Cách xem tướng bàn tay đoán nghề nghiệp của bạn –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
V. Tử-vi vào Việt-nam
Có hai thuyết nói về khoa Tử-vi truyền vào Việt-nam.
1.- Thuyết thứ nhất
Nói rằng một nhân viên sứ đoàn Đại-việt thời Lý tên Trần Tự Mai đã trộm được trọn vẹn bộ Tử-vi chính nghĩa và bộ Ngự-giám tử-vi, rồi đem về nước. Nhưng chính Tự-Mai cũng chỉ nghiên cứu rồi truyền cho con cháu.
Ghi chú: Từ Trần Tự-Mai đến vua Trần Thái-tông gồm 8 đời. Trần Tự Mai sinh Trần Vỵ Hoàng. Trần Vỵ Hoàng sinh Trần Tự Quang. Trần Tự Quang sinh Trần Tự Kinh. Trần Tự Kinh sinh Trần Tự Hấp. Trần Tự Hấp sinh Trần Lý. Trần Lý sinh Trần Thừa. Trần Thừa sinh Trần Liễu, Trần Cảnh tức vua Thái-Tông nhà Trần.
Nên sau này Hoàng Bính đem Tử-vi cho vua Trần, thì có cuộc tranh luận về Tử-vi giữa Hoàng Bính với Chiêu Minh vương Trần Quang-Khải và Chiêu-Quốc vương Trần Ích- Tắc.
2.- Thuyết thứ nhì
Một thuyết khác nói khoa Tử-vi truyền vào Đại-việt từ niên hiệu Nguyên-phong thứ bảy đời vua Trần Thái-Tông (1257). Người truyền sang Đại-việt là tiến sĩ Hoàng Bính. Hoàng Bính sinh vào niên hiệu Gia-thái thứ nhì đời Tống Ninh-Tông (1203), đậu Tiến-sĩ làm Thị độc học sĩ (chức quan đọc sách và giang sách cho vua nghe) thời Tống Lý-Tông. Năm Bảo-hựu nguyên niên (1253), tiên sinh nhân ở chức vụ Thị độc học sĩ, nên nghiên cứu, hiểu tường tận các bộ sách Tử-vi chính nghĩa, Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh, tiên sinh nghiên cứu số Tử vi của vua, Hoàng-hậu, các vương thần, khanh sĩ, văn võ đại thần, thì thấy số người cũng sắp táng gia bại sản, hoặc chết thê thảm, hoặc gia đình ly tán. Lúc đầu tiên sinh cho rằng có cuộc thay đổi ngôi vua trong triều, nhưng sau xem đến số của các vị trấn thủ đại thần, cũng đều tương tự cả. Tiên sinh cho rằng đó là vận nước sắp mất. Tiên sinh lại xem số mình và vợ con đều thấy thân cư Thiên-di, mệnh lập tại Tý, cung Thiên-di ở Ngọ. Tiên sinh mới giải đoán rằng: Tý là phương Bắc, Ngọ là phương Nam, vậy gia đình mình có số lập nghiệp ở phương Nam. Lại xem thiên văn, thấy tất cả các tinh hoa đều tụ cả ở phương Nam, mới bàn với phu nhân rằng:
- Ta xem thiên văn thấy phương Nam sáng rực, tương lai thánh nhân đều xuất hiện ở đó. Nay quân Thát-đát (Mông-cổ) chiếm gần hết giang sơn rồi, mà triều đình trên thì vua hôn ám, các quan thì nhũng lạm, lòng dân đã mất, cái vạ vong quốc không xa cho lắm. Âu là ta cáo quan về hưu, rồi đem tộc thuộc xuống phương Nam lánh nạn.
Năm 1257, Hoàng Bính đem tộc thuộc hơn ba nghìn người, đến biên giới Hoa-Việt, xin được vào đất Đại-Việt làm cư dân. Vua Thái-tông nhà Trần sai người lên tra xét, thấy họ quả thật tình, không có chi giả dối, mới thuận cho Hoàng Bính lập nghiệp ở vùng Yên bang. Hoàng Bính dâng người con gái út 16 tuổi, nhan sắc diễm lệ, làu thông thi thư và thuật số, Tử-vi tên Hoàng Chu-Linh. Vua Trần Thái-Tông thu nhận, phong làm Huệ-Túc phu nhân rất sủng ái.
Quay về | Trở về đầu | Xem tiếp |
Theo phong tục tập quán người Việt ta từ xưa cho đến nay, trước khi dựng vợ gả chồng cho con cháu, các cụ thường xem ngày cưới hỏi để lựa chọn thời điểm nên duyên tốt nhất cho đôi lứa.
Ngày nay, chúng ta thường chọn các ngày sau để tiến hành cưới hỏi: “Bính Dần, Đinh Mão, Bính Tý, Mậu Dần, Kỷ Mão, Bính Tuất, Mậu Tý, Canh Dần, Nhâm Dần, Quý Mão, Ất Tỵ”.
Nên gặp các sao: Huỳnh Đạo, Sinh Khí, Tục Thế, Âm Dương Hạp, Nhân dân Hợp, và nhất là gặp ngày Bất Tương.
Nên gặp Trực: Thành.
Vậy ngày Bất Tương là ngày như thế nào?
Xem ngày cưới hỏi, nếu chọn được một ngày mà ngày này lại đúng ngày Bất Tương nữa thì thật là may mắn.
Ngày tốt mà các nhà xem tướng số luôn chọn để tổ chức cưới hỏi là Ngày Bất tương [sao Bất tương] (Bất là không, tương là tương hợp. Nghĩa ở đây là không bị Âm tương, không bị Dương tương, không bị Cụ tương và bất tương là ngày đại kiết để dựng vợ gả chồng):
Âm tương: Can Âm (-) phối Chi Âm (-), kỵ cho nữ.
Dương tương: Can Dương (+) phối Chi Dương (+), kỵ cho nam.
Âm Dương cụ tương: Can Âm (-) phối hợp Chi Dương (+), nam nữ đều bị kỵ.
Âm Dương bất tương: Can Dương (+) hòa hợp với Chi Âm (-) thì tốt cho cả nam lẫn nữ.
Xem ngày cưới hỏi có nhiều cát tinh như: Thiên Hỷ, Thiên Đức + Nguyệt Đức, Tam Hiệp, Ngũ hiệp, Lục hiệp. Ngày trực Bình, trực Định, trực Thành, trực Thâu.
Ngày Bất Tương chiếu theo Tiết Khí như sau:
– Lập Xuân và Vũ Thủy: ngày Bính Dần, Đinh Mẹo, Bính Tý, Kỷ Mẹo, Mậu Tý, Canh Dần, Tân Mẹo.
– Kinh Trập và Xuân Phân: ngày Ất Sửu, Bính Tý, Đinh Sửu, Bính Tuất, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Mậu Tuất, Canh Tý, Canh Tuất.
– Thanh Minh và Cốc Vũ: ngày Ất Sửu, Đinh Sửu, Ất Dậu, Kỷ Sửu, Đinh Dậu, Kỷ Dậu.
– Lập Hạ và Tiểu Mãn: ngày Giáp Tý, Giáp Tuất, Bính Tý, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Mậu Tý, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất.
– Mang Chủng và Hạ Chí: ngày Quý Dậu, Giáp Tuất, Quý Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Ất Mùi, Bính Thân, Mậu Tuất, Kỷ Mùi.
– Tiểu Thử và Đại thử: ngày Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Mậu Tuất, Kỷ Mùi, Nhâm Tuất.
– Lập Thu và Xử Thử: ngày Kỷ Tị, Nhâm Thân, Quý Dậu, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Quý Tị, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Ất Tị, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi.
– Bạch Lộ và Thu Phân: ngày Mậu Thìn, Kỷ Tị, Tân Mùi, Tân Tị, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Thân, Nhâm Thìn, Quý Tị, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Mậu Ngọ.
– Hàn Lộ và Sương giáng: ngày Kỷ Tị, Canh Ngọ, Tân Mùi, Tân Tị, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Quý Tị, Quý Mẹo, Mậu Ngọ , Kỷ Mùi.
– Lập Đông và Tiểu Tuyết: ngày Mậu Thìn, Canh Ngọ, Mậu Dần, Kỷ Mẹo, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Canh Dần, Tân Mẹo, Nhâm Thìn, Nhâm Dần, Quý Mẹo, Mậu Ngọ.
– Đại Tuyết và Đông Chí: ngày Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Đinh Sửu, Kỷ Mẹo, Canh Thìn, Tân Tị, Nhâm Thìn, Tân Sửu, Đinh Tị.
– Tiểu Hàn và Đại Hàn: ngày Bính Dần, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mẹo, Canh Thìn, Canh Dần, Tân Mẹo, Tân Sửu, Bính Thìn.
Thuộc tính âm dương ngũ hành của sao Thiên Riêu là âm thủy, hóa khí là phá bại, chủ về đào hoa phong lưu.
Sao Thiên Riêu tọa mệnh, chủ về đa nghi, xinh đẹp, sự cô đơn, tư tưởng sớm trưởng thành, tình cảm phong phú, đa tài đa nghệ, rất chú trọng hình thức bên ngoài, có phong cách độc đáo, thông mình lanh lợi, có khiếu hài hước, quan hệ giao tế rộng, thích giao tiếp, có sức hấp dẫn đối với người khác giới, có năng khiếu nghệ thuật. Sao Thiên Riêu nhập miếu chủ về lịch sự, phong nhã có diễm phúc, có tài nghệ được người khác yêu thích, giàu sang. Nếu đóng tại cung hợi thì học thức. Nếu rơi vào cung hãm thì chủ về đa tình, đa nghi thái quá, dễ lầm đường lạc lối, đam mê tửu sắc. Gặp phải sao ác sẽ khuynh gia bại sản, dễ vì sắc tình mà phạm tội. Đại hạn, tiểu hạn, hoặc lưu niên mà gặp nó, thì kết hôn mà không cần nghi lễ, cần đề phòng tai họa sông nước, tái hôn. Sao Thiên Riêu ở bốn cung Mão, Dậu, Tuất, Hợi là nhập miếu; ở sáu cung Thân, Tý, Thìn, Dần, Tỵ, Ngọ là bình hòa; ở hai cung Sửu, Mùi là hãm. Sao Thiên Riêu nhập miếu lại gặp cát tinh, chủ về siêu phàm thoát tục, có lợi theo các lãnh vực nghệ thuật, tạo hình, thiết kế.
Sao Thiên Riêu là sao đào hoa, dễ thay lòng đổi dạ, khó nắm bắt, nhanh nhạy thông minh, nhiều toan tính, kết bạn tình một cách nhanh chóng, phóng khoáng dạn dĩ, yêu hết mình, dám làm dám chịu, giàu sức sáng tạo, thích hợp với những ngành nghề cần phong thái; nhưng thiếu ổn định, dễ nản chí, thường không theo đuổi việc gì lâu dài.
Sao Thiên Riêu có phong cách độc đáo, rất có sức hấp dẫn đối với người khác giới, đồng thời sao Thiên Riêu cũng rất yêu bản thân mình, khao khát được người khác giới khẳng định, nhưng có lẽ cũng chỉ là tình cảm thoáng qua mà thôi.
Sao Thiên Riêu đóng tại cung thân, cung mệnh, có thể hiện tài năng trong công việc một cách dễ dàng, nghề nghiệp thường có liên quan tới người khác giới, như đóng phim, biểu diễn, quần áo, trang sức.
Nếu sao Thiên Riêu đồng cung với sao Tử Vi tại bốn cung bại Tý, Ngọ, Mão, Dậu, là cách cục "Đào hoa phạm chủ", chủ về phong lưu, cần đề phòng bệnh tật về máu. Sao Thiên Riêu đồng cung với sao Hữu Bật thì về tình yêu sẽ gặp nhiều rắc rối, không rõ ràng. Sao Thiên Riêu mà gặp các sao đào hoa như Hồng Loan, Thiên Hỷ, Hàm Trì, Mộc Dục thì cần phải hết sức thận trọng chuyện sắc tình, nếu không ắt sẽ trước vui vẻ sau đau buồn.
Cung vị tam hợp của sao Thiên Riêu nếu gặp Tham Lang, Liêm Trinh, Mộc Dục, chủ về chết yểu. Sao Thiên Riêu đồng cung với sao Kình Dương cũng cần đề phòng chết sớm.
Sao Thiên Riêu đồng cung với tứ sát tinh, sao Hóa Kị thì dễ tán gia bại sản vì cờ bạc, rượu chè, hoặc gặp rắc rối vì người khác giới.
Sao Thiên Riêu hợp với cung thiên di, chủ ra ngoài được quý nhân phù trợ. Sao Thiên Riêu không hợp với cung phúc đức, chủ về thân tâm vất vả bận rộn, gặp rắc rối về mặt tình cảm.
Có những người rất thích hợp làm kinh doanh, buôn bán. Trong môi trường buôn bán họ giống như cá gặp nước, hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ công việc của mình. Tướng tay của những người này có những đặc trưng riêng. Hãy cùng Xem Tướng chấm net xem bói tay để tìm hiểu xem bạn có phải lả người có khả năng kinh doanh buôn bán bẩm sinh hay không!
Ngón giữa dài
Nếu xem bói tay mà thấy bạn có ngón giữa dài thì bạn là người thuộc nhóm người có khả năng tập trung cao, bình bĩnh, cẩn thận, chăm chỉ, và thích hợp làm nghề buôn bán.
Ngón út dài
Trong thuật xem bói những người có ngón út dài là những người có tài buôn bán, nói năng xuất chúng, cơ trí thông minh, thiên về giao tiếp, và họ chính là những người thích hợp làm nghề kinh doanh buôn bán.
Đường Trí tuệ kéo dài đến gò Hỏa tính
Xem bói tay mà thấy đường chỉ tay Trí tuệ kéo dài đến gò hỏa tinh thì người này có khả năng phán đoán sự việc và tốc độ tính toán nhanh, xử lý những việc gấp rất tốt, khả năng thích nghi rất cao, đồng thời còn có thể nắm bắt được cơ hội kinh doanh và sớm bắt tay vào thực hiện. Nếu như thêm đoạn đầu của đường Trí tuệ kéo dài đến gò Thủy tinh thì càng thiên về tính toán lợi ích được mất, có trực giác kinh doanh nhanh nhạy.
Có đường Tài vận
Đường Tài vận thể hiện năng lực quản lý tiền và tài sản, đồng thời cũng thế hiện tài năng buôn bán kinh doanh. Nếu như xem bói tay mà bạn có đường Tài vận song hành cùng với đường Vận mệnh, đường Sinh mệnh thì bạn là người có vận kinh doanh cực kỳ tốt.
Có nhiều đường chỉ dọc trên tay
Có nhiều đường Vận mệnh, hoặc có nhiều đường Công danh, hoặc đường Vận mệnh, đường Công danh và đường Tài vận đồng thời xuất hiện, lòng dam mê công việc của kiểu người này rất cao, họ có năng lực kinh doanh, làm việc hơn người bình thường. Trong đầu họ chỉ luôn suy nghĩ tới công việc, tất nhiên họ rất thích hợp làm trong lĩnh vực kinh doanh.
Nguồn : xemboituong.com
Năm mới 2017 của bạn như thế nào? Hãy xem ngay TỬ VI 2017 mới nhất nhé!
Một số phong tục kiêng kỵ từ ngày xưa vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay cũng tạo nên những nét riêng cho ngày Tết. Trong 3 ngày Tết và đặc biệt là ngày mùng 1 Tết âm lịch. Thì phong tục về những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày Tết đã được ông bà ta từ ngàn xưa đã chiêm nghiệm và đúc kết được, và truyền lại cho con cháu cho đến ngày nay. Tuy nhiên, những tập tục mê tín, những quan niệm không có tính khoa học cũng nên được loại bỏ.
Những kiêng kỵ trong những ngày Tết
1./ Kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết: Vì người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽ…”đi mất,” tiền bạc sẽ ra khỏi nhà, mang lại điềm xấu, không may mắn cho gia đình. Do đó, ngày 30 tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ trước lúc giao thừa và những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.
Ở Nam bộ sau khi quét dọn phải cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn ngày Tết, hiện nay còn có một số nhà vẫn giữ tục lệ rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.
2./ Kiêng việc vay mượn hay trả nợ, cho vay: Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Người xưa quan niệm không nên vay tiền hoặc mượn đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm chúng ta rơi vào cảnh túng thiếu cả năm.
3./ Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.
4./ Kiêng làm vỡ các đồ vật: Ông bà ta quan niệm, từ “vỡ”, “bể” là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, đó có thể là vật dụng trong nhà hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén. Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.
5./ Kiêng ra đường vào ngày xấu: Theo quan niệm của ông cha ta thì ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ “Mùng năm, mười bốn, hăm ba/ Đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn”, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành hay các cuộc du xuân.
6./ Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh… để tạo nên sự hưng phấn và vui vẻ.
7./ Kiêng nói to cãi vã, nối xấu, mắng người khác: Đây là những việc tạo ra sự ồn ào hỗn loạn và đem lại nỗi buồn cho người khác. Đặc biệt ngày Tết mọi người cần quan tâm đến cách cư xử với hàng xóm láng giềng, bạn bè và người thân trong gia đình. Ai cũng ngại và sợ to tiếng hoặc xô xát thì quanh năm bị xui xẻo.
8./ Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
9./ Kỵ người khác đến xin lửa nhà mình ngày mồng 1 Tết: Vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn nên cho người khác cái đỏ trong ngày mồng 1 Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may.
10./ Kiêng cho nước đầu năm: Cũng như lửa, nước được ví như “nguồn tài lộc” trong câu chúc “tiền vô như nước,” nếu cho nước thì coi như … mất lộc. Thường thì trước khi bước sang năm mới ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.
Một số tục kiêng kỵ từ ngày xưa vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay cũng tạo nên những nét riêng cho ngày Tết. Tuy nhiên, những tập tục mê tín, những quan niệm không có tính khoa học cũng nên được loại bỏ.
>>> Năm mới 2017 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?
Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2017 mới nhất>>>
Những biểu tượng mang lại điềm lành:
1./ Cây quất: Cây cối đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân là lẽ tự nhiên, nên nếu nhà bạn có thứ cây xanh nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều “lộc.” Đặc biệt, đối với cây quất, nếu có đủ “tứ quý”: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn cả năm.
2./ Hoa đào: Nếu như ở miền Nam, người dân đón Tết với cái nắng xuân ấm áp và những cành mai tươi tắn sắc vàng thì ở miền Bắc vẫn có những bông hoa đào khoe sắc thắm để xua tan cái không khí lạnh lẽo xứ Bắc. Hoa mai và đào là hai loài hoa được các gia đình người Việt Nam ưa chuộng nhất trong ngày Tết.
3./ Hoa mai: Nhân dân ta quan niệm rằng, sau Giao thừa nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh. Quan niệm đối với hoa mai như thế nào thì hoa đào cũng như thế: nếu hoa trổ bông có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
4./ Tục mua muối đầu năm: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vẫn là câu nói truyền miệng từ bao nhiêu đời nay. Cuối năm để chuẩn bị cho các bà các mẹ cơi trầu đầy đủ, con cháu vẫn thường sắm chút ít vôi cho miếng trầu thêm đậm đà, rồi mỗi sáng mồng 1 Tết, khi thấy cô hàng muối rao qua nhà, các bà các mẹ sẽ gọi lại để mua thêm ít mặn mà cho gia đình, vợ chồng con cái một năm thêm mặn mà bền chặt.
5./ Tục lệ đi chùa cầu may: Đi chùa lễ đầu năm trở thành một thói quen của các tăng ni phật tử và phần lớn người dân. Vào chùa, mọi người đều kính cẩn cúi đầu trước tượng phật uy nghiêm mà hành lễ, xin đức phật từ bi hỉ xả phù hộ cho gia đình, cho bạn bè, cho toàn bộ người thân yêu bên mình một năm đủ đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
>> Đã có VẬN HẠN 2017 mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2017 vận mệnh bạn như thế nào nhé! >>
Sáu hào của quẻ Càn đều là long (rồng): tiềm long (rồng lận), kiến long (rồng hiện), thích long (rồng cảnh giác), diệu long (rồng vọt nhảy), phi long (rồng bay), cang long (rồng kiêu căng), biểu thị 6 thời kì trải qua của rồng từ dưới đất bay lên trời. Trên thực tế tất cả mọi sự vật đều không phải là bản thân của "sự vật" mà chẳng qua là mọi quá trình biến đổi mà thôi.
Quẻ Càn trình bày, chính là quá trình biến đổi từ "tiềm long" đến "cang long". Cũng giống như chúng ta ngồi trong một toa tàu, bị đưa đi qua từng ga một, đây là quá trình chúng ta tiến dần đến nơi định đến.
Quá trình thiên biến vạn hóa này là dùng thời gian để biểu thị, không có thời gian thì sự biến hóa cũng mất ý nghĩa. Không có biến hóa, thời gian cũng sẽ ngừng lại. Vì vậy, chúng ta hiểu thời gian là khoảng trống giữa các sự vật trước sau xảy ra.
Quá trình vận hành của tự nhiên, luôn phải qua mấy giai đoạn như sau: tiềm tàng ấp ủ sức sống; nảy mầm mọc ra: trưởng thành khó khăn, lớn lên mạnh mẽ; nở hoa kết trái, hoa rơi là rụng. Sau đó, trở lại ban đầu, bắt đầu lập lại, tuần hoàn không ngừng. Đây chính là quy luật vận hành của giới tự nhiên.
Quy luật của tự nhiên: lớn nhất, trung dung nhất, ngay thẳng nhất, có công năng to lớn nhất là tạo đặt nền móng, hanh thông (thuận lợi), tốt lành và kiên trinh quay trở lại tử đầu, đến vô cùng vô tận là điển hình hành vi của loài người đến "chí cao vô thượng" (cao nhất không có gì vượt qua).
Chúng ta nên bắt chước quy tắc này, hiểu rõ đạo trời từ không đến có, từ được đến mất, như thế trong sự nghiệp mới có thể nắm chắc thời cơ biết tiến biết lui.
Tác giả của "Kinh Dịch" từ quy tắc của đạo trời hiểu rõ được quy tắc xử thế của người quân tử. Cho rằng người quân tử trong phát triển sự nghiệp cũng có 6 thời kì:
Thời kì ẩn náu của "tiềm long vật dụng" (rồng ẩn không phát huy tác dụng)
Thời kì hiển hiện của "kiến long tại điền" (rồng xuất hiện tại ruộng).
Thời kì trưởng thành của "chung nhật kiền kiền" (suốt ngày hiện rõ tư thái luôn luôn tự cường).
Thời kì lớn mạnh của "hoặc diệu tại uyên" (hoặc vọt lên hoặc lặn xuống).
Thời kì cực thịnh của "phi long tại thiên" (Rồng bay trên trời).
Thời kì suy bại của "cang long hữu hối" (bay lên tột đỉnh, có hối hận).
Khi ở thời kì ẩn náu, người quân tử phải nên giác ngộ, không để phát ra lực lượng mà cần kiên định niềm tin, nín lặng chờ đợi thời cơ, không được manh động.
Khi ở thời kì hiển hiện, người quân tử nên lấy điều thành tín (chân thành tin tưởng) làm gốc kết hợp với sức lực tiếp gần quần chúng, như vậy mới có thể giành được chỗ đứng.
Khi ở thời kì trưởng thành, người quân tử nên phải có hành vi mạnh mẽ, luôn luôn tự cường, làm phong phú, đầy đủ lực lượng. Đồng thời càng cần phải biết cảnh giác và biết sợ để tránh nguy hiểm dẫn đến bị tổn thất và hủy hoại.
Khi ở thời kì lớn mạnh, người quân tử nên củng cố cơ sớ đoàn kết quân chúng, thận trọng nắm chắc thời cơ có lợi nhất, hành động một lần là thành công.
Khi ở thời kì cực thịnh, người quân tử cần phải giữ nguyện ước ban đầu thực thi hoài bão, chọn người hiền tài giao công việc, tạo phúc cho quần chúng, làm cho từng người có được vị trí của họ và từng người đều thu được lợi ích của họ.
Khi ở thời kì suy bại, người quân tử phải bình tĩnh đối xử, từng giờ từng phút phải cảnh giác, không được hấp tấp vội vàng, phải đề phòng và ngăn ngừa kiêu ngạo, thuận theo lẽ tự nhiên tùy cơ ứng biến, cứng rắn kết hợp mềm dẻo, tiến thoái hợp thời. Kiên trì giữ trong sáng tránh tà ác.
Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy "Kinh Dịch" không chỉ là diễn giải đạo Trời, Đất mà còn giảng giải đạo làm người nữa.
Đạo là để dùng cho người, cho nơi dùng, xét đến cũng là giảng đạo làm người. Mỗi người trong cuộc đấu tranh sinh tồn biến đổi, đều muốn có một năng lực phân rõ khoảng cách của thời gian, không có năng lực này sẽ không thể nắm chắc một cách chính xác thời thế, dẫn đến bỏ lỡ mất thời cơ.
Những điều mà "Kinh Dịch" dạy chúng ta chính là năng lực này, gợi ý cho chúng ta bồi dưỡng năng lực này ra sao. Quẻ Càn dùng 6 tình huống của Rồng (long) biểu thị rõ người quân tử tiến thủ nên tung ra những cử động như thế nào trong từng thời kì khác nhau để đạt thành công.
Ý nghĩa của việc học tập "Kinh Dịch" là ở chỗ:
1. Làm cho chúng ta có thể biết chính xác mình đang trong thời kì lịch sử hoặc giai đoạn phát triển như thế nào?
2. Giúp chúng ta đưa ra các chiến thuật, chiến lược tương ứng.
3. Điều chỉnh phương hướng hoặc phương thức tư duy vốn có của chúng ta.
Trên thực tế, bất cứ sự vật nào đều tồn tại 6 tình huống như thế. Chỉ có điều là người ta không rõ ràng hoặc không rõ ràng lắm. Nếu chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc ý nghĩa của quẻ Càn thì bất kể gặp tình huống sự việc gì đều có thể bình tĩnh xử lí. Nhìn rõ phát triển tương lai của sự việc, xác định được địa vị của mình. Vì thế, quẻ Càn không chỉ là chỉ một sự việc, một cá nhân riêng lẻ, nó thích hợp với tất cả mọi sự việc và mọi người. Nó là một loại triết học.
(Trích từ cuốn sách Thiên Thời - Bạch Huyết)
Theo ngôn ngữ của đám "cò" địa chính ở ta bây giờ, khái niệm "bất động sản" thường nôm nà mang nghĩa là "nhà" và "đất". Và để cho ngôi nhà hay mảnh đất ấy thật long lanh được giá, họ hay thao thao vẽ vời bàn về phong thủy. Đại loại, căn nhà lý tưởng thì trệt cũng như lầu, tả nên ốp đá xanh để lộ "Thanh Long", hữu nên gắn cẩm thạch trắng để hiện "Bạch Hổ". Khi nhà hay đất đã đúng theo thuyết phong thủy thì chủ nhân sẽ có "Tiền vào như nước sông Đà, tiền ra rò rỉ như cà phê phin".
Thực ra công năng của phong thủy là khá rộng, tuy nhiên nó không đi dò tìm long mạch của tình yêu, tình bạn, nhưng nó đâu chỉ bó hẹp trong danh lợi của dăm ba đời người. Hơn hết, nó thăng hoa bao quát cả một đạo lý. Thể của nó là khí. Dụng của nó là nước là gió. Bất cứ một ngôi nhà hay mảnh đất trong trắng lành mạnh nào muốn tồn tại, bắt buộc phải thanh thoát tụ khí. Và muốn đắc khí (có thể hiểu là Đạo) thì không gì bằng điều hòa cho được phong hoặc thủy.
Con người ta sống bám nhờ tự nhiên, hoặc nương thế đất hoặc theo hình trời. Sâu xa, phong thủy không phải là chuyện vớ vẩn huyền hoặc.
Phong thủy cũng hoàn toàn không phải là đặc sản chuyên biệt của Tàu, Tây cũng có mà Ta cũng có. Kim tự tháp Ai cập trục chính luôn chạy đúng theo hướng Nam Bắc. Các linh trụ trấn yêm Obelisk từ lâu đã xuất hiện trên vùng đất người Maya cổ đại. Trụ sở bộ quốc phòng Mỹ, lầu Năm góc khét tiếng là đồ hình bát quái đổ lật ngửa.
Ở ta đời nhà Lê, ông Nguyễn Đức Huyên người làng Tả Ao huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) lừng danh là thầy địa lý cực giỏi. Rồi cũng giống như đa phần các thiêng liêng kinh điển, sách của ông Tả Ao đã thất truyền. Là cát bụi trở về với cát bụi.
Ngày nay, đám lăng nhăng hậu sinh hành nghề "cò" đất, đi đến đâu kiếm ăn cũng lấp lửng khoe trong tráp có giấu diếm sách này, cốt huênh hoang dụ xôi dụ thịt... Bây giờ là thời của "bất động sản" chưa ra để cửa đã rầm rầm gặp "phong thủy gia", comple ca táp lích kích những là thước Lỗ Ban rồi tróc long, la bàn.
Nhà chung cư xây đã có khuôn, ban công ngó thẳng vào ô văng hàng xóm cũng "bầy đặt" gọi "Minh đường hội tụ". Hỡi ơi, lăng Ly Sơn của Tần Thủy Hoàng quy mô to lớn phương vị tuyệt đúng. Thế nhưng, nó được xây trên xương máu của bảy mươi vạn dân công binh lính nên giấc mộng vạn thế đế vương chưa đầy 2 đời đã tuyệt hậu.
Người xưa đã từng khuyên "Tiên tích đức, hậu tầm long" (Tích đức trước rồi sau hãy tìm đất). Lời khuyên đơn giản này đang bị nhiều doanh nhân, quan chức đang trúng mánh lùng sục đi mua biệt thự theo đúng thuyết phong thủy thời thượng coi là lời vớ vẩn.
(Theo RobbReport VN/Motthegioi)
1. Miệng nhỏ, môi lệch
Nhân tướng học cho rằng những người miệng nhỏ thường khó tính và khá ki bo trong việc chi tiêu. Nếu sếp bạn có tướng miệng nhỏ, đích thị thuộc tuýp khó tính, thay đổi quyết định liên xoành xoạch, tâm trạng nắng mưa thất thường nên rất khó để “chiều lòng” họ.
Nếu có thêm đặc điểm là môi lệch (môi trên và dưới không cân xứng), cho thấy ông chủ này còn mắc tật nói nhiều, thậm chí chửi bới lung tung, không nể nang ai bao giờ. Đặc biệt là khi công việc trong giai đoạn khó khăn, áp lực, điều đó càng thể hiện rõ nét.
Cửa sổ là cầu nốì để thị giác tiếp xúc với ngoại cảnh. Nếu cảnh vật bên ngoài cửa sổ không mỹ quan, cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đối với trạng thái tâm lí. Khi thiết kế cửa sổ cần tránh các trường hợp không hợp với phong thuỷ sau:
– Khoảng cách giữa cửa sổ và tường ngăn quá gần nhau sẽ khiến ánh sáng chiếu vào nhà nhiều, gây nóng bức, khó chịu, đặc biệt là khi kê đầu giường hoặc đặt ghế sôfa vào gần cửa sổệ Khắc phục bằng cách dùng rèm cửa để che bớt ánh sángẻ
– Phòng quá ít cửa sổ hoặc không có cửa sổ, thiết kế cửa sổ quá nhỏ sẽ khiến nội khí tù túng không thoát ra được, khó trao đổi cân bằng khí trong ngoài, dễ dẫn tới những bệnh về nội tạng. Khắc phục bằng cách làm thêm cửa sổ và nới rộng kích thước cửa.
– Phòng có quá nhiều cửa sổ và kích thước cửa quá to sẽ làm cho nội khí khó yên tĩnh, khí trong ngoài nhà dễ vào ra qua các cửa sổ, người sông trong nhà dễ căng thẳng, mất thư thái, không thoải mái. Khắc phục bằng cách chọn cửa sổ có vị trí tốt mang đến cát lành để giữ lại, còn những cửa sổ khác thì nên bịt kín để tạo sự hoà hợp phong thuỷ.
– Trang trí hoa văn quá rườm rà hoặc thiết kế cửa sổ có kích thước to nhỏ, hình dạng khác nhau sẽ tạo ra sự hoa mắt, rối rắm, phức tạp, mất đi sự cân bằng và phá vỡ tính ổn định. Nên chọn lấy một kiểu thiết kế đẹp để tạo ra một hình dạng chung thống nhất.
Tiếng thơ muôn thuở bay xa
Để thương để nhớ biết là ai hay
Để cho tất cả ngày mai
Cảnh chùa Thiên Tượng thêm say lòng người
“Nguyễn Viết Chương, viết tặng chùa Thiên Tượng, tháng 2/2004”
Chùa Thiên Tượng là một trong những danh lam thắng cảnh của Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã được mệnh danh là Hoan châu đệ nhị phong cảnh. Chùa nằm ngay lưng chừng đỉnh núi Hồng bên quốc lộ 1A thuộc địa phận phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, tiếp giáp nơi giao nhau giữa sông Lam, sông La. Ai ra Bắc hay vào Nam trên quốc lộ đều nhìn thấy danh thắng này.
Chùa được xây dựng vào đời Trần. Đầu thế kỷ 19, Thiên Tượng vẫn là ngôi chùa đẹp, là chốn u tịch, thâm nghiêm. Nhưng vào năm Ất Dậu 1885, sau biến cố kinh thành Huế, vua tôi Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng, Hương Khê phát động phong trào Cần Vương thì vùng Hồng Lĩnh cũng trở thành nơi hoạt động chống Pháp. Chùa đã bị đốt và tàn phá thành phế tích. Đến năm 1901, Tổng đốc An Tĩnh là Đào Tấn đã cho xây dựng lại ngôi chùa này.
Chùa có thượng tịnh, hạ tịnh, có Lưu Đức tháp và Thạch Sơn tháp, trong chùa có chuông Đại Hồng và nhiều tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao… Khuôn viên chùa chừng 150.000 m2 được giới hạn bởi hai suối lớn (suối Bắc và suối Nam), cả hai đều bắt nguồn từ đỉnh Thiên Tượng mà hợp thành. Đường lên chùa được xếp đá công phu theo từng bậc như thang đá từ khối 11 phường Trung Lương lên chùa. Từ chùa nhìn xuống thị xã Hồng Lĩnh và ngã ba nơi tiếp giáp sông Lam và sông La đẹp như một bức tranh hồn thiêng sông núi của mảnh đất xứ Nghệ.
Năm 1885 thực dân Pháp sang xâm lược, nơi đây được các nhà tu hành yêu nước bảo vệ bí mật, sơ sở hoạt động chống đế quốc, in ấn tài liệu, trợ cấp tiền gạo. Vì vậy mà ngôi chùa bị đốt phá, hành hạ tăng ni, tàn sát đạo hữu đe dọa việc tu hành, làm cho ngôi chùa trở nên phế tích lần thứ nhất.
Năm 1930-1931, lại diễn ra tương tự, lần thứ hai tiếp tục ngôi Chùa bị đốt, tăng ni lại bị hành hạ, nghiêm cấm việc hoạt động, may mà ngôi Thượng Điện còn tồn tại nên việc hoạt động ở đây làng phải giao cho sai Chùa duy trì.
Năm 1946 lại diễn ra phá hoại lần thứ ba, do nhận thức của số người chống mê tín, dị đoan, tả khuynh. Tượng Phật chuyển về Chùa Long Đàm, thì năm 1950 xảy ra hỏa hoạn, toàn bộ tượng Phật bị thiêu rụi. Quả chuông lớn nhất cũng bị tiêu tán, từ đây chùa vắng lặng người qua lại, trở nên phế tích (1946 – 1988) 43 năm.
Năm 2005, chùa đã được nhà nước công nhận di tích danh thắng quốc gia. Đây là cơ sở pháp lý đủ điều kiện để xây dựng và phát triển xứng đáng với giá trị lịch sử để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là tỏ lòng thành kính đối với đức Phật, tri ân các vị Sư Tổ và các bậc tiền nhân có công gây dựng, bồi đắp để có những kết quả như ngày nay, hòa nhập với xu thế phát triển của thời đại.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
=> Xem ngày tốt xấu chuẩn xác theo Lịch vạn sự để mua nhà |
Cưới Hỏi / Giỗ Tết Tế Lễ / Giao Thiệp / Đạo Hiếu / Lễ Tang / Sinh Dưỡng / Chọn Ngày Giờ
Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.
Một cuộc cách mạng có thể thay đổi chính thể nhanh chóng, tiếp theo sau hàng loạt hệ thống pháp luật được thay đổi. Phong tục cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội, nhưng dai dẳng hơn và có quy luật riêng của nó, không dễ gì một sớm một chiều đã được mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp tuân theo. Vì tục hay thì nhiều người bắt chước nhau làm, tục dở nhiều người cũng sẽ bắt chước nhau bỏ dần.
Bản thân các phong tục cũng nằm trong cuộc đấu tranh xã hội đã, đang và sẽ tiếp diễn mãi giữa cái cũ và cái mới. Ngay như quan niệm về thẩm mỹ cũng luôn biến đổi. Ví dụ, cái búi tóc của nam giới rõ ràng là lạc hậu song cũng phải qua quá trình đấu tranh lâu dài mới mất đi, nhưng bộ răng đen của nữ giới ngày xưa được ca tụng là đẹp, là duyên dáng, mấy năm sau Cách mạng Tháng Tám chẳng ai bắt buộc gò ép mà tự nhiên biến mất nhường chỗ cho hàm răng trắng.
Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới hiện nay, không phải chỉ đơn thuần dựa vào ý nghĩ chủ quan mà phải biết vận dụng thuần phong mỹ tục vào nếp sống, nếp suy nghĩ, hành động, cách đối nhân xử thế, hợp với trào lưu tiến hoá. Có những phong tục cổ truyền xuất xứ từ kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời nữa, trở thành đồi phong bại tục, ta cũng cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó mới vận dụng cho thích hợp với hiện tại và tương lai, hoặc tìm những phong tục hay để bổ kết mà loại trừ dần những cái dở.
Tất nhiên, bản chất mỗi cá nhân cũng phải sống, giao tiếp, hoà nhập với cộng đồng xã hội, những kiểu cách rởm, trái với phong tục, bản sắc dân tộc, trái với con mắt của đông đảo quần chúng sẽ tự đào thải và bị loại trừ dần. Suy rộng ra phong tục cũng vậy, phục hồi và phát huy thuần phong tục, chắc chắn sẽ được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, hoan nghênh; phục hồi làm sống lại những đồi phong bại tục sẽ bị xã hội lên án.
Những nội dung trình bày dưới dạng hỏi đáp trong cuốn sách này chỉ nhằm giải đáp phần nào xuất xứ của các phong tục đã tồn tại ở nước ta, để các bạn tham khảo, tự phân tích, cái nào hay nên theo, cái nào dở nên bỏ, cái nào còn hạn chế những xét thấy chưa thể bỏ ngay thì tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà châm chước vận dụng cho thích hợp...
Bản thân tác giả cũng mong góp được một phần nhỏ trong cuộc đấu tranh nói trên. Rất mong nhận được sự thông cảm, ủng hộ cũng như sự góp ý chân tình của đông đảo bạn đọc gần xa.
Tân Việt
>> Năm mới 2016 sắp tới. Ai XÔNG ĐẤT nhà bạn phù hợp nhất mang lại tài lộc, may mắn cho bạn cả năm. Hãy XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất nhé!
1. Cách tính Kim Lâu:
Theo các cụ, "Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông” và " 1, 3, 6, 8 Kim lâu, dựng nhà, lấy vợ, tậu trâu thì đừng!". Điều này cũng đã trở thành lệ, ăn sâu vào đời sống tinh thần của mỗi người. Bởi vậy, hễ tính chuyện trăm năm, để tình yêu được bền vững, người ta lấy tuổi của người con gái để chọn năm cưới. Tuổi đẹp có thể cưới được là những tuổi không chạm tới tuổi Kim lâu. Cũng theo các cụ truyền lại, tính tuổi cưới phải tính tuổi mụ và tuổi Kim lâu là 1,3,6,8. Cách tính Kim lâu bấm ngày được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Cách tính tuổi Kim Lâu như sau:
Nam lấy tuổi mụ chia hết cho 9 (Chọn tuổi làm nhà).
+ Nếu dư 1 là phạm Kim lâu thân (Gây tai hoạ cho bản thân người chủ);
+ Nếu dư 3 là phạm Kim lâu thê (Gây tai hoạ cho vợ của người chủ);
+ Nếu dư 6 là phạm Kim lâu tử (Gây tai hoạ cho con của người chủ);
+ Nếu dư 8 là phạm Kim lục súc (Gây tai hoạ cho con vật nuôi trong nhà). Riêng cái này có phạm cũng không sao nếu bạn không phải người kinh doanh chăn nuôi hoặc quá yêu quý động vật .
+ Nếu chia hết hoặc có số dư khác các số nêu trên là chọn được tuổi làm nhà không phạm Kim lâu.
Nữ: Hàng đơn vị của tuổi âm lịch mà = 1, 3, 6, 8 là phạm Kim lâu (tính để xem tuổi lấy chồng).
Tóm lại, Các tuổi Kim Lâu cần tránh: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.
2: Tự tính kim lâu cho mình.
Ông Nguyễn Văn Chung cho biết, theo cổ học phương Đông, 24 phương vị gồm 8 thiên can, 12 địa chi và 4 quẻ Khôn, Càn, Cấn, Tốn (Theo ảnh dưới).
Các số dư 1, 3, 6, 8 đều thuộc Tứ Mộ (tức 4 cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) và Tứ Sinh (tức 4 cung Dần, Thân, Tỵ, Hợi). Mùi và Thân thuộc Tây Nam. Tuất và Hợi thuộc Tây Bắc. Dần và Sửu thuộc Đông Bắc. Thìn và Tỵ thuộc Đông Nam. Đây cũng chính là phương vị của 4 quẻ Khôn, Càn, Cấn, Tốn. Từng quẻ nằm giữa hai ngôi Tứ Sinh và Tứ Mộ. Phong thủy quy định Nam ở phía trên, Bắc ở phía dưới (khác với cách nhìn ở bản đồ), Đông bên tay trái hình vẽ, Tây bên tay phải hình vẽ. Như vậy: Kim Lâu Thân là số 1 ở cung Khôn góc Tây Nam. Kim Lâu Thê là số 3 ở cung Càn góc Tây Bắc. Kim Lâu Tử là số 6 ở cung Cấn góc Đông Bắc. Kim Lâu Súc là số 8 ở cung Tốn góc Đông Nam.
Theo đó, có 8 tuổi không kỵ Kim Lâu là: Tân Sửu, Tân Mùi, Kỷ Sửu, Kỷ Mùi, Canh Dần, Nhâm Dần, Canh Thân và Nhâm Thân. Với 8 tuổi này, nếu Hoàng ốc cũng tốt thì có thể xây nhà. 52 tuổi còn lại trong hoa giáp, nếu phạm Kim lâu, phải kiêng kỵ.
Việc xét theo bàn tay Kim lâu được tính như sau:
Dùng 9 đốt của 3 ngón tay theo hình dưới để tính:
5 cung Khảm, Ly, Chấn, Đoài và Trung cung được xây nhà. 4 cung Khôn, Càn, Cấn, Tốn kiêng kỵ không xây nhà.
Cách tính: Khởi 10 tuổi tại cung Khôn. 20 tuổi tại cung Đoài. 30 tuổi tại cung Càn. 40 tuổi tại cung Khảm. 50 tuổi tại Trung cung. 60 tuổi tại cung Cấn. 70 tuổi tại cung Chấn. 80 tuổi tại cung Tốn. 90 tuổi tại cung Ly. Ví dụ, người 28 tuổi âm lịch làm nhà. 20 tuổi bắt đầu từ cung Đoài, 21 tuổi tại cung Càn, 22 tuổi tại cung Khảm, 23 tuổi tại cung Cấn, 24 tuổi tại cung Chấn, 25 tuổi tại cung Tốn, 26 tuổi tại cung Ly, 27 tuổi tại cung Khôn, 28 tuổi tại cung Đoài. Như vậy, người này làm nhà vào năm 28 tuổi âm, thì được.
Trường hợp đặc biệt, nếu người chồng của gia đình đó đã mất thì lấy tuổi của con trai để tính việc xây nhà. Nếu gia đình đó không có con trai thì lấy tuổi của người đàn bà tính Hoàng ốc và Kim lâu cũng như trên để xây nhà.
3: Cách hóa giải vận hạn
Các chuyên gia cho biết, theo tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian nếu gặp những năm “tứ kim lâu”, “lục hoàng ốc” hoặc “tam tai” thì không nhất thiết không xây dựng hoặc cưới gả. Theo cách “có đóng, có mở” rất linh hoạt và giải toả tâm lý cho gia chủ có thể hoá giải như sau:
Nếu gặp năm Tứ kim lâu hoặc Tam tai thì gia chủ có thể “mượn tuổi” nghĩa là nhờ một người khác (thường là người thân) có tuổi không phạm phải Tứ kim lâu và Tam tai đứng ra thay để thực hiện công việc (cúng bái, động thổ, trông coi việc xây cất…). Nếu gặp năm Hoàng ốc thì sau khi xây cất xong, gia chủ trước khi đến ở (nhập) cho người khác (thường là người thân, không chạm Hoàng ốc) đến ở một thời gian, sau đó mới dọn đến ở chính thức. Việc cưới xin nếu gặp Kim lâu thì “xin dâu hai lần” để hoá giải việc “đứt gánh giữa đường”.
>> Xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất!
► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác gửi tới độc giả |
Ảnh minh họa |
Chùa Linh Ứng Bà Nà hoàn thành năm 2004, và là 1 trong ngôi chùa trong các Chùa Linh Ứng tại Đà nẵng: Chùa Linh Ứng Bãi Bụt, Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn. Đây là khu du lịch nằm cách thành phố Đà Nẵng 28 km về phía Tây, thuộc thôn An Lợi, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, mới được khai trương vào tháng 9 năm 1998.
Chùa thuộc phái Bắc Tông. Thượng tọa Thích Thiện Nguyện, trụ trì chùa Linh Ứng – Ngũ Hành Sơn, đã tổ chức trọng thể lễ đặt đá xây dựng chùa Linh Ứng – Bà Nà và Thích Ca Phật đài vào ngày 21 – 9 – 1999 (12 – 8 năm Kỷ Mão).
Chùa Linh Ứng Bà Nà gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai, cả khoảng sân rộng được lót bằng đá. Phía trước chùa có một cây thông rất đặc biệt với 03 loại lá khác nhau. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa, Thượng tọa Thiện Nguyện đã cho xây dựng Thích Ca Phật đài bằng xi măng cốt sắt do thợ cả Nguyễn Quang Xô đảm nhận. Tượng đức Phật Thích Ca cao 27m, ngang gối 14m, thiền định trên đài sen cao 6m, là pho tượng Phật lớn nhất nước ta hiện nay. Phật đài được chùa tổ chức lễ khánh thành trọng thể vào ngày 06 – 3 – 2004 (16 – 2 năm Giáp Thân).
Từ thành phố Đà Nẵng, vào những ngày nắng ráo, có thể nhìn thấy bức tượng trắng muốt này nổi bật trên cái nền xanh của khu du lịch nổi tiếng Bà Nà – Núi Chúa.
Xây dựng trên núi cao, chùa Linh Ứng vô cùng linh thiêng, những nét kiến trúc tinh tế của chùa làm cho không khí thiền môn thêm thanh tịnh, lòng người vãn cảnh chùa thêm thanh tao, thư thái. Cảm giác mệt mỏi dường như tan biến khi được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca tạo thiền thuộc vào hàng lớn nhất châu Á.
Theo quan niệm phong thủy, nếu miếng đất khuyết, hãm (thiếu một góc nào đó) sẽ có ảnh hưởng không tốt, tùy theo góc khuyết thuộc vào cung nào.
Chẳng hạn, miếng đất khuyết góc Tây Nam, như vậy là thiếu mất phương Khôn. Theo bát quái Khôn là đất, thuộc về Mẹ; tương ứng với trên cơ thể là bụng, lá lách. Như vậy, ngôi nhà thiếu góc Tây Nam nghĩa là thiếu mẹ. Cũng có nghĩa người mẹ phải sống ở nơi khác hoặc có thể bị mất sớm hoặc mắc bệnh đau bụng.
Tương tự như vậy, thiếu góc Tây Bắc là thuộc phương Kiền, thuộc về Trời ứng với người cha; vậy thân chủ ngôi nhà có thể mất sớm hoặc đi xa… Tuy nhiên đó là quan niệm của phong thủy. Xét thấy trong chiến tranh, hầu hết đàn ông đều ra trận, vậy chả nhẽ tất cả các ngôi nhà của họ đều thiếu góc Tây Bắc hay sao?
Tuy vậy trên thực tế ngôi nhà bị khuyết một góc nào đó đều không tiện lợi trong việc thiết kế, bố trí nội thất, sử dụng hàng ngày và thường gây tâm lý bức bối, khó chịu.
Kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu thêm một nội dung của các vị trí theo các cung trong ngôi nhà liên hệ các tình huống trong đời sống: sự nghiệp - kiến thức - gia đình - của cải - danh tiếng - hôn nhân - con cái - quý nhân phù trợ.
Liên hệ với bát quái, quẻ Ly chủ về cung danh tiếng, quẻ Khôn chủ về cung hôn nhân, quẻ Đoài chủ về cung con cái, quẻ Kiền chủ về cung quý nhân phù trợ, quẻ Khảm chủ về cung sự nghiệp, quẻ Cấn chủ về cung kiến thức, quẻ Chấn chủ về cung gia đình, quẻ Tốn chủ về cung của cải.
Tuy nhiên, khi ứng dụng bát quái vào các vị trí trong một ngôi nhà hay một căn phòng với nội dung vừa trình bày ở trên thì các quẻ không còn tương ứng với một hướng cố định của địa lý nữa (ví như quẻ Ly = hướng Nam, quẻ Khảm = hướng Bắc…) mà nó biến hóa theo sự vận động của luồng khí vào ngôi nhà hay căn phòng (lối đi - cửa).
Theo quan niệm của tam môn bát quái, lối vào sẽ nằm vào 1 trong 3 vị trí: quẻ Khảm (sự nghiệp), quẻ Kiền (quý nhân phù trợ) và quẻ Cấn (kiến thức)…
Nếu lối vào nằm ở giữa (trung tâm) nó sẽ thuộc quẻ Khảm - cung sự nghiệp; nếu nó mở về phía phải sẽ thuộc quẻ Kiền - cung quý nhân phù trợ còn nếu nó mở về phía trái sẽ thuộc quẻ Cấn - cung kiến thức. Lối vào được tính cho cửa chính của ngôi nhà hoặc căn phòng, bất kể lối cửa đó có được dùng thường xuyên hay không.
Khi xác định được lối vào nằm ở cung nào, ta chồng bát quái lên sơ đồ căn phòng sẽ xác định các vị trí còn lại của căn phòng thuộc cung nào.
(Theo Báo Xây dựng)
Mốt lông mày ngang, đẹp thì có đẹp nhưng không tốt |
Chóp mũi to là dáng mũi "đựng tiền" |
► Xem nốt ruồi trên mặt đoán vận mệnh chuẩn xác |
Tháng 7 âm lịch – tháng cô hồn được coi là một trong những dịp lễ tâm linh cực kì quan trọng của người phương Đông. Những truyền thuyết ma quỷ về tháng này được lưu truyền từ đời này qua đời khác, cùng với đó là những điều không nên làm trong tháng cô hồn.
► Tham khảo thêm: Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Gương là thứ nhà ai cũng cần có để soi vào làm đẹp, chỉnh trang bản thân trước khi ra đường, không chỉ thế còn giúp ta theo dõi cơ thể mình tốt hơn, sớm nhận ra được những dấu hiệu đáng ngại nếu chẳng may mắc phải. Nhưng bên cạnh đó, gương cũng là một thứ rất quyền năng trong phong thủy.
Vị trí để gương mà nhiều người chọn nhất là trong phòng ngủ vì cho rằng đây là nơi kín đáo, dễ soi mà không ngại ngùng; tuy nhiên, vị trí này lại bị rất nhiều chuyên gia phản đối, nhất là nếu chiếc gương đối diện với giường ngủ. Lý do là theo thuyết phong thủy, không nên để bất cứ sự phản xạ ánh sáng nào chiếu trực tiếp vào giường, dù là gương hay màn hình TV, vì sẽ dễ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và mối quan hệ của chủ nhân, không chỉ thế một số người yếu bóng vía, dễ giật mình cũng sẽ dễ bị tưởng tượng khi thức giấc nửa đêm và vô tình nhìn vào gương.
(Ảnh: Internet)
Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng gương di động hoặc gương ở mặt sau cánh cửa tủ. Nhưng nhìn chung, theo các chuyên gia, vị trí tốt nhất cho gương kia ngự ở trên tường vẫn là trong phòng khách hay khu vực phòng ăn, vì nhiều lý do:
- Để mở rộng không gian phòng, tăng thêm độ sáng, vì hiệu ứng trực quan mà gương có thể tạo ra là rất đáng kể;
- Đặt gương lớn ở những vị trí phản chiếu góc nhìn, cảnh quan đẹp (chẳng hạn như khu vườn, bầu trời…) sẽ vừa đưa thêm sự sống động của thiên nhiên vào nhà vừa thu hút năng lượng tích cực;
- Gương được treo đối diện với bàn ăn và khu vực sinh hoạt của gia đình cũng là việc được khuyên làm, vì đây là những khu vực đại diện cho sự đầm ấm, no đủ, đặt gương thế này sẽ như cách nhân đôi những điều tốt đó. Cũng vì tác dụng “nhân đôi” mà nhiều người còn đặt gương trước biểu tượng của tiền bạc và sự sung túc; và ngược lại, tránh để đối diện gương những thứ cũ kỹ, tồn đọng, những thứ tượng trưng cho tiền bạc phải chi ra, như hóa đơn;
- Gương cũng là món đồ trang trí tinh tế dễ khiến khách đến nhà phải thốt lời khen ngợi, nếu bạn biết cách sắp xếp hợp lý, có gu.
(Ảnh: Internet)
Có những vị trí tốt thì cũng có những vị trí nhất thiết nên tránh, ngoài đối diện giường ngủ thì bạn cũng tránh treo, đặt gương ở:
- Đối diện với cửa chính, vì đây được cho là nơi thu hút năng lượng vào nhà, và chiếc gương sẽ gây cản trở điều này;
- Đối diện nhà vệ sinh (nơi bị cho là có những nguồn khí tiêu cực), đối diện bếp (bởi gương mang yếu tố nước, kỵ với lửa hồng của bếp);
- Đặt gương đối diện, phản chiếu nhau cũng không phải là điều tốt vì bị cho sẽ làm suy yếu năng lượng;
- Nếu trong gia đình có trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyên nên có ít nhất một tấm gương mà bé có thể soi được cả người, để bé học được đầy đủ về bản thân, ý thức về mình và củng cố sự tự tin, tự trọng. Tuy vậy cần lưu ý cần bắt chắc gương vào tường để phòng tránh tai nạn gương đổ vào người bé, vỡ ra, rất nguy hiểm.
(Ảnh: Internet)
- Và cuối cùng, rất dễ hiểu là bạn không nên giữ gương vỡ, gương mẻ trong nhà, không chỉ làm tán khí, nhiễu năng lượng mà đó cũng là những mối nguy rất hiển nhiên cho sự an toàn.
Hãy dùng gương, bao gồm việc xếp đặt gương, một cách hợp lý, đúng cách để vừa tiện dụng, vừa an toàn, lại đảm bảo vượng khí nhé!
Tổng hợp
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Tại bài viết này chúng tôi sẽ trình bày 7 đặc điểm phổ biết nhất về tướng của người trường thọ.
Thứ nhất: từ trong tai mọc ra một hoặc một vài sợ lông
Thứ hai: nhân trung (vì cái rãnh nhỏ nằm thẳng dưới mũi vài trên miệng) dài bằng hoặc hơn một đốt ngón tai, trên 1,5cm.
Thứ ba: trên hai cặp lông mày có một vài sợ mọc dài hơn những sợ khác rất nổi trội (với những người tuổi từ 40 trở lên)
Thứ 4: cổ có hai hoặc 3 ngấn rõ ràng
Thứ 5: hai đường pháp lệnh sâu rõ, dài quá khóe miệng (2 đường nhỏ chạy song song, bắt đầu từ vị trí 2 cánh mũi chạy hướng xuống cằm)
Thứ 6: Vị trí cung tật ách cao, sáng sủa
Thứ 7: trán có ba nếp nhăn vắt ngang, đều đặn, rõ ràng ( người ngoài tuổi 40)
Giờ thì các bạn hãy kiểm tra xem những người thân của mình có ai có tướng trường thọ nào? Hoặc xem tướng các cụ già thọ trên 80 tuổi để đối chiếu với 7 tướng ở trên nào.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Nhiều người quan niệm, không riêng gì kiêng kỵ Rằm tháng Giêng mà các ngày Tết, ngày mùng 1 hay ngày rằm thường, bạn nên kiêng khem một số điều sau để tránh vận hạn đen đủi, điều không may mắn.
Có người cho rằng, nếu thực sự yêu thương thì dù có chia tay cũng vẫn còn vấn vương nhưng có người lại nói, chia tay rồi phải hoàn toàn cắt đứt, trở thành bạn bè mới là tình yêu đích thực. 4 chòm sao tuyệt tình dưới đây chính là như thế, yêu hết mình, chia tay hết tình.