Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Quẻ Chủ, Quẻ Hỗ, Quẻ Biến

- Quẻ chủ là quẻ lập lên ban đầu, gọi là quẻ gốc, biểu thị cho công việc ở giai đoạn đầu. - Quẻ biến là quẻ do quẻ chủ có hào động biến mà thành, biểu thị công việc ở giai đoạn cuối - Quẻ hỗ là quẻ lập từ việc chọn các hào trong quẻ chủ theo 1 nguyên tắc quy định, biểu thị giai đoạn giữa của công việc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 QUẺ CHỦ, QUẺ HỖ, QUẺ BIẾN

- Quẻ chủ là quẻ lập lên ban đầu, gọi là quẻ gốc, biểu thị cho công việc ở giai đoạn đầu.
- Quẻ biến là quẻ do quẻ chủ có hào động biến mà thành, biểu thị công việc ở giai đoạn cuối
- Quẻ hỗ là quẻ lập từ việc chọn các hào trong quẻ chủ theo 1 nguyên tắc quy định, biểu thị giai đoạn giữa của công việc.

- Trong chiêm đoán lấy quẻ thể làm quẻ chủ, quẻ dụng, quẻ hỗ, quẻ biến làm Ứng. Quẻ dụng quan trọng nhất, sau đó là quẻ hỗ, cuối cùng là quẻ biến. Quẻ hỗ chia ra quẻ hỗ của quẻ thể và quẻ hỗ của quẻ dụng. Nếu quẻ thể ở dưới thì quẻ hỗ ở dưới là quẻ thể, khi đó quẻ hỗ ở trên là quẻ hõ của quẻ dụng. Quẻ hỗ của quẻ thể là rất quan trọng, quẻ hỗ của quẻ dụng chỉ là thứ yếu của quẻ hỗ của quẻ thể mà thôi. quẻ biến cũng vậy.

Cách lập quẻ Hỗ như sau:
+ Lấy hào 2,3,4 của quẻ chủ lập thành quẻ hạ
+ Lấy hào 3,4,5 của quẻ chủ lập thành quẻ thượng

Ví dụ theo nguyên tắc trê ta có quẻ chủ và quẻ hỗ như sau:



- Nếu quẻ biến khắc thể thì sự việc chiêm đoán nhất định gặp rủi do. Nếu quẻ biến sinh thể, tỷ hòa với thể thì sự việc chiêm đoán nhất định là may mắn.

- Khi xem xét sinh khắc giữa quẻ thể, quẻ dụng, quẻ biến, quẻ hỗ thì cần xem các hành có khắc thực hay khắc giả, quẻ suy thì không sinh khắc được quẻ vượng. Nhưng quẻ suy lại có quẻ khác sinh phù thì lại sinh khắc được. Như vậy một quẻ suy có thể sinh khắc thực hoặc sinh khắc giả.

- Quẻ thể phải vượng và quẻ khắc thể phải suy thì mới tốt, Khí của quẻ thể phải vượng thì mới tốt

- Cần xem các quẻ cùng hành (đảng) của quẻ thể và quẻ dụng. Quẻ thể có nhiều đảng là tốt và quẻ dụng có ít đảng là tốt.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Quẻ Chủ, Quẻ Hỗ, Quẻ Biến

Chùa Cam Đan - dấu ấn hơn 600 năm của Phật giáo Tây Tạng

Phật giáo Tây Tạng có những ngôi chùa mang tầm vóc lịch sử, văn hóa và tôn giáo trải qua hàng trăm năm, nổi bật nhất là chùa Cam Đan ở thủ đô Lhasa.
Chùa Cam Đan - dấu ấn hơn 600 năm của Phật giáo Tây Tạng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phật giáo Tây Tạng được coi là hệ phái lớn và có nét đặc sắc trong Phật giáo nói chung. Nơi đây có những ngôi chùa mang tầm vóc lịch sử, văn hóa và tôn giáo trải qua hàng trăm năm, nổi bật nhất là chùa Cam Đan ở thủ đô Lhasa. 


► Mời các bạn tra cứu: Lịch vạn niên, lịch vạn sự chuẩn nhất tại Lichngaytot.com

Chua Cam Dan - dau an hon 600 nam cua Phat giao Tay Tang hinh anh
 
Chùa Cam Đan là một trong nhưng ngôi chùa mang những đặc trưng không lẫn vào đâu được của Phật giáo Tây Tạng, được coi là ngôi chùa đứng đầu trong 6 ngôi chùa lớn nhất ở đất nước sùng Phật này. Chùa Cam Đan nằm ở phía Đông thủ đo Lhasa, bên trong khe núi Bhor.   Chùa Cam Đan được xây dựng từ thế kỉ thứ 15, tương truyền là vào năm 1409, do đại sư Tông Khách Ba – người sáng lập giáo phái Cách Lỗ trong Phật giáo Tây Tạng khởi xướng. Vì thế mà chùa Cam Đan có vị trí cực kì đặc biết đối với Phật giáo Cách Lỗ ở Tây Tạng.   Nơi đây tập trung hơn 8000 tăng chúng, tụng kinh khẩn nguyện, mở rộng quy mô và ảnh hưởng của Phật giáo Cách Lỗ (hay còn gọi là Hoàng giáo). Truyền thuyết xưa kể rằng, Đại sư Tông Khách Ba mang theo 3 chồng ngói, cát cùng với 8 vị học trò tới vùng núi Bhor thăm dò địa hình. Tới vị trí của chua Cam Đan ngày nay thì thấy cảnh núi non hùng vĩ, thích hợp để tu tập bèn dừng lại dùng ngói và cát xây dựng miếu. Riêng đại điện Xích Thỏa Khang, phải mất tới hơn 70 năm mới xây dựng xong.
Chua Cam Dan - dau an hon 600 nam cua Phat giao Tay Tang hinh anh
 
Sau khi khánh thành, Đại sự Tông Khách Ba đảm nhiệm vị trí trụ trì đầu tiên của chùa Cam Đan, tập hợp về hơn 500 đồ đệ, tiến hành nghi thứcThịnh Đại Khai Quang cực kì long trọng. Theo thời gian, chùa Cam Đan ngày một mở rộng về quần thể kiến trúc và số lượng tăng chúng tu tập, trở thành địa chỉ truyền bá Phật giáo Tây Tạng Cách Lỗ lớn nhất cả nước.
  Chùa có kiến trúc Raki tiêu biểu, màu đỏ thẫm đặc trưng, tất cả các điện đều xây dựng phục vụ cho việc tu tập, thanh tịnh của chúng tăng. Giới luật nghiêm ngặt, tính chất học thuật đậm nét, ảnh hưởng tư tưởng sâu rộng,  chùa Cam Đan có vị trí trọng yếu về chính trị, tôn giáo, kiến trúc và nghệ thuật.    Năm 1961, chùa Cam Đan được xếp hạng là di vật văn hóa cần bảo vệ cấp quốc gia. Hiện nay, trải qua những thăng trầm, biến chuyển của thời gian, lịch sử, nơi đây vẫn sừng sững như là biểu tượng bền bỉ, mạnh mẽ và hướng thiện của Phật giáo Tây Tạng giữa thủ đô Lhasa kì bí.
Kì vĩ thung lũng đỏ Phật giáo Larung Gar trước ngày bị phá dỡ Chiêm ngưỡng thung lũng Phật giáo lớn nhất thế giới Dấu ấn tâm linh trong tục thiên táng của người Tây Tạng

Trần Hồng

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Cam Đan - dấu ấn hơn 600 năm của Phật giáo Tây Tạng

Bí quyết tán gái dành cho 12 sao nam

Hầu hết các sao nam thường chủ động trong việc tỏ tình, nhưng cũng không ít trường hợp ngại ngùng, không nói nên lời. 12 sao sẽ có 12 bí kíp
Bí quyết tán gái dành cho 12 sao nam

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 Hầu hết các sao nam thường chủ động trong việc tỏ tình, nhưng cũng không ít trường hợp ngại ngùng, không nói nên lời. 12 sao sẽ có 12 bí kíp "cưa đổ nàng", chẳng ai giống ai cả.


Bạch Dương 
 
Bạch Dương sở hữu một nụ cười toả nắng, chính vì vậy, chỉ cần Bạch Dương ngỏ lời mời nàng đi ăn tối thì lời nói dịu dàng kèm theo một nụ cười để lộ hàm răng trắng sáng sẽ khiến nàng ngất ngây và bối rối chẳng tìm ra được lý do gì để từ chối cả. 
 
Kim Ngưu 
 
Kim Ngưu có khả năng chinh phục phái đẹp nhờ vào giọng nói trầm ấp và ánh mắt lôi cuốn. Khi mà Kim Ngưu đã quyết tâm thì chẳng cô gái nào có thể từ chối. Một món quà nhỏ và một lời tỏ tình chân thành sẽ là khởi đầu quá tuyệt cho một tình yêu mới.

Song Tử

Song Tử lạnh lùng nhưng lại vô cùng có khí chất. Thế nên, chẳng cần làm gì, chỉ cần hai tay nhét túi quần và hỏi “Em có thể mời anh một bữa cơm không?” là đã khiến các nàng đổ rầm rầm rồi. Dù sao thì người ta là soái ca cơ mà, từ chối làm sao được hehe.

Tuyet chieu tan gai danh cho 12 sao nam hinh anh
Ảnh minh họa
  Cự Giải 
 
Cự Giải không có thói quen chủ động “cầm cưa” vì họ thường không tin vào tình cảm của mình. Thế nên, họ thường chờ cơ hội, khi có một người con gái tới và tỏ tình thì Cự Giải chẳng ngại ngần mà đồng ý ngay.   Hỡi các cô gái, nếu đang cảm nắng một anh chàng Cự Giải thì nhanh chóng tiến tới đi nhé, chứ người ta chẳng chủ động đâu! 

Sư Tử 
 
Sư Tử là người có khí phách. Khi đã đưa ai đó vào tầm ngắm thì Sư Tử sẽ lên kế hoạch thật chi tiết, xuất hiện với hình ảnh không thể hoàn hảo hơn. 
 
Lần gặp mặt đầu tiên: Cầm tay thôi và nhẹ nhàng “Làm bạn gái anh nhé?”
 
Lần thứ hai: Ôm lấy bờ vai “Như thế này em sẽ không cảm thấy lạnh nữa đúng không?” (Cho dù lúc đó đang là mùa hè hic hic)
 
Lần thứ ba: Quỳ xuống, cầm tay nàng và nói “Em hãy lấy anh nhé?” 
 
Có ai mà từ chối được cơ chứ?   Xử Nữ
 
Nam Xử Nữ thích những cô gái kiểu con-nhà-lành, nên khi lên kế hoạch tấn công thì Xử Nữ cũng không quá dồn dập, mà sẽ giữ một khoảng cách nhất định để người ta có thể cảm nhận được mình cũng là con-nhà-lành chứ không phải dạng công tử ham chơi. Tuy giữ khoảng cách nhưng tần xuất Xử Nữ xuất hiện trước mặt người ta cũng sẽ dày lên và dần dần… Chiến thuật này mang tên “Mưa dầm thấm lâu” hoặc “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. 
 
Thiên Bình
 
Thiên Bình tỏ ra là người khá chiều bạn gái. Anh ấy sẽ đưa nàng đi ăn những món ăn nàng thích, đưa nàng đi shopping, đi xem phim, thỉnh thoảng hai người còn có những chuyến du lịch xa. Sau một thời gian, khi cảm thấy thời cơ đã chín muồi, Thiên Bình sẽ đưa cô ấy tới một nơi thật lãng mạn, có thể là một cánh đồng cỏ lau, cũng có thể là trong một bữa tối tại một nhà hàng sang trọng, bên ánh nến lãng mạn và ly rượu vang ngọt ngào, rồi nhẹ nhàng tỏ tình và đặt lên môi nàng một nụ hôn. Nàng sẽ bị chinh phục bởi sự tuyệt vời của Thiên Bình.
 
Hổ Cáp
 
Hổ Cáp sẽ tiếp cận nàng bằng cách chỉ xuất hiện những lúc nàng gặp khó khăn và rắc rối (không phải ngẫu nhiên nha, do Hổ Cáp sắp xếp cả đấy). Rồi sau mỗi lần anh hùng cứu mỹ nhân thì nàng lại nghiêng ngả thêm một chút, tất nhiên cuối cùng, điều gì đến cũng sẽ phải đến, người tốt như vậy, sao có thể không động lòng chứ. Nhân Mã
 
Nhân Mã là một lãng tử đào hoa, có nhiều kinh nghiệm về tình trường, danh sách bạn gái đã không thể đếm được. Tuy nhiên, trước những lời nói có cánh và vẻ bề ngoài lãng tử phong lưu thì các cô nàng vẫn không thể tránh được tấm lưới mà Nhân Mã đã chủ đích giăng ra.
Ma Kết
 
Ma Kết có cách tỏ tình không giống người bình thường, sẽ có một chút gì đó nghệ thuật kết hợp với sự lãng mạn. Ví dụ như sẽ thu âm ca khúc “Làm vợ anh nhé!” rồi bật cho nàng nghe, hoặc tặng nàng bức ảnh chụp nàng một khoảnh khắc nào đó kèm theo lời nhắn “Em là tất cả thế giới của anh”. Như vậy, thử hỏi có ai là không động tâm cho được?
 
Bảo Bình
 
Bảo Bình không tấn công dồn dập và sẽ đi từ từ, từ những câu chuyện phiếm về sở thích, về cuộc sống, về gia đình, bạn bè… sau khi biết chắc đối phương cũng có tình cảm với mình thì liền đi vào thẳng vấn đề. Bí kíp này gọi là “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. 
 
Song Ngư
 
Song Ngư nhút nhát, chẳng dám đi tỏ tình một mình mà phải kéo theo một đội quân hùng hậu. Có thể là nhảy flashmob trước cổng nhà nàng hoặc nhờ bạn bè xếp nến thành hình trái tim, ở trong có chữ I LOVE YOU, và Song Ngư sẽ đứng trong trái tim đó, tay cầm bó hoa tặng nàng và nói lời tỏ tình. Với các cô nàng, đây chẳng phải là giấc mơ sao?
 
► Xem thêm: Bí mật 12 chòm sao, Horoscope được cập nhật mới nhất

Theo Meiguoshenpo
   
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bí quyết tán gái dành cho 12 sao nam

Khám phá tính cách Xử Nữ với ưu, khuyết điểm đặc trưng

Chia sẻ ưu điểm và khuyết điểm của chòm sao Xử Nữ một cách đầy đủ nhất đây!
Khám phá tính cách Xử Nữ với ưu, khuyết điểm đặc trưng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


5 uu, 5 khuyet chuan khong can chinh cua Xu Nu hinh anh
 
Ưu điểm của Xử Nữ

1. Thực tế, chính xác, tỉ mỉ, chòm sao Xử Nữ không bao giờ có mơ ước viển vông, không bao giờ hành động thiếu kiểm soát.
 
2. Thận trọng, có trách nhiệm, trình tự, hiệu quả cao, là chỗ dựa đáng tin cậy.
 
3. Khiêm tốn, có năng lực thực tiễn, nói ít làm nhiều, hăng hái cần cù, người cung Xử Nữ đã nhận làm gì thì làm cho kì được, đến nơi đến chốn, nhất định không bỏ dở.
 
4. Có tinh thần cống hiến với công việc chung, khả năng tổ chức tốt.
 
5. Ôn hòa, nhã nhặn, thiện lương, nhạy cảm, biết cảm thông, là chòm sao tốt bụng bậc nhất vòng tròn hoàng đạo. Xử Nữ thường xuyên làm việc thiện, giúp đỡ người khác mà không mong hòng báo đáp.
 
Nhược điểm của Xử Nữ

1. Đam mê hoàn hảo, lo lắng thái quá, yêu cầu cao bất bình thường, hay xét nét.
 
2. Tầm nhìn hạn hẹp, tâm địa hẹp hòi, không có ý chí cao rộng, hay nhận xét phiến diện và thích thu lợi về mình.
 
3. Cổ hủ, máy móc, giáo điều, khó chấp nhận cái mới, cái tiến bộ khiến chòm sao Xử Nữ thường bị chỉ trích.
 
4. Nói nhiều, lải nhải không ngớt, chuyện bé xé ra to, hay rao giảng cho người khác.
 
5. Quan trọng hóa vấn đề, câu nệ tiểu tiết, kém hòa đồng, hoài nghi, quỵ lụy cũng là tính xấu khó bỏ của Xử Nữ.

► Xem thêm: Bí ẩn 12 cung hoàng đạo và Mật ngữ 12 chòm sao mới nhất

Ngọc Bích (Theo Horoscopecompatibility)
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Khám phá tính cách Xử Nữ với ưu, khuyết điểm đặc trưng

Xem cách bài trì bàn thờ Thần Tài và đặt hướng đúng rước lộc vào nhà

Đầu năm đón tài lộc nhờ cách bài trí bàn thờ Thần Tài, cách đặt và hướng bàn thờ đúng theo phong tục cổ truyền sẽ mang lại may mắn và tài lộc trong năm
Xem cách bài trì bàn thờ Thần Tài và đặt hướng đúng rước lộc vào nhà

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo tín ngưỡng dân gian, thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là những gia đình buôn bán, kinh doanh đều có bàn thờ thần tài, để cầu xin thần tài cho mua may bán đắt, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.

Người đời quý trọng tiền bạc nên tôn sùng thần tài. Những nhà kinh doanh đều lập bàn thờ thần tài, đặc biệt, bàn thờ thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên nền nhà.

Nguyên tắc đặt bàn thờ thần tài là phải ỏ vị trí phải quan sát hết được hết sự vào ra của khách. Bàn thờ thần tài quan trọng phải tiếp âm, ở dưới đất, bàn thờ thần tài phải được đặt ỏ tầng một. Nhưng dù đặt như thế nào thì trước mặt bàn thờ cũng phải quang đãng, sạch sẽ. Thường nên để sẵn một lọ nước hoa, vào ngày mùng một hay rằm hàng tháng thì lại xức vào bàn thờ cho thơm.

Hướng bàn thờ thần tài

Về hướng vẫn tuân thủ theo nguyên tắc người ở mệnh nào thì hợp trạch mệnh đó, đặt theo hướng tốt của chủ nhà, có thể đặt theo cách hướng lấy dòng khí bên ngoài khi vào nhà. Bạn có thể dùng phương pháp điểm Thần sát để tính, chọn lấy các cung Thiên lộc, Quý nhân để đặt vị trí bàn thờ.

Thiên lộc: Lộc là phương Lâm quan của Tuế can, tính của Ngũ hành, Lâm quan tới cát. Lâm quan là thời đang lên, là đúng sinh thành, ỏ tại lộc mà chưa tới vượng, bỏi đã ở vượng thì thành thái quá, có thể chuyển thành hung bại.

Lộc là cách có Lộc ra chính môn. Nhà có cách này là cát khánh, rất tốt. Lộc ra chính Môn sẽ đem lại nhiều may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, điền trang vượng. Thường sinh người béo tốt, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng, kinh doanh giỏi, làm ăn phát đạt. Tuy nhiên cũng cần phải lánh xa sinh vượng lộc, tránh không vong tử, tuyệt. Nếu mộ, không vong, tử, tuyệt thì khí tán, không tụ, là vô dụng. Có lộc cũng như không.

Tài sản dù có như nước, rồi cũng tiêu tan hết, gọi là lộc tuyệt. Nếu gặp Thai khí thì mặc dù vẫn phát đạt, nhưng con trai tài hoa mà kiêu ngạo, con gái nhỏ thì khả ái nhưng ngỗ nghịch. Trong gia đình hay sinh cãi vã, mất đoàn kết, gia đạo chẳng yên. Lộc cung là cát cung, vì vậy ngoài cách đặt cửa chính ra, còn có thể đặt cửa phụ, nhà bếp, phòng khách, phòng làm việc, bàn thò, giường ngủ. Tất cả được Lộc đều tốt. Tuy nhiên Lộc phải ỏ đúng cung tài, là “lộc cư lộc”, mới thật là đắc cách, mới thật sự là đại cát.

Quý Nhân là vị thần đứng đầu cát thần, hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà cổ thể trấn được phi phù.

Nhà có chính môn ra Quý là cát khánh, gia đạo bình an, hòa thuận, hỷ khí đầy nhà, luôn gặp may mắn. Quý nhân là sao cứu trợ, là thần giải tai ách, nên nhà ra Quý nhân là gặp vỉệc có người giúp đỡ, gặp ách có người giải cứu, gặp hung hóa cát. Sự nghiệp hiển vinh, công danh thành đạt, dễ thăng quan, tiến chức, học hành thi cử đều tốt đẹp.

Quý nhân gặp sinh, vượng, thường sinh người hiếu lễ, khôi ngô, tướng mạo phi phàm, tính tình nhanh nhẹn, lý lẽ phân minh, không thích mẹo vặt, thẳng thắn mà ôn hòa, khôi ngô tuấn tú. Nếu ngộ không vong, tử, tuyệt thì nguồn phúc giảm đỉ nhiều, hoặc nếu có mắc nạn cững khó tránh, bởi nguồn cứu giải kém hiệu lực, người và gia súc bị tổn thất, kiện cậo, thị phi. Lại hay sinh người tính tình cố chấp, bảo thủ mà suốt đời vất vả, không nên người. Quý nhân ra thai khí, nam, nữ tuy thông minh, tuấn tú, nhưng nam thì hiếu sắc, nữ thì dâm đãng, gia đạo chẳng yên, lại hay mắc bệnh tật và trong nhà xảy ra nhiều điều không như ý.

Quý nhân là cát khí rất tôn quý, nên ra vào cung nào cũng Tất tốt, ngoài cách đặt cửa chính ra còn có thể đặt cửa phụ, nhà bếp, phòng khách, phòng làm việc, bàn thờ, giưòng ngủ đều tốt. Đặc biệt bàn thờ đặt trên cung Quý nhân là đại cát khánh, như vậy sẽ được âm linh phù trợ. Không được để phòng tắm, nhà vệ sinh vào cung Quý nhân, vì như vậy sẽ bị họa hại liên miên, nữ nhân cộ thể bị thiếu máu, động thai, sinh con dù có đẹp đẽ nhưng cũng dấn thân vào con đường ô nhục, làm điếm, cuốỉ cùng phải tự vẫn. Tài sân tiêu tan, yêu ma hoành hành, gia đình có ngưòi bị cướp bóc, chém giết thảm khốc, bệnh tật đau khổ triền miên. Nếu đặt phòng vệ sinh vào cung Quý nhân thì hung hiểm.

Sơ đồ bài trí bàn thờ Thần Tài, bao gồm tượng Thần Tài, bài vị, tượng thần Thổ Địa, lọ đựng hương thắp, bát hương đặt chính giữa, lọ cắm hoa, địa gạo muối, nước và rượu, ngoài ra có ông Cóc ngậm tiền quay mặt vào trong nhà nữa:

THẦN TÀI

 

BÀI VỊ

 

THẦN THỔ ĐỊA

     

LỌ ĐỰNG HƯƠNG THẮP

 

BÁT HƯƠNG

 

LỌ CẮM HOA

     

ĐĨA ĐỰNG GẠO MUỐI, NƯỚC, RƯỢU

 

CÓC BA CHÂN

 

ĐĨA ĐỰNG ĐỒ CÚNG KHÁC

Lọ đựng hương thắp và lọ cắm hoa: Lọ để hương thắp và lọ cắm hoa thường làm bằng sứ, nhưng có gia đình làm bằng chất liệu đá xanh. Hoa dùng để thờ nên dùng hoa tươi, không nên dùng hoa khô. Trong lọ hương thắp, có thể cắm các cành lộc đi lễ chùa, đền.

Bát hương: Bát hương thường làm bằng ba chất liệu cơ bản, bằng sứ, kim loại, đá (ngọc). Khi bôc bát hương, phụ nữ phải sạch sẽ, không bị kinh nguyệt, nam giới không được uống rượu, ăn thịt chó, quan hệ với người khác giới, nếu không sẽ mất đi sự linh nghiệm nhất định. Cốt bát hương gồm có giấy bát hương ghi rõ địa chỉ, thần tài, bọc lấy phần cốt bên trong gồm vàng bạc, vụn đá đỏ. Tro phủ lên trên cốt phải được giữ sạch sẽ không được ẩm mốc, đế ở nơi khô thoáng. Sau khi bốc xong nên nhờ các bậc đức minh sư khai quang hoặc mang lên chùa để trên ban đức ông khoảng 1 tuần thì mới mang về nhà. Không được dùíig khăn ướt để lau bàn thờ, vì bàn thờ mệnh Hỏa, mà Thủy khắc Hỏa, không tốt.

Đĩa đựng ba chén gạo muối, nước rượu: Dùng để mới khi thắp hương khấn vái thần tài. Khi cúng xong hương đã tàn có thể dùng muối gạo vãi ra tứ phía có nghĩa phân phát cho chúng sinh, còn nước đổ đi, rượu có I thể tưới lên tiền vàng đã hóa xong. Chú ý không được đổ nước lên vàng mã đã hóa. Có nơi dùng ba lọ đựng gạo, muôi, nước chỉ đổ đi khi làm lễ tất niên, thức cúng thì thay bằng 5 chén đựng nước (rượu) tượng trưng cho Ngũ hành.

Đĩa đựng đồ cúng khác: Yêu cầu chuyên dụng làm đồ cúng, không vì tiện dụng nhất thời mà đem ra sử dụng trong khi ăn cơm, sau lại rửa sạch để làm đồ cúng. Điều đó khiến cho thức ăn cúng không còn trai tịnh. Không nên giết mổ các loài động vật vào mùng 1 và ngày rằm, nếu bất khả kháng thì ra chợ mua đồ đã mổ sẵn. Có thể dùng 5 hoặc 7 loại quả để thay thế. Hoa quả mua về phải rửa sạch, để khô nước mới bày lên bàn thờ.

Cóc ba chân: Theo truyền thuyết Trung Quốc, cóc ba chân còn có tên gọi là Thiềm Thừ, vốn là một con yêu tinh được tiên ông Lưu Hải thu phục. Sau đó, nó theo tiên ông tu hành không làm hại người, học được phép thuật hành thiện, thường nhả tiền giúp đỡ mọi người trong nhân gian. Vì vậy nó được mọi người tôn sùng, coi là một con vật phong thủy về tài lộc, cát tường.

Cóc ban chân ngậm đồng tiền cổ (tốt nhất là loại Càn Long thông bảo, hoặc ít nhất đồng tiền đó đã xuất hiện trên 100 năm) đang quay đầu vào nhà, khi nhìn kỹ hơn ta sẽ thấy trên đầu con cóc có hình lưõng nghi, tức là hình tròn, bên trong vòng tròn có hình tượng như hai con cá quay đầu lại với nhau, giống như hình ở trung tâm của gương Bát quái.

Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt, người ta gọi là chòm sao Đại hùng, bên cạnh lưng cóc có mang theo hai xâu tiền cổ và 3 chân cóc đạp lên hai lớp tiền cổ, chỉ có 3 chân, chứ không phải là 4 chân như cóc bình thường, chân thứ ba của nó mọc từ hậu môn.

Cóc ba chân được làm từ rất nhiều chất liệu như đồng, đá, bằng ngọc. Bằng đá, ngọc là tốt nhất vì các chất liệu này thuộc hành Thổ mà ở Bát vận thì Thổ vượng tướng.

Cóc ba chân chỉ có thể đặt ở bàn thò thần tài, không nên đặt trong phòng tắm, phòng vệ sinh, điều đó dẫn đến hệ quả cóc hấp thụ khí xấu trở thành hung vật có hại đến phong thủy.

Cách sử dụng cóc ba chân theo thời gian. Buổi sáng trưóc giờ đi làm bạn có thể quay đầu cóc ra ngoài, sau giờ đi làm về nhà bạn quay đầu cóc vào trong bàn thờ vì nó chỉ ăn tiền nhưng không bài tiết. Tốì về đến nhá là nhả tiền đã nuốt ra cho thân chủ.

Những điều nên và không nên ở phương tài vị

– Phương tài vị tối kỵ nước. Vì nơi đây là cát thần tọa vị, nay ta đem nước đến là “cát thần lạc thủy”, tốt lại thành xấu.

– Phương tài vị nên sáng sủa, quang minh, không thể để tối ám. Sáng là năng lượng dương, thích hợp với dương khí. Sinh khí không ưa nơi tối tăm, nên phương này tuyệt đốì không nên để tối, nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì nên lắp thêm đèn.

– Phương tài vị phía sau nên có tường che chắn, không thê trổ cửa, trổ cửa sổ, có vậy mới hợp cách cục tàng phong tụ khí, tài vận mới tụ được.

– Phương tài vị tối kỵ bị các vật nhọn xung xạ đến như cạnh bàn, cạnh tủ… sẽ làm tổn hại tài khí nơi đó.

– Phương tài vị nên bày cây xanh là tốt, phải nhố là trồng loại cây luôn luôn xanh tươi, tốt nhất là các loại cây trồng bằng đất bùn, không thích hợp các loại cây trồng trong nước. Nên chọn các loại cây lá to, dày, lá xanh mãi như cây Vạn niên thanh.

– Phương tài vị tối kỵ đặt các vật nặng như tủ sách, kệ sắt, máy móc nặng sẽ làm tôn hại đến tài vận.

– Phương tài vị tốt nhất nên đặt bàn ngồi ở đấy, để cả nhà thường xuyên ngồi ở đó, hít thở không khí của tài vị hay nói cách khác lạ được thấm nhuần nguồn tài khí nơi đó, sẽ giúp ích cho tài vận người trong nhà.

– Phương tài vị không nên để tối tăm, vì u tối thì sinh khí không sinh sôi được, sẽ ảnh hưởng đến tài vận.

– Phương tài vị là nơi cát thần tọa vị nên kỵ ô uế, dơ bẩn. Vì vậy không thể để vật ô uế, bụi bặm nơi đây

– Phương tài vị nên đặt vật hay biểu tượng cát tường. Bởi phương này là nơi vượng khí ngưng tụ, nếu ta đặt thêm một biểu tượng cát khánh thì tốt càng thêm tốt.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem cách bài trì bàn thờ Thần Tài và đặt hướng đúng rước lộc vào nhà

Sưu tầm về Dịch thuyết

Một bài viết tổng hợp về Kinh Dịch của cụ Hà Uyên. Rất hay!
Sưu tầm về Dịch thuyết

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Dịch dĩ đạo âm dương

"Dịch dĩ đạo âm dương" chỉ rõ nét đặc sắc của Kinh Dịch, trình bày về lý âm dương. Câu này, có xuất xứ trong Trang Tử - Thiên hạ luận, nguyên văn cả câu là: "Thi bày tỏ cái chí, Thư là để thuật lại công việc, Lễ là để hướng dẫn hành động, Nhạc là để dẫn dắt chí tuệ. Dịch nói về lý âm dương, Xuân Thu chỉ rõ danh phận".

Trang Tử - Thiên hạ thiên viết: "Dịch là để nói về âm dương". Sử ký - Thái Sử công tự tự viết: "Dịch làm sáng tỏ trời đất, âm dương, tứ thời, ngũ hành. Cho nên Dịch sở trường ở chỗ biến". Những lời đó đều nói về tôn chỉ căn bản của Dịch, là vạch rõ quy luật tự nhiên biến hóa của âm dương. Hàn Khang Bá - Hệ từ truyện chú kế thừa Vương Bật lấy Lão Trang để giải thích tông chỉ của Dịch, viết: "Đạo nhất âm nhất dương gốc ở Hư vô. Lại nói: Đạo là gì? Đó gọi là Vô. Không có gì không thông, không có gì là không bắt nguồn từ đó, cái đó gọi là Đạo. Đã là tịch nhiên vô thể, thì không thể là Tượng, phải vận dụng hết "Hữu" thì "Vô" mới hiển dụng. Cho nên đến như "Thần vô phương nhi Dịch vô thể", thì Đạo có thể thấy được vậy. Bởi thế, cùng biến thì tận thần, nhân thần mà minh đạo, âm dương tuy khác nhau, nhưng đồng nhất ở Vô. Ở âm mà vô âm, âm do đó sinh ra; ở dương mà vô dương, dương do đó mà hình thành, cho nên nói 'nhất âm nhất dương' vậy".

Tư Mã Thiên, người thời Tây Hán nói "Dịch dĩ đạo hóa". Ông cho rằng, nội dung đặc sắc của Kinh Dịch là ở chỗ nó nêu lên cái lý biến hóa của sự vật, cho nên ông nói: "Lễ là để ước chế lòng người, Nhạc là để khởi phát cái hòa, Thư là để hướng dẫn công việc, Thi là để biểu đạt tâm trạng, Dịch là để chỉ ra sự biến hóa, Xuân Thu là để chỉ ra cái 'nghĩa'. Kéo đời loạn đưa trở về ngay chính, không gì hơn là đọc Xuân Thu".

Hệ Từ - Hạ truyện viết: "Thần diệu biến hóa, khiến cho dân noi theo"; và, "Thấu hiểu được lẽ thần diệu, biết được lẽ biến hóa, đức sẽ lớn mạnh vậy".

Sử ký - Hoạt kê liệt truyện tự Khổng Tử nói: "Lục nghệ, quy về nói từng thứ một thì, Lễ là để chế ước con người, Nhạc là để khởi phát cái 'hòa', Thư là để hướng dẫn công việc, Thi là để diễn đạt tâm trạng, Dịch là để tỏ rõ thần kỳ biến hóa, Xuân Thu nói về cái nghĩa. Thái sử công nói: Đạo trời lồng lộng, chẳng lớn lắm sao? Trong cái lời nói vi diệu ấy, cũng có thể hiểu được".

Hệ Từ - Thượng truyện viết: "Ôi, đạo của Dịch rộng thay, lớn thay! Lấy nó mà nói về việc ở xa thì không bao giờ cùng, lấy nó mà nói về việc ở gần thì bình thản chính đính, nó bao gồm đầy đủ cả mọi việc trong trời đất". (Phù dịch quảng hĩ, đại hĩ! Dĩ ngôn hồ viễn tắc bất ngự. Dĩ ngôn hồ nhĩ tắc tỉnh nhi chính. Dĩ ngôn hò thiên địa chi gian tắc bị hỉ). Việc lập ra quẻ, từ gốc đến thân, từ thân ra cành, tự nhiên thuận hành, đủ trời đất người, có phân có hợp, có tiến có thoái, có ngang có dọc, có thuận có nghịch, v.v...nhưng không có gì, đi mà không lại, tới mà không lui, thấu hiểu tự nhiên.

Khổng Dĩnh Đạt - Chu Dịch chính nghĩa nói: "Câu trên là muốn chỉ rõ tầm vóc quảng đại của Dịch lý. Lẽ biến hóa của Dịch thông khắp bốn phía xa, cho nên gọi là 'quảng'; nó thông tới tận trời, cho nên gọi là 'đại". Lại nói: "cái lẽ biến hóa của Dịch cùng cực u thâm, không bao giờ ngừng nghỉ", "cái lẽ biến hóa của Dịch, ở nơi gần, thì giữ được bình thản yên tĩnh mà chính đính, không hỗn loạn vậy".

Du Diễm - Chu Dịch tập thuyết nói: "Đạo Dịch rất quảng đại. Từ việc gần, việc xa, cho đến mọi việc trong trời đất này, không có gì không phải là Dịch. Lấy Dịch mà suy việc xa thì lý thông suốt, không hề trở ngại. Lấy Dịch mà bàn việc gần, thì lý đầy đủ rõ ràng ngay trước mắt, thản nhiên mà chính đính.Lấy Dịch mà bàn luận mọi việc trong vòng trời đất, thì lý lẽ của mọi sự mọi vật đều đủ cả trong đó. Có thể gọi là quảng đại vậy".

Lễ ký - Kinh giải viết: "Khiết tịnh tinh vi, Dịch giáo dã" (Trong sạch thuần khiết, tinh vi, đó là cái giáo lý của Dịch vậy). Chú giải cho câu nói này, Khổng Dĩnh Đạt - Lễ ký chính nghĩa viết: "Dịch cho rằng, đạo làm người ngay chính gặp điều lành, tà vạy ắt sẽ gặp điều dữ, không dâm lạm thái quá, như vậy gọi là 'khiết tịnh'; cùng lý tận tính, lời lẽ vi nhiệm thì gọi là 'tinh vi' vậy".

Dịch chi thất tặc

Câu nói này được viết trong Lễ Ký - Kinh giải. Ý nghĩa câu "dịch chi thất tặc" cho rằng nghiên cứu Dịch, nếu không biết tự tiết chế trong lời dạy của Dịch, thì sẽ có mối lo làm tổn thương tới Lý, làm hại tới vật. Làm người mà cung kính, không cẩu thả thì đủ để giúp cho nội tâm được chính trực. Hành vi thích hợp cũng đủ để giúp cho vẻ ngoài được đoan phương. Trịnh Huyền - Lễ Ký chú viết: "Thất, có nghĩa là không có khả năng tiết chế trong lời dạy của Dịch", lại nói "Dịch tinh vi, ái ố tương công, viễn cận tương thủ, tác bất năng dung nhân, cận vu thương hại". Nghĩa là: Đạo Dịch rất tinh vi, yêu ghét đối chọi nhau, xa gần chấp thủ nhau, vậy thì nó không thể chứa người khác ý, nếu không sẽ dẫn tới tai hại.

Khổng Dĩnh Đạt - Lễ Ký chính nghĩa viết: "Dịch chủ ở sự thuần tĩnh nghiêm chỉnh, xa gần chấp thủ nhau, yêu ghét đối chọi nhau, nếu không biết tiết chế, ắt sẽ bị tai hại". Khổng Dĩnh Đạt lại phân tích lời chú giải của Trịnh Huyền "Dịch tinh vi", ý muốn nói Dịch lý rất vi diệu sây sắc, cầu tránh xác đáng, không dung chứa người khác mình. Dịch nói "ái ố tương công" là để chỉ sáu hào của quẻ Dịch, hoặc hào âm cưỡi hào dương, hoặc hào dương nén hào âm, kề cạnh nhau mà không có sở đắc, gọi là "ái ố tương công". Nói "viễn cận tương thủ", là chỉ bỉ thủ có ứng là xa gần hợp nhau. Hoặc nếu xa mà không có ứng, gần mà không hợp nhau, thì không thể hòa hợp đến với nhau được.

Câu "tác bất năng dung nhân, cận vu thương hại", là ý muốn nói, nếu ý hợp nhau thì dù xa mà vẫn yêu nhau; nếu ý xa nhau, thì có gần mà vẫn ghét nhau, tức là không nên cùng với người không giống mình, nếu không sẽ bị tổn hại như bị giặc làm hại vậy.

Dịch khí tòng hạ sinh

Chu Dịch Càn tạc độ có câu: "Dịch khí tòng hạ sinh", nghĩa là Dịch lý thuyết minh quá trình phát sinh của sự vật, đều xuất phát từ sự vận động của "Khí"; mà sự sinh - thành của Khí đều thuận từ dưới lên trên, từ vi tế đến hiển hiện rõ ràng. Do vậy, 6 hào của các quẻ trong Dịch, đều được liệt theo thứ tự từ dưới lên trên.

Chu Dịch Càn tạc độ viết: "Vật do cảm nhau mà động, các vật cùng loại thì ứng với nhau, Khí của Dịch được sinh ra từ dưới". "Khí của trời đất tất có đầu có cuối. Vị trí của sáu hào đều từ dưới lên trên. Cho nên, Dịch bắt đầu từ cái Một, một phân ra hai, hai thông ở ba,... ở bốn, thịnh ở năm, kết thúc ở trên cùng".

Trịnh Huyền chú: "Dịch vốn không có hình, từ vi tế mà hiển hiện ra, khí từ dưới sinh ra, nên lấy hào dưới cùng làm khởi đầu vậy". "Dịch vốn không có hình thể, do Khí biến mà sinh ra cái Một, cho nên Khí từ dưới mà sinh ra".

Bàng thông

Điều lệ dịch học do Ngu Phiên đề xướng. Ý nói hai quẻ sáu hào so sánh với nhau, thể của hào âm dương khác nhau, tức là đây là dương thì kia âm, đây là âm thì kia dương, bàng thông với nhau từng cặp một. Ngu Phiên nói: "Quẻ Tỵ bàng thông với Đại hữu, quẻ Đại hữu bàng thông với quẻ Tỵ". Các quẻ khác giống như vậy.

Bàng thông là một trong những điều lệ quan trọng trong Dịch thuyết của Ngu Phiên. Xét, Văn ngôn truyện quẻ Càn nói: "Lục hào phát huy, bàng thông tình dã", ý nói hào của Dịch biến động chẳng dừng. Ngu Phiên đã căn cứ vào đây mà lấy danh từ "bàng thông", nhưng biến đổi ý nghĩa mà sáng tạo thành Dịch lệ của mình. Tới đời Minh thì Lai Tri Đức phát minh ra Tổng quái, Thác quái, được người đương thời gọi là "tuyệt học", trong đó Thác quái tức là áp dụng lệ Bàng thông của Ngu Phiên.

Trích dẫn

Sáu Hào phát huy biến động, biến thông tình - lý sự vật. Hào ở quẻ này là Âm, thì hào tương ứng của quẻ kia là Dương. Ở quẻ này là hào Dương, thì hào tương ứng ở quẻ kia là Âm.

Một sự vật nếu có thành tựu, thì sự vật ấy ắt phải đắc vị - đắc thời - đắc trung. Muốn duy trì một sự vật gì (?), thì chớ để nó phát triển tối đa, mà phải luôn cảnh giác phòng bị mặt trái của nó. Có như vậy, mới không nhận lấy mặt trái của nó.

Cho nên nói tình dã

Thành Ký tế định

Một trong những điều lệ Quái biến do Ngu Phiên đề xướng, nói rằng các hào vị bất chính đều sẽ biến thành chính, quẻ thành Ký tế, hào vị mới định.

CHI CHÍNH

"Chi" giống như nói "biến". "Chính", là chỉ hào âm cư âm vị - ngôi vi chẵn, hào dương cư dương vị - ngôi vị lẻ. Đây là một trong những điều lệ do Ngu Phiên đề xướng.

Trong quẻ, phàm hào vị nào bất chính đều cần phải biến cho thành chính, tức là điều mà Dịch truyện cho là "chính" và "đáng vị", cũng gọi là "chi biến". Theo điều lệ này, thì hào Sơ phải là dương, hào Nhị phải là âm, hào Tam phải là dương, hào Tứ phải là âm, hào Ngũ phải là dương, hào Thượng phải là âm. Khi quẻ sáu hào đều "chính", thì quẻ thành Ký tế, hào vị đã định, bởi vậy còn gọi là "thành Ký tế định". Ngu Phiên dùng thể lệ này để thuyết giải nhiều thể lệ biến của Dịch. Như quẻ Truân lời hào Lục Nhị là "Thập niên nãi phu", ông giảng là: "Khôn số thập, tam động phản chính, Ly nữ đại phúc, cố thập niên phản thường nãi phu, vi thành Ký tế định dã". Có nghĩa là: quẻ Truân, Chấn hạ Khảm thượng, duy có hào Tam bất chính, biến động đến chính, thành Ký tế mà hạ thể là Ly, thì mới có lời giải thích như trên". Lại như tượng truyện hào Cửu Nhị quẻ Vị tế viết: "Vị Sơ dĩ chính, Nhị động thành Chấn, cố thành chính", hào Cửu Tứ nói: "Động chính, đắc vị", hào Lục Ngũ nói: "Chi chính tắc cát", hào Thượng Cửu nói: "Chung biến chi chính, cố vô cữu". Nghĩa là quẻ Vị tế sáu hào đều thất chính, Ngu Phiên thuyết giải năm hào đều nên biến đến chính. Duy thiếu chỉ có một hào Lục Tam thì cũng theo lệ ngày mà suy ra.

Tam biến thụ thượng

Ngu Phiên đề xuất điều lệ Dịch học, chỉ hào thứ Ba biến, thì đổi vị trí cho hào Thượng, còn gọi là "Quyền" hay là "Quyền tượng". Chu dịch tập giải khi bàn về quẻ Gia nhân, dẫn lời Ngu Phiên nói: "Hào Tam đã biến, thì đổi vị trí cho hào Thượng. Đổi thì được đắc vị. Cuối cùng sẽ tốt". Lại dẫn Tượng truyện nói: "Chỉ hào Tam động. Hào Thượng đổi vị trí với hào Tam thành Ký tế định". Đây là nói quẻ Gia nhân chỉ có hào Thượng Cửu là thất chính, thì lấy hào Cửu Tam đã chính, biến thành hào âm, đổi vị trí với hào Thượng Cửu, thì sau hào đều chính mà thành Ký tế.

Xét thấy, lệ này của Ngu Phiên, lời chú ở sách Chu dịch tập giải đã dẫn, chỉ thấy có hai quẻ Gia nhân và Tiệm, đều thuộc quẻ mà hào Tam và hào Thượng là hào dương. Hào Tam là dương, vốn đã được chính, lại biến thành hào không chính, sau đó đổi ngôi vị với hào Thượng Cửu, khiến hai hào đều được chính. Phép này ngược với lệ: "Chi chính thành Ký tế". Bởi vậy, Ngu Phiên mới tự đặt tên là phép Quyền nghi.

Chu dịch tập giải ở hào Thượng Cửu quẻ Tiệm dẫn chú Ngu Phiên, nói: "Hào Tam đã đắc vị, lại biến nhận với hào Thượng là quyền. Khổng Tử nói: có thể hợp đạo, không thể quyền nghi, cũng không lạ vậy".

Phản quái

Điều lệ Dịch học do Ngu Phiên đời Tam quốc đề xướng. Nghĩa là lấy 6 hào của quẻ 6 vạch đảo ngược lại thành quẻ khác. Như quái tượng quẻ Quán, đảo ngược lại thì thành quái tượng quẻ Lâm. Quẻ Quán và quẻ Lâm hỗ nhau, thành quẻ phản quái.

Người đời sau cũng gọi là quẻ "phản đối", gọi như vậy thấy không chính đính với học thuyết của Ngu Phiên, do vì chữ "đối" theo nghĩa âm đối dương hay dương đối âm, ví như quẻ Quán có quẻ đối là quẻ Đại quá.

Nhưng trong 64 quẻ của Kinh, có 8 quẻ gồm Càn, Khôn, Khảm, Ly, Di, Trung phu, Tiểu quá, Đại quá có hình quẻ đặc biệt, đảo ngược cũng không biến đổi, nên không có "phản quái".

Lý Đỉnh Tộ - Chu dịch tập giải ở phần quái từ quẻ Di, dẫn lời Ngu Phiên nói: "Phản phục không suy, cũng như Càn Khôn Khảm Ly Di Trung phu Tiểu quá Đại quá". Trong Dịch thuyết của Ngu Phiên, dùng rất nhiều thí dụ về "phản quái". Như Chu dịch tập giải, ở quái từ quẻ Thái, dẫn lời Ngu Phiên nói: "Phản là Bĩ. Ở quái từ quẻ Minh di lại nói: phản là Tấn. Ở quái từ quẻ Tiệm nói: phản thành Quy muội, v.v..." Xét, thể lệ phản quái, hoặc phản đối, thực ra là một trong những đặc trưng vốn có của hình thái 64 quẻ trong Kinh.

Tuân Sảng

Tuân Sảng (128 - 190), người Dĩnh Xuyên, Dĩnh Âm, này là thành phố Hứa Xương, tỉnh Hà nam, thời Đông Hán, tự là Từ Minh, còn có tên là Tư. Thủa nhỏ ham học, 12 tuổi đã đọc được Xuân Thu, Luận Ngữ, ông đam mê kinh truyện, không chúc mừng thăm viếng ai, được người đương thời gọi là "Tuân thị bát long, Từ Minh vô song", và được Thái úy Đỗ Kiều khen rằng "có thể làm thầy người khác".

Hậu Hán thư - Tuân Sảng truyện, thì trước tác rộng khắp các loại kinh, tử, sử cộng hơn trăm thiên của ông đều thất truyền. Về Dịch học theo cổ văn Dịch của Phí Trực, lấy Thập dực giải thích nghĩa Kinh, ông đã sáng tạo nghĩa lệ đặc trưng "Càn Khôn thăng giáng", kết hợp dùng cả thể lệ quái biến, tiêu tức để giải thích yếu chỉ của Kinh, tác phẩm Dịch giải của ông đã thất truyền.

Hậu Hán thư - Nho lâm truyện viết: "Vào thời Kiến Vũ, Phạm Thăng truyền bá Mạnh thị Dịch để dạy cho Dương Chính, còn Trần Nguyên và Trịnh Chúng đều truyền bá Phí thị Dịch, về sau Mã Dung cũng truyền dạy cho Trịnh Huyền. Trịnh Huyền soạn Dịch chú, từ đó Dịch học họ Phí thịnh hành, mà Dịch học họ Kinh suy yếu".

Quái biến, thể lệ Dịch học của Tuân Sảng, có thể thấy được đại cương phép quái biến thông qua phép Càn Không thăng giáng, nhưng còn có biệt lệ:

1- Có loại từ Càn Khôn mà biến ra, như Thoán truyện quẻ Khiêm dẫn lời Tuân Sảng nói: "Càn lai chi Khôn" (Khôn từ Càn mà biến ra), lại dẫn trong Thoán truyện quẻ Giải: "Càn động chi Khôn, Càn Khôn giao động, động nhi thành Giải" (Càn động biến thành Khôn, Càn Khôn giao động, do động mà biến thành Giải).

2- Có loại từ Lục tử biến ra, như Thoán truyện quẻ Truân nói: "Đây vốn là quẻ Khảm. Xét, hào Sơ thăng lên Nhị, hào Nhị giáng xuống Sơ, đó là cương nhu bắt đầu giao nhau". Lại dẫn Thoán truyện quẻ Mông nói: "Đây vốn là quẻ Cấn. Xét, hào Nhị tiến lên (thăng) chiếm ngôi hào Tam, hào Tam lùi xuống (giáng) hào Nhị, cương nhu đắc trung cho nên thông".

3- Có loại từ tiêu tức quái biến ra, như quái từ quẻ Tụng dẫn lời Tuân Sảng nói: "Dương đến chiếm ở hào Nhị mà phu động ở hào Sơ". Tiêu Tuần cho rằng ở đây nói quẻ Tụng là gốc ở quẻ Độn. Lại như Thoán truyện quẻ Bĩ dẫn: "Đây vốn là quẻ Thái chỉ âm từ trên xuống, ở vào giữa quẻ Càn".

Dịch thuyết của Tuân Sảng nói đến quái biến còn lại không nhiều, lệ ấy có phải chỉ chừng ấy không, thì chưa rõ. Đến khi Dịch học của Ngu Phiên ra đời, thì thể lệ quái biến càng trở nên tỉ mỉ và có hệ thống.

THẬP NHỊ TÍCH QUÁI

Các nhà Dịch học thời Hán lấy 12 hình quẻ đặc thù trong 64 quẻ, phối hợp với khí hậu từng tháng của 12 tháng trong một năm, biểu thị ý nghĩa "âm dương tiêu tức" của vạn vật trong thế giới tự nhiên, gọi là Thập nhị tích quái, hay còn gọi là Nguyệt quái, Hậu quái, Tiêu tức quái.

Nguồn gốc của Thập nhị tích quái rất cổ. Thuyết này đầu tiên thấy ở Quy Tàng: "Tý Phục, sửu Lâm, dần Thái, mão Đại tráng, thìn Quải, tị Càn, ngọ Cấu, mùi Độn, thân Bĩ, dậu Quan, tuất Bác, hợi Khôn" (Mã Quốc Hàn - Ngọc hàm sơn phòng tập dật thư). Thượng Bỉnh Hòa cho rằng, Tả truyện - Thành công năm thứ 16 chép chuyện Tấn Hầu bói việc đánh nước Sở, được quẻ Phục, nói: "Năm quốc kiển, xạ kỳ nguyên, Vương trung quyết mục, dĩ Phục cư Tý". là dẫn chứng rõ nhất về việc vận dụng Thập nhị tích quái để nói về Dịch.

Chữ "Tích" còn có nghĩa là Vua (quân), "chủ" là nói 12 quẻ này làm chủ 12 tháng. Nay dựa vào bộ Hán thượng dịch truyện - Chu Chấn truyền lại Quái khí thất thập nhị hậu đồ của Lý Cái vẽ Thập nhị tích quái đồ biểu thị rõ tôn chỉ: dương đầy là "tức", âm hư là "tiêu". Sáu quẻ từ Phục đến Càn là tức quái, là Phục nhất dương sinh thuộc cung Tý, quẻ tháng 11; Lâm nhị dương sinh thuộc Sửu quẻ tháng 12; Thái tam dương sinh thuộc Dần quẻ tháng Giêng; Đại tráng tứ dương sinh thuộc Mão thuộc tháng 2; Quải ngũ dương tức, thuộc Thìn quẻ tháng 3; đến Càn lục dương tức, thuộc Tị quẻ tháng 4. Sáu quẻ từ Cấu đến Khôn là "tiêu" quái, là Cấu nhất âm tiêu, thuộc Ngọ, quẻ tháng 5; Độn nhị âm tiêu, thuộc Mùi, quẻ tháng 6; Bĩ tam âm tiêu, thuộc Thân, quẻ tháng 7; Quan tứ âm tiêu, thuộc Dậu, quẻ tháng 8; Bác ngũ âm tiêu, thuộc Tuất, quẻ tháng 9; đến Khôn là quẻ lục âm tiêu, thuộc Hợi, quẻ tháng 10.

Hai quẻ Càn Khôn là mẹ của "tiêu - tức", Dịch vĩ - Càn tạc độ viết: "Thánh nhân nhân âm dương mà nêu ra tiêu tức, lập Càn Khôn để thống nhất Thiên Địa", lại chép: "Quẻ tiêu tức, thuần là Đế, không thuần là Vương".

Dịch vĩ - Càn nguyên tự chế ký viết: "Tích quái, ôn khí không theo 6 quẻ, vật dương không sinh, khí đất sẽ dấy lên", Trịnh Huyền chú: "sáu quẻ là chỉ quẻ Thái, Đại tráng, Quải, Càn, Cấu (dưới Cấu còn có Độn, ghi chép sót), hàn khí không theo 6 quẻ, không dẫn đến đông vinh, vật thực không thành", Trịnh Huyền chú "Sáu quẻ là nói các quẻ Bĩ, Quan, Bác, Phục, Lâm". Các nhà Dịch học từ Mạnh Hỷ, Kinh Phòng thời Tây Hán; Mã Dung, Trịnh Huyền, Tuân Sảng, Ngu Phiên thời Đông Hán, cho đến các học giả đời Thanh, chẳng ai không dùng Thập nhị tích quái để lập thuyết, ảnh hưởng rất lớn. Thượng Bỉnh Hòa nói: "Người hậu Hán chú Dịch thường dùng Nguyệt quái nhưng không nói rõ, cho rằng Nguyệt quái mọi người đều biết, bất tất phải nói kỹ, điều đó cho thấy tính quan trọng của Nguyệt quái".

Hệ từ - Hạ truyện viết: "Cương nhu tương thôi, biến tại kỳ trung hỹ", Chu dịch tập giải dẫn lời chú của Ngu Phiên nói: "Nói về tiêu tức của 12 tháng, cửu lục tương biến, cương nhu tương thôi mà sinh biến hóa, cho nên bên trong có biến đổi vậy".

TRỊNH HUYỀN VÀ DỊCH VĨ CHÚ

Trịnh Huyền là Kinh học gia, Dịch học gia nổi tiếng đời Hán. Cống hiến quan trọng đối với Dịch học của ông là: chú thích kiệt xuất công trình Dịch Vĩ, với trước tác đồ sộ và sắc bén, Trịnh Huyền đã trở thành tập đại thành của Tượng - Số dịch học đời Hán.

Trịnh Huyền (127 - 200) người đất Cao Mạt, thời Đông Hán, tự là Khang Thành, ông nổi danh là một đại sư về Dịch học, tinh thông Ngũ hành, là người kế thừa đầu tiên của Kinh thị dịch học.

Trịnh Huyền nghiên cứu Phí thị dịch học, sau đó ông theo nhà kinh học nổi tiếng Mã Dung nghiên cứu Cổ văn kinh. Học xong, ông về làng giảng dạy ngũ kinh. Do chính biến giữa Hoạn quan với Đại thần thời Hán Linh Đế, ông bị bắt giam; Ra tù ông đóng cửa không đi đâu, ở nhà viết sách.

Ông trước tác nhiều về Ngũ kinh, hậu như chú giải toàn bộ, như Chu dịch chú - Tùy thư - Kinh tịch chí được chép thành 9 quyển, Dịch tán, Dịch luận, tác phẩm nổi tiếng nhất của Ông là Dịch vĩ chú được chép trong Tứ khố toàn thư. Đặc biệt của sách này là hào thần, thần ở đây có nghĩa chỉ về ngôi sao, vì Trịnh Huyền coi 12 hào của Càn và Khôn là 12 'thần' tức 12 ngôi sao, ông dùng Dịch để lập thuyết về Thiên văn học. Trịnh Trần đời Thanh có soạn 4 quyển Trịnh học lục, đây là tư liệu quan trọng để nghiên cứu về Trịnh học. Ngoài ra, Vương Ứng Lân thời Nam Tống biên soạn Chu dịch Trịnh Khang thành chú; Mã Quốc Hàn biên soạn Tân bản Trịnh thị Chu dịch; Viên Quân đời Thanh biên soạn Trịnh thị di thư.

Trịnh Huyền là đệ tử của Mã Dung, quan điểm học thuật giống như Mã Dung, trên cơ sở kế thừa Kinh thị dịch học mà phát huy Phí thị học.

Chu dịch chú của Trịnh Huyền đã thất lạc. Tùy thư - Kinh tịch chí đã sao chép được 9 quyển, đời sau có biên soạn Chu dịch Trịnh Khang thành chú một quyển, sách tương đối có tính đại biểu. Những tư liệu trong Tứ khố toàn thư còn lưu giữ đều là những tư liệu nghiên cứu về Trịnh Huyền với Dịch học.

Sách Dịch vĩ được Trịnh Huyền chú giải có trình độ lý luận rất cao. Trên cơ sở của Kinh Phòng về bát quái, hào vị tương kết tương hợp, Trịnh Huyền đã xây dựng thêm số Ngũ hành thành Đại biến số để giải thích số Đại diễn và số Trời Đất của Dịch.

Dịch nói: 天一地二。天三地四。天五地六。天七地八。天九地十。Thiên nhất Địa nhị, Thiên tam Địa tứ, Thiên ngũ Địa lục, Thiên thất Địa bát, Thiên cửu Địa thập”. Số lẻ là dương thuộc Thiên; số chẵn là âm thuộc Điạ. Cho nên ta mới có 10 số thiên-nhiên, dàn thành 5 cặp âm-dương: (1, 2), (3, 4), (5, 6), (7, 8), (9, 10). Trịnh Huyền chú giải: 河以通乾出天。洛以流坤吐地符。河龍圖發。洛龜書成。河圖有九篇。洛書有六篇。(Hoàng-hà để thông hiểu quẻ Kiền suy ra từ trời. Lạc-thủy để lưu hành quẻ Khôn nhả địa-phù. Hoàng-hà Long-đồ phát-xuất, Lạc-thủy Quy-thư hoàn thành. Hà-đồ gồm 9 thiên, Lạc-thư gồm 6 thiên).

Tiêu Diên-Thọ 焦延壽, tự Cống, là sư phụ của Kinh Phòng, đã truyền lại cho Kinh Phòng nguyên lý Hào thần. Sách có chép "Bát-quái Lục-Vị-Đồ 八卦六位圖", lấy ngũ-hành, 10 can (nạp-giáp), 12 chi (trang chi) phổ vào các hào của bát-quái. Đó chính là một thuật của Kinh Phòng. Phép Hào thần sau này đã được Trịnh Huyền sử dụng lấy làm hào âm dương để giải thích Dịch, được ghi lại trong sách Dịch Hán Học 易漢學 của Huệ-Đống 惠棟, Quyển IV, có chép Đồ này.

Số Ngũ hành được xuất hiện sớm nhất ở Thượng thư - Hồng phạm viết: "Đầu tiên là ngũ hành. Thủy nhuận hạ, hỏa viêm thượng, mộc khúc trực, kim tùng cách, thổ viên giá sắc" (Nước thấm xuống làm nên vị mặn, lửa bốc lên làm ra vị đắng, gỗ cong thẳng làm nên vị chua, kim theo thay đổi làm nên vị cay, đất để gieo cấy làm nên vị ngọt). Thông qua đây, Trịnh Huyền lấy số Ngũ hành để chú giải về số trời đất trong Dịch, viết: "Khí của trời đất mỗi thứ có 5. Theo thứ tự ngũ hành, 1 là thủy đó là số trời, 2 là hỏa đó là số đất; 3 là mộc đó là số trời; 4 là kim đó là số đất; 5 là thổ đó là số trời". Ông lại nói: "Số trời đất là 55, với ngũ hành khí thông. Phàm ngũ hành giảm 5, đại diễn lại giảm 1 cho nên thành 4".

Trịnh Huyền chú thích Dịch vĩ rất rõ ràng khúc triết, ông phát triển "Hào thần thuyết" của Dịch vĩ lấy 6 hào của quẻ, tương phối với 12 thần trong 1 năm. Cứ 2 quẻ Dịch đối, ứng trực cho 1 năm, 64 quẻ ứng trực cho một vòng 32 năm, khởi đầu từ hai quẻ Càn Khôn, kết thúc ở hai quẻ Ký tế và Vị tế. Mục địch của Trịnh Huyền là cho quái và hào tương ứng với nội hàm của Thời gian, dẫn tới hiệu quả Thời gian tương ứng với Tiết khí. Hào Thần đối ứng tương tự như với phương pháp Nạp giáp vào quẻ vào hào với vận trình thời gian cho từng năm mới. Tức là: đối với quẻ dương thì đi theo chiều thuận, đối với quẻ âm thì đi theo chiều nghịch. Ta lấy quẻ Càn Khôn làm ví dụ:

Càn vận hành theo chiều trái:

- Hào Thượng: tháng Chín - kiến Tuất

- Hào Ngũ: tháng Bảy - kiến Thân.

- Hào Tứ: tháng Năm - kiến Ngọ

- Hào Tam: tháng Ba - kiến Thìn

- Hào Nhị: tháng Giêng - kiến Dần

- Hào Sơ: tháng Một - kiến Tý.

Khôn vận hành theo chiều phải:

- Hào Thượng: tháng Tư - kiến Tị

- Hào Ngũ: tháng Hai - kiến Mão

- Hào Tứ: tháng Chạp - kiến Sửu

- Hào Tam: tháng Mười - kiến Hợi

- Hào Nhị: tháng Tám - kiến Dậu

- Hào Sơ: tháng Sáu - kiến Mùi

Trịnh Huyền dùng thuyết Hào thần để chú giải quẻ Dịch, chính là do Hào thần đã phản ánh được quy luật âm dương tiêu trưởng, khi Hào thần kết hợp với âm dương khí hóa, đã giải thích được sự thuận nghịch, thành bại của sự - vật, phát huy đầy đủ nguyên lý của Dịch về sự tương ứng giữa con người với thế giới tự nhiên.

Đặc điểm của Trịnh Huyền là lấy Kinh để chú giải Nghĩa, có nghĩa là lấy Dịch kinh chú giải Dịch truyện, cũng như lấy Kinh để giải Vĩ, đây là ông căn cứ vào thuyết lấy âm dương ngũ hành làm cơ sở, Ông đã đề xuất tăng cường ý - nghĩa cho âm dương của Tượng hào, đồng thời dùng Âm dương hào, để giải thích Dịch. Ông cũng đề xuất xây dựng quan điểm của Lão Tử để giải Dịch, như Trịnh Huyền chú Dịch vĩ với Dịch tam nghĩa, lấy tư tưởng vô vi vô vật của Lão để trình bầy mọi điều, Ông viết: "Noi theo Dịch mà vô vi, thì tính của thiên hạ không thể không tự hình thành. Với điều đó, ta có thể nói Dịch đạo là vô vi. Cho nên, trời đất, vạn vật, tất cả đều biến thông".

THUYẾT GIẢI DỊCH CỦA KINH PHÒNG

Kinh Phòng là người khai sáng phái tượng - số Hán dịch, cống hiến chủ yếu về Dịch học của ông là phát triển tượng số học của Dịch học, sự phát hiện ra những điều mới trong Dịch của ông, đã gây được những ảnh hưởng sâu sắc. Đời sau đã coi ông với Mạnh Hỷ là đại biểu cho các nhà Dịch học đời Hán, điều này đã khẳng định vị thế của ông trong Dịch học.

Kinh Phòng (77 - 37 tr.CN) người Tây Hán, người đất Đốn Khâu Đông quận, tự là Quân Minh, ông vốn họ Lý. Ông học dịch ở Tiêu Diên Thọ, rất thích âm luật, sau chết trong tay Trung thư lệnh Thạch Hiển.

Ông biên soạn rất nhiều, nhưng theo Hán thư - Nghệ văn chí, thì nay chỉ còn 11 thiên Tai dị Mạch thị Kinh Phòng, 2 thiên Ngũ lộc xung Phòng lược thuyết, Kinh thị đoạn gia. Trừ 3 quyển Kinh thị dịch truyện ra, thì toàn bộ trước tác khác của ông đều thất lạc.

Kinh Phòng là riêng một học phái, đặc điểm về học thuật của ông là nhấn mạnh thuyết "thiên nhân cảm ứng", do làm rõ được về tai dị trong thiên nhiên, rồi từ đó Ông chiêm nghiệm khí số cho xã hội, nên được nhà vua ban thưởng. Kinh Phòng là mở đầu của phái tượng - số Dịch học. Tập Kinh thị dịch truyện là gốc của tượng - số, là ông tổ của chiêm nghiệm Dịch học.

THẾ - ỨNG

Thế - Ứng là điều lệ Dịch học của Kinh Phòng thời Tây Hán. "Thế" là chỉ quẻ nào đó, trong hệ thống bát cung quái, thuộc thế quái thứ mấy của Cung nào đó, như vậy có nghĩa là hào thứ mấy tức là hào "Thế".

"Ứng" là chỉ sau khi xác định hào của Thế quái, hào này nếu là Sơ thì ứng với hào Tứ, nếu là Tam thì ứng với hào Thượng. Ngược lại cũng như vậy.

Thế - Ứng trong Dịch thuyết của họ Kinh là rất quan trọng, là một trong những phương pháp cơ bản để đoán quẻ khi chiêm sự. Thượng Bỉnh Hòa bàn tới hàm nghĩa của Thế - Ứng và phương pháp suy tìm Thế - Ứng, Thế hào, Ông chỉ rõ: "Thế - Ứng là chủ trong quẻ, là chỗ dựa để suy đoán lành dữ, đại để như Trinh - Hối (tức là nội quái và ngoại quái). Thế là ta, Ứng là nó. Song Thế - Ứng xét ra gặp hào nào, vẫn vốn lấy gốc từ bản cung của quẻ Ngộ quái".

Do đó, tìm hiểu căn nguyên của Thế - Ứng của bất cứ một quẻ nào đó, đều phải khảo cứu Bản cung quái thuộc trong Bát cung quái. Lấy cung Càn làm ví dụ, hào Sơ biến là Nhất thế quái Thiên Phong Cấu, vì quẻ Cấu là từ hào Sơ quẻ Càn biến mà ra. Cho nên Cấu: Thế tức tại hào Sơ, Ứng tại hào Tứ. Hào Nhị của Càn lại biến, thì hào Nhị Thế quái Thiên Sơn Độn, vì Độn từ hào Nhị của quẻ Càn biến mà ra, nên Thế của quẻ Độn là hào Nhị, còn Ứng tại hào Ngũ. Hào Tam quẻ Càn lại biến thì thành Tam thế quái Thiên Địa Bĩ, vì quẻ Bĩ do hào Tam của quẻ Càn biến mà thành. Cho nên Thế của Bĩ là ở hào Tam, còn Ứng thì tại hào Thượng. Hào Tứ của Càn lại biến thì thành Tứ thế quái Phong Địa Quan, vì quẻ Quan là do hào Tứ quẻ Càn biến mà ra. Cho nên Thế của quẻ Quan là ở hào Tứ, còn Ứng thì ở tại hào Sơ. Hào Ngũ quẻ Càn lại biến thì thành Ngũ thế quái Thiên Địa Bác, vì quẻ Bác là do hào Ngũ quẻ Càn biến mà ra, cho nên Thế của quẻ Bác là ở hào Ngũ, Ứng tại hào Nhị. Hào Thương quẻ Càn chẳng thể biến đổi, nếu biến thì xuất cung. Sau khi do hào Ngũ của Ngũ thế quái Bác thoái lùi, thì hào Tứ lại biến thành Dương, thành ra Du hồn quái Hỏa Địa Tấn, Thế của Tấn lùi ở hào Tứ (giống với Tứ thế quái Quan), còn Ứng tại hào sơ. Lại do Tứ của Du hồn quái Tấn thoái lùi, hoàn toàn biến đổi ba hào ở dưới, thì thành Quy hồn quái Hỏa Thiên Đại hữu, Thế của quẻ Đại hữu lại lùi ở hào Tam (giống với Tam thế quái Bĩ), còn ứng tại hào Sơ. Còn như bản cung quái Càn là Thiên, thì Thế tại hào Thượng, Ứng tại hào Tam. Bảy cung còn lại cũng giống như vậy.

Khi tìm hiểu quy luật ở trong của Thế - Ứng, thì thấy Thế vị của Nhất thế quái cho đến Ngũ thế quái, lần lượt ở tại hào Sơ cho đến hào Ngũ, bản cung quái tại hào Thượng, thì Du hồn quái giống Tứ thế quái tại hào Tứ, Quy hồn quái giống Tam thế quái tại hào Tam. Xác định Thế hào rồi thì vị trí của Ứng hào sẽ rất dễ thấy. Cho nên Thượng Bỉnh Hòa nói: "Thế đã định thì cách hai hào là Ứng hào", nói cách hai hào là Ứng hào là cách nói giản tiện về sáu ngôi - vị chẵn lẻ âm dương tương ứng của các quẻ trong Dịch.

Kinh thị dịch truyện - về quẻ Quy hồn Đại hữu của cung Càn,Kinh Phòng nói: "Tam công lâm Thế, Ứng Thượng cửu vi Tông miếu". Từ Ngang nói: "Quy hồn đảm đương chức Tam công, Thế vị thì tại hào thứ ba, thế hào Thìn thổ tương ứng với Tông miếu hào Tị hỏa, (đó tức là hào Thượng, Thượng cư quái cực là tông miếu), Hỏa có khả năng sinh Thổ".

Phép Thế - Ứng mà các nhà bói toán đời sau vận dụng, là do Dịch học của Kinh Phòng mà ra. Các nhà dịch học Hán Ngụy, lưỡng Tấn như Tuân Sảng, Can Bảo,... thì lại thường lấy điều lệ "thế - ứng" để giải thích nghĩa của Dịch.

PHI – PHỤC

Điều lệ Dịch học do Kinh Phòng đời Hán đề xướng. "Phi" là chỉ Quái tượng của hào thế đã hiện rõ của một quẻ nào đó, của một cung nào đó. "Phục" là để chỉ Quái tượng đang ẩn phục chưa hiện rõ do hào thế, hoặc hào tương ứng với nó biến thành.

Phàm là tượng "phi - phục", thì phải có âm dương đối nhau, dương phi thì âm phục, âm phi thì dương phục. Chu Chấn - Hán thượng dịch truyện viết: "Phàm quẻ hiện rõ gọi là phi, quẻ chưa hiện rõ gọi là phục. Phi là mới đến. Phục là đã qua".

Kinh thị Dịch truyện trình bày thể lệ được thâu tóm như sau:

1. Bản cung quái trong Bát cung quái lấy âm dương đối nhau để hỗ thành "phi - phục". Như quẻ Càn và quẻ Khôn đối nhau, Càn là "phi" thì Khôn là "phục", Khôn là "phi" thì Càn là "phục". Tượng làm chủ là hào thế (hào Thượng Cửu Thượng Lục). Các cặp quẻ dịch đối Chấn - Tốn, Khảm - Ly, Cấn - Đoài cũng vậy.

2. Quẻ do Bát cung hóa sinh ra từ nhất thế đến ngũ thế, ba quẻ trước là "phi - phục" đối với nội quái, hai quẻ sau là "phi - phục" đối với ngoại quái. Như quẻ Cấu nhất thế quái của cung Càn, hào thế Sơ Lục đã hiển hiện mà cư ở nội Tốn, hào Sơ Cửu quẻ Càn được hóa sinh ra liền ẩn phục mà cư ở nội Càn, bởi vậy quẻ Cấu phi ở nội Tốn mà phục ở nội Càn, hào Sơ là chủ tượng. Cũng với lý đó, quẻ Độn nhị thế quái, phi ở nội Cấn phục ở nội Càn, hào Nhị là chủ tượng. Cũng với lý đó, quẻ Bĩ tam thế quái, phi ở nội Khôn phục ở nội Càn, hào Tam làm chủ tượng. Quẻ Quán tứ thế quái, phi ở ngoại Tốn phục ở ngoại Càn, hào Tứ là chủ tượng. Quẻ Bác ngũ thế quái, phi ở ngoại Cấn phục ở ngoại Càn, hào Ngũ là chủ tượng. Bản cung còn lại theo đó mà suy.

3. Quẻ Du hồn là "phi - phục" với ngoại quái của ngũ thế quái bản cung. Quẻ quy hồn là "phi - phục" với nội quái của quẻ Du hồn bản cung. Như quẻ Tấn là quẻ Du hồn của cung Càn, hào thế Cửu Tứ đã hiển hiện mà cư ở ngoại Ly, hào Lục Tứ của quẻ ngũ thế quái Bác do quẻ Du hồn phục biến, liền ẩn mà cư ngoại Cấn, hào Tứ là chủ tượng. Quẻ Quy hồn cung Càn là Đại hữu, hào Cửu Tam là hào thế, đã hiển hiện ra mà cư ở nội Càn, ba hào âm dưới quẻ Du hồn Tấn, phản quy phục biến, liền ẩn mà thành nội Khôn; bởi vậy quẻ Đại hữu phi ở nội Càn phục ở nội Khôn, hào Tam là chủ tượng. Bảy cung còn lại theo đây mà suy.

4. Khi chiêm quẻ, gặp hai hào động của bản quái, ba hào động của bản quái trở lên, thì lấy hào động trên cùng làm chủ tượng, xét từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, cũng đều căn cứ vào Quái từ Quái tượng và Hào từ Hào tượng để định cát hung.

Xét, về thể lệ "phi - phục", thực chất Kinh Phòng vận dụng nguyên lý đầy vơi, tiêu tức trong mâu thuẫn đối lập âm dương của Dịch, sau đó suy rộng phát triển mà thành. Từ Ngang trong Kinh thị Dịch truyện tiên nói: "Âm dương tiêu trưởng mà có phi-phục. Hiển là phi, ẩn là phục. Đã phi thì từ hiển mà ẩn; đã phục thì từ ẩn mà hiển. Trong phi có phục, trong phục có phi, tiêu tức tuần hoàn không cùng".

Hán thư - Kinh Phòng truyện viết: "Tiêu quái gọi là Thái âm. Tức quái gọi là Thái dương". Nhan Sư Cổ chú: "Tiêu quái gồm Cấu, Độn, Bĩ,Quán, Bác, Khôn. Tức quái gồm Phục, Lâm, Thái, Đại tráng, Quải, Càn". Chu Hy chép ở đầu sách Chu dịch bản nghĩa có nói: "Thái dương sinh hai quẻ Càn Đoài. Thái âm sinh hai quẻ Cấn Khôn".

Kinh Phòng đã kết hợp, vận dụng cả Ngũ hành, Can Chi, Ngũ tinh, Tứ khí, Lục thân, Cửu tộc, Phúc đức, Hình sát, v.v...để giúp vào việc chiêm nghiệm. Các nhà bốc phệ đời sau đều lấy phép "phi-phục" của Kinh Phòng để xin âm dương chiêm đoán tai dị. Những nhà Dịch học thời Hán Ngụy như Tuân Sảng, Ngu Phiên lại thường dùng lý luận "dương hạ phục âm, âm hạ phục dương" trong thể lệ phi-phục để giải thích nghĩa của Dịch. Về câu "Lý sương kiên băng chí" trong Văn ngôn truyện quẻ Khôn, Tuân Sảng nói: "Sương là mệnh lệnh của Trời, dưới Khôn có Càn ẩn phục. 'Lý sương kiên băng', đó là nói đạo thuận tòng. Càn khí thêm vào, tính biến thành cứng. Như bề tôi thuận theo mệnh vua mà hoàn thành đạo làm tôi". Hoặc câu "Quân tử dĩ trí mệnh toại chí" trong Đại tượng truyện quẻ Khôn, Ngu Phiên nói: "Quân tử là chỉ hào Tam, dương đang ẩn phục".

Kinh Phòng kiên trì thuyết "quái khí" để bình nghị âm dương tai biến, cho nên di thuyết của ông truyền ở đời rất sâu rộng. Đầu quyển Thượng là: Càn cung bát quái, thứ đến Chấn cung bát quái, Khảm cung bát quái, Cấn cung bát quái. Đầu quyển Trung là: Khôn cung bát quái, thứ đến Tốn cung bát quái, Ly cung bát quái, Đoài cung bát quái. Đầu quyển Hạ bàn về Thánh nhân làm Dịch, phép đếm cỏ thi bày quẻ, rồi bàn về phép Nạp Giáp, sau đó bàn về 24 khí hậu phối hợp với 64 quẻ, và Tứ Dịch: Thiên dịch - Địa dịch - Nhân dịch - Quỷ dịch. Thiên quan, Địa quan và Ngũ hành sinh tử. Phép bói dùng đồng tiền đời sau thực ra xuất phát từ đây. Cách dùng Hỏa châu lâm cựu truyền cũng khởi đầu từ sách của Kinh Phòng.

DU HỒN

Du hồn là quẻ thuần bản cung của mỗi cung, khi biến đến hào thứ năm, thì hào trên không biến, mà lại đi xuống, biến ở hào thứ tư đã biến, quẻ được hình thành như vậy, thì gọi là quẻ Du hồn. Kinh thị Dịch truyện, đó là Du hồn". Lục Tích chú thích: "Khi âm đã bóc hết dương, nhưng dương đạo không thể bị diệt hết, vì vậy phản dương phục đạo. Nhưng không quay về ngôi bản vị, thì gọi là Du hồn theo "lệ" của Bát quái". Nói về quẻ Tấn: "Khí tinh túy thuần"

Xét, gọi tên Du hồn, vốn gốc từ Hệ từ - Thượng truyện "Tinh khí vi vật, du hồn vi biến". Kinh Phòng đã tiếp thu, lấy làm tên gọi cho quẻ hình thành bởi lần biến thứ sáu của Bản cung quái. Can Bảo chú giải về quẻ Tụng nói: "Quẻ Tụng là du hồn của quẻ Ly. Ly là binh qua, thiên khí hình sát, là quẻ mà vương công phải dùng tới quân đội".

QUY HỒN

Quy hồn là quẻ bản cung của mỗi cung, đã biến đổi tới lần thứ 6 thành quẻ Du hồn, thì đồng thời biến đổi 3 hào đã biến ở dưới quẻ, như vậy thì thành quẻ, gọi là quẻ Quy hồn. Kinh thị Dịch truyện trong mục quẻ Đại hữu nói: "Quẻ trở về bản cung gọi là Đại hữu, tượng trong thấy Càn là bản vị". Gọi là "Bản cung", hay "Bản vị" là chỉ cung Càn biến tới quẻ Quy hồn, thì ba hào dưới lại biến nữa mà trở về Càn. Như vậy, hào Sơ, hào Nhị, hào Tam đều biến hai lần. Hào Tứ biến lần hai thì được quẻ Du hồn.

Lục Tích chú thích rằng: "Tám quẻ vốn khởi từ cung Càn, tới Đại hữu là Quy hồn. Gọi là Quy hồn là nói về tượng của quẻ đó biến, mà quay trở về bản vị Hạ quái của bản cung". Tuân Sảng nói: "Tùy là quy hồn của Chấn, Chấn trở về (quy) từ Tốn (chỉ hạ thể quẻ tam thế Chấn thành Tốn, tới quẻ quy hồn mới hồi phục bản thể thành Chấn), cho nên rất thông thuận. Vì Tốn là khiêm tốn, hòa thuận, nên có nghĩa là Thông.

Kinh thị Dịch truyện nói: "Dịch của Khổng Tử chép: Có tứ dịch. Nhất thế Nhị thế là Địa dịch. Tam thế Tứ thế là Nhân dịch. Ngũ thế Bát thuần là Thiên dịch. Du hồn Quy hồn là Quỷ dịch". Lại nói: "Du hồn, Quy hồn là Quỷ dịch. Quỷ là lại quay về. Quẻ Du hồn từ hào thứ năm, thì quay về mà biến ở hào thứ tư; quẻ Quy hồn từ hào thứ tư, lại quay về mà biến ở ba hào ở dưới quẻ. Thể lệ này đều bao hàm cả tôn chỉ của sự 'quay về' (phục quy)".

Thế quái khởi Nguyệt lệ

Điều lệ Dịch học của Kinh Phòng. Phép này đem Bát cung quái chia ghép với 12 tháng. Không giống với thể chế đem quẻ ghép với tháng, trong Quái khí đồ của Mạnh Hỷ.

Khởi Nguyệt lệ:

- Nhất thế quái: âm làm chủ tháng Năm, vì một âm tại Ngọ. Dương làm chủ tháng Một, vì một dương tại Tý.

- Nhị thế quái: âm làm chủ tháng Sáu, vì hai âm tại Mùi, Dương làm chủ tháng Chạp, vì hai dương tại Sửu.

- Tam thế quái: âm làm chủ tháng Bảy vì ba âm tại Thân, dương làm chủ tháng Giêng, vì ba dương tại Dần.

- Tứ thế quái: âm làm chủ tháng Tám vì bốn âm tại Dậu, dương làm chủ tháng Hai vì bốn dương tại Mão.

- Ngũ thế quái: âm làm chủ tháng Chín vì năm âm tại Tuất, dương làm chủ tháng Ba vì năm dương tại Thìn.

- Bát thuần Thượng, âm làm chủ tháng Mười vì sáu âm tại Hợi, dương làm chủ tháng Tư vì sáu dương tại Tị.

- Du hồn do Tứ thế làm chủ, giống với Tứ thế quái.

- Quy hồn do Tam thế làm chủ, giống với Tam thế quái.

Âm dương nói ở đây, là chỉ hào Thế của thế Quái cùng Du hồn quái, Quy hồn quái, thuộc quẻ nào đó, thuộc cung nào đó, là hào âm hay hào dương. Căn cứ vào thuyết này mà lập "Thế quái khởi nguyệt lệ biểu".

Tất cả 12 tiêu tức quái, đều hợp với 12 tháng phối thuộc, còn 52 quẻ khác, vì hào Thế của chúng hợp với tiêu tức hào của 12 tiêu tức quái, nên cũng phân biệt liệt vào 12 tháng. Cho nên, khởi Nguyệt lệ của Kinh Phòng chính là do 12 tiêu tức quái mở rộng ra mà thành. Sự vận dụng lệ này, vốn là để bói toán chiêm nghiệm.

- Nguyệt kiến Tý - quẻ đời một (nhất thế quái): Phục, Bí, Tiết, Tiểu súc

- Nguyệt kiến Sửu - quẻ đời hai (nhị thế quái): Lâm, Đại súc, Giải, Đỉnh

- Nguyệt kiến Dần - quẻ đời ba (tam thế quái) Thái, Ký tế, Hằng, Hàm.

- Quẻ Quy hồn: Đại hữu, Tiệm, Cổ, Đồng nhân

- Nguyệt kiến Mão - quẻ đời bốn (tứ thế quái) Đại tráng, Khuê, Cách, Vô vọng.

- Du hồn quái: Tấn, Đại quá, Tụng, Tiểu quá

- Nguyệt kiến Thìn - quẻ đời năm (ngũ thế quái) Quải, Lý, Tỉnh, Hoán.

- Nguyệt kiến Tị - quẻ Bát thuần (Bát thuần quái) Càn, Cấn, Tốn, Ly

- Nguyệt kiến Ngọ - nhất thế quái: Cấu, Dự, Lữ, Khốn

- Nguyệt kiến Mùi - nhị thế quái: Độn, Truân, Gia nhân, Tụy

- Nguyệt kiến Thân - tam thế quái: Bĩ, Tổn, Ích, Vị tế

- Quẻ Quy hồn: Tùy, Sư, Tỵ, Quy muội

- Nguyệt kiến Dậu - tứ thế quái: Quán, Thăng, Mông, Kiển

- Du hồn quái: Minh di, Trung phu, Nhu, Di

- Nguyệt kiến Tuất - ngũ thế quái: Bác, Phong, Phệ hạp, Khiêm

- Nguyệt kiến Hợi - Bát thuần quái: Khôn, Chấn, Khảm, Đoài.

Sở Tử Huy viết lời bạt cho sách Khải mông tiểu truyện, đã làm rõ nghĩa của Chu Tử còn thiếu, lập luận của Ông có căn cứ, lý lẽ có hệ thống chặt chẽ. Đã làm rõ nghĩa “Càn Khôn nạp Giáp”, quẻ Càn từ Giáp đến Nhâm, quẻ Khôn từ Ất đến Quý, số của nó đều là 9. Tuy nhiên Ông ngờ thuyết cho rằng, số 9 của quẻ Càn có khả năng kiêm cả số 6 của quẻ Khôn. Nhưng Khôn âm không thể bao hàm Càn dương. Tử Huy cho rằng, trong số 6, có số 1, 3, 5 (là các số dương), như vậy thì số 9 dương cũng có thể chứa trong số 6 âm. Thực ra học thuyết về số không ngoài chẵn - lẻ, chỉ có một nghĩa đó mà rất nhiều thuyết bàn tới, càng suy luận càng nẩy sinh những luận lý mới, thuyết nào cũng đúng cả.

Xét, một quẻ sinh 3 con, 3 con sinh 9 cháu. Phép Bát phong của họ Kinh, mỗi quẻ có 3 hào là “sinh”, có 3 hào ngoài là “hành”. Một quẻ sinh 3 cho nên 8 quẻ “biệt sinh” ra 24 “tử tức” (con cháu), 8 quẻ còn “hoà sinh” 24 “tử tức” nữa. Ngoại quái đều có 1 người hành ở một hào. 3 người “hành” vào trong (nội quái) làm khách, cho nên nói: “có ba người khách từ từ đến”. Nhân lấy phép một hào biến của Tả Thị, mỗi quẻ có 6 biến hào làm thành một quẻ, lại hợp 6 lần biến thành 36 quẻ

Nguồn:

- Kinh thị Dịch truyện - Từ Ngang

- Từ điển Chu dịch - Trương Thiện Văn.

THUYẾT VỀ DỊCH SỐ

Số là sự thăng hoa của Tượng, Dịch số bắt nguồn từ Dịch tượng, hào số trong Dịch là tổ của vạn số. Nói là tổ của vạn số, là từ sau khi Phục Hy họa vẽ bát quái, hào âm "- -" (2 số) và hào dương "-" (1 số), số tổng của hai số (3 số) đã trở thành tổ của vạn số.

Dịch số bao gồm Thiên số và Địa số - số của Đại diễn, số của kỳ - ngẫu (số lẻ - chẵn), và nội dung của tứ đại sinh thành số (bốn số lớn sinh thành). Trong đó Dịch số Hà Lạc có nội hàm quan trọng trong khoa học sinh mệnh.

Sự kết hợp giữa Dịch tượng và Dịch số có ý nghĩa quan trọng về phương diện đi sâu làm sáng tỏ Dịch lý. Số là điểm cơ bản của Khoa học tự nhiên, khi ứng dung về mặt chiêm phệ của tượng - số còn được gọi là "thuật số học", là hạt nhân của văn hóa chiêm phệ, sự tương bổ tương thành giữa tương - số và thuật số đều là hạt nhân của Dịch học.

Đặc điểm tượng - số của Dịch là thông qua tượng - số, phân tích làm sáng tỏ Dịch lý. Trong quá trình từ Tượng đến Số, từ Số đến Lý, về khách quan đã thúc đảy tư duy hình tượng đến tư duy trừu tượng, còn được gọi là Huyền học của tư duy Cổ đại. Dịch số không những có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của Dịch tượng, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Dịch lý. Quy luật phát triển giữa hai bộ môn đó với nhau là: Dịch số bắt nguồn từ Tượng lại phát triển Tượng lên; Dịch số ra đời từ Lý lại thúc đẩy cho Lý phát triển. Ba bộ môn Số - Tượng - Lý tương phản tương thành, cùng chung kích thích sự phát triển của Dịch học và Khoa học tự nhiên.

THIÊN SỐ VÀ ĐỊA SÔ CỦA DỊCH

Nội hàm số Thiên Địa của Dịch là lấy số thiên địa để chứng minh nguyên lý hợp nhất của Thiên Địa, mục đích dùng để chứng minh quy luật tự nhiên của Vũ trụ, như viết: "Thiên nhất, địa nhị, thiên tam địa tứ; thiên ngũ địa lục, thiên thất địa bát; thiên cửu địa thập".

Khái niệm 'cực' trong Dịch là nói đến cái bản nguyên của Thiên Địa, như Dịch truyện - Hệ từ nói: "Hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên" (Có trời đất, sau mới sinh ra vạn vật), nên Dịch bàn về số là chủ ý lấy Số để chứng minh sự biến hóa vận động của Thiên Địa. Dịch truyện - Hệ từ viết: "Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hợp. Thiên số nhị thập hữu ngũ, địa số dĩ thành biến hóa nhi hành quỷ thần dã".

Lấy Thiên số và Địa số làm tiêu chí trong quá trình tiêu trưởng của Dịch, đặc biệt là lấy sự nghịch - thuận của âm dương của số, để làm tiêu chí mất còn của âm dương thiên địa, như Dịch - Thuyết quái viết: "Số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch, thị số dịch số nghịch dã".

Gọi là nghịch - thuận của Số, là chỉ vãng - lai của Số; "vãng" là số tả huyền (xoay sang trái), thuận thiên nhi hành nên viết thuận; "lai" là số xoay chuyển song hữu (phải) nghịch thiên nhi hành nên viết nghịch. Cho nên, thuận số tượng trưng cho dương sinh âm trưởng, nghịch số tiêu chí âm trưởng dương tiêu. Như trong Tiên thiên bát quái phương vị đồ của Phục Hy, các quẻ Càn Đoài Ly Chấn của nửa vòng bên trái, thì lấy tả huyền vi thuận, tượng trưng cho dương trưởng âm tiêu. Ngược lại, với nửa vòng tròn bên phải, các quẻ Tốn Khảm Cấn Khôn dịch chuyển về bên phải, thể hiện dấu hiệu âm trưởng dương tiêu. Đúng như Chu Hi đã viết: "thiên tả hành, hữu địa tuyền" (Trời đi về phía trái, đất xoay về phía phải).

Thứ tự thuận của Bát quái là từ phải sang trái, tức do: Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn; cho nên dương sinh xoay vòng sáng trái (tả) theo thiên thời, âm trưởng đi theo sang vòng bên phải (hữu), tương phản đúng hướng tốt. Bởi vậy Dịch viết: "dịch chi số do nghịch như thành hĩ" (số của Dịch do ngược lại mà thành). Vậy tức là 'Dịch' lấy sự nghịch thuận của số, để chứng minh giải thích mối quan hệ mật thiết giữa bát quái định vị với thiên địa vận hành, phản ánh bối cảnh thiên văn của bát quái.

Dịch lấy Thiên số Địa số để tượng trưng cho Tứ tượng lão dương, lão âm, thiếu dương, thiếu âm là Thái cực tứ tượng. Căn cứ theo nguyên lý thái cực thái cực âm dương tiêu trưởng, số tứ tượng tiêu chí cho bốn giai đoạn của thiên địa âm dương tiêu trưởng. Tức lấy 6 làm số lão âm, tượng trưng cho cực của địa âm; lấy '7 số' làm số thiếu dương đại biểu số khởi đầu của thiên dương; lấy '9 số' làm số lão dương tiêu chí cho cực của thiên dương, lấy 8 làm số thiếu âm tượng trưng cho số khởi đầu của địa âm. Dịch truyện lại tiến thêm một bước ứng hợp giữa tứ tượng số và hào số với nhau, để dùng trong chiêm phệ bói toán.

Thiên số và Địa số trong quá trình phát triển, quan trọng nhất là Trần Đoàn thời Bắc Tống, ông lập thuyết chủ yếu lấy Thiên số và Địa số của Dịch, làm cơ sở để thông biến với Hà đồ và Lạc thư. Trong "Long đồ tam biến" nổi tiếng, Trịnh Huyền đã xây dựng học thuyết sáng tỏ về sự diễn biến của Hà đồ - Lạc thư, tức là ông đã dung hòa và kết hợp được giữa Thiên số và Địa số của Dịch, thêm nữa là Kỳ số và Ngẫu số với Ngũ hành sinh thành số, có nghĩa là đệ nhị biến, đem số của 'ngôi vị' hợp với thiên số và địa số trong đệ nhất bất biến, thành số dĩ hợp thiên địa, đã thể hiện ý nghĩa sâu xa sự tượng hợp thiên địa, hàm ẩn số thiên địa của Dịch, đúng như trong Tống văn giám - Long đồ tự - Đồ tam biến đã nói: "Hậu ký hợp dã; thiên nhất cư thượng vị đạo chi tông, địa lục cư hạ vị địa chi bản; thiên tam địa nhị địa tứ vi chi dụng. Tam nhược tại dương tắc tỵ (tránh) cô âm, tại âm tắc tỵ quả (thiếu, ít) dương". (Sau đã được tổng hợp lại: trời là số 1 làm tôn chỉ của đạo. Đất làm số 6 đặt làm gốc của quả đất. Thiên 3, địa 2, địa 4 đều vận dụng vào. Số 3 nếu ở tại dương thì số âm tránh được sự sô độc, còn ở tại âm thì số dương tránh được cô quả".

Lưu Mục trên cơ sở của Trần Đoàn, lại tiến hành tái tạo thêm, phát triển số thiên địa thành ngũ hành sinh thành số. Có nghĩa là phân biệt Long đồ thiên số địa số với ngũ hành sinh thành số tương kết hợp, sáng tạo nên 'Hà Lạc ngũ hành sinh thành số' nổi tiếng. Như viết: "Đó là số ngũ hành sinh thành. Thiên nhất sinh thủy, địa nhị sinh hỏa, thiên tam sinh mộc, địa tứ sinh kim, thiên ngũ sinh thổ. Đó là số sinh vậy. Như vậy thì số dương không có số để hợp, số âm sẽ không gặp may. Cho nên, địa lục thành thủy, thiên thất thành hỏa, địa bát thành mộc, thiên cửu thành kim, địa thập thành thổ. Dẫn đến là số âm dương đều có sự hòa hợp và may mắn, như vậy vật sẽ đắc thành, nên được gọi là thành số".

Số thiên địa của Dịch là mẫu của vạn số, có mối quan hệ mật thiết với ngũ hành sinh thành số, âm dương kỳ ngẫu số, đại diễn phệ số. Thiên số và Địa số là cơ sở của ngũ hành sinh thành số, là sản vật kết hợp giữa thiên địa số và ngũ hành của Dịch, Dịch truyện - Hệ từ viết: "Thiên nhất địa nhị, thiên tam địa tứ, thiên ngũ địa lục, thiên thất địa bát, thiên cửu địa thập". Hán thư - Ngũ hành chí viết: "Thiên dĩ nhất sinh thủy, địa dĩ nhị sinh hỏa, thiên dĩ tam sinh mộc, địa dĩ tứ sinh kim, thiên dĩ ngũ sinh thổ". Dịch số câu ẩn đồ viết: "Thiên nhất sinh thủy, địa nhị sinh hỏa, thiên tam sinh mộc, địa tứ sinh kim, thiên ngũ sinh thổ, địa lục thành thủy, thiên thất thành hỏa, địa bát thành mộc, thiên cửu thành kim, địa thập thành thổ".

Hơn nữa sự tương hợp của số thiên địa trong "Long đồ tam biến" của Trần Đoàn, cũng bắt nguồn từ Dịch truyện - Hệ từ viết: "Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc như các hữu hợp, biến hóa nhi hành quỷ thần dã". Lại viết "Trên trời là số 1, dưới đất là số 5, vị trí số 5 tương đắc sẽ có sự hòa hợp nhau, sẽ có sự biến hóa mà làm thành quỷ thần vậy".

Dịch lấy thiên số làm kỳ số là dương số; lấy địa số làm ngẫu số là âm số, từ đó mà đặt cơ sở cho kỳ ngẫu âm dương số. Như trong thiên địa số của Dịch truyện - Hệ từ viết: "Phàm thiên số đều là kỳ số, địa số đều là ngẫu số. Lấy thiên làm đương, lấy địa làm âm", qua đây ta thấy mối quan hệ sâu xa giữa kỳ ngẫu âm dương số của Dịch với thiên địa số.

Số 50 của Đại diễn là số diễn giả, dùng để chiêm phệ Dịch, đồng thời cũng có mối quan hệ mật thiết với số thiên địa của Dịch. Bởi vì số Đại diễn là cơ sở để lấy thiên số và địa số hợp ngũ phương mà diễn giả vạn số. Hơn nữa số Đại diễn cũng thoát thai từ số thiên địa của Dịch. Đúng như Dịch truyện - Hệ từ viết: "Đại diễn chi số ngũ thập... thiên số nhị thập hữu ngũ, địa số tam thập. Phàm thiên địa chi số ngũ thập hữu ngũ, thử số dĩ thành biến hóa nhi hành quẻ thần dã".

Lấy kỳ số và ngẫu số tượng trưng thiên địa, được khởi nguồn từ tứ tượng pháp thiên địa mà có, từ phản ánh bắt nguồn ở tượng của số, nói rõ tính vật chất của Dịch số. Như Dịch - Thuyết quái viết: "Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số", tham tức là số 3 là kỳ số (số lẻ); lưỡng tức là số 2 là ngẫu số, 'tham thiên lưỡng địa' tức là để gọi thiên kỳ địa ngẫu, thiên dương địa âm, cũng có nghĩa là để giám sát cả trời đất. Ý tứ của toàn câu là lấy số âm dương kỳ ngẫu để nắm chắc độ số của thiên địa, thông qua Ngũ âm làm số đo trời, cụ thể là lấy âm dương của số, làm thước đo âm dương của trời đất. Cho nên nói đây là nội hàm chủ yếu của kỳ ngẫu số trong Dịch.

Kỳ số và ngẫu số làm tiêu chí cho số âm dương, được bắt nguồn gốc ở hào âm hay dương, trong đó Hào dương là kỳ số, là 'dương số chi phụ' (cha của số dương); Hào âm là ngẫu số, là 'âm số chi mẫu' (mẹ của số âm). Từ đây đặt nên mối quan hệ vững chắc giữa kỳ ngẫu số và âm dương.

Kỳ số và ngẫu số cũng biểu thì cho sự 'hư - thực', vẫn bắt nguồn từ hào âm dương, trong đó ngẫu số là 'hư', kỳ số là 'thực'. Nội hàm hư thực của kỳ ngẫu số cũng được phản ánh ở Bát quái, như quẻ Ly là trung hư, quẻ Khảm là trung mãn. Cho nên trong Thái cực đồ, điểm trắng kỳ số tượng trưng cho thực, điểm đen ngẫu số tượng trưng cho hư.

Đối với triết lý, được phản ánh trong mối quan hệ giữa Dịch truyện và Lão Tử. Thứ nhất, là từ góc độ của Ngẫu số tiến hành phân tích rõ sự sinh thành của Vũ trụ, như "Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái". Cụ thể là sự sinh thành của Bát quái và vạn vật, thông qua kỳ số và ngẫu số của Dịch, đã phản ảnh triết lý 'nhất phân vi nhị' (một chia làm đôi), nhờ sự gợi mở của triết lý này mà người đời sau đã sáng lập nên 'Tiên thiên bát quái thứ tự đồ', và 'Thiên thiên lục thập tứ quái thứ tự đồ'. Hai đồ hình này đã bao hàm rõ nét nguyên lý 'nhất phân vi nhị', đã ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau.

Ngoài ra, trên cơ sở 3 hào làm nhất quái của Dịch kinh, thì Dịch truyện còn đề xuất tư tưởng 'tam tài quan' của thiên địa nhân nhất thể. Trên cơ sở này, mà người đời sau đã xây dựng lập thuyết 'hàm tam vi nhất' (bao hàm 3 làm 1), như trong Tam thống lịch đời Ngụy, Mạnh Khang chú giải: "Thái cực nguyên khí, hàm tam vi nhất", có nghĩa là lấy hai con cá mầu đen trắng đại biểu cho thiên địa, đường phân giới tuyến hình chữ 's' đại biểu cho Nhân, từ đồ hình đã chỉ rõ hợp nhất tam tài thiên địa nhân.

Lão Tử đã phát triển nổi bật Kỳ số của Dịch, chủ yếu là lấy Kỳ số giải thích sự sinh thành của Vũ trụ: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Dịch truyện nhấn mạnh Ngẫu số 'nhị', đó là Thái cực sinh lưỡng nghi. Lão Tử phát huy 'tam' Kỳ số, tích cực đề xuất rằng 'tam' sinh vạn vật. Dịch truyện sáng lập bộ môn sáng trói về "nhất phân vi nhị", còn Lão Tử đề xướng "nhất phân vi tam". Thuyết minh Dịch truyện và Lão Tử lấy 'tham' và 'lưỡng' để giải thích vũ trụ thông qua hình đồ triết lý diễn sinh như sau:

......................[Hào âm --> ngẫu số 2 --> nhất phân vi nhị

Tham thiên [Hào số 3 --> hàm tam vi nhất --> Trung hòa quan

Lưỡng địa [Hào dương -->Kỳ số 1 --> nhất phân vi tam

.....................(nhị hợp vi nhất)

Dịch lấy hào dương làm Kỳ số, hào âm làm Ngẫu số, Dịch ghép lấy hào ba của Kỳ số 'tổ' thành kinh quái, lấy Ngẫu số lưỡng kinh quái 'hợp' thành trọng quái. Kỳ Ngẫu số của Dịch đã xác lập định luật lấy đơn số làm 'lẻ', lấy song số làm 'chẵn', đặt cơ sở cho luật kỳ - ngẫu cổ đại. Đặc biệt là căn theo luật Kỳ số là hào dương, Ngẫu số là hào âm, đã quy định Kỳ là số dương Ngẫu là số âm, từ đây xác định nội hàm âm dương của luật Kỳ - Ngẫu, đã có ảnh hưởng rất lớn đối với hậu thế cho đến tận này nay. Như trong Bạch hổ thông - Giá tụ Ban Cố viết: "Dương số Kỳ, âm số Ngẫu", đã nói rõ kỳ ngẫu của Dịch có quan hệ mật thiết đối với sự hình thành của luật kỳ ngẫu âm dương.

Luật kỳ ngẫu âm dương đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với nhiều bộ môn: lịch pháp, thuật số, chiêm phệ, vận khí học,... của thời cổ đại. Như thời tính Can chi kỷ (12 năm), lấy kỳ số làm dương Can, ngẫu số làm âm Can, học thuyết Vận khí trong Hoàng đế nội kinh cũng như vậy. Lại như các thuật số Thái ất, Kỳ môn, Lục Nhâm cũng đầu lấy âm dương kỳ ngẫu làm tiền đề: hào âm tượng trưng cho 'nhất phân vi nhị', hào dương có ý chỉ 'hợp nhị vi nhất'.

Dịch truyện dựa trên cơ sở Dịch kinh, đã xác minh rõ quan niệm về sự thống nhất đối lập ẩn tàng trong luật kỳ ngẫu của các hào âm và hào dương, hoàn toàn phù hợp với số sinh tượng, tượng sinh lý, có nghĩa là quy luật tư duy trìu tượng sản sinh ở tư duy hình tượng, tiến thêm một bước chứng thực quan điểm 'tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số'. Từ đây mà tư tưởng biện chứng được xác lập.

Gọi là luật chính phản, có nghĩa là chỉ hướng chính và hướng phụ của sự vật. Bất cứ sự vật nào trong vũ trụ đều tồn tại hai mặt chính phản (phải trái), tức có chính hướng tất có phản hướng, bao gồm hư thực u ẩn, khai hợp (khép mở), minh ám (sáng tối), trú dạ (ngày đêm), tử sinh,... Hào dương và hào âm của Dịch kinh, có hắc ngư và bạch ngư trong Thái cực đồ, rồi tới hắc điểm và bạch điểm của Hà đồ Lạc thư, tất cả đều tàng ẩn chứa đựng nguyên lý thư thực chính phản, mà còn đều lấy Kỳ làm chính hướng làm thực, lấy Ngẫu làm phản hướng làm hư; đối với Hà Lạc cũng vậy: Kỳ số là chính là thực, Ngẫu số là phản là hư.

Luật chính phản là luật đặc hữu của Dịch, là sự phát triển đặc thù của quy luật mâu thuận của Dịch, mà chủ yếu chỉ tính chất hư thực, u hiện (kín lộ), khai hợp (đóng mở), để làm sáng tỏ quy luật chính phản của sự vật. Cụ thể như hào âm của bát quái là hư số, còn Hào là thực số vậy. Cũng như số ẩn (độn số) của Kỳ môn độn Giáp, các hào trong Kỳ môn gồm: Độn - Giả - Mộ - Tỵ (tránh) - Huyệt - Phục thì đều thuộc ẩn thuộc hư, còn Kỳ - Môn - Tiến - Du - Phi - Sư thì đều là các hào hiển lộ rõ, là thực. Sau đó Kỳ môn dựa vào đó suy diễn hư thực, chiêm đoán cát hung, đạt đến mục đích tránh được họa, được hưởng phúc.

SỐ ĐẠI DIỄN

Số Đại diễn là thành phần chủ yếu của Dịch số. Đại diễn tức là diễn ngữ, diễn dịch, là chỉ về phương pháp dùng thẻ bằng cỏ Thi để diễn dịch xem đoán vận số. Số Đại diễn là tổng hòa của thiên số và địa số trong Dịch: "Thiên nhất địa nhị, thiên tam địa tứ, thiên ngũ địa lục, thiên thất địa bát, thiên cửu địa thập".

Số Đại diễn sở dĩ lấy 'ngũ thập' là do thời cổ đại, lấy 'ngũ thập' làm cực số tự nhiên quan trọng, nguyên nhân là do số 'ngũ thập' có đầy đủ nội hàm với vũ trụ thiên văn. Như trong Hoàng đế nội kinh nói: "nhân khí hành Kinh mạch ngũ thập doanh", nhấn mạnh 'ngũ thập doanh' là số thọ của phép dưỡng sinh. Linh Khu - Ngũ thập doanh viết: "ngũ thập doanh bị, đắc tân thiên chi thọ hỉ" (được số thọ của cả trời đất). Chu dịch chính nghĩa - Khổng Dĩnh Đạt dẫn lời Kinh Phòng nói: "Ngũ thập giả, vị thập nhật, thập nhị thìn, nhị thập bát tú dã". Mã Dung cũng nói: "Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh nhật nguyệt, nhật nguyệt sinh tứ thời, tứ thời sinh ngũ hành, ngũ hành sinh thập nhị nguyệt, thập nhị nguyệt sinh nhị thập tứ khí, phàm ngũ thập" (khái quát lại là năm mười)

Số Đại diễn 'ngũ thập hữu ngũ', còn có thuyết là số căn cứ để vua Đại Vũ trị thủy thời cổ đại, như trong Chu bễ toán kinh nói "Vũ trị hồng thủy, bắt đầu mở rộng vận dụng và bỏ lược đi phần huyền hoặc nên gọi là số đại diễn".

Số Đại diễn là điển phạm lấy Số mà nghiên cứu Tượng, tuy là số chiêm toán, nhưng lại có mối tương quan mật thiết với vũ trụ sinh thành, lý luận này bắt nguồn từ ở Thái Nhất (Bắc Thìn) ở trong bất động, là bối cảnh thiên văn vũ trụ xoay chuyển của 49 ngôi sao bắc đẩu tinh tọa, Mã Dung viết: "Hợp thái cực, lưỡng nghi, tứ thời, ngũ hành, thập nhị nguyệt, nhị thập tứ khí vi ngũ thập, nhi giảm khứ bắc thìn chi nhất vi dụng tứ thập cửu. Dịch hữu thái cực vị bắc thìn dã. Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh nhật nguyệt, nhật nguyệt sinh tứ thời, tứ thời sinh ngũ hành, ngũ hành sinh thập nhị nguyệt, thập nhị nguyệt sinh nhị thấp tứ khí. Bắc thìn cư vị bất động. Kỳ dư tứ thập cửu, chuyển vận nhi dụng dã". Giảm bớt đi số 1 của bắc thìn, xem như giảm một ngày để dùng số 49. (Dịch có thái cực gọi là bắc thìn. Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh nhật nguyệt, nhật nguyệt sinh 4 mùa, bốn mùa sinh 5 hành, 5 hành sinh ra 12 tháng, 12 tháng sinh ra 24 khí. Sao ở Bắc cực ở vị trí bất động, ngoài ra còn lại 49, được chuyển vận mà sử dụng)

Số Đại diễn ngoài hàm chứa tính thiên văn ra, thì cũng hàm chứa cả số âm dương, cụ thể là số "dư" từ số Đại diễn sau khi kinh qua tam biến của chiêm phệ, lấy đó trừ đi 4 thì được 9 là lão dương số, được 6 là lão âm số, được 7 là thiếu dương số, được 8 là thiếu âm số, bốn số này cũng tức là âm dương tứ tượng. Ngoài ra, số lão dương và số lão âm được lấy làm tiêu chí của hào dương và hào âm trong Dịch.

Số Hà Lạc là sự hợp nhất của số thiên địa, số đại diễn và số sinh thành. Tổng số của Hà đồ là "ngũ thập hữu ngũ" (năm mươi dư năm), đây là số tổng hòa trong Dịch, mà Lạc thư tổng số là "tứ thập hữu ngũ" (bốn mươi dư năm). Hai số đại diện cho chính - phản, trái phải của số Đại diễn.

Thổ khí là nguyên cớ của vạn vật. Được gọi là số 'sinh' gồm các số 1, 2, 3, 4, 5 là số tượng trưng cho thủy, hỏa, mộc, kim, thổ; trong đó số của Thổ là nguyên cớ cho bốn số đứng ở ngôi vị trước mà ỷ vào (nhi ỷ số: số dựa vào) mà được thành số 6, 7, 8, 9, 10. Tổng hòa của Hà đồ sinh thành số cũng là 'ngũ thập hữu ngũ'.

Phệ số tức là số bói quẻ bằng cỏ Thi 'kỳ dụng tứ thập hữu cửu' (dùng số bốn mươi dư chín). Thi số là chỉ phệ số của 'tứ thập hữu cửu' rút ra trong 'ngũ thập' của số Đại diễn một "can rễ" không dùng, thông qua sự biến hóa của bói toán (phệ biến), thì thấy được sự dung nhất giữa ba bộ môn số - tượng - lý.

Sách số là chỉ Càn Khôn sách số có nguồn gốc từ lấy số 4 đại diện cho tứ doanh nhân với 9 là số 'dụng cửu' của hào dương mà thành 36, tiếp theo lại nhân với 6 của hào dương mà thành 216 sách số của Càn. Số 4 của tứ doanh nhân với số 6 là số 'dụng lục' của hào âm thành thành 24, lại nhân tiếp với 6 của hào âm thì được 144 là sách số của Khôn, tổng hòa của sách số là 'tam bách hữu lục thập', đây là chỉ số của một vòng quay mặt trời thời xưa. Cho nên, Càn Khôn sách số là tiêu chí chỉ sự vận hành của thiên địa, cũng tức là Càn Khôn sách số của 28 vì sao quanh bầu trời vòng quay hết 64 quái 384 hào.

Số chỉ vạn vật là số 11520, là một khí số quan trong thời cổ đại, được tổ hợp từ sách số của Càn là 36 nhân với 192 hào dương được 6912, sách số của Khôn là 24 nhân với số hào âm được 4608, cộng lại thành số 11520. Phệ số và số phi ức có sự tương quan mật thiết giữa số chỉ vạn vật với khí số thiên văn (số phi ức: số không ức đoán hoặc số không phán đoán được).

