Nằm mơ thấy máu báo điềm gì? –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Không quá khi nói rằng thế giới võ lâm trong Thiên Long Bát Bộ xuất hiện nhiều cao thủ nhất trong tất cả các bộ tiểu thuyết của Kim Dung. Vậy ai mới xứng đáng là cao thủ đứng đầu quần hùng trong tác phẩm kinh điển này?
Đã là tiểu thuyết võ hiệp thì một nhân vật hoặc ít hoặc nhiều đều luôn biết một chút võ công. Điều đặc biệt là các nhân vật chính trong tiểu thuyết lại không hẳn lúc nào cũng là cao thủ bậc nhất.
Trong Thiên Long Bát Bộ, nếu hỏi ai là người có võ công khó đánh bại nhất dưới ngòi bút của Kim Dung, thì đó ắt hẳn là Vô Danh Lão Tăng suốt 50 năm lặng lẽ quét rác trong Thiếu Lâm tự, ông đã đạt được cảnh giới võ học thâm sâu, tinh thông Dịch Cân Kinh.
Vô Danh Lão Tăng tuy xuất hiện ngắn ngủi, ngoài một chưởng đã chặn đứng một chiêu Giáng Long Thập Bát Chưởng của Tiêu Phong, thì không có động thủ xuất chiêu với bất cứ ai nữa.
Nhìn triết lý của võ học mà ông đàm luận, từng câu từng chữ tinh thâm huyền diệu, hơn nữa sự am hiểu Phật Pháp, lấy từ bi làm gốc, chứng tỏ ông đã đạt đến cảnh giới cực điểm của võ học chính tông.
Người quét lá áo xám của Thiếu Lâm Tự có thể nhẹ tựa lông hồng mà cùng lúc chế phục được Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác, sau đó ông lại là người hòa giải ân oán giữa hai người “không đội trời chung” này.
Ông còn có thể chỉ nhìn thoáng qua một cái đã biết ngay võ công mà Cưu Ma Trí sử dụng chính là Tiểu Vô Tướng Công, một thần công mà ngay đến cả phái Tiêu Dao cũng rất ít người biết đến.
Trong Thiên Long Bát Bộ, Cưu Ma Trí cũng là một cao thủ vào hàng bậc nhất, ông ta dùng Tiểu Vô Tướng Công vận dụng tuyệt kỹ thiếu lâm Vô Tướng Kiếp Chỉ để đánh lén Vô Danh Lão Tăng, “không ngờ lực chỉ vừa mới đến trước thân lão tăng ba thước, thì dường như đã gặp phải một tấm chắn cực kỳ mềm nhũn, nhưng lại cực kỳ cứng rắn, ‘soạt, soạt’ mấy tiếng, chỉ lực liền biến mất không còn một chút dấu vết, nhưng lại cũng không bắn ngược trở về”.
Vô Danh Lão Tăng vẫn như không hề hay biết.
Ông không cần duỗi tay ra đã có thể đỡ Huyền Sinh, Huyền Diệt đang quỳ ở đó đứng dậy. Lúc đó, Huyền Sinh, Huyền Diệt đều nghĩ thầm: “Tiềm vận thần công, nghĩ đến là đến như thế kia, lẽ nào vị lão tăng này chính là Bồ tát hóa thân, nếu không thì sao lại có thể có được thần thông quảng đại, Phật Pháp vô biên đến như vậy?”.
“Ông chậm rãi đi lên, giơ chưởng ra vỗ nhẹ lên đầu Mộ Dung Bác một cái. Mỗ Dung Bác lúc đầu thấy vị lão tăng đi đến cũng không để ý, đến khi ông ta giơ tay đánh lên thiên linh một cái rồi mới đưa tay trái lên gạt ra, lại sợ đối phương võ công quá ư lợi hại, tay giơ lên đỡ liên tiếp và nhảy về sau một bước”, nhưng cũng không có tác dụng.
Mộ Dung Phục song chưởng cùng xuất, đánh mạnh vào ông, ông lại có thể không nghe không thấy, hoàn toàn không thèm để mắt đến. Tiêu Phong thần dũng đến thế, dùng đòn Giáng Long Thập Bát Chưởng của chàng đánh thẳng trúng vào lồng ngực của Lão Tăng, cũng chỉ khiến ông lùi lại mấy bước.
Sau đó, ông một tay nhấc Mộ Dung Bác, một tay nhấc Tiêu Viễn Sơn, dưới chưởng lực, công kích của hai người Tiêu Phong, Mộ Dung Phục, thì chỉ như con diều giấy bay xa mấy trượng, như không có chuyện gì. Sự cao thâm trong võ công của ông, khiến cho bọn người Tiêu Phong cũng cảm thấy là “lẽ nào không phải là tấm thân máu thịt”.
Vô Danh Lão Tăng bất kể là đối phó Mộ Dung Phục, Mộ Dung Bác, hay là đối phó Tiêu Viễn Sơn, Tiêu Phong, đều không hề tốn một chút hơi sức. Vậy nên, nếu nói về cảnh giới võ công của Vô Danh Lão Tăng áo xám trong Thiếu lâm tự thần bí này thật khó mà đoán được. Trong tiểu thuyết võ hiệp Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, danh hiệu võ công đệ nhất thuộc về ông, thì quả thật không còn phải nghi ngờ gì cả.
Thế mới nói cao thủ võ lâm chân chính phải là người có thể tu nội, xuất lai từ bi, thiện giải ác duyên, khiến người trong ân ân oán oán mà tỉnh ngộ. Võ công chân chính cũng không phải để thi thố xuất chiêu, tranh bá tranh hùng, mà chỉ như chiếc áo khoác lên người, mặc được cởi ra được, tồn tại tự nhiên như hơi thở, tâm tính cao bao nhiêu cảnh giới võ công sẽ cao thâm bấy nhiêu. Chính vì tâm tính đã vượt ngoài thế tục nên 50 năm qua ông chỉ lặng lẽ quét chùa, nhìn thế nhân hơn thua được mất.
► Bói tình yêu theo ngày tháng năm sinh để biết hai bạn có hợp nhau không |
h – tháng 6 âm lịch. Theo dân gian, Đại Nhật Như Lai chính là Phật bản mệnh của người tuổi Dê.
Bằng cách vận dụng phong thủy hợp lý, người tuổi Ất Mùi sinh năm 1955 có thể dùng linh vật phong thủy, đá quý phong thủy để thu hút vận may, rước tài lộc vào nhà. Hãy cùng đọc bài viết nói về cẩm nang phong thủy tuổi Ất Mùi 1955 để có thêm kiến thức phong thủy của tuổi này.
Tuổi này được Quan Âm Bồ Tát ban trí tuệ, Ma Lợi Tử ban phúc. Họ Thông minh khéo léo, tính tình nhu hiền và có lòng cảm thông, thương người. Sự kết hợp này giúp họ có được cuộc sống no đủ, Nhưng con đường phúc phận không được như ý. Người này lấy vợ lấy chồng muộn, hiếm con, Cửa nhà đổi thay nhiều lần, lại xung khắc với cha mẹ, không được gần gũi anh em. Người này siêng năng, cần kiệm Người tuổi này thụ động, không thích đấu tranh mà tìm cách né tránh. Vì thụ động nên khó quyết định và sợ trách nhiệm cao, không dám gánh vác việc lớn.
Tuổi này đứng can Ất lại do Đại Nhân Như Lai bảo hộ nên cuộc đời tuy thông minh nhưng nhiều nỗi truân chuyên. Nếu sinh vào giờ tốt có phận số quan trường thì cuối cùng cũng bi tai tiếng hay bị mất chức, miễn nhiệm. Phụ nữ tuồi này tề gia nội trợ giỏi, tính tình thùy mị nết na, có lòng vị tha, độ lượng nên dễ cảm thông, tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ là người đa sầu, đa cảm. Người khó quyết đoán nên hay bỏ lỡ cơ hội đến với mình. Nhưng nhờ bản tính thông minh nên có cách mềm dẻo, gây được ấn tượng, thiện cảm của mọi người mà khắc được những yếu điểm đó. Tuổi Ất Mùi được A Di Đà Như Lai ( Theo thuyết Phật giáo) hộ mệnh. Họ có thể quả khỏi các nạn kiếp báo oán của kiếp trước mà tránh được nạn tai những năm từ 40, đến 50 bổn phận mới yên. Nếu qua hạn năng năm 63 tuổi thì có thể được hưởng thọ ngoài 70 tuổi. Năm 26, 36 tuổi gặp vận phát phú có điều khi hậu vận giảm nhiều phải đợi đến ngoài 50. Tuổi này nên thuần thục, thiện tâm ể bù đắp tiền kiếp nghệt ngã nhưng cũng cần làm nhiều điều thiệnể có “đức nhân thắng số” như tử vi dạy vậy. Đặng có thêm phúc phận cho con cháu về sau. Tuổi này nếu lập gia đình noài 30 tuổi thì ổn hơn. Xậy dựng sớm hơn thì có thể dở dang hoặc trái tính nhau. Tuổi này gặp phải bệnh đau yếu mãn tính nên hay phền não. Được cái thích ăn diện làm đẹp nên cuộc sống còn có phần vui vẻ nhiều.
Tuổi Ất Mùi nếu kết hôn với các tuổi Ngọ như Giáp Ngọ, thì hanh phúc. Hoặc có thể lấy các tuổi Mão, Tỵ: Ất Mão, Tân Ty. Nếu muốn liên kết làm ăn thì Ất Mùi có thể kết hợp với các tuổi Hợi : riêng với tuổi Thân cũng được nhưng phải chịu thiệt thòi chút ít. Về kết bạn, người tuổi này dịu tính được nhiều người yêu mến, nhưng có thể kết bạn tâm giao tri kỷ với các tuổi: Mão, Thìn, Ngọ. ví dụ như Tân Mão, Nhâm Thìn, Bính Ngọ…
Người sinh 1955, Ất Mùi, có Ngũ hành năm sinh là Sa trung Kim, nhưng Mệnh Cung của Nam và Nữ khác nhau:
Nội dung
Cung LY, hành HOẢ, hướng Nam, quái số 9, sao Cửu Tử, Đông tứ mệnh (Nhà hướng tốt: Đông, Đông Nam, Bắc, Nam ).
Đeo đá màu Xanh lá cây để được Tương Sinh (Mộc sinh Hoả): Jade, Onix, Lục bảo ngọc, Amazoline…
Đeo đá màu Đỏ, Hồng, Tím để được Tương Hợp: Ruby, Tourmaline, Granat, Spinel, Thạch anh hồng, Thạch anh Tím, Mã não đỏ…
Đeo đá màu Trắng, Xám, Ghi để được Tương Khắc (Hoả chế ngự được Kim): Sapphire Trắng, Sapphire ghi, Thạch anh Trắng, Mã não trắng, Đá mặt trăng…
Kỵ: Đeo đá màu Đen, Xanh nước biển, Xanh da trời, vì Mệnh cung bị khắc (Thuỷ khắc Hoả): Sapphire đen, Tektit, Tourmaline đen, Aquamarine, Topaz…
Không nên dùng: đá màu Vàng, màu Nâu vì Mệnh cung bị sinh xuất, giảm năng lượng đi (HOẢ sinh THỔ): Sapphire vàng, Canxedon nâu, Thạch anh mắt hổ, Citrine…
Cung CÀN, hành KIM, hướng Tây Bắc, quái số 6, sao Lục Bạch, Tây tứ mệnh (Nhà hướng tốt: Tây, Đông bắc, Tây Nam, Tây Bắc).
Đeo đá màu Vàng, Nâu để được Tương Sinh (THỔ sinh KIM): Sapphire vàng, Canxedon nâu, Thạch anh mắt hổ, Citrine…
Đeo đá màu Trắng, Xám, Ghi để được Tương Hợp : Sapphire Trắng, Sapphire ghi, Thạch anh Trắng, mã não trắng, Đá mặt trăng…
Đeo đá màu Xanh lá cây để được Tương khắc (Kim khắc được Mộc): Jade, Onix, Lục bảo ngọc, Amazoline…
Kỵ: Đá màu Đỏ, Hồng, Tím vì Mệnh cung bị khắc (Hoả khắc Kim): Tourmaline, Granat, Spinel, Thạch anh hồng, Thạch anh Tím, Mã não đỏ…
Không nên dùng: đá màu Đen, Xanh nước biển, Xanh da trời vì Mệnh cung bị sinh xuất, giảm năng lượng đi (KIM sinh THUỶ) Sapphire đen, Tektit, Tourmaline đen, Aquamarine, Topaz..
Phật tổ Như Lai,
Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát,
Phật Di Lặc,
Chúa Giêsu,
Đức Mẹ,
Cô gái, người,
Rồng,
12 con Giáp,
Tỳ hưu,
Cóc Tài Lộc,
Rùa,
Các mặt dây chuyền và mặt nhẫn bằng đá quý,
Vòng dây chuỗi bằng đá tự nhiên…
Riêng Ruby:
Nữ hoàng Đá Quý
Linh vật của Đất Trời
Những giọt máu của Mẹ Đất
Màu Đỏ mang lại mọi sự may mắn
Là loại Đá Quý đặc biệt
Ai cũng dùng được, bất kể là người thuộc Cung Mệnh gì!
Hiện nay, đa số mọi người đang áp dụng phong thủy theo phái Bát trạch. Dùng năm sinh của chủ nhà để tính ra 4 hướng hợp và 4 hướng không hợp. Với gia chủ nam sinh năm 1961 thì xây nhà theo hướng Nam là được hướng Phúc Đức.
Cụ thể hơn, hướng Phúc Đức hay hướng Diên Niên trong phong thủy được coi là hướng tốt mãi theo nhiều năm, là hướng rất hợp với người đang trong giai đoạn thịnh về sự nghiệp, hướng Phúc Đức phù hợp với người cần giữ vững công danh tài vận. Hơn nữa luận theo 24 sơn hướng, gia chủ sinh năm 1961 có hướng nhà là 135 độ được cung vượng tài. Như vậy, chủ nhà này vừa ở hướng Phúc Đức lại được cung tài vận vượng. Phái bát trạch kết luận hướng nhà này là hướng rất tốt cho gia chủ nam sinh năm 1961.
Còn về hướng giường Tây Nam của gia chủ sinh năm 1961 được phân tích như sau: Vì nhà này là nhà phân lô nên phần lớn có thiết kế một phòng ngủ ở mặt tiền và một phòng ngủ phía sau. Với phòng ngủ phía sau là cung họa hại, nên chắc chắn nam 1961 chỉ có thể chọn phòng ngủ giáp mặt tiền để được cung Phúc Đức. Với địa thế nhà này hướng giường quay chỉ có thể chọn quay hướng giường ra mặt tiền thì hợp tuổi nhất, nhưng với mặt tiền luôn có cửa sổ và cửa ra ban công nên khó có thể bố trí hướng giường quay về hướng Đông Nam được. Hiện nay Gia chủ lại quay về hướng Tây Nam phạm vào hướng Họa hại (theo phái bát trạch).
Như vậy là nhà hướng tốt, giường ở cung vị tốt nhưng hướng lại xấu, về tổng quan vị trí giường và hướng như thế cũng đã khá ổn.
Nếu quan tâm về phong thủy từ lúc xây thì hướng giường chọn hợp lý về phong thủy và công năng sử dụng là phải quay về hướng Đông Bắc. Như thế thiết kế cầu thang sẽ phải đảo lại đối xứng so với hiện tại. Tức là khi đi lên tầng trên mặt nhìn về hướng Đông Bắc. Đó là điều quan trọng trước khi thiết kế nhà nên kham khảo ý kiến của Chuyên gia phong thủy.
Trên đây là phân tích phong thủy tốt xấu theo theo phái bát trạch. Nói đến phong thủy không chỉ có một trường phái, mà có gần chục trường phái khác nhau. Khi xắp đặt phong thủy phải làm theo trình tự Thiên đến Địa đến Nhân. Phái bát trạch lại Dùng tuổi chủ nhà Luận địa Án thiên là đi ngược, Vậy trường phái nào luận thiên luận địa, sau đây phân tích theo một vài trường phái điển hình.
Phái loan đầu phải căn cứ vào địa hình địa thế, mặc dù là nhà chia lô cũng phải tính địa hình địa thế. Theo tôi được biết thì TP Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) cũng là nơi địa hình đồi núi, nhiều nhà mặt đường nhưng đằng sau lại là ruộng hoặc địa thế thoải thấp xuống của sườn đồi, đất lại có chiều sâu lớn thì sẽ có cửa sau ra sân sau. Nếu đúng là trường hợp như thế thì luận phong thủy cho nhà này không những phải luận thêm phái Loan đầu mà phải luận thêm cả trường phái về Khí.
Đồ hình chọn hướng nhà.
Trong trường hợp là nhà phân lô thông thường, hai bên và đằng sau có nhà. Xem phong thủy theo trường phái Huyền không thì nhà này xây năm 2002 là năm trong vận 7, năm đó niên tinh lục bạch tới hướng thì có việc không hay cũng chỉ là việc nhỏ. Căn nhà này phong thủy khá xấu vì phân tích theo Huyền không Vận 7 – sơn càn hướng tốn, hướng tinh ngũ hoàng tới hướng lại gặp niên tinh ngũ hoàng cũng tới hướng, nhà chia lô lại có đặc thù hướng và cửa chính là một, chủ nhà lại ngủ giường giáp mặt tiền. Tất cả yếu tốt trên tụ vào nên gia chủ năm đó là một năm rất xấu. Mặc dù theo phái bát trạch nhà này với gia chủ sinh năm 1961 là tốt.
Trong trường hợp khi xây nhà xong mà gặp phải họa xấu đến thì phái bát trạch lại nói nguyên nhân như sau: nam sinh năm 1961 mệnh thổ, nhưng giường ngủ lại nằm ở cung vị là Đông Nam thuộc mộc, nên bị mộc của phương Đông Nam khắc bản mệnh.
Cũng có cách lý giải khác cho Gia chủ sinh 1961 ở hướng Đông nam gặp việc xấu là: Phúc Đức hay Diên Niên thuộc sao Vũ khúc Kim Tinh. Sao Vũ Khúc Kim, nhập cung mộc nên Kim và mộc tương khắc. Cho nên sao Vũ khúc Kim sẽ tuơng khắc hướng Chấn Tốn mộc. Nên căn nhà này , tuy lúc đầu có sự hạnh thông và tốt lành của sao Vũ Khúc tạo nên. Nhưng căn nhà sẽ… về lâu về dài biến kiết thành hung. Cho nên khi gặp loại nhà như vậy, chúng ta chớ nên xây dựng & ở lâu dài. Việc ứng nghiệm vào các năm Tỵ Dậu Sửu.
Hoặc mọi người sẽ không nói là do phong thủy mà “Số người ta nó thế”, hay “nhà này lúc xây không được tuổi, trong lúc xây nhà có phạm “long mạch” gì đây, chắc là phòng thờ và bàn thờ phạm gì, hay thờ cúng chưa đúng…”. Ngoài ra nếu phân tích theo trường phái dương trạch tam yếu lại phải luận rất kỹ theo 3 tiêu chí: Môn – Chủ - Táo. Môn là cửa chính, giả định nhà anh Trần Bình nếu mặt tiền rộng 6m, sâu 8m thì phải luận nhà này mở cửa chính giữa hay lệch sang trái hay lệch phải. Chủ ở đây là Chủ Phòng. Táo ở đây là xem vị trí bếp. Trong câu hỏi anh gửi về lại không nói rõ kích thước lô đất và vị trí bếp. Nên cũng trả lời tổng quan theo phái Dương trạch tam yếu thì nhà tốt ai ở cũng tốt, không phân biệt người hợp hướng hay không, nếu nhà Đông trạch người Đông Tứ Mệnh ở sẽ tốt 100%, nhà Đông trạch người Tây tứ mệnh ở cũng bớt tốt nhưng vẫn là nhà tốt.
mà tạo nên tổn thất trong kinh doanh.
Nếu như tên cửa hàng không phù hợp với Ngũ hành của hạng mục kinh doanh thì cũng sẽ tạo nên doanh thu thấp, không người hỏi thăm đến.
Nếu như đặt tên cho cửa hàng không phù hợp với hướng cửa hàng thì tuy làm ăn vẫn được nhưng lợi nhuận sẽ không cao.
Đặt tên cho cửa hàng không phù hợp với môi trường xung quanh thì sẽ tạo thành quan hệ không tốt với láng giềng, dễ phát sinh tranh chấp, từ đó ảnh hưởng đến kinh doanh thông thường.
Nếu như đặt tên không phối hợp tốt với thiên cách, địa cách thì cũng khiến cho việc kinh doanh ngày một suy giảm, yếu kém.
ấn áp khí mà còn gây trở ngại cho việc lưu thông khí trong phòng. Ngoài ra, vị trí, độ cao thấp, chất liệu, kích cỡ, hình dạng của xà còn liên quan đến cát hung trong phòng.
Khi sum họp hoặc tiếp khách dưới trần nhà có xà ngang ép đỉnh ở phòng khách lâu ngày sẽ tạo cho bạn tâm lý khó chịu (cảm giác như có một vật nặng đang đè trên đầu), vì vậy cần tìm ra giải pháp để che khuất nó.
– Với những cột liền tường, có thể dùng các loại tủ quần áo, tủ sách, tủ rượu, tủ bày biện trang trí để che lấp đi hoàn toàn, hòa lẫn tự nhiên với các phần khác trong không gian phòng khách.
– Không nên đặt bàn uống nước và ghế salon ngay sát cột và xà ngang vì sẽ gây cảm giác có vật nặng đè trên đầu.
– Với phòng khách có 2 cột thì bạn có thể tận dụng khoảng không gian theo chiều ngang giữa 2 cột để đặt các loại tủ rượu và tủ sách…
– Với phòng khách có một cột độc lập, bạn có thể đặt thêm một bức bình phong sát cạnh để biến cột làm giải phân cách trong phòng khách, tạo ra hai không gian nhỏ trong phòng khách, một bên làm nơi tiếp khách, một bên là dùng làm phòng ăn, nghe nhạc…
Ngoài ra có thể thiết kế một bên cột độc lập tạo thành bậc, tức một bên nền cao, một bên nền thấp tạo cảm giác thoải mái, tự nhiên.
– Nếu không muôn dùng cột độc lập để ngăn phòng khách ra làm hai phòng nhỏ, bạn có thể đặt chậu hoa cảnh quanh chân cột hoặc căn cứ theo thế cột mà đặt giá trên thân cột để các chai rượu quý, đồ gôm, đồ lưu niệm của bạn bè làm vật trang trí cho phòng khách thêm sinh động.
– Với những chiếc cột quá to, che khuất cả ánh sáng tự nhiên, bạn nên lắp đèn chiếu sáng trên thân cột để tăng ánh sáng cho gian phòng.
Ngoài ra, bạn có thể treo ở dưới xà nhà và cột các loại đèn trang trí, đạo cụ âm nhạc (sáo, tiêu, đàn tranh), hoặc một tấm gương thái cực.
► Tra cứu ngày âm lịch hôm nay chuẩn xác theo Lịch vạn sự |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Để tránh hiện tượng 3 cửa thẳng khi đã làm cửa, bạn có thể đặt trước cửa thứ nhất hoặc cửa có gió lùa vào một tấm gương hoặc cây xanh lớn hay tảng đá.
Quan niệm tránh làm nhà 3 cửa thẳng hàng nhau là nhằm mục đích tránh gió lùa trong nhà. Lúc này, gió sẽ lùa từ trước hoặc sau và thống vào các căn phòng trong nhà khiến nguy cơ gặp gió lạnh, độc của người sống trong đó là rất cao, từ đó ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Để tránh hiện tượng này khi đã làm cửa, bạn có thể đặt trước cửa thứ nhất hoặc cửa có gió lùa vào một tấm gương hoặc cây xanh lớn hay tảng đá. Các vật này thường cao ngang tầm người để có thể cản gió. Ngoài ra, cách bố trí các vật này cũng cần đảm bảo được hai yếu tố là ngăn cản gió vào nhà nhưng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà, mà ngược lại phải tạo được cảnh quan hài hòa với kiến trúc chung giúp ngôi nhà đẹp hơn.
Những câu nói về tình yêu hay nhất tràn đầy cảm xúc. Tình yêu đôi lứa, thứ tình cảm được mọi người quan tâm nhất, đặc biệt là những người đang trong độ tuổi yêu đương.
Những câu nói về tình yêu hay nhất, thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau được chúng tôi sưu tầm và chia sẻ cùng bạn đọc, hãy cảm nhận và suy ngẫm qua những câu nói dưới đây nhé.
† Một Người :
• Thực sự yêu thương bạn…
• Là người dù bạn có vô tâm, im lặng hay giận dỗi…
• Thì họ cũng vẫn sẽ cố gắng…
• Không để bạn bước ra khỏi cuộc đời họ…
Còn Người :
• Yêu thương bạn không thật lòng…
• Là khi bạn làm người đó bực tức hay giận dỗi…
• Người đó sẵn sàng nói ra những lời……làm tổn thương bạn………
• Nhưng họ lại không hề – Quan tâm tới cảm nhận của bạn..
Vì đơn giản :
• Chẳng có một người con trai hay con gái nào…
• Bận đến nỗi không có một chút thời gian nào…
• Để viết, để soạn 1 SMS hay để gọi một cuộc thoại…
• Cho người mà họ hết mực nói là Yêu Thương…
Vấn đề :
• Là ở chỗ Yêu Thương ấy…
• Có được người đó trân trọng và thật lòng hay không…
Còn lại :
• Tất cả các lý do…
• Đều chỉ là : Ngụy Biện…
.Trong một bản nhạc…
…thường có những nốt thăng và nốt trầm……
Và trong cuộc sống cũng thế…
……Những lúc ta vui chính là những nốt thăng…
…Còn khi ta buồn đó chính là những nốt trầm trong bản nhạc của chính mình……
..Bản nhạc mang tên “Cuộc sống”…..
• Trong tình yêu,không phải chỉ cần tình cảm là đủ!
Một thứ quan trọng mà nhiều người đã bỏ quên…
• Đó là “sự quan tâm”…
Không có nó sẽ có “khoảng cách!
• Vô tâm là nguyên do khiến tình cảm nhạt phai!
Một chút quan tâm nhau có thể làm ta yêu nhau hơn.
Khi yêu thì đừng đề cập đến …
… Xứng hay không xứng …
hoặc …
… Tư cách hay không đủ …
Và …
… giàu với nghèo …
–> khi đã yêu thì đừng quan tâm người bạn yêu là ai …
Quá khứ như thế nào …
Mà hãy quan tâm người đó yêu bạn ra sao và bạn hạnh phúc như thế nào.
Người yêu tớ không đẹp đâu
Nhưng được cái vui tính, dễ thương lắm.
Yêu tớ, thương tớ nhất.
Tâm lý và hiểu tớ nhất!
Chỉ ghét mỗi tội tính trẻ con, thích chơi trốn tìm. Làm tớ…..!
Tìm mãi mà chưa ra..! :))
– Hạnh phúc ngọt ngào…
• Rồi cũng có lúc trào dâng đau
đớn…
… Tình yêu có lớn…
• Cũng không tránh khỏi những vật cản vô hình…
… Nỗi Đau Thể Xác…
• Không bằng cảm giác con tim…
• Nhắm mắt lim dim ta lặng im rơi lệ…
… Hạnh Phúc :
• Tao vớt
-Sao mày chìm…
… Đau Thương :
•Tao dìm
-Sao mày cứ nổi…
… Muộn Phiền :
•Tao thổi
-Sao mày chằng chịu
bay….
người con trai yêu bạn cho dù có nói chuyện với nhiều cô gái
thì trước khi đi ngủ người họ luôn nghĩ tới cuối cùng là bạn.
Người yêu bạn thật lòng :
• Sẽ không ngại nắm tay bạn ở giữa đám đông…
• Sẽ không giấu ảnh bạn trên Facebook, Y!M…
• Sẽ không sợ công khai bạn với bạn bè…
• Sẽ không giấu người thân về mối quan hệ của hai người…
• Sẽ tự hào, sẽ khoe, khoe nhiều lắm…
• Và cũng sẽ còn, còn nhiều, còn nhiều lắm… Bởi đơn giản
• Nếu ai đó yêu bạn thật lòng..
• Họ luôn muốn cho không chỉ những người xung quanh…
• Mà họ còn muốn cho cả thế giới biết rằng…
• Họ yêu bạn nhiều như thế nào..
. • Được yêu bạn họ hạnh phúc ra làm sao..
. • Mà không cần ngụy trang, không cần giấu giếm.. Thế nên để nhận ra ai yêu mình thật lòng không phải là quá khó, đúng không bạn ?
Khi mà..
~ Người ta mới thích nhau……
~ Người ta thường rất tin tưởng nhau…
Nhưng ..
~ Càng về sau….
~ Người ta lại càng hay nghi ngờ nhau …
~ Kễ cả đó là từ những điều nhỏ nhặt nhất…….
Không phải…
~ Là vì người ta…
~ Đã hết thích nhau ….
Mà là vì….
~ Ai cũng sợ mất đi…..
~ Người mà mình đang yêu thương nhất..
Không chỉ là những câu nói hay mà chúng tôi chuyên sưu tầm và chia sẻ cùng các bạn độc giả những bài thơ tình yêu hay, những stt về tình yêu, danh ngôn về tình yêu và cuộc sống. Hãy ghé thăm ## thường xuyên để đọc được những bài viết hay nữa nhé.
Phương Vị: Cả Nam lẫn Bắc Đẩu Tinh Tính: Dương Hành: Thổ Loại: Đế Tinh Đặc Tính: Quyền Uy, Phúc Đức, Tài Lộc
Tử Vi là sao chủ của chòm sao Tử Vi gồm có sáu sao: Tử Vi, Liêm Trinh, Thiên Đồng, Vũ Khúc, Thái Dương, Thiên Cơ. Sao Tử Vi là một trong 14 chính tinh và còn là sao chính trong khoa tử vi nên còn gọi là đế tinh (sao vua) và được an đầu tiên trong lá số tử vi.
Hai chòm sao Tử Vi và Thiên Phủ hợp lại để tạo thành 14 chính tinh (sao chính) trong lá số tử vi. Trường hợp một cung trên lá số không có chính tinh thì được gọi là cung Vô Chính Diệu tức là cung này không có sao chính tọa thủ.
Sao Tử Vi được an theo cục và ngày sinh.
Vị Trí Ở Các Cung
- Miếu địa (tốt nhất) ở các cung: Tỵ, Ngọ, Dần, Thân. - Vượng địa (tốt) ở các cung Thìn, Tuất. - Đắc địa (tốt vừa) ở các cung Sửu, Mùi. - Bình hòa (bình thường) ở các cung Hợi, Tý, Mão, Dậu.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Mệnh
Tướng Mạo
Cung Mệnh có Tử Vi miếu, vượng hay đắc địa thì thân hình cao lớn, hồng hào. Còn Tử Vi bình hòa thì thân hình vừa phải.
Tính Tình
- Miếu địa: Thông minh, trung hậu, nghiêm cẩn, uy nghi, sáng tạo, lãnh đạo. - Vượng địa: Thông minh, đa mưu túc trí, bất nghĩa, có oai phong. - Đắc địa: Thông minh, thao lược, can đảm, liều lĩnh. - Bình hòa: Kém thông minh, nhân hậu.
Công Danh Tài Lộc
Nếu Tử Vi ở các vị trí miếu, vượng hay đắc địa thì không cần các phụ tinh tốt khác đi kém theo cũng vẫn có sự phú quý và quyền uy. Tuy nhiên nếu được các sao sau đây đi kèm thì sự phú quý càng chắc chắn hơn.
- Có Thất Sát đồng cung: Thất Sát như lưỡi gươm báu, đi chung với Tử Vi càng làm cho Tử Vi có thêm uy lực hơn.
- Thiên Phủ đồng cung hay hội chiếu: Thiên Phủ là kho trời nên càng có ý nghĩa dồi dào về tài lộc khi đi kèm với Tử Vi.
- Thiên Tướng đồng cung: Thiên Tướng có nghĩa là tướng Trời, cho nên Tử Vi có Thiên Tướng đi kèm như vị vua có tướng tài bên cạnh phò tá nên càng thêm vững chắc trên đường lãnh đạo chỉ huy.
- Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt: Đây là các sao phụ như quần thần theo hộ giá cho vị Vua. Các sao này sẽ khiến cho Tử Vi bảo đảm thêm phần tài lộc, công danh. Sự hội tụ của các sao này chung quanh Tử Vi làm nổi bật khả năng lãnh đạo, chỉ huy của sao vua.
Ở vị trí bình hòa, Tử Vi cần phải có các sao tốt đi kèm mới bảo đảm được sự phú quý hưng vượng.
Tử Vi gặp các sao xấu như Tuần, Triệt, Kình, Đà, Không, Kiếp thì diễn tả một tính nết xấu xa và thường gặp tai nạn trong cuộc đời. Nếu là nữ mệnh thì tính tình đê tiện, dâm đãng, khắc hại chồng con tuy là có tiền bạc khá giả.
Phúc Thọ Tai Họa
Tử Vi là một phúc tinh nên còn đem đến phúc đức cho cung tọa thủ. Đặc biệt Tử Vi chế giảm được hung tính của hai sao Hỏa Tinh và Linh Tinh. Tuy nhiên năng lực cứu giải tai nạn của Tử Vi sẽ bị kém đi rất nhiều khi đóng tại các cung Hợi, Tý, Mão, Dậu. Thêm nữa nếu Tử Vi bị hai sao Tuần hoặc Triệt án ngữ hay sát tinh xâm phạm thì càng bất lợi hơn. Trường hợp này đương số sẽ gặp phải những nghịch cảnh trong cuộc đời như:
- Sớm mồ côi cha mẹ, hoặc phải chịu cảnh góa bụa, cô độc. - Khắc anh chị em hay khắc chồng con, hay vợ con. - Thường bệnh hoạn hay yểu tử. - Phải tha phương lập nghiệp. - Gặp nhiều cảnh hiểm nguy trong cuộc đời. - Nghèo khổ, xui xẻo. - Công danh trắc trở, khổ nhọc cả đời. - Nữ mệnh thì phải chịu cảnh muộn chồng hay vợ lẻ.
Riêng trường hợp Tử Vi ở cung Mão hoặc Dậu và đồng cung với Tham Lang thì Tử Vi tượng trưng cho sự bi quan, yếm thế, thường gặp nghịch cảnh và luôn có chí xuất trần. Nếu đương số đi tu thì sẽ đạt được sự thanh nhàn và phúc đức.
Những Bộ Sao Tốt
- Tử Vi, Thiên Phủ tọa thủ (ở ngay cung Mệnh) hay giáp Mệnh (ở hai bên cung Mệnh). - Tử Vi, Thiên Tướng. - Tử Vi, Thất Sát. - Tử Vi, Vũ Khúc - Tử, Phủ, Vũ, Tướng - Tử Vi và các sao tốt Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Khoa, Quyền, Lộc, Long, Phượng, Quang, Quý, Đào, Hồng v.v... - Tử, Phủ, Kỵ, Quyền hay Tử, Sát, Quyền ở Tỵ hoặc Hợi.
Nhất là cách Tử Phủ Vũ Tướng có kèm các sao tốt kể trên. Đây là cách đế vương, báo hiệu một sự nghiệp lãnh đạo to lớn của một vị nguyên thủ quốc gia. Nếu không gặp sát tinh thì ngôi vị vững vàng, dễ tạo quyền bính trong thời bình. Ngược lại, nếu bị Kình, Đà, Không, Kiếp, Hỏa, Linh đắc địa đi kèm thì sẽ đắc vị trong thời ly loạn, chiến tranh hoặc đất nước gặp cảnh gay go thử thách cần phải có sự tranh đấu với nhiều khó khăn, trở ngại.
Những Bộ Sao Xấu
- Tử Vi gặp Tuần hay Triệt thì trong đời thường gặp tai nạn, dù có chí lớn cũng không thể mưu thành đại sự được.
- Tử Vi, Thất Sát gặp Tuần hay Triệt thì mưu sự bất thành, chỉ có hư danh và hay gặp tai nạn trong cuộc đời.
- Tử Vi ở các cung Tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) diễn tả một con người bất trung, bất nghĩa, bất hiếu vì khi Tử Vi đóng ở các vị trí này sẽ gặp Thiên La, Địa Võng (Thìn, Tuất) và có Phá Quân đi kèm. Nếu có được cát tinh đi kèm thì mới có uy quyền và danh tiếng. Tại các vị trí này, nếu Tử Vi gặp cả sao tốt lẫn sao xấu thì sẽ là người rất đặc biệt có nhiều mưu lược, và thủ đoạn, dám làm những việc bất nhân, bất nghĩa nhưng vẫn sử dụng được cả người tốt lẫn người xấu.
- Nếu Tử Phá thiếu các sao tốt thì con người bất nhân, bất nghĩa, độc ác, khát máu, tham nhũng và thường bị thất bại nặng hoặc phải phá sản một lần trong đời.
- Tử Vi có Tham Lang đồng cung biểu diễn một cuộc đời của một vị tu hành, xuất thế. Nhất là khi có hai sao Địa Không và Địa Kiếp thì điều này càng chắc chắn hơn nữa.
- Tử Vi gặp Không, Kiếp, Đào, Hồng là sổ yểu tử, chết sớm.
- Tử Vi gặp Kình, Đà, Quyền, Lộc là người có quyền lực danh vọng nhưng lòng dạ hung hiểm, độc ác, vô đạo, bất nhân.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Phụ Mẫu
Tử Vi ở các cung Ngọ, Tý, hay có thêm Thiên Phủ, hoặc Thất Sát đồng cung thì cha mẹ giàu sang, sống lâu, giúp đỡ được con cháu, và có di sản để lại cho con cái.
Riêng trường hợp Tử Sát hay Tử Tham tại cung Phụ Mẫu thì cha mẹ bất hòa với nhau hay cha mẹ bất hòa với con cái. Trường hợp cung Phụ Mẫu có Tử Vi và Phá Quân đồng cung thì người con khắc cha mẹ, hoặc phải chịu cảnh mồ côi, hoặc phải sống xa cha mẹ, hạnh phúc gia đình bị kém. Gặp trường hợp này cần phải xét thêm hai sao Thái Dương (cha) và Thái Âm (mẹ) để biết rõ thêm sự tốt xấu nghiêng về cha hay mẹ.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Phúc Đức
Những trường hợp tốt của sao Tử Vi với cung Phúc Đức là: - Ở Ngọ hay Tý. Tốt nhất là ở Ngọ. - Thiên Phủ hay Thiên Tướng đồng cung. -Thất Sát đồng cung. Nhưng trường hợp này vì gặp sát tinh nên phải xa họ hàng hay sống cuộc đời lưu lạc tha phương mới tốt.
Những trường hợp xấu cho cung Phúc Đức có sao Tử Vi là: - Tử Vi, Phá Quân đồng cung. - Tử Vi, Tham Lang đồng cung. - Tử Vi gặp các sao xấu, nhất là Không, Kiếp, Kình, Đà, Linh, Hỏa. Đây là trường hợp bất lợi nhất.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Điền Trạch
Tương tự như cung Phúc Đức, nếu cung Điền Trạch có sao Tử Vi và ở vào các trường hợp đã ghi cho cung Phúc Đức thì đương số sẽ có nhà cửa rộng lớn, tài sản phát triển dồi dào, có thể do thừa hưởng gia tài hoặc tự tay tạo dựng sự nghiệp vẻ vang.
Nếu cung Điền Trạch có Tử Vi mà gặp phải các sao Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang thì không giữ được của dù có gia sản lớn lao, hoặc phải chịu cảnh sa sút dần và có thể đi đến phá sản khi có Phá Quân đồng cung. Đặc biệt nếu có thêm các hung tinh khác thì có thể đi đến khánh tận và chịu cảnh vô sản, nghèo khổ.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Quan Lộc
Những bộ sao tốt và xấu cho sao Tử Vi ở cung Mệnh đều có thể áp dụng cho cung Quan Lộc. Tốt nhất là Tử Vi ở Ngọ hoặc đồng cung với ba chính tinh Thiên Phủ, Thiên Tướng và Thất Sát. Nếu cung Quan Lộc có Tử Vi đi với Thiên Tướng thì con người độc tài, hay tranh giành quyền lực. Tử Vi đi với Thất Sát thì có năng khiếu về võ nghiệp. Nếu đồng cung với Phá Quân và Tham Lang thì sẽ gặp sự thăng trầm, tai họa trong đường công danh, quan lộc, để cuối cùng phải chuyển qua doanh nghiệp, thương mại.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Thiên Di
Các cách Tử Vi ở Ngọ, Tý hay Tử Phủ, Tử Tướng, Tử Sát đều tốt. Có nghĩa là đương số sẽ gặp hoàn cảnh xã hội thuận lợi tốt đẹp, cuộc sống luôn gặp môi trường thuận tiện. Đây là một con người sinh ra đã gặp mọi thời cơ thuận lợi, tốt đẹp, nhiều người giúp đỡ, thường giao tiếp với bậc quyền quý, cao sang, càng ra ngoài xã hội nhiều thì cuộc đời càng may mắn, luôn được nhiều người tín nhiệm giúp đỡ.
Trái lại nếu Tử Vi ở cung Thiên Di mà gặp các sao Phá, Tham hay các sát tinh khác thì thường gặp nhiều nghịch cảnh xã hội, thường bị người ngoài dèm pha, hãm hại, có thể chết tha phương hoặc bị ám sát.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Tật Ách
Tử Vi là sao vua và là phúc tinh nên đóng ở cung Tật Ách có năng lực giải trừ mọi tai nạn, bệnh tật, hiểm họa trong đời. Đây là sao cứu giải hoạn nạn mạnh nhất trong các sao và có hiệu lực cứu giải như Thiên Phủ, Thiên Lương. Trong trường hợp cung Tật Ách có sao Tử Vi và đồng cung với sao Phá Quân thì năng lực giải cứu của sao Tử Vi cũng không bị suy giảm.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Tài Bạch
Tử Vi cũng là một sao chủ về tài bạch cho nên Tử Vi đóng ở cung Tài Bạch mà được miếu địa hay vượng địa và không gặp Tuần hay Triệt án ngữ thì sẽ bảo đảm được một gia sản tiền bạc đồi dào.
Thêm nữa, nếu sao Tử Vi đi kèm với các sao chủ về tiền bạc, của cải như Thiên Phủ, Vũ Khúc thì càng thịnh vượng hơn nữa. Gặp những trường hợp này, đương số sẽ có trách nhiệm giữ về tiền bạc, kho lẫm như ngân hàng hay tài chánh. Nếu đồng cung với Thất Sát cũng sẽ làm giàu dễ dàng nhanh chóng. Nhưng nếu cung Tài Bạch ở Tý thì sẽ kém hơn các trường hợp trên. Nếu Tử Vi đồng cung với Phá Quân thì trong đời sẽ trước nghèo sau giàu nhưng cũng có lần phá sản. Đồng cung với Tham Lang thì tài sản sư nghiệp tầm thường, dù có của cải gia sản thì cũng sẽ bị sa sút dần. Cuối cùng nếu Tử Vi ở cung Tài Bạch mà gặp các sát tinh nặng khác thì trong đời ít nhất cũng có một lần bị phá sản.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Tử Tức
Tử Vi ở cung Tử Tức thì đương số sẽ có cả con trai lẫn gái. Nếu miếu địa, vượng địa hay đắc địa hoặc đồng cung với Thiên Phủ hay Thiên Tướng thì nhiều con cái và con cái đều khá giả. Nếu Tử Vi đi với Thất Sát thì khó nuôi con, nhất là gặp thêm các sao xấu thì có thể ít con hoặc phải chịu cảnh hiếm muộn. Nếu cùng với Phá Quân hay Tham Lang thì ít con cái và con sẽ xung khắc với cha mẹ.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Phu Thê
Tốt nhất là cung Phu Thê ở Ngọ và có Tử Vi đồng cung với Thiên Phủ. Trường hợp này diễn tả một gia đình vợ chồng tương đắc tâm đầu ý hợp, luôn có hòa khí và chung thủy trong đời sống vợ chồng.
Cung Phu Thê có Tử Vi và Thiên Tướng thì cả hai vợ chồng đều rất can trường cứng cỏi. Vì vậy vợ chồng có thể gặp cảnh xích mích, bất hòa nhưng cuộc sống gia đình vẫn tốt đẹp. Thông thường thì vợ hay chồng sẽ là người con trưởng trong gia đình, nếu không là con trưởng thì cũng sẽ đoạt trưởng, nghĩa là có quyền quyết định trong gia đình và được các anh chị em nể phục, kính trọng.
Nếu Tử Vi gặp Sát hay Tham thì muộn lập gia đình mới tốt. Nếu gặp Phá thì vợ chồng thường bị hình khắc chia ly. Nếu gặp Tham thì chỉ sự bất hòa vì Tham Lang là sao chỉ về sự ghen tuông, chiếm hữu.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Huynh Đệ
Cung Huynh Đệ có sao Tử Vi thì đương số có anh cả hoặc chị cả vì sao Tử Vi chỉ về người đứng đầu trong anh chị em. Trường hợp cung Huynh Đệ có sao Tử Vi ở Ngọ hoặc đồng cung với Thiên Phủ hay Thất Sát thì gia đình có đông anh em, khá giả và hòa thuận. Nếu có Thiên Tướng đi kèm thì anh em tuy khá giả nhưng hay có sự bất hòa vì Thiên Tướng là sao chủ về sự cạnh tranh, cứng cõi, ương ngạnh. Trường hợp Tử Vi đồng cung với Phá Quân thì sẽ có anh em dị bào, cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha và anh em ruột thường hay bất hòa. Nếu Tử Vi đi với Tham Lang thì anh em ly tán, nghèo khổ, vất vả và nếu gặp các sát tinh khác thì anh em có thể có người bị tử nạn, hao hụt lần lần hay trong anh chị em có người là phần tử xấu trong xã hội.
Tử Vi Khi Vào Các Hạn
Sao Tử Vi là đế tinh, không có vị trí hãm địa nên khi vào các đại hạn, hay tiểu hạn tại các cung miếu, vượng hay đắc địa hoặc đồng cung với các sao Thiên Phủ, Thiên Tướng, Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc thì rất tốt mọi việc đều may mắn, thuận lợi. Nếu gặp Khôi, Việt thì càng vẻ vang hơn. Riêng các vị trí bình hòa như Tý, Hợi, Mão, dậu thì năng lực sẽ kém tốt hơn, nhưng nếu gặp bất lợi thì khó tránh khỏi.
Sao Tử Vi gặp các sát tinh Không, Kiếp, Kỵ, Hình thì bị đau ốm, bệnh hoạn hoặc mất của hay bị kiện tụng. Gặp Kình, Đà, Kỵ thị bị đau ốm hay bị lừa gạt. Đặc biệt khi Tử Vi gặp Tuần và Triệt ở cả đại hạn lẫn tiểu hạn lại thêm Kình, Đà, Không, Kiếp (chưa kể các nguyệt hạn, nhật hạn và thời hạn) như một vị vua mà bị nhiều quân phiến loạn vây hãm thì tính mạnh có thể bị lâm nguy.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Mỹ Ngân (##)
Hai và Tám 2 – Lưu Niên |
Ba và Chín 3 – Tốc Hỷ * |
Tư và Mười 4 – Xích Khẩu |
Giêng và Bảy 1 – Đai An * |
Sáu và Chạp 6 – Không Vong |
Năm và Mười một 5 – Tiểu Cát * |
* Quy tắc tính:
– Bắt đầu tính từ ngày mồng một (âm lịch), ở ô số 1, qua ô số 2, cứ thế các ngày tiếp theo lần lượt tính theo chiều kim đồng hồ. Ngày nào rơi vào một trong các ô có những chữ: Đại An – Tốc Hỷ – Tiểu Cát (các ô có sao) là ngày tốt cho xuất hành. Ví dụ: Ngày mồng một của tháng Giêng và tháng Bảy ở ô số 1 Đại An; mồng hai ở ô số 2 Lưu Niên; mồng ba ở ô số 3 Tốc Hỷ; cứ thế mà tính để chọn ngày xuất hành.
– Không dùng những ngày rơi vào các ô Lưu Niên – Xích Khẩu – Không Vong.
Thơ vịnh ngày xuất hành:
Đại An đi gặp quý nhân
Có cơn chu cấp, có phần tiễn đưa
Gặp thời không nắng, không mưa
Bình an vô sự rất vừa ý ta.
Tốc Hỷ gặp bạn cùng đường,
Thành đôi tri kỷ củng thường xảy ra.
Gặp tài, gặp lộc đến ta
Cầu chi củng được thật là vui thay.
Tiểu Cát gặp hội Thanh Long
Muốn tài, muốn chức còn mong điều gì.
Cầu gì được nấy chả nghi,
Bình an vô sự một khi đi đường.
Lưu niên gặp chuyện hất thường
Bạn thời không gặp, nửa đường lại nguy.
Bằng không lưu lạc một khi,
Nhiều đường trắc trở, nhiều khi nhọc nhằn.
Xích khẩu là chuyện chẳng lành,
Xảy ra tranh cãi lại phiền thị phi,
Lai còn mất của môt khi,
Nếu không gặp họa, phân ly là thường.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Đây là điển cố thứ Hai ba trong quẻ Quan Thế Âm Bồ Tát, mang tên Hoài Đức Chiêu Thân (còn gọi là Hoài Đức Thành Thân). Quẻ Quan Thế Âm Bồ Tát Hoài Đức Chiêu Thân có bắt nguồn như sau:
Cao Hoài Đức (926 – 982) là một đại tướng nối tiếng thời Bắc Tống, có sức mạnh hơn người, từng lập nhiều chiến công hiển hách. Khi nổ ra cuộc binh biến Trần Kiều, ông đã đem long bào khoác lên mình Triệu Khuông Dấn, buộc Triệu Khuông Dấn lên ngôi hoàng đế. Sau này, khi Triệu Khuông Dấn đã làm hoàng đế, Cao Hoài Đức và Thạch Thủ Tín thấy được ý đồ “tiệc rượu trả bỉnh quyền” (Triệu Khuông Dần mượn cớ tố chức tiệc rượu đế thu hồi binh quyền của các tướng), nên hai người đã chủ động trao trả binh quyền, rồi rút lui để toàn thân.
Triệu Khuông Dấn rất yêu mến Cao Hoài Đức, viên đại tướng có khí phách anh hùng, ứng biến linh hoạt, tuy không thích đọc sách nhưng rất hiểu âm luật (Cao Hoài Đức có thể tự sáng tác nhạc khúc), nên ông đã chủ động chọn Cao Hoài Đức làm rể của nhà mình.
Cao Hoài Đức đến trung niên thì mất vợ, vào chầu cả ngày mặt ủ mày chau, cũng không thích trò chuyện với người khác. Triệu Khuông Dấn thấy vậy, liền bàn bạc với Đỗ thái hậu, muốn gả em gái là Yên Quốc Trưởng công chúa cho Cao Hoài Đức. Đỗ Thái hậu rất vui mừng, nhưng chưa đồng ý ngay. Nguyên nhân là “đàn ông được tái hôn, nhưng phụ nữ không được tái giá”, Trưởng công chúa tuy tuổi chưa quá hai mươi, vẫn trẻ trung xinh đẹp, nhưng lại là quả phụ, xét về lễ là không được.
Biết được nguyên do khiến Thái hậu lưỡng lự, Triệu Khuông Dấn nghĩ cách rồi cười nói: “Vậy để trẫm hỏi ý công chúa xem sao!” Thái hậu cười, gật đầu đồng ý. Triệu Khuông Dấn gọi Trưởng công chúa đến, hỏi công chúa đã từng gặp đại tướng Cao Hoài Đức của nhà Tống, ấn tượng với Cao Hoài Đức như thế nào. Trưởng công chúa đã gặp Cao Hoài Đức, thấy người này lưng hố eo gấu, phong thái ngời ngời, lại đang ở trong độ tuổi có sức hấp dẫn nhất của người đàn ông. Trưởng công chúa khéo léo dùng một vài lời ca ngợi để thể hiện thiện cảm với Cao Hoài Đức cho Triệu Khuông Dấn biết. Triệu Khuông Dan ngầm hiểu công chúa đã bằng lòng, bèn vỗ tay mà nói: “Vậy hãy để trẫm làm chủ, gả công chúa cho Cao tướng quân!” Công chúa đáp: “Thánh thượng là hoàng đế, lại là huynh trưởng, tiểu muội làm sao dám trái ý?”
Về phía Trưởng công chúa đã có được câu trả lời, Triệu Khuông Dẩn bèn triệu kiến hai trọng thần là Triệu Phổ và Đậu Nghị, để giao phó việc hôn nhân. Triệu Phố và Đậu Nghị đích thân đến nhà Cao Hoài Đức, muốn làm người mai mối cho Cao Hoài Đức. Cao Hoài Đức vừa nghe đến Yên Quốc Trưởng công chúa thì rất vui mừng, ông đã gặp Trưởng công chúa, biết nàng còn trẻ và xinh đẹp, nhan sắc hơn người. Hơn nữa, cưới Trưởng công chúa, như vậy sẽ không còn giống như Tôn Quyền và Chu Du “đã thiệt phu nhân lại mất quân”, không chỉ cưới được người vợ đẹp, lại đường đường trở thành phò mã, danh chính ngôn thuận là hoàng thân quốc thích!
Ba người trò chuyện vài câu, Triệu Phổ và Đậu Nghị liền vào triều bẩm báo. Triệu Khuông Dấn lệnh cho quan Thái sử chọn ngày tốt, cử hành hôn lễ cho Cao Hoài Đức và Yên Quốc Trưởng công chúa, lại ban cho Cao Hoài Đức một dinh cơ ở phường Hưng Ninh, phong cho ông làm Phò mã Đô úy. Trưởng công chúa được gặp vị lang quân như ý, không còn cô quạnh nữa. Cao Hoài Đức vui mừng vì có được người vợ xinh đẹp bầu bạn, để lại giai thoại “trong không có đàn bà không chồng, ngoài không có đàn ông không vợ”, ai nấy đều chọn được bạn đời như ý.
Đàn ông thích phụ nữ đẹp là chuyện đương nhiên. Nhưng đàn ông cũng thích cả phụ nữ xấu, nếu không phải như vậy sao dân gian lại có câu: “Đàn bà không xấu đàn ông không yêu”. Xem ra những phụ nữ “xấu” vẫn có nhiều lợi thế trong chuyện tình cảm. Phụ nữ xấu có những "nét đẹp ngầm" mà phụ nữ đẹp không bao giờ có.
Không lo mất vợ Trong một xã hội xảy ra nhiều vụ ngoại tình, đánh ghen như hiện nay, một người đàn ông chắc chắn không hy vọng có ngày trên đầu mình mọc thêm sừng. Với họ, ở một phương diện nào đó, khi vợ mình có người đàn ông khác cũng có nghĩa là họ đã kém tài hoặc thiếu sót về khoản nào đó như khả năng kiếm tiền hay giường chiếu. Đàn ông nghĩ, cưới một người vợ xấu nguy cơ họ ngoại tình sẽ ít hơn.
Phụ nữ xấu cũng có hương vị riêng Phụ nữ xấu có nét duyên ngầm mà nhiều cô gái xinh đẹp không có. Ở họ có nét duyên đằm thắm, dịu dàng, đảm đang khiến đàn ông cực kỳ thích.
Không khổ sở vì ghen tuông Những người đàn ông có vợ/bạn gái xinh đẹp thường hay phải ghen tuông. Thật khổ sở khi luôn lo lắng về “thằng cha” nào đó đang rình rập hòng cuỗm nàng đi. Mỗi khi nàng đi chơi xa, đi công tác, bạn đều thấp thỏm lo sợ, gọi điện, nhắn tin không ngơi tay bởi bạn biết gã đàn ông nào chẳng thích nàng. Và có thể đến một lúc nào đó, nàng sẽ yếu lòng mà ngã vào những cám dỗ. Đàn ông sẽ ít phải lo lắng hơn nếu vợ có nhan sắc trung bình/ trung bình khá.
Cùng chia sẻ cuộc sống Những cô gái xinh đẹp thường dành nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc vào công cuộc làm đẹp. Những từ luôn xuất hiện trong đầu họ là “mua sắm, mĩ phẩm, quần áo, làm tóc...”. Những cô gái giản dị đương nhiên không cầu kỳ về vẻ bề ngoài. Họ dành thời gian và tiền bạc để đầu tư vào học tập, sự nghiệp, và gia đình... Cách chi tiêu phù của họ cũng hợp lý hơn, với tư cách là một người vợ, người mẹ, họ sẽ biết quan tâm tới nhu cầu của các thành viên khác trong gia đình.
Được là chính mình nhiều hơn Đi cùng người đẹp, trang phục không chỉn chu hay một phút không “lịch lãm, ga lăng, lãng mạn” của đàn ông có thể khiến cô nàng hờn dỗi, ngán ngẩm. Điều này cũng dễ hiểu bởi một người đẹp bao giờ cũng muốn cặp với một người tương xứng với mình. Bởi vậy, người đàn ông trong trường hợp này sẽ phải hao tâm tổn sức, đầu tư thời gian trau chuốt và thậm chí có lúc sẽ cảm thấy mất đi con người thật của mình.
Phụ nữ xấu thường thích không khí gia đình Thực tế cho thấy, những cô vợ đẹp thường ít quan quâm tới gia đình hơn phụ nữ xấu. Những phụ nữ nhan sắc bậc trung thường có xu hướng vì gia đình, chồng con hơn. Theo Phunutoday
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Minh Tuyết (##)
Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống đạo đức quý báu. Trong số vô vàn những chuẩn mực xã hội đó, có truyền thống đạo lý: “Uống nước, nhớ nguồn”. Nhớ ơn các đấng sinh thành, tổ tiên đã sinh ra, nuôi dưỡng, bồi đắp cho chúng ta có cuộc sống hôm nay. Nhớ ơn các bậc thánh, phật, anh hùng có công lao đối với cộng đồng. Vì vậy, khi các bậc tiền nhân không còn nữa, dân tộc ta lập nơi để thờ cúng, tưởng nhớ công lao, và thể hiện lòng hiếu thảo. Trong dương trạch, có một khu vực mang giá trị linh thiêng và đậm đà truyền thống đạo đức, cũng có giá trị giáo dục thế hệ trẻ, về lòng biết ơn và hiếu thảo đối với các thế hệ đi trước…
Không được bố trí bàn thờ ở những phương vị quan sát của căn nhà, nếu không con cháu bất hiếu, vô lễ, trong nhà xuất hiện quả phụ
Theo Phong thủy Bát trạch phương vị nên đặt hướng bàn thờ là các phương vị cát lợi, nghĩa là hướng về các hướng: Sinh khí, Thiên y, Phúc đức, Phục vị. Tránh các hướng xấu như: Tuyệt mệnh, Lục sát, Ngũ quỷ, Họa hại. Các trạng thái về phương vị này được căn cứ vào tuổi của gia chủ. Ví dụ: Chủ nhà sinh năm 1984, giới tinh là Nam. Năm 1984, Giáp Tý quái mệnh là cung Đoài thuộc Tây tứ mệnh. Tây tứ mệnh thì phải chọn hướng của bàn thờ thuộc nhóm Tây tứ, mới tạo nên thế hài hòa, tương trợ. Tránh các hướng Đông tứ. Như trường hợp này bàn thờ nên hướng về các phương vị: Tây bắc – Càn (Sinh khí), Tây – Đoài (Phục vị), Đông bắc – Cấn (Phúc đức), Tây Nam – Khôn (Thiên y). Tránh các phương vị: Nam – Ly (Ngũ quỷ), Đông – Chấn (Tuyệt mệnh), Bắc – Khảm (Họa hại), Đông Nam – Tốn (Lục sát).
Vận dụng phương pháp Huyền không phi tinh thì nên đặt bàn thờ tránh các phương vị có các sao Lục bạch, Thất xích, Ngũ hoàng, Nhị hắc khi các sao này thất lệnh, đối với Lục bạch thất lệnh là quan tinh, Thất xích là tặc tinh, Ngũ hoàng là sát tinh, nếu đặt bàn thờ tại các phương vị có các sao này thất lệnh thì con cháu bất hiếu, vô lễ, ương ngạnh, lớn bé không còn tôn ti, trật tự
Không được bố trí bàn thờ ở hai phương vị phải trái của cửa nhà, nếu không chủ người trong nhà luôn gặp chuyện đau thương, rơi lệ.
Bàn thờ cần đặt ở chỗ chính diện trong phòng thờ vì nơi thờ tự cần sự nghiêm trang, kính trọng và mang tính linh thiêng. Ngoại trừ bàn thờ thần tài, còn lại bàn thờ tổ tiên, bàn thờ thần phật đều không được để ở chỗ bên phải, bên trái của cánh cửa. Vì sao vậy:
Bàn thờ bên trái cánh cửa
Bàn thờ cần yên tĩnh, sạch sẽ, tránh ô nhiễm, ồn ào
Theo quan niệm của dân gian phương Đông nơi thờ tự thường được đặt ở những nơi yên tĩnh. Thực tế chứng minh, đền, đài, miếu, mạo, chùa chiền thường ở những nơi tĩnh mịch, toát lên sự tôn nghiêm. Bàn thờ cũng vậy, cần sự yên tĩnh, tránh sự ồn ào, cần thường xuyên giữ gìn sạch sẽ, tránh ô nhiễm, bẩn thỉu. Để làm được điều đó phải vệ sinh thường xuyên.
Về mặt ô nhiễm, ngoài việc ô nhiễm về tiếng ồn, ô nhiễm không khí còn không được để ô nhiễm về văn hóa ứng xử. Lý giải nguyên nhân tại sao giờ nhiều gia đình không để bàn thờ ở phòng khách, vì xã hội hiện đại, nhiều giá trị đạo đức, nền nếp không còn. Khi tới nhà chơi có nhiều đối tượng rất hỗn tạp, phát ngôn bậy bạ, nói tục, chửi thề…
Bàn thờ tốt nhất ở nơi bằng phẳng, rộng rãi trước sảnh đường, phía trước bàn thờ không được có những hình sát như cột trụ, cột điện hay nóc nhà chĩa thẳng vào, cung không được đối diện với đường thằng hoặc đường phản cung, ngõ ngách, nhà vệ sinh, cửa phòng
Nơi đặt bàn thờ là một nơi phải khá lý tưởng, ngoài việc tránh được những bất lợi về yếu tố lý khí, còn cần phải tránh những sát khí về hình thể, những sát khí về hình thể gồm có trụ điện, cột trụ, nóc nhà đối diện, đường trực xung, đường phản cung, cửa phòng, nhà vệ sinh…
Khi tránh những hình sát trên thì cần hướng tới những nơi bằng phẳng, minh đường rộng rãi, mới bảo đảm sự yên tâm về phong thủy và tâm linh
Nơi thời cúng, bàn thờ không được có xà nhà chiếu thẳng xuống, nếu xà nhà bị chèn ép bàn thờ thì cần có trần nhà che chắn, hoặc bố trí các vật ở giữa bàn thờ và tường để tránh bàn thờ dưới xà nhà
Trong mọi kết cấu, xà ngang, dầm nhà không phải là một kết cấu lý tưởng. Bất kể là phòng ăn, phòng ngủ, phòng đọc sách hay phòng thờ đều kỵ kết cấu này. Khi xuất hiện xà ngang, dầm nhà sẽ tạo nên áp lực như gánh một vật nặng vậy, vì vai trò của xà ngang, dầm nhà là gánh đỡ, trần nhà, mái nhà, vì thế nên khi gặp kết cấu này, cần bố trí, sắp xếp lại, như phần gạch chân trên
Không đặt bàn thờ dưới xà ngang
Bàn thờ không được bố trí ở phía trước phòng ngủ của ngôi nhà, cũng không được bố trí trước cửa phòng tắm hay nhà vệ sinh, nếu không trong nhà dễ mắc bệnh về tinh thần, sức khỏe suy yếu
Phòng ngủ, phòng vệ sinh, phòng tắm là những nơi con người sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật. Nó vốn diễn ra nhiều biến động, có thể là nơi sinh hoạt tình cảm vợ chồng (phòng ngủ), và các hoạt động khác nữa (đối với các phòng có các chức năng khác), việc bố trí phòng thờ quay về hướng các phòng trên phạm tội bất hiếu với tổ tiên, vô lễ với thần phật. Mà đối với người phương Đông hay bất cứ những dân tộc quốc gia nào trên thế giới rất xem trọng việc hiếu thảo, kính đễ. Thậm chí, đời Hán tuyển dụng quan lại có khoa hiếu liêm, bao gồm hiếu thảo với bề trên, liêm khiết, ngay thẳng, thì mới có đủ đạo đức làm quan. Đối với tổ tiên còn không hiếu thảo, thì thử hỏi có thể trung thành và phục vụ được ai ngoài xã hội.
Phong thủy học còn cho rằng, có những kết cấu với phòng thờ mà phạm các điều trên sức khỏe người ở sẽ suy yếu và mắc bệnh về tinh thần
Bàn thờ đối diện với cửa phòng ngủ là hung
Tường nhà phía sau bàn thờ cần kiên cố, chắc chắn, không được tựa sát vào cầu thang hoặc đường đi, nếu không sẽ đối mặt với nguy hiểm, đại hung
Ở mục trước đã nói về minh đường của phòng thờ phải rộng rãi. Ngoài minh đường ra vị trí kháo sơn cũng cần phải vững chắc, kiên cố, tuyệt đối không được dựa vào cầu thang, hoặc đường đi.
Không chỉ có vậy, bàn thờ cũng phải chọn lựa loại kiên cố, vững chắc. Tôi từng thấy có gia đình, vì mua bàn thờ làm sẵn, người ta vì mục đích thương mại nên dùng cả gỗ tạp để gia công chế tạo. Được vài năm sau, bàn thờ hư mọt. Một hôm gia đình đó thắp hương, đặt lên đó rất nhiều đồ ăn và trọng lượng khá lớn. Vì mải mê việc kinh doanh, làm ăn nên có lẽ họ cũng ít khi quan tâm đến chất lượng của bàn thờ đã quá xuống cấp. Ầm ! một cái, chiếc bàn thờ sập xuống, kéo theo tất cả mọi thứ trên đó cùng rơi và đổ vỡ. Không biết ảnh hưởng của việc đó lợi hại ra sao, nhưng chắc chắn về mặt tâm lý thì cả nhà đó đều cảm thấy không yên tâm là điều đầu tiên.
Bàn thờ dựa vào cầu thang
Phía trước bàn thờ không được có gương phản chiếu
Gương là một vật dụng thông thường, nhưng cũng có tính năng về phong thủy. Nó có tác dụng phản xạ ánh sáng và sát khí. Đối với gương phản chiếu trước bàn thờ chính là một dạng quang sát, trong khi đó phong thủy bàn thờ có thuộc tính âm, cần yên tĩnh, và tránh ánh sáng mạnh. Nếu xuất hiện bố trí trên sẽ bất lợi nhiều mặt. Nên chuyển gương đi chỗ khác hoặc làm rèm, bình phong che chắn, hoặc phủ lên gương một lớp vải đỏ
Bàn thờ đối diện với gương
Bàn thờ không được bố trí ở góc của ngôi nhà
Tại các phương vị góc nhà là khu vực điểm chết trong căn phòng, nó lại là phương vị ẩn khuất, ngóc ngách,không phải vị trí trung tâm, cân xứng. Vì thế, nên góc nhà không thể đặt bàn thờ, mà chỉ có bàn thờ thần tài, có thể đặt ở đó và để dưới thấp mà thôi.
Ngoài ra, người ta cũng kiêng kỵ để bàn thời dưới tầng hầm, hay bên dưới phòng ngủ. Hoặc đặt bàn thờ mà sau tường là phòng vệ sinh, đầu gường ngủ
Bàn thơ kê ở góc tường
Hải Triều
“Gái ham tài, trai ham sắc”, kì thực thì trên đời này bất kể là nam hay nữ, chắc hẳn ai cũng đều yêu cái đẹp cả. Chúng ta dễ dàng có cảm tình, sinh lòng yêu thích với những thứ gì xinh đẹp, đó như là một dạng bản năng vậy. Nhưng cũng có những người đa tình, đứng núi này trông núi nọ, mà một trong những nguyên nhân gây ra sự tình đó chính là vì họ có phần háo sắc, thường đi theo tiếng gọi của bản năng mà không hỏi ý kiến của lý trí, tạo cho người khác cảm giác họ không được nghiêm túc trong chuyện tình cảm. Vậy bạn có biết xem bói tử vi thì trong số 12 con giáp, ai là người háo sắc không? Hãy cùng theo dõi với Lịch ngày tốt nhé.
Ở đây sự khác biệt chính là những người dự lễ cưới cùng nhau đến chùa, lạy phật, nghe tụng kinh rồi cùng nhau thưởng thức các món ăn chay thanh tịnh. Lễ cưới ở chùa ngày càng được nhiều đôi bạn trẻ quan tâm vì yếu tố độc đáo, tiết kiệm và mang đậm giá trị văn hoá tâm linh người Việt.
Yêu nhau hơn ba năm, suốt mấy tháng trời suy nghĩ làm thế nào để tổ chức một đám cưới thật khó quên cho người mình yêu, anh Nguyễn Xuân Thắng, 27 tuổi, đường Ngọc Thuỵ, Gia Lâm, Hà Nội đã tổ chức một đám cưới thật độc đáo trên chùa Đình Quán (xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Anh Thắng mong muốn luôn có một gia đình tâm linh để giải tỏa những bộn bề lo toan của cuộc sống.
Anh Thắng cho hay: Trước khi muốn tổ chức lễ cưới ở chùa, hai anh chị và gia đình phải đến chùa thỉnh nguyện ý kiến của sư thầy trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý mới bắt đầu bước vào công việc chuẩn bị cho buổi lễ kéo dài khoảng một giờ. Hôn lễ tổ chức ở chùa sẽ có những nghi thức như các thủ tục bái lạy thiên địa, cha mẹ, phu thê giao bái thông thường.
Trước khi tổ chức lễ thành hôn, đôi bạn trẻ phải lên chùa từ 3-5 ngày để cùng nhau nghe sư thầy giảng về đạo vợ chồng. Ngoài ra, hai người sẽ phải viết thư cho nhau, kể lại quá trình tìm hiểu nhau, từ đâu mình bắt đầu có tình cảm với nhau. Tất cả những giận hờn, chưa hiểu rõ về nhau phải giãi bày qua bức thư, đồng thời cũng thể hiện những trăn trở, mong ước của cuộc sống trong tương lai. Hai bức thư này được dán kín đến buổi lễ thành hôn mới mở ra và đọc cho hai người cùng nghe.
Được biết, có được ý tưởng độc đáo và linh thiêng cho đám cưới của mình, trước đó, anh Thắng và vợ sắp cưới cũng đã thường xuyên đi lễ chùa vào chủ nhật hàng tuần để tìm sự thanh thản sau những ngày làm việc mệt nhọc.
Tại đây, họ đã chứng kiến một số bạn trẻ lên chùa tổ chức lễ cưới và được nghe các sư thầy khuyên răn về cuộc sống gia đình. Sau khi kết hôn, mỗi tháng, các cặp vợ chồng này lại cùng nhau lên chùa một lần để cùng ôn lại những điều phát nguyện, những lời hứa với nhau trong lễ cưới, cùng nhau bước trên một con đường đúng đắn trong cuộc sống lứa đôi.
Chứng kiến đám cưới thanh tịnh của đôi bạn trẻ Đào Thu Hiền và Khúc Văn Minh thường trú tại phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội tại chùa Thiền Viện Sùng Phúc (phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội) mới thấy hết sự đặc biệt trong nghi lễ cưới tại chùa.
Nghi thức của lễ cưới được tiến hành cũng gần giống như lễ cưới thông thường. Chỉ khác một điều, chủ hôn là một vị hoà thượng hay chư tăng, ni được mời tới dự lễ. Chư vị hoà thượng sẽ đứng ở phía trên khán đài, gia đình nhà cô dâu, chú rể cùng bạn bè đứng ở hai bên. Khi buổi lễ diễn ra, tân lang và tân nương sẽ quỳ trước mặt các vị chư tôn đức tăng, ni. Trước khi làm lễ, vị chủ hôn sẽ hỏi xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa, nếu chưa thì quý thầy sẽ làm lễ quy y cho hai vợ chồng trước, rồi mới tới nghi lễ cưới (Quy y là một hành lễ cho một người trở thành đệ tử của phật).
Hai người sẽ quỳ trước hình tượng của đức phật để phát nguyện và nhận lời ban phước cũng như lời răn dạy của vị trụ trì buổi lễ. Sau mỗi lời phát nguyện, tiếng chuông chùa lại vang lên như chứng giám cho những lời hứa của đôi vợ chồng trẻ.
Bạn Nguyễn Thị Thu, 25 tuổi, nhân viên Công ty chứng khoán An Bình, người tham dự buổi lễ cưới đặc biệt này cho biết: “Mình thấy buổi lễ cưới hôm nay thật ý nghĩa cho cả hai vợ chồng khi được sự chúc phúc của đức Phật. Theo mình thì tổ chức lễ cưới trên chùa vừa văn minh, tiết kiệm lại giúp vợ chồng sống có trách nhiệm với nhau hơn, thương yêu nhau nhiều hơn khi hiểu giáo lý chân chính nơi cửa phật”.
Theo thầy Đại đức Thích Tâm Thuần, trụ trì Thiền viện Sùng Phúc cho biết: “Hiện nay, số đám cưới của những bạn trẻ được tổ chức ở chùa theo thời gian ngày một đông. Để tổ chức một đám cưới trên chùa thì trước hết họ chỉ cần lòng thành và hướng tâm thì nhà chùa sẽ làm lễ thành hôn cho hai người để cầu chúc cho cuộc sống lứa đôi. Lễ cưới ở chùa chính là cầu nối giữa đạo với đời, giữa hạnh nguyện giải thoát và ước nguyện xây dựng một xã hội tốt đẹp của chư tăng và hàng phật tử tại gia”.
Nghi thức lễ cưới trên chùa được gọi là Lễ Hằng Thuận (lễ cưới tổ chức theo kiểu phật giáo). Người khởi xướng ra nghi lễ này là ông Đồ Nam Tử (1883- 1940), quê Hải Dương, là một nhà nho, sau đó chuyển sang đạo phật. Ông cho rằng, đạo phật nên được dấn thân và hoà hợp cùng quần chúng nên việc tổ chức đám cưới cho các đôi lứa yêu nhau trên chùa là rất thiêng liêng và ý nghĩa.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
► Mời bạn đọc: Những câu nói hay về tình yêu và suy ngẫm |
Bạn có biết không, ngày sinh có tác động không nhỏ tới sự thành công trong sự nghiệp của bạn đấy. Vì vậy ngày sinh là một trong nhiều yếu tố để bạn xem xét khi chọn nghề. Thử mà xem, sẽ biết ngay bài viết này “phán” có đúng hay không!
Bạch Dương (21/03-19/04)
Bạn là người nhiệt tình, tỉnh táo, trực tính, có tham vọng, cứng cỏi và sáng tạo. Một sự nghiệp về truyền hình phát thanh, quảng cáo hoặc kiến trúc sẽ phù hợp với bản chất giàu tham vọng và sáng tạo của bạn. Do bạn là một nhà lãnh đạo bẩm sinh nên quân đội hoặc cơ quan pháp luật cũng sẽ là điểm đến hấp dẫn.
Kim Ngưu (20/04-20/05)
Bạn là người thực tế, làm việc có phương pháp, quả quyết, kiên nhẫn, chân thực và biết hoạt động theo nhóm. Hãy tìm kiếm công việc thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kế toán và nghiên cứu khoa học.
Song Sinh (21/05-21/06)
Bạn rất lạc quan, tò mò, thông minh và luôn tràn đầy năng lượng. Bạn cần một công việc tạo được sự hứng thú và có cơ hội đi lại nhiều như hướng dẫn viên du lịch, nhà thám hiểm hoặc vị trí bán hàng cần phải di chuyển thường xuyên.
Cự Giải (22/06-22/07)
Bạn là người giàu tưởng tượng, can đảm, biết chăm sóc và che chở người khác. Bạn giỏi nhất trong việc đưa ra các lời khuyên, vì vậy hãy xem xét đến ngành luật, tâm lý học, giảng dạy, y tá hoặc công tác xã hội.
Sư Tử (23/07-22/08)
Bạn là người ghét gò bó, thích giao du, tự lập và sinh ra để lãnh đạo với niềm khát khao thực sự đối với quyền lực. Những đặc điểm đó sẽ giúp bạn trở thành những CEO, giám đốc, biên tập viên giỏi. Lý tưởng nhất là làm việc trong chính phủ.
Xử Nữ (23/08-22/09)
Tỉ mỉ, dí dỏm, vui tươi, ưa hoàn hảo, hướng chi tiết, chăm chỉ và ngăn nắp cùng với sở trường về ngôn ngữ – đó là bạn. Do đó, lựa chọn nghề nghiệp hoàn hảo của bạn là kỹ sư, nhà thống kê, nhà nghiên cứu hoặc biên dịch viên.
Thiên Bình (23/09-22/10)
Bạn có tài ngoại giao, hấp dẫn, giỏi giao tiếp, dễ gần và có tinh thần sẵn sàng hợp tác. Cảm nhận của bạn về việc hợp tác cùng với thỏa hiệp đồng nghĩa bạn sẽ làm tốt ở chiếc ghế luật sư, nhà môi giới, nhà thương thuyết hoặc nhà quản lý.
Bọ Cạp (23/10-21/11)
Bạn có cảm nhận trực giác rất nhạy bén, thông minh, có óc phân tích, chăm chỉ, tích cực, tận tụy và tháo vát. Với bản tính thích giải quyết những bí ẩn, bạn rất phù hợp với công việc điều tra, luật, vật lý học, nghiên cứu và viết lách.
Nhân Mã (22/11-21/12)
Bạn có thái độ tích cực, năng lượng vô hạn, yêu thích du lịch. Một vị trí bán hàng sẽ là lý tưởng. Ngoài ra bạn có thể nghiên cứu công việc PR, quản lý xã hội.
Ma Kết (22/12-19/01)
Bạn rất cứng cỏi, đáng tin cậy, có trách nhiệm, giỏi tổ chức, hướng mục đích, có tư duy lô gíc và tháo vát. Bạn sẽ phát triển với các vị trí quyền lực hoặc có liên quan đến tiền hoặc toán học. Hãy xem xét vị trí IT bởi bạn cũng rất yêu thích phần mềm và máy tính. Bạn còn phù hợp với nghề bác sĩ, thư ký hoặc luật sư.
Bảo Bình (20/01-18/02)
Thông minh, độc đáo, nhân đạo, nhìn xa trông rộng là đặc điểm của bạn. Hãy lựa chọn các công việc về thiên văn học, lịch sử tự nhiên, hàng không, nhiếp ảnh, thơ ca.
Song Ngư (19/02-20/03)
Bạn là người hào phóng, thân thiện, nhạy cảm, có óc thẩm mỹ, nồng nàn và linh hoạt. Bạn sẽ làm tốt trong bất kỳ lĩnh vực nghệ thuật nào như kịch, văn học, hội họa, âm nhạc. Nhưng đam mê của bạn cũng khiến bạn đủ khả năng đảm đương công tác từ thiện xã hội và thẩm phán.
Thời gian: tổ chức vào ngày 9 tới ngày 11 tháng 5 âm lịch.
Địa điểm: phường Phú Châu, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Nguyễn Hữu Cảnh (cháu gái của Nguyễn Trãi).
Nội dung: Ngay từ sáng ngày mùng 9/5 âm lịch, tiến hành lễ thỉnh "Sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh" từ Nhà lớn về đình. Lễ diển ra rất long trọng, có xe hoa, long đình, chiêng, trống, học trò lễ v.v... các vị trong ban quản trị đình thần mặc áo dài khăn đóng đi hầu phía sau. Sau lễ thỉnh "Sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh" là lễ thỉnh "Sắc thần Thoại Ngọc Hầu", sắc thần của hai ông chánh vệ thuỷ Đỗ Đăng Tàu và phó vệ thuỷ Lê Văn Sanh.
Ngày 10/5 đúng một giờ đêm lễ Túc kết bắt đầu với đầy đủ nghi thức dân gian truyền thống. Lễ vật chính dâng cúng trong buổi lễ Túc yết gồm có một con heo trắng (heo đã mổ xong, cạo sạch, chưa nấu chín), một chén đựng tiết, một ít lông heo gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo. Các lễ vật được bày trên bàn, riêng con heo trắng được đặt sấp, thân phủ lên một giá gỗ cao. Ngoài ra còn có những lễ vật khác do nhân dân mang đến dâng cúng.
Sau khi lễ Túc yết xong, là đến lễ Xây chầu và hát bội được tổ chức tại gian võ ca phía trước chính điện.
Ngày 11/5 cuối cùng của lễ hội bắt đầu vào 3 giờ sáng với lễ chính tế, nghi thức diễn lại như lễ túc yết sau phần dâng trà là phần âm thực mang ý nghĩa truyền thống. Đến 13 giờ cùng ngày thì tiến hành nghi thức cuối cùng là lễ Nối sắc. Nghi thức cũng giống lễ thỉnh sắc.
Hội đình Châu Phú vừa mang ý nghĩa tưởng nhớ một vị có công khai phá miền Nam Bộ, vừa cầu mong một cuộc sống ấm no. Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng qui tụ về với lễ vật trên tay, trang phục chỉnh tề thành tâm cầu thần linh ban cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.
► Tra cứu ngày âm lich hôm nay chuẩn xác theo Lịch vạn sự |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Chu Tước
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ có màu đỏ là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
Phượng hoàng nguyên thủy là các con chim trong thần thoại của người dân khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, ngự trị trên tất cả các loài chim khác. Trước đây, con trống được gọi là Phượng còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn và Phượng cùng Hoàng đã được trộn lẫn vào nhau thành một thực thể giống cái, gọi là phượng hoàng, để cho nó có thể ghép cặp với long (rồng), là con vật mang ý nghĩa của giống đực.
Phượng hoàng có ý nghĩa tích cực. Nó là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã. Phượng hoàng cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng nhưng không có khi thời kỳ tăm tối sắp đến.
Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng hoàng trong các trang trí của các đám cưới hay của hoàng tộc, cùng với rồng. Điều này là do người Trung Quốc coi rồng và phượng (hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.
Thanh Long
Thanh Long hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng , có màu xanh màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.
Huyền Vũ
Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con "vũ" màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
Bạch Hổ
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ , có màu trắng là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)