Thiên, địa, nhân là sự thể nghiệm vũtrụ trong hệ thống lớn. Với tư cách là một hiện tượng, văn hóa kết tinh cao độsự thể nghiệm của người sáng tạo vănhóa. Nó là sự khái quát và tổng kết về thế giới nhân thể đầy sinh mệnh.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Thể nghiệm là gì ? Khi ta nói “Tôi đau khổ”, “Tôi sung sướng”... thì điều muốn diễn đạt là một cảm giác có thật, cũng là diễn đạt một loại thể nghiệm, trần thuật lại một loại thể nghiệm. Còn vô số điều khó mà diễn đạt được bằng lời, chẳng hạn như “Chiêm bao” là sự trầm tích từ đáy lòng về một thế giới đa dạng, nhiều sắc thái, đầy sáng tạo. Mỗi vùng, mỗi đất nước đều có nền văn hóa với những hạt nhân khác nhau. “Trời” có thể nói là hạt nhân của văn hóa Trung Hoa . Không biết “ Trời” thì cũng không thể hiểu, hoặc không cảm nhận được sự thể nghiệm này.
Nhưng đây là khái niệm “Trời” có lịch sử. Sự ra đời của Văn hóa nhà Chu giữa giao thời An – Chu, hạt nhân của nó là “Lấy Trời làm trên hết, lấy đức làm gốc”. Nó được hun đúc qua các thời Chiến Quốc, Tần Hán và đã có những biến đổi to lớn. Nếu nói Trời của người đời Chu được hiện ra thành hệ thống lớn thiên hạ thì Trời ở thời Chiên Quốc, Tần Hán lại hiện thành hệ thống lớn thiên, địa, nhân.
Toàn bộ sự hiển hiện của thể nghiệm này là sự tiêu giảm, tăng trưởng của âm dương, tượng vận hành của năm khí. Đạo gia gọi đoa là “ Đạo”, lý học gọi đó “Lý”, Đồng Trọng Thư gọi đó là “ Trời”. Đương nhiên đạo, lý, Trời đều là sự xạ ảnh, mô phỏng, tượng trưng ra bên ngoài của sự thể nghiệm vũ trụ đó. Còn âm dương, ngũ hành là hệ thống công cụ để biễu diễn sự thể nghiệm đó.
Âm dương và ngũ hành đều khởi nguồn từ sự thể nghiệm sinh mệnh được tuôn trào ra từ tâm linh của người Trung Quốc cổ. Khác với sự thể nghiệm chân thực, ở đây là sự thể nghiệm mô phỏng, tượng trưng ẩn dụ.
Như mộng, theo dạng đặc biệt này mà nói: mộng cảnh là tượng, mộng ý là thể nghiệm. Về căn bản mà nói: sự thể nghiệm bị con người ngày nay xem là “ thần bí” đó không thể dùng lời nói và logic để truyền lại mà chỉ có thể tự mình “ cảm nhận”. Nhưng trải qua sự thể nghiệm trời, đất, vạn vật hòa quyện với nhau làm một và khi sự thể nghiệm đó đã “phát hiện” được cách biểu đạt thích hợp thì tự nhiên nó được giải thích bằng lời, bằng văn một cách sinh động. Sáng tạo là “thiên tích” (trời cho), tức là từ “tượng” mà toát thành lời. Giống như nghệ thuật tạo hình là phương thức thể nghiệm không diễn đạt được thành lời còn nhiều, còn phong phú hơn cả những cái đã được diễn đạt bằng lời. Chữ Hán không có sự lặp lại một cách máy móc như các loại chữ khác mà ưu tạo hình của nó chính là kết tinh của phương thức biểu đạt sự kết hợp giữa sự thể nghiệm của con người đối với thế giới chung quanh cộng thêm ngôn ngữ. Âm dương, ngũ hành đã mượn cái công năng vượt khỏi ngôn ngữ trong Hán tự, nó là hệ thống ngôn ngữ để biểu diễn sự thể nghiệm về vũ trụ, song nó vẫn chưa diễn đạt hết những ý cảnh không nói được bằng lời đó.
Nếu nói âm dương, ngũ hành là cái giá, cái khuynh, vậy thì chỉ có xuyên qua nó mới có thể ngầm hiểu được thế giới ẩn tàng trong đó, mới có thể nắm được cái thế giới mà người xưa sống trong đó. Cho nên nói, ta muốn thông qua âm dương, ngũ hành để học các dạng kỹ thuật, thuật số thì trước hết phải hiểu rõ tính chất của : kim, mộc, thủy, hỏa, thổ mà người đời xưa đã thể nghiệm. Tức là dùng một hệ thống khái niệm và một tự tính toán tối giản để cố gắng diễn đạt một tư tưởng hết sức hòan chỉnh và phong phú. Quan niệm về âm dương và ngũ hành được bắt nguồn không phải từ văn hoá đời Chu. Từ thời Tần Hán, học thuyết âm dương, ngũ hành đã bắt đầu trở thành hệ thống biểu diễn được quán triệt trong mọi lãnh vực. “Lã thị xuân thu” được hình thành ở miền đất phía Tần đã cụ thể hoá một bước thuyết âm dương, ngũ hành vốn đã được lưu truyền rất rộng rãi, rất thịnh hành thời đó. Trong “ Thập nhị kỷ” đã miêu tả trong một năm, các thiên tượng, khí tượng, vật tượng tương ứng với sự vận động của năm khí và lấy đó làm căn cứ để chế dịnh ra luật lệnh vũ trụ của mười hai tháng trong một năm.
“Lệnh tháng” là dùng ngũ hành và âm dương để miêu tả lại sự cảm thụ đối với sự thay đổi thời tiết của các mùa. Đến giữa đời Tây Hán hai học thuyết âm dương và ngũ hành đã kết hợp lại với nhau và dần dần được thừa nhận là một hệ thống biễu diễn chung. Trong hệ thống khái niệm mà học thuyết âm dương ngũ hành biểu diễn này, vũ trụ là một bức tranh trong đó trời đất, vạn vật hòa quyện với nhau, cảm ứng lẫn nhau, xâm nhập lẫn nhau “khiến cho con người vừa bị ràng buộc, vừa sợ hãi”. Con người sống trong thế giới đó “thuận theo thì tốt, nếu làm ngược lại, không chết thì cũng gặp tai hoạ”. Người hòan thành cuối cùng của hệ thống biểu diễn này là “Chuẩn nam tử” và Đổng Trọng Thư. Họ tuy phân biệt đại biểu cho hai truyền thống lớn là Đạo gia và Nho gia, nhưng cùng đưa ra một hệ thống quan niêm, cùng sử dụng một hệ biểu diễn ( âm dương, ngũ hành), cùng có một phẩm chất tinh thần như nhau. Trong hệ thống văn hóa Trung Quốc cổ, tuy hai người ở những tầng thư và lĩnh vực khác nhau, nhưng lại xác lập cho nhau, bổ trợ cho nhau, thống nhất làm một. Nền văn hóa Trung Quốc luôn lấy “hệ thống lớn” làm đạo.
Đạo này không phải là “hệ thống lớn thiên hạ” gồm hai chiều không gian mà các nhà Nho, Pháp đời Tần trước đây truy tìm mà là “ Hệ thống lớn: cổ, kim, thiên, địa, nhân”, lập thể và thời gian gồm bốn chiều lấy âm dương và ngũ hành làm biểu tượng. Nho, Đạo, Mặc, Danh, Pháp gia đều tìm thấy vị trí của mình trong hệ thống này. Âm dương, ngũ hành là từ thời Tần Hán về sau, người Trung Quốc sống trong thế giới lập pháp chế định ra, là nhân tố thống triệt trong mọi lĩnh vực văn hóa khác và hình thành nên văn hoá Trung Quốc ngày nay.
“Người” là con người có gốc ở trời. Về bản chất Trời là cái gì đó không thể nói được bằng lời, nhưng trời thông qua âm dương và ngũ hành để thể hiện. Con người thông qua hiểu rõ âm dương, phân biệt ngũ hành để có thể hiểu được chí trời, đạo trời. Thực tế là con người lấy âm dương, ngũ hành để miêu tả lại sự thể nghiệm đối với trời. Người là con người có gốc ở trời. Đổng Trọng Thư qua “Thái cực đồ thuyết” nói rõ: âm dương, ngũ hành đều ra đời từ Thái cực. Thái cực là chỉ “năm khí phân bố”, “hai khí giao cảm”, tức là muốn nói âm dương, ngũ hành đều là khí.
Con người là tú khí của âm dương ngũ hành nên cao quý nhất trong vạn vật. Con người là vật quý nhất trong vũ trụ, vì hình thể của con người là do thiên số hóa thành; khí huyết của con người là do thiên khí hóa thành; đức hạnh của con người”. Vì trời là tổ của vạn vật, con người được thụ mệnh của Trời trong hệ thống lớn, do đó con người phải hành động thuận với lẽ trời, không được làm ngược lại.
Con người vì sao lại có mệnh vận ? Cái quan trọng nhất của con người là mệnh vận. Điều mà con người thể nghiệm sâu sắc nhất là mệnh vận. Cái khó nhất, mơ hồ nhất của con người thể nghiệm về thế giới cũng là mệnh vận. Mệnh vận mà chúng ta nói không phải là một lực lượng siêu tự nhiên, siêu nhân nào khác nằm bên ngoài hoặc từ bên ngoài đến, mà thực chất là một loại thể nghiệm. Cái gọi là “thần của mệnh vận”, “lực của mệnh vận” chẳng qua là sản vật được thể hiện ra bên ngoài của sự thể nghiệm về mệnh vận. Mệnh vận tồn tại khắp mọi nơi, mọi lúc. Tất cả mọi cảm thụ, mọi hoạt động, mọi sự sáng tạo của con người đều lấp lánh ánh sáng của sự thể nghiệm về vận mệnh. Mệnh vận với tư cách là một dạng thể nghiệm, rất khó nói bằng lời, căn bản không thể tìm ra được một định nghĩa ngắn gọn thích hợp. Mênh vận tuy có thể biết được, nhưng là vô hình, muốn nói rõ về nó thì trước hế phải thể hiện nó bằng hình tượng. Sự thể nghiệm hệ thống lớn thiên, địa, nhân là lấy tượng âm dương, ngũ hành để diễn đạt.
Sự biến đổi của thiên tượng là ở sự biến đổi của âm dương ngũ hành. Sự biến đổi của âm dương, ngũ hành bắt nguồn ở sự biến mất của người hay sự việc. Cho nên nói: sự biến mất của người hay sự việc và sự biến đổi của thiên tượng là đều do cảm ứng của âm dương, ngũ hành mà ra. Mệnh của con người thể hiện sự “biến đổi” của vũ trụ, cũng tức là sự thể nghiệm một trạng thái nhất định nào đó trong quá trình biến dịch của vũ trụ. Con người tàng chứa toàn bộ “thông tinh” của những trạng thái này. Điều đó được gọi là “bẩm sinh”. Những “thông tin” của trạng thái vũ trụ được biểu tượng bởi âm dương, ngũ hành. Người ta dùng can, chỉ để biểu thị nó. Nhưng sự biến đổi khác nhau của vũ trụ, mệnh sẽ biểu hiện thành những vận khác nhau. Vì vậy mới có từ gọi là mệnh vận. Mệnh là một trạng thái vũ trụ nhất định nào đó cố kết lại, còn vận là những cảnh ngộ gặp phải trong trạng thái vũ trụ khong ngừng lưu biến.
Âm dương, ngũ hành là khí. Mệnh vận mà nó biểu hiện được hiển hiện thành những khí có cấu thành bởi các “thành phần” khác nhau. Đối với mỗi người mà nói, vì phân lượng khó bẩm sinh thụ đắc khác nhau nên có sự chênh lệch nhau. Người hấp thụ được khí trong, thuần khiết, đầy đặn thì bẩm sinh tốt, người hấp thu được khí đục, tạp, khô, mỏng thì bẩm sinh không tốt. Con người sống giữa trời đất. Một trạng thái khí nhất định nào đó của vũ trụ đều nằm trong sự biến đổi không ngừng của vũ trụ.
Khi ta đã hiểu rõ tượng của âm ương, ngũ hành thì sẽ ngầm hiểu được thế giới “vạn vật với ta làm một”. Trong thế giới này, một sự vật dù to hay nhỏ, đều tuân theo quy luật “ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, giao cảm lẫn nhau, tác động lẫn nhau. Do đó thế giới này là “thế giới thông tinh” mà âm dương, ngũ hành là biểu tượng của các thông tin đó. Mệnh vận của từng cá thể vốn có trong vũ trụ. Đó chính là ý nghĩa cơ bản của trị mệnh. “Tri mệnh thì không lo”, đó thực sự là chân trời cao cả.
Lược trích "Dự đoán theo Tứ Trụ" của Thiệu Vĩ Hoa.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Quỳnh Mai (##)