Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

4 kiêng kị tâm linh của người Hàn Quốc

4 kiêng kị tâm linh của người Hàn Quốc dưới đây là cẩm nang bỏ túi cho những ai đang muốn tới đất nước Kim Chi. Hãy nhớ kĩ nhé.
4 kiêng kị tâm linh của người Hàn Quốc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

4 kiêng kị theo tâm linh của người Hàn Quốc dưới đây là cẩm nang bỏ túi cho những ai đang muốn tới đất nước Kim Chi. Hãy nhớ kĩ nhé.


4 kieng ki tam linh bo tui cho nguoi sap toi Han Quoc hinh anh
 
1. Viết tên ai đó bằng mực đỏ

Kiêng kị tâm linh của người Hàn Quốc là tuyệt đối không viết tên người khác bằng mực đỏ. Người Hàn cho rằng màu đỏ dùng để viết tên người chết. Trước đây, mực đỏ còn được dùng để viết tên lên bia mộ, nhằm xua đuổi ma quỷ. Nếu viết tên người khác bằng mực đỏ bạn sẽ bị hiểu lầm là đang trù ẻo họ chết.
 
2. Cài ruy băng trắng lên tóc

Các cô gái xứ kim chi không bao giờ làm điệu với một dải ruy băng trắng trên tóc, vì màu này tượng trưng cho đám tang, sự chết chóc. Cũng giống như người Việt kị đội khăn trắng trên đầu vậy.
 
3. Huýt sáo đêm 

Nếu huýt sáo vào ban đêm, bạn sẽ gọi các linh hồn ma quỷ đến ám mình và những người xung quanh. Vì vậy, nếu đang lang thang trên các con phố Hàn Quốc thì không nên phạm phải điều kiêng kị tâm linh khi tới Hàn Quốc này.

4. Cắm thẳng đũa vào bát

Không chỉ Hàn Quốc, các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam cũng tin rằng việc cắm thẳng đôi đũa đang ăn vào bát cơm là hành động cắm nhang cho người chết. Điều này thực sự rất không hay nếu bạn thực hiện trong bữa ăn cùng những người bản địa. Họ sẽ khó chịu ra mặt vì cho rằng bạn đang mang xui xẻo tới cho gia đình họ. Vậy nên hãy tránh điều không tốt lành này ra nhé.
► Tham khảo thêm những thông tin về nhà tiên tri Vanga vĩ đại nhất thế giới

Theo VnExpress

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 4 kiêng kị tâm linh của người Hàn Quốc

Đàn ông lấy vợ tuổi nào hưởng phú quý suốt đời

Đàn ông lấy vợ tuổi nào thì được hưởng phú quý suốt đời? Xem tuổi vợ nên lấy để tình duyên và tài lộc đều thuận lợi.
Đàn ông lấy vợ tuổi nào hưởng phú quý suốt đời

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Người phụ nữ, người vợ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. Ngoài quán xuyến việc nhà, họ còn là trợ thủ đắc lực, là chuyên gia tư vấn và là bạn đồng hành giúp chồng thành đạt, hưởng vinh hoa phú quý trọn đời.

  Cùng ## tìm hiểu đáp án thú vị cho câu hỏi: "Đàn ông lấy vợ tuổi nào thì được hưởng phú quý suốt đời?" dưới đây nhé!

12 con giáp đón tin vui gì trong nửa cuối năm 2016? (P2) 12 con giáp đón tin vui gì trong 6 tháng cuối năm 2016? (P1) 3 con giáp sinh ra đã mang mệnh phú quý hơn người
1. Lấy vợ tuổi Hợi
   Được trời phú cho những vận may về tài chính, người tuổi Hợi kiếm tiền không mấy khó khăn. Khi còn một thân một mình, con giáp này tiêu xài phóng khoáng tới mức làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, tận hưởng tối đa thành quả đạt được.   Nhưng một khi đã yên bề gia thất, họ biết cách vun vén khéo léo, thậm chí chăm chỉ làm việc hơn nữa, xông pha thương trường để làm giàu cùng ông xã.   Thêm nữa, sở hữu trí tuệ thông minh, cô nàng tuổi Hợi học một biết mười, nhanh chóng nắm bắt được kĩ năng kinh doanh, giúp cả sự nghiệp của bản thân và người chồng phát đạt, thu về thành quả đáng nể.   Cái duyên với tài chính của người tuổi Hợi “lây” cả sang cho chồng. Chính vì thế, kinh tế gia đình ngày càng khởi sắc, tăng trưởng theo cấp số nhân. 
Dan ong lay vo tuoi nao huong phu quy suot doi hinh anh 2
 
2. Lấy vợ tuổi Tuất   Thời “trẻ trâu”, cô nàng tuổi Tuất cũng thích ngao du đó đây, tự lực cánh sinh đi tìm “vùng đất hứa” để phát triển sự nghiệp. Bất chất mọi gian khó, trở ngại, họ vẫn bình thản đối đầu, thật ngạc nhiên, thành quả mà con giáp này gặt hái được rất bất ngờ.   Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, nhất là khi đã có con, cô vợ tuổi Tuất càng làm việc chăm chỉ và hết lòng hết dạ vun vén cho gia đình. Thay vì đao to búa lớn, họ chỉ âm thầm lặng lẽ phấn đấu. Chính nhờ “nhân tố bí ẩn” này, các ông chồng mới vững gan bền chí lăn lộn trên thương trường vì đại nghiệp.   Sở hữu tài năng kinh doanh nhạy bén, lại có thêm cái đầu lạnh, không bao giờ đầu tư mù quáng hay nhẹ dạ vì tình yêu mà chi tiền vô cớ, cô vợ tuổi Tuất liên tục kiếm được những “đồng tiền khôn”, một vốn bốn lời, đầu tư bao giờ cũng có lãi lâu dài. Bởi thế cho nên, tài chính sẽ đi lên theo chiều hướng tốt, phát triển nhịp nhàng và ổn định, rất bền vững.  
Dan ong lay vo tuoi nao huong phu quy suot doi hinh anh 2
 
3. Lấy vợ tuổi Dần   Trong 12 con giáp, tính khí của cô nàng tuổi Dần có vẻ mạnh mẽ và kiên cường nhất. Bản thân họ cũng có niềm đam mê bất tận với tài chính nên không ngừng phấn đấu và theo đuổi những mục tiêu mang tính thực tế cao như mua nhà, mua xe, sắm đồ hiệu…   Trong tình cảm, các quý cô tuổi Dần thẳng thắn, yêu ghét rõ ràng. Họ không ngại ngần bộc bạch và chia sẻ tham vọng chính đáng của mình trước mặt đối phương. Với họ, sống trong giàu có và danh vọng để cách tốt nhất để được người khác ngưỡng mộ.   Ngoài việc đầu tư có chọn lọc, tính toán kĩ càng, con giáp này cũng khá “mát tay” trong kinh doanh. Số tiền họ kiếm được không phải là ít. Cộng thêm với thói quen tích lũy tiền bạc, giảm chi phí thừa thãi của bản thân để lo cho gia đình, nguồn tài chính của gia đình họ ổn định và phát triển bền vững, đời con cháu sau này cũng được thơm lây.   Lấy được người vợ đảm, khả năng làm việc cũng ngang ngửa như chồng, càng khiến ông xã của các cô nàng tuổi Dần phấn đấu kiếm tiền chăm chỉ, miệt mài hơn. Vợ chồng “song kiếm hợp bích”, kiềm tiền làm giàu chỉ là chuyện nhỏ.
Dan ong lay vo tuoi nao huong phu quy suot doi hinh anh 2
 
4. Lấy vợ tuổi Mão   Tính tình điềm tĩnh, ôn hòa, phong thái cư xử khéo léo, đĩnh đạc, cô nàng tuổi Mão luôn tạo cảm giác an toàn, từ nhỏ đã chẳng bao giờ khiến bố mẹ phải lo lắng, phiền lòng. Tuy nhiên, sức khỏe của con giáp này không lý tưởng cho lắm, hay mắc bệnh vặt nên cũng tốn kém đôi chút trong việc lo thuốc thang.   Thiên sinh cho con gái tuổi Mão đôi chút sự lười nhác và khá tùy tiện. Đây là nhược điểm nhưng đồng thời cũng có mặt tốt. Như vậy, họ rất dễ sống, dễ thích nghi và chịu khó thay đổi cho phù hợp với yêu cầu công việc mà chẳng mấy khi phàn nàn, đòi hỏi.
 
Khi còn trẻ, con giáp này cũng không tích lũy được nhiều, bởi bản thân họ không quá mưu cầu tài chính. Với họ, cuộc sống là do mình làm chủ, sống sao cho thoải mái, vui vẻ là được, mải mê kiếm tiền sẽ khó mà cảm nhận được những hạnh phúc bình dị quanh ta.   Nhưng khi đã kết hôn, tài chính chi phối rất nhiều tới hạnh phúc gia đình, người tuổi Mão sẽ nỗ lực giúp chồng “gọi” tiền về. Họ chủ động vun vén, cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết. Bên cạnh đó không ngừng nghĩ ra những cách thức làm ăn mới của bản thân cũng như trở thành quân sư thông thái, vạch đường chỉ nước cho chồng làm giàu.
► Bói tình yêu theo ngày tháng năm sinh để biết hai bạn có hợp nhau không

Hoàng Lam

5 con giáp có sự nghiệp thành công rực rỡ nửa cuối năm 2016
Trong nửa cuối năm Bính Thân, cung Lộc tự của người tuổi Sửu xuất hiện Chính ấn trợ lực để sự nghiệp gặt hái được nhiều thành công rực rỡ, giúp bạn nắm thực

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đàn ông lấy vợ tuổi nào hưởng phú quý suốt đời

Đặt tên hay theo nghĩa Hán-Việt –

Hầu hết tên gọi hiện nay đều được đặt tên theo nghĩa Hán Việt, tuy nhiên không ít các bậc cha mẹ lại không hiểu hết nghĩa của tên con mình. Về yếu tố giới tính trong tên gọi Ngày xưa, khi đặt tên con, các cụ thường đệm Văn cho con trai và Thị cho con

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hầu hết tên gọi hiện nay đều được đặt tên theo nghĩa Hán Việt, tuy nhiên không ít các bậc cha mẹ lại không hiểu hết nghĩa của tên con mình.

Nội dung

  • 1 Về yếu tố giới tính trong tên gọi
  • 2 Những cách đặt tên theo Hán Việt thường gặp
    • 2.1 Theo các bộ chữ:
    • 2.2 Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm
    • 2.3 Triết tự những cái tên

Về yếu tố giới tính trong tên gọi

Ngày xưa, khi đặt tên con, các cụ thường đệm Văn cho con trai và Thị cho con gái giúp người khác phân biệt được giới tính của con người ngay trong cái tên gọi. Đây là một quan niệm từ thời phong kiến, rằng con trai lo việc văn chương đèn sách, con gái thì đảm đang việc chợ búa, nội trợ.

Ngày nay, các tên đệm như “Văn” dành cho nam và “Thị” dành cho nữ ngày càng ít dùng bởi có thể họ chưa hiểu hết ỹ nghĩa của những tên đệm đó. Mặt khác, ngày nay đã hình thành nhiều xu hướng đặt tên con mới nghe rất hay và lạ. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm của mỗi người mà chọn tên khác nhau cho con. Miễn sao đừng ngược giới tính khiến trẻ sau này phải chịu nhiều phiền hà, rắc rối.

Những cái tên thời nay đã thể hiện rõ nét tính phóng khoáng trong cách đặt tên. Nhìn lại sự biến động của tên gọi người Việt từ trước đến nay, chúng ta nhận thấy một số cách đặt tên cũ gần như đã mất đi, thí dụ như cách đặt tên bằng những từ có âm thanh xa lạ, cách đặt tên bằng những từ chỉ các bộ phận cơ thể hay hoạt động sinh lý của con người, cách đặt tên bằng những từ chỉ dụng cụ sinh hoạt sản xuất hoặc các động vật… Duy chỉ có cách đặt tên vẫn còn duy trì được là đặt tên bằng từ Hán Việt có ý nghĩa tốt đẹp.

language-Cursive-script

Những cách đặt tên theo Hán Việt thường gặp

Theo các bộ chữ:

Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ.

Ví dụ:
– Bộ Thuỷ trong các tên: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận…
– Bộ Thảo trong các tên: Cúc, Lan, Huệ, Hoa, Nhị…
– Bộ Mộc trong các tên: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm…
– Bộ Kim trong các tên: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu…
– Bộ Hoả trong các tên: Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn…
– Bộ Thạch trong các tên: Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc…
– Bộ Ngọc trong các tên: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn…

Nói chung, các bộ chữ có ý nghĩa tốt đẹp, giàu sang, hương thơm như Kim, Ngọc, Thảo, Thuỷ, Mộc, Thạch…đều thường được chuộng để đặt tên.

Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm

Ví dụ: Kim Khánh, Kim Thoa, Kim Hoàng, Kim Quang, Kim Cúc, Kim Ngân.
Hoặc hai từ Hán Việt có cùng tên, khác tên đệm:

Ví dụ: Nguyễn Xuân Tú Huyên, Nguyễn Xuân Bích Huyên.
Theo các thành ngữ mà tên cha là chữ đầu:

Ví dụ: Tên cha: Trâm
Tên các con: Anh, Thế, Phiệt
Tên cha: Đài
Tên các con: Các, Phong, Lưu.
Tên cha: Kim
Tên các con: Ngọc, Mãn, Đường.
Theo ý chí, tính tình riêng:

Ví dụ:
– Phạm Sư Mạnh: thể hiện ý chí ham học theo Mạnh Tử.
– Ngô Ái Liên: thể hiện tính thích hoa sen, lấy ý từ bài cổ văn : “Ái liên thuyết”.
– Trần Thiện Đạo: thể hiện tính hâm mộ về đạo hành thiện, làm việc lành.

Triết tự những cái tên

Mạnh, Trọng, Quý: chỉ thứ tự ba tháng trong một mùa. Mạnh là tháng đầu, Trọng là tháng giữa, Quý là tháng cuối. Vì thế Mạnh, Trọng, Quý được bố dùng để đặt tên cho ba anh em. Khi nghe bố mẹ gọi tên, khách đến chơi nhà có thể phân biệt được đâu là cậu cả , cậu hai, cậu út.

Có thể dùng làm tên đệm phân biệt được thứ bậc anh em họ tộc (Mạnh – Trọng – Quý):
Ví dụ: Nguyễn Mạnh Trung
Nguyễn Trọng Minh
Nguyễn Quý Tấn

Vân: tên Vân thường gợi cảm giác nhẹ nhàng như đám mây trắng bồng bềnh trên trời. Trong một số tác phẩm văn học thường dùng là Vân khói – lấy Vân để hình dung ra một mỹ cảnh thiên nhiên nào đó: Vân Du (rong chơi trong mây, con của mẹ sau này sẽ có cuộc sống thảnh thơi, nhàn hạ),…

Anh: Những cái tên có yếu tố anh thường thể hiện sự thông minh, tinh anh: Thùy Anh (thùy mị, thông minh), Tú Anh (con sẽ xinh đẹp, tinh anh), Trung Anh (con trai mẹ là người thông minh, trung thực),…

Băng: Lệ Băng (một khối băng đẹp), Tuyết Băng (băng giá như tuyết), Hạ Băng (tuyết giữa mùa hè),…

Châu: Bảo Châu (viên ngọc quý), Minh Châu (viên ngọc sáng),…

Chi: Linh Chi (thảo dược quý hiếm), Liên Chi (cành sen), Mai Chi (cành mai), Quỳnh Chi (nhánh hoa quỳnh), Lan Chi (nhánh hoa lan, hoa lau),…

Nhi: Thảo Nhi (người con hiếu thảo), Tuệ Nhi (cô gái thông tuệ), Hiền Nhi (con ngoan của gia đình), Phượng Nhi (con chim phượng nhỏ), Yên Nhi (làn khói nhỏ mỏng manh), Gia Nhi (bé ngoan của gia đình),…


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặt tên hay theo nghĩa Hán-Việt –

Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ?

Trong thời gian gần đây, tại Việt Nam có một cuộc thảo luận thu hút sự quan tâm của nhiều người, xung quanh chủ đề : Có nên nhập Tết âm lịch với Tết dương lịch, hay nói cách khác ăn Tết ta theo ngày dương. Sự thay đổi đụng đến ngày Tết, đụng chạm đến nếp sống và đời sống tinh thần của hàng chục triệu người Việt Nam, nhận được nhiều ý kiến hết sức trái chiều.
Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý kiến thay đổi thời gian Tết cổ truyền theo tấm gương của Nhật Bản cách đây hơn 1 thế kỷ của Giáo sư Võ Tòng Xuân nhận được nhiều ý kiến chỉ trích, nhưng cũng không ít người đồng tình. Gần đây nhất, VTC - một trang mạng ở Việt Nam, đăng tải ý kiến của Giáo sư Xuân và một số ý kiến tiêu biểu - đã nhận được khoảng 60.000 bình luận.

Tết cổ truyền hay Tết nguyên đán vào dịp đầu tháng Giêng âm lịch hàng năm là một dịp hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Vì sao nhà nông học Võ Tòng Xuân đã đưa ra ý tưởng này ? Các phản ứng phản đối và đồng tình ra sao ?

Đến với tạp chí Cộng đồng của RFI lần này có nhà sử học Dương Trung Quốc, các nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, Vương Trí Nhàn, nhà văn Tạ Duy Anh, nhà kinh tế học Đỗ Tiến Long, giáo sư Võ Tòng Xuân cùng các bạn Ngô Thị Hồng Nhung và Thái Dzuy.

Đã từng có người muốn thay đổi thời gian Tết âm lịch

Mở đầu tạp chí, nhà sử học Dương Trung Quốc cho chúng ta biết sơ qua một cái nhìn chung về lịch sử các đề nghị thay đổi lịch Tết cổ truyền ớ Việt Nam và các phản ứng của xã hội.

Nhà sử học Dương Trung Quốc : Đúng là, có lẽ là giáo sư Võ Tòng Xuân bắt đầu từ thực tiễn của nước Nhật Bản, bước vào công cuộc Duy Tân ở đầu thế kỷ XX, đã có một quyết định rất dứt khoát, tức là lấy ngày dương lịch làm ngày đầu năm. Như thế là, theo truyền thống của nhiều nước Á Đông, vẫn sử dụng âm lịch, thì coi như là từ bỏ. Vấn đề tương tự như thế, tôi thấy ở Việt Nam chưa đặt ra (trước ông Võ Tòng Xuân), nhưng đặt ra theo một cách khác.

Cách đây 10, 15 năm, có một vị giáo sư về dinh dưỡng học, cũng là người rất có uy tín xã hội, và cũng có một băn khoăn trước tình hình, thực trạng ngày nghỉ Tết nó ảnh hưởng đến nếp sống, hoạt động của kinh tế phát triển, cho nên đưa ra một dự kiến rằng, phải chăng cứ sau ba năm thì ăn Tết một lần, tức là cộng tất cả những ngày nghỉ của ba năm ấy thành một thời gian khá dài, để như ông nói là, « để ăn Tết cho ra Tết », « chơi cho ra chơi », « còn lúc làm thì ra làm ». Tôi nhớ rằng hồi đó, các phản ứng cũng rất gay gắt.

Chuyện đó cũng bẵng đi, cho đến lúc giáo sư Võ Tòng Xuân có đưa ra một phương thức, đó là ta chấp nhận ngày Tết dương lịch, còn ngày Tết âm lịch, có lẽ cũng giống Nhật Bản thôi, bỏ hẳn thì không bỏ hẳn, nhưng dành cho một bộ phận dân cư, những người có tuổi, có thời gian, còn phần lớn những người đang tham gia lao động xã hội, thì chủ yếu ăn Tết theo dương lịch.

Ngày càng đông người ủng hộ ăn Tết ta theo ngày dương

Tiếp theo đây là tiếng nói của giáo sư Võ Tòng Xuân, điểm lại quá trình gần 10 năm kể từ khi ông nêu ra ý tưởng ăn Tết âm lịch theo ngày Dương và một số ý kiến chung của ông trong vấn đề này.

Giáo sư Võ Tòng Xuân : Đúng là cái ý kiến của chúng tôi, khi nêu ra lần đầu tiên, trong mục Chào buổi sáng trên báo Thanh niên, ngày 14/02/2005, đã có rất nhiều ý kiến phản hồi, và có thể nói, đại bộ phận không đồng tình với ý rằng ăn Tết ta theo ngày dương lịch. Sau đó, bẵng đi một thời gian, thì tới 2008, có một số ý kiến trên một số blog cũng nêu ra vấn đề này, và cũng đã gây ra những tranh luận cũng sôi nổi. Qua đến năm 2009, 2010 cũng thế, và nhất là trong năm 2012, tôi bỗng thấy rất nhiều bà con nêu ra. Nhưng rồi cũng bị phản kháng rất nhiều. Rồi các blog cũng đưa ra những ý kiến phản hồi, vừa ủng hộ, vừa không ủng hộ.

Trên trang web của VTC, thì các anh VTC yêu cầu tôi nêu vấn đề này lại. Tôi và cả các anh biên tập VTC rất ngạc nhiên, vì lần này phản hồi rất đông đảo. Theo các anh, thì có hơn 60.000 phản hồi. Và bản thân tôi, thấy cái số không đồng tình nó bớt đi, và số đồng tình thì tăng lên. Tuy nhiên, số đồng tình vẫn còn là thiểu số, khoảng chừng lối hơn 30%-40% trong số các ý kiến phản hồi lại. Nói cách khác qua thời gian gần 10 năm, cái số người Việt Nam, có ý thay đổi ngày ăn Tết ta của chúng ta để thực hiện trong ngày dương lịch, thì mỗi ngày một đông hơn.

Tôi thấy cái này là một khuynh hướng rất là tất yếu, vì chúng ta hiện nay đang trong cái thời hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời ở trong nước, số người có công ăn việc làm cũng tăng lên, trừ trường hợp bà con nông dân ớ nông thôn, thì công việc ở nông thôn thì cũng ít. Phải nói rằng, nghĩ tới ăn Tết, ở nông thôn rất là muốn ăn Tết theo kiểu cổ truyền của mình, vì bà con mình có rất nhiều thời giờ. Thành ra tôi cũng nghĩ rằng, qua các ý kiến của độc giả trên mạng không đồng tình (với việc ăn Tết ta theo ngày dương lịch), thì gồm những người mà chắc chắn tôi biết, có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Và đặc biệt là bà con của chúng ta có ước muốn duy trì các tập quán cổ truyền của mình, họ nêu ra những cái như là : « Hạ nêu » như thế nào, rồi « đưa ông Táo »…

Bên cạnh đó, trong ý kiến của rất nhiều độc giả, kể cả các nhà doanh nghiệp, và rất nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa, tôi thấy khuynh hướng « ăn Tết hội nhập », tức là ăn Tết ta theo ngày dương lịch được rất nhiều người ủng hộ.

Thay đổi ngày ăn Tết không gây mất mát gì cả

Thành ra tôi nghĩ, ăn Tết âm lịch với các tập quán cổ truyền, đẹp, có từ lâu, mình thực hiện nó vào ngày dương lịch, thì không bị mất mát gì cả. Chỉ có cái lạ là, bây giờ mình ăn Tết vào ngày Tây. Tôi chắc chắn là, trong khuynh hướng xã hội Việt Nam chúng ta mỗi ngày kinh tế một tốt hơn, ai cũng có việc làm hết, và ai cũng bận rộn vì công việc của mình, để làm thế nào mình làm thật nhiều, để mình có nhiều tiền, để gia đình mình khấm khá hơn, cho đất nước mình là phát triển kịp năm châu.

Một tập quán cổ truyền vào ngày âm lịch mà đổi sang ngày dương lịch, thì chắc chắn nó kỳ quá, nó không giống ai hết, nhưng mà từ từ chúng ta tập riết cho nó quen, thì tôi nghĩ chắc mình cũng quen theo. Như bây giờ, có một điều mà bây giờ mình cũng không thể thay đổi được về ngày âm lịch là ngày chết của người thân của mình. Ngay bây giờ, đám giỗ của bác Hồ, kỷ niệm ngày sinh cũng như ngày chết của bác Hồ, là mình cũng theo dương lịch hết chứ không theo âm lịch. Cái đó mình thấy không có gì. Tại vì mình nghĩ quen rồi, đảng chúng ta, Nhà nước chúng ta làm theo dương lịch, thì bây giờ tất cả đều theo dương lịch, mình thấy quen quá. Nhưng bây giờ, biểu một gia đình nào đó ở nông thôn, làm đám giỗ của ông nội vào ngày dương lịch, thì họ chống đối ngay.

Thành ra, tôi thấy mình đưa vấn đề này ra, thì tôi nghĩ rằng là vào năm 2005, nó còn quá sớm. Bây giờ tới năm 2013, thì tôi thấy khuynh hướng cũng có chiều đi theo cái ý là, chúng ta phải làm gọn lại cái tập quán cổ truyền của mình. Mình cử hành nó vào ngày thuận lợi hơn, tức là ngày dương lịch, thì khuynh hướng này từ từ nó tăng lên. Tôi cũng mong rằng là, khi xã hội Việt Nam chúng ta phát triển mạnh hơn nữa, và mọi người đều có công ăn việc làm ra tiền, làm ra nhiều tiền, thì chúng ta sẽ thấy rằng là việc chúng ta cử hành các tục lệ cổ truyền theo dương lịch cũng không có trở ngại gì về mặt tâm linh, mà trái lại, nó còn thuận lợi cho công việc của chúng ta, hội nhập với cả thế giới.

Đề xuất của giáo sư Võ Tòng là rất can đảm, nhưng cần cân nhắc cách làm

Phản hồi đề xuất của ông Võ Tòng Xuân, nhà văn Tạ Duy Anh cho biết :

Nhà văn Tạ Duy Anh : (...) Trước hết, tôi coi đề xuất của giáo sư Võ Tòng Xuân là một sự can đảm rất lớn, nếu xét trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Can đảm, vì giáo sư Võ Tòng Xuân chắc chắn biết rằng mình phải đối mặt với nhiều ngàn năm truyền thống, tôi nghĩ như vậy, của một dân tộc, mà theo tôi, ngại thay đổi vào loại nhất thế giới. Càng sống, càng nghiệm ra điều đó. Tôi cũng đọc khá nhiều phản hồi. Có lẽ đây cũng là một vấn đề mà nhiều cư dân mạng quan tâm vào loại nhất.


Điều tôi bất ngờ không phải là con số quá nửa, thậm chí 60-70% phản đối, mà là cách phản đối của những người thuộc quá nửa số ý kiến. Tiện đây, tôi cũng muốn nói đến cái văn hóa bình luận ở người Việt đang có vấn đề. Nó khiến cho nhiều tâm huyết bị coi rẻ. Tôi có đọc vài chục bình luận về ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân, tôi thấy rằng nhiều người bình luận, thiếu cả cái văn hóa tối thiểu.

Giáo sư Võ Tòng Xuân đặt vấn đề nhập Tết ta với Tết tây trước hết là xuất phát từ trách nhiệm của ông với đất nước. Tôi nghĩ ông không có bất cứ động cơ vụ lợi nào khác cả. Bởi vì ông chả được cái gì. Nếu là vì cá nhân, thì ông đã không làm, ông ấy sẽ không chuốc họa vào thân như vậy.

Nhưng những lý lẽ mà giáo sư Võ Tòng Xuân đưa ra, để bảo vệ lập luận của mình, chỉ dựa trên những quan sát thuần túy về mặt kinh tế. Và tôi nghĩ, có thể sẽ có một số phiến diện. Cũng có một vài ý kiến chỉ ra, ví dụ như tôi thấy ý kiến của giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cũng là một ý kiến đáng chú ý để nó cho thấy là, có thể có những phiến diện trong lập luận của giáo sư Võ Tòng Xuân, nó chưa thật thấu đáo. Nhưng mà tôi nghĩ cái ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân rất cần cái sự bàn bạc, nên được xem xét một cách nghiêm túc, từ nhiều học giả, từ nhiều bạn đọc, chứ nó không đáng và không nên có sự miệt thị đối với một ý kiến chân thành như vậy.

Tôi ủng hộ giáo sư Võ Tòng Xuân về mục đích mà ông mong muốn. Khi đưa ra vấn đề như thế, quả thật là có những vấn đề như giáo sư nói. Thế nhưng mà cái cách làm của giáo sư, thì có lẽ nên phải cân nhắc trong bối cảnh một xã hội thuần « phương Đông » như Việt Nam, một xã hội lệ thuộc vào những phong tục tập quán. Tôi nghĩ rằng, việc bỏ cái ngày Tết cổ truyền là thiếu khả thi.

(…) Các hủ tục đâu phải chỉ có trong tết cổ truyền, mà nó có sẵn trong đời sống xã hội Việt Nam, trong đời sống hàng ngày. Ngày nào, giờ nào cũng xảy ra những chuyện như thế, thậm chí ngày càng gia tăng, có chiều hướng phức tạp thêm. Chỉ có điều ở dịp Tết, do thời gian nghỉ, do sự sung túc về vật chất..., những hủ tục ấy tăng cường về mức độ và cường độ, và thể hiện của nó rõ nét, đậm đặc hơn. (…) Các hủ tục phải được loại bỏ ra khỏi đời sống tinh thần của người Việt, đấy là cái gốc của vấn đề. Làm cái này, nếu chỉ những hoạt động cá nhân, ngăn chặn đơn lẻ, bằng pháp luật, bằng cấm đoán, bằng kỷ luật công chức chẳng ăn thua gì cả, không giải quyết được vấn đề căn cốt của nó. Nhiệm vụ này theo tôi, phải giao cho nền giáo dục quốc gia. Mà nếu nền giáo dục quốc gia, thực sự bắt tay vào ngay từ bây giờ, thì tôi nghĩ phải hàng trăm năm nữa mới có thể khắc phục được tình trạng hiện nay (...).

Chủ trương cải cách phong tục từ đầu thế kỷ XX vẫn còn dang dở

Nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn ủng hộ quan điểm của ông Võ Tòng Xuân, và đặc biệt nhấn mạnh đến những sức ỳ của nền văn hóa Việt Nam, cũng như các nỗ lực đòi hỏi thay đổi vẫn còn dang dở của nhiều thế hệ các nhà cải cách văn hóa, từ đầu thế kỷ XX đến nay.

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn : Tôi có theo dõi ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân, và tôi thấy rất tán thành, chỉ có điều khó thực hiện, vì trong xã hội có xu hướng tâm lý là thích quay trở về Tết cổ truyền. Đa số người mình, bước vào xã hội hiện đại, vẫn mang tâm lý nông dân, tâm lý nông thôn, hướng về làng quê, hướng về những người cùng huyết thống. Thế và, vẫn như ngày trước, rất nhiều người đi làm ăn ở khắp nơi, vẫn thích về quê, mua lấy một chân gì ở trong làng, rồi thì tết nhất quay về làng hưởng lại không khí ngày trước chẳng hạn...

Tôi thấy, hiện nay, có xu thế, cứ thích lặp lại bằng được, đúng như phong tục tập quán, và coi như thế là một điều đáng tự hào. Tôi thấy không được, vì một là, việc đó không bao giờ có thể làm được, vì chúng ta đã sang một xã hội khác với xã hội cổ rồi. Hiện nay, có một sự trái ngược như thế này : một mặt thì rất thích quay trở về, một mặt lại không có sự tìm hiểu một cách nghiêm túc. Cái việc ăn cả hai Tết, cả âm lịch và dương lịch, theo tôi là một sự nghỉ ngơi quá dài, và nó cản trở lao động sản xuất bình thường của xã hội.

(…) Ngày trước (nhà văn) Thạch Lam có lần đã nói, chúng ta hình như quá lo cho những người chết, mà quên cả những người sống. Cái chuyện tết nhất bây giờ cũng thế, tôi thấy là, tôi đọc lại năm 1946, (nhà thơ) Xuân Diệu, ăn cái Tết độc lập đầu năm 1946, đã nói đến hiện tượng bây giờ chúng ta phải giã từ « cái Tết trung cổ » đi, ăn Tết thật tiết kiệm, nhanh và chuẩn bị làm các việc khác. Bài của Xuân Diệu in trên tạp chí Tiên phong (1946). Thế thì tôi thấy cái điều Xuân Diệu nói từ năm 46, đến nay phải nói là chúng ta vẫn còn phải phấn đấu, nhưng mà…

Có cái chết là, bây giờ tôi thấy là, đề ra cái này, nhưng tôi thấy không có khả năng thực hiện được, vì tôi thấy là cái tâm lý nó phổ biến trong toàn bộ xã hội rồi. Người ta cứ thấy cái việc là làm như ngày trước là niềm vui, và niềm tự hào. Thì tôi cho là không phải thế. Đối với phong tục, phải có hai điều, như Phan Kế Bính : Một mặt thì phải mô tả, phải hiểu, nhưng thứ hai là phải phê phán, phải tìm cách vượt qua nó. Tôi thấy là, trong các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn học, thì chính là Phan Kế Bính là người đi đầu, từ năm 1915, đã viết trên Đông Dương Tạp chí, viết về phong tục, thì bao giờ ông cũng có phần vượt qua, phê phán, nhất là những cái hội hè, mà ông cho rằng, nhiều cái dông dài quá, không được việc gì cả. Chính cái tinh thần của Phan Kế Bính, mà sắp tới sẽ là (kỷ niệm) 100 năm (tác phẩm khảo cứu) Việt Nam phong tục, thì cái tinh thần ấy, bây giờ chúng ta vẫn khó lòng thực hiện được.

Mặc dầu như thế, tôi nghĩ, những đợt này rất là nên có sự nêu lên. Tôi có cảm tưởng cái này nằm trong trào lưu chung, tức là đặt vấn đề tâm lý người Việt trên bước đường hiện đại hóa. Hiện đại hóa thứ nhất là trước 1945, nửa đầu thứ kỷ XX. Và cái hiện đại hóa thứ hai là hiện nay. (Tìm hiểu về) Những cản trở, những điều chúng ta phải vượt qua, chúng ta phải tìm cách làm dần dần. Để đến lúc nào đó, cái điều này mới được thông, được hiểu trong số đông. Khi đó, chúng ta sẽ bước sang một kỷ nguyên mới của hiện đại hóa.

Xung đột giữa nếp sống truyền thống và nhu cầu phát triển

Chia sẻ ở một mức nhất định quan điểm của ông Võ Tòng Xuân, tuy nhiên nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định dịp Tết cổ truyền theo ngày tháng âm lịch không những quan trọng đối với nhiều người, mà còn hàm chứa ở mức độ nhất định bản sắc của nền văn hóa Việt Nam. Và để hạn chế những tiêu cực gắn liền với dịp Tết, cần phải có các biện pháp từ nhiều phía.

Nhà sử học Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ rằng phản ứng xã hội có nhiều ý kiến khác nhau. Cá nhân tôi thấy rằng là, trước hết ngày Tết nguyên đán, nó gắn với âm lịch, gắn với đời sống và cái nông vụ của người nông dân. Đó là một yếu tố từ truyền thống xa xưa. Ngày Tết còn là nơi gửi gắm nhiều nhu cầu tín ngưỡng, và đặc biệt là hướng về tổ tiên và gia đình.

Đúng là khi mà người Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, cũng là đưa văn minh phương Tây vào, thì cái ngày Tết dương lịch đã trở thành một tập quán đối với một bộ phận cư dân ở đô thị, đặc biệt là công chức. Nhưng mà rõ ràng là cái Tết âm lịch vẫn gắn một cách sâu sắc và lâu bền, không chỉ tâm lý của những người nông dân, mà ngay cả những bộ phận thị dân vốn có những mối quan hệ rất bền chặt với gốc gác của mình. Cho nên, ngày Tết âm lịch là ngày Tết thực sự, còn ngày Tết dương lịch chỉ là ngày nghỉ của những người ăn lương nhà nước mà thôi.

Nhưng khi xã hội phát triển và cái đời sống đô thị như hiện nay, thì rõ ràng nó tạo ra những độ chênh, hay những xung đột ở trong những nếp sống của truyền thống, và những nhu cầu phát triển của hiện tại, đặc biệt là trên lĩnh vực tổ chức quản lý xã hội và quản lý sản xuất, và có lẽ nhân tố khiến nhiều người hướng tới sự thay đổi, chính là nguồn lao động. Những người lao động, phần lớn xuất thân từ nông thôn, thậm chí là ở những vùng miền rất xa xôi, tới nơi làm việc, thường có nhu cầu nghỉ lễ tết, tạo ra các áp lực không những chỉ về giao thông, đi lại, mà còn tạo ra áp lực đối những nhà sử dụng lao động nữa, khi tập quán, thói quen, lễ tục gắn kết với đời sống nông thôn vẫn còn rất là sâu sắc. Vì thế tôi nghĩ rằng là, những ý tưởng như của giáo sư Xuân đưa ra, thì nghe rất hợp lý, nhưng vượt được qua thói quen, tập quán là hết sức khó. Bởi vì, dẫu sao thì đối với người Việt Nam, thì ngày Tết âm lịch mới là quan trọng, bởi vì nó giải quyết những vấn đề về tinh thần, về tín ngưỡng, về tập quán và có thể nói phần nào là bản sắc văn hóa của người Việt. (…)

Nếu tổ chức xã hội tốt, thì sẽ dung hòa được

Tôi thì nghĩ rằng phải có sự hài hòa, diễn ra cùng sự phát triển theo xu thế chung. Thí dụ, ngày lao động ngày càng ngắn lại theo sự phát triển, cũng như quyền của con người. Cái thứ hai là, một nguồn gốc của vấn đề gây bức xúc hiện nay là việc phân bố lao động không hợp lý lắm. Ở thời kỳ đầu, chúng ta thấy, vùng phía bắc nông thôn đông dân ở đồng bằng Bắc Bộ người lao động rất nhiều, công việc rất ít, trong khi đó ở các tỉnh phía nam các doanh nghiệp thu hút nhân lực rất nhiều. Nên luồng di cư từ bắc vào nam tạo nên áp lực về nghỉ Tết, đi lại. Bây giờ, theo quan sát chúng tôi thấy tình trạng ấy ngày càng cân bằng hơn. (…) Cái tâm lý gắn kết với quê cha đất tổ có điều kiện để giải quyết thuận lợi hơn. Tôi nói như thế có thể phần nào là thụ động, vì tình trạng đó phải có thời gian mới khắc phục được, nhưng tôi cho là xu thế đó sẽ phù hợp hơn. Chứ còn ngay một lúc mà ta thay đổi, nhất là động vào cái tập quán, cái tín ngưỡng, tôi cho rằng sẽ rất là khó, và cái phản ứng sẽ dẫn tới cái gọi là « lợi bất cập hại ». Cuối cùng, cả hai nhu cầu, vừa bảo đảm cho sự phát triển của xã hội công nghiệp hiện đại, quản lý xã hội hiện đại, với việc duy trì những giá trị truyền thống đều không đáp ứng được. (…)

Vấn đề còn lại có lẽ là cái tâm lý nông dân trong người lao động công nghiệp, thì nó đòi hỏi là phải có nền tảng vật chất, để thực sự con người thay đổi được nếp sống, thì cũng thay đổi được tâm lý. Cộng với việc ta giải quyết một cách hài hòa, ví dụ như việc giảm khoảng cách địa lý giữa nơi làm việc và quê quán. Ngay bây giờ thôi tâm lý của vùng nông thôn cũng thay đổi nhiều, quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra, việc kéo dài thời gian lễ hội, hay những sinh hoạt theo tập quán, tôi nghĩ tự thân nó cũng có những biến động. (…) Truyền thống cũng phải phát triển, chứ không phải cứ y nguyên như cũ. (…) Quan sát ngay trong các lễ tết ở nông thôn bây giờ cũng giản tiện hơn trước rất nhiều. Còn chúng ta hay đưa ra con số hàng mấy nghìn cái lễ hội, thật ra nó chỉ là các sinh hoạt trong cộng đồng làng xã thôi, chứ còn một số lễ hội đã chuyển hướng từ đi hội sang du lịch rồi. Tôi nghĩ, nếu tổ chức xã hội tốt, thì sẽ giải quyết được.

Thực ra là, nhìn vào cái tâm lý gọi là truyền thống ấy, quan trọng nhất vẫn chỉ là trở về với gia đình, và có một số sinh hoạt quan trọng nhất, như là mồ mả tổ tiên, hay lễ hội của làng mình thôi, còn sự kéo dài (thời gian nghỉ Tết), tôi cho rằng là do quản lý lỏng lẻo thôi, hoặc do người lao động chưa thiết tha với lợi ích mà họ được hưởng trong các doanh nghiệp mà họ làm việc thôi. Chứ tôi quan sát thấy không ít doanh nghiệp họ quản lý rất chặt, nhưng với điều kiện là họ phải tạo ra cho người lao động những lợi ích tương xứng, thì tôi thấy họ vẫn làm rất nghiêm chỉnh. Chính tình trạng (bê trễ ngày Tết) nên lên đấy, hoặc là công chức do tình trạng buông lỏng như hiện nay, và thứ hai là người lao động « đơn giản », nên thu nhập của họ không đáng kể, nên họ sẵn sàng bỏ việc lúc nào cũng được. Cái tâm lý ấy và quản lý ấy đúng là nó phương hại đến việc quản lý tổ chức và phát triển xã hội công nghiệp hiện đại. (…)

Tôi thấy cũng không nên coi cái tập quán hay cái văn hóa ngày Tết âm lịch của người Việt Nam là cái bất biến, nên tôi thấy, nếu quy định trong một khoảng thời gian nghỉ thích hợp nào đó, cộng với cách quản lý sử dụng cũng như đãi ngộ cho người lao động, thì tôi cho là về căn bản có thể khắc phục được.

Muốn thay đổi ngày Tết âm lịch phải đến thế hệ sau

Về đề xuất của nhà nông học Võ Tòng Xuân, giáo sư Trần Lâm Biền chê trách sự vội vã và khẳng định cần phải tìm hiểu kỹ những mặt tiêu cực có trong các phong tục tập quán, trước khi muốn phê phán và sửa bỏ.

Giáo sư Trần Lâm Biền : Cái Tết âm lịch rõ ràng là có nhiều cái không hay, nhưng mà, khi người ta chuẩn bị cho cái Tết, thì người người vui vẻ, người người háo hức. (Tất cả mọi người) Già trẻ, có một cái gì đấy, để người ta tìm lấy hạnh phúc, mà họ thiếu ở trong năm. Còn cái năm dương lịch, thì chả có cảm xúc nào với họ cả. (…)

Bây giờ mình chỉ hỏi ông một điều như thế này. Tức là khi những người ở bên Châu Âu, bên Mỹ, họ về đây họ ăn Tết, để làm cái gì, trong khi họ đã quá quen với cái Tết dương lịch. Tại sao họ lại về ? Nó phải có một cái gì đấy không thể thay đổi nhanh được đâu. Cái nền kinh tế nó phải phát triển đến một mức độ nhất định. Nếu mà muốn thay đổi, thì phải thế hệ sau, chứ không phải thế hệ này.

Tập quán lạc hậu thì phải giáo dục, chứ không phải là cấm đoán, phải giải thích cho người ta. Nó lạc hậu đâu, ta bỏ đấy. Còn cái gì là tích cực, cái gì là văn hóa, thì ta sẽ giữ. Nếu chưa nói được những điều xấu xa của nó, và chưa hiểu nó, thì đừng bàn đến chuyện xóa bỏ nó.

Những gì thuộc về truyền thống và tốt đẹp thì nên giữ

Bạn Ngô Thị Hồng Nhung, trưởng nhóm từ thiện Tình nguyện niềm tin, chia sẻ các tâm sự vì sao bạn lại gắn bó với dịp Tết cổ truyền :

Chị Ngô Thị Hồng Nhung : Em cũng có đọc thông tin về đề nghị làm Tết dương lịch, chứ không ăn Tết âm lịch. Em thì, chắc là cũng hơi là người truyền thống một chút nên là, nên là em vẫn thích là có thời gian, mình có cái Tết nguyên đán riêng, và sẽ ăn Tết vào âm lịch, chứ không vào dương lịch. Tại vì nó là ngày Tết cổ truyền, vì nó có cái đặc sắc riêng. Em nghĩ rằng là, những cái gì thuộc về truyền thống và những điều tốt đẹp thì mình nên gìn giữ. Còn nếu vì lấy lý do, cho rằng việc hội nhập khi mình ăn Tết âm, thì nó sẽ ảnh hưởng đến các công việc giao dịch kinh doanh, với các bạn đối tác nước ngoài… thì em nghĩ mỗi dân tộc sẽ có những bản sắc riêng, sẽ phải (được) tôn trọng và thích nghi.

RFI : Bạn có thể cho biết, bản sắc riêng trong ngày Tết âm lịch, cụ thể là gì ?

Chị Ngô Thị Hồng Nhung : Em thấy là, khi tất cả mọi người, khi đi làm ăn xa, khi chuẩn bị Tết âm lịch, sẽ tính toán để thu vén công việc, để làm sao được về nhà quây quần với gia đình, được đi chúc Tết họ hàng, đi tảo mộ ông bà, đi thăm hỏi nhau những ngày Tết, và ăn những món ăn truyền thống.

RFI : Giả dụ như tất cả những sinh hoạt đó vẫn được duy trì, chỉ có điều được chuyển sang một thời điểm khác, ví dụ như đầu năm dương lịch, thì bạn thấy thế nào ?

Chị Ngô Thị Hồng Nhung : Em nghĩ là thời điểm giữa Tết âm lịch và Tết dương lịch nó cũng khác nhau. Có thể vì em ở ngoài miền bắc, thì cái cảm nhận về mùa xuân, về không khí Tết nó sẽ khác hẳn, ví dụ như trong nam chẳng hạn, khi chỉ có hai mùa thôi. Em nghĩ rằng, đến tầm khoảng tháng 1 dương lịch, thì đào chưa nở đâu. Em nghĩ rằng, còn có cả yếu tố về mặt tâm linh, tức là nó là truyền thống, những điều tốt đẹp từ xưa để lại. Nó còn cả về mặt thời tiết, mùa màng, rồi nhiều yếu tố khác nữa… Thực ra thì, ngày Tết âm lịch, bây giờ lớn rồi, thì nhiều khi cảm thấy lo lắng và mệt mỏi nhiều, khi mà nghĩ đến Tết, phải lo Tết, một số vấn đề chi tiêu trong gia đình, hoặc một số vấn đề khác. Nhưng mà em vẫn thích ngày Tết âm lịch, bởi vì có một cái rất là đặc biệt, mà em rất là mong muồn, là mỗi năm, đến ngày cuối năm được về quê, song là đi tảo mộ, cùng với các bà, các bác ở quê, để ra mộ, thăm ông bà, thắp hương và mời ông bà về ăn Tết.

Chủ động lưu giữ, tốt hơn là để mai một

Nhà kinh tế Đỗ Tiến Long là một trong những người ủng hộ ý tưởng ăn Tết âm theo ngày Dương từ nhiều năm gần đây. Theo anh, đối thoại là con đường hết sức quan trọng để có thể tìm ra một giải pháp cho phép bảo tồn những gì tinh túy trong truyền thống và có các thay đổi hướng đến hội nhập với thế giới.

Nhà kinh tế học Đỗ Tiến Long : Bản thân tôi thì vẫn cảm nhận thấy những cái nét đẹp, cũng như cái hân hoan, cảm xúc của ngày Tết, nhưng đồng thời, thì tôi cũng nhận thấy là, dù muốn hay không muốn, thì nó cũng sẽ mất đi một cách tự nhiên (?!). Thế thì nếu mà, để nó mất đi một cách tự nhiên, chúng ta chán ghét nó, thấy nó hoàn toàn không phù hợp nũa, chúng ta bỏ đi, thì có thể chúng ta mất tất cả.

Cả hai thứ đều quan trọng : Bảo tồn các giá trị văn hóa, đồng thời văn hóa nó chỉ phát triển được trong một đời sống kinh tế lành mạnh, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, năng suất của các doanh nghiệp, của người lao động Việt Nam, nhìn chung vẫn còn rất là thấp. Thế rồi, để hai ba tháng (nghỉ Tết) như vậy, rồi kéo theo một tâm thế chuẩn bị Tết, rồi sau Tết. (…)

Nó (việc thay đổi ngày ăn Tết) là sự chuyển biến thay đổi không phải nho nhỏ, mà đây là sự thay đổi mang tính nhận thức. Chính vì thế tôi gọi là "một tiếp cận mềm", nó đòi hỏi tất cả mọi người cảm thấy cần thiết, và đồng thời trong chính sách đưa ra, có cái giải pháp cho cái việc bảo tồn như thế nào. Mọi người cùng thấy là chúng ta không mất mát gì cả. Rồi thì, trong các hoạt động kinh tế, ví dụ như các doanh nghiệp có các thưởng cuối năm dương lịch lớn hơn âm lịch chẳng hạn, để hướng các hoạt động kinh tế và các hoạt động văn hóa nó mang tính trọng tâm hơn, tìm thấy cái tiếng nói chung trong hoạt động kinh doanh toàn cầu, nhưng đồng thời, bảo tồn được một cách tốt nhất các giá trị truyền thống tốt đẹp.

Tôi nghĩ rằng, những hành vi vẫn quan trọng với người Việt Nam, như thăm mộ ông bà trong trước ngày Tết, hay là cái việc cúng tiễn năm cũ, rồi giao lưu chia sẻ thăm hỏi, chúc mừng trong ngày Tết, tôi nghĩ những hoạt động đó vẫn mang tính tích cực và nó vẫn in sâu vào trong đầu mỗi người. Tôi nghĩ những việc đó chúng ta vẫn có thể duy trì được. Tôi nghĩ rằng, đây là quá trình nhận thức, có bề dày trầm lắng, có thể nói rất phức tạp, nên là nó cần có các diễn đàn cởi mở để chúng ta trao đổi với nhau. Cá nhân tôi không bao giờ nghĩ, sau khi trao đổi như vậy, thì mọi thứ sẽ thay đổi trong một năm, một tháng, hay sau một quyết định cả. Bản thân quá trình trao đổi đó nó cũng cho chúng ta một cách học lẫn nhau. Sự chủ động tích cực bao giờ cũng giữ lại, lưu truyền một vẻ đẹp tốt hơn. Như là một ví dụ ai cũng nhìn thấy là, cái cái áo dài không phải là một hình ảnh đặc truyền thống, mà bản thân nó cũng tiếp nhận rất nhiều giá trị, nét đẹp của những văn hóa khác, hay trang phục khác, nhưng nó vẫn là niềm tự hào và được coi à truyền thống. Điều đó cho thấy, sự chủ động lưu giữ sẽ tốt hơn là để cho nó mai một đi. Đó cũng là tâm sự của tôi trong ngày cuối năm.

Vấn đề chủ yếu là sử dụng thời gian và tài chính hiệu quả, hợp lý

Để khép lại tạp chí, chúng tôi xin chuyển đến quý vị tiếng nói của bạn Thái Dzuy, thành viên sáng lập nhóm từ thiện Người tôi cưu mang.

Anh Thái Dzuy : Cái chủ đề này được bàn luận rất là nhiều, trên tất cả các diễn đàn. Thực ra là rất khó khi nói lên quan điểm của cá nhân, vì nó sẽ đụng chạm đến rất nhiều thứ, vì cái truyền thống của dân tộc mình rất là lâu rồi.

Nói chung là, những người trẻ như tụi mình, lớn lên sau này, sống trong thế giới hiện đại, và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, nên chắc chắn trong tư tưởng nó sẽ bị ảnh hưởng những « luồng gió mới ». Thực ra là, mình cũng đi làm cho các công ty nước ngoài, từ rất sớm, từ ngay khi tốt nghiệp đại học. Quan điểm của mình rất là thoáng.

Mình nghĩ rằng là, Tết tây hay Tết ta không quan trọng lắm với mình. Mình xác định rằng, miễn là mỗi dịp nghỉ đó chúng ta thực hiện được những điều tốt, thí dụ là về sum họp với gia đình là một, thứ hai là làm những điều tốt, cầu mong những điều tốt đẹp cho người khác, cho người thân, cho bản thân, cho mọi người. Và thứ ba là, mình sử dụng quỹ thời gian, cũng như là cái tài chính một cách hiệu quả hợp lý, thì Tết tây hay là Tết ta nó đều mang ý nghĩa tốt đẹp cho mỗi người. Còn quan điểm của mình là gộp chung Tết tây hay là Tết ta, thì thực sự là một vấn đề lớn, xin phép mình không trả lời ở đây. Còn quan điểm cá nhân của mình, thì Tết nào mình cũng trân trọng nó cả, mình không lãng phí, mình sử dụng cái quỹ thời gian, cũng như tài chính một cách hợp lý.

Mang lại các hỗ trợ cho nhiều người bất hạnh trong suốt năm, vào dịp Tết, các thành viên của nhóm Người tôi cưu mang, cũng như rất nhiều nhóm và các tổ chức từ thiện khác, lại hướng đến những người nghèo khổ, tật nguyền, bị bỏ rơi, để mong sao làm vơi bớt phần nào những cảnh đời bất hạnh. Sum họp, Trở Về, mở lòng hướng đến người khác, phải chăng là những điều làm nên sự kỳ diệu của ngày Tết mà nhiều người mong ước ?

RFI xin chân thành cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian cho chương trình và cảm ơn quý thính giả đã theo dõi. Xin chúc quý vị một Năm mới hạnh phúc. Hẹn gặp lại quý vị trong tạp chí lần tới.

Trích từ: viet.rfi.fr


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ?

Xem tướng tay để đoán vận trình tương lai

Qua việc xem tướng tay mà cụ thể là xem màu sắc trên lòng bàn tay, chúng ta có thể phán đoán được vận trình, vận thế của mình trong tương lai sẽ như thế nào.
Xem tướng tay để đoán vận trình tương lai

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Qua việc xem tướng tay mà cụ thể là xem màu sắc trên lòng bàn tay, chúng ta có thể phán đoán được vận trình, vận thế của mình trong tương lai sẽ như thế nào.

  Trên lòng bàn tay sẽ hiện ra 5 loại màu sắc cơ bản ảnh hưởng tới vận thế của con người. Lòng bàn tay là Minh Đường, màu sắc và đường nét trên đó tốt nhất phải rõ ràng, thường thì màu sắc tốt thường tụ hội trong lòng bàn tay, sau đó tới mũi rồi tới trán, phân đều ở các bộ phận. Người khỏe mạnh thì đường chỉ tay và màu sắc sẽ thể hiện rõ nét, người yếu thì sự phân biệt màu sắc khó hơn.

Xem tuong tay de doan van trinh tuong lai hinh anh
Ảnh minh họa
 

Màu thứ nhất – Màu trắng

  Người có lòng bàn tay màu trắng bệnh là người khá là ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân không quan tâm tới người khác, khi làm việc chỉ hướng tới những công việc có lợi cho mình, nếu không thì tuyệt đối sẽ không làm. Hơn nữa, người này cũng đam mê dục vọng, nhiều khi để dục vọng chi phối vận trình. Vì dục vọng quá nặng mà làm được nhưng lại không giữ được, của cải làm ra lần lượt tan biến hết, cả đời không tích lũy được gì nhiều.  

Màu thứ hai – Màu xanh

  Lòng bàn tay có màu xanh là người khá phiền hà, rắc rối. Người này thường hay bất cẩn, vụng về mà tạo ra những chuyện rắc rối, mang lại sự khó chịu cho người khác. Nếu như ở vị trí cung Ly cũng là màu xanh thì người này thường xuyên buồn phiền và ưu tư vì không hoàn thành nhiệm vụ, tự bản thân cảm thấy áy náy, có lỗi nhưng lại chẳng làm được gì để sửa lỗi.  

Màu thứ ba – Màu đen

  Vận trình của người có lòng bàn tay màu đen khá u ám, thường xuyên gặp trắc trở, nhất là về phương diện sức khỏe. Người này thường gặp tai nạn nên cần chú ý trong việc đi lại, nên nhìn trước ngó sau cẩn thận, chỉ một phút bất cẩn cũng gặp phải họa khiến bản mệnh hối hận cả đời. Hơn nữa, người này cũng dễ mắc các bệnh nan y, bệnh nặng khó chữa. Cần tích cực vận động, rèn luyện sức khỏe, ăn uống điều độ và khoa học, chuyên tâm làm việc thiện thì tai họa sẽ được hóa giải phần nào.  

Màu thứ tư – Màu hồng

  Lòng bàn tay hồng hào, đường chỉ tay rõ ràng, trước hết biểu thị đây là người khỏe mạnh. Trong nhân tướng học, người có lòng bàn tay hồng hào là người may mắn, vận trình khá sáng sủa. Về phương diện tiền tài chẳng bao giờ phải lo lắng, tài nguyên cuồn cuộn, cả đời không phải vất vả làm việc nhưng lợi ích thu được, khả năng tích lũy là khá lớn.

 

Màu thứ năm – Màu vàng

  Người có lòng bàn tay, đặc biệt là 5 đầu ngón tay có màu vàng thì cần chú ý trong vòng một trăm ngày thì gia đình sẽ có đại họa hoặc bản thân bị mắc bệnh nặng. Màu sắc vàng càng sậm thì đại họa càng lớn và bệnh càng nặng. Theo Đông y thì lòng bàn tay, bàn chân có màu vàng nên chú ý tới bệnh về gan, bản mệnh nên theo dõi và tiến hành khám chữa.  
► Lịch ngày tốt gửi đến bạn đọc công cụ xem bói tử vi chuẩn xác theo ngày tháng năm sinh

Phương Thùy
   10 dấu hiệu độc nhất vô nhị trong bàn tay người thành công Dự đoán tương lai giàu nghèo qua những đường vân đặc biệt trong bàn tay Khám phá duyên vận trong lòng bàn tay
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng tay để đoán vận trình tương lai

Các ngày Dương công kỵ nhật tránh làm mọi việc –

Tháng Giêng tránh ngày 13 Tháng Hai tránh ngày 11 Tháng Ba tránh ngày 9 Tháng Tư tránh ngày 7 Tháng Năm tránh ngày 5 Tháng Sáu tránh ngày 3 Tháng Bảy tránh ngày 29 Tháng Tám tránh ngày 27 Tháng Chín tránh ngày 25 Tháng Mười tránh ngày 23 Tháng Mười

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

congso

  1. Tháng Giêng tránh ngày 13
  2. Tháng Hai tránh ngày 11
  3. Tháng Ba tránh ngày 9
  4. Tháng Tư tránh ngày 7
  5. Tháng Năm tránh ngày 5
  6. Tháng Sáu tránh ngày 3
  7. Tháng Bảy tránh ngày 29
  8. Tháng Tám tránh ngày 27
  9. Tháng Chín tránh ngày 25
  10. Tháng Mười tránh ngày 23
  11. Tháng Mười một tránh ngày 21
  12. Tháng Mười hai tránh ngày 19

* Lưu ý: Các ngày trên giống các ngày Thập ác đại bại, Tứ ly, Tứ tuyệt, làm gì vào những ngày ấy cũng đều thất bại…


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các ngày Dương công kỵ nhật tránh làm mọi việc –

Quẻ Quan Thế Âm Đổng Trác Thu Lã Bố

Quẻ Quan Thế Âm Đổng Trác Thu Lã Bố có bắt nguồn như sau: Lã Bố là mãnh tướng thời Tam Quốc, khi còn trẻ dũng cảm
Quẻ Quan Thế Âm Đổng Trác Thu Lã Bố

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đây là điển cố thứ Bốn mốt trong quẻ Quan Thế Âm, mang tên Đổng Trác Thu Lã Bố (còn gọi là Đổng Trác Thu Phục Lã Bố). Quẻ Quan Thế Âm Đổng Trác Thu Lã Bố có bắt nguồn như sau:

Lã Bố là mãnh tướng thời Tam Quốc, khi còn trẻ dũng cảm, có sức khỏe, làm sai nha ở Tịnh Châu, sau được quan Thứ sử Đình Nguyên ở Kinh Châu chú ý đến, nhận làm con nuôi, đảm nhiệm chức Chủ bạ. Sau đó, Đình Nguyên và Đống Trác nảy sinh sự bất đồng về vấn đề phế truất vua, dẫn đến động chạm binh đao. Lã Bố dẫn quân ra chiến đấu, nhờ dũng cảm thiện chiến nên nhanh chóng chiến thắng, Đống Trác dẫn quân bỏ chạy, buộc phải lui quân hơn ba mươi dặm mớl hạ trại. Vì thế, Đống Trác nhận định Lã Bố là nhân tài hiếm có, bèn sai đồng hương của Lã Bố là Lý Túc đi thuyết khách.

Điểm yếu lớn nhất của Lã Bố khi ở dưới trướng Đình Nguyên là không có địa vị. Trong thời Tam Quốc, Chủ bạ không phải là chức quan chính thức của triều đình, mà là người tham mưu riêng mà các quan viên tự bỏ tiền ra nuôi, đây cũng là nguyên nhân mà Lã Bố bị mọi người cười nhạo là “gia nô”. Bởi vậy, những hứa hẹn mà Đống Trác dành cho Lã Bố có sức cám dỗ rất lớn. Sau khi về dưới trướng Đống Trác, Lã Bố được phong là Kỵ Đô úy Trung Lang tướng Đô Đình Hầu. Ngoài ra, Đống Trác là người hào hiệp, không bao giờ tiếc tiền của, lễ vật gặp mặt ông dành cho Lã Bố là “một nghìn lượng vàng, mấy chục hạt minh châu, một chiếc đai bằng vàng”, lại thêm con ngựa quý Hãn huyết (loài ngựa quý có mò hôi đỏ như máu) có thể “ngày đi ngàn dặm, đêm đi tám trăm dặm” rất nối tiếng, tức giống ngựa xích thố.

Vì thế, Lã Bố “vác đao lẻn vào, chém một nhát rơi đầu Đinh Nguyên”, rồi quy thuận Đống Trác, được Đống Trác nhận làm con nuôi, rất được Đống Trác yêu mến và tín nhiệm.
Đống Trác biết rằng mình đã gây nên quá nhiều thù oán, thường lo lắng bị người khác ngầm hãm hại, vì thế dùng Lã Bố làm thị vệ bên cạnh mình. Khi Đống Trác đi đâu vào ban đêm, Lã Bố luôn đi theo không rời. Một lần, Lã Bố không cấn thận đắc tội với Đống Trác, Đống Trác rất tức giận, tiện tay rút thanh đao ném về phía Lã Bố, may sao Lã Bố nhanh tay nhanh mắt, mới may mắn tránh được. Lã Bố lập tức tạ tộl xin lỗi Đống Trác, Đống Trác mới không truy cứu nữa. Nhưng từ đó, Lã Bố bắt đầu ôm hận trong lòng.

Một lần, do ngẫu nhiên, Đống Trác đã chú ý đến một tỳ nữ của Lã Bố, để tư thông với cô ta, Đống Trác mượn cớ tách Lã Bố ra, cho hắn đi phòng vệ Trung Các. Sau khi Lã Bố biết được thông tin này, lại càng khắc sâu thêm mối thù hận với Đống Trác. Sau khi nghe lén được thông tin quan Tư đồ Vương Doãn muốn mưu hại Đổng Trác, liền chủ động tố cáo những tội trạng của Đống Trác với phía Vương Doãn. Vương Doãn cho Lã Bố biết kế hoạch giết Đống Trác, lại yêu cầu Lã Bố làm nội ứng. Lúc bắt đầu hành động, Lã Bố vì có danh nghĩa cha con với Đống Trác nên vẫn còn do dự, Vương Doãn mới khuyên rằng: “Ngươi họ Lã, hắn họ Đống, không phải là cốt nhục thân thích. Huống chi Đống Trác hiện nay là quốc tặc mà ai ai bắt được cũng sẽ giết, lẽ nào ngươi vẫn nhận hắn làm cha sao? Lúc hắn ném thanh đao về phía ngươi, có coi ngươi là con không?” Dưới sự thuyết phục của Vương Doãn, cuối cùng Lã Bố cũng đồng ý.

Tất cả đã chuẩn bị xong xuôi, gặp đúng dịp hoàng đế bị bệnh nặng mới khỏi, các đại thần văn võ trong triều đình đều tập hợp ở điện Vị Ương, chúc mừng thiên tử long thể bình phục. Lã Bố mượn cơ hội này, sắp xếp bọn Kỵ Đô úy Lý Túc dẫn theo hơn mười thân binh, cải trang thành vệ sĩ, nấp ở hai bên cửa bên của cung điện. Đống Trác vừa đến cửa, liền bị bọn Lý Túc tập kích bất ngờ. Đống Trác hoảng sợ, vội vàng cầu cứu Lã Bố, Lã Bố y phục chỉnh tề ngồi cao chễm chệ, nói lớn: “Bọn ta vâng chiếu giết kẻ loạn thần tặc tử, ngươi chết cũng không hết tội!” Đống Trác trong cơn tuyệt vọng, dù cố gắng phản kháng, nhưng cũng không thế cứu vãn được sự việc, bị giết ngay tại chỗ, xử tội tru di tam tộc.

Quẻ Quan Thế Âm Đổng Trác Thu Lã Bố là quẻ thẻ Trung Bình trong quẻ thẻ quan âm, là quẻ số 41 !

Quẻ này là tượng nhận giặc làm con.
Những việc mong cầu cần nhận rõ chân thực, đề phòng giả mạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Quẻ Quan Thế Âm Đổng Trác Thu Lã Bố

Giải hạn cho nhà có hướng ngũ quỷ –

HÓA GIẢI NHÀ HƯỚNG XẤU PHẠM: NGŨ QUỶ - LỤC SÁT - HỌA HẠI - TUYỆT MỆNH 1. Chọn cung phi theo bảng dưới đây: (VD nam sinh năm 1970, cung phi Chấn) 2. Sau khi đã chọn xong cung phi, tìm hình có cung phi tương ứng (VD cung phi chấn chọn hình Bát quái có

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

HÓA GIẢI NHÀ HƯỚNG XẤU PHẠM: NGŨ QUỶ – LỤC SÁT – HỌA HẠI – TUYỆT MỆNH

1. Chọn cung phi theo bảng dưới đây: (VD nam sinh năm 1970, cung phi Chấn)

cung phi

2. Sau khi đã chọn xong cung phi, tìm hình có cung phi tương ứng (VD cung phi chấn chọn hình Bát quái có chữ Chấn, theo hình vẽ sẽ thấy có 8 hướng Đông-Phục vị; Tây-Tuyệt mạng…

khon

3. Xem giải nghĩa các hướng để biết hướng tốt, xấu:

* Hướng Tốt

Sanh Khí: thuộc Tham lang tinh, Dương Mộc, Thượng kiết. Phàm cung mạng hiệp được phương Sanh Khí này lợi cho việc làm quan, làm ăn mau giàu, nhân khẩu tăng thêm, khách khứa tới đông, đến năm, tháng Hợi, Mẹo, Mùi thì được đại phát tài.

Thiên Y: thuộc Cự môn tinh, Dương Thổ, Thượng kiết. Nếu vợ chồng hiệp mạng được cung Thiên y và tạo tác nhà cửa, đường ra vào được Phương này thì giàu có ngàn vàng, không tật bịnh, nhơn khẩu, ruộng vườn, súc vật được đại vượng, khoảng một năm có của. Đến năm, tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì phát tài.

Diên Niên (Phước Đức): thuộc Võ khúc tinh, Dương Kim, Thứ kiết. Vợ chồng hiệp mạng được cung này, đường ra vào, phòng, nhà miệng lò bếp xoay vế phương Diên niên chủ về việc: trung phú, sống lâu, của cải, vợ chồng vui vẽ, nhơn khẩu, lục súc được đại vượng. Ứng vào năm, tháng Tỵ, Dậu, Sửu.

Phục Vì (Qui Hồn): thuộc Bồ chúc tinh, Âm Thủy, Thứ kiết. Phàm vợ chồng hiệp được cung Phục vì được Tiểu phú, Trung thọ, sanh con gái nhiều, con trai ít. Cửa lò bếp, trạch chủ nhà được phương Phục vì gặp năm có Thiên Ất Quy Nhơn đến Phục vì ắt sanh con quý, dễ nuôi (Muốn cầu con nên đặt lò bếp day miệng về hướng này).

* Hướng Xấu: 

Tuyệt mạng: thuộc Phá quân tinh, Âm Kim, Đại hung. Bổn mạng phạm cung Tuyệt mạng có thể bị tuyệt tự, tổn hại con cái, không sống lâu, bịnh tật, thối tài, ruộng vườn súc vật bị hao mòn, bị người mưu hại (người hà bị mưu hại: thương nhơn khẩu). Ứng vào năm, tháng Tỵ, Dậu, Sửu.

Ngũ Quỷ (Giao chiến):Liêm trinh tinh, Âm Hỏa, Đại hung. Bị hỏa hoạn, bịnh tật, khẩu thiệt, hao mòn ruộng vườn, gia súc, thôi tài, tổn nhơn khẩu. Lâm nạn vào năm, tháng: Dần, Ngọ, Tuất.

Lục Sát (Du Hồn): thuộc Văn khúc tinh, Dương Thủy, Thứ hung.Nếu phương hướng nhà cửa phạm nhằm thì bị: mất của, cãi vã, hao mòn gia súc vườn ruộng, thương tổn người nhà. Ứng vào năm, tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Họa Hại (Tuyệt Thế): thuộc Lộc tồn tinh, Âm Thổ, Thứ hung.Phương hướng nhà cửa, cưới gả vân vân … phạm vào thì bị quan phi, khẩu thiệt, bịnh tật, của cải suy sụp, thương nhơn khẩu. Ứng hại vào năm, tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

4. Khi xây nhà chọn các hướng tốt cho những vị trí: Bếp (hướng bếp là hướng lưng người nấu) , cửa chính, bàn thờ, đầu giường… Chọn các hướng xấu cho các vị trí nhà vệ sinh, hầm tự hoại, sàn giặt…

5. Nếu hướng nhà phạm vào hướng xấu, có thể dùng hướng bếp hóa giải:

Sanh khí giáng Ngũ quỷ

Thiên y chế Tuyệt mạng

Diên niên yểm Lục sát

Chế phục an bài đinh

Ví dụ nhà có phướng phạm vào ngũ quỷ, xoay hướng bếp sang hướng sanh khí sẽ trừ được tà khí…

 6. Hóa Giải nhà Hướng Xấu bằng trụ thạch anh

Thạch anh tự nhiên mang nguồn năng lượng vũ trụ cực kỳ mạnh mẽ. Để hóa giải nhà hướng xấu không hợp tuổi gia chủ bạn nên dùng trụ thạch anh (trụ tối thiểu từ 0,5kg trở lên) loại lớn, để trấn các năng lượng xấu, tà khí xấu do hướng xấu như Lục sát, Ngũ quỷ, Mất mát, Họa hại gây ra. Năng lượng dương cực mạnh của thạch anh sẽ xua tan, đẩy năng lượng âm ra khỏi căn nhà của bạn. Bạn cần chú ý trụ thạch anh cần được ngâm nước muối tinh 7 ngày 7 đêm trước khi đặt, để mang lại hiệu quả trấn tốt hơn trụ thạch anh cần phải được trì chú và tính ngày giờ tốt hợp tuổi gia chủ để an vị. Nếu không có điều kiện dùng trụ thạch anh,  bạn có thể dùng 2 gương bát quái treo phía trước cửa nhà bạn đó là TIÊN THIÊN BÁT QUÁI VÀ HẬU THIÊN BÁT QUÁI

Bát quái treo bên ngoài dùng để trừ tà ma, chỉnh hướng cửa sai… Bát quái có nhiều loại, có loại có gắn gương (thường, lồi, lõm). Các loại gương này được dùng như liệt kê dưới đây. Có 2 loại Bát-quái là Tiên-thiên Bát-quái và Hậu-Thiên Bát-quái. Tiên-Thiên Bát-quái treo theo vị trí Càn trên Khôn dưới. Hậu-Thiên Bát-quái thì treo theo vị trí Khảm trên, Ly dưới. Khi muốn sửa nhà nằm trong vị trí xấu thì treo Tiên-thiên Bát-quái trong vị trí bình thường. Hậu-Thiên Bát-quái phải xoay để thay vị trí hướng xấu bằng vị trí hướng tốt như sau đây:

Xem cửa chính nhà đã phạm hướng xấu nào dựa theo Mệnh-quái của Bát-trạch.

Ðịnh vị trí Bát-quái cần phải dùng để sửa:

Sinh-khí để hóa giải cửa chính quay về hướng Ngũ-quỹ.

Thiên-y để hóa giải cửa chính quay về hướng Tuyệt-mạng.

Phúc-đức để hóa giải cửa chính quay về hướng Lục-sát.

Phục-vị để hóa giải cửa chính quay về hướng Họa-hại.

Vị trí bình thường của Hậu-thiên Bát-quái là Ly ở phía trên, Khảm ở phía dưới tượng trưng cho vị trí Phục-vị. Dựa theo Mệnh-quái, xoay vị trí Phục-vị đến vị trí cần phải sửa. Hay nói khác đi là xoay vị trí tên của Mệnh-quái đến thay thế cho vị trí cần phải sửa.

Thí dụ 1: Theo Mệnh-quái Càn thì cửa chính hướng về phía Ngũ -quỉ ở phía Ðông (Cấn). Phải dung Sinh-khí để hóa giải. Mệnh-quái là Càn thì Phục-vị ở hướng Tây-bắc (Càn), Sinh-khí ở hướng Tây (Ðoài). Phải xoay Bát-quái cho Càn thế chổ của Ðoài tức là xoay Bát-quái 45 độ ngược theo chiều kim đồng hồ. Như vậy phải treo Khôn trên, Cấn dưới.

Thí dụ 2: Theo Mệnh-quái Khôn thì cửa chính hướng về phía Ngũ -quỉ ở phía Ðông-nam (Tốn). Phải dùng Sinh-khí để hóa giải. Mệnh-quái Khôn thì Phục-vị ở hướng Tây-nam (Khôn), Sinh-khí ở hướngÐông-bắc (Cấn). Phải xoay Bát-quái cho Khôn nằm vào vị trí Cấn tức là phải xoay 180 độ (nửa vòng). Như vậy phải treo Bát-quái trong vị trí Khảm trên, Ly dưới.

Tuy nhiên bát quái không phải lúc nào củng có tác dụng khi ta mua từ tiệm về để dùng.Mà ta phải đem đến CHÙA nhờ CHÚ NGUYỆN,có nghĩa là MỞ MẮT THẦN cho bát quái,thì sử dụng mới có hiệu quả.

(Tất nhiên việc đặt bất cứ dụng cụ nào để hóa sát trong phong thủy,đều phải xem ngày TRỰC TRỪ và giờ HOÀNG ĐẠO để đặt.)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải hạn cho nhà có hướng ngũ quỷ –

Phong tục về những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày Tết

Phong tục về những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày Tết

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong 3 ngày Tết và đặc biệt là ngày mùng 1 Tết. Thì phong tục về những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày Tết đã được ông bà ta từ ngàn xưa đã chiêm nghiệm và đúc kết được, và truyền lại cho con cháu cho đến ngày nay.

Vậy những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày Tết là gì?

điềm lành ngày tết quất tứ quý

Những điềm lành ngày Tết.

Hoa mai: Sau Giao thừa, đến sáng mùng 1 Tết, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may, mọi người ai cũng cầu mong, vì sách có câu “Hoa khai phú quý”.

Vì vậy từ sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, nếu co hoa nở là điềm may mắn cho năm mới. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh xuất hiện bất ngờ.

Chó lạ vào nhà: Tục ngữ “Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang”.

Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.

Cây quất: Nếu cây có một hoặc nhiều hoa nở sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, hoặc chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc.

Những điều kiêng kỵ ngày Tết

Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:

Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm.

Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.

Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió v.v.

Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.

Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay.

Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.

Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.

Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. (Ca dao: “Mồng năm, mười bốn hăm ba. Đi chơi cũng lỗ chả là đi buôn.”)

(Trích Tín ngưỡng Việt Nam)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong tục về những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày Tết

Xem tướng năm ngón tay để biết tình yêu và sự nghiệp của bạn –

Nếu như xem tướng lông mày để biết tính cách của bạn, cũng như xem tướng ngón chân sẽ biết tính cách của một bạn nam. Thì xem tướng ngón tay sẽ cho bạn biết tình yêu và sự nghiệp của bạn như thế nào? Để biết được tướng năm ngón tay nói lên điều gì? c

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nếu như xem tướng lông mày để biết tính cách của bạn, cũng như xem tướng ngón chân sẽ biết tính cách của một bạn nam. Thì xem tướng ngón tay sẽ cho bạn biết tình yêu và sự nghiệp của bạn như thế nào? Để biết được tướng năm ngón tay nói lên điều gì? có ý nghĩa ra sao chúng ta cùng đọc bài viết sau nhé!

Nội dung

  • 1 Ý nghĩa của những ngón tay
    • 1.1 Ngón cái (từ 5 – 14 tuổi)
    • 1.2 Ngón trỏ ( từ 15 – 29 tuổi)
    • 1.3 Ngón giữa (Từ 30 – 44 tuổi)
    • 1.4 Ngón áp út (45 đến 59 tuổi)
    • 1.5 Ngón út (từ 60-74 tuổi)

Ý nghĩa của những ngón tay

0-1640-1403746830

Ngón cái (từ 5 – 14 tuổi)

Ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, tổ tiên, những người có ngón cái dày dặn thường được cha mẹ giúp đỡ nhiều.

Những người có ngón cái dài, vận số lúc nhỏ rất thuận lợi, tiến bộ nhanh, học giỏi, mạnh khỏe đồng thời được nhiều người lớn trong nhà yêu thương quan tâm. Trong sự nghiệp sẽ rất tự tin, trong tình yêu cũng chủ động và có nhiều khao khát mãnh liệt.

Nếu ngón cái hơi ngắn, ngay từ nhỏ người này đã phải tự lập, trong sự nghiệp thích thực tế, thường dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng, không thích khoe khoang sự giàu có của mình. Họ tiêu tiền rất hợp lý, không đem tiền đi phung phí vào mục đích hưởng thụ. Trang phục hoa lệ hay sơn hào hải vị trong mắt những người này đều là lãng phí không thực tế. Những người này cũng có nhu cầu sinh hoạt rất đơn giản, là người đáng tin cậy, nói một là một, không lòng vòng quanh co.

Người có ngón tay cái hơi phẳng và mỏng thường có tính cách tương phản với những người có ngón cái dày, họ không thích cuộc sống quá quy củ, cứng nhắc.

Nếu ngón cái phẳng và ngắn, thì trong việc tiền bạc sẽ rất thận trọng, bảo thủ, dẫn đến việc thiếu quyết đoán.

Ngón trỏ ( từ 15 – 29 tuổi)

Ngón trỏ trong thuật xem tay đại diện cho tham vọng và quyền lực của một người. Những người có tham vọng quyền lực lớn, chí tiến thủ cao thường có ngón trỏ dài. Mục tiêu cuộc sống của họ đề ra cũng rất cao, rất coi trọng sự nghiệp. Khả năng giao tiếp của họ cũng rất tốt, các mối quan hệ cá nhân tốt, thích người khác phục tùng mình. Trong tình yêu, họ sẵn sàng mạnh tay chi tiền cho người họ yêu.

Những người có ngón trỏ ngắn thường có lòng đố kỵ lớn, hay ghen tuông. Nếu thấy người xung quanh nổi bật hơn mình, họ sẽ cảm thấy không phục mà nhất định muốn vượt qua đối phương. Trong sự nghiệp họ sẽ rất vất vả, là người dễ tiếp cận trong tình yêu.

Ngón giữa (Từ 30 – 44 tuổi)

Ngón giữa là ngón dài nhất trong năm ngón tay và là ngón đứng ở vị trí trung tâm, tượng trưng cho vận mệnh của một người. Nếu là người có ngón giữa cao hơn hẳn những ngón tay khác thì người này khi đến tuổi trung niên sự nghiệp sẽ phát đạt, tài vận thịnh vượng, sức khỏe ổn định.

Nếu ngón giữa của họ ngắn, không cao hơn những ngón còn lại mấy, thì người này trong sự nghiệp thường thiếu kiên nhẫn khi làm việc, dường như không có hy vọng. Tài vận của họ cũng khá ổn định, trong tình yêu họ thường bị tương tư vây hãm, bởi vì họ yêu rất sâu đậm.

Ngón áp út (45 đến 59 tuổi)

Người có ngón áp út dài, trong sự nghiệp thường có cái nhìn độc đáo, trong công việc cũng tự lập ra kế hoạch cho riêng mình, tuần tự từng bước mà tiến hành. Họ không bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. Trong tình yêu, họ có con mắt thẩm mỹ rất tuyệt vời, là một người tình rất lãng mạng.

Nếu ngón áp út ngắn, người này sẽ rất cá tính. Trong công việc không có quá nhiều tham vọng, khiêm tốn, trầm, không thích đầu tư mạo hiểm. Trong tình yêu họ sẽ quan tâm khía cạnh thực tế cuộc sống nhiều hơn. Chuyện tình cảm và tiền bạc của họ đều ổn định, không phải gặp quá nhiều thăng trầm.

Nam giới có ngón trỏ và ngón áp út dài bằng nhau; nữ giới có ngón áp út cao hơn ngón trỏ thường có tỷ lệ đồng tính cao hơn bình thường.

Ngón út (từ 60-74 tuổi)

Những người có ngón út dài, khả năng quan sát tốt, có tài ăn nói, sự nghiệp tương đối phát triển. Trong tình yêu họ có tính chiếm hữu mạnh. Người có ngón út dài cũng cho thấy khi về già mọi chuyện với họ đều thuận lợi, sức khỏe tốt.

Người có ngón út ngắn, thích sự thẳng thắn, trong sự nghiệp không thích vòng vo, coi trọng danh dự. Tài vận của họ cơ bản là ổn định. Trong tình yêu tuy yêu rất sâu, nhưng họ không giỏi dùng lời nói để biểu đạt tình cảm.

Xem thêm:

  • Xem Tướng Eo Và Tướng Mông Của Phụ Nữ
  • Xem Tướng Trẻ Em Có Số Phận Tốt Và Xấu 
  • Xem Tướng Khuôn Mặt Đoán Phúc Phận
  • Xem tướng khuôn mặt
  • Xem tướng cổ
  • Xem vận mệnh của mình qua hình dáng móng tay


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng năm ngón tay để biết tình yêu và sự nghiệp của bạn –

Các lễ hội ngày 17 tháng 7 âm lịch - Hội Đền Bảo Hà

Hội Đền Bảo Hà được tổ chức định kì hàng năm vào ngày 17 tháng 7 âm lịch tại xã Bảo Hà, huyện Yên Bảo, tỉnh Lào Cai.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 17 tháng 7 âm lịch - Hội Đền Bảo Hà

Các lễ hội ngày 17 tháng 7 âm lịch - Hội Đền Bảo Hà

Hội Đền Bảo Hà

Thời gian: tổ chức vào ngày 17 tháng 7 âm lịch.

Địa điểm: xã Bảo Hà, huyện Yên Bảo, tỉnh Lào Cai.

Đối tượng suy tôn: Tưởng nhớ tới ngày giỗ của tướng Hoàng Bảy.

Nội dung: Đền Bảo Hà có rất nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là Lễ thượng nguyên (rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), lễ Tết muộn (Tết tất niên). Lễ hội Đền Bảo Hà và lễ hội Đền Thượng là hai lễ hội đông vui nhất tỉnh Lào Cai. Đó chính là thời điểm hội tụ sức mạnh cộng đồng và gửi gắm khát vọng về no ấm, hòa bình của người dân Lào Cai nói riêng trong suốt chiều dài lịch sử.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 17 tháng 7 âm lịch - Hội Đền Bảo Hà

Mê tín và khoa học

“Mê tín” hay “ khoa học” đều là mộtsự bình phẩm. Trong ngôn ngữ hiện đại, từ đối lậpnhất với “mê tín là “ khoa học”. Cả hai từ trên một khía cạnh nào đó đều chỉchung một “sự thật”, còn trong đa số trường hợp đều cùng chỉ chung một “sựthật” , còn trong đa số trường hợp đều cùng thể hiện sự bình phẩm. Mà đã làbình phẩm thì luôn gắn với những hình thái quyền lực khác nhau.
Mê tín và khoa học

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khi đánh giá vấn đề người ta thường sử dụng từ khoa học. Hiện nay người ta thường gắn văn hóa vật chất phương tây với khoa học và kỹ thuật (hình thái được vật chất phương tây với khoa học kỹ thuật, hình thái được vật chất hóa của khoa học) vào làm một. Do đó khoa học bèn trở thành bình phẩm có giá trị cao nhất. Khi người ta muốn đưa một sự việc hay sự vật lên giá trị cao, đáng được tôn trọng nhất thì người ta gắn cho nó cái “ mũ” khoa học, hoặc là đã được “khoa học chứng minh”.

Một số học giả gần đây, tuy ít thì muốn nêu cao tư tưởng tinh hoa của nho gia, nhưng ngược lại cho học thuyết âm dương, ngũ hành là cặn bã. Họ gọi âm dương, ngũ hành – một học thuyết đã từng thống trị trong các lĩnh vực thuật số như thiên văn, ngũ hành, hình pháp (phong thuỷ, tướng thuật), đoán mệnh, y thuật, vọng khí, v.v.. là “mê tín”. Đó rõ ràng là đứng trên quan điểm thể nghiệm thế giới theo văn hóa phương Tây để bình phẩm những hiện tượng của văn hoá Trung Quốc cổ.

Xem qua lịch sử Trung Quốc cận đại, đó là một bộ lịch sử hoặc là với thái độ dùng phương thức truyền thống của Trung Quốc để chống lại, bài xích văn hóa phương Tây, hoặc với thái độ lợi dụng văn hóa phương Tây một cách có chọn lọc, hoặc với thái độ cam tâm tình nguyện tiếp thu toàn bộ văn hóa phương Tây làm cho lịch sử triệt tiêu lẫn nhau. Từ sau khi văn hóa phương Tây dùng nước thánh, thuốc phiện, pháo hạm mở rộng cánh cửa vào Trung Quốc, người ta bắt đầu so sánh hai nền văn hóa dưới những góc độ khác nhau và cuối cùng  rút ra  kết luận phổ biến là: phương Tây “tiên tiến” còn Trung Quốc “lạc hậu”. Văn hóa của Trung Quốc chỉ có thể so sánh với  một giai đoạn nào đó trong quá khứ của phương Tây. Sự biến đổi các hình thái và thứ lớp của văn hóa phương Tây bèn trở thành mô hình duy nhất, con đường duy nhất để phát triển văn hóa của nhân loại. Họ có những cái mà ta không có như chế đọ “dân chủ”, thể chế chính trị – kinh tế, phương pháp  quản lý khoa học kỹ thuật, nền công nghiệp hiện đại, giáo dục, v..v.. đều là những cái mà chúng ta đang lạc hậu và là những điều kiện đủ để trở thành tiên tiến. Còn cái mà ta có, họ không có thì lại trở thành nguyên nhân lạc hậu của ta, thành nhân tố hạn chế, làm trở ngại có sự tiến lên, thành gánh nặng lịch sử. Từ đó mà vứt bỏ hết “ truyền thống”, dấy lên  phong trào tìm kiếm “chân lý” trong văn hóa phương Tây. Người ta hy vọng từ trong “ công nghiệp cứu quốc”, “ khoa học kỹ thuật cứu quốc”, “giáo dục  cứu quốc” để tìm được “thuận với trào lưu thế giới”, cho đó là “cứu quốc bảo trọng”. Trong quá trình phá bỏ trật tự cũ, âm dương, ngũ hành bèn trở thành đối tượng bị đả phá đầu tiên, cho dù trên một ý nghĩa nào đó, đấy chỉ là sự  phá bỏ hình thái bề ngoài.

Một ví dụ đầy kịch tính nhất là sự thay đổi trong đánh giá về Trung y – một trong những thuật y học cổ đại của Trung Quốc. Trong phong trào văn hoá mới, trung y cũng giống như các phương thuật khác đã từng bị xem là mê tín. Âm dương, ngũ hành là đại bản doanh của mê tính. Kết luận là : “cái chết có liên quan đến sự sống chết của ông cha ta đều là sản phẩm của quan niệm âm dương ngũ hành này”. Với chi phối của cách  đánh giá đó, trung y đã từng bị coi là một tai ách. Nhưng về sau, đặc biệt là mấy chục năm gần đây, tình hình này đã có sự thay đổi căn bản. “Mê tín” nhảy vọt thành “khoa học”. Trung y với tư cách là một sự thật, bản thân nó không hề thay đổi, mà thay đổi là sự đánh giá. Ở đây rõ ràng mê tính hay khoa học chẳng qua chỉ là sự đánh giá. Thuật số làm một trong những hình thái quan trọng của văn hóa Trung Quốc cổ đại. Sau nhà Đường và Ngũ đại, thuập số đoán mệnh được lưu hành hơn 1000 năm, cao nhất là vua  cho chí thường dân đều thành tâm tin tưởng. Mấy chục năm lại đây ngược  lại bị xem là mê tín. Sở dĩ nói đó chỉ là một sự bình phẩm vì Trung y và thuật đoán  mệnh đều cùng một hệ thống, cùng có sắc thái như nhau, thế mà y học thì lại được xem là khoa học. Cho nên “mê tín” là một sự bình phẩm mang thiên kiến.

“Mê tín” và “khoa học” đều chỉ là một tín ngưỡng. Đối với mê tín thường được định nghĩa là: “sự tín ngưỡng thiếu bản chất lý tính, chỉ thuần tín ngưỡng hoặc tập tục”. Vì trước hết nó là một tính ngưỡng, sau nữa là “thiếu bản chất lý tính”. Song trong ngôn ngữ hiện đại, từ đối lập với mê tín là khoa học thì lại chính là được xây dựng trên cơ sở của sự tín ngưỡng. Đó là sự tín ngưỡng đối với “công lý” ( theo Bách  khoa toàn thư).

Sistot cho rằng, công lý là nguyên lý thứ nhất không thể chứng minh được. Tất cả mọi khoa học có tính chứng minh đều bắt đầu từ nguyên lý thứ nhất này. Mỗi  môn khoa học đều có nguyên lý thứ  nhất của nó. Như hình học giải tích – môn biểu hiện rõ nhất “tinh thần lý tính” của Hy lạp  là được xây dựng trên một số tiên đề – cái phải tự thừa nhận chứ không chứng minh được.

Cái phải tự thừa nhận mà không thể chứng minh được chính là dựa trên tín ngưỡng. Chỉ có thừa nhận những nguyên lý thứ nhất đó  thì loài người mới có thể thu được tri thức. Do đó “ Kinh thánh” tuyên bố “ mầm mống và tinh hoa của tín ngưỡng đều là mở đầu của tri thức”. Bất luận là công lý hay mầm mống tinh hoa của tín ngưỡng đều là sự thể nghiệm, đều là chân lý tự hiểu, không chứng minh. Loại sự thực mà không thể dùng lý tính hoặc logic suy đoán để chứng minh thì đó là sự biểu hiện của tín ngưỡng. Loại tín ngưỡng này không có “bản chất lý tính”.

Khoa học ngày nay được xem là vạn năng, do đó nó cũng là một loại tín ngưỡng. Mọi người , boa gồm cả hàng vạn nhà khoa học đều sùng bái khoa học, thực chất đó là một hành vi tín ngưỡng. Khoa học hiện đại là biểu tượng của vũ trụ cơ học. Trong thế giới thể nghiệm về sự vận động cơ học thì giữa tôi và vật tách rời nhau. Ta là người đứng riêng ra  để nghiên cứu, chỉ quan sát, mô phỏng ( ví dụ như thí nghiệm, lập mô hình toán học, v.v.) . Sự vận động của vật chất là một tồn tại khách quan. Dưới sự so sánh, tham chiếu các hiện tượng của vũ trụ cơ học thì thế giới “vạn vật có trong tôi”, khi đó “vạn vật với tôi làm một” tự nhiên bị xem là chủ nghĩa thần bí. Đó chính là hai sự tín ngưỡng khác biệt nhau, do một bên “ khoa học” xem vật tách khỏi tôi và một bên “ mê tín” cho tôi và vạn vật hòa làm một, do cái biểu tượng của hai thế giới thể nghiệm khác nhau tạo nên.

Khoa học hiện đại ngày nay chỉ là sự mô phỏng vũ trụ cơ học.  Các môn khoa học hiện đại được các nhà khoa học tín ngưỡng thực chất là sự mô phỏng theo vật lý học, là sự mô phỏng theo các hiện tượng của vũ trụ cơ học. Theo lời sử gia khoa học người Anh  - Tapi mà nói: “ Khoa học có thể gọi là những tri thức có đầu có đuôi về các hiện tượng tự nhiên, cũng có thể gọi là sự nghiên cứu lý tính giữa các loại quan niệm diễn đạt các hiện tượng tự nhiên”. Những nghiên cứu này , những kiến thức này đều tiến hành và thu được theo sự chi phối của  quan niệm vũ trụ cơ học. Đặc trưng cơ bản nhất của vũ trụ cơ học là sự vận động cơ học về số lượng và khối lượng. Vật lý học bèn trở thành mô hình kinh điển của biểu tượng vũ trụ này, sử gia khoa học người Anh nói: “Những người tự xưng là “nhà khoa học” trong những lĩnh vực này luôn luôn thừa nhận rằng mình đã tuân theo phương pháp kinh nghiệm của vật lý, giam mình trong phòng thí nghiệm vật lý hiện đại, phân tích thế giới qua các con số . Họ không biết rằng phương pháp mà họ cố tuân theo không những không có hiệu quả mà cũng là phương pháp không làm cho vật lý học thành công.” (A.F. Charmosse: “Khoa học thực chất là gì”).

Vật chất và máy móc là các hình thái văn hóa bề mặt, là hình tượng của ý thức, là vật dụng. Bản thân khoa học kỹ thuật và đối tượng của nó đều là vật chất. Khi con người gọi chung chính trị, hệ thống quản lý là khoa học và dùng kỹ thuật để xử lý nó thì nền văn hóa phương Tây với danh nghĩa là chủ nghĩa nhân đạo, đề cao cái tôi lên hàng đầu, cũng đã đồng thời đem con người đặt ngang với vật chất. Đáng tiếc là loại vật chất này lại trở thành đối tượng cho con người sùng bái , trở thành mục tiêu tìm kiếm. Sự dốc tâm lực vào việc chế tác ra loại vật chất  này lại trở thành đối tượng cho con người sùng bái, trở thành mục tiêu tìm kiếm. Sự dốc tâm lực vào việc chế tác ra loại vật chất này chứng tỏ xu hướng tìm đến kỹ thuật của nên văn hóa phương Tây. Khoa học ngày nay chẳng qua là một hệ thống trừu tượng của thế giới vật lý. Cho nên nếu cứ khăng khăng tìm kiếm kỹ thuật tức là  chỉ lo tìm hình tượng mà không chú ý đến bản chất, như thế tất nhiên sẽ dẫn đến hậu quả bi kịch là chỉ nắm kỹ thuật, bỏ qua đạo lý. Những  nhà sáng tạo thuộc thế hệ mới ở phương Tây đã nhạy cảm hơn chúng ta nhiều khi cảm thấy nền văn hóa của họ đang đứng trước những nguy cơ bao gồm cả những hiện tượng bề mặt như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, nguy cơ khủng hỏang năng lượng, vấn đề dân số, v..v.  kể cả nguy cơ tín ngưỡng.

Trong khi chúng ta, những người ở khu vực phi văn hóa phương Tây đang cố tìm kiếm kỹ thuật phương Tây thì một số nhà triết học phương Tây đã sớm bắt đầu tìm phương cứu thế từ bên ngoài văn hoá phương Tây. Điều đó chứng tỏ văn hóa phương Tây đang mất dần vị thế thống trị hơn 100 năm nay. Hình thái văn hóa phương Tây là lấy kỹ thuật làm biểu tượng dẫn đầu. Còn các nhân sĩ văn hóa phương Đông của chúng ta khi sử dụng kỹ thuật của phương Tây lại không hiểu được đạo lý của biểu tượng đó, tức là dùng kỹ thuật mà bỏ quên đạo lý. Như thì làm sao mà thoát khỏi được những bế tắc của đám bụi trần do lịch sử tích tụ lại.

Ý rõ, đạo sáng để thể hiện thế giới. Sự khác nhau giữa khoa học hiện đại  với “ mê tín dạng Trung Quốc” chỉ là ở chỗ: cái trước thể nghiệm thế giới theo các: con người  tách khỏi xung quanh, còn cái sau thể nghiệm thế giới theo cách: con người và xung quanh, còn cái sau thể nghiệm thế giới theo cách: con người và xung quanh hòa làm một. Am dương ngũ hành, cái bị gọi là đại bản doanh của mê tín chính là thế giới quan tự nhiên hay triết học tự nhiên của người Trung Quốc cổ đại chứ không phải người ngày nay khiên cưỡng , phụ họa ra. Vì trong sự thể nghiệm của người Trung Quốc cổ đại không có thiên nhiên đối lập với con người, trời đất đối lập với bản thân ta. Am dương, ngũ hành thống triệt trong tất cả mọi thứ nghiệm. Nó là biểu tượng toàn bộ thông tin giữa vũ trụ với cuộc sống con người. Thuật toán mà ngày nay bị xem là “mê tín” , ngày xưa vốn chiếm một vị trí rất cao. Giá trị vị trí của nó còn cao hơn cả khoa học ngày nay, vì không những nó là biểu tượng mà con là mô phongr thế giới thể nghiệm; là mô hình bầu trời ( hay đạo). Ý nghĩa của nó vô cùng to lớn. Am dương ngũ hành là biểu tượng, trong biểu tượng nó bao gồm cả ý nghĩa; thuật số  là kỹ thuật , nhưng trong kỹ thuật đó đã có đạo. Rõ được điều đó tức là ý rõ , đạo sáng. Nền văn hóa chân chính là sự hòa quyện không chỉ giữa biểu tượng với vật thể mà còn là ở ý và đạo. Sự dung hợp nền văn hóa mới không chỉ lấy kỹ thuật làm trọng mà phải là một quá trình “đồng hóa” rộng rãi hơn, to lớn hơn, tinh hoa hơn, sâu sắc hơn trong đó lấy sự thể nghiệm thế giới làm cốt lõi. Hiểu rõ ràng và sâu sắc ý nghĩa tận cùng của văn hóa Trung Quốc chính là ở chỗ này.




Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mê tín và khoa học

Theo phong thủy học, độ cao thấp của bố cục kiến trúc xung quanh căn nhà có thuyết pháp gì? –

Nếu bố cục kiến trúc xung quanh căn nhà là bên trái cao bên phải thấp, cũng có nghĩa là Thanh Long cao hơn Bạch Hổ, gia đạo, sự nghiệp của người nam chủ nhân sẽ phồn vinh, hưng thịnh. Tuy nhiên chúng ta cần phải chú ý, bố cục trái cao phải thấp chỉ d

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ùng cho Dương trạch thì mới là quẻ cát. Nếu dùng cho Âm trạch thì sẽ không tốt. Theo phong thuỷ, điều tốt nhất khi rồng mạnh hơn hổ. Ví dụ với một toà nhà, sẽ có 4 loại Thanh Long mạnh hơn Bạch Hổ như sau:

Thứ nhất: Long ngang Hổ phục. Bên trái của toà nhà tương đối cao, bên phải tương đối thấp.

Thứ hai: Long trường Hổ đoản. Bên trái của toà nhà tương đối dài, rộng rãi còn bên phải thì ngắn, hẹp.

Thứ ba: Long gần Hổ viễn. Bên trái gần với bản thân, bên phải xa bản thân.

Thứ tư: Long thịnh Hổ suy. Bên trái đặc biệt nhiều, bên phải đặc biệt ít (thậm chí không có).

p66

Nếu bố cục kiến trúc của một căn nhà có địa hình bên phải cao, bên trái thấp thì là Bạch Hổ cao hơn Thanh Long. Nếu dùng cho căn nhà Âm trạch thì chủ nhân của nó rất hiển hách. Nhưng nếu dùng cho căn nhà Dương trạch thì chủ nhân rất bôn ba, khốn đốn.

Trong Phong thuỷ học, Bạch Hổ thích tĩnh, không thích động.

Nếu bên Bạch Hổ quá mạnh thì phạm phải Bạch Hổ sát. Thông thường, căn nhà có hiện tượng kiến trúc bên phải cao hơn bên trái, dài hơn bên trái, quá gần căn nhà hoặc những kiến trúc bên phải nhiều hơn bên trái thì đều phạm phải Bạch Hồ sát.

Những căn nhà như vậy, nhẹ thì chủ nhà có nhiều bệnh tật hoặc vì bệnh mà phá tài, tiền của đổ hết vào việc chạy chữa bệnh tật. Nặng thì có người bị thương vong. Cách hoá giải: Đặt một đôi kỳ lân tại vị trí thu sát.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Theo phong thủy học, độ cao thấp của bố cục kiến trúc xung quanh căn nhà có thuyết pháp gì? –

Tai sao những năm gần đây có phong trao khôi phục việc họ ?

Từ năm 1975 lại nay, nhất là những năm gần đây. Từ Bắc chí Nam đều có phong trào khôi phục việc họ, với nội dung: Diễn dịch, biên soạn, phổ biến gia phả, sửa sang tôn tạo tổ mộ, từ đường tổ chức tế tự, giỗ tổ hàng năm và gắn bó tình cảm gia tộc hơn trước. Đó là một phong trào tự phát, chưa có một văn bản chỉ thị nào của cơ quan trung ương địa phương, hay ngành văn hoá có hướng dẫn khuyễn khích. Vậy nhân tố nào chỉ đạo, thúc đẩy phong trào lan rộng nhanh như vậy ?
Tai sao những năm gần đây có phong trao khôi phục việc họ ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đây là quy luật phát triến xã hội khách quan.

Trong thời kỳ kháng chiến. Mọi người dân, trên cương vị của mình đều phải dồn toàn bộ tâm sức vào sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc, mọi người khi đó còn phải lo những vấn đề bức xúc nhất : Ăn ở, sống chết ... và những việc không thể đình hoãn được. Sau khi hoà bình, cuộc sống vật chất đã tương đối ổn định thì nhu cầu về đời sống tinh thần văn hoá lại nổi lên. Việc đi lại, thăm viếng nhau trong gia đình họ hàng thân thuộc, việc củng cố, gắn bó mối quân hệ gia tộc, việc thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ từ ngàn xưa đẵ trở thành tâm linh của mọi người. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống văn hoá và tư tưởng.

Dưới bất kỳ xã hội nào, dù xu hướng chính trị, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, tình cảm gia đình vẫn vậy. Tĩnh gia tộc là khái niệm mở rộng của tình gia đình, máu thoảng hơn nước lã. Đó là tình cảm tự nhiên mọi người đều thừa nhận .

Vì vậy. Khôi phục việc họ là việc làm hợp với tâm tư của số đông nhân dân, một người đề xướng được trăm người hưởng ứng. Đó cũng là thuần phong mỹ tục.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tai sao những năm gần đây có phong trao khôi phục việc họ ?

Giải mã ý nghĩa giấc mơ thấy con cá –

Giấc mơ thấy cá tượng trưng cho sự thanh thoát và may mắn. Cá liên kết với nước. Cá mang đến nhiều trí tuệ kiến thức, bởi vì cá có thể bơi đến tận sâu của lòng đại dương và mang về cho con người nhiều điều mới mẻ. Bên cạnh đó, nằm mơ thấy cá còn có r
Giải mã ý nghĩa giấc mơ thấy con cá –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải mã ý nghĩa giấc mơ thấy con cá –

Các ngày “Kỵ sửa chữa nhà xưởng, chuồng trại” –

Tháng Giêng - Hai - Ba: tránh các ngày Hợi - Tý - Thìn và các ngày Canh Thân - Canh Dần - Tân Dậu - Nhâm Thìn. Tháng Tư: tránh các ngày Hợi - Tý - Tị - Dậu - Sửu và các ngày Canh Thân - Canh Dần - Tân Dậu - Nhâm Thìn. Tháng Năm: tránh các ngày Tý -

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

sua-chua-nha-xuong

Tháng Giêng – Hai – Ba: tránh các ngày Hợi – Tý – Thìn và các ngày Canh Thân – Canh Dần – Tân Dậu – Nhâm Thìn.

Tháng Tư: tránh các ngày Hợi – Tý – Tị – Dậu – Sửu và các ngày Canh Thân – Canh Dần – Tân Dậu – Nhâm Thìn.

Tháng Năm: tránh các ngày Tý – Sửu – Dần – Mão – Ngọ – Dậu và ngày 24.

Tháng Sáu: tránh các ngày Tý – Mão – Thìn – Tị – Ngọ – Dần – Tuất và ngày 23.

Tháng Tám: tránh các ngày Tý – Mão – Ngọ – Mùi – Thân – Hợi và ngày 27.

Tháng Chín: tránh các ngày Tý – Sửu – Dần – Tị – Thân và ngày 15.

Tháng 10: tránh các ngày Sửu – Dần – Thân – Thìn – Tuất – Hợi và ngày 15.

Tháng 12: tránh các ngày Tý – Mão – Thìn – Mùi – Dậu – Hợi và ngày 11.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các ngày “Kỵ sửa chữa nhà xưởng, chuồng trại” –

Xem phương vị để vượng sự nghiệp, danh tiếng, hôn nhân

Trong ngôi nhà luôn được chia thành các phương vị khác nhau. Mỗi phương vị lại có tác động đến từng lĩnh vực trong cuộc đời con người.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phong thủy có tác dụng mang tính quyết định tới vận thế của mỗi người. Theo phong thủy học, mỗi phương vị đại diện cho một vận thế khác nhau, vì vậy, nếu biết cách bài trí các vật phong thủy hoặc chú trọng tới bố cục của phương vị đó, bạn có thể làm vượng vận thế của mình.

Sự nghiệp

 xem phuong vi de vuong su nghiep, danh tieng, hon nhan - 1

Đặt bể cá ở hướng chính Bắc để thúc đẩy vận thế sự nghiệp.

Hướng chính Bắc đại diện cho vận thế sự nghiệp, thuộc Thủy hành, màu sắc may mắn là xanh lam và đen. Ở vị trí này, các vật thuộc Thủy sẽ có tác dụng hỗ trợ rất lớn đối với sự nghiệp của người trong nhà, như bể cá, tranh non nước,... Bạn cũng có thể đặt các vật trang trí bằng kim loại màu đen, do Kim có thể sinh Thủy.

Danh tiếng

Hướng chính Nam đại diện cho vận thế danh tiếng, thuộc Hỏa hành, màu sắc may mắn là màu đỏ. Hướng chính Nam thích hợp treo các tranh phượng hoàng, hồng hạc gọi mặt trời… Các vật màu đỏ như thảm màu đỏ, đồ gỗ màu đỏ đều thích hợp đặt ở đây. Nếu đặt thêm đèn chiếu sáng ở vị trí này, thanh danh của bạn sẽ được nâng cao.

Sức khỏe

Hướng chính Đông có liên quan tới sức khỏe của người trong nhà. Vị trí này đặt các loại cây cành lá xum xuê có thể thúc đẩy sức khỏe và tuổi thọ của người trong nhà. Các vật trang trí thuộc Thủy như tranh sơn thủy cũng rất thích hợp, do Thủy có thể nuôi Mộc.

Con cháu

Hướng chính Tây có liên quan tới vận thế con cháu, ngũ hành thuộc Kim, thích hợp với màu trắng, vàng kim, bạc. Các vật điêu khắc kim loại; chuông gió kim loại gồm 6 cột, bên trong rỗng; tivi và loa đài đều thích hợp đặt ở khu vực này. Do Thổ có thể sinh Kim, nên đặt bình hoa màu trắng hoặc thủy tinh ở đây có tác dụng thúc đẩy việc sinh con, sinh cháu.

Học hành (Văn Xương)

 xem phuong vi de vuong su nghiep, danh tieng, hon nhan - 2

Bình hoa sứ đặt ở phía Đông Bắc có tác dụng hỗ trợ cho việc thi cử, học hành của con trẻ.

Nếu như trẻ trong nhà đang tới kì thi, tốt nhất nên chú ý tới bố cục phía Đông Bắc. Khu vực này thuộc Thổ, thích hợp các màu vàng hoặc màu đất. Các vật thuộc Thổ như bình hoa sứ đều có thể làm tăng năng lượng cho khu vực. Có thể thay bình hoa sứ bằng thủy tinh.

Quý nhân

Làm vượng năng lượng phía Tây Bắc của phòng khách, có tác dụng làm tăng vận thế quý nhân và các mối quan hệ xã hội. Khu vực này thuộc Kim, thích hợp đặt các vật trang trí màu trắng, vàng kim, bạc... như vật điêu khắc kim loại, đèn chùm màu trắng... Treo dây thừng xuyên 6 đồng tiền cổ hoặc chuông gió kim loại 6 cột rỗng ở vị trí này cũng là ý kiến không tồi.

Tiền tài

 xem phuong vi de vuong su nghiep, danh tieng, hon nhan - 3

Các loại cây lá tròn như cây kim tiền đặt ở phía Đông Nam phòng khách có tác dụng chiêu tài.

Phía Đông Nam của phòng khách là tài vị của gia đình, ngũ hành thuộc Mộc, thích hợp màu xanh lục, nên có thể đặt các vật thuộc Thổ ở đây để nâng cao tác dụng chiêu tài, trong đó các loại cây xanh lá tròn là thích hợp nhất.

Tình duyên

ếu như muốn tăng vận thế tình duyên và hôn nhân, phía Tây Nam phòng khách cần được chú trọng. Phía này thuộc Thổ, việc thúc đẩy năng lượng hướng này cũng giống như hướng Đông Bắc, đặt các đèn treo để tăng thêm năng lượng, thúc đẩy mối quan hệ hòa hợp của vợ chồng. Thủy tinh thiên nhiên và ảnh toàn gia đình cũng có tác dụng tương tự.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem phương vị để vượng sự nghiệp, danh tiếng, hôn nhân

Giấc mơ hạnh phúc ngọt ngào khi mơ thấy gốm

Với người đã có gia đình thì mơ thấy gốm sứ là điềm báo gia đình bạn sẽ êm ấm, hạnh phúc. Còn với người đang yêu hoặc đang tìm kiếm tình yêu thì mơ thấy gốm
Giấc mơ hạnh phúc ngọt ngào khi mơ thấy gốm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

sứ là điềm báo sẽ sớm tìm thấy tình yêu đích thực và tình yêu sẽ đơm hoa kết trái.

 
Giải mã giấc mơ thấy gốm:

Giac mo hanh phuc ngot ngao hinh anh
Mơ thấy cái đĩa có kiểu dáng đơn giản là ước mong về một cuộc sống giản dị

Mơ thấy gốm sứ màu trắng là biểu thị bạn đang có một tình yêu trong sáng, thuần khiết.

 

Mơ thấy đồ gốm rực rỡ sắc màu là dự báo cuộc sống của bạn vô cùng phong phú, nhiều màu sắc và nhiều cung bậc cảm xúc.

 

Tuy nhiên, nếu mơ thấy gốm sứ bị vỡ thì bạn nên cẩn thận trong mọi việc dù là việc bình thường hay to tát. Vì mọi điều đều có thể xảy ra, bạn có thể sẽ gặp phải một số trở ngại nho nhỏ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại đó.

 

Chiếc đĩa trong mơ cũng là điềm báo về cuộc sống hạnh phúc. Mơ thấy đĩa có hình dáng và màu sắc đơn giản nói lên bạn khát khao về một cuộc sống giản dị, gia đình êm ấm.

 

Chiêm bao thấy mình cầm một chiếc đĩa trên tay là bạn sắp gặp được tri kỷ, một người vô cùng tâm đầu ý hợp.

 

Chiêm bao thấy có người tặng đĩa cho mình, ý là người đó rất muốn san sẻ niềm vui với bạn, họ yêu quý và cực kỳ tin tưởng bạn. Hãy chia vui cùng họ để cuộc sống có ý nghĩa hơn nhé.

 

Chiêm bao thấy hình ảnh chiếc đĩa, nhưng lại trống trơn, không có đồ ăn gì là ngụ ý bạn đang có một cuộc sống cực kỳ vui vẻ, gia đình hay những người yêu quý bạn sẽ là người đem lại niềm vui cho bạn đó.

 

Chiêm bao thấy đĩa nhưng cái đĩa ấy lại có hình dáng gần giống như một cái bát thì điều này thể hiện ước vọng nữ tính trong bạn, bạn là người thích vẻ đẹp truyền thống. Mơ thấy gốm dự báo bạn sẽ gặt hái nhiều thành công nếu tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật.

► Tham khảo thêm: Ý nghĩa mơ thấy người chết, mơ thấy nước, mơ thấy cá

Tổng hợp

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giấc mơ hạnh phúc ngọt ngào khi mơ thấy gốm

Ý nghĩa sao Tiểu Hao - Là một sao xấu chủ sự hao tán

Người thường hay thay đổi chí hướng, nghề nghiệp, tính hào phóng, thích tiêu pha, ăn xài lớn, hay ly hương lập nghiệp, thích đi đây đi đó.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý nghĩa sao Tiểu Hao - Là một sao xấu chủ sự hao tán

Ý nghĩa sao Tiểu Hao - Là một sao xấu chủ sự hao tán

Hành: Hỏa

Loại: Hao Tinh, Bại Tinh

Đặc Tính: Phá tán, hao tán

Tên gọi tắt thường gặp: Hao 

Là một sao phụ tinh, một trong sao bộ đôi Tiểu Hao và Đại Hao. Gọi tắt là Song Hao. Cũng là sao thứ 4 trong 12 sao thuộc vòng sao Bác Sĩ theo thứ tự: Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ.

Cũng là một trong 6 sao của bộ Lục Bại Tinh gồm các sao Tiểu Hao, Đại Hao, Tang Môn, Bạch Hổ, Thiên Khốc, Thiên Hư (gọi tắt là Song Hao Tang Hổ Khốc Hư).

Vị Trí Ở Các Cung của sao Tiểu Hao:

Đắc địa: Dần, Thân, Mão, Dậu.

Hãm địa: Tý, Sửu, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Ở Cung Mệnh:

Tướng Mạo: Cung Mệnh có sao Tiểu Hao, thì lùn, đẹt, ốm.

Tính Tình: Người thường hay thay đổi chí hướng, nghề nghiệp, tính hào phóng, thích tiêu pha, ăn xài lớn, hay ly hương lập nghiệp, thích đi đây đi đó hoặc làm các nghề lưu động, di chuyển.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Với Các Sao Khác:

Đại Hao, Tiểu Hao, Cự Môn, Thiên Cơ: Rất giàu có, tiền bạc thừa thãi vô cùng.

Sao Tiểu Hao gặp Hỏa, Linh: Bị nghiện (ghiền).

Sao Tiểu Hao với Tuyệt đồng cung: Xảo quyệt. Nếu Mệnh vô chính diệu thì càng giả trá và rất keo kiệt, tham lận.

Sao Tiểu Hao gặp Tham Lang đồng cung hay xung chiếu: Hiếu sắc, dâm dật nhưng rất kín đáo.

Sao Tiểu Hao gặp Hóa Kỵ: Vất vả, túng thiếu.

Đào, Hồng, Đại, Đại Hao: Tốn tiền nhân tình.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Ở Cung Phụ Mẫu:

Cha mẹ không được sống gần quê cha đất tổ, phải thay đổi nơi ăn chốn ở, nghề nghiệp.

Sao Tiểu Hao, Hóa Kỵ thì cha mẹ vất vả.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Ở Cung Phúc Đức:

Sao Đại Hao ở cung Phúc Đức có nghĩa là bần hàn, giòng họ ly tán, tha hương lập nghiệp. Đại Hao rất kỵ ở cung này.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Ở Cung Điền Trạch:

Không có điền sản (nếu thêm Không, Kiếp càng chắc).

Dù có cũng phải bán, hoặc phải hao tốn tài sản.

Gặp Không, Kiếp đắc địa thì điền sản được mua đi bán lại rất mau.

Hao tốn vì dọn nhà cửa, thay đổi chỗ ở, hoặc một kiểng hai hoa.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Ở Cung Quan Lộc:

Làm việc có tính cách lưu động, thường hay thay đổi chỗ làm hay đổi nghề nghiệp.

Tiểu Hao gặp Hóa Quyền: Người dưới khinh ghét.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Ở Cung Nô Bộc:

Bị tôi tớ trộm cắp, làm hao tốn của cải hoặc bị người dưới, bạn bè ăn chận.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Ở Cung Thiên Di:

Tiểu Hao ở cung Thiên Di có nghĩa là khi ra ngoài tốn tiền, thường phải tha hương lập nghiệp, thay đổi chỗ ở nhiều lần.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Ở Cung Tật Ách:

Giải trừ được tai nạn, nhưng nếu có thêm các sao xấu như Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Hóa Kỵ thì vì đam mê một thứ nào đó mà sinh ra bệnh tật.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Ở Cung Tài Bạch:

Trừ phi đắc địa, vì bản chất của Tiểu Hao là hao tán, cho nên đóng ở cung nào làm giảm cái tốt của cung đó. Đặc biệt Tiểu Hao rất kỵ những cung Tài, Điền, Phúc. Về điểm này, Tiểu Hao nghịch nghĩa với Đẩu Quân.

Sao Tiểu Hao ở cung này có nghĩa là tán tài, hao tài, nghèo túng, có dịp phải ăn tiêu luôn.

Sao Tiểu Hao gặp Đào, Hồng: Tốn tiền vì gái.

Nếu Tiểu Hao gặp Phá hay Tuyệt thì bị phá sản. Tiểu Hao gặp Không, Kiếp cũng bị phá sản.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Ở Cung Tử Tức:

Sinh nhiều nuôi ít.

Con cái không được ở gần cha mẹ.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Ở Cung Phu Thê:

Đi xa mà gặp duyên nợ, việc cưới xin dễ dàng.

Đà La, Thiên Hình, Thiên Riêu thì người hôn phối phong lưu, tài tử.

Ý Nghĩa sao Tiểu Hao Ở Cung Huynh Đệ:

Anh chị em ly tán, mỗi người một chí hướng.

Tiểu Hao Khi Vào Các Hạn:

Có dịp hao tài tốn của hoặc vì tang khó, bệnh tật hay bị mất trộm.

Có sự thay đổi hoặc nghề nghiệp, hoặc chỗ làm, hoặc chỗ ở, hoặc đi ngoại quốc.

Nếu có ốm đau, thì mau hết bệnh.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa sao Tiểu Hao - Là một sao xấu chủ sự hao tán

Tránh nguy cơ bị sa thải bằng thuật phong thủy nơi làm việc

Theo phong thủy học, một số vị trí làm việc không tốt không những ảnh hưởng đến việc phát triển sự nghiệp của bạn mà thậm chí còn có thể dẫn đến nguy cơ khiến bạn bị sa thải. Dưới đây là một số nguyên tắc bạn nên tuân thủ để đảm bảo sự nghiệp của mình luôn được vững vàng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

- Không nên ngồi ở vị trí đối diện với cửa chính, nếu không sẽ bị nguồn năng lượng và luồng khí bên ngoài xông thẳng vào phòng làm ảnh hưởng đến việc tư duy hoặc sinh bệnh tật, làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bạn.  
- Chỗ ngồi không nên quay lưng ra cửa lớn hoặc lối đi, cần phải có điểm tựa, nếu không sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, không thể tập trung làm việc, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe.

- Trước chỗ ngồi không được sát vào tường, nếu không sẽ gây ra áp lực công việc.

- Trước chỗ ngồi làm việc tốt nhất không nên có người qua lại, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến công việc vì phân tán sự tập trung.

- Chỗ ngồi không được đối diện với cửa nhà vệ sinh, nếu không sẽ vì hít phải quá nhiều mùi ô uế mà ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Cạnh chỗ ngồi không nên có bồn rửa tay bởi nước chảy qua sẽ ảnh hưởng đến trường khí, đồng thời có thể làm mất cân bằng hệ thần kinh.

- Cạnh chỗ ngồi làm việc không nên để thùng rác lớn hoặc đồ đạc linh tinh. Tránh xa những loại khí uế thì những điều may mắn, cát lợi mới có thể đến với bạn.
 
- Chỗ ngồi không được quá tối hoặc không có cửa sổ, ánh sáng quá yếu, sẽ gây ra “âm khí quá nặng”, khiến người ngồi làm việc trở nên bi quan, có thái độ tiêu cực, chán ghét làm việc.

- Chỗ ngồi làm việc không được đối diện với nhà bếp. Nhà bếp là nguồn gốc của hỏa khí, nếu ở gần sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tâm lý, cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy của con người.
(Theo Xzone)

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tránh nguy cơ bị sa thải bằng thuật phong thủy nơi làm việc

8 cách hóa giải nhà khuyết góc theo quy tắc phong thủy (P1)

Hầu hết những ngôi nhà hiện đại đều bị khuyết góc, gia chủ cần tìm phương pháp để hóa giải nhà khuyết góc, thúc đẩy tài lộc vượng phát.
8 cách hóa giải nhà khuyết góc theo quy tắc phong thủy (P1)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Quy tắc phong thủy nhà ở chuẩn nhất là âm dương hài hòa, thiên nhiên hợp nhất. Căn cứ vào nguyên lý thiên địa có thể suy luận dương trạch tốt nhất là hình vuông, như vậy mới có thể hấp thụ nguồn khí từ cả bốn phía cũng như là năng lương từ ngũ hành. Nhưng hầu hết những ngôi nhà hiện đại đều bị khuyết góc, gia chủ cần tìm phương pháp để hóa giải nếu không muốn gặp vận xui, gia đình lao đao.

Vì sao nên hóa giải cho nhà khuyết góc?  

8 cach hoa giai nha khuyet goc theo quy tac phong thuy P1 hinh anh
Ảnh minh họa

 
Dưới đây là 8 phương pháp hóa giải nhà khuyết góc
 
1. Nếu nhà bị khuyết hướng Đông thì gia đình sẽ gặp khó khăn trong việc muốn sinh thêm con trai. Điều này cũng ảnh hưởng rất xấu với người con cả, đặc biệt là con trai, người này thiếu bản bĩnh, so với người bình thường thì khá kém cỏi, nhẹ thì thường xuyên bị bệnh tật đeo bám, thương tích liên miên, nặng thì sát vợ hại con, phải đi tha phương cầu thực. 
 
Cách hóa giải: Ở khu vực hướng Đông của ngôi nhà nên đặt một chậu cây hoặc trồng một bụi hoa, đặt một món đồ chơi có hình con thỏ hoặc tượng uyên ương, cũng có thể dán một cái “Chấn” hoặc bức tranh quẻ Chấn đều có tác dụng hóa giải việc khuyết hướng Đông. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì tốt nhất là nên đặt một món đồ chơi hinh con thỏ là linh nghiệm nhất vì nghe nói Phật tổ thích ca mâu ni là thỏ vương chuyển thế.
 

2. Nếu nhà bị khuyết hướng Đông Nam thì người chịu ảnh hưởng lớn nhất là trưởng nữ, về lâu về dài thực không tốt, khiến cho việc công tác và học tập gặp nhiều bất lợi, hoặc cũng không thể tập trung trong công việc. Mối quan hệ vợ chồng không tốt, khó sinh con hoặc sinh non, gặp phải các bệnh ở tay hoặc xương cổ…, bị tổn thương bởi vật nuôi, khan con hiếm cháu. Tại vị trí khuyết này mà có đặt tháp Văn Xương thì cực kỳ bất lợi trong chuyện học hành của con gái.

Cách hóa giải: Ở khu vực này nên đặt một chậu hoa hoặc trồng một bụi cây, nhưng xét về lâu dài thì nên đặt một món đồ thủ công mỹ nghệ hoặc một một món đồ chơi mới có khả năng hóa giải mạnh nhất.
 
3. Nếu nhà bị khuyết hướng Nam thì người phụ nữ trong gia đình chịu ảnh hưởng lớn nhất, nhẹ thì quá trình công tác, học tập không gặp may mắn, kết hôn muộn, ly hôn, thị lực kém, mắc các bệnh về mắt hoặc các bệnh ngoài da, dung nhan xấu xí, bị bệnh tim, nặng thì chết yểu, thương vong
 
Cách hóa giải: Tại khu vực này có thể đặt một món đồ chơi ô tô màu đỏ thì sẽ được hóa giải.

Cách hóa giải tà khí từ mũi tên độc chĩa vào ngôi nhà
Mũi tên độc chính là các góc nhọn chĩa vào ngôi nhà nhằm phá vỡ luồng sinh khí, mang đến nhiều điều xui xẻo cho mọi thành viên trong gia đình.
4. Nhà bị khuyết hướng Tây Nam thì ảnh hưởng xấu tới người già trong nhà, chủ yếu là lão bà, chủ yếu là thân thể ốm yếu, bệnh tật hoành hành, tâm tình bất an, đa số bị các bệnh về dạ dày hoặc đau lưng, bán thân bất toại, bệnh ngoài da, ruột thừa, trĩ, phù, hôn nhân không thuận hoặc nhiều lần ly hôn. 
 
Cách hóa giải: Tại vị trí này, gia chủ có thể đặt một món đồ chơi hoặc một bức tượng mỹ nghệ hình con dê hoặc một bình trà bằng gốm. Lưu ý là tuyệt đối không nên đặt món đồ có liên quan tới mệnh Sửu, tốt nhất là nên đặt ấm trà gốm sứ.
 
Xem thêm: 8 cách hóa giải nhà khuyết góc theo quy tắc phong thủy (P2)
=> Xem thêm: Ngũ hành tương sinh và những ảnh hưởng đến cuộc đời, vận mệnh

Phương Thùy

8 cách hóa giải nhà khuyết góc theo quy tắc phong thủy (P2)
Người trong nhà liên tiếp bị bệnh hoặc công việc chưa thuận lợi, một số người đổ tại số, nhưng thực chất, nguyên nhân nằm chính ở phong thủy

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 8 cách hóa giải nhà khuyết góc theo quy tắc phong thủy (P1)

Giới thiệu về khoa học đặt tên con

Việc đặt tên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cái tên có vai trò ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh của cả một đời người. Cái tên của mỗi người chính là biểu tượng phản ánh toàn bộ chủ thể bản thân con người ấy. Cái tên cũng dùng rất nhiều trong giao tiếp, trong học tập, sinh hoạt, công việc hàng ngày. Vì lẽ đó, cái tên tạo thành một trường năng lượng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến vận mệnh mỗi con người.
Giới thiệu về khoa học đặt tên con

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo




Từ xa xưa cha ông ta đã lưu ý rất nhiều khi đặt tên cho con cháu mình, thời Phong Kiến,  người xưa có quan niệm rằng kỵ đặt tên phạm huý, tức là tên trùng với tên họ của vua quan quý tộc, như thế sẽ bất lợi cho con cháu. Ngoài ra, cũng kỵ đặt những tên quá mỹ miều, sợ quỷ thần ghen ghét làm hại nên lúc nhỏ sẽ khó nuôi. Những người có học hành, chữ nghĩa thì đặt tên con cháu theo những ý nghĩa đặc trưng của Nho Giáo như Trung, Nghĩa, Hiếu, Thiện,…

Ngày nay việc đặt tên có xu hướng phóng khoáng hơn xưa nhưng cái tên vẫn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những chỉ mang yếu tố mỹ cảm mà về yếu tố Âm Dương, Ngũ Hành cái tên còn có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo vận mệnh của mỗi người.

Tổng quan những lý thuyết quan trọng cho việc đặt tên bao hàm những yếu tố sau:

-     Cái tên được đặt phải phù hợp với truyền thống của mỗi dòng họ. Từ xưa đến nay trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá Á Đông nói chung đề cao vai trò của gia đình, dòng họ. Con cháu phải kế thừa và phát huy được những truyền thống của tổ tiên gia tộc mình. Điều này thể hiện trong phả hệ, những người cùng một tổ, một chi thường mang một họ, đệm giống nhau với ý nghĩa mang tính kế thừa đặc trưng của mỗi chi, mỗi họ như họ Vũ Khắc, Nguyễn Đức,…
 

-     Tên được đặt trên cơ sở tôn trọng cha, ông của mình, như tên kỵ đặt trùng với tên ông, bà, chú, bác…điều này rất quan trọng trong văn hoá truyền thống uống ước nhớ nguồn của Việt Nam ta.
 

-    Tên phải có ý nghĩa cao đẹp, gợi lên một ý chí, một biểu tượng, một khát vọng, một tính chất tốt đẹp trong đời sống. Như cha mẹ đặt tên con là Thành Đạt hy vọng người con sẽ làm nên sự nghiệp. Cha mẹ đặt tên con là Trung Hiếu hy vọng người con giữ trọn đạo với gia đình và tổ quốc.
 

-    Bản thân tên phải có ý nghĩa tốt lành, đã được đúc kết và nghiệm lý theo thời gian như tên Bảo, Minh thường an lành hạnh phúc. Kỵ những tên xấu như Lệ, Tài,…vì những tên này có ý nghĩa không tốt đẹp đã được kiểm chứng trong nhiều thế hệ.
 

-    Tên bao gồm 3 phần là phần họ, đệm và tên. 3 phần này trong tên đại diện cho Tam Tài Thiên - Địa – Nhân tương hợp. Phần họ đại diện cho Thiên, tức yếu tố gốc rễ truyền thừa từ dòng họ. Phần đệm đại diện cho Địa tức yếu tố hậu thiên hỗ trợ cho bản mệnh. Phần tên đại diện cho Nhân tức là yếu tố của chính bản thân cá nhân đó. Thiên - Địa – Nhân phối hợp phải nằm trong thế tương sinh. Mỗi phần mang một ngũ hành khác nhau, việc phối hợp phải tạo thành thế tương sinh, kỵ tương khắc. Ví dụ như Thiên = Mộc, Địa = Hoả, Nhân = Thổ tạo thành thế Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim là rất tốt. Nếu Thiên = Mộc, Địa = Thổ, Nhân = Thuỷ tạo thành thế tương khắc là rất xấu. Yếu tố này cũng có thể nói gọn là tên phải cân bằng về Ngũ Hành.
 

-    Tên phải cân bằng về mặt Âm Dương, những vần bằng thuộc Âm, vần trắc thuộc Dương. Trong tên phải có vần bằng, trắc cân đối, kỵ thái quá hoặc bất cập. Ví dụ như Thái Phú Quốc quá nhiều vần trắc, Dương cường, Âm nhược nên luận là xấu. Tên Thái Phú Minh luận là Âm Dương cân bằng nên tốt hơn.
 

-    Yếu tố rất quan trọng của tên ngoài việc cân bằng về Âm Dương, Ngũ Hành còn phải đảm bảo yếu tố hỗ trợ cho bản mệnh. Ví dụ, bản mệnh trong Tứ Trụ thiếu hành Thuỷ thì tên phải thuộc Thuỷ để bổ trợ cho mệnh, vì thế tên phải đặt là Thuỷ, Hà, Sương,…
 

-    Tên còn cần phối hợp tạo thành quẻ trong Kinh Dịch, quẻ phải tốt lành như Thái, Gia Nhân, Càn, tránh những quẻ xấu nhiều tai hoạ rủi ro như quẻ Bĩ, Truân, Kiển,…Quẻ cũng cần phối hợp tốt với Âm Dương Bát Quái của bản mệnh.

Ví dụ về đặt tên : nữ sinh năm Giáp Thân, trong Tứ Trụ mệnh thiếu Kim, nên dùng tên bổ trợ hành Kim cho bản mệnh. Tên đặt Nguyễn Thái Ngọc Nhi. Sau đây phân tích những yếu tố tốt của tên này:

1. Ngũ Hành tương sinh : Họ Nguyễn = Mộc sinh Thái = Hoả sinh Ngọc = Thổ sinh Nhi = Kim. Ngũ Hành tạo thành vòng tương sinh hỗ trợ cho bản mệnh thiếu Kim 2. Tên này Âm Dương cân bằng vì hai vần bằng trắc cân đối ngụ ý một đời sống an lành, tốt đẹp 3. Ý nghĩa của tên trong Hán văn có nghĩa là viên ngọc quý, hàm ý một đời sống sang trọng, đầy đủ 4. Phối quẻ được quẻ Dự là một quẻ tốt cho nữ số.

Những người có tên không tốt hoặc vận mệnh đang gặp khó khăn trở ngại thì đổi tên là một trong những phương pháp hiệu quả để cải tạo vận mệnh của chính mình.

Tóm lại, đặt tên tốt là một việc rất khó khăn, bao hàm rất nhiều yếu tố phối kết hợp để tạo thành một tên đẹp theo nghĩa mỹ cảm lẫn Âm Dương, Ngũ Hành, hầu đem lại cho người mang tên đó một sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc sống tốt lành trong tương lai, để rạng danh được dòng họ của mình, mang lại sự nghiệp tốt đẹp cho bản thân và xã hội. 

Trân trọng cảm ơn quý vị đã tín nhiệm và tin tưởng dịch vụ của chúng tôi!

Trích từ: TUANKIET.COM.VN


 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giới thiệu về khoa học đặt tên con

Tướng bụng –

Kiểu bụng - “Tam Nhâm” (theo thuyết Trung Hoa) thì phải tròn và dày trơn bóng đó mới là quý. - Bụng thuộc “duy biến”. Nó thay đổi ngay theo thời vận chứ không giống lúc sinh ra tức “bất biến”. Người ta nói “bụng phát phệ - (phúc)”. - Tướng bụng được
Tướng bụng –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng bụng –

Con gái tuổi nào dễ bị tình yêu sai khiến - Bói tình yêu - Xem Tử Vi

Con gái tuổi nào dễ bị tình yêu sai khiến, Bói tình yêu, Xem Tử Vi, xem bói, xem tử vi Con gái tuổi nào dễ bị tình yêu sai khiến, tu vi Con gái tuổi nào dễ bị tình yêu sai khiến, tu vi Bói tình yêu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Con gái tuổi nào dễ bị tình yêu sai khiến

Con gái tuổi nào dễ bị tình yêu sai khiến. Vì quá đa nghi hay tin vào duyên phận mà các cô nàng tuổi Tỵ, tuổi Sửu dễ bị tình yêu chi phối.

No.1: Tuổi Sửu

Trong 12 con giáp thì con gái tuổi Sửu luôn chứng tỏ mình mạnh mẽ, quyết đoán trong công việc, học hành và chắc chắn họ sẽ có con đường công danh sáng lạn. Tuy nhiên, dù gai góc đến đâu, trong chuyện tình cảm, con giáp này lại quá yếu đuối, lệ thuộc rất nhiều vào đối phương. Căn nguyên của tính cách đó là niềm tin vào duyên số của cô nàng cầm tinh con trâu quá lớn.

Họ nghĩ rằng đã yêu ai đó thật lòng thì số phận sẽ gắn kết hai người nên muốn ở cạnh “gấu” bằng mọi giá, cho dù bị tổn thương hay vất vả ra sao. Bù lại, bạn có tinh thần lạc quan về tương lai tươi sáng với kết thúc có hậu cho tình yêu của mình.

Suu-1476-1441065503.jpg

No.2: Tuổi Thìn

Xem bói cô nàng tuổi Thìn nhanh chóng quen với việc có một bờ vai để dựa vào khi vui hay buồn. Cho dù mới yêu hay đã gắn bó một thời gian dài, họ sớm hình thành thói quen không thể thiếu nửa kia trong cuộc sống. Do đó, con giáp này rất dễ bị tình cảm chi phối. Họ dễ tổn thương, đau khổ nếu mối tình rạn nứt.

Dù vậy, may mắn luôn mỉm cười với người tuổi Thìn. Họ gặp được những chàng trai tốt bụng, hào hoa và hết lòng chăm lo cho người yêu. Càng yêu lâu, tình cảm càng đậm sâu và cô nàng tuổi Thìn càng khó rời xa “gấu”. Tỷ lệ phụ thuộc sẽ tăng lên theo cấp số nhân.

 
Thin-2-6467-1441065503.jpg

No.3: Tuổi Tỵ

Thói quen đa nghi Tào Tháo chính là thủ phạm gây ra nhiều đêm trăn trở về tình cảm của các cô nàng tuổi Tỵ. Họ luôn thấy bất an, chuyện tình cảm có vẻ dễ rạn nứt dù thâm niên tình yêu đã trên 5 năm. Hơn nữa, trí tưởng tượng của con giáp này cực kỳ phong phú, có thể nhanh chóng suy diễn ra những viễn cảnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý.

 

Ví như gấu quan tâm bất ngờ, ngay lập tức cô nàng tuổi Tỵ cho rằng chắc chàng đã làm điều gì đó sai trái nên phải chuộc lỗi. Nhiều lần đa nghi dẫn tới cảnh chiến tranh lạnh, rồi làm lành. Mối tình của con giáp này lên xuống thất thường, không không thể dứt điểm dẫn đến họ rơi vào trạng thái bị điều khiển.

Ty-6710-1441065503.jpg

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Con gái tuổi nào dễ bị tình yêu sai khiến - Bói tình yêu - Xem Tử Vi

Những vật phẩm phong thủy mang lại tài lộc trong năm mới –

Ngoài Tỳ Hưu là vật phẩm phong thủy số một để tạo may mắn về tài lộc, thì Cóc 3 chân, cá chép, voi, ngựa…đều mang lại may mắn về tài lộc. Ngoài Tỳ Hưu là vật phẩm phong thủy số một về việc chiêu tài khí bốn phương để tạo may mắn về tài lộc cho mọi ng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngoài Tỳ Hưu là vật phẩm phong thủy số một để tạo may mắn về tài lộc, thì Cóc 3 chân, cá chép, voi, ngựa…đều mang lại may mắn về tài lộc.

Ngoài Tỳ Hưu là vật phẩm phong thủy số một về việc chiêu tài khí bốn phương để tạo may mắn về tài lộc cho mọi người trong công việc làm ăn, thì bên cạnh đó vẫn còn những vật phẩm phong thủy khác mang lại may mắn về tài lộc như sau :

Cóc 3 chân (Thiềm thừ)

500_thumb (1)

Đây không phải là con cóc bình thường, nó có 3 chân, không giống với những con cóc bình thường có 4 chân, nó có thể nhả ra tiền. Thiềm thừ là con vật huyền thoại cóc vàng có 3 chân,nó là biểu tượng của Thần Tài,của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc.Thiềm Thừ chuyên dùng trong Phong Thuỷ ở những khu vực tốt để tăng cường tài lộc,nó tượng trưng cho sự hoạnh phát tài lộc,giảm thiểu rủi ro,nó còn mang ý nghĩa bình an và hạnh phúc cho mọi người.Nên có thể dùng để biến hung thành cát trong Phong Thuỷ. Trong phong thủy, cóc là sinh vật được cho là mang lại điềm lành. Người Trung Quốc xưa tin rằng, nếu họ nhà cóc ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà bạn, thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập. Cóc 3 chân được xem là biểu tượng rất may mắn. Nó thường ngậm đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà. Tuy nhiên, đừng để cóc đối diện với cửa chính,cửa sổ.Nếu không cóc 3 chân sẽ nhã tiền ra ngoài hết. Vị trí tốt nhất để đặt cóc 3 chân là ở góc đối diện chéo với cửa chính, mặt hướng vào bên trong như thể cóc đang nhảy vào nhà. Cóc cũng có thể nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ hoặc giấu dưới ghế, những đồ đạc khác… Đây sẽ là mốn quà ý nghĩa để tặng người thân hoặc các đối tác, với mong muốn và lời chúc cho họ thành công, phát tài phát lộc. Và mọi người nên có cóc 3 chân ở trong nhà .

Cá chép

ca-chep-may-man-ve-tai-loc-thi-cu

Ngựa

ngua1

Ngựa là con vật rất trung thành, không những thế ngựa còn là hình ảnh của sự kiên nhẫn, sự bền bỉ, lâu dài, sự may mắn mang lại tài lộc. Ngựa phi nước đại trên còn được gọi là “Lộc Mã”, nó đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn. Trong đầu tư kinh doanh thì nó mang lại lợi lộc lớn cho chủ nhân.Ngựa là con vật tượng cho sự đi xa , nên rất thích hợp cho những người hay đi công tác xa , hoặc bôn ba đây đó. Đây là một vật khí không thể thiếu cho những doanh nhân thường xuyên đi xa. Nên đặt ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc hướng Đông Bắc để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này để vượng tài. Bày trên bàn làm việc, bàn học,và chỗ tài vị trong nhà, mặt nên hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ sẽ đại cát. Không được đặt ngựa trong bếp , trong nhà tắm. Nói chung với việc dùng ngựa , xin lưu ý mấy điểm sau : Người tuổi Tý tránh dùng biểu tượng hay tranh ảnh ngựa. Nếu đặt nhiều con ngựa , thì 3 con ngựa bằng bột đá có tác dụng phát huy Thổ khí trong vận 8 nên còn có tác dụng bổ trợ phong thủy cho văn phòng. 6 con ngựa là tốt nhất cho việc sinh tài lộc , 8 ngựa phi nước đại trên còn được gọi là “Bát Mã”, tượng trưng cho sao Bát Bạch rất vượng khí, nó đem lại nguồn tài lộc rất lớn. Ngựa không dùng cho hóa sát. Nó đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn. Ngựa kéo củ cải. Biểu tượng cho của cải được mang về nhà,sự thắng lợi về tài lộc.Đặt ở phòng khách,bàn làm việc,đầu quay vô nhà.

THUYỀN BUỒM : BIỂU TƯỢNG MAY MẮN CỦA DOANH NHÂN

thuyen-rong-co-nho_1

Theo phong thủy, thuyền buồm được xem là biểu tượng của thành công trong kinh doanh. Bởi vì, nó tượng trưng cho gió, mang lại nhiều cuộc giao dịch kinh doanh tốt đẹp và thu được nhiều lợi nhuận. Sau biểu tượng rồng, hình ảnh thuyền buồm là biểu tượng được giới doanh nhân Trung Quốc ưa chuộng nhất. Để kích hoạt vận may trong kinh doanh, bạn hãy đặt một chiếc thuyền buồm trên bàn làm việc hay gần cửa ra vào sao cho chiếc thuyền di chuyển theo hướng đi vào bên trong văn phòng, công ty. Không nên để thuyền buồm hướng ra ngoài cửa, vì như thế nó lại mang ý nghĩa là thuyền buồm mang tiền bạc ra khỏi nhà. Trong phong thủy, thuyền buồm lộng gió chở đầy vàng đến cho bạn được xem là thuận lợi nhất. Bạn có thể mua một chiếc thuyền buồm, tiếp theo là chất đầy trong lòng chiếc thuyền những nén, thỏi vàng của Trung Quốc hoặc những đồng xu, sau đó đặt vào những vị trí như đã nêu trên.

Voi

file.267228

Voi là con vật hay giúp đỡ con người, trong phật giới cũng có thờ thần đầu voi, truyền thuyết cho rằng voi được sinh ra từ các mảnh vụng tan ra của ngôi sao Dao quang. Vì thế voi được coi là con vật linh thiêng. Hơn nữa voi là con vật to lớn mạnh mẽ, nên bày voi trong nhà, thì vận nhà được bình ổn, người trong nhà làm ăn thuận lợi Với Voi Đồng hoặc đá thì tác dụng chính của nó là Hút Tài Lộc , nhất là nhà mà mở cửa , cửa sổ nhìn thấy ao , hồ , sông , biển thì càng có hiệu quả cao. Với voi bằng gồm sứ , thường được dùng để hóa giải các cấu trúc nặng nề như dầm nhà , xà nhà đè xuống. Thủy là biểu tượng của tiền của, nếu đặt một con voi đồng hoặc đá cỡ vừa trong nhà thì “hút thủy”, đại tài, tiểu tài sẽ đến, trong nhà luôn có điềm lành. Nếu đặt ở chỗ tài vị thịnh, thì cả nhà được lộc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những vật phẩm phong thủy mang lại tài lộc trong năm mới –

Những con giáp con giáp khó đến với nhau

Yêu nhau thì dễ nhưng có lấy được nhau hay không lại là điều không hề đơn giản. Dưới đây là những con giáp yêu dễ cưới khó.
Những con giáp con giáp khó đến với nhau

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Yêu nhau thì dễ nhưng có lấy được nhau hay không lại là điều không hề đơn giản. Những con giáp dưới đây cũng không ngoại lệ.


Con giáp đào hoa nhất tháng 7, sợ gì kiếp FA đeo bám Nếu buồn bã, hãy gặp những con giáp này là vui ngay Thế giới của những con giáp không thể sống thiếu điện thoại Điểm mặt những con giáp dễ bị coi là tiểu nhân
1. Tuổi Ngọ   Người tuổi Ngọ tính tình phóng khoáng, suy nghĩ tích cực và khá dễ dãi. Vì thế, họ chẳng khó để cảm mến một ai đó. Tình yêu dễ đến là thế, nhưng chưa chắc đã đi tới cái đích hạnh phúc cuối cùng.   
Nhung con giap con giap kho den voi nhau hinh anh 2
 
Khi yêu, con giáp này thường không vội tính tới chuyện kết hôn. Thậm chí, đôi khi cảm thấy lo lắng, sợ hãi nếu nghĩ về một ngày nào đó phải sống ràng buộc, kè kè bên cạnh ai đó.   Cũng có lúc họ mong muốn được “chung một nhà” với người tri âm tri kỉ. Nhưng chỉ vì thói ham vui, tôn sùng chủ nghĩa tự do mà người tuổi Ngọ lại lưỡng lự trong việc kết hôn.   Tình yêu dành cho sự tự do lớn hơn nhiều so với đối phương, nên đây chính là con giáp yêu dễ cưới khó, con đường đi tới hôn nhân gia đình cực kỳ gian nan.
Con giáp càng không biết tiêu tiền càng nghèo rớt mồng tơi Những cặp đôi con giáp dễ ngán nhau theo thời gian Top 4 con giáp nắm tiền đồ sự nghiệp xán lạn trong tầm tay
2. Tuổi Thân
  Người tuổi Thân có lối sống tràn đầy nhiệt huyết, đã yêu là hết lòng hết dạ, thậm chí còn không màng tới cảm nhận cũng như lợi ích cá nhân.  
Nhung con giap con giap kho den voi nhau hinh anh 2
 
Ấy vậy mà, khi được đối phương hay người nhà đề cập tới chuyện kết hôn là người tuổi Thân lập tức gạt bỏ, thậm chí hồn siêu phách lạc vì lo sợ.   Trong suy nghĩ của con giáp này, hôn nhân chính là nấm mồ của tình yêu. Khi yêu còn được tự do bay nhảy, chứ kết hôn rồi thì chỉ gò bó trong không gian và các mối quan hệ nhất định.    Nếu buộc phải lựa chọn giữa việc sống tự do, không có ai chăm sóc với việc kết hôn, có người quan tâm chu đáo, chắc chắn người tuổi Khỉ sẽ chọn cái đầu tiên. Tương tự người tuổi Ngọ, tự do vẫn là tình yêu lớn nhất trong đời họ.   3. Tuổi Thìn  
Nhung con giap con giap kho den voi nhau hinh anh 2
 
Trong con mắt đầy sự cao ngạo của người tuổi Thìn mà nói, không phải ai cũng có tư cách trở thành đối tượng kết hôn của họ. Yêu là chuyện của yêu, còn quyết định sống với nhau cả đời hay không lại là chuyện khác, cần phải cân nhắc kỹ càng.   Càng đề ra những tiêu chuẩn “chọn gấu” quá cao, người tuổi Thìn càng phải mất nhiều thời gian để kiếm tìm người phù hợp. Với họ, chậm mà chắc còn hơn là nóng vội để rồi thất bại.    Vậy nên, nếu có người yêu là tuổi Thìn, bạn cũng đừng bao giờ thắc mắc rằng “Tại sao yêu nhau không đến được với nhau” nhé. Khi thực sự hiểu họ, bạn sẽ kiên nhẫn chờ đợi và có cách hay khiến họ không thể rời xa bạn nửa bước.  
► Bói tình yêu theo ngày tháng năm sinh để biết hai bạn có hợp nhau không

Việt Hoàng Sự kết hợp ăn ý giữa cặp đôi con giáp “trai hư, gái xinh”
Nghe có vẻ không hợp lý cho lắm nếu nói Mèo và Chuột là bộ đôi “hợp cạ” nhỉ. Ấy vậy mà trên thực tế, nam tuổi Tý và nữ tuổi Mão có thể chung sống hòa bình với

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những con giáp con giáp khó đến với nhau

Hướng bếp hợp người sinh năm 1940 Canh Thìn –

Năm sinh dương lịch: 1940 Năm sinh âm lịch: Canh Thìn Quẻ mệnh: Càn ( Kim) thuộc Tây Tứ mệnh Ngũ hành: Kim bạch lạp (Bạch lạp Kim Hướng : hướng Đông (Hướng xấu), thuộc Đông Tứ trạch Hướng tốt: Tây Bắc - Phục vị : Được sự giúp đỡ . Đông Bắc - Thiên y

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Năm sinh dương lịch: 1940

Năm sinh âm lịch: Canh Thìn

Quẻ mệnh: Càn ( Kim) thuộc Tây Tứ mệnh

Ngũ hành: Kim bạch lạp (Bạch lạp Kim

Hướng : hướng Đông (Hướng xấu), thuộc Đông Tứ trạch

???????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Hướng tốt:

Tây Bắc – Phục vị : Được sự giúp đỡ .
Đông Bắc – Thiên y : Gặp thiên thời được che chở .
Tây – Sinh khí : Phúc lộc vẹn toàn .
Tây Nam – Diên niên : Mọi sự ổn định .

Hướng xấu:

Bắc – Lục sát : Nhà có sát khí .
Đông – Ngũ qui : Gặp tai hoạ .
Nam – Tuyệt mệnh : Chết chóc .
Đông Nam – Hoạ hại : Nhà có hung khí .

Trong trường hợp này, có thể đặt bếp tọa các hướng Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông (Hoạ Hại); Đông Nam (Ngũ Quỷ); Nam (Lục Sát); , nhìn về các hướng tốt Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y);

Ngoài ra, bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh, tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.

Chậu rửa, cũng như khu phụ, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu như hướng Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông (Hoạ Hại); Đông Nam (Ngũ Quỷ); Nam (Lục Sát);

Cửa của bếp nấu không được để thẳng với cửa chính của nhà, hoặc nhìn thẳng vào cửa phòng ngủ, người nằm ngủ sẽ gặp tai ương tật ách


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng bếp hợp người sinh năm 1940 Canh Thìn –

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd