Quẻ Quan Âm: Đào Tam Xuân Quải Soái
Đây là quẻ Quan Âm thứ 99 được xây dựng trên điển cố: Đào Tam Xuân quải soái hay Đào Tam Xuân treo ấn nguyên soái.
Quẻ hạ thuộc cung Hợi. Nên tập trung vào việc của mình, đừng xen vào chuyện thị phi của người khác, như vậy tai họa mới không vây tới bản thân.
Thừ quái bân ưu bán hỷ chi tượng. Phàm sự chỉ nghi hành thiện dã.
Điển cố quẻ Quan Âm: Đào Tam Xuân Quải Soái
Ở thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, tại huyện Bò Thành có Đào gia trang, viên ngoại ở gia trang này tên là Đào Thượng Nhân, rất trung hậu, có hai người con gái. Cô con gái Đào Tam Xuân từ nhỏ đã rất giỏi võ nghệ, thích đọc binh thư, mười tám loại vũ khí loại nào cũng thông thạo, ham cưỡi ngựa bắn tên, chỉ thích vui chơi. Hai cánh tay của cô tựa như là binh khí, người dũng mãnh đến đâu cũng không thể đến gần. Người ăn kẻ ờ trong nhà, nếu có ai không theo lệnh, cô chỉ cần túm lấy, sẽ khiến cho người đó đau đến nỗi phải kêu trời, thật khó tường tượng cô khỏe mạnh đến mức nào. Vì thế người ta đều lén gọi cô là “mẫu đại trùng” (hổ cái).
Người anh em kết nghĩa của Triệu Khuông Dằn là Trịnh Ân lưu lạc giang hồ, một hôm đi qua huyện Bồ Thành, vì ăn trộm dưa của nhà Đào Tam Xuân, bị gia đinh phát hiện. Trịnh Ân múa cây gậy bằng gỗ táo, đang đánh hăng, bỗng nghe trong không trung như vọng đến một tiếng sấm, khiến gia đinh đều dừng tay. Chỉ thấy Đào Tam Xuân giật cây gậy tề mi từ tay cô hầu gái, nhằm đầu Trịnh Ân đánh xuống, Trịnh Ân giơ cây gây bằng gỗ táo lên đỡ. Hai người kẻ tới người lui đánh nhau kịch liệt. Không đến ba mươi hiệp, cây gậy của Trịnh Ân đã bị gậy của Đào Tam Xuân đánh bay. Trịnh Ân không dám chậm trễ, giơ tay lên đỡ. Những a hoàn biết rằng gã đàn ông này không phải là đối thủ của Tam Xuân, chỉ đứng một bên xem. Mỗi khi Trịnh Ân bị trúng một đòn đau, mọi người liền đồng thanh reo hò. Trịnh Ân tuy thân thể cường tráng, có thế chịu đòn, thế nhưng nắm đấm của Đào Tam Xuân quá mạnh, nên chẳng bao lâu, Trịnh Ân đã mô hôi đầm đìa, thở hòng hộc, chỉ biết chống đỡ chứ không còn sức đánh trả, nhưng miệng vẫn hung hăng, vừa chịu đòn vừa hét: “Ta không phục! Ta không phục!” Lại đánh một lúc, Trịnh Ân không còn sức mà chống đỡ nữa, đứng cũng không vững, ngã lao đầu xuống đất. Bọn a hoàn trói quặt chân tay Trịnh Ân ra phía sau, luồn cây gậy gỗ táo luồn qua các vòng dây thừng, khiêng lên rồi đi, nhự bầy ong tiến vào cửa sau của Đào phủ.
Triệu Khuông Dẩn trên đường tìm Trịnh Ân may sao gặp được Đào Thượng Nhân, hai người rất vui mừng. Đào Thượng Nhân mở tiệc lớn để tiếp đãi khách quý phựơng xa. Trong bữa tiệc Triệu Khuông Dẩn nói rõ, kẻ ăn trộm dưa ấy chính là đứa trẻ thường cùng Đào Tam Xuân gây gổ tại doanh trại Hiệp Mã ở Lạc Dương mười năm về trước. Triệu Khuông Dấn biết Đào Tam Xuân từ nhỏ đã cùng cha học được võ nghệ cao siêu, nghĩ thầm nếu Trịnh Ân có thể xây dựng hạnh phúc trăm năm với Đào Tam Xuân thì sẽ là một việc rất tốt, vì thế có ý tác hợp, liền cầu thân với cha con họ Đào. Cha con họ Đào cũng thấy mến quý tính cách thẳng thắn của Trịnh Ân, hai người cũng nhanh chóng tâm đầu ý hợp. Sau khi kết hôn, Đào Tam Xuân sinh được một người con trai, đặt tên là Trịnh Ấn.
Sau khi Triệu Khuông Dẩn lên làm hoàng đế, cho gọi Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục vào triều bàn việc. Lý Dục không đến, vì thế Triệu Khuông Dấn tìm được lý do để tấn công, đích thân dẫn đại quân chinh phạt Nam Đường. Đại tướng Trịnh Ân, Tào Bân, Phan Mỹ đi theo hộ giá. Nhưng chiến sự lại không thuận lợi, quân đội Nam Đường tận dụng địa lợi vây khốn quân Tống. Trong tình thế nguy cấp, Đào Tam Xuân một lòng muốn cứu chồng, cùng với con trai là Trịnh Ấn, con dâu là Vương Ngọc Nga chỉ huy người ngựa phối hợp vkới quân Tống, diệt được Nam Đường.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Hương Giang (##)