Một bài viết rất hay của cụ Hoàng Hạc về giới thầy bói trước năm 1975. Mời bạn đọc tham khảo!
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Bài viết của cụ Hoàng Hạc
Nghề bói về Tử Vi thật là khó khăn hơn hết, vì nó đã chẳng những thuộc về Lí Trí mà còn rất nhiều thuộc về Trực Giác. Trực giác là để ta nhận thấy những điều bí ẩn, tuy ẩn mà hiện, nhờ nhận thấy sự liên quan mật thiết giữa các cung, các sao, và nguyên tắc đoán rất là phức tạp nhưng rất tinh vi.
Lại có những khó khăn vì dễ sai lầm. Thứ nhất là năm tháng ngày giờ phải chọn thật đúng. Sai một li đi một dặm. Người mình í tai để ý giờ sinh, nhưng nó là quan trọng nhất. Có khi những đứa trẻ sinh ra mà cha mẹ lại để ít bữa sau mới đi khai sinh. Và dĩ nhiên ngày được ghi trong giấy khai sinh không thể chắc đúng được. Giờ đã sai, ngày lại sai nữa thì lá số Tử Vi sẽ không có giá trị gì cả.
Không hiểu được những cái khó ấy của những nhà đoán số Tử Vi, đã có biết bao nhiêu người cứ la lên rằng mấy thằng cha đoán số Tử Vi nói láo.
Lại nữa, phép xem Tử Vi thật là phức tạp. Việc an sao để có lá số Tử Vi là việc dễ, nhưng đoán mới lá khó, hết sức khó. Và mỗi người có khi đoán một cách hoặc thấp, hoặc cao tùy sở học của họ.
Cụ Ba La
Ở Sài Gòn, chả ai không nghe danh cụ Ba La. Cụ hiện nay hơn 100 tuổi, có một sở học vững chắc lắm. Tiếc là cụ hư mắt, nhưng cụ có một trí nhớ đánh sợ, cụ chỉ an lá số trong trí óc mà thôi mà không thiếu một vị sao nhỏ nào. Có những sao nhỏ mà vô cùng quan hệ. Thế mà cụ thấy cả lá số như mình mở trân trân đôi mắt nhìn vào lá số vậy… mà mình nhìn còn thiếu.
Các ông bị hư mắt phải học đến nhập tâm. Nhờ thiếu đôi mắt bên ngoài mà tâm tư được tụ vào bên trong, có thể nhờ thế mà các ông ấy có cái học nhập thần. Theo chỗ tôi biết thì còn có những ông giỏi Tử Vi như cụ Ba La mà cũng bị hư mắt. Một ông là thầy Canh ở đường Nguyễn Thiện Thuật. Một ông khác ở Đà Lạt thỉnh thoảng lại về Sài Gòn, ngụ tại nhà một giáo sư dạy nữ công, vợ một vị thanh tra tiểu học ở Đà Lạt mà cũng có nhà ở Sài Gòn. Và thầy Minh Lộc ở đường Trần Quý Cáp.
Già nhưng còn minh mẫn
Cụ Ba La ngày nay coi có kém ngày trước, có thể là vì già quá cho nên suy kém. Nhưng hơn trăm tuổi mà được như thế là minh mẫn lắm rồi. Bây giờ cụ nói rất ít. Cụ cũng coi cả bói dịch. Hai cái học ấy thường phải đi đôi. Và đã là học Độn Lục Nhâm, hay là Kỳ Môn Độn Giáp hay là Tử Vi đều phải là tay giỏi về dịch học.
Tôi thán phục mấy ông hư mắt mà xem quẻ Dịch hay bất cứ kiểu xem nào. Chuyện hư mắt của các ông là một cái lợi, dù cũng là một thứ bất lợi.
Lợi là cái gì các ông đã học được lúc các ông còn sang mắt hoặc các ông được truyền khẩu thì các ông sẽ nhập tâm. Cái học được lại có bề sâu. Nhưng có cái bất lợi là các ông không thể học thêm các sách khác để cho con đường nghiên cứu được rộng rãi thêm.
Tôi có hỏi một số ông về nhiều bộ sách, các ông phải thừa nhận rất tiếc không được nghe nói đến, và khi tôi đề cập đến nhiều khía cạnh khác, các ông đã tặc lưỡi kêu trời là không có cơ hội tiếp xúc với những điều huyền vi mà con người học mãi không bao giờ hết.
Tuy vậy tôi cũng nhờ các cụ ấy rất nhiều về cái học tâm truyền.
Thầy Canh ở Nguyễn Thiện Thuật
Phần thầy Canh ở Nguyễn Thiện Thuật thì khác. ông này chưa gài, cho nnê trí nhớ chưa mờ. Ta có đến xem ở ông, nên cầm trong tay lá số của mình hay của người mình xem, để mà biết thêm và hỏi thêm – nếu bạn đã biết chút ít về Tử Vi. Thầy Canh chịu nói các cách trên lá số để mình biết.
Có vài ông có cái tệ
Có vài ông có cái tệ là khoái đặt vấn đề tiền. Người nào đến xem, có ông hỏi:
- Trả bao nhiêu?
Có nhiều giá, tùy ý muốn đưa bao nhiêu cũng được, nhưng có một giá chót. Nếu mình trả nhiều hơn thì ông nói nhiều hơn, mình trả ít thì ông nói ít hơn.
Hoàng Hạc tôi thường đi theo các bạn thích xem và thích trả tiền nhiều để học lỏm mà thôi. Trả tiền thật nhiều thì không mướn thư kí ghi vào tập sổ. Nhưng trả tiền thật nhiều thì mình tha hồ chất vấn. Có những ông giấu nghề kinh khủng, nhất là khi người chất vấn có nghề thì các ông trả lời gần như cùng một cách:
- Thì vậy đó, tôi học học sách, tôi chỉ nghĩ theo tâm linh. Thấy vậy đoán vậy.
Thế là đối với các ông đó, khó mà moi các ông được gì. Tuy vậy tôi từng học được rất khá khi tung ra chiến thuật nối móc trong quá khứ.
Một chuyện vui về một bà hay bị mất trộm
Có một người xem, nghe ông đoán:
- Bà ở đâu? Chỗ bà ở cũng toàn là nơi ăn trộm ăn cướp. Bà hãy dọn đi nơi khác là hay.
Bà kia nghe khen nức nở:
- Thầy nói quá đúng. Tôi đổi nhà có trên 3 lần rồi, tại sao đi đâu ban đầu đều thấy rõ là xóm lương thiện, nhưng rồi cũng bị trộm. Bây giờ phải dọn về đâu, xin ông chỉ cho.
ông thầy nói:
- Phải coi quẻ dịch mới được. Để ba trăm đồng cúng tổ đi.
Bà nọ nói:
- Ông coi Tử Vi thì phải biết chứ còn phải coi thêm quẻ Dịch thì mắc quá.
- Ấy, quẻ Tử Vi làm sao biết được. Phải nhờ cái khác. Nếu bà không bằng lòng thì thôi.
Nghe như vậy, tôi mới nói:
- Quẻ Dịch làm gì biết được. Nếu biết được thì Tử Vi đã sai, bởi số trong Tử Vi là cung Điền Trạch bị giáp Kiếp, Không thì chỗ ở của bà này luôn luôn bị ăn cướp, ăn trộm rình mãi.
ông thầy nghe nói mới hất hàm hỏi:
- Ông cũng biết về số Tử Vi à?
- Thì thấy lá số bà này như vậy? Đã là số thì làm sao cải số?
Ông thầy nói:
- Ông nói bậy. Số là số, nhưng mình cũng đổi số chứ.
- Nhưng cứ cái nghiệp người này thì cung Điền Trạch dù có đổi vào dinh thự lớn, có lính canh chừng, rồi thì cũng bị lính canh biến thành ăn trộm, và bà này rồi cũng bị bao vây bởi những người gian giảo. Không thế, thì cũng bị bà con họ ăn trộm. Chỉ khi nào bà đem tiền gởi nơi khác thì thôi chứ đem về nhà là có trộm rình, không trộm ngoài cũng trộm trong nhà, nhưng là bà con ở xa đến.
Bà đi xem Tử Vi cười to:
- Ông này nói đúng! Tôi giữ trộm ngoài kĩ lắm, nhưng rồi cũng bị trộm bên trong, bà con họ đến chơi, họ lấy mất. Nói vậy, số tôi sẽ bị vậy mãi sao, thưa ông?
Tôi nói:
- Bà hỏi ông thầy, chứ sao lại hỏi tôi?
Ông thầy nổi đóa:
- Xin lỗi ông, vậy theo ông phải làm thế nào cho bà này khỏi mất tiền?
Tôi trả lời:
- Có gì khó. Cung phụ mẫu của bà này có Thiên Tướng-Liêm Trinh và Sát Phá Tham hợp chiếu, thì cứ đem tiền gởi cho ông bà già là không sợ mất nữa.
- Tại sao?
- Trả tiền, tôi xin nói cho nghe.
- Ậy, giỡn hoài. ông nói thử. Nếu đúng lí, tôi kêu là sư.
- Có gì lạ. Kiếp Không chỉ sợ có Thiên Tướng, nên ăn trộm không dám lại.
Các ông này bị đụng tới là đổ quạu.
Ông thầy Đà Lạt
Còn ông thầy Tử Vi nữa, mà cũng mù mắt, là ông thầy Đà Lạt (mà có lẽ nhiều người biết tiếng). Tôi được biết nhiều ông bộ trưởng, giám đốc các công sở, các nhà chính trị đến xem số Tử Vi của ông tận Đà Lạt.
Tôi gặp ông ở Sài Gòn, nơi nhà một bá giáo sư, mà tôi đã kể. ông ấy cũng có biệt tài là nhớ dai. Nhưng đặc sắc là ông lại xem tay nữa, nhưng hư mắt thì thấy gì mà xem? ông nắm tay mình, ông mò trên các chỗ nổi chìm của bàn tay… Vậy mà ông đoán nghe dễ chịu quá. Sau khi đó, ông lại hỏi tuổi, hỏi về tháng sinh và ngày giờ sinh. ông lấy Can Chi sắp theo lối xem Bát Tự.
Tôi nói thật cái lối rờ bàn tay mà nói tương lai, hiện tại… nhất là quá khứ và hiện tại, thì phải nhận là tài.
Một câu chuyện rờ tay đoán quẻ
Hồi thuở tôi được hai mươi, một người bạn thân của tôi rủ tôi đi qua Xóm Củi xem ông thầy hư mắt mà chuyên coi tay. ông này có hai cách xem: một là bói dịch, hai là coi chỉ tay.
Tôi và bạn tôi đến nhà, thấy ông đang nằm trên võng. Hỏi thì ông nói tôi là một người bà con hay anh em gì đây.
- Đúng! rồi sao nữa?
Thú thật, tôi học được ở ông thầy “mò” này nhiều cái hay về khoa học coi tay. Trước giờ coi tay tôi út chú ý đến các “gò” nổi của bàn tay. Chỉ biết rằng các “gò” có tính cách làm nổi lên khả năng của “gò” thôi, thật sự chả có ý nghĩa gì quan trọng hơn.
Đối với ông thầy này thì “gò” rất hệ trọng mà sách Tây Phương không đề cập. Gò Mộc Tinh, gò Hỏa Tinh, gò Thủy Tinh, gò Thổ Tinh, chẳng những có ý nghĩa nhiều về tánh tình, mà theo Trung Hoa, nó lại có ý nghĩa nhiều về số mạng.
Ông Thầy mò mò cái gò Thủy Tinh của ông bạn tôi, thở ra:
- Ông già, bà già ông thì sang cả, giàu có, nhưng ông thì chả hưởng bao nhiêu. Và sau này sự nghiệp tiêu tan cả.
Bạn tôi nói:
- Hay lắm. Cha mẹ tôi giàu. Cha tôi ngồi Quận (thuở ấy, ngồi Quận là số dách về uy quyền và tiền bạc). Nhưng sao ông biết?
- Thì tại tôi “thấy” trên bàn tay ông.
Tôi để ý nhìn. Thấy ông đang mò cái gò Thủy Tinh. Thấy gò ấy cao nhất trên bàn tay, nhưng nếu gò ấy cao là có gia tài to, mà có gia tài to thì dĩ nhiên cha mẹ giàu to. Nhưng sao lại biết rằng về sau gia tài ấy tiêu tan tất cả, mà anh ấy không được thụ hưởng?
Tôi xen vào để hỏi:
- Tại sao ông biết rằng về sau sạt nghiệp? Coi tay người này mà biết được người kia?
ông cười:
- Ông này hỏi kì quá. Tôi thấy sao nói vậy.
Tôi biết là không hỏi gì được ông này.
Đến lúc sau, coi qua bàn tay của tôi, lúc ông mò đến gò Thủy tinh, ông nói:
- À, ông này thì khác. Cha mẹ thì nghèo, đủ ăn vậy thôi, ông không nhờ được gì cả, và sau này “thân lập thân”.
Nói khích để đi tìm sự thật
Tôi hỏi:
- Nói vậy, nếu gò này cao thì cha mẹ giàu, mà thấy thì cha mẹ nghèo. Vậy tại sao cao thì giàu nhưng lại cho rằng giàu không bền? Nói vậy thì mâu thuẫn, anh bạn tôi đây có gò này cao lắm kia mà, tôi không phục.
Bị nói khích, ông hất hàm bảo:
- À, thì tôi nói ông biết. Phải ông là tay biết xem tay không?
- Vâng, tôi là nhà coi tay mà thiên hạ coi là “đại tài”.
Bị nói khích, ông ta tức quá nói:
- Xin lỗi ông. ông tài coi tay, nhưng chỉ biết có một mà chẳng biết có hai. (ông bảo bạn tôi đưa bàn tay cho ông nắm rồi ông rờ chỗ gò ấy). Đây này, gò này tuy cao mà nghiêng về góc cạnh, này chỉ lăng nhăng cắt nát hết, kể là “lúa” rồi. Cho nên làm gì mà không sạt nghiệp? Cái bàn mà nghiêng như thế này, tiền bạc để đó làm gì mà chẳng đổ? Tôi nói “đổ” bể, bởi chỉ lăng nhăng loạn xạ đã phá nát đi rồi. Cho nên tôi đoán tiền phú hậu bần là vậy đó.
Tôi mừnh quá. Bèn nói:
- Xin lỗi ông, tôi quả là kẻ “tri nhất nhi bất tri nhị”. Quả là “múa búa trước cửa Lỗ Ban”. Vậy xin thầy bỏ lỗi. Xin bái phục tôn sư.
Trở lại chuyện ông thầy Đà Lạt
Nhờ câu truyện trên, tôi mới hiểu cái ông thầy bói hư mắt Đà Lạt không phải là không có cơ sở. ông này mò tay, lại thêm cả khoa Tử Vi nữa, nên ông đoán hay. Nhất là khi mình nghe ông có mùi rượu, thì ông có những cái “ông ứng” rất tài. Có nhiều ông lớn hồi bấy giờ có đến xem. Mà nói là “đến xem” thì sai, mà phải nói rằng các ônh cho mời đến tư thất để xem. ông coi bói Dịch cũng khá.
(Câu chuyện kể về ông thầy Đà Lạt đã từng được kể trong một kỳ trước).
Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Ngọc Sương (##)