Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Lễ hội ngày 30 tháng 10 âm lịch - Hội Chùa Minh Khánh

Hội Chùa Minh Khánh được tổ chức vào ngày 30 tháng 10 âm lịch hàng năm tạithị trấn Thánh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lễ hội ngày 30 tháng 10 âm lịch - Hội Chùa Minh Khánh

Lễ hội ngày 30 tháng 10 âm lịch - Hội Chùa Minh Khánh

Hội Chùa Minh Khánh

Thời gian: tổ chức vào ngày 30 tháng 30 tới ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch.

Địa điểm: thị trấn Thánh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Đối tượng suy tôn: kỉ niệm ngày mất của vua Trần Nhân Tông.

Nội dung: Đầu tiên, lễ rước sắc được tổ chức vào sáng ngày 29/10. Sau khi tập trung ở đền Ngự Dội, đoàn lễ làm lễ xin sắc rồi rước về chùa để làm lễ tế xin khai hội.

Giữa tiếng trống chiêng, đội múa lân vui nhộn đi đầu cùng đoàn rước phướn Phật, cờ hội và các tăng ni phật tử. Kế tiếp là đội nghi lễ bát bửu, chấp kích do tám cô gái và tám chàng trai trẻ mặc áo nâu đỏ, quần trắng, đầu chít khăn.

Xong rồi mới đến long đình được đặt bát hương và mâm ngũ quả.Đi sau đoàn rước là các bô lão, quan viên và dân làng cùng du khách thập phương.

Sáng 30/10, mâm cỗ và bánh được rước về chùa cúng Vua và đức Phật rồi các trò chơi, các màn biểu diễn dân gian được bắt đầu. Hấp dẫn nhất là các trò cờ người, múa rối nước, diễn chèo, hát quan họ…

Đặc biệt, cuộc thi xếp mâm ngũ quả và làm năm loại bánh gồm bánh dày, bánh mật, bánh ít, bánh tày, bánh gấc làm nên nét cuốn hút riêng của hội chùa Minh Khánh.

Các mâm bánh phải đẹp mắt, thơm ngon. Các mâm ngũ quả thì được trình bày cầu kỳ theo một số chủ đề như cửu long tranh châu, cửu long bảo tháp, long lân khánh hội…

Vật liệu được sử dụng là những trái cây địa phương như bưởi, chuối, đu đủ, hạt tiêu, quất, mãng cầu, nhãn… Qua bàn tay tài hoa, trí tưởng tượng phong phú của người dân, những con rồng, phượng, lân trở nên vô cùng đẹp mắt, sống động.

Chiều mùng Một tháng 11, tế lễ xong, cỗ được chấm giải, bánh, rước sắc được đưa về đình Ngự Dội để kết thúc hội.Đây là phong tục độc đáo của một vùng hoa trái trù phú gắn liền với tục thờ vua còn duy trì đến nay.

Những năm gần đây, lễ hội chùa Minh Khánh với tục thi làm mâm ngũ quả cùng năm loại bánh đang được làm sống lại. Tiếc là lớp nghệ nhân am hiểu nghệ thuật cổ truyền phần lớn đã qua đời.

Mâm bánh trái của những người trẻ không hẳn là không bắt mắt nhưng dường như đã thiếu đi cái tinh tế, cái duyên dáng của người xưa…


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lễ hội ngày 30 tháng 10 âm lịch - Hội Chùa Minh Khánh

Phương pháp đổi tên mang lại may mắn –

Sau khi đổi tên thì vận thế cũng đổi vừa là tất nhiên vừa cũng là ngẫu nhiên. Việc sử dụng Kinh Dịch vào đổi tên cá nhân, chọn tên công ty, doanh nghiệp đã có những hiệu quả nhất định. Ngày nay, các ca sĩ, nghệ sĩ đổi tên, đặt nghệ danh có thể nói là

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sau khi đổi tên thì vận thế cũng đổi vừa là tất nhiên vừa cũng là ngẫu nhiên. Việc sử dụng Kinh Dịch vào đổi tên cá nhân, chọn tên công ty, doanh nghiệp đã có những hiệu quả nhất định.

Ngày nay, các ca sĩ, nghệ sĩ đổi tên, đặt nghệ danh có thể nói là mốt thời thượng. Tên đặt mang nhiều hàm nghĩa tốt, về kết cấu, về bộ thủ theo chữ Hán ứng với âm dương ngũ hành của danh chủ. Tên của mỗi con người, mỗi doanh nghiệp mang hàm lượng thông tin nhất định. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, cái tên tạo ấn tượng khiến người ta nhớ lâu, không quên, gây cảm tình tốt đẹp. Chỉ cần nhắc đến cái tên hoặc có một việc gì gợi nhớ đến cái tên đó thì lập tức mọi người sẽ nghĩ ngay đến người sử dụng tên đó. Tuy nhiên, cũng không nên vì cái sự gây ấn tượng mà chúng ta chọn cái tên kỳ quái, sẽ gây phản tác dụng. Dưới đây xin giới thiệu một số phương pháp đổi tên của người Trung Quốc để các bạn tham khảo.

Mayman

1. Phương pháp “Đổi chữ đồng âm”.
Lấy một chữ đồng âm hoặc có âm gần giống để cải tên, tức có thể giữ lại phát âm của tên cũ, lại cũng có thể biến đổi hàm ý của tên và cách viết khác (Đối với Hán ngữ), đạt được mục đích đổi tên. Đây có thể nói là một phương pháp dễ dàng để chúng ta đổi tên. Tuy nhiên nếu như tên bạn lại chỉ có 1 hoặc hai chữ đồng âm hoặc cận âm, thì hiệu quả khó mà như ý. Xin đưa mấy ví dụ:

A. Sử dụng tên và công việc làm của mình cho có sự liên quan. Ví dụ: “Chí Vịnh – chữ vịnh trong vịnh thơ” đổi thành “Chí Vịnh – Chữ Vịnh có bộ Thủy tức là bơi lặn.”

B. Sử dụng chữ có hàm nghĩa may mắn. Ví dụ: “Cát Ưu – Sự lo lắng triền miên” đổi thành “Cát Ưu – là sự vượt trội thường xuyên”

C. Thay đổi ngụ ý của tên. Ví dụ: “Giả Bình Ao – Ao là lõm vào” thành “Giả Bình Oa – Oa là cô gái đẹp”

D. Dùng chữ gộp để viết. Ví dụ: “Trần Nhân Vương” thành “Trần Toàn”.

2. Phương pháp “Đổi chữ dị âm”.
Cùng một chữ mà phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau thì có sự hạn chế, đó là vì sự xung đột giữa nhu cầu đổi tên và nhu cầu giữ nguyên phát âm của tên. Bởi thế chúng ta nếu thật sự có nhu cầu đổi tên đành phải bỏ chịu khó đổi cả âm của tên mới tốt, như vậy thì sự lựa chọn sẽ tốt hơn. Ví dụ: “Chu Tự Thanh” vốn có tên là “Chu Tự Hoa”.

3. Phương pháp “Thêm bớt bộ thủ”
Thay đổi bộ thủ bởi vì trong cấu tạo chữ Hán có 2 điểm quan trọng, một mặt là hàm nghĩa cụ thể của tên đó, mặt khác do cấu tạo của chữ. Bởi vậy thay đổi, thêm bớt bộ thủ của chữ đó tạo sự thay đổi hàm nghĩa rất lớn.

Ví dụ 1: Bỏ bộ Đao: “Lê Đại Cương – Cương là cứng rắn, có bộ Đao” biến thành “Lê Đại Cương – Sườn núi. Chữ Cương này không có bộ Đao”.

Ví dụ 2: Thêm bộ Mộc: “Vương Đại Lâm – Chữ Lâm là rừng, có 2 bộ Mộc” biến thành “Vương Đại Sâm – Chữ Sâm là rừng rậm, có 3 bộ Mộc”.

4. Phương pháp “Thêm chữ đổi tên”
Thêm một chữ vào tên đơn, đổi thành tên hai chữ là một phương pháp hiệu quả để đổi tên. Ví dụ: “Trần Anh” đổi thành “Trần Anh Hào”.

5. Phương pháp “Bỏ chữ đổi tên”
Ngược lại với phương pháp trên, đem một chữ trong tên bỏ bớt đi đổi thành một tên mới (tên kép thành tên đơn). Ví dụ: “Ngô Xuân Hàm” đổi thành “Ngô Hàm”.

6. Phương pháp “Đảo trật tự tên”
Đem thứ tự các chữ trong tên mà đổi qua lại thành tên mới. Ví dụ: “Đào Thiện Hành” đổi thành “Đào Hành Thiện”, “Lê Đức Thụ” thành “Lê Thụ Đức”.

7. Phương pháp “Đổi tên chuyên nghiệp”
Tổng hợp các phương pháp trên để đổi tên hoặc đổi sang một tên khác hẳn, dựa trên cơ sở số lý ngũ hành, âm dương, ngày tháng năm sinh và con giáp của bản thân, thậm chí phối hợp với con giáp của bố mẹ hoặc con cái. Để làm được việc này, tốt nhất là nên mời các chuyên gia đổi tên cho, bởi để đổi được một cái tên như ý cần phải có kiến thức tốt về bát tự, ngũ hành và trình độ Hán ngữ thâm sâu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phương pháp đổi tên mang lại may mắn –

Hóa giải thế phong thủy xấu của khu đất gần đền chùa, miếu mạo

Những công trình kiến trúc mang tính chất tôn giáo, tâm linh, tín ngưỡng như đền chùa, miếu mạo...thường là nơi có linh khí hội tụ. Phong thủy cho rằng, đây không phải là nơi thích hợp cho nhà ở.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo phong thủy, nếu nhà ở nằm đối diện với những nơi thờ phụng linh thiêng là phạm phải thế cô dương sát. Khi phạm vào thế cô dương sát, tất cả vượng khí của ngôi nhà sẽ bị cuốn hết đi. 

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty CP Nhà Xuân cũng cho rằng, nhà ở nằm gần các công trình tôn giáo tín ngưỡng như đình, chùa, đền, miếu...đều không tốt, vì đây không phải là không gian lý tưởng để ở. Nguyên nhân vì không gian sinh hoạt của con người bao giờ cũng cần nhiều năng lượng dương, trong khi đó, những nơi có đền, miếu thường mang nhiều năng lượng âm. Do đó, nếu sinh sống quá gần những nơi này con người thường có khuynh hướng hướng nội, rất không thích hợp cho những người làm ăn, buôn bán hay nghề kinh doanh nói chung.

phong thủy nhà ở
Những gị trí ở gần khu đền chùa, miếu mạo thường không tốt với phong thủy nhà ở

Nhiều nơi dù không mang tính chất xây dựng thành miếu thờ từ đầu nhưng nếu người dân tập trung thờ cúng, cầu nguyện lâu ngày cũng gây hiện tượng sẽ tích tụ sinh khí, lâu dần cây cổ thụ và khu đất đó cũng sẽ thành địa linh. Do đó, khu vực này cũng sẽ ảnh hưởng tương tự như khi nhà ở nằm gần các công trình tín ngưỡng, tâm linh...

Tuy nhiên, phong thủy vẫn có cách để hóa giải thế đất gần chùa, miếu. Nếu vẫn quyết định mua mảnh đất gần chùa, miếu... để xây nhà ở thì gia chủ có thể áp dụng một số cách như xây tường rào cao hoặc trồng cây lớn quanh nhà để ngăn âm khí xâm nhập vào nhà. Ngoài ra, có thể trồng các bụi tre trúc hoặc hoa giấy phía trước nhà... 

Trường hợp nhà ở phạm vào thế cô dương sát cũng có thể áp dụng cách hóa giải giống như cách giải trừ thế cắt cước sát cho những ngôi nhà gần bờ biển, chẳng hạn như dựng hàng rào colourbond quanh nhà. Có thể dùng màu sắc của hàng rào theo ngũ hành tương khắc đối với màu sắc của nhà thờ (đền, chùa...) nhưng tương sinh với mệnh của gia chủ. Chỗ cửa chính của ngôi nhà, cũng có thể treo gương Bát quái nhằm giữ vượng khí lại. Trường hợp nhà ở không nằm đối diện với nơi thờ phụng mà chỉ nằm lệch một bên, thì sử dụng gương lồi treo trước cửa là đủ. Ngoài ra còn một số cách khác như trồng một cây hoa giấy phía trước nhà, cách cửa chính khoảng trên 5m, hoặc tại góc dưới mái nhà phía trước, hãy treo 2 chiếc chuông gió ở cả 2 bên.

(Theo VietQ)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hóa giải thế phong thủy xấu của khu đất gần đền chùa, miếu mạo

TẠI SAO NÓI SƠN QUẢN NHÂN ĐINH, THỦY QUẢN TÀI ???

Kiến thức phong thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong các tài liệu về Phong thủy học, chúng ta hay gặp câu nói trên. Thực chất ý nghĩa của câu nói này là gì, thì có nhiều cách giải thích. Trên cơ sở tham chiếu nhiều tài liệu, bàn luận cùng nhiều các chuyên gia phong thủy hàng đầu trong nước và bằng hiểu biết của bản thân, tôi cũng xin được đưa ra đôi lời mạn đàm.

Chiết tự của câu nói này là sao?

Trong Phong thủy, núi non quản lý về nhân đinh, bao gồm số lượng, sức khỏe và tư chất, phẩm chất tốt đẹp của những người con trai, trong họ, trong nhà của khu đất, căn nhà ấy.

Thủy quản tài chính là việc nguồn nước, sông ngòi, ao hồ có liên quan tới tài vận của con người khi sống trong căn nhà, khu đất, mảnh đất ấy. Điều này hoàn toàn có lý.

Theo Phong thủy Huyền không, cách cục vượng sơn tức là về mặt lý khí, vượng tinh đương lệnh của sơn bàn bay tới sơn, sẽ khiến cho gia chủ có nhiều con trai, cháu trai nối dõi, không những thế, con cháu trong nhà lại chăm ngoan học giỏi, sớm trưởng thành để nhờ cậy. Sơn ở đây chính là phương tọa, hướng đằng sau, dựa lưng của căn nhà, ngôi mộ hay công trình kiến trúc.

Vượng hướng là khi vượng tinh đương lệnh bay tới hướng bàn của căn nhà, sẽ giúp cho tài vận được hanh thông, dồi dào, không bao giờ vơi cạn. Hướng của công trình kiến trúc đó chính là mặt trước của công trình đó, phương vị này gần đường nhất, đón ánh sáng nhiều nhất, diễn ra nhiều hoạt động nhất.

Tuy nhiên, cách cục này phải tựa núi kề sông mới cát lợi phát lớn, đinh tài lưỡng đắc.

Từ thời nguyên thủy con người ta đã có cách cư trú dựa vào đồi núi hướng về sông hồ, thuật ngữ phong thủy gọi là “tọa sơn kiến thủy”. Núi đồi có tính chất bền vững, tĩnh tại ổn định, là nơi cư trú an toàn và lý tưởng, nhờ đó con người sinh sôi, phát triển mạnh mẽ về nhân số, khỏe mạnh và trưởng thành.

Nước là một thành phần không thể thiếu được trong cuộc sống. Nhiều các nhà thơ nhà văn đã lấy cảm hứng từ đất và nước để sáng tác nên những áng thơ văn tuyệt tác. Hơn thế nữa, cụm từ “đất nước” được dùng để chỉ chung cho một quốc gia, dân tộc.

Có nước con người ta có thể tiến hành các hoạt động canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản và thương mại buôn bán… Nhờ có tính chất quan trọng như vậy, nên nước chính là nơi sinh ra tiền bạc tài sản. Bởi vì tính chất quan trọng trên, nên Thủy quản tài lộc là điều rất rõ ràng và dễ hiểu.

Ca dao tục ngữ của dân tộc có những câu nói về tầm quan trọng của nước đối với tiền tài như sau: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” (Nghĩa là thu được lợi nhuận nhiều nhất từ việc đào ao thả cá, sau đó đến trồng trọt hoa màu, và cuối cùng là canh tác nông nghiệp, trồng lúa…). Hay tầm quan trọng của nhà ở, có thể phát tài như sau: Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận điền (Nghĩa là thứ nhất nhà gần chợ, thành thị sầm uất, có thể tiến hành buôn bán, thương mại mà phát tài, thứ hai nhà gần sông, có thể nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, thương mại giao thông đường thủy mà phát tài, thứ ba có phần kém hơn là nhà gần cánh đồng, có ruộng đất, chịu khó bỏ công lao, mồ hôi chăm sóc sẽ bội thu và trở nên giàu có, nhưng ruộng này cũng cần phải chủ động về nước tưới mới thực sự là tốt).

Bởi những tính chất trên, từ ý nghĩa trong thực tế cuộc sống chúng ta khẳng định rõ rằng câu nói trên hoàn toàn chính xác và đúng đắn. Về mặt học thuật, lại càng khẳng định khi một căn nhà có thế sơn hoàn thủy bão, mây núi hiền hòa, sông suối trong xanh, về lý khí lại được xây dựng vào vận cát lợi, sơn hướng tốt, đắc cách về tinh bàn Huyền không, tất sẽ đinh tài lưỡng đắc, đông con cháu, con cháu thảo hiền, chăm chỉ và giỏi giang, tiền bạc phong phú, dồi dào, giàu có, không bao giờ vơi cạn.

  Môi trường trong phong thủy học

Nước - nguồn tiền tài vô tận

Trong nội thất gia cư, để chiêu tài tụ khí có rất nhiều các phương pháp, trong những phương pháp đó là đặt chậu tụ bảo tại bàn thờ thần tài. Đặt bể cá phong thủy, vừa lợi cho những người có tổ hợp tứ trụ cần Thủy, vừa có tác dụng chiêu tài tụ khí, thúc đẩy tài vận cho chủ nhân ngôi nhà. Nhưng đặt bể cá ở đâu, xây bể bơi, hay thiết kế hồ bán nguyệt ra làm sao thì phải tính toán, phân tích một cách khoa học tỷ mỷ và sáng suốt.

  Môi trường trong phong thủy học

Bể thủy sinh có tác dụng chiêu tài tụ khí và làm đẹp cảnh quan

Môi trường ngày nay và những ảnh hưởng tới phong thủy

Thời kỳ gần đây, khi môi trường tài nguyên bị tàn phá nặng nề và ô nhiễm nghiêm trọng, việc xây dựng một gia cư vừa là bến cảng an toàn lý tưởng cho con người, có lợi cho sức khỏe và phát triển tốt cho công việc càng làm động cơ cho con người miệt mài nghiên cứu và tìm hiểu về phong thủy. Tôi lấy ví dụ, như thiên tai lũ quét, lũ ống hàng năm tại những khu vực vùng cao thì gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với đồng bào dân tộc Dao, bởi vì kinh nghiệm làm nhà, định cư của họ được truyền đời từ rất xa xưa, thế nhưng với tình hình tài nguyên, môi trường bị tàn phá, thiên tai, khí hậu biến đổi phức tạp thì những kinh nghiệm đó không còn phù hợp và trở thành những mối tai họa khôn lường. Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Từ những việc đơn giản như trên vẫn cần phải học, để làm gì, để thực hiện nó một cách khoa học, văn minh, đẹp đẽ, giàu giá trị nhân đạo nhân văn và ngày càng hướng tới chân – thiện – mỹ, bởi thế cho nên việc quan trọng như xây dựng nhà ở “an cư lạc nghiệp” càng không thể xem nhẹ. Và trong quá trình nghiên cứu, thực hành ứng dụng, tính chất quan trọng của sơn, thủy, đinh, tài luôn trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chi phối toàn bộ mọi hoạt động của bộ môn khoa học này, chúng gắn bó với nhau mật thiết và không thể tách rời được, nhưng muốn ứng dụng thành công thì chúng ta phải hiểu một cách đúng đắn, sâu sắc, và vận dụng một cách sáng tạo, hài hòa, nhuần nhuyễn.

Hải Triều


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: TẠI SAO NÓI SƠN QUẢN NHÂN ĐINH, THỦY QUẢN TÀI ???

Trong Phong thủy tại sao kỵ thuần âm thuần dương? –

Phi Tinh chia ra làm Âm và Dương. Âm tính tinh gồm có: Nhị Hắc (thân mẫu); Tứ Lục (trưởng nữ); Thất Xích (ấu nữ); Cửu Tử (trung nữ). Dương tính tinh gồm có: Nhất Bạch (trung nam); Tam Bích (trưởng nam); Lục Bạch (phụ thân); Bát Bạch (ấu nam). Tổ hợp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phi Tinh chia ra làm Âm và Dương.

Âm tính tinh gồm có: Nhị Hắc (thân mẫu); Tứ Lục (trưởng nữ); Thất Xích (ấu nữ); Cửu Tử (trung nữ).

Dương tính tinh gồm có: Nhất Bạch (trung nam); Tam Bích (trưởng nam); Lục Bạch (phụ thân); Bát Bạch (ấu nam).

Tổ hợp Phi Tinh phải có âm có dương. Nếu âm dương cân bằng thì chứng tỏ cung vị đó tương đối khoẻ mạnh. Tổ hợp Phi Tinh kỵ nhất thuần âm (chỉ có âm mà không có dương) hoặc thuần dương (chỉ có dương mà không có âm). Ví dụ ba Phi Tinh thuần âm hoặc thuần dương cùng bay đến một chỗ thì đại họa. Cho nên khi xem tổ hợp Phi Tinh, trước hết đừng chăm chăm xem đó là tốt hay là xấu mà phải xem tố hợp âm dương.

p22

Ví dụ với Nhị Hắc, Tam Bích Đẩu Ngưu sát mà chúng ta đã rất quen thuộc.

Trước khi phân tích hiệu ứng của Đẩu Ngưu sát thì chúng ta phải xem tổ hợp âm dương của Nhị Hắc, Tam Bích.

Nếu so sánh Nhị Hắc, Tam Bích đồng cung với hai sao Nhị Hắc đồng cung thì hai sao Nhị Hắc đồng cung chắc chắn xấu hơn Nhị Hắc, Tam Bích đồng cung.

Nếu so sánh Nhị Hắc, Tam Bích đồng cung với Nhị Hắc, Tứ Lục đồng cung thì Nhị Hắc, Tứ Lục đồng cung xấu hơn Nhị Hắc, Tam Bích đồng cung. Nguyên nhân là do tuy Nhị Hắc, Tam Bích đồng cung là xấu nhưng lại có một âm một dương. Còn hai sao Nhị Hắc hoặc Nhị Hắc, Tứ Lục đồng cung chỉ toàn là dương (thuần dương).

Như vậy, khi xem tổ hợp Phi Tinh, chúng ta cần xem Phi Tinh của tổ hợp đó có thuần âm hoặc thuần dương hay không rồi mới xem tính chất của Phi Tinh.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trong Phong thủy tại sao kỵ thuần âm thuần dương? –

Tuổi Thìn thờ Phật nào?

Người tuổi Thìn thờ Phật nào? Thủ hộ thần, bản mệnh Phật của người tuổi Thìn là Phổ Hiền Bồ Tát, mang ánh sáng trí tuệ tới che chở và dẫn lối cho con giáp này.
Tuổi Thìn thờ Phật nào?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

  Mỗi con giáp đều có một vị thần bản mệnh riêng với ý nghĩa là tăng may tăng phúc đồng thời nâng đỡ, dẫn đường. Thỉnh bản mệnh Phật đeo bên mình là một trong những biện pháp cầu an, hóa giải sát khí vừa tốt lành lại vừa đơn giản.
Xem thêm bài viết Tìm hiểu về các vị Phật bản mệnh phù hộ độ trì cho 12 con giáp
 

1. Bản mệnh Phật của người tuổi Thìn


Tuoi Thin tho Phat nao
 
Vị Phật nào độ mệnh cho người tuổi Thìn? Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật sẽ luôn bên cạnh bảo vệ tuổi Thìn. Con giáp này thiên tính thông minh, có năng lực lãnh đạo nên tính cách không tránh khỏi có phần kiêu ngạo.    Phổ Hiền Bồ tát tượng trưng cho lễ đức và đại nguyện, lấy trí đạo soi lối chúng sinh, dùng trí tuệ dẫn dắt đường hướng, thỉnh bản mệnh Phật về mang bên mình sẽ giảm bớt tính tự phụ, sản sinh sự hài hòa với những người xung quanh. Một người có thể đi rất nhanh nhưng chỉ một đoàn người mới có thể đi rất xa. Có bản mệnh Phật bên mình, người tuổi Thìn nhất định gặt hái được thành công.   Tuổi Thìn sinh vào các năm:1940, 1952, 1964, 1976, 1988, 2000 đều có thể thỉnh bản mệnh Phật Phổ Hiền Bồ Tát về sử dụng. Bất luận là nam hay nữ, già hay trẻ, sinh vào năm nào đều sẽ cảm ứng được sức mạnh của Ngài, không hề phân biệt.  

