Điểm qua các lịch đã được sử dụng ở Việt Nam từ xưa đến nay: Việc nghiên cứu, phục hồi cổ lịch vượt ra ngoài nội dung này nên chỉ trình bày một số tóm lược dựa chủ yếu vào các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này của Gs. Hoàng Xuân Hãn và Pgs. Lê Thành Lân - những trích lục từ các nguồn sử liệu khác cũng được lấy lại từ hai tác giả trên. Ngoài ra có một số ý kiến chưa được kiểm chứng kỹ hay nhất trí rộng rãi cũng được đưa vào để bạn đọc tham khảo, hy vọng trong tương lai sẽ có một bức tranh đầy đủ hơn về lịch Việt Nam qua các giai đọan lịch sử.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Lịch trong xã hội xưa:
Lịch giữ một vị trí đặc biệt trong quan niệm của người á đông thời xưa, ở Trung Hoa lịch được xem là lệnh trời bày cho dân để theo đó mà làm nông vụ cũng như tế lễ, còn vua là thiên tử, thay trời trị vì thiên hạ và hàng năm ban lịch cho thần dân và các nước phiên bang. ở Việt Nam mỗi năm lễ ban lịch gọi là Ban Sóc cũng được tổ chức rất long trọng có nhà vua và hàng trăm văn võ bá quan tham dự. Các cơ quan làm lịch ở nước ta trước đây rất quy củ, Thời Lý có Lầu chính Dương, Thời Trần có Thái sử Cục, thời Lê có Thái Sử Viện, thời Lê Trung Hưng có Tư Thiên Giám, thời Nguyễn có Khâm Thiên Giám…Các cơ quan này không chỉ làm lịch mà còn "Coi các việc": suy lượng độ số của trời, làm lịch, báo thời tiết, như thấy việc tai dị hay điềm lành, được suy luận làm khải trình lên’
Trích từ Nguyên sử và Đại việt sử ký toàn thư” thì vào thời trần (1301), Đặng Nhữ Lâm khi đi sứ sang Nguyên đã bí mật vẽ đại đồ Cung Uyển, thành Bắc Kinh, mang sách cấm về, sự việc lộ ra và bị vua Nguyên trách cứ. Có thể trong các sách cấm đó có thư tịch về lịch pháp nên sau này con cháu ông là đặng Lộ ra làm quan Thái sử cục lệnh Nghi hậu lang đã chế ra Lung linh nghi để khảo sát hiên tượng tỏ ra rất đúng và vào năm 1339 đặng Lộ trình vua Trần Hiến Tông xin đổi lịch thụ thời sang lịch Hiệp kỷ đã được vua chấp thuận.
Như vậy các cơ quan làm lịch bao gồm cả chức năng dự báo thời tiết, thiên văn và chiêm tinh học. Tuy nhiên, hiện nay tư liệu về lịch Việt Nam còn lại rất ít nguyên nhân một phần do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chiến tranh liên miên tàn phá, một phần do lịch pháp gần như là một thứ bí thuật không phổ biến, cộng với việc khoa học nhất là khoa học tự nhiên không được chú trọng phát triển trong thời phong kiến. Điều này gây trở ngại cho việc tìm hiểu về lịch Việt Nam trong quá khứ và đó cũng là lý do khiến các nghiên cứu về lịch ở nước ta rất hiếm hoi.
Các nhân vật nổi tiếng trong lịch pháp thời xưa có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán vào cuối thời Trần (1325-1390) và Trần Hữu Thận (1754-1831), Nguyễn Hữu Hồ (1783-1844) ở thời Nguyễn … Trần Nguyên Đán là người thông hiểu thiên văn , lịch pháp và đã viết sách Bách thế Thông kỷ tiếc rằng đến nay không còn, ông chính là cháu tằng tôn Trần Quang Khải là ngoại tổ Nguyễn Trãi.
Liên quan đến nguồn sử liệu còn có các cuốn lịch cổ đáng chú ý sau: Khâm định vạn niên thư (lưu trữ tại thư viện quốc gia Hà Nội) in lịch từ năm 1544 đến năm 1903, trong đó các năm từ 1850 trở đi là lịch dự soạn cho thời gian tới, Bách Trúng kinh ( lưu giữ tại Viện hán nôm) in lịch thời Lê Trung HƯng ( Lê - Trịnh) từ năm 1624 đến năm 1785, Lịch đại niên kỷ bách trúng kinh (lưu giữ tại Viện hán nôm ) in lịch từ năm 1740 đến năm 1883, ngoài ra còn cuốn Bách trúng kinh khác thấy ở Hà nội năm 1944, sách này chép lịch từ năm 1624 đến năm 1799 nhưng nay không còn.
Lịch Việt cổ và nguồn gốc Lịch Âm Dương Á Đông:
Lịch âm Dương Á Đông mà Trung Quốc và Việt Nam đang sử dụng hiện nay được xem là lịch nhà Hạ (2140 trước c.n -1711 trước c.n , tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Lịch Âm Dương là kết quả của sự giao thoa văn hoá giữa hai vùng Hoa Bắc và Hoa NAm của Bách Việt hay Việt cổ. Vùng Hoa Bắc trồng kê mạch và chăn nuôi còn vùng hoa Nam tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước. Lịch với chức năng chính là phục vụ nông nghiệp (tục gọi là lịch nhà nông) nên phải phù hợp với thời tiết khí hậu của vùng hoa Nam là vựa thóc chính của trung Hoa. Mặt khác sử sách cũng ghi lại một số tư liệu về sự tồn tại lịch của người Việt cổ như truyền thuyết về lịch rùa mà Việt Thường thị khi sang chầu đã dâng lên vua Nghiêu đời Đào đường ( Sách Việt sử thông giám cương mục) hoặc theo thư của Hoài Nam Vương Lưu An gửi vua nhà Hán (Thế kỷ 2 trước c.n) thì “ từ thời Tam đại thịnh trị đất Hồ đất Việt không tuân theo lịch của Trung Quốc” (Đại việt sử ký toàn thư).Ngoài ra cũng có những bằng cớ chứng tỏ là từ lâu trước thời kỳ Bắc thuộc cư dân nước Văn Lang đã sử dụng một thứ lịch riêng, chẳng hạn các tư liệu về lịch của dân tộc Mường và nhứng điều được miêu tả trong Đại Nam thống nhất chí: “ Thổ dân ở huyện Bất Bạt và Mỹ Lương, hàng năm lấy tháng 11 làm đầu năm, hàng tháng lấy ngày 2 làm đầu tháng, gọi là ngày lui tháng tiến, lại gọi là ngày nội, dùng trong dân gian, còn ngày quan lịch, thì gọi là ngày ngoại, chỉ dùng khi có việc quan”.
Lịch Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau
Các sự kiện lịch sử ở nước ta vốn được ghi chép theo theo Lịch âm Dương Á Đông và để có một niên biểu lịch sử chính xác cần biết rõ loại lịch nào đã được sử dụng trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. tuỳ thuộc vào quan hệ bang giao giữa hai nước trong từng thời kỳ mà lịch Việt Nam có lúc trùng có lúc lại lại khác với lịch Trung Quốc. Mặt khác bản thân lịch Trung Quốc đã trải qua nhiều lần thay đổi, cải cách (tính từ Thế kỷ 14 trước c.n là năm bắt đầu xuất hiện đến nay riêng lịch Trung Quốc đã trải qua hơn 50 cải cách khác nhau), điều này làm cho việc so sánh đối chiếu niên đại lịch sử giữa hai nước thêm phức tạp. Các kết quả khảo cứu của Gs. Hoàng Xuân hãn và pgs. Lê Thành Lân cho biết:
Trong 1000 năm Bắc thuộc (từ khi Triệu Đà đánh bại nhà Thục và xâm chiếm nước ta đến lúc Đinh Bộ Lĩnh lập nên Đại Cồ Việt) lịch dùng chính thức ở nước ta là lịch Trung Quốc hoặc thuộc phần phía nam Trung Quốc bị phân chia (Việt sử ở thời kỳ này được ghi chép rất sơ sài gây khó khăn cho việc khảo cứu).Trong thời kỳ đầu của nền độc lập từ đời Đinh (969) đến hết thời Lý Thái Tông (1054) nước ta vẫn tiếp tục sử dụng lịch nhà Tống ( như lịch Ung Thiên hoặc lịch Sùng Thiên).
Từ đời Lý Thánh tông lên ngôi cuối năm 1054 Việt Nam có lẽ bắt đầu tự soạn lịch riêng, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt, chấn hưng việc nhà nông, việc học. Lý Nhân Tông nối ngôi năm 1072 và 3 năm sau chiến tranh bùng nổ giữa Đại Việt và Tống ( Lý Thường Kiệt xuất quân đánh Tống đẻ ngăn chặn), bang giao gián đoạn giữa hai nước cho đến năm 1078,trong thời gian này chắc chắn nước ta đã dùng lịch riêng.
Các đời Lý và Trần từ 1080 đến năm 1399; lúc đầu nước ta dùng lịch được soạn theo phép lịch đời tống , sau chuyển sang sử dụng lịch Thụ Thời ( có từ năm 1281 đời Nguyên) và năm 1339 vua Trần Hiến Tông đổi tên lịch Thụ Thpì thành lịch Hiệp kỷ.
Năm 1401 nhà Hồ ( thay nhà Trần tè năm 1399 đổi lịch Hiệp kỷ sang lịch Thuận thiên, không rõ chỉ đổi tên hay phép làm lịch cũng thay đổi.
Năm 1407 nhà Hồ bị mất, nhà Minh đô hộ nước ta và dùng lịch Đại Thống ( nhà Minh lên thay nhà Nguyên năm 1368 và dến năm 1384 thì đổi tên lịch Thụ thời thành lịch Đại Thống, nhưng phép lịch vẫn như cũ. Năm 1428 nước ta được giải phóng nhưng triều Lê tiếp tục sử dụng phép lịch Đại thống cho đến năm 1644 và theo Gs. Hoàng Xuân hãn thì phép lịch này còn tiếp tục được sử dụng cho đến năm 1812 (Gia Long thứ 11 đời Nguyễn) mặc dù từ năm 1644 nhà Thanh đã thay thế nhà Minh và khoảng 3 năm sau thì chuyển sang dùng lịch Thời Hiến.
Gs. Hoàng Xuân hãn rút ra kết luận trên dựa vào sự phục tính lịch Đại Thống từ đời nhà Hồ đến năm 1812 và đem so sánh với quyển Bách trúng kinh do ông sưu tầm được, quyển này in lịch từ năm Lê Thần Tông Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) đến năm Tây Sơn Cảnh Thịnh thứ 7 (1799). Theo một số tư liệu thì vào thời Lê Trịnh( từ năm 1593 đến năm 1788) lịch nước ta có tên là lịch Khâm thụ và Gs. Hoàng Xuân Hãn đồ rằng tên này có từ đầu triều Lê, tên khác nhưng phép lịch có thể vẫn là phép lịch Đại thống nếu như kết quả phục tính của Gs. Hoàng Xuân Hãn ở trên là đúng. Nhà Mạc từ năm 1527-1592 nằm trong khoảng thời gian giữa đầu triều Lê và thời Lê- Trịnh có lễ đã dùng lịch Đại thống do nhà MInh phát hành ít nhất cũng là từ năm 1540.
Về giai đọan từ thời Lê - Trịnh đến năm 1802 có một số ý kiến khác:
Qua khảo cứu cuốn Khâm định vạn niên thư (hiện lưu giữ tại thư viện quốc gia Hà Nội) Pgs. Lê Thành Lân cho biết trong vòng 100 năm từ năm Giáp thìn 1544 đến năm 1643 lịch Việt Nam và Trung Quốc khác nhau 12 lần, trong đó có 11 ngày Sóc , 1 ngày nhuận và tết. Điều này khác với nhận định của Gs. Hoàng Xuân hãn cho rằng trước năm 1644 vào thời Lê Trinh lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc cùng dùng theo phép lịch Đại thống nên Giống nhau. Cũng theo Pgs. Lê Thành Lân từ năm Tân Mùi (1631)đến năm Tân Dậu (1801)lịch ở đàng trong trong cuốn Khâm Định vạn niên thư khác với lịch Trung Quốc 92 lần. lịch ở đàng trong tồn tại song hành với lịch Lê- Trịnh (hai lịch khác nhau 45 lần) và lịch Tây Sơn ( hai lịch khác nha 5 lần), mặt khác lịch thời Tây Sơn từ năm Kỷ dậu (1789) đến năm Tân Dậu (1801) khác với lịch nhà Thanh nhưng chưa có sử liệu chứng minh điều này. Lịch đàng trong lúc này có tên là lịch Vạn Toàn (hay Vạn Tuyền, phải đổi tên kị huý).
Từ năm 1813 đến năm 1945: Nhà Nguyễn dùng phép lịch thời Hiến ( giống như nhà Thanh)và gọi là lịch Hiệp Kỷ. Sau khi Pháp cai trị nước ta họ cũng lập các bảng đối chiếu Lịch Dương với Lịch âm Dương lấy từ Trung Quốc, trong khi nhã Nguyễn vẫn soạn và ban lịch của mình ở Trung Kỳ.
Việc chuyển sang dùng phép lịch thời Hiến là do công của Nguyễn Hữu Thuận, khi đi sứ sang Trung Quốc ông đã mang về bộ sách có tên là lịch tượng khảo thành và dâng lên vua Gia Long, sau đó vua sai Khâm Thiên Giám dựa vào đấy để soạn lịch mới. Bộ sách về thiên văn và lịch pháp này do vua Khang Hy sai các lịch quan Trung Hoa cùng với các giáo sỹ Tây phương kết hợp biên soạn và vua Ung Chính sai đem khắc vào năm 1723. Vào tháng chạp năm 1812 lịch Vạn Toàn được đổi tên thành Hiệp Kỷ.
Từ năm 1946 đến năm 1967: Trong giai đọan này Việt Nam không biên soạn Lịch âm Dương mà các nhà xuất bản dịch từ lịch Trung Quốc sang.
Từ năm 1968 đến năm 2010: vào năm 1967 Nha khí tượng công bố Lịch âm Dương Việt Nam soạn theo múi giờ 7 cho các năm từ 1968 đến năm 2000 (Sách lịch Thế kỷ XX). Trước đó vào năm 1959 Trung Quốc cũng công bố Lịch âm Dương mới soạn theo múi giờ 8. Sau đó BAn lịch do K.s Nguyễn Mậu Tùng phụ trách tiếp tục biên soạn l Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010 in trong cuốn lịch n 1901-2010 (xuất bản năm 1992).
(Tổ biên soạn Nha khí tượng được chuẩn bị Thành lập từ năm 1959 dưới sự chỉ đạo cuẩ Gs. Nguyễn Xiển là giám đốc Nha khí tượng. Tổ làm nhiệm vụ quản lý lịch nhà nước và biên soạn, dịch thuật lịch Thiên văn Hàng hải cung cấp cho Hải quân. Đến năm 1967 tổ soạn được 33 năm Âm lịch, thi hành ở miền Bắc từ 1968. Lịch Thiên văn Hàng hải xuất bản đến năm 1989,1990 thì kết thúc. Năm 1979 theo quyết định của Chính Phủ, phòng Vật lý khí quyển và Thiên văn cùng bộ phận tính lịch chuyển từ tổng cục Khí tượng thuỷ văn sang viện khoa học Việt Nam. Bộ phận quản lý lịch nhà nước được đặt trụ sở thuộc Uỷ ban nghiên cứu vũ trụ Việt Nam. Trong các năm từ 1968-1992 Ban lịch đã soạn thêm được một số năm Âm lịch và kết quả thành bảng lịch Việt Nam (1901-2010). từ năm 1993-1997 do thay đổi về tổ chức hành chính (Uỷ ban vũ trụ giải tán ) nên Ban lịch (thực tế chỉ còn một vài người) chuyển về văn phòng thuộc trung tâm KHTN&CNQG. Ngày 16/4/1998 Giám đốc Trung tâm KHTN&CNQG (gọi tắt là ban lịch nhà nước) trực thuộc Trung tâm thông tin Tư liệu.)
Để thống nhất việc tính giờ và tính lịch dùng trong các cơ quan nhà nước và giao dịch dân sự trong xã hội, ngày 8-8-1967 chính phủ đã ra quyết định số 121/CP do cố thủ tướng Phạm Văn Đồng ký (ngày 14-10-2002 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký quyết định số 134/2002/QĐ-TTg sửa một vài câu chữ trong Điều 1 của QĐ 121/Cp cho chính xác hơn nhưng về cơ bản tinh thần của QĐ 121/CP không có gì thay đổi). Theo QĐ 121/Cp giờ chính thức của nước ta là múi giờ thứ 7 bên cạnh Dương lịch (lịch Gregorius) được dùng trong các cơ quan với nhân dân thì Âm lịch vẫn dùng để tính năm tết dân tộc, một số ngày kỷ niệm lịch sử và lễ tết cổ truyền. QĐ 121/Cp cũng nêu rõ Âm lịch dùng ở Việt Nam là Âm lịch được tính theo giờ chính thức của nước ta chư Chỉ thị số 354/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thông tư liên bộ số 88-TT/LB ngày 23-11-1970 của Bộ Văn Hoá và Nha Khí tượng, Quyết định 129-CP ngày 26-3-1979 của Hội đồng Chính phủ…
Những thay đổi về giờ pháp định trong Thế kỷ 20 ở Việt Nam:
Mặc dù hầu hết đát liền nước ta nằm dọc theo múi giờ 7 (kinh tuyến 105 độ đông đi qua gần Hà Nội) nhưng trong Thế kỷ 20 này giờ pháp định của nước ta đã bị nhiều lần thay đổi) theo ý định của chính quyền thực dân và hà đương cục. sự biến động chính trị trong Thế kỷ qua ở Việt Nam đã khiến cho giờ pháp định trong cả nước hay từng miền bị thay đổi tới 10lần. Sau đây là các mốc thay đổi giờ pháp định trong 100 năm qua ở nước ta kể từ khi hình thành khái niệm này:
Ngày 1/7/1906
Khi xây dựng xong Đài thiên văn Phủ Liễn, Chính quyền Đông dương ra Nghị định ngày 9/6/1906 (Công báo Đông Dương ngày 18/6/1906)ấn định giờ pháp định cho tất cả các nước Đông Dương theo kinh tuyến đi qua Phủ Liễn (104°17’17” đông Paris) kể từ 0 giờ ngày 1/7/1906
Ngày 1/5/1911
Sau khi nước Pháp ký Hiệp ước quốc tế về múi giờ, theo nghị định ngày 6/4/1911 (Công báo Đông Dương ngày 13/4/1911-trang 803) quy định giờ mới lấy theo múi giờ 7 (tính từ kinh tuyến đi qua Greenwich) cho tất cả các nước Đông Dương bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/5/1911.
Ngày 1/1/1943
Chính phủ Pháp ra nghị định ngày 23/12/1942 (Công báo Đông Dương ngày 30/12/1942)liên kết Đông Dương vào múi giờ 8 và do vậy đồng hồ được vặn nahnh lên 60 phút vào lúc 23 giờ ngày 31/12/1942.
Ngày 14/3/1945
Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp và buộc các nước Đông Dương theo múi giờ của Tokyo (Nhật Bản) tức là múi giờ 9 nên giờ chính thức lại được vặn nhanh lên 1 giờ vào 23 giờ ngày 14/3/1945.
Ngày 2/9/1945
Sau cách mạng tháng Tám Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố lấy múi giờ 7 làm giờ chính thức (Sắc lệnh số năm/SL Của Bộ nội vụ).
Ngày 1/4/1947
Theo nghị định ngày 28/3/1947 của chính quyền thực dân (Công báo Đông Dương ngày 14/10/1947) thì trong các vùng bị tạm chiếm ở Việt Nam, ở Lào và Campuchia giờ chính thức là múi giờ 8 kể từ ngày 1/4/1947. Tuy nhiên trong các vùng giải phóng vẫn giữ múi giờ 7 và sau Hiệp định giơnevơ các vùng giải phóng ở miền bắc cũng theo múi giờ 7 (Hà nội từ 10/1954 và Hải phòng cuối tháng 5/1955); riêng Lào trở lại múi giờ 7 vào ngày 15/4/1955.
Ngày 1/7/1955
Miền Nam Việt Nam trở lại múi giờ 7 từ 0 giờ ngày 1/7/1955.
Ngày 1/1/1960
Chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh số 362-TtP ngày 30/12/1959 quy định giờ chính thức của Nam Việt Nam là múi giờ 8, đồng hồ phải vặn nhanh lên 1 giờ kể từ 23 giờ đêm ngày 31/12/1959 (tức 0 giờ ngày 1/1/1960)
Ngày 31/12/1967
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Quyết đinh 121/CP ngày 8/8/1967 khẳng định giờ chính thức của nước ta là múi giờ 7 kể từ 0 giờ ngày 1/1/1968.
Ngày 13/6/1975
Sau khi miền nam được hoàn toàn giải phóng, chính phủ cách mạng Lâm thời đã ra quyết định chính thức trở lại múi giờ 7 và giờ Sài Gòn được vặn chậm lại 1 giờ.
(Theo Lịch Việt Nam Thế kỷ XX-XXI, tác giả Thạc sỹ Trần Tiến Bình, Việt Nam)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Mỹ Ngân (##)