Mơ thấy đứng trên sân khấu: Muốn tìm cơ hội thể hiện mình –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Tuổi Thìn
Luôn xem nặng về danh tiếng của bản thân, người tuổi Thìn lúc nào cũng đặt mình ở vị trí cao hơn so với người khác. Thêm bản tính mạnh mẽ, có phần hơi ích kỷ, họ không chịu lắng nghe lời khuyên từ mọi người.
Họ thường coi mình là trung tâm vũ trụ. Về lâu dài, tính cách này không có lợi cho con đường công danh vì họ khó nhận được tình cảm chân thành của đối tác.
Tuổi Dần
Tương tự với tính cách của tuổi Thìn, người tuổi Dần cũng mạnh mẽ, thích danh tiếng và rất mong mỏi được làm lãnh đạo. Thông qua cách nói chuyện mạnh dạn, họ như muốn chứng tỏ về uy lực và khả năng tiềm ẩn của mình.
Con giáp này muốn tạo dựng tầm ảnh hưởng lớn đến người khác, nên trong suy nghĩ, họ chính là trung tâm của sự chú ý. Con người và cảnh vật xung quanh chỉ là đối tượng "phụ họa" cho họ mà thôi.
Tuổi Tỵ
Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với người tuổi Tỵ là cảm giác bí ẩn, khơi gợi sự hiếu kỳ và muốn khám phá. Họ rất biết cách "tận dụng" những mối quan hệ khéo léo để đem lại sự thuận lợi và danh tiếng cho mình mà không ảnh hưởng tới ai.
Với tính tham vọng của tuổi Tỵ, họ rất coi trọng lợi ích bản thân. Do vậy, những lời nói, hành động của người khác không khiến họ phải quá lưu tâm. Con giáp này chỉ cần biết đến chính kiến của riêng mình và một mực bảo vệ nó. Thậm chí, họ luôn nghĩ chỉ mình mới là tâm điểm của đám đông.
Mr.Bull (theo Dyxz)
thủy tốt để mang lại sự may mắn tài lộc trong cuộc sống chúng ta ?
Dựa trên nguyên lý của 64 Quẻ Khí Kinh Dịch, các con số được tính toán trong Tổng hòa của cả một dãy số chứ không riêng gì 1 vài con số.
Với mỗi Mệnh đều có những Quẻ khí Đặc trưng bao hàm Ý nghĩa và Giá trị khác nhau sử dụng với mục đích khác nhau. Tuy nhiên, nó đều được nằm trong 1 quy luật hết sức chặt chẽ.
– Một Sim số hợp phong thủy phải hội đủ các yếu tố như sau:
+ Một Sim số có phong thủy tốt phải là con số Cân bằng Âm Dương
+ Một Sim số tốt phải là con số Tương Sinh giữa Ngũ hành của Dãy Số với Ngũ hành của Người Sử dụng
+ Một Sim số tốt phải là con số chứa Vượng khí, may mắn, tốt lành, đại cát
+ Một Sim số tốt phải có Quái khí hàm chứa các yếu tố tương hỗ cho Người dùng, ứng với Quẻ khí mang điềm Cát ( Cát tường)..
– Người Mệnh Mộc nên dùng số có Quẻ khí: Phong Lôi Ích, Bát Thuần Chấn, Sơn Lôi Di.
Mạng Mộc gồm có các tuổi: Nhâm Ngọ1942 & Quý Mùi1943; Canh Dần1950 & Tân Mão1951; Mậu Tuất1958 & Kỷ Hợi1959; Nhâm Tý1972 & Quý Sửu1973; Canh Thân 1980 & Tân Dậu1981; Mậu Thìn1988 & Kỷ Tỵ1989.
– Người Mệnh Hỏa nên dùng số có Quẻ khí: Bát Thuần Tốn, Lôi Phong Hằng, Thiên Phong Cấu, Lôi Thủy Giải, Hỏa Phong Đỉnh…
Mạng Hỏa gồm có các tuổi:Giáp Tuất 1934 & Ất Hợi 1935; Mậu Tý 1948 & Kỷ Sửu 1949; Bính Thân 1956 & Đinh Dậu 1957; Giáp Thìn 1964 & Ất Tỵ 1965; Mậu Ngọ 1978 & Kỷ Mùi 1979; Bính Dần 1986 & Đinh Mão 1987.
– Người Mệnh Kim nên dùng số có Quẻ khí: Phong Sơn Tiệm, Sơn Trạch Tổn, Thủy Sơn Kiểm, Bát Thuần Đoài…
Mạng Kim, gồm có các tuổi: Nhâm Thân 1932 & Quý Dậu 1933; Canh Thìn 1940 & Tân Tỵ 1941; Giáp Ngọ 1954 & Ất Mùi 1955; Nhâm Dần 1962 & Quý Mão 1963; Canh Tuất 1970 & Tân Hợi 1971; Giáp Tý 1984 & Ất Sửu 1985.
– Người Mệnh Thổ nên dùng số có Quẻ khí: Trạch Hóa Cách, Phong Hỏa Gia Nhân, Lôi Hỏa Phong, Sơn Hỏa Bỉ.
Mạng Thổ gồm có các tuổi: Mậu Dần 1938 & Kỷ Mão 1939; Bính Tuất 1946 & Đinh Hợi 1947; Canh Tý 1960 & Tân Sửu 1961; Mậu Thân 1968 & Kỷ Dậu 1969; Bính Thìn 1976 & Đinh Tỵ 1977; Canh Ngọ 1990 & Tân Mùi 1991.
– Người Mệnh Thủy nên dùng số có Quẻ khí: Trạch Địa Tụy, Sơn Thiên Đại Súc, Lôi Thiên Đại Tráng…
Mạng Thủy gồm có các tuổi: Bính Tý 1936 & Đinh Sửu 1937; Giáp Thân 1944 & Ất Dậu 1945; Nhâm Thìn 1952 & Quý Tỵ 1953; Bính Ngọ 1966 & Đinh Mùi 1967; Giáp Dần 1974 & Ất Mão 1975; Nhâm Tuất 1982 & Quý Hợi 1983.
Ví dụ: Người tuổi mạng Mộc hợp nhất số điện thoại có số cuối là 1, vì Thủy (1) sinh Mộc là quan hệ tương sinh.
Ngược lại: người tuổi mạng Mộc không hợp với số có số cuối là 6,7, vì Kim(6,7) khắc Mộc: quan hệ tương khắc.
Năm sinh (âm lịch) | Từ tháng năm đến tháng năm (theo dương lịch) | Cung Mạng | Nên lựa số có số tận cùng: | ||
Năm Sinh |
Tuổi | T: tương sinh | C: cùng cung mạng | ||
1975 | ẤT MÃO | 11/02/1975 -> 30/01/1976 | THỦY | T:6,7; | C: 1 |
1976 | BÍNH THÌN | 31/01/1976 -> 17/02/1977 | THỔ | T: 9: | C: 0,2,5,8 |
1977 | ĐINH TỴ | 18/02/1977 -> 06/02/1978 | THỔ | T: 9; | C: 0,2,5,8 |
1978 | MẬU NGỌ | 07/02/1978 -> 27/01/1979 | HỎA | T: 3,4; | C: 9 |
1979 | KỶ MÙI | 28/01/1979 -> 15/02/1980 | HỎA | T: 3,4; | C: 9 |
1980 | CANH THÂN | 16/02/1980 -> 04/02/1981 | MỘC | T:1 | C:3,4 |
1981 | TÂN DẬU | 05/02/1981 -> 24/01/1982 | MỘC | T:1 | C:3,4 |
1982 | NHÂM TUẤT | 25/01/1982 -> 12/02/1983 | THỦY | T:6,7; | C: 1 |
1983 | QUÝ HỢI | 13/02/1983 -> 01/02/1984 | THỦY | T:6,7; | C: 1 |
1984 | GIÁP TÝ | 02/02/1984 -> 19/02/1985 | KIM | T: 0,2,5,8 ; | C: 6,7 |
1985 | ẤT SỬU | 20/02/1985 -> 08/02/1986 | KIM | T: 0,2,5,8 ; | C: 6,7 |
1986 | BÍNH DẦN | 09/02/1986 -> 28/01/1987 | HỎA | T: 3,4; | C: 9 |
1987 | ĐINH MÃO | 29/01/1987 -> 16/02/1988 | HỎA | T: 3,4; | C: 9 |
1988 | MẬU THÌN | 17/02/1988 -> 05/02/1989 | MỘC | T:1 | C:3,4 |
1989 | KỶ TỴ | 06/02/1989 -> 26/01/1990 | MỘC | T:1 | C:3,4 |
1990 | CANH NGỌ | 27/01/1990 -> 14/02/1991 | THỔ | T: 9: | C: 0,2,5,8 |
1991 | TÂN MÙI | 15/02/1991 -> 03/02/1992 | THỔ | T: 9; | C: 0,2,5,8 |
1992 | NHÂM THÂN | 04/02/1992 -> 22/01/1993 | KIM | T: 0,2,5,8 ; | C: 6,7 |
1993 | QUÝ DẬU | 23/01/1993 -> 09/02/1994 | KIM | T: 0,2,5,8 ; | C: 6,7 |
1994 | GIÁP TUẤT | 10/02/1994 -> 30/01/1995 | HỎA | T: 3,4; | C: 9 |
1995 | ẤT DẬU | 31/01/1995 -> 18/02/1996 | HỎA | T: 3,4; | C: 9 |
1996 | BÍNH TÝ | 19/02/1996 -> 06/02/1997 | THỦY | T:6,7; | C: 1 |
1997 | ĐINH SỬU | 07/02/1997 -> 27/01/1998 | THỦY | T:6,7; | C: 1 |
1998 | MẬU DẦN | 28/01/1998 -> 15/02/1999 | THỔ | T: 9: | C: 0,2,5,8 |
1999 | KỶ MÃO | 16/02/1999 -> 04/02/2000 | THỔ | T: 9; | C: 0,2,5,8 |
2000 | CANH THÌN | 05/02/2000 -> 23/01/2001 | KIM | T: 0,2,5,8 ; | C: 6,7 |
2001 | TÂN TỴ | 24/01/2001 -> 11/02/2002 | KIM | T: 0,2,5,8 ; | C: 6,7 |
2002 | NHÂM NGỌ | 12/02/2002 -> 31/01/2003 | MỘC | T:1 | C:3,4 |
2003 | QÚY MÙI | 01/02/2003 -> 21/01/2004 | MỘC | T:1 | C:3,4 |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
► Tham khảo thêm: Mệnh Mộc hợp màu gì theo ngũ hành tương sinh |
► Tham khảo thêm những thông tin về: Phong thủy nhà ở và các Vật phẩm phong thủy chuẩn xác nhất |
Giai đoạn Lưu Bị "đào thoát" chạy về dưới trướng Tào Tháo, Bị được Tào đối đãi trọng hậu.
"Tam Quốc Chí - Tiên chủ truyện" có đoạn - "(Lưu Bị ) được phong Tả tướng quân.
Tào Tháo dùng lễ đối đãi, cùng đi cùng về, ngồi ăn cùng mâm".
Trong cuộc "nấu rượu luận anh hùng", Tào Tháo chỉ vào Lưu Bị mà nói - "Anh hùng thiên hạ ngày nay chỉ có Huyền Đức và Tháo ta.
Những kẻ như Bản Sơ (Viên Thiệu) không đáng nhắc tới".
Một câu "tán dương" của Tào Mạnh Đức ngay lập tức đã khiến Lưu Bị kinh sợ đến mức... buông bát, rơi đũa.
Câu thành ngữ Trung Quốc "nhanh như chớp" (Tấn lôi bất cập yểm nhĩ) cũng bắt nguồn từ điển cố này.
Ngày nay, người TQ đều biết thành ngữ nói trên, nhưng rất ít người tìm hiểu nguồn gốc vấn đề, rằng tại sao Tào Tháo lại bất ngờ "ca ngợi" Lưu Bị như vậy?
Tào Tháo - "Anh hùng đương thế chỉ có Huyền Đức và ta".
Hồ sơ "nhiều tỳ vết" của Lưu Bị
Giải thích cho việc Lưu Bị được Tào Tháo tán dương, các nhà nghiên cứu lật lại thời kỳ Bị mới dựng cờ.
Giai đoạn sơ khai, Lưu Bị không có "vốn liếng" về chính trị cũng như quân sự, ngoại trừ cái mác là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng.
Lưu Bị không đủ khả năng cát cứ độc lập tại một địa bàn, cho nên đã gia nhập lực lượng "chính quy" của Hán triều để trấn áp khởi nghĩa Hoàng Cân, nhờ đó được phong một số chức quan nhỏ "sống qua ngày".
Tuy nhiên, ngồi trên ghế quan chưa ấm chỗ thì Lưu Bị đã bị triều đình Đông Hán bãi miễn chức vụ "theo quy định".
Nhân vật nhiều tham vọng này buộc phải lựa chọn con đường "đào thoát", tìm cách dựa vào các thế lực quân phiệt để tìm cơ hội phát triển.
Đối tượng đầu tiên mà Lưu Bị nương tựa là Công Tôn Toản. Bị được Toản cho làm Biệt bộ tư mã, huyện lệnh Bình Nguyên; sau thăng làm Bình Nguyên tướng, theo Điền Khải tới Từ Châu cứu viện Đào Khiêm.
Khi xuất phát, Lưu Bị chỉ có hơn 1.000 nhân mã, lại phải dắt díu mấy nghìn dân đói. Được Đào Khiêm cấp cho 4.000 quân, Lưu Bị lập tức "trở cờ", bỏ Điền Khải để nhảy sang phe Đào Khiêm.
Nhờ Đào Khiêm chống lưng, Lưu Bị lấy được chức Thứ sử Dự Châu, thậm chí còn có được "miếng đất cắm dùi" ở Hạ Bì.
Đào Khiêm chính là "bến đỗ thứ 2" của Bị.
Khiêm chết, Lưu Bị theo di chúc nhận chức Châu mục Từ Châu, chỉ qua 1 đêm mà trở thành nhà quân phiệt hùng cứ một phương.
Sau đó, chiến tranh bùng phát giữa 2 thế lực của Lưu Bị và Viên Thuật.
Tướng Thuật là Lữ Bố nhờ Tào Báo làm nội ứng bên phe Lưu Bị mà đoạt được Từ Châu.
Lưu Bị rút khỏi tiền tuyến, nhưng vẫn không thoát khỏi sự truy đuổi của Viên Thuật, đến Hạ Bì lại tiếp tục bị đánh bại, khiến lực lượng tiêu tan.
Bị gom góp tàn binh "quyết chiến một phen" với Thuật, song vẫn chuốc lấy thất bại.
Rơi vào tình thế "lưỡng đầu thọ địch", Lưu Bị đành phải ngồi lại đàm phán với Lữ Bố. Bố chính là thế lực thứ 3 mà Lưu Bị "nương nhờ".
Giai đoạn "luồn cúi" ở cạnh Lữ Bố, Bị tranh thủ chỉnh đốn lực lượng, được hơn 10.000 binh mã thì bắt đầu có ý định "Đông Sơn tái khởi".
Tuy nhiên, ý đồ của Lưu Bị bị phát giác, khiến chiến sự nổ ra giữa Bị và Lữ Bố. Đương nhiên, Lưu Bị ở vào thế yếu, và đây là lúc ông tìm đến với "bến đỗ thứ 4" của mình - Tào Tháo.
Lưu Bị lập được không ít công lao cho sự nghiệp của Tào Ngụy.
Tào Tháo dẫn quân phối hợp cùng Lưu Bị vây công Lữ Bố ở Hạ Bì, diễn xuất sắc màn kịch "Bạch Môn lầu trảm Lữ Bố".
Lưu Bị có nhiều thành tích "bất hảo" khi năm lần bảy lượt đổi phe.
Là khen ngợi hay cảnh cáo?
Lịch sử "lừa lọc" của Lưu Bị đối với Công Tôn Toản, Điền Khải, Lữ Bố... chính là những biểu hiện rõ rệt nhất để Tào Tháo nhìn nhận về Bị trong bối cảnh xã hội đương thời.
Tào Tháo là nhân vật "có con mắt nhìn người tinh tế", chắc chắn đã có sự đề phòng khả năng Lưu Bị "bổn cũ soạn lại".
Việc Tào Tháo phong Bị làm tướng quân, luôn đồng hành cạnh mình, được cho là thực hiện chính xác theo quan điểm "giữ kẻ thù ở gần bên mình".
Màn kịch "nấu rượu luận anh hùng" mà Tào Tháo "diễn" trước Lưu Bị, cũng không ngoài toan tính của Tào.
Sử liệu Trung Quốc cũng như những người đọc Tam Quốc đều rõ, Lưu Bị "trong lòng có quỷ", cho nên mới có việc Bị thất kinh mà "rơi bát, rơi đũa".
Thực tế, dụng ý của Tào Tháo là gì khi "khen" Lưu Bị mới chính là vấn đề được các nhà nghiên cứu tranh luận hàng nghìn năm nay.
Nhiều ý kiến nhất trí rằng, Tào Tháo đặt Lưu Bị "ngang vai" với mình, đương nhiên không phải vì Tào thực sự tán thưởng tài "văn thao võ lược" của Bị, lại càng không phải đánh giá cao thực lực của Bị.
Tất nhiên, không thể phủ định tinh thần kiên trì bền bỉ của Lưu Bị, cũng như tài năng "giao tiếp xã hội" cao siêu đến mức đủ khiến hàng loạt danh tướng nguyện hy sinh vì mình.
Bản lĩnh này của Lưu Bị, trong lịch sử cũng được đánh giá là hiếm gặp, thậm chí còn là "phẩm chất không thể thiếu của chính trị gia".
Việc Tào Tháo không để Viên Thiệu trong mắt mà đề cao Lưu Bị, cho thấy nhiều khả năng Tào cũng đánh giá Bị cao nhất ở 2 điểm trên.
Nhiều học giả cho rằng, Tào Tháo đã có nhận thức đầy đủ và toàn diện về Lưu Bị, vì vậy mới có một câu "tán dương", mà thực chất chính là lời cảnh cáo rõ ràng, yêu cầu Bị "hãy biết điều, đừng nên làm bừa".
Tào Tháo xem Lưu Bị là "anh hùng", hay chỉ là kẻ sẵn sàng trở mặt?
Đả thảo kinh xà - Lưu Bị "phản thùng"
Chiến thuật tâm lý của Tào Tháo lại dẫn tới kết quả đi ngược lại suy tính của Tào, đó là khiến cho Lưu Bị... đẩy nhanh kế hoạch tạo phản.
Kế sách "nằm gai nếm mật" bị vạch trần khiến Lưu Bị nhận thấy cơ hội dưỡng binh phát triển đã tiêu tan, trong khi nguy cơ bị thanh trừng đã xuất hiện trước mắt.
Đổng Thừa từng "bắt mối" với Lưu Bị để mưu sát Tào Tháo, nhưng Lưu Bị không theo vì tuân thủ chiến lược "nhẫn nhịn ẩn mình". Nhưng Bị cũng không báo với Tào, cho thấy ông vẫn có ý định "bắt cá hai tay".
Đến khi âm mưu bị lộ, Lưu Bị mới dứt khoát... đổi phe - "(Lưu Bị) cùng Đổng Thừa, Trường Thủy hiệu úy Chủng Tập, tướng quân Ngô Tử Lan, Vương Tử Phục... đồng mưu, hòng giết Tào Tháo".
Tuy nhiên, kế hoạch bị bại lộ, Đổng Thừa bị giết cả tộc. Lưu Bị mặc dù chưa bị lộ, nhưng cũng ở vào tình thế hiểm nghèo, và mong thoát khỏi phạm vi kiểm soát của Tào Tháo càng nhanh càng tốt.
Thời điểm này, chiến dịch Quan Độ đang tiếp diễn. Tào Tháo đối đầu với Viên Thiệu trong tình trạng lấy ít địch nhiều.
Trong khi đó, kế hoạch xưng đế ở Dương Châu của Viên Thuật bị thất bại, khiến Thuật phải chạy về nương nhờ Viên Thiệu. Cánh quân của Thuật phải vượt qua địa bàn Hạ Bì do lực lượng Tào Tháo kiểm soát.
Trước tình thế đó, Tào Tháo buộc phải cử Lưu Bị cùng Chu Linh, Lộ Chiêu lĩnh binh ngăn chặn.
Nhưng, động thái này của Tào Tháo đã đi ngược với tính toán ban đầu của ông là giữ Lưu Bị trong tầm kiểm soát.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, không nhiều khả năng Tào Tháo cố ý đưa ra quyết định như vậy, mà có thể cục diện cấp bách đã buộc Tào phải điều động đến Lưu Bị, từ đó cho Bị cơ hội ngàn năm có một để "phản thùng".
Đến khi đám Trình Dục, Quách Gia biết tin Tào Tháo điều động Lưu Bị, nói với Tào rằng - "Không thể để Lưu Bị lại", thì Tào đã hối hận không kịp.
Lúc này, Lưu Bị đã thoát khỏi Tào doanh, một đi không trở lại.
theo Trí Thức Trẻ
Trong phong tục người Việt ta, đầu năm mọi người thường đi lễ chùa để cầu bình an mong một năm sung túc, thuận lợi. Tuy nhiên, trong chùa có những quy tắc, cấm kỵ mà chúng ta cần biết để không phạm phải.
1. Không đi lại nghênh ngang, khệnh khạng, có những hành động suồng sã, không nghiêm túc. Bước đi nhẹ nhàng, từ tốn cho thấy bạn là người có văn hóa đồng thời thể hiện sự trang nghiêm, thành kính.
2. Ngôn ngữ sử dụng cần lịch sự, đúng mực, không nói to, bàn tán bình phẩm hay chửi cãi nhau trong khuôn viên chùa.
3. Trang phục giản dị, lịch sự, khiêm tốn. Không ăn mặc quá xuề xòa nhưng cũng không được quá diêm dúa.
Nên ăn mặc trang phục chỉnh tề khi đi lễ chùa để thể hiện sự tôn kính các thần phật. Ảnh minh họa
4. Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Dù ngoài xã hội bạn có địa vị gì, quyền cao chức vọng ra sao thì khi vào chùa mọi người đều ngang bằng nhau. Vì vậy không được cao ngạo, có những cử chỉ, lời nói bất kính với các tín chủ khác và nhà chùa.
5. Chùa chiền là nơi linh thiêng, vì vậy không được coi việc đi lễ chùa là trò giải trí, tiêu khiển, tham quan, dạo chơi thông thường. Khi làm lễ, cầu xin cần tránh Tam độc (Tham – Sân – Si), vì tâm không tịnh thì đi chùa cũng thành vô nghĩa.
6. Chúng ta đi chùa là để giải thoát. Tại sao lại như vậy? Giải thoát nghĩa là đạt sự tự do sau khi buông xả tất cả những trói buộc trong cuộc sống. Ngài Tôn giả Tịch Thiên (Sàntideva) đã từng viết trong quyển “Tập bồ tát học luận” rằng: “Mọi niềm vui trên thế gian này đều đến từ lòng vị tha, mọi đau khổ trên thế gian này sinh ra từ sự ích kỷ.” Lòng vị tha là tinh hoa của Phật giáo, giải thoát là cốt lõi của đạo Phật. Vì vậy, khi đi lễ chùa, chúng ta nên mang một tâm thế thanh tịnh để một lòng hướng Phật.
Có duyên mới đến cửa Phật. Vì thế, các bạn hãy chú ý những điều trên để có một buổi đi lễ chùa thật thuận lợi nhé.
► Cùng bói tình yêu theo cung hoàng đạo để biết hai bạn có hợp nhau không |
Trường thọ, danh tiếng và tiền tài chính là ba yếu tố tốt đẹp nhất của vận may mà con người luôn tin tưởng sẽ có được nhờ Phúc, Lộc, Thọ - ba vị thần đại diện cho lĩnh vực tài lộc. Giống như hầu hết các giải pháp phong thủy, ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ mang đến những điều mà con người hy vọng trong nhiều thế kỷ qua, đó là sự giàu có, quyền lực và may mắn bên cạnh cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.
Tượng ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ khi nhìn vào không giống với một giải pháp phong thủy mà là một cái gì đó sẽ mang lại may mắn, sự giàu có và hạnh phúc, đương nhiên còn có cả sức khỏe tốt và thành công. Vì vậy, về mặt này có thể nói rằng ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ đáp ứng cùng một mục đích giống như các giải pháp phong thủy tài lộc phổ biến khác.
Phúc, Lộc, Thọ - ba vị thần biểu tượng cho sự may mắn, giàu có và tuổi thọ.
Ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ có điểm gì khác nhau? Tại sao bạn nên chọn ba vị thần đại diện cho vận may (còn được gọi là ba vị thần thông thái hoặc ba vị thần bất tử) để trưng bày trong nhà hoặc văn phòng làm việc? Ba vị thần này có được con người thờ cúng hay không? Có nguyên tắc nào cần tuân theo ghi trưng bày tượng thần Phúc, Lộc, Thọ hay không? Hãy cùng khám phá.
Câu chuyện về ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ
Theo nhiều nguồn phong thủy khác nhau, có rất nhiều truyền thuyết về ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ. Một trong những truyền thuyết phổ biến nhất dựa trên niềm tin rằng ba vị thần chính là hiện thân của những năng lượng thiên đường cụ thể đã có sẵn vì lợi ích của con người.
Phúc thần chủ về may mắn, sức khỏe và hạnh phúc. Tương truyền, ông Phúc là một quan thanh liêm của triều đình. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên đôi khi còn thấy có một đứa trẻ đang nắm lấy áo ông Phúc, hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh ông hay là có hình ảnh con dơi bay xuống ông (dơi phát âm giống "phúc").
Sự hiện hữu của ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ đảm bảo cho gia chủ sức khỏe, sự thịnh vượng và tài lộc.
Lộc thần hay Thần Tài chủ về sự giàu có, thịnh vượng. Theo truyền thuyết, ông Lộc được sinh tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán của Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền của. Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, "lộc" phát âm gần với "lục", hoặc thường có một con hươu đứng bên cạnh (hươu cũng được phát âm giống "lộc").
Thọ thần chủ về sự sống lâu. Vị thần này gắn liền với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm có con hạc.
Cách trưng bày tượng ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ
Tượng ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ luôn luôn được đặt ở những vị trí cao ráo và có năng lượng tốt, ví dụ như đặt trên một chiếc bàn cao trong phòng khách hoặc trên một chiếc kệ cao tại văn phòng làm việc. Đặt tượng Phúc, Lộc, Thọ ở những vị trí và bề mặt thấp, trong phòng bếp, phòng tắm hay phòng ngủ đều được đánh giá là sự thiếu tôn trọng và rất xấu theo phong thủy.
Lưu ý trưng bày tượng Phúc, Lộc, Thọ ở vị trí trang trọng nhất trong nhà để tỏ lòng tôn kính và thu hút được nhiều vượng khí hơn.
Ba ông Phúc, Lộc, Thọ luôn được đặt cạnh nhau, không bao giờ tách rời và theo thứ tự cụ thể. Bên trái luôn luôn là ông Phúc với tất cả nguồn năng lượng phước lành và may mắn. Ở giữa là ông Lộc với niềm tin về sự thành công và tài chính ổn định. Ông Thọ luôn ở bên trái, mỉm cười và ban tặng những món quà của tuổi thọ và cuộc sống yên bình.
Mặc dù được gọi là thần nhưng ông Phúc, Lộc, Thọ không được con người thờ cúng bởi vì niềm tin chỉ cần trưng bày tượng ba vị thần này trong nhà hoặc văn phòng làm việc cũng đủ thu hút vượng khí chủ về phúc, lộc, thọ.
Tượng Phúc, Lộc, Thọ nên được trưng bày trong phòng khách, phòng làm việc, quầy kinh doanh. Mặt cả ba vị thần cùng nhìn ra phía cửa chính.
Ý nghĩa xấu-tốt của sao không thể thay đổi, trừ khi gặp Tuần hay Triệt. Một sao đã hãm địa không thể trở nên đắc địa cho dù hành khí của sao có thay đổi do tương quan sinh khắc giữa sao với các sao khác hay với Mệnh và cung.
Còn hành khí của sao có thịnh lên hay giảm xuống thì căn cứ vào tương quan giữa hành sao với các sao khác, hành sao với và hành cung, hành sao và hành Mệnh. Khi hành khí của sao thịnh lên thì ảnh hưỡng tốt xấu của sao được phát huy mạnh mẽ hơn, nhưng bản chất xấu tốt của sao vẫn giữ nguyên vẹn. Khi hành khí của sao bị suy giảm thì ảnh hưỡng xấu tốt của sao sẻ bị suy yếu đi, nhưng tính chất xấu tốt của sao vẫn không thể thay đổi.
Tóm lại đắc hảm của sao nói về tính chất của sao, còn hành khí của sao thịnh hay suy nói về cường độ ảnh hưỡng mạnh hay yếu.
Cát tinh sáng sủa thì thường mang tính chất tốt. Càng sáng thì thông thường càng có nhiều tính chất tốt. Cát tinh hãm địa thì mang tính chất xấu. Xấu nhưng không quá xấu vì là cát tinh, là sao chủ yếu mang đến điều tốt lành.
Hung tinh thường mang ý nghiã xấu hung hãn, gây tai họạ Hung tinh đắc địa thì tuy có mang tính chất tốt nhưng không trọn vẹn như cát tinh vì cũng còn có tính chất xấu đi kèm. Hung tinh hảm địa thì ý nghiã xấu càng trở nên mãnh liệt.
Sao an theo năm (theo Can, Chi) thì có tác dụng lâu dài bền bỉ. Sao an theo tháng thì tác dụng cũng ngắn hơn, còn sao an theo giờ thì phát huy nhanh chóng tạm thờị
Khi luận giải, phải lấy hành bản Mệnh làm gốc để luận đoán.
Có bốn nguyên tắc được sắp xếp theo thứ tự quan trọng cần để ý.
NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, xét tương quan giữa hành sao và hành Mệnh. Hành Mệnh là hành của năm, nghĩa là lấy hành khí đang cực thịnh của năm làm chủ. Năm Mộc thì khi ấy Mộc phải vượng không thể yếu được. Xét sự sinh khắc giữa hai hành thì căn cứ vào câu phú sau:
Đồng sinh thì Vượng (cùng một hành khi gặp nhau thì Vượng, cả hai hành đều mạnh lên, hưng thịnh lên).
Sinh ngã thì Tướng (gặp hành khắc sinh ra ta (ngã) thì ta Tướng, ta tốt lên nhiều phần).
Ngã sinh thì Hưu (ta sinh cho hành khắc thì không thành, không tăng, không hưng thịnh lên mà lại giảm, bị suy yếu, hao tổn, ta không được lợi gì, vô dụng).
Ngã khắc thì Tù (ta khắc hành khác thì ta tù, nghĩa là bị giam cầm, bó tay không hoạt động).
Khắc ngã thì Tử (ta gặp hành khắc ta thì ta chết).
Vận dụng qui luật sinh khắc này vào sự sinh khắc giữa hành sao và hành Mệnh ta có:
1) Hành sao sinh hành Mệnh: hành sao bị hao tổn, bị giảm (Hưu) nên ảnh hưỡng xấu tốt của sao bị yếu đị Mệnh được hưng vượng lên (Tướng) chứng tỏ Mệnh được sao phu sinh, nghiã là sao làm lợi cho Mệnh cho dù là cát tinh hay hưng tinh.
Nếu là cát tinh sáng sủa thì đưa đến lợi ích trọn vẹn cho Mệnh. Nếu là cát tinh lạc hảm thì do sao có tính chất xấu nên Mệnh tuy cũng hưỡng lợi ích nhưng không toàn vẹn. Nếu là hung tinh sáng sủa thì các tính chất tốt xấu của nó cũng khiến bản Mệnh hưng thịnh. Nếu là hung tinh lạc hảm thì cũng ít bị nguy hại hơn vì hành sao bị hao tổn nên phát huy yếu ảnh hưỡng xấu của nó, trong khi bản Mệnh lại được hưng thịnh. Cho dù gặp sao xấu hay tốt, bản Mệnh vẫn vững vàng hưng thịnh lên vì bản Mệnh được sinh nhập (Tướng). Do đó người ta thường nói hành sao sinh hành Mệnh thì tốt. Người có hành sao sinh hành Mệnh là người được sao trợ giúp, sao không thể tác họa mạnh đến bản Mệnh.
2) Hành sao đồng hành với hành Mệnh: cả hai đều được hưng vượng lên (Vượng). Mọi ảnh hưỡng tốt xấu của sao lên Mệnh đều hưỡng trọn vẹn. Cát tinh hay hung tinh vẫn phát huy mạnh mẽ hơn ảnh hưỡng của chúng. Tuy nhiên bản Mệnh vẫn được on có vì hành khí của bản Mệnh được hưng thịnh lên, nghiã là sao đó thuộc về mình, mình hoàn toàn chủ động, Mệnh mang những đặc tính của saọ Do đó hành sao đồng hành với bản Mệnh thì tốt nhất, Mệnh chỉ huy được sao một cách trọn vẹn.
3) Hành Mệnh sinh hành sao: hành khí của sao hưng thịnh lên (Tướng), trong khi đó bản Mệnh bị hao tổn (Hưu). Hành khí của sao hưng thịnh lên nhưng không có lợi ích gì cho bản Mệnh vì bản Mệnh bị suy tổn. Cho dù cát tinh sáng sủa đi chăng nữa cũng không đem lại lợi ích cho Mệnh mà còn làm cho Mệnh bị hao tổn khi sao phát huy tính chất của nó. Hung tinh lạc hảm khi phát huy tính chất của nó thì còn gây bất lợi cho Mệnh nhiều hơn do các tính chất xấu của nó. Do đó Mệnh không chỉ huy được sao, bị hao tổn do các ảnh hưỡng xấu tốt của sao gây ra.
4) Hành sao khắc hành Mệnh: hành khí của sao vẫn giữ nguyên, nhưng bị giam cầm bó tay không hoạt động được (Tù). Bản Mệnh bị hao tổn, thiệt hại rất nhiều (Tủ), bị chết, có nghiã là gây nhiều điều bất lợi đến cho bản Mệnh. Cho dù cát tinh miếu vượng thì mọi tính chất tốt đẹp của sao cũng làm cho Mệnh bị mệt mõi, tuy là cát nhưng lại không đem điều gì tốt lành đến Mệnh. Tuy nhiên vì là cát tinh nên điều tai hại mang đến cũng đở lọ Còn nếu là hung tinh thì thật là bất lợi cho Mệnh. Nếu là hung tinh đắc địa thì các tính chất tốt xấu lẫn lộn của nó cũng làm bản Mệnh bị nguy hạị Nếu là hung tinh hảm địa thì tính chất xấu của nó càng làm bản Mệnh càng thêm bị nguy hạị Hung tinh lạc hảm khắc hành bản Mệnh dễ mang lại tai họa cho Mệnh nhất. Do đó hành sao khắc hành Mệnh thì xấu nhất vì sao hoàn toàn chủ động gây bất lợi cho bản Mệnh, cho dù là cát tinh.
5) Hành Mệnh khắc hành sao: hành sao bị tổn hại suy yếu, bị chết (Tủ) nên cường độ ảnh hưởng xấu tốt của sao bị giảm rất nhiều trong khi Bản Mệnh bị giam cầm bó tay không hoạt động được (Tù), nghĩa là Mệnh không chỉ huy sao, không coi sao đó là thuộc về mình. Nếu là cát tinh sáng sủa thì cũng không mang đến điều lợi cho Mệnh là baọ Nếu là cát tinh hảm địa thì Mệnh cũng ít chịu ảnh hưỡng tính chất xấu của saọ Nếu là hung tinh đắc địa thì tính chất đắc của hung tinh bị suy giảm nhiều nên phát huy tác dụng rất yếu, thành ra Mệnh cũng hưỡng ít tính chất xấu tốt lẫn lộn của sao Còn nếu là hung tinh lạc hãm thì tính chất xấu của hung tinh bị yếu đi nhiều do đó Mệnh rất ít bị ảnh hưỡng hơn. Do đó hành Mệnh khắc thắng hành sao (khắc xuất) thì ảnh hưởng xấu tốt của sao lên Mệnh không còn là bao do hành sao bị suy yếu rất nhiều trong khi hành Mệnh bị giam cầm không hoạt động được.
Ví dụ:
Vũ Khúc là tài tinh, hành Kim.
Vũ Khúc sáng sủạ Mệnh Kim và Thuỷ thì tiền bạc tốt, mệnh Hỏa thì không hưỡng là bao, Mệnh Mộc thì tuy có hưỡng tiền bạc nhưng lại khiến cho Mệnh bị mệt mõi vì tiền bạc, Mệnh Thổ thì tiền bạc chỉ đem tai hại đến bản Mệnh.
Không Kiếp hành Hỏa.
Không Kiếp đắc địa, chủ bạo phát bạo tàn. Mệnh Hỏa bạo phát bạo tàn. Mệnh Thổ phát ít đi nhưng cũng ít suy hơn vì bản Mệnh được hưng thịnh lên. Mệnh Mộc thì phát mạnh nhưng không ích gì cho Mệnh, bạo tàn. Mệnh Kim thì việc phát đem tai họa đến cho Mệnh. Mệnh Thuỷ thì phát ít hơn so với các Mệnh khắc nhưng tai hại đem đến cho Mệnh cũng không có là baọ
Không Kiếp hãm địa, chủ hung họạ Mệnh Hỏa ít bị nguy hạị Mệnh Thổ ít bị nguy hại nhất. Mệnh Mộc thì bị nguy hạị Mệnh Kim bị hung họa nhiều nhất. Mệnh Thuỷ thì ít bị nguy hại nhất.
NGUYÊN TẮC THỨ HAI: Xét tương quan giữa hành Mệnh và hành cung để xét đoán Mệnh thịnh hay suỵ Mệnh thịnh thì tốt, điều xấu có xảy ra cũng dễ thoát khỏị Mệnh suy thì xấu, điều xấu xãy ra khó thoát khỏi tai ương họa hạị
Hành cung sinh hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh nên tốt nhất (Tướng).
Hành cung hòa hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh lên nên tốt (Vượng).
Hành cung khắc hành Mệnh: hành bản Mệnh bị suy tổn nên xấu nhất (Tử).
Mệnh khắc hành cung: hành bản Mệnh tuy khắc tháng nhưng bản Mệnh không được lợi ích gì cả, bị giam cầm không hoạt động được (Tù).
Mệnh sinh hành cung: hành bản Mệnh bị tiết khí hao tán nên xấu (Hưu).
Cần chú ý hành Mệnh ta nên đi sau phân biệt là Âm hay Dương. Ví dụ Dương Mộc là hành Mộc đang thịnh, nếu sinh xuất cho cung thì cũng đỡ xấu hơn Âm Mộc. Hơn nữa, hành cung cũng có Âm Dương. Nếu Mộc Mệnh sinh xuất cho cung Ngọ Dương Hỏa thì Mệnh bị tổn hại nhiều hơn là sinh xuất cho Âm Hỏa.
NGUYÊN TẮC THỨ BA: xét tương quan giữa hành của tam hợp cục của cung an Mệnh (THCM) với hành bản Mệnh. Phải lấy hành bản Mệnh làm gốc.
THCM sinh hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh (Tướng) nên tốt nhất.
THCM hòa hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh lên (Vượng) nên tốt.
THCM khắc hành Mệnh: hành bản Mệnh bị suy tổn nhiều, bị chết (Tủ) nên xấu nhất.
Mệnh khắc hành THCM: hành bản Mệnh tuy khắc thắng nhưng chẳng được lợi ích gì cả vì Mệnh bị bó tay, không hoạt động được (Tù).
Mệnh sinh hành THCM: hành bản Mệnh bị tiết khí hao tán (Hưu) nên xấu.
Ví dụ:
Mạng Thủy, Mệnh cư Tí có Phá Quân Thủy thì hay hơn Mệnh cư Ngọ vì tam hợp Thân Tí Thìn thuộc Thuỷ, còn tam hợp Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa.
Thất Sát Kim miếu tại Dần Thân, Mạng Kim tốt hơn mạng Mộc vì nguyên tắc thứ nhất quan trọng hơn nguyên tắc thứ bạ Mạng Kim thì hành sao đồng hành với Mệnh, nhưng THCM khắc bản Mệnh. Mạnh Mộc thì hành sao khắc Mệnh nhưng được THCM sinh bản Mệnh cũng đỡ phần nào.
Không Kiếp miếu địa tại Tỵ Hợi Tại Tỵ thì tốt hơn tại Hợi tuy cung miếu địa nhu nhau vì hành cung đồng hành với hành sao. Nếu Mệnh là Thổ hay Hỏa thì ảnh hưởng mạnh nhất nghĩa là phát rất nhanh và mạnh, lên nhanh xuống nhanh. Mệnh Kim thì sự phát trợ nên vô dụng vì Hỏa khắc Kim nên bản mệnh bị hao tổn. Hành Mộc thì cũng phát mạnh mẽ nhưng khó tránh sự thăng trầm tai họa vì Mệnh bị tiết khí. Hành Thuỷ thì hưởng sự phát ít nhưng phá ít đi vì Thuỷ khắc Hỏa.
Thất Sát miếu địa tại Dần bị Tuần, Kim Mệnh, người Dương Nam. Do bị Tuần áp đảo mạnh mẽ đến 80% sau 30 tuổi, sao Kim lại kỵ Tuần nên các ý nghĩa tốt của Thất Sát bị đảo ý nghĩa. Do Mạng Kim đồng hành với hành sao nên người mạng Kim sẻ hưởng trọn vẹn tính chất xấu của Thất Sát bị Tuần. Nếu là Hỏa Mệnh thì Hỏa Khắc Kim, thì ý nghĩa xấu của Thất Sát bị Tuần trợ nên ít đi.
NGUYÊN TẮC THỨ TƯ: xét tương quan giữa hành cung với hành saọ Nguyên tắc này tương đối không quan trọng, chỉ mạng ý nghiã gia giảm chút đỉnh.
Các sao đắc hảm không phụ thuộc vào ngũ hành của cung mà phụ thuộc vào vị trí của nó trên thiên bàn và sự phối chiếu hay đồng cung với sao khác. Do đó cần xem xét sự tương quan sinh khắc giữa hành sao và hành cung để coi sức phát huy ảnh hưỡng của sao như thể nàọ Hành của sao phải thịnh thì ảnh hưỡng tốt hay xấu mới phát huy trọn vẹn. Luôn luôn lấy hành cung làm gốc để luận đoán vì hành cung là dat hay địa thể mà sao lâm vàọ Cho dù hành sao có như thế nào cũng không thể làm suy yếu hành cung hay nói khắc đi hành cung là nói hành khí nơi nó vượng nhất, như Dần Mão thuộc Mộc thì cung Dần và Mão là nơi Mộc vượng. Sao Mộc ở đó thì hành khí không bị thay đổị Khi Mộc Vượng thì Hỏa Tướng, như vậy hành khí sao Hỏa được hưng thịnh. Mộc vượng thì Thuỷ Hưu, sao Thủy bị suy yếu ở sinh xuất cho cung. Mộc vượng thì Kim Tử, sao Kim trợ nên vô dụng vì thế Mộc quá thịnh nên Kim không thể khắc nổi, chứng tỏ hành Kim không được mạnh. Mộc vượng thì Thổ Tủ. Sao Thổ không thể hưng thịnh vì bị hành Mộc đang thịnh khắc mạnh. Như vậy:
Hành cung sinh hành sao: hành sao được hưng thịnh (Tướng).
Hành cung đồng hành với sao: hành sao không thay đổi (Vượng).
Hành sao sinh hành cung: hành sao bị hao tổn, tiết khí nên yếu đi (Hưu).
Hành sao khắc hành cung: hành sao tuy khắc thắng nhưng không có lợi gì vì bị giam cầm không hoạt động được (Tử).
Hành cung khắc hành sao: hành sao bị thiệt hại nhiều nhất (Tủ).
Cần chú ý là Dần Mão tuy thuộc Mộc nhưng có khác biệt. Dần là Dương Mộc, Mão là Âm Mộc. Dương chủ thịnh, Âm chủ suỵ Dương Mộc là Mộc đang phát triển cực thịnh, còn Âm Mộc là Mộc đã bước vào giai đoạn suy yếụ Như vậy sao Thổ cư cung Dần bị khắc mạnh hơn sao Thổ cư Mão.
Ví dụ:
Phá Quân là hao tinh, hãm tại Dần Thân. Tại Dần thì Phá Quân Thuỷ sinh hành cung là Mộc, tại Thân thì Phá Quân Thuỷ được hành cung sinh. Như vậy tại Thân Phá Quân giữ nguyên vẹn ảnh hưỡng hảm địa của nó, còn tại Dần thì bản chất hao tán có bị yếu đi vì sao đó sinh xuất cho cung nên hành khí bị hao tổn.
Tử Phủ miếu tại Dần Thân. Tại Dần thì hành cung khắc hành sao đưa đến hành khí của sao bị hao tổn. Tại Thân thì hành sao sinh hành cung nên hành sao bị tiết khí. Như vậy tại Dần, tính chất miếu địa của Tử Phủ phát huy yếu đi, sao bị không chế khả năng hoạt động, còn tại Thân thì hành sao bị suy tổn làm suy yếu khả năng hoạt động.
Phá Quân miếu địa tại Tí Ngọ. Tại Tí thì hành cung đồng hành với hành sao, tính chất miếu địa của sao hoàn toàn không thay đổi do hành khí của sao vẫn nguyên vẹn. Tại Ngọ thì hành sao sinh hành cung, tính chất miếu địa không phát huy trọn vẹn ảnh hưỡng vì hành sao bị hao tổn.
Phá Quân đắc tại Thìn Tuất, hành cung khắc hành sao, tính chất của sao bị suy giảm do hành sao bị suy yếụ
Vũ Phá đồng cung tại Tỵ Hợi và hảm địạ Tại Tỵ thì Vũ Khúc bị hành cung khắc, Phá Quân thì khắc hành cung, do đó hành của Vũ bị suy đi, còn tại Hợi thì Vũ sinh xuất cho cung, Phá Quân đồng hành. Do Vũ Khúc Kim sinh cho Phá Quân Thủy nên hành khí của Phá Quân tại Hợi mạnh hơn Phá Quân tại Tỵ. Ví dụ người Kim mệnh thì hưỡng mạnh sao Kim là Vũ Khúc. Nếu Mệnh cư Hợi thì sẻ bị hao tán tiền bạc bởi vì Vũ khuc là tài tinh, Phá Quân là hao tinh. Kim sanh Thuỷ đưa đến bản chất hao tán của Phá Quân càng tăng thêm. Phá Quân có hành khí mạnh thì sẻ hao nhiều hơn.
Thất Sát miếu tại Dần Thân. Tại Dần và Thân thì hành khí của Thất Sát đều nguyên vẹn. Mệnh Thổ cư Dần thì bị hành cung khắc, đồng thời hành Mệnh lại sinh xuất hành sao, Mệnh bị tiết khí. Như vậy thì Mệnh Thổ tuy vẫn hưỡng tính chất của Thất Sát nhưng không có lợi cho bản Mệnh, và Thất Sát ở đây lại càng thịnh vượng. Tại Thân thì Mệnh Thổ lại càng hao tán do sinh xuất hành cung và hành saọ Do hành khí của Thất Sát được hưng thịnh lên nên tính chất của Thất Sát ở đây phát huy mạnh mẽ hơn nhưng không đem lại ích lợi cho bản Mệnh, làm bản Mệnh tổn hại dễ bị lâm nguy khi vào hạn xấụ Trường hợp Mạng Mộc thì do Kim khắc Mộc, nếu Mệnh cư cung Dần thì ảnh hưỡng của Thất Sát vẫn nguyên vẹn nhưng đưa đến bất lợi cho Mệnh.
Trong tử vi còn có một sự hòa hợp hay đối kháng giữa các sao về tính chất, khác hẳn với sự sinh khắc về ngũ hành. Ví dụ:
Văn tinh thì nên gặp Văn tinh, gặp Võ tinh thì không có lợị Điều này cũng đúng vì con người nếu thuận một tính, hoặc thuần hậu ôn nhu, hoặc mạnh bạo cương quyết thìdễ thành công hơn người tính tình nữa nạc nữa mỡ. Bởi thế nên các bộ sao Văn tinh như Cơ Nguyệt Đồng Lương thì cần có các sao Văn tinh hỗ trợ cho nó như Xương Khúc, Khoa Bộ Sát Phá Liêm Tham thì cần các sao cứng cỏi mạnh bạo hổ trợ như Lục Sát Tinh đắc địạ Bộ Tử Phủ Vũ Tướng rất kỵ gặp Không Kiếp vì Không Kiếp là sao hung tinh đứng đầu phụ tinh, chủ nóng nãy làm liều, đi với Tử Phủ Vũ Tướng thì chỉ gây ra điều bất lành vì tính của Tử Phủ là thuần hậu ôn nhụ Điểm cần chú ý là sự đối kháng về tính chất thì quan trọng hơn sự sinh khắc về ngũ hành. Không Kiếp hành Hỏa đương nhiên sẻ tương sinh với Tử Phủ hành Thổ, nhưng khi đứng cùng với Tử Phủ lại làm xấu bộ Tử Phủ. Phá Quân sáng sủa nắm được Không Kiếp là do tính chất của nó là hung, đi với sao hung thì có lợị Phá Quân hành Thuỷ khắc được hành Hỏa của Không Kiếp khiến Không Kiếp bị thu phục. Thất Sát võ tinh mà đi với Xương Khúc văn tinh, hay đi với Đào Hồng thì chẳng ra gì. Ngược lại Nhật Nguyệt gặp Đào Hồng Hỉ Xương Khúc thì lại thêm tốt. Hơn nữa Hóa Khoa là đệ nhất giải thần vì chế hóa được các sao hành Hỏa như Không Kiếp Hỏa Linh, Kình Đà(hành Kim đới Hỏa). Tính tình của con người cũng thay đổi theo đại hạn. Mệnh Sát Phá Liêm Tham mà đại hạn gặp Cơ Nguyệt Đồng Lương thì tính tình trở nên mềm yếu, hay thay đổi, thiếu cương quyết thì làm sao mà phát mạnh được. Nếu đại hạn gặp sao Lục Sát Tinh đắc địa thì vì gặp sao cùng phe nên phát mạnh bạo là điều đương nhiên.
CHÚ Ý XEM XÉT NGŨ HÀNH BẢN MỆNH THEO MÙA
Xem hạn thì cần xem trước nhất. Tuy nhiên khi xem xong, điều xấu tốt nên cân nhắc gia giảm một chút trong bối cảnh của Mùa.
Mùa Xuân hành Mộc, Hạ hành Hỏa, Thu hành Kim, Đông hành Thuỷ, Tứ Quí hành Thổ. Khi xét thì cũng sử dụng nguyên tác xét sinh khắc ngũ hành giữa Mùa với hành bản Mệnh. Lấy ngũ hành bản Mệnh làm chủ để xét đoán.
Ví dụ mùa Xuân hành Mộc. Nếu thấy tai họa xãy ra vào mùa Xuân thì nếu là Mệnh Kim thì tai họa sẻ xãy ra chắc chắn, nhưng nếu thấy hành Mộc thì bản Mệnh cũng có phần được cứu giải một chút.
NHẬN ĐỊNH VỀ HÀNH CỦA MỆNH VÀ CỤC VÀ TƯƠNG QUAN XUNG KHẮC
Hành bản Mệnh là hành của năm sinh. Mọi năm tháng ngày giờ đều có hành của nó, và Tử Vi chọn hành của năm sinh làm hành bản Mệnh.
Hành của Cục là hành của tháng mà cung Mệnh được an trên là số. Ví dụ Mệnh an vào cung Dậu thì tháng Dậu là tháng 8. Tùy theo Can của năm, ta có thể tính toán được hành của tháng căn cứ vào nguyên tắc Ngũ Dần, và từ đó tính ra hành của Cục.
Trong tử vi người ta thường tính sinh khắc giữa hành của Bản Mệnh với hành của Cục, mà thực chất là tính sự sinh khắc giữa hành của năm và hành của tháng. Khi tính sinh khắc giữa hành của Năm và hành của Tháng, thì đương nhiên hành của năm phải được chọn làm gốc vì năm ấy hành khí đang thịnh nhất đứng vai trợ chủ đạo, hành tháng là phụ thuộc. Như vậy thì phải lấy hành Bản Mệnh làm gốc để tính toán.
Hành Mệnh và hành Cục đồng hành: cả hai hành đều được hưng vượng lên (Vượng) nên tốt.
Hành Cục sinh hành Mệnh: hành Mệnh được hưng thịnh lên (Tướng) nên tốt.
Hành Mệnh sinh hành Cục: hành Mệnh bị suy yếu (Hưu) trong đó hành Cục được hưng thịnh (Tướng) nên không tốt cho bản Mệnh, xấu.
Hành Mệnh khắc hành Cục: hành Mệnh bị giam cầm bó tay không hoạt động được (Tù) nhưng không có hại, trung bình.
Sự sinh khắc trên đây là sự sinh khắc của ngũ hành chính.
Nguồn Vietbao
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Minh Tuyết (##)
=> ## gửi tới bạn đọc công cụ coi ngày tốt xấu chuẩn xác theo Lịch vạn niên |
Lễ tắm Phật là nghi thức chính trong tháng Phật đản |
Trong lễ Phật đản, các Phật tử ăn chay và phóng sinh |
1. Trán lõm
Con gái có trán nhìn thẳng thì cân đối nhưng nhìn ngang thì hơi lõm là người thiếu quyết đoán, không có chủ kiến, ít nói, thường tự cô lập bản thân. Họ không có lập trường trong hôn nhân, tình yêu, bởi vậy dễ bị người khác điều khiển, đối phương nói một là một hai là hai nên nhiều khi bị tổn thương. Nhìn chung khi yêu, tuýp người này thường trở nên mù quáng, sẵn sàng làm tất cả vì đối phương.
