Hội Đền Bà Chúa Kho,Hội Làng Tả Thanh Oai, Hội Chùa Hang, Hội Xuân Đền Thượng, Hội Chùa Bà Thiên Hậu Tổ chức vào ngày 14 tháng giêng
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Các lễ hội ngày 14 tháng 1 Âm Lịch - Hội Đền Bà Chúa Kho
Các lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 14 tháng giêng:
1. Hội Làng Tả Thanh Oai
Thời gian: được tổ chức vào ngày 14 tới ngày 16 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: làng Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn và ghi nhớ công ơn của Đô Hồ phu nhân và vua Lê Đại Hành.
Nội dung: Mở đầu hội là lễ tế thần, lễ rước, tiếp đó là các hoạt động vui chơi dân gian như: chơi cờ bỏi, cờ người, đập niêu, bắt vịt, hát trống quân nam nữ.
2. Hội Đền Bà Chúa Kho
Thời Gian: tổ chức vào ngày 14 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn công danh của đức Bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng.
Nội dung: Tương truyền Bà Chúa Kho sau khi lấy nhà vua Lý, bà xin vua về vùng Vũ Ninh để chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi bà qua đời, nhân dân đã lập đền thờ để ghi nhớ lại công ơn của bà. Quanh năm khách thực phương từ khắp mọi miền tới đây cầu bái rất đông, đặc biệt vào ngày hội là ngày 14 để cầu tài, cầu lộc và vay tiền Bà cho cả năm làm ăn.
3. Hội Chùa Hang
Thời gian: tổ chức vào ngày 14 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: khu di tích lịch sữ Chùa Hang, thị trấn chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Nội dung: Đến với hội lễ chùa Hang, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí đông vui, náo nhiệt, khám phá hang sâu, leo núi chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên, mà còn có thể tham gia vào những trò chơi dân gian như: Ném còn, đi cầu thăng bằng, bịt mắt bắt dê, cờ tướng, ném cổ vịt, chọi gà, múa sạp...
4. Hội Xuân Đền Thượng
Thời gian: tổ chức vào ngày 14 tới ngày 15 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh và ghi nhớ công đức của Thánh Thần đã đánh đuổi giặc Nguyên, giữ yên bờ cõi đất Việt.
Nội dung: Đền Thượng nằm trên đồi Hỏa Hiệu thành phố Lào Cai. Hội xuân đền Thượng tổ chức tại trung tâm văn hóa phường Lào Cai, đền Thượng và đền Mẫu. Nghi lễ gồm có khai hội, rước Thánh Mẫu cùng Thiên Hậu Nương, tế cào ngày 14, lễ tạ vào ngày 15 để mong cầu người yên vật thịnh.
Phần hội trình diễn các trò chơi dân gian và các trò chơi dân tộc thuộc miền núi như: ném còn, bắn cỏ, kéo co, đẩy gậy, vật dân tộc, chọi gà, đu quay... Trong ngày hội xuân người ta còn bán các đồ lưu niệm thổ cẩm phong phú và đẹp mắt, sản phẩm địa phương do các cô gái dân tộc Mông, Dao, Thái... xe lanh, dệt thổ cẩm, thêu thùa.
5. Hội Chùa Bà Thiên Hậu
Thời gian: tổ chức từ ngày 14 tới ngày 15 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: số 4, đường Nguyễn Du, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn và tưởng nhớ tới Bà Thiên Hậu.
Nội dung: Lễ hội chùa Bà diễn ra trong hai ngày, hàng vạn người đến từ khắp nơi trong cả nước kéo về chợ Thủ cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà.
Lễ cúng Bà được tiến hành vào lúc nửa đêm 14 rạng sáng 15. Vị chánh tế chủ trì buổi lễ do bốn bang người Hoa ở thị xã Thủ Dầu Một cử ra theo thể thức luân phiên từng năm.
Vào ngày hội, chùa được trang hoàng cờ xí, đèn lồng rực rỡ từ tham quan đến điện thờ bằng 12 chiếc đèn lồng tượng trưng cho 12 tháng trong năm, kết thúc hội được bán đấu giá lấy tiền làm từ thiện.
Ngoài ra, ở hội còn có đội múa lân, sư tử, hầu các nơi về thi múa, hóa trang mặt nạ, vừa múa vừa đấu võ. Cuối hội là lễ rước kiệu Bà rầm rộ diễu hành qua các phố trong thị xã.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Đoan Trang(##)