Như thế nào là Giới, Định, Tuệ, trong Phật giáo chánh Pháp, hiểu Giới là gì, hiểu Định là gì, hiểu Tuệ là gì, cần chuyên tâm học về Tam vô lậu giới định tuệ
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Trong Phật giáo thì Giới là gì, Định là gì, Tuệ là gì? Tại sao giới định tuệ lại quan trọng và có mối liên quan gì với nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng
Này Ananda, những ai, sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác…Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu. (Trường Bộ kinh I. 554).
Dầu tại bãi chiến trường
Thắng hàng ngàn quân địch,
Tự thắng mình tốt hơn,
Thật chiến thắng tối thượng.
(Pháp Cú, kệ số 103)
Khi Thánh giới được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh định được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh tuệ được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh giải thoát được giác ngộ, được chứng đạt, thời tham ái một đời sống tương lai được trừ diệt, những gì đưa đến một đời sống mới được dứt sach, nay không còn một đời sống nào nữa. (Trường Bộ kinh I. 616).
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lỗi và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu.
(Pháp Cú, kệ số 76)
Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. (Trường Bộ Kinh I. 640).
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
(Pháp Cú, kệ số 77)
Đại Bồ tát hộ trì mười nghiệp đạo lành như vậy không hề gián đoạn. Lại tự nghĩ rằng: Tất cả chúng sanh sa đọa nơi ác đạo đều do mười nghiệp ác. Vì thế nên tôi phải tự tu chánh hạnh, cũng khuyên người khác tự tu chánh hạnh. Vì mình không tự tu thời không thể bảo kẻ khác tu. (Thích Trí Tịnh (Tr.) (1994), Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh, tập II, Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh ấn hành, trang 435)
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
(Pháp Cú, kệ số 81)
Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: ‘Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật.'”Đó là lời cuối cùng của Như Lai. (Trường Bộ kinh I. trang 665).
Những ai hành trì pháp,
Theo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
(Pháp Cú, kệ số 86)
Thế Tôn nói với tôn giả Ananda đang ngồi một bên: — Thôi vừa rồi, Ananda, chớ có buồn rầu, chớ có khóc than. Này Ananda, Ta đã tuyên bố trước với ngươi rằng mọi vật ái luyến, tốt đẹp đều phải sanh biệt, tử biệt và ly biệt. Này Ananda làm sao được có sự kiện này: “Các pháp sanh, trú, hữu vi, biến hoại đừng có bị tiêu diệt?” Không thể có sự kiện như vậy được. (Trường Bộ kinh I. trang 649).
Dầu tại bãi chiến trường
Thắng hàng ngàn quân địch,
Tự thắng mình tốt hơn,
Thật chiến thắng tối thượng.
(Pháp Cú, kệ số 103)
Này Ananda, những ai, sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp nào khác, những vị ấy, này Ananda là những vị tối thượng trong hàng Tỳ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi. (Trường Bộ kinh I. trang 585)
Tháng tháng bỏ ngàn vàng,
Tế tự cả trăm năm,
Chẳng bằng trong giây lát,
Cúng dường bậc tự tu.
Cúng dường vậy tốt hơn,
Hơn trăm năm tế tự.
(Pháp Cú, kệ số 106)
Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp.
(Pháp Cú, kệ số 127)
Tịnh Tuệ ST
Nguồn: Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay số 4
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Cát Phượng (##)