2. Tác dụng của bản mệnh Phật trong năm 2017

  Vận trình của tuổi Thìn trong năm 2017 không tệ, có nhiều điểm sáng nhưng cũng không tránh khỏi hung hiểm, nhất thiết không được chủ quan.   Sự nghiệp khá ổn, có kế hoạch xuất ngoại, với người trẻ tuổi là hữu duyên, dựa vào năng lực, hoàn cảnh của mình mà bắt đầu chuẩn bị, tiến hành thuận lợi. Trong công việc người này nhận được sự tán thưởng, đồng thuận của cấp trên, thăng chức tăng lương thuận theo tự nhiên, sẽ đến từng bước một.    Phương diện tình cảm không có điều gì quá đáng ngại, có thể gặp người cùng chung chí hướng, tâm đầu ý hợp. Với người đã kết hôn thì gia đình hòa thuận, tình cảm vợ chồng gắn bó khăng khít.    Năm nay sức khỏe của người tuổi Thìn không đáng lo ngại nhưng do tham công tiếc việc, lúc nào cũng bận rộn, thường xuyên tăng ca nên khá mệt mỏi. Kiến nghị bạn nên thu xếp thời gian, tìm thời điểm thích hợp để đưa cả gia đình đi du lịch, nghỉ ngơi thư giãn.   Tài vận năm 2017 cần thận trọng, nhất là trong các khoản đầu tư, muốn tăng thu nhập cũng không nên quá nóng vội. Bạn có một khoản tích trữ khá, điều cần nhắc nhở là gặp tình huống quan trọng thì nên cân nhắc kĩ càng, thu thập thông tin từ nhiều hướng để đưa ra phán đoán chính xác nhất.   Mang bản mệnh Phật Phổ Hiền Bồ Tát là phương pháp phong thủy giúp vượng vận, bình an, tăng cường sức khỏe, loại bỏ xui rủi. Có Ngài hộ thân, khó khăn nào cũng vượt qua, hỗn loạn đến đâu cũng tìm thấy lối đi đúng đắn.  

3. Những lưu ý khi đeo bản mệnh Phật


Ban menh Phat cua nguoi tuoi Thin
 
Khi thỉnh bản mệnh Phật về dùng người tuổi Thìn nên làm lễ khai quang. Nếu không được khai quang thì bản mệnh Phật không thể phát huy được linh lực, chẳng những không có lợi đối với thân thể mà còn không tốt cho vận trình.    Trong quá trình sử dụng Phổ Hiền Bồ Tát bản mệnh Phật, nên dùng nước sạch lau chùi, giữ gìn thật tốt, tránh để người khác tùy ý chạm vào, tránh va chạm khiến nứt vỡ xước xát. Nếu có việc cần tháo ra thì hãy để vào hộp kín, bảo quản ở nơi an toàn và bí mật, không vứt lung tung bừa bãi.
Xem thêm bài viết 7 lưu ý phải nhớ khi muốn thỉnh bản mệnh Phật bảo hộ bình an
 
Bản mệnh Phật đeo càng lâu linh lực càng lớn, tâm ý tương thông với người dùng. Hãy chọn bản mệnh chế tác bằng các loại nguyên liệu mang ý nghĩa cát tường, tốt lành đồng thời có tuổi thọ cao, bền lâu với thời gian như mã não, hắc diệu thạch, thạch anh, thủy tinh, ngọc,…   Tuổi Thìn thờ Phật nào? Bản mệnh Phật của người tuổi Thìn là Phổ Hiền Bồ Tát có tấm lòng rộng lớn, tâm ý tràn đầy. Mang theo bên mình không những giảm bớt cá tính kích động, hỗ trợ sự nghiệp, tăng cường quan hệ xã giao, bảo vệ thân thể mà còn giúp con giáp này hướng thiện, ngăn trở những hành động sai lầm. 
Vị Phật độ mệnh cho người tuổi Hợi Vị Phật độ mệnh cho người tuổi Tuất Vị Phật độ mệnh cho người tuổi Thân
Trần Hồng
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tuổi Thìn thờ Phật nào?

Văn Khấn trong tang lễ - Lễ Chung Thất và Tốt Khốc

Văn Khấn trong tang lễ - Lễ Chung Thất và Tốt Khốc được dùng trong lễ Chung Thất là lễ 49 ngày và lễ Tốt Khốc là lễ 100 ngày.
Văn Khấn trong tang lễ - Lễ Chung Thất và Tốt Khốc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Văn Khấn trong tang lễ – Lễ Chung Thất và Tốt Khốc được dùng trong lễ Chung Thất là lễ 49 ngày và lễ Tốt Khốc là lễ 100 ngày.

Văn khấn trong tang lễ – Lễ Chung Thất và Tốt Khốc

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm…..âm lịch tức ngày…..tháng….năm dương lịch.

Tại (địa chỉ):…………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………

Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất (hoặc Tốt Khốc) tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển…………………
Hiển……………………………
Hiển……………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Văn Khấn trong tang lễ - Lễ Chung Thất và Tốt Khốc

Những ưu điểm của 12 chòm sao được mọi người yêu quý

Những ưu điểm của 12 chòm sao khiến mọi người xung quanh luôn yêu quý và trân trọng họ.
Những ưu điểm của 12 chòm sao được mọi người yêu quý

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 
Nhung diem khien nguoi gap, nguoi yeu cua 12 chom sao hinh anh
 
Cùng xem những ưu điểm của 12 chòm sao:

Bạch Dương: Yêu công việc, có tầm nhìn xa và mạnh mẽ
 
Kim Ngưu: Yêu thiên nhiên, chân thành, không nói dối
 
Song Tử: Hoạt bát, nhiệt tình, ăn nói khéo
 
Cự Giải: Luôn quan tâm, chăm sóc người khác
 
Sư Tử: Không để bụng, luôn tự tin là chính mình
 
Xử Nữ: Luôn cố gắng làm hết khả năng, cố gắng hoàn thiện mọi thứ
 
Thiên Bình: Chịu áp lực tốt, không từ bỏ dễ dàng
 
Thiên Yết: Không ngại thử thách, mọi thứ đều trở thành kinh nghiệm sống
 
Nhân Mã: Phóng khoáng, hòa đồng, niềm vui của mọi người
 
Ma Kết: Trung thực, rõ ràng nhưng không phũ phàng
 
Thủy Bình: Dám nghĩ dám làm, “tôi tin tôi sẽ tạo ra sự thay đổi”
 
Song Ngư: Nữ tính, dịu dàng, biết cảm thông
 
Ưu điểm của 12 chòm sao nếu được phát huy đúng cách sẽ trở thành “vũ khí” giúp họ tạo đựng cuộc sống vô cùng tươi đẹp.

Theo Mật ngữ 12 chòm sao
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những ưu điểm của 12 chòm sao được mọi người yêu quý

Kiến thức phong thủy trong tình yêu và tình dục –

Theo kiến thức phong thủy, khi bạn muốn hâm nóng chuyện phòng the thì nên dùng màu đỏ, muốn hàn gắn trái tim tan vỡ dùng tinh dầu cam, muốn có con… Một tình yêu nồng nàn và chuyện ân ái nóng bỏng… là những gì bạn có thể tạo ra cho chính mình. Dù bạn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo kiến thức phong thủy, khi bạn muốn hâm nóng chuyện phòng the thì nên dùng màu đỏ, muốn hàn gắn trái tim tan vỡ dùng tinh dầu cam, muốn có con…

Một tình yêu nồng nàn và chuyện ân ái nóng bỏng… là những gì bạn có thể tạo ra cho chính mình. Dù bạn vẫn còn độc thân hay đã gắn bó với ai đó thì những thủ thuật phong thủy của chuyên gia sẽ giúp bạn có được một bức tranh đầy tươi đẹp trong chuyện tình cảm của mình.

Nếu bạn muốn tìm được đối tác lý tưởng
Theo kiến thức phong thủy, càng thể hiện rõ điều bạn muốn nhìn thấy chúng xảy ra trong cuộc sống, bạn càng dễ đạt được điều đó. Dùng bút mực đỏ viết lên giấy trắng tất cả những phẩm chất mà bạn muốn có ở người bạn đời lý tưởng, chẳng hạn anh ấy thông minh, lãng mạn.. Sau khi hoàn thành danh sách đó, hãy để nó vào trong một cái hộp màu bạc cùng với hai bông hoa mẫu đơn rồi đem đặt ở khu vực “tình yêu và mối quan hệ” theo phong thủy 49 ngày. Chuyện tình yêu của bạn sẽ phát triển nhanh.

Nếu bạn muốn chuyện giường chiếu được nồng nàn hơn

man

Khi muốn hâm nóng chuyện phòng the bạn nên dùng màu đỏ, màu liên quan đến lửa, ở khắp nơi quanh phòng ngủ. Treo rèm đỏ hoặc tấm trải giường màu đỏ có thể xóa bỏ sự thờ ơi hay uể oải, điều làm cho cuộc sống tình dục của vợ chồng bạn nhạt đi.

Thay tấm ga giường màu đỏ là cách nhanh nhất để tạo hứng khởi cho cuộc ái ân. Sau đó thử tạo ra những đêm cuồng nhiệt bằng việc nhỏ hai giọt tinh dầu ylang ylang vào bát nước nóng, sau đó xoa lên cổ bạn hoặc lên gối đầu.

Nếu bạn muốn hàn gắn trái tim tan vỡ

Tinh dầu cam được coi là liệu pháp chống suy nhược và hữu ích đối với cảm xúc lo lắng, buồn bã. Nó giúp bạn có được sự thanh thản và bình tâm. Chỉ cần nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu cam vào một chai xịt đầy nước, sau đó phun vào phòng ngủ mỗi buổi sáng. Bạn sẽ bắt đầu một ngày mới với tinh thần: “Hãy nhìn đi, tôi đã cảm thấy khá hơn rất nhiều”. Triết học cổ đại ca tụng thói quen sử dụng loại tinh dầu này để giúp bạn loại bỏ các rắc rối. Bóc vỏ khoảng 9 quả cam, thêm hai thìa muối Epsom bỏ vào bồn tắm và ngâm trong vòng 20 phút. Bạn sẽ thấy lòng nhiệt tình, lạc quan và hy vọng quay trở lại với mình.

Nếu bạn muốn có con

Tạo không gian cho đứa trẻ. Theo văn hóa phương đông, linh hồn của đứa trẻ đi quanh giường để vào cơ thể mẹ, vì thế đừng quét hay hút bụi dưới gầm giường bởi nó có thể ảnh hưởng đến không gian của sinh linh bé bỏng kia. Và đừng quên điều này: Voi là con vật mang phước lành trong phong thủy. Hãy đặt đôi voi gỗ ở cả hai đầu phòng ngủ như thể chúng đang đi vào trong phòng, điều ước của bạn cũng sẽ đi vào phòng. Cuối cùng, hãy đặt món đồ gì đó của trẻ nhỏ trong phòng, ví dụ ảnh trẻ em hoặc con thú nhồi bông để hỗ trợ việc thụ thai và sinh nở.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Kiến thức phong thủy trong tình yêu và tình dục –

Các lễ hội ngày 16 tháng 3 Âm Lịch - Hội Đền Kim Liên

Các lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 16 tháng 3 âm lịch gồm có : Hội Gò Tháp, Hội Đền Tiên La, Hội Yên Thế, Hội Đền Kim Liên.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 16 tháng 3 Âm Lịch - Hội Đền Kim Liên

Các lễ hội ngày 16 tháng 3 Âm Lịch - Hội Đền Kim Liên

Một số lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 16 tháng 3 âm lịch:

1. Hội Đền Kim Liên

Thời gian: tổ chức vào ngày 16 tháng 3 âm lịch.

Địa điểm: phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Cao Sơn (Nguyễn Hiền) Thần trấn Phương Nam và Qúy Minh (Nguyễn Sùng) là em ruột (tướng của Tản Viên đánh thắng Thủy Tinh, bảo về Vua Hùng).

Nội dung: Đình và đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía Nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long. Đền vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương (theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ). Theo tài liệu lưu giữ tại đền, đền này được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tổ ngay khi Hoàng đế rời đô tới Thăng Long với mục đích để bảo vệ kinh thành mới ở hướng Nam.

Đình mang uy danh của thần Cao Sơn nên lễ hội rất náo nhiệt. Trước đây, lễ hội đình Kim Liên thường diễn ra từ ngày 11/3 đến 16/3 âm lịch nhưng nay chỉ gói gọn trong hai ngày 15 - 16/3 và lễ hội chính là ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm (ngày sinh của Thần), sau giỗ tổ Hùng Vương. Ngoài lễ chính còn các lễ Sóc Vọng hàng tháng, lễ Kỳ An và lễ hoá vào ngày 12 tháng 8.

Những ngày này rất tưng bừng. Sáng ngày 15 diễn ra hội cắt tóc với các tay thợ trẻ vào cuộc đua tài trước sự "giám sát" kỹ lưỡng và công bằng của một ban giám khảo toàn các bậc cao niên có uy tín và tay nghề trong làng. Trống điểm ba hồi, các anh thợ trẻ dong gương ghế "vào xới" khoe tài. Từ cách choàng khăn đến cách cầm kéo, khua kéo, những đường cắt tỉa... và sau cùng là thời gian để hoàn thành một kiểu đầu đều được chấm điểm một cách tỉ mỉ. Bởi làng Kim Liên này xưa nay vẫn nổi tiếng với những "tay thợ" vừa cắt tóc, vừa múa kéo như một thứ nghệ thuật với những tiếng lách cách đều đặn và vui tai, cả cách quàng khăn đúng theo chiều gió vừa để giữ gìn sức khoẻ cho người cắt tóc, vừa thể hiện phong cách diệu nghệ và cũng để quảng bá và phát triển một làng nghề truyền thống của người Hà Nội. Sau cuộc thi là các trò chơi đẩy gậy, đập niêu… buổi tối là liên hoan ca múa nhạc.

Trong ngày chính hội (16/3), 6 giờ sáng người làng đã làm lễ Tế ở chính điện. Các bậc "bô lão" trong đội tế nam của làng thành kính đứng trước sân đình Tế Cáo với Thượng Đẳng thần Cao Sơn Đại Vương, "mở lối đi linh thiêng" để người dân bước vào ngày chính hội 16/3 âm lịch cùng những đại lễ bái rất bài bản của đội tế lễ mũ mão cân đai chỉnh tề. Vang vọng và linh thiêng còn ở tiếng thỉnh chiêng trống dứt khoát và "nặng cái tâm"... Sau đó lễ dâng hương kính cẩn diễn ra trước sân đình, rồi các dòng họ dâng những mâm cỗ cầu kỳ tái hiện ẩm thực của người Hà Nội. Đã từng có những mâm cỗ 7 tầng chất ngất, đẹp như một tác phẩm nghệ thuật nhưng mang đầy đủ ý nghĩa của mối giao hoà giữa con người và trời đất, có những mâm cỗ "khắc" ông Lã Vọng áo tơi nón lá ngồi câu cá bên bờ ao mà tất cả chỉ bằng xôi và gà...

Để làm được mâm cỗ ấy, người ta phải cầu kỳ chuẩn bị cả tháng trời. Tiếp sau đó là lễ rước với 4 kiệu: kiệu Long đình, kiệu ông, kiệu bà và kiệu võng, người dân theo địa phận của làng đi từ phố Kim Hoa đến Đào Duy Anh rồi trở về đình Kim Liên tạo nên một hình ảnh rất đẹp.

Trong lễ hội đình và đền Kim Liên còn có nhiều trò chơi truyền thống như: chọi chim, cờ người, bóng bàn, thi đấu võ thuật thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng tham gia.

2. Hội Yên Thế

Thời gian: tổ chức vào ngày 16 tháng 3 dương lịch:

Địa điểm: thị trấn Gầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Hoàng Hoa Thám (lãnh tụ nhân dân đã lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp suốt 30 năm trời).

Nội dung: Vào ngày 16 tháng 3 dương lịch. Từ tờ mờ sáng, khắp các ngả đường trong vùng Yên Thế, Tân Yên, người người kéo nhau đi hội. Từng đoàn, từng tốp... tưng bừng phấn khởi, chật cả đường đi. Tại khu tập kết, các đoàn tham gia lễ hội quần áo chỉnh tề, hoá trang... sẵn sàng chờ giờ xuất phát hành lễ.

Lễ diễu hành qua kỳ đài được cử hành để bắt đầu cho Lễ hội Yên Thế. Đây là cuộc biểu dương sức mạnh, biểu dương sự uy nghi, đẹp đẽ và cũng là lúc làm cho không khí ngày hội trở lên sôi động nhất. Các đoàn quân lần lượt tiến qua lễ đài với biểu tượng và trang phục riêng của mình trong tiếng trống, tiếng chiêng ngân vàng trong núi rừng Yên Thế.

Sau lễ diễu hành, các trò vui được tổ chức ở nhiều địa điểm. Học sinh các trường thi cắm trại ở sườn đồi đối diện khu đồn Phồn Xương. Sới vật được mở ra và bắt đầu trong khu vực đền Thề. Các đô vật lên làm lễ xe đài và vào trận thi đấu. Các đội văn nghệ, văn công chuyên nghiệp cũng mở màn biểu diễn ban ngày cho bà con xem. Các môn thi đấu thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đu quay, mô tô bay... Cứ như thế, chỗ nào trong khu vực Phồn Xương cũng thu hút rất đông người xem và tham dự. Trong khu đền Thề, chùa Lèo, đền thờ Bà Ba Đề Thám, các cụ, các già, các vãi dâng hương lễ Phật, lễ đền. Người ra người vào không lúc nào ngơi. Khu nhà trưng bày về cuộc khởi nghĩa Yên Thế cũng đã mở cửa phục vụ nhân dân các nơi đến hội.

Ngoài các nội dung trên, lễ hội còn có những hình khác mới được bổ như: tổ chức diễu ngựa từ đình Hả - Tân Trung (Tân Yên) lên Phồn Xương, rước từ Nhã Nam vào tham dự. Tổ chức tiết mục "Trai Cầu Vồng Yên Thế gặp gái Nội Duệ, Cầu Lim", tiết mục lễ tế cờ của Hoàng Hoa Thám... các tiết mục này đã làm cho nội dung của lễ hội mỗi ngày một phong phú và có bản sắc văn hóa riêng.

3. Hội Đền Tiên La

Thời gian: tổ chức vào ngày 16 tới ngày 18 tháng 3 âm lịch.

Địa điểm: xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Bát Nàn Vũ Thị Thục - một nữ tướng tài ba của vua hai Bà Trưng.

Nội dung:  Lễ hội đền Tiên La được tổ chức công phu, bao gồm các nghi thức tế lễ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn như: rước kiệu, rước nước, đánh đáo, thổi sáo trúc, chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử... Ngoài ra, nhiều đoàn nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận cũng đến biểu diễn các tiết mục đặc sắc như các vở chèo: Quan âm Thị Kính, Lưu Bình - Dương Lễ, Phạm Tải - Ngọc Hoa...

4. Hội Gò Tháp

Thời gian: tổ chức vào ngày 16 tháng 3 và ngày 16 tháng 11 âm lịch.

Địa điểm: xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Đối tượng suy tôn: thờ cụ Đốc Binh Kiều và miếu chùa Bà Xứ.

Nội dung: Hàng năm tại khu di tích Gò Tháp thường tổ chức lễ hội lớn với lễ vía bà Chúa Xứ (16 tháng 3 âm lịch) và ngày giỗ cụ Đốc Binh Kiều (16 tháng 11 âm lịch) thu hút rất đông người đến tham dự. Phần lễ gồm có lễ cầu an, tế Thần Nông, lễ cúng Ông (Đốc Binh Kiều), hoặc cúng Bà Chúa Xứ. Bên cạnh phần lễ là phần hội: tổ chức múa lân, hát bội, đấu võ, trận lửa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 16 tháng 3 Âm Lịch - Hội Đền Kim Liên

Tướng mạo đàn ông đào hoa –

Theo nhân tướng học, những đặc điểm trên khuân mặt và bàn tay là yếu tố quyết định để nhận biết tướng người đàn ông đào hoa. Tướng mặt - Nam có tướng lông mày nữ tính: Người nam thuộc loại này phần nhiều có khuôn mặt non choẹt, trắng nõn, có nhiều số
Tướng mạo đàn ông đào hoa –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng mạo đàn ông đào hoa –

Tìm hiểu ngay xem ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu

Bánh trôi bánh chay là những loại bệnh quen thuộc không thể thiếu trong ngày Tết Hàn Thực. Ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu? Từ đâu mà có ngày này?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bánh trôi bánh chay là những loại bệnh quen thuộc không thế thiếu trong ngày Tết Hàn Thực. Ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu? Từ đâu mà có ngày này? Chúng ta hãy cùng thư viên Xem bói đi tìm hiểu rõ hơn về ngày này ngay sau đây.

Tìm hiểu ngay xem ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu

1. Ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu?

Khi được hỏi về ngày bánh trôi bánh chay, có lẽ ai cũng biết đó là ngày Tết Hàn Thực, tuy nhiên khi được hỏi ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu thì lại không nhiều bạn biết được chính xác.

Tết Hàn Thực hay tết bánh trôi bánh chay được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. “Hàn thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”. Ngày tết truyền thống này xuất hiện tại miền bắc Việt Nam và ở một số tỉnh của Trung Quốc.

Hàng năm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, những gia đình có thời gian họ sẽ tự làm bánh trôi bánh chay, còn với những gia đình quá bận rộn họ có thể mua sẵn ở chợ về để cúng lễ gia tiên. Đây không chỉ là ngày thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống mà nó còn là nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực.

Xem thêm: Giải mã hiện tượng nháy mắt phải, giật mắt trái

2. Nguồn gốc ngày Tết Hàn Thực – ngày bánh trôi bánh chay

Theo nghĩa chữ Há, hàn có nghĩa là lạnh, thực là ăn, Tết Hàn Thực là Tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này bắt nguồn từ Trung Quốc, theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng qua nhiều đời.

Chuyện kể lại rằng, trong thời Xuân Thu những năm 770 – 221, vua Tấn Văn Công thuộc nước Tấn, vì gặp loạn nên đã phải bỏ nước để đi lưu vong bên nước Tề, nước Sở. Một hôm trên đường đi lánh nạn, do lương thực cạn kiệt nên hiền sĩ có tên Giới Tử Thôi đã phải cắt lén một miếng thịt trên đùi mình nấu để dâng lên vua. Sau khi vua phát hiện ra hết lòng cảm kích.

Giới Tử Thôi đã theo hầu vua Tấn Văn Công liền 19 năm trời, chịu nhiều khổ cực vô cùng. Nhưng khi Tấn Văn Công giành lại được ngôi vua, giành lại được nước Tấn, đã phong thưởng cho tất cả mọi người trừ Giới Tử Thôi. Tuy nhiên Giới Tử Thôi không vì thế mà oán hận. Ông đưa mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn. Sau vua Tấn nhớ ra và cho người đi tìm Giới Tử Thôi tuy nhiên ông không còn màng tiền bạc danh vọng vì vậy nhất quyết không về lĩnh thưởng. Vua thấy vậy liền sai người đốt rừng nhằm thôi thúc Giới Tử Thôi về nhưng không ngờ cả 2 mẹ con Giới Tử Thôi quyết chí không quay trở lại, cuối cùng chịu chết cháy trong rừng.

Nhà vua vô cùng hối hận, đã cho lập miếu thờ. Hàng năm đến ngày 3 tháng 3 tức ngày chết cháy của Giới Tử Thôi, nhà vua cấm tất cả nhân dân không được nấu lửa trong ngày này. Từ đó ngày 3 tháng 3 được gọi là Tết Hàn Thực.

3. Ý nghĩa ngày bánh trôi bánh chay

Khác với Tết Hàn Thực của Trung Quốc, ở nước ta vào ngày này mọi người vẫn nấu nướng bình thường, chỉ là sáng tạo ra 2 loại bánh trôi và bánh chay với ý nghĩa tượng trưng cho thức ăn nguội  - hàn thực để tỏ lòng thành kính tưởng nhớ đến những người đã khuất mà thôi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tìm hiểu ngay xem ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu

Sơn Đầu Hỏa - Mang ý nghĩa Lửa Trên Núi

Tìm hiểu về ý nghĩa của nạp âm Sơn Đầu Hỏa. Người Sơn Đầu Hỏa lúc gặp thời thâm trầm làm việc không biết mệt.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sơn Đầu Hỏa - Mang ý nghĩa Lửa Trên Núi

Sơn Đầu Hỏa - Mang ý nghĩa Lửa Trên Núi

Khái niệm về nạp âm Sơn Đầu Hòa là gì?

Phúc Đăng, Lư Trung dữ Sơn Đầu

Tam Hỏa nguyên lai phách Thủy lưu

Thiên Thượng, Tích , Sơn hạ Hỏa

Thủy trung nhất ngô cân vương hâu

Nghĩa là: Ba loại Phúc Đăng Hỏa (lửa đèn dầu), Lư Trung Hỏa (lửa bếp lò) và Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi) gặp hành Thủy sẽ khắc kỵ. Khi gặp nước ba thứ lửa trên sẽ bị dập tắt, đúng nghĩa Thủy khắc Hỏa, thuộc diện khắc nhập mất phần phúc.

Sách Bác Vật Vựng Biên Nghệ Thuật Điển ghi: Giáp Tuất Ất Hợi thì Tuất Hợi là cửa trời, hỏa chiếu thiên môn, quang huy cực cao”Sơn Đầu Hỏa chỉ thấy sáng rực mà không thấy lửa nên tâm cơ thâm trầm, ít ai hiểu, vui giận không lộ ra sắc diện, tài trí cao mà không cho người thấy được. Thành công tấn tốc như đám cháy rừng khi gặp vận.

Người Sơn Đầu Hỏa lúc gặp thời thâm trầm làm việc không biết mệt. Gặp thời rồi cũng không lãng phí thời gian. Mệnh tốt danh vọng sự nghiệp hơn người. Mệnh xấu cũng đắc lực nhanh nhẹn để phục vụ thừa hành..


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sơn Đầu Hỏa - Mang ý nghĩa Lửa Trên Núi

Những nguyên tắc hóa giải tương xung trong gia đình

Sự tương xung giữa vợ chồng con cái trong gia đình là điều không hiếm gặp. Bởi theo thứ tự 12 con giáp, cứ cách nhau 6 tuổi lại có một cặp tương xung.
Những nguyên tắc hóa giải tương xung trong gia đình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo



Theo đó, sẽ có những cặp tương xung: Tý - Ngọ, Sửu - Mùi, Dần - Thân, Mão - Dậu, Thìn - Tuất, Tỵ - Hợi. Trong gia đình khó tránh việc vợ chồng con cái nằm trong nhóm tương xung. Trường hợp này bạn có thể tham khảo những nguyên tắc hóa giải tương xung dưới đây.

Nam long nhung nguyen tac hoa giai tuong xung trong gia dinh hinh anh
Ảnh minh họa

1. Tương xung Tý Ngọ


Không nên bố trí giường ngủ ở căn phòng phía Nam hoặc phía Bắc. Vị trí này không tốt cho các cặp tương xung giữa vợ chồng hoặc con cái trong gia đình.

Ngoài ra, nên đặt những vật phẩm có hình con hổ hoặc con khỉ nhằm hóa giải tương xung trong phòng ngủ của hai vợ chồng.

2. Tương xung Tỵ Hợi


Trong phòng ngủ của các cặp vợ chồng Tỵ Hợi tương xung, không nên kê giường ở hướng Tây Bắc hoặc Đông Nam. Các cặp vợ chồng hoặc con cái nên ở căn phòng hướng Đông. Khi ngủ, đầu nên quay về hướng Đông.

Có thể có thể đặt những vật phẩm có hình con hổ hoặc con mèo trong phòng của vợ chồng để hóa giải tương xung.

3. Tương xung Dần Thân

Nam long nhung nguyen tac hoa giai tuong xung trong gia dinh hinh anh
Ảnh minh họa
Bạn nên bố trí phòng ngủ hoặc giường ngủ của vợ chồng hoặc con cái ở phía Nam. Khi ngủ nên quay đầu về hướng Nam để đón lành tránh dữ, hạn chế sự ảnh hưởng của sự xung khắc.

Nhằm hóa giải tương xung, trong phòng ngủ của hai vợ chồng nên đặt những vật phẩm có hình con ngựa hoặc con chuột.

4. Tương xung Mão Dậu

Các cặp vợ chồng hoặc con cái nên ngủ ở căn phòng phía Bắc hoặc phía Tây Nam. Đồng thời khi ngủ đầu nên quay đầu về hai hướng này.

Nếu có thể, hay đặt những vật phong thủy hình con chuột hoặc dê trong phòng ngủ của hai vợ chồng Mão Dậu tương xung nhằm mục đích hóa giải tương xung.

5. Tương xung Thìn Tuất


Bạn nên bố trí phòng ngủ của vợ chồng hoặc con cái ở phía Bắc ngôi nhà. Khi ngủ nên quay đầu về hướng Bắc.

Những vật phẩm có hình con khỉ hoặc con hổ rất thích hợp trưng bày trong phòng ngủ của hai vợ chồng nên đặt nhằm hóa giải tương xung.

6. Tương xung Sửu Mùi

Vợ chồng hoặc con cái nên ngủ ở căn phòng phía Nam hoặc phía Bắc của ngôi nhà. Đồng thời, khi ngủ nên quay đầu về hướng Nam hoặc hướng Bắc nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của tương xung.

Bên cạnh đó, có thể trưng bày những vật phẩm phong thủy hình con ngựa hoặc gà để hóa giải tương xung.
 
► Xem phong thủy và những điều ảnh hưởng đến vận mệnh của bạn

Theo Kiến thức

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những nguyên tắc hóa giải tương xung trong gia đình

Tuổi Sửu hợp với tuổi nào trong tình yêu hôn nhân?

Người tuổi Sửu mạnh mẽ, độc lập, lại coi trọng gia đình. Vậy người tuổi Sửu hợp với tuổi nào? Nên lựa chọn ra sao để có được hạnh phúc trong hôn nhân?
Tuổi Sửu hợp với tuổi nào trong tình yêu hôn nhân?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người tuổi Sửu mạnh mẽ, độc lập, lại coi trọng gia đình. Vậy người tuổi Sửu hợp với tuổi nào? Nên kết hôn với con giáp nào để có được hạnh phúc trong hôn nhân?

 

Người tuổi Sửu tính cách ngay thẳng chính trực, học rộng hiểu nhiều, chuyên tâm trong công việc lại rất thấu hiểu lòng người. Trong cuộc sống, họ là người có chủ kiến, cá tính mạnh mẽ và độc lập. Bề ngoài họ thường có vẻ cứng cỏi, kiên cường song nội tâm lại rất ôn hòa.

Con giáp này thường rất quan tâm đến gia đình, yêu quý người thân và thích trẻ con. Đàn ông tuổi Sửu thường cố chấp nhưng khi đã yêu ai thật lòng thì sẽ hết lòng vì người mình yêu, chung thủy cho đến phút cuối cùng. Phụ nữ tuổi này mơ mộng nhiều về hôn nhân, khi còn con gái tính tình có đôi chút tiểu thư song khi đã kết hôn thì hoàn toàn là mẫu phụ nữ “Mẹ hiền, vợ đảm”. Vậy nam nữ tuổi Sửu hợp với tuổi nào nhất? Người tuổi Sửu nên kết hôn với tuổi nào để hạnh phúc viên mãn? 


 
  Tuổi Sửu và tuổi Tý lục hợp, đây là đối tượng kết hôn hoàn hảo cho người tuổi Sửu. Ngoài ra tuổi Tỵ và tuổi Dậu cũng là hai con giáp thích hợp ghép đôi với tuổi này. Những người cầm tinh con trâu tối kị kết hôn với người tuổi Mùi, hai con giáp này tương xung. Tuổi Sửu với tuổi Tuất tương hình, với tuổi Ngọ tương hại, nên tránh kết hôn với những con giáp này.
 

1. Nữ tuổi Sửu hợp nam tuổi nào?
 

Nữ tuổi Sửu + Nam tuổi Tý = Lục hợp
 

Nữ tuổi Sửu và nam tuổi Tý có thể gọi là một cặp đôi hoàn hảo. Cả hai đều dũng cảm gách vác trách nhiệm gia đình, luôn muốn chia sẻ buồn vui với đối phương. Họ cực kì ăn ý, dù gặp phải khó khăn, trở ngại to lớn mà đôi bên chung sức chung lòng thì không có gì đáng lo ngại. Trong cuộc sống, hai con giáp này luôn tương trợ lẫn nhau. Tính cách tuy có khác biệt nhưng vừa hay có thể bù đắp cho nhau. Không khí gia đình luôn đầm ấm, vui tươi, hạnh phúc lâu bền.
 

Nữ tuổi Sửu + Nam tuổi Tỵ = Tam hợp
 

Hai người này có chung mục tiêu trong cuộc sống, tính cách cũng tương đồng, tâm đầu ý hợp. Nếu kết đôi, hai con giáp này có thể nương tựa lẫn nhau, đồng cam cộng khổ, vượt mọi khó khăn.
 
Đôi bên đều là người cẩn trọng, chín chắn, lại rất mực tài năng. Họ có chung tín ngưỡng, tự tin vào năng lực bản thân, cần cù chịu khó, song cũng có phần cố chấp, hiếu thắng. Khi gặp được người mình yêu, họ trở nên cực kì tình cảm. Hai con giáp này sẽ tạo nên cuộc hôn nhân hài hòa, sung túc.
 

Nữ tuổi Sửu + Nam tuổi Dậu = Tam hợp
 

Cặp đôi này quả thực khiến cho người người ngưỡng mộ, họ là hình mẫu vợ chồng ân ái, yêu thương nhau hết mực. Trong cuộc sống gia đình, họ phối hợp với nhau rất ăn ý, một lòng dốc sức gây dựng tổ ấm lứa đôi. Hai con giáp này đều là người có trách nhiệm với gia đình, tính cách thoải mái nhưng không xuề xòa, có thể giúp đỡ nhau trên đường đời.
 
Chàng trai tuổi Dậu phóng khoáng cần kiệm, cô gái tuổi Sửu cẩn trọng thực tế, cả hai đều rất coi trọng gia đình, sẵn sàng cùng nhau đối mặt giải quyết mọi khó khăn để có thể tận hưởng niềm vui trong cuộc sống. 


 

2. Nam tuổi sửu hợp nữ tuổi nào?
 

Nam tuổi Sửu + Nữ tuổi Tý = Lục hợp
 

Hai con giáp này có thể bù trừ và hỗ trợ nhau rất nhiều trong cuộc sống. Cả hai đều rất hài lòng với cuộc hôn nhân, gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
 
Đàn ông tuổi này mạnh mẽ trầm ổn, tuy không giỏi ăn nói nhưng là người xứng đáng để gửi gắm hạnh phúc cả đời. Họ sẵn sàng làm mọi việc vì gia đình, yêu vợ thương con. Cô gái tuổi Tý yêu say đắm chàng trai tuổi Sửu, luôn thuận theo ý chồng trong mọi việc, cũng rất biết cách thỏa mãn mong muốn cuộc sống ổn định, hài hòa của đối phương. Đường tình duyên của tuổi Sửu khá vượng, người vợ nên dùng trang sức mặt hồ ly để thu bớt đào hoa khí của người chồng.

 

Nam tuổi Sửu + Nữ tuổi Dậu = Tam hợp
 

Không còn nghi ngờ gì nữa, sự kết hợp của 2 con giáp này sẽ tạo nên cuộc hôn nhân hạnh phúc mỹ mãn. Cả hai đều rất xuất sắc trong lĩnh vực của mình và giành được nhiều thành công trong sự nghiệp. Hai con giáp này có chung hứng thú sâu sắc với công việc quản lý, lại rất ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, có trách nhiệm trong công việc. Sự nghiệp của cả 2 thường thiên về kinh doanh, trong cuộc sống lại có cùng sở thích hưởng thụ cao nhã, xa hoa.
 
Phái nam thường già dặn chín chắn, còn phái nữ lại phóng khoáng, giỏi giang. Hai con giáp này dù trong sự nghiệp hay trong gia đình đều luôn giữ thái độ khách quan.Người chồng sẵn sàng nghe vợ phê bình, cũng hết lòng cổ vũ những kiến giải độc đáo của vợ. Còn người vợ thường không bận tâm vì sự nghiêm khắc của chồng, bởi bản thân họ cũng là người tỉ mỉ từng chi tiết. 
 

Nam tuổi Sửu + Nữ tuổi Tỵ = Tam hợp
 

Tuổi sửu hợp với tuổi nào, nam tuổi Sửu và nữ tuổi Tỵ là cặp đôi hoàn hảo, có cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Nhìn vào cuộc hôn nhân của họ là có thể cảm nhận được sự ăn ý toát ra trong từng cử chỉ, lời nói. Gia đình hạnh phúc vẹn tròn cũng chính là nguồn động lực của họ trong cuộc sống.
 
Chàng trai tuổi Sửu luôn theo đuổi cuộc sống giàu sang, cô nàng tuổi Tỵ cũng là người có nhu cầu cao trong cuộc sống. Trong mắt vợ, người chồng luôn là một hình tượng đáng ngưỡng mô, là người mang lại cho họ dũng khí và tiền bạc. Cô nàng này là người khéo léo, thanh lịch, cũng rất thông minh, có đầu óc kinh doanh, khiến chồng cảm thấy vui vẻ và tự hào.

Hy Vũ

Tính cách người tuổi Sửu nhóm máu A: Cẩn trọng chu đáo, suy nghĩ chín chắn Tuổi Tý hợp với tuổi nào trong tình yêu, hôn nhân Sinh con năm 2017, người tuổi này giàu lên trông thấy

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tuổi Sửu hợp với tuổi nào trong tình yêu hôn nhân?

Vận thế năm Ất Mùi của người tuổi Hợi

Nhìn chung, vận thế năm Ất Mùi của người tuổi Hợi khá tốt, được quý nhân phù trợ trong công việc nên khả năng thăng tiến cao.
Vận thế năm Ất Mùi của người tuổi Hợi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhìn chung, vận thế năm Ất Mùi của người tuổi Hợi khá tốt, được quý nhân phù trợ trong công việc nên khả năng thăng tiến cao. 


Van the nam At Mui cua nguoi tuoi Hoi hinh anh
Ảnh minh họa

Tổng quan:
Người tuổi Hợi sinh vào năm 1935, 1947, 1959, 1971, 1983, 1995, 2007. Xét về tổng thể, vận thế năm Ất Mùi của người tuổi Hợi khởi sắc, được nhiều người giúp đỡ, công việc sự nghiệp tiến triển tốt nhưng không tránh được họa thị phi. Bên cạnh đó, vận đào hoa tốt, có thể tính tới chuyện hôn nhân lâu bền.
  Tài vận: Gặp năm con dê thuộc mối quan hệ tam hợp, tài vận của người tuổi Hợi ổn định, nhưng cẩn thận đề phòng có người phá hoại ngầm. Đặc biệt, khi kí kết hợp đồng phải thận trọng đọc kĩ các điều khoản, tránh bị lừa gạt. Những người sinh vào mùa đông thì tài lộc tốt hơn. Tuy nhiên, không nên đầu tư vào lĩnh vực mới một cách tùy tiện, thiếu cơ sở.    Sự nghiệp: Công việc tuy áp lực, vất vả nhưng được quý nhân giúp đỡ nên tiến triển thuận lợi. Năm nay, sự nghiệp của người tuổi Hợi có dấu hiệu phân chia về tài sản. Tuy nhiên, nếu là hợp tác làm ăn hoặc đầu tư thì là sự phân chia lợi nhuận, không phải lo lắng quá nhiều. Đặc biệt, những người sinh năm 1983 có sự nghiệp hanh thông, mặc dù ban đầu gặp không ít trở ngại. Người sinh năm 1971 có dấu hiệu thành công lớn trong sự nghiệp, tiền đồ rộng mở.    Sức khỏe: Suốt năm 2015, tình hình sức khỏe của người tuổi Hợi bình ổn, không có nhiều biến động lớn. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng từ áp lực công việc nên không tránh khỏi những lúc mệt mỏi, xuống sức. Tuổi này cần biết cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi hợp lí. Nên ăn nhiều thức ăn thanh đạm, hạn chế thuốc lá rượu bia để tinh thần luôn thoải mái.   Tình duyên: Trong năm nay, vận đào hoa của người tuổi Hợi khá tốt. Người đã có gia đình thì trong ấm ngoài êm, hôn nhân hạnh phúc. Người độc thân có nhiều khả năng tìm được ý chung nhân, thậm chí có thể đi tới kết hôn.    Cách hóa giải: Phật bản mệnh A di đà độ trì cho người tuổi Hợi, do đó bạn có thể bài trí tượng phật này trong nhà của mình. Ngoài ra, có thể đeo thêm các món đồ trang sức hoặc ngọc phong thủy để hóa giải phần xui xẻo. Những đồ trang sức phù hợp là thạch anh tím, mã não đỏ, san hô đỏ, ngọc hồng lựu…   ST  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vận thế năm Ất Mùi của người tuổi Hợi

Hóa giải điều kỵ cho sân thượng –

Dưới đây là một số cách hóa giải cho sân thượng khi phạm phải các điều kỵ về mặt phong thủy. Sân thượng bị che khuất tầm nhìn Vói một số ngôi nhà cao tầng, từ trên sân thượng nhìn xuống, do bị che khuất tầm mắt nên thường không thấy đường. Đây là điề

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Dưới đây là một số cách hóa giải cho sân thượng khi phạm phải các điều kỵ về mặt phong thủy.

Sân thượng bị che khuất tầm nhìn

Vói một số ngôi nhà cao tầng, từ trên sân thượng nhìn xuống, do bị che khuất tầm mắt nên thường không thấy đường. Đây là điều bất lợi về phong thủy. Người sống trong nhà không vững tâm, tinh thần dễ bị dao động, thậm chí hình thành tâm lý ỷ lại, không có ý chí vươn lên trong sự nghiệp và cuộc sống.

san-thuong-phong-thuy

Hóa giải: Tại lan can sân thượng, đặt một con chim ưng bằng đá vói cánh dang rộng, đầu hướng ra phía ngoài.

Lưu ý: Nếu chủ căn nhà tuổi Dậu thì không nên dùng phương pháp này.

Sân thượng hướng ra biển hoặc những nơi có nước

Đây cũng là thế nhà ở bất lợi cho gia chủ

Hóa giải: Đặt đôi rồng đá trên sân thượng hoặc ban công chính. Phần đầu rồng phải hướng ra biển hoặc những nơi có nước, tượng trưng cho việc song long (2 con rồng) bay ra biển.

Lưu ý: Nếu chủ nhà tuổi Tuất thì không nên áp dụng cách này vì rồng và chó xung khắc (Thìn – Tuất tương xung). Có thể dùng kỳ lân hay rùa đầu rồng (long quy) thay thế. Chúng cũng tượng trưng cho may mắn và họp với nước, nên có thể đem vận may và tiền tài vào nhà và đặc biệt không xung khắc với gia chủ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hóa giải điều kỵ cho sân thượng –

Tìm hiểu xem ngày chu tước hắc đạo là gì?

Để tìm hiểu rõ hơn về ngày chu tước hắc đạo là gì? Ngày hắc đạo gồm những ngày nào? Một vài chia sẻ sau đây, bạn đừng bỏ qua nhé. Tìm hiểu xem ngày chu tước hắc đạo là gì?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngày hắc đạo hay ngày hoàng đạo, nói về khái niệm 2 ngày này có lẽ ai cũng biết, ngày hắc đạo là ngày xấu còn ngày hoàng đạo là ngày đẹp. Trong ngày hắc đạo các công việc quan trọng như mua xe, làm nhà, cưới xin, ký kết hợp đồng đều cần tránh để hạn chế rủi ro thất bại. Để tìm hiểu rõ hơn về ngày chu tước hắc đạo là gì? Ngày hắc đạo gồm những ngày nào? Một vài chia sẻ sau đây của Phong thủy số bạn đừng bỏ qua nhé.

Tìm hiểu xem ngày chu tước hắc đạo là gì?

Xem thêm: Ngày con nước lên là gì?

Ngày chu tước hắc đạo là gì?

Khi nhìn tờ lịch vạn niên bạn sẽ có các ngày như thiên hình hắc đạo, chu tước hắc đạo, kim quỹ hoàng đạo... Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về chu tước hắc đạo, xem ngày chu tước hắc đạo là gì?

Theo phong tục từ trước tới nay, nhiều người khi làm bất cứ việc gì đều lựa chọn ngày lành tháng tốt để xuất hành, động thổ, nhập trạch, khai trương, cưới xin, ma chay, hạ huyệt... nhằm giúp gia chủ được tâm an, yên tâm tư tưởng để tiền hành công việc.

Khái niệm 2 ngày tốt xấu là ngày hoàng đạo và ngày hắc đạo có lẽ ai cũng biết. Hoàng đạo là ngày tốt, ngày đẹp, mọi việc đều nên làm, còn ngày hắc đạo thì ngược lại, đây là ngày cực kỳ xấu, nếu làm việc quan trọng dễ dẫn đến thất bại, rủi ro.

Ngày chu tước hắc đạo kiêng làm việc gì?

Trong cuốn trạch cát thần bì, ý nghĩa trạch cát của các giờ hoàng đạo và hắc đạo quy định như sau:

+ Chu tước hắc đạo cần kỵ việc tranh cãi và kiện tụng, tuyệt đối cần giữ tính tình ôn hòa, kiềm chế để không gây bất hòa với mọi người.

+ Ngoài ngày chu tước hắc đạo, mọi người có thể tìm hiểu thêm về ngày thiên hình hắc đạo cũng rất kỵ việc kiện tụng; ngày bạch hổ hắc đạo kỵ việc mọi việc, tất cả đều không nên làm; ngày thiên lao hắc đạo mọi việc đều bắt lợi; ngày câu trận hắc đạo kỵ việc dời nhà, chuyển nhà, làm nhà hay ma chay...

Các ngày xấu nhất trong tháng 1 năm 2017 (dương lịch) hãy cùng tìm hiểu

Ngày 2, 14, 26, 28, 1/2017 là ngày chu tước hắc đạo

Ngày 5, 17, 31/1 ngày bạch hổ hắc đạo

Ngày 8, 20, /1 ngày nguyên vũ hắc đạo

Ngày 10 và ngày 22 tháng 1 là ngày câu trận hắc đạo

Những ngày này mọi người cần tuyệt đối không đi xa, mọi sự không nên làm. Hãy nhớ nhé. Nếu có việc cần xuất hành đi xa, tốt nhất hãy rời sang ngày hôm sau.

Bên trên là một vài điều cần biết về ngày hắc đạo cụ thể là ngày chu tước hắc đạo, mọi người hãy tham khảo và ghi nhớ để có thể chọn ngày tốt, tránh ngày xấu làm việc quan trọng nhé.

Xem thêm những ngày tốt khác, bạn có thể tham khảo tại: Xem ngày tốt xấu


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tìm hiểu xem ngày chu tước hắc đạo là gì?

Mơ thấy liệt sĩ: Tinh thần anh hùng khí phách –

Hình ảnh liệt sĩ trong mơ là tượng trưng của địa vị và danh vọng xã hội. Mơ thấy liệt sĩ, cho thấy trong lòng bạn tràn ngập tỉnh thần anh hùng khí phách và tình cảm tôn kính. Mơ thấy mình là một liệt sĩ, có nghĩa là bạn sẽ được mọi người tôn kính. Mơ
Mơ thấy liệt sĩ: Tinh thần anh hùng khí phách –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy liệt sĩ: Tinh thần anh hùng khí phách –

Tại sao phòng bếp không nên gần phòng vệ sinh –

Nhà ở hiện đại, có những căn hộ do diện tích hạn chế, để thuận tiện cho sinh hoạt và tiết kiệm không gian, người ta thường để phòng bếp và nhà vệ sinh gần nhau, thậm chí cửa nhà vệ sinh mở ngay trong phòng bếp, ra vào nhà vệ sinh phải qua phòng bếp.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Như vậy thật rất không tốt.
Lý giải theo phong thuỷ học truyền thống, phòng bếp là khu năng lượng hoả, có nhiều “khí táo hoả”; nhà vệ sinh là khu năng lượng thuỷ, có nhiều “khí độc âm”. “Táo hoả” và “độc âm” đều thuộc khí không tốt. “Tuyết tâm phú” cho rằng: “Cô dương bất sinh, độc âm bất thành”. Có nghĩa là với hai loại khí này không có khí âm, dương nào điều hoà được.

bep_phong_thuy - 01
Thủy hoả gần nhau, một là có thể tạo ra từ trường bạo xung, hai là có thể ảnh hưởng đến trạng thái năng lượng của cả nhà. Nhà vệ sinh và phòng bếp gần nhau, hai khí xung nhau, dễ tạo ra thủy hoả cùng tồn tại, khiến người trong nhà dễ sinh bệnh tật.
Nhìn từ góc độ vệ sinh môi trường, bếp là nơi chế biến, nấu nướng thức ăn, mà nhà vệ sinh là nơi đi vệ sinh hàng ngày. Nếu đề phòng bếp gần nhà vệ sinh, về mặt vệ sinh sẽ có nhiều vân đề nảy sinh. Mùi hôi hám của nhà vệ sinh rất khó làm sạch hết, dễ sinh sồi vi khuẩn và chất bẩn, phòng bếp vì vậy mà rất dễ có vi khuẩn, vi khuẩn sẽ làm ô nhiễm đồ ăn, hại đến sức khoẻ.
Nếu để khí ô nhiễm từ nhà vệ sinh lan sang phòng bếp, dù đầu bếp có giỏi đến mây thì đồ ăn cũng không thể ngon được, chất lượng bữa ăn bị giám.
Từ đó có thể thấy, trong nhà để thuỷ hoả gần nhau như phòng bếp và nhà vệ sinh gần nhau là không nên. Nếu không nó ảnh hưởng đến đến sức khoẻ của bạn.

Nếu như bạn đã ở trong căn nhà như vậy, mà nhà này lại khó có thể thay đối kết cấu, như nhà vệ sinh lại nhằm thắng vào nhà bếp như vậy, tốt nhất mỗi khi ra vào nhà vệ sinh bạn nên đóng kín cứa lại.
Về tác hại của vấn đề bếp và nhà vệ sinh gần nhau đã được nhiều người nhận ra. Nhưng do điều kiện nhà ở trước đây khó khăn, thiết kế nhà thường hay coi nhẹ đến tính chất quan trọng của phòng bếp và nhà vệ sinh, cho rằng chúng chỉ là không gian thứ yếu, vì vậy mà đà hình thành những bố cục không hợp lý. Tuy nhiên, cùng với mức sống và chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, tình trạng này đang được cải thiện.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tại sao phòng bếp không nên gần phòng vệ sinh –

Xem ngay cách tránh "lỗi mùa sinh" trước khi có em bé

Khi xem lá số tử vi ngoài việc xem tổng quan và chi tiết các cung và các sao, còn phải lưu ý việc thuận mùa sinh hay nghịch mùa sinh, được giờ sinh hay nghịch
Xem ngay cách tránh "lỗi mùa sinh" trước khi có em bé

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khi xem lá số tử vi ngoài việc xem tổng quan và chi tiết các cung và các sao, còn phải lưu ý việc thuận mùa sinh hay nghịch mùa sinh, được giờ sinh hay nghịch giờ sinh.


► Tham khảo thêm: Cách sinh con theo ý muốn hợp tuổi bố mẹ

Xem ngay cach tranh loi mua sinh truoc khi co em be hinh anh
 
Lá số tử vi của một người thường được xem theo Bát tự (ngày sinh, giờ sinh, tháng sinh, năm sinh). Trong đó, cần chú trọng xem giờ sinh, mùa sinh có thuận lý hay nghịch lý, bởi các yếu tố này tác động nhiều tới số mệnh con người.
 
Muốn biết mình có bị “lỗi mùa sinh” hay sinh không được giờ hay không, thì tham khảo thông tin dưới đây.
1. Thuận mùa sinh

- Mệnh Vượng
 
Mệnh Mộc sinh mùa xuân - Mệnh Hỏa sinh mùa hạ
 
Mệnh Kim sinh mùa thu - Mệnh Thủy sinh mùa đông
 
- Mệnh Tướng
 
Mệnh Hỏa sinh mùa xuân - Mệnh Thổ sinh mùa hạ
 
Mệnh Thủy sinh mùa thu - Mệnh Mộc sinh mùa đông
 
2. Thuận giờ sinh

Sinh mùa xuân vào giờ Dậu, Thìn, Tỵ
 
Sinh mùa Hạ vào giờ Mão, Mùi, Hợi
 
Sinh mùa Thu vào giờ Ngọ, Thân, Dần
 
Sinh mùa Đông vào giờ Sửu, Tuất, Tí
 
3. Giờ sinh thuận lý hay nghịch lý

Sinh vào giờ Dương mà an mệnh tại cung Dương là thuận lý. Trái lại là nghịch lý.
 
Sinh vào giờ thuộc Âm mà Mệnh an tại cung Âm là thuận lý. Trái lại là nghịch lý.
4. Năm sinh và giờ sinh

Tuổi Dần, Ngọ, Tỵ, Dậu mà sinh giờ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì tối độc.
 
Tuổi Dần, Hợi, Tý mà sinh giờ Ngọ, Thân, Dậu, Hợi thì khắc cha, phải đến 16 tuổi mới khỏi âu lo về sự mồ côi cha.
 
Tuổi Thìn, Tỵ, Sửu, Mùi sinh giờ Tí, Ngọ, Mão, Tỵ, Hợi, Thân, Dậu khắc mẹ, phải đến tuổi 16 mới khỏi âu lo về sự mồ côi mẹ. 

ST
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem ngay cách tránh "lỗi mùa sinh" trước khi có em bé

Tướng người lãnh đạo –

Xem tướng người có tài làm lãnh đạo. Một trong những đặc điểm dễ nhận biết người có tài làm lãnh đạo là tai và mũi cao, đường Pháp lệnh sâu, rõ ràng và có đường vân ngang chạy qua tai. 1. Tai và mũi đều cao đàn ông hay phụ nữ có đặc điểm này đều là t
Tướng người lãnh đạo –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng người lãnh đạo –

Tình yêu của người tuổi Sửu

Người tuổi Sửu ít bộc bạch tình cảm của bản thân, trừ khi gặp người chân thành và hợp với mình. Thế giới nội tâm của họ khá phong phú.
Tình yêu của người tuổi Sửu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tuy nhiên, đôi khi họ lại rơi vào trạng thái buồn bã. Nếu ngẫu nhiên gặp được người mình thích, họ cũng ít khi chủ động tiếp cận.


(Ảnh chí mang tính chất minh họa)


Người tuổi Sửu dường như không giỏi thể hiện mình. Chính vì vậy ấn tượng mà họ để lại với người khác có khi chỉ là sự lạnh lùng, ít sôi nổi. Đa số người tuổi Sửu sống hướng nội. Tuy nhiên, chính vẻ ngoài lạnh lùng của họ lại thu hút được người khác giới. Người tuổi Sửu rất ham mê công việc. Nếu thất tình, họ sẽ vùi đầu vào công việc.

Chàng tuổi Sửu yêu


Nam giới tuổi Sửu khá thận trọng, hay thu mình trước đám đông, khá thẳng tính và có chút bướng bỉnh. Họ thích mẫu người phụ nữ dịu dàng, ôn hòa. Họ luôn kỳ vọng vào tình yêu chung thủy. Họ cũng ít chủ động chinh phục các nàng. Tình yêu của họ ít lãng mạn và có xu hướng thiên về thực tế.

Nàng tuổi Sửu yêu


Nữ giới tuổi Sửu thường khá cẩn trọng, nhẫn nại. Khi đã yêu ai, họ sẽ yêu bằng cả tấm lòng. Tuy nhiên, họ lại thiếu sự dịu dàng, duyên dáng. Nếu ý thức được điều này, họ sẽ trở thành mẫu nguời phụ nữ tuyệt vời.

(Theo 12 con giáp về tình yêu và hôn nhân)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tình yêu của người tuổi Sửu

Hướng bếp hợp người sinh năm 1958 Mậu Tuất –

Hướng bếp hợp người sinh năm 1958: Năm sinh dương lịch: 1958 - Năm sinh âm lịch: Mậu Tuất - Quẻ mệnh: Càn Kim - Ngũ hành: Bình Địa Mộc (Gỗ đồng bằng) - Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch - Hướng tốt: Tây Bắc (Phục Vị); Đông Bắc (Th

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hướng bếp hợp người sinh năm 1958:

k

Năm sinh dương lịch: 1958

– Năm sinh âm lịch: Mậu Tuất

– Quẻ mệnh: Càn Kim

– Ngũ hành: Bình Địa Mộc (Gỗ đồng bằng)

– Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch

– Hướng tốt: Tây Bắc (Phục Vị); Đông Bắc (Thiên Y); Tây Nam (Diên Niên); Tây (Sinh Khí);

– Hướng xấu: Bắc (Lục Sát); Đông (Ngũ Quỷ); Đông Nam (Hoạ Hại); Nam (Tuyệt Mệnh);


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng bếp hợp người sinh năm 1958 Mậu Tuất –

Tướng đàn ông đẹp –

Tai ép sát vào đầu: Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Đối diện bất kiến nhĩ” (ý chỉ trông mặt không thấy tai). Đàn ông sở hữu tướng tai này thường có biểu hiện như một “cậu bé ngoan” trong mắt người yêu. Khi làm việc, bạn luôn tuân theo nguyên tắc rõ ràng,
Tướng đàn ông đẹp –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng đàn ông đẹp –

Tử vi đẩu số - Bản đồ giải mã vận mệnh bậc nhất

Tử vi đẩu số được mệnh danh là bản đồ giải mã vận mệnh bậc nhất của các nhà thuật số. Tìm hiểu sơ lược lịch sử & các khái niệm của tử vi đẩu số trong loạt bài Tự xem tử vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử vi đẩu số là một hình thức dự trắc về vận mệnh của con người được xây dựng trên cơ sở triết lý chu dịch với các thuyết Âm dương, Ngũ hành, can chi bằng cách lập lá số tử vi với Thiên bàn, Địa bàn và các cung sao; căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lý giải những sự kiện xảy ra trong diễn biến đời người.

Theo quan niệm của số đông thì Tử vi đẩu số là thuật ngữ được hình thành dựa vào tên một loài hoa màu tím. Từ ngàn xưa chiêm, tướng phương Đông thường dùng loại hoa màu tím này để chiêm bốc, trong đó “tử” chính là “tím” còn “vi”“huyền diệu”. Cũng có người cho rằng, thuật ngữ đó được lấy từ sao Tử vi, một ngôi sao quan trọng nhất trong môn dự trắc này.

Trần Đoàn - Hy Di lão tổ

Vậy, tử vi bắt nguồn từ thời nào?

Cho đến nay, sử sách không ghi lại ai là người khai sáng ra nó. Các nhà tử vi thường chỉ chú ý đến việc giải đoán tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến nay, lịch sử về nó vẫn còn là một ẩn số. Thậm chí có người còn nhầm lẫn tử vi với những truyện kỳ hoang đường.

Năm Gia Tĩnh triều Minh có lưu truyền cuốn Đẩu Số Toàn Thư do tiến sỹ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử vi đẩu số toàn thư là của tiên sinh Hy Di Trần Đoàn.

Các sách về tử vi sau này cũng đều thống nhất rằng, người đầu tiên có công tổng hợp, hệ thống bộ môn dự trắc này là Trần Đoàn tức Hy Di Lão Tổ, sống vào đời BắcTống, Trung Quốc.

Tuy xuất phát từ Trung Quốc, tử vi không được chú ý nhiều trong các môn dự trắc học, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành bộ môn được quan tâm nhất. Có nhiều học giả Việt Nam đã cống hiến thêm cho bộ môn này, trong đó có sự tham gia tích cực của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quý Đôn. Dần dần, tử vi Việt Nam có thêm những khác biệt so với tử vi nguyên thủy của Trung Quốc.

Những khác biệt giữa tử vi Việt Nam và Trung Quốc bao gồm:

  • Cách an mệnh của tử vi Việt Nam bắt đầu từ cung Dần, trong khi ở Trung Quốc bắt đầu từ cung Sửu.
  • Cách tính tuế hạn của tử vi Việt Nam tùy thuộc vào cầm tinh của người xem. Trong khi tuế hạn của Trung Quốc cố định.

Song điểm thống nhất ở đây là dựa trên cơ sở lý luận là hệ thống Thiên can, Địa chi, Âm dương, Ngũ hành, Tử vi đẩu số tiếp thu rộng rãi các kiến thức về thiên văn học, toán học, sử học, thống kê học, dự đoán học cổ đại... để tiến hành phân tích mối quan hệ giữa các vì sao và số mệnh con người, từ đó rút ra các vấn đẽ thuộc nhân sinh và vũ trụ. Chính vì thế Tử vi đẩu số vừa mang màu sắc thần bí của mệnh lý học truyén thống, lại vừa kế thừa những nguyên lý chất phác trong vũ trụ quan Đạo giáo, đồng thời hợp nhất hai nhân tố đó để hình thành nên một môn khoa học vừa giản dị, vừa uyên thâm, mang đậm sắc thái kỳ bí mà nội dung luận đoán lá số là một trong những đặc sắc đó.

Tử vi đẩu số có tất cả 518.400 lá số khác nhau trong tử vi, bao gồm trong đấy là 14 chính tính cùng với khoảng 120 sao phụ tinh bao gồm các loại như phúc tinh, lộc tinh hay sát sinh. Tất cả các sao chính tinh và phụ tinh sẽ theo các nguyên tắc nhất định được an vào 12 cung trong lá số. 12 cung trong lá số tử vi bao hàm toàn bộ đời sống của một con người về mặt thời gian và không gian. Nó bao gồm cung Mệnh, cung Phúc Đức, cung Quan Lộc, cung Tài Bạch, cung Điền Trạch, cung Phu Thê, cung Huynh Đệ, cung Phụ Mẫu, cung Tử Tức, cung Thiên Di, cung Nô Bộc và cung Tật Ách. Có  một số quan điểm cho rằng Tử vi đẩu số bị giới hạn bởi 518.400 lá số nên không thể phản ánh hết hàng tỷ người trên trái đất và đi đến kết luận rằng, tử vi không thể dùng để lý giải sự khác nhau của những người sinh cùng thời điểm. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng tử vi là một bộ môn dự trắc mang tính khoa học. 

tử vi đẩu số toàn thư

 Luận mệnh Tử vi đẩu số lấy chủ tinh làm cơ sở. Trong vô vàn các vì sao, có 14 chủ tinh ảnh hưởng nhiều đến vận mệnh nhất, chúng chia thành hệ thái tinh động và hệ thái tinh tĩnh, có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng toàn bộ cả vận mệnh.

Có nhiều sao của Tử vi đẩu số, trong đó ảnh hưởng đến vận mệnh nhất là 14 chủ tinh (hay còn gọi là chính tinh). 14 chủ tinh này có thể chia thành hệ sao động “sát, phá, lang” gồm 8 sao:

  1. Tử vi
  2. Thiên phủ
  3. Vũ khúc
  4. Thiên tướng
  5. Liêm trinh
  6. Thất sát
  7. Phá quân
  8. Tham lang

và hệ sao tĩnh “cơ, nguyệt, đồng, lương” gồm 6 sao:

  1. Thiên cơ
  2. Thái âm
  3. Thiên đồng
  4. Thiên lương
  5. Cự môn
  6. Thái dương

Các sao trong hệ sao này thường đồng cung, đối cung, hoặc tam hợp cùng chiếu, có mối quan hệ mật thiết với nhau mà sự thay đổi chủ yếu nhất trong hai hệ sao này chính là sao Phá quân và sao Thiên cơ.

Mệnh bàn Tử vi đẩu số có 12 cung, trong 14 chủ tinh thường có 2 tinh cùng tọa thủ trong một cung. Khi đó, một số cung vị thường không có chủ tinh, cần phải mượn chủ tinh của cung đối diện để suy đoán cát hung, nhưng chức năng của sao này bị giảm xuống nhiều. Như các trường hợp: Nếu cung Mệnh không có chủ tinh thì phải mượn chủ tinh của cung đối diện (cung Thiên di); nếu cung Tài bạch không có chủ tinh thì chủ tinh của cung Phúc đức có thể được mượn dùng làm “Tài bạch”. Như vậy, 12 cung và cung đối diện của nó đều là quan hệ đối chiếu. Các cung cũng đều có chức năng của chủ tinh.

Do cung Mệnh có thể rơi vào một cung nhất định trong 12 cung, mà 14 chủ tinh cũng có thể xuất hiện tại bất cứ cung nào trong 12 cung, vì vậy, kết cấu của cung Mệnh tổng cộng có 144 (12 nhân với 12) loại biến hóa tổ hợp khác nhau. Lại thêm 18 trợ tinh như 6 cát tinh, 6 sát tinh, 4 hóa tinh, Lộc tồn tinh, Thiên mã tinh, cùng với tổ hợp hơn trăm loại thứ cấp tinh như Ât, Bính, Đinh, Mậu, cấu thành nên mệnh bàn Tử vi đẩu số thiên biến vạn hóa.

Trong 14 chủ tinh, 6 sao: Tử vi, Thiên cơ, Thái dương, Vũ khúc, Thiên đồng, Liêm trinh thuộc hệ sao Tử vi (căn cứ vào sao Tử vi); 8 sao: Thiên phủ, Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát, Phá quân thuộc hệ sao Thiên phủ (căn cứ vào sao Thiên phủ). Hai hệ sao này đều có nguyên tắc phân bố nhất định. Khi quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy hệ sao động và sao tĩnh thường là tương cận nhau mà 12 cung trong mệnh bàn được sắp xếp một âm một dương giao nhau, như vậy, sự thay đổi của mệnh và vận là sự tiến hành thay đổi luân phiên một âm, một dương, một động, một tĩnh. Đời người cũng luôn trong quá trình luân phiên giữa chuẩn bị - ấp ủ - kế hoạch (đặc trưng của hệ sao tĩnh) và bắt đầu - làm mới - thay đổi (đặc trưng của hệ sao động). 

Người biết nuôi dưỡng bồi đắp tinh thần, trí lực trước; lại trong vận hạn của hệ sao động, chọn thời cơ thích hợp để thực thi, đột phá thay đổi vận mệnh. Người không hiểu về vận mệnh thường hay hao tổn tinh lực, hay gặp trở ngại, khi mới làm được một nửa, đã cho rằng mình sẽ mãi không thể thực hiện được, từ đó mà có thái độ tự cam chịu, sống uổng sống phí cuộc đời này. Tính quan trọng của việc nghiên cứu mệnh lý không nói cũng đã rất rõ ràng như vậy!!!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tử vi đẩu số - Bản đồ giải mã vận mệnh bậc nhất

Xem tử vi trọn đời của người sinh ngày Đinh Mùi

Tử vi của người sinh ngày Đinh Mùi có điều gì đặc biệt? Hãy cùng ## cùng tìm hiểu.
Xem tử vi trọn đời của người sinh ngày Đinh Mùi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử vi của người sinh ngày Đinh Mùi có điều gì đặc biệt? Hãy cùng ## tìm hiểu.

 
Xem tu vi tron doi cua nguoi sinh ngay Dinh Mui hinh anh
 
Xem tử vi thấy trụ ngày Đinh Mùi lấy Đinh Hỏa làm chủ, hợp với tính chất của Mùi Thổ, Ất Mộc, Kỷ Thổ, Đinh Hỏa, tính cách trọng lễ nghĩa, giữ chữ tín, được Hồng Diệm tinh chiếu mệnh nên có tính phong lưu. Chủ ngày Đinh Mùi tương hợp với chủ ngày Nhâm Ngọ hoặc thuộc Thân Kim.   Tử vi của người sinh ngày Đinh Mùi tiền vận khó khăn, từ trung vận bắt đầu ổn định và phát đạt. Nghề nghiệp phù hợp nhất là công an, giáo viên, phân tích tài chính, pháp luật. Người sinh ngày Đinh Mùi tài giỏi nhanh nhạy, làm việc nỗ lực hết mình, nhưng cần chú ý tránh kiêu căng, nếu không sẽ khó kết bạn với đồng nghiệp. 
3 “nàng giáp” giúp chồng phát tài dễ như trở bàn tay
Người ta thường nói “Phía sau mỗi người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ giỏi giang”. Điều này khá đúng với những cô nàng dưới đây. Họ không những đảm
Bên cạnh đó, người sinh ngày Đinh Mùi nên thận trọng, tránh để chuyện tình cảm ảnh hưởng đến bản thân, đau khổ vì tình, vì bạn trai/bạn gái mà tiêu tốn nhiều tài sản. Khi có sự cách trở về mặt địa lý giữa hai người, hôn nhân và duyên phận sẽ có sự thay đổi, hợp ly khó định.    Nữ mệnh sinh ngày Đinh Mùi có quan niệm rạch ròi về chuyện tiền bạc, nhân duyên tốt, là mẹ hiền vợ đảm, tuy nhiên cần lưu ý các mối quan hệ bên ngoài của chồng, đặc biệt phòng điềm xấu cô quả từ trung vận do chồng có thể gặp tai nạn. Nam mệnh sinh ngày Đinh Mùi hay thay đổi công việc, gia đình hòa hợp, thuận về đường con cái.   Mệnh chủ của người Đinh Mùi tính cách nóng vội, hay nổi giận. Nếu sinh từ tháng Ngọ đến tháng Mùi, là ngày hè nóng bức thì tâm hồn tự do, có chút hống hách tự cao, nghiêm trọng hơn thì nghĩ gì nói nấy, phóng túng không kiêng sợ, thuộc tuýp người dễ bị kích động, thích chạy theo trào lưu. Người sinh vào thu đông, nhận được Mùi Thổ có tác dụng hộ chủ, là người thật thà, có năng lực, cần cù chịu khó.   Người sinh ngày Đinh Mùi thích hợp kết hôn với những người sinh các ngày: Giáp Tý, Giáp Thìn, Giáp Thân, Ất Sửu, Ất Hợi, Ất Dậu, Bính Dần, Bính Thìn, Bính Tý, Đinh Sửu, Đinh Hợi, Đinh Mão, Mậu Ngọ, Mậu Thìn, Mậu Tý, Mậu Dần, Kỷ Mão, Kỷ Hợi, Kỷ Dậu, Kỷ Tỵ, Canh Thìn, Canh Tuất, Canh Ngọ, Tân Tỵ, Tân Sửu, Tân Mùi, Nhâm Ngọ, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn, Nhâm Thân, Quý Tỵ, Quý Sửu, Quý Dậu.  
► Lấy lá số tử vi và xem vận mệnh cuộc đời, công danh, tình duyên của bạn

Chi Nguyễn (Theo Azg168)

Xem thêm Clip Ứng dụng phong thủy cho ngôi nhà thêm phúc


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tử vi trọn đời của người sinh ngày Đinh Mùi

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd