Mơ thấy ngọc trai: Có tin của người bạn tốt –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Hướng bếp hợp người sinh năm 1945:
– Năm sinh dương lịch: 1945
– Năm sinh âm lịch: Ất Dậu
– Quẻ mệnh: Khảm Thủy
– Ngũ hành: Tuyền Trung Thủy (Nước trong suối)
– Thuộc Đông Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch
– Hướng tốt: Bắc (Phục Vị); Đông (Thiên Y); Đông Nam (Sinh Khí); Nam (Diên Niên);
– Hướng xấu: Tây Bắc (Lục Sát); Đông Bắc (Ngũ Quỷ); Tây Nam (Tuyệt Mệnh); Tây (Hoạ Hại);
Trong trường hợp này, có thể đặt bếp tọa các hướng Tây Bắc (Lục Sát); Đông Bắc (Ngũ Quỷ); Tây Nam (Tuyệt Mệnh); Tây (Hoạ Hại); , nhìn về các hướng tốt Bắc (Phục Vị); Đông (Thiên Y); Đông Nam (Sinh Khí); Nam (Diên Niên);
Ngoài ra, bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh, tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.
Chậu rửa, cũng như khu phụ, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu như hướng Tây Bắc (Lục Sát); Đông Bắc (Ngũ Quỷ); Tây Nam (Tuyệt Mệnh); Tây (Hoạ Hại);
Xem hướng nhà theo tuổi cho nữ tuổi Tuất là những hướng tốt nên chọn và hướng xấu nên tránh cho cụ thể từng năm tuổi. Bạn đọc có thể căn cứ vào những gợi ý dưới đây để xác định hướng nhà phù hợp với mình.
► Tham khảo thêm: Tử vi trọn đời qua lá số tử vi chuẩn xác |
Chọn hình dáng bàn làm việc Phong thủy có mục đích là giảm sự căng thẳng và tránh các vấn đề nguy hại cho tâm trí và cơ thể bạn. Vì thế, bạn hãy chọn cho mình những đồ nội thất hình tròn, bao gồm cả bàn làm việc. Các cạnh sắc lẹm, góc nhọn thường được gọi là "mũi tên độc", không tốt về phong thủy vì nó ngăn chặn năng lượng tích cực lưu thông cân bằng và tự nhiên. Bên cạnh đó, nếu vô tình bị va đập phải, những góc chọn có thể gây ra đau đớn. Tận hưởng cảm giác quyền lực với ghế phù hợp Bạn hãy xem mình như là nữ hoàng, vua trên ngai vàng quyền lực. Khi ngồi trên một chiếc ghế thoải mái, có thể điều chỉnh độ ngả, độ cao và thật êm, khả năng làm việc của bạn sẽ được tăng lên đáng kể. Đặt bàn làm việc ở một vị trí quyền lực Nếu để ý văn phòng của những CEO có sự nghiệp thành công, bạn sẽ thấy vị trí đặt bàn làm việc giúp chủ nhân "nhìn thấy" tất cả mọi thứ. Đặt bàn làm việc ở một vị trí quyền lực, nơi bạn có thể nhận được ánh sáng vừa đủ của cửa sổ, nhìn rõ cửa chính và sau lưng là một bức tường vững chắc công việc của bạn sẽ hanh thông. Cách bố trí này sẽ giúp bạn có một tầm nhìn xa cho tương lai phía trước và nhận được sự hỗ trợ vững chắc từ các hậu phương đằng sau. Dọn dẹp bàn làm việc thường xuyên Bạn hãy vức bỏ danh sách những công việc đã làm, biên lai cũ, hóa đơn, tạp chí, sơn móng tay, đồ ăn, thư và bất cứ thứ gì không thuộc về bàn làm việc. Tìm hộp đựng cho tất cả mọi thứ trên bàn làm việc Bạn cần đặt đúng vị trí mỗi đồ vật để dễ dàng tìm thấy mỗi khi cần. Việc làm này sẽ giúp công việc của bạn hiệu quả hơn và tránh được cảm giác khó chịu và lãng phí thời gian khi không thể tìm thấy đồ vật bạn cần. Dù không gian nhỏ hay lớn, bạn cũng có thể áp dụng phong thủy vào bàn làm việc. Điều quan trọng là luôn giữ không gian sạch sẽ, gọn gàng và thỉnh thoảng trang trí để không gian tươi mới, tốt lành hơn.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Khánh Linh (##)
Sách Trung châu tử vi Đẩu số - Tam Hợp phái - Dịch giả Nguyễn Anh Vũ
Nhóm 1: Bệnh hệ thần kinh
Các tổ hợp sao chủ yếu là Thiên cơ, Thái âm, Thiên đồng. Cũng có thể nói tổ hợp cách "Cơ Nguyệt Đồng Lương" rất dễ bị bệnh liên quan đến hệ thần kinh, như suy nhược thần kinh, tâm thần, thiểu năng chí tuệ,.v.v...
Nhiều lúc bệnh mang tính suy nhược thần kinh có liên quan đến "Thiên đồng - Cự môn". Nếu "Tử Vi - Tham lang" thủ cung Tật Ách gặp sao Đao hoa quá nặng, thì lúc đến hạn "Cơ Nguyệt Đồng Lương" thủ cung Tật Ách, thường dễ mắc chứng bệnh này, biểu hiện là dương nuy, di tinh, xuất tinh sớm. Ở đây không cần xem Cự Môn.
Người bị bệnh tâm thần, chủ yếu xem Thiên cơ, đông y gọi là Can phong.
Nếu "Thiên cơ - Thái âm" đồng cung với Hỏa Đà, còn gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, là rối loạn Tâm thần kinh (hysteria), thường có biểu hiện kích động, cử chỉ thất thường. Nhưng cần phải hội Thiên Lương và có Thái Dương không có nhập miếu tương chiếu, mới ứng nghiệm.
Bệnh viêm não Nhật bản-B, cũng có liên quan với tinh hệ "Cơ Nguyệt Đồng Lương", năm phát bệnh là cung hạn Tật Ách Thiên Lương lạc hãm, hội chiếu Hỏa tinh, Linh tinh. Phỉ liêm, Âm sát. Nhóm tinh hệ này khác với nhóm tinh hệ chủ về bệnh Hysteria nên cẩn thận phân biệt.
Tinh hệ chủ về viêm màng mão đại khái tương tự với tinh hệ chủ về chủ về viêm mang não Nhật bản - B, chỉ khác nhau một điều, là Thái Dương nhập miếu, nếu Thái dương lạc hãm, phần nhiều là viêm não Nhật Bản-B, thời gian ứng nghiệm thường là lúc hạn Tật Ách là Thất Sát hoặc Phá Quân. Thất sát thường chủ về chứng viêm, Phá quân chủ về chứng viêm cấp tính.
Chứng miệng méo, miệng chảy nước dãi (không phải do trúng phong), thì xem các tinh hệ chủ về bệnh chủ ở tạng Thận. Có lúc cung Tật Ách ở nguyên cục là Tham lang, niên hạn ứng nghiệm là lúc cung hạn Tật Ách "Thiên cơ - Thái Âm", cũng có lúc ngược lại, nguyên cục là "Thiên cơ Thái âm", thời kỳ ứng nghiệm là hạn Tham lang. Đây là một ví dụ. Hai chứng này đều gặp nhiều Tạp diệu như Thiên hư, Thiên sứ, Thiên diêu, thì phải lưu ý.
Trong số các bệnh hệ thần kinh, có bệnh "rỗng tủy sống" (syringomyelia), xem hệ "Thiên đồng - Cự môn" và hệ "Thất sát - Phá quân". Người bệnh thường cảm thấy chân tê, không có cảm giác, nếu nghiêm trọng các ngón tay ngón chân có thể bị co quắp, hoặc tê liệt phần mặt. Cổ nhân cho rằng Thất sát, Phá quân là sao chủ về tổn thương, tàn tật, nguyên nhân có liên quan đến chứng bệnh này.
Ngoài ra còn có bệnh múa tay múa chân (ST. Vitu's dance), người bệnh không thể kiểm soát hoạt động của chân tay, thường có một số động tác nhanh không tự chủ, có lúc thì mắt máy giật, nhíu may, lè lưỡi, bệnh tình tuy không đau, nhưng rất phiền phức. Tinh hệ chủ về chứng này là Tham lang đồng cung với Địa không, Địa kiếp, lại gặp thêm Kình dương, Thiên sứ, có lúc là Thiên đồng hóa Kị đồng cung với Hỏa linh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp, cũng chủ về chứng này, nhưng cung Tật Ách của nguyên cục phải là Kình dương ở cung Ngọ, cũng là một nhân tố quan trọng chủ về chứng này.
Đau dây thần kinh tam thoa, tinh hệ chủ yếu là "Thái Dương - Thiên Lương", có Hỏa Linh hội chiếu hoặc đồng độ, lại gặp thêm Thiên thương, còn có Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn" hội chiếu cung mệnh, đều chủ về chứng bệnh này.
Tinh hệ chủ về liệt thần kinh mặt, và tinh hệ chủ về đau dây thần kinh tam thoa rất khó phân biệt. Điều cần chú ý là, Kình dương phần nhiều chủ về tê liệt thần kinh mặt, tinh hệ ứng nghiệm phát bệnh phần nhiều là Thiên Cơ, còn đau dây thần kinh tam thoa thì không phải vậy.
Bệnh thiên đầu thống mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương", tạp diệu hội hợp phần nhiều có Thiên nguyệt, Thiên hình. Có lúc là "Thiên cơ - Cự môn" đồng cung với Hỏa tinh cũng chủ về bệnh xuất huyết não, khác với bệnh thần kinh đơn thuần, phân biệt chủ yếu là tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" có biểu hiện choáng ngất.
Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" mà Thiên cơ hóa Kị, còn gặp thêm Thiên hư, thì càng ứng nghiệm.
Bàn tay chân run mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn", cũng có quan hệ với Đà la và Cô thần.
Bệnh tay chân run do trúng độc, thì xem tinh hệ "Thái dương - Thiên lương", có Thiên nguyệt cùng bay đến tì càng đúng. Do trúng độc cũng có thể gây ra chứng tắc ruột, thời kỳ ứng nghiệm phải xem cung hạn Cự Môn
Viêm da mang tính thần kinh là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", thời kỳ ứng nghiệm ắt cung hạn phải gặp Thiên cơ, Thiên Đồng.
Nhóm 2: Bệnh hệ tiêu hóa
Cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, bao gồm Trường (ruột), Vị (dại dày), Can (gan), Đảm (mật). Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, có thể phân chia như sau:
Vị hàn, thòng dạ dày (sa bao tử), thì xem Thiên phủ thuộc loại "kho lộ", "kho rỗng", hoặc Tử vi là cách "tại dã cô quân", nhưng không được có Hỏa tinh đồng độ mới đúng, có Hỏa tinh thì nhuyễn hóa thành chứng viêm.
Nếu tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng" thủ cung Tật Ách, thì thường là Vị hàn, buồn nôn, hoặc tiêu chảy thuộc chứng Hàn, Thiên phủ đồng cung với Hữu bật, phần nhiều là sa bao tử.
Chứng vị hàn cũng có thể là chứng dạ dày dư acid, các sao ứng nghiệm là Thiên phủ gặp Thiên lương, Phá toái, Âm sát, gặp Liêm trinh hóa Kị thì bệnh rất nghiêm trọng, có thể phát triển thành chứng đay dạ dày, thần kinh dạ dày quá mẫn cảm.
