Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Đi tìm một nửa của Song Tử nữ ưng ý nhất (P2)

Cô nàng Song Tử hài hước, thông minh năng động nhưng cũng
Đi tìm một nửa của Song Tử nữ ưng ý nhất (P2)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

"sớm nắng chiều mưa", liệu anh chàng nào có thể làm một nửa của Song Tử để "chiều chuộng" được cô nàng đa tính cách này?


► Cùng bói tình yêu theo cung hoàng đạo để biết hai bạn có hợp nhau không

7. Thiên Bình
 

Mối quan hệ giữa nữ Song Tử và nam Thiên Bình nhìn chung là yên bình và hòa hợp.
 
Điểm mạnh của mối quan hệ là cả hai bạn đều cố gắng xây dựng và củng cố mối quan hệ lâu dài. Thiên Bình mang đến tình yêu ngọt ngào, lãng mạn còn Song Ngư thêm vào đó tiếng cười và niềm vui. Thiên Bình chính là một nửa của Song Tử thích hợp nhất.
 
Điểm yếu của mối quan hệ là Thiên Bình quá cầu toàn, luôn luôn cảm thấy thiếu thốn trong đời sống tình cảm.
 
Biện pháp cho mối quan hệ tốt đẹp là Thiên Bình cần trân trọng những gì mình đang có.

Di tim mot nua cua Song Tu nu ung y nhat P2 hinh anh
Ảnh minh họa

8. Bọ Cạp
 

Mối quan hệ giữa nữ Song Tử và nam Bọ Cạp đầy hứa hẹn.
 
Điểm mạnh của mối quan hệ là Bọ Cạp có thể động viên, khuyến khích sự sáng tạo của Song Tử. Cô gái Song Tử thì luôn tràn đầy sức sống và cuốn hút khiến Bọ Cạp say mê.
 
Điểm yếu của mối quan hệ là rong khi Song Tử hướng ngoại, thích tham gia các hoạt động xã hội, thì Bọ Cạp lại hơi thích giấu mình ở nhà hơn. Bản chất hay nghi ngờ của Bọ Cạp liên tục bùng phát, và dễ rơi vào trạng thái hỗn loạn do thái độ có vẻ hững hờ, thiếu trách nhiệm của Song Tử.
 
Biện pháp để mối quan hệ thoải mái là Bọ Cạp nên khen ngợi và khuyến khích Song Ngư nhiều thay vì chỉ trích và nghi ngờ.  

9. Nhân Mã
 

Mối quan hệ giữa nữ Song Tử và nam Nhân Mã khá nóng bỏng.
 
Điểm mạnh của mối quan hệ là cả hai bạn thu hút lẫn nhau như hai thỏi nam châm trái dấu. Song Tử và Nhân Mã có thể cùng nhau trò chuyện về thế giới và những điều mình quan tâm cả ngày mà không chán.
 
Điểm yếu của mối quan hệ là cả hai đều tự do chỉ thích làm theo ý mình. Đôi khi hai bạn đều hiếu chiến sẵn sàng nhảy vào đối phương tranh cãi nảy nửa.
 
Biện pháp để mối quan hệ tốt đẹp là Song Tử không nên ghen tuông với Nhân Mã. Nhân Mã không nên đối đấu vào Song Tử trong các cuộc tranh luận.
 

10. Ma Kết
 

Mối quan hệ giữa nữ Song Tử và nam Ma Kết yêu cầu nhiều sự thấu hiểu.
 
Điểm mạnh của mối quan hệ là sự chân thành của Ma Kết sẽ khiến Song Tử cảm động, an tâm. Ngược lại Song Tử khiến cho Ma Kết cảm thấy cuộc đời vui vẻ và phóng khoáng hơn.
 
Điểm yếu của mối quan hệ là sự đối lập giữa tính cách yêu tự do, không có định hướng của Song Tử với lối sống theo khuôn khổ, nguyên tắc của Ma Kết.
 
Biện pháp cho mối quan hệ này là Ma Kết không nên quá nguyên tắc đối với Song Tử. Đôi khi bạn có thể tham gia cùng Song Tử trong những trò vui có vẻ ngu ngốc nhưng thực ra lại rất thú vị của nàng.   Cô nàng Song Tử thích bay nhảy khó có thể kết hợp lâu bền cùng nam Ma Kết thích ràng buộc

 

11. Bảo Bình
 

Mối quan hệ giữa nữ Song Tử và nam Bảo Bình hứa hẹn những chuyến phiêu lưu đầy màu sắc.
 
Điểm mạnh của mối quan hệ là cả hai bạn đều là người quảng giao, giỏi giao tiếp, thích phiêu lưu. Song Tử và Bảo Bình dễ dàng chia sẻ cùng nhau các sở thích chung, hòa hợp tự nhiên.
 
Điểm yếu của mối quan hệ là cả hai bạn đều tự do và thích bay nhảy nên mối quan hệ sẽ thiếu đi sự vững chắc, ràng buộc cần thiết.
 
Biện pháp cho mối quan hệ là hai bạn cần có trách nhiệm với đối phương, không nên quá ham vui mà quên đi nghĩa vụ của mình.
 

12. Song Ngư
 

Mối quan hệ giữa nữ Song Tử và nam Song Ngư rắc rối.
 
Điểm mạnh của mối quan hệ là Song Ngư bị thu hút bởi vẻ duyên dáng, hấp dẫn của cô gái Song Tử. Chàng Song Ngư đem đến cho cuộc sống thường nhật của Song Tử những nét mộng mơ, lãng mạn mà nàng từng mơ ước.
 
Điểm yếu của mối quan hệ là Song Ngư quá tình cảm, sướt mướt, cần ổn định trong khi Song Tử lại lý trí, ham vui và vô lo vô nghĩ. Song Tử có thể vô tình làm tổn thương Song Ngư rất nhiều lần.
 
Biện pháp duy trì mối quan hệ là Song Ngư cần cho Song Tử một không gian tự do để nàng bay nhảy. Bạn không thể nhốt một chú chim vào một chiếc lồng được.
 
Chúc các bạn sớm tìm được một nửa của Song Tử thích hợp với mình nha!

ST.

Đi tìm một nửa ăn ý cho cô nàng Song Tử (P1) Thực phẩm dưỡng sinh cho 12 cung hoàng đạo trong tiết Tiểu Hàn Họa mi Mỹ Tâm: Cô nàng Ma Kết tài có thừa, tâm cũng chẳng thiếu

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đi tìm một nửa của Song Tử nữ ưng ý nhất (P2)

Nhà mùa hè mát hơn nhờ một vài mẹo phong thủy

Mùa hè sẽ không còn ngột ngạt và khó chịu trong chính căn nhà của bạn với những bí quyết phong thủy dưới đây.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thay màu nóng bằng màu lạnh

 
 


Những gam màu nóng (hồng, đỏ, cam...) vốn tạo cảm giác nóng, chỉ thích hợp cho mùa đông cần sự ấm cúng. Vì vậy, bạn hãy sử dụng màu sữa, trắng, xanh lá cây hay xanh nước biển cho các vật dụng như vỏ gối, ga trải giường, đệm sofa, khăn trải bàn...

Hãy thay những tấm rèm rực rỡ bằng loại rèm mỏng, có màu sáng để tạo không gian mát mẻ. Ngay cả những bức tranh bạn đầy màu sắc mà bạn yêu thích, nếu có thể hãy tạm cất chúng trong tủ để giảm "nhiệt" cho bức tường. Sự hiện diện của những bông hoa tươi màu trắng cũng tăng thêm luồng khí tươi mát vào phòng.

Bài trí đồ kim loại, thủy tinh và đồ mây, tre




 

Trong mùa hè, bạn có thể trang trí những đồ vật làm bằng chất liệu kim loại và thủy tinh trong suốt. Những chiếc bình hoa thủy tinh, bộ cốc chén bằng kim loại sáng bóng hay bộ bàn ghế mây đầy chất đồng quê... là gợi ý tốt cho bạn. Chúng tạo nên cảm giác mát mẻ thích hợp cho mùa hè.

Trồng cây xanh để giải nhiệt là một biện pháp hữu hiệu để chống lại không khí ngột ngạt của mùa hè. Bạn có thể trồng trồng cây xanh hoặc các loại dây leo xanh bám sát vào tường. Điều này sẽ khiến những bức tường không còn là nơi tích tụ nhiệt vào ban ngày. Một khung cửa sổ với những dải cây leo sẽ tạo nên một không gian dịu mát tuyệt diệu ngay giữa ngày hè.



Làm dịu với không gian với nước





 

Quan niệm từ xa xưa của người phương Đông cho rằng nước là biểu tượng của điềm lành và mang đến tài lộc, sự may mắn…

Nếu nhà bạn có điều kiện về không gian thì một tiểu cảnh với những vòi phun nước được bố trí trong một khoảnh sân nhỏ sẽ là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Còn trong trường hợp nhà không có sân thì đưa nước vào nội thất cũng không phải việc quá khó, nhưng những hồ nước nhỏ trong nhà cần phải được thiết kế càng đơn giản càng tốt.



Tạo lối thoát cho không khí





Thông thường, nhiều chủ nhà chỉ lo mở các loại cửa cho gió lùa vào mà quên giải quyết hướng ra cho không khí hoặc ngược lại. Chính vì lí do đó mà hơi nóng vẫn cứ “quẩn quanh” ở trong nhà không thoát ra để trao đổi không khí mát từ ngoài vào. Phòng ở tốt nhất có hai cửa sổ không cùng phía để tạo lối gió ra vào, trong trường hợp cả ba phía đều bị bịt kín bởi nhà hàng xóm thì giếng trời là giải pháp hữu hiệu.

(Theo Xzone)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nhà mùa hè mát hơn nhờ một vài mẹo phong thủy

Chọn ngày cho người tuổi Mùi

Tuổi Tân Mùi (1931, 1991): Ngày, giờ nên tránh: Tân Mùi, Tân Sửu, Đinh Mùi. Ngày, giờ đặc biệt cần tránh: Đinh Sửu.
Chọn ngày cho người tuổi Mùi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chon ngay cho nguoi tuoi Mui hinh anh
Tuổi Mùi

Tuổi Tân Mùi (1931, 1991)

- Ngày, giờ nên tránh: Tân Mùi, Tân Sửu, Đinh Mùi

- Ngày, giờ đặc biệt cần tránh: Đinh Sửu

Tuổi Quý Mùi (1943, 2003)

- Ngày, giờ nên tránh: Quý Mùi, Quý Sửu, Kỷ Mùi

- Ngày, giờ đặc biệt cần tránh: Kỷ Sửu

Tuổi Ất Mùi (1955)

- Ngày, giờ nên tránh: Ất Mùi, Ất Sửu, Tân Mùi

- Ngày, giờ đặc biệt cần tránh: Tân Sửu

Tuổi Đinh Mùi (1967)

- Ngày, giờ nên tránh: Đinh Mùi, Đinh Sửu, Quý Mùi

- Ngày, giờ đặc biệt cần tránh: Quý Sửu

Tuổi Kỷ Mùi (1979)

- Ngày, giờ nên tránh: Kỷ Mùi, Kỷ Sửu, Ất Mùi

- Ngày, giờ đặc biệt cần tránh: Ất Sửu.

Theo Đời người qua 12 con giáp


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn ngày cho người tuổi Mùi

Đeo nhẫn theo phong thủy để hút tài lộc và vận đào hoa

Cách đeo nhẫn theo phong thủy để hút tài lộc và tình duyên. Nếu muốn chiêu tài, bạn nên đeo nhẫn ở ngón áp út. Đây là vị trí giúp tụ tài tốt nhất và mang lại
Đeo nhẫn theo phong thủy để hút tài lộc và vận đào hoa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nếu muốn chiêu tài, bạn nên đeo nhẫn ở ngón áp út. Đây là vị trí giúp tụ tài tốt nhất và mang lại nhiều may mắn về tiền bạc.

 

1. Đeo nhẫn để chiêu tài

  Theo quan điểm đeo nhẫn theo phong thủy, ngón tay áp út là vị trí giúp tụ tài tốt nhất. Nếu đeo nhẫn ở ngón tay này sẽ tăng thêm tài lộc và gặp nhiều may mắn về tiền bạc. 
 
Tuy nhiên, một vài quan điểm cho rằng, đây là ngón tay đeo nhẫn cưới, nếu vẫn độc thân mà đeo nhẫn ngón này sẽ dễ bị lỡ mất cơ hội kết thân với người khác giới.
 
Do đó, với những người độc thân, có thể sử dụng các loại nhẫn có hình dáng khác với nhẫn cưới để giúp chiêu tài, tụ khí lại không làm lỡ mất cơ hội tình cảm.
 
Trên thực tế, trong thời gian đang yêu hoặc đã đính hôn, việc đeo nhẫn ở ngón tay này sẽ giúp tình cảm lứa đôi thêm gắn kết, sớm “ra hoa kết trái”. 
 

2. Đeo nhẫn để khai vận và duy trì hạnh phúc


Deo nhan chuan phong thuy hut tai loc va van dao hoa hinh anh
Đeo nhẫn chuẩn phong thủy hút tài lộc và vận đào hoa

Ngón tay giữa chính là vị trí trung tâm của bàn tay, có ý nghĩa tụ hợp. Nếu đeo nhẫn ở ngón tay này sẽ tập hợp được sức mạnh, tăng cường vận may trong mọi phương diện của cuộc sống.
 
Bên cạnh đó, ngón này đại diện cho sự bình ổn và cũng chính là phúc phần tốt nhất. Vì vậy, nếu muốn duy trì niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống, bạn nên đeo nhẫn theo phong thủy ngón tay giữa.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Đeo nhẫn cưới hợp mệnh: vợ chồng hạnh phúc, con cái đề huề
 

3. Đeo nhẫn thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến

  Trên bàn tay, ngón trỏ đại diện cho bản thân và địa vị của mỗi người. Do đó, nếu đeo nhẫn ở ngón trỏ sẽ thúc đẩy sự nghiệp, chuyện học hành thêm thuận lợi và phát đạt. 
 
Ngoài ra, ngón trỏ cũng là vị trí tốt dành cho khai vận tình yêu. Nhiều người cho rằng, nếu đeo nhẫn ở ngón trỏ có nghĩa là bạn đang “bật đèn xanh” cho đối phương cũng nhưng kích thích vận đào hoa của bản thân.
 

4. Đeo nhẫn để tăng vận quý nhân

  Một vài người quan niệm rằng, đeo nhẫn ở ngón út là biểu hiện của người đã li hôn. Nhưng thực ra, vị trí này cũng mang lại nhiều phúc khí cho bạn.
 
Đây là ngón đại diện cho quý nhân phù trợ, đeo nhẫn ngón tay này sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua khó khăn, hóa giải được mưu kế của kẻ tiểu nhân, từ đó vận thế hanh thông, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
 

5. Đeo nhẫn để tăng vận thế và uy quyền

Người xưa cho rằng, ngón tay cái là đại diện cho vật chất và uy quyền. Điều đó lí giải tại sao giới vua chúa, quý tộc thời xưa thường đeo nhẫn ở ngón cái. Do đó, nếu muốn tăng vận thế, khí trường và uy quyền cho bản thân, bạn nên đeo nhẫn theo phong thủy ở ngón cái.

Xem thêm bài viết: Ngón tay đeo nhẫn tiết lộ vận may hay điều xui của bạn

ST

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đeo nhẫn theo phong thủy để hút tài lộc và vận đào hoa

Làm thế nào có thể lựa chọn được vị trí không gian sử dụng? –

Nếu bạn bước vào một công ty, đầu tiên nhìn thấy một văn phòng làm việc ngay ngắn, chỉnh tề, sẽ cho bạn cảm giác điền hòa, điều này cũng chính là đại biểu cho mối quan hệ giao tiếp trong nội bộ công ty rất hoàn mỹ. Bởi vì, người tổ chức của một công

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nếu bạn bước vào một công ty, đầu tiên nhìn thấy một văn phòng làm việc ngay ngắn, chỉnh tề, sẽ cho bạn cảm giác điền hòa, điều này cũng chính là đại biểu cho mối quan hệ giao tiếp trong nội bộ công ty rất hoàn mỹ.

Bởi vì, người tổ chức của một công ty cần phải ngồi ở vị trí vượng khí sinh tài mới có thể khiến cho ông chủ công ty có đủ năng lực giữ vừng vai trò lãnh đạo với tập thể, cũng có thể đem lại tư duy phán đoán tương đối chính xác.

Phòng ngồi phía Bắc hướng Nam, cần phải lấy hướng chính Bắc và Tây Nam là phòng của Chủ tịch hội đồng quản trị.

noi-that-van-phong-vt

–   Phòng ngồi phía Nam hướng Bắc, cần phải lấy hướng chính Nam và Đông Bắc là phòng của Chủ tịch hội đồng quản trị.

–    Phòng ngồi phía Đông hướng Tây, cần phải lấy hướng chính Đông và Tây là phòng của Chủ tịch hội đồng quản trị.

–    Phòng ngồi phía Tây hướng Đông, cần phải lấy hướng chính Tây Bắc và Đông Nam hoặc hướng chính Nam là phòng của Chủ tịch hội đồng quản trị.

–   Phòng ngồi phía Đông Bắc hướng Tây Nam, cần phải lấy hướng Đông Bắc và Tây Bắc là phòng của Chủ tịch hội đồng quản trị.

–   Phòng ngồi phía Tây Nam hướng Đông Bắc, cần phải lấy hướng chính Đông và Tây Nam là phòng của Chủ tịch hội đồng quản trị.

Những vấn đề nói trên đều là tài vị của mỗi kiểu văn phòng, chỉ cần tận dụng tài vị, thì có thể đem lại tài khí tốt. Sự bố trí thông thường trong công ty là có phòng Chủ tịch hội đồng quản trị, phòng Tổng giám đốc, phòng Quản lý, nếu trong một phòng có dùng hai tài vị trở nên tất sẽ có không gian trưởng thành lớn.

Sau khi đã chọn được không gian tốt, cần chú ý đến phương vị phía sau chỗ ngồi của Chủ tịch tập đoàn hoặc tổng giám đốc có cửa số hay không, nếu có thì nên có tấm vách ngăn lại, nếu không thì khiến cho tiểu nhân dễ hại.

Ngoài ra cần chú ý bên trái phải của chỗ ngồi có trụ góc nhọn nào không, hơn nữa lại rất gần chỗ ngồi, nếu có tình trạng như vậy, cần dùng bốn cây cành hoặc dây treo với màu sắc rực rỡ đồ cách ly sự xung xạ của từ trường ở những góc nhọn này. Hiện tương này nếu như không được hoá giải thì hầu hết mọi người đều sẽ có hiện tượng mỏi lưng, điều này sẽ ảnh hưởng đến từ trường sức khỏe cơ thể, không thể ngăn được. Tấm bình phong trong phòng làm việc của Chủ tịch hội đồng quản trị và phòng của Tổng giám đốc không thể dùng những tấm kẹp che kín toàn bộ, tốt nhất là dùng những tấm thủy tinh trong suốt, đế đạt được tác dụng tầm nhìn. Nếu phòng của Chú tịch hội đồng quàn trị hoặc Tổng giám đốc là bố cục đóng kín, thì đại diện cho tác dụng không thể nhìn qua được. Hơn nữa toàn bộ phương diện thống ngự của lãnh đạo sẽ có hiện tượng đoạn tầng, thường khiến cho mỗi sự việc của công ty đã được ông chủ trao đổi rõ ràng ban đầu sẽ bị cách đoạn, tất cả quá trình trở thành không rõ ràng, đợi khi xảy ra vấn đề rồi ông chủ không còn cách nào khác là phải chịu thiệt thòi mà xử lý.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Làm thế nào có thể lựa chọn được vị trí không gian sử dụng? –

Đặc điểm của người thuộc mệnh Kim trên các phương diện

Trong thuyết ngũ hành bao gồm Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, người thuộc mệnh Kim sẽ tượng trưng cho loại kim khí và kim loại trong đất trời,
Đặc điểm của người thuộc mệnh Kim trên các phương diện

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

     Trong thuyết ngũ hành bao gồm Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, người thuộc mệnh Kim sẽ tượng trưng cho loại kim khí và kim loại trong đất trời, "Kim" được nuôi dưỡng bởi đất trời, được thiên nhiên, được khoáng vật đất đá nuôi dưỡng, tôi luyện và kết tinh. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng Kim được sinh ra từ Thổ. Như vậy người thuộc mệnh Kim sẽ có những đặc điểm, đặc trưng, những nét tính cách nào nổi bật. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu nhé.

1. Đặc điểm của hành kim

    Hành Kim chỉ về mùa Thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh. Khi tiêu cực, Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn. Kim có thể là một món hàng xinh xắn và quý giá mà cũng có thể là đao kiếm. Màu sắc đặc trưng của Kim là vàng đồng hoặc trắng bạc. Kim còn là biểu tượng chân khí, hư âm, chi môn, và sắc thái. Thuộc tính Kim thường mang giá trị tìm ẩn, nội lực vững chắc, gia cố bền bỉ

2. Tính cách của người mệnh Kim

   Người mệnh Kim có những nét tính cách đặc trưng sau: Mệnh Kim có tính độc đoán và cương quyết. Họ dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng. Là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ. Tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ tăng tiến là nhờ vào sự thay đổi. Đây là loại người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ.

Tích cực – mạnh mẽ, có trực giác và lôi cuốn.

Tiêu cực – cứng nhắc, sầu muộn và nghiêm nghị.

3. Người mệnh kim sinh năm nào?

Mệnh Kim gồm các tuổi:

Nhâm Thân – 1932, 1992

Ất Mùi – 1955, 2015

Giáp Tý – 1984, 1924

Quý Dậu – 1933, 1993

Nhâm Dần – 1962, 2022

Ất Sửu – 1985, 1925

Canh Thìn – 1940, 2000

Quý Mão – 1963, 2023

Tân Tỵ – 1941, 2001

Canh Tuất – 1970, 2030

Giáp Ngọ – 1954, 2014

Tân Hợi – 1971, 2031

hanh-kim.jpg

4. Vạn vật thuộc hành này

Tất cả các kim loại.

Hình dáng tròn bầu.

Mái vòm

Vật dụng kim khí

Cửa và bậc cửa

Đồ dùng nhà bếp

Màu trắng, xám, bạc và vàng ươm.

Tiền đồng

Đồng hồ

Đồ điện tử

hanh-kim-1.png

5. Mệnh Kim hợp với mệnh nào và xung khắc với mệnh nào?

5.1. Mệnh hợp với Mệnh Kim:

– Tương sinh thì hợp:  Mệnh Kim sinh ra bởi Thổ vậy mệnh Kim hợp Mệnh Thổ.

– Cùng mệnh thì hợp:  Lưỡng thổ thành sơn, Lưỡng mộc thành lâm

– Cũng có trường hợp tương khắc cũng tốt cũng hợp (nhưng ít) ví dụ : Mệnh Đại Hải Thủy mà gặp mệnh Thổ là rất tốt, vì nước lớn và nhiều thì có bờ sẽ không bị tràn lan thất thoát. Nhưng gặp Thổ yếu thì không đủ lực mà Thổ lại bị khắc ngược lại.

5.2. Mệnh xung khắc với mệnh Kim:

– Tương khắc với mệnh Kim là mệnh Hỏa. (Hỏa thiêu đốt nung chảy Kim).

– Xung mệnh với mệnh: Lưỡng Kim ( Kiếm Phong Kim ) gặp nhau thì khắc nhau.

Mệnh Kim nên mang đồ vật gì?

Kim được bao bọc bởi đất đá , người mệnh Kim nên đeo trang sức làm từ đá, nhất là đá quý. Các loại đá có màu nâu đất, vàng sẫm …

hanh-kim.png

6. Người mệnh kim hợp màu gì nhất?

- Màu tương sinh: Bạn là người mệnh kim điều kiện tốt nhất có thể có được là được tương sinh. Thổ sinh Kim. Đất bao bọc và sinh ra, và nuôi dưỡng tất cả các kim loại. Do vậy, người mệnh Kim nên sử dụng các màu của đất mẹ, là màu nâu đất, màu vàng hoàng thổ.

Cũng như các mệnh khác, người mệnh Kim sẽ tốt nếu dùng  màu tương hợp. Hợp với mệnh Kim chính là Kim. Màu của kim là màu trắng, màu ghi.

- Màu tương khắc: Nếu bạn thuộc mạng Kim, thì tốt nhất là nên tránh những màu như màu hồng, màu đỏ, vì những màu này ứng với hành Hỏa, mà Hỏa thì khắc Kim.

Màu hợp với mệnh Kim hợp nhất là màu vàng, trắng

Người mệnh kim nên lựa chọn những gam màu sáng và những sắc màu ánh kim vì màu trắng là Màu sắc của người mệnh Kim. Ngoài ra nên kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng trong việc lựa chọn xe, màu sơn nhà, nội thất, hay trang phục hằng ngày. Vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn đến cho gia chủ.

7. Người mệnh Kim hợp số sau:  7, 8, 2, 5, 6 . Không hợp số 9.

7. Mệnh Kim hợp với hướng nào? Trong phong thủy, Mệnh Kim hợp hướng Tây hoặc Tây Bắc

Những người thuộc mệnh Kim có những đặc điểm tính cách khá rõ nét như sự sắc sảo, thông minh, khả năng truyền đạt ý tưởng tốt. Nhưng cũng có những lúc kim trở nên khá khó hiểu và nhiều phiền muộn. Bài viết trên đã cho chúng ta thấy được những  đặc trưng cơ bản, cũng như sự kết hợp của Kim với các mệnh khác, các màu sắc, số, hướng phù hợp nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về Kim.

Những thông tin hấp dẫn về tử vi 2017 người mệnh Kim:

Nữ Nhâm Thân hợp với tuổi nào?

Xem tử vi tuổi Nhâm Thân nam mạng 1992

Xem tử vi 2017 tuổi Ất mùi nam mạng 1955


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặc điểm của người thuộc mệnh Kim trên các phương diện

Lì xì - Phong tục mừng tuổi đầu năm

Lì xì là phong tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ vào đầu năm mới, thường ở tết cổ truyền của người Việt là tục lệ đặt tiền lì xì vào phong bao đỏ gọi là bao lì xì.
Lì xì - Phong tục mừng tuổi đầu năm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lì xì là phong tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ vào đầu năm mới, thường ở tết cổ truyền (còn gọi là Tết Nguyên Đán) của người Việt. Đây là tục lệ đặt tiền lì xì vào phong bao nhỏ có màu son đỏ rực rỡ của người lớn khi gặp trẻ nhỏ vào những ngày tết. Chiếc phong bao màu đỏ được gọi là bao lì xì.

Nguồn gốc của tục lì xì đầu năm

Lì xì đầu năm vốn tồn tại từ lâu, nguồn gốc của phong tục này cũng được thêu dệt ra khá nhiều câu chuyện. Có chuyện kể rằng ngày xưa, ở Đông Hải có rất nhiều yêu quái thường xuyên gây hại bá tánh, song những ngày thường chúng luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm các vị thần tiên đều phải về trời vào thời điểm đêm giao thừa. Lúc này, yêu quái lộng hành quấy rối trẻ em đang ngủ, khiến trẻ thường giật mình khóc thét và bị sốt, nên bố mẹ thường không dám ngủ để thức canh con trẻ.

Một lần có 8 vị tiên đi ngang nhà kia thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh hơn, từ đó trở thành tục lì xì đầu năm như hiện nay.

bao lì xì
bao lì xì

Lại có câu chuyện kể rằng tiền lì xì được biến thể từ tục “đặt áp tế tiền” – là những đồng tiền được xâu bằng chỉ đỏ, buộc lại theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở giường hoặc nôi với mục đích chống tà ma, bảo vệ giấc ngủ cho trẻ nhỏ. Theo thời gian, mọi người để tiền trong những bao giấy màu đỏ để trao cho nhau vào dịp năm mới với ý nghĩa chúc nhau sung túc, khỏe mạnh, an khang. Lì xì từ đó trở thành phong tục không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới.

Ý nghĩa đáng quý của việc mừng tuổi năm mới

Lì xì có nghĩa là tốt lành, được lợi. Một nghĩa khác là vận tốt, gặp may mắn. Do đó tiền mừng tuổi hay tiền lì xì chính là thứ tiền mang lại cái may mắn, điều tốt lành cho trẻ em dịp đầu xuân.

Phong bao lì xì là những chiếc túi màu đỏ bên trong chứa tiền mới, gọi là tiền may mắn. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày Tết.

Phong bao mừng tuổi còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc…

Ngày tết, mừng tuổi cho trẻ nhỏ, người lớn mừng tuổi cho trẻ nhỏ, con cháu hay người ít tuổi hơn, được gọi là lì xì. Còn con cháu mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi hơn không gọi là lì xì, mà hành động được đó được coi là chúc sức khỏe, bình an, chúc ông bà, cha mẹ sống lâu trăm tuổi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lì xì - Phong tục mừng tuổi đầu năm

Tìm may mắn cho người tuổi Bính Tý

Người tuổi Bính Tý (mệnh Thủy, sinh năm 1936, 1996) có cuộc đời may mắn, dễ đạt được thành công trong cuộc sống. Lúc nhỏ bình thường, trung niên thành đạt, hậu
Tìm may mắn cho người tuổi Bính Tý

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cuộc đời: vận tốt đẹp.

(Ảnh minh họa)

Người tuổi này thường hành động bột phát nên khi trẻ tuổi cần hết sức thận trọng. Nam giới ít may mắn ở các tuổi: 24, 27, 33, 38, 45; nữ giới: 21, 24, 28, 32. Ở các tuổi này họ nên cẩn thận trong đi đứng, nói năng, giao dịch, làm ăn, kinh doanh, sự nghiệp.

Tính cách: Họ là những người có dung mạo đẹp, tính cách mạnh mẽ, trung thực, nhạy bén, biết quan sát và có tài ứng phó. Nhưng nhược điểm của họ là nóng nảy nên dễ làm hỏng việc lớn.

Tình cảm: Đây là mẫu người yêu thích sự lãng mạn. Tuổi trẻ tình duyên lận đận, phải từ 30 tuổi trở đi mới yên ổn, tốt đẹp.

Nam giới sinh vào tháng 1, 7; nữ giới sinh vào tháng 4, 9 hôn nhân sẽ khó hòa hợp. Họ cần phải nhẫn nhịn, bao dung, thông cảm với nhau thì gia đình mới hòa thuận, hạnh phúc.

Để cuộc sống vợ chồng tốt đẹp, nam giới tuổi Bính Tý nên kết hôn với người tuổi Bính Tý, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Ất Dậu và tránh kết hôn ở các tuổi 17, 21, 23, 29, 33. Nữ  giới nên chọn người tuổi Bính Tý, Nhâm Ngọ, Ất Dậu, Ất Hợi, Quý Dậu và tránh kết hôn ở các tuổi: 15, 21, 27, 33, 38, 39.

Gia đạo: Người tuổi này gia đình hay xảy ra mâu thuẫn nhỏ. Qua tuổi trung niên mọi sự mới bình yên, hạnh phúc.

Công danh, sự nghiệp: Nam giới tuổi Bính Tý thường gặp may mắn nên dễ thăng tiến trong sự nghiệp, người chính trực sẽ có được quyền cao, chức trọng, giàu sang. Tuy nhiên, nữ giới công danh chỉ đạt ở mức trung bình.

Để làm ăn phát đạt, nam giới tuổi Bính Tý nên hợp tác với các tuổi Bính Tý, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Ất Dậu. Nữ giới nên kết hợp với các tuổi Bính Tý, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ. 

(Theo 12 con Giáp, tính cách con người qua năm sinh, tuổi Tý)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tìm may mắn cho người tuổi Bính Tý

Tục thờ và nghi lễ Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định

Việc thờ Thần của người Việt từ xưa đã có sự chọn lọc theo quan điểm ai có công với dân với nước thì thờ. Tất nhiên không ngoại lệ các trường hợp chết vào giờ “thiêng” có ảnh hưởng đến cuộc sống của một địa phương nào đó. Tuy nhiên các trường hợp này ít được sùng bái rộng rãi, được sắc phong cũng như ít được bảo tồn, thường chỉ có các miếu nhỏ, đống đất có dầu tích và nén nhang do từ tâm ở các vùng Trung, Nam, Bắc.
Tục thờ và nghi lễ Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lại còn có một số Thần người nước ngoài xâm lăng nước ta, khi chết tạo sự bất an cho dân, như Nguyễn Bá Linh theo nhà Nguyên đánh Đại Việt, Trương phụ là tướng nhà Minh…cũng được thờ ở Ninh Bình, Quảng Ninh cho bớt sự quấy đảo… Nhưng các Thần người nước ngoài có công với chúng ta, thể hiện đạo đức phù hợp với bản chất dân tộc Việt được nhân dân tôn thờ, sùng kính. Ví như đền thờ Mỵ Ê ở Lý Nhân, Hà Nam, là vợ vua Chiêm có khí tiết đáng kính. Triệu Trung là tướng nhà Tống theo Đại Việt đánh giặc Nguyên được thờ ở Cao Đài - Mỹ Thành – Nam Định và đặc biệt Tứ Vị Thánh Nương, triều đình Nam Tống kháng chiến đế quốc Mông – Nguyên không thành, cơ đồ nhà Tống tan nát, hận mất nước mang nặng, tình nguyện âm phù cho Đại Việt đánh giặc cũng như nhân dân Việt làm ăn, phát triển sĩ, nông, công, thương… được dân gian chiêm ngưỡng rộng rãi khắp Trung, Bắc, Nam và lịch đại phong tặng danh hiệu Thượng đẳng thần.

Việc sùng bái này tuy có thời sóng gió, nhưng một vài thập kỷ gần đây được phục hồi, Nhà nước quan tâm tu bổ di tích như đền Cờn - Nghệ An, đền Mẫu – Hưng Yên, đền Lộ - Hà Nội, đền Ninh Cường, đền thờ Mẫu ở Thái Bình, đền các xã Quần Anh cũ, đền xã Trực Khang – Nam định… Phải chăng đạo nghĩa dân tộc, tầm nhìn tổ tiên đã vượt qua biên giới, nói cách khác là đã có quan điểm toàn cầu. Quý hoá thay, đáng kính thay!
  Riêng với Nam Định nay (vì Nam Định xưa, đầu thế kỷ 19 quản lãnh cả Thái Bình và một phần Hưng Yên) tục thờ Tứ Vị Thánh Nương còn được khôi phục ở khá nhiều nơi, đặc biệt vùng biển, nay thuộc huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh.   Xin dẫn chứng lịch sử tôn thờ Tứ vị, với công trình khẩn hoang mở đất phía Nam sông Cường Giang (nay là sông Ninh Cơ) để có được phần lớn đất đai huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh ngày nay.   Theo di tích, truyền thuyết địa phương thì các cụ tổ sáng lập đất Quần Anh là Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập (địa chí ghi là Tứ tính) cùng chín họ Lại, Nguyễn, Lê, Bùi… (địa chí ghi là Cửu tộc) vượt sông Cường Giang, từ vùng Tương Đông - Trực Ninh sang khai hoang lấn biển vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, khi điền địa hình thành, lập xóm trại, họ đã lập đền thờ. Phần này trong sách chép tay Quần Anh tiểu sử của Tiêu Viên Hoàng Diễn (1872-1914), do Phương Châu Đoàn Ngọc Phan dịch và chú thích năm Ất Sửu 1985, mục xây dựng đền, miếu, đàn, chùa và bi ký có ghi:   “Nguyên trước đền thờ Tống Thái hậu (người họ Dương là vợ vua Tống Độ Tông, mẹ Tống Đế Bính cùng hoàng hậu và hai công chúa bị nạn giặc Mông - Nguyên chết đuối ở bể năm Kỷ Mão 1279). Đền Bóng trước tại xứ Cồn Khuôn bị xã Cát Chử chiếm mất, bèn lập lại đền Bóng tại phía Bắc sông Trệ (nay thuộc cầu Xẻ, xã Thượng).   Tương truyền khi Tú Tổ khai trương, phía đông có đền xã Quần Mông, phía tây có đền thờ Tống hậu còn gọi là Tứ Vị Thánh Nương  (do ai xây, xây từ bao giờ?... Các tổ nhân sẵn đền cũ tu bổ lại, đúc tượng đồng phụng sự… Niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ 13 mới đúc tượng đồng ở đền Bóng sông Trệ lại trang hoàng từ vũ. Diện tích khu đền rộng hơn một mẫu, nước hồ trong vắt, cây cối um tùm, nhân dân kỳ đảo linh ứng, trải qua nhiều triều đại có sắc phong…   Sau khi Quần Anh phân làm ba xã (1804) đến năm Minh Mạng thứ 2 (1821), xã Hạ lập đền Bóng tại phía bắc chợ Đông Cường, xã Trung, xã Thượng vẫn thờ tại đền Bóng phía bắc sông Trệ.   Năm Thành Thái thứ 10 (1890), xã Trung mới lập đền Bóng ở phía nam sông Trà, phía đông Cầu Đông. Từ đó các xã đều có đền Bóng riêng, tục gọi là đền Chánh. Còn đền tại Vĩ Châu do Ninh Cường phụng sự, nhưng hai xã Thượng và Trung thay phiên nhau hàng năm lên kinh tế”…   Như vậy, trong vòng 5-7 km, các  xã giáp nhau đều có đền Bóng thờ Tứ Vị Thánh Nương. Theo truyền thuyết đây là đời sống tinh thần của dân khai hoang mở đất Quần Anh.   Sách Quần Anh dấu xưa mở đất của Trần Xuân Mậu (Hội Văn học nghệ thuật Nam Định - 2002) còn ca ngợi đền Chánh xã Trung là công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Thợ nề Quần Anh có tài nặn, đắp, tạo hình…Đôi nghê chầu do hai phó nề quây cót đắp thi khá thành công, đã có thơ ca ngợi…   Gần 4 ngôi đền phía nam sông Cường Giang, phía bắc sông có đền Lạc Chính nay thuộc xã Trực Khang, huyện Trực Ninh. Lịch sử lập đền vào cuối thế kỷ 19, xin chân nhang ở đền Ninh Cường (cửa biển Lác) về thờ và ngày càng tu bổ đẹp đẽ, lại là cơ sở cách mạng, kháng chiến của địa phương.   Đơn cử một số điểm thờ Đại Càn Thánh Mẫu, hoặc Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định để chúng ta tìm hiểu về nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của Tứ Vị Thánh Nương đối với cộng đồng dân tộc Việt. Có thể có sự đồng cảm bởi Vương hậu, Vương phi nhà Tống vì kháng chiến chống kể thù chung Mông – Nguyên. Có thể bởi đức độ giữ chư tiết nghĩa mà ngọc phả dẫn, phù hợp với chất đạo lý dân tộc, hoặc do sự âm phù vua Trần Anh Tông cho nên biển lặng, sóng yên giúp quân Trần nhanh chóng chinh phạt kẻ thù phương Nam thành công, hay có sự anh linh, một niềm tin nào đó cho sĩ, công, nông, thương Đại Việt trước kia, rồi Đại Nam, Việt Nam chúng ta ngày nay cầu được ước thấy, mưa thuận gió hoà, thuận buồm xuôi gió…dẫn đến đời sống ấm no, hạnh phúc mà dân gian hết lòng tôn kính, lập đền thờ tự.

Hoặc do dân quê thuần phác, đời sống khó khăn, trong công cuộc khai hoang lấn biển, nhiều lần nước mặn phá vỡ đê biển, nhiều lần tràn ngập cướp đi hàng ngàn, hàng vạn ngày công… dân quê không còn cách nào hơn là lập đền ở Vĩ Châu, rồi sau là đền Chánh, đền Bóng thờ Tứ Vị Thánh Nương mong sự cứu độ và đây là liều thuốc an thần, giúp dân khai phá thành công, thiết lập làng xã với một nếp sống nông thôn nghĩa tình, có từ đường thờ tổ, văn đàn, võ đàn, đền, miếu, chùa cảnh, thờ Thần, Phật, Tổ lập lăng. Còn chấn hưng việc học, xây cầu, lập quán tạo cuộc sống đầy đủ vật chất, chu đáo về tâm linh cho dân.
  Đây là văn hoá bản địa, văn minh bản địa khá tiêu biểu ít nơi có. Và để minh chứng xin trích dịch “Tân đình bi ký” (1815) tại xã Trung, nay là Hải Trung, Hải Hậu, Nam Định.   … “Đất ta cổ truyền là đất chua mặn, cát chữa nên ruộng, bằng phẳng bốn bề, chỗ cao có thể dựng nhà cửa, chỗ thấp có thể cấy dâu gai, ngàn mẫu tạo nên mà trăm nhà dựng, xanh tươi sầm uất thành vũ trụ trời Nam… từ niên hiệu Hồng Thuận chung nhau một xã, đình làng cùng chung, chợ cùng nhau họp, cầu cùng nhau leo, đều cùng nhau cúng. Năm Giáp Tý (1804) mới cắm mốc chia làm ba làng”…   Văn bí chùa Phúc Sơn (Quần Phương Trung, Phúc Sơn tự ký) lập năm 1932 còn ghi:   … “Năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) lập thành tên xã Quần Anh, dựng đền Quốc Mẫu tối linh Thần ở thôn An Cường, nguyên trước là thôn Tây Cường, nay là xã Ninh Cường, cửa bể sông Lác bãi Vĩ Châu, dựng thêm đền Bóng ở cửa sông Trệ, dựng chùa thờ Phật gọi là chùa Phúc Lâm”. Những dòng chữ Hán của người xưa, muốn cho cộng đồng cư dân Nam Định ghi nhớ dấu tích đời sống tinh thần trong đó có tục thờ Tứ vị, cũng như đức tin của người Nam Định đối với các vị Thần Tổ lập biển lập làng, tạo an sinh xã hội”
Nhìn chung các di tích thờ Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định khá lớn, khá nhiều, thường có hai hoặc ba toà chính, có hệ thống tường hoa, cột trụ vây quanh tạo khuôn viên nội chữ đinh, hoặc nội chữ công, ngoại chữ quốc, quy mô hoành tráng.   Phần thư tịch, câu đối đều có nhắc tới nạn xâm lăng của nhà Mông – Nguyên, triều đình Nam Tống bị diệt vong, thái hậu cùn ba con bị nạn trôi đến Càn Môn - Quỳnh Lưu - Nghệ An, nêbn dân gian coi đền Cờn - Nghệ An là nơi phát tích, hàng năm vẫn có người vào đền Cờn dâng lễ tỏ rõ lòng thành, không 1uên gốc.   Đơn cử câu đối đền Lạc Chính nay là xã Trực Khang ghi:   Nam Hải thần phong thiên hữu sắc   Cần môn ba tố địa giai binh   Tạm dịch: Nam Hải thần do trời ban sắc,   Cầu môn nổi sóng đất anh linh.   Lễ hội ở đây, ngoài việc tế lễ, ngày 7 tháng giêng có lệ thi trâu béo, khoẻ. Để làm việc này, ngay từ ngày 6 tháng giêng các giải pháp tắm rửa cho trâu, cho trâu ăn no, lại trang trí trên đầu, trên sừng trâu. Các nhà trong giáp góp gạo thổi xôi làm lễ, tối mồng 6 thắp đuốc rước trâu. Người cưỡi trên lưng trâu giơ cao ngọn đuốc và đoàn người trống chiêng hối hả theo sau. Đoàn rước có tới hàng chục con trâu béo, trâu đẹp được tập trung để dự thi, con nào đạt thì được giải. Lệ này được duy trì cho mãi đến ngày nay, vừa khích lệ tinh thần chăn nuôi tạo sức kéo, vừa nhớ lại chuyện xưa trẻ trâu thấy đền Cửa Lác thờ, bắt chước đắp đất làm đèn, vì thế các cụ mới sang Ninh Cường xin chân nhang về thờ…   Theo sách Thần tích Việt Nam của Lê Xuân Quang – Nxb Thanh Niên, 2003, thì thôn Thiện Đăng, xã Thời Mại, huyện Tây Châu, Nam Định có 2 tướng Đinh Thuyên và Nguyễn Phụng dưới trướng Trần Quốc Điền, theo lệnh của Hưng Đạo Đại vương đem 500 quân vào Châu Hoan do thám tình hình địch, trong cuộc kháng chiến lần thứ II – 1285. Nhưng kế hoạch bại lộ, bị địch truy đuổi, các ông cho quân sĩ lên bờ rút lui, bỗng trông thấy đền thờ Tứ vị, liền vào đền khẩn cầu kêu xin âm phù. Ít phút sau trời đất tối sầm, sấm chớp nổi lên, gió bão ập đến làm cho thuyền giặc gãy cột buồm trôi dạt trở lại. Quân ta thừa cơ tấn công, địch rút chạy, thu được hon chục thuyền chiến… Biết chuyện đánh thắng quân Toa Đô có nhờ sự âm phù của Thần ở Càn Hải. Vua Trần ban phong “Càn Hải Tứ vị linh thần”. Lại cho vàng bạc tu sửa đền thờ…   Đáng tiếc một thời, các đền thờ Tứ vị nhiều nơi bị cấm đoán, thậm chí phá công trình, tẩu tán đồ thờ. Nhưng do ý thức tôn trọng Tứ vị trong dân gian, họ vẫn ngấm ngầm tìm đi các nơi cầu đảo Thánh Nương phù hộ. Các tư liệu, câu đối còn lưu, ca ngợi sự âm phù của Tứ vị cho triều đình chống ngoại xâm thắng lợi, âm phù cho các thuyền buôn, thuyền đi trên biển, trên sông an toàn. Tài liệu của ông Lê Xuân Quang còn ghi lại đạo sắc ngày 4/12 Quang Trung thứ 5 (1793) trong văn có câu: “Phi tự Đại Tống ngật kim tích tại Tiên tảo, danh tại sử, tướng duy ngã Việt lập quốc, công ư đế thế, trạch ư dân”.   Tạm dịch:   - Trải từ thời Đại Tống đến nay, dấu tích ghi trong sổ người Tiên, tiếng tâm ghi tự điển.   - Âm phù nước Việt ta lập quốc, công giúp nhà vua, ơn sâu với dân cũng thấm nhuần khắp mọi nơi.   Đạo sắc trên đây ở đền Hương Nại, xã Yên Nhân, Yên Mô, Ninh Bình phong Tứ vị là người Tiên. Liệu đây có là nguyên nhân để trong điện Thần tứ phủ có văn chầu Đại Càn Thánh Mẫu. Ảnh hưởng của Tứ vị được nhân lên, được dân gian hàon toàn đưa vào nội đạo của dân gian Việt Nam. Xin giới thiệu lại văn chầu Đại Càn Thánh Mẫu, sưu tầm trong những người hát văn ở Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng.   Gương tứ đức sáng cùng nhật nguyệt,   Nghĩa tam tòng tỏ hết Bắc Nam,   Ngàn thu thơm nức hương lan,   Đời càng ca tụng, tích càng hiển dương…   Đức lồng lộng muôn dân khôn lượng,   So bể, trời hình tượng cao sâu   Sáng soi khắp chốn đâu đâu,   Thơm danh Dương Thị hồi đầu Tống gia   Trăm họ nức âu ca cổ vũ,   Bốn bộ đều áo mũ đai xiêm.   Khắp hoà Thuấn nhật, Nghiêu thiên,   Đã vui cõi thọ lại lên xuân đài,   Đang vui lúc lòng trời yên thuận,   Quốc gia đều hoà khí xuân phong.   Sau vì nhất quốc tam công,   Người Nguyên ác độc đặt bày mưu mô.   Nhà Tống phải thiên đô châu Quảng,   Bóng tà dương soi rạng bể Nam.   Thợ trời khôn tỏ cơ hoàn,   Chúa tôi một dạ những toan phục hồi.   Giang sơn Tống dẫu mười còn một,   Có lẽ đâu chịu mất ngay đi.   Ngoài thì tướng sĩ phù trì,   Trong thì Thánh Mẫu khuê nghi luận bàn.   Người son phán mà gan vàng đá   Việc binh nhung vững dạ kiên tâm.   Thần dân báo đáp quân ân,   Nặng tình sơn hải mấy thân liễu bồ.   Quyết giữ lại cơ đồ nhà Tống,   Hẳn không dung những giống bất nhân.   Lại khuyên võ tướng mưu thần,   Gắng công vì nước đền ơn sinh thành…   Nghe dụ chỉ quân dân quyết đánh,   Nhưng khôn đua sức mạnh quân Nguyên   Mới hay thành bại do thiên,   Cơ huyền vẫn giữ, cơ huyền vẫn xoay.   Cuộc thế sự hết bày trò rối,   Trận Nhai Sơn hết đỗi gian nan…   Lênh đênh trên biển liều thân,   Quyết lòng thu thập quan quân phục thù,   Nhược chẳng được mặc cho thuyền lắng,   giãi gan cùng trời trắng bề trong.   Ôi thôi thả lá giữa dòng,   Qua ba bực sóng đều cùng thảnh thơi.   Ấy mấy biết người trời khác giá,   Trải gian nguy vẫn dạ trung trinh.   Chí thành Phật cũng chứng minh.   Bè từ đã đón thênh thênh lên ngồi   Phép Phật độ tỉnh rồi mới biết,   Chùa La Sơn Nam Việt là đây.   Ung dung ở chốn am mây   Khấu đầu lễ Phật giãi bày vân vi…   Độ bốn vị đều nên Thần phúc,   Hoá chân thân bốn khúc trầm hương.   Gió đưa thoảng ngát một phương,   Hào quang trước mắt ngư phường khô hay.   Thuyền qua lại mấy ngày mới hiển,   Rước lên thờ kính tiến khói hương.   Nhờ ơn từ đấy mấy làng   Lưới chài phong vận bạc vàng đầy chen.   Đua cầu phúc lập đền tế lễ   Độ cho người sông bể biết bao   Kể chi giông tố ba đào   Kêu cầu khắc ứng chuyện nào cũng yên…   Công hộ quốc thơm ghi Nam sử,   Lễ suy tôn khởi sự Đông – A   Mẫu về chắc giáng điện toà   Khuông phù đệ tử vinh hoa thọ trường.   Như trên đã nói về ý thức người Quần Anh trong việc tôn thờ Đại Càn Thánh Mẫu. Ý thức trân trọng này được ghi vào tục lệ của làng. xin trích dẫn đôi điều cần thiết.   Ngay trang đầu “tục lệ vào đám” có ghi:   “Khoảng thế kỷ thứ 15, tiên tổ Quần Anh từ Tương Đông xuống khẩn điền lập ấp. Lúc đó đắp đê bể rất gian khổ nên đã lập đền thờ Tống hậu ở ngay cửa bể Lác Môn (đền Ninh Cường ngày nay) để cầu Thần ủng hộ”…   “Khi xã Trung chưa làm đền Chánh, mỗi lần vào đám phải xuống xã Thượng rước kiệu Thần về đình… phải hưng công lập dịch bồi trúc con đường rước Thánh cho thật cao ráo, bằng phẳng. Ngoài ra các con đường khác cũng phải sửa chữa cho tiện đi lại và đón khách gần xa”.   Theo lệ tục, những người rước Thánh phải là đàn ông, con trai đi rước, hoặc đi xem hội trên đường, còn các cụ già, đàn bà, em nhỏ thì đi thuyền dưới sông, nên sông Giữa, sông Múc nằm cạnh đường rước phải sửa, vét lại. Phàn đường, phần sông xã phân giao cho các giáp, các xóm, các tư nhân đảm nhận dưới sự kiểm soát của ban đốc công.   … Đền Chánh là nơi khởi đầu cuộc rước phải tu sửa cho thật uy nghi, xứng đáng như cung điện Tống triều. Còn các đền khác cũng sửa sang cho tốt để quan khách trông vào. Xã lo phí tổn tu sửa đền Chánh, còn các đền khác các giáp tự lo…   Khoản đồ rước như cờ, áo, kiệu, võng, tàn quạt, chiêng trống, gươm, roi… phải bắt tay từ năm, bảy tháng trước. Thợ thêu, thợ mộc, thợ sơn… mỗi hiệp hàng chục người phải làm liên tục…”.   Tục vào đám còn ghi tỉ mỉ các khoản đóng góp, phân công cử người vào đám, đề chương trình tế lễ, đề nhật ký tiến cúng cho các giáp, quy định bầy đám, bầy điểm để phô trương văn vật địa phương. Đám do xã lo, thường bày giữa đình là gian thờ kiệu Thần nên phía trên và 4 mặt căng phủ màn thêu, hai gian bên thì đơn giản hơn, ngoài rạp cũng căng phủ màn, treo câu đối, cửa võng…Đồ thờ Thần có sập ngữ, võng ngự theo nghi thức hoàng hậu, hai bên tả hữu thiết đồ thờ theo nghi thức vương công.   Điếm hát do các giáp lo nhưng cũng phải tươm tất, xứng với danh vị chủ nhân của giáp. Lại phân chia điếm văn, điếm võ,điếm thể sát để giải quyết mọi pháp lý, điếm đoàn áp (trị an, tuần phòng), điếm tổng cờ (chỉ huy thi đấu cờ), điếm tướng cờ nam, nữ…   Phần rước Thần được ghi chép tỉ mỉ, nào phân công cầm “lộ bộ” (đi rước kiệu Thánh), nào người cầm mã đao, cầm cờ “thanh đạo” (dẹp đường), cầm tán, biển có chữ “tĩnh túc” (nghiêm tĩnh),  “hồi tỵ” (tránh lại), cờ nhật nguyệt, bộ trống ngũ lôi (10 người), cầm thập kỳ (cờ đỏ viền xanh trắng, hoả xanh) rồi cầm tán, cờ ngũ hành “kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ”, cờ bát quái, tán, tàn…   Ngay các hiệu lệnh, trống, chiêng cũng ghi chép tỉ mỉ, các phường hội sư tử, múa rồng, phường động, phường chèo, các trò đi kheo, đô vật… cũng được phân công, trước sau rất cụ thể.   Nêu vấn đề trên để thấy việc tế lễ trịnh trọng như thế nào, nghiêm chỉnh như thế nào nhất là vai trò Thàn đền Chánh – Tứ Vị Thánh Nương là chủ chốt, oai linh nhất đối với dân Quần Anh – Nam Định nh thế nào.   Phần cỗ rất linh đình. Có cỗ mặn, cỗ chay. Xin đề cập lễ rước cỗ chay tại xã Trung, nay là xã Hải Trung. Ngày 7 tháng giêng lễ khai hạ, lại là dịp kỷ niệm Đại Càn Thánh Mẫu cùng Tam vị, nên ngoài việc tế lễ, sang đêm ngày 8 tháng giêng tổ chức rước cỗ chay. Rước cỗ chay thường làm hai lễ, một lễ sang đền Chánh thờ Tứ vị, một lễ rước sang đền Khải xã, thờ liệt tổ khai sáng Quần Anh.   Cỗ đặt trên “mân dàn” (mâm có nhiều tầng). Giữa bày hòn non bộ, bốn góc bầy tứ linh. Đi rước kiệu có đinh nam bưng mâm bồng có trầu rượu cùng cờ, quạt, chiêng trống… Cỗ chay thường có các loại bánh như bánh xu xê, nhựa mận, bánh dứa, bánh quế, bánh nhãn… Những cỗ chay cũng là nét riêng của từng địa phương, dùng sản phẩm riêng của địa phương. Ví như dùng quả đu đủ trổ thành các hoạ tiết, nấu thành mứt trong như kính rồi cắm vào tấm bánh, bày lên đĩa xung quanh có các thứ bánh chay.   Mâm cỗ chính có 120 đĩa, các mâm bồng phụ, khoảng 12 đĩa làm toàn bằng ngũ cốc, nông sản, hoa quả. Điều đặc biệt là khi rước Thánh qua thôn xóm nào đèu có sự nghênh tiếp trịnh trọng. Việc này còn có câu đối lưu lại.   Tạm dịch:   Đền Thần mới sửa bên sông Trệ   Kiệu Thánh mừng qua trạm xã Trung   Hoặc câu:   Âu ca một hội Xuân sau trước,   Lễ nhạc trăm năm nghĩa láng giềng.   Câu đối trên còn chứng tỏ đất Quần Anh sau khi tách làm ba, vẫn giữ được tình nghĩa làng cũ, nhất là ý thức đối với Tứ vị. Thần linh, coi như Thành hoàng che chở cho dân khẩn điền, lấp biển thành công.   Riêng xã Hạ (nay là xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu) lễ hội trong khu di tích thờ Phật, thờ Đại Càn Thánh Mẫu, thờ Liệt tổ, thờ Mẫu Liễu Hạnh, thờ Trần Hưng Đạo, xưa vẫn lấy ngày 6, ngày 7 tháng giêng là trọng tâm. Truyền thuyết cho ngày này là kỷ niệm Liệt tổ và Tứ Vị Thánh Nương.   Ngoài việc tế lễ, rước kiệu Thánh du xuânb còn có các trò vui như tổ tôm điếm, đấu cờ tướng, cờ người, hát chèo, hát Ả Đào.   Hát chèo, hát Ả Đào ở đây có truyền thống. Bởi xưa đây là xóm chuyên nghề này, sau xóm chuyển thành phố với tên phố Cô đầu, nhân dân sống nhờ nghề này và đã lập miếu thờ “Cầm ca nhĩ tổ” (Tổ nghề đàn, ca). Hiện miếu thờ không còn, nghề cũ cũng mai một, nhưng trong ký ức về rạp hát Thanh Kỳ do nghệ sĩ Quách Thị Hồ mở hàng chục năm, rồi nghệ sĩ Linh Nhâm, người con quê hương cũng ít nhiều gợi lại về một địa phương có nghề cầm ca. Xa xưa nghề cầm ca phục vụ các đám hát trong ngày hội Thánh, hầu Dương hậu, vương phi có các chức sắc, quan lại về dự, sau nghề cũ không phù hợp, nhưng truyền thống nghề nghiệp còn bảo lưu, giúp cho phong trào ca hát, đội văn nghệ địa phương trưởng thành. Và ngày hội hiện tại có các chiếu chèo, hoặc các nghệ sĩ hát ca trù dưới con thuyền trôi lững lờ trên sông nước trước đền chùa, gợi cảnh lệ vào đám xưa kia của tiên tổ Quàn Anh.   Tục thờ Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định nhen nhóm từ thế kỷ 15-16, thịnh hành vào các thế kỷ 17, 18, 19 và đầu thế kỷ 20. Đặc biệt nhân dân ở các cửa lạch, cửa sông và người làm nghề trên sông biển. Dân gian tin Tứ Vị Thánh Nương lúc nào cũng từ bi cứu độ muôn dân, như xưa đa âm phù giúp vua Trần, tướng Trần, cùng vua Lê đánh giặc, lại âm phù cho ngư dân vào lộng ra khơi đánh bắt cá, thương thuyền buôn bán sóng lặng, bể yên. Phù hộ cho việc khẩn hoang lấn biển, ngự trị được nước cường, sóng lớn cho đê biển vững bền… Sự hiển linh tạo thành đức tin và để đền đáp, kính cẩn thần linh, dân gian lập miếu tôn thờ, theo cách nhìn: Ai có công giúp nước, giúp dân thì thờ.   Việc thờ tự có lễ, lễ dâng hương tưởng niệm và hàng năm hoặc 3 năm một lần vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu làng vào đám. Vào đám để biểu hiện lòng thành cao độ. Nhưng vào đám cũng bày vẽ quá đáng, khiến dân thôn phải phục vụ hao tổn sức người, sức của. Ấy vậy mà không ai bảo ai cứ cố gắng hoàn thành tục lệ tế lễ, hội hè do làng xã quy định. Bởi tâm linh mọi người; đây là giờ phút thể hiện sự thành tâm của con dân đối với liệt tổ mở đất, đối với Tứ vị thần linh âm phù cho nước bình yên, cho dân hạnh phúc theo đạo lý dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Phải chăng đây là bản chất ưu việt của cộng đồng cư dân Nam Định và như câu nói cổ nhân:   “Thực kỳ tự giả, bất huỷ kỳ khí, ấm kỳ thụ giả, bất chiết kỳ chi”.   (Ăn cơm không đập vỡ mâm bát, đứng dưới bóng cây không bẻ gẫy cành).
Hồ Đức Thọ - Chi hội trưởng Chi hội VHDG tỉnh Nam Định

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tục thờ và nghi lễ Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định

Đồ trang trí trong nhà dưới con mắt phong thủy

So với các đồ trang trí khác thì cây xanh mang lại nhiều sinh khí hơn cho ngôi nhà của bạn.
Đồ trang trí trong nhà dưới con mắt phong thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đồ trang trí bằng vải

Đồ vải trang trí trong nhà bao gồm rèm, đệm ghế, đệm dựa, khăn, gối chăn, gối sofa… Trang trí ngôi nhà bằng vải mất ít tiền lại tiện lợi. Tùy từng người mà việc trang trí bằng với chất liệu này có thể tạo ra phong cách riêng, tạo cho ngôi nhà có một cảm giác ấm áp hoặc tươi mát hoặc trang nhã… vừa mang tính thẩm mỹ vừa mang tính thực dụng cao.

(Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Đồ mây

Đồ mây được làm một cách tinh tế, kiểu dáng đa dạng với phong cách độc đáo, được nhiều người ưa thích. Đồ mây gia dụng bao gồm ghế mây, bàn mây, giường mây, sô pha, bình phong mây… Đồ mây trang trí bao gồm lẵng mây, lẵng hoa, giá hoa mây và đèn lồng. Nguyên liệu của đồ mây gia dụng và đồ mây trang trí đến từ tự nhiên nên luôn tạo cho con người cảm giác thư thái, yên bình.

Đồ sắt

Đồ sắt trang trí giản dị, chú trọng sự kết hợp của hiện đại và cổ điển. Đồ sắt trang trí trong nhà gồm có ghế, giá hoa, tủ giày, tủ để đồ, cửa phòng chống trộm, lan can cầu thang và móc treo... Những đồ sắt trang trí mang tính thực dụng và cả tính nghệ thuật. Trong nhà nếu có nhiều góc khuyết, góc chết đều có thể trang trí bằng đồ sắt, tạo ra một không gian phong phú.

Đá

Hiện nay, có nhiều loại đá được bài trí trong nhà, đá trở thành đồ trang trí tinh tế và cao quý. Đá thiên nhiên thường gặp nhiều nhất là pha lê, mã não. Pha lê có nhiều màu sắc khác nhau như tím, hồng, trắng… vừa có thể làm đồ trang sức vừa có thể gia công thành đồ dùng như cốc chén, đĩa bát, cầu pha lê hoặc các đồ vật khác.

Hoa khô

Hoa khô ngày càng được nhiều người ưa thích. Các loại lá, cành, hoa, quả, cỏ… thông qua xử lý công nghiệp như tẩy nước, sấy khô, nhuộm màu và phun thơm… không những vừa giữ được hình thái tự nhiên của hoa tươi vừa mang dáng vẻ, màu sắc, hương thơm đặc biệt. Nếu dùng trang trí trong nhà sẽ mang lại phong cách mới mẻ, hiện đại.

Cây màu xanh

Tuy nhiên, khi trang trí không gian bằng cây cảnh phải chú ý đến màu của các loại cây, hoa và nhiều yếu tố khác.

(Theo 500 câu hỏi đáp phong thủy về trang trí đồ vật trong ngôi nhà của bạn)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đồ trang trí trong nhà dưới con mắt phong thủy

Lễ hội ngày mùng 6 tháng 10 âm lịch - Hội Làng Bột Thượng

Hội Làng Bột Thượng được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 10 âm lịch tại làng Bột Thượng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lễ hội ngày mùng 6 tháng 10 âm lịch - Hội Làng Bột Thượng

Lễ hội ngày mùng 6 tháng 10 âm lịch - Hội Làng Bột Thượng

Hội Làng Bột Thượng

Thời gian: tổ chức vào ngày 6 tháng 10 âm lịch.

Địa điểm: làng Bột Thượng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn thành hoang làng là tướng Nguyễn Tuyên - người có công lớn giúp triều Lý.

Nội dung: Hội làng mở ra nhằm tế lễ mừng công ơn của thành hoàng làng. Lễ vật dang lên gồm: lợn, xôi, rượu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lễ hội ngày mùng 6 tháng 10 âm lịch - Hội Làng Bột Thượng

Ảnh hưởng các vật trong phòng làm việc tại nhà –

Những vật bạn nhìn thấy trong phòng làm việc cũng là yếu tố quan trọng. Dưới đây là một số nhân tố có thể đáng chú ý: - Đảm bảo tất cả đồng hồ và lịch trong phòng làm việc chì thời gian chính xác; nếu không, bạn sẽ thấy mình thật sự không “khớp” với

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những vật bạn nhìn thấy trong phòng làm việc cũng là yếu tố quan trọng. Dưới đây là một số nhân tố có thể đáng chú ý:

IMG_2649

– Đảm bảo tất cả đồng hồ và lịch trong phòng làm việc chì thời gian chính xác; nếu không, bạn sẽ thấy mình thật sự không “khớp” với nhu cầu của công việc.

– Đồng hồ đặt đối diện mặt bàn làm việc hoặc treo trên bức tường, phía trên bàn làm việc, có thể góp phần tạo cảm giác áp lực về thời gian. Hãy chuyển đồng hồ đi chỗ khác nhưng vẫn đảm bảo xem giờ thuận tiện, không để đồng hồ kêu tích tắc ở ngay trước mặt.

– Khi bước vào phòng, vật cần tránh nhìn thấy đầu tiên là các hóa đơn chưa thanh toán ở trên bàn. Chúng sẽ khiến bạn tập trung vào chi phí, thay vì thu nhập.

– Khi ngồi làm việc, nếu bạn quay mặt vào tường, hãy trang trí khoảng không đó. Đối diện với bức tường trống không hàm ý tâm trạng trống rỗng, có thể góp phần tạo cảm giác vô dụng và chán nản. Hãy đặt các đồ vật dễ khơi dậy xúc cảm: bức ảnh gia đình, cuốn sách quảng cáo du lịch với kỳ nghỉ bạn đang dự định thực hiện vào cuối năm, mô hình giải thưởng “Doanh nhân của năm” bạn hy vọng sẽ được nhận trong tương lai, hoặc bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào để truyền cảm hứng.

Nói chung, tất cà hình ảnh trong phòng làm việc càng mang tính tích cực và đem lại sự phát đạt càng tốt. Bất cứ vật gì biểu lộ sự nghèo nàn hoặc thiếu thốn đều không thuộc về căn phòng này.

Sự bừa bộn trong phòng làm việc cũng có tác động xấu như ở các phòng khác. Bừa bộn khiến bạn rối trí, khó tập trung và bị tiêu hao năng lượng. Hãy chú ý giữ mặt bàn làm việc và các khu vực xung quanh gọn gàng. Sự bừa bộn tiềm ẩn cũng đáng quan tâm. Nếu bạn muốn có nhiều khách hàng và công việc hơn, hãy hoàn tất các hồ sơ dạng mềm và tạo chỗ cho các tài liệu mới vốn đi kèm với sự mở rộng công việc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ảnh hưởng các vật trong phòng làm việc tại nhà –

Dự đoán Anh chị em (2)

Trụ tháng có thương quan là anh em bị thương tổn. Trong Tứ trụ gặp quan sát nhiều là khắc anh chị em. Trong Tứ trụ gặp thìn tuất sửu mùi nhiều là anh em xa rời nhau, tình thân hờ hững. Trong Tứ trụ tài nhiều thì ấn bị chết, ngang vai nhiều thì anh em không thân nhau. Trụ năm gặp sát, trụ tháng gặp thương là anh em không hòa thuận. Mệnh gặp hoa cái là anh em ít. Lệnh tháng gặp xung là anh em mỗi người một phương. Quan nhược, thực, thương mạnh lại gặp tỷ kiếp là vì anh em mà liên luỵ. Tài nhược, tỉ kiếp vượng lại còn gặp ấn là anh em bất hòa.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lệnh tháng nắm quyền quan sát là tổn thất anh em nhiều. Trong Tứ trụ không có tỉ kiếp và ấn tinh là từ bé đã gặp vận tỉ kiếp, bản thân nhờ anh em họ hay bạn bè nuôi dưỡng lớn lên.

Trụ ngày vượng, tỉ kiếp nhiều là anh em bất hoà hoặc gia đình chia lìa.

Trong Tứ trụ có tỉ kiếp, kình dương là anh em bất hoà, thường hay cãi nhau.

Tỉ kiếp bị xung khắc là anh em bất hoà hoặc nhiều bệnh tật.

Tỉ kiếp xung khắc dụng thần là anh em gây liên luỵ cho mình.

Tỉ kiếp rơi vào không vong là không có anh chị em.

Tỉ kiếp làm kỵ thần là bị anh em làm hại.

Tỉ kiếp đóng ở tang môn, điếu khách là khắc anh em.

Tỉ kiếp đóng ở đào hoà là anh em phong lưu hiếu sắc.

Tỉ kiếp nhiều lại không bị chế phục là cửa nhà ngầm bị tổn thương hoặc anh em vô tình với nhau.

Nam gặp sát vượng tỉ kiếp là có anh , không có em trai ; thái quá, bất cập là cả anh và em đều không có.



"Trên trụ tháng gặp thương quan là anh em có tổn thất". Trụ tháng gặp thương quan, đặc biệt là can tháng gặp thương quan thì chủ về người đó hoặc sau khi sinh ra sẽ có tang anh hoặc chị. Cũng có người là tang em trai hoặc em gái, hoặc em trai, em gái gạp tai nạn. Nói chung là em bị ít hơn, anh chị bị nhiều hơn, đó là kinh nghiệm nhiều năm của tôi.

Ví dụ này là Tứ trụ của lão Hoà thượng đã hơn 80 tuổi. Vì trên trụ tháng giáp mộc gặp thương quan cho nên vị Hoà thượng đó có một người anh bị chết.



Ví dụ này trụ tháng có thương quan tuy không có tang anh chị nhưng không có lợi cho em trai. Em trai phạm pháp năm 1991 bị giam. Cho nên trụ tháng gặp thương quan thực tế là em trai bị khắc.



Lệnh tháng gặp xung, chủ yếu là chi tháng và chi ngày xung nhau, vì cạnh nhau nên lực xung lớn. Xung tức là động. Cho nên lệnh tháng gặp xung thì anh em người một nơi, rất khó đoàn tụ một chỗ.

Ví dụ này là ngày tháng tương xung cho nên anh em kẻ nam người bắc.



Tứ trụ này tỉ kiếp, kình dương đều có nên không những anh em không hoà thuận mà thường cãi vã nhau, suýt nữa bị bệnh tâm thần.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Dự đoán Anh chị em (2)

Xem bói qua bàn tay (Phần 3)

Xem bói chỉ tay đoán vận mệnh . Thuật coi bói chỉ tay là nghệ thuật tìm hiểu tương lai qua các đường chỉ tay. Đó là một thuật pháp có nguồn gốc từ thời xa xưa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xem bói chỉ tay đoán vận mệnh . Thuật coi bói chỉ tay là nghệ thuật tìm hiểu tương lai qua các đường chỉ tay. Đó là một thuật pháp  có nguồn gốc từ thời xa xưa. Chắc chắn bạn không dưới một lần tò mò liệu những đường chỉ tay có thực sự mang những chỉ dẫn vận mạng của mình. Hãy cùng Xem Tướng chấm net tìm  hiểu thử thuật tiên đoán này nhé.

 

1.Lòng bàn tay

Chạy từ cườm tay tới chân ngón giửa. (coi thêm  phần  gò Đồng  Hỏa tinh)

-    Láng & mềm: thuộc Thái âm.                  - Mập, dẹp, có lổ nhỏ:  Kim tinh.

-    To lớn: Mộc tinh.                                    - Cứng & đỏ: Hỏa tinh.

-    Ốm & tối: Thổ tinh.                                - Mềm & hơi vàng: Thủy tinh.

-    Thật  mềm,  thật nhỏ và mỏng:  thiếu  sinh lực, suy nhược và mơ mộng xa vời.

-    Đẹp & nhăn: Thái dương.

-    Có nhiều  chỉ gò nổi cao: hay lo nghĩ, suy tính.

- Trủng (paume creuse): điềm xấu, thiếu can trường tranh đấu, thiếu  kiên nhẫn,  khó thắng  vận thời. Cho vay thường bị giựt.

-    Phẳng  lỳ, không có gì nổi rõ: dửng dưng, thiếu sức khoẻ.

-    Rộng: có óc phân  tích tỉ mỉ.

-    Rộng, bằng phẳng: óc cầu  tiến,  tìm tòi.

-    Nhỏ hẹp:  óc tính toán,  tế nhị.

-    Dài: (dài hơn ngón giửa): thông minh, ít nghĩ đến chi tiết, chỉ nghỉ đến việc lớn lao.

-    Nhỏ: (vắn hơn ngón giửa) tế nhị,  khéo  léo, có trực   giác,  giàu  lý trí, ưa lý sự.

-    Lòng bàn tay và ngón  giửa bằng  nhau: tính quân bình, sáng suốt, thông minh, công bình.

-    Lòng bàn tay dài hơn ngón giữa: thông minh, không để ý những chi tiết nhỏ nhặt.

-    Sắc ấm: nóng tính, hay gắt gỏng.

-    Sắc lạnh: tình duyên  trắc trở.

-    Sắc khô: thần kinh dao động.

-    Màu  đỏ, nóng  và khô: yếu tim.

-    Trơn ướt: hay thương vay khóc mướn.

-    Vừa nóng vừa ướt: yếu bộ hô hấp.

-    Lạnh: yếu tim.

-    Nóng: coi chừng gan, cơ thể bị chứng nhiệt.

-    Ướt mồ hôi: thê thấp,  ưa an nhàn, nhạy cảm, hay xúc động.

2.Mu bàn tay

-    Dầy, bao đầy thịt:  ưa ăn ngon, tiện nghi vật chất.

-    Lép: ghen, hà tiện.

-    Vung thịt, ngón tay lại ngắn: kém trí óc.

-    Thịt cứng: hoạt động, có sức chịu đựng, siêng năng.

-    Mềm: thiếu sinh lực,  lười và hay mơ mộng viễn vông.

-    Không cứng không mềm: ưa tiện nghi nhưng không lười biếng.

3.Móng tay

-    Cứng: có sức chịu đựng, nóng tính.

-    Cứng & hay gãy: sức khoẻ & trí thông minh kém.

- Mềm  (có thể thêm  mỏng):  hiền  hậu,  hay uể oải, sức khỏe  kém,  thiếu  chất  vôi,  có  thể tiểu đường.

-    Mỏng manh: kém nghị lực.

-    Dầy, vồng lên: hướng nội, cằn cổi.

-    Nổi vồng theo chiều dài: thận yếu.

-    Vung lên: khí quản nở.

-    Khởi  lên từ sau tới trước: gan yếu.

-    Khum: tế nhị, ưa thẩm mỷ.

-    Bằng: lao lực, tối dạ.

-    Cong quắp như móng chim: tham, ghen tỵ, ích kỷ.

-    Xấu và đục  như dơ dáy, cứng, hơi dầy,  bề ngang rộng, chân ngắn: gian xảo, hay nghi kỵ.

-    Cùn mằn, xấu: sức khoẻ kém, nóng tính.

-    Bóng láng: tính tao nhã.

-    Quá bóng: nhạy  cảm, bất an.

-    Móng quập: thích tình dục, hung tợn, yếu phổi.

-    Dẹp (phẳng): nhát, yếu tinh thần.

-    Dẹp mềm: nữ: đau buồng trứng.

-    Dẹp tròn: lá lách  yếu.

-    Dài: tốt bụng,  rộng lượng,  thật thà, nhưng hay khinh đời, phòng bị gạt vì cả tin.

- Dài (>1/2 chiều  dài lóng có móng):  tình cảm sắc sảo, kín đáo, hiền,  khôn ngoan có sức  khoẻ, cương quyết,  sáng suốt, ưa chỉ huy, nếu lại rộng:  bớt các tính trên, thiên sang thực  tế, biết liêm sỉ.

-    Quá dài: suy nhuợc, hô hấp yếu.

-    Dài hẹp: suy nhược.

-    Dài rộng: tiềm lực dồi dào.

- Ngắn: hay tranh luận , ưa bút chiến,  chỉ huy, có kỷ luật,  công  chức gương mẩu. Tim yếu,  có thể hay bị động kinh.

- Ngắn: tỷ mỷ, hà tiện,  kém  thông  minh, hay ngạo  nghễ.  (nữ: nếu có thêm  Tâm đạo  rõ: tính khó, chồng con không ai chịu  nổi), bới lông tìm vết. Móng ngắn mà phía dưới tròn: cón có chút lòng nhân; nếu phía dưới vuông: có tính sâu độc.

-    Rất ngắn  và rất nhỏ: hẹp hòi, tự đắc, ghen tỵ.

-    Ngắn  và hẹp: bụng hẹp hòi.

- Móng ngón cái ngắn hơn 1/2 lóng 1ngón cái: tính ưa cằn nhằn, khó khăn, nhỏ mọn. Nếu ngón cái lớn:  có lòng nhân nhưng vẫn có tính cằn nhằn, khó khăn.

-    Rộng: cau có.

-    Bao đầy thịt:  thích vui vật chất. 

-    Tròn như mặt đồng hồ: người nguy hiển nên xa lánh, khó tránh đau phổi.

-    Có vết trắng: nóng tính, có may mắn.

-    Vết đen: điềm bất tường.

-    Màu tái: lười biếng.

-    Đỏ hay đỏ hồng: nóng, hăng hái.

-    Hồng, láng bóng: hăng hái.

-    Màu sậm: móng lại hay gãy, mỏng, lóng ngắn: đa nghi, ganh tỵ.

-    Xám lợt: tham và lười.

-    Trắng: ích kỷ.

-    Tím: bị ngộ độc hay bị táo bón.

-    Điểm trắng hồng là xấu.

-    Xanh bầm, xám nhạt:  bạc nhược,  thờ ơ.

-    Xanh xám: yếu đuối.

-    Vệt đen: vận rủi

-    Nổi hột gạo:  vận may (trong thời kỳ có hột gạo) nhưng cơ thể thiếu  bồi bổ.

- Nổi hột cườm  (?) trắng: ở  cuối  móng:  có việc xảy ra trong vòng 2,3 tháng; ở  giữa móng: việc sắp xảy ra; ở đầu móng: việc đã qua.

-    Hột cườm  trên ngón cái: có người  cho quà.

-    Hột cườm  trên ngón trỏ: có chuyện vui.

-    Hột cườm trên ngón giữa: chuyện  buồn.

-    Hột cườm  trên ngón áp: có chuyện tình cảm.

-    Hột cuờm trên ngón út: có cơ hội đi du lịch.

- Hình chử nhật: công bằng,  liêm  khiết,  thực  tế, có lương tri. Nếu  dài và rộng:  nhát,  phản  ứng chậm.

- Hình trái soan và  dài: phong lưu, quý cách,  đa cảm, quảng đại, tế  nhi, thông minh. Nếu hẹp tưởng tưởng quá mức thành không tưởng.

- Hình thang (phía dưới rộng): tưởng tượng  quá độ, hoang đường. Nếu phía dưới hẹp: kín đáo,  dè dặt, tự trọng,  đức độ, cứng cỏi. (có sách nói: hình thang: vui tính)

- Hình tam giác: nóng nảy, hay gây gỗ và cố chấp.  (có sách nói: vui tính), nếu lõm xuống:  bị xúc động thần kinh.

- Hình ô liu: tim 

4.Vành trăng của móng

Có 5 vành trăng ở  5 ngón: sức khoẻ  tốt, càng ít vành  trăng  đó: sức khoẻ  kém dần.  Không  có vành trăng: bạc nhược, sức khoẻ kém.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem bói qua bàn tay (Phần 3)

Chọn màu sắc trong nhà hợp mệnh với mệnh gia chủ

Khi trang trí nhà, việc chọn màu là điều quan trọng bởi theo Ngũ hành, mỗi mệnh cung của gia chủ sẽ tương vượng, tương sinh và tương khắc với những màu sắc nhất định.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chủ yếu màu sắc trong phong thủy hướng đến việc cân bằng năng lượng dương và âm nhằm đáp đến sự hài hòa lý tưởng. Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu và âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu. Vì thế, vận dụng màu sắc sẽ giúp tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi tác động vào ngôi nhà từ môi trường.

Phong thủy cho rằng, các cặp tương sinh của Ngũ hành là Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Các cặp tương khắc của Ngũ hành gồm Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Theo đó, tương sinh, tương khắc hợp lý, hài hòa có thể mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như trong cảm nhận thông thường của gia chủ.

Việc chọn màu theo nguyên lý Ngũ hành trong phong thủy hay lựa chọn màu theo sở thích là hai phương pháp khác nhau nhưng có chung một kết quả cuối cùng. Bạn có thể hình dung và hiểu thêm về màu sắc trong Ngũ hành của thuật phong thủy khi áp dụng trong kiến trúc xây dựng.

Đối với chủ nhà có mệnh cung là Kim thì màu sở hữu của mệnh cung là màu kem, màu trắng, màu bạc và những màu sắc ánh kim thuộc hành Kim. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với các tông màu vàng, màu nâu thuộc hành Thổ bởi đây là những màu sắc sinh vượng cho mệnh cung. Các màu sắc này luôn mang lại sự may mắn, niềm vui cho chủ nhà.

Tuy nhiên, chủ nhà phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu đỏ, màu hồng, màu tím, màu cam thuộc hành Hỏa, vì nó sẽ khắc hành Kim của mệnh cung.

Chọn màu sắc trong nhà nên hợp mệnh với mệnh cung của gia chủ

Tương tự, chủ nhà có mệnh cung là Mộc nên dùng tông màu xanh da trời, xanh lá thuộc hành Mộc. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với tông màu xám, màu xanh biển sẫm, màu đen thuộc hành Thủy, đó là các màu sắc sinh vượng cho mệnh cung.

Tuy nhiên, chủ nhà mệnh này nên tránh dùng những tông màu bạc, màu kem, màu trắng và sắc ánh kim thuộc hành Kim vì nó sẽ khắc hành Mộc của mệnh cung.

Còn chủ nhà có mệnh cung là Thủy nên dùng tông màu xám, màu xanh biển sẫm, màu đen thuộc hành Thủy. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với các tông màu kem, màu bạc, màu trắng và những màu sắc ánh kim thuộc hành Kim, Đó là những màu sắc sinh vượng cho mệnh cung.

Chủ nhà có mệnh này nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu nâu, màu vàng thuộc hành Thổ, vì nó sẽ khắc phá hành Thủy của mệnh cung.

Đối với chủ nhà có mệnh cung là Hỏa thì nên dùng tông màu tím, màu cam, màu hồng, màu đỏ thuộc hành Hỏa. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với màu xanh da trời, màu xanh lá thuộc hành Mộc, đó là những màu sắc sinh vượng cho mệnh cung.

Tuy nhiên, chủ nhà có mệnh cung là Hỏa thì nên tránh dùng những tông màu xanh biển sẫm, màu xám, màu đen thuộc hành Thủy, vì nó sẽ khắc phá hành Hỏa của mệnh cung.

Chủ nhà có mệnh cung là Thổ nên dùngtông màu nâu, màu vàng thuộc hành Thổ. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với màu tím, màu cam, màu đỏ thuộc hành Hỏa, đó là những màu sắc sinh vượng cho mệnh cung.

Chủ nhà có mệnh này nên tránh dùng màu xanh da trời, màu xanh lá thuộc hành Mộc, vì nó sẽ khắc phá hành Thổ của mệnh cung.

Trong phong thủy, đó là những quy tắc cơ bản về màu sắc, nắm được những quy luật trên, bạn sẽ dùng đúng màu sắc hợp với Ngũ hành của mệnh cung, giúp mang lại cho ngôi nhà của bạn những điều tốt đẹp nhất.

(Theo CafeLand)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn màu sắc trong nhà hợp mệnh với mệnh gia chủ

Các lễ hội ngày 10 tháng 2 Âm Lịch - Hội Chử Đồng Tử

Các lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 10 tháng 2 âm lịch Hội Làng An Thái,Hội An Hòa,Hội Yên,Hội Rước Nước Trên Sông Hồng,Hội Chử Đồng Tử...

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 10 tháng 2 Âm Lịch - Hội Chử Đồng Tử

Các lễ hội ngày 10 tháng 2 Âm Lịch - Hội Chử Đồng Tử

1. Hội Làng An Thái

Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: làng Yên Thái, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Nhằm ton vinh Vũ Phục - Chiêu Ứng Đại Vương và Thuận Chính Phương Dung công chúa (Ông Dầu, Bà Dầu).

Nội dung: mở đầu là hội lễ tế Thành Hoàng, tiếp đó là các hoạt động vui chơi hấp dẫn: thi nấu xôi dẻo, thịt bò thui, cơm nếp, gà mái, ghẹ luộc; ngoài ra còn có các trò chơi đu tiên, thi cây hoa, cây cảnh xuân.

2. Hội An Hòa

Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành Phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh Lý Nhân Tông, Vạn Phúc phu nhân, Tứ Nàng phu nhân (con vua Lý Nam Đế), Bạch Hạp tam giang.

Nội dung: Hội An Hòa có phần lễ và phần hội. Phần lễ có tế nam quan, tế nữ quan. Phần hội có chơi cờ tướng, thi chọi gà.

Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh Bạch Hạc Tam Giang, Túc Chinh công chúa.

Nội dung: ngày hội có kết chạ với các làng lân cận - phần tế lễ có phần dâng hương để cúng thành hoàng làng, với lễ vật chỉ cúng bằng cơm tẻ, muối vừng. Phần hội có chơi trò trận giả ném cát.

3. Hội Yên

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn hai vị tướng tài giỏi của Việt vương Triệu Quang Phục là Trương Hống và Trương Hát.

Nội dung: Hội Yên diễn ra lễ cầu mùa (cầu mong mùa màng bội thu), hát quan họ, chạy (kéo) chữ, chơi cướp cầu.

4. Hội Rước Nước Trên Sông Hồng

Thời gian: tồ chức từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: xã Bình Minh, Mễ Sở, Dạ Trạch thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tưởng nhớ đức thánh Chử Đồng Tử, Tiên Dung.

Nội Dung: Lễ rước nước, năm nào cũng được tiến hành trên một dải sông Hồng. Theo tục lệ, nước dùng để cúng bái cho cả năm phải là nước được lấy ở giữa sông Hồng. Đi hầu các đám rước là một hoặc hai con rồng vàng lộng lẫy và uy nghi uốn lượn theo nhịp trống phách. Tiếp đó đến đội tế nữ của các bà, các cô xiêm áo rực rỡ, sau đó là bát bửu chấp kích, đội múa bồng vừa đi vừa đánh trống và vừa múa, rồi đến kiệu thánh và kiệu rước chóe để lấy nước sông Hồng.

Lễ rước là một nghi thức tâm linh rất đặc sắc biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của những cư dân của nền văn minh lúa nước ven sông Hồng. Khi tận mắt chứng kiến mọi hoạt động trong lễ: múa rồng, rước cá, chèo thuyền, rước nước,... sẽ cảm nhận một điều là mọi hoạt động ấy đều có liên quan đến nước.

Thông qua nghi thức rước nước, người dân mong muốn được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

5. Hội Chử Đồng Tử

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: Đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch, huyện khoái Châu tình Hưng Yên.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân Tiên Dung Công Chúa và Tây Sa công chúa.

Nội dung: lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức ở hai ngôi đền: Đền Hoa Đà và đền Dạ Trạch.

Đền Hoa Đà: Từ sáng sớm ngày mùng 10 tháng 2, cuộc rước kiệu của 8 xã được xuất phát từ nhiều hướng theo đê sông Hồng tiến về đền Đa Hòa. Đoàn rước của các xã mỗi khi gặp nhau đều có nghi thức chào nhau. Khi đoàn rước tới xã Đa Hòa (nơi có đền Đa Hòa) thì đoàn rước ở Đa Hòa sẽ ra nghên đón và nhập vào thành một đoàn rước lớn tiến về đền làm lễ. Sau khi an vị thánh tại ban thờ các tôn thần, tất cả mọi người sẽ ra sân đại tế để làm lễ khai hội. Sau lễ khai hội, dâng hương là các trò chơi dân gian, các trò chơi vui được diễn ra cả ngày lẫn đêm.

Tại Đền Dạ Trạch: Sáng ngày mùng 10 tháng 2, đoàn rước nước của xã Dạ Trạch và 4 xã bạn (Hàm tử, Yên Phú, Đông Tảo, Tứ Dân) được cử hành từ đền Dạ Trạch tiến về phía sông Hồng lấy nước.

Một cuộc trình diễn du thuyền trên sông và làm lễ lấy nước ở giữa sông Hồng. Kết thúc việc lấy nước đoàn rước lên bờ và rước nước về đền và tiến hành khai hội. Sau khi kiệu rước nước được đưa vào an vị trong đền các kiệu rước Thánh an vị tại sân đền, đội hình ổn định, các đại biểu đến dự đầy đủ. Đoàn rồng tiến qua cầu Tiến vào cửa đền cúi lạy Thánh sau đó lui ra, đoàn múa sinh tiền, múa nón biểu diễn trên cầu. Sau lễ khai hội có nhiều hoạt động vui chơi, múa hát... được tổ chức.

6. Hội Bà Thu Buồn

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh Bà Thu Buồn (người chăm).

Nội dung: Lễ hội vô cùng độc đáo với các phần tế lễ, đua thuyền tranh tài, rước cộ. Bên cạnh đó hội còn diễn ra các trò chơi vui dân gian như: hát hò khoan đối đáp Thu Bồn Đông, hô hát bài chòi tại chợ Tu Bồn, thi đấu thể thao, cờ người, làm bánh, thi dội nước, gùi nước, gánh nước, kéo co, bắn nỏ, đi cà kheo, thi bơi thuyền, chợ ẩm thực với đa dạng các món ăn dân tộc Cà Tu, Chăm... Đêm giữa hội có rước đuốc và thả hoa đăng trên sông, đốt lửa trại hát tuồng.

7. Hội Dinh Võ

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: Đền Dinh Cô, thị trấn Long Hải, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Dinh Cô (một trinh nữ chết nước).

Nội dung: từ rạng sáng ngày mùng 10 tháng 2 người ta đã bắt đầu viếng Cô. Mỗi người thường cầm trong tay một cành huệ trắng tượng trưng cho sự thành khiết. Đêm ngày mùng 10 tháng 11 là đêm hội hoa đăng, ánh đèn sáng rực hòa cùng ánh trăng. Hàng vạn ghe thuyền quay mũi về Dinh chầu Cô, tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng thâu đêm.

Lễ chính được tổ chức từ rạng sáng ngày 12. Từ chính điện, đoàn người chỉnh tề cờ quạt ra bãi, lên thuyền, ra khơi làm lễ "Nghinh Cô" rất long trọng. Đặc biệt, trong lễ "Nghinh Cô" còn duy trì được hình thức diễn xướng "Hát bả trạo". "Hát bả trạo" có nghĩa là hát có nắm mai chèo, một thể loại dân ca nghi lễ phổ biến của cư dân vùng biển từ Bình Trị Thiên (cũ) đến Bính Thuận. Ngư dân thường tổ chức hát bả trạo trong nghi lễ đưa ma Cá Ông. Ở Long Hải, hát bả trạo lại gắn với lễ "Nghinh Cô".

8. Hội Nghinh Ông

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: Đình Thắng Tam, đường Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Cá Ông.

Nội dung: Lễ hội Nghinh Ông bắt đầu từ sáng sớm với một đoàn người gồm các vị kì lão, kỳ hương... Lên một chiếc ghe lớn (có trang trí hoa, cờ, bàn thờ và bài vị thủy tướng, có đoàn nhạc ngũ âm, chiêng, trống và đội múa lân rộn ràng) đi đến 1 địa điểm đã định để dâng hương, rượu. Sau đó, đoàn thuyền về rước Ông đến lăng, tiếp đến là các lễ cúng Tiền Hiền, Hậu Hiền, đọc văn tế, sắc phong, học trò dâng trà, hoa, rượu... Ngoài ra, trong lễ hội còn có các tiết mục: Võ thuật, múa lân, hát Bội... cùng với nhịp điệu hòa âm của chiêng, trống trong khói hương nghi ngút.

Lễ hội Nghinh Ông là dịp cho ngư dân cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm và thịnh vượng, hạnh phúc trường tồn.

9. Lễ Kì Yên (Ở Đình Bình Đông)

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 14 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: Phường 7, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn các bậc dạy (tổ nghề) thôn trong.

Nội dung: Đình Bình Đông nằm trên bờ rạch Bà Tàng, là một trong hai ngôi đình có lượng khách tham quan, lễ bái đông nhất thành phố. Lễ Kỳ Yên thượng diễn ra các hoạt động như: lễ cúng tiên sư tưởng nhớ những bậc thầy dạy nghề trong thôn, lễ tụng kinh cầu an theo nghi thức Phật Giáo , hoàn sắc, lễ tế thần, lễ tế tiền Hiền, Hậu hiền là thế hệ khai hoang lập ấp và xây dựng các công trình phúc lợi cho thôn làng. Phần hội thì có hát bội cúng thần.

10. Hội Đền Sòng

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 26 tháng 2 âm lịch (chính hội là ngày 25 tháng 2).

Địa điểm: phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tưởng nhớ tới bà mẫu Liễu Hạnh một trong tứ bất tử của người Việt Nam.

Nội dung: Ngày chính hội diễn ra từ 5 giờ sáng kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa, nhưng tất cả mọi việc phải chuẩn bị từ trước đó một tháng.

Lễ hội Đền Sòng gồm cả phần lễ và phần hội.

Phần lễ chính là rước Thánh Mẫu từ Đền Sòng đến Đền Chín Giếng và tế nữ quan. Thủ tục trong lễ hội không nhiều nhưng được cắt đặt chặt chẽ và theo một qui trình nhất định. Vật lễ gồm hoa quả, bánh kẹo, xôi gà, xôi thịt. Một số địa phương quanh vùng còn làm nhiều thứ bánh như bánh chưng, bánh lá răng bừa, bánh nếp, bánh mật, bánh trôi đem tới dâng lễ.

Việc cúng lễ, theo tài liệu xưa ghi lại thuộc phụ nữ đảm nhiệm, gọi là Bà Đồng. Bà Đồng thường là những người sống độc thân từ hồi còn trẻ, tự nguyện làm nghề đồng và coi giữ ngôi đền Thánh Mẫu, hầu Mẫu, hầu Thánh bằng nhiều hình thức như lên đồng, nhảy đồng... còn đàn ông thường chỉ đánh đàn và hát chầu văn. Trong thời gian mở hội các bà đồng phải sống riêng biệt: ở ẩn và ăn chay để giữ cho lòng mình luôn thanh sạch.

Ngày nay việc cúng tế không chỉ do phụ nữ đảm nhiệm mà thuộc về các Bản hội. Có nhiều bản hội tới tế lễ như bản hội bà Sang, bà Toàn, ông Hào.v.v... Các bản hội thường tổ chức chuẩn bị và tập luyện trước kỳ khai hội khoảng một tháng. Ngoài ra còn có bản hội ở các tỉnh, thành phố khác về hội lễ như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...

Trình tự cuộc tế lễ như sau: Già làng Cổ Đạm sau khi thắp một tuần nhang cáo yết cầu Thánh ban cho dân làng một năm an khang vật thịnh... thì bắt đầu tổ chức rước Mẫu. Tượng Thánh Mẫu được ngự kiệu từ chính tẩm rước qua cung Đệ nhị, Đệ tam và rước quanh đền. Việc rước này theo quan niệm của nhân dân là để cho Thánh Mẫu có thể quan sát lại cảnh vật, đất đai, sông núi xưa...

Đi trước đoàn rước là chiêng, trống, rồi đến bàn thờ đặt những lễ vật và đồ tế khí (chỉ có bà đồng mới có đặc ân được gánh trên vai những thứ thiêng liêng ấy). Trên bàn thờ bày biện đồ cúng tế, hòm đựng những đồ giấy màu vàng óng ánh và tô màu sắc tượng trưng cho quần áo, hoa khăn của Thánh Mẫu, tiếp theo sau là kiệu Thánh Mẫu. Mười sáu cô gái đồng trinh trang phục quần áo sặc sỡ đi giật lùi trước kiệu của Đức Thánh Mẫu. Sau kiệu cũng có mười sáu cô gái đồng trinh giơ cao những lư hương, tung hoa, cầm tán che cho kiệu. Các cô gái được chọn tham gia tế lễ đều là những thiếu nữ tuổi từ 14 đến 16 tuổi, nết na, xinh đẹp, gia đình hòa thuận, an khang. Sau khi rước Thánh Mẫu vào chính tẩm an vị, bắt đầu vào tế nữ quan, cuộc tế kéo dài tới nửa ngày.

Phần hội là những trò chơi như đánh vật, võ công, thi hát đối chầu văn. Trước kia các trò chơi tương đối phong phú như múa rồng, đánh cờ, đánh vật, đánh đu, leo dây, múa sư tử. Ngày nay do thời gian buổi lễ rút ngắn lại nên các trò chơi theo đó cũng giảm dần, chỉ giữ lại một số trò độc đáo.

Sau khi được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh Đền Sòng thuộc sự quản lí của Ban văn hóa thị xã Bỉm Sơn. Lễ hội Đền Sòng được thị xã đứng ra tổ chức qui củ hơn nhằm giảm bớt chi phí không cần thiết mà vẫn đảm bảo giá trị cổ xưa của nó.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 10 tháng 2 Âm Lịch - Hội Chử Đồng Tử

Kiêng kỵ đầu tháng: 7 điều tốt nhất không nên làm vào mùng 1

Những điều kiêng kỵ đầu tháng ngày mùng 1 theo tâm linh thường được mọi người truyền tai nhau và thực hiện. Để an tâm, bạn cũng nên tham khảo nhé.
Kiêng kỵ đầu tháng: 7 điều tốt nhất không nên làm vào mùng 1

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những điều kiêng kỵ đầu tháng ngày mùng 1 âm lịch theo tâm linh thường được mọi người truyền tai nhau và thực hiện. Để an tâm, bạn cũng nên tham khảo nhé.


1. Kiêng xuất tiền của

Vào ngày đầu tháng, mọi người thường kiêng xuất tiền của vì sợ bị "dông" cả tháng. Tương tự như vậy, dân gian kiêng đi vay mượn, đi trả nợ.

2. Kiêng một số món ăn

7 dieu tot nhat khong nen lam vao mung 1 dau thang hinh anh
Ăn thịt chó vào đầu tháng sẽ bị xúi quẩy

Theo quan niệm dân gian, nếu ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt, xôi trắng  vào ngày đầu tháng (từ mồng 1 - mồng 10) theo Lịch Vạn Niên thì sẽ bị hãm tài, xúi quẩy, bệnh tật lâu khỏi, mất của, không may...

3. Kiêng gặp gái, gặp người vía dữ


7 dieu tot nhat khong nen lam vao mung 1 dau thang hinh anh
Ra ngõ gặp gái rất kỵ cho người làm ăn buôn bán

Vào buổi sáng sớm, nếu có việc phải đi xa, đi buôn bán, đi làm ăn... thì người ta rất kỵ ra ngõ gặp đàn bà con gái hay người vía dữ, khó tính, keo kiệt. Để tránh gặp phải vía dữ, người ta sẽ hẹn với một người (có tình tình cởi mở, hay gặp may mắn) đứng đón ở ngõ khi người này đi ra thì người đón ngõ sẽ chào hỏi và chúc lên đường may mắn.

4. Kiêng ngã giá mua hàng rồi bỏ đi


Người buôn bán rất kỵ việc vào buổi sáng sớm có khách tới xem hàng, đã thỏa thuận giá cả nhưng lại không mua hàng nữa. Họ quan niệm như vậy thì trong cả ngày đó việc buôn bán sẽ gặp xúi quẩy. Để xua đuổi sự xúi quẩy này người bán hàng sẽ phải "đốt vía" bằng cách vơ vội nắm rác hay que đóm, tờ giấy... quanh đó rồi châm lửa đốt ngay trước mặt người mua hàng vô duyên đó.

5. Kiêng cắt tóc

Điều kiêng ngày mùng 1 mà hầu như ai cũng biết là cát tóc. Người ta cho rằng, tóc là một phần thân thể, cắt vào ngày đầu tháng thì tháng đó sẽ tiêu hao tiền bạc, sức khỏe.

6. Kiêng nói bậy, chửi tục, nói những điều rủi



7 dieu tot nhat khong nen lam vao mung 1 dau thang hinh anh
 Cãi nhau đầu tháng khiến bạn gặp nhiều xui xẻo


Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi, nói điều rủi thì sẽ gặp điều xấu giống như lời nói. Vì vậy nói lời không hay là điều không nên làm ngày đầu tháng.

7. Kiêng đánh vỡ bát đĩa, ấm chén

Ông bà ta quan niệm, vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày đầu tháng theo lịch âm không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

Theo Những điều kiêng kỵ theo phong tục dân gian


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Kiêng kỵ đầu tháng: 7 điều tốt nhất không nên làm vào mùng 1

Có nên bố trí nhiều cửa và cửa sổ trong nhà không? –

Nhiều người cho rằng, muôn nhà sáng sủa và thoáng mát thì cần phải trổ nhiều cửa và cửa sổ để ánh sáng tự nhiên và gió có thể lọt vào nhà. Điều này không hoàn toàn đúng như vậy vì nếu quá nhiều cửa, lượng khí tràn vào nhà sẽ trở thành khí tạp, nếu bấ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

t cẩn có thể tạo cơ hội cho kẻ gian lọt vào nhà.

1260498356-282170

 

Ngoài ra, bố trí quá nhiều cửa với tỷ lệ cửa sổ nhiều hơn cửa chính hoặc ngược lại sẽ gây mất mỹ quan, lãng phí tiền của, công sức, thậm chí còn gây phản tác dụng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Có nên bố trí nhiều cửa và cửa sổ trong nhà không? –

Tử vi tháng tránh sinh con năm 2015 - Đặt tên cho con - Xem Tử Vi

Tử vi tháng tránh sinh con năm 2015, Đặt tên cho con, Xem Tử Vi, xem bói, xem tử vi Tử vi tháng tránh sinh con năm 2015, tu vi Tử vi tháng tránh sinh con năm 2015, tu vi Đặt tên cho con

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử vi tháng tránh sinh con năm 2015

Trong năm 2015 sẽ có những tháng xấu không nên sinh con, bởi sinh vào những tháng này sẽ không may mắn. ## cho bạn xem tử vi tháng tránh sinh con năm 2015.

P/S: tháng âm lịch bạn nhé!

Xem tử vi tháng tránh sinh con năm 2015

Tử vi tháng tránh sinh con năm 2015

A. CÁC THÁNG CẦN TRÁNH SINH CON:

1. Tháng BÁC BẠI, phạm HAO CON:

Sinh con trai hay gái trong tháng 3 Âm lịch trong năm Ất Mùi này sẽ phạm BÁC BẠI – HAO CON. Sau này dẫu có sinh nhiều thì cũng không dưỡng được bao nhiêu. Nếu tránh được thì nên tránh.

2. Tháng con Trai phá sản nhà Vợ:

Sinh con trai trong tháng 2 năm Mùi đều phạm phá hại gia sản của Cha Mẹ Vợ hoặc của Vợ.

3. Tháng con gái phá sản nhà Chồng:

Sinh con gái trong tháng 8 năm Mùi đều phạm phá hại gia sản của Cha Mẹ Chồng hoặc của Chồng. Có thể bạn không tin nhưng vẫn có việc cưới Dâu rình rang về gia đình lập tức gặp biến cố. Do đó, hãy cẩn thận chọn sinh Bé gái nhà mình vào thời khắc tốt hơn nếu bạn có thể.

4. Tháng CÔ THẦN – QUẢ TÚ:

Bé sinh nhằm tháng này phải chịu rắc rối, thay đổi nhiều tình yêu mà vẫn không có kết quả, phải khổ với tâm sầu. Nếu tránh được thì nên tránh. Nam nữ xem riêng.

Nam tuổi Mùi nếu sanh nhằm tháng 1 hoặc tháng 7 đều phạm CÔ THẦN

Nữ tuổi Mùi nếu sanh nhằm tháng 3 hoặc tháng 9 đều phạm QUẢ TÚ.

B. CÁC GIỜ CẦN TRÁNH:

Bé sinh năm Ất Mùi nếu sinh vào ban ngày sẽ tốt hơn sinh vào ban đêm. Ngoài ra, hãy đặc biệt cố gắng tránh sinh con nhằm các giờ bên dưới đây:

1. NAM phạm CÔ THẦN thê ly biệt

NỮ phùng QUẢ TÚ đọc phòng trung:

Nam nữ tuổi Mùi nếu sanh nhằm giờ Thân (15 – 17h) hoặc giờ Thìn (07 – 09) đều phạm CÔ THẦN, QUẢ TÚ: không có Vợ hoặc không có Chồng.

2. Giờ YỂU TƯỚNG:

Các Bé sanh nhằm giờ này đều phạm YỂU TƯỚNG, khó dưỡng đặng qua 13 tuổi:

Sanh tháng 1, 5 hoặc 9: nếu đúng vào giờ THÌN đều PHẠM YỂU TƯỚNG

Sanh tháng 2, 6 hoặc 10: nếu đúng vào giờ MÙI đều PHẠM YỂU TƯỚNG

 

Sanh tháng 3, 7 hoặc 11: nếu đúng vào giờ TỴ đều PHẠM YỂU TƯỚNG

Sanh tháng 4, 8 hoặc 12: nếu đúng vào giờ DẦN đều PHẠM YỂU TƯỚNG

3. Giờ TRỜI ĐÁNH:

Các Bé sanh năm Ất Mùi nhằm giờ Ngọ (11h – 13h) đều phạm TRỜI ĐÁNH, nuôi không đặng, nếu nuôi đặng lớn bị trời đánh.

4. Giờ kỵ CHA MẸ – LY BIỆT:

Các Bé sanh năm Ất Mùi nhằm giờ bên dưới đây đều kỵ CHA MẸ – LY BIỆT, khó nuôi đến lớn. Nếu nuôi đặng thì Cha Mẹ chịu cảnh biệt ly.

Sanh tháng 1 hoặc 7: nếu đúng vào giờ TỴ hoặc giờ HỢI đều phạm.

Sanh tháng 2 hoặc 8: nếu đúng vào giờ THÌN hoặc giờ TUẤT đều phạm.

Sanh tháng 3 hoặc 9: nếu đúng vào giờ MÃO hoặc giờ DẬU đều phạm.

Sanh tháng 4 hoặc 10: nếu đúng vào giờ DẦN hoặc giờ THÂN đều phạm.

Sanh tháng 5 hoặc 11: nếu đúng vào giờ SỬU hoặc giờ MÙI đều phạm.

Sanh tháng 6 hoặc 12: nếu đúng vào giờ TÝ hoặc giờ NGỌ đều phạm.

5. Giờ kỵ người thân, sống tha phương, nhiều bệnh:

Sanh tháng 1 nếu đúng vào giờ THÂN đều phạm.

Sanh tháng 2 nếu đúng vào giờ DẬU đều phạm.

Sanh tháng 3 nếu đúng vào giờ TUẤT đều phạm.

Sanh tháng 4 nếu đúng vào giờ HỢI đều phạm.

Sanh tháng 5 nếu đúng vào giờ TÝ đều phạm.

Sanh tháng 6 nếu đúng vào giờ SỬU đều phạm.

Sanh tháng 7 nếu đúng vào giờ DẦN đều phạm.

Sanh tháng 8 nếu đúng vào giờ MÃO đều phạm.

Sanh tháng 9 nếu đúng vào giờ THÌN đều phạm.

Sanh tháng 10 nếu đúng vào giờ TỴ đều phạm.

Sanh tháng 11 nếu đúng vào giờ NGỌ đều phạm.

Sanh tháng 12 nếu đúng vào giờ MÙI đều phạm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tử vi tháng tránh sinh con năm 2015 - Đặt tên cho con - Xem Tử Vi

Bí kíp học giỏi hơn, tập trung hơn trong phong thủy

Bạn nên đặt bàn học theo hướng Nam, hướng Tây hoặc hướng Nam Bắc; bàn học nên có cửa sổ bên tay trái và có cây.
Bí kíp học giỏi hơn, tập trung hơn trong phong thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Dọn dẹp phòng học gọn gàng

Theo phong thủy, một căn phòng bừa bộn chắc chắn sản sinh rất nhiều nguồn năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tập trung của bạn trong suốt quá trình học tập. Thay vào đó, một căn phòng sạch sẽ, tổ chức tốt sẽ giúp bạn ổn định tinh thần, nhờ đó dễ tiếp thu kiến thức hơn.

girls-small-bedroom-6871-1405312192.jpg

2. Chọn hướng đúng

Sau khi đã hoàn tất việc sắp xếp lại căn phòng, điều tiếp theo bạn cần làm là chọn hướng học tập cho thật đúng.

Các chuyên gia phong thủy cho rằng, hướng Đông, hướng Bắc và hướng Đông Bắc lúc nào cũng tràn đầy năng lượng, trong đó hướng Đông là phù hợp nhất cho việc học. Phòng học theo hướng Tây Bắc sẽ khiến bạn khó có thể tập trung trong một khoảng thời gian dài. 

Hãy đặt bàn học theo hướng Nam, hướng Tây hoặc hướng Nam Bắc, trong đó hướng Nam và hướng Tây là tốt nhất. Bàn học nên có cửa sổ bên tay trái và gần cửa sổ nên có cây. 

1-5392-1405312193.jpg

Xương rồng và cây tre/trúc được tin rằng có thể bảo vệ bạn khỏi những nguồn năng lượng xấu.

Đừng bao giờ ngồi quay lưng lại phía cửa chính. Bàn học nên được thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật. 

Để gia tăng dòng chảy năng lượng tích cực, hãy đặt bức hình dòng nước sau ghế ngồi của bạn.

3. Trang trí

Hãy treo vài bản đồ và sử dụng màu xanh dương sáng, xanh lá cây, màu trắng và màu kem để trang trí phòng, kỵ sử dụng màu tối.

2-1767-1405312193.jpg

Ánh sáng đóng vai trò quyết định trong phong thủy. Phòng học của bạn nên được chiếu sáng phù hợp. Nếu sử dụng đèn bàn, hãy đặt đèn theo hướng Đông Nam của bàn học.

Hạnh Thảo

my-life-in-red-by-santia-91-4630-1405312

Tips chọn màu sắc đúng cách trong phong thủy

Màu đỏ đậm, xanh nước biển hay trắng tinh khôi sẽ phù hợp với phòng khách nhà bạn? Phòng ngủ nên và không nên chọn màu nào?


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bí kíp học giỏi hơn, tập trung hơn trong phong thủy

Tài lộc của người tuổi Tuất theo từng tháng (P2)

Tháng 7 (âm lịch), do có sao lành chiếu mệnh nên vận thế của người tuổi Tuất trong tháng Thân tương đối tốt. Công việc tiến triển thuận lợi, tài lộc có nhiều
Tài lộc của người tuổi Tuất theo từng tháng (P2)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tháng 7

Tháng 7 (âm lịch), do có sao lành chiếu mệnh nên vận thế của người tuổi Tuất trong tháng Thân tương đối tốt. Công việc tiến triển thuận lợi, tài lộc có nhiều khởi sắc. Đây là khoảng thời gian người tuổi Tuất có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp. Người này nên đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau để thu lại nhiều lợi nhuận hơn trong kinh doanh.

Tháng 8

Tháng Dậu, tài lộc của người tuổi Tuất không được ổn định lắm. Họ gặp phải một số trở ngại nhỏ trong công việc. Tháng này, người tuổi Tuất nên cẩn trọng trong các hợp đồng kinh doanh, suy tính kỹ càng trước khi thực hiện bất cứ kế hoạch gì. Nếu thực hiện được, người này vẫn có thể đạt được thành công trong sự nghiệp.

Tháng 9

Tháng 9 (tháng Tuất), người tuổi Tuất có sao dữ chiếu mệnh nên gặp phải một số sóng gió trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Kinh tế khó khăn, thu nhập hạn hẹp. Người này nên bình tĩnh xử lý mọi việc, tránh để tình cảm xen lẫn công việc kẻo chịu nhiều thiệt hại. Hơn nữa, họ nên xem xét lại các mối quan hệ hợp tác từ trước để cải thiện lại tình hình kinh doanh lúc này.

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Tháng 10

Vận thế trong tháng Hợi của người tuổi Tuất chuyển biến theo chiều hướng tốt lên. Tuy nhiên, sóng gió và khó khăn trong công việc vẫn chưa hoàn toàn hết. Một số áp lực công việc vẫn tồn tại trong họ. Vào tháng này, người tuổi Tuất nỗ lực cố gắng sẽ thu lại được nhiều thành công hơn.

Tháng 11

Tài lộc trong tháng 11 (tháng Tý) của người tuổi Tuất tương đối ổn định. Không những mọi khó khăn, trở ngại được giải quyết mà mọi tranh chấp về nhân sự đã dần lắng xuống. Trong tháng này, người tuổi Tuất nên chuyên tâm vào công việc, cố gắng phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình, điều này khiến bản thân họ vững vàng tiến bước, nổi trội hơn người khác.

Tháng 12

Tháng Sửu, người tuổi Tuất lại có sao dữ chiếu mệnh nên vận thế và tài lộc có chiều hướng đi xuống. Công việc hợp tác không thuận lợi, sức khỏe có phần giảm sút. Thời gian này, họ nên chú ý chăm sóc bản thân, không để mình rơi vào trạng thái quá căng thẳng kẻo bệnh tật kéo đến. Người này cũng nên cân đối lại tài chính trong gia đình, chi tiêu hợp lý hơn trong giai đoạn khó khăn. Cuối tháng 12, tài lộc của người tuổi Tuất có phần tươi sáng hơn.

(Theo Bách khoa toàn thư 12 con giáp)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tài lộc của người tuổi Tuất theo từng tháng (P2)

Áp dụng phong thủy trong việc cầu phúc

Cuộc sống luôn luôn biến đổi, ai cũng mong mình được bình an, mọi vận xui được hóa giải. ## xin được mách bạn một số mẹo phong thủy để cầu cho bản
Áp dụng phong thủy trong việc cầu phúc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cuộc sống luôn luôn biến đổi, ai cũng mong mình được bình an, mọi vận xui được hóa giải. ## xin được mách bạn một số mẹo phong thủy để cầu cho bản thân, cho bạn bè được vạn sự thuận.

  1. Cầu phúc cho bản thân

Ap dung phong thuy trong viec cau phuc hinh anh
Ảnh minh họa
Trong phòng ngủ, đặt đầu giường hướng về phía Bắc, tại vị trí đó đặt một cái bàn, trên bàn có đặt một bể cá nhỏ, mực nước trong bể chỉ chiếm 2/3, nuôi 6 con cá vàng. Dùng một tờ giấy hình tròn, đường kính 5cm, bên trong có viết 2 chữ “Bình an”, gấp tờ giấy làm 4 rồi đặt dưới đáy bể cá. Hàng ngày ngồi trước bể cá và cầu nguyện trong 3 phút, rất hiệu quả trong việc hóa giải vận xui để cầu may.

2. Cầu phúc cho bạn bè

Ap dung phong thuy trong viec cau phuc hinh anh 2
Ảnh minh họa

 
Viết 3 chữ “Bình an”, “Khỏe mạnh, “Hạnh phúc” vào 3 tờ giấy nhỏ có chiều dài 5cm rồi gấp lại thành hình chữ thập. Gấp 99 ngôi sao may mắn rồi để vào một chiếc bình nhỏ cùng 3 tờ giấy trên, đặt bình trên bàn học, phía bên tay phải. Điều này sẽ cầu phúc, cầu bình an cho người bạn thân tốt của bạn.

3. Cầu phúc cho người bị nạn, người bị thương

Ap dung phong thuy trong viec cau phuc hinh anh 3
Ảnh minh họa
Mua 6 con rùa rồi mang ra bờ sông để phóng sinh, hoặc vào buổi tối thắp 9 ngọn đèn hoa đăng trả lên trời, mong muốn sẽ mang lại vận may cho những người không may lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Lưu ý: Khi làm những việc này phải thật thành tâm thì mới có thể sở nguyện như ý. 

Dọn nhà ngày Tết cấm động 3 “góc chết”
– Trong phong thủy, có 3 phương vị chịu sự cai quản của hung tinh tháng Chạp nên tuyệt đối không được tiến hành tu sửa hay dọn dẹp mang tính
Ngoài những mẹo nhỏ trên thì bạn có thể dành ra chút ít thời gian mỗi ngày để tập Yoga, để dưỡng cho tâm được tĩnh. Trong cuộc sống, hãy thường xuyên làm việc thiện để tích đức cho bản thân.
 
Vận xui đến với ai cũng là điều đáng sợ, thế nhưng lòng người lại vô cùng ấm áp. Hãy dùng một cái TÂM thật tĩnh, thật trong sáng để sống thì gặp dữ sẽ hóa lành, cầu được an khang.  
► Xem ngày tốt xấu chuẩn xác theo Lịch vạn sự

Phương Thùy
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Áp dụng phong thủy trong việc cầu phúc

Xem tướng mũi –

Cái mũi là 1 trong những tướng số quan trọng nhất bởi vì vậy khi coi tướng nếu như thấy cái mũi xấu thì … khỏi cần coi tiếp cũng được … Đối với đàn ông mũi biểu tượng về tiền tài còn đối với phụ nữ thì mũi biểu tượng về chuyện chồng con … Cái mũi đượ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cái mũi là 1 trong những tướng số quan trọng nhất bởi vì vậy khi coi tướng nếu như thấy cái mũi xấu thì … khỏi cần coi tiếp cũng được … Đối với đàn ông mũi biểu tượng về tiền tài còn đối với phụ nữ thì mũi biểu tượng về chuyện chồng con …

mui-dep-3-300x300

Cái mũi được chia ra làm 2 loại :

1/ Thượng cách gồm có 3 hạng :

– Thiện tướng : Không cần phải giầu nhưng suốt đời vui sướng và khi chết cũng an toàn.
– Quý tướng : Kẻ quý thì dỉ nhiên là giàu nhưng chưa chắc gì la thiện.
– Phú tướng : Mũi cần phải đầy dặn, to lớn và 2 lổ mũi ẩn kín.

Trên đời ta không bao giờ thấy có 3 tướng mũi như đã nói trên đi chung. Ta có thể thấy quý dể đi đôi với phú hoặc có thể đi đôi với thiện nhưng phú thì ít đi đôi với thiện.

2/ Hạ cách ta cũng gòm có 3 hạng [ác, tiện và bần] :

– Tướng mũi ác là xấu nhất vì người có tướng mũi ác sẽ chết bất đắc kỳ tử hoặc có thể cả nhà sẽ bị thảm tử.
– Tướng mũi ác không nhất định phải kiêm cả bần bởi vì Tướng mũi ác đa số dễ giàu có.
– Tướng mũi bần không nhất định phải kiêm cả tiện nhưng ta thường hay thấy tướng bần và tướng tiện rất nhiều còn tướng ác thì ít hơn.

Mũi nên đầy đặn cao lớn có thịt như trái mật treo, ngay ngắn không chênh lệch, không thô, không nhỏ, nhưng nên nhớ là to lớn nhưng không được thô tục thì mới tốt, thì những người này không giàu thì cũng sang.

Mũi chó, diều hâu, dao nhọn, gồ ghề, gẫy lỗ mũi hếch, lệch và yếu ớt, sống mũi lộ, cao và cô đơn như ngọn núi là những người phải chịu lao đao, vất vả tâm tính gian tham.

Mũi thẳng, đầu mũi tròn trịa có da thịt thì tính tình nhân từ, bộc trực.

Mũi ngưỡng [hay liếc ] thiên thì vô nhân vô nghĩa .

Mũi nhọn, đầu mùi không có thịt thì tính tình sảo trá.

Mũi khoằm như lưởi câu hay mỏ chim ó thì tính tình hiểm độc.

Sống mũi có đốt lộ ra [hay có người gọi là mũi gãy] là vộ chồng lục đục và đôi khi khắc, sát.

Mũi chảy xệ là người mắc chứng ho lao hoặc suyễn và nếu như mũi xệ che khuất nhân trung thì kẻ đó sống không quá 40.

Khi xem tướng mũi ta cũng phải nên coi sắc khí của mũi vì mũi cần có quang nhuận da dẻ mịn màng và màu hồng vàng dưới làn da . Mũi không được đỏ như kẻ nghiện rượu vì kẻ đó sẽ bị vất vả và mũi đen như tro là kẻ làm cho lắm nhưng vẫn không đủ ăn.

4 loại mũi tốt nhất :

1/ Mũi trái mật treo : Đầy đặn, lổ mũi kín và sống mũi cao không lộ cốt chạy lên đến sơn căn [giữa 2 con mắt] là kẻ phú quí nhiều may mắn.
2/ Mũi như ống tre : Sống mũi cao thẳng, bóng bẩy, đầu mũi và cành mũi chắc chắn đầy đặn là kẻ phú quí.
3/ Mũi như sư tử : Nở to đầy, lổ mũi kín nhưng không được sần sùi là kẻ phú bất quí.
4/ Mũi rồng : Mũi này hiện nay rất ít có người có vì nó gòm lại 3 tướng mũi vừa được nói trên hợp lại mà mũi này thuộc về vua chúa về thời xưa …

Những tướng mũi xấu :

1/ 2 lỗ mũi rộng toác là kẻ nghèo khổ, túng bấn.
2/ Mũi gẫy là kẻ cô độc
3/ Mũi như cái núi là kẻ tự cao tự đại dễ bị ghét nên nghèo khổ.
4/ Mũi chó là thuộc loại mũi gầy lộ sống mũi và hình dung thô tục là loại hèn hạ.
5/ Mũi chim ưng là kẻ gian tà ác tâm.

Khi coi tướng mũi ta cần phải phối hợp với lưỡng quyền vì mũi lớn đẹp mà lưỡng quyền thấp thì không được và tướng mũi cần phải đi đồi với tướng mắt bởi vì mũi lớn đẹp mà tướng mắt hỏng thì cho dù có giàu cũng không sang được.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng mũi –

25 dáng đi bộ tiết lộ thế giới nội tâm

Người có dáng đi vội vàng thường dễ tuyệt vọng. Người vừa đi vừa nhảy nhót thường không biết che giấu cảm xúc, sống thật thà, nhiều bạn tốt.
25 dáng đi bộ tiết lộ thế giới nội tâm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Dáng đi gọn gàng

Những người có tướng này thường mạnh mẽ và có niềm tin vào các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, họ không nhận thức được sự thay đổi của môi trường xung quanh.

2. Dáng đi nhanh

Người có dáng đi vội vàng thường dễ tuyệt vọng. Đây cũng là người thiếu kiên nhẫn. Họ tuy dũng cảm và trung thực nhưng lại thiếu năng động và dễ dàng bỏ qua tiểu tiết.

3. Dáng đi hơi nghiêng

Những người này sống nội tâm, hay dỗi, nhút nhát. Khi tiếp xúc với người khác giới, họ dễ đỏ mặt, sống thiên về cảm xúc. Họ thường đạt được những thành tích cao nhưng lại khiêm tốn, không thích khoe mẽ.

4. Dáng đi kéo lê không dứt khoát

Một người đi luôn cúi đầu, bước chân kéo lê không dứt khoát thường thiếu tự tin và không thích mạo hiểm.

5. Dáng đi nhanh với những bước nhỏ

Đây là người thô lỗ, thường nghĩ ra nhiều lý do để bao biện cho hành động của mình. 

6. Dáng đi bộ nhàn nhã

Người có tướng đi nhàn nhã, nếu là phụ nữ thường sẽ mạnh mẽ, độc lập và giản dị.

7. Tay để trên hông, cơ thể nhẹ nhàng bước về phía trước

Người này luôn muốn chọn con đường ngắn nhất, nhanh nhất để đạt được mục tiêu. Họ thường có khả năng vận động tốt.

20140809154015-g4-3043-1408012866.jpg

8. Đầu cúi, hai tay siết chặt sau lưng khi đi bộ

Đây là người chú trọng tiểu tiết, thường thiếu quyết đoán, dễ đánh mất cơ hội. Tuy nhiên, nếu xét về mặt tích cực, họ có cuộc sống thanh thản, tránh xa khỏi vòng xoay khắc nghiệt của xã hội.

9. Bước ngay theo sau bước đi của người khác

Đây là tướng đi bộ của những người cấp dưới. Họ theo sau người khác và cố đi làm sao để theo kịp cấp trên của họ. Những người này thường có tính kỷ luật và ý thức tập thể cao.

10. Hay vặn thắt lưng khi đi bộ

Người thích vặn thắt lưng cho đỡ mỏi khi đi bộ thường cao thượng, ấm áp, tốt bụng, dễ bắt chuyện. Nếu là phụ nữ có thể coi là người phóng đãng và phù phiếm. Nhưng nếu là nam giới, tướng này lại là những anh chàng quyến rũ và vô cùng hấp dẫn.

11. Tướng đi bộ tay chân phối hợp

Là người có kỷ luật và ý chí mạnh mẽ, có khả năng tổ chức nhưng cũng độc đoán và độc tài. Họ thường bướng bỉnh và có những quan điểm cứng nhắc trong cuộc sống.

12. Tướng đi bộ tay chân thiếu sự phối hợp

Chân đi bộ nhưng tay thì cứng nhắc, có cảm giác thừa thãi là người đa nghi, thận trọng, thiếu quyết đoán và sống không có kỷ luật, trách nhiệm.

13. Tướng đi như viết chữ

Những người này thường rất thông minh, nhưng lại lặng lẽ, thích tạo bất ngờ, đạo đức giả, bảo thủ và thường có ít bạn bè thân thiết.

Xem tiếp

Hạnh Yunnie


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 25 dáng đi bộ tiết lộ thế giới nội tâm

Những yêu cầu cụ thể đối với minh đường của phong thủy là gì? –

Chúng ta đã biết rằng phần không gian phía trước của căn nhà được gọi là Minh đường. Trước hết, một căn nhà có Minh đường tốt thì không được có Thuỷ. Nếu trước mặt căn nhà nhìn ra toàn bộ là Thuỷ (như một số kiến trúc biệt thự, khách sạn bên bờ biển)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chúng ta đã biết rằng phần không gian phía trước của căn nhà được gọi là Minh đường.

Trước hết, một căn nhà có Minh đường tốt thì không được có Thuỷ. Nếu trước mặt căn nhà nhìn ra toàn bộ là Thuỷ (như một số kiến trúc biệt thự, khách sạn bên bờ biển) thì sẽ tạo cho người ta cảm giác lười nhác, muốn lùi bước, mất ý chí phấn đấu. Nhưng nếu trước mặt căn nhà toàn là những vật kiến trúc (như nhà cửa, hàng quán) thì không những sẽ làm cho thị giác mệt mỏi mà còn khiến con người trở nên hăng say với công việc.

p68

Yêu cầu tiếp theo của phong thuỷ là cẩn thận trong việc áp dụng hàng rào bảo vệ. Đoạn đầu của Minh đường nhất định phải có lan can. Như thế mới thoả mãn điều kiện “tàng phong tụ khí của phong thuỷ. Không có hàng rào, khí trường không thể ngưng tụ và lưu chuyển trong Minh đường, chứng tỏ tài phúc không thể tụ tập và lưu động trong Minh đường.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những yêu cầu cụ thể đối với minh đường của phong thủy là gì? –

Thất Tịch – Có thể bạn chưa biết về ngày lễ Valentine châu Á

Thất Tịch hay còn gọi là ngày lễ Valentine châu Á là ngày chúng ta cùng cầu nguyện cho tình cảm thiêng liêng của đôi lứa giờ đây đã mang nhiều màu sắc của
Thất Tịch – Có thể bạn chưa biết về ngày lễ Valentine châu Á

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

phương Tây.     Mỗi năm cứ đến những ngày đầu tháng 7 âm lịch, khi bầu trời ban đêm lất phất những cơn mưa ngâu, là thời điểm báo hiệu cho một ngày lễ truyền thống ca ngợi tình yêu nam nữ - đó chính là tết Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch.    Một ngày lễ bắt nguồn từ một câu chuyện thần thoại cảm động về chàng chăn trâu nghèo hiền lành tốt bụng tên là Ngưu Lang và cô tiên xinh đẹp này chính là cô gái út của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu tên là Chức Nữ. Vì quá si mê nhan sắc nàng mà anh chàng chăn trâu đã lấy bộ xiêm y của Chúc Nữ khiến cô không thể về trời được. Cảm mến trước tình cảm của chàng và đồng ý kết duyên, ở lại cùng anh mong kết duyên trăm năm. Tây Vương Mẫu biết được sự tình nên đã nổi giận sai thiên binh thiên tướng bắt nàng về trời. 
 
Tình cảm của hai người sau nhiều sóng giá cuối cùng đã cảm động được Tây Vương Mẫu, bà liền sai Thái Bạch Kim Tinh truyền lệnh cho hai người 7 ngày có thể gặp nhau 1 lần, nhưng vì tuổi cao nên khi truyền lệnh của Tây Vương Mẫu, ông đã nói nhầm thành một năm gặp nhau 1 lần vào ngày mùng 7 tháng 7. Và thế là mỗi năm một lần cứ đến ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm họ được gặp nhau trên cây cầu “Ô Thước” này, hai vợ chồng đã mừng rỡ ôm nhau vui mừng đến bật khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc này đã biến thành những cơn mưa lất phất chợt đổ rào trên trần thế.   Câu chuyện thần thoại này chính là nguồn cảm hứng, là nguồn gốc của những phong tục, tập quán trong ngày tết Thất Tịch truyền thống của người dân mỗi độ tháng Bảy về. 
 
 

That Tich – Co the ban chua biet ve ngay le tinh nhan chau A
 
Những điều có thể bạn chưa biết về ngày Valentine Châu Á:
 
1. Ngày lễ Thất Tịch hay còn được phương Tây gọi là Valentine châu Á có nguồn gốc xa xưa được người Hoa đem theo đến Việt Nam trong quá trình di dân của mình. Ngày này còn có những tên gọi khác như "Ngày của những số 7" , "Lễ hội của những cô con gái", "Ngày sinh nhật của nàng tiên thứ 7", "Ngày của những kĩ năng" hoặc "lễ hội Chim Ô Thước".   2. Con bò trong truyền thuyết thực ra là một vị tiên, vì mắc tội mà phải xuống trần đầu thai thành con bò của chàng Ngưu Lang.
 
3. Nếu như đêm 7/7 trời mưa hoặc có quá nhiều mây, Ngưu Lang và Chức Nữ phải chờ đến tận sang năm mới có thể gặp nhau.
 
4. Ngày hội truyền thống bắt nguồn từ Trung Quốc, được gọi là ngày lễ Qixi, bắt đầu từ thời nhà Hán (từ năm 206 trước CN đến năm 220 sau CN). Không chỉ có Trung Quốc mới có lễ Qixi. Còn ngày lễ này tại Hàn Quốc được gọi là Chilseok và khi du nhập vào Việt Nam thì nó thành lễ Thất Tịch.  Nhật Bản cũng kỷ niệm lễ hội này để kỷ niệm ngày gặp gỡ của Orihime (tức sao Chức Nữ) và Hikoboshi (tức sao Ngưu Lang), gọi là lễ Tanabata. Điều đặc biệt là riêng ở Nhật ngày lễ Thất Tịch diễn ra vào ngày 7/7 dương lịch chứ không phải âm lịch như các quốc gia khác.
 
Tham khảo thêm: Lễ Thất Tịch tại Nhật Bản: Lễ hội lời chúc
 
Nhieu doi lua duoc se duyen trong ngay le tinh nhan chau A
 
5. Ngày lễ Qixi giờ đây được tổ chức theo cả phương thức truyền thống lẫn hiện đại. Trước kia, đây là ngày lễ dành cho các cô gái chưa chồng cầu nguyện cho Chức Nữ. Các cô gái mong muốn mình sẽ có được đôi bàn tay khéo léo trong các công việc nữ công gia chánh, đặc biệt là thêu thùa dệt vải. Nhưng giờ đây, thông thường người ta tổ chức lễ Qixi không khác gì nhiều so với lễ Valentine phương Tây. Đôi lứa dành tặng nhau hoa hồng, chocolate, thậm chí nhiều gia đình đã chọn ngày này để tổ chức các sự kiện gia đình hoặc họ tổ chức sự kiện đặc biệt để "ghép đôi" cho các đôi lứa. 

Xem thêm bài viết sau: Ngày Thất Tịch 7/7 - câu chuyện truyền cảm hứng yêu
 
Ở Việt Nam, khi mà truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ rất thân thuộc thì giới trẻ cũng bắt đầu coi đây là một dịp đặc biệt để thể hiện tình cảm với người thương. Đêm Thất Tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ tỏa sáng vô cùng, nếu bạn nhìn lên bầu trời phía Bắc, ngôi sao sáng thứ hai chính là sao Chức Nữ. Truyền thuyết nói rằng nếu cùng người bạn yêu ngắm sao Chức Nữ vào đêm Thất Tịch, tình yêu ấy sẽ vững bền mãi mãi.
 
Cho đến thời điểm hiện tại, tết Thất Tịch vẫn là một ngày lễ truyền thống đầy màu sắc lãng mạn với truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ, cùng những mơ ước của các bạn trẻ về một lương duyên mỹ mãn bền lâu như tình yêu của họ.

Minh Minh
  Người có diện mạo thế nào sẽ tạm biệt đời độc thân trong dịp Thất Tịch? 4 con giáp tỏ tình trong lễ Thất Tịch nhất định thành công Tỏ tình liền tay, thoát ngay kiếp ế với 3 chòm sao may nhất mùa Thất Tịch
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thất Tịch – Có thể bạn chưa biết về ngày lễ Valentine châu Á

Giải mã vận mệnh người tuổi Kỷ Tỵ theo Lục Thập Hoa Giáp

Lục Thập Hoa Giáp của Kỷ Tỵ là con rắn trên núi lửa, không có tổ nghiệp, cá tính kín đáo, trầm tĩnh, nên theo văn nghệ, kỹ nghệ, diễn viên.
Giải mã vận mệnh người tuổi Kỷ Tỵ theo Lục Thập Hoa Giáp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Giai ma van menh nguoi tuoi Ky Ty theo Luc Thap Hoa Giap hinh anh
 
Đại lâm Mộc là rừng cây chắn gió, cao vút hiên ngang che lấp Mặt Trăng, Mặt Trời. Mộc này sinh vào giao mùa xuân hạ phương Đông Nam, sinh trưởng thành rừng. Lấy Thổ làm gốc, Quý Sửu là núi. Nếu nạp âm không hình, xung, phá, hại chủ phúc hậu quyền quý.
 
Gặp Canh Ngọ Lộ bàng Thổ là đắc lộc, chủ phú quý, tài lộc.
 
Trụ khác có Canh Tý, Tân Sửu Bích thượng Thổ, cần có thêm Nhâm Thân hoặc Quý Dậu Kiếm phong Kim, tất thành lương đống rường cột, là bậc nhân tài lại được trường thọ.
 
Lục Thập Hoa Giáp của Kỷ Tỵ ưa Giáp Thìn Phúc đăng Hỏa, Mậu Tý, Kỷ Sửu Tích lịch Hỏa; Mậu Ngọ, Kỷ Mùi Thiên thượng Hỏa, đều có thể trưởng thành dưỡng dục. Gặp đại, tiểu hạn cũng chủ về cát tường như ý. Trong tử vi Kỷ Tỵ không ưa Giáp Tuất, Kỷ Hợi Sơn đầu Hỏa, phạm vào chủ đoản thọ hoặc gặp hung họa.
 
Giáp Dần, Ất Mão Đại khê Thủy; Nhâm Tuất, Quý Hợi Đại hải Thủy chỉ có thể gặp 1, nếu gặp cả 2 Thủy này chủ bần tiện yểu mệnh, kỵ nhất Đại hải Thủy là lạc Không vong.
 
Trong tử vi Kỷ Tỵ gặp Bính Ngọ, 2 lộc cùng đến, mệnh chủ phú quý.
 
Là Mộc gần Hỏa, Kim tự sinh, kỵ gặp Hỏa sinh vượng gây tiết khí của Mộc, ưa gặp Kim, Thổ, có thể thành vật liệu, ưa gặp Mậu Thân, chủ phú quý, trường thọ.
 
Tỵ mã tại Hợi, chi khác có Hợi, mã bị hình, không nên làm kinh doanh. Kỷ Tỵ Không vong tại Hợi, mã lạc Không vong, chủ một đời bôn ba.
 
Chi khác có Tý, lộc bị hình phá, một đời túng thiếu.
 
Trụ khác có Tân Hợi, là tượng hồ mực chảy ra suối vàng, văn chương xán lạn nên theo nghiệp văn, chỉ có điều là nhà văn nghèo.
 
Trụ khác gặp Đinh Tỵ, là người dũng cảm.
 
Chi khác có Ngọ, phạm Hàm trì, mệnh nam được nhà vợ kính trọng, mệnh nữ tình cảm bị cản trở.
 
Kỷ Dương nhẫn tại Mùi, chi khác không ưa gặp Mùi, e rằng mắc bệnh hiểm nghèo mà tính mạng gặp nguy khó.
 
Mỗi khi gặp năm Tỵ, Hợi trong nhà không yên ổn, không hại đến bản thân cũng hại đến người nhà.
 
Người sinh năm Kỷ Tỵ chọn bạn đời chớ gặp người sinh năm Giáp, Ất. Nên tìm người sinh năm Nhâm, Quý.

► ## giúp bạn tra cứu lá số tử vi trọn đời chuẩn xác

Theo Tử vi toàn tập
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải mã vận mệnh người tuổi Kỷ Tỵ theo Lục Thập Hoa Giáp

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd