Mơ hôn môi người yêu: Thuận lợi trong tình yêu –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Phòng ngủ đúng phong thủy giúp bạn có giấc ngủ ngon, cuộc sống hạnh phúc và nhiều tài lộc nhưng để bố trí phòng như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Ngoài việc xác định phương hướng bài trí từng đồ vật trong phòng ngủ để thu hút tài vận thì theo phong thủy thì, đặt giường như thế nào được xem là vị trí tốt?
Vì giường là đồ nội thất lớn và quan trọng nhất trong phòng ngủ nên để bài trí phòng ngủ hợp phong thủy đồng nghĩa với việc bố trí vị trí phù hợp cho giường ngủ. Xác định lại vị trí giường đúng theo phong thủy không chỉ mang lại năng lượng tốt cho không gian nhà bạn mà còn mang lại may mắn, tài lộc cho bạn và các thành viên trong gia đình. Vậy, làm thế nào để xác định được vị trí phong thủy tốt để đặt giường trong phòng ngủ? Sau đây là 3 mẫu gợi ý bạn có thể áp dụng ngay cho nhà mình.
Tuy mỗi phòng ngủ năng lượng phong thủy thường khác nhau do vị trí, kích thước của các cửa sổ và cửa ra vào của mỗi phòng không giống nhau, nhưng vẫn có những cách bố trí chung cho phòng ngủ hợp phong thủy. Qua 3 mẫu này bạn có thể hiểu được bản chất của vấn đề và có thể áp dụng 1 trong 3 cách phù hợp và dần nhận ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống nhờ những việc đơn giản này. Những chỉ dẫn này hết sức đơn giản, thậm chí khi bạn không thể xác định vị trí chiếc giường chính xác như trong hình ảnh dưới đây, nhưng bạn sẽ hiểu cách cơ bản để sửa đổi dần với mục đích phòng ngủ đúng phong thủy.
Lộ Bàng, Đại Trạch, Sa Trung Thổ
Đắc Mộc như đạt thanh vân lộ
Ngoại hữu tam ban phách Mộc gia
Phùng chi tất mệnh tu nhập mộ.
Giải thích: Lộ Bàng Thổ (đất đường lộ), Đại Dịch Thổ (đất đầm lầy) và Sa Trung Thổ (đất bãi cát) không sợ Mộc, vì cây không sống giữa đường cái quan hay trên bãi cát, đầm lầy. Cả ba hành Thổ này nếu gặp Mộc không khắc dù Mộc khắc Thổ, Thổ hao Mộc lợi, trái lại còn có đường công danh, tài lộc thăng tiến không ngừng.
Sách Bác Vật Vựng Biên nói: Mậu Thân Kỷ Dậu thì Thân thuộc Khôn là đất. Dậu thuộc Đoài là đầm nước (trạch). Chữ dịch có một nửa chữ trạch, thật ra phải gọi bằng trạch thổ.
Khôn là đất. Trạch là chỗ hồ ao đầm vũng có nước. Sông đem nước đi khắp nơi, đầm ao là chổ cá sinh sống thoải mái mầu mỡ tích súc. Đại Dịch Thổ tự nó tích súc, đất rộng sông sâu.
Mệnh tốt mà nạp âm Đại Dịch Thổ thường làm được công lớn ích lợi cho thiên hạ. Mệnh thường, phụ giúp các việc thiện luôn luôn có thành tâm.
Mệnh nhiều hung sát mà cho cáng đáng những công tác nhân đạo chỉ đưa đến hỏng việc. Thân Dậu đều thuộc Kim, Thổ sinh Kim nên Mậu Thân hay Kỷ Dậu đều có khả năng kiên trì ít bối rối.
Chọn người xông đất ngoài chuyện hợp tuổi cũng nên chọn người “tốt vía” tức là những người hiền lành, đức độ, làm ăn khấm khá…
Theo phong tục Tết cổ truyền của người Việt, chọn người xông nhà trong năm mới là một việc rất được coi trọng theo quan niệm đầu có xuôi thì đuôi mới lọt. Người xông đất tốt sẽ mang lại may mắn, tài lộc cả năm cho gia chủ. Dựa trên học thuyết âm dương Ngũ hành, học thuyết Can Chi… Sau đây là tính sẵn những tuổi tốt để xông đất trong năm 2014 Giáp Ngọ để quý bạn đọc tiện tra cứu.
1929 – Kỷ Tỵ
1937 – Đinh Sửu
1946 – Bính Tuất – Rất tốt
1947 – Đinh Hợi
1949 – Kỷ Sửu
1950 – Canh Dần
1956 – Bính Thân
1959 – Kỷ Hợi
1962 – Nhâm Dần
1970 – Canh Tuất
1974 – Gíap Dần
1976 – Bính Thìn
1977 – Đinh Tỵ
1979 – Kỷ Mùi
1982 – Nhâm Tuất
1986 – Bính Dần – Rất tốt
1989 – Kỷ Tỵ
Chọn người xông đất ngoài chuyện hợp tuổi cũng nên chọn người “tốt vía” tức là những người hiền lành, đức độ, làm ăn khấm khá…Ngoài ra, những người trực xung với tuổi chủ nhà, hoặc gia đình có chuyện buồn phiền, tang chế thì cũng không nên lựa chọn để xông
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Cậu bé Zack may mắn được gặp Chúa Giêsu |
Cụ bà Nguyễn Thị Dí hồi sinh sau khi chết đuối |
Theo phong thủy, nhiều vật dụng như tượng, tranh ảnh… khi trang trí trong nhà có lợi hoặc không có lợi cho chủ nhà. Tùy theo quan niệm của từng người mà việc lựa chọn những đồ vật trang trí này khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách bày trí vật phẩm phong thủy con ngựa, chúng ta cùng tham khảo nhé!
Nội dung
Riêng đối với những nhà kinh doanh, họ thường chọn hình tượng con ngựa để trang trí trong nhà mình hay chính nơi làm việc.
Vì trong phong thủy, con ngựa là không những là con vật trung thành nhất, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc.
Hình ảnh những chú ngựa luôn đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn.
Dùng cho những người hay đi xa, chuyến đi thành công tốt đẹp. Trong đầu tư kinh doanh thì nó mang lại lợi lộc lớn cho chủ nhân.
Chính vì thế, hình ảnh những chú ngựa đang trong tư thế chạy luôn là biểu tượng được ưa chuộng, tin dùng, đặc biệt là đối với những nhà kinh doanh.
Hình ảnh đôi ngựa đồng mang nguyên khí của Kim, không những đem lại tài lộc, công danh mà còn có tác dụng hóa giải sát khí của sao Nhị – Ngũ hành Thổ vốn đem lại họa về bệnh tật, sa sút trong vận 8 là hung khí. Nên đây là vật khí dùng bổ trợ cho Phong Thuỷ nhà ở, văn phòng, cửa hàng rất hiệu quả.
Tam ngựa bằng thủy tinh cát mang nguyên khí của Thổ, không những đem lại tài lộc, công danh mà còn có tác dụng phát huy thổ khí.
Ngựa đá mang nguyên khí của Thổ là nguyên khí vủa vận 8 nên rất mạnh.
Theo mẹo thuật của dân gian thì khi bài trí nên đặt đồ vật linh thiêng này trên bàn làm việc và chỗ tài vị trong nhà, mặt nên hướng ra cổng lớn hoặc cửa sổ sẽ đại cát.
=> Đọc thêm: Thế giới tâm linh huyền bí bốn phương |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Chùa Long Tiên tọa lạc ở chân núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chùa được coi là ngôi chùa lớn nhất, là di tích lịch sử danh thắng nổi tiếng ở Thành phố Hạ Long.
Chùa theo hệ phái Bắc Tông. Chùa được xây dựng vào năm 1941, mang phong cách kiến trúc và điêu khắc của các ngôi chùa thời nhà Nguyễn. Chùa Long Tiên có an vị Phật và các vị tướng đời Trần có công với nước. Nơi đây sẽ làm hài lòng du khách thập phương.
Chùa có kiến trúc độc đáo kiểu chồng giường giá chiêng và những họa tiết hoa văn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu. Trên đỉnh tam quan là tượng phật A-di-đà với tư thế ngồi, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ “Long Tiên Tự”. Hai bên là hai câu đối. Chính điện thờ Phật, bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu.
Toà tam quan gồm ba cửa: cửa “Hữu”, cửa “Vô” và cửa “Đại”. Trên đỉnh Tam Quan là tượng phật A-di-đà, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ lớn “Long Tiên Tự”, hai bên có hai câu đối.
Ngoài cổng Tam Quan có tượng Bồ Đề Đạt Ma, tổ của Thiền tông Trung Quốc và Việt Nam Bái đường và chính điện kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”. Đây là nơi đặt nhiều tướng thờ. Cung tả của chính điện phối thờ cha – thánh Trần Hưng Đạo, cung bên hữu phối thờ mẹ – Vân Phương Thánh Mẫu.
Cứ vào đầu xuân, người ta gọi chùa Long Tiên là chùa Trình. Ai cũng muốn đến chùa Long Tiên dâng hương trước rồi mới tiếp tục hành hương tới Yên Tử, hội đền Cửa Ông…
Lễ hội chùa vào ngày 24 tháng 3 âm lịch hàng năm, có rước kiệu qua đền Ðức Ông (đền thờ Ðức Ông Trần Quốc Nghiễn là con cả Trần Hưng Ðạo) ở phía Tây chân núi Bài Thơ đến đền thờ An Dương Vương rồi quay lại chùa.
Chùa Long Tiên đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Với vị trí địa lí tự nhiên thuận lợi, Chùa là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua cho du khách và phật tử gần xa.
Cách chữa: Thiết trí cây cảnh trong chậu, đặt dưới cầu thang để giúp khí lưu chuyển từ dưới đất lên đầu cầu thang. Nếu bậc thang dựng quá cận vào 1 vách tường thì treo 1 tấm gương trên tường để tượng trưng cho khoảng cách.
Người Trung Hoa tránh đặt cầu thang chạy thẳng xuống cưa ra vào chính – cái đó khiến cho khí và tiền tuôn chảy mất.
Cách chữa: Treo 1 khánh nhạc hay quả thủy tinh cầu vào giữa bậc thang cuối với lối vào để làm nhẹ dòng khí chuyển.
Nếu nền nhà không có bậc cấp thì người sẽ phải 3 chìm 7 nổi. Đời sống, tình cảm và công việc không đều đặn và có khó khăn trở ngại. Nhà trệt hay nhà song lập là tốt nhất. nhà có bậc cấp (nền chia ra chỗ cao, chỗ thấp) nên làm bậc đi càng rộng càng tốt vì khiến cho chủ nhà lên xuống an toàn, vững chắc hơn.
Nếu căn phòng có bậc cấp, giường ngủ phải đặt ở phần cao hơn, nhưng không nên để quá tù túng. Nhà có nhiều bậc cấp trong nền nhà làm hại cho nghề nghiệp và sức khỏe của thân chủ, cách tốt nhất là làm bậc lên xuống rộng lớn và viền cây cối, bậc thang uốn hình cung là tốt đẹp hơn cả.
Nhưng cầu thang xoáy trôn ốc thì nguy hiểm, nhìn xuyên xuống như cái nút chai làm chết người. Cầu thang xoắn ốc không những hở bậc thang mà còn làm khí thóat ra còn giống như cái lổ hổng trong nhà. Nếu cầu thang để gần trung tâm căn nhà chủ thể đau tim và có vấn đề trở ngại với thuốc men trong vòng ba năm.
Cách chữa: gói cây nho hay vật gì xanh đặt trên tay vịn rồi thiết trí đèn sáng trên trần chiếu xuống cầu thang từ đấu đến cuối để dẫn khí.
Phương Vị: Nam Đẩu Tinh
Tính: Dương
Hành: Thủy
Loại: Phúc Tinh
Đặc Tính: Phúc thọ
Tên gọi tắt thường gặp: Đồng
Một trong 14 Chính Tinh. Sao thứ 5 trong 6 sao thuộc chòm sao Tử Vi theo thứ tự: Tử Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh.
Miếu địa ở các cung Dần, Thân.
Vượng địa ở các cung Tý.
Đắc địa ở các cung Mão, Tỵ, Hợi.
Hãm Địa ở các cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Ngọ, Dậu.
Ý Nghĩa Thiên Đồng Ở Cung Mệnh
Tướng Mạo
Thiên Đồng đắc địa thì thân hình nở nang, hơi thấp, chân tay ngắn, da trắng, mặt vuông vắn và đầy đặn. Còn Thiên Đồng hãm địa thì mập và đen.
Tính Tình
Sao Thiên Đồng ở cung miếu địa và vượng địa: thông minh, ôn hòa, đức hạnh, từ thiện, không có tánh quả quyết, hay thay đổi ý kiến, công việc, hoặc hay gặp cảnh bị bỏ dở nửa chừng, được hưởng sự phong lưu, khá giả, sống lâu. Người nữ thì đảm đang, ăn ở có đức, có niềm tin về thần linh, tôn giáo, làm lợi cho chồng con.
Sao Thiên Đồng cung đắc địa: thích phiêu lưu, nay đây mai đó, hay thay đổi chỗ ở, công việc lưu động, phong lưu, có niềm tin về thần linh, tôn giáo, làm phước, hay thay đổi chí hướng, không có lập trường dứt khoát, xử lý nặng về tình cảm, ân tình nghĩa lụy hơn là dùng lý trí, nguyên tắc, số ly hương, khó cầm giữ tiền của vững chắc.
Sao Thiên Đồng cung hãm địa: hay thay đổi thất thường, hay gặp sự trắc trở, dễ gặp thị phi, hiểu lầm, không cẩn trọng về ngôn ngữ, làm gì cũng phải nương vào người khác mới làm được, không có định kiến, phiêu bạt, ly hương. Riêng sao Thiên Đồng ở Ngọ là người có óc kinh doanh, thích mua bán.
Tài Lộc Phúc Thọ
Sao Thiên Đồng đắc địa thì chỉ sự giàu sang.
Sao Thiên Đồng hãm địa thì phải lo lắng về tiền bạc, tài sản khi có, khi tán, có lúc phải túng thiếu vất vả.
Sao Thiên Đồng ở Ngọ thì chỉ năng khiếu kinh doanh. Nhưng về mặt phúc thọ, vì Thiên Đồng là phúc tinh nên dù hãm địa cũng thọ.
Thiên Đồng, Kình ở Ngọ: Có uy vũ lớn, được giao phó trấn ngự ở biên cương.
Thiên Đồng, Thiên Lương ở Dần, Thân: Làm nên, danh giá. Ngoài ra có khiếu về y khoa, dược khoa, sư phạm rất sắc bén.
Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương cách: Phúc thọ, làm công chức.
Thiên Đồng, Thiếu Âm đồng cung ở Tý: Phúc hậu và thọ; đẹp đẽ.
Thiên Đồng, Không, Kiếp, Hỏa Linh: U mê, nghèo khổ, sống qua ngày, ăn mày.
Thiên Đồng, Thái Âm ở Tý, Hổ, Khốc, Riêu: Đàn bà đẹp nhưng bạc phận, khóc chồng.
Thiên Đồng, Hóa Kỵ ở Tuất: Rất xấu trừ phi tuổi Đinh thì phú quý.
Ý Nghĩa Thiên Đồng Ở Cung Phụ Mẫu
Sao Thiên Đồng tại Mão, Tỵ, Hợi: Cha mẹ khá giả.
Sao Thiên Đồng tại Dậu: cha mẹ bình thường, mẹ thường hay đau yếu (vì có Thái Âm hãm xung chiếu).
Sao Thiên Đồng tại Thìn, Tuất: cha mẹ và con cái xung khắc.
Thiên Lương tại Dần, Thân: cha mẹ giàu sang và thọ (ở Dần tốt hơn ở Thân).
Thái Âm tại Tý: Cha mẹ giàu sng và thọ.
Thái Âm tại Ngọ: cha mẹ vất vả, sớm xa cách nhau.
Cự Môn ở Sửu, Mùi: sớm xa cách hai thân. Trong nhà thiếu hòa khí.
Ý Nghĩa Thiên Đồng Ở Cung Phúc Đức
Thiên Đồng ở Mão, Tỵ, Hợi: Được hưởng phúc, sống lâu, họ hàng đi xa làm ăn.
Thiên Đồng ở Dậu, Thìn, Tuất: Phúc đức không được tốt. Cuộc đời lúc vui lúc buồn, ra ngoài hay vướng vào chuyện thị phi, đàm tiếu, cãi cọ lôi thôi. Họ hàng ly tán, thường có sự tranh chấp lẫn nhau.
Thái Âm đồng cung tại Tý: Được hưởng phúc, sống lâu. Nên lập nghiệp xa quê hương, bản quán. Trong họ có nhiều người quý hiển, giàu sang.
Thái Âm đồng cung tại Ngọ: Phúc đức không được tốt, phải ly hương, họ hàng ly tán, phiêu bạt.
Thiên Lương đồng cung: Suốt đời thanh nhàn, được hưởng phúc, sống lâu. Trong họ có nhiều người quý hiển, giàu sang.
Cự Môn đồng cung: Phúc đức không được tốt, thường phải ly hương, bôn ba, thời trẻ tuổi thì nghèo khó, vất vả, dễ xa cách người thân, cô độc, tình cảm lận đận, cần phải có nhiều sao tốt mới đỡ xấu ở hậu vận về già.
Ý Nghĩa Thiên Đồng Ở Cung Điền Trạch
Thiên Đồng ở Mão, Nguyệt đồng cung tại Tý: Giàu có lớn. Tay trắng lập nghiệp, càng ngày càng thịnh vượng.
Thiên Đồng ở Dậu, Nguyệt đồng cung tại Ngọ: Thành bại thất thường, nhưng về già cũng có chốn nương thân.
Thiên Đồng ở Tỵ, Hợi: Có nhà đất nhưng rất ít, hay phải thay đổi mua vào bán ra luôn luôn.
Thiên Đồng ở Thìn, Tuất: Tạo dựng nhà đất khó khăn, dù có tạo dựng được cũng phải gặp rủi ro, hoàn cảnh thời cuộc làm cho mất mát. Dễ gặp cảnh tranh chấp về điền sản.
Thiên Lương đồng cung: Tạo dựng nhà đất trước ít sau nhiều.
Cự Môn đồng cung: Về già mới có nhà đất.
Ý Nghĩa Thiên Đồng Ở Cung Quan Lộc
Thiên Đồng ở Mão: có công danh, nhưng phải nay đây mai đó.
Thiên Đồng ở Dậu: công danh muộn màng, Chức vị nhỏ, hay thay đổi. Nên chuyên về kỹ nghệ hay buôn bán.
Thiên Đồng ở Tỵ, Hợi: có công danh lúc có lúc không, hay di chuyển, lưu động, chóng chán, hay thay đổi.
Thiên Đồng ở Thìn, Tuất: có công danh, nhưng phải nay đây mai đó, có tài ăn nói lý luận. Công danh trước nhỏ sau lớn.
Thái Âm đồng cung tại Tý: công danh hiển hách, có tài can gián người trên.
Thái Âm đồng cung tại Ngọ: hạp ngành nghề công kỹ nghệ hoặc kinh doanh.
Thiên Lương đồng cung: có công danh tốt đẹp. Rất nổi tiếng nếu chuyên về y khoa hay sư phạm.
Cự Môn đồng cung: thường gặp sự chật vật trong công danh, phải cần có cấp trên nâng đỡ mới tốt, hay bị lôi thôi kiện tụng, thị phi, bị dòm ngó.
Ý Nghĩa Thiên Đồng Ở Cung Thiên Di
Thiên Đồng ở Mão: Ra ngoài mới tốt, không nên ở lâu một chỗ. Hay gặp quý nhân phù trợ.
Thiên Đồng ở Dậu: Thường hay đi xa, xa nhà. Ra ngoài vất vả, thường hay gặp chuyện phiền lòng. Sau này chết ở xứ người.
Thiên Đồng ở Tỵ, Hợi: Đi xa, nay đây mai đó, dù có nhà cũng không ở nhà, hay thay đổi nơi ăn chốn ở.
Thiên Đồng ở Thìn, Tuất: Ra ngoài nên cẩn trọng, làm gì cũng nên có sự suy tính kỹ lưỡng, dễ gặp chuyện thị phi, tranh cãi.
Thiên Đồng, Thái Âm đồng cung tại Tý, Thiên Lương đồng cung: Luôn gặp quý nhân phù trợ. Được nhiều người kính trọng, nếu đi buôn, làm kinh doanh cũng phát tài.
Thiên Đồng, Thái Âm đồng cung tại Ngọ: Ra ngoài rất bất lợi, hay gặp sự cạnh tranh và ghen ghét.
Thiên Đồng, Cự Môn đồng cung: Ra ngoài hay được vào nơi chốn sang trọng quyền quý, hoặc gặp người có chức quyền, lời nói của mình được tin phục, sau này chết ở xa nhà, dễ ly hương. Nhưng cũng nên cẩn thận về ngôn ngữ, lời nói, không nên nói sai sự thật, hoặc đùa giỡn quá đáng dễ bị hiểu lầm, và làm việc gì cũng phải lo nghĩ luôn luôn.
Ý Nghĩa Thiên Đồng Ở Cung Tật Ách
Sao Thiên Đồng chỉ toàn thể bộ máy tiêu hóa, không đích danh chỉ bộ phận nào rõ rệt trong bộ máy này. Tùy theo đắc hay hãm địa, bộ máy này sẽ bị ảnh hưởng tốt hay xấu. Ngoài ra, đi với sát tinh, bộ máy tiêu hóa bị tổn thương.
Thiên Đồng, Thiên Khốc, Thiên Hư hay nhị Hao: Hay đau bụng, có khuynh hướng tiêu chảy, sình bụng, khó tiêu, trúng thực.
Thiên Đồng, Kỵ: Hay đau bụng, có khuynh hướng tiêu chảy, sình bụng, khó tiêu dễ bị trúng thực, trúng độc.
Thiên Đồng, Không Kiếp, Hình: Lở bao tử, có thể mổ xẻ ở bộ máy tiêu hóa, cắt ruột, vá ruột. Ngoài ra, Thiên Đồng thường thiên về nghĩa thích ăn uống rượu chè, trà dư tửu lậu, do đó bộ máy tiêu hóa bị liên lụy.
Ý Nghĩa Thiên Đồng Ở Cung Tài Bạch
Thiên Đồng tại Mão hay Thái Âm đồng cung tại Tý: Tay trắng làm giàu, càng về già càng nhiều của.
Thiên Đồng tại Dậu: Tiền bạc tụ tán thất thường.
Thiên Đồng tại Tỵ, Hợi: Phải lang thang nay đây mai đó, làm nghề lưu động mới có tiền, nhưng cũng dễ bị hao tán.
Thiên Đồng tại Thìn, Tuất: Tiền vào tay này lại ra tay khác, hay túng thiếu.
Thái Âm đồng cung tại Ngọ: kiếm tiền khó khăn, chậm chạp, vất vả, thường phải bôn ba, nay đây, mai đó mới có tiền, làm đủ mọi nghề. Ở tuổi trung niên tiền bạc mới yên ổn.
Cự Môn đồng cung: Tiền bạc vào ra thất thường, dễ gặp cảnh túng thiếu, dễ có sự tranh chấp tiền bạc, hoặc thưa kiện. Phải xa xứ làm ăn mới tốt.
Thiên Lương đồng cung: Khá giả. Rất thích hợp với ngành nghề kinh doanh, mua bán.
Ý Nghĩa Thiên Đồng Ở Cung Tử Tức
Rất tốt nếu Thiên Đồng ở Mão: đông con, đồng cung với Lương, Nguyệt ở Tý: đông con, con quý hiển.
Kém tốt nếu ở Dậu: ít con, thay đổi chỗ ở luôn mới có nhiều con, ở Tỵ, Hợi: hai con, nếu có nhiều con thì mất một số, con cái ly tán, chơi bời.
Xấu nếu Thiên Đồng ở Thìn Tuất, hiếm con và nhất là đồng cung với Cự Môn thì ít con, con khó nuôi, bất hòa, ly tán, có thể có con riêng.
Ý Nghĩa Thiên Đồng Ở Cung Phu Thê
Thiên Đồng ở Mão: nên muộn đường hôn nhân mới tốt, hoặc việc hôn sự hay gặp trắc trở, xa cách ở buổi ban đầu, về sau thì hạnh phúc lâu dài. Nam nên là con trưởng, đoạt trưởng, nữ là con thứ.
Thiên Đồng ở Dậu: hay có sự bất hòa trong gia đình, hoặc thường phải xa cách nhau.
Thiên Đồng ở Tỵ: dễ có duyên nợ, cũng dễ xa nhau, hoặc hay có chuyện buồn phiền, hoặc vì làm ăn mà thường xa cách, duyên nợ ở xa.
Thiên Đồng ở Thìn, Tuất: khắc khẩu, nếu không thì hạnh phúc không trọn vẹn, lâu dài.
Thiên Đồng, Thiên Lương đồng cung: Sớm lập gia đình. Hai người thường có họ hàng với nhau, hoặc người cùng xứ, hoặc có quen biết trước với anh chị em, người thân trong nhà mà thành duyên nợ. Vợ chồng đẹp đôi và giàu sang.
Thiên Đồng, Thái Âm đồng cung tại Tý: Sớm lập gia đình. Hai người thường quen biết nhau trước, hoặc hai họ đã có quen nhau. Vợ chồng khá giả, đẹp đôi.
Thiên Đồng, Thái Âm đồng cung tại Ngọ: Phải muộn lập gia đình mới tốt.
Thiên Đồng, Cự Môn đồng cung tại Tý: Duyên nợ dễ chia ly, hoặc phải xa cách một thời gian mới đoàn tụ. Hoặc lập gia đình gặp sự trắc trở rồi mới thành.
Thiên Đồng Khi Vào Các Hạn
Nếu sáng sủa thì hưng thịnh về tài, danh, may mắn. Nếu xấu xa thì hậu hạn xấu (hao của, bị kiện, tụng, bị đổi chỗ...).
Khi thiết kế phòng vệ sinh cho gia đình, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc. Theo nguyên tắc phong thủy “tọa hung hướng cát”, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt. Đây là nơi thủy khí rất nặng, nếu đặt nó ở hai phương vị thổ khí đương vượng là Tây Nam hoặc Đông Bắc thì sẽ sinh ra “Thổ khắc Thủy” nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Phong thủy phòng vệ sinh không có cửa sổ Phòng vệ sinh là nơi âm khí nhiều nhất trong nhà, nơi mà dương khí duy nhất e chỉ có ánh sáng đèn điện. Nói cho cùng, ánh sáng đèn điện không phải ánh sáng tự nhiên, hơn nữa chỉ buổi tối mới bật, cho nên không có nặng lượng cao như ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra phòng vệ sinh còn có nhiều uế khí, không thể đào thải sạch sẽ được, lại thêm không có cửa sổ, cho dù là ban ngày, phòng vệ sinh cũng sẽ rất tăm tối. Một nơi âm - lạnh - uế-đục, rất không có lợi cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình và phong thủy của cả nhà.
Hóa giải phong thủy phòng vệ sinh không có cửa Nhiều người do chịu hạn chế về diện tích hoặc không gian xung quanh căn nhà nên không thể làm cửa sổ phòng vệ sinh. Cách hóa giải như sau:
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Nên ngủ trước 23h để có giấc ngủ ngon |
Thời gian tốt nhất để đi ngủ là 23h bởi vì quá trình hồi phục tế bào trong cơ thể xảy ra vào giờ đầu tiên của vòng hoàng đạo, tức là giờ Tý (23-1h). Nếu cơ thể không ở trong trạng thái ngủ thì tế bào không thể hồi phục được và khí bị yếu đi. Theo thời gian, khi năng lượng không có cơ hội để phục hồi và làm mới lại, nó sẽ trở nên trì trệ, ứ đọng và tất nhiên bạn sẽ không thể hưởng được lợi ích từ môi trường xung quanh. Điều kiện phong thủy của ngôi nhà không thể giúp ích cho bạn nếu như khí của bạn bị suy yếu. Khi năng lượng không được phục hồi hoặc bổ sung, cơ thể sẽ mất khí lực và sức sống.
Ngủ trước 23h cũng là thời gian tốt và luôn được các nhà y học khuyến khích. Chỉ có lúc đó bạn mới có thể thâm nhập vào giấc ngủ sâu. Và để bảo đảm điều kiện phong thủy tốt nhất khi ngủ, bạn hãy nằm quay đầu về hướng tốt nhất dựa trên công thức tính Quái số - tức tìm hướng Sinh Khí của bạn. Ví dụ bạn là nam giới sinh năm 1990 thì Quái số của bạn là 1 và hướng Sinh Khí của bạn là hướng Đông Nam.
(Theo Phong thủy đem lại sức sống cho bạn)
Kim bạc Kim Quý Mão là con thỏ nơi ruộng mạ (quan điểm ỏ nước ta là con mèo), thường có lòng thương giúp người, cá tính nhanh nhẹn, ưa sạch sẽ, thích tiêu dao tự tại, quan tâm người trên ngưòi dưới, thích cuộc sống thanh nhàn. Kim bạc Kim mạ vàng mâm chén, tăng sáng cho cung thất, làm bóng Kim khác.
Quý Mão là Kim khí tán, nếu như gặp Hỏa chủ về tán khí, gặp Thủy, Thổ chủ vể cát lợi. Kim bạc Kim là Kim hư bạc, có đức nhân nghĩa, cương nhu hài hòa.
Hai mùa thu, đông cương kiện không hung, cho dù có hung cũng ẩn tàng điềm cát. Hai mùa xuân, hạ chủ về ngoài cát trong hung, trong cát ẩn chứa hung.
Nhập quý cách là ngưòi có chí khí, có danh tiết, anh minh, có thành tựu; mang sát là người hung bạo, khó có được cách cục bình yên.
Kim này rất nhỏ, không có Mộc không có chỗ để nương tựa, không có Thủy không đắc lực. Mộc lấy Mậu Tuất, Kỷ Hợi Bình địa Mộc làm thượng cách. Có Mộc này không nên gặp Hỏa, gặp Hỏa chủ về yểu thọ.
Gặp Hỏa, nếu như là Bính Thân, Đinh Dậu Sơn hạ Hỏa; Giáp Tuất, Ât Hợi Sơn đầu Hỏa phải có thanh Thủy mới tốt.
Nhật trụ, thồi trụ ưa gặp Giáp Thân, Ât Dậu Tỉnh tuyền Thủy; Bính Tý, Đinh Sửu Giản hạ Thủy; Bính Ngọ, Đinh Mùi Thiên hà Thủy, nạp âm của nguyệt trụ gặp Mộc mới luận là cát lợi.
Nếu như gặp Nhâm Thìn, Quý Tỵ Trường lưu Thủy, Giáp Dần, Ât Mão Đại khê Thủy chủ về cả đòi phiêu dạt. Gặp Nhâm Tuất, Quý Hợi Đại hải Thủy chủ về người có những việc làm không theo luân thưòng đạo lý, làm bại hoại thanh danh gia đình.
Riêng gặp Đại hải Thủy, tránh được điềm hung cũng gặp họa tàn tật.
Kim ưa Canh Tuất, Tân Hợi Thoa xuyến Kim; Nhâm Thân, Quý Dậu Kiếm phong Kim.
Canh Thìn, Tân Tỵ Bạch lạp Kim; Giáp Tý, Ất Sửu Hải trung Kim; Giáp Ngọ, Ât Mùi Sa trung Kim, không có ích. Duy nạp âm có Hỏa còn được, nếu không cả đời khó tránh điềm hung.
Thổ gặp Mậu Dần, Kỷ Mão Thành đầu Thổ, chủ ăn nhờ ở đậu; duy ưa Kỷ Mão Thành đầu Thổ, là Ngọc thô đông thăng cách.
Gặp Canh Tý, Tân Sửu Bích thượng Thổ còn có thể an thân. Nếu nạp âm có Mộc lại có Giáp Thìn, Ât Tỵ Phúc đăng Hỏa, chiếu sáng rực rố, cả đời quyền quý.
Quý lộc tại Tý, Tý Mão phạm hình, chủ về bần cùng, nên cần cù, tiết kiệm.
Quý Dương nhẫn tại Sửu, các Địa chi của trụ khác không nên có Sửụ, phạm chủ về mệnh yểu vong.
Mão mã tại Tỵ, các Địa chi của trụ khác gặp Tỵ, chủ về kết cục phá bại. Các Địa chi của trụ khác gặp Thân, Dần, mã bị hình, không thể kinh doanh.
Mão, Hợi Không vong ở Thìn, Tỵ, các Địa chi của trụ khác không nên gặp Thìn, Tỵ.
Các Địa chi của trụ khác thấy Tỵ e sẽ làm ra việc không có danh dự. Không thấy Tỵ mà thấy Sửu, Ngọ, Mùi cũng nên cẩn thận. Nên giữ mình trong sạch, chố cầu xa xỉ, vọng tưởng mà làm điều phạm pháp.
Quý quý tại Tỵ, các Địa chi của trụ khác thấy Tỵ, chủ cát lợi, phú quý.
Gặp năm Mão, năm Dậu, trong nhà không yên ổn. Bản thân không bị thương hại thì người nhà muôn sự cũng khó được như ý.
Quý Mão bạn đời không nên lấy người sinh năm Mậu, Kỷ. Nên tìm người sinh năm Bính, Đinh.
Kim này mỏng như tơ, cho nên phải có Kim khác đến trợ giúp mới là người cương nghị quả cảm. Mộc nhiều chủ về cơ thể yếu ốt, tinh thần mệt mỏi, chí khí không vững vàng.
Cho nên, các trụ khác ưa Kiếm phong Kim, Thoa xuyến Kim, chủ trước nghèo sau giàu, xuất thân nghèo khó nhưng sau làm quan lớn.
Nhật trụ gặp Mùi, khắc bạn đời. Thời trụ gặp Mùi, nên hiến thân cho tôn giáo.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa) |
thì điều này là không thể có.
Tuy nhiên bạn vẫn có thể cải thiện, bù đắp cho bát tự của mình theo các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên tra thiên can và địa chi của tuổi mình trong cuốn lịch vạn niên. Ví dụ bạn sinh năm 1987 thì tuổi của bạn là Đinh Mão (can Đinh và chi Mão). Chú ý là phải căn cứ theo lịch âm.
Bước 2: Theo quy luật âm dương ngũ hành của can chi để tìm ra thuộc tính âm hay dương của thiên can và địa chi.
Can Giáp và Ất theo ngũ hành thuộc hành Mộc nhưng phân chia tiếp theo âm dương thì Giáp là dương Mộc còn Ất là âm Mộc; Bính thuộc âm Hỏa, Đinh thuộc dương Hỏa; Mậu thuộc dương Thổ, Kỷ thuộc âm Thổ; Canh thuộc dương Kim, Tân thuộc âm Kim; Nhâm thuộc dương Thủy, Quý thuộc âm Thủy.
Bước 3: Nắm vững quan hệ sinh khắc của ngũ hành. Trước tiên, cần nắm vững các quy luật sinh, khắc, chế, hóa của các hành với nhau xem sự thúc đẩy phát triển và kìm hãm lẫn nhau như thế nào để phán đoán và bổ khuyết cho mình.
Bước 4: Tìm hành có quan hệ tương sinh, tương khắc với mình. Nếu thiên can của bạn thuộc Mộc, theo ngũ hành thì Thủy sinh Mộc và Kim khắc Mộc. Bạn nên học tập những ưu thế của người thuộc hành Thủy đó là những đức tính linh hoạt, khiêm tốn; nên học hỏi người hành Kim phẩm chất quả cảm, quyết đoán và kiên định. Bởi vì những đức tính đó là chỗ mạnh của người khác, nhưng là cái mà bạn thiếu.
(Theo Tử Bình nhập môn)
Tập hợp những điều đại kỵ với nam giới: Theo phong thủy, nam giới muốn tài vận, tình cảm và muốn cuộc sống được như ý muốn thì nên chớ nên phạm phải 18 điều đại kị.
1. Nam giới sống dưới tầng hầm hoặc sống trong một ngôi nhà được chu cấp bởi một người phụ nữ thì sẽ bị thiếu dương khí.Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Lưu Hà: chỉ sự lưu loát về ngôn ngữ, sự ham thích nói chuyện, khả năng trình bày suôn sẻ, mạch lạc, trôi chảy, sự diễn đạt tư tưởng phong phú, khiếu lý luận linh mẫn, luận cứ vững chắc, hiệu lực thuyết phục cao. Đóng ở cung Thủy, Lưu Hà có điều kiện phát huy hết các đặc tính trên. Đây cũng là sao của người đa ngôn.
Bạch Hổ: chỉ khả năng xét đoán và lý luận giỏi, đồng thời cũng chỉ năng khiếu hoạt động chính trị. Các đặc tính này sẽ sâu sắc khi Bạch Hổ đắc địa (Dần, Thân, Mão và Dậu). Bạch Hổ nặng về sự hùng hồn và khích động, sức quyến rũ, lôi cuốn thiên hạ bằng lời nói gây phấn khởi, cổ võ, thúc dục đi đến hành động.
Thiên Khốc, Thiên Hư: Đắc địa ở Tý Ngọ, Khốc Hư chỉ văn tài lỗi lạc, lời nói đanh thép hùng hồn và năng khiếu hoạt động chính trị. Nếu hãm địa, Khốc Hư chỉ sự sai ngoa về lời nói, sự thiếu chín chắn trong ngôn ngữ.
Thái Tuế: lanh lợi, khéo mồm, nói nhiều, chủ về sự tranh biện, lý luận, đối nại, có thể là để tranh thắng tạm thời, không chắc gì những luận cứ đưa ra được chính xác.
Tấu Thư: chỉ sự tinh tế, khôn khéo, tế nhị của mọi năng khiếu về mặt cảm giác, cảm xúc cũng như ngôn ngữ. Tấu Thư chủ sự khéo nói, nói ngọt, nghe lọt tai, không đụng chạm, không mích lòng.
Văn Xương, Văn Khúc: không trực tiếp có nghĩa hùng biện, bắt nguồn từ sự phong phú của tình cảm. Sự hùng biện của Xương Khúc không những do động lực nội tâm thúc đẩy mà còn do sự thủ đắc văn hóa, sự học rộng, biết nhiều. Người có Xương Khúc nói ra những điều mình nghĩ, từ đó, thu hút người khác bằng sự thực tâm, chân thành, tha thiết thực tình.
Hóa Khoa: phát sinh thuần túy từ học vấn mà ra. Người có Hóa Khoa có nhãn quan rộng rãi và thâm sâu về nhiều vấn đề, có khả năng hiểu biết và trình bày vấn đề một cách uyên bác, mạch lạc, hệ thống, theo đúng phương pháp sư phạm.
Cự Môn: Đắc địa, là sao hùng biện, nói lên cả năng khiếu nghiên cứu các vấn đề chính trị, pháp lý cũng như tài lãnh đạo và vận động quần chúng, thủ đoạn tổ chức và hoạt động. Những đức tính này càng sâu sắc hơn nếu Cự Môn ở Tý Ngọ có Hóa Lộc đồng cung hoặc Tuần, Triệt án ngữ hay Đại Tiểu Hao đồng cung.
Lưu Hà, Bạch Hổ: tài hùng biện vừa lưu loát vừa hùng hồn.
Lưu Hà, Thái Tuế: khả năng ngôn ngữ hết sức dồi dào, nói hoài không dứt.
Lưu Hà, Tấu Thư: tài hùng biện vừa lưu loát, vừa khéo léo, ngọt dịu. Tư tưởng và lời nói vừa phong phú, vừa tế nhị, thâm thúy.
Tấu Thư, Hóa Khoa: tài hùng biện vừa cao thâm, vừa khôn khéo.
Hóa Khoa, Xương Khúc: tài hùng biện sắc sảo nhờ văn học và nội tâm dồi dào, trình bày mạch lạc, hệ thống, cao siêu, chân thành, tha thiết, nặng về lối thuyết phục bằng tình cảm và kiến thức thông thái.
Lưu Hà, Tấu Thư, Hóa Khoa, Xương Khúc: tài hùng biện đạt mức cao độ, có thể đến hệ cấp quốc tế, dùng lời nói làm lay chuyển lập trường thiên hạ, làm chủ tể đám đông bằng khoa ngôn ngữ đặc sắc. Đây là hạng người hết sức lợi hại vì lời nói, có khả năng làm đảo lộn trật tự cũ, đả phá hay bệnh vực lập trường quốc gia một cách thành công. Nếu có thêm chính tinh tốt đồng cung, nhất định đây là bậc kỳ tài về hùng biện, danh lưu hậu thế nhờ tài năng ngôn ngữ xuất chúng. Nếu thiếu chính tinh hiển đạt thì ảnh hưởng nhỏ hơn, thu hẹp hơn nhưng năng khiếu không hề suy giảm.
Lịch vạn niên là loại lịch dùng cho nhiều năm, soạn theo chu kỳ năm tháng ngày giờ hàng can hàng chi, cứ 60 năm quay lại một vòng, lịch vạn niên dựa vào thuyết âm dương ngũ hành sinh khắc chế hoá lẫn nhau, kết hợp với thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái và nhiều cơ sở lý luận khác thuộc khoa học cổ đại phương Đông như thập nhị trực (Kiến Trừ thập nhị khách), Nhị thập bát tú, 12 cung Hoàng đạo, Hắc đạo... để tính ngày giờ tốt xấu.
Cuốn lịch Vạn niên thông dụng ở nước ta dưới triều Nguyễn là cuốn “Ngọc hạp thông thư”. Sở dĩ gọi là thông dụng, vì rải rác qua các tủ sách của các nhà Nho còn sót lại, chúng tôi tìm được các bản viết tay, quyển thì rách đầu, quyển thì mất đuôi, quyển thì bị xé giữa, mặc dầu viết tay, mặc dầu sưu tầm ở các địa phương cách xa nhau (Bắc Thái, Hải Hưng, Hà Nội,Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên...) nhưng nội dung vẫn thống nhất.
Có thể nói, Ngọc hạp Thông Thư là cuốn sách gối đầu giường của các cụ nhà Nho nước ta thời trước: Động đến việc gì lớn hay nhỏ trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chài lưới, săn bắn, trong lễ nghi tế tự, giao dịch, trong mọi mặt sinh hoạt gia đình, họ hàng, làng xóm, các cụ đều mở lịch ra chọn ngày lành,tránh ngày dữ.
Ngoài ra, trước năm 1945, ở nước ta cũng lưu hành một số sách khác như Vạn bảo toàn thư, Đổng công tuyển trạch nhật, Chư gia tuyển trach nhật in ấn ở Trung Quốc đưa sang, hay cuốn Tăng bổ tuyển trach thông thư quảng ngọc hạp ký in ở Việt Nam dưới các triều đại nhà Nguyễn. Tất cả những cuốn trên đều dùng nội dung lịch vạn niên, nhưng pha trộn thêm nhiều tà thuyết, trong đó có những tà thuyết đã bị bác bỏ từ thời vua Khang Hy triều nhà Thanh.
Dưới triều Nguyễn (1802-1945) có Khâm định Vạn niên thư (triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu trị, Tự Đức) và Đại Nam hiệp kỷ lịch (Từ triều Thành Thái1900 trở về sau). Đó là những cuốn lịch có tính pháp định, do toà Khâm thiên giám soạn, đệ trình nhà Vua và do nhà vua ban cho thần dân hàng năm. Ngọc hạp thông thư tức cuốn lịch vạn niên chúng tôi đề cập ở đây cũng do Khâm Thiên giám ban hành, cũng có chung cơ sở lý luận thuộc thiên văn học cổ dại nhưng không phái là Khâm định Vạn niên thư.
Lịch Vạn niên dùng để chọn ngày tốt ngày xấu còn phải dựa vào một loạt “thần sát” của thuật chiêm tinh cổ đại.
Lịch vạn niên cũng khác với Lịch vạn sự của từng năm, nhất là các cuốn gọi là “Lịch vạn sự” lưu hành trên thương trường nước ta những năm gần đây.
Chùa Hiến có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự”, Là một trong những ngôi chùa cổ thuộc địa phận Phố Hiến Hạ, nay là đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên. Khu di tích đình, chùa Hiến là một trong những di tích nổi tiếng, hàng năm thu hút được hàng vạn lượt du khách về tham quan, chiêm bái.
Lịch Sử: Tương truyền chùa được khởi dựng vào cuối thời Lý, đầu thời Trần. Trải qua nhiều lần tu sửa, ngôi chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc nghệ thuật thời Lê đan xen Nguyễn.
Kiến Trúc: Chùa Hiến có bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và ba mặt là hành lang. Giữa thượng điện là tượng Quan Âm Nam Hải ở thế ngồi, có tám đôi tay, bố trí đăng đối. Đầu tượng đội mũ chạm hoa cúc, sen, phù dung. Phía trước là tượng tứ vị bồ tát ngồi trên tòa sen, khuôn mặt đầy đặn, trang nghiêm. Các pho tượng này đều có niên đại thế kỷ 19. Việc thượng điện đặt ban thờ nổi bật tượng Quan âm cùng tứ vị bồ tát thể hiện tâm lý sùng bái vị thần có nhiều phép cứu giúp chúng sinh trên sông, biển. Đây là đặc điểm khác biệt trong bố cục thờ tự của chùa Hiến so với các nơi khác, nơi nhiều thương nhân trong và ngoài nước đến sinh sống, buôn bán.
Phía trước sân chùa Hiến có hai tấm bia đá lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử nói lên quá trình tụ cư của thương cảng Phố Hiến. Tấm bia “Thiên ứng tự – Tân tự trùng tu thạch bi ký” niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) ghi việc hưng công tu sửa chùa, có thể xếp chùa vào hàng thứ năm sau bộ “tứ đại khí” thời Lý.
Bia ghi nhận “Phố Hiến Nam nổi tiếng là nơi đô hội tiểu Tràng An của bốn phương” và trụ sở Ty Hiến sát Trấn Sơn Nam đóng ở đất Hoa Dương. Tấm bia “Thiên ứng tự – bia ký công đức trùng hưng” dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709) ghi việc góp công tu sửa chùa, có 481 người có quê quán nhiều vùng khác nhau, trong đó có 56 người Trung Quốc. Qua đó chúng ta có thể hình dung được khung cảnh của đô thị Phố Hiến, nơi hội tụ của nhiều cư dân đến buôn bán.
Chùa Hiến còn nổi tiếng có cây nhãn Tổ, chính xác ra tên gọi là cây nhãn tiến, nằm phía trước cửa chùa. Đây là ngôi chùa có cây nhãn tổ đầu tiên ở Việt Nam. Cây nhãn đường phèn có dáng hình đẹp, mã lụa, quả to, cùi dày, hương vị thơm ngon đặc sắc nhất. Mỗi mùa nhãn chín, nhãn thường được chọn hái để dâng đức phật, cúng thần thành hoàng và để quan lại địa phương tiến vua. Thân cây chính đã già cỗi, bọ ruỗng, đổ chỉ còn một nhánh, được đắp vun gốc, chăm sóc phát triển thành cây “hậu duệ”, hiện diện như một biểu tượng của giống nhãn đặc sản Phố Hiến – Hưng Yên.
Ngày nay, chùa Hiến là nơi hiện hữu “hậu duệ” cây nhãn tổ là điểm tham quan, chiêm bái không thể thiếu của du khách. Về với mảnh đất từng nổi danh: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, ta thỏa sức đắm mình trong văn hóa tâm linh, của những truyền thuyết linh thiêng, và huyền bí..
1. Người dự đám tang ăn mặc lòe loẹt, hở hang
Trang phục phù hợp nhất khi đi dự lễ khâm liệm, an táng hay cải táng là màu đen hoặc trắng. Mặc những đồ lố lăng, lòe loẹt, hở hang là điều cần tránh.
Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ em hoặc những ai bị chó dại cắn không nên đi tới đám tang. Họ có thể bị nhiễm hơi lạnh từ thi thể người mất vì ốm đau, bệnh tật, không tốt cho sức khỏe và cả mặt phong thủy.
Trong trường hợp nhà có trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai sống gần gia đình có tang, nên đặt lò than đốt vỏ bưởi hoặc bồ kết để trừ uế khí.
2. Chó mèo nhảy qua thi thể người chết
Khi thi thể người chết chưa được đặt vào quan tài, phải cử người coi giữ ngày đêm, vừa tỏ lòng thương tiếc, lại ngăn không cho chó hay mèo nhảy qua xác. Bởi như vậy dễ xảy ra hiện tượng quỷ nhập tràng (người chết bật dậy để bắt người sống). Đây là một trong những điều đại kỵ trong đám tang, cần phải tránh tuyệt đối.
Tác dụng của vật phẩm bằng đồng trong phong thủy
SƯ TỬ ĐỒNG
Rất tốt khi dùng để hóa sát ngăn ngừa tai họa. Nó hay được dùng khi :
– Nhà ngay giao lộ
– Cột đèn trước cửa
– Cây to trước cửa hay cửa sổ
– Các vị trí Họa Hại và Tuyệt Mệnh trong như: Nhà mà có người mạng Thủy , đặt sư tử đồng càng tốt , vì được Kim sinh Thủy thêm Vượng Tài. Nhớ cũng đặt quay đầu sư tử ra ngoài.
GÀ ĐỒNG
Đây là vật chống lại thói trăng hoa rất hay trong phong thủy. Đặt gà trên kệ , tủ nhìn ra cửa có thể cấm tiệt thói trăng hoa từ ngoài đưa đến. Nếu dùng trong tủ quần áo , phải dùng 1 đôi , đặt 2 bên góc tủ.
QUY (Rùa)
Đây là 1 trong Tứ Linh , hấp thu Linh Khí Trời Đất nên sóng rất thọ. Nó vừa là biểu tượng của Trường thọ , vừa có tác dụng hóa sát. Trong phong thủy , không phải lúc nào chúng ta cũng dùng Cương chọi Cương theo kiểu đặt Sư Tử , Kỳ Lân , tỳ hưu , Long Mã , …vv.. mà cũng có lúc ta phải dùng Nhu khắc Cương theo cách đặt Rùa ( Quy ).
Nhất là trong phòng người già , nếu đặt 1 con rùa đầu hướng ra cửa sổ là rất hay. Rùa ( Quy ) sống cũng có khả năng hóa sát , nên xin đừng nghe lời ai bảo trong nhà không nên nuôi Quy ( Rùa ). Chỉ xin lưu ý , khi dùng Rùa ( Quy) sống để hóa sát , nếu nó chết hãy lập tức thay ngay con khác , không cần lo lắng.
Để hóa sát với biểu tượng Rùa , nên lưu ý chất liệu nó và Ngũ Hành nơi đặt , và CHỈ KHI HUNG SÁT MẠNH , ngại dùng sư tử không chống nổi mới phải dùng , tránh lạm dụng.
LONG QUY
Đây là 1 loại thú lành , chuyên đem điều may mắn đến , nên thường được dùng để hóa giải tai ương. Trong Phong Thủy , Long Quy thường được dùng nơi có Thủy khí nặng , hoặc nơi Tam Sát chiếu đến. Nơi có Thủy Khí nặng thường phát sinh chuyện đôi co , đặt Long Quy nơi đó , ngoài việc hóa giải đôi co còn tăng thêm nhân duyên nữa đấy.
LONG THẦN TỌA
Rồng là con vật đứng đầu trong các loài thú lành, nên ngoài việc hóa sát nó còn tăng cường phát huy quyền lực , người có chức vụ cao dùng nó có hiệu quả càng lớn.
Nó còn có tác dụng đè ép bọn tiểu nhân rất tốt , nên rất thích hợp cho người làm việc hành chính , hoặc hoạt động chính trị , giúp chống lại những lời dèm pha và tăng cường quyền uy. Có thể đặt công cụ này ở góc trái bàn viết tượng cho Tả Thanh Long.
Nói chung về loại Rồng , thì không nên đặt hướng đầu Rồng về phòng ngủ , nhất là phòng ngủ trẻ em. Nếu treo tranh Rồng thì tốt nhất là dùng khung màu kim. Số lượng Rồng trong tranh nếu nhiều thì phải có 1 con chủ bầy , nếu không là Quần Long Vô Chủ , chỉ gây hại chứ không có lợi.
KỲ LÂN
Đây cũng là 1 con vật trong bộ Tứ Linh , nên uy lực rất mạnh. Ngoài việc hóa sát , Kỳ Lân còn có tác dụng Chiêu Tài , Thêm Đinh. Nam nữ đều dùng được.
NGỰA ĐỒNG
Ngựa là con vật tượng cho sự đi xa , nên rất thích hợp cho những người hay đi công tác xa , hoặc bôn ba đây đó. Nên chọn 1 đôi ngựa đồng đặt ở trên bàn viết hoặc chỗ Tài Vị trong nhà , đầu ngựa hướng ra cửa , cửa sổ. LƯU Ý tránh đặt ngựa trong bếp , trong nhà tắm.
Nói chung với việc dùng ngựa , xin lưu ý máy điểm sau :
– Người tuổi Tý tránh dùng biểu tượng hay tranh ảnh ngựa.
– Nếu đặt nhiều con ngựa , thì số 6 con ngựa là tốt nhất cho việc sinh tài lộc , 8 con ngựa tốt nhất cho việc sum họp gia đình , ĐẠI KỴ dùng 5 con ngựa ( vì như ngày xưa là Ngũ Mã Phanh Thây ).
– Ngựa không dùng cho hóa sát.
VOI
– Linh vật hút tài lộc số một
Voi là con vật hay giúp đỡ con người. Ngay cả trong Phật giới cũng có thờ Thần Đầu Voi. Truyền thuyết cho rằng voi được sinh ra từ các mảnh vụng tan ra của sao Dao Quang. Vì thế, voi được coi là loài vật vô cùng linh thiêng. Mặt khác, voi là loài vật to lớn mạnh mẽ, nên bày voi trong nhà, thì vận nhà được bình ổn, người trong nhà làm ăn thuận lợi.
Với Voi đồng hoặc đá thì tác dụng chính của nó là Hút Tài Lộc, nhất là nhà mà mở cửa, cửa sổ nhìn thấy ao, hồ, sông, biển thì càng có hiệu quả cao.
Với Voi bằng gồm sứ, thường được dùng để hóa giải các cấu trúc nặng nề như dầm nhà , xà nhà đè xuống.
Thủy là biểu tượng của tiền của, nếu đặt một con voi đồng hoặc đá cỡ vừa trong nhà với dụng ý “hút Thủy” thì đại tài, tiểu tài sẽ đến, trong nhà luôn có điềm lành. Còn nếu đặt ở nơi có tài vị thịnh, thì cả nhà được lộc cát lâu bền.
TRỐNG ĐỒNG
Trống đồng hình tròn là biểu tượng của dương đồng thời là biểu tượng của kim. thuần dương mà hình tròn thuộc kim, hình trống đồng là hình Madala (tức là miêu tả sự vận động của vũ trụ mang giá trị tinh thần rất cao cấp. Hình tượng và nội dung đều là dương nên trống đồng mang tính cực dương), cho nên trống đồng chỉ sử dụng ở những nhà thực sự có quyền lực. Chúng ta nên hiểu khái niệm quyền lực trong nhiều lĩnh vực, quyền lực trí tuệ, quyền lực hành chánh, quyền lực đồng tiền, quyền lực ngôn luận.
Chắc hẳn tất cả mọi người đều đã từng được nghe câu “mồng 5, 14, 23, đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”. Các ngày này chính là các ngày nguyệt kỵ. Theo lời khuyên của các cụ ta trong ngày này mọi người không nên làm bất cứ việc gì quan trọng. Để tìm hiểu rõ hơn về ngày nguyệt kỵ, những điều cần chú ý trong ngày này, chúng ta sẽ cùng Phong thủy số tham khảo ngay sau đây.
Theo phong tục từ trước tới nay, khi làm bất cứ làm các công việc quan trọng nào đặc biệt như cưới hỏi, ma chay, nhập trạch, động thổ, cất nóc...tất cả đều cần xem ngày giờ, nếu vào ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo thì là tốt. Còn rơi vào ngày hắc đạo, giờ hắc đạo thì cần tuyệt đối tránh xa.
Các ngày kiêng kỵ mà mọi người cần tránh bao gồm ngày nguyệt kỵ, ngày hoang vu, ngày sát chủ...
Việc xem ngày trước là trọn vẹn về mặt tâm linh, sau là để gia chủ yên tâm thực hiện cong việc. Một năm có 12 tháng, mỗi tháng đều có 3 ngày nguyệt kỵ rơi vào ngày mùng 5, 14 và 23. Theo quan niệm, trong 1 tháng luôn có 3 ngày cộng vào bằng 5 đó là ngày 14 (1+4), ngày 23 (2+3). Các cụ ta gọi đây là ngày nửa đời nửa đoạn, xuất hành, đi đâu, làm gì cũng sẽ gặp khó khăn, vất vả, mất việc, mất tiền, mất công, mất sức...
Xem thêm: Ngày sát chủ là gì?
Gốc rễ của ngày nguyệt kỵ bắt nguồn từ truyền thống khoa học huyền bí của phương tây. Ngày nguyệt kỵ của phương tây cũng trùng với ngày tam nương trong lịch vạn niên của ta, vì thế ngày này càng được coi là xấu, là xui xẻo.
Hãy cùng liệt kê các ngày nguyệt kỵ mỗi tháng trong năm 2017 theo dương lịch sau đây để mọi người tiện theo dõi, ghi chép lại để từ đó tránh làm việc quan trọng.
Tháng 1 có ngày, 02, 11, 20
Tháng 2 có ngày, 01, 10, 19
Tháng 3 có ngày, 02, 11, 20
Tháng 4 có ngày, 01, 10, 19, 30
Tháng 5 có ngày, 09, 18, 30
Tháng 6 có ngày, 08, 17, 28
Tháng 7 có ngày, 07, 16, 27
Tháng 8 có ngày, 05, 14, 26
Tháng 9 có ngày, 04, 13, 24
Tháng 10 có ngày, 03, 12, 24
Tháng 11 có ngày, 02, 11, 22
Tháng 12 có ngày, 01, 10, 22, 31
Trong ngày nguyệt kỵ, tất cả các công việc quan trọng như xuất hành, động thổ, đổ bê tông mái, nhập trạch, cất nóc, khai trương, ký kết hợp đồng, ăn hỏi, rước dâu, hộ niệm, di quan, hạ huyệt...đều cần tránh.
Bên trên là một vài điều cần biết về ngày nguyệt kỵ, mọi người hãy tham khảo và ghi nhớ nhé bởi những thông tin này chẳng bao giờ là thừa.
Xem thêm những ngày tốt khác tại: Xem ngày tốt xấu
Ảnh minh họa |
► Lịch ngày tốt cung cấp công cụ xem tử vi, xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác |