Mơ thấy ông chủ: Mối quan hệ đồng nghiệp lành mạnh hữu ích –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Khu di tích đền thờ Nguyễn Trãi – Côn Sơn là một trong 48 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.
Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV.
Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang…
Một số thắng cảnh trong khu di tích Đền Thờ Nguyễn Trãi:
Chùa Côn Sơn tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành.
Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hỏa công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.
Chùa Côn Sơn có từ thời Trần (truyền thuyết cho rằng Chùa có từ thời Đinh), năm Khai Hựu nguyên niên (1329), được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử chùa Côn Sơn.
Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Mang kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.
Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia.
Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm – một thiền phái mang màu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp “Huyền Quang tôn giả”.
Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam cổ tích của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị.
Đền Kiếp Bạc: Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, 2 con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ 4 con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).
Đền Nguyễn Trãi khởi công xây dựng ngày 14-12-2000, trên khuôn viên đất rộng gần 10.000 mét vuông, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần thị Thái, thân mẫu của Nguyễn Trãi. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền.
Đền thờ chính, hai nhà Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn Ngoại, Nhà Bia, Am hoá vàng, cầu vào cổng chính, cầu qua suối Côn Sơn theo kiểu thượng gia hạ kiều để lên Thạch Bàn, nhà từ đền, hệ thống sân vườn, đường cấp thoát nước…
Ngôi đền chính tưa lưng vào Tổ Sơn, hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân là tả Thanh long và hữu Bạch hổ. Phía trước có hồ nước rộng, tiếp theo là núi Trúc Thôn đối diện với núi Phượng Hoàng. Xa xa là dãy núi An Lạc đã tạo lên thế núi lớp lớp điệp trùng.
Kiến trúc đền theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau.
Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. Tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình, mặc dù quân sỹ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi, Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận. Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.
Đền thờ Trần Nguyên Hãn nằm trên đền thờ Nguyễn Trãi, cũng ở ven suối. Trần Nguyên Hãn là đại công thần nhà Lê và là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi.
Đền thờ Trần Nguyên Đán nằm ở phía trên cả đền thờ Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Trần Nguyên Đán là ông Nguyễn Trãi. Các đền này đều rất đẹp và hợp thành một quần thể mới hoàn toàn hòa hợp với quần thể chùa Côn Sơn cũ.
Năm 1385, Trần Nguyên Đán cùng vợ đưa cháu ngoại Nguyễn Trãi về sống tại Côn Sơn. Ông nuôi dậy Nguyễn Trãi trưởng thành. Tại Côn Sơn ông cùng vợ trồng rừng thông, bãi giễ và xây dựng quần thể kiến trúc trong núi. Động Thanh Hư là công trình quy mô, hoành tráng với nhiều hạng mục kiến trúc hoà với thiên nhiên, trong đó có các nơi “Nghỉ ngơi, chơi ngắm” là thẳng cảnh tiêu biểu mà từ lâu đã trở thành địa danh, di tích nổi tiếng, đi vào thi ca sử sách ở nhiều thời đại.
Năm 1390, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán tạ thế tại Côn Sơn. Vua Trần nhớ công đức của ông, sắc chỉ cho nhân dân lập đền, tạc tượng thờ Người tướng quốc tại Côn Sơn. Trải qua năm tháng Đền thờ xưa không còn.
Năm 2005, tỉnh Hải Dương xây dựng Đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của Ông giữa rừng tùng bách tại Côn Sơn. Đền Thanh Hư kiến trúc theo chữ Đinh, toà Tiên bái chồng diêm cổ các hai tầng tám mái uy nghi. Đền tựa núi Ngũ Nhạc, Minh Đường hướng đông nam, hồ Côn Sơn nơi tụ phong, tụ thuỷ; núi An Lạc làm Tiền Án, dãy An Sinh thế long chầu. Trong Đền hệ thống hoành phi, câu đối, đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần thái uy nghiêm, nhân từ.
Thật hiếm có nơi nào trên đất Việt Nam có một di tích vừa chung đúc và hội tụ được các giá trị to lớn về nhiều mặt: lịch sử, văn hoá, tôn giáo và thắng cảnh như Côn Sơn. Đến thăm Côn Sơn, nơi tri ân của nhiều thế hệ với các bậc tiền nhân có công đức lớn lao với đất nước, là địa danh linh thiêng trong tâm thức của du khách và để hiểu thêm về người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, giấc mơ của chúng ta nhiều khi là những trải nghiệm, những điều mong ước mà cuộc sống hiện tại chúng ta không có được, chúng ta muốn được thỏa mãn trong giấc mơ của mình.
Hiện tượng ngủ mơ hầu hết xảy ra với mọi người nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân, và khi gặp những giấc mơ xấu, hay còn gọi là ác mông thì chúng ta phải kiểm soát như thế nào thì không là điều dễ dàng.
Xem thêm: Giải mã giấc mơ về giới tính thai nhi
Có những lí do sau đây khiến nhiều khi chúng ta gặp được những giấc mơ đẹp, nhưng có lúc cũng là ác mộng kinh hoàng mà ta muốn thoát khỏi. Lý do thứ nhất là lấp đầy điều mong ước, giúp chúng ta hiện thực hóa những mong muốn chưa đạt được trong cuộc sống; thứ hai là “quên” và “nhớ” có những giấc mơ là ác mộng khi nó gợi nhớ lại những kí ức đau buồn hay những kỷ niệm mà ta đã từng trải qua, nhưng có những giấc mơ mà khi thức dậy ta không thể nào nhớ rõ mình đã mơ những gì.
Tuy nhiên, có nhiều giấc mơ liên quan đến tương lai gần của chúng ta, nó có thể ảnh hưởng đến chung ta trong nay mai, đó có thể làm một sự tiên đoán, một điềm báo để thông báo trước với chúng ta trong giấc mơ đã được “mã hóa” thành một câu chuyện, thành một chi tiết khác.
Dưới đây là những điềm báo khi ngủ mơ thấy chim, thú hay các động vật khác.
Ngủ mơ thấy chim én bay vào nhà tức là có khách ở phương xa đến.
Ngủ mơ thấy chim hạc bay lên trời thì sắp có chuyện thị phi xảy ra
Ngủ mơ thấy chim phụng hoàng đang nhảy múa hoặc bay lượn thì bạn sắp có quý nhân giúp đỡ.
Ngủ mơ thấy chim công bay vào bung: Điềm báo sắp sinh con quý.
Ngủ mơ thấy chim le bay vào cửa: Gia đình sắp gặp chuyện xấu.
Ngủ mơ thấy chim công đến cửa: Sắp có một mối lợi về tiền bạc, tài chính.
Ngủ mơ thấy gà ấp trứng: Có nhiều niềm vui vẻ, sung sướng.
Ngủ mơ thấy gà năm trên cây: Bạn sắp được một mối hời về tiền bạc.
Ngủ mơ thấy chím én bay vào bụng: vợ con của bạn được hưởng giàu sang.
Ngủ mơ thấy ba-ba: điềm báo cho thấy bạn sắp gặp được nhiều tiền bạc.
Ngủ mơ thấy rùa bò xuống giếng hoặc ao: Bạn sắp được giàu sang phú quý, có vận may tới.
Ngủ mơ thấy bò vàng đi vào cửa: Bạn sắp gặp được giàu sang phú quý.
Ngủ mơ thấy trâu nước vào nhà: gia đình sắp có chuyện tang khó.
Ngủ mơ thấy trâu đẻ nghé con: giấc mơ này cho thấy điều bạn mong muốn sắp được thành hiện thực.
Ngủ mơ thấy trâu lên trên núi: Bạn sắp gặp được điều tốt lành lớn.
Ngủ mơ thấy bạn đang dắt trâu lên núi: Điều này báo hiệu bạn sắp thành công trong mối làm ăn lớn.
Ngủ mơ thấy rít bò đến cắn người: Bạn sẽ được sống lâu trường thọ.
Ngủ mơ thấy lợn hoặc dê đang cào, ủi đất: Sắp có chuyện thị phi, cãi lộn xảy ra.
Ngủ mơ thấy bạn đang cưỡi ngựa vui vẻ thì mọi chuyện đều tốt, còn thấy bạn đang buồn thì sẽ có chuyện xấu xảy ra.
Ngủ mơ thấy sư tử đang rống vang: Sự nghiệp, danh tiếng của bạn sẽ được phát triển.
Chồng ngủ mơ thấy cá chép: Vợ chuẩn bị mang thai tốt.
Ngủ mơ thấy cua thì bệnh tật của bạn sắp khỏi.
“Bắt cá giăng câu, kiết lợi to.
Nhái hóa cá, tiêu tan tiền của
Ếch nhái nhảy kêu mang khẩu thiệt.
Ngựa giỡn trước sân, việc dữ tan
Cỡi lên ngựa trắng, bị tai bệnh
Gấu beo xem thấy, sinh con quý
Chuột cắn áo người, cầu thỏa dạ
Mèo ngao bắt chuột, gặp tiền tài
Chó sửa chủ nhà, điềm mất của
Heo tự chết là xấu, bị giết là tốt.”
Xem thêm: Giải mã điềm báo ngủ mơ thấy máu, Ngủ mơ thấy rắn thì báo hiệu điều gì?
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Nhật Nguyệt là hai đế tinh, thêm Lương là bầy tôi lương đống, cung mệnh được cách này dễ trở thành nhân vật có quyền lực. Nhật ở Dậu hãm địa nên thành tựu kém hơn nhưng vẫn là cách tốt đẹp. Đặc biệt nếu Nhật hoặc Lương hóa Lộc hoặc hóa Quyền thì theo lý "cùng tắc biến" lại thành kỳ cách, tốt hơn cả Nhật Lương cư Mão .
Lương cư Tý Ngọ cũng đắc cả hai sao Nhật Nguyệt, nhưng không được tọa cùng đế vị nên kém hơn Nhật Lương Mão Dậu, ứng với quyền lực ở vị trí thấp hơn, cư mệnh đắc phụ tinh tốt đẹp có thể là nhân sĩ địa phương hoặc làm thầy giáo (số vạn thế sư biểu Khổng Phu Tử có Thiên Lương cư Tý).
Để tiết kiệm không gian hoặc khuếch đại không gian, nhiều người ngăn cách không gian phía dưới đỉnh mái nhà thành một phòng mới, gọi là gác xép, thường dùng làm phòng ngủ hoặc phòng chứa đồ. Nhưng thực tế, gác xép tuy không đóng vai trò quá quan trọng trong kiến trúc ngôi nhà, nhưng cũng có phong thủy riêng, nếu trang trí sai, vẫn gây ảnh hưởng đến gia đình.
Cấm kị 1: Độ dốc lớn
Vị trí gác xép có hạn, mái nhà cũng trở nên thấp hơn. Như vậy, không khí sẽ không vận hành thuận lợi như ban đầu, vào mùa mưa, mùa hạ sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Cho nên, để đạt được hiệu quả tụ khí, độ dốc của gác xép nên nhỏ một chút.
Cấm kị 2: Xà ngang chèn ép
Gác xép thông thường có mái nghiêng. Nếu mái chỉn chu có trật tự thì không sao, nhưng nếu kết cấu mái hỗn loạn thì cần điều chỉnh lại, hồi phục độ chỉn chu của nó. Đồng thời, cũng cần tránh tình trạng xà ngang chèn ép. Xà ngang chèn ép trên đỉnh là điều đại kị trong phong thủy. Nếu như một người ở trong môi trường như thế lâu dài, sẽ dễ hao tài tốn của.
Cấm kị 3: Không mở cửa sổ
Cần mở cửa sổ để đảm bảo gác xép đủ ánh sáng và thông gió, bởi vì chỉ có ánh sáng chan hòa và không khí lưu thông mới có thể đuổi vận không may đi, khiến tinh thần con người phấn chấn. Ngoài ra, màu sắc tổng thể khi trang trí gác xép cũng nên lấy màu ấm hoặc màu nhạt làm chủ đạo bởi gác xép vốn dĩ thấp, nếu như dùng màu quá đậm và trầm sẽ đem đến cảm giác u ám.
Màu sắc tổng thể khi trang trí gác xép cũng nên lấy màu ấm hoặc màu nhạt làm chủ đạo bởi gác xép vốn dĩ thấp, nên như dùng màu quá đậm và trầm sẽ đem đến cảm giác u ám.
Cấm kị 4: Dùng gác xép làm phòng ngủ
Do vị trí và môi trường bất lợi, hao năng khá lớn, đồng thời muốn nạp khí cũng khó, nên chúng ta có thể suy xét đến việc biến gác xép thành thư phòng, phòng tập luyện, phòng chứa đồ, chứ không nên dùng làm phòng ngủ.
Cấm kị 5: Cầu thang thẳng
Phong thủy gác xép có tốt không, chủ yếu là xem tụ khí. Cầu thang nối với gác xép dùng để vận chuyển khí trường, cho nên khi thiết kế cần chắc chắn, thường không dùng cầu thang thẳng. Điều này là để tránh tài khí, vận khí do trực xung mà đi xuống. Cầu thang nối với gác xép nên dùng xoắn ốc, hoặc có chỗ vòng để giữ khí.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Ngoài việc xem xét về giá cả, vị trí, diện tích, điều kiện đường xá, tiện nghi trong và ngoài, một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua, đó là phong thủy của ngôi nhà đó tốt hay xấu.
1. Lịch sử của ngôi nhà
Chọn mua một ngôi nhà mới là lựa chọn tốt nhất. Nếu mua lại, người bán nhà vừa mới được thăng chức, trúng xổ số, và chuyển đến một ngôi nhà mới khang trang hơn là rất may mắn, tốt về phong thủy và tạo ra những năng lượng tích cực.
Nhà được bán từ một người mới ly hôn, bị tịch thu nhà, hay mắc một loại bệnh nguy hiểm thực sự không tốt. Mua một ngôi nhà như thế, có nghĩa là bạn đã mua những rắc rối vào mình. Có thể, những yếu tố về địa hình hay thế đất đã tạo nên khó khăn cho gia chủ.
2. Thế đất và hình dáng của khu đất
Ngôi nhà nằm bên cạnh một ngọn đồi là không tốt trong phong thủy, nhưng nếu ngọn đồi, hay tòa nhà cao tầng ở đằng sau ngôi nhà thì lại rất tốt.
Hình dáng đẹp nhất của khu đất là hình vuông, hình chữ nhật. Đằng sau rộng hơn và cao hơn đằng trước là điều tốt lành. Ngược lại, đằng sau hẹp hơn, thấp hơn, sẽ tạo ra sự mất mát, khó khăn.
3. Sự bố trí từ phòng ngủ cho tới phòng tắm
Nhìn vào sự bố trí từ phòng ngủ cho tới phòng tắm, chúng ta có thể đánh giá sự tốt, xấu của phong thủy ngôi nhà. Phòng ngủ bên trên gara, bếp, phòng giặt khô, hay không gian trống phía dưới; phòng tắm bên trên phòng ăn hoặc bếp; phòng ngủ chung tường với toa lét là những điều không tốt. Điều này có thể gây ra ốm đau, bệnh tật cho những người sống trong đó.
4. Phía đối diện ngôi nhà
Ngôi nhà đối diện với mảnh đất mở về phía trước rất tốt, có ý nghĩa mở ra một tương lai tươi sáng. Chúng ta có thể lấy ví dụ như Nhà Trắng ở Washington với bãi cỏ rộng ở mặt trước, hay tòa nhà Biltmore ở Asheville, Cazolina. Ngược lại, nếu căn nhà bị choáng ngợp bởi cây cối cũng không tốt. Nếu có cây lớn trước nhà, hay cây bụi sát nhà, trong phong thủy, nghĩa là, chặn mọi cơ hội tốt đẹp đến với gia chủ. Bạn có thể di dời những cây này tới trồng ở vị trí khác.
5. Bên trái, bên phải nhà
Hãy để ý xem có ngôi nhà nào bên cạnh mái nhọn, có một góc nhọn chĩa về nhà bạn không, nếu có thì không nên mua. Nếu ngôi nhà, hoặc mảnh đất bên trái cao hơn thì rất tốt, vì nó đang khai thác năng lượng của con Rồng (Thanh Long Bạch Hổ). Còn may mắn hơn nữa, nếu nhà bên trái nhìn ra hướng Đông.
6. Hướng tiếp cận và các ngõ cụt
Nếu đường đi đâm thẳng vào nhà, hay đường lái xe thẳng, dài, đâm thẳng vào nhà là điều rất tối kị, nhưng bạn vẫn có thể hóa giải bằng cách trồng cây hoặc treo gương. Tuy nhiên, nếu nhà có hai con đường song song, một phía trước, và một phía sau thì không thể hóa giải được (hai đường thẳng song song tán khí).
7. Hướng Tây Nam và hướng Tây Bắc
Đây là hai hướng quan trọng của ngôi nhà. Tây Nam là hướng của Trời, Tây Bắc là hướng của Mẹ. Hướng Tây Bắc không bao giờ được phép có ngọn lửa (bếp ga, lò sưởi) bởi dương khí ở những hướng này rất mạnh. Nếu có, hãy chuyển vị trí của chúng bởi điều này cũng rất tối kị, gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho người cư ngụ trong nhà.
Tây Nam là hướng của người phụ nữ, người mẹ trong gia đình. Nếu ở hướng này có một cái kho, hay một phòng tắm, chủ nhà sẽ gặp khó khăn trong hôn nhân, hoặc bất hạnh.
Trong tử vi Tân Mùi là con dê nơi đồng hoang, tính cách cương trực, làm việc nghiêm túc không giả dối, tướng mạo cốt khí đẹp, ngoài cương trong nhu, trọng tình nghĩa.
Lộ bàng Thổ là đất bên đường, bằng phằng rộng vạn mẫu, hoa màu sinh trưởng, cỏ cây tươi tốt,
Đây chính là Thổ ấm áp, nuôi dưỡng vạn vật. Do đó trước tiên là cần gặp đến tưới tắm thấm nhuần, lại được Kim đến tương trợ thì hoa màu trĩu hạt, bội thu
Tân Mùi gặp Ất Dậu Tỉnh tuyền Thủy, nếu không gặp hình, xung, phá, hại tất tuổi trẻ sớm làm quan.
Tân Mùi gặp Bính Ngọ Thiên hà Thủy, chủ cát lợi.
Không ưa Nhâm Thìn, Quý Tỵ Trường lưu Thủy; Nhâm Tuất, Quý Hợi Đại hải Thủy, vì Thủy này không tưới tắm được Thổ này, phạm vào tất gặp hung tai.
Trong tử vi Tân Mùi gặp Mậu Tý Tích lịch Hỏa, Ấn quý triều dương, chủ cát lợi.
Nêu có Giáp Thìn, Ât Tỵ Phúc đăng Hỏa, Bính Tuất, Đinh Hợi ốc thượng Thổ đây gọi là Siêu phàm nhập thánh cách.
Ưa nhất Canh Dần Tùng bách Mộc, gặp được là tôt. Trong sách cổ gọi là Cưòng Thổ kiên Mộc cách, nổi bật giữa đám đông.
Gặp Mậu Thìn, Kỷ Tỵ Dương liễu Mộc, không thể gánh vác, chủ vất vả khổ cực.
Tân Mùi gặp Mậu Dần, 2 quý cùng đến, mệnh chủ hiển quý.
Canh Tuất, Tân Hợi Thoa xuyến Kim; Giáp Ngọ, Ất Mùi Sa trung Thổ, Kim này sinh Thủy, có thể trợ giúp Thổ này, chủ cát lợi.
Nếu mệnh gặp Thủy không gặp Kim, gặp đại, tiểu hạn cũng chủ về phúc.
Là Thổ mới sinh ra, Mộc không thể khắc, duy kỵ Thủy nhiều vì làm tổn thương nguyên khí của nó, Mộc nhiều có nơi quy về, Thổ dày có đức, hòa khí dung hợp, phúc lộc đầy đủ. Hợp cách, có thể làm quan thanh liêm, có lòng bác ái.
Chi khác có Dần, mã bị hình, không nên làm kinh doanh, không được đánh bạc, đầu cơ.
Trong tử vi khi gặp năm Mùi, Sửu, trong nhà không yên ổn, không hại đến bản thân cũng hại đến người nhà.
Chi khác có Tý, không tốt cho cốt nhục lục thân, chưa kết ân tình đã sinh thù địch.
Bạn đời chớ nên gặp người sinh năm Bính, Đinh. Nên tìm người sinh năm Giáp, Ất.
Tân quý tại Dần, đại, tiểu hạn đi đên cung Dần, hoặc gặp lưu niên Thái tuế Dần, chủ cát tưòng như ý.
Tân Dương nhẫn tại Tuất, chi khác gặp Tuất là gặp Dương nhẫn, mệnh chủ đoản mệnh, hoặc mắc ung thư vô phương cứu chữa.
Ưa nhất trụ khác có Bính Dần Lư trung Hỏa, quan quý lục hợp, phú quý dài lâu.
Chi khác có Sửu, Tuất là phạm hình, là người bảo thủ cô chấp, tự đánh giá mình quá cao, tất gặp thất bại.
Chi khác có Mùi, vợ chồng duyên mỏng; có Sửu, con cái duyên mỏng
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Người xưa có câu" Nét chữ Nết người" quả thực không sai. Chữ viết ngoài việc phản ánh rõ nét tính cách tốt, xấu của một người còn biểu hiện cả sức khỏe, bệnh tật trong đó, Hãy cùng lịch vạn niên 365 xem bói chữ viết tay cho bạn nhé
► Xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác |
Ảnh minh họa |
Màu sắc phòng khách không nên quá tối, bất kể là màu trần nhà, tường, nền hay thảm, sôpha, rèm cứa đều có một số nguyên tắc.
Bình thường trần nhà nên cao và sáng, màu trắng sữa nhạt là đẹp nhất, không nên dùng màu tối, cũng không nên gắn gương. Màu trần nhà nhất định phải nhạt hơn màu nền nhà, biểu thị “thiên thanh địa trọc” (trời trong đất đục), như vậy về thị giác mới không có cảm giác đầu nặng chân nhẹ. Mầu sắc của các vật dụng khác cũng nên lấy màu nhạt làm chủ, nhưng không được vượt quá 75%, còn có thể dùng tranh chữ tên người hoặc những bức tranh có ý nghĩa để che lấp chỗ trống.
Về điều hòa màu sắc chỉnh thể mà nói:
Phòng khách là Càn Trạch (nằm ở phía Tây Bắc hướng sang Đông Nam) cần phải sáng, cố gắng sử dụng hệ thống phần lớn là màu trắng, như vậy sẽ giúp cho người sống trong nhà thông minh sáng suốt, thanh tú tao nhã. Nếu sử dụng màu tối quá một nửa tổng diện tích thì dễ làm cho con người trỏ nên tối tăm, ngốc nghếch, càng bất lợi cho nam giới.
Phòng khách là Đoài Trạch (nằm ở phía Tây hướng sang Đông) thì sáng sủa là thích hợp nhất, nhưng không nên quá sáng, tức là màu trắng không được vượt quá tổng diện tích phòng khách, nếu không gia đình sẽ âm thịnh dương suy.
Phòng khách là Cấn Trạch (nằm ờ phía Đông Bắc hướng sang Tây Nam) không được quá rộng rãi, có thể sử dụng nhiều màu như màu trắng, màu vàng nhạt, màu cà phê.
Phòng khách là Li Trạch (nằm ở phía Nam hướng sang Bắc) không nên để quá nhiều không gian trống nếu không sẽ làm cho người trong nhà dễ cáu giận, bực bội.
Phòng khách là Khảm Trạch (nằm ở phía Bắc hướng sang Nam) nên sử dụng màu sắc có tính lạnh và yên tĩnh, màu không nên quá tươi, nếu không sự nghiệp và công việc của người trong nhà sẽ gặp nhiều bất lợi.
Phòng khách là Khản Trạch (nằm ở phía Tây Nam hướng sang Đông Bắc) vật dụng nên nhiều và bằng chất liệu dày nặng, nên sửa dụng màu vàng hoặc hệ thống màu sắc nguyên bản, tốt nhất nên tránh phòng khách hẹp.
Phòng khách là Tôn Trạch (nằm ở phía Đông Nam hướng sang Tây Bắc) nên ngắn và rộng, có thể dùng hệ thống màu xanh lá cây, tốt nhất trang trí nhiều cây cỏ, hoa lá.
Phòng khách là Chấn Trạch (nằm ờ phía Đông hướng sang Tây) nên ngắn mà rộng, có thể dùng hệ thống màu xanh lá cây, mầu xanh da trời, nhưng nên chú ý không được vượt quá một nửa tổng diện tích phòng khách, nếu không dễ làm cho người thông minh nhanh nhẹn trở nên chậm chạp, ít nói.
Thuyết âm dương đề cập tới năm quy luật chính: Âm dương thuộc tính, âm dương đối lập, âm dương là gốc của nhau, âm dương biến hoá và âm dương vận hành.
Năm nội dung cơ bản trở thành thuyết ân dương là cơ sở triết lý của nhiều môn, ngành. Nó soi rọi thêm phương hướng suy luận và phương pháp nghiên cứu mang tính khoa học.
Thuộc tính Âm và Dương
Tiêu chuẩn để phân biệt thuộc tính âm, dương trong sự vật và hiện tượng.
– Dương là sự biểu lộ của trời (cằn – thiên) là Nam, cha, vua chúa, bề trên, sang trọng (trời sang đất hèn) ban ngày, ánh sáng, sức nóng, năng lượng, sức mạnh mang tính dương, màu trắng, sự chuyển động mạnh mẽ, bằng phẳng, náo nhiệt, hưng phấn… Thuộc tính mạnh.
– Âm: Biểu lộ khôn – đất là nữ, mẹ, yếu bóng tối, đêm, mặt trăng, mềm mại, thụ động, lạnh, tính trầm, màu đen… thuộc tính yếu mềm.
Âm, dương là một hệ thống “nhị nguyên” mang những thuộc tính trái ngược nhau nhưng lại bổ trợ nhau trong đối lập.
Âm Dương đối lập
Bên trong vạn vật hiện tượng đều đồng thời tồn tại hai thuộc tính âm và dương đối lập nhau tạo nên sự cân bằng bổ trợ thúc đẩy sự hình thành, phát triển và cũng đồng thời tàng chứa sự mất cân bằng giúp sự đối lập phát triển để đi tới sự phân tách – quá trình phân huỷ.
Trong bát quái âm và dương được biểu hiện bằng hai màu đối nghịch: Trắng, đen để thể hiện âm và dương “nhị nguyên” và lại quấn vào nhau để nói lên sự hoà hợp, hỗ trợ đồng thời phát sinh như quy luật phát triển: Sinh và diệt. Vì vậy trong “chu dịch càn tại đô “viết rằng “càn, khôn là căn bản của âm dương, là tổ tông của vạn vật…” quy luật âm và dương đối lập và thống nhất xuyên suốt trong tất cả sự vật và biểu tượng. Không có sự vật biểu tượng nào mà không mang hai thuộc tính âm dương và tàng ẩn quy luật đối lập và thống nhất của nó.
Sự hợp nhất âm dương để sinh và huỷ. Trong sinh có huỷ, trong huỷ có sinh, cái nọ là gốc của cái kia, cái này là nguyên nhân của cái kia. Nó đồng thời tồn tại trong một thể đối lập – Thống nhất.
Âm Dương là gốc của nhau
Như đã thấy âm dương trong vạn vật vừa đốì lập lại vừa thông nhất, chúng dựa vào nhau để tồn tại, phát triển. Đó là sự tác động qua lại giữa âm và dương, không có âm thì không có dương và ngược lại.
Trong một hệ thống “nhị nguyên” có thể nói là không có sự thuần dương hay thuần âm, sự tách bạch âm dương khi đứng riêng lẻ khi đó là “hư không” là quá trình hủy. Tuy vậy không phải là một trạng thái biệt lập lâu dài mà tự nó đang sinh trưởng và thực hiện giai đoạn chuyển hoá. Ta đi đến một quy luật tiếp của thuyết.
Âm Dương biến hoá
Âm dương là hai thuộc tính khác biệt trong một thực thể. Nhưng cả âm và dương đều có quy luật biến hoá.
Dưới những điều kiện nhất định thì cái này sẽ chuyển hóa sang cái kia. Ở đây nói sự dịch chuyển mà không biến mất thuộc tính riêng biệt. Song chỉ khi nào âm và dương kết hợp thì mới thúc đẩy sinh thành và phát triển trong “Hệ từ” viết: Âm dương hợp đức thì cương nhu thành hình…”
Điều đó nói lên tuy âm và dương đối lập nhưng phải dựa vào nhau và hợp nhất bền vững cân bằng mới cùng tồn tại lâu dài được.
Sự tách biệt tương đối để rồi lại thiết lập sự thống nhất mới, cái gọi là tách biệt chỉ thuần tuý ý niệm để xét thuộc tính, còn thực ra luôn luôn trong cái gọi là âm vẫn đang tàng ẩn dương và cái gọi là dương vẫn có âm. Đó là sự chuyển hoá (thuần dương và thuần âm) chỉ là khái niệmẽ Trong cha (dương) vẫn tàng âm mới thành hình người nam. Và trong mẹ – âm vẫn tàng dương (cha, mẹ là thực thể), nếu không có hai thuộc tính đó thì không có thực thể. Không nên hiểu thô thiển, nhầm lẫn thuộc tính với thực thể, thuộc tính chỉ một, còn thực thể có cả hai, đã ở thể thống nhất. Chỉ khi nào sự mất cân bằng âm dương trong thực thể thì mới bộc lộ đơn tính có thuần tính rõ ràng, sự chuyển hoá không còn nữa.
– Hỏa vương là do thủy suy hay do thủy quá suy so với “mức cân bằng” mà hỏa trở nên vượng, như vậy trong trường hợp này phải hiểu hỏa vượng xẩy ra trong 2 trường hợp: Hỏa thực vượng do một lý do nào đó, điều kiện sung nạp nào đó làm hỏa tăng lên quá mức phá vỡ thế cân bằng đã có. Trường hợp thứ hai Âm suy – không còn giữ được “mức cân bằng” cần thiết bởi một lý do, bởi một điều kiện nào đó làm cho Hỏa được coi là vượng – Giả vượng. Song theo quy luật đối lập hợp nhất và quy luật chuyển hóa Âm dương “mức cân bằng tương đối” lại được thiết lập lại. Hai quy luật này không xảy ra trong một thực thể thì sẽ là tiền đề của quá trình “hủy” để thiết lập một sự cân bằng mới trong một thực thể mới.
Cần phải hiểu tính quy luật chỉ mang tính chất chi phối và tất yếu chứ nó không phải là một yếu tố chi phối thực sự.
– Âm và Dương là hai thuộc tính khác biệt nhau nhưng lại có thể chuyển hóa lẫn nhau. Âm cực sinh Dương, Dương cực sinh Âm, “luôn luôn sinh” là “biến” và “chuyển”. Sự chuyển hóa Âm Dương lẫn nhau là quy luật phát triển tất yếu của sự vật. Và như vậy nếu mọi thứ đều tuân thủ theo quy luật cân bằng phát triển thì luôn tạo ra sự phát triển hài hòa, giúp sự tồn tại lâu bền. Nếu có sự lệch lạc, mất cân đối sẽ tạo ra sự không bền vững.
Âm Dương vận hành
Âm Dương vận hành nghĩa là nó luôn ở thế động. Đó là một quy luật.
Âm Dương ở bất cứ một thực thể nào nó vẫn luôn vận động và như vậy sự cân bằng ở trong thực thể là cân bằng động. Có như vậy nó mới thúc đẩy sự phát triển và mới là quy luật của sự phát triển. Thế cân bằng cũ bị phá vỡ theo quy luật vận hành Âm Dương thì thế cân bằng mới được thiết lập ngay. Nó phù hợp quy luật biến hóa của Âm Dương. Nhờ sự không ngừng chuyển hóa tự nhiên mà vũ trụ và sự vật, hiện tượng luôn thay đổi, luôn vận động. Sự sinh và huỷ, thay thế nhanh là không ngừng. Đó là sự vận động của Âm Dương. Hết ngày lại đêm, hết sáng lại tối. Nóng đi lạnh đến… cứ thế không ngừng chuyển đổi. Âm mạnh lên thì Dương yếu và Dương yếu thì Âm mạnh. Nhưng Âm và Dương tương hợp cho nên đi đến một thế cân bằng mới nhờ quy luật vận hành mà Âm và Dương luôn tìm đến một cân bằng để hòa quyện giúp sinh trưởng và phát triển không ngừng.
– Nếu Âm Dương không có quy luật vận hành thì mọi thực thể sẽ giữ nguyên trạng thái ban đầu sẽ không có cái cũ và cái mới. Nhờ quy luật vận hành của Âm Dương mà cái mới sinh rất hay thế cái cũ. Sự phá vỡ cân bằng cũ nhanh hay chóng là tùy vào khả năng duy trì của thực thể. Tuyệt nhiên không theo ý muốn áp đặt. Từ quy luật luôn vận hành của Âm Dương ta thấy không có gì có thể vĩnh cửu. Trường tồn thì có, nhưng vĩnh cửu thì không.
Tất cả sự vật, hiện tượng đến con người, vũ trụ cũng không nằm ngoài quy luật này của thuyết Âm Dương.
► Lịch ngày tốt cung cấp công cụ xem tử vi, xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
SAO THẤT SÁT
Tính chất công việc
Người có Thất sát tọa thủ cung quan lộc phần lớn có một vài hiện tượng dưới đây:
Làm việc phải chịu trách nghiệm đến cùng
Phải nỗ lực bằng cả tâm lực và thể lực
Bản thân phụ trách lên kế hoạch, đồng thời cần lãnh đạo công việc của người khác
Làm công việc hàng đầu trong mỗi đoàn thể
Môi trường làm việc
Có thể đảm nhiệm công việc có tính rủi ro. Ví dụ ra biển đánh cá, lái máy bay, công ty chứng khoán
Công việc cần cả đối nội lẫn đối ngoại
Công việc cần biểu hiện ra thành quả cuối cùng
SAO PHÁ QUÂN
Tính chất công việc:
Công việc có tính chất sáng tạo
Công việc đi đầu. Công việc đi đầu và công việc ở các tuyến khác nhau. Công việc ở tuyến trên mà công việc đi đầu cần xung phong dẫn đầu, thành công mới thôi
Để lộ cả tâm và thân thể trong công việc, ví dụ như bán hàng hoặc vận động viên
Không ngừng duy trì công việc, ví dụ như vận động viên, công việc ngoại giao.
Môi trường làm việc
Người có Phá quân tọa thủ cung quan lộc có một vài hiện tượng như sau:
Môi trường lớn có nghiệm vụ sáng chế. Ví dụ công ty sáng chế (khai thác) hoặc công ty làm về ngành mỏ
Môi trường lớn có tính chất biểu diện. Ví dụ đoàn kịch, công ty giải trí, công ty ảnh, công ty quay phim
Công việc có tính chất nguy hiểm. Ví dụ nhân viên cứu hỏa, quân nhân
Công việc trong môi trường đòi hỏi nhiệt huyết, nhân nại. Ví dụ làm việc trong phòng tập thể hình
THAM LANG
Tính chất công việc
Người có Tham lang tọa thủ cung Quan lộc, phần lớn có một vài hiện tượng dưới đây:
Công việc có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới văn nghệ
Công việc có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới tài, sắc, tửu, khí. Ví dụ ẩm thực, giải trí, khu phong cảnh, đồi chơi điện tử.
Công việc cần ứng phó với nhiều người và sự vật phức tạp
Công việc về phương diện thiết kế, mỹ thuật
Công việc thể hiện năng lục cạnh tranh của bản thân
Công việc phải tìm tòi, phân tích.
Môi trường làm việc
Làm việc trong môi trường có liên quan tới tài, sắc, tửu, khí (nhưng bản thân không nhất định tham gia trực tiếp)
Tồn tại trong môi trường lớn, cần có sự cạnh tranh. Nếu không cạnh tranh, sẽ bị đào thải
Làm việc trong môi trường có liện quan tới mỹ thuật, màu sắc, thiết kế, ví dụ trong công ty quảng cáo.
Làm việc trong môi trường lớn cần khai thác, sáng chế để sửa chữa hoặc cải thiện một số khuyết điểm trước đó. Ví dụ làm việc ở công ty vệ sinh, thu dọn
LIÊM TRINH
Tính chất công việc
Người có Liêm trinh tọa thủ cung quan lộc phần lớn có một số tính chất sau:
Làm công việc thiết kế có liên quan đến trang sức hoặc thi công thực tế
Công việc có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến văn nghệ, đặc biệt có khuynh hướng hội họa, mỹ học, biểu diễn, giải trí
Công việc có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới quan hệ giao tiếp. ví dụ như các quầy lễ tân ở các công ty
Công việc liên quan trực tiếp tới công chức, chính trị
Môi trường làm việc
Môi trường làm việc rất phức tạp. Ví dụ nhân viên trong ngành nhà hành hoặc giải trí
Có quan hệ giao tiếp phức tạp. Ví dụ doanh nghiệp của một gia tộc lớn, mỗi người thân đều đảm nhận một công việc và mỗi người đều có suy nghĩ riêng, mình cũng tham gia vào công việc, cần hiểu, thông cảm suy nghĩ của mọi người
Làm trong công ty nhà nước
Làm việc trong các ngành liên quan tới chính trị, luật pháp
Trích Tử vi Đẩu số Toàn thư
Việc chọn đá phong thủy theo tuổi hay dùng các vật phẩm phong thủy không theo đúng màu sắc ngũ hành sao cho hợp với cung mệnh người đeo, dẫn đến việc nó sẽ đem lại những điều không may mắn cho người sử dụng.
Và ngược lại, nếu đeo các trang sức hay vật phẩm phong thủy có màu sắc phù hợp với cung mệnh của người sử dụng, thì kết quả sẽ đem lại sức khỏe, hưng vượng, may mắn cho người đeo.
Nội dung
Từ xưa đến nay, thuyết Ngũ hành được xem là một trong những nền tảng chính yếu nhất để hình thành nên các quy tắc trong khoa học phong thủy. Muốn vận dụng những phương pháp phân tích trong phong thủy vào việc cải biến vận mệnh của con người, nhất thiết phải nắm được quy luật Ngũ hành. Hiểu đơn giản, theo thuyết Ngũ hành thì vạn vật trong trời đất nếu ứng với một trong năm hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Con người cũng vậy, mỗi người sinh ra vào một năm cụ thể đều sẽ ứng với một hành tương ứng (ở người gọi là mạng hoặc mệnh).
Học thuyết Ngũ hành vận động dựa trên hai quy luật chính là Tương sinh và Tương khắc. Đây cũng chính là cơ sở để các chuyên gia phong thủy tìm ra cách thức cải biến vận mệnh cho con người: bên cạnh việc cải tạo chỗ ở, nơi làm việc theo đúng các quy tắc về phong thủy ứng với mỗi người, thì việc sử dụng các vật phẩm phong thủy có sắc màu phù hợp với mệnh của gia chủ cũng rất quan trọng. Dựa theo quy luật Tương sinh Tương khắc, các màu sắc phù hợp được tính là nhóm màu Tương sinh và Tương hợp, đây là hai nhóm màu sắc sẽ mang lại nhiều may mắn cho người sử dụng.
Mệnh Kim | Mệnh Mộc | Mệnh Thủy | Mệnh Hỏa | Mệnh Thổ |
1932, 1992 tuổi Nhâm Thân 1955, 2015 tuổi Ất Mùi 1984, 1924 tuổi Giáp Tý 1933, 1993 tuổi Quý Dậu 1962, 2022 tuổi Nhâm Dần 1985, 1925 tuổi Ất Sửu 1940, 2000 tuổi Canh Thìn 1963, 2023 tuổi Quý Mão 1941, 2001 tuổi Tân Tỵ 1970, 2030 tuổi Canh Tuất 1954, 2014 tuổi Giáp Ngọ 1971, 2031 tuổi Tân Hợi |
1942, 2002 tuổi Nhâm Ngọ 1959, 2019 tuổi Kỷ Hợi 1988, 1928 tuổi Mậu Thìn 1943, 2003 tuổi Quý Mùi 1972, 2032 tuổi Nhâm Tý 1989, 1929 tuổi Kỷ Tỵ 1950, 2010 tuổi Canh Dần 1973, 2033 tuổi Quý Sửu 1951, 2011 tuổi Tân Mão 1980, 2040 tuổi Canh Thân 1958, 2018 tuổi Mậu Tuất 1981, 2041 tuổi Tân Dậu |
1936, 1996 tuổi Bính Tý 1953, 2013 tuổi Quý Tỵ 1982, 1922 tuổi Nhâm Tuất 1937, 1997 tuổi Đinh Sửu 1966, 2026 tuổi Bính Ngọ 1983, 1923 tuổi Quý Hợi 1944, 2004 tuổi Giáp Thân 1967, 2027 tuổi Đinh Mùi 1945, 2005 tuổi Ất Dậu 1974, 2034 tuổi Giáp Dần 1952, 2012 tuổi Nhâm Thìn 1975, 2035 tuổi Ất Mão |
1934, 1994 tuổi Giáp Tuất 1957, 2017 tuổi Đinh Dậu 1986, 1926 tuổi Bính Dần 1935, 1995 tuổi Ất Hợi 1964, 2024 tuổi Giáp Thìn 1987, 1927 tuổi Đinh Mão 1948, 2008 tuổi Mậu Tý 1965, 2025 tuổi Ất Tỵ 1949, 2009 tuổi Kỷ Sửu 1978, 2038 tuổi Mậu Ngọ 1956, 2016 tuổi Bính Thân 1979, 2039 tuổi Kỷ Mùi |
1938, 1998 tuổi Mậu Dần 1961, 2021 tuổi Tân Sửu 1990, 1930 tuổi Canh Ngọ 1939, 1999 tuổi Kỷ Mão 1968, 2028 tuổi Mậu Thân 1991, 1931 tuổi Tân Mùi 1946, 2006 tuổi Bính Tuất 1969, 2029 tuổi Kỷ Dậu 1947, 2007 tuổi Đinh Hợi 1976, 2036 tuổi Bính Thìn 1960, 2020 tuổi Canh Tý 1977, 2037 tuổi Đinh Tỵ |
Trong các hình thức vận dụng phong thủy theo tuổi, việc sử dụng trang sức phong thủy phù hợp với tuổi/ mệnh của mình là cách dễ áp dụng nhất mà hiệu quả vẫn rất cao. Cụ thể, bạn sẽ tránh được những tai ương bất ngờ, gặp nhiều may mắn hơn, công việc thuận lợi hơn, tiền tài đến nhiều hơn, sức khỏe ổn định, tình duyên khởi sắc. Đi ra ngoài giao thiệp được mọi người quan tâm quý mến hơn, tâm trí cũng bình tĩnh, tự tin hơn trước…Công dụng của việc vận dụng phong thủy theo tuổi
Chọn đá phong thủy theo tuổi tốt nhất là được tương sinh: Kim là do Thổ sinh ra. Đất sinh ra vàng bạc nên dùng các màu thuộc thổ như vàng sậm, nâu đất, gỗ hóa thạch như mắt hổ.
Tốt thứ nhì là được hòa hợp: Hợp với mệnh Kim là Kim. Đó là trắng (bạc kim), vàng tươi (vàng trang sức) và bạc.
Thứ ba mới đến sự chế khắc: Kim sẽ chế khắc được mộc. Chủ thể là người mệnh Kim sẽ chế khắc được viên đá mình đeo có các gam màu xanh lá cây, xanh da trời.
Không nên dùng đá có màu thuộc hành Hỏa như đá đỏ, hồng, cam, tím. Vì Hỏa khắc Kim nên khi đeo đá có màu tượng trưng cho lửa sẽ gây bất lợi cho chủ nhân.
Để người mệnh Mộc được khỏe mạnh, may mắn, tài lộc, phát đạt, thì việc chọn mua một viên đá phong thủy theo tuổi hợp mệnh theo màu sắc ngũ hành là điều rất quan trọng.
Người mệnh mộc nên đeo đá quý như sau:
Để được tương sinh trong tu vi: Thủy dưỡng mộc. Màu đá tốt nhất dành cho người mệnh mộc là màu nước, bao gồm: đen, màu xám, màu xanh nước biển, xanh lam.
Để được tương hợp: Lưỡng mộc thành lâm. Có nhiều cây là có rừng. Hòa hợp với người mệnh Mộc chính là màu Mộc, gồm: tất cả màu xanh, như xanh lá cây, xanh da trời…
Để chế khắc được viên đá: Người mệnh Mộc chế được Thổ gồm các màu vàng sậm, nâu đất, gỗ hóa thạch. Như vậy đeo viên đá có màu Thổ, người mệnh Mộc được an toàn và không phải lo lắng.
Tuyệt đối không nên dùng các loại đá màu của Kim như trắng và bạc. Vì dao chặt được cây gỗ cho nên khi đeo trang sức với viên đá màu tượng trưng cho Kim sẽ không tốt cho người đeo. Nên tránh đá màu trắng cho người mệnh Mộc.
Chọn đá phong thủy theo tuổi tốt nhất cho người mệnh Thủy là bạc và màu đá trắng. Vì các màu sắc trên theo quy định của ngũ hành là thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy nên khi đeo bạc và đá màu trắng, người mệnh Thủy sẽ được tương sinh.
Tốt thứ nhì cho người mệnh Thủy là sự hòa hợp giữa người mệnh Thủy với màu sắc của viên đá. Họ nên dùng các màu đen, màu xám, màu xanh nước biển như saphiare, aquamarin, tactit…
Thứ ba, người mệnh Thủy khắc được Hỏa (Nước dập tắt được Lửa), tức là họ dùng được các màu mà họ chế ngự được như đỏ, hồng, cam, tím.
Tuyệt đối không nên dùng các loại đá phong thủy theo tuổi có màu đá vàng sậm, nâu đất, vì đó là màu thuộc hành Thổ. Chặn được nước lớn ở sông, ở biển tràn vào, người ta phải đắp đê điều bằng đất, đá, cát. Thổ sẽ chế ngự Thủy. Chính vì vậy, người mệnh Thủy không nên đeo đá có các màu thuộc Thổ, sẽ bất lợi cho họ.
Đá phong thủy theo tuổi loại nào cũng tỏa ra năng lượng tốt cho người dùng. Nhưng tốt cho người mệnh Hỏa nhất phải là đá có màu thuộc hành Mộc, tức là xanh lá cây, xanh da trời. Vì gỗ khi cháy sẽ thành ngọn lửa, nghĩa là Mộc sẽ sinh Hỏa. Chính vì vậy, đá có màu xanh lá cây, xanh da trời là màu đá lý tương số 1 mà người mệnh Hỏa nên dùng.
Cũng như các mệnh khác, người mệnh Hỏa sẽ tốt nếu dùng đá quý có màu tương hợp, tức là cùng hành Hỏa với các màu đặc trưng của Hỏa là đỏ, hồng, cam, tím.
Còn nếu thích dùng đá màu trắng cũng được, vì mệnh Hỏa chế khắc được màu của viên đá, tức là Hỏa khắc được Kim. Nung kim loại chảy ra thành nước – điều đó chỉ có lửa mới làm được.
Không nên dùng đá phong thủy theo tuổi có màu đen, màu xám, màu xanh nước biển. Vì đó là màu của nước (Thủy). Nếu dùng sẽ gặp xui, vì Thủy – Hỏa giao đấu, phần thua sẽ thuộc về Hỏa, bởi nước sẽ dập tắt lửa.
Khi mọi vật bị đốt cháy, sẽ thành tro, bụi, đất, cát. Vậy Hỏa sẽ sinh ra Thổ. Cho nên, người mệnh Thổ hãy dùng những viên da phong thuy theo tuoi có màu của Hỏa, sẽ được tương sinh. Đó là các màu: đỏ, hồng, cam, tím.
Có câu “lưỡng Thổ thành sơn”. Nếu họ dùng đá có màu vàng sậm, nâu đất, sẽ rất tốt cho họ, vì người và đá cùng mệnh có sự tương hợp với nhau.
Đất đá chế ngự được nước. Người mệnh Thổ chế ngự được viên đá có màu của hành Thủy là đen, xám, xanh nước biển.
Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi đặt bếp là phải có sự tương ứng với cửa và chiều cao của chủ nhà. Theo quan niệm của người Trung Quốc, đông bắc là hướng tốt nhất để đặt bếp. Kế tiếp là hướng nam, hướng chính tây. Các hướng khác đều không tốt.
Hoả lò tối kỵ đặt ngoảnh lưng với hướng nhà. Ví dụ, nhà quay về hướng bắc mà mặt bếp lại xoay về hướng nam là không thuận. Cổ nhân khuyên nên để lò nấu "tọa hung hướng cát", có nghĩa là nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành: "Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc".
Không nên bố trí bếp quá lộ liễu, khiến người ta có thể nhìn thấy ngay từ ngoài hoặc để đường từ cửa đâm thẳng vào bếp vì như vậy dễ bị hao tán tài sản. Bệ đặt hỏa lò, theo các chuyên gia phong thủy, nên tựa vào tường cho vững chãi. Họ cũng yêu cầu tránh để góc nhọn chiếu vào khu vực nấu vì điều đó có thể làm hại tới hòa khí trong nhà. Đừng để bếp dưới xà ngang: dưới xà có bếp, nữ chủ nhân sẽ bị tổn hao. Còn nếu bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh hay cửa phòng ngủ, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng.
Phong thủy học truyền thống cho rằng làm nhà bếp phải cầu "tàng phong tụ khí". Vì thế bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính hoặc sau bếp có cửa sổ đều không lành vì sợ gió thổi làm tắt đi ngọn lửa đầm ấm mang lại sung túc cho gia đình. Mặt khác, bếp thuộc hỏa, kỵ nhất với khí mát lạnh của nước. Do vậy, thứ nhất nên kiêng để bếp quay về hướng bắc (hướng thủy vượng), thứ hai không đặt bàn nấu trên rãnh, mương, đường nước, và cuối cùng tránh để hỏa lò kẹt giữa hai đồ đạc có mang theo "thủy" như tủ lạnh, bồn rửa, máy giặt...
Ngoài ra, vị trí của bếp phải kê trên nền cao ráo, không khí thoáng và ánh sáng đầy đủ. Chân bếp không được gập gềnh. Nghiêng lệch là điều tối kỵ khi đặt bếp. Mái nhà bếp không được để dột, có nước rơi vào.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Thời gian: tổ chức từ ngày 4 tới ngày 6 tháng 1 âm lịch (Chính hội là ngày 4 tháng 1).
Địa điểm: Phường Mai Động, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nhằm tưởng niệm và nghi nhớ công ơn của thành hoàng làng là vị tướng Tam Trinh (người đã cùng hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh tan quân Tô Định, thu phục 65 thành trì).
Nội dung: vào sáng ngày mùng 4 tết hàng năm, nhân dân phường Mai Động thường tổ chức lễ rước rất trọng thể tướng Tam Trinh. Đặc biệt, để ghi nhớ truyền thống hào hùng, nhân dân Mai Động còn mở hội vật vào các ngày mùng 4-5-6 tháng Giêng. Trước đây, cứ kết thúc cuộc rước và tế cáo Yết Thành Hoàng, thì các cuộc đấu vật được diễn ra trên Đống Vật.
2. Hội Làng Bối
Thời gian: Tổ chức từ ngày 4 tới ngày 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn ba vị thành hoàng làng là: Triệu Nguyên, Triệu Chính, Triệu Lệnh.
Nội dung: Trong hội làng Hải Bối, sau màn tế lễ thánh thần là các hoạt động vui chơi dân gian như: cờ người, leo cột mỡ, hát tuồng, hát trống quân, hát giao duyên nam nữ, hai bên hát với nhau qua một sợi chỉ dài, nối với ống bơ được bịt bằng da ếch, gọi là hát Ống. Trò hát đối giao duyên này thu hút được đông đảo các nam thanh nữ tú.
3. Hội Đền Xuân Lai
Thời gian tổ chức: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn vị Thánh Gióng.
Nội dung: Hội đền lễ cúng dâng hương lên thánh thần trong một không khí trang trọng. Tiếp đó là phần hội có các trò chơi dân gian như: lấy nước, kéo lửa, thổi cơm thi, cướp cờ và trò kéo Mỏ (Mỏ ở đây là hay cây tre bánh tẻ thật thẳng róc sẵn chỉ để lại tay tre ở gần gốc tạo thành chặc).
