Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

9 mẹo phong thủy học tập giỏi giang, cha mẹ đừng bỏ lỡ

Trong phong thủy học tập, góc học tập là một trong những không gian cần được quan tâm hàng đầu bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chuyện học hành.
9 mẹo phong thủy học tập giỏi giang, cha mẹ đừng bỏ lỡ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong phong thủy, góc học tập là một trong những không gian cần được quan tâm hàng đầu bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chuyện học hành, thành tích thi cử và tương lai con trẻ.
Áp dụng những mẹo phong thủy dưới đây cũng là cách để các bậc cha mẹ giúp con cái học hành giỏi giang, thi cử đỗ đạt.
 


9 meo phong thuy hoc tap gioi giang, cha me dung bo lo hinh anh 2
 
 


1. Thêm yếu tố Kim vào khu vực học tập

  Đặc trưng của hành Kim là mang lại lối tư duy đúng đắn, sáng sủa và khả năng tập trung cao độ, học hành hiệu quả. Vì thế, hãy bổ sung thêm các vật phẩm như tác phẩm điêu khắc bằng kim loại, bàn học bằng kim loại, một chiếc đồng hồ hoặc một chiếc bút lông… vào góc học tập của trẻ. Bạn đã biết Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là gì?   Bạn cũng có thể treo một chiếc chuông gió bằng kim loại phía trên bàn học. Vật phẩm phong thủy này có tác dụng xua đẩy năng lượng xấu, mang lại sự tốt đẹp, hạn chế sự mất tập trung và sao nhãng trong học hành.   Bên cạnh đó, treo hình ảnh của những cố vấn hoặc những nhà tư tưởng vĩ đại với phần khung tranh bằng kim loại trong góc học tập cũng thúc đẩy khả năng khơi nguồn cảm hứng, thành tích học tập của trẻ sẽ dần được nâng cao.  

2.  Sử dụng màu xám, trắng làm chủ đạo khi trang trí góc học tập

  Trong phong thủy học tập, trang trí góc học tập với màu xám, ghi hoặc trắng làm chủ đạo sẽ giúp trẻ dễ dàng tập trung tinh thần và suy nghĩ lạc quan hơn. Đây cũng chính là màu sắc biểu trưng cho hành Kim.     Ngoài ra, bạn có thể dùng màu tím để trang trí, vì màu tím là biểu tượng cho sự khôn ngoan.   Các màu sắc khác như màu hồng, xanh lá cây… là những màu sắc tươi sáng nhưng được coi là quá phân tâm nên sẽ không phù hợp để trang trí góc học tập cho trẻ. Nếu có, chỉ nên sử dụng ở những chi tiết nhỏ.

9 meo phong thuy hoc tap gioi giang, cha me dung bo lo hinh anh 2
 
 

3. Góc học tập nên đặt ở hướng Tây Bắc

 

Bố trí phòng học, góc học tập ở hướng Tây Bắc hoặc Tây có tác dụng kích thích tinh thần học hỏi và nghiên cứu ở trẻ.  

4. Sử dụng đá phong thủy hematite

 
9 meo phong thuy hoc tap gioi giang, cha me dung bo lo hinh anh 2
 
Trong phong thủy, đá hematite mang trên mình vẻ dũng mãnh, quyền uy. Được ưa chuộng từ thời Trung cổ như một phương thuốc chữa các bệnh về máu, đồng thời dùng để chế tác đồ trang sức, đá hematite ngày nay cũng là một loại đá phong thủy nổi bật nhờ nguồn năng lượng tích tụ được sau khi nằm giữa thiên nhiên hàng chục đến hàng trăm năm.   Đá hematite có thể thu hút những nguồn năng lượng tích cực, nếu đặt nó trong phòng học, trẻ dễ dàng tập trung chú ý, bỏ ngoài tai những tạp vật bên ngoài, học hành đạt hiệu quả cao.   Đá thường có màu đen, xám, đỏ hoặc đỏ nâu, trong đó phổ biến nhất ở Việt Nam là vòng đá hematite màu đen xám.  

5. Chiếu sáng tốt là điều cần thiết để học tập

  Theo phong thủy học tập, góc học tập phải luôn có ánh sáng tốt, vì nó loại bỏ nguồn năng lượng xấu trong phòng. Nguồn sáng tốt nhất là từ tự nhiên, nếu không có, hãy điều chỉnh ánh sáng đèn sao cho phù hợp.   Hãy đảm bảo rằng ánh sáng nhẹ nhàng, tránh ánh sáng huỳnh quang và lập lòe gây khó chịu cho mắt, dẫn tới cận thị, ảnh hưởng đến việc học tập lâu dài.  

6. Bố trí góc học tập gọn  gàng, ngăn nắp

  Để tập trung vào việc học tập, bạn cần loại bỏ tất cả những giấy tờ không cần thiết và phiền nhiễu.   Bước vào phòng học có cách bài trí khoa học, gọn gàng sẽ giúp cho con người luôn thư thái, đầu óc minh mẫn, hạn chế được sự nóng giận, bức bối.    Không nên để phòng trong tình trạng bừa bộn sẽ khiến việc học tập, làm việc không đạt được hiểu quả như mong muốn.

9 meo phong thuy hoc tap gioi giang, cha me dung bo lo hinh anh 2
 
 

7. Không đặt giá sách nhô ra trên bàn học

  Nếu treo một kệ sách trực tiếp phía trên bàn học của bạn, nó sẽ mang lại nguồn năng lượng rất xấu. Bởi kiểu giá sách này tượng trưng cho gánh nặng treo trên đầu bạn. Nó có thể khiến bạn nhức đầu và mất tập trung ngay cả khi bạn đang cố gắng học tập.   Vì vậy hãy bày sách và kệ sách một cách khoa học để kích thích tinh thần học hỏi.   

8. Đồ nội thất dài và thấp sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất

  Khi phải ngồi một chỗ trong một thời gian dài để học tập, bạn nên chú ý đến môi trường xung quanh và chọn đồ đạc có kích cỡ phù hợp với vóc dáng của bạn để nâng cao hiệu quả, đồng thời tránh các bệnh về cột sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.   Ghế nên đặt vừa với bàn, có tựa để tạo sự vững chãi, chắc chắn và chỗ ngồi nên có chiều cao thích ứng để viết.   Đồ đạc trong khu vực học tập nên là những đồ thấp, vuông vì nó sẽ tạo không gian thoáng đãng, giúp bạn thoải mái, ổn định tinh thần để học tập.  

9. Tối đa hoá không gian học tập

  Việc bố trí đồ đạc, nhất là vị trí đặt bàn học trong góc học tập là chìa khóa để thu hút năng lượng tích cực.    Vì thế, khi chọn vị trí đặt bàn học, không nên để hướng bàn học đối diện với cửa ra vào, điều đó khiến người ngồi học dễ mất tập trung, tư tưởng bị phân tán, học hành sút kém, lưu ý những vị trí tránh kê bàn học cho trẻ.   Thủy Nguyễn   Xác định phương vị Văn Xương tinh theo năm sinh
– Văn Xương là cát tinh, chủ về đầu óc linh hoạt, tư duy sáng tạo, học hành thi cử đỗ đạt, công việc sự nghiệp thăng tiến. Xác định đúng vị

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 9 mẹo phong thủy học tập giỏi giang, cha mẹ đừng bỏ lỡ

Muôn hình các kiểu kiểm tra trinh tiết kỳ bí của phụ nữ thời xưa.

Người xưa sớm nghĩ ra những phương pháp kỳ bí để kiểm tra trinh tiết của người phụ nữ. Dù không có cơ sở khoa học nào để khẳng định chắc chắc những điều này nhưng ít nhiều nó đã trở thành một phần văn hóa riêng biệt của thế giới cổ đại.
Muôn hình các kiểu kiểm tra trinh tiết kỳ bí của phụ nữ thời xưa.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo quan điểm phong kiến xưa, người phụ nữ quan nhất là hai chữ “trinh tiết”. Bất cứ người đàn ông nào khi lấy vợ đều muốn lấy được người vợ “còn trinh”. Điều này càng nghiêm khắc đối với tầng lớp quan lại, quý tộc và vua chúa.

Do đó, người xưa sớm nghĩ ra những phương pháp kỳ bí để kiểm tra trinh tiết của người phụ nữ. Dù không có cơ sở khoa học nào để khẳng định chắc chắc những điều này nhưng ít nhiều nó đã trở thành một phần văn hóa riêng biệt của thế giới cổ đại.

>> Xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất!

>> Xem ngay VẬN HẠN 2016 mới nhất!

1./ Kiểm tra trực tiếp bởi các “Bà đỡ”

Có lẽ do đặc thù công việc đỡ đẻ luôn tiếp xúc với phụ nữ khi sinh nên một số bà đỡ giỏi, lâu lăm có kinh nghiệm dần dần đã được tin tưởng trở thành các chuyên gia đầu tiên bất đắc dĩ kiểm tra trinh tiết.

Thực chất các bà đỡ thời xưa cũng giống như các bác sĩ phụ khoa ngày nay, họ sẽ tận mắt nhìn và dùng tay để kiểm tra vùng kín của phụ nữ. Bằng mắt thường, các bà đỡ sẽ phát hiện ra người phụ nữ đó còn trinh hay không, tuy nhiên, phương pháp này cũng không hẳn đúng hoàn toàn vì rất nhiều phụ nữ thiệt thòi sinh ra đã không có cái màng quý giá đó. Chưa kể việc kết luận “còn” hay “mất” còn phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn, kinh nghiệm cũng như lương tâm của các bà đỡ này. Lịch sử ghi lại nhiều câu chuyện đau lòng khi chỉ một câu “phán” của các bà đỡ mà cuộc sống của các cô gái đang tươi đẹp trở thành địa ngục.

Muôn hình các kiểu kiểm tra trinh tiết kỳ bí của phụ nữ thời xưa.

Sách xưa truyền lại rằng, Hoàng hậu của Hán Hoàn Đế là Lương Oánh đã từng bị kiểm tra toàn bộ thân thể và trinh tiết trước khi được phong sắc. Sở dĩ có điều này, bởi các bậc đế vương khi lập hậu vô cùng coi trọng việc trinh tiết, điều này không chỉ khiến ngai vàng của Hoàng đế tránh phải “đổ vỏ” mà còn khẳng định hậu bối của người chắc chắn mang dòng máu lạc hồng.

Trong cung đã phái một vị nội quan (thực chất là bà đỡ trong cung) đi kiểm tra Lương Oánh, từ ngoại hình, thân thể, tướng mạo và hình dáng. Cuốn “Kiến sinh văn” từng ghi lại Hoàng hậu Lương Oánh có nét mặt “tựa như ánh bình minh trong tuyết, tươi đẹp đến mức khiến người ta khó lòng nhìn thẳng. Con mắt trong veo, hàng mi cong dày, bờ môi đỏ tươi, răng trắng, vành tai thon gọn, sống mũi cao, hai má hài hòa”.

Sau đó, cởi bỏ y phục của Lương Oánh, thấy thân thể nàng tỏa ra mùi hoa cả dìu dịu, da dẻ thanh thuần, bầu ngực mới phát triển, vùng kín hồng hào, màng trinh còn nguyên vẹn.

Phương pháp kiểm tra trực tiếp bởi các bà đỡ được coi là một trong những phương pháp đầu tiên trong lịch sử cổ đại về kiểm tra trinh tiết của phụ nữ.

2./ Kiểm tra bằng cách sử dụng mảnh vải trắng và vết máu hồng đêm tân hôn.

Nhiều gia đình ngày xưa không thể tìm đến các bà đỡ để kiểm tra trinh tiết của vợ nên các chàng trai buộc lòng phải đợi đến đêm tân hôn để khẳng định vợ mình còn trinh trắng hay không.

Không chỉ riêng với xã hội phong kiến Trung Quốc mà một số nước châu Á cũng coi trọng chuyện trinh tiết trong quan hệ nam nữ. Và đêm động phòng hoa chúc, các cô gái sẽ lấy một tấm vải trắng (thường các cô gái sẽ được mẹ đẻ mình chuẩn bị cho và mang theo đồ cưới sang nhà trai) đã chuẩn bị trước trải dưới cơ thể. Sau đêm động phòng, nếu thấy vết máu hồng trên khăn trắng, gia đình nhà trai sẽ báo hỷ về nhà gái, nếu không có cũng đồng nghĩa cô gái đó không còn trinh khi lấy chồng. Một số vùng miền còn nhẫn tâm trả cô gái đó “về nơi sản xuất” để cha mẹ dạy dỗ.

Muôn hình các kiểu kiểm tra trinh tiết kỳ bí của phụ nữ thời xưa.

Với hủ tục khắc nghiệt như vậy, nhiều gia đình đành phải chịu điều tiếng nếu con gái của họ không may không có vết hồng trong đêm tân hôn.

Tuy nhiên, vết máu hồng đêm đầu tiên không phải là dấu hiệu duy nhất để khẳng định người con gái đó chưa bao giờ quan hệ tình dục. Nhiều phụ nữ không chảy máu trong lần đầu tiên cũng như không có màng trinh thì việc căn cứ vào vết máu có thể khiến cuộc đời nhiều người trở nên bế tắc.

Hơn nữa, không chỉ ngày nay, mà ngày xưa nhiều người cũng đã biết sử dụng màng trinh giả, hay đổi trắng thay đen tấm vải trắng để bảo vệ danh tiết. Khi đó, để “chỉnh hình” cho màng trinh, tân nương sẽ dùng một khối tiết gà cuốn trong khăn trắng, sau đó dùng chiếc khăn có máu gà này để đổi trắng thay đen. Một cách khác để ngụy trang hoàn hảo hơn là dùng miếng tiết gà đựng vào bong bóng cá, sau đó cẩn thận đặt vào âm đạo để tạo màng trinh giả.

Đây là phương pháp kiểm tra phổ biến trong cuộc sống người xưa. Và vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người đến ngày nay.

3./ Kiểm tra trinh tiết qua tướng mạo

Người Trung Quốc xưa nổi tiếng với các quan điểm về phong thủy, địa lý và nhân tướng học. Do đó, họ cũng phát triển một cách kiểm tra kỳ lạ bằng cách xem tướng mạo để phân biệt người con gái còn trinh tiết hay không(?!).

 Theo đó, cổ nhân sẽ nhìn vào đuôi mắt, nếu đuôi mắt có màu hồng hoặc đỏ thì cô gái đó vừa mất đi trinh tiết, còn nếu đuôi mắt có màu đen chứng tỏ phụ nữ này đã quan hệ tình dục từ rất lâu. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với những cô gái trẻ tuổi.

Muôn hình các kiểu kiểm tra trinh tiết kỳ bí của phụ nữ thời xưa.

Ngoài ra, dựa vào một số đặc điểm của tướng mạo, cổ nhân cũng đưa ra một số kết luận về trinh tiết và tính cách, phẩm hạnh của cô gái này. Một số cuốn sách của Trung Quốc đã ghi lại rất rõ điều này, cuốn “Ma y tương pháp hoàn thư” đưa ra quan điểm: “ánh mắt như nước, nam nữ đa dâm” hay “tóc mai nặng dày, mắt lé đích thị là đa dâm”.

Trong khi đó, cuốn “Cổ kim đồ thư tập hành” thì cho rằng: “Tinh thần thẳng thắn nhưng không quyến rũ, biết cười giấu răng, vai nhô cao như rùa, đích thị là xử nữ. Ngược lại, cử chỉ không ngay thẳng, phong thái quyến rũ ắt là kẻ phong trần.”

Cùng với đó, quan điểm: “Nữ nhân khi ngồi mà hay rung đầu gối, miệng rộng buông xuống thì không nên lấy.” lại được khẳng định trong cuốn “thụ đàm nguyệt khuyết phụ nhân”. Một số tài liệu khác thì cho rằng: “đàn bà, con gái mà đứng nghiêng người dựa cửa, thấy người đến thì đảo mắt, xoa má cũng cắn ngón tay, vô cớ chỉnh quần áo, lúc ngồi hay rung đùi…ắt là đã từng tư thông.”

Có người còn cho rằng: xử nữ có lông mi cong, ngực căng tròn, mềm mại. Người không còn trong trắng thì lông mi cụp xuống, ngực thường mềm rũ.

Cũng không biết những đánh giá, kiểm tra qua tướng mạo như vậy có chính xác hay không? Đến ngày nay, điều này vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào công bố.

4./ Kiểm tra bằng dấu “Thủ cung sa”

Phương pháp sử dụng thủ cung sa là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất dưới thời phong kiến ở Trung Quốc. Đây cũng là cách duy nhất để đế vương có thể quán lý được hậu cung hơn 3000 mỹ nữ của mình.

Sách xưa truyền lại, Thủ cung sa được làm từ thạch sùng cái. Những con thạch sùng này sẽ được cho ăn chu sa, lâu ngày thân thể sẽ biến thành màu đỏ. Sau đó dùng thạch sùng phơi khô, xay nhuyễn, tạo thành một loại bột phấn.

Muôn hình các kiểu kiểm tra trinh tiết kỳ bí của phụ nữ thời xưa.

Phấn này sẽ được phát cho các cung tần mỹ nữ sử dụng để “nghiệm thân”. Nếu người con gái trong quá trình sử dụng phấn này có quan hệ nam nữ, thủ cung sa sẽ lập tức phai màu.

Ngoài ra, xã hội phong kiến Trung Quốc cũng lưu truyền một loại thuốc có công dụng tương tự như thủ cung sa. Thành phần của nó gồm có “mật đà tăng”, “càn son”, “chu sa”. Sau khi xay nhuyễn còn pha thêm máu dơi rồi điểm lên người phi tần. Nếu ai có hành vi tư thông, dấu vết này sẽ lập tức phai đi. Loại thuốc này từng được “Tần Thủy Hoàng dùng để giám sát hành vi thường ngày của các phi tần.”

5./ Kiểm tra trinh tiết bằng cách … thử máu?!

Ngoài các phương pháp trên, người Trung Hoa cổ đại còn bắt “thử máu” để giám định trinh tiết của phụ nữ. Theo đó, một câu chuyện đã được tương truyền trong dân gian. Một người con gái ban đầu bị nghi oan tư thông với hàng xóm. Gia đình nhà trai trước khi cưới muốn kiểm tra trinh tiết của con dâu tương lai nên đã chuốc rượu say, chích máu ngón tay và nhỏ vào nước. Kỳ lạ là giọt máu này không tan mà ngưng lại như hòn ngọc. Thế là gia đình này rất vui vẻ, kết luận cô gái này vẫn … còn trinh?!

Muôn hình các kiểu kiểm tra trinh tiết kỳ bí của phụ nữ thời xưa.

Bởi vì theo quan niệm của những người dùng phương pháp thử máu là: “nếu nhỏ máu của cô gái còn trinh trắng vào trong nước, thì máu không hề bị hòa tan mà sẽ ngưng tụ lại”.

Tuy nhiên, phương pháp này chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định chắc chắn vì máu nhỏ vào nước thì đa phần sẽ bị tan. Vậy phải chăng tất cả các cô gái như vậy đều không còn trinh?

6./ Kiểm tra bằng cách sử dụng “Gió hắt hơi”

Gió hắt hơi còn được gọi là phương pháp “Phún đế phong”. Không biết phương pháp này xuất phát từ đâu và từ bao giờ. Nhưng phải khẳng định phương pháp kiểm tra lại cực kỳ kỳ quặc.

Muôn hình các kiểu kiểm tra trinh tiết kỳ bí của phụ nữ thời xưa.

Cách kiểm tra trinh tiết này dựa vào “luồng gió trong âm đạo của phụ nữ khi hắt hơi”. Để sử dụng cách này, người con gái sẽ phải đứng trước một chậu than và không được mặc đồ lót. Người kiểm tra sẽ dùng hạt tiêu hay đốt giấy xông vào mũi khiến cô hắt hơi.

Nếu lúc hắt hơi có luồng gió mạnh từ hạ thân thổi vào chậu than thì người phụ nữ đó đã mất trinh, còn nếu chỉ là gió yếu ớt thì đây đích thị là xử nữ (?!)

Đây chỉ là một số trong muôn vàn cách kiểm tra trinh tiết kỳ lạ trinh tiết người phụ nữ của người xưa. Thiết nghĩ, trong xã hội nào cũng vậy, tình yêu muôn thủa bao giờ tốtt nhất cũng nên xuất phát từ tình cảm chân thành của hai phía. Và hạnh phúc của một gia đình, cũng sẽ không bao giờ phụ thuộc vào cái ngàn vàng còn hay mất./

>> Xem thêm TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất!

>> Xem thêm NGÀY TỐT XẤU 2016 mới nhất!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Muôn hình các kiểu kiểm tra trinh tiết kỳ bí của phụ nữ thời xưa.

Các lễ hội ngày 5 tháng 1 Âm Lịch - Hội Đống Đa

Các lễ hội Hội Đống Đa, Hội Vân Sa,Hội Vật Võ Liễu Đôi,Hội Phương Thành được tổ chức vào ngày 5 tháng giêng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 5 tháng 1 Âm Lịch - Hội Đống Đa

Các lễ hội ngày 5 tháng 1 Âm Lịch - Hội Đống Đa

Vào ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm có tổ chức các hoạt động lễ hội sau:

1. Hội Đống Đa:

Thời gian: Tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Gò Đống Đa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn vị vua Quang Trung.

Nội dung: Đống Đa khi xưa là nơi 29 vạn quân Thanh bị tiêu diệt năm 1789. Sáng sớm ngày mùng 5, đám rước Thần mừng chiến thắng từ đình Khương Thượng về gò Đống Đa trong rừng cờ tàn, tán, lọng, kiệu... rực rỡ màu sắc cùng chiêng, trống, thanh la... diễu hành.

Đặc sắc và thu hút người xem nhiều nhất còn là lễ rước "Rồng lửa" được bện bằng nùi rơm, mo nang và giấy bồi trang trí thành hình con rồng, một tốp thanh niên bận võ phục đi quanh, biểu diễn côn, quyền nhằm tái hiện lại cuộc chiến đấu đã qua. "Rồng lửa Thăng Long" trở thành biểu tượng chiến thắng của người dân Việt Nam.

Trong hội còn nhiều trò chơi dân gian vui khỏe đua tài, đua trí trên bãi rỗng trước gò.

2.Hội Vân Sa:

Thời gian: Tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Làng Vân Sa, xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ (nay Thuộc Hà Nội).

Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh Trần Quốc Chẩn (là con thứ của vua Trần Hưng Đạo và là quan đại triều đời Trần) và Ngũ Nương (Đức Thánh Bà - là một vị tướng của Hai Bà Trưng).

Nội dung: Làng Vân Sa vốn là một làng nghề nuôi tằm dệt lụa, vì thế mà mở đầu của lễ hội và lễ rước bông, sau đó mới tới các hoạt động vui chơi dân gian như: trò cướp kén, trò tứ dân lạc nghiệp, múa Tứ Linh.

3. Hội Vật Võ Liễu Đôi:

Thời gian: Tổ chức vào ngày mùng 5 tới ngày 10 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm tổ chức: Làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Đối tượng suy tôn: nhằm tưởng nhớ tới Thánh ông họ Đoàn giỏi võ, sức khỏe phi thường có công dẹp giặc phương Bắc, đồng thời là ông tổ của vật võ.

Nội dung: Ở các lễ hội khác, vật võ chỉ là trò vui thể thao còn ở trong lễ hội Liểu Đôi, vật võ lại là nội dung chính của ngày hội.

Mở đầu hội vật võ là nghi thức rước Thánh vào dóng. Lễ rước nghiêm trang mang đậm tinh thần thượng võ. Tiếp theo là lễ phát hỏa. Một ngọn lửa thật sáng được đốt lên, ông trùm trao gươm và khăn đào cho một đô vật danh dự (lễ này gọi là lễ trao gươm và thắt khăn đào). Cuối cùng là lễ Thanh động còn gọi là "lễ múa cờ tụ nghĩa".

Sau nghi thức long trọng, cuộc đấu vật bắt đầu. Có hai bé trai được làng cử ra vật năm keo để trình làng (gọi là lệ năm keo rốt), tiếp theo là các đô vật Liễu Đôi giao đấu trước, sau đó là các đô vật ở các nơi đến tranh tài.

Ngoài vật võ trong lễ hội còn rất nhiều thú vui khác như hát vè, hát đối đáp... và những món ăn đặc sản do tài nghệ chế biến của nhân dân địa phương mang đến lễ hội để dự thi.

4. Hội Phương Thành:

Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 5 tới ngày mùng 7 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn và ghi nhớ công ơn ông tổ nghề dệt.

Nội dung diễn ra: Mở đầu lễ hội là lễ tế ông tổ nghề dệt của làng, tiếp đó là các hoạt động vui chơi lành mạnh như thi dệt, chọi gà, cờ tướng, đấu vật


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 5 tháng 1 Âm Lịch - Hội Đống Đa

Lỗ mũi to nói gì về bạn?

Trong khuôn mặt, mũi ở vị trí trung tâm bởi vậy nó có vai trò rất quan trọng với tài vận của chủ nhân.
Lỗ mũi to nói gì về bạn?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lỗ mũi của đàn ông không thể quá to, nếu lỗ mũi quá to thì tài vận của họ cũng không tồi nhưng lại khó giữ tiền tài, không phải là họ thích tiêu hoang hay không biết tiết kiệm mà họ thường  gặp chuyện cần dùng đến tiền. Đặc biệt nếu cánh mũi quá mỏng thì tài vật thường mất nhiều hơn được, nếu không để ý cẩn thận thì rất khó bảo toàn tài sản.

1. Lỗ mũi to nhưng không hếch

Người có sống mũi cao, lỗ mũi to nhưng không hếch làm việc có trách nhiệm, biết cân nhắc việc nào nên làm việc nào không, tác phong thoải mái, không thích "nước đến chân mới nhảy". Họ nắm bắt thời cơ và hành sự quyết đoán, bởi vậy dễ thành công, làm nên nghiệp lớn, không thỏa hiệp với thất bại, có thể đứng dậy sau nỗi đau, đạt được vinh quang xứng đáng.

2-1653-1411181029.jpg

2. Lỗ mũi to, không hếch sống mũi thấp

Người sở hữu chiếc mũi không hếch, lỗ mũi to thường dũng cảm, bình thản đối mặt với biến cố, không dễ dàng bị hạ gục bởi khó khăn trở ngại. Tuy nhiên do sống mũi thấp nên họ dễ làm hỏng việc lớn, thất bại nhiều hơn thành công, khó bảo toàn sự nghiệp, thường hay bỏ lỡ thời cơ.

3. Lỗ mũi lớn, khuôn mặt dài

Lỗ mũi lớn là người không cứng nhắc, không câu nệ tiểu tiết, nhưng khuôn mặt dài lại là người hay suy tư, chuyện gì cũng phải lên kế hoạch cẩn thận, không có sự chuẩn bị trước thì họ sẽ không làm. Nhìn chung, những người này thuộc tuýp thận trọng nhưng cũng rất to gan.

4. Lỗ mũi lớn, khuôn mặt ngắn

Lỗ mũi lớn thường là người tiêu tiền hào phóng, cho nên họ đi đến nơi nào cũng được hoan nghênh, nhưng khuôn mặt ngắn thì khi làm việc ít suy nghĩ, dễ để tình cảm ảnh hưởng đến công việc.

Nam giới và nữ giới có khác biệt rất lớn, nếu là nam giới có lỗ mũi to thì sẽ không có ảnh hưởng quá lớn nhưng nếu là phụ nữ có lỗ mũi to sẽ ảnh hưởng đến dung mạo, nữ thì nên có mũi nhỏ một chút, vận số mới tốt. Từ góc độ của xem tướng mặt mà nói, nữ có lỗ mũi to vận số rất xấu, cần phối hợp quan sát với hình dáng môi, nếu là XX có đôi môi dày, đỏ và lỗ mũi hơi hếch lên thì lỗ mũi to cũng không mang lại nhiều trở ngại, nhưng tính cách sẽ có phần hơi "nam tính", ví dụ: hào sảng, không chi ly tính toán, rất trọng tình nghĩa.

XX có lỗ mũi to nhưng môi mỏng, khóe môi rũ xuống thường tiêu hoang không biết tính toán, coi thường người khác, họ thấy vui vẻ khi dùng tiền hạ thấp người khác. Những người này nếu không biết thay đổi thì khi về già họ có thể rơi vào hoàn cảnh cô đơn không nơi nương tựa.

Kunie (theo lnka)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lỗ mũi to nói gì về bạn?

18 cách để đặt tên công ty và thương hiệu –

Việc đặt tên công ty, đặt tên thương hiệu mới hay đặt tên cho sản phẩm dịch vụ mới đều đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp bạn. Chắc chắn bạn sẽ cần đến những ý tưởng, chiến lược và công cụ cần thiết để nhiệm vụ khai phá danh xưng này trở nên dễ dàn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

g hơn.

xay-dung-dat-ten-dang-ky-thuong-hieu

Scott Trimble, giám đốc quản lý của hãng Halfagain LLC chuyên về tiếp thị và nghiên cứu thị trường nhìn nhận rằng:

–  Không có một chuỗi các sự kiện hợp lý nào hứa hẹn sẽ dẫn bạn tới các kết quả đặt tên hoàn hảo.

–  Không có một bộ các nguyên tắc đặt tên chuẩn mực nào bạn phải tuân thủ theo.

–  Song luôn có những ý tưởng và chỉ dẫn nhất định bạn nên nắm vững mặc dù không phải không có những ngoại lệ cho mọi nguyên tắc.

Quy trình đặt tên cũng có những nét riêng biệt của nó. Đôi lúc bạn đặt tên cho một sản phẩm mới và một cái tên hoàn hảo đang treo lơ lửng ở ngoài kia, ngay trước mặt bạn và bạn nắm bắt được luôn trong chốc lát. Nhưng không ít lần khác, bạn vò đầu bứt tóc cả ngày, khổ sở với cả núi các chi tiết sản phẩm, đưa ra hàng trăm lựa chọn mà cuối cùng vấn không thể có được cái tên thích hợp.

Vì thế, dựa theo bản chất khá thú vị nhưng có phần không nhất quán của việc đặt tên, Scott Trimble quyết định đưa ra những lời khuyên trên cơ sở “sự quan tâm, cân nhắc”. Thay vì cung cấp bản đồ các điểm hành động theo thứ tự thích hợp, Scott phác hoạ một tập hợp các phương pháp, ý tưởng và chiến lược mà bạn nên quan tâm và cân nhắc tới.

Bạn sẽ tìm thấy nhiều ý tưởng cơ bản khi bắt đầu với những vấn đề cô đọng và phong phú dưới đây.

1.  Những yếu tố cơ bản

–  Dễ dàng phát âm và đánh vần.

–  Dễ nhớ.

–  Đừng quá bó hẹp (quá chi tiết trong việc đặt tên công ty hay sản phẩm của bạn). Ví dụ: Công ty 256k Flash Drives hay công ty Portland Flooring. Nhưng cái tên như vậy có thể gây trở ngại cho sự phát triển sau này.

–  Dễ dàng với những con số.

–  Đừng sử dụng những cái tên có thể có một ý nghĩa tiêu cực trong các ngôn ngữ khác. Ví dụ, Công ty Baka Software là bình thường tại Mỹ nhưng không thích hợp tại Nhật Bản.

–  Tránh xa các ý nghĩa tiêu cực.

–  Chắc chắn tên của bạn không chọc giận bất cứ nhóm người nào (tôn giáo, chủng tộc,…).

–  Tìm kiếm các nhãn hiện hiện tại đối với các tên tiềm năng.

–  Đảm bảo rằng cái tên có thể được đăng ký theo tên miền tương ứng trên internet.

2.  Tên miền sẵn sàng.

Sự sẵn sàng của một tên miền internet tương ứng có lẽ là điều khá khó khăn xuất hiện khi đặt tên. Chắc chắn, bạn có thể có được một cái tên sản phẩm hay công ty tiềm năng rất hay, nhưng liệu việc tìm kiếm một tên miền internet như vậy dễ dàng?

Theo Scott, ông sẽ không dành nhiều thời gian vào vấn đề này bởi vì nó không mấy phức tạp như mọi người nghĩ. Nếu bạn xây dựng một cái tên cho sản phẩm hay công ty mà cần tới tên miền xyz.com, hãy bình tĩnh và tiếp tục nỗ lực, bạn sẽ bắt đầu có được cảm giác cho những cái tên thậm chí còn thích hợp hơn nhiều trong khi tên miền tương ứng với nó luôn sẵn sàng.

3.  Trọng tâm vào chất xám tập thể.

Có rất nhiều cuốn sách ngoài kia bàn về việc phát huy trí tuệ tập thể. Tuy nhiên, thay vì chỉ ngồi xuống và thử với những chữ cái ABC miêu tả về hoạt động kinh doanh của bạn, hãy tập trung trí tuệ tập thể để trả lời cho các câu hỏi nhất định.

Hãy trả lời từng câu hỏi bằng việc lên một danh sách dài nhất hay các từ ngữ nhiều nhất có thể.

–  Sản phẩm của bạn làm những gì?

–  Ngành nghề của bạn làm những gì, mục đích của nó là gì?

–  Sản phẩm mang tới người tiêu dùng những lợi ích gì?

–  Chuyện gì sẽ xảy ra với họ?

–  Họ sẽ nhận được những gì?

–  Những thành phần nào cấu thành nên sản phẩm/dịch vụ của bạn?

–  Bạn khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh?

–  Điều gì khiến bạn trở nên đơn nhất?

–  Sự độc đáo của ngành nghề bạn là gì? Những gì thể hiện sự độc nhất vô nhị trong các chào mời hay hoạt động kinh doanh của bạn?

4.  Tìm kiếm từ đồng nghĩa.

Thực sự rất đơn giản. Hãy lấy một trong các từ bạn đã có được sau khi hỏi ý kiến mọi người như ở trên và đưa chúng vào các từ điển đồng nghĩa, như kiểu Thesaurus.com (thesaurus.reference.com). Đọc kỹ các giải nghĩa, giữ lại những từ bạn thích và bỏ đi những từ không thích. Sau đó bạn đặt chúng vào một danh sách mới, chú ý tới các lựa chọn tên thích hợp nhất.

5. Phối kết hợp từ + một cái tên thích hợp – một công cụ tổ hợp.

Sau khi bạn huy động xong chất xám tập thể và/hay tìm kiếm từ đồng nghĩa, hãy thử phối kết hợp từ. Đưa tất cả những từ của bạn vào công cụ tổ hợp từ kiểu như My Tool (www.my-tool.com/word-domain/word-picker/), chỉnh sửa nó theo đúng những gì bạn muốn nó thể hiện và rồi chỉnh sửa hình thức thể hiện nữa.

Tuỳ thuộc vào số lượng từ bạn đưa vào hệ thống, bạn có thể có được một danh sách lớn kết quả trả lại cho bạn. Để lựa chọn trong số chúng một cách nhanh chóng, bạn có thể ấn các nút tìm kiếm và xem có tên miền nào đáp ứng hay không.

6.    Danh sách các tên và từ giúp bạn có nhiều ý tưởng hơn.

Rất nhiều tên của những trang web, công ty hay sản phẩm lớn có gốc gác từ những cái tên khác không mấy liên quan. Hãy nhìn vào “Danh sách của……” trong Google và bạn sẽ có nhiều thứ hơn để xử lý:

–   Các giai đoạn địa chất

–   Tên của các thực phẩm và nước uống

–   Các loại khủng long

–   Các loại đá

–   Các từ gốc Latin hay Hy lạp

–   Tên các địa điểm

–   Tên các biểu tượng lịch sử

–   Tên động vật học

–   Tên thực vật học

–   Các thuật ngữ toán học hay cơ học

–   Các thuật ngữ thiên văn học

–   Tên động vật, cá hay sâu bọ

Bạn có thể suy nghĩ về điều này theo những sự trừu tượng khác nhau. Nếu sản phẩm của bạn là mới và độc nhất, tên thực phẩm hay cây cối nào có những ý nghĩa mới mẻ tương tự? Và cứ thế.

7.    Chơi chữ.

Scott cho biết ông vừa mới thử một loại bia mới chỉ vì cái tên của nó. Loại bia này được gọi là Tricerahops, một sản phẩm mới của hãng Ninkasi Brewery. Chỉ đơn giản là một loại bia, nhưng hãy thử xem bạn có thể tạo ra được một cái tên đặc biệt như thế?

Hãy xem xét kỹ lưỡng chất xám tập thể của bạn và danh sách các từ đồng nghĩa cho những từ miêu tả hay xác định tốt nhất sản phẩm của bạn. Trong ví dụ về sản phẩm bia ở trên, chúng ta có thể tìm thấy cây hop (hoa bia) – một trong những thành phần chính của bia. Sau đó, chúng ta có thể nhìn thấy danh sách các động vật, thực phẩm, địa điểm,… và xem liệu có thể có được sự phối kết hợp nào tốt hơn thế nữa với các từ ngữ được hoà trộn chuẩn xác. Trong trường hợp này, hãng Ninkasi Brewery đã lựa chọn tên loài khủng long “Triceratops” và đơn giản chỉ thay đổi một chữ cái.

8.    Công cụ từ ngữ độc đáo.

Hãy sử dụng công cụ More Words (www.morewords.com) và tìm kiếm bất cứ từ nào chứa “….”. Bạn có thể tìm kiếm mọi thứ, tìm kiếm các từ có chứa từ “top”, hay từ có hai chữ “e” trong tiếng Anh. Trang web này có thể làm rất nhiều việc cho bạn liên quan tới từ ngữ.

Chỉ khi bạn quan tâm tới cả các 18 yếu tố trên đây đồng thời không quá đau đầu cho một cái tên, lúc đó việc đặt tên mới thực sự thích hợp và đảm bảo giúp bạn có sự khởi đầu vững chắc để đi đến những thành công lớn sau này.

9.  Có ý nghĩa hay không có ý nghĩa?

Ví dụ, tên công ty Rocket Repair là có ý nghĩa, còn công ty Simble không có ý nghĩa nào cả.

Một vài người cho rằng việc tạo dựng một cái tên với ý nghĩa trong đó là rất cần thiết – những công ty hay sản phẩm mới cần tới sự thân quen và an toàn. Trong khi đó không ít người lại nói những cái tên không ý nghĩa còn tốt hơn – cái tên là hoàn toàn của bạn, tự do trong ý nghĩa (điều mà bạn có thể định nghĩa sau đó).

Mặc dù tranh luận thế nào, có một vài điều bạn cần nắm vững: Những từ ngữ mới nên được tạo ra để có thể truyền tải yếu tố nào đó. Ví dụ, một trong những cái tên thành công nhất đó là Acura, được tạo ra từ hình vị “Acu” và kết thúc với hậu tố “ra”. Acu thể hiện một sự chính xác hay đúng đắn, thích hợp với những sản phẩm sang trọng và đắt tiền, như xe hơi,…

Hay việc Sony đặt tên Walkman cho máy CD nhằm đưa khách hàng liên tưởng tới sự tiện lợi của nó khi đi bộ nhưng vẫn có thể sử dụng được. Hoặc nhãn hiệu Mostfly cũng vậy khi khiến chúng ta biết ngay là sản phẩm để diệt ruồi hay diệt muỗi.

10.  Những bản liệt kê các cái tên rộng khắp.

Hãy xem xét tới Word Lab (www.wordlab.com) hay trang web cụ thể hơn là: Word Lab Tools (www.wordlab.com/tools/t_index.cfm).

Trang web này được Scott xem như một trong những công cụ mạnh mẽ và hiệu quả nhất giúp nhiệm vụ đặt tên được thành công. Với một danh sách khổng lồ các tên công ty, những ví dụ ẩn dụ trong đặt tên, các nhà xây dựng tên,… trang web này là nơi bạn có thể tìm thấy nhiều ý tưởng đặt tên khác nhau. Mỗi lần Scott chuẩn bị đặt tên cho cái gì đó, ông lại sử dụng trang web này.

11.  Đặt tên ẩn dụ.

Scott gọi nó là đặt tên ẩn dụ hay đặt tên gợi nhớ. Song cho dù gọi nó là gì, nó nên được rút ra từ những cuộc bàn bạc tập thể với các ý kiến đóng góp của mọi người. Đặt tên ẩn dụ sẽ cần đến sự sáng tạo, trừ tượng hoá suy nghĩ song vẫn phải đảm bảo sự dễ hiểu và quen thuộc.

Vì vậy, khi bạn quyết định xây dựng một cái tên mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ, đừng bỏ qua chất xám chung của cả tập thể. Bạn sẽ cần trả lời cho câu hỏi: “Sản phẩm, công ty hay ngành của bạn làm những gì?”. Bạn sẽ liên tiếp đón nhận những từ ngữ và cụm từ để đặt tên riêng, kế tiếp là những gì trong cuộc sống cũng làm tương tự.

Scott luôn nhắc lại điều đó. Bạn sẽ phải xác định những gì công ty bạn đang làm, và gắn liền với những điều khác tương tự trong cuộc sống thực. Hãy lên danh sách những gì bạn cần biết được. Dưới đây là một ví dụ:

Bạn có môt công ty máy tính, và chức năng của sản phẩm mới nhất đó là copy dữ liệu. Vậy, bạn sẽ hỏi “Những gì trong cuộc sống cũng sao chép mọi thứ?”

Máy copy – quá logic.

Cục pin – có thể hiệu quả, nhưng chưa hấp dẫn

Những anh hề (Mime) – Trúng phóc!

Tại sao không gọi sản phẩm mới của bạn là Mime.

12.  Lỗi chính tả.

Lỗi chính tả của một số từ được sử dụng phổ biến có thể dẫn bạn tới những kết quả tích cực bất ngờ. Nó thể hiện sự thân thuộc, ngắn gọn và phần nào dí dỏm. Song nếu bạn tìm kiếm một tên miền internet cho nó, bạn sẽ phải có đôi chút phối kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo bởi vì các lỗi chính tả phố biến hầu như đã được mọi người lựa chọn hết.

13.  Từ lóng trong ngành.

Mỗi một ngành đều có từ lóng của riêng mình, và bạn có thể nhận thấy nhiều tên, hay khẩu hiệu kinh doanh bắt nguồn từ những từ lóng,… hay đặc biệt hơn là từ những từ và câu nói thường được các người tiêu dùng trong ngành sử dụng.

14.   Hãy hỏi bạn bè, nhưng…

Hãy hỏi ý kiến của bạn bè và người thân, nhưng chỉ đón nhận các ý kiến này như một trong nguồn tham khảo khác nhau. Trước hết, những lựa chọn ban đầu của bạn có thể khá nhỏ, để lại các kết quả với sự chính xác không cao.

Thứ hai, hãy quan tâm xem bạn bè hay người thân có ở trong thị trường mục tiêu của bạn. Nếu họ không ở trong, họ có thể không đưa ra cho bạn cái tên chuẩn xác nhất.

Cuối cùng, mọi người nhìn chung luôn ủng hộ điều gì đó đã thân thuộc. Việc tìm kiếm trang web của bạn, xem một quảng cáo, có một người bạn đề xuất về sản phẩm của bạn hoàn toàn có thể giúp bạn có được những cai tên thích hợp.

15.  Các đối thủ cạnh tranh đặt tên ra sao? Có những xu hướng nào?

Scott đã từng mắc sai lầm khi không kiểm tra trước các đối thủ cạnh để rồi đưa ra một cái tên giống với các đối thủ cạnh tranh đã có trên thị trường. Kết quả là lãng phí thời gian.

Giờ đây, quy tắc chung của Scott đó là xác định xem các đối thủ cạnh tranh đang đặt tên như thế nào và từ đó mình cần phải khác biệt đi. Việc khác biệt luôn song hành với đôi chút mạo hiểm, chính vì thế hãy chắc chắn những gì mà bạn lựa chọn sẽ thích hợp nhất theo các nguyên tắc cơ bản của việc đặt tên.

16.  Đặt tên vần điệu.

Những cái tên có vần, có điệu luôn khó quên và có thể khá hiệu quả, miễn là chúng không quá duyên dáng hay quá cồng kềnh. Rhyme Zone (www.rhymezone.com) là một nơi tuyệt vời để tìm kiếm các từ có vần điệu với nhau. Trang web More Words cũng rất hiệu quả trong trường hợp này.

17.  Phù hợp với thông điệp và chiến lược phát triểnhình ảnh của công ty.

Những cái tên mà bạn dự định đặt sẽ đem lại giá trị tối đa nếu nó hỗ trợ mạnh mẽ thông điệp và chiến lược phát triển hình ảnh của công ty trong các kế hoạch kinh doanh mà bạn hướng tới.

Nếu có đôi chút thời gian, hãy ngồi lại và đọc qua các bản kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh. Biết đâu tại đây bạn có thể tìm được những ý tưởng thích hợp hơn.

18.  Đừng đặt quá nhiều thứ vào cái tên của bạn.

Mọi nguyên tắc đều rất quan trọng, song việc đặt tên có thể bị nhấn mạnh quá mức. Có rất nhiều công ty và sản phẩm thành công ngoài kia với cái tên bình thường. Vì vậy, hãy xem việc đặt tên chỉ như một trong số nhiều công việc khác. Đừng quá chú trọng tới nó.

Chỉ khi bạn quan tâm tới cả các 18 yếu tố trên đây đồng thời không quá đau đầu cho một cái tên, lúc đó việc đặt tên mới thực sự thích hợp và đảm bảo giúp bạn có sự khởi đầu vững chắc để đi đến những thành công lớn sau này.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 18 cách để đặt tên công ty và thương hiệu –

Các lễ hội trong ngáy 15 tháng 7 âm lịch - Lễ Trung Nguyên (Lễ Vu Lan)

Lễ Trung Nguyên (Lễ Vu Lan) được diễn ra vào rằm 15 tháng 7 âm lịch trên phạm vi cả nước, ngoài ra trong ngày này còn diễn ra Hội Đổ Giàn tại Bình Định.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội trong ngáy 15 tháng 7 âm lịch - Lễ Trung Nguyên (Lễ Vu Lan)

Các lễ hội trong ngáy 15 tháng 7 âm lịch - Lễ Trung Nguyên (Lễ Vu Lan)

1.Lễ Trung Nguyên (Lễ Vu Lan):

Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Địa điểm: diễn ra trong cả nước.

Nội dung:

*Cúng Phật: Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Ta sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.

*Cúng thần linh và gia tiên: Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.

Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.

Về phần đồ cúng – chia ra làm 2 phần:

Đồ cúng bàn thờ gia tiên: Hoa tươi (hoa sen, hoa hồng, hoa ly, hoa tulip.. đừng xài hoa cúc), bánh trái (trái nhiều loại – mỗi loại 1 ít, bánh quy, bánh gạo bánh chocopie..), cafe (G7), 1 cây thuốc lá, vàng mã, tiền thật tùy tâm, nến, hương đầy đủ.

Đồ cúng vong ngoài trời: Hoa tươi (hoa đẹp không phải cúc), bánh trái, cafe, thuốc lá, đĩa xôi, con gà mái luộc (có muối, chanh ớt), bia, rượu, tiền vàng mã, quần áo, giầy dép bằng giấy, gạo, muối. (Nếu gia chủ khó khăn hoặc không có kinh phí hoặc không muốn tốn kém thì có thể giảm số lượng tùy thích), nến, hương (có thêm một bát hương trầm thì càng tốt)

Giờ cúng: Giờ Dần (3-5 giờ sáng) – giờ Thìn (9-11 giờ sáng) – giờ Ngọ (11- 13 giờ trưa) – giờ Tuất (19-21 giờ tối).

2. Hội Đổ Giàn:

Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Địa điểm: làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Nữ Thần Biển.

Nội dung: Hằng năm vào ngày rằm tháng 7, nhân dân huyện An Nhơn thường đổ về làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định để dự lễ Vu Lan - báo hiếu của nhà Phật – xem hát bội và những cuộc thi tài. Cũng như nhiều chùa khác ở Việt Nam, vào dịp này nhà chùa trong lễ cúng cô hồn, xá tội vong nhân, thường dựng rạp làm chay (tức lập đàn cầu nguyện cho mọi oan hồn được siêu thoát), tổ chức hát bội cả ngày và đêm. Ngày rằm tháng 7 cũng là tết Trung nguyên của đạo Lão. Cảnh nhà chùa mở hội đón khách thập phương vào dịp này đã được phản ánh trong câu ca dao xưa:

Đồn rằng An Thái, chùa Bà

Làm chay, hát bội đông đà quá đông

Đàn bà cho chí đàn ông,

Xem xong ba Ngọ, lại trông Đổ giàn.

Nhưng sức hấp dẫn của hội chùa Bà không chỉ ở chỗ có "làm chay, hát bội" mà còn vì một lý do khác là hội được tổ chức ngay nơi mảnh đất giàu truyền thống thượng võ: Làng An Thái. An Thái thuộc huyện An Nhơn, là làng võ từng sản sinh ra những võ sư và võ sĩ xuất sắc của đất Bình Định. Dĩ nhiên vào những dịp hội hè, việc tổ chức thi đấu côn, quyền là tiết mục không thể thiếu được. về dự hội, cũng là dịp để các môn đệ thăm viếng, gặp lại bạn bè đồng khoá, đồng môn và cũng là dịp để các võ sĩ thử tài cao thấp trên võ đài. Tuy nhiên không cuộc vui nào hấp dẫn và cuốn hút nhiều người như hội xô cỗ (người Việt gọi là xô giàn, về sau gọi thành đổ giàn – Theo Quách Tấn – Quách Giao, Võ nhân Bình Định).

Người ta thiết lập một cái đàn cúng cao (hình dung như một dàn giáo hẹp, cao khoảng mười mét, bằng tre, gỗ. Trên đó người ta đặt đàn cúng thần gồm hương, hoa, trà, quả và một heo quay để nguyên con, khoảng độ mười lăm, vài chục ký. Khi nghi lễ chuẩn bị kết thúc, đám đông bên dưới trở nên xôn xao, rộn rịp. Những người yếu, người già, phụ nữ và trẻ con thì dãn ra vòng ngoài để cho những võ sĩ và những người khoẻ tiến vào. Những người tiên phong lên giàn hườm sẵn trong tư thế chuẩn bị lao lên, mắt hướng về phía giàn cao, chờ đợi....

Sau những nghi thức cúng lễ cổ truyền như thường thấy ở các lễ hội làng quê, vị chủ tế tuyên bố xô giàn, cho phép cuộc tranh tài bắt đầu. Các võ sĩ tài nghệ cao, phi thân lên giàn tìm cách cướp lấy con heo quay.Sau đó phải luồn lách, lao ra khỏi đám đông, mang con heo quay chạy về địa điển an toàn đã định. Tất nhiên, mỗi nhóm tranh tài đã có phân công người bảo vệ, cản ngăn những đối thủ lợi hại khác có thể giật lại ngay trên tay. Trong cuộc tranh tài này, các võ sỹ dùng tất cả ngón võ, chiến thuật khôn ngoan để giành chiến thắng về mình. Rất nhiều lần hội đổ giàn đã để lại "nợ nần" giữa các phái võ trong vùng, thậm chí cả những lò võ ở tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà. Hội đổ giàn không phải chỉ một mình Bình Định có nhưng hội đổ giàn của An Thái bao giờ cũng thu hút người tham dự đông nhất và "con heo quay" của An Thái cũng được xem trọng nhất.

Theo tục lệ con heo quay chiến lợi phẩm này được đem xẻ ra để khao chung cho tất cả những võ sĩ cùng có mặt trong cuộc tranh tài này. Những võ sĩ, hay làng võ có người giành được phần thắng được mọi người hoan nghênh và nể trọng và họ tin rằng năm ấy họ sẽ gặp hên vì được "lộc của thần". Thường thì những lò võ ở An Thái và huyện Bình Khê hay giành được vị trí đó. Vì vậy mới có câu: "Tiếng đồn An Thái, Bình Khê, nhiều tay võ sĩ có nghề tranh heo". Heo đây là heo quay, vật cúng thần trong ngày hội. Ý nghĩa của cuộc thi tài này không nằm trong giá trị vật chất của món quà giành được mà ở giá trị tinh thần, được thể hiện qua tài nghệ của những người dự cuộc với chỗ đứng danh dự trong làng võ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội trong ngáy 15 tháng 7 âm lịch - Lễ Trung Nguyên (Lễ Vu Lan)

Tam cát và Ngũ cát trong Phong thủy Huyền Không

Tam cát là 3 sao Nhất Bạch (số 1), Lục Bạch (số 6) và Bát Bạch (số 8). Những sao này đều được coi là những sao tốt, vì vậy nên mới được gọi là “Tam cát” (tức 3 sao tốt). Lý do vì Huyền Không xuất phát từ Kỳ Môn - Độn Giáp, một phương pháp dùng Bát Môn (tức 8 “Cửa”) để đoán định cát, hung của mọi sự việc. Trong 8 “Cửa” đó, chỉ có 3 “Cửa” Hưu (trùng với phương KHẢM của số 1), Khai (trùng với phương CÀN của số 6), và Sinh (trùng với phương CẤN của số 8) là tốt nhất, sẽ đem lại nhiều thuận lợi, may mắn. Chính vì vậy nên 3 số 1, 6, 8 mới được xem là “Cát”.
Tam cát và Ngũ cát trong Phong thủy Huyền Không

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Một điểm nữa là sao Nhất Bạch vừa là khởi đầu của 9 sao, lại là chủ của Thượng Nguyên, lấy Thủy nuôi dưỡng Tam Bích Mộc (vì Thượng Nguyên gồm có 3 vận 1, 2, 3) mà khắc chế Nhị Hắc Thổ. Vì Nhị Hắc là Bệnh Phù, chủ ôn dịch, tật bệnh, nếu không bị kềm chế thì độc khí của nó sẽ lan tràn mà hủy diệt hết sự sống. Chính vì vậy nên những cơn dịch bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới đều xuất hiện trong Thượng nguyên. Chẳng hạn như cơn dịch cúm “Influenza” (còn gọi là “Cúm Tây ban Nha” hay “Spanish Flu”) vào các năm 1918 - 1919 (tức trong Vận 3 Thượng Nguyên), làm cho từ 50 đến 100 triệu người chết. Hay như “Cơn dịch lớn” (Great Plague) trong các năm 1348 - 1353 (tức thuộc Vận 2 Thượng Nguyên) thời Trung cổ (Middle Ages) làm chết 75 triệu người từ Á sang Âu... Cho nên nhờ có Thủy của Nhất Bạch nuôi dưỡng Mộc khí của Tam Bích để kềm chế Nhị Hắc, nên độc khí của nó mới được ngăn chặn mà không hủy diệt hết sự sống trên trái đất. Nhờ vậy Thượng Nguyên mới có thể đảm nhiệm được vai trò khởi đầu, cũng như duy trì được sự tồn tại của chính nó, cũng như của Trung Nguyên và Hạ Nguyên sau này.

Đến Trung Nguyên gồm có các vận 4, 5, 6. Trong đó số 4 vừa là Mộc khô, vừa là gió lớn (vì số 4 thuộc quẻ Tốn = gió theo Tiên thiên Bát quái). Còn số 5 vừa là Ngũ Hoàng đại Sát Thổ, vừa là Liêm Trinh Hỏa, gặp Mộc khô, gió lớn của Tốn Tứ nên lửa càng mạnh mà sẽ thiêu rụi hoặc hủy diệt tất cả, chỉ còn lại tro bụi mà thôi. Chính vì vậy nên trong Trung Nguyên mới có nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, những chế độ tàn bạo như thời Đệ nhị Thế chiến với Hitler, Stalin, Mao trạch Đông... Hoặc thời kỳ quân Mông cổ bành trướng khắp Á - Âu, gieo rắc bao chết chóc, kinh hoàng cho cả Thế giới thời đó (từ năm 1206, lúc Thiết Mộc Chân xưng đế hiệu là Thành cát tư hãn, cho đến khi quân Mông cổ tràn qua tới Hungary vào năm 1241 đều thuộc các vận 4, 5 và 6 Trung Nguyên). Hay Tần thủy Hoàng từ lúc lên ngôi diệt chư hầu, cho đến lúc mất vào năm 210 B.C. là thời gian ở trong các vận 4 và 5 Trung nguyên). Cho nên sao Lục Bạch ở Trung Nguyên vừa là Thủy của Tiên thiên, vừa là Kim của Hậu thiên, có thể điều tiết được Hỏa nóng, Thổ khô, cứng của Ngũ Hoàng, vừa cai quản được gió (vì CÀN là Trời, mà Trời thì cai quản gió, mưa), cũng như tưới nhuận được Mộc khô của Tốn, hầu bảo đảm sự tồn tại và phát triển của Trung nguyên.

Bước vào Hạ Nguyên gồm có các vận 7, 8, 9. Trong đó các số 7 và 9 đều là Hỏa Tiên thiên hay Hậu thiên, lại cùng nằm trong 1 Nguyên nên Hỏa khí cực thịnh. Do đó, trong giai đoạn này cũng thường có những cuộc chiến tranh khá quy mô và rộng lớn như 2 cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và 2001 (tức vận 7). Hoặc cuộc chiến tranh của Napoleon ở Âu châu (từ năm 1800 đến 1815, tức từ cuối vận 6 sang giữa vận 7). Hay cuộc chiến tranh giữa Mông cổ với Việt Nam (1284 - 1288 tức trong vận 8). Ngoài ra, trong Hạ Nguyên thường có nhiều thiên tai, do Hỏa mạnh thì Thủy sẽ bùng dậy để tái lập lại thế quân bình, gây ra tình trạng gió bão, lụt lội... Mặt khác, vì Hỏa khí trong Hạ Nguyên nhiều và thịnh, nên nhiệt độ trên trái đất cũng sẽ tăng lên, dẫn đến tình trạng hạn hán, mất mùa ở nhiều nơi. Cho nên sao Bát Bạch ở Hạ Nguyên là Thổ ướt, vừa có thể điều tiết được Hỏa khí, vừa có thể giúp cho 2 số Thất Xích và Cửu Tử cùng đứng chung trong 1 Nguyên, đang từ thế xung khắc, hủy diệt lẫn nhau (vì Cửu Tử Hỏa khắc Thất Xích Kim) sẽ trở thành thế tương sinh (Hỏa sinh Thổ để Thổ sinh Kim) mà giúp cho Hạ Nguyên được tồn tại, duy trì và phát triển qua Thượng Nguyên, tức là vòng sinh thái được tái lập lại từ đầu và tiếp tục luân chuyển không ngừng vậy.

Chính vì chức năng điều hòa, cũng như khả năng duy trì sự tồn tại và phát triển của chúng trong các Nguyên Thượng, Trung, Hạ, cho nên các sao Nhất Bạch, Lục Bạch, Bát Bạch mới được xem là tốt trong bất cứ Nguyên, vận nào, và mới được liệt kê thành “Tam cát”.


Nói về Ngũ cát

Ngoài 3 sao Nhất, Lục, Bát thì còn có những sao là vượng khí, sinh khí và (hay) tiến khí của vận đó, nên khi gộp lại sẽ có tối đa là 5 sao tốt (nên gọi là “Ngũ cát”).

- Thí dụ: vận 1 Thượng Nguyên thì Nhất Bạch là vượng khí, Nhị Hắc là sinh khí, Tam Bích là tiến khí. Cộng với Lục Bạch và Bát Bạch (còn Nhất Bạch vì đã là vượng khí nên không thêm vào nữa) sẽ thành Ngũ Cát (tức 5 sao tốt).

Tuy nhiên, không phải vận nào cũng có đủ Ngũ cát, mà đôi khi chỉ có 4 sao tốt (tức “Tứ cát”) mà thôi.

- Thí dụ: trong vận 6, Lục Bạch là vượng khí, Thất xích là sinh khí, cộng với Nhất Bạch và Bát Bạch nên chỉ có Tứ cát.

Cho nên, tùy theo từng thời vận mà có lúc 1 căn nhà chỉ được Tứ Cát, có những lúc lại hội đủ Ngũ Cát, tức là mức độ sao tốt tối đa có thể có được như sau:

* Vận 2 thì Nhị Hắc là vượng khí, Tam bích là sinh khí, cộng với 3 sao Nhất, Lục, Bát thành Ngũ Cát.

* Vận 3 thì Tam Bích là vượng khí, Tứ lục là sinh khí, cộng với Nhất, Lục, Bát thành Ngũ Cát.

* Vận 4 thì Tứ Lục là vượng khí, Ngũ Hoàng là sinh khí, Lục Bạch vừa là cát tinh, vừa là tiến khí, cộng với Nhất Bạch và Bát Bạch thành Ngũ Cát.

* Vận 5 thì Ngũ Hoàng là vượng khí, Lục bạch là sinh khí, cộng với Nhất, Bát thành Tứ Cát.

* Vận 7 thì Thất Xích là vượng khí, Bát Bạch là sinh khí, Cửu tử là tiến khí, cộng với Nhất, Lục mà thành Ngũ Cát.

* Vận 8 thì Bát Bạch là vượng khí, Cửu Tử là sinh khí, cộng thêm Nhất Bạch, Lục Bạch mà thành Tứ cát.

* Vận 9 thì Cửu Tử là vượng khí, Nhất Bạch là sinh khí, cộng với Lục và Bát Bạch mà thành Tứ Cát.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tam cát và Ngũ cát trong Phong thủy Huyền Không

Ý nghĩa sao Thiên Khôi

Thiên Khôi Việt thủ Mệnh là cách ư gia quốc vi nhân trưởng, cho dù có hãm địa cũng là cách trội hơn người bình thường.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý nghĩa sao Thiên Khôi

Ý nghĩa sao Thiên Khôi

Thiên Khôi và Thiên Việt đều là Nam Đẩu Tinh, nhưng khác nhau một chút là Khôi thì Dương Hỏa đới Kim, còn Việt là Âm Hỏa đới Mộc.

Về biểu tượng thân thể thì Thiên Khôi là đầu, Thiên Việt là hai vai. Mệnh hay hạn có nhiều sao xấu hội họp thì bộ Thiên Khôi Thiên Hình (tượng là dao, kiếm) đồng cung chỉ việc đầu bị gươm dao chém phải, đầu thường có tì vết hoặc có sẹo. Nếu Mệnh có Thiên Việt Song Hao đồng cung hay Thiên Hình đồng cung thì dễ bị lệch vai, so vai. Về biểu tượng vật dụng thì Khôi chỉ văn bằng, nghị định, giấy khen, còn Việt thì chỉ bút nghiên. Trong tang chế thì Khôi Việt chỉ thầy cúng, ông sư, ông cha, người làm lễ tang

Khôi Việt vừa là văn tinh, vừa là quí tinh, chủ về khoa giáp, văn chương, quyền hành chức tước. Khôi Việt còn được gọi là Thiên Ất Quí Nhân. Cả hai sao đều không an ở hai cung Thìn Tuất (La Võng).

Cả hai sao đều miếu vượng ở cung ban ngày từ Dần đến Ngọ, hãm địa tại cung Thủy (Hợi Tí) và cung Thổ (Sửu Mùi), còn lại thì bình thường (tại cung Thân Dậu hành Kim). Ở vị trí cung ban ngày thì Khôi Việt giống như bằng cấp được đem ra cho công chúng xem, là người lãnh đạo được mọi người biết đến. Nếu xét về ngũ hành, khi ở cung ban ngày thì hoặc được cung sinh sao hoặc đồng hành với sao. Ở cung ban đêm hoặc tại Sửu Mùi thì ví như bằng cấp không được treo ra ngoài nên ít được người biết đến, là người có uy quyền ngấm ngầm. Nếu xét về ngũ hành thì ở cung ban đêm, hành sao khắc hành cung (Hỏa khắc Kim) hoặc hành cung khắc hành sao (Thủy khắc Hỏa) hoặc hành sao sinh hành cung (Hỏa sinh Thổ). Khôi Việt miếu vượng không nên gặp Tuần Triệt, giống như bằng cấp bị rách nát nên khoa trường thi cử bị lận đận hoặc không đỗ đạt cao được, hoặc học hành dang dở nhưng khi hãm địa thì rất cần Tuần Triệt, nhưng cũng phải lận đận ban đầu mới có được bằng cấp

Khôi Việt rất cần cho lá số quí cách bởi vì thiếu Khôi Việt thì giống như thiếu thiên uy, không được người kính nể, đặc biệt là mệnh Tử Phủ hoặc Nhật Nguyệt gặp Khôi Việt rất thích hợp (Hỏa sinh Thổ).

Khôi Việt thủ Mệnh là cách ư gia quốc vi nhân trưởng, cho dù có hãm địa cũng là cách trội hơn người bình thường. Có Khôi Việt thủ chiếu Mệnh thì được mọi người nể phục, có uy, luôn đứng đầu cho dù là hạng người nào (trùm du đãng hay vị lãnh tụ), ở nhà thì đứng đầu, được cha mẹ thương yêu hoặc có tiếng nói trong gia đình, hoặc là con trưởng, đoạt trưởng. Ra ngoài thì tùy theo lá số tốt xấu và vị tri đắc hãm mà luận đoán, tốt thì lãnh đạo thiên hạ, trưởng cơ quan ban ngành, xấu thì cũng được người nể phục, tiếng nói có trọng lượng và dễ kề cận lui tới với thượng cấp hoặc người có danh có chức quyền, được tin tưởng giao cho những việc quan trọng. Khôi Việt thủ chiếu Mệnh thì thông minh, có năng khiếu đặc biệt nên thường giỏi về một điều gì đó, có mưu cơ, quyền biến, có tài lãnh đạo, tổ chức, chỉ huy và có đầu óc không chịu thua người, muốn hơn người, có óc lãnh tụ, tính thích chỉ huy. Khôi Việt thủ chiếu mệnh thì tự ái rất cao, không thích bị nói nặng nhẹ và không chịu được lời nói nặng nhẹ. Người có Khôi Việt thì không có tính thù dai, chấp nhất, nhỏ mọn, là người dễ tha thứ, khoáng đạt, cao thượng, trừ khi gặp Không Kiếp,đặc biệt hãm địa thì dễ ăn miếng trả miếng do bị chạm tự ái. Tuy vậy cũng không phải là hạng người nhỏ mọn. Khôi Việt đặt nặng uy tín cá nhân, khi giao du với người lớn tuổi hoặc có chức quyền tiếng tăm thường có lợi, được giúp đỡ. Mệnh có Khôi Việt gặp hạn xấu thì được người giúp đỡ, thông thường là người có chức có quyền nên Khôi Việt giải hạn xấu cũng mạnh. Chú ý rằng Khôi Việt đủ bộ mới mạnh, nếu đứng một mình và bị hãm địa thì giảm thiểu rất nhiều ý nghĩa. So sánh giữa Khôi và Việt, nếu cùng đắc hãm như nhau thì tài năng quyền uy của Khôi mạnh hơn Việt, về vai vế trong gia đình thì Khôi thường là con trưởng, còn Việt là thứ đoạt trưởng. Theo nghĩa Hán Việt thì kẻ làm đầu sỏ cả một đảng gọi là "khôi".


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa sao Thiên Khôi

Chọn màu sơn theo phong thủy để gia đình hạnh phúc

Khi chọn màu sơn theo phong thủy cho từng căn phòng trong nhà thì gia chủ nên thận trọng, màu sơn không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của tổng thể ngôi nhà
Chọn màu sơn theo phong thủy để gia đình hạnh phúc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khi chọn màu sơn cho từng căn phòng trong nhà thì gia chủ nên thận trọng, màu sơn không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của tổng thể ngôi nhà mà còn ảnh hưởng tới vận trình của người sống trong đó.



Chọn màu sơn theo phong thủy cho phòng ngủ


Theo phong thủy nhà ở, phòng ngủ nên sơn những màu sáng như màu trắng, màu be hay những gam màu hơi trầm một chút bởi đây là nơi nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu sử dụng những gam màu quá nóng thì bạn sẽ không có cảm giác được nghỉ ngơi mà thay vào đó là sự năng động, điều này đôi chút ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu chọn màu quá tối và u ám thì rất có thể nó sẽ khiến bạn mắc bệnh trầm cảm.
 
Đối với các cặp vợ chồng thì tránh sơn phòng ngủ màu hồng bởi màu hồng ẩn chứa sự xuất hiện của người thứ 3.  

Chọn màu sơn cho phòng khách


Chon mau son theo phong thuy de gia dinh hanh phuc hinh anh

Nên chọn màu sơn sáng cho phòng khách


Phòng khách cũng nên sơn những màu sáng như màu sữa, trắng kem hay màu ngà voi… bởi những màu này mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu và đẹp mắt.
 
Tuyệt đối đừng sử dụng màu xanh sẫm cho phòng khách của mình bởi lẽ nó sẽ khiến sức khỏe, hôn nhân, cũng như các mối quan hệ và sự nghiệp của bạn gặp nhiều rủi ro. Cũng nên tránh màu đỏ, bởi nó có thể khiến cho gia chủ trở nên nóng tình hoặc phá vỡ hạnh phúc gia đình.  

Chọn màu sơm cho phòng tắm

Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và sạch sẽ, chính vì vậy nó được dùng để trung hòa với phần năng lượng tiêu cực trong nhà vệ sinh. Bạn cũng có thể dùng màu xanh da trời nhạt để tạo ra sự tươi sáng, mang lại một cảm giác nhẹ nhàng hơn. 
 
Theo phong thủy học, nhà vệ sinh đại diện cho Thủy, vì thế tốt nhất là không nên dùng màu đỏ hay màu tím sẫm vì nó gây ra sự xung khắc giữa Thủy và Hỏa. Ngoài ra, cũng nên tránh màu đen và những gam màu tối.

Nên xem: Phòng tắm hợp phong thủy để tránh thất thoát tiền bạc
 

Chọn màu sơn cho nhà bếp

  Màu be, màu yến mạch hay màu kha-ki cũng là những gam màu rất tuyệt nếu sử dụng trong phòng bếp, vì nó mang đến sự ổn định và mang lại một không gian hài hòa cho căn nhà của bạn.
 
Màu đỏ tượng trưng cho hình ảnh ngọn lửa có thể làm mất cân bằng các yếu tố ngũ hành trong không gian bếp nhà bạn, nên tốt nhất là tránh sơn màu này.
 

Màu sơn phòng của trẻ


Chon mau son theo phong thuy de gia dinh hanh phuc hinh anh 2

Chọn màu xanh lá cây để thúc đẩy sự phát triển của con trẻ


Màu sắc được sử dụng trong phòng của trẻ sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển tính cách của chúng, vì thế tốt nhất là hãy dùng những màu sáng như màu xanh da trời và xanh lá cây để thúc đẩy sự phát triển của chúng trong một không gian thanh bình. 
 
Tránh sử dụng những màu đỏ sẫm, tím hoặc đen trong phòng, bởi chúng có thể gây ra những kích thích tiêu cực cho con trẻ.   Tuy nhiên, mọi việc vẫn tùy thuộc vào quyết định cuối cùng của bạn. Bạn hoàn toàn có thể chọn những gam màu bạn yêu thích và mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết: Chọn màu sơn thuận ngũ hành cho phòng ngủ của trẻ để có sự lựa chọn hợp lý:   
► Tham khảo thêm: Mệnh Thủy hợp màu gì, mệnh Thổ hợp màu gì, mệnh Mộc hợp màu gì

Lichngaytot.com

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn màu sơn theo phong thủy để gia đình hạnh phúc

Xem tướng mắt đoán tính cách –

Ánh mắt thể hiện ý nghĩa, tình cảm một cách thầm kín. Ta thấy có một số ánh mắt khi nhìn vào. 1. Ánh mắt sáng long lanh: Thông minh, tâm hồn vui vẻ, hiền từ. 2. Ánh mắt đục trầm: Người nhiều suy tư, trí tuệ phong phú. 3. Ánh mắt mơ màng: Người mơ mộn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ánh mắt thể hiện ý nghĩa, tình cảm một cách thầm kín. Ta thấy có một số ánh mắt khi nhìn vào.

mat-phunu

1. Ánh mắt sáng long lanh: Thông minh, tâm hồn vui vẻ, hiền từ.
2. Ánh mắt đục trầm: Người nhiều suy tư, trí tuệ phong phú.
3. Ánh mắt mơ màng: Người mơ mộng, tình cảm nhạt.
4. Ánh mắt lơ đãng: Người không chủ đích gặp chăng hay vậy.
5. Ánh mắt đỏ ngầu: Người nhiệt tình, nóng nảy.
6. Ánh mắt lờ đờ (không có thần): Người đần, không thọ.
7. Ánh mắt sắc lạnh: Người nguy hiểm, dã man.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng mắt đoán tính cách –

Chùa Bạch Hào - Hải Dương

Chùa Bạch Hào còn có tên gọi khác là Chùa Hào Xá hay Chùa Hào, là một ngôi chùa nằm giữa lòng huyện Thanh Hà - Hải Dương.
Chùa Bạch Hào - Hải Dương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chùa Bạch Hào còn có tên gọi khác là Chùa Hào Xá hay Chùa Hào (tên Hán-Việt là Bạch Hào cổ thiền tự ), là một ngôi chùa nằm giữa lòng huyện Thanh Hà – Hải Dương. Đây là ngôi chùa có phong cảnh sông nước hữu tình xếp vào hàng độc đáo nhất vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Chùa Bạch Hào được xây dựng vào thời nhà Lý. Năm 1011 nhân dân trong ấp đã dựng một ngôi chùa 3 gian bằng tranh tre lợp lá gồi, lá cọ để thờ Phật cầu khấn cho trời Phật độ bình an.

Đến đời Trần ngọc Phả có ghi:” Khi Trần Nhân Tông làm vua thì vợ chồng cụ ông Nguyễn Danh Doãn và cụ bà là Phạm Thị Phương quê ở Hoan Châu – Thanh Hóa sinh hai người con trai là Nguyễn Danh Quang, Nguyễn Danh Nguyên, lớn lên hai ông học giỏi lại khôi ngô tuấn tú, tuổi học trò hai ông kết bạn với Lý Đình Khuê cùng lớp cùng tuổi, họ coi nhau như anh em ruột, cả 3 ông đều học giỏi thi đỗ tuyển vào cung làm Học sĩ chuyên lo việc giáo huấn trong cung.

Khi Thoát Hoan đem quân sang xâm lược nước ta, 3 ông theo vua đi đánh giặc ở Phả Lại, Vạn Kiếp. Giặc tan vua hết lời ca ngợi. Khi đất nước thanh bình vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con và đi tu ở chùa Yên Tử lập ra Thiền Phái Trúc Lâm, ba ông cũng theo vua đi đầu Phật tu luyện, lúc nhàn rỗi ba ông cùng Trần Nhân Tông dành thời gian đi du ngoạn, một chuyến du ngoạn qua Hạ Hào Trang (Thanh Xá, Hào Xá ngày nay) Trần Nhân Tông dừng lại ngắm cảnh, thấy sông nước hữu tình, địa mạch thế hình cảnh quan tuyệt sắc, vua liền hạ lệnh cho dựng lại chùa, làm hoành phi câu đối, lập bệ thờ bằng đá hình tòa sen để thờ Phật và giao cho 3 ông ở lại tu tại chùa, đặt tên gọi là chùa Hào.

Dựa thế hình khu đất với dáng hình đại bàng xòe cánh, đầu có một số lông trắng nên tên hiệu là Bạch Hào. Ba ông tu tại chùa dạy cho dân hiểu Kinh Phật và tăng gia sản xuất cấy trồng lúa nước, dạy cho dân trồng dâu nuôi tằm ( sự tích bãi vườn dâu còn đó). Khi nông nhàn ba ông dạy dân thi bơi trải, thi nấu cơm, bắt vịt, thi đấu vật… Từ đó đến nay đã trở thành ngày hội văn hóa của dân tộc.

chùa hào
Bơi chải là một trò chơi dân gian truyền thống ở vùng Bắc Bộ, được rất nhiều du khách quan tâm trong lễ hội chùa Bạch Hào

Đến những năm đầu thế kỉ 19-20 chùa Hào lại phải kinh qua cuộc chiến tranh ác liệt của thực dân Pháp chùa phải tiêu thổ kháng chiến, bom đạn Pháp bắn thả quanh chùa nên các nét độc đáo, vật cổ giữ lại quá ít.

Ngôi chùa hiện nay, có niên đại thời nhà Lý năm 1011, bao gồm Tiền đường 5 gian, Hậu cung 2 gian, Nhà tổ 3 gian. Tiền đường, được xây dựng theo kiểu chồng rường đấu sen. Các vì kèo đều có chạm khắc hoa lá, trúc hoá long, kỳ 4 thuât chạm bong kênh.

Trong chùa, có nhiều hiện vật quý, trong đó, có hệ thống tượng Phật, bệ đá hoa sen thời Trần. Đặc biệt, có 10 bia đá ghi lại công lao của 3 vị cư sĩ, trong đó, có 3 bia đá thời Lê, 7 bia đá thời Nguyễn, vườn tháp 7 mộ sư, có ao cá, vườn cây ăn quả.

Lễ hội chùa hằng năm được tổ chức từ ngày 4-6 tháng Giêng âm lịch. Trong hội lễ, có tổ chức bơi trải trên sông nước trước cửa chùa, hết sức đông vui và náo nhiệt. Di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1993.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Bạch Hào - Hải Dương

Giải mã hiện tượng "con mắt thứ 3" bằng khoa học

“Huệ nhãn” hay “con mắt thứ ba” là cách mà người ta gọi hiện tượng đọc được tư tưởng của người khác. Khoa học đã trải qua một quá trình tìm hiểu lâu dài và
Giải mã hiện tượng "con mắt thứ 3" bằng khoa học

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

giải mã được hiện tượng kì bí này.

Giai ma hien tuong con mat thu 3 bang khoa hoc hinh anh
 
Huệ nhãn được biết tới nhiều nhất từ các vị Lạt Ma Tây Tạng. Những người ẩn sĩ tu hành ở nơi núi cao lạnh giá này có khả năng nhìn nhận được tư tưởng của một người thông qua vầng hào quang vô hình tỏa ra trên đầu họ. Thậm chí, các Lạt Ma còn truyền thông tin cho nhau bằng tư tưởng dù ở cách xa ngàn dạm. Điều này trở thành một câu hỏi lớn với giới khoa học.
 
Các nhà nghiên cứu về huệ nhãn đã bắt gặp trong giới động vật hình ảnh trung thực nhất về con mắt thứ ba một cách rõ rệt. Tuy nhiên câu hỏi tại sao lại có sự hiện hữu và công dụng thực tế thì lại còn lắm mơ hồ. Đặc biệt lạ lùng là ngay trong giới động vật có xương sống cấp dưới thì lại thấy hiện một cấu tạo giống như cấu tạo mắt bình thường, nghĩa là cũng có dây thần kinh, thủy tinh thể và võng mạc... Ngay cả loài cá, lưỡng thê, bò sát, chim, cả động vật có vú kể cả con người cũng đều có dấu tích con mắt thứ ba.
 
Khi khảo sát bộ xương của loài khủng long thời tiền sử, các nhà cổ sinh vật học cũng chú ý tới một chỗ lõm nơi phần sọ của loài bò sát khổng lồ này và đã đoán nơi đây là vị trí của một cơ quan thị giác hay nói theo suy tưởng của sự kiện đang bàn là "con mắt thứ ba". Công dụng của con mắt này có lẽ để giúp các loài động vật thời cổ không những thấy mà còn biết thêm hay cảm nhận trước được tình trạng xung quanh như mưa, gió nhất là các vật thể nằm khuất ở vị trí phía trên đầu.
 
Những khám phá mới đây nhất (vào năm 1996) từ một số nhà khoa học cho biết là trong não người có một tuyến tuy rất nhỏ, chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng có nhiệm vụ rất kỳ diệu. Nó tiết ra loại nhân hóa tố đặc biệt với một lượng rất nhỏ trong trường hợp con người đang chú tâm cầu nguyện với tất cả thành tâm, hay vào các giai đoạn con người ở tình trạng nguy biến, thập tử nhất sinh.
 
Cái tuyến lạ lùng đó là tuyến Tùng quả (Pineal gland). Khi phân hóa tố của tuyến đi vào máu thì cơ thể sẽ có những phản ứng kỳ diệu bất ngờ mà lúc bình thường không có được. Các nhà sinh vật học còn khám phá ra rằng tuyến Pineal gland còn có liên quan tới bộ phận mà người Tây Tạng gọi là con mắt thứ ba.
 
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng, năng lực siêu hình này không dễ gì đạt được, kể cả đối với các vị tu sĩ đạo hạnh lâu năm. Bởi, ngoài yếu tố sinh học, còn cần luyện tập lâu dài và một chút bản năng không phải ai cũng có.
► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật?

ST

 

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải mã hiện tượng "con mắt thứ 3" bằng khoa học

Đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình

Đức Phật luôn im lặng đối với những vấn đề huyền học đề cao tinh thần thực tiễn. Vên, hạn chế tranh luận về những câu hỏi siêu hình để phô trương kiến thức
Đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đức Phật tùy cơ thuyết pháp, Ngài không dùng những gì mang tính huyền hoặc để thuyết giảng, cũng không trả lời bằng cách phô trương kiến thức, mà với lòng từ bi và trí huệ, Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi vào con đường chánh đạo.

Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .

Kinh dạy rằng, một hôm có một du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đến chỗ Đức Phật, bạch rằng: “Thưa Tôn giả Gotama, thần ngã có không?” Đức Phật im lặng, không trả lời. “Như vậy, thưa Tôn Giả Gotama, thần ngã không có chăng (1)?”. Đức Phật vẫn giữ im lặng. Ở thời Đức Phật, những du sĩ ngoại đạo giống như Vacchagotta không phải là ít, lúc họ cùng nhau bàn luận thường đưa ra những vấn đề huyền học để tranh luận. Những vấn đề tranh luận thường xoay quanh mười chủ đề sau:

Liên quan đến vũ trụ:

  • Vũ trụ vĩnh hằng?
  • Vũ trụ không vĩnh hằng?
  • Vũ trụ hữu hạn?
  • Vũ trụ vô hạn?

Liên quan đến vấn đề tâm lý học:

  • Thân và tâm là một vật đồng nhất?
  • Thân là một vật và tâm là một vật?

Liên quan đến vấn đề cảnh giới chứng ngộ của Đức Phật:

  • Sau khi chết Đức Phật tồn tại?
  • Sau khi chết Đức Phật không tồn tại?
  • Sau khi chết Đức Phật vừa tồn tại vừa không tồn tại?
  • Sau khi chết Đức Phật vừa không tồn tại vừa không không tồn tại?

Đức Phật đã dạy rằng những câu hỏi như thế chỉ hoàn toàn dựa vào những lý do trừu tượng chung (huyền hoặc) nên không có câu trả lời: Ngài bảo chúng bị che đậy bời tính không có ý nghĩa hoặc rối rắm không đầu không cuối của chúng. Tại sao Đức phật không trả lời những câu hỏi huyễn hoặc ở trên? Trước hết, vì những vấn đề này không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật.

Phật giáo thời kỳ đầu, Đức Phật thường nhấn mạnh vào việc tu trì giới định huệ và nhấn mạnh giáo lý khổ, vô thường, vô ngã. Những pháp này có mục đích giúp mọi người hiểu được cái khổ và phương pháp diệt khổ, nhiệm vụ bức thiết nhất của chúng ta là diệt trừ khổ não, vì vậy Đức Phật giải thích những pháp này là để lợi lại trong việc tu tập, làm cho mọi người yếm ly, trừ chấp ngã, an tịnh, chứng đắc giải thoát giác ngộ. Còn những vấn đề huyền hoặc trên, trong đó có bốn vấn đề liên quan đến vũ trụ, cho dù hữu hạn hay vô hạn, vĩnh hằng hay không vĩnh hằng, chúng đều không có ích lợi gì cho việc giải thoát khổ đau của nhân loại. Đức Phật đã dạy rằng:

“Này Vaccha, nghĩ rằng thế giới là vô thường… thế giới là thường… thế giới vô biên… thế giới là hữu biên… sinh mạng và thân thể là một… sinh mạng và thân thể là khác… Như lai có tồn tại sau khi chết… Như lai không tồn tại sau khi chết… Này Vaccha, nghĩ rằng Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đổi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết- bàn. Này Vaccha, Ta thấy có sự nguy hại này mà ta không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến như vậy (2)?”

Còn hai vấn đề tiếp theo về thân thể vật lý và tâm lý của con người, cho dù có đồng nhất hay không thì cũng chịu sự chi phồi của vô thường, tan rã, khổ đau, sanh tử luân hồi, theo đức Phật thì hết thảy pháp đều vô ngã, Giáo pháp vô ngã của Đức Phật thật siêu tuyệt, cho dù vấn đề thân và tâm của ngoại đạo có đặt ra đồng nhất hay khác nhau cũng không thể nào ăn nhập với giáo lý năm uẩn vô ngã của Đức phật. Những vấn đề trên đều triền miên không nói hết tận nguồn góc của chúng. Cảnh giới này đối với hạng người phàm phu thì không thể hiểu hết, cho dù Đức phật có dùng bất kỳ ngôn ngữ hay cách diễn đạt như thế nào cũng không giúp người nghe hiểu hết được. Vì vậy, những vấn đề huyền hoặc ở trên đều không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật, không liên quan đến những tu hành phạm hạnh, chúng không có ích lợi cho việc tu tập thân tâm đạt đến cảnh gới giác ngộ như Đức Phật. Do đó, khi có người hỏi về những vấn đề liên quan đến những tình huống như trên Đức Phật đều im lặng.

đức Phật
Ngài đã chứng ngộ thành Phật, cảnh giới chứng đắc của Ngài là Phật cảnh, nhờ vào việc tu hành mà chứng ngộ.

Thứ hai, những vấn đề huyền học sẽ đưa chúng ta đi vào mê trận, làm cho chúng ta mất phương hướng. Đối với Đức Phật, mọi tranh luận không mang lại lợi ích cho việc tu học và làm rõ chánh kiến đều là hý luận vô bổ, huống hồ là tranh luận mang đến phiền não, không thỏa mãn với câu hỏi đã đề ra và càng làm cho con người trở nên rối rắm.

Thời Đức Phật còn tại thế, có một Tỳ-kheo tên là Man đồng Tử (Malunkya ), một hôm lúc ban trưa ngồi thiền quán bổng nhiên đứng dậy di về phía hương thất của Đức Phật, sau khi đảnh lễ Đức Phật, rồi ngồi qua một bên, thưa rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn, con đang ngồi thiền một mình, bỗng nhiên khởi lên một niệm, có mười vấn đề mà bấy lâu nay Ngài chưa giải thích rõ với chúng con. Mỗi khi chúng con hỏi Ngài về những vấn đề này thí Ngài đều im lặng. Con cảm thấy không vui khi Ngài làm như thế. Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay nếu Ngài giải thích rõ mười vấn đề trên thì con tiếp tục sống đời sống xuất gia tu hành phạm hạnh; nếu Ngài vẫn giữ im lặng thì con mất hết tín tâm không tiếp tục tu hành nữa. Nếu Thế Tôn biết thế giới này là vĩnh hằng, thì xin Ngài nói cho con được rõ. Nếu thế gian này không vĩnh hằng, thì lý do tại làm sao ?Nếu Ngài đối với những vấn đề này mà không biết thì trực tiếp nói là không biết ”(3)

Đức Phật dạy:

“Con thật mê muội ! buồi ban đầu có phải là không hiểu những vấn đề huyền hoặc này mà con đi xuất gia không ?Lúc con đi theo Ta tu hành phạm hạnh Ta có hứa sẽ nói cho con biết những vấn đề này không ?”. Man Đổng Tử trả lời: “ Bạch Đức Thế Tôn, không ”Đức Phật dạy: “ Như vậy con chưa được Như Lai trả lời thì con đã chết rồi. Này Man Đồng Tử, giả như có người bị trúng tên độc bị thương, người thân của người này muồn nhổ mũi tên ra và đưa đến bác sĩ, nhưng người kia không muốn cho người nhà nhổ mũi tên ra trừ phi biết ai đã bắn tên này. Người bắn mũi tên thuộc giòng họ Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Phệ-xá, hay Thủ-đà-la. Hắn cao, thấp, hay vừa, da của hắn nâu ,trắng đen hay vàng; hắn ở thành xóm ấp làng nào ?. Tôi không muốn nhổ mũi tên ra trừ phi tôi biết tôi bị loại cung tên nào bắn trúng, dây cung làm bằng gì, loại tên hình như thế nào, làm bằng chất liệu gì…Này Man Đồng Tử; người kia chưa kịp biết rõ đáp án thì đã chết rồi, cũng như người muốn biết vũ trụ có vĩnh hằng hay không vĩnh hắng và những vấn đề liên quan nó, người kia chưa kịp được Như lai trả lời thì đã chết rồi. Cũng như vậy, nếu có người hỏi, tôi không theo Đức Thế Tôn tu hành phạm hạnh nữa trừ phi Ngài trả lời cho tôi về những điều vũ trụ có vĩnh hắng hay không, người kia chưa được Như Lai trả lời thì đã chết rồi ”. “Vì đời người ngắn ngủi, nếu ai bị những vấn đề huyền hoặc này mà suốt ngày phiền não, cố chấp không xả, muốn tìm cho đến ngọn nguồn, thì càng ngày càng vào mê lộ, cuối cùng không đi ra được ”(4).

Một ý nghĩa giáo dục ở đây là những đòi hỏi không cần thiết thì có thể chứng minh điều đó là có hại đến tinh thần . Đối với những vấn đề huyền luận như trên Đức Phật hoàn toàn không để ý.

Hơn nữa, do ngôn từ có tính hạn chế, người phàm phu không thể thông qua ngôn ngữ để hiểu được hay diễn đạt được hết nhửng vấn đề hyền hoặc. Ngôn ngữ do con người sáng tạo dùng để biểu đạt những cảm nhận, kinh nghiệm và tư tưởng mà mình thể nghiệm qua các hiện tượng và sự vật. Ngôn ngữ là tín hiệu để diễn đạt nhận thức về sự vật và ý niệm của chúng ta, nó là phương tiện để thuyết minh sự hiểu biết của chúng ta nhưng cũng không vượt ra khỏi hạn cục của thời gian, không gian. Hay nói cách khác con người chỉ biểu đạt được sự việc và ý niệm trong phạm vi thời gian và không gian cho phép; thậm chí ngôn ngữ của con người có khi không đủ để diễn tả sự việc hiện thực trong đời sống thường ngày. Có lẽ mọi người đều từng có kinh nghiệm về những cảm giác diễn ra trong tư duy của mình mà không thể tìm được ngôn ngữ để diễn tả. Do đó, có thể thấy được ngôn ngữ của con người không phải là phương tiện diễn tả tuyêt đối ,nó có tính hữu hạn của nó, không thể diễn đạt nhận thức một chân lý, không những thế hoàn toàn có thể diễn đạt sai lệch với chân lý qua nhận thức.

Vì chân lý tuyệt đối (chẳng hạn như Niết-bàn) siêu xuất thời gian, không gian và cả định luật hạn chế của hữu vi: con người chỉ có tu tập để đạt đến chứng đắc mới thể nghiệm được, chứ không thể dùng ngôn ngữ để miêu tả hoặc khong thể dùng trí kiến bình thường để suy diễn được. Đến đây ngôn ngữ nhà Thiền gọi là ngôn ngữ đạo đoạn. Trên thực tế, những vấn đề như vậy vĩnh viễn không thể thông qua ngôn ngữ văn tự để trả lời đầy đủ như ước muốn, mà cũng không có loại ngôn từ nào để diễn đạt loại kinh nghiệm như thế. Như câu chuyện Rùa và Cá trong truyện cổ Phật giáo, Rùa kể cho Cá nghe thế giới trên cạn, cứng, không thể bơi, chỉ có thể bước đi. Nhưng Cá không thể nào hiểu nổi, cứ khăng khăng cho môi trường trên cạn tương tự như môi trường nước, có thể bơi nhảy, lặn lội. Cũng giống như ngôn ngữ bình thường của chúng ta không thể nảo đem ra diễn tả trạng thái của Niết bàn. Cho dù có dùng bút mực cao cấp, ngôn từ diểm lệ, lời lẽ cao huyền cũng phí công vô ích, không thể tìm thấy những ngôn từ thích hợp để diễn giảng cảnh giới của Niết Bàn. Cho nên người câu nệ vào văn tự thì bị ràng buộc. Cũng như kinh Lăng Già đã dạy người ngu chấp vào văn tự như Voi bị sa lầy khong thoát ra được .

Cuối cùng, Đức Phật tùy cơ thuyết pháp, Ngài không dùng những gì mang tính huyền hoặc để thuyết giảng, cũng không trả lời bằng cách phô trương kiến thức, mà với lòng từ bi và trí huệ, Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi vào con đường chánh đạo.

Đức Phật
Lúc thuyết pháp, Đức Phật tùy cơ hóa độ, quán xét trình độ, căn cơ, tính cách và khả năng nhận thức của đối tượng nghe pháp để dẫn dắt chỉ dạy.

Qua những tình huống trả lời những câu hỏi mà người khác đặt ra với Đức Phật, chúng ta thấy Đức Phật đã dùng bốn hình thức như sau để trả lời:

  • Thứ nhất là Thế giới tất đàn: là các tiêu chuẩn căn cứ trên những nhận thức phú hợp với cuộc sống của con người ở thế giới này để nói mặc dù không phải là tuyệt đối .
  • Thứ hai là vị nhân tất đàn: là do con người mà nói như vậy, phù hợp với lề lối, suy nghĩ, nhận thức và văn hóa của con người như vậy nên tùy thuận để nói Pháp.
  • Thứ ba là Đối trị tất đàn: tùy theo hoàn cảnh nhận thức của chúng sinh mà Đức Phật đặc biệt nói cho họ nghe pháp để làm cho họ phản tỉnh.

Thứ tư là Đệ nhất nghĩa tất đàn: là nói tiêu chuẩn tuyệt đối vế chân đế, sự thật, dù người không hiểu có phản đồi cũng không sao.

Ngoài ra, trước mọi điều huyền hoặc, Đức Phật luôn giữ im lặng hơn cả mọi hùng biện. Với từ bi và trí huệ, Đức Phật giữ im lặng nhưng vẫn lân mẫn quan tâm đến người gặp nạn, cứu hộ thoát khỏi khốn cảnh khi thấy đủ duyên.

Có nhiều sách vở học giả Phật giáo về sau cố giải thích những điều mà Đức Phật đã im lặng, cố gắng đặt vấn đề phải chăng Đức Phật có giải thích những vấn đề huyền hoặc này? Chúng ta cũng không cần có một kết luận nào, nhưng chúng ta có một điều có thể khẳng định rằng pháp mà Đức Phật biết thì nhiều hơn pháp mà Đức Phật đã nói. Trong kinh điển còn ghi lại, một hôm Đức Phật nắm một nắm lá trong tay và hỏi các đệ tử rằng:

Này các Tỳ-kheo, trong tay Ta nhiều lá hay trong rừng nhiều lá ?”. Các Tỳ-kheo trả lời: “ Bạch Đức Thế Tôn, lá trong tay Thế Tôn rất ít so với là trong rừng ” Đức Phật dạy: “ Cũng như vậy, những pháp mà Như lai chứng biết như lá trong rừng, còn những pháp mà Như lai nói cho các vị như lá trong nắm tay này, chỉ có một ít, những pháp mà Như lai nói rất hữu hạn. nhưng tại sao Như lai không nói hết ?Vì chúng không có ích, không hướng dẫn mọi người chứng đắc Niêt-bàn. Đó là nguyên nhân mà Như lai không nói hết những pháp đó (5)”.

Như vậy những điều này không phải Đức Phật không biết, mà vì Đức Phật quán thấy sự hạn chế của ngôn ngữ, không thể dùng ngôn ngữ bình thường để diễn đạt một cảnh giới siêu việt.

Đại Trí Độ luận và Câu Xá luận có nói đến 14 trường hợp còn gọi là 14 nạn 6, tương tự với những vấn đế siêu hình ở trên, đều nói Đức Phật không trả lời. Nguyên nhân là

  1. Những vấn đề này đều hư vọng không thất;
  2. Các pháp vồn không ‘thường’ cũng không ‘đoạn diệt’
  3. Những câu hỏi này chỉ dẫn đến tranh luận, hý luận vô bổ, không có ích cho việc tu hành cầu tiến. Do đó, Đức Phật không trả lời.

Tóm lại, Đức Phật luôn giữ im lặng đối với những vấn đề siêu hình hay huyền học mà luôn luôn đề cao tinh thần thực tiễn. Cho nên trong Phật giáo đối với những vấn đề siêu hình không phải là không thể nghiên cứu. Nhưng quá thiên trọng về huyền hoặc thì sẽ thêm nhiều phiền não và dẫn đến không lối thoát vì tính rối rắm của chúng. Do đó trong quá trình nghiên cứu Phật pháp hoặc giải thich cho người khác hiểu Phật giáo chúng ta nên học theo Đức Phật, kết hợp nhiều yếu tố hiện thưc và nhu cầu của xã hội hiện đại để giải thích làm sao cho dễ hiểu, ứng dụng Phật pháp vào đời sống sinh hoạt hằng ngày, hạn chế tranh luận về những vấn đề siêu hình để phô trương kiến thức mà không đem lại một kết quả nào. Làm khác đi, chúng ta chỉ lãng phí thời gian tranh luận từ ngày này qua ngày khác.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình

Xem đường Sủng ái biết biết hôn nhân hạnh phúc cỡ nào

Đường Sủng ái có mối liên hệ mật thiết với đường chỉ tay Sự nghiệp và Tình cảm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tướng tay này.
Xem đường Sủng ái biết biết hôn nhân hạnh phúc cỡ nào

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

(Lichngayot.com) – Đường vân Sủng ái có mối liên hệ mật thiết với đường chỉ tay Sự nghiệp và Tình cảm (chủ về nhân duyên khác giới). Tuy nhiên, không phải ai cũng có đường vân khá đặc biệt này.


► ## cung cấp thông tin giúp bạn xem chỉ tay để đoán biết vận mệnh của mình
  1. Nhiều đường Sủng ái trong lòng bàn tay  
Xem duong Sung ai biet biet hon nhan hanh phuc co nao hinh anh goc 2
 
Nếu bàn tay xuất hiện nhiều đường vân chéo gần như song song nhau như hình vẽ, chứng tỏ chủ nhân của tướng tay này có nhiều đường chỉ tay Sủng ái. Bản thân người này có sức hút lớn, thường được nhiều người yêu mến, nhân duyên khác giới cực vượng.   Nếu đường vân này giao với đường chỉ tay Sự nghiệp, chứng tỏ hôn nhân hạnh phúc, viên mãn. Nếu không, cho thấy dù được nhiều người yêu mến nhưng khó dẫn tới hôn nhân, đòi hỏi bạn phải nghiêm túc hơn nữa trong vấn đề tình cảm.   Xem tình cảm và tuổi kết hôn qua các đường chỉ tay Đối chiếu đường chỉ tay Tình cảm để biết hai bạn có phải là một cặp trời sinh (P1) Đối chiếu đường chỉ tay Tình cảm để biết hai bạn có phải là một cặp trời sinh (P2)
2. Đường vân Sủng ái tiếp giáp với đường chỉ tay Sự nghiệp
 
Xem duong Sung ai biet biet hon nhan hanh phuc co nao hinh anh goc 2
 
Nếu đường vân này tiếp giáp với đường chỉ tay Sự nghiệp và có phần hướng lên trên, chứng tỏ nhân duyên khác giới tốt, tình duyên có lợi cho phát triển sự nghiệp.    Nhất là nữ giới, dễ được gả vào gia đình giàu có, lấy được chồng hết mực cưng chiều, yêu thương. Nều ngay phía dưới chỗ tiếp giáp có vân hình chữ “V” ngược, càng cho thấy nhân duyên của bạn cực vượng, hôn nhân viên mãn.   Đoán khả năng nhảy việc qua đường chỉ tay Sự nghiệp (P1) Đoán khả năng nhảy việc qua đường chỉ tay Sự nghiệp (P2) Khám phá duyên vận trong lòng bàn tay
3. Vân Sủng ái hướng lên trên và song song với đường chỉ tay Sự nghiệp
 
Xem duong Sung ai biet biet hon nhan hanh phuc co nao hinh anh goc 2
 
Chỉ nhân của tướng tay này nhận được nhiều sự trợ giúp của mọi người xung quanh, đa phần trong số họ là người khác giới.    4. Đường vân Sủng ái đứt đoạn  
Xem duong Sung ai biet biet hon nhan hanh phuc co nao hinh anh goc 2
 
Dù là nam hay nữ giới, nếu có đường vân Sủng ái đứt đoạn, hôn nhân dễ gặp trở ngại. Dù bạn và đối phương yêu nhau sâu đậm, nhưng những yếu tố để tiến tới hôn nhân lại không đủ. Nếu đến được với nhau cũng phải chờ đợi khá muộn.   Coi đường chỉ tay của người khó thành đạt Biết rõ đường Công danh để bách chiến bách thắng trong sự nghiệp Dấu hiệu cảm xúc thể hiện qua cử chỉ tay  
5. Không có đường vân Sủng ái
  Nếu trên bàn tay bạn không có đường vân đặc biệt này, chứng tỏ sức hấp dẫn của bạn với người khác giới không quá mãnh liệt, nhân duyên khác giới không quá lý tưởng. Đa phần đều là nhờ bạn bè, người thân mai mối mới gặp được đối tượng ưng ý, đi tới hôn nhân.   Ngọc Diệp   Sở hữu đường chỉ tay chữ M, bạn vô cùng đặc biệt
Người có chữ M trong lòng bàn tay thường là nhà lãnh đạo tuyệt vời và có sự nghiệp phát triển rực rỡ. Bạn có chữ M đặc biệt đó không?

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem đường Sủng ái biết biết hôn nhân hạnh phúc cỡ nào

Xem vận mệnh người tuổi Ngọ mệnh Thủy

Người tuổi Ngọ mệnh Thủy là người sinh năm Bính Ngọ 1906, 1966...
Xem vận mệnh người tuổi Ngọ mệnh Thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

(Ảnh minh họa)

Người tuổi Ngọ mệnh Thủy là người sinh năm Bính Ngọ 1906, 1966...   Họ là người có khả năng quan sát tài tình, nhất là trước những sự vật, sự việc mới. Họ cũng có đầu óc kinh doanh khá nhạy bén và linh hoạt, luôn đưa ra được những ý kiến độc đáo đối với công việc làm ăn hoặc vấn đề quản lý. Tính cách cởi mở và quyết đoán là 2 yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của họ.

Người tuổi Ngọ mệnh Thủy có đời sống tinh thần phong phú, có lý tưởng cao đẹp và không sợ khó khăn, gian khổ. Họ thích được tự sắp xếp công việc của mình, luôn phấn đấu để có địa vị cao trong xã hội. Họ cũng luôn muốn hình ảnh của mình thật đẹp trong mắt người khác.

1 số người tuổi Ngọ mệnh Thủy có tính cách 2 mặt hoàn toàn trái ngược nhau. Họ cẩn trọng, khiêm tốn tại nơi đông người nhưng khi ở một mình, họ có thể làm những việc... không giống ai. Họ thích có địa vị xã hội, thích hình ảnh của mình được nâng lên trong mắt người khác.

Họ thích được tự sắp xếp cuộc sống của mình và sẽ đề ra những yêu cầu rất cao đối với chất lượng cuộc sống. Cho dù công việc có bận đến đâu thì họ cũng phải lên lịch cho mình và gia đình những chuyến du lịch hoặc hoạt động cố định để cân bằng và giải tỏa áp lực. Họ luôn giữ tính cách lạc quan và hài hước. Vì thế, cho dù trong lòng có chuyện buồn nhưng trước mặt người khác họ vẫn tỏ ra vui vẻ.

Nhìn chung, người tuổi Ngọ mệnh Thủy có đời sống tinh thần phong phú và thoải mái; có hiểu biết rộng, có lý tưởng sống cao đẹp và không ngại khó khăn, gian khổ.

Nếu được sao tốt tương trợ, họ có thể tạo dựng được sự nghiệp đáng kể. Ngược lại, họ khó có được cơ hội để phát huy năng lực của mình.

(Theo 12 con giáp về sự nghiệp và cuộc đời)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem vận mệnh người tuổi Ngọ mệnh Thủy

Mơ thấy từ điển: Quá hiếu thắng sẽ bị dày vò bởi khó khăn –

Từ điển và bách khoa toàn thư đều là một dạng công cụ. Chúng có thể giúp con người tìm hiểu thế giới bên ngoài, nhưng lại không thể giúp con người hiểu biết hơn về bản thân mình. Mơ thấy từ điển có nghĩa là bạn rất hiếu thắng, sẽ bị dày vò bởi đau bu
Mơ thấy từ điển: Quá hiếu thắng sẽ bị dày vò bởi khó khăn –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy từ điển: Quá hiếu thắng sẽ bị dày vò bởi khó khăn –

Bày Rùa kích thích tài lộc, may mắn

Theo phong thủy, Rùa được xem là con vật thiêng liêng mang lại nhiều điềm lành và tài lộc.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Có một vài điều trong cuộc sống đến như một phần thưởng khiến bạn có cảm giác mình đang được hỗ trợ.

Theo phong thủy, sự hỗ trợ có thể đến dưới nhiều hình thức như sự giúp đỡ của bạn bè, những giúp đỡ kịp thời vào thời điểm quan trọng và các cơ hội kinh doanh, sự nghiệp, công việc được thực hiện khi bạn cần chúng.

Có một con vật thiêng liêng trong phong thủy có thể mang đến cho bạn những yếu tố tốt đẹp trên, đó là Rùa.

 bay rua kich thich tai loc, may man - 1

Rùa là 1 trong 4 tứ linh, 4 thần thú trấn giữ 4 phương. Những con vật đó là: rồng xanh (Đông), chim chu tước (Nam), hổ trắng (Tây), rùa (Bắc).

Rùa được xem là con vật thiêng liêng mang lại nhiều điềm lành và tài lộc. Rùa còn là biểu tượng của sự trường thọ. Mọi người đều hưởng được lợi ích từ sự hiện hữu của rùa. Ngoài ra, rùa còn là vật bảo vệ ở hướng Bắc, là hướng chủ đề tài lộc của bạn.

 bay rua kich thich tai loc, may man - 2

Sử dụng 6 lời khuyên sau để tăng thu nhập, sự hỗ trợ và may mắn trong cuộc sống với sự giúp đỡ tuyệt vời của những chú rùa:

1. Tích lũy để giàu có hơn

Đặt một bức tượng hoặc hình ảnh Rùa ở hướng Đông Nam là một cách để phát triển tiền bạc của bạn. Trên thực tế, nếu có thể nuôi một con Rùa và đặt ở hướng này không chỉ giúp các khoản đầu tư của bạn phát triển mà còn bảo vệ của cải cho bạn. Yếu tố mộc ở hướng Đông Nam chỉ thích hợp với năng lượng của nước, vì thế, bạn nên nuôi rùa nước ở đây hoặc có thể đặt một đài phun nước cùng một con rùa là cách kích hoạt sự giàu có tuyệt vời nhất.

 bay rua kich thich tai loc, may man - 3

2. Tạo nên giấc ngủ ngon

Đặt một chú Rùa nhỏ dưới giường ngủ của bạn để giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Sự hỗ trợ được bổ sung mang đến cho bạn giây phút nghỉ ngơi thoải mái cùng cảm giác được bảo vệ trong khi đang ngủ. Nó cũng thu hút nhiều thu nhập hơn và các cơ hội cho bạn trong lúc bạn ngủ.

3. Tăng thêm cơ hội thu nhập

Thêm một biểu tượng hoặc hình ảnh của Rùa trong phòng làm việc của bạn sẽ làm tăng sự hỗ trợ và sự công nhận tại nơi làm việc – không đề cập đến các cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp – và kiếm được nhiều tiền hơn. Đặt một đồng tiền xu Trung Quốc vào miệng con rùa để tượng trưng cho tiền bạc sắp xuất hiện.

 bay rua kich thich tai loc, may man - 4

4. Tăng khả năng kiếm tiền

Đặt một biểu tượng hoặc hình ảnh con Rùa ở hướng Bắc trong phòng khách để tăng thu nhập và cơ hội tạo ra thu nhập nhiều hơn trong công việc.

5. Cải thiện sức khỏe

Nếu bạn muốn những mối quan hệ gia đình hạnh phúc và tốt đẹp hơn, sức khỏe dồi dào hơn, hãy đặt một con rùa ở hướng Đông của ngôi nhà hoặc phòng khách để cải thiện cả hai lĩnh vực trong cuộc sống của bạn. Rùa – biểu tượng của yếu tố thủy sẽ làm tăng cường góc mộc trong nhà. Sự tăng trưởng cũng đại diện cho sự mở rộng.

 bay rua kich thich tai loc, may man - 5

6. Con Rồng và Rùa cải thiện sự nghiệp của bạn

Nếu bạn đang tìm kiếm những cơ hội tăng thêm thu nhập một cách nghiêm túc, hãy cân nhắc đặt một con rồng và rùa tại văn phòng. Những sinh vật này là hiện thân của sức mạnh (rồng) và sự bảo vệ, sức ảnh hưởng (rùa) và đều tạo kích thích sự may mắn trong công việc và kinh doanh phát triển hơn.

Nên nhớ, không được đặt rùa hoặc rồng trực diện với bạn vì sức mạnh của chúng là quá lớn. Nếu đặt trên bàn thì phải đặt lệch sang một phía hoặc tốt nhất nên đặt trên một chiếc bàn phía sau lưng. Thêm một đồng xu vào miệng của chung để tượng trưng cho thu nhập tăng trưởng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bày Rùa kích thích tài lộc, may mắn

Tết Trung Thu: Nguồn gốc và ý nghĩa Rằm Trung Thu

Tết Trung Thu diễn ra vào đúng giữa thu, tức ngày rằm tháng 8 âm lịch. Đây là nét văn hóa từ lâu đời, nhưng chưa có văn bản nào xác minh rõ về nguồn gốc Rằm
Tết Trung Thu: Nguồn gốc và ý nghĩa Rằm Trung Thu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Tết Trung Thu diễn ra vào đúng giữa thu, tức ngày rằm tháng 8 âm lịch. Đây là nét văn hóa từ lâu đời, nhưng chưa có văn bản nào xác minh rõ về nguồn gốc là bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước hay tới từ Trung Hoa. 

► Tra cứu Lịch âm dương, Lịch vạn sự nhanh chóng và chuẩn xác nhất

1. Nguồn gốc Tết Trung Thu

  Mỗi ngày rằm tháng 8 âm lịch về, người Việt lại tưng bừng tổ chức Tết Trung Thu. Đây là dịp để nhà nhà sum vầy làm cỗ cúng gia tiên, bày cỗ trái cây để cúng trăng, tổ chức “Tết trông Trăng” cho trẻ em. Ngày này, trẻ em vô cùng háo hức, được người lớn tặng quà, múa hát, phá cỗ trông trăng...   Tới nay, chưa có văn bản nào xác minh rõ về nguồn gốc của Tết Trung Thu. Dân gian vẫn lưu truyền nhiều điển tích ý nghĩa liên quan đến ngày lễ đặc biệt này. Mọi người biết nhiều đến nguồn gốc Trung Thu từ sự tích vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng dạo chơi, sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ, sự tích về chú Cuội lên cung trăng ở Việt Nam.   - Sự tích vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng dạo chơi  
Tet Trung Thu Nguon goc va y nghia Ram Trung Thu hinh anh 2
 
Vào đời vua Đường Minh Hoàng (713 - 741 Tây Lịch), trong lúc đi dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch, trăng tròn và sáng trong. Trong lúc đang thưởng thức cảnh đẹp và tiết trời mát mẻ thì gặp đạo sĩ La Công Viễn. Người này được mọi người mệnh danh là Diệp Pháp Thiện, có phép tiên nên đã đưa nhà vua lên cung trăng chơi.
 
Tại đây cảnh trí lại càng đẹp hơn nên nhà vua hăng say thưởng thức cảnh tiên với các nàng tiên mặc xiêm y đủ màu hát múa mà quên trời đã gần sáng. Đạo sĩ La Công Viễn phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn còn luyến tiếc. 
 
Vì còn vương vấn cảnh trời, về hoàng cung, nhà vua đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và ra lệnh cứ đến rằm tháng tám lại tổ chức rước đèn và bày biện ăn mừng.    - Sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ  
Hằng Nga là tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình, phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Còn Hậu Nghệ là chàng trai bất tử. Họ là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác đố kị, nên tìm cách vu oan tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.
 
Tet Trung Thu Nguon goc va y nghia Ram Trung Thu hinh anh 2
 
Bấy giờ không chỉ có một mặt trời chiếu sáng mà có tận 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc.
 
Đáp lại công lao của Hậu Nghệ, vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống, chỉ được phép uống sau 1 năm khi đã cầu nguyện và ăn chay”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga đã bay về trời và không thể quay trở lại.
 
Hậu Nghệ cầm theo chiếc nỏ trong tay, đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
 
Trong khi đó, ở dương thế, Hậu Nghệ ngày càng nhớ nhung, hối hận và tuyệt vọng. Chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó, Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như để nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.    - Sự tích chú Cuội lên cung trăng   Ở Việt Nam, truyền thuyết của chị Hằng lại gắn với chú Cuội. Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng tiên nữ là Hằng Nga, xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Nàng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép.
 
Tet Trung Thu Nguon goc va y nghia Ram Trung Thu hinh anh 2
 
Một hôm Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi "Làm bánh ngày rằm", ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng.  Hằng Nga đã xuống trần gian thăm hỏi và gặp được Cuội, anh chàng chuyên gia nói dối. Cuội bày cho Hằng Nga cách là cứ bỏ tất cả nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên. Kì lạ những chiếc bánh ra lò thơm phức, các em nhỏ ăn đều khen rất ngon. Thời gian này, quân Minh đang nổi dậy chống lại Hằng Nga trở về cung trăng và đem những chiếc bánh để dự thi.
 
Nhưng vì Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng và sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã. 
 
Tet Trung Thu Nguon goc va y nghia Ram Trung Thu hinh anh 2

 
Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là "bánh Trung thu", nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là "Tết Trung thu", dịp tết vui chơi của các em nhỏ. 
 
Hàng năm, cứ đến rằm tháng tám, người ta tổ chức rước đèn, múa rồng, múa lân dưới ánh trắng để làm kỷ niệm chú Cuội, chị Hằng, đàn thỏ xuống mặt đất để liên hoan vui chơi.
 

2. Ý nghĩ Tết Trung Thu


Tết Trung Thu của người Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với người Trung Quốc. Theo phong tục của người Việt Nam, bố mẹ bày cỗ trái cây cho các con để mừng Trung thu.
 
Tet Trung Thu Nguon goc va y nghia Ram Trung Thu hinh anh 2

 
Đây là dịp để con cái hiểu được sự chăm sóc của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể nhất. Do đó, tình yêu gia đình ngày càng trở nên khăng khít hơn bao giờ hết. Tục hát trống quân theo tương truyền có từ thời vua Lạc Long Quân.
 
Sau này đệm hát trống quân được vua Quang Trung áp dụng khi ngài đem quân ra Bắc, đại phá quân Thanh. 
 
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, đây còn là dịp để người ta ngắm trăng và tiên đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó trúng mùa tằm tơ. Trăng mà có màu xanh lục sẽ có thiên tai. Nếu trăng có màu cam thì báo hiệu đất nước bước vào năm thịnh trị. 
 
Tết Trung thu là một trong những phong tục rất có ý nghĩa, là ngày tết của tình thân, là mùa của báo hiếu, biết ơn, là ngày của đoàn tụ và của tình thương yêu với gia đình và người thân.    Theo Lichngaytot.com  
Tích Trung Thu người xưa truyền lại
Tết Trung Thu là một trong những lễ hội cổ truyền, mang màu sắc tâm linh độc đáo và đẹp đẽ, còn được lưu truyền tới tận ngày nay. 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tết Trung Thu: Nguồn gốc và ý nghĩa Rằm Trung Thu

Thất Xích lưu niên ảnh hưởng tới phong thủy nhà ở

Cửu tinh là Phá Quân, Cửu vận là Thất Xích, số là 7, phương vị Tiên thiên là Tốn, Hậu thiên tại Đoài. Thất Xích lưu niên bay tới 8 hướng ảnh hưởng tới phong
Thất Xích lưu niên ảnh hưởng tới phong thủy nhà ở

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cửu tinh là Phá Quân, Cửu vận là Thất Xích, số là 7, phương vị Tiên thiên là Tốn, Hậu thiên tại Đoài. Thất Xích lưu niên bay tới 8 hướng ảnh hưởng tới phong thủy nhà ở.

That Xich luu nien anh huong toi phong thuy nha o hinh anh
 
Thất Xích vốn là Phá Quân, hiệu là Túc Sát, Ngũ hành thuộc Kim, màu sắc là màu đỏ tươi. Khi đắc vận thì đinh tài đều vượng, sinh nhiều con gái, giỏi về ca hát, diễn thuyết, bói toán và nghề bốc thuốc. Khi thất vận là Hắc Kim tinh, mang dáng vẻ của kẻ tiểu nhân, trộm cướp, hại người; trong nhà dễ có người chết trận, bị tù đày; gặp các bệnh về đường hô hấp, miệng, lưỡi và vòm họng.

Thất Xích lưu niên
thì phong thủy nhà ở có mặt tốt, mặt xấu nhưng cơ bản là không có hại nhiều, vì sao có tính bình, không có hung hiểm.
 
Thất Xích tới phương Tây: Đúng vận thì phát tài, mọi việc đều tốt đẹp, hưng thịnh; thất vận là phá tài, không những mất tiền của mà gia đình còn có họa ly tán, thương vong.
 
Thất Xích tới phương Tây Bắc: Bị thương tích vì kim loại, ngã xe, trầy xước, gặp phải kiện tụng, thị phi, tranh chấp, việc đi lại ngoài ý muốn.
 
Thất Xích tới phương Bắc: Gặp vận đào hoa, người độc thân thì có tin vui, người đã kết hôn thì gia đình lục đục, sóng gió, người trong nhà hiếu động, cẩn thận đường thân thể, chân tay.
 
Thất Xích tới phương Đông Bắc: Phát tài nhưng khó giữ tài, có tiền nhưng nhanh chóng bị gió cuốn đi.
 
Thất Xích tới phương Đông: Bệnh máu huyết, bị người khác làm khó dễ, phá sản.
 
Thất Xích tới phương Đông Nam: Dễ gặp phải họa đào hoa, mất tiền vì tình, bị thương do kim khí.
 
Thất Xích tới phương Nam: Đề phòng hỏa tai, nữ nhân trong nhà bất hòa gây cảnh gia đình lục đục, ly tán, chia rẽ.
 
Thất Xích tới phương Tây Nam: Đề phòng hỏa tai, bệnh máu huyết, bệnh đường ruột.
 
Thất Xích nhập trung cung: Gặp kiện tụng, tai tiếng, thị phi, dễ bị thương tích vì kim loại.
 
Để dự đoán chính xác, ngoài việc căn cứ vào lý luận trên cần phải kết hợp cùng phi tinh trạch vận bàn và các tổ hợp phi tinh khác để dự đoán.
Theo Phong thủy Huyền không

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thất Xích lưu niên ảnh hưởng tới phong thủy nhà ở

Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính ?

Theo phong tục, một người từ sinh ra đế khi chết mang rất nhiều tên gọi: Mới lọt lòng thì thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, thằng Mực, con Cún, thằng Chắt em, con Chắt ả... thường là đặt tên xấu cho dễ nuôi, đến khi lớn lên thì anh Hai, anh Ba, chị Bảy... lấy vợ lấy chồng thì anh Nhiêu, anh Đồ, chị Xã...
Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn gọi theo tên cháu, đến khi chết thì đặt tên hèm gọi là hiệu để cúng, người có học thì tự đặt tên tự, người có chức tước thì đặt tên thuỵ, người có chức tước học vị cao sang thường được xưng tôn theo họ, hay tên địa phương: Cụ án  Mai, Cụ Tam Nguyên Yên Đổ, ông Trạng Trình, ông Tú Vĩ Xuyên, Quan Thám Nam Sơn... Đó là theo phong tục xưng hô của Trung Quốc. Trong nhiều tên gọi nhưng chỉ có tên huý là chính: Tên huý là tên đặt khi vào sổ họ, khi vào làng ghi trong sổ hộ, khi đi học đặt khi vào sổ họ, khi vào làng ghi trong sổ hộ, khi đi học. 
 Tại sao mới đẻ chưa đặt tên chính (tên huý) ?
Ngày nay đẻ ra là khai sinh, có thủ tục quản lý hộ tịch chặt chẽ. Ngày trước mỗi làng xã cũng có hương hộ lo sổ sách sinh tử, giá thú nhưng không quản lý chặt chẽ, Nhà nước chỉ quan tâm đến sổ đinh (từ 18 tuổi), sổ điền để thu thuế và bắt lính, bắt phu, vì vậy vào sổ làng càng muộn càng hay, lớn lên đỡ được vài năm thuế thân, phu phen tạp dịch.

Trong xã hội cũ, tình trạng hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến, ít có gia đình sinh năm đẻ bảy được vuông tròn, vì vậy qua các tuần cữ mới tạm yên tâm, khi đó mới đặt tên huý.

Các họ mỗi năm tế tổ một lần. Trong dịp tế tổ, các gia đình có con cháu mới sinh sắm sửa cơi trầu, chai rượu, hương hoa, lễ vật đến nhà thờ họ yết cáo tiên tổ và vào sổ họ cho các con trai trước lễ yết cáo, ngày đó mới có tên huý chính thức, được họ hàng công nhận. Trong khi vào sổ họ phải đối chiếu gia phả để xem có trùng tên các vị tiên tổ hoặc ông bà chú bác trong nội thân hay không.

Nếu có tức là phạm huý thì phải đổi tên. Không những phải tránh phạm huý tổ tiên bên nội mà còn phải tránh phạm huý can cụ ông bà ngoại mặc dầu khác họ, tránh phạm huý hiệu của thành hoàng, thánh mẫu, linh thần từng địa phương. ở nông thôn, các vị có uy vọng trong làng, trong họ thường được dân chúng biếu trầu rượu và nhờ đặt tên cho con. Người đặt tên được gia đình đó nhớ ơn suốt đời.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính ?

Máy tính trong phòng ngủ

Tại phòng ngủ, nếu bạn đặt máy tính và các hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến công việc sẽ gây bất lợi cho bạn.
Máy tính trong phòng ngủ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tại phòng ngủ, nếu đặt máy tính và các hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến công việc sẽ gây bất lợi cho gia chủ. Những vật đó sẽ khiến năng lượng trong phòng ngủ chủ về xung đột, mâu thuẫn.

Màn hình máy vi tính có bề mặt phản chiếu giống như gương, có thể gây ra những ảnh hưởng xấu. Không những thế, thời gian làm việc bên máy tính cũng khiến bạn quên đi việc dành tình cảm và sự chăm sóc tận tình tới người bạn đời của mình.

Không nên đặt máy tính trong phòng ngủ

Đối với phụ nữ, việc mang máy tính vào phòng ngủ càng nên hạn chế. Theo phong thủy, đây là hành động trực tiếp đối kháng với năng lượng Thổ của quẻ Khôn, là quẻ tượng trưng cho đất, phụ nữ, người mẹ.

Xét về phương diện ngũ hành tương khắc, máy tính để bàn có hại hơn máy tính xách tay. Đơn giản vì khi không sử dụng máy tính xách tay nữa, bạn có thể gấp máy lại; trong khi màn hình của máy tính để bàn đặt trong phòng ngủ lại trở thành bề mặt phản chiếu gây bất lợi cho bạn.

Nếu sống trong căn hộ chỉ có 1 phòng, nên dùng vách ngăn để ngăn cách giường ngủ và nơi làm việc. Ngoài ra, cũng nên sắp xếp hồ sơ và các giấy tờ có liên quan đến công việc một cách gọn gàng để khí trong phòng được lưu thông tốt hơn. Phòng ngủ là nơi cần nhiều năng lượng âm hơn năng lượng dương, vì vậy tốt nhất là nên giữ cho không gian này được yên tĩnh.

(Theo Phong thủy trong tình yêu)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Máy tính trong phòng ngủ

Chu dịch và kinh dịch

Khác với bói dịch, Chu dịch chỉ có một lọai là 64 quẻ sáu hào, được ghi chép có hệ thống dạng kinh điển , còn dùng để nghiên cứu, không như những sách bói “diệc” chỉ dùng cho việc chiêm bói được lưu hành trong dân chúng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chu dịch và kinh dịch

Tác giả: Lương Trâm

- Thứ nhất là khác nhau về hình thức, bói dịch dùng thi thơ để giảng còn Chu dịch dùng văn xuôi để giảng.
- Thứ hai là bói dịch có nhiều lọai gồm :
8 Quẻ ba hào như Liên Sơn dịch đời Hạ có quẻ đầu là Cấn, Qui tàng dịch đời Thương có quẻ đầu là Khôn.
32 Quẻ năm hào như “Tam Bửu Hiệp nhứt” người Việt hay thường sử dụng
64 Quẻ sáu hào “ Bói dịch cổ truyền” người Việt hay thường sử dụng

Khác với bói dịch, Chu dịch chỉ có một lọai là 64 quẻ sáu hào, được ghi chép có hệ thống dạng kinh điển , còn dùng để nghiên cứu, không như những sách bói “diệc” chỉ dùng cho việc chiêm bói được lưu hành trong dân chúng.

Trước hết xin nói về cách trình bày của các lọai bói dịch người Việt hay xử dụng

Quẻ năm hào:

Ví dụ: quẻ Giá sắc

Nội dung: Dịch nghĩa:
Thả thủ quân tử phận.              Quân tử nên giữ phận
Vật dụng tiểu nhân ngôn.          Chớ nghe lời tiểu nhân
Phàm sự giai đương cẩn             Mỗi việc nên cẩn thận
Tác phước bảo an nhiên            Làm lành vậy mới yên

Quẻ sáu hào:

Ví dụ: Phong Sơn Tiệm ( Hồng nhạn phi cao)

Ý nghĩa: Chim Hồng nhạn được sổ lồng bay xa.
Tiến từ từ bay lên mây trong sự thông đạt thong dong.
Không có gì cản trở.
Nhưng không thể bay vụt từ trong lồng lên mây ngay được.
Giải đoán: Vận khí thịnh đạt dần dần. Công việc mỗi ngày đều phát triển đều đặn. Không gặp trở ngại. Thành quả rất to lớn so với lúc khởi sự.
Lời khuyên: Giữ tiết hạnh thanh cao. Ung dung không vội vả.
Phụ chú : Giải trừ mọi tai ương. Tuy tiến chậm nhưng rất yên ổn.
Hào 1 : trung bình, tiến hơi chậm
Hào 2 : rất tốt
Hào 3 : trung bình
Hào 4 : tốt
Hào 5 : tốt
Hào 6 : rất tốt, đại cát
Ứng hạp : Tuổi Bính : Thìn, Ngọ, Thân
Tuổi Tân : Mão, Tỵ, Mùi
Tháng 1
Hành thổ

Lời giảng của của quẻ này viết theo văn xuôi nhưng được ngắt ra 4 đọan, có lẽ vào đời Tần bị cấm thi thơ, các lọai sách đều phải chép lại bằng văn xuôi.
Tiếp đến là cách trình bày quẻ trong Kinh Dịch : Quẻ Phong Sơn tiệm ( xin không trích giảng hào từ)
Thóan từ: Tiệm, nữ qui cát, lợi trinh.
Dịch: Tiến lần lần, như con gái về nhà chồng, tốt; giữ đạo chính thì lợi.
Giảng: Quẻ này là Tốn ( cây), dưới là Cấn( núi). Trên núi có cây, có cái tượng dưới thấp lần lần lên cao, nên đặt là Tiệm.
Tiến mà lần lần, không nóng nảy, vẫn tỉnh như nội quái cấn, vẫn hòa thuận như ngọai quái Tốn thì không bị vấp váp, không bị khốn cùng.
Hào từ:
- Sơ lục: Hồng tiệm vu can, tiểu nhân lệ, hữu ngôn vô cửu.
Dịch: Hào âm 1, con chim Hồng tiến đến bờ nước, nhỏ dại cho là nguy, than thở nhưng không có lỗi.
- Lục nhị: Hồng tiệm vu bàn, ẩm thực khản khản, cát.
Dịch: Hào 2 âm, chim hồng tiến đến phiến đá lớn, ăn uống thảnh thơi, tốt
- Cửu tam: Hồng tiệm vu lục, phu chinh bất phục, phụ dựng bất dục, hung lợi ngự khẩu.
Dịch: Hào 3 dương, chim hồng tiến tới đất bằng, chồng đi xa không về, vợ có mang không nuôi, xấu, đuổi cướp thì có lợi.
- Lục tứ: Hồng tiệm vu mộc, hoặc đắ kỳ giốc, vô cửu.
Dịch: Hào 4 âm, chim hồng nhảy lên cây, may tìm được cành thẳng mà đậu, không có lỗi.
- Cửu ngũ: Hồng tiệm vu lăng, phụ tam tuế bất dụng, chung mạc chi thắng, cát.
Dịch: Hào năm dương, chim hồng lên gò cao, vợ ba năm không sinh đẻ, nhưng cuối cùng không có gì thắng nổi điều chính, tốt.
- Thượng cửu: Hồng tiệm vu qui, kỳ vũ khả dụng vi nghi, cát.
Dịch: Hào trên cùng dương, chim hồng bay bổng ở đường mây. Lông nó có thể dùng làm đồ trang sức, tốt.

Hai loại dịch trên mặc dù có khác nhau về hình thức, nhưng nhìn chung tất cả đều có đặc điểm là có hào âm,hào dương. Âm dương được hình thành do sự vận động của vũ trụ. Sự vận động này thuận theo chiều hướng sinh của ngũ hành hình thành bát quái. Đó là học thuyết Âm dương- Ngũ hành của người xưa.

1/ Thuyết Âm dương - Ngũ hành:

a - Sự hình thành Âm dương:
Thái cực vận động sinh ra lưỡng nghi, tức là hai khí : Âm và Dương. Phần dương thì động, nóng, sáng, trong, nhẹ, nổi lên trên sinh ra khí dương và nơi tích lũy nhiều khí dương là bầu trời được ký hiệu là ( ). Dương được sinh ra từ cực Bắc và bên trái chủ dương.
Phần âm thì tỉnh, lạnh, tối, đục, nặng, chìm xuống dưới sinh ra khí âm và nơi tích lũy nhiều khí âm là đất được ký hiệu là ( ) . Âm được sinh ra từ cực Nam và bên phải chủ âm.

Cực Nam

Cực Bắc
Hình lưỡng nghi

Âm dương có sự liên hệ thần bí, đó là sự hấp dẫn lưỡng tính thần kỳ. Theo Lôi Đạc, trong tác phẩm Mỗi ngày 10 phút với Chu Dịch, nhà ảo thuật Trung quốc nổi tiếng là Tàng quốc Chân đã phát hiện điều này khi đem hai con thạch sùng đực, cái ném mạnh xuống đất. Khi đuôi của hai con thạch sùng bị đứt, chúng nhảy nhót trên mặt đất, rồi hai chiếc đuôi ngày càng gần lại với nhau, dựa sát vảo nhau sau đó bám chặt lấy nhau thành hình “bánh quấn thừng: Thế nhưng dùng hai con thạch sùng cùng giống thì không thấy có hiệu ứng này. Một thử nghiệm khác nữa là bắt vài con thạch sùng có bốn chân, phân biệt đực – cái, chặt đuôi và lột da chúng ra, sau khi đốt cháy nghiền thành bột, đổ vào hai cây nến rỗng ruột, đặt trên bàn cách nhau 30 cm, châm lửa trên hai cây nến đó. Điều kỳ dị đã xuất hiện, hai ngọn lửa hấp dẫn nhau, dần dần dựa sát vào nhau, cuối cùng dính lại tạo thành một tuyến lửa nằm ngang như chiếc cầu vồng được đặt tên là “cầu lửa”.

Qua phát hiện đó có thể thấy được tuy âm dương là hai yếu tố tương phản nhau nhưng trong mọi vật hai yếu tố âm dương luôn dung hòa lẫn nhau, tương giao cùng nhau, bổ túc cho nhau, liên kết với nhau rất mật thiết. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh thành của muôn vật, tất cả sự biến hóa trong vũ trụ đều có thể giải thích bằng hiện tượng chuyển biến của âm dương. Âm trưởng thì dương sẽ tiêu, dương trưởng thì âm sẽ tiêu, âm tăng đến chỗ cực thịnh thì dương sẽ phát sinh và âm sẽ phải thóai dần, khi dương tăng đến chỗ cực thịnh thì âm sẽ phát sinh và dương sẽ thóai dần, đó là lẽ tuần hòan của âm dương trong trời đất như : Mùa đông âm khí nhiều khí hậu lạnh. Cuối đông âm khí thịnh, dương khí bắt đầu phát sinh. Qua xuân dương khí mới phát sinh còn non, khí hậu ấm áp dần dần. Đến mùa hạ dương khí tăng trưởng, khí hậu nóng. Cuối hạ dương khí cực thịnh khí hậu nóng bức và âm khí sẽ phát sinh. Qua mùa thu âm khí mới phát sinh còn non khí hậu mát, âm khí dần dần tăng trưởng lại bước qua đông.... cứ như thế mà tiếp diễn ; hoặc cũng như chuyển biến âm dương trong ngày đêm : từ nửa đêm – sáng sớm – giữa trưa – buổi chiều – lại nửa đêm. Sự âm tiêu dương trưởng và dương tiêu âm trưởng tiếp diễn nhau rất cần thiết để điều hòa sự tuần hòan của trời đất, nếu dương cực thịnh mãi mà âm khí không phát sinh hoặc ngược lại thì trời đất bất hòa và sự sinh hóa của của muôn vật sẽ rối lọan như : chỉ có đêm mà không có ngày hay ngược lại, thời tiết nóng mãi hoặc lạnh mãi đều bất lợi cho sự sinh trưởng của vạn vật. Mặt khác, trong sự chuyển hóa để tương giao với nhau, dương khí có khuynh hướng thăng cao lên tức ly tâm, âm khí có khuynh hướng giáng xuống thức hướng tâm. Đó là dương thăng, âm giáng.

Ví dụ: không khí nóng có khuynh hướng bay lên cao, không khí lạnh có khuynh hướng hạ xuống thấp. Sự kiện không khí vùng lạnh thay thế vùng nóng sẽ sinh ra gió.
Sự vận động của âm dương sẽ sinh ra 4 khí gọi là tứ tượng : Thái âm – Thiếu dương – Thái dương – Thiếu âm


Hình tứ tượng

Từ bốn khí này giao hòa thăng giáng với nhau, tạo ra sự đối kháng, chuyển dịch. Đây chính là động lực phát triển cũa sự vật, hiện tượng, con người. Động lực ấy thể hiện ra 8 dạng thức trong không gian, đó là bát quái. Bát quái với 5 thuộc tính ngũ hành đã tạo ra vũ trụ, vạn vật, trong đó có con người với hành vi của họ.
Bát quái với tính chất gắn liền với bầu trời xin được tạm gọi là “Thiên Bát Quái”
Bát quái có tính chất gắn liền với trái đất xin được tạm gọi là “ Địa Bát Quái”

b- Ngũ hành:
Ngũ hành được cho là 5 dạng vật chất gồm :
- Hành Thủy tượng trưng cho nước
- Hành Mộc tượng trưng cho cây cối
- Hành Hỏa tượng trưng cho lửa
- Hành Thổ tượng trưng cho đất
- Hành kim tượng trưng cho kim lọai.

Căn cứ vào tính chất các hành trên có sự sinh, khắc với nhau
Ngũ hành tương sinh :
Thủy sinh Mộc
- Mộc sinh Hỏa
- Hỏa sinh Thổ
- Thổ sinh Kim
- Kim sinh Thủy
Ngũ hành tương khắc :
- Thủy khắc Hỏa
- Hỏa khắc Kim
- Kim khắc Mộc
- Mộc khắc Thổ
- Thổ khắc Thủy
Năm hành trên được xếp thành các phương vị trên Hà Đồ, Lạc Thư.

c/ Thuyết Thiên Địa Nhân:

Thuyết Thiên Địa nhân nói lên sự chi phối của trời đất đối với con người.
- Thiên: Thiên can là tọa độ không gian được thể hiện ở 10 vị trí: Giáp , Ất , Bính , Đinh , Mậu , Kỷ , Canh , Tân , Nhâm , Quí. Thiên là khỏang không gian bao la, trong Thiên có ba yếu tố hợp thành là Nhật ( mặt trời) ; Nguyệt ( mặt trăng) ; Tinh ( các vì tinh tú). Vạn vật con người chuyển dịch trong không gian theo 10 thiên can, được Nhật, Nguyệt, Tinh chiếu vào tác động ảnh hưởng suốt cả cuộc đời, do vậy yếu tố năm, tháng, ngày, giờ sinh được người xưa cho là có thể quyết định được vận mệnh của từng người.
- Địa: Địa chi là tọa độ thời gian được thể hiện ở 12 vị trí thời gian trong năm , tháng, ngày, giờ gồm : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Địa được cấu thành bởi 3 yếu tố thủy , hỏa , phong. Từ yếu tố địa , người xưa hình thành nên môn địa lý phong thủy dùng để xem xét sự vận động hài hòa của thủy hỏa phong, nếu mất cân bằng trong vận động của ba yếu tố này ở một địa điểm mà một người đang sinh sống thì người đó sẽ gặp trở ngại và tai họa.
Tóm lại, nói Thiên Địa Nhân là nói con người luôn luôn bị chi phối bởi Thiên và Địa, ba yếu tố này tương tác lẫn nhau, con người muốn tồn tại, sinh sống bình thường phải có sự cân bằng giữa bản thân với thiên địa. Không gian Dịch là không gian Thiên Địa Nhân, là thế giới của âm dương giao hòa, chuyển hóa cho nhau, thế giới giữa hai mặt đối lập tồn tại và bổ xung cho nhau nên khi nắm bắt được chuyển động đó người xưa đã lập ra mô hình trạng thái không gian gọi là âm, dương ( lưỡng nghi). Âm, dương vận động sinh ra bốn khí gọi là tứ tượng, lại tiếp tục vận động thành ra bát quái

2/ Hà đồ – Lạc thư:

Hà đồ – Lạc thư đã được người Trung hoa xem như nguồn gốc của bát quái có nghĩa là sự hình thành của bát quái phải được gợi ý của Hà đồ – Lạc thư, thánh nhân mới dựa vào đó mà phỏng theo. Hình dạng của Hà đồ – Lạc thư ra sao không ai biết được , chỉ nghe nói đến từ cháu của Không Tử là Khổng An Quốc nhưng mãi đến đời Tống hai đồ hình đó mới thấy phổ biến.
Căn cứ vào “ Dịch học Tượng số luận” của Hòang Tông Nghi thì Trần Đòan đã truyền cho Chủng Phóng, Chủng Phóng truyền cho Lý Khái, Lý Khái truyền cho Hứa Kiên, Hứa Kiên truyền cho Phạm Ngọc Xương, Ngọc Xương truyền cho lưu Mục. Lưu Mục căn cứ vào Hà đồ-Lạc Thư trước tác ra “ Dịch số câu ẩn đồ”, bức đồ của ông mới được đông đảo người biết đến. Cho đến nay người ta cũng chưa hiểu được, vào đời Tống, vị đạo sĩ ở Hoa Sơn là Trần Đòan đã lấy ở đâu ra được những hình Hà đồ-Lạc Thư ấy.
Sau khi Hà đồ-Lạc Thư ra đời, một bộ phận trong học phái này chia rẽ. Một số người không tin vào những thứ này, nhà Đại văn học Âu Dương Tu cho rằng : “đầu độc sai lầm vào những người học giả, gây tác hại đâu có nhỏ”. Cuộc tranh luận này kéo dài tới cuối đời Thanh, Dân quốc, thậm chí đến sau ngày giải phóng.

a - Hà đồ: Theo ghi chép của người Trung Hoa, Hà đồ là vật mà Hòang Đế được trời ban cho từ sông Hòang Hà, trên lưng con long mã, đồ hình có 5 cặp số được sắp xếp như sau: 1 với 6 ở dưới là số sinh thành của thủy ở phía Bắc
2 với 7 ở trên là số sinh thành của hỏa ở phía Nam.
3 với 8 ở bên trái là số sinh thành của mộc ở phương Đông
4 với 9 ở bên phải là số sinh thành của kim ở phương Tây
5 với 10 là số sinh thành của thổ ở trung ương.
Hà đồ là bức đồ đầu tiên của kinh dịch, sự vận hành của nó theo chiều hướng sinh của ngũ hành. Bắt đầu từ thủy sinh mộc = đông sang xuân; mộc sinh hỏa = xuân sang hạ; hỏa sinh thổ - vào trung tâm, thổ sinh kim = hạ sang thu; kim sinh thủy = thu sang đông.


Hình Hà đồ

b - Lạc thư: Theo truyền thuyết Lạc thư do thần qui mang trên lưng nên có tượng con rùa đầu đội 9, đuôi mang 1, bên trái mai mang 3, bên phải mai mang 7, vai bên trái mang 4, vai bên phải mang 2, chân trái mang 8, chân phải mang 6, giữa lưng mang 5


Hình Lạc thư

Theo các nhà nghiên cứu thì Lạc thư là một dạng Cửu tinh Đồ, là Cửu trù Hồng Phạm, nếu đọc theo chiều nghịch kim đồng hồ là biểu đồ phương vị ngũ hành được vận hành theo hướng khắc.
Do vậy, theo thiển nghĩ, bát quái phải được dựa vào Hà đồ để thiết lập vì ngũ hành có tương sinh thì muôn vật mới được sinh hóa, nói lên sự sinh sinh nối tiếp nhau không ngừng của đạo dịch.
Thử vẽ Bát quái:

1/ Thiên Bát quái: ( biểu đồ tiết khí)


Bốn mùa

Từ 4 mùa âm dương lại biến đổi thành 8 tiết khí dựa trên cơ sở 2 cụm tứ tượng, bắt đầu từ điểm cực âm. Theo lẽ tự nhiên, cực âm sẽ sinh dương, cụm tứ tượng bên trái sẽ được sinh dương, khi dương thịnh đến điểm cực dương cụm tứ tượng bên phải sẽ được sinh âm, từ đó có được hệ thống bát quái gắn liền với trời như thời tiết, gió mưa, là biểu đồ bát tiết.

Xem xét biểu đồ trên, có thể thấy các tiết khí chuyển biến theo hướng sinh, bắt đầu từ điểm cực âm theo chiều thuận kim đồng hồ: Bắt đầu từ thủy sinh mộc = đông sang xuân; mộc sinh hỏa = xuân sang hạ ; hỏa sinh thổ - vào trung tâm, thổ sinh kim = hạ sang thu; kim sinh thủy = thu sang đông. Hướng sinh trên thuận theo lẽ tự nhiên thành ra tám tiết khí:





- Khôn : cực âm ( ) tiết đông chí - dương thủy- vị trí số 1
- Chấn : bắt đầu sinh dương ( ) tiết lập xuân - âm mộc- vi trí số 8
- Ly : âm tiêu dương trưởng ( ) tiết xuân phân - dương mộc - vị trí số 3
- Đòai : dương thịnh ( ) tiết lập hạ - âm hỏa - vị trí số 2
- Kiền : cực dương ( ) tiết hạ chí - dương hỏa - vị trí số 7
- Tốn : bắt đầu sinh âm ( ) tiết lập thu - âm kim - vị trí số 4
- Khảm : dương tiêu âm trưởng ( ) tiết thu phân-dương kim-vị trí số 9
- Cấn : âm thịnh ( ) tiết lập đông - âm thủy - vị trí số 6

Thứ tự của bát quái trên thuận theo hướng sinh là : Khôn, Chấn, Ly , Đòai , Kiền , Tốn , Khảm , Cấn, được hiểu như một hệ thống bát quái có tính chất gắn liền với trời như: thời tiết, khí tượng , gió mưa.... Hệ thống này được Trung Hoa gọi là Tiên Thiên Bát Quái. Tuy vậy , người Trung hoa không dùng Tiên thiên bát quái để giải thích thời tiết mà dùng để giải thích về địa lý, phương hướng như sau:

- Khôn : là đất nên ở phương Bắc, vì phương bắc giá lạnh nên thuộc thủy
- Chấn : ở Đông bắc vì gió từ Tây nam thổi qua đông bắc gây tiếng động, hoặc sáng (ly) tối (khảm) cọ sát nhau sinh ra sấm.
- Ly : là mặt trời nên ở phương đông,vì mặt trời mọc ở phương đông
- Đòai : ở Đông nam vì phía Đông nam Trung hoa nhiều đầm hồ
- Kiền : là trời nên ở phương nam, phương nam nóng thuộc hỏa
- Tốn : ở Tây nam là nơi nóng (nam) và lạnh (tây) xô xát sinh ra gió
- Khảm : là mặt trăng nên ở phương Tây, vì mặt trăng hiện ra ở phương tây
- Cấn : ở Tây bắc vì tây bắc Trung hoa có nhiều đồi núi.

2/ Địa bát quái: (biểu đồ địa lý phương hướng)

Về Địa bát quái, hiện nay chưa rõ được kết cấu như thế nào nhưng cũng xin đề xuất đồ hình để tham khảo


Ví dụ: Địa Bát Quái


Hậu Thiên bát quái

Địa Bát quái, được hiểu như hệ thống bát quái có tính chất gắn liền với trái đất như : địa lý, phương hướng , được sắp xếp một cách hợp lý như sau :
- Cấn , hành thổ mượn vị trí số 1, có ba hào : âm+âm+dương= dương thổ
- Chấn ở vị trí số 8 thuộc mộc, có ba hào : dương+dương+âm= dương mộc
- Tốn ở vị trí số 3 thuộc mộc, có ba hào : dương+dương+âm = âm mộc
- Ly ở vị trí số 2 thuộc hỏa, có ba hào : dương+âm=dương = âm hỏa
- Khôn hành thổ mượn vị trí số 7, có ba hào : âm+âm+âm = âm thổ
- Đòai ở vị trí số 4 thuộc kim, có ba hào : dương+dương+âm = âm kim
- Kiền ở vị trí số 9 thuộc kim, có ba hào : dương+dương+dương = dương kim
- Khảm ở vị trí số 6 thuộc thủy, có ba hào : dương+âm+dương = dương thủy

So sánh với Hậu thiên bát quái của Văn Vương:
- Cấn mượn vị trí số 8 thuôc thổ
- Chấn ở vị trí số 3 thuộc mộc
- Tốn ở vị trí số 2 thuộc hỏa
- Ly ở vị trí số 7 thuộc hỏa
- Khôn mượn vị trí số 4 thuộc thổ
- Đòai ở vị trí số 9 thuộc kim
- Kiền ở vị trí số 6 thuộc thủy
- Khảm ở vị trí số 1 thuộc thủy

Xét theo bát quái phong thủy thì Tốn phải thuộc mộc và Kiền phải thuộc kim, như vậy Hậu thiên bát quái xem ra có vấn đề. Hệ thống này chỉ đúng khi đứng ngòai Hà đồ, tuy nhiên âm dương ngũ hành khi tách rời nhau sẽ không còn ý nghĩa, do vậy suy cho cùng vẫn là sai. Một điểm sai nữa là người Trung hoa không dùng hệ thống bát quái này để giải thích về địa lý mà gọi đó là Bát tiết bát quái :

- Cấn: Tiết lập xuân,
- Chấn: Tiết xuân phân
- Tốn: Tiết lập hạ
- Ly: tiết hạ chí
- Khôn: tiết lập thu.
- Đòai: tiết thu phân
- Kiền: tiết lập đông
- Khảm: tiết đông chí

Có lẽ để thuyết minh cho vấn đề sai lệch về các hành của hệ thống này, thuyết quái truyện viết: “ Đế xuất hồ Chấn. Tề hồ Tốn. Tương kiến hồ Ly. Trí dịch hồ Khôn. Thuyết ngôn hồ Đòai. Chiến hồ Càn. Lao hồ Khảm. Thành ngôn hồ Cấn."

Thuyết quái truyện cũng có lời giải thích cho đọan văn khó hiểu trên: “Vạn vật xuất ở Chấn , Chấn thuộc phương đông. Gọn gàng ở Tốn, Tốn thuộc đông nam, gọn gàng là muốn nói muôn vật đều sạch sẽ. Ly là sáng, vạn vật cùng thấy nhau, là quẻ ở phương Nam, đấng thánh nhân quay về phương nam mà nghe thiên hạ, hướng vào nơi ánh sáng mà trị là tượng ở đấy. Khôn là đất, muôn vật đều được nuôi dưỡng ở đó, cho nên nói là làm việc ở Khôn. Đòai là chính thu, vạn vật đều vui vẻ, nên nói vui vẻ là nói ở Đòai. Đánh nhau ở Kiền, Kiền là quẻ ở tây bắc, đó là nói về âm dương xô xát vậy. Khảm là nước, là quẻ ở chính Bắc, là quẻ khó nhọc, muôn vật đều ở đó nên nói khó nhọc ở Khảm. Cấn là quẻ đông bắc, nơi muôn vật thành ở lúc cuối và lúc đầu, nên nói thành là nói Cấn”.
Lời giải thích trên khi đọc xong lại càng thấy khó hiểu, nên xin được đề xuất lời giải thích khác như sau:

- Đế xuất hồ Chấn: là mặt trời mọc ở phương đông.
Vấn đề chính là đây. Theo tôi, vị trí mặt trời mọc là vị trí bước qua số 1 của Hà Đồ, là qua cực Bắc đã sinh dương, về thời khắc thì vào giờ Dậu nên Chấn phải ở vị trí số 8 thuộc mộc. Đối với người tạo ra Hậu thiên bát quái thì Chấn phải ở vị trí số 3 thuộc mộc là nơi mặt trời ló dạng, về thời khắc thì vào giờ Mẹo.
- Tề hồ Tốn : do mang Chấn đặt vào vị trí số 3 , là chỗ của Tốn, nên phải sắp xếp lại vị trí của Tốn.
- Tương kiến hồ Ly : Tốn bị bỏ ra phải vào vị trí số 2 thuộc hỏa, là vị trí của Ly, nên nói là gặp nhau ở cung Ly.
- Trí dịch hồ Khôn : dể Ly có chỗ phải suy tính dời Khôn đi.
- Thuyết (duyệt) ngôn hồ Đòai : Khôn được dời vào vị trí số 4 thì Đòai phải vào vị trí của Càn ở số 9 thuộc kim, đến Đòai thì thuyết phục được.
- Chiến hồ Càn : tranh cãi ở Càn. Khi Đòai vào vị trí của Càn thì Càn phải dời vào chỗ của Khảm số 6 thuộc thủy mà Càn thì thuộc kim.
- Lao hồ Khảm : mặc dù Càn thuộc kim nhưng vì muốn thực hiện việc chỉnh sửa trên nên phải ép Càn vào ở vị trí của Khảm nên nói là lao hồ Khảm
- Thành ngôn hồ Cấn : đến cung Cấn thì kết luận, đã quyết định xong.

Đọan văn khó hiểu trên có lẽ ghi lại sự tranh cãi giữa Hoa tộc và người đại diện cho Hoa Hạ là Cộng công. Cộng công được biết như là một chức quan trông coi về khoa học kỹ thuật ở thời ấy. Theo ghi chép của Trung Hoa, giữa cháu nội Hòang đế là Chuyên Húc và Cộng Công vào thời ấy đã có sự bất đồng ý kiến về khoa học kỹ thuật qua truyện kể về Cộng Công húc đầu vào núi Bát Chu như sau:

Cộng Công là người có công lao rất lớn trong phát triển nông nghiệp của Trung hoa được dân chúng tôn là Thủy sư tức thần nước. Con của ông là Hậu thổ cũng có năng lực trong nghề nông được dân chúng tôn là Xã thần tức thần đất, là các thần quản về thủy lợi. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình đất ở 9 châu họ đã thống nhất là phải sửa bằng đất đai, tuy nhiên ý đồ này không được Chuyên Húc đồng ý. Cộng công vì giận mà húc đầu vào núi Bát Chu.

Bát Chu là núi Côn Lôn, ngọn núi có những quái thạch nhọn hoắt, cao chạm tầng mây. Sau cú húc mạnh của Cộng Công, quả núi này lập tức gảy gập ngay, đất đá lở xuống ầm ầm, cây cối ngã nghiêng, trời đất mù mịt, tưởng như xảy ra động đất, bầu trời nghiêng ngã. Thì ra theo lời đồn đại, núi này chính là cây cột chống trời, cột trời sụp thì dây chằng đất đứt rời từng khúc, do đó phía Đông nam sụp xuống lấp bằng chỗ trũng khiến cho sông ngòi đều theo dòng chảy về phía đông rồi đổ vào biển đông. Bầu trời khi đó nghiêng về phía Tây Bắc cho nên các vì tinh tú , mặt trời, mặt trăng ngày ngày đều mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây....

Phân tích câu truyện trên có thể suy ra : núi ( Cấn) Bát Chu sụp xuống làm dây chằng đất (Khôn) đứt rời, có nghĩa trục Khôn-Cấn trở lại là trục thẳng ; phía Đông nam (Tốn) sụp xuống , bầu trời nghiêng về phía Tây Bắc (Càn), có nghĩa là trục Tốn Càn trở lại là trục ngang, các vị trí đó là Càn-Khôn-Cấn-Tốn trong tư nam thời Xuân thu chiến quốc. Cuối cùng là mặt trời lại mọc ở phương Đông là vị trí số 8 trên Hà đồ.

Nhưng tại sao Cộng Công lại phải húc đầu vào núi Bát Chu?

Bởi vì núi là tượng Cấn. Liên Sơn Dịch của Hoa hạ lấy quẻ đầu là Cấn. Nói là Cộng Công húc đầu vào núi Bát Chu có nghĩa là muốn sửa bái quái của tộc Chu cho đúng với vị trí ban đầu. Sự bất đồng này có lẽ cũng nghiêm trọng, vì sau đó những người tộc Hạ sống trên đất Tề thường lo sợ về chuyện bị “trời sập”.

Tư Mã Thiên cho rằng Hậu Thiên bát quái là sản phẩm của Văn Vương có lẽ do trong các quẻ bói mà người Việt đang dùng có một số quẻ đã đề cập đến những vấn đề liên quan đếnVăn Vương như:
Quẻ “Vị thủy phong hiền” còn gọi là Sơn Lôi di :
Khương Tử Nha là bậc đại hiền.
Ngồi câu cá chờ thời bên bờ sông Vị thủy.
Vua Văn Vương nghe tiếng đích thân đến tận nơi thỉnh ra giúp nước.
Rước về tôn làm thường phụ.
Quẻ “ Phượng minh Kỳ sơn”- Thiên trạch lý :
Phượng hòang bất thần xuất hiện ở núi Kỳ sơn cất tiếng gáy.
Báo hiệu điềm lành.
Vua Văn Vương ra đời.
Tạo dựng một thời đại thái bình thạnh trị.

Quẻ “Trảm tướng phong thần” - Thủy trạch tiết :
Đời nhà Thương có vua trụ bạo ngược.
Khương Tử Nha vì đại nghĩa diệt được Trụ vương.
Muốn cho óan khí của quân thù tiêu tán để quốc thái dân an.
Nên đã lên “Vạn phong Sơn” cầu siêu, phong thần cho tướng sĩ tử trận.

Về nguồn gốc Kinh dịch, một số nhà nghiên cứu cho rằng Kinh dịch không thực sự là của Trung quốc. Ông Hondanariyouki nhận xét “ Ở Chu dịch, các từ thóan tượng đều lấy tên từ các lọai muông thú phương nam (chim hồng). Thêm vào đó, ở Chu dịch có “phi long”; “tiềm long” càng khiến cho người ta cảm thấy Chu dịch là trước tác của người nước Sở viết ra, và ra đời sau khi Trung quốc đã mở đường giao thông về phía nam Kinh Sở”.
Nói về các tộc người đã từng sinh sống trên đất Trung Hoa, Theo ##/img/www.uglychinese.org thì trên đất Trung Hoa thời xa xưa đã có họ Suiren (Tọai Nhân), sau đó họ You Chao (Hữu sào) đã thay thế họ Tọai nhân, tiếp nữa là họ Fuxi ( Phục Hy) và Nuwa (Nữ Oa) đã thay thế họ Hữu sào, sau cùng là họ Shennong (Thần nông) đã thay thế họ Phục Hy.
Theo truyền thuyết cũng như thuyết quái truyện của kinh dịch thì họ Tọai nhân đã phát minh ra “lửa” ; họ Phục Hy đã phát minh ra “cái lưới” và chữ viết dưới dạng “thắt nút kết thằng” (chữ Khoa Đẩu?) để ghi việc, đã biết trồng trọt chăn nuôi; họ Thần Nông phát minh ra “cái cày”, mở chợ lập làng, tìm ra cây thuốc. Đó chính là Tam Hòang. Ngòai ra không thấy đề cập đến Hữu Sào đã phát minh ra những gì.

Gần đây khảo cổ học đã khai quật được một dụng cụ làm ra lửa ở Chiết Giang có niên đại cách đây hơn 8000 năm, cho thấy rằng họ Tọai Nhân là người Hòa Bình ở di chỉ Hemudu ở bờ nam sông Trường Giang có lẽ đã di cư lên phía Bắc đến di chỉ Dawenkou ở Sơn Đông khỏang 4300 tr.cn khi vùng này bị ngập mặn do nước biển dâng. Họ Tọai Nhân đã bị họ Hữu Sào, tổ tiên của người Hàn Quốc đến thay thế vào khỏang 3898 tr.cn. Họ Hữu sào lại bị họ Fuxi, có lẽ là tổ tiên của tộc Khương cũng được gọi là Viêm Đế từ phía Tây đến thay thế. Khảo sát kỹ có thể thấy được ngòai họ Khương ra Tộc Khương còn có họ Phù, những cái tên có liên quan như Phù sai (Fu chai), Phù nam......v.v . Phục Hy và Nữ Oa được cho là hai anh em do đó có thể Tộc Khương sau khi đến Trung Hoa đã kết lại với nhóm tiền Đông Nam Á để phát triển nông nghiệp. Ở Việt Nam có câu ví: bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng.

Ở Trung Hoa vào thời Phục Hy, người xưa có lẽ đã hiểu được qui luật âm dương và sự vận động của nó, đã thuận theo những qui luật ấy để phát triển nông nghiệp. Trong kinh dịch cũng có đề cập đến Phục Hy đã trông trời, trông đất, trông vạn vật mà vẽ quái, thời diểm này có thể là họ Phục Hy không chỉ vẽ quái mà ít nhất đã biết đến tứ tượng tức là bốn mùa để theo đó mà trồng trọt. Khi Thần Nông đến thì Phục Hy bị thay thế vì họ Thần Nông đã phát minh ra cái cày và phương thức tát nước vào ruộng để cải tiến và phát triển nền nông nghiệp của Phục Hy và Nữ Oa. Họ Thần Nông đã từng vượt biển nên ắt phải có kiến thức về thiên văn khí tượng và địa lý phương hướng, ắt họ phải là chủ nhân của Hà đồ.
Với các chi tiết đã trình bày trên, tôi cho rằng học thuyết Âm dương ngũ hành và thuyết Thiên Địa Nhân có nhiều hy vọng là của người tiền Việt nam. Nó được ra đời không nhằm mục đích chiêm bói mà trước tiên để tiên đóan thời tiết và xác định phương hướng nhằm phục vụ cho nghề đi biển và nghề nông , các vì sao được quan tâm trước tiên là sao Bắc Cực và sao Bắc đẩu.

“Bói diệc” là lọai sách bói được phổ biến trong dân gian tương tự như nông lịch đã được giải thích sẵn, ai xem cũng hiểu. Kinh dịch của người Trung quốc, được dựa vào quẻ bói diệc, được kết hợp với những ghi chép của các ẩn sĩ ở Giang nam thời ấy để sọan thảo ra dưới hình thức một lọai sách triết , trong bộ kinh dịch này yếu tố tương quan giữa con người với trời đất không được thể hiện đầy đủ như trong các sách bói cổ truyền người Việt thường sử dụng.

Một điều rõ ràng là việc sáng tạo ra học thuyết Âm dương Ngũ hành, Thiên Địa Nhân không phải từ trí tuệ của một người mà là trí tuệ của nhiều người được tích lũy từ thời đại này sang thời đại khác do đó trong những ghi chép của người xưa cũng không thấy khẳng định ai là chủ nhân của học thuyết này. Việc cho rằng 64 quẻ dịch là do Văn Vương sáng tạo ra và Khổng Tử biên sọan thực chất là một sự gán ghép có lựa chọn. Khổng Tử là một người đã từng nghiên cứu kinh dịch, những tài liệu ấy Khổng tử lấy từ đâu ra thì không nghe nói đến, chỉ biết rằng trước kia Khổng Tử chưa thực sự nghiên cứu bói dịch cho đến khi ông bói được quẻ “Lữ” và mời một người họ Thương Cù trong dân gian để giải quẻ cho ông. Thương Cù thị nói: “Tiểu hanh, cố bào thánh trí, nan đắc thánh vị” ý nghĩa là ôm ấp có hùng tâm xây dựng sửa sang đất nước nhưng không giành được quyền vị. Tức thì Khổng Tử rớt nước mắt, ngộ cảm thấy rằng đường đạo của mình khó được thi hành, từ đó mới bắt đầu nghiên cứu dịch. Tuy nhiên việc bắt đầu nghiên cứu dịch và việc hòan thành bộ Kinh dịch là hai việc hòan tòan khác nhau. Theo tôi, những phát minh ở đất Trung hoa đều đã có từ xa xưa nhưng việc người thời sau tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh trước chỉ ở chừng mực nào đó. Ví dụ như lịch pháp nhà Hạ lấy tháng Dần làm tháng mở đầu cho một năm, khi nhà Ân Thương lên thay, lấy tháng Sửu làm tháng mở đầu cho một năm, đời Chu lấy tháng Tý làm tháng đầu năm, nhà Tần lấy tháng Hợi làm tháng đầu năm. Đến thời Hán các biến cố như nhật thực , nguyệt thực, hạn hán lũ lụt đều xảy ra khác với thời điểm được ghi trong lịch. Đúng vào lúc Tư mã Thiên đến Giang nam tìm sử liệu được một cụ già ở đất Thương ngô tặng cho bộ sách trúc giản vớt được trên sông Tương. Đó chính là bộ “nhật thư” bí truyền của người Hạ . Hán vũ đế đã theo lời tấu của Tư mã Thiên, truyền chiêu mộ ẩn sĩ ở miền Giang nam để điều chỉnh lịch theo phương pháp của nhà Hạ, sau khi hoàn thành đặt tên là lịch Thái sơ.

Để giải thích, Chu Hy viết: “Về cách tính thời gian nên theo nhà Hạ, nghĩa là nên lấy kiến Dần chi nguyệt làm tháng mở đầu cho bốn mùa. Hàng năm lấy thời kỳ vạn vật sinh sôi nảy nở phồn thịnh làm kỳ mở đầu cho bốn mùa. Cách tính của nhà Hạ giản tiện hơn cả vì thế nên theo… trời mở đầu cung Tý, đất mở đầu cung Sửu, người mở đầu cung Dần. Tam đại lần lượt thay đổi mà noi theo. Nhà Hạ coi cung Dần là nhân chính phù hợp với người nên lấy kiến dần chi nguyệt làm chính nguyệt. Nhà Ân coi cung Sửu là Địa chính phù hợp với đất nên lấy kiến Sửu chi nguyệt làm chính nguyệt. Nhà Chu coi cung Tý là Thiên chính phù hợp với trời nên lấy kiến Tý chi nguyệt làm chính nguyệt. Tính tháng năm dịnh bốn mùa cốt để cho dân tiện làm ăn sinh sống, tiện hoàn thành mọi việc. Vì vậy khi tính năm tháng, định bốn mùa nên lấy sự phù hợp với người làm đầu mối. Chính vì vậy mà nhà Hạ lấy kiến Dần chi nguyệt làm tháng mở đầu của một năm”

Ngoài ra không thấy Chu Hy giải thích vì sao nhà Tần lại lấy kiến Hợi chi nguyệt làm chính nguyệt.
Như vậy đã thấy rằng việc tiếp thu tinh hoa của tộc Hạ chỉ bắt đầu vào thời Hán.Thời điểm ấy tinh hoa của Trung hoa phát ra ào ạt nhờ vào chủ trương chiêu hiền đãi sĩ của Hán Cao tổ. Vào thời này, những nhân tài Việt trên đất Hoa ban đầu sống như những ẩn sĩ. Sĩ là một từ để chỉ tầng lớp tri thức ở Trung quốc. Ẩn sĩ là những người có tri thức, hoàn toàn vượt ra ngoài vòng chính trị, có thái độ bất hợp tác và phản kháng chính quyền đương thời, họ là những nhân sĩ tinh anh sáng tạo văn hóa, giáo hóa quần chúng. Thấy được tác dụng tiềm ẩn trong lớp nhân sĩ, Hán Cao tổ Lưu Bang khi lên ngôi được 11 năm đã có chiếu viết :
“Các bậc đế vương nổi tiếng chưa ai cao hơn Văn vương, những bậc bá chủ chưa ai cao hơn Tề Hoàn đều chiêu hiền đãi sĩ mà thành danh. Kẻ hiền gỉả, bậc trí nhân trong thiên hạ ngày nay có ai được như người xưa… nay ta lấy sự linh thiêng cùa trời đất, cùng với hiền sĩ đại phu trở thành người một nhà, định đọat thiên hạ. Muốn tông miếu tổ tiên trường tồn mà không bị diệt vong, hiền nhân đã cùng ta sao ta có thể hưởng lợi một mình. Hiền sĩ đại phu có khả năng làm việc cùng ta, ta có thể tôn hiển họ”.

Như vậy đã có một số người Việt vì muốn cho tông miếu tổ tiên được trường tồn, không bị diệt vong đã ở lại trên đất của ông cha mình nay gọi là nước Trung quốc. Một điểm đặc biệt là trong nhóm dân tộc thiểu số ở Trung hoa không có tên dân tộc Việt. Nếu ai đó hỏi rằng :
- Vậy thì dân tộc Việt đã biến đi đâu ?
- Họ không biến đi đâu cả, họ đã trở thành người Hán.
- Họ đã trở thành người Hán, như vậy có phải tinh hoa của dân tộc họ cũng đã trở thành tinh hoa của Trung quốc?
- Đúng vậy!

Nguồn: www.e-cadao.com


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chu dịch và kinh dịch

Chọn và đặt bàn ăn ở vị trí nào cho hợp lý? –

Trong phòng ăn thì đồ vật quan trọng nhất chính là bàn ăn. Phong thuỷ của bàn ăn đối với sự đoàn viên trong gia đình, sự hoà hợp vợ chồng có ảnh hưởng rất lớn. Có nhiều điều cần chú ý về phong thuỷ của bàn ăn như sau: - Chọn chất liệu, hình dáng,

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong phòng ăn thì đồ vật quan trọng nhất chính là bàn ăn. Phong thuỷ của bàn ăn đối với sự đoàn viên trong gia đình, sự hoà hợp vợ chồng có ảnh hưởng rất lớn. Có nhiều điều cần chú ý về phong thuỷ của bàn ăn như sau:

phong-thuy-phong-bep

–   Chọn chất liệu, hình dáng, màu sắc của bàn ăn

Vật liệu chế tạo bàn ăn có rất nhiều loại khác nhau, không chỉ bằng gỗ mà còn bằng plastic, Kim loại, phalê, kính, đá hoa cương… Chúng đều có một số ưu điểm như chắc chắn, bóng nhẵn, đẹp đẽ Nguyên tắc trong việc lựa chọn chất liệu bàn ăn là chất liệu phải dễ dàng lau rửa, tiện sử dụng. Bàn ăn bằng chất liệu phalê, đá hoa cương hay kính thì cứng và lạnh, có độ thẩm mĩ nhưng lại không thuận lợi cho việc giao lưu, chuyện trò giữa những người cùng ăn với nhau, về mặt phong thủy thì bàn ăn bằng chất liệu gỗ vẫn tôt nhất, vì:

+ Bàn ăn bằng gỗ tạo cảm giác thân thiện với môi trường, có lợi cho sự tiếp nhận của cơ thể.

+ So với bàn ăn bằng phalê góc cạnh, có vẻ chông chênh thì bàn ăn bằng gỗ cho bạn cảm giác chắc chắn, thoải mái.

+ Bàn ăn bằng kim loại chắc chắn hơn bàn ăn bằng gỗ, nhưng xét về mặt phong thủy học thì bàn gỗ tính ôn hòa, không cho ta cảm giác lạnh lẽo như bàn kim loại.

Xét về mặt hình dáng, mặt bàn ăn có thể là hình tròn, hình bầu dục, hình vuông, hình chữ nhật, vì:

+ Từ xa xưa, theo quan niệm “trời tròn đất vuông”, nên các dụng cụ dùng thường ngày có hình tròn và hình vuông là chính. Hình tròn có thể tụ nhân khí, tạo ra không khí đầm ấm sum họp của cả nhà.

+ Bàn ăn là nơi sum họp của các thành viên trong gia đình vừa tiện lợi vừa an toàn. Vì bàn hình tròn không có góc cạnh nhọn sắc, nên không gây ra các trường hợp va đập cơ thể hay đầu trẻ nhỏ.

+ Bàn ăn hình vuông bằng phẳng cho bạn cảm giác Ổn định, chắc chắn và yên bình. Khi thiết kế kiểu dáng cần làm các góc bàn là góc tù, để tránh các va chạm khi ngồi ở góc bàn hoặc đi ngang qua góc bàn.

Với một gia đình nhỏ thì bạn nên chọn bàn ăn hình tròn hoặc hình vuông, nếu có nhiều người thì dùng bàn bầu dục hoặc bàn dài hình chữ nhật, tạo nên không khí ấm cúng trong gia đình.

Lưu ý đến kích thước của bàn ăn. Nếu diện tích phòng ăn nhỏ mà vẫn kê vào một cái bàn lớn thì không những đi lại bất tiện mà còn làm trở ngại đến phong thuỷ của phòng. Nếu phòng ăn rộng mà bàn ăn bé thì sẽ mất cân đối.

Về chọn màu sắc bàn ăn nên dùng màu sắc chắc chắn, dịu mắt mang màu tự nhiên như màu nâu, màu cà phê hoặc màu đen là tốt, chú ý tránh dùng màu lòe loẹt chói mắt.

Khi quây quần bên mâm cơm là lúc mọi người cần phải có cảm giác thoải mái, vui vẻ, nếu đặt bàn ăn dưới xà ngang ép đỉnh hoặc dưới cầu thang sẽ tạo cho mọi người cảm giác khó chịu như bị một vật nặng đang đè trên đầu hoặc tiếng ồn từ cầu thang gây đau đầu, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không khí của bữa ăn.

+ Bàn ăn không được bị cửa chính chiếu vào.

Không khí gia đình bên mân cơm được coi là một góc riêng tư của gia đình, nếu đi qua cửa chính là nhìn ngay thấy bàn ăn sẽ làm mất đi sự riêng tư ấy. Bạn có thể khắc phục bằng cách đặt một tấm bình phong trước không gian bàn ăn.

+ Bàn ăn kỵ đối diện cửa nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh thường có uế khí, khi đặt bàn ăn ở đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bữa ăn và tinh thần của mọi người, do đó không nên đặt bàn ăn ở đó nếu không thể làm như vậy thì trồng cây Tô Tiết hoặc Trúc Khai Vận ở giữa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn và đặt bàn ăn ở vị trí nào cho hợp lý? –

Ông Bà Tổ Tiên

Giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Việt liên hệ với việc truyền giáo Lm Vũ Kim Chính, SJ Giáo sư Ðại Học Công Giáo Phụ Nhân, Ðài Loan
Ông Bà Tổ Tiên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ðề cập tới văn hóa, phong tục của một dân tộc là một đề tài hết sức phức tạp, vì mỗi dân tộc không ít thì nhiều là một đơn vị đặc thù, dầu vậy tính cách đặc thù văn hóa này không khải là cô lập, nhưng là kết tinh vừa tế nhị vừa phức tạp qua sự giao tiếp với các dân tộc khác, với những nền văn minh khác. Văn hóa, phong tục tập quán của nfười Việt cũng thế, là những tinh hoa đã được gạn lọc, biến hóa qua cuộc sống dân tộc của biết bao nhiêu thời đại, qua việc tiếp xúc với nền văn minh, những nguồn tư tưởng sâu rộng nhất, mạnh mẽ nhất của nhân loại như Hoa-Ấn, Hy-La. Ở đây khi chọn đề tài "Ông bà tổ tiên" liên hệ với việc truyền giáo, chúng ta đã thu hẹp phạm vi không thảo luận những liên hệ Lão giáo và Phật giáo, nhưng chỉ chú tâm vào Nho giáo và Kitô giáo có liên quan tới vấn đề "lễ nghi" đối với ông bà tổ tiên. Trước tiên chúng ta truy xét lý do tại sao người Việt thành kính ông bà tổ tiên, thứ tới thảo luận lý do người Việt Công giáo trong quá trình lịch sử gặp phải những khó khăn khi bầy tỏ lòng thành kính này theo như phong tục tập quán của mình. Cuối cùng chúng ta tự hỏi có thể học được gì trong kinh nghiệm lịch sử này để hy vọng có thể suy tư về một thần học bản vị hóa việc thành kính ông bà tổ tiên?

1. Nguồn Gốc Tôn Kính Ông Bà Tổ Tiên

Tuy ai cũng biết mỗi người, mỗi gia đình đều có ông bà tổ tiên riêng, nhưng nói tới việc tôn kính ông bà tổ tiên cách chung là chấp nhận những điểm tương đồng của những nền văn hóa Viễn Ðông trong lịch sử ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của Nho học, như Trung Hoa, Ðại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam. Nên ở dây khi bàn về nguồn gốc tôn kính ông bà tổ tiên hay ở phần sau thảo luận những tranh chấp về "lễ nghi" thì những tài liệu của các quốc gia trên đều có thể dùng để bổ túc cho nhau để hiểu rõ vấn đề.

Việt ngữ dùng danh từ "tôn giáo" để chỉ chung các tín ngưỡng. Chữ "tôn" cũng còn một âm nữa là "Tông" nguyên ủy chỉ ông "thứ tổ" (ông tổ thứ hai), rồi dùng rộng hơn nữa để chỉ nơi thờ kính tổ tông, cũng như chỉ các giáo phái, học phái. Như vậy, "tôn giáo" theo ngữ văn là thực hiện lòng hiếu kính đối với tổ tông, tổ tiên. Lòng hiếu kính này được biểu tỏ nôm na theo lối bình dân như:

"ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
uống nước nhớ tới nguồn"
, hoặc:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn đạo hiếu mới là đạo con"
.

Hay Nguyễn Du viết trong truyện Kiều:

"Tâm thành đã thấu đến trời,
Bán mình là hiếu, cứu người là nhân"
.

hay ở đoạn khác:

"Lấy tình thâm, trả tình thâm,
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời"
.

Như vậy căn nguyên tôn kính ông bà tổ tiên ở đâu? Phải chăng là một sự tôn kính "Thần Thánh" theo phẩm trật? Như sách Lễ Ký, thiên Khúc-lễ-hạ đã chép: "Thiên tử tế thiên địa, tế tứ phương, tế sơn xuyên, tế ngữ tự, chư hầu phương tự, tế ngũ tự (tức là tế Thần cửa, ngõ, giếng, bếp và giữa nhà), chư hầu tế phương mình ở, tế ngũ tự, quan đại phu tế ngũ tự, kẻ sĩ tế tổ tiên). Thực ra đây là những phương châm cho những nền văn hóa chịu ảnh hưởng Khổng học, nên dù ở Thiên An Môn bên Trung Hoa hay ở Ðàn Nam Giao tại Huế, việc tế trời chỉ có nhà vua mới có quyền đứng chủ tế. Trong lễ tế Nam Giao, trên Viên-Ðàn ở giữa là bàn Thời Trời Ðất, hai bên có hai hàng hương án song hành thờ các Tiên Ðế. Xem như thế, thừ Vua quan tới thứ dân, tế tự là việc rất quan trọng, lễ nghi được minh định có trật tự, chung qui vào hai nguyên ủy là Trời và Tổ, vì "vạn vật bản hồ Thiên, nhân bản hồ Tổ" (Lễ ký) (dịch: muôn vật gốc ở Trời, người gốc ở Tổ). Nhưng thực ra hai nguyên ủy này chỉ bắt nguồn bởi một mà thôi, vì các Tổ Tiên tuy sinh ra người, nhưng tất cả đều do Trời sinh dưỡng, như Kinh Thi chép: "Thiên sinh chưng dân, hữu vật hữu tắc dân chi bỉnh di, hiếu thị ý đức" (Trời sinh ra dân, có hình phép, dân giữ tính thường, mới có đức tốt).

"Ông Trời" là nguyên ủy của muôn loài, nên tế Trời là quan trọng nhất, do đó không phải ai cũng được phép mà chỉ có Thiên Tử, dân chi phụ mẫu, mới được trực tiếp hành lễ mà thôi. Ông Trời tuy rất gần kề đại chúng trong cuộc sống, khi vui khi buồn đều có thể gọi "Trời ơi" được, nhưng họ không được phép trực tiếp cúng tế, nên thường kêu cầu tới Tổ Tiên hay cúng tế các thiểu thần. Chính vì thế mà Trần Trọng Kim đã viết: "Việc thờ Trời, thờ quỉ thần và tổ tiên, tuy là phân biệt, nhưng kỳ thực cũng là theo một lý cả, và chính là cái tôn giáo đặc biệt của những dân tộc theo văn minh Tầu ở Á đông". Dù được trực tiếp tế tự "Trời" hay chỉ gián tiếp qua Thần Thánh, tổ tiên, người Việt đều tin tưởng vào sự liên đới "Thiên nhân tương dữ". Theo đó con người được phú cho nhân tính để nhận ra thiên lý, để mô phạm Thiên tính, để trong cuộc sống họ thực thi nhân đạo hợp với Thiên đạo. Nói cách khác: "Trời đối với quần chúng như một nguyên ủy tiền định con người, nhưng vượt trên con người, định đoạt sinh tử, phúc họa, giầu nghèo. Họ kêu Trời vì Trời không xa ta. Trời thấu suốt tất cả, cả những tâm tư thầm kín. Họ kêu Trời vì Trời toàn năng, không mù quáng trong việc xét xử. Trời công minh vì thưởng kẻ lành, phạt kẻ dữ".

Nho gia thừa hưởng tư tưởng Khổng tử tin Trời là chủ tể vũ trụ, điều hòa mọi biến hóa bởi vậy tri Thiên mệnh là nguồn gốc và lý tưởng của tu tâm và dưỡng tính của bậc quân tử". "Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã" (Luận Ngữ; Nghiêu viết, XX) (dịch: không biết mệnh Trời thì không lấy gì làm quân tử). Khi bậc quân tử quyết tâm học biết và tuân theo mệnh Trời tức là sống trong tâm tình Kính và Thành. Mặc dù khi họ cúng tế thì biểu tỏ lòng chân thành: "tế thần như thần tại" (Luận Ngữ: Bát dật, III) (dịch: tế thần như có thần ở đó); nhưng đồng thời "kính quỉ thần nhi viễn chi" (Luận Ngữ: Ung giả, VI) (dịch: quỉ thần thì kính mà xa ra), vì theo Khổng tử con người làm sao biết được thế giới quỉ thần cao xa, u ẩn, nếu có tưởng tượng ra không khỏi bầy ra những điều huyền hoặc, dẫn đường cho mê tín. Như vậy, Khổng tử tuy rất trọng lễ, coi nghi thức là bày tỏ lòng Thành Kính, nhưng đồng thời cũng coi thực hành đạo Nhân là sống Thành Kính hợp với Thiên mệnh là rất quan trọng. "Quân tử thể nhân túc dĩ trưởng nhân, gia hội túc dĩ hợp lễ, lợi vật túc dĩ hòa nghĩa, trinh cố túc dĩ sự" (Kinh Dịch:Văn Ngôn truyện) (dịch: quân tử lấy cái nhân làm thể là đủ làm trưởng thành cho người, hợp các cái tốt đẹp là đủ làm cho hợp lễ, lợi cho vạn vật là đủ làm hòa cái nghĩa, biết cái trinh-chính mà cố giữ là đủ lam gốc cho mọi sự). Vậy đạo Nhân là gì? "là Cung, khoan, tín, mẫn, huệ". Khổng tử giải thích thêm: "Cung thì không khinh nhờn, khoan thì được lòng người, tín thì người ta tin cậy được, mẫn thì có công, huệ thì đủ khiến được người" (Luận Ngữ: Dương Hóa, XVII). truy ngồn năm cái kết quả diễn đạt đạo Nhân này, chúng ta sẽ tìm ra cái Nhân Tâm Thành Kính. Tam đạo là quan trọng như thế, nên sau này, mặc dù Mạnh tử và Tuân tử mỗi người phát huy Khổng học theo đường hướng riêng, một người coi trọng "Nhân" là bảo tồn tính bản thiện của con người, một người trọng "Lễ" để chế ngự tính bản ác của người, nhưng tất cả hai đều công nhận sự trọng yếu của tâm đạo: bảo tồn lương tâm (Mạnh Tử), tu dưỡng tâm tri (Tuân tử). Ði xa hơn nữa, Mặc tử phê bình chỉ trích Nho đạo cũng vì trong thực tế tâm đạo đã bị nghi lễ tha hóa làm mất tính cách phổ biến của tâm đạo vậy.

Ðạo hiếu là một đặc tính của đạo tâm, làm cho con người tỏ lòng Thành Kính đối với cha mẹ, tiền nhân, nên chỉ nuôi dưỡng cha mẹ mà không có lòng hiếu thảo thì làm sao gọi là hiếu được! Lòng hiếu thảo này phụng sự cha mẹ lúc các ngài còn sống, tang lễ nếu các ngài quá cố: "sống thì lấy lễ mà thờ, chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế" (Luận Ngữ: Vi chính II). Hiếu đễ đối với cha mẹ tức là kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, lễ tế những bậc cha mẹ đã lễ tế. Ðó là nguồn gốc của tôn kính tổ tiên vậy. Bởi đó Tăng tử nói: "Thận chung, truy viễn, đức qui hậu hĩ" (Luận Ngữ: Học Nhi, I) (dịch: cẩn thận lúc cha mẹ chết, nhớ đến tổ tiên xa, thì cái đức của dân trở nên hậu).

Tư tưởng đạo hiếu đã thấm nhuần vào lòng người Việt trở thành một phần quan trọng của Việt tính. Kính bái tổ tiên là chân nhận giới vô hình và hữu hình luôn luôn có sự liên lạc mật thiết với nhau. Ðó là cách diễn tả sự hiệp thông giữa ông bà cha mẹ và con cháu, giữa người sống và cả chết, là dịp đoàn tụ của đại gia đình. Quan niệm vong hồn gia tiên luôn gần gũi với con cháu được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau. Ðại đa số quần chúng Việt Nam được coi là theo "đạo Ông Bà" thường có phong tục làm lễ cáo gia tiên, trong mọi tuần tiết, hoặc ngày kị giỗ, hoặc khi có việc hiếu hỉ, tang chay. Toan Ánh diễn giải thêm: Những biến cố quan trọng trong gia đình, lẽ tất nhiên gia trưởng đều có lễ cáo gia tiên, như: sinh con cái, con cái đầu cữ, đầy tháng, đầy năm, con cái bắt đầu đi học, sửa soạn đi thi, thi đỗ, dựng vợ gả chồng cho con... hay nhiều khi chỉ sửa sang lại nhà cửa, nhất là những di sản của tiền nhân để lại. Vui đã thế, buồn cũng khấn trình tổ tiên để các ngài biết và phù hộ, như việc làm ăn thua lỗ, có người đi xa, có người mệnh một... Ngoài những biến cố trong gia đình ra, gia trưởng cũng kính cáo những việc quan trọng khác xẩy ra trong làng nước, như làng có cướp tới, đất nước sinh loạn lạc hay những tin vui trong thôn xã,... Tất cả những kính cáo, trình khấn trên mục đích để tổ tiên hiệp thông hay phù trợ trong những khi vui cũng như lúc buồn. Tùy từng trường hợp, tùy từng gia cảnh mà sửa soạn lễ. Nhiều khi gia chủ chỉ cần sửa soạn cái lễ nhỏ, như chén trà, đĩa xôi, nải chuối. Cũng có khi lễ lạc linh đình. Toan Ánh kết luận: "Con cháu nhớ đến tổ tiên thì cúng, năng cúng bái càng tỏ rõ lòng hiếu thảo của mình đối với các cụ. Sống khôn chết thiêng, các cụ thấy con cháu hiếu kính, ất vong hồn cũng vui mừng".

Nói tới cúng vái tổ tiên tức là phải nói tới bàn thờ gia tiên. Bàn thờ này mặc dù trang trí có khác nhau, nhưng đại để đều có bài vị, bình hương, nến sáp... Nếu là bàn thờ họ thường đặt trong miếu đường, chính giữa có bàn thờ riêng thờ ông "Thủy Tổ" của dòng họ. Còn các bàn thờ biệt tông, biệt phái khác trong mỗi ngày giỗ kỵ của tông, phái mình mới được bày ra. Trên bàn thờ Thủy Tổ luôn có cuốn gia phả ghi rõ danh tánh các chi nhánh dòng họ. Nhiều khi gia phả này được ghi khắc trên tường sau bàn thờ Thủy Tổ.

Quần chúng tuy một đàng muốn bày tỏ lòng hiếu kính mình đối với tổ tiên, nhưng họ không thể phân biệt rõ ràng như những nho sĩ "vụ dân chi nghĩa, kính quỉ thần nhi viễn chi", nên thực hành đạo hiếu và thờ quỉ thần đã trở thành lẫn lộn. Vì muốn bảo vệ phần mộ ông cha, nên nhớ tới Thần Thổ Công, Thần Hà Bá. Ngoài ra còn có những thần tại gia khác như: Thần Tài, Thần Tiên Sư (hay Thánh Sư, Nghệ Sư, tức là ông tổ mỗi nghề), Ðức Quan Thánh... để bảo vệ che chở mình hay giúp phát tài,... Chính vì thế mà khi các nhà truyền giáo Tây Phương tới Việt Nam hay Trung Hoa gặp phải những khó khăn làm sao thấu hiểu tinh thần, nhất là về tinh thần "lễ nghi" tôn kính ông bà tổ tiên.

2. Tôn Kính Tổ Tiên Liên Hệ Tới Việc Truyền Giáo:

Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam cũng như ở Trung Hoa bắt đầu bằng những bước dò dẫm, va chạm những khó khăn về phiên dịch, vì hai loại ngôn ngữ biểu tả hai văn hóa quá khác nhau, nên không biết phải làm sao mới có thể đạt tới việc "bản vị hóa" chân chính được. Thoạt đầu những nhà truyền giáo tiên khởi dùng ngôn ngữ địa phương để phiên âm những từ căn bản của Kitô giáo, như thánh Phanxicô Xavier đã Nhật âm hóa tiếng Latinh: Deus Pater, Deus Filius, Deus Spiritus Sanctus là: Deusu Patere, Deusu Hiiruo va Deusu Spiritusu Santa (có khoảng 50 ngữ vựng căn bản như thế). Nhưng cách phiên âm này đã gặp những khó khăn lớn, vì hoặc là âm đó có một nghĩa khác trong ngôn ngữ là "Deusu" làm trò cười cho nhiều Phật đồ Nhật, vì họ liên tưởng tới một âm tương tự là "daiuso", có nghĩa là "Nói dối đại tài". Thấy cách phiên âm này không ổn, nên các nhà truyền giáo kế vị các bậc tiên khởi này như A. Valignano, M. Ricci, A. Schall, A. de Rhodes v.v... đã học hỏi ngôn ngữ và tư tưởng địa phương để Kitô giáo được thích ứng với môi trường mới. Trong lúc phiên dịch và thích ứng này đã xảy ra cuộc tranh chấp về "lễ nghi". Cuộc tranh chấp này mặc dù đầu tiên là bàn về hai phương pháp truyền giáo được hai phe (một bên là dòng Tên, một bên là dòng Ðaminh, dòng Phanxicô và hội Thừa Sai Balê) chủ trương, nhưng dần dần đã vượt qua phạm vi thuần túy truyền giáo và tôn giáo trở thành một tranh chấp bị những ảnh hưởng chính trị, quyền bính chi phối, nên đã trở thành một tấm bi kịch của lịch sử truyền giáo ở Viễn Ðông. Ở đây chúng ta chỉ có thể chú tâm tới những dự kiện chính yếu mà thôi.

Trước tiên chúng ta bàn về vấn đề phiên dịch. Sau khi thảo luận những khả thể dịch chữ, "Deus", các nhà truyền giáo đã đồng ý dùng chữ "Thiên Chúa". Nhưng dùng cách thế nào để giải thích chữ "Thiên Chúa" thì hai phe có những lập trường khác nhau. Một bên cho rằng dùng chữ "Thiên Chúa" để chỉ Deus thì phải hiểu hoàn toàn khác, hoàn toàn độc lập, không thể dùng một từ ngữ nào như "Thiên", "Thượng Ðế" để diễn giải được, vì "Thiên" theo ý họ "chỉ có nghĩa là bầu trời" (ciel materiel et visible), còn quan niệm "Thượng Ðế" là quan niệm dân ngoại thường dùng, nếu ta dùng sẽ rơi vào giới "vô thần" như dân ngoại. Một bên khác cho rằng chữ "Thiên Chúa" mặc dù là chữ ghép mới để chỉ Deus, nhưng có thể dùng những quan niệm sẵn có trong kinh điển Trung Hoa xưa như "Thiên", "Thượng Ðế" để người Trung Hoa có một mấu cứ để thăng hóa, nhờ đó mới dễ dàng hiểu rõ nghĩa thực sự của "Thiên Chúa" được. Thực ra, hai bên dùng hai phương pháp thần học cổ điển vẫn dùng là: phương pháp "phủ nhận" (via negotiva) và phương pháp "sánh loại" (via analogia). Ðứng trên phương pháp học không có chi đáng bàn cãi, nhưng động lực nao khiến họ chọn hai phương pháp này để nói lên thái độ của họ đối với nền văn hóa địa phương. Ðó mới là điều quan trọng. Dù sao đi nữa, sự kiện xẩy ra trong lịch sử là: Giám Mục Charles Maigrot, đặc sứ tông tòa ở Phúc Kiến đã nhân danh Thánh Bộ truyền giáo tuyên bố: từ ngữ "Thiên Chúa" phải được dùng để chỉ chữ "Deus" còn những tiếng khác như "Thiên" và "Thượng Ðế" thì không được dùng.

Ðối với người Công Giáo Việt Nam hiện nay, ta dùng chữ "Thiên Chúa" trong văn chương, nhưng cũna dùng chữ "Ðức Chúa Trời" theo nghĩa bình dân để chữ "Deus". Trong khi đó những người không Công Giáo thường dùng "Ông Trời" (Trung Hoa dùng chữ Lão Thiên) để chỉ Ðấng Tối Cao. Thực ra, quan niệm "Trời" không phải chỉ là "bầu trời", nhưng cũng là "Hóa Công", đấng sinh thành vũ trụ, vì vậy tại sao chúng ta không thể dùng những quan niệm đã có sẵn trong kinh điển Trung Hoa, đã được nhiều người biết tới để giải thích một quan niệm chí ư "trừu tượng", đối với họ hoàn toàn mới lạ như Deus. Phải chăng phản đối dùng những quan niệm như "Thượng Thiên", "Hiển Thiên", "Hoàng Thiên", "Thượng Ðế" để giải thích chữ "Thiên Chúa", vì các nhà truyền giáo sợ người Trung Hoa, Việt Nam không hiểu xác thực được nghĩa Deus của Kitô giáo, hay là các nhà truyền giáo đó đã không hiểu rõ được những quan niệm trên trong tư tưởng Trung Hoa? Trần Văn Hiến Minh còn đi xa hơn nữa, khi ông quả quyết: "Quan niệm một Tiên Chúa có ngôi vị, Thượng Ðế là một trực giác đầu tiên của người Trung Hoa từ xa xôi bao ngàn năm trước. Tất cả cuộc sống Trung Hoa cổ kính đều qui hướng vào đó". Ðề mục họ Trần nêu ra có thể là một đề tài thảo luận hào hứng, nhưng vượt qua phạm vi của bài nói chuyện này. Dù "Thượng Ðế" theo người Trung Hoa hiểu có "ngôi vị" hay không, cũng không thể là lý do chính đáng không dùng những quan niệm đó để "giải thích" tiếng "Thiên Chúa" được.

Như vậy ta thấy được tranh luận về mấy danh từ trên không phải chỉ là một cuộc thảo luận lý thuyết thần học hay ngôn ngữ, văn chương, nhưng là tỏ rõ đường hướng của hai phe đối với vấn đề truyền giáo: giáo hội có thể dùng di sản văn hóa của địa phương để diễn đạt giáo lý, nghi lễ của mình hay không? Mà được phép dùng tới mức nào? Tại sao có thể dùng hay bị cấm dùng như vậy?

Bây giờ chúng ta trực tiếp đề cập tới cuộc tranh luận "lễ nghi". Vấn đề chính của cuộc tranh chấp này là câu hỏi: lễ nghi đối với tổ tiên là "tôn thờ" tổ tiên vì nghi thức này có tính cách tôn giáo. Tôn thờ tổ tiên là những người theo "đạo Ông Bà". Nói cách khác, nghi lễ tôn thờ này được cử hành trong những nơi nhất định (chủ đường hay tông đường hoặc tại gia, trước bàn thờ tổ), có những qui định riêng (thành văn hoặc bất thành văn) và đối tượng của đạo này là "tôn thờ Bài Vị" của những người quá cố, Bài Vị này là chỗ của các Hồn người quá cố "cư ngụ". Khi hành lễ gia trưởng chắp vái hay quì lạy, dâng hương, báo cáo, cầu xin trước bàn thờ vong linh có đốt nến và bày những lễ cúng như hoa quả, bánh rượu... lễ nghi này cũng giống như lễ nghi trước phần mộ khi mai táng hay trong các dịp kỵ lễ. Sau khi đã mô tả những chi tiết trên, cộng thêm sự ghi chú những tính cách tôn giáo của đạo ông bà, các vị thừa sai này đã đặt những câu hỏi xin thánh bộ giải quyết, như: xin hỏi người Kitô hữu có được phép cử hành những nghi lễ và dâng cúng trước bài vị theo như tập tục ở chủ đường hoặc nơi phần mộ hay trước linh cửu? Và nếu họ được phép làm như vậy thì họ có thể tham dự với dân ngoại hay hành lễ một mình? Hay câu hỏi: Người Kitô hữu có được dựng bài vị tổ tiên ở trong nhà mình với chữ khắc "Thần Chủ" không? Dĩ nhiên những câu hỏi này đã được sửa soạn bằng những "mô tả" hàm xúc một câu trả lời phủ nhận. Có người còn đi xa hơn nữa, coi việc "Tôn thờ tổ tiên" ở Trung Hoa giống hệt như việc thờ phượng các thầ Manes xưa ở Hy lạp hay La Mã: "Theo lịch xưa của người La Mã khi thời thờ ẩu thần còn hiển trị, có nhắc tới một dịp lễ gọi là "Feralia", bắt đầu từ 20 tháng 2 kéo dài tới cuối tháng 2. Lễ này là dịp tôn thờ các Thần Manes. Dân ngoại đem thịt đặt trên mộ các người quá cố để họ hưởng, như tiến sĩ Varron đã giải thích. Ðó cũng là những việc mà những người Trung Hoa hành lễ ở các chùa chiền, trên phần mộ hay trong tư thất trước bài vị tổ tiên". Sự so sánh này đặt người hữu trách trước một sự lựa chọn không thể chối được: Nếu xưa giáo hội đã hủy bỏ phong tục thờ tà thần Manes, tại sao ngày nay lại có thể cho phép làm như thế ở trung Hoa. Lý chứng này càng ảnh hưởng tới người hữu trách khi người đó không hiểu thấu hiện trạng phức tạp ở miên Viễn Ðông.

Trong khi đó, phe khác coi nghi lễ đối với ông bà tổ tiên là sự "tôn kính" bày tỏ lòng hiếu đễ của con cái đối với bậc tiền nhân, dù khi còn sống hay đã quá cố. Trước tiên họ nhận định những nghi lễ trong các chùa chiền hay trước những thần tượng bày rải rắc khắp nơi là có tính cách tôn giáo và nhuốm nhiều màu sắc mê tín, dị đoan. Họ cũng công nhận thái độ mê tín này có thể ảnh hưởng tới việc tôn kính tổ tiên, nếu không được giải thích minh bạch giữa nơi tôn thờ và tôn kính: Ngược với "chùa miếu" là nơi tôn thờ các thần thánh, "đường" nơi có tính cách "trung tính" (có thể dùng liên quan tới tôn giáo hay không). Do đó, "chủ đường" hay "tông đường" (hay nói nôm na là "chỗ dành cho tổ tiên") là "nơi" kính nhớ ông bà tổ tiên để tỏ lòng biết ơn với những người quá cố, cũng như phong tục tập quán địa phương có những "nơi" riêng trọng kính các vị tiền bối lúc sinh thời. Còn Bài Vị thực ra không phải là "bàn thờ" thực, nhưng thường là một thanh gỗ được sửa soạn tươm tất ở trên đó có ghi danh tánh ông bà tổ tiên được bày trên án hương. Tuy Bài Vị "là biểu tượng" cho vong linh người quá cố, nhưng không phải là chỗ "cư ngụ" của hồn linh đó. Các vị này giải thích: trong quá khứ người Trung Hoa có thói quen tìm một người "thay thế" cho một người thân quá cố. Phong tục này được chuyển hóa bằng việc dùng bài vị như là biểu tượng của người quá cố ở giữa con cái. "Bài vị được dựng nên không phải để đánh dấu sự hiện hữu của một linh hồn mà người ta tin rằng linh hồn đó cư ngụ ở bài vị, nhưng đúng hơn là để thức tỉnh một thái độ luân lý và sự biểu tượng này có thể coi như sự hiện diện của một thân xác". Trong khi đó, việc "hóa" vàng giấy, đốt những đồ vật làm bằng giấy cho tổ tiên dùng là những điều mê tín, dị đoan cần cấm bỏ. Ngược lại, những cử chỉ bái lạy hay quỳ gối là những cung cách người Trung Hoa thường dùng để tỏ lòng tôn kính đối với bậc trên, dù những người này còn sống hay đã qua đời. Ðiều đáng chú ý là, chính vua Khang Hy ngày 30.11.1700 đã tự tay chứng thực bản văn do các cha dòng tên thảo nói những lễ nghi tôn kính Khổng Tử, tổ tiên là những hình thức bày tỏ lòng thành kính mà thôi: "Nói là Khổng Tử được thờ phượng để xin sự khôn ngoan hay để xin được thăng chức hay thêm bổng lộc là không đúng... Dựng bài vị tiền nhân quá cố không có nghĩa là linh hồn tổ tiên được nghĩ là thực sự ngự trị trong miếng gỗ này... Mục đích thực sự của nghi lễ tôn kính tổ tiên là con cháu trong một dòng tộc không được phép quên, nhưng luôn luôn tưởng nhớ tới tổ tiên cho đến muôn đời". Nhưng lời chứng thực của vị hoàng đế trung Hoa, người có thẩm quyền nói lên ý nghĩa thực sự của phong tục tập quán, đã không được tòa thánh thời đó lưu ý tới.

Trên đây là lược thuật tổng quát lập trường của hai phe phái về vấn đề đối với tổ tiên có liên hệ đến việc truyền giáo. Cuộc tranh chấp "lễ nghi" này đã tạm thời kết thúc khi Ðức Giáo Hoàng Clement XI ngày 20.11.1704 đã quyết định:

- Cấm dùng chữ "Thiên" hay "Thượng Ðế" để giải nghĩa "Thiên Chúa". Theo đó không được dùng "mensa seu altare" (bàn thờ) để "kính Thiên" trong nhà thờ.

- Người Kitô hữu không được phép tổ chức hay tham gia những lễ nghi theo như phong tục đối với Khổng Tử hay những người quá cố. Do đó cũng không được phép lập "chủ đường", miếu đường", cũng không được phép dâng lễ vật trong miếu đường hay gia thất vì những nghi thức này liên hệ tới mê tín ("tamquam superstitione inseparabilia"). Tông huấn (Ex illa die) đã được quyết định, đã được đặc sứ tòa thánh, Hồng Y De Tournon mang sang Trung Hoa để ban hành. Sau ba lần De Tournon hội kiến với Hoàng Ðế Khang Hy, Tông huấn đã không được chính thức ban hành cho tới ngày 19.3.1715 mới được Giám Mục đầu tiên của địa phận Bắc Kinh Charles Castorano ban hành. (Trong khi đó De Tournon đã mất ngày 8.6.1710 ở Macao). Tông huấn "Ex illa die" được chính thức ban hành gây ra nhiêu phản ứng khác nhau, nhưng khi phải quyết định phát thệ "chống lễ nghi" theo chỉ thị của tòa thánh, các nhà truyền giáo đã anh dũng bỏ lập trường riêng để chấp nhận tông huấn "Ex illa die". Về phần Khang Hy, ông thấy Công Giáo chống đối lễ nghi và tập tục Trung Hoa đối với Khổng Tử và tổ tiên, đã đổi thái độ từ thân thiện sang nghịch thù. Nhưng cuộc tranh chấp chưa kết thúc, vì chính Ðức Clement XI lại sai một đặc sứ khác là Charles Ambrose Mezzabarba, tân giáo phụ của Alexandria tới Bắc Kinh ngày 26.12.1720. Sau khi đã hội kiến, lắng nghe các nhà truyền giáo báo cáo và đã được tiếp kiến Hoàng Ðế, C. A. Mezzabarba đã trở về Maccao và thảo một bức thư mục vụ ca ngợi tinh thần phục tùng và thống nhất của các nhà truyền giáo, đồng thời đã liệt kê "Tám điều được phép" để dễ dàng thực hành mục vụ. "8 điều được phép này" đã được ban hành ngày 4.11.1721, nới rộng những điều cấm ngặt của tông huấn "Ex illa die". Tỉ dụ: được lập "bài vị" trên đó chỉ được phép ghi tên người quá cố. Tất cả các lễ nghi trung Hoa đối với tổ tiên nếu không pha trộn mê tín mà chỉ có tính cách "dân sự" (Civil) thì đều được phép tổ chức hay tham dự. Hay là: được phép dùng nến, hương, hoa quả, để tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với người quá cố... "8 điều được phép này" đã làm sống lại cuộc tranh chấp "lễ nghi" một lần nữa, nhất là sau khi đặc sứ C.A. Mezzabarba đã trở về Âu Châu. Một đàng khác, Dũng Thành kế vị Khang Hy được một năm thì ra chỉ thị trục xuất những nhà truyền giáo trừ những người được mời ở lại. Tình trạng hỗn độn này cuối cùng đã được chấm dứt với Tông huấn "Ex Quo Singulari" do Ðức Benedictus XIV ban hành ngày 11.1.1742. Tông huấn này là tông huấn cuối cùng cấm ngặt "lễ nghi" đối với tổ tiên và rút lại tất cả những điều cho phép trước kia. Ðức Benedictus XIV đã minh định: "không phải xấu vì bị cấm, nhưng bị cấm vì xấu".

3. Bàn Về Việc Tranh Chấp "Lễ Nghi"

Trong quá trình tranh chấp như chúng ta thấy ở trên khó mà phân định được "bị cấm vì xấu" hay "xâu vì bị cấm". Ngay cả khi đã bị cấm nhưng trên thực tế chỉ là tránh né vấn đề hơn là giải quyết vấn đề. Bằng chứng là sau gần 200 năm bị cấm ngặt, ngày 8.12.1939 thánh bộ truyền giáo đã hủy bỏ việc bắt các nhà truyền giáo phải tuyên thệ chối bỏ "lễ nghi" mà tông huấn năm 1742 đã đòi buộc và đồng thời tuyên bố các Kitô hữu và các nhà truyền giáo ở trung Hoa, Việt Nam... đối với việc tôn kính Khổng Tử và tổ tiên cần có một cái nhìn "mới". Cái nhìn mới này sau công đồng Vaticanô II đã trở thành một khía cạnh quan trọng để thành lập một nền thần học bản vị hóa. Như vậy Bản vị hóa không những chỉ được phép mà phải được khuyến khích. Ðứng trên một thái độ mới này nhìn lại lịch sử tranh chấp chúng ta dễ có cái nhìn khách quan hơn.

Trước tiên chúng ta nhận định "mạch sống" của hai phe. Một bên đứng trên quan điểm của người trí thức, của tân nho gia đời Minh, để tìm hiểu ý nghĩa của các nghi lễ. Nếu lễ nghi đối với hổng Tử, tổ tiên thuộc về tôn kính hơn là tôn thờ thì hiển nhiên thuộc về phạm vi luân lý hơn là tôn giáo. Quả thực các nhà trí thức Trung Hoa đã hiểu như thế, vì vậy lập trường của các nhà truyền giáo này đã được Hoàng Ðế Khang Hy chứng thực. Chúng ta thấy hiện nay những "lễ nghi" tưởng niệm Khổng Tử hay các vị tiên đế đã mang một ý nghĩa hoàn toàn "dân sự". Các nhà trí thức Việt Nam như Trần Văn Chương, Hồ Ðắc Diễm, Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim v.v... cũng cho những nghi lễ tôn kính ông bà là bày tỏ lòng con cái hiếu thảo đối với tổ tiên, là hành động muốn luôn tưởng nhớ tới tổ tiên mà thôi. Vì thế cúng bái ông bà tổ tiên theo như tập tục không phải là hành động của "niềm tin", nghĩa là qua đó cắt nghĩa một sự mầu nhiệm liên quan tới sự sống và sự chết, cũng không phải là hành động "phi lý" nhưng là những củ chỉ "tự nhiên" (theo phong tục tập quán của một nền văn hóa) do tấm lòng hiếu thảo thôi thúc. Cũng vì thế những việc dâng hương cúng quả, tiến rượu bày cỗ trước Bài vị không mang một ý nghĩa phụng dưỡng vật chất nào cả. Quan trọng nhất là vì nhớ tới ông bà tổ tiên nên con cái cháu chắt thấy họ có bổn phận phải sống như một người tốt, một tôi trung, một đệ tử thành tín, một người chồng gương mẫu, một người vợ hiền, một người con thảo... để khỏi làm nhơ danh tiền nhân. Ðây là quan niệm tôn kính tổ tiên trong mạch suấng của trueỳn thống nho học đặt nặng trên bổn phận luân lý.

Trong khi đó các nhà truyền giáo khác đứng trên phương diện của giới bình dân coi việc tôn kính ông bà tổ tiên là một lễ nghi tôn giáo, vì vậy họ nghĩ rằng cho phép cử hành những nghi thức này tức là hỗn hợp các tôn giáo, làm tha hóa, làm tha hóa Kitô giáo và làm hoang mang lòng các tín hữu. Do đó, họ xin tòa thánh qui định rõ ràng để dễ thực hành mục vụ. Ở đây ngôn ngữ là vấn đề then chốt. Nhưng để giải quyết nạn ngôn ngữ thiếu minh bạch mà cấm dùng ngôn ngữ đó thì không phải là giải pháp thỏa đáng, vì nếu không dùng chữ "Thiên" để giải thích "Thiên Chúa" thì khi dùng chữ "Thiên Chúa" người địa phương cũng không thể hiểu khác hơn mạch sống văn hóa của họ được. Cũng vậy, gọi Khổng Tử là "Thần nhân" thì ý nghĩa của chữ "Thần" này không thể hiểu theo một mạch văn hóa khác được (tỉ dụ như thánh nhân theo nghĩa hẹp của Giáo Hội Công Giáo). Cũng thế, những hạn ngữ như "Altare", "Sacrificium", genuflectio, templum... là những từ ngữ tùy theo nền văn hóa Âu Châu hay Trung Hoa, Việt Nam mà mang một ý nghĩa khác nhau. Nếu dùng cái nhìn của nền văn hóa Âu châu phán đoán những hiện trạng của nền văn hóa Á Châu tức là đã tách những dự kiện, hình ảnh tượng trưng ra khỏi mạch sống văn hóa. Nếu hai nền văn hóa đó quá khác nhau và chưa hiểu nhau được, thì làm sao tránh khỏi được những ngộ nhận. Nếu quyền phán quyết dành cho một phía khi chưa thấu triệt vấn đề thì phán đoán đó làm sao tránh khỏi những thiên kiến?

Tóm lại, cuộc tranh chấp "lễ nghi" nói lên những khó khăn mà một thần học bản vị hóa trong một môi trường cụ thể đã gặp phải và dần dần vượt qua. Cuộc tranh chấp trên không những chỉ bộc lộ hai phe đứng trên hai phạm vi khác nhau để nhìn một vấn đề mà cũng đứng trong những giai đoạn tiến tới thần học bản vị hóa khác nhau, nên gặp nhau trong đối thoại. Sự tranh chấp lễ nghi trở thành một thảm kịch trong lịch sử truyền giáo ở Viễn Ðông, vì giải quyết sự tranh chấp đã không nằm trong mạch sống đó, nhưng ở ngoài và ở trên mạch sống văn hóa, nên không thấu đáo được những nhu cầu sống của giáo hội địa phương.

Như vậy, đề cập tới vấn đề "Ông Bà Tổ Tiên" có liên quan tới việc truyền giáo tức là phản tỉnh một nền thần học bản vị hóa. Bản vị hóa không có nghĩa là chỉ hội nhập và chấp nhận những gì có sẵn trong nền văn hóa đó, nhưng đồng thời cũng thăng hóa những giá trị đó. Vậy theo đó ý nghĩa của lễ nghi đối với ông bà tổ tiên là gì? Nếu chỉ coi lễ nghi đối với tổ tiên là cách bày tỏ lòng hiếu đễ, tức là thực thi một bổn phận luân lý, thì chưa chứng minh lý do tại sao con người đòi buộc phải thực hành luân lý như vậy. Nếu ta coi sự đòi buộc đó là một sự tự minh (self-evident) thì hoặc là rơi vào chủ nghĩa độc đoán (dogmatism) hoặc chủ trương thuyết "vô tri thức" (agnosticsm) như khuynh hướng của một số nhà nho tân thời ở Ðài Loan hiện nay. Cả hai khả thể trên chỉ là né tránh vấn đề mà không giúp chúng ta hiểu tại sao con người phải thi hành bổn phận luân lý với tổ tiên. THực ra khi những nhà truyền giáo dòng Tên chủ trương coi lễ nghi tôn kính ông bà thuộc phạm vi luân lý, họ tin rằng một khi đã tìm ra ý nghĩa nguyên ủy và chính yếu của lễ nghi này, họ có thể giáo dục quần chúng gọi bỏ những mê tín mọc rườm rà bên ngoài và cuối cùng có thể biến hóa những bổn phận luân lý đó cho họp với niềm tin Kitô giáo. Như vậy, mặc dù học nhấn mạnh "lễ nghi" này thuộc phạm vi luân lý, nhưng ngầm xác định cn bản của luân lý không thể tách rời khỏi niềm tin tôn giáo được. Mối liên hệ giữa luân lý và tôn giáo này có thể dùng tư tưởng sẵn có trong kinh điển Trung Hoa như niềm tin "Thiên nhân tương dữ" và "vạn vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ" để giải thích. Theo đó tôn kính ông bà không thể độc lập với việc Kính Thiên, nhưng cũng không thể đặt ngang hàng với việc Kính Thiên, nhưng cũng không thể đặt ngang hàng với việc kính Thiên được, vì con người cũng là thành phần của vạn vật mà nguyên ủy của vạn vật là Thiên. Hiểu như thế, việc tôn kính ông bà tổ tiên không những không phản với đạo Công Giáo mà còn bộc lộ được tính cách đặc biệt đông phương, đạo hiếu của người Việt, đồng thời qua việc đưa hành động tôn kính này hòa hợp với tinh thần Kitô giáo, chúng ta vừa thăng hóa vừa qui tụ những giá trị luân lý và những hình thức bày tỏ trên về cội gốc của muôn loài: chúng ta hiếu thảo cha mẹ vì Chúa là Cha chúng ta đã dậy như thế. Nói cách khác, một khi việc tôn thờ "Trời". "Thượng Ðế"... những danh từ chỉ Thiên Chúa ẩn hình (Deus absconditus) được niềm tin do Ðức Kitô mặc khải soi chiếu, canh cãi và hoàn hảo hóa, thì những hành động có tính cách nhân bản của một nền văn hóa cũng được xác định và thăng hóa theo đúng mức nahn bản của nó.

4. Kết luận

Thảo luận việc tôn kính ông bà tổ tiên liên hệ tới việc truyền giáo là dịp may hiếm có để chúng ta suy tư về một khía cạnh của nền thần học bản vị hóa Việt Nam. Trong bài học lịch sử trên chúng ta nhận ra hậu quả của một cuộc tranh chấp lễ nghi mà đã bị tách rời khỏi mạch sống văn hóa và bị phán quyết do những người chưa thấu đáo ý nghĩa của nó. Tấm bi kịch này là một điển hình của bước khó khăn trong cuộc gặp gỡ của hai nền văn hóa cổ truyền, mạnh mẽ nhưng khác nhau, khi hai nền văn hóa đó thiếu uyển chuyển nên ngăn cản việc thăng hóa tới một hợp đề bao gồm một nền nhân bản phong phú hơn. Sau công đồng Vaticanô II việc tích cực tìm hiểu nền văn hóa địa phương, xác định những giá trị nhân bản chân chính của những tôn giáo khác, những luồng tư tưởng khác trở thành một nhu cầu thường nhật của mỗi giáo hội địa phương. Chúng ta nghiên cứu việc tôn kính ông bà tổ tiên liên hệ với việc truyền giáo ở Việt Nam, ở Trung Hoa, không phải để nuối tiếc một dịp may đã qua, nhưng quan trọng hơn là tìm thấy những ý nghĩa có liên quan tới cuộc sống đạo hiện tại của chúng ta. Nói cách khác sau khi đã nhận định lòng hiếu thảo là một giá trị nhân bản căn bản của nền văn hóa ảnh hưởng nho học, và ý thức được những lễ nghi tôn kính khác với những mê tín dị đoan, chúng ta tự hỏi, chúng ta có thể thực hiện những hình thức, "lễ nghi" nào để biểu tỏ lòng thành kính, hiếu đễ của chúng ta? Nhưng để những nghi thức đó không rơi vào trạng thái "vụ hình thức" "cố chấp" chiếu lệ. điều quan trọng nhất là tấm lòng người Việt thành kính mà chúng ta có thể gọi là "Tâm Việt". Tâm Việt đối với ông bà tổ tiên là một khía cạnh biểu lộ của Tâm Việt. Khía cạnh này không thể tách rời khỏi lòng thành đối với Thượng Ðế được, nếu không Tâm Việt này sẽ thiếu nguồn sống và trở thành độc đoán. Bởi đó Tâm Việt là nguồn sống của "Việt tính". Dĩ nhiên Tâm Việt này còn có thể biểu lộ theo những cách thế khác tùy theo ta nhìn từ Phật Giáo hay Lão Giáo mà trong bài này chúng ta không có dịp để bàn tới. Có Tâm Việt như vậy chúng ta mới có thể bước thêm một bước nữa là đi tìm một hợp đề của Tâm Việt trong môi trường cụ thể mà chúng ta đang sống ở hải ngoại này. Hợp đề này là một mức độ nhân bản cao hơn vì nó được cải hóa và bổ túc do hai nền văn hóa khác nhau. Tiên chuẩn canh cải và hoàn thiện này không gì khác hơn là một nhân bản thuần túy: Hiện Thân của một mẫu mực Thiên Nhân tương dữ, Thiên Nhân hợp nhất, Thiên Chúa Nhập Thể.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ông Bà Tổ Tiên

Sắp xếp phòng khách để thu hút quý nhân, tài khí

Để tăng cảm hứng và tạo phong cách riêng cho phòng khách, bạn có thể dựa vào các phương pháp thiết kế, trang trí. Phòng khách mang lại cảm giác thoải mái,
Sắp xếp phòng khách để thu hút quý nhân, tài khí

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

  thích hợp cũng giúp chiều tài vượng khí. 

  Khi bố trí phòng khách, bạn cần tuân thủ một số lưu ý phong thủy dưới đây:   - Trần phòng khách không được có xà ngang. Nếu có xà ngang trên trần phòng khách, bạn phải dùng những biện pháp khéo léo để che đi, ví dụ như làm trần thạch cao để làm trần giả.   - Tạo một lối đi trong phòng khách thật thông thoáng, thuận tiện.   - Những bức tranh treo trong phòng khách cần phù hợp với thân phận của chủ nhà. Ví dụ, người làm ăn buôn bán có thể treo tranh mùa lúa chín vàng, người làm công chức có thể treo tranh “Mã đáo thành công”.
Cach bai tri phong khach hop phong thuy de thu hut quy nhan, tai khi hinh anh
Treo đồng hồ trong phòng khách giúp hóa giải sát khí
- Tuyệt đối không treo gương lớn trong phòng khách một cách tùy tiện. Chỉ treo khi cần tạo cảm giác làm rộng không gian hoặc hóa giải sát khí.   - Việc treo đồng hồ trong phòng khách có rất nhiều tác dụng, trong đó bao gồm việc hóa giải sát khí, chiêu tài, tăng vận. Tuy nhiên, lưu ý về cách treo đồng hồ, đó là không được quay đồng hồ vào trong mà phải quay ra cửa hoặc ban công.   - Nên bài trí vài cây xanh như phú quý, phát tài,… trong phòng khách. Không nên dùng hoa giả, cây giả đặt ở phòng khách vì tạo cảm giác khô héo, mất sức sống.   Theo phong thủy, một phòng khách được bài trí đúng là phải đảm bảo được nguyên tắc hướng, cách bố trí nội thất hợp lý và đặc biệt là phải tạo được cảm giác thoải mái cho mọi người.
 
Theo Baoxaydung
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sắp xếp phòng khách để thu hút quý nhân, tài khí

Luận về sao Vũ Khúc

Trong Tử Vi Đẩu Số có ba sao thuộc về tiền bạc (tài tinh) là: Vũ Khúc, Thái Âm, và Thiên Phủ cùng tác dụng nhưng tính chất lại không giống n...
Luận về sao Vũ Khúc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong Tử Vi Đẩu Số có ba sao thuộc về tiền bạc (tài tinh) là: Vũ Khúc, Thái Âm, và Thiên Phủ cùng tác dụng nhưng tính chất lại không giống nhau.
"Vũ Khúc qua hành động tìm tiềnThái Âm ý thức tìm tiền sắc bénThiên Phủ là năng lực lý tài"

Muốn phấn đấu kiếm tiền phải quả cảm quyết đoán
“Chư tinh vấn đáp” viết: “Vũ Khúc là người tính cương, quyết đoán, lúc mừng lúc giận, khi hiền khi tàn bạo, lúc gây phúc, lúc tạo tai ương”. Rồi viết tiếp:”Vũ Khúc quả quyết, tâm vô độc”. Nói chung hễ đã Vũ Khúc ở Mệnh không thể bao giờ là con người nhu nhược nếu vào nam mạng, không thể là con người thùy mị hiền lành nếu vào nữ mạng.
Thời xưa xã hội không chấp nhận đàn bà con gái cương trực quả quyết như kinh thi có câu: “Nam tử cương cường, nữ tử nhu” trừ trường hợp người đàn bà ấy phải đứng mũi chịu sào nắm quyền sinh sống của gia đình, hoặc đoạt quyền chồng. Đứng mũi chịu sào tất là quả phụ phải ly khắc, đoạt quyền chồng thì cô đơn.
Cổ nhân đặt tên sao Vũ Khúc là quả tú (Vũ Khúc chi tinh vi quả tú)
"Vũ Khúc vi quả tú tinhGái kia gặp phải cướp tranh quyền chồng"
Vũ Khúc âm kim hóa khi là “tài” còn có tên khác “tướng tinh” và thuộc bắc đẩu hệ. Âm kim nội liễm (ẩn vào trong) nên tịch mịch, cô đơn. Vũ Khúc tính quật cường, cố chấp, thường tự biến thành một địch thủ không dễ chấp nhận thua cuộc hay chịu thất bại, sức tranh đấu bền bỉ dai dẳng. Người Vũ Khúc thủ Mệnh tiếng nói sắc nhọn, rõ ràng. Thời xưa cầm gươm đao trước trận tiền, làm đồ tể, đúc tiền đều thuộc cái nghề của Vũ Khúc cả. Cho nên cổ nhân luận sao Vũ Khúc mới nói: “Vũ Khúc miếu địa với Xương Khúc đi chung thì xuất tướng nhập tướng, vào võ nghiệp thắng lợi, đóng hãm địa là con người nghề nghiệp khéo, giỏi”.
Ngày nay mấy chữ “sảo nghệ chi nhân” khả dĩ suy diễn rộng rãi hơn như làm thợ máy, thợ kim hoàn…Đắc địa không phải cứ xuất tướng nhập tướng mà là tay cự phách trong ngành tài chính kim dung cũng vậy.
Thế đứng của Vũ Khúc gồm có:
"Nếu ở Thìn Tuất thì đơn thủỞ Tỵ Hợi cùng Phá QuânỞ Sửu Mùi cùng Tham LangỞ Mão Dậu cùng Thất SátỞ Dần Thân cùng Thiên TướngỞ Tí Ngọ cùng Thiên Phủ"
Nói đến cách Tham Vũ, ở Sửu Mùi Tham Vũ đồng hành, ở Thìn Tuất Tham Vũ thủ chiếu. Vũ Khúc ở Thìn Tuất độc tọa gặp thêm Hỏa Tinh hay Linh Tinh là cách bạo phát. Cách này nên buôn bán kinh doanh, Nếu biết tiến thoái không thất thời thì không bị bạo hại.
Cách Vũ Khúc thủ Mệnh tại Thìn hay Tuất cần phụ tinh Hóa Quyền hơn Hóa Lộc, cần Linh Hỏa hơn Lộc Tồn. Vũ Khúc Hỏa Linh tự nó đã có thể tạo dựng bạo phát. Tại sao cần Hóa Quyền? Vũ Khúc vốn là tài tinh, gặp được Hóa Quyền thì vừa có tiền vừa có thế mới phát mạnh.
Đến như Vũ Khúc, Tham Lang đóng cung Sửu Mùi cũng là cách bạo phát. Chỉ khác một điểm, không phát sớm trước tuổi 32, lúc trẻ bôn ba lận đận. Vũ Tham đồng hành bất phát thiếu niên. Cổ nhân còn gọi cách Vũ Tham đồng hành bằng bốn chữ “Y cẩm hoàn lương” (áo gấm về làng) nghĩa là đã từng có thời gian lưu lạc giang hồ lúc còn trẻ tuổi, sau thành công về thăm quê cũ. Vũ Tham đóng cùng, dù sinh từ gia đình phú quí cũng không được hưởng phúc lộc mẹ cha dễ trở nên thân phận quốc biến giao vong.
Vũ Khúc ở Tỵ hay Hợi có Phá Quân kèm bên, cực thông tuệ bất kể trai hay gái, cái thông tuệ thăng trầm không biểu diễn được nhưng quyết liệt không nhượng bộ hay lui bước. Nếu có mềm dẻo chỉ để đạt được mưu tính nào đó.
Vũ Phá đồng cung gặp Kình Đà, Linh Hỏa học nghệ cho tinh sẽ gây tiếng tăm qua nghề nghiệp. Vào kinh doanh thương mại kém hay, cũng đứng ngồi vào cái ghế văn chức suốt đời lụi đụi thôi.
Vũ Phá đồng cung gặp Xương Khúc như con dao phay trên lãnh vực nào thấy đều đắc lực, thêm Khoa Quyền Lộc càng tốt hơn
Một điều cần chú ý:”Vũ Khúc Phá Quân đóng ở Tài Bạch không mấy tốt vì tiền tài khó tụ bền. Căn cứ vào câu phú:”Vũ Khúc Phá Quân đồng ư Tài Bạch, tài đáo thủ nhi thành công” (Vũ Khúc Phá Quân ở Tài Bạch tiền vào tay rồi lại hết)
"Vũ Khúc Văn Khúc rất hayHội Khoa Quyền Lộc là tay anh hùng"
Vũ Khúc hội Kình Dương không nên gặp luôn cả sao Kiếp Sát. Vì phú có câu: Vũ Khúc Kiếp Sát hội Kình Dương nhân tài trì đao (Vũ Khúc hội Kình Dương lại cả sao Kiếp Sát nữa, nam mệnh dễ đi vào con đường cướp trộm). Nhân tài trì dao nghĩa là vì tiền mà cầm dao. Vũ Khúc Kiếp Sát kiêm Dương Đà Hỏa tú tang mệnh nhân tài (Vũ Khúc Kiếp Sát gặp Kình Đà, Hỏa tinh có thể mất mạng vì tiền (bị cướp)). Hỏa Linh phải đồng cung với Vũ Sát mới kể.
Vũ Khúc thủ Mệnh đứng bên Thiên Phủ là một cách kết cấu khác hẳn. Vũ Khúc là tài tinh, Thiên Phủ là tài tinh. Vũ Khúc phải phấn đấu để có tiền, Thiên Phủ vận dụng năng lực để quản thủ tiền. Nếu được các sao tốt phù trì cách này là cách làm giàu, buôn bán kinh doanh rất hợp.
Phú Tử Vi viết:”Thiên Phủ Vũ Khúc đóng Tài Bạch, Điền Trạch lại thêm Quyền Lộc hẳn sẽ thành phú ông”. Phù trì là Quyền Lộc, Xương Khúc, Tả Hữu, nhưng trường hợp gặp Lộc Tồn lại thành trọc phú, tham lam biển lận và keo kiệt.
Cách Vũ Khúc Thiên Phủ hội Thiên Khôi Thiên Việt thì nên học ngành tài chính làm công chức thuế vụ, làm ngân hàng, không thể tự mình đứng ra kinh thương. Về câu phú: Vũ Khúc Thất Sát ư Mão địa, mộc yểm lôi kinh chỉ vào cách Vũ Khúc Thất Sát ở Mão, mộc yểm lôi kinh ý chỉ tai nạn. Ở Mão hay xảy ra bị thương nơi đầu vì tường đổ, cây gẫy, sét đánh. Ở Dậu hay xảy ra té ngã, xe cộ và thú vật cắn. Vũ Khúc Thất Sát Mão hay Dậu mà thấy Thiên Hình Song Hao hay Sát Kị cũng là số bị cướp trộm, kể cả luôn vào vận hạn.
Sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư đưa ra câu: Linh Xương Đà Vũ hạn chí đầu hà là thế nào? Theo nghĩa thì Linh Tinh, Văn Xương, Đà La, gặp Vũ ở vận hạn chết sông nước hoặc tự trầm hoặc tai nạn. Nói đầu hà (đâm đầu xuống sông) thì hơi quá, bất quá chỉ là những chuyện hung hiểm trên mọi hình thức do Văn Xương Đà La gây nên.
Về cách Vũ Sát, phú nôm của Tử Vi Khoa có câu:
"Vũ Quyền Thất Sát ở cùngThai Tọa Khôi Việt ba phương chiếu vềẤy là phát võ uy nghi"
Luận sang cách Vũ Khúc Thiên Tướng.Thân với Dần là hai nơi Thiên Mã trú đóng. Vũ Khúc Thiên Tướng ham hoạt động ít chịu nhàn tản, nhiều sáng tạo lực rất sung sức để san bằng khó khăn. Xa quê hương bản quán dễ phát triển với đầu óc kinh doanh tài giỏi.
"Vũ Tướng Lộc Mã giao trì phát tài ư viễn quận":
Vũ Tướng Lộc Mã an bàiBuôn xa hoạch phát mấy người dám đương
Vũ Khúc Thiên Tướng lại thường lận đận công danh khó mà theo đuổi chức cao bổng hậu. Phải tránh không gặp Tuần Triệt thì Thiên Tướng với Thiên Mã mới không bị bẻ gãy khả năng phấn đấu.
Vũ Khúc không hợp với Hóa Kị. Hai sao này đi đôi trên tính tình khó chịu không hòa đồng được với người chung quanh. Vũ Khúc Hóa Kị vào Mệnh cung gây ra những căn bệnh kéo dài khó khỏi.
Theo quan niệm cổ nhân sao Vũ Khúc trên căn bản không tốt cho nữ mệnh thường khắc phu và ưa đoạt quyền chồng. Vũ Khúc Hóa Kị lại còn Hỏa Tinh nữa thì khắc sát tới mấy lần.
Còn những câu phú khác về Vũ Khúc:
- Thân cư Vũ Khúc, hắc tử trung tang(Vũ Khúc đóng Thân trong mình có nhiều nốt ruồi. Câu này không lấy gì làm đúng lắm)
- Vũ Xương Tỵ Hợi đinh - Lục Giáp súy biên đình(Vũ Khúc đóng Tỵ hay Hợi mà gặp Văn Xương, người tuổi Giáp phát về nghiệp võ. Vì Vũ Khúc đóng cùng với Phá Quân ở hai cung trên, tuổi Giáp hội tụ được Khoa Quyền Lộc lại có nhị hợp Lộc Tồn nếu đóng Hợi)
- Vũ Tham Thìn Tuất, Mậu Canh dương nữ vô hạnh hữu tài; Kiếp Không hung kiến phùng Hà, Nhẫn vận lâm mệnh vị nan toàn(Vũ Tham thủ Mệnh đóng hai cung Thìn Tuất, số gái tuổi Canh Mậu tài giỏi mà vô hạnh, vận trình gặp hạn Không Kiếp đi cùng với Lưu Hà, Kình Dương tính mạng nguy)
- Vũ Khúc, Tham Lang, Hóa Kị kỹ nghệ chi nhân(Vũ Tham mà gặp Hóa Kị ở Mệnh vào nghề xuất sắc như một kỹ sư giỏi, thợ khéo)
- Vũ Phá Tỵ Hợi đãng tử vô lương(Vũ Phá đóng Tỵ Hợi ích kỉ và lắm thủ đoạn, không thích sống với khuôn thể nền nếp)
- Vũ Khúc lâm Cô Thần Hàn Nguyên tần tần khử quỉ(Vũ Khúc gặp Cô Thần như Hàn Nguyên xưa giỏi về đạo pháp trừ ma quỉ)
- Vũ Khúc Khôi Việt miếu vượng, tài chức chi quan(Vũ Khúc miếu vượng gặp Thiên Khôi, Thiên Việt giỏi về công việc tài chánh)
- Sao Vũ Tướng ở đầu cung ấyNghề bách công ai thấy cũng dùng

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận về sao Vũ Khúc

Tử vi Quý dậu Phân tích nạp âm lục thập hoa giáp

Trong tử vi Quý Dậu là con gà tướng chim trĩ, tính cách nhanh nhẹn khéo léo, là người trọng đạo nghĩa, giữ lời hứa, tướng mạo đẹp, làm việc cẩn thận, có chí khí, trọng danh dự.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

QUÝ DẬU: KIẾM PHONG KIM

 Trong tử vi Quý Dậu là con gà tướng chim trĩ, tính cách nhanh nhẹn khéo léo, là người trọng đạo nghĩa, giữ lời hứa, tướng mạo đẹp, làm việc cẩn thận, có chí khí, trọng danh dự.

Kiếm phong Kim, Bạch Đế (một trong ngũ đế của Trung Quốc) nắm quyền, trải qua trăm lần tôi luyện, hào quang đỏ chiếu rọi bò tót, dao sắc vùi trong tuyết sương.

Là Kim cứng rắn, kỵ Đinh Dậu Sơn đầu Hỏa, Dậu Dậu tự hình, Hỏa lại khắc Kim vào chủ một đời vất vả khổ cực, cuối đời chán nản.

Trong tử vi Kim này có khí thuần túy, sinh vào mùa xuân hạ, thông minh trời phú; sinh vào mùa thu, đông, phú quý dài lâu. Hợp cách là mệnh tài năng xuất chúng, sự nghiệp rực rỡ. Mang sát chủ tuổi trẻ mạnh mẽ hiên ngang, sau trung niên trở nên hiền hòa trầm tĩnh. Kỵ gặp Hỏa, gặp Hỏa tất bị thương.

Tạo hóa của Kim này không có Thủy thì không thể sinh, nhật trụ và thời trụ gặp Nhâm Tuất, Quý Hợi Đại hải Thủy, hoặc Giáp Dần, Ât Mão Đại khê Thủy là thượng cách. Nhật trụ và thời trụ gặp Nhâm Thìn, Quý Tỵ Trường lưu Thủy là Bảo kiếm hóa long cách. Nếu được Quý Sửu Tang đố Mộc là Kiếm khí xung đấu cách. Nếu gặp Thổ chỉ nên gặp Canh Tý, Tân Sửu Bích thượng Thổ; Mậu Dần, Kỷ Mão Thành đầu Thổ vẫn chưa có tác dụng mài giũa tôi luyện. Các Thổ còn lại e rằng vùi lấp Kim này.

Kim này có Thủy, tướng mạo anh tuấn, mệnh nữ vô cùng tốt, xinh đẹp như hoa. Nếu thiếu Thủy tất mang bệnh tật.

Kiếm phong Kim chính là Kim sắc bén, chỉ nên gặp Thủy nhuận, không nên gặp Hỏa hình.

Dậu mã tại Hợi, chi khác có Hợi, mã bị hình, không nên làm kinh doanh. Kỵ đánh bạc, đầu cơ, còn chủ bỏ mạng nơi đất khách quê ngưòi. Mã lạc Không vong, một đời bôn ba.

Quý lộc tại Tý, chi khác có Tý chủ giàu có.

Quý quý tại Tỵ, chi khác có Tỵ chủ hiển quý.

Nhật chi có Dần, phạm Phá trạch sát.

Thai chi có Hợi hoặc Tuất là ngưòi mê muội, một đời phiêu bạt, làm việc phần nhiều là đổ vỡ thất bại.

Nhật chi có Hợi hoặc Tuất, bạn đời mất sớm.

Thời chi có Hợi hoặc Tuất, cuối đời chán nản, có một con nhưng lại yểu mệnh. Gặp năm Dậu, Mão, trong nhà không yên ổn, không hại đến bản thân cũng hại đến ngưòi nhà.

Trong tử vi bạn đời chớ nên gặp người sinh năm Mậu, Kỷ. Nên tìm người sinh năm Bính, Đinh. Chi khác có Dậu, là người nông cạn, vợ chồng duyên mỏng.

Chi khác có Tuất, là người thô bạo, không có lòng bao dung.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tử vi Quý dậu Phân tích nạp âm lục thập hoa giáp

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd