Mơ thấy thận của mình: Sức khỏe không bình thường –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
n hành sửa đổi để thành công lịch như ngày nay), lịch mặt trăng là lịch Hồi giáo đạo Musilin thường dùng ở những quốc gia Hồi giáo.
Sự khác biệt chủ yếu của hai loại lịch pháp ở chỗ: Lịch Thái dương Là lấy một chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời (tương ứng với trái đất mà nói. tức Là chu kỳ một vòng vận hành của mặt trời quanh trái đất), một vòng là một năm, và chia trung hình thành 12 tháng, còn phân chia to nhỏ bình quân tháng và theo số dư còn lại.
Ưu điểm của lịch Thái dương là bốn mùa rõ ràng, chính xác không sai: lịch Thái âm Lại nghiêm ngặt căn cứ theo chu kỳ mặt trăng, bời không quan tâm đến chu kỳ quay của trái đất, cho nên không thể chia ra chính xác giới hạn bốn mùa trong năm. Nông lịch của Trung Quốc trên thực tế là một loại lịch kết hợp âm dương, một mặt lấy kỳ nguyệt chu kỳ quay của mặt trăng, một mặt lại thiết lập tháng nhuận một cách khéo léo để làm nên và quy về các bước của năm.
Còn gọi là 24 khí tiết là lấy một chu kỳ trái đất quay quanh một trời tức là 360 độ của một năm được chia làm 24 phần, tức là mặt trời trên đường kinh tuyến hướng về phía Đông dịch chuyển mỗi góc là 16 độ là một “khí”, di chuyển 360 độ tổng cộng có 24 khí, nông lịch đặt tên cho 24 khi tiết này là: Lập xuân, vũ thủy, kinh trập, xuân phân, thanh minh, các vũ, lập hạ, tiếu mãn, mang chùng, hạ chí, tiêu thứ, đại thử, lập xuân, xứ thử, bạch lộ, thu phán, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn. Trong đó 12 khí: lập xuân, kinh trập, thanh minh, lập hạ, mang chủng, tiểu thử, lập thu, bạch lộ, hàn lộ, lập đông, đại tuyết, tiểu hàn là “khí tiết”, còn lại gọi là “khí trung”. Khí tiết thông thường được coi là lịch âm, trên thực tế lại phải được tính toán nghiêm túc theo mỗi năm, thuộc phạm trù của lịch âm.
Trong tứ trụ được đưa ra, những phân chia về ngày tháng năm được dùng cũng là lấy khi tiết làm tiêu chuẩn, chứ không phải là sự phân chia năm thống theo nông lịch hay công lịch thông thường. Trên đây đã đưa ra nguyên tắc cơ bản của tứ trụ, cho thấy tứ trụ được đưa ra không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lịch pháp mà vẫn giữ được tính chính xác của chúng. Điều quan trọng là lấy chu kỳ vận chuyển của một năm làm tiêu chí cho niên ký, phù hợp với quy luật khí tiết của sự biến đổi bốn mùa xuân -hạ – thu – đông, tuân thủ quan hệ nhân quả của vòng luân hồi thiên đạo, mà những điều đó đều là cơ sở lý luận của mệnh lý học.
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Bát quái đồ là một phù hiệu mang yếu tố tượng trưng hoàn chỉnh của người Trung Quốc cổ đại. Dùng vạch để biểu tượng cho âm dương, mỗi quẻ có 3 vạch tạo nên hình thức của Bát Quái. Mỗi quẻ đại diện cho một sự vật nhất định. Bát quái cùng phối hợp với nhau sẽ tạo nên 64 quẻ và được dùng để tượng trưng cho các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
Là hình Bát quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương (vạch liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng dưới cùng là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt). Quẻ Khảm gồm 1 hào dương nằm giữa 2 hào âm thì đối xứng là quẻ Ly gồm 1 hào âm nằm giữa hai hào dương.
Sự vận động của Tiên thiên bát quái về mặt hình học là khá rõ ràng: ngược chiều kim đồng hồ, cứ thay thế một hào âm bằng một hào dương (hoặc một hào dương bằng một hào âm) từ trên xuống, sẽ cho quẻ tiếp theo phía bên trái.
Có rất ít người biết rằng chỉ cần bày vài chậu hoa hay cây cảnh trong văn phòng hay nhà ở một cách hợp lý là đã có thể cải thiện vận khí cho nơi đó. Việc đặt chậu cây cảnh phù hợp không chỉ tạo ra một môi trường làm việc thoải mái hay một không gian sống dễ chịu mà còn giúp cải thiện vận may cho chính bản thân mình. Mỗi người thuộc những cung mệnh khác nhau sẽ hợp với những loài cây khác nhau:
Màu xanh giúp đem lại may mắn cho những người thuộc mệnh Mộc, nhưng người mệnh Mộc lại rất kỵ màu trắng. Để tăng tài vận cho những người mệnh Mộc thì số chậu hoa trong nhà tốt nhất nên để 3 hoặc 8 chậu. Gia chủ có thể chọn các loại cây thuộc họ tùng trúc, cây Phát Tài, hoa Thủy Tháp, hoa Lan, sâm cảnh, cây Vạn Niên Thanh, các loại dừa cọ, cây Kim Tiền,… để tăng tài vận.
Người mệnh Mộc nên chọn các loại cây thuộc họ tùng trúc, cây Phát Tài, hoa Lan
Người mệnh Kim rất hợp với màu trắng và màu bạc nhưng lại rất kỵ với màu đỏ. Để tăng vận khí cho bản thân thì người mệnh Kim nên trồng 4 hoặc 9 chậu cảnh trong nhà. Để tăng tài vận, người mệnh Kim nên trồng các loại cây như Bạch Lan, cây Trà Phúc Kiến, hoa Bách Hợp vàng, hoa Cửu Ly Hương, hoa Hàm Tiếu, hoa Mễ Lan, hoa Kim Quế, hoa Kim Ngân,…
Người mệnh Kim nên trồng các loại cây như Bạch Lan, cây Trà Phúc Kiến, hoa Bách Hợp vàng,...
Màu đen, xám và xanh da trời là những màu sắc đem lại may mắn cho những người mệnh Thủy, nhưng những người mệnh này lại rất kỵ với màu vàng. Trồng 1 hoặc 6 chậu cây trong nhà sẽ giúp tăng tài vận cho người mệnh Thủy. Gia chủ mệnh Thùy có thể chọn trồng các loại cây như Lan Hồ Điệp, hoa Thủy Lục, Dương Xỉ, cây Liêm Hồ Đằng, Trúc Phú Quý, cây hoa trà, cây Thường Xuân, cây Ngọc Kỳ Lân, cây Mẫu Tử, hoa Đại tướng quân,…
Hoa Lan Hồ Điệp rất phù hợp để trồng trong nhà của người mệnh Thủy
Màu vàng không hợp với người mệnh Thủy nhưng lại là màu bản mệnh của người mệnh Thổ. Trong khi đó, người mệnh Thổ lại kỵ với màu xanh lá cây. Gia chủ mệnh Thổ nên trồng 5 đến 10 chậu cây cảnh để tăng tài vận cho mình. Người mệnh này có thể chọn trồng các loại hoa như hoa Hàm Tiếu, hoa Mễ Lan, hoa Quế, cây Mẫu Tử, cây Thiên Tuế,…
Người mệnh Thổ nên trồng các loại cây như hoa Hàm Tiếu, hoa Mễ Lan, hoa Quế,
cây Mẫu Tử, cây Thiên Tuế
Các màu sắc như màu đỏ, hồng và tím rất hợp với người mệnh Hỏa, trong khi màu đen lại kỵ với mệnh này. Để tăng tài vận cho người mệnh Hỏa thì nên trồng 2 hoặc 7 chậu cảnh trong nhà. Dưới đây là một số cây mà gia chủ mệnh Hỏa có thể chọn trồng như hoa Giấy đỏ, hoa Son Môi, hoa Trà đỏ, cây Long Huyết, cây Văn Trúc, cây Ngũ Gia Bì, cây Thường Xuân, hoa Quế, cây Phát Tài,…
Hoa Giấy đỏ, hoa Son Môi, hoa Trà đỏ, cây Long Huyết, cây Văn Trúc, cây Ngũ Gia Bì, cây Thường Xuân,
hoa Quế, cây Phát Tài,… là các loại cây thích hợp với người mệnh Hỏa
Vận thế là do mỗi người trong chúng ta tự quyết định. Nếu bạn biết cách bố trí nhà cửa hợp phong thủy thì con đường tài lộc sẽ càng trở nên thuận lợi và gần hơn bao giờ hết.
(Theo Khám phá)
sao Giải Thần chủ hóa về hung cát, tiêu trừ tai ách, gặp dữ hóa lành. Nhưng đối với các hung tinh thuộc hệ thống sao cấp 1 như Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang, Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Hóa Kị thì sao Giải Thần chỉ có thể giảm bớt hung hại, chứ không thể giải trừ hết.
Sao Giải Thần chủ về linh cảm có trực giác hết sức đặc biệt, thường trước khi xảy ra nguy hiểm, thì trong lòng đã có cảm ứng mà tránh được nguy hiểm. Khi công việc gặp phải phiền não, sao Giải Thần cũng có thể tự giải quyết, biến mọi trở ngại thành động lực tích cực.
=> Xem thêm: Tử vi trọn đời theo ngày tháng năm sinh |
Hành: ThổLoại: Phù Tinh Hoặc Hộ TinhĐặc Tính: Cứu giúp người khác, có tài, nhân hậuTên gọi tắt thường gặp: Tả
Phụ tinh. Một trong sao bộ đôi Tả Phù và Hữu Bật. Gọi tắt là bộ Tả Hữu.
Ý Nghĩa Tả Phù Ở Cung Mệnh
Tính Tình
Sao Tả Phù tại Mệnh là người có tài năng, mưu trí, hay cứu giúp người khác, có nhiều sáng kiến, đảm đang, có nhiều vây cánh, bè bạn giúp đỡ, không ở nơi quê quán, hoặc sớm xa cách một trong hai thân.
Công Danh Tài Lộc
Tả Phù rất thích hợp nếu đóng ở các cung Mệnh, Thân, Quan sẽ có nghĩa như những người phò tá đắc lực, những người hậu thuẫn, giúp đỡ. Tả Phù tượng trưng cho sự giúp đỡ của người đời, còn Quang Quý tượng trưng cho sự che chở của linh thiêng. Trong ý nghĩa này Tả Phù đồng nghĩa với Thiên Quan Quý Nhân và Thiên Phúc Quý Nhân.
Cung Mệnh có Tả, Hữu tọa thủ, gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp, nên suốt đời được hưởng phúc, gặp nhiều may mắn và sống lâu.
Cung Mệnh có Tả, Hữu tọa thủ, dù gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp, hay gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội hợp, cũng phải sớm ly tổ hay sớm lìa bỏ gia đình, tự tay lập nghiệp ở phương xa.
Phúc Thọ Tai Họa
Tả Phù là phù tinh hay hộ tinh, làm tăng ý nghĩa tốt hay xấu của những sao đi kèm. Do đó, Tả Phù là sao trung lập, không thuộc loại tốt hay xấu. Nếu đi với sao tốt thì tốt thêm, với sao xấu thì xấu thêm.
Tả, Hữu nếu gặp nhiều sao mờ ám xấu xa, hay sát tinh hội hợp, thì trong người có nhiều rỗ xẹo, thường mang tật, tính gian trá, hiểm độc, hay lừa đảo, hại người, cuộc đời cùng khổ, cô đơn, khó tránh tai họa, tuổi thọ bị chiết giảm.
Những Bộ Sao Tốt
Tả, Hữu gặp Tử, Phủ, Xương, Khúc, Khôi, Việt hội hợp cùng Khoa, Quyền, Lộc thì trong mình có nhiều nốt ruồi kín, hợp với quý tướng. Vậy cho nên được hưởng phú quý trọn đời, có danh tiếng lừng lẫy, tuổi thọ cũng gia tăng.
Tả, Hữu hội với Cơ Nguyệt Đồng Lương, Long, Phượng tất chuyên về nghề thuốc và sau rất khá giả.
Những Bộ Sao Xấu
Cung Mệnh có Tả, Hữu tọa thủ, gặp sao Trinh, Dương hộp hợp, nên hay mắc tù tội và suốt đời chẳng được xứng ý toại lòng.
Ý Nghĩa Tả Phù Ở Cung Phụ Mẫu
Cha mẹ khá giả, giúp đỡ con cái, có nhiều khả năng, nghề đặc biệt. Mình ra ngoài hay có quý nhân giúp đỡ, người lớn tuổi yêu thích, có cha mẹ đỡ đầu.
Ý Nghĩa Tả Phù Ở Cung Phúc Đức
Nếu gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: được hưởng phúc sống lâu. Suốt đời hay gặp may mắn. Càng xa quê hương lại càng khá giả. Họ hàng quý hiển, giàu sang nhưng không được gần nhau.
Nếu gặp nhiều sao mờ ám xấu xa: bạc phúc, giảm thọ. Khó tránh được tai họa. Phải lập nghiệp ở nơi thật xa quê hương, hay phải sớm xa gia đình, may ra mới được yên thân. Trong họ có người cùng khổ, phiêu bạt. Họ hàng ngày càng ly tán, lụn bại.
Ý Nghĩa Tả Phù Ở Cung Điền Trạch
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị thất thế (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất. Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép lại như sau:
Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau.
Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ.
Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên. Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi mới nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà để cốt lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt ấy bị chết cháy, người vợ cũ là Thị Nhi, thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết.
Cũng có tích khác: sau khi Thị Nhi lấy Phạm Lang, một hôm trong nhà cúng đốt mã ngoài sân, có một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình, động lòng thương đem gạo ra cho. Bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa đang đốt mã mà tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo, Phạm lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.
Thượng đế thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc.
-Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.
-Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.
-Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo quân.
Nguồn Sưu tầm
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Khánh Linh (##)
Nhiều loài cây trong họ xương rồng được cho là có khả năng chống tia phóng xạ nên rất được dân văn phòng ưa chuộng đặt cạnh máy tính. Theo phong thủy, những loài cây có gai nhọn như xương rồng nếu đặt một chỗ trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến trạng thái tinh thần và sức khỏe của con người. Do đó, đặt xương rồng trong nhà hoặc văn phòng làm việc là điều tối kỵ vì có thể khiến gia chủ bị bệnh tật, mất mát tài sản hoặc gặp những trắc trở về tình cảm, làm ăn...
Phong thủy xếp xương rồng vào loại cây có hình dáng đặc biệt, thân phát triển theo chiều hướng lên trên, giống như xương của con rồng với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài. Vì thế, dù có khả năng hóa giải hung sát cao nhưng xương rồng lại cực kỳ cấm kỵ bài trí trong nhà, văn phòng.
Không nên đặt xương rồng trên bàn làm việc hoặc trong nhà |
Xét về hình dáng, xương rồng là loài có nhiều gai nhọn, những mũi nhọn của nó nếu chĩa thẳng vào người sẽ tạo ra khí xấu, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của gia chủ. Ngoài ra, việc có quá nhiều gai nhọn trên thân mình cũng khiến nó luôn bị bao bọc bởi sát khí. Việc xương rồng nở hoa thường được cho là sẽ mang đến điềm lành (vì hoa của nó mang năng lượng tốt) nhưng cũng không đủ sức để át đi những năng lượng xấu đến từ những chiếc gai nhọn.
Phong thủy có quan niệm "hình nào khí nấy", do đó, những cây xanh tốt, dáng khoẻ khoắn, vươn cao thường tạo nên nhiều sinh khí. Ngược lại, những cây có dáng ủ rũ, gai góc hoặc xù xì thường sẽ tạo nên sát khí hoặc ám khí. Vì vậy, nếu bày xương rồng trong văn phòng công ty sẽ khiến công ty khó phát triển, người lãnh đạo cũng không sáng suốt, có thể mắc bệnh tật và tài sản công ty dễ thất thoát.
Nếu yêu thích loài cây này có thể trồng chúng tại những khu vực xấu hoặc để chống lại những sát khí chiếu vào nhà từ bên ngoài, chẳng hạn như để trấn lại góc nhọn hoặc các loại mũi tên sắt từ hàng rào của nhà hàng xóm...
(Theo Vieq)
1. Số sướng từ trong trứng nước - Đôi tai dày dặn và áp sát vào đầu
Trong sách tướng học có ghi: “Nhìn mặt đối mặt mà không thấy tai đâu, thử hỏi đó là công tử nhà ai”. Điều đó cho thấy, chủ nhân của đôi tai dày dặn mà hai tai lại áp sát vào đầu thường được sinh ra trong gia đình giàu có và được học hành tới nơi tới chốn nên phong thái đường hoàng, thanh cao như con nhà quý tộc, vương giả.
2. Từ 20 đến 30 tuổi đắc ý về chuyện tiền bạc - Vầng trán đầy đặn, rộng
Sở dĩ người này có được cuộc sống giàu sang trong độ tuổi từ 20-30 là bởi họ học rộng, biết nhiều, tài năng tiềm ẩn và có thể dễ dàng gặt hái được thành công trong sự nghiệp. Vì vậy, người này thường có cách chi tiêu hào phóng và thái độ khá đắc ý, mãn nguyện với những gì đạt được, đặc biệt là chuyện tiền bạc.
4. Từ 31 đến 40 tuổi tài lộc dồi dào - Mắt tinh, lông mày sắc nét
Nếu sở hữu đôi mắt sáng, lông mày sắc nét và mọc đều, trong khoảng những năm từ 30-40 tuổi, bạn sẽ có cơ hội phát tài và hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý.
5. Từ 41 đến 60 tuổi cuộc đời sang trang mới - Mũi và má đầy đặn
Khi toàn bộ phần mũi và má có sự phối hợp hài hòa sẽ tạo ra cục diện “Quân Thần tương hợp” (có nghĩa là tạo sự thống nhất, trên bảo dưới nghe). Người có đặc điểm này cũng gặp nhiều may mắn về tiền bạc, trong khoảng từ 41 đến 60 tuổi có cơ hội phát tài.
6. Ngoài 60 tuổi mới phát tài nhưng hưởng phúc con cháu - Cằm và xương gò má tròn đầy
Cằm là một trong những nét tướng trên khuôn mặt cho biết vận thế của mỗi người khi về già. Nếu cằm và xương gò má đều tròn đầy thì chứng tỏ càng về già bạn càng có cơ hội phát tài. Tuy tài lộc đến hơi muộn nhưng bạn lại được hưởng phúc lộc từ con cháu.
Mr.Bull (Theo DYXZ)
Nhìn cằm để chọn bạn trai giàu có |
Văn Khấn Khai trương cửa hàng được dùng khi khai trương cửa hàng, công xưởng. Theo quan niệm xưa, ông bà ta cho rằng: Cửa hàng, nhà xưởng…… đều nằm trên đất do vị Thổ Thần nơi đó cai quản, nên khi khai trương cửa hàng, công xưởng. ….. phải làm lễ xin phép Thổ Thần để được Thần linh phù hộ cho việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió, phát đạt, thịnh vượng.
Lễ vật trong lễ khai trương cửa hàng gồm: Hương, hoa quả phẩm oản, vàng mã, trầu cau, bánh kẹo… và mâm lễ mặn: xôi, gà, cơm, canh…
Mâm lễ được bày biện đẹp, đầy đặn trên bàn, sau khi dâng chén nước thắp nén hương, chủ cửa hàng thành tâm cầu khấn.
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Hôm nay là ngày…. Tháng…năm…, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này (địa chỉ)…..( nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh……. cúi mong soi xét.
Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông,là ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn lán gặp nhiều may mắn.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Chùa Ba Đồn tọa lạc tại ấp Tứ Tây, phường An Tây trên đường từ đàn Nam Giao đi về hướng Nghĩa Trang thành phố. Chùa Ba Đồn đã từng chứng kiến qua nhiều thăng trầm của lịch sử qua các giai đoạn. Nay lại được biết đến, bởi đây là nơi an nghỉ của hàng vạn con người xấu số – một khu mộ hợp táng lớn nhất cả nước. Chùa do các phổ (phường nghề) tự lập và những người giữ chùa là những người bán thế xuất gia (có gia đình), không có tu sĩ như các chùa khác.
Từ phía ngoài nhìn vào chúng ta sẽ thấy rất rõ những bãi cỏ rộng, bằng phẳng, xung quanh có nhiều lăng mộ khác chen vào. Đó là ba bãi cỏ tuyệt chỉ mọc một loại cỏ chỉ xanh rờn bằng phẳng giống như ba cái sân bóng. Ở giữa nổi lên một ngôi chùa nhỏ, giống một ngôi miếu hơn là chùa. Trước kia nơi đây không phải là chùa, mà chỉ là một bãi đất trống được dùng làm cồn mồ chôn cất những người đã chết không nơi nương tựa trong các giai đoạn chính của lịch sử.
Năm 1803, trong giai đoạn xây dưng kinh thành Huế, vua Gia Long (1802 – 1819) đã cho tiến hành việc di dời 8 ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc của sông Hương, khu vực cồn mồ của 8 làng cũng được di dời. Với những mồ mả không có thân nhân đến nhận thì triều đình cho tiến hành việc quy tập lên vùng rừng núi phía Tây Nam của thành phố (nay khu vực này là xóm Hành, thuộc thôn Tứ Tây, xã Thủy An, thành phố Huế). Triều đình cho lập văn bia cho các ngôi mộ này vào 07/03/1803 và ghi rõ: “Ân Tứ Hiệp Táng Vô Tự Chi Mộ” (nghĩa là nơi an táng những người chết không nơi nương tựa), mà dân gian thường hay gọi là “cồn mồ 8 làng”.
Đến năm 1835, vua Minh Mạng cho lập một bàn thờ ở giữa trời (đàn) tại cồn mồ 8 làng đề hằng năm nhà nước tổ chức cúng tế những cô hồn của 8 làng. Về sau cho dựng thêm hai đàn nữa để cúng tế những cô hồn của cồn mồ thứ hai và thứ ba.
Dân chúng gọi ba cồn mồ có ba đàn hằng năm tế lễ đó là Cồn mồ Ba Đàn (Ba Đồn). Sau ngày thực dân Pháp đánh chiếm Huế, dân chúng và binh lính trong Thành đạp nhau chạy theo vua ra các cửa Nhà Đồ, cửa Hữu làm chết hàng ngàn người. Lúc đầu người chết được dập hai bên lề đường và ngay trong các vườn nhà chung quanh. Về sau người Pháp “giăng giây thép hoạ địa đồ nước Nam” bắt dân chúng phải cất bốc hết các mồ mả chôn trong và ngoài Kinh thành. Những mồ vô chủ lại được đưa lên Ba Đồn “hợp táng” hình thành thêm một số Cồn mồ nữa.
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi miếu xưa đã bị đổ nát rất nhiều. Nhưng nhờ sự đóng góp của bà Nguyễn Thị Lựu (bà ngoại của vua Thành Thái), cùng người dân khắp nơi, đặc biệt là người dân địa phương, ngôi miếu đổ nát năm xưa đã được trùng tu, để ngày nay trở thành nơi cúng tế hàng năm cho dân làng ở Ba Đồn.
Chùa Ba Đồn xưa còn gắn liền với những sự tích huyền bí, bất kể người dân nào dù là lớn hay nhỏ đã từng sống và lớn lên tại đây đều rất thành kính hướng về Ba Đồn, vì thế mỗi dịp đi ngang đây, người dân cũng không to tiến, cũng không đùa giỡn, thậm chí không một ai dám đá banh ngay trên bãi đất trống bằng phẳng trong khuôn viên của chùa.
Và để cầu mong cho các linh hồn sớm siêu thoát, miếu Ba Đồn đã rước tượng Phật về để thờ. Dần dần ngối miếu nhỏ được xây cất thành một ngôi chùa nhỏ, mà ngày nay mọi người Huế đều quen với tên gọi – chùa Ba Đồn.
Hiện nay, một số hạng mục công trình của chùa đã bị xuống cấp, nhiều hiện vật quý của chùa ngày trước như chiếc đại hồng chum, một chiếc trống đại, hay 1 bức hoành phi sơn son thếp vàng do ông Hoàng Châu Nguyên, một thương nhân Trung Hoa gửi tặng năm xưa giờ đây đã không còn nữa. Khuôn viên của chùa cũng đã bị chiếm dụng đi nhiều.
Đất trên các cồn mồ tại Chùa Ba Đồn chỉ có cỏ mọc chứ không thấy bất cứ một loài cây lớn nào: theo giải thích của các vị sư trong chùa thì ngày trước khi chôn xác tại đây, người dân đã rải rất nhiều muối lên nơi này; có ý kiến khác cho rằng vì dưới đất là hàng ngàn xác chết nên tử khí bốc lên không ngớt, cũng vì thế mà không một loại cây lớn nào có thể mọc lên được.
Các sư thầy của chùa Ba Đồn đều là những “người bán thế xuất gia” (nghĩa là vẫn có gia đình), chứ không phải thuộc tầng lớp tu sĩ như các ngôi chùa khác. Cũng vì thế, trải qua những biến cố của lịch sử, ngôi chùa Ba Đồn vẫn chưa được Giáo hội Phật giáo công nhận.
Chùa Ba Đồn là một di tích rất lạ với mười cồn mộ hợp táng lớn nhất nước, đây còn là nơi hợp táng những chiến sĩ yêu nước đã hy sinh dũng cảm trong biến cố đánh Tây năm 1885 để bảo vệ Kinh thành Huế. Ngày nay Kinh thành Huế được công nhận là di sản thế giới, việc tôn tạo các di tích nầy để tưởng nhớ người xưa là sự thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của thế hệ con cháu hôm nay.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Cát Phượng (##)
Những con số xung quanh mang bạn ý nghĩa gì, bạn muốn tìm hiểu về ý nghĩa các con số từ 1 đến 9. Dưới đây, Phong thủy số sẽ giới thiệu tới bạn ý nghĩa của các con số từ 0 đến 9.
Với mỗi con số lại mang một ý nghĩa khác nhau, không lẫn lộn vào nhau và có vị trí, chỗ đứng riêng trong dãy số. Con số nào cũng quan trọng, con số nào cũng có hai mặt tốt và xấu. Cùng nhau tìm hiểu xem ý nghĩa của số 1, ý nghĩa của số 2 ,... hay số 3 có ý nghĩa gì, số 9 có ý nghĩa gì?
Số 1 là con số đứng đầu dãy số nguyên dương, là con số bắt đầu, con số đầu tiên trong dãy số. Vậy nên Ý nghĩa số 1 là:
Hình 1: Ý nghĩa số 1
Ý nghĩa số 2 thường chỉ cặp đôi, hai sự vật tương đồng nhau, song song.
Hình 2: Ý nghĩa số 2 và ý nghĩa số 3
Hình 3: Ý nghĩa số 4
Hình 4: Ý nghĩa số 5
Hình 5: Ý nghĩa số 6 và ý nghĩa số 8
Hình 6: Số 7 có ý nghĩa gì và ý nghĩa con số 9
Trên đây là tổng hợp ý nghĩa những con số từ 0 đến 9. Bạn có thể tìm hiểu thêm những ý nghĩa khác về các con số từ 0 đến 9. Với mỗi phương diện, mỗi quan niệm thì có những cách hiểu khác nhau. Mỗi con số đều có hai mặt tốt và xấu. Vì vậy, với bài viết ý nghĩa các con số từ 0 đến 9 của chúng tôi hẳn còn chút thiếu sót. Bạn đọc có thể góp ý tại thư viện xem bói để bài viết được đầy đủ nhất.
: Ý nghĩa của các con số từ 0 đến 100
Phi tinh và Loan đầu (loan đầu đây là nói về hình thể bên ngoài, không liên quan tới phái Loan đầu) là 2 yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau trong việc quyết định cát, hung của 1 căn nhà, còn thiết kế bên trong cũng có tác dụng nhưng yếu hơn, nên chỉ là phụ thuộc mà thôi. Cũng giống như 1 căn nhà tuy phía trước có biển lớn, phía sau có núi cao, 2 bên Long, Hổ hùng tráng bảo vệ. Nhưng nếu phi tinh lại gặp phải cách vượng khí của Sơn tinh tới phía trước, Vượng khí của Hướng tinh tới phía sau thì vẫn bị cách “Thượng Sơn, Hạ Thuỷ” mà gia nghiệp suy bại thê thảm. Nếu những căn nhà đã bị như thế thì dù thiết kế bên trong có hoàn mỹ tới đâu cũng không thể làm thay đổi cục diện xấu của căn nhà. Ngược lại, 1 nhà tuy phía trước có núi cao, còn phía sau có biển lớn, tuy đối với phái Loan đầu là cục diện thất bại, nhưng nếu có vượng khí của Sơn tinh tới phía trước, vượng khí của hướng tinh tới phía sau thì vẫn có thể phát phúc 1 thời. Cho nên mới nói Loan đầu phụ thuộc vào Phi tinh, Phi tinh phụ thuộc vào Loan đầu là vậy.
Về sự tương quan giữa vận-sơn-hướng tinh trong cùng 1 cung thì cũng đã có nhiều sách vở đề cập tới, thậm chí còn chia ra thành tỷ lệ phần trăm giữa 3 sao này để cứu xét. Nhưng có lẽ các tác giả đó 1 là không muốn tiết lộ những gì họ biết, 2 là vì không hiểu rõ tính chất vượng, suy hay “thất, đắc” của những phi tinh nên mới bày vẽ đủ cách tính toán mà thôi. Nhưng thực chất là vì toạ và hướng là 2 phương vị quan trọng quyết định vận khí của 1 căn nhà, nên Sơn tinh và Hướng tinh mới có tầm quan trọng đặc biệt, và cũng vì vậy mà khi lấy trạch vận cho 1 căn nhà thì người ta mới lấy những Vận tinh tới TOẠ VÀ HƯỚNG nhập trung cung xoay chuyển để xác định những phương vị sinh, vượng, suy, tử của Sơn tinh và Hướng tinh mà thôi. Chứ không ai lấy hết Vận tinh chung quanh nhà đem nhập trung cung xoay chuyển làm gì, dù là phía trước của căn nhà đó có thuỷ hoặc cửa ra vào hay không? Hoặc phía sau có núi hoặc nhà cao che chắn hay không? Điều này cho thấy 2 phương toạ và hướng có tác động quyết định lên vận khí của 1 căn nhà, và do đó, sức mạnh của Sơn và Hướng tinh mới có tầm quan trong đặc biệt hơn Vận tinh. Riêng Vận tinh chỉ là vị trí cố định của phi tinh trong từng Vận, nên tác dụng rất yếu, chỉ có khả năng phối hợp với Sơn và (hoặc) Hướng tinh để làm tăng thêm sự tốt, xấu mà thôi, chứ không thể có khả năng chi phối hay giảm thiểu, hoặc làm thay đổi tính chất của Sơn, Hướng tinh cùng vị trí với nó. Còn sự tương tác giữa Sơn tinh và Hướng tinh, trên thực tế phải tuỳ thuộc vào sự “đắc cách” hay “thất cách” của chúng mới có thể biết được sao nào nắm quyền chủ chốt tại khu vực đó. Muốn biềt được điều này thì phải nắm vững những nguyên lý về “Thu Sơn, Xuất Sát” mới không bị lầm lẫn hoặc rối trí trong việc xét đoán những ảnh hưởng của phi tinh trong cùng 1 cung. Biết rằng khí sinh, vượng của Sơn tinh cần phải đóng trên những chỗ cao. Nếu được như thế thì tức là Sơn tinh đã đắc cách, uy lực của nó đương nhiên được phát huy tới mức tối đa, cho nên chẳng những nó có đủ sức để chi phối cả Vận tinh và Hướng tinh tại đó, mà nếu gặp trường hợp Hướng tinh tại đây lại là khí suy, tử thì mọi hung khí của Hướng tinh đều được nó hoá giải. Cho nên đây chính là trường hợp “dùng Sơn thần xuất sát của Thuỷ thần”, hay còn được gọi tắt là “Xuất Sát”.
Ngược lại, khí sinh, vượng của Hướng tinh cần phải đóng tại những nơi có Thuỷ như sông, hồ, ao, biển, hoặc những nơi có cửa nẻo ra, vào nhà. Nếu được như thế là Hướng tinh đã “đắc cách”, nên uy lực của nó đủ để khống chế cả Vận tinh lẫn Sơn tinh tại đây. Nếu trong trường hợp Sơn tinh là khí suy, tử thì sẽ được Hướng tinh hoá giải, làm mất hết hung khí, nên đây là trường hợp “dùng Thuỷ thần để thu sát của Sơn thần”, hay còn được gọi tắt là “Thu Sơn”.
Trường hợp 1 khu vực có cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều là khí sinh, vượng: nếu khu vực này có núi hay nhà cao thì Sơn tinh nắm quyền, chi phối Vận tinh và Hướng tinh. Nếu khu vực này có Thuỷ thì Hướng tinh nắm quyền, chi phối Vận tinh và Sơn tinh. Nếu khu vực này không có núi, cũng không có Thuỷ, tức là cả Sơn tinh lẫn Hướng tinh đều không có hiệu lực. Đây là cục diện ngang hoà, không có sao nào chi phối nhau cả, và cũng không có ảnh hưởng gì tới vận khí căn nhà.
Trường hợp 1 khu vực có cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều là khí suy, tử: nếu khu vực này có núi hay nhà cao thì Sơn tinh đó đắc thế, nên nhà sẽ bị tai hoạ do đối tượng ứng với Sơn tinh đó gây ra. Lấy thí dụ như nhà trong vận 8, nơi phía ĐÔNG có Sơn tinh 7, hướng tinh 3. Nếu khu vực đó có núi hay nhà cao thì nhà sẽ bị tai hoạ do Sơn tinh số 7 này mang tới. Vì số 7 thất vận chủ kẻ tiểu nhân hay trộm cướp, nên nhà này dễ bị kẻ tiểu nhân hãm hại, hay trộm cuớp đến phá nhà. Trong trường hợp này, Sơn tinh sẽ khống chế Vận tinh và Hướng tinh. Còn Hướng tinh thất vận lại nằm trên cao nên vô lực. Ngược lại, nếu khu vực đó không có núi, nhưng lại có Thuỷ thì nhà sẽ bị tai hoạ hay thất tán tiền bạc do Hướng tinh đó đem tới. Trong trường hợp này, Hướng tinh đã khống chế cả Vận tinh và Sơn tinh. Còn Sơn tinh vừa là khí suy, tử, vừa đóng tại nơi thấp, trũng nên vô lực.
Cho nên sự tương tác giữa những Sơn tinh và Hướng tinh trong cùng 1 cung là tuỳ thuộc vào sự thất, đắc của chúng mà thôi. Nói “thất, đắc” không phải là nói thất vận hay đắc vận, mà là ám chỉ chúng có đóng tại những nơi phù hợp hay không mà thôi. Sơn tinh nếu đóng trên núi cao là “đắc cách”, sẽ có đủ uy lực sai khiến Thuỷ thần (tức Hướng tinh). Hướng tinh nếu đóng tại những nơi có Thuỷ là “đắc cách”, sẽ có đủ uy lực mà điều động Sơn tinh. Nhưng cũng phải phân ra nếu khí sinh, vượng của Sơn, Hướng tinh mà “đắc cách” thì sẽ chủ đại phúc lộc, còn nếu khí suy, tử của Sơn, Hướng tinh mà “đắc cách” thì sẽ chủ đại hoạ. Còn nếu khí sinh, vượng của Sơn, Hướng tinh mà “thất cách”, tức là Sơn tinh gặp Thuỷ, Hướng tinh gặp núi thì đã thuộc vào cách “Thượng Sơn, Hạ Thuỷ” rồi. Cho nên khí sinh, vượng của Sơn, Hướng tinh cần phải “đắc cách” , còn khí suy, tử thì cần phải “thất cách”. Có như thế thì mới bảo đảm phúc lộc lâu dài và tránh được mọi tai hoạ.
Còn vấn đề dùng Ngũ hành sinh-khắc để luận ảnh hưởng của các sao, cũng như sự phối hợp giữa chúng mà tạo thành những số “hợp thập”, số Tiên thiên hay Hậu thiên, Phản ngâm, Phục ngâm… chỉ là phụ và sau khi đã biết được tình trạng “thất, đắc” của Sơn tinh và Hướng tinh mà thôi.
Thế nào là vượng và thế nào là suy ?
Vượng là khi được đắc cách (dĩ nhiên phải là sao vượng, sinh hoặc tiến khí trong vận đó) như sơn vượng thì có núi cao. Nhà cao, cây cao….Hoặc hướng vượng thì có thủy, trống thoáng hoặc có đường đi.
Suy là khi bị thất cách. Như sao sơn vượng, sinh hoặc tiến khí mà lại gặp thủy. Hay sao hướng vượng, sinh hoặc tiến khí lại gặp sơn. Sao sơn là tử khí mà lại gặp núi hoặc sao hướng là tử khí mà lại gặp thủy.
Lấy thí dụ như nhà trong vận 8, nhưng có Hướng tinh số 2 đắc thuỷ của hồ tắm lớn. Đây là trường hợp tử khí đắc cách, nên trong nhà này vừa bị hao tài, vừa bị bệnh tật liên miên, lại còn xuất hiện quả phụ. Cho nên đàn ông trong nhà đó dễ bị vắn số. Đó là chưa kể nếu nơi đó lại có sơn tinh 3, tạo thành thế “ĐẤU NGƯU SÁT”, nên gia đình sẽ bị mắc khẩu thiệt, quan tụng liên miên. Hoặc nếu nơi đó có sơn tinh hay vận tinh 7, kết hợp với hướng tinh 2 tạo thành cặp 2-7 Hoả tiên thiên thì nhà này dễ bị xung đột hoặc trong nhà có người mắc bệnh đau tim. Vào những năm có niên tinh 9, 7, 2 chiếu tới khu vực này thì bệnh tim càng nặng, có thể chết người. Nếu khu vực này mà lại nằm tại phía ĐÔNG hoặc ĐÔNG NAM thì vào những năm có niên tinh 4, 3 chiếu tới thì còn gặp hoả hoạn mà sản nghiệp tiêu tan nữa. Cho nên nếu khí suy tử mà đắc cách thì ngoài vấn đề phá tài, tổn đinh thì còn bị những tai hoạ, bệnh tật khác nữa, chứ không phải chỉ là làm ăn lụn bại (trường hợp Hướng tinh “Thượng Sơn”) hoặc nhân số giảm thiểu (trường hợp Sơn tinh “Hạ thuỷ”) như các trường hợp vượng tinh thất cách, tức là mức độ tai hoạ còn nguy hiểm và trầm trọng hơn.
Vấn đề khảo sát các sao Vận-Sơn-Hướng (nhất là Sơn và Hướng) thì trước hết cần phải xét đến thời vận, xem chúng là sinh, vượng hay suy, tử. Sau đó mới xét tới hình thế Loan đầu xem chúng có đắc cách hay không ?
Như Sơn tinh vượng cần gặp núi hay nhà cao, Hướng tinh vượng cần có thuỷ hoặc cửa ra vào… Nếu chúng được như vậy thì dù ngũ hành có bị xung khắc cũng vẫn không có tai hoạ gì cả. Chỉ khi chúng đều là khí suy, tử, hoặc không đắc cách thì mới xét đến ngũ hành sinh, khắc để đoán biết hung hoạ mà thôi. Lấy thí dụ :cung KHẢM có các sao 7-8-3 (theo thứ tự Sơn-Vận-Hướng). Nếu là trong vận 7, sơn tinh 7 là vượng khí, nên nếu khu vực này có nhà cao thì chủ vượng nhân đinh, lại hoá sát của Hướng tinh số 3, chứ không có vấn đề khắc chế gì cả. Nhưng qua vận 8, sơn tinh 7 biến thành suy khí, khắc chế Hướng tinh 3, nên nhà này dễ bị trộm cướp hay tai hoạ hình thương, hay có bệnh về thần kinh… Chỉ có khi xét tới niên, nguyệt, nhật thời tinh thì mới dùng đến nguyên lý ngũ hành sinh, khắc làm chủ yếu. Còn giữa vận-sơn-hướng khi xét đến sự sinh, khắc thì chủ yếu là giữa Hướng tinh và Sơn tinh, còn vận tinh chỉ có thể phụ hoạ thêm vào cái sinh hoặc khắc giữa 2 sao đó mà thôi.
1. Nhất Bạch
Nhất Bạch là sao Tham Lang, hiệu Văn Xương, ngũ hanh thuộc thủy, màu trắng; mùa thu tiến, mùa đông vượng, mùa xuân tiết, mùa hạ tử . Kẻ sỹ gặp nó ắt được lộc của nó, người thường gặp nó nhất định tiền bạc sẽ vào nhà, đây là đệ nhất cát thần . Bị khắc sát thì như Trang Tử gõ chậu mà chôn vợ . Nhất Bạch lại là quan tinh, nếu nó đương vượng, hình thế Loan Đầu bên ngoài lại có thủy phóng quang thì khoa cử đổ đại, danh lừng bốn bể, sinh con trai thông minh trí tuệ . Nó mà suy tử thì hại vợ, không thọ, cuộc đời trôi nổi lênh đênh, màng nhiều bệnh tật về huyết, thận hư, hoặc thành kẻ nghiện ngập, trộm cướp.
Nhất gặp Nhất là tỵ hòa. Nếu vượng thì có lợi cho tài văn chương hoặc các công việc về văn. Nếu suy thì dễ bị bệnh về máu, nghiện ngập hoặc chìm đắm trong tửu sắc
Nhất gặp Nhị là khắc nhập. Nếu vượng thì mẫu thân dễ mắc bệnh về tỳ vị hoặc đường ruột . Nếu suy thì chồng bị vợ nhục mạ hoặc lấn quyền, người nhà dễ mắc các chứng bệnh về thận hoặc tiết niệu
Nhất gặp Tam là sinh xuất. Nếu vượng thì con trưởng được danh giá quyền quý, có lợi cho người thuộc mệnh Tam mộc, nhân đinh tài bạch đều phát lớn . Nếu suy thì con cháu dòng trưởng suy bại, bị kiện cáo tù tội hoặc trộm cướp, người nhà dễ mắc các chứng bệnh về gan,chân, hoặc bị ép phải dời đi nơi khác ở
Nhất gặp Tứ là sinh xuất. Nếu vượng thì xuất người nổi tiếng trong khoa cử, quan vận hanh thông thuận lợi, ra ngoài gặp nhiều điều hay về văn nghiệp, tên tuổi nổi bật . Nếu suy thì cũng đỗ đạt nhưng quý mà không phú, hoặc vì mang tiến tài hoa mà chìm đắm trong chống nữ sắc sinh ra quan hệ nam nữ bất chính . Nếu hình thế loan đầu bên ngoài có vật thuộc hành thổ thì đường văn chương hư bại, không con nối dõi, hoặc con cái chết yểu
Nhất gặp Ngũ là khắc nhập. Nếu vượng thì được cả tài bạch lẫn sang quý (tức có địa vị chức tước). Nếu suy thì nữ nhân trong nhà dễ mắc các chứng bệnh về đường sinh dục; nặng thì thận suy kiệt, ngộ độc thức ăn, con thứ chết yểu
Nhất gặp Lục là sinh nhập. Nếu vượng thì từ nhỏ đã được hưởng giàu sang, ngoài ra, nếu sơn Kiền mà đắc thủy (có sông nước) thì sự nghiệp văng chương có thể phát đên tám đời . Nếu suy thì thủy kim chủ về lạnh, dễ mắc các chứng bệnh về đầu, xương hoặc bị thương tật vì kim loại
Nhất gặp Thất là sinh nhập. Nếu vượng thì đào hoa, dễ tạo của cải . Nếu suy thì kim thủy đa tình, đam mê tửu sắc, hoặc vì tửu sắc mà bị kiện tụng thị phi, có khi vì tranh chấp mà sinh ra thù hằn gây gỗ đến nổi phải mang thương tật
Nhất gặp Bát là khắc nhập. Nếu vượng thì trẻ con trong nhà có họa chết đuối, xuất hiện người có tài về viết lách . Nếu suy thì vợ mắc chứng vô sinh, có bệnh về tai, thiếu máu, hoặc có con chết non
Nhất gặp Cửu là khắc xuất. Nếu vượng thì thủy hóa đều có đủ, lợi lớn về tiền tài, nhân khẩu cũng thịnh vượng . Nếu suy thì dễ mắc các chứng bệnh về tim, vợ chồng bất hòa, anh em tranh chấp
2. Nhị Hắc
Nhị Hắc là sao Cự Môn, cũng là bệnh phù. Nếu vượng thì giau có, nhà cửa ruộng vườn thên than, nhân khẩu hưng vượng, lại phát quý về binh nghiệp . Khi nó suy tử thì vợ đoạt quyền chồng, tính tình nhỏ nhen, thâm hiểu, keo kiệt, khó sinh đẻ, có bệnh về bụng, trong nhà thường phát sinh bệnh tật liên miên
Nhị gặp Nhất là khắc xuất. Nếu vượng thì giàu có về điền sản, gia cảnh hưng vượng, nhân khẩu đông, mẫu thân khỏe mạnh sống lâu. Nếu suy thì vợ khắc chồng, đàn ông mất ở tuổi trung niên, quả phụ làm chủ gia đình, người nhà thường mắc cách chứng bệnh về tỳ vị, đường ruột hay thận
Nhị gặp Nhị là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có, ruộng đất nhiều, có quyền thế, lợi về binh nghiệp. Nếu suy thì ham mê nữ sắc, dâm đãng, khí lực suy yếu, mẹ già nhiều bệnh tật, người trong nhà thường xảy ra nhiều chuyện xấu, ra ngoài dễ gặp tiểu nhân ngầm hại
Nhị gặp Tam là khắc nhập. Nếu vượng thì vợ ngắm quyền, gia tài tích lũy do làm việc bất chính, nhưng con trưởng chẳng ra gì. Nếu suy thì đàn ông vì dâm đãng mà gia đình tan nát, đàn bà dễ mắc các chứng về đường tiêu hóa . Nhị Tam sóng đôi còn gọi là “đâu ngưu sát” nên vợ chồng thường bất hòa, chống đối nhau. Người trong nhà chỉ ham an chơi nên ruộng vường bỏ hoang, con cháu dễ thành trộm vặt
Nhị gặp Tứ là khắc nhập. Nếu vượng thì con dâu nắm quyền, gia đình hưng vượng, nhiều nhân đinh. Nếu suy thì chọ dâu ức hiếp em chồng, nam giới hiếu sắc . Có mẹ già cô khổ, hoặc xuất gia làm ni. Người trong nhà dễ mắc các chứng bệnh về tỳ vị, đường ruột, đau cách tay. Gia cảnh buồn tẻ vắng lặng, ra ngoài thường gặp những việc tai tiếng quấn vào thân, hoặc mắc bệnh thương hàn
Nhị gặp Ngũ là tỵ hòa. Nếu vượng thì tạo dựng cơ nghiệp dễ dàng, tài vận tốt, hưng thịnh nhất là về địa sản. Nếu suy thì phát sinh đủ thứ bệnh, vợ đau yếu nặng, dễ thành người góa vợ . Đặc biệt người nhà thường mắc các chứng về tỳ vị, đường ruột mãn tính
Nhị gặp Lục là sinh xuất. Nếu vượng thì gia cảnh bình yên, con cái thuận hòa, gia nghiệp hưng thịnh, nhiều khả năng hành nghề y cứu đời, hoặc trở thành người có quyền trong nghiệp võ. Nếu suy thì cha già lắm bệnh, trong nhà có người đi tu, cha con thù oán nhau, chủ khách tranh chấp, thường gặp việc tai tiếng thị phi, người nhà thường mắc bệnh đau dầu hay điên loạn
Nhị gặp Thất là sinh xuất. Nếu vượng thì trở thành cự phú bằng tiền của bất chính hoặc bất ngờ (hoạnh tài), nhiều con cái. Nếu suy thì mẹ và con gái thường nghịch nhau, vợ kế không hiền thục . Ngoài ra dễ có hỏa tai hoặc bị chứng bạch đới cấp tính, kiết lỵ; đàn ông thường hay bị phụ nữ quấy rầy hoặc vì tranh chấp thị phi mà bị đâm chém
Nhị gặp Bát là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có, ruộng đất không thấy bờ. Nếu suy thì hay mắc bệnh nhẹ, đàn bà thường bỏ nhà đi tu
Nhị gặp Cửu là sinh nhập. Nếu vượng thì văn chương chử nghĩa bề bề, đất đai tiền của tích tụ lớn. Nếu suy thì việc đen tối ập đến ngay, chủ về chuyện nam nữ ám muội, tiền của ra đi nhanh chóng, vả lại còn xuất hiện người chồng ngu đân . Hóa nóng thổ (đất) khô nên dễ sinh ra chứng bạch đới cấp tính . Khi âm quá nhiều nên nhiều đời có quả phụ . Thổ tổn thương mắt, con cháu ắt có người mù lòa
3. Tam Bích
Tam Bích là sao Lộc Tồn, tính thích đấu đá nên còn gọi là Xi Vưu. Nếu vượng thì tài lộc đầy đủ, chấn hưng gia tộc, cơ nghiệp vững vàng . Con cái dòng trưởng đại hưng vượng. Nếu suy tử thì người nhà dễ bị điên hoặc hen suyễn, chân tàn tật, khoác vợ, kiện tụng thị phi hoặc trở thành trộm cướp
Tam gặp Nhất là sinh nhập. Nếu vượng thì con trưởng được quyền quý, đinh tài đều đại phát, thi cử đổ đạt. Nếu suy thì con cháu ngành trưởng lụn bại, tính khí ngỗ ngáo, có thể dẩn tới họa quan tụng; hoặc vì bấtt hòa với xóm giềng mà phải dọn nhà đi xa. Việc làm phần lớn không thuận lợi, hơn nữa còn dễ bị thương tật ở tai chân.
Tam gặp Nhị là khắc xuất. Nếu vượng thì được giàu có về nhà cửa ruộng vườn, con trưởng tài đinh đại phát. Nếu suy thì dễ có sát khí chống đối nhau. Gia đạo bất hòa, vợ chồng không êm ấm. Thường vì tranh chấp với cấp trên mà gặp điều tai tiếng . Dễ mắc chứng đau dạ dày, khó tiêu hóa, hoặc vì đánh nhau mà chân bị thương tật; nói chung là gia đình gặp nhiều vất vả, trở ngại mà vẫn thất bại tan vở
Tam gặp Tam là tỵ hòa. Nếu vượng thì thanh danh hiển hách, hưng gia lập nghiệp, tiền của tương đối khá giả. Nếu suy thì trong nhà sinh ra trộm cướp hoặc bị trộm cướp, dễ bị thương tật ở chân tay, hoặc vì đánh nhau với người mà bị tù tội.
Tam gặp Tứ là tỵ hòa. Nếu vượng thì Tam và Tứ là chính phối, sinh nhiều quý tử, sự nghiệp và tài vận phát triển hanh thông. Nếu suy thì trong nhà sinh ra trộm cắp hoặc ăn xin, thường mắc chứng dị ứng hoặc bị thương ở tay chân, đau gan, đau mật. Nếu gặp Thái Tuế e rằng kiếp nạn vì tình hoặc bị rắn cắn
Tam gặp Ngũ là khắc xuất. Nếu vượng thì tiền tài khá giả và quyền quý, có thể làm quan to. Nếu suy thì dễ bị các chứng độc như bọ cạp, rắn, rết cắn; tâm tư uất kết dễ mắc bệnh gan, hoặc thương tật ở chân.
Tam gặp Lục là khắc nhập. Nếu vượng thì quan trường lao đao vất vả nhưng sự nghiệp ắt thành, trở thành người phụ tá đắc lực cho cấp trên. Nếu suy thì bị quan tụng hoặc tai họa binh đao, dễ bị thương tật ở chân tay do kim loại gây nên; đôi khi mắc bệnh gan, gia đạo thường xảy ra tranh chấp.
Tam gặp Thất là khắc nhập. Nếu vượng thì nguồn tiền của tăng tiến, có chức quyền ca/ văn lẫn võ. Nếu suy thì nó là “Xuyên Tâm Sát”, thường mắc các chứng bệnh ở tay chân, gan mật; hoặc bị quan tụng thị phi. Nếu phương Đoài bị khắc phá thì gan bị thương tổn hoặc mắc chứng thổ huyết. Trong nhà có kẻ đam mê tửu sắc, bị trộm cướp trèo tường khoét vách phá hoại danh tiết con gái trong gia đình, chốn phòng the không hòa thuận, các tai họa thường là con trưởng chịu
Tam gặp Bát là khắc xuất. Nếu vượng thì xuất hiện văn tài bậc nhất, lại phát cả tài lẩn đinh. Nếu suy thì con thứ gặp nhiều tai họa, dễ bị thương gân cốt hoặc bị chó cắn. Anh em trong nhà bất hòa hoặc vì tranh giành gia sản mà gây ra kiện tụng
Tam gặp Cửu là sinh xuất. Nếu vượng thì phát như sấm dậy, con cháu thông minh, văng tài hiếm thấy, hưởng giàu sang được nhiều năm. Nếu suy thì tai tiếng thị phi chồng chất liên tiếp, thường mắc các chứng đau mắt, đau dầu; ngoài ra con dễ gặp hỏa hoạn.
4. Tứ Lục
Tứ Lục là sao Văn Khúc . Nếu vượng thì tai văn chương lừng danh, khoa cử đổ đạt, con gái dung mạo đoan trang và lấy được con nhà quyền quý . Nếu suy tử thì phụ nhân dâm loạn; đàng ông đam mê tửu sắc, gia sản phá bại phải lang thang phiêu bạt
Tứ gặp Nhất là sinh nhập. Nếu vượng thì một đời danh giá, đại lợi về văn tài, học hành thì cử đổ đạt. Con cái thông minh, thành tích thường đứng đầu, nghề nghiệp vừa ý, tài vận thuận lợi. Nếu suy thì dễ mắc bệnh trúng phong, hoặc vì dâm đãng tửu sắc mà hư bại, gây ra tiếng xấu bên ngoài . Hoặc vợ vô sinh, có con thì cũng chết yểu.
Tứ gặp Nhị là khắc xuất. Nếu vượng thì tương đối giàu sang, vợ nắm quyền trong nhà, con cái đông. Nếu suy thì vợ ngỗ nghịch khắc mẹ chồng và ức hiếp em chồng. Không khí gia đình nặng nề, không vui; người nhà thường hoảng loạn, dễ mắc chứng đau dạ dày; bị chó dại cắn . Mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng thường hay xích mích, mẹ già gặp tai ương. Sự nghiệp suy bại, gia phong càng lúc càng xấu đi, hoặc có người xuất gia làm ni.
Tứ gặp Tam là tỵ hòa. Nếu vượng thì âm dương phối hợp đúng phép, gia đạo êm ấm, con cái thuận hòa, sự nghiệp thuận lợi, tương đối giàu sang. Nếu suy thì vợ chồng hay cải vả xích mích, người nhà thường có ý làm tăng ni, xuất hiện kẻ sống lang thang chẳng ra gì. Thường mang bệnh dị ứng hoặc có tật ở tay chân
Tứ gặp Tứ là tỵ hòa. Nếu vượng thì hai sao Văn Khúc cùng đến, con cháu thành tích nổi bật, có tinh mừng về thi cử. Đại lợi về tài văn chương, làm quan văn khá nổi tiếng. Nếu suy thì phiêu bạn khắp nơi, hoặc trở thành tăng ni. Đàn ông xa nhà bôn ba, sống nơi chân trời gốc bể. Người nhà dễ bị bệnh phong; quả phụ làm chủ gia đình
Tứ gặp Ngũ là khắc xuất. Nếu vượng thì có tài văn chương, giàu có, sự nghiệp thuận lợi. Nếu suy thì ham ăn ham uống, ruộng vườn bỏ hoang, cảnh nhà ảm đạm, buồn tẻ; nữ chủ nhân thường hay đau ốm, có ý hướng xuất gia, khó sinh và khó nuôi con cái, gia đạo lụn bại.
Tứ gặp Lục là khắc nhập. Nếu vượng thì quan binh không dám đụng đến, được mọi người đối đãi tử tế, gia đạo êm ấm, tài lộc có đủ. Nếu suy thì cha chồng ngược đãi con dâu, dễ khiến con dâu phải bỏ nhà ra đi. Người trong nhà thường tranh chấp nhau; dễ mắc bệnh gan, mật và thương tật ở tay. Tứ Lục sóng đôi là tượng “Dịch Mã”, nên người nhà dễ phảI tha hương, rày đây mai đó; nặng thì có thể bị đày.
Tứ gặp Thất là khắc nhập. Nếu vượng thì vợ nắm quyền hành, táo bạo hơn người nhưng tích lũy được nhiều tiên của. Nếu suy thì nam nữ đa dâm, con cháu học hành chẳng ra gì; dễ bị bệnh thổ huyết mà chết yểu. Ra ngoài thị gặp nhiều thị phi; mẹ chồng nàng dâu bất hòa . Dễ phạm kiếp sát đào hoa
Tứ gặp Bát là khắc xuất. Nếu vượng thì vợ hiền dạy con thảo, của cải chất thành núi. Nếu suy thì người nhà có người ở trong rừng núi sâu làm ẩn sĩ, hoặc vào chùa làm sư. Con cháu nhiều bệnh tật, học hành không giỏi giang; dễ mắc bệnh viêm mũi, bệnh phong hoặc bị rắn hay chó cắn.
Tứ gặp Cửu là sinh xuất. Nếu vượng thì hợp với kim Tiên Thiên, được tài lẫn quý, xuất hiện kẻ sĩ văn chương nổi tiếng. Nếu suy thì thường bị đau mắt hoặc bị hỏa tai. Đàn ông dễ rơi vào cảnh ngộ vi gian dâm mà gia sản lụn bại
5. Ngũ Hoàng
Ngũ Hoàng là sao Liêm Trinh, là đại sát tinh Mậu Kỷ . Nếu vượng thì tài đinh đại phát . Nếu suy thì bất kể nó được sinh hay bị khắc đều rất xấu . Vì vậy nó nên tịnh mà không nên động . Nếu gặp lúc sao Thái Tuế tới thì tính hung càng phát ra mạnh, tức tổi đinh hao tài lớn, nhẹ thì ốm đau, nặng thì hao vài người . Cuộc này nên tránh không nên phạm
Ngũ gặp Nhất là khắc xuất. Nếu vượng thì tài đinh đại phát, nhưng con giữa không phát. Nếu suy thì con giửa lại chịu tai ương hoặc đau ốm nặng, đặc biệt là bệnh về đường tiết niệu, bệnh phụ khoa. Ngoài ra còn thường bị các bệnh về tai, hắc lào. Người nhà bệnh hoạn luôn.
Ngũ gặp Nhị là tỵ hòa. Nếu vượng thì thì tài đinh đại phát, người mẹ nắm quyền trong nhà. Nếu suy thì phát đủ thứ bệnh, nhất là cha mẹ. Chủ yếu là bệnh về dạ dày và đường ruột . Gặp lúc sao Thái Tuế tới thì cha bệnh nặng, mẹ dễ thành quả phụ.
Ngũ gặp Tam khắc nhập. Nếu vượng thì tài đinh đại phát, con trưởng được thừa hưởng phúc lộc. Nếu suy thì thường mắc các chứng bệnh về gan, tụy, mụn nhọt, ghẻ lở ở chân tay hoặc chổ kín. Con trai phản nghịch, trong nhà có người bị thương tật ở chân, gia đạo không yên ấm.
Ngũ gặp Tứ khắc nhập. Nếu vượng thì có tài vănt hơ và giàu có, sự nghiệp thuận lợi. Nếu suy thì con trai lêu lỏng ăn chơi, ruộng vườn bỏ hoang; phụ nhân có nhọ độc ở vú, phái nam thường bị sởi. Nhà cửa ảm đạm buồn tẻ, con dâu có ý xuất gia làm ni, gia phong suy bại.
Ngũ gặp Ngũ là tỵ hòa. Nếu vượng thì đinh tài đều vượng, gia nghiệp phồn thịnh. Nếu suy thì khó thoát hung sát hoành hành, dễ bị chứng bạch đới cấp tính. Nhẹ thì bị nhọt độc, nặng thì hao người.
Ngũ gặp Lục sinh xuất. Nếu vượng thì tiền tài tương đối khá giả, con cái hiếu thuận, nhưng chủ nhân không hưởng được. Nếu suy thì chủ nhân mang bệnh, nhẹ thì đau đầu, đau xương, nặng thì thập tử nhất sinh, ra ngoài dễ bị thương tổn. Hoạn lộ gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể bị tổn thất.
Ngũ gặp Thất sinh xuất. Nếu vượng thì giàu có sung túc, gia nghiệp hưng vượng. Nếu suy thì tranh chấp thị phi, chuyện rắc rối xảy ra thường xuyên, hoặc vì tửu sắc mà phá hết gia sản, có khi gây nên tai họa dẫn tới tù tội. Thiếu nữ trong nhà thường đau ốm . Có người bệnh răng, miệng, họng, hoặc bị thương bởi búa rìu.
Ngũ gặp Bát là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có, ruộng vườn mênh mông, con cái tốt lành gặp nhiều thuận lợi. Nếu suy thì con trai nhỏ thường đau yếu, trung niên đau mỏi gân cốt. Khí vận của gia đạo suy giảm.
Ngũ gặp Cửu là sinh nhập. Nếu vượng thì con cái thông minh, tài vận tốt. Nếu suy thì sinh con ngu đần, người nhà mắc chứng đau mắt, đau đầu hay trong lòng buồn phiền. Gặp lúc Thái Tuế tới dễ mắc chứng bạch đới cấp tính.
6. Lục Bạch
Lục Bạch là sao Vũ Khúc, là cát tinh. Nếu vượng thì quyền uy chấn động bốn phương, làm võ tướng thì công trạng hiển hách, gia đình giàu có, nhiều nhân đinh. Nếu suy tử thì sống cô độc hoặc chết trong binh đau; Người nhà thường góa vợ, có nhiều quả phụ.
Lục gặp Nhất là sinh xuất. Nếu vượng thì quan vận thuận lợi, hanh thông, tiền của dồi dào, con cái học hành đỗ đạt. Nếu suy thì quan lộc tuy không giảm nhưng người nhà thường mắc chứng đau đầu, hoặc gặp tai nạn sông nước.
Lục gặp Nhị là sinh nhập. Nếu vượng thì phát lớn, giàu có nhiều vàng bạc ngọc quý, cuộc sống bình yên, xuất hiện người hành nghề y cứu đời. Nếu suy thì tham lam vô độ, bủn xỉn, hoặc xuất gia đi tu, vợ chồng bất hòa chia cách. Người nhà thường mắc các chứng về đầu, xương, dạ dày, đường ruột.
Lục gặp Tam khắc xuất. Nếu vượng thì tài vận và quan vận đều hanh thông, quyền uy hơn người. Nếu suy thì dễ gặp nạn binh đao, bị thương, cha con bất hòa, có tang tóc.
Lục gặp Tứ khắc xuất. Nếu vượng thì giàu có, thành công trên thương trường, nhất là lãnh vực buôn báng đường xa, hoặc được làm quan võ. Nếu suy thì khắc vợ hoặc bị khổ sai, có khi người vợ không chịu đựng nổi, phải bỏ mà đi. Người nhà thường đau tay, đau đầu hoặc bị tê liệt.
Lục gặp Ngũ là sinh nhập. Nếu vượng thì tài vận và quan vận đều tốt, nhưng có tiểu nhân ngầm hại. Nếu suy thì tiểu nhân chống đối, làm hao tổn tinh thần hoặc mất chức. Chủ nhân nhiều bệnh tật, thường là bệnh đau đầu, tinh thần bất ổn có thể làm điều sai quấy.
Lục gặp Lục tỵ hòa. Nếu vượng thì quan vận thuận lợi, hanh thông, quyền chức cao. Nếu suy thì gặp nhiều rắc rối, khó thoát thân, có khi phải ngầm di chuyển chỗ ở; hoặc bị hung đồ truy đuổi mà phải trốn chạy, của cải tổn thất, dễ bị tai nạn trên đường.
Lục gặp Thất tỵ hòa. Nếu vượng thì làm văn quan hay võ chức đều có quyền lớn trong tay, tài lộc thuận lợi. Nếu suy thì dễ bị thương vì đao kiếm, hoặc vì tranh chấp mà bị tổn thương. Nhà có thể bị trộm cướp, hoặc vì xích mích mà gặp rắc rối . Già trẻ đều không yên, thường mắc bệnh đau đầu, đau miệng, đau họng.
Lục gặp Bát là sinh nhập. Nếu vượng thì có văn chức, võ quyền, công danh và bổng lộc đều có, con cháu được thừa hưởng gia nghiệp hưng thịnh. Nếu suy thì tuy quan lộc không giảm nhưng người nhà phần nhiều mắc bệnh đau đầu, đau xương.
Lục gặp Cửu là khắc nhập. Nếu vượng thì hỏa chiếu thiên môn nên đinh tài đều vượng, chủ nhân quyền cao chức trọng lại sống thọ. Người nhà xuất hiện võ tướng tài ba. Nếu suy thì hỏa đốt thiên môn, người nhà sinh con bất hiếu. Con cháu dòng trưởng sa sút, gặp hỏa khắc kim thì dễ bị bệnh thổ huyết . Hỏa thiêu dốt thiên môn nên trong nhà dễ sinh nghịch tử; hỏa thịnh thì dễ gặp tai ương.
7. Thất Xích
Thất Xích là sao Phá Quân, còn gọi là tặc tinh. Nếu vượng thì phát về võ quyền, đinh tài đều vượng . Nếu suy thì trong nhà xuất hiện trộm cướp hoặc có người chết trận, bị giam cầm . Gia đạo không yên, có thể vì hỏa tai mà tổn đinh hoặc xuất hiện người ham mể tửu sắc.
Thất là hung tinh vì vậy nên tịnh mà không nên động . Động thì điều xấu càng nhiều, nhất là nhà ở đầu phố hay ngã ba thì nguy hại càng lớn. Nếu sao Thất Xích tương ứng với hình thế Loan Đầu thì sẻ các biểu hiện như:
a. Bên ngoài có sa hình dạng hồ lô thì trong nhà có người hành nghề y
b. Bên ngoài có sa hình dạng con dao thì có con làm nghề đồ tể
c. Bên ngoài có sa hình dạng cái kềm thì trong nhà có người làm thợ thủ công
d. Bên ngoài có sa hình dạng cờ trống thì trong nhà dễ có người phản nghịch
e. Bên ngoài có sa thủy hình dạng thập thò hoặc phình ra bên hông thì trong nhà dễ có kẻ làm trộm cướp
f. Bên ngoài có sa xung chiếu thẳng tới gặp Nhất Lục bay đến thì trong nhà dễ có người thổ huyết nặng
Thất gặp Nhất là sinh xuất. Nếu vượng thì võ chức thăng tiến, con cái đào hoa. Nếu suy thì thủy kim đều lạnh nên con cháu ham mê tửu sắc, tiêu phá tiền của hoặc vong ơn bội nghĩa. Gặp lúc Thái Tuế bay tới thì có điều nọ tiếng kia, hoặc bị cướp, bị bệnh ở bụng dưới, thổ huyết, thương tật, hay bị tù đày mà phá sản.
Thất gặp Nhị là sinh nhập. Nếu vượng thì tài sản ruộng vườn thêm nhiều, thăng quan tiến chức, phụ nhân sang quý . Nếu gặp được số Nhị Thất bát quái Tiên Thiên thì trong nhà luôn có đèn chiếu sáng, hưng vượng nhộn nhịp. Nếu suy thì dễ gặp hỏa hoạn, phụ nữ trong nhà bất hòa, người nhà dễ bị ngộ độc thức ăn, có bệnh về răng miệng hay kiết lị.
Thất gặp Tam khắc xuất. Nếu vượng thì làm văn thần võ tướng, quyền cao chức trọng, trong nhà xuất hiện người có tài văn thao võ lược, bốn phương kính phục, con cháu giỏi giang hơn người. Nếu suy thì đối xử thô bạo với mọi người, con cái hống hách lộng hành. Gia đạo bị xuyên tâm sát dễ gặp binh đao, trộm cướp . Trong nhà cãi cọ, kiện cáo lẫn nhau; gia đình bất hòa, con cái ly tán . Người nhà dễ mắc bệnh thổ huyết, bị thương tật hoặc quan tai.
Thất gặp Tứ khắc xuất. Nếu vượng thì phụ nhân sang cả quyền thế, quan lộc đều có, đồng thời gặp vận đào hoa. Nếu suy thì phụ nữ làm chủ nhân, gặp kiếp đào hoa nên nam nữ ham dâm, trong nhà bất hòa, mẹ chồng nàng dâu không hòa thuận. Dễ bị bệnh thổ huyết hoặc chết yếu.
Thất gặp Ngũ là sinh nhập. Nếu vượng thì giàu có, ruộng vườn của cải đại phát. Nếu suy thì có bệnh ở miệng, ung nhọt. Thường tranh chấp nên dễ bị kiện tụng hoặc gặp rắc rối vì đào hoa.
Thất gặp Lục tỵ hòa. Nếu vượng thì văn võ toàn tài, quan lộc đều có. Nếu suy thì có tranh chấp ở chốn quan trường, gia đạo bất hòa, dễ bị thương tật vì đao kiếm hoặc tai nạn xe cộ. Dễ bị bệnh tật ở miệng, đau đầu, viêm nhọt.
Thất gặp Thất tỵ hòa. Nếu vượng thì của cải và quyền bính đều được quý nhân phù trợ nhưng kiếm tiền bất nghĩa. Nếu suy thì dễ gặp trộm cướp hoặc hỏa hoạn; thường hay bị tranh chấp. Trai gái vì ham mê tửu sắc nên dễ bị quan tai.
Thất gặp Bát là sinh nhập. Nếu vượng thì thăng quan tiến chức liên tiếp, tài vận hanh thông, trở nên giàu có, gia đình hòa thuận, con cháu khỏe mạnh và phát triển thuận lợi. Nếu suy thì tiền tài tổn thất, ra đi nhanh chóng. Dễ bị tật ở miệng hoặc con nhỏ lắm bệnh tật.
Thất gặp Cửu là khắc nhập. Nếu vượng thì hỏa chiếu sảnh đường, gia đạo hưng vượng. Nếu suy thì dễ gặp hỏa hoạn. Phương vị Thất Cửu nếu có Nhất Bạch bay đến thì dể gặp hỏa tai. Nếu phương vị Thất Cửu là ở hướng mà động thì gặp hỏa hoạn . Thất Cửu ở phương vị sơn gặp Nhị Hắc thì hung sát càn nặng, dù không động cũng gây nên hỏa hoạn . Nếu Loan Đầu bên ngoài có nhiều màu đỏ thì khó tránh khỏi hỏa tai.
8. Bát Bạch
Bát Bạch là sao Tả Phụ, là cát tinh. Nếu vượng thì trung hiếu, phú quý dài lâu, con cháu được hưởng phúc lộc tổ tiên. Nếu suy tử thì có tổn thương nhỏ hoặc bị bệnh dịch.
Bát gặp Nhất là khắc xuất. Nếu vượng thì đại lợi về văn chương học hành, văn chức thăng tiến, đặc biệt thuận lợi về kinh doanh địa sản. Nếu suy thì dễ mắc bệnh thiếu máu, bệnh về tai; anh em trong nhà bất hòa, bạn bè phản bội, hoặc phụ nữ không sinh đẻ, trẻ con chết đuối.
Bát gặp Nhị là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có nhờ địa sản. Nếu suy thì dễ mắc bệnh đau dạ dày, đường ruột, hoặc bị chó cắn. Nếu Loan Đầu bên ngoài có dải núi chạy đi thì có thể xa rời quê hương đất tổ, xuất gia làm tăng ni hoặc chết ở đất khách quê người.
Bát gặp Tam khắc nhập. Nếu vượng thì địa sản (nhà cửa, ruộng vườn) dồi dào, quyền lực tăng tiến lên đột ngột, nhờ đước số của Tiên Tiên bát quái nên việc hợp tác rất tốt. Nếu suy thì của cải thất thoát, chức quyền giảm sút. Trong nhà có người bị thương nhẹ ở tay chân hoặc có bệnh gan, dạ dày.
Bát gặp Tứ khắc nhập. Nếu vượng thì vợ nắm quyền, giàu có về ruộng vườn và nhà cửa. Nếu suy thì có tổn thương nhỏ, vợ lấn quyền chồng, gia đạo bất hòa. Ra ngoài dễ gặp tai nạn xe thuyền, hoặc làm ẩn sĩ ở chốn núi rừng.
Bát gặp Ngũ là tỵ hòa. Nếu vượng thì tài lộc phát đạt, vận thế hanh thôn. Nếu suy thì hao tài tổn sức, dễ bị bệnh nhẹ, vận thế trở ngại. Dễ mắc bệnh đau bao tử, đường ruột, hoặc ngộ độc thức ăn.
Bát gặp Lục sinh xuất. Nếu vượng thì dễ trở thành quan văn, nhiều quyền thế, phú quý và phúc đức tăng cao. Nếu suy thì thì vẫn giàu sang nhưng cha con bất hòa, dễ mắc bệnh đau đầu, nhức xương.
Bát gặp Thất sinh xuất. Nếu vượng thì văn chức võ quyền đều có, tài lộc sung túc, vợ chồng hòa thuận, con cái an khang. Nếu suy thì tài sản dễ tiêu tán, vợ chồng mâu thuẩn bất hòa, con cháu tổn thất.
Bát gặp Bát là tỵ hòa. Nếu vượng thì có lợi về văng chương, học hành; phát về ruộng vườn, nhà cửa; giàu sang phú quý đều có, sự nghiệp hưng vượng. Nếu suy thì sự nghiệp suy tàn, của cải thất tán. Thường mắc bệnh nhức xương đau vai.
Bát gặp Cửu là sinh nhập. Nếu vượng thì tin vui đến dồn dập; giàu có không ai sánh kịp, có địa vị trong triều đình. Nếu suy thì mắt mũi lắm tật bệnh, bụng nhiệt, đại tiện ra máu, hoặc bị hỏa hoạn.
9. Cửu Tử
Cửu Tử là sao Hữu Bật . Nếu vượng thì văn chương lừng lẫy, vinh hiển đột ngột, con cháu dòng giữa được hưởng phú quý . Nếu suy thì bị hỏa tai, hoặc tai họa ở chốn
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Mỹ Ngân (##)
► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác |
Rừng tự sát Aokigahara
Aokigahara là khu rừng nằm ở chân núi Phú Sĩ, Nhật Bản, được biết đến là nơi rất nhiều kẻ xấu số đã lựa chọn để kết liễu cuộc đời mình. Xu hướng này được cho là bắt đầu từ khi nhà văn Seicho Matsumoto cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Kuroi Kaiju, trong đó mô tả hai nhân vật chính đã tự tử tại chính khu rừng này. Đến nay, nơi đây đã trở thành địa điểm chết của Nhật Bản.
Những câu nói vui vẻ hài hước nhất về cuộc sống. Trong cuộc sống khi giao tiếp các bạn tạo cho người khác những tiếng cười vui nhộn sảng khoái sẽ là một yếu tố khá quan trọng để tạo mối quan hệ với mọi người trong xã hội.
Xemboituong.com xin gửi đến các bạn những câu slogan vui vẻ thông dụng hiện nay trong giới trẻ. Hi vọng sẽ đem lại tiếng cười cho các bạn.
1.Thật dễ dàng để quen với một người xa lạ
Nhưng lại khó khăn biết mấy để xa lạ với một người đã từng thân quen.
——-
2.Người thông minh mỗi ngày có rất nhiều việc để làm. Người ngu mỗi ngày chỉ có 3 việc để làm:
+ Ăn.
+ Ngủ.
+ Chơi.
——-
3.TỰ KỶ là gì???
là tự mình sống hết thế kỷ.
——–
4.Lúc bé cứ nghĩ cởi truồng là đi tắm
Lớn lên mới biết không chỉ đi tắm mới cởi truồng.
5.Ế khỏe ế đẹp ế văn minh
Ai chê anh ế anh khinh cả phường
Ế cao ế quý ế dễ thương
Ai chê anh ế anh tương vớ mồm.
6.Tình yêu đến rồi đi nhưng bệnh tật, con cái và nợ lần sẽ ở lại…
7.Nếu bạn không biết nói dối thì bạn sẽ
không bao giờ biết khi nào người khác nói dối bạn.
8.Đời ngắn!
Nên đừng lãng phí thời gian với những người
không có thời gian dành cho bạn.
9.Ở bên anh,em bình yên đến lạ
Xa anh, em thấy lạ nhưng cũng khá bình yên.
10.Tận cùng của sự ngu dốt
là đối xử quá tốt với nhiều người.
11.Ân tình bạc bẽo nuôi tôi lớn
Sóng gió cuộc đời dạy tôi khôn
Không khóc dù gặp bao cay đắng.
Bất chấp đau thương vẫn lạnh lùng.
12.Thích là phải nhích cho tới đích
Một khi không nhích thì mất tích không cần giải thích.
13.Con tàu sẽ rất an toàn khi neo đậu trong bến cảng.
Nhưng người ta đóng tầu không phải vì mục đích đó.
14.Con gái:
– Hễ mũi xấu thì mắt đẹp
– Mắt mũi xấu thì miệng đẹp
– Da xâu thì tóc đẹp
– Mặt xấu thì dáng đẹp
– Người xấu thì tâm hồn đẹpBằng cách này hay cách khác, đã là con gái là họ cứ phải đẹp.
15.Ông trời thật bất công:
– Tạo ra con gái để là khổ con trai.
– Nhưng tạo ta con trai để làm con gái vui.
16.Lúc bé cứ nghĩ chỉ có thuốc là đắng..
Giờ lớn lên mới biết có những thứ còn đắng hơn cả thuốc.
17.Nếu bạn không chấp nhận tính xấu của một người thì đừng cố yêu người đó. Là con người chẳng ai hoàn hảo.
18.Kẻ ngu thường tỏ ra nguy hiểm
Kẻ nguy hiểm thường tỏ ra ngu.
19.Giận là đem lỗi lầm của người khác trừng phạt bản thân mình.
20.Vạn lần nói yêu cũng không bằng một câu nói cần!
Ngàn câu nói cần cũng không bằng một lần quan tâm…
21.Sự thật là điều quý giá nhất mà chúng ta có.
Hãy tiết kiệm nó.
22.Khi đàn ông im lặng là họ đang suy nghĩ
Khi đàn bà im lặng là họ đang suy diễn.
23.Ở Mỹ:
Tắt đèn: Bảo vệ môi trường.
Ở Pháp:
Tắt đèn: Thắp sáng tương lai.
Ở Việt Nam:
Tắt đèn: Gia tăng dân số.
24.Nếu ngày ấy không đi về phía em, không gặp em
-Giờ này anh đã giàu.
25.Phụ nữ như những con đường,
đường càng cong càng nguy hiểm!
26.Gặp gỡ là mây tụ, ly biệt là may tan,
đều sẽ không ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bầu trời.
27.Đừng buồn vì bạn xấu mà hãy tự tin rằng bạn có một vẻ đẹp tiềm ẩn và càng tìm càng ẩn
28.Chấp nhận nợ dai, không xù ai cả.
29.Có 2 hành động mà chỉ say người ta mới thoải mái thể hiện
một cách tự nhiên, công khai, và trung thực nhất.Đó là:
TỎ TÌNH
30.Đời là thế:
– Thật thà là chết.
– Ngốc nghếch là tiêu.
– Kiêu là bị oánh.
– Cứ nói ít, lạnh lùng, khùng hùng là dễ sống.
31.Khi niền tin ở mức độ cao nhất thì thất vọng sẽ kéo bạn
xuống thấp hơn cả cái đáy thất nhất.
32.Càng lớn lên rồi mới hiểu, để rèn giữa ý chí của một
con người, luôn cần có một ai đó nhẫn tâm và lạnh lùng với họ.
33.Phụ nữ thường hay nói:
“Đàn ông các anh ai cũng như nhau cả!”Vậy tại sao họ lại mất khá nhiều thời gian
để chọn lấy một người đàn ông?
34.Hứa hẹn chính là lời một tên lừa đảo thường nói
với một kẻ ngu ngốc.
35.Đôi khi hạnh phúc không phải là được một người yêu
mà là có một người khiến mình yên đến quên đi tất cả.
Đó là hạnh phúc và đó cũng là đau lòng…
36.Có một cách sỉ nhục đàn ông đó là
đừng đếm xỉa tới người phụ nữ (vợ,bạn gái) đi cùng anh ta…
37.Không có hạn phúc nguyên chất dành cho người lớn
Chỉ có hạnh phúc được thỏa hiệp.
Chính vì thế mà rất nhiều người vẫn luôn từ chối lớn lên!
38.Ái tình một chứng bệnh gồm có 3 giai đoạn:
– Khao khát…
– Chiếm đoạt…
– Chán chường…
39.Người đời thường hay nói đến những
thói xấu của người đàn bà
Nhưng…
Không ai có thể sống xa con người ấy.
40.Mọi người rồi sẽ quên đi điều bạn nói
Họ cũng sẽ quên đi việc bạn làm.
Nhưng họ sẽ không quên những gì bạn làm họ cảm nhận.
41.Có người có thể đem ác ý giấu trong lời khen.
Cũng có người có thể đem nỗi lòng cất giấu trong…
tiếng mắng mỏ.
42.Xinh đẹp chỉ khiến người đàn ông dừng chân,
thông minh mới có thể khiến người đàn ông ở lại bên mình.
43.Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng,
còn tính cách trưởng thành tròn bão táp.
44.Vẻ đẹp bên ngoài khiến người ta sững sờ khi gặp mặt.
vẻ đẹp bên trong khiến người ta ngơ ngác lúc chia tay.
45.Nếu anh thắng, anh không cần giải thích.
Nếu anh thua, chẳng ai nghe anh giải thích.
-Hitler-
46.Điều quan trọng trong tình yêu không phải là
chàng trai hay cô gái có hoàn hảo hay không
mà là…
họ hoàn hảo trong mắt nhau
Vậy là đủ.
47.Trêu gái là một nghệ thuật
Người trêu gái là một nghệ sỹ
Bị gái tát khi trêu chỉ là tai nạn nghề nghiệp.
48.Muốn thành công thì phải biết giữ bí mật
cho nên “ném đã phải biết giấu tay”
49.Cỗ nào chẳng có thịt gà
Đàn ông không có đàn bà mất vui.
50.Điều buồn nhất của kẻ phản bội là…
nó không đến từ kẻ thù của chúng ta!
51.Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương.
Nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.
52.Làm con gái thật tuyệt,một trong số đó là…
Không phải nhập ngũ…
53.Đi uống cafe một mình không có nghĩa là cô đơn,mà đơn giản
chỉ là bạn biết tận hưởng hạnh phúc cuộc sống một cách độc lập.
54.Con gái cũng như một cuốn sách
Đừng mong đọc một ngày là hiểu hết được.
55.Lúc bé cứ tưởng không có não là chết…
Lớn lên mới biết…
Nhiều người “không có não” mà vẫn sống được.
56.Sợ lắm con người luôn tươi cười…
nhưng 9/10 là giả tạo.
57.Có người nghe có mỗi bài hát, không phải vì nó hay.
mà đơn giản, nó gắn liền với kỷ niệm nào đó.
58.Yêu là đơn giản nhưng căn bản là giữ được bao lâu.
59.Con gái thường nói cần một sự quan tâm, nhưng để ý mà xem,
Ai càng lạnh lùng và vô tâm thì họ lại càng yêu,…
để rồi quên đi những tình yêu nồng nhiệt và chân thành nhất.
60.Thật thà thì mất lòng
Thật lòng thì mất hết.
61.Có một số ký ức định sẵn là không thể nào xóa đi.
Cũng như có một số người, không thể nào thay thế được
62. Khoảng cách …
là điều duy nhất có thể làm 2 nửa con tim lạc nhịp nhau mãi mãi.
63. Ngày ruồi tháng muỗi năm bọ chét
Đêm nằm sốt rét nhớ người yêu.
Sau khi thưởng thức kho hình ảnh chữ có những câu nói hài hước trên đây, nếu bạn cảm thấy vui thì nhớ thường xuyên truy cập vào ## để xem những câu nói hay khác bạn nhé.
uổi ma quỷ.
Khái niệm dân gian từ xa xưa “đeo lâu ngày cẩm thạch lên nước” có thể hiểu với ý nghĩa sau: mồ hôi và sự cọ sát vào da người lâu ngày và thường xuyên có thể tác động một chút lên bề mặt đá, có thể là hơi bóng hơn hoặc hơi bị thay đổi màu.
Vậy làm thế nào để khi đeo cẩm thạch, bạn cảm thấy rất ưng ý với sự lựa chọn của mình, đồng thời phát huy hết tác dụng của nó là đem lại may mắn và xua đuổi tà khí?
Nội dung
Một trong những món đồ cẩm thạch cực tốt mà bạn nên thường xuyên đeo đó là hình, tượng Đức Phật như mặt phật bà quan âm, mặt dây chuyền phật di lặc hoặc vòng tay đá cẩm thạch. Điều đáng lưu ý nhất là mặc dù bạn có thường xuyên đeo cẩm thạch bên mình nhưng bạn lại không tin tưởng vào sức mạnh của đá cẩm thạch thì bạn cũng không được bảo vệ hay gặp nhiều may mắn do những món đồ đó đem lại.
Trang sức đá cẩm thạch để làm phụ kiện và với mục đích chính là đem lại may mắn cho mình, đồng thời xua đuổi ma quỷ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về những bí ẩn của cẩm thạch, dẫn đến những sai lầm khi lựa chọn mua đá cẩm thạch hoặc đồ trang sức đá này.
Nhiều bậc thầy Phong thủy và chuyên gia đá quý thường khuyên chúng ta mang trang sức khác nhau trong những năm khác nhau. Trong thực tế nếu những món đồ cẩm thạch mà bạn mua là loại thật, khi đeo chúng vào, bạn luôn hi vọng chúng sẽ giúp bạn tránh tà khí, thì tốt nhất là bạn nên đeo chúng thật thường xuyên, càng lâu càng tốt.
Một trong những món đồ cẩm thạch cực tốt mà bạn nên thường xuyên đeo đó là hình, tượng Đức Phật. Chính vì thế việc bạn thay đổi xoành xoạch các món đồ trang sức là một việc không nên làm. Điều đáng lưu ý nhất là mặc dù bạn có thường xuyên đeo cẩm thạch bên mình nhưng bạn lại không tin tưởng vào sức mạnh của cẩm thạch thì bạn cũng không được bảo vệ hay gặp nhiều may mắn do những món đồ đó đem lại.
Cẩm thạch thật và tốt rất có lợi cho cơ thể bạn, nó có thể phát huy hết tác dụng để xua đuổi ma quỷ, đồng thời mang lại may mắn cho người sử dụng nó. Nhưng nếu bạn không đeo nó được bên mình thì bạn nên chọn đặt nó ở vị trí tốt nhất của cung hoàng đạo trong nhà bạn hay văn phòng để mang lại may mắn.
Hiện nay trên thị trường thật giả lẫn lộn khó mà phân biệt. Tuy nhiên nếu mua nhầm cẩm thạch giả thì khi bạn đeo chẳng có tác dụng gì cả. Hãy chọn cửa hàng uy tín và mua cho mình trang sức cẩm thạch thật không tì vết nó sẽ có lợi hơn cho cơ thể và tâm trí bạn. Cẩm thạch như là bùa hộ mệnh cho bạn khi bạn sử dụng nó bạn hãy an tâm vì bạn đã được bảo vệ và may mắn luôn tìm đến bạn.
Mục đích của việc đeo đồ trang sức cẩm thạch là để luôn luôn bảo vệ bạn, vì vậy sẽ tốt hơn bạn nên đeo chúng cả ngày lẫn đêm. Thậm chí ngay cả khi đi tắm hoặc đi vệ sinh, miễn bạn luôn tôn trọng và tin tưởng vào khả năng vô hình mà cẩm thạch mang lại. Không phải thích thì bạn đeo, còn không thì bạn cởi ra và để lung tung, tùy tiện.
Tuy nhiên bạn phải lưu ý rằng, nếu bạn đeo đồ cẩm thạch có hình ảnh của Đức Phật thì bạn nên cởi ra, để lên chỗ cao ráo, sạch sẽ trước khi vào nhà tắm, nhà vệ sinh. Đó là chính là thể hiện sự tôn kính của bạn đối với Ngài.
Nếu cẩm thạch bị nứt hay vỡ, vai trò của phước lành sẽ biến mất, trừ khi nó được chế biến thành trang sức hoàn chỉnh. Kể từ khi bạn sử dụng cẩm thạch và bạn đã cầu nguyện để cẩm thạch bảo vệ bạn, đem lại may mắn cho bạn, nhưng bạn nên nhớ rằng không phải loại cẩm thạch đắt nhất mới bảo vệ được bạn, mà bạn phải chọn loại cẩm thạch hợp với bạn cùng với lòng tin cùng với trái tim chân thành thì sẽ xua đuổi được linh hồn ma quỷ và bảo vệ sự an toàn cho bạn.
Cẩm thạch chính là những vật tinh túy và quý báu nhất của trời và đất, người dân Việt từ xưa đến nay cũng rất ưa chuộng cẩm thạch. Bởi người xưa cho rằng, đeo ngọc trên người tốt cho vận khí, tốt cho sức khỏe, tốt cho tiền tài. Cẩm thạch mang đến sự tinh khiết, ngọt ngào và nuôi dưỡng năng lượng may mắn và yêu thương cho người sử dụng nó.
Cẩm thạch đem lại sự an tâm và làm giảm bớt lo lắng. Tính cân bằng của nó làm cho nó hài hòa tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Những người mang cẩm thạch hoặc thiền định với nó, làm cho họ cảm thấy tích cực hơn, hạnh phúc, tràn đầy năng lượng, tự tin và khỏe mạnh hơn. Nếu đá cẩm thạch được đeo như một chiếc vòng cổ ở gần trái tim, hoặc như bông tai, họ sẽ thoát những cơn ác mộng và sự bồn chồn.
Còn được gọi là “đá từ Trời”, cẩm thạch màu xanh lá cây được cho là mang đến sự bình tĩnh, làm sạch hệ thống tư tưởng không trong sạch của mình. Nó còn giúp người đeo tránh giận dữ, chấn thương, đau buồn, và suy nghĩ tiêu cực.
Đeo cẩm thạch cũng là chất tẩy rữa tuyệt vời giải phóng năng lượng tiêu cực bị mắc kẹt trong hệ thống thần kinh, tim, gan, thận, túi mật và bàng quang. Cẩm thạch còn giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, làm giảm nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang. Loại đá này cũng giúp giảm đau ở các khớp và cơ bắp và bảo vệ người sử dụng nó khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật.
Các loại đá quý cẩm thạch cũng được cho là phục hồi và cân bằng năng lượng trong chu trình sinh sản và khả năng sinh sản ở nam giới và phụ nữ. Cẩm thạch giúp tăng khả năng sinh sản của phụ nữ và bảo vệ thai nhi cũng như người mẹ khỏi bị tổn hại. Nó cũng xử lý các rối loạn liên quan đến hệ thống sinh sản và làm giảm chứng đau bụng trong khi hành kinh của phụ nữ
Các khoáng chất jadeite được gọi là đá quý cẩm thạch. Cẩm thạch mờ không có giá trị bằng cẩm thạch trắng có giá trị nhất và có đặc tính chữa bệnh. Cẩm thạch cổ được đánh giá cao ở Trung quốc vể màu sắc, độ cứng, độ tinh khiết cho vẻ đẹp và cả sức mạnh của nó.
Trong Phong thủy, cẩm thạch đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ tạo ra cảm giác thanh bình, hài hòa và cân bằng cho người sử dụng. Bạn có thể chạm khắc với những hình ảnh khác nhau như: mặt dây chuyền Phật Quan Âm, Phật Di lặc, hay hình các con giáp chẳng hạn.
– Ngọc màu xanh lá cây truyền thống: giúp xóa đi sự hiểu lầm, bế tắc trong quan hệ tình cảm.
– Ngọc đỏ: kích thích sự yêu thương cho người đeo nó.
– Cẩm thạch trắng: giúp giải quyết các vấn đề tồn động trong tâm trí.
– Cẩm thạch màu vàng: làm tăng năng lượng cho những người thiếu nghị lực, ù lì, hoặc đang bị trầm cảm.
– Cẩm thạch màu xanh: làm tăng khả năng tập trung và ngăn chăn sự phân tâm.
Tử Vi thuộc âm thổ, chủ tinh của hệ Bắc đẩu. Về hiện tượng Tử Vi, đứng bậc chí tôn còn gọi là đế toà (như vị vua). Khi luận về Tử Vi, điểm tối trọng yếu là phải thấy được những sao phò tá cho chủ tinh này. Như cổ ca viết: Tử Vi nguyên thuộc thổ Quan lộc cung chủ tinh Hữu tướng vi hữu dụng Võ tướng vi cô quân (Sao Tử Vi vốn thuộc thổ Chủ quan tước quyền vị Có bề tôi thì mới hữu dụng Như vua mà không triều đình) Những sao tá tinh đứng ở đâu? Ở hai bên hoặc theo tam hợp chiếu gọi là giáp hay hiệp, hoặc đứng cùng. Tỉ dụ Tử Vi đứng giữa hai cung bên có Tả Phụ Hữu Bật Xương Khúc. hoặc Tử Vi cùng Tả Hữu đứng chung một cung, hoặc tam hợp xung chiếu là Tả Hữu. Tử Vi thiếu Tả Hữu là cô quân. Vua phải có quần thần mới thành quyền lực, mới uy nghi. Quần thần là những sao nào? Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Lộc, Hóa Khoa, Thiên Mã. Nếu không có quần thần lại còn gặp nhiều hung tinh tức là đế ngộ hung đồ (vua gặp kẻ cướp) hoặc “quân tử tại dã tiểu nhân tại vị” (vua bị đám gian thần tiểu quân uy hiếp). Đế tinh trở nên vô dụng còn gặp nguy hại nữa. Hung đồ tiểu nhân là những sao nào? Kình Dương, Đà La, Linh Tinh, Hỏa Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Tham Lang, Tuần Triệt. Đừng quên rằng những sao kể trên chỉ là hung đồ tiều nhân đối với Tử Vi thôi. Ở một số trường hợp khác, chúng lại thành cực tốt. Sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có câu: Quần thần khánh hội, phú quí song toàn (vua tôi hợp hội giàu sang) Cách này là cách Tử Vi gặp đầy đủ sao phò trợ, như Tả Hữu làm tướng súy, Thiên Tướng Xương Khúc làm phụ tá, Khôi việt làm quan truyền lệnh, Thiên Phủ làm quan coi kho, binh lương, Lộc Mã làm quan giữ sổ bộ phong chức tước. Trong “Chư tinh vấn đáp”, Trần Hi Di tiên sinh viết: “Tử Vi là đế hoa ở mọi cung đều có khả năng giáng phúc tiêu tai, hóa giải những hung ác của các sao khác, khả dĩ chế ngự Hỏa Tinh, có năng lực biến Thất Sát thành quyền, hợp cùng với Thiên Tướng, Thiên Phủ đều thành sang quí, nếu không thế lực thì cũng giàu có, dù gặp Tứ Sát phá vẫn xem là trung cục hoặc bình thường chứ không đến mức thấp kém, hạ tiện. Sang đến “Cổ Ca” lại thấy một câu khác: “Tụ hội với Kình Dương Hỏa Linh biến thành loại ăn trộm, ăn cắp vặt”. Thế là thế nào? Hai câu mâu thuẫn nhau? Thật ra không mâu thuẫn. Tử Vi phải đi cùng với các sao tốt khác đã, rồi gặp Tứ Sát mới là trung cục. còn như gặp toàn sát tinh không tất nhiên thấp kém, hạ tiện. Trường hợp Tử Vi đứng một mình tại Ngọ cung và Tí cung (đứng Ngọ đẹp hơn) tất có Thiên Phủ Thiên Tướng chiếu lên hội họp, sách gọi bằng cách Cực Ưỡng Ly Minh (Cực là tên gọi khác của Tử Vi, Ly là cung Ngọ). Cách Cực Ưỡng Ly Minh dù không đến nỗi ra cái thân phận cô quân. Chỉ xem thê cung mà thấy nhiều đào hoa tinh thì dễ bị vợ lừa. Vào số nữ thì khác, thường chỉ là chồng kém mình trên địa vị học vấn hoặc tiền bạc. Phủ, Tướng trong cách “Cực Ưỡng Ly Minh” đã góp phần nào cho sự cân bình lực lượng chống với hung sát tinh. Căn cứ vào câu phú: “Tử Vi cư Tí Ngọ, Khoa Quyền Lộc chiếu tối vi kỳ”, Tử Vi Tí Ngọ gặp thêm Khoa Quyền Lộc thì cán cân lực lượng ngã về Tử Vi, ác thế lực cũng phải nhường bước. Tử Vi thủ Mệnh an ở Ngọ Không Sát tinh chức có tam công Tử Vi Thiên Tướng đồng cung (Thìn Tuất) đương nhiên Thiên Phủ chiếu hội, nhưng cách cục này không hay bằng Tí Ngọ Tử Vi hội chiếu Phủ Tướng (Phủ Tướng triều viên). Tử Tướng Thìn hay Tuất hãm vào Thiên La địa Võng khó khăn hơn, nhất là vào số nữ không tránh khỏi vất vả. Tử Vi Phá Quân, Tử Vi Thiên Tướng thủ Mệnh nữ, việc trăm năm không suôn sẻ, lận đận chồng con. Tử Vi Phá Quân đóng Mệnh bị Liêm Tham Tỵ hoặc Hợi xung chiếu. Tử Vi Thiên Tướng đóng Mệnh, Phu cung Tham Lang hội Liêm Trinh ở Dần hoặc Thân. Liêm Tham là hai sao mang tính chất sắc tình rắc rối, bởi vậy nên vấn đề gia thất không êm. Bây giờ bàn riêng về Tử Vi Phá Quân. Tử Vi Phá Quân đi cặp chỉ thấy ở hai cung Mùi và Sửu. Phá Quân là sao xung phong hãm trận, đi với Tử Vi được tính như vị tướng dũng mãnh. Tử Vi ra hiệu lệnh, Phá Quân thi hành. Muốn khống chế Phá Quân, Tử Vi cũng cần một trí lực cao. Do đó Tử Phá đóng Mệnh bất luận nam hay nữ đều là con người quyết đoán, chí phấn đấu sôi nổi, can trường lì lợm, phiêu lưu, không thủ cựu, có đời sống hiếu động nhiều màu sắc. Số trai Tử Phá dễ đi vào chính giới hay quân giới nếu gặp cơ duyên. Được Hóa Quyền Tả Hữu Kình Dương là thành công. Tuy nhiên cuộc sống bôn ba thăng trầm. Tử Phá ra kinh doanh cũng đắc lực nhưng không bền vì nguyên tắc tiền bạc cần phải an định mới tụ để phát triển lớn. Tử Phá nữ mệnh, người đàn bà tháo vát, ngang ngạnh, bướng bỉnh, dám làm dám chịu, riêng về tình ái rất tùy tiện, tính dục mạnh. Sách mới có câu: Tử Phá Tham Lang vi chí dâm Kìa nữ mệnh xem tướng cách cuộc Tử Phá Tham hội ước đa dâm Tử Phá và Tử Vi Tham Lang (tức các Đào hoa phạm chủ). Nam mạng Tử Phá mà tuổi Sửu, Mùi, Thìn, Tuất vào quân giới chính trị hay hơn các tuổi khác (Qua kinh nghiệm thôi, sách vở không nêu lý do tại sao). Tử Phá nữ mệnh đối với hiện đại tốt hơn thời xưa vì hiện đại người đàn bà được trọng qua sự nghiệp hơn là qua hôn nhân theo quan niệm tự do phóng khoáng là hạnh phúc. Về cách Tử Vi Tham Lang đóng Mão và Dậu, cách này cổ thư gọi bằng Đào hoa phạm chủ. Tử Vi là chủ, Tham Lang là Đào hoa. Tham Lang ví như Đắc Kỷ, Tử Vi ví như Trụ Vương. Tham Lang như Tây Thi, Tử Vi như Phù Sai. Tử Tham nữ mạng đa tình hiếu dâm. Tử Vi nam mạng dễ rơi vào lụy tình, bẫy tình, dại gái, mê gái. Sách có câu: Tử Tham Mão Dậu gặp Kiếp Không, Kình Đà Linh Hỏa thường đi vào đường tu hành. Tu hành nên hiểu theo nghĩa khác nhau. Lão kỹ đầu thiền về già đi tu, hương nhang thờ cúng cũng kể làm thoát tục. Nhiều chồng rút cuộc nằm không cũng kể là tăng. Cả đời toàn gặp thất bại, lấy cho lắm vợ cuối cùng ngồi trơ thân cụ, đây là kết quả của Tử Tham Tứ Sát Kiếp Không trong Mệnh cung của lá số. Tử Tham Tứ Sát tâm thần sinh ra chán nản thường trực. Không cứ phải cạo trọc đầu hay khoác áo nhà tu mới là thoát tục, mới là tăng lữ. Cách Tử Tham nếu chỉ gặp Hỏa hay Linh tinh tránh được Kình Đà Không Kiếp thì tốt hơn. Trong khi cách Tử Vi Phá Quân gặp Linh Hỏa lại không tốt mà gặp Kình Đà lại hay, như câu phú: Tử Phá thủ Mệnh ngộ Dương Đà, tiện khứ kinh thương (hội Dương Đà vào kinh thương hoạnh phát) Cổ nhân còn đưa ra câu phú sau đây: Tử Vi ngộ Phá Quân ư Thìn Tuất Sửu Mùi tứ mộ cung, vi thần bất trung, vi tử bất hiếu (Tử Vi gặp Phá Quân ở bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi làm bề tôi bất trung, làm con bất hiếu) Tử Vi Thiên Tướng tại Thìn hay Tuất đều gặp Phá Quân ở Tuất hay Thìn. Còn Tử Vi Sửu Mùi đương nhiên đứng bên Phá Quân. Tử Phá Sửu Mùi vào quân giới, chính trị đạt ước nguyện, hai giới này sự phản phúc bất trung chẳng khác gì chất dẫn hỏa chỉ chờ có lửa liền bốc cháy, bởi vậy không nên dùng người mang số Tử Phá làm tâm phúc. Tử Vi Thiên Tướng gặp Phá Quân ở cung xung chiếu cũng thế. Chỉ khác nhau ở điểm Tử Phá thì tự mình tạo phản còn Tử Tướng thì nghe theo người làm phản. Một đàng do tham vọng, mộg đàng gió chiều nào ngả chiều ấy. Còn vấn đề làm con bất hiếu? Bản chất con người Tử Phá không bao giờ chịu ước thúc trói buộc, làm việc chỉ hoàn toàn tự ý, vì lợi hay vì vợ dụ mà bất hiếu do cái lòng ích kỷ và ba phải. Số nữ Tử Phá thủ mệnh bậc làm cha mẹ phiền lòng hơn Tử Tướng. Số nam ngược lại Tử Phá bướng, phiêu lưu, gây tai tiếng, gây xáo trộn, phá rối kỷ cương nhưng một ngày nào đó thành công. Nam mạng Tử Vi Thiên Tướng, phụ mẫu cung Thiên Lương hãm tại Tị hoặc Hợi. Thê cung Tham Lang bất hiếu nặng hơn như mê vợ mà quên công ơn sinh thành (Thê hội chiếu Đào Hoa), hoặc bỏ quê hương gia đình lưu lạc, hoặc phụ mẫu sớm xa trần thế, muốn ân trả nghĩa đền không được. Tử Vi Thiên Tướng không thành công bằng Tử Phá. Sách ghi câu:”Tử Vi Thìn Tuất ngộ Phá Quân, phú quí hư danh”. Hư danh là không thực, hão huyền. Nói đến Tử Vi, Thiên Phủ đồng cung. Cách này hiện lên chỉ ở hai cung Dần và Thân. Phú ghi mấy câu: Tử Vi Nam Hợi Nữ Dần cung, Nhâm Giáp sinh thân phú quí đồng Tử Vi Thiên Phủ toàn y Phụ Bật chi công Tử Phủ đồng cung chung thân phúc hậu Tử Phủ, Nhật Nguyệt cư vượng địa, đoán định công hầu khí Câu thứ nhất Tử Vi Nam Hợi không có Thiên Phủ đồng cung, đó là cách Tử Vi Thất Sát với cung xung chiếu là Thiên Phủ. Chỉ có Dần cung mới đứng cùng Thiên Phủ thôi. Vậy thì số gái Tử Phủ mà tuổi Nhâm Giáp giàu sang là bởi tại tuổi Giáp Lộc Tồn đóng Dần, hội với Hóa Lộc đứng bên Liêm Trinh và Hóa Khoa đứng với Vũ Khúc. Hội đủ Khoa Quyền Lộc: tuổi Nhâm Quyền Khoa ngay tại mệnh và Lộc Tồn nhị hợp từ Hợi. Câu hai còn như gấm thêm hoa, đã Khoa Quyền Lộc còn cả Tả Hữu càng đẹp, đã sang trọng giàu có còn quyền thế. Câu ba ý chỉ dù không phải là tuổi Giáp Nhâm cũng có đời sống bình ổn vững vàng. Câu bốn nói Tử Phủ đồng cung tại Thân tốt hơn tại Dần, vì Thân thì Thái Dương Thái Âm đắc địa trợ giúp cho vận trình, trong khi ở Dần, Thái Dương Thái Âm vào thế hãm (chỉ riêng cho tuổi Giáp). Có một luận cứ đáng ghi nhận nói: Tử Phủ đồng cung hội tụ cả hai chủ tinh Bắc và Nam đẩu, như vậy thái quá nên dễ cô đơn. Trường hợp Mệnh Phụ Mẫu, Phu chịu ảnh hưởng Cô Thần Quả Tú càng nặng dễ ly hôn, góa bụa hoặc sớm khuyết cha mẹ. Chuyển qua cách Tử Vi Thất Sát. Cách này chỉ hiện lên ở hai cung Tỵ và Hợi. Trần Đoàn tiên sinh viết: Tử Vi năng hóa Thất Sát vi quyền. Tử Vi đứng bên Thất Sát thế vị oai nghiêm, hùng tâm vạn trượng, như vị hoàng đế xuất chinh có bầy tướng giỏi. Tử Vi Thất Sát khả năng hành động cũng như khả năng suy tưởng kế hoạch đều giỏi, tham vọng cao , vào bất cứ lãnh vực nào học vấn, kinh doanh, chính trị, quân sự, kỹ nghệ đều được. Thành tựu lớn hay nhỏ, cao hay thấp còn tùy thuộc các phụ tinh. Nếu nhiều phụ tinh tốt thì chức trọng quyền lớn, địa vị chức nghiệp khả kính. Tử Vi Thất Sát có Hóa Quyền thế lực càng lớn. Phú nói: Tử Vi Thất Sát Hóa Quyền phản tác tinh tường (Tử Sát mà gặp Hóa Quyền lại thành hay đẹp). Tại sao dùng hai chữ phản tác? Bởi tại Tử Vi không Thất Sát mà chỉ Hóa Quyền tự mình không điều khiển được Quyền sẽ đưa đến hung hiểm Tử Vi hợp với Lộc Khoa Khôi Việt Tả Hữu hơn đứng riêng với Hóa Quyền. Tử Vi Thất Sát thủ Mệnh gặp Tuần Triệt ưu thế bị giảm nhiều, thành công với hư vị, không có thực quyền. Như phú nói: Tử Vi Thất Sát gia không vong, hư danh thụ ấm. Tử Vi Thất Sát vào số Nữ thường được chồng nể vì do tài điều khiển gánh vác. Nhưng Tử Sát nam mạng thì vợ quán xuyến Vai trò Thiên Phủ từ cung xung chiếu của cách Tử Vi Thất Sát chỉ là phụ họa vào cái tốt đã sẵn thôi. Về hình thái và tính nết của Tử Vi có những điểm sau: Tử Vi người đầy đặn, mặt vuông vắn hoặc tròn. Tử Vi có một sở đoản trên tính tình, ưa nghe lời phiến động, khoán nịnh, đôi lúc kiêu căng và dễ phụ hội với kẻ quyền thế, hay biến tâm, bản chất tương đối trung hậu nhưng khí lượng hẹp hòi, thiếu anh hùng bản sắc.Có khuynh hướng năm thê bảy thiếp. Trong Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có đoạn viết: Tử Vi viên hội cát tinh lâm Nhị hạn phùng chi phúc lộc hưng Thương nhân đắc ngộ đa tài phú Quan quí phùng chi chức vụ thăng Tử Vi nhập hạn bản vi tường Chỉ khứng tam phương Sát Phá Lang Dân thứ phùng chi đa bất lợi Quan viên lạc hãm hưu kinh thương Nghĩa là:”Vận hạn gặp sao Tử Vi, thương nhân phát tài, làm quan thăng chức. Tử Vi là sao đem may mắn đến. Nhưng nếu gặp thêm với Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang thì lại không tốt. Kẻ dân giã bất lợi, người chức vị khó khăn.
Sát Phá Tham đây là Tử Sát, Tử Phá và Tử Tham ở cung vận hạn. Không hẳn gặp những sao ấy sẽ bất lợi với khó khăn. Vì Tử Sát, Tử Phá thường gây ra biến động. Thời xưa con người sợ biến động, nhưng thời nay biến động là cần thiết. Thấy Tử Sát, Tử Phá ở vận trình hoặc tiểu hoặc đại vận mà hay tốt lên thì mừng chứ sao lại lo ngại. Những câu cổ ca trên không lấy gì là đúng cho hiện đại. Về sao Tử Vi còn thấy những câu phú khác không ghi trong toàn thư mà của những nhà tướng số đời sau ghi lại qua kinh nghiệm. - Đế toạ ly cung Tam Kỳ Hình Ấn Khôi Xương Hồng Bật, mỹ mạo tài hung, hạn hữu Cự Sát Đà Linh, Chu Du cam hận mệnh vong (Tử Vi đóng Ngọ hội hợp với Khoa Quyền Lộc, Hình Ấn, Khôi Xương là người tài giỏi, tướng mạo khôi ngô, nếu gặp vận hạn có Cự, Sát, Đà, Linh (Cự Môn, Đà La, Linh Tinh hoặc Thất Sát, Đà La, Linh Tinh) thì giống như Chu Du đời tam quốc nuốt hận mà chết)
- Đế lạc nhàn cung, gia Khúc Xương đa ngôn giảo hoạt (Tử Vi đóng Tí Mão Dậu hội tụ Xương Khúc thì giảo hoạt và ưa nói quá sự thực) Trong khi Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có câu: ”Tử Vi Quyền Lộc ngộ Dương Đà tuy hoạch cát nhi vô đạo” nghĩa là Tử Vi có Quyền Lộc nên danh có của nhưng nếu gặp thêm Dương Đà nữa thì tâm chất bất nhân vô đạo. - Tử Vi mạc phùng Kiếp Không Hồng Đào nhập Mệnh giảm thọ (Tử Vi mà gặp Kiếp Không, Hồng Đào tại Mệnh tất không thọ)
- Tử Phủ đồng cung, Tuần Không xâm nhập, đế vô quyền nan giải hung tinh hạn ngộ (Tử Vi Thiên Phủ tại Mệnh bị Tuần Không, vua thành vô quyền khó giải cứu cho vận gặp hung tinh)
- Dần mộc, Phủ Vi hội Tam Kỳ, Kình Bật cư lai, Mệnh xuất võ do văn quyền hành cứ phục chúng nhân, mạc phùng Không Kiếp hư vô (Dần cung, Tử Vi Thiên Phủ có Khoa thêm Kình Dương Hữu Bật có văn tài nhưng lại theo nghiệp võ, thành công người đời kiêng nể, nhưng nếu bị Không Kiếp lại thành sôi hỏng bỏng không)
- Tử Phá mộ cung vô ưu họa ách, vận lai Phụ Bật nguyên vọng đắc như cầu, Thân kiêm Hồng Lộc Hóa Khoa khánh hội long vân (Tử Vi Phá Quân ở Sửu Mùi Thìn Tuất không lo những họa tai lặt vặt, tới vận gặp Tả Hữu thì mưu sự thành tựu, nếu cung Thân lại được Hóa Khoa, Hóa Lộc, Hồng Loan cảnh thêm hay).
- Đế toạ Thiên La Thân cư Triệt xứ, Giáp Kỷ nhân chung niên nan toại chí đa trái thê nhi (Tử Vi đóng Thìn, cung Thân bị sao Triệt án ngữ, tuổi Giáp tuổi Kỷ suốt đời không toại chí, còn khổ vì vợ vì con)
- Tứ Sát Tốn cung, đề huề bảo kiếm, Hỏa Tuyệt nhập xâm đa sát. Hạn hội Hồng Khoa Ấn Mã dị lập chiến công. (Tử Vi Thất Sát ở cung Tỵ gặp Hỏa Tinh và sao Tuyệt thành người đa sát nếu có Hồng Loan, Hóa Khoa, Quốc Ấn, Thiên Mã hội tụ làm võ tướng dễ lập công to)
- Tử Phủ Vũ Tướng Tả Hữu Long Phượng Khoa Quyền Lộc Ấn, quần thần khánh hội chi cách gia Kình Kiếp loạn thế nan thành đại sự (Cách quần thần khánh hội Tử Phủ Vũ Tướng Long Phượng Tả Hữu Khoa Quyền Lộc Ấn nếu bị Kình Dương Địa Kiếp gặp thời loạn bất thành đại sự)
- Tử Tham Tả Hữu hội trung Có người con gái trốn chồng theo trai (Ở cách này Tả Hữu biến chất, tuy nhiên Tử Tham Tả Hữu còn phải thêm cả Tang Hổ nữa thì mới liều như thế)
- Tử Tham Khôi Việt phương Đoài Long thần kỳ đảo ai ai cúng dường (Tử Tham đóng ở Dậu cung gặp Khôi Việt dễ đi vào nghề thầy chùa thầy cúng)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thiên Nga (##)
Ôn tửu trảm Hoa Hùng
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", điển tích "ôn tửu trảm Hoa Hùng" được cho là thuật lại chiến công đầu tay của Quan Vân Trường.
Theo tiểu thuyết, bối cảnh câu chuyện diễn ra khi 18 lộ chư hầu Quan Đông khởi binh thảo phạt gian thần Đổng Trác. Quân Quan Đông bao vây thành Lạc Dương. Tướng quốc Bình Nguyên là Lưu Bị dẫn các tướng Quan Vũ, Trương Phi... theo cùng Thái thú Bắc Bình Công Tôn Toản.
Chư hầu cùng tiến cử Viên Thiệu làm minh chủ, Thái thú Trường Sa (một địa danh thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) Tôn Kiên làm tiên phong tới Dĩ Thủy Quan khiêu chiến. Tướng của Đổng Trác là Kiêu kị hiệu úy Hoa Hùng tiếp chiến, đánh bại Tôn Kiên, chém đầu bộ tướng của kiên là Tổ Mậu.
Quan Vân Trường "ôn tửu trảm Hoa Hùng". |
Hoa Hùng khiêu chiến quân Quan Đông, trảm liên tiếp 2 tướng. Trong lúc liên quân chư hầu bất lợi, Viên Thiệu đành than - "Tiếc rằng hai tướng Nhan Lương, Văn Xú chưa tới. Nếu có 1 người ở đây thôi, đâu cần phải sợ Hoa Hùng?"
Lời Thiệu chưa dứt, Quan Vũ đã bước ra nói - "Tiểu tướng xin đi lấy đầu Hoa Hùng!". Thời điểm đó, Quan Vân Trường chỉ là một "mã cung thủ" vô danh tiểu tốt, cho nên Viên Thiệu và Viên Thuật đều không bằng lòng, sợ mất mặt trước Hoa Hùng.
Trong các vị "lãnh đạo" có mặt, duy nhất Tào Tháo ủng hộ Quan Vũ xuất trận, và mời Quan Công một chén rượu. "Rượu đã rót ra, Quan mỗ sẽ trở lại ngay!" - Quan Công nói xong cầm đao lên ngựa. Không lâu sau đã thấy Quan Vũ đem đầu Hoa Hùng về ném dưới đất. Chén rượu của Tào Tháo vẫn còn ấm, vì vậy mới có tích Quan Công "ôn tửu trảm Hoa Hùng".
Hoa Hùng ở Lạc Dương, Quan Vũ ở đâu?
Mặc dù "ôn tửu trảm Hoa Hùng" đã trở thành một điển tích vô cùng nổi tiếng đối với độc giả Tam Quốc, xong nhiều tư liệu lịch sử lại cho thấy "chiến công" của Quan Vân Trường hoàn toàn phi thực tế.
Tháng giêng năm Sơ Bình thứ nhất (190), các quận Quan Đông khởi binh phạt Đổng Trác, tôn Thái thú Bột Hải Viên Thiệu làm minh chủ. Khi ấy, Công Tôn Toản vẫn còn ở U Châu chứ không tham gia hội sư.
Thêm vào đó, thời điểm này, Lưu Bị còn chưa về đầu quân cho Công Tôn Toản, cho thấy chi tiết Bị cùng Toản tham gia liên minh là không chính xác. Theo các tài liệu lịch sử Trung Quốc, vào thời gian trên, Lưu Bị đang dẫn quân đánh Đốc Bưu.
Khi đại tướng quân Hà Tiến phái đô úy Khưu Nghị tới Đan Dương mộ binh, Lưu Bị mới dẫn đội quân ít ỏi của mình theo người này. Tại Hạ Bì đụng độ giặc Hoàng Cân (khăn vàng), quân Lưu đánh trận lập công, Lưu Bị được phong chức phó quan ở Hạ Mật, sau làm Cao Đường úy, rồi Huyện lệnh Cao Đường.
Theo "Tam Quốc diễn nghĩa", trảm Hoa Hùng là thắng lợi đầu tay của Quan Vũ, và cũng là "uy chấn càn khôn đệ nhất công". |
Về sau Cao Đường bị giặc Hoàng Cân phá, Bị mới về đầu quân cho Trung lang tướng Công Tôn Toản và được phong làm Biệt bộ tư mã.
Thời gian Lưu Bị làm Biệt bộ tư mã không được "Tam Quốc Chí" ghi lại, nhưng sách "Tư trị thông giám" và "Tục hậu Hán thư" đều viết, giai đoạn này vào khoảng tháng 10 năm Sơ Bình thứ hai (191), tức gần 2 năm sau khi liên minh Quan Đông thành lập.
Căn cứ vào các mốc thời gian thực tế, khi các châu quận khởi binh đánh Đổng Trác năm 190, Lưu Bị nhiều khả năng vẫn còn làm quan ở Hạ Mật, hoặc Cao Đường, chứ không thể có mặt tại tiền tuyến Lạc Dương.
Lưu Bị không ở Lạc Dương, cho thấy Quan Vũ cũng không có khả năng xuất hiện tại Lạc Dương để... trảm Hoa Hùng.
Công của Quan Vũ hay của "mãnh hổ Giang Đông"?
Cái chết của mãnh tướng Hoa Hùng đã được lịch sử ghi lại. Nhưng nhân vật trảm Hoa Hùng không phải là Quan Vũ, mà là "Giang Đông chi hổ" Tôn Kiên.
Tôn Kiên vốn là Thái thú Trường Sa (địa danh ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), tước Ô Trình Hầu. Thời điểm chư hầu Quan Đông khởi binh, Tôn Kiên cũng từ Hồ Nam bắc tiến, hội sư với Viên Thuật tại Lỗ Dương.
"18 lộ chư hầu" cất quân bao vây Lạc Dương, song thực tế mỗi bên đều e ngại Đổng Trác và tính toán bảo toàn thực lực nên không có bên nào tiến quân, mà tất cả đều giữ thái độ "quan sát".
Chỉ có quân đội của Tào Tháo, Tôn Kiên và Vương Khuông từng giao chiến với Đổng Trác. Tôn Kiên bị tướng Đổng Trác là Từ Vinh tấn công ở phía đông huyện Lương, Kiên cùng mấy chục kỵ binh đột phá vòng vây.
Khi ấy, trên đầu Tôn Kiên thắt chiếc khăn màu đỏ, ông sợ bị quân địch nhận ra nên đưa khăn cho tướng thân tín là Tổ Mậu. Tổ Mậu "đóng thế" cho Tôn Kiên, dẫn dụ quân Đổng Trác đuổi theo, Tôn Kiên mới thoát nạn.
Sự việc trên được tác giả La Quán Trung "biến tấu" trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", rằng tướng Đổng Trác tập kích Tôn Kiên là Hoa Hùng, và chính Hoa Hùng chém đầu Tổ Mậu.
Theo một số nguồn sử liệu Trung Quốc, "Mãnh hổ Giang Đông" Tôn Kiên được cho là tác giả của chiến công mà Quan Vũ "hưởng". |
Lịch sử Trung Quốc cho thấy, ở chiến dịch tiếp theo - chiến dịch Dương Nhân, Hoa Hùng mới xuất trận và cũng bị chém đầu trong trận đánh này. Trong chiến dịch này, Tôn Kiên tập trung tàn binh đóng tại Dương Nhân ở phía tây huyện Lương. Đổng Trác phái Lữ Bố, Hoa Hùng, Hồ Chẩn tấn công Kiên.
Lữ Bố bất hòa với Hồ Chẩn, trong khi Chẩn là chủ soái, cho nên Bố cố ý gây rối trong quân, tạo tâm lý hoang mang, khiến sỹ tốt phe Đổng Trác mất tinh thần. Trước sự tập kích của Tôn Kiên, 3 tướng Lữ - Hồ - Hoa thua chạy. Hoa Hùng bị Tôn Kiên chém đầu.
Trên thực tế, Hoa Hùng không có thành tích quân sự đáng kể. "Tam Quốc diễn nghĩa" đã cường điệu tài năng của viên tướng này. Chiến công chém 2 tướng Du Thiệp, Phan Phụng cũng chỉ là hư cấu.
Có nhiều bình luận cho rằng, "Tam Quốc diễn nghĩa" đề cao hình ảnh Hoa Hùng, mục đích không ngoài "tô điểm" cho sự lợi hại của Quan Vân Trường.
Tôn Kiên vốn là tác giả chiến công trảm Hoa Hùng, song tiểu thuyết hư cấu lại "tặng" công lao của Kiên cho Quan Vũ, quả thực là một sự bất công đối với danh tướng Giang Đông.
Bất chấp thực tế lịch sử, người đọc Tam Quốc vẫn biết đến Quan Vân Trường nhiều hơn với "càn khôn đệ nhất công" trảm Hoa Hùng:
Uy chấn càn khôn đệ nhất công,
Viên môn họa cổ hưởng đông đông.
Vân Trường đình trản thi anh dũng,
Tửu thượng ôn thời trảm Hoa Hùng.
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta thường hay gặp những câu hỏi như: “con người có số mệnh hay không?”, “số mệnh từ đâu mà có ” hay “có thể thay đổi được số mệnh hay không?”. Để lý giải một cách rõ ràng những câu hỏi như thế này quả thật không phải là dễ. Bởi vì nếu con người sinh ra đã được định sẵn trong một khuôn hình của tạo hoá thì thật là vô lý. Như vậy sẽ không cần lao động, không cần suy nghĩ, số mệnh đã an bài thì tất mọi việc tự nhiên sẽ đến. Giàu có số, nghèo có số cố gắng cũng chẳng thay đổi được. Phàm mệnh nghèo, dù có để cho người đó được giàu sang thì cũng không được hưởng. Mệnh giàu sang thì dù có bắt nghèo khó lại sẽ gặp giàu sang. Nói như thế là tuyên truyền thiên mệnh không thể thay đổi, là chủ trương giàu nghèo do mệnh định đoạt, người nghèo thì cam chịu mệnh nghèo, còn người giàu cứ ung dung nhàn hạ thụ hưởng sự sung sướng?. Số làm Thủ tướng đợi đến ngày, đến giờ sẽ được phong chức Thủ tướng?. Hiểu như thế là sai lầm.
Sự thật hiển nhiên, nếu không suy nghĩ, không ham muốn, không lao động thì không có thành công. Bằng cách này hay cách khác con người vẫn luôn luôn phải làm việc, suy nghĩ để tồn tại và phát triển chứ không thể đợi số phận đưa đến. Để được làm Thủ tướng phải có tham vọng, phải tham gia hoạt động chính trị, phải cống hiến cho xã hội. Không ai tự nhiên sinh ra đã là kỹ sư, bác sỹ hay Thủ tướng. Chúng ta có thể khẳng định rằng không có số mệnh định sẵn. Như vậy sẽ có một câu hỏi khác được đặt ra, “nếu con người không có số mệnh, không tuân theo một quy luật nhất định thì tại sao những môn dự đoán học như Tử vi lại có thể dựa trên quy luật âm - dương ngũ hành để dự đoán chính xác được những sự việc xảy ra trong cuộc sống một con người?”.
Trước khi nói về Tử vi, tôi xin lạm bàn đôi lời về câu ngạn ngữ phương Tây khi lý giải về số phận của con người “gieo ý nghĩ được hành vi, gieo hành vi được thói quen, gieo thói quen được tính cách, gieo tính cách được số phận”- một sự lý giải rất lôgic, rất khoa học và hoàn toàn hợp lý. Môi trường xã hội, môi trường tự nhiên qua các mối quan hệ, qua các hoạt động giao tiếp, các hành vi ứng xử, các nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, hàng giờ luôn luôn gây ảnh hưởng, tác động đến con người và ngược lại con người cũng tác động trở lại những môi trường đó theo cách riêng của mình. Từ sự tác động qua lại đó dần dần sẽ tạo ra những kết quả tương xứng và hình thành nên số phận của mỗi người. Một người lạc quan mạnh mẽ khi nhìn một nửa cốc nước sẽ nói “cốc nước vẫn còn một nửa”, trèo lên lưng chừng dốc sẽ nói rằng ” sắp đến rồi, chỉ còn một nửa quãng đường nữa thôi”. Ngược lại, người yếu đuối, bi quan trong những trường hợp đó sẽ nói ” chỉ còn một nửa cốc nước” hay ” mới đi được một nửa quãng đường, còn lâu mới đến”. Hoặc khi gặp khó khăn cản trở một người kiên quyết làm cho xong, một người bỏ dở giữa chừng. Cứ như vậy, cuộc đời của hai người ngày càng tách xa theo hai hướng khác nhau. Người lạc quan mạnh mẽ sẽ hoà nhập và lôi cuốn được những người có cùng phong cách sống vì “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, đó sẽ là một môi trường sôi động, vui vẻ. Mọi người xung quanh thấy được ở anh ta nguồn sức mạnh dồi dào có thể đương đầu được với mọi khó khăn gian khổ, như vậy anh ta sẽ là ứng cử viên sáng giá của ngôi vị lãnh đạo. Người yếu đuối bi quan, nhìn việc gì cũng chỉ thấy khó khăn, thất bại sẽ không thể cùng với mọi người làm việc lớn, khi gặp khó khăn anh ta sẽ là người đầu tiên rut lui, mọi người sẽ không tin tưởng vào anh ta. Càng ngày anh ta càng bị thu hẹp cơ hội thăng tiến, thu hẹp không gian sống. Ví dụ cụ thể như cùng rơi vào trạng thái buồn chán có người chọn biện pháp tự tử; có người uống rượu say, quậy phá rồi bị bắt; có người đi câu cá và trong lúc ngồi một mình suy nghĩ về sự việc đã tìm ra đường đi sáng sủa hơn; có người lại rủ bạn bè đi chơi cho quên sự buồn chán và trong chuyến đi họ đã vô tình tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp để gây dựng sự nghiệp. Cũng là một sự việc nhưng với những tính cách khác nhau đã quy định những hành động khác nhau để cuối cùng tạo ra những số phận khác nhau. Những người không biết đối nhân xử thế kìm nén sự nóng giận, sẽ khiến người trên ghét bỏ, người dưới xa lánh. Hay như Khổng Tử nói: “có ba loại chết không phải do mệnh: thứ nhất, không nghỉ ngơi đúng lúc, đầy đủ; không ăn uống điều độ; lao lực quá độ dẫn đến bệnh tật mà chết. Thứ hai là thân thấp hèn mà hay phạm thượng; nghiện ngập vô độ; tham lam vô đáy, đó là bị hình phạt mà chết. Thứ ba, người yếu đuối mà lừa dối xúc phạm kẻ mạnh hơn, người không tự lượng sức mình hay giận dữ, thường chết vì binh khí”. Còn nhiều ví dụ thực tế quan sát được trong cuộc sống hàng ngày chứng minh và như vậy chúng ta không thể không đồng tình với nhau rằng số phận do tính cách tạo ra.
Trở lại cội nguồn của tính cách, đó chính là ý nghĩ. Ý nghĩ được hình thành từ những hoạt động trong môi trường sống, từ sự giáo dục. Ở trong nhung lụa và bơ sữa những người giàu có sẽ không biết được cảm giác thi vị của cuộc sống khi được ăn bát cơm nóng, hay bị hoa mắt vì đói mềm người và giá lạnh. Người giàu luôn sợ chết vì chết sẽ không còn được hưởng sự sung sướng. Quan tham đã có đủ mọi thứ thì lúc nào cũng lo sợ bị tố cáo, bị trị tội vì vậy phải che đậy bằng mọi cách. Những ý nghĩ đó luôn ám ảnh trong đầu họ và khi cơ hội đến nó sẽ biến thành hành động. Còn người càng nghèo thì càng không sợ chết, càng nghèo càng chịu nhiều vất vả, khổ cực, vì cuộc sống mưu sinh, không có thời gian để tưởng tượng quá nhiều về cái chết. Trong đầu họ chỉ có ý nghĩ mong sao có thật nhiều tiền để đỡ phải khổ. Cho nên tục ngữ đã có câu : “quan hỏi hình phạt, giàu hỏi tai nạn, dân thường hỏi về phát tài”. Để hướng thiện, hãy cho đứa trẻ một nền giáo dục tốt. Nền giáo dục tốt ở đây không có nghĩa là phải có điều kiện vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại, môi trường đẹp hay những giáo viên tài giỏi mà trước tiên chỉ cần những hành động, cử chỉ đẹp, những quyển sách hay với ngôn từ trong sáng, hướng thiện, những bản anh hùng ca của dân tộc có hình tượng của những con người cống hiến sức mình vì dân, vì nước. Những hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng dần dần một cách vô thức thân thể của đứa trẻ sẽ thấm nhuần đến từng tế bào, từng mạch máu, những ý nghĩ, những hình ảnh đẹp về cuộc sống, về con người. Và như vậy một chuỗi mắt xích hành vi, thói quen, tính cách sẽ được hình thành. Số phận cũng sẽ được hình thành từ đây. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Con người phần lớn do giáo dục mà thành”.
Khi nhận định về cuộc sống của một con người bằng những công cụ và phương pháp tư duy hiện đại đại đa số chúng ta không cần dùng đến Tử vi mà thường dựa trên cơ sở của việc phân tích tính cách, sức khoẻ, giáo dục, nền tảng gia đình, môi trường sinh sống và những quy luật vận động của xã hội……để đưa ra những kết luận có tính thuyết phục cao bởi sự tư duy lôgic tuân thủ những quy luật khách quan đã được khoa học và triết học hiện đại chứng minh sự đúng đắn như: có chí làm quan, có gan làm giàu; lợi nhuận cao thì rủi ro lớn; có thực mới vực được đạo; đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; lượng đổi chất đổi, bản chất hai mặt của một vấn đề…..
Thuyết nhân quả nhà Phật chỉ rõ, tạo thiện nhân thì gặt thiện quả, gieo ác nhân tất gặp ác nghiệp. Vì thế, nếu gặp phải hung hại trong đời sống, thì không phải là do bạn quá tốt bị người lấn lướt, mà do bạn đã từng lấn lướt hại người. Đem nguyên nhân thua thiệt quy kết cho việc thiện lương quả là sai trái. Vì không làm việc xấu cũng chưa chắc đã là người lương thiện, nhân quả đời người phức tạp, nay là người tốt nhưng mai đã thành ác, nay là người ác nhưng mai “buông dao xuống đất chắp tay thành Phật”. Việc hôm nay phải chịu đau khổ gì chỉ có thể là do trước đây đã làm điều không lành, phải gánh trách nhiệm, bị người khác lấn lướt là do khuyết thiếu trí tuệ, không có nhận thức đúng đắn về cuộc sống.
Những người lo lắng rằng, quá hiền lành sẽ bị bắt nạt, quá lương thiện thì sẽ bị người khác hãm hại là sai lầm lớn. Phật dạy, trí tuệ của con người là trí tuệ của lòng bao dung, không bao giờ vì bao dung mà khổ đau, cũng không vì từ bi mà bị chiếm lợi. Nếu ta làm điều thiện mà người khác lợi dụng điều thiện của ta thì ấy là người đó gieo nghiệp ác, còn ta vẫn có nghiệp lành. Tại sao lại vì người khác không thiện mà ta cũng không thiện? Người khác thiện thì ta cũng thiện, người khác không thiện thì ta càng phải thiện, để cái thiện của ta trở thành chân giá trị.
Rắn là loài vật linh thiêng, liên tưởng đến vua chúa các thời xa xưa. Rắn được biểu tượng cho sự mạnh mẽ, tinh vi, nhanh nhẹ và đầy huyền bí. Mơ thấy rắn là giấc mộng đầy phức tạp.
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác |
Con giáp nào hay nói mò? Giữ ngôi vương trong lĩnh vực này không ai khác chính là người tuổi Dậu. Củ thể ra sao chúng ta cùng đọc bài viết sau nhé!
Nội dung
Con giáp này rất thích tám chuyện, đồng thời muốn thể hiện biệt tài ăn nói của mình bằng cách thao thao bất tuyệt, nói chuyện một cách say sưa, quên hết mọi thứ xung quanh. Để đạt được mục đích này, người tuổi Dậu hay đưa ra những phát ngôn gây shock có tính chất giật gân nhằm cuốn hút sự chú ý của mọi người.
Vậy nên, khi có ai đó tỏ ra nghi ngờ về thông tin người tuổi Dậu cung cấp, họ tỏ thái độ chắc như đinh đóng cột, khẳng định 100% mức độ chính xác của thông tin đó. Nhưng trên thực tế, thật giả ra sao thì chỉ có họ mới là người biết rõ nhất. Họ làm vậy chủ yếu là giữ sĩ diện và khẳng định năng lực bản thân mình chứ không hề có ý đồ xấu khác.
Người tuổi này thường có chí tiến thủ bẩm sinh, nên ngay từ khi còn nhỏ đã có ý thức khai thác năng lực xuất chúng của mình. Vì được mọi người thường xuyên tán thưởng và ủng hộ nên mức độ háo thắng của họ ngày một tăng lên, họ làm đủ mọi cách để bảo vệ chủ kiến bản thân và bác bỏ ý kiến của người khác.
Để giành chiến thắng, người tuổi Thân bất chấp chiêu thức, thậm chí là làm “thầy bói xem voi”, nói chắc nịch như đúng rồi về một sự việc nào đó, nhưng thực tế lại vô cùng mơ hồ và chưa có bằng chứng xác thực.
Trong học tập hay công việc, con giáp này khá chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm và luôn lỗ nực hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc.
Tuy nhiên, vì năng lực có hạn và chịu sự chi phối khá nhiều về vấn đề tình cảm, nên khi đứng trước một vấn đề nan giải, họ không thể hiện cảm xúc lo lắng bộn bề trong lòng mà vẫn vờ như không có chuyện gì xảy ra, miệng vẫn “ăn ốc nói mò”, miễn sao để mọi người không phát hiện ra. Đợi khi chỉ còn một mình, con giáp này mới dám thở phào nhẹ nhõm.
Tính cách độc lập và có lòng tự trọng cao, người tuổi Dần rất khó đối mặt với thất bại. Họ thường tìm cách lảng tránh, không đối đầu trực diện, thậm chí còn viện đủ lý do để chứng minh cho sự lựa chọn của họ là đúng, không thể sai lầm. Những “bằng chứng” mà con giáp này đưa ra như kiểu nhắm mắt đoán bừa, trúng thì tốt mà không trúng thì thôi, cho qua là xong nên ít có sức thuyết phục.
Nếu ai đó tỏ ra quan tâm và đồng cảm với thất bại của người tuổi này, họ sẽ từ chối một cách khéo léo, cố gắng mỉm cười vui vẻ: “ Tớ không sao cả, mọi chuyện đều ổn, tớ nghĩ cuối cùng thì chuyện đó cũng sẽ thành công, chỉ là sớm hay muộn mà thôi…”