Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Ngũ khí - Thuật ngữ trong phong thủy

Ngũ khí - Thuật ngữ trong phong thủy, ngũ khí trong phong thủy có ý nghĩa như thế nào

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngũ khí - Thuật ngữ trong phong thủy

Ngũ khí - Thuật ngữ trong phong thủy

Ngũ khí - Thuật ngữ trong phong thủy, ngũ khí trong phong thủy có ý nghĩa như thế nào?

Ngũ Khí là chỉ khí của ngũ hành, cũng là một cách nói khác của sinh khí, là thuật ngữ thường dùng của các nhà phong thủy thường dùng. Đó là một loại khí lưu chuyển trên mặt đất mang tính chất của lực lượng thần kỳ mà con người không thể nhìn thấy và mô phỏng được.

Các nhà phong thủy cho rằng, Ngũ Khí có thể điều hòa âm dương, sinh ra vạn vật. Xây dựng nhà cửa mà đucợ Ngũ Khí tất được bình an và phúc lộc, mộ phần được nó tất con cháu thịnh vượng an khang.

Cái gốc của thuật phong thủy mục đích cuối cùng là dạy cho chúng ta cách phân biệt và vận dụng Ngũ khí. Trong sách Táng Thư của Quách Phác có ghi rằng: "Chôn cất là nhuận sinh khí, ngũ khí lưu chuyển trên mặt đất, sinh ra vạn vật. Con người nhận hình thể từ cha mẹ, thể cốt được khí, di thể vong linh để lại phúc âm cho con cháu về sau"


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngũ khí - Thuật ngữ trong phong thủy

Bán khoán con vào cửa Thánh theo tâm linh người Việt

Trẻ con đứa dễ nuôi thì không sao, đứa khó nuôi, hay ốm đau hoặc “trai mùng một, gái hôm rằm” thì có lệ bán khoán con cho người khác, hoặc vào chùa, cửa Thánh.
Bán khoán con vào cửa Thánh theo tâm linh người Việt

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sinh một đứa con như ý đã khó, nhưng nuôi con cái còn khó trăm bề. Đứa dễ nuôi thì không sao, đứa khó nuôi, hay ốm đau hoặc “trai mùng một, gái hôm rằm” thì phải bán khoán con cho người khác hoặc nhà chùa, cửa Thánh.


Ban khoan con vao cua Thanh theo tam linh nguoi Viet  hinh anh
 
Bán khoán con vào cửa Thánh theo nghĩa bóng, tức nhờ một người trong họ hàng hay làng xóm, đến dạm mua rồi nuôi hộ, khi đứa trẻ đủ một Giáp (12 năm) phải trả lại cho cha mẹ ruột, nên còn gọi là tục “bán khoán con”. 
 
Phần đông các gia đình mở tục bán khoán con có hai lý do chủ yếu: thứ nhất do đứa trẻ là con trai, thứ hai thuộc con cầu con khấn (cầu tự), không muốn đứa trẻ phải yểu tử. Theo tâm linh, do đứa trẻ xung khắc với cha mẹ ruột, nên xung kỵ, hay con sinh ra gặp tật bệnh khó nuôi, cần được “ly tổ” mới hóa giải được.
 
Trong tục bán khoán con vào cửa Thánh còn có những tục lệ khác. Đa số người ở miền Bắc, cha mẹ thường đem đứa nhỏ đến đền Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương) nơi thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (nay thường những nơi có phối tự thờ Đức Thánh Trần). Sắm một mâm xôi con gà, vàng nhang hoa quả cùng một tờ sớ xin bán khoán con cho Đức Thánh Trần bảo bọc nuôi dưỡng trong một số năm.
 
Cúng bán con xong, ngay tại đền họ đổi ngay họ tên cho con mình, thí dụ tên trong giấy khai sinh là Phạm Văn X. thì sau này phải gọi là Trần Quốc Y (Trần Quốc là họ của nhà Trần), có người còn đổi cả ngày tháng hay năm sinh theo ngày bán con cho Thánh.
 
Khi trở về nhà hay ngay tại đền, cha mẹ ruột liền bỏ con trước cửa, sẽ có người được hai bên bàn bạc từ trước (thường là người hợp vía, hợp tuổi với đứa trẻ), thấy cha mẹ đứa trẻ đã bỏ đi xa mới ra bế về nhà nuôi dưỡng.
 
Có gia đình chỉ nhờ nuôi trong một vài ngày lấy huông rồi đến xin lại, có người nhờ nuôi một số năm đã xin với Đức Thánh Trần. Sau này đứa trẻ có đến ba cha hai mẹ, ba cha là cha ruột, cha nuôi và cha đỡ đầu Đức Thánh Trần, hai mẹ là mẹ ruột cùng mẹ nuôi.
 
Trong tục bán khoán con vào cửa Thánh, cả hai gia đình đều không dám đánh đòn hay răn dạy đứa trẻ, vì đánh đứa trẻ như đánh con của Thánh, đứa trẻ còn được nuông chiều, ăn mặc sung sướng hơn cả cha mẹ đôi bên. Nhiều gia đình còn lo xa, nếu đứa trẻ là con trai, họ xỏ một bên lỗ tai trái cho đeo bông giả gái, như cho ma quỷ không nhận ra đứa trẻ để bắt đi.
 
Đến thời hạn bán khoán đã hết, gia đình đứa trẻ lại mang mâm xôi con gà, rượu trà hoa quả vàng nhang và tờ sớ đến đền, khấn xin được đưa con về nhà cha mẹ đẻ nuôi dạy. Lúc này đứa trẻ mới được gọi bằng tên thật, và gia đình dạy dỗ chúng như bao đứa trẻ khác.
► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật

ST

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bán khoán con vào cửa Thánh theo tâm linh người Việt

Xây nhà cần xem yếu tố phong thủy nào?

Xây nhà theo quan điểm phong thủy quan tâm đến những vấn đề quan trọng như: mượn tuổi, hướng cửa chính hợp với tuổi gia chủ, vị trí và hướng đặt bếp, kích thước cửa theo thước Lỗ Ban, số bậc cầu thang theo cung Sinh.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hầu hết các gia đình trước khi bắt tay vào tiến hành việc xây nhà đều có tham khảo kỹ lưỡng về phong thủy nhưng vẫn lúng túng trong việc thực hiện đúng tuần tự các bước hoặc như người xưa thường nói “lắm thầy nhiều ma”, tức là quá nhiều lời khuyên phong thủy, quá nhiều không gian cần tuân theo một nguyên tắc nào đó nhằm mục đích đạt được sự hanh thông, đón tài đón lộc…

Tuy nhiên khi xây nhà không nhất thiết phải quá cầu toàn về phong thủy với những tiểu tiết và với tất cả các không gian mà gây nên sự gượng ép về tâm lý, bắt buộc phải thực hiện theo mặc dù không phù hợp với hiện trạng đất dẫn đến việc tự làm khó mình. Nên hiểu rằng thuận theo phong thủy nhưng cũng phải phù hợp với công năng, thói quen sử dụng của gia đình, có như vậy không gian mới linh hoạt, thoải mái và tạo tinh thần dễ chịu cho mọi người. Phong thủy đóng vai trò quan trọng trong nhà ở nhưng chỉ khi áp dụng đúng lúc đúng chỗ mới phát huy được tối đa lợi thế và ngược lại sẽ gây bất tiện cho người sử dụng.

Dưới đây là một vài vấn đề quan trọng cần xem xét cụ thể khi tiến hành xây nhà theo quan điểm phong thủy như sau:

Trước hết là xem ngày giờ động thổ và người đứng ra làm nhà có được tuổi xây dựng hay không. Trong trường hợp bắt buộc phải tiến hành xây dựng khi chủ nhà không được tuổi thì có thể mượn tuổi người khác cho phù hợp.

Xem hướng cửa chính hợp với tuổi của gia chủ. Ví dụ, gia chủ sinh năm 1985 có thể quay về các hướng như: Tây Bắc (Phục Vị); Đông Bắc (Thiên Y); Tây Nam (Diên Niên); Tây (Sinh Khí);

- Bếp nấu phải tuân theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”. Nghĩa là đặt tại điểm xấu, quay mặt về một trong bốn hướng tốt của gia chủ. Tránh đặt bếp dưới cầu thang, dưới nhà vệ sinh hay thẳng cửa nhà vệ sinh mở ra và đường nước đi dưới bếp vì hỏa kỵ thủy.

- Xác định kích thước của cửa đi, cửa sổ, cửa phòng đúng theo cung tốt của thước Lỗ Ban.

- Đối với nhà tầng số bậc cầu thang có 4 cung Sinh – Lão – Bệnh- Tử, lưu ý tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải là cung “Sinh”.

- Xác định “Trung cung” của ngôi nhà để tránh đặt cầu thang, vệ sinh đúng vào khu vực đó.

Ngoài ra màu sắc sử dụng trong nhà không nên nhất nhất phải phù hợp với màu của bản mệnh mà phải dựa trên nhiều yếu tố khác như diện tích, hướng nắng (Tây) hay hướng gió mùa (Đông Bắc), sở thích…..để có sự lựa chọn phù hợp nhất.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xây nhà cần xem yếu tố phong thủy nào?

Dần Thân Riêu Hỉ Cơ Nguyệt lăng loàn

Nguyệt cực âm nên dù là đế tinh vẫn yếu đuối, Cơ bề ngoài bảo thủ nhưng trong tâm tư biến đổi liền liền, Dần Thân lại là mã địa tượng xung động. Hai sao đồng cung ở đây không vững vàng, lại gặp Riêu (quyến rũ) Hỉ (vui tươi) thành cách đào hoa thì sao khỏi sa ngã. Nên đây là cách dâm đãng. Gặp các cách đào hoa khác cũng luận tương tự.
Dần Thân Riêu Hỉ Cơ Nguyệt lăng loàn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhưng chú ý: Nếu Cơ Nguyệt Dần Thân có thêm Không vong trấn giữ (Tuần Triệt hoặc Thiên Không cùng cung) thì ứng với luật "cùng tắc biến" của dịch, sắc lại biến thành không; nên càng có nhiều cách đào hoa càng có khuynh hướng tìm giải thoát trong cảnh tu hành.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Dần Thân Riêu Hỉ Cơ Nguyệt lăng loàn

Bảng tra cứu 10 thần

Việc tìm ra 10 thần trên cơ sở thiên can của trụ ngày (nhật chủ) là điều rất quan trọng để dự đoán là tổ hợp tứ trụ tốt hay xấu. Bạn có thể căn cứ vào can ngày
Bảng tra cứu 10 thần

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Việc tìm ra 10 thần trên cơ sở thiên can của trụ ngày (nhật chủ) là điều rất quan trọng để dự đoán là tổ hợp tứ trụ tốt hay xấu. Bạn có thể căn cứ vào can ngày sinh của mình sau đó đối chiếu với các can của trụ năm, trụ tháng và trụ giờ để tìm ra 10 thần.

 

 

Giáp

 

Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
Giáp Ngang
 vai
Kiếp
 tài
Thực
 thần
Thương
 quan
Thiên
 tài
Chính
 tài
Thất
 sát
Chính
quan
Thiên
 ấn
Chính
 ấn
Ất Kiếp tài Ngang
vai
Thương
 quan
Thực
 thần
Chính
 tài
Thiên
 tài
Chính
 quan
Thất
 sát
Chính
 ấn
Thiên
 ấn
Bính Thiên ấn Chính
 ấn
Ngang
 vai
Kiếp
 tài
Thực
 thần
Thương
 quan
Thiên
 tài
Chính
 tài
Thất
 sát
Chính quan
Đinh Chính ấn Thiên
 ấn
Kiếp
 tài
Ngang
 vai
Thương quan Thực
 thần
Chính
 tài
Thiên
 tài
Chính quan Thất
 sát
Mậu Thất sát Chính
 quan
Thiên
 ấn
Chính
 ấn
Ngang
 vai
Kiếp
 tài
Thực
 thần
Thương
 quan
Thiên
 tài
Chính
 tài
Kỷ Chính quan Thất
sát
Chính
 ấn
Thiên
 ấn
Kiếp
 tài
Ngang
 vai
Thương
 quan
Thực
 thần
Chính
 tài
Thiên
 tài
Canh Thiên tài Chính
 tài
Thất
sát
Chính
 quan
Thiên
 ấn
Chính
 ấn
Ngang
 vai
Kiếp
 tài
Thực
thần
Thương quan
Tân Chính tài Thiên
 tài
Chính quan Thất
 sát
Chính
 ấn
Thiên
 ấn
Kiếp
 tài
Ngang
 vai
Thương
 quan
Thực
 thần
Nhâm Thực thần Thương
 quan
Thiên
 tài
Chính
 tài
Thất
 sát
Chính
 quan
Thiên
 ấn
Chính
 ấn
Ngang
 vai
Kiếp
 tài
Quý Thương quan Thực
thần
Chính
 tài
Thiên
 tài
Chính
 quan
Thất
sát
Chính
 ấn
Thiên
 ấn
Kiếp
 tài
Ngang
 vai

(Theo Dự đoán tứ trụ)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bảng tra cứu 10 thần

"Nam nữ thụ thụ bất thân" nghĩa là gì?

Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, đó thường gọi là "Nam nữ thụ thụ bất thân"
"Nam nữ thụ thụ bất thân" nghĩa là gì?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nam nữ thụ thụ bất thân là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho.

Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ “thụ thụ” trái ngược nghĩa: một chữ “thụ” là trao cho, một chữ “thụ” là nhận).

Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ têm trầu, xếp vào cơi trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ tình yêu trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ còn đôi mắt thầm lén nhìn nhau!

Người châu Âu từ nhỏ đến già, theo phép lịch sự bắt tay nhau, nhảy với nhau là chuyện thường. Nhưng người Việt Nam và người Á Đông nói chung, nam nữ vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn.

Người đàn ông có thái độ suồng sã sẽ bị đàn bà xa lánh, nhưng không đáng lo bằng người con gái lẳng lơ, bị xã hội dèm pha thì khó mà lấy được tấm chồng cho đáng tấm chồng. Vì vậy các nhà quyền quý thường “cấm cung” con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giới tính.

Thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và có đi học thì con trai ngồi riêng con gái ngồi riêng. Trai gái đi cùng nhau, vui chơi cùng nhau bị bạn bè cùng lứa chế nhạo. Có hội hè đình đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải.

Ở thành thị, vợ chồng nằm ngủ với nhau một giường. Nhưng ở nông thôn đàn bà nằm nhà trong, đàn ông nhà ngoài. Ngày xưa phổ biến mọi nơi đều thế, ngày nay lệ đó vẫn còn ở nhiều vùng, nhiều nhà.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: "Nam nữ thụ thụ bất thân" nghĩa là gì?

Vị trí đặt bàn thờ phù hợp với phong thủy –

Theo văn hóa phương Đông, thờ cúng tổ tiên là một việc làm mang tính linh thiêng, do vậy mà bàn thờ lúc nào cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Với nhà tầng, nhà truyền thống Hiện nay, vị trí bàn thờ thường được đặt trong một phòng riêng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo văn hóa phương Đông, thờ cúng tổ tiên là một việc làm mang tính linh thiêng, do vậy mà bàn thờ lúc nào cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà.

Với nhà tầng, nhà truyền thống

Hiện nay, vị trí bàn thờ thường được đặt trong một phòng riêng ở tầng trên cùng của ngôi nhà. Bởi vị trí này không chỉ tạo được không khí trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng… mà còn thuận tiện cho gia chủ trong việc cúng bái, hóa vàng ngoài trời.

Bàn thờ luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên… để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà, tổ tiên.

Theo cách xây nhà truyền thống của người Việt thì ngôi nhà thường có ba hoặc năm gian. Trong đó, gian giữa được xem là gian trung tâm của căn nhà và cũng là vị trí đặt cửa ra vào, mở cửa ra là nhìn thấy trời đất, âm dương hòa hợp. Bởi vậy, gian giữa cũng là gian được các gia đình đặt bàn thờ.

Bàn thờ có được thiết kế như thế nào thì nhất thiết nó luôn ở vị trí trang trọng, có độ cao thích hợp để khi cúng mọi người tỏ đựợc sự ngưỡng vọng thành kính của mình với tổ tiên. Kiểu bàn thờ của truyền thống vẫn đặt ở vị trí theo đúng phong thủy trong ngôi nhà. Nhà phố thường bị vây chặt bởi các nhà chung quanh, nếu đặt bàn thờ dưới tầng trệt ngay trong phòng khách bước vào sẽ khó thông thoáng, thắp nhang nhiều sẽ làm ố vàng cả trần nhà. Bên cạnh đó cần tránh trên đầu của bàn thờ là phòng vệ sinh, phòng trẻ em chơi đùa… bởi nó sẽ làm giảm tính tôn nghiêm của không gian trang trọng này. Và một lẽ nữa không nên để mọi người từ ngoài cửa nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị, hình ảnh tổ tiên. Nhất thiết phải đặt bàn thờ ở tầng trên cùng, tránh đặt ở tầng trệt ngay trong phòng khách vì khói hương sẽ làm ố vàng trần nhà và khách vào sẽ có cảm giác ngột ngạt, đồng thời tránh để mọi người từ ngoài cửa nhìn thấy hết bài vị, hình ảnh tổ tiên. Đặc biệt, tránh trên đầu bàn thờ là nhà vệ sinh, phòng chơi của trẻ em bởi sẽ làm mất sự tôn nghiêm, trang trọng.

Kích thước bàn thờ cúng rất quan trọng. Gia chủ nên chọn kích thước bàn thờ hợp với không gian, diện tích nơi mình sinh sống. Tránh trường hợp bàn thờ quá to trong khi căn hộ lại nhỏ hoặc căn biệt thự quá lớn lại chỉ đặt bàn thờ bé, không tốt cho phong thủy.

Với nhà chung cư

Bàn thờ cần phải “tọa cát hướng cát” – tức là nằm ở vị trí thuận tiện, trang trọng và nhìn ra hướng tốt so với tuổi của gia chủ. Bàn thờ nên đặt trong khoảng giữa các mặt bằng căn hộ . Vì căn hộ không thể làm phòng thờ riêng biệt như nhà phố hay biệt thự, căn hộ nào cũng có khoảng đi lại ở khoảng giữa nhà, nên nếu khéo tính toán sẽ tránh tình trạng bố trí bàn thờ tùy tiện.

Phải chú ý bức tường treo bàn thờ hay đặt tủ thờ. Với bức tường liền kề, tiếp giáp là không gian nào, kể cả không gian của hàng xóm để bài trí hợp lý. Không bao giờ được kê chung bức tường của không gian bàn thờ mà tựa lưng vào đầu giường ngủ trong căn hộ. Với những bức tường của các khu bực ô uế, thì việc đặt bàn thờ càng tối kỵ.

Tuyệt đối tránh đặt gương soi chiếu thẳng vào bàn thờ, gây hiện tượng kim quan sát, tối kỵ trong phong thủy.”

Những điều cấm ki khi đặt bàn thờ

Bố trí bàn thờ gia chủ cần phải suy xét thật cẩn thận và nhất định không được phạm phải những cấm kỵ sau.

Bàn thờ không được đặt dưới xà ngang. Nếu xà ngang trên trần nhà ở ngay trên bàn thờ sẽ sản sinh ra sát khí áp lực, khiến cho các thành viên trong gia đình mệt mỏi, nặng thì khiến vận thế trong gia đình bị ảnh hưởng.

Phía sau ban thờ đặc biệt không được có nhà vệ sinh, nhà tắm do có âm khí và xú khí nặng, chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp ác mộng và đau lưng. Sau bàn thờ cũng không được có thang máy, cầu thang, nếu không chủ nhân dễ bị tán tài tán của, thương tật ở lưng.

Bàn thờ không được đối diện với lò, bếp, kể cả hướng lệch sang bên cũng không tốt. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt ban thờ thì nên lấy bình phong che lại. Phòng thờ không nên đặt ở nền đất vốn trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh do chất đất không tốt.

Bên phải bàn thờ không được đặt đồ điện Nếu không sẽ phạm vào sát khí của Bạch Hổ, dễ xảy ra chuyện không may. Bên phải bàn thờ nên đặt một đôi tì hưu hoặc long quy, có thể hóa giải sát khí, cải thiện môi trường phong thủy.

Bên trái bàn thờ không được bừa bộn. Phía bên trái bàn thờ nếu như để bừa bộn hoặc có thùng rác hay các vật ô uế sẽ gây ảnh hưởng đến vận thế, sức khỏe và sự nghiệp của gia đình, nhất là con trai và người đàn ông trong gia đình.

Phía dưới bàn thờ không được để đồ. Phía dưới bàn thờ cần được giữ sạch sẽ, không được chất đống đồ đạc ở dưới, nếu có thì chỉ nên để một chiếc la bàn. Nhất là không để đồ điện và bể các vì sẽ làm tinh thần gia chủ bị sa sút, tài sản hao hụt.

Bàn thờ không nên treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc trên đường đi. Người xưa cho rằng bàn thờ là nơi cần được hội tụ linh khí, khí trường bàn thờ sung mãn có thể khiến toàn gia đình được an lành hạnh phúc. Nếu bàn thờ treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc ở nơi đi lại dễ khiến người trong nhà bất an, gia vận trồi sụt khó đoán.

Bàn thờ ngược với hướng nhà dễ khiến người trong nhà bất hòa, dễ gặp bất trắc bệnh tật. Nếu đặt ở vị trí quay sang trái hoặc sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra.

Bàn thờ không được xung với đường đi. Bàn thờ bị đường đi đâm thẳng vào dễ gây bất an tổn hại đến cung tài lộc, dễ gây tai nạn ngoài ý muốn hoặc bệnh tật ốm đau.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vị trí đặt bàn thờ phù hợp với phong thủy –

Trang phục chỉnh tề cho phong độ tốt

Một người thành công sẽ luôn chuẩn bị đón chào ngày mới với cơ thể sạch sẽ, thoải mái, trang phục chỉnh tề và gương mặt vui tươi.
Trang phục chỉnh tề cho phong độ tốt

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo



Hãy ăn mặc chỉnh tề dù bạn làm việc ở nhà một mình và không có ai khác trong phòng làm việc.

(Ảnh minh họa)



Không nên lười biếng trong ăn mặc

Ăn mặc chỉnh tề không có nghĩa là phải kiểu cách hoặc phải chạy theo thời trang. Chỉ cần bạn biết chăm sóc dáng vẻ bề ngoài, giữ quần áo luôn sạch sẽ và được là phẳng phiu. 

Nên treo quần áo hoặc xếp gọn gàng trong tủ để có thể chọn mặc dễ dàng. Những người lười biếng, không chăm sóc cơ thể thường là những người cẩu thả. Đó cũng có thể là nguyên nhân khiến họ mất đi sự may mắn trong giao tiếp cũng như những cơ hội khác trong cuộc sống.

Phong thái của người thành công

Ăn mặc chỉnh tế là cách cho thấy bạn sẵn sàng đón nhận vận may bất cứ lúc nào. Khi quan sát những người thành đạt, bạn sẽ thấy rằng cách ăn mặc của họ luôn toát ra vẻ lịch lãm, chu đáo.

Nguyên lý phong thủy này cũng có thể áp dụng cho nhà cửa. Khí tù hãm và có hại thường tạo nên thái độ sống cẩu thả. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng giữ cho thân thể và nhà cửa được sạch sẽ, gọn gàng, vùng không gian xung quanh bạn sẽ được cung cấp năng lượng mới đầy sức sống và những điều tốt lành sẽ luôn đến với bạn.

(Theo Phong thủy đem lại sức sống cho bạn)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trang phục chỉnh tề cho phong độ tốt

Giải mã giấc mơ thấy nụ hôn –

Nụ hôn là minh chứng cho tình yêu và những mối quan hệ tốt đẹp. Nó cũng là “vũ khí” quan trọng để giải quyết mọi mâu thuẫn. 1. Mơ thấy hành động trao nụ hôn, có nghĩa là mọi mâu thuẫn của bạn sẽ được giải quyết nhanh chóng, bạn sẽ không phải lo lắng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nụ hôn là minh chứng cho tình yêu và những mối quan hệ tốt đẹp. Nó cũng là “vũ khí” quan trọng để giải quyết mọi mâu thuẫn.

1. Mơ thấy hành động trao nụ hôn, có nghĩa là mọi mâu thuẫn của bạn sẽ được giải quyết nhanh chóng, bạn sẽ không phải lo lắng nữa nhé.

2. Trong giấc mơ thấy mình hôn một người lạ nào đó, là điềm báo bạn sẽ giành được sự quan tâm và ủng hộ của rất nhiều người bằng chính phẩm chất đạo đức và năng lực thực thụ của mình. Những người đối đầu với bạn cũng phải thừa nhận điều đó.

3. Nếu mơ thấy hôn chính kẻ địch của mình, mối quan hệ bất hòa hai bên sẽ nhanh chóng được hóa giải.

images536461-a-7760-1396450141

4. Mơ thấy bạn và người yêu trao nhau nụ hôn, báo hiệu sự bất hòa và giận hờn sẽ qua đi nhanh chóng. Tình cảm hai bên càng thêm sâu đậm và có thể tiến tới hôn nhân hạnh phúc.

5. Mơ thấy mình hôn một người nước ngoài lạ mặt, có nghĩa là bạn sẽ chinh phục được người yêu.

6. Nếu thấy mình hôn một người nào đó có vẻ như đã quen thân nhưng lại không nhìn rõ mặt người ấy, rất có thể bạn sẽ rơi vào lưới tình. Người chiếm được trái tim bạn không ai khác chính là người hiện tại bạn chưa để ý đến.

7. Trong giấc mơ thấy hôn người mình đang thầm yêu trộm nhớ, đây là tín hiệu không may mắn lắm. Bởi cơ hội để cả hai trở thành người yêu của nhau là rất ít.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải mã giấc mơ thấy nụ hôn –

Xác định tâm và định hướng nhà

Trước khi khảo sát phong thủy cho bất kỳ cơ sở hay căn nhà nào cần phải xác đinh được tâm nhà và hướng nhà để xét đoán các yếu tố về lý, khí. Nếu không thực
Xác định tâm và định hướng nhà

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trước khi khảo sát phong thủy cho bất kỳ cơ sở hay căn nhà nào cần phải xác đinh được tâm nhà và hướng nhà để xét đoán các yếu tố về lý, khí. Nếu không thực hiện được việc này thì việc đoán định các yếu tố phong thủy sẽ bị sai lệch. Sau đây là cách xác định tâm nhà và hướng nhà để bạn tham khảo và áp dụng.

Xác định đúng tâm và hướng nhà thì việc đoán định phong thủy không bị sai lệch

Tâm nhà hay tâm đất chính là điểm chính giữa của nó. Nếu mảnh đất, ngôi nhà hình vuông hay hình chữ nhật: tâm chính là giao điểm của 2 đường chéo; nếu bị khuyết góc nhỏ thì vẫn căn cứ theo hình chữ nhật bao xung quanh mà không tính đến góc khuyết đó.

Nhà hình vuông hay hình chữ nhật thì tâm chính là giao điểm của 2 đường chéo

Trường hợp mảnh đất, ngôi nhà hình thù khó xác định thì phải có sự phân tách thành các góc nhỏ. Mỗi góc là 1 hình vuông hay hình chữ nhật và được xác định tâm, hướng riêng biệt.

Với đất hình đa giác, cần loại bỏ các góc thừa để dễ xác định tâm. Còn với thế đất hình chữ L thì tâm chính là giao điểm 2 đường trung tuyến của 2 cạnh.

Sau khi xác định được tâm, việc quan trọng nhất là định hướng. Để định hướng chính xác cần dùng la bàn. Khi đo các vị trí thông thoáng ở trước và sau nhà cần tránh các thiết bị kim loại, điện từ. Vì chúng có thể làm lệch hướng đo của kim la bàn. Hướng nhà được xác định là hướng của minh đường (khoảng không phía trước nhà).

La bàn dùng để xác định hướng nhà

Nếu là căn hộ chung cư thì hướng xác định theo hướng của toàn bộ tòa nhà. Trừ trường hợp căn hộ có lối đi riêng và minh đường rộng rãi. Hướng nhà và hướng cửa chính nhiều khi không trùng khớp nhau. Do vậy, điều này cũng là một trong những lưu ý khi xác định hướng nhà. 

 (Theo Landtoday)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xác định tâm và định hướng nhà

Phong thủy cho phòng khách

Nơi tiếp khách có một vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự giàu có cũng như hạnh phúc của gia đình.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Vị trí

Phòng khách nên được đặt ở nơi có ít nhất hai bức tường bao quanh, tránh sử dụng căn phòng nằm sâu trong nhà. Một phòng khách hợp phong thủy sẽ giúp nguồn năng lượng sống, năng lượng tài năng đi vào nhà mà không bị ngăn trở hoặc dần tiêu tan vì phải đi qua các phòng khác trước khi đến nơi. Vị trí này còn đảm bảo các nguồn năng lượng trên luôn được tươi mới, mạnh mẽ, giúp cho phòng khách tràn đầy sinh khí.

asa1-5993-1394248782.jpg

Phòng khách phải có đủ ánh sáng, đồ đạc được kê gọn gàng. Ảnh: Home Advisor.

2. Diện tích và nội thất

Trước khi xây nhà hoặc mua nhà mới, gia chủ nên chú ý đến diện tích của phòng khách. Một căn phòng rộng rãi, thoáng mát phù hợp làm nơi tụ họp cho gia đình và khách mời. Khi đó, các nguồn năng lượng bổ trợ sẽ có cơ hội đi vào phòng và lan tỏa ra không gian xung quanh.

Hãy bày trí đồ đạc tránh bị rối mắt, không kê quá nhiều đồ làm không gian căn phòng bị chật chội. Tránh kê đồ đạc vướng lối đi khiến nguồn năng lượng tốt bị trì trệ. Nên đặt bộ bàn ghế tựa lưng vào tường, không nên đặt ở giữa phòng để tránh những cảm giác thiếu an toàn ở khoảng trống sau lưng. Ngoài ra, bạn có thể lắp đặt một quả cầu pha lê trên trần nhà phòng khách để vô hiệu hóa những năng lượng tiêu cực.

Bạn nên chọn màu sắc đồ đạc trang nhã, hài hòa với sơn tường và thảm. Có thể đặt những bình hoa tươi hay phấn thơm để căn phòng thêm tươi sắc và thơm mát. Riêng với đồ điện tử như tivi, máy tính (chứa năng lượng dương tốt) thì hãy đặt chúng ở vị trí bạn muốn bổ trợ, như hướng bắc (hỗ trợ sự nghiệp), hướng nam (công danh và sự công nhận).

3. Bày trí nội thất theo la bàn phong thủy

Với hướng bắc (đại diện cho năng lượng thủy), gia chủ có thể treo tranh thác nước, suối nguồn hoặc hình ảnh con thuyền hướng về phía người xem. Bạn có thể đặt một bình thủy sinh hoặc chậu cá cảnh bên trong nuôi 8 chú cá vàng và một cá đen, đặt một hòn non bộ nhỏ có dòng nước chảy về hướng căn phòng. Sử dụng sắc lam và đen chủ đạo trong đồ đạc tại hướng này cũng là lựa chọn phù hợp.

Đối với hướng nam (năng lượng hỏa), bạn nên đặt những cây nến lớn, đẹp mắt; sử dụng đồ đạc bằng gỗ và có màu sắc như đỏ, hồng, da cảm và lục. Với hướng đông và đông nam (năng lượng mộc, thổ), gia chủ nên treo những bức tranh có khung gỗ, kê giá sách bằng gỗ, sử dụng màu lục và nâu là chính.

Ở hướng tây và tây bắc (năng lượng kim), gia chủ nên sử dụng tất cả đồ đạc bằng kim loại như khung tranh, đế nến và sử dụng các màu sắc chủ đạo như màu đồng, lam, vàng, xám. Đối với hướng đông bắc và tây nam (năng lượng thổ), gia chủ nên đặt những loại đá quý, khoáng sản, đồ gốm sứ hoặc thủy tinh, pha lê và sử dụng các tông màu như màu đất sét, nâu vàng, đỏ.

4. Sử dụng các biểu tượng bổ trợ sự thịnh vượng

Để gia tăng thịnh vượng, giàu có cho gia đình, trên bàn khách, gia chủ có thể đặt những vật như tiền xu mạ vàng hay thỏi vàng, đặt tượng Phật ở nơi trang trọng, tránh đặt dưới sàn nhà hoặc bên trái phòng. Ở phía đông của phòng nên đặt đồng xu cùng một dải ruy băng màu đỏ hoặc bức tượng một con rùa đầu rồng ngậm tiền xu, hướng nhìn vào phòng ở phía đông nam.

Ngoài ra, có thể treo bức tranh hình con rồng ở phía đông hay đặt một tượng voi cũng sẽ mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình. Ở hai bên cửa ra vào phòng khách, hãy đặt hai bức tượng khuyển canh giữ nhà.

5. Thiết kế ánh sáng phù hợp

Hệ thống đèn điện, ánh sáng tự nhiên và cách sử dụng ánh sáng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn năng lượng tốt cho phòng khách. Gia chủ nên bố trí phong phú các nguồn sáng như đèn bàn, đèn trần, đèn ốp tường và cửa sổ hợp lý để hứng ánh sáng và không khí tự nhiên. Cần lưu ý, tránh thiết kế hai hay nhiều cửa sổ trong phòng khách cùng một lúc để các nguồn năng lượng không bị tiêu hao hoặc gây nên tình trạng quá nhiều nguồn năng lượng ồ ạt, xung khắc nhau.

Nguyên tắc phòng khách hợp phong thủy quan trọng là hướng, cách bày trí đồ nội thất hợp lý và trên hết là tạo tâm lý thoải mái cho đại gia đình. Chỉ như vậy, không gian trong phòng khách mới thực sự là nơi gặp gỡ vui vẻ và đầy ắp tiếng cười của gia đình, bạn bè và người thân.

Đăng Linh


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy cho phòng khách

Chọn, sử dụng ví tiền hợp phong thủy để "tiền vào như nước, tiền ra nhỏ giọt"

Sở hữu 1 chiếc ví hợp phong thủy sẽ mang lại nhiều tiền bạc, sự giàu có và thịnh vượng cho chủ nhân...

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lựa chọn màu sắc phù hợp phong thủy 

– Ví màu đen: Đây là màu sắc phổ biến nhất khi chọn ví, màu này đại diện cho sự ổn định, hội tụ, mở ra cơ hội làm giàu cho bạn, và giúp người chủ sở hữu nó không tiêu tiền một cách tình cờ. Màu sắc này chủ yếu dành cho phái mạnh. Tuy nhiên nếu tuổi của bạn kỵ với màu đen thì bạn không nên dùng ví màu này vì không những bạn không tích lũy được tiền mà thậm chí bạn còn bị mất tiền nữa.

– Ví màu cam và màu hồng: Hai màu này có thể đem lại cho bạn sự hưng thịnh, may mắn trong tình yêu và rất phù hợp cho phụ nữ độc thân. Ví màu này sẽ giúp kích hoạt năng lượng, có thêm nhiều tiền nếu bạn thường xuyên sử dụng chúng.

– Ví màu cà phê và màu nâu: Theo yếu tố ngũ hành trong phong thủy thì hai màu này thuộc về yếu tố Thổ – Thổ tạo ra vàng. Đây là lí do vì sao trên thị trường đây là hai màu được ưa chuộng nhất. Chúng có thể giúp nâng cao năng lực tiết kiệm và tích lũy tiền cho bạn.



Ví màu cam và màu hồng có thể đem lại cho bạn sự hưng thịnh, may mắn trong tình yêu và rất phù hợp cho phụ nữ độc thân. (Ảnh minh họa).

– Ví màu vàng: Cũng giống như màu cà phê và nâu, màu vàng cũng thuộc yếu tố Thổ. Ví màu vàng rất có hữu ích trong việc đem lại sự giàu có, thuận lợi trong sự nghiệp và mang vận may đến cho bạn. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý là nếu tuổi và mạng của bạn kỵ với màu vàng thì bạn không nên sử dụng ví màu này.

– Ví màu trắng: Màu này mang lại cho chủ nhân sự ổn định lâu dài về tiền nong. Đặc biệt nếu là chiếc ví màu trắng, nó sẽ mang lại lợi nhuận và thành công gấp bội cho chủ nhân trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính.

– Ví màu đỏ: Màu đỏ là màu của may mắn, màu mạnh mẽ nhất và nó được cho là màu đem lại sự giàu có cho bạn nhưng lại khó tiết kiệm được tiền vì người ta tin rằng màu đỏ đại diện cho sự thâm hụt và chi tiêu phóng khoáng.

– Ví màu xanh: Trong năm yếu tố phong thủy thì màu xanh thuộc về Thủy, bạn không nên mua ví màu này, bởi vì bạn sẽ chi tiêu tất cả tiền bạc như nước nếu như thường xuyên sử dụng nó. Vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với sự giàu có của bạn. Tuy nhiên, nếu tuổi và mạng của bạn hợp màu này, mà bạn cũng yêu thích màu xanh này thì bạn nên sử dụng nó một cách tốt nhất.

-Ví nhiều màu: Sự kết hợp màu sắc của ví tiền có thể mang đến vận hay hoặc điềm gở đến cho chủ nhân. Những màu kết hợp tốt đó là kết hợp giữa trắng-đen, đỏ-vàng, tím-bạc. Tối kỵ các loại ví phối màu đỏ-trắng, xanh lá-vàng và xanh dương-đỏ.

Kích thước

– Chiếc ví cần đủ lớn để cất giữ tiền, giấy tờ tùy thân quan trọng, thẻ tín dụng…

– Ví có đủ các ngăn để chứa giấy tờ, tiền hay các vật dụng khác có liên quan.

– Khi mở ra, đóng vào tiện dụng, tiền hoặc giấy tờ không bị nhăn hoặc nhàu nát.

– Nếu chủ nhân sở hữu 1 chiếc ví lớn nên thường xuyên để các ngăn có tiền. Bằng cách này, tiền bạc sẽ được thu hút nhiều hơn. Tránh để ví trống rỗng.

Chọn, sử dụng ví tiền hợp phong thủy để

Chiếc ví cần đủ lớn để cất giữ tiền, giấy tờ tùy thân quan trọng, thẻ tín dụng…

 Tránh để ngăn trống rỗng nào trong ví trống rỗng

Tất cả các ngăn trong ví đều nên để tiền, tránh để ngăn trống rỗng làm tiêu tán tài vận. Tiền được chứa đều ở các ngăn đồng nghĩa với việc tiền bạc và tài lộc sẽ ngày một tăng lên, chủ nhân của chiếc ví này sẽ ngày càng giàu có.

Nếu bạn sở hữu một chiếc ví lớn thì nên lưu ý thường xuyên để tiền vào tất cả các ngăn, tránh để ví trống rỗng. Bằng cách này bạn sẽ thu hút thêm tiền bạc, tài lộc cho mình. Bạn cũng có thể dành ra một ngăn nhỏ, để vào đó vài đồng tiền xu vì tiền xu có ý nghĩa may mắn, thành công về tài chính trong phong thủy. Tiền xu mang năng lượng Kim và nó sẽ giúp thu hút nguồn năng lượng tích cực này cho bạn.

Nên dự trữ một số tiền nhỏ trong ví và không bao giờ tiêu đến số tiền đó. Điều này không những giúp bạn có cảm giác an tâm và tự tin trong mọi tình huống mà nó còn là yếu tố thu hút thêm tiền bạc, sự thịnh vượng cho bản thân.. Một chiếc ví trống rỗng sẽ làm bạn cảm thấy lạc lõng, thiếu đi sự tự tin và cảm giác không an toàn.

Cất ví ở chỗ ngăn nắp

Bạn nên chọn ví mà khi mở, đóng phải tiện lợi và quan trọng là tiền bạc, giấy tờ không bị nhăn hay nhàu nát. Tiền nên được sắp xếp theo thứ tự cẩn thận và bạn phải trân trọng chiếc ví của mình, không nên quăng ví lung tung, nên cất ví một chỗ ngăn nắp, như vậy tiền mới “chui vào ví bạn được.

Nên giữ ví gọn gàng sạch sẽ, nếu ví bẩn hoăc hỏng, nên thay ví mới ngay, nhưng không được cho đi chiếc ví cũ. Nếu bạn cho đi, tiền tài của bạn cũng theo đó mà sẽ giảm sút.

Chọn ví chất lượng tốt

Nên chọn mua ví một cách cẩn thận, chất lượng tốt, không nhất thiết phải đắt tiền, một chiếc ví sang trọng sẽ thu hút tài chính một cách tốt nhất.

Bạn không nên chọn ví có hình dạng quá kì lạ, hình dáng ví càng đơn giản càng tốt: Những loại ví có hình vuông, chữ nhật hoặc bán nguyệt vừa đơn giản lại mang hình dáng lần lượt thuộc hành Mộc, Thổ và Kim rất hợp phong thủy, tốt cho tài vận của bạn.



Bạn cũng có thể dành ra một ngăn nhỏ, để vào đó vài đồng tiền xu vì tiền xu có ý nghĩa may mắn, thành công về tài chính trong Phong thủy. 

Những điều cần lưu ý khi sử dụng ví

– Tránh để ảnh gia đình và biên lai trong ví tiền: Hình ảnh về những người thân trong gia đình sẽ khiến trường khí bị nhiễu loạn, dễ phân tán và giảm sức hút tiền bạc, sự giàu có.

– Ví chỉ để giữ tiền, không bao giờ giữ biên lai trong đó: Biên lai, hóa đơn thanh toán là đại diện cho số tiền bạn đã mất đi, nếu thường xuyên giữ chúng trong ví tiền của mình sẽ không tốt cho tài vận. Chúng là nhân tố sẽ kích thích nợ nần ngày càng tăng lên. Do đó, bạn không nên giữ những loại giấy tờ này trong ví, dù trong thời gian ngắn tạm.

– Giữ ví luôn gọn gàng và sạch sẽ. Thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra ví để loại bớt những giấy tờ không sử dụng đến hoặc những tấm thẻ đã hết hạn. Khi ví bị hỏng hoặc đã cũ, sờn bạn nên thay bằng một chiếc ví mới.

– Không nên nhét quá nhiều thứ vào ví, tránh để ví bị căng phồng do có quá nhiều giấy tờ bên trong. Không nên tận dụng các ngăn của ví để đựng điện thoại, móc khóa… Nếu cần, bạn hãy sắm riêng một chiếc túi khác cho những vật dụng này.

– Nếu chọn ví làm quà tặng, bạn nên để kèm trong ví một vài tờ tiền mệnh giá nhỏ với hàm ý người nhận sẽ luôn có nhiều tài lộc, may mắn với chiếc ví bạn tặng.

Ngọc Anh (Tổng hợp)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn, sử dụng ví tiền hợp phong thủy để "tiền vào như nước, tiền ra nhỏ giọt"

Tháng 11 những con giáp nào nên kết hợp làm ăn

Trong tháng 11 này những con giáp nào cùng kết hợp làm ăn thì phát tại đại thắng đây?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Trong hợp tác kinh doanh, làm ăn với nhau, tử vi người tuổi này sẽ có duyên phận với tử vi người tuổi kia do chịu sự chi phối của vận thế và thuộc tính của mỗi con giáp. Chọn được đối tác làm ăn hợp tuổi thành công sẽ đến nhanh hơn, thuận lợi hơn và ngược lại không phải tuổi nào cũng nên kết hợp làm ăn với nhau, có những tuổi nếu kết hợp với nhau có thể dẫn tới đổ vỡ.

Các con giáp hợp và kỵ nhau

Các bộ tam (3) Tuổi hợp nhau gồm có:

Tỵ – Dậu – Sửu (tạo thành Kim cuộc)

Thân – Tý – Thìn (tạo thành Thủy cuộc)

Dần – Ngọ – Tuất Hợi – Mẹo – Mùi (tạo thành Mộc cuộc)

Nghĩa là khi các bạn nằm trong bộ nào thì làm ăn, kết duyên, giao lưu gặp những người cùng bộ sẽ rất thích hợp: Ví dụ như người tuổi hợi gặp người tuổi mùi  làm ăn rất tốt.

con-giap-lam-an1 phunutoday  Ảnh minh họa
Các bộ tứ (3) tuổi kỵ nhau ( Tứ hành xung):

Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Tý – Ngọ – Mẹo – Dậu

Khi các bạn nằm trong bộ kỵ . Gặp nhau, làm ăn sẽ không được thuận bồm xuôi gió. Ví dụ như người tuổi tý không nên làm ăn, chung chi chung với người tuổi dậu 

Tỵ – Thân 

Cả hai đều là người khéo ăn nói. Khi làm việc cùng nhau chắc chắc sẽ tạo ra vô số cơ hội sinh lợi và tài lộc. Người tuổi Tỵ làm chuyện gì cũng sáng suốt, tư duy nhạy bén, họ có kế hoạch cụ thể trong từng dự án lớn, nhỏ và ít khi mạo hiểm nếu chưa nắm bắt trong tay. Trong khi người tuổi Thân có chút tinh quái, đầy sáng tạo, thích khám phá và có can đảm thử thách trước những điều mới mẻ. Hai con giáp này hợp tác rất ăn ý, có thể bổ sung khiếm khuyết cho nhau, cách giải quyết vấn đề thông minh, giỏi ứng biến, rất được lòng người. 

Thìn – Dậu 

Thìn và Dậu là phú nhân sinh tài của nhau. Ý chí kiên cường, dồi dào sinh lực tuy có chút cố chấp của người tuổi Thìn kết hợp với tài ăn nói, nhân duyên tốt, có chút vội vã của bát tự năm Dậu chắc chắn sẽ đem lại tài vận tốt cho hai bên. 

Mão – Tuất 

Người tuổi Mẹo có giác quan thứ sáu cực nhạy, năng lực tư duy và tính logic cũng khá cao, có thể đưa ra quyết định hành động chuẩn xác. Trong khi đó, người tuổi Tuất có tinh thần thực hiện cao, không tính toán, làm việc chuyên tâm, có năng lực kiên trì khi đứng trước khó khăn, thử thách, giúp đối phương tiếp tục phát triển mà không dễ bỏ cuộc. Cả hai cùng hợp tác sẽ càng dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ và có hiệu suất cao.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tháng 11 những con giáp nào nên kết hợp làm ăn

Vì sao cá chép lại được chọn trong ngày “Ông Táo về trời”

Theo truyền thuyết thì cá chép vàng (còn có tên là cá chép tiên) là loài động vật sống trên thiên đình. Do phạm phải lỗi nên bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian tu hành để chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi tu thành chính quả, cá chép sẽ được hóa thân thành rồng và bay lên trời.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ông Táo là do Ngọc Hoàng phái xuống trần tục theo dõi loài người, xem ai là người thiện, người ác. Các Táo muốn lên báo cáo với Ngọc Hoàng thì phải nhờ đến cá chép mới có thể đi được. Chính vì thế, các gia đình thường cúng cá chép vào ngày 23 tháng Chạp.


Ngày trước, cúng ông Công, ông Táo phải dùng cá chép chín, tức là đã kho hoặc rán. Nhưng đến nay, tập tục này đã được “chuyển thể” thành cá chép sống và hiện đại hơn là cá giấy để đốt hoá vàng.

Ngoài ra, các bạn còn có thể dâng hoa quả, kẹo, bánh mứt… miễn là đồ ngọt. Tùy các vùng khác nhau, có nơi thì cúng bánh cốm hoặc bánh mè (còn gọi là “thèo lèo”). Ở nơi của ad thì thường mọi người mua những cây mía để cúng đấy. Thế còn gia đình bạn, Tết ông Công ông Táo thì như thế nào nè?!? Mình cùng chia sẻ nhé!!!

(Sưu tầm)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vì sao cá chép lại được chọn trong ngày “Ông Táo về trời”

Mơ thấy mèo mang lại điều không may

Giấc mơ về mèo thường dự báo nhiều điềm dữ không may mắn. Giải mã giấc mơ thấy mèo, vì sao mơ thấy mèo lại gắn với những điều xui xẻo?
Mơ thấy mèo mang lại điều không may

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người ta thường nói "chó tới nhà thì có, mèo tới nhà thì nghèo", ý là mèo thường mang lại điều không may cho gia chủ. Giấc mơ thấy mèo thường dự báo điềm dữ nhưng không phải là không có ngoại lệ.

 

► Tham khảo thêm: Giải mã việc mơ thấy máu theo thế giới tâm linh

Mo thay meo mang lai dieu khong may hinh anh
Ảnh minh họa

 
Trong giấc mơ, bạn gặp một chú mèo trắng, ngụ ý rằng bạn đang trải qua thời gian khó khăn, nhưng nếu đó là một chú mèo đen, điều ám chỉ lại là: bạn đang có điều sợ hãi.
 
Mơ thấy mèo ngủ thường là điềm thành công nhỏ.   Mơ thấy nuôi mèo, điềm báo có nhiều triển vọng kiếm ra tiền.   Mơ thấy mèo rừng đuổi theo mình về nhà, điềm gia vận tốt đẹp, được quý nhân giúp đỡ.

Nếu bạn nằm mơ thấy mèo cắn là bạn đang lo lắng về vấn đề gì đó, có thể là trong công việc, hoặc chuyện gia đình. Ngược lại nếu bạn mơ thấy đang giết mèo, đây là điềm báo bạn đang cố chứng tỏ mình để giành lấy quyền lực cũng như địa vị.   Nằm mơ thấy mèo đang cào, bạn phải hết sức cẩn thận trong mọi việc bởi đang có một thế lực nào đó đe dọa tới cuộc sống cũng như sự nghiệp của bạn.    Trong giấc mơ bạn thấy một con mèo bị chết hoặc bị ai đó giết, điều này cho biết bạn đang cảm thấy lo lắng, lưỡng lự trước một việc quan trọng nào đó mà bạn chưa thể quyết định được. Bạn đang chịu tác động, áp lực đến từ nhiều phía.   Nếu giấc mơ của bạn xuất hiện hình ảnh của một con mèo con điều này đại diện cho một giai đoạn chuyển hướng độc lập. Chứng tỏ bạn đã sẵn sàng để khám phá những điều mới mẻ mà cuộc sống đã mang đến cho bạn. 
 
Trong giấc mơ mà bạn giết một con mèo: Bạn đang gặp khó khăn trong cuộc sống, những áp lực mà bạn đang gặp phải vô cùng lớn và nó làm cho bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Các mối quan hệ đang dần thu hẹp lại và bạn đang cảm thấy thất vọng trong mối quan hệ này.   Còn trong giấc mơ thấy mèo biến thành một con chó con, thì đây là dấu hiệu có một sự chuyển đổi trong cuộc sống cá nhân của bạn. Điều này đánh dấu một sự chuyển biến lớn trong bạn. Bạn đang đi xa ra khỏi giới hạn của mình và bạn có ý định chăm sóc người khác. Bạn đang tìm kiếm cho mình sự đồng thuận.
Nằm mơ thấy mèo vồ là bị người công kích.   Nằm mơ thấy mèo ngồi ngao trước cửa là có tang khó.   Nằm mơ nghe thấy tiếng mèo ngao mà không thấy mèo là điềm xui xẻo.   Nằm mơ thấy mèo nhà là có sự phản phúc của người thân, rất gần.   Nằm mơ thấy rờ rẫm mèo hay mèo cạ lông vào mình là có cạm bẫy.   Thấy đi với mèo là bị phản bội vì tình.   Thấy đánh mèo là có tin vui.

Tổng hợp

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy mèo mang lại điều không may

Căn hộ chung cư: cách hóa giải sát khí

Ngày nay, với nhịp sống công nghiệp, đất hẹp người đông, chọn lựa căn hộ chung cư là nhu cầu tất yếu. Nhưng vấn đề thiết kế căn hộ chung cư phạm rất nhiều kiêng kỵ theo thuật phong thủy, cũng như môi trường sống.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hóa giải phong thủy cho cửa đối nhau và hành lang dài xung chiếu:

Các căn hộ chung cư được thiết kế theo dãy, cửa chính thường đối diện nhau, nhà này xung thẳng sang nhà kia. Một số căn hộ còn ở vị trí bất an như cuối hàng lang dài hay chân cầu thang, và cửa chính thẳng với cửa ban công, do đó khí vận chuyển sẽ không được lưu thông tốt, và quá nhanh (tạo ra khí trường, lưu thông gấp) dễ dẫn đến người sống bên trong căn hộ thường xuyên bệnh hoạn, tán khí cũng có nghĩa tán tài, đó là những vấn đề thường gặp và là tối kỵ theo phong thủy học

Để khắc phụ tình trạng này có không ít người đã treo gương: Tam xoa, bát quái, bạch hổ để hóa giải, nhưng làm như vậy lại gây lo lắng cho nhà đối diện. Cũng có một số gia đình, vì cố muốn nhà được tốt mà làm ảnh hưởng tới nhà đối diện, gia chủ đã dùng các cách hóa giải như: dùng bùa ngãi, dùng gương phản, tượng đá, treo đầu thú… vì các cách trên đều làm cho việc hóa giải của hai gia đình không bao giờ kết thúc, hai bên cùng tìm cách hóa giải, không ai chịu kém ai, gây nên bất hòa. Điển hình như: một nhà dùng đầu sư tử để hóa giải, nhà đối diện lại dùng hai thanh kiếm đan chéo nhau hóa giải.
Phong thủy Căn hộ chung cư
Như thế sẽ dẫn đến việc hóa giải của hai gia đình sẽ kéo dài mãi và gây ra sự bất hòa không cần thiết, mà kết quả không có gia đình nào được an ổn, theo bạn với việc sử dụng những pháp khí này như ra chiến trường đánh nhau thì có thể giải quyết bất ổn được không? Có nhiều cách hóa giải nhẹ nhàng và đạt hiệu quả tối ưu hơn những cách hóa giải trên. Việc hai cửa đối nhau không quá nghiêm trọng và khó hóa giải như vậy. Do đó bạn không nên quá lo lắng nếu chẳng may ngôi nhà bị rơi vào thế cửa xấu này.
Muốn xóa bỏ sự uy hiếp về tâm lý “Hai cửa đối nhau” lại vừa không để hàng xóm có cửa đối cửa với mình bị mặc cảm, cách làm tốt nhất để giải quyết là đặt bình phong trước cửa cho chính căn hộ mình hoặc trên dạ cửa treo 4 chữ “Thiên Quan Tứ Phúc” (Ông trời ban phúc bốn phương), vừa hiệu quả tốt vừa nhẹ nhàng mà còn có thiện cảm.
Bạn cũng có thể bàn với nhà hàng xóm cùng nhau thực hiện, như thế cả hai nhà cùng tự tạo phúc cho mình và có phúc lớn trời ban nữa, được như vậy thì tại sao không làm nhỉ?
Các bạn cũng có thể dùng cách hóa giải này cho căn hộ có cửa chính - cửa ra ban công thẳng hàng và cửa chính xung với hàng lang dài, cộng thêm yêu cầu ban quản lý thắp đèn sáng sủa để tránh âm khí.

Và khuyết điểm bố cục phong thủy nội thất:

Bất lợi đầu tiên ở căn hộ chung cư chính là người bên ngoài có thể quan sát thẳng vào phòng khách và nhà bếp khi mở cửa. Điều này không tốt theo thuật phong thủy. Tuy nhiên khả năng di chuyển bếp lại khó khăn bởi phụ thuộc vào hệ thống đường nước và kết cấu kiến trúc của cả tòa nhà. Bởi vậy, nên đặt những vách ngăn lửng phân chia không gian, có thể là bình phong, kệ tủ, vách gỗ… tách biệt giữa bếp và phòng khách.
Phong thuy phong bep
Phong thuy phong khach
Phòng ngủ và giường ngủ phải tránh đối diện với cửa nhà vệ sinh, đặc biệt là với những người có bát tự kỵ Thủy. Nhưng đối với căn hộ chung cư, diện tích nhỏ nên khó tránh khỏi vấn đề này. Biện pháp che chắn khuyết điểm này là bạn nên đóng cửa nhà tắm thường xuyên khi không sử dụng và tuyệt đối giữ vệ sinh sạch sẽ (và chú ý bồn cầu phải đây nắp khi sử dụng xong).
Phong thuy phong ngu
Các phòng không vuông vắn, có vát góc dẫn đến việc khó bố trí đồ dùng cho cân bằng, giải pháp là có thể đóng tủ, kệ vừa vặn với vị trí bị lệch hoặc kê chậu cây giúp che chắn cũng như tạo cân bằng khí tốt.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Căn hộ chung cư: cách hóa giải sát khí

Thiên Địa Nhân của Tứ trụ

Các Can và Chi trong tứ trụ tượng trưng cho khí âm dương của ngũ hành của trời và đất. Thiên tức là thiên can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định.
Thiên Địa Nhân của Tứ trụ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

I – Thiên địa nhân 

Các Can và Chi trong tứ trụ tượng trưng cho khí âm dương của ngũ hành của trời và đất. 
Thiên tức là thiên can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định – tức bởi 10 vật thể lớn nhất trong hệ mặt trời gây ra). Chúng chính là các can đã lộ ra trong tứ trụ của từng người.
Địa tức là địa chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên. 
Nhân tức là con người được tạo ra trong trời và đất, do vậy trong mỗi địa chi của tứ trụ có chứa từ 1 đến 3 can, đó chính là các thần đặc trưng cho khả năng chủ quan của người có tứ trụ, là Nhân nguyên
Sự dự đoán tổng hợp của tam nguyên (Thiên Địa Nhân) là một thể thống nhất trong mệnh lý học, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát, hung, họa, phúc ....của cả một đời người. Nếu kết hợp tứ trụ với tướng tay và tướng mặt để dự đoán thì điều dự đoán có thể đạt đến sự chính xác, chi tiết đến kỳ diệu. 

II – Thiên nguyên 

Thiên nguyên trong tứ trụ chính là các can của trụ năm, tháng và giờ, đó là ba thần. Đối với tứ trụ có một tổ hợp trong sáng và đẹp thì ba thần này thường sẽ là : Thực hay Thương sinh Tài, Tài sinh Quan hoặc Sát, Quan hay Sát sinh Ấn, Thực thần chế Sát, Thương quan hợp Sát, Thương quan hoặc Thực thần mang Ấn, Tài Quan Ấn đều có... Những tổ hợp này thường là các yếu tố báo hiệu những mệnh phú quý.

1 – Ngũ hợp của thiên can 
Vì các thiên can là khí của ngũ hành nên chúng có hai tính chất tương sinh và tương khắc với nhau (như đã nói ở trên) ngoài ra chúng còn có các tính chất hợp và biến đổi để tạo ra các hóa cục. 
Thiên can chỉ có thể hợp với nhau khi chúng ở gần nhau. Gần ở đây có nghĩa là can trụ năm với can trụ tháng, can trụ tháng với can trụ ngày, can trụ ngày với can trụ giờ, các can trong tứ trụ với can đại vận và lưu niên, can đại vận và can lưu niên với can tiểu vận.

2 – Tính chất của ngũ hợp 
Giáp hợp với Kỷ, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp trung chính.
Ất hợp với Canh, tức là hợp với người hay sự việc là hợp nhân nghĩa.
Bính hợp với Tân, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp có uy lực để chế ngự. 
Đinh hợp với Nhâm, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp dâm loạn. 
Mậu hợp với Quý, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp vô tình. 

5 tổ hợp này được gọi là ngũ hợp.

3 - Thiên can hợp với nhau có thể hóa cục
Giáp hợp với Kỷ có thể hóa được thành Thổ.
Ất hợp với Canh có thể hóa được thành Kim.
Bính hợp với Tân có thể hóa được thành Thủy.
Đinh hợp với Nhâm có thể hóa được thành Mộc.
Mậu hợp với Quý có thể hóa được thành Hỏa.

Các hóa cục này có khả năng sinh, phù hay khắc chế Thân. 

4 – Quy tắc hợp và hóa của các thiên can trong tứ trụ 
Các thiên can trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi chúng ở gần nhau. Cần phân biệt hai trường hợp, các can hợp với nhau hóa được hay chỉ hợp mà không hóa. 
a – Can ngày chỉ hợp được với can tháng và can giờ. Nếu can ngày chỉ hợp với can tháng hay can giờ thì chúng không thể hóa được cục nếu trong tứ trụ xuất hiện hành quan-sát của hóa cục này (nghĩa là hành khắc hành của hóa cục này, kể cả hành quan-sát này chỉ có các can tàng phụ (?)) mặc dù có hành của chi tháng hay hành của hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa, còn nếu 2 can hợp với 1 can thì ngũ hợp này không bao giờ có thể hóa được cục. 

b – Ngũ hợp của can trụ năm với can trụ tháng có thể hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay hành hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa hay còn được gọi là thần dẫn (nó giống như chất xúc tác trong các phản ứng hóa học). 

Ví dụ : Mậu ở trụ năm hợp với Quý ở trụ tháng hóa thành Hỏa cục chỉ khi chi tháng (chi của trụ tháng) là Tị, Ngọ (vì hành của Tị và Ngọ là Hỏa) hay chi tháng đã hóa thành Hỏa cục, vì vậy các chi Tị, Ngọ hay Hỏa cục ở chi của trụ tháng được gọi là các thần dẫn cho các hóa cục của các thiên can. 

5 – Quy tắc hợp và hóa của các can giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận 

a – Ngũ hợp chỉ có 2 can
1 - Ngũ hợp của các can trong tứ trụ (kể cả can ngày bởi vì khi nó hợp với tuế vận, nó được xem như các can khác và nó không làm cho hành của Thân thay đổi khi nó hóa thành các hành khác nếu hành của Thân chỉ có can ngày) với can đại vận hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay chi đại vận (mặc dù các chi này đã hóa cục có hành khác với hành của các chi này) cũng như hành của hóa cục của chi tháng hay chi đại vận (nếu chúng hóa cục) có khả năng dẫn hóa cho ngũ hợp này (nghĩa là hành của thần dẫn giống với hành của ngũ hợp này).
2 - Ngũ hợp của can trong tứ trụ với can lưu niên hóa cục...nó tương tự như câu trên khi thay đại vận thành lưu niên, chỉ có khác là hành của chi lưu niên cũng có khả năng dẫn hóa nếu chi lưu niên là động (khi nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác). 
3 – Ngũ hợp của can đại vận với can tiểu vận hóa cục.... nó tương tự như can trong tứ trụ hợp với can đại vận nhưng có thêm chi tiểu vận (nghĩa là hành của chi tiểu vận) cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là động (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác).
4 - Can lưu niên hợp với can tiểu vận hóa cục tương tự như can trong tứ trụ hợp với can lưu niên hóa cục nhưng có thêm chi tiểu vận cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là đông (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác.
5 – Can đại vận hợp với can lưu niên hóa cục chỉ khi hành của các chi trụ tháng, đại vận hay lưu niên (riêng chi lưu niên phải động) cũng như hóa cục của các chi này (nếu chúng hóa cục) là thần dẫn. 

b – Ngũ hợp có từ 3 can trở lên
Các ngũ hợp này được gọi là tranh hợp nên chúng không có khả năng hóa cục. Do vậy các can của chúng luôn luôn khắc nhau nếu là tranh hợp giả và không khắc được nhau nếu là tranh hợp thật.
1 - Tranh hợp thật của thiên can chỉ xẩy ra khi có 2 can giống nhau có hành là chủ khắc ở tuế vận hợp với can tiểu vận hay hợp với 1 hay nhiều can giống nhau trong tứ trụ hoặc hợp với can tiểu vận và các can giống với can tiểu vận ở trong Tứ Trụ.
2 - 2 can là chủ khắc giống nhau ở trong tứ trụ hợp với 1 can của tuế vận hay 2 can của tuế vận nếu chúng giống nhau. 
Giải thích về tranh hợp thật của thiên can giống như tranh hợp thật của địa chi (xem phía dưới).

Khi các thiên can hợp với nhau hóa cục có hành mới thì ta phải lấy hành mới này để luận, như vậy thì hành cũ của các can trong hóa cục này đã hoàn toàn mất đi tác dụng của chúng, còn nếu chúng hợp với nhau mà không hóa thì chỉ có các can trong tổ hợp mới có khả năng tác dụng được với nhau nhưng chúng không có khả năng tác dụng với các can khác ngoài tổ hợp này (trừ các chi cùng trụ với chúng sẽ nói sau).

III - Địa nguyên 

Các địa chi trong tứ trụ là địa nguyên. Địa nguyên đại diện cho xã hội của con người nên rất phức tạp. Đủ thứ phát sinh trong cái xã hội này, như đâm, chém, giết nhau... người ta gọi là xung, khắc. Tụ tập thành từng nhóm, từng hội thành các đảng phái, tôn giáo... khác nhau người ta gọi là hội, hợp. Người này lừa đảo, hãm hại người kia người ta gọi là hình, hại. Tự mình làm khổ mình người ta gọi là tự hình,…..Sự hình, xung, khắc, hại, hội và hợp của các địa chi có ảnh hưởng rất lớn đối với Thân.
Giữa các địa chi với nhau các sách cổ chỉ nói đến hình, xung, khắc, hóa, hội, hợp và hại mà không nói đến sự tương sinh (phải chăng địa chi không có khả năng sinh cho nhau (?)). 

Tôi đã chứng minh được thiên can và địa chi trong cùng trụ có thể sinh cho nhau và một ví dụ có thể chứng minh được các thiên can cũng có thể sinh được cho nhau (?) (xem ví dụ số 148). 

1 - Lục hợp của địa chi 
Tý....hợp với Sửu có thể hóa thành Thổ cục.
Ngọ...........Mùi..................Thổ cục.
Dần...........Hợi..................Mộc cục.
Mão...........Tuất.................Hỏa cục.
Thìn..........Dậu..................Kim cục.
Tị............Thân.................Thủy cục.

Sáu tổ hợp trên được gọi là lục hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau (gần của địa chi tương tự như gần của thiên can). Lục hợp chủ yếu đại diện cho quan hệ vợ chồng hay giữa nam với nữ. 

2 – Tam hợp của địa chi 
Thân Tý Thìn hợp với nhau có thể hóa thành Thủy cục.
Hợi..Mão Mùi ..........................................Mộc cục.
Dần..Ngọ Tuất..........................................Hỏa cục.
Tị..Dậu Sửu............................................Kim cục.

Tam hợp không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức, đoàn thể, đảng phái chính trị....

3 - Các bán hợp của địa chi 
Thân bán hợp với Tý hay Tý bán hợp với Thìn có thể hóa thành Thủy cục.
Hợi......................Mão hay Mão............Mùi.......................Mộc cục.
Dần......................Ngọ hay Ngọ............Tuất......................Hỏa cục.
Tị.........................Dậu hay Dậu............Sửu.......................Kim cục.

Bán hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau. Bán hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức nhỏ phi chính trị. 

Trong tứ trụ có lục hợp, tam hợp hay bán hợp là chủ về người đó có dung nhan đẹp, tính cách thanh lịch, thần khí ổn định, yêu cuộc sống, lòng dạ thẳng thắn, linh lợi, thông minh hoạt bát (xét về hợp). Nếu các tổ hợp này hóa thành (cục) hỷ dụng thần là tốt (trừ chúng gây ra Đại Chiến), còn hóa thành kỵ thần là xấu (xét về hành của hóa cục).

4 – Tam hội của địa chi 
Tam hội của Dần Mão Thìn..về phương Đông có thể hóa thành Mộc cục. 
Tam.............Tị Ngọ Mùi....về phương nam..có thể hóa thành Hỏa cục. 
Tam.............Thân Dậu Tuất.về phương Tây..có thể hóa thành Kim cục. 
Tam.............Hợi Tý Sửu....về phương Bắc..có thể hóa thành Thủy cục. 

Tam hội không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hội chủ yếu đại diện cho các tổ chức tôn giáo.

Vì khí của tam hội cục sẽ hội tụ về một phương (tôn thờ một vị thánh), cho nên khí âm dương ngũ hành của nó là vượng nhất, sau đó mới đến tam hợp, bán hợp rồi mới đến lục hợp. Các sách cổ thường nói trong tứ trụ có từ 3 tổ hợp trở lên thường là người có tài đối với nam, còn là dâm loạn đối với nữ (thời nay câu này là sai với nữ). 

5 - Lục xung của địa chi 
Tý....với..Ngọ...là tương xung
Mão........Dậu................ 
Dần........Thân............... 
Tị...........Hợi................ 
Thìn.......Tuất...............
Sửu.........Mùi................ 

Trong đó: 
Tý với Ngọ, Tị với Hợi là sự xung-khắc của Thủy với Hỏa. 
Dần với Thân, Mão với Dậu là sự xung-khắc của Kim với Mộc. 
Duy chỉ có thìn với Tuất và Sửu với Mùi là giống nhau về hành, vì vậy chỉ nói đến xung không nói đến khắc.

Trong đó:
Các lực xung-khắc của Tý với Ngọ và Dậu với Mão là các lực xung-khắc mạnh nhất, vì chúng đại diện cho các lực xung-khắc chính phương là Đông (Mão) với Tây (Dậu) và Nam (Ngọ) với Bắc (Tý). Sau đó mới đến lực xung-khắc của Dần với Thân và Tị với Hợi vì phương xung-khắc của nó không đúng chính phương, cuối cùng mới là lực xung của Thìn với Tuất và Sửu với Mùi.

6 – Tương hại của địa chi 
a - Tý.....và...Mùi...hại với nhau, tức là Tý....hại...Mùi, .Mùi...hại...Tý 
b - Sửu...............Ngọ........................Sửu.........Ngọ, .Ngọ.........Sửu
c - Dần.................Tị...........................Dần...........Tị,.....Tị..........Dần
d - Mão................Thìn.......................Mão.........Thìn, Thìn........Mão
e - Thân...............Hợi........................Thân........Hợi,..Hợi.........Thân 
f - Dậu.................Tuất.......................Dậu ........Tuất,.Tuất........Dậu

Lục hại trên được sinh ra từ lục hợp :
Ví dụ 1: Lục hợp (gia đình) của Ngọ với Sửu bị phá tan khi có Tý đến xung Ngọ, vì vậy Tý đã hại Mùi (làm cho gia đình của Ngọ với Mùi bị tan vỡ). 
Ví dụ 2 : Lục hợp của Tý với Sửu có thể bị phá tan khi có Mùi đến xung Sửu, vì vậy Mùi đã hại Tý (làm cho gia đình của Tý với Sửu có thể bị tan vỡ).....

Người gặp các hại trên, sợ nhất ở trụ ngày và trụ giờ. Thường đối với người như vậy thì về già hay bị tàn tật hoặc không có nơi nương tựa. Nếu còn gặp Kình dương thì không chúng phải mũi tên, hòn đạn cũng dễ gặp phải hổ (?). Hình, tự hình và hại nói chung là xấu nhưng nếu bị hợp hóa cục, hoặc bị khắc có thể giải được, còn bị xung (kể cả thổ) thì chỉ giảm đi một phần. 

7 – Tương hình của địa chi 
Tý hình Mão, Mão hình Tý là hình phạt do vô lễ mà dẫn đến.
Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần là hình phạt do đặc quuyền đặc lợi dẫn đến.
Sửu hình Mùi, Mùi hình Tuất, Tuất hình Sửu là hình phạt do cậy quyền cậy thế gây lên . 
Tương hình chủ yếu được gây ra từ tam hợp, nó nghĩa là những người trong cùng hay khác các đoàn thể, đảng phái chính trị lừa đảo, hãm hại nhau.

8 - Tự hình của địa chi 
Thìn tự hình Thìn, Dậu tự hình Dậu, Ngọ tự hình Ngọ, Hợi tự hình Hợi là do tự mình gây lên. Các sách cổ có viết: “Tự hình sợ nhất là năm và tháng lại có thêm sát thì nhất định bị tổn thương, hoặc không bị giam cầm thì cũng bị chết cháy, hay gặp nạn binh đao mất đầu “.

9 - Tứ hình của địa chi 
Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi được gọi là tứ hình. Trong tứ trụ phải có ít nhất 3 chi khác nhau của tứ hình và đến năm có thái tuế là chi thứ 4 thiếu thì tứ hình này mới được coi là xấu, còn ngoài ra cho dù tứ trụ với tuế vận có đủ tứ hình cũng không có tác dụng gì cả.

10 - Tứ trự hình của địa chi

Tứ Tự Hình là phải có ít nhất 4 chi giống nhau của Tự Hình là Thìn, Dậu, Ngọ hay Hợi.

(Cách giải cứu cho tất cả các loại hình, tự hình và hại này là giống nhau.) 

11 – Quy tắc hợp và hóa của các địa chi trong tứ trụ 
Ta gọi các tổ hợp của các can chi trong tứ trụ chưa có tuế vận vẫn hóa được cục là hóa cục có từ khi mới sinh

a - Các bán hợp hay lục hợp của các địa chi trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi 2 chi này phải ở gần nhau trong tứ trụ, trừ tam hợp và tam hội. Các bán hợp, lục hợp, tam hợp hay tam hội hóa thành cục chỉ khi trong tứ trụ hay ở tuế vận có thần dẫn.
Các thần dẫn cho các tổ hợp của các địa chi hóa cục chính là các can lộ trong tứ trụ hay ở tuế vận cũng như các hóa cục của thiên can có hành giống với hành của hóa cục mà các tổ hợp của các địa chi đó sẽ hóa thành (chú ý can tiểu vận chỉ dẫn hóa được cho tổ hợp của chi tiểu vận).

Ví dụ: Trong tứ trụ có Tý trụ năm và Sửu trụ tháng ở gần nhau, vì vậy chúng có thể hợp được với nhau và tổ hợp này được gọi là lục hợp, nhưng lục hợp này hóa được Thổ cục chỉ khi có thần dẫn là các can lộ xuất hiện trong tứ trụ hay ở tuế vận như Mậu, Kỷ hoặc các Thổ cục của các can (nếu gặp Tý hay Sửu ở tuế vận thì Thổ cục này được xem là mạnh hơn).

b - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau mà 2 chi bên ngoài giống nhau hợp với chi ở giữa thì được coi là tranh hợp nên không thể hóa cục được (trừ khi 1 liên kết của chúng bị phá).
c - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau trong đó 2 có chi liền nhau là giống nhau thì chỉ có chi ở gần chi thứ 3 mới có thể hợp với nó và hóa cục. 

12 – Quy tắc hợp và hóa giữa các địa chi giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận 
a - Tất cả các tổ hợp của các địa chi giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận có thể hợp được với nhau và hóa cục nếu có thần dẫn.
b – Các chi trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế (được xem như hợp gần) nhưng chúng không thể hợp trực tiếp được với chi tiểu vận.
c – Chi tiểu vận chỉ hợp được với chi đại vận và thái tuế (cũng được xem là hợp gần) hay nó cùng với các chi giống nó ở trong tứ trụ hợp với các chi tuế vận thì can tiểu vận cũng có thể làm thần dẫn cho tổ hợp này hóa cục, nhưng chi tiểu vận không thể hợp trực tiếp được với các chi trong tứ trụ.

f – Địa chi tranh hợp thật : 
1 - Nếu chỉ có 2 chi giống nhau mang hành chủ khắc cùng ở trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế hoặc hợp với cả chi đại vận và thái tuế (nếu chúng giống nhau) thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên chúng không thể hóa được cục.
2 – Nếu chi đại vận và thái tuế giống nhau có hành là chủ khắc hợp với chi tiểu vận hay hợp với một hay với nhiều chi giống nhau trong Tứ Trụ cũng như hợp với chi tiểu vận và các chi trong Tứ Trụ giống với chi tiểu vận thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợp thật nên nó cũng không thể hóa được cục.

Giải thích :
Nếu trong tứ trụ có 2 Thìn hợp với Tý ở đại vận hay thái tuế thì 2 Thìn là Thổ khắc được Tý là Thủy nên 2 Thìn mang hành chủ khắc, còn chi Tý mang hành bị khắc. Hiểu đơn giản như 2 ông làm sao lấy chung một bà bao giờ đâu. Nhưng 2 Tý trong tứ trụ hợp với Thìn ở đại vận hay Thìn thái tuế vẫn có thể hóa Thủy được (nếu có thần dẫn), vì thực tế có nhiều bà vẫn lấy chung 1 ông. 
Vì sao 2 chi chủ khắc này phải cùng ở tuế vận hay cùng ở trong Tứ Trụ ? Bởi vì chỉ có như vậy thì thế lực của chúng mới tương đương với nhau để cho cuộc chiến mới không phân thắng bại, chính vì vậy mà chúng mới không có thì giờ rảnh để hợp với cô gái kia hòng tạo ra được sản phẩm (hóa cục).

3 - Nếu 4 chi hợp với 1 chi, trong đó chỉ có 2 chi giống nhau ở trong tứ trụ hợp với chi ở đại vận hay thái tuế là tranh hợp thật thì tổ hợp của 5 chi này không hóa cục được (?) (ví dụ 155). 
4 - Nếu có từ 3 chi giống nhau trở lên (trừ câu 2) là chủ khắc hợp với 1 hay nhiều chi giống nhau thì không phải là tranh hợp thật nên vẫn có thể hóa cục (?) (xem ví dụ 165).

Giải thích :
Bởi vì khi 2 thằng đàn ông đánh nhau thì thằng thứ 3 được tự do có thể “hợp” với cô gái đó..., vì vậy cả 3 thằng này đều có cơ hội để “hợp” được với cô gái đó tạo ra… (điều này khác với thiên can, vì người trần mắt thịt khác với các vị thần ở trên trời chăng ?) 

13 - Thiên Khắc Địa Xung 

A - Thiên khắc địa xung 
Có 3 loại thiên khắc địa xung (TKĐX): 
1 – TKĐK và TKĐX có chi không phải là Thổ.
2 – TKĐX có chi là Thổ. 
3 – TKĐK* và TKĐX* có chi là Thìn và Tý chỉ khi các chi của chúng ở gần nhau.
TKĐK là trong 1 trụ có cả can và chi đều là chủ khắc, còn TKĐX thì trong 1 trụ chỉ có can chủ khắc còn chi chỉ là chủ xung. 

B – Các can và chi là chủ xung hay chủ khắc 
1 - Các can chủ khắc, nó nghĩa là can đó phải khắc được can khác như : 
Giáp....khắc...Mậu..............Ất......khắc....Kỷ 
Bính...............Canh.............Đinh............Tân 
Mậu................Nhâm.............Kỷ..............Quý 
Canh ..............Giáp.............Tân..............Ất
Nhâm...............Bính.............Quý.............Đinh. 

2 - Các chi chủ khắc, nó nghĩa là chi đó phải khắc được chi khác như:
Tý.....khắc....Ngọ
Dậu..............Mão
Hợi...............Tị
Thân..............Dần 
Thìn..............Tý

3 - Các chi chủ xung, nó nghĩa là chi đó chỉ xung được chi khác như : 
Ngọ....xung....Tý................Thìn....xung.....Tuất
Mão...............Dậu...............Tuất.............Thìn
Tị...................Hợi...............Sửu..............Mùi
Dần...............Thân..............Mùi..............Sửu 
Tý...................Thìn. 

Ta thấy số trường hợp TKĐX nhiều hơn TKĐK, do vậy ở đây chúng ta gọi chung hai loại này là TKĐX và ở đây quy ước nói trụ nào trước cũng được vì lực của TKÐX được tính cả 2 chiều.

Ví dụ : 
1 - Trụ Giáp Tý TKĐK với trụ Mậu Ngọ bởi vì trụ Giáp Tý có Giáp khắc Mậu và Tý khắc Ngọ.
2 - Trụ Giáp Ngọ TKĐX với trụ Mậu Tý bởi vì trụ Giáp Ngọ chỉ có Giáp khắc Mậu còn Ngọ chỉ xung Tý. 
3 - Trụ Giáp Thìn TKĐX với Mậu Tuất bởi vì trụ Giáp Thìn chỉ có Giáp khắc Mậu còn Thìn chỉ xung Tuất.

14 – Thời gian của các trụ trong tứ trụ mang vận hạn 

Trụ năm mang vận hạn từ khi mới sinh đến tròn 15 tuổi.
Trụ tháng mang vận hạn từ 15 tuổi đến tròn 30 tuổi.
Trụ ngày mang vận hạn từ 30 tuổi đến tròn 45 tuổi.
Trụ giờ mang vận hạn từ 45 tuổi tới tròn 65 tuổi.
Từ 65 tuổi trở đi trụ năm mang vận hạn (hay là ở cả 4 trụ ?). 

Nếu lưu niên và trụ đang mang vận hạn TKĐX với nhau thì điểm hạn của tất cả các lực xung hay khắc vào trụ này đều phải tăng gấp đôi, trừ can chủ khắc của nó ở lưu niên nhược ở tuế vận. 
Xem các giả thiết từ số 166/ tới 168/ ở chương 14.

IV - Nhân nguyên 

Địa chi tàng chứa từ 1 đến 3 can, các can tàng này được gọi là Nhân nguyên (các nguyên nhân của người). Các can tàng này chính là 10 thần, là các thần nắm sự việc,.... chúng đại diện cho các yếu tố chủ quan của người có tứ trụ. Do vậy chúng ta rất khó dự đoán được các yếu tố này khi nào sẽ phát sinh và biểu hiện ra bên ngoài. Thiên can đã lộ ra trong tứ trụ (can năm, can tháng và can giờ) cũng có các đặc tính như vậy nhưng vì nó đã lộ ra ngoài nên dễ nhận biết được để dự đoán.

1 – Các can tàng trong địa chi 
Quý....................tàng trong Tý...........Kỷ, Tân và Quý.....tàng trong Sửu 
Giáp, Bính và Mậu ..............Dần..........Ất....................................Mão 
Mậu, Quý và Ất..................Thìn.........Bính, Canh và Mậu................Tị 
Đinh và Kỷ.........................Ngọ..........Kỷ, Ất và Đinh.....................Mùi 
Canh, Nhâm và Mậu...........Thân.........Tân...................................Dậu 
Mậu, Đinh và Tân................Tuất.........Nhâm và Giáp........................Hợi 

Chú ý : Can tàng có cùng hành với hành của địa chi mà nó tàng được gọi là can tàng bản khí hay chính khí (bởi vì nó có lực mạnh hơn các lực của các can tàng khác trong địa chi đó) còn các can tàng khác trong địa chi này (nếu có) được gọi là can tàng phụ.

Ví dụ 1 : Tị tàng chứa các can Bính, Mậu và Canh trong đó Bính là can tàng mang bản khí hay khí chính (tức là hành Hỏa là hành chính của Tị), vì vậy Bính có lực mạnh hơn lực của Mậu và Canh chỉ mang hành là tạp khí hay khí phụ là Thổ và Kim. Mậu và Canh được gọi là can tàng phụ. 
Ví dụ 2 : Dậu chỉ có chứa 1 can tàng Tân là bản khí, không có tạp khí.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thiên Địa Nhân của Tứ trụ

Đếm trên đầu ngón tay những con giáp gặp dữ hóa lành

Có câu “ngốc nghếch có cái phúc của ngốc nghếch”, câu này có vẻ khá đúng với trường hợp của người tuổi Sửu. Họ cứ sống vô tư thoải mái, hết lòng vì người khác, tới lúc gặp hoạn nạn sẽ có quý nhân đưa tay giúp đỡ, gặp dữ hóa lành.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Dưới đây là 3 con giáp nhiều phúc đức luôn gặp dữ hoá lành:
1. Tuổi Sửu   Có câu “ngốc nghếch có cái phúc của ngốc nghếch”, câu này có vẻ khá đúng với trường hợp của người tuổi Sửu. Họ cứ sống vô tư thoải mái, hết lòng vì người khác, tới lúc gặp hoạn nạn sẽ có quý nhân đưa tay giúp đỡ.  

Dem tren dau ngon tay nhung con giap nhieu phuc duc hinh anh
 
Số mệnh của con giáp này khá tốt, cho dù đứng trước khó khăn, bản thân thiếu sự sáng suốt cần thiết, nhưng lại được quý nhân giúp đỡ, gặp dữ hóa lành, biến hung thành cát, biến thách thức thành cơ hội để chinh phục thành công.   Bản chất tuổi Sửu chất phác, thật thà, có gì nói nấy chứ không có kiểu nói một đằng làm một nẻo. Vì quá thẳng thắn nên đôi khi con giáp này bị người khác cho là cố chấp. Nhưng sau khi tiếp xúc một thời gian, mọi người lại càng yêu mến sự cố chấp ấy, bởi chính nó giúp họ làm được những việc mà người khác không làm được.  
2. Tuổi Ngọ
  Ngay từ khi sinh ra, những người cầm tinh con Ngựa đã được phúc tinh cao chiếu, là một trong những con giáp nhiều phúc đức, các mối quan hệ xã giao trong cuộc sống khá hài hòa và rộng lớn. Đó chính là nền tảng cơ bản giúp tuổi Ngọ vượt qua mọi sóng gió, thăng trầm trong cuộc sống.  
Dem tren dau ngon tay nhung con giap nhieu phuc duc hinh anh 2
 
Ai cũng biết rằng tuổi Ngọ thích tự do bay nhảy, đi đó đây để khám phá và trải nghiệm thế giới xung quanh. Đi tới đâu, sức sống tràn trề, nhiệt huyết của họ cũng lan tỏa tới đó, khiến ai nấy đều yêu mến.   Dù tính tình thẳng thắn, bộc trực, lại có phần thích thể hiện và ham hư vinh, đôi khi đắc tội với người khác, nhưng trên hết, phúc đức của người tuổi Ngọ rất lớn, vận quý nhân dồi dào, lúc cần thiết lập tức có người hóa giải nguy nan, biến hung hiểm thành cát lành, thuận lợi.   3. Tuổi Tuất   Chân thành, trung thực, trọng nghĩa khí và tình cảm là điều mà ai cũng có thể cảm nhận được từ người tuổi Tuất. Đôi khi họ bị kẻ xấu lợi dụng, họ biết chứ, nhưng vẫn mở lòng bao dung.  
Dem tren dau ngon tay nhung con giap nhieu phuc duc hinh anh 3
 
Với họ, sống sao cho thoải mái là điều quan trọng nhất. Vì thế, con giáp này luôn tìm cách đơn giản hóa mọi vấn đề để cảm nhận cuộc sống ở khía cạnh tốt đẹp hơn. Họ chịu đôi phần thiệt thòi cũng không sao, miễn là giữ được các mối quan hệ hài hòa.   Tuổi Tuất cũng là một trong những con giáp nhiều phúc đức, tài lộc dồi dào, có thể vượt qua hoạn nạn, khó khăn bằng chính thực lực và ý chí của mình, thêm vào điểm tựa vững chắc từ những người thân thiết giúp họ hóa giải mọi nguy nan khi cần thiết.   Hoàng Lam
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đếm trên đầu ngón tay những con giáp gặp dữ hóa lành

Phong thủy dùng ví –

Mỗi lần đổi ví bạn có để ý thấy đường tài lộc của mình đổi khác không? Đó là vì bạn đang thay đổi phong thủy của chiếc ví. Một chiếc ví hợp phong thủy sẽ mang lại tài lộc, tiền tài dồi dào cho chủ nhân của nó; ngược lại bạn có khả năng mất tiền và lu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mỗi lần đổi ví bạn có để ý thấy đường tài lộc của mình đổi khác không? Đó là vì bạn đang thay đổi phong thủy của chiếc ví.

Một chiếc ví hợp phong thủy sẽ mang lại tài lộc, tiền tài dồi dào cho chủ nhân của nó; ngược lại bạn có khả năng mất tiền và luôn ở trong tình trạng rỗng ví.

Bạn nên chú ý đến những điểm sau khi chọn ví:

Chọn màu sắc:

– Màu đen, màu xanh da trời:

Đây là những màu sắc thuộc hành Thủy trong ngũ hành. Nước là đại diện cho dòng chảy liên tục của tiền bạc. Vì thế, chiếc ví màu xanh hay màu đen rất tốt cho mỗi chủ nhân sở hữu nó (và đa phần mọi người sử dụng ví màu này).

5

 

– Màu trắng, xám (bạc) hoặc màu vàng ánh kim:

Đây là màu sắc thuộc Kim, đại diện cho tiền bạc, vì thế nó giúp chủ nhân có sự ổn định về tài chính. Đặc biệt, những chiếc ví màu trắng hay xám, nó sẽ mang lại lợi nhuận và thành công gấp bội cho chủ nhân trong các lĩnh vực liên quan đến tiền bạc. Chiếc ví màu vàng ánh kim, không những mang lại tiền tài còn thể hiện sự quý phái của chủ nhân.

3

 

– Màu đỏ, hồng, cam, tím:

Là màu thuộc Hỏa, kích hoạt năng lượng và thu hút tiền bạc vào chiếc ví.

4

 

– Màu xanh lá cây:

Theo ngũ hành, màu này thuộc Mộc. Người mang ví này luôn gặp thuận lợi và tiến triển trong công việc, sự nghiệp. Điều này sẽ góp phần cải thiện tình hình tài chính theo thuật phong thủy.

6

 

– Màu nâu:

Đây là màu sắc mang năng lượng Thổ. Nó sẽ mang lại sự giàu có, tài chính ổn định lâu dài cho chủ nhân.

7

 

Theo ngũ hành tương sinh, tương khắc bạn có thể chọn màu ví hợp với bản mệnh để phát huy tối đa tác dụng phong thủy của ví.

Ví dụ: Người mệnh Thủy, nên dùng ví màu đen, xanh da trời (thuộc Thủy, là tương hợp); hoặc dùng ví màu xanh lá (thuộc Mộc- tương sinh); màu trắng (thuộc Kim – tương sinh); không nên dùng màu đỏ, màu nâu vì đều hành Hỏa, Thổ – tương khắc.

Ngoài ra có một số lưu ý khi dùng ví:

– Không nên để ví rỗng, luôn phải để tiền trong ví để tiền bạc sẽ tiếp tục “chui” vào.

– Không nên để ảnh trong ví, hình ảnh sẽ làm nhiễu loạn trường khí, phân tán, giảm sức hút tiền tài của chiếc ví.

– Nếu ví bị hỏng, nên thay ví mới ngay, nhưng không được cho đi chiếc ví cũ. Nếu bạn cho đi, tiền tài của bạn sẽ giảm sút.

– Ví không nên có hình dáng quá kỳ lạ: thường là hình vuông, chữ nhật, hình bán nguyệt bởi vì đây là các hình dáng thuộc thổ, mộc, kim.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy dùng ví –

Khái niệm về cách cục trong tứ trụ

I. Các loại cách cục thường gặp Cách cục như địa chỉ riêng của mỗi người, qua “địa chỉ” này mà có thể biết khả năng và cuộc sống người đó. Cách cục được xác định: lập tứ trụ (4 cột thời gian), lấy nhân nguyên (Can) do chi tháng tàng chứa lộ ra, nghĩa là có thần tương ứng lộ ra. Còn nhân nguyên (Can) không lộ ra thì chọn một thần nào đó cần lấy. Cách cục có hai dạng: Bát cách và Ngoại cách.
Khái niệm về cách cục trong tứ trụ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Bát cách có: Chính tài cách, Thiên tài (Phiến tài) cách, Chính quan cách, Thất sát cách, Chính ấn cách, Thiên ấn (Phiến ấn) cách, Thực thần cách và Thương quan cách.

Nhưng cách cục căn cứ theo 10 can ngày sinh như sau:

1. Ngày sinh can Giáp

1.1. Nếu sinh tháng Dần: Dần là Lộc của Giáp, nếu có lộ ra chữ Giáp thì đó là cách Kiến lộc.

1.2. Sinh tháng Mão có lộ hay không lộ chữ Ất thì gọi là Dương nhận cách (ngoại cách).

1.3. Sinh tháng Thìn: nếu lộ chữ Mậu là cách Phiến tài. Lộ chữ Quý là cách Chính ấn. Trong trường hợp không lộ chữ nào thì chọn một chữ quan trọng nhất lấy làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ lên chữ Bính là Thực thần cách. Lộ lên chữ Canh là Cách Thất sát. Lộ lên chữ Mậu là Cách Thiên tài. Nếu cả 3 chữ không lộ lên thì lấy một chữ quan trọng làm cách cục. Còn nếu 2 hay 3 chữ lộ lên nên lấy chữ Bính làm cách cục căn bản.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ lên chữ Đinh là Thương quan cách. Lộ lên chữ Kỷ là Chính tài cách. Nếu cả hai chữ không lộ lên thì lấy một chữ khác làm cách cục. Nếu Đinh Kỷ đều không lộ lên nên lấy một chữ khác làm cách cục.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ lên chữ Kỷ là Chính tài cách. Lộ lên chữ Đinh là Thương quan cách. Nếu cả 2 chữ đều không lộ lên thì lấy một chữ khác làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: Lộ lên chữ Canh là Thất sát cách. Lộ lên chữ Mậu là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Nhâm là Thiên ấn cách.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ lên chữ Tân là Chính quan cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ lên chữ Mậu là Phiến tài cách. Lộ lên chữ Tân là Chính quan cách. Lộ lên chữ Đinh là Thương quan cách.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ hay không lộ chữ Nhâm cũng là Thiên ấn cách.

1.11. Sinh tháng Tý: lộ hay không lộ chữ Quý cũng là Chính ấn cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ lên chữ Kỷ là Chính tài cách. Lộ lên chữ Quý là Chính ấn Cách. Lộ lên chữ Tân là Chính quan cách. Nếu 3 chữ đều không lộ lên nên chọn một chữ khác làm cách cục.

2. Ngày sinh can Ất

1.1. Sinh tháng Dần: lộ lên chữ Mậu là Chính tài cách. Lộ lên chữ Bính là Thương quan cách. Nếu hai chữ này không lộ lên thì chọn 1 chữ làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ lên chữ Ất là Kiến lộc cách. Nếu không lộ lên chữ Ất thì cũng là Kiến lộc cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ lên chữ Mậu là Chính tài cách. Lộ lên chữ Quý là Thiên ấn cách. Nếu không lộ lên hai chữ này thì chọn một chữ làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ lên chữ Bính là Thương quan cách. Lộ lên chữ Canh là Chính quan cách. Lộ lên chữ Mậu là Chính tài cách.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ lên chữ Đinh là Thực thần cách. Lộ lên chữ Kỷ là Thiên tài cách.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ lên chữ Kỷ là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Đinh là Thực thần cách. Nếu lộ lên chữ Ất thì không có cách cục nào cả mà lấy chữ Đinh hoặc Kỷ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ lên chữ Canh là Chính quan cách. Lộ lên chữ Nhâm là Chính ấn cách. Lộ lên chữ Mậu là Chính tài cách.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ lên chữ Tân là Thất sát cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ lên chữ Mậu là Chính tài cách. Lộ lên chữ Đinh là Thực thần cách. Lộ lên chữ Tân là Thất sát cách.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ lên chữ Nhâm là Chính ấn cách. Lộ lên chữ Giáp không có cách cục gì, nhưng nếu không có chữ Nhâm thì cũng là Chính ấn cách.

1.11. Sinh tháng Tý: nếu lộ lên hay không lộ chữ Quý thì cũng là Thiên ấn cách cục.

1.12. Sinh tháng Sửu: nếu lộ lên chữ Kỷ là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Quý là Thiên ấn cách. Lộ lên chữ Tân là Thất sát cách .

3. Ngày sinh can Bính

1.1. Sinh tháng Dần: lộ lên chữ Giáp là Thiên ấn cách. Lộ lên chữ Mậu là Thực thần cách. Nếu không lộ lên 2 chữ đó thì lấy một chữ khác làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: có thể lộ hay không lộ lên chữ Ất đều là Chính ấn cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ lên chữ Mậu là Thực thần cách. Lộ lên chữ Quý là Chính quan cách. Lộ lên chữ ất là Chính ấn cách. Nếu cả 3 chữ đó không lộ lên thì chọn một chữ làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ lên chữ Canh là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Mậu là Thực thần cách. Lộ lên chữ Bính là Kiến lộc cách (ngoại cách). Nếu cả 3 chữ không lộ lên thì lấy một chữ làm cách cục.

1.5. Sinh tháng Ngọ: nếu lộ lên chữ Đinh là Dương nhận cách (ngoại cách). Lộ hay không lộ lên chữ Kỷ cũng là Thương quan cách.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ lên chữ Kỷ là Thương quan cách. Lộ lên chữ Ất là Chính ấn cách. Nếu cả 2 chữ này không lộ lên thì chọn một chữ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ lên chữ Canh là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Mậu là Thực thần cách. Lộ lên chữ Nhâm là Thất sát cách. Nếu không lộ lên 3 chữ này thì chọn một chữ làm cách cục.

1.8. Sinh tháng Dậu: có thể lộ hay không lộ lên chữ Tân thì cũng là Chính tài cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ lên chữ Mậu là Thực thần cách. Lộ lên chữ Tân là Chính tài cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ lên chữ Nhâm là Thất sát cách. Lộ lên chữ Giáp là Thiên ấn cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì lấy một chữ quan trong làm cách.

1.11. Sinh tháng Tý: có thể lộ hay không lộ chữ Quý thì cũng là Chính quan cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ lên chữ Kỷ là Thương quan cách. Lộ lên chữ Quý là Chính quan cách. Lộ lên chữ Tân là Chính tài cách. Nếu cả 3 chữ không lộ lên thì chọn một chữ làm cách cục.

4. Ngày sinh can Đinh

1.1. Sinh tháng Dần: lộ lên chữ Giáp là Chính ấn cách. Lộ lên chữ Mậu là Thương quan cách. Nếu cả 2 chữ không lộ lên nên chọn một chữ khác làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: là Thiên ấn cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ lên chữ Mậu là Thương quan cách. Lộ lên chữ Ất là Thiên ấn cách. Lộ lên chữ Quý là Thất sát cách. Nếu cả 3 chữ không lộ lên có thể chọn một chữ để làm nên cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ lên chữ Canh là Chính tài cách. Lộ lên chữ Mậu là Thương quan cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chon một chữ làm cách cục.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ hay không lộ chữ Đinh, Kỷ đều là Kiến lộc cách (ngoại cách).

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ chữ Kỷ là Thực thần cách. Lộ chữ Ất là Thiên ấn cách.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ chữ Canh là Chính tài cách. Lộ lên chữ Mậu là Thương quan cách. Lộ lên chữ Nhâm là Chính quan cách. Nêu cả 3 chữ không lộ lên nên chọn một chữ làm cách cục.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ hay không lộ lên chữ Tân là Thiên tài cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ lên chữ Mậu Thương quan cách. Lộ lên chữ Tân là Thiên tài cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ lên chữ Nhâm là Chính quan cách. Lộ lên chữ Giáp là Chính ấn cách. Nếu không lộ lên chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.11. Sinh tháng Tý: lộ lên hay không lộ lên chữ Quý đều là Thất sát cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ lên chữ Kỷ là Thực thần cách. Lộ lên chữ Quý là Thất sát cách. Lộ lên chữ Tân là Thiên tài cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì lấy một chữ làm tên cách cục.

5. Ngày sinh can Mậu

1.1. Sinh tháng Dần: lộ chữ Giáp là Thất sát cách. Lộ chữ Bính là Thiên ấn cách. Nếu cả 2 chữ không lộ lên sẽ lấy 1 chữ làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ hay không lộ chữ Ất thì cũng là Chính quan cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ lên chữ Ất là Chính quan cách. Lộ lên chữ Quý là Chính tài cách. Nếu không lộ lên 2 chữ như vậy thì chọn một chữ làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ chữ Bính là Thiên tài cách. Lộ chữ Canh là Thực thần cách. Nếu không lộ chữ nào thì chọn lấy một chữ làm cách cục.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ hay không lộ chữ Đinh cũng là Chính ấn cách.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ lên chữ Ất là Chính quan cách. Lộ lên chữ Đinh là Chính ấn cách, cả hai chữ nếu không lộ lên thì chọn một chữ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ lên chữ Canh là Thực thần cách. Lộ lên chữ Nhâm là Thiên tài cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ hay không lộ lên chữ Tân cũng là Thương quan cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ chữ Đinh là Thiên ấn cách. Lộ lên chữ Tân là Thương quan cách. Nếu không lộ hai chữ đó lên thì chọn chữ khác làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ lên chữ Nhâm là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Giáp là Thất sát cách. Nếu các chữ đó không lộ lên thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.11. Sinh tháng Tý: lộ hay không lộ chữ Quý cũng là Chính tài cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ lên chữ Tý là Chính tài cách. Lộ lên chữ Tân là Thương quan cách. Nếu không lộ lên một chữ nào thì lấy một chữ khác làm cách cục.

6. Ngày sinh can Kỷ

1.1. Sinh tháng Dần: lộ lên chữ Giáp là Chính quan cách. Lộ lên chữ Bính là Chính ấn cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ hay không lộ lên chữ Ất cũng là Thất sát cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ lên chữ Quý là Thiên tài cách. Lộ lên chữ Ất là Thất sát cách. Nếu không lộ lên một chữ nào thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ chữ Bính là Chính ấn cách. Lộ lên chữ Canh là Thương quan cách. Khi không lộ lên chữ nào hãy chọn một chữ khác làm tên cách cục.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ hay không lộ lên chữ Bính và chữ Kỷ thì cũng là Kiến lộc cách, đây là ngoại cách.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ chữ Ất là Thất sát cách. Lộ chữ Đinh là Thiên tài cách. Không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ chữ Canh là Thương quan cách. Lộ lên chữ Nhâm là Chính tài cách. Không lộ lên chữ nào lấy một chữ khác làm cách cục.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ chữ Tân hay không lộ ra thì cũng là Thực thần cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ lên chữ Tân là Thực thần cách. Lộ lên chữ Đinh là Thiên ấn cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ lên chữ Nhâm là Chính tài cách. Lộ lên chữ Giáp là Chính quan cách. Không lộ chữ nào thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.11. Sinh tháng Tý: lộ hay không lộ chữ Quý cũng là Thiên tài cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ lên chữ Tân là Thực thần cách. Lộ lên chữ Quý là Thiên tài cách. Nếu không lộ lên chữ nào thì chọn một chữ khác làm cách cục.

7. Ngày sinh can Canh

1.1. Sinh tháng Dần: lộ chữ Giáp là Thiên tài cách. Lộ chữ Bính là Thất sát cách. Lộ chữ Mậu là Thiên ấn cách. Nếu không lộ chữ nào thì chọn một chữ làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ hay không lộ chữ Ất cũng là Chính tài cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ chữ Mậu là Thiên ấn cách. Lộ chữ Quý là Thương quan cách. Lộ chữ Ất là Chính tài cách. Nếu không lộ chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ chữ Bính là Thất sát cách. Lộ chữ Mậu là Thiên ấn cách. Nếu không lộ chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ chữ Đinh là Chính quan cách. Lộ chữ Kỷ là Chính ấn cách. Nếu không lộc chữ nào lấy 1 chữ làm cách cục.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ chữ Kỷ là Chính ấn cách. Lộ chữ Đinh là Chính Quan cách. Lộ chữ ất là Chính tài cách. Nếu không lộ chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: vì Thân là lộc của Canh, nên gọi là Kiến lộc cách.

1.8. Sinh tháng Dậu: Dậu là Dương nhận của Canh, nên gọi là Dương nhận cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ chữ Mậu là Thiên ấn cách. Lộ chữ Đinh là Chính quan cách. Nếu không lộ chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ chữ Nhâm là Thực thần cách. Lộ chữ Giáp là Chính tài cách. Nếu không lộ chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.11. Sinh tháng Tý: lộ hay không lộ chữ Quý cũng là Thương quan cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ chữ Kỷ là Chính ấn cách. Lộ chữ Quý là Thương quan cách. Không lộ chữ nào thì chọn một chữ làm cách cục.

8. Ngày sinh can Tân

1.1. Sinh tháng Dần: lộ chữ Giáp là Chính tài cách. Lộ chữ Bính là Chính quan cách. Lộ chữ Mậu là Chính ấn cách. Không lộ chữ nào lấy một chữ làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ chữ Ất hay không lộ chữ Ất cũng là Thiên tài cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ chữ Mậu là Chính ấn cách. Lộ chữ Quý là Thực thần cách. Lộ chữ ất là Thiên tài cách.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ chữ Bính là Chính quan cách. Lộ chữ Mậu là Chính ấn cách. Nếu không lộ chữ nào thì chọn một chữ làm cách cục.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ chữ Đinh là Thất sát cách. Lộ chữ Kỷ là Thiên ấn cách. Lộ chữ Ất là Thiên tài cách. Không lộ chữ nào chọn một chữ làm cách cục.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ chữ Kỷ là Thiên ấn cách. Lộ chữ Đinh là Thất sát cách. Nếu không lộ chữ nào lấy một chữ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: Thân là Nhận của Tân nên gọi là Nhận cách. Nếu lộ chữ Nhâm sẽ chuyển thành Thương quan cách, hoặc lộ chữ Mậu là Chính ấn cách.

1.8. Sinh tháng Dậu: Dậu là lộc của Tân nên gọi là Kiến lộc cách (ngoại cách).

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ chữ Mậu là Chính ấn cách. Lộ chữ Đinh là Thất sát cách. Không lộ chữ nào lấy một chữ làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ chữ Nhâm là Thương quan cách. Lộ chữ Giáp là Chính tài cách. Không lộ chữ nào lấy một chữ làm tên cách cục.

1.11. Sinh tháng Tý: lộ chữ Quý là Thực thần cách, không lộ chữ nào tuỳ việc mà đoán chọn.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ chữ Kỷ là Thiên ấn cách. Lộ chữ Quý là Thực thần cách.

9. Ngày sinh can Nhâm

1.1. Sinh tháng Dần: lộ chữ Giáp là Thực thần cách. Lộ chữ Bính là Thiên tài cách. Lộ chữ Mậu là Thất sát cách, cả 3 chữ không lộ chọn một chữ làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ hay không lộ chữ ất cũng là Thương quan cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ chữ Mậu là Thất sát cách. Lộ chữ ất là Thương quan cách. Cả 2 chữ không lộ thì chọn một chữ làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ chữ Bính là Thiên tài cách. Lộ chữ Canh là Thiên ấn cách. Lộ chữ Mậu là Thất sát cách.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ chữ Đinh là Chính tài cách. Lộ chữ Kỷ là Chính quan cách. Cả 2 chữ không lộ lên chọn một chữ làm cách cục.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ chữ Kỷ là Chính quan cách. Lộ chữ Đinh là Chính tài cách.

Lộ chữ ất là Thương quan cách, cả 3 chữ không lộ lên chọn một chữ làm cách cục.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ chữ Canh là Thiên ấn cách. Lộ chữ Mậu là Thất sát cách, cả 2 chữ không lộ lên hãy chọn một chữ làm cách cục.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ hay không lộ chữ Tân cũng là Chính ấn cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ chữ Mậu là Thất sát cách. Lộ chữ Đinh là Chính tài cách. Lộ chữ Tân là Chính ấn cách, cả 3 chữ không lộ thì chọn một chữ làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: Hợi là lộc của Nhâm nên gọi là Kiến lộc cách.

1.11. Sinh tháng Tý: Tý là Dương nhận của Nhâm nên gọi là Dương nhận cách (Kiếp tài).

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ chữ Kỷ là Chính quan cách. Lộ chữ Tân là Chính ấn cách, cả 2 chữ không lộ tuỳ việc mà chọn một chữ làm cách cục.

10. Ngày sinh can Quý

1.1. Sinh tháng Dần: lộ chữ Giáp là Thương quan cách. Lộ chữ Bính là Chính tài cách Lộ lên chữ Mậu là Chính quan cách. Nếu cả 3 chữ không lộ lên thì chọn 1 chữ làm cách cục.

1.2. Sinh tháng Mão: lộ hay không lộ chữ Ất cũng là Thực thần cách.

1.3. Sinh tháng Thìn: lộ lên chữ Mậu là Chính quan cách. Lộ lên chữ Ất là Thực thần cách. Không lộ lên 2 chữ này chọn một chữ làm cách cục.

1.4. Sinh tháng Tỵ: lộ chữ Bính là Chính tài cách. Lộ chữ Canh là Chính ấn cách. Lộ lên chữ Mậu là Chính quan cách.

1.5. Sinh tháng Ngọ: lộ chữ Kỷ là Thất sát cách. Lộ chữ Đinh là Thiên tài cách, cả hai chữ không lộ thì chọn một chữ khác làm cách cục.

1.6. Sinh tháng Mùi: lộ chữ Kỷ là Thất sát cách. Lộ chữ Đinh là Thiên tài cách. Lộ chữ Ẩt là Thực thần cách.

1.7. Sinh tháng Thân: lộ chữ Canh là Chính ấn cách. Lộ chữ Mậu là Chính quan cách, cả hai chữ không lộ lên thì chọn 1 chữ làm cách cục.

1.8. Sinh tháng Dậu: lộ hay không lộ chữ Tân cũng là Thiên ấn cách.

1.9. Sinh tháng Tuất: lộ chữ Mậu là Chính quan cách. Lộ chữ Tân là Thiên ấn cách. Lộ chữ Đinh là Thiên tài cách. Nếu cả 3 chữ không lộ lên thì chọn một chữ làm cách cục.

1.10. Sinh tháng Hợi: lộ hay không lộ chư giáp cũng là Thương quan cách.

1.11. Sinh tháng Tý: Tý là lộc của Quý, nên đây là Kiến lộc cách.

1.12. Sinh tháng Sửu: lộ chữ Kỷ là Thất sát cách. Lộ chữ Tân là Thiên ấn cách. Nếu không lộ lên hai chữ thì chọn một chữ là cách cục.

II. Những cách cục phản ánh mệnh tốt

Có những cách cục mà thông qua đó có thể cho biết cuộc đời người đó có nhiều thành công hay thường phải gặp những điều không đắc ý. Sau đây là cấu trúc những cách cục thể hiện có nhiều thành công trong cuộc đời.

1. Cục là Chính quan cách

Thứ nhất: Nhật chủ (ngày sinh) phải cường, như gặp: Trường sinh, Đế vượng, Quan đới. Trong tứ trụ có các tài tinh (như Chính tài, Thiên tài...) sinh quan tinh (như Chính quan, Thiên quan...).

Thứ hai: Nhật chủ yếu (gặp thai, dưỡng, suy), có Chính quan cường mạnh, có ấn sinh Nhật chủ.

Thứ ba: trong tứ trụ Chính quan không có Thất sát lẫn lộn.

2. Cục là Thiên tài và Chính tài cách

Thứ nhất: Nhật chủ cường, Tài tinh cũng cường lại gặp Quan.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, Tài tinh cường, có ấn và Tỷ hộ Nhật chủ.

Thứ ba: Nhật chủ cường, Tài tinh yếu và có Thương Thực sinh Tài.

3. Thiên tài và Chính tài cách

Thứ nhất: Nhật chủ cường, Ấn yếu, có Quan, Sát mạnh.

Thứ hai: Nhật chủ cường, Ấn cường, có Thương, Thực ở vị trí tử của Nhật chủ.

Thứ ba: Nhật chủ cường, nhiều Ấn, có Tài lộ ra và mạnh.

4. Thực thần cách

Thứ nhất: Nhật chủ cường, Thực thần cũng cường và trong tứ trụ có Tài.

Thứ hai: Nhật chủ cường, Sát quá mạnh, Thực thần chế ngự Thất sát nhưng lại không có Tài tinh. Nếu có Tài thì Tài phải yếu.

Thứ ba: Nhật chủ yếu, Thực thần mạnh, có Ấn sinh Nhật chủ.

5. Thất sát cách

Thứ nhất: Nhật chủ rất mạnh (có Lộc, Vượng, Trường sinh).

Thứ hai: Nhật chủ cường, Sát lại cường hơn, có Thực thần chế ngự Thất sát.

Thứ ba: Nhật chủ yếu, Sát mạnh có ấn tinh sinh Nhật chủ.

Thứ tư: Nhật chủ và Thất sát quân bình (mạnh yếu như nhau), không có Quan tinh lẫn lộn.

6. Thương quan cách

Thứ nhất: Nhật chủ cường, Thương quan mạnh, có Tài tinh.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, Thương quan mạnh, có Tài tinh.

Thứ ba: Nhật chủ yếu, Thương quan mạnh, có Thất sát và Ấn lộ ra.

Thứ tư: Nhật chủ cường, Sát Mạnh, Có Thương quan chế Sát tinh.

III. Những cách cục bị phá hoại

Đây là những cách cục thể hiện qua 4 cột thời gian hay tứ trụ. Sự sắp xếp các thần trong tứ trụ có thể tiên lượng mệnh của một người chưa đẹp. Những cách cục đó như sau:

1. Cục là Chính quan cách

Thứ nhất: có Thương quan nhưng không có Ấn.

Hai là: gặp phải hình, xung , hại.

Ba là: có Thất sát lẫn lộn.

2. Cục là Thiên tài, Chính tài cách

Thứ nhất: Nhật chủ cường, Tài tinh yếu, có nhiều Tỷ kiếp.

Thứ hai: gặp phải hình, xung, hại.

Thứ ba: Nhật chủ yếu, Thất sát mạnh, Tài cũng mạnh sinh Sát tinh hại Nhật chủ.

3. Thiên ấn, Chính ấn cách

Thứ nhất: Nhật chủ yếu, Ấn cũng yếu, Tài tinh mạnh phá ấn.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, Sát quá mạnh lại có Quan lẫn lộn.

Thứ ba: gặp phải hình, xung, hại.

4. Thực thần cách

Thứ nhất: Nhật chủ cường, Thực thần yếu lại gặp Thiên ấn.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, có Thực mạnh lại có Tài tinh.

Thứ ba: Gặp phải hình, xung, hại.

5. Thất sát cách

Thứ nhất: gặp phải hình, xung, hại.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, không có ấn.

Thứ ba: Tài tinh mạnh sinh Sát, không có Thương Thực , chế sát.

6. Thương quan cách

Thứ nhất: gặp phải Quan tinh.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, lại gặp nhiều Tài tinh.

Thứ ba: Nhật chủ cường, Thương quan yếu, nhiều ấn tinh.

Thứ tư: gặp phải hình, xung, hại.

Những cách cục trên ở hai mức độ thành công và không thành công. Cũng có những cách cục lại thái quá hay bất cập, cả hai trạng thái này nói chung cũng không tốt. Như:

IV. Cách cục thái quá

1. Cách cục Chính quan cách

Thứ nhất: Quan tinh mạnh mà lại nhiều, Nhật chủ quá yếu.

Thứ hai: Quan tinh mạnh, Nhật chủ yếu lại gặp nhiều Tài tinh.

2. Thiên tài, Chính tài cách

Thứ nhất: Tài tinh mạnh lại nhiều, Nhật Chủ quá yếu.

Thứ hai: Tài mạnh, Nhật chủ yếu lại thêm nhiều Thực Thương.

3. Thiên ân, Chính ấn cách

Thứ nhất: Ấn mạnh, Nhật chủ yếu, Tài yếu.

Thứ hai: Tỷ kiếp nhiều, ấn mạnh, Thương, Tài, Quan yếu.

4. Thương Thực cách

Thứ nhất: Nhật chủ yếu, Thực Thương nhiều và mạnh lại chế Sát, lại không có Tài tinh.

Thứ hai: Nhật chủ cường, Sát yếu, Thực, Thương mạnh chế sát thái quá, lại không có tài tinh.

5. Thất sát cách

Thứ nhất: Nhật chủ yếu, Sát rất mạnh, không có Thực, Thương.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, Sát mạnh, không có Thực, Thương.

V. Cách cục bất cập

1. Chính quan cách

Thứ nhất: Nhật chủ mạnh, Quan yếu, không có Tài tinh.

Thứ hai: Nhật chủ mạnh, Quan yếu, lại thêm nhiều Ấn tinh hoặc có Thương Quan khắc Quan tinh.

2. Thiên tài và Chính tài cách

Thứ nhất: Nhật chủ mạnh, thêm nhiều Tỷ, Kiếp, Lộc, Nhận.

Thứ hai: Tài tinh không gặp Thực, Thương, lại có nhiều Tỷ, Kiếp.

3. Thiên ấn và Chính ấn cách

Thứ nhất: Tài mạnh, không có Quan tinh.

Thứ hai: có nhiều Tỷ, Kiếp.

4. Thương Thực cách

Thứ nhất: Ấn mạnh, Nhật chủ yếu.

Thứ hai: Nhật chủ yếu, Tài, Quan nhiều.

5. Thất sát cách

Thứ nhất: Thực mạnh, không có Tài tinh.

Thứ hai: Nhật chủ mạnh, Ân mạnh.

VI. Những cách cục đặc biệt

Ngoài những cách cục trên, trong dự báo theo 4 cột thời gian, theo các nhà mệnh lý rất hiếm khi gặp một số cách cục, đó là ngoại cách. Việc khảo sát các cách cục này cũng cần thiết, vì trong thực tế dự đoán có khi gặp phải. Có tất cả 9 ngoại cách sau:

1. Cách Khúc trực

Những điều kiện rơi vào cách cục này như sau:

Thứ nhất: ngày sinh (Nhật chủ) là Giáp, Ất (đều Mộc). Sinh tháng Dần, Mão, Thìn tức mùa xuân khi Mộc khí năm lệnh.

Thứ hai: Trong 4 cột thời gian (tứ trụ) không có các can: Canh, Tân và chi Dậu vì chúng đều là Kim khắc Mộc.

Thứ ba: trong số các địa chi của 4 cột thời gian không tạo ra Tam hội cục, tam hợp cục để hoá Mộc hoặc Mộc nhiều có thế vượng.

Ví dụ: sinh năm Quý Mão, tháng Giáp Dần, ngày Giáp Dần, giờ Giáp Tý.

Phân tích: Nhật chủ Giáp Mộc sinh tháng Dần Dương Mộc, tháng này Mộc khí nắm lệnh. Can năm Quý thuỷ sinh Giáp Mộc, địa chi Tý cũng Thuỷ sinh phù Giáp Mộc, Mão cũng là Mộc. Như vậy toàn cục có 6 Mộc 2 thuỷ, không thấy Kim, như Thân Dậu, Canh, Tân, do vậy cách này còn gọi là Mộc độc vượng (chỉ có Mộc vượng).

Ví dụ 2: Sinh năm Giáp Thìn, tháng Quỷ Mão, ngày Giáp Thìn, giờ Giáp Tý.

Phân tích: Giáp Mộc sinh vào tháng Mão và địa chi toàn là Dần, Mão, Thìn (2 mộc 1 thổ). Thiên can lại có Nhâm, Quý Thuỷ sinh Mộc, Tứ trụ không gặp Canh, Tân, Thân, Dậu, nghĩa là không có yếu tố Kim để xung khắc Mộc. Đây cũng là Khúc trực cách.

2. Cách viêm thượng

Những điều kiện rơi vào cách này như sau:

Thứ nhất: sinh vào các ngày Bính, Đinh đều Hoả.

Thứ hai: sinh vào các tháng Tỵ (âm hoả), Ngọ (dương hoả), Mùi (âm thổ), được khí của tháng nắm lệnh hoặc chi các tháng Dần, Ngọ, Tuất (Mộc , Hoả, Thổ).

Thứ ba: tứ trụ có nhiều Mộc và Hoả.

Ví dụ: Sinh năm Đinh Tỵ, tháng Bính Ngọ, ngày Bính Ngọ, giờ Ất Mùi.

Phân tích: Nhật chủ Bính hoả sinh ở tháng Ngọ cũng hoả nắm lệnh. 3 địa chi Tỵ Ngọ Mùi tam hội hoá Hoả, lại gặp các can Bính Đinh là Hoả, ất là Mộc. Như vậy cả 4 cột thời gian có 7 hoả, 1 mộc, nghĩa là hoả chiếm đa số nên cách này còn gọi là Hoả độc vượng.

Ví dụ 2: Năm sinh Đinh Tỵ, tháng Bính Ngọ, ngày Bính Dần, giờ Ất Mùi.

Phân tích: Nhật chủ Bính Hoả sinh tháng Ngọ Hoả, thiên can có Bính, Đinh đều hoả trợ giúp, lại có địa chi Tỵ, Ngọ, Mùi (2 hoả 1 thổ) thuộc phương Nam, lại không có Nhâm, Quý, Hợi, Tý (là thuỷ) khắc Hoả, nên cách này hoả vượng.

3. Cách Thổ độc vượng (Gia tường)

Những điều kiện rơi vào cách này:

Thứ nhất: nhật chủ (ngày sinh) là Mậu, Kỷ Thổ.

Thứ hai là: sinh ở các tháng Thìn, Sửu, Mùi, là lúc Thổ khí nắm lệnh hoặc trong 4 cột thòi gian thuần Thổ.

Thứ ba là: có 4 hoặc 3 địa chi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Thứ tư là: trong 4 cột thời gian không có Giáp, Ất, Dần, Mão đều là Mộc để phá cách.

Ví dụ: sinh năm Mậu Thìn, tháng Kỷ Mùi, ngày Mậu Thìn, giờ Quý Sửu.

Phân tích: Nhật chủ Mậu thổ sinh tháng Mùi Thổ khí nắm lệnh. Các chi Thìn, Sửu, Mùi đều là Thổ. Hai thiên can Mậu, Quý ngũ hợp được Thìn, Sửu Thổ trợ giúp để hoá Thổ, lại có thêm Kỷ thổ trợ giúp. Trong tứ trụ không có Giáp, Ất, Dần, Mão đều là Mộc phá cách. Đây cũng là cách gọi là Gia tường hay gia thích.

Ví dụ 2: sinh năm Mậu Tuất, tháng Kỷ Mùi, ngày Mậu Thìn, giờ Quý Sửu.

Phân tích: Mậu Quý hợp hoá Hoả, sinh tháng Mùi Thổ: Hoả sinh Thổ, trong tứ trụ toàn Thìn, Tuất, Sửu Mùi làm thành Thổ cục nên Thổ rất vượng, lại không có Giáp ất Dần Mão khắc Thổ. Do vậy ở đây độc vượng Thổ.

4. Tùng cách cách hay Kim độc vượng

Những điều kiện rơi và cách này:

Thứ nhất: ngày sinh can Canh, Tân kim.

Thứ hai là: sinh vào các tháng Thân, Dậu khi mà Kim khí nắm lệnh.

Thứ ba: các chi Thân Dậu Tuất tam hội thành Kim cục, hoặc Tỵ Dậu Sửu tam hợp hoá Kim cục.

Thứ tư: trong tứ trụ không có Bính Đinh, Ngọ, Tỵ để phá cách.

Ví dụ 1: năm sinh Mậu Thân, tháng Tân Dậu, ngày Canh Tuất, giờ Ât Dậu.

Phân tích: Nhật chủ Canh Kim sinh tháng Dậu kim, kim khí nắm lệnh. Các chi Thân Dậu Tuất Tam hội hoá Kim cục. Thiên can Ất Canh ngũ hợp được Tuất Dậu trợ giúp hoá thành Kim cục, còn được Mậu Thổ sinh Kim và Tân Kim tương trợ. Trong cục không có Bính Đinh Ngọ Tỵ Hoả phá cách.

Ví dụ 2: năm sinh Mậu Tuất, tháng sinh Tân Dậu, ngày sinh Tân Tỵ, giờ sinh Kỷ Sửu.

Phân tích: Nhật chủ Tân Kim sinh vào tháng Dậu Kim, địa chi Tỵ Dậu Sửu tam hợp thành Kim cục, thiên can Mậu Kỷ sinh Tân Kim, lại không có Bính Đinh, Ngọ Mùi khắc Kim.

5. Cách Nhuận hạ (Thuỷ độc vượng)

Những điều kiện rơi vào cách này:

Thứ nhất: Nhật chủ là Nhâm, Quý là hành Thuỷ.

Thứ hai: sinh ở các tháng Hợi, Tý hay Thìn Thuỷ khí nắm lệnh hoặc các tháng Thân Sửu được chi tháng trừ khí.

Thứ ba: trong tứ trụ không có Mậu, Kỷ, Mùi khắc Thuỷ.

Thứ tư: địa chi có tam hội cục, tam hợp cục hoá Thuỷ, hoặc Thuỷ quá nhiều.

Ví dụ: năm Nhâm Thân sinh, tháng Nhâm Tý, ngày Nhâm Thìn, giờ Canh Tý.

Phân tích: Nhật chủ Nhâm thuộc Thuỷ, lại sinh tháng Tý Thuỷ khí nắm lệnh. Các địa chi Thân Tý Thìn tam hợp hoá Thuỷ cục, lại được thiên can Canh Kim, Nhâm Thuỷ trợ giúp. Trong tứ trụ không có Mậu Tỵ, Tuất, Mùi phá cách, nên các nhà mệnh lý gọi là cách nhuận hạ.

Ví dụ 2: sinh năm Tân Hợi, tháng Canh Tý, ngày Quý Sửu, giờ Quý Sửu.

Phân tích: Quý Thuỷ sinh vào tháng Tỵ, địa chi toàn là Hợi Tý Sửu cũng thuộc Thuỷ, thiên can Canh, Tân sinh Quý, lại không có Mậu Kỷ Mùi Tuất khắc Thuỷ.

6. Cách tàng tài

Những điều kiện rơi vào cách này:

Thứ nhất: nhật chủ nhược, mệnh cục không có Tỷ kiên, Kiếp tài hoặc không có Thiên ấn, Chính sinh phù.

Thứ hai: can chi của Tài vượng, hoặc có Thực thần, Thương quan xì hơi Nhật chủ sinh tài.

Ví dụ: Năm sinh Mậu Tuất, tháng sinh Bính Thìn, ngày Ất Mùi, giờ sinh Bính Tuất.

Phân tích: Nhật chủ Ất Mộc, các chi toàn là Thổ, Tài vượng, có hai can Bính Hoả làm xì hơi Mộc để tái sinh Tài, lại có Mậu Thổ trợ giúp. Trong mệnh cục có ất Mộc nhưng không có khí gốc nên đây là cách có tên gọi Tài tàng.

7. Cách tàng sát

Những điều kiện rơi vào cách này:

Thứ nhất: Nhật chủ nhược, không có khí gốc.

Thứ hai: trong tứ trụ Quan Sát nhiều, không có Thực, Thương để không chế Quan Sát.

Thứ ba: có Hỷ Tài để sinh Quan Sát.

Ví dụ 1: sinh năm Nhâm Tý, tháng Quý Sửu, ngày Bính Tý, giờ Canh Tý.

Phân tích: Nhật chủ là Bính Hoả sinh vào tháng Sửu thể tính Đông Hoả. Các chi khác đều Tý Thuỷ, là Quan, Là Sát. Thiên can Nhâm Quý thuộc Thủy, Canh Kim sinh Thuỷ. Trong tứ trụ Thuỷ rất vượng, Hoả không có gốc (Bính Tý Thuỷ) nên phải theo Sát (tòng sát).

Ví dụ 2: năm sinh Mậu Tuất, tháng sinh Tân Dậu, ngày sinh Ất Dậu, giờ sinh Ất Dậu.

Phân tích: Nhật chủ ất Dậu (Mộc) mà sinh vào tháng Dậu (tuyệt địa: Mộc bị tử tuyệt vào mùa thu tháng 7 và 8 âm). Các địa chi khác cũng ở trong mộ, tuyệt: yếu quá, trong khi đó Kim vượng không bị ai kiềm chế, Thất sát Dậu Kim được thời, Ất Mộc thế cô nên đành phải theo sát (tòng sát).

8. Tùng nhi cách

Những điều kiện rơi vào cách này:

Thứ nhất: chi tháng là Thực thần hoặc Thương quan của Nhật chủ, toàn cục Thực thần vượng.

Thứ hai: mệnh cục phải có Tài (Thực Thương sinh Tài).

Thư ba: Trong mệnh cục có tam hội cục, hoặc tam hợp cục hoá thành Thực thần, Thương quan.

Thứ tư: trong mệnh cục không có Quan, Sát hoặc Chính, Thiên ấn khắc Nhật chủ hoặc khắc Thực Thương.

Ví dụ 1: sinh năm Ất Tỵ, tháng Bính Tuất, ngày Ất Mùi, giờ Bính Tuất.

Phân tích: Ất Mộc sinh tháng Tuất, nhân nguyên trong Tuất (Tuất tàng độn Mậu Đinh Tân từ đây để tìm các thần) không có Đinh Hoả làm Thực thần. Hai thiên can ất Mộc sinh cho Bính Hoả, Bính hoả lại sinh cho Tỵ Hở, Tuất Thổ do vây gọi là Tùng nhi.

Ví dụ 2: sinh năm Đinh Mão, tháng Nhâm Dần, ngày Quý Mão, giờ Bính Thìn.

Phân tích: nhật chủ Quý Thuỷ lại sinh vào tháng Dần Mộc khí dương thịnh, địa chi toàn là Dần, Mão, Thìn thuộc : Đông Mộc, trong 4 cột thời gian không có Kim mà khắc Mộc và sinh Thuỷ. Nhật chủ Quý Thuỷ sinh Mộc bị Mộc hút hết nước và sẽ trở thành khô cạn nên phải theo hành Mộc mà đi nên gọi là tùng nhi cách.

9. Cách hoá khí

Những điều kiện rơi vào cách này:

Thứ nhất: can của ngày sinh (Nhật chủ) ngũ hợp với can bên cạnh là can tháng hoặc can giờ hoá thành cục có ngũ hành khác với ngũ hành Nhật chủ.

Thứ hai: Trong mệnh cục ngũ hành vừa ngũ hợp thành, tạo nên thành cục vượng.

Thứ ba: ngũ hành của hoá thần giống với ngũ hành của chi tháng.

Thứ tư: hỷ thần Thực Thương làm xì hơi thế vượng của nó.

Ví dụ: năm sinh Bính Dần, tháng Canh Dần, ngày Đinh Mão, giờ Nhâm Dần.

Phân tích: Đinh Nhâm ngũ hợp hoá Mộc, sinh tháng Dần là Mộc nắm lệnh, các địa chi Dần Mão đều thuộc Mộc, can Canh Kim không có gốc (Canh Dần Mộc không là Kim), lại bị Bính Hoả khắc nên thành Mộc cách.

10. Hoá Mộc cách

Là cách mà ngày sinh (Nhật chủ) can Đinh hợp với tháng can Nhâm hay giờ can Nhâm. Hoặc là ngày sinh can Nhâm hợp với tháng can Đinh hay giờ can Đinh.

Nếu sinh ở những tháng Hợi, Mão, Mùi, Dần mà trong 8 can chi còn lại không có hành Kim thì gọi là hoá Mộc cách.

Ví dụ 1: năm sinh Kỷ Mão, tháng Đinh Mão, ngày Nhâm Ngọ, giờ Quý Mão.

Phân tích: Nhâm Đinh hợp hoá Mộc, sinh ở tháng Mão thì Mộc vượng. Trong 8 can chi đều không có hành Kim nên hoá Mộc thành công.

Ví dụ 2: năm sinh Quý Hợi, tháng Quý Hợi, ngày (Nhật chủ) Đinh Mão, giờ Nhâm Dần.

Phân tích: Đinh Nhâm hợp hoá Mộc, sinh tháng Hợi, Thuỷ Mộc lưỡng hành đều vượng, ngày Đinh Hoả gặp Nhâm Thuỷ hợp hoá Mộc nên bản chất của Hoả không còn nữa.

11. Hoá Hoả cách

Trong cách này: ngày Mậu hợp với tháng can Quý hay giờ can Quý. Hoặc ngày Quý hợp với tháng can Mậu hay giờ can Mậu. Hay sinh ở những tháng Dần Ngọ, Tuất, Tỵ mà không gặp hành Thuỷ ở can chi nên gọi là hoá Hoả cách.

Ví dụ: năm sinh Bính Tuất, tháng Mậu Tuất, ngày (Nhật chủ) Quý Tỵ, giờ Giáp Dần.

Phân tích: Mậu Quý hợp hoá Hoả, tuy không sinh vào mùa Hạ, nhưng nhờ có Bính và Tỵ đều Hoả dẫn Hoả. Giờ Giáp Dần trợ giúp Hoả, trong 4 cột thời gian bát tự không có Thuỷ khắc Hoả, do vậy đây là cách hoá Hoả.

12. Hoá Thổ cách

Trong cách này: ngày Giáp gặp tháng hay giờ can Kỷ. Hoặc ngày Kỷ gặp tháng hay giờ can Giáp. Khi sinh vào những tháng Thìn Tuất Sửu Mùi mà bát tự trong 4 cột thời gian không có hành Mộc, nên gọi là hoá Thổ cách.

Ví dụ: năm sinh Mậu Thìn, tháng Nhâm Tuất, ngày (Nhật chủ) Giáp Thìn, giờ Kỷ Tỵ.

Phân tích: ngày Giáp Mộ sinh ở tháng Tuất Thổ, thời gian tháng này Thổ có được bởi Giáp Kỷ hợp hoá Thổ, ở các Can Chi không có hành Mộc khắc Thổ nên cách hoá Thổ.

13. Hoá Kim cách

Trong cách này: ngày ất sinh vào tháng hay giờ can Canh. Hoặc ngày Canh sinh vào tháng hay giờ can ất.

Nếu sinh vào những tháng Tỵ, Dậu, Sửu, Thân mà các can chi trong bát tự của 4 cột thời gian không gặp Hoả nên là cách hoá Hoả.

Ví dụ: năm sinh Giáp Thân, tháng sinh Quý Dậu, ngày sinh (Nhật chủ) Ất Sửu,giờ sinh Canh Thìn.

Phân tích: ngày Ất sinh tháng Thân Kim vượng, Ất Canh hợp hoá Kim.

14. Hoá Thuỷ cách

Trong cách này: ngày can Tân sinh tháng Can Bính hay giờ Can Bính.

Ngày Bính sinh tháng hay giờ can Tân.

Sinh vào các tháng Thân, Tý, Thìn, Hợi không gặp hành Thổ nên gọi là hoá Thuỷ cách.

Ví dụ: năm sinh Giáp Thìn, tháng sinh Bính Tý, ngày sinh Tân Sửu, giờ sinh Nhâm Thìn.

Phân tích: tháng sinh mùa đông Thuỷ vượng, Nhâm (Thuỷ) nguyên thần lộ lên rất đẹp. Tuy có Thìn Thổ và Sửu Thổ nhưng Thổ bị “ẩm ướt” nên không khắc Thuỷ, nên Tân Bính hợp hoá Thuỷ cách.

GHI CHÚ: để tìm Cách cục nhanh, có thể tham khảo qua bảng sau, bằng cách: đối chiếu Can ngày sinh với Tháng sinh:



Ghi chú: những chữ viết tắt như sau:

Tâ: Thiên ấn; Câ: Chính ấn; Tq: Thiên quan.

Cq: Chính quan; Thq: Thương quan; Tht: Thực thần;

Ct: Chính tài; Tt: Thiên tài; Kl: Kiến lộc; DN: Dương 1 nhận. T.s: Tháng sinh; C.ngày:Can ngày sinh.

Từ bảng trên, hãy xét qua các ví dụ sau tìm cách cục:

Sinh tháng Giêng ngày Giáp: thì cách Kiến ; ngày Đinh cách Chính ấn; ngày Canh cách Thiên tài.

Sinh tháng Hai ngày Giáp: cách Dương nhận, ngày Đinh cách Thiên ấn, ngày Quý cách Thực thần...

Sinh tháng Chạp ngày Giáp: cách Chính tài, ngày ất : cách Thiên tài, ngày Đinh cách Thương quan.

Sinh tháng Sáu, ngày Giáp: cách Chính tài, ngày Bính cách Thương quan, ngày Nhâm cách Chính quan...

Nguồn: Quang Tuệ

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Khái niệm về cách cục trong tứ trụ

Tuổi Kỷ Mùi 1979 hợp làm ăn với tuổi nào

Bạn muốn biết tuổi Kỷ Mùi hợp làm ăn với tuổi nào, người sinh năm 1979 làm ăn hợp với tuổi nào? Dưới đây Phong thủy số sẽ giới thiệu với bạn các tuổi mà tuổi 1979 hợp làm ăn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bạn muốn biết tuổi Kỷ Mùi hợp làm ăn với tuổi nào, người sinh năm 1979 làm ăn hợp với tuổi nào? Dưới đây Phong thủy số sẽ giới thiệu với bạn các tuổi mà tuổi 1979 hợp làm ăn.

Tuổi Kỷ Mùi 1979 hợp làm ăn với tuổi nào

Những bài viết mới nhất:

+ Tuổi Mậu Ngọ hợp làm ăn với tuổi nào?

+ Tuổi Đinh Tỵ làm ăn hợp với tuổi nào?

+ Tuổi Bính Thìn hợp làm ăn với tuổi nào?

Vài nét về tuổi Kỷ Mùi

Tuổi Kỷ Mùi, sinh năm 1979, năm con dê, cung mệnh Tốn, mạng cốt tinh Hỏa.

Tính tình của người tuổi Kỷ Mùi: Học hành thông thạo hơn người, có tinh thần trách nhiệm cao. Thận trọng, mềm dẻo nhưng lại thiếu tự chủ, không có khả năng lãnh đạo. Có linh tính, nghĩ gì có đó. Có lời ăn tiếng nói hùng mạnh. Cũng hay lắm chuyện, hay gây sự, hay chọn tức người khác, trêu cợt gây cười. Rất tốt bụng, hay giúp đỡ người khác. Sống không lệ thuộc vào tiền tài, biết đánh giá đúng giá trị của nó. Là người thích được vỗ về âu yếm, nếu được như thế thì lòng nhiệt huyết sẽ được tăng cao.

Tuổi 1979 hợp làm ăn với tuổi nào?

Nghề thích hợp với tuổi Kỷ Mùi: Làm chuyên viên, kỹ sư, nhân viên giúp việc thì thuận lợi.

Tuổi 1979 hợp làm ăn với tuổi Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu, Canh Thân, Tân Dậu ( thuộc hành Mộc) thì làm ăn dễ dàng, có nhiều lợi lộc.

Kết hợp làm ăn với tuổi Bình Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tý, Tân Sửu, Canh Ngọ, Tân Mùi ( thuộc hành Thổ) thì người tuổi Kỷ Mùi sẽ bị thua thiệt, người tuổi Kỷ Mùi thường làm cấp dưới hoặc trợ lí cho những người mệnh Thổ thì công việc làm ăn mới suôn sẻ.

Tuổi 1979 hợp làm ăn với những người có mệnh Hỏa ( gồm các tuổi Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Dần, Đinh Mão, Giáp Tuất, Ất Hợi.) thì được bình hòa, hai bên dựa vào nhau mà làm ăn.

Tuổi 1979 kết hợp làm ăn với những người có mệnh Kim gồm các tuổi  Nhâm Thân, Quý Dận, Ất Sửu, Giáp Tý, Nhâm Dần, Quý Mão, Canh Tuất, Tân Hợi; thì tuổi Kỷ Mùi có điều kiện để phát triển sự nghiệp.

Tuổi 1979 không nên kết hợp làm ăn với các tuổi Giáp Dần, Ất Mão, Nhâm Tuất, Quý Hợi, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Bính Tý, Đinh Sửu ( thuộc hành Thủy) vì dễ bị tiểu nhân hại, công việc gặp trắc trở, khó khăn.

Màu và hướng đặt bàn làm việc ho tuổi Kỷ Mùi

Màu sắc hợp với tuổi Kỷ Mùi: Đỏ, hồng, tím, xanh lục sẽ mang lại sự thịnh vượng.

Hướng đặt bàn làm việc hợp với tuổi Kỷ Mùi (phương vị tài thần): Đối với nam giới nên đặt bàn làm việc hướng chính Đông, đối với nữ giới nên đặt bàn làm việc hướng chính Tây.

Để xem tử vi 2017 cho tuổi Kỷ Mùi năm 2017 bạn có thể tham khảo tại đây: Tử vi 2017


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tuổi Kỷ Mùi 1979 hợp làm ăn với tuổi nào

Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính ?

Theo phong tục, một người từ sinh ra đế khi chết mang rất nhiều tên gọi: Mới lọt lòng thì thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, thằng Mực, con Cún, thằng Chắt em, con Chắt ả... thường là đặt tên xấu cho dễ nuôi, đến khi lớn lên thì anh Hai, anh Ba, chị Bảy... lấy vợ lấy chồng thì anh Nhiêu, anh Đồ, chị Xã...
Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn gọi theo tên cháu, đến khi chết thì đặt tên hèm gọi là hiệu để cúng, người có học thì tự đặt tên tự, người có chức tước thì đặt tên thuỵ, người có chức tước học vị cao sang thường được xưng tôn theo họ, hay tên địa phương: Cụ án  Mai, Cụ Tam Nguyên Yên Đổ, ông Trạng Trình, ông Tú Vĩ Xuyên, Quan Thám Nam Sơn... Đó là theo phong tục xưng hô của Trung Quốc. Trong nhiều tên gọi nhưng chỉ có tên huý là chính: Tên huý là tên đặt khi vào sổ họ, khi vào làng ghi trong sổ hộ, khi đi học đặt khi vào sổ họ, khi vào làng ghi trong sổ hộ, khi đi học. 
 Tại sao mới đẻ chưa đặt tên chính (tên huý) ?
Ngày nay đẻ ra là khai sinh, có thủ tục quản lý hộ tịch chặt chẽ. Ngày trước mỗi làng xã cũng có hương hộ lo sổ sách sinh tử, giá thú nhưng không quản lý chặt chẽ, Nhà nước chỉ quan tâm đến sổ đinh (từ 18 tuổi), sổ điền để thu thuế và bắt lính, bắt phu, vì vậy vào sổ làng càng muộn càng hay, lớn lên đỡ được vài năm thuế thân, phu phen tạp dịch.

Trong xã hội cũ, tình trạng hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến, ít có gia đình sinh năm đẻ bảy được vuông tròn, vì vậy qua các tuần cữ mới tạm yên tâm, khi đó mới đặt tên huý.

Các họ mỗi năm tế tổ một lần. Trong dịp tế tổ, các gia đình có con cháu mới sinh sắm sửa cơi trầu, chai rượu, hương hoa, lễ vật đến nhà thờ họ yết cáo tiên tổ và vào sổ họ cho các con trai trước lễ yết cáo, ngày đó mới có tên huý chính thức, được họ hàng công nhận. Trong khi vào sổ họ phải đối chiếu gia phả để xem có trùng tên các vị tiên tổ hoặc ông bà chú bác trong nội thân hay không.

Nếu có tức là phạm huý thì phải đổi tên. Không những phải tránh phạm huý tổ tiên bên nội mà còn phải tránh phạm huý can cụ ông bà ngoại mặc dầu khác họ, tránh phạm huý hiệu của thành hoàng, thánh mẫu, linh thần từng địa phương. ở nông thôn, các vị có uy vọng trong làng, trong họ thường được dân chúng biếu trầu rượu và nhờ đặt tên cho con. Người đặt tên được gia đình đó nhớ ơn suốt đời.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính ?

Mẫu người Mệnh vô chính diệu

Khoa Tử Vi Đẩu Số đặt căn bản trên 118 vì sao gồm chính tinh và phụ tinh. Những sao này được phân bố trên 12 cung của một lá số theo các quy tắc đã định dựa vào ngày, tháng, năm và giờ sinh của mỗi người. Chính tinh có những đặc tính và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn phụ tinh cho nên những cung quan trọng như Mệnh, Tài, Quan, Phúc rất cần có chính tinh tọa thủ, nhất là Mệnh. Tuy nhiên, cũng có những lá số mà Mệnh không có chính tinh nào tọa thủ, hay chúng ta thường gọi là Mệnh Vô Chính Diệu (VCD).
Mẫu người Mệnh vô chính diệu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Một cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ như căn nhà không có chủ, một bầu trời không có trăng sao cho nên Mệnh VCD phải mượn chính tinh ở cung đối diện làm chính tinh của mình. Vì vay mượn cho nên Mệnh VCD chỉ chịu ảnh hưởng chừng sáu hay bảy phần những tốt xấu của các chính tinh ở cung xung chiếu mà thôi.

Cung xung chiếu Mệnh là cung Thiên Di. Trong những bài trước, chúng ta đã nói cung Thiên Di là bối cảnh sinh hoặc ngoài xã hội của mỗi người. Do đó, khi phải mượn chính tinh ở cung Thiên Di cho Mệnh của mình thì đặc tính đầu tiên của người VCD là tính uyển chuyển, dễ thích nghi với hoàn cảnh.

Phải chăng vì Mệnh không có chính tinh cho nên những người VCD thường là con của vợ hai, hay nàng hầu. Nếu là con của vợ cả thì tuổi trẻ thuở thiếu thời hay bị đau ốm, bệnh tật, khó nuôi. Khi lớn lên thì cuộc đời cũng long đong, vất vả, sớm phải xa nhà, thường sống phiêu bạt nơi đất khách quê người, và tuổi đời không được thọ.

Một đặc điểm quan trọng khác mà người VCD phải lưu ý là vì Mệnh của mình không có chính tinh ví như đoàn quân không có tướng cho nên người VCD khi ra đời dù là làm công hay tự mình làm chủ thì cũng không nên là người đúng đầu trong một đơn vị như chỉ huy trưởng của một quân đội, giám đốc của một cơ sở hành chánh hay một cơ sở thương mại. Người VCD chỉ nên là nhân vật thứ hai như một cái bóng, đúng sau lưng một người khác để phò tá, phụ giúp thì thích hợp và thuận lợi cho công việc hơn. Nếu giữ những chức vụ hàng đầu thì thường hay gặp khó khăn trở ngại, nặng nề hơn thì dễ đưa đến sự thất bại hay tai họa xảy đến cho chính bản thân mình hoặc cho đơn vị, cơ sở mà mình chỉ huy, điều hành.

Người VCD tánh tình thâm trầm, khôn ngoan sắc sảo và rất thông minh. Do vậy, những công việc như soạn thảo kế hoạch, tham mưu, cố vấn, quân sư v.v… rất thích hợp với họ, điển hình như Trương Lương, Phạm Lãi, Gia Cát Lượng thời xưa và như Henry Kissinger ngày nay.

Ở đây chúng ta thấy một điều oái ăm cho người VCD. Họ có khả năng dự thảo kế hoạch nhưng chỉ thuận lợi khi họ làm cho người khác, còn đối với bản thân họ thì lại trái ngược. Họ thường khó đạt được những gì mà họ dự tính cho chính mình. Ảnh hưởng này mạnh nhất là trong khoản tiền vận của cuộc đời. Càng lớn tuổi thì ảnh hưởng này càng giảm đi.

Người VCD thường lao đao vất vả trong buổi thiếu thời. Chỉ bắt đầu khá từ trung vận và càng về già thì cuộc sống càng ổn định hơn. Nói chung thì cuộc đời của họ thường chỉ được tốt đẹp vào nửa đời sau mà thôi. Bởi đặc tính đó cho nên trong mỗi hạn, dù tiểu hay đại hạn, thì họ cũng chỉ được tốt đẹp vào nửa hạn sau. Ví dụ: Đại hạn 10 năm tốt đẹp thì 5 năm sau được thuận lợi hơn và nhiều may mắn hơn.

Là mẫu người có tài, có trí họ có thể đạt được những công danh sự nghiệp. Nhưng trong ba chữ Phước-Lộc-Thọ thì chữ “Thọ” là nhẹ nhất. Và có phải như ông bà chúng ta thường nói: “Đa tài thì bạc mệnh” Cho nên người VCD ít ai có được tuổi thọ cao. Muốn hóa giải vấn đề này, người VCD phải làm con nuôi của người khác và phải đổi luôn cả họ của mình, hoặc phải sớm xa nhà, mưu sinh nơi đất khách quê người.

Với sự bất lợi là Mệnh không có chính tinh thủ, nhưng người VCD vẫn được hai cách tốt:


1. Mệnh VCD có Tuần, Triệt, Thiên Không, hay Địa Không tọa thủ hoặc hợp chiếu, tùy theo cung Mệnh được bao nhiêu sao KHÔNG chiếu, khoa Tử Vi gọi là cách Mệnh VCD đắc nhị không, tam không, hay tứ không. Tuy đây là một cách tốt, khi phát thì phát rất nhanh vì sách có nói “hung tinh đắc địa phát dã như lôi.” Có nghĩa là hung tinh đắc địa thì phát nhanh như sấm chớp. Nhưng dù sao trong cái tốt vẫn ẩn tàng những sự bất trắc vì đó là bản chất của hung tinh cho nên đây chỉ là cách bạo phát bạo tàn kiểu như Từ Hải hay Hạng Võ mà thôi.

Trường hợp Mệnh VCD gặp các sao KHÔNG vừa nêu trên chúng ta phải lưu ý một điều. Nếu Mệnh VCD đắc nhị không thì cũng bình thường, không có gì đáng nói. Nếu đắc tứ không thì ảnh hưởng của Tuần Triệt là con dao hai lưỡi tốt xấu lẫn lộn cho nên không được tròn vẹn. Cách tốt nhất là đắc tam không. Nhưng đối với cách này, cụ Việt Viêm Tử phân biệt rõ ràng giữa các trường hợp “đắc”, “kiến” và “ngộ” đễ khỏi nhầm lẫn trường hợp nào tốt, trường hợp nào xấu.


Trường hợp đắc tam không: Mệnh VCD có một sao không thủ Mệnh, hai sao KHÔNG khác ở thế tam hợp chiếu là tốt nhất. Có câu: “Mệnh VCD đắc tam Không nhi phú quý khả kỳ” Cách này rất ứng hợp cho những người Mệnh Hỏa và Thổ vì các sao Không đều thuộc hành Hỏa cho nên đây cũng là một trong những cách hoạch phát.

Trường hợp kiến tam không: Mệnh VCD có 1 sao KHÔNG thủ, một sao KHÔNG thủ ở cung Quan Lộc hoặc Tài Bạch, 1 sao KHÔNG ở cung xung chiếu (Thiên Di) Trong tam hợp Mệnh có hung tinh hay sát tinh tọa thủ. Người có cách này như mộng ảo hoàng lương. Công danh sự nghiệp dù tạo dựng lên được thì chung cuộc cũng chỉ là một giấc mơ.

Trường hợp ngộ tam không: Mệnh VCD có hung tinh hay sát tinh hãm địa tọa thủ. Hai cung tam hợp và cung xung chiếu có có sao KHÔNG tọa thủ hợp chiếu vào Mệnh. Cách này là “Mệnh VCD ngộ tam không phi yểu tắc bần” có nghĩa là gặp cách này không chết sớm thì cũng nghèo hèn cả đời vì tam KHÔNG đi cùng với hung sát tinh hãm địa ở Mệnh trở thành phá tán.


2. Mệnh VCD được hai sao Thái Dương, Thái Âm ở miếu, vượng địa chợp chiếu. Trường hợp này Mệnh như một vòm trời không một áng mây lại được hai vầng Nhật Nguyệt cùng một lúc chiếu vào khiến cho vòm trời ấy trở nên rực rở. Khoa Tử Vi gọi là “Mênh VCD Nhật Nguyệt chiếu hư không chi địa” Có người cho rằng phải có thêm Thiên Hư ở Mệnh nữa thì mới đúng nghĩa với hai chữ “Hư Không” Điều đó xét ra không cần thiết lắm. Người đắc cách này thông minh xuất chúng, đa tài, đa mưu như Gia Cát Lượng trong thời Tam Quốc phân tranh.


Khổng Minh Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10 tháng 4, năm Tân Dậu. Mệnh VCD an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (Mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm, cả hai cùng hợp chiếu về Mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt Tịnh Minh tá cửu trùng ư kim diện” Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua một đấng quân vương mà thôi.

 Vì Mệnh VCD, cho nên tuổi thiếu thời Gia Cát Lượng ẩn cư trong lều cỏ. Qua trung vận mới xuất thế theo phò tá Lưu Bị lập nghiệp đế. Ông là vị quân sư tài ba lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý. Chỉ ngồi trong trướng mà điều binh trăm trận trăm thắng. Ông đã hiểu rõ cái số của mình nên giữ đúng vị trí của một người có Mệnh VCD, chiu dưới chỉ 1 người mà trên muôn vạn người.
Nhưng đến khi Lưu Bị qua đời, ấu chúa lên ngôi. Lúc ấy ông phải giữ vai trò của người đứng đầu, quyết định tất cả mọi chuyện như một vị Vua thật sự. Cho nên đó là một điều không thích hợp với người Mệnh VCD. Phải chăng vì vậy mà 6 lần đưa quân ra khỏi Kỳ Sơn thì cũng 6 lần phải rút quân về không kết qủa. Kể cả lúc biết mình sắp chết, muốn cãi số trời, ông đã làm phép cầm sao bổn mạng của mình lại nhưng cũng không thành.

Đó là đặc tính đáng chú ý của người có Mệnh VCD: Mưu sự cho người thì dễ, mà cho chính bản thân mình thì khó.

Người ta cũng cho rằng, Gia Cát Lượng chết sớm là vì sát nghiệp của ông qúa nặng. Ông đã dùng hỏa công đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốc Hồ Lô. Rồi lại dùng hỏa công đốt chết 18 vạn quân của Tào Tháo trên sông Xích Bích. Nhưng nếu chúng ta xét điều này dưới cái nhìn của khoa Tử Vi thi dù sát nghiệp của ông ta nặng hay nhẹ thì tuổi thọ của ông ta cũng sẽ được bao nhiêu với cái số Mệnh VCD ?


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mẫu người Mệnh vô chính diệu

Ý nghĩa hình xăm rồng –

Ý nghĩa hình xăm rồng: Rồng đại diện cho việc gọi quý nhân, có thể loại trừ thị phi, tiểu nhân. Củ thể như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ý nghĩa chung Rồng là một linh vật đặc biệt xuất hiện trong tứ linh - Long, lân, qu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý nghĩa hình xăm rồng: Rồng đại diện cho việc gọi quý nhân, có thể loại trừ thị phi, tiểu nhân. Củ thể như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

  • 1 Ý nghĩa chung
  • 2 Ý nghĩa hình xăm rồng trong xăm mình
    • 2.1 Rồng gọi quý nhân trợ giúp
    • 2.2 Hướng xăm hình rồng
    • 2.3 Lưu ý khi xăm hình rồng
    • 2.4 Rồng nên xăm bên trái cơ thể
    • 2.5 Tuổi kỵ, hợp xăm hình rồng

Ý nghĩa chung

Rồng là một linh vật đặc biệt xuất hiện trong tứ linh – Long, lân, quy, phụng, xuất hiện trong 12 con giáp trong cách tính tuổi của người Phương Đông. Chính vì điều đó mà hình tượng của rồng có một vị trí rất đặc biệt trong tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt cũng như của một số nước theo Phật giáo. Không những thế, rồng còn là biểu tượng linh thiêng trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Trải dài theo chiều dài lịch sử dân tộc, rồng vẫn sẽ là một phần trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Rồng là sự kích thích trí tưởng tượng đem lại tinh thần và cảm hứng cho người nghệ sĩ. Là biểu tượng của quyền lực, sức mạnh và thịnh vượng, hình tượng rồng xuất hiện là để thể hiện cái ý thức của con người, luôn mong muốn được vươn tới cái đẹp chân – thiện – mỹ.

741_6286212_22-04-2013_10-28-32

Ý nghĩa hình xăm rồng trong xăm mình

Rồng gọi quý nhân trợ giúp

Xăm rồng phù trợ cho việc gọi quý nhân trợ giúp mình, có thể loại trừ thị phi, tiểu nhân làm hại, hỗ trợ cho sự nghiệp thăng tiến.

Hướng xăm hình rồng

Xăm hình rồng thì đầu nên hướng vào trong, không nên hướng ra ngoài, vì hướng vào trong là triều bái, hướng ra ngoài là điềm không tốt.

hinh-xam-rong2Con rồng là thể hiện chí khí của đàn ông như con rồng vùng vẫy ngoài biển khơi.

Lưu ý khi xăm hình rồng

Xăm hình rồng thì tốt nhất là có thêm nước, vì rồng gặp nước là tương sinh, tức đặc biệt uy phong dũng mãnh, nếu không nước thì sẽ rơi vào thế : rồng sa nước cạn, bị rắn khinh.

Nếu xăm rồng không có nước thì tốt nhất là xăm ở vị trí phương Bắc, tức là trước ngực, vì phương Bắc Ngũ hành thuộc Thủy, thích hợp với Rồng.

Rồng nên xăm bên trái cơ thể

Rồng nên xăm ở bên trái cơ thể, không nên xăm bên phải vì: Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ – Trái là Thanh Long, phải là Bạch Hổ. Xăm rồng bên trái thì có thể phát huy được sức mạnh của phương Thanh Long.

Tuổi kỵ, hợp xăm hình rồng

Người cầm tinh còn gà, chuột, khỉ (người tuổi Dậu, Tý, Thân) tương hợp với rồng, rất thích hợp xăm rồng, người cầm tinh con chó, mèo và rồng (người tuổi Tuất, Mão, Thìn) thì không nên xăm hình rồng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa hình xăm rồng –

Đặt bàn ăn thế nào cho chuẩn phong thủy ?

Theo quan niệm phong thủy học truyền thống, bàn ăn nên được đặt ở hướng lành, không thích hợp với vị trí hung so với mệnh của chủ nhà.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nếu chủ nhà Đông tứ mệnh thì nên tránh để bàn ăn ở hướng tây, tây nam, tây bắc và hướng đông bắc; ngược lại chủ nhà thuộc Tây tứ mệnh thì cần tránh đặt bàn ăn ở hướng đông nam, đông, nam và hướng bắc; có như vậy mới đảm bảo quy tắc “trạch mệnh tương phối”.

Khi sắp xếp bàn ăn trong phòng cũng cần chú ý, không nên để ghế ngồi bị đèn chiếu thẳng vào đầu, khiến người ngồi vị trí đó sẽ lâm vào thế bị đèn đè lên đầu, có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

  

Đặc biệt, cần tuyệt đối tránh đặt bàn ăn ngay dưới xà nhà sẽ gây nên cảm giác đè nén, nặng nề, khiến người ngồi bên dưới có tinh thần bất ổn và cảm giác bất an.

Bàn ăn nên đặt ở vị trí đối diện trực trực tiếp với cửa chính, làm cản lối của luồng khí từ bên ngoài đi vào nhà, ảnh hưởng không tốt đến tài vận của ngôi nhà. Thêm vào đó, nếu bàn ăn đối diện cửa chính thì người đi bên ngoài có thể nhìn thấy mọi người đang ăn cơm, làm mất đi tính riêng tư của gia đình.


  

Nhà vệ sinh theo quan niệm phong thủy là nơi không sạch sẽ, có nhiều khí bẩn. Do đó, không nên để bàn ăn đối diện nhà vệ sinh, vừa không hợp vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa khiến người ngồi ăn cơm không có cảm giác ngon miệng.

Một điểm lưu ý cần quan trọng là bàn ăn phải thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, đặt ở nơi thông thoáng. Không nên để quá nhiều đồ linh tinh ở gần bàn ăn, giúp không gian này thêm thông thoáng và không khí trong bữa cơm của cả gia đình được thân mật, ấm cúng, ngon miệng.

(Theo Xzone)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặt bàn ăn thế nào cho chuẩn phong thủy ?

Luận Cách Cục Sao Ngoại Tình Trong Tử Vi

+ Điều kiện về tính chất: – lá số của nam hay nữ phải chất chứa một nết tình mạnh thiên về nhục dục, hoặc sự s...
Luận Cách Cục Sao Ngoại Tình Trong Tử Vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

+ Điều kiện về tính chất:       lá số của nam hay nữ phải chất chứa một nết tình mạnh thiên về nhục dục, hoặc sự si tình, lụy tình, đồng thời với tính nết ham vui chơi, ưa hoang phí, thích thay cũ đổi mới, táo bạo, trí trá ...       phải có nhiều cơ hội tốt cho việc phát tác tình dục biểu lộ trong cung Di, cung Nô, qua những sao ái tình tọa thủ tại 2 cung này. Những lá số có Thân cư Di hội nhiều sao tình dục là ví dụ điển hình.       ngoài điều kiện tích cực, còn có điều kiện tiêu cực là thiếu sự khắc chế tình dục, hoặc sự khắc chế không đủ mạnh so với các sao tình dục hiện diện.
+ Điều kiện về sao:       nhất định phải có nhiều sao tình dục hội trụ hoặc tập trung vào những cung cường, sao đồng cung hoặc sao tình dục hạng nặng (Thai, Riêu, Tham, Đào) ...       phải có sao đa phu, đa thê       phải có sao bất hòa gia đạo, chửa hoang       phải có sao bất hạnh (ly tán, đau khổ) gia đạo
+ Điều kiện về cung:       sao tình dục phải xuất hiện ở các cung Mệnh, Thân, chiếu Mệnh, chiếu Thân hoặc ở cung Phúc.       sao tình dục phải có ở cung Phu Thê       sao tình dục phải có ở cung Nô, Di       nếu xuất hiện ở cung Hạn (ngoài các cung nêu trên) thì vấn đề ngoại tình xảy ra nhất thời trong hạn đó       cung Tử có những sao hai dòng con: cùng mẹ khác cha hay cùng cha khác mẹ
+ Điều kiện thuộc hoàn cảnh:       lá số phải được cứu xét trong xã hội có sa đọa hay không       nếp sống đương số có sa đọa hay không;       cần lưu ý thêm là việc sợ vợ, sợ chồng lắm khi không phải là yếu tố kìm hãm ngoại tình.
+ Những dè dặt cần thiết:       sao tình dục hay sao ái tình có khi chỉ có nghĩa là có duyên (Hồng Loan) hay đẹp đẽ (Đào Hoa, Văn Xương, Văn Khúc) hay dâm đãng mà không ngoại tình, hoặc cưới xin dễ dàng;       lưu ý tránh ngộ nhận số ngoại tình với số giang hồ, lẽ mọn, lãng tử;       gặp trường hợp Thân cư Thê/Phu có những sao ngoại tình cũng phải dè dặt;       gặp số có hai đời vợ, hai đời chồng phải dè dặt thêm: có khi là hai vợ, hai chồng đồng thời, có khi là hai đời vợ/hai đời chồng liên tiếp, không trùng hợp nhau.
g. Tình trạng chia ly: sự chia ly ở đây bao hàm hai trường hợp ly thân hay ly hôn chứ không nói đến sự xa cách để làm ăn hay vợ một nơi chống một ngả vì có thuyên chuyển, không nói đến việc một trong hai người chết nửa chừng xuân. Những điều kiện trực tiếp của tình trạng chia ly gồm có:       cung Phu Thê bị Tuần, Triệt đồng cung;       cung Phu Thê bị sát tinh xâm phạm;       cung Phu Thê bị ám tinh, hao bại tinh, hình tinh đi với sao thay đổi, sao đau buồn, nước mắt, cô độc;       cung Phu Thê có sao chỉ hai đời chồng/vợ;       cung Tử có những sao chỉ con dị bào;       lá số của hai vợ chồng có Bản Mệnh khắc nhau;       cung Phúc có nhiều sao bất hạnh gia đạo (cao số, dang dở);       cung Mệnh Thân có nhiều sao xui xẻo, đau buồn, nhất là với nữ số;       có những chỉ dấu ngoại tình ở vài cung như Nô, Di;       thiếu sao giải mạnh và nhiều
Đi vào chi tiết, cần lưu ý các sao sau:
- Những bộ sao của Tử Vi: Chỉ có Tử Sát và Tử Phá đồng cung nói lên sự chia ly khả hữu: Tử Sát: nếu hôn nhân bị trắc trở buổi đầu hoặc nếu muộn lập gia đình thì có thể tránh được chia ly. Tuổi muộn thông thường là quá ba mươi. Thất Sát vừa chỉ sự không may, vừa chỉ sự chậm chễ. Tử Phá: Phá Quân chỉ sự hao tán phu thê cho nên dù đi với Tử Vi cũng không giảm bất lợi. Vợ chồng phải bị chia ly, hình khắc sau khi hiềm khích, giận hờn, gây gổ nhau.
- Những bộ sao của Liêm Trinh: Liêm ở Dần, Thân: vợ hay chồng phải chắp nối nhiều lần, có họp rồi lại tan, chưa kể việc lấy chồng/vợ nghèo. Liêm Tướng: hai người không từ biệt cũng chia ly, sau khi gây gổ nhau thường xuyên. Liêm Tham: cũng chia ly, thông thường có một người bị hình tù. Liêm Sát: vừa chậm gia đình vừa chia ly.
- Những bộ sao của Thiên Đồng: Đồng ở Thìn, Tuất: thông thường là bất hòa, nếu không hoặc tử biệt hoặc chia ly. Đồng, Âm ở Ngọ: nếu muộn gia đạo có thể tránh chia ly. Thường người vợ có lỗi vì Âm hãm ở Ngọ. Đồng Cự: Vợ chồng hay gây gổ nhau, nghi ngờ nhau, thường bỏ nhau vì mạ lỵ thậm tệ. Sao Cự chỉ ngôn ngữ bất cẩn, cãi vã, thị phi.
- Những bộ sao của Vũ Khúc: Vũ Sát: sự khắc kỵ gia đạo hết sức nặng nề, mang lại tai họa cho vợ chồng lúc sống chung, một sống một chết, nếu không cũng chia ly. Vũ Phá: chia ly xảy ra nếu sớm lập gia đình. Vì có Phá Quân, nên có thể hai lần tác hợp.
- Những bộ sao của Thái Dương, Thái Âm: Dương hãm địa hay Âm hãm địa: nếu muộn gia đình thì tránh được chia ly, duy vợ chồng hay bất hòa và trước khi lấy nhau thường gặp trắc trở. Cự Dương ở Thân: ý nghĩa như trên. Âm Dương đồng cung: nếu muộn gia đình thì có thể tránh được cảnh chia ly.
- Những bộ sao của Thiên Cơ: Cơ Cự: chia ly nếu sớm gia đạo. Sự hiện diện của Cự Môn thường bất lợi cho gia đạo, thường báo hiệu việc bất hòa, gây gổ, hai vợ, hai chồng. Cơ Nguyệt ở Dần: trắc trở trong việc cưới xin và nếu sớm lập gia đình dễ chia ly.
- Những bộ sao của Tham Lang: Tham ở Thìn, Tuất: sớm lập gia đình thì dễ chia ly. Vợ thì hay ghen tuông, chồng thì chơi bời. Tham ở Dần, Thân: vợ chồng dâm đãng, dễ bạc tình, dễ kết hợp nhau cũng dễ chia ly.
- Cự Môn ở Thìn, Tuất, Tỵ: phải trắc trở trước khi lập gia đình; bất hòa lúc sống chung; phải chia ly, 2 hoặc 3 lần lập gia đình.
- Những bộ sao của Thiên Tướng: Tướng ở Tỵ, Hợi, Sửu, Mùi: sớm lập gia đình thì sẽ bất hòa và dễ chia ly. Đời sống vợ chồng rất cần sự nhịn nhục, vì Thiên Tướng chỉ nóng nảy và lấn át. Tướng ở Mão, Dậu: ý nghĩa tương tự. Lúc cưới nhau hay gặp cản trở.
- Những bộ sao của Thất Sát: Sát ở Thìn Tuất: phải vài lần lập gia đình, khó tránh được chia ly. Sát ở Tý Ngọ: nếu sớm gia đạo, dễ chia ly. Vợ chồng là con trưởng, cả hai rất ghen tuông.
- Những bộ sao của Phá Quân: Phá ở Thìn, Tuất: nếu sớm thành gia đạo thì chẳng những phải chia ly mà còn phải nhiều lần lập gia đình. Phá ở Dần, Thân: ý nghĩa càng nặng hơn; vợ chồng chắc chắn phải chia ly vì nguyên nhân ngoại tình. Phá Quân đắc địa ở Tý, Ngọ: vợ chồng tối thiểu cũng có lúc xa nhau rất lâu.
- Thiên Mã, Tuần, Triệt ở Phu Thê: Tuần Triệt ở Phu Thê chỉ sự bất hạnh lớn lao và liên tiếp, có tính cách lâu dài của đời sống vợ chồng, thậm chí có thể xem như không có vợ/chồng. Chẳng những Tuần, Triệt ở Phu Thê cho thấy sự dang dở mối tình đầu mà còn dang dở vài mối tình kế tiếp. Đời sống gia đạo không những triền miên bất hòa mà có thể đi tới gián đoạn vĩnh viễn. Trong bối cảnh đó, sự có mặt của Thiên Mã càng xác nhận thêm sự ly cách giữa hai vợ chồng. Nếu Thiên Mã được thay bằng những sao Thiên Đồng, Đại Tiểu Hao cũng chỉ sự thay đổi, có lẽ ý nghĩa cũng tương tự.
- Địa Không, Địa Kiếp ở Phu Thê: vợ chồng xa nhau, cụ thể là bỏ nhau, chưa kể có thể một người phải chết. Nếu Không Kiếp đắc địa thì chỉ có thể đoán là tạm thời xa nhau, dưới hình thức ly thân hoặc là người sống một nơi kẻ ở một ngả, lâu lâu mới sum họp một lần hoặc là phải gặp ngang trái nặng trong tình duyên.
- Quan Phù, Thái Tuế, Quan Phủ: Quan Phủ, Quan Phù chỉ sự phản bội, sự thiếu chung thủy đồng thời cũng có nghĩa kiện tụng. Thái Tuế chỉ cả kiện cáo lẫn cãi vã, đồng thời cũng chỉ sự mất mát tình thương. Như vậy, bộ sao trên  có thể báo hiệu cho sự xung đột giữa hai vợ chồng đưa đến tình trạng lôi nhau ra tòa phân xử, xin ly thân hay ly hôn. Nếu không có chuyện kiện nhau thì vẫn có chuyện âm thầm bỏ nhau, mỗi người một giang sơn, tự do của ai nấy giữ, không còn sự ràng buộc nào giữa hai người.
- Thiên Hình ở Phu Thê: vấn đề tòa án hầu như không tránh được nhất là khi Hình đi chung với một trong ba sao trên. Thiên Hình giúp xác nhận thêm sự ly hôn, ly thân một cách chính thức. Ngoài ra, Hình còn ngụ ý rằng hai vợ chồng có cãi vã đến nỗi đánh đập nhau hoặc người này hành hung người kia. Ngoài ra, Hình có nghĩa là tù ngục nên có thể có một người ở tù sau cơn ẩu đả. Nếu đi chung với Thái Tuế thì có "mạ lỵ thậm từ" và có đánh lộn gây thương tích nhưng chỉ Thiên Hình cũng đã quá đủ.
- Cô, Quả, Đẩu Quân ở Phu Thê: riêng 1 trong 3 sao này thật sự không đủ để minh chứng tình trạng ly cách. Nó cần phải đi chung với những sao kể trên. Riêng việc đơn thủ mà thôi thì Cô hay Quả hay Đẩu Quân chỉ sự cô đơn, cô độc dưới nhiều hình thái: hoặc có chồng/vợ vẫn ở chung với nhau mà bị cô đơn vì chồng/vợ không hiểu mình, không bệnh vực mình trước gia đình bên chồng hoặc có vợ/chồng ở chung nhau nhưng không có sự thắm thiết, hầu như mỗi người có ưu tư và nếp sống riêng rẽ, ít khi đồng thuận, không có chung thủy hoặc đối với nữ số, có thể vẫn là vợ chính thức nhưng vẫn bị bỏ rơi vì chồng có vợ lẽ, cả hai cũng vẫn không chia ly hoặc đối với nam số, có thể rơi vào tình trạng vợ lăng loàn, nhưng đành cam chịu vì sợ uy tín, xấu hổ hay sợ vợ ...
h. Trường hợp tử biệt:       cung Phu Thê có Tuần, Triệt riêng rẽ hoặc đồng cung trấn thủ, hội với sát tinh, có thể hội thêm với hình tinh, hao bại tinh, ám tinh;       cung Mệnh đương số có Cô, Quả, Đẩu Quân, Tang, Hổ;       số của hai vợ chồng đối khắc Bản Mệnh và một trong hai lá số rơi vào đặc điểm đầu tiên;       những bộ sao chỉ họa cho tính mệnh xuất hiện trong lá số của một người;       có những bộ sao chỉ tình trạng chia ly kể trên;       có những sao chỉ tình trạng hai đời vợ/đời chồng trong lá số. Việc có con 2 dòng chỉ yếu tố phụ đới, chỉ có giá trị quyết đoán khi gặp trường hợp đầu tiên.
i. Tình trạng án mạng trong gia đạo:       một trong hai lá số có những sao sát, nói lên sát nghiệp của người đó, trong khi lá số người kia có những bộ sao chết vì án mạng hoặc yểu. Trong cả hai trường hợp, đều thấy xuất hiện sát tinh hạng nặng như Địa Không, Địa Kiếp, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thiên Hình, Kiếp Sát, Kình Dương, Đà La. Đôi khi có những sao như Phục Binh, Thiên Không, Tang Môn, Bạch Hổ. Sát tinh hầu hết bị hãm địa, nói lên nghiệp chướng.       cung Phu Thê của hai lá số đều gặp nhiều trường hợp bất lợi kể ở các đoạn nói về chia ly, tử biệt, họa cá nhân, họa ngục hình;       xét về nguyên nhân, án tình thường bắt nguồn từ sự phản bội của vợ/chồng. Vì vậy, trong số phải có những bộ sao phản bội, lăng loàn, ngoại tình, con dị bào ...       xét về hậu quả, án tình, nếu thủ phạm còn sống sót, thường hay đưa đến hình ngục, kiện cáo ...       xét về sự trùng phùng, cần quan tâm đến sự hội tụ của sát tinh, hình tinh, hao bại tinh, ám tinh đồng cung hoặc xung chiếu với các sao tình duyên trong một đại hạn hay tiểu hạn nào đó;       sự đối khắc giữa hai Bản Mệnh trong trường hợp này nhất định phải có;
      cần lưu ý đến những sao nói lên cá tính của thủ phạm và nạn nhân. Thủ phạm phải là người tự ái, ghen tuông quá mức, nóng nảy, ích kỷ tột độ, có ác tâm, có sát nghiệp. Nạn nhân là người dâm đãng, trắng trợn, ngang tàng, mạo hiểm, thủ đoạn, dối trá, bê tha, đam mê ...

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận Cách Cục Sao Ngoại Tình Trong Tử Vi

Nguyên nhân khiến tiền bạc một đi không trở lại

Lối ra vào lộn xộn, bừa bãi, không chăm sóc cây cảnh trong nhà, ánh đèn trong phòng mờ ảo, quần áo có quá nhiều túi... là những nguyên nhân có thể khiến tiền bạc của bạn ra đi không lời từ biệt.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tất cả chúng ta ai cũng hy vọng tương lai mình sẽ trở lên giàu có với nguồn thu nhập dồi dào và nguồn tài chính dư dả. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách hành động thì ước mơ ấy chỉ là hão huyền, khó có thể thành hiện thực được. 

Vì thế, ngoài việc đặt ra mục tiêu, kế hoạch làm giàu cho bản thân thì chúng ta cũng nên xem xét lại vị trí phong thủy của ngôi nhà nếu không những vinh hoa phú quý cũng cứ thế mà đi. Dưới đây là một vài điểm trong phong thủy khiến tiền tài thấp thoát mà bạn có thể không biết.

1. Lối ra vào lộn xộn, bừa bãi

Lối ra vào của ngôi nhà bao gồm cửa chính và cửa phòng ngủ. Như chúng ta đã biết, cửa chính của ngôi nhà là nơi thu hút năng lượng khí từ bên ngoài vào nhiều nhất, nó trực tiếp ảnh hưởng đến tài lộc và vận khí của mọi thành viên trong gia đình. Vì vậy, nếu cửa ra vào mà chất đống những mớ lộn xộn, bẩn thỉu thì ắt sẽ khiến cho tài vận của bản thân sa sút, đi xuống. 

 nguyen nhan khien tien bac mot di khong tro lai - 1

Hãy để cửa ra vào được thông thoáng nhất có thể để những luồng khí trong lành, vận khí may mắn từ bên ngoài có thể đi vào trong nhà bạn một cách dễ dàng để các thành viên trong gia đình bạn được sống trong một môi trường thoải mái và trong lành. Có như vậy mọi người mới có thể sống khỏe, làm việc hiệu quả và tất nhiên tài lộc sẽ đến với bạn và gia đình.

2. Không chú ý chăm sóc cây cảnh trong nhà

 nguyen nhan khien tien bac mot di khong tro lai - 2

Nếu chúng ta đem trồng các loại cây cảnh có ý nghĩa phát tài ở trong nhà thì phải có trách nhiệm chăm sóc chúng một cách tốt nhất, tạo mọi điều kiện để chúng được phát triển một cách thuận lợi. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta có trách nhiệm với tài vận của chính mình. Vì người có trách nhiệm với tài chính của chính mình chắc chắn sẽ không để bị thâm hụt ngân sách, sẽ không tiêu sài phung phí mà ngược lại luôn biết cách quản lí chi tiêu của bản thân. Hơn nữa, những loại cây cảnh này còn mang ý nghĩa phát tài, có tác dụng tăng vận khí cho ngôi nhà và làm tăng đường tài lộc, phú quý cho gia chủ. Vì thế dù bạn bận đến đâu cũng đừng quên chăm sóc chúng cẩn thận.

3. Treo những loại đèn với ánh sáng quá mờ ảo

 nguyen nhan khien tien bac mot di khong tro lai - 3

Ánh đèn trong phòng mờ ảo cũng có thể ảnh hưởng đến vận thế của bạn. Trong mỗi ngôi nhà, mọi thành viên trong gia đình đều có tài vị riêng, vị trí này phụ thuộc vào mệnh của người đó theo ngũ hành. Nếu vị trí phát tài đó ở những nơi không được chiếu sáng, hay được chiếu sáng nhưng mờ ảo thì rất có thể tài vận của người này cũng luôn trong trạng thái tối tăm mờ mịt. Do vậy mỗi người hãy tận dụng ánh đèn sáng trắng để soi sáng tài vị của bản thân trong ngôi nhà. Như vậy đường tài vận của chúng ta mới luôn sáng sủa và thịnh vượng.

4. Mặc những bộ quần áo với quá nhiều túi.

 nguyen nhan khien tien bac mot di khong tro lai - 4

Khi mặc đồ bạn nhớ tránh mặc những bộ đồ có túi quần hay túi áo rải rác khắp nơi. Vì trong phong thủy, túi áo, túi quần tượng trưng cho tài vận, nếu túi áo, túi quần quá nhiều thì đồng nghĩa với việc tiền tài của bạn sẽ rải rác khắp nơi, bị phân tán mọi chỗ, khó có thể gom tụ được. Như vậy, đường tài vận của bạn sẽ gặp nhiều trắc trở, khó mà thuận lợi đi lên. Tóm lại khi chọn mua trang phục bạn nên mua những bộ đồ có ít túi một chút để tài lộc luôn ào ạt dồn về cùng một hướng, mạnh mẽ lên cao.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nguyên nhân khiến tiền bạc một đi không trở lại

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd