Căn cứ vào đặc điểm về bản tính của loài gà và các mối quan hệ tương sinh tương khắc với những con giáp còn lại mà có cách đặt tên hay cho người tuổi Dậu.
Căn cứ vào đặc điểm về bản tính của loài gà và các mối quan hệ tương sinh tương khắc với những con giáp còn lại, người xưa đúc rút cách đặt tên hay cho người tuổi Dậu.
Đặt tên hay cho người tuổi Dậu
1. Dựa vào đặc tính sinh sốngGà thuộc loài động vật ăn ngũ cốc, do đó có thể dùng những tên có chứa bộ Hòa, Đậu, Mễ, Lương, Túc, Mạch để đặt tên. Những tên hay cho người tuổi Dậu: Tú, Khoa, Trình, Đạo, Tô, Tích, Chủng, Túc, Lương, Mễ, Khải, Phong, Diễm, Thụ…Loài gà sống ở trong hang động, chuồng trại để tránh mưa tránh nắng, thích ngủ trên cây hoặc đi lại ở trên núi, do đó có thể đặt tên cho người tuổi Dậu bằng các chữ có chứa bộ Miên, Mịch, Mộc và Sơn.Những chữ phù hợp: Gia, Đình, Tống, Nghi, Vũ, Định, Tuyên, Lâm, Bách, Đông, Lương, Tài, Lê, Đường, Nghiệp, Vinh, Thụ, Phong, Sơn, Cương, Đại, Nhạc, Dân, Ngạn, Đồng…Người tuổi Dậu thích hợp với những tên có chữ Sam, Quý, Thái, Mịch, tượng trưng cho lông gà nhiều màu sắc, tăng thêm sự duyên dáng cho nó.Những tên có chứa các chữ trên: Hình, Thái, Bành, Chương, Ảnh, Tông, Hồng, Hệ…2. Dựa vào mối quan hệ tương sinh với những con giáp khácTỵ - Dậu - Sửu thuộc mối quan hệ tam hợp nên có sự tương trợ lẫn nhau. Do đó, có thể dùng các chữ như Tỵ, Dậu và Sửu để đặt tên cho người tuổi Dậu.Những tên phù hợp: Kiến, Liên, Tuyển, Tiến, Tấn, Tuần, Tạo, Phùng, Đạo, Đạt, Hiên, Sinh, Quân, Phượng, Linh… 3. Những tên cần tránhMão Dậu đối xung, Tuất Dậu lục hại, nên tránh những tên chứa chữ Mão và Tuất để đặt cho người tuổi Dậu như: Liễu, Miễn, Khanh, Đông, Trần, Bằng, Thanh, Tình, Hữu, Lang, Kỳ, Bản, Trạng, Địch, Mãnh, Hiến, Mậu, Thành, Thịnh, Uy…Người tuổi Dậu cũng không thích hợp với những cái tên mang chữ Kim vì Dậu đã thuộc hành Kim, nếu 2 yếu tố Kim hợp lại thì quá nặng, dễ bị phạm xung, sát phạt lẫn nhau. Những tên nên tránh bao gồm: Ngân, Quân, Linh, Phong, Chung, Trấn, Thân, Thu…Gà ăn ngũ cốc chứ không ăn thịt, do đó, không nên dùng các tên có chứa bộ Tâm, Nhục vì những chữ này tượng trưng cho thịt. Những tên nên tránh: Tất, Nhẫn, Chí, Trung, Niệm, Tư, Hằng, Ân, Cung, Du, Tình, Huệ, Từ, Tuệ, Ý, Hồ, Năng, Hào…Ngoài ra, người tuổi Dậu cũng không thích hợp với những tên có chữ Đại, Quân, Đế, Vương vì gà lớn lên thường bị người ta giết thịt làm đồ cúng lễ hoặc để ăn thịt.Những tên có chứa các chữ trên: Thái, Phu, Giáp, Dịch, Kỳ, Hoán, Trang, Ngọc, Mai, Châu, Trân, Cầu, Lý, Hoàn, Thụy, Quần… Theo Bách khoa toàn thư 12 con giáp Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Ngọc Sương (##)
Những bài thơ hay chúc mừng đám cưới. Đám cưới là sự kiện trọng đại trong đời, còn gì vui hơn nếu người thân, bè bạn. Hãy tặng cho họ những vần thơ hay nhất
Những bài thơ hay chúc mừng đám cưới. Đám cưới là sự kiện trọng đại trong đời, còn gì vui hơn nếu người thân, bè bạn của bạn đang háo hức chuẩn bị cho ngày trọng đại ấy. Bạn hãy chọn ngay cho mình một trong bài thơ hay chúc mừng đám cưới sau đây để làm quà tặng độc đáo cho những người thân yêu ấy.
Những bài thơ hay chúc mừng đám cưới
Mồi kia đã có trên bàn Bên cạnh lại có ngập tràn là bia Nào ta cùng hãy khui ra Rót vào ly đá để cùng nhau chúc mừng Chúc cho long phụng tương phùng Chúc cho hai họ nên bà con tiên Hạnh phúc luôn mãi vẹn nguyên Xin mời quý vị hãy cùng nâng ly
———
Tôi xin chúc các cụ ông cụ bà Sống lâu sống khoẻ trẻ không già Hai họ thông gia tình gắn kết mãi giữ lương duyên thủa ban đầu
———-
Xin chúc các cô gái chưa chồng mau mau thanh toán nạn nằm không tìm hoài tìm mãi rồi sẽ thấy Để cuối năm nay sẽ lấy chồng
Tôi lại xin chúc các chàng trai Chưa có bạn gái phải tìm hoài Chưa có đi tìm rồi sẽ có Để rồi đám cưới như hôm nay
Tôi cũng lại chúc chú rể cô dâu Sống mãi bên nhau đến bạc đầu Đầu lòng sinh trai, sau sinh gái Họ hàng hai bên thoả nổi lòng
Gái… đẹp duyên nữ tú Trai… tốt lứa nam thanh Chim khôn chọn nhánh lựa cành Gái khôn chọn chốn trai lành gửi thân
Yêu nhau thì phải thương nhau Thương nhau thì phải yêu nhau Yêu nhau thì phải đi tàu đi xe Chiều chiều ra đúng bờ tre Muốn về thăm quê mẹ thì khỏi đi xe đò Ngày vui tiéng hát điẹu hò Tàu anh qua núi xin mời lắng nghe
Chúc mừng đám cưới (tên cô dâu) Trăm năm hạnh phúc chứa chan nghĩa tình Đẹp trai tài giỏi (tên chú rể) (Tên cô dâu) lí lắc xinh xinh quá nào Hai người hạnh phúc biết bao Chữ yêu thắm thiết ngọt ngào bay bay Tình yêu mộng đẹp đắm say Hai người vui vẻ tháng ngày yêu đương Chúc cho tình đẹp mãi dường Vui nhau chung sống yêu thương chẳng ngừng Chúc cho đám cưới tưng bừng Một đôi tài sắc khách mừng quá đông Một đêm hoa chúc động phòng Vu sơn tuyệt đỉnh mênh mông dạt dào Một tuần trăng mật đẹp sao Chúc cho mãi mãi ngọt ngào bên nhau
Hôm nay đám cưới của em Họ hàng hang hốc đến xem rộn ràng Đáng nhẽ pháo nổ đùng đoàng Nhưng bởi cấm pháo, cả làng im re
Tám giờ có 1 chiếc xe Cắm đầy hoa hoét le te đi vào Trẻ con bu tới ào ào Đứa thì sờ lốp, đứa vào bóp phanh
Mẹ em la ó thất thanh: “Tiên sư bố lũ trẻ ranh quê mùa” Bố em thấy thế nói đùa: “Bà lên thành phố mới vừa mấy năm”
Trang điểm thuê hết năm trăm Đang từ đầu ngõ xăm xăm đi vào Gặp ai cũng toét miệng chào Thì ra léo biết đứa nào cô dâu
Chín giờ khách khứa đã bâu Ồn ào náo nhiệt như trâu xổng chuồng Cô dâu trang điểm trong buồng Một lũ gái gú dựa tường đứng xem
Mười giờ đã thấy bem bem Xe nhà chú rể màu kem, đi vào Chú rể đáng mặt anh hào Cao đúng mét rưỡi, đang chào bà con
Chủ hôn đứng dậy lon ton Quát tháo inh ỏi như còn thanh niên Hai họ chào hỏi liên miên Cô dâu chú rể thì đần mặt ra
Mong sao đám cưới qua loa Để đêm hí hí, thế là xong phim Bao năm mỏi gối đi tìm Giờ coi như đã chết chìm cùng nhau
Chủ hôn nói một lúc lâu Bỗng nhiên Mic tịt (đầu dây bị chờn) Chả biết làm cách nào hơn Chủ hôn ngồi xuống, kệ con bà mày
Bây giờ đến đoạn trao tay Chú rể rút nhẫn mặt mày buồn thiu Khách khứa thì líu tìu tìu Đứa bảo 2 chỉ, đứa thì một cây
Cô dâu hỏi nhỏ: “vàng tây?” Chú rể quắc mắt: “Tây thế léo nào? Nhẫn anh mua tận Hàng Đào Em an tâm nhé! Thôi, vào thắp hương!”
Cả 2 đứng trước hương đường Cô dâu tranh thủ soi gương, vuốt đầu Chú rể nét mặt âu sầu Cắm đầu xuống vái, rất lâu, rồi chuồn
Cô dâu cũng có vẻ buồn Nắm tay bà mẹ, lệ tuôn ầm ầm Chú rể đóng cửa đánh rầm Cô dâu giật thót, đâm đầu vào xe
Đến chiều đám cưới vắng hoe Cô dâu gọi điện: “đã về đến nơi” Bố em thở hắt một hơi “Thế là cục nợ có nơi rước rồi”
Cưới nhau từ thưở hai mươi ba Đến khi hai mươi tám đậm đà năm con ..(hì..hì..) Năm con đâu đã muốn dừng. Lỡ (tên cô dâu) muốn nữa biết làm sao đây??? (Tên chú rể) rằng:Lấy chồng thì phải chiều chồng Anh sao tui vậy cả nhà đông vui!!!(mắc cỡ wá đi…hi…hi…)
Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài Những cánh tay hãy quấn riết đôi vai Và dâng cả tình yêu lên sóng mắt
Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng Gần hơn nữa thế vẫn còn xa lắm
Đêm,đêm,đêm….
Lống nga lống ngống canh dài
Tay chân bủn rủn biết làm gì đây
Chao ơi sao sợ thế này
Có người nào biết chỉ giùm tui chăng ?????
Quen nhau mình tưởng quen chơi Ai ngờ cưới thiệt mừng ơi là mừng Trăm năm biết có chăng gì Cưới nhau thì phải trọn đời bên nhau Dù cho núi lở sông mòn Tình ta mãi đẹp, không mòn như sông.
MÙA CƯỚI Không khí mùa này thấy vui ghê! Thay phiên đám cưới thấy mà mê! Mai mốt vào mùa mưa khỏi lạnh Sang năm con cháu có đầy đàn!!!!
Còn dăm bữa nữa tới ngày vui (Tên cô dâu, chú rể) nên đôi kết vợ chồng Chúc cho lửa mặn hương nồng! Răng long đầu bạc vẫn còn có nhau.
Ngày xưa hai chữ làm quen Quen rồi bốn chữ chúng mình yêu nhau Và rồi hai chữ trọn đời Bây giờ bốn chữ suốt đời bên nhau
Ngày xưa hai chữ làm quen Quen rồi bốn chữ chúng mình yêu nhau Và rồi hai chữ trọn đời Bây giờ bốn chữ suốt đời bên nhau.
MỪNG BỜM LẤY VỢ
Hôm nay Bờm lấy vợ rồi Từ nay Bờm hết đơn côi một mình Vợ Bờm trông thật là xinh Đôi mắt ánh nến lung linh nhìn Bờm Còn Bờm tóc chải thật thơm Miệng cười lỏn lẻn dễ thương quá chừng Cái thời lãng tử đã dừng Từ nay Bờm phải cầm chừng nghe chưa! Không được đi sớm về trưa, Không được để vợ nắng mưa một mình Vợ giận thì cứ làm thinh Người ta bớt nóng thân chinh dỗ dành: Thôi mà! Em giận chi anh? Anh tuy khờ dại, nhưng anh thiệt tình. Anh trôi như dải lục bình May nhờ em vớt , giờ mình có nhau. Lòng anh nguyện ước trước sau Yêu em mãi mãi như cau yêu trầu Đến khi trăm tuổi bạc đầu Vẫn còn nồng đượm như ngày đầu tiên.
Lông mày móc câu, mũi nhọn và hẹp...là những đặc điểm tướng nữ giới không nên lấy làm vợ mà chỉ nên kết bạn xã giao.
Nam giới nên nói không với những cô nàng có tướng này
1. Lông mày hình móc câu
Lông mày hình móc câu chính là phần đuôi lông mày cong, móc tròn vào phía trong. Nữ giới có đặc điểm lông mày trên cộng thêm tròng mắt linh hoạt, lúc nào cũng đảo ngược đảo xuôi, phản ứng nhạy bén đa phần là người gian xảo, không trung thực.
Họ thường đặt ra yêu cầu cao cho đối phương, đồng thời hay có kiểu đứng núi này trông núi nọ, cùng lúc yêu cả mấy người rồi mang họ ra so sánh thiệt hơn. Nếu gặp cô gái nào có tướng lông mày này, tốt nhất bạn chỉ nên kết bạn mà không nên lấy làm vợ. 2. Tướng mũi nhọn và hẹp
Trong Nhân tướng học, tướng mũi nhọn và hẹp là người có lòng dạ không ngay thẳng, thường có nhiều mưu đồ đen tối. Người này có ưu điểm là dễ bắt chuyện với người khác và nắm bắt tâm tư tình cảm của họ một cách nhanh chóng. Chính điều đó khiến họ dễ dàng tư lợi cá nhân. Họ có lòng tự trọng cao, bướng bỉnh, ghét phải nghe lời người khác. Do đó, cuộc sống hôn nhau sau này thường không thuận lợi. 3. Môi trái phải không cân xứng
Nhìn từ phía trực diện, nếu nửa môi trái mỏng hơn nửa môi phải hoặc có cảm giác môi không đối xứng, vênh sang một bên. Phụ nữ có tướng môi này dễ gặp trục trặc trong hôn nhân.
Người này thường không giữ chữ tín, không biết thông cảm với người khác. Kết hôn được một thời gian dài sẽ sinh chán nản, nếu không thường xuyên cãi vã thì cũng đòi li hôn. Đây là một trong những tướng nữ giới không nên lấy làm vợ, tránh bất hòa trong gia đình sau này. 4. Mắt tam bạch
Mắt tam bạch có nghĩa là phần tròng trắng chiếm ưu thế nhiều hơn so với tròng đen. Khu vực xung quanh tròng đen của mắt bị thu hẹp và nhường chỗ cho tròng trắng khiến tròng đen bị bao bọc biến thành loại mắt tam bạch tạm thời. Phụ nữ có mắt tam bạch thường có số đào hoa, hay lăng nhăng và khó chung thủy với một người. Cánh mày râu nên tránh xa tướng nữ giới này để không bị "cắm sừng". 5. Gian môn có tật
Gian môn hay còn gọi là cung phu thê, nằm ở vị trí giữa hai mắt trái phải. Bộ phận này phản ánh tình cảm cũng như tình trạng hôn nhân. Nếu khu vực này có tật, vết sẹo hoặc nốt ruồi là điềm báo cho thấy đường tình duyên gặp trắc trở, tình cảm dễ bị đứt quãng giữa chừng và dễ kết thân với những đàn ông đào hoa, không chung thủy. Nếu lấy vợ có tướng này, người đàn ông sẽ gặp bất hạnh đủ đường. Theo XZ Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Thanh Vân (##)
Mơ thấy vùng lưng: Ghét sự khuyên nhủ quá mức, ghét cho kẻ khác mượn tiền –
Mơ thấy vùng lưng, theo nghĩa rộng là tâm lý không ưa sự khuyên nhủ quá mức, hay ghét phải cho kẻ khác mượn tiền. Nếu mơ thấy tấm lưng trần, cần chú ý những tổn thất về địa vị. Nếu mơ thấy bất kỳ ai đang quay lưng xông về phía bạn, nghĩa là trong số
Căn cứ ghi chép trong sách cổ "Thái tuế có 3 loại, một là Thái tuế năm, vận hành sang trái 28 vì tinh tú, 12 năm một chu thiên, bắt đầu thấy ở phía Nam ngoài biển; tháng 1 là Thái tuế tháng, tháng 2 khởi từ ngày Mão, tháng 3 khởi từ ngày Tý, tháng 4 khởi từ ngày Dậu, tháng 5 khởi từ ngày Ngọ, tháng 6 lại quay về Mão".
Thái tuế trong sách Tử vi Đẩu Số là Thái tuế năm, cũng gọi là Thái tuế âm, Tinh long, Thiên nhất.
Thái tuế mỗi năm chuyển động một cung, ví dụ như năm Dân quốc thứ 72 là năm Quý Hợi, Thái tuế tại Hợi, sang năm sau Thái tuế tại Tý, sang năm sau nữa Thái tuế tại Sửu.
Ba công dụng của Thái tuế là:
1) Căn cứ vào tính toán chuyển động của mặt Trăng, tuy năm nay Thái tuế của mỗi người đều ở Hợi, nhưng lưu nguyệt của mỗi người lại không giống nhau. Ví dụ như Phan Tử Ngư sinh vào tháng 2, lấy cung Hợi làm khởi điểm, ngược chiều kim đồng hồ lấy Hợi địa làm tháng 1, Tuất địa làm tháng 2 (sinh tháng 3 lại theo đó suy tiếp 1 cung, sinh tháng 4 suy tiếp tương tự) tại cung Tuất làm khởi điểm, lại theo chiều kim đồng hồ đoán ngược giờ sinh. Phan Tử Ngư sinh vào giờ Dần, lấy Tuất địa làm giờ Tý, Hợi địa làm giờ Sửu, Tý địa làm giờ Dần. Như vậy Phan Tử Ngư năm nay Đẩu quân tại Tý, cũng tức là lất Tý địa làm chính nguyệt, Sửu địa làm tháng 2, Dần địa làm tháng 3 ... Sự biến hóa cát hung của vận khí mỗi tháng đều xem dựa trên vị trí tọa của các Sao.
Vận khí mỗi ngày như thế nào, thì lấy Lưu nguyệt làm ngày mồng 1, mỗi ngày vận hành một cung
Lưu thời lấy Đẩu Nhật làm giờ Tý, tính toán như lưu Nhật.
2) Thái tuế của mỗi ngươi đều ở Hợi địa, nhưng cung nhập Hợi địa mỗi người không giống nhau, ví như có người Hợi địa ở cung Phụ mẫu, có người ở cung Phu thê, có người ở cung Tử nữ, lại có người cung Tài bạch nhập Hợi địa ... Như vậy, Thái tuế và cung Hợi có quan hệ mật thiết, ví như cung Phu thê tọa Hợi địa thì luận về tình cảm vợ chông trong năm Quý Hợi là trọng yếu. Nếu sao ở cung Phu thê là cát tinh thì vợ chồng hòa thuận, nếu là hung tinh thì vợ chồng bất hòa, hoặc gặp tai nạn, thậm chí là xung khắc nhau. Nếu nha Thái tuế năm nay ở cung Tài bạch, gặp cát tinh tất phát tài, gặp hung tinh e khó tránh họa phá tài.
3) Xem vận khí mỗi năm, lấy Tiểu hạn làm chủ, Thái tuế làm phụ trợ. Ví dụ Thái tuế năm nay ở Hợi địa, thì lấy Hợi địa làm cung Mệnh, cung Phu thê ở Dậu, sao tọa Dậu địa là cát tinh thì vợ chồng hòa hợp, sao tọa là hung tinh thì vợ chồng bất hòa.
Cung Tài bạch ở Mùi địa, sao tọa là cát tinh thì năm Quý Hợi tài vận tốt đẹp, là hung tinh thì e khó tránh họa phá tài.
Tuy nhiên, nên chú ý phần phê mệnh, lại tham khảo các phương tiện Đại hạn, Tiểu hạn, Thái tuế, cùng Tứ hóa (bao gồm tứ Hóa năm sinh. Tứ Hóa đại hạn. Tứ hóa tiểu hạn. Tứ hóa Thái tuế...) tổng hợp để nghiên cứu.
Thái tuế rất kị gặp năm mệnh, nếu sao ở cung Mệnh là cát tinh thì không đáng lo ngại, nếu là hung tinh thì năm đoa khó tránh họa tai nạn.
Thái tuế kị gặp Thiên thương - Thiên sứ (như Thiên thương tại Tị, Thiên sứ tại Mùi, Thái tuế tại Ngọ), kị hành Địa không, Địa kiếp, Kình dương, Đà la, cũng kị Kình Đà xung phá Thái tuế, thường gặp hung hạn.
Những ai cầm tinh con Khỉ tinh ranh đều rất giỏi ăn nói, xã giao lại còn vô cùng hài hước nên đi tới đâu cũng được mọi người yêu quý, đặc biệt là người khác giới.
Hơn thế, con giáp này còn có phong cách sống nhiệt tình, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh mỗi khi gặp khó khăn. Thậm chí họ có thể rút đồng tiền cuối cùng trong ví để “cứu đói” cho đứa bạn thân. Điều đó lý giải tại sao họ luôn được quý nhân phù trợ, làm việc gì cũng thuận buồm xuôi gió.
2. Tuổi Hợi
Tính cách người tuổi Hợi hài hòa, điềm tĩnh, ăn nói lại nhẹ nhàng dễ nghe nên bên cạnh không thiếu các vệ tinh vây xung quanh. Ngoài ra, người cầm tinh chú Heo dễ thương sở hữu tấm lòng bao dung độ lượng, trái tim mềm yếu nên luôn được bạn bè, người thân yêu quý, sẵn sàng che chở.
Bạn thấy đấy, có ai thường xuyên gặp may mắn như con giáp này không. Bất kể là trong việc học tập, công việc hay chuyện tình cảm, họ đều đạt được ý nguyện một cách dễ dàng, viên mãn. Đó phần lớn là do có quý nhân giúp đỡ cộng với sự nỗ lực của bản thân. Những quý nhân này đa phần là người khác giới. Với sự tương trợ của họ, bạn có nhiều cơ hội đạt phát, sống cuộc đời phóng khoáng, giàu sang khiến mọi người phải ngưỡng mộ.
3. Tuổi Tý
Dù là nam hay nữ, bạn đều sở hữu thế giới tình cảm phong phú, lối tư duy linh hoạt và đặc biệt rất giỏi xã giao, luôn hết lòng vì bạn bè. Do vậy, mạng lưới bạn bè của người tuổi Tý luôn dày đặc. Hễ gặp trở ngại trong cuộc sống, dù nhỏ thôi nhưng cũng có người sẵn sàng trợ giúp.
Với thái độ sống tích cực và có phần phóng khoáng, người cầm tinh con Chuột dễ dàng chiếm được cảm tình của mọi người, đặc biệt là những đối tượng khác giới. Dưới sự trợ giúp nồng nhiệt từ các quý nhân, người tuổi Tý dễ dàng gặt hái được nhiều thành công hơn cả mong đợi.
Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?...
Sự tích suy nguyên về bánh chưng và bánh dày mà ngày nay chúng ta đều biết và xác tín là do Tiết Liêu/ Lang Liêu - một trong các người con của vua Hùng - làm ra là câu chuyện được ghi chép trong Lĩnh Nam Chích Quái (thế kỷ XV).
Truyện kể rằng: Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi vị quan lang và công tử lại mà phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”. Thế là các con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duy có vị công tử thứ 18 là Tiết Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, mắc bệnh mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở, nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia mộng thấy thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình đất và trời rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Tiết Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”. Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho sạch, lấy lá xanh bọc chung quanh làm hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho việc đại địa chứa chất vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày. Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật dâng tiến. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duy có Tiết Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Tiết Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Tiết Liêu được nhất. Đến ngày Tết, vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước (1).
Câu chuyện này có một số chi tiết cần phải xem xét:
1. Trước hết, khái niệm “trời tròn đất vuông” vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc (2). Từ thế kỷ thứ X, An Nam dần dần thoát ly khỏi uy quyền phương Bắc, và đến triều Lý (1009-1225), nước Đại Việt mới thực sự là một quốc gia độc lập. Phật giáo được coi là quốc giáo, Tăng lữ tham gia vào hàng ngũ quan lại, và một số vị vua thời Lý, Trần đã tự mình đứng ra thành lập các tông phái, thiền phái (Lý Thánh Tông mở phái Thảo Đường, Lý Cao Tông tự xưng là Phật, Trần Nhân Tông là sơ Tổ Trúc Lâm yên Tử, được tôn là Điều Ngự Giác Hoàng). Tuy vậy, về mặt quản lý nhà nước, do tiếp nhận văn hoá phương Bắc, nước Đại Việt độc lập vẫn tổ chức theo quan niệm vương quyền Nho giáo. Ngoài các khái niệm Thiên Vương, Phật-Vua, vẫn còn thừa nhận khái niệm Thiên Tử (Ông vua Con Trời). Như vậy, vua vẫn phải lưu tâm đến việc tế cáo "Cha Trời, Mẹ Đất" cũng như phong thần các xứ (Thiên Tử phong bách thần) để tỏ rõ uy quyền với các thần linh trong nước. Đàn Xã Tắc lập năm 1048 và đàn Viên Khâu (Gò đất hình tròn, theo nguyên tắc đàn xây ở phía Nam kinh thành để tế trời, gọi là đàn Nam Giao), đàn Vu ở phía Nam kinh thành được nhắc tới vào các năm 1137-1138 (3). Nói chung, việc tế Trời-Đất đến thời Lê mới thực sự hoàn bị theo nghi lễ Nho giáo. Song kể từ thế kỷ XI, việc dựng đàn tròn, đàn vuông để tế "Cha Trời, Mẹ Đất" đã cho thấy khái niệm “trời tròn đất vuông” đã tồn tại trong nếp nghĩ của người dân nước ta từ lâu
2. Các tác giả Lĩnh Nam Chích Quái sau đó đã khuôn công năng của hai loại bánh này vào việc cúng tổ tiên, tôn vinh chuẩn mực hiếu đạo, một giá trị luân lý cốt lõi của Nho giáo; để vua Hùng nói: “Tiến cúng tiên vương cho ta tròn đạo hiếu”, và cuối truyện xác định: “Đến ngày Tết vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước…”. Tục cúng bánh chưng, bánh dày vào ngày Tết được mô tả từ câu truyện này, về sau được xác tín là tập tục ra đời từ thời Hùng Vương.
Nhưng Tết, xét từ nguyên uỷ là lễ thức, lễ hội được tiến hành sau mùa gặt hàng năm hay bắt đầu mùa gieo cấy. Thời điểm này tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và tập quán canh tác của mỗi tộc người. Tết như vậy có chức năng kép: tạ ơn thần linh và tổ tiên về kết quả vụ mùa đã qua và cầu mong kết quả cho vụ mùa năm tới. Nói chung, các cư dân nông nghiệp luôn tiến hành một loạt nghi lễ theo các tiến trình phát triển của cây lúa. Với những lễ vật tương ứng. - Lúa vừa chín tới: lễ cúng ăn cốm. - Lúa chín gặt: lễ cúng cơm mới. - Gặt xong đưa vào kho: lễ mừng lúa mới, với lễ vật là các thứ chế biến từ gạo tẻ và nếp như: cơm, xôi, bánh…
Cốm là lễ vật phổ biến trong lễ cúng mừng lúa lúc đã cứng hạt. Cốm là sản phẩm chế biến bằng cách rang lúa nếp, giã cho dẹp lại và sàng sảy để bỏ trấu đi. Dữ liệu của nhà dân tộc học Từ Chi viết về loại cơm chul (cơm chùn), lễ vật trong dịp Ăn cơm mới của người Mường, tuồng như đã hé mở cho chúng ta biết về nguyên ủy của cốm: lúa gặt về còn ướt sũng, không có thời gian phơi khô, mới được làm thành lễ vật dâng cúng ngay để mọi người bắt tay vào gặt. Chỉ còn một cách là đem “rang” (có hạt bung ra) rồi giã nhẹ để tách vỏ. Gạo đó chế thành cơm chul (4). Lúa nếp rang nở bung ra mà người miền Bắc gọi là bỏng thì ở Trung Bộ (kể cả Nam Bộ) gọi là nổ. Bánh nổ là lễ vật truyền thống vào dịp Tết ở Trung Bộ, và nổ là lễ vật bắt buộc trong nhiều đám cúng việc lề ở Nam Bộ. Phải chăng đó là di duệ của cốm, và xa xưa hơn là cơm chul?
Cơm là lễ vật bắt buộc trong lễ cúng cơm mới của nhiều tộc người, và cũng là lễ vật của nhiều lễ cúng khác. Tuy nhiên, vì sự bình dị của nó mà cơm không được người ta coi là lễ vật thực sự như xôi. Rõ ràng trong nếp nghĩ phổ biến của nhiều tộc người, xôi là lễ vật bởi nó phải có trong các cuộc lễ mà hiếm hoi trong bữa ăn thường ngày. Gạo nếp quý hiếm hơn gạo tẻ, và vì có hương thơm nên được chọn làm lễ vật dâng cúng. Nói chung, gạo là thức ăn chính của con người nên nó có ý nghĩa thuộc về nghi lễ. Lúa gạo luôn được coi là có nguồn gốc thiêng liêng, là hạt ngọc trời; nó biểu trưng cho sự sung túc, sự sinh sản dồi dào, nhờ trời mới có và sự thanh khiết nguyên sơ. Người Thái đồ, nấu xôi có nhuộm màu: xôi đỏ tượng trưng cho Mặt Trời, xôi vàng tượng trưng cho Mặt Trăng (Tết Cầu mùa: Xíp Xì)(5). Người Nùng làm xôi bảy màu để “tượng trưng cho chặng đường lịch sử bảy tháng đầy ý nghĩa trong một năm đất trời xoay chuyển, nhưng gắn liền với lịch sử dân tộc” (mỗi màu tượng trưng một tháng, từ tháng Giêng đến tháng Bảy)(6). Cơm cúng đơm vào chén, bát, thậm chí còn nèn, gọi “chén cơm in”. Còn xôi đơm ra đĩa hay mâm, phổ biến từ “mâm xôi”, luôn gợi cho ta hình ảnh của một sự vun cao lên tròn trịa và sung mãn, biểu thị cho sự phồn thực.
Từ xôi đến bánh dày chỉ là một bước ngắn: lấy xôi nếp giã nát ra và vun lên thành mâm bánh dày. Loại bánh làm bằng nếp như vậy vẫn là lễ vật “thanh khiết nguyên sơ” như xôi. Với người Chăm, lễ vật trong Tết Rija Nưga của họ có xôi, bỏng (nổ) và bánh đúc(7). Với người Dao, trong Tết nhảy của họ có lễ vật không thể thiếu là bánh bằng bột gạo nắn tròn, treo tòng teng trên những cây mía đặt ở gian giữa bàn thờ Bàn Vương(8). Đó là hai ví dụ về hai loại bánh “tròn đầy”, thuộc thứ lễ vật được chế biến bằng bột gạo có phần kỳ công hơn bánh dày. Bánh dày không chỉ là đặc sản của người Việt, mà nó còn là thứ lễ vật bắt buộc, đã thành tục lệ trong văn hóa của nhiều tộc người. Tết của người H'mông là một ví dụ: “Bánh dày là hương vị không thể thiếu, một biểu tượng trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết của người H'mông”(9). Ở người H'mông Hang Kia, Pà Cò cũng có truyền thuyết suy nguyên về bánh dày của dân tộc mình. Nội dung truyền thuyết hoàn toàn khác với sự tích bánh chưng bánh dày của người Việt, mà chủ ý là nói về nguồn gốc lúa nếp: ông Tổ người Hmông lấy được từ xứ sở của người tí hon dưới lòng đất, và hàng năm, người Hmông làm bánh dày để tưởng nhớ tổ tiên và tạ ơn con chim đại bàng đã cứu ông Tổ mình ngày xưa(10). Một tập tục liên quan đến loại bánh dày này là trong mấy ngày đầu năm phải ăn bánh dày trắng, tuyệt đối không được nướng bánh dày. Nếu nướng, người H'mông cho rằng năm đó nương rẫy sẽ bị hạn hán(11). Điều này cho chúng ta thấy: bánh dày theo quan niệm của người H'mông là biểu thị nương rẫy, là đất, nói rộng ra là “không gian sinh tồn” .
3. Nói chung, bánh dày là một lễ vật được hình thành trong một quá trình nhất định, khuôn theo một tâm thức thuần khiết từ quan niệm thiêng về gạo (tẻ và nếp) của cộng đồng các cư dân trồng / tỉa lúa. Nó vừa là nhân vừa là quả của nền văn hóa lúa; ở đó, nó là biểu tượng của tín lý phồn thực hơn là tín lý tư biện về vũ trụ. Điều này cũng có phần tương tự đối với cái bánh chưng.
Xét về chất lượng, nội dung thì bánh chưng và bánh tét là một, chúng chỉ khác nhau ở hình thức: một là hình vuông và một là hình ống-dài.
Rảo qua các dữ liệu dân tộc học, chúng ta thấy bánh chưng có ở người Việt miền Bắc, người Mường (gọi là pênh pang), người Thái (gọi là kháu tốm kích), người Tày, người Khmú (gần như bánh chưng tròn của người Tày)…
Bánh tét có ở người Việt miền Trung, miền Nam, người Thái (cũng có bánh tét gọi là kháu tốm boóng cựa), người Hrê (gọi là bánh mau nhich), người Kadong, người Xinh mun… (12).
Có thể nói, bánh chưng và bánh tét cùng tồn tại trong đại gia đình các dân tộc ở nước ta, thậm chí cụ thể ngay trong từng tộc người (Thái, Việt…). Vấn đề đặt ra là tại sao cùng là một thứ chất liệu mà gói theo hai kiểu (thậm chí là ba kiểu - nếu kể thêm bánh ú, gói theo kiểu bánh ít “nóc chùa”) để làm gì, và kiểu nào ra đời trước?
Bánh chưng được gói theo hình vuông, tượng trưng cho trời (Lĩnh Nam chích quái). Bánh tét gói theo hình ống, tròn, dài, biểu tượng sinh thực khí nam, bản nguyên sức mạnh của sự sinh sản(13). Trong thời gian điền dã ở vùng Khmer Nam Bộ, tôi được một vị à-cha (thầy lễ) nói nhỏ vào tai rằng bánh tét là “cái đó của Preah Ầy-Xô” (Preah Ầy-xô là thần Siva).
Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?...
Huỳnh Ngọc Trảng (theo Văn hóa Phật giáo)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Trúc Loan (##)
Tay chân ảnh hưởng với thân thể và cuộc đời của mỗi người , để đoán định sự giàu nghèo sang hèn khá đúng. Tay chân là tướng hình tứ chi của thân thể, tứ chi là nhành rễ còn lông râu tóc là hoa lá. Tay chân ảnh hưởng với thân thể khiến cho sự phát lộ
Thần sát là một trong bảy loại “sát” của phong thủy. Nó có nhiều loại, các phương vị vượng, suy phụ thuộc vào hai yếu tố chính là Thái Tuế và Cửu Tinh.
Thần sát là một trong bảy loại “sát” của phong thủy. Nó có nhiều loại, các phương vị vượng, suy phụ thuộc vào hai yếu tố chính là Thái Tuế và Cửu Tinh.
Với các thần sát trong phong thủy, Thái Tuế dịch chuyển theo hình tròn, Cửu Tinh di chuyển theo quỹ đạo Lường thiên xích. Để đón cát tránh hung cần nắm rõ quy luật, đặc điểm của hai yếu tố này. 1. Tuế Phá: là phương đối xung của Thái Tuế. Phương có Tuế Phá chỉ cần không làm xung động, không sửa sang gì thì tất yên, không đáng lo. Chính vì thế nên đây là loại thần sát ít hại nhất, dù không có cách hóa giải. 2. Thái Tuế: là phương sở trị năm đó, năm Tý tại Tý, năm Sửu tại Sửu,... Người xưa có câu: "Thái Tuế khả tọa, bất khả hướng", "Không gì cát bằng tọa Thái Tuế; không gì hung bằng phạm Thái Tuế". Cho nên có khi tọa mà cát, có khi tọa mà hung. Khác nhau ở chỗ dùng đúng phép. Thái Tuế khi tọa ở sơn thì nên bổ trợ, không nên khắc chế, xung, hình. Nơi phương Thái Tuế ở mà nhiều sao cát thì cát, nhiều sao hung thì hung. Nếu được thêm Tử Bạch, Thái Dương, Tam Kỳ Môn, Quý Nhân, Lộc, Mã cùng đến thì quý hiển không gì bằng, phát rất mau. 3. Tam Sát: bản chất là do Thái Tuế hợp cục, tạo ra sự vượng, suy theo các phương tứ chính. Ví dụ, các năm Dần, Ngọ, Tuất (Hỏa cục) thì vượng tại Ngọ, đối xung với Ngọ là Tam Sát (tại Tý). Các năm khác cứ thế mà suy ra. Khi Tam Sát đến sơn hay tạo, táng đều kỵ. Nếu Tam Sát chỉ đến phương thì có thể cải tạo bởi “Tam Sát khả hướng bất khả tọa”. 4. Ngũ Hoàng: mang hành Thổ, có tên là sao Liêm Chinh (trong tử vi là một sao chính diệu, vì vậy còn gọi là sao Chính Quan). Khi Ngũ Hoàng nắm lệnh, tức là nhập trung cung thì là Cát Tinh quyền uy tám phương, không sao cát nào vào giữa mà có uy lực tạo phúc sánh bằng. Ngũ Hoàng chỉ trở thành thần sát khi rời khỏi cung vị phi đến các phương. Vì vậy nên còn có tên là sao Ngũ Hoàng sát, Chính Quan sát, hay Mậu Kỷ sát. Khi sao Ngũ Hoàng bay thuận đến 8 hướng xung quanh trung tâm của bản đồ cửu cung thì sẽ đóng tại cung đối diện với cung có sao bay vào trung tâm, và hình thành ở đó hai khí xung khắc nhau. Ví dụ, khi sao Nhất Bạch Thuỷ bay thuận từ cung Khảm (Bắc) vào trung tâm thì sao Ngũ Hoàng Thổ sẽ mang theo Thuỷ khí của Khảm bay vào cung Ly (Nam), đối diện với Khảm. Hoả khí của cung Ly khi đó xung khắc với Thuỷ khí do Ngũ Hoàng mang đến tạo thành thần sát. Cách hóa giải Ngũ Hoàng chỉ đơn giản là dùng Kim để tiết chế Thổ, nhưng phải làm cho khéo. Cần nắm vững đặc tính Cửu tinh, Thái Tuế và mối quan hệ hợp, xung, hình… để phong thủy nhà ở luôn luôn cát tường.
► ## gửi đến bạn đọc công cụ xem thước lỗ ban online, xem hướng nhà theo tuổi chuẩn xác
Một người nọ kể lại giấc mơ của mình: Trong mơ, tôi đang ngồi cạnh hồ, nước hồ trong xanh, soi bóng liễu rũ. Sắc xanh cành liễu như muốn báo hiệu mùa xuân đang đến. Bởi tiết trời sang xuân, nên tôi có cảm giác lành lạnh. Hình ảnh liễu rũ trong mơ vốn
Nét tướng cách ở phụ nữ luôn được phúc khí bao bọc
Phụ nữ có sống mũi cao, thẳng, Sơn Căn rộng và đầy, cánh mũi nở to thường có mệnh phú quý, là mệnh phu nhân, được gả vào gia đình giàu có, được phúc đức bao bọc cả đời.
1. Đôi môi hồng hào, hàm răng trắng đều Đa phần những cô nàng có nét tướng cách này đều được cánh mày râu săn đuổi nhiệt tình. Vì sao ư, vì tính cách họ dịu dàng, giọng nói nhẹ nhàng dễ nghe. Hơn thế, người này có ưu điểm rất lớn chính là tính cách dung hòa, điềm tĩnh, lại rất chu đáo, sau này sẽ là người vợ hiền, mẹ đảm, cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, tốt đẹp. Đây chính là một trong những đặc điểm của tướng phụ nữ được phúc khí bao bọc.
2. Tướng mũi cao và thẳng Phụ nữ có sống mũi cao, thẳng, Sơn Căn rộng và đầy, cánh mũi nở to thường có mệnh phú quý, là mệnh phu nhân, được gả vào gia đình giàu có. Người này thông minh lanh lợi, dù không thành công trên con đường học hành nhưng cũng giỏi ở ngành nghề đã chọn. Sau khi kết hôn, người này được nhờ chồng, đồng thời cũng phò tá tốt cho chồng. Vậy nên họ luôn được chồng yêu mến, cưng chiều. 3. Tướng cằm đầy đặn Ưu điểm dễ nhận thấy ở người này là tính cách lạc quan, yêu đời, dễ hòa hợp, thân thiện với mọi người xung quanh. Sách tướng cổ có ghi: “Phong hạm trọng di, vượng phu hưng gia”, nghĩa là phụ nữ có cằm đầy đặn, nhất là hai cằm là quý tướng, giúp hưng vượng nhà chồng. Có được người vợ luôn được bao bọc bởi phúc khí này nâng khăn sửa túi, gia đình trong ấm ngoài êm, kinh tế ngày càng phát triển dồi dào.