Nếu là viêm dạ dày, thì xem Thiên cơ hoặc Cự môn. Thiên cơ thì chủ về bệnh mãn tính, thường còn chủ về đau Gan. Cự môn đồng cung với Hỏa linh thì chủ về viêm dạ dày cấp tính, hay viêm đại tràng cấp tính. Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" đồng độ, nguy cơ bị viêm dạ dày hay viêm đại tràng rất lớn. Có sao Lộc thì giảm nhẹ, không có sao Lộc mà còn hóa Kị thì càng nặng thêm. Nhưng nếu có Lộc thì thường chủ về bệnh Trường Vị bất hòa, mức độ nhẹ thì viêm dạ dày cấp tính. Bệnh viêm ruột thừa cấp tính thì xem Thiên lương gặp Kình dương, hay Thất sát gặp Kình dương, hoặc Phá quân gặp Kình dương. Trường hợp Phá quân gặp Kình dương cũng chủ về viêm ruột kết, viêm đại tràng cấp tính
"Thiên đồng - Thiên lương" đồng độ, cũng chủ về bệnh dạ dày, phần nhiều thuộc chứng hàn. Nếu có Thiên mã đồng độ, lại gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, thì phần nhiều là rối loạn tiêu hóa, hoặc tiến triển thành tiêu chảy.
Tử vi cũng chủ về tiêu chảy, nhưng khác tính chất. Tiêu chảy của Tử vi thông thường là hấp thụ không tốt, còn tiêu chảy của tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" là không tiêu hóa được.
Xơ gan thì xem Thiên cơ, cũng xem Thất sát ở hai cung Dần và Thân, nhưng trường hợp sau phần nhiều là viêm gan siêu vi.
Hễ Thiên cơ đồng cung với Phỉ Liêm, gặp các sao Sát - Kị, còn lại gặp thêm các sao Hư, Hư hao, Hao, Thiên nguyệt, phần nhiều chủ về gan nhiễm ấu trùng (Clonorchiasis) dẫn đến sơ hóa.
Nếu sơ gan do ống mật tắc nghẽn gây ra, thì xem Thiên tướng, có Đà la đồng độ thì càng đúng.
Ống mật tắc nghẽn thường do sỏi mật gây ra, tinh hệ ứng nghiệm là "Liêm trinh - Thiên tướng" đối nhau với Phá quân có sát tinh đồng độ.
Giun chui ống mật (gây nên sỏi mật), ngoại trừ Thiên tướng, Đà la, còn phải xem Phỉ liêm. Hễ bệnh liên quan đến ấu trùng, giun, đều phải xem Phỉ Liêm và Thiên Nguyệt.
Có lúc Cự môn cũng chủ về bệnh túi mật, thì vẫn lấy cung hạn Thiên tướng làm thời kỳ ứng nghiệm, nhất là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" thì càng đúng.
Bệnh ở hậu môn chủ yếu xem Thiên đồng, phối với tạp diệu thì xem Âm sát, Long đức, Phá toái.
Trúng độc đường tiêu hóa khác với trúng độc mang tính thần kinh. Trường hợp sau có thể ví dụ là sử dụng ma túy, trường hợp trước chỉ là ăn uống trúng độc. Cung Tật Ách gặp Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", Thiên phủ lại không gặp sao Lộc, hoặc gặp sao Lộc mà đồng thời gặp Kình Đà, thì đều phải chú ý vấn đề ẩm thực. Nếu lại gặp Liêm trinh hóa Kị, thì càng phải đề phòng độc tố thức ăn nhiễm vào máu.
Nhóm 3: Bệnh hệ tuần hoàn
Nhóm bệnh này chủ yếu là bệnh tim mạch, huyết áp, phần nhiều xem Thái dương, kế đến là Thiên tướng.
Nhưng bệnh hệ tuần hoàn có khi do bệnh hệ thần kinh gây ra, Đông y gọi là "Tâm Thận bất giao", hoặc suy nhược thần kinh, có thể dẫn đến tâm thần phân liệt, nhịp tim rối loạn, các chứng bệnh này lại không liên quan đến Thái dương hoặc Thiên tướng, bạn đọc có thể tham khảo ở mục đã thuật ở trước.
Thái dương ở cung vượng, lại gặp Quyền - Lộc, cũng có thể chủ về huyết áp cao, không nhất định phải gặp sát tinh mới đúng.
Thái dương hóa Kị, hoặc Thái dương có Tứ sát tinh giao hội, cũng là điềm tượng huyết áp cao. Nếu là tổ hợp "Thái dương - Cự môn" thì càng đúng.
Tổ hợp "Thái dương - Thiên lương" cũng chủ về trúng phong, bại liệt, vì Thiên lương có tính chất bệnh kinh niên. Tinh hệ này cũng thường gặp các sao Thiên Nguyệt, Thiên Hình hội hợp.
Thiên tướng chủ về Thận, cho nên lúc Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", hoặc có các sao hung sát trùng trùng giao hội, cũng chủ về huyết áp cao, cũng có thể là đau tim. Nếu cung Tật Ách của nguyên cục, có khuynh hướng chủ về bệnh hệ thần kinh, lúc đến niên hạn Thái Dương thủ cung Tật Ách, cũng dễ bị chứng huyết áp cao.
Còn chứng huyết áp thấp có liên quan đến hệ nội tiết, cũng xem tinh hệ "Thái dương - Thiên lương", nhưng thường có Địa không, Địa kiếp hội hợp. Một tinh hệ quan trọng khác là "Thái dương - Thái âm", hễ có chứng trạng âm dương bất hòa, thì cũng là rối loạn nội tiết.
Cự môn đồng độ với Đà la, hội Thái dương có sát tinh, có lúc chủ về đau thắt ngực (angina pectoris), xơ vữa động mạch; nhưng cũng có thể là bán thân bất toại, tức trúng phong (tai biến mạch máu não)
Tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" cũng chủ về đau thắt ngực, nếu hội các sao Hình - Kị, thì chủ về tắc nghẽn cơ tim, tắc nghẽn mạch máu.
Bệnh hệ tuần hoàn cũng bao gồm các chứng thiếu máu, tăng bạch cầu, các chứng này thì xem Liêm Trinh, nếu Liêm trinh hóa Kị, có các sao ác sát tụ hội, thì chứng bệnh càng nghiêm trọng.
Nếu do trúng độc gây ra thiếu máu, thì vẫn xem Thiên Lương, hoặc xem tinh hệ "Thái dương - Thái âm".
Thiếu tiểu cầu da có thể bị bầm tím, chứng bệnh này lấy Thiên đồng hóa Kị làm điềm tượng. Có lúc Thái dương hóa Kị ở nguyên cục có Âm Sát đồng độ, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung tật ách Thiên đồng hóa Kị gặp các sao Sát - Hình; hoặc Thiên đồng của nguyên cục hóa Kị, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung hạn tật ách Liêm Trinh đồng cung với Âm Sát. Nhưng trường hợp sau có sự khác biệt tinh tế, y học gọi là da bị bầm tím có tính mẫn cảm, không có liên quan đến tình trạng thiếu tiểu cầu.
Nhóm 4: Bệnh hệ hô hấp
Nhóm bệnh này chủ yếu xem Vũ Khúc, kế đến là Thiên Đồng. Nếu Thất sát, Phá quân hội hợp với các sao Sát - Kị, nhất là Vũ khúc hóa Kị, thì bệnh tình nghiệm trọng, hoặc bị ác tính.
Nhưng cũng có một số bệnh chứng không có liên quan đến các tinh hệ chủ về bệnh đường hô hấp như đã thuật ở trên; như hen suyễn thường xem Thái âm, Thiên lương, nếu hen suyễn là tính bẩm sinh thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát". Trường hợp trước là bệnh ở ống phế quản, trường hợp sau là bệnh dị ứng bẩm sinh.
Nếu là bệnh viêm ống phế quản cấp tính, thì lấy tinh hệ Vũ khúc gặp Hỏa tinh, Linh tinh làm ứng nghiệm, có Thiên mã cùng bay đến, thì bệnh tình càng nghiêm trọng. Bệnh viêm ống phế quản mãn tính cũng có thể xem Vũ khúc, nhưng nếu do ngoại vật xâm nhập lâu ngày mà gây ra bệnh, như người hút nghiện thuốc lá, hay công nhân làm việc ở nơi nhiều bụi, thì xem Thiên đồng, Cự môn có các sao Sát - Kị tụ tập, có thể phát triển thành bệnh tràn khí phổi (pulmonary emphysema)
Ho gà thì lấy Thiên Lương làm điềm tượng, nhất là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát tinh, có Thiên mã, phần nhiều chủ về bệnh ho gà. Khác với tắc nghẽn cơ tim là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát tinh, mà không có Thiên mã.
Lao phổi (phổi kết hạch) thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", hoặc tinh hệ "Vũ khúc - Thất sát". Nếu nguyên cục gặp tinh hệ này, đến đại hạn hoặc lưu niên, gặp cung hạn tật ách Thái âm hóa Kị hội Hỏa Linh là bệnh tình nghiêm trọng, thường phát triển đến giai đoạn cuối.
Bệnh tràn khí phổi cũng xem Vũ khúc, nếu Vũ khúc hóa Kị, bị Liêm trinh hóa Kị của cung hạn xung hội, lại gặp các sao Thiên hình, Thiên nguyệt, Âm sát thì ứng nghiệm.
Một nhóm sao khác chủ về tràn khí phổi, là Phá quân đồng cung với Văn khúc hóa Kị. Còn Vũ khúc hóa Kị đồng cung với Văn khúc hóa Kị thì chủ về kéo đàm, hen suyễn.
Nếu bệnh ở cổ họng thông thường là viêm amidan, xem Cự môn hóa Kị thì càng đúng. Nếu là bệnh bạch hầu, thì xem tình hình Thái âm và Cự môn xung hội, nếu các sao Sát - Kị trùng trùng thì ứng nghiệm. Nếu là viêm họng thì lấy Địa không, Địa kiếp, Đại hao làm biểu trưng.
Nhóm 5: Bệnh hệ tiết niệu, cơ quan sinh dục
Nhóm bệnh này, thì xem Thiên đồng, Thiên tướng, Liêm trinh.
Khi bệnh tình phát triển đến giai đoạn cuối, nhất là những bệnh có tính viêm, thì xem Thiên lương, Thất sát, Phá quân.
Hễ viêm thận cấp tính hay mãn tính, phần nhiều đều lấy Liêm Trinh làm ứng nghiệm. Nếu Liêm trinh gặp Tham lang đồng độ, hoặc vây chiếu có sát tinh, hoặc Liêm trinh hóa Kị có sát tinh, đều chủ về viêm thận.
Nhưng nếu viêm thận do hệ sinh dục bị nhiễm trùng gây nên, thì không gặp Tham Lang cũng ứng nghiệm, ví dụ như tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" bị Kình Đà giáp cung, Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay cách "Hình Kị giáp ấn" đều có thể mắc bệnh nhiễm trùng này.
Nếu bệnh viêm thận phát triển đến giai đoạn mặt bị thũng, hoặc thậm chí ngực hay bụng giữ nước, thì lấy niên hạn cung tật ách gặp tinh hệ "Thiên đồng - Thái âm" và các sao sát kị, làm thời kỳ ứng nghiệm.
Bệnh bàng quang làm khó tiểu tiện, thì xem Thiên tướng, trường hợp đồng cung với Đà la là đúng. Nếu là bệnh do tuyến tiền liệt gây ra tiểu tiện khó, thì lấy Tham lang, Liêm trinh làm ứng nghiệm, tinh hệ "Hỏa Tham", hay "Linh Tham" càng chủ về bệnh này.
Niệu đạo kết sỏi, hay sỏi bàng quang, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", lấy trường hợp khi bị Kình dương và Đà la giáp cung, hay cách "Hình Kị giáp ấn" là đúng. Có lúc tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" hóa Lộc, bị Hỏa tinh và Linh linh giáp cung, cũng chủ về bệnh này. Tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" chủ về bệnh ở đường ống niệu, niệu đạo kết sỏi cũng có thể gây tiểu tiện khó.
Bệnh tiểu tiện khó trái ngược với bệnh đái tháo nhạt, là tiểu ra quá nhiều nước. Chứng đái tháo nhạt, Đông y cho rằng do thận hư, vì vậy xem Thái âm, Thiên đồng. Nhưng cũng do "thùy thể" sau não phân tiết thất thường mà gây ra, thì chọn xem Thái dương hóa Kị, hội Cự môn gia sát tinh làm ứng nghiệm.
Các bệnh về tính dục liên quan đến hệ tiết niệu, đều xem Tham lang, Liêm trinh, lấy trường hợp gặp các sao Đào Hoa, Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Kị làm ứng nghiệm. Thời kỳ ứng nghiệm, có khi kéo dài đến lúc gặp niên hạn Thiên Đồng thủ cung tật ách mới phát tác. Hoặc ngược lại, cung Tật Ách của nguyên cục gặp Thiên đồng, đến niên hạn "Tham lang - Liêm trinh" thủ cung tật ách mới phát tác. Hai nhóm tinh hệ cũng có sự phân biệt, trường hợp trước là do thể chất dễ nhiễm bệnh tính dục, trường hợp sau là do thể chất dễ nhiễm bệnh hệ tiết niệu.
Cho nên, các bệnh như thoát vị bẹn, sa đì, viêm tinh hoàn, lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" làm điềm tượng. Nhóm tinh hệ này, dù có gặp sao Lộc, cũng không thể xem là tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu nguyên cục là "Liêm trinh - Thiên tướng", mà Liêm trinh hóa Lộc (có lúc còn hội Lộc tồn), thường ở Đại hạn Liêm trinh lại gặp Lưu lộc thì phát bệnh. Cho nên Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Khoa không đại biểu cho việc tránh mắc bệnh, đây là một ví dụ.
Nhóm 6: Bệnh ở ngũ quan
Bệnh ở ngũ quan rất phức tạp, thông thường là do bệnh ở nội tạng phát bệnh mà dẫn đến. Đẩu Số nghiên cứu về bệnh tật, cổ nhân để lại tư liệu chứng nghiệm không nhiều. Vương Đình Chi tuy có nỗ lực nghiên cứu bổ xung, nhưng do thời gian và kiến thức y học đều có giới hạn, nên tư liệu chứng nghiệm về bệnh tật ở ngũ quan càng không được đầy đủ.
Đông y giải thích bệnh tật ở ngũ quan chỉ căn cứ lý luận âm dương ngũ hành và lý thuyết tạng phủ, thực ra không đủ để từ đó, luận đoán ra nhiều bệnh tật ở ngũ quan. Ví dụ như mắt bị cườm nước (glaucoma) rất khó tìm ra tinh hệ chính xác tuyệt đối. Vương Đình Chi kể, ông từng tình cờ gặp một trường hợp Thái dương lạc hãm hóa Kị mà mắt bị bệnh cườm nước (glaucoma), nhưng trước đó Ông cũng từng gặp một người bị mù mắt vì bệnh cườm nước, mà cung Tật Ách lại là Thiên Lương. Vì vậy, Vương Đình Chi đề nghị xem Thái Dương, Thiên Lương, Cự Môn, là điềm tượng chủ các bệnh về mắt, để bạn đọc tham khảo.
Viêm giác mạc mắt là Thái Dương gặp sát tinh, hoặc Thái Dương đồng cung với Hỏa tinh. Chứng bệnh này lấy trường hợp Thái dương hóa Quyền hay hóa Lộc làm ứng nghiệm. Nếu gặp các sao Kình dương, Thiên hình, Thiên sứ, mà Thái dương hóa làm sao Kị, sẽ chủ về phẫu thuật ở bộ phận mắt, nhẹ thì viêm thần kinh thị giác.
Mắt mù do bệnh tiểu đường gây ra, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng". Nếu do nguyên nhân khác gây ra, vẫn xem Thái dương, hoặc tinh hệ "Thiên đồng - Thái âm".
"Thiên đồng - Thái âm" chủ về Thận, gây ra bệnh mắt là do tạng thận gây ra. Vì vậy, thận khí hư, thường sẽ bị chứng ruồi bay trước mắt, cũng lấy nhóm tinh hệ này làm ứng nghiệm
Bệnh tai, các nhà Đẩu Số cổ đại chỉ xem Thất Sát, nếu có Long Trì đồng độ, sẽ chủ về tai điếc.
Nếu do thận hư gây bệnh ở lỗ tai, tai ù, thì có thể dùng tinh hệ chủ về bệnh thận để luận đoán, như tinh hệ Thái Âm.
Nhưng nếu là bệnh viêm tai giữa, theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, thì tinh hệ "Vũ khúc - Thiên tướng" có Hỏa tinh hội hoặc vây chiếu, thường chủ về chứng bệnh này.
Viêm họng, lấy Cự Môn làm ứng nghiệm, và cũng xem Thiên đồng, Thái âm.
Khoang miệng thường bị lở, miệng lưỡi bị rát bỏng, thì lấy Cự môn hóa Kị làm điềm tượng.
Đau răng thì phải xem Phá Quân, Vũ Khúc, sâu răng thì xem Thiên tướng có bị sát tinh giáp cung hoặc hội chiếu hay không.
Chảy máu mũi thì xem Liêm Trinh, không cần hóa Kị, gặp sát tinh và Âm Sát, là chủ về bị chảy máu mũi.
Mũi dị ứng và viêm mũi, thì lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", và tinh hệ "Liêm trinh - Phá quân" có kèm sát tinh làm điềm tượng.
Nhóm 7: Bệnh phụ khoa
Các sao về bệnh phụ khoa, cổ nhân tương truyền là Liêm Trinh và Tham Lang, các sao khác như Tử vi, tinh hệ "Thái âm - Thiên cơ", Thiên đồng, Thiên tướng, Phá quân, cũng chủ về đau bụng kinh, huyết trắng, nhưng ý nghĩa trùng lặp, phân biệt giới hạn không rõ, cho nên lúc luận đoán hơi chung chung.
Luận đoán đặc biệt như Thiên Lương đồng cung với Hỏa tinh, Linh tinh, chủ về bệnh ung thư vú, mức độ chính xác rất cao. Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, nếu Tham Làm hóa Kị xung hội Liêm trinh hóa Kị, hoặc Vũ khúc hóa Kị, đồng thời còn gặp Kình Đà xung chiếu, thì chủ về tử cung hoặc ống dẫn trứng có khối u, độ chính xác cũng cao. Nhưng đáng tiếc, những chứng nghiệm như vậy không nhiều, vẫn còn chờ nghiên cứu thêm. Hiện chỉ thuật một số nguyên tắc rất có giới hạn.
Bệnh phụ khoa thường gặp nhất là đau bụng kinh. Mếu không kèm bị viêm thì có thể là Thiên Tướng, có lúc là tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng". Nếu có kèm bị viêm là Tham Lang. Nếu ở hai cung Tị hoặc Ngọ mà gặp sát tinh, thì chủ về lệch tử cung, nội mạc tử cung bị dị dạng bẩm sinh.
Nếu kinh nguyệt không điều hòa và ra nhiều máu, thì xem Thiên Đồng, hoặc tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm". Trường hợp tính chất của Thiên Đồng là ôn hòa, thì không kèm bệnh biến, gọi là "xuất huyết có tính cơ năng". Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm" có sát tinh, sẽ chủ về bệnh biến, nếu nghiêm trọng có thể là sa tử cung.
Bệnh sa tử cung cũng gặp ở trường hợp Thiên Tướng thủ cung tật ách, gặp các sao Đào Hoa và Thiên Hư, Địa không, Địa kiếp, phần nhiều là do sau khi sinh cơ thể hư nhược gây ra.
Nếu viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, thì lấy Tử vi độc tọa ở hai cung Tý và Ngọ làm điềm tượng; nếu có Kình dương đồng độ, lại gặp Hàm Trì, Đại Hao, nhất là gặp Hỏa tinh, Linh tinh, thì càng chính xác.
Hai sao Liêm Trinh, Thiên Cơ chủ về bệnh kín của phụ nữ, phần nhiều là kinh nguyệt kho ít, hoặc huyết trắng (bạch đới), còn kèm bị viêm âm đạo.
Nhưng nếu đã gặp tinh hệ chủ về bị viêm, mà đến niên hạn có sao Thiên Tướng, Đà la, Âm sát, Thiên hình, Thiên nguyệt, Thiên đức thủ cung tật ách, thường thường có thể phát triển thành khối u, hoặc ung thư. Có lúc đến niên hạn Vũ khúc hóa Kị thì cung tật ách cũng chủ về ứng nghiệm.
Phá Quân thủ cung tật ách, thì bệnh tình rất là nghiêm trọng, nhất là hội hợp với Vũ khúc hóa thành sao Kị, lại gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, tạp diệu lại gặp các sao hư, hao, hình, nguyệt, phần nhiều chủ về ung thư cổ tử cung, nhưng hiện tượng bề ngoài chỉ là ra huyết trắng.
Nếu là viêm âm đạo do nhiễm trùng, thì cần chú ý Phỉ Liêm
Viêm tuyến vú thì xem Thiên lương, cần chú ý xem có Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ hay không, có thì bệnh tình có thể phát triển thành ác tính.
Phụ nữ mang thai thì lấy trường hợp cung Mệnh, cung Phúc đức, hoặc cung Phu thê, gặp Hồng loan, Thiên hỷ làm nguyên tắc luận đoán. Nếu lưu niên gặp Lưu Xương, Lưu Khúc hội chiếu, cung Tử Tức của Lưu niên cát lợi, thì có thể mẹ tròn con vuông. Nhưng nếu cung Tử Nữ của nguyên cục gặp Thiên đồng, Thái âm, nhưng một sao hóa làm sao Kị, lại gặp sao Không, và các sao Hoa cái, Âm sát, Thiên sứ, Thiên hư, Đại hao, thì có thể không sinh đẻ. Lúc này cung Tật ách cũng có điềm tượng, có thể hiển thị bệnh biến về tính dục bẩm sinh, hoặc bệnh biến về tính dục hậu thiên. Hai tinh hệ Tham lang và "Thiên cơ - Thái âm" ở hai cung Tị hoặc Ngọ là điềm tượng dị dạng bẩm sinh. Có thể bổ cứu là Thiên Tướng, nhưng nếu Thiên tướng là cách "Hình Kị giáp ấn", gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay Kình dương và Đà la giáp cung, thì cũng có thể bị dị dạng bẩm sinh.
Bảy nhóm bệnh chứng thuật ở trên chưa được toàn diện, còn rất nhiều chứng bệnh thiếu chứng nghiệm, Vương Đình Chi kể, ông từng gặp một trường hợp, đoán là bị sa tử cung, không sinh nở được, nhưng rốt cuộc lại là chứng bệnh rất hiếm gặp, gọi là chứng "thạch nữ", bà ta kết hôn hơn 10 năm mà vẫn không thể gần gũi với chồng. Những căn bệnh hiếm gặp, cổ nhân không để lại nguyên tắc luận đoán, ứng nghiệm như thế nào phải do người đời nay tìm tòi nghiên cứu
(Nguồn: sưu tầm)
trong nhà xảy ra nhiều chuyện quái dị,.. Dưới đây là tử vi những điều cần biết khi cải tán.Tuvikhoahoc.com
I. Kiểm tra ngày bốc và di dời mộ
A/ Trước hết cần lưu ý trong việc chọn ngày :
Theo lịch Âm , tháng đủ có 30 ngày , tháng thiếu có 29 ngày . Tuy lịch xếp là vậy , xong , trong việc chọn ngày không phải cứ giở lịch ra thấy ngày 29 hoặc 30 đã là hết tháng . Ta cần phải căn cứ vào 24 tiết khí hay chỗ nào hòa trực ( Tức là hai trực giống nhau nằm kề ngày nhau ) , lúc đó mới sang tháng khác . Bởi vậy , nhiều khi đã leo qua tháng mới theo lịch 5-7 ngày mà vẫn phải tính theo tháng cũ . Nên để ý là đầu tiết bao giờ cũng đi liền 2 trực giống nhau , một trực là ngày cuối tháng , một trực là ngày đầu tháng . 12 trực KIẾN – TRỪ – MÃN – BÌNH – ĐỊNH – CHẤP – PHÁ – NGUY – THÀNH – THÂU – KHAI – BẾ , mỗi ngày là một trực . Các trực tốt (màu xanh biển) nên sử dụng như sau :
KIẾN, PHÁ, gia trưởng bệnh
TRỪ, NGUY, phụ mẫu vong
MÃN, THÀNH đa phú quý
CHẤP, BẾ, tổn ngưu dương
BÌNH, ĐỊNH, hưng nhân khẩu
THU, KHAI, vô họa ương
B/ Một lưu ý nữa là khi coi ngày: Coi ngày giờ tẩm liệm, chôn cất, bốc mộ thì phải coi theo tuổi của người chết. Cũng nên chọn ngày giờ đẹp để bốc mộ, chọn ngày giờ tại Xem ngày tốt xấu!
C/ Tuổi và ngày nên chọn theo Tam hợp , Lục hợp , Chi đức hợp , Tứ kiểm hợp . Tránh các ngày Lục xung , Lục Hình , Lục hại . Về Ngũ hành nên chọn ngày tương sinh hay tỷ hòa , tránh chọn ngày tương khắc .
D/ Tùy theo tháng mà khi bốc hay di dời mộ , cần phải tránh thêm các ngày Trùng tang , trùng phục , Tam tang , Thọ tử Sát chủ , Nguyệt phá , Thiên tặc Hà khôi …
Thông thường, khi bốc hay di dời mộ , người ta tránh làm vào các tháng hè nóng nực mà thường chọn vào các tiết từ cuối thu (Thu phân khoảng 23/09 dương lịch hàng năm) cho tới trước tiết Đông Chí (khoảng 22/12 dương lịch hàng năm). Sau đó qua năm thường chọn từ Kinh chập (khoảng 5/03 dương lịch hàng năm) tới tiết Thanh Minh (khoảng 05/04 dương lịch hàng năm).
E/ MỘT SỐ NGÀY CẦN QUAN TÂM :
1/ NGÀY ÁC SÁT : Các ngày Giáp , Canh Tý – Giáp Tuất – Quý Mùi – Mậu Thìn – Ất Hợi – Mậu Dần . Không kể tháng nếu gặp các ngày này là Ác Sát .
2/ NGÀY THẬP ÁC ĐẠI BẠI : Giáp , Canh Thìn – Ất , Tân Tỵ – Bính , Nhâm Thân – Đinh Dậu – Mậu Tuất – Kỷ Sửu , Hợi .
3/ NGÀY BẠCH HỔ ĐẠI SÁT :
Tuần Giáp Tý : Ngày Thìn , Tuất . Tuần Giáp Tuất : Ngày Đinh Sửu . Tuần Giáp Thân : Ngày Bính Tuất . Tuần Giáp Ngọ : Ngày Ất Mùi . Tuần Giáp Thìn : Ngày Quý Sửu . Tuần Giáp Dần : Ngày Nhâm Tuất .
4/GIỜ THIÊN LÔI :Ngày Giáp , Ất giờ Ngọ . Ngày Bính , Đinh giờ Tuất . Ngày Canh , Tân giờ Sửu . Ngày Nhâm , Quý giờ Mão .
5/ THIÊN SƯ SÁT THEO GIỜ :
Ngày Dần , Thân , Tỵ , Hợi giờ Thìn , giờ Hợi .
Ngày Tý , Ngọ , Mão , Dậu giờ Thìn , Dậu .
Ngày Thìn , Tuất , Sửu , Mùi giờ Thìn , Mùi .
6/ GIỜ KHÔNG VONG :
Ngày Giáp Thân giờ Kỷ Dậu .
Ngày Ất Mùi giờ Canh Ngọ .
Ngày Bính Thìn giờ Tân Tỵ .
Ngày Đinh Mão giờ Nhâm dần .
Ngày Mậu Tý giờ Quý Sửu .
7/ GIỜ NHẬP QUAN KIÊNG HỒN NGƯỜI SỐNG :
Ngày Giáp , Ất giờ Mão .
Ngày Bính , Đinh kiêng giờ Sửu .
Ngày Mậu , Kỷ kiêng giờ Hợi .
Ngày Canh , Tân kiêng giờ Sửu .
Ngày Nhâm , Quý kiêng giờ Thìn .
8/ NGÀY SÁT SƯ :
Ngày Giáp Tý , Canh Ngọ : xấu với người nhà .
Ngày Bính Tý , Ất Mùi : Sát người Thày .
Ngày Nhâm Tý : Không lợi cho tất cả .
9/ NGÀY THẬP ÁC ĐẠI BẠI KIÊNG VIỆC HUNG :
– Năm Giáp Kỷ – Tháng 3 – Ngày mậu Tuất .Tháng 7 – Ngày Quý Hợi . Tháng 10 ngày Bính Thân . Tháng 11 ngày Đinh Hợi .
Năm Ất , Canh – Tháng 4 ngày Nhâm Thân . Tháng 9 ngày Ất Tỵ .
Năm Mậu , Quý : Tháng 6 ngày Kỷ Sửu .
Năm Bính , Tân : Tháng 3 ngày Tân Tỵ . Tháng 9 ngày Canh Thìn . Tháng 10 ngày Giáp Thìn .
Năm Đinh , Nhâm không phải kiêng .
10/ GIỜ LIỆM KIÊNG MỘC VÂY QUANH QUAN TÀI :
Ngày Tý giờ Dậu .
Ngày Sửu giờ Ngọ .
Ngày Dần giờ Dần .
Ngày Mão giờ Sửu .
Ngày Thìn giờ Tuất .
Ngày Tỵ giờ Tỵ.
Ngày Ngọ giờ Thìn .
Ngày Mùi giờ Hợi .
Ngày Thân giờ Thân .
Ngày Dậu giờ Mùi .
Ngày Tuất giờ Mão .
II/ CÔNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ TRONG NGÀY BỐC HAY DI DỜI MỘ.
Thông thường sau khi chọn được ngày bốc mộ , người Thày cũng cần phải xem giờ bốc mộ cho thân chủ . Tùy theo giờ tốt mà bốc , nhưng tất cả cùng phải chung một điều là bốc mộ phải làm vào ban đêm . Việc này nhằm tránh cho xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen đi . Khi bốc mộ , người ta thường đào trước phần lớp đất ở phía trên trước , sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên lên ( Tấm ván Thiên là tấm ván trên nóc quan tài ) .
Trước khi tiến hành bốc mộ , người nhà phải có làm một cái lễ tại Gia tiên để trình báo Tổ tiên . Tại nơi bốc hài cốt ngoài nghĩa trang cũng phải có một cái lễ trình Quan Thần Linh sở tại . Thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh ( Áo , mũ , ủng ) , ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ , giấy tiền vàng bạc , trầu cau , rượu , thuốc , đèn nến , gạo muối . Nhiều nhà còn cúng thên Tam sên ( trứng vịt luộc + Thịt lơn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ ) , xôi , gà trống luộc nguyên con ….
Vật dụng cần thiết cho quá trình bốc mộ là một cái tiểu sành , một cái quách đặt làm sẵn , một miếng vải đỏ , một tấm ni lông , vài chai rượu nặng và nước Vang ( Còn gọi là nước ngũ vị hương – Đừng nhầm với gói ngũ vị hương để nấu Ca ri – Gói Vang có bán sẵn ở tiệm thuốc Bắc ) . Một vài cái xô , chậu nhựa để rửa xương .
Phần lớn việc bốc mộ diễn ra vào lúc nửa đêm, tuy nhiên tốp thợ thường phải thức trọn đêm cùng gia chủ làm công việc chuẩn bị như cúng bái và chuyển hài cốt sang mộ mới. Trung bình để bốc xong một ngôi mộ, mỗi tốp thợ phải làm việc quần quật suốt hơn một tiếng đồng hồ. Trước khi đào, họ phải xác định vị trí huyệt thật chính xác, nhiều ngôi mộ do chôn thời gian lâu, quá trình tu sửa bị sai lệch vị trí so với ban đầu, nếu không biết cách sẽ phải đào rất vất vả, có khi đào nhầm sang mộ bên cạnh.
Công việc bốc mộ thường là do những người chuyên môn bốc mộ đảm nhiệm . Khi ván Thiên được cậy ra , người ta phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tảy rửa âm Khí . Sau đó mới tiến hành lấy cốt . Nhiều khi gặp trường hợp hài cốt chưa phân hủy hết , người ta phải dùng xăng đổ vào mộ và đốt cháy thịt còn sót , sau đó phải dùng dao dóc những mảnh thịt còn lại và đem rửa bằng nước vang . Sau khi nhặt hết cốt , rửa sạch , người ta trải tấm ni lông ở dưới , tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người . Riêng cái sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên . Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ , không được phép thiếu .Có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đó là: sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại.
Sao Hoa Cái thuộc dương mộc, là sao cô độc, cao ngạo, nếu tọa cung mệnh hoặc cung thân thì sẽ có kiến giải khách quan siêu nhiên, đối đãi với người khác hài hòa nhưng không thân mật, thân thiết nhưng không suồng sã, rất giàu lòng tự trọng, ăn nói thẳng thắn, thích nổi bật, có khuynh hướng ái kỷ (quá yêu bản thân), ngoài mặt lạnh nhạt, không hay nói cười, cho dù thân trong chốn hồng trần, nhưng gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Nhất là người có cách "Cơ Nguyệt đồng Lương", nếu có sao Hóa Cái đồng cung thì càng khiến cho người ta hiểu lầm là người khó với tới.
Sao Hoa Cái còn có tên là Tiểu Văn Xương, cũng là sao nghệ thuật; nếu gặp các sao Văn Xương, Hóa Khoa thì có tài văn chương, hoặc tài nghệ đặc biệt. Nếu gặp Thái Dương, Thái Âm thì tài danh đều hiển cách. Gặp sát tinh thì sống nhờ tài nghệ kĩ xảo.
Sao Hoa Cái ở cung thân, cung mệnh thì chủ về từ tuổi trung niên đến cuối đời cô độc, thiếu nhiệt tình với hiện thực, có duyên với Thần Phật, ưa thích tôn giáo, nghê thuật và huyền học. Sao Hoa Cái nhập cung tài bạch, cung quan lộc, nên thờ cúng Thần Phật văn phòng làm việc, sẽ được phù hộ. Nếu nhập cung điền trạch, nên nhờ thần minh tại nhà. Vận hạn gặp sao Hoa Cái cũng luận tương tự.
No1: Tuổi Sửu
Con giáp này hay quan tâm, giúp đỡ bạn bè nên mọi người thường nghĩ họ luôn mạnh mẽ, kiên cường. Đôi khi bạn thấy họ tự hài lòng và vui vẻ với cuộc sống độc thân nhưng thực tế lại trái ngược. Những cô nàng tuổi Sửu, thậm chí là anh chàng, đều yếu đuối về tình cảm và không thể chịu nổi nỗi cô đơn gặm nhấm từng ngày.
Với người tuổi Sửu, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có tình bạn, dù cho họ được sống trong nhung lụa giàu sang. Chính lý do này khiến họ luôn nhiệt tình giúp đỡ ai gặp khó khăn, với mong muốn có được sự hòa đồng và niềm vui không cần báo đáp.
No2: Tuổi Tỵ
Ẩn sâu trong tâm hồn luôn lạc quan của người tuổi Tỵ là tính tình bất ổn, hay lo lắng thái quá về mọi thứ xung quanh. Thậm chí, họ còn hoài nghi, thiếu niềm tin vào tình yêu của mình và đối phương. Lúc nào con giáp này cũng có cảm giác không an toàn, sợ bị phản bội.
Chính những suy nghĩ quẩn quanh đó khiến người tuổi Tỵ cảm thấy cô đơn, lạc lõng, không có được sự đồng điệu về tâm hồn với nửa kia. Chẳng khác nào họ tự "mua dây buộc mình", khiến tinh thần thêm áp lực và muộn phiền.
No3: Tuổi Mùi
Người tuổi Mùi không thể chịu đựng được cuộc sống cô đơn, tẻ nhạt. Do đó, họ chủ động kết thân nhiều bạn bè và dù có làm việc ở xa, họ vẫn cố gắng dành thời gian về thăm nhà. Với con giáp này, gia đình luôn là nơi mang lại cảm giác an tâm và hạnh phúc nhất.
Họ cực ghét việc phải ăn cơm một mình. Bởi lẽ cảm giác lạnh lẽo khiến họ có thể bật khóc bất cứ lúc nào. Cô đơn thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người tuổi Mùi.
Mr.Bull (Dyxz)
► Xem thêm: Bí mật 12 cung hoàng đạo cùng những tin tức Horoscope được cập nhật mới nhất |
Theo phong thủy, vị trí đặt tủ lạnh tốt nhất trong ngôi nhà là tại phòng bếp. Tủ lạnh vốn thuộc kim, phòng bếp lại là nơi hỏa vượng, mà theo quan hệ ngũ hành tương sinh thì hỏa khắc kim. Do đó, để tủ lạnh trong bếp sẽ có tác dụng làm cân bằng tính hỏa.
Tuy nhiên, gia chủ cần chú ý, không nên kê tủ lạnh đối diện hoặc gần bếp vì hơi lạnh từ tủ lạnh và khí nóng từ bếp xung khắc với nhau sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của gia chủ.
Với người thuộc mệnh thủy, nếu sự nghiệp không thuận lợi thì nên kê tủ lạnh ở nơi làm việc. Trong đó có thể để bia, nước, nước đá để sự nghiệp được thăng tiến và giúp tài vận hanh thông. Để hỗ trợ cho mệnh của mình, người mệnh thủy cũng có thể kê thêm một chiếc tủ lạnh khác trong phòng khách.
Những người mệnh mộc thì không nên kê tủ lạnh ở gần mà nên kê tủ lạnh ở góc khuất trong ngôi nhà. Trong các quán bar, người ta thường bố trí tủ lạnh trong tủ gỗ. Đối với những người không hợp với kim, đây là một cách rất tốt để hóa giải ảnh hưởng xấu từ tủ lạnh.
Ngoài ra, bạn nên đặt tủ lạnh ở hướng Bắc là thích hợp nhất. Không nên đặt tủ lạnh đối diện với cửa bởi có thể khiến tài lộc của gia chủ không ổn định, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ thất bát.
Tủ lạnh là một trong những đồ dùng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhưng đối với một số người, nó lại kị về mệnh. Để bố trí tủ lạnh hợp phong thủy, chọn màu tủ lạnh hợp với mệnh của gia chủ thì nên chọn màu sắc tủ lạnh phù hợp. Một mặt có thể hóa giải tác dụng không mong muốn đối với người xung khắc kim, đồng thời lại có tác dụng hỗ trợ với người hợp mệnh kim.
Theo thuyết ngũ hành tương sinh, kim tương ứng với màu trắng, mộc tương ứng với màu xanh lá cây, hỏa tương ứng với màu đỏ và tím, thủy tương ứng với màu đen và xanh lam, thổ tương ứng với màu vàng và nâu. Những người kị với kim có thể chọn tủ lạnh có màu đỏ, tím hoặc xanh lá cây để hạn chế tính kim của tủ lạnh. Những người hợp với kim thì nên chọn tủ lạnh màu vàng, trắng, nâu để tăng thêm vận may.
Tủ lạnh có liên quan với thức ăn của người sử dụng. Thức ăn trong tủ lạnh dồi dào ngụ ý rằng chủ nhân không phải lo lắng về cơm ăn áo mặc. Ngược lại, tủ lạnh nếu bị bỏ trống thì có nghĩa là tình hình kinh tế không khả quan, bởi vậy, tủ lạnh nên để đầy đủ thức ăn.
Tủ lạnh có sự liên quan mật thiết với tài vận của gia chủ, do vậy, chủ nhân cần thường xuyên lau chùi tủ lạnh sạch sẽ. Như vậy mới khiến tài lộc sinh sôi.
Để tiết kiệm không gian, có người đã đặt lò vi sóng, lò nướng hay máy xay sinh tố lên trên nóc tủ lạnh. Chưa nói về vấn đề phong thủy, về khoa học, sóng điện từ do các thiết bị điện này phát ra đã ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Ngoài ra cũng không nên để đồ vật lên trên tủ lạnh. Nhiều người có thói quen tiện tay để các đồ vật lên tủ lạnh, lâu ngày nóc tủ lạnh sẽ trở thành nơi chứa đồ. Việc này tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, nhưng thực chất nó lại ảnh hưởng đến sự tụ tài. Vì vậy, tốt nhất nên lau chùi tủ lạnh sạch sẽ, cả bên trong lẫn bên ngoài.
(Theo Báo Xây dựng Online)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Một trong 14 Chính Tinh. Sao thứ 3 trong 8 sao thuộc chòm sao Thiên Phủ theo thứ tự: Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.
Vị Trí Ở Các Cung
Đền Dầm tọa lạc trên địa phận thôn Xâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền Dầm thuộc cụm di tích có ba ngôi đền nằm kề nhau là: Đền Lộ, Đền Sở và Đền Dầm, nằm ngoài đê sông Hồng và đều thờ nữ thần, thần Mẫu. Đền Dầm thờ Mẫu Thoải, một trong Tam Tòa Thánh Mẫu theo tâm thức của người Việt Cổ, bên cạnh Mẫu Đệ thiên và Mẫu núi rừng. Đây là một trong những địa danh tâm linh thu hút phật tử thập phương
Tương truyền, Trước đây Hoàng Long công chúa bị đày vì làm vỡ chén ngọc được chàng Liễu Nghị giải oan. Để trả ơn, nàng đã hiện lên báo mộng giúp Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đánh thắng giặc ngoại xâm..
Khi thắng trận trở về, ông dâng biểu lên vua báo công và nêu rõ việc Ngọc Dung báo mộng. Vua sai sứ giả về Xâm Miện vào miếu (nay là đền Dầm) bái tạ, và ban tặng sắc phong. Rồi lệnh nhân dân Xâm Miện đến kinh thành rước sắc về để dân làng thờ phụng.
Các triều vua kế tiếp đều có sắc phong cho đền. Nhân dân cũng không quên xây một đền để thờ Hưng Đạo Vương. Vì thế mà bên cạnh chùa, không chỉ có miếu cô, miếu cậu còn có đền thờ Trần Hưng Đạo.
Đền khá rộng, kiến trúc cổ, cột gỗ mái ngói xưa cũ màu thời gian. Khuôn viên đền thoáng đãng, cây đa trên trăm tuổi. Bên cạnh chính điện chùa là miếu cô, miếu cậu. Miếu cô được dựng trên một khuôn viên rộng, nằm giữa hồ. Miếu cậu được đặt ngay sân chùa. Cổng Đền cao rộng, có ba cửa vào, sáu trụ xây, trên đắp nghê chầu, hoa văn, câu đối tỉ mỉ, tường đắp long mã, nhưng vắng nét cổ xưa. Vôi quét màu vàng, nâu theo lối bây giờ. Sân Đền khá rộng lát gạch. Bên trái chánh điện có gốc đa cổ thụ, theo tài liệu đã 800 năm. Gốc đa có nhiều rễ phụ biến thành gốc như cây đa Tây Thiên.
Chánh điện là một nếp nhà dài, mái ngói vảy cá thô dày (vảy cá xưa mỏng thanh hơn), cột gỗ sơn nâu, năm bậc cấp lên chánh điện láng xi măng. Trong Đền các hương án, bàn thờ đều chạm trổ rất công phu và đều sơn son thếp vàng.
Lễ hội đền Dầm được tổ chức vào dịp tháng 2 mỗi năm từ ngày mồng 1 đã mở hội và kết thúc vào ngày mồng 10. Ngày chính là mồng 5 là ngày rước nước. Vào những ngày hội, sân đền đều chật kín du khách.
Với vị trí địa lý thuận lợi, Đền nằm ngay ven sông Hồng, chính vì thế mà ngày nay, thường có tour du lịch bằng thuyền qua các Đền dọc theo sông Hồng như: Chữ Đồng Tử (Hưng yên), đền Dầm, đền Đại Lộ (gần đền Dầm), làng gốm Bát Tràng.
Khí sắc trên mặt khác nhau thì vận mệnh không giống nhau. Cũng có khi cùng một màu khí sắc, nhưng nằm ở vị trí khác nhau trên khuôn mặt, cũng báo hiệu những điềm lành dữ, khác nhau. Ngược lại với khí sắc buồn, hãy quan sát những khí sắc ở đây, chúng báo hiệu những điềm lành, cát lợi.
Sắc xanh: Nếu sắc xanh xuất hiện mãi ở Ấn đường thường người đó sẽ thăng quan. Bên trái bộ vị Kim quỹ nêu có sắc xanh sẽ phát tài, nếu bên phải bộ vị Kim quỹ có sắc xanh người trong nhà sẽ có thêm nhiều đất đai. Bộ vị Sơn căn nếu có sắc xanh sẽ được quý nhân giúp đỡ. Bộ vị Thiên môn nếu có sắc xanh, nội trong 30 ngày sẽ phát tài.
Sắc đỏ: Phần ngoài đuôi mắt xuất hiện sắc đỏ thành võ quan. Giữa Bi trì và Tỉnh bộ có sắc hồng nối nhau, sẽ vì nước mà có tài lộc, còn có thể có được đất đai màu mỡ. Nếu ở góc trán hiển thị sắc đỏ thì sẽ thăng quan tới chức tiết độ sứ, được đi nhiều nơi. Bộ vị Dịch mã nếu xuất hiện nốt màu đỏ sẽ được phú quý.
Sắc trắng: Bộ vị Quân môn nếu có sắc trắng thì vận mệnh sẽ càng cường thịnh và hưng vượng hơn. Bộ vị Thiên phủ và cảnh bộ nếu xuất hiện sắc trắng giống hình rồng chủ sẽ được phong thành thượng tướng. Nếu từ sống mũi đến dưới 2 mắt có vệt trắng dài ngang qua thì trong gia đình sớm có chuyện cưới hỏi.
Sắc vàng: Nếu bộ vị Thiên trung và Nhật giác xuất hiện sắc vàng thì chủ có thể lên đến chức tam công, nếu sắc này giống như đồng xu thì có thể giữ chức tướng công, nếu là người thường sẽ phát tài. Nếu Ấn đường xuất hiện sắc vàng hình tròn giống như mặt trống, nội trong 70 ngày sẽ giữ chức công hầu. Nếu từ bộ vị Giáp quỹ kéo đến giữa tai xuất hiện sắc vàng, người này sẽ giữ chức tam công. Nếu bộ vị Ngưu giác xuất hiện sắc vàng, trâu ngựa trong nhà sẽ sinh sôi.
Nếu bộ vị Giáp quỹ xuất hiện sắc vàng sẽ rất có uy tín khi nắm quyền, trong nhà có vật quý, ngoài ra còn có đầy đủ rượu thịt. Bộ vị Nhập khẩu xuất hiện sắc đen, sẽ phát đại tài. Bộ vị Song ngục xuất hiện sắc vàng, nếu là tội phạm sẽ được ân xá mà có thể về quê nhà chăm lo chuyện ruộng vườn, đồng áng.
Sắc tía: Bộ vị Thiên trung xuất hiện sắc tía hình chữ “bát”, chủ sẽ được phong hầu. Nếu bộ vị Lan đài và bộ vị Nhật giác xuất hiện sắc tía, nội trong 20 ngày sẽ được phong tiết độ sứ, là người đứng đầu đô phủ; được phát tài, việc vui sẽ đến không ngừng, sắc tía xuất hiện ở đường vân Pháp lệnh là điềm báo sẽ nhận được chiếu chỉ của triều đình bổ nhiệm làm quan; nếu là người thường sẽ được miễn trừ tội lỗi. Nếu bộ vị Thọ thượng xuất hiện sắc tía thành 1 nét ngang như chữ “nhất” (—) thì người bên nhà vợ sẽ được như ý.
Nếu bộ vị Huyền bích hiển thị sắc tía như mây cuộn hoặc chuỗi ngọc, trong 3 ngày sẽ thành quan; nếu là người thường sẽ phát tài. Bộ vị Địa giác xuất hiện sắc tía chạy ngang nếu là người thường sẽ được nhà đẹp, làm quan sẽ được thăng quan. Bộ vị Sơn lâm xuất hiện sắc tía sẽ thành quan giám sát. Nếu trên mặt xuất hiện sắc tía sẽ có chuyện vui ứng nghiệm trong 30 ngày, nhưng phải xem kỹ sắc này hiển thị ở bộ vị nào.
Nếu là hiển thị ở bộ vị Nhật giác và Ngọa tâm sẽ thành mệnh quan triều đình. Nếu 2 đầu mày xuất hiện sắc tía sẽ được phong quan đại sứ. Bộ vị Sơn căn có sắc tía hình như đồng xu sẽ phát lộc. Nếu bộ vị Thiên môn có sắc tía sẽ thành đại tướng quân, bộ vị Pháp lệnh xuất hiện sắc tía như hình viên ngọc, trong 20 ngày sẽ thành tuần quan. Nhật giác và Ngọa tâm xuất hiện sắc tía, sẽ thành quan chức của tỉnh.
Bộ vị Thực thương có sắc tía sẽ có thêm nhiều ruộng đất. Bộ vị Sơn lâm có sắc tía, việc vui không ngừng. Dưới mắt có sắc tía, nội trong 3 tháng sẽ cưới được vợ, sinh được quý tử. Bộ vị Tường bích có sắc tía, trong 14 ngày sẽ vào kinh thành làm quan. Bộ vị Bi trì có sắc tía nội trong 30 ngày sẽ thành có quyền chức, nắm quyền sát sinh. Ngư vĩ có sắc tía sẽ thành đạo tặc. Bộ vị Tường bích có sắc tía trải đầy, tính cách sẽ ngang ngạnh.
Bộ vị Thừa tương có sắc tía như hình rồng sẽ thành quan giám sát; nếu là người thường sẽ được nhà đẹp và nhiều lương thực; nếu là tăng nhân sẽ sớm đắc đạo. Ngoại viên xuất hiện sắc tía vàng sẽ thu đươc tài lộc.
Ở những ngôi nhà này thì sẽ có rất nhiều tia “ác xạ” phóng lên trên mặt đất và độ cao của tia “ác xạ” phóng lên trên mặt đất là 100m, do đó ở nhà chung cư vẫn bị ảnh hưởng bởi các “ác xạ”. Ngôi nhà nhiều “âm khí” là do trong nền nhà hoặc nền của khu đất có “vong” hoặc do đất không có năng lượng nên nhiều “tà khí” tụ lại. - Những ngôi nhà nhiều “âm khí” sẽ có những hậu quả sau: Nặng thì mắc bệnh ung thư rồi chết, nhẹ thì bệnh tật liên miên, khi ngủ hay mơ “ác mộng”, hay bị “bóng đè”, hay xích khẩu, việc làm ăn kinh doanh bết bát, tiền vào bao nhiêu lại ra hết bấy nhiêu, nói chung là không tụ tài.
- Cách hóa giải ngôi nhà “ Âm khí”: Để hóa giải ngôi nhà bị “âm khí” thì ta cần xác định từng trường hợp và có biện pháp hóa giải phù hợp sau:
1. Mảnh đất có năng lượng thấp (chỉ số Bôvis thấp) – đây là trường hợp chưa xây dựng nhà, hoặc chuẩn bị xây nhà. Cách tốt nhất là xác định các tụ điểm có nhiều “ác xạ” và bố trí chôn đá thạch anh hoặc đá phong thủy theo một thế trận. Khi đá thạch anh được chôn dưới đất thì năng lượng và các tia khúc xạ của đá sẽ tiêu diệt các tia “ác xạ” và tạo ra một dòng năng lượng mới tốt hơn. 2. Trường hợp đã xây nhà ở rồi và năng lượng của đất thấp. Cần phải xác định một cách chính xác các tụ điểm chứa “ác xạ” và những nơi có năng lượng thấp, sau đó chọn đá thạch anh có năng lượng cao và đặt tại điểm có “ác xạ” hoặc nơi có năng lượng thấp. (Trong trường hợp này đá thạch anh nên chọn loại đá hình trụ lục năng và có tính thẩm mỹ để vừa trang trí vừa hóa giải). 3. Trường hợp nhà có “vong”: Giải pháp đầu tiên của ngôi nhà hay mảnh đất có vong là nhờ một vị thầy sư giỏi hoặc người có khả năng “giải vong” lên chùa. Tiếp theo là dùng đá thạch anh hoặc đá phong thủy để cân bằng lại năng lượng cho ngôi nhà và mảnh đất đã bị tổn thương để mọi người trên ngôi nhà nhận được dòng “sinh khí”. Lưu ý: + Phải xác định chính xác từng góc đất,cung trạch trong nhà để xác định các “ác xạ” và “âm khí” của trạch nhà. Đồ vật phong thủy phải được khai quang và chọn ngày giờ đặt cản thận. + Đá phong thủy có nhiều loại đá năng lương kém ( do khai thác ở dạng non nên năng lượng không đủ để hóa giải), nên cần tìm đến nơi bán đá uy tí hay nhờ người am hiểu về năng lượng của đá để chọn được loại đá tốt nhất, đá phong thủy cần được tẩy rửa năng lượng xấu và trì chú phật pháp vào trong đá để mang lại may mắn. 2. Trường hợp thực tế
Trường hợp Ngôi nhà có nhiều âm khí tại quảng Ninh - Tác giả có làm phong thủy cho một gia đình quan chức tại Quảng Ninh. Kiểm tra trạch nhà của gia chủ, tác giả thấy ngôi nhà này có quấ nhiều “âm khí”, qua kiểm tra năng lượng của đất phát hiện chỉ số Bôvis của đất là 1000 đơn vị, khi bước vào nhà thấy đầu óc căng thẳng và đau đầu, hướng nhà được hướng tốt, bếp không được hướng, ban thờ được vị trí và hướng. Tác giả có nói cho gia chủ là ở nhà này thì người sống trong ngôi nhà sẽ mắc bệnh ung thư, làm được bao nhiêu tiền thì tiêu tán hết bấy nhiêu. Nghe tác giả nói vậy gia chủ thán phục và nói vợ đang mắc bệnh ung thư, phải điều trị hết nhiều tiền của, làm ăn kinh doanh của vợ luôn thất thoát.
- Tác giả có đặt các trụ đá thạch anh vào các điểm trong ngôi nhà có nhiều “ác xạ”, thay đổi hướng bếp, đặt một đôi tỳ hưu (đã được khai quang) trước cửa để kích hoạt tài vận của ngôi nhà.
- Kết quả: Ngay sau khi hóa giải bằng đá thạch anh đã thấy năng lượng của ngôi nhà đo được là 10 000 đơn vị Bovis, dòng sinh khí trong nhà nhiều hơn. Sau một thời gian tác giả có điện cho gia chủ thấy tinh thần của gia chủ tốt hơn rất nhiều và sức khỏe và tiền tài cũng tốt hơn.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
► Xem tử vi ngày mai của bạn được cập nhật liên tục tại Lichngaytot.com! |
Phong thủy về cách bố trí bình hoa trong phòng khách có liên quan đến các vấn đề như tình cảm, hôn nhân, sự bình an, sức khỏe, tài vận, sự nghiệp... của gia chủ. Bình hoa có lúc dùng để cắm hoa, điều này thể hiện sự nữ tính, sự tình cảm của người cắm. Vậy thì, phong thủy về cách bố trí bình hoa trong phòng khách là chúng ta cần chú ý những điểm gì?
Những điều cần chú ý về phong thủy khi đặt bình hoa
1. Đặt bình hoa ở khung của sổ – ước vọng đào hoa.
Nếu như bạn đang độc thân mà muốn “thoát”khỏi “kiếp độc thân” thì hãy đặt một lọ hoa tươi ở khung cửa sổ. Điều này giúp mang đến cho bạn vận mệnh “đào hoa”- có nhiều người theo đuổi.
2. Đặt bình hoa trong phòng khách – bình an, cát tường
Chữ “bình” trong “bình hoa” trong tiếng Hán đồng âm với từ “bình” trong “bình an”. Trong gia đình hoặc ở công ty đều phù hợp để đặt bình hoa. Trong nhà mà đặt bình hoa tượng trưng cho sự bình an của các thành viên trong gia đình. Ở công ty đặt bình hoa tượng trưng cho sức khỏe của nhân viên.
3. Cách bố trí bình hoa lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ lớn nhỏ của không gian mà quyết định.
Phong thủy về bình hoa có rất nhiều điêu cần chú ý, kích thước bình hoa to hay nhỏ phụ thuộc vào diện tích không gian lớn nhỏ mà chủ nhân cần đặt để quyết định. Ví như một không gian nhỏ thì không hợp với việc đặt một bình hoa cỡ lớn và không gian rộng cũng không phù hợp với việc đặt một bình hoa bé tí xíu. Một là ảnh hưởng đến sự hòa hợp của các bố trí khác và mỹ quan, hai là sẽ đi ngược lại với tác dụng phong thủy mà chúng ta mong muốn.
4. Mối quan hệ giữa việc sắp xếp vị trí bình hoa và phương hướng.
Ngoại hình bình hoa khác nhau cần đặt ở phương hướng phù hợp mới có thể kích thích được thị giác. Ví dụ như bình hoa bằng thủy tinh thì nên đặt ở hướng Bắc của phòng khách, bình hoa hình cầu thì đặt ở hướng Tây hoặc hướng Tây Bắc trong phòng khách. Với những bình hoa hình nón nên đặt ở hướng nam. Bình hoa bằng gốm sứ nên đặt theo hướng Tây Nam hoặc Tây Bắc.
Những điều cấm kỵ khi đặt bình hoa trong phòng khách.
1. Bình hoa chứa nước - kỵ mùi
Bình hoa ở phòng khách thường dùng để cắm hoa tươi, duy trì độ sạch của nước. Nếu như bạn không muốn dọn dẹp bạn có thể chỉ đựng nước sạch trong bình. Nếu nước không sạch không những làm mất đi tác dụng làm trang trí của bình hoa mà còn mang đến cho nhà bạn nguồn không khí ô nhiễm.
2. Hoa trong bình kỵ khô héo
Một bình hoa tươi trong phòng khách nếu đã khô héo thì có thể vứt bỏ luôn, nếu không sẽ làm mất mỹ quan. Hơn nữa, phòng khách là nơi để kết giao, tiếp đón bạn bè, người thân của gia đình, công ty nếu như đặt một bình hoa héo úa sẽ ảnh hưởng đến cả tâm trạng của những người có mặt trong phòng đó và còn ảnh hưởng đến bầu không khí chung của cả phòng.
3. Bình hoa kỵ hướng “Ngũ hoàng tinh”
Nếu như bình hoa màu xanh mà đặt ở vị trí “Đấu ngưu sát” thì trong nhà ắt xung khẩu nhiều. Nếu như bình hoa màu đỏ mà đặt ở vị trí hướng “Ngũ hoàng tinh” thì dễ làm các thành viên trong gia đình sinh bệnh, thậm chí là họa.
Người Việt Nam cũng như Trung Quốc tin rằng để nhận được sự phù hộ của thần linh, cần thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các thần thổ công, những vị thần này được coi là sẽ lên trời vào ngày 24 tháng chạp âm lịch.
Vị quan trọng nhất trong các vị thổ công là Thần Bếp (Táo Công), chịu trách nhiệm chăm sóc sự sung túc của các thành viên trong nhà. Táo Công sẽ là trình báo Ngọc Hoàng các hoạt động trong năm của gia chủ, thỉnh cầu hộ gia chủ để mang về nhiều may mắn nhất. Táo Công thường lên Thiên đình sớm hơn một ngày so với các thần Thổ Công khác, nghĩa là vào ngày 23 tháng chạp âm lịch.
Vào ngày tiễn Táo Công, người ta thường bày biện rất nhiều thức ăn và hương thơm trong nhà bếp, như hoa quả, bánh ngọt, mỳ sợi,… Hai thứ quan trọng nhất thiết phải có là hai cây tre, với ý nghĩa tượng trưng là sẽ đưa Táo Công lên trời, thứ hai là thật nhiều kẹo. Người ta tin rằng nếu Táo Công có rất nhiều đồ ngọt để ăn thì miệng ngài sẽ ngọt ngào và ngài sẽ chỉ bẩm báo những điều tốt đẹp.
Tại một số gia đình, để thể hiện sự hiện diện của Táo Công, người ta dùng một mảnh giấy đỏ có viết tên vị thần này trên đó, có nhà thì vẽ cả hình vị này trên giấy đỏ. Mảnh giấy này được gác trên nóc bếp và vào ngày Táo Công lên trời, miếng giấy này được hạ xuống và đốt đi. Một mảnh giấy mới sẽ được đặt vào nóc bếp, với ý nghĩa gia chủ chào mừng Táo Công từ Thiên Đình trở về.
Táo Công trở về vào ngày mồng 3 tháng giêng âm lịch, một ngày trước khi các thần Thổ Công khác trở về (ngày 4 âm lịch). Khi các thần Thổ Công vắng nhà, gia chủ bắt đầu chuẩn bị đón Tết. Người ta cho rằng sẽ không tốt lành nếu bắt tay dọn dẹp nhà cửa để đón xuân trước khi các vị thần về trời.
Những điều cần làm khi dọn dẹp nhà cửa
Sau khi các vị thần lên Thiên Đình, gia chủ cần nghiêm túc dọn dẹp nhà cửa ngay. Người ta mua quần áo mới, giày dép mới. Những vật dụng trang trí mang lại may mắn mới được đem ra bày biện, các nghi lễ phong thuỷ để nạp lại năng lượng được thực hiện. Việc đầu tiên là tẩy rửa hết năng lượng cũ, nghĩa là lau chùi tủ, vứt bỏ những đồ vật không cần thiết, lau chùi cẩn thận tất cả các phòng, dịch chuyển đồ gỗ để quét dọn bụi bặm tích tụ cả năm trước.
Chổi quét nhà sau đó phải được giấu kín để không ai nhìn thấy trong suốt ngày mồng một Tết. Nếu chổi được đưa ra vào ngày đầu năm, nó sẽ quét hết may mắn của gia đình và mang vận rủi đến, vì vậy cần rất thận trọng với chổi.
Nạp lại năng lượng cho các vị Phúc – Lộc – Thọ
Điều quan trọng nhất là nạp lại năng lượng cho các vị Phúc Lộc Thọ. Nếu bạn đã mời được các vị thần quan trọng này về nhà, bạn nhớ lau chùi các bức tượng này thật cẩn thận trong giai đoạn chuẩn bị đón Tết. Vào ngày tất niên, đốt 3 ngọn nến trước mặt ba vị thần này vào 11 giờ trưa, điều này có ý nghĩa mang lại năng lượng của các vị thần sao cho năm mới. Nếu bạn chưa có các vị thần này thì năm nay là năm tốt để tìm một bộ thích hợp mời về nhà. Chỗ tốt nhất cho các vị là một bàn hay tủ bên tường ở phòng ăn, vì điều này đảm bảo là bao giờ cũng có đủ thực phẩm trên bàn ăn, đồng nghĩa với sự thịnh vượng.
Thanh toán nợ nần của năm trước
Các thương gia phải lo trả hết nợ trước giao thừa. Mang tiếp nợ nần sang năm mới là điều không may nhất vì nó cảnh báo rằng bạn có thể lún sâu hơn trong nợ nần vào năm tới. Trước khi khoá sổ của năm cũ, người ta coi là rất tốt đẹp nếu bạn lì xì bao đỏ cho nhân viên. Điều này mang lại những khuôn mặt vui vẻ, tươi cười khi kết thúc công việc làm ăn của một năm, chuẩn bị đón chào năm mới.
Sổ sách làm ăn khi này phải được dán lại bằng giấy đỏ, để khi chúng được mở lại vào đầu năm sau, màu đỏ đồng nghĩa với ngôi sao vận may. Cũng làm tương tự như vậy với các cửa của cửa hàng hay văn phòng. Như vậy khi mở cửa trở lại sau Tết, các cửa đều đã được dính giấy đỏ may mắn.
Dự trữ nhiều kẹo và quýt
Một công việc lớn trong chuẩn bị nhà đón năm mới là tích trữ nhiều đồ ăn ngọt. Người ta làm hoặc mua đủ loại bánh kẹo để không thiếu “sự ngọt ngào” trong nhà. Tiếp theo, bạn cần mua nhiều quýt, tên nó đồng nghĩa với “vàng”.
Bốn loại thực phẩm quan trọng
Ngay trước ngày đầu năm mới, tốt nhất là vào ngày 30 Tết, gia đình nên chuẩn bị 4 loại thực phẩm: cá muối, tỏi, hành củ và tỏi tây. Hãy mua loại hành tỏi còn cả rễ (điều này có nghĩa là dù làm gì, bạn cũng sẽ làm có đầu có đuôi). Hãy buộc chúng lại với nhau. Cá muối phải được rán vàng và buộc lại với nhau. Đặt tất cả 4 thứ trên vào thùng gạo vào ngày giao thừa. Lấy chúng ra vào ngày mồng một và dùng chúng để chế biến thực phẩm cho ngày đầu năm. Điều này mang ý nghĩa gia đình bạn sẽ không bao giờ thiếu thức ăn.
1. Cá khô nghĩa là – “của ăn của để”
2. Tỏi nghĩa là “luôn có lợi nhuận để tính”.
3. Hành nghĩa là “thông minh”.
4. Tỏi tây nghĩa là “cần cù”
Bữa ăn đoàn tụ (tất niên)
Ngày cuối năm là ngày bầy tỏ sự tôn kính đối với tổ tiên. Tại những gia đình có bàn thờ tổ tiên, đây là lúc mời ông bà về tham gia vào bữa tiệc đoàn tụ với tất cả các thành viên trong gia đình . Theo truyền thống, tất cả các con trai sẽ trở về nhà bố mẹ và người ta cho là không may mắn nếu bạn ăn ở ngoài đường vào đêm tất niên. Khi ăn, mọi người đều phải ăn mặc chỉnh tề, phụ nữ phải mang đồ trang sức quý, quần áo đẹp, vì điều này nghĩa là sự may mắn sẽ tiếp diễn. Họ không được ngồi ăn tất niên mà mặc quần áo cũ. Họ không được mang bộ mặt ủ rũ. Những khuôn mặt tươi cười mang lại may mắn. Phụ nữ càng tươi cười và càng đeo nhiều đồ trang sức quý bao nhiêu thì may mắn tới càng nhiều vào thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới (giao thừa). Vào lúc này, tất cả những người con phải có những lời chúc tốt đẹp cho bố mẹ mình.
Cửa chính, và nếu có thể, tất cả các cửa nhà, phải được mở. Cả nhà phải tràn ngập ánh sáng, với ý nghĩa là dương khí tràn ngập căn nhà.
Chúc bạn sẽ có phương thức dọn dẹp nhà cửa hợp phong thủy để mang lại thật nhiều tài lộc cho năm mới.
Trong xã hội nhân tài đông đúc, người với người cạnh tranh khốc liệt nên ngoài năng lực, cố gắng, muốn có vị trí tốt nhất định phải phối hợp lực đẩy từ phong thủy, tăng cường vận may cho chính mình.
Mục Lục
Ngoài vị trí làm việc vượng tài của 12 con giáp còn có hung vị để bạn đọc tham khảo, tránh những hướng này thì công việc hanh thông, thuận lợi hơn.
Cát vị:
Người tuổi Giáp Tý (1984): hướng Tây Nam
Người tuổi Bính Tý (1996): hướng Tây
Người tuổi Mậu Tý (1948): hướng Bắc
Người tuổi Canh Tý (1960): hướng Đông
Người tuổi Nhâm Tý (1972): hướng Đông Nam
Hung vị: tọa Nam hướng Bắc (sơn hướng Ngọ, sơn hướng Mùi)
Cát vị:
Người tuổi Ất Sửu (1985 ): hướng Đông Nam
Người tuổi Đinh Sửu (1997): hướng Tây
Người tuổi Kỷ Sửu (1949): hướng Bắc
Người tuổi Tân Sửu(1961): hướng Đông Bắc
Người tuổi Quý Sửu (1973): hướng Nam
Hung vị: tọa Đông hướng Tây (sơn hướng Thìn), tọa Nam hướng Bắc (sơn hướng Mùi)
Xem thêm bài viết Bí kíp phong thủy văn phòng 12 con giáp không thể không biết
Cát vị:
Người tuổi Mậu Dần (1998): hướng Đông
Người tuổi Canh Dần (1950): hướng Đông
Người tuổi Nhâm Dần (1962): hướng Nam
Người tuổi Giáp Dần (1974): hướng Đông Nam
Người tuổi Bính Dần (1986): hướng Tây Nam
Hung vị: hướng Đông Bắc
Cát vị:
Người tuổi Ất Mão (1975): hướng Đông Nam
Người tuổi Đinh Mão (1987): hướng Tây Nam
Người tuổi Kỷ Mão (1999): hướng Bắc
Người tuổi Tân Mão (1951): hướng Đông
Người tuổi Quý Mão (1963): hướng Nam
Hung vị: tọa Tây hướng Đông (sơn hướng Dậu, Tuất)
Cát vị:
Người tuổi Canh Thìn (1940): tọa Đông hướng Tây
Người tuổi Nhâm Thìn (1952): tọa Đông Nam hướng Tây Bắc
Người tuổi Giáp Thìn (1964): tọa Đông hướng Tây
Người tuổi Bính Thìn (1976): tọa Bắc hướng Nam
Tuổi Mậu Thìn (1988): tọa Đông hướng Tây
Hung vị: hướng Đông Bắc, hướng Chính Nam
Cát vị:
Người tuổi Ất Tị (1965): hướng Đông Nam
Người tuổi Đinh Tị (1977): hướng Tây
Người tuổi Kỷ Tị (1989): hướng Bắc
Người tuổi Tân Tị (1941): hướng Nam
Người tuổi Quý Tị (1953): hướng Nam
Hung vị: hướng Đông Bắc
Xem thêm bài viết Muốn tăng lương thăng chức chớ bỏ qua 8 bí kíp phong thủy này
Cát vị:
Người tuổi Giáp Ngọ (1954): hướng Đông Nam
Người tuổi Bính Ngọ (1966): hướng Tây
Người tuổi Mậu Ngọ (1978): hướng Bắc
Người tuổi Canh Ngọ (1990): hướng Đông
Người tuổi Nhâm Ngọ (1942): hướng Nam
Hung vị: hướng Đông Nam
Cát vị:
Người tuổi Ất Mùi (1955): hướng Đông Nam
Người tuổi Đinh Mùi (1967): hướng Tây Bắc
Người tuổi Kỷ Mùi (1979): hướng Bắc
Người tuổi Tân Mùi (1991): hướng Nam
Người tuổi Quý Mùi (1943): hướng Nam
Hung vị: tọa Tây hướng Đông (sơn hướng Tuất)
Cát vị:
Người tuổi Giáp Thân (1944): hướng Đông Nam, hướng Tây Bắc
Người tuổi Bính Thân (1956): tọa Tây hướng Đông
Người tuổi Mậu Thân (1968): tọa Bắc hướng Nam
Người tuổi Canh thân (1980): tọa Đông hướng Tây
Người tuổi Nhâm Thân (1992): hướng Đông Bắc
Hung vị: hướng tây bắc
Xem thêm bài viết Phong thủy văn phòng vượng tài vượng lộc nhờ treo tranh đúng cách
Cát vị:
Người tuổi Quý Dậu (1993): hướng Nam
Người tuổi Đinh Dậu (1957): hướng Tây
Người tuổi Ất Dậu (1945): hướng Đông Nam
Người tuổi Kỷ Dậu (1969): hướng Bắc
Người tuổi Tân Dậu (1981): hướng Đông Nam
Hung vị: hướng Đông
Cát vị:
Người tuổi Bính Tuất (1946): hướng Tây
Người tuổi Mậu Tuất (1958): hướng Bắc
Người tuổi Canh Tuất (1970): hướng Đông Nam
Người tuổi Nhâm Tuất (1982): hướng Nam
Người tuổi Giáp Tuất (1994): hướng Tây Bắc
Hung vị: hướng Đông Bắc
Cát vị:
Người tuổi Ất Hợi (1995): hướng Đông Nam
Người tuổi Đinh Hợi (1947): hướng Đông
Người tuổi Kỷ Hợi (1959): hướng Tây Bắc
Người tuổi Tân Hợi (1971): hướng Đông Bắc
Người tuổi Quý Hợi (1983): hướng Nam
Hung vị: hướng Chính Bắc
Vị trí làm việc vượng tài của 12 con giáp có thể áp dụng cả ở nơi làm việc hoặc tại nhà đều mang lại hiệu quả rất tốt.
Trần Hồng
Trên đời này, chẳng ai mà sống không có bạn bè. Nhưng phải biết chọn bạn mà chơi kẻo gặp phải người xấu. Cùng xem tướng số để biết người như thế nào thì không nên lại gần kết bạn nhé. Trong cuộc sống, hàng ngày chúng ta phải nói chuyện, tiếp xúc, làm việc với rất nhiều người. Có nhiều khi, nếu nhìn nhầm người thì hậu quả nhận về là vô cùng tệ hại. Nếu kết bạn với người xấu thì mọi chuyện còn tồi tệ hơn gấp nhiều lần, cuộc sống, vận mệnh của chúng ta có thể xoay chuyển sang một hướng hoàn toàn khác. Làm bạn, hợp tác kinh doanh, nói chuyện yêu đương với người không tốt sẽ khiến cho cả tinh thần và cơ thể mỏi mệt, cuộc đời như đi xuống dốc. Người không cùng chí hướng thì khó có thể đi cùng nhau, vậy phải làm sao mới có thể tìm được người bạn đích thực, tránh xa những kẻ bụng dạ tiểu nhân hay có mưu đồ xấu. Hôm nay, Lịch ngày tốt sẽ tiết lộ với các bạn cách xem tướng số để biết được ai là người không nên làm bạn.
ng và giữ cho bầu không khí trong căn phòng yên tĩnh. Nếu không có phòng ăn trang trọng, hãy làm những gì có thể để tạo cho khu vực ăn uống của bạn càng riêng biệt và yên tĩnh càng tốt.
Nếu bữa tối thường tạo cảm giác vội vàng hoặc áp lực về thời gian trong ngày xen vào giờ ăn, hãy cố gắng chuyển tất cả đồng hồ và quyển lịch ra khỏi phòng ăn sao cho khi ngồi vào bàn ăn bạn không thể nhìn thấy chúng. Điều này sẽ giúp bạn không vội vàng và có được trải nghiệm yên tĩnh hơn trong bữa ăn.
Tắt tivi ít nhất một tuần một lần và cho phép bản thân thường thức bữa ăn mà không bị cái gì làm phân tán sự chú ý ngoài việc trò chuyện với gia đình. Tắt điện thoại di động khi ăn ở nhà hàng là cách cư xử tốt; vậy tại sao không áp dụng nguyên tấc này ở nhà? Coi giờ ăn là khoảng thời gian đặc biệt để thư giãn và nuôi dưỡng là một phương pháp thực hành phong thủy tốt và giúp ích cho cả tâm trạng lẫn việc tiêu hóa thức ăn.
► Xem lịch âm và giờ hoàng đạo chuẩn xác tại Lichngaytot.com |
Vũ không được Phủ cùng cung thì uy lực kém hơn. Đồng cách Kiếp Kình, thêm nhiều sao tốt hội họp cũng ác độc nhưng khó thành công, thêm nhiều sao xấu hội họp tất vì tiền bạc mà mang họa vào thân.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Minh Tuyết (##)
Có thể cho rằng đây là một lối nói văn vẻ để chỉ Kinh Từ Bi theo cách của Tăng đoàn Amaravati Shanga, một tổ chức tu tập của các học giả phương Tây hành trì Phật giáo theo truyền thống Nguyên Thủy.
Kinh Từ Bi là một đoạn kệ ngắn trong phẩm Con Rắn (Uraga Vagga) thuộc Kinh Tập (Sutta Nipata), là một bộ phận của Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka) trong hệ thống Nikaya.
Lời Phật được ghi nhận trong Kinh Tập được các học giả phương Tây chuyên về Kinh điển Phật giáo coi là gần gũi nhất với những lời dạy nguyên thủy của Đức Thế Tôn.
Kinh Từ Bi đã được nhiều người dịch ra tiếng Anh. Bản dịch của Edward Conze dựa trên bản tiếng Sanskrit, còn những bản dịch sau này dựa trên tiếng Pali.
Về nguyên ủy của Kinh Từ Bi, có thuyết nói như sau:
Bấy giờ gần đến mùa mưa. Sau khi nhận các đề mục thiền quán từ Đức Thế Tôn, một nhóm Tỳ kheo đi tìm một nơi thích hợp để an cư tu tập. Chúng Tỳ kheo này đến được một khu rừng và ở lại đó để thực hành thiền quán.
Tuy nhiên, các vị thần trú trên cây cối trong khu rừng đó cảm thấy sự hiện diện của chúng Tỳ kheo là điều bất tiện với họ nên đã tìm cách cản trở. Đêm đến, họ thực hiện đủ những kiểu quấy rối khiến các Tỳ kheo cảm thấy bất an không thể tu tập được.
Chư Tỳ kheo liền trở về gặp Phật thưa lại tự sự. Đức Thế Tôn dạy chư Tỳ Kheo bài Kinh Từ Bi và bảo quý vị ấy hãy trở lại chỗ cũ, cùng đọc tụng bài Kinh này lúc vào rừng. Chư Tỳ kheo yên tâm nghe lời Phật dạy.
Tư tưởng từ ái của lời Kinh được chư Tỳ kheo tụng đọc đã thấm nhuần khu rừng khiến các vị thần trú trên cây cối trong rừng cảm thấy an lạc, thay vì quấy rối chư Tỳ kheo, họ đã phát tâm kính mộ và hộ trì các vị đệ tử của Phật.
Sau ba tháng an cư, chúng Tỳ kheo nói trên đều chứng đắc quả A la hán.
Bài Kinh Từ Bi này có tính cách bảo hộ, vừa là những đề mục thiền quán và là một trong những bản Kinh được phật tử theo truyền thống Nguyên thủy tụng đọc nhiều nhất.
Bản dịch Việt ngữ dưới đây căn cứ vào bản dịch tiếng Anh của Tỳ kheo Thanissaro. Ông nguyên là một học giả Hoa Kỳ chuyên về lịch sử trí tuệ châu Âu, nhưng đã từ bỏ sự nghiệp học thuật để tu tập theo truyền thống Kammathana Thái Lan.
Đây là điều nên làm bởi một người thiện xảo với ý hướng muốn đạt đến trạng thái an lạc:
Có năng lực, chính trực và công minh, dễ dạy bảo,hòa nhã và không kiêu mạn, biết đủ và dễ cung dưỡng, ít bận rộn vì nhiệm vụ, sống cuộc sống thanh thoát, có nhiều khả năng an tĩnh, biết kềm chế, khiêm tốn và không ái luyến kẻ thân thuộc.
Hãy nghĩ: Nguyện cho mọi chúng sinh đều an lạc, bất kể các chúng sinh ấy thuộc loài nào, yếu hay mạnh cũng không ngoại lệ, cao to hay trung bình hoặc thấp bé, dễ nhận biết hay khó nhận biết, hữu hình hay vô hình, gần hay xa, đã sinh hay đang chờ tái sinh. Nguyện mọi chúng sinh ấy đều an lạc.
Nguyện đừng ai dối lừa người khác hay khinh miệt bất kỳ ai ở bất cứ nơi nào, hoặc vì giận dữ hay bực tức mà cầu cho người khác phải chịu đau khổ.
Như một người mẹ sẵn sàng hy sinh cuộc sống để bảo vệ đứa con duy nhất của mình, cũng vậy người mong muốn an lạc hãy trau dồi từ tâm trải đến mọi chúng sinh.
Hãy trau dồi tâm từ để trải lòng từ ái khắp vũ trụ, cả trên, dưới và bốn phương tám hướng sao cho không bị ngăn ngại, với không một chút thù hằn, ghen ghét.
Cho dù đứng hay đi, ngồi hay nằm, bao lâu còn tỉnh thức, hãy quyết tâm với chánh niệm như trên.
Đó chính là nơi an trú cao thượng nhất tại đây và ngay bây giờ.
Không chấp vào tà kiến mà nhận biết với đức hạnh viên mãn và khuất phục được ham muốn dục lạc, người như thế sẽ không còn nhập vào bào thai.
Đối với Phật gia mà nói, cần thành tâm niệm Phật dâng hương mới có thể được thần tiên, bồ tát, Phật tổ phù hộ. Còn Đạo gia lại dùng hương để thờ cúng thần linh trên trời, dưới đất, và trần gian, không chỉ là sự tôn trọng đối với thần linh, mà còn là cầu nối với Tam giới Thiên, Địa, Nhân.
Tác dụng của dâng hương có thể được chia làm hai loại, một là cầu khấn thần phật, hai là cúng bái quỷ thần âm giới. Nhưng cho dù là loại nào, thường khi dâng hương, người ta thường thắp một, ba, năm, bảy, chín nén hương, bởi vì số lẻ là số dương, tỏ lòng tôn trọng.
1. Một nén hương
Thắp một nén hương, ngụ ý bình an.
Một nén hương còn được gọi là Bình An hương, thường là thờ cúng thần linh trong nhà. Chỉ cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi, sáng tối mỗi ngày một nén hương là đủ.
2. Ba nén hương
Ba nén hương theo đạo Phật còn được gọi là Tam Bảo Hương. Cái gọi là Tam Bảo, chính là Phật, Pháp, Tăng, trong đó Pháp chính là kinh Phật, còn Tăng là người xuất gia.
Đạo giáo gọi ba nén hương là Tam Thanh Hương, trong đó Tam Thanh chính là Ngọc Thanh: Thiên tôn nguyên thủy, Thượng Thanh: Thiên tôn Linh Bảo, Thái Thanh: Thiên tôn Đạo Đức.
Ba nén hương có thể cắm nén hương ở giữa là hưởng chủ, gọi là hương Giáo chủ, hương bên trái gọi là hương Thanh Long, hương bên phải gọi là hương Bạch Hổ.
Ba nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.
3. Năm nén hương
Năm nén hương được gọi là Thiên Địa Ngũ Hành hương, gọi tắt là Âm Dương Ngũ Hành Hương. Có 2 cách cắm 5 nén hương, thứ nhất là sắp xếp theo năm phương, ở giữa là hương Giáo chủ, trái là hương Thanh Long, phải là hương Bạch Hổ, trước là hương Chu Tước, sau là hương Huyền Vũ. Cách cắm thứ hai là xếp theo hình chữ nhất theo chiều ngang, nén thứ nhất là hương Thanh Long, thứ hai là Bạch Hổ, thứ ba là Quan Khẩu, thứ tư là Hộ Pháp, thứ năm là Báo Mã.
Năm nén hương là cách mà các thầy pháp dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.
4. Bảy nén hương
Bảy nén hương là Bắc Đẩu Thất Tinh hương, lần lượt gọi là Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành, Dao Quang. Bảy nén hương dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không đến bất đắc dĩ không nên dùng hương này.
5. Chín nén hương
Chín nén hương được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, trên thông ba mươi ba Thiên, dưới đạt ba mươi ba Địa, trên mời Ngọc hoàng đại đế, dưới mời Thập điện Diêm vương. Đây là hương tín hiệu cầu cứu, nếu như bất đắc dĩ, không còn nơi nào cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương thường được bày theo ba hàng ba cột.
Theo Leo St (toutiao) (Khám phá)
=> Xem bói ngày sinh để biết tình yêu, hôn nhân, vận mệnh, sự nghiệp của mình |