Giải hạn tuổi Quý Hợi –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Cát Phượng (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Cát Phượng (##)
Tháng 7
Tháng 7 (âm lịch), do có sao lành chiếu mệnh nên vận thế của người tuổi Tuất trong tháng Thân tương đối tốt. Công việc tiến triển thuận lợi, tài lộc có nhiều khởi sắc. Đây là khoảng thời gian người tuổi Tuất có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp. Người này nên đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau để thu lại nhiều lợi nhuận hơn trong kinh doanh.
Tháng 8
Tháng Dậu, tài lộc của người tuổi Tuất không được ổn định lắm. Họ gặp phải một số trở ngại nhỏ trong công việc. Tháng này, người tuổi Tuất nên cẩn trọng trong các hợp đồng kinh doanh, suy tính kỹ càng trước khi thực hiện bất cứ kế hoạch gì. Nếu thực hiện được, người này vẫn có thể đạt được thành công trong sự nghiệp.
Tháng 9
Tháng 9 (tháng Tuất), người tuổi Tuất có sao dữ chiếu mệnh nên gặp phải một số sóng gió trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Kinh tế khó khăn, thu nhập hạn hẹp. Người này nên bình tĩnh xử lý mọi việc, tránh để tình cảm xen lẫn công việc kẻo chịu nhiều thiệt hại. Hơn nữa, họ nên xem xét lại các mối quan hệ hợp tác từ trước để cải thiện lại tình hình kinh doanh lúc này.
(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa) |
Tháng 10
Vận thế trong tháng Hợi của người tuổi Tuất chuyển biến theo chiều hướng tốt lên. Tuy nhiên, sóng gió và khó khăn trong công việc vẫn chưa hoàn toàn hết. Một số áp lực công việc vẫn tồn tại trong họ. Vào tháng này, người tuổi Tuất nỗ lực cố gắng sẽ thu lại được nhiều thành công hơn.
Tháng 11
Tài lộc trong tháng 11 (tháng Tý) của người tuổi Tuất tương đối ổn định. Không những mọi khó khăn, trở ngại được giải quyết mà mọi tranh chấp về nhân sự đã dần lắng xuống. Trong tháng này, người tuổi Tuất nên chuyên tâm vào công việc, cố gắng phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình, điều này khiến bản thân họ vững vàng tiến bước, nổi trội hơn người khác.
Tháng 12
Tháng Sửu, người tuổi Tuất lại có sao dữ chiếu mệnh nên vận thế và tài lộc có chiều hướng đi xuống. Công việc hợp tác không thuận lợi, sức khỏe có phần giảm sút. Thời gian này, họ nên chú ý chăm sóc bản thân, không để mình rơi vào trạng thái quá căng thẳng kẻo bệnh tật kéo đến. Người này cũng nên cân đối lại tài chính trong gia đình, chi tiêu hợp lý hơn trong giai đoạn khó khăn. Cuối tháng 12, tài lộc của người tuổi Tuất có phần tươi sáng hơn.
(Theo Bách khoa toàn thư 12 con giáp)
Tỵ - Tý | Tỵ - Sửu | Tỵ - Dần | Tỵ - Mão |
Tỵ - Thìn | Tỵ - Tỵ | Tỵ - Ngọ | Tỵ - Mùi |
Tỵ - Thân | Tỵ - Dậu | Tỵ - Tuất | Tỵ - Hợi |
Maruko (theo Sohu)
Cuộc tìm kiếm này đã dần đưa chúng tôi đến một diễn đàn tranh luận giữa một người có nickname là Thiên Sứ (Nguyễn Vũ Tuấn Anh) [1] và các người khác về đổi vị trí Tốn Khôn [2] của Hậu Thiên Bát Quái [3] trong website www.tuvilyso.com . Và chính cuộc bút chiến này làm cho chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Liệu Hà Đồ [4] có hợp với Tiên Thiên Bát Quái? [5]”. Câu trả lời là chúng hoàn toàn không hợp với nhau. Vậy phải chăng Hà Đồ sai, hay Tiên Thiên sai?. Hay Hà Đồ được vẽ ra không dùng để ký hiệu Tiên Thiên?!
Rồi càng nghiên cứu, càng lý thú. Đầu tiên, tôi thử đặt một giả thiết: “Ông Thiên Sứ đúng”. Và lý luận tiếp: “Nếu Thiên Sứ đúng thì truy nguyên lại, người Trung Quốc hoàn toàn không nắm bắt được những tư tưởng Hà Đồ, Lạc Thư. [6]”. Hà đồ thì khó, chứ Lạc Thư chả có gì đáng nói về toán học. Nó cũng chỉ là magic matrix đơn giản nhất thôi. Và trí tuệ người cổ đại hoàn toàn đạt được. Với bất cứ dân tộc nào!
Mốc đột phá đầu tiên nhất là khi chúng tôi thử nghiên cứu đối xứng của cái gọi là “Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương”. Nó thật thảm hại, luộm thuộm và phi logic đến mức buồn cười. Rồi dần dần ý tưởng về trống đồng của anh Nguyễn Thiếu Dũng [7] đã thôi thúc tôi. Ừ nhỉ? Tại sao không? Thế ông cha ta để lại thông điệp gì trên trống đồng. Thử dùng một thứ logic tự nhiên, đơn giản nhất để hiểu các cụ xem sao. Khoan nghĩ đến góc độ mỹ thuật để mà trầm trồ: “Ôi đẹp quá! Văn hiến Lạc Việt rực rỡ đấy chứ.”. Liệu có chăng một thứ triết lý nào đó trên trống đồng? Thay vì trầm trồ, thán phục vẻ đẹp của chúng (trống đồng), ta hãy lắng mình tìm những chi tiết nhỏ nhạnh nhất để thử tìm lại cái gì mà ông cha ta gởi gắm vào đó. Mặc dù, cái đẹp cũng là cái rất to tát rồi.
Nào ngồi xuống đây, tôi kể anh nghe. Việt Nam ta có bí quyết trống đồng. Qua bao nhiêu trầm luân, Hán thuộc, Tây thuộc đủ cả; nhất là thời kỳ Bắc thuộc tổ tiên ta chịu mất đi ngữ văn của mình, chịu mất đi một phần ngôn ngữ cổ truyền của mình, chịu mất đi bao tài năng xuất chúng cho kẻ xâm lược. Thế mà bí quyết trống đồng, phương bắc không thể nào chiếm đoạt được. Cái gì thiêng liêng đến mức vậy?. Cái gì mà tổ tiên tôi với anh dù có bị tù đày, tra tấn, nhục hình vẫn không khai? Nó phải là cái gì cao quý chứ. Ít ra đối với dân tộc chúng ta.
Chúng tôi bắt đầu tìm lại “nền văn hiến mồ côi...” như ông Kim Định [8] đã viết. Càng thôi thúc chúng tôi hơn khi đọc được bài phỏng vấn của bà Patricia Pelley trên BBC:
BBC:Về vấn đề bản sắc dân tộc, chẳng phải đó đã luôn là quan tâm của mọi thế hệ sử gia hay sao?
Đúng vậy, nhưng trong các xã hội hậu thuộc địa, không chỉ riêng ở Việt Nam, vấn đề bản sắc mang một tầm quan trọng đặc biệt. Nhất là khi các sách thời thuộc địa của Pháp tỏ ra tiêu cực về Việt Nam. Chẳng hạn, khi các nhà khảo cổ Pháp khai quật vùng Đông Sơn và thấy sự rực rỡ của trống đồng, họ liền cho rằng đây không thể nào là thành quả của người Việt.
Người Pháp rõ ràng nghĩ họ đã chiếm được nước ta thì nước ta làm gì có nền văn hiến đáng kể!!! Hẳn nhiên, người Pháp với chủ quan của họ có quyền phán xét như vậy. Nhưng chúng ta có quyền nghĩ vậy không là điều đáng nói. Liệu chúng ta có thể nói văn hiến chúng ta không đáng kể trong khi dù bị đô hộ 1000 năm, dân tộc ta vẫn trường tồn không?...
Khá khen cho các học giả người Pháp chăm chú và một cách thành kính nghiên cứu văn hiến Maya, văn hiến Aztec. Nền văn hiến của một dân tộc đã biến mất trên thế gian này; đâu còn gì để so đo, ganh tỵ mà mình không khen cơ chứ. Còn văn hiến của một dân tộc mất nước, một dân tộc bị mình đô hộ thì có chi đáng kể. Nếu có gì đó rực rỡ hay vĩ đại quá ngược với thành kiến của ta, ta cứ phán là không phải thành quả của họ.
Người dân tộc khác cũng hoàn toàn logic khi nói: “Dân tộc Việt của các anh xướng ca vô loài, đàn bà đàn ông nhảy nhót với nhau, không ra thể thống gì. Làm gì có thể đặt vấn đề triết thuyết ra đây? Các anh làm ra trống đồng thật đấy. Nhưng há có một dân tộc nào không có một nghệ nhân khéo léo nào đó?! Người nghệ nhân của các anh chỉ vẽ thô sơ lại một vũ hội nào đấy mà thôi.”. Có thể như thế vậy chăng? Chuyện cơ ngẫu thì trong triết học từ Á sang Âu đều có viết. Nhưng người nghệ nhân làm ra một sản phẩm trí tuệ liệu có ngẫu nhiên phát họa những hình ảnh đập vào mắt mình không?...
Và tôi đã tìm ra những ngẫu nhiên đáng ngờ...
Chú thích:
[1] : Nguyễn Vũ Tuấn Anh - nhà nghiên cứu văn hoá, chuyên về nền văn hiến Lạc Việt. Ông còn là nhà Dịch học. Một trong những người kiên quyết khẳng định, Kinh Dịch do người Việt cổ làm nên. Vào đây để đọc sách của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh:
[2] : Hai quái trong Bát quái. Có tám quái cả thảy vì chúng được xây dựng nên từ hai vạch Âm Dương và có ba lớp như thế, nên số quái sẽ bằng 23 = 8. Với Càn-3 lớp Dương cả, Khôn-3 lớp Âm cả, Đoài-2 Dương dưới và 1 Âm trên, Cấn-2 Âm dưới và 1 Dương trên, Chấn-1 Dương dưới hai Âm trên, Tốn-1 Âm dưới hai Dương trên, Ly-2 Dương trên dưới và vạch Âm giữa, Khảm-2 Âm trên dưới và vạch Dương giữa.
[3] : Hậu Thiên Bát Quái tương truyền do ông Chu Văn Vương dựng nên khi bị Trụ Vương giam cầm ở Dữu Lý. Các quái trong Hậu Thiên Văn Vương được phân bố như sau: Khảm-Bắc, Càn-Tây Bắc, Đoài- Tây, Khôn-Tây Nam, Ly-Nam, Tốn-Đông Nam, Chấn-Đông, Cấn-Đông Bắc.
[4] : Hà Đồ: tương truyền do vua Phục Hy nhìn thấy nó mà vẽ nên hai vạch Âm Dương. Đồng thời dựng nên Tiên Thiên Bát Quái. Hà đồ là một đồ số có các cặp số (được vẽ số nhỏ trong, số to ngoài) sau: 1-6, 2-7, 3-8, 4-9. Với 1-6 đối với 2-7, 3-8 đối với 4-9.
[5]: Tiên Thiên Bát Quái. Các quái trong Tiên Thiên phân bố như sau: Khôn-Bắc, Cấn-Tây Bắc, Khảm- Tây, Tốn-Tây Nam, Càn-Nam, Đoài-Đông Nam, Ly-Đông, Chấn-Đông Bắc. Thật ra phương vị không quan trọng. Chúng tôi chép như thế để bạn đọc biết vị trí tương xứng của các quái mà thôi.
[6] : Lạc Thư. Ma phương 3x3, tổng các số hàng ngang hàng dọc và chéo đều bằng 15. Các số từ 1-9 được xếp như sau (ở đây để tiện theo dõi vấn đề liên quan đến Dịch học, chúng tôi cũng phân các ô của Lạc Thư theo tám hướng: 5 ở giữa, 1-Bắc, 6-Tây Bắc, 7- Tây, 2-Tây Nam, 9-Nam, 4-Đông Nam, 3-Đông, 8-Đông Bắc.
[7] : Nguyễn Thiếu Dũng. Người viết một loạt bài chứng minh Kinh Dịch là di sản của người Việt. Link tham khảo: Kinh dịch - Di sản sáng tạo của Việt NamThanh niên Online và Chiếc gậy thần Thanh niên Online
[8] : Kim Định. Linh mục triết gia người Việt. Người viết nhiều về triết lý Việt cổ. Người viết cuốn “Gốc rễ triết Việt”.
Nguồn: www.thuvienkhoahoc.com
Nguồn: www.thuvienkhoahoc.com
Nhà ở có hướng cổng tốt sẽ đón được khí tốt vào nhà, để đón khí tốt, tránh khí xấu, gia chủ cần chú ý đến yếu tố …
Nơi ở phải có hướng cổng tốt để đón khí thịnh đi vào nhà, tránh những nơi có các luồng khí xấu xâm nhập vào không gian sống.
Nhà có đường đi xung quanh là Ngoại Lộ, đường đi bên trong là Nội Lộ. Lộ bên ngoài muốn vào trong phải có cửa đi vào – Môn Lộ. Theo phong thủy, các ngôi nhà đều nên có Môn Lộ.
Nhà ở có hướng cổng tốt sẽ đón được khí tốt vào nhà
Để đón khí tốt, tránh khí xấu, gia chủ cần chú ý đến yếu tố Cát – Hung của Môn Lộ. Chủ nhà cần phải có Môn Lộ đúng hướng. Những nơi có diện tích rộng nên tính toán làm tường bao quanh nhà ở để bảo vệ luồng khí tốt, loại trừ khí xấu, ngăn cản không cho sự hung sát vào nhà. Theo đó, tìm được hướng tốt cho cổng thì sẽ nhận được phúc và tránh được họa.
Dưới đây 24 hướng cổng tốt theo phong thủy học:
1. Nhà hướng Tý: cổng vào trong các hướng Tý, Dậu, Mão, Tân, Sửu.
2. Nhà hướng Quý: cổng vào trong các hướng Quý, Ất, Tân, Càng, Cấn.
3. Nhà hướng Sửu: cổng vào trong các hướng Sửu, Tuất, Thìn, Tị, Hợi.
4. Nhà hướng Cấn: cổng vào trong các hướng Cấn, Càn, Tốn, Nhâm, Tuất.
5. Nhà hướng Dần: cổng vào trong các hướng Dần, Hợi, Tý, Tị, Mão.
6. Nhà hướng Giáp: cổng vào trong các hướng Giáp, Nhâm, Bính, Quý, Ất.
7. Nhà hướng Mão: cổng vào trong các hướng Mão, Tí, Ngọ, Sửu, Thìn.
8. Nhà hướng Ất: cổng vào trong các hướng Ất, Quý, Cấn, Đinh, Tốn.
9. Nhà hướng Thìn: cổng vào trong các hướng Thìn, Sửu, Mùi, Dần, Tị.
10. Nhà hướng Tốn: cổng vào trong các hướng Tốn, Cấn, Khôn, Thân, Bính.
11. Nhà hướng Tỵ: cổng vào trong các hướng Tỵ, Dần, Thân, Dậu, Tý.
12. Nhà hướng Bính: cổng vào trong các hướng Bính, Giáp, Ất, Canh, Tỵ.
13. Nhà hướng Ngọ: cổng vào trong các hướng Mão, Thìn, Ngọ, Dậu, Bính.
14. Nhà hướng Đinh: cổng vào trong các hướng Ất, Bính, Đinh, Tân, Tốn.
15. Nhà hướng Mùi: cổng vào trong các hướng Mùi, Tị, Thìn, Tuất.
16. Nhà hướng Khôn: cổng vào trong các hướng Khôn, Tốn, Càn, Bính, Canh.
17. Nhà hướng Thân: cổng vào trong các hướng Thân, Tị, Hợi, Ngọ, Dậu.
18. Nhà hướng Canh: cổng vào trong các hướng Canh, Bính, Đinh, Nhâm, Tốn.
19. Nhà hướng Dậu: cổng vào trong các hướng Dậu, Ngọ, Đinh, Mùi, Canh.
20. Nhà hướng Tân: cổng vào trong các hướng Canh, Tân, Quý, Dậu.
21. Nhà hướng Tuất: cổng vào trong các hướng Sửu, Mùi, Tuất, Hợi, Thân.
22. Nhà hướng Càn: cổng vào trong các hướng Càn, Khôn, Cấn, Canh, Nhâm.
23. Nhà hướng Hợi: cổng vào trong các hướng Hợi, Thân, Dần, Dậu, Càn.
24. Nhà hướng Nhâm: cổng vào trong các hướng Nhâm, Giáp, Canh, Tân, Quý.
Nguyên tắc tính cổng tốt cho một ngôi nhà như sau:
1. Tại cung hướng của ngôi nhà có thể dùng làm Môn Lộ của ngôi nhà.
2. Từ cung tọa của ngôi nhà tính về 2 bên trái, phải mỗi bên 7 cung, tại 2 cung dừng lại cũng có thể dùng làm Môn Lộ cho ngôi nhà.
3. Từ cung hướng của ngôi nhà tính về bên phải 3 cung, tính về bên trái 5 cung, tại 2 cung dừng lại đó cũng có thể dùng làm Môn Lộ cho ngôi nhà.
Khi tính toán xây cổng cho ngôi nhà, gia chủ cũng phải dựa vào mệnh quái của chủ nhà mà xem xét để lấy hướng cổng vào cho phù hợp, tốt nhất là được hướng cổng sinh cho trạch, trạch sinh cho mệnh quái của chủ nhà.
Đây là quẻ Quan Âm thứ 72 được xây dựng trên điển cố: Vương Mãn cầu hiền hay Vương Mãn tìm hiền tài.
Quẻ trung bình thuộc cung Thìn. Hành sự cần cẩn trọng, dù trước mắt có nhiều con đường để lựa chọn nhưng ẩn dấu trong đó là những điều chưa lường trước được.
Thử quái kết phong thái mật, cầu điềm đắc khổ chi tượng. Chư sự lao tảm phí lực. Phàm sự phòng phạm tai ương dã.
Vương Mãng (45 tr. CN – 23 CN), tự Cự Quân, là cháu của hoàng hậu vua Hán Nguyên Đế, người huyện Nguyên Thành, quận Ngụy, là người lập nên nhà Tân.
Cha của Vương Mãng mất sớm, còn chưa được tấn phong, thì tiếp đến anh trai của Vương Mẫng cũng qua đời, Vương Mãng gánh vác trách nhiệm nuôi sống toàn bộ gia đình. Vương Mãng hiếu thuận với mẹ, tôn kính chị dâu, chăm sóc các cháu, sống rất giản dị; ông là người học rộng, lịch lãm, tay không lúc nào rời quyển sách, học tập “Lễ Kinh”; khiêm nhường cung kính, giữ lễ với người khác, kết giao với những người tài giỏi, hiển đạt trong xã hội, nhận được sự tin tưởng của người thời bấy giờ.
Năm mười sáu trước Công nguyên, Vương Mãng được phong làm Tân Đô Hầu đã có thể gia nhập vào trung tâm quyền lực trong triều. Sau đó ông nhằm trúng thời cơ, vạch ra âm mưu của Vương Trường và Vương Xúc đồng lõa với hoàng hậu Hừa thị đã bị phế truất, nhằm lấy lại ngôi vị cho hoàng hậu, nhờ đó ông được làm Đại Tư Mã. Từ đó, Vương Mãng dần dần nắm được thực quyền trong thiên hạ của nhà Hán.
Sau khi Vương Mãng nắm được thực quyền, ông đã dùng lễ đối đãi với người hiền, khiêm nhường với kẻ sĩ, tìm kiếm những người tài giỏi. Mỗi lần ông được hoàng đế ban thưởng, đều đem phân phát toàn bộ cho môn khách và thuộc hạ của mình, bản thân không lấy gì cả. Trong cuộc sống, Vương Mãng lại càng tỏ ra cần kiệm, ăn mặc giản dị như dân chúng. Một lần, mẹ của Vương Mãng bị bệnh, ông túc trực ở nhà. Sau khi các vương hầu công khanh khắp triều dinh biết chuyện, liền sai phu nhân và gia quyến đến thăm hỏi. Các quý phu nhân này người mặc lụa là gấm vóc, trên đầu giắt đầy châu ngọc. Vợ của Vương Mãng ra ngoài cửa nghênh đón, mặc quần áo vải thô, xiêm váy chỉ dài quá đầu gối. Khách đến đều cho rằng bà là người hầu củạ nhà họ Vương, sau khi biết được thân phận của bà, rất kinh hãi. Vì thế mà lời khen ngợi lan truyền không dứt.
Không lâu sau, Hán Ai Đế do hoang dâm nên mắc bệnh mà chết, Thái hậu liền lệnh cho Vương Mãng vào triều. Vương Mãng nắm bắt thời cơ, phế truất Đổng Hiền, kẻ vốn bị dân chúng vô cùng oán hận, buộc hắn phải tự sát. Sau khi bàn bạc với thái hậu, vào tháng mười năm Nguyên.
Thọ thứ 2, đã lập Lưu Khán mới chín tuổi làm Hán Bình Đế. Từ đó Vương Mãng nắm giữ tất cả quyền lực triều chính.
Để thu phục lòng người, ông vừa treo biển thu nạp hiền tài, lại dựa vào thủ đoạn để tạo dư luận. Một lần, Vương Mãng mua chuộc những người Man Di ngoài biên ải, để họ giả xưng là Việt Thường thị, mang chim trĩ trắng vào triều dâng tặng. Bời vào thời vua Chu Thành Vương, từng có Việt Thường thị vào triều dâng chim trĩ trắng. Quần thần đều biết ý đồ của Vương Mãng, liền dâng thư nói rằng Vương Mãng có phẩm đức bao trùm Tứ Di (*), vượt qua cả Chu Công, do đã an định được nhà Hán, nên gia phong làm An Hán Công. Dưới sự xúi bẩy của quần thần, hoàng đế liên tục gia phong cho Vương Mãng, Vương Mãng cũng liên tục từ chối, thậm chí là giả bệnh không vào triều, cuối cùng mới miễn cưỡng nhận danh hiệu đó. Đây chính là sự kiện “mua chuộc dâng lễ” nối tiếng trong lịch sử.
(*) Tứ Di: Các dân tộc xung quanh Trung Nguyên, bao gồm Di ở phía đông, Địch ờ phía bắc, Nhung ở phía tây và Man ở phía nam.
Hán Bình Đế cũng là một hoàng đế hoang dâm, chết vào năm Nguyên Thủy thứ 5 (năm 5 sau CN). Cũng có thuyết cho rằng Hán Bình Đế bị Vương Mãng đầu độc chết. Nhà Hán đến đây, thực chất chỉ còn là hữu danh vô thực. Nhưng để che tai mắt mọi người, Vương Mãng vẫn lập Lưu Anh chỉ mới hai tuổi lên làm vua, còn mình lấy danh nghĩa nhiếp chính để chiếm cứ vị trí thiên tử. Sau đó, Vương Mãng lại thông qua việc gia phong “Cửu Tích”, tạo Phù đoan, vào năm Sơ Nguyên thứ nhất để phế truất vua nhà Hán, đổi tên nước là “Tân”, niên hiệu là “Thủy Kiến Quốc”.
Năm Thiên Phượng thứ 4 (năm 17), cả nước xảy ra nạn châu chấu và nạn hạn hán, đói kém khắp nơi, dân đói nổi lên làm loạn, quân Xích Mi và quân Lục Lâm nối tiếp nhau dựng cờ khởi nghĩa. Năm Địch Hoàng thứ 4 (tức năm 23), quân Lục Lâm đánh vào Trường An, Vương Mãng bị giết, nhà Tân do ông lập nên diệt vong.
Nha Tân do Vương Mãng lập nên không được chính sử công nhận, trong lịch sử, triều đại này vẫn được nhập vào nhà Hán.
rong dân gian có rất nhiều cách tính tuổi Kim lâu. Mỗi cách đều có cái hay và dở với độ chính xác chưa được kiểm chứng.
Mỗi Kim lâu một loại tai họa
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, theo kinh nghiệm dân gian và cổ thư để lại thì “một, ba, sáu, tám thị kim lâu”. Theo đó: Nam lấy số tuổi âm lịch chia cho 9, số dư mà = 1, 3, 6, 8 thì là phạm Kim lâu (tính để xem tuổi làm nhà, sửa nhà). Nếu dư 1 là phạm Kim lâu thân (gây tai họa cho bản thân người chủ). Nếu dư 3 là phạm Kim lâu thê (gây tai họa cho vợ của người chủ). Nếu dư 6 là phạm Kim lâu tử (gây tai họa cho con của người chủ). Nếu dư 8 là phạm Kim lục súc (gây tai họa cho con vật nuôi trong nhà. Nữ: Hàng đơn vị của tuổi âm lịch mà = 1, 3, 6, 8 là phạm Kim lâu (tính để xem tuổi lấy chồng).
Cách tính này dựa vào Hà đồ, Cửu cung, Hậu thiên bát quái. Nếu ở vào các cung Càn thuộc mệnh Chủ, cung Chấn thuộc về vợ, cung Cấn thuộc con cái hoặc người thân, cung Tốn thuộc gia súc đề ở 4 góc của cửu cung là phạm Kim lâu không nên xây nhà.
Bắt đầu tính khởi 1 góc ở Tây Nam (Khôn), 2 đến Tây (Đoài), 3 đến Tây Bắc (Càn), 4 đến Bắc (Khảm), 5 vào cung giữa (trung ương), 6 ở Đông Bắc (Cấn), 7 ở Đông (Chấn), 8 ở Đông Nam (Tốn), 9 ở Nam (Ly), đến 10 lại về cùng giữa rồi tiếp hàng đơn vị ở hướng Tây Nam… Tính như vậy thì ta luôn luôn thấy 1 – 3 – 6 – 8 ở các phương, góc có Tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) có Tứ Sinh (Dần, Thân, Tị, Hợi). Vừa có “Mộ” lại vừa là “Sinh” nên gọi Kim lâu, ẩn chứa nhiều hung nguy hơn cát tường nên cần phải kiêng tránh.
Cụ thể như sau:
Phạm cung Khôn: Nhất Kim lâu thân: Chính kỵ nhất.
Phạm cung Càn: Nhị Kim lâu thê: Kỵ người vợ.
Phạm cung Cấn: Tam Kim lâu tử: Kỵ cho con cái.
Phạm cung Tốn: Tứ Kim lâu lục súc: Kỵ súc vật nuôi.
Có tám tuổi không cấm kỵ Kim lâu khi tạo tác và khi chết cũng không sợ trùng là tuổi: Kỷ Sửu – Tân Sửu, Kỷ Mùi – Tân Mùi; Canh Dần – Canh Thân; Nhâm dần – Nhâm Thân. Tránh những năm phạm Kim lâu: Là những năm: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 39, 33, 35, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75 âm lịch. Ngoài Kim lâu tạo tác (xây nhà) nói trên còn Kim lâu cho cưới gả, chỉ cần xem tuổi âm lịch nữ giới (đàn bà) nếu hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8 là phạm Kim lâu, không nên cưới gả. Do cách vận hành của cửu cung, Hà đồ khác nhau nên có kết quả này (không trình bày ở đây).
Hãy tự tính cho mình
Ông Nguyễn Văn Chung cho biết, theo cổ học phương Đông, 24 phương vị gồm 8 thiên can, 12 địa chi và 4 quẻ Khôn, Càn, Cấn, Tốn được mô tả theo hình vẽ dưới (ảnh tròn).
Các số dư 1, 3, 6, 8 đều thuộc Tứ Mộ (tức 4 cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) và Tứ Sinh (tức 4 cung Dần, Thân, Tỵ, Hợi). Mùi và Thân thuộc Tây Nam. Tuất và Hợi thuộc Tây Bắc. Dần và Sửu thuộc Đông Bắc. Thìn và Tỵ thuộc Đông Nam. Đây cũng chính là phương vị của 4 quẻ Khôn, Càn, Cấn, Tốn. Từng quẻ nằm giữa hai ngôi Tứ Sinh và Tứ Mộ. Phong thủy quy định Nam ở phía trên, Bắc ở phía dưới (khác với cách nhìn ở bản đồ), Đông bên tay trái hình vẽ, Tây bên tay phải hình vẽ. Như vậy: Kim Lâu Thân là số 1 ở cung Khôn góc Tây Nam. Kim Lâu Thê là số 3 ở cung Càn góc Tây Bắc. Kim Lâu Tử là số 6 ở cung Cấn góc Đông Bắc. Kim Lâu Súc là số 8 ở cung Tốn góc Đông Nam.
Theo đó, có 8 tuổi không kỵ Kim Lâu là: Tân Sửu, Tân Mùi, Kỷ Sửu, Kỷ Mùi, Canh Dần, Nhâm Dần, Canh Thân và Nhâm Thân. Với 8 tuổi này, nếu Hoàng ốc cũng tốt thì có thể xây nhà. 52 tuổi còn lại trong hoa giáp, nếu phạm Kim lâu, phải kiêng kỵ. Cách tính Hoàng ốc: Dùng 6 đốt của 2 ngón tay theo hình dưới để tính Hoàng ốc. Mỗi đốt ngón tay có tên tượng trưng như sau:
3 cung tốt là: Nhất Kiết, Nhì Nghi và Tứ Tấn Tài. 3 cung xấu là: Tam Địa Sát, Ngũ Thọ Tử và Lục Hoàng Ốc. Cách tính: Khởi 10 tuổi tại Nhất Kiết, 20 tuổi tại Nhì Nghi, 30 tuổi tại Tam Địa Sát, 40 tuổi tại Tứ Tấn Tài, 50 tuổi tại Ngũ Thọ Tử, 60 tuổi tại Lục Hoàng Ốc.
Việc xét theo bàn tay Kim lâu được tính như sau:
Dùng 9 đốt của 3 ngón tay theo hình dưới để tính:
5 cung Khảm, Ly, Chấn, Đoài và Trung cung được xây nhà. 4 cung Khôn, Càn, Cấn, Tốn kiêng kỵ không xây nhà.
Cách tính: Khởi 10 tuổi tại cung Khôn. 20 tuổi tại cung Đoài. 30 tuổi tại cung Càn. 40 tuổi tại cung Khảm. 50 tuổi tại Trung cung. 60 tuổi tại cung Cấn. 70 tuổi tại cung Chấn. 80 tuổi tại cung Tốn. 90 tuổi tại cung Ly. Ví dụ, người 28 tuổi âm lịch làm nhà. 20 tuổi bắt đầu từ cung Đoài, 21 tuổi tại cung Càn, 22 tuổi tại cung Khảm, 23 tuổi tại cung Cấn, 24 tuổi tại cung Chấn, 25 tuổi tại cung Tốn, 26 tuổi tại cung Ly, 27 tuổi tại cung Khôn, 28 tuổi tại cung Đoài. Như vậy, người này làm nhà vào năm 28 tuổi âm, thì được.
Trường hợp đặc biệt, nếu người chồng của gia đình đó đã mất thì lấy tuổi của con trai để tính việc xây nhà. Nếu gia đình đó không có con trai thì lấy tuổi của người đàn bà tính Hoàng ốc và Kim lâu cũng như trên để xây nhà.
Cách hóa giải vận hạn
Các chuyên gia cho biết, theo tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian nếu gặp những năm “tứ kim lâu”, “lục hoàng ốc” hoặc “tam tai” thì không nhất thiết không xây dựng hoặc cưới gả. Theo cách “có đóng, có mở” rất linh hoạt và giải toả tâm lý cho gia chủ có thể hoá giải như sau:
Nếu gặp năm Tứ kim lâu hoặc Tam tai thì gia chủ có thể “mượn tuổi” nghĩa là nhờ một người khác (thường là người thân) có tuổi không phạm phải Tứ kim lâu và Tam tai đứng ra thay để thực hiện công việc (cúng bái, động thổ, trông coi việc xây cất…). Nếu gặp năm Hoàng ốc thì sau khi xây cất xong, gia chủ trước khi đến ở (nhập) cho người khác (thường là người thân, không chạm Hoàng ốc) đến ở một thời gian, sau đó mới dọn đến ở chính thức. Việc cưới xin nếu gặp Kim lâu thì “xin dâu hai lần” để hoá giải việc “đứt gánh giữa đường”.
Từ thời xa xưa, con người vẫn dùng phương pháp bói toán bằng cách gieo quẻ dùng một vật nào đó làm tín. Gieo quẻ âm dương là cách bói toán dùng hai đồng hoặc nhiều đồng tiền trinh làm bằng kim loại đồng. Đồng tiền trinh này giờ gọi là đồng tiền cổ.
Đồng tiền trinh hình tròn, giữa có lỗ rộng có thể xâu tiền thành dây.Một mặt phẳng. được quy định làm mặt”âm”. Mặt trên có khắc chữ Hán gọi là mặt “dương”. Cách gieo quẻ xem vận hạn dùng 5 đồng tiền ( có 32 quẻ) là phép gieo quẻ của Phật Bà Quan Âm.
Thông thường, phổ biến toàn trong dân chúng nhất là cách gieo quẻ dùng hai đồng tiền trinh. Hai đồng tiền phải đẹp, sạch, sáng, rõ chữ , màu sắc kim loại đồng chính cống thì mới linh nghiệm. Phép dùng hai đồng tiền trinh dễ, tiện. các thầy cúng hoặc người cúng lễ thạo dùng hai đồng tiền này để xin ý kiến của thần linh, các đấng siêu nhiên về những việc hệ trọng trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai ( như làm nhà, kinh doanh, thi cử,ốm đau,..). Nói chung là vạn sự mà người trần không thể biết được nên như thế nào, đúng hay sai hoặc họ chưa chắc chắn. Xin quẻ âm dương là cách họ lựa chọn theo ý thần linh báo .Họ căn cứ vào cách gieo quẻ. Nếu một mặt xấp (âm) một mặt ngửa (dươmng-mặt có chữ) là thuận: âm dương đồng nhất lí. Nếu hai đồng khi gieo xuống đĩa( đĩa đựng đồng tiền phải sạch, đẹp, vừa) đều xấp (âm) là ngài báo không được hoặc ngài giận, ngài phạt không cho. Nếu hai đồng đều ngửa (có chữ) là ngài cười.Một là ngài vui(là tốt). Hai là có thể ngài cười chê ( là không tốt). Nếu xin âm dương mà được một lần nhất âm nhất dương luôn là tuyệt. Nếu lần thứ nhất cười, lần thứ hai nhất âm nhất dương lại càng tuyệt. Nếu hai lần cười, lần ba mới nhất âm nhất dương là tạm được. Nếu lần một xấp hết, lần hai mới nhất âm nhất dương là tạm được.Hai lần xấp tất, lần ba mới nhất âm nhất dương là ép quá, không hay lắm. Thường thì lần thứ nhất xấp tất, lần hai được là có trắc trở rồi cũng tốt đẹp.Nói chung, đó là những suy luận cơ bản còn tùy theo duyên, theo cảm nhận từng người. Phép bói này chưa có cơ sở khoa học vì khi gieo quẻ còn phụ thuộc vào tâm lí, cách cầm đồng tiền gieo .Đồng tiền gieo xuống là vô tình chứ khó có thể do bàn tay thần linh điều khiển được.
Người gieo quẻ và xin gieo quẻ âm dương bị lệ thuộc mọi phán quyết vào đồng âm dương, mất đi sự chủ động, mất đi sự suy nghĩ, tính toán, phán xét của chính mình theo khoa học. Hai nữa, với đồng tiền đó, không thể muốn phán xét mọi sự trong cuộc sống là đều được. Nó sẽ điều khiển mọi suy nghĩ, hành động của con người và trở nên nguy hiểm nếu con người quá tin vào nó, lạm dụng nó.Từ đó, người dân hiền lành mê muội sẽ bị các thầy, các bà sai khiến, điều khiển, lợi dụng. Phân tích ra vậy, ta thấy bói toán bằng gieo quẻ âm dương là không thuyết phục cao. Tuy nhiên, không hiểu tại sao, phép gieo quẻ âm dương vẫn tồn tại hàng trăm năm nay và hiện nay vẫn đang được dân chúng, các thầy bà sử dụng ngày càng nhiều .Họ gieo quẻ âm dương ở khắp mọi nơi, nhiều nhất là ở đền, phủ,miếu,tại gia đình... Gieo quẻ âm dương thuộc về mê tín dị đoan. Đạo Phật dùng tâm và đức tin, hành động theo đạo pháp chứ không bao giờ dùng đồng tiền âm dương điều khiển mọi hành động, suy nghĩ. Vậy tại sao lại có 32 quẻ bói của Phật Bà Quan Âm dùng 5 đồng tiền trinh? Rồi ai nghĩ ra cách gieo quẻ bằng hai đồng tiền trinh mà nó lại có ảnh hưởng sâu rộng như vậy? Đây là câu hỏi huyền bí không dễ tìm ra lời giải.Có thể, người biết phép gieo quẻ đầu tiên là người giỏi, thấy linh nghiệm nhờ họ tu tốt. Sau đó, người ta muốn tăng độ tin cậy nên cho đó là phép bói do Phật Bà Quan Âm ban cho.
Thực tế, công nhận là có nhiều người, nhiều trường hợp xin gieo quẻ âm dương để phán xét thấy rất đúng và linh nghiệm. Có người biết chắc chắn ngày mất của người thân khi họ đang sắp chết. Có người nhờ gieo quẻ mà tránh được nguy hiểm theo quẻ báo Có người trở nên hiền hậu hơn. Có lẽ do có những trường hợp linh nghiệm đó nên sức sống của phép bói này vẫn còn tồn tại. Tất nhiên, người gieo quẻ chính xác phải là người có tâm, có đức tin, có duyên với thần linh, có nguồn năng lượng vũ trụ nhất định để được ngài ban cho sự linh ứng, gữi được niềm tin với dân chúng. Những người đó tu đức tốt và họ chỉ xin âm dương đúng nơi, đúng lúc, đúng việc, đúng đối tượng. Không bao giờ lại xin âm dương”Nhờ bề trên độ cho ăn cắp chót lọt” hay” Đánh bạc, đánh lô đề trúng đậm”... Đồng tiên âm dương ít ra cũng có mặt thiện của nó là chỉ cho phép dùng vào việc chính đáng. Song thực tế, có rất nhiều người dân xin âm dương bừa bãi và tin bừa bãi vào quẻ âm dương. Người thầy tích đức kém sẽ gieo quẻ không chính xác và còn ngày càng lạm dụng quẻ để điều khiển người khác. Có người lại không tin ai hết, họ tự giải quyết mọi việc bằng tự gieo quẻ âm dương xin thần thánh, tiên tổ.vTất nhiên, có những việc họ thấy linh ứng là do ngẫu nhiên sự việc đã là như vậy.vCó nhiều việc không thể đúng nếu tâm họ loạn, họ tu đức kém. Một cô trung niên ở Hà Nội, có trình độ đại học, cán bộ văn hóa mà còn cuống tín với gieo quẻ âm dương. Bất cứ việc gì to nhỏ liên quan đến danh lợi cô ta là cô ấy đều phán xét bằng gieo âm dương. Từ đó, dẫn đến hậu quả là cô ta lảng tránh cả bạn thân, anh em ruột khi tin rằng họ sẽ lừa mình, không tốt với mình .Ai bị hoan nạn làm sao, cô ta nghĩ ra trăm lí do quả báo và xin âm dương rồi tin vào nguyên nhân đã báo nhất âm nhất dương. Cô ta trở nên vô cảm và không còn biết thương ai nữa. Xin gì chưa được là cô ta kể lể, cầu xin vật vã hàng tiếng đồng hồ đến khi được nhất âm nhất dương mới thôi. Đồng âm dương đã điều khiển mọi suy nghĩ, hành động của cô ta .Đây chỉ là một ví dụ có thật trong muôn ngàn người cuồng mê như thế.
Ở một số ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, Có nhiều khách đến lễ ( kể cả cán bộ, sinh viên) cũng nhờ chủ nhang khấn bái và xin âm dương.bị chủ nhang lôi vào ma trận với nhiều thủ tục rườm rà từ những quẻ âm dương mà bà ta gieo theo những câu hỏi bà ta tự nghĩ ra .Chỉ đơn giản vậy mà chủ nhang có thể dễ dàng kiếm tiền cao ngất ngưởng hơn cả dân chạy chợ bạc mặt từ sáng sớm ra nội thành. Ai có việc hệ trọng không qua tay bà chủ nhang là bị bà ta hạch sách, dọa dẫm khiến họ sợ mà phải theo. Một người chủ nhang tà tâm như vậy làm sao linh ứng?
Trên đây chỉ là một vài ví dụ trong thực tế là rất nhiều mà ai cũng có thể đã gặp, mong sao mọi người có thái độ tích cực và làm chủ được lý chí , đức tin của mình!
12 con giáp |
12 chi tương hại bao gồm 6 cặp sau đây, còn gọi là lục hại:
1. Tý - Mùi
2. Sửu - Ngọ
3. Dần - Tỵ
4. Mão - Thìn
5. Thân - Hợi
6. Dậu - Tuất
Vạn vật trong trời đất đều nhờ sự hài hòa của âm dương mà sinh sôi, phát triển. Nhưng khi âm dương mất cân bằng sẽ gây ra những xáo trộn, bất lợi cho bản thân mỗi vật và các vật xung quanh.
Cũng tương tự như mối quan hệ lục lợp, lục xung... mối quan hệ lục hại bắt nguồn từ sự không hài hòa về thuộc tính âm dương và ngũ hành của địa chi.
Ví dụ với cặp Tý - Mùi tương hại. Xét theo tính chất của ngũ hành, chi Tý (thuộc hành Thủy) có thuộc tính là dương, còn chi Mùi (thuộc hành Thổ) có thuộc tính âm. Theo quy luật ngũ hành tương khắc, Thổ khắc Thủy. Tuy nhiên, trong trường hợp này Thủy là dương Thủy (tức thế của nó mạnh), do đó Thổ không dễ gì khắc được. Thêm vào đó, Thổ ở đây lại là âm Thổ (thế yếu) nên càng khó khắc được Thủy. Trường hợp này khiến cho đôi bên đều chịu tổn hại, còn gọi là mối quan hệ tương hại.
Dưới góc độ lý luận, thế cục tương hại là mạnh mà không mạnh, yếu mà không yếu. Do đó trong dự đoán tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ sinh) cần phân tích sự không thuận của 12 chi để xem có mối quan hệ tương hại hay không. Điều này tương đối quan trọng để xét tổ hợp tứ trụ của một người là tốt hay xấu. Lục hại cũng được dùng trong dự đoán ngày giờ tốt.
(Theo Tử bình nhập môn)
Alfred Nobel sinh ngày 21/10 năm Quý Tỵ 1833. Ông là nhà hóa học và kỹ sư nổi tiếng người Thụy Điển. Ông là người phát minh ra thuốc nổ (dynamite). Alfred Nobel còn dùng tài sản của mình để sáng lập ra giải thưởng Nobel. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông. Ông mất 10/12/1896.
Wilhelm Conrad Roentgen sinh năm Ất Tỵ (1845), ông là nhà vật lý người Đức. Tối ngày 8/11/1895, sau khi rời phòng thí nghiệm, ông chợt nhớ chưa ngắt cầu dao điện cao thế dẫn vào ống tia catod, nên Wilhelm Conrad Roentgen quay lại phòng và thấy một vệt sáng màu xanh lục trên bàn tuy phòng tối. 49 ngày sau ông ở trong phòng thí nghiệm, cơm nước do bà vợ tiếp tế, mỗi ngày ông chỉ ngừng công việc nghiên cứu ít phút để ăn uống, vệ sinh và chợp mắt nghỉ ngơi vài giờ. Quá trình này giúp ông phát hiện ra một loại bức xạ bí mật mà ông tạm đặt tên là tia X. Năm 1901 ông được trao giải Nobel đầu tiên về vật lý. Từ đó tia X còn được gọi là tia Roentgen; tên người tìm ra nó. Wilhelm Conrad Roentgen mất ngày 10/2/1923.
Edward Anthony Jenner sinh năm Kỷ Tỵ (1749). Theo Wikipedia, ông là bác sĩ, nhà phẫu thuật người Anh. E. Jenner là người phát triển kỹ thuật tạo ra vacxin cho con người giúp chống lại bệnh đậu mùa. Nhờ ông mà một căn bệnh đang cướp đi hàng triệu người trong thời kỳ đó, đặc biệt ở châu Âu, được xóa bỏ. Ông mất ngày 26/1/1823.
Alexander Fleming sinh năm Tân Tỵ (1881), ông là một bác sĩ, nhà sinh học và đồng thời là một nhà dược lý học người Scotland. Ông được coi là người mở ra kỷ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học. Ông được trao giải thưởng Nobel về y học năm 1945 cùng với Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey về việc tìm ra và phân tách được penicilin – loại kháng sinh đầu tiên trong việc điều trị những bệnh nhiễm trùng. Ông qua đời ngày 11/3/1955.
Charles Robert Darwin sinh năm Kỷ Tỵ (1809) tại Shrewsbury. Ông là nhà sinh vật học lỗi lạc nhất nước Anh thế kỷ 19. Ông đã công bố lý thuyết tiến hóa với bằng chứng thuyết phục trong cuốn sách về Nguồn gốc các loài xuất bản năm 1859. Tác phẩm là cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên và làm thay đổi toàn bộ suy nghĩ con người về sự biến đổi của vạn vật. Ông qua đời ngày 19/4/1882.
Luigi Galvani sinh ngày 9/9 năm Đinh Tỵ (1737). Ông là nhà vật lý và sinh lý học người Italy. Ông có công lớn trong việc xây dựng nền móng cho ngành kỹ thuật điện. Năm 1771, ông đã phát hiện thấy cơ của con ếch bị lột gia co giật đặt trên bàn kim loại bị xiên kim loại đâm vào. Ông cắt đùi ếch khỏi thân con ếch cũng bị co giật khi có hai thanh kim loại khác nhau đâm vào. Ông cho rằng đây là dòng điện sinh vật được tạo ra. Nhờ đó, Alessandro Volta đã chế tạo pin hóa học đầu tiên và gọi tên là pin Galvani. Ông mất 4/12/1798.
Trích từ: VNEXPRES.net
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
► ## cung cấp công cụ xem lá số tử vi của mỗi người chuẩn xác |
Văn Khấn Lễ Thần Thổ Công dùng để dâng lễ vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.
Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.
– Thổ Công: trông coi việc bếp núc.
– Thổ Địa: trông coi việc nhà.
– Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.
Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:
– Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,
– Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,
– Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.
Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.
Mũ Thổ Công:
– Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.
– Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.
– Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định:
+ Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.
+ Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.
+ Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.
+ Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.
+ Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.
Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.
– Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.
– Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….
– Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.
Tết Thổ Công:
– Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).
– Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).
Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Tín chủ là………………………………………………………………
Ngụ tại………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….
Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Rèm cửa là vật dụng tuyệt vời để trang trí, bảo vệ sự riêng tư cho ngôi nhà. Trong phong thủy, rèm cửa còn đem lại nhiều lợi ích khác. Củ thể khác như thế nào chúng ta cùng đọc bài viết phong thủy rèm cửa để có thể biết phong thủy rèm cửa có ý nghĩa gì cho ngôi nhà của bạn? Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!
Nội dung
Rèm cửa sổ, bên cạnh việc che nắng, bảo đảm sự riêng tư của ngôi nhà, còn có tác dụng giải phóng năng lượng hỏa. Đặc biệt là đối với người mệnh hỏa, rèm cửa càng cần thiết hơn. Tuy nhiên đối với những người mệnh khuyết hỏa, cần thêm năng lượng hỏa, cần tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời thì không nên sử dụng rèm cửa dày.
Khi sử dụng rèm cửa cũng cần chú ý đến vật liệu, kiểu dáng, màu sắc. Theo quan điểm của phong thủy, chất liệu sợi nhân tạo là nguyên tố lửa trong ngũ hành. Theo nguyên lý Hỏa khắc Kim, rèm cửa làm từ sợi nhân tạo có thể ngăn chặn sát khí đến từ hướng Bắc và Tây Bắc.
Rèm Roman (rèm xếp nhiều lớp) đại diện cho Thổ trong ngũ hành, có thể ngăn sát khí Thủy từ phương Bắc tới. Rèm dạng sóng, đại diện cho Thủy, có thể ngăn sát khí Hỏa từ phương Nam tới. Loại rèm lá ngang màu trắng làm từ nhôm, đại diện Kim trong ngũ hành, nếu treo ở cửa sổ phía Đông và Đông Nam cũng có thể chống lại sát khí Mộc.
Khi xây nhà, nhiều người thích trong nhà có cửa ban công thật lớn, sáng sủa và thoáng mát, để có thể nhìn được hết khung cảnh bên ngoài. Thật ra, điều này không phù hợp với phong thủy bởi may mắn của căn phòng có thể sẽ bị thoát ra ngoài nhiều.
Bình thường, trong phong thủy các kiểu ban công đều có tác dụng thụ khí. Bởi vậy cửa ban công nên treo rèm và rèm treo nên thường xuyên được kéo ra treo lên. Như vậy vừa có thể ngăn chặn khí không tốt từ bên ngoài vào, vừa giữ lại được cát khí trong phòng, có lợi nhất đối với gia chủ, với tài vận.
à cao tầng hiện nay thì các dầm trụ được làm bằng bê tông chính là giá đỡ chính cho sức nặng của ngôi nhà
Những dầm trụ bê tông vững chắc này giúp đảm bảo kết cấu và sự an toàn cho ngôi nhà, tuy nhiên nó cũng gây ra không ít phiền phức cho gia chủ vì nó mang đến sự không tốt trong phong thủy. Trần nhà càng thấp thì càng không tốt, và những dầm nhà ở phía trên tạo nên sự ngột ngạt, ảnh hưởng tới nguyên khí của ngôi nhà – ức chế nguyên khí của người đang sống trong ngôi nhà đó. Do vậy, khoa học phong thủy đã có sự hóa giải sát khí của dầm nhà, giúp cuộc sống của mọi người có sự cân đối và hài hòa hơn.
Xà nhà tạo ra cực nhiều áp lực, khí xấu trong ngôi nhà. Ví dụ: nếu xà nhà ở trên bàn ăn hoặc ở trên bếp, nó sẽ ngăn cản sự may mắn của các thành viên trong gia đình, gây ức chế cho người làm bếp, làm cho gia chủ thường bị kẹt trong vấn đề tiền bạc. Còn nếu xà nhà ở phía trên bàn làm việc hay góc học tập, nó sẽ làm cho người ngồi phía dưới luôn có cảm giác trì trệ, khó tập trung, ngăn cản sự sáng tạo và tư duy. Nếu xà nhà phía trên đầu giường ngủ, nó sẽ làm cho người nằm ở dưới hay bị nặng đầu, người mệt mỏi mỗi lúc thức dậy còn nếu xà nhà ở phía chân giường thì nó sẽ làm giảm động lực về di chuyển trong đời sống. Nếu xà nhà ở phía trên bàn thờ sẽ khiến gia chủ kém vượng về tài lộc, cuộc sống khó ổn định, sức khỏe các thành viên không tốt, và nghiêm trọng hơn là khi sao Thái Tuế chiếu vào nữa thì người trong nhà sẽ gặp tai nạn khôn lường.
Chỉ cần đọc những yếu tố cực kỳ bất lợi mà xà nhà ảnh hưởng tới tới sống của gia đình bạn, hẳn bạn sẽ phải loay hoay tìm hướng giải quyết cái xà nhà đó ngay. Chúng tôi đã tổng hợp thông tin từ các trang web uy tín về phong thủy, và xin mách nhỏ bạn một vài hướng xử lý cái xà nhà đáng ghét này.
1/ Nếu trần nhà bạn cao thì có thể dùng 1 lớp trần giả lót dưới xà nhà là cách khá tiện dụng và thường thấy phổ biến hiện nay.
2/ Nên sơn màu cho xà nhà. Bạn nên dùng màu sáng để hóa giải bớt sát khí của xà nhà.
3/ Khi xà nhà “đè” lên giường ngủ, bàn làm việc hay bếp, mà bạn không thể di dời được chúng đi đâu thì có 1 cách đó là treo phía dưới xà nhà 2 cái sáo tre, rồi cột trên sao 2 mảnh lụa đỏ để tạo dáng hình bát quái với xà nhà. Điều này sẽ giúp cho khí dễ vận hành bên dưới khu đó.
4/ Có thể tác động bằng việc sử dụng các bóng đèn tròn lắp dưới xà nhà. Ánh sáng của đèn sẽ tạo ra dương khí, làm giảm sát khí giáng xuống của xà nhà. Hoặc có thể dùng đèn hắt ngược sáng lên trên xà nhà, điều này tạo cảm giác chúng như được nâng lên cao.
5/ Nếu bạn lãng mạn và ưu thích những vật trang trí thì bạn có thể treo các vật trang trí nhỏ xinh và sáng màu lên xà nhà, điều này sẽ làm các cây xà sáng lên, giảm sát khí.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Hành: Hỏa
Loại: Ác Tinh
Đặc Tính: Cô độc, khó tánh, ngăn nắp, giữ của lâu bền
Tính Tình:
Đẩu Quân có nghĩa là nghiêm nghị, chặt chẽ, khắc kỷ. Người có Đẩu Quân thủ Mệnh thường cô độc, ít bạn do sự khó tính hoặc câu chấp. Về điểm này, Đẩu Quân giống đặc tính của Cô Thần, Quả Tú. Nếu gặp sát tinh thì gian xảo, quỉ quyệt.
Công Danh Tài Lộc:
Đẩu Quân chủ sự gìn giữ của cải lâu bền. Do đó, sao này rất đắc dụng ở cung Tài, Điền và biểu tượng cho sự cầm của, giữ của.
Thường làm việc cố định, ít dời chỗ, làm chỗ nào rất lâu. Duy trì được chức vụ, quyền hành. Tuy nhiên, vì Đẩu Quân là sao cô độc nên đóng ở Quan sẽ ít được người giúp việc.
Ý Nghĩa sao Đẩu Quân Ở Cung Thiên Di Hay Nô Bộc:
Ít bạn, không thích giao thiệp với bạn bè.
Ý Nghĩa sao Đẩu Quân Ở Cung Tử Tức:
Đẩu Quân là sao hiếm muộn, chủ sự chậm con, hiếm con, giống như sao Lộc Tồn, Cô Thần, Quả Tú, Phi Liêm...
Ý Nghĩa sao Đẩu Quân Ở Cung Phu Thê:
Nói chung, sao Đẩu Quân ở cung Phu Thê thì cô đơn, ít được người bạn đời hiểu biết. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt hai trường hợp:
Gặp nhiều sao tốt đẹp: Vợ chồng hòa thuận.
Gặp nhiều sao xấu: Thường bị hình khắc, tai ương hoặc ít ra là cô độc, bị bỏ quên (như vợ cả có chồng ngoại tình).
Ý Nghĩa sao Đẩu Quân Ở Cung Tài Bạch:
Có khả năng giữ của, hà tiện, tiêu xài kỹ..
Đẩu Quân sao Khi Vào Các Hạn:
Hạn có sao Đẩu Quân, Kình Dương, Thiên Hình, là hạn bị hình thương, bị cưa cắt hay bị mổ xẻ.
Thời gian: tổ chức vào ngày 22 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn công đức của đức thánh Tam Giang.
Nội dung: Mở đầu hội là các hoạt động lễ thánh Tam giang, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Tiếp đó là phần hội có tổ chức: bơi trải, chèo thuyền bắt vịt.
Sơ đồ bài trí bàn thờ Thần Tài, bao gồm tượng Thần Tài, bài vị, tượng thần Thổ Địa, lọ đựng hương thắp, bát hương đặt chính giữa, lọ cắm hoa, địa gạo muối, nước và rượu, ngoài ra có ông Cóc ngậm tiền quay mặt vào trong nhà nữa:
THẦN TÀI
|
|
BÀI VỊ
|
|
THẦN THỔ ĐỊA
|
|
|
|
||
LỌ ĐỰNG HƯƠNG THẮP
|
|
BÁT HƯƠNG
|
|
LỌ CẮM HOA
|
|
|
|
||
ĐĨA ĐỰNG GẠO MUỐI, NƯỚC, RƯỢU
|
|
CÓC BA CHÂN
|
|
ĐĨA ĐỰNG ĐỒ CÚNG KHÁC
|
Lọ đựng hương thắp và lọ cắm hoa: Lọ để hương thắp và lọ cắm hoa thường làm bằng sứ, nhưng có gia đình làm bằng chất liệu đá xanh. Hoa dùng để thờ nên dùng hoa tươi, không nên dùng hoa khô. Trong lọ hương thắp, có thể cắm các cành lộc đi lễ chùa, đền.
Bát hương: Bát hương thường làm bằng ba chất liệu cơ bản, bằng sứ, kim loại, đá (ngọc). Khi bôc bát hương, phụ nữ phải sạch sẽ, không bị kinh nguyệt, nam giới không được uống rượu, ăn thịt chó, quan hệ với người khác giới, nếu không sẽ mất đi sự linh nghiệm nhất định. Cốt bát hương gồm có giấy bát hương ghi rõ địa chỉ, thần tài, bọc lấy phần cốt bên trong gồm vàng bạc, vụn đá đỏ. Tro phủ lên trên cốt phải được giữ sạch sẽ không được ẩm mốc, đế ở nơi khô thoáng. Sau khi bốc xong nên nhờ các bậc đức minh sư khai quang hoặc mang lên chùa để trên ban đức ông khoảng 1 tuần thì mới mang về nhà. Không được dùíig khăn ướt để lau bàn thờ, vì bàn thờ mệnh Hỏa, mà Thủy khắc Hỏa, không tốt.
Đĩa đựng ba chén gạo muối, nước rượu: Dùng để mới khi thắp hương khấn vái thần tài. Khi cúng xong hương đã tàn có thể dùng muối gạo vãi ra tứ phía có nghĩa phân phát cho chúng sinh, còn nước đổ đi, rượu có I thể tưới lên tiền vàng đã hóa xong. Chú ý không được đổ nước lên vàng mã đã hóa. Có nơi dùng ba lọ đựng gạo, muôi, nước chỉ đổ đi khi làm lễ tất niên, thức cúng thì thay bằng 5 chén đựng nước (rượu) tượng trưng cho Ngũ hành.
Đĩa đựng đồ cúng khác: Yêu cầu chuyên dụng làm đồ cúng, không vì tiện dụng nhất thời mà đem ra sử dụng trong khi ăn cơm, sau lại rửa sạch để làm đồ cúng. Điều đó khiến cho thức ăn cúng không còn trai tịnh. Không nên giết mổ các loài động vật vào mùng 1 và ngày rằm, nếu bất khả kháng thì ra chợ mua đồ đã mổ sẵn. Có thể dùng 5 hoặc 7 loại quả để thay thế. Hoa quả mua về phải rửa sạch, để khô nước mới bày lên bàn thờ.
Cóc ba chân: Theo truyền thuyết Trung Quốc, cóc ba chân còn có tên gọi là Thiềm Thừ, vốn là một con yêu tinh được tiên ông Lưu Hải thu phục. Sau đó, nó theo tiên ông tu hành không làm hại người, học được phép thuật hành thiện, thường nhả tiền giúp đỡ mọi người trong nhân gian. Vì vậy nó được mọi người tôn sùng, coi là một con vật phong thủy về tài lộc, cát tường.
Cóc ban chân ngậm đồng tiền cổ (tốt nhất là loại Càn Long thông bảo, hoặc ít nhất đồng tiền đó đã xuất hiện trên 100 năm) đang quay đầu vào nhà, khi nhìn kỹ hơn ta sẽ thấy trên đầu con cóc có hình lưõng nghi, tức là hình tròn, bên trong vòng tròn có hình tượng như hai con cá quay đầu lại với nhau, giống như hình ở trung tâm của gương Bát quái.
Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt, người ta gọi là chòm sao Đại hùng, bên cạnh lưng cóc có mang theo hai xâu tiền cổ và 3 chân cóc đạp lên hai lớp tiền cổ, chỉ có 3 chân, chứ không phải là 4 chân như cóc bình thường, chân thứ ba của nó mọc từ hậu môn.
Cóc ba chân được làm từ rất nhiều chất liệu như đồng, đá, bằng ngọc. Bằng đá, ngọc là tốt nhất vì các chất liệu này thuộc hành Thổ mà ở Bát vận thì Thổ vượng tướng.
Cóc ba chân chỉ có thể đặt ở bàn thò thần tài, không nên đặt trong phòng tắm, phòng vệ sinh, điều đó dẫn đến hệ quả cóc hấp thụ khí xấu trở thành hung vật có hại đến phong thủy.
Cách sử dụng cóc ba chân theo thời gian. Buổi sáng trưóc giờ đi làm bạn có thể quay đầu cóc ra ngoài, sau giờ đi làm về nhà bạn quay đầu cóc vào trong bàn thờ vì nó chỉ ăn tiền nhưng không bài tiết. Tốì về đến nhá là nhả tiền đã nuốt ra cho thân chủ.
- Phương tài vị tối kỵ nước. Vì nơi đây là cát thần tọa vị, nay ta đem nước đến là “cát thần lạc thủy”, tốt lại thành xấu.
- Phương tài vị nên sáng sủa, quang minh, không thể để tối ám. Sáng là năng lượng dương, thích hợp với dương khí. Sinh khí không ưa nơi tối tăm, nên phương này tuyệt đốì không nên để tối, nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì nên lắp thêm đèn.
- Phương tài vị phía sau nên có tường che chắn, không thê trổ cửa, trổ cửa sổ, có vậy mới hợp cách cục tàng phong tụ khí, tài vận mới tụ được.
- Phương tài vị tối kỵ bị các vật nhọn xung xạ đến như cạnh bàn, cạnh tủ... sẽ làm tổn hại tài khí nơi đó.
- Phương tài vị nên bày cây xanh là tốt, phải nhố là trồng loại cây luôn luôn xanh tươi, tốt nhất là các loại cây trồng bằng đất bùn, không thích hợp các loại cây trồng trong nước. Nên chọn các loại cây lá to, dày, lá xanh mãi như cây Vạn niên thanh.
- Phương tài vị tối kỵ đặt các vật nặng như tủ sách, kệ sắt, máy móc nặng sẽ làm tôn hại đến tài vận.
- Phương tài vị tốt nhất nên đặt bàn ngồi ở đấy, để cả nhà thường xuyên ngồi ở đó, hít thở không khí của tài vị hay nói cách khác lạ được thấm nhuần nguồn tài khí nơi đó, sẽ giúp ích cho tài vận người trong nhà.
- Phương tài vị không nên để tối tăm, vì u tối thì sinh khí không sinh sôi được, sẽ ảnh hưởng đến tài vận.
- Phương tài vị là nơi cát thần tọa vị nên kỵ ô uế, dơ bẩn. Vì vậy không thể để vật ô uế, bụi bặm nơi đây
- Phương tài vị nên đặt vật hay biểu tượng cát tường. Bởi phương này là nơi vượng khí ngưng tụ, nếu ta đặt thêm một biểu tượng cát khánh thì tốt càng thêm tốt.
Nói một cách tổng quát thân hình diện mạo đôn hậu, đẹp một cách oai vệ, cử chỉ ngôn ngữ thư thái ôn hoà: khuôn mặt cân phân về cả tam đình, ngũ nhạc.
Nếu đi sâu vào từng chi tiết ta thấy:
- Ấn đường rộng rãi không xung phá, diện mạo tươi tỉnh.
- Mũi thuộc loại Huyền đảm tỵ đúng cách : màu da khuôn mặt tươi nhuận đặc biệt là chuẩn đầu và tỵ lương sáng sủa, phối hợp với mày thanh mắt đẹp.
- Lòng bàn chân hoặc trong thân thể (rốn hoặc khu vực trên dưới rốn một chút, phần ngực dưới hai vú, hai bên háng) có nốt ruồi đen huyền hoặc son.
- Bất kể gầy mập mà lòng bàn tay mập, nếu lòng bàn tay có thịt quá đầy thì đa dâm và có thể ngoại tình mặc dầu vẫn vượng phu: màu sác hồng nhuận ấp áp, ngón tay thon dài, thẳng, khít nhau, chỉ tay rõ và đẹp. Thường thường tướng phụ nữ vượng phu đi đôi với tướng ích tử. Vì người đem lại thịnh vượng cho chồng đa số đem lại ích lợi cho con cái.
- Trong một số ý nghĩa chuyên biệt hơn, ích tử còn có ý nghĩa là sinh con trai quý hiếm, làm rạng rỡ gia môn lo tròn đạo hiếu và giữ vững dòng giống (không phân biệt vợ lớn vợ bé). Về điểm này các sách tướng hầu như đều đồng ý về một số dấu hiệu sau : Ngũ quan phối hợp đúng cách đặc biệt là sắc mặt trắng ngà, mắt phượng môi hồng.
- Rốn hoặc khu vực dưới rốn đôi chút có nốt ruồi màu son tàu.
- Xung quanh khu vực bụng có thịt nổi rõ như một vành đai. Người phụ nữ có hai đặc điểm về tướng cách cuối cùng như trên dường như chắc chắn sẽ sinh quý tử bất kể diện mạo xấu đẹp ra sao. Vì đó là hai nét tướng ngầm có khả năng chế ngự tất cả các phá tướng khác (dĩ nhiên là trong trường hợp như vậy ông chồng phải có khả năng truyền giống thì quý tướng trên mới phát huy được kết quả thực tiễn).
Nguồn: Phong Thủy tổng hợp
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Khi chọn la bàn cần chú ý:
Thứ nhất: Kim nam châm phải bằng phẳng.
Thứ hai: Đường kẻ của phần đáy thiên trì phải chỉ Nam – Bắc.
Thứ ba: Mười đường thiên tâm phải thẳng góc.
Thứ tư: Chuyển động của nội bàn phải linh hoạt.
Thứ năm: Chữ ở mặt nội bàn phải sắc nét, rõ ràng.
Thứ sáu: Ngoại bàn phải phẳng.
► ## gửi đến bạn đọc công cụ Xem ngày cưới chuẩn xác theo Lịch vạn sự |
Dê là một loài vật nuôi phổ biến, là một trong lục súc (trâu, ngựa, Dê, lợn, gà, chó). Tron “Kinh Thi” có nhiều ghi chép liên quan đến Dê: “Nhật chi tịch hĩ, dương ngưu hạ lai” (vào thời khắc hoàng hôn, râu và Dê về chuồng). Dê có rất nhiều loại, như Dê núi, cừu, linh dương… Từ xưa tới nay thịt Dê luôn là loại thực phẩm hảo hạng, trong tiến Hán, chữ “mỹ” (đẹp 美) được hình thành dựa trên chữ “dương” (Dê 羊) và chữ “đại” (lớn 大). Thời xưa Dê còn được dùng làm vật cúng tế, trong thái lao (gồm trâu, Dê, lợn), thiếu lao (gồm Dê, lợn) đều có Dê.
Xét tử góc độ văn tự, thời xưa chữ “dương” (Dê) được dùng thông với chữ “tường” (may mắn), nhiều khi “cát tường” được viết thành “cát dương”, có thể dễ dàng tìm thấy những chữ “đại cát dương” trên đồ đồng, nói và những dụng cụ khác thời cổ đại, cũng có nghĩa là “đại cát tường”.
Bạn đang thắc mắc con số nào sẽ mang lại may mắn cho bạn? Con số may mắn của 12 con giáp là con số nào? 1 và 6 là số may mắn của người tuổi Hợi, Tý; 5 và 0 là số may mắn của người tuổi Tuất, Thìn… Những tuổi khác thì sao? củ thế như thế nào chúng ta cùng khám phá những con số mang lại may mắn cho bạn nhé!
Nội dung
Theo quan điểm phương Đông, mỗi con số đều liên quan đến tài vận của mỗi người. Đồng thời, nó cũng chứa đựng những tín hiệu tốt lành hay vận rủi. Con số không đơn giản chỉ là ký hiệu tượng trưng mà nó còn là hiện thân của quy luật Ngũ hành và có sự tương ứng với từng cá thể. Do vậy, lựa chọn con số phù hợp với mình sẽ giúp bản thân mỗi người gặp được những điều tốt lành, may mắn trong mọi phương diện cuộc sống.
12 con giáp đều có mối liên quan tương ứng mật thiết với Ngũ hành. Trong đó có hai con giáp thuộc hành Kim, hai con giáp thuộc hành Mộc, hai con giáp thuộc hành Thủy, hai con giáp thuộc hành Hỏa và bốn con giáp thuộc hành Thổ. Cụ thể như sau:
Thuộc hành Thủy – Số may mắn: 1 và 6
Thuộc hành Thổ – Số may mắn: 0 và 5
Thuộc hành Mộc – Số may mắn: 2 và 7
Thuộc hành Mộc – Số may mắn: 3 và 8
Thuộc hành Thổ – Số may mắn: 5 và 0
Tuổi Tỵ
Thuộc hành Hỏa – Số may mắn: 2 và 7
Thuộc hành Hỏa – Số may mắn: 2 và 7
Thuộc Hành Thổ – Số may mắn: 5 và 0
Thuộc hành Kim – Số may mắn: 4 và 9
Thuộc hành Kim – Số may mắn: 4 và 9
Thuộc hành Thổ – Số may mắn: 5 và 0
Thuộc hành Thủy – Số may mắn: 1 và 6
► Khám phá: Tử vi trọn đời của bạn bằng công cụ xem bói tử vi chuẩn xác |