Mơ ôm hôn người yêu: Khát vọng được sở hữu –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
1) Âm tà sát (tà khí từ âm phủ)
Mọi người đều biết rằng, nếu nhà ở đốì diện với ưng nơi không may mắn như nghĩa trang hay nhà tang lễ là không tốt, loại sát khí này được gọi âm tà sát, nhà ở gần lò giết mổ cũng thuộc loại này, dễ thu khí âm tà, khiến chủ nhà hay sinh bệnh, gặp chuyện bất trắc, thậm chí ngay cả quan với mọi người xung quanh cũng trở nên xấu đi. Để hóa giải sát khí này, phải đặt một đôi rồng hướng về nơi có sát khí, đồng thòi đặt một đôi kỳ An hoặc một đôi tì hưu ở hướng chịu sát khí. Nếu tình hình tương đối nghiêm trọng, có thể đặt thêm bột cây kiếm Càn long cổ đồng tiền, tuy nhiên phải chú ý không được đặt vào vị trí Ngũ Sát.
(2) Cô khắc sát (sát khí cô hồn)
Nhà ở đối diện với những nơi không may mắn là không hợp, ngược lại, đối diện vối những nơi trang nghiêm như chùa chiền, nhà thờ cũng không tốt. Đó là vì những nơi này đều có nhiều Tín đồ thường xuyên qua lại, hương khói nghi ngút, vì là nơi tập trung của các âm hồn, bốn phía xung quanh đều dễ sinh khí cô sát (sát khí cô hồn), dẫn đến vận mệnh các thành viên trong nhà đều đi xuống, khó được quí nhân phù trợ. Để hóa giải sát khí này, ở nơi chịu sát khí có thể đặt một đôi rồng hướng ra ngoài cửa sổ, hoặc có thể lắp đèn chuyển động hình đài sen đồng thời thường xuyên thắp hương để hóa giải.
(3) Quan môn sát (sát khí cửa quan)
Nhà ở đôi diện vối đồn cảnh sát, cơ quan chính phủ, doanh trại bộ đội, thậm chí là nhà tù đều thuộc quan môn sát. Sát khí này ảnh hưởng đến vận mệnh những ngưòi trong nhà, khiến cho nhiều công việc tiến hành không được thuận lợi. Để hóa giải, có thể đặt một đôi rồng hoặc một đôi sư tử ở nơi cần hóa giải, đồng thời phải hướng ra ngoài cửa sổ.
(4) Âm độc sát
Do nhà ở đối diện với những nơi công cộng hay bãi rác tạo thành âm độc sát. Sát khí này ảnh hưởng đến những căn hộ từ tầng 6 trở xuống, do đó những đối tượng nằm ngoài phạm vi này không cần quá lo lắng. Đồng thời, càng tiến gần đến nhà thì sát khí càng hung, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tài lợi của ngưòi trong nhà. Để hóa giải, có thể đặt hồ lô cùng một xâu tiền đồng Bạch ngọc lục đế hoặc Ngân nguyên cẩm nang.
(5) Tiêm giác sát (tà khí do góc nhọn)
Có những kiến trúc có nhiều góc nhọn, thường tạo thành góc nhọn hoặc hướng thẳng vào cửa lớn nhà đối diện. Nếu nhà ớ thuộc loại này thì phạm phải tiêm giác sát. Loại sát này có ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong nhà, đối với một số bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh ly đau đớn hay xuất huyết thì bị tái phát nhiều lần, đồng thòi cũng dễ gây những tổn thương như trật khớp, bị thương do dao. Để hóa giải, có thể đặt tại cửa sổ một con sư tử mồm ngậm một thanh kiếm và một xâu tiền đồng ,bạch ngọc lục đế.
(6) Đỉnh tâm sát
Là chỉ sát khí do nhà ở đối diện với cột đèn hay cột điện, như vậy có thể dẫn đến tính tình các thành viên trong gia đình trở nên nóng nảy, dễ phát sinh tai họa đổ máu, hoặc tổn thương đến thị lực. Trong trường hợp này chỉ cần đặt tiền đồng bạch ngọc lục để là có thể hóa giải được.
(7) Điện từ sát
Nếu nhà đôi diện với cột điện cao áp, trạm biến thế, hộp biến thế thậm chí là cột thu lôi thì đều tạo nên điện từ sát. Người trong nhà không những tính tình nóng nảy, tinh thần không tốt, hơn nữa còn dễ mắc bệnh, hay gặp họa đổ máu, liên tiếp mất mát tài sản. Cách hóa giải là đặt hồ lô đen hóa sát.
(8) Khai khấu sát (khai khâu: mỏ miệng)
Khai khẩu sát là chỉ sát được hình thành do cửa chính ngôi nhà đối diện với thang máy. Mặc dù như vậy thuận tiện cho ngươi trong nhà trong việc đi lại nhưng điều đó dẫn tối những hiệu quả trái ngược như vận nhà không tốt, không giữ được tiền tài, người nhà dễ mắc bệnh, đồng thời cũng dễ gây nên họa đổ máu. Để hóa giải, có thể đặt một con sư tử ngậm kiếm, kèm thêm Ngân nguyên cẩm nang, hoặc để một đôi sư tử hoặc một đôi thiên thú ngậm kiếm.
(9) Khiên ngưu sát (khiên ngưu: dắt bò)
Cửa nhà đối diện với cầu thang hướng xuống dưới được gọi là khiên ngưu sát. Loại sát này dẫn đến may mắn đều chảy hết ra ngoài, còn xui xẻo lại ùn ùn kéo đến, vận nhà không tốt, người trong nhà dễ mắc bệnh. Khi đó, có thể xây thêm bậc cửa hoặc trong cửa đặt một bức bình phong, đồng thời phía trên mi cửa trong phòng đặt thêm một xâu tiền đồng bạch ngọc lục đế hoặc đê Ngân nguyên cẩm nang.
(10) Bát quái sát
Là chỉ tà khí tạo thành do nhà hàng xóm đặt một số đồ vật phong thủy như gương, bát quái hay một số con thú phong thủy. Do những thứ này dùng sát khí mạnh mẽ của mình để chế ngự hung thần bên ngoài, do đó cũng tạo nên ảnh hưởng không tốt cho ngôi nhà đối diện vối nó. Cách hóa giải tốt nhất là thương lượng với hàng xóm, nếu không có thể đặt mai rùa phong thủy và một xâu tiền đồng bạch ngọc lục đế, dùng nhu khắc cương để hóa giải.
(11) Thiên tràm sát
Đối diện với khoảng hẹp giữa hai tòa nhà được gọi là thiên trảm sát. Đó là do luồng không khí đi qua khe hở giữa hai tòa nhà tạo nên luồng khí giống như lưõi dao, điều này là rất hung đối với những người sống trong ngôi nhà nằm dưới lưỡi dao đó. Do đó đến những ảnh hưởng xấu như dễ xảy ra tranh chấp, dễ sinh họa đổ máu hoặc dễ mắc bệnh phải động đến dao kéo, thậm chí nếu mở cửa hàng thì cũng khó phát triển. Để hóa giải, có thể đặt mai rùa hóa sát và hai xâu Ngân nguyên cẩm nang.
(12) Liêm đao sát (liêm đao: cái liềm)
Nhà hướng về con đường quanh co uốn lượn hoặc cầu vượt là phạm phải liêm đao sát. Loại sát ly khiến những người trong nhà dễ gặp họa đổ máu, khi mở cửa hàng thì khó tập hợp được khí, do đó hay bị phá sản. Để hóa giải, có thể đặt Thạch can đương ở nơi xung sát phía trước tòa nhà, hoặc để mai rùa hóa sát và hai xâu Ngân nguyên cẩm nang
(13) Cát cưóc sát (cát cưóc: cắt chân)
Thường thì nếu nhà ở gần nơi non nước hữu linh, cảnh đẹp nên thơ là rất tốt, tuy nhiên nếu quá gần sông núi, biển cả thì lại phạm phải cát cước sát. Như vậy có thể khiến cho vận nhà không được bền lâu, lặp đi lặp lại, tài khí khó tụ hợp. Muốn hóa giải, có thể để Ngân nguyên cẩm nang ở vị trí trạch vượng (vị trí tập hợp sự thịnh vượng của ngôi nhà), hoặc ở cửa sổ gần sông nước để một con rồng đang cuộn khúc.
(14) Liêm trinh sát
Trong thuyết phong thủy, nếu nhà xây dựa vào núi thì sẽ hình thành nên kết cấu phong thủy rất có lợi là lưng dựa vào núi. Tuy nhiên nếu tòa nhà lại dựa vào núi đá lởm chởm hình thù quái dị, cây cỏ không sinh sôi nảy nở được thì chưa chắc đã tốt, như vậy là phạm phải liêm trinh sát. Nếu là cấp trên có chỗ dựa vững chắc hoặc bậc bề trên thì dễ gây khó dễ cho chính mình, còn cấp dưối thì đa số là ngoài mặt thì ủng hộ nhưng lại ngấm ngầm chống đối. Cách hóa giải là thường xuyên che rèm, đồng thời đặt ở mỗi cửa nằm trong vị trí xung sát một xâu Bạch ngọc lục đế hoặc Ngân nguyên cẩm nang, nếu tình hình nghiêm trọng có thể đặt thêm một đôi tì hưu.
(15) Phản quang sát
Nếu trong nhà bị kính của tòa nhà gần đó phản chiếu ánh sáng vào trong một thời gian dài thì đã phạm vào phản quang sát. Loại này khiến cho người t rong nhà dễ bị thương hoặc gặp họa đổ máu. Để hóa giải tà khí này, nếu cửa có rèm thì phải cố gắng luôn kéo rèm, đồng thời đổi cửa kính bình thường thành kính phản quang, thêm vào đó đặt một xâu tiền đồng hạch ngọc lục đế.
(16) Đao sát
Nếu nhà ở hướng về một số bảng hiệu hoặc vật hình dao sẽ hình thành nên đao sát, loại này khiến người trong nhà dễ gặp họa đổ máu, dễ mất tài sản. Nếu muốn hóa giải, có thể đặt rùa phong thủy, kèm theo một xâu tiền đồng bạch ngọc lục đế hoặc Ngân nguyên cẩm nang.
(17) Thưong sát và ám tiễn sát (thương: súng, ám tiễn: mũi tên ngầm)
Cuối đoạn đưàng hình chữ T hoặc cuối ngõ cụt dân gian thường gọi là vị trí lộ xung, nếu nhìn thẳng ra xa thì đoạn đường trước mặt giống như một nòng súng đang chĩa tới, nếu cửa chính đối diện thẳng với đường thì gọi là thương sát, nếu nòng súng nhằm vào đằng sau hoặc bên hông ngôi nhà thì gọi là ám tiễn sát, cả hai đều vận nhà không tốt, khiến người trong nhà dễ gặp họa đổ máu, nếu mở cửa hàng thì tài vận không thể tập hợp được. Muốn hóa giải loại tà khí này cần phải đặt rùa phong thủy kèm thêm một xâu tiền đồng bạch ngọc lục đế hoặc một đôi tì hưu hoặc một đôi sư tử bằng đồng.
(18) Thụ chàng sát (thụ chàng: cây đổ)
Về hình thức là có liên quan đến cây cối. Nếu nhà ở phía trước mặt có một cây lớn thì gọi là thụ chàng sát, điều này dẫn đến ngưòi trong nhà dễ gặp tai nạn xe cộ, cơ thể suy nhược hoặc liên tục bị mắc vào chuyện liên quan đến chính quyền. Nếu muốn hóa giải thì chỉ cần chặt cây đi là được. Tuy nhiên không được chặt cây trong một sổ trường hợp sau: nếu phía trước có đao sát, thương sát, ám tiễn sát mà trước cửa nhà lại có bụi cây mọc um tùm thì cây không những không có hại mà ngược lại lại có tác dụng hóa giải các tà sát nói trên, nếu chặt cây đi sẽ phá hỏng tác dụng tốt của nó.
(19) Tam sát (tam: ba)
Nếu có người đào bới đúng hướng tam sát của: ngôi nhà năm đó thì theo thuật phong thủy gọi là sát vô hình, khiến người trong gia đình dễ mắc bệnh. Chỉ cần đặt một đôi kỳ lân hướng về phía tam sát hoặc đặt long quy thiên thú là có thê hóa giải được.
(20) Ngũ hoàng sát
Nếu có người đào bới đúng hướng ngũ hoàng thì phạm phải ngũ hoàng sát. Hóa giải loại tà khí này có thể đặt những vật may mắn có tác dụng hóa sát để giữ bình an, trong đó bao gồm một đôi tì hưu hướng về phía ngũ hoàng, hoặc đặt ở hướng ngũ hoàng hồ lô hóa sát bằng đồng, hoặc chuông gió bằng đồng, nên dùng màu vàng, màu bạc, màu đồng nhưng nếu hướng ngũ hoàng nằm về phía Đông Bắc thì chú ý không được dùng chuông gió để hóa giải.
(21) Đạp không sát
Theo thuật phong thủy, tối kỵ treo lơ lửng trên không, nhưng ở thời đại tấc đất tấc vàng thì rất nhiều tòa nhà được dùng tối đa theo thiết kế, ngoài phát triển theo chiều cao thì phát triển theo chiều ngang hoặc xuống dưới ngầm đều không tốt, tuy nhiên điều này cũng sinh ra một loại tà khí chính là đạp không sát (một loại tà khí giống như khi giẵm lên khoảng không), là chỉ tà khí sinh ra khi nhà ở trên lầu, đồng thời khoảng không dưới nhà thường để trống, không có người ở cũng thuộc đạp không sát. Loại tà khí này khiến cho vận nhà không tốt, người nhà tinh thần bất an, trên khoảng không như vậy kỵ nhất là đặt phòng ngủ. Để hóa giải có thể đặt trong nhà 3 đồng tiền bằng bạc, nếu tình hình nghiêm trọng có thế dùng 6 đồng.
(22) Bạch hổ sát
Nếu bên phải ngôi nhà đang xây hoặc dỡ nhà, đường, cầu đều tạo thành bạch hổ sát, nặng thì khiến người trong nhà bị thương hoặc thiệt mạng, nhẹ thì mắc nhiều bệnh, tranh chấp bất hòa, tin đồn không hay lan nhanh, dễ mất tài sản. Chỉ cần đặt ở hướng đó một đôi kỳ lân, nếu hướng đó đồng thời phạm phải tam sát hoặc ngũ hoàng sát thì phải đặt một xâu tiền đồng bạch ngọc lục đế hoặc ngân nguyên cẩm nang cùng với một đôi kỳ lân hoặc hồ lô bằng đồng.
(23) Cô phong sát
Nếu nhà cao hơn hẳn các nhà xung quanh thì đã phạm phải cô phong sát, như vậy đối với hôn nhân, kinh tế, xã hội đều không có cảm giác an toàn, mọi mặt đều không có được sự giúp đỡ của bạn bè, hơn nữa con cháu bất hiếu hoặc chuyển đi ở vù
ng khác. Có thể đặt ở cát vị hoặc vượng vị Hòa khí sinh tài hoặc Bách tử đồ để hóa giải.
(24) Cao áp sát
Cao áp sát là chỉ nhà ở thấp hơn hẳn so với những tòa nhà xung quanh, dẫn đến người trong nhà ý chí giảm sút, tự khép mình với xung quanh, vận nhà không tốt, khó có được quí nhân phù trợ. Chỉ cần đặt ở phòng khách bức tranh non nước cỡ lớn, hoành tráng hùng vĩ hoặc để sáu đồng tiền bạc ở vượng vị là có thể hóa giải được.
(25) Trùng sát
Nếu nhà ở hướng về phía có ăng ten, ống nước thải thì giống như một vật có hình con sâu, và nếu hướng thẳng về phía cửa phòng khách, cửa sổ phòng bếp hoặc cửa sổ phòng trẻ con thì sẽ dẫn đến hay gây chuyện lôi thôi, công việc không thuận lợi, con cái dễ mắc bệnh dạ dày. Có thể đặt một con gà trống bằng đồng ở cửa sổ để hóa giải
► Xem bói ngày sinh để biết tình yêu, hôn nhân, vận mệnh, sự nghiệp của mình |
Trong Phong thủy có nhiều cách để tăng vận may tình cảm, và các mối quan hệ, trong số đó có những cách dành riêng cho tuổi Tỵ. Củ thế như thế nào chúng ta cùng đọc bài viết sau để biết cách tăng vận may cho người tuổi Tỵ nhé!
Nội dung
– Năm Tỵ là các năm: 1917, 1929, 1941, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001.
– Tỵ là con giáp thứ 6 trong vòng tử vi. Tỵ thuộc hành Hỏa.
– Giờ Tỵ vào khoảng từ 9-11h sáng.
– Hướng la bàn của Tỵ là 15 độ, từ 142,5 độ đến 157,5 độ.
– 15 độ cung Tỵ nằm ở trong 45 độ của hướng Đông-nam. Khu vực rất may mắn cho người tuổi Tỵ. Theo sơ đồ sau:
Để cung cấp năng lượng cho vận may chủ về tình yêu và các mối quan hệ, có nhiều biểu tượng mà người tuổi Tỵ có thể áp dụng:
– Đặt vật phẩm con Rắn trang trí ở khu vực Tỵ trong nhà (khu vực này được tính trong 1 góc 15 độ, của 45 độ hướng Đông-nam theo hướng la bàn). Đó là tính theo Đại Thái Cực, nhưng rất khó, vì gặp phải chỗ không như ý như phòng vệ sinh, bếp, kho v.v…
– Tuy nhiên, điều này sẽ mang lại vận rủi nếu như khu vực 15 độ cung Tỵ, từ 142,5 đến 157,5 độ. 15 độ cung Tỵ nằm ở trong 45 độ của hướng Đông-nam bị ảnh hưởng xấu do có nhà vệ sinh hoặc nhà bếp ở đó.
– Vì vậy cách tốt nhất là chọn theo Tiểu Thái Cực, là đứng giữa trung tâm phòng khách hay phòng ngủ, để chọn 15 độ cung Tỵ, từ 142,5 đến 157,5 độ. 15 độ cung Tỵ nằm ở trong 45 độ của hướng Đông-nam để đặt vật phẩm là con Rắn.
– Tuổi Tỵ còn có hai khu vực khác rất tốt, đó là khu vực 15 độ cung Dậu và 15 độ cung Sửu.
– 15 độ cung Dậu, từ 262,5 độ đến 277,5 độ. 15 độ cung Dậu nằm ở trong 45 độ của hướng Tây. Tại đây đặt vật phẩm là con Gà, để kích hoạt năng lượng cho vận may chủ về tình yêu và các mối quan hệ được thuận lợi, hanh thông.
– 15 độ cung Sửu, từ 22,5 độ đến 37,5 độ. 15 độ cung Sửu nằm ở trong 45 độ của hướng Đông-bắc. Tại đây đặt vật phẩm là con Trâu, để kích hoạt năng lượng cho vận may chủ về tình yêu và các mối quan hệ được thuận lợi, hanh thông.
– Kể cả tuổi Dậu và tuổi Sửu cũng áp dụng giống như trên.
Khi xem phong thủy xây nhà bạn cần tập trung vào các vị trí quan trọng nhất của ngôi nhà để thiết kế sao cho phù hợp với phong thủy nhà ở. Vậy có những nguyên tắc gì để xác định được những góc phong thủy quan trọng này.
Bạn hãy sử dụng nguyên tắc: Nơi thường sử dụng nhất là nơi phong thủy quan trong nhất
Hoặc hãy tự trả lời các câu hỏi sau:
Thường thì con người mỗi ngày đều ngủ ít nhất từ 6 - 8 tiếng. Vì thế khi bàn về phong thủy nhà ở, nơi quan trọng nhất là giường và phòng ngủ.
Nói về cửa khí, vị trí phong thủy quan trọng nhất là cửa chính, cửa phòng ngủ và hướng cửa sổ.
Vì thế, yếu tố thời gian và không gian là trọng điểm đầu tiên cần được chú ý về mặt bố cục phong thủy trong căn nhà.
Bí mật lớn nhất trong phong thủy nhà ở, chính là nên sắp đặt phương vị và bố cục nơi sử dụng thường xuyên nhất như thế nào để có được vị trí phong thủy tốt cho bản thân và mọi người trong gia đình.
Nếu mỗi đêm bạn đều ngồi trước bàn đọc sách trong nhà, làm việc với máy vi tính, kinh doanh qua mạng, mua bán cổ phiếu, vậy thì bàn đọc sách bạn ngồi trong thời gian đó sẽ trở thành góc phong thủy quan trọng quyết định sự gia tăng tài phú hay sự phá tài của bạn.
Có thể thấy, việc bạn ngồi ổ đâu, nằm chỗ nào, quyết định bạn nên mất bao nhiêu thời gian và công sức để thiết kế phong thủy cho vị trí này.
Yếu tố quan trọng nhất, cốt lõi nhất của không gian phong thủy cá nhân chính là phải nắm bắt phong thủy của không gian quan trọng nhất đối với bản thân, tức là nơi mà mỗi ngày chúng ta thường sử dụng nhất để sinh hoạt, làm việc và học tập.
Tương tự, nếu bạn là nữ chủ nhân trong nhà, vậy thì nhà bếp chính là nơi gắn bó thường xuyên nhất của bạn. Một người làm vợ, làm mẹ, nhà bếp chính là nơi khẳng định tâm huyết, sự nỗ lực sáng tạo và chăm chỉ của bạn, cũng là nơi góp phần quyết định vận mệnh cũng như thành tựu của bạn. Sao có thể thờ ơ với phong thủy nơi này?
Thành quả lớn nhất của cuộc đời bạn là con cái có thể khỏe mạnh, thành tài hay không? Điều đó phần lớn được quyết định bởi sự sắp đặt, bố trí phong thủy nơi phòng ở của chúng. Mảnh đất phong thủy đó chính là kiệt tác công phu của bạn.
Vì thế, không cần đế ý quá nhiều đến phong thủy của những phòng ít sử dụng, cũng không cần thiết phải lãng phí thời gian sắp xếp phong thủy cho nhà kho hoặc những nơi nhân khí ít đến, những nơi nhân khí đến nhiều phong thủy mới thể hiện rõ giá trị.
Những nơi nhân khí đến càng lâu thì phong thủy ở những nơi này càng quan trọng. Lý luận này đưa vào ứng dụng trong phong thủy của văn phòng làm việc, cơ quan, công ty thì quan trọng là khu vực ra vào đông nhất, nơi đó nhất định là cửa chính.
Nếu giám đốc của một công ty thường bàn bạc với nhân viên đưa ra quyết sách trong phòng làm việc của mình, vậy thì phòng làm việc đó chính là nơi quan trọng nhất, nhưng nếu quyết sách lớn nhất của công ty đa phần được thống nhất trong phòng họp thì phong thủy của phòng họp cũng quan trọng như phòng làm việc giám đốc. Vì thế, phong thủy của bất kỳ nơi nào, bất kỳ tòa nhà nào, các yếu tố phong thủy được sắp đặt chi tiết hay không được quyết định bởi yếu tố tập trung nhân khí.
Phong thủy của nhà máy, dù bên trong hay bên ngoài phòng làm việc của giám đốc thì nơi có nhân khí cao nhất chính là nơi quan trọng nhất. Tại nơi đặt máy móc, nhân khí không nhiều, nhưng hướng của phong thủy cũng giảm thiểu tương ứng. Vì thế hàng hóa lại càng không hề có hiệu ứng phong thủy.
Hãy đặt câu hỏi: Mỗi ngày 24 tiếng đồng hồ, rốt cuộc không gian mà bạn làm việc và nghỉ ngơi chính là ở đâu? Bắt đầu từ hôm nay, bạn nên nắm vững cách bố trí phong thủy như thế nào cho mình, làm thế nào để phát huy hiệu quả cao nhất của phong thủy tất cả sẽ được quyết định bởi nơi tụ tập nhân khí của mỗi căn nhà
► Tham khảo thêm: Giải mã những giấc mơ và điềm báo hung cát |
Ảnh minh họa |
Tháng xá tội vong nhân là truyền thống của người Việt và nhiều nước theo đạo Phật khác. Trong tháng này, người ta thường cúng vàng mã, đồ ăn cho người thân đã mất và những linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa. Đây là một trong những phong tục rất nhân văn.
Đây là thời gian ma quỷ tập trung trên trần gian, những hồn ma lang thang thăm lại nơi chốn cũ nên để tránh ma quỷ vào tháng 7 âm, tốt nhất không làm các việc như tùy tiện đốt mã mà không cúng bái, đi chơi đêm, nhổ lông chân, ăn vụng đồ cúng, thức khuya, phơi quần áo ban đêm, nhặt tiền rơi trên đường, hù dọa người khác. Những việc ấy đều dẫn ma quỷ tới quấy nhiễu hoặc khiến quỷ khí vận vào người.
Trong bố trí, sắp xếp đồ đạc cũng phải lưu ý để tránh ma quỷ vào tháng 7 âm. Chuông gió là vật phẩm phong thủy có nhiều tác dụng tốt, tuy nhiên, nếu treo ở đầu giường thì “họa vô đơn chí”, từ cát hóa thành hung. Tiếng chuông gió kêu như tiếng chuông gọi hồn của các thầy pháp, thu hút ma quỷ. Khi ngủ là lúc con người yếu đuối và ít đề phòng nhất. Treo chuông gió gần chỗ ngủ thì dẫn dụ quỷ tới làm hại bản thân.
Trước khi đi ngủ nên quay đầu dép hướng ra ngoài để “đánh lạc hướng” ma quỷ, hướng chúng đi chỗ khác. Nếu quay mũi dép vào trong thì ma quỷ nhìn vào đó đoán biết có người trên giường sẽ tới làm hại.
Việc đi đứng, nói năng cũng cần thận trọng để tránh ma quỷ trong tháng 7 âm. Cây đa, góc tối, nơi vắng vẻ thường là chỗ trú ngụ của ma quỷ, nên tránh đứng lâu hoặc đi qua đó. Ma quỷ thấy hợp sẽ nhập hoặc theo về nhà. Nói năng không nên to tiếng, nói bậy sẽ gặp họa “vạ miệng” từ ma quỷ. Cần hòa nhã, nhỏ nhẹ, không thề thốt những điều viển vông.
Tránh làm các việc lớn trong tháng cô hồn như mua xe, làm nhà, xin việc, kí hợp đồng, cưới xin… Bởi tháng này là tháng của ma quỷ, âm khí thịnh thì làm gì cũng không hay, không những không thuận lợi, may mắn mà còn dễ gặp xui rủi, tai họa.
Một điều để tránh ma quỷ trong tháng 7 âm ai cũng phải biết là tuyệt đối không chặt cây to. Những cây lâu năm thường là nhà của ma quỷ, âm hồn, chặt đi thì chúng mất nhà nên thù oán, sẽ theo về nhà mình chiếm nơi ở hoặc quấy phá để trả thù.
Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng”, dẫu chưa có chứng cớ chứng minh tính chính xác nhưng chỉ là đôi chút việc nhỏ, không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày thì nên nghe theo để giữ yên ổn cho bản thân và gia đình. ST
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
êng để tạo cho bé một không gian riêng biệt – không gian cổ tích – nơi bé vun đắp những ước mơ của mình thành hiện thực thông qua cách trang trí mà bố mẹ đã dành cho bé.
Khi thiết kế phòng ngủ cho bé, bạn cần chú ý:
– Hướng thông gió và ánh sáng
Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi thiết kế phòng ngủ cho trẻ là bạn cần phải chú ý đến ánh sáng và hướng thông gióể Nếu trong phòng không có đủ ánh sáng sẽ khiến thị lực của bé giảm đi, hoặc căn phòng không được thông gió, quá bí bách sẽ khiến cho bé mắc phải nhiều căn bệnh về đường hô hấp.
Thêm vào đó, bạn cũng cần phải chú ý tới các nhân tố trong môi trường xung quanh phòng bé để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Ví dụ, nếu xung quanh phòng có các trạm điện thoại, các xưởng cơ khí… thì những tiếng ồn, tạp âm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ, làm giảm khả năng tư duy và gây ra những căn bệnh không tốt cho sức khỏe của bé yêu nhà bạn.
– Đồ nội thất trang trí trong phòng bé phải đơn giản, sạch sẽ và có chất liệu tốt.
Khả năng miễn dịch của trẻ còn rất yếu, bạn nên chú ý tới các chất liệu để xây dựng căn phòng của bé, không nên chỉ chú ý tới thương hiệu của sản phẩm mà bỏ qua tính an toàn cũng như sự phù hợp với bé.
Nếu có thể, bạn hãy sử dụng chất liệu thiên nhiên để chọn vật dụng cho bé vì các sản phẩm làm từ thiên nhiên sẽ an toàn hơn đốì với sức khỏe của bé.
Để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trẻ đệm giường ngủ của bé không quá cứng cũng không quá mềm.
Đồ chơi và vật dụng nên là những thứ có khả năng kích thích trí thông minh của bé. Bạn cũng nên cho bé biết về những thứ trong môi trường xung quanh bằng cách đưa tranh ảnh thiên nhiên vào phòng để bé làm quen.
Khi trẻ đến tuổi đi học, bạn nên giành cho bé một tủ đựng sách riêng, tạo cho bé có thói quen đọc sách
ngay từ khi còn nhỏ vì điều này rất có lợi cho não của trẻ em.
– Chọn màu sắc và tranh treo trong phòng trẻ Phòng của trẻ được trang trí càng đơn giản thì càng tốt. Tuy nhiên, sự đơn giản ở đây không có nghĩa là đơn điệu. Màu sắc và nội thất phòng trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tính của trẻ. Nếu bạn có thể thiết kế phòng của trẻ có càng nhiều màu sắc sặc sỡ thì sẽ rất có ích cho sự phát triển trí não và khả năng nhận biết màu sắc của bé.
Phòng của trẻ nên chọn những mầu nhạt, thanh nhã như màu xanh lam, xanh lục, vàng nhạt, hồng nhạt, không nên chọn những màu mang tính kích thích như đỏ sẫm hoặc tím sẫm, để tránh kích động trẻ.
Màu bạc, xám và trắng đem lại cảm giác lạnh lẽo, không phù hợp với phòng của trẻ, chỉ cần thay đổi màu vách tường thì không khí của gian phòng sẽ thay đổi theo.
Treo tranh ảnh trong phòng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành của trẻ. Trên vách tường nên treo những tranh về phong cảnh thiên nhiên và các loài vật để bé làm quen với môi trường tự nhiên, thêm yêu và có ý thức về thiên nhiên.
Giấy gián tường trong phòng của bé không nên có những hình thù quá kích động khiến bé bị ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển.
– Thiết kế mặt sàn trong phòng trẻ
Trẻ thường có tính hiếu động, mặt sàn trong phòng phải có tính ma sát. Sàn nhà của bé có thể được làm bằng gỗ tự nhiên để không gây ô nhiễm hoặc dễ dàng chùi rửa. Tốt nhất nên trải thảm trong phòng trẻ. Với tính bảo vệ cao bởi có độ mềm sẽ tránh làm trẻ đau khi bị ngã trong những tình huống bất ngờ xảy ra. Song, khi chọn thảm cần tránh những loại có chất liệu dễ gây dị ứng cho da của bé.
– Tạo chỗ chơi trong phòng trẻ
Để tạo được chỗ vui chơi cho trẻ, bạn không nên sắp xếp đồ đạc quá nhiều. Các đồ nội thất trong phòng phải có tính liên kết cao, không gây trở ngại cho di chuyển và có thể dễ dàng thay đổi vị trí trong một không gian.
Trẻ con hiếu động, thích tuỳ đâu vẽ đó, để không bị bẩn tường bạn có thể treo một tấm bảng trắng nơi trẻ hay nô đùa, để trẻ có thể tự do viết, vẽ. Như vậy vừa không phá vỡ tính trật tự trong phòng, vừa phát huy tính sáng tạo của trẻ. Cũng có thể lợi dụng những khoảng không ở góc tường, treo một tấm bảng ghi những thành tích trẻ tự tay làm để khích lệ trẻ.
► Mời các bạn đọc: Danh ngôn cuộc sống, những lời hay ý đẹp và suy ngẫm |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
► Mời các bạn đọc thêm: Những câu danh ngôn hay nhất mọi thời đại |
Trong cuộc sống, luôn có một số yếu tố cụ thể hoặc khu vực có tầm quan trọng hơn so với những thứ khác và phong thủy cũng vậy. Trong phong thủy nhà ở, các chuyên gia luôn luôn ưu tiên 3 khu vực quan trọng nhất, bao gồm cửa chính, phòng ngủ và nhà bếp, trước khi xem xét đến các khu vực khác.
Phong thủy tốt thu hút năng lượng dương mang lại sự giàu có và cơ hội vào cuộc sống của bạn. Ngược lại, nếu 3 khu vực không có đủ năng lượng tốt hoặc mang năng lượng tiêu cực, bạn có xu hướng bị sa vào các chướng ngại vật trong cuộc sống. Vì vậy, hãy cùng khám phá những cách cơ bản để áp dụng phong thủy vào các không gian này.
Phong thủy cửa chính
Cánh cửa chính được ví như "cái miệng" của ngôi nhà, vì vậy bạn cần phải đảm bảo rằng không có trở ngại hoặc tắc nghẽn ngăn chặn dòng chảy từ ngoài vào trong nhà. Bên cạnh đó, bạn có thể muốn diệt trừ năng lượng âm (sát khí) từ bên ngoài trỏ đến cửa chính. Đó có thể là các cạnh của bức tường đối diện với cửa hoặc thậm chí một cái gì đó xa hơn, như một góc của tòa nhà bên kia đường.
Phong thủy phòng ngủ
Phòng ngủ là một nơi mà chúng ta dành một phần ba cuộc sống của mình và nó là một không gian tĩnh để thư giãn. Do đó, điều quan trọng là chúng ta chăm sóc tốt cho các năng lượng trong phòng, cũng như vị trí đặt giường. Nói chung, hình dáng phòng ngủ nên là hình vuông hoặc hình chữ nhật, để cung cấp cho bạn một cảm giác thoải mái so với những căn phòng có hình dạng không đều.
Giường nên được đặt vào một bức tường vững chắc và đường chéo đối diện với cửa phòng. Bên cạnh đó, có thể lên giường được từ cả hai phía.
Phong thủy phòng bếp
Nhà bếp, đặc biệt là bếp nấu, là nguồn cung cấp thức ăn của ngôi nhà - tương đương với tiền bạc và tài chính của gia chủ. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ chủ nhà. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn giữ cho nó sạch sẽ và đảm bảo rằng tất cả các thiết bị gia dụng hoạt động, bếp luôn đỏ lửa. Ngoài ra, bếp lò và bồn rửa không nên để bên cạnh nhau vì lửa và nước đụng độ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Lại còn có một số Thần người nước ngoài xâm lăng nước ta, khi chết tạo sự bất an cho dân, như Nguyễn Bá Linh theo nhà Nguyên đánh Đại Việt, Trương phụ là tướng nhà Minh…cũng được thờ ở Ninh Bình, Quảng Ninh cho bớt sự quấy đảo… Nhưng các Thần người nước ngoài có công với chúng ta, thể hiện đạo đức phù hợp với bản chất dân tộc Việt được nhân dân tôn thờ, sùng kính. Ví như đền thờ Mỵ Ê ở Lý Nhân, Hà Nam, là vợ vua Chiêm có khí tiết đáng kính. Triệu Trung là tướng nhà Tống theo Đại Việt đánh giặc Nguyên được thờ ở Cao Đài - Mỹ Thành – Nam Định và đặc biệt Tứ Vị Thánh Nương, triều đình Nam Tống kháng chiến đế quốc Mông – Nguyên không thành, cơ đồ nhà Tống tan nát, hận mất nước mang nặng, tình nguyện âm phù cho Đại Việt đánh giặc cũng như nhân dân Việt làm ăn, phát triển sĩ, nông, công, thương… được dân gian chiêm ngưỡng rộng rãi khắp Trung, Bắc, Nam và lịch đại phong tặng danh hiệu Thượng đẳng thần.
Việc sùng bái này tuy có thời sóng gió, nhưng một vài thập kỷ gần đây được phục hồi, Nhà nước quan tâm tu bổ di tích như đền Cờn - Nghệ An, đền Mẫu – Hưng Yên, đền Lộ - Hà Nội, đền Ninh Cường, đền thờ Mẫu ở Thái Bình, đền các xã Quần Anh cũ, đền xã Trực Khang – Nam định… Phải chăng đạo nghĩa dân tộc, tầm nhìn tổ tiên đã vượt qua biên giới, nói cách khác là đã có quan điểm toàn cầu. Quý hoá thay, đáng kính thay! Riêng với Nam Định nay (vì Nam Định xưa, đầu thế kỷ 19 quản lãnh cả Thái Bình và một phần Hưng Yên) tục thờ Tứ Vị Thánh Nương còn được khôi phục ở khá nhiều nơi, đặc biệt vùng biển, nay thuộc huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh. Xin dẫn chứng lịch sử tôn thờ Tứ vị, với công trình khẩn hoang mở đất phía Nam sông Cường Giang (nay là sông Ninh Cơ) để có được phần lớn đất đai huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh ngày nay. Theo di tích, truyền thuyết địa phương thì các cụ tổ sáng lập đất Quần Anh là Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập (địa chí ghi là Tứ tính) cùng chín họ Lại, Nguyễn, Lê, Bùi… (địa chí ghi là Cửu tộc) vượt sông Cường Giang, từ vùng Tương Đông - Trực Ninh sang khai hoang lấn biển vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, khi điền địa hình thành, lập xóm trại, họ đã lập đền thờ. Phần này trong sách chép tay Quần Anh tiểu sử của Tiêu Viên Hoàng Diễn (1872-1914), do Phương Châu Đoàn Ngọc Phan dịch và chú thích năm Ất Sửu 1985, mục xây dựng đền, miếu, đàn, chùa và bi ký có ghi: “Nguyên trước đền thờ Tống Thái hậu (người họ Dương là vợ vua Tống Độ Tông, mẹ Tống Đế Bính cùng hoàng hậu và hai công chúa bị nạn giặc Mông - Nguyên chết đuối ở bể năm Kỷ Mão 1279). Đền Bóng trước tại xứ Cồn Khuôn bị xã Cát Chử chiếm mất, bèn lập lại đền Bóng tại phía Bắc sông Trệ (nay thuộc cầu Xẻ, xã Thượng). Tương truyền khi Tú Tổ khai trương, phía đông có đền xã Quần Mông, phía tây có đền thờ Tống hậu còn gọi là Tứ Vị Thánh Nương (do ai xây, xây từ bao giờ?... Các tổ nhân sẵn đền cũ tu bổ lại, đúc tượng đồng phụng sự… Niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ 13 mới đúc tượng đồng ở đền Bóng sông Trệ lại trang hoàng từ vũ. Diện tích khu đền rộng hơn một mẫu, nước hồ trong vắt, cây cối um tùm, nhân dân kỳ đảo linh ứng, trải qua nhiều triều đại có sắc phong… Sau khi Quần Anh phân làm ba xã (1804) đến năm Minh Mạng thứ 2 (1821), xã Hạ lập đền Bóng tại phía bắc chợ Đông Cường, xã Trung, xã Thượng vẫn thờ tại đền Bóng phía bắc sông Trệ. Năm Thành Thái thứ 10 (1890), xã Trung mới lập đền Bóng ở phía nam sông Trà, phía đông Cầu Đông. Từ đó các xã đều có đền Bóng riêng, tục gọi là đền Chánh. Còn đền tại Vĩ Châu do Ninh Cường phụng sự, nhưng hai xã Thượng và Trung thay phiên nhau hàng năm lên kinh tế”… Như vậy, trong vòng 5-7 km, các xã giáp nhau đều có đền Bóng thờ Tứ Vị Thánh Nương. Theo truyền thuyết đây là đời sống tinh thần của dân khai hoang mở đất Quần Anh. Sách Quần Anh dấu xưa mở đất của Trần Xuân Mậu (Hội Văn học nghệ thuật Nam Định - 2002) còn ca ngợi đền Chánh xã Trung là công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Thợ nề Quần Anh có tài nặn, đắp, tạo hình…Đôi nghê chầu do hai phó nề quây cót đắp thi khá thành công, đã có thơ ca ngợi… Gần 4 ngôi đền phía nam sông Cường Giang, phía bắc sông có đền Lạc Chính nay thuộc xã Trực Khang, huyện Trực Ninh. Lịch sử lập đền vào cuối thế kỷ 19, xin chân nhang ở đền Ninh Cường (cửa biển Lác) về thờ và ngày càng tu bổ đẹp đẽ, lại là cơ sở cách mạng, kháng chiến của địa phương. Đơn cử một số điểm thờ Đại Càn Thánh Mẫu, hoặc Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định để chúng ta tìm hiểu về nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của Tứ Vị Thánh Nương đối với cộng đồng dân tộc Việt. Có thể có sự đồng cảm bởi Vương hậu, Vương phi nhà Tống vì kháng chiến chống kể thù chung Mông – Nguyên. Có thể bởi đức độ giữ chư tiết nghĩa mà ngọc phả dẫn, phù hợp với chất đạo lý dân tộc, hoặc do sự âm phù vua Trần Anh Tông cho nên biển lặng, sóng yên giúp quân Trần nhanh chóng chinh phạt kẻ thù phương Nam thành công, hay có sự anh linh, một niềm tin nào đó cho sĩ, công, nông, thương Đại Việt trước kia, rồi Đại Nam, Việt Nam chúng ta ngày nay cầu được ước thấy, mưa thuận gió hoà, thuận buồm xuôi gió…dẫn đến đời sống ấm no, hạnh phúc mà dân gian hết lòng tôn kính, lập đền thờ tự.
Hoặc do dân quê thuần phác, đời sống khó khăn, trong công cuộc khai hoang lấn biển, nhiều lần nước mặn phá vỡ đê biển, nhiều lần tràn ngập cướp đi hàng ngàn, hàng vạn ngày công… dân quê không còn cách nào hơn là lập đền ở Vĩ Châu, rồi sau là đền Chánh, đền Bóng thờ Tứ Vị Thánh Nương mong sự cứu độ và đây là liều thuốc an thần, giúp dân khai phá thành công, thiết lập làng xã với một nếp sống nông thôn nghĩa tình, có từ đường thờ tổ, văn đàn, võ đàn, đền, miếu, chùa cảnh, thờ Thần, Phật, Tổ lập lăng. Còn chấn hưng việc học, xây cầu, lập quán tạo cuộc sống đầy đủ vật chất, chu đáo về tâm linh cho dân. Đây là văn hoá bản địa, văn minh bản địa khá tiêu biểu ít nơi có. Và để minh chứng xin trích dịch “Tân đình bi ký” (1815) tại xã Trung, nay là Hải Trung, Hải Hậu, Nam Định. … “Đất ta cổ truyền là đất chua mặn, cát chữa nên ruộng, bằng phẳng bốn bề, chỗ cao có thể dựng nhà cửa, chỗ thấp có thể cấy dâu gai, ngàn mẫu tạo nên mà trăm nhà dựng, xanh tươi sầm uất thành vũ trụ trời Nam… từ niên hiệu Hồng Thuận chung nhau một xã, đình làng cùng chung, chợ cùng nhau họp, cầu cùng nhau leo, đều cùng nhau cúng. Năm Giáp Tý (1804) mới cắm mốc chia làm ba làng”… Văn bí chùa Phúc Sơn (Quần Phương Trung, Phúc Sơn tự ký) lập năm 1932 còn ghi: … “Năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) lập thành tên xã Quần Anh, dựng đền Quốc Mẫu tối linh Thần ở thôn An Cường, nguyên trước là thôn Tây Cường, nay là xã Ninh Cường, cửa bể sông Lác bãi Vĩ Châu, dựng thêm đền Bóng ở cửa sông Trệ, dựng chùa thờ Phật gọi là chùa Phúc Lâm”. Những dòng chữ Hán của người xưa, muốn cho cộng đồng cư dân Nam Định ghi nhớ dấu tích đời sống tinh thần trong đó có tục thờ Tứ vị, cũng như đức tin của người Nam Định đối với các vị Thần Tổ lập biển lập làng, tạo an sinh xã hội”
Nhìn chung các di tích thờ Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định khá lớn, khá nhiều, thường có hai hoặc ba toà chính, có hệ thống tường hoa, cột trụ vây quanh tạo khuôn viên nội chữ đinh, hoặc nội chữ công, ngoại chữ quốc, quy mô hoành tráng. Phần thư tịch, câu đối đều có nhắc tới nạn xâm lăng của nhà Mông – Nguyên, triều đình Nam Tống bị diệt vong, thái hậu cùn ba con bị nạn trôi đến Càn Môn - Quỳnh Lưu - Nghệ An, nêbn dân gian coi đền Cờn - Nghệ An là nơi phát tích, hàng năm vẫn có người vào đền Cờn dâng lễ tỏ rõ lòng thành, không 1uên gốc. Đơn cử câu đối đền Lạc Chính nay là xã Trực Khang ghi: Nam Hải thần phong thiên hữu sắc Cần môn ba tố địa giai binh Tạm dịch: Nam Hải thần do trời ban sắc, Cầu môn nổi sóng đất anh linh. Lễ hội ở đây, ngoài việc tế lễ, ngày 7 tháng giêng có lệ thi trâu béo, khoẻ. Để làm việc này, ngay từ ngày 6 tháng giêng các giải pháp tắm rửa cho trâu, cho trâu ăn no, lại trang trí trên đầu, trên sừng trâu. Các nhà trong giáp góp gạo thổi xôi làm lễ, tối mồng 6 thắp đuốc rước trâu. Người cưỡi trên lưng trâu giơ cao ngọn đuốc và đoàn người trống chiêng hối hả theo sau. Đoàn rước có tới hàng chục con trâu béo, trâu đẹp được tập trung để dự thi, con nào đạt thì được giải. Lệ này được duy trì cho mãi đến ngày nay, vừa khích lệ tinh thần chăn nuôi tạo sức kéo, vừa nhớ lại chuyện xưa trẻ trâu thấy đền Cửa Lác thờ, bắt chước đắp đất làm đèn, vì thế các cụ mới sang Ninh Cường xin chân nhang về thờ… Theo sách Thần tích Việt Nam của Lê Xuân Quang – Nxb Thanh Niên, 2003, thì thôn Thiện Đăng, xã Thời Mại, huyện Tây Châu, Nam Định có 2 tướng Đinh Thuyên và Nguyễn Phụng dưới trướng Trần Quốc Điền, theo lệnh của Hưng Đạo Đại vương đem 500 quân vào Châu Hoan do thám tình hình địch, trong cuộc kháng chiến lần thứ II – 1285. Nhưng kế hoạch bại lộ, bị địch truy đuổi, các ông cho quân sĩ lên bờ rút lui, bỗng trông thấy đền thờ Tứ vị, liền vào đền khẩn cầu kêu xin âm phù. Ít phút sau trời đất tối sầm, sấm chớp nổi lên, gió bão ập đến làm cho thuyền giặc gãy cột buồm trôi dạt trở lại. Quân ta thừa cơ tấn công, địch rút chạy, thu được hon chục thuyền chiến… Biết chuyện đánh thắng quân Toa Đô có nhờ sự âm phù của Thần ở Càn Hải. Vua Trần ban phong “Càn Hải Tứ vị linh thần”. Lại cho vàng bạc tu sửa đền thờ… Đáng tiếc một thời, các đền thờ Tứ vị nhiều nơi bị cấm đoán, thậm chí phá công trình, tẩu tán đồ thờ. Nhưng do ý thức tôn trọng Tứ vị trong dân gian, họ vẫn ngấm ngầm tìm đi các nơi cầu đảo Thánh Nương phù hộ. Các tư liệu, câu đối còn lưu, ca ngợi sự âm phù của Tứ vị cho triều đình chống ngoại xâm thắng lợi, âm phù cho các thuyền buôn, thuyền đi trên biển, trên sông an toàn. Tài liệu của ông Lê Xuân Quang còn ghi lại đạo sắc ngày 4/12 Quang Trung thứ 5 (1793) trong văn có câu: “Phi tự Đại Tống ngật kim tích tại Tiên tảo, danh tại sử, tướng duy ngã Việt lập quốc, công ư đế thế, trạch ư dân”. Tạm dịch: - Trải từ thời Đại Tống đến nay, dấu tích ghi trong sổ người Tiên, tiếng tâm ghi tự điển. - Âm phù nước Việt ta lập quốc, công giúp nhà vua, ơn sâu với dân cũng thấm nhuần khắp mọi nơi. Đạo sắc trên đây ở đền Hương Nại, xã Yên Nhân, Yên Mô, Ninh Bình phong Tứ vị là người Tiên. Liệu đây có là nguyên nhân để trong điện Thần tứ phủ có văn chầu Đại Càn Thánh Mẫu. Ảnh hưởng của Tứ vị được nhân lên, được dân gian hàon toàn đưa vào nội đạo của dân gian Việt Nam. Xin giới thiệu lại văn chầu Đại Càn Thánh Mẫu, sưu tầm trong những người hát văn ở Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng. Gương tứ đức sáng cùng nhật nguyệt, Nghĩa tam tòng tỏ hết Bắc Nam, Ngàn thu thơm nức hương lan, Đời càng ca tụng, tích càng hiển dương… Đức lồng lộng muôn dân khôn lượng, So bể, trời hình tượng cao sâu Sáng soi khắp chốn đâu đâu, Thơm danh Dương Thị hồi đầu Tống gia Trăm họ nức âu ca cổ vũ, Bốn bộ đều áo mũ đai xiêm. Khắp hoà Thuấn nhật, Nghiêu thiên, Đã vui cõi thọ lại lên xuân đài, Đang vui lúc lòng trời yên thuận, Quốc gia đều hoà khí xuân phong. Sau vì nhất quốc tam công, Người Nguyên ác độc đặt bày mưu mô. Nhà Tống phải thiên đô châu Quảng, Bóng tà dương soi rạng bể Nam. Thợ trời khôn tỏ cơ hoàn, Chúa tôi một dạ những toan phục hồi. Giang sơn Tống dẫu mười còn một, Có lẽ đâu chịu mất ngay đi. Ngoài thì tướng sĩ phù trì, Trong thì Thánh Mẫu khuê nghi luận bàn. Người son phán mà gan vàng đá Việc binh nhung vững dạ kiên tâm. Thần dân báo đáp quân ân, Nặng tình sơn hải mấy thân liễu bồ. Quyết giữ lại cơ đồ nhà Tống, Hẳn không dung những giống bất nhân. Lại khuyên võ tướng mưu thần, Gắng công vì nước đền ơn sinh thành… Nghe dụ chỉ quân dân quyết đánh, Nhưng khôn đua sức mạnh quân Nguyên Mới hay thành bại do thiên, Cơ huyền vẫn giữ, cơ huyền vẫn xoay. Cuộc thế sự hết bày trò rối, Trận Nhai Sơn hết đỗi gian nan… Lênh đênh trên biển liều thân, Quyết lòng thu thập quan quân phục thù, Nhược chẳng được mặc cho thuyền lắng, giãi gan cùng trời trắng bề trong. Ôi thôi thả lá giữa dòng, Qua ba bực sóng đều cùng thảnh thơi. Ấy mấy biết người trời khác giá, Trải gian nguy vẫn dạ trung trinh. Chí thành Phật cũng chứng minh. Bè từ đã đón thênh thênh lên ngồi Phép Phật độ tỉnh rồi mới biết, Chùa La Sơn Nam Việt là đây. Ung dung ở chốn am mây Khấu đầu lễ Phật giãi bày vân vi… Độ bốn vị đều nên Thần phúc, Hoá chân thân bốn khúc trầm hương. Gió đưa thoảng ngát một phương, Hào quang trước mắt ngư phường khô hay. Thuyền qua lại mấy ngày mới hiển, Rước lên thờ kính tiến khói hương. Nhờ ơn từ đấy mấy làng Lưới chài phong vận bạc vàng đầy chen. Đua cầu phúc lập đền tế lễ Độ cho người sông bể biết bao Kể chi giông tố ba đào Kêu cầu khắc ứng chuyện nào cũng yên… Công hộ quốc thơm ghi Nam sử, Lễ suy tôn khởi sự Đông – A Mẫu về chắc giáng điện toà Khuông phù đệ tử vinh hoa thọ trường. Như trên đã nói về ý thức người Quần Anh trong việc tôn thờ Đại Càn Thánh Mẫu. Ý thức trân trọng này được ghi vào tục lệ của làng. xin trích dẫn đôi điều cần thiết. Ngay trang đầu “tục lệ vào đám” có ghi: “Khoảng thế kỷ thứ 15, tiên tổ Quần Anh từ Tương Đông xuống khẩn điền lập ấp. Lúc đó đắp đê bể rất gian khổ nên đã lập đền thờ Tống hậu ở ngay cửa bể Lác Môn (đền Ninh Cường ngày nay) để cầu Thần ủng hộ”… “Khi xã Trung chưa làm đền Chánh, mỗi lần vào đám phải xuống xã Thượng rước kiệu Thần về đình… phải hưng công lập dịch bồi trúc con đường rước Thánh cho thật cao ráo, bằng phẳng. Ngoài ra các con đường khác cũng phải sửa chữa cho tiện đi lại và đón khách gần xa”. Theo lệ tục, những người rước Thánh phải là đàn ông, con trai đi rước, hoặc đi xem hội trên đường, còn các cụ già, đàn bà, em nhỏ thì đi thuyền dưới sông, nên sông Giữa, sông Múc nằm cạnh đường rước phải sửa, vét lại. Phàn đường, phần sông xã phân giao cho các giáp, các xóm, các tư nhân đảm nhận dưới sự kiểm soát của ban đốc công. … Đền Chánh là nơi khởi đầu cuộc rước phải tu sửa cho thật uy nghi, xứng đáng như cung điện Tống triều. Còn các đền khác cũng sửa sang cho tốt để quan khách trông vào. Xã lo phí tổn tu sửa đền Chánh, còn các đền khác các giáp tự lo… Khoản đồ rước như cờ, áo, kiệu, võng, tàn quạt, chiêng trống, gươm, roi… phải bắt tay từ năm, bảy tháng trước. Thợ thêu, thợ mộc, thợ sơn… mỗi hiệp hàng chục người phải làm liên tục…”. Tục vào đám còn ghi tỉ mỉ các khoản đóng góp, phân công cử người vào đám, đề chương trình tế lễ, đề nhật ký tiến cúng cho các giáp, quy định bầy đám, bầy điểm để phô trương văn vật địa phương. Đám do xã lo, thường bày giữa đình là gian thờ kiệu Thần nên phía trên và 4 mặt căng phủ màn thêu, hai gian bên thì đơn giản hơn, ngoài rạp cũng căng phủ màn, treo câu đối, cửa võng…Đồ thờ Thần có sập ngữ, võng ngự theo nghi thức hoàng hậu, hai bên tả hữu thiết đồ thờ theo nghi thức vương công. Điếm hát do các giáp lo nhưng cũng phải tươm tất, xứng với danh vị chủ nhân của giáp. Lại phân chia điếm văn, điếm võ,điếm thể sát để giải quyết mọi pháp lý, điếm đoàn áp (trị an, tuần phòng), điếm tổng cờ (chỉ huy thi đấu cờ), điếm tướng cờ nam, nữ… Phần rước Thần được ghi chép tỉ mỉ, nào phân công cầm “lộ bộ” (đi rước kiệu Thánh), nào người cầm mã đao, cầm cờ “thanh đạo” (dẹp đường), cầm tán, biển có chữ “tĩnh túc” (nghiêm tĩnh), “hồi tỵ” (tránh lại), cờ nhật nguyệt, bộ trống ngũ lôi (10 người), cầm thập kỳ (cờ đỏ viền xanh trắng, hoả xanh) rồi cầm tán, cờ ngũ hành “kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ”, cờ bát quái, tán, tàn… Ngay các hiệu lệnh, trống, chiêng cũng ghi chép tỉ mỉ, các phường hội sư tử, múa rồng, phường động, phường chèo, các trò đi kheo, đô vật… cũng được phân công, trước sau rất cụ thể. Nêu vấn đề trên để thấy việc tế lễ trịnh trọng như thế nào, nghiêm chỉnh như thế nào nhất là vai trò Thàn đền Chánh – Tứ Vị Thánh Nương là chủ chốt, oai linh nhất đối với dân Quần Anh – Nam Định nh thế nào. Phần cỗ rất linh đình. Có cỗ mặn, cỗ chay. Xin đề cập lễ rước cỗ chay tại xã Trung, nay là xã Hải Trung. Ngày 7 tháng giêng lễ khai hạ, lại là dịp kỷ niệm Đại Càn Thánh Mẫu cùng Tam vị, nên ngoài việc tế lễ, sang đêm ngày 8 tháng giêng tổ chức rước cỗ chay. Rước cỗ chay thường làm hai lễ, một lễ sang đền Chánh thờ Tứ vị, một lễ rước sang đền Khải xã, thờ liệt tổ khai sáng Quần Anh. Cỗ đặt trên “mân dàn” (mâm có nhiều tầng). Giữa bày hòn non bộ, bốn góc bầy tứ linh. Đi rước kiệu có đinh nam bưng mâm bồng có trầu rượu cùng cờ, quạt, chiêng trống… Cỗ chay thường có các loại bánh như bánh xu xê, nhựa mận, bánh dứa, bánh quế, bánh nhãn… Những cỗ chay cũng là nét riêng của từng địa phương, dùng sản phẩm riêng của địa phương. Ví như dùng quả đu đủ trổ thành các hoạ tiết, nấu thành mứt trong như kính rồi cắm vào tấm bánh, bày lên đĩa xung quanh có các thứ bánh chay. Mâm cỗ chính có 120 đĩa, các mâm bồng phụ, khoảng 12 đĩa làm toàn bằng ngũ cốc, nông sản, hoa quả. Điều đặc biệt là khi rước Thánh qua thôn xóm nào đèu có sự nghênh tiếp trịnh trọng. Việc này còn có câu đối lưu lại. Tạm dịch: Đền Thần mới sửa bên sông Trệ Kiệu Thánh mừng qua trạm xã Trung Hoặc câu: Âu ca một hội Xuân sau trước, Lễ nhạc trăm năm nghĩa láng giềng. Câu đối trên còn chứng tỏ đất Quần Anh sau khi tách làm ba, vẫn giữ được tình nghĩa làng cũ, nhất là ý thức đối với Tứ vị. Thần linh, coi như Thành hoàng che chở cho dân khẩn điền, lấp biển thành công. Riêng xã Hạ (nay là xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu) lễ hội trong khu di tích thờ Phật, thờ Đại Càn Thánh Mẫu, thờ Liệt tổ, thờ Mẫu Liễu Hạnh, thờ Trần Hưng Đạo, xưa vẫn lấy ngày 6, ngày 7 tháng giêng là trọng tâm. Truyền thuyết cho ngày này là kỷ niệm Liệt tổ và Tứ Vị Thánh Nương. Ngoài việc tế lễ, rước kiệu Thánh du xuânb còn có các trò vui như tổ tôm điếm, đấu cờ tướng, cờ người, hát chèo, hát Ả Đào. Hát chèo, hát Ả Đào ở đây có truyền thống. Bởi xưa đây là xóm chuyên nghề này, sau xóm chuyển thành phố với tên phố Cô đầu, nhân dân sống nhờ nghề này và đã lập miếu thờ “Cầm ca nhĩ tổ” (Tổ nghề đàn, ca). Hiện miếu thờ không còn, nghề cũ cũng mai một, nhưng trong ký ức về rạp hát Thanh Kỳ do nghệ sĩ Quách Thị Hồ mở hàng chục năm, rồi nghệ sĩ Linh Nhâm, người con quê hương cũng ít nhiều gợi lại về một địa phương có nghề cầm ca. Xa xưa nghề cầm ca phục vụ các đám hát trong ngày hội Thánh, hầu Dương hậu, vương phi có các chức sắc, quan lại về dự, sau nghề cũ không phù hợp, nhưng truyền thống nghề nghiệp còn bảo lưu, giúp cho phong trào ca hát, đội văn nghệ địa phương trưởng thành. Và ngày hội hiện tại có các chiếu chèo, hoặc các nghệ sĩ hát ca trù dưới con thuyền trôi lững lờ trên sông nước trước đền chùa, gợi cảnh lệ vào đám xưa kia của tiên tổ Quàn Anh. Tục thờ Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định nhen nhóm từ thế kỷ 15-16, thịnh hành vào các thế kỷ 17, 18, 19 và đầu thế kỷ 20. Đặc biệt nhân dân ở các cửa lạch, cửa sông và người làm nghề trên sông biển. Dân gian tin Tứ Vị Thánh Nương lúc nào cũng từ bi cứu độ muôn dân, như xưa đa âm phù giúp vua Trần, tướng Trần, cùng vua Lê đánh giặc, lại âm phù cho ngư dân vào lộng ra khơi đánh bắt cá, thương thuyền buôn bán sóng lặng, bể yên. Phù hộ cho việc khẩn hoang lấn biển, ngự trị được nước cường, sóng lớn cho đê biển vững bền… Sự hiển linh tạo thành đức tin và để đền đáp, kính cẩn thần linh, dân gian lập miếu tôn thờ, theo cách nhìn: Ai có công giúp nước, giúp dân thì thờ. Việc thờ tự có lễ, lễ dâng hương tưởng niệm và hàng năm hoặc 3 năm một lần vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu làng vào đám. Vào đám để biểu hiện lòng thành cao độ. Nhưng vào đám cũng bày vẽ quá đáng, khiến dân thôn phải phục vụ hao tổn sức người, sức của. Ấy vậy mà không ai bảo ai cứ cố gắng hoàn thành tục lệ tế lễ, hội hè do làng xã quy định. Bởi tâm linh mọi người; đây là giờ phút thể hiện sự thành tâm của con dân đối với liệt tổ mở đất, đối với Tứ vị thần linh âm phù cho nước bình yên, cho dân hạnh phúc theo đạo lý dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Phải chăng đây là bản chất ưu việt của cộng đồng cư dân Nam Định và như câu nói cổ nhân: “Thực kỳ tự giả, bất huỷ kỳ khí, ấm kỳ thụ giả, bất chiết kỳ chi”. (Ăn cơm không đập vỡ mâm bát, đứng dưới bóng cây không bẻ gẫy cành).
Hồ Đức Thọ - Chi hội trưởng Chi hội VHDG tỉnh Nam Định
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Ly kỳ những ghi chép và giai thoại
Về việc Gia Cát Lượng lấy vợ thì sách “Tương Dương ký” chép rằng: “Ở miền Nhữ Năm có một danh sĩ là Hoàng Thừa Ngạn, tính tình thanh cao, khoát đoạt và thành thực. Ngạn đến bảo với Lượng rằng: “Nghe anh kén vợ, tôi có đứa con gái xấu xí, đầu vàng, da đen, nhưng tài năng có thể phối hợp với anh được”. Lượng bằng lòng tức thì Ngạn đem con gái đến cho”. Người đương thời rất buồn cười về chuyện ấy, nên trong làng xóm hay nhắc câu: “Mạc học khổng Minh trạch phụ/ Chi đắc A Thừa xú nữ” (Nghĩa là “đừng học cách Khổng Minh kén vợ/ Chỉ được gái A Thừa xấu kinh”.
Gia Cát Lượng cùng người vợ Nguyệt Anh.
Còn giai thoại về chuyện tình của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh được ghi chép và kể lại khá nhiều, ví như chuyện ông quyết chí mai phục để tiếp cận “người đẹp”. Chuyện rằng, là người ham học hỏi, nghe nói ở Ngọa Long Cương có viên ngoại họ Hoàng, trong nhà Cát nhiều sách quý, Gia Cát Lượng bèn dời tới đây, dựng lều tranh ở gần để tìm dịp hội kiến. Thêm vào đó, tin đồn nhà họ Hoàng có cô con gái tên Hoàng Nguyệt Anh, nức tiếng khắp vùng là một tài nữ càng thôi thúc ông đến để có cơ hội gặp gỡ, kết giao. Biết được ý định của Gia Cát Lượng, Hoàng viên ngoại ra sức ngăn cản mà không hề cho biết lý do.
Trước tình hình đó, Gia Cát Lượng không hề nản lòng ông vẫn muốn dùng tài năng và học vấn của mình để thuyết phục Hoàng viên ngoại tác hợp cho mình và cô con gái nên duyên. Thế nhưng, một điều vô cùng bất ngờ xảy ra, đó là Hoàng viên ngoại tiết lộ, con gái ông có dung mạo vô cùng xấu xí, rất khó coi, rồi khuyên Gia Cát Lượng nên tìm ý trung nhân tài sắc vẹn toàn. Kể từ đó, thiên hạ rộ lời đồn thổi về nhan sắc “ma chê quỷ hờn” của tài nữ Nguyệt Anh.
Lại có sách kể rằng, tiểu thư họ Hoàng tuy hiền dịu, nết na, trí tuệ vẹn toàn, nhưng dáng vẻ thô kệch, xấu đến độ “ma chê quỷ hờn”. Gạt bỏ những lời đồn đó, Gia Cát Lượng quyết tâm cầu hôn người con gái kỳ tài.Trước sự nhiệt tình của Gia Cát Lượng, để thử thách ông, Hoàng Nguyệt Anh đưa ra hàng loạt câu hỏi để thử tài người đến hỏi cưới mình. Với sự thông minh và học thức yên thâm, để chiếm được trái tim người phụ nữ tài giỏi này, Gia Cát Lượng dốc hết tâm lực, tài trí, cuối cùng cũng thuyết phục được thiên kim tiểu thư họ Hoàng.
Tuy nhiên, một luồng ý kiến khách thì lại cho rằng Hoàng Nguyệt Anh trên thực tế là một người phụ nữ có nhan sắc mĩ miều, xinh đẹp tuyệt trần nhưng lại cố ý đeo mặt nạ xấu xí để tìm được “người anh hùng thực sự” của mình. Chuyện Hoàng viên ngoại loan tin con gái mình xấu xí, thô kệch chỉ cốt để thử thách lòng kiên trì và bản lĩnh cương nghị của Gia Cát Lượng. Lượng nghe tiếng Hoàng Nguyệt Anh tài giỏi phi thường, đã bất chấp mọi tin đồn về nhan sắc của bà và đến cầu hôn. Hoàng Nguyệt Anh đã thử thách trí tuệ, tài năng (qua trận pháp vườn đào) lẫn đức độ của Gia Cát Lượng trước khi chấp nhận cuộc hôn nhân này.
Dù sắc đẹp của Nguyệt Anh xấu đẹp thế nào đến nay vẫn còn gây tranh cãi, song người ra đều đồng ý rằng, bà là một người phụ nữ tài hoa xuất chúng, thông thiên văn, tường địa lý, bát quái ngũ hành, kì môn độn giáp, ngay cả binh pháp (thứ chỉ dành cho đấng mày râu) bà cũng rất am hiểu. Gia Cát tiên sinh thông binh pháp, ít nhiều phải kể đến công lao của bà.
Trong một vài tư liệu cũng có ghi, các phát minh “mộc ngưu lưu mã” (trâu gỗ ngựa máy), “nỏ bao” của Khổng Minh cũng đều có sự tham gia giúp đỡ của Hoàng Nguyệt Anh. Và cũng ít ai biết rằng “Long Trung sách” của Gia Cát Lượng cũng dựa trên sự gợi ý ít nhiều của bà. Nói chung Hoàng Nguyệt Anh là một hậu phương vững chắc và trợ thủ đắc lực của gia Cát Lượng, góp phần không nhỏ vào các thành công cuả ông sau này.
Sách “Khổng Minh đại truyện” có ghi rõ, thừa tướng Gia Cát sau khi xuất sơn, mọi việc ở nhà đều được Gia Cát phu nhận chu toàn, vợ chồng tương kính, chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xung đột gì. Nếu không nhờ có bà, Khổng Minh tiên sinh chưa chắc đã có thể toàn tâm phò trợ cho chủ tướng Lưu Bị.
Quà tặng người tình: Chiếc quạt lông
Tương truyền, vì ham mê võ nghệ, Hoàng Nguyệt Anh, với cái tên cúng cơm A Sửu, theo dọc danh dự trên núi. Sau khi hoàn thành việc học võ, bà được vị sư phụ tặng cho chiếc quạt lông vũ, cùng với hai chữ “minh”, “lượng” và dặn dò: “tên hai chữ này chính là đức lang quân như ý của con”.
Kỳ nhân Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng trong lần đầu tới cầu hôn, cô gái xấu xí tóc vàng, da đen đã tặng chàng một chiếc quạt lông và hỏi: “Gia Cát tiên sinh, có biết tại sao tôi lại tặng ngài quạt lông không?” Gia Cát Lượng nói: “Là lễ nhẹ nhưng nghĩa tình thì nặng phải chăng?” A Sửu cô nương nói: “Còn ý nghĩa thứ hai?”. Gia Cát Lượng suy nghĩ mà không thể giải đáp. A Sửu nói tiếp: “Thưa Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng mà, tôi phát hiện khi ngài nói tới Tào Tháo, Tôn Quyền thì chân mày hiện rõ ưu tư. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt những khi như vậy”.
Qua câu nói đầy ngụ ý của Hoàng Nguyệt Anh, Gia Cát Lượng có thể thấu hiểu được tâm ý của bà không muốn chồng mưu sự bất thành vì dao động tình cảm, và món quà bà tặng sẽ như thứ bảo bối giúp ông che giấu cảm xúc, suy nghĩ thực sự trước đối phương. Sau khi kết duyên cùng tài nữ Nguyệt Anh quạt lông vũ trở thành vật bất ly thân với Khổng Minh – Gia Cát Lượng. Ông luôn coi nó như thứ bấu vậy luôn phải nâng niu trân trọng. Chiếc quạt cùng áo bát quái và người vợ gắn bó từ thuở hàn vi vẫn là những bảo vật đáng giá nhất mà Gia Cát Lượng luôn gìn giữ bên mình.
Đường con cháu của nhà Gia Cát
Anh ruột của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn làm quan tại Đông Ngô với Tôn Quyền. Khi chưa có con, Gia Cát Lượng xin người con của Gia Cát Cẩn để làm đích tử và phong cho chức phò mã, nhưng với lòng công bình chính trực, Gia Cát Lượng xin Cẩn cho con đi vận chuyển lương thực thi hành quân dịch như các binh sĩ khác.
Sau khi Gia Cát Lượng sinh được hai con trai thì cho cháu của Cẩn về Đông Ngô hội họp với ông, vì con của Cẩn là Kiều đã chết ở mặt trận. Con cả của Lượng và cháu đích tôn đều bị chết trong những cuộc đánh quân nước Ngụy và con thứ hai của Lượng là Gia Cát Chiêm nối nghiệp.
Gia Cát Lượng mang hết tài năng chăm lo việc nội trị, ngoài lo đánh dẹp làm việc quá sức nên bị ốm và chết tại Gò Ngũ Trương, trong khi hành quân, thọ 54 tuổi. Mộ chôn tại Định Quân Sơn ở Miện Dương, không đắp lăng tẩm.
Cháu 36 đời sau của Gia Cát Lượng là Gia Cát Hy, làm quan với nhà Minh có lập gia phả cho nhà Gia Cát vào năm Sùng Trinh, tức năm Nhâm Thân. Các đời sau của dòng họ Gia Cát đến nay vẫn còn tiếp tục.
Theo Câu chuyện Pháp luật
Khí hậu miền Bắc dễ làm cát trắng bết lại
Sau chuyến du lịch tâm lịch tinh ở Nepal trở về, bà Vũ Thị Hạ (ở Đông Anh, Hà Nội) rất hoan hỉ vì đã xin được ít cát trắng mandala của các chùa mang về. Bà bảo nghe nói cát trắng này rất tốt, nên mang về định bốc bát hương cuối năm.
Bốc bát hương cuối năm là tín niệm dân gian, phổ biến ở một số vùng miền phía Bắc, thường làm vào dịp Táo quân chầu trời. Trong bát hương thường đựng cát hay tro sạch mịn và xốp để dễ cắm hương.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Cường (nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Phật học), gần đây một số người đi du lịch tâm linh ở các thánh địa nước ngoài có mang cả đất, cát từ đó về nhà bốc bát hương với quan niệm cát trắng là sự trong sạch. Tuy nhiên, đó là do lòng ngưỡng mộ của họ, chứ thực ra không phù hợp lắm. Bởi thời tiết ở Việt Nam khí hậu ẩm, nhất là phía Bắc, cát gặp ẩm và lâu ngày thì sẽ cứng lại, cắm hương rất khó.
Anh Lê Dũng, phiên dịch lâu năm cho các sư thầy ở Tây Tạng cũng cho rằng, cát trắng mandala là do những người tu ở mức cao, dồn toàn bộ tâm trí lực làm mandala cát đó (như ở Đại bảo tháp Tây Thiên). Thứ cát trắng này rất quý và sau đó thường sử dụng vào mục đích tâm linh hoặc đóng gói vào túi nilon đem theo người để cầu mong sức khỏe, an lạc và chủ yếu là dùng trong các việc tang ma như cho vào quan tài, hỏa thiêu… chứ không có tính chất tiền tài, vật chất (đạo Phật không có cầu tài, cầu tiền…) và không phải thứ để dùng thay tro bỏ vào bát hương.
Bốc bát hương tại nhà hay trên chùa?
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, từ xa xưa các cụ chỉ dùng tro để bốc bát hương. Hiện nay có hai xu hướng dùng tro: Một là dùng tro rơm, hai là dùng tro của hương.
Tro hương là xu hướng bốc bát hương mới, do ở các chùa thắp nhiều hương hàng ngày, họ tận thu tàn tro đó giã nhỏ, dần sàng lọc tro để dùng bốc bát hương. Nhưng dù dần sàng kỹ mấy thì sờ tay vào thấy vẫn lổn nhổn, không mịn được như tro rơm nên khi hương cắm sẽ không chắc chân. Thứ tro hương này cũng không tiện ở chỗ thời tiết nước ta mưa ẩm, gió mùa sẽ làm tàn hương hút ẩm, bết cứng lại và sau một thời gian sẽ khó cắm hương.
Bát hương Việt xưa nay các cụ dùng rơm mới đốt thành tro để bốc bát hương. Cuối năm vào vụ thu hoạch thóc nếp nên có rơm nếp thơm hơn rơm tẻ nên các cụ hay dùng tro đó bốc bát hương. Còn bây giờ đa số dùng tro được coi như tro “công nghiệp” đốt và đóng gói sẵn bán ở các chợ.
Dù sao thì tro hương vẫn nhẹ hơn cát. Nếu dùng cát cắm bát hương thì một thời gian cát đông cứng và khó cắm hương. Do đó lời khuyên của các nhà tâm linh là nên dùng tro nếp tự đốt, hoặc tro rơm ở các cửa hàng bốc bát hương tốt hơn cát, nhưng cần dần sàng kỹ để cho mịn, sạch không lẫn thứ khác.
Gần đây nhiều người đưa bát hương lên chùa bốc, nhất là với những nhà có thờ Phật. Vì họ cho rằng như thế bát hương sẽ rất tốt cho gia chủ nếu được nhà sư trực tiếp bốc. Tuy nhiên, các sư thầy không có thời gian để bốc bát hương cho từng nhà mà thường để các bà vãi bốc hàng trăm bát hương sắp đấy, chờ sư thầy về tụng kinh gõ mõ. Như vậy thì bát hương sẽ không linh vì trên chùa có nhiều vong, chẳng may vong nhập vào bát hương thì mang về nhà sẽ bị phá. Vì vậy, tốt nhất là bốc bát hương nên bốc tại nhà mình, đất nhà mình.
Bát hương với 7 món thất bảo
Khi bốc bát hương, các thầy cúng thường cho vào bộ cốt gồm: Thiết Vàng, Thiết Bạc, Thạch anh, Ngọc, Mã mão, Xà cừ, San hô đỏ để bát hương có trường năng lượng, linh khí, giúp con cháu có sức khỏe, làm ăn phát tài, phát lộc.
Theo khoa học, đá thạch anh có trường năng lượng cao nhất trong các loại đá, đem lại may mắn sức khỏe và tránh tà khí, chống phóng xạ. Ngọc may mắn, phú quý. Mã não giúp sức khỏe, hưng thịnh, trường thọ… Một số sư thầy thấy gia chủ nghèo sẽ dùng thất bảo là một đồng tiền giấy 500 đồng, 1.000 đồng, 10.000 đồng gói vào giấy trang kim đặt dưới đáy bát hương.
Ông Nguyễn Mạnh Cường (Viện Nghiên cứu Phật học)
1. Hướng nhà, hướng đất chuẩn phong thủy cho người sinh năm 1984 Giáp Tí
Thông tin cơ bản người sinh năm 1984 Giáp Tí:
Năm sinh âm lịch: Giáp Tí
Quẻ mệnh: Đoài ( Kim) thuộc Tây Tứ mệnh
Ngũ hành: Vàng trong biển (Hải Trung Kim)
Hướng nhà được chia làm 4 hướng chính và 4 hướng phụ, tương ứng với 8 quái, và cơ bản sẽ có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu, bạn sinh năm 1984 bạn sẽ thuộc quẻ Đoài.
Các hướng tốt gồm:
– Tây Bắc – Sinh khí : Phúc lộc vẹn toàn . Đông Bắc – Diên niên : Mọi sự ổn định . Tây – Phục vị : Được sự giúp đỡ . Tây Nam – Thiên y : Gặp thiên thời được che chở .
Các hướng xấu gồm:
– Bắc – Hoạ hại : Nhà có hung khí . Đông – Tuyệt mệnh : Chết chóc . Nam – Ngũ qui : Gặp tai hoạ . Đông Nam – Lục sát : Nhà có sát khí .
1. Nhà khoa học kể lại câu chuyện tâm linh
(Đọc trong Sự Sống Sau Cái Chết: Gánh Nặng Chứng Minh; Deepak Chopra; tiến sĩ y học; được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 anh hùng và biểu tượng của thế kỉ XX. Dịch giả: Trần Quang Hưng; NXB Văn Hoá Sài Gòn, 2010).
(Ông nói: Trường ý thức là cơ sở của mọi hiện tượng trong tự nhiên bởi vì khe hở tồn tại giữa mọi electron, mọi ý nghĩ, mọi khoảnh khắc thời gian. Khe hở là điểm khống chế, sự tĩnh lặng ở tâm của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện).
Câu chuyện, đã trở thành nổi tiếng trong tài liệu cận tử, thuộc về một nghệ sĩ tên là Mellen-Thomas Benedict chết vì u não năm 1982. Việc ông chết một tiếng rưỡi rồi hồi tỉnh thật không thể tin được đối với các tiêu chuẩn phương Tây. Trong Phật giáo Tây Tạng ông có thể được coi là một delog, và các kinh nghiệm của Benedict chi tiết như mọi câu chuyện của các delog khác. Tôi sẽ kể chi tiết câu chuyện này vì cuộc du hành của Benedict thực sự đã cung cấp cả một bách khoa toàn thư về cõi sau sự sống.
Ông phát hiện ra mình ở bên ngoài thể xác, nhận biết rằng thi thể vẫn nằm trên giường. Lĩnh hội mở rộng-ông có thể nhìn bên trên, xung quanh và bên dưới ngôi nhà của mình-và ông cảm thấy mình bị bao bọc trong bóng tối, nhưng chẳng bao lâu một ánh sáng chói lòa trở nên rõ rệt. Ông di chuyển về hướng ánh sáng, biết rằng nếu rơi vào đó ông sẽ chết.
Tại điểm này, Benedict đã ra một quyết định kinh ngạc. Ông đề nghị kinh nghiệm dừng lại và nó dừng lại. Việc ông tìm cách khống chế những gì xảy ra sau cái chết có thể không làm một rishi ngạc nhiên, nhưng nó gần như duy nhất trong tài liệu cận tử.
Benedict ra lệnh dừng lại như vậy để ông có thể nói chuyện với ánh sáng. Trong khi ông hành động như vậy, ánh sáng thay đổi hình dạng liên tục, khi thì tạo nên hình Chúa Trời hay đức Phật, khi thì chuyển thành các hình thù phức tạp như đàn tràng mandala hoặc các hình ảnh nguyên bản và các kí hiệu như ông muốn.
Ánh sáng nói với ông (hay chính xác hơn là truyền thông tin vào tâm trí ông) rằng người chết được cho “một vòng liên hệ ngược” của các hình ảnh tương xứng với hệ thống tín ngưỡng riêng họ: tín đồ Thiên Chúa giáo nhìn thấy các hình ảnh Thiên Chúa giáo, Phật tử nhìn thấy các hình ảnh Phật giáo… Là một cái vòng, người chết có thể đi vào bên trong kinh nghiệm và tạo hình nó, như Benedict đã làm. (Ánh sáng giải thích rằng ông là một ca hiếm; đa số người ta đi tiếp mà không hỏi gì cả).
Việc Benedict nhìn thấy nhiều hình ảnh hoán đổi nhau có thể liên quan tới niềm say mê các tôn giáo và truyền thống tâm linh của thế giới sau khi ông bị chẩn đoán mắc ung thư. Sau đó Benedict nhận ra cái ông nhìn thấy thực ra là ma trận Bản Ngã Tối Cao, mà ông mô tả là “mandala của linh hồn con người”; chính là hình mẫu vũ trụ của ý thức.
Ông nhận ra mỗi người có Bản Ngã Tối Cao là siêu linh mà cũng là kinh mạch trở về nguồn. Những thuật ngữ này, gần như không thay đổi, nghe giống Vedanta thuần túy. Điều này gây nên sự ngờ vực, bởi vì Benedict có thể bị các kinh sách Ấn Độ ông đọc cách đó không lâu ảnh hưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, về phía ông, kinh nghiệm đã trải qua là hoàn toàn bột phát và hiện thực.
Vào các ngày xung với năm tuổi (tuổi âm lịch), nên tránh và thận trọng trong mọi việc. Dưới đây là bảng xem ngày xung với tuổi âm lịch.
Vòng Giáp |
Ngày can chi cụ thể |
Năm tuổi bị xung – kỵ theo Can chi của năm tuổi cụ thể |
Các ngày cụ thể thuộc vòng Giáp Tý |
Ngày Giáp Tý |
Xung với các tuổi: Mậu Ngọ – Nhâm Ngọ |
Ngày Ất Sửu |
Xung với các tuổi: Kỷ Mùi – Quý Mùi |
|
Ngày Bính Dần |
Xung với các tuổi: Canh Thân – Nhâm Thân |
|
Ngày Đinh Mão |
Xung với các tuổi: Tân Dậu – Quý Dậu |
|
Ngày Mậu Thìn |
Xung với các tuổi: Nhâm Tuất – Bính Tuất |
|
Ngày Kỷ Tị |
Xung với các tuổi: Quý Hợi – Đinh Hợi |
|
Ngày Canh Ngọ |
Xung với các tuổi: Bính Tý – Canh Tý |
|
Ngày Tân Mùi |
Xung với các tuổi: Ất Sửu – Đinh Sửu |
|
Ngày Nhâm Thân |
Xung với các tuổi: Bính Thân – Canh Dần |
|
Ngày Quý Dậu |
Xung với các tuổi: Đinh Mão – Tân Mão |
Vòng Giáp |
Ngày can chi cụ thể |
Năm tuổi bị xung – kỵ theo Can chi của năm tuổi cụ thể |
Các ngày cụ thể thuộc vòng Giáp Tuất |
Ngày Giáp Tuất |
Xung với các tuổi: Mậu Thìn – Canh Thìn |
Ngày Ất Hợi |
Xung với các tuổi: Kỷ Tị – Tân Tị |
|
Ngày Bính Tý |
Xung với các tuổi: Canh Ngọ – Mậu Ngọ |
|
Ngày Đinh Sửu |
Xung với các tuổi: Tân Mùi – Kỷ Mùi |
|
Ngày Mậu Dần |
Xung với các tuổi: Nhâm Thân – Giáp Thân |
|
Ngày Kỷ Mão |
Xung với các tuổi: Quý Dậu – Ất Dậu |
|
Ngày Canh Thìn |
Xung với các tuổi: Giáp Tuất – Mậu Tuất |
|
Ngày Tân Tị |
Xung với các tuổi: Ất Hợi – Kỷ Hợi |
|
Ngày Nhâm Ngọ |
Xung với các tuổi: Bính Tý – Canh Tý |
|
Ngày Quý Mùi |
Xung với các tuổi: Đinh Sửu – Tân Sửu |
|
Các ngày cụ thể thuộc vòng Giáp Thân | Ngày Giáp Thân |
Xung với các tuổi: Mậu Dần – Bính Dần |
Ngày Ất Dậu |
Xung với các tuổi: Kỷ Mão – Đinh Mão |
|
Ngày Bính Tuất |
Xung với các tuổi: Canh Thìn – Nhâm Thìn |
|
Ngày Dinh Hợi |
Xung với các tuổi: Tân Tị – Quý Tị |
|
Ngày Mậu Tý |
Xung với các tuổi: Nhâm Ngọ – Giáp Ngọ |
|
Ngày Kỷ Sửu |
Xung với các tuổi: Quý Mùi – Ất Mùi |
|
Ngày Canh Dần |
Xung với các tuổi: Giáp Thân – Mậu Thân |
|
Ngày Tân Mão |
Xung với các tuổi: Ất Dậu – Kỷ Dậu |
|
Ngày Nhâm Thìn |
Xung với các tuổi: Bính Tuất – Giáp Tuất |
|
Ngày Quý Tị |
Xung với các tuổi: Đinh Hợi – Ất Hợi |
Vòng Giáp |
Ngày can chi cụ thể |
Năm tuổi bị xung – kỵ theo Can chi của năm tuổi cụ thể |
|
Các ngày cụ thể thuộc vùng Giáp Ngọ |
Ngày Giáp Ngọ |
Xung với các tuổi: Mậu Tý – Nhâm Tý |
|
Ngày Ất Mùi |
Xung với các tuổi: Kỷ Sửu – Quý Sửu |
||
Ngày Bính Thân |
Xung với các tuổi: Canh Dần – Nhâm Dần |
||
Ngày Đinh Dậu |
Xung với các tuổi: Tân Mão – Quý Mão |
||
Ngày Mậu Tuất |
Xung với các tuổi: Nhâm Thìn – Bính Thìn |
||
Ngày Kỷ Hợi |
Xung với các tuổi: Quý Tị – Đinh Tị |
||
Ngày Canh Tý |
Xung với các tuổi: Giáp Ngọ – Bính Ngọ |
||
Ngày Tân Sửu |
Xung với các tuổi: Ất Mùi – Đinh Mùi |
||
Ngày Nhâm Dần |
Xung với các tuổi: Bính Thân – Canh Thân |
||
Ngày Quý Mão |
Xung với các tuổi: Đinh Dậu – Tân Dậu |
||
Các ngày cụ thể thuộc vòng Giáp Thìn |
Ngày Giáp Thìn |
Xung với các tuổi |
Mậu Tuất – Canh Tuất |
Ngày Ất Tị |
Xung với các tuổi |
Kỷ Hợi – Tân Hợi |
|
Ngày Bính Ngọ |
Xung với các tuổi |
Canh Tý – Mậu Tý |
|
Ngày Đinh Mùi |
Xung với các tuổi |
Tân Sửu – Kỷ Sửu |
|
Ngày Mậu Thân |
Xung với các tuổi |
Nhâm Dần – Giáp Dần |
|
Ngày Kỷ Dậu |
Xung với các tuổi |
Quý Mão – Ất Mão |
|
Ngày Canh Tuất |
Xung với các tuổi |
Giáp Thìn – Mậu Thìn |
|
Ngày Tân Hợi |
Xung với các tuổi |
Kỷ Tị – Đinh Tị |
|
Ngày Nhâm Tý |
Xung với các tuổi |
Bính Ngọ – Canh Ngọ |
|
Ngày Quý Sửu |
Xung với các tuổi |
Đinh Mùi – Tân Mùi |
Vòng Giáp |
Ngày can chi cụ thể |
Năm tuổi bị xung – kỵ theo Can chi của năm tuổi cụ thể |
Các ngày cụ thể thuộc vòng Giáp Dần |
Ngày Giáp Dần |
Xung với các tuổi: Mậu Thân – Bính Thân |
Ngày Ất Mão |
Xung với các tuổi: Kỷ Dậu – Tân Dậu |
|
Ngày Bính Thìn |
Xung với các tuổi: Canh Tuất – Nhâm Tuất |
|
Ngày Đinh Tị |
Xung với các tuổi: Tân Hợi – Quý Hợi |
|
Ngày Mậu Ngọ |
Xung với các tuổi: Nhâm Tý – Giáp Tý |
|
Ngày Kỷ Mùi |
Xung với các tuổi: Quý Sửu – Ất Sửu |
|
Ngày Canh Thân |
Xung với các tuổi: Giáp Dần – Mậu Dần |
|
Ngày Tân Dậu |
Xung với các tuổi: Ất Mão – Kỷ Mão |
|
Ngày Nhâm Tuất |
Xung với các tuổi: Bính Thìn – Mậu Thìn |
|
Ngày Quý Hợi |
Xung với các tuổi: Đinh Tị – Ất Tị |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác |
Trước khi làm pháp này, người thực hành nên tắm gội cho sạch sẽ, nếu trai giới một này trước đó thì tốt hơn. Sau đó đứng trước tượng Chuẩn Đề, nếu không có tượng hay tranh thì đối trước ban thờ Phật hay kính đàn và bắt đầu hành pháp
NIỆM HƯƠNG LỄ BÁI
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm)
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN:
Án lam xóa ha. (3 lần)
TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN:
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)
(Chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng cầm hương ngang trán niệm bài cúng hương).
BÀI KỆ CÚNG HƯƠNG
Nguyện thử hương yên vân
Biến mãn thập phương giới
Cúng dường nhứt thế Phật
Tôn pháp chư Bồ tát
Vô biên Thanh Văn chúng
Cập nhứt thế Thánh Hiền
Duyên khởi quang minh đài
Xứng tánh tác Phật sự
Phổ huân chư chúng sanh
Giai phát Bồ đề tâm
Viễn-ly chư vọng nghiệp
Viên-thành vô thượng đạo.
KỲ NGUYỆN
Kim đệ-tử… Phát nguyện phụng Phật, thỉnh Tăng chú nguyện, mong chư Phật oai lực phò trì, hiện kim chư Phật tử đẳng thân tâm thanh tịnh, tinh tấn tu hành, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, dữ pháp giới chúng sanh, nhứt thời đồng đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.
(Xá 3 xá rồi đọc bài tán Phật).
TÁN DƯƠNG PHẬT BẢO
Pháp vương vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất
Thiên nhơn chi Ðạo sư
Tứ sanh chi từ phụ
Ư nhứt niệm quy y
Năng diệt tam kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán thán
Ức kiếp mạc năng tận.
QUÁN TƯỞNGNăng lễ, sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
Ngã thử đạo tràng như Ðế châu
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền
Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, Thường trú Tam Bảo. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ðương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Ðại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Ðại hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Hộ Pháp Chư tôn Bồ tát, Linh sơn hội thượng Phật Bồ tát. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới Ðại từ Ðại bi A Di Ðà Phật, Ðại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Ðại Thế Chí Bồ tát, Ðại nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ tát, Thanh tịnh Ðại hải chúng Bồ tát. (1 lạy)
CHÚ ĐẠI BI
Nam mô Đại bi hội thượng Phật, Bồ tát (3 lần)
Nam mô Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đoá y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha.
Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô kiết mông. Độ lô độ lô phạt sà da đế, ma ha phạt xa da đế. Đà ra đà ra địa ri ni, thất phật ra da. Giá ra giá ra, Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ.
Y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị. Ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rị dạ.
Na ra cẩn trì địa rị sắc ni na. Ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha, Ma ha tất đà dạ ta bà ha, Tất đà dũ nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha.
Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha, ta bà ma ha a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha.
Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà rị thắng kiết ra dạ ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bàn ra dạ ta bà ha. Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ, ta bà ha.
Chí tâm đảnh lễ Thất Cu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà La Ni (7 lần)Tác bạch: đệ tử … (tên họ)
Pháp danh: (nếu có)
Hôm nay là ngày … tháng … năm …(âm lịch)
Đã từ lâu, gia đình đệ tử bị tà ma quấy rối, không ai được yên ổn, hôm nay, được nghe danh hiệu của đức Chuẩn Đề Phật Mẫu, gia đình chúng con thành tâm đảnh lễ Phật Mẫu Chuẩn Đề Đà La Ni (1 lạy).
Hôm nay con xin thực hành một pháp nhỏ của Chuẩn Đề, nguyện cầu ngài gia hộ chúng con được tai qua nạn khỏi, và chúng con xin ngài hãy phóng từ bi quang tiếp dẫn những vong linh đang hiện diện trong gia đình con, ra khỏi gia trung này ,để chúng con có thể có một cuộc sống vui vẻ, chúng con thành tâm, cung kính đảnh lễ ngài, Phật Mẫu Chuẩn Đề Đà La Ni (3 lạy).
(Sau đó bạn hãy cầm 4 viên sỏi đó trong tay, rồi nhìn thẳng vào kim diện của đức Chuẩn Đề và đọc chú đây 108 biến.
Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề câu chi nẫm, đát điệt tha:
Úm – Chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề Ta bà ha.
(có thể đọc từ chữ Úm trở về sau)
Sau đó nhìn vào 4 viên sỏi trắng kia đọc chú trên 7 lần.
Sau đó đem 4 viên sỏi đó đặt ở 4 góc nhà bạn.
tiếp đó đứng giữa nhà (nơi nào có tà ma), đọc bài chú sau:
ÁN CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA, BỘ LÂM (7 lần)
(chữ Bộ Lâm đọc nhấn mạnh) và đọc tiếp chữ HỒNG HỒNG (7 lần)
Và đọc lời nguyện sau:
– Xin Phật Mẫu Chuẫn Đề phóng từ bi quang, tiếp dẫn những âm hồn kia rời khỏi nhà con.
Tiếp đó lạy tượng Chuẩn Đề 3 lần. Làm được vậy là coi như xong.
Cổ xưa nhất, khi loài người chủ yếu phụng thờ sự phong nhiêu của đất đai (trong thần thoại của nhiều dân tộc, đất được hình dung như nữ thần Mẹ) và sự phồn thực (năng lực sinh sôi nảy nở của thực, động vật cũng như của con người) thì cả phương đông lẫn phương tây đều đã cùng tôn sùng vẻ đẹp người nữ với thân thể màu mỡ, bộ ngực đầy đặn, vòng mông sung mãn.
Từ Hy Lạp thời cổ đại thì nữ thần Vénus, với thân thon chân dài, được xem như mẫu mực cho vẻ đẹp muôn thuở của phụ nữ phương tây. Sau này, phương tây đặt ra tiêu chuẩn 90-60-90 như số đo lý tưởng cho ba vòng: ngực và mông nở nang, eo thon nhỏ, tạo nên “corps guitare” (“co” người giống như hình dáng cây đàn guitare).
Trung Quốc qua các thời đại tạo dựng nên điển hình “Tứ đại mỹ nhân” (Tây Thi - thế kỷ 6 trước Công nguyên. Vương Chiêu Quân – thế kỷ 1; Điêu Thuyền – thế kỷ 3; Dương Quý Phi – thế kỷ 8). Cùng là những người đẹp “chim sa cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường”, đẹp đến độ “khuynh quốc khuynh thành” nhưng vẻ đẹp các nàng cũng rất khác nhau: Điêu Thuyền nhỏ nhắn, nhẹ nhàng như chim én đến ngỡ có thể nhảy múa trên lòng bàn tay người ta, trong khi Dương Quý Phi lại rất “mỡ màng” (trên news.china.com có tài liệu cho rằng nàng cao 1m64 mà nặng 69kg, theo tài liệu khác thì nàng cao 1m55 mà nặng 60kg). Tuy nhiên, về cơ bản, Trung Quốc, với truyền thống phong kiến gia trưởng, nghiêng về vẻ đẹp “mình hạc xương mai”, “liễu yếu đào tơ” – “thục nữ” phải “yểu điệu”, nương bóng tùng quân mới dễ khiến “quân tử hảo cầu”. Những bàn chân bó “gót sen ba tấc” (đặc biệt phát triển trong đời Thanh) là thuộc về hệ toạ độ của vẻ đẹp đó.
Trung Quốc là nơi rất nổi tiếng về nhân tướng học nên quan niệm vẻ đẹp phụ nữ luôn gắn với cái nhìn thần thái, người nữ đẹp đáng khao khát phải có tướng hiền lương, “vượng phu, ích tử”, đem lại phú quý, thịnh đạt cho gia đình, dòng họ. Mặt mũi đầy đặn chẳng hạn, là tướng đức hạnh của người đàn bà tính tình khoan hoà, đoan chính, khiến cho gia đình hoà thuận, con cái an vui (chẳng thế mà Nguyễn Du tả Thúy Vân: “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”)…
Đối với nền văn hoá Trung Hoa mà Nho giáo là yếu tố thống lĩnh, mỹ không tách rời chân, thiện. Nên bên cạnh “Tứ đại mỹ nhân”, Trung Quốc đồng thời tôn vinh Tứ đại sửu nữ – bốn hình tượng phụ nữ xấu ma chê quỷ hờn nhưng đức hạnh cao đẹp tuyệt vời (Mô Mẫu – thời viễn cổ; Chung Vô Diệm và Túc Lựu – thời Chiến quốc; Mạnh Quang thời Đông Hán) cho thấy cái đẹp bên trong (nội tại mỹ), cái đẹp đạo đức (đức mỹ) còn quan trọng hơn cái đẹp diện mạo bên ngoài (mạo mỹ).
Ở Ấn Độ từ các thần thoại, sử thi cho đến thơ ca, nghệ thuật cổ điển… đều ngợi ca các nữ thần, các Apsara, các thiếu nữ… với vẻ đẹp thân thể tôn lên ba điểm uốn lượn của những đường cong tuyệt mỹ: bộ ngực cực lớn, eo cực nhỏ và mông cực đầy.
Trong thời toàn cầu hoá và hội nhập văn hoá hiện nay, cả trong quan niệm vẻ đẹp phụ nữ, dường như đông và tây cũng đang xích lại gần nhau, giao thoa, tích hợp… Khá nhiều cô gái Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… đến mỹ viện để có thể có được nét đẹp hiện đại tây phương trong khi lại có trào lưu của không ít nam giới phương tây tìm kiếm người bạn đời phương đông với vẻ đẹp truyền thống. Siêu mẫu Saira Mohan, thừa hưởng từ người cha nét đẹp truyền thống Ấn Độ đồng thời từ người mẹ (mang ba dòng máu Pháp - Ireland - Canada) nét đẹp phương tây, hiện đang được nhiều người thừa nhận như một biểu tượng của vẻ đẹp hoàn vũ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
► ## cung cấp công cụ xem tử vi theo ngày tháng năm sinh chuẩn xác nhất |
Rồng là linh vật trong phong thủy, ngoài việc đem lại những ý nghĩa tốt đẹp và tránh họa tiểu nhân, sử dụng hình tượng rồng còn đem lại may mắn cho phụ nữ độc thân.
Một trong những vấn đề được phong thủy đặc biệt quan tâm là việc tạo ra sự cân bằng về năng lượng.
Cách tốt nhất để có được điều đó là vận dụng những vật phẩm phong thủy vào không gian sống. Với phụ nữ, nên sử dụng biểu tượng rồng để thu hút năng lượng dương.
Rồng là biểu tượng cung cấp năng lượng dương rất mạnh, chủ về vận may trong tình yêu cho những phụ nữ độc thân sống 1 mình hoặc sống với mẹ.
Trong trường hợp này, năng lượng toàn âm tạo ra sự mất cân bằng. Nếu việc trang trí của ngôi nhà phản ánh quá nhiều năng lượng âm, sẽ khiến người phụ nữ trong gia đình gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người yêu và bạn đời của mình.
Bạn có thể khắc phục bằng cách khai thác năng lượng dương rất mạnh của rồng. Nơi tốt nhất để tạo năng lượng dương của rồng là phòng khách.
Bạn đứng ở giửa phòng khách nhìn ra phía trước và chọn bờ tường bên trái của phòng khách, tức là phương vị Thanh long, để bố trí một kệ nhỏ và đặt rồng trên kệ này, đầu rồng nhìn ra cửa chính của ngôi nhà.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn ngày tốt để đặt rồng trong nhà.
Những ngày tốt đó gồm có 5 ngày (còn gọi là ngũ long nhật: 5 ngày rồng) như sau: Giáp Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn.
► Tra cứu Lịch vạn niên 2017 đã có tại Lichngaytot.com |
Đốt hình nộm để rũ bỏ muộn phiền năm cũ |
Càng vỡ nhiều bát đĩa thì càng may mắn |
Năm Tỵ là các năm: 1941, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001, 2013...
Năm Dậu là các năm: 1945, 1957, 1969, 1981, 1993, 2005, 2017...
Năm Sửu là các năm: 1949, 1961,1973, 1985, 1997, 2009, 2021...
Tình yêu với người tuổi Dậu - sự yêu thương gắn bó hết mình
Người tuổi Tỵ và tuổi Dậu có cùng suy nghĩ, thị hiếu. Họ yêu mến và tôn trọng lẫn nhau. Tỵ có thế mạnh về chỉ đạo chiến lược và là người có thể nhìn thấy những cơ hội lớn. Dậu lại là người kiên gan, bền chí, đầy quả quyết và có kỹ năng hành động để mang lại kết quả. Dậu sẽ lắng nghe và ngưỡng mộ kế hoạch khéo léo, tài tình của Tỵ.
Tỵ thuộc hành Hỏa, Dậu thuộc hành Kim, Hỏa kiểm soát Kim. Trong trường hợp này, Tỵ lấn át, nắm quyền kiểm soát. Bản tính dễ thông cảm khiến Dậu sẵn sàng nhường bước trước vai trò quan trọng hơn của Tỵ. Và không có gì ngạc nhiên khi Dậu hoàn toàn bị khuất phục trước vẻ hấp dẫn của Tỵ.
Với người tuổi Sửu - một tình yêu sâu đậm
Người tuổi Sửu và tuổi Tỵ có thể dễ dàng tìm thấy sự bổ sung và lợi ích cho nhau. Sửu bị hấp dẫn bởi sự quyến rũ và những tham vọng ở Tỵ. Ngược lại, Tỵ bị lôi cuốn bởi sự mạnh mẽ và vẻ đáng tin cậy ở Sửu. Cả 2 đều trân trọng sự kết hợp này. Sự hỗ trợ mà họ dành cho nhau sẽ tăng cường mối quan hệ theo thời gian.
Về phương diện quyền lực, những mưu tính của Tỵ có ảnh hưởng lớn hơn của Sửu, nhưng chính Sửu lại là người hoàn thành những công việc quan trọng, có tầm vóc. Quan hệ của họ không bị ảnh hưởng bởi những thế lực bên ngoài. Tình yêu giữa họ sẽ ngày càng vững mạnh.
Trong ngũ hành, Tỵ thuộc hành Hỏa, Sửu thuộc hành Thổ, Hỏa sinh Thổ. Vì vậy, người này sẽ đóng vai trò hỗ trợ người kia. Ở đây, Tỵ sẽ hỗ trợ Sửu. Ngược lại, để tránh bị tiêu hao năng lượng, Tỵ cần bổ sung thêm Hỏa hoặc được Mộc giúp đỡ. Cả 2 đều bằng lòng với vai trò của bản thân.
(Theo Phong thủy trong tình yêu)