4. Chất tóc mềm mại Chủ nhân của chất tóc mềm mại thường có tính cách điềm đạm, dịu dàng, suy nghĩ tích cực, cuộc sống an bình, thư thái. Trong gia đình, người phụ nữ này đóng vai trò cân đối hài hòa các mối quan hệ, chu toàn mọi việc trong nhà, bề trên người dưới đều ưng thuận. 5. Nhân trung sâu, rõ ràng Đa phần phụ nữ có Nhân trung (phần ngấn rãnh môi trên thẳng từ mũi xuống) sâu, rõ ràng đều có khả năng sinh con tốt, con cháu đề huề. Hơn thế, chúng còn thông minh, nhiều phúc đức, có hiếu với cha mẹ. 6. Phần dái tai to bản và dày dặn Người có kiểu tai này nhất định được hưởng số mệnh tốt, phúc đức bao bọc cả đời. Bản thân họ khoan dung, độ lượng, hết mực quan tâm, chăm sóc người xung quanh, nhìn chung nhân duyên tốt đẹp. Phúc khí ở người phụ nữ này cực lớn, cả nhà bạn sẽ tiếp nhận được phúc khí của cô ấy, hưởng thụ cuộc sống an nhàn, dư dả về vật chất.
7. Khuôn mặt chữ “Điền”Đặc điểm của khuôn mặt chữ “Điền” là trán hình vuông, khung xương quai hàm nhô ra, khuôn mặt đầy đặn phúc hậu. Chủ nhân của tướng mặt này có tâm tính lương thiện, lối sống phóng khoáng, rộng lượng, đối xử tốt với bạn bè, sẵn lòng giúp đỡ người khác. Do đó, họ dễ lọt vào “mắt xanh” của những gia đình danh giá, được hưởng số mệnh phú quý. 8. Mắt to, ánh nhìn có thần sắcPhụ nữ có kiểu mắt to, thần sắc tốt đều xinh đẹp, tâm hồn ngây thơ, trong sáng, tính cách cởi mở, tốt bụng và rất lạc quan. Chính vì thế mà được phúc khí bao bọc, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Lấy được chồng giỏi giang, thương yêu hết mực cũng là một trong những điều may mắn ấy. Ngọc Điệp Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Thanh Vân (##)
Tử vi hay còn gọi là Tử vi đẩu số được sáng lập bởi tiên sinh Hi Di Trần Đoàn thuộc đời Bắc Tống Trung Quốc. Lá số tử vi được lập bởi Thiên ban, Địa ban, hơn 100 sao trong Tử Vi dựa trên triết ly Kinh dịch và ngũ hành âm dương mà luận đoán.
Tử vi, hay Tử Vi Đẩu Số, là một hình thức bói toán vận mệnh con người được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, Can Chi… bằng cách lập lá số tử vi với Thiên bàn, địa bàn và các cung sao; căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người.
-Nguồn gốc khoa Tử Vi
Khoa Tử vi bắt nguồn từ thời nào? Cho đến nay sách sử không ghi lại ai là người khai sáng ra nó. Các Tử vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến nay, lịch sử khoa này vẫn còn lờ mờ. Thậm chí có người còn lầm lẫn khoa Tử vi với những chuyện truyền kỳ hoang đường.
Đời nhà Gia Tĩnh thuộc Minh triều có lưu truyền cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử Vi đẩu số toàn thư là của tác giả Hi Di Trần Đoàn.
Bài tựa viết như sau: “Thường nghe nói cái lý của số mệnh rất huyền vi ít ai biết cho tường tận để mà thuận thụ coi công danh phú quí trên đời đều có mệnh.
Tôi vì muốn biết nên đă tới tận núi Hoa Sơn chỗ ông Hi Di Trần Đoàn đắc đạo để chiêm bái nơi thờ tự của bậc đại hiền. Lúc ra về thì thấy một vị cao niên thái độ ung dung chân thực đưa cho tôi cuốn sách mà bảo: “Đây là Tử vi đẩu số tập của Hi Di tiên sinh”.
Các sách về Tử vi sau này cũng đều thống nhất rằng người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại thành môn bói này là Trần Đoàn tức Hi Di Lão Tổ, sống vào đời Bắc Tống, Trung Quốc.
Trần Đoàn, tự Hi Di, người đất Hoa Sơn ngày nay về phía
Nam
huyện Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây. Tương truyền rằng khi ra đời, ông bị sinh thiếu tháng, nên mãi hơn hai năm mới biết đi, thủa nhỏ thường đau yếu liên miên. Trần Đoàn học văn không thông, học võ không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận.
Thân phụ Trần Đoàn là một nhà thiên văn, lịch số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh không một thư tịch nào chép. Nhưng căn ứ vào bộ Triệu thị Minh thuyết Tử Vi kinh, khi Trần Đoàn yết kiến Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn Đức nguyên niên (năm 963 Dương lịch) có nói: “Ngô kim nhật thất thập hữu dư” nghĩa là “tôi năm nay trên bảy mươi tuổI”. Vậy có thể Trần Đoàn ra đời vào khoảng 888-893 tức niên hiệu Vạn Đức nguyên niên đời Đường Hy Tông đến niên hiệu Cảnh Phúc nguyên niên đời Đường Chiêu Tông. Trần Đoàn bắt đầu học thiên văn năm 8 tuổi.
Bộ Triệu thị Minh thuyết Tử Vi kinh thuật rằng:
“Tiên sinh 8 tuổi mà tính còn thơ dại. Lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo:
- Con có thấy sao Tử Vi kia không?
Đáp:
- Thấy.
Lại chỉ lên sao Thiên Phủ mà hỏi:
- Con có thấy sao Thiên Phủ kia không?
Đáp:
- Thấy
- Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo sao Tử Vi và Thiên Phủ là bao nhiêu?
Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng trên nữa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà, tiên sinh đã chạy vào thưa:
- Con đếm hết rồi. Đi sau sao Tử Vi là 5 sao, như vậy chòm sao Tử Vi có 6 sao. Đi sau sao Thiên Phủ là 7 sao, như vậy chòm Thiên phủ có 8 sao.
Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa thiên văn và lịch số.”
-Du nhập vào Việt Nam
Tuy xuất phát từ Trung Quốc, Tử Vi không được nổi bật lắm trong các môn bói toán khác. Nhưng khi du nhập vào Việt
Nam
, nó trở thành môn học được ưa chuộng nhất. Có rất nhiều học giả Việt nam đã cống hiến thêm cho môn nầy, trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quý Đôn. Dần dần, Tử Vi Việt
Nam
có thêm những dị biệt so với Tử Vi nguyên thủy của Trung Quốc.
Những dị biệt giữa Tử Vi Việt
Nam
và Trung Quốc bao gồm:
- Cách an mệnh của Tử Vi Việt nam bắt đầu từ cung Dần, trong khi Trung quốc bắt đầu từ cung Sửu
- Cách tính tuế hạn của Tử Vi Việt
Nam
tùy thuộc vào chi của tuổi người xem. Trong khi tuế hạn của Trung quốc cố định.
Có một nữ hoàng làm rất nhiều việc tốt cho dân, khi qua đời đã đầu thai thành con ve sầu. Khi đã trở thành ve sầu, bà không bao giờ già vì luôn lột xác sau mỗi mùa hè.
1. Tượng thần Ganesa: Theo người Ấn Độ, đây là một vị thần tượng trưng cho sự may mắn và thông thái. Với hình thù đầu voi, nhiều tay và mỗi tay cầm một bảo vật tượng trưng cho quyền uy và thông tuệ.
Tương truyền rằng Thần có mái tóc dài, tết thành nhiều tết xoã xuôi sau lưng. Đeo quanh ngực là dây rắn Naga. Theo tục lệ, mỗi khi khai trương cửa hàng, công ty, người dân đều đi lễ thần Ganesa và thường xoa vào bụng, sờ vào vòi của tượng với cầu mong gặp nhiều may mắn . Tượng thần Ganesa
Đặt tượng tại vị trí trang nghiêm hay nơi có sao Bát Bạch bay tới. 2. Bắp cải: Bắp cải phong thủy còn được gọi là "rau phong thủy" có tác dụng "chiêu" tài lộc và may mắn cho mọi thành viên trong gia đình. Trong phong thủy, bắp cải được ví như chiếc túi dùng để chứa tiền tài, "của cải". Và khi tiền đã vào chiếc túi này thì sẽ sinh sôi nảy nở “cuồn cuộn” không ngừng. Bắp cải giúp mang lại may mắn, thu hút tài lộc rất hiệu quả nên thường được đặt ở vị trí trang trọng, tốt nhất nên chọn vị trí thuộc cung tài lộc của gia chủ. Theo phong thủy, các loại đá quý, ngọc thường hội tụ 5 đức tính cơ bản của con người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín... Vì thế, bắp cải phong thủy thường được làm từ các loại đá quý, ngọc sẽ kích hoạt được nhanh và nhiều vận may đến cho gia đình. Ngoài cung tài lộc của gia đình, bạn có thể đặt bắp cải phong thủy trên bàn trà trong phòng khách hoặc bàn ăn trong phòng ăn cũng có thể tụ khí tốt cho gia đình. Có rất nhiều kiểu dáng bắp cải như: bắp cải đội thiềm thừ, bắt cải đội tỳ hưu, bắp cải đội rùa vàng... giúp nhân đôi vận may và tài lộc. 3. Ve sầu – Biểu tượng của sự bất tử và lá bùa chống lại những âm mưu: Linh vật trong phong thủy tượng trưng cho tuổi thọ và sự trường tồn vĩnh cửu là Ve Sầu. Đối với người Trung Quốc, ve sầu và rùa là hai biểu tượng mạnh mẽ nhất cho sự trường tồn. Với người còn sống, hai con vật này mang đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp. Ve Sầu không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn là biểu tượng của sự bảo vệ, che chở. Còn ve sầu cũng được coi như một lá bùa hộ mệnh, chống lại kẻ thù.
Ve sầu – Biểu tượng của sự bất tử và lá bùa chống lại những âm mưu Thời xa xưa, những gia đình giàu có thường táng theo người chết một viên ngọc bích chạm khắc hình con ve sầu, đặt trên nắp áo quan, mong cho người đã khuất có được một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới khác. Đối với người đang sống, ve sầu được xem là một biểu tượng của cuộc sống lâu dài, hạnh phúc và tuổi trẻ bất diệt. Nguyên nhân của điều này này được bắt nguồn từ truyền thuyết xưa kia. Tương truyền rằng: Có một nữ hoàng làm rất nhiều việc tốt cho dân, khi qua đời đã đầu thai thành con ve sầu. Khi đã trở thành ve sầu, bà không bao giờ già vì luôn lột xác sau mỗi mùa hè. Bên cạnh ý nghĩa đó, loài ve sầu còn được coi như một một lá bùa hộ mệnh. Khi đeo trên mình một vật có dáng ve sầu, bạn sẽ được bảo vệ khỏi những nguy hiểm, tiểu nhân và kẻ thù.
Một miếng ngọc bích hình con ve sầu có tác dụng bảo vệ tốt. Những nhân viên trong công ty muốn tìm kiếm sự bảo vệ trước một đồng nghiệp không đáng tin cậy hay người quản lý có mưu đồ xấu, có thể tìm một miếng ngọc bích hình con ve sầu như mặt dây chuyền để đeo.
4. Rùa – Biểu tượng muôn đời của sự trường thọ
Rùa được các nhà khoa học chứng minh là một trong số những loài vật có tuổi thọ thuộc hàng cao nhất. Trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa. Còn riêng trong phong thủy, rùa là linh vật mang nhiều ý nghĩa nhất.
Nó là tạo vật duy nhất trong tứ linh thật sự tồn tại và có thể dễ dàng tìm thấy. Vì vậy, rùa không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng.
Trong thuật phong thủy, con rùa giống như những ngọn đồi phương Bắc vững chãi, đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Con rùa còn được cho là người vận chuyển ma trận huyền ảo của chín con số cơ bản mang trên lưng và gây sự chú ý cho Phục Hy – vị hoàng đế đầu tiên trong truyền thuyết của Trung Hoa, người được cho là tác giả của Kinh Dịch, cuốn sách là cơ sở của tất cả lý thuyết trong Phong Thủy. Con rùa giấu trong cơ thể và trong những hoa văn trên mai nó tất cả bí mật của đất trời. Tục truyền rằng khi Ban Cố tạo ra thế giới, ông đã dùng những chú rùa như những chiếc cột chống để giữ vạn vật. Phần gù ở lưng con rùa được coi là trời và phần bụng được gọi là đất, điều này khiến rùa tồn tại bền vững với thời gian.
Nếu nhìn kỹ con rùa, bạn sẽ nhận thấy nó có một chiếc đầu rắn và một chiếc cổ rất dài. Các phong thủy gia thường hay trưng bày trong nhà con rùa đầu rồng ( Long Quy)để có thật nhiều vận may. Hình tượng con rùa đầu rồng này thường được cho ngồi trên rất nhiều đồng xu và những thỏi vàng, miệng có ngậm một đồng xu.
Tạo vật này vừa mang hiện thân cho sự can đảm của loài rồng và sự bảo vệ chắc chắn của loài rùa. Các doanh nhân trưng bày Long Quy ở phía sau chỗ làm việc thì sẽ can đảm hơn trong việc ra quyết định đồng thời trách được những rủi ro trong kinh doanh. Nên nuôi rùa ở hướng Bắc ngôi nhà vì chúng sẽ đem tới cho gia đình nhiều cát khí hơn. Fuko (TH) Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Minh Tuyết (##)
Khi bắt đầu khám phá hay sử dụng không gian, màu sắc có nhiều tác động trực tiếp tới thị giác. Trong nhà ở, việc chọn lựa màu sắc thường dựa trên nhiều yếu tố và tiêu chuẩn nhưng điều quan trọng nhất là phải phù hợp với tính cách, cảm xúc và sở thích của người dùng. Đặc biệt, đối với người Á Đông, còn tính toán màu sắc ngôi nhà dựa trên quy luật Ngũ hành tương khắc, tương sinh theo quan niệm phong thủy.
Chủ nhà mệnh Thổ trên 40 tuổi nên sử dụng khhông gian nội thất này
Theo phong thủy, màu sắc sẽ hình thành nên những trường năng lượng tác động tới môi trường nhà ở và các thành viên trong gia đình. Vì thế, chọn màu sắc phù hợp có thể giúp hài hòa, cân bằng nguồn năng lượng âm dương, phát huy điều tốt và hạn chế những bất lợi từ môi trường tới cuộc sống con người.
Hành Thổ tượng trưng cho trái đất, có tính cân bằng và trung tâm. Hành Thổ cũng là biểu tượng, nguồn gốc của việc nuôi dưỡng, ươm trồng và phát triển, giúp hướng tới nguồn cội, vững chải của sự sống. Vì thế, năng lượng từ hành Thổ mang sự vững chải, người có mệnh Thổ thường có tính cách điềm đạm, ôn hòa, sâu sắc và thận trọng. Sự kiên nhẫn, thủy chung, bền bỉ và trung thành cũng là những tính cách nổi bật của người mệnh Thổ.
Gia chủ mệnh Thổ nên chọn màu bản mệnh như cam đất, nâu, nâu đất hoặc màu tím, đỏ, hồng của mệnh hỏa
Theo đó, gia chủ mệnh Thổ nên lựa chọn màu sắc căn nhà như sau:
- Chọn màu tím, hồng, đỏ của mệnh Hỏa vì Hỏa sinh Thổ (theo nguyên tắc tương sinh với bản mệnh).
- Chọn màu bản mệnh của Thổ gồm cam đất, nâu, nâu đất.
- Không nên sử dụng màu xanh lá của mệnh Mộc bởi Mộc khắc Thổ (theo nguyên tắc tương khắc với bản mệnh).
Không nên sử dụng màu xanh lá của mệnh Mộc vì Mộc khắc Thổ
Ngoài việc lựa chọn màu sắc, gia chủ mệnh Thổ nên chú ý tới phong cách thiết kế của căn nhà và vật liệu sử dụng trong nhà. Phong cách thiết kế thô mộc, truyền thống hoặc thô mộc hiện đại (modern brutalism, modern rustic) phù hợp hơn cả. Các gam màu trung tính nóng như nâu nhạt, cam nhạt, xám nâu, vàng nhạt, vừa được người Việt Nam ưa chuộng vừa ăn ý với không gian theo mệnh Thổ. Chúng được dùng khá nhiều trên các sàn, mảng tường, trần, gắn với sự mộc mạc, ấm cúng và mang đến cảm giác sạch sẽ. Đặc biệt, màu nâu đậm chỉ nên nhấn vào một vài vị trí nhỏ như ghế sofa, một mảng tường đặc biệt, gối, thảm, bộ bàn ghế ăn hoặc các vật dụng trang trí.
Người mệnh Thổ hợp với không gian nội thất dành cho thường khá mộc mạc, đơn giản, ít phá cách, không cầu kỳ và được bài trí gọn gàng, ngăn nắp, tự nhiên. Không gian hướng tới sự thoải mái, tiện nghi và tiện dụng cho người dùng, ưu tiên yếu tố công năng. Vật liệu đá, đất, gạch, sỏi, bê tông, sành sứ thường phù hợp với không gian này, chất mộc mạc có khả năng kết nối ngôi nhà với môi trường thiên nhiên.
(Theo Vnexpress) Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Quỳnh Mai (##)
Vị trí nốt ruồi tiết lộ độ quyến rũ của bạn - Nhân tướng - Xem Tử Vi
Vị trí nốt ruồi tiết lộ độ quyến rũ của bạn, Nhân tướng, Xem Tử Vi, xem bói, xem tử vi Vị trí nốt ruồi tiết lộ độ quyến rũ của bạn, tu vi Vị trí nốt ruồi tiết lộ độ quyến rũ của bạn, tu vi Nhân tướng
Nốt ruồi sau gáy, quanh miệng, đuôi mắt... đều là những vị trí có thể nói lên độ quyến rũ của bạn đấy nhé Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Minh Tuyết (##)
Tử vi trọn đời người sinh ngày Đinh Hợi cho thấy phải tự mình lập nghiệp, không thích hợp tự mình kinh doanh khởi nghiệp. Đường tình duyên của mệnh chủ thuận lợi, hôn nhân viên mãn.
Sinh ngày Đinh Hợi có Thiên Nguyên tọa Sát tàng quan âm, là sự kết hợp của Đinh Hỏa và Thủy Thổ, hóa giải Nạp Âm thành Âm Thổ, nhận Dương quang. Mệnh chủ nên hợp tác Nhâm Dần, đường đời tất gặp Thìn Thổ.Trụ ngày Đinh Hợi niên thiếu có chí, nhưng phải tự mình lập nghiệp, ít nhận được sự trợ giúp của anh em bạn bè. Công việc và chức vụ và nơi ở có nhiều sự biến hóa. Họ làm việc thân trọng, vừa tài giỏi và có nhiều kế sách hay. Nam mệnh không nên buôn bán khởi nghiệp do dễ phá sản, cũng cẩn thận khi để vợ nắm tài sản.Giờ sinh hưởng trọn phúc khí Trong bát tự, giờ sinh có quan hệ trực tiếp đến vận thế của mỗi người. Vậy giờ sinh hưởng trọn phúc khí là lúc nào đối với 12 con giáp Người sinh ngày Đinh Hợi có vẻ ngoài ôn hòa nội tâm lạnh lùng, dễ sống chung, nhanh nhạy, nhưng thiếu sự độc lập. Họ đặc biệt trung thành với cấp trên nên thường xuyên được cất nhắc. Ngoài ra, trụ ngày Đinh Hợi còn thích vinh hoa, chán ghét sự giả tạo.Tử vi trọn đời người sinh ngày Đinh Hợi thấy tình duyên thuận lợi, hôn nhân viên mãn. Nữ mệnh hòa thuận ân ái với chồng. Nam mệnh biết chăm sóc gia đình, ý thức về hạnh phúc gia đình
Bát tự trụ ngày Đinh Hợi thích hợp kết hôn với người sinh ngày: Giáp Thìn, Giáp Dần, Giáp Ngọ, Giáp Tuất, Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Bính Thìn, Bính Tuất, Bính Thân, Đinh Dậu, Đinh Tỵ, Đinh Sửu, Đinh Mùi, Mậu Thân, Mậu Thìn, Kỷ Dậu, Kỷ Mùi, Canh Dần, Canh Tý, Canh Thân, Tân Hợi, Tân Mão, Tân Mùi, Nhâm Dần, Nhâm Ngọ, Nhâm Tý, Quý Tỵ, Quý Mão, Quý Hợi. Hướng dẫn xem tử vi chọn tầng nhà cho người ở chung cưXem tử vi chọn cách tỏ tình đảm bảo thành côngTìm hiểu về ý nghĩa của tứ trụ trong tử vi Chi Nguyễn Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Yến Nhi (##)
Thôn này có tên là thôn Gia Cát hay Bát Quái, tọa lạc tại thị trấn Lan Khê, tỉnh Triết Giang, được mệnh danh là "Trung Quốc đệ nhất thôn". Đây cũng chính là trung tâm sinh sống của hậu duệ của cao nhân trong lĩnh vực xem phong thủy , tử vi là Khổng Minh Gia Cát Lượng nổi tiếng thời Tam Quốc.
Vào cuối đời Tống, đầu nhà Nguyên (khoảng năm 1300), hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng là Gia Cát Đại Sư bắt đầu xem ngày tốt xấu để lập thôn Bát Quái tại Lan Khê, Triết Giang.
Theo sử chép, Gia Cát Lượng từng lập ra một trận pháp thần kỳ gọi là Bát trận đồ, biến ảo khôn lường, uy lực vô cùng, từng vây khốn cả 10 vạn tinh binh của đại tướng Đông Ngô Lục Tốn.
Kỳ bí thôn bát quái của hậu duệ Gia Cát Lượng (Thôn nhìn từ trên cao)
Gia Cát Đại Sư đã vận dụng học thuyết Kham dư (phong thủy) vào Bát quái trận đồ của ông tổ mình, thiết lập thôn trang án theo Cửu cung bát quái.
Thôn lấy cái hồ lớn hình thái cực làm trung tâm, 8 con đường từ hồ toả ra thành "nội bát quái".
Phía ngoài thôn lại đắp 8 tòa núi nhỏ hình thành "ngoại bát quái" bao bọc. Các sảnh, đường, nhà ở phân bố dọc theo 8 đường. Gia Cát Đại Sư trước khi qua đời có để di huấn là không được thay đổi nguyên dạng.
Trải qua hơn 800 năm dâu bể, lượng người trong thôn tăng lên nhiều, nhưng tổng thể cửu cung bát quái không hề thay đổi.
Trong thôn có đền thờ Thừa tướng Gia Cát Lượng, hoa viên, 3 nhà bia, 18 sảnh đường, 18 giếng, 18 ao, hơn 200 phòng ốc đều là kiến trúc cổ đời Minh, Thanh rất độc đáo.
Con cháu Gia Cát đời đời đều theo lời giáo huấn của tổ phụ "không làm lương tướng, tất làm lương y" nên nhiều đời theo nghề thuốc.
Trong thôn có cả Nhà triển lãm trung y dược, vườn thảo dược... Nơi đây, riêng đời Minh, Thanh đã có 5 tiến sĩ, 11 cử nhân, hàng trăm tú tài. Các chuyên gia, học giả Trung Quốc đang đề nghị đổi Lan Khê thành TP Võ Hầu.
"Đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi"
Theo nhiều nhà nghiên cứu, kiến trúc bát quái này có công năng phòng vệ và cải tạo môi trường rất cao. Thôn Gia Cát đặc biệt mát mẻ, sạch sẽ, thông thoáng.
2. Kiến trúc trong thôn.
Nhà kiến trúc Từ Quốc Bình cho rằng, kiểu kiến trúc của thôn này hoàn toàn khác với phong cách thôn trang truyền thống Trung Quốc, không lấy trung tuyến làm chủ mà bức xạ ra 8 hướng.
Các nhà trong thôn mặt đối nhau, đuôi liền nhau, đường nối nhau, rất thoáng mà kỳ thực kín đáo. Địa hình xung quanh nhìn giống như cái nồi, bốn phía cao, giữa thấp. Người ngoài vào thôn, nếu không có người quen dẫn đường thì lẩn quẩn không biết lối ra.
Nhà thư pháp Gia Cát Cao Phong, cháu đời thứ 42 của Gia Cát Lượng cho biết, trong thôn "đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi".
Năm 1925, chiến tranh ác liệt, quân đội của Quốc dân đảng là Tiêu Kính Quang đánh nhau với quân phiệt Tôn Truyền Phương 3 ngày dữ dội sát bên thôn Bát Quái nhưng không có viên đạn nào lọt vào thôn.
Khi quân Nhật tấn công xuống phía nam, đại quân kéo qua đại lộ Long Cương nhưng không phát hiện ra thôn này. Duy có 1 lần máy bay Nhật ném bom trúng 1 phòng trong thôn.
Nếu tranh trang trí và không gian phòng được phối hợp một cách khéo léo, phù hợp vói cảm thụ tâm lý và thị giác của con người thì có thể khiến cho căn phòng tăng thêm bầu không hhí tốt lành, khiến cho tâm lý những người trong gia đình cảm nhận được sự thoải mái và hạnh phúc. Nếu tranh treo trang trí khiến cho cảm thụ tâm lý và cảm thụ thị giác của người ở phát sinh xung đột thì sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực, phá võ sự cân bằng của căn phòng, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
1.Treo tranh trang trí phải phối hợp hài hòa với kết cấu không gian
Tại không gian lớn như phòng khách, nếu treo một bức tranh có kích thước lớn một chút thì có thể khiến cho không gian được mở rộng. Cũng có thể dùng hình thức đối xứng bằng cách treo 2-4 bức tranh nằm ngang theo hình chữ “—” (Nhất), cũng có thể treo song song 4 bức để biểu thị một vượng khí. Gian phòng nhỏ hơn như phòng ngủ thì có thể treo một bức tranh hơi nhỏ một chút để khiến cho bức tranh và không gian có sự phối hợp hài hòa với nhau. Cũng có thể sử dụng hình thức phi đối xứng, treo một vài bức tranh cao thấp so le nhau theo hình tam giác hoặc hình thoi để tăng cường sự sống động cho không gian. Cho dù là bố cục theo hình thức đối xứng hay không đối xứng cũng không thể cùng treo những bức tranh có phong cách hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như, đem treo một bức tranh sơn thủy Trung Quốc với một bức tranh hội họa phương Tây liền với nhau thì sẽ mất mỹ quan. Đặc biệt, trong cùng một không gian không nên treo quá nhiều tranh vì sẽ khiến cho không gian căn phòng trở nên mất cân đối, phá vỡ linh khí của cả căn phòng.
2. Treo tranh trang trí phải phối hợp hài hòa với nội thất
Tranh treo trang trí với nội thất trong căn phòng phải tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Lựa chọn tranh trang trí có màu sắc hòa hợp, chủ thể không xung đột mới có thể cùng với nội thất và phong cách trang trí trong căn phòng hình thành sự hô ứng mang lại hiệu quả thẩm mỹ. Các loại tranh trang trí phổ biến là: Tranh khảm nạm, tranh chụp, tranh thảm thêu, tranh đồng, tranh pha lê, tranh trúc, tranh gốm sứ, tranh ngọc thạch, tranh rút sợi, tranh cắt giấy, tranh khắc gỗ, tranh kết thừng, tranh sơn mài... Trong số đó tranh khảm nạm, tranh pha lê có màu sắc tươi sáng, rực rỡ, dễ thể hiện được sức sống tươi mới và tình cảm nồng nhiệt, thích hợp bài trí trong gia đình trẻ. Tranh thảm thêu, tranh trúc, tranh kết thừng là những loại tranh theo phong cách cổ xưa đoan trang, giàu ý vị, thấm đẫm không khí nghệ thuật, thích hợp với nội thất có màu sắc tương đối nhạt. Tranh chụp có đầy đủ sự tươi sáng, tầng thứ rõ ràng, đặc biệt là những bức tranh chụp cỡ lớn thích hợp để làm nền cho nội thất trong gian phòng, có thể tăng cường cảm quan thời đại cho gia đình.
3. Treo tranh trang trí phải kết hợp hài hòa với nguồn sáng
Nếu treo một bức tranh trong thời gian dài dưới ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp thì trải qua thời gian chất liệu và màu sắc của bức tranh sẽ bị hư tổn làm giảm linh khí của bức tranh. Một bức tranh treo trên tường phải có nguồn ánh sáng chiếu rọi vừa phải mới có thể thể hiện được linh khí của bức tranh. Do vậy, tranh trang trí nên phối hợp sử dụng hợp lý nguồn sáng gián tiếp và nguồn ánh sáng trực tiếp. Nguồn sáng gián tiếp chủ yếu chỉ các bóng đèn điện và màu sắc có độ nóng thấp, ánh sáng trắng như đèn huỳnh quang, đèn PL, đèn tiết kiệm điện năng... Nguồn ánh sáng trực tiếp chỉ đèn chân không. Nguồn ánh sáng gián tiếp độ thiên về màu trắng, xanh lam; nguồn ánh sáng trực tiếp thiên về màu vàng, màu hồng. Khi chúng cùng chiếu sáng thì trở thành màu sắc hài hòa, tạo ra cảm giác ánh sáng dễ chịu, có thể biểu hiện được một cách trung thực đường nét trong bức tranh.
4. Treo tranh trang trí phải trong tầm nhìn
Phạm vi mọi người thường nhìn thấy là chỉ trong khoảng tầm nhìn thông thường của con người. Thích hợp nhất là nên treo trên tường có độ cao cách mặt đất từ 1.5 - 2m. Nếu tranh treo quá thấp sẽ không có lợi đối với việc bảo quản và thưởng thức tranh, nếu treo quá cao sẽ bất tiện cho người thưởng thức, đồng thời nhìn bức tranh sẽ bị biến hình gây ảnh hưởng đến hiệu quả thưởng thức. Khung của bức tranh trang trí lớn tốt nhất là nên tạo một góc hẹp 15 - 30° so vói tường, khiến cho bức tranh hơi nghiêng xuống đất. Nếu là bức tranh đặt trên tủ tương đối thấp so vói tầm nhìn bình thường thì nên đặt tranh hơi ngửa lên trên, như vậy sẽ khiến cho mọi người có thể thưởng thức được bức tranh một cách hoàn chỉnh.
5. Khung tranh trang trí nên kết hợp hài hòa với chủ đề bức tranh
Khung tranh có thể làm tăng thêm vẻ đẹp cho bức tranh, chính là “hoa đỏ trên thảm lá xanh”. Khung có hình dạng và loại hình khác nhau có thể mang lại những hiệu ứng thẩm mỹ khác nhau. Khung hình vuông thể hiện vẻ đẹp đối xứng. Khi dùng khung hình vuông, mỗi bên phải để thừa lại một khoảng trống để tránh khiến cho chủ đề bức tranh bị khung vây hãm quá chặt.
Khung hình chữ nhật thể hiện khí thế khoáng đạt. Đem một cặp hoặc hai bức trở lên có khổ nhỏ đặt trong một khung lớn hình chữ nhật khiến cho người thưởng thức có cảm giác trong sáng, giản dị. Có thể sắp đặt theo bố cục ngang hoặc theo bố cục đứng nhưng nên để lại một khoảng trống xung quanh làm nổi bật hình tượng của mỗi bức tranh. Khung hình thô thể hiện một khái khái mạnh mẽ. Đặt bức tranh vào trong một chiếc khung thô có thể khiến cho bức tranh thêm vẻ mạnh mẽ, ngụ ý trong bức tranh sẽ càng sâu sắc hơn.
Song khung (một bức tranh hai khung) có tác dụng kích thích trí tưởng tượng của mỗi người, biểu đạt một không gian có chiều sâu. Song khung chính là bên ngoài khung lại có một khung nữa, hai khung có thể đều là hình vuông, cũng có thể có hình dạng khác nhau. Tranh song khung tạo ra cảm quan không gian rất mạnh, có thể phát huy được óc tưởng tượng của người thưởng thức. Tranh không khung thể hiện sự nhẹ nhàng, thanh thoát, không bị bó buộc. Tranh chỉ có phần hình ảnh không có khung trông rất đơn giản, nhẹ nhàng. Tranh không khung nên chú ý bốn bên phải có thể hiện khung hình, nếu không thì bức tường phía sau sẽ biến thành chiếc khung khổng lồ làm giảm hiệu quả thẩm mỹ.
Hướng Bắc phân nhỏ hơn thành ba phương vị là Tí, Nhâm, Quý. Trong hướng Bắc, vị trí Quý không phải là tốt lắm nên tránh ra. Phương vị Nhâm, Quý đều là thế cát.
Hướng Bắc đại diện cho cái lạnh, đặc biệt là mùa đông, nếu nhà tắm hướng Bắc có thể bạn sẽ đóng chặt cửa sổ mà quên mất thông khí, vì vậy khí ẩm trong nhà tắm ngày càng nặng, tiếp theo ảnh hưởng đến tất cả các căn phòng trong nhà. Sức khỏe của con người cũng chịu ảnh hưởng. Vì vậy cần chú ý tới chi tiết này khi bố trí phòng tắm.
Phòng tắm hướng Bắc cần chú ý đóng mở cửa vào mùa đông để tránh ẩm và gió lạnh. Phòng tắm hướng Đông Bắc
Đông Bắc là hưởng quỷ môn, do ba phương vị Sửu, Dần, Cấn tổ thành. Nói tóm lại bất kể là hướng nào trong ba hướng này đều không phải là những hướng đẹp để bố trí nhà tắm, đều sẽ mang lại những ảnh hưởng nhất định. Có điều nếu bất đắc dĩ phải xây nhà tắm ở hướng Đông Bắc thì nên bố trí phương vị Dần, vì ảnh hưởng của hướng Dần là ít nhất.
Phòng tắm hướng Đông
Hướng Đông với ba phương vị Giáp, Ất, Mão; nếu đặt phòng tắm ở hướng này cần chú ý tránh phương vị Mão là được, nếu không sẽ làm cho con trai trưởng thiếu khí dương cương nên có.
Nhà tắm ở hướng Đông nam
Trường hợp hướng Đông Nam gần giống với hướng Đông, chỉ cần bồn tắm tránh hướng như trên là được. Hướng Đông và hướng Đông Nam đều là thế tốt bởi vì hai hướng này trong ngũ hành thuộc mộc, đối với thủy và hỏa thích rất thích hợp.
Phòng tắm hướng Đông và Đông Nam đều là thế tốt.
Phòng tắm hướng Nam
Bởi vì hướng Nam là hướng của hỏa cho nên không thích hợp để bố trí nhà tắm “thủy hỏa hỗ bất tương dung” nhất định sẽ nguy hại đến cơ thể của bạn.
Phòng tắm hướng Tây Nam
Hướng Tây Nam còn gọi là nội quỷ môn, ở hướng này tuyệt đối không được đặt phòng tắm bởi vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến chủ nữ của gia đình, thậm chí sẽ đem đến tai nạn cho tất cả các thành viên là nữ của gia đình. Ngoài ra còn khiến chủ nữ bỏ ra quá nhiều mà thu được thì ít.
Không nên đặt phòng tắm hướng Tây Nam.
Phòng tắm hướng Tây
Hướng Tây là hướng toàn khí (chỉ ngũ khí kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Đương nhiên dù thế nào cũng thích hợp với nhà tắm, nhưng khi bạn thiết kế thì nên tránh hướng Dậu của hướng Tây thì tốt.
Phòng tắm hướng Tây Bắc
Khi nhà tắm hướng Tây Bắc thì chú ý tránh hướng Càn. Hướng này không thích thủy khí, mà cũng ghét cả hỏa khí, bởi vậy phải chú ý không được để bình nóng lạnh trong hướng này.
Nhiều quan niệm cho rằng, nếu như quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới đồng nghĩa với việc "đuổi" tài lộc, may mắn và tiền bạc ra khỏi nhà, khiến cả năm của gia chủ đều khó khăn, khó mà làm ăn phát đạt.
Tuy nhiên để giữ nhà cửa sạch sẽ để đón khách vào dịp Tết, 1 số gia đình quét dọn vào 1 góc nhà, đợi khi 3 ngày Tết qua đi mới đổ rác ra ngoài.
To tiếng, cãi nhau vào ngày Tết
Vào ngày Tết, dù có bực bội khó chịu thế nào, người ta cũng thường cố gắng giữ hòa khí và tránh to tiếng. Người lớn cũng tránh mắng mỏ con trẻ để chúng khóc. Ngoài ra, người Việt còn kiêng nói những điều xui xẻo, kém may mắn vào ngày Tết. Bởi lẽ, ngày Tết vốn là ngày sum họp gia đình, là thời điểm hàng xóm láng giềng, bè bạn gặp nhau gửi những lời chúc cho một năm mới đầy may mắn, hãy làm cho những ngày vui nhất năm tràn đầy hạnh phúc và tiếng cười nhé.
Cho lửa đầu năm
Theo quan niệm Á Đông, lửa mang màu đỏ tượng trưng cho may mắn. Nếu như đầu năm mới mà bạn tặng lửa cho người khác, đồng nghĩa với việc bạn đem may mắn của mình cho họ và nhận về mình phần xui xẻo trong năm tới.
Vay mượn, trả nợ
Trong những ngày đầu năm hứng lộc vào nhà, hành động vay hoặc trả nợ được xem như dâng tài lộc vào tay người khác. Đầu năm đã vay mượn hoặc trả nợ là điềm báo cho 12 tháng xui xẻo, túng thiếu, thường phải đi vay của người khác hoặc vất vả để trả những khoản nợ phát sinh trong năm.
Cho nước đầu năm
Nước là một trong 5 nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) nên người Việt Nam quan niệm, nước tượng trưng cho sự sinh sôi, dồi dào ví như người ta hay chúc nhau câu nói "Tiền vào như nước sông Hồng, tiền ra nhỏ giọt như cafe phin”. Vì vậy nếu cho nước đầu năm, tiền tài, danh lợi của bạn sẽ "một đi không trở lại".
Làm vỡ đồ đạc
Vỡ bát đĩa, ấm chén hoặc các đồ dùng khác trong nhà là một điều hết sức xui xẻo bạn cần phải kiêng kị những ngày đầu năm mới. Theo quan niệm truyền thống, đổ vỡ là dấu hiệu của việc chia lìa, mang đến nhiều đau đớn, buồn tủi. Hãy cẩn thận hơn trong những ngày đầu năm mới để tránh cho gia đình bất hòa, chia rẽ.
Mua dao, thớt, chày, cối…
Đầu năm mới người ta kiêng mua những đồ vật như dao, thớt, chày, cối vì cho rằng những đồ vật này nặng nề, có sát khí cao. Thay vào đó, mọi người sẽ mua muối ngay vào những giây phút đầu tiền sau giao thừa hoặc sáng sớm mùng Một với hàm ý cả năm sẽ đậm đà, ý vị.
Xuất hành ngày mùng 5
Dân gian có câu “mùng năm, mười bốn, hai ba; đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”. Ngày mồng Năm là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường không xuất hành du xuân hay cầu tài lộc đầu năm vào ngày này.
Ăn trứng vịt lộn, thịt vịt, thịt tôm, mực
Vào những ngày đầu năm, có nhiều món ăn được xem là kiêng kỵ mà bạn không nên dùng đến như ăn trứng vịt lộn, thịt vịt, thịt tôm, mực... Người ta thường cho rằng ăn thịt vịt đầu năm sẽ gặp xui xẻo, "bơi như vịt". Một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm, công việc trong năm mới sẽ lùi chứ không thể tiến tới, không ăn mực vì cả năm có thể "đen như mực".
Ngồi hoặc đứng trước cửa
Ngày đầu năm mới, bạn và gia đình nên ngồi trong nhà chứ không nên ngồi hoặc đứng trước cửa nhà mình. Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình không được may mắn, thành công, hạnh phúc.
Kiêng đi chúc Tết sáng mùng một
Sáng mùng một Tết, các gia đình thường ở nhà làm cơm cúng và chỉ đi chúc tết khi đã muộn, để tránh trở thành người xông đất của nhà khác. Người dân rất coi trọng người xông đất, cần phải hợp tuổi, thành đạt, tốt tính để đem lại may mắn trong năm mới. Do đó, việc đi chúc Tết quá sớm sẽ khiến bạn có khả năng trở thành người xông đất “bất đắc dĩ’, phá vỡ kế hoạch của chủ nhà.
Mặc quần áo màu đen, trắng
Với người Việt Nam, màu đen- trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào ngày Tết thường tránh mặc quần áo nhiều màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ.
Để tang vào ngày mồng Một
Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.
Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm.
Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.
Chúc Tết người đang nằm ngủ
Ngày xưa đất tuy rộng nhưng không phải gia đình nào cũng có nhà to để phân ra thành phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách. Vì thế không hiếm trường hợp, khách đến nhà chúc Tết vào sáng mùng một, thấy vẫn có người nằm ngủ do phải thức khuya vào tối giao thừa. Đã đến nhà người ta thì phải xởi lởi mà chúc Tết, thế nhưng họ không chúc người đang nằm ngủ đó. Nếu không, lời chúc tốt đẹp lại bị xem như lời trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh.
Vì thế, nếu có lòng, khách phải đợi đến khi người đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ.
Vận mệnh người tuổi Canh Thìn theo Lục Thập Hoa Giáp
Lục Thập Hoa Giáp của Canh Thìn là con rồng cưỡi, tính cách hiền từ lương thiện, danh tiếng vang xa, ý chí kiên cường nhưng không ngoan cố, có tâm giúp đỡ
► Xem bói 2016 để biết vận mệnh, công danh, tình duyên của bạn
Bạch lạp Kim như miếng ngọc ở Côn Sơn, ánh sáng của nó giao thoa với ánh sáng nhật nguyệt, ngưng tụ khí âm dương, trong sáng thanh khiết, là ánh sáng chân chính của Kim. Là Kim tụ khí, không cần dùng Hỏa chế cũng tự thành khí. Hỏa vượng trái lại làm tổn thương đến nó, tối kỵ Giáp Thìn, Ất Tỵ Phúc đăng Hỏa, mệnh chủ vô cùng xấu. Mệnh Bạch lạp Kim này đặc biệt lại không kị các loại Mộc. Lục Thập Hoa Giáp của Canh Thìn Bạch lạp Kim có đức tính cương trực, trầm tĩnh, thông minh. Sinh vào mùa xuân hạ, một đời phúc họa khó lường; sinh vào mùa thu đông, thanh tú thông minh. Nếu ngũ trụ phối hợp tốt, mệnh chủ văn võ song toàn. Nếu mang sát thì tốt nhất theo nghiệp quyền thuật. Kim này nếu gặp Bính Dần, Đinh Mão Lư trung Hỏa mà không có Thủy tương trợ chủ về không bần cùng cũng yểu mệnh, ưa Bính Thân, Đinh Dậu Sơn hạ Hỏa, chủ tuổi trẻ chí lớn, cũng cận Giáp Thân, Ất Dậu Tỉnh tuyền Thủy, hoặc Giáp Dần, Ất Mão Đại khê Thủy đến tương trợ. Canh quan tại Đinh, Đinh lộc tại Ngọ, ưa gặp Canh Ngọ, Canh thực Nhâm, cũng ưa Nhâm Ngọ. Canh lộc tại Thân, Địa chi của các trụ khác có Tỵ, Dần, chủ về cả đời thiếu thốn. Canh mã tại Dần, nếu như có Tỵ, Thân, mã bị hình bị xung, chủ về cả đời bôn ba vất vả, cũng chủ về bỏ mạng nơi đất khách. Lục Thập Hoa Giáp của Canh Thìn: Canh quý tại Ngọ, Địa chi của các trụ khác ưa Ngọ, lại gặp năm Ngọ, hoặc đại, tiểu hạn đi đến Ngọ, chủ cát tường như ý. Lại bởi vì Canh lấy Tân làm quan, Đinh lộc tại Ngọ, cho nên gặp Thái tuế năm Ngọ, hoặc tiểu, đại hạn đi đến cung Ngọ, tốt càng thêm tốt. Không ưa Giáp Tý, Ất Sửu Hải trung Kim; Giáp Ngọ, Ất Mùi Sa trung Kim, phạm phải chủ về cả đời sống lặng lẽ giống như cây cỏ. Nhật trụ và thời trụ gặp Hỏa chủ về vinh hoa. Địa chi của các trụ khác có Thìn, phạm hình, làm việc không đến nơi đến chốn, cố chấp bảo thủ, suy nghĩ nông cạn, lại chủ về vợ chồng duyên bạc. Nếu như tọa thời chi, nên hiến thân cho tôn giáo. Nhật chi có Tỵ, phạm Canh Thìn Không vong tại Thân, Dậu, Địa chi của các trụ khác không thể gặp Thân, Dậu. Nếu như thai chi có Thân, Dậu chủ về người ngu muội, cả đời phiêu dạt, tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Người tuổi Canh Thìngặp năm Thìn, Tuất, trong nhà không yên. Nếu bản thân không bị thương cũng tổn thương người trong nhà. Người sinh năm Canh Thìn bạn đời không nên chọn người sinh năm Bính, Đinh. Nên tìm người sinh năm Giáp, Ất. Theo Tử vi toàn tập
Những ngôi chùa linh đầu năm cầu tài cầu lộc cầu duyên
Đi lễ chùa đầu năm là dịp mọi người thể hiện ước nguyện năm mới tốt tươi hơn, các ngôi chùa, ngôi đền, ngôi miếu & phủ linh thiêng để cầu tài lộc tình duyên
Đi lễ chùa đầu năm mọi người đều mong muốn năm nay được tốt tươi hơn năm trước. Người buôn bán kinh doanh đi chùa cầu tiền tài, người có chức vụ thì lễ bái cầu lộc, những đôi uyên ương thì cầu hạnh phúc, còn người chưa có bóng yêu thương thì cầu duyên.
Sau đây là những ngôi chùa, ngôi đền, phủ, miếu mà đa số mọi người đến cầu khấn rất linh nghiệm. Hàng năm ngay sau dịp nghỉ tết nguyên đán thì các cá nhân hay đoàn thể đều cố gắng sắp xếp công việc và thời gian để hành nguyện đến những nơi linh thiêng như thế này.
Lễ chùa Hương – Hà Nội
Chùa Hương đã trở thành một ngôi chùa nổi tiếng và luôn đông đúc người đi lễ vào những ngày đầu năm mới.
Chùa Hương nằm ngay ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Tại nơi đây du khách còn được ngồi đò xuôi dòng suối Yến để cảm nhận không gian thanh bình của miền đất Phật.
Với du khách gần Hà Nội, có thể trẩy hội chùa Hương trong ngày nhưng nên đi từ sớm để tránh đông đúc. Khách ở xa nên dành 2 ngày và nghỉ lại một đêm, sáng hôm sau vào động Hương Tích sớm.
Hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội nằm trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành.
Trong 3 tháng, lễ hội chùa hương bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.
Lễ chùa Đồng – Yên Tử
Yên Tử được xem là nơi đất Phật – nơi để những phật tử đổ về hành hương vào ngày mùng một Tết hàng năm, và Tết Bính Thân năm nay cũng không phải ngoại lệ.
Yên Tử nằm tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nơi có suối Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, tượng đá An Kỳ Sinh và chùa Đồng.
Nằm ở độ cao chót vót với đường đi hiểm trở cùng giá trị lịch sử lâu đời đã trở thành nét thu hút khiến nhiều du khách tìm đến đến để chiêm ngưỡng và tìm hiểu nét độc đáo của lịch sử chùa Yên Tử.
Ngôi chùa Đồng Yên Tử cùng với Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử Quảng Ninh đã tạo nên quần thể kiến trúc Yên Tử đồ sộ và cũng là đại diện cho nền móng và sự phát triển của phái Phật Giáo Trúc Lâm Yên Tử.
Du khách tìm về chùa Đồng Yên Tử không chỉ bởi nghệ thuật kiến trúc độc đáo với lịch sử lâu đời, mà còn tìm về thế giới tâm linh để thanh tịnh tâm hồn, thấu hiểu những triết lý Phật Giáo sâu xa, để nghe những lời răn dạy nơi cửa Phật.
Chùa Bái Đính – Ninh Bình
Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư.
Nơi đây còn được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…
Ngoài ra, nơi đây cũng lưu giữ nhiều viên ngọc xá lợi, báu vật quý của Phật.
Chùa Bái Đính là khu chùa linh thiêng lớn nhất Việt Nam nên luôn là địa điểm được hàng vạn phật tử lựa chọn làm nơi hành hương đầu tiên trong năm.
Chùa Trấn Quốc – Tây Hồ, Hà Nội
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây từ thời Lý Nam Đế (541-547) ở gần sông Hồng, đến năm 1615, được dời vào vị trí ngày nay. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Hà Nội có khá nhiều đền, chùa, song riêng ngôi chùa Trấn Quốc vẫn thuộc loại chùa cổ nhất, như đã đắc đạo trên đường tu luyện mà mặt nước Hồ Tây đầy huyền thoại làm chứng quả. Chùa không nhiều bậc đá rêu phong, hay núi non trùng điệp, nhưng thật yên bình cùng sóng nước ngân nga, vẫn có thể cho hồn ta giọt nước cành dương, rửa đi một phần thế tục, để làm Lành làm Thiện với nhân gian…
Chùa Ba Vàng – Quảng Ninh
Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là “ánh sáng quý”) được xây dựng vào năm Ất Dậu, (năm 1676). Chùa toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống bên phải.
Đền Trần – xin ấn
Cứ ngày 14 tháng riêng âm lịch hàng năm, Nam Định tổ chức lễ khai ấn Đền Trần, nơi thờ các vị vua đời Trần. Dù chỉ đêm 14 tháng Giêng mới khai ấn đền Trần nhưng mới mùng 7, mùng 8 Tết, phủ Thiên Trường Nam Định đã tấp nập du khách thắp hương, vãn cảnh đầu xuân. Đền Trần là công trình thờ tự có từ lâu đời, thờ 14 vị vua triều Trần.
Thế nên, dù Đền Trần có hơn hai chục ngày lễ nhưng Lễ khai ấn là đại lễ được mong đợi nhất trong năm. Theo tương truyền, ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Để xin được ấn vua ban lúc nửa đêm, người ta phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu, hoặc đến thời điểm khai ấn.
Đền Bà Chúa Kho – xin lộc rơi lộc vãi
Theo dân gian truyền miệng thì, người đi lễ chùa cầu may đầu năm đến đền Bà Chúa Kho để vay tiền làm ăn kinh doanh trong năm mới. Các thương gia, các nhà doanh nghiệp ai cũng cố vào được cửa Bà. Bằng mọi giá, mọi cách, họ phải khấn vái và đặt lễ được trước… mặt Bà. Có vậy Bà mới cho lộc, mới mở kho xuất tiền cho vay. Mọi người lên lễ Bà Chúa Kho để vay tiền hoặc xin “lộc rơi lộc vãi”. Vay thì thủ tục khá rắc rối, phải qua nhiều ban bệ. Đa số mọi người lên xin lộc rơi lộc vãi nhưng năm nào cũng lên tạ lễ Bà đã phù hộ cho.
Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới kinh doanh. Cứ vào dịp đầu xuân năm mới hàng ngàn khách thập phương trong cả nước lại đến chiêm bái, thắp hương và dâng phẩm vật kính lễ bà Chúa kho, cầu mong một năm mới an lạc thịnh vượng và hạnh phúc.
Đền Chử Đồng Tử – cầu duyên
Đền Chử Đổng Tử (Khoái Châu, Hưng Yên) gắn liền với mối tình giữa nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng với chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo Chử Đồng Tử.
Mối lương duyên của Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung vẫn còn mãi với thời gian. Chính vì thế nhiều người đến đây không chỉ để dâng nén nhang tưởng nhớ tới một trong những “tứ bất tử” của Việt Nam cùng hai vị phu nhân xinh đẹp là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa mà còn để cầu mong tìm được tình yêu chân chính, gia đình yên ấm.
Đó là địa chỉ tâm linh của cộng đồng người Hoa và cả người Việt tìm đến để cầu nguyện mỗi ngày. Chùa Minh Hương còn được gọi là chùa Ông hay chùa Quan Đế Thánh quân, tức theo tục thờ Quan Vân Trường thuở trước đã in vào lối sống của người Hoa và cả người Việt hiện nay. Dù không thuộc loại nhất nhì về quy mô, nhưng theo khẳng định của nhiều người thì sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần. Rất nhiều bạn trẻ đã đến đây để mong tìm được mối nhân duyên cho mình.
Phủ Tây Hồ – cầu tài lộc
Phủ Tây Hồ được coi là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất trong hệ thống đình chùa của Hà Nội. Không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi khi đến thăm Hà Nội thì đều đến thắp hương cầu phúc ở Phủ Tây Hồ.
Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây. Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu (Thánh Mẹ). Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.
Quốc Tử Giám – xin chữ
Tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội những ngày đầu năm khách ra vào nườm nượp. Khách chủ yếu là học sinh. Sáng mồng Một đi xin chữ thánh hiền, lòng người như phơi phới và thanh tao, cả người cho lẫn người xin. Nhiều bậc cha mẹ cùng con cái ríu rít tới xin chữ. Ấy vậy nên, các thầy đồ lấy bao nhiêu tiền một chữ, ai nấy đều vui vẻ rút hầu bao, không mặc cả thêm bớt như đi mua sắm món hàng hóa thông thường.
Đền Chúa Thác Bờ
Đền nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, đền thờ Chúa Thác Bờ bao gồm có đền Trình (đền Chúa) và đền Chầu (đền ông Chẩu). Đền Chúa Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ như nhiều nơi khác nhưng nổi tiếng linh thiêng.
Lễ hội Đền Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, ngay từ tháng Chạp, nơi đây đã tấp nập dòng người đổ về lễ tạ.
Nằm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 35km về phía Bắc, khu di tích đền Sóc dưới chân núi Vệ Linh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được Bộ VHTT xếp hạng từ năm 1962. Nơi đây tương truyền còn in đậm dấu vó ngựa sắt của vị anh hùng thánh Gióng, nhân vật đầy tính huyền thoại tượng trưng cho tinh thần quật cường chống ngoại xâm của dân tộc.
Khu đền thờ thánh Gióng được xây dựng từ hơn nghìn năm trước với nhiều công trình lớn như đền Hạ, đền Mẫu, đền Thượng, nhà bia và văn bia, chùa Đại Bi, khu vực hành lễ và tiếp khách. Đền Hạ hay đền Trình thờ một tượng sơn thần bằng đồng nặng 7 tấn trong thế ngồi, hai tay đặt ở đầu gối, nét mặt uy nghi, oai vệ. Tương truyền đó là thần Nứa, vị thần đã cho phép thánh Gióng chọn nơi đây để bay về trời nên nhân dân tôn xưng ông là “Thánh Thần Vương”, danh hiệu này được khắc ở trên đỉnh mũ bức tượng.
Đền Sái – Đông Anh, Hà Nội
Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội). Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
Những người này khá thông minh và hài hước. Yếu tố này ở họ hấp dẫn được nhiều người khác giới. Họ thường tận dụng khéo léo những cơ hội để ra hiệu cho đối phương biết tình cảm của mình. Tuy nhiên, họ cũng hay xấu hổ và không thích thổ lộ tình cảm trực tiếp.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Trong một khoảng thời gian ngắn, tình cảm của họ có thể phát triển và trở nên mãnh liệt nhưng rồi lại lắng xuống nhanh chóng.
Ngay từ những lần gặp mặt đầu tiên, họ đã biết cách tạo ấn tượng tốt đẹp và "ghi điểm" trong mắt đối phương. Ở bên họ, người yêu luôn có cảm giác yên tâm bởi sự chăm sóc tận tình, chu đáo.
Tuy nhiên, nhược điểm của họ là dễ "xiêu lòng" trước một đối tượng khác mặc dù đã có người yêu. Tuy nhiên, sau khi kết hôn và có con, họ sẽ toàn tâm chăm lo cho tổ ấm của mình. Dù là nam hay nữ thì người tuổi Mão thuộc nhóm máu O cũng rất coi trọng gia đình. Chính vì vậy, họ sẽ trở thành những ông bố bà mẹ mẫu mực và có trách nhiệm.
Tiết lộ động trời về cái chết bí ẩn của vua Quang Trung
Mùa Thu 1792, vua Quang Trung băng hà, triều thần Tây Sơn mới có thể khám phá ra được ý nghĩa của "7 đại tự" kim tuyến thêu trong "chiếc áo" tai ác kia!
Theo cách chiết tự và diễn nghĩa từ 7 chữ "Xa Tâm Chiết Trục Ða Ðiền Thử" đã có ý nói rõ: vua Quang Trung chết vào năm Tý.
Vì chữ "Xa" và chữ "Tâm" đem ghép lại là chữ "Huệ"; "Chiết Trục" là gẫy trục; "Thử" là chuột mà chuột là "Tý", hay năm Tý... Như thế, phải chăng từ năm 1790 trở về trước, Càn Long đã đoán được số mạng của vua Quang Trung sẽ mất vào năm Tý?
Mùa Thu 1792, vua Quang Trung băng hà.
Chuyện "Chiếc áo ấm" mà Càn Long (vua Thanh) cẩn tặng vua Quang Trung để mặc lúc ngự hàn, là một nghi vấn nằm trong những nghi vấn khác mang tính: "khó tin nhưng có thật", vì chỉ có nó mới có thể nói lên cả một kế hoạch lâu dài của các nhà "lý số" Tàu dưới triều Càn Long quyết hại chết vua ta, để trừ mọi hậu hoạn nơi bờ cõi phương Nam của họ.
Sách "Ngụy Tây Liệt Truyện" của bộ sử ký "Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện", quyển 30 trang 42, các sử quan triều Nguyễn ghi như sau:
"...Một hôm về chiều, Quang Trung đang ngồi, bỗng xây xẩm tối tăm, thấy một ông già đầu bạc từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt mắng rằng: Ông cha ngươi sống ở đất của Chúa, đời đời làm dân của Chúa, Ngươi sao dám phạm đến lăng tẩm?
Rồi lấy gậy đánh vào trán, Quang Trung mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự, lâu lắm. Lúc tỉnh dậy nhà vua đem việc ấy nói với quan trung thư Trần Văn Kỷ. Từ đó bịnh chuyển nặng mới triệu quan trấn thủ Nghệ An Trần Quang Diệu về bàn bạc để dời đô ra đó. Thương nghị chưa xong thì Thế Tổ ta đã lấy lại được Gia Ðịnh, chiếm Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, thanh thế chấn động.
Quang Trung nghe được lo buồn, bịnh ngày càng kịch liệt...".
Ðọc sử Việt Nam, có rất nhiều cách giải thích khác về cái chết của vị anh hùng dân tộc của chúng ta, nhưng không mấy hấp dẫn. Do đó, người viết phải tìm thấy thêm trong "Ðại Thanh Thực Lục" và "Ðông Hoa Toàn Lục" (Sử Trung Quốc) ghi rằng: "Năm Càn Long thứ 58 (vào tháng 1 năm 1793), Quách Thế Huân khấu báo lên Càn Long là An Nam quốc vương Quang Trung đã chết vì bệnh".
Càn Long, hơi giật mình rồi như đang suy nghiệm một điều gì có thể đúng với dự tính trước đó của ông ta... Phải chăng, vua Thanh đã biết trước được một chuyện gì chăng về cái phải xảy ra với vua Quang Trung? Theo hắn ta phải sớm hơn... (vì khoảng sáu tháng sau ngày vua Quang Trung băng hà, Càn Long mới biết tin). Tại Bắc kinh, trước lúc đó, Vũ Văn Dũng được tin mật, vị trưởng đoàn sứ thần này xỉu đi... Khi tỉnh lại, liền gấp rút từ tạ vua Thanh mà trở về Phú Xuân ngay.
Vua Quang Trung mất vào mùa Thu 1792, nửa năm sau Mãn Thanh mới biết, và cho người sang báo tang. Sự chậm trễ này không phải do Quách Thế Trung, mà chính do sự sắp đặt của hoàng triều Phú Xuân muốn làm vậy. Trong "Ðông Hoa Toàn Lục", quyển 117, trang 5s, đã ghi lại ý trách móc của Càn Long:
"Quốc Vương Nguyễn Quang Bình đã mất ở Nghệ An vào tháng 9 năm ngoái. Vua Càn Long liền quở trách người đưa tin như thế là quá chậm, chắc bây giờ đã tống táng rồi".
Sự việc rõ ràng bên trong có dụng ý riêng, vì không phải báo về cái chết của Nguyễn Quang Bình chậm, mà còn sai chỗ nữa (Phú Xuân chứ không phải Nghệ An). Mặt khác, Phú Xuân còn cho làm mộ giả của vua bên Hồ Tây để đón sứ thần Mãn Thanh sang phúng điếu. Sứ Thanh đến, muốn vào thăm Phú Xuân, triều thần Tây Sơn nhất định không cho, còn tìm mọi cách đánh lạc hướng như dẫn họ lên tận Sơn Tây, khi sứ Thanh phát hiện, triều thần Tây Sơn mới chịu dẫn họ trở lại, nhưng chỉ dừng ở Thăng Long mà thôi.
Những việc nhà Thanh làm rất mâu thuẫn và bí mật, nhất là việc đòi phải vào đến tận Phú Xuân xem xét...
Năm 1789, chính Thành Lâm không chịu vào Phú Xuân để phong vương cho vua Quang Trung (lần đầu sau khi Phạm Công Trị đóng vua Quang Trung giả), mà chỉ tại Thăng Long, viện lý do không được trái lệ thường (Các triều đại trước mỗi khi Trung Hoa cho sứ sang nước ta làm lễ phong vương, đều thực hiện tại Thăng Long theo qui lệ của các vua Trung Hoa), nhưng lần này lại đòi vào tận Phú Xuân để điếu tang.
Tại sao triều thần Tây Sơn không cho Thành lâm vào Phú Xuân? Cũng như vua Quang Trung luôn cho người giả mình để tiếp xúc với nhà Thanh? Tất cả mọi nghi vấn như thế này chỉ có vua Quang Trung và các cận thần của ông ta mới biết! Ngày nay, chúng ta sao có thể suy đoán rằng: triều thần Tây sơn sợ các thầy địa lý Tàu ếm bùa ếm ngãi nơi mộ vua Quang Trung!(?). Giai đoạn xã hội lúc đó, chuyện xảy ra như thế này không phải là không có.
Thần số gồm 9 con số từ 1 - 9, đem các chữ số trong ngày sinh nhật của bạn tách ra từng số một rồi cộng vào lấy tổng, nếu tổng chưa nằm trong các số từ 1 - 9 thì lại tiếp tục tách từng số ra cộng vào cho đến khi được kết quả nằm trong khoảng 1 - 9.
Ví dụ: sinh nhật của bạn là 29/9/1989 thì cách tính là:
2 + 9 + 9 + 1 + 9 + 8 + 9 = 47 tiếp tục 4 + 7 = 11 tiếp tục 1 + 1 = 2. Như vậy, thì 2 chính là số của bạn.
Số 1 và số 2
Hai bạn chính là một cặp trời sinh. Số 1 nội tâm, độc lập, thích cảm giác được chăm sóc. Còn số 2 lại là một người tính cực kỳ chu đáo, tỉ mỉ, luôn quan tâm đối phương, cho mà không cần nhận lại. Chỉ cần hai người luôn để ý đến tâm trạng của đối phương, để đối phương cảm nhận được sự ấm áp, tình yêu của hai người sẽ càng say đắm. Tuy nhiên, số 2 là người ít nói, vì vậy số 1 nên là người chủ động trò chuyện, còn số 2 thì nên nói ra tâm sự cũng như tình cảm của mình nhiều hơn, như vậy thì hai người ở bên nhau sẽ thêm hạnh phúc và bền vững.
Số 3 và số 5
Hai bạn là một cặp đôi tuyệt vời, tư tưởng tiến bộ, nhiệt tình, chủ động, phối hợp với nhau rất tốt. Cả hai đều thích kết giao bạn bè, bạn bè cũng giúp đỡ không ít cho tình cảm của hai người. Tuy nhiên, đôi khi cả hai đều tỏ ra tùy hứng, gặp chuyện thường muốn trốn tránh, khiến vấn đề không được giải quyết mà càng ngày càng lớn. Nếu cả hai bên có thể bình tĩnh, lý trí hơn và đối mặt với vấn đề thì cuộc sống của hai người sẽ càng yên ấm, tình cảm cũng ổn định hơn.
Số 4 và số 6
Hai bạn tâm linh tương thông, thấu hiểu đối phương, không cần nhiều lời cũng có thể hiểu rõ tâm ý đối phương. Số 4 thì là người lý trí, số 6 lại là người tình cảm, cả hai đều khá nội tâm, nhưng cũng rất ân cần, ấm áp. Hai người bổ khuyết, hỗ trợ nhau rất tốt. Ở bên nhau, chỉ cần hai người càng quan tâm chăm sóc nhau, lắng nghe tâm ý đối phương, khiến đối phương cảm nhận được sự ấm áp, đáng tin cậy, không rời thì chắc chắn hai bạn sẽ tạo nên một câu chuyện tình lãng mạng hoàn mỹ.
Số 6 và Số 1
Số 6 là người tinh tế, nhạy cảm, bình tĩnh, cùng người số 1 đầy cảm tính, thấu hiểu tâm ý người khác là vừa vặn bổ sung cho nhau. Khi ở bên nhau, số 1 có thể biết được tâm tình của số 6, số 1 cũng là người biết lắng nghe, số 6 có tâm sự đều có thể cùng số 1 giãi bày. Và sự chân thành của số 6 cũng cho số 1 cảm giác an toàn. Hai người yêu thương lẫn nhau, tạo nên một tình yêu ngọt ngào. Nhưng hai người đều rất lụy tình, bởi vậy cần học cách tự yêu bản thân hơn một chút.
Số 7 và số 8
Hai người đều rất thực tế, đáng tin cậy, và hòa hợp, khi ở bên nhau đều mang lại cho đối phương cảm giác ấm áp. Thái độ đối với hiện thực cuộc sống của hai người khá tương đồng, đều mong muốn ổn định, có mục tiêu rõ ràng cho tương lai. Mỗi khi bàn về tương lai, cùng nhau đặt ra mục tiêu thì hai người đều cảm thấy vui vẻ, cảm tình tăng thêm. Tuy nhiên cả hai đều trầm lặng, nếu như ở bên nhau thì hai người nên tham gia nhiều những hoạt động giải trí, tập thể để cuộc sống thêm phong phú.
Số 9 và số 7
Hai bạn rất có duyên với nhau, tuy một người hướng nội, lý trí; một người hướng ngoại và tình cảm, nhưng cũng vì thế mà thu hút lẫn nhau. Khi ở bên nhau, cả hai nên chú ý duy trì không gian riêng của đối phương, không nên can thiệp quá sâu thì sẽ rất vui vẻ, hạnh phúc. Ngoài ra, số 9 không nên tạo nhiều áp lực cho đối phương. Đôi bên nên trò chuyện nhiều hơn để thấu hiểu lẫn nhau và để đối phương cảm thấy an tâm, hơn nữa nếu như vậy số 9 còn có thể nhận được nhiều sự quan tâm từ phía số 7. Thời gian rảnh cả hai có thể cùng nhau tham gia hoạt động giải trí hay nghệ thuật để có thêm nhiều điểm chung, hâm nóng tình cảm, cuộc sống hai người sẽ càng hạnh phúc hơn.
Câu chuyện Phật dạy bầy rùa: Ngày xưa, có một bầy rùa đông đúc, sống dưới gốc cây đại thụ. Trong bầy có một con rùa chúa (tiền nhân của Ðức Phật Thích Ca) rất thông minh có thể đoán trước được những việc sắp xảy ra. Trên cây đại thọ có một bầy thằn lằn thường hay tự thả mình từ trên nhành cao xuống để khoe tài với bầy rùa ở dưới.
Bọn rùa rất lấy làm khâm phục. Rùa chúa thấy thế mới bảo bầy rùa rằng: - Các ngươi không nên ở chỗ này, vì cách hành động của bọn thằn lằn có khi sẽ làm cho chúng ta mang họa. Vậy các ngươi nên theo ta mà đi ở một nơi khác, yên ổn hơn. Trong bọn rùa có nhiều con nghe theo rùa chúa đi ở chỗ khác, nhưng có những con cứng đầu không chịu đi. Khuyên bảo mãi không nghe, rùa chúa đành bỏ đi ở nơi khác với bầy rùa biết vâng lời. Mười ngày sau, có một đàn voi đi ngang qua, đến nghỉ dưới gốc cây đại thụ. Bấy giờ, những con thằn lằn cũng như mọi ngày, biểu diễn để rơi mình xuống đất, chẳng may có con rơi vào lỗ tai một con voi.
Voi bị nhột khó chịu, kêu la ầm ỹ. Cả bầy voi tưởng có thú dữ đến hại, hoảng kinh, chạy tán loạn. Bầy rùa ở dưới gốc cây không tránh kịp, bị đạp chết rất nhiều. Câu chuyện về sự ngu dốtđã cho thấy lời Phật dạy: “Trí tuệ là gốc của muôn hạnh lành. Ngu si là nguồn tội lỗi” quả không sai. Con người sống phải biết bồi đắp trí tuệ, nhìn xa trông rộng. Nếu mãi hạn hẹp thì tai họa đến lúc nào không hay.
► Cùng đọc: Danh ngôn cuộc sống, những lời hay ý đẹp và suy ngẫm