Kiếp trước có ảnh hưởng kiếp này hay không?
Có lẽ kiếp trước chính là nền tảng để lý giải kiếp này rõ hơn!
Rằng tại sao có người sinh ra đã bị mù, bị giết chết trong chiến tranh? Tại sao có người sống trong cảnh nghèo đói bần cùng trong khi có người lại sống yên bình, hạnh phúc và thu nhập ổn định? Cũng như vậy, tại sao có người liên tục gặp phải những chuyện xui xẻo không may mà họ dường như không cách nào thay đổi được?
Một cách nhìn nhận vấn đề, khi chúng ta mang hình dáng con người đến thế gian này, từ cuộc sống chúng ta sẽ có những bài học nhất định. Thậm chí tới cuối đời gặp thất bại con người mới nhận ra bài học chân thực để làm người, thật quá muộn!
Và thượng đế cho họ một cơ hội khác để “sống tốt hơn” ở một kiếp sống khác – với một bộ dạng và hoàn cảnh khác hoặc có thể giống y đúc với kiếp trước đó. Nhưng những gì xảy ra trong đời của họ là không báo trước. Do đó mâu thuẫn và những khổ nạn bắt đầu phát triển. Đằng sau những thành công, con người để lại cho mình những kinh nghiệm sống cố hữu và theo thời gian trở nên thâm căn cố đế, và thật khó để đột phá.
Thế nên từ quan điểm cuộc sống hiện đại con người không cách nào lý giải được những rủi ro bất hạnh và không cách nào giải thoát tự thân. Thực ra, nó chỉ là một bài học cụ thể được lặp lại để con người hoàn trả món nợ từ kiếp trước.
Liệu họ có nhận ra? May mắn thay có một hình thức khiến con người có thể kết nối với quá khứ gọi là thôi miên. Mỗi việc tốt, xấu, ân oán từ các kiếp sống đều được lưu giữ lại trong bộ nhớ tiềm thức, và trong trạng thái vô thức con người có thể tiến nhập và biết được các mối quan hệ nhân duyên lâu đời của nó.
Sau khi biết được các mối quan hệ nhân duyên từ tiền kiếp, con người hiểu biết và học cách tha thứ để nó không bao giờ trở lại trong kiếp sống này cũng như các kiếp sống tiếp theo nữa.
Hầu như bất kỳ vấn đề nào chưa được giải quyết từ các kiếp đều có liên quan đến sức khỏe, các mối quan hệ, sự nghiệp, tài chính, nỗi sợ hãi, ám ảnh và nghiện ngập trong kiếp này.
Vì vậy cứ để nỗi sợ hãi ám ảnh trong tiềm thức có thể khiến bạn phải chịu một số phận tương tự trong kiếp này. Vì mọi ân oán đều được xóa hoàn toàn bởi sự tha thứ cho thủ phạm và sự hồi tưởng ký ức thông qua người thôi miên hoặc người có năng lực hòa giải.
Dưới đây là những nỗi sợ hãi khác nhau và những trường hợp có thể đã từng phát sinh từ kiếp trước:
- Sợ phải lãnh đạo – Điều này được gây ra bởi lạm dụng quyền lực trong một cuộc sống quá khứ. Có thể vì điều đó họ đã từng gây ra tội lỗi sai lầm chỉ vì một quyết định mà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nào đó.
- Sợ thân mật – Nhiều người gặp phải vấn đề này đã vi phạm hoặc bị lạm dụng trong đời trước, nên kiếp này họ thiếu tin tưởng và nang theo một nỗi sợ hãi khi tiếp cận với người khác.
Không thể buông bỏ một mối quan hệ- Những người này có thể cần phải giải quyết nợ nần tiền kiếp trước khi chấm dứt mối quan hệ đó. Thông thường, họ không dễ không nhận ra cho tới khi nghiệp đã hoàn thành và đó là thời gian để nó di chuyển.
- Vấn đề tiền bạc- Đây có thể là một sự tham lam đến mức làm tổn hại tới sức khỏe và kế sinh nhai của người khác trong một kiếp sống. Khiến kiếp sống này có tình trạng khan hiếm tiền tiền bạc, mất mát, thiệt hại tài chính hay những thất bại liên tiếp khiến họ không kiếm được tiền.
- Tăng cân/vấn đề mất mát – Nhưng đôi khi đây cũng là kết quả của quá khứ thiếu thốn thực phẩm, chết đói. Nên trong kiếp này người ta ăn quá nhiều vì nỗi ám ảnh sợ hãi thiếu ăn trong tiềm thức.
- Bệnh tật – một số bệnh, đặc biệt là những căn bệnh y học không lời giải, có thể liên quan trực tiếp đến quan hệ nhân quả từ tiền kiếp. Đối với những bệnh tật khác, kiếp trước có thể là một trong những yếu tố góp phần gây ra.
Nhiều người cảm thấy triệu chứng vật lý trong quá trình thôi miên, chẳng hạn như đau đầu hoặc tức ngực, run rẩy cơ thể, khó thở và khóc. Các triệu chứng này biến mất khi gần kết thúc quá trình. Nếu thủ phạm/nạn nhân được cho biết đích danh trong đời này của họ thì cần một cuộc đối thoại để bài trừ những hiểu lầm hiện tại dựa vào quá khứ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thùy Dung (##)