2. Lông mày mảnh, mắt nhỏ
Người sở hữu lông mày mảnh và đôi mắt nhỏ thường nhu hòa, làm việc gì cũng từ tốn. Họ hướng nội, thích sự yên tĩnh. Khi yêu ai, họ luôn lấy kết hôn làm mục tiêu - kiểu người của gia đình, sẽ là người mẹ tốt, vợ hiền. Khi yêu họ luôn luôn hy sinh vì nửa kia, lấy nửa kia làm trung tâm thế giới của mình.
3. Tai mỏng, ít thịt
Người con gái tai không nhiều thịt, mềm, mỏng, trông bộ dáng có phần yếu đuố thường dễ bị đau yếu, thiếu tự tin, không có lập trường riêng, thiếu quyết đoán. Trong thế giới của họ, nửa kia chính là cả cả bầu trời và là trung tâm của mọi trung tâm.
4. Hàm trên nhô ra so với hàm dưới
Con gái có hàm trên nhô ra so với hàm dưới thường yếu đuối và tiêu cực, làm việc bị người khác hoặc những thứ xung quanh ảnh hưởng, đẽo cầy giữa đường. Thay vì tự lên kế hoạch, họ thích người khác sắp xếp rồi giao việc cho mình. Trong tình yêu họ có thể hy sinh hết mình vì nửa kia. Bởi vậy một khi rơi vào vòng xoáy của tình yêu, họ sẵn sàng thuận theo ý kiến của đối phương dù thật tâm họ không muốn như vậy.
Kunie (theo lnka)
ả.
Thứ tự tương khắc là: hoả khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả. Khi chọn ở nhà tầng nên chú ý: ngũ hành của nhà có tác dụng tương sinh và tương trợ cho ngũ hành của mệnh người ở trong nhà là cát. Ngược lại, có tác dụng tương khắc thì là xung. Nếu như ngũ hành con số tầng nhà tương sinh và tương trợ cho mệnh của chủ nhà là cát, ngược lại là xung. Mà ngũ hành của mênh chủ khắc với ngũ hành của số tầng nhà là trung hoà.
Có thầy phong thủy cho rằng, bạn có thể căn cứ vào năm sinh của mình để xác định tầng số của nhà, nguyên tắc cụ thể như sau:
Phàm là những người sinh vào các năm thuộc lợn và chuột bao gồm 1923, 1924, 1935, 1936, 1947, 1948, 1959, 1960, 1971, 1972, 1983, 1984, 1995, 1996, 2007, 2008 chọn ở nhà tầng 1, 4, 6, 9 là khá thích hợp, bao gồm các tầng 11, 14, 16, 19, 21, 24, 26, 29 v.v… trên cơ sở này suy ra các số phù hợp khác.
Những người sinh vào các năm thuộc trâu, rồng, dê, chó, bao gồm 1925, 1928, 1931, 1934, 1937, 1940, 1943, 1946, 1949, 1952, 1955, 1958, 1961, 1964, 2067, 2070, 1973, 1976, 1979, 1982, 1985, 1988, 1991, 1994, 1997, 2000, 2003, 2006 chọn ở nhà tầng 2, 5, 7, 10 là khá thích hợp.
Những người sinh vào các năm thuộc hổ và mèo, bao gồm 1926, 1927, 1938, 1939, 1950, 1951, 1962, 1963, 1974, 1975, 1986, 1987, 1998, 1999 chọn ở nhà tầng 1, 3, 6, 8 là khá thích hợp.
Những người sinh vào các năm thuộc rắn và ngựa, bao gồm 1929, 1930, 1941, 1942, 1953, 1954, 1965, 1966, 1977, 1978, 1989, 1990, 2001, 2002 chọn ở nhà tầng 2, 3, 7, 8 là khá thích hợp;
Nhừng người sinh vào các năm thuộc khỉ và gà, bao gồm 1920, 1921, 1932, 1933, 1944, 1945, 1956, 1957, 1968, 1969, 1980, 1981, 1992,1993, 2004, 2005 chọn ở nhà tầng 4, 5, 9, 10 là khá thích hợp;
Nhưng nếu người trong cùng một nhà nhưng có tướng mệnh khác nhau thì nên lấy chủ hộ hoặc người nắm tay hòm chìa khoá làm chính.
Hiện tượng: Lưng ghế sôpha không có chỗ dựa, khí trường vô cùng không ổn định, rất dễ dẫn đến tinh thần bất an, công tác, học hành không chuyên tâm.
Phương pháp hóa giải:Phương thức hóa giải triệt để nhất là điều chỉnh vị trí ghê sôpha chỉnh sao cho lưng ghế dựa vào tường. Nếu trong trường hợp không thể dịch chuyển vị trí thì sau lưng ghế có thể đặt 36 đồng tiền cổ để tạo thành một tường khí giúp ổn định khí trường.
Cách chọn đá phong thủy hợp tuổi |
Tháng 7 âm lịch không chỉ có ngày xá tội vong nhân, có ngày mở quỷ môn cho những linh hồn đã khuất được một lần trở về dương gian mà còn có lễ Vu Lan báo hiếu, lễ của những người con hướng về đấng sinh thành. Trong ngày này, tụng lên bài kinh Vu Lan, tưởng nhớ công đức cha mẹ và tự nhắc nhở bản thân về đạo làm con.
Lịch Sử Khoa Tử Vi
Tử-vi không phải là một khoa học độc lập, nó là kết tinh trong nhiều khoa học khác trong học thuật tư tưởng Á-châu. Người sáng lập ra không phải là Hy-Di tiên sinh. Ông chỉ là người kết hợp các khoa lại. Chính ông, ông cũng công nhận khoa này có trước ông. Ông chỉ là người bổ túc và đưa nó trở thành một khoa nổi tiếng.
Trong thập niên 1960 trở lại đây, VN ở hoàn cảnh chiến tranh, biến cố diễn ra liên miên. Hôm nay thế này, ngày mai bừng mắt dậy đã khác, nên khiến con người muốn tìm hiểu số mệnh mình bằng các khoa học huyền bí. Trong các khoa học huyền bí, thì khoa Tử-vi được coi là có nhiều tính chất khoa học, giải đoán được mọi sự kiện của cuộc đời và mở rộng. Bởi vậy khoa Tử-vi được nghiên cứu rất nhiều. Từ những người cao niên, học thức uyên thâm, tới những sinh viên học sinh, thi nhau tìm hiểu khoa này. Cho đến năm 1973-1975, một bán nguyệt san được xuất bản với tên Khoa Học Huyền Bí do ông Nguyễn Thanh Hoàng sáng lập và làm chủ nhiệm. Tạp chí này mang tên Khoa học huyền bí nhưng gần như là nơi quy tụ những kết quả của các nhà nghiên cứu Tử vi. Người yêu khoa Tử vi thì nhiều, mà sách vở ấn hành không được là bao. Tựu trung có các bộ sau đây :
- Tử-vi đẩu số tân biên của Vân Điền Thái Thứ Lang.
- Tử-vi áo bí của Hà Lạc Dã Phu.
- Tử-vi Hàm-số của Nguyễn Phát Lộc.
- Tử-vi đẩu số toàn thư của La Hồng Tiên do Vũ Tài Lục dịch nhưng chỉ có một phần ngắn.
Trong bốn bộ sách Tử-vi trên thì từ tính chất các sao, đến cách an sao, giải đoán hầu như quá khác biệt nhau, khiến cho người nghiên cứu không biết đâu là phải, đâu là trái, đâu là sự thật mà đi theo. Thậm chí có sách đi vào những chi tiết thần kỳ chí quái, hoang đường trái hẳn với khoa Tử-vi nguyên thủy, đó là bộ Tử vi Áo bí của Hà lạc Dã Phu.
Hiện (1977) khoa Tử-vi ở VN, bị coi là một khoa nhảm nhí bị cấm tuyệt. Tuy nhiên trong dân chúng, vẫn nghiên cứu, và các thầy Tử-vi vẫn đông khách. Tại hải ngoại, người Việt lại tiếp tục nghiên cứu khoa này, số người nghiên cứu hầu như đông đảo hơn hồi 1975 về trước nữa.
Lý do, khi tiếp xúc với văn minh cơ giới Âu-Mỹ không giải quyết được lẽ huyền bí của con người với vũ trụ. Hơn nữa khoa Tử-vi nhiều tính chất khoa học hơn các khoa chiêm tinh khác. Lý do thứ ba khiến khoa Tử-vi được nhiều người nghiên cứu là, khi ra ngoại quốc, người Việt không ít thì nhiều đều tìm cách học thêm. Học nhiều thì kiến thức rộng. Kiến thức càng rộng thì việc nghiên cứu càng sâu rộng hơn. Một vài nơi như Pháp, Canada, Úc, Hoa-kỳ, họ đã thành lập những hội nghiên cứu Tử-vi, hơn nữa có nhiều bạn trẻ dùng vi tính lập lá số, giải đoán lá số; thực là một điều đáng khuyến khích.
Tuy nhiên trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại, lấy đâu ra sách vở tài liệu để họ nghiên cứu ? Sách vở căn bản không có, rất dễ dàng đi đến sai lạc, khiến cho khoa Tử-vi bị mất giá trị, mà mất luôn sự tin tưởng và mất luôn ngày giờ của người nghiên cứu.
Bởi vậy chúng tôi mạo muội mở đầu cho phong trào, bằng một bài nghiên cứu về lịch sử khoa Tử-vi, để độc giả có một cái nhìn tổng quát, khiến nó không bị ngộ nhận là nhảm nhí và đồng hóa với những khoa huyền bí thiếu biện chứng khác.
Trong cuốn Luyện lí trí (1965) chương VII tôi đã đưa ra vài nhận xét về khoa Tử Vi và Tử bình rồi kết như sau : “Tôi không quả quyết rằng những khoa Tử vi, Tử bình hoàn toàn vô giá trị. Vì tôi đã thấy những trường hợp nó đúng một cách không phải là ngẫu nhiên.
Tôi lấy thí dụ một gia đình nọ gồm bốn anh em mà tôi được biết. (Chính là tôi và ba em tôi). Khi mới sanh, mỗi người đều có một lá số tử vi. Số đoán rằng một người con trai sẽ khá nhất, càng đi xa càng khá, một người con trai nữa sẽ chết yểu, một người con gái được nhờ chồng, một người nữa không được nhờ chồng mà được nhờ con. Hiện nay, sau nửa thế kỷ, tôi thấy những điều đó đều đúng mà đúng tới vậy thì không thể cho là ngẫu nhiên được. (…)
Tôi lại nghiệm thấy rằng coi qua những số của các bà con, bạn bè cũng có thể đoán ngay được mỗi người vào hạng nào trong xã hội, nghĩa là số tốt hay xấu. Mà những lời đoán đó phần nhiều đúng, đúng về đại cương, đúng một cách tương đối. Và vấn đề nhân sự, hoàn cảnh vẫn là quan trọng”. (trang 174-175).
Ngày nay (1980) tôi có thể nói thêm : lấy theo Tử vi thì 10 lá số chỉ đúng độ 6, 7 lá; những lá đúng đó, thì mười điều cũng chỉ đúng được 6, 7, càng đoán về tiểu tiết thì càng sai. So sánh ba khoa Tử vi, Tử bình, Hà lạc, tôi thấy :
– Tử vi cho con người chịu ảnh hưởng kết tụ của các vì sao (tinh đẩu), mà như vậy mọi việc đã an bài sẵn. Không thể cải được mệnh. Tử vi dùng trên trăm sao và có tới 12 cung : Mệnh (Thân), Thiên Di, Tài Bạch, Quan Lộc. Phúc Đức, Phụ Mẫu, Phu Thê, Tử Tức, Huynh Đệ… cho nên đoán được nhiều chi tiết : tính tình mỗi người, sang hèn, giàu nghèo ra sao, cha mẹ, vợ con, anh em, cả bạn bè, bệnh tật, mồ mả tổ tiên, nhà của, ruộng nương…, nhiều chi tiết hơn Tử bình và Hà lạc; có lẽ chính vì vậy mà nhiều người thích khoa đó; nhưng đi vào chi tiết thì dễ đúng mà cũng dễ sai; mà tâm lí chung của mọi người là để ý đến những điều đúng hơn là những điều sai, cho nên khoa đó được nhiều người tin là đúng.
Sự thực, theo tôi thì khoa Tử vi không hợp lý vì dùng âm lịch, mà âm lịch có tháng nhuận; gặp người sinh tháng nhuận thì đành phải coi thuộc về tháng trước hay tháng sau, như vậy hai người sinh cách nhau một tháng, người sinh trong tháng 6 chính chẳng hạn, người sinh tháng 6 nhuận, ngày giờ giống nhau thì số y hệt nhau : điều đó không chấp nhận được.
Khoa Tử Bình gọi năm, tháng, ngày, giờ bằng can chi hết; có 4 can, 4 chi, do đó gọi là bát tự (8 chữ). Không có tháng nhuận, vì dùng dương lịch (tính năm, tháng theo thời tiết) cho nên hợp lí hơn nhiều. Nó dùng luật ngũ hành tương sinh tương khắc và theo qui tắc cứ quân bình là tốt: hễ “hành” nào thiếu thì đi vào vận có hành đó hoặc có một hành sinh ra nó (ví dụ thiếu hỏa, di vận có hỏa hoặc có mộc sinh hỏa) mới tốt. Điều đó cũng hợp lý. Lại thêm nó dùng ít sao, ít có trường hợp sao này tương phản với sao khác, nên đoán ít sai. Nhưng chính vì ít sao, đoán được ít chi tiết, nên nhiều người không thích khoa đó.
Hà Lạc gọi là bát tự vì cũng gọi năm, tháng, ngày, giờ bằng can chi; nhưng khác hẳn Tử Bình ở chỗ đổi những can chi đó ra số Hà lạc, để lập thành một quẻ kép trong kinh Dịch, quẻ này biến thành một quẻ kép khác nữa, sau cùng cứ theo ý nghĩa của mỗi quẻ, mỗi hào trong kinh Dịch mà đoán vận mạng (mỗi hào âm là 6 năm, mỗi hào dương là 9 năm; còn Tử vi và Tử bình thì mỗi vận là 10 năm). Như vậy Hà lạc chỉ cho ta biết sơ về số mạng (giàu sang hay nghèo hèn, thọ hay yểu) và mỗi hạn 6 hay 9 năm tốt xấu ra sao, chứ không cho ta biết gì về gia cảnh, cha mẹ, vợ con… Sau mỗi hào có lời khuyên nên cư xử ra sao, tiến thoái, hành xử ra sao cho hợp với nghĩa tùy thời trong kinh Dịch.
So sánh ba khoa đó, tôi thấy Tử Vi thích hợp với đàn bà (?), họ muốn biết nhiều chi tiết; Tử Bình hợp lý, thích hợp với giới trí thức; Hà Lạc thích hợp với người học đạo cư xử ở đời. Ba khoa đó phương pháp đều huyền bí, rất khác nhau mà lạ lùng thay, kết quả nhiều khi giống nhau tới 7 phần 10.
Thí dụ trường hợp của tôi. Tôi sinh năm Tân Hợi, tháng 11, ngày 20, giờ Dậu (Tây lịch: 8-1-1912), bát tự là năm Tân Hợi, tháng Tân Sửu, ngày Quí Mùi, giờ Tân Dậu. Số Tử vi đoán tính tình, khả năng của tôi đúng, về phúc, thọ của tôi cũng đúng, về vợ con cũng đúng nữa; nhưng về cung quan lộc thì đúng một phần thôi, về đại hạn 43-52 tuổi thì sai nhiều.
Số Tử bình đoán đại khái cũng đúng gần như Tử vi, tuy ít chi tiết hơn, và riêng đại hạn 41-50 tuổi thì đúng hơn Tử vi.
Số Hà lạc cũng đoán rất đúng về đại hạn đó, còn về phúc, thọ, tư cách thì cũng giống Tử vi và Tử bình. Về gia đình tôi, Hà lạc không đoán, như tôi đã nói.
Ba khoa nguyên tắc khác hẳn nhau mà kết quả hợp với nhau như vậy thì đáng gọi là kỳ dị. Nhưng tôi cũng thấy mấy người trong họ hàng tôi số Tử vi, Tử bình khác nhau xa; và có khi gần hoàn toàn sai cả nữa. Vậy ba khoa đó bảo là vô căn cứ thì sai mà bảo là đáng tin hẳn thì cũng không được.
Tò mò đọc cho biết thì nên, bỏ trọn đời để nghiên cứu thì tôi e mất thì giờ mà chưa chắc đã phát kiến được gì. Cho nên tôi không muốn lấy số cho trẻ trong nhà. Và tôi cho cứ tận lực của mình là hơn cả. Nếu có số thì con người có khi cũng thắng được số. Tất cả các sách số đều khuyên vậy : “Tín mệnh bất tín lực, thất chi viễn hĩ” (Tin số mà không tin sức mình thì lầm lớn).
Vả lại người ta có thể sửa được số. Cổ nhân tin rằng số giàu mà mình không ham giàu, tránh giàu thì sẽ tăng tuổi thọ; số sang mà mình tránh sang thì được hưởng phúc nhiều hơn. Cổ nhân còn nói: “vận nước thắng vận người” (Quốc mạng thắng nhân mạng). Những lời đó đều đúng cả.
Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ (Pháp quốc)
Người sành tử vi, đều biết rõ mỗi lục thập hoa giáp có 518,000 dạng lá số (tạm gọi 518,000 lá số), nhân loại ngày nay khoảng 6 tỉ người (tức là cứ 12,000 người có chung một lá số, thế nhưng trong 12,000 cùng một lá số ấy có ai giống ai đâu ? Vẫn là 12,000 sứ mệnh khác nhau ! Điều này đã làm cho giới trí thức đâm ra bi quan và nghi ngờ giá trị xác thực của khoa nghiệm lý Tử vi. Thật ra, cổ nhân khi lập thành khoa lý học này, không phải để người ta dựa vào đó mà luận sự sang giàu, nghèo hèn mà muốn hệ thống hóa cái đặc loại (type) của con người, rồi do theo đó mà dạy dỗ, giáo dục từng đặc loại (theo các phương pháp riêng biệt, tỷ dụ dạy trẻ thông minh thần đồng thì dạy khác, dạy trẻ câm điếc lại cách khác nữa) sao cho tất cả mọi người cùng xứng đáng với nghĩa làm người !
Trải qua thời gian, khoa tử vi dần dần bị biến chất, hạ thấp thành phú đoán dị đoan (cốt xem vận mệnh, công danh, phú quí ra sao để trục lợi). Thuật đối nhân xử thế tiềm tàng trong mỗi lá số Tử vi, chính là cái tự do của con người (để sống hòa hợp với bao nhiêu phiền toái và ràng buộc của con người với tạo vật, tạm gọi là môi sinh). Vậy thì tử vi không là một kiểu định mệnh độc ác và bất khả chối từ đâu ! Người hiện đại, nhất là giới trí thức đều nghĩ không có định mệnh nào làm sẵn theo kiểu “nhất ẩm nhất trác giai do tiền định” cả, không thể có một tha lực nào bắt con người phải nô lệ cho một định mệnh !
Mỗi lá số tử vi có một cung cách chung cho 12,000 người, nhưng đồng thời lại có đủ 12,000 trình độ xử thế khác nhau (do con người chủ động cách suy nghĩ và cách hành động của bản thân), và từ đó phát sinh ra 12,000 cái sứ mệnh khác nhau, không ai giống ai (ví như một lớp học, tuy cùng một trình độ, có người hạng nhất, có người hạng trung bình và có người xếp hàng chót). Người khoa học là người chịu khó quan sát nhiều lần cái ngẫu nhiên giống nhau, mà qui nạp thành cái tất nhiên (gọi là qui luật). Cổ nhân (gồm nhiều thế kỷ xa xưa kinh nghiệm, tích lũy được) cũng làm theo hệ thống này mà tạo thành khoa nghiệm lý tử vi để hậu thế hiểu thêm giá trị sống ở đời (mà vừa thích nghi vừa chế ngự thiên nhiên, hoàn cảnh).
Mỗi lá số tử vi có một cấu trúc thật diệu kỳ (thật huyền ảo) của 14 chính tinh (chưa nói các phụ tinh khác), ta tạm chia làm ba cách phân bổ :
- Nhân cách là tính nhị hạp của Liêm với Lương, của Phá với Cơ, của Vũ với Nguyệt, của Nhật với Phủ, của Đồng với Tham
- Địa cách là tính xung đối của Phá với Tướng, của Sát với Phủ
- Thiên cách là cái tính hại của Tử với Cự, của Tướng với Cơ, của Nhật với Sát
Sự hình thành chặt chẽ các thế đứng của tinh đẩu vừa nêu ở trên (dù đóng ở bất cứ cung nào), chính là một cách ẩn tàng khuyên bảo người ta nên đối nhân xử kỷ sao cho xứng danh “Nhân linh ủ vạn vật”, từ đó nâng cao cuộc sống vật chất và nhân cách của bản thân (Nguyễn Du: Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều)…
…. một vị thứ xếp hạng riêng biệt trong 12,000 người cùng một lá số tử vi người này vẫn khác người kia. Mỗi lá số tử vi có cái thuận lợi riêng và cái bất lợi riêng của nó. Người sành tử vi biết số của mình, không phải là biết khi nào vào vòng thái tuế, lúc nào đáo vận thiên không, cái biết này chỉ là cái “dụng” tầm thường, quan trọng hơn là ta phải biết cái “thể” rõ rệt mà xử lý với đời như thế nào cho phải đạo. Nhân sinh quan của người thích tử vi có phần tích cực và lạc quan (chứ không chịu dị đoan, yếm thế đâu). Nhìn vào lá số của mình trong thiên bàn tử vi, suy gẫm về nhân cách (là các sao nhị hạp), ta thấy bàng bạc các lời khuyên bảo chí tình :
- Sống thanh bạch phải giữ cho được phẩm cách thanh cao, đấy mới là khó ở đời (Liêm trinh với Thiên lương)
- Muốn đổi cũ thay mới, phải biết cân nhắc, tính toán cẩn thận và khôn ngoan, không thể phủ định tất cả (Thiên cơ với Phá quân)
- Phải sống có tình cảm nhân hòa nhân ái, chứ không vì đồng tiền mà cô đơn, lẻ loi, ti tiện (Thái âm với Vũ khúc)
- Phú quí song toàn, có nghĩa khi sống ở địa vị sang cả phải có lòng nhân hậu trong sáng (Thái dương với Thiên phủ)
- Phải thành khẩn tu tâm, hối cải các lầm lỗi, để diệt bớt dục vọng, đừng tham lam mà chỉ trích chuyện canh cải sửa đổi hời hợt (Tham lang với Thiên đồng)
Suy gẫm về địa cách (các sao xung đối), rõ ràng là thuật xử thế :
- Lấy độc trị độc, cao nhân tất hữu cao nhân trị (Phá quân với Thiên tướng)
- Lấy đạo cương nhu mà dung nạp nhau, đạo đức kiềm chế bớt hung bạo (Thất sát với Thiên phủ)
- Suy gẫm về thiên cách (là tính hình hại của các tinh đẩu. Tỵ hại Dần, Ngọ hình hại Sửu) cho thấy lối chỉ dạy kinh nghiệm sống ở đời phải biết:
- Khi có địa vị cao sang, phải biết nghe lời phê phán. Sự bình phẩm của xã hội là cách tu sửa bản thân thêm chính đáng (Tử vi với Cự môn)
- Trí và Dũng không cân xứng là đau khổ, thiếu cái này là mất ngay cái kia (Thiên tướng với Thiên cơ)
- Quân tử khó chung đụng với tiểu nhân, dự trong sáng nghiêm túc không dung chứa tà mị vũ phu (Thái dương và Thất sát).
Nếu mỗi người chịu sống là làm theo “ẩn ngộ” trong cấu trúc của các chính diệu nêu trên thì rõ ràng là đã giúp mình tìm một vị thế riêng trong 12,000 người cùng một lá số tử vi.
Cụ Thiên Lương nêu cao hai chữ Tài, Thọ, để thế nhân hoán cải phần số của mình, thiết tưởng không bỏ qua cả những cơ cấu chặt chẽ của tinh đẩu hình hại, tinh đẩu đối cung và tinh đẩu nhị hạp (mà cụ Thiên Lương là người đầu tiên phát hiện rõ sự trạng này) để ta thấy rõ cái bản thể của ta hơn.
Đời người theo tình lý của khoa tử vi chỉ là một “project schematique”, không một tha lực nào độ mạng cho ta được, đời ta là do ta gây dựng mà thôi. Cái thú chơi tử vi là vậy đấy. Khoa nghiệm lý tử vi không có tà thuật gì cả. Nó chỉ là một khoa chứa đựng nhiều tinh túy nhân bản của người xưa, nói về đạo sống ở đời. Ta thuộc về một lá số nào, thì ta phải cố mà bảo trì phát huy cái thuận lợi chứa trong lá số của mình từ đó các tật xấu (hoa hại) sẽ bớt đi. Chẳng khác nào ta biết được cái ưu, cái nhược của cái xe ta đi, nương theo đó mà bảo trì, sửa chửa thì xe lâu hư lâu cũ! Vậy thì, không nên chê trách các lá số kiểu Thiên không, mà cũng không nên tôn sùng quá đáng các lá số Thái tuế ! Xe honda có mau hơn tốc độ, nhưng xe đạp vẫn giúp ích cho đời nghèo chứ ? Vấn đề là dựa vào cấu trúc nhân cách (tính nhị hạp) địa cách (tính xung đối) thiên cách (tính hình hại) trong tử vi mà xử thế với đời, hai chữ thiên tài, thiên thọ nghiêm túc duy trì chính là học làm người tốt lành trong xã hội tiến bộ.
Nhìn chung mọi lá số tuy chứa 12,000 người kỳ thật lại xếp hạng từ thứ nhất, thứ nhì tới thứ 12,000 cả thẩy 512,000 lá số cho ta đủ 6 tỉ người có vị thứ khác nhau (mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười), đấy là sự thật rõ ràng nhất !
Hoàn cảnh sống, dòng dõi, nền giáo dục được hấp thụ, tất cả đúc kết lại thành “môi sinh” để mỗi người tự vươn lên, do đó việc có cùng một lá số tử vi, mà không ai giống ai (kể cả việc anh em song sinh) là tất nhiên vậy thôi. Lại nữa, con người cũng là một thứ sinh vật (như bao sinh vật và vật chất khác) luôn biến dịch theo luật tuần hoàn của vật chất, nghĩa là cùng chịu những chi phối của môi sinh (đồng thời cũng tác động lại để cải biến môi sinh), nên dù ở loại lá số nào (và xếp hạng cao thấp trong mỗi lá số) vẫn phải theo qui luật của môi sinh để trường tồn (thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong, thiên ở đây là cái lý tất nhiên tối cao, chứ không phải là mô thức Thượng đế nào). Tỉ dụ như muôn loài động vật đêm tối thì đi ngủ, trời mưa gió thì tìm chỗ ẩn náu.
Cái vi diệu của cuộc sống xã hội là có rất nhiều cái lý tối cao chi phối con người, nên dù ở lá số nào, người ta vẫn làm theo cái lý tối cao ấy (hoặc bằng vật chất, hoặc bằng tư duy) rồi trong khi thi hành theo lý tối cao của môi sinh, ta lại thấy có các trật tự khác nhau (vẫn là khác nhau!) giữa người này với người kia. Chẳng khác nào việc ta cùng nắm trong tay nhiều hòn bi màu (là các lá số khác nhau) rồi cùng một động tác duy nhất là ném ra xa (do một lý tối cao chi phối), thử xem kết quả ra sao? Không hòn bi nào nằm ngang cùng một khoảng cách đến bàn tay ném ra cả !
Cái trật tự, do lý tối cao chi phối các hòn bi ấy vẫn có mức độ khác nhau. Vậy thì cùng một môi sinh hun đúc các lá số tử vi vẫn phát triển một cách khác nhau. Đời người có may mắn có họa hại, chẳng qua là do cung cách đối nhân xử thế của mỗi cá nhân không có tha lực (thần quyền) nào dẫn dắt chúng sanh đâu !
Tác động qua lại giữa bản thể của ta với môi sinh, chính là nguồn gốc của họa phúc. Khoa tử vi giúp ta thấy được bản thể (cái thể xác thực là lá số tử vi của ta đang thuộc về) rồi tùy ta (tự do tính) định liệu xử lý với ngoại cảnh (cái dụng chân thành). Thể và dụng là chuỗi dài quá trình sinh hóa của con người khác nhau giữa người với người là chính ở ta “sống với môi sinh” của ta như thế nào thôi.
Cái thú của khách mộ điệu tử vi không phải là làm việc “bất xuất hô tri thiên hạ”, không phải làm “thầy” để “bói” đời hẳn nhiên chỉ ở chỗ: “Bất khuy dữ kiến thiên đạo” (không sống thừa không sống thiếu là thấy cái lý cùng thông của tạo vật, trong đó có ta).
Toán học thuần lý cho rằng “Les elements des nombres sont les des choses”, thì khoa tử vi cũng vẫn nghiệm cái lý: làm chủ bản thân hòa hợp với xã hội khi nào ta biết rõ cái số của ta vậy.
GS Lê Trung Hưng
Nên giữ phòng khách gọn gàng và ngăn nắp |
Chớ nên treo sừng, đầu động vật trong phòng khách mà rước xui |
Treo tranh cát tường để vạn sự lành |
► Xem thêm: Những yếu tố phong thủy nhà ở ảnh hưởng đến tài vận gia đình bạn |
Tường sơn sọc vàng
Tường phòng bếp được sơn những đường màu vàng kết hợp với trắng giống như những tia nắng mặt trời. Các đường kẻ tăng dần về kích thước theo chiều từ dưới lên, tạo cảm giác như ngôi nhà được mở rộng về phía nóc. Đồ đạc làm bằng kim loại thanh mảnh, tạo không gian thoáng hơn.
Phòng ăn nữ tính
Những tấm gương lớn kết hợp với đồ đạc màu trắng giúp tối ưu hóa ánh sáng trong căn phòng. Kết hợp với đó là một chiếc đèn chùm lớn, có nhiều bóng và được treo thấp tạo ra sự sang trọng. Một dải ruy băng dài, diêm dúa móc vào đèn chùm làm tăng thêm sự mềm mại cho căn phòng. Sàn nhà với gỗ tối màu và chiếc bàn thanh lịch tạo thêm điểm nhấn cho phòng ăn.
Bàn ăn dài hơn bình thường
Một chiếc bàn gỗ thật dài đặt dọc phòng ăn, tạo ra một trục đối xứng chia đôi phòng ăn. Ghế băng cùng với ghế tựa là sự kết hợp hoàn hảo cho một phòng ăn không cần coi trọng quá yếu tố trang trọng. Tường gạch không được trát vữa, chỉ được phủ qua một lớp sơn trắng, treo trên đó là các đồ đạc cũ tạo ra sự mộc mạc, thân mật.
Tường sơn kẻ ngang
Các đường sơn tường kẻ ngang với nhiều màu sắc tạo không gian mềm mại cho phòng ăn. Các đường kẻ ngang này không được sơn một cách sắc nét như truyền thống mà giữa các vệt màu có sự giao thoa, hòa trộn màu sắc giống như những vệt sóng nước. Một chiếc bàn màu xanh thẫm đặt trên tấm thảm trải sàn có in họa tiết hình học, cùng với điểm nhấn là những chiếc ghế màu trắng tạo ra không gian tươi trẻ hơn.
Đèn treo độc đáo
Phòng ăn với gam màu chủ đạo là xanh nước biển, cùng với những chiếc đèn hình mũ treo thấp giống như những chiếc mũ của những chú hề tạo ra cảm giác vui nhộn. Bàn ghế kê trực tiếp trên sàn gỗ tạo cảm giác chắc chắn.
Tranh treo tường khổ lớn
Phòng ăn được trang trí đơn giản, chỉ với một bức vẽ lớn màu đen trắng trên chất liệu vải gắn cố định lên tường, cộng với đó là các đồ dùng có màu sắc tươi sáng. Tất cả những sự kết hợp này tạo ra vẻ cổ điển cho những căn phòng hiện đại.
Phòng ăn nhiều màu sắc
Tường phòng bếp với giấy dán tường nhiều hoa văn tạo sự tươi trẻ, giống như phong cách Moorish của Tây Ban Nha. Bàn ghế được sơn nhiều màu sắc để tránh nhàm chán. Một bức tranh đồng hồ quả lắc vẽ trực tiếp lên tường thể hiện sự yêu thích nghệ thuật của chủ nhà.
Không gian như ngoài trời
Tạo không gian phòng ăn như đang ở ngoài trời bằng cách dán lên tường các bức tranh về phong cảnh thiên nhiên. Các bức tranh này phủ kín các bức tường tạo ra không gian giống như đang ngồi tại một bữa tiệc ngoài trời.
Sử dụng vật dụng độc đáo tạo điểm nhấn
Sử dụng một chiếc ghế có kiểu dáng độc đáo và màu sắc sặc sỡ là điểm nhấn cho toàn bộ không gian phòng ăn. Một chiếc bàn gỗ mộc mạc và hai chiếc ghế băng kê hai bên, tất cả được đặt trên nền đá đem lại cho căn phòng cảm giác chắc chắn, vững chãi.
Sử dụng vật dụng hình khối
Phòng ăn trang trí với những vật dụng theo kiểu hình khối là phong cách quen thuộc của thập niên 1980 và chúng ta có thể sử dụng lại phong cách này. Tuy nhiên, ngày nay những vật dụng được thiết kế một cách góc cạnh hơn và được phủ lên các lớp màu hiện đại, trẻ trung hơn.
►Xem thêm: Ngũ hành tương sinh và những ảnh hưởng đến cuộc đời, vận mệnh |
Nếu em bé sinh năm Rắn, trước hết các bậc cha mẹ cần tìm hiểu đặc tính của con Rắn thì mới có thể hiểu được những điều tốt xấu trong tên họ.
Rắn thích sống nơi hang hốc, đầu có mào nên có thể đội mũ, khoác áo quần màu sắc, có thể nắm giữ quyền lực. Rắn có thể ăn thịt và ăn no. Rắn thích rừng cây. Rắn kết hợp với Trâu, Gà thành tam hợp, phối hợp với Ngựa, Dê thành tam hội cũng rất tốt. Tên đặt cho bé sinh năm Rắn mà phù hợp với các điều kiện sau thì mới là tên đẹp:
1. Nên có các bộ hoặc chữ như Khẩu (口), Mịch (冖), Miên (宀), Hộ (戶), Quảng (广), Môn (門). Vì Rắn thích sống nơi hang động, là chốn nương thân, có thể nghỉ ngơi, ngủ đông, được coi là căn nhà ấm áp.
2. Nên có bộ thủ Mộc (木) vì Rắn thích bò lên cây, có ý lên cao, có khả năng biến thành Rồng khi gặp thời, như là được đề bạt, thăng cấp lại được người đời tôn sùng.
3. Nên có các bộ hoặc chữ như Sam (彡), Hệ (系), Y (衣), Thị (示), Thái (采), Cân (巾), Sơ (疋), Kỷ (几) là những vật tượng trưng để chuyển hóa thành Rồng, tăng thêm sự cao quý, có ý lên cao, được người người tôn sùng.
4. Nên có các chữ hoặc bộ chữ có hình dạng con Rắn như Xước (辶, 辵), Dẫn (廴), Cung (弓), Kỷ (几), Tị (巳), Trùng (虫), Ấp (邑) là vật đồng loại, có cảm giác được gia tộc bảo vệ, quý nhân trong đời rất nhiều.
5. Nên có các bộ chữ Tâm (忄, 心), Nhục (月, 肉) vì Rắn ăn thịt, mà Tâm là loại thịt thượng đẳng, hàm ý cuộc đời được nhiều no ấm.
6. Nên có các chữ mang hình chữ Long như Thìn (辰), Bối (貝), Dân (民), Lộc (鹿)… ám chỉ Rắn nhỏ biến thành Rồng lớn, có khí phách đảm đương việc lớn, dễ được cấp trên đề bạt.
7. Nên có các chữ hoặc bộ thủ như Dậu (酉), Vũ (羽), Kê (雞), Sửu (丑), Sinh (生), Ngưu (牛) vì địa chi Tị-Dậu-Sửu là tam hợp, mang hàm ý trong cuộc đời có nhiều quý nhân phù trợ.
8. Nên có các chữ hoặc bộ thủ như Mã (馬), Ngọ (午), Dương (羊), Mùi (未) vì địa chi Tị Ngọ Mùi là tam hội, có sức mạnh tương trợ.
Ngoài ra, cũng cần tìm hiểu Rắn không thích gì thì mới hiểu được tên họ tốt xấu ra sao. Người cầm tinh con Rắn không nên đặt các tên có chữ Nhân (亻,人) vì người gặp rắn hay sợ hãi, bất an. Rắn cũng không ăn ngũ cốc, hoa màu. Rắn đi với Hổ thì thành tương hại, đi với Lợn thành lục xung. Rắn gặp mặt trời thì sợ nóng quá. Nếu tên có chữ biểu thị vũ khí cũng không nên, vì sẽ gây sát thương. Nếu tên đặt mà phạm phải các yếu tố trên thì sẽ coi là phá cách, không có lợi cho số mệnh.
1. Cần tránh có bộ chữ Thảo (艸) vì tục ngữ có câu “đánh rắn động cỏ”. Rắn có thể chui rúc trong bụi cỏ, tuy có không gian để hoạt động nhưng dễ bị người ta phát hiện, dễ phải chịu mưa dập gió vùi, vô cùng vất vả.
2. Cần tránh các chữ hoặc bộ thủ như Thủy (水), Tí (子) vì địa chi Rắn thuộc hành Hỏa, nếu gặp các chữ có hành Thủy thì sẽ phạm vào thủy hỏa tương khắc, cuộc đời hay bị giày vò.
3. Cần tránh các chữ hoặc bộ thủ như Hợi (亥), Thỉ (豕) vì địa chi Rắn và Lợn đối xung, cuộc đời hay gặp những kẻ không ưa. Trong thực tế thì lợn vớ phải rắn thì nhai rau ráu.
4. Cần tránh dùng các chữ hoặc bộ thủ như Hổ (虎), Cấn (艮), Dần (寅), Thân (申), Viên (袁) vì Dần-Tị-Thân là tương hình hại, trong cuộc đời gặp toàn những kẻ không ưa.
5. Cần tránh bộ thủ Nhật (日) vì Rắn là động vật máu lạnh, sợ mặt trời quá nóng. Phần lớn Rắn đều thích sống trong hang động, bóng râm, rất ít khi lộ mình dưới ánh nắng mặt trời. Cho nên nếu rắn gặp mặt trời cũng tựa như là gặp ai cũng bị người ta ghét.
6. Cần tránh bộ chữ Nhân (亻,人), vì Rắn không thích chạm trán với người, người cũng là kẻ thù số một của Rắn. Loài người còn coi Rắn là biểu tượng của tà ác, nhìn thấy là đánh đuổi, cũng hàm ý rằng có rất nhiều tiểu nhân.
7. Cần tránh các chữ biểu thị ngũ cốc, hoa màu, đồ chay như Đậu (豆), Mễ (米), Hòa (禾) vì rắn là động vật ăn thịt, thích các món thịt như ếch, nhái…Đặc biệt là kỵ chữ Đậu (豆), nếu phạm phải thì ám chỉ người đó có nội tâm không chịu thua, tính khí ngang tàng, lại có cảm giác mất mát vì tuy là có đồ ăn nhưng lại không phải là thứ mình thích ăn hoặc không ăn được.
8. Cần tránh các bộ chữ hoặc chữ như Nghệ (乂), Nhập (入), Nhi (ㄦ), Bát (八) vì các nét này tựa như vẽ rắn thêm chân, làm ra những động tác thừa, tạo cảm giác làm việc rề rề, làm nhiều công ít.
Cần lưu ý thêm là, các chữ và bộ chữ nói trên chỉ có ý nghĩa tham khảo nhất định. Để chọn được tên hay tên đẹp còn cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nữa như âm dương, ngũ hành, âm vận…chứ không đơn giản chỉ vận dụng yếu tố con giáp vào đặt tên, đổi tên.
Nói chung, người Á Đông tuy là giống da vàng, nhưng trong thực tế, trong cái vàng tổng quát đó, ta vẫn phân biệt được sắc ngăm đen như Trương Phi, sắc trắng ngà, sắc hung hung đỏ như mặt Quan Công, sắc hơi mét xanh như Đơn Hùng Tín, trong truyện cổ của người Trung Hoa.
Về vị trí quan sát, tuy nói tổng quát là làn da, nhưng trong tướng học khi nói đến sắc da, người ta chú ý nhất đến da mặt, chỗ sắc dễ thấy nhất, còn các phần khác của cơ thể không mấy quan trọng.
b ) Màu sắc của từng bộ vị trên khuôn mặt hoặc thân thể
Trên cùng một khuôn mặt hay cùng một thân thể của một cá nhân ta thấy có nhiều loại màu đơn thuần khác nhau :
-Màu hồng, màu hơi thâm đen của môi, của các chỉ tay, của vành tai
-Màu đen hoặc hung hung của râu tóc, lông mày
-Màu trắng của lòng trắng mắt, màu nâu ( ta thường gọi là đen của tròng đen )
-Màu đỏ của các tia màu mắt ….
c ) Sự đậm lạt của từng loại màu
Cùng một loại màu, chẳng hạn như da mặt hay làn môi ta thấy có môi hồng lạt, hồng đậm, hồng phương trắng. Cùng một loại da trắng, ta thấy có người trắng hồng, trắng xanh, trắng ngà. Tóm lại, sự đậm lạt của màu cùng là một thành tố của ý niệm sắc trong tướng học không thể bỏ qua được.
d ) Phẩm chất của từng loại màu đơn thuần
Cùng một màu hồng của môi, của cặp má, nhưng ta thấy có người môi khô, có người môi mọng, có người sắc da hồng nhuận, có người da khô trông như vỏ cây hết nhựa.
Ngoài màu đơn thuần, ta còn có những màu phức hợp do nhiều màu đơn thuần hợp thành. Lãnh vực của chúng cũng đồng một khuôn khổ như các lãnh vực của các đơn sắc.
Sau hết, trên khuôn mặt của một cá nhân, dù màu đơn thuần hay mau phức hợp, chúng có thể biến đổi từ màu này sang màu khác, hoặc về phẩm chất, về độ đệm lạt, về thành phần cấu tạo ( đối với các loại màu phức tạp ) qua thời gian. Chẳng màu da trắng của một người có thể sau một thời gian biến sang hồng hay xanh xám: tóc có thể từ đen mướt đến hung đỏ; cặp mắt trong xanh và là môi tươi thắm có thể vì một lý do bệnh nào đó mà biến thành cặp mắt trắng đã làn môi thâm sì.
Tóm lại, khi nói đến sắc trong tướng học là ta nói đến màu của các loại da, màu của các bộ vị, độ đậm lạt, phẩm chất, sự phối hợp các màu đơn thuần thành các màu phức hợp, sự biến thiên của màu trên con người từ khu vực này sang khu vực khác, từ thời gian này sang thời gian khác. Nghiên cứu về sắc tức là nghiên cứu về tất cả mọi trạng thái của các lãnh vực nói trên, đi từ tổng quát tới chi tiết, từ chỗ đơn thuần tới chỗ phức tạp. Đôi khi quan sát bằng thị giác chưa đủ, người ta còn phải vận dụng đến cả trực giác bén nhạy thiên phú nữa, nhất là trong lãnh vực quan sát phẩm chất và độ đậm lạt của màu sắc ở từng bộ vị trên con người.
II - CÁC LOẠI SẮC TRONG TƯỚNG HỌC
Nói đến sắc tức là nói đến màu, nhưng ở đây nặng nề về phần màu của da trên khuôn mặt. Tướng học Á đông phân ra bảy loại đơn sắc:
- màu đỏ - màu xanh - màu vàng - màu hồng - màu trắng - màu tía - màu đen
Ba màu Đỏ, Hồng, Tía được tướng học Ngũ hành hoá thành ra hỏa sắc là màu chính thức của ba tháng hè, là màu da căn bản của loại người hình Hoả trong phép phân loại Ngũ hành hình tướng.
Màu xanh thuộc Mộc, là màu sắc chính của ba tháng mùa xuân màu da căn bản của loại người hình Mộc.
Màu trắng thuộc Kim là màu sắc tượng trưng cho ba tháng mùa thu là màu da căn bản của người hình Kim.
Màu đen thuộc thuỷ là màu sắc thuộc về mùa đông là màu da chính cách của loại người hình Thủy.
Sau cùng, màu vàng thuộc thổ, là màu sắc tượng trưng an lan quanh năm, là màu da căn bản của loại người hình Thổ.
a ) Ý nghĩa của từng loại màu trên con người
Theo sự kinh nghiệm tích luỹ lâu đời của cổ nhân, người ta thấy thông thường mỗi một màu xuất hiện bất chợt trên các bộ vị của một cá nhân có một ý nghĩa riêng biệt như sau:
-Màu xanh chỉ về lo lắng, kính hiểm, tật ách, trở ngại, tiểu nhân, nhục nhã
-Màu đỏ chỉ khẩu thiệt thị phi, quan tụng,tù ngục phá tà , tật bệnh, hung tai
-Màu đen chỉ thuỷ ách, hao phá, mất chức, chết chóc
-Màu trắng chỉ hình khắc, hiếu phục, tật bệnh
-Màu hồng ( và đôi khi màu Tía ) chỉ về các sự ngẫu nhiên đắc tài, đắc lợi, may mắn ngoài ý liệu
-Màu vàng chỉ vui vẻ, tài lộc thăng tiến, bình an may mắn
Tuy vậy, các ý nghĩa trên không phải là định lệ bất di bất dịch, trong thực tế, việc phân định và giải đoán ý nghĩa của sắc vô cùng phức tạp vì mỗi loại sắc có liên hệ xa gần chằng chịt với nhiều dữ kiện khác. Sách Quy giám đã từng nói “ vui buồn, may rủi đều có thể hiện lên khuôn mặt qua khí sắc".
Sắc phân ra lớn nhỏ, dài ngắn, rộng hẹp, tuỳ thời cải biến hoặc xấu hoặc tốt, hoặc khô hoặc nhuận. Khởi nguyên của khí ở Ngũ tạng, sắc bắt nguồn từ khí, ban ngày hiện ra ở ngoài. Cái dụng của sắc còn tùy theo thời gian, khí hậu. Sắc hiện ra có khi lớn như sợi tóc nhỏ như sợi lông con tằm, dài như sợi lông ngắn như chiều dài hạt tấm. Thế cảu sắc có thịnh có suy. Cho nên cần phải phối hợp thời gian, khí hậu và Ngũ hành mà quan sát. Trong các loại sắc, sắc đỏ rất khó quan sát cho chính xác, hoặc do nội trạng, hỏa vượng mà mặt đỏ, hoặc do đột nhiên cảm cúm mà mặt đỏ, hoặc do uất ức mà mặt đỏ, hoặc uống rượu mà mặt đỏ. Chỉ đỏ sắc tự nhiên thiên bẩm hặoc vô bệnh tật mà phát sinh ra mới thực là sắc đỏ của tướng học. Về thời gian, ít ra nó phải xuất hiện rõ rệt ở một bộ vị nhất định cả ngày mới có thể lấy làm căn cứ mà đoán tật bệnh cát hung quan sự gia vận.
Nói tóm lại, biết ý nghĩa đặc thù của từng loại sắc chưa đủ để đoán mà còn phải lồng được ý nghĩa đơn độc của nó vào một khung cảnh tổng quát bao gồm các yếu tố sau đây để tìm ra ý nghĩa kết hợp của nó :
- Sự lớn rộng hay hẹp của một khu vực xuất hiện sắc
- Tính cách thanh trọc của sắc
- Hư sắc hay thực sắc
-Bộ vị xuất hiện
-Phối hợp hay không với màu da tổng quát căn bản của từng loại người ( Ngũ hành hình tướng )
-Phối hợp hay không phối hợp với màu sắc từng mùa
-Rõ ràng hay mờ ảo, thường trực hay bất chợt
-Đơn thuần hay tạp sắc …
Chẳng hạn màu đen, tuỳ theo định nghĩa thông dụng là một màu xấu nhưng nếu thấy xuất hiện ở người hình Thủy trong ba tháng mùa đông mà đặc biệt lại ở Địa các, với sắc thái tươi bóng lại là một màu tốt đặc biệt chủ về khang kiện và phát tài.
Màu đỏ, tuy là màu chỉ về thị phi, quan tụng nhưng nếu ởn gười hình Kim trong ba tháng hè, sắc tươi tắn không hỗn tạp. Nếu vẫn ở cá nhân trên mà trong đỏ lại pha lẫn đen thành màu huyết dụ thì lại chủ về hung hiểm khó tránh: pha lẫn màu xanh hay vàng mà lại là thanh sắc thì tuy tai ương vẫn có nhưng mức độ nguy hại giảm thiếu tới tối đa, rốt cuộc không có gì đáng ngại. Từ đó, ta có thể áp dụng lối suy luận trên vào các màu khác.
b ) Quy tắc tổng quát về cách đoán sắc
Trong phép đoán sắc ta không cần quá câu nệ vào ý nghĩa riêng rẽ của từng màu mà cần phải để ý đến ý nghĩa kết hợp của nó trong một bối cảnh chung.
Ngoài các yếu tố kể trên, ta còn phải phân biệt một vài điểm quan trọng trước khi lưu ý đến ý nghĩa của từng loại sắc. Đó là :
1 - Hư sắc và thực sắc
Hư sắc là trường hợp sắc và khí không tương hợp, chỉ có sắc hiện ra ở ngoài da, mà phía dưới da không có khí. Để hiểu ta có thể ví hư sắc với vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớp da cây, thành ra nhìn vào vết đó trên thân cây, ta không thể biết được chất nhựa chu lưu dưới lớp vỏ cây ra sao. Trường hợp này cũng còn gọi là hữu sắc vô khí.
Trái lại, thực sắc là màu da thực sự của vỏ cây, nó phản ảnh trung thực chất nhựa cây chu lưu ở dưới lớp vỏ cây. Tùy theo chất nhựa sung mãn hay khiếm hụt, màu sắc của vỏ cũng biến chuyển theo.
Trong tướng học chỉ có thực sắc mới đáng lưu tâm còn hư sắc không đáng kể.
2 - Vương sắc, trệ sắc, hoại sắc
Bất cứ loại thực sắc nào dù đơn thuần hay phức hợp cũng đều có thể ở vào một trong ba trạng thái trên.
*Vương sắc : màu thuộc loại chính cách, sáng sủa, phân phối đều khắp bộ vị quan sát, phù hợp với thời gian tối thuận của nó. Vượng sắc đắc cách phù hợp với từng loại hình tướng là dấu hiệu tốt.
*Trệ sắc : Màu xuất hiện đúng chỗ, đúng lúc, nhưng phẩm chất xấu hặoc phân phối không đều đặn (hoặc lốm đốm, hoặc chỗ đậm chỗ nhạt).
Trong tướng học, nói đến vượng sắc cách và trệ sắc là người ta chú ý đến màu sắc chính yếu trên khuôn mặt hoặc các bộ vị chính yếu.
Như danh xưng của nó , trễ sắc chủ về các sự bất tường tiềm ẩn sắp bộc phát
-Kim trệ : Da mặt hiện ra sắc trắng bệch và khô như mặt đất bị mốc là đềim báo trước vẽ sự cùng khốn, ngưng trệ về của cải.
Mộc trễ : Khuôn mặt xanh xao, u ám chủ về tật bệnh, tai họa .
Thuỷ trệ : Toàn thể các bộ vị chính trên mặt, nhất là hai tai mờ ảo như khói ám là dấu hiệu tiềm ẩn chủ về quan trung thị phi.
-Hỏa trệ : Mặt nổi màu đỏ trông khô héo là điểm hao tổn tiền bạc.
-Thổ trệ : Màu da mặt vàng lốm đốm không đều, không sáng như màu nghệ khô là triệu chứng nội tạng bệnh hoạn, công việc khó thành.
*Hoại sắc: Xuất hiện trái thời gian, sai bộ vị hoặc pha trộn nhiều màu sắc tương khắc.
1) Nhân tướng học & tiên liệu vận mạng
2) Ứng dụng Nhân tướng học vào việc xử thế
3) Tướng Phát Đạt
4) Tướng Phá Bại
5) Thọ, Yểu qua tướng người
6) Đoán tướng tiểu nhi
7) Phu Luân về tướng Phụ nữ
8) 36 tướng hình khắc
9) Những tướng cách phụ nữ
10) Nguyên lý Âm Dương Ngũ hành
11) Ứng dụng của Âm Dương trong Tướng Học
12) Tương quan giữa Sắc và con người
13) Ý niệm Sắc trong tướng học Á Đông
14) Bàn tay và tính tình
15) Quan điểm của Phật giáo về vấn đề xem Tử Vi - Bói Toán
(Trích Lược Tử Vi :Tuổi Mùi, năm nay số mệnh ra sao? 12 Con Giáp và những đặc tính)