Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Xem tử vi trọn đời cho người sinh ngày Nhâm Thân

ử vi trọn đời người sinh ngày Nhâm Thân thấy thích hợp làm trong ngành dịch vụ, đòi hỏi di chuyển nhiều. Đường tình duyên của mủ chủ thuận lợi, gặp nhiều may
Xem tử vi trọn đời cho người sinh ngày Nhâm Thân

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử vi trọn đời người sinh ngày Nhâm Thân thấy thích hợp làm trong ngành dịch vụ, đòi hỏi di chuyển nhiều. Đường tình duyên của mệnh chủ thuận lợi, gặp nhiều may mắn.


Xem tu vi tron doi cho nguoi sinh ngay Nham Than hinh anh
 
Ngày Nhâm Thân có Canh Kim tại bản khí, chịu ảnh hưởng của Kiêu Ấn. Đường đời mệnh chủ tất gặp Mùi Thổ, nên kết hợp với Đinh Tỵ.
  Người sinh ngày Nhâm Thân thật thà, nghiêm túc và khá thận trọng, vậy nên khi gặp nhiều việc khó khăn họ sẽ tìm ý kiến của người khác trước. Thông thường họ không hay thể hiện tình cảm của bản thân, không giỏi biếu đạt, hay bao dung cho người khác, không nóng không vội.
Tiết Lập Hạ là gì?
Lập Hạ là một trong 24 tiết khí, là thời điểm đánh dấu sự chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ. Theo tín ngưỡng dân gian, rất nhiều các vấn đề liên quan đến

Trụ ngày Nhâm Thân có khả năng phán đoán, giỏi giang trong công việc. Họ có khả năng phát triển mạnh mẽ trong các công việc liên quan đến ngành dịch vụ phải di chuyển nhiều như du lịch, nếu công việc cố định khó thành công.
  Xem tử vi trọn đời người sinh ngày Nhâm Thân thấy đường tình duyên thuận lợi. Nam mệnh nhận được nhiều sự trợ giúp của vợ, nữ mệnh chắc chắn nhận được hạnh phúc cát tường, lấy được chồng chăm chỉ cần cù.
Xem tu vi tron doi cho nguoi sinh ngay Nham Than hinh anh 2
 
Bát tự trụ ngày Nhâm Thân thích hợp kết hôn với người sinh ngày: Giáp Dần, Giáp Ngọ, Giáp Tuất, Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Ất Mùi, Bính Thìn, Bính Ngọ, Bính Thân, Bính Tuất, Đinh Sửu, Đinh Tỵ, Đinh Dậu, Đinh Mùi, Mậu Thân, Mậu Thìn, Mậu Tuất, Kỷ Dậu, Kỷ Mùi, Canh Tý, Canh Dần, Canh Thân, Tân Hợi, Tân Dậu, Tân Mão, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Tý, Quý Mão, Quý Hợi
► Tra cứu tử vi năm 2016 của bạn theo Lịch vạn sự

Chi Nguyễn
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tử vi trọn đời cho người sinh ngày Nhâm Thân

Đặt tên theo vần V cho con để ý nghĩa và may mắn

Tham khảo danh sách những cách đặt tên theo vần V cho con. Đặt tên cho con bắt đầu bằng chữ V sao cho vừa đẹp vừa may mắn nhất?
Đặt tên theo vần V cho con để ý nghĩa và may mắn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tham khảo danh sách những tên gọi may mắn thuộc vần "V" để đặt tên cho con. Đặt tên cho con bắt đầu bằng chữ V sao cho vừa đẹp vừa may mắn nhất?


► Tham khảo thêm: Đặt tên cho con theo phong thủy để có vận mệnh tốt đẹp

Những tên gọi theo vần V mang lại sự may mắn


Văn:
Thông minh, liêm khiết, thanh tú, đa tài, có số xuất ngoại. Trung niên thành công, phát tài, phát lộc.

Vận: Là người nhanh trí, trung niên cát tường, cuối đời ưu tư.

Vân: Thông minh, lanh lợi, số vinh hoa, phú quý. Trung niên thành công, phát tài, phát lộc, cuối đời thịnh vượng, số có 2 con trai.

Vật: Số ít phúc, nhiều tai ương, đau ốm, khó trường thọ, số có 2 con trai.

Vi: Phúc lộc song toàn, phú quý, đa tài, trung niên bôn ba vất vả, cuối đời cát tường.

Vĩ: Đa tài, nhanh trí, lanh lợi, cẩn thận họa ái tình. Trung niên thành công hưng vượng, cuối đời nhiều lo lắng, sầu muộn.

Ten goi may man thuoc van V hinh anh
Tên bắt đầu bằng chữ V - thông minh, liêm khiết

 

Vị: Phúc lộc song toàn, đa tài, xuất ngoại sẽ cát tường, được quý nhân phù trợ, thành công, phát tài, phát lộc, kỵ nước, kỵ lửa.

 Viêm: Thông hiểu đại nghĩa, ôn hòa, hiền hậu, thành công hưng vượng.

Viên: Bản tính chất phác, ôn hòa, hiền hậu, trung niên thành công, hưng vượng.

Viễn: Đa tài, thanh tú, nhạy bén, có số xuất ngoại. Trung niên thành công, phát tài, phát lộc.

Viện: Thanh tú, lanh lợi, ôn hòa, hiền hậu, trung niên cát tường, cuối đời hưng vượng, xuất ngoại sẽ cát tường.

Viết: Cuộc đời thanh nhàn, trung niên vất vả, gia vận tốt.

Vĩnh: Khắc cha mẹ, xuất ngoại sẽ được tài lộc, trung niên bôn ba vất vả, cuối đời phát lộc, vinh hoa phú quý.

Vong: Thuở nhỏ vất vả, trung niên tuy vất vả song được hưởng phúc, vinh hoa, cuối đời cát tường.

Vu: Là người hiền hậu, cuộc đời thanh nhàn, phú quý. Trung niên vất vả, cuối đời ăn nên làm ra. Nếu là con gái thì gặp nhiều tai ương bất hạnh.

Vũ: Thanh tú, lanh lợi, ôn hòa, hiền hậu, trung niên thành công, danh lợi song toàn.

Vương: Cả đời thanh nhàn, vinh hoa, số có 2 vợ. Trung niên bôn ba vất vả, cuối đời thành công phát tài.

Vượng: Tính tình cương trực, mau miệng, trung niên bôn ba vất vả nhưng thành công, hưng vượng, gia cảnh tốt.

Vưu: Cuộc đời thanh nhàn, thông minh lanh lợi, khắc bạn đời, khắc con cái. Trung niên vất vả, cuối đời phát tài phát lộc.

Hi vọng rằng với những cách đặt tên theo vần V trên đây, bạn đã có thể chọn được tên hay và đẹp nhất cho con mình!
 

Theo Tên hay thời vận tốt

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặt tên theo vần V cho con để ý nghĩa và may mắn

Các chuyên gia phong thủy dự đoán năm 2014 –

Các chuyên gia phong thủy dự đoán năm 2014 Giáp Ngọ sắp tới thế giới sẽ hứng chịu ít bão lũ nhưng nhiều hỏa hoạn hơn. Cùng ## xem kiến thức phong thủy và khám phá xem phong thủy năm 2014 có thực sự may mắn không nhé! Jean Sy, nhà phong t
Các chuyên gia phong thủy dự đoán năm 2014 –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các chuyên gia phong thủy dự đoán năm 2014 Giáp Ngọ sắp tới thế giới sẽ hứng chịu ít bão lũ nhưng nhiều hỏa hoạn hơn. Cùng ## xem kiến thức phong thủy và khám phá xem phong thủy năm 2014 có thực sự may mắn không nhé!

Jean Sy, nhà phong thủy ở Manila, Philippines, nói rằng năm 2014 là một năm thành công và thuận lợi về mặt tiền bạc cho những người tuổi Tí, Ngọ, Mão, Dậu, tuy nhiên lại không thuận lợi về mặt sức khỏe và các mối quan hệ.

Theo ## thì đối với những người sinh ra vào năm Dần, Hợi, Thìn, Tỵ và Tuất, nhà phong thủy cho rằng năm 2014 sẽ không thật sự được suôn sẻ bởi có “sao hạn” gây ra những tiêu cực và trở ngại cho họ. Tình trạng tài chính của những người này không ổn định và họ cũng phải chú ý giữ gìn sức khỏe.

Đây lại là năm may mắn cho những người tuổi Thân, Mùi và Sửu khi họ có một sự nghiệp thịnh vượng. Về mặt nghề nghiệp, những người trong ba tuổi kể trên sẽ nhận được những điều bất ngờ tốt đẹp mà họ không hề ngờ tới. Sẽ có những khó khăn nhất định nhưng họ sẽ dễ dàng vượt qua bởi có những cát tinh, hay ngôi sao may mắn, giúp đỡ họ.

Bà Sy có bằng chứng nhận về phong thủy ở Malaysia 4 năm trước và nghiên cứu, thực hành phong thủy trong 7 năm qua. Bà cũng cho biết rằng màu may mắn cho năm 2014 là màu xanh nước biển và màu vàng, những màu đại diện cho các yếu tố thủy và thổ. Màu xanh và vàng sẽ cân bằng những yếu tố còn thiếu của năm Ngọ.

“Các nguyên tố của năm Giáp Ngọ là Kim, Hỏa và Mộc, vì vậy Thủy và Thổ là những nguyên tố cân bằng”, bà nói với tờ SunStar.

Màu xanh sẽ tăng cường nguyên tố Thủy, tốt cho các mối quan hệ và sự giao thiệp, trao đổi thông tin, trong khi màu vàng sẽ cân bằng các yếu tố tiền tài, sức khỏe và sự thành công.

Trong lĩnh vực chính trị, nhà phong thủy Philippines dự đoán các nhà lãnh đạo tài năng sẽ xuất hiện năm nay từ những cá nhân tuổi Hợi, Mão và Mùi, bởi họ được sinh ra để làm lãnh đạo và có các kĩ năng về ngoại giao.

Về tình hình thiên tai, Sy dự đoán năm Giáp Ngọ này sẽ có nhiều hỏa hoạn, núi lửa phun trào, động đất và hạn hán nhiều hơn, nhưng sẽ ít phải hứng chịu các cơn bão hơn.

## thấy năm 2014 cũng được dự đoán là một năm nhiều cạnh tranh, ganh tị, bất an và nhiều âm mưu, nhưng đồng thời cũng có những niềm vui và những mối quan hệ tốt.

Chuyên gia phong thủy khác của trang Chinese Astrology cũng cho biết 2014 là năm Giáp Ngọ mang tính dương, trong khi bản thân ngựa lại bao gồm chủ yếu là nguyên tố hỏa. Vì vậy, năm 2014 là năm gỗ gặp lửa, biểu đồ tương sinh này có quá nhiều lửa và mất cân bằng, gây nhiều yếu tố tiêu cực.

Ngọn lửa làm bùng cháy cả những người điềm đạm nhất, còn những người nóng nảy hơn cũng sẽ gặp một số khó chịu trong các mối quan hệ và làm ăn. Những người mang mệnh Thổ, Hỏa sẽ có một năm rất tốt, người mang mệnh Mộc và Thủy sẽ tạm ổn và những người mang mệnh Kim thì gặp khó khăn một chút.

Ngoài ra, con ngựa là biểu tượng của sức mạnh, sự ổn định, sự kiên trì, độc lập, nhưng cũng có bướng bỉnh, hạn hẹp và sự thù địch. Vì thế các nhà phong thủy khuyên sử dụng đồ trang sức màu xanh nước biển để giảm bớt những tác động tiêu cực trong năm 2014.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các chuyên gia phong thủy dự đoán năm 2014 –

Tuổi Dần hợp với tuổi gì –

- Tuổi Dần sinh ra đã là lãnh đạo, quyến rũ và kiêu hãnh. Tuổi này có tướng mạo oai phong khiến người khác phải tuân phục, đúng như tuổi này muốn. - Hơn thế nữa, tuổi cọp thích kiếm ăn một mình, thích chính tay rình chụp con mồi. Rất nóng nảy! - Thời
Tuổi Dần hợp với tuổi gì –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tuổi Dần hợp với tuổi gì –

Đại vận 10 năm trong lá số tử vi của bạn (P1 Thiên thời) –

Đại vận Đại vận trong lá số tử vi là chỉ cát hung họa phúc trong 10 năm của mỗi người. Trong lá số tử vi đại vận được ghi rõ mang các con số ở góc phải trên cùng của mỗi cung Thí dụ: Đại vận ở cungThê số 22, là Đại vận trong thời gian từ 22 đến 31 tu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đại vận

Đại vận trong lá số tử vi là chỉ cát hung họa phúc trong 10 năm của mỗi người. Trong lá số tử vi đại vận được ghi rõ mang các con số ở góc phải trên cùng của mỗi cung

Thí dụ: Đại vận ở cungThê số 22, là Đại vận trong thời gian từ 22 đến 31 tuổi.

Đại vận 10 năm, chủ vào 10 năm của cuộc đời.Đại vận mà khá thì cũng như có cài gốc khá,tiểu vận có kém cũng được khá theo và tiểu vận mà khá thi lại càng khá nhiều.

Ngược lại, Đại vận mà kém thì tiểu vận có những sao tốt, cũng không thể tốt như ý muốn. Càng bởi thế, tÍnh vận hạn, ta không nên ngạc nhiên rằng năm Thân lần trước sao ta khá thế, mà năm Thân lần này, sao ta lại quá dở, đó là vì Tiểu vận phải tùy theo Đại vận.

Các yếu tố để tính Đại vận trong tử vi gồm có Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Thời.

clip_image001_2

1- Thiên Thời

Được Thiên Thời là được vận tốt, nói chung, và không kể đến chi tiết. Người được Thiên Thời tốt thì được ăn trên ngồi trước, người người quý mến, dù gặp trường hợp xấu vẫn hơn người đồng cảnh. (Thí dụ như gặp Thiên Thời mà phải ở tù thời cũng là tù cha, tù chú, anh em cung phụng, cai tù nể sợ) và mọi việc làm đều được hanh thông.

Muốn rõ Thiên Thời tốt xấu, phải đem hành của tam  Đai vân so sánh với hành của tam hớp tuổi (hành của tam hợp tuổi tức là mình).

Thí du: Cung Đại vận ở Thân, thì tam hợp Đại vận là Thân Tý Thìn, thuộc ‘Thủy. Tam hợp tuổi của người tuổi Mùi là Hợi Mão Mùi, thuộc Mộc. Tam hợp Đại vận sinh cho tam hợp tuổi, nên ta gọi là sinh nhập.

Sau đây là các trường hợp của Thiên Thời:

– Tốt 1: tam hợp Đại vận cùng hành với tam hợp tuổi (tức là trường hợp cung Đại vận nằm trong tam hợp Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ và có Tứ Linh: Long, Phượng, Hổ, Cái). Đây là Đại vận tốt bậc nhất trong đời.

– Tốt 2: tam hợp Đại vận bị tam hợp khắc (tức là mình khắc ra hay là khắc xuất) vì mình khắc ra được, cho nên minh thắng được hòan cảnh, bằng sự phấn đấu.

Thí du: Tuổi Thân, thuộc Thân, Tý, Thìn, hành Thủy. Gặp Đại vận ở Tuất, là tam hợp Dần Ngọ Tuất, thuộc Hỏa. Mình khắc được Đại vận, tức là mình đạt được những thành quả bằng sự phấn đấu.

– Xấu nhẹ: tam hợp Đại vận được sinh do tam hợp tuổi (tức là tam hợp tuổi bị sinh

xuất). Trường hợp này, đương số gặp những khó khăn, phải chịu mệt nhọc mới có thành quả, hoặc phải thất bại trước sau mới thành, hoặc thất bại luôn phải chờ dịp khác.

Nhưng người tuổi Hợi, tam hợp Hợi, Mão, Mùi, hành Mộc. Hành Mộc sinh cho Đại vận (sinh xuất) khi Đại vận đến một trong 3 cung Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa.

– Xấu vừa: tam hợp Đại vận sinh cho tam hợp tuổi, tức là tam hợp gốc được sinh nhập, ở thế này, có dễ có khó, có thành có bại, tốt xấú đều lãnh đủ: Càng ăn nên làm ra càng gặp xấu, suy tán đến độ mất nghiệp, mất việc làm, mất tàì sản (vì gặp Thiên Không).

Như tuổi Mùi, tam hợp Hợi Mão Mùi (Mộc) đến Đại vận ,Thân và được tam hợp Thân Tý Thìn thuộc Thủy sinh cho, làm ăn tốt nhưng rồi tan vỡ cả!

– Xấu nặng: tam hợp Đại vận khắc tam hợp tuổi, tức là trường hợp mình bị khắc nhập, ơ thế này, đương sế gặp nhiều khó khăn làm ăn không tiến, thua thiệt, thất bại, hay gặp nạn.

Như người tuổi Mùi, tam hợp Hợi Mão Mùi thuộc Mộc, bị tam hợp Đại vận ở Dậu khắc, vì tam hợp Tỵ Dậu Sửu thuộc Kim. Phải gặp những cái tốt khác mới gỡ được thế kẹt.

Bạn có thể xem thêm phần 2 tại : xem đại vận, đại hạn 10 năm trong lá số tử vi P2

Xem Tướng Chấm Net chúc mọi người năm mới an khang thịnh vượng !


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đại vận 10 năm trong lá số tử vi của bạn (P1 Thiên thời) –

Các ngày “Ma sát” tránh kết hôn, ăn hỏi –

Tháng Giêng kỵ ngày Dần Tháng Hai kỵ ngày Hợi Tháng Ba kỵ ngày Ngọ Tháng Tư kỵ ngày Mão Tháng Năm kỵ ngày Tý Tháng Sáu kỵ ngày Ngọ Tháng Bảy kỵ ngày Dậu Tháng Tám kỵ ngày Mão Tháng Chín kỵ ngày Mão Tháng Mười kỵ ngày Ngọ Tháng Mười một kỵ ngày Mão T

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Dich vu dang ky ket hon voi nguoi Canada

  1. Tháng Giêng kỵ ngày Dần
  2. Tháng Hai kỵ ngày Hợi
  3. Tháng Ba kỵ ngày Ngọ
  4. Tháng Tư kỵ ngày Mão
  5. Tháng Năm kỵ ngày Tý
  6. Tháng Sáu kỵ ngày Ngọ
  7. Tháng Bảy kỵ ngày Dậu
  8. Tháng Tám kỵ ngày Mão
  9. Tháng Chín kỵ ngày Mão
  10. Tháng Mười kỵ ngày Ngọ
  11. Tháng Mười một kỵ ngày Mão
  12. Tháng Chạp kỵ ngày Dậu


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các ngày “Ma sát” tránh kết hôn, ăn hỏi –

30 câu nói truyền cảm hứng hay nhất mọi thời đại

30 câu nói truyền cảm hứng hay nhất mọi thời đại. Những câu nói từ vĩ nhân, thiên tài, người nổi tiếng cho đến người vô danh đã tạo được sức truyền cảm lớn
30 câu nói truyền cảm hứng hay nhất mọi thời đại

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

30 câu nói truyền cảm hứng hay nhất mọi thời đại. Những câu nói từ vĩ nhân, thiên tài, người nổi tiếng cho đến người vô danh đã tạo được sức truyền cảm lớn và ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.

30 câu nói truyền cảm hứng hay nhất mọi thời đại

1. “Bất cứ ai đã từng làm được điều gì đó quan trọng chắc chắn đều đã trải qua những kỷ luật hà khắc”. – Andrew Hendrixson.

———

2. “Đừng lãng phí thời gian đập đầu vào tường với hy vọng biến nó thành một cánh cửa”. – Coco Chanel.

———-

3. “Sáng tạo chính là để trí thông minh rong chơi”. – Albert Einstein.

———-

4. “Lạc quan là một trong những phẩm chất tốt để gắn kết thành công và hạnh phúc hơn mọi thứ khác”. – Brian Tracy.

———-

5. “Hãy luôn mở to đôi mắt. Hãy quan sát khắp mọi thứ xung quanh. Bởi vì bất kỳ điều gì bạn thấy đều có thể truyền cảm hứng cho bạn”. – Grace Coddington.

6. “Những gì bạn có được sau khi đạt mục tiêu không quan trọng bằng bạn trở thành người thế nào sau khi đạt được điều đó”. – Henry David Thoreau.

7. “Nếu kế hoạch đề ra không hiệu quả, hãy thay bằng một kế hoạch khác, đừng bao giờ thay đổi mục tiêu”. – Author Unknown.

8. “Tôi hạ gục đối thủ của mình bằng cách kết bạn với họ”. – Abraham Lincoln.

9. “Đừng sống cùng một năm đến 75 lần và gọi đó là cuộc đời”. – Robin Sharma.

10. “Bạn không thể cứu sống người khác, bạn chỉ có thể yêu thương họ”. – Anaïs Nin.

11. “Trời đã không mưa khi Noah dựng nên con tàu”. Howard Ruff.

12. “Hãy ước mơ một cách nghiêm túc”. – Author Unknown.

13. “Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là một con đường”. – Thích Nhất Hạnh.

14. “Kiềm chế sự giận dữ giống như khi bạn uống thuốc độc và hy vọng người khác phải chết”.

15. “Những nhà vô địch không bao giờ ngừng chơi cho đến khi họ đạt được đúng nghĩa của từ vô địch”. – Billie Jean King.

16. “Bạn sẽ thành công thôi, bởi vì hầu hết mọi người đều rất lười”. – Shahir Zag.

17. “Thiên tài là 1% cảm hứng và 99% mồ hôi”. – Thomas Edison.

18. “Một môi trường yên bình là một nơi rất đẹp, nhưng chẳng có gì có thể phát triển được ở đó cả”. – Author Unknown.

19. “Bạn cần phải thay đổi theo cách bạn muốn để khám phá thế giới”.- Mahatma Gandhi.

20. “Kìm nén nỗi đau một thời gian chỉ khiến bạn đau hơn cho đến khi bạn thực sự cảm nhận được nó”. – Albus Dumbledore.

21. “Hãy làm mọi thứ với niềm đam mê hoặc không cần làm gì cả”. — Rosa Nouchette Carey.

22. “Nếu bạn muốn sống hạnh phúc, hãy buộc nó với một mục tiêu nhất định, không phải với người nào đó hay điều gì khác”. – Albert Einstein.

23. “Cỏ sẽ xanh hơn nếu như bạn tưới nước cho nó hàng ngày”. – Neil Barringham.

24. “Không bao giờ được từ bỏ ước mơ chỉ vì mất quá nhiều thời gian để thực hiện. Dù sao thì thời gian cũng sẽ trôi đi mà thôi”. – Earl Nightingale.

25. “Thay vì tự hỏi sẽ đi đâu trong kỳ nghỉ tiếp theo, có lẽ bạn nên tự tạo cho mình một cuộc sống mà bạn không cần phải chạy trốn”. – Seth Godin.

26. “Nếu có điều gì đó khiến bạn sợ hãi, đó cũng có thể là điều rất đáng để trải nghiệm”. – Seth Godin.

27. “Đôi khi bạn chiến thắng nhưng đôi khi bạn cũng cần phải học hỏi”. – John Maxwell.

28. “Đừng bao giờ cảm thấy có lỗi khi có một lối sống xa hoa. Những ai thực sự muốn có cuộc sống như bạn sẽ phải phấn đấu để đạt được nó”. – Ziad K. Abdelnour.

29. “Tôi chưa bao giờ mơ tưởng về sự thành công. Tôi chỉ làm việc để đạt được nó”. – Estee Lauder.

30. “Trốn tránh thất bại nghĩa là là bạn đang bỏ qua sự tiến bộ”. – Unknown Author.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 30 câu nói truyền cảm hứng hay nhất mọi thời đại

Quẻ Quan Thế Âm Mục Liên Cứu Mẫu

Quẻ Quan Thế Âm Mục Liên Cứu Mẫu có bắt nguồn như sau: Mục Liên tức là tôn giả Mục Kiền Liên, người thần thông nhất trong số các đệ tử của Phật Đà
Quẻ Quan Thế Âm Mục Liên Cứu Mẫu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đây là điển cố thứ Bốn hai trong quẻ Quan Thế Âm, mang tên Mục Liên Cứu Mẫu (còn gọi là Mục Liên Cứu Mẹ). Quẻ Quan Thế Âm Mục Liên Cứu Mẫu có bắt nguồn như sau:

Mục Liên tức là tôn giả Mục Kiền Liên, người thần thông nhất trong số các đệ tử của Phật Đà. ông là người hiếu thuận lại rất giàu lòng từ bi, từ nhỏ đã thành tâm hướng Phật, sau đó xuất gia làm hòa thượng, ông thành kính học Phật, tu hành ngày một cao siêu, thậm chí còn có năng lực thần thông.Vì tưởng nhớ đến người mẹ đã qua đời, ông dùng con mắt thần thông nhìn thấy nghiệp báo của mẹ, do lúc bà còn sống trên trần thế quá tham lam, nên sau khi chết bị sa xuống cối Quỷ đói, phải trải qua cuộc sống đói khố dày vò, chịu hình tội bị treo ngược trong địa ngục Quỷ đói.

Mục Liên liền vượt bao gian khố đến địa ngục, dùng thần lực của ông biến thành đồ ăn, dâng bát cơm đầy cho mẹ ăn đỡ đói. Nhưng mẹ của ông không thay đối được tính tham lam, nhìn thấy đò ăn đưa đến, rất sợ các ngã quỷ khác tranh ăn, lòng tham nối lên, nên khi đồ ăn vào đến trong miệng bà, lập tức biến thành than lửa, không có cách nào nuốt được.

Mục Liên tuy có phép thần thông, nhưng thân là con người, nên lại không cứu được mẹ. Trông thấy mẹ mình phải chịu thiêu đốt, trong lòng hết sức đau khổ, ông xin Phật tố chỉ dạy, làm thế nào để cứu được mẹ thoát khỏi biến khố. Phật Đà nói: “Mẹ ngươi khi còn sống đã tự gây điều nghiệt ngã, không làm việc thiện, tội trạng quá nặng, cho nên mới phải chịu báo ứng như thế. Muốn cứu bà ấy, không phải là việc mà sức lực của một mình ngươi có thể làm được. Ngày mười lăm tháng bảy, là ngày cuối cùng của kỳ kết hạ an cư (một trong những chế độ tu hành của Phật giáo.

Thời gian mưa vào mùa hạ ở Ấn Độ kéo dài suốt ba tháng, trong ba tháng này, những người xuất gia không được ra ngoài mà tập trung ở một chỗ, gắng sức tu hành, gọi là “an cư”. Nguyên nhân của việc này là chỉ sợ đi ra ngoài vào mùa mưa, sẽ dẫm chết các loài côn trùng và mầm non mới nhú của cây cỏ trên mặt đất, cho nên tập hợp lại để tu hành, tránh đi ra ngoài), pháp thiện đã tràn đầy, ngươi phải ở ngoài trời trong ngày mười lăm tháng bảy, chuẩn bị ngũ vị ngũ quả cho những người xuất gia cở các vùng, cung cấp cho họ. Như vậy, đã tập hợp được tăng lữ đang có và uy lực của các vị thần, không chỉ có thể cứu được mẹ của ngươi thoát khỏi biển khố, sớm được đầu thai, cũng có thể cứu được cha mẹ của người khác, khiến cho họ cũng thoát khỏi biến khố.” Phật đà còn niệm kinh Vu Lan Bồn (tiếng Phạn là Ullambana) cho ông, dặn dò ông vào ngày mười lăm tháng bảy sửa soạn lễ vật để tế mẹ mình.

Vì thế Mục Liên làm theo sự chỉ dạy của Phật Đà, tổ chức pháp hội (lễ hội nhà Phật), tụng kinh cúng đồ ăn, cuối cùng đã giải cứu được linh hồn của mẹ, lại phố độ được cho cha mẹ của mọi người.

Các đệ tử của Phật giáo sau này lấy ngày mười lăm tháng bảy làm tiết Vu lan, tố chức pháp hội, dâng hoa quả, nông sản để cúng tế tổ tiên. Sau khi Đạo giáp tiếp thu, thì gọi là “Trung nguyên tiết” (tết Trung nguyên), trong dân gian gọi là “Quỷ tiết” (tết Quỷ).
Quẻ Quan Thế Âm Mục Liên Cứu Mẫu là quẻ thẻ Thượng Cát trong quẻ thẻ quan âm, là quẻ số 42 !

Quẻ này là tượng trời ban ân huệ.
Những việc mong cầu sẽ rất tốt


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Quẻ Quan Thế Âm Mục Liên Cứu Mẫu

Nốt ruồi đằng sau gáy tốt hay xấu –

Thông thường ai cũng có nốt ruồi . Nốt ruồi có màu vàng lạt hay màu nâu v.v. Nốt ruồi phải thật đen hoặc thật đỏ mới tốt . Nốt ruồi đỏ còn gọi là nốt ruồi son. Sau đây là ý nghĩa của nốt ruồi sau gáy trên cơ thể phụ nữ để các bạn tham khảo. Nốt ruồi
Nốt ruồi đằng sau gáy tốt hay xấu –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nốt ruồi đằng sau gáy tốt hay xấu –

Ý nghĩa sao Quốc Ấn - Ấn tín và quyền uy

Sao Quốc ấn chỉ người có phong độ trượng phu, tác phong quân tử. Đức độ này do giai cấp, quyền tước, chức vị, phẩm hàm mà có, không hẳn do bản tính, nết hạnh cơ hữu.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý nghĩa sao Quốc Ấn - Ấn tín và quyền uy

Ý nghĩa sao Quốc Ấn - Ấn tín và quyền uy

Hành: Thổ

Loại: Quý Tinh

Đặc Tính: Quan lộc, Công dan, Ấn tín, quyền uy, quý hiển

Tên gọi tắt thường gặp: Ấn

Phụ Tinh. Một trong 4 sao của cách Binh Hình Tướng Ấn (Phục Binh, Thiên Hình, Tướng Quân, Quốc Ấn). Quốc Ấn tượng trưng cho ấn của vua ban, bằng sắc được ân thưởng. Do đó, Quốc ấn có nghĩa công danh nhiều nhất.

Ý Nghĩa Quốc Ấn Ở Cung Mệnh:

Tính Tình: Quốc ấn chỉ người có phong độ trượng phu, tác phong quân tử. Đức độ này do giai cấp, quyền tước, chức vị, phẩm hàm mà có, không hẳn do bản tính, nết hạnh cơ hữu.

Công Danh Tài Lộc Phúc Thọ:

 Có uy quyền, tước vị, huy chương Người có ấn ở Mệnh thường làm chính thức, có quyền vị. 

Gìn giữ được uy quyền chức vị :

Đỗ đạt, có khoa bảng, bằng sắc. Học trò có ấn thì thi đỗ cao, nếu thêm cát tinh như Cáo, Khoa, Xương Khúc, Long Phượng thì có khen tặng của Hội đồng Khoa hay được phong áo mũ trong lễ phát bằng phát thưởng rỡ ràng. Chức quyền ở đây không hẳn chỉ có ý nghĩa quyền binh mà có thể có nghĩa trên địa hạt khác như văn hóa (việc gia nhập Hàn Lâm Viện cũng là một hình thái của Quốc Ấn).

Ấn tượng trưng cho giai cấp thượng lưu. Lúc chết có thể được phong thần hoặc được lưu danh, người đời cúng bái, phụng thờ. Những ý nghĩa này chỉ có khi ấn không bị Tuần, Triệt án ngữ.

Những Bộ Sao Tốt:

Ấn, Cáo: được phong chức, ban quyền, tặng huy chương, hoặc được lên chức.

Ấn, Binh, Tướng, Hình: quyền uy võ nghiệp hiển đạt, sĩ quan tham mưu xuất sắc.

Ấn, Tướng, Tam Hóa: gặp vận hội may mắn lớn về quan trường, được hiển đạt về công danh, làm chức rất to.

 Những Bộ Sao Xấu khi đi cùng sao Quốc Ấn:

Ấn ngộ Tuần, Triệt: công danh trắc trở, thất bại; bị cách chức, bãi miễn sa thải; tranh cử thất bại.

Ý Nghĩa sao Quốc Ấn Ở Các Cung:

Mệnh, Quan, Phúc: 

Phát quý, phát quang 

Dòng dõi có khoa danh, uy thế 

Hiển đạt, được giữ chính chức, có huy chương

Quốc Ấn Khi Vào Các Hạn

Đắc thời, đắc quan, đắc khoa 

Có huy chương, bằng khen


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa sao Quốc Ấn - Ấn tín và quyền uy

Bi hài chuyện xông đất ngày Tết

Xông đất đầu năm từ lâu đã trở thành tục lệ phổ biến của người Việt ngày đầu năm. Và có không ít chuyện bi hài về vấn đề này.
Bi hài chuyện xông đất ngày Tết

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tết năm ngoái, Hoàng (19 tuổi, tập thể Đại học Bách Khoa, Hà Nội) đi chơi với bạn gái từ chiều tối 30. Hết ngắm hoa, ngắm phố, họ lại đến một cuộc nhậu linh đình với nhóm bạn. Ăn uống hát hò đến 10 giờ đêm, cả hội phóng ra đường, rồi chen chân trong đám đông đón giao thừa và xem bắn pháo hoa. 1h sáng, mệt phờ, Hoàng từ chối lời rủ rê đi chơi tiếp của đám bạn, về nhà để ngủ.

Nhưng vừa dừng xe, cậu đã nghe tiếng mẹ nói vọng xuống rằng cậu chưa được vào nhà, vì ông anh trai, người có nhiệm vụ xông đất năm nay, vẫn chưa về: “Con chịu khó đi loanh quanh đâu đó chơi thêm lát nữa đi. Năm nay thằng Hưng hợp tuổi, nó xông đất cho may mắn, nhé”. Hoàng rút điện thoại gọi anh thì được trả lời: “Anh về ngay đây, 15 phút nữa có mặt”. Cậu đi loanh quanh một lát rồi quay lại, mẹ vẫn chưa cho vào. Lại gọi điện cho anh, lại được hứa về ngay, cứ thế mãi đến 2h30, Hoàng mới được vào nhà khi ông anh ham vui về xông đất.

Hầu như các gia đình Việt Nam đều quan tâm đến chuyện xông đất đầu năm, với quan niệm người đầu tiên bước chân vào nhà mình sẽ đem đến điều may hoặc rủi trong suốt cả năm, tùy thuộc vào việc họ có “tốt vía”, có hợp tuổi, hợp mạng với gia chủ hay không. Nhiều người rất cầu kỳ trong chuyện chọn người xông đất, và thực sự sợ hãi nếu người đầu tiên đến nhà mình trong năm mới lại không được như ý. Điều này dẫn đến lắm chuyện buồn cười như trường hợp của Hoàng.

 

 

Đối với Kiên, 25 tuổi, sống ở Thanh Xuân, Hà Nội, chuyện xông đất năm ngoái lại là một kỷ niệm vui. Là người độc thân, quê ở xa, bố mẹ đã qua đời nên anh không về quê mà đón năm mới ở Hà Nội. Cũng vì lý do này, một đồng nghiệp mời anh xông đất và ăn Tết cùng gia đình ở Hoàng Mai. Đêm 30 là phiên trực của người bạn này, anh ta dặn: “Cậu cứ đến đi, tớ đã dặn cả nhà rồi. Sau giao thừa vài tiếng tớ sẽ trốn về”.

 

Theo hướng dẫn của bạn, Kiên vào ngõ rồi đến ngách, loanh quanh mãi mới đến đúng số nhà được dặn, bấm chuông gọi cửa. Một cậu bé chạy ra hớn hở: “A, chú là bạn của chú cháu, đến xông đất phải không ạ?”. Đoán đây là đứa cháu mà bạn vẫn kể, Kiên tươi cười gật đầu. Anh vào nhà chúc mừng năm mới, rồi cùng uống sâm banh, nói chuyện rôm rả. Lát sau, anh con trai trở về, cả nhà ồ lên vui sướng, lại rót sâm banh. Trước lúc cụng ly, anh ta bảo bố mẹ giới thiệu khách, lúc đó ai nấy mới ngớ người ra. Hỏi lại, hóa ra vì nhà bạn Kiên ở quá sâu, đường lại quanh co nên sau khi đi vòng vèo, anh vào đúng số nhà nhưng lại là của một ngách khác.

Sau phút ngỡ ngàng, ai nấy lại nâng ly chúc mừng cho cuộc kỳ ngộ. Hai chàng trai trẻ làm quen, nói chuyện khá ăn ý. Kiên đang định nhờ hướng dẫn cho địa chỉ mình cần đến thì có điện thoại: “Cậu đang ở đâu đấy? Sao giờ này còn chưa tới”, anh chàng đồng nghiệp thắc mắc. Anh ta vô tình đã trở thành người xông đất ngoài dự kiến bởi về đến nhà vẫn chưa thấy bạn đâu.

“Lúc biết mình nhầm, tôi ngượng chín cả mặt. Nhưng hóa ra đó lại là duyên lành đầu năm, vì tôi có thêm một người bạn, một gia đình thân thiết”, Kiên tâm sự.

Đối với phần nhiều gia đình Việt Nam khác, xông đất chỉ đơn thuần là một mỹ tục có ý nghĩa tượng trưng, không đặt nặng chuyện chọn người. Ông Cường, sống ở Sơn Tây, Hà Nội, nói: “Năm nào nhà tôi cũng phân công thằng cháu nội xông đất. Tôi không biết tuổi nó có hợp không, nhưng vì cả nhà quý nó nhất nên dành cho nó cái vinh dự ấy. Vả lại, nó đáng yêu như thế, không thể đem đến điều xấu được”.

Còn chị Mai, nhà ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, cho biết năm nào nhà chị cũng phân công một ai đó trong gia đình xông đất, nhưng nhiều khi vì chuyện nọ chuyện kia nên sự việc xảy ra không như dự kiến. “Có khi người xông đất là họ hàng, hoặc bạn của chú em chồng. Nhưng là ai thì cả nhà cũng đều niềm nở đón tiếp. Đầu năm có khách đến chơi là quý lắm”.

Và với thái độ này, cả người xông đất lẫn gia chủ đều vui vẻ, nhẹ nhõm, sự may mắn trong năm mới cũng theo đó mà đến.

(Theo Zing.vn)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bi hài chuyện xông đất ngày Tết

Bật mí những con giáp có chuyện tình đẹp như mơ trong tháng 3

Cùng xem ai sẽ sở hữu chuyện tình yêu khiến nhiều người ghen tỵ nhất tháng này nhé.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Top 1: Tuổi Dần

Tuổi Dần không chỉ may mắn và gặt hái được nhiều thành công vang dội trong công việc mà còn vô cùng đào hoa và còn bổ sung thêm hàng tá các "vệ tinh" vây quanh trong tháng này. Dù không trang điểm lộng lẫy hay bóng bẩy, không dùng những lời nói hoa mĩ và khoa trương nhưng bạn vẫn luôn vô cùng nổi bật khi đứng giữa đám đông. Bạn sẽ nhận được sự quan tâm vô cùng đặc biệt của mọi người xung quanh mình. Nhiều khả năng bạn sẽ trúng tiếng sét ái tình với một nhân vật khá bí ẩn và thú vị trong thời điểm giữa tháng, hãy sẵn sàng để đón nhận mối nhân duyên mà bạn mong đợi đã lâu này nhé.

bật mí những con giáp có chuyện tình đẹp như mơ trong tháng 3 - ảnh 1.

Top 2: Tuổi Tý

Chuyện tình yêu không có gì nổi bật trong tháng trước của tuổi Tý nay như được khoác thêm tấm áo mới vô cùng tươi sáng và rực rỡ. Bạn sẽ luôn được sống trong những phút giây lâng lâng hạnh phúc của tình yêu đôi lứa. Lời tỏ tình vào thời điểm không thể chính xác hơn giúp xóa nhòa khoảng cách vô hình mà hai bạn chưa đủ can đảm để bước qua lâu nay. Những phút giây đắm say, ngọt lịm sẽ khiến hai bạn cảm thấy không thể sống thiếu nhau và cũng khá nhiều luyến tiếc vì đã không ở bên nhau sớm hơn nữa đấy.

Top 3: Tuổi Ngọ

Cuộc sống của những bạn sinh nhằm tuổi ngựa sẽ luôn đầy ắp niềm vui và tiếng cười trong tháng 3 này. Chuyện tình đẹp tựa như cổ tích mà bạn sở hữu sẽ khiến bao chàng trai, cô gái thầm ngưỡng mộ và hướng tới. Những cử chỉ chan chứa yêu thương và quan tâm mà người ấy dành cho bạn sẽ là động lực để bạn cố gắng và phấn đấu nhiều hơn cho tương lai của hai người. Những hành động lãng mạn và vô cùng ngọt ngào của bạn cũng khiến đối phương bị "hạ gục" hoàn toàn và không thể nào rời xa bạn được. Hãy cùng nuôi dưỡng và vun đắp cho mối lương duyên này ngày càng tốt đẹp và sớm đơm hoa kết trái nhé tuổi Ngọ.



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bật mí những con giáp có chuyện tình đẹp như mơ trong tháng 3

Bạn có kiên trì theo đuổi tình yêu? - Bói tình yêu - Xem Tử Vi

Bạn có kiên trì theo đuổi tình yêu?, Bói tình yêu, Xem Tử Vi, xem bói, xem tử vi Bạn có kiên trì theo đuổi tình yêu?, tu vi Bạn có kiên trì theo đuổi tình yêu?, tu vi Bói tình yêu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bạn có kiên trì theo đuổi tình yêu?

Bạn có kiên trì theo đuổi tình yêu? Chọn 1 trong 3 lá bài bên dưới và bạn sẽ biết bạn có kiên trì theo đuổi người mình yêu? Lật một lá bài để tự thú lòng mình nhé!

Quy tắc bói bài:

1. Nhắm mắt, giữ trạng thái tĩnh trong 30 giây.

2. Tự hỏi thầm bản thân “Nếu gặp tình yêu đích thực, mình có kiên trì theo đuổi?”.

3. Chọn một lá bài theo trực giác và click vào hình xem đáp án.

Lựa chọn 1:

lua-chon-1-ten-of-swords

Lựa chọn 2:

lua-chon-2-the-fool

Lựa chọn 3:

lua-chon-3-the-lovers

Xem kết quả

Lựa chọn 1: Ten of Swords – Bạn kiên trì như… đỉa đói

Bốc được lá bài này cho thấy bạn thuộc nhóm những người “lụy tình”. Nghĩa là bạn yêu say đắm tới mức bỏ quên tất cả, thậm chí cả phẩm giá của mình để có được trái tim người ấy. Thời gian thử thách với bạn chỉ là vấn đề nhỏ, nên dù có mất vài năm để kiên trì theo đuổi cũng không khiến bạn nản lòng. Thậm chí, bạn còn “tung chiêu” lãng mạn để cưa cẩm. Nếu gặp người thích chủ nghĩa tự do, thì kế sách dai dẳng của bạn sẽ phản tác dụng.

 

Lựa chọn 2: The Fool – Bạn kiên trì nửa vời

Nếu gặp phải đối tượng “khó tán”, bạn càng có động lực để chinh phục. Trong thời gian đầu, bạn mang nhiều cảm hứng dành cho việc cưa cẩm, miệt mài xuất hiện bên nửa kia không quản ngại nắng, mưa. Cho tới khi chưa nhận được phản hồi từ đối phương, bạn sẽ tiếp tục duy trì kế sách của mình. Tuy nhiên, nếu bị từ chối thẳng thắn, bạn sẽ nguội lạnh tình cảm rất nhanh. Kết quả là mọi sự kiên trì với tình yêu chấm dứt. Thói quen này dễ bị hiểu lầm tình cảm của bạn thiếu chân thành.

Lựa chọn 3: The Lovers – Bạn kiên trì với chiến lược hiệu quả

Bạn sống theo kế hoạch và tuân thủ nghiêm túc những gì mình đặt ra. Ngay cả chuyện tình cảm, bạn đều có lộ trình khi nào để phát triển tự nhiên, thời điểm nào cần tấn công mạnh mẽ và bằng cách nào để dứt điểm hiệu quả. Bạn sẽ kiên trì đến khi nào chinh phục được trái tim nửa kia mới thôi. Dự kiến thời gian thử thách của bạn sẽ không dài, vì bạn yêu chân thành và nghĩ đến chuyện lâu dài ngay từ ban đầu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bạn có kiên trì theo đuổi tình yêu? - Bói tình yêu - Xem Tử Vi

Cách đeo nhẫn hợp phong thủy

Trong chiêm tinh học, mỗi ngón tay tương ứng với 1 vì sao mang theo tính bí ẩn riêng của nó. Khi bạn đeo nhẫn ở một ngón tay nào đó, bạn có biết mình đang tiếp cận với nguồn năng lượng nào, xấu hay tốt ra sao?
Cách đeo nhẫn hợp phong thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

>> Năm mới 2017 sắp tới. Ai XÔNG ĐẤT nhà bạn phù hợp nhất mang lại tài lộc, may mắn cho bạn cả năm. Hãy XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2017 mới nhất nhé!

Trong chiêm tinh học, mỗi ngón tay tương ứng với 1 vì sao mang theo tính bí ẩn riêng của nó. Khi bạn đeo nhẫn ở một ngón tay nào đó, bạn có biết mình đang tiếp cận với nguồn năng lượng nào, xấu hay tốt ra sao?

1./ Nên đeo nhẫn ở bàn tay nào?

Khi đeo nhẫn, điều đầu tiên cần làm là xác định tay đeo nhẫn.

Với người chưa kết hôn:

Bạn đeo nhẫn theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu”. Với nam giới, tay trái đại diện cho bản thân chủ nhân, còn tay phải đại diện cho người yêu, người vợ. Còn nữ giới thì ngược lại, tay phải đại diện cho bản thân, tay trái đại diện cho người yêu, người chồng.

Với người đã kết hôn:

Bạn theo nguyên tắc “nam hữu, nữ tả”, ngược lại nguyên tắc ở trên. Vì thế, nếu muốn đeo nhẫn để tốt cho bản thân và là người chưa kết hôn, bạn hãy đeo nhẫn ở tay phải. Còn đã kết hôn và mong muốn mang lại vận khí tốt cho chồng mình, bạn đeo nhẫn ở tay trái.

2./ Đeo nhẫn theo ngũ hành các ngón tay.

Trong phong thủy, khi đeo nhẫn ở bàn tay phải có nghĩa là bạn đang mong chờ sự giúp đỡ từ năng lượng siêu linh. Ngược lại, đeo nhẫn ở bàn tay trái lại mang ý nghĩa bạn đặt hy vọng vào các mối quan hệ giữa người với người.

(1).Đeo nhẫn để tăng vận thế và uy quyền – ngón cái (thuộc Mộc)

Ngón cái: Tượng trưng cho cha mẹ. Tự đứng vững trên đôi chân của mình.

Khi đeo nhẫn ở ngón này, bạn là người độc lập, mạnh mẽ, thách thức bất kỳ trở ngại nào. Có thể bạn sẽ là một Lãnh đạo tốt song sẽ khó tìm một tình cảm chân thành khi cần

Người xưa cho rằng, ngón tay cái là đại diện cho vật chất và uy quyền. Điều đó lí giải tại sao giới vua chúa, quý tộc thời xưa thường đeo nhẫn ở ngón cái. Do đó, nếu muốn tăng vận thế, khí trường và uy quyền cho bản thân, bạn nên đeo nhẫn ở ngón cái.

(2). Đeo nhẫn thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến – ngón trỏ (thuộc Hỏa)

Ngón trỏ: Tượng trưng cho anh chị em ruột. Củng cố uy quyền bằng sự độc đáo, sáng tạo.

Đeo nhẫn ở đây khiến bạn trở nên có nhiều tham vọng với năng lực của chính mình. Chân thực, trách nhiệm và phóng khoáng, bạn suy nghĩ mọi thứ theo cách riêng của mình và không ngại khi nói cho người khác về điều đó.

Trên bàn tay, ngón trỏ đại diện cho địa vị, công việc, sự nghiệp, học vấn của một người. Nếu muốn thăng chức, tăng lương hay chuẩn bị cho kỳ thi cử quan trọng, bạn hãy đeo nhẫn ngón trỏ để đem lại tác dụng thăng vận của ngón tay này. Do đó, đeo nhẫn ở ngón trỏ sẽ thúc đẩy sự nghiệp, chuyện học hành thêm thuận lợi và phát đạt. 

Ngoài ra, ngón trỏ cũng là vị trí tốt dành cho khai vận tình yêu. Nhiều người cho rằng, nếu đeo nhẫn ở ngón trỏ có nghĩa là bạn đang “bật đèn xanh” cho đối phương cũng nhưng kích thích vận đào hoa của bản thân.

(3). Đeo nhẫn để khai vận và duy trì hạnh phúc – ngón giữa (thuộc Thổ)

Ngón giữa: Quan hệ ruột thịt và tình bạn là cao quý nhất, giảm hao tài.

Nếu bạn đeo nhẫn ở ngón này, bạn rất quý trọng gia đình và bạn bè, gần như không có khúc mắc gì đối với họ vì bạn đối xử hết lòng. Bạn biết giữ cân bằng trong cuộc sống và khá kín tiếng về đời tư. Tuy nhiên, bạn thường gặp xung đột và rắc rối trong các mối quan hệ khác. Ngón giữa chính là bạn.

Ngón tay giữa chính là vị trí trung tâm của bàn tay, có ý nghĩa tụ hợp. Ngón giữa có thể tập trung sức mạnh của những bộ phận khác và không bị phân tán đi. Đeo nhẫn ngón này có thể giúp bạn hấp thu năng lượng cực lớn cho việc khai vận, tập hợp được sức mạnh, tăng cường vận may trong mọi phương diện của cuộc sống.

Bên cạnh đó, ngón này đại diện cho sự bình ổn và cũng chính là phúc phần tốt nhất. Vì vậy, nếu muốn duy trì niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống, bạn nên đeo nhẫn ngón tay giữa.

(4). Đeo nhẫn để chiêu tài – ngón áp út (thuộc Kim)

Đeo nhẫn ở ngón này nghĩa là bạn đang đặt hy vọng vào điều mà mình đang khát khao nhất bằng cả con tim. Bạn hăng say thực hiện để đạt mục đích một cách uyển chuyển và khéo léo. Bạn sống nội tâm và cũng mong người khác đối xử với mình bằng sự chân thật. Ngón đeo nhẫn tượng trưng cho người bạn đời của bạn

Theo quan điểm phong thủy, ngón tay áp út là vị trí giúp tụ tài tốt nhất. Nếu đeo nhẫn ở ngón tay này sẽ tăng thêm tài lộc và gặp nhiều may mắn về tiền bạc. Bất luận là tài lộc chính hay phụ, bạn nên đeo nhẫn ngón áp út. Vị trí này giúp ích rất nhiều cho việc tích tụ tài lộc, thúc đẩy tài vận thịnh vượng, vận khí của bạn dần dần tốt lên. Ngoài ra, bạn đeo nhẫn ngón áp út còn có tác dụng tu thân và dưỡng tính.

Tuy nhiên, một vài quan điểm cho rằng, đây là ngón tay đeo nhẫn cưới, nếu vẫn độc thân mà đeo nhẫn ngón này sẽ dễ bị lỡ mất cơ hội kết thân với người khác giới. Do đó, với những người độc thân, có thể sử dụng các loại nhẫn có hình dáng khác với nhẫn cưới để giúp chiêu tài, tụ khí lại không làm lỡ mất cơ hội tình cảm.

Trên thực tế, trong thời gian đang yêu hoặc đã đính hôn, việc đeo nhẫn ở ngón tay này sẽ giúp tình cảm lứa đôi thêm gắn kết, sớm “ra hoa kết trái”. 

(5). Đeo nhẫn để tăng vận quý nhân – ngón út (thuộc Thủy)

Ngón út: Nhà ngoại giao tài ba.

Khi bạn đeo nhẫn ở đây, bạn có thể thân thiết với mọi người, cho dù đó là ai, thuộc tầng lớp nào. Bạn nhận được sự cảm thông sâu sắc từ mọi người và thành công nhờ lòng yêu mến của họ. Ngón út tượng trưng cho con cái.

Một vài người quan niệm rằng, đeo nhẫn ở ngón út là biểu hiện của người đã li hôn. Thông thường, rất ít người đeo nhẫn ngón út. Tuy nhiên, trong phong thủy, ngón út đại diện cho vận quý nhân của bạn. Mối quan hệ của bạn với những người khác có hòa hợp hay không, nhân duyên có tốt đẹp hay không thì việc đeo nhẫn ngón út ít nhiều sẽ hỗ trợ cho bạn..Vị trí đeo nhẫn này này cũng mang lại nhiều phúc khí cho bạn.

Đây là ngón đại diện cho quý nhân phù trợ, đeo nhẫn ngón tay này sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua khó khăn, hóa giải được mưu kế của kẻ tiểu nhân, từ đó vận thế hanh thông, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

3./ Đeo nhẫn theo ngũ hành của nhẫn

(1). Nhẫn thuộc Kim:

Nhẫn thuộc Kim thường có hình dạng tròn, nhẫn trơn không có mặt lồi lên nạm bằng đá quý. Trên thân nhẫn có thể gắn kết những viên đá quý hình tròn có màu vàng, trắng. Nhẫn phải được thiết kế đơn giản với màu trắng hoặc màu vàng và chất liệu thường làm từ vàng tây, bạch kim, bạc. Sự kết hợp giữa kim cương, vàng và bạch kim sẽ tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho mỗi chiếc nhẫn này.

Nhẫn thuộc hành Kim hợp cho những người mạng Thuỷ.

(2). Nhẫn thuộc Mộc:

Nhẫn thuộc Mộc thường có hình dạng tròn được cách điệu với những nét uốn lượn, vặn chéo, hoặc cách điệu thành hình chữ nhật, nhẫn có mặt lồi lên được thiết kế thành hình tròn, bầu dục, hình chữ L, có nạm những viên đá quý màu xanh. Trên thân nhẫn có thể gắn kết những viên đá quý hình có màu xanh.

Nhẫn thuộc hành Mộc hợp cho những người mạng Hoả.

(3). Nhẫn thuộc Thuỷ:

Nhẫn thuộc Thuỷ thường có hình dạng tròn được cách điệu với những nét uốn lượn, thân nhẫn mảnh khảnh, có thể có dạng hình chữ S, nhẫn có mặt lồi lên được thiết kế thành hình tròn, bầu dục, có nạm những viên đá quý màu xanh tím, xanh đen, màu lục hoặc màu đen. Trên thân nhẫn có thể gắn kết những viên đá quý hình có màu sẫm.

Nhẫn thuộc hành Thủy hợp cho những người mạng Mộc.

(4). Nhẫn thuộc Hoả:

Nhẫn thuộc Hoả thường có hình dạng nhọn, được cách điệu với những nét nhô cao, thân nhẫn có thể cắt chéo các cạnh, có thể có dạng hình chữ V, nhẫn có mặt lồi lên được thiết kế thành hình tam giác, đa giác, có nạm những viên đá quý màu hồng, đỏ hoặc màu da cam. Trên thân nhẫn có thể gắn kết những viên đá quý hình có gam màu đỏ, hồng.

Nhẫn thuộc hành Hoả hợp cho những người mạng Thổ.

(5). Nhẫn thuộc Thổ:

Nhẫn thuộc Thổ thường có hình dạng vuông, được cách điệu với những nét vuông vắn, thân nhẫn có thể làm hình vuông, có thể có dạng hình chữ T, nhẫn có mặt lồi lên được thiết kế thành hình vuông, chữ nhật, có nạm những viên đá quý màu vàng. Trên thân nhẫn có thể gắn kết những viên đá quý có gam màu vàng, xám, màu ghi.

Nhẫn thuộc hành Thổ hợp cho những người mạng Kim. 

>> Xem ngay TỬ VI 2017 mới nhất!

>> Xem ngay VẬN HẠN 2017 mới nhất!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách đeo nhẫn hợp phong thủy

Vật phẩm phong thủy cho người mệnh mộc –

Năng lượng của đá quý tỏa ra rất tốt cho người đem nó. Nhưng điều kiện tốt nhất có thể có được là được tương sinh. Nước dưỡng cây, và Thủy sinh Mộc. Người mệnh Mộc nên sử dụng các loại đá quý tự nhiên có màu của mẹ Thủy, là màu đen, màu xám, màu xanh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

nước biển. Màu tương ứng đá quý đó là: đá thiên thạch, đá huyền vũ; đá mã não xám; màu xanh là đá topaz, đá aquamarine, đá sapphire,…

vật phẩm phong thủy cho người mệnh mộc

Tốt thứ nhì là được hòa hợp: Mộc với Mộc, nhiều cây sẽ là rừng. Màu xanh của cây có các loại đá quý: đá peridot, đá aventurine, và ngọc cẩm thạch,…

Tiếp theo là sự chế khắc: Mộc chế khắc được Thổ. Người mệnh Mộc có thể chế khắc được viên đá mình đeo có màu tượng trưng của đất, là màu nâu sẫm, màu vàng thổ. Tương ứng đó là các loại đá mã não, thạch anh vàng, đá mắt hổ,…

Người có mệnh Mộc không nên dùng đá có màu thuộc hành Kim. Rất bất lợi cho chủ nhân, bởi lẽ Kim sẽ khắc Mộc. Màu của kim là màu trắng, màu ghi. Đá tương ứng sử dụng là đá thạch anh trắng, thạch anh pha lê, mã não ghi, mã não trắng, sapphire trắng,…

Một số loại đá quý trang sức, và đá phong thuỷ sử dụng tốt nhất cho người thuộc mệnh Mộc:

ĐÁ HỢP MỆNH MỘC

Loại sản phẩm

Loại đá

Màu sắc

Trang sức đá quý

Đá Topaz

Xanh nước biển, da trời

Trang sức đá quý

Đá Saphia (saphia)

Xanh da trời, lá cây, nước biển

Trang sức đá quý

Đá Peridot

Xanh lá cây

Trang sức đá quý

Ngọc lục bảo (emerald)

Xanh lá cây

Đá phong thủy

Đá Aguamarine

Xanh nước biển

Đá phong thuỷ: cầu, trụ, trưng bày

Đá thạch anh khói

Xám

Đá phong thuỷ: cầu, điêu khắc, trưng bày

Đá mã não

Xám

Đá phong thuỷ: cầu, trụ, trưng bày

Tạch anh xanh (đá Aventurine)

Xanh lá cây

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vật phẩm phong thủy cho người mệnh mộc –

Chọn màu trang phục ngày đầu năm để may mắn

Trong ba ngày Tết, người tuổi Tý nên mặc lần lượt màu trắng, sữa và màu sẫm, người tuổi Sửu nên chọn đen, sữa, lá cây.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Màu sắc khác nhau sẽ có năng lượng khác nhau, khi kết hợp tương ứng với thời gian và không gian, sức mạnh này sẽ gia tăng đáng kể. Ngày Tết, ngoài chọn quần áo đẹp, bạn cũng nên chú ý đến màu sắc.

Trong phong thủy, âm dương ngũ hành của các vật thể đều chịu ảnh hưởng bởi tiềm thức vũ trụ. Sự tồn tại của hình dạng, màu sắc cũng là sự tồn tại của năng lượng. Ứng với mỗi tuổi sẽ có một màu thích hợp, nếu mặc đúng sẽ tăng thêm năng lượng cho người mặc.

Dưới đây là màu sắc trang phục và trang sức may mắn cho 12 con giáp những ngày đầu xuân Bính Thân, có thể giúp cho mọi chuyện thuận lợi hơn.

- Mùng 1 Tết:


- Mùng 2 Tết:


- Mùng 3 Tết:


Tùy vào sở thích của từng người mà các bạn có thể chọn các tông màu đậm, nhạt hoặc kết hợp màu quần áo và trang sức thích hợp. Cũng không nhất thiết ngày nào cũng phải như vậy, hay cả ngày một màu mà chỉ khi có việc quan trọng trong ngày mới nên sử dụng. Ngoài ra khi phối màu không nên máy móc, hợp màu đen không có nghĩa là mặc quần áo đen, mà có thể chọn gam sẫm, kết hợp trang sức sẫm màu...

Nguyễn Mạnh Linh
Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc
Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị - ĐHXD


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn màu trang phục ngày đầu năm để may mắn

Tại sao kẻ ác lại không gặp quả báo ?

Có người nghĩ rằng : Nhân-quả là một luật tự nhiên rất công bằng đứng đắn, sao có người cả đời hiền từ, mà lại gặp lắm tai nạn, khổ sở, trái lại những người hung ác sao lại vẫn an lành?
Tại sao kẻ ác lại không gặp quả báo ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xét về thời gian, nghiệp có chia ra làm ba thứ:

a) Hiện báo:  Quả báo hiện tiền, như mình đánh người, bị người đánh ngay; hay ăn cơm thì no, uống nước liền đỡ khát.

b) Sanh báo: Đời nay tạo nhân, qua đời sau mới thọ quả báo, như làm một tội ác gì, ngay khi ấy không ai biết mà bắt, đến lâu sau việc ấy mới tiết lộ và người làm ác mới đền tội.

c) Hậu báo: Đời nay tạo nhân, mà cách mấy đời sau mới chịu quả báo, Như ngài Ngộ-Đạt quốc sư, đời trước làm quan tên là Viên-Án, vì giết Triệu-Thố, mà đến 10 đời sau mới chịu quả báo.

Vậy nếu có người trong đời hiện tại làm việc hung ác, mà được an lành không gặp vận hạn là do kiếp trước họ tạo nhân hiền từ. Còn cái nhân hung ác mới tạo trong đời hiện tại, thì trong tương lai hay qua đời sau, họ sẽ chịu quả  báo. Cũng như người năm nay ăn chơi, không làm gì hết mà vẫn no đủ là nhờ năm rồi họ có làm, có tiền của để dành vậy. Cái nhân ăn chơi, không làm năm nay, thì sang năm họ sẽ chịu quả đói rách.

Tại sao kẻ ác khong gặp quả báo

Quả báo thường đến chậm nên con người ta có ý xem thường!


Còn người đời nay hiền từ, làm các điều phước thiện mà vẫn gặp tai nạn, khổ sở là do đời trước, họ tạo những nhân không tốt. Cái nhân hiền từ đời nay, qua đời sau họ sẽ hưỡng quả  vui. Cũng như có người tuy năm nay siêng năng làm ruộng, mà vẫn thiếu hụt là vì nhân ăn chơi năm vừa rồi. Cái nhân siêng năng năm nay sang năm họ sẽ hưỡng quả  sung túc.

Do đó, cổ nhân có nói: “ Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,
Chỉ tranh lai tảo dữ lai trì”. (nghĩa là: Việc lành hay việc dữ đều có quả  báo, chỉ khác nhau đến sớm hay muộn mà thôi).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tại sao kẻ ác lại không gặp quả báo ?

Những lưu ý khi tạ mộ cuối năm cần phải nhớ

Tạ mộ là nghi thức không thể thiếu vào mỗi dịp cuối năm của người Việt. Dưới đây là những lưu ý khi tạ mộ cuối năm
Những lưu ý khi tạ mộ cuối năm cần phải nhớ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tạ mộ cuối năm là nghi thức không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt. Cái Tết sẽ không còn trọn vẹn nếu con cháu chưa tới thăm hỏi và sửa sang mộ ông bà tổ tiên, đón người đã khuất cùng về đón năm mới. 


► Mời các bạn xem tuổi xông nhà 2017 hợp tuổi gia chủ để rước tài, rước lộc vào nhà

Nhung luu y khi ta mo cuoi nam can phai nho hinh anh 2
 
Tạ mộ cuối năm trước Tết Nguyên Đán là phong tục lâu đời, cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống đáng quý của dân tộc Việt. Người ta tin rằng, cuối năm tới sửa sang và làm lễ cúng mộ, cảm ơn thần linh và đón ông bà về nhà thì sẽ được phù hộ độ trì cho làm ăn tốt đẹp, gia trạch hanh thông. Sâu xa và nhân văn hơn, nghi thức này là hành động tri ân nguồn cội, ghi nhớ về người thân, tỏ lòng hiếu lễ của những người còn sống.   Người Việt ta vẫn quan niệm, trần sao thì âm vậy, ngày Tết dương thế tưng bừng thì âm phần không thể cô quạnh. Quan trọng hơn cả là tạ mộ như thế nào mới đúng, mới chuẩn, không nên rình rang phô trương mà lại thiếu chân tình. Một số lưu ý khi tạ mộ cuối năm dành để bạn đọc tham khảo.   1. Thời gian tạ mộ cuối năm không cố định, không có ngày cụ thể nhưng thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp. Đây là lúc không khí Tết rộn ràng nhất, người nhà quây quần đông đủ nên việc tạ mộ sẽ đầy đủ và sum vầy hơn.   2. Việc chính khi tạ mộ là sửa sang, dọn dẹp mộ phần của người nhà cho sạch sẽ, quang đãng. Khi sửa sang phần mộ, chú ý xem mộ phần có bị nước chảy vào không, có bị mối chuột làm tổ hay không, bát hương có bị tổn hại hay không. Nếu có bất cứ dấu hiệu xấu nào về phong thủy thì phải cải thiện, sửa chữa ngay kẻo ảnh hưởng tới gia trạch, con cháu không yên ổn.   Việc tiếp theo mà bất cứ nhà nào cũng phải làm khi tạ mộ là làm lễ cúng khấn cảm tạ thần linh thổ địa và mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Lưu ý khi tạ mộ cuối năm là không cần sắm lễ to, linh đình, chỉ cần biện hoa tươi, quả, hương, nước, trầu cau, thuốc lá, chè, rượu trắng, nến đỏ là đủ. Bởi đây chỉ là nghi thức mời các cụ về ngày Tết, sau đó muốn cúng các cụ nhiều hơn, đầy đủ hơn thì làm cơm tại gia. Để lễ tạ đất, tạ thổ công thổ địa tại mộ thì sắm lễ xôi gà hoặc xôi thịt mồi và cúng ngay tại mộ hoặc miếu thần linh.
Nhung luu y khi ta mo cuoi nam can phai nho hinh anh 2
 
3. Văn khấn tạ mộ cuối năm nên tham khảo cuốn Văn khấn Việt Nam của Hòa thượng Thích Thanh Tuệ. Tiện lợi hơn nữa, bạn đọc thể vào mục văn khấn của ## để xem các bài văn khấn cho tất cả các dịp, trong đó có văn khấn tạ mộ cuối năm.   4. Lưu ý khi tạ mộ cuối năm là những người có sức khỏe yếu, đang có bệnh, phụ nữ mang thai, trẻ dưới 10 tuổi không nên ra nghĩa trang. Phần vì tâm linh, phần do những đối tượng này dễ nhiễm hàn khí, âm khí ở nơi mộ phần.   Tạ mộ cuối năm không chỉ là phong tục, là truyền thống mà còn chứa đựng những tình cảm gắn bó thân thiết giữa những con người có chung huyết thống. Người Việt duy trì tục này không bởi lễ tiết mà vì chữ “tình”, chữ “nghĩa”. Thế nên tạ mộ quan trọng nhất là chân tâm thành kính, không cần phải quá câu nệ lễ nghi.
Cách sắm lễ và văn khấn tạ đất cuối năm (lễ tạ thần linh thổ địa) Cách sắm lễ, văn khấn Lễ tạ mộ phần những ngày cuối năm Hướng dẫn quy trình và văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên
Thái Vân

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những lưu ý khi tạ mộ cuối năm cần phải nhớ

Ngắm những bức ảnh tuyệt đẹp về Tết Hà Nội xưa

Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến xuân về là nhiều người lại có những cụm từ so sánh “tết ngày xưa vui hơn, tết ngày xưa không có cái này, ngày xưa thường...
Ngắm những bức ảnh tuyệt đẹp về Tết Hà Nội xưa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 ". Hãy cùng ## ngắm những bức ảnh tuyệt đẹp về ngày Tết Hà Nội xưa nhé!

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh
Xếp hàng mua đồ Tết ở bách hóa

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh 2
Một góc chợ hoa hàng Lược

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh 3
Thiếu nữ xinh tươi chọn hoa thược dược để chơi Tết

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh 4
Ông đồ bên mực tàu giấy đỏ

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh 5
Mua bán hoa đào về chưng Tết

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh 6
Thiếu nữ Hà thành đi chọn hoa chơi Tết

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh 7
Nhộn nhịp cảnh mua bán hoa đào

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh 8
Chuẩn bị cây nêu để dựng

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh 9
Chọn gà để cúng giao thừa, cúng tổ tiên ngày Tết

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh 10
Hoa đào là loại hoa tượng trưng  của Tết miền Bắc

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh 11
Bánh chưng sau khi luộc phải "nén" để bánh chắc hơn

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh 12
Mẹ chở con gái đi chúc Tết

Ngam nhung buc anh tuyet dep ve Tet Ha Noi xua hinh anh 13
Pháo là thứ không thể thiếu được trong những ngày Tết
► Mời các bạn tra cứu Lịch 2016 theo Lịch vạn sự chuẩn xác

T.H

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngắm những bức ảnh tuyệt đẹp về Tết Hà Nội xưa

Những vấn đề nhà ở trong phong thủy ảnh hưởng tới tài lộc

Vấn đề thiết bố trí đồ vật trong nhà không phải là dễ dàng, bởi trong trường hợp đồ vật trong nhà bị đặt sai vị trí hoặc không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tài lộc của bạn. Để tránh gặp phải vấn đề này các bạn phải tìm hiểu những vấn đề kiêng kỵ trong phong thủy để tránh hao tài tốn của, dưới đây là một số kiêng kỵ cần biết trong phong thủy nhà ở để các bạn tham khảo.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Trong nhà có quá nhiều gương


Khong nen treo qua nhieu guong trong nha  

Trong phong thủy, gương kính được xem là vật dễ bị chiếu tà. Nhưng nếu trong nhà có quá nhiều gương sẽ làm gia chủ hao tốn tài. Nếu để lâu, kinh tế trong nhà ngày càng bị sa sút.

Chú ý: Có hai đại kỵ khi treo gương trong nhà đó là treo gương đối diện ngay với cửa chính của căn nhà và đối diện với giường ngủ. Cửa chính là nơi tiếp nhận nguồn năng lượng từ ngoài vào nên nếu bạn treo gương ngay đối diện cửa thì toàn bộ năng lượng tốt sẽ bị đẩy ngược ra ngoài. Thông thường chúng ta thích treo gương trong phòng ngủ cho thuận tiện, tuy nhiên nếu để gương chiếu ngay vào giường ngủ. Gương phản chiếu vào giường ngủ sẽ sản sinh ra nguồn năng lượng âm và gương được xem như người thứ ba xen vào làm đổ vỡ hoặc xáo trộn cuộc sống hôn nhân cũng như các mối quan hệ tốt trong gia đình. Nếu nhất thiết phải đặt gương trong phòng ngủ thì tốt nhất nên đóng hoặc lấy vải che phủ gương lại trước khi đi ngủ.

2. Bản lề và cánh cửa bị cong, hoặc bị nứt, vỡ 


Nhung van de nha o trong phong thuy anh huong toi tien tai


Nếu bản lề, cánh cửa bị cong, nứt vỡ, điều này phong thủy cho rằng sẽ khiến thần Tài khó có thể bước vào nhà. Do vậy, tài lộc khó đến với gia chủ.

3. Bếp đun hoặc nồi cơm bị nứt, vỡ

Theo truyền thuyết, thần bếp " Táo quân" trước đêm giao thừa sẽ lên trời báo cáo tình hình của gia đình trong cả năm cho Ngọc hoàng, vì vậy có vị trí Táo quân có vị trí rất quan trọng. Có một số gia đình, khi bếp đun hoặc nồi cơm bị nứt vỡ mà ngại đi mua đồ mới thay thế, điều này rất tối kỵ trong phong thủy, làm cho Táo quân "không hài lòng", thần tài cũng không tìm đến gia đình đó. Vì vậy, khi bếp đun hoặc nồi cơm điện bị nứt, vỡ thì tốt nhất bạn nên đi mua đồ mới thay thế ngay.

4. Tường trong phòng ngủ ốp gạch men

Thông thường, gạch men chỉ ốp trong phòng tắm và nhà bếp, nhưng cũng có một số gia đình dùng gạch men để ốp cho tường phòng ngủ, điều này rất cấm kỵ trong phong thủy. Theo quan niệm phong thủy, nó sẽ làm tài vận của gia đình không được tốt.

5. Giường ngủ có 3 mặt giáp tường

 

nhung van de nha o trong phong thuy anh huong toi tien tai 1

 

Một số gia đình vì để tiết kiệm không gian, nên đặt giường ngủ có 3 mặt đều giáp tường. Bài trí như vậy sẽ làm cho người ngủ có cảm giác bị giam cầm. Hơn nữa, phòng ngủ đại diện cho tài vị. Nếu tài vị bị giam tất gia chủ không được lộc.

6. Nhà có sông ngòi chảy qua

Có nhiều người lắm tiền của khi xây nhà thích xây ở vị trí có sông ngòi chảy qua, bởi vị họ cho rằng phong cảnh như vậy rất nên thơ lãng mạn, nhưng kỳ thực, trong phong thủy học, nhà cửa không nên xây ở chỗ sông ngòi chảy qua, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến tài vận của gia chủ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những vấn đề nhà ở trong phong thủy ảnh hưởng tới tài lộc

Các giai thoại về cụ Tả Ao (P1)

Cụ Tả Ao là nhà phong thủy nổi tiếng nhất của Việt Nam, tên thật là Nguyễn Đức Huyền. Cụ để lại 2 bộ sách về địa lý là Địa đạo diễn cả và Dã đàm Tả ao

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tả ao Phong thủy nhất trên đời

 Họa phúc cầm cân định chẳng sai.

 Mắt Thánh trồng xuyên ba thước đất,

 Tay Thần xoay chuyển bốn phương Trời.

 Chân đi Long Hổ luồn qua gót,

 Miệng gọi Trâu Dê ứng trả lời.

 Ai muốn cầu sao cho được vậy

 Ấy ai Địa lý được như ngài.

 Nhà Phong Thủy nổi tiếng của Việt nam Tả Ao tên thật là NGUYỄN ĐỨC HUYỀN, người làng Tả Ao thuộc tỉnh Hà tĩnh. Cụ sống vào đời Chúa Trịnh , gia đình quá nghèo, cha lại mất sớm, mẹ bị mù nên phải tìm đủ mọi việc để giúp đỡ mẹ già. Lúc bấy giờ có một ông thầy thuốc người Tầu nổi tiếng về khoa chữa mắt, nên cụ tìm đến xin được hầu hạ thầy để thầy ra tay tế độ chữa mắt cho mẹ mình. Ông thày Tầu thấy cụ siêng năng, chăm chỉ lại thông minh nên đã truyền cho cụ một số phương cách chữa mắt. Nhờ vậy mà cụ chữa được mắt cho mẹ. Khi nghe tin ông thày Tầu sắp về nước, cụ vội vã đến xin phép thầy đi theo hầu hạ và học hỏi thêm về khoa chữa mắt. Ông Thầy bằng lòng. Thế là cụ bôn ba theo thầy Tàu và được truyền dạy tất cả những gì mà ông thày Tầu có được về nghề chữa mắt, nhất là khi ông thày Tầu đã quá già.Từ đó cụ tự chữa cho nhiều người lành bệnh mắt, danh cụ vang khắp vùng.Có một thày Địa lý nổi danh trong vùng bị đau mắt, nghe danh cụ , liền cho người dẫn đến gặp cụ. Chỉ trong một thời gian ngắn ,cụ đã chữa khỏi bệnh mắt cho ông thầy Địa lý. Thầy Địa lý mừng quá, đem vàng hậu tạ, nhưng cụ không nhận mà chỉ xin được làm đệ tử môn Địa lý Phong thủy mà thôi. Thấy người có tài đức lại có chí ham học hỏi, nên thầy Địa lý không ngần ngại đồng ý truyền hết những gì về Phong thủy mà mình có được. Chẳng bao lâu, cụ đã thành thạo tất cả những gì mà vị thày Địa lý đã truyền cho mình. Tương truyền khi học xong nghề thầy, ân sư người Tầu thử tài môn đệ trước khi "tốt nghiệp" : ông thầy chôn 100 đồng tiền xuống mô hình bãi cát rồi bắt cụ Tả Ao cắm kim vào đúng lỗ mỗi đồng. Cụ Tả Ao châm đúng giữa 99 đồng, chỉ có hơi lệch 1 đồng. Thầy Tầu than: "Thôi nghề của ta từ nay truyền sang nước Nam rồi!", ông thầy Địa lý công nhận cụ là người sáng trí, tài cao, đức trọng, nên không tiếc rẻ công sức mình truyền dạy cho. Khi dời nước Tầu về nước, cụ đã chữa mắt cho rất nhiều người, ngoài ra cụ còn đi tìm những vùng đất tốt và nghiên cứu các Long mạch, các Địa linh ở quanh vùng. Cụ không vì tiền bạc, danh vọng mà đi tìm các cuộc đất tốt cho những kẻ không xứng đáng được hưởng. Dù cụ giới hạn về khoa địa lý, nhưng nhiều người đã tìm đến cụ để nhờ cụ giúp tìm đất tốt cho nhà cửa, mồ mả, phương hướng thuận lợi cho họ. Dân chúng thời bấy giờ đã gọi cụ là cụ Tả ao ( Làng Tả ao ), danh tiếng của cụ vang đi khắp nơi và người đương thời truyền tụng cho nhau nhiều giai thoại của cụ Tả ao ngay còn lúc cụ còn sống.

 Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất của cụ Tả Ao là chữa thế đất cho làng Hành Thiện ở Nam Định: cụ đi tới làng Hành Thiện thấy đất làng hình con cá chép bơi ra biển, phù sa mỗi ngày một bồi thêm đất làm làng hưng phát, chỉ hiềm con cá chép không có mắt nên không phát khoa danh. Dân làng nghe cụ nói bèn hậu đãi trà rượu và khẩn khoản xin cụ đặt lại hướng làng. Cụ Tả Ao thấy dân làng tử tế liền chỉ cho làng đào một cái giếng lớn làm mắt cho con cá chép, từ đấy dân làng bắt đầu phát khoa danh, nhất là họ Đặng.

 Cụ Tả Ao đi xem đất suốt từ Nghệ Tĩnh ra các làng mạc ở khắp miền Bắc và trong gia phả của nhiều gia đình còn ghi lại những công trình địa lý phong thủy của cụ. Nhiều chuyện khôi hài do quần chúng thêm thắt như chuyện cụ Tả Ao thấy dân làng kia rất xấu tính mà lại xin cụ để kiểu đất nào có thể "đè đầu thiên hạ", cụ liền tìm cho làng một kiểu đất khiến dân làng dần dần theo nghề "húi tóc" có thể "đè đầu vít thiên hạ" đúng như ý nguyện!

 Tương truyền cụ đang đi chơi ngoài bãi biển thấy sóng gió nổi lên ầm ầm biết là hàm rồng 500 năm mới há mồm một lần ở biển Đông, liền chạy về nhà mang cốt mẹ ra định ném xuống hàm rồng, nhưng vì thương tiếc chần chờ nên hàm rồng đóng lại, biển khép êm sóng lặng như trước!

 Lúc sắp chết, cụ dặn con cháu khiêng mình ra miếng đất đã định trước là đất địa tiên "nhất khuyển trục quần dương" (một con chó đuổi đàn dê), nhưng không kịp đành dừng lại nửa đường phân kim lựa cho chính mình một miếng đất phúc thần đời đời ăn hương hoa mà thôi.

Tương truyền ông để lại 2 bộ sách về địa lý: 

 Địa Lý Tả Ao (Địa Đạo Diễn Ca) 120 câu

 Dã Đàm Tả Ao Tầm Long Gia Truyền

 Sau này có nhiều dị bản chép lại và có nhiều tên khác:

 Địa lý Tả Ao di thý chân chính pháp

 Tả Ao chân truyền di thý

 Tả Ao chân truyền tập

 Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo tàng

 Tả Ao tiên sinh địa lý

 Tả Ao tiên sinh thý truyền bí mật cách cục

 Bản quốc Tả Ao tiên sinh địa lý lập thành ca


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các giai thoại về cụ Tả Ao (P1)

Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm trong ngày Tết

Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?...
Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm trong ngày Tết

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sự tích suy nguyên về bánh chưng và bánh dày mà ngày nay chúng ta đều biết và xác tín là do Tiết Liêu/ Lang Liêu - một trong các người con của vua Hùng - làm ra là câu chuyện được ghi chép trong Lĩnh Nam Chích Quái (thế kỷ XV).
Truyện kể rằng: Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi vị quan lang và công tử lại mà phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”.
Thế là các con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duy có vị công tử thứ 18 là Tiết Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, mắc bệnh mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở, nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia mộng thấy thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình đất và trời rồi dùng lá  bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Tiết Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”.
Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho sạch, lấy lá xanh bọc chung quanh làm hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho việc đại địa chứa chất vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày.
Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật dâng tiến. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duy có Tiết Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Tiết Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Tiết Liêu được nhất.
Đến ngày Tết, vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước (1).

Câu chuyện này có một số chi tiết cần phải xem xét:

1. Trước hết, khái niệm “trời tròn đất vuông” vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc (2). Từ thế kỷ thứ X, An Nam dần dần thoát ly khỏi uy quyền phương Bắc, và đến triều Lý (1009-1225), nước Đại Việt mới thực sự là một quốc gia độc lập. Phật giáo được coi là quốc giáo, Tăng lữ tham gia vào hàng ngũ quan lại, và một số vị vua thời Lý, Trần đã tự mình đứng ra thành lập các tông phái, thiền phái (Lý Thánh Tông mở phái Thảo Đường, Lý Cao Tông tự xưng là Phật, Trần Nhân Tông là sơ Tổ Trúc Lâm yên Tử, được tôn là Điều Ngự Giác Hoàng). Tuy vậy, về mặt quản lý nhà nước, do tiếp nhận văn hoá phương Bắc, nước Đại Việt độc lập vẫn tổ chức theo quan niệm vương quyền Nho giáo. Ngoài các khái niệm Thiên Vương, Phật-Vua, vẫn còn thừa nhận khái niệm Thiên Tử (Ông vua Con Trời). Như vậy, vua vẫn phải lưu tâm đến việc tế cáo "Cha Trời, Mẹ Đất" cũng như phong thần các xứ (Thiên Tử phong bách thần) để tỏ rõ uy quyền với các thần linh trong nước. Đàn Xã Tắc lập năm 1048 và đàn Viên Khâu (Gò đất hình tròn, theo nguyên tắc đàn xây ở phía Nam kinh thành để tế trời, gọi là đàn Nam Giao), đàn Vu ở phía Nam kinh thành được nhắc tới vào các năm 1137-1138 (3). Nói chung, việc tế Trời-Đất đến thời Lê mới thực sự hoàn bị theo nghi lễ Nho giáo. Song kể từ thế kỷ XI, việc dựng đàn tròn, đàn vuông để tế "Cha Trời, Mẹ Đất" đã cho thấy khái niệm “trời tròn đất vuông” đã tồn tại trong nếp nghĩ của người dân nước ta từ lâu

2. Các tác giả Lĩnh Nam Chích Quái sau đó đã khuôn công năng của hai loại bánh này vào việc cúng tổ tiên, tôn vinh chuẩn mực hiếu đạo, một giá trị luân lý cốt lõi của Nho giáo; để vua Hùng nói: “Tiến cúng tiên vương cho ta tròn đạo hiếu”, và cuối truyện xác định: “Đến ngày Tết vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước…”.  Tục cúng bánh chưng, bánh dày vào ngày Tết được mô tả từ câu truyện này, về sau được xác tín là tập tục ra đời từ thời Hùng Vương. 

Nhưng Tết, xét từ nguyên uỷ là lễ thức, lễ hội được tiến hành sau mùa gặt hàng năm hay bắt đầu mùa gieo cấy. Thời điểm này tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và tập quán canh tác của mỗi tộc người. Tết như vậy có chức năng kép: tạ ơn thần linh và tổ tiên về kết quả vụ mùa đã qua và cầu mong kết quả cho vụ mùa năm tới. Nói chung, các cư dân nông nghiệp luôn tiến hành một loạt nghi lễ theo các tiến trình phát triển của cây lúa. Với những lễ vật tương ứng.
- Lúa vừa chín tới: lễ cúng ăn cốm.
- Lúa chín gặt: lễ cúng cơm mới.
- Gặt xong đưa vào kho: lễ mừng lúa mới, với lễ vật là các thứ chế biến từ gạo tẻ và nếp như: cơm, xôi, bánh…

Cốm là lễ vật phổ biến trong lễ cúng mừng lúa lúc đã cứng hạt. Cốm là sản phẩm chế biến bằng cách rang lúa nếp, giã cho dẹp lại và sàng sảy để bỏ trấu đi. Dữ liệu của nhà dân tộc học Từ Chi viết về loại cơm chul (cơm chùn), lễ vật trong dịp Ăn cơm mới của người Mường, tuồng như đã hé mở cho chúng ta biết về nguyên ủy của cốm: lúa gặt về còn ướt sũng, không có thời gian phơi khô, mới được làm thành lễ vật dâng cúng ngay để mọi người bắt tay vào gặt. Chỉ còn một cách là đem “rang” (có hạt bung ra) rồi giã nhẹ để tách vỏ. Gạo đó chế thành cơm chul (4). Lúa nếp rang nở bung ra mà người miền Bắc gọi là bỏng thì ở Trung Bộ (kể cả Nam Bộ) gọi là nổ. Bánh nổ là lễ vật truyền thống vào dịp Tết ở Trung Bộ, và nổ là lễ vật bắt buộc trong nhiều đám cúng việc lề ở Nam Bộ. Phải chăng đó là di duệ của cốm, và xa xưa hơn là cơm chul?

Cơm là lễ vật bắt buộc trong lễ cúng cơm mới của nhiều tộc người, và cũng là lễ vật của nhiều lễ cúng khác. Tuy nhiên, vì sự bình dị của nó mà cơm không được người ta coi là lễ vật thực sự như xôi. Rõ ràng trong nếp nghĩ phổ biến của nhiều tộc người, xôi là lễ vật bởi nó phải có trong các cuộc lễ mà hiếm hoi trong bữa ăn thường ngày. Gạo nếp quý hiếm hơn gạo tẻ, và vì có hương thơm nên được chọn làm lễ vật dâng cúng. Nói chung, gạo là thức ăn chính của con người nên nó có ý nghĩa thuộc về nghi lễ. Lúa gạo luôn được coi là có nguồn gốc thiêng liêng, là hạt ngọc trời; nó biểu trưng cho sự sung túc, sự sinh sản dồi dào, nhờ trời mới có và sự thanh khiết nguyên sơ. Người Thái đồ, nấu xôi có nhuộm màu: xôi đỏ tượng trưng cho Mặt Trời, xôi vàng tượng trưng cho Mặt Trăng (Tết Cầu mùa: Xíp Xì)(5). Người Nùng làm xôi bảy màu để “tượng trưng cho chặng đường lịch sử bảy tháng đầy ý nghĩa trong một năm đất trời xoay chuyển, nhưng gắn liền với lịch sử dân tộc” (mỗi màu tượng trưng một tháng, từ tháng Giêng đến tháng Bảy)(6). Cơm cúng đơm vào chén, bát, thậm chí còn nèn, gọi “chén cơm in”. Còn xôi đơm ra đĩa hay mâm, phổ biến từ “mâm xôi”, luôn gợi cho ta hình ảnh của một sự vun cao lên tròn trịa và sung mãn, biểu thị cho sự phồn thực.

Từ xôi đến bánh dày chỉ là một bước ngắn: lấy xôi nếp giã nát ra và vun lên thành mâm bánh dày. Loại bánh làm bằng nếp như vậy vẫn là lễ vật “thanh khiết nguyên sơ” như xôi. Với người Chăm, lễ vật trong Tết Rija Nưga của họ có xôi, bỏng (nổ) và bánh đúc(7). Với người Dao, trong Tết nhảy của họ có lễ vật không thể thiếu là bánh bằng bột gạo nắn tròn, treo tòng teng trên những cây mía đặt ở gian giữa bàn thờ Bàn Vương(8). Đó là hai ví dụ về hai loại bánh “tròn đầy”, thuộc thứ lễ vật được chế biến bằng bột gạo có phần kỳ công hơn bánh dày. Bánh dày không chỉ là đặc sản của người Việt, mà nó còn là thứ lễ vật bắt buộc, đã thành tục lệ trong văn hóa của nhiều tộc người. Tết của người H'mông là một ví dụ: “Bánh dày là hương vị không thể thiếu, một biểu tượng trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết của người H'mông”(9). Ở người H'mông Hang Kia, Pà Cò cũng có truyền thuyết suy nguyên về bánh dày của dân tộc mình. Nội dung truyền thuyết hoàn toàn khác với sự tích bánh chưng bánh dày của người Việt, mà chủ ý là nói về nguồn gốc lúa nếp: ông Tổ người Hmông lấy được từ xứ sở của người tí hon dưới lòng đất, và hàng năm, người Hmông làm bánh dày để tưởng nhớ tổ tiên và tạ ơn con chim đại bàng đã cứu ông Tổ mình ngày xưa(10). Một tập tục liên quan đến loại bánh dày này là trong mấy ngày đầu năm phải ăn bánh dày trắng, tuyệt đối không được nướng bánh dày. Nếu nướng, người H'mông cho rằng năm đó nương rẫy sẽ bị hạn hán(11). Điều này cho chúng ta thấy: bánh dày theo quan niệm của người H'mông là biểu thị nương rẫy, là đất, nói rộng ra là “không gian sinh tồn” .

3. Nói chung, bánh dày là một lễ vật được hình thành trong một quá trình nhất định, khuôn theo một tâm thức thuần khiết từ quan niệm thiêng về gạo (tẻ và nếp) của cộng đồng các cư dân trồng / tỉa lúa. Nó vừa là nhân vừa là quả của nền văn hóa lúa; ở đó, nó là biểu tượng của tín lý phồn thực hơn là tín lý tư biện về vũ trụ. Điều này cũng có phần tương tự đối với cái bánh chưng.
Xét về chất lượng, nội dung thì bánh chưng và bánh tét là một, chúng chỉ khác nhau ở hình thức: một là hình vuông và một là hình ống-dài.
Rảo qua các dữ liệu dân tộc học, chúng ta thấy bánh chưng có ở người Việt miền Bắc, người Mường (gọi là pênh pang), người Thái (gọi là kháu tốm kích), người Tày, người Khmú (gần như bánh chưng tròn của người Tày)…
Bánh tét có ở người Việt miền Trung, miền Nam, người Thái (cũng có bánh tét gọi là kháu tốm boóng cựa), người Hrê (gọi là bánh mau nhich), người Kadong, người Xinh mun… (12).

Có thể nói, bánh chưng và bánh tét cùng tồn tại trong đại gia đình các dân tộc ở nước ta, thậm chí cụ thể ngay trong từng tộc người (Thái, Việt…). Vấn đề đặt ra là tại sao cùng là một thứ chất liệu mà gói theo hai kiểu (thậm chí là ba kiểu - nếu kể thêm bánh ú, gói theo kiểu bánh ít “nóc chùa”) để làm gì, và kiểu nào ra đời trước?
Bánh chưng được gói theo hình vuông, tượng trưng cho trời (Lĩnh Nam chích quái). Bánh tét gói theo hình ống, tròn, dài, biểu tượng sinh thực khí nam, bản nguyên sức mạnh của sự sinh sản(13). Trong thời gian điền dã ở vùng Khmer Nam Bộ, tôi được một vị à-cha (thầy lễ) nói nhỏ vào tai rằng bánh tét là “cái đó của Preah Ầy-Xô” (Preah Ầy-xô là thần Siva). 
Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?...

Huỳnh Ngọc Trảng (theo Văn hóa Phật giáo)
 
Chú thích:
(1) Vũ Quỳnh - Kiều Phú, Lĩnh nam chích quái, Đinh Gia Khánh chủ biên, Nguyễn Ngọc San biên khảo-giới thiệu, In lần thứ hai. NXB Văn Học, H., 1990, tr. 56-58.
(2) Việc này được nói trong nhiều sách vở. Ở đây, xin xem:
- Thời cổ Trung Quốc có những lý luận chủ yếu nào về vũ trụ, trong sách Lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB Cổ Tịch Thượng Hải (Bản dịch của Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chi, NXB Văn Hóa Thông Tin, H; 1999, tập II, tr. 110-114.
- Tiêu Mạc, Kiến trúc Trung Quốc, Tủ sách Văn hóa Nghệ thuật Trung Quốc (Bản dịch của Mai Chi, NXB Thế giới, H, 2002).
(3) Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh, Bản dịch của Trịnh Đình Rư, NXB Văn học, H, 1972, tr. 47 (truyện Thiên tổ địa chủ xã tắc đế quân); tr 81-82 (truyện Ứng thiên hóa dục nguyên trung hậu thổ điạ kỳ nguyên quân).
(4) Trần Từ, Người Mường ở Hoà Bình, Hội KHLS, H, 1996, tr. 193; 341. (phụ chú P1)
(5) Vũ Thị Hoa, Lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB VHTT, H, 1997, tr. 88-89.
(6) Trần Hữu Sơn (chủ biên), Lễ hội cổ truyền Lào Cai, NXB Văn hóa Dân tộc, H; 1999, tr. 84-85.
(7) Ngô Văn Doanh, Tết năm mới cổ truyền của người Chăm (lễ hội Rija Nưgar), trong Tết năm mới ở Việt Nam, NXB VHTT, H; 1999, tr. 141.
(8) Nguyễn Hữu Thức, Xuân Tết với ngưới Dao Đeo Tiền (Hòa Bình), trong Tết năm mới ở Việt Nam, sđd, tr. 151.
(9) (10) Nguyễn Hữu Thức, Tết cổ truyền của người Hmông tỉnh Hoà Bình, sđd, tr. 171-172.
(11) Nguyễn Hữu Thức, bài đã dẫn, tr 184.
(12) Chúng tôi dựa vào và đối chiếu từ các dữ liệu của một số sách, bài báo đã công bố. Ở vấn đề này, xem Vũ Thị Hoa, sđd, phần người Thái (tr. 75-76) và phần phụ lục (tr. 171-275).
(13) Xem J. Chevalier và A. Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng, 1997, tr. 92; 265; 534-538; 778-779.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm trong ngày Tết

Tiết khí với Tử Vi Đẩu Số

Một bài dịch khá hay của anh Quách Ngọc Bội. Mời mọi người cùng tham khảo.
Tiết khí với Tử Vi Đẩu Số

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bài viết chép lại của anh Quách Ngọc Bội

Đẩu Số với Tiết Khí

Trong các thảo luận về mệnh lý tại các khu vực khác nhau, thỉnh thoảng lại có người nhắc đến vấn đề tương quan giữa Tử Vi Đẩu Số với Tiết Khí. Có thể thấy rằng, Tử Vi Đẩu Số dù muốn hay không muốn tham khảo đến vấn đề của Tiết Khí thì cho đến nay vẫn cứ đã và đang khiến nhiều học giả nghiên cứu tử vi cảm thấy có chút bối rối. Thành thực mà nói, cá nhân tôi (QNB chú: tác giả bài viết, Phan Văn Khâm, Đài Loan) cũng từng rất bối rối, có thời gian dài mà tôi thậm chí chả dám dùng Tử Vi Đẩu Số để mà toán mệnh cho người ta ấy chứ!

Suy cho cùng thì Tử Vi Đẩu Số ở trong lúc bài bố mệnh bàn (lá số) có cần hay không việc đối chiếu với Tiết Khí đây? Trước khi thảo luận nghiên cứu vấn đề này, chúng ta còn nhất thiết phải giải quyết một vấn đề tranh nghị nhiều năm từ xưa đến nay của môn Tử Vi Đẩu Số, đó chính là vấn đề của "tháng Nhuận". Bởi vì vấn đề "tháng Nhuận" và "Tiết Khí" có tồn tại mối quan hệ rất mật thiết.

Người từng học qua môn Tử Vi Đẩu Số đều biết rằng, trong việc an lá số mà đụng phải vấn đề đương số sinh vào tháng Nhuận là một vấn đề khá hóc búa (tối thiểu thì với người mới học là như vậy). Song, đối diện với thời đại trăm nhà đua tiếng về thuật số, riêng đối với phép bài bố tháng Nhuận của Tử Vi đẩu số đã có rất nhiều phương pháp khiến cho người ta phải suy nghĩ.

Có người nói, tháng Nhuận thì cứ lấy tháng sau đó mà toán; có người cho rằng lấy chính tháng đó mà toán; còn có người nói theo tháng sau đó mà khởi 2 cung Mệnh Thân nhưng mà các tinh diệu theo tháng thì vẫn lấy tháng trước đó để bài bố an định; lại thêm có người đem tháng trước đó với tháng Nhuận cộng lại khởi đến gần 60 ngày; v.v...

Các bố đó kiến giải nhiều cái cũng rối rắm khiến cho người ta bất giác hoa mày chóng mặt. Thế nhưng mà, trong đó có rất nhiều luận điệu kỳ kỳ quái quái, cứ như là chẳng ai sẵn lòng đem Tử Vi Đẩu Số để đối mặt với "Tiết Khí". Chỉ đơn giản là do một câu "Bất y Ngũ Tinh yếu quá Tiết" (chẳng giống như môn Ngũ Tinh chú trọng đến Tiết Khí) ở trong bài Tử Vi Đẩu Số Tổng Quyết.

[Xin chú ý! bài Tử Vi Đẩu Số Tổng Quyết nói trên trong hai bản cổ thư của môn Tử Vi Đẩu Số, thì chỉ có cuốn <<Thập Bát Phi Tinh sách thiên Tử Vi Đẩu Số toàn tập>> có ghi lại, còn trong một cuốn khác là <<Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư>> lại hoàn toàn chẳng thấy có ghi lại!]

(QNB chú: bản TVĐS Toàn Thư mà QNB dịch cũng không thấy ghi chép về bài quyết này, nhưng QNB có sưu tầm từ một số nguồn khác nhau và cũng đã có dịch bài Đẩu Số Tổng Quyết này đăng trên tuvilyso.org và chép lại trong quyển Tử Vi Ca Phú Tập Thành. Quý độc giả nêu chưa rõ bài này thì tham khảo thêm).

Không biết quý vị độc có từng hay không nảy ra ý nghĩ là, nhỡ may cái câu "Bất y Ngũ Tinh yếu quá Tiết" chính là "ngụy quyết" (câu quyết giả) hoặc là cả cái bài Tử Vi Đẩu Số Tổng Quyết ấy đều là "ngụy quyết" thì làm sao?

Mọi người chớ có vội cho rằng bút giả nói chuyện giật gân, từ rất lâu rồi cho tới nay trong giới Đẩu Số vẫn liên tục có tồn tại tranh luận <<Thập Bát Phi Tinh sách thiên Tử Vi Đẩu Số toàn tập>> và <<Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư>> thì quyển nào mới là "Thiên Thư" chính thống. Chỉ đơn giản là trong hai bản cổ thư đó có tồn tại rất nhiều sự khác biệt. Trong các sách của giới tiền bối mệnh lý trụ cột như Liễu Vô Cư Sĩ, Tuệ Canh, Nhật Nguyệt Đạo Nhân,... có thảo luận tỉ mỉ kỹ càng với các khảo chứng, cái gì thực cái gì hư, đọc giả có thể tự mình nhận xét đánh giá, bút giả khỏi cần phải nói rườm rà thêm!

Trở lại với nội dung chính của vấn đề, đầu tiên chúng ta nghiên cứu xem "tháng Nhuận" là cái gì?

Trước hết, chúng ta cần bắt đầu nghiên cứu một chút về "Lịch Pháp" của Trung Quốc. Ở đây chúng ta viện dẫn trong sách <<Lịch pháp tùng đàm>> (phiếm đàm về Lịch Pháp) của tiên sinh Trịnh Thiên Kiệt trước tác, do Đại Học Văn Hóa Trung Quốc xuất bản:

Trung lịch dựa theo nóng lạnh bốn mùa mà xác định năm, lấy Đông Chí làm Tuế Nguyên (bắt đầu của năm), từ Đông Chí này đến Đông Chí tiếp theo là 1 năm; Nhật Nguyệt hợp Sóc mà xác định tháng, lấy ngày Sóc làm Nguyệt Thủ (đầu mối của tháng),... Cho nên "niên vi hồi quy niên" (năm là "năm hồi quy"), còn gọi là "năm Thái Dương"; nguyệt vi hợp sóc nguyệt (tháng là tháng theo Sóc), cũng gọi là "tháng Sóc Vọng" hoặc là "tháng Thái Âm";...

Năm Trung lịch là năm Thái Dương, độ dài của năm có 365.2422 ngày, gọi là Tuế Thực, một năm dựa vào Thái Dương ở tại vị trí trên vòng Hoàng Đạo mà chia làm 12 Tiết nguyệt, tức 12 tháng Thái Dương,... Dựa vào 12 Chi làm thứ tự Tiết nguyệt, còn gọi là Thập Nhị Kiến Nguyệt.

Trung lịch căn cứ vào sự tròn khuyết của Thái Âm để tính toán tháng, mỗi một tháng Thái Âm có độ dài là 29.53058 ngày, gọi là Sóc Sách, lấy số nguyên là 30 ngày hoặc 29 ngày làm một tháng (âm) lịch.

Trung lịch lấy 12 tháng Thái Âm làm một năm (âm) lịch, số ngày của một 12 tháng Thái Âm lịch trong một năm là 354 hoặc 355 ngày;

Một năm (âm) lịch so với Tuế Thực của năm dương lịch ước chừng ít hơn 11 ngày. Cho nên một vài năm lại cần bố trí tháng Nhuận để điều chỉnh Tiết hậu. Năm Nhuận thì một năm có chứa 13 tháng (âm) lịch.

Trung lịch dựa vào tháng Thái Âm của nó cần phối hợp Nguyệt tượng, trường độ Sóc Sách của một tháng, hợp với 29.53058 ngày; dựa vào năm Thái Dương của nó cần phối hợp Tiết Khí, trường độ của một năm, Tuế Thực, hợp với 365.2422 ngày; đem trường độ của Sóc Sách với Tuế Thực đối chiếu lên để tìm ra bội số chung nhỏ nhất của chúng chính là 19 năm (tính theo năm Thái Dương) gọi là 1 Chương, trong một Chương có 235 tháng (tính theo tháng Thái Âm), số ngày của nó và số ngày của 19 năm Thái Dương là tương đồng (6939.6 ngày)... Đó là lý do mà trong 1 Chương, 19 năm, thì thiết lập có 7 tháng Nhuận....

Chúng ta nên biết rằng, biến đổi diễn hóa của bất kỳ một môn mệnh lý thuật số thì không có môn nào mà các bậc tiên hiền cổ thánh lại không căn cứ vào định luật của thế giới tự nhiên hoặc là quy luật vận hành của Nhật Nguyệt theo sự quan sát mà suy tính ra. Theo như bên trên đã nói, chúng ta có thể biết được "Tháng Nhuận" chính là vì sự phối hợp năm Thái Dương được dùng để điều chỉnh số phần tháng Thái Âm. Trong Thiên Văn, Lịch Pháp, hoặc Chiêm Tinh học, "tháng Nhuận" chỉ là chúng ta sửa đổi lại việc thiết kế an bài của "Năm". Tháng của Thái Âm lịch có thứ tự từ tháng Giêng (Chính Nguyệt), tháng Hai, tháng Ba,... tháng Mười Hai (Chạp) cũng chính là sự bài bố theo số chứ chẳng có công dụng gì khác trên thực tế, trái lại, mỗi một Thái Dương Tiết Nguyệt trong Thiên Văn học lại có một địa vị trọng yếu tương xứng với nó. Quý vị mà không ngại thì hãy xem lại ngày sinh dương lịch của bản thân mình, bởi vì mỗi năm vào ngày ấy thì vị trí Thái Dương trên Hoàng Đạo là đều tương đồng vị trí với lúc sinh ra. Nhưng mà người Trung Quốc luôn luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc và coi trọng ngày sinh theo nông lịch (lịch âm), mà theo Thiên Văn thì nó không có nhiều điểm đặc biệt. Đó là lý do mà chúng ta không thể không nghi ngờ chất vấn trong môn Tử Vi Đẩu Số đối với vấn đề phép xem "tháng Nhuận" dường như có ý nghĩa bàn luận có giá trị đặc biệt.

Đã từng có đại sư môn Đẩu Số cho rằng phải căn cứ vào "Thái Âm lịch" mà quy định (đây cũng là quan điểm mà nhiều đại sư Đẩu Số khăng khăng giữ). Nhưng mà, chúng ta cho rằng cái quan điểm đặc biệt ấy có giá trị thảo luận, chúng ta đừng ngại nghiên cứu thêm một chút:

Trước tiên, chúng ta khảo cứu tất cả lịch pháp của Trung Quốc, ngàn năm qua đều áp dụng "Âm Dương hợp lịch", vì vậy mới có sự xuất hiện của "tháng Nhuận". Còn nếu chỉ dùng riêng mình "Thái Âm lịch" thì tựa hồ như chưa từng xuất hiện qua, dù cho trong dân gian lấy Thái Âm để tính toán tháng, cũng đều là vẫn muốn phối hợp Tiết Khí làm căn cứ, điểm này chúng ta có thể qua nông lịch thịnh hành trong dân gian mà hiểu được.

Thứ hai, cho dù nói theo quan điểm của Thiên Văn học và Vật Lý học, lực ảnh hưởng của Thái Dương (Mặt Trời) đối với Địa Cầu nếu như so với Mặt Trăng thì mạnh hơn rất nhiều. Chúng ta đều biết rằng, hết thảy các sinh vật trên Địa Cầu đều có 3 yếu tố duy trì sinh mệnh là: Ánh dương quang, Không khí và Nước. Trên Địa Cầu nếu như mà không có dương quang thì sẽ không có tồn tại sự sống, do đó, giả sử như Tử Vi Đẩu Số trong buổi thiết lập ban đầu sơ khai, mà bỏ qua Thái Dương không dùng lại chỉ dùng mỗi Nguyệt Lượng (Mặt Trăng), thì dường như lại có điểm không thể nào nói nổi. Đây cũng chính là cái mà tại làm sao hết thảy các môn thuật số Trung Quốc bao gồm: Bát Tự, Lục Hào quái, Mai Hoa dịch, Kỳ Môn Độn Giáp, Phong Thủy Dương Trạch, Tướng Mặt Tướng Tay,... đều cần tham chiếu Tiết Khí của Thái Dương lịch làm căn cứ xuất phát. Thậm chí, ngay cả thuật Chiêm Tinh phương Tây cũng đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Tiết Khí ấy chứ! (Trong chiêm tinh học, Thái Dương qua 12 chòm sao Hoàng Đạo chính là cái mà chúng ta gọi là Tiết Khí). Đương nhiên, Nguyệt Lượng đối với chúng ta cũng có lực ảnh hưởng tương đối lớn, điểm này, sau đây chúng ta sẽ thảo luận nghiên cứu.

Lại theo kết cấu bên trong của Tử Vi Đẩu Số để xét, giả sử nếu quả thực Tử Vi Đẩu Số chỉ khảo sát mình Thái Âm lịch hoặc năm Thái Âm, thì tại sao trong kỹ thuật Đẩu Số còn cần thiết lập một ngôi sao "Thái Dương" để làm cái gì? Trong phần "Chư Tinh vấn đáp luận" của sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có ghi chép:

"Thái Dương tinh thuộc hỏa nhật chi tinh vậy, chính là biểu nghi của tạo hóa,... làm nguồn chiếu sáng ở trong số, chính là then chốt của quan lộc...

Hi Di tiên sinh viết: Độ số trải qua vòng chu thiên của Thái Dương tinh vận chuyển vô cùng...

Bạch Ngọc Thiềm tiên sinh viết: Thái Dương ti quyền quý làm văn, gặp Thiên Hình thì làm võ, tại Dần mão là sơ thăng (mới bắt đầu mọc), tại Thìn Tị là thăng điện (đã lên đến cung điện), tại Ngọ là Nhật lệ trung thiên (Mặt trời sáng rực rỡ giữa bầu trời), đại phú đại quý, tại Mùi Thân là thiên viên (xế khỏi cung viên)... tại Dậu là Tây một (lặn xuống phía Tây)... tại Tuất Hợi Tý là thất huy (mất ánh sáng)... v.v..."

Những quan điểm này đều cùng phù hợp với Thái Dương ở trong Chiêm Tinh học, có thể thấy trong buổi ban sơ thiết lập môn Đẩu Số, đích xác có suy xét khảo sát đến lực ảnh hưởng của Thái Dương.

Theo những gì đã thảo luận trong đoạn nói trên, chúng ta thực sự không tìm ra chứng cứ mạnh mẽ của việc Tử Vi Đẩu Số lấy Thái Âm lịch làm chủ. Có lẽ sẽ có người nghi ngờ chất vấn:

- Không lẽ vận hành của Nguyệt Lượng (mặt trăng) với Sóc Vọng tròn khuyết của nó lại không có ảnh hưởng tới sinh vật hay sao?

Chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn với mọi người rằng:

- "Có"! Nguyệt Lượng thực sự cũng có lực ảnh hưởng rất lớn.

Trong Chiêm Tinh học, lực ảnh hưởng của Nguyệt Lượng là ngay kế sau Thái Dương. Trong mệnh bàn (lá số) có chiếm phân lượng tương đương. Nhưng mà then chốt của sự biến hóa thay đổi tròn khuyết của nó là ở "Nhật" (ngày) chứ không phải là ở "Nguyệt" (tháng). Chúng ta đều biết rằng ngày mồng Một âm lịch là không thấy ánh trăng, mà lúc trăng tròn thì nhất định là xảy ra xung quanh ngày 15. Cái này cũng chính là vì sao mà Tử Vi Đẩu Số khi an bài xác định sao Tử Vi cần phải theo ngũ hành Cục phối hợp với "số ngày sinh" để khởi. Ví dụ như: Trong khẩu quyết khởi Tử Vi tinh của Thủy Nhị Cục:

"Khảm thủy cung trung nhị tuế hành,

sơ nhất khởi sửu xuất nhị dần,

thuận hành nhất cung an nhị nhật,

âm dương tuy thù hành tắc đồng"

Nghĩa đen:

"Trong cung Khảm thủy hai năm chuyển

Mồng Một khởi ở Sửu, ra đến mồng Hai ở Dần

Chuyển theo chiều thuận, mỗi cung an hai ngày

Âm dương tuy có khác biệt nhưng di chuyển thì lại giống nhau"

Nôm na tức là:

"Đối với cung có Cục thuộc hành Thủy và cơ số vận hành là 2

Khởi sao Tử Vi với ngày mồng Một tại cung Sửu, mồng Hai tại cung Dần

Chuyển theo chiều thuận, cứ mỗi cung thì an hai ngày tiếp theo

Âm Dương tuy có khác biệt nhưng di chuyển lại giống nhau".

Ngoài ra thì ngũ hành cục khởi Tử Vi tinh cũng đều là tương đồng.

Trở lại, chúng ta xem phương pháp sắp đặt Mệnh Thân cung của Tử Vi Đẩu Số với phương pháp xác định cung Mệnh trong Chiêm Tinh học cũng có chút sự giống nhau. Lấy môn Quả Lão Tinh Tông (hoặc gọi là Thất Chính Tứ Dư) làm ví dụ, phương pháp an cung Mệnh của nó là lấy Thái Dương đến trong cung Hoàng Đạo mà khởi giờ sinh, thuận hành đếm đến Mão thì an cung Mệnh; còn phương thức của Tử Vi Đẩu Số thì lấy tháng sinh khởi giờ Tý, đếm nghịch đến giờ sinh thì an cung Mệnh. Phương diện này kỳ thực là có yếu tố tương tự rất to lớn, người nào mà học qua Thất Chính Tứ Dư (hoặc Chiêm Tinh) đều biết rõ, Thái Dương đến trong cung Hoàng Đạo kỳ thực chính là Tiết Khí mà chúng ta vẫn thường dùng, cũng chính là "tháng Thái Dương"; mà giải thiết là Tử Vi Đẩu Số cũng dùng Tiết Khí để phân chi Nguyệt Lệnh, như thế thì chẳng phải là cách an cung Mệnh của Tinh Tông và Tử Vi Đẩu Số là đều cùng một dạng theo Nguyệt Lệnh khởi đầu hay sao? Khác biệt chỉ ở phép đi thuận nghịch theo cung vị mà thôi. (Ở trong điều này còn liên quan tới vấn đề kết cấu của mệnh bàn Đẩu Số với Tinh Tông, có lẽ sau này sẽ trình bày ra).

Nếu như chúng ta còn bới lông tìm vết, theo cổ thư bắt đầu khảo chứng, cũng có thể tìm được một chút manh mối để thảo luận:

Hiện nay các học giả Tử Vi Đẩu Số chủ trương rằng nguyên do mà Tử Vi Đẩu Số không theo Tiết Khí là căn cứ cổ thư <<Thập Bát Phi Tinh sách thiên Tử Vi Đẩu Số toàn tập>> bên trong có bài "Tử Vi Đẩu Số Tổng Quyết" để mà lý luận. Chúng ta tạm thời trước tiên không bàn luận tới tính chân thực của nó, chỉ đơn thuần thảo luận nghiên cứu về câu bên trong bài "Tử Vi Đẩu Số Tổng Quyết":

"Tử Vi Đẩu Số Tổng Quyết" khai tông minh nghĩa có giảng rằng:

"Hi Di ngưỡng quan thiên thượng tinh,

Tác thành đấu sổ thôi nhân mệnh,

Bất y Ngũ Tinh ( yếu ) quá tiết,

Chích luận niên nguyệt nhật thì sinh

...

Hà dụng cầm đường giảng Ngũ Tinh".

=

(Ngài Hi Di ngẩng đầu ngắm sao trên trời,

Tạo ra môn Đẩu Số để suy đoán mệnh người,

Không giống với (môn) Ngũ Tinh, quá chú trọng đến Tiết khí,

(Mà) Chỉ luận về năm, tháng, ngày, giờ sinh).

...

Thì còn cần dùng phòng nhạc ("cầm đường") để giảng về môn Ngũ Tinh nữa chăng?)

và chúng ta thảo luận đến nhân tố then chốt có liên quan ở hai câu là "Bất y Ngũ Tinh yếu quá Tiết" và "Hà dụng cầm đường giảng Ngũ Tinh".

Trước tiên ta phải làm sáng tỏ hai chữ "Ngũ Tinh", bình thường dù sao vẫn cho rằng "Ngũ Tinh" chính là đại biểu cho "Quả Lão Tinh Tông" hoặc "Thất Chính Tứ Dư", nhưng kỳ thực điều này là sự hiểu lầm rất lớn. Cổ nhân giảng "Thất Chính Tứ Dư" là đem Thái Dương, Nguyệt Lượng, Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, mà quy làm "Thất Chính"; mà trong "Thất Chính" thì Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh được gọi là "Ngũ Tinh"; địa vị của Thái Dương và Thái Âm là ở trên cả "Tinh". Do đó, "Ngũ Tinh" chẳng qua chỉ là một bộ phận bên trong của "Thất Chính", chứ không thể đại biểu cho toàn bộ "Thất Chính Tứ Dư".

Người mà học qua môn Chiêm Tinh học đều biết rằng trong hết thảy "Thất Chính Tứ Dư" thì chỉ có sự vận hành của Thái Dương với Thái Âm là có quy luật thời gian nhất định, còn "Ngũ Tinh" của nó đối chiếu với thời gian của Địa Cầu mà nói thì không có quy luật nhất định. Chúng ta đem quy luật biến hóa của Thái Dương diễn biến thành "Tiết Khí", còn sự trong khuyết của Thái Âm theo sự vận hành của nó thì biểu hiện sự biến hóa thay đổi theo mỗi một ngày đêm. Nhưng mà sự vận hành của "Ngũ Tinh" thì căn bản không có tuân theo quy tắc thời gian, mà hoàn toàn cần phải dựa vào quan trắc và tính toán theo số học mới có thể biết được. Cái này cũng chính là nguyên nhân vì sao mà cổ nhân học "Thất Chính Tứ Dư" cần phải học đầy đủ về diễn toán (tính toán theo công thức) số học và họ về quan trắc Thiên Văn, chỉ có như thế mới có thể hiểu rõ ràng chính xác về quy tắc vận hành của "Ngũ Tinh". Người hiện đại thì khỏi phải phiền phức như vậy, chỉ cần bấm máy tính một cái, thì toàn bộ vị trí của Thất Chính Tứ Dư đều hiển hiện rõ ràng! Bởi vậy, tại đây tôi nhất định phải nhấn mạnh rằng:

Sự vận hành căn bản của "Ngũ Tinh" với "Tiết Khí là không có sự liên quan.

Đó chính là lý do mà nếu như câu "Bất y Ngũ Tinh yếu quá Tiết" là nói Tử Vi Đẩu Số không chiểu theo quy tắc bài bố của "Ngũ Tinh" thì sẽ không cần nói đến việc khảo xét đến Thái Dương Tiết Khí. Trong toàn bộ kết cấu của câu trên, cũng có vẻ như có điểm mà nói chửa được thông.

Thứ hai, cổ nhân viết văn chương là hoàn toàn không có ngắt câu (các dấu câu chấm phẩy), do đó cái câu thoại "Bất y Ngũ Tinh yếu quá Tiết" nhỡ có thể là "Bất y Ngũ Tinh, yếu quá Tiết" (Không như Ngũ Tinh, phải chú trọng thông qua Tiết Khí) ấy chứ? Cứ kiểu như thế thì phản chuyển lại trở thành môn Tử Vi Đẩu Số lại cần chú trọng nhấn mạnh đến Tiết Khí hay sao?

Ngoài ra, quy ước an Thân Mệnh trong <<Tử Vi Đẩu Số toàn thư>> có nhắc đến:

"Đại để nhân mệnh cú tòng dần thượng khởi chính nguyệt..., hựu nhược nhuận Chính nguyệt sinh giả yếu tại Nhị nguyệt nội khởi an Thân Mệnh, phàm hữu nhuận nguyệt câu yếu y thử vi lệ."

(Đại khái là nhân Mệnh theo cung Dần khởi tháng Giêng... Lại nếu như người sinh vào tháng Giêng nhuận, thì phải từ Tháng Hai mà khởi an Thân Mệnh, phàm cứ xuất hiện tháng nhuận thì phải y theo quy tắc ấy.)

[QNB chú: độc giả lưu ý, có lẽ khi La Hồng Tiên biên soạn cuốn TVĐSTT này, năm Canh Tuất đời Gia Tĩnh triều Minh, thì chưa có sự điều chỉnh về quy ước cho tháng nhuận là "không được nhuận vào các tháng Một (11), Chạp (12), Giêng (1)”, cho nên ở trên mới đề cập tới chi tiết "tháng Giêng nhuận" như vậy. Quy ước ấy, có lẽ xuất hiện theo bộ lịch Thời Hiến, khoảng năm 1644-1674 thuộc 2 đời Thuận Trị và Khang Hi triều Thanh].

Cái đoạn thoại ở trên đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho các đại sư môn Đẩu Số kiên trì với quan điểm Tử Vi Đẩu Số không theo Tiết Khí. Nhưng mà, quý vị độc giả đã từng khảo xét qua hay chưa, khi người viết ra cuốn sách <<Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư>> này là ông La Hồng Tiên, Tiến Sĩ của triều Thanh (QNB chú: có lẽ tác giả nhầm. La Hồng Tiên là Tiến Sĩ của triều Minh). Ở trong phần tựa mở đầu cuốn <<Tử Vi Đẩu Số toàn thư>> thì ông ấy có nói Tử Vi Đẩu Số là được một vị đạo sĩ ở núi Hoa Sơn có năm tu cỡ hai chục năm, dáng vẻ lão thành, đem tặng cuốn sách. Sau đó dựa theo sách mà học tập mà đoán ứng nghiệm như thần, bởi vì không dám giấu kín cho riêng mình nên đem công bố ra thiên hạ. Như thế thì, nói cách khác, cái bản <<Tử Vi Đẩu Số toàn thư>> này chính là sở học sở tích lũy theo quá trình tự nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số của La Hồng Tiên, mang những điều tâm đắc mà viết thành. Cũng có thể nói, <<Tử Vi Đẩu Số toàn thư>> quy ước an Thân Mệnh kia cũng là theo sở kiến cá nhân của La Hồng Tiên, là một bộ phận trong tác phẩm của ông ấy, chứ cũng chẳng phải là chính đích thân lão thần tiên Trần Hi Di viết ra. Như thế, thì nhiều điều luận trong cuốn <<Tử vi Đẩu Số toàn thư>> này có gì cam đoan là hoàn toàn không có sai lầm hay không? Cổ nhân viết sách in sách bởi vì việc sao chép là không dễ dàng gì, cho nên thường ngày sửa lỗi in đầy rẫy, chữ tác đánh thành chữ tộ ("lỗ ngư hợi thỉ" là thành ngữ, chữ Lỗ viết thành chữ Ngư, chữ Hợi viết thành chữ Thỉ). Chúng ta có thể rất dễ dàng đưa ra nhiều chỗ nhầm lẫn trong cuốn <<Tử Vi Đẩu Số toàn thư>>. Do đó, phương thức xử lý tháng Nhuận của Tử Vi Đẩu Số ở đây cũng có thể là đại biểu cho ý kiến cá nhân của ông La Hồng Tiên mà thôi. Hơn nữa, các học giả hậu thế đều không hoàn toàn chiểu theo y như phương pháp xử lý tháng Nhuận theo quy ước an Mệnh Thân trong <<Tử Vi Đẩu Số toàn thư>>. Do đó, cái này cũng không thể được nhận định là chứng cứ hùng hồn về việc Tử Vi Đẩu Số không theo Tiết Khí. Huống hồ Tử Vi Đẩu Số lưu truyền đến nay, trong kết cấu cũng không phát sinh quá nhiều thay đổi trọng đại? Các vị không ngại thì đến tiệm sách mà xem các tác phẩm của Tử Vân tiên sinh, Liễu Vô Cư Sĩ, cùng với một số quảng cáo rùm beng về Khâm Thiên Tứ Hóa phi tinh,... ngoại trừ 14 chính tinh tương đồng với truyền thống ra thì còn lại đều không thấy nhiều bóng dáng của hình ảnh cổ thư nữa! Thậm chí ngay cả Tứ Hóa truyền thống đều biến thành ra "nhị Hóa", trong đó Hóa Quyền với Hóa Khoa bị tỉnh lược đi! Nhất thời đúng hay sai khó mà phân biện cho rõ, nhưng mà cũng đại biểu cho phép xem không chính gốc của cổ nhân lưu lại, người hậu thế từ kinh qua nghiệm chứng mà san định sửa đổi.

Thảo luận tới đây, chúng ta không ngần ngại để làm một loại "giả thiết", đó chính là nếu như "Tử Vi Đẩu Số" là sự lột xác từ "Quả Lão Tinh Tông" hoặc Chiêm Tinh học thì "Tử Vi Đẩu Số" nhất định chẳng thể nào thoát ly được cặp ảnh hưởng của Thái Dương và Thái Âm. Do đó, tiên hiền cổ thánh lúc ban sơ thiết kế môn "Tử Vi Đẩu Số", tham chiếu phỏng theo vận hành của Nhật Nguyệt âm dương với biến hóa bốn Mùa, lấy "Tiết Khí" của Thái Dương vận hành trên Hoàng Đạo mà định Thân, Mệnh cung; lại tham khảo lấy "Nhật kỳ" của Nguyệt Lượng (mặt trăng) tròn khuyết để khởi Tử Vi tinh bàn. Như thế, cái tổ hợp cấu thành của thuật số mệnh học, nhất định sẽ phải giống ở riêng việc theo "Tiết Khí" làm căn cứ của thuật số để tiên tiến và chuẩn xác hơn.

Gần đây trên mạng có người hồi đáp Nguyệt Phần (số tháng) của Tử Vi Đẩu Số là căn cứ vào "Đẩu bính" để mà xác định, tháng Giêng thì "Đẩu bính" chỉ Dần, tháng Hai "Đẩu bính" chỉ Mão, tháng Ba thì "Đẩu bính" chỉ Thìn, v.v... Cái phép suy luận này cũng có vài điểm có chỗ mâu thuẫn:

Trước tiên, cái gọi là "Đẩu bính" là cái gì? Ứng với đúng cái phần phần đuôi của "Bắc đẩu thất tinh"! Nếu như quả chính xác là vậy thì tôi nhất định phải đưa ra sự sửa chữa uốn nắn! Bởi vì vị trí của chỗ "Đẩu bính" chỉ vào vẫn cùng với Tiết Khí có quan hệ không tách rời được!

Hoài Nam Tử viết: "Đẩu bính chỉ hướng Đông, thiên hạ đều Xuân; Đẩu bính chỉ Nam, thiên hạ đều Hè; Đẩu bính chỉ Tây, thiên hạ đều Thu; Đẩu bính chỉ Bắc, thiên hạ đều Đông".

Đây chính là cổ nhân lấy Bắc Đẩu thất tinh xem như ghi chép của quan trắc thời lệnh Tiết Khí. Cổ nhân phát hiện mà đem nó ghi chép lại. Thế thì vì sao mà có cái mối quan hệ đối ứng phù hợp như vậy nhỉ? Chủ yếu nhất vẫn là bởi vì Địa Cầu quay xung quanh Thái Dương mà biến đổi mối quan hệ của vị trí Hoàng Đạo. Do đó, chúng ta có thể nói "Đẩu bính" với Tiết Khí không liên quan hay sao? Huống hồ chỗ "Đẩu bính" chỉ vào Dần, Mão, Thìn, Tị,... cũng đều căn cứ vào sở định của Tiết Khí cả, không phải hay sao? Nếu như mà chẳng phải, thế thì xin hỏi rằng vào lúc tháng Nhuận của năm Nhuận thì "Đẩu bính" nó chỉ vào chỗ nào nhỉ?

Thứ hai, vị trí của chỗ "Đẩu bính" chỉ vào còn thuộc về "hiện tượng Thiên văn" mà làm sao có thể nói Đẩu Số với Thiên Văn là không liên quan đây? Ngoài ra, theo tôi được biết, vị trí của "Đẩu bính" di động mỗi ngày, từng Thời Thần (canh giờ) đều có vị trí biến động [Nó chỉ đúng chân thực phương hướng Đông Tây Nam Bắc hay không thì tôi vẫn còn nghi ngờ]. Vì thế, tôi còn đặc biệt đi sắm về một bộ giáo cụ rất đẹp của Bộ Giáo Dục phát hành - bàn chuyển các chòm sao để quan sát sao trời nhé! Đối với cái này mà có người nghi vấn, thì đề nghị ngài đừng ngại tới tiệm sách mà mua sắm vậy, đồng thời đi để mà quan sát một phen, ngài có thể hiểu rõ hơn!

Còn có người cho rằng Tử Vi Đẩu Số sở áp dụng chính là hệ thống "Hư tinh" chứ không phải là giống như Chiêm Tinh học xét đến sự vận hành của tinh thể thực tế. Do đó, khỏi cần đi giải thích về sự vận hành biến hóa của các tinh thể như là trong Chiêm Tinh học. Nên vì thế càng không cần bàn về việc Thái Dương quá cung với vấn đề Tiết Khí!

Về cơ bản, quan điểm này cũng có trăm ngàn chỗ sơ hở, chúng ta hãy nhìn quanh xem các môn chiêm bốc tinh mệnh của Trung Quốc, ngoại trừ Thất Chính Tứ Dư với Chiêm Tinh học hiện nay là cùng áp dụng sự vận hành của các tinh thể thực tế để mà làm cơ sở đoán mệnh ra, thì xin hỏi các vị, còn có một môn học thuật nào là xét đến hệ thống "Thực tinh" hay không? Thiên Can Địa Chi của Tử Bình Bát Tự, xin hỏi là có ai nhìn thấy được không? Hệ thống cửu tinh của Kỳ Môn Độn Giáp cũng chẳng phải là hư tinh hay sao? Hệ thống bát quái chẳng có nhẽ nào lại là tinh thể thực tế đấy à? Thế mà các môn đó đều dựa vào Tiết Khí để làm căn cứ, thế ngài cho rằng Tử Vi Đẩu Số có thể là ngoại lệ hay sao?

Một số bằng hữu có trả lời rằng chẳng cần biết mèo đen hay mèo trắng, có thể bắt được chuột thì chính là mèo tốt. Ý tức là chẳng kể là môn phái nào, chỉ cần toán được đúng thì nhất định là chính xác. Cái quan điểm này, cá nhân tôi đặc biệt tán thành, nhưng mà đây lại là một công trình khó khăn đặc biệt. Bởi vì Mệnh lý học chẳng phải là Toán học, nó cũng không có đáp án chuẩn mực, hoàn toàn chiểu theo kinh nghiệm cá nhân, cảm giác để mà nhận định, tựa hồ như rất khó có đáp án khách quan. Trừ phi có thể có một tổ chức đoàn thể giám sát cùng với một kho tư liệu khổng lồ để kiểm chứng tương hỗ, bằng không thì rất dễ rơi vào cái cảnh ông nói thì cho là ông có lý, bà nói thì cho là bà có lý, ai nói theo kiểu của người đó.

Ngoài ra, cá nhân tôi tuyệt đối tin tưởng vào "Mệnh vận tuyển trạch luận", nói cách khác là con người có thể thông qua sự lựa chọn để cải biến mệnh vận. Do đó, nhân tố của ảnh hưởng mệnh vận cũng không chỉ có riêng sinh thần bát tự, mà còn bao quát cả phong thủy, hoàn cảnh lớn lên, bối cảnh giáo dục, cha mẹ, vợ con,...

Chúng ta chỉ có thể căn cứ xác định một số đáp án sự kiện đã biết để suy đoán, bởi vì thực sự rất khó có một đáp án chuẩn mực, bất quá chúng ta vẫn đều là hy vọng có thể tập hợp một số học giả có chí hướng để nghiên cứu và thống kê, hy vọng có thể tiếp cận các chiêm tinh gia nước ngoài cùng đề xuất số liệu thống kê tin cậy để làm bằng chứng, cho nên tôi nói đây là một công trình đặc biệt to lớn.

Cuối cùng, tôi còn muốn nhấn mạnh một điểm, lập trường nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số của tôi tuyệt đối không phải là bảo thủ cứng nhắc, đứng ở lập trường người nghiên cứu mệnh lý, tôi thực sự mong muốn mở rộng tấm lòng để kiểm xét lại từ đầu các bảo vật mà Trần Đoàn lão tổ lưu lại, cái hay thì đường nhiên phải được tăng cường bảo tồn lưu giữ, có vấn đề thì chúng ta đương nhiên phải giải quyết vấn đề. Chiêm tinh thuật của người phương Tây có cục diện như ngày hôn nay cũng chính là công lao thuộc về sự phát triển của khoa học Thiên Văn cùng với sự sôi nổi của các học giả nghiên cứu, mới có thể có được hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh (Tuy nhiên vẫn còn có một số vấn đề, nhưng ít ra thì trong phương diện cơ sở lý luận thì họ có rất ít tranh cãi). Trái lại thì Tử Vi Đẩu Số ở trong nước (các môn thuật số khác cũng thế) còn dừng lại ở quy mô mỗi ông nói một chút, mỗi cá nhân đều có một phần lý luận cao siêu có thể tự bào chữa, gặp lúc có ý kiến bất đồng thì choảng nhau chí chóe, cũng chẳng chịu tĩnh tâm để mà nghe ý kiến phản biện của người ta. Xin hỏi cái loại nghiên cứu học thuật như thế sẽ tiến bộ được chăng? Riêng vấn đề của Tiết Khí, Tứ Hóa, khởi Đại Hạn có ở cung Mệnh hay không, cũng đã khiến cho người nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số đau hết cả đầu! Những cái khác càng không cần phải nói! Chúng tôi thực sự rất lo ngại, giả như có một ngày nào đó mà Đại Học trong nước (thậm chí Đại Học nước ngoài) muốn mở ra xây dựng chương trình học phần của môn Tử Vi Đẩu Số, thì không hiểu là sẽ phải giảng dạy như thế nào? Cho dù có chọn được người dạy được phù hợp, xin hỏi sẽ có bao nhiêu người tín phục nghe theo đây? Tới lúc đó, tôi có lẽ sẽ không nhịn được nếu như cứ nói đi nói lại cái luận điệu cũ rích: học tập mệnh lý cần không sợ tính toán sai lầm, chỉ sợ đến cố sống cố chết không nhận sai lầm!

Và quý vị cao nhân bậc thầy cùng chung sức. Nếu như tôi có sai lầm! Cũng hoan nghênh các cao nhân bậc thầy gửi thư đến phê bình và chỉ giáo! Tôi sẽ rất sẵn lòng hoan hỉ tiếp thu!

Phan Văn Khâm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tiết khí với Tử Vi Đẩu Số

Đoán biết tình cảm đối phương qua cách nắm tay –

Để ý chút xíu là bạn sẽ khám phá được tình cảm của đối phương ngay thôi! Trong các lựa chọn dưới đây, bạn và người ấy thường có những cái nắm tay ra sao? Hãy chọn và cùng suy ngẫm nhé! A. Cả hai đan chặt các ngón tay vào nhau. Mối tình thủy chung Hai

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Để ý chút xíu là bạn sẽ khám phá được tình cảm của đối phương ngay thôi!

Trong các lựa chọn dưới đây, bạn và người ấy thường có những cái nắm tay ra sao? Hãy chọn và cùng suy ngẫm nhé!

21949783

A. Cả hai đan chặt các ngón tay vào nhau.

Mối tình thủy chung
Hai bạn vừa mới bước vào giai đoạn nồng nàn nhất, mật ngọt nhất trong tình yêu. Cái nắm tay này như một dấu hiệu cậu ấy muốn thông báo cho cả trái đất biết tình yêu sâu sắc của hai bạn. Trải qua giai đoạn cuồng nhiệt này, cậu ấy lại càng thêm gắn bó, thậm chí coi bạn như chỗ dựa tinh thần vững chắc cả lúc vui cũng như khi buồn.

B. Người ấy nắm chặt cả bàn tay của bạn.

Chàng muốn bạn là của riêng mình
Chàng ta vì có phần tự ti vào bản thân mình, thậm chí lúc nào cũng có cảm giác không an toàn vì sợ mất bạn. Điều đó chứng tỏ chàng yêu bạn một cách đắm say nhưng cũng khá ích kỉ vì chỉ muốn bạn là của riêng chàng mà thôi.

C. Nắm chặt tay sau đó dùng ngón tay khẽ chạm vào lòng bàn tay bạn.

Đối phương muốn nhắc khéo về sự quan tâm của bạn
Đối phương rất quan tâm tới việc bạn đối xử với mình thế nào, mong muốn có được sự chú ý đặc biệt từ bạn. Do vậy, cái nắm tay của chàng như lời nhắc khéo về sự tồn tại một tình yêu vô cùng đằm thắm mà chàng dành cho bạn. Đồng thời, hy vọng bạn luôn đáp lại tình cảm đó bằng chính sự chân thành và nhiệt huyết của mình.

D. Móc một ngón tay của chàng vào ngón tay bạn.

Chàng rụt rè, đang “e ấp” một lời tỏ tình
Lúc mới yêu chàng khá rụt rè, không dám tỏ tình bởi chàng ta thuộc tuýp thật thà nhưng cũng khá đáng yêu. Bạn nên kiên nhẫn và “bật đèn xanh” gợi ý, tình yêu chân thành và tuyệt vời sẽ sớm đến với hai bạn mà thôi.

E. Chỉ nắm một ngón tay của bạn.

“Em là tình yêu đích thực của đời anh”
Khi yêu bạn, chàng đã xác định bạn chính là tình yêu đích thực của đời mình. Có lẽ vì một vài vướng mắc trong công việc hay chuyện gia đình khiến chàng chưa thể công khai bày tỏ tình yêu của mình với bạn. Lúc này điều bạn cần làm là phải thật kiên trì và lắng nghe tâm sự của chàng. Sự chia sẻ và gần gũi chính là sợi dây vô hình sớm đưa hai bạn chìm trong mật ngọt tình yêu.

F. Nắm chặt tay bạn đi tung tăng, vung lên vung xuống.

“Với anh, em là tất cả”
Điểm đích cuối cùng mà đối phương muốn dừng lại, không ai khác, đó chính là bạn. Có được tình cảm của bạn rồi, chàng sẽ luôn trân trọng nó và cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Trông chàng lúc này chẳng khác nào một đứa trẻ, vui vẻ, lạc quan và sống hết mình.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đoán biết tình cảm đối phương qua cách nắm tay –

Tượng sư tử tránh tà trợ vận

Sư tử được coi là 1 linh vật trong phong thủy có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà. Đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong cho cơ quan nhà
Tượng sư tử tránh tà trợ vận

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sư tử được coi là 1 linh vật trong phong thủy có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà. Đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong cho cơ quan nhà nước hay công ty lớn, tăng thêm sinh khí cho ngôi nhà.

Sư tử nên phối thành đôi

Nó hay được dùng để hóa giải trong các trường hợp: nhà ngay giao lộ, cột đèn trước cửa, cây to trước cửa hay cửa sổ...

Tượng sư tử nên đặt ở hướng Tây Bắc. Phong thủy cho rằng, sư tử thuộc quái Càn (Kim), phương Tây Bắc hành Kim. Vì thế, các tượng sư tử, nhất là sư tử bằng đồng, bằng kim loại nên đặt theo hướng này sẽ phát huy được công hiệu. Cũng có thể đặt sư tử ở hướng Tây.

Ở Trung Hoa cổ xưa, hầu hết nhà của các bậc quan 1 đôi sư tử. Họ cho rằng làm như vậy sẽ tránh tà trợ vận, tốt lành như ý.

Sư tử nên phối thành đôi. Phong thủy cho rằng, đặt sư tử nhất định phải có đôi và 1 đực 1 cái. Khi bày đặt, 2 sư tử phải nhìn nhau là được. Trường hợp có 1 con vỡ thì phải thay đôi hoàn toàn mới. Tuyệt đối không dùng lại con cũ.

Đầu sư tử phải hướng ra ngoài cửa để ngăn chặn sát khí. Tuyệt đối, không đặt sư tử quay vào trong nhà. Đầu sư tử cũng không được quay vào cửa phòng chính hay các cửa phòng khác.

Nếu vì lý do nào đó phải đặt sư tử trong nhà, tốt nhất là nên đối diện với cửa lớn, mặt hướng ra ngoài. Sư tử đá cũng có thể đặt ở mép ngoài cửa sổ nhưng phải dùng keo dính hoặc xi măng gắn chặt không để xê dịch hoặc bị rơi.

Đặt đầu sư tử trên cửa lớn có thể ngăn sát khí. Nếu không có điều kiện đặt cả đôi sư tử thì có thể đặt 1 con sư tử màu vàng. Nó cũng ngăn sát khí hiệu quả.

(Theo Hướng nhà đất theo phong thủy)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tượng sư tử tránh tà trợ vận

Móng tay của người bị bệnh nội khoa

Theotiến sĩ Charlotte Wolfe thì hình dáng móng tay của người bị bệnh nội khoa cómột tầm quan trọng đặc biệt và bổ sung thêm kinh nghiệm riêng của mình vàonhững kết luận của Pedro Castello để làm sáng tỏ phép chuẩn đoán bệnh bằng móngtay. Trong sách này ông không trình bày một cách có hệ thống các tình trạng sứckhỏe mà chỉ đề cập đến một số bệnh có liên quan đến bàn tay trong đó có cácbệnh nội khoa. Ông đã từng ghi nhận nhiều trường hợp có bệnh về tuyến giáptrạng và não thùy.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bệnh về tuyến giáp trạng: Tuyến giáp trạng nằm trên khí quản ngay dưới sụn thanh quản.

Tuyến hoạt động yếu thì:

-          Xương không phát triển (lùn không cân đối), ngu đần, cơ quan sinh dục yếu không phát triển.

-          Ở người lớn sẽ bị bệnh niêm thủy chủng: nước tụ ở da nên mắt, lưỡi sưng, nhiệt độ cơ thể hạ, mạch chậm, bải hoải.

Khi quan sát móng tay mặc dù người bệnh không có triệu chứng nào khác. Sau đó lần lần các triệu chứng xuất hiện và những xét nghiệm chuyên khoa chứng minh là đúng.

Sách y học và sach của Pedro Castello chỉ cung cấp vài chi tiết sơ sài và có phần mâu thuẫn về móng tay của người bị bệnh nội khoa. Những chi tiết được đề cập phần lớn liên quan đến các bệnh về tuyến giáp trạng và não thùy. Tiến sĩ Charlotte Wolfe đã quả quyết cho rằng các bệnh này có liên hệ mật thiết đến móng tay. Theo Pedro Castello thì móng tay thiếu vẻ bóng và có vạch trên đó là triệu chứng của bệnh tuyến giáp trạng và bệnh niêm thủy thủng (Myxoedème) (kèm theo triệu chứng da đầu khô và ruing tóc). Những móng tay mỏng, dễ gãy, hình dạng như móng tay con nít là những móng tay bị yếu, phát triển rất chậm. Đôi khi chúng rất mềm và có dạng như cái quạt. Theo một tác giả khác thì móng tay loại như con nít kém phát triển là triệu chứng của cơ quan sinh dục bị suy nhược. Theo Hollander thì móng tay quá lớn là triệu chứng bệnh não thùy kém phát triển, nhưng tôi thì không nhận thấy vậy bao giờ. Tiến sĩ Charlotte Wolfe cho rằng (mà Pedro Castello cũng đồng ý như vậy) là não thùy và tuyến giáp trạng phát triển quá mức bình thường thì móng tay cũng phát triển nhanh theo, láng bóng và mọc ra rất nhanh.

Nếu tuyến giáp hoạt động mạnh tiết hydroxine vào máu và gay bệnh basedow hay nóng nảy, giận dữ, người gầy đi.

Bệnh não thùy là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu xanh nằm trong mặt dưới não. Não thùy có những kích thích tố có nhiệm vụ giúp cơ thể tăng trưởng. Nếu tuyến hoạt động kém sẽ lùn (nhưng cân xứng), nếu tuyến hoạt động mạnh cơ thể tăng trưởng quá mức (khổng lồ), nếu sau khi trưởng thành mà tuyến phát triển thì đầu ngón tay, ngón chân sẽ to lớn dị thường, cằm và mũi cũng to (chứng đầu triển), ngoài ra tuyến giáp trạng còn giúp cơ thể giảm lượng nước tiểu (gay tái hấp thụ), tăng huyết áp… thần kinh. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy người bị bệnh tâm thần có móng tay phát triển quá mức nhưng chưa xác định được các đặc điểm của chúng. Nơi người bệnh tâm thần phân biệt thì móng tay dài và phát triển rất nay đủ. Còn những người bệnh loại tâm thần hưng trầm cảm thì có móng tay mang đủ sắc thái của sự phát triển quá mức bình thường. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có được một bản thống kê đủ.

Trường hợp người bị yếu thần kinh thì móng tay không phát triển quá mức mà có chiều hướng kém phát triển. Ít khi gặp nơi họ những móng tay phát triển nay đủ với vết trắng hình lưỡi liềm: tiến sĩ Charlotte Wolfe chỉ đếm được có 10% trong số 650 bàn tay đã nghiên cứu.

Những móng tay kém phát triển này đều nhỏ một cách khác thường mà ông tạm gọi là móng tay “thô sơ” và gặp chúng trong 25% những người bị yếu thần kinh. Theo Pedro Castello thì dạng móng tay này có mang tính di truyền và rất hiếm có. Sở dĩ chúng hiếm như vậy là vì Pedro Castello chỉ quan sát móng tay của người bị da liễu mà thôi.

Móng tay “sơ cấp” là một loại móng rộng và cụt, không có vết trắng hình lưỡi liềm, thường gặp nơi người bị yếu thần kinh. Thật khó mà cho rằng những móng này khác thường, nhưng chắc chắn là chúng phát triển không nay đủ. Những người bệnh thường bị đau thần kinh nhẹ cũng thường có loại móng này. Tôi nhận thấy là những người bị yếu thần kinh thường có móng tay phẳng hơn là cong.


Chúng ta không cho là quá đáng nếu bảo rằng móng tay phát triển khong nay đủ là một trong những nét đặc trưng nhất của bàn tay người bị yếu thần kinh. Móng tay hẹp, bóng có vết trắng hình lưỡi liềm to, đục, chứng tỏ tuyến giáp trạng phát triển quá mức. Loại này giống với móng tay của người bị lao phổi nhưng khác ở chỗ là khi nhing nghiêng thì trắc diện của nó phẳng chứ không cong, còn thân móng tay thì sạch và bóng. Người ta gặp hai loại móng tay này nơi bàn tay xương xẩu có ngón dài của những người vừa bị lao, vừa có tuyến giáp trạng phát triển quá mức bình thường. Những người này có móng dài và vết trắng hình lưỡi liềm to vì các biến hóa trong cơ thể gia tăng cường độ. Cần nên nhớ là người mắc bệnh này lại rất thông minh và bàn tay họ thuộc loại xương xẩu (xem hình).


Móng tay dài rất phát triển, bóng bề ngang rộng (khác với trường hợp trên) có vết trắng hình lưỡi liềm dài và rộng (hình) là triệu chứng của người có não thùy phát triển quá mức. Những loại móng tay như vậy thường gặp nơi những ngón tay rắn rỏi. Loại móng này hoàn toàn khác với móng người mang bệnh tuyến giáp trạng phát triển quá mức.




Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Móng tay của người bị bệnh nội khoa

Hướng bếp hợp người sinh năm 1962 Nhâm Dần –

Hướng bếp hợp người sinh năm 1962: - Năm sinh dương lịch: 1962 - Năm sinh âm lịch: Nhâm Dần - Quẻ mệnh: Khôn Thổ - Ngũ hành: Kim Bạch Kim (Vàng pha bạc) - Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch - Hướng tốt: Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hướng bếp hợp người sinh năm 1962:

phong thuy 72_jtnn

– Năm sinh dương lịch: 1962

– Năm sinh âm lịch: Nhâm Dần

– Quẻ mệnh: Khôn Thổ

– Ngũ hành: Kim Bạch Kim (Vàng pha bạc)

– Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch

– Hướng tốt: Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y);

– Hướng xấu: Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông (Hoạ Hại); Đông Nam (Ngũ Quỷ); Nam (Lục Sát);

Trong trường hợp này, có thể đặt bếp tọa các hướng Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông (Hoạ Hại); Đông Nam (Ngũ Quỷ); Nam (Lục Sát); , nhìn về các hướng tốt Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y);

Ngoài ra, bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh, tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.

Chậu rửa, cũng như khu phụ, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu như hướng Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông (Hoạ Hại); Đông Nam (Ngũ Quỷ); Nam (Lục Sát);


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng bếp hợp người sinh năm 1962 Nhâm Dần –

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd