Mơ thấy cáo: Những phẩm chất có liên quan đến cáo đang phát huy tác dụng trong cuộc sống của bạn –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Không phải vấn đề là bạn là ai hay bạn làm gì – nếu bạn không có năng lượng, bạn không có cuộc sống. Sau đây là 8 điều bạn nên làm để nạp đầy năng lượng mỗi ngày.
Con người đã đặt ra câu hỏi “Ý nghĩa của cuộc sống là gì?” từ thời đại của Aristotle. Có một lý do vì sao những người tràn trề sức sống luôn làm việc hiệu quả hơn mà không cần phải cố gắng quá nhiều so với những nhân viên trung bình – đơn giản là do họ yêu công việc họ đang làm để kiếm sống và thứ tình yêu đó sản sinh ra năng lượng. Cho nên, nếu bạn không thích công việc của mình thì đây là thời điểm tốt để thay đổi chúng.
Giấc ngủ tác động đến bạn ở nhiều phương diện cuộc sống. Người luôn năng động giữ mức năng lượng của họ bằng cách ngủ ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Phải tập cho mình thói quen ngủ đủ giấc và bạn sẽ trở thành người năng động.
Trong cuốn sách của mình, The Power of Full Engagement, tác giả Tony Schwartz và Jim Loehr mô tả một nghiên cứu mà họ tiến hành để tìm ra sự khác biệt giữa các vận động viên giỏi so với phần còn lại. Bạn biết họ tìm thấy những gì? Cách tốt nhất là dành chút thời gian ngắn để nghỉ ngơi. Thông thường, lý do vận động viên không giành được thành tích tốt nhất là do não mất tập trung. Một cầu thủ tennis không nghỉ ngơi sau set đấu sẽ không tập trung cao độ bằng đối thủ đã thông minh sử dụng những vài giây quý giá ấy để nghỉ ngơi giữ sức cho set tiếp theo.
Có ba điều nên làm để tiếp thêm sinh lực cho công việc và cuộc sống của bạn:
1. Năng lượng (ăn uống lành mạnh, ngủ đủ)
2. Tương tác (với những người trung thực xung quanh mình)
3. Ý nghĩa (công việc mang lại cho bạn sự hứng thú, làm bạn cảm thấy hạnh phúc, có ý nghĩa cho cả bạn và người khác)
Điều quan trọng là sức mạnh đến từ việc kết hợp ba thứ trên một cách thường xuyên. Khi bạn có thể làm điều đó, bạn sẽ trải nghiệm được cuộc sống tràn đầy năng lượng mà bạn mong muốn.
Hầu hết mọi người nghĩ rằng ăn một bữa sáng thịnh soạn là một thói quen lành mạnh. Tôi không đồng ý với quan niệm này. Một bữa ăn sáng quá dồi dào khiến nguồn cung năng lượng tăng đột biến, nhưng sự chuyển hóa đồ ăn cũng tiêu hao năng lượng của bạn, khiến bạn cảm thấy uể oải và mệt mỏi.
Nên duy trì chế độ ăn cân bằng giữa các nguồn thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất xơ, protein và các axit béo cần thiết để giữ cho bạn tràn đầy sinh lực và sự tập trung.
Những lợi ích của tập thể dục là rất nhiều và dài lâu. Có lẽ điều quan trọng nhất bạn có thể làm để trở nên mạnh mẽ hơn là bắt đầu tập thể dục thường xuyên. Một trong những lý do tập thể dục giúp tăng năng lượng của bạn là bởi vì nó làm tăng sự trao đổi chất của bạn và bơm máu đi khắp cơ thể. Nó thậm chí còn giúp tăng cường chức năng nhận thức. Nếu bạn muốn tham gia hàng ngũ của những người năng động nhất trên thế giới, bạn nên hình thành thói quen tập thể dục thường xuyên. buổi sáng là thời điểm tốt nhất để luyện tập những bài vận động nhẹ nhàng. Sau khi tập, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất thư thái và đầy năng lượng.
Có một số lượng đáng kể các bằng chứng đằng sau sức mạnh của chánh niệm. Thực hành theo các bước:
• Dừng
• Hãy hít thở sâu
• Quan sát tình hình
• Tiến hành một cách thích hợp
Nó có vẻ đơn giản, phải không? Hãy thử và hình thành thói quen đơn giản này sẽ có một tác động lớn đến khả năng của bạn để duy trì một cảm giác bình tĩnh và ổn định của năng lượng trong hoạt động ngày qua ngày của bạn.
Một số lượng lớn của những người giàu năng lượng là họ luôn thích tìm hiểu học hỏi. Họ đọc các bài viết về chủ đề họ đang quan tâm. Họ đọc những cuốn sách về làm thế nào để cải thiện bản thân. Họ lắng nghe audiobook. Họ tham gia các khóa học. Người tràn đầy năng lượng là những người tò mò, và họ liên tục tìm kiếm cho mình các cơ hội học tập mới và thú vị.
Để ý chút xíu là bạn sẽ khám phá được tình cảm của đối phương ngay thôi!
Trong các lựa chọn dưới đây, bạn và người ấy thường có những cái nắm tay ra sao? Hãy chọn và cùng suy ngẫm nhé!
A. Cả hai đan chặt các ngón tay vào nhau.
Mối tình thủy chung
Hai bạn vừa mới bước vào giai đoạn nồng nàn nhất, mật ngọt nhất trong tình yêu. Cái nắm tay này như một dấu hiệu cậu ấy muốn thông báo cho cả trái đất biết tình yêu sâu sắc của hai bạn. Trải qua giai đoạn cuồng nhiệt này, cậu ấy lại càng thêm gắn bó, thậm chí coi bạn như chỗ dựa tinh thần vững chắc cả lúc vui cũng như khi buồn.
B. Người ấy nắm chặt cả bàn tay của bạn.
Chàng muốn bạn là của riêng mình
Chàng ta vì có phần tự ti vào bản thân mình, thậm chí lúc nào cũng có cảm giác không an toàn vì sợ mất bạn. Điều đó chứng tỏ chàng yêu bạn một cách đắm say nhưng cũng khá ích kỉ vì chỉ muốn bạn là của riêng chàng mà thôi.
C. Nắm chặt tay sau đó dùng ngón tay khẽ chạm vào lòng bàn tay bạn.
Đối phương muốn nhắc khéo về sự quan tâm của bạn
Đối phương rất quan tâm tới việc bạn đối xử với mình thế nào, mong muốn có được sự chú ý đặc biệt từ bạn. Do vậy, cái nắm tay của chàng như lời nhắc khéo về sự tồn tại một tình yêu vô cùng đằm thắm mà chàng dành cho bạn. Đồng thời, hy vọng bạn luôn đáp lại tình cảm đó bằng chính sự chân thành và nhiệt huyết của mình.
D. Móc một ngón tay của chàng vào ngón tay bạn.
Chàng rụt rè, đang “e ấp” một lời tỏ tình
Lúc mới yêu chàng khá rụt rè, không dám tỏ tình bởi chàng ta thuộc tuýp thật thà nhưng cũng khá đáng yêu. Bạn nên kiên nhẫn và “bật đèn xanh” gợi ý, tình yêu chân thành và tuyệt vời sẽ sớm đến với hai bạn mà thôi.
E. Chỉ nắm một ngón tay của bạn.
“Em là tình yêu đích thực của đời anh”
Khi yêu bạn, chàng đã xác định bạn chính là tình yêu đích thực của đời mình. Có lẽ vì một vài vướng mắc trong công việc hay chuyện gia đình khiến chàng chưa thể công khai bày tỏ tình yêu của mình với bạn. Lúc này điều bạn cần làm là phải thật kiên trì và lắng nghe tâm sự của chàng. Sự chia sẻ và gần gũi chính là sợi dây vô hình sớm đưa hai bạn chìm trong mật ngọt tình yêu.
F. Nắm chặt tay bạn đi tung tăng, vung lên vung xuống.
“Với anh, em là tất cả”
Điểm đích cuối cùng mà đối phương muốn dừng lại, không ai khác, đó chính là bạn. Có được tình cảm của bạn rồi, chàng sẽ luôn trân trọng nó và cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Trông chàng lúc này chẳng khác nào một đứa trẻ, vui vẻ, lạc quan và sống hết mình.
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.
Lâu không gặp tôi ở mấy đám tiệc tùng, nhảy nhót, ca hát bạn bè hỏi thăm tôi đi đâu mà vắng bóng lâu vậy? Tôi trả lời: “Đi chùa, bây giờ tôi tu rồi!”.
Nghe tôi trả lời như vậy bạn bè thất vọng kêu trời “Đời sống ba vạn sáu ngàn ngày có là mấy, sao đang làm ăn thành công như vậy mà lại bỏ ngang, lo tu?”. Mấy người trong bàn tiệc bắt đầu xoay qua đề tài “Tu và Đạo Phật”. Người thì bàn bây giờ còn trẻ để hưởng cho hết cuộc đời trước, khi nào già rồi hãy tu. Người thì lý luận sống là tranh đấu, tu là bi quan yếm thế. Có người tiếc rẻ cho mấy người tu, được sống ở Mỹ có nhiều thịt cá không ăn cho khoái khẩu mà ăn chay, kiếp sau sinh ra ở Ấn Độ hay Phi châu không có thịt cá để ăn, sẽ hối tiếc! Hồi trước nếu nghe người nào nói trái ý, xúc phạm đến tôn giáo của tôi là tôi nhào vô cãi lẫy, hùng biện, tranh luận, phải trái hơn thua, có khi nổi nóng tôi nói nặng làm mất bạn bè vì những chuyện không đâu. Nay nhờ đi chùa và nghiền ngẫm kinh sách tôi không phản ứng ngay, mà trầm tĩnh quan sát người ta thảo thuận. Tôi thấy người nào cũng giành phần đúng về mình, người nào không đồng ý với mình thì cho người đó dốt, không hiểu vấn đề… Thấy mấy ông bạn bàn về triết lý cao siêu của tôi nghĩ đến chuyện những người mù xem voi.
Không riêng gì những người không đi chùa nên không hiểu đạo, mà ngay cả người đi chùa thường xuyên cũng hiểu đạo sai lầm. Phần đông người đi chùa là ngững người đàn bà lớn tuổi, nhiều bà cầm nhang lạy tứ phương rất mềm dẻo, thiện nghệ. Nhưng họ đi chùa không mong gì hơn là để “được phước kiếp này và kiếp sau”. Kiếp này được Trời Phật phù hộ cho có được đời sống an lành, con cái ăn học nên người, gia đình yên vui hạnh phúc. Kiếp sau được sinh ra ở cõi Trời, hay có làm người thì được sinh ra trong gia đình khá giả hơn…
Rất nhiều người đi chùa, cúng dường nhiều chỉ để cầu xin Trời Phật phù hộ cho mình, cho gia đình mình (ngã) có đời sống tốt đẹp hơn (tham). Đi chùa với tâm ý trao đổi tiền bạc với phước đức như vậy thì chẳng khác nào bỏ tiền ra “hối lộ” Trời Phật, bỏ tiền ra “mua” phước đức. Đi chùa như vậy, có đi suốt đời cũng không giúp ích gì cho mình và cho người bao nhiêu. Có người nói ” Bữa nay tôi ăn chay, nếu không tôi cào nhà nó rồi”. Ca dao mình cũng có nhiều câu châm biếm mấy người đi chùa mà tâm không tu là “Miệng tụng Nam mô mà bụng chứa một bồ dao găm”.
Các bà chị của tôi rất thích đi hành hương, nhất cử mà lưỡng tiện, vừa du ngoạn cảnh lạ đường xa, vừa được thăm viếng, lễ bái nhiều chùa được nhiều phước đức. Có lúc các chị không thích đi hành hương nữa, tôi hỏi tại sao thì các chị cho biết, không thích đi từ hồi nghe thầy Thanh Từ giảng. Thầy nói các bà đi chùa cúng có mấy trái chuối, mấy trái cam mà cầu xin Phật cho nhiều thứ , xin cho mình, cho con mình rồi cho cháu mình nữa. Phật dạy tu thì không tu mà chỉ muốn cầu xin, nếu ai xin cũng được Phật cho như ý thì trên đời này đâu có ai khổ, ai nghèo? Các chị nghe thầy Thanh Từ nói Phật không phải là thần linh, có bùa phép ban cho Phật tử điều này điều nọ, các chị chán quá ở nhà luôn.
Không riêng gì người bình dân ít học mà đôi khi ngay cả người trí thức phụ trách việc giảng dạy Phật pháp cũng có người không hiểu đạo. Một cư sĩ kia có bằng cấp cao nên rất được quý trọng, trọng dụng trong hàng lãnh đạo Phật giáo. Ông được mời giảng dạy đạo pháp và hướng dẫn Phật tử trong các lớp tu học. Một bữa kia một Phật tử có ý kiến, theo tôi bài giảng của ông không đúng ở điểm này , điểm nọ. Ông cư sĩ có vẻ khó chịu và từ đó giữ trong lòng “ác cảm” lâu dài với Phật tử này.
Sự thật là vậy, là ít người chịu khó suy ngẫm để thấu hiểu được rằng Phật bỏ cung vàng điện ngọc, bỏ cả vợ con chỉ vì thấy “Đời Là Bể Khổ”. Phật vào rừng sâu, sống khổ hạnh chỉ để tìm cách Cứu Khổ. Và hầu hết kinh sách Phật được lưu truyền lại ngày nay là để dẫn dắt chúng ta con đường Thoát Khổ.
Không đặt niềm tin ở Thượng Đế và Phật không tự cho mình là con của Ngọc Hoàng, là Đấng Tạo Hóa toàn năng tạo ra vạn vật, có khả năng ban phước hay giáng họa cho ai. Luật Nhân Quả không phải do Ngài đặt ra, và Niết Bàn cũng không phải là nơi do Ngài tạo nên, do Ngài kiểm soát cho phép ai ra, ai vào.
Phật là người đã tìm ra chân lý, tìm ra Con Đường đi đến sự giải thoát, an vui, tự tại (chấm dứt khổ đau). Con đường đó Phật giảng giải, chỉ vẽ dựa theo kinh nghiệm “Ngộ” mà Ngài đã chứng nghiệm được sau sáu năm khổ hạnh tu tập và 49 ngày nhập định dưới cây bồ đề. Sau thời gian tu tập này Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn, đạt đến Niết Bàn và Phật đã bình đẳng tuyên bố “Ta là Phật đã thàønh, các người là Phật sẽ thành nếu các người tu theo con đường (đạo) ta chỉ dạy “.
Tham là muốn chiếm đoạt vật gì làm của riêng của mình, có một muốn hai, có hai muốn bốn. Lòng tham thúc đẩy con người hành động, tạo nghiệp ác, gây khổ cho mình và cho người khác.
Ngã là mình, những gì thuộc về mình, cái Tôi vị kỷ, kiêu mạn…
Thôi thì có trăm ngàn nguyên nhân làm mình khổ. Muốn chấm dứt khổ đau, được an lạc, tự tại, kinh Phật dạy muôn ngàn pháp môn. Đểà cho bớt rườm rà khó hiểu, tôi đơn giản hóa vấn đề, muốn tu theo Phật cho thân tâm được an lạc, một là chuyển hóa Tham Sân Si, hai là gạt bỏ Chấp và Ngã.
Con đường tu của tôi ngắn và gọn như vậy. Khi có một điều bất đắc ý xảy ra làm tôi buồn phiền đau khổ, bình tĩnh suy xét tôi thấy đúng như lời Phật dạy, căn nguyên khổ đó là do tham, sân, si, chấp và ngã đã huân tập, tiềm ẩn trong tôi từ kiếp nào mà ra. Cái chủng tử hung dữ, nóng nảy do cha mẹ di truyền lại đã sống khỏe mạnh trong tôi bấy lâu nay. Nay biết tu tập, với thời gian tôi sẽ cố gắng “bứng gốc” các chủng tử xấu đi, rồi tôi sẽ tưới tẩm những “chủng tử tốt” (từ bi, hỷ xả, bao dung) bằng những trận mưa Pháp, những chủng tử tốt này sẽ nảy mầm vươn lên.
Làm việc gì muốn có kết quả nhanh chóng mình cũng phải có phương pháp, phân tích và có kế hoạch đàng hoàng. Sau khi phân tích thấy được nguyên nhân nguồn cội khổ đau là tham sân si, chấp và ngã, bây giờ làm sao diệt tham sân si, chấp và ngã?
Muốn diệt Tam Độc tham sân si, thì phải giữ Thân Khẩu ý thanh tịnh, trong sạch. Trên lý thuyết thì không khó, nhưng trên thực tế tiêu diệt ba con rắn độc này là cả một cuộc chiến gay go với nội tâm, mà chính Phật cũng phải nhìn nhận “thắng một vạn quân dễ hơn chiến thắng chính mình”.
Bản tính của người phàm phu là ăn miếng trả miếng, nhất định không thua ai. Người “biết tu” gặp nghịch cảnh phải nhịn nhục, nếu cứ chơi “xả láng” tới đâu hay tới đó, là tự biết mình đã “thua” trên mặt trận “tu tập”. Nếu nhịn nhục là thân không làm điều ác, miệng không nói lời ác thì tôi cố gắng làm được, nhưng giữ tâm ý thanh tịnh, không giận hờn, buồn phiền, bất mãn, điều này tôi thấy khó quá. Làm sao vui vẻ chấp nhận sự thiệt thòi về phần mình, làm sao chuyển hóa lấy khó khăn làm thú vị, lấy nghịch cảnh làm thắng duyên để đo lường sự tu tập của mình?
Kinh sách dạy, muốn tu chúng ta phải Học Kinh, và ứng dụng bát chính đạo. Có chính kiến (nhìn thấy đúng), có tư duy ( suy xét đúng), có tinh tấn (cố gắng trui luyện), nước chảy đá sẽ mòn, rồi có ngày tâm ta sẽ không còn vướng mắc, chướng ngại, phiền não.
Trong kinh , Phật dạy…vạn vật Vô Thường. Với thời gian vận vật đổi thay, không thường hằng bất biến, cho nên trong đời sống, chúng ta “nay lên voi, mai xuống chó”, nay được yêu chiều, mai bị ruồng rẫy nên coi là sự thường. Đã thấu đáo lý Vô Thường thì dù cuộc đời có lúc lên hương như “diều gặp gió” chúng ta cũng không nên hả hê vui mừng đắc thắng, vì gió không bền lâu, lúc gió ngừng diều sẽ đâm đầu xuống đất, càng cao danh vọng, càng dày gian nan. Khi thành công cũng như lúc thất bại chúng ta phải cố giữ tâm thăng bằng như người làm xiệc đi trên sợi dây nhỏ.
Vạn vật đều Vô Ngã. Khi chấp nhận vạn vật vô ngã, không có tự tính (sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắùc) thì ý thức ích kỷ, vị kỷ, chấp ngã kiêu mạn, ý niệm về “Cái Tôi” vô cùng quan trọng sẽ tan biến.
Phật cũng dạy lý Duyên Sinh. Vạn vật do duyên họp mà thành. Đủ duyên thì vạn vật tồn tại, mất duyên thì vạn vật tiêu tan. Do nhân duyên tác hợp nên vạn vật chỉ là hư ảo (huyễn). Khi thấu được lý nhân duyên thì tâm mình sẽ rộng mở, dễ cảm thông, tha thứ, chấp nhận thế giới muôn sai, nghìn khác. Từ “cảm thông” trong ta sẽ phát khởi lòng từ bi bao la, dễ hỷ xả, tha thứ những lỗi lầm của người khác.
Cho nên trong vấn đề tu tập, Thiền Định là một phương cách đưa con người đến giải thoát. Những giây phút yên lặng, suy nghĩ sâu sắc sẽ cho ta Thấy Được Cái Bản Chất Chân Thật Của Mọi Việc.
Nhận thức được bản thể chân thật đó, con người mới có thể phát khởi đại trí, đại bi, trải rộng tình thương vô bờ tới muôn người và muôn loài. Trong đời sống hằng ngày chúng ta bận rộn làm ăn sinh sống, không có nhiều thì giờ để ngồi thiền như những người xuấàt gia, nên Sư cô Thanh Lương khuyên chúng ta cố gắng Dừng Lại, cố giữ phản ứng chậm lại. Chỉ cần chậm lại một chút để có thì giờ suy nghĩ kỹ chúng ta sẽ tránh được nhiều lỗi lầm đáng tiếc, gây phiền phức cho mình và những người chung quanh, nhờ đó cuộc sống của mình được tươi đẹp , thoải mái dễ chịu hơn.
Đối với đàn bà chuyện thường xảy ra là bà này nói xấu bà kia. Phản ứng tự nhiên khi bị người khác đặt điều nói xấu là mình nổi giận. Người “biết tu” sẽ không trả thù nói xấu lại và người tu giỏi sẽ không giữ trong lòng ác cảm, phiền muộn ai .
Mục đích tối thượng của người tu theo Phật là đạt đến Niết Bàn.
Niết Bàn không phải là một nơi tốt đẹp như Thiên đàng của các tôn giáo khác, khi nào chết con người mới có thể tới Thiên đàng được. Niết Bàn trong đạo Phật không chiếm không gian, không là nơi chốn nào trong vũ trụ, mà là một đạo quả, một trạng thái bình yên tối thượng.
Ở ngay trong kiếp sống này nếu chúng ta không bị tham sân si, chấp và ngã điều khiển, tâm ta sẽ có được thanh tịnh, an lạc, đạt đến Niết Bàn.
Những danh từ Duyên Sinh, Vô Thường, Vô Ngã hình như Phật tử nào cũng hiểu vì nó là nền tảng giải thoát của Đạo Phật. Nhưng hiểu là một chuyện mà có ứng dụng những điều hiểu biết này vô đời sống của mình để có được đời sống an lành yên vui hay không là chuyện khác.
Một bạn đạo của tôi luôn chạy theo Sư cô Thanh Lương, cô giảng ở đâu là có mặt chị ở đó. Chị đọc kinh nhiều đến nỗi thuộc làu cả “Chú Đại Bi”. Chị đang vận động với bạn bè mua cho Sư cô Thanh Lương một căn nhà làm chùa. Chị mê nghe Sư cô giảng lắm. Tôi hỏi thăm, chị A còn trong hội của chị không? Hỏi câu này là bắt trúng tần số. Tôi chỉ hỏi một câu ngắn như vậy mà chị trả lời tôi tới nửa đêm, tuông ra bao nỗi hằn học, oán hận, căm thù. Tôi an ủi, thôi chị đi chùa nhiều, nên “hỷ xả”. Chị ấy trả lời: “Cái hạng người đó không đáng cho tôi hỷ xả!”.
Một bà khác đi chùa, công quả chuyên cần từ ngày qua Mỹ đến nay là mấy chục năm, nên được giử chức Phó Hội trưởng trong Ban Chấp hành của một chùa trong vùng. Bà mẹ chồng của chị đang hấp hối ở VN, tha thiết mong mỏi tất cả con cháu , dâu rể điện thoạị về một lần chót trước khi nhắm mắt ra đi. Măïc cho em chồng khóc lóc năn nỉ, chị này nhật định không gọi về, nhất định trả thù bà mẹ chồng cho đến giờ phút chót cuộc đời bà.
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.
Nên Từ Bi Hỷ Xả. Chỉ một chữ “xả” thôi , nếu thực hiện được là chúng ta cũng đến gần Niết Bàn rồi. Đi chùa, tham gia Phật sự là điều tốt, nhưng đó là bước đầu, nếu chúng ta bước xuống thuyền rồi đứng đó, không tự chèo thuyền đi , không ứng dụng những điều học hỏi ở kinh sách, ở chùa vô đời sống hằng ngày thì mãi mãi không bao giờ có thể đến được bến bờ giải thoát an lạc bên kia.
Thầy Thanh Từ giảng, căn phòng dù tăm tối đến đâu, bật đèn lên căn phòng cũng sáng. Chúng ta đứng ở cửa nhìn ra ngoài sẽ thấy đen tối, xoay đầu vô thì thấy sáng. Giữa tối và sáng chẳng cách nhau bao xa. Chỉ cần biết xoay đầu. Nhìn ra ngoài là bến mê, xoay đầu lại là bờ giác. Mê và giác chỉ có một cái xoay đầu. Tu dễ như vậy. Tu là hồi đầu, là xoay đầu lại. Từ bao lâu chúng ta mê nên đi trong đau khổ tử sanh, khi tỉnh chúng ta trở về sẽ hết khổ đau. Nếu chúng ta thả trôi theo giòng tăm tối thì tối mãi, biết xoay ngược lại tìm về ánh sáng thì sẽ được sáng. Một đứa con đi hoang, càng đi xa nhà càng khổ, khi biết lỗi lầm quay về với mẹ cha thì được sống trong gia đình hạnh phúc.
Hiểu như vậy thì tu không khó khăn gì cả, không cần ép xác khổ hạnh, tu luyện lâu dài hay học cao hiểu rộng, cũng không cần xuất gia. Phật tức tâm, tâm tức Phật, tu tại gia cũng được. Chỉ cần cố chuyển hóa tham sân si , chấp và ngã.
Vạn vật đồng nhất ở bản thể, khi chúng ta dẹp được cái Tôi vị kỷ, ranh giới giữa ta và người sẽ tan biến. Từ đó lòng Từ Bi Hỷ Xả sẽ bừng nở dâng tràn, đưa ta đến bến bờ giải thoát an lạc tự tại.
Tu là sửa đổi cho được tốt hơn, là dừng lại, là chuyển hóa cái tri thức sai lầm về thực tại. Vì tri thức sai lầm, chúng ta phát sinh tham, sân, si rồi hành động tạo nghiệp. Có chính kiến chúng ta sẽ thay đổi thái độ với vạn vật, nhờ đó thế giới trở nên an lành, vui tươi , hạnh phúc hơn.
Khi tâm ta không còn bị tham sân si điều khiển, khi tâm ta không còn vướng mắc với những cảm thọ chấp, ngã, chúng ta sẽ đạt đến Niết Bàn. Đó là một trạng thái yên bình tối thượng, thanh tịnh, tự tại, giải thoát ở kiếp này, nhờ đó Nghiệp Lực chấm dứt, không còn sức lôi dẫn chúng ta luân hồi trong lục đạo ở kiếp sau.
Đây là mục tiêu tối thượng của việc Tu Hành theo Phật.
1. Treo cành xương rồng trên cửa
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật? |
Hài cốt được cho là Kappa được tìm thấy ở Nhật Bản |
► Mời bạn đọc: Những câu nói hay về tình yêu và suy ngẫm |
Ảnh minh họa |
► Tham khảo thêm những thông tin về: Lịch vạn niên và Lịch âm dương chuẩn xác nhất |
Tuổi Canh Tý đại ky trong kết hôn:
Trai tuổi Canh Tý không nên kết duyên(đại kỵ) với nữ tuổi Nhâm Dần, Qúy Mẹo(Qúy Mão), Mậu Thân, Giáp Dần và Bính Thân. Vì tuổi đại kỵ nên kết duyên sẽ không ăn đời ở kiếp với nhau, có thể sẽ tuyệt mạng. Xem chi tiết tử vi trọn đời tuổi Tý
Chi tiết khi Canh Tý nam mạng kết hôn với tuổi đại kỵ
Nam Canh Tý tránh kết hôn ở tuổi 15, 21, 25, 33, 37, 39. Những người vợ tuổi đại kỳ với Canh Tý bên dưới không nên kết hôn ở tuổi 17, 22, 23, 29, 34, 35, 41. Những năm tuổi trên đây kỵ hiệp hôn, luận việc hôn nhân không thành, còn có đôi bạn rồi mà gặp những năm nói trên thì hay sinh việc buồn và xung khắc hoặc chịu đựng cảnh xa vắng. Xem thêmvận hạn 2015 tuổi Tý
Tuổi Canh Tý nam mạng và nữ mạng sinh tháng 1, 7 AL hay xảy việc buồn phiền bất đồng ý, đến ngày chót khó nên đôi. Tuổi này trai hay gái khi có đôi bạn số định gặp người bạn ở hướng Mẹo mới nhằm căn duyên.
XIN LƯU Ý
Trai tuổi Bính Thân sanh tháng 1, 12, 2, 9, 3, 8 và tháng 4 như sanh nhằm mấy tháng này có số Lưu Thê hoặc đa đoan về việc vợ. Xem tử vi 2015 tuổi Bính Thân
Gái tuổi Bính Thân sanh tháng 1, 2, 4 và tháng 5 như sanh nhằm mấy tháng này có số Lưu Phu hoặc trái cảnh về việc chồng.
Còn sanh nhằm tháng 6 và tháng 3 số khắc con, khó sanh và khó nuôi.
Tuổi CANH TÝ Hiệp Hôn Tốt và Ở Đặng
Tánh người vợ hay rầu lo, ít vui vẻ, hay có bệnh nhỏ, số khó giữ tiền tài, tánh ý vợ chồng cũng đ ặngg hòa hạp, ở với nhau đặng hưởng ấm no.
Kết luận: Cảnh vợ chồng này ở với nhau đặng tốt, về hào tài buổi đầu hay luân chuyển
ĐOÁN PHỤ THÊM
Nhà ở là nơi hai khí âm, dương giao hội với nhau, là mặt quan trọng trong sinh hoạt của các thành viên trong gia đình có an toàn, khỏe mạnh hay không.
Phong Thủy học truyền thống có cách nói của âm dương trạch, mà dương trạch nếu ở trên “đất Phong Thủy tốt” thì “khí sắc” của nó sẽ vô cùng “quang minh”, có thể đem đến điềm phúc cho chủ nhà. Nhưng nếu nó gần âm trạch, tức quá gần mồ mả, sẽ sinh ra ảnh hưởng không tốt. Cách nói này có các lý do sau đây:
* Nhà ở không phân biệt cũ, mới, tuy là bách niên lão trạch (nhà có tuổi thọ lâu dài), nhưng nó thông gió hướng dương; trước của rộng rãi, chủ nhà thường cảm thấy cuộc sống sẽ sáng sủa, đặc sắc; tuy nhà ở là nhà mới nhưng cách mồ mả quá gần, khiến con người dễ cảm thấy cuộc sống u ám không có ánh sáng, cuộc sống của chủ nhà thường vắng vẻ, buồn tẻ, cô độc.
* Xem phòng khách của chủ nhà. Khi nhà ở cách xa mồ mả, một phòng khách sáng sủa khi không có người cũng không có cảm giác cô tịch, lạnh lẽo mà vẫn có không khí ấm cúng náo nhiệt. Nếu cách mồ mả quá gần, ắt khi phòng khách có người thì không khí trong phòng này cũng âm u, thưa vắng.
Có một số người muốn được tổ tiên phù hộ nên thích xây mồ mả gần nhà ở để được gần gũi với tổ tiên, như thế thì “con cháu đời đời hưởng phúc”. Cho rằng khí của tổ tiên và khí của con cháu là một mạch tương thông, an táng xong hài cốt của tổ tiên thì các đời sau sẽ được tổ tiên phù hộ, con cháu đời đời được phúc khí & vận khí.
Thật ra, việc này là điều không có căn cứ. Vì mồ mả quá gần, âm khí sẽ nặng, nơi này không thích hợp xây nhà ở, xây công viên cũng sẽ không cát lợi, thường sẽ mang một cảm giác không may mắn, ảnh hưởng sức khỏe cơ thể & tâm lý con người.
Nhà ở coi trọng sự hài hòa của âm dương, sống quá gần mồ mả, âm khí sẽ nặng, dương khí của con người tất nhiên sẽ bị xâm hại, dương khí dần dần suy yếu, cơ thể dễ bị bệnh.
Nhìn theo đạo lý dưỡng sinh của khoa học hiện đại, nếu chủ nhà mỗi ngày ra ngoài đi dạo, nhìn thấy sẽ nghĩ đến đều có cảm giác có liên quan đến con người của một thế giới khác, đều có áp lực đối với tâm sinh lý, không có lợi cho sức khỏe.
Từ trước đến nay sách lý luận về Phong Thủy nhà ở có rất nhiều, quan điểm chủ yếu cũng giống nhau nhiều, khác nhau ít, lý luận của nó rõ ràng, thâm thúy & sâu xa. Phong Thủy phạm vào điều cấm kỵ tất nhiên có tai hại, cần có biện pháp hóa giải, tai hại sẽ dừng lại. Điều này giống như lấy thuốc chữa bệnh thì bệnh sẽ khỏi. Vì thế nói sống ở “nhà thịnh vượng” là an toàn cho sức khỏe & sinh mệnh. Con người sống trong một ngôi nhà yên ổn mới có thể cát tường, thịnh vượng, nếu không sẽ dẫn đến gia môn suy bại, lạnh lẽo.
Cho nên lý luận Phong Thủy nhà ở cho rằng môi trường nhà ở tốt là nơi có lợi cho sức khỏe cơ thể & tâm lý, an cư lạc nghiệp. Từ đó có thể thấy, nghiên cứu Phong Thủy nhà ở là một phương pháp khoa học, nhà ở nhất định không được chọn nơi quá gần mồ mả.
Được sưu tầm bởi Đá Hộ Mệnh (http://www.homenh.vn)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Nghệ sỹ Xuân Hinh có nói: " Còn nhỏ thì sợ mẹ sợ cha, lớn lên sợ vợ, về già sợ con ". Nếu con cái bất hiếu, không được nhờ vả về già thì thật bất hạnh. Mức độ hòa hợp giữa tuổi cha mẹ và con cái có ảnh hưởng, liên quan tới nhau thật hay không? Trên cơ sở, nghiệm lý, quan sát tỉ mỷ trong thực tiễn Ngô Bạch đã thống kê mức độ hòa hợp và bất hòa hợp giữa tuổi cha mẹ và con cái. Trên cơ sở đó, có thể vận dụng linh hoạt để xây dựng một gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh...
Con cái tuổi Tý: Luôn xảy ra xung đột, tranh cãi
Con cái tuổi Sửu: Không hòa hợp, tuy con cái vẫn hiếu thuận
Con cái tuổi Dần: Cha mẹ nên để con cái tự chủ, tự do phát triển
Con cái tuổi Mão: Cha mẹ ít có thời gian chăm sóc con cái
Con cái tuổi Thìn: Gia đình hòa thuận, yên ấm
Con cái tuổi Tị: Con cái luôn có ý bất mãn
Con cái tuổi Ngọ: Đôi bên cùng hiểu thấu, tông cảm lẫn nhau
Con cái tuổi Mùi: Quan hệ đôi bên rất tốt
Con cái tuổi Thân: Quan hệ bình thường
Con cái tuổi Dậu: Con cái có ý bất mãn
Con cái tuổi Tuất: Con cái thường tự lo cho mình
Con cái tuổi Hợi: Quan hệ giữa hai thế hệ khá tốt đẹp
Con cái tuổi Tý: Luôn xung khắc, khó hòa hợp
Con cái tuổi Sửu: Có khoảng cách lớn giữa hai thế hệ
Con cái tuổi Dần: Con cái có ý bất mãn
Con cái tuổi Mão: Quan hệ bình thường
Con cái tuổi Thìn: Gia đình hạnh phúc
Con cái tuổi Tị: Cha mẹ có thể hy sinh tất cả vì con
Con cái tuổi Ngọ: Hai thế hệ gắn bó, quan hệ rất tốt
Con cái tuổi Mùi: Quan hệ bình thường
Con cái tuổi Thân: Quan hệ rất tốt, thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống
Con cái tuổi Dậu: Hai bên khó dung hòa bởi quan niệm sống rất khác nhau
Con cái tuổi Tuất: Con cái có xu hướng muốn sớm thoát ly khỏi gia đình
Con cái tuổi Hợi: Con cái hiếu thảo, luôn luôn gánh vác trọng trách trọng yếu trong gia đình.
Con cái tuổi Tý: Quan hệ hai thế hệ rất tốt đẹp
Con cái tuổi Sửu: Đôi bên có sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc, nên gia đạo rất hài hòa
Con cái tuổi Dần: Khó hòa thuận, luôn xung khắc và hay xảy ra cãi vã
Con cái tuổi Mão: Gia đình hạnh phúc yên vui
Con cái tuổi Thìn: Gia đình ấm êm, con cái hiển đạt
Con cái tuổi Tị: Con cái sớm trưởng thành và giúp đỡ nhiều cho cha mẹ
Con cái tuổi Ngọ: Rất khó hòa hợp
Con cái tuổi Mùi: Con cái luôn tin tưởng, và noi theo tấm gương của cha mẹ
Con cái tuổi Thân: Mọi người trong gia đình đều được quyết định chung
Con cái tuổi Dậu: Con cái luôn bất mãn
Con cái tuổi Tuất: Luôn xung khắc, rất khó hòa hợp
Con cái tuổi Hợi: Cha mẹ luôn cưng chiều, bảo vệ che chở cho con cái
Bói tên coi cái và tên vợ chồng xem ý nghĩa của tên những người trong gia đình bạn.
Con cái tuổi Tý: Khó hòa hợp, luôn bất đồng ý kiến
Con cái tuổi Sửu: Con cái có thể giúp đỡ hiệu quả đối với sự nghiệp của cha mẹ
Con cái tuổi Dần: Con cái luôn chống đối với cha mẹ, bất đồng quan điểm, ý kiến luôn
Con cái tuổi Mão: Con cái ngang bướng, không nghe lời cha mẹ
Con cái tuổi Thìn: Quan hệ rất tốt, trong ấm ngoài êm
Con cái tuổi Tị: Con cái luôn tranh cãi với cha mẹ
Con cái tuổi Ngọ: Thế hệ trẻ trong gia đình muốn sớm thoát ly khỏi gia đình
Con cái tuổi Mùi: Con cái bất hiếu, khiến cha mẹ thất vọng
Con cái tuổi Thân: Cha mẹ luôn tự hào về con cái
Con cái tuổi Dậu: Gia đình bất ổn, lúc nào cũng có việc để tranh cãi
Con cái tuổi Tuất: Cha mẹ không hiểu được con cái mình
Con cái tuổi Hợi: Con cái chỉ biết làm theo ý mình
Con cái tuổi Tý: Cha mẹ không có nhiều thời gian chăm sóc con cái
Con cái tuổi Sửu: Khó hòa thuận với nhau
Con cái tuổi Dần: Rất tốt, cha mẹ hy sinh tất cả cho con
Con cái tuổi Mão: Gia đình hòa thuận, êm ấm
Con cái tuổi Thìn: Con cãi bất mãn vì cha mẹ quá nghiêm khắc trong việc dạy dỗ
Con cái tuổi mùi: Khó hòa hợp với nhau
Con cái tuổi Thân: Gia đình thiếu bầu không khí thuận hòa, yên vui
Con cái tuổi Dậu: Con cái ngang bướng, không nghe lời cha mẹ
Con cái tuổi Tuất: Con cái hiếu thảo
Con cái tuổi Hợi: Gia đình yên ấm, an bình
Con cái tuổi Tý: Quan hệ rất tốt
Con cái tuổi Sửu: Cha mẹ rất cưng chiều và kỳ vọng ở thế hệ sau
Con cái tuổi Dần: Gia đình thuận hòa
Con cái tuổi Mão: Quan hệ tốt, nhưng con cái có chí hướng riêng, không hướng về gia đình
Con cái tuổi Thìn: Cha mẹ cưng chiều con cái, con cái cũng giỏi giang làm cha mẹ vẻ vang, rạng rỡ
Con cái tuổi Tị: Con cái hay làm phiền lòng, trái ý bề trên
Con cái tuổi Ngọ: Con cái muốn thoát ly gia đình, khiến cha mẹ buồn phiền, thất vọng
Con cái tuổi Mùi: Đôi bên cùng thấu hiểu, quan tâm, chăm sóc vun đắp gia đình hạnh phúc
Con cái tuổi Thân: Con cái thông minh, tài giỏi
Con cái tuổi Dậu: Con cái được chăm sóc tốt, và được cưng chiều
Con cái tuổi Tuất: Cha mẹ vì con mà làm tất cả
Con cái tuổi Hợi: Hai thế hệ rất gắn bó, chia sẻ, quan tâm đối với nhau hài hòa, chứa chan tình cảm
Xem thêm Xem tuổi con và xem tuổi cha mẹ có hợp nhau hay không?
Ngô Bạch
Tử vi Ất Tỵ là con rắn khiến cho người ta phải sợ hãi, cá tính thâm trầm, trí tuệ cao siêu, ngoài nhu trong cương, là người hào phóng, thích cuộc sống ẩn dật, không nhận gánh vảo tổ nghiệp.
Phúc đăng Hỏa chiếu đến những nơi mà mặt trời, mặt trăng không chiếu đến, làm sáng những nơi còn tối tăm. Hỏa này là hỏa phát sáng vào ban đêm trong nhân gian.
Trong xem tử vi Ât Tỵ là Hỏa lâm quan, Thủy không thể khắc, được Thủy cứu tế, chủ về thuần túy. Hỏa khác trợ nó cũng tết. Hỏa này hàm khí thuần dương, rực rõ xán lạn. Sinh vào mùa xuân và mùa đông chủ cát lợi, sinh vào mùa hạ và mùa thu khó tránh điềm hung.
Lấy Mộc làm bấc, lấy Thủy làm dầu, Địa chi không ưa có xung, ví dụ như gặp Hợi e gió thổi đèn tắt, chủ đoản mệnh.
Phàm gặp Mộc đều tốt, rất ưa được quan tinh, lộc quý trợ giúp, có thể vinh hoa.
Thủy lấy Giáp Thân, Ất Dậu Tỉnh tuyền Thủy; Bính Tý, Đinh Sửu Giản hạ Thủy làm dầu thật. Nhâm Thìn, Quý Tỵ Trưòng lưu Thủy là dầu giả. Nhâm Tuất, Quý Hợi Đại hải Thủy; Bính Ngọ, Đinh Mùi Thiên hà Thủy không thể làm dầu, gặp chúng chủ về cả đời bình bình mà thôi.
Hỏa này gặp Thủy cần có Mộc giúp đõ, Thủy nhiều cũng chủ về ít cát lợi, e rằng tai họa nhiều.
Ưa Nhâm Dần, Quý Mão Kim bạc Kim, Kim Hỏa huy hoàng, chủ về thanh quý.
ưa Nhâm Thân, Quý Dậu Kiếm phong Kim, gọi là Đăng hoa phất kiếm cách.
Không ưa Canh Thìn, Tân Tỵ Bạch lạp Kim.
Gặp Canh Tý, Tán Sửu Bích thượng Thổ có thể án thân; Bính Tuất, Đinh Hợi ôc thượng Thổ cũng chủ về ăn mặc không thiếu, các Thổ còn lại vô dụng.
Hỏa ưa cùng loại, sợ gió thổi. Mậu Tý, Kỷ Sửu Tích lịch Hỏa là hỏa thần long biến hóa, ắt mang gió đến, e rằng sẽ yểu thọ.
Ât lộc tại Mão, các Địa chi của trụ khác ưa Mão.
Tỵ mã tại Hợi, các Địa chi của trụ khác không ưa thấy Hợi, thấy chủ về mã bị hình, thưòng thiếu tiền tiêu.
Mệnh nữ sẽ một giai đoạn yêu đương thương tâm, tâm tình không ổn định.
Người sinh năm này thưồng thích thể hiện, làm việc có nguyên tắc, chọn điều thiện mà giữ vững.
Gặp năm Tỵ, năm Hợi, trong nhà không yên, không thương hại đến bản thân cũng thương hại đến người nhà.
Bạn đời Tử vi Ất Tỵ không nên lấy người sinh năm Canh, Tân. Nên tìm người sinh năm Mậu, Kỷ.
Các Địa chi của trụ khác có Dần, thân thể có thương hại, mệnh nữ lấy 3 chồng.
Các can khác có Bính, có thể phú quý.
Các can khác có Tân, cẩn thận đề phòng phạm pháp, nhẹ sẽ phá bại.
Ât quý tại Tý, các Địa chi của trụ khác ưa Tý, chủ cát lợi.
Các Địa chi của trụ khác có Ngọ là ngưòi thông minh, có thể học đoán mệnh, giáo viên hoặc theo lĩnh vực nghệ thuật.
Người tuổi Thân phần lớn đều túc trí đa mưu, có tài năng vượt trội hơn người. Vậy trong tình yêu hôn nhân thì người tuổi Thân hợp với tuổi nào, nên kết đôi với ai để có hôn nhân hạnh phúc?
Người tuổi Thân phần lớn đều túc trí đa mưu. Tuy nhiên, họ cũng là người rất hoạt bát và hài hước. Sự lanh lợi, vui tươi cũng khiến họ có nhân duyên rất tốt. Chẳng thế mà người ta có câu: “Chọn vợ phải chọn con gái tuổi Thân mới chuẩn”.
Người này làm việc theo cảm hứng, giàu tính sáng tạo, có tài năng vượt trội hơn người. Có điều, vì bản thân họ quá xuất sắc nên có phần hơi hiếu thắng, độc đoán và trọng lợi danh.
Con người chẳng ai là hoàn hảo. Vậy người như nào sẽ là bạn đời lý tưởng, dung hòa và chấp nhận con người của con giáp này? Người tuổi Thân hợp với tuổi nào, nên kết đôi với ai để có hôn nhân hạnh phúc? Mời các bạn cùng tìm hiểu với Lịch ngày tốt nhé.
Tuổi Thân và tuổi Tị lục hợp, 2 con giáp này rất hợp với nhau về tình duyên, hôn nhân giữa họ cũng vô cùng mỹ mãn. Tuổi Thân cũng khá hợp với tuổi Tý và tuổi Thìn, nếu bạn chọn vợ chọn chồng, đừng bỏ qua 2 con giáp này nhé.
Tuy nhiên, tuổi Thân và Tị, Dần hợp lại thành thế cục Tam Hình, vì thế trong 1 nhà không nên có đủ mặt 3 con giáp trên. Tuổi Thân và tuổi Hợi tương hại, nên tránh kết hôn với người tuổi này để có được hôn nhân hạnh phúc bền lâu.
Văn Khúc nếu nghiên cứu thuật số hợp hơn Văn Xương. Căn cứ vào câu “Văn Khúc Thái Âm cửu lưu thuật sĩ” viết trong Đẩu Số Toàn Thư. Cả Văn Xương lẫn Văn Khúc đều sợ sao Hóa Kị, nhưng Văn Khúc gặp Hóa Kị đáng ngại hơn Văn Xương.
Sách ghi: “Văn Khúc thuộc âm thủy, chủ khoa giáp thanh danh, và là tay ăn nói biện thuyết có tài. Vì Văn Khúc thuộc thủy nên cơ trí quyền biến hơn (thủy chủ trí) tài trí biến động lưu loát như dòng thác lũ. Bởi vậy nếu đóng ở Thìn, cái trí tuệ ấy sẽ bị câu thúc bất lợi với khả năng thi triển. An sao Văn Khúc khởi từ cung Thìn vì Thìn là thủy khố, Văn Khúc phải đi khỏi thủy khố thì mới vẫy vùng.
Văn Khúc đi cùng Kình Dương khả năng phê phán càng bén nhạy trên bản chất vốn là đao, tên. Nữ mệnh kị Văn Khúc vì Văn Khúc thuộc thủy lại gặp thêm một sao thủy khác biến thành “thủy tính dương hoa” ướt át với tình, sống trong ảo tưởng dễ trở thành phong trần.
Mệnh Tử Vi Tham Lang ở Mão mà gặp luôn cả Văn Khúc Hóa Kị thường là cách của con người ham cờ bạc mà dạc dài. Với cách Vũ Tham ở Sửu Mùi, gặp Văn Khúc Hóa Kị cổ nhân cho rằng đó là cách “nịch thủy chi ưu” (có nỗi lo chết sông nước).
Văn Khúc Hóa Kị cũng biến thành ám diệu cho Phá Quân trong câu phú: “Phá Quân ám diệu cộng hương thủy trung tác tủng” đã nói ở trên.
Văn Khúc như Văn Xương mang tính chất đào hoa mà lại gặp các đào hoa tinh càng làm tăng tính chất ấy. Nếu biết đi vào nghề nghiệp để tiếp xúc với nữ phái thì chất đào hoa sẽ tan biến vào nghề nghiệp nhờ vậy khả dĩ thành công. Nhưng khi Văn Khúc đứng với Thiên Đồng hay Cự Môn thì thường bị khổ vì tình, số nữ phiền lắm.
Do cái tài ăn nói mà Văn Khúc gần cận người khác phái. Những sao hợp với Văn Khúc là Thiên Lương Tử Vi Thiên Phủ. Những sao này được Văn Khúc thì thông tuệ. Riêng Liêm Trinh đứng với Văn Khúc lại biến ra con người khẩu thiệt gian hoạt. Nữ mệnh Xương Khúc đi với Liêm Trinh dễ lưu lạc phong trần nếu gặp cả Linh Hỏa. Tại sao vậy?
Vì Xương với Khúc đều là dịch mã tinh, ưa thay đổi, di động, tính tình không an định, mừng giận vô thường. Như thế là không chung tình. Thêm Linh Hỏa, những hung sát tinh ấy chuyển tình trạng không chung tình vào phong trần.
Khu di tích đền thờ Nguyễn Trãi – Côn Sơn là một trong 48 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.
Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV.
Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang…
Một số thắng cảnh trong khu di tích Đền Thờ Nguyễn Trãi:
Chùa Côn Sơn tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành.
Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hỏa công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.
Chùa Côn Sơn có từ thời Trần (truyền thuyết cho rằng Chùa có từ thời Đinh), năm Khai Hựu nguyên niên (1329), được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử chùa Côn Sơn.
Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Mang kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.
Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia.
Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm – một thiền phái mang màu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp “Huyền Quang tôn giả”.
Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam cổ tích của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị.
Đền Kiếp Bạc: Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, 2 con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ 4 con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).
Đền Nguyễn Trãi khởi công xây dựng ngày 14-12-2000, trên khuôn viên đất rộng gần 10.000 mét vuông, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần thị Thái, thân mẫu của Nguyễn Trãi. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền.
Đền thờ chính, hai nhà Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn Ngoại, Nhà Bia, Am hoá vàng, cầu vào cổng chính, cầu qua suối Côn Sơn theo kiểu thượng gia hạ kiều để lên Thạch Bàn, nhà từ đền, hệ thống sân vườn, đường cấp thoát nước…
Ngôi đền chính tưa lưng vào Tổ Sơn, hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân là tả Thanh long và hữu Bạch hổ. Phía trước có hồ nước rộng, tiếp theo là núi Trúc Thôn đối diện với núi Phượng Hoàng. Xa xa là dãy núi An Lạc đã tạo lên thế núi lớp lớp điệp trùng.
Kiến trúc đền theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau.
Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. Tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình, mặc dù quân sỹ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi, Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận. Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.
Đền thờ Trần Nguyên Hãn nằm trên đền thờ Nguyễn Trãi, cũng ở ven suối. Trần Nguyên Hãn là đại công thần nhà Lê và là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi.
Đền thờ Trần Nguyên Đán nằm ở phía trên cả đền thờ Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Trần Nguyên Đán là ông Nguyễn Trãi. Các đền này đều rất đẹp và hợp thành một quần thể mới hoàn toàn hòa hợp với quần thể chùa Côn Sơn cũ.
Năm 1385, Trần Nguyên Đán cùng vợ đưa cháu ngoại Nguyễn Trãi về sống tại Côn Sơn. Ông nuôi dậy Nguyễn Trãi trưởng thành. Tại Côn Sơn ông cùng vợ trồng rừng thông, bãi giễ và xây dựng quần thể kiến trúc trong núi. Động Thanh Hư là công trình quy mô, hoành tráng với nhiều hạng mục kiến trúc hoà với thiên nhiên, trong đó có các nơi “Nghỉ ngơi, chơi ngắm” là thẳng cảnh tiêu biểu mà từ lâu đã trở thành địa danh, di tích nổi tiếng, đi vào thi ca sử sách ở nhiều thời đại.
Năm 1390, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán tạ thế tại Côn Sơn. Vua Trần nhớ công đức của ông, sắc chỉ cho nhân dân lập đền, tạc tượng thờ Người tướng quốc tại Côn Sơn. Trải qua năm tháng Đền thờ xưa không còn.
Năm 2005, tỉnh Hải Dương xây dựng Đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của Ông giữa rừng tùng bách tại Côn Sơn. Đền Thanh Hư kiến trúc theo chữ Đinh, toà Tiên bái chồng diêm cổ các hai tầng tám mái uy nghi. Đền tựa núi Ngũ Nhạc, Minh Đường hướng đông nam, hồ Côn Sơn nơi tụ phong, tụ thuỷ; núi An Lạc làm Tiền Án, dãy An Sinh thế long chầu. Trong Đền hệ thống hoành phi, câu đối, đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần thái uy nghiêm, nhân từ.
Thật hiếm có nơi nào trên đất Việt Nam có một di tích vừa chung đúc và hội tụ được các giá trị to lớn về nhiều mặt: lịch sử, văn hoá, tôn giáo và thắng cảnh như Côn Sơn. Đến thăm Côn Sơn, nơi tri ân của nhiều thế hệ với các bậc tiền nhân có công đức lớn lao với đất nước, là địa danh linh thiêng trong tâm thức của du khách và để hiểu thêm về người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Chân nhỏ mà đầy đặn
Những người sở hữu bàn chân nhỏ nhắn nhưng đầy đặn, đặc biệt là phụ nữ, thường được xem là người có bàn chân quý nhân. Cơ hội đến với bạn quả rất tuyệt vời. Nhờ thường xuyên được quý nhân phù trợ, cuộc sống của những người sở hữu đôi chân xinh xắn này sẽ rất tốt đẹp: tiền tài dư dả, cơm ngon áo đẹp…
Bàn chân có nốt ruồi son
Người có nốt ruồi son mọc ở bàn chân là người có tướng vượng nhân, mệnh phú quý. Tướng chân này không chỉ tốt cho bản thân, mà còn đem lại may mắn cho người thân của bạn.
Móng chân tròn, bóng nhẵn
Những người có móng chân hình tròn, trơn bóng là người có mệnh phu nhân. Không những được hưởng tiền bạc từ chồng, bạn còn có nhân công dưới quyền để sai khiến. Những người có móng chân mọc cụp xuống dưới lại càng có số hưởng tiền.
Móng chân màu hồng
Màu sắc móng chân không chỉ biểu hiện tình trạng sức khỏe, mà còn dự báo vận mệnh của bạn. Những người có móng chân màu trắng sữa thường có vận mệnh ổn định, bình yên. Móng chân màu xám báo hiệu cuộc đời bạn sẽ gặp nhiều trắc trở, đau khổ. Riêng móng chân có sắc hồng hào là biểu hiện đáng mừng của mệnh phú quý.
Ngón chân thứ hai dài hơn ngón chân cái
Bạn là một người quyết đoán và có khả năng lãnh đạo tốt. Từ thời Ai Cập cổ đại, các vị vua chúa, những người nắm giữ vị trí cai trị đều có ngón chân thứ hai trong bàn chân dài hơn những người bình thường. Người sở hữu bàn chân như vậy còn là người có tinh thần trách nhiệm cao kể cả trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Không chỉ có vậy, bạn còn là người sôi nổi và tràn đầy năng lượng. Do đó, bạn luôn là trung tâm của các hoạt động vui chơi giải trí.
Ngón chân thứ hai và thứ ba cách xa nhau
Nếu đây là hình dáng bàn chân của bạn thì nó nói rằng: bạn đang sở hữu đôi chân của một “điệp viên”. Bạn có khả năng quan sát mọi thứ xung quanh một cách tinh tế, nắm bắt tình hình nhanh chóng và ngụy trang khá tốt cho những cảm xúc bản thân. Điều đó khiến những người xung quanh không thể nắm bắt được suy nghĩ và hành động của bạn. Đôi khi nó sẽ gây ra hiểu lầm không đáng có. Trong công việc, bạn luôn được giao nhiệm vụ quan trọng vì sự đáng tin cậy và tính chuyên nghiệp.
Ngón chân thứ hai ngả vào ngón chân cái
Bàn chân này cho thấy chủ nhân là một người ủy mị, hay nhớ về những kỷ niệm đã qua. Bạn giàu cảm xúc, nhưng đôi lúc lại quá yếu đuối. Sự yếu đuối ấy nhiều khi khiến mọi người cảm giác khó chịu và có cái nhìn khác đi về bạn. Mặt khác, bạn lại là một người khá chín chắn. Trước khi quyết định làm một việc gì đó, bạn thường tìm hiểu và suy nghĩ rất kỹ, tính toán trước sau sao cho phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được đúng hướng đi cho công việc cũng như cuộc sống của mình.
Ngón chân út cực nhỏ
Ngón chân út nhỏ nhắn biểu hiện cho sự ngây thơ trong sáng của bạn. Bàn chân này cũng chỉ ra rằng bạn là người hóm hỉnh và hài hước. Bạn luôn đem lại cho người đối diện cảm giác gần gũi thân thiện. Mọi người thường tìm đến bạn để chia sẻ tâm tình. Bên cạnh đó, trong những thử thách phải đối đầu, bạn khá can đảm, và một khi đã đưa ra quyết định thì không điều gì có thể khiến bạn thay đổi quyết định đó.
Ngón chân út cong lại
Ngón út hướng ra ngoài cho thấy bạn là một người thích sự tự do, phóng khoáng và không muốn bị gò bó. Những công việc cần sự sáng tạo khá phù hợp với bạn. Bạn luôn thích thay đổi và làm mới bản thân. Bạn không thích cái gì cứ lặp đi lặp lại một cách máy móc mà cần phải có sự đổi mới, khiến nó không nhàm chán và cũ kỹ.
Trong công việc bạn được đánh giá là một người đầy nhiệt huyết và hăng say. Nhưng cũng có khi sự quá hăng say của mình khiến bạn dễ chán nản và bỏ dở giữa chừng nếu công việc đó không theo mong muốn.
Trong lòng bàn chân có nốt ruồi đen
Nếu trong lòng bàn chân có nốt ruồi đen, bạn nên vui mừng vì đó là dấu hiệu đáng mừng. Trong nhân tướng học, nốt ruồi đen tượng trưng cho tài lộc, phú quý và món ngon. Nốt ruồi càng to càng bóng càng chứng tỏ khả năng tài chính của chủ nhân rất ưu việt.
Lòng bàn chân có vân hình xoắn ốc
Nếu trong lòng bàn chân có đường vân hình xoắn ốc, chứng tỏ bạn rất hợp với những công việc trong ngành truyền thông, phim ảnh và sẽ danh lợi song toàn. Tài lộc, phú quý cũng theo danh lợi mà tăng tiến không ngừng.
Gót chân nổi rõ
Những người có gót chân nổi rõ thường có tài vận cực vượng. Thậm chí, họ hàng, bạn bè của bạn cũng may mắn không kém trong phương diện tiền tài. Nếu được người thân ủng hộ, giúp đỡ trong công việc, tài vận của bạn sẽ thêm phần sáng sủa.
Lòng bàn chân lõm sâu
Những người có lòng bàn chân lõm sâu thường hưởng phúc lớn. Không chỉ kinh tế của gia đình, ngay bản thân bạn cũng có tiềm lực tài chính mạnh tới mức không ai sánh bằng. Tóm lại, người sở hữu tướng chân này sẽ vượng phát cả tài lẫn phúc.
Ngọc Anh (tổng hợp)
Ngũ hành không những có quan hệ tương sinh hay tương khắc đơn thuần mà ngay trong mỗi mối quan hệ đó cũng có những trường hợp cụ thể, có sự khống chế lẫn nhau. Ví dụ đối với quan hệ tương sinh, nếu một trong hai hành quá mạnh hay quá yếu đều bất lợi. Đó chính là lý do mà thuật phong thủy luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng ngũ hành. Dưới đây là điều nên và kỵ của ngũ hành sinh khắc, chế hóa.
Biểu đồ ngũ hành tương sinh và tương khắc |
1. Hành Kim
- Kim gặp Hỏa mạnh sẽ trở thành vũ khí có ích.
- Kim có thể sinh Thủy, nhưng Thủy vượng thì Kim chìm (Kim tuy cứng nhưng cũng có thể bị Thủy làm cùn đi).
- Kim có thể khắc Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị mẻ; Mộc yếu gặp Kim vượng thì sẽ bị Kim chặt đứt.
- Kim nhờ Thổ mà sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp; Thổ có thể sinh Kim nhưng Kim nhiều thì Thổ biến thành ít.
2. Hành Hỏa
- Hỏa vượng gặp Thủy thì trở thành ứng cứu cho nhau, tạo sự cân bằng.
- Hỏa có thể sinh Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Hỏa dập tắt.
- Hỏa có thể khắc Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa tắt; Kim yếu gặp Hỏa tất sẽ nóng chảy.
- Hỏa nhờ Mộc sinh, Mộc nhiều thì Hỏa mạnh, tuy Mộc có thể sinh Hỏa nhưng Hỏa nhiều thì Mộc bị đốt cháy.
3. Hành Thủy
- Thủy mạnh gặp Thổ sẽ thành ao hồ.
- Thủy có thể sinh Mộc nhưng Mộc nhiều thì Thủy co lại; Thủy mạnh khi gặp Mộc thì Thủy yếu đi.
- Thủy có thể khắc Hỏa nhưng Hỏa nhiều thì Thủy yếu đi; Hỏa yếu gặp Thủy tất bị dập tắt.
- Thủy nhờ Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy đục; Kim có thể sinh Thủy nhưng khi Thủy nhiều thì Kim lại bị chìm xuống.
4. Hành Thổ
- Thổ mạnh gặp Mộc thì việc tốt đẹp.
- Thổ có thể sinh Kim nhưng Kim nhiều thì Thổ trở thành ít; Thổ mạnh gặp Kim thì sẽ bị chống chế.
- Thổ có thể khắc Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi; Thủy yếu mà gặp Thổ tất sẽ bị chặn lại.
- Thổ nhờ Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ bị đốt cháy; Hỏa có thể sinh Thổ nhưng nếu Thổ nhiều thì Hỏa bị tàn lụi.
5. Hành Mộc
- Mộc mạnh gặp Kim sẽ trở nên tốt đẹp.
- Mộc sinh Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Mộc bị đốt cháy; Mộc mạnh gặp Hỏa thì Mộc trở thành yếu.
- Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị lấn át; Thổ yếu gặp Mộc thì sẽ trở thành khô cằn, nứt nẻ.
- Mộc nhờ Thủy sinh nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt; Thủy có thể sinh Mộc nhưng Mộc nhiều thì Thủy bị co lại.
(Theo Dự đoán theo tứ trụ)
Những câu nói hay về cuộc sống hằng ngày. Mỗi ngày bạn hãy tự tạo niềm vui cho mình bằng cách nói một câu nói hay. Như vậy, không những bạn sẽ cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn mà còn truyền cảm hứng cho người khác nữa đấy.
Mời bạn cùng thưởng thức những câu nói hay về cuộc sống hằng ngày đầy ỹ nghĩa với mỗi cảm xúc khác nhau mang lại một niềm vui hay nỗi buồn. Vậy chúng ta cùng đọc và cảm nhận ý nghĩa của những câu nói hay về cuốc sống hằng ngày nhé!
1. Đôi khi chúng ta tưởng rằng, những mảnh vỡ rơi xuống tứ tung, nhưng thật ra chúng rơi vào đúng vị trí của chúng.
———
2. Đừng quá lệ thuộc vào ai đó trong cái thế giới này. Ngay cả cái bóng của bạn cũng bỏ bạn đi khi bạn ở trong đêm tối.
———
3. Dù bạn có là một người phụ nữ tốt thế nào đi chăng nữa, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ là đủ tốt đối với người đàn ông chưa sẵn sàng vì bạn.
4. Đừng yêu thương những gì bạn chưa thể tin tưởng. Đừng ganh ghét những thứ mà bạn không thể có. Đừng nói ra những những điều mà bạn không thể làm. Đừng phán xét những việc mà bạn không được biết.
5. Dù ngôi nhà của bạn có to bao nhiêu đi nữa, dù bạn mới vừa tậu một chiếc xe hơi mới tinh, hay kể cả tiền của bạn trong tài khoản ngân hàng có nhiều cỡ nào, thì phần mộ của bạn cũng chỉ nhiêu đó kích thước. Hãy khiêm tốn.
6. Đừng nói mà hãy làm. Đừng huyên thuyên mà hãy hành động. Đừng hứa mà hãy chứng minh.
7. Đừng bao giờ quyết định những vấn đề lâu dài trong lúc cảm xúc đang ngắn hạn.
8. Đối với bạn mà nói, sẽ chẳng bao giờ là quá già để có một mục tiêu mới hay để mơ một giấc mơ mới.
9. Đôi khi bạn không cần phải có mục tiêu trong cuộc sống, đại loại là những mục tiêu to lớn, bạn chỉ cần biết điều mà bạn phải làm kế tiếp là gì mà thôi.
10. Thời gian là miễn phí nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó. Bạn có thể dùng nó, nhưng bạn không thể giữ nó. Một khi bạn làm mất nó, bạn sẽ không thể nào có lại được nó.
Trên đây là những câu nói hay về cuộc sống hằng ngày với những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống. Vậy bạn hãy đọc và cảm nhận và bày tỏ nỗi niềm và tâm trạng của mình nhé !
Xem hướng phòng ngủ tuổi Ất Mùi 1955
– Năm sinh dương lịch: 1955
– Năm sinh âm lịch: Ất Mùi
– Quẻ mệnh: Ly Hoả
– Ngũ hành: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)
– Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạchh
– Hướng tốt: Bắc (Diên Niên); Đông (Sinh Khí); Đông Nam (Thiên Y); Nam (Phục Vị);
– Hướng xấu: Tây Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông Bắc (Hoạ Hại); Tây Nam (Lục Sát); Tây (Ngũ Quỷ);
Phòng ngủ:
Con người luôn giành 30% cuộc đời mình cho việc ngủ, nên phòng ngủ chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng.
Vị trí phòng ngủ trong nhà và vị trí giường ngủ trong phòng ngủ nên ưu tiên ở hướng tốt (các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị)
Gia chủ mang mệnh Kim, Thổ sinh Kim, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Thổ, là hướng Đông Bắc; Tây Nam;
Nếu tính cho các phòng ngủ của các thành viên khác trong gia đình, thì cần tính hành ứng với mỗi thành viên.
Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu Vàng, Nâu, đây là màu đại diện cho hành Thổ, rất tốt cho người hành Kim.
Tủ quần áo nên kê tại các góc xấu trong phòng để trấn được cái xấu, là các góc Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh.
Giường ngủ cần tránh kê dưới dầm, xà ngang, đầu giường tránh thẳng với hướng cửa mở vào, thẳng với hướng gương soi.
► Xem thêm: Ngũ hành tương sinh và những ảnh hưởng đến cuộc đời, vận mệnh |
► Xem thêm: Tử vi 12 cung hoàng đạo, Horoscope được cập nhật mới nhất |
Những cách dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục những nhược điểm của cửa sổ cao, thậm chí còn tạo ra được những phong cách mới đậm nét cho “đôi mắt của ngôi nhà”.
1. Tạo điểm nhấn phía trên
Tạo điểm nhấn cho phần rèm phía trên.
Ở trên cùng của rèm che thường có một đoạn trang trí. Một trong những cách khắc phục nhược điểm của cửa sổ cao là tạo điểm nhấn cho phần trang trí này. Bạn có thể sử dụng các màu sắc hoặc hoa văn nổi bật ở đoạn trang trí thay vì các loại rèm “trơn tuột” đơn điệu để “hút” sự chú ý lên phía trên, từ đó tạo cảm cảm giác cửa sổ như ngắn lại.
Cách thức treo rèm khác nhau có thể biểu đạt những sắc thái không giống nhau cho căn phòng.
Ngoài ra bạn còn có thể kéo dài đoạn trang trí và sử dụng thêm tua rua cho rèm cửa để tạo hiệu quả trang trí cũng như “co ngắn” cửa sổ. Chẳng hạn như trong phòng khách này, phần trang trí của rèm không những được kéo dài và còn được trang trí kiểu cánh bướm bay bổng khiến khách quên mất nhược điểm của khung cửa sổ cao.
2. Ẩn thanh rèm
Rèm giấu thanh đem lại cảm giác mềm mại cho không gian nội thất và rất phù hợp cho căn phòng có “view” đẹp.
Những kiểu rèm giấu đi thanh trượt khiến cho chiếc rèm cửa như buông lơi từ chính trần nhà. Giải pháp này rất tuyệt khi áp dụng trong căn phòng nhìn ra một bối cảnh đẹp vì nó loại bỏ được sự phân chia của tường nhà và cửa sổ khi trang trí phòng.
3. Che bớt một phần cửa
Che phủ cửa sổ bằng rèm dệt không vừa giúp khắc phục nhược điểm của cửa sổ cao, vừa đẹp mắt.
Che một phần của cửa sổ cũng là giải pháp để khắc phục cửa sổ cao. Điều bạn cần cân nhắc chỉ là nên che phần phía trên hay phía dưới của cửa sổ để phù hợp với mục đích sử dụng của cá nhân. Rèm dệt đặc biệt phát huy hiệu quả trong trường hợp này khi có thể cung cấp thêm cho căn phòng nét tự nhiên và mộc mạc.
4. Tạo ra tỷ lệ
Đèn chùm dài trong trường hợp này đã giúp khắc phục nhược điểm của căn phòng có trần và cửa sổ cao.
Bạn có thể giải quyết vấn đề cửa sổ quá lớn và dài bằng cách tạo ra tỉ lệ khiến cho khung cửa sổ xuất hiện thấp hơn và tương xứng với phần còn lại của căn phòng. Ví dụ trong căn phòng dưới đây một đèn chùm dài tối màu đầy thu hút đã tạo nên điểm nhấn phân khúc không gian khiến khoảng cách của trần nhà cũng như chiều cao của cửa sổ có vẻ giảm đi đáng kể.
► Đọc thêm: Chuyện tâm linh huyền bí bốn phương có thật |