Xem tướng dáng đi tiết lộ thế giới nội tâm –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Vào thời kỳ phôi phai của học thuật Phong thủy (thời nhà Chu), việc phân chia la bàn thành 8 hướng như vậy đã được kể là quá tinh vi và chính xác. Nhưng sau này, khi bộ môn Phong thủy đã có những bước tiến vượt bậc dưới thời Đường – Tống, khoảng cách 45 độ được xem là quá lớn và sai lệch qúa nhiều. Để cho chính xác hơn, người ta lại chia mỗi hướng ra thành 3 sơn đều nhau, mỗi sơn chiếm 15 độ. Như vậy trên la bàn lúc này đã xuất hiện 24 sơn. Người ta lại dùng 12 Địa Chi, 8 Thiên Can (đúng ra là 10, nhưng 2 Can Mậu-Kỷ được quy về trung cung cho Ngũ Hoàng nên chỉ còn 8 Can) và 4 quẻ Càn – Khôn – Cấn – Tốn mà đặt tên cho 24 sơn như sau:
– Hướng BẮC (số 1): Gồm 3 sơn NHÂM–TÝ-QUÝ
– Hướng ĐÔNG BẮC (số 8): 3 sơn SỬU–CẤN–DẦN
– Hướng ĐÔNG (số 3): 3 sơn GIÁP–MÃO–ẤT
– Hướng ĐÔNG NAM (số 4) 3 sơn THÌN–TỐN–TỴ
– Hướng NAM (số 9): 3 sơn BÍNH–NGỌ–ĐINH
– Hướng TÂY NAM (số 2): 3 sơn MÙI–KHÔN–THÂN
– Hướng TÂY (số 7): 3 sơn CANH–DẬU–TÂN
– Hướng TÂY BẮC (số 6): 3 sơn TUẤT–CÀN–HỢI
Tất cả 24 sơn trên la bàn đều được xếp theo thứ tự từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ. Chẳng hạn như hướng BẮC có 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, sơn NHÂM chiếm 15 độ phía bên trái, sơn TÝ chiếm 15 độ nơi chính giữa hướng BẮC, còn sơn QUÝ thì chiếm 15 độ phía bên phải. Tất cả các sơn khác cũng đều theo thứ tự như thế.
Mỗi sơn được xác định với số độ chính giữa như: sơn NHÂM tại 345 độ; TÝ 360 độ hay 0 độ; QUÝ 15 độ; SỬU 30 độ; CẤN 45 độ; DẦN 60 độ; GIÁP 75 độ; MÃO 90 độ; ẤT 105 độ; THÌN 120 độ; TỐN 135 đô; TỴ 150 độ; BÍNH 165 độ; NGỌ 180 độ; ĐINH 195 độ; MÙI 210 độ; KHÔN 225 độ; THÂN 240 độ; CANH 255 độ; DẬU 270 độ; TÂN 285 độ; TUẤT 300 độ; CÀN 315 độ; HỢI 330 độ;
Phần trên là tọa độ chính giữa của 24 sơn. Từ tọa độ đó người ta có thể tìm ra phạm vi của mỗi sơn chiếm đóng trên la bàn, bằng cách đi ngược sang bên trái, cũng như sang bên phải của tọa độ trung tâm, mỗi bên là 7 độ 5 (vì phạm vi mỗi sơn chỉ có 15 độ). Chẳng hạn như hướng MÙI có tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu đi ngược sang bên trái 7 độ 5 (tức là trừ đi 7 độ 5) thì được 202 độ 5. Sau đó từ tọa độ trung tâm là 210 độ lại đi thuận qua phải 7 độ 5 (tức là cộng thêm 7 độ 5) thì được 217 độ 5. Như vậy phạm vi sơn MÙI sẽ bắt đầu từ 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5 trên la bàn.
Tọa độ của 24 hướng trên la bàn
Chính Hướng và Kiêm Hướng
Một vấn đề làm cho người mới học Phong thủy khá bối rối là thế nào là Chính Hướng và kiêm Hướng? Thật ra, điều này cũng không khó khăn gì cả, vì khi đo hướng nhà (hay hướng mộ) mà nếu thấy hướng nhà (hay hướng mộ đó) nằm tại tọa độ trung tâm của 1 sơn (bất kể là sơn nào) thì đều được coi là Chính Hướng. Còn nếu không đúng với tọa độ tâm điểm của 1 sơn thì được coi là Kiêm Hướng. Kiêm hướng lại chia ra là kiêm bên phải hoặc kiêm bên trái, rồi kiêm nhiều hay kiêm ít. Nếu kiêm bên phải hoặc kiêm bên trái thì hướng nhà không được xem là thuần khí nữa, vì đã lấn sang phạm vi của sơn bên cạnh (điều này sẽ nói rõ hơn trong phần Tam nguyên long). Nói kiêm phải hay kiêm trái là lấy tọa độ tâm điểm của mỗi sơn làm trung tâm mà tính. Chẳng hạn như sơn MÙI có tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu bây giờ 1 căn nhà có hướng là 215 độ thì nhà đó thuộc hướng MÙI (vì sơn MÙI bắt đầu từ khoảng 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5), nhưng kiêm bên phải 5 độ. Nhưng trong thuật ngữ Phong thủy thì người ta lại không nói kiêm phải hoặc trái, mà lại dùng tên của những hướng được kiêm để gọi nhập chung với hướng của ngôi nhà đó. Như trong trường hợp này là nhà hướng MÙI kiêm phải 5 độ, nhưng vì hướng bên phải của hướng MÙI là hướng KHÔN, nên người ta sẽ nói nhà này “hướng MÙI kiêm KHÔN 5 độ” tức là kiêm sang bên phải 5 độ mà thôi.
Riêng với vấn đề kiêm nhiều hay ít thì 1 hướng nếu chỉ lệch sang bên phải hoặc bên trái khoảng 3 độ so với tọa độ tâm điểm của hướng đó thì được coi là kiêm ít, và vẫn còn giữa được thuần khí của hướng. Còn nếu lệch quá 3 độ so với trung tâm của 1 hướng thì được coi là lệch nhiều, nên khí lúc đó không thuần và coi như bị nhận nhiều tạp khí. Những trường hợp này cần được dùng Thế quái (hay số thế, sẽ nói trong 1 dịp khác) để hy vọng đem được vượng khí tới hướng hầu biến hung thành cát mà thôi.
Tam nguyên long
Sau khi đã biết được 24 sơn (hay hướng) thì còn phải biết chúng thuộc về Nguyên nào, và là dương hay âm, để có thể xoay chuyển phi tinh Thuận hay Nghịch khi lập trạch vận. Nguyên này không phải là “Nguyên” chỉ thời gian như đã nói trong “Tam Nguyên Cửu Vận”, mà là chỉ địa khí của long mạch, hay phương hướng của trái đất mà thôi.
Tam nguyên long bao gồm: Địa nguyên long, Thiên nguyên long, và Nhân nguyên long. Mỗi Nguyên bao gồm 8 sơn (hay 8 hướng), trong đó có 4 sơn dương và 4 sơn âm như sau:
– THIÊN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn :
* 4 sơn dương: CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN.
* 4 sơn âm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU.
– ĐỊA NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH.
* 4 sơn âm: THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI.
– NHÂN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI.
* 4 sơn âm: ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ.
Với sự phân định âm hay dương của mỗi hướng như trên, người ta có thể biết được lúc nào phi tinh sẽ đi thuận hoặc đi nghịch khi xoay chuyển chúng theo vòng LƯỢNG THIÊN XÍCH. (điều này sẽ được nói rõ trong phần lập tinh bàn cho trạch vận ở 1 mục khác).
Ngoài ra, nếu nhìn kỹ vào sự phân chia của Tam nguyên Long ta sẽ thấy trong mỗi hướng của Bát quái được chia thành 3 sơn, và bao gồm đủ ba Nguyên: Địa, Thiên và Nhân, theo chiều kim đồng hồ. Thí dụ như hướng BẮC được chia thành 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, với NHÂM thuộc Địa nguyên long, TÝ thuộc Thiên nguyên long, và QUÝ thuộc Nhân nguyên long. Các hướng còn lại cũng đều như thế, nghĩa là Thiên nguyên long ở chính giữa, Địa nguyên long nằm bên phía tay trái, còn Nhân nguyên long thì nằm bên phía tay phải. Từ đó người ta mới phân biệt ra Thiên nguyên long là quẻ Phụ mẫu, Địa nguyên long là Nghịch tử (vì nằm bên tay trái của Thiên nguyên long tức là nghịch chiều xoay chuyển của vạn vật), còn Nhân nguyên long là Thuận tử. Trong 3 nguyên Địa-Thiên-Nhân thì Thiên và Nhân là có thể kiêm được với nhau (vì là giữa phụ mẫu và thuận tử). Còn Địa nguyên long là nghịch tử chỉ có thể đứng 1 mình, không thể kiêm phụ mẫu hay thuận tử. Nếu Địa kiêm Thiên tức là âm dương lẫn lộn (hay âm dương sai thố). Nếu Địa kiêm Nhân thì sẽ bị xuất quái.
– Thí dụ: Nhà hướng MÙI 205 độ. Vì hướng MÙI bắt đầu từ 202 độ 5, nên nhà hướng 205 độ cũng vẫn nằm trong hướng MÙI, nhưng kiêm sang phía bên trái 5 độ, tức là kiêm hướng ẤT 5 độ. Vì hướng MÙI là thuộc Địa nguyên long (tức Nghịch tử), chỉ có thể lấy chính hướng (210 độ) chứ không thể kiêm, cho nên trường hợp này là bị phạm xuất quái, chủ tai họa, bần tiện. Ngược lại, nếu 1 căn nhà có hướng là 185 độ, tức là hướng NGỌ kiêm ĐINH 5 độ. Vì NGỌ là quẻ Phụ mẫu, kiêm sang bên phải tức là kiêm Thuận tử nên nhà như thế vẫn tốt chứ không xấu. Đây là 1 trong những yếu tố căn bản và quan trọng của Huyền không Học, cần phải biết và phân biệt rõ ràng. Có như vậy mới biết được tuy 2 nhà cùng 1 trạch vận, nhưng nhà thì làm ăn khá, mọi người sang trọng, có khí phách, còn nhà thì bình thường, con người cũng chỉ nhỏ mọn, tầm thường mà thôi. Cho nên sự quý, tiện của 1 căn nhà phần lớn là do có biết chọn đúng hướng hoặc biết kiêm hướng hay không mà ra. Những điều này sẽ được nói rõ hơn trong phần Lập hướng và Kiêm hướng.
– Vũ Khúc
– Vũ Khúc, Thất Sát
– Vũ Khúc, Thiên Tướng
– Thất Sát ở Thìn, Tuất, Tý, Ngọ
– Thất Sát, Liêm Trinh
– Tham Lang ở Tý, Ngọ
– Phá Quân
– Phá Quân, Liêm Trinh
– Thiên Đồng ở Thìn, Tuất, Tỵ, Hợi
– Thiên Đồng, Thái Âm ở Ngọ
b. Các phụ tinh:
Thai: có sao này ở Mệnh, Thân, Tử thì khỏi lo tuyệt tự. Tuy nhiên, sao Thai chỉ khả năng có con chứ không hẳn có nghĩa là nuôi được đứa con đó.
Mộc Dục: chỉ sự thụ thai và sinh nở nhiều, ý nghĩa rõ hơn sao Thai.
Long Trì, Phượng Các – Thanh Long: chỉ có con và sinh nở được vuông tròn. Con sinh ra lại đẹp đẽ, dĩnh ngộ.
Tràng Sinh, Đế Vượng: chỉ sự phong phú con, cụ thể là có nhiều con trai.
Ngoài ra, một số sao khác có ý nghĩa tử tức một cách gián tiếp hơn, chỉ sự may mắn, sự sớm con nói chung: Nguyệt Đức, Thiên Đức – Long Đức, Phúc Đức – Thiên Quan, Thiên Phúc – Tả Phù, Hữu Bật – Dưỡng – Thiên Hỷ, Hỷ Thần – Thiên Mã, Tràng Sinh – Thanh Long, Lưu Hà. Những sao này chỉ xác nhận thêm triển vọng sinh nở vuông tròn, suôn sẻ khi đi chung với sao tử tức kể trên.
2. Cách sinh trai, gái:
a. Vấn đề trai nhiều hay gái nhiều trong số con:
Khi nào cung Tử có sao nam đẩu tọa thủ thì có con trai nhiều hơn con gái. Có 7 sao nam đẩu: Thiên Phủ, Thiên Cơ, Thiên Tướng, Thái Dương, Thiên Lương, Thất Sát, Thiên Đồng.
Khi nào cung Tử có sao bắc đẩu tọa thủ thì có con gái nhiều hơn con trai. Có 6 sao bắc đẩu: Cự Môn, Tham Lang, Thái Âm, Vũ Khúc, Liêm Trinh, Phá Quân.
Trong trường hợp cung Tử có cả nam, bắc đẩu đồng cung thì căn cứ vào âm dương tính của cung Tử mà xét. Nếu cung Tử ở dương cung thì trai nhiều hơn, ở âm cung thì gái nhiều hơn. Riêng sao Tử Vi vừa là nam đẩu vừa là bắc đẩu nên nếu đi chung với nam đẩu thì trai nhiều hơn, với bắc đẩu thì gái nhiều hơn.
Trong trường hợp cung Tử vô chính diệu thì căn cứ vào chính tinh xung chiếu để tính: nam đẩu là trai, bắc đẩu là gái. Nếu có cả nam, bắc đẩu đồng cung xung chiếu vào cung Tử thì tùy theo cung Tử là dương thì trai nhiều, âm là gái nhiều.
b. Vấn đề tiên đoán sinh trai, gái vào năm sinh nở:
Nếu năm sinh nở rơi nhằm cung có nam đẩu thì sinh trai, có bắc đẩu thì sinh gái. Nếu có cả nam bắc đẩu đồng cung thì căn cứ vào dương cung của năm sinh để đoán trai, âm cung để đoán gái. Nếu năm sinh rơi vào vô chính diệu thì dựa theo trường hợp vô chính diệu ở đoạn trên mà tính.
c. Tuần, Triệt và vấn đề trai gái: Trong mọi trường hợp cung của năm sinh nở gặp Tuần hay Triệt hoặc Tuần, Triệt đồng cung thì mọi kết luận phải đảo ngược.
d. Vấn đề trai hay gái đầu lòng: Nếu cung Tử có nam đẩu thì sinh con trai trước, nếu có bắc đẩu thì sinh con gái trước. Nếu từ cung Tử biết con đầu lòng là trai mà đến năm sinh nở lại sinh gái thì phải đoán rằng sinh gái đầu lòng khó nuôi còn sinh đúng trai thì dễ nuôi. Ngược lại, nếu cung Tử cho biết con gái đầu lòng mà vào hạn sinh nở lại gặp trai thì khó nuôi.
3. Số lượng con:
a. Các sao đông con: Sao Tràng Sinh: 8 con và sao Đế Vượng: 7 con. Những sao hay bộ sao 5 con bao gồm: Tử Vi ở Ngọ – Tử, Phủ đồng cung – Thiên Phủ ở Tỵ, Hợi – Thái Dương, Thái Âm sáng sủa – Thái Dương, Thái Âm đồng cung – Thái Dương, Thiên Lương ở Mão – Thiên Lương ở Tý, Ngọ – Thiên Đồng, Thái Âm ở Tý – Thiên Đồng, Thiên Lương ở Dần – Thiên Cơ, Thiên Lương đồng cung – Thiên Cơ, Thái Âm ở Thân – Cự Môn ở Hợi, Tý, Ngọ.
b. Các sao có số con trung bình: từ 3-5 con, bao gồm: Tử Vi ở Tý – Liêm Trinh, Thiên Phủ đồng cung – Thiên Phủ ở Sửu, Mùi, Mão, Dậu – Thiên Đồng ở Mão – Cự Môn, Thái Dương ở Dần, Thân – Thiên Tướng ở Tỵ, Hợi, Sửu, Mùi – Thái Dương, Thiên Lương ở Dậu – Thái Dương hay Thái Âm hãm – Thái Âm, Thiên Cơ ở Dần – Tham Lang ở Thìn, Tuất – Thiên Lương ở Sửu, Mùi, Tỵ, Hợi – Cự Môn, Thiên Đồng đồng cung – Thất Sát ở Dần, Thân – Phá Quân ở Tý, Ngọ – Tử Vi, Thất Sát đồng cung – Quan Đới, Lâm Quan, Dưỡng – Tả Phù, Hữu Bật
c. Các sao ít con, làm giảm số con: ít con được kể như có hai hay một người con, bao gồm các sao hay bộ sao còn lại, ngoại trừ các sao kể trong cách hiếm muộn. Trong số các sao làm giảm số con, đặc biệt có sao:
– Lộc Tồn: làm giảm đi hai con
– Tuần hay Triệt gặp chính tinh sáng sủa, sẽ làm giảm một nửa số con.
4. Cách sinh đôi: những bộ sao có ý nghĩa sinh đôi khá chắc chắn bao gồm:
– Thai, Nhật, Nguyệt đồng cung
– Nhật, Nguyệt ở Tử giáp sao Thai
– Thai, Tả, Hữu đồng cung
Những bộ sao dưới đây không chắc chắn lắm: Thái Dương, Thiên Hỷ – Thái Âm, Thiên Phúc – Hỷ Thần, Tuyệt đồng cung – Thiên Mã, Tả, Hữu, Địa Không đồng cung.
Sưu tầm
Ảnh minh họa |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Những hiện tượng tự nhiên trên cơ thể như giật thịt, giật cơ hay nóng tai, nóng mặt đều là những biểu hiện của cơ thể trước kích thích của môi trường. Ngoài như lí giải mang tính chất khoa học thì trong đời sống tâm linh, nhiều lúc, những hiện tượng này cũng xảy ra rất tự nhiên mà không phải do tác động của yếu tố môi trường bên ngoài thì người ta thường hay giải thích nó theo ý nghĩa tâm linh. Tức là những hiện tượng đó mang tới một điềm báo gì đó, có thể là hên hay xui, mà tương lai muốn thông qua đó để báo hiệu cho chúng ta biết được. Dưới đây, Phong thủy số giới thiệu tới bạn đọc cách giải mã các hiện tượng giựt thịt hay nóng mặt, nóng tai qua các giờ như sau:
Các bó cơ trên mặt như cơ môi, cơ má hay những phần thịt, bắp tự nhiên bị giật, điều đó có thểm là một điềm báo trước cho tương lai gần của bạn. Bạn có thể tra cứu hiện tượng giựt thịt tại đây, là nhớ để ý xem hiện tượng giựt thịt xảy ra vào lúc mấy giờ để xem hiện tượng giật thịt mang lại điềm báo gì cho bạn:
Giờ Tý (23h đến 1h): gia đình có tin chia tài sản hoặc có của bất ngờ.
Giờ Sửu (1h đến 3h): con cái từ xa mang lại tin vui cho gia đình.
Giờ Dần (3h đến 5h): chuyện nhỏ hóa to, nếu không nhường nhịn thì sẽ có kiện tụng.
Giờ Mão (5h đến 7h): có người mang quà đến tặng để nhờ vả mình một việc gì đó
Giờ Thìn (7h đến 9h): nên đề phòng có tai nạn bất ngờ đối với con cái trong nhà.
Giờ Tị (9h đến 11h): Có khách lạ đến nhờ vả bạn, có việc lợi cho bạn.
Giờ Ngọ(11h đến 13h): Có người dèm pha, nên cẩm thận có thể bị bạn bè phản trắc.
Giờ Mùi (13h đến 15h): Có của bất ngờ, bạn có thể thử mua ve số xem có may mắn hay không nhé.
Giờ Thân (15h đến 17h): Có tài lộc nhưng cũng có chuyện lôi thôi nhỏ.
Giờ Dậu (17h đến 19h): vừa bị hao tài lạng mang nhiều tai tiếng.
Giờ Tuất (19h đến 21h): Có con cái ở xa về, gia đình vui vẻ.
Giờ Hợi (21h đến 23h): Công việc thành tựu, tài lộc dồi dào.
Nhiều khi, mặt bạn cứ nóng rần lên, tai cũng nóng , cảm giác rất khó chịu, mà không phải do tác động của thuốc hay tác động của môi trường bên ngoài. Thì đây cũng là một điềm báo cho bạn hoặc cho gia đình bạn. Để giải mã các hiện tượng nóng mặt, hoặc nóng tai thì bạn có thể tra cứu theo thông tin dưới đây:
Giờ Tý (23h đến 1h): Công việc dự kiến sẽ được thu xếp thuận lợi, kiếm được thêm tiền.
Giờ Sửu (1h đến 3h): Sắp có chuyện bực mình, gia đình xảy ra lục đục.
Giờ Dần (3h đến 5h): Có người tới nhà để mời bạn hợp tác làm ăn.
Giờ Mão (5h đến 7h): Có người mời ăn uống.
Giờ Thìn (7h đến 9h): Có người ở xa về mang tin vui tới.
Giờ Tị (9h đến 11h): Người cũ đang nhớ đến bạn và họ mong gặp để nhờ bạn giúp đỡ họ.
Giờ Ngọ(11h đến 13h: Có chuyện xích mích giữa người thân quen, không nhất thiết là trong gia đình, có thể là hàng xóm hoặc bạn bè, đồng nghiệp.
Giờ Mùi (13h đến 15h): Sắp có cãi vã, nên cẩn thận đề phòng to chuyện.
Giờ Thân (15h đến 17h): Có người giới thiệu, có khách quý muốn hợp tác với bạn.
Giờ Dậu (17h đến 19h): Có người để ý tới bạn, họ muốn làm quen và đăt vấn đề tình cảm với bạn.
Giờ Tuất (19h đến 21h): Có lộc ăn uống, lộc vui chơi trong thời gian tới.
Giờ Hợi (21h đến 23h): Có kẻ muốn vu cáo bạn, cẩn thận dễ gặp kiện tụng.
Ngoài các hiện tượng về giựt thịt, giựt cơ hay nóng mặt, nóng tai thì những hiện tượng như nháy mắt trái, giật mắt phải hay hắt xì hơi (nhảy mũi) cũng rất thường xuyên xảy ra và mang những điềm báo tới cho bạn. Hãy cùng Phong thủy số kiểm tra nhé!
Một tuần mới lại bắt đầu. Ngoài guồng quay công việc, hẳn là các quý cô công sở sẽ lại bắt đầu tuần mới với nỗi lo thường trực: "Mặc gì cho tuần làm việc mới?". Đôi khi, cách kết hợp đồ không phải là vấn đề to tát nhất gây trở ngại cho việc mặc đẹp của phái đẹp, mà chọn món đồ nào để làm điểm nhấn chính cho phong cách mới là điều khiến họ... "bế tắc". Bài viết dưới đây sẽ giúp các quý cô công sở giải quyết được phần nào những lo lắng đau đầu vào mỗi buổi sáng trước khi tới sở làm. Và tuần này, lựa chọn của chúng ta sẽ là những món đồ nào đây?
1. Váy ren
Mùa xuân tươi mới luôn gợi cho người ta nghĩ về vẻ đẹp nhẹ nhàng, ngọt ngào. Chính vì vậy, đây sẽ là lúc bạn trút bỏ phần nào những món đồ trầm mặc, nặng nề của mùa đông như quần jeans, váy len/dạ... để thay thế bằng các món đồ tinh tế, dịu dàng hơn. Và gợi ý của chúng tôi lần này chính là váy ren. Ngoài những chiếc váy ren nổi quen thuộc, bạn cũng có thể chọn cho mình những chiếc chân váy bút chì, chân váy chữ A được đắp thêm mảng ren mỏng đầy quyến rũ nơi gấu váy.
