắc đen thì trước xấu sau tốt. Có sắc xanh thì tương sinh ( Thủy sinh Mộc ) kết quả tương tự
-Cằm có sắc vàng về mùa đông chủ về tụng ngục , sắc trắng chủ chết chóc
- Lưỡng quyền về mùa đông có sắc đen là biểu hiện tai nạn hoặc tiền bạc hao phá
- Sơn căn sắc đen pha vàng : bất lợi về khẩu thiệt
- Aán đường xanh vàng : Cầu công danh sẽ thất bại. Nếu có sắc đen pha tía lẫn lộn thì coi chừng xe cộ, sông nước
- Dưới hai mắt có màu xanh vàng : Trong vòng mười ngày có chuyện lôi thôi, có sắc đỏ là lôi thôi quan tụng, sắc vàng là tin vui
-Đầu lông mày có sắc đỏ chủ lôi thôi về những chuyện không đâu
-Trái lại, nếu phía dưới hai mắt có sắc vàng nhuận là điềm lành, làm việc gì cũng đạt sở nguyện
Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là trước khi áp dụng vận khí bốn mùa cần phải xét xem người đó thuộc về hình gì trong năm hình rồi áp dụng nguyên lý tương sinh tướng khắc vào Ngũ hình để ấn định tầm ảnh hưởng tổng quát tiên khởi rồi mới áp dụng vận khí bốn mùa sau. Đi ngược lại điểm khởi nguyên này, sự đoán định mất hết giá trị, đôi khi còn đưa đến kết quả ngược lại.
b ) KHÍ SẮC VÀ MẠNG VẬN HÀNG THÁNG
*Tháng Giêng : ( vị trí chủ yếu ở tại cung Dần , trên Pháp lệnh phải ) tháng giêng thì diện bộ có sắc xanh trắng hiện rõ từng, điểm sáng sủa tinh khiết là sắc tốt, chủ về vận khí đang lên.
*Tháng hai : Trong tháng hai thì trên mặt cần phải hiện rõ sắc hồng tía nếu không thì sắc xanh sáng sủa hiện thành từng mảng mới là sắc tốt, vận khí hạnh thông.
Xem khí sắc tháng hai phải xem ở cung Mão ( từ đuôi mắt phải đến khoảng giữa tai phải ).
*Tháng ba : Bộ vị chủ yếu tại cung Thìn, nói khác đi đó là Thiên thương ( khoảng cuối chân mày phải tới đầu tai bên phải ).
Màu vàng phương hồng : đắc cách, trắng hoặc đen rõ ràng là phá cách. Trong ba tháng màu sắc cần phải lạt. Thiên thương đắc cách là triệu chứng tốt bị ám đen hoặc trắng là tang chế, xanh quá rõ là dấu hiệu báo trước bản thân sẽ gặp tai ách.
*Tháng tư : Khí vận tụ lại ở cung Tỵ ( khu vực từ Thái hà tới Nguyệt giác tức là từ phía trên mày phải tới mép tóc phải ).
Màu tốt nhất là màu hồng tía sáng sủa : chủ mọi việc tốt đẹp, khí sắc trì trệ là bất tường
Các màu khác đều khắc tỵ : màu đen chủ về chết chóc, xanh chủ về hình phạt, vàng chủ về thất tán, trắng chủ về ma chay.
*Tháng năm : Khí vận tụ ở cung Ngọ ( khoảng từ Aán đường chạy thẳng lên mí tóc trên trán )
Màu đỏ hoặc hồng tía là khí vận tốt. Các màu khác đều biểu hiện sự thất ý, thất là màu xanh.
*Tháng sáu : Khí vận tu ở cung Mùi ( khoảng đầu chân mày trái tới phía trên Nhật giác )
Sắc chính trong tháng này là cung Mùi phải có màu vàng pha tía. Nếu có sắc xanh xạm hoặc chỉ hơi hồng mà lẫn trắng trộn với nhau thì công việc trì trệ hay gặp tai ách.
*Tháng bảy : Khí vận tụ ở cung Thân ( khoảng cuối đuôi mày trái tới Thiên thương ).
Sắc chính là tốt là sắc vàng và trắng. Kỵ pha sắc đỏ hoặc đen xạm. Nếu sắc chính là trắng pha chút màu vàng hoặc tía chủ đại cát.
*Tháng tám : Khí vận tháng tám coi tại cung Dậu
Khí sắc chính là ít vàng nhiều tía, không nên có nhiều sắc hồng hoặc đỏ rõ rệt. Trong khoảng tháng tám, chẳng kỵ sắc hồng và đó ở cung Dậu mà còn kỵ ở bất cứ bộ vị nào nữa.
*Tháng chín : Khí vận tháng chín coi tại cung Tuất.
Khí sắc chính là màu và hồng, kỵ màu đỏ, xanh, đen. Màu đen trong thời gian này chỉ tai họa. Màu vàng cần hiện ở ngoài, màu hồng thì mới tốt, ngược lại là xấu.
*Tháng mười : Khí vận tháng mười coi tại cung Hợi
Màu trắng: chủ về tài lộc với điều kiện sáng sủa
Màu đỏ: tai ách
Màu vàng: bệnh tật
Màu xanh: không may mắn về cầu công danh sự nghiệp
*Tháng mười một : Khí vận coi tại cung Tý
Màu sắc tốt là màu sắc đồng dạng với tháng mười. Có màu xanh hoặc đen thuần túy sáng sủa là trung bình, tối kỵ màu hồng, màu đỏ dù là từng nảng hay từng chấm nhỏ cũng vậy
*Tháng chạp : Khí vận tháng chạp coi tại cung Sửu (từ mép miệng phải chạy ngang má và chạy dọc xuống hạ đình)
Màu sắc chính yếu đắc thế của tháng chạp là hai màu xanh, màu vàng. Điều đáng chú ý nhất là cả hai màu đó phải mờ ám nhưng không được ngừng trệ bở sự xuất hiện bất chợt của các màu đen hoặc đỏ ở cung Sửu.
Tuy nhiên vì hạn chung Tý, Sửu ở sát gần nhau nên ta phải phân rõ mảu sắc giao liên của chúng. Tháng chạp thì cung Sửu có thể trắng nhưng cung Tý phải đen mới hợp cách.
Tóm lại, khi dựa vào khí sắc để đoán vận khí tốt xấu, cần phải nhớ các nguyên tắc căn bản sau đây :
a ) Theo đúng nguyên lý vạn vật biến chuyển không ngừng, khí sắc mỗi tháng cũng biến chuyển theo từng tiết ( mỗi tháng có 2 tiết, mỗi năm 24 tiết ) :
-Từ mồng 1 đến 15 mỗi tháng: Khí sắc tươi nhuận và rõ rệt
-Từ 15 đến cuối tháng chỉ cần tươi nhuận nhưng phải mờ dần
b ) Sắc diện mỗi ngày ở một người vô bệnh tật cũng biến chuyển.
Buổi sáng mới thức dậy: khí sắc trong sáng, buổi trưa mạnh mẽ và buổi chiều an tĩnh.
c ) Chỉ có loại khí sắc tự nhiên mới cho phép dự đoán vận hạn hàng tháng, hay hàng năm mà thôi. Khí sắc hàm dưỡng, hay tà khí dùng để khám phá khí phách tinh thần.
e ) KHÍ SẮC VÀ VẬN MẠNG HÀNG NĂM
Cũng vẫn áp nguyên tắc tương sinh, ta có thể phối hợp cách cấu tạo của bộ vị đó về hình thể với màu sắc của bộ vị đó đến biết được vận khí cá nhân năm đó tốt xấu ra sao.
Sau đây là bảng liệt khê các bộ vị tương ứng với từng năm áp dụng cho đàn ông ( riêng đối với đàn bà, các bộ vị bên phải của đàn bà có ý nghĩa của các bộ vị bên trái của nam giới và ngược lại. Các bộ vị trung ương có giá trị chung cho cả nam lẫn nữ) :
TUỔI |
TÊN BỘ VỊ | VỊ TRÍ TRÊN KHUÔN MẶT |
1,2 | Tả Thiên luân | Phía đầu tai trái |
3,4 | Thiên thành | Khoảng giữa tai trái |
5,6,7 | Thiên quách | Phần cuối tai trái |
8,9,10 | Hữu thiên luân | Đầu tai bên phải |
11,12 | Nhân luân | Khoảng giữa tai phải |
13,14 | Địa luân | Phần cuối tai phải |
15 | Thiên trung | |
16 | Phát tế | Chân tóc trán chính giữa |
17 | Nhật giác | Mép tóc bên trái |
18 | Nguyệt giác | Mép tóc bên phải |
19 | Thiên đình | Chính giữa trán |
20 | Tả Phụ giác | Phần góc trán từ chân mày trái chạy thẳng lên |
21 | Hữu Phụ giác | Phần góc trán từ cuối chân mày phải đi lên |
22 | Tư không | Phần giữa trán ở dưới thiên đình |
23, 24 | Tả hữu Biên thành | Hai bên phải trái của chân tóc |
25 | Chính trung | Phần trái ngay bên Aán đường |
26 | Khâu lăng | Phần xương đầu phía trên tai trái |
27 | Phần mô | Phần xương đầu phía trên tai phải |
28 | Aán đường | Khoảng giữa hai đầu lông mày |
29, 30 | Tả hữu sơn lâm | Phần xương đầu hai bên sọ |
31 | Lăng vân | Phần trán phía trên xương lông mày trái |
32 | Tử khí | Phần trán phía trên xương lông mày bên phải |
33 | Thái hà | Lông mày trái |
34 | Phồn hà | Lông mày phải |
35 | Thái dương | Đầu mắt trái |
36 | Thái âm | Đầu mắt phải |
37 | Trung dương | Khoảng giữa mắt trái |
38 | Trung âm | Khoảng giữa mắt phải |
39 | Thiếu dương | Khoảng cuối mắt trái |
40 | Thiếu âm | Khoảng cuối mắt phải |
41 | Sơn căn | Phần mũi ở giữa hai mắt |
42 | Tịnh xá | Khoảng dưới mắt trái thông với mũi |
43 | Quang điện | Khoảng dưới mắt phải thông với mũi |
44 | Niên thượng | Phần trên sống mũi |
45 | Thọ thượng | Phần dưới sống mũi |
46, 47 | Tả hữu quyền | Quyền bên trái và quyền bên phải |
48 | Chuẩn đầu | Chót mũi |
49 | Gián đài | Cánh mũi trái |
50 | Đình úy | Cánh mũi phải |
51 | Nhân trung | Vạch sâu ở dưới chuẩn đầu ăn thông với môi trên |
52, 53 | Tả hữu tiên khố | |
54 | Thực thường | Phần kế bên trái Tả tiên phụ |
55 | Lộc thương | Phần kế bên phải Tả Tiên phụ |
56, 57 | Tả hữu pháp lệnh | Hai lằn sâu từ hai cánh mũi đi xuống cằm |
58, 59 | Tả hữu Phụ nhĩ | Hai phần xương sụn ở mặt che cho hai lỗ tai |
60 | Thủy tinh | Môi trên |
61 | Thừa tướng | Môi dưới |
62 | Tả địa khố | Hai phần bên phải và bên trái Tụng đường |
63 | Hữu địa khố | |
64 | Nga áp | Mép miệng bên trái |
65 | Ba trì | Mép miệng bên phải |
66 | Tả Kim lâu | Phần cuối Pháp lệnh trái |
67 | Hữu Kim lâu | Phần cuối Pháp lệnh mặt |
68 | Tả Quy lai | Phần diện mạo ở hai bên Pháp lệnh |
69 | Hữu Quy lai | |
70 | Tụng đường | Phần lẹm ở ngay dưới môi dưới |
71 | Địa các | Phần cằm tận cùng của khuôn mặt |
72 | Tả Nô bộc | Phần khuôn mặt ở hai bên Địa các |
73 | Hữu Nô bộc | |
74 | Tử Tai cốt | Phần xương má bên trái |
75 | Hữu Tai cốt | Phần xương má bên mặt |
1) Nhân tướng học & tiên liệu vận mạng
2) Ứng dụng Nhân tướng học vào việc xử thế
3) Tướng Phát Đạt
4) Tướng Phá Bại
5) Thọ, Yểu qua tướng người
6) Đoán tướng tiểu nhi
7) Phu Luân về tướng Phụ nữ
8) 36 tướng hình khắc
9) Những tướng cách phụ nữ
10) Nguyên lý Âm Dương Ngũ hành
11) Ứng dụng của Âm Dương trong Tướng Học
12) Tương quan giữa Sắc và con người
13) Ý niệm Sắc trong tướng học Á Đông
14) Bàn tay và tính tình
15) Quan điểm của Phật giáo về vấn đề xem Tử Vi - Bói Toán
(Trích Lược Tử Vi : Tuổi Mùi, năm nay số mệnh ra sao ? 12 Con Giáp và những đặc tính)
Phương Vị: Bắc Đẩu Tinh
Tính: Âm
Hành: Thủy
Loại: Hung Tinh, Dâm Tinh
Đặc Tính: Họa phúc, uy quyền
Tên gọi tắt thường gặp: Tham
Một trong 14 Chính Tinh. Sao thứ 3 trong 8 sao thuộc chòm sao Thiên Phủ theo thứ tự: Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.
Vị Trí Ở Các Cung
► Tham khảo thêm: Cách đặt tên cho con theo phong thủy |
Tuy nhiên đã là nghề ắt có cạnh tranh. Những thầy bà này nói xấu nhau, cãi vã nhau, chẳng khác hàng tôm hàng cá ngoài chợ!. Để không kém người khác, họ đã tự phong “Phong Thủy đại sư” . Đi bói dạo kiếm tiền khắp hang cùng ngõ hẻm. Thực tài thì ít, giả tài lại nhiều. Làm mất đi tính khoa học tinh hoa của Đông Phương học.
Trong bối cảnh đó, có ba ông thày, mỗi ông chuyên sâu một môn: thầy xem Tướng, thày tính Số, thày xem về Địa lý phong thủy. Ba thày hợp lại đi chu du khắp nơi. Với họ không phải chỉ là kiếm tiền mà chủ tâm vào nghiên cứu học hỏi. Ba thày cũng được thiên hạ tạ khá nhiều tiền.
Buổi chiều nọ các thày đến một trang trại, cả ba muốn tá túc nơi đây qua đêm. Thầy Tướng đi tiên phong, ánh hoàng hôn làm thầy Tướng phấn khích.
– Thày bước tới cổng thấy người đàn ông oai vệ, thày cất tiếng: Xin chào ông chủ, ba chúng tôi lỡ đường xin được nghỉ tại điền trang đêm nay.
– Người đàn ông chắp tay nói: Dạ thưa, ông chủ ở trong kia, tôi chỉ là người gác cổng. Mời ba ngài vào tệ xá.
Trên đường đi thày Tướng phân vân. Khi vào phòng khách, chủ nhà chào đón rất chân tình. Chủ nhà sai người dâng trà, sau đó là bữa cơm thịnh soạn. Trong khi ăn, thày Số hỏi chủ nhà về gia cảnh và xin cho biết Bát Tự (can và chi của giờ, ngày, tháng, năm, sinh, là 8 chữ) của ông. Chủ nhà hoan hỷ phúc đáp từng ý của thày. Ba thày được nghỉ đêm trong một phòng khách bài trí hài hòa, đồ đạc giản dị, gọn và tiện lợi.
– Trước khi ngủ thày Tướng cho biết: Thiên hiệp hề tiện yểu túc ác. Nghĩa là trán hẹp, lệch, tướng yểu, nghèo khổ. Ngũ quan phá tướng chẳng tốt.
– Thày Số cho hay: Ông này Mệnh Triệt, thân Tuần. Ba cung tam hợp Mệnh, Tài, Quan không tốt, có song Hao cư tại Phúc Tài là không giữ được tiền của. Chỉ được cung Phúc tại Tuất có sao Thái âm, cung xung chiếu tại Thìn có sao Thái dương là hai sao cư Đắc cách. Như thế Tướng không tốt, số chẳng lành. Tại sao giàu có làm ông chủ? Người có tướng làm ông chủ lại là gia đinh canh cổng??? Phải chăng nhờ mồ mả ông bà được táng nơi âm trạch tốt Đại phát? Sáng mai xin chủ nhà dẫn đi xem Âm trạch (ra sao).
Ba thày nằm thao thức mong trời mau sáng.
Sáng hôm sau, ba thày dùng trà, ăn sáng. Sau đó đích thân chủ nhà dẫn ba thày đi đến nơi an táng ông bà, cha mẹ. Đường đi vòng vèo khá xa tới khu mộ được táng nơi lòng chảo có suối chảy qua.
– Thày Địa lắc đầu: Đây là nơi thủy xuất, chẳng tụ, có thể nói là không đẹp. Long Hổ dữ thủy thuận, gia trung tài dụng tận.
(Sau đó mọi người ra về), khi về thì đường rất gần, chẳng vòng vèo (như lúc đi).
– Ba thày hỏi: Sao khi đi ông không đi đường này mà đi vòng chi cho xa?.
– Ông chủ nhà từ tốn đáp: Khi dẫn ba thày ra ngoài cổng tôi thấy mẹ con người nông phu đang cắt trộm lúa của tôi. Nếu tôi đi qua đó họ sẽ bỏ lúa mà chạy. Tôi cũng chẳng xuống ruộng lấy lại lúa, chuột sẽ ăn. Họ bị đói nên mới làm vậy!!!
– Cả ba thày đều đồng thanh: Ồ, vậy Ngài được chữ ĐỨC, chính ĐỨC đã thay đổi vận mệnh của ngài. Đức minh minh chi chung.
(Trích lược blog Lưu Xuân Thanh)