Tướng phụ nữ thắt đáy lưng ong –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Đây mới thực sự quan trọng hơn là dùng đèn. Vậy thực chất nên làm thế nào, việc chọn đèn có nhất thiết phải theo phong thuỷ hay không ?
Trả lời:
|
|
Ảnh trái: Ánh sáng gián tiếp, đèn LED theo bậc thang...là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm cho không gian giao thông. |
Không gian giao tiếp nhiều hay ít sẽ quyết định đến số lượng đèn và mức độ chiếu sáng. |
Việc tài liệu phong thuỷ xưa ít đề cập đến hệ thống chiếu sáng như phong thuỷ hiện đại thì cũng dễ hiểu, bởi tiến bộ kỹ thuật ngày nay mở ra nhiều khả năng chọn lựa chiếu sáng phong phú hơn thời chỉ có thắp nến hay đèn dầu leo lét. Nhưng dù là xưa hay nay thì chọn đèn cũng có những nguyên tắc cơ bản sau:
– Chọn theo hướng giao tiếp: tuỳ theo đối nội hay đối ngoại mà sử dụng đèn tương ứng. Ví dụ sảnh đón khách hướng trước nhà thì tính dương cao, cần chọn những loại đèn rực rỡ hơn là sảnh phụ, lối đi phía sau nhà. Hoặc hệ thống đèn phòng khách cần nhiều tầng bậc khác nhau, có thể thêm đèn chùm để gia tăng tính nổi bật khi tập trung đông người. Trong khi phòng sinh hoạt nội bộ thì ít đèn hơn, kiểu đèn tĩnh tại hơn, ánh sáng phân tán và dịu nhẹ hơn.
– Chọn theo hướng phương vị: là hướng tính toán để bố trí đèn so với chủ thể xem xét. Ví dụ trong phòng ngủ thì vị trí nằm trên giường là chủ thể chính, các vùng chung quanh trái – phải – trước – sau, trên đầu dưới chân là các phương vị tương ứng với đặc thù gia chủ và nhu cầu sử dụng. Từ phương vị so với chủ thể xem xét sẽ đi đến quyết định loại đèn và kiểu chiếu sáng, cụ thể là vùng hai bên trái phải sẽ dùng đèn bàn điều chỉnh cường độ sáng, hoặc đèn treo thả xuống ra sao. Vùng tường trên đầu giường chỉ dùng đèn hắt nhẹ nhàng, tránh dùng đèn rọi gay gắt, còn các vùng xa giường có thể dùng đèn đứng hay đèn áp tường để tạo điểm kích hoạt khí, tóm lại là không thể “rải đèn” tràn lan, đều đặn mà không chú ý đến phương vị xoay quanh sinh hoạt của chủ thể.
– Chọn theo bối cảnh sử dụng: khác với đèn chiếu sáng cơ bản, đèn trang trí thường được mua sau khi đã hoàn thành xây dựng để gia chủ có thể phối hợp với các thành phần trang trí khác như tranh ảnh, rèm cửa, bàn ghế… Nếu ngôi nhà không phải là lâu đài cung điện, cần tránh những loại đèn quá cầu kỳ, nhiều góc cạnh hay mũi nhọn, vừa dễ bám bụi vừa là điểm xung sát không tốt. Khi bước vào một căn phòng đầy đủ ánh sáng mà không ngọn đèn nào choá mắt gây khó chịu thì có nghĩa là ánh sáng phòng đó đã được kiểm soát vừa phải.
– Chọn đèn theo ngũ hành: ánh sáng theo các sắc của ngũ hành cũng cần tương sinh hài hoà với không gian và gia chủ, ví dụ phòng ngủ vốn thuộc mộc nên dùng ánh sáng vàng nhẹ (thổ ) có thể điểm thêm ánh xanh (thuỷ), phòng làm việc nên lấy ánh sáng trắng (kim) làm chủ đạo, có bổ sung ánh sáng vàng (thổ) để tương sinh. Gia chủ mạng hoả sẽ hợp hơn với ánh sáng xanh lá cây, vàng và cam, với kiểu đèn có nhiều góc nhọn, hình chóp hoặc hình ống. Trong khi người mạng thuỷ theo nguyên tắc ngũ hành sẽ thiên về ánh sáng trắng và xanh biển, kiểu đèn có uốn lượn mềm mại hoặc đèn tròn trịa (kim sinh thuỷ). Dĩ nhiên không thể áp đặt nếu gia chủ không thích, nhưng thông thường các nguyên tắc ngũ hành khá phong phú và không ít thì nhiều sẽ tương hợp với đặc tính gia chủ và không gian cụ thể.
Tóm lại, chọn đèn về cơ bản là chọn những thiết bị vừa trang trí vừa phục vụ nhu cầu sử dụng, lại hàm chứa nhiều yếu tố phong thuỷ như kích hoạt năng lượng, trấn trạch… mang đến không gian các yếu tố hỗ trợ trong tâm lý. Phong thuỷ có câu “hình nào thì khí ấy, khí nào thì lý ấy” chính là triết lý chọn lựa biết cân nhắc giữa các nhu cầu và ham muốn, không để hình bên ngoài át khí bên trong, không để sự rực rỡ thu hút của kiểu dáng làm quên đi vai trò tăng cát giảm hung của đèn.
(Theo SGTT)
Nhìn từ góc độ phong thuỷ học nhà ở, phòng vệ sinh là nơi tích tụ nước, nếu toả ra quá nhiều khí ẩm thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Nước đọng lại là nước vẩn đục, mùi của nước đọng lại trong phòng vệ sinh bốc lên sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm tính của người sống trong nhà. Vì vậy, phòng vệ sinh nhất định phải có quạt thông gió hoặc cửa sổ để ánh nắng mặt trời và không khí có thể lọt vào, từ đó có thể đảm bảo được ánh sáng đầy đủ, không khí lưu thông, như vậy mới có thể làm khí uế và thuỷ khí thoát hơi ra ngoài, không khí mới được sạch sẽ, tinh khiết, có ích cho sức khoẻ con người.
Trong nhà ở hiện đại, phòng vệ sinh thường có thiết bị hút nước, vì thế mà vấn đề vệ sinh được cải thiện rõ rệt. Do vậy, phải thường xuyên chú ý đến việc thông gió phòng vệ sinh. Ngoài việc phải kịp thời loại bỏ những tạp chất bẩn ẩn náu trong phòng vệ sinh ra, còn phải thường xuyên dùng chất tẩy rửa khử trùng phòng vệ sinh, để tránh ô nhiễm và vi khuẩn sinh sôi.
Có một số nhà ở do bố trí không gian không hợp lý hoặc để tiết kiệm diện tích đã thiết kế phòng vệ sinh theo kiểu kín bưng, không làm cửa sổ hoặc không mở được cửa sổ, thậm chí quạt thông gió không khởi động thường xuyên, làm như vậy sẽ vô cùng bất lợi đối với sức khoẻ con người. Cho dù sử dụng chất khử mùi không khí cũng khó có thể cải thiện được chất lượng không khí.
Những năm gần đây, ở một số nơi trên cả nước thường xảy ra tình trạng ngộ độc khí ga rất nguy hiểm, vấn đề này ngoài do chất lượng của khí ga không đạt tiêu chuẩn và cách sử dụng không đúng ra, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện thông gió phòng vệ sinh không tốt gây nên.
Nếu phòng vệ sinh không sạch sẽ hoặc ẩm ướt mà không thông gió thì sẽ có mùi hôi và mùi ẩm mốc bốc lên. Nếu bạn không muốn để khí Âm quá ẩm ướt bao phủ khắp căn phòng thì ngoài việc phải giữ gìn phòng vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng ra, bạn còn phải suy nghĩ đến một số điểm sau đây:
Về màu sắc, có thể lựa chọn đồ vật có màu sắc tương phản với màu tường, đặc biệt nên sử dụng các màu nhạt như màu vàng chanh, xanh nước biển, màu hồng nhạt, màu ngà voi... từ đó sẽ đem lại cảm giác sạch sẽ cho phòng vệ sinh.
Về cách bài trí, có một số vị trí trong phòng vệ sinh có thể đặt xà phòng thơm hoặc khăn mặt có màu sắc vui nhộn, điều đó có thể làm cho phòng vệ sinh trở thành nơi lý tưởng, vừa trang nhã lại vừa lịch sự.
Nói chung, nếu diện tích phòng vệ sinh tương đối nhỏ, việc quét dọn không quá mất công, cho nên, bạn nhất định phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, và phải thường xuyên thông gió, làm cho không khí thoáng mát ùa vào bên trong, thổi đi những khí gây ô nhiễm cho phòng. Cho dù phòng vệ sinh có cửa sổ cũng phải thường xuyên bật quạt thông gió để tiêu trừ khí độc, đảm bảo không khí luôn sạch sẽ, khô ráo.
Về tẩy mùi, chất khử mùi toilet tuy rằng có hiệu quả, nhưng không bảo vệ môi trường, cho nên tốt nhất là chọn dùng một số loại nước hoa hoặc tinh dầu thơm. Có thể chọn các loại nước hoa hoặc tinh dầu có mùi thơm giúp cân bằng tâm lý, có loại mùi thơm còn có thể trị được chứng bệnh mất ngủ, đồng thời nó cũng làm suy yếu đi các khí độc hại trong phòng vệ sinh.
(Theo Phong thủy gia đình)
1. Hội Trấn Đông - Đền Bạch Mã
Thời gian: tổ chức từ ngày 19 tới ngày 20 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Thần Long đỗ - vị thần gốc của Hà Nội cổ.
Nội dung: Đền Bạch Mã là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long. Mở đầu lễ hội là những nghi thức thông thường như:ca trù, hát văn, ngâm thơ... Ngoài ra còn có trương trình riêng: nói về lịch sữ của đền Bạch Mã.
2. Hội Xã Dương Liễu
Thời gian: tổ chức vào ngày 11 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn tướng quân Lý Phục Man - vị tướng tài có nhiều công lao phò vua, giúp nước dưới thời Lý (người dân phong cho bà là Thành Hoàng Làng).
Nội dung: Từ sáng sớm, người dân trong xã và khu vực lân cận đã háo hức tập trung tại sân Đình chờ xem hội. Đình làng Dương Liễu hôm nay được trang hoàng rực rỡ với rất nhiều cờ, hoa, kiệu, lọng... Từ các cụ cao niên, thanh niên đến các em thiếu nhi tham gia lễ rước đều mặc trang phục lễ cổ, nhằm tái hiện khung cảnh và không khí lễ hội thuở xưa.
Theo sử sách để lại, cách đây 1.500 năm, tại ngôi Quán thờ (nay là Đình làng Dương Liễu), Tướng công Lý Phục Man trên đường đi đánh giặc đã tổ chức “nghiềm quân” tại Quán. Đoàn quân dưới lá cờ do Tướng công chỉ huy sau đó đã đánh thắng giặc ngoại xâm dưới thời nhà Lý. Nhớ công lao to lớn của vị tướng tài, người dân nơi đây phong tướng là Thành Hoàng làng. Từ đó, cứ mỗi dịp đầu xuân, người dân làng Dương Liễu lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của Tướng công Lý Phục Man- vị Thành Hoàng làng và đội quân tinh nhuệ đã có công xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Cứ 5 năm mộ lần người dân Dương Liễu lại tổ chức hội chính. Ngày đầu tiên của hội chính là lễ dâng hương của đại biểu khách thập phương và các cụ phụ lão, nhân dân trong làng. Đoàn nhạc lễ theo suốt chương trình lễ hội, từ rước Văn, rước Nghinh tới rước Hoàng cung. Phần Lễ luôn thu hút nhân dân và khách thập phương đông nhất, vì yếu tố tâm linh của người dân đất Việt cầu mong một năm mới nhiều tài, lộc, sức khỏe, an lành…
Phần hấp dẫn nhất trong lễ hội chính là hoạt cảnh “nghiềm quân” của gần 500 trai làng. Từ sân Đình làng, 500 chàng trai tráng kiện, ăn mặc rực rỡ, đầu quấn khăn đỏ, miệng ngậm còi, tay cầm cờ diễu hành quanh làng, và cuối cùng tập trung “nghiềm quân” ở sân bóng của xã. Đây chính là phần tái hiện lại cảnh luyện quân, bài binh bố trận và tài thao lược chiến đấu của Tướng công Lý Phục Man đang thời giúp nước.
Trong suốt 3 ngày hội, dân trong làng và các xã lân cận tạm gác việc đồng áng, làm nghề, mặc quần áo mới, rực rỡ với mâm oản quả, hoa tươi đi lễ và xem hội. Sau phần “nghiềm quân” là một chuỗi các hoạt động như hát thờ (vào đêm đầu tiên của lễ hội), hát chèo đò (vào đêm thứ hai của lễ hội), các hoạt động vui chơi như: Cờ tướng, kéo co, chọi gà, bắt dê, bắt vịt, trồng cây chuối…
Đêm hội là một trong những cảnh sắc đẹp và đáng nhớ nhất của hội. Khắp các ngả đường thôn xóm là những đèn lồng đỏ trang trí rực rỡ làm lộng lẫy cho đêm hội...
Lễ hội kết thúc sau lễ rước Hoàn cung và văn nghệ, để rồi hứa hẹn những mùa lễ hội đáng nhớ khác.
Lễ hội truyền thống xã Dương Liễu là hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, tưởng nhớ và tôn vinh truyền thống anh hùng dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
► ## giúp bạn tra cứu: Tử vi trọn đời theo ngày sinh chuẩn xác |
Đền Quán Thánh nằm tại ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội, trên đất phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, phía Nam Hồ Tây và gần cửa Bắc Thành Hà Nội. Đền Quán Thánh là một trong Tứ Trấn Thăng Long xưa, là một trong những ngôi đền nổi tiếng tại Hà Nội.
Đền Quán Thánh có tên chữ là Trấn Vũ Quán. Đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010 – 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn). Bốn ngôi đền đó là: Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành); Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành). Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hoá tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội.
Đền Trấn Vũ được xây dựng vào đầu thời nhà Lý. Từng trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893,1941 (các lần trùng tu này được ghi lại trên văn bia). Đợt trùng tu năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 tức đời vua Lê Hy Tông. Trịnh Tạc ủy cho con là Trịnh Căn chủ trì việc xuất của kho để di tạo Trấn Vũ Quán và pho tượng Thánh Trấn Vũ. Nghệ nhân trực tiếp chỉ huy đúc tượng Thánh Huyền thiên Trấn Vũ là Vũ Công Chấn. Ông cho đúc tượng Huyền thiên Trấn Vũ bằng đồnghun, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó. Năm Cảnh Thịnh 2 (1794) đời vua Quang Toản, viên Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc khánh đồng lớn.
Vua Minh Mạng nhà Nguyễn khi ra tuần thú Bắc Thành cho đổi tên đền thành Chân Vũ quán. Ba chữ Hán này được tạc trên nóc cổng tam quan. Tuy nhiên, trên bức hoành trong Bái đường vẫn ghi là Trấn Vũ quán. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm đền và ban tiền đúc vòng vàng đeo cho tượng Trấn Vũ. Đền được công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu năm 1962.
Cả hai cách viết và gọi là Trấn Vũ quán và Đền Quán Thánh đều được người xưa chấp nhận. Quán là Đạo Quán và là nơi thờ tự của Đạo Giáo, cũng như chùa là của Phật Giáo. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc Chân Võ Tinh quân (vị Thánh coi giữ phương Bắc).
Tương truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Nhưng theo Vũ Tam Lang trong cuốn Kiến trúc cổ Việt Nam, thì đền được khởi dựng năm 1102(có lẽ là năm 1012 thì đúng hơn).
Đền được di dời về phía Nam hồ Tây trong đợt mở rộng Hoàng thành Thăng Long năm 1474 của vua Lê Thánh Tông, nhưng diện mạo được tu sửa vào năm 1836-1838 đời vua Minh Mạng. Các bộ phận kiến trúc đền sau khi trùng tu bao gồm tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế, trung tế, hậu cung. Các mảng chạm khắc trên gỗ có giá trị nghệ thuật cao. Bố cục không gian thoáng và hài hòa. Hồ Tây phía trước mặt tiền tạo nên bầu không khí mát mẻ quanh năm.
Ngôi chính điện (bái đường) nơi đặt tượng Trấn Vũ có 4 lớp mái (4 hàng hiên). Chính giữa là bức hoành phi đề “Trấn Vũ Quán”. Hai tường hồi có khắc các bài thơ ca ngợi ngôi đền và pho tượng Trấn Vũ của các tác giả thời nhà Nguyễn như Nguyễn Thượng Hiền, Vũ Phạm Hàm… Nhà Tiền tế có khám thờ và án thư cùng tượng thờ nghệ nhân đúc tượng Trấn Vũ, ông Trùm Trọng.
Điểm độc đáo của đền Trấn Vũ là pho tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông. Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m. Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản, hiền hậu với đôi mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ ngồi trên bục đá với hai bàn chân để trần. Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ.
Theo sử sách ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần trấn quản phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm. Lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc từ vùng biển tràn vào, lần thứ hai vào đời Hùng Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh… Trong bản ghi chép còn có chi tiết Huyền Thiên Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma và yêu quái, giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông…
Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.
Không chỉ là một công trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay. Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch, du khách phương xa nên đến du lịch Hà Nội vào những ngày Tết để được tham gia lễ hội Đền Quán Thánh. Trải qua gần một thiên niên kỷ nhưng ngôi đền Quán Thánh vẫn còn giữ gìn nguyên vẹn những giá trị văn hóa lịch sử cho con cháu mai sau. Song hành cùng lịch sử, ngôi đền được in dấu bởi nét thời gian tạo nên một vẻ đẹp rất riêng, vẻ đẹp của một Hà Nội những ngày tháng cũ.
Thái Dương ý tượng là mặt trời. Cổ ca trong Đẩu số Toàn Thư viết: “Từ ái lượng khoan đại. Phúc thọ hưởng hà linh (Lòng từ thiện, quảng đại, tuổi thọ lâu dài). Thái Dương ví như mặt trời chiếu sáng cho vạn vật. Cây cỏ đất đai người vật thiếu ánh nắng không thể sống. Nhưng vạn vật lại không bao giờ phải đền đáp cái ân đó, Thái Dương chỉ cho đi thôi mà không nhận lại.
Thái Dương mặt hóp thân gầyThông minh tươm tất thảo ngay hiền hoà"
Câu phú nôm trên - dĩ nhiên - không thể nào mà nói hết được tấm lòng bao dung của Thái Dương. Hiểu rõ bản chất của Thái Dương ta đem so sánh với Thái Âm thì thấy rằng “Thái Dương thường hành động là để phục vụ, để trợ giúp, trong khi Thái âm thì lại thường hành động vì tư lợi bản thân” . Vì vậy cố nhân mới bảo Thái Dương “Quý nhi bất Phú” còn Thái Âm là tài tinh, cái tâm Thái Âm ưa hưởng thụ, vơ vét.
Thái Dương thủ mệnh vào hành chính, y khoa hoặc công tác xã hội thì hợp và có thể đạt địa vị cao. Nhưng buôn bán kinh doanh hoặc làm những việc gì cần mưu lợi, thủ đoạn lại thường rất dở. Trong khi Thái Âm dễ vào kinh doanh, không phải vì Thái Âm giảo quyệt nhưng Thái Âm tham hơn
Thái Dương chủ QUÝ cho nên khi đoán Thái Dương thủ mệnh phải căn cứ trên chức vị, danh vọng. Không phải bất phú là nghèo. Có địa vị, tất nhiên địa vị càng cao tiền càng nhiều. Bất phú nghĩa là không tự mình làm nên giàu có thế thôi. Ở trường hợp Thái Dương đóng Tài Bạch cung đắc địa lại khác.
Thái Dương cần nhất đắc địa thì ánh sáng mới quang minh. Thái Dương đóng Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ là mặt trời rực rỡ buổi sáng buổi trưa.Thái Dương đóng Dậu, Tuất Hợi ví như mặt trời buổi đêm đã mất quang huy.
Ngoài đứng đúng chỗ, Thái Dương còn đòi hỏi người mang số Thái Dương phải sinh ban ngày mới là hợp cách, sinh ban đêm giảm đi. Sinh ban ngày dù Thái Dương hãm cũng nửa hung nửa cát, sinh ban đêm Thái Dương hãm tuyệt đối hung.
Thái Dương được cổ nhân gọi bằng “trung thiên chi chủ” (chủ tinh giữa trời), giống sao Tử Vi cần bách quan tề tựu. Tất nhiên không bao giờ có Thiên Phủ Thiên Tướng triều củng.
Cách đẹp là Thái Dương đóng ở Thìn hội chiếu Thái Âm đóng ở Tuất, gọi là Nhật Nguyệt song huy hay Nhật Nguyệt tịnh minh. Thái Dương thuộc Hoả, quang minh chính đại, thông minh sái lệ, tài hoa.
Trong ngũ hành trí tuệ Thuỷ có sự khác biệt nhau. Trong hàng ngũ các sao, sự đa tài của Thái Dương cũng vậy, khác với sự đa tài của Thiên Cơ.
"Trí tuệ của âm Mộc thâm trầm.Trí tuệ của dương Hoả quang minh lộ liễu"
Thái Dương đa tài về mặt biểu hiện làm chính trị, ra đám đông hoặc vào nghệ thuật biểu diễn như nhạc họa, kịch nghệ là hợp cách. Thiên Cơ đa tài với kế hoạch trong bóng tối, làm chính trị ở địa vị nghiên cứu, phân tích tình báo hoặc vào thuật số âm dương viết văn là hợp cách.
Thái Dương thuộc Bính Hoả mãnh liệt, hoá khí là “QUÝ” chứa chất phản kháng tính. Phá Quân cũng phản kháng nhưng thường có khuynh hướng phản nghịch. Khác nhau thế nào? Vì Thái dương bản chất quang minh, thấy điều trái thì chống, nhưng chống đối với nguyên tắc không đi quá đà đến mức phản nghịch. Trong khi Phá Quân cương mãnh làm theo ý mình muốn dễ quá khích đi đến phản nghịch
Thái Dương đóng cung Quan lộc đắc địa ý niệm khai sáng mở lối cao và vững. Một ngành nào đang trên đà xuống dốc vào tay người Thái Dương quan lộc khả dĩ sẽ hưng thịnh trở lại. Thái dương ở Tài bạch dễ có tiền, ưa phô trương tiền bạc qua ăn chơi, chưng diện …
Mệnh Thái Dương có một cách đặc biệt - ấy là Thái Dương thủ Mệnh tại Hợi. Tại Hợi cung Thái Dương là phản bối. Thái Dương mất đi vẻ huy hoàng - tương ý là mặt trời đêm. Thái Dương tại Hợi đi vào một trong hai tình trạng cực đoan: hay cũng vô cùng mà dở cũng vô cùng; rất thuận lợi hoặc rất khốn khó.
Thái Dương đóng Hợi nếu có trợ giúp của xương Khúc, Tả Hữu, Khôi Việt thì tuy thất huy nhưng vẫn được cải thiện nhiều, có một đời sống dễ dãi được. Thái Dương cư Hợi lại hay vô cùng nếu như nó gặp Thiên Mã Hóa Lộc, Lộc Tồn tức cách Lộc Mã giao trì. Cách này bỏ xứ bỏ quê mà đi trồi phấn đấu thành công phú quí.
Thái Dương tại Hợi phú gọi bằng Nhật trầm thủy để (mặt trời chìm sâu đáy nước) có Lộc Mã giao trìlại thêm cả Binh hình Tướng Ấn thì ăn to vào thời loạn. Chư tinh vấn đáp viết: “Thái Dương được các cát tinh khác thủ hay chiếu, rồi lại có Thái Âm đồng chiếu giàu sang đủ cả…Nếu Thân cung Thái Dương đắc địa mà gặp nhiều cát tinh khả dĩ làm môn hạ khách chốn công hầu, hoặc làm dân chạy cờ cho bậc công khanh.
Thái Dương vào Mệnh với vào Thân cung rõ ràng tạo ảnh hưởng khác biệt hẳn. Một đằng tự mình gầy dựng phú quí, một đằng chỉ làm môn hạ khách ở nơi cửa quyền. Trừ trường hợp Mệnh cung tự nó có cách tốt riêng. Trường hợp Thân cư phối thì số gái lấy chồng sang, số trai được vợ giàu sang hoặc gia đình vợ thế lực nâng đỡ, nhờ vã nhà vợ mà lên to.
Thái Dương ưa Xương Khúc và sợ Hóa Kị. Có lý luận cho rằng nếu Thái Dương đắc địa gặp Hóa Kị càng tốt. Hóa Kị như đám mây ngũ sắc khiến Thái Dương thêm rực rỡ. Không phải vậy, Thái Âm gặp Hóa Kị đắc địa, Hóa Kị khả dĩ biến thành đám mây ngũ sắc, còn với Thái Dương thì không. Hóa Kị là đám mây đen, là ám tinh trong khi tính chất căn bản của Thái Dương là quang minh, quang với ám chẳng thể hợp cùng. Nhất là Mệnh nữ Thái Dương mà có Hóa Kị tất nhiên hôn nhân gẫy vỡ, lúc nhỏ mồ côi cha hoặc xa cách, hoặc thiếu vì Thái Dương Hóa Kị như thế bất lợi hoàn toàn với những người thân thuộc nam tính. Ngoài ra còn có thể bị xảy thai, trụy thai.
Thái Dương hãm hội Riêu Kị, Thiên Hình hoặc Kình Đà khó tránh khỏi bệnh tật ở đôi mắt.
"Kình Đà Riêu Kị phá xungLại là đôi mắt chẳng mong được cùngKình Đà Riêu Kị khá kinhẮt rằng mắt chịu tật hình không ngoa"
Gặp Riêu Kị rồi Kình Đà hay Hỏa Linh thì cũng thế.
Thái Dương thủ Mệnh còn cách cục trọng yếu khác: Nhật chiếu lôi môn, tức thái dương đóng tại Mão. Mão thuộc cung chấn, Chấn vi lôi (sấm sét). Khi đóng Mão đương nhiên Thái Dương đứng cùng Thiên Lương. Cách Nhật chiếu lôi môn tuyệt đối tốt nếu hội cùng Thái Âm Hợi với Hóa Lộc, thêm Văn Xương Văn Khúc càng đẹp lắm, nhất là đối với chuyện thi cử khoa bảng. Như phú viết:”Dương Lương Xương Lộc, lô truyền đệ nhất danh” (Dương Lương Xương Lộc loa gọi người đỗ đầu)
Hiện đại cách Dương Lương Xương Lộc có thể là nhà phát minh, người làm những cuộc nghiên cứu nổi danh, một tay thể thao tăm tiếng…Cách Dương Lương Xương Lộc phải là Thái Âm đi với Hóa Lộc chiếu qua mới hợp cách. Nếu hóa Lộc đứng ngay bên cạnh Thiên Lương thì lại kém hẳn. Tại sao? Vì quan hệ Thiên Lương với Hóa Lộc không ổn thỏa (sẽ bàn khi luận về Thiên Lương)
Về cách Thái Dương cặp với Cự Môn tức “Cự Nhật đồng lâm”, hãy xếp qua phía Cự Môn. Ngoài ra còn những cách: Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi, Nhật Nguyệt chiếu bích, Nhật Nguyệt tịnh minh.
Nhật Nguyệt tịnh minh gồm có Dương tại Thìn, Âm tại Tuất hoặc Dương tại Tị, Âm tại Dậu. Cách Nhật Nguyệt tịnh minh cũng như các cách khác cần Tả Hữu, Xương Khúc, Khoa Quyền Lộc, học đỗ cao, địa vị xã hội vững, kém hơn nếu bớt đi những phụ tinh, tuy nhiên không kể làm cách đặc biệt.
Về Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi, nếu Mệnh VCD Nhật Nguyệt Mùi hoặc Sửu thì chiếu đẹp hơn là thủ Mệnh. Căn cứ vào câu phú:”Nhật Nguyệt thủ bất như chiếu”
Phú đưa ra những câu:
"Nhật Nguyệt đồng Mùi, Mệnh an Sửu hầu bá chi tàiNhật Nguyệt Mệnh Thân cư Sửu Mùi, tam phương vô cát phản vi hung"
Cách trên là cách Nhật Nguyệt chiếu, cách dưới là cách Nhật Nguyệt đồng thủ Mệnh.
"Mấy người bất hiển công danhBởi chưng Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi"
“Nhật Mão, Nguyệt Hợi Mệnh Mùi cung, đa triết quế” nghĩa là Mệnh lập tại Mùi không chính tinh, Hợi Nguyệt chiếu lên, Nhật Mão chiếu qua học hành đỗ đạt cao, lấy vợ giàu sang.
Trường hợp Thái Dương đắc địa gặp Hóa Kị thế nào? Tỉ dụ Thái Dương tại Tỵ thì Cự Môn đương nhiên tại Hợi, nếu có Hóa Kị hợp với Cự Môn hẳn nhiên xấu, tranh đấu cho sự thành đạt khó khăn vất vả hơn gấp bội. Thái Dương đắc địa bị Hóa Kị dễ chiêu oán, nếu đi vào ngành thầy kiện, thầy cò, cảnh sát làm chức nghiệp sinh sống hợp hơn ngành khác.
Về sao Thái Dương còn có những câu phú khác đáng suy ngẫm như:
- Nhật Nguyệt Dương Đà khắc thân (Nhật Nguyệt gặp Dương Đà phần lớn khắc người thân).
- Nhật Nguyệt Tật Ách, Mệnh cung Không, yêu đà mục cổ (nghĩa là Mệnh Nhật Nguyệt gặp Tuần Triệt Không Vong hoặc ở cung Tật Ách có Nhật Nguyệt gặp Tuần Triệt thường có tật ở mắt hoặc ở sống lưng)
Cổ ca còn ghi câu:”Thái Dương đắc địa được sao Thiên hình cũng đắc địa dễ phát võ nghiệp”. Sao Thái Dương còn có những câu phú sau đây:
- Nhật Nguyệt phản bối hà vọng thanh quang, tố hỉ ngoại triều Khôi Việt(Thái Dương Thái Âm hãm tất tối ám, nhưng nếu được Khôi Việt hội tụ vào Mệnh lại là người có khả năng thông tuệ đặc sắc).
- Nhật, Nguyệt lạc Mùi cung, vi nhân tiền cần hậu lãn(Thái Dương hoặc Thái Âm đóng tại Mùi, làm việc lúc đầu chăm chỉ lúc sau vì lười mà bỏ dở).
- Dương Âm Thìn Tuất, Nhật Nguyệt bích cung. Nhược vô minh không diệu tu cần. Song đắc giao huy nhi phùng Xương Tuế Lộc Quyền Thai Cáo Tả Hữu nhất cử thành danh chúng nhân tôn phục.(Thái Dương ở Thìn, Thái Âm ở Tuất là cách Nhật Nguyệt đắc địa ở bích cung, bích là bức vách chỉ ý chí, Thìn Tuất là Thổ, ngược lại nếu Thái Dương tại Tuất, Thái Âm tại Thìn thì cần gặp Tuần Triệt Thiên Không Địa Không để đảo lộn thế hãm. Đã song huy rồi mà gặp cả Xương Tuế Lộc Quyền Tả Hữu Thai Cáo thì danh phận phấn phát sớm chiều).
- Nhật Nguyệt Sửu Mùi ái ngộ Tuần Không, Quí Ân, Xương Khúc ngoại triều tất đường quán xuất chính (Nhật Nguyệt đóng Sửu hay Mùi mà có Tuần Không, lại được Ấn Quang, Thiên Qúy lại được Văn Xương, Văn Khúc có thể xuất chính làm quan về ngành văn)
- Nhật Nguyệt Sửu Mùi, âm dương hỗn hợp, tự giảm quang huy, kỵ phùng Kiếp Triệt(Nhật Nguyệt đóng Sửu hay Mùi nơi Mệnh cung, cả hai đều giảm đi vẻ rực rỡ và rất sợ gặp Địa Kiếp và Triệt không).
- Nhật Nguyệt Khoa Lộc Sửu cung, định thị phương bá công(Nhật Nguyệt đồng cung tại Sửu cùng đóng với Khoa Lộc thì có thể sẽ được vinh hiển).
- Nhật Nguyệt Mệnh Thân cư Sửu Mùi, tam phương vô cát phản vi hung(Mệnh Thân Sửu Mùi có Nhật Nguyệt đồng cung toạ thủ mà các cung tam hợp chiếu không gặp sao nào tốt là hung mệnh - cả đời sẽ chẳng nên cơm cháo gì).
- Nhật Nguyệt chiếu hư không, học nhất tri thập(Mệnh VCD được Nhật Nguyệt miếu vượng hợp chiếu thì học một biết mười)
- Giáp Nhật giáp Nguyệt cận đắc quý nhân(Mệnh giáp Nhật Nguyệt đắc địa thường được gần cận bậc quý nhân)
- Nhật lạc nhàn cung, sắc thiểu xuân dung(Mệnh có Thái Dương hãm thì vẻ mặt thường buồn bã, nhăn nhĩ).
- Nhật tại Tỵ cung, quang mỹ huy thiên, kiêm lai Lộc Mã Tràng Tồn Phụ Bật, thế sự thanh bình vi phú cách, nhược kiêm Tướng Ấn Binh Hình vô lại Tuần Triệt loạn thế công thành(Thái Dương thủ Mệnh ở Tỵ, ánh sáng rực rỡ, đứng cùng Lộc Mã Tràng Sinh hoặc Lộc Tồn, Tả Hữu thì thời bình giàu có ; nếu đi cùng Tướng Quân, Quốc Ấn mà không gặp Tuần Triệt thì thời loạn thành công)
- Nhật cư Hợi địa, Nhật trầm ải nội, ngoại củng tam kỳ, Tả Hữu Hồng Khôi kỳ công quốc loạn dị viên thành, hoan ngộ Long Phượng Hổ Cái bất kiến sát tinh thế thịnh phát danh tài(Thái Dương thủ Mệnh ở Hợi, ví như mặt trời lặn xuống biển, nếu được Khoa Quyền Lộc và Tả Hữu Hồng Loan Thiên Khơi ở đời loạn hay lập công lạ. Nếu được bộ Tứ Linh Long Phượng Hổ Cái mà không gặp sát tinh thì vào thời binh đao ắt nổi danh là người tài cao).
- Thái Dương tại Thuỷ, Nhật trầm thuỷ để loạn thế phùng quân, mạc ngộ sát tinh tu phòng đao nghiệp(Thái Dương đóng Hợi thủ Mệnh tức là cách Nhật trầm thuỷ để, thời lạo phị giúp quân vương lập chiến công, nhưng nếu bị sát tinh thì khĩ tránh khỏi hoạ binh đao).
- Nhật lệ trung thiên, ái ngộ Hình Tang Hổ Khốc vận lâm(Thái Dương đóng Ngọ thủ Mệnh, cần gặp vận Thiên Hình, Tang Mơn, Bạch Hổ, Thiên Khốc công thành danh toại nguyện).
- Nhật Nguyệt vô minh thi phùng Riêu Kỵ Kiếp Kình ư Mệnh Giải, tật nguyên lưỡng mục(Nhật Nguyệt hãm địa mà gặp Thiên Riêu, Hóa Kị, Kình Dương, Địa Kiếp ở Mệnh hay Tật Á \ch có ngày hư mắt )
- Nhật Nguyệt nhi phùng Hình Hoả, thân thiểu hạc hình(Mệnh có Nhật Nguyệt mà gặp Thiên Hình, Hỏa Tinh thì dáng gày gò, mình hạc xương mai).
- Xét xem đến chốn thuỷ cungKị tinh yểm Nhật uý đồng Kình Dương(Thái Dương hãm ở Hợi Tí mà lại gặp Kình Dương là rất xấu)
- Nhật Nguyệt gặp Đà Linh chốn hãmHố Kỵ gia mục ám thong manh(Nhật Nguyệt hãm ở Hợi Tí mà gặp Đà La, Linh Tinh lại thêm Hố Kỵ thì mắt hỏng, mắt thong manh).
- Thiên Tài gặp Nhật bất minhTính ưa lếu láo những khinh Phật Trời(Thái Dương hãm thủ Mệnh mà lại gặp sao Thiên Tài thì tính tình lếu láo, ưa nhạo báng).
- Mấy người phú quý nan tồnBởi vầng ô thỏ đóng miền sát tinh.(Giàu sang phú quý không bền bởi tại Nhật Nguyệt đi cùng với hung sát tinh).
- Con em xa khứ xa hoànBởi vì Nhật Nguyệt chiều miền Nô cung
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Mỹ Ngân (##)
No1: Cô gái tuổi Mão
Những cô nàng cầm tinh con Mèo sở hữu trực giác nhạy bén trong chuyện tình cảm, đặc biệt là vấn đề hôn nhân. Họ biết trân trọng duyên phận, luôn cố gắng để nắm giữ hạnh phúc. Chính điều đó khiến họ dễ có cảm giác được và mất. Đôi khi bản thân họ không xác định rõ kiểu hôn nhân mà họ mong muốn.
Do đó, khi hôn nhân xuất hiện những dấu hiệu rạn nứt, đặc biệt là có kẻ thứ ba xuất hiện, nguy cơ ly hôn ở người tuổi Mão là điều khó tránh khỏi.
No2: Chàng trai tuổi Tý
Trong tình yêu và hôn nhân, anh chàng tuổi Tý tôn thờ chủ nghĩa lý tưởng. Do đó, họ luôn hy vọng có được tình yêu lâu bền và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc cả về phương diện tình cảm lẫn vật chất.
Nếu cuộc hôn nhân không được như ý, họ sẽ vô cùng đau khổ, cảm thấy mất phương hướng, thậm chí bị tổn thương nặng nề về tâm lý.
No3: Cô gái tuổi Ngọ
Những cô gái tuổi Ngọ khá hiểu biết, có năng lực thiêm bẩm về giao tiếp và khả năng thích ứng nhanh nhạy với mọi hoàn cảnh. Cộng với cá tính cực mạnh nên họ thường được mọi người yêu mến, đặc biệt là phái mạnh.
Tuy nhiên, con gái tuổi Ngọ lại không ổn định về mặt tình cảm. Tình yêu họ dành cho đối phương lúc thăng lúc trầm, nắng mưa thất thường nên hay xảy ra mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn không được giải quyết, họ buộc phải tính đến chuyện ly hôn.
Mr.Bull (theo DYXZ)
Công thức chung: (Ngày âm + Tháng âm + Khắc định đi ) - 2
Sau đó lấy kết quả chia cho 6 và lấy số dư để tra bảng dưới đây:
"Khắc định đi" là số giờ ta chọn để xuất phát
Từ 11g 00 đến 01 g00 Khắc 1: Tốt Từ 5g 00 đến 07 g00 Khắc 4:
Từ 1g 00 đến 03 g00 Khắc 2: Tốt Từ 7g 00 đến 09 g00 Khắc 5: Tốt
Từ 3g 00 đến 05 g00 Khắc 3: Từ 9g 00 đến 11 g00 Khắc 6
- Số dư 1 (Đại an): Mọi việc đều tốt, cầu tài đi hướng Tây, Nam. Nhà cửa yên lành, người xuất hành đều bình yên.
- Số dư 2 (Tốc hỷ): Vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam, đi việc quan nhiều may mắn. Người xuất hành đều bình yên. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin vui về...
- Số dư 3 (Lưu miền): Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt, kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy, nên phòng ngừa cãi cọ, miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng việc gì cũng chắc chắn.
- Số dư 4 (Xích khẩu): Hay cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải nên đề phòng, người đi nên hoãn lại, phòng người nguyền rủa, tránh lây bệnh.
- Số dư 5 (Tiểu các): Rất tốt lành, đi thường gặp may mắn. Buôn bán có lời, phụ nữ báo tin vui mừng, người đi sắp về nhà, mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu tài sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.
- Số dư 6 và 0 (Tuyệt hỷ): Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, ra đi gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ mới an.
(Theo huyenbi.net)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Đã bao đời nay tại Việt Nam, người ta đốt pháo trong hội hè, cúng tế. Mừng tân gia, mừng thăng quan tiến chức, mừng thọ, mừng sinh con trai. Nhất là trong tết Nguyên đán, đốt pháo là một phong tục không thể thiếu. Bài thơ Vịnh Tết của Nguyễn Công Trứ đã miêu tả đầy đủ cảnh Tết dù là Tết của người nghèo:
"Bánh chưng chất chặt chừng hai chiếc,
Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu.
Trừ tịch kêu vang ba tiếng pháo,
Nguyên tiêu cao ngất một cành tiêu!”
Câu đối năm xưa của Tú Xương cũng là một bức họa khá độc đáo:
‘Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo,
Nhân tình bạc thế lại bôi vôi!’
Người Việt Nam ta quan niệm rằng đốt pháo là hoạt động vui nhà vui cửa, và để hòa nhập vào niềm vui chung của mọi người. Trong ba ngày Tết, nhà người ta đốt pháo ầm ĩ, nhà mình im lặng thì thật là buồn tẻ. Người Việt Nam ta quan niệm rằng tiếng pháo gây những âm thanh ầm ĩ, nhộn phịp, như tiếng trống thúc dục hòa cùng những khoảnh khắc thiêng liêng của ất trời, màu khói xanh tỏa trong không gian, màu xác pháo hồng tung tóe dưới đất đã gây nên những xúc động mạnh cho khứu giác, thị giác, thính giác...
Ngoài ra đốt pháo cũng là một cách dự đoán tương lai. Nhà ai đốt pháo không nổ phải châm lại hai ba lần, hay pháo nổ rời rạc thì năm đó làm ăn không thuận lợi. Đám cưới mà đốt pháo không nổ cũng là một điềm xui. Trong đám cưới, người ta đốt pháo khi họ nhà trai đến họ nhà gái, và khi họ nhà gái đưa dâu đến nhà trai. Trong lễ mừng thọ, mừng thăng quan, mừng sinh con rai, mừng tân gia, người ta đốt pháo khi cử hành lễ gia lên, và khi có những quan khách sang trọng đến. Trong ngày Tết, người ta đốt pháo lúc giao thừa và sau đó là suốt ba ngày Tết. Khi đến nhà ai chúc Tết, khi vào cổng, khách cũng có thể đốt một phong pháo để chúc mừng.
Ngày xưa, phong pháo chỉ dài hơn một gang tay, treo lên thì dài gấp đôi, đốt trong vài phút và cỡ pháo tiểu, nghĩa là viên pháo nhỏ hơn ngón tay út và dài hơn một lóng tay. Còn pháo nhỏ hơn, bằng nửa pháo tiểu, cho trẻ con chơi thì gọi là pháo chuột. Loại pháo to hơn, dài hơn, gấp đôi pháo tiểu là pháo trung. Còn pháo đại là viên pháo to gần bằng viên pin đại, hay bằng lon sữa bò tùy theo nhà chế tạo và người đặt. Ngày xưa đời sống bình dị, chỉ vài phong pháo tiểu củng đủ vui vẻ, dân chúng ít ai đốt pháo trung hay pháo đại. Pháo thường làm thành tràng dài nên gọi là pháo tràng. Pháo đại có thể tháo rời đế đốt từng viên hay nối với pháo tiếu, pháo trung để tạo nên âm thanh tạch tạch, đùng đùng rất nhộn nhịp.
Ở một vài nơi, dân chúng còn có tục đốt pháo tập thể. Người ta tổ chức thi đốt pháo hoặc chơi đốt pháo tại đình làng. Pháo nhà nào nổ to, ít lép, xác pháo văng xa thì thắng cuộc. Có nơi thi ném pháo, tức là treo một viên pháo đại lên (viên này rất to), người dự thi dùng pháo tiểu ném trúng pháo đại để cho pháo đại bắt lửa cháy và nổ. Cũng có làng trai gái ném pháo vào nhau đùa giỡn.
Hiện nay, phong tục đốt pháo (pháo tiểu, pháo trung, pháo đại) đã bị cấm, thay vào đó là pháo hoa, nhưng trong tâm thức của mỗi người vẫn văng văng đâu đó tiếng pháo năm xưa mỗi độ tết đến xuân về.
Nếu là đại cát thì khu vực này sẽ đại thịnh, người dân sẽ giàu có, phát phúc hơn, còn nếu trong đại cuộc không tốt, thì khu vực này sẽ không thịnh vượng. Ngoài ra, cũng có thể có những căn nhà tốt hơn do là cách cuộc trung cát, bình cát. Chúng ta xem sự tốt xấu của phong thủy nhà ở, trước tiên là phải biết ngôi nhà này nằm ở hướng nào.
Nếu dùng mắt thường để phán đoán phương hướng thì thường có sự sai lệch khá lớn, vì các mùa khác nhau có thể mặt trời sẽ mọc hoặc lặn hơi lệch hướng bình thường một chút.
Thường trong phong thủy sử dụng la kinh để phán đoán, nếu không có la kinh, bạn có thể sử dụng la bàn thay thế để xác định phương hướng.
Sử dụng la bàn, trước tiên phải xác định được hướng nào là hướng chính Bắc và hướng nào là hướng chính Nam. Với 360 độ Nam Bắc chia làm 8 phương vị bằng nhau, mỗi phương vị chiếm 45độ.
- Hướng Bắc từ 337,5 độ tới 22,5 độ, còn gọi là hướng “Khảm”.
- Hướng Đông Bắc (Cấn), Ðông-bắc: từ 22,5 tới 67,5 độ.
- Hướng Đông (Chấn), Ðông: từ 67,5 đến 112,5 độ.
- Hướng Đông Nam (Tốn), Ðông-nam: từ 112,5 đến 157,5 độ.
- Hướng Nam (Ly), Nam: từ 157,5 đến 202,5 độ.
- Hướng Tây Nam (Khôn), Tây-nam: từ 202,5 đến 247,5 độ.
- Hướng Tây (Đoài), Tây: 247,5 đến 292,5 độ.
- Hướng Tây Bắc (Càn), Tây-bắc: 292,5 đến 337,5 độ.
Khi dùng la bàn để đo phương hướng, là nhìn từ hướng chính diện bức tường nhà để quyết định vị trí ngôi nhà, nói một cách đơn giản, mặt cửa chính của ngôi nhà hướng ra đường lớn gọi là “hướng”, ngược lại mặt quay lưng với tường gọi là “tọa”. Hướng nhà là hướng thẳng góc với cửa chính của ngôi nhà.
Tuy nhiên, khi sử dụng la bàn để đo phương hướng cũng không hẳn chính xác hoàn toàn vì nhà thời nay thường dùng bê tông cốt thép, hoặc khối lượng sắt thép quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến từ tính trong la bàn. Vì vậy, nếu muốn biết vị trí chính xác của ngôi nhà thì nên ra bên ngoài cửa tòa nhà mà dùng la bàn để đo đạc ở nhiều địa điểm khác nhau.
Khi đo đạc phương vị nhà ở, cũng cần chú ý đến phương vị của địa thế núi sông xung quanh. Ngọn núi cao hơn nhà mình ở gần đó là nằm ở hướng nào? Phương vị nhìn ra sông là hướng nào? Nếu như xung quanh ngôi nhà đều không nhìn thấy núi hay sông, thì những tòa lầu cao xung quanh có thể xem như núi, đường phố coi là sông, sau khi phán rõ Sơn và Thủy xung quanh ngôi nhà, thì bắt đầu phán đoán phong thủy ngôi nhà tốt hay xấu.
Theo blogphongthuy
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
► ## cập nhật thông tin Tử vi hàng ngày, Mật ngữ 12 chòm sao mới nhất gửi tới bạn đọc |
Ngày sinh 12 chòm sao quyết định tính cách của họ một cách rõ nét. Ngoài 4 nhóm cung hoàng đạo theo nguyên tố nhóm Lửa, nhóm Nước, nhóm Đất và nhóm Khí; theo đặc tính có 3 nhóm với những phẩm chất rất nổi bật. Theo chiêm tinh, ngày sinh 12 chòm sao chi phối, ảnh hưởng tới cuộc đời của họ thông qua việc quy định tính cách, quan điểm, thái độ. Ngoài ra, sự di chuyển của các hành tinh qua các cung cũng tạo ra vận mệnh, biến cố trong cuộc đời mỗi người. Mỗi nhóm cung có những nét riêng, thể hiện trong suy nghĩ và các hành động thường ngày.
Quán quân: Cô nàng tuổi Tỵ
Không chỉ quan tâm, chăm chút cho vẻ ngoài của mình, các nàng tuổi Tỵ còn vô cùng chú ý tới diện mạo bảnh bao của các chàng trai.
Con giáp này có thể dành hàng giờ đồng hồ để tám chuyện về vẻ điển trai, lịch lãm của các ngôi sao nổi tiếng, hay chỉ đơn giản là anh chàng phong độ của lớp bên cạnh. Chỉ cần nhìn thấy trai đẹp từ xa, cô nàng tuổi Tỵ mắt sẽ long lanh hướng ánh nhìn vào chàng mà quên hết mọi thứ xung quanh.
Á quân: Cô nàng tuổi Mão
Không kém phần mê trai đẹp như người tuổi Tỵ, con gái tuổi Mão còn treo hàng loạt ảnh các anh chàng hot boy có ngoại hình cuốn hút trong phòng của mình để ngắm hàng ngày.
Điều đó giải thích lý do tại sao hầu hết những bộ phim yêu thích của cô nàng tuổi mão đều thuộc tuýp phim Hàn Quốc trai xinh, gái đẹp.
No3: Cô nàng tuổi Ngọ
So với hai đối thủ nặng ký về mức độ mê trai đẹp phía trên, cô nàng tuổi Ngọ còn tỏ vẻ thích ra mặt mỗi khi đề cập tới mẽ ngoài của các chàng.
Họ không tỏ vẻ xấu hổ hay ngại ngùng khi bàn tán tới vẻ ngoài, thậm chí cả đời tư của những anh chàng điển trai. Con giáp này coi đó là một trong những vấn đề cần lưu tâm hàng đầu khi chọn nửa kia cho mình.
Mr.Bull (theo Dyxz)
Một người Nhật Bản kể:
“Một hôm tôi nằm mơ thấy mình trở thành một cái túi da rất lớn. Đối với tôi, mơ như thế không có gì lạ. Tôi từng mơ trở thành cái kim của đĩa hát, nhưng tôi đã quên cái đĩa hát ấy là của ai. Chỉ biết đĩa hát đó quay thì gây được tiếng cười cho nhiều người. Lúc đó tôi tỉnh giấc.
Tôi đang nói về chuyện trong giấc mơ tôi trở thành một cái túi da, một cái túi da quá đẹp.
Nếu biến thành một cái túi da thì thật bất tiện. Trong giấc mơ tôi cứ suy nghĩ mãi đến nỗi trở thành một người tư lự.
Từ nhỏ tôi đã rất thích túi da. Mỗi lần đến cửa hàng bách hóa tôi đã mất hàng tiếng đồng hồ trước những chiếc túi da bày la liệt.
Vợ tôi vẫn thường ghé sát tai tôi nói:
– Anh vẫn cần túi da à? Mua túi da để làm gì? Trong nhà chỗ nào cũng thấy túi da!
Nếu không được nhắc nhở, có lẽ tôi lại mua thêm một chiếc túi da rồi!
Và có lẽ vì thế túi da đã trở thành đồ vật hiện ra trong giấc mơ, về điều này tôi chẳng kinh ngạc gì. Tôi nghĩ như Freud nói: “Mơ là cách bộc lộ những ẩn ức”, thế là tôi trở thành một cái túi da rất to.
Đó là lý do mà tôi nghĩ đến. Sau khi đàm đạo với Freud tôi mới thấy sự việc không đơn thuần như thế. Tôi nghĩ còn nhiều lý do khác để giấc mơ biến tôi thành một cái túi da.
Trong giấc mơ của tôi, Freud trở thành người tầm thường, ông bắt tôi phải đóng học phí rất cao.
Tôi nói:
– Đắt quá!
Freud nói:
– Đây là mơ, đối với anh đắt một chút có nghĩa lý gì.
Freud còn nói to:
– Các vị! Chú ý về sau những đoạn như thế này đều là mơ.
Freud cho tiền học phí của tôi vào túi.
Ông ta hỏi tôi:
– Có phải anh bí đại tiện không?
Tôi kinh ngạc trả lời:
– Đúng! (Vì sự thực đúng như thế!)
Freud nói tiếp:
– Bởi vì anh rất nhỏ nhen, anh vô ý thức cứ muôn có nhiều thứ cho vào túi, thậm chí đại tiện cũng ghét nữa là.
Tôi lắc đầu biểu thị không chấp nhận.
Freud nói tiếp:
– Không sai đâu! Sở dĩ anh nằm mơ thấy túi da là vì muốn nhặt thật nhiều tiền từ 5 đồng xèng đến 10 đồng bạc giấy rách để nhét hết vào túi, tiền nào anh cũng muốn…
Tôi trả lời:
– Thế thì đúng.
Trong giấc mơ khi tôi biến thành cái túi da thì cái túi đựng đầy tiền, hình như lúc đó tôi chuẩn bị đi du lịch, nói khác đi, tôi là người cần ra đi. Đương nhiên! Ai cũng bỏ tiền đi du lịch. Tôi cũng phải đi đu lịch.
Giấc mơ thật quái lạ, nhưng về sau càng quái lạ hơn. Tôi mơ thấy tôi và Freud bắt đầu tranh chấp với nhau. Tôi nói cho Freud biết tôi là người thích để dành tiền. Ông đã ngộ giải, cho rằng tôi thích hưởng thụ nên có thói quen cóp nhặt.
Cuối cùng, chúng tôi bàn luận về vấn đề có liên quan đến bí đại tiện.
Bỗng nhiên, Freud hạ giọng nói:
Cái túi phân của ông!
Giọng như có ma thuật: Trong túi da có tiền bạc, tiền đồng, còn có ngân phiếu, nhưng nhanh như chớp chúng biến thành phân khô hết”.
Giấc mơ trên là dự báo điều bí đại tiện. Loại bệnh này do tiêu hóa kém, khó đại tiện, phân khô; cơ thể, sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề.
Y học phương Đông có giải thích: Nằm mơ thấy miệng túi, đại bộ phận là mắc bệnh đường tiêu hóa; miệng túi mà hẹp thì bí đại tiện.
Các số liên quan đến giấc mơ:
Đi đái dắt: 98 – 99
Nước đái có máu: 43
THÁNG GIÊNG: Cửu tiêu tại Thìn, Thiên hoả tại Tý, Địa hoả tại Tuất, Hoang vu tại Tỵ
NGÀY LẬP XUÂN Trong sáng ít mây, trong năm tốt, âm u thời có sâu phá hoại. Ngày ấy giớ từ hướng Tây Bắc về, có nhiều sương gió hại vật. Gió theo hướng chính Tây về, rét to. Theo hướng chính Đông về, sấm sét dữ dội. Theo Đông Nam về nhiều sâu bệnh phá hại. Theo chính Nam về, nhiều nắng hại muôn vật. Theo hướng Tây Nam về là "Sung phương vi nghịch khí" Rét to, tháng 6 có nước lớn. Ngày ấy yên gió người yên, vật bội thu. Có mây đỏ tại phương Đông, mùa xuân hạn. Mây đen xuân mưa nhiều. Mây đỏ tại phương Nam mùa hè hạn. Cầu vồng phương Đông xuân mưa nhiều. Hè có thuỷ tai, Thu nhiều nước. Mưa xuống qua loa, tuyết trước xuân một ngày, năm ấy tốt.
NGÀY NGUYÊN ĐÁN: Mồng 1 tết gặp Bính, tháng 4 hạn. Gặp Tuất xuân xuân hạn 15 ngày. Gặp Kỷ, Quí gió mưa nhiều. Gặp Tân chủ hạn. Đầu năm gió Đông Bắc, trong năm tốt. Gó Tây Bắc nước lớn. Bốn phương có mây vàng tốt lành. Trong xanh nhiều sâu bệnh. Đỏ chủ hạn. Phương Đông gồm có mây, năm úng thuỷ. Mưa chủ xuân hạn. Cầu vồng xuất hiện hạn nhiều. Mây đỏ chủ hoàng trùng, rau quả vượng. Trời có khí xanh, nhiều sâu. Mây lưỡi chai đỏ chủ hạn. Đen chủ nước lớn. Sương tháng7 hạn. Có chớp người nhiều bệnh. Sấm động thì tháng 7 có sương, chủ nước lớn, rau hại. Có tuyết lớn trong năm tốt, mùa Thu nhiều nước. Ngày 03 gặp Giáp là trên năm (hoặc đầu năm). Ngày 03 được Mão chủ nước lớn, được Thìn khô ráo, mưa gió điều hoà. Trong sáng trên dưới đều yên ổn. Trong tháng mặt trời quầng thành thục ít.
Gió từ Đông Bắc về hạn, Tây Bắc về chủ thuỷ. Ngày 04 gặp Giáp là giữa năm. Ngày 05 ấy trong sáng người yên ổn. Mưa nhỏ ruộng nương tốt, tằm kén thu. Sương mù hại ngũ cốc.
Ngày 08 được Thìn thu hoạch bội. Trong sáng rất tốt. Ngày 07 được Mão xuân ẩm uwowts nhưng thu hoạch tốt. Là Thìn trước hạn sau thuỷ khô nống ngũ cốc được, ruộng cao tốt. Mây u ám trắng thì mùa xuân mưa nhiều. Ngày ấy mà chẳng thấy sao sâm, nữa thángxem thấy đèn hồng. Thục tục lấy là nhật đập thành. Ngày 09 được Thìn, chủ giữa Hè có thuỷ tai. Ngày 20 được Thìn chủ thuỷ. Ngày 12 được Thìn, chủ mùa Đông tuyết lớn, là Dậu rất tốt. Trăng quầng chủ côn trùng bay (có cánh) chết nhiều. Rét lạnh lắm.
NGÀY THƯỢNG NGUYÊN 15-1: Khô tạnh 3 tháng Xuân ít mưa, trăm quả tốt. Gió làm đèn suy yếu (tắt) xung quanh tiết Hàn thực mưa. Ngày ấy có mây mù chủ thuỷ. Mưa làm tắt đèn Thượng nguyên (mưa đêm rằn tháng giêng) mùa Thu kém (gió làm đèn suy yếu). Nửa đêm dựng đứng một cột hình như cái trụ cao 6,7 thước thì tốt mùa màng. Nếu 8,9 thước chủ thuỷ, 3,5 thước thì hạn nhiều (hiệu mống)
NGÀY VŨ THUỶ: Âm thầm nhiều, ít nước, cao thấp đều tốt. Ngày 16 đêm khô tạnh chủ hạn. Gió Tây Bắc về rất lành, có mưa cả năm thu hoạch tốt. Ngày 17 là triệu thu hoạch vụ thu, khô tạnh mùa thu thành, trăm hoa đua nở. Sáng 30-1 mưa gió trong năm phức tạp.
Phân trong tháng có ba ngày Hợi chủ nước nhiều. Mặt trời quầng, ngày Bín Đinh chủ hạn, ngày Canh Tân chủ binh đao. Ngày Nhâm Quý sông nước đầy rẫy. Ngày 23, 24 mặt trời quang ngũ cốc chẳng thành. Ngày 25 mặt trời quầng cam đường đắt. Thượng tuần trăng quầng (1 đến mùng 10) Cây cối sinh sâu. Trung tuần (10 đến 20) trăng quầng ngũ cốc sinh sâu. Hạ tuần trăng quầng (21 đến 30) sấm động vật nhiều. Đến 6,7 đường (vòng) người chết nhiều.
Mùa xuân nhiều tuyết, ứng tại 120 ngày tới có nước lớn.
(còn tiếp)
THÁNG 2: Cửu tiêu tại Sửu, Thiên hoả tịa Mão, Địa hoả tại Dậu, Hoang vu tại Dậu
NGÀY XUÂN PHÂN: Khô tạnh oi bức vạn vật chảng lành. Trăng không sáng có tai hại.
Gió từ Tây Bắc về rét nhiều
Gió từ Đông Bắc về phương Đông Nam sẽ có nước dữ sinh ra
Gió từ Đông Nam về chủ hạn, cây cối sinh sâu, đến tháng 04 còn rét đậm
Giớ từ Tây Nam về nước nhiều.
Gió từ chính Tây phương Bắc nghịch khí, chủ Xuân rét.
Ngày ấy có mây xanh năm tốt lành, có sương hay hạn.
NGÀY 01: Gặp Xuân phân (tuế hiểm) năm ấy nhiều khó khăn. Gặp Kinh trập thì hay bị sâu lúa phá hoại. Ngày 01 ấy có mưa gió thì người tai hại, năm nhiều khó khăn.
NGÀY 02 thấng băng giá chủ hạn. Tục nước Mân gọi là dầy xéo thanh tiết (mầu xanh)
NGÀY 08 gió Đông Nam chủ thuỷ. Gió Tây Bắc chủ hạn. Đêm mưa dâu tằm đắt.
NGÀY 12 gọi là "Hoa sớm" khô lạnh trăm quả kết. Rất kỵ đêm mưa, nếu được đêm ấy khô tạnh, thì cả năm khô ráo mưa phân bố điều hoà.
NGÀY 13: Gọi là "Ngày thu hoa" nên cũng cần trong sáng
HOA SỚM: Một nói rằng 15: Lại là ngày "KHUYẾN NÔNG" Khô tạnh trong sáng trăm hoa thành, mưa gió thì có khó khăn cả năm. Trăng không sáng có tai biến. Nếu đêm ấy mà hình trăng méo như cái tai thì ngô thóc hỏng, người đói. Cầu vồng hay xuất hiện ở phương Đông, mùa Thu thóc kém, hay xuất hiện ở phương Tây, tơ gai đắt người hại. Cú sương hay hạn.
NGÀY XUÂN XÃ: (Sau Lập xuân ngày Mậu thứ 5 là ngày Xuân xã)
Xuân xã trước Xuân phân thì tốt. Sau Xuân phân thì xấu (làm ruộng kém) Ngày Xuân xã khô tạnh sáng sủa trăm hoa đua nở. Chăn nuôi lục súc thịnh vượng
THÁNG 3: Cửu tiêu tại Tuất, Thiên hoả tại Ngọ, Địa hoả tịa Thân, Hoang vu tại Sửu.
NGÀY THANH MINH: Khô tạnh thì mừng, mưa thì trăm quả kém, ít. Gió Tây nam ít dâu tằm. Sấm động lúa mạch hư.
NGÀY 01: Gặp Thanh minh cây cỏ phát triên. Gặp Cốc vũ cả năm tốt mưa gió cây quả nhiều bị sâu hại. Sấm động chủ hạn.
NGÀY 03: Khô tạnh lá dâu tằm đắt. Mưa thì thuỷ hạn chẳng thường. Có sấm chớp tiểu mạch quý.
NGÀY 04: Nếu thấy sương rét lạnh mưa chủ ẩm ướt. NGÀY 06: Đại hoại tường ốc
NGÀY 07: Gió Nam năm ấy nhiều khó khăn cần đề phòng nhiều mặt
NGÀY 11: Là ngày Mạch (lúa mạch) sinh, nên khô tạnh
NGÀY VŨ CỐC: Hôm trước có sương trong năm hạn.
NGÀY 16: Là ngày Hoàng cô tẩm chủng (Hoàn cô thấm tẩm mọi giống) không nên có gió. Nếu gió Tây Nam chủ hạn.
NGÀY 30: Mà có mưa lúa mạch chẳng tốt.
Phàm trong tháng 3 có 3 ngày Mão mọi thứ đậu đỗ tốt. Không thì mạch kém thu. Gặp nhật thực tơ, gạo đắt, gió chẳng suy yếu thì tháng 09 chẳng có sương xuống. Mây kéo dầy, nặng thì mưa dữ sẽ đến. Mưa dũ đến giọi tên là Đào hoa thuỷ. Chủ mưa mai (bay) nhiều, nên đề phòng, chăm sóc cây hoa kẻo úng. Tuyến xuống 3 ngày chẳng rứt thì tháng 09 sương chẳng xuống. Năm Hoang vu - Chớp nhiều năm được mùa.
THÁNG 4: Cửu tiêu tại Mùi, Thiên hoả tại Dậu, Địa hoả tại Mùi, Hoang vu tại Thân.
NGÀY LẬP HẠ: Lập Hạ khô tạnh chủ hạn. Mặt trời quầng chủ thuỷ. Có mưa tốt. Có gió chủ oi nóng. Gió Tây Bắc chủ sương. Gió chính Bắc mưa nhiều. Động đất, nhiều cua các. Gió Đông Bắc lở đất Đông. Gió Nam, hè hạn. Gió Tây mạnh người chẳng yên, cây cỏ hại. Gió chính Tây, sâu. Phương Nam có mây năm tốt lành. Cầu vồng phương Nam hạn lớn có tai. Có sương mù dâu đắt.
NGÀY 01: Gặp Lập hạ, chủ đất động người chẳng yên. Gặp Tiểu mãn cỏ cây tai hại. Ngày ấy khô tạnh trong sáng trong năm tốt. Khô nóng chủ hạn. Mặt trời sinh quầng chủ thuỷ. Gió chủ nhiệt, mà phải lo cho một số giống cây bị mưa hại. Mưa gió lớn, hay có nước lớn. Ngày 01 là ngày Lúa nếp sinh nên tạnh ráo.
NGÀY 08: Đêm có mưa kết quả ít
NGÀY 13: Có mưa lúa mạch không thu.
NGAY 14: Khô tạnh năm được mùa. Gió Đông Nam tốt.
NGÀY TIỂU MÃN: Có mưa năm được mùa lớn.
NGÀY 16: Cũng nên có mưa mới tốt.
Như mặt trời mặt trăng đối chiếu, chủ mùa Thu hạn. Đầu tháng buổi sớm có sắc hồng chủ địa hạn. Chậm mà trắng chủ thuỷ.
NGÀY 20: Tục gọi là ngày "Tiểu phân long" khô tạnh, hạn. Mưa chủ thuỷ.
NGÀY 28: cũng thế. Gió Đông Nam nổi bảo là "Điểu nhi phong tín" chủ nhiệt. Phàm tron tháng có 3 ngày Mão.
Ngày mặt trời quầng mà gặp Nhâm, Quý chủ sông nước đầy dẫy. Nếu rét chủ hạn, ngạn ngữ nói rằng "Hoàng mai hàn tinh để kiêm". Rét Hoàn mai ắt để khô hạn là thế vậy.
THÁNG 5: Cửu tiêu tại Mão. Thiên hoả tịa Tý. Địa hoả tại Dậu. Hang vu tại Tỵ.
NGÀY MANG CHỦNG: Khô tạnh, năm được mùa. Nên mưa tức Hoàng mai vũ (Mưa bay vừa vừa chậm chậm, muộn). Trong nửa tháng không nên có sấm.
NGÀY 01: Gặp Mang chủng lục súc tai hại. Gặp Hạ chí lúa mùa quí không tạnh năm ấy tốt. Mưa thì rất khó khăn. Tuần đầu tháng gió lớn mà không mưa chủ đại hạn. Nước Ngô mướn nước Sở lấy sau ngày mang chuỷ mà gặp Bính (hàng can) thì tiến tới cây gỗ mọc nấm (tiểu My, My là nấm mọc ở cây gỗ mục nát, ngụ ý nước mưa nhầy nhợt gỗ mục mọc nấm). Tiểu thử mà gặp ngày Mùi thì xuất My. Người nước Mân lại lấy ngày Nhâm là tiến My. Ngày Thìn xuất My. Nếu My vũ thì giữa mùa Đông hoa xanh còn nở nghĩa là mùa Đông mưa ấm cây hoa nở tự nhiên như mùa Xuân nhưng chủ hạn là bởi vì mùa Đông mà thanh hoa chẳng lạc (mất đất thấp cố chủ hạn.
NGÀY 02: Mưa nước giếng sâu cũng khô.
NGÀY 03: Mưa thì chủ thuỷ.
NGÀY ĐOAN NGỌ 5-5: Khí trời khô tạnh chủ thuỷ. Trăng không sáng thì chủ hạn, có hoả tai. Mưa chủ tơ vải quý, năm sau được mùa. Mây mù chủ nước lớn. Mưa đá chru cầm thú chết, cây cỏ hại.
NGÀY 12: Gặp Thìn thì ngũ cốc thất thu
NGÀY HẠ CHÍ: Trước tết Đoan ngọ mưa gió điều hoà, nếu ở cuối tuần (21-30) gặp khó khăn lớn. Mặt trời quầng chủ nước lớn. Đêm ấy trời đầy sao ở bên thiên hà (sông ngân Hà) thì ít mưa, sao thưa thì mưa nhiều. Gió Tây Bắc rét nhiều. Gió Bắc nắng rét chẳng phải thời, sống núi nóng nực phát ra. Gió Đông Bắc sông nước có băng giá. Gió Đông Nam tháng 09 nhiều gió to cây cỏ ít ảnh hưởng. Gió Tây Nam chủ tháng 06 nhiều nước. Gió Tây mùa thu có nhiều sương. Ngày Hạ chí mưa gọi là Lâm thừi vũ (thời kỳ mưa dội xuống) chủ mưa nhiều. Sau nửa tháng là tham thời, ngày đầu là thời kỳ đầu, tiếp 5 ngày là trung thời (thời kỳ giữa) tiếp bảy ngày là thời kỳ cuối. Gió phát ra tại 2 ngày trước thời kỳ giữa, xấu lắm. Ngày ấy có sương, mưa lại dai (lâu). Sau 10 ngày có sấm gọi là thời kỳ Tống lôi (tống thời lôi) chủ hạn dai (lâu). Có nhiều mây tiếp "tam phục" oi nóng.
Này ấy phương Đông Nam có khí xanh trong năm tốt. Nếu không ứng ở tháng 10 có tai.
NGÀY 20: là "Đại phân long", hôm sau có mưa (21) trong năm tốt. Ngày 20 không mưa người nhiều bệnh.
Phàm trong tháng có Nguyệt thực chủ hạn. Mây hình pháo xe mọc lên chủ gió lớn gẫy cây. Ngày Thìn, ngày Tỵ hành thổ có mưa, thì sâu trùng phát sinh. Sau Hạ chí 46 ngày trong đó cầu vồng xuất ở Tây Nam (Quán khôn vị) chủ nước lớn, sâu phát inh, cá ít. Thời kỳ ấy không có sấm loài ngũ cốc giảm thu một nửa.
THÁNG 6: Cửu tiêu tại Tý, Thiên hoả tại Mão, Địa hoả tại Tỵ, Hoang vu tại Thìn
NGÀY TIỂU THỬ: Gió Đông Nam nổi mà kiêm cả mây trắng thành từng khối chủ có gió đẩy thuyền bè, liền nửa tháng như thế thì hạn.
NGÀY 01: Mà gặp Hạ chí thì đại hung. Gặp Tiểu thử thì nước lớn. Gặp Đại thử thì người nhiều bệnh. Gặp can Giáp thì đói.
Gió Đông Nam chủ sau hại trăm hoa. Mưa, được mùa.
NGÀY 03: Khô tạnh chủ hạn, cỏ khô. Mù tốt lắm.
NGÀY 06: Tạnh khô chủ có thu hoạch. Mưa thì thu nhiều nước.
NGÀY 30: Gặp Lập thu nếp sớm chậm. Gió nam, sâu phá hại. Chẳng mưa người nhiều bệnh
Phàm trong tháng gặp Nhật, Nguyệt thực thì chủ hạn. Trong vòng tam phục có gó Tây Bắc thì mùa Đông băng giá bền. Khí trời gió mát thì ngũ cốc chẳng kết quả. Cầu vồng hiện nhanh chủ gạo gai quí. Ban đêm chớp ở phương Nam thì khô tạnh lâu lâu. Ở phương Bắc chóng mưa. Tháng bảy cũng như thế.
THÁNG 7: Cửu tiêu tại Dậu, Thiên hoả tại Ngọ, Địa hoả tại Thìn, Hoang vu tại Hợi.
NGÀY LẬP THU: Khô tạnh muôn hoa ít thành thực. Gió mát tốt, nóng bức năm sau hạn lớn.
Lập thu nhiều mây mọc lên thì không có gió ắt không mưa. Gió Tây Bắc rét dữ mưa nhiều. Gió Bắc mùa Đông nhiều tuyết. Gió Đông mùa thu nhiều mưa dữ, cỏ cây mọc lại (tái vinh) . Từ Đông Nam xuaaus. Từ chính Nam hạn. Từ Tây Nam thu hoạch tốt. Từ chính Tây mùa thu nhiều sương.
Phương Tây có mây mưa bay tốt. Phương Nam có mây như đàn dê, tức là "Khôn khí chí dã" chủ ngũ cốc rau rưa tốt, thành. Mây đen tạp nhạp, dâu, gai được. Nếu không có khí sắc ấy chủ năm có nhiều sương. Mây đỏ năm sau hạn. Phương Tây Nam có mây đỏ được ngô. Sau Lập thu trong vòng 16 ngày có cầu vồng xuất hiện chính Tây chủ hạn. Có sấm lúa muộn kém.
NGÀY 01: Gặp Lập thu hoặc Xửa thử, người nhiều bệnh. Nguyệt thực chủ hạn. Cầu vồng hiện ngày 01 ruộng vườn không thu hoạch. Có sương lúa muộn kém.
NGÀY 03: Có mây mù năm tốt lành cây có vinh thịnh.
NGÀY 07: Tối ngày 07 có mưa gọi là Tẩy sa thuỷ (nước rửa xe) rất tốt.
NGÀY 08: Đêm đầy sao mùa thu tốt lắm.
XỬ THỬ: Mưa thì không tốt. Ngày Bạch lộ chẳng phí công, có mưa tốt.
NGÀY 16: Trăng tỏ từ tối tốt. Trăng lên chậm mùa thu mưa. Ngày ấy có mưa năm ấy kém lắm. Ngày ấy là Tẩy bát vũ (mưa rửa bát) Các tăng (sư) tháng 4 ngày 15 kết hạ thượng đường, tháng 07 ngày 15 gải hạ táng đường (Nghĩa là các sư lên đường mùa hè 15-4 đến 15-7 thì tan hè (vào hội lễ hè) nên ngày 16 gọi là mưa rửa bát vậy. Trên đây cũng nói để cùng biết, nếu không có nước rửa bát thì năm sau ắt việc ấy sẽ khó khăn gọi là Hoang đình đường nghiệm lắm.
Phàm trong tháng ngặp Nhật Nguyệt thực, người tai biến mà nước lớn. Mặt trời thường không tỏ chủ sau phá hại. Có 3 ngày Mão được mùa. Mưa nhỏ tốt, mưa lớn hại thóc lúa
THÁNG 8: Cửu tiêu tại Ngọ, Thiên hoả tại Dậu, Địa hảo tại Mão, Hoang vu tại Mão
NGÀY BẠCH LỘ: Trời khô tạnh nhiều sâu. Mưa hại cỏ cây. Ngày ấy gọi là Thiên thu nhật (ngày trời thu). Nếu nạp âm thuộc hoả thì hoàng trùng phát sinh mà hại vật.
NGÀY 01: Gặp Bạch lộ hoả quả, lúa thóc chẳng lên, gặp Thu phân vật quý, khô tạnh mùa Đông hạn. Có mưa lúa mạch tốt. Mưa gió lớn, người chẳng yên. Gió nam, lúa tốt. Nửa đêm ngày 11 tạnh sáng tốt. Ngày ấy xem nước nông sâu mà biết năm sau thuỷ hạn.
NGÀY TRUNG THU 15: Khô tạnh chủ năm tới nhiều nước. Không thấy trăng, chai không đẻ (Bạng vô thai- Bạng là con chai) mà kiều, mạch không thành. Trăng tỏ ít cá. Mưa thì năm sau ruộng thấp được tốt, mà ngày Thượng nguyên không đen.
NGÀY THU PHÂN: Khô tạnh thu hoạch tốt, mưa bay hoặc u ám rất tốt, năm sau càng tốt.
Gió Tây Bắc thì năm sau u ám mưa, Gió Bắc rét nhiều. Gió Đông Bắc gấp gấp chủ tháng 12 u ám rét. Gió Đông trăm hoa kém phát triển. Đông Nam tháng 10 nhiều khí dữ. Gió Nam rất xấu. Gió Tây tốt lắm.
Giờ Dậu phương Tây có mây trắng chủ được mủa to. Mây đen tạp nhập được gai, đậu đỗ. Mây đỏ năm sau hạn. Sau Thu phân 46 ngày trong khoảng ấy có cầu vồng xuất hiện Tây Bắc thì nhiều nước mà người hại. Có sương người nhiều bệnh.
NGÀY 18: Là tràm sinh nhật trước sau ắt có mưa lớn. gọi là Hoạng quyện thuỷ (nước chảy xoáy tròn) . Phàm trong tháng có Nhật thực người hay mắc bện nở ngứa. Có Nguyệt thực đói kém, cá đắt (quý), người có tai. Có 3 ngày Mão hoặc 3 ngày Canh ruộng thấp cây cỏ tốt.
Mây nổi chẳng về, tháng 2 tới không có sấm. Tháng 08 cũng không có sấm. Nếu có sấm, tuyết nhiều mà người hay ốm đau. Từ ngày 13 đến ngày 23 là Chiêm gia thiên (nhà giời đến xét) tối kỵ gieo trồng các giống.
THÁNG 9: Cửu tiêu tại Dần, Thiên hoả tại Tý, Địa hoả tại Tỵ, Hoang vu tại Mùi
NGÀY 01: Gặp Hàn lộ mùa Đông lạnh lắm, gặp Sương giáng thì mưa nhiều, năm sau được mùa. Trong sáng, tạnh muôn vật chẳng thành, mưa gió năm sau hạn, mùa hè mưa nhiều, mưa bay tốt, mưa lớn lúa hại. Cầu vồng hiện gai quí, người tai hại.
NGÀY TRÙNG DƯƠNG 9-9: Khô tạnh ắt ngày Nguyên đán 01-01 và ngày Thượng nguyên 15-01, ngày Thanh minh đều tạnh ráo.
Gió Đông Bắc thì năm sau tốt. Nếu gió Tây Bắc năm sau khó khăn. Ngày ấy là ngày Vũ quy lộ (đường mưa về) có mưa lúa tốt, mạ năm sau càng tốt.
NGÀY 13: Khô tạnh, chủ mùa Đông khô tạnh. Trăng không sáng thì sau phá hại cây cỏ. Phàm trong tháng có Nhật thực thì đói mà dịch bệnh sinh. Có Nguyệt thực chết trâu ngựa. Trong tháng trăng thường không sáng thì sâu bệnh sinh mà vải vóc quí, cây cỏ chẳng rơi dụng (điêu rơi rụng). Năm sau tháng 03 hại nát. Cầu vồng phương Tây các loại đậu đỗ quí, có mưa đá trâu ngựa chẳng lợi. Không có sương sang năm tháng 03 còn rét. Cây cỏ đều hại. Có sấm thì thóc lúa kém đắt.
THÁNG 10: Cửu tiêu tại Hợi, Thiên hoả tại Mão, Địa hoả tại Sửu, Hoang vu tại Dần.
NGÀY LẬP ĐÔNG: Tạnh ráo mùa đông ấm. cá nhiều. Gió Tây Bắc năm tốt lành. Gió Bắc nhiều sương Gió Đông tuyết dầy rét ác liệt. Gió Đông Nam ấm nhiều, mà mùa Hè sang năm hạn. Gió Nam năm sau nữa tháng 05 có dịch lớn. Gió Tây Nam nước to. Gó Đông muôn vật chẳng thành.
Lập đông trong 40 ngày cầu vổng hiện ở phương Bắc mùa đông ít mưa. Mùa Xuân nhiều thuỷ tai. Ba tháng mùa Đông cầu vồng hiện ở phương Tây có mây trắng kèm theo mùa Xuân mưa nhiều. Có mây mù là mộc lộ chủ năm sau nước lớn. Trước mùa Đông mà sớm có sương lúa tốt. Sau mùa Đông sương muộn lúa có thu.
NGÀY 01: Gặp Lập đông có tai dị. Gặp Tiểu tuyết có gió Đông, gạo tốt. Gió tây gạo đắt. Trời tạnh chủ Đông tạnh, mưa gió thì năm sau mùa Hè hạn. Sấm đông người tai hại.
NGÀY 02: Mưa cỏ chi, gai chẳng kết.
NGÀY 15: Tức là ngày Nguyệt vọng, là tháng 5 thứ gió sinh ra. Ngày ấy có gió thì suốt năm mưa gió có hẹn kỳ. Gói là tim của năm thứ gió (Ngũ phong tín) Ngày ấy khô tạnh chủ ấm áp. Nguyệt thực cá quý
NGÀY 16: Khô tạnh mùa Đông ấm.
NGÀY 03: Gió Nam chủ có tuyết, có mưa chủ rét.
Phàm trong thán có Nhật thực mùa Đông hạn. Nguyệt thực thì mùa Thu thóc, cá quý. Trăng không sáng lục súc quí. Có 2 ngày Mão giá gạo bình thường. Lại trong tháng không có ngày Nhâm tý thì sang Xuân còn rét (Thập nguyệt vô Nhâm tý lưu hạn đái hậu xuân). Sấm động người tai hại. Trục nước Mã "Sau Lập đông 10 ngày là nhập dịch đến Tiểu tuyết là xuất dịch trong kỳ mà mưa, muan trùng uống nước ấy mà nở (Chí dịch là nước bọt) nên bảo là Địch dịch vũ. Trong khi sấm mà có mù thì năm sau tháng 05 có nước lớn.
THÁNG 11: Cửu tiêu tại Thân, Thiên hoả tại Ngọ, Địa hoả tại Tý, Hoang vu tại Ngọ
NGÀY ĐÔNG CHÍ: Tạnh ráo chủ năm tốt lành. Mưa lớn muôn vật chẳng thành. Gió rét tốt lắm. Năm mới đầu hè hạn. Gió Đông bắc năm mới thán riêng âm u. Gió Đông sấm lớn, mưa có sấu nhiều chẳng thôi. Gió Đông Nam mọi thứ sâu chại cây cỏ. Gió Bắc tên là tặc phong (gió dữ như giặc) người nên tránh thì tốt. Gió Tây Nam nhiều nước. Gió chính Tây mưa nhiều.
Sau Đông chí trong vòng 16 ngày cầu vồng hiện ở Đông Bắc thì Xuân tới hạn nhiều. Hè có hoả tai, mây xanh phương Bắc dậy thời năm được mùa người yên ổn, mây đỏ thì chủ hạn, mây đen chủ thuỷ, mây trắng tai hại, mây vàng tốt lắm. Không mây năm ác liệt. Có mây mù năm sau hạn. Có khí đỏ chủ hạn khí đen chủ thuỷ. Khí trắng người nhiều bệnh.
Tuyết lớn năm sau tốt, ít thì năm sau hạn. Trước và sau ngày Đông chí có tuyết thì sang năm nhiều nước.
NGÀY 01: Gặp Đông chí năm hoang vu có mưa gió lúa mạch được. Đại tuyết chủ năm sau xaatus.
NGÀY 02, 03: Gặp Nhâm chủ hạn.
NGÀY 04: Gặp Nhâm tốt lắm
NGÀY 05 đến 08: Gặp Nhâm nước lớn.
NGÀY 09: Gặp Nhâm tốt lắm
NGÀY 10: Gặp Nhâm kém thu hoạch
Phàm trong tháng có Nhật thực, người và gia súc đều hại. Gạo cá đắt. Có Nguyệt thực gạo quí. Có mưa sấm mùa Xuân tới gạo quí, mưa nhiều, trong năm khô tạnh. Sau Đông chí 3 ngày tàn là nhập lạp có nghĩa là sau Đông chí đến ngày Tân thứ 3 là bắt đầu tháng Chạp.
THÁNG 12: Cửu tiêu tại Tỵ, Thiên Hoả tại Dậu, Địa hoả tại Hợi, Hoang vu tại Tuất.
NGÀY 01: Gặp Tiểu hàn chủ bạch thỏ kiếm trường ý nói tháng 2 tới tốt. Gặp Đại hàn hổ thương nhân ý nói tháng giêng người hay ốm hại. Có mưa gió xuân tới hạn, có gió đông lục súc tai hại.
NGÀY ĐẠI HÀN: Có mưa gió hại loại chim và thú có cánh. Đêm đến mà gió Đông Bắc chủ năm sau mọi việc tốt. Đên chó cắn năm mới không có dịch. Mưa lạnh dữ dội năm sau tháng 6 tháng 7 có nước lớn đầy dẫy.
Trong tháng có Nhật Nguyệt hực sang năm có thuỷ tai. Trăng thường không sáng ngũ cốc quý. Có mây mù năm sau hạn, ngày Dậu mà như vậy cũng nghiệm. Cầu vồng hiện thóc ngô quý. Sấm động năm sau hạn úng chẳng, phân đều. Tuyết băng mà có sấm thì âm u mưa suốt trăm ngày. Nếu mưa thì Đông xuân. mưa âm u liền 2 tháng. Trước 4 ngày có tuyết năm sau hỏng. Băng giá sau thuỷ dài thì năm sau nhiều nước. Băng giá sau nước lũ thì năm sau hạn. Trong tháng mà các loài mầm mống cỏ cây chẳng thấy thì năm sau ngũ cốc chẳng được. Cây Liễu có xanh thì năm sau rất tốt hoa quả mới thành. Mây mù xuống thì chủ hạn.
=> Xem thêm: Mật ngữ 12 chòm sao, Horoscope được cập nhật mới nhất |
a – Nam sinh năm dương và nứ sinh năm âm
Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm thì tính thuận theo bảng nạp âm bắt đầu can chi ngay sau trụ giờ làm tiểu vận đầu tiên, tiếp là tiểu vận thứ hai.... Tiểu vận khác với đại vận là thời gian chỉ kéo dài 1 năm. Thời gian của tiểu vận đầu tiên bắt đầu tính ngay từ ngày và giờ sinh tại năm sinh của người đó cho đến đúng ngày và giờ đó của năm sau, sau đó mới sang tiểu vận thứ hai,...
Ví dụ là nam như trên sinh ngày 12/2/1976 lúc 3,01’am là năm Bính Thìn (1976), giờ sinh là Bính Dần (3,01’am) vì sinh năm dương nên tiểu vận đầu tiên tính theo chiều thuận của bảng nạp âm. Tức là từ 3,01’a.m. của ngày sinh 12/2/1976 đến 3,01’a.m. ngày 12/2/1977 là tiểu vận đầu tiên Đinh Mão, tiếp từ ngày 12/2/1977 đến ngày 12/2/1978 là tiểu vận thứ hai Mậu Thìn.... Nếu là nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy.
b – Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương
Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương thì tính theo chiều ngược của bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay trước can chi của trụ giờ làm tiểu vận đầu tiên, sau là tiểu vận thứ hai,.....
Ví dụ trên nếu là nữ thì phải tính tiểu vận ngược với bảng nạp âm. Cụ thể là từ 3,01’a.m. của ngày sinh 12/2/1976 đến 3,01’am ngày 12/2/1977 người nữ này có tiểu vận đầu tiên là Ất Sửu, tiếp từ ngày 12/2/1977 đến 12/2/1978 là tiểu vận Giáp Tý, cứ thế tính các tiểu vận tiếp theo theo chiều ngược của bảng nạp âm. Nếu là nam mà sinh vào năm âm cũng tính theo chiều ngược như vậy.
2 – Tính chất của tiểu vận
Can, chi và nạp âm của tiểu vận chỉ có khả năng hình, xung, khắc, hại, hợp đối với can, chi và nạp âm của đại vận và lưu niên nhưng chúng không có khả năng tác động đến các can, chi và nạp âm trong tứ trụ và ngược lại.
Nguồn: phuclaithanh.com
► Cùng xem những tiết lộ thú vị về 12 cung hoàng đạo tình yêu và tử vi hàng ngày của bạn |
Thời gian: tổ chức vào ngày 29 hoặc 30 tháng 12 âm lịch.
Địa điểm: Diễn ra trên toàn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
Nội dung: Chiều ngày 30 hoặc 29 tháng 12 ( nếu là năm tháng chạp thiếu) sau bữa cúng tất niên, các bậc ông hoặc cha thường chỉ dẫn cho con cháu rắc vôi bột theo hình một cây cung. Những bộ cung tượng trưng này được bố trí chia ra làm bốn hướng đông, tây, nam, bắc và hai lối cổng trước sân và sau vườn nhà, mục đích là trừ tà ma khỏi đến quấy nhiễu. Và phía trước nhà dựng một cây cột tre cao hang chục sải tay gọi là cây nêu. Khi giao thừa đến, năm cũ vừa hết, năm mới bắt đầu, thì bà mẹ hoặc nàng dâu trưởng trong nhà cuộn hết các chiếu trải giường cũ đem cất đi và trải lại bằng cái chiếu mới tinh. Nghi thức này gọi là trừ tịch (trừ là bỏ đi, tịch là chiếu) tức là lễ thay chiếu.
Sau lễ trừ tịch, người chủ gia đình thường là ông bố bước ra sân làm lễ tạ trời đất. Mâm lễ cúng gồm: đĩa xôi nếp, một con gà trống non luộc chin, trầu cau, rượu, gạo, muối… được đặt lên một cái đôn (hoặc cái mâm, cái ghế) cao giữa sân. Lễ này mục đích là để tạ ơn trời đã cử ngôi sao thái tuế xuống hạ giới cai quản nhân gian năm đó. Tại đình làng, nơi thờ Thần hoàng cũng được mở cuộc tế “Tống cựu nghinh tân” nội dung gần giống như ở các gia đình.
Sau lễ trừ tịch và lễ tạ trời đất, gia chủ mỗi nhà mới kéo cờ lên đỉnh cột nêu. Có nhà dung 5 dải lụa với 5 sắc màu xanh, đỏ, trắng, vàng, đen tượng trưng cho ngũ hành, làm cờ nêu để khẳng định chủ quyền mảnh đất của mình đang sinh sống. Một số gia đình theo đạo phật thì cờ treo trên đình cây nêu được làm bằng các dải phướn có thêu chữ Phật ngữ, tức câu thần chú để trừ ma.Trong khi các bậc ông bà, cha mẹ làm các việc tâm linh thiêng liêng thì đám trẻ con trong nhà cũng được đánh thức dậy mặc quần áo mới để đón giao thừa.
Ngay sau lễ cúng giao thừa, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may, để xin Thần, Phật phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình, đất nước một năm mới gặp nhiều may mắn.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Sinh giờ Tý (23-1h): Gặp vận số tam hợp Thân - Tý - Thìn, nên sự nghiệp thuận lợi, mọi sự cát tường. Tuy đôi lúc bị tiểu nhân phá hoại nhưng vẫn có được thành công.
Sinh giờ Sửu (1-3h): Do sinh vào giờ có cát tinh chiếu rọi nên những người này có số cầu mưu đại cát. Tuy có tranh chấp nhưng mọi sự cũng qua đi.
Sinh giờ Dần (3-5h): Tuổi Thìn sinh vào giờ này bị sao Dịch Mã chiếu mệnh, số phải ly hương. Nên thận trọng trong mọi việc.
Sinh giờ Mão (5-7h): Mão mệnh Mộc khắc Thìn mệnh Thổ. Nếu sinh vào giờ này ốm đau vô phương cứu chữa, không có sức lực để theo đuổi công việc yêu thích.
Sinh giờ Thìn (7-9h): là người thông minh, sang trọng, nam tài, nữ đẹp. Có số may mắn, phúc lộc dồi dào, mọi sự đều thành, vợ chồng hòa hopự, bạn bè tình nghĩa.
Sinh giờ Tỵ (9-11h): Tỵ mệnh Hỏa sinh Thìn mệnh Thổ. Do vậy người tuổi Thìn sinh vào giờ này tuy có gặp họa nhưng không lớn, nên thận trọng trong mọi việc. Số có gia đình hòa thuận.
Sinh giờ Ngọ (11-13h): Là người tính tình nóng nảy, thăng trầm bất định. Số phải phiêu bạt khắp nơi. Nên thận trọng trong mọi việc mới có được thành công.
Sinh giờ Mùi (13-15h): Sinh giờ này bị sao Thái Dương chiếu mệnh nên số gặp nhiều chuyện phiền toái, hao tốn tiền của. Phải tự thân vận động vượt qua gian khó mới có được thành công.
Sinh giờ Thân (15-17h): Thìn mệnh Thổ sinh Thân mệnh Kim. Nên tuổi Thìn sinh vào giờ này có số kinh doanh phát đạt, tiền tài dư dật, có lợi bốn phương. Tuy nhiên, do bị sao Chỉ Bối chiếu mệnh nên phải cẩn trọng trong việc kết giao bạn bè.
Sinh giờ Dậu (17-19h): Nhờ sao Đào Hoa chiếu mệnh, tuy có tài có lợi nhưng hay vướng vào chuyện tình cảm, dễ gặp rắc rối.
Sinh giờ Tuất (19-21h): Người sinh giờ này có sao Tử Vi chiếu mệnh nên mọi việc đều thuận. Nên nỗ lực mới có được thành công.
Sinh giờ Hợi (21-23h): Do bị sao Bạch Hổ chiếu mệnh nên số không yên ổn. Cần thận trọng trong mọi việc mới có tài lộc song toàn.
(Theo Nhân duyên và tướng cách đàn bà)
1. Thai nguyên
phương pháp quan trọng khác để làm thông tin để dự đoán đó là thai tức có tính chính xác cao.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa) |
Ngày nay, khoa học có thể can thiệp vào việc sinh trước hay sau của một thai nhi do đó ngày sinh có thể bị biến đổi, gây ra ít nhiều ảnh hưởng cho việc phán đoán. Nhưng cách xem thai tức là cách xem không lấy giờ sinh làm chuẩn mà lại dùng một cách xem khác để phán đoán.
Về sự ảnh hưởng của thai nguyên với Tử Bình, có sách cho rằng thai có nghĩa là một sinh trưởng của thể hình mới bắt đầu. Sinh ra hình thể ấy là do âm dương giao cấu, cho nên trên có thể thông được với trời, dưới thông được với đất, cho nên nó là một yếu tố ngoài sự kiểm soát của vận mệnh.
Xét từ góc độ di truyền thì trạng thái sinh lý, tâm lý, thời tiết của hoàn cảnh thụ thai đối với sự phát dục của một bào thai có rất nhiều ảnh hưởng, đó cũng là quan điểm để lấy thai nguyên làm việc phán đoán.
Trong suy đoán thì thai nguyên rất quan trọng. Các sách viết về Tử Bình đều cho rằng nếu bát tự mà không xung phá thai tức mới là đại phú đại quý. Ngược lại nếu trong bát tự mà xung phá can chi thai nguyên thì đó là biểu hiện của tiên thiên và hậu thiên xung phá lẫn nhau.
Ngoài lấy tứ trụ, cung mệnh, tiểu hạn ra còn lấy thai nguyên để phán đoán. Lấy can chi của trụ tháng làm chuẩn, can tháng tiến 1 can, chi tháng tiến 3 chi thành 1 tổ hợp can chi gọi là thai nguyên.
Ví dụ: Sinh tháng Giáp Tý, can tháng Giáp tiến 1 can là Ất, chi tháng Tý tiến 3 chi là Mão, vậy Ất Mão là thai nguyên.
2. Thai tức
Thai tức, còn gọi là thai nguyên. Lấy can chi của trụ ngày làm chuẩn, tức là lấy can chi tương hợp với can chi ngày làm thai tức.
Ví dụ: Sinh ngày Giáp Tý, lấy ngũ hợp của can ngày Giáp là Kỷ (Giáp hợp Kỷ), lại lấy lục hợp của chi ngày Tý là Sửu (Tý hợp Sửu) ta có tổ hợp can chi Kỷ Sửu là thai tức.
Can chi của thai nguyên và can chi của thai tức tương sinh trợ giúp nhau là tốt, tương xung tương khắc là xấu.
(Theo Tử Bình nhập môn)
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
=> Mời các bạn đọc thêm: Danh ngôn cuộc sống, những lời hay ý đẹp và suy ngẫm |
Người ta thường cho rằng Thiên Mã thuộc hành Hỏa và trong 12 cung của lá số Thiên Mã chỉ đóng ở 4 cung là Dần, Thân, Tỵ, Hợi, và chỉ đắc địa ở hai cung Dần và Tỵ mà thôi. Trong khoa Tử Vi, Thiên Mã là biểu tượng của chân tay, hoặc phương tiện di chuyển như xe cộ, tàu bay, tàu hỏa…
Đặc tính chủ yếu của người Dịch Mã là tính năng động, tháo vác, đảm đang, quán xuyến, thích di chuyển, thích tranh cãi, hay thay cũ đổi mới…Vởi những đặc tính ấy cho nên Thiên Mã không chỉ ảnh hưởng ở hai cung Mệnh và Thân mà nó còn tác động mạnh mẽ vào các cung chính như Quan Lộc, Thiên Di…là những lãnh vực của công danh và sự nghiệp.
Tuy nhiên khi nói đến mẫu người Dịch Mã, chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của chữ “dịch” là xê dịch, chuyển đổi, di chuyển, biến động… do đó cũng có người cho rằng hành của Thiên Mã thay đổi theo hành của cung mà Thiên Mã tọa thủ. Có nghĩa là, khi Mã tọa thủ ở Dần (hành Mộc) thì Mã ứng với người mạng Mộc và Hỏa. Ở cung Tỵ thì Mã ứng cho người mạng Hỏa và Thổ. Khi ở cung Thân thì Thiên Mã ứng với người mạng Kim và Thủy…v.v. Nhu vậy, khi hành của Thiên Mã ứng hợp với hành của Mệnh thì đương số là người có tài năng và có hoàn cảnh cơ hội để thi thố hết tài năng của mình. Còn ngược lại thì tuy có tài, có nghị lực nhưng cuộc đời lại không được những vận hội may mắn, không được đời biết đến khiến cho tài năng phải bị mai một như một kẻ sinh bất phùng thời.
Người có Mệnh an ở hai cung Dần Thân có Tử Phủ và Thiên Mã tọa thủ đồng cung gọi là cách Phù Dư Mã, là ngựa kéo xe cho Vua chỉ những người có tài năng, giữ những chức vụ cố vấn, phụ tá cho các cấp chỉ huy của một đơn vị quân đội, hay giám đốc của một cơ sở hành chánh, thương mại…Hoặc cũng có thể là những người không giữ một chức vụ gì chính thức nhưng ra đời thường được kề cận với những người có quyền thế trong xã hội.
Người có Thiên Mã thủ Mệnh và có Nhật Nguyệt đồng cung hay hợp chiếu là cách Thư Hùng Mã. Một đôi ngựa tốt, chỉ người văn võ song toàn, nhưng cách này thường phát về văn nghiệp hơn là võ nghiệp. Đây là mẫu người có kiến thức sâu rộng, có trình độ học vấn, có năng khiếu về các ngành như ngoại giao, chính trị, văn học và nghệ thuật. Nếu đã đi vào những lãnh vực vừa nêu trên thì mẫu người Thư Hùng Mã này sẽ đạt được những công danh sự nghiệp một cách dễ dàng, và có người có thể thành công trên cả hai lĩnh vực cùng một lúc. Chẳng hạn họ có thể là một nghệ sĩ nổi danh lại vừa giàu có nhờ làm thương mại. Người Thư Hùng Mã có khả năng song thủ hỗ bác tương tự như người có Thân cư trong tam hợp Phúc, Di, và Phu Thê.
Người có Thiên Mã gặp Lộc Tồn đồng cung là cách Chiết Tiễn, có nghĩa là bẻ roi đánh ngựa, giục ngựa lên đường, chỉ người có tài. Khởi sự làm gì cũng được may mắn thuận lợi. Nếu Thiên Mã ở Mệnh có Lộc Tồn ở Thiên Di xung chiếu thì đây là cách Lộc Mã Giao Trì, ngựa ăn cỏ trên cách đồng xanh, là người được vận hội may mắn, được thừa hưởng những công lao thành qủa của người khác làm. Và theo ý nghĩa của Lộc Tồn là lộc trời cho, nên cả hai cách vừa nêu trên cũng chỉ những người trở nên giàu có nhờ trúng số, hoặc được thừa hưởng tài sản của ông bà, cha mẹ để lại. Người có Lộc Mã mưu sự chuyện gì hãy nên mạnh dạn vì thường được may mắn.
Người có Thiên Mã thủ Mệnh gặp Hỏa Tinh hay Linh Tinh là Chiến Mã, ngựa xuất trận. Cách này chỉ người có tài năng là thường là phát về võ nghiệp nếu gặp một lá số tốt. Đây là số của những quân nhân được thăng cấp rất nhanh chóng. Tuy nhiên cách Chiến Mã này tiềm tàng những tai họa về chân tay như thương tật hay tàn khuyết nếu không có những cách hóa giải. Nếu đủ bộ Mã Hỏa Linh thì có thể tay chân bị tê bại từ nhỏ, hoặc bị bại liệt do các chứng bệnh khác đưa đến như bị tai biến mạch máu não, tiểu đường .v.v…
Người có Thiên Mã thủ Mệnh gặp Thiên Khốc, Điếu Khách là cách Mã Khốc Khách, có nghĩa là ngựa đeo lục lạc vàng, chỉ những người có tài năng, có danh tiếng trong một lãnh vực nào đó. Hạn gặp Mã Khốc Khách thì vận hội may mắn đã đến, là thời điểm mà danh tiếng của mình được người đời biết đến. Đối với một lá số trung bình thì đương số cũng gặp được những cơ hội may mắn như được cấp trên giao phó công việc và được tín nhiệm hay thăng thưởng do khả năng và những thành qủa tốt đẹp của mình.
Người có Thiên Mã thủ Mệnh gặp Phi Liêm đồng cung hay xung chiếu gọi là cách Phi Mã, là ngựa có cánh bay như trong truyện thần thoại của Hy Lạp, ý nghĩa cũng tương tự như Mã Khốc Khách, chỉ người có tài năng và được nhiều may mắn, làm việc gì cũng thành chông dễ dàng và nhanh chóng. Hạn gặp Phi Mã là có sự thay đổi, hoặc di chuyển. Nếu khởi sự một điều gì trong hạn này thì chớ có ngần ngại vi Phi Mã đáo hạn là thời cơ đã đến. Người có cách Phi Mã thường thích hợp với những công việc đi đây đi đó, cuộc đời là những chuyến hành trình không dứt.
Thiên Mã thủ Mệnh gặp Thiên Hình đồng cung là cách Phù Thi Mã, là ngựa kéo xe tang. Người có cách này suốt đời cực khổ, làm việc gì cũng khó khăn trắc trở, thành ít bại nhiều, và thường gặp toàn những chuyện xui xẻo, đau thương, buồn khổ, tang tóc triền miên. Hạn gặp Mã Hình thì phải hết sức thận trọng trong mọi việc, vì những gì sẽ đến trong thời gian này chỉ là những chuyện buồn hoặc ngoài sự mong đợi của mình.
Thiên Mã thủ Mệnh gặp Đà La đồng cung gọi là Mã Đà hay Chiết Túc Mã. Có ý nghĩa là ngựa què, chỉ những người không được may mắn, hay gặp khó khăn trắc trở. Cuộc đời nhìn chung toàn là những lao đao lận đận. Cùng là một việc, người khác làm thì thuận lợi may mắn, mình làm thì khó khăn, trở ngại. Bởi vậy trên phương diện dùng người, thì giao một công việc cần có kết qủa sớm, hay một kế hoạch quan trọng cho người có số Mã Đà hay đang trong vận Mã Đà thì đây là một quyết định từ sai lầm đến mạo hiểm của người có trách nhiệm.
Thiên Mã thủ Mệnh gặp Tuyệt đồng cung, gọi là Mã Tuyệt hay Cùng Đồ Mã. Có nghĩa là ngựa chạy đến đường cùng, chỉ người làm việc thường thất bại, cuộc đời thường lâm vào cảnh bế tắc. Tương tự nếu Mã thủ Mệnh gặp tuần triệt, gọi là Tử Mã, nghĩa là ngựa chết, ngựa vô dụng, ý nghĩa và tai họa còn nặng hơn Cùng Đồ Mã.
Thiên Mã là một trong những lưu tinh (sao lưu) khi xem hạn. Có nghĩa l2 vị trí của Thiên Mã sẽ thay đổi theo mỗi năm và gọi là Lưu Thiên Mã. Đó cũng là ý nghĩa thứ ba của chữ “Dịch” khi gọi Thiên Mã là Dịch Mã.
Khi xem hạn, nếu thấy Thiên Mã và Lưu Thiên Mã đồng cung, xung chiếu hay hợp chiếu thì những điều sau đây sẽ xảy đến trong vận hạn: mua xe, đổi xe, đổi chổ ở, đổi việc làm, đi du lịch v.v…Có thể chỉ xảy ra một sự việc mà thôi. Ví dụ: nếu đã đổi chổ ở thì sẽ không thay đổi việc làm, đi xa v.v… Nhưng cũng rất có thể xảy ra hai sự việc cùng một lúc. Những gì thay đổi trong vận hạn ít nhiều tùy theo vị trí của Thiên Mã và Lưu Thiên Mã đồng cung hay xung chiếu. Mức độ tốt xấu của sự việc còn tùy thuộc vào những sao chi phối trong hạn đó. Có thể là bị mất việc (không tốt) phải tìm việc khác. Cũng có thể vì được thăng chức nên phải giữ công việc khác (tốt).
Tóm lại, khi nói đến Thiên Mã điều quan trọng mà chúng ta phải cân nhắc là hành của Thiên Mã và hành của bản Mệnh. Nếu cả hai cùng hành, hoặc hành của Mã sinh cho hành của bản Mệnh thì Mã này mới là Mã của mình. Ngược lại nếu không đồng hành thì Mã này chỉ là cái bóng mà thôi.
Trên thực tế chúng ta thấy hai lá số đều có Thiên Mã thủ Mệnh nhưng khả năng và sự may mắn của hai người hoàn toàn khác nhau rất nhiều. Người có Thiên Mã không hợp với bản Mệnh thì cũng là người có tài năng nhưng tánh tình rụt rè, nhút nhát, thiếu lòng tin, và không có ý chí phấn đấu để nắm lấy cơ hội, cho nên cuối cùng dễ trở thành bất đắc chí.
Với một lá số trung bình trở lên, người Dịch Mã là người đa tài. Họ có nhiều năng khiếu nổi bật và có thể thành công trên nhiều lãnh vực khác nhau. Họ là những người năng động, thích sự đổi thay và những chuyến hành trình như những bông hoa tô thắm cho cuộc đời của họ. Về khía cạnh này, cá tính của người Dịch Mã có phần nào giống như mẫu người Thân Cư Thiên Di mà chúng ta đã đề cập trước đây.