Những tên hay dành cho các bé trai –
Dưới đây là những gợi ý nho nhỏ để gia đình bạn có thể chọn cho quý tử nhà mình một cái tên đầy ý nghĩa
|
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Dưới đây là những gợi ý nho nhỏ để gia đình bạn có thể chọn cho quý tử nhà mình một cái tên đầy ý nghĩa
|
Bài trí phòng bếp cần “Tọa hung hướng cát”
Vị trí trung tâm của ngôi nhà chính là thái cực của căn nhà, nên gặp “cát” chứ không nên gặp “hung”, nên sạch sẽ chứ không nên bị xáo trộn. Do đó, gia chủ không nên đặt bếp ở gần cửa chính ra vào nhà. Vị trí tốt nhất để đặt gian bếp là thật sâu trong nhà. Bạn nên bố trí một phòng phía sâu sau nhà để làm gian bếp, một mặt của nhà bếp nên nhìn về chỗ thoáng của ngôi nhà như sân sau nhà, ban công, khoảng trống bên hông nhà...
Theo quan niệm phong thủy, bếp ăn nên đặt ở vị trí “tọa hung hướng cát”, có nghĩa là nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành để bếp nấu có thể hỗ trợ áp chế những luồng khí gây bất lợi cho gia chủ. Khí dương mà lửa bếp sinh ra có thể điều hòa các loại khí bất lợi khác, giúp cải thiện được phong thủy của căn nhà một cách rất hiệu quả.
Bài trí phòng bếp cần chú ý "Tọa hung hướng cát" |
Tuyệt đối không nên đặt bếp ở hướng Tây Bắc vì đây là vị trí “lửa tại cửa thiên đàng” - vị trí tử cho hành hỏa. Vị trí Tây Bắc ngôi nhà cũng coi là đại diện cho người người đàn ông sống trong nhà hoặc người trụ cột của gia đình. Nếu đã xây bếp tại vị trí này thì bạn cố gắng di chuyển toàn bộ thiết bị tạo lửa hoặc năng lượng ra khỏi vị trí Tây Bắc của gian bếp. Người ta cho rằng chúng sẽ đốt cháy hết vận may đi vào nhà. Nếu ngay cả các thiết bị tạo nhiệt cũng đã được cố định, bạn phải khắc phục bằng cách đặt một chậu luôn có nước vào vị trí này.
KTS Lê Đức Dũng cho biết, khí lưu thông thuận tiện là một yêu cầu rất quan trọng trong phong thủy. Bếp phải luôn thông thoáng, đường khí lưu thông phải thật êm ái. Nếu nhà rộng, nên tạo một cửa sổ và mở hàng ngày để khí sạch đi qua. Với những nhà bếp hẹp và kín thì giải pháp tốt nhất là một chiếc máy hút khói, quạt hút, ống thoát khói. Bạn nên vệ sinh chúng thường xuyên, đảm bảo sự sạch sẽ cần thiết bởi bếp bị ám khói cũng làm giảm vận may của gia đình.
Phòng bếp luôn thông thoáng sẽ tránh được khí xấu |
Bếp vốn là nơi chế biến thức ăn để đưa chất bổ dưỡng vào nuôi cơ thể, là chỗ có lửa và thuộc về Hỏa. Còn phòng vệ sinh là nơi có nước, thuộc về Thủy. Theo thuyết Ngũ hành, Thủy và Hỏa vốn tương khắc với nhau nên việc bố trí nhà bếp giáp tường hoặc gần với phòng vệ sinh là điều rất kỵ. Trong các căn hộ chung cư hiện nay, vì diện tích chật hẹp nên nhà vệ sinh thường được bố trí gần bếp. Nếu không thể thay đổi được bố cục này, bạn có thể hóa giải phần nào sự rắc rối này bằng cách: Cửa nhà vệ sinh phải luôn đóng, không bao giờ để bếp đối mặt với nhà vệ sinh, giữ cho nhà bếp luôn khô ráo, sạch sẽ, thiết kế thêm một cánh cửa để ngăn cách giữa nhà bếp và phòng vệ sinh, hoặc có thể dùng bức bình phong, mành treo để che hai bên lại.
Thủy khí do hệ thống nước sinh ra và Hỏa khí do lửa ở bếp sinh ra vốn xung khắc với nhau. Vì thế, bếp và vòi nước tuyệt đối không nên đối diện với nhau. Trong không gian bếp, bạn nên sắp xếp hệ thống nước và bếp thuận chiều với nhau là tốt nhất. Nếu không sắp xếp được theo vị trí đó thì có thể xếp chúng song song nhưng cố gắng lệch với nhau thì tốt hơn. Trong quá trình nấu nướng thức ăn và vệ sinh chén bát, bạn sẽ sử dụng nhiều đến nước. Tuy nhiên trong phong thủy, nước tượng trưng cho sự dồi dào của tài lộc. Vì thế, bạn cần sử dụng nguồn nước thật hợp lý và đúng mức, tránh mọi sự thất thoát lãng phí không đáng có.
Bài trí phòng bếp hợp phong thủy cần tránh những yếu tố đối lập |
Nếu có một bữa tiệc vui vẻ ngoài vườn và tránh việc lạc mất những chiếc muỗng, nĩa bạc đắt tiền, bạn có thể sử dụng vật dụng giấy một lần rồi bỏ. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng dao, chén, đĩa… bằng giấy hoặc nhựa dùng một lần cho gian bếp bởi điều này ám thị về sự nghèo túng. Vì thế, bạn đừng bận tâm nếu phải mất thêm 5-10 phút rửa chén hay một ít tiền thêm vào để mua bộ đồ ăn tốt hơn.
Phòng ngủ nên cách xa nhà bếp để tránh được mùi khói, mùi dầu mỡ bay vào phòng. Điều này giúp cho người trong nhà giữ được sức khỏe tốt, không bị ảnh hưởng bởi sự ngột ngạt nóng bức mà sinh ra tính tình nóng nảy, dễ tức giận.
Bài trí phòng bếp cần cách xa phòng ngủ để giữ gìn sức khỏe cho gia chủ |
Những lưu ý để bài trí phòng bếp hoàn hảo
- Bếp nên có một vị trí cố định, thuận tiện cho người nấu. Dây chuyền sử dụng như soạn rửa, gia công, chế biến nên coi trọng trước tiên, không nên chồng chéo gây hỗn loạn sự vận hành của dòng khí. - Nên thiết kế bếp phù hợp về kích thước, tỷ lệ con người. Hài hoà về tỷ lệ cũng là tìm được trạng thái cân bằng âm dương, ngũ hành theo phong thuỷ. - Trước mặt của bếp cần phải thoáng rộng, sạch sẽ, yên tĩnh để dòng năng lượng tập trung cung cấp cho bếp được đều đặn, ổn định. Bếp không nên đặt đối diện với cửa chính, khí lúc này xộc thẳng vào khu bếp không tốt, gió thổi trực diện gây tắt bếp, tạt lửa hoặc khiến người đứng nấu không kiểm soát được sau lưng, dễ giật mình, thiếu tập trung khi có gió sập cửa hay người đi ra vào dẫn đến việc xử lý thiếu chính xác khi nấu bếp… - Tránh đặt bếp đối diện với bồn rửa, những vật dụng chứa nước như tủ lạnh, máy giặt... hoặc khu vệ sinh dẫn đến sự xâm nhập của thủy khí và tạp khí làm chiết giảm hoạt tính của bếp. Bếp cũng không nên đặt tại vị trí kẹp giữa những đồ có nước như tủ lạnh hay bồn rửa. Phong thủy gọi đây là thuỷ hoả tương xung, không có lợi về tài lộc gia chủ và sức khoẻ của nữ chủ nhân trong nhà. - Bếp tránh đặt ở vị trí quá sát với cửa sổ họăc dựa lưng vào cửa sổ, vừa làm mất tập trung trong thao tác vừa không thể kiểm soát được các yếu tố tự nhiên bất ngờ. Gió tự nhiên thổi mạnh đôi khi lại làm phân tán bớt đi những dòng năng lượng tích cực. - Không nên bố trí bếp ở ngoài nhà, hành lang. Nên đặt bếp trong nhà chỗ kín đáo, khuất tầm nhìn khi khách đến nhà, nhưng cũng không đặt ở những vị trí tối tăm, tù túng gây bất lợi cho sự vận hành của Dương khí. |
► Tra cứu: Lịch âm, Lịch vạn niên chuẩn xác tại Lichngaytot.com |
Tuổi Ngọ |
Tuổi Thìn |
Tuổi Dần |
► Lịch ngày tốt gửi tới bạn đọc công cụ xem tướng và xem bói tử vi để biết tính cách, số mệnh của mình |
Ảnh minh họa |
Từ ngàn xưa, khái niệm bùa chú đã xuất hiện trong những sách kinh sách của nhiều tôn giáo khác nhau. Hầu hết, các bùa chú ban đầu được tạo ra với mục đích tốt đẹp là cầu an, giúp an tâm, gia đình yên ổn, ngoài ra nhiều người còn sử dụng bùa chú để trừ tà, chữa bệnh phá bùa yếm đổi.
Dưới đây, Phongthuyso giới thiệu tới bạn những khái niệm về bùa chú và các loại bùa chú?
Theo đó thì thư và yểm là hai khái niệm tâm linh siêu nhiên, đó là nghi thức điều động một năng lực siêu nhiêu vào việc hãm hại người bằng bùa chú.
Thư có tác dụng gây bệnh tật, hành xác nếu trầm trọng có thể gây mất mạng.
Yểm thì có tác dụng hủy hoại đường công danh sự nghiệp của đối thủ khiến cho họ làm ăn thua lỗ, gia đình ly tán. Thư và yểm được thực hiện trên căn bản là sử dụng những quyền lực vô hình của bùa và chú, chúng chỉ khác nhau ở nghi thức.
Một là bùa yểm có 3 bộ phận quan trọng là: Phù đầu, phù đảm, phù khước cùng phối hợp với chú ngữ và chỉ pháp để sử dụng. Trong đó “Phù đầu” là chỉ đầu lá bùa, “Phù đảm” là chỉ gan lá bùa, “Phù khước” là chỉ chân lá bùa.
Nếu muốn thư người nào thì thầy phù thủy sẽ dùng những đồ vật cá nhân của người đso để là phép cso thể là quần áo hay các vật dùng hàng ngày nhưng phổ biến nhất là tóc hoặc móng tay của đối tượng. Thầy phù thủy sẽ thực hiện đọc thần chú hàng ngày để trù yểm vào những món đồ khiến nạn nhân đau đớn khổ sở. Cũng có những nơi dùng hình ảnh hay những hình nộm viết tên và tuổi của đối tượng, sau khi tiêm phép và chú nguyện thì thầy phù thủy dùng vật nhọn như mũi kim đâm vào bức ảnh hay hình nộm để hành hạ người đó. Hễ dùng vật nhọn đâm vào nơi nào thì đối tượng sẽ đau đớn nơi đó dù khoảng cách giữa họ cách xa cả ngàn dặm.
Trong khi “thư” thì không cần phải gặp trực tiếp đối tượng thì “yểm” lại cần thưc hiện một cách trực tiếp hơn. Đây có thể là khuyết điểm lớn nhất của phương pháp này. Sau khi thầy đã têm phép thì phải đến tận nơi để yểm và an vị lá bùa. Nếu lá bùa càng gần với nạn nhân thì tác dụng lên nạn nhân càng mạnh mẽ bấy nhiêu.
Thật ra, thư yểm là một bộ môn siêu hình đã xuất hiện từ lâu trong dân gian ở khắc nơi trên thế giới, mỗi nơi lại có một biến thể khác nhau. Với những tông phái huyền bí thì môn này không có gì xa lạ, mà việc giải trừ thư yểm được xem như một phương tiện làm đạo, giúp đỡ người khác. Theo nguồn gốc của thư yểm thì bộ môn này thường được truyền bá trong những bộ lạc hay sắc tộc thiểu số, sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh.
Xem thêm: Những kiêng kị trong tâm linh cần biết
Chàng trai tuổi Sửu
Con giáp này chân thành, đôn hậu nhưng lại không giỏi việc ăn nói. Hơn thế, bản tính cố chấp của họ đôi khi tạo mâu thuẫn với mọi người. Trước mặt người tuổi Sửu, nếu đối phương nổi cơn thịnh nộ, họ bỏ ngoài tai mọi điều.
Khi đối phương thật bình tĩnh, chàng trai tuổi Sửu mới bắt đầu “bới lông tìm vết”, bày tỏ quan điểm mang tính triết lý của mình. Sẽ không có chuyện họ dùng lời đường mật để dỗ dành người yêu đâu nhé.
Chàng trai tuổi Tuất
Tính tình thẳng thắn, phóng khoáng là đặc trưng riêng biệt ở người tuổi Tuất. Họ làm việc gì cũng có chừng mực nhất định, trong chuyện tình cảm cũng vậy. Hiếm khi thấy người tuổi Tuất cưng chiều bạn gái bằng những lời có cánh hoặc các món đồ xa xỉ.
Đôi khi chàng trai tuổi Tuất có tính khí hệt như một đứa trẻ, hay hờn dỗi và hiếu thắng. Đặc biệt khi xảy ra mâu thuẫn, anh chàng này sẵn sàng đấu lý tới cùng, khiến đối phương phải khuất phục chứ không bao giờ có điều ngược lại.
Chàng trai tuổi Thìn
Phần đông chàng trai tuổi Thìn có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán và vô cùng hiếu thuận. Đồng thời, họ biết quan tâm và chia sẻ tâm tư tình cảm với người khác. Được “nâng khăn sửa túi” cho anh chàng này, bạn thực sự vô cùng may mắn. Tuy nhiên, trong tình yêu, họ lại khá kiệm lời, không có định nghĩa dùng lời đường mật để lấy lòng đối phương.
Người tuổi Thìn sẵn sàng cưng chiều về mặt vật chất cho người thân của mình, nhưng với người yêu lại hoàn toàn trái ngược. Theo con giáp này, tình yêu không phân biệt nam nữ, chủ động hay bị động mà quan trọng là tình cảm chân thành của hai bên dành cho nhau và không cần phải nói ra những lời thừa thãi khi mọi cử chỉ hành động của mình đều hướng về một phía.
Mr.Bull (theo Dzyx)
Dấu hiệu để nhận biết mộ phần xấu theo chuyên giao phong thủy về âm trạch:
Sau đây là một số trường hợp không tốt về mộ phần để các bạn tham khảo:
– Mộ chôn gần cây cổ thụ, để rễ cây đâm vào hài cốt: Con cháu bị mổ xẻ, bại liệt, đui mù, câm điếc, giảm thọ.
– Mộ chôn gần đường cao tốc, đường xe lửa, bến tàu, hay nhà máy công nghiệp nặng, làm nhiễu động âm phần: Con cháu gian xảo, buôn gian bán lận, cờ bạc, hút sách.
– Mộ chôn chỗ quanh năm ngập nước phèn, hay sình lầy: Con cháu bị bịnh phì mập, phù thủng, đau thận, đau lưng, hư răng hay mục răng.
– Triệt địa là đào ao nuôi cá, khai mương nước, làm đường xe lửa, xây xa lộ trên đầu mộ, long mạch bị cắt đứt: Con cháu chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.
– Mộ chôn ở diên địa (đất có pha quặng chì), bị phá khí thái cực, gây điên đảo âm dương: Con cháu có người bất phân phái tính, bán nam, bán nữ, đồng tính luyến ái.
– Quan quách mà đóng đinh sắt, thép hay chôn theo vàng bạc, châu báu: Con cháu điên khùng, ung thư.
– Quan tài bằng đá hay kim khí: Con cháu ngỗ nghịch, dâm đãng, giang hồ, tâm thần loạn trí, phạm pháp.
– Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm, sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. Khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến: Con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.
– Dùng quế, trầm, tro, củi tẩm liệm: Con cháu bị bệnh lở lói, phung cùi, xấu xí.
– Dùng lụa tơ tằm để tẩm liệm hài cốt, bỏ nhiều giấy vàng bạc có bột kim khí: Con cháu hay trở thành đồng cô cốt cậu, chồng con lận đận.
– Bỏ hột xoàn hay vàng vào miệng người chết để phạn hàm: đời sau tuyệt tự, không con trai nối dõi.
– Long hổ giao nhau. Núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường: Loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau.
– Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao: Con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.
– Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc.
– Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng (Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm. Nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết).
– Xây mộ bằng đá ong, dùng tà thuật chôn theo người chết những tượng sa thạch, và an táng trên nọa địa hay thiết địa, (đất khô cứng vì có quặng kim khí): con cháu tàn ác dã man, chết vì gươm đao, súng đạn.
– Hỏa thiêu rồi giữ lại hài cốt mà không chịu chôn cất: Con cháu đời sau là nạn nhân của chiến tranh và tai ương.
Tóm lại , Động mộ có hai kiếu một là động dương,tức là mắt thường có thể nhìn thấy mộ bị sụt lún, sạt lở,hoặc bát hương bị trẻ trâu đá đổ.
Động mộ âm thì khó phát hiện hơn, nó có thể do cấu tạo thổ nhưỡng nơi phần mộ bất ổn định, do nước ngầm xối, do rễ cây ăn xuyên vào mộ, do chấn động của các công trình đang được xây dựng gần đó ,do dòng khí lưu hành bị dịch chuyển và còn nhiều nguyên nhân khác mà LichVanNien365 cũng còn chưa biết tạo thành nguyên nhân gây động mộ , chỉ khi gia chủ đi xem bói toán thầy soi ra thì mới biết thôi.
Khi một cái mộ bị động hậu quả là nó sẽ tác động làm cho ai đó trên dương trần bị đau đầu , mờ mắt, hoặc phát bệnh mà đi khám chả ra bệnh gì, làm ăn thì thất bát, bị chụp giật, rồi đủ thứ hàm oan tai bay vạ gió đến, còn nếu mà gia chủ tới số thì sẽ đi theo ông bà.
Trên đây là nguyên nhân và tác hại của việc động mộ, để hóa giải được việc này, quan trọng nhất cần mời được thầy phong thủy cao tay đến tạ mộ giúp gia đình. Và một điều đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được đó chính là chỉnh trang bàn thờ cho đúng hướng, thờ cúng tổ tiên thành tâm, kính lễ, hết lòng một dạ.
Bàn thờ là nơi kết nối gia chủ và thần linh, tổ tiên của họ. Nhiều người châu Á có sự kết nối mạnh mẽ với tổ tiên của họ. Tình yêu thương và sự kính trọng là nền tảng để tạo nên bàn thờ tổ tiên.
Trong phong thủy, bàn thờ đại diện cho sự kết nối giữa gia chủ và thế giới tâm linh hay tổ tiên của họ, cũng như với những nguồn năng lượng từ vụ trụ. Không những vậy, bàn thờ còn là hiện thân của niềm hy vọng, niềm tin của gia chủ. Đó cũng là nơi gia chủ có thể tìm đến khi bản thân mất cân bằng, hoang mang và mong muốn tìm thấy câu trả lời cho hướng đi của mình. Và cũng chính ở nơi đó, gia chủ sẽ được tiếp thêm sức mạnh, biến ước muốn thành hiện thực và cảm thấy được bảo vệ.
Bàn thờ là nơi các vị thần thánh, tổ tiên giao tiếp với gia chủ. Bàn thờ sẽ luôn nhắc nhớ rằng bản thân gia chủ là ai, tin tưởng vào điều gì và đến từ đâu.
Có rất nhiều loại bàn thờ khác nhau dựa trên văn hóa, tôn giáo và phong cách riêng của gia chủ. Cấu trúc bàn thờ gồm ba cấp (tam cấp), cấp một là thờ các vị thần thánh, cấp hai thờ tổ tiên và cấp ba thờ thổ công. Kiểu bàn thờ phổ biến thường có một cấp hoặc hai cấp.
Bàn thờ được thiết kế chủ yếu là vì mục đích tôn giáo tín ngưỡng. Nếu hướng chôn cất tổ tiên không hợp phong thủy thì việc đặt bàn thờ đúng hướng sẽ giúp hóa giải phong thủy xấu.
Trước khi di chuyển bàn thờ cần lưu ý xem ngày lành tháng tốt. Bàn thờ tổ tiên nên được đặt theo hướng dựa trên ngày sinh của tổ tiên. Bàn thờ phải được dựa vào bức tường vững chắc và tọa lạc trong căn phòng yên tĩnh, đủ ánh sáng, thông gió tốt. Bàn thờ không nên đối diện với cầu thang, lò sưởi, cửa phòng tắm, cửa phòng ngủ, hành lang dài, v.v…
Phía trước bàn thờ nên có không gian (nên trải thảm, đệm hoặc chiếu) để cầu khấn hoặc thiền.
Ở đây sự khác biệt chính là những người dự lễ cưới cùng nhau đến chùa, lạy phật, nghe tụng kinh rồi cùng nhau thưởng thức các món ăn chay thanh tịnh. Lễ cưới ở chùa ngày càng được nhiều đôi bạn trẻ quan tâm vì yếu tố độc đáo, tiết kiệm và mang đậm giá trị văn hoá tâm linh người Việt.
Yêu nhau hơn ba năm, suốt mấy tháng trời suy nghĩ làm thế nào để tổ chức một đám cưới thật khó quên cho người mình yêu, anh Nguyễn Xuân Thắng, 27 tuổi, đường Ngọc Thuỵ, Gia Lâm, Hà Nội đã tổ chức một đám cưới thật độc đáo trên chùa Đình Quán (xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Anh Thắng mong muốn luôn có một gia đình tâm linh để giải tỏa những bộn bề lo toan của cuộc sống.
Anh Thắng cho hay: Trước khi muốn tổ chức lễ cưới ở chùa, hai anh chị và gia đình phải đến chùa thỉnh nguyện ý kiến của sư thầy trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý mới bắt đầu bước vào công việc chuẩn bị cho buổi lễ kéo dài khoảng một giờ. Hôn lễ tổ chức ở chùa sẽ có những nghi thức như các thủ tục bái lạy thiên địa, cha mẹ, phu thê giao bái thông thường.
Trước khi tổ chức lễ thành hôn, đôi bạn trẻ phải lên chùa từ 3-5 ngày để cùng nhau nghe sư thầy giảng về đạo vợ chồng. Ngoài ra, hai người sẽ phải viết thư cho nhau, kể lại quá trình tìm hiểu nhau, từ đâu mình bắt đầu có tình cảm với nhau. Tất cả những giận hờn, chưa hiểu rõ về nhau phải giãi bày qua bức thư, đồng thời cũng thể hiện những trăn trở, mong ước của cuộc sống trong tương lai. Hai bức thư này được dán kín đến buổi lễ thành hôn mới mở ra và đọc cho hai người cùng nghe.
Được biết, có được ý tưởng độc đáo và linh thiêng cho đám cưới của mình, trước đó, anh Thắng và vợ sắp cưới cũng đã thường xuyên đi lễ chùa vào chủ nhật hàng tuần để tìm sự thanh thản sau những ngày làm việc mệt nhọc.
Tại đây, họ đã chứng kiến một số bạn trẻ lên chùa tổ chức lễ cưới và được nghe các sư thầy khuyên răn về cuộc sống gia đình. Sau khi kết hôn, mỗi tháng, các cặp vợ chồng này lại cùng nhau lên chùa một lần để cùng ôn lại những điều phát nguyện, những lời hứa với nhau trong lễ cưới, cùng nhau bước trên một con đường đúng đắn trong cuộc sống lứa đôi.
Chứng kiến đám cưới thanh tịnh của đôi bạn trẻ Đào Thu Hiền và Khúc Văn Minh thường trú tại phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội tại chùa Thiền Viện Sùng Phúc (phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội) mới thấy hết sự đặc biệt trong nghi lễ cưới tại chùa.
Nghi thức của lễ cưới được tiến hành cũng gần giống như lễ cưới thông thường. Chỉ khác một điều, chủ hôn là một vị hoà thượng hay chư tăng, ni được mời tới dự lễ. Chư vị hoà thượng sẽ đứng ở phía trên khán đài, gia đình nhà cô dâu, chú rể cùng bạn bè đứng ở hai bên. Khi buổi lễ diễn ra, tân lang và tân nương sẽ quỳ trước mặt các vị chư tôn đức tăng, ni. Trước khi làm lễ, vị chủ hôn sẽ hỏi xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa, nếu chưa thì quý thầy sẽ làm lễ quy y cho hai vợ chồng trước, rồi mới tới nghi lễ cưới (Quy y là một hành lễ cho một người trở thành đệ tử của phật).
Hai người sẽ quỳ trước hình tượng của đức phật để phát nguyện và nhận lời ban phước cũng như lời răn dạy của vị trụ trì buổi lễ. Sau mỗi lời phát nguyện, tiếng chuông chùa lại vang lên như chứng giám cho những lời hứa của đôi vợ chồng trẻ.
Bạn Nguyễn Thị Thu, 25 tuổi, nhân viên Công ty chứng khoán An Bình, người tham dự buổi lễ cưới đặc biệt này cho biết: “Mình thấy buổi lễ cưới hôm nay thật ý nghĩa cho cả hai vợ chồng khi được sự chúc phúc của đức Phật. Theo mình thì tổ chức lễ cưới trên chùa vừa văn minh, tiết kiệm lại giúp vợ chồng sống có trách nhiệm với nhau hơn, thương yêu nhau nhiều hơn khi hiểu giáo lý chân chính nơi cửa phật”.
Theo thầy Đại đức Thích Tâm Thuần, trụ trì Thiền viện Sùng Phúc cho biết: “Hiện nay, số đám cưới của những bạn trẻ được tổ chức ở chùa theo thời gian ngày một đông. Để tổ chức một đám cưới trên chùa thì trước hết họ chỉ cần lòng thành và hướng tâm thì nhà chùa sẽ làm lễ thành hôn cho hai người để cầu chúc cho cuộc sống lứa đôi. Lễ cưới ở chùa chính là cầu nối giữa đạo với đời, giữa hạnh nguyện giải thoát và ước nguyện xây dựng một xã hội tốt đẹp của chư tăng và hàng phật tử tại gia”.
Nghi thức lễ cưới trên chùa được gọi là Lễ Hằng Thuận (lễ cưới tổ chức theo kiểu phật giáo). Người khởi xướng ra nghi lễ này là ông Đồ Nam Tử (1883- 1940), quê Hải Dương, là một nhà nho, sau đó chuyển sang đạo phật. Ông cho rằng, đạo phật nên được dấn thân và hoà hợp cùng quần chúng nên việc tổ chức đám cưới cho các đôi lứa yêu nhau trên chùa là rất thiêng liêng và ý nghĩa.
Giải mã giấc mơ thấy rùa khi bị bệnh:
Những người này khá thông minh và hài hước. Yếu tố này ở họ hấp dẫn được nhiều người khác giới. Họ thường tận dụng khéo léo những cơ hội để ra hiệu cho đối phương biết tình cảm của mình. Tuy nhiên, họ cũng hay xấu hổ và không thích thổ lộ tình cảm trực tiếp.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa) |
Trong một khoảng thời gian ngắn, tình cảm của họ có thể phát triển và trở nên mãnh liệt nhưng rồi lại lắng xuống nhanh chóng.
Ngay từ những lần gặp mặt đầu tiên, họ đã biết cách tạo ấn tượng tốt đẹp và "ghi điểm" trong mắt đối phương. Ở bên họ, người yêu luôn có cảm giác yên tâm bởi sự chăm sóc tận tình, chu đáo.
Tuy nhiên, nhược điểm của họ là dễ "xiêu lòng" trước một đối tượng khác mặc dù đã có người yêu. Tuy nhiên, sau khi kết hôn và có con, họ sẽ toàn tâm chăm lo cho tổ ấm của mình. Dù là nam hay nữ thì người tuổi Mão thuộc nhóm máu O cũng rất coi trọng gia đình. Chính vì vậy, họ sẽ trở thành những ông bố bà mẹ mẫu mực và có trách nhiệm.
(Theo 12 con giáp về tình yêu hôn nhân)
Ban công là vị trí đặc biệt trong nhà, có tác dụng đón dương khí, giao lưu với tự nhiên. Vì thế mà có những đồ vật không nên để ở ban công, hãy lưu ý dọn dẹp thật kĩ để tránh ảnh hưởng tới phong thủy ngôi nhà. Phong thủy ban công quan trọng không kém bất cứ khu vực vào trong nhà, có ảnh hưởng tới toàn bộ gia vận, nhất là tài vận và sự nghiệp của chủ nhân. Có một số đồ vật tốt nhất không nên đặt ở ban công bằng không sẽ phá hủy sự hòa hợp âm dương ở nơi đây.
Y học phương Đông cho rằng, các loại giun cũng là một nguyên nhân tạo ra những giấc mơ.
Trong Sách vấn – tác phẩm Trung Hoa cổ đại có chép: “Đoản trùng nhiều sẽ nằm mơ nhiều, trường trùng nhiều thường nằm mơ thấy đánh nhau bị thương”.
Có thể giải thích: Nếu cơ thể có nhiều ký sinh trùng loại dài thì sẽ nằm mơ thấy đánh nhau bị thương; nếu trong cơ thể có nhiều ký sinh trùng loại ngắn thì sẽ mơ thấy tụ tập nhiều người.
Danh y Cao Sĩ Tông đời Thanh cho rằng: “Đoản trùng nhiều sẽ tụ tập thành bầy, cho nên nằm mơ thấy nhiều người tụ tập. Trường trùng nhiều chầu miệng vào nhau nên thấy đánh nhau bị thương”.
Ngày nay người ta xác định “đoản trùng” là sán.
Trong Thuyết văn giải tự có viết:
“Sán là loại trùng ngắn, sống trong bụng”.
Danh y Đào Nguyên Phương đời Tùy trong sách Thư bệnh nguyên hầu luận có viết:
“Sán là một trong chín loại ký sinh trùng sống trong ruột, hình nhỏ, như sán kim”.
Còn “trường trùng” chính là giun đũa.
Ngoài trường trùng và đoản trùng, các loại ký sinh trùng khác cũng có thể gây nên những giấc mơ.
Sách Thái Bình quảng ký có chép: “Đêm Tấn Dương ra lệnh cho Lưu Văn Tỉnh thủ mưu để lật Lý Thế Dân, Thế Dân nằm mơ thấy mình ngã vật ra giường, có nhiều con sâu đến đục khoét rất đau đớn”.
Lúc đó, thiền sư Tri Mãn ở chùa An Lạc, người Tây Hà, đã trai giới thanh tịnh nói: “Có thể mừng được”, người nằm trên giường sẽ làm hoàng đế. Ăn uống tập thể đó là biểu hiện tiệc ăn mừng, nhân dân ngưỡng mộ hoàng đế”.
Các số liên quan đến giấc mơ:
Giun: 11 – 94
Ảnh minh họa |
Thương hàn là bệnh gây ra do bị nhiễm khuẩn thương hàn, nhiệt độ trong người tăng cao dần; tì, tạng, lá lách sưng to, bạch huyết cầu giảm, bụng cứng, gọi là thương hàn đường ruột.
Tạp chí Y học Giang Tô – Trung Quốc có viết: Một phụ nữ họ Cao được chẩn đoán là bị bệnh thương hàn, trong thời gian cách ly điều trị nhớ lại một giấc mơ trước khi có bệnh như sau:
“Ban ngày có gió. Có nhiều máy bay trên bầu trời. Mọi người hầu như không đi làm, đều ở nhà. Ai đó nói một câu gì đó, mọi người đều tụ lại, nói chuyện gì đó.
Bấy giờ có gió to, nước rơi xuống ngày càng dày. Quần áo mọi người đều bị ướt cả. Nhưng kỳ quái thay, quần áo của tôi chẳng ướt chút nào.
Nơi tôi đứng cũng không mưa, tôi gọi mọi người đến để tránh mưa, nhưng chẳng có ai. Tôi cho rằng mưa to gió lớn, mọi người không nghe thấy nên đi gọi mọi người. Nào ngờ tôi vừa đến, bốn phía đều chạy tản ra.
Tôi ngẩn người đứng đó không biết có chuyện gì.”
Về sau một thầy thuốc chuyên ngành đã lấy giấc mơ này làm đề tài nghiên cứu bệnh thương hàn.
Các số liên quan đến giấc mơ:
Cứt bê bết đi mưa: 14 – 41
Đi về gặp mưa: 08 – 70 – 07
Mưa bão: 29 – 69
Mưa nhỏ: 68 – 08 – 78
Mưa rào: 07 – 67 – 87
Mưa: 07 – 47 – 67 – 82
Ra suối mưa to: 35 – 53
Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Nhã Cát Đại Vương và Trinh Tiên Phu Nhân.
Nội dung: Buổi sáng là lễ dnag6 hương cúng Nhã Cát Đại Vương và Trinh Tiên Phu Nhân. kết thúc phần lễ là cuộc đua thuyền vô cùng hào hứng trước sự hò reo cổ vụ nhiệt tình của người xem.
Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 10 tới ngày 15 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Nội dung: Đối với làng Cổ Trai, lễ hội truyền thống được tổ chức từ ngày mùng 8 đến ngày 11-8 (âm lịch). Trước ngày Đại kỳ phước, trong làng nhà nhà, người người cùng nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ hội. Ngày mồng 7-8, cụ thủ từ và các cụ trong làng gia đình song toàn, không vướng bụi ra đình làm lễ Mộc dục và phong mã cho long ngai bài vị thờ thánh. Nước làm lễ Mộc dục được lấy từ sông Lương trước đó.
Tiêu biểu và đông vui là ngày hội rước nước do nhân dân địa phương tiến hành. Lực lượng tham gia lễ rước được chia thành 2 đội. Các đội này mặc trang phục ngày hội. Đi đầu đoàn rước là đội múa rồng, lộng lẫy uy nghi, uốn lượn theo nhịp trống, phách dồn dập. Múa rồng là một nghệ thuật, đòi hỏi người múa sao cho giống “rồng bay”, uốn lượn nhịp nhàng. Tiếp sau là đội bát âm, nhã nhạc như: Sáo, nhị, đàn gảy, tù và... Cụ thủ từ tay cầm trống khẩu làm điều lệnh đối với đội kiệu. Kiệu, chóe đựng nước do 4 thanh niên trai tráng khỏe mạnh khiêng. Chiếc chóe sứ đặt trên bệ để trên kiệu và có lọng che. Đoàn người trong trang phục ngày hội nối tiếp nhau rước kiệu tới bờ sông Lương. Đến bờ sông thì đoàn rước dừng lại. Trên sông đã có hàng chục chiếc thuyền kết đầy cờ hội chờ sẵn. Sau tràng pháo nổ, tiếng trống, tiếng tù và, sáo, nhị, đàn gảy, nghi lễ lấy nước được tiến hành. Người được chọn giao lấy nước là một cụ cao niên trong làng, khỏe mạnh, có đức độ, mặc lễ phục dùng gáo dừa để lấy nước đổ vào chóe. Khi chóe đã đầy nước, sau một hồi trống giục thì nước được đưa vào bờ. Đoàn rước theo thứ tự như lúc đi trở về đình. Nước này được dùng để tế hàng tháng.
Lễ rước nước trong lễ hội làng Cổ Trai đưa chúng ta trở về với không khí của những hội làng thuở xưa. Nội dung lễ rước nước này mang đậm nét tín ngưỡng cầu nước của cư dân nông nghiệp. Đây là một động thái thiêng liêng đã trở thành một nghi lễ mở đầu cho nhiều hội làng ở vùng đồng bằng Bắc bộ.
Lễ hội làng Cổ Trai được diễn ra trong một không gian thiêng như đưa chúng ta trở về với quá khứ, niềm cộng cảm của cộng đồng được tái hiện, đắm chìm trong những ước vọng của người xưa cầu cho dân khang vật thịnh, mùa màng bội thu. Lễ hội chính là lễ hội của cư dân nông nghiệp lúa nước ẩn tàng trong các trò chơi diễn xướng dân gian. Lễ hội được tổ chức hàng năm là dịp để người dân nơi đây tưởng nhớ Thành hoàng làng nhưng thực chất là để tưởng nhớ tới tổ tiên, qua đó giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước cho toàn thể cộng đồng, ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Làng An Hải, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Nội dung: Lễ hội làng An Hải là nơi diễn ra các cuộc thi tài như cờ tướng, kéo co, hát tuồng, múa lân… mang đậm nét văn hóa truyền thống người làng An Hải nói riêng và Việt Nam nói chung.Trong sân đình, các kỳ thủ cân nhắc lợi hại từng nước đi để tranh nhau chiếm giải môn cờ tướng. Các đội tham gia thi kéo co cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhập cuộc. Bên cạnh các trò dân gian truyền thống ấy còn có các môn hiện đại như cầu lông, điền kinh… Xế chiều diễn ra hội thi múa lân. Khi đêm xuống, sau buổi xây chầu hát lễ diễn ra đầy sắc màu dân tộc, mọi người lại tề tựu về sân khấu trước đình xem hát tuồng. Sáng hôm sau, trong phần lễ chính thức, đại biểu các tộc họ cùng nhau ôn lại truyền thống tốt đẹp của làng, trước khi bước vào dâng lễ tế theo nghi thức cổ truyền dân tộc. Sau lễ thỉnh văn khai mạc lễ hội tại đình, mọi người đổ xô ra bờ sông để xem thi lắc thúng – một môn thể thao mang đậm sắc thái sinh hoạt vùng biển.
Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tới ngày 15 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: xã Trực Chính, Huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Triệu Quang Phục (tức Triệu Việt Hương).
Nội dung: Hội đình xã Trực Chính có tế lễ dâng hương cúng thành hoàng làng. Phần hội có tổ chức cuộc thi cúng của 18 giáp, thi làm bánh giầy, thi nuôi lợn béo.
Có lẽ bạn đã từng 1 lần có hoặc nhìn thấy đốm trắng trên móng tay của mình hoặc của người khác. Khi gặp trường hợp này, bạn nên chú ý ngay đến vấn đề sức khỏe bởi nó cảnh báo một bệnh lý mà nếu không để ý sẽ khiến bạn gặp trở ngại trong cuộc sống. Cùng Phong thủy số tìm hiểu xem vậy Hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì nhé.
Xem thêm:
+ Xem bói nốt ruồi trên mặt và cơ thể
+ Xem bói chỉ tay đoán tương lai vận mệnh của bạn
Trước hết, để tìm hiểu đúng Hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì thì chúng ta cùng tìm hiểu hạt gạo trên tay là gì đã nhé. Vì có thể nhiều bạn sẽ bị nhầm lẫn với các hiện tượng khác.
Hiện tượng hạt gạo trên móng tay là bạn sẽ thấy trên móng tay (không phân biệt ngón nào) xuất hiện một đốm màu trắng. Nó nằm trên trong móng tay nên bạn không thể xóa hay phủi đi được. Lưu ý rằng đốm này là tự thân tự xuất hiện, tránh nhầm lẫn với những cách chơi nail của nhiều chị em phụ nữ. Kích thước của nó thường bằng hạt gạo, đôi khi to hoặc nhỏ hơn. Do đó nó được gọi với tên là Hạt gạo trên móng tay.
Hạt gạo này tự sinh ra và khi biết cách điều chỉnh nó sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, việc xuất hiện hạt gạo này khiến nhiều người thắc mắc Hạt gạo trên ngón tay có ý nghĩa gì. Nếu bạn cũng đang quan tâm thì cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo đây.
Khi nói về hiện tượng hạt gạo trên móng tay hay cụ thể là Hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì thì nhiều người truyền tai nhau rằng, nếu xuất hiện hạt gạo ấy nghĩa là đang có người nhớ thương mình, có người yêu mến mình hoặc mình đang có cảm tình với một ai đó. Cách giải thích này tuy chưa có lời lý luận hợp lẽ nhưng lại là câu trả lời cho rất nhiều người có thắc mắc Hạt gạo trên ngón tay có ý nghĩa gì hiện nay.
Xét trên góc độ khoa học, y tế thì giải thích cho Hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì lại hoàn toàn khác biệt. Nó được xem là một dấu hiệu báo trước về tình trạng sức khỏe. Nếu tự nhiên bạn xuất hiện hạt gạo này mà không phải do va chạm, không phải do làm nail thì nó chính là hiện tượng Leukonychia.
Chỉ 1 đốm có thể không sao nhưng nếu nhiều hơn thì bạn cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của bản thân mình. Thường thì trong 1-2 tuần sẽ tự khỏi. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau xanh, tránh cắt hoặc sơn móng tay để che đi v.v
Câu trả lời cho Hạt gạo trên ngón tay có ý nghĩa gì như trên đã thỏa mãn thắc mắc của bạn chưa? Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có cách nhận biết cũng như khắc phục tình trạng này để đảm bảo về sức khỏe nhất nhé!
Tìm kiếm liên quan: hạt gạo trên móng tay, hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì, móng tay có hạt gạo, hạt gạo ở móng tay, bói hạt gạo trên móng tay, móng tay nổi hạt gạo
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Tam bảo được hiểu như là “ba ngôi báu”, và được kể ra bao gồm Phật, Pháp và Tăng. Phật là “ngôi báu thứ nhất”, hay Phật bảo, là đấng giác ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này. Pháp là “ngôi báu thứ hai”, là phương pháp tu tập do Phật truyền dạy. Tăng là "ngôi báu thứ ba" chỉ những chư tăng, là những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của đức Phật, hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ.
Theo phong tục cổ truyền, trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ Phật giáo, Tết nguyên đán, hoặc những ngày gia đình có việc hệ trọng, người Việt thường đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu khấn hồng ân chư Phật, chư đại Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng gia hộ cho bản thân và gia đình mạnh khoẻ, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hoà thuận, thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc v.v. Tuy nhiên, việc sửa soạn đi lễ chùa, hoặc sắm lễ vật để đi lễ chùa, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa mà người hành lễ phải tuân thủ
- Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
- Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
- Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Đệ tử con là ..........................................
Ngụ tại ......................................................
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ....................................(công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện.
1. Phòng khách nhiều cửa
Đây là điểm dễ phá phong thủy nhất, nhiều người muốn phòng khách được thông thoáng nên thường để rất nhiều cửa thông với các phòng, nhưng như vậy sẽ khiến phòng khách không thể hấp thụ khí, khó lưu giữ may mắn tài phú ở lại.
2. Két đối diện với cửa
Trong két chúng ta thường đặt vật có giá trị như: vàng bạc, tiền mặt, trang sức... những vật quý giá như vậy bạn nên đặt ở nơi an toàn chứ không nên đặt ở nơi mở cửa ra là nhìn thấy, như vậy sẽ khiến tiền tài lụi bại, không giữ được của cải.
3. Cửa trước và cửa sau cùng mở
Có một số ngôi nhà xây cửa chính ở cả trước và sau để tiện cho việc ra vào. Điều này cũng được nhưng bạn cần lưu ý là không nên để 2 cửa này cùng mở, nếu không sẽ rơi vào thế phá tài.
4. Vòi nước hướng thẳng cửa ra vào
Trong phong thủy thì nước tượng trưng cho tài, nếu nhà có vòi nước hưởng thẳng cửa ra vào thì nước sẽ chảy ra phía ngoài cửa, về mặt phong thủy gọi là phá tài.
5. Nhà có nhiều vết nứt
Nếu trên tường phòng ngủ và phòng khách nhà bạn có vết nứt nghĩa là tài vận không tốt, cần phải đặc biệt chú ý. Đây là dấu hiệu tài vận bị hạn chế.
6. Đồ dùng nhà bếp hư hỏng
Trong phong thủy, đồ dùng nhà bếp đại diện cho sự giàu có, nếu bát ăn cơm, nồi niêu... có dấu hiệu hư hỏng thì tốt nhất bạn nên thay nó, bởi sự hỏng hóc đại diện cho sự nghèo túng.
7. Không biết "tôn trọng" đồng tiền
Thiếu tôn trọng tiền có nghĩa thiếu tôn trọng tài vận. Không biết ‘tiếc’ tiền, thì cũng sẽ khó có tài vận tốt. Bình thường các nhà buôn bán không để ý đến những khoản tiền nhỏ, nên đôi khi tiền trên tay hay mất, tiền trên người cũng cạn sạch, nếu không chú ý cách tiêu tiền, cách giữ tiền thì tài vận sẽ bị hạn chế.
Kunie (theo lnka)
► Gửi ngay những lời chúc thi tốt đến bạn bè và người thân của bạn. |
No.1 Tuổi Thìn
Thiếu tính sáng tạo, cuộc sống của người tuổi Thìn thường rập khuôn theo những cái gì có sẵn. Thậm chí, trong nhiều vấn đề, họ luôn cần người vạch sẵn kế hoạch, “điểm mặt, chỉ tay” những gì cần làm thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Tất nhiên, không ai có thể phủ nhận được sự chăm chỉ, nỗ lực của con giáp này trong công việc, cuộc sống sau khi đã nhận trách nhiệm.
Kết quả là mọi thứ diễn ra với người tuổi Thìn vẫn suôn sẻ. Hơn nữa, họ gặp nhiều may mắn nên ít ai nhìn nhận ra bản chất thật của con giáp này. Nếu để “tự lực cánh sinh”, người tuổi Thìn sẽ gặp nhiều khó khăn, hoặc chỉ làm được những cái đã đi vào lối mòn.
No.2 Tuổi Tỵ
Đa phần người tuổi Tỵ được sinh ra trong gia đình có điều kiện khá giả hoặc không thì cũng được bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất để học hành, sinh hoạt thường nhật. Ngay từ nhỏ họ đã nhen nhóm tâm lý sống trong nhung lụa, luôn có người hậu thuẫn để phát triển.
Dù sau này, người tuổi Thìn gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp, không phải lo toan tới kinh tế, họ vẫn cần ai đó làm chỗ dựa tinh thần hoặc tư vấn trước những quyết định lớn. Tính cách này sẽ gây ra nhiều rào cản khi họ làm ở vị trí cao.
No.3 Tuổi Ngọ
Cuộc sống của người tuổi Ngọ thường gặp nhiều bất trắc. Một trong những lý do là vì bản tính không thể tự lập được của họ. Trước những quyết định, họ quá cầu toàn và luôn dựa vào sự trợ giúp của người khác, nên con giáp này không chủ động kiểm soát được nhiều hoàn cảnh. Điều này dẫn tới khó khăn chồng chất khó khăn.
Đến độ tuổi chín muồi, những bài học, tổn thương từ quá khứ mới giúp họ ngộ ra được việc phải tự đứng vững trên đôi chân của mình mới gặt hái được thành công. Từ đó, thắng lợi liên tiếp sẽ đến với người tuổi Ngọ.
Mr.Bull (theo Dyxz)
1. Tốt
Tuổi nữ |
Tháng xuất giá tổt |
Tuổi nữ |
Tháng xuất giá tốt |
Sửu – Mùi |
Năm, Mười một |
Thìn – Tuất |
Tư, Mười |
Dần – Thân |
Bảy, Tám |
Tị – Hợi |
Ba, Chín |
Mão – Dậu |
Giêng, Bảy |
Tý – Ngọ |
Sáu, Chạp |
2. Được
Tuổi nữ |
Tháng xuất giá tốt |
Tuổi nữ |
Tháng xuất giá tốt |
Sửu – Mùi |
Tư, Mười |
Thìn – Tuất |
Năm, Mười một |
Dần – Thân |
Ba, Chín |
Tị – Hợi |
Bảy, Tám |
Mão – Dậu |
Sáu, Chạp |
Tý – Ngọ |
Giêng, Bảy |