2. Váy liền dài tay
Cũng cùng với lí do để chọn váy ren, bởi mùa xuân đã tới, thế nên phái đẹp cần hướng vẻ ngoài của mình tới những gì nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Hãy từ bỏ set đồ quần jeans, áo phao để thay thế vào đó là những chiếc váy liền dài tay. Nhờ kiểu dáng thanh lịch, gọn gàng được nhấn nhá thêm bằng những đường chiết eo hay chân ngực rất nhẹ mà những thiết kế váy liền đã trở nên sang trọng hơn, nhưng vẫn không làm mất đi tính dễ mặc, dễ che khuyết điểm của nó.
3. Một món đồ màu hồng
Màu hồng rất nữ tính và ngọt ngào, nhưng nó lại thường khiến phái đẹp công sở e dè vì độ nổi bật cũng như vẻ ngoài có vẻ hơi... "xì-tin" mà nó mang lại. Tuy nhiên, với sự biến tấu màu sắc vô cùng đa dạng, bạn sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều khi muốn nhấn nhá thêm phần tươi sáng cho tuần làm việc mới của mình bằng món đồ màu hồng nào đó. Những món đồ công sở nhàm chán và quen thuộc của bạn phút chốc sẽ trở nên duyên dáng, cuốn hút hơn hẳn khi được tô điểm bằng loạt sắc hồng hết sức nhã nhặn như hồng pastel, hồng vỏ đỗ, hồng nude...
4. Áo khoác màu sáng
Có thể nói, áo khoác đóng vai trò quan trọng nhất đối với vẻ ngoài của bạn, bởi dù bạn có mặc đồ bên trong cầu kì hay xuề xòa, thì khi đi ngoài đường, sẽ chẳng ai có thể nhìn thấy chúng trông ra sao. Người ta cũng chỉ nhận xét phong cách của bạn qua chiếc áo khoác ngoài, vì vậy chọn cho mình 1 chiếc áo khoác tử tế, mang tone màu tươi sáng cũng có thể giúp bạn trông trẻ ra vài tuổi.
Sợi tóc là gốc con người. Râu cũng là hoa lá của cội cây. Lông mày chủ về tuổi thọ.
Sợi tóc là gốc con người. Tóc dài tới gót chân mà rậm đen, sợi tóc to như mây là nghèo cực vất vã. Đàn bà truân chuyên về duyên nợ, goá chồng, ít con về sau tái giá cũng nghèo. Đàn ông tóc dài cứng như râu cũng là khắc sát với vợ con.
Tóc mềm mại óng ả vừa phải thì ân tình chồng vợ đậm đà hạnh phúc, sanh con ngoan đẹp thông tuệ. Tóc vàng như râu bắp, đàn ông thì nghèo hèn, đàn bà thì dâm đảng đa tình.
Tóc như bị cháy nám rậm nắng là nghèo cực vất vả tới già, có khi không nhà mà ở,phải tạm trú hiên chùa ngoài chợ.
Tóc hay rụng là không con, già mà tóc đen là thọ, nữa đen nữa bạc cũng sống lâu, ít tuổi mà tóc bạc khắc cha mẹ, con gái sói đầu khắc chồng hại con, có tướng như vậy chỉ là hạng đứng bóng. Đàn ông đến già không sói đầu là trường thọ.
Xem râu
Râu cũng là hoa lá của cội cây. “Đàn ông không râu kém uy, đàn bà không vú lấy gì nuôi con.” Râu rậm quá thường bị ganh ghét, nếu làm quan có thể bị giáng chức, mất chức, nhưng cằm mép không có râu lại là người tánh nết đàn bà không nên công nghiệp.
Công thương kỹ nghệ gia mà râu thưa vừa, lại màu mở tốt đẹp lại phát tài lộc tốt: Mọc quanh bên tả quanh bên hữu là hay sợ vợ.
Râu rẻ lệch là khổ về già. Râu như râu dê là đa dâm, như râu mèo là nịnh bợ, như râu chuột là xảo quyệt hay đâm thọc, như râu cọp có rìa rậm là nóng nảy, râu rậm mày rậm có mục ruồi ở cằm là thường bị thủy tai.
Râu đỏ mặt hồng hào, mày thưa sém là bị hoả hoạn, râu vàng mặt vàng cũng thế, râu nỏn nà xanh đẹp hoặc ngả màu bạc râm là vẻ tiên phong cốt đạo, không làm giàu được cũng nhàn hạ.
Trán sói
Đàn bà mà trán sói là khắc phu khắc tử. Đàn ông trán sói có nhiều cách quí tiện khác nhau. Sói có hình dáng như mồng trâu là quí cách, dù nghèo cũng được người nể trọng, sói hình móng ngựa là bần hèn, đi làm mướn kiếm ăn chớ không có danh vọng gì.
Sói hình trái bầu là tham lam, sói hình trái bí lại có thể đói.
Tướng hình mập, mặt địa mà sói trái bí là hay ăn chực. Tướng hình gầy, mà sói móng trâu là làm quan hay cũng làm giàu lớn.
Xem lông
Trong thân thể trước là lông mày chủ về tuổi thọ. Sách nói lông mày thanh tú dài mướt là sống lâu. Nhưng lại nói lông mày không bằng lông mũi, lông mũi lại không bằng lông lỗ tai. Vậy người có lông từ trong lỗ tai mọc ra dài là tuổi thọ 100 đó.
Đôi mày thanh tú là thông minh, mày dài quá mắt là giàu sang, mày rậm có xoáy, tánh khí ương ngạnh, háo sát, bất đắc kỳ tử, rậm dài to bản không có xoáy thì sống lâu và hiền đức. Mày quá ngắn là nghèo mà lại yểu.
Đầu mày mà dính liền nhau là đa dâm mà khắc sát anh em. Mày chữ bát là thông quan võ, nếu thất đức thì làm tướng cướp. Lông mày mọc ngược là người bạo ác. Mày cao mọc xa mắt là phú quí, mày tròn có mục ruồi cũng là bậc phú ông.
Lông mày pha sợi bạc là sống lâu, lông dài mà xụ xuống cũng là đại thọ. Lông mày mỏng thưa là xảo quyệt gian ngoan nịnh bợ, ăn ở không ngay.
Mày vòng cung là tánh khí đàn bà. Tóm lại lông mày là biểu hiệu của tuổi thọ và tính nết khí tiết nhiều hơn.
Xem lông ngực và tay chân
Tục ngữ nói : “Râu rìa lông ngực làm tôi phản thần” không đúng lắm.
Vì lông ngực là sự phát lộ của khí huyết, người có lông ngực là khoẻ mạnh nóng nảy và dĩ nhiên cũng đa dâm.
Cho nên nếu có lông ngực thì quí ở chỗ ít thôi, không nên rậm rà và co xoắn lại. Rậm và xoắn là chết bắt đắc kỳ tử. Vậy tốt hơn là không có lông ngực.
Lông chân cũng quí nhuyễn, không nên to cứng mà thô, dưới rún có lông mọc lằn giáp hạ mao là khoẻ mạnh, nhưng đa dâm.
Nếu sau ót từ dưới cái xương cổ xuống tới lưng mà có lông mọc là người hạ tiện, thất phu thô bỉ bần cùng, vú có năm ba cộng là tốt, nhiều lông là xấu.
Phụ nữ có lông vú là đa dâm vô tử khắc phu.
Tay có lông mịn màng tươi mướt là tốt, vẻ sang có chồng đẹp thương yêu, nếu to xoắn lại vẻ thô cứng là hạ tiện, bạc phước về chồng con, đa tình chỉ lấy được chồng vũ phu, chớ không lấy được chồng thanh nhã. Nách cũng cần có lông, vừa và mịn mùi thơm là tốt. To thô và hôi là bạc phước về tình duyên.
Tóm lại tóc, lông, râu: Quí mịn màng tươi mướt. Tiện là thô cứng rậm v.v…
Nằm ở trung tâm thị trấn Thanh Hà, Chùa Minh Khánh là một trong những kiến trúc cổ đẹp nhất Hải Dương. Chùa Minh Khánh gắn liền với tên tuổi một vị vua anh minh Trần Nhân Tông nhà tu hành đắc đạo, là vị sơ tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam (Trúc lâm tam tổ). Bảo vật quý nhất của chùa là chín hạt xá lợi, tương truyền là xá lợi của chính đức Phật hoàng.
Chùa Minh Khánh còn có tên khác là chùa Hương Đại, theo tên gọi làng do vua Trần Nhân Tông đặt. Ngôi chùa được xây dựng vào thời Lý và được trùng tu tôn tạo nhiều lần vào các thế kỷ sau. Trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ II, vua Trần Nhân Tông đã lấy đất này làm nơi dựng căn cứ.
Ngôi chùa là nơi vua ngự. Dấu tích còn in trong những tên gọi như: Xóm gạo (nơi giã gạo cho vua và quân sĩ), xóm Kỳ (nơi chuyên may cờ), xóm Ngự Dội (nơi vua tắm), xóm Chiêng (nơi quân nhạc đóng), đống Quan Cư (nơi vua quan họp bàn), đống Tràng Bắn (nơi tập bắn của quân sĩ)…
Trong thời gian ở đây, ngài đã được nhân dân trong làng hết lòng giúp đỡ. Cảm động về thịnh tình, ông đã đặt tên cho làng là Hương Đại (túi thơm). Cũng tại chùa Minh Khánh, trước khi xuất quân, đức vua lập đàn tế Phật, tế trời đất rồi cắt máu ăn thề với quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên Mông.
Hiện trước tiền đường còn có một tháp nhỏ gọi là Lưu huyết thư tháp ghi dấu sự kiện này. Trong chùa còn 13 đạo sắc phong từ thời Lê, 16 tấm bia đá cổ. Với những giá trị đó, từ năm 1925, chùa đã được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định xếp hạng di tích cùng 4 ngôi chùa khác của tỉnh Hải Dương cũ.
Chùa Minh Khánh có quy mô to lớn, gồm tam quan ba tầng, mái chồng diêm, tiền đường, tam bảo, điện Phật, nhà tổ, giải vũ, nhà tăng, nhà khách… tất cả là 84 gian trên mặt bằng 14 ngàn mét vuông. Phía sau còn có hai dãy hành lang nối thẳng vào điện thờ Phật. Ngoài ra còn là các kiến trúc khác như nhà tăng, nhà khách, vườn hoa.
Đặc biệt hiện trong chùa Minh Khánh còn cất giữ 9 hạt màu đen, có lỗ xỏ, tương truyền là xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Bên cạnh kiến trúc quy mô, đẹp đẽ, xưa kia chùa Minh Khánh nổi tiếng khắp vùng bởi lễ hội hằng năm được tổ chức công phu và đặc sắc. Hội chùa Minh Khánh bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của vua Trần Nhân Tông vào mùng Một tháng 11 Âm lịch. Hội chính thức bắt đầu vào ngày 30/10, kết thúc vào chiều 1/11, nhưng trước đó cả tuần, mấy xã xung quanh chùa đều nô nức chuẩn bị.
Chùa Minh Khánh không những là một danh thắng kỳ thú còn là chốn linh thiêng để các phật tử hành hương chiêm bái. Với những giá trị lịch sử văn hóa được bảo tồn, năm 1990 Chùa Minh Khánh được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.
Xem ngày tốt, chọn thời điểm thích hợp để tu sửa chuyển mộ tổ tiên, nên sửa chữa phần mộ nếu mộ phần vô cớ tự nhiên lún sụt, nứt vỡ hoặc trong nhà xuất hiện nhiều chuyện quái dị hỗn loạn, điều tiếng xấu xa.
Dân gian tục ngữ có câu “Cùng Bất Cải Môn, Phú Bất Di Mộ” ( Cùng đường không thay cửa, giàu có không chuyển mộ) tức là chỉ về chớ có nhắm mắt mà làm bừa về Phong Thủy hai trạch Âm Dương. Bởi phàm người ta, khi vào bước đường cùng, vận Khí sai hỏng, Tâm Thần hỗn loạn, dễ nghe lung tung mà sửa sai đi, đã sai càng thêm sai. Còn khi nhà giàu có lên, kiêu khí nổi lên, muốn hơn người đứng đầu thiên hạ, do vậy mà tùy tiện xây sửa Mộ Phần của Gia Tộc.
Khi nào thì nên chuyển hay sửa mộ tổ tiên
Xem bói nếu như Mộ Phần xuất hiện các hiện tượng sau thì nên có sự sắp xếp mà sửa chữ mộ phần:
1. Mộ phần vô cớ tự nhiên lún sụt, nứt vỡ.
2. Trong nhà xuất hiện nhiều chuyện quái dị hỗn loạn, điều tiếng xấu xa.
3. Con cái trong nhà bỗng thành ngỗ nghịch, điên cuồng, cướp hại.
4. Đời sau thường hay bệnh tật, bị thương tổn nhân khẩu, những của cải tích lũy dần tiêu tan.
5. Cây ở xung quanh mộ vô cớ chết khô héo.
6. Xung quanh mộ hỗn loạn, không còn bố cục, khiến cho vận trình con cháu có nhiều ngáng trở không thông thoáng, ruộng vườn hao tán, hay gặp quan tư.
Ngày nay do sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nên việc hưng công động thổ và xây dựng đường xá cũng ngày một nhiều và từng ngày biến đổi. Vì vậy mộ phần cũng có nhiều nguy cơ, bị xâm hại về Phong Thủy. Có rất nhiều người khi nhắc đến việc xây sửa, hoặc di chuyển mộ phần đều có ý sợ hãi. Trên thực tế, việc di chuyển xây sửa nếu tiến hành đúng cách sẽ có sự trợ giúp lợi ích cho con cháu. Vấn đề chủ yếu là phải đảm bảo các Tiêu Chuẩn Phong Thủy chính xác và hợp lý. Ví dụ như nếu đưa được phần mộ Tổ Tiên vào Phong Thủy Bảo Địa, nhất định vận khí cháu con sẽ ngày càng tốt đẹp bội phần.
Vào các lễ tiết Thanh Minh, Trung Nguyên, Tế Tổ là nên tu sửa mộ phần, là thời điểm rất tốt để di chuyển hài cốt, an táng. Kho di chuyển Mộ Phần nhất định cần chú ý các việc sau đây.
1. Chọn Đất, là do chủ nhà hoặc trưởng họ quyết đoán họp bàn thống nhất chọn lựa mời Phong Thủy Sư chân chính chọn ra một miếng đất tốt.
2. Phong Thủy Sư chân chính phải là người kiêm bị cả Phong Thủy Địa Thượng, Địa Hạ. Địa thượng lấy Địa Lý Ngũ Quyết làm chuẩn; Địa Hạ lấy thưởng Thủy, sát Thổ làm chú ý.
3. Kỵ gặp Ác Thủy.
4. Kỵ gặp Đất Cứng Răn.
5. Kỵ gặp Sâu Kiến.
6. Kỵ gặp bên dưới sát cạnh có quan tài hài cốt của nhà khác.
7. Kỵ gặp gió lạnh lùa, cách thử là dùng nến đốt ở mệnh của mộ, nếu thấy lửa đứng im là không có gió lùa, nếu thấy lửa dao động là xem xét lại.
8. Huyệt mộ sau khi đào xong nên dùng giấy vàng trải lót xuống đáy mộ, dùng cổ tiền đè chặn, dùng hương xông tẩm, dân gian gọi là Ấp Mộ.
Sửa Mộ Tổ Khác Với Chuyển Mộ
Sửa Mộ Tổ và Chuyển Mộ có sự khác biệt, Sửa Mộ tức là dùng theo các tiêu chuẩn Phong Thủy để tiêu Sa nạp Thủy, chỉnh đốn lại hướng Bia của Mộ để có được Hướng Mộ đem lại Sinh Khí, đạt đến mục đích đón lành tránh dữ. Còn chuyển Mộ là di chuyển toàn bộ Di Cốt sang một vùng đất mới.
Vậy khi nào thì cần Điều Chỉnh Mộ Tổ ?
1. Khi trong gia tộc có từ hai người trở lên mắc bệnh quái dị, trải qua chữa trị lâu dài mà không khỏi.
2. Khi trong gia tộc có từ hai người trở lên bị tàn tật.
3. Trong nhà hung sự liên tiếp, trong vòng 5 năm mà có từ hai người trở lên chết dữ (Độ 50 tuổi đổ lại)hoặc chết yểu.
4. Trong nhà toàn người nghèo kiệt, khốn khổ, tài vận nhiều năm không thông, muốn phát Tài.
5. Trong nhà bị quan tư kiện tụng liên tục, hay bị họa huyết quang hoặc tù đày.
6. Trong nhà nhiều con cái vướng vào ly hôn hoặc chôn vợ chôn chồng.
7. Trong nhà có xuất hiện nhiều kẻ dốt nát, hoặc trong nhà có người muốn cải tạo Mộ Tổ để trợ vận thăng quan tiến chức cải đổi sự nghiệp.
8. Trong Mệnh có Quan Vận song không có được sự trợ giúp của Mộ Tổ nên hoạn lộ không thông thoáng. Muốn thăng quan.
Bia Mộ Không Tốt !
Khi xem xét Mộ Phần cần để ý đến hướng và các hiện tượng của Bia Mộ. Nếu Dương Trạch lấy cửa ra vào làm Hướng thì Âm Trạch lấy hướng Bia làm Hướng.
Mộ Tổ như không có Bia Mộ, khiến Tổ Tiên không yên, con cháu cũng khó tốt. Bia Mộ không được nghiêng vẹo, nứt nẻ, sứt vỡ, mất chữ…khi có các hiện tượng này cần chọn ngày giờ tốt để thay ngay bia mộ. Bia Mộ khô bạc cũng không tốt, loang lổ rêu phong cũng xấu, ám đen xám xịt cũng là xấu, nói chung khi Mộ Phần có được Lý Khí phối hợp tốt thì tất Bia Mộ cũng tốt.
Nên nói về mệnh vận mỗi người tức vận hạn, đều được phổ biến trong âm lịch (cần xem trong các loại lịch vạn sự có ghi tên sao hoặc ngày tốt xấu) mang độ chính xác được tính bằng ngày.
Có những cách thức dùng để xem vận hạn trong ngày như sau :
A/- CÁCH XEM
Các phương pháp để tính cát hung cho bản mệnh :
1- Xét theo năm :
Lấy tuổi của bạn tính với Thiên Can hay Địa Chi trong năm hiện hành, để xét tính hóa hợp xung.
Thí dụ: tuổi Canh Ngọ gặp năm Mậu Tý :
- Về Bát Quái : tuổi Ngọ thuộc cung Ly là hành Hỏa, hợp với các quẻ Khảm, Chấn, Tốn hay vào các tháng ngày giờ Tỵ, Ngọ, Mùi, thuộc hướng Nam và nên tránh tháng ngày giờ Hợi, Tý, Sửu thuộc hướng Bắc.
- Về Ngũ Hành : Canh Ngọ vản mệnh Lộ Bàng Thổ gặp năm Mậu Tý là Tích Lịch Hỏa. Hỏa sinh Thổ, là được sinh nhập mất phần khắc, tốt.
Theo đó năm Mậu Tý có lợi cho tuổi Canh Ngọ, nhưng mưu sự thành công không lớn, do lửa sấm sét chỉ xảy ra vào đầu Hạ cuối Thu (tốt), còn Đông suy, Xuân diệt (xấu).
2- Xét theo tháng :
Tính qua Bát Quái của tuổi Canh Ngọ thuộc hành Thổ theo bản mệnh, sẽ gặp những tháng xấu vào mùa Đông là tháng 10, 11 và 12 (Hợi, Tý, Sửu) nên đề phòng. Xét về hóa hợp xung 3 tháng Hợi – Tý – Sửu :
- Tháng 10 (Quý Hợi, Thủy) Thổ khắc Thủy, Thổ gặp khắc xuất là mất phần khắc. Không xấu.
- Tháng 11 (Giáp Tý, Kim) Thổ sinh Kim, Thổ gặp sinh xuất. Xấu.
- Tháng 12 (Ất Sửu, Kim) xấu như tháng 11 Giáp Tý.
Xét Lục xung, Tứ hành xung, Tự hình với tuổi Canh Ngọ kỵ các tháng Tứ Tuyệt : Tý, Ngọ, Mão, Dậu tức tháng 2, 5, 8 và 11. Canh Ngọ còn gặp Tự hình vào tháng 5. Cát hung như sau :
- Tháng 11 (Giáp Tý, Kim) gặp khắc xuất, xấu.
- Tháng 2 (Ất Mão, Thủy) Thổ khắc Thủy, tuy gặp khắc xuất, nhưng không xấu.
- Tháng 5 (Mậu Ngọ, Hỏa) Ngọ gặp Tự hình, là Ngọ tự hình với Ngọ. Khi gặp năm tháng Tự hình phải xét đến Thiên Can, Địa Chi và Ngũ hành nạp âm giữa tuổi với năm hiện hành.
Như tuổi Canh Ngọ Lộ Bàng Thổ với tháng Mậu Ngọ Thiên Thượng Hỏa.
Về Thiên Can, Canh chỉ kỵ với Giáp. Canh (dương Kim) có Mậu (dương Thổ) sẽ hóa Kim. Lưỡng Kim thành khí là hợp mệnh. Về Địa Chi, Ngọ với Ngọ đều thuộc dương Hỏa, thuộc thế lưỡng Hỏa thành viên hợp mệnh. Về nạp âm Hỏa sinh Thổ, nên cũng rất hợp với mệnh.
Cả ba vế Thiên Can, Địa Chi, Ngũ hành nạp âm cho thấy tuổi Canh Ngọ dù găp tháng Mậu Ngọ tự hình (hay găp tuôi, găp năm)̣ vẫn tốt, không mất phần phúc.
- Tháng 8 (Tân Dậu, Mộc) Mộc khắc Thổ, gặp khắc nhập, xấu.
- Xét Lục hại : Sửu (tháng 12, Ất Sửu, Kim) hại Ngọ, vì Thổ sinh Kim, nên Ngọ gặp sinh xuất mất phần phúc.
- Xét Tứ Tuyệt : Ngọ tuyệt với Hợi (tháng 10, Quý Hợi, Thủy), Thổ khắc Thủy, Ngọ khắc xuất, không xấu.
- Xét Tam tai : như tuổi Canh Ngọ gặp tam tai tháng, ngày tại : Thân, Dậu, Tuất (tháng 7, 8 và 9) :
Tháng 7, 8 (Canh Thân, Tân Dậu thuộc Mộc) Mộc khắc Thổ, Ngọ gặp khắc nhập xấu.
Tháng 9 (Nhâm Tuất, Thủy) Thổ khắc Thủy, Ngọ gặp khắc xuất, không xấu.
- Xét Lục hợp : Ngọ hợp với Mùi (tháng 8, Tân Dâu, Môc) nhưng Mộc khắc Thổ, Ngọ gặp khắc nhập xấu, nên chuyển từ cát sang hung.
- Xét Tam hợp : Ngọ hợp với Dần, Tuất (tháng 1, tháng 9), tháng 9 như đã nói Ngọ gặp khắc xuất, còn tháng giêng (Giáp Dần, Thủy) Thổ khắc Thủy, Ngọ gặp khắc xuất nên cũng không xấu.
Các tháng còn lại là những tháng không cần lưu ý :
- Tháng 3 (Bính Thìn, Thổ) tốt. Lưỡng Thổ thành sơn
- Tháng 4 (Đinh Tỵ, Thổ) tốt. Lưỡng Thổ thành sơn.
- Tháng 6 (Kỷ Mùi, Hỏa) tốt. Hỏa sinh Thổ.
Xét theo 12 tháng, chúng ta có thể kết luận được những tháng cát hung cho bản mệnh, theo thí dụ trên với tuổi Canh Ngọ vừa được diễn giải, ta có :
- Tháng tốt : tháng 5 dù gặp Tự hình nhưng từ hung chuyển sang cát, cùng các tháng 3, 4 và 6 đi từ Thìn đến Mùi như bản mệnh (nói ở phần xét năm) là rất hợp.
- Tháng khắc mà không xấu : tháng 1, 2, 9 và 10, là những tháng không nên mưu sự hay làm những việc to lớn, đầu tư những chuyện nhỏ để chờ thời cơ. Tuy không xấu nhưng cũng không được tốt, vì chỉ là “mất phần khắc” thôi.
- Tháng xấu : tháng 7, 8, 11 và 12, làm việc gì cũng nên suy nghĩ phân tích cho kỷ, không nên đầu tư mọi viêc lớn nhỏ nào sẽ không có lợi.
3/- Xét theo ngày :
Sau các yếu tố xét về năm, tháng cho mệnh vận, để vận dụng những tháng tốt xấu xem các tinh đẩu tọa thủ trong ngày.
Ở phần này chúng tôi diễn giải cách tính hung kiết cho một ngày, và qua các thí dụ đã xuyên suốt từ trên cho tuổi Canh Ngọ lấy làm điển hình cho những tuổi khác.
Theo thí dụ : tuổi Canh Ngọ bản mệnh Lộ Bàng Thổ tức đất đường lộ, cung Ly, tính ngày Đinh Sửu trong năm Mậu Tý :
1- Theo tháng : ngày Đinh Sửu thuộc tháng giêng (Giáp Dần) năm Mậu Tý. Về tháng Dần không ảnh hưởng đến hung kiết, vì tuổi Ngọ được khắc xuất (đã diễn giải phần xét theo tháng), thêm tam hợp Dần, Ngọ, Tuất, được xem là tháng thứ kiết, do mất phần khắc, không được phần phúc.
2- Theo ngày : ngày Đinh Sửu thuộc hành Thủy (Giang Hà Thủy, nước sông dài), Thổ khắc Thủy cũng là khắc xuất với tuổi Canh Ngọ, đất đường lộ có thể cản được nước sông dài. Đồng thời Đinh Sửu thuộc cung Ly, tuổi Canh Ngọ cũng mệnh Ly, tức lưỡng Hỏa thành viên.
Theo phép coi “Ngũ mệnh đặc quái” : lửa gặp lửa sẽ bốc cháy lên to, tuy vậy nhưng không có nhiều may mắn. Có tiểu nhân rình rập ám hại (là do gặp khắc xuất mất phần khắc, nếu là sinh nhập tức được phần phúc sẽ đại cát).
Qua 2 bước trên chúng ta tính đến nhóm sao Nhị Thập Bát Tú và 12 ngày Trực.
3- Nhị Thập Bát Tú : có sao Đẩu tọa thủ, mang tính chất :Đẩu Mộc Giải (Cua, sao Mộc) tốt mọi việc.
Tác giả soạn theo bộ lịch Ngọc Hạp Thông Thư của đời nhà Nguyễn ban hành, cho rằng sao Đẩu là cát tinh (trong bộ Trạch Cát Hội Yếu của Trung Hoa lại ghi, sao Đẩu xấu mọi việc). Tuy nhiên chúng ta nên xét đến sự sinh khắc thuộc Ngũ hành.
Thí dụ tuổi Canh Ngọ mệnh Thổ gặp sao Mộc là Mộc khắc Thổ, tuổi Ngọ gặp khắc nhập tức mất phần phúc, xấu.
Những cung mệnh khác như hành Hỏa, hành Kim gặp sao Đẩu là tốt vì được sinh nhập, khắc xuất. Còn hành Thủy, hành Thổ xấu, vì gặp sinh xuất (Thủy sinh Mộc), khắc nhập (Mộc khắc Thổ).
4- 12 ngày Trực : ngày Đinh Sửu có Trực Bế, xấu mọi sự, trừ việc đắp đê, lấp rảnh. Mọi tuổi đêu không dùng được.
5- Tinh đẩu tọa thủ : trong ngày Đinh Sửu có :
Sao tốt : Thiên đức, Tuế hợp, Tục thế, Đại hồng sa, Trực tinh – Hoàng đạo Minh Đường.
Sao xấu : Địa tặc, Hoang vu, Hỏa tai, Nguyệt hư, Cô quả, Cửu thổ quỷ, Bát phong, Huyết chi, Huyết kỵ.
Ngày Đinh Sửu tức mùng 1 tháng giêng năm Mậu Tý
- Có Thủy ngấn thuộc tinh đẩu phục vụ ngành nông lâm ngư nghiệp.
- Không có những ngày : Nguyệt kỵ, Nguyệt tận, Tam nương, Dương Công kỵ nhật
- Không có các tinh đẩu như Tuế đức, Xích khẩu, Long Thần hành, Đại tiểu không vong, Sơn ngấn, Kim Thần Thất Sát, Thập Ác Đại Bại.
- Theo Tiết khí : không có Tứ Ly, Tứ Tuyệt
- Hoàng đạo, Hắc đạo : ngày Đinh Sửu có Minh đường Hoàng đạo, nên có các giờ tốt : Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Thân, Dậu. Không có ngày giờ Hắc đạo.
- Tránh giờ Sát Chủ và Thọ Tử : Sát chủ vào giờ Dần, Thọ Tử vào giờ Ngọ.
B/- TINH ĐẨU VÀ CÔNG VIỆC
Ứng dụng các tinh đẩu tọa thủ trong ngày có ghi trong các loại lịch vạn sự, vào các việc cần làm, sẽ thấy có các nhóm tinh đẩu chủ cho một công việc mang tính cát hay hung, được liệt kê sau đây.
Như vào thời phong kiến, triều đình có 67 việc cần làm, còn dân chúng có 37 việc đáng nhớ. Nhưng nay chỉ những việc đáng quan tâm về tính cát hung dùng để chọn ngày lành tránh ngày dữ như sau :
- Chọn cát tinh : (những sao tốt mọi việc) gồm Thiên đức, Thiên đức hợp, Nguyệt đức, Nguyệt đức hợp, Tuế đức, Tuế hợp, Thiên phú, Thiên quý, Thiên ân, Thiên Thụy, Thiên thành, Thiên quan, Nguyệt ân, Ngũ Phú, Tam hợp, Ngũ hợp, Lục hợp, Hoàng ân, Cát khánh, Âm đức, Mãn đức, Thời đức, Đại hồng sa, Phúc sinh, U vi tinh, Quan nhật.
- Nhóm sao Hoàng đạo có Thanh long, Minh đường, Ngọc đường, Kim đường, Kim quỹ, Tư mệnh.
- Nhóm ngày Trực tốt gồm Trực Trừ, Trực Bình và Trực Khai.
- Nhóm Nhị thập bát tú các sao tốt gồm Phòng, Vĩ, Cơ, Đẩu, Thất, Bích, Lâu, Vị, Tất, Tỉnh, Trương, Chẩn.
- Nhóm giải hạn : Giải thần, Thiên giải, Nguyệt giải, Bất tương, Thiên quý, Minh tinh, Sát cống, Nhơn chuyên, Trực tinh (3 tinh đẩu sau gặp Thất sát, Lục tinh không gây được tác dụng giải trừ), Hoạt diệu (gặp ngày Thọ tử sẽ trở nên xấu, không dùng được).
- Tránh hung tinh : (mọi việc nên tránh) gồm Sát chủ, Thọ tử, Vãng vong, Thiên cương, Kiếp sát, Kim thần thất sát, Thập ác đại bại, Đại hao, Trùng tang, Hoang vu, Thiên lại, Thiên hỏa, Tai sát, Tiểu hồng sa, Nguyệt phá, Nguyệt hình, Băng tiêu, Cửu thổ quỷ (tinh đẩu này sẽ thành đại hung khi tọa thủ cùng ngày với Trực Kiến, Phá, Bình, Thâu, còn gặp nhiều cát tinh, nhất là những ngày Hoàng đạo không kỵ).
- Nhóm sao Hắc đạo có Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ, Câu trận, Thiên hình, Thiên lao.
- Ngày hung kỵ : Nguyệt kỵ, Nguyệt tận, Tam nương, Dương công kỵ nhật, Tứ ly, Tứ tuyệt.
- Nhóm ngày Trực có Trực Phá, Trực Nguy, Trực Bế.
- Nhóm Nhị thập bát tú : Đê, Tâm, Nữ, Hư, Nguy, Mão, Chủy, Sâm, Quỷ, Liễu, Dực.
Sau khi xét 2 nhóm Cát tinh và Hung tinh, trong từng hạng mục sau đây có những tên tinh đẩu trùng lắp vì chúng thuộc sao chủ thể cần được lưu ý. Nếu gặp nhiều hung tinh cần có nhóm sao giải hạn kềm cặp để hóa giải.
XEM NGÀY XÂY DỰNG : Bao gồm ký kết mua bất động sản, động thổ đổ móng, cất nhà, gác kèo, lợp mái hay đại trung tu nhà, khởi sự công việc mới, làm bếp, sửa lò. Những tinh đẩu chủ về xây dựng :
- Tốt : ngoài nhóm Cát tinh, thêm Thiên phú (tọa thủ cùng ngày với trực Khai rất tốt), Sinh khí, Nguyệt không, Kim quỹ, Tư mệnh, Lộc khố. Trực Thành, trực Chấp. Sao Giác, Khuê, Chủy, Sâm, Tinh (sao Tinh chỉ tốt cho sửa chữa nhà làm mái, làm bếp, dựng buồng).
– Xấu : ngoài nhóm Hung tinh, còn có Kiếp sát, Sát chủ, Thọ tử, Vãng vong, Thiên xá (nếu gặp Sinh khí không ky), Thiên hỏa, Thiên ôn, Thiên tặc, Thiên địa chuyển sát, Tam tang, Trùng tang, Trùng phục, Nguyệt phá, Nguyệt hỏa, Hỏa tai (2 tinh đẩu sau tránh làm bếp, sửa bếp, đặt lò), Nguyệt tặc, Hoang vu, Thổ phù, Thổ ôn, Thổ cấm, Lỗ ban sát, Phủ đầu dát, Lục bất thành, Ngũ hư, Hỏa tinh, Lôi công.
Trực Kiến, trực Thâu, trực Khai. Sao Cơ.
- Nhập trạch : tránh các sao Thiên tặc, Tai sát, Ly sào, Chu tước.
- Phép quyền biến : trong xây dựng có nhiều tinh đẩu thuộc hung sát tinh rất ít cát tinh, vì vậy trong tháng nếu gạn lọc chỉ được từ hai đến ba ngày tốt. Nếu chờ có ngày tốt để khởi sự e rằng sẽ hỏng việc, vì thế cổ nhân đã chế ra phép quyền biến trong xây dựng như sau:
Nếu gia chủ không được tuổi (xem tuổi qua phép Tứ Kim Lâu, Lục Hoang ốc) mà buộc phải xây dựng trong năm, nên tìm người hợp tuổi đứng ra thay thế cúng kiến làm lễ động thổ cúng thành hoàng bản địa, các cô hồn uổng tử. Khi xây dựng nhà xong, người đóng thay soạn mâm lễ tại nhà mới vái van đến thành hoàng bản địa giao lại chìa khóa nhà cho gia chủ như cho thuê nhà.
Đến năm gia chủ đã hợp tuổi xây dựng, lúc đó mới chọn ngày giờ cúng tế như lễ thú phạt với thành hoàng, thổ công, thổ địa rồi tổ chức mừng tân gia.
XEM TUỔI LỤC HOANG ỐC – TỨ KIM LÂU
- Cách xem Lục Hoang Ốc : Khởi đếm 10 tuổi âm lịch tại Nhứt kiết, 20 Nhì nghi, 30 Tam địa sát, 40 tại Tứ tấn tài, 50 tại Ngũ thọ tử và 60 tại Lục hoang ốc theo chiều thuận kim đồng hồ. Nếu tuổi lẻ, thí dụ tính tuổi 33, tính 30 ở Tam địa sát, 31 ở Tứ tấn tài, 32 ở Ngũ thọ tử và 33 ở Lục hoang ốc là xấu, phải qua 34 tuổi sẽ ̃ở cung Nhứt kiết mới tốt. Các cung Nhứt kiết, Nhì nghi, Tứ tấn tài là tốt, còn Tam địa sát, Ngũ thọ tử và Lục hoang ốc là xấu.
- Cách xem Tứ Kim Lâu : cũng tính theo chiều thuận, khởi đầu tại cung Khôn đếm là 10, Đoài là 20, Kiề̀n 30, Khảm 40, cung trung 50, cung Cấn 60… tiếp tục các cung Chấn, Tốn, Ly. Người tuổi 50 không xây dựng được vì “ngũ thập nhập cung trung” năm trời đất. Tứ Kim Lâu có 4 cung tốt là Đoài, Khảm, Chấn, Ly còn 4 cung xấu mang các tính chất như :
Người tuổi lẻ có cách tính như Lục Hoang Ốc, thí dụ tuổi 54, tính 50 ở cung trung, 51 ở cung Cấn, 52 ở cung Chấn, 53 ở cung Tốn và 54 ở cung Ly là tốt (nhưng theo Lục Hoang Ốc thì 54 lại xấu, vì 50 ở cung Ngũ thọ tử, 51 ở Lục hoang ốc, 52 ở Nhứt kiết, 53 ở Nhì nghi và 54 ở Tam địa sát). Người tuổi 54 cũng không xây dựng được.
Tuy nhiên cách tính tuổi Tứ Kim Lâu và Lục Hoang Ốc, có 8 tuổi không kỵ việc xây dựng bất cứ năm nào, là các tuổi : Tân Mùi, Nhâm Thân, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Sửu, Nhâm Dần, Kỷ Mùi và Canh Thân.
Khi phối hợp 2 cách tính Lục Hoang Ốc và Tứ Kim Lâu, nếu cả hai đều nằm trong cung tốt mới thực sự là được vận khí, tốt cho việc xây dựng hay tu tạo nhà cửa. Còn gặp một trong hai cách, chỉ vào thứ kiết.
XEM VỀ HÔN NHÂN : Gồm các lễ vấn danh, hỏi cưới, nhập gia, nhập phòng.
- Tốt : chọn ngày giờ Hoàng đạo và cát tinh cùng sao Thiên hỉ (hóa giải được Cô thần), Ích hậu, Tục thế, Yếu yên. Trực Kiến. Sao Giác, Cang.
Tìm hướng xuất hành trong hôn nhân có Hỉ thần và Tài thần, tránh hướng Hạc thần.
- Xấu : tránh những ngày Hắc đạo, tránh Hung Sát tinh và các sao Kiếp sát, Vãng vong, Ly sào, Ly sàng, Tứ Ly, Tứ tuyệt, Nguyệt yếm, Nguyệt hư, Tam tang, Trùng tang, Âm thác, Dương thác, Cô thần, Quả tú, Tứ thời Cô quả, Tai sát, Nhân cách, Ngũ hư, Xích khẩu. Sao Cơ, Khuê.
- Phép quyền biến : hai họ đã chọn ngày giờ Hoàng đạo để đón rước dâu, nhưng đường sá kẹt xe nên giờ Hoàng đạo đã bước qua, người ta dùng phép quyền biến là tạm thời cha mẹ chú rể lánh mặt cho nhà gái vào nhà trước rồi mới xuất hiện sau. Vì theo phép xã giao, cha mẹ chú rể phải có mặt đón bên nhà gái, dẫn dâu vào nhà.
XEM KHAI TRƯƠNG, CẦU TÀI : Bao gồm khởi sự việc mới, khai trương, mở cửa hàng đầu năm, gặp gỡ, ký kết hợp đồng, cầu tài lộc. Sau khi chọn sao nhóm A tránh nhóm B :
- Tốt : Thiên phú, Thiên mã, Thiên tài, Kim quỹ, Lộc khố, Địa tài, Nguyệt tài, Mẫu thương, Phúc hậu. Trực Mãn, Định, Thành, Thâu, Khai.
- Xấu : Sát chủ, Vãng vong, Thập ác đại bại, Tiểu hao, Thiên tặc, Cửu không, Đại, Tiểu không vong, Lục bất thành, Nguyệt hư, Xích khẩu, Hắc đạo Chu Tước. Trực Chấp.
XEM HƯỚNG XUẤT HÀNH, HAY MUỐN THAY ĐỔI : Bao gồm ngày đầu năm, đi thực hiện công việc mới, đi xa, muốn thay đổi, di chuyển. Chọn nhóm Cát tinh tránh nhóm Sát tinh cùng các tinh đẩu khác :
- Tôt : Thiên mã, Dịch mã, Nguyệt tài, Phổ hộ, Mẫu thương. Trực Kiến.
– Xấu : Vãng vong, Kiếp sát, Địa tặc, Nguyệt yếm, Hoàng sa, Ngũ quỹ, Cửu không, Âm thác, Dương thác, Ly sào, Đại, Tiểu không vong, Quan nhật, Tiểu hao, Thất sát, Hà khôi (nếu đi về đường sông biển), Thập ác đại bại, Dương công kỵ nhật. Trực Chấp, trực Thâu.
- Phép quyền biến : dùng thuật “Tứ tung ngũ hoành”, khi muốn đi xa nhưng ngặt nỗi ngày xuất hành lại quá xấu, chọn hướng không có đường đi. Người muốn xuất hành phải đứng ở giữa cửa nhà, chắt lưỡi đúng 36 lần, rồi dùng ngón tay trỏ vạch 4 đường dọc, tiếp theo là 5 đường ngang, miệng khấn vái xin đi gặp may mắn, và bước đi thẳng không ngoái cổ lại.
XEM NGÀY AN TÁNG, CẢI TÁNG : Bao gồm tẩn liệm, động quan, hạ huyệt, bốc mả, sửa chữa mồ mả. Khi di quan nên chọn ngày giờ Hoàng đạo, hướng Hỉ thần, Tài thần, tránh hướng Hạc thần và ngày giờ Hắc đạo.
- Tốt : Nhóm cát tinh, cùng Thiên phú, Tư mệnh, Kính tâm. Sao Quỷ.
- Xấu : các sao Hắc đạo Bạch Hổ, Huyền Vũ, Câu Trận, Thiên hình, Thiên lao, cùng Thọ tử, Sát chủ, Kiếp Sát, Tam Tang, Trùng Phục, Trùng Tang, Tứ thời Đại Mộ, Thổ Ôn, Thiên Tặc, Địa Tặc, Thổ Phù, Nguyệt Kiên, Thổ Cấm, Ngũ Hư, Nguyệt Sát, Quỷ Khốc, Âm thác, Dương thác. Trực Khai, trực Thâu. Sao Giác, Cang, Khuê, Tỉnh.
– Phép quyền biến : chỉ sử dụng từ sau tiết Đại Hàn 5 ngày, là chôn cất không cần xem ngày chọn giờ tẩn liệm, động quan và hạ huyệt, vì các vị thổ thần đang bận rộn đón Xuân (sắp vào tiết Lập Xuân) cũng như đang lo thủ tục tống cựu nghinh tân.
Từ ngày 23 đến trưa 30 tháng chạp cũng không cần coi ngày giờ, đồng thời theo phong tục tập quán cũng không để người chết nằm trong nhà khi bước qua năm mới đưa đi chôn. Phép quyền biến này được gọi là Thừa loạn mai táng.
Còn phép Thừa hung mai táng, như ngày giờ động quan, di quan hay còn gọi ngày phát dẫn, quan trọng như xem ngày giờ Hoàng đạo để đón dâu. Là lúc người chết bị vận đen (chết do tai nạn, chết oan), một là đem xác đến tang nghi quán, hai để xác ngoài đầu hè. Rồi dùng cách quyền biến Thừa hung mai táng trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày, không cần chọn ngày giờ, dù là ngày có Kim thần thất sát tọa thủ, vẫn di quan hạ huyệt, rồi chờ đến tiết Thanh Minh đến đắp mả và làm lễ tạ tội tại mộ. Tức “lấy độc trị độc” trừ vận đen không theo đuổi người sống, và người sống không còn bị ám ảnh bởi người chết.
XEM NGÀY TẾ LỄ, CHỮA BỆNH : Bao gồm cúng tế cầu phúc, cầu an, cầu con, giải hạn, chữa bệnh cả về sửa tướng, sửa sắc đẹp. Trong nhóm Cát tinh có nhiều tinh đẩu mang tính giải trừ tai ương tật ách, nhưng các sao chủ gồm Thiên xá, Thánh tâm, Giải thần, Phổ hộ, Bất tương, Sát cống, Trực tinh, Nhân chuyên. Trực Mãn. Sao Cang.
Nên tránh gặp các sao hung như Thiên ôn, Thổ ôn, Thần cách,Tội chí, Quỷ khốc và Trực Định.
XEM NGÀY VÀO ĐƠN KIỆN THƯA, TRANH CHẤP : Bao gồm vào đơn thưa kiện, tranh chấp phân chia, ly hôn (thuộc các án dân sự). Ngoài các Cát tinh mang tính giải hạn, nên tránh các ngày Hắc đạo là Chu tước, Huyên vũ cùng Nguyệt đức hợp, Sát chủ, Vãng vong, Thập ác Đại bại, Tội chí, Thần cách, Thiên hình, Thiên lao, Xích khẩu, Thổ Ôn. Trực Định.
XEM NGÀY ĐI MUA VẬT DỤNG :
Trong các cách đáng quan tâm là việc tìm ngày để đi mua vật dụng phục vụ đời sống nhằm mưu cầu tài lộc. Tuy nhiên dù ngày có các Cát tinh phù hợp, nhưng bản mệnh khắc với Can Chi ngày hiện hành tức gặp khắc nhập, sinh xuất mất phần phúc, việc mua vật dụng sẽ không như các tính chất được nói sau đây :
- Mua bóp, mua tủ, xe cộ : là hai thứ dùng chứa tiền, giữ tiền, mong cho tiền đẻ thêm tiền. Ngoài các ngày giờ Hoàng đạo, đi hướng Tài thần, cần có ngày Kim quỹ, Lộc khố đi cùng Thiên phú hay Thiên quý, Yếu yên, thêm ngày Trực Khai, trực Mãn sẽ tốt đẹp. Nên tránh ngày Sát chủ, Thiên tặc, Địa tặc (có thể bị trộm cướp viếng).
Ngoài việc mua bóp, mua tủ dùng chứa đựng tiền bạc, xe cộ là một động sản cần thiết dùng làm phương tiên di chuyên lo công việc làm ra tiền. Nên ngoài những tinh đẩu kể trên tìm thêm sao Thiên mã, Dịch mã là 2 tinh đẩu chủ về đường đi và sự thay đổi may mắn.
- Mua giường: là thứ vật dụng cần thiết cho hôn nhân và cầu con. Chọn ngày giờ Hoàng đạo đi hướng Hỉ thần, tìm sao Thiên hỉ, Kính tâm, Ích hậu. Trực Mãn, trực Kiến. Tránh Sát chủ, Thiên ôn, Thổ ôn, Lỗ ban sát, Hoang vu, Quỷ khốc, Âm thác, Dương thác, Tứ thời Cô quả hay Cô thần, Quả tú, Tứ ly, Tứ tuyệt. Ngày sao Khuê, sao Cơ.
- Mua bếp: tối kỵ mua ngày mùng 1 và 25 mỗi tháng, các ngày Dương công kỵ nhật, Nguyệt kỵ, Nguyệt tận, Tam nương, Sát chủ, Thiên hỏa, Nguyệt hỏa, Lỗ ban sát. Tìm ngày Trực Thành, trực Khai, sao Tinh cùng Thiên quý, Thiên phú, Yếu yên,o Địa tài, Nguyệt tài, Nguyệt không và Phục đoan.
XEM VỀ NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP : Những tinh đẩu trực tiếp với các nghề nông lâm ngư nghiệp không nhiều, vì tính cát hung đã thể hiện trong các tinh đẩu hàng ngày. Có một số tinh đẩu mang tính chất đặc thù, như :
– Gieo trồng : tốt khi có thêm Sinh khí và sao Mão, xấu với Địa hỏa, Khô tiêu, Ngũ hư.
– Làm chuồng cho gia súc : tốt vào ngày Nguyệt tài, xấu gặp Sát chủ, Thiên ôn. Còn chọn ngày thả gia súc đi rông, kỵ ngày Phi liêm đại sát.
– Thiến mổ xỏ mũi gia súc : kỵ các sao Đao chiêm sát, Huyết chi, Huyết kỵ.
– Trừ sâu bọ: có ngày Phục đoan.
– Đào ao, đào giếng : nuôi cá, lấy nước kỵ các sao Thổ ôn, Địa tặc.
– Làm men, làm nước chấm : những thứ vùng nông thôn thường tự sản xuất, như làm men lên rượu, làm nước tương, vùng biển làm nghề nước mắm, hay những loại nước chấm lên men như mắm tôm, mắm cá kỵ gặp ngày Thủy ngấn.
- Ra sông ra biển : theo nghề chài lưới, đánh bắt cá hay du lịch trên sông biển, kỵ các ngày Long thần hành, Hà khôi, Bát phong, Diệt môn.
- Săn băn, đốn củi : tốt với ngày Thọ Tử nhưng xấu với sao Sơn ngân.
XEM VỀ MÀU SẮC : Mỗi tuổi hợp với một màu, cụ thể như :
Người thuộc Đông trạch (Khảm, Ky, Chấn, Tốn thuộc Cung Phi) : – Khảm : hợp màu đen (hay xanh đen) – Ly : Đỏ tía (màu đỏ + xanh), màu hồng đậm – Chấn : Các màu xanh - Tốn : các màu xanh nhạt, sáng trắng.
Người Tây trạch (Đoài, Kiền, Cấn, Khôn thuộc Cung Phi) : – Đoài : màu trắng (hay các màu vàng nhạt) – Kiền : Đỏ đậm (màu đỏ + đen), hồng nhạt, trắng – Cấn : các màu vàng – Khôn : màu vàng và đen.
Về tuổi Cung Phi chúng tôi sẽ có bài viết riêng.
Như người Đông trạch, hay người Tây trạch cùng đồng mệnh, có thể sử dụng màu sắc lẫn nhau, nhưng có 4 yếu tố chính sẽ làm ảnh hưởng đến tài lộc, mang các độ số cao thấp khác nhau :
- Cung Sinh Khí : thượng kiết gồm các cung :
Đông trạch : người cung Khảm hợp với Tốn, cung Chấn hợp với Ly, cung Tốn hợp với Khảm và cung Ly hợp với Chấn.
Tây trạch : người cung Kiền hợp với Đoài, cung Cấn hợp với Khôn, cung Khôn hợp với Cấn và cung Đoài hợp với Kiền.
Thí dụ : người cung Ly hợp với đỏ tía, cung Sinh khí của Ly là Chấn, có thể chọn thêm màu xanh sẽ thích hợp hơn.
- Cung Phục Vì : kiết tại chính cung, như Khảm tại Khảm, Đoài tại Đoài v.v…
Thí dụ : người cung Khảm hợp màu đen, khi sử dụng màu đen chỉ thuộc kiếtkhông được thượng kiết.
– Cung Phúc đức : thứ kiết, gồm các cung :
Đông trạch : Tốn (của Chấn), Ly (của Khảm), Khảm (của Ly) và Chấn (của Tốn).
Tây trạch : Khôn (của Kiền), Đoài (của Cấn), Kiền (của Khôn) và Cấn (của Đoài).
Thí dụ : người cung Khôn hợp với màu vàng và đen, sử dụng thêm màu đỏ đậm (của Kiền) hay trắng (của Đoài) sẽ hóa Khôn thuộc cung Phúc đức, chỉ thuộc thứ kiết không được kiết hay thượng kiết.
- Cung Thiên y : thứ kiết, gồm các cung :
Đông trạch : Chấn (của Khảm), Khảm (của Chấn), Ly (của Tốn) và Tốn (của Ly).
Tây trạch : Cấn (của Kiền), Kiền (của Cấn), Đoài (của Khôn) và Khôn (của Đoài).
Thí dụ : theo như cung Phúc đức.
Người Cung phi Đông trạch không sử dụng màu sắc của người có Cung phi Tây trạch, sẽ khắc kỵ gây tổn tài, hại của. Do các cung Tây trạch Kiền, Cấn, Khôn, Đoài khắc với người Đông trạch. Người Tây trạch cũng không nên sử dụng màu sắc của người Đông trạch là Khảm, Chấn, Tốn, Ly vì sẽ gặp Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Họa hại.
Thí dụ: người cung Ly (hợp màu đỏ tía) sử dụng màu của Khôn là đen sẽ gặp Lục sát, màu trắng của Đoài gặp Ngũ Quỷ, màu đỏ đậm, hồng nhạt của Kiền gặp Tuyệt mệnh hay màu vàng của Cấn gặp Họa hại.
KHÔI VIỆT
Lược trích từ thienviet.wordpress.com.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
|
|
|
|
||||
Tý | Sửu | Dần | Mão | ||||
|
|
|
|
||||
Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi | ||||
|
|
|
|
||||
Thân | Dậu | Tuất | Hợi |
Maruko (theo QQ)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Trán rộng |
Trán hẹp |
Trán hình núi |
Trán nhọn |
Trán thẳng |
Trán cong |
Trán chữ M |
Mộc Trà (theo Quiz)
Nhà bác học Albert Einstein |
Ma quỷ trong những giấc mơ |
► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác gửi tới độc giả |
Rất nhiều việc anh làm đều thất bại, thế nhưng người vợ không bao giờ than phiền, ngược lại còn động viên, khuyến khích. Anh hỏi vợ vì sao lại có lòng tin với anh như vậy, người vợ trả lời một câu rất đơn giản.
Có một chàng trai, không thi vào đại học, cha mẹ đã tìm một người vợ cưới về cho anh. Sau khi kết hôn, anh dạy học tại một trường tiểu học trong làng. Vì không có kinh nghiệm, nên chưa đầy một tuần anh đã bị học sinh tẩy chay, khiến anh bị sa thải. Trở về nhà, người vợ khẽ khàng lau nước mắt cho anh, an ủi nói: “Những việc không vừa ý mình thì có đầy ra đó, có người trút ra được, cũng có người trút không được, anh không cần phải thương tâm như vậy, cũng sẽ có nhiều việc thích hợp hơn đang chờ anh kia mà”.
Về sau, anh ra ngoài làm công cho người ta, lại bị ông chủ đuổi về nhà vì anh làm việc quá chậm. Lúc đó, vợ nói với anh: “Động tác luôn có nhanh có chậm, người ta đã làm việc nhiều năm như vậy, còn anh thì chỉ là học sinh đọc sách, sao có thể nhanh như họ được?”.
Anh lại trải qua rất nhiều công việc, nhưng cũng vẫn thế, phần lớn là bỏ dở nửa chừng. Thế nhưng, mỗi lần anh chán nản thất vọng trở về, người vợ lại luôn luôn an ủi anh, chưa bao giờ than trách một câu.
Lúc hơn 30 tuổi, anh nhờ vào khả năng thiên phú về ngôn ngữ, làm trợ giảng tại trường khuyết tật. Về sau, anh xây dựng được một trường khuyết tật khác. Sau đó, tại rất nhiều thành phố, anh lại xây dựng được rất nhiều phân hiệu khác. Từ đó, anh đã là ông chủ có ngàn vạn tài sản rồi.
Một ngày, công thành danh toại, anh hỏi vợ rằng: “Mỗi lúc anh cảm thấy tiền đồ vô vọng, điều gì đã khiến em lúc nào cũng có lòng tin với anh như vậy?”
Cô trả lời mộc mạc, đơn giản:
“Một mảnh đất, không hợp cho việc trồng lúa mạch, có thể trồng thử đậu; nếu đậu cũng không thích hợp, có thể thử trồng dưa leo; nếu cả dưa leo cũng không được… thì rải lên một ít kiều mạch nhất định cũng có thể nở hoa. Bởi vì một mảnh đất, luôn luôn có một hạt giống thích hợp với nó, cuối cùng cũng sẽ có thành quả thu hoạch trên mảnh đất đó thôi”.
Trên thế gian này không ai là đồ bỏ đi cả, chỉ có điều là không có đặt đúng vị trí mà thôi!
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nhắc đến những nhân vật có tầm ảnh hưởng của lịch sử đầu thế kỉ 20 Trung Quốc thì không thể bỏ qua Tống gia cùng với 3 cô con gái lẫy lừng với danh xưng “Đại tỷ ái tài, nhị tỷ ái quốc, tam muội ái quyền” (nghĩa là cô chị cả thì yêu tiền, cô chị hai thì yêu nước còn cô em thứ ba thì yêu quyền). Thực tế, đó là một câu nói được đúc kết từ thực tiễn, cũng như từ các đặc điểm nhân tướng học trên gương mặt của 3 người này mà ra.
(Ảnh: Internet)
Ba chị em nhà họ Tống đã là đề tài sôi nổi nhất cho các nhà tướng số Trung Quốc, mặc dầu cả ba chị em nhà họ Tống đều không tin bói toán, và chưa bao giờ đi xem bói toán, vì họ là những tín đồ Thiên Chúa Giáo. Các nhà tướng số Trung Hoa đã căn cứ vào các tấm hình của ba chị em nhà họ Tống trên báo chí để đưa ra những nhận xét về tương lai và sự nghiệp của ba bà như sau
Tống Ái Linh – Đại tỷ ái tài
Đây là trường hợp khó nhằn nhất đối với thầy tướng số, vì Tống Ái Linh là người không thích xuất đầu lộ diện cũng như hiếm hoi lắm mới có được 1 tấm hình thấy cận mặt. Và qua một vài hình ảnh khan hiếm của bà bị lọt ra ngoài, các nhà nhân tướng học đã có nhận định như sau
Tống Ái Linh là một con người thông minh, kín đáo, nhưng cũng đầy mưu mô, xảo quyệt để đạt được mục đích của bản thân mình. Điều này được thể hiện qua khuôn mặt “hạt dưa” của bà. Cũng như được đúc kết từ các tấm ảnh chụp từ sau lưng, phần xương hàm của Ái Linh khá kín và không nhìn thấy được từ phía sau.
(Ảnh: Internet)
Nhận định này tương ứng với cuộc đời bà, lấy chồng là Khổng Tường Hy – bộ trưởng bộ tài chính, đồng thời là người giàu nhất Trung Quốc thời bấy giờ. Tham gia vào nhiều cuộc làm ăn cùng chồng nhưng luôn ở phía sau chỉ thị và hiếm khi lộ mặt, cũng như bà chính là người tìm mọi cách để mẹ mình đồng ý gả em gái Tống Mỹ Linh cho Tưởng Giới Thạch, khi đánh hơi thấy tiềm lực kinh tế của người này.
Chính vì thế mà danh xưng “đại tỷ ái tài” tức người chị cả tham tiền dành cho bà là hoàn toàn chính xác.
Tống Khánh Linh – Nhị tỷ ái quốc
Phu nhân của Tổng thống đầu tiên Cộng hòa Trung hoa dân quốc Tôn Trung Sơn có khuôn mặt tròn và hơi nhỏ, với các đường nét hài hòa, mang thần thái của một vị công chúa. Khuôn mặt này được đánh giá là vượng phu cùng cặp mắt hơi buồn với phía đuôi hướng xuống báo hiệu niềm hạnh phúc không trọn vẹn.
(Ảnh: Internet)
Đúng thật là như thế, khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tống Khánh Linh mới 30 tuổi, nhưng bà đã sống cuộc sống độc thân cho đến cuối đời. Người Trung Quốc gọi bà là “Trinh đức thánh nữ”. Bề ngoài bà có vẻ yếu đuối, nhưng tinh thần bà rất mạnh mẽ, lúc nào cũng sáng chói không lay chuyển hoặc nhượng bộ, ngay cả trong những nghịch cảnh.
Khác với chị cả ham tiền và em út ham quyền, Khánh Linh một lòng một dạ trung thành với tổ quốc, đi theo những niềm tin bất diệt mà chồng bà đã để lại.
Tống Mỹ Linh – Tam muội ái quyền
Tống Mỹ Linh thường được coi là người đẹp nhất trong ba chị em, nhưng Tống Mỹ Linh chụp hình không ăn ảnh lắm. Gò má Tống Mỹ Linh hơi cao, và đó là tướng của một người có uy quyền. Các nhà tướng số thường chỉ vào lưỡng quyền cao của Tống Mỹ Linh và đoán bà sẽ có được quyền lực chính trị.
(Ảnh: Internet)
Thật vậy, khi kết hôn cùng Tưởng Giới Thạch, bà một bước lên tận mây xanh, không những thế sau này bằng tài năng của mình, Tống Mỹ Linh còn dấn thân vào con đường chính trị và giữ nhiều chức trách quan trọng ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc.
Cả ba chị em nhà họ Tống đều có một đặc điểm chung về nhân tướng đó chính là “vượng phu”, điều này không thể phủ nhận khi những người đàn ông sau khi kết hôn cùng họ đều có sự nghiệp lẫy lừng. Qua đó mới thấy được cái hay, cái kì bí của nhân tướng học, chỉ một tấm ảnh mà có thể đoán được chính xác đến 80% phần trăm vận mệnh một con người.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Tội lỗi ai cũng có, dù ít, dù nhiều. Khi chưa trở thành các bậc Thánh, ai cũng giống nhau ở chỗ là đều có tội cả. Có khác chăng là mức độ gây nghiệp, tạo tội nhiều hay ít, về phương diện này hay phương diện kia mà thôi. Tội lỗi, theo tuệ giác của Thế Tôn, đó là những hành vi tạo tác bất thiện được tạo ra nơi việc làm, lời nói và suy nghĩ của con người.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, có bốn hạng người này hiện hữu, có mặt ở đời. Thế nào là bốn ? Có tội, nhiều tội, ít tội và không có tội.
Thế nào là hạng người có tội? Này các Tỷ kheo, có hạng người thành tựu thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có tội. Như vậy là hạng người có tội.
Và thế nào là hạng người nhiều tội? Này các Tỷ kheo, có hạng người thành tựu thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có nhiều tội. Như vậy là hạng người có nhiều tội.
Thế nào là hạng người có ít tội? Này các Tỷ kheo, có hạng người thành tựu thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp không có tội nhiều, chỉ có ít tội. Như vậy là hạng người có ít tội.
Và thế nào là hạng người không có tội? Này các Tỷ kheo, có hạng người thành tựu thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp không có tội. Như vậy là hạng người không có tội.
Có bốn hạng người này, này các Tỷ kheo, hiện hữu, có mặt ở đời.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 4, phẩm Loài người, phần Có tội [lược], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.72)
Tội lỗi là một trong những thuộc tính cơ bản của chúng sanh. Con người có mặt ở trên đời thì tội lỗi có mặt. Thậm chí từ trong quá khứ, trước khi được sinh ra, tội lỗi hay nghiệp đã đóng vai trò chi phối, là tác nhân chính để hình thành nên hình dáng, tính cách, hoàn cảnh của mỗi cá nhân trong hiện tại. Vì thế, con người là sự kế thừa tội lỗi, nghiệp lực của chính mình và do vậy, người sống trên đời có tội cũng là chuyện bình thường.
Khi chưa trở thành các bậc Thánh, ai cũng giống nhau ở chỗ là đều có tội cả. Có khác chăng là mức độ gây nghiệp, tạo tội nhiều hay ít, về phương diện này hay phương diện kia mà thôi. Tội lỗi, theo tuệ giác của Thế Tôn, đó là những hành vi tạo tác bất thiện được tạo ra nơi việc làm, lời nói và suy nghĩ của con người.
Tuy chúng ta chấp nhận có tội vì hiện ba nghiệp chưa thanh tịnh nhưng tội phải ít và nhỏ thôi và điều cần thiết nhất là tự thân phải rõ biết điều đó. Khi còn trong thân phận chúng sanh, biết rõ những hạn chế, thói hư tật xấu của chính mình để phấn đấu, vươn lên, loại trừ điều ác, đạt đến sự hoàn thiện là tối cần. Con người sở dĩ ngày càng tạo nhiều tội lỗi, một phần do không nhận chân được điều xấu ác hoặc xem những điều xấu ác hiện tồn tại với số đông là bình thường, thậm chí không ít người còn tự mãn với những thành tựu dựa trên nền tảng tham sân si.
Hơn ai hết, người con Phật cần phải trở về với chính mình, biết rõ mọi hành vi của tự thân nhằm kiểm soát, từng bước làm chủ, chuyển hóa ba nghiệp thân khẩu ý xấu ác. Đạt đến sự hoàn thiện, không tội lỗi là một lộ trình dài. Nền tảng cơ bản của lộ trình đó là tuệ tri, biết rõ tự thân có tội nên trước hết phải cố gắng để không tạo thêm nhiều tội lỗi đồng thời phát huy thiền quán để thấy mọi tội lỗi đều xuất phát từ tâm, tâm thanh tịnh tức ba nghiệp thanh tịnh.
Mơ thấy rau húng là sắp được vui vẻ, hạnh phúc |
Mơ thấy ăn cà chua là sức khỏe tốt |
Theo diện tướng học, má lúm đồng tiền chính là biểu tượng của đào hoa trên gương mặt của phụ nữ. Vì thế, dị tính duyên của những người này rất vượng, cả đời vận đào hoa lúc nào cũng rực rỡ.
Đàn ông thường bị hút hồn và đắm đuối si mê những cô nàng sở hữu nụ cười rạng rỡ với đôi má lúm ẩn hiện. Nhưng chính đôi má lúm lại là đại diện cho phong ba trong chuyện tình cảm, trong cuộc đời các cô nàng này hay phạm phải đào hoa xấu.
Những cô gái sở hữu má lúm đồng tiền tính khí thường, kém nền nã, dịu dàng, đôi khi rất đanh đá, thường hay gây sự, cãi nhau với người khác.
Nếu má lúm nằm bên trong đường pháp lệnh thì thường xuyên cãi nhau với người nhà, nếu nằm ở ngoài đường pháp lệnh thường xuyên gây sự và cãi nhau với người ngoài.
Những nàng có má lúm đồng tiền thường được người lớn tuổi yêu quý, bởi trong tâm trí của người già họ luôn là những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng và vô cùng đáng yêu.
Họ luôn được ông bà cha mẹ và những người lớn tuổi cưng chiều, yêu quý. Nhờ thế đa phần những họ thường được sống trong sự yêu thương bất tận.
Từ góc độ diện tướng học thì má lúm đồng tiền không phải là tượng trưng cát tường. Khi còn trẻ có thể được rất nhiều người theo đuổi, ngưỡng mộ nên cuộc sống an nhàn hơn. Nhưng đến hậu vận (tức sau 49 tuổi) vận thường sa sút.
Chính vì thế, khi còn trẻ các nàng cần phải học cách kiềm chế tính bản tính đanh đá, chịu khó tích đức, chăm chỉ niệm kinh để hậu vận được suôn sẻ.
Những người sở hữu má lúm đồng tiền khó tạo dựng được sự nghiệp bởi họ hay gặp phải những người giả dối, bất lợi cho vận thế của mình.
Hơn nữa, bản thân hay phạm phải đào hoa kiếp, tính khí hay gây gổ, cự cãi nên nhân duyên không tốt, khó xây dựng được các mối quan hệ xã giao tốt. Điều này chính là trở ngại rất lớn đối với sự phát triển sự nghiệp của bạn.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Trúc Loan (##)
Miệng anh đào
Đặc điểm: Miệng tròn, môi dày, nhỏ và vuông, khóe miệng hướng lên trên, sắc môi đỏ tươi, răng như hạt lựu, khi cười giống hoa sen nở. Người có miệng này thông minh, nhân hậu, sống có tình có nghĩa. Phụ nữ có miệng anh đào nhất định sẽ gặp được chồng phú quý.
Miệng rồng
Nam giới có miệng rồng là đẹp nhất. Đặc điểm của miệng rồng là hai môi đầy đặn, ngay ngắn, khóe miệng hướng lên trên, sắc môi hồng tươi, hàm răng chắc khỏe trắng đều, dáng miệng dễ nhìn có nét thanh tú. Đây là tướng miệng của người có chức vụ và địa vị cao trong xã hội. Họ có tài lãnh đạo và chỉ huy người khác. Tổng thống Palestine Abbas là người có miệng như vậy.
Miệng ngắm trăng
Miệng cong lên giống như đang ngắm trăng, răng trắng môi đỏ là đặc điểm của miệng ngắm trăng. Người có miệng này có khiếu về văn học nghệ thuật. Họ sống có tinh thần trách nhiệm cao, khéo đối nhân xử thế, thành đạt sớm, có hậu vận tốt đẹp.
Miệng vuông
Miệng vuông còn gọi là miệng hình chữ Tứ. Đặc điểm của nó là trông giống như hình vuông, khóe miệng hai bên đối xứng nhau, môi đỏ như son, cười không lộ răng, khi ngậm miệng lại hai môi trên dưới khép kín tạo thành những góc vuông đầy đặn. Người có tướng miệng như vậy rất thật thà trung hậu, phúc lộc song toàn, cuộc đời được hưởng vinh hoa phú quý.
Miệng trâu
Hai môi rất dày, miệng to, lưỡi dài, răng trắng là đặc điểm của tướng miệng trâu. Chủ nhân của tướng miệng này là người lanh lợi, khéo léo, sống có tình nghĩa. Cuộc đời an nhàn, có phúc lộc, sống trường thọ.
Miệng vòng cung
Đặc điểm của miệng vòng cung là miệng cong lên trên giống như hình vòng cung, môi đầy đặn, sắc hồng nhuận. Đây là tướng miệng của những người thông minh, rất thành công nếu đi theo sự nghiệp nghiên cứu khoa học hay phát minh sáng chế. Chủ nhân tướng miệng này có tính tình khảng khái, hào phóng, có ý chí mạnh mẽ. Cuộc đời an nhàn, phú quý và phúc thọ tới một cách tự nhiên.
Miệng hổ
Đặc điểm của miệng hổ là môi mềm mại, thu lại ở giữa, miệng rộng đủ đút lọt nắm tay, khóe miệng hướng lên trên. Đây là tướng miệng giàu sang phú quý, thông minh lanh lợi nhưng đôi lúc không chân thật.
Theo Afamily
Từng trụ một trong tứ trụ là sự kết hợp của một thiên can và một địa chi. Trong đó thiên can dương chỉ kết hợp với địa chi dương và thiên can âm chỉ kết hợp với địa chi âm. Không thể có trường hợp thiên can dương kết hợp với địa chi âm hoặc thiên can âm kết hợp với địa chi dương. 10 thiên can bao gồm: Giáp, Ất , Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Trong đó có 5 thiên can dương và 5 thiên can âm. 5 thiên can dương là: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. 5 thiên can âm là: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
12 địa chi bao gồm: Tý, Sửu, Dần Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong đó có 6 địa chi dương và 6 địa chi âm. 6 địa chi dương là: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. 6 địa chi âm là: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi. Sự kết hợp giữa 10 thiên can và 12 địa chi ra kết quả là 60 tổ hợp hay còn gọi là 60 Giáp Tý. Bắt đầu từ Giáp Tý và kết thúc ở Quý Hợi.
=> Xem Lịch vạn niên, lịch vạn sự chuẩn nhất tại Lichngaytot.com |