12 Quẻ của Đạo Dịch
1.- Khôn trên Càn dưới là quẻ THÁI
Kinh Dịch viết : Thái Tiểu vãng, đại lai, cát hanh (Quẻ Thái nhỏ đi, lớn lại, lành tốt hanh thông)Chu Dịch bản nghĩa giải : Thái là hanh thông, là quẻ trời đất thông nhau, hai khí âm dương thông nhau, nên gọi là Thái, quẻ ứng vào tháng Giêng. Nhỏ là âm, lớn là Dương, tức Khôn đi ở ngoài, Càn đến ở trong. Hào sáu đi ở ngôi Tư, hào chín lại ở ngôi Ba. Người được quẻ này có đức cương dương tốt lành và hanh thông.
Lời Thoán nói rằng : quẻ thái nhỏ đi lớn lại, tốt lành và hanh thông, trời đất giao nhau mà vạn vật hanh thông, trên dưới giao nhau mà chí giống nhau. Trong dương mà ngoài âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân. Đạo quân tử lớn lên thì đạo tiểu nhân tiêu đi vậy.
Lời Tượng nói rằng : Trời Đất giao nhau là quẻ Thái, Vua coi theo mà sử nên Đạo của Trời Đất, giúp mọi sự phải để đỡ đần sanh chúng.
2. Càn trên Khôn dưới là quẻ Bĩ
Kinh Dịch viết : Bĩ chi phi nhân. Bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai của người quân tử, lớn đi, nhỏ lại).Chu Dịch bản nghĩa giải : Bĩ là bế tắc, tức là quẻ tháng bảy, trái với quẻ Thái. Cho nên nói là "Phi nhân", nghĩa là không phảo đạo người. Lời chiêm đoán của nó không lợi về đường chánh đạo quân tử.
Bởi lẽ, Càn ở ngoài, Khôn ở trong, nó lại do quẻ Tiệm mà lại, nên hào thứ chín ở vào ngôi Tư, hào Sáu ở vào ngôi Ba. Người ta nghi ngờ ba chữ "chi phi nhân" là thừa vì nó ở hào Sáu Ba của quẻ Tỵ (coi dưới) mà ra.
Lời Thoán nói rằng : Bĩ đó, chẳng phải đạo người, chẳng lợi cho sự chính bền của người quân tử, lớn đi, nhỏ lại thì trời đất không thông nhau nên vạn vật không thông, trên dưới không thông nhau nên thiên hạ không có nước. Trong âm mà ngoài dương, trong mềm mà ngoài cứng, trong bọn tiểu nhân mà ngoài người quân tử. Aáy là đạo tiểu nhân lớn lên nên đạo người quân tử tiêu đi.
Lời Tượng nói rằng : Trời Đất không thông nhau là eủ Bĩ, người quân tử coi đó để dè chừng đức hạnh, lánh nạn, không thể vẽ vang bằng lợi lộc.
3. Càn trên Ly dưới là quẻ ĐỒNG NHÂN
Kinh Dịch viết : Đồng nhân vu dã, hanh lợi, thiệp đại xuyên, lợi quân tử trinh (cùng người ở đồng, hanh thông, lợi về sự sang sông lớn, lợi cho sự chính bền của người quân tử).Chu Dịch bản nghĩa giải : Ly có vạch như âm mắt ở giữa hai vạch dương, nên đức là văn minh, là mắt, tượng là lửa, là điện, là mặt trời. Đồng nhân là chung cùng với mọi người. Ly gặp quẻ Càn, lửa lên cùng với trời.
Hào Sáu Hai được ngôi ở trên ứng với hào Sáu Năm. Trong quẻ chỉ có một hào âm mà cùng chung với các hào dương, nên gọi chung cùng với mọi người. Ý nói vậy xa mà không riêng tư chỉ có đạo hanh, lấy đức mạnh mà đi, nên có thể sang sông. Đồng nhân là quẻ trong văn minh, ngoài cương kiện. Hào Sáu Hai trung chính mà có vẻ ứng, ấy là Đạo người quân tử. Người được quẻ này thì hanh thông có thể vượt qua nơi hiểm yếu. Còn người mà mình cùng chung phải hợp với đạo quân tử thì mới có lợi.
Lời Thoán nói rằng : Quẻ Đồng Nhân, mềm được ngôi, được chỗ giữa mà ứng với Càn nên gọi là đồng nhân.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (##)