Đá quý phong thủy một tên gọi rất quen thuộc. Ở những bài trước chúng ta đã tìm hiểu Thạch anh là gì? đặc tính, ý nghĩa của Đá Thạch Anh cũng như là tác dụng của đá thạch anh... Còn trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ thống kê các loại đá quý phong t
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Đá quý phong thủy một tên gọi rất quen thuộc. Ở những bài trước chúng ta đã tìm hiểu Thạch anh là gì? đặc tính, ý nghĩa của Đá Thạch Anh cũng như là tác dụng của đá thạch anh… Còn trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ thống kê các loại đá quý phong thủy để mọi người cùng tham khảo và chọn cho mình sản phẩm từ loại đá quý yêu thích và phù hợp.
Nội dung
- 1 Đá quý
- 1.1 Nhóm đá quý theo tiêu chuẩn quốc tế
- 1.2 Ý nghĩa 4 loại đá trong nhóm đá quý theo tiêu chuẩn quốc tế
- 2 Nhóm 4 loại đá quý theo tiêu chuẩn quốc tế
- 2.1 Kim cương
- 2.2 Ruby
- 2.3 Sapphire
- 2.4 Emerald
Đá quý
Dựa trên cơ sở khoa học có rất nhiều yếu tố để đánh giá một viên đá. Một viên đá quý phải thỏa mãn được các điều kiện: Hiếm gặp trong tự nhiên, có độ cứng cao để không bị xây xước khi sử dụng, có màu sắc đẹp, không bị ăn mòn, có ánh lấp lánh …
Nhóm đá quý theo tiêu chuẩn quốc tế
Theo tiêu chuẩn quốc tế, nhóm đá quý chỉ bao gồm 4 loại đá là Kim Cương (Diamond), Hồng Ngọc (Ruby), Lam Ngọc (Sapphire), Ngọc Lục Bảo (Emerald).
Ở một số nước, nhóm đá quý còn được bổ sung một số loại đá khác là Ngọc mắt mèo (Chrysoberyl), Alexandrite (Cũng là 1 loại đá trong nhóm Chrysoberyl, có khả năng đổi màu dưới các ánh sáng khác nhau), Ngọc trai (Pearl) và Ngọc cẩm thạch hoàng gia (Jade màu lục)
Ý nghĩa 4 loại đá trong nhóm đá quý theo tiêu chuẩn quốc tế
Có một điều không phải ai cũng biết, đó là màu sắc của 4 loại đá quý Kim cương, Ruby, Sapphire, Emerald cũng chính là đại diện cho 4 yếu tố cơ bản trong văn hóa phương Tây bao gồm Nước (Water) – Sapphire, Lửa (Fire) – Ruby, Đất (Earth) – Emerald và Khí (Air) – Kim Cương.
Ngoài ra 4 loại đá quý này cũng đại diện cho 4 mùa trong năm. Emerald mang màu xanh tươi tắn của mùa xuân. Ruby rực lửa của mùa hè. Sapphire xanh biếc tĩnh lặng như mùa thu. Còn Kim cương trắng trong, tinh khiết tựa như băng tuyết mùa đông.
Nhóm 4 loại đá quý theo tiêu chuẩn quốc tế
Kim cương
Trong thế giới đá quý, không có gì phải lăn tăn khi nói rằng Kim Cương (Diamond) chính là loại đá hoàn hảo nhất và có giá trị cao nhất.
Kim cương có đầy đủ những đặc tính để khiến nó vượt xa tất cả các loại đá khác. Cái tên Diamond bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, mang ý nghĩa “không thể phá hủy”. Thật vậy, Kim cương có độ cứng tuyệt đối 10/10 trong thang đo độ cứng Mohs.
Kim cương cũng có chiết suất cao nhất trong các loại đá tự nhiên, khiến cho mức độ phản xạ, khúc xạ và tán sắc ánh sáng cực mạnh, tạo ra ánh lửa lấp lánh nhất khi được mài cắt. Đồng thời Kim cương cũng là loại đá hiếm và khó khai thác nhất, khi chúng hình thành ở những điều kiện ngặt nghèo nhất của thiên nhiên, dưới áp suất lên tới 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C ở độ sâu tới 150km trong lòng Trái Đất.
Kim Cương cũng là loại đá có tuổi đời lâu nhất, hình thành từ 1 tỷ đến 3,3 tỷ năm trước. Mỗi viên Kim Cương đều là tinh hoa mà thiên nhiên sinh ra và ban tặng. Chỉ những biến cố lớn của thiên nhiên như động đất, núi lửa mới đủ sức mạnh để đẩy Kim cương từ sâu trong lòng đất lên gần lớp bề mặt và con người có thể khai thác.
Hiện nay mỗi năm thế giới khai thác được khoảng 26 tấn Kim cương tự nhiên và sản xuất khoảng 100 tấn Kim cương nhân tạo. Tuy nhiên chỉ 20% trong số đó đạt chất lượng làm trang sức. Số còn lại sẽ sử dụng trong các ngành công nghiệp và nghiên cứu. Do vậy Kim cương lại càng hiếm và có giá hơn.
Kim cương hợp với người mệnh Kim hoặc Thủy.
Kim Cương là biểu tượng của chòm sao Bạch Dương, Kim Ngưu, Sư Tử trong cung hoàng đạo.
Ruby
Từ xưa đến nay, Ruby (hay còn gọi là hồng ngọc) luôn được mệnh danh là ông hoàng của các loại đá quý. Tên Ruby bắt nguồn từ tiếng Latinh “rubeus” có nghĩa là màu đỏ sẫm.
Truyền thuyết kể rằng, Ruby chính là những giọt máu rỉ ra từ trái tim người mẹ vĩ đại của muôn loài – Thần Đất. Chính vì thế, màu đỏ rực rỡ của Ruby chính là tượng trưng cho mặt trời, tự do và quyền lực.
Thời xa xưa, các chiến binh đã găm những viên hồng ngọc dưới da và tin rằng chúng sẽ mang lại sự quả cảm cho họ trong trận chiến. Ruby còn được sử dụng như một loại bùa chú có tác dụng cảnh báo trước hiểm hoạ và tai ương, mang đến sức khoẻ tốt và sự bình an trong tâm hồn.
Từ thời xa xưa, Ruby đã được gán cho những tính chất siêu nhiên, trong đó có khả năng ngăn ngừa các căn bệnh nặng và tạo cho cơ thể nguồn năng lượng.
Người ta cho rằng Ruby chữa các bệnh về tim, não, làm tăng thêm sức mạnh và trí nhớ của con người. Người ta gán cho Ruby cả tác dụng giải độc. Những viên đá này dường như cứu người chủ của nó thoát khỏi các loại chất độc. Ruby có khả năng chữa các bệnh về máu, bệnh ở cột sống và khớp.
Ngoài ra, còn nhận thấy khả năng của Ruby trong việc ngăn ngừa những cơn động kinh, có ảnh hưởng tốt tới hệ thần kinh. Loại đá này có khả năng chứa chứng trầm uất, điều trị bệnh mất ngủ và tâm thần phân liệt.
Trên thế giới, nếu quê hương của kim cương là Châu Phi, Nga, Australia… thì những cái nôi của ngọc Ruby huyền thoại lại ở các nước Phương Đông trong đó có Việt Nam. Tỉnh Yên Bái ở phía bắc Việt Nam hiện nay có một lượng ruby rất lớn. Ngoài ra, vùng núi Quỳ Châu tỉnh Nghệ An cũng có nhiều ruby có độ phát sáng cao.
Quan niệm gắn sự thiêng liêng của đá quý với con người đã có từ rất xa xưa, và bây giờ, nó trở thành một thứ niềm tin trong cuộc sống hiện đại. Với Ruby, người ta tin rằng sở hữu được viên ngọc là có được sức khỏe và lòng tự tin, sự quyết đoán để đi tới vinh quang, đồng thời bảo vệ mình bình an trước những phong ba bão táp của cuộc đời. Không phải ngẫu nhiên mà Ruby – hồng ngọc luôn được gắn trên những chiếc nhẫn đăng quang của các bậc vua chúa tại các quốc gia châu Âu, và là món đồ trang sức ưa thích bởi các thành viên trong hoàng tộc.
Ruby hợp với những người mệnh Hỏa hoặc mệnh Thổ.
Ruby là đá biểu tượng của những người sinh tháng 7.
Ruby là biểu tượng của chòm sao Bạch Dương, Cự Giải, Sư Tử, Bọ Cạp, Nhân Mã trong cung Hoàng Đạo.
Sapphire
Đẳng cấp của Sapphire thì khỏi phải bàn cãi. Sapphire cùng với Kim cương, Ruby và Emerald là 4 loại đá được xếp vào nhóm đá quý, có giá trị cao nhất trên thị trường trang sức. Bên cạnh đó Sapphire còn có rất nhiều giá trị và tác dụng khác.
Không phải ngẫu nhiên mà Sapphire được gọi là “đá của các nữ tu”, nó giúp họ gìn giữ trinh tiết. Người ta cho rằng Sapphire có năng luợng cảm thụ;
Chúng làm giảm huyết áp, có tác dụng chống mất ngủ, đau lưng, cảm mạo và thậm chí cả với ung thư.
Nhẫn, vòng tay gắn Sapphire đeo ở tay trái giúp điều trị bệnh hen suyễn, bênh tim và bệnh đau dây thần kinh. Người ta tin rằng, Sapphire có khả năng chữa khỏi bệnh phong và “mọi thứ u ác khác”. Nước ngâm Sapphire giúp chữa các bệnh về mắt.
Từ xa xưa, Sapphire đã được coi như biểu tượng của sự thông thái, quyền lực, chiến thắng và sự công bằng. Người ta cho rằng, Sapphire làm cho con người trở nên bình tĩnh, chế ngự niềm đam mê và có khả năng ảnh hưởng tới dòng chảy của thời gian. Đặc biệt “có sức mạnh” là những viên đá mà nhờ có tạp chất rutile nên khi mài xong sẽ xuất hiện ba tia sáng cắt nhau trên bề mặt của chúng. Những viên đá này có liên hệ với các sức mạnh vĩ đại là niềm tin, hy vọng, tình yêu. Người ta cũng cho rằng nhẫn gắn Sapphire giúp cảm nhận được lời nói dối. Nó cũng có khả năng giúp con người tìm được mục đích trong cuộc sống, vựơt qua sợ hãi, lười biếng và sự vô công rồi nghề, đánh thức sự khát khao kiến thức.
Sapphire xanh/đen phù hợp với người mệnh Thủy hoặc mệnh Mộc. Sapphire vàng hợp với người mệnh Thổ hoặc mệnh Kim. Sapphire xám hợp với người mệnh Kim hoặc mệnh Thủy.
Sapphire là đá biểu tượng của những người sinh vào tháng 9.
Sapphire là biểu tượng của chòm sao Xử Nữ, Thiên Bình, Nhân Mã trong cung hoàng đạo.
Emerald
Emerald (Ngọc lục bảo), loại đá quý cao cấp nhận được rất nhiều sự quan tâm của dân sành đá. So về đẳng cấp thì Emerald xếp ngang hàng với Ruby, Sapphire, và là 1 trong 4 loại đá có giá trị cao nhất trên thị trường đá quý.
Khoảng 4000 năm qua, các nền văn hóa trên khắp thế giới xem emerald là báu vật, người ta cho rằng nó giúp phát triển trí thông minh cũng như chất xúc tác tình yêu. Truyền thuyết kể rằng ai sở hữu nó sẽ có được tài hùng biện.
Xác ướp Ai Cập xưa được chôn cùng với Emerald đeo trên cổ để chứng tỏ tuổi trẻ bất diệt. Emerald cũng là loại đá quý được Cleopatra ưa thích.
Các Mogul (vua chúa Hồi giáo cổ từ thế kỷ 16 đến 19) ở Ấn Độ, trong đó có Shah Jahan, người đã xây đền Taj Mahal, thích emerald đến nỗi mà họ hay khắc lời kinh lên chúng và đeo như là bùa chú. Một số đá quý linh thiêng này, được gọi là Emerald Mogul, ngày nay vẫn còn thấy chúng trong các bảo tàng và các bộ sưu tập.
Ngay cả các ngôi sao Hollywood cũng cực kỳ ưa chuộng trang sức gắn đá Emerald. Một trong số đó là Angelina Jolie. Cô thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện lớn với trang sức Emerald.
Nhờ có màu lục mạnh là màu của mùa xuân nên từ lâu người ta xem emerald là biểu tượng của tình yêu và sự tái sinh.
Vì emerald không tạp chất cực kỳ hiếm cho nên người ta chấp nhận emerald có một số tạp chất nhất định và chúng không làm giảm giá trị viên đá.
Emerald thường được cắt mài theo kiểu hình chữ nhật, giác tầng đặc trưng. Kiểu cắt này được dùng luôn làm tên chuẩn quốc tế: Kiểu cắt Emerald. Màu xanh lục đặc trưng của Emerald cũng được đặt tên theo tên đá: Xanh Emerald.
Emerald hợp với những người mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa.
Emerald cũng là đá biểu tượng của những người sinh tháng 5.
Emerald là biểu tượng của chòm sao Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Thiên Bình trong cung hoàng đạo.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Bích Ngọc (##)