Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Khoa Tử-vi các đời sau

TÌM HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ TỬ VI (Trích lục của Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ) Lịch sử khoa tử vi Trung hoa và Việt nam Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ Quay về | Xem tiếp
Khoa Tử-vi các đời sau

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

VII. Khoa Tử-vi các đời sau
Khi nhà Trần bị nhà Hồ cướp ngôi (1400), con cháu họ Trần tản mác đi khắp nơi, có người dùng khoa Tử-vi làm kế sinh nhai, khoa này đã do nẻo đó truyền ra khắp dân chúng.
Tương truyền Trần Nguyên Hãn, một danh tướng đã giúp vua Lê Thái-tổ đánh đuổi quân Minh. Nhưng ông là cháu nội của Trần Nguyên Đán, một vị Tể-tướng cuối đời Trần, nên khi đuổi giặc Minh rồi, vua Lê Thái-tổ muốn giết ông. Ông biết ý nói với bạn bè rằng:
Ông xem số Lê Thái-tổ là chỉ có thể ở với nhau khi hoạn nạn, lúc đại nghiệp thành thì nhà vua sẽ giết công thần. Vì vậy ông cáo quan về ở ẩn trong dân. Tuy vậy nhà vua vẫn sai 42 vệ sĩ xá nhân về quê bắét ông. Khi đi đường về kinh, ông dùng võ giết các xá nhân rồi trốn đi (sử chép thuuyền chìm xá nhân và ông đều chết hết). Ông trốn vào Thanh-hóa ếm ngôi mộ kết long mạch của nhà Lê, nên sau khi vua Lê Thái-tổ băng, tiếp theo vua Lê Thái-tông bị thượng mã phong mà băng lúc 20 tuổi. Con vua Lê Thái-tông mới hai tuổi lên ngôi vua cũng bị anh là Lê Nghi Dân giết chết. Một giai thoại nữa diễn ra dưới triều Lê.

Khi Lê Thái-Tổ thành đại nghiệp, về quê tế tổ, một ông lão người cùng quê hỏi rằng:
- Tôi với bệ hạ sinh cùng ngày, cùng giờ, cùng tháng, cùng năm, cùng quê, thế sao bệ hạ làm vua, mà tôi thì vẫn làm dân?
Trần Nguyên Hãn đáp:
- Đó là cung Phúc cả. Cung Phúc của Chúa tôi với ông đều có Thiên-đồng tọa thủ tại Hợi. Nhưng ngôi mả tổ ông lại không để trúng long mạch, ngược lại ngôi mộ của Chúa tôi để trúng long mạch nên được hưởng mệnh trời. Bởi số giống nhau, nên tướng mạo ông với Chúa tôi tương tự. Tôi nghĩ số ông có phần nào giống Chúa tôi chứ? Ông làm nghề gì nào?
Đáp rằng:
- Tôi làm nghề nuôi ong, hiện nuôi chín tổ ong.
Trần Nguyên Hãn đáp:
- Đó tôi nói có sai đâu. Bệ hạ làm Chúa chín châu, thì ông làm Chúa chín tổ ong, tổ nào cũng có vua, có quan, có tướng mà
.”

Sau này ông Lê Quý Đôn đi sứ Trung-quốc mua được bộ Tử-vi âm-dương chính nghĩa, Nam-tông đem về nghiên cứu. Ông có diễn giải ra bằng thơ lục bát khá đầy đủ. Khoa Tử-vi theo Nam-tông truyền vào Việt-nam từ đó.

      1. Thư tịch về khoa Tử Vi
      2. Nguồn gốc khoa Tử Vi
      3. Khoa Tử Vi đời Tống
      4. Khoa Tử Vi sau Hi-Di
      5. Tử Vi vào Việt Nam
      6. Khoa Tử Vi đời Trần
      7. Khoa Tử Vi đời sau
      8. Dị biệt chính, Nam phái
      9. Kết luận

Quay về |Trở về đầu| Xem tiếp



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Khoa Tử-vi các đời sau

Xem tướng ngón tay đoán vận mệnh

Nếu muốn hiểu được vận mệnh của mình cùng người thân thì có thể nhìn vào 10 ngón tay để xem xét. Nam thì xem tay trái, tay phải là phụ. Nữ thì xem tay phải,
Xem tướng ngón tay đoán vận mệnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

tay trái là phụ. 

Xem tướng tay để soi rõ vận mệnh:
 

Xem tuong ngon tay doan van menh hinh anh 2
Ảnh minh họa

 
Ngón cái: đại diện cho cha mẹ và khả năng giao tiếp
 
Khi dựng thẳng ngón cái, ngón cái càng cong về phía sau thì người đó năng lực càng cao, tốt nhất là ngón cái có thể cong chạm tới cổ tay. Ngược lại, nếu ngón cái cứng rắn thì người này phản ứng chậm, thường bị động, không có óc hài hước. Ngón cái càng to thì càng tốt, cho thấy người này gia cảnh không tầm thường, có người làm quan lớn.   Ngón trỏ: đại diện cho anh chị em
 
Nếu một người có ngón trỏ dài hơn so với ngón áp út thì rất coi trọng tình cảm, tình yêu. Ngón trỏ càng dài thì càng giàu tình cảm.   Ngón giữa: đại diện cho chính bản thân mình
 
Khi duỗi thẳng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út), thấy vị trí móng tay của 2 ngón trỏ và ngón áp út dài tới ½ móng tay của ngón giữa thì có nghĩa là ngón giữa của người này hơi ngắn. Điều này cho thấy đây là người không có chủ kiến, dễ bị người khác chế ngự, lấn át. Ngược lại, ngón giữa dài càng dài thì người này càng thông minh. Hơn nữa, nếu ngón giữa mềm mại, hơi cong về phía sau còn biểu thị người này tính khí nhẹ nhàng và dịu dàng.
Ngón áp út: đại diện cho vợ chồng

Xem tuong ngon tay doan van menh hinh anh 2
1. Vân tay hình con mắt của Khổng Tử
2. Vân tay hình sóng, hình núi
3. Vân tay hình tròn (hoa tay)
Xem xét vân tay đốt trên cùng của ngón áp út. Vân hình xoắn ốc (hoa tay) biểu thị mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp, 2 vợ chồng tương trợ, hỗ trợ nhau rất tốt. Nếu một người có hơn 5 vân tay dạng này trên cả 10 đầu ngón tay thì là người sẽ có tài sản, có gia sản lớn.
 
Vân tay cuộn sóng là tình trạng kinh tế có chút thấp kém. Vân tay dạng núi thì tình cảm bạn bè có chút nhạt nhòa. Vân tay dạng ngang (con mắt của Khổng Tử) là người có duyên với nghiệp sách vở và cũng có năng lực quản lý.   Ngón út: đại diện cho con cháu
 
Người có ngón út dài tới đốt trên cùng của ngón áp út (còn gọi là “Tam quan”) thì là người có quý nhân tương trợ, hoàn cảnh gia đình cũng khá  tốt. Ngón út dài vừa tới Tam quan thì cũng có quý nhân phù trợ, chỉ là ít hơn mà thôi. Có người tay trái (biểu thị cho số mệnh) không quá Tam quan, tay phải (biểu thị cho con người) thì lại quá Tam quan, người này cần phải tự mình cố gắng bằng chính năng lực của mình, làm việc thiện để tích đức thì mới có thể “chiêu” được quý nhân tới giúp đỡ.
Phương Thùy

Phát hiện người có tướng tay nợ nần chồng chất
– Trên các đốt ngón tay xuất hiện nhiều vân dọc, bạn nên coi chừng về phương diện tiền bạc hay công việc sẽ gặp phải không ít khó khăn, phiền

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng ngón tay đoán vận mệnh

Những thánh đường đẹp như thiên đường

Có những nhà thờ đẹp như một thiên đường thực sự. Các tòa kiến trúc tôn giáo nguy nga, tráng lệ khiến không ai có thể rời mắt.
Những thánh đường đẹp như thiên đường

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác

Nhung thanh duong dep nhu thien duong hinh anh   Nhà thờ St. Peter ở Vatican được coi là Nhà thờ mẹ của Cơ đốc giáo La Mã, có quy mô lớn nhất trong các nhà thờ đẹp mắt trên thế giới với sức chứa lên tới 50.000 người. Lối kiến trúc Phục Hưng hoa mĩ tạo nên vẻ đẹp đầy nghệ thuật cho nơi đây.  
Nhung thanh duong dep nhu thien duong hinh anh 2
 
Nhà thờ Voto Nacional ở Quito (Ecuador) mang phong cách kiến trúc Pháp, có vẻ đẹp thanh bình và tinh khôi.  
Nhung thanh duong dep nhu thien duong hinh anh 3
 
Nhà thờ quốc gia Washington ở thủ đô nước Mỹ là nhờ thờ đẹp theo phong cách cổ kính.  
Nhung thanh duong dep nhu thien duong hinh anh 4
 
Nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp là công trình nghệ thuật tôn giáo mang kiến trúc Gothic nổi tiếng nhất châu Âu. Nơi đây mang vẻ đẹp vừa cổ kính, uy nghiêm, vừa lãng mạn, độc đáo với nhiều chi tiết trang trí cầu kì.
Nhung thanh duong dep nhu thien duong hinh anh 5
 
Nhà thờ San Cristobal, Guatemala nổi bật giữa những ngọn đồi xanh ngắt.
 
Nhung thanh duong dep nhu thien duong hinh anh 6
 
Nhà thờ St. Andrews ở Scotland là thánh địa có niên đại lâu đời và vẻ đẹp mang màu sắc lịch sử.
 
Nhung thanh duong dep nhu thien duong hinh anh 7
 
Nhà thờ Brasillia ở Brazil do kiến trúc sư lừng danh nước này Oscar Niemeyer thiết kế, trông như một chiếc lều khổng lồ bằng thủy tinh giữa thủ đô.
Nhung thanh duong dep nhu thien duong hinh anh 8
 
Nhà thờ Sagrada Familia  ở Barcelona dù chưa được xây xong nhưng cũng là một trong những thánh đường tôn giáo đẹp nức lòng du khách.
 
Nhung thanh duong dep nhu thien duong hinh anh 9
 
Nhà thờ Nga giáo Holy Virgin ở San Francisco, Mỹ có thiết kế nội thất tuyệt đẹp, khiến cả người mộ đạo và du khách ngây ngất.
  ST
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những thánh đường đẹp như thiên đường

Buôn may bán đắt nhờ bài trí cây cảnh phong thủy ở cửa hàng

Ai làm kinh doanh cũng mong mình buôn may bán đắt. Đôi khi chỉ cần bài trí thêm cây cảnh ở cửa hàng là bạn đã tạo thêm tài lộc cho mình rồi đó.
Buôn may bán đắt nhờ bài trí cây cảnh phong thủy ở cửa hàng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

  Việc bài trí cây cảnh ở cửa hàng để chiêu tài có lẽ không phải là chuyện gì quá mới mẻ, nhưng cần phải có hiểu biết nhất định thì việc đó mới hiệu quả chứ không đơn giản tùy tiện để đâu cũng được. Đó là vì khi bày cây cảnh, phải chọn lựa sao cho thuộc tính của cây kết hợp được với phong thủy cửa hàng thì mới có thể tạo ra môi trường tốt, giúp chủ nhân buôn may bán đắt, tấn tài tấn lộc.

buon may ban dat nho cay canh bai tri o cua hang
 
  Vậy, bố trí phong thủy cửa hàng thế nào để kinh doanh ngày càng náo nhiệt, chúng ta cần chú ý những điều gì khi bài trí cây cảnh trong cửa hàng? Hãy cùng Lịch ngày tốt đi tìm hiểu và khám phá bí mật này nhé.  

1. Nên đặt cây cảnh ở vị trí nào trong cửa hàng

  Tài vị là vị trí vô cùng quan trọng trong cửa hàng cửa hiệu. Vị trí thích hợp nhất trong cửa hàng để đặt cây cảnh chiêu tài chính là ở tài vị. Nếu chọn lựa những loại cây có tác dụng vượng tài vượng lộc và đặt ở tài vị trong cửa hàng thì sẽ có thể phát huy công lực của pháp bảo chiêu tài, chuyện kinh doanh buôn bán sẽ càng ngày càng phát đạt, vận thế tài lộc ngày càng tăng tiến.

nen dat cay canh o dau trong cua hang
 
  Có rất nhiều cây chiêu tài, song nên lưu ý chọn những cây mà hoa lá tròn trịa, đầy đặn, không được bày những cây mang sát khí như xương rồng hay cây lá kim… sẽ dễ chiêu gọi tiểu nhân, ảnh hưởng không tốt đến tài vận của cửa hàng.  

2. Những chú ý khi đặt cây cảnh ở cửa hàng để buôn may bán đắt

  1) Phải giữ cho cây sạch sẽ, nhất là các loại cây thủy sinh. Ngoài ra, tốt nhất không nên đặt trong phòng cây cảnh có ra hoa, bởi về phong thủy thì hoa nở rồi cũng chóng tàn, cũng giống như chuyện tốt không được lâu dài. Thêm nữa, phấn hoa của một số loại hoa cũng có thể gây dị ứng với con người, có thể sẽ khiến cho khách hàng khó chịu.   2) Cây cảnh chiêu tài có ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận của cửa hàng, phải chăm sóc cẩn thận, tối kị để cây khô héo, úa vàng.   3) Không nên đặt cây cảnh lớn trong cửa hàng. Khi chọn cây, không nên chọn cây quá cao, quá lớn, tốt nhất nên bài trí cây cảnh dáng thấp nhỏ nhưng giàu sức sống. Cây càng sống khỏe mạnh thì tác dụng chiêu tài càng tốt.

chu y khi bai tri cay canh chieu tai
 
  4) Khi đặt cây cảnh ở tài vị, không được chọn loại quá to, bởi nếu kích thước cây lớn quá sẽ trấn áp tài khí, khiến cho tài khí không thể luân chuyển.    5) Đặc biệt, không được đặt cây ở trên bàn thu ngân. Tốt nhất bàn thu ngân nên dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng, không để nhiều đồ vật thừa thãi.  

3. Nên đặt cây cảnh chiêu tài gì ở cửa hàng?

 

1) Trúc phú quý

truc phu quy
 
Sự lựa chọn khá lý tưởng đối với tất cả các cửa hàng là trúc phú quý, hay còn gọi là trúc vạn niên. Trúc phú quý, cây cũng như tên, trăm đường phú quý. Cây có lá màu xanh đậm, có sức sống khỏe, thường hay được trồng làm cây cảnh trong nhà, có tác dụng vượng tài vượng vận, rất được ưa chuộng.  

2) Cây Phát lộc hoa

cay dua canh nen
 
Phát lộc hoa hay còn gọi là cây dứa cảnh nến là loài cây có cụm hoa màu rực rỡ nằm chính giữa cây như trái dứa. Đây là cây cảnh phong thủy được khá nhiều người yêu thích bởi cây có lá tươi tốt khỏe mạnh, màu hoa tươi tắn may mắn, mang lại phúc lộc cho gia chủ, giúp việc kinh doanh thuận lợi, buôn may bán đắt.  

3) Cây dương

cay duong
 
Đây là một loại cây cảnh cùng họ với cây măng tây, có tên khoa học là Asparagus fern. Cây có cành lá xanh tươi quanh năm, rất thích hợp trồng trong chậu. Cây dễ sống và ưa bóng tối, có thể đặt trong nhà thời gian dài mà cây vẫn tươi tốt.  

4) Cây ngũ gia bì

cay ngu gia bi
 
Cây này có khả năng chịu hạn rất tốt, hơn nữa lại cành lá sum suê, xanh tốt quanh năm, dáng đẹp. Mỗi tán lá có 7 phiến lá nhỏ, đầu lá tròn, thon dài, cành mảnh dẻ. Hoa có màu xanh vàng nhạt, nở vào mùa thu và mùa đông, kết quả vào mùa xuân, quả có màu đỏ vàng.   Thiên Thiên  
Đừng bày 3 đồ vật này ở cửa hàng cửa hiệu kẻo kinh doanh lụn bại 7 lưu ý phong thủy khi bày Thần Tài ở cửa hàng dịch vụ Muốn buôn may bán đắt, đừng phạm đại kỵ trong phong thủy cửa hàng

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Buôn may bán đắt nhờ bài trí cây cảnh phong thủy ở cửa hàng

Kê tủ tường hợp phong thủy trong phòng khách

Mặc dù tủ tường không đóng vai trò quan trọng trong phong thủy phòng khách, song vẫn cần chú ý kê tủ tường hợp phong thủy tránh gây nên cục diện xấu.
Kê tủ tường hợp phong thủy trong phòng khách

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhìn từ góc độ phong thủy thì mặc dù tủ tường không đóng vai trò quan trọng bằng ghế salon, song vẫn cần chú ý tránh gây nên cục diện xấu, đơn giản là từ việc kê tủ tường hợp phong thủy.


Tủ tường có cao, có thấp, có dài, có ngắn nên rất khó đưa ra kết luận chung. Tuy nhiên, phòng khách rộng thì nên kê tủ tường cao và dài. Ngược lại, phòng khách hẹp thì nên kê tủ tường nhỏ và thấp. Nghĩa là cần chọn tủ tường có kích cỡ phù hợp với diện tích của phòng khách. Bởi lẽ, kê tủ tường nhỏ ở phòng khách rộng thì sẽ tạo cảm giác trống vắng, còn kê tủ tường to ở phòng khách hẹp thì sẽ tạo cảm giác chật chội, khó chịu.

 

Tủ tường cao thường được dùng để bày tivi, dàn âm thanh và những vật trang trí khác, còn tủ tường thấp thì đa phần được dùng để bày vật trang trí hoặc treo tranh chữ. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, phải chọn tranh chữ và đồ vật trang trí phù hợp với phong thủy, có vậy mới tạo nên hiệu ứng mang lại may mắn.

Theo phong thủy thì cao là sơn, thấp là thủy. Trong phòng khách có cao có thấp, có sơn có thủy mới mang lại hiệu  ứng phong thủy tốt đẹp.


Trong phòng khách thì ghế sofa thấp là thủy, còn tủ tường cao là sơn, đây là sự kết hợp lý tưởng. Tuy nhiên, nếu tủ tường thấp kết hợp với ghế sofa thấp thì sẽ tạo nên cục diện có thủy mà không có sơn, do đó nhất thiết phải thay đổi.


Cách hóa giải là đặt 1 bức tranh theo chiều dọc trên tủ tường thấp để khiến tủ tường cao hơn ghế salon, như vậy vừa đơn giản lại có hiệu quả. Treo tranh ở tủ tường thấp nên chọn tranh có chủ đề về sơn thủy. Về nguyên tắc, nếu phòng khách thiết kế theo kiểu phương Đông thì nên chọn tranh liên quan tới sông núi, còn nếu phòng khách thiết kế theo kiểu phương Tây thì lại nên chọn tranh sơn dầu, tranh màu nước liên quan tới cảnh rừng núi, ao hồ.


Một số người thích bày bể cá trên tủ tường thấp. Trong trường hợp này nên đặt bể cá ở bên đầu tủ gần phía cửa sổ. Nghĩa là, nếu cửa sổ ở bên trái tủ tường thì nên đặt bể cá ở góc trái trên mặt tủ, còn nếu cửa sổ ở bên phải tủ tường thì nên đặt bể cá ở góc phải trên mặt tủ. Nên chọn loại bể cá nhỏ, hình chữ nhật.


Nếu phòng khách rộng mà tủ ngắn thì sẽ chừa khoảng trống khá lớn ở 2 bên tủ, do đó khí vượng đến rồi lại đi, khó mà tụ, nên không phải là cục diện may mắn. Gặp trường hợp này, có thể đặt 2 chậu cây cảnh lá to, có sức sống như cây phát tài, cây thiên tuế ở 2 bên để bù lấp khoảng không gian trống trải. Đặt 2 chậu cây lá to ở 2 bên tủ ngắn như vậy sẽ giống như 2 cánh tay ngắn được nối dài ra, phong thủy học gọi chúng là Thanh long Bạch Hổ, có thể giúp thu tài nạp khí.


Sự kết hợp giữa tủ tường cao và ghế sofa trong phòng khách sẽ là cục diện lý tưởng trong phong thủy vì 1 cao 1 thấp, 1 thực 1 hư.


Rất nhiều gia đình mua tủ cao về bày trong phòng khách, vừa tiện ích lại vừa có thể làm đẹp không gian. Tuy nhiên, nếu phòng khách hẹp thì lại không nên kê tủ tường cao vì như vậy sẽ tạo cảm giác chật chội, bức bí. Cần thay tủ tường có chiều cao thấp hơn, nên đảm bảo khoảng cách từ đỉnh tủ tới trần nhà khoảng 60cm. Như vậy, trông phòng khách sẽ thoáng đãng hơn. Khoảng không gian 60cm này khá quan trọng trong phong thủy, “sinh khí” sẽ có chỗ tự do đi lại mà không sợ bị cản trở. Còn về mặt thiết kế thì khoảng không gian 60cm này được giới họa sĩ gọi là “lộ bạch”, sẽ khiến toàn bộ kết cấu phòng khách trở nên linh hoạt hơn.


Nếu phòng khách nhỏ mà lại thích chọn tủ tường cao thì nên chọn loại tủ tường ở giữa rỗng. Đặc điểm của loại tủ này là dưới nặng trên nhẹ, giữa rỗng. “Dưới nặng” là chỉ nửa phía dưới khá to, còn “trên nhẹ” là chỉ nửa trên nhỏ, “giữa rỗng” là chỉ ở giữa trống không. Nói cách khác, “lộ bạch” di chuyển từ vị trí đỉnh xuống vị trí giữa. Mặc dù tủ tường ở giữa rỗng cao chạm trần nhà, song ở giữa vẫn có 1 khoảng trống, do đó không tạo cảm giác bức bí hay chật chội. Nửa dưới tủ có thể dùng để cất giữ đồ vật, do đó cần có cánh tủ che chắn, còn nửa trên được dùng để bày các đồ vật trang trí, lưu niệm. Khoang trống ở giữa để ti vi hoặc dàn âm thanh.


(Theo Rước lộc vào nhà)

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Kê tủ tường hợp phong thủy trong phòng khách

Tháng 7 âm lịch - tháng của ân tình

Tháng 7 âm lịch thường được nhiều người gắn cho là tháng tâm linh nhưng nếu tinh ý một chút sẽ nhận ra, đối với người phương Đông, tháng 7 là tháng của ân tình
Tháng 7 âm lịch - tháng của ân tình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tháng 7 âm lịch thường được nhiều người gắn cho là tháng cô hồn, tháng quỷ lễ, tháng tâm linh và đặt ra muôn điều cấm kị. Nhưng nếu tinh ý một chút sẽ nhận ra, đối với người phương Đông, tháng 7 là tháng của ân tình.


Thang 7 am lich - thang cua an tinh hinh anh 2
 
Thật vậy, tháng 7 âm lịch không biết ngẫu nhiên hay cố ý mà có rất nhiều dịp lễ tâm linh: Rằm tháng 7 Vu Lan báo hiếu, Rằm tháng 7 xá tội vong nhân, Thất Tịch 7/7 lễ tình nhân phương Đông Ngưu Lang – Chức Nữ. Và điểm chung của tất cả những dịp lễ này là đều thấm đẫm ân tình, mang giá trị nhân văn về tình cảm.   Cúng Rằm tháng 7 hay cúng xá tội vong nhân là hoạt động tâm linh thường niên của người phương Đông. Lễ này xuất phát từ lễ cúng Quỷ Diệm Khẩu của Phật giáo, tức là cúng quỷ miệng lửa, quỷ đói. Sau dần dần trở thành lễ cúng cô hồn, cúng xá tội vong nhân, cúng thí thực cho những linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa, không có người thân lang thang chốn dương gian vào tháng 7 âm lịch – thời điểm quỷ môn mở cửa.    Hoạt động này không chỉ để quỷ đói không quấy nhiễu gia đình mình mà còn ẩn chứa tinh thần tương trợ, cứu giúp đầy tình nghĩa, cả khi đó là những người không còn trên nhân thế. Là hoạt động mở rộng tấm lòng, cưu mang sự côi cút, bơ vơ một cách thiện lương nhất.   Tháng 7 âm lịch còn là mùa Vu Lan báo hiếu, mùa của những đứa con hướng về cha mẹ. Cũng là một dịp lễ tâm linh bắt nguồn từ tích Phật Giáo, Vu Lan đề cao tinh thần hiếu đạo và tình cảm gia đình. Trong trăm thiện, thiện nhất là hiếu, trong trăm phúc, phúc nhất là hiếu, tấm lòng cha mẹ với con cái là quanh năm tháng ngày, tháng 7 Vu Lan, mỗi năm một lần, nhất định phải bày tỏ chân tình với đấng sinh thành.
Thang 7 am lich - thang cua an tinh hinh anh 2
 
Tình yêu trên đời có trăm ngàn cách, nhưng người phương Đông chọn tháng 7 mưa ngâu để thể hiện tình yêu vượt ngàn cách trở, tạo thành lễ tình nhân phương Đông 7/7 Thất Tịch. Chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ vượt qua thân phận, vượt qua chia cách mà yêu nhau, mỗi năm một lần gặp gỡ trên cầu Ô Thước bắc qua sông Ngân Hà, khóc nước mắt thành mưa từ ngàn đời nay vẫn không thôi xúc động.
  Tháng 7 âm lịch, xin đừng chỉ thấy là tháng tâm linh, hãy nhớ đến nó như tháng của ân tình, tháng của tình yêu đôi lứa, của tình cảm gia đình và tình thương con người. Một tháng ba lễ khác nhau nhưng lễ nào cũng đong đầy giá trị và mang ý nghĩa sâu sắc.

Các bài viết cùng chủ đề tháng 7, tháng cô hồn:
Tháng cô hồn: Nên sờ ngực, kị nhặt tiền rơi? Nhắc nhở 6 điều tuyệt đối không nên làm trong tháng cô hồn Thực sự có ma quỷ trong tháng 7 âm lịch?
Tâm Lan
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tháng 7 âm lịch - tháng của ân tình

Phong thủy trong tranh Hoa sen

Trong Phong Thủy, hoa sen tượng trưng chosự thanh cao, thoát tục, sự hoàn hảo cuối cùng bởi sen là loài hoa mọc trongbùn nhơ nhưng luôn thanh cao, tinh khiết
Phong thủy trong tranh Hoa sen

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Với tranh về hoa, cho dù là nhà ở, văn phòng làm việc hay cửa hiệu, việc sử dụng một cách khéo léo các tranh hoa chính là thể hiện sự thành khẩn một cách tao nhã. Nhìn những tranh hoa đẹp thường làm cho con người cảm thấy yên tĩnh, nhẹ nhõm, thanh thản, vô hình trung đã loại bỏ đi sự nóng nảy, bực dọc, tránh gây ra bất hòa trong các mối quan hệ giữa người với  người, và ngăn ngừa chúng ta chỉ biết đắm chìm trong những khó khăn, thiếu thốn của hoàn cảnh hoặc cuộc sống. Có thể nói, nó có thể kích thích chúng ta hướng theo hướng tích cực và đạt được một thành tựu trong sự nghiệp. Không chỉ thế, trong phong thủy, các loài hoa từ ngàn xưa đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều công dụng với phong thủy. Với mỗi loài hoa khác nhau, lại mang trong mình một ý nghĩa phong thủy khác nhau:

Hoa sen: Trong Phong Thủy, hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục, sự hoàn hảo cuối cùng bởi sen là loài hoa mọc trong bùn nhơ nhưng luôn thanh cao, tinh khiết. Biểu tượng của nhà Phật, của thế giới Phật Pháp Vô Biên chính là hoa sen. Sử dụng tranh sen có tác dụng điều hoà khí vượng, tăng cường những nguồn năng lượng về sức khoẻ cho ngôi nhà., giúp gia chủ gỡ bỏ mọi ưu phiền, để tĩnh tâm, an hưởng hạnh phúc

Vị trí gợi ý:

Phòng khách của nhà riêng hay công ty đều có thể có thể lựa chọn các loại tranh vẽ trúc phú quý, cây lan đuôi hổ, xương rồng, cây thủy tùng, sen nhiều lá, cây cọ, cây phát tài, cây lan quân tử, cây lan cầu, hoa lan, hoa anh thảo, tắc, cây dương xỉ, cây huyết dụ…, các hoa này là “vật may mắn” trong phong thủy học, hàm ý như ý cát tường, tụ tài phát phúc.

Hãy đem những bức tranh vẽ hoa đầy màu sắc vào văn phòng hay căn phòng nhà bạn, bạn sẽ giúp cho luồng khí nơi đó được điều hoà và trôi chảy.

Nguồn: VietGem (st)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy trong tranh Hoa sen

Vì sao nam sĩ đeo hình quái âm và nữ tử đeo hình phật? –

Đồ trang sức dùng để bảo vệ sức khoẻ tâm linh, khai tài vận thường được dùng là Ngọc bội. Hiện nay, theo quan niệm thông thường thì nam giới đeo hình Phật bà, nữ giới đeo hình Phật Thích Ca. Trong cuộc sống, khi phụ nữ gặp nhiều điều phiền muộn, lâu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ngày uất kết mà sinh bệnh. Khi đeo Phật bội có thế giúp họ khoan dung, độ lượng, hoá giải sự muộn phiền thường nhật như tinh thần từ bi hỷ xả của Phật.

ngco-boi-phat-quan-am-da-ma-nao-khoi-s783-002

Quán Âm là hóa thân của từ thiện và cứu khổ hàng nghìn năm nay, Quán Âm là đại danh từ của Chân – Thiện – Mỹ. Quán Âm tâm tính dịu dàng, nghĩa thái đoan trang, do đó nam giới mà đeo Quán âm bội, có thể khắc chế được sự nóng vội, rời xa thị phi, thế sự đồng minh, luôn giữ binh an, tiêu tai giải nạn, rời xa hoạn nạn. Quán âm Bồ tát có thể cứu trợ mọi nỗi thống khổ khôn cùng của thế gian. Quán âm bồ tát có thể linh ứng, cầu gì được nấy, luôn xuất hiện khi có người lòng thành cầu nguyện. Ngài Bồ tát Quán Ám có 33 ứng thân.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vì sao nam sĩ đeo hình quái âm và nữ tử đeo hình phật? –

Những hình xăm 3d nghệ thuật đẹp nhất 2014 –

Xăm 3D nghệ thuật đang khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, phát cuồng vì vẻ đẹp sống động của nó trên cơ thể. Một số mẫu hình xăm 3D của Moreno :một nghệ sĩ xăm mình người Venezuela, rất nổi tiếng bởi những tác phẩm xăm 3d đầy nghệ thuật, trong

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xăm 3D nghệ thuật đang khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, phát cuồng vì vẻ đẹp sống động của nó trên cơ thể.

hinh-xam-3d-nghe-thuat-dep-nhat-2013-1

hinh-xam-3d-nghe-thuat-dep-nhat-2013-2

hinh-xam-3d-nghe-thuat-dep-nhat-2013-3

Một số mẫu hình xăm 3D của Moreno :một nghệ sĩ xăm mình người Venezuela, rất nổi tiếng bởi những tác phẩm xăm 3d đầy nghệ thuật, trong đó ấn tượng nhất là những hình xăm kiểu 3D trông sống động và chân thực không khác gì tranh vẽ.

Nét độc đáo trong những “tác phẩm” của Moreno là sự tỉ mỉ trong từng chi tiết, kể cả những chi tiết nhỏ nhất. Bên cạnh đó, “biệt tài” của ông là tính toán tỉ lệ, “gia giảm” độ bóng… khiến cho các hình xăm trông “thật” đến kinh ngạc, dù tất nhiên, tất cả chỉ được tạo bằng mực!

xam17-633ae

xam16-633aeNhững hình xăm của Moreno luôn ấn tưởng bởi các chi tiết tỉ mỉ, rõ nét


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những hình xăm 3d nghệ thuật đẹp nhất 2014 –

Xem ngày sinh đại cát cho người tuổi Tý - Phần 1

Xem ngày sinh đại cát cho người tuổi Tý: Tương ứng với mỗi ngày sinh khác nhau, vận mệnh sướng khổ của người tuổi Tý cũng có sự khác biệt rõ ràng.
Xem ngày sinh đại cát cho người tuổi Tý - Phần 1

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xem ngày sinh đại cát cho người tuổi Tý: Tương ứng với mỗi ngày sinh khác nhau, vận mệnh sướng khổ của người tuổi Tý cũng có sự khác biệt rõ ràng.


 

Người tuổi Tý sinh mùng 1


Người tuổi Tý sinh ngày mùng 1 âm lịch có tiền vận trung bình, trung vận gặp quý nhân phù trợ nên hứa hẹn cuộc sống vinh hoa phú quý. 
 

Người tuổi Tý sinh mùng 2


Nam mệnh thông minh, nữ mệnh xinh đẹp. Người tuổi Tý sinh ngày mùng 2 có tâm địa lương thiện, tính cách hài hòa, tiền vận vất vả, tự mình lập nghiệp nhưng trung vận chuyển biến tốt, hậu vận hưởng phú quý, giàu sang.
 

Người tuổi Tý sinh mùng 3


Hôn nhân hạnh phúc, gia đình yên ấm, trung vận chuyển biến tốt đẹp, nguồn tài chính dồi dào, hưởng vinh hoa phú quý.

 

Người tuổi Tý sinh mùng 4


Thông minh, ham học hỏi, tài năng xuất chúng, nữ mệnh lấy được chồng tốt, nam mệnh có được vợ hiền, tiền vận bình ổn, trung vận có tiền, hậu vận cát tường, cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

Xem ngay sinh dai cat cho nguoi tuoi Ty P1 hinh anh
Ảnh minh họa
 

Người tuổi Tý sinh mùng 5 âm lịch


Thông minh lanh lợi, làm việc thấu tình đạt lí nhưng thiếu duyên với gia đình nên không đựa nương tựa người nhà. Tiền vận vất vả, trung vận chuyển tốt, hậu vận yên ổn.
 

Người tuổi Tý sinh mùng 6


Vận khí khá tốt, cuộc sống sung túc, đầy đủ, số không được gia đình hậu thuẫn mà phải tay trắng lập nghiệp.

Người tuổi Tý sinh mùng 7


Tính tình phứ tạp, cổ quái khác người, tay chân khéo léo, vận thế khá tốt nhưng nữ mệnh thắng nam mệnh và sống thọ hơn.
 

Người tuổi Tý sinh mùng 8


Tính tình lanh lợi hoạt bát, cuộc sống vui vẻ, nhiều phúc lộc nhưng kém duyên gia đình, số phải xa cha mẹ từ nhỏ để lập đại nghiệp, trung và hậu vận cát tường.
 

Người tuổi Tý sinh mùng 9


Ngoại hình đoan trang, tiền vận bình thuận, hậu vận rất tốt, danh lợi song hành, phúc lộc vẹn toàn. Người này tính tình lương thiện, nhân từ, hay làm việc thiện nên số sống thọ.
 

Người tuổi Tý sinh mùng 10


Theo luận giải tử vi trọn đời, người tuổi Tý sinh ngày mùng 10 âm lịch có thời niên thiếu vất vả, không được cha mẹ hậu thuẫn nhưng trung vận khởi sắc, được hưởng phúc lộc khi về già.
 

Người tuổi Tý sinh ngày 11


Trí tuệ, mưu lược cao siêu, hành sự quyết đoán, trung vận khá vất vả nhưng hậu vận được hưởng phúc lộc con cháu.

 

Người tuổi Tý sinh ngày 12


Tính cách dịu dàng, có thể chịu khó chịu khổ, chăm chỉ làm việc, tiền vận vất vả nhưng trung vận chuyển biến tích cực, hậu vận có nhiều thành công và danh lợi.
 

Người tuổi Tý sinh ngày 13


Người này có ba ngôi sao may mắn chiếu mệnh nên số gặp may, phúc lộc dư giả, phú quý song hành, suốt đời không phải lo lắng, bon chen về vật chất.
 

Người tuổi Tý sinh ngày 14


Người tuổi Tý sinh ngày 14 có tính cách điềm tĩnh, ổn định, tiền vận trung bình, hậu vận chuyển thuận, mọi sự như ý, được hưởng phúc đức từ con cháu hiếu thảo.

 

Người tuổi Tý sinh ngày 15


Vợ chồng tôn trọng lẫn nhau nhưng con cái lại xung hình, tranh cãi triền miên nên cuộc sống của người này khá phức tạp và nặng nề về tinh thần.

Xem ngày sinh đại cát cho người tuổi Tý (P2)
Đa phần người tuổi Tý sinh ngày 16 âm lịch đều thông minh, hiếu học, có khả năng nghệ thuật thiên bẩm.

Việt Hoàng (Theo XZ360)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem ngày sinh đại cát cho người tuổi Tý - Phần 1

Chọn người xông đất năm Giáp Ngọ

Xông đất là tục lệ lâu đời của người Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về. Việc này xuất phát từ mong muốn sang năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, suôn sẻ.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xông đất hay còn gọi mở hàng là tục lệ lâu đời trong dân gian. Trước đây, người Việt quan niệm người xông đất phải là đàn ông khỏe mạnh, trụ cột trong gia đình, như thế gia chủ mới được một năm tràn đầy may mắn, tài lộc. Giờ đây, nhiều gia đình không còn nặng chuyện xông đất, nghiễm nhiên người đầu tiên đến xông nhà, dù là bà già, trẻ con, phụ nữ, kể cả người trong nhà ra ngoài sau đêm giao thừa mới trở về đều là người xông đất.

Trái lại, một số khác lại quan trọng hóa người xông đất. Trước Tết, gia đình đó phải đi chọn/thuê người hợp tuổi, hoặc hứa hẹn mời ai đó về xông đất cho nhà mình.

Thực tế, điều quan trọng nhất khi chọn người xông nhà đầu năm, đó phải là người vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc (dân gian gọi là người nhẹ vía) thì gia đình được họ "xông" sẽ luôn may mắn, sung túc trong năm mới.


Tục lệ xông đất đầu năm để lấy hên

Còn nếu không, kể cả có hợp tuổi, nhưng khó tính, bủn xỉn thì chưa chắc năm mới đã gặp may. Nên chọn người thân, họ hàng, hay đối tác làm ăn mà ngoan ngoãn, hiền lành, làm ăn tốt. Tuyệt đối tránh thuê người đến mở hàng, xông đất chỉ để hợp tuổi mà không biết tính cách, năng lực... của người ta.

Về tuổi xông đất thích hợp: Dân gian sáng tác ra đủ loại xem xung hợp như phải hợp can, hợp chi, hợp ngũ hành, rồi hợp cả can chi, càng có vẻ chi tiết thì càng kỳ bí, nhằm tăng "tính chính xác", nhưng thực tế đều không phải cầu kỳ như vậy. Chỉ cần xem đơn giản theo tam hợp, lục hợp hoặc chọn người thân vui vẻ, nhẹ nhàng như đã nói ở trên.

Hướng dẫn chọn người xông đất hợp tuổi theo tam hợp, lục hợp năm Giáp Ngọ:

- Người tuổi Tý: Chọn người xông đất tuổi Sửu, Thân, Thìn.

- Người tuổi Sửu: Chọn người xông đất tuổi Tý, Tỵ, Dậu.

- Người tuổi Dần: Chọn người xông đất tuổi Hợi, Ngọ, Tuất.

- Người tuổi Mão: Chọn người xông đất tuổi Tuất, Hợi, Mùi.

- Người tuổi Thìn: Chọn người xông đất tuổi Dậu, Thân, Tý.

- Người tuổi Tỵ: Chọn người xông đất tuổi Thân, Dậu, Sửu.

- Người tuổi Ngọ: Chọn người xông đất tuổi Mùi, Dần, Tuất.

- Người tuổi Mùi: Chọn người xông đất tuổi Ngọ, Hợi, Mão. 

- Người tuổi Thân: Chọn người xông đất tuổi Tỵ, Tý, Thìn.

- Người tuổi Dậu: Chọn người xông đất tuổi Thìn, Tỵ, Sửu. 

- Người tuổi Tuất: Chọn người xông đất tuổi Mão, Dần, Ngọ.

- Người tuổi Hợi: Chọn người xông đất tuổi Dần, Mùi, Mão.

Nguyễn Mạnh Linh
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn người xông đất năm Giáp Ngọ

Chọn long huyệt cho phụ nữ trong nhà, con cháu đời đời phúc ấm

Chọn đất tốt an táng là một trong những việc rất quan trọng, không chỉ với người đã khuất mà còn với gia đình, những người còn sống. Cách chọn long huyệt cho phụ nữ là một gợi ý đáng lưu tâm cho bạn.
Chọn long huyệt cho phụ nữ trong nhà, con cháu đời đời phúc ấm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Huyệt mộ mà Hình và Thế mâu thuẫn, đại mạch không thông, phong thủy hỗn loạn thì sẽ nảy sinh hiện tượng trái với tự nhiên. An táng ở đất ấy thì thi thể không thể tiêu tan, có hại cho người đã mất và vận thế của gia đình.    Long huyệt là nơi đất tốt, có long mạch, rất thích hợp để an táng, có lợi cho người còn sống, con cháu được hưởng phúc tổ tiên. Cách chọn long huyệt cho phụ nữ không giống với nam giới. Vốn “phúc đức tại mẫu”, huyệt mộ của người phụ nữ càng tốt thì gia trạch càng hưng.   Muốn táng người nữ trong nhà ở cuộc đất tốt cho âm trạch thì phải chọn nơi phong thủy thật tốt, trước thoáng rộng, sau có chỗ dựa, chín dòng nước như Cửu Long mang nước, phân cách đồi núi như đóa hoa sen nở rộ, gọi là Cửu Long tráo ngọc liên”. Nếu thiếu một dòng, thêm một dòng hay dòng nước quá mạnh đều có thể phá vỡ thế cục, không tốt.   Số 9 là số lớn nhất ở hàng đơn vị, ẩn chứa ý nghĩa chí tôn, phát âm cũng tựa như vĩnh hằng, là kí tự cát tường, may mắn. Mặt khác, dòng nước nhỏ thì không gọi là Long mà là Xà, cũng mất thế cục.   Một cuộc đất tốt để táng người nữ khác là “Lạc thần liễn”. Thế đất này chỉ hợp với táng người nữ, táng người nam thì cả gia tộc bại vong, người nam trong nhà không ốm yếu chết bệnh cũng suy đồi.   Mộ mà phía trước có một đạo nho nhỏ dẫn tới suối hoặc ao, mà con suối ấy lại là địa mạo hiểm thủy thì chính là thế huyệt tốt. Dòng nước mà suối dẫn vào tưới tắm, làm tốt tươi cho ngôi mộ, thế đất cực tốt trong phong thủy âm trạch.   Đây là thế huyệt hiếm gặp, giữa huyệt có dòng nước vĩnh viễn chảy, không lớn tới mức tràn ra, không nhỏ đến nỗi khô cạn, tụ khí. Tìm được cuộc đất tự nhiên như vậy rất thích hợp để táng người nữ trong nhà, con cháu được hưởng phúc ấm.   Trần Hồng (Theo 99166)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn long huyệt cho phụ nữ trong nhà, con cháu đời đời phúc ấm

Quy trình và ngày giờ tốt bốc bát hương cuối năm

Ngày đẹp giờ tốt bốc bát hương thay chân nhang cuối năm Bính Thân, hướng dẫn chi tiết quy trình bốc bát hương bát nhang, thay bát hương, gộp tách bát hương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngày đẹp giờ tốt bốc bát hương thay chân nhang cuối năm Bính Thân

Những ngày giờ tốt trong tháng 12 âm lịch năm Bính Thân, để quý vị tham khảo cho việc bốc lại bát hương, thay chân nhang trong nhà mình:

12/12/2016 âm lịch, giờ tốt: 5h-7h, 19h-21h

16/12/2016 âm lịch, giờ tốt: 13h-15h

21/12/2016 âm lịch, giờ tốt: 7h-9h

24/12/2016 âm lịch, giờ tốt: 15h-17h, 17h-19h

27/12/2016 âm lịch, giờ tốt: 9h-11h, 17h-19h

Dịp cuối năm là lúc con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mọi sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Vào cuối năm, nhiều gia đình thường có nhu cầu bốc lại bát hương. Lý do của việc thay đổi này là do trong nhà đang có nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít quá (một bát chung) cần tách ra, hay thay đồi bát hương cho đồng bộ...

Đầu tiên, chúng ta thường nghĩ người bốc bát hương phải là người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng gia chủ đích thân bốc là tốt nhất.

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình, Hà Nội), đối với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thì bát hương (hay bát nhang) là một vật linh thiêng dùng để thờ cúng trong mỗi gia đình. Đó là nơi con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh cai quản ở mảnh đất của gia đình... nhằm cầu mong sự an lành, bình yên.

Đại đức Kiên cũng cho hay, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng sẽ là tốt nhất nếu đó là người trong gia đình, có thể là vợ hoặc chồng hay bố mẹ, ông bà. Tuy nhiên, hiện nay, do một số điều kiện nên không ít gia đình lên chùa nhờ chính các nhà sư hay một số pháp sư bốc cho. Dù là ai thì người bốc cũng phải là người thành tâm và khi bốc chân tay phải sạch sẽ. Có người cẩn thận còn phải tắm rửa sau đó, rửa bằng nước gừng để tẩy uế tạp.

Quy trình bốc bát hương bát nhang

Về quy trình tiến hành bốc bát hương (bát nhang), sẽ có các bước như sau:

  1. Chuẩn bị bát hương, lau rửa sạch: Tùy theo nhu cầu mà mỗi gia đình có thể lựa chọn các loại bát hương bằng gốm sứ hoặc chất liệu với mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Sau khi mua bát hương về cần phải lau rửa sạch. Có thể dùng gừng giã nhỏ cho và rượu trắng hoặc cho vào nước rồi đun sôi lên để lau rửa bát hương. Dùng khăn sạch nhúng vào đó và lau bát hương để tẩy trừ đi những uế tạp ở bát hương. Lau xong để ráo nước hoặc dùng khăn khô khác lau lại cho khô ráo.
  2. Việc chuẩn bị tro: Đối với tro, trước đây, các cụ thường chọn loại rơm nếp, được cắt và làm sạch, phơi khô, để riêng. Trước khi đốt thành tro thì dùng nước hoặc rượu gừng vẩy lên rơm để tẩy uế. Còn hiện nay, loại tro này được bán ngay tại các cửa hàng mã. Ngoài tro, cần chuẩn bị một trong thất bảo của nhà Phật bao gồm: vàng, bạc, mã não, ngọc, san hô... Tối thiểu có ba thứ là vàng, bạc, ngọc ( ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh,... vì có trường khí cao, mua ở các cửa hàng đá quý). Không nên cho giấy trang kim, hạt nhựa,... bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù,... của Đạo gia, Mật tông,... vào vì gây ra trường khí âm bất lợi.

  1. Quá trình bốc: Rửa tay sạch sẽ bằng rượu hay nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như "sinh, lão, bệnh, tử". Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số "sinh". Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt. Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là "Con ... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên...)". Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài. Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.
  1. Bốc xong đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải. Ở ta hay có quan niệm coi trọng người đứng khấn hơn bàn thờ, nên hay tính theo người đứng khấn, tức bát hương bà cô để bên tay trái nhìn vào. Sự khác biệt này cũng không có ảnh hưởng lớn. Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối. Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.
  1. Sắm lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 5 chân nhang.

     6. Bố trí: Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã,... ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi,...) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.

bốc bát hương

Văn khấn bốc bát hương bát nhang

Nam mô A di đà Phật!

Kính lạy: Chư Phật mười phương, thần Thổ địa, gia tiên họ............ , bà cô, ông mãnh, chư vị tiên linh.

Hôm nay ngày tháng .... năm........................

Chúng con là:..............................................

Trú tại:.......................................................

Thành tâm sửa biện hương hoa, dâng lên trước án, kính mời thần thổ địa, gia tiên họ....,bà cô giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ Xin thần linh Thổ địa, gia tiên,bà cô yên vị để gia đình thờ phụng.

Xin chư vị minh thần độ cho gia quyến khỏe mạnh, làm ăn tiến tới, vạn điều tốt lành, cả nhà bình an, sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng an khang.

Chúng con người trần, nhân vô thập toàn, có gì sơ suất, xin được lượng thứ..

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Xem tiếp:

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ (23/12 ÂL)

Văn khấn ông Táo chầu trời (23/12 ÂL)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Quy trình và ngày giờ tốt bốc bát hương cuối năm

Xung khắc của thái tuế

Thái tuế (chi của năm) khắc tôi và tôi khắc thái tuế, phải làm rõ các trường hợp khác nhau để biết được họa nặng hay nhẹ, có hại hay không.
Xung khắc của thái tuế

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo



1. Thiên khắc địa xung

Khái niệm "tôi" ở đây có thể hiểu là đối tượng được nói đến trong sự tương quan với thái tuế. Nó có thể là giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh hoặc năm sinh. Bài này lấy trụ ngày là "tôi".

Nếu thiên can địa chi của thái tuế đồng thời khắc thiên địa chi của trụ ngày, hoặc thiên can địa chi của trụ ngày khắc thiên can địa chi của thái tuế thì gọi là thiên khắc địa xung. Cái hại của trường hợp này là khắc đơn.

Ví dụ tôi (trụ ngày) Giáp Tý khắc lưu niên (gồm cả can và chi năm) Mậu Ngọ tức là tôi thiên khắc địa xung thái tuế; hoặc lưu niên Canh Thìn khắc tôi (trụ ngày) Giáp Tý thì gọi là thái tuế thiên khắc địa xung tôi.

Tranh cát tường

2. Xung khắc tuế vận

"Tôi" (trụ ngày) xung khắc thái tuế thì tai họa nặng, nếu thiên can địa chi của trụ ngày vừa xung khắc thái tuế, vừa xung khắc đại vận mà không được các can chi khác của tứ trụ giải thì rất nguy hiểm.

3. Tứ trụ đều đến xung khắc thái tuế

Ví dụ tôi (trụ ngày) là Dậu Kim, trụ năm, trụ tháng cũng là Dậu Kim, hoặc trụ ngày là Dậu Kim, trụ tháng, trụ giờ cũng là Dậu Kim còn thái tuế là Mão, đó là 3 Dậu xung khắc một Mão, 1 Mão xung 3 Dậu, nếu trong tứ trụ và đại vận, tiểu vận không có can chí khác cứu giải thì đặc biệt nguy hiểm.

4. Tứ trụ, đại tiểu vận cấu kết lại hình, xung, khắc, hại thái tuế

Ví dụ trụ ngày, trụ tháng, đại vận đều là Dậu Kim, hoặc trụ ngày, đại vận và tiểu vận đều là Dậu Kim, thái tuế là Mão Mộc, như thế là 3 Dậu xung khắc 1 Mão hoặc 1 Mão xung 3 Dậu, nếu không được cứu giải thì tai họa khôn lường.

(Theo Dự đoán tứ trụ)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xung khắc của thái tuế

Phòng thờ, một góc tâm linh người Việt

Vị trí đặt bàn thờ tốt nhất là cung Âm quý nhân, vị trí đó đặt bàn thờ là đại cát khánh, luôn được âm linh phù trợ. Thứ đến Dương quý nhân chủ gia đạo bình an, hòa thuận, hỷ khí đầy nhà, luôn gặp may mắn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đối với người Á Đông thì hầu hết trong mỗi một gia đình đều có một bàn thờ thần linh và tổ tiên. Bàn thờ này có thể ở dạng treo trên tường hoặc có thể ỏ dạng một kệ thờ, một tủ thờ. bàn thờ cũng có thể được bố trí lồng vào trong không gian của một phòng nào đó như phòng sinh hoạt chung, phòng khách, phòng riêng, cá biệt có thể trong phòng ngủ với những nhà có diện tích sử dụng quá nhỏ hẹp.

Tuy nhiên, với những nhà có diện tích sử dụng đủ lớn thì đa phần bàn thờ được bố trí trong một không gian riêng gọi là phòng thờ. Vì vậy khi thiết kế kiến trúc cần phải tính đến một không gian hợp lý cho bàn thờ. Cũng như việc bố trí các Tiết Minh khác, bàn thờ cũng được bố trí theo nguyên tắc "Nhất vi, nhị hướng". Tức là trước tiên phải xem xét vị trí đặt bàn thờ.

Vị trí đặt bàn thờ

Vị trí đặt bàn thờ tốt nhất là cung Âm quý nhân, vị trí đó đặt bàn thờ là đại cát khánh, luôn được âm linh phù trợ. Thứ đến Dương quý nhân chủ gia đạo bình an, hòa thuận, hỷ khí đầy nhà, luôn gặp may mắn.

Theo quan điểm của người xưa thì Quý nhân thiên ất là vị thần đứng đầu cát thần, hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà có thể trấn được những phi phù. Vì vậy bàn thờ nên đặt ở Quý nhân là tốt nhất, sau đó mói đến Lộc vị, thứ nữa mới đến 16 cung Huyền không trạch vận. Nếu xét trong 16 cung Huyền không thì bàn thờ nên đặt tại các cung Diên thọ, Tài lộc, Tử tức đó là những cung tốt, có thể gia tăng phúc lộc, áp chế hung tinh giải trừ tai họa.

Hướng bàn thờ

Cũng như hướng nhà và hướng giường ngủ, hướng của bàn thờ là hướng của đường thẳng đi qua tâm bàn thờ và vuông góc với mặt bàn thờ. Như vậy hướng của bàn thờ ngược lại với hướng người đứng thắp hương.

Hướng của bàn thờ cũng cần bố trí tại tứ cát: Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị. Tránh bố trí tại hướng hung.

Những kiêng ky của bàn thờ

Ngoài việc bố trí hợp lý vị và hướng của bàn thờ, để có một môi trường phong thủy thật sự tốt thì việc bố trí bàn thờ còn cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

 Bàn thờ tối kỵ xú uế: bàn thờ đòi hỏi phải hấp thụ được thanh khí rất kị xứ uế nên:

Bàn thờ không được nhìn thẳng vào cửa phòng vệ sình,

Phía trên bàn thờ không được bố trí phòng vệ sinh.

Bàn thờ không được dựa lưng vào nhà vệ sinh hay bếp đun.

Bàn thờ nghi tĩnh bất nghi động: bàn thờ cần yên tinh, không cần động. Vì vậy bàn thờ nên bố trí tốt nhất là có một phòng riêng (gọi là phòng thờ) nếu không thì có thể bố trí trong phòng sinh hoạt chung hay phòng khách, không nên bố trí ỏ phòng ngủ hay phòng bếp, phòng ăn.

Trường hợp không có phòng thờ riêng thì khi bố trí bàn thờ không được đặt gần các nút giao thông trong nhà, không được đặt dưới gầm cầu thang hay áp sát vào gầm cầu thang. Bàn thờ cũng không được tọa ở cửa sổ hay phía trên cửa sổ (tức là sau lưng bàn thờ không được bố trí cửa sổ hoặc dưới gầm bàn thờ không được bố trí cửa sổ, cửa ra vào). Bàn thờ không được đặt thẳng với cửa chính hay cửa sổ khiến gió có thể thổi xộc thẳng vào bàn thờ và ai đi qua cũng nhìn thấy. Nếu có thì phải thường xuyên đóng cửa sổ hay đặt một bức bình phong chắn gió phía trước mặt bàn thờ.

Tuy nhiên nói bàn thờ cần yên tĩnh không cần động không có nghĩa là phải chọn một chỗ khuất nấp, nhỏ bé, tôi tăm, ẩm thấp, thậm chí có nhà đặt bàn thờ trên tận mái turn để thờ. Bỏi vì bàn thờ là thể hiện phần tâm linh của con người Việt Nam, không thể không thường xuyên quan tâm, hương khói, đó cùng còn là đạo lý uống nước nhớ nguồn mà trong mỗi con người chúng ta cần hướng tới. Vì vậy ngoài những vấn đề nêu trên, bàn thờ cũng nên thưòng xuyên quét dọn, lau chùi và chăm sóc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phòng thờ, một góc tâm linh người Việt

Xem tình duyên của người tuổi Thìn nhóm máu AB

Những người này đến với tình yêu bằng tình cảm chân thành và trong sáng. Vì người yêu, người tuổi Thìn nhóm máu AB sẵn sàng hy sinh tất cả.
Xem tình duyên của người tuổi Thìn nhóm máu AB

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những người này đến với tình yêu bằng tình cảm chân thành và trong sáng. Vì người yêu, họ sẵn sàng hy sinh tất cả. Họ mong muốn "nửa kia" đáp lại tấm chân tình của họ.

Một số người thuộc nhóm máu này khá tin tưởng vào duyên số. Khi tìm kiếm được người lý tưởng, họ cho rằng định mệnh đã đưa họ đến với nhau. Họ sẽ chủ động tiếp cận và gây dựng tình cảm với người ấy. Đợi thời điểm thích hợp. họ sẽ ngỏ lời yêu.


nguoi tuoi Dan coi tinh yeu la tren het
 

Trong tình yêu, họ khá lãng mạn. Họ luôn làm vừa lòng người ấy bằng những lời nói ngọt ngào, tràn đầy tình yêu thương. 

Người tuổi Thìn nhóm máu AB luôn coi gia đình là nền tảng quan trọng. Họ rất yêu thương, tôn trọng người bạn đời của mình và luôn tạo không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

Để mọi thành viên trong gia đình được hòa thuận, vui vẻ, nam giới tuổi này nên tìm bạn đời là những người phụ nữ chín chắn, độ lượng và biết cảm thông. Người vợ như vậy sẽ giúp chồng xoá bỏ những ưu phiền và có được thành công trong sự nghiệp. Nữ giới nên kết hôn với những người đàn ông trầm tính và có chí tiến thủ.

(Theo 12 con giáp về tình yêu hôn nhân)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tình duyên của người tuổi Thìn nhóm máu AB

Mơ thấy tàu thuyền hứa hẹn nhiều niềm vui

Giấc mơ liên quan đến tàu, thuyền thường mang lại cho chủ nhân của nó những điềm tốt lành trong cả công việc lẫn tình cảm.
Mơ thấy tàu thuyền hứa hẹn nhiều niềm vui

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 Giấc mơ liên quan đến tàu, thuyền thường mang lại cho chủ nhân của nó những điềm tốt lành trong cả công việc lẫn tình cảm. 


► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác

Mo thay tau thuyen hua hen nhieu niem vui hinh anh
Ảnh minh họa

 
Nếu bạn mơ thấy tàu thủy thì sự may mắn trong việc kinh doanh đang sắp ùa về với bạn.    Bạn sắp có được món lợi lớn nếu thấy tàu, thuyền đậu san sát gần bờ trong  giấc mơ.   Nếu mơ thấy tàu, thuyền phát cháy bạn cũng đừng nên lo lắng, ngược lại, đó là điềm lành báo trước bạn sắp có lợi lộc.   Thấy tàu, thuyền chạy trên sông trong giấc mơ là điềm hứa hẹn bạn sẽ có nhiều chuyện vui.   Một ngày nào đó, trong giấc mơ, bạn thấy tàu, thuyền đến một nơi xa lạ, đông đúc? Hãy lạc quan lên vì công việc sắp tới sẽ mang lại nhiều lợi lộc cho bạn.   Trong thực tế, tàu, thuyền đang chạy bỗng nhiên bị thủng nhiều chỗ, nước tràn vào có thể sẽ mang đến những đại họa. Nhưng nếu điều đó xuất hiện trong giấc mơ thì việc trở nên giàu có đang nằm trong tầm tay của bạn. Cùng với sự “phất lên” đó, bạn cũng nên tự bảo vệ mình khỏi những sự đố kỵ xung quanh.    Mọi nguy hiểm sẽ trôi qua nhanh chóng nếu tàu, thuyền cập bến trong giấc mơ của bạn. Tàu, thuyền xuất hiện trong giấc mơ còn là dự báo một cuộc hành trình có liên quan đến tình yêu lãng mạn.   Theo Giải mã giấc mơ
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy tàu thuyền hứa hẹn nhiều niềm vui

Những cách đặt tên thường gặp

1. Theo từ Hán Việt. (1) Theo các bộ chữ: Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ.
Những cách đặt tên thường gặp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Ví dụ:

- Bộ thuỷ trong các tên: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận…

- Bộ thảo trong các tên: Cúc, Lan, Huệ, Hoa, Nhị…

- Bộ mộc trong các tên: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm…

- Bộ kim trong các tên: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu…

- Bộ hoả trong các tên: Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn…

- Bộ thạch trong các tên: Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc…

- Bộ ngọc trong các tên: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn…

Nói chung, các bộ chữ có ý nghĩa tốt đẹp, giàu sang, hương thơm như Kim, Ngọc, Thảo, Thuỷ, Mộc, Thạch…đều thường được chuộng để đặt tên.

(2) Theo mẫu tự La – tinh a, b, c…của từ Hán Việt:

Ví dụ: Cư, Cừ, Cự, Cường, Cửu…

Hà, Hải, Hành, Hạnh, Hoàng, Huy…

(3) Theo tứ Linh:

Long, Lân, Quy, Phụng

(4) Theo thập nhị chi (mười hai con giáp của năm sinh):

Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

(5) Theo thập can:

Giáp, Ất, Bính, Định, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý

(6) Theo các loài hoa trong bốn mùa:

Mai, Liên, Cúc, Đào…

Hoặc theo tên cây cối:

Tùng, Bách, Hoè, Liễu, Cam, Lê…

(7) Theo dược liệu quý:

Sâm, Nhung, Quế, Cao, Thục…

(8) Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm:

Ví dụ: Kim Khánh, Kim Thoa, Kim Hoàng, Kim Quang, Kim Cúc, Kim Ngân.

Hoặc hai từ Hán Việt có cùng tên, khác tên đệm:

Ví dụ: Nguyễn Xuân Tú Huyên, Nguyễn Xuân Bích Huyên.

(9) Theo các từ trong một cụm từ Hán Việt:

Ví dụ: Hương, Khuê, Chiêm, Ngưỡng

Ẩm, Thuỷ, Tư, Nguyên

Tài, Lộc, Phong, Phú

Chiêu, Tài, Tiến, Bảo

Thục, Nữ, Thành, Tựu

Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.

(10) Dùng các cụm từ chỉ đức hạnh, chữ tam đa:

Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, Nhân, Từ, Đạo, Đức.

Phước, Lộc, Thọ.

(11) Theo các thành ngữ mà tên cha là chữ đầu:

Ví dụ: Tên cha: Trâm

Tên các con: Anh, Thế, Phiệt

Tên cha: Đài

Tên các con: Các, Phong, Lưu.

Tên cha: Kim

Tên các con: Ngọc, Mãn, Đường.

(12) Tên đệm phân biệt được thứ bậc anh em họ tộc (Mạnh – Trọng – Quý):

Ví dụ: Nguyễn Mạnh Trung
Nguyễn Trọng Minh
Nguyễn Quý Tấn

Hoặc phân biệt con nhà bác, con nhà chú (Bá – Thúc)

Ví dụ: Nguyễn Bá Luân, Nguyễn Bá Lực, Nguyễn Bá Long,
Nguyễn Thúc Định, Nguyễn Thúc Đoan,
Nguyễn Thúc Đang

(13) Tên lấy từ một câu chữ trong sách cổ:

Ví dụ: Đào Trinh Nhất rút từ câu trong Luận ngữ :

Không Tử nói: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi”.


(14) Tên lấy từ một câu danh ngôn trong cổ học:

Ví dụ: Tên Hoàng Đức Kiệm là rút từ câu cách ngôn :

“Tĩnh năng tồn tâm, kiệm năng dưỡng đức”.

Nghĩa: “Yên tĩnh có thể giữ gìn được cái tâm,
Tiết kiệm có thể nuôi dưỡng được cái đức”.


(15) Theo ý chí, tính tình riêng:

Ví dụ:

- Phạm Sư Mạnh: thể hiện ý chí ham học theo Mạnh Tử.

- Ngô Ái Liên: thể hiện tính thích hoa sen, lấy ý từ bài cổ văn : “Ái liên thuyết”.

- Trần Thiện Đạo: thể hiện tính hâm mộ về đạo hành thiện, làm việc lành.


2. Tên từ Thuần Việt

(1) tên có ý nghĩa đơn giản tự nhiên:

Ví dụ: Nguyễn Văn Vàng, Trịnh Thị Lành.

(2) Theo hoa quả thiên nhiên:

Ví dụ: Bưởi, Đào, Mận, Lài, Sen…

(3) Theo thứ tự trong gia đình:

Ví dụ: Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu…

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những cách đặt tên thường gặp

SAO LỰC SĨ TRONG TỬ VI

lực sĩ (Hỏa) *** 1. Ý nghĩa cơ thể và tướng mạo: Lực Sĩ ở Mệnh là người có sức vóc, khỏe mạnh, ăn uống...
SAO LỰC SĨ TRONG TỬ VI

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

lực sĩ (Hỏa) 



***

1. Ý nghĩa cơ thể và tướng mạo: Lực Sĩ ở Mệnh là người có sức vóc, khỏe mạnh, ăn uống khỏe, thân hình vạm vỡ.

2. Ý nghĩa tính tình:             - nhanh nhẹn, can đảm             - tính tình mạnh bạo             - khả năng ăn nhậu vượt bậc Nếu đi với Thiên Trù thì là người ăn khỏe, thích ăn uống, tiệc tùng. Nếu thêm Hóa Lộc thì càng sành về ăn uống, thích ăn, ăn ngon, ăn nhiều, tìm lạc thú trong sự ăn uống.             - có uy quyền, uy lực, hay giúp đỡ người khác

3. Ý nghĩa của lực sĩ và một số sao khác:
Lực, Mã: chỉ tài năng tổ chức và sức khỏe vật chất, bộ sao cần thiết của võ tướng, vừa có dũng, vừa có mưu.
Lực Kình: Kình là phá tinh đi với Lực làm mất hiệu lực của Lực. Có nghĩa bóng là có tài năng công lao nhưng không được sử dụng, ban thưởng; bất mãn.
Lực, Tuần, Triệt: đau ốm, mất sức.
Lực, Binh, Hình: trộm đạo, người dùng sức khỏe làm việc phi pháp và thường có tòng phạm.
Lực, Hình hay Hổ: người có chí khí sắt đá
Nói chung, gặp nhiều sao tốt, Lực Sĩ sẽ làm tốt thêm, đem lại may mắn một cách nhanh chóng. Ngược lại, nếu gặp sao xấu thì tác họa xấu và nhanh.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: SAO LỰC SĨ TRONG TỬ VI

Phong Thuỷ Kỳ Bí Gia Cát Lượng

Lâu nay, Gia Cát Lượng vẫn được người dân khắp khu vực Đông Á nhắc tới như một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc nhưng đồng thời cũng là một thầy phong thủy, tướng số có khả năng hô phong hoán vũ,

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lâu nay, Gia Cát Lượng vẫn được người dân khắp khu vực Đông Á nhắc tới như một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc nhưng đồng thời cũng là một thầy phong thủy, tướng số có khả năng hô phong hoán vũ, nhìn sao đoán mệnh, dự báo tương lai. Có lẽ chính vì vậy mà ngay cả với cái chết của vị quân sư họ Gia Cát này người ta cũng truyền tai nhau đủ chuyện phong thủy thần bí…

gia-cat-luong-1

“Xác giả” đánh lui quân Tư Mã Ý

Năm Kiến Hưng thứ 12 nhà Thục Hán (tức năm 234), Gia Cát Lương dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng Nguyên. Đó là thời điểm vào giữa mùa hạ, trời nóng bức, chiến cuộc lại không có nhiều tiến triển khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, ưu phiền, cứ mở miệng nói là cáu gắt, một ngày chỉ ăn được chút cơm. Chính vì vậy mà chẳng bao lâu sau, cơ thể suy kiệt nhanh chóng cuối cùng thành bệnh, nằm liệt giường trong doanh trại. Đến tháng 8, vị quân sự lỗi lạc của nhà Thục Hán nôn ra máu mà chết. Năm đó, Gia Cát Lượng mới chỉ 54 tuổi.

Gia Cát Lượng xuống núi theo Lưu Bị năm 27 tuổi, 14 năm sau thì làm tới chức thừa tướng nước Thục, 27 năm sau thì chết vì lo lắng phiền muộn. Người ta nói rằng, tất cả những sự kiện trọng đại xảy ra trong đời Gia Cát Lượng đều liên quan tới con số 7. Đây hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Con số 7 là con số định mệnh đối với Gia Cát Lượng.

Con trai Lưu Bị là Lưu Thiền nghe tin dữ từ tiền tuyến báo về kinh hoảng vô cùng. Vì lẽ, xưa nay, mọi việc trong triều đình nhà Thục đều trông vào một tay Gia Cát Lượng, nay Lượng vì chuyện Bắc phạt mà chết, ai sẽ là người thay Lưu Thiền lo lắng chuyện quốc gia đại sự. Vì vậy, người ta nói rằng, Lưu Thiền sau khi nghe tin là khóc lóc chạy tới nơi chôn cất của Gia Cát Lượng, tự mình chủ trì nghi lễ chôn cất còn phong cho Gia Cát Lượng là “Trung Vũ hầu”. Người đời sau vẫn gọi Gia Cát Lượng là “Gia Cát Vũ hầu” cũng là từ tước hàm này mà có.

Sách chép, trước khi chết, Gia Cát Lượng biết rằng sau khi mình nằm xuống, quân Thục không thể là đối thủ của quân đội Ngụy dưới sự chỉ huy của Tư Mã Ý. Vì vậy, mặc dù trong tình trạng bệnh tình nguy kịch vẫn cố gắng họp mặt các tướng lĩnh dưới quyền để bố trí thật chu đáo cho việc rút quân. Các tướng trung thành của Gia Cát Lượng là Dương Nghĩa, Khương Duy theo sự sắp xếp của Gia Cát Lượng, sau khi Lượng chết không phát tang ngay mà chỉnh đốn binh mã, rút quân về Hán Trung thật thần tốc nhưng phải trật tự, không để quân Tư Mã Ý phát hiện.

Tư Mã Ý biết chuyện quân Thục đang rút chạy, lập tức xua quân đuổi theo, quyết một phen tiêu diệt quân của Gia Cát Lượng. Dương Nghĩa ra lệnh cho binh lính rải đinh sắt trên đường rút quân để cản trở quân địch. Tư Mã Ý không phải tay vừa, ra lệnh cho hơn 2000 binh sỹ đi những đôi giày có đế làm bằng gỗ mềm chạy trước đoàn quân khiến đinh sắt do quân Thục rải trên đường găm hết vào đế giày.

Quân đội Ngụy cứ theo đoàn quân giày gỗ này thuận lợi truy đuổi quân Thục. Tuy nhiên, khi quân Ngụy đuổi tới gần, quân Thục đột nhiên dựng cờ, gõ trống giống như chuẩn bị phản kích quân Ngụy. Quân Tư Mã Ý thấy vậy không dám truy đuổi nữa. Quân Thục nhờ vậy mà an toàn rút về Hán Trung.

Vì sao một người thông minh như Tư Mã Ý lại không dám truy đuổi quân Thục? Nguyên nhân là vì, trước khi chết, dự liệu rằng khi quân Thục rút lui, Tư Mã Ý tất sẽ đuổi theo vì vậy Gia Cát Lượng đã cho người đẽo một bức tượng của mình rồi đặt lên xe. Đến khi quân của Tư Mã Ý đuổi theo đến gần thì đẩy xe có bức tượng của mình lên phía trước. Tư Mã Ý vốn nghe phong thanh Gia Cát Lượng bị bệnh mà chết, vì thế quân Thục mới rút quân.

Nay khi đuổi sát tới nơi lại thấy Gia Cát Lượng vẫn điềm nhiên ngồi trước xe ra trước ba quân thì sợ rằng cả cái chết lẫn việc rút quân chỉ là kế sách của Gia Cát Lượng nên không dám manh động. Tư Mã Ý quá thông minh do vậy cũng quá sức thận trọng vì thế đánh mất cơ hội tiêu diệt quân Thục. Người đời sau gọi sự kiện này là “Xác giả” Gia Cát Lượng đánh lui Tư Mã Ý.

Quái chiêu “điểm huyệt” định phong thủy

Là một người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý vì vậy, Gia Cát Lượng đương nhiên rất chỉnh chu với việc chọn nơi chôn cất cho chính mình. Theo di nguyện của Gia Cát Lượng, sau khi chết nơi đặt mộ của mình sẽ là núi Định Quân.

Núi Định Quân nay nằm ở phía Nam huyện Miễn, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nó là một nhánh đâm theo hướng Tây Bắc của dãy Hệ Mỹ Thương. Vì trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng được cả vạn quân nên mới có tên là núi Định Quân. Một truyền thuyết khác nói rằng, khi Gia Cát Lượng dẫn quân Bắc phạt đã dùng ngọn núi này làm nơi tập Bát trận độ, luyện tập binh lính nên mới có tên là núi Định Quân.

Vì sao Gia Cát Lượng lại chọn núi Định Quân mà không chọn chôn cất ngay tại nơi chốn hoặc mang hẳn về kinh đô nước Thục? Người ta đã đưa ra nhiều giải thích khác nhau. Người nói Gia Cát Lượng chọn núi Định Quân là vì quan niệm khi sống thì quản lý nước Thục, khi chết thì bảo vệ nước Thục. Một thuyết khác lai nói rằng, do việc Bắc phạt thất bại nên Gia Cát Lượng không muốn đưa xác mình về chôn tại kinh đô, sợ bị Lưu Thiền trả thù. Tuy nhiên, có lẽ nguyên nhân thuyết phục nhất vẫn là Gia Cát Lượng đã tính toán rất kỹ về phong thủy khi lựa chọn ngọn núi Định Quân này.

Địa hình núi Định Quân rất phức tạp, các sườn núi uốn lượn, nhấp nhô được coi là một nơi cực tốt về mặt phong thủy. Tuy nhiên, ngọn núi Định Quân thì quá lớn, vậy nếu như chỉ nói rằng chôn cất ở núi Định Quân thì các tướng lĩnh biết chôn cất Gia Cát Lượng ở đâu? Người ta nói rằng, chuyện này cũng đã được Gia Cát Lượng tính toán rất kỹ.

Theo ghi chép, trước khi chết, nói về việc lo hậu sự của mình, Gia Cát Lượng nói với các tướng sỹ rằng, sau khi mình chết thì đem bỏ xác vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sỹ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm mộ.

Truyền thuyết kể rằng, quân sỹ theo lời dặn của Gia Cát Lượng, buộc dây thừng vào quan tài rồi khiêng theo đoàn quân rút lui về phía Hán Trung. Cứ khiêng đi như vậy một thời gian rất lâu nhưng dây vẫn không đứt. Tuy nhiên, khi tới núi Định Quân thì đột nhiên sợi dây thừng rất chắc chắn bỗng dưng đứt bật ra, quan tài rơi xuống đất. Quân sỹ vội đặt quan tài xuống rồi tìm xẻng để đào huyệt hạ quan tài xuống. Nhưng khi binh lính vừa tản ra đất tại nơi đặt quan tại bỗng sụp xuống, vừa khít lấp trọn quan tài của Gia Cát Lượng.

Thời kỳ Tam Quốc là thời kỳ “mộ tặc” cực kỳ lộng hành. Vì vậy, ngoài việc chọn phong thủy cho ngôi mộ, việc đầu tiên cần nghiên cứu đối với các nhà phong thủy chính là làm cách nào để chống lại bọn mộ tặc này. Tào Tháo vốn là một chuyên gia trộm mộ, vì vậy cũng trở thành một người cực kỳ tài năng trong việc chống lại mộ tặc.

Nghi án về 72 ngôi mộ của Tào Tháo cho tới tận ngày nay vẫn chưa có lời giải và người ta vẫn chưa thể nào tìm thấy ngôi mộ thật của nhà chính trị lừng danh thời Tam Quốc này.

Về mặt phong thủy, Gia Cát Lượng có lẽ không thua gì Tào Tháo vì vậy, việc chống mộ tặc của Gia Cát Lượng cũng đặc sắc không kém.

Gia Cát Lượng khi chọn mộ cũng đã nghĩ đến việc sẽ bị Tư Mã Ý hoặc những người đời sau đào và cướp mộ vì vậy đã yêu cầu tướng lĩnh dưới quyền không chôn theo các vật tùy táng, mộ huyệt cũng không cần đào lớn, chỉ vừa đủ để đặt quan tài là được. Khu vực đặt mộ cũng không cần xây kín, cũng không trồng cây đánh dấu hay làm bất cứ thứ gì có thể bị phát hiện.

Tuy nhiên, những người đời sau để tưởng nhớ công đức của Gia Cát Vũ Hầu đã quyết định xây dựng khu mộ cho ông, lại còn trồng cây để ghi nhớ vị trí đặt mộ. Tuy nhiên, khi quyết định làm điều này, họ cũng tính đến việc giúp ngôi mộ chống lại bọn mộ tắc.

Vì vậy họ đã xây dựng rất nhiều ngôi mộ giả xung quanh ngôi mộ thật. Ngôi mộ mà ngay nay người ta vẫn gọi là “Mộ thật của Gia Cát Vũ Hầu” thực tế không phải là mộ thật. Nhiều người cho rằng, ngôi mộ chỉ vẻn vẹn dòng chữ “Mộ Vũ Hầu” mới là mộ thật. Vì vậy mà người Trung Quốc đến nay vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ: “Mộ thật thì không thật mà mộ giả lại không giả”.

Ngôi mộ có tên là “Mộ Vũ Hầu” được đặt ở góc Tây Bắc của núi Định Quân, diện tích lên tới hơn 300 mẫu. Trên thực tế, nhiều chuyên gia lại cho rằng, ngay cả ngôi mộ có tên “Mộ Vũ Hầu” này cũng không phải là thực.

Ngôi mộ này được coi là ngôi thật của Gia Cát Lượng chỉ mới bắt đầu từ năm 1799, do Đô đốc tỉnh Thiểm Tây là Tùng Quân khẳng định dựa trên những truyền thuyết lưu truyền trong dân địa phương thời đó. Vì vậy, có thể nói rằng cũng giống như Tào Tháo, cho tới nay người ta vẫn chưa thể xác định được mộ thật của Gia Cát Lượng nằm ở đâu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong Thuỷ Kỳ Bí Gia Cát Lượng

Vỡ bát hương đúng ngày Rằm tháng 7 có thể bị "gặp họa" gì?

Nhiều người không biết Rằm tháng 7 đi chùa cầu gì, làm gì… và đặc biệt lo lắng khi bát hương bị vỡ.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Không quá lo lắng khi bát hương vỡ

Rằm tháng 7 mọi người hay đi thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở nghĩa trang, hay vãng sanh đường ở chùa, đài hóa thân… Tới nơi mộ phần thấy đồ đựng lễ, bát hương bị vỡ do bị đập, hay bị chuột chạy làm vỡ thì rất lo lắng vì sợ mộ phần người quá cố đã bị xâm phạm, vấn đề tâm linh bị ảnh hưởng khiến con cháu có gặp hậu họa.

 vo bat huong dung ngay ram thang 7 co the bi

Một ngôi mộ đồ lễ, bát hương bị vỡ. Ảnh minh họa

Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, người dân không nên quá lo lắng, sợ hãi khi thấy ở mộ phần đồ đựng lễ, bát hương bị vỡ. “Các cụ” không ở trong bát hương ấy, mà bát hương ở mộ phần chỉ đơn giản là để cắm hương khi con cháu tới thăm. Không có bát hương thì cắm luôn trên đất mộ, cho nên không có ảnh hưởng gì tới vong linh, con cháu cả.

Bát hương mộ phần khác hẳn bát hương gia tiên ở nhà, bởi bát hương tại gia có tâm linh, có cốt để thờ phụng.

Còn bát hương nơi mộ phần hình tướng bị đập làm người dân hoang mang, lo sợ về mặt tâm linh nên vội vã xuất tiền mua bát hương khác thay thế - và đương nhiên những người bán bát hương quanh nghĩa trang bán được nhiều bát hương mới.

Xúc phạm tín ngưỡng tâm linh theo luật pháp sẽ bị trừng trị (như gia đình thờ ảnh, nhưng người khác đập, quăng ảnh đi là xúc phạm tín ngưỡng của người khác).

Những người kiếm lợi bằng nghề đập bát hương sẽ bị các vong linh quở trách, bởi việc họ đập bát hương buộc gia chủ phải đi mua bát hương mới, rồi sợ hãi quá mà mời thầy về rồi bói phán, cúng tạ… đủ trò.

Còn với tâm linh, đó là khởi tâm xấu, tâm đố kị, làm hại, tổn tiền của người khác. Âm mưu là làm tốn tiền, mất công người khác đi mua lại bát hương, sửa lại mộ phần, gây muộn phiền cho gia chủ - và đó là gây nghiệp nhân quả.

Xử trí khi bát hương bị vỡ

Tâm linh phụ thuộc nhiều vào TÂM hương, không phụ thuộc nhiều vào bát hương. Vì vậy các mộ phần có bát hương bị vỡ hãy bình tĩnh mua bát hương mới, không cần lễ lạt lớn, chỉ cần lễ mọn, hoa quả tiền vàng đơn giản, lòng thành dâng thần linh... rồi thắp hương. Lời cầu khấn và sự thăm nom mộ phần chu đáo của con cháu sẽ khiến người quá cố hoan hỉ.

Nếu sợ “động mộ” do bát hương bị vỡ, con cháu tới thăm dịp lễ Vu lan nên làm lễ tạ trầu cau xôi thịt, tự mình mua bát hương, sắm lễ tạ rồi tự khấn bái là yên ổn. Nên tự mình cúng với tấm lòng thành kính, không phải vẽ việc cho thầy làm.

Ngày Rằm tháng 7 nên làm gì ?

Nhiều người không biết Rằm tháng 7 nên làm những gì. Theo các nhà tâm linh, ngày Rằm tháng 7 nên:

- Nên ăn chay để bớt sát sinh các con vật.

- Nên đi chùa chiền thắp hương, tụng kinh, niệm Phật (chú Đại bi, Vu lan báo hiếu, Địa tạng…).cầu siêu, cầu an, làm nhiều việc phúc thiện, lành mạnh, phóng sinh tích đức sẽ được an lành, hạnh phúc.

- Nên vui vẻ, nhã nhặn với mọi người, nhất là người thân. Tránh cãi vã ầm ĩ, hết sức tránh đánh nhau.xung đột.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vỡ bát hương đúng ngày Rằm tháng 7 có thể bị "gặp họa" gì?

Ngày Rằm mùng 1 dâng hương lễ bái thế nào để hưởng phúc?

Theo dân gian, vào mỗi ngày Rằm, mùng 1 đều có những tập tục tâm linh cần phải lưu ý.
Ngày Rằm mùng 1 dâng hương lễ bái thế nào để hưởng phúc?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Căn cứ vào sự chuyển động của Mặt Trăng mà mỗi ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng được chia thành hối, sóc, huyền, vọng. Hối là cuối tháng, sóc là mùng 1, huyền phân thành thượng huyền (ngày 7, 8 của tháng) và hạ huyền (ngày 24, 25 của tháng), vọng là ngày Rằm.    Trong ngày sóc và ngày vọng, người Việt thường có thói quen thắp hương lễ bái để cầu mong may mắn, tốt lành, bình an cho bản thân, gia đình. Nhưng đừng quá cẩu thả mà làm qua loa lấy lệ, hãy lưu ý những tập tục tâm linh ngày rằm mùng 1 sau:   1. Bước vào cửa chùa, khách nữ bước chân phải, khách nam bước chân trái, không nên giẫm vào bậc cửa hay đá vào cánh cửa, bước chân càng mềm mại, nhẹ nhàng càng tốt.   2. Thắp hương thì ba nén để cầu phúc cho mình, sáu nén để cầu phúc cho con cháu, chín nén để cầu phúc cho cha mẹ ông bà, mười ba nén là công đức viên mãn, giới hạn cao nhất của số lượng hương dâng lên.
3. Khi thắp hương, tay trái lấy hương, tay phải châm đèn, không được ngược lại vì con người thường dùng tay phải sát sinh, nếu chạm vào hương thì mất thiêng.
  4. Khi thắp hương phải càng vượng càng tốt vì người xưa có câu, hương khói tràn đầy mới có phúc. Tay trái ở trên, tay phải ở dưới, giơ lên cao ngang trán. Cắm hướng vào lư rồi dập đầu, trong lòng hướng về Phật tổ, Bồ Tát hoặc La Hán.   5. Tư thế quỳ lạy phải hai gối song song, hai tay chắp lại. Tay giơ cao ngang trán thì dừng khấn, tay giơ tới miệng khì khán nguyện, tay giờ ngang ngực thì mặc niệm. Xong xuôi mở hai bàn tay, cúi sát người lạy, hai tay đặt hai bên người, thân quỳ trên chân, ba lần như vậy.   Trần Hồng

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngày Rằm mùng 1 dâng hương lễ bái thế nào để hưởng phúc?

Phương pháp lấy quẻ dịch bằng bài cào

Tác giả: VinhL Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ký hiệu

Hào -x-: là hào lão âm, vì cực nên mới biến mà thành hào âm động có biệt số là 6, trong kinh dịch gọi hào âm động là Sơ lục, lục nhị, lục tam, ...., hoặc thượng lục.

Hào -o-: là hào lão dương, vì cực nên mới biến mà thành hào dương động có biệt số là 9, trong kinh dịch gọi hào dương động này là Sơ cửu, cửu nhị, cửu tam,..., hoặc thượng cửu.

Hào  : là hào thiếu dương chưa cực nên không biến, có biệt số là 7, trong kinh dịch thì không bàn đến các hào dương tĩnh.

Hào  : là hào thiếu âm chưa cực nên không biến, có biệt số là 8, trong kinh dịch cũng không bàn đến các hào âm tĩnh.

A) Phương Pháp Dùng 3 Đồng Tiền

Theo cách lấy quẻ bằng 3 đồng tiền thì người lấy quẻ thẩy 3 đồng tiền, sau đó tùy theo kết quả có bao nhiêu mặt ngửa hoặc mặt úp để định quẻ. Đặt mặt ngửa, hay đầu là H, trị số là 3, mặt úp, hay đuôi là T, trị số là 2.

Khi ta thẩy ba đồng tiền lên thì ta có một trong các kết quả sau đây:

H: đầu (head); T: đuôi (tail)

H + H + H = 3 + 3 + 3 = 9 => -o-, 9 là lão dương tức là hào dương động

H + H + T = 3 + 3 + 2 = 8 => - -, 8 là thiếu âm

H + T + H = 3 + 2 + 3 = 8 => - -

H + T + T = 3 + 2 + 2 = 7 => ---, 7 là hào thiếu dương, không động

T + H + H = 2 + 3 + 3 = 8 => - -,

T + H + T = 2 + 3 + 2 = 7 => ---,

T + T + H = 2 + 2 + 3 = 7 => ---,

T + T + T = 2 + 2 + 2 = 6 => -x-, 6 là hào lão âm tức là hào âm động

Đó là tất cả các trường hợp có thể xảy ra khi ta gieo 3 đồng tiền. Tất cả có 8 cách, trong đó

Hào -x-, xảy ra 1 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 1/8 hay 2/16 vậy

Hào ---, xảy ra 3 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 3/8 hay 6/16 vậy

Hào - -, xảy ra 3 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 3/8 hay 6/16 vậy

Hào -o-, xảy ra 1 lần trong 8 kết quả nên có xác suất là 1/8 hay 2/16 vậy

Ta dùng 2/16 mà không dùng 1/8 là vì muốn so sánh xác suất của các hào giữa hai phương pháp gieo đồng tiền và phương pháp cỏ thi.

B) Phương Pháp dùng Cỏ Thi

Có 50 cọng cỏ, để ra 1 cọng, còn lại là 49 cọng

1) Lần thứ nhất (49 cọng)

Chia làm 2 nhóm, A và B, lấy 1 cọng từ nhóm B kẹp vào tay trái, A và B tổng cộng còn lại là 48 cọng.

Sau đó trong nhóm A, mỗi lần lấy 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn. Kẹp những cọng còn thừa này vào trong các ngón tay trái.

Trong nhóm B, cũng lấy đi 4 cọng mỗi lần cho tới khi nào còn lại 4 hoặc là ít hơn. Kẹp những cọng còn thừa lại này vào trong các ngón tay trái.

Xác suất của lần thứ nhất như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẽ là

1 + 1 + 3 = 5

1 + 2 + 2 = 5

1 + 3 + 1 = 5

1 + 4 + 4 = 9

Cho nên xác suất của 5, P(5) = 3 / 4, xác suất của 9, P(9) = 1 / 4.

2) Lần thứ nhì (còn lại 44, hoặc 40 cọng)

Chia làm 2 nhóm, A và B, lấy 1 cọng từ nhóm B kẹp vào tay trái, A và B tổng cộng còn lại là 43 hoặc 39 cọng.

Sau đó trong nhóm A, mỗi lần lấy 4 cọng, tiếp tục khi nào còn lại 4 cọng hoặc ít hơn. Cũng như lần 1, kẹp các cọng thừa này vào các ngón tay trái.

Trong nhóm B, mỗi lần cũng lấy 4 cọng cho đến khi nào còn thừa lại 4 hoặc ít hơn. Kẹp mấy cọng thừa này vào trong các ngón tay trái.

Xác suất của lần thứ hai như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẽ là

1 + 1 + 2 = 4

1 + 2 + 1 = 4

1 + 3 + 4 = 8

1 + 4 + 3 = 8

Cho nên xác suất của 4, P(4) = 1 / 2, xác suất của 8, P(8) = 1 / 2

3) Lần thứ ba (còn lại 40, 36, hoặc 32 cọng)

Lập lại y như lần thứ hai.

Xác suất của lần thứ ba như sau:

Số cọng cỏ kẹp trong tay trái sẽ là

1 + 1 + 2 = 4

1 + 2 + 1 = 4

1 + 3 + 4 = 8

1 + 4 + 3 = 8

Cho nên các sác xuất giống như lần thứ hai. P(4) = 1 / 2, P(8) = 1 / 2

Sau 3 lần như thế ta có thể có những trường hợp như sau:

5 và 4 có trị số là 3, 9 và 8 có trị số là 2

5, 4, 4 = 3 + 3 + 3 = 9, P(5,4,4) = P(5) * P(4) * P(4) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 4, 8 = 3 + 3 + 2 = 8, P(5,4,8) = P(5) * P(4) * P(8) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 8, 4 = 3 + 2 + 3 = 8, P(5,8,4) = P(5) * P(8) * P(4) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

5, 8, 8 = 3 + 2 + 2 = 7, P(5,8,8) = P(5) * P(8) * P(8) = 3/4 * 1/2 * 1/2 = 3/16

9, 4, 4 = 2 + 3 + 3 = 8, P(9,4,4) = P(9) * P(4) * P(4) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 4, 8 = 2 + 3 + 2 = 7, P(9,4,8) = P(9) * P(4) * P(8) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 8, 4 = 2 + 2 + 3 = 7, P(9,8,4) = P(9) * P(8) * P(4) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

9, 8, 8 = 2 + 2 + 2 = 6, P(9,8,8) = P(9) * P(9) * P(9) = 1/4 * 1/2 * 1/2 = 1/16

Tóm lại, theo phương pháp Cỏ Thi, xác suất của các hào như sau

Hào 9, -o-, P(9) = P(5,4,4) = 3/16

Hào 8, - -, P(8) = P(5,4,8)+P(5,8,4)+P(9,4,4) = 3/16 + 3/16 + 1/16 = 7/16

Hào 7, ---, P(7) = P(5,8,8)+P(9,4,8)+P(9,8,4) = 3/16 + 1/16 + 1/16 = 5/16

Hào 6, -x-, P(6) = P(9,8,8) = 1/16

Sau đây là bản xác suất của các hào trong của 2 phương pháp, Đồng Tiền và Cỏ Thi

...............3 Đồng Tiền.........Cỏ Thi

6 -x- : .........2/16,.................1/16

7 --- : .........6/16,.................5/16

8 - - : .........6/16,.................7/16

9 -o- : .........2/16,.................3/16

C) Phương Pháp Dùng Bài Cào

Theo bản xác suất trên, nếu bạn muốn có xác suất giống như phương pháp cỏ thi bằng cách dùng bộ bài cào, thì theo cách sau đây:

Cơ đỏ = 7 --- : là hào dương tỉnh, là Hỏa, lấy 5 lá

Rô đỏ = 9 -o- : là hào dương biến, là Kim, lấy 3 lá

Chuồn đen = 8 - - : là hào âm tỉnh, là Mộc, lấy 7 lá

Bích đen = 6 -x- : là hào âm biến, là Thủy, lấy 1 lá

Đỏ là dương, Cơ thiếu dương nên không biến, Rô là lão dương vì cực mà động rồi biến.

Đen là âm, Chuồn là thiếu âm nên không biến, Bích là lão âm vì cực mà động rồi biến.

Tóm lại là 5 lá cơ, 3 lá rô, 7 lá chuồn, và 1 lá bích, tổng cộng là 16 lá. Xào bày (16 lá) sau đó rút 1 lá, được cơ thì là thiếu dương ---, được rô là lão dương -o-, được chuồn là thiếu âm - -, được bích là lão âm -x-. Đây là hào sơ. Sau đó bỏ lá bài lại, xào đều rồi rút tiếp hào 2, hào 3, hào 4, hào 5, và hào 6. Như vậy là đã có một quẻ trùng. Phương pháp này độ xác suất giống y như cách bói cỏ thi nhé, và có thể có cả 6 hào đều động.

Xác suất của hào theo phương pháp Bài Cào như sau:

Cơ, 7: --- : 5/16

Rô, 9: -o- : 3/16

Chuồn, 8: - - : 7/16

Bích, 6: -x- : 1/16

So sánh xác suất của các hào theo 3 phương pháp Đồng Tiền, Cỏ Thi và Bài Cào

...............3 Đồng Tiền..........Cỏ Thi............Bài Cào

6 -x- : .........2/16,.................1/16,.............Bích:.......1/16

7 --- : .........6/16,.................5/16,.............Cơ:..........5/16

8 - - : .........6/16,.................7/16,..............Chuồn:....7/16

9 -o- : .........2/16,.................3/16,..............Rô:..........3/16

Phương pháp lấy quẻ Dịch dùng bài cào có các xác suất của hào giống y như của phép lấy bằng cỏ thi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phương pháp lấy quẻ dịch bằng bài cào

Đeo ngọc dưỡng thân

Người xưa cho rằng, Vàng thời có giá, mà Ngọc lại vô giá. Khi người ta đeo Ngọc, do tác động của các khoáng chất vi lượng, tác động đặc biệt vào da vào các khí
Đeo ngọc dưỡng thân

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người xưa cho rằng, Vàng thời có giá mà Ngọc lại vô giá. Khi người ta đeo Ngọc, do tác động của các khoáng chất vi lượng, tác động đặc biệt vào da vào các khí mạch, giúp cho cải tạo sức khỏe tốt lên, vận khí cũng tốt lên. Nên trong phong thủy mới có tục đeo Ngọc dưỡng thân.

Deo ngoc duong than hinh anh
 
Ngọc gối ở đầu, ắt ngủ ngon và đầu óc thông minh, xưa kia đế vương hoàng tộc, thường dùng các khối ngọc quý (phổ biến là Mã Não) để chế tác thành gối gối đầu, hoặc làm mũ đội.
 
Ngọc không chỉ để làm đồ trang sức, để bày, để làm đồ dùng. Mà Ngọc còn được dùng để dưỡng sinh làm khỏe cơ thể. Xưa kia trong Hoàng Triều từ Vua đến Vương tôn Hoàng Tử, Hoàng Hậu Phi Tầ đều là Ngọc không rời thân, lấy Ngọc để dưỡng sinh dưỡng sắc.Cho đến ngày nay, điều này đã được khoa học hiện đại xác nhận.
 
Theo các phân tích của khoa học hiện đại, Ngọc hàm chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng, căn cứ theo màu sắc có thể thấy được. Như oxit sắt tạo ra màu đỏ, magie tạo ra màu xám, xanh là oxit đồng. Khi đeo Ngọc, các nguyên tố vi lượng thẩm thấu qua da, hoạt hóa các tổ chức tế bào, tăng cao sức đề kháng, bảo vệ con người trước bệnh tật.
 
Ngọc là từ các khoáng chất thiên nhiên cấu thành, bởi vậy nó luôn có các đường vân, hoa văn và ẩn chứa nhiều nét đẹp bất ngờ. Đặc biệt như Ngọc Bích, Ngọc Phỉ Thúy, Mã Não…đường vân càng nhỏ, càng kỳ thú, càng trong sáng thì tức là Ngọc càng quý.
 
Trong cuộc sống, Ngọc làm lễ vật tặng cho thân nhân, cho người mình yêu, càng chứng tỏ sự trân trọng và là cây cầu nối gắn kết thắt chặt thêm tình cảm. Bởi thế người xưa có câu “Gia Hữu Ngọc Tất Hưng, Nhân Hữu Ngọc Tất Thanh”. Đeo Ngọc rất tốt cho vận khí, sức khỏe và tiền tài là vậy.      
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đeo ngọc dưỡng thân

Thực hư vòng gỗ sưa tránh tà trong tháng cô hồn

Vòng gỗ sưa tránh tà: Nhiều người kinh doanh buôn bán không tiếc tiền bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua về chiếc vòng bằng gỗ sưa nhằm tránh tà và cầu may mắn.
Thực hư vòng gỗ sưa tránh tà trong tháng cô hồn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhiều người kinh doanh buôn bán không tiếc tiền bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua về chiếc vòng gỗ sưa nhằm tránh tà và cầu may mắn.

 

► Xem thêm: Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh xui xẻo

Người xưa từng so sánh gỗ sưa đắt tựa vàng mười, trong khi đó các loại gỗ hoàng đàn hay gỗ ngọc am chỉ được sánh với giá trị của ngọc. Đây là loại gỗ hoàng tộc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Do đó, mỗi khi tháng cô hồn tới, không ít người lại săn lùng chiếc vòng gỗ sưa này với mong muốn xua đuổi những điều xui xẻo, tăng phước khí và sự an lành cho cuộc sống.

Thuc hu vong go sua tranh ta trong thang co hon hinh anh
Ảnh minh họa

Trong dân gian lưu truyền quan niệm rằng đeo vòng gỗ sưa giúp trừ tà khí, ma quỷ và loại gỗ này có thể dùng để làm bàn thờ, đồ thờ cúng giúp xua đuổi tà khí, mang lại sự hưng thịnh về tiền tài cho gia chủ.
 
Người Trung Quốc cổ đại còn lấy mạt gỗ sưa đỏ để ướp xác hoặc để cho vào cốt bát hương; các thầy cúng dùng loại gỗ này để làm kiếm, đồ trấn yểm trừ tà… Có lẽ đây là lí do chính khiến nhiều người đua nhau chi bạc triệu để mua vòng gỗ sưa về để trừ tà, cầu bình an, cầu đức Phật gia hộ.
 
Ngoài ra, một số người làm trong nghề mộc, thường xuyên tiếp xúc với gỗ sưa cho rằng khi đeo vòng làm từ loại gỗ này có thể ngăn ngừa một số bệnh da liễu, tránh côn trùng đốt. Gỗ sưa đỏ phát ra vượng khí rất mạnh và có mùi hương dịu nhẹ, giúp hành khí, hoạt huyết, tốt cho người bị bệnh tim mạch, dạ dày, cao huyết áp… Người đeo vòng này vừa có thể tăng cường sức khỏe lại giúp tinh thần thoải mái, thêm phúc phận.
 
Hiện nay trên thị trường có hai loại vòng gỗ sưa đỏ ở dạng hạt mộc và hạt đánh bóng. Hạt đã đánh bóng có mức giá cao hơn so với hạt mộc. Một số người cho rằng, loại vòng gỗ sưa chất lượng là khi tiếp xúc với da thịt từ 1 tháng trở lên thì lớp đánh bóng bạt hết, màu gỗ bóng dần đẹp lên một cách tự nhiên. Tùy từng loại gỗ khác nhau mà giá trị các loại vòng khác nhau, loại đắt nhất được làm từ lõi cây sưa, vân hiếm có giá hàng chục triệu đồng, chuyên phục vụ những doanh nhân và người giàu có.
 
Theo một số chuyên gia phong thủy, vòng gỗ sưa là vật khí có tính chất huyền bí trong tâm linh chứ không phải vật đặc trưng trong phong thủy. Với phong thủy, loại vòng này chỉ dùng để hộ mệnh. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về tác dụng đặc biệt của loại vòng gỗ sưa mà hầu hết chỉ là truyền miệng.

Các bài viết cùng chủ đề tháng cô hồn, có thể bạn quan tâm:
Mặc tháng cô hồn xui xẻo, những con giáp này vẫn rủng rỉnh tiền tiêu Chuyên gia phong thủy giải đáp: Cưới trong tháng cô hồn – Nên hay không nên? Cho đàn ông sờ ngực sẽ gặp may mắn trong tháng cô hồn? Bảo bối phong thủy xua đuổi tà khí trong tháng cô hồn Kinh nghiệm cúng lễ đuổi ma xua tà trong tháng cô hồn
ST
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thực hư vòng gỗ sưa tránh tà trong tháng cô hồn

Xem tướng đàn ông trán chữ M là người như thế nào? –

Nam giới có phần trán và đường ngôi chân tóc phối hợp tạo thành hình chữ M thường được gọi là vầng trán của nghệ sĩ Nam giới có phần trán và đường ngôi chân tóc phối hợp tạo thành hình chữ M thường được gọi là vầng trán của nghệ sĩ Hình dạng vầng trá
Xem tướng đàn ông trán chữ M là người như thế nào? –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng đàn ông trán chữ M là người như thế nào? –

Hướng dẫn xem tử vi cho người mới bắt đầu (phần 2)

Bài viết đưa ra những khái niệm cơ bản nhất để những người mới bắt đầu có thể làm quen và hiểu thêm cách xem tử vi cho mình.
Hướng dẫn xem tử vi cho người mới bắt đầu (phần 2)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xem lá số tử vi để biết vận mệnh của mình là điều ai cũng muốn, nhưng sự phức tạp, khó hiểu lại là trở ngại. Bài viết đưa ra những khái niệm cơ bản nhất của tử vi để những người mới bắt đầu có thể làm quen và hiểu thêm.


► Xem bói ngày sinh để biết tình yêu, hôn nhân, vận mệnh, sự nghiệp của mình


Huong dan xem tu vi cho nguoi moi bat dau (phan 2) hinh anh
 
Độ sáng của các sao

Hướng dẫn xem tử vi độ sáng của các sao: Miếu: sáng nhất, là cát tinh sẽ cực cát, là hung tinh sẽ thể hiện mặt tốt.
 
Vượng: độ sáng kém hơn miếu, là cát tinh sẽ đại cát, là hung tinh sẽ trừ bỏ được hung khí, có thể sẽ hiện điềm tốt.
 
Đắc địa: độ sáng kém hơn vượng, là cát tinh vẫn là cát, là hung tinh sẽ không hung.
 
Lợi ích: vẫn là sao sáng, là cát tinh vẫn cát, là hung tinh sẽ có chút ít vẻ hung.
 
Bình hòa: độ sáng yếu, là cát tinh sẽ có chút ít cát, là hung tinh sẽ bắt đầu hung.
 
Không đắc địa: độ sáng mờ, là cát tinh sẽ không có sức, là hung tinh sẽ khá hung.
 
Hãm: độ sáng rất mờ, là cát tinh sẽ thể hiện mặt trái hoặc vô dụng, là hung tinh sẽ cực hung.
 
Bản cung (bản phương)

Hướng dẫn xem tử vi: Bản cung tức cung chủ sự, hay còn gọi là bản phương. Trong 12 cung khi xem lá số tử vi, mỗi cung chủ về một sự việc khác nhau. Nếu xem vận mệnh cả đời thì lấy cung Mệnh làm bản cung, xem về sự nghiệp thì lấy cung Quan Lộc làm bản cung,… Ngoài ra các cung đại hạn, tiểu hạn, lưu niên đều được coi là bản cung khi xem về đại hạn, tiểu hạn, lưu niên.
 
Cung đối (cung đối diện)

Là cung nằm ở vị trí đối diện với bản cung, tầm quan trọng chỉ đứng sau bản cung, có ảnh hưởng không nhỏ đến bản cung khi xem lá số tử vi.
 
Tam phương tứ chính

Tam phương là những cung có quan hệ tam hợp Địa chi với bản cung. Các chi tam hợp gồm: Dần, Ngọ, Tuất; Tỵ, Dậu, Sửu; Thân, Tí, Thìn; Hợi, Mão, Mùi.
 
Ví dụ: cung Mệnh tại Dần thì cung tam phương với bản cung là Ngọ, Tuất.
 
Tứ chính là cung Tam phương cộng thêm cung đối.
 
Hiệp trợ và ức hiếp

Cát tinh nhập cung tam hợp mà hội chiếu gọi là hiệp trợ.
 
Hung tinh nhập cung tam hợp mà hội chiếu gọi là ức hiếp.
 
Lân cung (cung kế bên)

Hai cung liền kề hai bên bản cung được gọi là lân cung. Tuy mức ảnh hưởng không bằng Tam phương, Tứ chính nhưng đối với một số cặp sao vẫn có tác dụng tốt xấu khá quan trọng.
 
Phò trợ và kìm kẹp -  Tọa và Cứ -  Chầu và Xung

Nếu hai cát tinh rơi vào hai cung kề bên gọi là phò trợ ngược lại là kìm kẹp.
 
Cát tinh nhập bản cung gọi là Tọa. Hung tinh nhập bản cung gọi là Cứ.
 
Cát tinh nằm cung đối diện là Chầu. Hung tinh nằm cung đối diện là Xung.

Thiên La, Địa Võng

Hướng dẫn xem tử vi: Trong một lá số tử vi, cung Thìn là Thiên La, cung Tuất là Địa Võng, chủ về nguy khốn, khó khăn. Hai cung Thìn, Tuất còn được gọi chung là Khôi Cương, Thìn là Thiên Cương, Tuất làm Hà Khôi, là nơi âm dương tuyệt diệt.
ST
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng dẫn xem tử vi cho người mới bắt đầu (phần 2)

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd