Bạn có phải là người tự tin?
Số 1 | Số 2 |
Mộc Lan (theo Lol)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Trúc Loan (##)
Số 1 | Số 2 |
Mộc Lan (theo Lol)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Đã có nhiều trường hợp mẹ chết luôn bên huyệt chôn con. Hơn nữa, ngày xưa, phương tiện và thuốc thang cấp cứu khó khăn, không cho cha mẹ đưa tang con để vơi bớt nỗi đau buồn và để tránh nạn trùng tang là đúng. Chẳng những cha mẹ mà các ông già bà cả trong nội thân, sức khoẻ đã tàn cũng không được dự đưa tang, sợ vướng đến sức khoẻ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
=> Tra cứu ngày âm lịch hôm nay chuẩn xác theo Lịch vạn sự |
Chùa Tứ Kỳ còn có tên khác là Linh Tiên tự. Chùa thuộc thôn Tứ Kỳ, xã Hoàng Liệt (nay thuộc quận Hoàng Mai), huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 8km về phía Nam theo quốc lộ 1A.
Chùa được xây dựng vào năm 1687, trên một khu đất cao ráo về phía Đông Bắc làng, phía ngoài là tam quan, tiếp đến nhà bia, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và vườn tháp.
Tam quan xây 2 tầng nhìn ra quốc lộ 1A, qua khỏi tam quan đến 2 nhà bia kiểu phương đình chồng diêm, trong mỗi nhà có 1 tấm bia đá đặt trên lưng rùa. Tòa tiền đường 5 gian 2 dĩ đầu hồi bít đốc tay ngai, vì kèo kết cấu chồng rường giá chiêng, mái phân thượng tứ – hạ tứ. Thượng điện là ngôi nhà 1 gian, nối liền với toà tiền đường kết cấu hình chữ Đinh. Nhà Tổ được làm theo kiểu đầu hồi bít đốc, kiến trúc đơn giản bằng những vật liệu mới do tu sửa năm 1993. Nhà Mẫu gồm 5 gian. Việc bài trí tượng thờ so với các chùa khác đơn giản hơn vì thiếu bộ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, Thập điện Diêm vương và tòa Cửu Long.
Sát tường hậu tiền đường, bên phải đặt tượng Thánh Hiền, bên trái là tượng Đức Ông, gần tượng Thánh Hiền là 1 quả chuông khá lớn có khắc chữ “Linh Tiên tự” đúc năm Thiệu Trị 1 (1841). Dọc gian giữa thượng điện là hệ thống bệ thờ xây gạch, bày các bộ tượng: Quan Âm Nam Hải ở giữa, hai bên là 2 vị Bồ Tát, sau đó là bộ tượng A Di Đà tam tôn, trong cùng phía trên cao nhất là bộ tượng Tam thế. Tường hậu là nhà thờ Mẫu, trên tòa thạch đống có tượng mà người ta đoán là Chánh vương Phủ Thị Nội Cung Tần họ Nguyễn, tên Diệu Tâm và các pho tượng Ngũ vị tôn ông, Quan Hoàng, Đức Thánh Trần. Tượng trong nhà Tổ đều thể hiện tư thế ngồi, khuôn mặt từ bi.
Trước đây, Chùa là nơi hoạt động bí mật của cán bộ Đảng, chính quyền huyện xã trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Sư cụ Đàm Dần trụ trì chùa đã được chính phủ tặng thưởng huy chương kháng chiến.
Chùa Tứ Kỳ là một ngôi chùa có cảnh đẹp ở phía tây nam thành phố nằm trong hệ thống di tích của Thủ đô. Nơi đây còn là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của một cộng đồng dân cư và là nguồn sử liệu quý giá mang giá trị lịch sử về sự tồn tại của làng cổ Tứ Kỳ. Đây cũng là nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử phát triển của đạo Phật phái thiền tông trên vùng đất phía Nam Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVIII – XIX. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa năm 1995.
12 con giáp |
Sự tương hợp của 12 địa chi gồm 6 cặp dưới đây, còn gọi là lục hợp:
1. Tý hợp với Sửu
2. Dần hợp với Hợi
3. Mão hợp với Tuất
4. Thìn hợp với Dậu
5. Tỵ hợp với Thân
6. Ngọ hợp với Mùi
Trong số 12 địa chi có 6 chi Tý, Dần, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân, Tuất thuộc dương và 6 chi Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc âm. 1 chi âm kết hợp với 1 chi dương hình thành 6 cặp tương hợp. Đó chính là 12 chi tương hợp.
Sự tương hợp giữa 6 cặp hàng chi chủ về may mắn. Lục hợp được sử dụng cho việc chọn ngày giờ tốt, dự đoán tứ trụ...
(Theo Tử bình nhập môn)
Theo phong thủy văn phòng, lối vào sảnh đón của công ty, nơi kinh doanh là vị trí đòi hỏi phải tạo nên một không gian ấn tượng, thu hút, an toàn và thân thiện.
Phong cách, tính chất hoạt động, thậm chí uy tín của cả một điểm kinh doanh phụ thuộc nhiều ở khu vực lễ tân, sảnh đón tiếp ấy. Các nguyên tắc của phong thủy văn phòng hiện đại xác lập ấn tượng cần có của một lối vào phải làm sao cho khách hàng đặt niềm tin vào doanh nghiệp đó, đồng thời giảm thiểu tác động xấu từ môi trường bên ngoài.
Nếu khu tiền sảnh tăm tối, bố trí bừa bộn sẽ chỉ ra cho thấy sự thiếu quan tâm đến hình ảnh của doanh nghiệp, làm giảm hưng phấn làm việc của nhân viên, gây suy thoái nguồn khí mở đầu cho mỗi cơ sở kinh doanh.
Có thể đi theo thứ tự hệ thống cửa – quầy lễ tân – nơi ngồi đợi và giao tiếp để kiểm tra và bố trí phong thủy hợp lý cho một không gian sảnh đón. Nếu là nhà phố thì trước khi vào đến bộ cửa chính cần có khoảng lùi vừa đủ để giảm xung sát từ ngoài vào (hình 1). Tỷ lệ của bộ cửa chính cần có sự tương xứng với mặt tiền nhà và không gian sảnh bên trong, phù hợp với số lượng người giao dịch, chiều cao và rộng của mặt tiền văn phòng và chất liệu cửa thể hiện nội dung kinh doanh bên trong.
Nếu dùng cửa hai cánh hoặc nhiều hơn, thì phải mở được hết các cánh để đảm bảo sự thông suốt và chào đón, tránh tình trạng “mắt nhắm mắt mở” sẽ ngăn cản dòng khí lưu chuyển, tạo cảm giác lệch lạc khi ra vào sử dụng. Chú ý cửa chính dẫn đến sảnh chứ không phải dẫn vào ngay phòng làm việc hay… đi luôn ra phía sau, cho nên nếu văn phòng có cửa đi và cửa sổ ở phía đối diện cửa chính thì cần bố trí bình phong, cây xanh, bàn ghế thư giãn… sao cho ngăn luồng di chuyển, luồng khí xông thẳng trôi qua, giúp nội thất được tàng phong tụ khí tốt hơn.
Khoảng cách từ quầy tiếp tân đến cửa cũng là vấn đề nên quan tâm sao cho khách vào không phải băng qua không gian quá rộng hoặc sâu, nhưng cũng không phải vừa vào thì “sà ngay” đến quầy tiếp tân.
Các chuyên gia phong thủy khuyên nên có khoảng cách trong vòng từ 5 đến 9 bước chân của khách (từ 3m đến 5,5m) là hợp với nhịp sinh học và các quái số tốt của phong thủy. Tốt nhất là quầy lễ tân cần có khoảng tường (hậu chẩm) làm chỗ dựa phía sau, kết hợp trên đó treo logo, tên hoặc slogan của công ty, còn phía trước có khoảng trống nội minh đường quang đãng
Lối đi ra phía sau nên nằm về một bên và đủ rộng để không phải vòng qua quầy mới đi ra vào được. Nếu có nhiều lối đi tỏa từ quầy lễ tân ra thì phải phân loại đâu là lối nhân viên, đâu là lối của khách để tránh tình trạng rối loạn, va chạm trong giao thông nội bộ.
Hình dáng, chất liệu, màu sắc của quầy tiếp tân cần tuân thủ tương sinh ngũ hành với tính chất kinh doanh, có sự nhắc lại, có liên quan với logo hay tên của doanh nghiệp. Đây cũng chính là cách gia tăng khí bằng điểm nhấn trong trang trí, hay nói theo kiểu dân dã là “tốt khoe – xấu che” đó vậy.
Đây là quẻ Quan Âm thứ 54 được xây dựng trên điển cố: Mã Siêu truy Tào – hay Mã Siêu truy đuổi Tào Tháo.
Đây là quẻ hạ, thuộc cung Tý. Quẻ này là tượng mơ thấy vật báu. Những việc mưu tính dễ không thành. Cũng như mơ thấy giấc mộng đẹp, tuy đẹp nhưng không thực, dễ uổng công sức.
Mã Siêu (176 – 222), tự Mạnh Khởi, người Mậu Lăng, Phù Phong, thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc, là hậu duệ của Phục Ba tướng quân Mã Viện nhà Hán.
Năm 211, Tào Tháo không nghe lời can gián, kiên quyết sai Chung Diêu và Hạ Hầu Uyên chỉ huy quân đội, muốn vượt qua Kinh Châu, vốn là lãnh địa quân phiệt của Mã Siêu, để tấn công Trương Lỗ ở Hán Trung. Bọn Mã Siêu đều hoài nghi hành động này là nhằm vào mình, vì thế Mã Siêu nói với Hàn Toại rằng: “Trước đây Tư lệ Hiệu úy Chung Diêu từng sai tôi mưu hại tướng quân, người ở Quan Đông không thể tin tưởng được. Nay tôi đã từ bỏ cha mình, phụng sự tướng quân giống như cha đẻ, tướng quân cũng nên từ bỏ con của ngài, mà đối xử với tôi giống như con ruột!” Sau đó, Diêm Hạng can gián Hàn Toại, không muốn Hàn Toại liên kết với Mã Siêu, Hàn Toại đáp: “Nay các tướng không hẹn trước mà đồng lòng, thực là ý trời!”
Như vậy, Hàn Toại nhất quyết cùng đám quân phiệt Mã Siêu dấy binh chống Tào, bọn họ dẫn theo mười vạn người ngựa (bao gồm quân Hán, quân Khương và quân Hồ) tiến sát đến Đồng Quan. Tào Tháo sử dụng kế ly gián, khiến cho nội bộ quân Mã Siêu và Hàn Toái mâu thuẫn. Chiến thuật của Tào Tháo thành công, Mã Siêu bị thất bại trong cuộc chiến ở Đồng Quan. Tào Tháo thừa thắng truy kích, nhưng vì Điền Ngân, Tô Bá làm phản ờ Hà Gián, buộc phải lui binh. Do Mẫ Siêu dấy binh, nên cha của Mã Siêu là Mã Đằng cùng những người trong gia đình đã bị Tào Tháo sát hại.
Nhưng trong Tam Quốc diễn nghĩa, cuộc chiến Đồng Quan lại được mô tả khác hẳn:
Tào Tháo dẫn quân đến Đồng Quan, Mã Siêu đã sớm dàn quân bày trận chờ sẵn. Tào Tháo thấy Mã Siêu tướng mạo tuấn tú, lại rất có uy vũ, quân Tây Lương ai ai cũng tráng kiện dũng mãnh. Tào Tháo thúc ngựa tiến lên hỏi: “Ngươi là con cháu của danh tướng nhà Hán, lại sao lại muốn tạo phản?” Mã Siêu nghiến răng mắng lớn: “Tên giặc Tào kia, ngươi uy hiếp hoàng thượng, giết cha mẹ anh em của ta, ta với ngươi không đội trời chung, hôm nay ta phải bắt được ngươi, lột da của ngươi, rút gân của ngươi!” Mắng xong, liền cầm thương xông đến đánh Tào Tháo.
Các tướng của Tào Tháo là Vu cấm, Lý Thông đều không phải là đối thủ của Mã Siêu, Mã Siêu cầm thương, lao thẳng về phía trước, quân Tây Lương ai nấy đều hăng hái xông thẳng về phía quân Tào. Tào Tháo chống cự không nổi, đại bại mà phải chạy trốn. Tào Tháo lẩn trốn giữa đội quân thất bại, Mã Siêu cưỡi trên ngựa hô lớn: “Người mặc áo bào đỏ phía trước kia là Tào Tháo! Bắt lấy hắn, đừng để hắn chạy thoát!” Quân Tây Lương ai ai cũng tranh đi bắt Tào Tháo trước. Tào Tháo sợ hãi, vội vàng cửi áo bào đỏ ra, vứt ờ bên đường. Mã Siêu lại hô lớn với quân Tây Lương: “Người có râu dài là Tào Tháo!” Tào Tháo nghe vậy, liền vội vàng lấy kiếm cắt râu đi. Lại có người hô lớn: “Người râu cắt ngắn như gốc rạ là Tào Tháo!” Tào Tháo nghe vậy, không kịp suy tính gì nữa, vội vàng tháo chạy.
Tào Tháo đang thúc ngựa tháo chạy, đột nhiên nghe thấy phía sau vọng đến tiếng vó ngựa dồn dập, quay đầu lại nhìn, thấy Mã Siêu thúc ngựa cầm thương lao đến. Nhìn thấy Mã Siêu sắp đuối đến nơi, Tào Tháo sợ quá đánh rơi cả roi ngựa, vội xuống ngựa chạy đến bên một cây đại thụ. Mã Siêu cầm thương lao đến, do quá gấp gáp nên đã đâm trượt, khiến cây thương đã đâm sâu vào thân cây đại thụ. Khi Mã Siêu đang gắng sức rút cây thương ra, Tào Tháo đã nhân cơ hội chạy xa rồi.
Mã Siêu tiếp tục cưỡi ngựa đuổi theo, lại thấy trên sườn núi có một vị đại tướng lao xuống, thì ra là Tào Hồng, Tào Hồng ra sức đánh lại Mã Siêu. Một lát sau, bọn Hạ Hầu Uyên chạy đến. Mã Siêu chỉ có một mình, thấy quân Tào người đông thế mạnh, chỉ có cách quay ngựa rút về. Tào Tháo may mắn được bảo toàn tính mạng, còn Mã Siêu thì sắp giành phần thắng lại phải thất bại.
Trong dân gian xưa đến nay vẫn lưu truyền khá nhiều những kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà, như kiêng “góc ao đao đình”, kiêng nhà mình bị đòn dông nhà khác chĩa sang, chọn ngày tốt gác đòn dông, đếm số đòn tay khi lợp mái việc xem ngày tốt xấu là điều cực kỳ quan trọng từ xưa đến nay. Và xem ngày tốt để gác đòn dông cũng không ngoại lệ… Nội dung các kiêng kỵ ấy ảnh hưởng ra sao theo quan điểm khoa học Phong thủy và trong kỹ thuật xây dựng hiện đại? Liệu ngôi nhà hôm nay có còn quá phụ thuộc vào những kiêng kỵ ấy hay không? Hãy cùng tìm hiểu về những kiêng kỵ khi gác đòn dông đồng thời nên chọn ngày nào để gác đòn dông?
Nội dung
Tục ngữ dân gian ta có câu “Nhất góc ao – nhì đao đình” nói lên cách bố cục nhà cần tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, đền miếu hướng vào chính diện nhà mình. Xét về giao thông, khi nhà mở cửa hướng ra góc mái (tức là góc của công trình đó) thì đồng nghĩa với bố cục các nhà bị xiên lệch với nhau, dễ gây ra va chạm khi di chuyển, gió lùa theo các cạnh tường, cạnh mái thổi đến nhà mình. Về cấu tạo, điểm góc mái luôn là điểm xung yếu khi lợp nên mái nhà xưa thường hay có các chi tiết bằng gỗ hoặc đắp vữa (hồ) dày để “khóa cứng” góc mái, kết hợp tính trang trí tạo thành những đầu đao mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Mở cửa ra nhìn thấy góc mái (hình lưỡi đao) chĩa vào nhà mình thì luôn có cảm giác bất an là vậy.
Đao đình, mảng tường đầu hồi “chĩa” sang nhà lân cận là kiểu kiêng kỵ phổ biến về mái nhà
Đao đình, mảng tường đầu hồi “chĩa” sang nhà lân cận là kiểu kiêng kỵ phổ biến về mái nhà
Nghi lễ thượng lương là một nghi thức đánh dấu thời điểm gác cây đòn dông lên đỉnh cao nhất của mái nhà (hay còn gọi là cây xà gồ nóc, xà gồ đỉnh mái) để kết thúc xây dựng phần khung xương cơ bản, cũng là nghi lễ cầu cho ngôi nhà ấy được trọn vẹn, lâu bền về mặt xây dựng (còn việc cầu cho người cư ngụ trong nhà cát tường thì lại phải chờ đến lễ nhập trạch – dọn về nhà mới – của gia chủ). Lễ thượng lương ngày nay tồn tại ở một số vùng mà việc xây cất vẫn mang tính thủ công, xây nhà có mái dốc lợp ngói, có cây đòn dông trên đỉnh, thì việc gác đòn dông mới còn ý nghĩa quan trọng để “kết” phần mái nhà lại.
Nhiều gia chủ thời nay xem việc đổ tấm bê tông trên cùng (hay tấm mái nóc cầu thang) là… thượng lương, xét về tiến độ xây dựng thì cũng đúng, nhưng xét về ý nghĩa xây cất truyền thống thì không chuẩn xác lắm. Mặt khác, cách cấu tạo lợp mái hiện đại (dùng hệ đòn tay – rui mè bằng sắt hộp hoặc vì kèo thép) đều không còn sử dụng cây xà gồ trên đỉnh nữa, mà là hai cây xà gồ thép đặt hai bên đỉnh để thuận tiện hơn về cấu tạo và liên kết ngói đỉnh mái. Cũng vì ngày xưa do cây đòn dông nằm giữa nên số đòn tay (xà gồ gác trên mái) trong bộ mái nhà luôn là số lẻ, dẫn đến ngày nay nhiều người vẫn còn đếm số lượng đòn tay theo kiểu “sinh lão bệnh tử” (vốn lưu truyền trong đếm bậc thang) mang nhiều màu sắc mê tín.
Cấu trúc mái hiên truyền thống vươn rộng giúp tạo khoảng đệm cân bằng về không gian
Nên khai thác khoảng xiên dưới mái vào các công năng thờ cúng, sinh hoạt chung hoặc thư giãn nhẹ nhàng
Cũng xin nói thêm về hai chữ “đòn dông”, đó là một cách đọc bị biến thể của chữ “đòn đông”, do ngôi nhà truyền thống vốn đa phần quay mặt dài về hướng nam (lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam) nên phần đỉnh mái nhà kéo từ đông sang tây, mà cư dân nông nghiệp thì xem phương Đông là khởi điểm mùa xuân, nơi mặt trời mọc buổi sớm, thuộc Mộc, nên cây xà gồ đỉnh mái trong nghi lễ thượng lương thường được bọc vải đỏ hai đầu (tượng trưng cho mặt trời mọc và lặn) đồng thời treo tấm bùa bát quái ở giữa như một sự trân trọng kiêng nể với bộ phận kết cấu đặc biệt này của ngôi nhà.
Các cụ thuở trước còn lưu truyền câu ngạn ngữ: Giá thú Bất Tương, thượng lương Sát Cống, tức là có hai ngày lưu ý, ngày Bất Tương tốt cho việc hôn nhân, ngày Sát Cống tốt cho việc thượng lương. Bất Tương và Sát Cống là tên gọi những ngày có sao tốt trong Nhị thập bát tú. Còn theo kinh nghiệm dân gian mà nhiều nơi (nhất là ở vùng Nam bộ) chọn ngày con nước lớn để làm lễ động thổ và gác đòn dông thì có thể hiểu xuất phát từ văn hóa của cư dân vùng nông nghiệp lúa nước (trong đó có nước ta) trước đây phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Do đó Lịch pháp Đông phương (lịch Âm) từ xưa đã gắn bó chặt chẽ với các tiết khí, thủy văn… chi phối các hoạt động hằng ngày của con người. Kinh nghiệm chọn ngày nước lớn để tiến hành các công việc là rất có cơ sở khí hậu vì những việc như gieo trồng, ra khơi, đánh bắt thủy sản… sẽ khá thuận lợi khi con nước lớn. Đặc biệt Nam bộ vốn là vùng sông nước mênh mông, làm gì cũng phải nhìn con nước để tính sao cho thuận lợi. Nhưng việc động thổ làm nhà hay gác đòn dông thì lại không thuộc dạng công việc… cần nước lớn như vậy (còn vấn đề “phúc lộc vào nhà dồi dào như nước” chỉ là cảm nhận chủ quan theo kiểu suy diễn hình tượng nước với lộc, không có cơ sở khoa học). Giả sử ngày nay làm nhà khởi công đào móng ở khu vực đất thấp triều cường mà chọn ngày nước lớn thì có khi phải… bơm hút nước suốt ngày vì hố móng bị ngập, không thể đào được!
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều những quan niệm kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà, như kiêng “góc ao, đao đình”, kiêng nhà bị đòn đông chĩa sang, đếm số đòn tay khi lợp mái nhà, xem ngày tốt xấu theo tuổi để chọn giờ tốt gác Đòn Dông. “Nhất góc ao, nhì đao đình” nói lên cách bố cục nhà cần tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, đền, miếu hướng vào chính diện nhà.
Trong xem phong thủy nhà ở thì việc gác Đòn Dông rất hệ trọng vì nó là cái rường nhà, chỗ cao nhất của ngôi nhà. Muốn nhà ở được yên ổn và thịnh vượng nên chọn trong 36 ngày tốt sau đây:”Giáp Tý, Ất Sửu, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, tân Mùi, Nhâm Thân, Giáp Tuất, Bính Tý, Mậu Dần, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Bính Tuất, Mậu Tý, Canh Dần, Giáp Ngọ, Bình Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mẹo, Ất Tị, Đinh Mùi, Kỳ Dậu, Tân Hợi, Quý Sửu, Ất Mẹo, Đinh Tị, Kỷ Mùi, Tân Dậu, Quý Hợi.
Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức Hợp, Thiên Phúc, Thiên Phú, Thiên Hỷ, Thiên Ân, Nguyệt Ân.
Nên chọn các Trực: Mãn, Bình, Thành, Khai .
Chánh Tứ Phế, Thiên Tặc, Địa Tặc, Thiên Hỏa, Địa Hỏa.
– Tháng giêng : kị cất nhà vào ngày : 5,6,17, 18, 29, 30
– Tháng 2,3 : cất nhà kị ngày : 4,5,16,17,28,29
– Tháng 4 : Cất nhà kị ngày : 2,3,14,15,26,28
– Tháng 5,6 : Cất nhà kị ngày : 1,2,13,14,25,26
– Tháng 7 : Cất nhà kị ngày : 11,12,23,24
– Tháng 8,9 : cất nhà kị ngày : 10,11,22,23
– Tháng 10 : Cất nhà kị ngày : 8,9,20,21
– Tháng 11, 12 : Cất nhà kị ngày : 7,8,19,20
Chú ý: Trong ngày dựng cột, nếu kịp lúc gác đòn đông thì gác luôn khỏi chọn ngày gác đòn đông, vẫn tốt như thường.
Mâm lễ vật bao gồm: Mâm ngũ quả, con gà, trà, bánh. Đặc biệt trên mâm lễ vật còn có cây thước nách và ống chỉ mực là hai công cụ thiết yếu đã dùng để làm nên ngôi nhà.
Lễ vào nhà mới là lễ rước ông bà và các vị gia thần vào nhà mới. Ngoài các lễ vật thì gia chủ phải xách hai lu nước đầy, một lu gạo, một lu muối. Người thợ chánh khấn vái tạ lễ Tiên sư, Tổ sư, Bà Cửu Thiên đã phò trợ cho công việc làm nhà diễn ra suôn sẻ.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy quan Đương niên.
– Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ……………………………
Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm …………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo ……….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: ……… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc. Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – Thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Như vậy, các kiêng kỵ về mái nhà kể trên xuất phát từ tâm lý coi trọng cái gì thì đâm ra… sợ cái ấy, nên nhiều người rất lo ngại cây đòn dông của nhà khác hướng sang nhà mình, rồi tiếp đến là lo về cách đếm số đòn tay, lo xem ngày đổ tấm mái bê tông cuối cùng… Xét về hình thế trong Phong thủy, nóc nhà có hình tam giác thuộc hành Hỏa, mà theo ngũ hành thì Hỏa khắc Kim (tiền tài) nên nhiều người lo ngại nếu bị chĩa Hỏa sang nhà mình thì tiền tài sẽ hao tổn. Về cấu tạo thì nóc nhà xưa có các khe hở thông gió làm nơi thoát các khí nóng tích tụ trong nhà ra ngoài, nếu nhà mở cửa ra gặp ngay cái “tam giác ấy” thì sẽ bất lợi. Từ đó, không riêng gì cây đòn dông mà các đòn tay lợp mái cũng bị kiêng nếu nhìn thấy chĩa sang nhà của nhau, rồi thấy cái mái tam giác chung chung cũng… kiêng kỵ luôn. Xét về văn hóa ứng xử, điều này đem lại sự cẩn trọng khi làm nhà lợp mái, tạo hình trang trí, giữ gìn cho người cũng là cầu an cho mình. Còn về thực tế xây dựng thì hiện nay nhiều biệt thự lợp mái ngói đã dùng thép tấm làm thành nẹp bịt kín đầu các xà gồ như là một giải pháp “an toàn về tâm lý” để không gây e ngại gì đến các nhà đối diện hoặc chung quanh.
Nghi lễ thượng lương cũng là một trong những biểu hiện văn hóa truyền thống. Thông qua các nghi lễ văn hóa như vậy, người dân bày tỏ thái độ trân trọng của mình với môi trường, từ thiên nhiên cho tới xã hội, những việc trọng đại trong đời người như cưới hỏi, làm nhà… đều được cúng tế nghiêm chỉnh để cầu mong sự thuận lợi, an lành và mọi việc suôn sẻ. Một số quan niệm cho rằng đó là biểu hiện của “phú quý sinh lễ nghĩa” nhưng thực ra cũng cần xem xét nhiều khía cạnh. Cha ông ta thuở trước dù không hề giàu có vẫn luôn giữ nếp chuẩn mực trong mọi sinh hoạt, việc cúng lễ rất linh hoạt tùy theo hoàn cảnh mỗi vùng, mỗi nhà, mỗi người và không hề phô trương rình rang.
Vì thế, với tinh thần “gạn đục khơi trong” những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc, chúng ta cần trân trọng các nghi thức dân gian, miễn là phù hợp với nếp cư xử văn minh và cuộc sống hiện đại.
Về giải pháp, khi gặp các không gian nằm dưới mái dốc thì cần tránh bố trí vào dưới góc xéo, ví dụ như chỗ ngủ hay học tập. Còn phòng thờ thì lại khá hợp với gian áp mái, vì cùng là hành Hỏa tương đương, miễn sao chỗ đặt bàn thờ và đứng thắp nhang khói không bị đụng dầm đà xéo là ổn. Nếu vì diện tích chật hẹp phải tận dụng thì nên làm dịu bớt bằng cách đóng trần phẳng hoặc vòm cong, kê vật dụng và dời chỗ sinh hoạt ra bên ngoài khoảng vát chéo, dùng cây xanh che chắn để giảm đi lại vào gầm mái, tránh vướng víu khi sinh hoạt (tương tự như việc đặt một tiểu cảnh dưới gầm thang để tránh bất tiện và tù hãm khí xuất hiện trong không gian nội thất).
Với nhà có mái bằng, vườn trên mái hiện nay giúp bổ sung khoảng thiên nhiên cho cư dân đô thị đất chật người đông. Nhưng chọn lựa – thiết kế – thi công – chăm sóc vườn trên mái ra sao thì lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà nếu thiếu xác định từ đầu sẽ dễ gây tốn kém, thậm chí khiến vườn trên mái trở thành “cục nợ” về sau. Nguyên tắc nhỏ “tam hợp” dưới đây sẽ phần nào giúp gia chủ quyết định hợp lý hơn khi tổ chức vườn trên mái.
Hợp trời: Mỗi phương hướng, khu vực sẽ có tính chất khác nhau, như nắng gắt hay bị nhiều bóng râm, gần khu thoáng đãng hay nơi bụi bặm. Cần xác định rõ tính chất vườn trên cao không thể như vườn dưới đất, nên chọn những loại cây chịu nắng gió và ít rụng lá. Tránh trồng cây quá rậm hoặc pha tạp nhiều thứ cây gây rối mắt và khó chăm sóc tốt. Các chậu cây nên chọn lọc kỹ về chất liệu (sứ, đất nung, hay đá) cũng như đồng bộ về kiểu dáng, quy cách. Các nghệ nhân có kinh nghiệm khuyên nên chọn những loại đơn giản như cau, dừa cảnh, hoa mười giờ, lan chi, tùng bách tán… cho vườn mái, nếu được đặt trong chậu phù hợp, khéo bố trí thì vẫn đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
Hợp đất: Về cấu tạo, vườn mái nên theo kiểu “vườn treo” tức là các phần để chậu, đất trong cây hoặc hồ nước không đặt trực tiếp lên sàn sân thượng, mà được làm cách khoảng nhằm chống thấm và tiện xử lý kỹ thuật. Nhìn từ ngoài vào thì những loại vườn này trông như sàn bình thường nhưng bên trong là các tấm đan bê tông kê trên gối gạch (sàn hai lớp, trải tấm chống thấm, có ống thoát nước đi chìm). Nhờ tính chất của các lớp cách nhiệt, chống thấm… mà hiệu quả sử dụng và bảo vệ của mái nhà tăng cao hơn là để mái bằng trơ trọi. Các vật liệu sử dụng trên vườn mái có thể là gạch gốm, đá chẻ, sỏi… và cần sự tư vấn cụ thể của nhà chuyên môn.Hợp người: Ngay cả khi chọn được cây cối và thiết kế đẹp mắt thì không phải ngôi nhà nào cũng duy trì được khoảng vườn trên mái. Do mỗi người mỗi ý, công việc, thời gian chăm sóc vườn ít sẽ khiến cây cối xơ xác, đọng nước, thấm dột… Vì thế, nên tính tới hoàn cảnh từng gia đình, thời gian dành cho vườn, cơ cấu sinh hoạt có hay sử dụng vườn hay chỉ là trồng cho… vui. Cũng cần bố trí khoảng tập thể dục hoặc lối đi lại, chỗ ngồi nghỉ, một bộ bàn ghế cắm dù… sẽ giúp gia chủ thưởng thức trọn vẹn hơn không gian xanh nơi tổ ấm của mình.
Năm mới 2016 của bạn như thế nào? Hãy xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất nhé!
Quanh chuyện "lì xì" ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" ở đâu ra? Nguồn gốc của nó thế nào? Chúng tôi lân la "tầm nguyên" qua các nhà nghiên cứu, hỏi trực tiếp bằng miệng có, giở sách vở các vị có, thấy giải thích hai chữ "lì xì" tựu trung là "tiền mừng tuổi". Hãy cùng lịch vạn niên 365 tìm hiểu ý nghĩa của của lì xì đầu năm mới nhé.
Nguồn gốc của tục lì xì
Lì xì đầu năm vốn tồn tại từ lâu, nguồn gốc của phong tục này cũng được thêu dệt ra khá nhiều câu chuyện. Có chuyện kể rằng ngày xưa, ở Đông Hải có rất nhiều yêu quái thường xuyên gây hại bá tánh, song những ngày thường chúng luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm các vị thần tiên đều phải về trời vào thời điểm giao thừa. Lúc này, yêu quái lộng hành quấy rối trẻ em đang ngủ, khiến trẻ thường giật mình khóc thét và bị sốt, nên bố mẹ thường không dám ngủ để thức canh con trẻ.
Một lần có 8 vị tiên đi ngang nhà kia thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh hơn, từ đó trở thành tục lì xì đầu năm như hiện nay.
Một truyền thuyết khác kể rằng, tục tặng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ hoàng cung nhà Đường (Trung Quốc). Năm đó, Dương Quý Phi sinh hạ hoàng tử, được tin mừng vua Đường Huyền Tôn đích thân đến thăm và ban cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là chiếc bùa Hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này được đồn đại ra ngoài, từ cung đình lan rộng ra dân gian, nhiều người bắt chước tặng tiền mừng và cũng bắt đầu coi như tặng món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều điều may mắn cho trẻ con.
Theo những nghiên cứu khác, tục mừng tuổi ở Trung Quốc đã có từ đời Tần. Vào thời gian đó, người ta dùng một sợi chỉ đỏ để xâu tiền thành một xâu theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở chân giường hoặc cạnh gối trẻ em. Xâu tiền đó gọi là tiền Áp Tuế giống như cách gọi của người Trung Quốc ngày nay, có nghĩa là món tiền mừng cho đứa trẻ, với mong ước đứa trẻ được tiền, được lộc có thể vượt qua tuổi đó với những điều tốt lành và may mắn.
Tiền xu được xâu thành 1 xâu để lì xì may mắn ngày Tết
Xưa kia, ở Trung Quốc, tiền mừng tuổi thường là một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi. Ngày nay, tiền mừng tuổi đầu năm, còn có ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe, may mắn, thành đạt được cho vào phong bao bằng giấy đỏ hoặc vải nhung đỏ, có những trang trí mang nghĩa cát tường, hạnh phúc và những câu chúc, an lành, phát đạt như “Hòa gia bình an”, “Kim ngọc mãn đường”, “Vạn sự như ý”… Vì vậy, tặng tiền Áp Tuế còn được gọi là tặng Hồng Bao.
Từ lì xì trong tiếng Việt, sử dụng phổ biến ở miền Nam, được cho là có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, là cách đọc trại của từ “lợi thị” hoặc “lợi sự” (phát âm theo giọng Quan Thoại là li shi, theo giọng Quảng Đông là lì xì, lầy xì), có nghĩa gốc là một món đồ hay món tiền mang đến lợi lộc, vận tốt, vận may. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ.
Ở Việt Nam, lì xì vốn chỉ là những đồng tiền bỏ trong phong bao giấy hồng điều, hoặc trang trí vàng son bắt mắt mà người lớn tặng cho trẻ con để chúng có cái rủng rẻng trong những ngày Tết vì tiếng cười của trẻ con có thể xua đuổi điều xấu. Vì vậy lì xì cũng có ý nghĩa cầu may, cầu phúc trong năm mới.
Ở Việt Nam tiền được bỏ trong những phong bao lì xì màu đỏ
Theo tục lệ ở một số địa phương thì người nhỏ tuổi không lì xì người lớn hơn, vì vừa không đúng ý nghĩa, vừa bị cho là “hỗn”. Tuy nhiên, ngày nay, tục lì xì đã cởi mở hơn, đặc biệt những người nhỏ tuổi nhưng đã lập gia đình, đã có thu nhập thì có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà, để chúc tụng may mắn, sức khỏe, bình an.
>>> Năm mới 2016 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?
Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất>>>
Phong bao nhỏ, ý nghĩa lớn
Ngày Tết trẻ con được nghỉ học, được đi chợ, được mặc áo mới và nhất là chúng được mừng tuổi bằng tiền trong phong bao đỏ chót. Không biết từ bao giờ tục mừng tuổi đầu năm ra đời để rồi lưu truyền từ năm này sang năm khác và đến giờ vẫn được gìn giữ. Trong những ngày Tết, mọi người đến nhà những người mình yêu quý để thăm hỏi và chúc Tết đồng thời không quên mừng tuổi (lì xì) khi gặp trẻ em hay những người cao tuổi. Mừng tuổi đầu năm như một lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc.
Lì xì đầu năm mang lại may mắn, sức khỏe
Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Tàu bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ. Người Việt Nam ta cũng làm tương tự, phổ biến ở miền Nam ngày Tết. Ở miền Trung thì ông bà cha mẹ, người tôn trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp Tết gọi là "tiền mừng tuổi". Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước. Qua giao thừa, tới sáng sớm mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Không chỉ lạy suông, cũng không thể muốn lạy mấy lạy thì lạy, mà theo nhà văn Toan Ánh, chỉ lạy... hai lạy rưỡi. Lạy xong con cháu phải biết "thơm thảo" với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng: Bên trong phong giấy thẳng thớm này có đặt một món tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các cụ nhận cho, đó là "tiền mở hàng". Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn. Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Bằng hữu thân quyến tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Thậm chí không có một cắc bạc mà chỉ có... chữ. Chữ viết rõ to, đậm nét để "làm quà" mừng tuổi như chuyện dưới đây.
Xưa, có một nhà nọ, nghèo quá, sinh ba đứa con trai. Tết đến người cha không có tiền để lì xì. Chiều ba mươi, ông nghĩ ra một cách, lấy giấy đỏ làm 3 cái phong bì, bề ngoài trông thẳng thớm tươi tắn đỏ thắm như các phong lì xì khác. Nhưng bên trong không bỏ tiền, mà thay bằng 3 miếng giấy được ông viết 3 chữ nắn nót: Phước - Lộc - Thọ. Qua sáng mùng một, người cha gọi 3 đứa con trai đến trước bàn thờ, xoa đầu chúng, tươi cười mừng tuổi chúng bằng 3 cái phong bì nhẹ hẫng, sau khi đã giải thích Phước là gì, Lộc là gì, Thọ là gì... Qua Tết, bước vào năm mới, chẳng ngờ nhà ông phát tài, tiền vô như triều cường. Thoắt cái, lại tới ba mươi tháng chạp. Ý chừng nhớ lại Tết xưa nghèo thiếu, đạm bạc, ông định bụng sẽ tái diễn cách "lì xì" bằng chữ để ba đứa "Phước Lộc Thọ" đừng bao giờ quên rằng, chúng đã được ăn no mặc ấm từ một quá khứ đói rách gần đây. Ai đời, khi nhận phong bì xong, ba đứa con bóc ra, mỗi đứa đều thấy vỏn vẹn chữ Phước, còn hai chữ Lộc Thọ biến đâu mất. Người cha cũng ngạc nhiên không kém. Bốn cha con đang phân vân, bỗng một người từ đâu đến bảo: "Ta là phúc thần của đất này. Chữ Phước đó do ta ban cho. Chỉ cần có nó cũng gồm đủ cả ba: phước, lộc, thọ, vì có phước mới hưởng được lộc, mới thọ lâu. Vì thế chẳng cần phải cầu lộc, cầu thọ, chỉ một chữ phước để mừng tuổi đầu năm là đủ". Nói rồi, biến mất. Nhìn lại phong lì xì, cả bốn cha con sửng sốt một lần nữa vì chữ phước cũng biến mất luôn, trên mặt giấy trống trơn, trắng toát.
Bấy giờ vị thần thứ hai hiện ra kể cho bốn cha con nghe một chuyện mừng tuổi xa xưa. Đó là câu chuyện nổi tiếng khắp châu Á, loan truyền qua Tây Tạng và dãy Hy Mã Lạp Sơn, đến cả lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử của Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, về một người cầu phước được phước, trở nên giàu có nhưng hết sức keo kiệt. Ông ta quên những điều tốt đẹp, những ban phát ngọt ngào, rộng lượng mà mình đã làm ở tiền kiếp, vì vậy một mực thâu góp vàng ngọc về riêng mình, trong kiếp này, bỏ vào chiếc hũ, đem chôn ở một vị trí bí mật trong nhà không cho ai hay. Ngay cả con trai của ông cũng không được biết nơi cất giấu. Về già, ông ngã bệnh. Khi chết, linh hồn ông bị hũ vàng ám ảnh, đã quay lại nhà cũ, tìm cách chui vào xác chết cứng lạnh của mình, nhưng bất lực. Thấy vậy, một con chó gần nhà có linh tính đã nhường thể xác hèn mọn của mình cho kẻ giàu có kia trú vào, rồi bay lên không trung thoáng đãng. Còn ông nhà giàu thay thế làm chủ thể xác của con vật bốn chân, thỏa mãn được "sống" lại, dầu với tấm thân thuộc hàng súc sinh như chó. Con chó đó lạ thay suốt ngày không đi đâu cả, cứ nằm lì trước hiên. Mà chỉ nằm ở một nơi nhất định sát cửa ra vào. Hễ người con (bây giờ đã là chủ nhà) đuổi đi, một lát không lâu nó lại quay về chỗ cũ, cứ như rời chỗ ấy là nó rời sự sống của nó vậy. Các phước quả mà nó hưởng là hũ vàng ngọc, giờ đây trở thành điều vô phước cột chặt nó vào tham si. Ngày nọ, một đại sư ngang qua, nói với đứa con: "Này anh kia, anh có biết con chó đó là ai không?". "Dạ thưa không". "Ta nói cho biết, nó chính là cha của ngươi. Vì sao nó nằm lì suốt ngày đêm ở khoảnh đất sát cửa đó? Ấy là vì nó luyến tiếc của cải chôn dưới đất. Hãy đào lên". Người con lấy làm lạ, cho đào thử chỗ con chó thường nằm, thì quả nhiên thấy hũ vàng bên dưới. Bị rúng động vì việc này, người con tỉnh ngộ, từ chối sở hữu số vàng, rời nhà theo vị đại sư lên núi, về sau trở thành một trong những vị tổ đầu tiên của lịch sử Thiền tông. Vị này tỉnh ngộ rằng: nếu làm phước, được phước mà thiếu huệ tức trí huệ sẽ trở nên nguy hiểm ngu si như con chó kia vậy. Được phước, thiếu huệ, thì như nằm trên đống vàng, đống ngọc mà vẫn khổ đau, thiếu thốn, phiền bực. Kể xong, vị thần bảo: "Đó là lý do vì sao ta phải xóa trắng chữ phước trong bao lì xì mừng tuổi của các ngươi. Nó chỉ có ý nghĩa tốt đẹp nếu sinh đôi cùng huệ, bằng không chỉ là động lực cho những cuộc thăng trầm bất tận. Giờ đây ngươi hãy nhìn xem".
Bốn cha con thấy trên bao lì xì hiện lên hai chữ Phước Huệ. Hai chữ này để mừng tuổi cho mọi tâm hồn đã đi qua mùa đông để mở đầu một năm mới thăng hoa.
Bí quyết cho việc lì xì ngày Tết thêm ý nghĩa
Lưu truyền đến ngày nay, tục lì xì đã thay đổi ít nhiều bởi thói quen của người lớn dẫn đến việc con trẻ thường coi trọng “nội dung” bao lì xì mà ít quan tâm đến những ý nghĩa tốt đẹp của phong tục này. Để gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc, các bậc phụ huynh nên lưu ý không cho quá nhiều tiền vào bao lì xì và dạy trẻ biết trân trọng ý nghĩa sâu xa của phong tục này, chứ không phải giá trị vật chất trong những bao lì xì.
>> Đã có VẬN HẠN 2016 mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2016 vận mệnh bạn như thế nào nhé! >>
CUỘC SỐNG
Mệnh: tuổi tuổi Đinh Sửu nữ mạng có mệnh giống Đinh Sửu nam mạng(xem bài tin về tử vi 2015 tuổi Đinh Sử nam nạmtại đây)
Tiền vận có nhiều vất vả buồn thương, qua trung vận mới được nhiều may mắn trong cuộc đời. Bổn mạng được nhiều tốt đẹp về vấn đề tình duyên lẫn tài lộc, hậu vận thì mới có kết quả và mang nhiều tốt đẹp cho cuộc đời, hy vọng sẽ có những thàng công lớn vào hậu vận, số sung sướng vào lúc hậu vận, cuộc sống được bảo đảm và đầy đủ.
Số hưởng thọ trung bình từ 60 đến 68 tuổi, nên tích đức.
TÌNH DUYÊN
Về vấn đề tình duyên nên có quyết định dứt khoát, nếu không dễ bị lừa đảo, làm cho cuộc sống có buồn khổ đôi chút.
Nếu Đinh Sửu nữ sinh vào tháng 4, 9 và 12 Âm lịch, tình duyên lận đận, phải có ba lần thay đổi về vấn đề tình duyên và hạnh phúc. Còn những bạn sinh vào tháng 1, 2, 5, 8 và 10 Âm lịch cũng có tình duyên lận đận có thể phải trải qua 2 lần đò.
Đinh Sửu nữ mệnh sinh vào những tháng 3, 6, 7 và 11 Âm lịch tình duyên yên ấm hạnh phúc khi đã có những quyết định lựa chọn của bạn.GIA ĐẠO, CÔNG DANH
Phần gia đạo có nhiều hay đẹp và không có gì xảy ra quan trọng trong cuộc đời. Phần công danh nếu có cũng chỉ vào mức độ bình thường mà thôi.
Sự nghiệp có hoàn thành sớm hay muộn do ở sự siêng năng và kiên nhẫn của bạn, vì cuộc đời còn phải qua với sự trùng hợp tuổi của vấn đề tình duyên. Nhưng riêng về cá nhân thì sự hoàn thành sự nghiệp một cách khó khăn, phải ở vào tuổi 30 trở lên mới có triển vọng tốt đẹp. Tiền tài vừa đủ, không giàu sang phú quý nhưng cũng không đến nỗi thiếu hụt, nghĩa là tiền bạc cũng chỉ ở vào mức độ trung bình mà thôi.
NHỮNG TUỔI HỢP LÀM ĂNNên hợp tác làm ăn hoặc làm mọi việc liên quan đến đời sống của mình với những tuổi Mậu Dần, Canh Thìn và Giáp Thân thì có phát đạt về tài lộc, tình cảm mà không bao giờ sợ sự thất bại.
LỰA CHỌN VỢ, CHỒNG
Cuộc sống hôn nhân muốn có hạnh phúc thì Đinh Sửu nữ mệnh nên kết duyên với tuổi Mậu Dần, Canh Thìn, Giáp Thân. Vì hợp về đường tình duyên và cả về vấn đề tài lộc, phần con cái đầy đủ
Đinh Sửu nữ mạng chỉ hợp về tình duyên còn tài lộc thì không, nên không nên kết duyên với những tuổi Đinh Sửu, Tân Tỵ, Quý Mùi và Ất Hợi bởi cuộc sống trung bình.
Tránh kết hôn với tuổi Kỷ Mão, Ất Dậu, Quý Dậu vì khắc tuổi với Đinh Sửu nữ mạng nên cuộc sống sau này sẽ vất vả cả công danh lẫn tình duyên và con cái.
Bạn kết duyên với ba tuổi nầy, chỉ tạo được một cuộc sống vừa đủ ăn đủ mặc mà lại luôn luôn chật vật khó mà có lúc nào an nhàn thảnh thơi được.
Ở tuổi 19, 23, 25, 31, 35, 37 và 43 là năm tuổi(tuổi hạn) của Đinh Sửu không nên kết duyên xung khắc, toan tính việc lương duyên khó thành tựu, hay thành thì gặp cảnh xa vắng triền miên, vì tuổi bạn gặp năm xung khắc về lương duyên.
Nếu Đinh Sử nữ sinh vào những tháng 1, 2, 4 và 5 Âm lịch tình duyên đa đoan có thể sẽ trải qua đa phu do vậy phải hết sức thận trọng việc lập gia đình mới có thể thành công toàn vẹn được.
NHỮNG TUỔI ĐẠI KỴ
Đinh Sửu nữ đại kỵ với những tuổi Nhâm Ngọ, Bính Tuất, Mậu Tý, Giáp Ngọ, Bính Tý, Giáp Tuất và Canh Ngọ, dù trong mọi khía cạnh nào kết duyên hay làm ăn, đều nên tránh.
NHỮNG NĂM KHÓ KHĂN NHẤT
Tuổi Đinh Sửu có những năm khó khăn là ở 19, 24, 33 và 41 tuổi, làm ăn không được phát đạt, cuộc sống khó tạo được cơ hội thuận tiện, tiền bạc khó khăn.
NGÀY GIỜ XUẤT HÀNH hợp NHẤT
Tuổi Đinh Sửu nên xuất hành vào những ngày lẻ, tháng chẵn và giờ chẵn. Việc làm ăn được phát triển, tài lộc dồi dào, không sợ bị thất bại về tiền bạc cũng như về việc làm ăn. Áp dụng cho suốt cuộc đời.
NHỮNG DIỄN TIẾN TỪNG NĂM
Từ 20 đến 25 tuổi:Năm 20 tuổi, được khá về đường tài lộc và tình cảm. Năm 21 tuổi có bịnh hoạn, kỵ tháng 6 và 7, nên cẩn thận trong hai tháng nầy, những tháng khác bình thường. Năm 22 tuổi, năm nầy có phát triển về tài lộc và tình cảm được lên cao, toàn năm đều tốt. Năm 23 tuổi, không nên đi xa, làm ăn có tánh cách tiền bạc nhiều sẽ thất bại, năm có kỵ tuổi, nhứt là những tháng 1, 5, 7 và 10 Âm lịch. Năm 24 tuổi, năm nầy rất tốt cho việc làm ăn, có lợi nhỏ, vào tháng 12 đại lợi. Năm 24 tuổi, năm nầy cũng phát triển mạnh mẽ về việc làm ăn, tài lộc khá dồi dào, toàn năm lợi nhiều hơn hại trên mọi lãnh vực. Suốt thời gian nầy tình cảm ở mức trung bình không có gì đáng nói.
Từ 26 đến 30 tuổi:Năm 26 tuổi, có kỵ tháng 3, tháng 4 có hao tài đôi chút, những tháng khác trung bình. 27 tuổi khá hay đẹp, nên phát triển về đường tài lộc lẫn sự nghiệp rất tốt. 28 tuổi, năm nầy nên làm những việc gia đình, không nên giao dịch về tiền bạc cũng như không nên làm ăn lớn. 29 và 30, hai năm bình thường không có gì quan trọng xảy ra.
Từ 31 đến 35 tuổi:31 tuổi, nên cẩn thận sẽ có đau nặng hay trong gia tộc có tang khó. Năm nầy làm ăn không được khá. Năm 32 tuổi, năm nầy việc làm ăn không được tốt, nhưng không có hao tài tốn của, tài lộc vẫn bình thường. 33 tuổi, năm quá xấu cho bổn mạng và tuổi, năm nầy kỵ đi xa hay làm ăn về việc tiền bạc. 34 và 35 tuổi, hai năm đều tốt, có hoạch tài vào năm 34 tuổi. Năm 35 tuổi nên cẩn thận việc gia đạo một chút, việc làm ăn nên phát triển tốt.
Từ 36 đến 40 tuổi:Tuổi 36 được tốt. 37 tuổi có nhiều dịp may đưa đến, nên hùn hợp hay buôn bán thì tốt nhứt. 38 và 39, có cơ hội thuận tiện cho sự phát triển về nghề nghiệp và công danh lẫn tình cảm. Năm 38, kỵ vào tháng 9, 39 kỵ tháng 2, hai tháng của hai năm, nên tránh đụng chạm tình cảm bất lợi. 40 tuổi, trung bình, tài lộc đều hòa, tình cảm hơi có rắc rối nhưng rồi cũng không có gì xấu.
Từ 41 đến 45 tuổi:Khoảng thời gian nầy rất tốt đẹp về phần gia đạo, nên cần lo cho bổn mạng, nếu đi mua bán hay làm ăn có tánh cách tiền bạc nên coi chừng. Những năm nầy không nên đi xa, hãy xuất hành theo như trên thì tốt.
Từ 46 đến 50 tuổi:Thời gian nầy cố tạo lấy một cuộc sống đầy đủ cho con cái thì hơn. Sẽ có nhiều dịp may đưa đến về phần tiền bạc và tình cảm. Năm 47 tuổi, thường đau bịnh, những năm khác bổn mạng vững.
Ảnh minh họa |
► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác |
các ý tưởng đang bị phân tán.
Chú ý khi sử dụng bàn làm việc bằng kim loại |
(Theo Phong thủy cho văn phòng)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Trúc Loan (##)
Suy nghĩ của phần lớn những người đi làm thuê là biết bao giờ có thể trở thành ông chủ, có nhiều tiền, có quyền. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội “đổi đời” thành ông chủ bà chủ đâu, hãy cùng xem top 4 con giáp có tiềm năng nhất nhé!
Top 1: Tuổi Dần
Người tuổi Hổ thường có tính cách khá độc đáo, rất giỏi trong việc đối nhân xử thế và đặc biệt có khả năng lãnh đạo. Với ý chí cứng rắn khó lòng lay chuyển và niềm tin mạnh mẽ, khi có được cơ hội thăng tiến, người cầm tinh con Hổ sẽ quyết tâm cố gắng không mệt mỏi để đạt được những gì mình mong muốn. Một lòng hướng đến mục tiêu, không phàn nàn kêu ca về những khó khăn vất vả trên đường đến với vinh quang, ngườituổi Dần sẽ là ứng cử viên sáng giá cho những vị trí quản lý, giám đốc.
Top 2: Tuổi Thìn
Người sinh năm Rồng luôn tạo ấn tượng cao quý sang trọng cho những người tiếp xúc cùng họ. Cho dù đang làm việc tại cơ quan công sở hay tự kinh doanh điều hành công ty riêng, những người cầm tinh con Rồng đều sẽ tạo nên một vương quốc riêng cho mình,xem boi ngay sinh trở thành ngôi sao sáng chói trong lĩnh vực mà họ đã lựa chọn. Sự linh hoạt nhạy bén trong suy nghĩ và phong cách làm việc, năng lực xử lý tình huống khéo léo khiến người tuổi Hổ trở thành ứng cử viên tiềm năng cho mỗi cuộc xét chọn thăng chức làm lãnh đạo.
Top 3: Tuổi Tỵ
Trong số 12 con giáp, người tuổi Tỵ với vẻ ngoài lạnh lùng đầy suy tư hơi “nguy hiểm”. Họ không dễ dàng tức giận, họ dùng sự tĩnh lặng của mình để suy nghĩ và phán đoán ra những điều khiến người khác phải kinh ngạc. Trước khi được nếm trải sự ngọt ngào của thành công và cảm giác thỏa mãn của quyền cao chức trọng, người cầm tinh con Rắn phải trải qua rất nhiều gian nan vất vả thậm chí cả thất bại. Nhưng chỉ cần có lòng tin vào chính mình để cố gắng làm lại từ đầu, tương lai người tuổi Tỵ sẽ trở thành ông chủ lớn được người người kính trọng.
Top 4: Tuổi Ngọ
Người tuổi Ngọ có đặc điểm rất quan trọng là biết nhìn xa trông rộng, luôn chăm chỉ và cố gắng hết sức trong mọi lĩnh vực mà mình cống hiến. Họ không dễ dàng bắt đầu một dự án hay công việc mới, nhưng nếu đã thực hiện thì sẽ làm thật trau chuốt cẩn thận không hề xảy ra sai sót nào. Bởi người tuổi Ngựa không bao giờ dấn thân vào làm những việc có nguy cơ thất bại, khi họ quyết định làm gì thì họ đã có đủ sự tự tin đồng thời nỗ lực hết mình để đạt được thành quả cao nhất.
► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác |
Ảnh minh họa |
Chiêm bao thấy bạn bị gãy móng tay ám chỉ rằng bạn đang phải đảm đương một công việc nào đó nhưng vì một lý do nào đó bạn không thích công việc ấy và đang cố tình trốn tránh trách nhiệm.
Phụ nữ mơ thấy mình sơn móng tay, điều này có ý nghĩa rằng bạn đang ngày càng đẹp hơn, quyến rũ hơn trong mắt mọi người đấy.
Bạn đang phải đối mặt với một vấn đề khó khăn hoặc vướng mắc nào đó mà lại mơ thấy mình đang gặm móng tay là điềm báo bạn đang thực sự lúng túng trong việc tìm ra hướng đi đúng để giải quyết khó khăn ấy.
Chiêm bao thấy móng tay của mình mọc nhanh, ngụ ý rằng bạn đang muốn bày tỏ lòng tốt của mình tới một ai đó, bạn mong muốn thể hiện sự nhiệt tình của mình cũng như sẵn lòng giúp đỡ người ấy.
1- CÁCH SẮP XẾP CỦA NAM SINH NĂM DƯƠNG
Bước thứ nhất. Đầu tiên lập giờ sinh và sắp xếp Tứ trụ .
Ví dụ .
Nam sinh
Tháng 4 Ngày 16 Giờ thìn
Năm 1990
Quan Sát Nhật nguyên Quan
Canh ngọ Tân tị Ất hợi Canh thìn
Đinh kỉ Bính mậu canh Nhâm giáp Ất mậu quý
Thực tài Thương tài quan An kiếp Tỉ tài kiêu
Bước thứ hai. Tính số đại vận.
Căn cứ nguyên tắc nam sinh năm dương lấy chiều thuận tức tính từ ngày sinh đến tiết lệnh sau đó xem có tất cả bao nhiêu ngày, rồi chia cho 3, số kết quả là số của đại vận .
Trong ví dụ trên đếm từ ngày 16 tháng 4 đến giờ thìn ngày 13 tháng 5 có tất cả 27 ngày. Lấy 27 chia 3 được 9 tức người con trai đó 9 tuổi lấy đại vận .
Bước thứ ba. Sắp xếp vận trình cho cả cuộc đời.
Căn cứ nguyên tắc con trai sinh năm dương lấy chiều thuận tức bắt đầu xếp từ can chi của tháng sau, xếp theo chiều thuận, nói chung xếp theo vận 8 bước. Tháng sinh là tân tị, can chi sau tân tị là nhâm ngọ nên 9 tuổi lấy vận là nhâm ngọ.
An Kiêu Kiếp Tỉ Thương Thực Tài Tài
Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỉ
Ngọ mùi thân dậu tuất hợi tí sửu
9 19 29 39 49 59 69 79
Đinh, kỷ |
At, kỉ, Đinh |
Mậu,canh Nhâm |
Tân |
Mậu,tân Đinh |
Nhâm giáp |
Quý |
Quý, tân Kỉ |
Thực, tài |
Tỉ, tài, An |
Tài, quan, ấn |
Sát |
Tài, sát, Thực |
An, kiếp |
Kiêu |
Kiêu,sát, tài |
Bước thứ tư. Phối với lục thân.
Sau khi xếp xong đại vận , căn cứ lục thân của Tứ trụ , lấy can làm chuẩn, ghi ra lục thân của can từng 10 năm vận và lục thân của thiên can ẩn trong địa chi. Lục thân của nó vẫn giống như lục thân của thiên can ẩn trong địa chi. Lục thân của nó vẫn giống như lục thân trong Tứ trụ tức ngày can âm gặp vận can dương là chính ( tức là ngay ) ngày can âm gặp vận can âm là thiên ( tức là lệch ). Sau đó có thể căn cứ tổ hợp sắp xếp trong Tứ trụ và kết hợp với thiên can địa chi của từng đại vận mà dự đoán cát hung.
1. CÁCH SẮP XẾP CỦA NỮ SINH NĂM DƯƠNG
Bước thứ nhất. Lập giờ sinh và sắp xếp Tứ trụ . Ví dụ :
Nữ sinh Năm 1990 Quan |
Tháng 4 Sát |
Ngày 16 Nhật nguyên |
Giờ thìn Quan |
Canh ngọ
Đinh kỉ Thực tài |
Tân tị Bính mậu canh Thương tài quan |
At hợi Nhâm giáp An kiếp |
Canh thìn At mậu quý Tỉ tài kiêu |
Bước thứ hai. Tính số đại vận .
Căn cứ nguyên tắc năm dương sinh nữ tính chiều ngược , tức bắt đầu tính từ ngày sinh đếm ngược đến tiết lệnh phía trước, xem tất cả bao nhiêu ngày, sau đó chia cho 3, kết quả phép chia là số của đại vận
Ở ví dụ trên từ ngày 16 tháng 4 đếm ngược đến 12 tháng 4 ( giờ sửu lập hạ ), tất cả có 4 ngày, chia 3 được 1, thừa 1 ngày bỏ qua không tính. Người con gái này một tuổi đã lập vận.
Bước thứ ba. Sắp xếp vận trình cả cuộc đời.
Năm dương sinh nữ thì xếp ngược, tức là bắt đầu xếp từ can chi củ tháng trước tháng sinh, cứ thế đi ngược mà xếp. Em gái đó tháng sinh là tân tị, can chi phía trên tân tị là canh thìn, nên một tuổi vận là canh thìn.
Quan |
Tài |
Tài |
Thực |
Thương |
Tỉ |
Kiếp |
Kiêu |
Canh thìn |
Kỉ mão |
Mậu dần |
Đinh sửu |
Bính tí |
At hợi |
Giáp tuất |
Quý Dậu |
1 |
11 |
21 |
31 |
41 |
51 |
61 |
71 |
At mậu quý ất Tỉ tài kiêu tỉ |
Giáp bính mậu Kiếp thương tài |
Quý tân kỉ quý Kiêu sát tài kiêu |
Nhâm giáp An kiếp |
Tân đinh mậu tân Thực tài sát sát |
Bước thứ tư. Phối hợp với lục thân.
Xếp xong đại vận, căn cứ lục thân trong Tứ trụ ghi ra lục thân trong vận và lục thân của thiên can ẩn trong địa chi, sau đó căn cứ tổ hợp sắp xếp của Tứ trụ kết hợp với can chi của từng đại vận để đoán cát hung.
2. CÁCH SẮP XẾP CỦA NỮ SINH NĂM ÂM
Nữ sinh năm âm thì theo ngày sinh đếm xuống đến tiết lệnh dưới, xem có tất cả bao nhiêu ngày, chia cho 3, được số của đại vận . Ví dụ.
Nữ sinh năm 1991, tháng 12, ngày 2, giờ thìn, Giờ tị ngày 2 tháng tháng 12 năm 1991 là tiết lệnh tiểu hàn, chỉ cách một giờ. Theo cách tính cổ, một giờ này vẫn quy đổi thành một ngày, rồi thêm vào hai ngày để chia cho 3 được đại vận từ 1 tuổi. Tăng lên thành ba ngày để tính một tuổi như thế tức là đã kém mất 35 giờ, như thế lấy số của đại vận sai số lớn quá. Thực tế thì nên lấy 1 giờ tính thành 10 ngày tức cô gái này sau khi sinh được 10 ngày đã lấy đại vận, tức tính đại vận một tuổi từ giờ tị ngày 12 tháng 12 năm 1991, đến giờ tị ngày 12 tháng 12 năm 2001 bắt đầu hành vận 11 tuổi.
Trên đây là cách lấy đại vận của nam sinh năm dương, nữ sinh năm dương, nữ sinh năm âm. Cách lấy đại vận của nam sinh năm âm giống như cách lấy cho nữ sinh năm dương nên không giải thích nữa.
Trong tính toán dùng số ngày chia cho 3, nếu thừa 1 ngày thì bỏ đi, thiếu 1 ngày thì thêm vào cho chẵn. Ví dụ 23 ngày chia 3, thiếu 1 ngày đầy 8 lần nên thêm một ngày cho đủ 24 ngày, chia được 8, tức 8 tuổi bắt đầu tính đại vận .
Lại ví dụ nếu giờ sinh vào trước hay sau giao tiết lệnh mấy giờ, nếu người tính thuận thì không đủ một ngày hoặc chỉ có một ngày, trong trường hợp đặc biệt đó có thể thêm vào hai ngày cộng thành 3 ngày, sau đó chia 3 được 1, tức 1 tuổi bắt đầu tính đại vận. Đối với các trường hợp khác không được thêm vào hai ngày.
Số ngày chia cho 3 tức là cứ 3 ngày được tính thành 1 tuổi. Số ngày tính đại vận nói chung là tính số ngày trọn đủ giờ. Ở ví dụ 1 trên đây chính là lấy số ngày đủ giờ để tính.
Trong ví dụ 1 là 9 tuổi bắt đầu tính vận tức từ giờ thìn ngày 16 tháng 4 năm 1999 bắt đầu vận 9 tuổi, đến giờ thìn ngày 16 tháng 4 năm 2009 chuyển sang vận 19 tuổi.
Tính đại vận cũng lấy tròn tuổi làm chuẩn. Ngoài ra còn có cách tính chính xác hơn. Như ví dụ 2 từ giờ sinh là thìn đến giao tiết lệnh thực tế là 4 ngày ba giờ, nhưng tính theo 3 ngày là 1 ngày, như vậy 3 giờ là 30 ngày vừa đúng 1 tháng. nên ví dụ 2 chính xác hơn là 1 tuổi 5 tháng bắt đầu đại vận, tức bắt đầu từ giờ thìn ngày 16 tháng 9 năm 1991 bắt đầu tính vận quan.
Còn có cách tính vận lấy ba ngày quy đổi thành 1 tuổi, 5 ngày là 1 tuổi thừa 2 ngày tức 1 tuổi 8 tháng thì bắt đầu đại vận. Như nữ sinh giờ tị ngày 27 tháng 11 năm 1991 thuận đếm đến tiết tiểu hàn tức giờ tị ngày 2 tháng 12, cộng đủ 5 ngày, chia cho 3 còn thừa 2 ngày, hai ngày quy đổi thành 8 tháng tức 1 tuổi 8 tháng bắt đầu đại vận , đó là ngày 2 tháng 8 năm 1992 vậy.
Lược trích "Dự đoán theo Tứ Trụ" của Thiệu Vĩ Hoa.
– Ai sinh ra cũng mong muốn có được phúc phận tốt và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Có lẽ 4 con giáp trong 12 con giáp dưới đây sẽ “cầu được ước thấy” điều đó khi được Thần May mắn che chở cả đời.
► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật |
Bị hí |
Li vẫn |
Bồ lao |
Bệ ngạn |
Thao thiết |
Phật dạy người sống trên đời có 20 cái khó. 20 điều khó của con người là những việc mà phải vượt qua những tâm lý thường tình, những chông gai trắc trở của cuộc sống mới có thể đạt được. Phật pháp vô biên, thiên địa bao la, thiện ác tùy tâm, tiến tới vô thường mới là đạo lý chân chính.
Họ luôn muốn được ở bên người yêu và muốn được người đó quan tâm, chú ý đến mình. Khi đứng trước đối phương, họ sẵn sàng bộc lộ cảm xúc với người đó. Tuy nhiên, nhiều khi họ hành động theo cảm tính chủ quan mà không quan sát thái độ của "nửa kia". Vì vậy, khả năng thất tình của họ là rất lớn.
Hôn nhân của người tuổi Dần thuộc nhóm máu AB ổn định hơn so với người tuổi Dần thuộc nhóm máu khác. Họ luôn biết cách cân bằng giữa gia đình và bạn bè để có được sự cảm giác thoải mái, vui vẻ.
Nam giới tuổi Dần thuộc nhóm máu AB thường khá bảo thủ và độc đoán. Họ chỉ muốn người vợ nhất nhất nghe theo họ.
Bản thân nữ giới thuộc nhóm máu này rất biết cách vun vén và chăm sóc gia đình. Họ có thể quán xuyến mọi công việc trong gia đình để chồng chuyên tâm với công vệc.
(Theo 12 con giáp về tình yêu hôn nhân)
Tháng 5 theo lịch âm có tết Đoan Ngọ, người xưa cho rằng “Trùng Ngọ” là ngày đại kỵ, lúc này ngũ độc (Bò cạp, rắn, rết, thạch sùng và cóc) sẽ xuất hiện rất nhiều. Bởi vậy, phong tục trong tết Đoan Ngọ là “diệt sâu bọ”… như ăn rượu nếp, ăn hoa quả…
Cũng theo người xưa, tháng 5 Âm lịch là tháng “Cửu độc”, là tháng mà cả đàn ông lẫn phụ nữ đều phải thận trọng, nếu không sẽ gặp xui xẻo, nhất là kiêng làm chuyện ấy.Tam tai là gì, hạn Tam tai cần hiểu thế nào mới đúng? Cách cúng Tam tai để hóa giải như thế nào? Xây nhà vào tuổi Tam tai sẽ bị sao?... là những băn khoăn thường thấy của gia chủ khi tiến hành động thổ làm nhà hoặc sửa sang nhà cửa hoặc thực hiện việc trọng đại.
n hành sửa đổi để thành công lịch như ngày nay), lịch mặt trăng là lịch Hồi giáo đạo Musilin thường dùng ở những quốc gia Hồi giáo.
Sự khác biệt chủ yếu của hai loại lịch pháp ở chỗ: Lịch Thái dương Là lấy một chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời (tương ứng với trái đất mà nói. tức Là chu kỳ một vòng vận hành của mặt trời quanh trái đất), một vòng là một năm, và chia trung hình thành 12 tháng, còn phân chia to nhỏ bình quân tháng và theo số dư còn lại.
Ưu điểm của lịch Thái dương là bốn mùa rõ ràng, chính xác không sai: lịch Thái âm Lại nghiêm ngặt căn cứ theo chu kỳ mặt trăng, bời không quan tâm đến chu kỳ quay của trái đất, cho nên không thể chia ra chính xác giới hạn bốn mùa trong năm. Nông lịch của Trung Quốc trên thực tế là một loại lịch kết hợp âm dương, một mặt lấy kỳ nguyệt chu kỳ quay của mặt trăng, một mặt lại thiết lập tháng nhuận một cách khéo léo để làm nên và quy về các bước của năm.
Còn gọi là 24 khí tiết là lấy một chu kỳ trái đất quay quanh một trời tức là 360 độ của một năm được chia làm 24 phần, tức là mặt trời trên đường kinh tuyến hướng về phía Đông dịch chuyển mỗi góc là 16 độ là một “khí”, di chuyển 360 độ tổng cộng có 24 khí, nông lịch đặt tên cho 24 khi tiết này là: Lập xuân, vũ thủy, kinh trập, xuân phân, thanh minh, các vũ, lập hạ, tiếu mãn, mang chùng, hạ chí, tiêu thứ, đại thử, lập xuân, xứ thử, bạch lộ, thu phán, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn. Trong đó 12 khí: lập xuân, kinh trập, thanh minh, lập hạ, mang chủng, tiểu thử, lập thu, bạch lộ, hàn lộ, lập đông, đại tuyết, tiểu hàn là “khí tiết”, còn lại gọi là “khí trung”. Khí tiết thông thường được coi là lịch âm, trên thực tế lại phải được tính toán nghiêm túc theo mỗi năm, thuộc phạm trù của lịch âm.
Trong tứ trụ được đưa ra, những phân chia về ngày tháng năm được dùng cũng là lấy khi tiết làm tiêu chuẩn, chứ không phải là sự phân chia năm thống theo nông lịch hay công lịch thông thường. Trên đây đã đưa ra nguyên tắc cơ bản của tứ trụ, cho thấy tứ trụ được đưa ra không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lịch pháp mà vẫn giữ được tính chính xác của chúng. Điều quan trọng là lấy chu kỳ vận chuyển của một năm làm tiêu chí cho niên ký, phù hợp với quy luật khí tiết của sự biến đổi bốn mùa xuân -hạ – thu – đông, tuân thủ quan hệ nhân quả của vòng luân hồi thiên đạo, mà những điều đó đều là cơ sở lý luận của mệnh lý học.
Hiến tượng: Độ dài của chiều cao và chiều rộng khung cửa. nếu dùng thước Lỗ Ban để đo mà ra kết quả xấu thì không hợp với phong thủy.
Phương pháp hóa giải: Phương thức hóa giải triệt để nhất, chiều cao xuất hiện chữ “hắc” có thể dùng tấm gỗ để tăng thêm chiều cao ngưỡng cửa đến kích thước phù hợp với chữ “hồng” để hóa giải. Chiều rộng nếu là chữ “hắc” thì sửa cửa đương nhiên là phương thức tốt nhất Nếu không thể sữa cửa thì trên ngưỡng cửa có thể đặt chuỗi đồng tiền Ngũ Đế để hóa giải.
Trong thước Lỗ Ban. của cung chú thích bằng chữ Hán hoặc ngôn ngữ khác, ý nghĩa tốt xấu được thể hiện bằng hai cách:
1. Ý nghĩa các cung:
2. Màu đỏ là tốt. màu đen là xấu
Thước Lỗ Ban
Thước lỗ ban thường được gọi là “thước văn công”, dài 1 thước 4 thốn 1 phân (khoáng 45cm). lấy 5 chữ Sinh- Lão – Bệnh – Tử – Khổ làm cơ sờ, chia thành 8 vạch, có cát có hung, lần lượt là: Tài (tiền tài, tài năng), Bệnh (tai nạn bệnh họan. bất lợi). Lỵ (lục thân ly tán phán ly). Nghĩa (phù hợp chính nghĩa và quy phạm đạo đức hoặc có quyên góp hành thiện), Quan (quan vận), Kiếp (bị cướp giật, ức hiếp), Hại (gặp họan). Bản (bản vị hoặc bản thể của sự vật). Thước Lỗ Ban thường thấy lại chia thành 2 bộ phận trên dưới: Nửa trên là thước văn công, dùng dể
đo kích thước dương trạch, thần vị, phật cụ (dụng cụ thuộc về phật giáo) Nửa dưới là thước dinh lan, dùng để do kích thước âm trạch, tổ khám (bàn thờ tổ).
Dưới đây Là ý nghĩa các chữ ký hiệu trên thước Lỗ Ban:
Tài
Tài Đức: chỉ biểu hiện về các mặt tiền tài, đức hạnh Bảo Khố: đạt được hoặc bảo vật được cất giấu (kho báu)
Lục Hợp: tứ phương Thiên – Địa (hoà hợp mỹ mãn hoà thuận) Nghênh Phúc: đón phúc
Bệnh
Thoái Tài: phá sản Công Sự: bị kiện cáo tố tụng
Lao Chấp: tai họa lao ngục
Cô Quả: sống một mình cô độc
Ly
Trường Canh: giam ngục
Kiếp Tài: phá sản. hao tổn tài sản
Quan Quỷ: việc do khí quan có sát khi dẫn đến (bất hòa)
Thất Thoát: thất lạc đồ vật. người ly tán
Nghĩa
Thiên Đinh: sinh con trai ích Lợi: tiến tài, lợi lộc tăng tiến
Quý Tử: sinh con quý tử
Đại Cát: cát lợi cát tường
Quan
Thuận Khoa: thi cử thuận lợi. học hành tiến bộ
Hoàn tài : có của cải ngoài sự mong đợi
Tiện ích: Thu được lợi, ích tăng tiến
Phú quý: Có của cải, có thế lực
Hại
Tài Chí: Gặp tai ương
Đủng Khoa: thi đỗ được nhận
Tử Tuyết: Chết hết , chết sạch
Bệnh lâm: Mắc phải bệnh tật
Khẩu thiệt:Tranh chấp, tranh cãi
Kiếp
Tử biệt: Vĩnh biệt
Thoái khẩu: Có tang
Li hương:Rời xa quê hương phiêu bạt quê người
Tài thất: Tổn hại tài sản,mất của
Bản
Tài chí:Của cải đến
Dăng khoa:Thi đỗ được nhận
Tiến bảo:Phát tài, phát lộc
Hưng vượng:Hưng thinh , vượng thịnh
- Người khác đưa cho bạn cây bút, bạn cầm lấy và ký tên luôn mà không cần biết bút có mực hay không. Điều này cho thấy bạn là người cả tin, làm việc lớn khó thành công.
- Khi ký tên, bạn đè bút viết rất mạnh, nét ký in hằn qua vài 3 lớp giấy. Điều này tiết lộ bạn là người không có khả năng kiềm chế, thậm chí là khá nóng nảy.
- Cầm bút và trước khi hạ đầu ngón tay xuống giấy để ký, ngòi bút đưa qua đưa lại để ướm thử. Hành động này "bật mí" chủ nhân có tính đa nghi hoặc thiếu sự chân thành, ưa vẻ hào nhoáng bên ngoài.
- Dựng đứng cây bút lên để ký mặc dù khi viết thì không để tư thế bút như vậy. Rất có thể bạn là người kiêu ngạo, có tính tự tôn và tự phụ. Nếu giữ chức vụ cao trong cơ quan, tổ chức thì bạn thường quát nạt người dưới. Ngược lại, nếu giữ chức vụ nhỏ, bạn lại hay dè bỉu, chê bai cấp trên.
- Đặt bút xuống và ký rất nhẹ nhàng, khiến người khác có cảm giác như bạn sợ làm mặt giấy bị rách. Đây là người rộng lượng, giàu lòng thương người, đời sống nội tâm phong phú, ưa thích sự thanh nhàn, quy củ.
- Chỉ dùng 1 cây bút để ký tên mình. Nhiều khả năng bạn rất khó tính. Tuy nhiên, điều này lại cho thấy bạn là người khá chung thủy trong tình yêu và hôn nhân.
(Nhân tướng học toàn thư)