Hai đội nối chạc vào nhau rồi ra sức kéo cho tới khi phân rõ thắng thua.
4.Hội Chùa Trăm Gian
Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Chùa Trăm Gian, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Phật và Đức thánh Nguyễn Bình An.
Nội dung: Mở đầu hội chùa Trăm Gian là lễ rước kiệu thánh, rước nhang án, rước giá cỗ (Bánh trưng, bánh giầy của nhà chùa)... xuống núi và tế ở Quán Thánh giữa đồng, nơi có dấu chân Thánh về quê xin tương cà. Ngoài ra trong hội còn tổ chức thi cỗ chay và các trò chơi dân gian như đấu vật, múa rối dưới nước... Đặc sắc nhất là đánh cờ người được tổ chức trên sàn nổi ở giữa hồ bán nguyệt trước cửa chùa. Cuộc thi cờ này thu hút rất nhiều kì thủ ở gắp nơi. Đây là cuộc so tài đọ trí giữa các kì thủ lừng danh trong thiên hạ. Đây không chỉ là cuộc thi tài giữa các kì thủ mà còn là một nghi thức thiêng liêng trong lễ hội.
5. Hội Làng Miêng Hạ
Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Miêng Hạ, xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, tĩnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Nội dung: Hội làng được khai hội vào giờ thìn, bằng một tiếng pháo lệnh. Khi nghe tiếng pháo lệnh nổ thì ba nơi: đền Thạch (của Giáp trạch, Giáp trù), đền Đông (của Giáp Đông, Giáp Tây), đền Thượng (của Giáp Thượng, Giáp Đình) sẽ nghênh kiệu tụ ở đình. Mỗi nơi rước hai cỗ kiệu, trông đó có một kiệu rước cây bông, về đặt trước cửa đình để tế lộ thiên. Khi việc tế xong, hàng loạt cây pháo được đốt tạo nên một không khí sôi động, tiếng pháo mô phỏng tiếng sấm, lóe ra ánh chớp và tưởng như dào dạt những trận mưa dông không dứt tưới xuống làm cho mùa màng tươi tốt. Sau này người ta không tổ chức hội pháo nữa mà chủ yếu diễn trò ội ại. Trò ội ại còn gọi là trò cướp nõ xé bông. Hình cây bọng thực chất chỉ là hình ảnh tượng trưng của âm dương. Trai đinh các giáp cướp được nõ mang về thành kính dâng lên bàn thờ tổ Thần của các giáp ở đền. Sau một hồi tế tạ, họ mang nõ ra hóa đốt thành than trước sự reo vui của dân làng Giáp. Ai đó cũng đều quan niệm năm đó là một năm Giáp mình làm ăn gặp nhiều may mắn.
6. Hội Chùa Phật Tích
Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh và ghi nhớ công ơn của phật Bà Quan Âm và vua Lý Thánh Tông.
Nội dung: Lễ hội chùa Phật Tích được tổ chức hàng năm là dịp nhân dân khắp nơi về hành hương lễ Phật, nghe giảng kinh. Đây còn là dịp mọi người cảm nhận sự thanh thản, nhẹ nhõm nơi cửa thiền và cầu mong được bình yên, an lành và hạnh phúc cho mọi người dâng hương tưởng nhớ vị vua Lý Thánh Tông.
7.Hội Đồng Kỵ
Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Đồng kỵ , xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn vị thành hoàng làng Hùng Huy Vương (một tướng giỏi của vua Hùng thứ 6 có công theo Thánh Gióng đánh giặc Ân xâm lược).
Nội dung: Hội Đồng Kỵ tổ chức lễ rước ông Quan Đám, đồng thời dân còn kết hợp làm lễ chúc thọ, lễ khao lão. Trước đây trong hội có tục rước pháo, nay người ta đổi thành rước mô hình quả pháo. Riêng phần hội có trò đấu vật, chọi gà, hát đối đáp, thi thổi cơm, thi đọc trúc văn bằng chữ Hán, chữ Nôm ca ngợi thành hoàng Làng.
8.Hội Làng Giàng
Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh công chúa Qúy Minh (Con vua Trần Duệ Tông).
Nội dung: Hội làng Giàng tái diễn lại hoạt động múa giáo cờ, giáo quạt (các điệu múa này đều do công chúa Qúy minh dạy khi xưa).
9.Hội Đền Dương Sơn
Thời gian: Tổ chức từ ngày mùng 4 tới ngày mùng 7 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Từ Trọng, xã Hoằng Qùy, Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thành Hóa.
Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh công đức của vị Thành Hoàng Làng là Lê Phụng Hiểu - một danh tướng thời Lý.
Nội dung diễn ra: Mở đầu lễ hội hoạt động tế thần người ta chọn 48 nữ quan (là những cô gái xinh đẹp chưa chồng) để hát múa thờ và làm cỗ dâng Thánh. Riêng phần hội có hoạt động thi nấu cơm, đồ xôi, làm bánh, lạ, đẹp để dâng lên cúng Thánh. Không kém phần đặc sắc là việc diễn thờ: hát múa bài bông, hát trải (trên thuyền rồng), chèo cạn.
10. Hội Đua Thuyền Tịnh Long
Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tới ngày 5 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung: Từ khoảng giữa tháng Chạp người Tịnh Long đã sửa xoạn khuyên góp tiền bạc, để chuẩn bị cho lễ hội đua thuyền. Tịnh Long có 4 thôn (An Lộc, An Đạo, Gia Hòa, Tăng Long), mỗi thôn thành lập một hội đua không giống thuyền thường, với dáng thon và dài. Khi đóng thuyền, người ta phải chọn ngày lành tháng tốt. Mỗi thôn có một thuyền đua, được trang trí theo hình Long, Lân, Quy, Phụng. Thuyền đua được thở ở am miếu của thôn, hàng năm, đến kì đua mới được làm lễ hạ thủy, có cờ, trống rộn ràng và khi đua xong lại đưa về am miếu.
Ngày hội đua thuyền ở Tịnh Long thật sự là một lễ hội vui xuân lành mạnh, tưng bừng và náo nức.
Dù lông mày để tự nhiên hay đã cắt tỉa, chúng đều nói lên phần nào tính cách, con người của chủ nhân. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn xem tướng lông mày để đoán tính cách của một người. Liệu lông mày nói lên điều gì về tính cách của bạn? Sau khi được chúng tôi hướng dẫn trong bài viết dưới đây các bạn có thể xem tính cách qua tướng lông mày của một người.
Nội dung
Bạn thuộc tuýp người truyền thống Á Đông. Bạn giao tiếp, kết nối với thế giới xung quanh bằng vốn hiểu biết sâu rộng của mình.
Để hiểu cặn kẽ một vấn đề nào đó trong cuộc sống, bạn cần có minh chứng “người thật, việc thật”, bởi trí tưởng tượng của bạn… có hạn.
Bạn là người thẳng tính, sống thực tế và muốn mọi thứ phải thật chi tiết, tỉ mỉ. Bạn suy nghĩ lô-gíc khi tiếp cận vấn đề. Trong hầu hết trường hợp, bạn đưa ra quyết định dựa trên yếu tố khách quan, thay vì để tình cảm tạo sức ảnh hưởng.
“Tinh thần thép” là tài sản đáng quý của bạn khiến nhiều người ghen tỵ. Bạn luôn để đầu óc thông suốt, quyết định theo lý trí. Ở bạn hội tụ khả năng lãnh đạo vượt trội, ít ai dám thách thức uy quyền của bạn.
Sáng suốt, kỹ tính là hai tính cách nổi bật của bạn. Bạn cần thời gian để phân tích và hoàn thiện ý tưởng trước khi hành động. Bạn từ từ tiếp cận mục tiêu để đảm bảo mình luôn an toàn trong mọi tình huống. Nói cách khác, bạn là người khá cầu toàn.
Bạn hoạt ngôn, đưa ra quyết định nhanh chóng và xử lý thông tin tốt. Nếu thấy ai đó nói ấp úng không thành câu, bạn sẵn sàng cắt lời để… nói hộ vì bản tính nóng vội. Kiên nhẫn với bạn là thứ “xa xỉ”.
Trước những khó khăn, bạn lạc quan ở giai đoạn đầu, nhưng sớm nản lòng, dễ bỏ cuộc nếu gặp phải lời phê bình.
Bộ lông mày rậm rạp biểu trưng cho sự thông minh, uy quyền. Lối tư duy của bạn cũng rất linh hoạt. Bạn luôn tràn ngập ý tưởng trong đầu và không bao giờ ngừng suy nghĩ.
Ai đó mong mỏi bạn đa di năng, có thể cùng lúc làm nhiều việc là điều thực sự khó khăn. Bạn chỉ có thể tập trung làm một việc vào một thời điểm. Hơn nữa, bạn còn có tính hay thổi phồng sự việc khiến nó nghiêm trọng hơn thực tế.
Những người có lông mày kiểu này thường đặt lợi ích bản thân lên trên. Họ đặt ra mục tiêu và theo đuổi bằng mọi giá, đặc biệt là quyền lực. Lòng khoan dung cũng là đức tính mà họ cần bổ sung khi người khác phạm sai lầm. Bù lại, họ sống rất thoáng trong chuyện tiền bạc.
Xem thêm:
Nếu trong nhà có một góc nào đó dễ khiến mọi thành viên nhớ nhất lúc đi xa thì hẳn đó sẽ là bếp. Bếp là nơi giữ lửa cho mái ấm gia đình, là nơi chăm sóc từ thể chất đến tinh thần cho từng cá nhân. Bếp cũng là "thế giới riêng" của người phụ nữ, để thể hiện nét mềm mại nữ tính, cả sự gọn gàng khéo léo của mình.
Bạn cũng đừng nghĩ rằng chỉ có phòng khách hay ban thờ mới cần chú ý đến phong thủy, phòng bếp được coi là nơi giữ lửa gia đình, do vậy yếu tố phong thủy nhà bếpcũng vô cùng quan trọng.
Để hội đủ điều kiện cho một không gian bếp theo đúng phong thủy, nhà bếp cần đảm bảo các yếu tố:
Dụng cụ làm bếp
Phải có khu vực dành riêng cho dụng cụ làm bếp như dao, kéo, búa… tránh không để những dụng cụ này trên bàn bếp cũng như gần bếp vì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự đoàn kết cũng như sự hạnh phúc trong gia đình.
Dao kéo, dụng cụ làm bếp nên được để gọn gàng trên giá, trong ngăn kéo hay trong các dụng cụ chứa chuyên dụng để giúp gia đình luôn thuận hòa.
Ánh sáng
Ngoài việc mở rộng các ô cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên, nếu bếp nhà bạn không có cửa sổ hoặc ở vị trí hơi tối, có thể sử dụng chất liệu nhôm, kính làm tủ bếp, vì chúng có thể giúp tạo ảo giác như những cửa sổ ánh sáng, giúp không gian bếp bớt tối tăm hơn. Một phòng bếp tràn ngập ánh sáng cũng sẽ giúp không khí gia đình hòa thuận hơn.
Những ô cửa sổ lớn giúp ánh sáng luôn ngập tràn phòng bếp tạo sinh khí cho gia đình.
Sắp xếp
Khu vực bồn rửa bát phải bố trí tương đối xa bếp vì hỏa kỵ thủy. Cũng tương tự như vậy, bếp đối diện với cửa nhà vệ sinh, áp lưng vào nhà vệ sinh hoặc đặt phía dưới nhà vệ sinh đều chưa chuẩn. Những khí xú uế của nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến đồ ăn khi đun nấu về lâu dài không tốt cho sức khỏe mọi người.
Khu vực bồn rửa nên cách xa khu vực nấu một chút giúp tránh "hỏa kỵ thủy" như ông cha ta vẫn dạy.
Nếu không gian khu vực bếp rộng, có thể bố trí bàn ăn cho gia đình. Tuy nhiên, bàn ăn phải cách bếp nấu ít nhất 1,5m. Lưu ý không cho góc nhọn của bàn ăn trực xung với bếp.
Bàn ăn cách khu vực bếp một khoảng cách nhất định sẽ không bị ám mùi thức ăn quá nặng. Góc của bàn ăn không trực xung với bếp sẽ giúp gia chủ tránh được những bất đồng tranh cãi trong gia đình.
Màu sắc
Màu sắc nên có màu tương đối nhạt vì đây là khu vực nấu ăn nên phát ra năng lượng rất nóng, cần màu sắc dịu lại làm khống chế độ nóng trong bếp. Màu trắng là gam màu nên chọn cho bếp, vì nó giúp căn bếp trở nên sáng sủa. Bạn cũng dễ dàng kiểm soát được các vết bẩn nếu có, để đảm bảo yếu tố vệ sinh, sạch sẽ.
Phòng bếp với màu sắc sáng sủa luôn tạo cảm giác sạch sẽ hơn.
Vị trí
Không được đặt bếp chéo góc. Nếu bạn đặt bếp không ngay ngắn rất dễ ảnh hưởng sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Bếp tránh bị nhìn trực diện từ bên ngoài cổng, từ cửa phòng khách hoặc đối diện nhà vệ sinh. Theo phong thủy, vị trí của bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi thường đi ngang. Gian bếp lộ thì bất lợi về tài lộc cho chủ nhân.
Mặc dù phòng khách thông với phòng bếp tạo không gian mở, nhưng gia chủ vẫn rất chú ý không để lối vào phòng khách nhìn thẳng được vào phòng bếp. Bếp là nơi nấu nướng phát sinh nhiệt nên rất nóng bức. Khi đun nấu, bếp còn tỏa ra mùi thức ăn, khói dầu mỡ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy nếu được cần tránh để bếp bên cạnh hoặc trực diện với cửa phòng ngủ tránh ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi. Ngoài ra đối với nhà cao tầng tránh kê giường ngủ thẳng ngay trên bếp nấu dễ làm cho người ngủ bồn chồn không yên, dễ nảy sinh tâm lý nóng nảy.
Trang trí
Trên tường nên treo tranh ảnh mang ý nghĩa ăn uống như chén, đĩa, trái cây… tránh treo tranh ảnh hình kỳ thú, kinh dị sẽ giúp phòng bếp hài hòa hơn, tâm lý các thành viên trong gia đình cũng vui vẻ hơn.
Bạn có thể chọn hình thức tranh trang trí hay viết chữ ý nghĩa như thế này. Việc trang trí không gian phòng bếp hợp lý và hài hòa sẽ giúp không khí bữa ăn gia đình luôn vui vẻ.
► Bói tình yêu theo ngày tháng năm sinh để biết hai bạn có hợp nhau không |
Buông xả mọi phiền não trong cuộc sống để tâm bình an là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người…
Ai cũng biết hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng sự bình an và tự tại. Đây là ước mơ của cuộc đời mà con người chúng ta ai cũng mong mỏi đạt tới.
Theo vòng quay thời gian khiến cho nhịp sống càng trở nên hối hả và gấp gáp hơn. Con người luôn lo toan và tất bật với miếng cơm manh áo để sinh tồn thì việc tìm được sự thanh thản trong tâm hồn không phải điều dễ dàng. Bởi vậy, tại sao có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Bởi họ luôn gặp phải căng thẳng, đấu tranh để giữ vững những gì mà mình đang có.
Trong cuộc sống, khi cảm thấy quá mệt mỏi và căng thẳng thì có rất nhiều người tìm tới nguồn cội tâm linh như đi chùa lễ Phật để cầu may, cầu an hoặc đọc những cuốn sách Phật Pháp với mong muốn tìm về sự bình an và giải tỏa những bế tắc.
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: “Tuổi thọ của con người dài trong bao lâu?” và vị Sa môn đã trả lời là: “Chỉ dài bằng một hơi thở”. Đức Phật nói: “Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo” (trích trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương).
Cuộc sống mỗi con người chúng ta chỉ tồn tại trong một hơi thở vậy tại sao chúng ta cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong “u mê” và “phiền não”?
Nếu như con người biết buông xả trong đời sống hiện tại. Buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn.
Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.
Có buông xả được thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì không vừa ý cũng bỏ qua mà không chấp. Nếu ai có làm điều gì xúc phạm cũng dễ dàng tha thứ, mà nếu có giận có buồn thì chỉ một vài phút hoặc một vài giờ, cùng lắm qua một đêm rồi quên hết đi cho đời mình được an vui.
Nhưng hãy hiểu rằng buông xả không có nghĩa là buông bỏ, dẹp hết tất cả để chỉ lo cho bản thân mình. Không có nghĩa là chối bỏ, trốn tránh trách nhiệm trong cuộc sống.
Là người con Phật, chúng ta buông xả nhưng phải luôn giữ trọn vẹn trách nhiệm của một con người. Để bồ đề tâm thêm vững chắc, để trả ơn công lao sinh thành của cha mẹ, để vẫn chu toàn mọi việc, mọi bổn phận.
Tất cả được làm với tấm lòng bao dung mở rộng như một vị Bồ tát, xử xự theo tinh thần “Từ – Bi – Hỷ – Xả”. Còn đích đến nào tuyệt với hơn khi biết tìm lại và trở về với chính cuộc sống nội tâm của chúng ta, để trở về với sự thanh thản trong tâm hồn.
Bởi khi tâm hồn trong sáng, vui vẻ, là chúng ta đang tiến dần đến mục tiêu, thành công của cuộc sống mà chúng ta mong đợi. Chúng ta làm việc sẽ tốt hơn, sống đam mê hơn, nhân hậu, tha thứ và rộng mở, học thêm được nhiều điều…
Song quan trọng nhất là chúng ta được hạnh phúc, nhận nhiều yêu thương khi biết buông xả, có lẽ đó chính là quy luật và cũng là nghệ thuật sống, mang lại sự bình an cho mỗi người..
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)