Tử vi đẩu số được mệnh danh là bản đồ giải mã vận mệnh bậc nhất của các nhà thuật số. Tìm hiểu sơ lược lịch sử & các khái niệm của tử vi đẩu số trong loạt bài Tự xem tử vi
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Tử vi đẩu số là một hình thức dự trắc về vận mệnh của con người được xây dựng trên cơ sở triết lý chu dịch với các thuyết Âm dương, Ngũ hành, can chi bằng cách lập lá số tử vi với Thiên bàn, Địa bàn và các cung sao; căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lý giải những sự kiện xảy ra trong diễn biến đời người.
Theo quan niệm của số đông thì Tử vi đẩu số là thuật ngữ được hình thành dựa vào tên một loài hoa màu tím. Từ ngàn xưa chiêm, tướng phương Đông thường dùng loại hoa màu tím này để chiêm bốc, trong đó “tử” chính là “tím” còn “vi” là “huyền diệu”. Cũng có người cho rằng, thuật ngữ đó được lấy từ sao Tử vi, một ngôi sao quan trọng nhất trong môn dự trắc này.
Vậy, tử vi bắt nguồn từ thời nào?
Cho đến nay, sử sách không ghi lại ai là người khai sáng ra nó. Các nhà tử vi thường chỉ chú ý đến việc giải đoán tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến nay, lịch sử về nó vẫn còn là một ẩn số. Thậm chí có người còn nhầm lẫn tử vi với những truyện kỳ hoang đường.
Năm Gia Tĩnh triều Minh có lưu truyền cuốn Đẩu Số Toàn Thư do tiến sỹ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử vi đẩu số toàn thư là của tiên sinh Hy Di Trần Đoàn.
Các sách về tử vi sau này cũng đều thống nhất rằng, người đầu tiên có công tổng hợp, hệ thống bộ môn dự trắc này là Trần Đoàn tức Hy Di Lão Tổ, sống vào đời BắcTống, Trung Quốc.
Tuy xuất phát từ Trung Quốc, tử vi không được chú ý nhiều trong các môn dự trắc học, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành bộ môn được quan tâm nhất. Có nhiều học giả Việt Nam đã cống hiến thêm cho bộ môn này, trong đó có sự tham gia tích cực của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quý Đôn. Dần dần, tử vi Việt Nam có thêm những khác biệt so với tử vi nguyên thủy của Trung Quốc.
Những khác biệt giữa tử vi Việt Nam và Trung Quốc bao gồm:
- Cách an mệnh của tử vi Việt Nam bắt đầu từ cung Dần, trong khi ở Trung Quốc bắt đầu từ cung Sửu.
- Cách tính tuế hạn của tử vi Việt Nam tùy thuộc vào cầm tinh của người xem. Trong khi tuế hạn của Trung Quốc cố định.
Song điểm thống nhất ở đây là dựa trên cơ sở lý luận là hệ thống Thiên can, Địa chi, Âm dương, Ngũ hành, Tử vi đẩu số tiếp thu rộng rãi các kiến thức về thiên văn học, toán học, sử học, thống kê học, dự đoán học cổ đại... để tiến hành phân tích mối quan hệ giữa các vì sao và số mệnh con người, từ đó rút ra các vấn đẽ thuộc nhân sinh và vũ trụ. Chính vì thế Tử vi đẩu số vừa mang màu sắc thần bí của mệnh lý học truyén thống, lại vừa kế thừa những nguyên lý chất phác trong vũ trụ quan Đạo giáo, đồng thời hợp nhất hai nhân tố đó để hình thành nên một môn khoa học vừa giản dị, vừa uyên thâm, mang đậm sắc thái kỳ bí mà nội dung luận đoán lá số là một trong những đặc sắc đó.
Tử vi đẩu số có tất cả 518.400 lá số khác nhau trong tử vi, bao gồm trong đấy là 14 chính tính cùng với khoảng 120 sao phụ tinh bao gồm các loại như phúc tinh, lộc tinh hay sát sinh. Tất cả các sao chính tinh và phụ tinh sẽ theo các nguyên tắc nhất định được an vào 12 cung trong lá số. 12 cung trong lá số tử vi bao hàm toàn bộ đời sống của một con người về mặt thời gian và không gian. Nó bao gồm cung Mệnh, cung Phúc Đức, cung Quan Lộc, cung Tài Bạch, cung Điền Trạch, cung Phu Thê, cung Huynh Đệ, cung Phụ Mẫu, cung Tử Tức, cung Thiên Di, cung Nô Bộc và cung Tật Ách. Có một số quan điểm cho rằng Tử vi đẩu số bị giới hạn bởi 518.400 lá số nên không thể phản ánh hết hàng tỷ người trên trái đất và đi đến kết luận rằng, tử vi không thể dùng để lý giải sự khác nhau của những người sinh cùng thời điểm. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng tử vi là một bộ môn dự trắc mang tính khoa học.
Luận mệnh Tử vi đẩu số lấy chủ tinh làm cơ sở. Trong vô vàn các vì sao, có 14 chủ tinh ảnh hưởng nhiều đến vận mệnh nhất, chúng chia thành hệ thái tinh động và hệ thái tinh tĩnh, có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng toàn bộ cả vận mệnh.
Có nhiều sao của Tử vi đẩu số, trong đó ảnh hưởng đến vận mệnh nhất là 14 chủ tinh (hay còn gọi là chính tinh). 14 chủ tinh này có thể chia thành hệ sao động “sát, phá, lang” gồm 8 sao:
- Tử vi
- Thiên phủ
- Vũ khúc
- Thiên tướng
- Liêm trinh
- Thất sát
- Phá quân
- Tham lang
và hệ sao tĩnh “cơ, nguyệt, đồng, lương” gồm 6 sao:
- Thiên cơ
- Thái âm
- Thiên đồng
- Thiên lương
- Cự môn
- Thái dương
Các sao trong hệ sao này thường đồng cung, đối cung, hoặc tam hợp cùng chiếu, có mối quan hệ mật thiết với nhau mà sự thay đổi chủ yếu nhất trong hai hệ sao này chính là sao Phá quân và sao Thiên cơ.
Mệnh bàn Tử vi đẩu số có 12 cung, trong 14 chủ tinh thường có 2 tinh cùng tọa thủ trong một cung. Khi đó, một số cung vị thường không có chủ tinh, cần phải mượn chủ tinh của cung đối diện để suy đoán cát hung, nhưng chức năng của sao này bị giảm xuống nhiều. Như các trường hợp: Nếu cung Mệnh không có chủ tinh thì phải mượn chủ tinh của cung đối diện (cung Thiên di); nếu cung Tài bạch không có chủ tinh thì chủ tinh của cung Phúc đức có thể được mượn dùng làm “Tài bạch”. Như vậy, 12 cung và cung đối diện của nó đều là quan hệ đối chiếu. Các cung cũng đều có chức năng của chủ tinh.
Do cung Mệnh có thể rơi vào một cung nhất định trong 12 cung, mà 14 chủ tinh cũng có thể xuất hiện tại bất cứ cung nào trong 12 cung, vì vậy, kết cấu của cung Mệnh tổng cộng có 144 (12 nhân với 12) loại biến hóa tổ hợp khác nhau. Lại thêm 18 trợ tinh như 6 cát tinh, 6 sát tinh, 4 hóa tinh, Lộc tồn tinh, Thiên mã tinh, cùng với tổ hợp hơn trăm loại thứ cấp tinh như Ât, Bính, Đinh, Mậu, cấu thành nên mệnh bàn Tử vi đẩu số thiên biến vạn hóa.
Trong 14 chủ tinh, 6 sao: Tử vi, Thiên cơ, Thái dương, Vũ khúc, Thiên đồng, Liêm trinh thuộc hệ sao Tử vi (căn cứ vào sao Tử vi); 8 sao: Thiên phủ, Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát, Phá quân thuộc hệ sao Thiên phủ (căn cứ vào sao Thiên phủ). Hai hệ sao này đều có nguyên tắc phân bố nhất định. Khi quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy hệ sao động và sao tĩnh thường là tương cận nhau mà 12 cung trong mệnh bàn được sắp xếp một âm một dương giao nhau, như vậy, sự thay đổi của mệnh và vận là sự tiến hành thay đổi luân phiên một âm, một dương, một động, một tĩnh. Đời người cũng luôn trong quá trình luân phiên giữa chuẩn bị - ấp ủ - kế hoạch (đặc trưng của hệ sao tĩnh) và bắt đầu - làm mới - thay đổi (đặc trưng của hệ sao động).
Người biết nuôi dưỡng bồi đắp tinh thần, trí lực trước; lại trong vận hạn của hệ sao động, chọn thời cơ thích hợp để thực thi, đột phá thay đổi vận mệnh. Người không hiểu về vận mệnh thường hay hao tổn tinh lực, hay gặp trở ngại, khi mới làm được một nửa, đã cho rằng mình sẽ mãi không thể thực hiện được, từ đó mà có thái độ tự cam chịu, sống uổng sống phí cuộc đời này. Tính quan trọng của việc nghiên cứu mệnh lý không nói cũng đã rất rõ ràng như vậy!!!
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Bích Ngọc (##)