Nhà đoán mệnh, khi đoán mệnh cho người, có lúc miệng còn cao giọng tính tình người này như thế nào lúc hứng lên còn phán đến những điều liên quan đến tướng mạo của người ấy. Thế là như thế nào? Vốn là dùng ngũ hành đoán tính tình chỉ ở giờ sinh, ngày sinh, mà lấy ngày sinh của bản thân liên kết với ngũ hành làm chủ và không nói đến nạp âm. Vì thế sách đoán mệnh đã có cách nói rất thú vị.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Mộc: Mộc thuộc đông phương chấn vị, Mộc hiện thanh long, tên là khúc trực, ngũ thường chủ nhân, sắc nó xanh, vị nó chua, tính nó thẳng, tình nó hoà. Vượng tướng (xem ngũ hành đích vượng tướng hưu tư tử và ký toạ bốc nhị cung) chủ có lòng bác ái trắc ẩn, người hiền lành nhường nhịn, giúp đỡ người khác, đỡ đần người cô đơn góa bụa, bộc trực thanh cao, tính tình khảng khái, tư thế đàng hoàng, cốt cách uy nghi, da mặt trắng trẻo, tay chân mượt mà, nói năng hiên ngang. Đó là mang ý nghĩa Mộc thịnh nhiều nhân đức, Hưu Tù chủ gầy gò ít phát, tính ngang tâm lệch, ghen ghét không nhân nghĩa, đó là mang ý nghĩa Mộc suy tình kém, Tử Tuyệt thì mặt mày không ngay thẳng, mắt la mày lém, cơ bắp khô ráo, cổ dài họng kết, đứng ngồi không yên, thân nhiều lõm khuyết. Gặp Hoả sắc thì đỏ, Thổ sắc thì vàng, gặp Kim sắc thì trắng, gặp thuỷ sắc thì đen.
Hoả: Hoả thuộc Nam phương, tên là viêm thượng, ngũ thường chủ lê, sắc nó đỏ, vị đắng, tỉnh nó cấp, tình nó cung kính. Vượng tướng, chủ có tác phong từ tốn nhường nhịn, đoan chính, cân thận, khiêm tốn, uy quyền lẫm liệt, thuần phác tôn nghiêm. Khuôn mặt trên nhọn dưới rộng, sống mũi cao mà tai nhỏ, tinh thần sáng lạn, nói năng liến láu, tính nóng mà không độc, thông minh được việc. Nếu thái quá thì tiếng rít mặt đỏ, chân tay hiếu động, nếu bất cập thì gầy gò, vàng vọt nhọn cằm, dối trá ghen ghét hãm hại, nói năng càn rợ, có trước mà không có sau.
Thổ: Thổ thuộc trung ương, tên là giá cào, ngũ thường chủ tín, sắc vàng, vị ngọt, tính nặng tình dày, vượng tướng, chủ lời nói đi đôi với việc làm, trung hiếu thành tâm, kính trọng thần Phật, lưng dài vai rộng, mũi rộng miệng vuông, mày xanh mắt đẹp, mặt béo sắc vàng, độ lượng khoan hậu, xử sự cân nhắc. Thái quá thì chấp nên nệ cổ, ngu tối không minh mẫn, Bất cập thì sắc mặt trì trệ, mặt lệch mũi thấp, tiếng nói nặng đục, giải quyết công việc không thông suốt, độc ác dối trá, không được lòng người, điên đảo thất tín, con cháu về sau làm càn.
Kim: Kim thuộc Tây phương, tên gọi là tòng cách ngũ thường chủ về nghĩa, sắc bạch vị cay mà tính cương tình cảm mãnh liệt. Vượng tướng, chủ anh dũng hào kiệt, trọng nghĩa khinh tài, biết liêm sỉ, biết xấu hổ, cốt nhục thuận hoà, thế kiện thần thanh, mặt vuông trắng trẻo, mày cao mắt sâu, mũi thẳng tai hồng, tiếng nói sảng, cương nghị quả quyết, thái quá thì hữu dũng vô mưu, tham lam bất nhân, bất cập thì ngô nghê tham tàn, việc làm thường nản chí, có suy nghĩ nhưng thiếu quyết đoán, đa dâm hiếu sắc, người gầy thấp nhỏ.
Thuỷ: Thuỷ thuộc Bắc phương, tên gọi là hạc hạ, ngũ thường chủ về trí, sắc đen, vị mặn, tính thông minh, người lương thiện. Vượng tướng, có tầm nhìn xa, túc trí đa mưu, học thức hơn người, vô cùng dối trá, mặt đen tươi tắn, ăn nói nhỏ nhẹ. Thái quá thì hiếu động, phiêu đãng dâm ô. Bất cập thì khổ người nhỏ bé, làm việc phản phúc, tình tình thất thường, nhát gan không mưu lược.
Về ngũ hành phối với tính tình diện mạo của người, nêu kiến sinh vượng thì tốt, gặp tử tuyệt thì kém, ngoài ra nêu có thái quá hoặc bất cập, đều mất đi phẩm chất trung hoà tốt đẹp của con người, không phải là người có nhân cách cao.
Do ngũ hành phối với tính tình tướng mạo của con người, nội dung tương đối phức tạp, để tiện ghi nhớ người xưa đã soạn thành bài theo hình thức bài phú trong Tề công yếu quyết nói: trí cao lượng viên nhờ có nguồn nước sâu xa; gửi tín giữ nhân chỉ do Thổ thành sơn nhạc, nhân từ mẫn hậu, Mộc thành ở phương giáp Ất, tính nhanh phân rõ, Hoả ở vị trí của Bính Đinh, danh cao nghĩa trọng, do Kim quy hợp Tân Kim, ở vào trung cung, tính cách không thay đổi. Hoặc thịnh hoặc suy, tính tình dễ đổi, thuỷ nhân suy bại, tính mờ không nơi nương tựa; Thổ lực thái vi, cố chấp ít được dùng; Mộc quy mộ địa, quá nhu nhược làm việc không quy tắc; số Hoả chưa hưng, làm nhỏ thương lớn, Kim tuy nông mỏng, có trước có sau”.
Tử Bỉnh phú nói: người tướng mạo tươi đẹp, Mộc sinh vào mùa xuân hạ, người không tri thức, thuỷ khôn ở ngày Sửu Mùi, người tính chất thông minh là nhờ thuỷ tượng đẹp, người gặp việc thì quả quyết đều nhờ Kim khí được cương, ngũ hành khí túc, cơ thể béo mập, tứ chi vô tình, tính thường ngoan cố”.
Chỉ tuyển phú cũng nói: “người văn chương minh mẫn, phải là Hoả thịnh, người uy vũ cứng rắn phải là Kim nhiều. Mộc thịnh thì có lòng trắc ẩn, thuỷ nhiều thì mưu trí khéo léo. Tính thuộc Thổ, rất trọng phú”. Nhưng khẩu quyết này dễ đọc dễ nhớ, ở từng góc độ khác nhau có thể bổ sung cho nhau, cho nên rất được hoàn nghênh.
Nhưng khi đoán mệnh chính thức, bát tự tứ trụ của một con người được ngũ hành trợ giúp lại thường không ăn khốp với tính tình tướng mạo ở đây miêu tả, có lúc còn sai lệch rất lớn, ngược nhau đến 108°. Cho nên Trần Tố Am trong Mệnh lý ước ngôn nói: xưa phân ngũ hành luận về tính tình con người, không thể cứng nhắc theo như thế được. Như Mộc chủ nhân - thọ - từ nhưng Mộc thành cách cục lại là người bất nhân, Kim chủ túc sát, nhưng lại có Kim được thời thừa thế lại không sát vậy”. Vì vậy ông Trần cho rằng: “Trước tiên phải xem thần tình khí thế trong trụ, hoặc là quang minh, chính đại, hoặc thuần hậu, hoặc anh tuấn, đều là người hiền cả, nếu lệch lạc, ám muội hoặc tắc lệ, hoặc ti tiện, đều không phải người hiền, lại xem cách cục, dụng thần, hoặc trung chính rõ ràng, không tham lam, hoặc khéo léo ẩn giấu thì phần lớn có thể nhìn thấy tính tình vậy. Sau đó dùng ngũ hành để luận đoán, sâu thì nhìn thấy ruột gan, nông thì nhìn thấy gai góc. Có người lúc đầu chính mà cuối tả, lúc đầu dỡ mà cuối hay, là do hành vận gây nên, còn như nhị đức thì đa thiện, quý nhân thì đa hiền, không vong thì đa hư, kiếp sát thì đa bạo, lý là như vậy, chỉ nhìn một mặt mà đoán, cũng không ứng nghiệp”.
Phần lớn người ta thường căn cứ tiếp xúc thường ngày coi con người có lòng từ tâm bác ái, cốt cách thanh cao, đĩnh đạ râu dài mà nói người ấy có khí chất của Mộc; coi con người có tác phong lễ nghĩa, cẩn thận, mực thước, tinh thần sáng lạn, thông minh tính nóng mà nói người ấy có khí chất tính Hoả, coi con người giữ chữ tín, nói đi đôi với làm, trung hiếu chí tình, lưng dài vai rộng, mặt đầy đặn sắc vàng thì nói người ấy có khí chất của Thổ; coi con người trọng nghĩa khinh tài, anh hùng hào kiệt, người khoẻ thần tinh, mặt vuông trắng trẻo thì nói người ấy có khí chất của Kim, coi con người mưu trí nhìn xa, trí trá, mặt đen bóng, nói năng nhỏ nhẹ thì nói người ấy có khí chất của thuỷ. Như vậy cách nói ép bát tự ngũ hành phối với nhau, sẽ đem lại kết quả ngược lại. Điều thú vị là, bộ sách y học kinh điển đầu tiên ở nước ta là Hoàng đế nội kinh sớm để thông qua nguyên lý âm dương ngũ hành đã chia con người thành 25 loại khác nhau và cũng đã thuật kỹ tình hình đại thể về tính tình diện mạo của mỗi loại người. Nhưng đó là cách nghiên cứu tính tình tật xấu của các loại người khác nhau dùng cho y học để điều trị bệnh tật cho từng loại người, cho nên không thể đánh đồng với cách phân chia của ngũ hành ở đây, dù thế nào đi nữa, nếu tiếp tục khảo sát một cách căn bản thì thấy, do nguyên lý triết học âm dương ngũ hành cổ đại ở Trung Quốc đã ăn sâu rộng rãi vào từng lĩnh vực học thuật, cho nên giữa hai cái xem ra có vẻ khác nhau lại có chỗ giống nhau vô cùng về bản chất.
Ngoài những điều nói trên ra, còn ra một phương pháp kết hợp với dụng thần để đoán cá tính, yếu lĩnh chính là:
Chính ấn: người lấy ấn làm dụng thần thì nhân từ, đoan chính, thông minh túc trí, hiền lành, nhuần nhã, có chí hướng, có nội tâm.
Ngược lại đế ấn gây bệnh, không khỏi chí hướng quá cao, thoát ly thực tế, sa vào vũng bùn.
Thiên ấn: người lấy thiên ấn làm dụng thần, anh minh giỏi việc, tư tưởng thuần thục, sức tiếp nhận cao, có lúc tạo dựng được sự nghiệp trong tình huống đặc biệt, ngược lại, thiên ấn là kỵ thần, không tránh khỏi tâm tư không ổn định, lo lắng suy nghĩ nhiều, buồn phiền mà tự chuốc lấy đau khổ.
Chính quan: người lấy chính quan là dụng thần thì quang minh chính đại, chú trọng lý trí, làm việc biết cân nhắc suy nghĩ nên được nhiều người tôn trọng, ngược lại chính quan là kỵ thần, không tránh khỏi nhu nhược, không dám quyết đoán, làm việc không say sưa và tích cực, trở thành người không có tài năng
Thiên quan: người lấy thiên quan là dụng thần tính tốt thích làm việc nghĩa, chí hướng cao xa, có chí tiến thủ vì vậy dễ trở thành người có quyền uy hiển hách, ngược lại thiên quan là kỵ thần, không tránh khỏi tính tình nóng nảy, thích phản nghịch, làm theo ý mình
Chính tài: người lấy chính tài làm dụng thần, tính tình ôn hoà, tư tưởng thuần chính, cần kiệm sinh sống, dám chịu trách nhiệm.
Ngược lại chính tài là kỵ thần, không tránh khỏi làm việc cứng nhắc, không biết tuỳ cơ ứng biến, hay coi trọng kinh tế, keo kiệt.
Thiên tài: người lấy thiên tài là dụng thần, thông minh khéo tay, làm việc nhanh nhạy, biết biến hoá, hào hiệp, cho nên tương đối thích hợp với nghề kinh doanh, nhân duyên cực tốt.
Ngược lại thiên tài là kỵ thần, không tránh khỏi chơi bời hiếu sắc, vì sở thích mà không tiếc tiền tài, có lúc lại nóng nảy vội vàng.
Thực thần: người lấy thực thần làm dụng thần, tính tình ôn hoà khiêm tôn, trung hậu, ngay thẳng, tư tưởng thoát tục, phẩm chất cao nhã, thường là người có học, tài hoa.
Ngược lại thực thần là kỵ thần, không tránh khỏi tư tưởng quá cao, cho mình là khác người, thích nghĩ lông bông mà trong ruột thì trông rỗng.
Thương quan: người lấy thương quan làm dụng thần, chí hướng cao xa, anh minh sắc bén, thông minh tuyệt đỉnh, lắm mưu mẹo, đa tài đa nghệ.
Ngược lại thương quan là kỵ thần, không tránh khỏi tính tình cứng rắn, cao ngạo, khắt khe.
Tỷ kiếp: người lấy tỷ kiếp làm dụng thần, tính tình cẩn trọng, rất tự tin, ý chí kiên cường, tự ý thức được mình. Ngược lại lấy tỷ kiếp là kỵ thần không tránh khỏi giữ ý kiến mình, khắt khe cô chấp, hay gây chuyện, lao đao suốt đời.
Nguồn: Quang Tuệ
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)