Thiệu Ung đã phát triển phệ số, lấy bát quái tự số (số thứ tự) và lục hào số làm cơ sở của phệ số, để tiến hành bói toán diễn dịch, và trên cơ sở của Càn Khôn sách số và số chỉ vạn vật, xây dựng thuyết "vạn vật giai số". Chỉ ra số chung thủy của thiên địa là số 1.216.192.320, số trước sau của trời đất.

Trần Đoàn kết hợp giữa số Đại diễn và số hà lạc, mà sáng chế ra "Hà lạc lý số". Tức là sự đối ứng giữa việc lấy năm tháng ngày giờ sinh ra con người, với số can chi Hà đồ Lạc thư và bát quái, từ đây mà chiêm nghiệm mệnh số của con người. Với đặc điểm có đủ diễn biến thừa tiếp của tiên thiên quái và hậu thiên quái, lấy Giờ sinh của con người định ra vị trí hào động của tiên thiên quái, sau lại biến thành hậu thiên quái, để xét mệnh vận lâu dài.

Số bát quái do số đại diễn của Dịch bao quát, được Đại Tử Bình phát triển thành phương pháp xem Bát tự, tức tứ trụ mệnh học, cụ thể là phối ứng giữa can chi của năm-tháng-ngày-giờ sinh, kết hợp với quy luật âm dương ngũ hành sinh khắc, để tiến hành chiêm nghiệm vận mệnh nhân sinh.

Huệ Đống nói: "Hư ngũ nhi hữu diễn, hư nhất nhi khả dụng, nhất dữ ngũ giai đạo chi bản dã" (Số 5 hư mà có thể diễn dịch, số 1 hư mà có thể khả dụng, số 1 và số 5 đều là gốc của đạo vậy".

THUYẾT VỀ PHỆ PHÁP

Phệ pháp là phương pháp xem bói theo Dịch. Hệ từ thượng truyện nói: "Dịch là đạo của thánh nhân, gồm bốn phương diện, mà thứ nhất là chiêm bói". Bài 'Đại diễn chi số' cũng là bài riêng trình bầy chi tiết về yếu chỉ của phép bói. Thiên Phệ nghi trước là do Chu Hi soạn ở đầu quyển Chu dịch bản nghĩa đã trình bầy rõ về phép bói.

Trước hết, chuẩn bị 50 thẻ cỏ thi đựng vào trong ống. Phía nam ống đặt một khay gỗ, chia làm hai ô to, ô to bên trái lại được chia làm 3 ô nhỏ. Khi bói, hai tay cầm 50 sợi cỏ thi, tay phải nhặt ra một thẻ đặt vào trong ống (đây là điều mà Hệ từ truyện gọi là: Số đại diễn 50, sử dụng có 49, còn gọi là 'hư nhất bất dụng'). Rồi lấy cả hai tay tùy ý chia đôi 49 thẻ đặt vào hai ô to bên trái và bên phải của khay gỗ. Đây gọi là 'doanh thứ nhất' (doanh có nghĩa là kinh doanh), cũng tức là điều mà Hệ từ gọi là: chia ra làm hai để tượng trưng cho lưỡng nghi. Tiếp đó, dùng tay trái cầm lấy số thẻ trong ô to bên trái, tay phải nhặt lấy 1 thẻ trong ô to bên phải, rồi cài vào khe ngón tay út trái. Đây tức là 'cài 1 để tượng trưng cho tam tài: trời đất người'. Tiếp theo, dùng tay phải đếm 4 thẻ một số thẻ ở tay trái. Đây tức là nửa trước 'của doanh thứ ba', cũng là điều mà Hệ từ gọi là 'đếm bằng số 4 để tượng trưng tứ thời'. Tiếp đó, lấy số thẻ sau khi đếm 4 còn thừa, hoặc 1 thẻ, 2 thẻ, 3 thẻ, 4 thẻ, kẹp vào khe ngón tay vô danh của tay trái. Đây tức là nửa trước của 'doanh thứ tư', cũng tức là điều mà Hệ từ gọi là: 'quy số lẻ về chỗ kẹp để tượng trưng cho nhuận'. Tiếp theo, dùng tay phải trả lại số thẻ đã đếm vào ô lớn bên trái, rồi cầm lấy số thẻ trong ô lớn bên phải, và dùng tay trái đếm 4 thẻ một. Đây tức là nửa sau của 'doanh thứ ba'. Tiếp theo, lại lấy số thẻ, sau khi đếm 4 còn thừa, hoặc 1 thẻ, 2 thẻ, 3 thẻ, 4 thẻ, như trước kẹp vào khe ngón tay giữa của tay trái. Đây tức là nửa sau của 'doanh thứ tư', đây cũng là điều mà Hệ từ gọi là 'kẹp lần hai để tượng trưng cho hai lần nhuận'.

Bây giờ, những thẻ thừa ra trong hai lần đếm đã kẹp được, ô lớn bên trái thừa 1 thẻ, thì ô lớn bên phải thừa 3 thẻ; Bên trái thừa 2 thẻ thì bên phải thừa 2 thẻ; Bên trái thừa 3 thẻ thì bên phải thừa 1 thẻ; Bên trái thừa 4 thẻ thì bên phải cũng thừa 4 thẻ. Lấy số thẻ thừa của hai lần đếm, nhập vào số thẻ của một lần cài, thì được không phải là 5 thẻ thì 9 thẻ. Bốn doanh thế là xong. Dùng tay phải, lấy số thẻ đã đếm, đưa trở lại vào ô to bên phải, gộp với số thẻ đã qua 1 lần cài 2 lần kẹp, đặt vào ô nhỏ thứ nhất bến trái khay gỗ. Đó là hoàn thành một lần biến. Tổng số thẻ thừa có được sau lần biến thứ nhất 'không 5 thì 9'.

Sau lần biến thứ nhất, dùng hai tay lấy số thẻ đã đếm xong 1 lần biến, ở hai ô to bên trái và bên phải khay gỗ, gộp lại làm một, rồi theo trình tự 4 doanh ở lần biến thứ nhất, lấy số thẻ 1 cài 2 kẹp đặt vào ô nhỏ thứ hai bên trái. Đó là hoàn thành 2 lần biến. Tổng số thẻ thừa sau lần biến thứ hai là 'không 4 thì 8'.

Sau lần biến thứ hai, đêm số thẻ đã đếm của lần biến thứ hai, ở trong 2 ô to bên trái và bên phải, gộp lại làm một, rồi theo trình tự 4 doanh như lần biến thứ nhất, thứ hai, mà lấy số thẻ 1 cài 2 kẹp đặt vào ô nhỏ thứ ba bên trái. Đó là hoàn thành ba lần biến. Tổng số thẻ thừa có được lần biến thứ ba là 'không 4 thì 8' (giống lần biến thứ hai).

Xong ba lần biến, thì mới xem số thẻ đã đếm của lần biến thứ ba, và số thẻ cài kẹp thu được của 3 lần biến, mà vạch thành từng hào. Số thẻ cài kẹp thu được sau ba lần biến là 5, 4, 9, 8. Các số 4, 5 là lẻ (trong hai số này, đều chỉ chứa một số 4, nên gọi là lẻ). Các số 9, 8 là chẵn (trong hai số ngày, đều chứa hai số 4, nên gọi là số chẵn). Tổng hợp lại số 1 cài 2 kẹp và số chẵn hay lẻ như sau: gọi là 3 số lẻ, tức là 5, 4, 4 thì gọi là 'tam thiểu', gộp lại là 13, thì số thẻ đã đếm là 36 (49 - 13), đem chia cho 4 được 9, gọi là Lão dương, phép bói gọi là "trùng".

Nếu số cài kép thu được sau 3 lần biến là 2 số lẻ 1 số chẵn (tức 5, 4, 8 hoặc 9, 4, 4), thì gọi là 'lưỡng thiểu nhất đa', gộp là là 17 thẻ, thì số thẻ đã đếm là 32 (tức 49 - 17), đem chia 4 được 8, là Thiếu âm, còn gọi là "sách".

Nếu số cài kẹp thu được sau 3 lần biến là 2 số chẵn 1 số lẻ (tức 9, 8, 4 hoặc 5, 8, 8), thì gọi là 'lưỡng đa nhất thiểu', gộp lại là 21 thẻ, vậy là số thẻ đã đếm là 28 (tức 49 - 21), đem chia cho 4 được 7, là Thiếu dương, còn gọi là "đơn".

Nếu số cài kẹp thu được sau 3 lần biến là 3 số chẵn, tức là 9, 8, 8, thì gọi là 'tam đa', gộp lại là 25 thẻ, thì số thẻ đã đếm là 24 (tức 49 - 25), đem số thẻ đã đếm chia 4 được 6, là Lão âm, còn gọi là "giao".

Bốn doanh thành một biến, ba lần biến thì được một hào, 18 lần biến thì được 6 hào mà thành quẻ. Hào thu được trong 3 lần biến đầu gọi là Sơ hào. Hào thu được của lần biến thứ 4 đến thứ 6 là Nhị hào. Hào thu được của lần biến thứ 7 đến thứ 9 là Tam hào. Hào thu được của lần biến thứ 10 đến thứ 12 là Tứ hào. Hào thù được của lần biến thứ 13 đến thứ 15 là Ngũ hào. Hào thù được của lần biến thứ 16 đến thứ 18 là Thượng hào.

Quẻ bói được gọi là "bản quái", quẻ biến thành gọi là "chi quái". Phép bói thời cổ dựa vào tình hình biến và bất biến của Bản quái (quẻ chiêm được), mà chiêm đoán cát hung lợi hại. Sách Chu dịch khải mông của Chu Hi quy nạp thành 7 điều như sau:

1. Một hào biến thì xem ở lời hào biến của Bản quái.

2. Hai hào biến thì xem ở lời của hai hào biến của Bản quái, nhưng vẫn lấy hào trên làm chính.

3. Ba hào biến thì xem ở Thoán từ của Bản quái và Chi quái, đồng thời lấy Bản quái làm "Trinh" (trong), Chi quái làm "Hối" (ngoài).

4. Bốn hào biến thì xem hai hào bất biến ở Chi quái, vẫn lấy hào dưới làm chính.

5. Năm hào biến thì xem ở hào bất biến của Chi quái.

6. Sáu hào biến thì xem ở hai hào Dụng ở quẻ Càn và quẻ Khôn, những quẻ còn lại xem ở Thoán từ và Chi quái.

7. Sáu hào đều không biến thì xem ở Thoán từ của Bản quái.

Trong quá trình bói Dịch, được một quẻ sáu hào, nếu có một, hai, hoặc mấy hào biến động, thì hào ấy gọi là "động hào", cũng gọi là "biến hào". Sách Chu dịch khải mông của Chu Hy có bàn về quy định của các lệ này. Đời sau, các nhà Dịch học có người coi đó là Pháp thức, nhưng cũng có người chỉ trích.

Thượng Bỉnh Hòa soạn sách Chu dịch cổ phệ khảo căn cứ vào thuyết sẵn có của Chu Hi, và chỉ ra rằng: "Quẻ có nhất hào động, nhị hào động, tam hào động, thậm chí tứ hào, ngũ hào, lục hào toàn động. Ta gặp quẻ này thì suy đoán thế nào? Nay xét thành lệ của người xưa, cùng những điều bàn luận quy định của Chu Tử lấy đó làm pháp thức. Song chẳng thể câu nệ. Vì Dịch quý ở chỗ chiêm nghiệm sự biến dịch. Sự thông biến của Tượng và Từ, cùng sự ứng hợp với sự thực, sự gợi ý của thần minh, đều là thiên biến vạn hóa, có những điều chẳng thể nghĩ bàn, cho nên không thể cố chấp. Cần phải căn cứ vào Sự mà chọn lấy Từ, quan sát Tượng mà ấn chứng với Ta, bỏ chỗ sơ mà dùng chỗ thân".

Thượng Bỉnh Hòa còn tập hợp các lời bói trong Sử truyện làm chứng cứ, nói rõ những tình huống mà Chu Hi nêu ra, và chỉ ra rằng, khi bói Dịch đều phải kết hợp quái tượng của Bản quái và Chi quái để suy đoán cát hung, ông chỉ trích mạnh thuyết "Càn Khôn chiêm nhị dụng" của Chu Hi, cho rằng Nhị dụng chỉ chứng tỏ phép bói Dịch dùng Cửu - Lục, không dùng Thất - Bát, quyết không phải là lời chiêm đoán của quẻ Càn và Khôn, và chỉ rõ: "Đặt ra cái đó, mà lời chiêm đoán của sáu hào đều biến, thì 62 quẻ còn lại, đều nên có lời chiêm đoán của sáu hào biến, thế mà sao lại không có? Hơn nữa, trong Dịch, nhất, nhị, tam, tứ, ngũ hào biến đều chưa xem tới, mà đột ngột xem tới lục hào biến, về nghĩa khó thông, về lệ cũng không thỏa đáng".

Lại nói: "Xét, phép cũ của cổ nhân, thường xem lời Thoán truyện mà đoán. Nhưng Thoán truyện thường không sát với ta, thì xem cái gì phù hợp mà suy đoán, thế thì quan sát Tượng quẻ là hơn".Có nghĩa là, vừa phải dựa vào Quái từ, vừa phải coi trọng việc phân tích hàm nghĩa của Quái tượng".

"Dịch vốn là dùng để bói, không nắm được phép bói, ý nghĩa của "cửu - lục", thì không biết vì sao lại như vậy, và càng khó lý giải về chương Đại diễn của Hệ từ. Ngay sách Xuân Thu nói "mỗ quái chi mỗ quái" là cũng chưa nắm được duyên do. Vì vậy, người học Dịch trước hết phải nắm vững phương pháp của phép bói. Nay ta sử dụng Phệ nghi do Chu Tử lưu truyền lại. Vậy thì Phệ nghi là do Chu Tử chế định ra, hoặc có thể do tiên nho truyền lại, Chu Tử không nói gì, bất tất phải bàn luận gì thêm".

ĐƠN SÁCH TRÙNG GIAO

Từ sau đời Hán, người bói dùng đồng tiền thay cho 50 cọng cỏ Thi. Bói được hào Thiếu dương, thì gọi là "Đơn", tức giống như đếm cỏ Thi mà gặp "lưỡng đa nhất thiểu", số của nó là 7, vẽ thành phù hiệu --(vạch dương); Bói được hào Thiếu âm, thì gọi là "Sách", tức khi đếm cỏ Thi gặp "lưỡng thiểu nhất đa", số của nó là 8, vẽ thành phù hiệu - - (vạch âm). Bói được hào Lão dương, thì gọi là "Trùng", tức là đếm cỏ Thi gặp "Tam thiểu", số của nó là 9, vẽ phù hiệu (hình vuông); Bói được hào Lão âm, thì gọi là "Giao", tức là khi đếm cỏ Thi gặp "Tam đa", số của nó là 6, vạch thành phù hiệu X (dấu nhân).

Trịnh Huyền chú Nghi lễ - Sĩ quan lễ có đoạn "phệ dữ tịch" kể đến phép lấy tiền thay cỏ Thi như sau: "Lấy 'tam thiểu' làm "trùng tiền", trùng tiền thì 9; 'tam đa' làm "giao tiền", giao tiền thì 6; "lưỡng đa nhất thiểu" làm "đơn tiền", đơn tiền thì 7; "lưỡng thiểu nhất đa" làm "sách tiền", sách tiền thì 8".

Bói Dịch, ba lần biến mà được số [9 - 8 - 8] thì gọi là Tam đa. Tức là biến lần đầu được 9, lần thứ hai và thứ ba đều được 8, thì được hào Lão âm. Ba lần biến của việc bói Dịch khi được số [5 - 4 - 4] thì gọi là Tam thiểu, có nghĩa là lần biến thứ nhất được số 5, lần biến thứ hai và thứ ba đều được số 4, thì được hào Lão dương. Sau ba lần biến được số [9 - 8 - 4] hay [5 - 8 - 8] thì gọi là Lưỡng đa nhất thiểu, có nghĩa là lần biến thứ nhất được 9 hoặc 5, lần biến thứ hai được 8, lần biến thứ ba được 4 hoặc 8, thì được hào Thiếu dương. Sau ba lần biến được số [5 - 4 - 8 (5-8-4)] hoặc [9 - 4 - 4] thì gọi là Lưỡng thiểu nhất đa, thì được hào Thiếu âm.

Số thẻ cài kẹp được "Tam cơ", ví như [5 - 4 - 4], cộng là 13 thẻ, là số đã qua gọi là số "phục". Số còn lại là 36 thẻ, là Lão dương, là số hiển hiện hay số "phi". Do vậy, số cho hào "phục" gồm số Tam cơ là 13 - 25 và số Tam ngẫu là 17 - 21.

Lý Lâm Phủ chú: "Dùng 49 thẻ, chia ra mà đếm. Về biến có 4 loại: một là hào Đơn, hai là hào Sách, ba là hào Giao, bốn là hào Trùng. Tất cả 18 lần biến mà thành quẻ".

Hệ từ - Thượng truyện viết: "Tam ngũ dĩ biến, thác tổng kỳ số; Thông kỳ biến, toại thành thiên địa chi văn; Cực kỳ số, toại đinh thiên hạ chi tượng". = Năm ba lần biến hóa, đan xen tổng hợp các số. Biến đã thông, thì thành vẻ đẹp của trời đất; Số đã cực, thì định được tượng của thiên hạ. Lý Đỉnh Tộ dẫn lời Ngu Phiên nói: "Số là số của sáu vạch. Sáu hào biến động, đạo tam cực sinh, vì vậy mà tạo thành tượng cát hung trong thiên hạ".

Khổng Dĩnh Đạt giải thích: "Cực kỳ số, chỉ sự tính toán cùng cực số âm dương, để định ra tượng muôn vật trong thiên hạ, như là tính toán cùng cực 216 thẻ để định ra tượng Lão dương của Càn. Tính toán cùng cực 144 thẻ để định ra tượng Lão âm của Khôn. Nêu ra Càn Khôn, thì những cái khác là có thể biết được vậy".

Thượng Bỉnh Hòa giải thích "Tam ngũ dĩ biến" trong Chu dịch thượng thị học nói: "Số hào đến 3, nội quái đến đó là cuối. Cho nên, nói hẳn phải biến đổi" (Hào số chí tam, nội ngoại chung hỉ cố viết tất biến". Đây là nói theo Tam tài, còn nói theo Ngũ hành, thì đến năm là đủ, cho nên quá năm là phải biến đổi.

Khổng Dĩnh Đạt - Chu dịch chính nghĩa khi nói về hào Sơ Cửu quẻ Càn viết: "Số 7 là Thiếu dương, số 8 là Thiếu âm, số 9 là Lão dương, số 6 là Lão âm".

Nhà sư Nhất Hạnh đời Đường cho rằng, khi đếm cỏ thì bói quẻ, ba lần biến đều là lẻ, tức là "Tam cơ", còn gọi là Tam thiếu, được số 9 tức là tượng quẻ Càn; Đều là chẵn, tức là Tam ngẫu, cũng gọi là Tam đa, được số 6, là tượng của quẻ Khôn. Càn Khôn là Cha Mẹ, nên gọi Cửu Lục là Lão dương Lão âm. Ba lần biến, hai chẵn một lẻ, tức "lưỡng đa nhất tiểu", được số 7, là tượng của các quẻ Chấn Khảm Cấn. Còn trong ba lần biến được hai lẻ một chẵn, tức "lưỡng thiểu nhất đa", được số 8, là tượng các quẻ Tốn Ly Đoài. Sáu quẻ này là ba trai ba gái mà Càn Khôn sinh ra, nên gọi Thất Bát là Thiếu âm Thiếu dương.

Thuyết của Nhất Hạnh nói:

Ba lần biến đều là thiểu là tượng của quẻ Càn, Càn là Lão dương, mà số dư của phép đếm 4 được 9 nên gọi là Cửu.

Ba lần biến đều là đa là tượng của quẻ Khôn, Khôn là Lão âm, mà số dư của phép đếm 4 được 6, nên gọi là Lục.

Ba lần biến mà một lần thiểu là tượng các quẻ Chấn Khảm Cấn, ba quẻ này là Thiếu dương, mà số dư phép đếm 4 được 7, nên gọi là Thất.

Ba lần biến mà một lần đa là tượng của các quẻ Tốn Ly Đoài, ba quẻ này là Thiếu âm, mà số dư của phép đếm 4 được 8, nên gọi là Bát.

Cho nên, những số Thất Bát Cửu Lục là do số dư mà đặt tên là Âm Dương. Âm Dương sở dĩ là Lão Thiếu không phải vì điều đó, mà vì là tượng của Bát quái trong ba lần biến.

Hệ Từ - Hạ truyện viết: "Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu". Triết lý của Dịch cho rằng, quy luật của sự vật khi phát triển đến cùng cực thì sẽ biến hóa, khi đã biến hóa thì sẽ thông suốt, khi đã thông suốt thì sẽ lâu bền.

Khổng Dĩnh Đạt - Chu Dịch chính nghĩa viết: "Đạo của Dịch khi cùng thì tùy theo thời mà biến đổi, khi đã biến đổi thì có sự khai thông, khai thông thì được lâu bền, cho nên nói 'thông' tất 'bền' vậy".

Du Diễm - Chu dịch tập thuyết viết: "Đến thời biến, thì phải biến, nếu không biến sẽ cùng, đó là đạo có biến tất có thông của Dịch. Có biến sẽ có thông, tức là tùy theo thời. Dân hãy còn hăng hái, chưa thấy mệt mỏi chán ghét, Thánh nhân không được bắt họ từ bỏ cái chí hăng hái đó; dân chưa được yên ổn Thánh nhân không được bắt buộc họ phải hăng hái làm việc. Chỉ đến khi số đã cùng, thời đã biến, lúc đó Thánh nhân nhân đó mà biến thông thúc đẩy, có như vậy dân mới không mệt mỏi. Nếu không dân sẽ cảm thấy phiền nhiễu, chán ghét, làm sao không mệt mỏi được? Cứ như vậy mà thuận theo, không cần biết lý do tại sao, như vậy là "thần"; thuận hành dần dần biến cải, không cần câu thúc vào ngôn từ để hướng dẫn hành động, như vậy là "hóa". Theo đạo "thần hóa", đó là đạo dạy dân, dưỡng dân của Thánh nhân đấy, nếu không theo đạo đó, tất dân không chịu theo.

Đạo của Dịch không có cùng, chỉ có số mới cùng. Số dương cùng ở số 9, số âm cùng ở số 6. Cùng thì biến, biến thì thông, thông thì lâu dài, lâu dài thì lại cùng. Do vậy, "nếu được trời giúp thì tốt, không có cái gì không lợi vậy".

Theo nghĩa "Dịch biến" và "Dịch bất biến" làm chuẩn mực để sáng tỏ về lẽ động tĩnh của nhân sự: Số cơ ngẫu là 7 - 8 vậy; giao trùng là 6 - 9 vậy. Quẻ vạch theo số 7 - 8 là "Dịch bất biến", hào vạch theo số 6 - 9 là "Dịch biến" vậy. Quẻ tuy là "dịch bất biến", mà trong lại có "dịch biến", thì có nghĩa là 'hanh'. Hào tuy là "dịch biến", mà trong lại có cái "dịch bất biến", thì gọi là 'trinh'. Phép xem Hồng Phạm dùng hai chữ "trinh - hối", "trinh" tức là tĩnh, "hối" tức là động. Cho nên, nếu thấy tĩnh cát mà động hung thì chớ dùng; Thấy động cát mà tĩnh hung thì chớ xử; Thấy động tĩnh đều tốt thì mọi việc đều tốt; Thấy động tĩnh đều hung, thì trong vòng trời đất không thể trốn đâu cho thoát được.

Tiên Nho khi nói Quái biến thì chưa có sự chuyển dịch về cương nhu âm dương, đảo ngược vị trí trên dưới. Nay lấy Càn làm Khôn, lấy Thủy làm Hỏa, lấy trên làm dưới, làm rối ren chìm đắm, thường thì tượng Dịch từ đây mà nhầm lẫn vậy. Du Việt theo thể lệ Bàng thông "thành Ký tế định" của Ngu Phiên, và phép "thăng - giáng" của Tuân Sảng, bàn chung về cái lý "cùng tất biến, biến tất thông" của các quẻ Dịch.

Trong Dịch, có 192 hào âm và hào dương "đắc chính", cũng đồng thời tồn tại 192 hào âm và hào dương "thất chính"; Được chính tức là Ký tế định, thất chính sẽ hóa thất chính thành chính, rồi sau đó mới có thể định. Cho nên đối với những quẻ Bàng thông, bỉ thử giao dịch lẫn nhau, thì trong 192 hào, có 96 hào âm gặp hào dương; hoặc 96 hào dương gặp hào âm, do vậy có thể biến dịch được. Có 96 hào âm gặp hào âm, hoặc hào dương gặp hào dương, do vậy không biến dịch. Có thể biến dịch, thì gọi là "thông", không thể biến dịch, thì gọi là "cùng"; Cùng tất sẽ có biến và có phép của sự biến thông, biến tất sẽ có hóa, hóa tất sẽ chuyển từ bất chính thành chính.

Lại nói rằng, muốn biết Lý "cùng - thông", thì trước hết phải biết lý "thăng - giáng" của âm dương, đây là thuyết của Tuân Từ Minh, muốn biết cái lý "thăng - giáng", trước hết phải biết cái lý "cùng - thông", đây là thuyết của Ngu Trọng Phiên. Tham nhập hai thuyết làm một, đó là do Tiêu Lý Đường.

Tóm lại, hào quẻ có thể thông với các quẻ khác, thì gọi là "thông", khi hào quẻ không thông với các quẻ khác thì gọi là "cùng". Cùng, mà tự biến đổi âm dương của mình, tức là hóa bất chính thành chính, thì gọi là "biến hóa".

THUYẾT VỀ "KHÍ" CỦA TRƯƠNG TẢI

HÀM NGHĨA CHUNG VỀ KHÍ

Khí là nguồn gốc hoặc là bản thể của vạn vật trong thế giới tự nhiên. Khí là thứ vật chất tinh vi, chuyển động không ngừng, Khí là cơ sở thống nhất của Thiên Địa vạn vật, là nguồn gốc sinh thành vạn vật. Lý luận này có liên quan đến thuyết sinh – thành vũ trụ cổ đại. Khí là nguyên nhân sự tồn tại của thiên địa vạn vật, cho nên Khí không là hình thái vật chất cụ thể nào, nó không có hình thể, không có âm thành và hình thái. Như vậy, những người đưa ra và theo thuyết Khí bản thể luận đã loại bỏ ý kiến cho rằng Lý, Thái cực, Đạo có trước Khí, và chúng ngự ở trên Khí để chi phối Khí; họ chỉ rõ: Khí là bản thể cao nhất. Mặt khác, họ thuyết minh mối liên kết giữa Khí với Thái hư, và nêu rõ: Khí là phạm trù thông thường mang nội dung trừu tượng.

Khí là nguyên tố hoặc chất liệu của tồn tại khách quan. Chất liệu này, nguyên tố này hoặc hữu thể, hữu hình, có thể thấy được, có thể nghe được; hoặc là vô hình, vô thể, không thấy được, không nghe được. Khí là hiện tượng vật chất vi nhỏ, là thứ hỗn độn chưa có hình chất, sau khi ngưng tụ mới trở thành có hình có tượng. Nghiên cứu Khí sẽ nhận thấy tính thống nhất của vạn vật trên thế giới, nghĩa là thấy được bản chất chung của những hiện tượng và của vạn vật. Những học gia theo quan điểm Khí bản thể luận, thì coi Khí là phạm trù cao nhất của kết cấu logic triết học lý luận mà họ tin theo. Các học gia theo quan điểm Lý học bản thể luận và Tâm thức bản thể luận cũng cho rằng: Khí có tính vật chất và tính năng động, Khí nhập vào Đạo, vào Lý, vào Thái cực, và vào Tâm, đó là nguyên tố, chất liệu hoặc khâu trung gian để cấu tạo nên thế giới muôn vật.

Khí là thực thể khách quan có động thái công năng. Khí không ngừng chuyển động biến hóa, lúc thì tụ vào, lúc thì tản ra, nghi ngút, khi bay bổng, khi trầm lắng, lúc co đặc, lúc dàn mỏng, … Chuyển động biến hóa chính là hình thức và điều kiện tồn tại của Khí. Nếu Khí không có công năng động thái này thì Khí không tồn tại và chẳng có giá trị gì. Khí hàm chứa cặp âm dương đối lập thống nhất, Khí là bản chất của vật, cho nên Khí chuyển động biến hóa không ngừng thì mọi vật luôn chuyển động và biến hóa. Vai trò của Khí trong một hệ thống được xem như thứ vật chất trung gian môi giới, chuyển động biến hóa của Khí mà tạo tác nên muôn vật, thuộc tính của Khí cũng ảnh hưởng đến muôn vật.

Khí là sinh mạng của con người. Con người sống thọ hay chết yểu, đức tính con người thiện hay ác, đời sống vật chất giầu hay nghèo, sang hay hèn, địa vị tôn quý hay ti tiện, đều liên quan đến Khí. Khí chuyển động ở cơ thể con người thực hiện đạo dẫn thần khí, đấy chính là công pháp nhằm điều chỉnh cơ năng sinh lý cơ thể con người, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường sinh lực và khả năng miễn dịch, trị bệnh kiện thân, kéo dài tuổi thọ. Vì thế Khí là đồng hồ sinh học mang nội dung những thông tin về sinh mệnh cơ thể người, bởi vì con người bẩm thụ khí mà sinh ra. Khí có Khí trong sạch và Khí vẩn đục, Khí u ám, Khí quang minh, Khí thành hiền, Khí thô bỉ, do bẩm thụ Khí khác nhau mà từng con người có tư chất, thọ yểu, quý tiện khác nhau.

Khí là vật chất môi giới hoặc môi thể đầy ắp trong vũ trụ. Trong khoảng không vũ trụ, các hành tinh như nhật nguyệt trăng sao, cùng chuyển động trong một trật tự hài hòa, mọi sự vật tương hỗ cùng tồn tại trong một hệ thống, giữa các sự vật đó có một dòng Khí quán thông với nhau, làm cho các vật thể có sức hút để giữ lấy nhau, và có lực đẩy để khỏi va chạm vào nhau. Sức hút ấy, lực đẩy ấy, gọi là “ái cự lực”. Nó làm cho mọi vật trong vũ trụ vừa cự nhau vừa dựa vào nhau mà tồn tại. Khí chính là môi giới hoặc môi thể làm cho ánh sáng, âm thanh được phát ra và truyền đi lan tỏa rộng khắp. (Khí hút nhau gọi là “ái lực”, khí đẩy nhau gọi là “cự lực”, cái gọi là “ái cự lực” tạo nên sự chuyển động trong mâu thuẫn tự thân của Khí)

Khí là phẩm cấp đạo đức. Khí là do tụ nghĩa mà sinh thành một lý tưởng đạo đức, Khí này đầy ắp giữa khoảng trời đất, nó quán thông với Khí của đất trời. Thứ Khí này, không phải thứ huyết khí cụ thể, mà là tri Khí, thần Khí, là một loại tinh thần, ý thức hoặc ý chí, đó cũng là sự tu dưỡng đạo đức.

Khí hàm nghĩa vừa là thực thể của tồn tại khách quan, vừa là tinh thần đạo đức của chủ thể. Khí là phàm trù bao trùng cả thế giới tự nhiên cùng toàn bộ đời sống xã hội, sự sống của con người, Khí cũng là phạm trù mà mọi dòng phái, mọi học phái triết học cùng sử dụng chung trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử. Khí có hàm nghĩa rất sâu rộng, khó mà lý giải một cách phiến diện và đơn nhất.

THÁI HƯ TỨC LÀ “KHÍ”

Trương Tải (1020-1077) là triết gia thời Bắc Tống, Ông sáng lập ra học phái Quan học, với tư tưởng Khí là bản thể của vũ trụ, xây dựng logic kết cấu Khí nhất nguyên luận, ông cho rằng: Thái hư vô hình là trạng thái bản nhiên (vốn có) của Khí, Khí là nguồn gốc và quá trình biến hóa của muôn vật trong vũ trụ. Khí với hư, hữu với vô, âm với dương, coi Khí hóa là Đạo, Đạo với Lý gắn bó chặt chẽ với nhau, quan điểm Lý khách thể thật rõ ràng.

Trương Tải cho rằng, Khí tức là hư, hư tức là Khí; Khí tụ thành hình, Khí tan biến thì hình mất, Khí trở về nguồn, quay về Thái hư. Thái hư là tên gọi khác của Khí, hàm nghĩa của Khí và Thái hư tương đương nhau, chúng khác nhau ở chỗ, Thái hư là Khí vô hình, trạng thái hữu hình là muôn vật. Thái hư không có thuộc tính của hữu hình. Chính mông - Thái hòa, Trương Tải chỉ rõ: "Thái hư không thể không có Khí, Khí không thể không tụ thành muôn vật, muôn vật không thể không tản ra thành Thái hư, theo đó mà quay vòng không bao giờ dứt". Thái hư vô hình và muôn vật hữu hình là quá trình chuyển hóa lẫn nhau, bởi vì chúng cùng chung nguồn gốc là Khí.

Từ quan điểm "Thái hư vô hình là bản thể của Khí", Trương Tải cho rằng Thái hư cũng là bản nguyên của vũ trụ. Trương tử ngữ lục - trung viết: "Hư là tổ tông của trời đất, trời đất sinh từ hư không" (Hư giả, thiên địa chi tổ, thiên địa tòng hư trung lai). Quan điểm "hư có thể sinh ra khí", coi hư là bản nguyên của vũ trụ, coi Khí do Thái hư sinh ra, quan điểm này trái ngược với lý luận "Thái hư tức là Khí" của Trương Tải. Ông chỉ rõ, quan điểm "Hư sinh Khí" thực chất là quan điểm "Hữu sinh ra từ Vô" của Lão Tử, đó là lối tư duy hư cấu, một thứ bản thể mang tính quan niệm, thoát ly thế giới vật chất, sau đó lại từ cõi "Hư" hoặc "Vô" sinh ra thế giới vật chất. Trương Tải kiên trì quan điểm: Khí là gốc, khẳng định vật chất là tính bản nguyên và là tính chất thứ nhất của Khí. Thật rõ ràng!

Đạo thể hiện quy luật mang tính cương lĩnh định hướng; Lý thể hiện quá trình mang tính nguyên tắc thực thi. Đạo và Lý thể hiện sự chuyển động biến hóa của Khí, chúng không phải bản thể ở trên Khí, mà thống nhất trong hệ thống triết học Khí bản thể luận. Ông nói: "Bởi Thái hư nên mới có tên gọi là Thiên, bởi Khí hóa nên mới có tên gọi là Đạo". Trương Tải cho rằng Đạo là "Do Khí hóa mà có tên là Đạo", tức là quá trình chuyển động biến hóa của Khí mang tính vật chất, xa rời Khí là xa rời chuyển động của Khí, như vậy sẽ không có cái gọi là Đạo. Khi nói về phạm trù Lý, ông viết: "Khí trời đất tuy hàng trăm ngả tụ và tản, được và mất, nhưng chúng vẫn thuận theo Lý, không rối loạn", đều tuân theo quy luật và trật tự, đó chính là Lý. Đạo và Lý không thể tách rời khỏi Khí mà tồn tại riêng.

"Thái hư là thể của Khí" đã giải quyết đúng mối quan hệ Thái hư với Khí, Thái hư vô hình và muôn vật hữu hình được đặt thống nhất trong Khí.

Trên cơ sở "Thái hư tức là Khí", Trương Tải nêu quan điểm Khí vừa là 'hữu' vừa là 'vô'. "Khí năng nhất hữu vô" tức là Khí có thuộc tính thống nhất 'hữu - vô' ngay trong bản thân Khí. Chính mông - Thái hòa viết: "Nếu nói vô vàn tượng là sự vật thấy được trong Thái hư, thì đó là vật với hư không tồn tại mối liên hệ trợ giúp nhau. Hình độc lập với Hình, Tính độc lập với Tính. Hình và Tính, trời và người không tồn tại mối qua hệ qua lại với nhau; kiến giải như vậy là sa vào thuyết sai lầm, coi trời đất núi sông là hệ quả ảo hóa". Thái hư là vô hình, muôn tượng là hữu hình, tuy Trương Tải xây dựng mối liên hệ giữa chúng, thông qua thuyết Khí tụ tán, nhưng giữa chúng vốn có sự khác biệt. Ông chỉ rõ, nếu không nhận ra sự khác biệt đó, sẽ không thể hiểu được muôn vật sinh ra như thế nào, tách rời bản nguyên với muôn vật, coi chúng là tồn tại độc lập riêng rẽ, không liên quan với nhau, thì sa vào quan điểm sai lầm của Phật giáo, coi thế giới Càn Khôn là ảo hóa.

Trương Tải nói: "Biết hư không tức là Khí, hữu vô, ẩn hiện, thần hóa, tính mệnh quan hệ trong sự thống nhất vô nhị. Nhìn vào những chuyển động tụ tán, xuất nhập, có hình và không có hình, có thể biết được gốc sinh ra chúng, hiểu biết đó chính là đi sau vào Dịch".

"Bản" tức là lấy Khí làm gốc, hữu vô, ẩn hiện, tụ tản, có hình hoặc không có hình đều bắt nguồn ở Khí, chúng là hai loại hình thái biểu hiện khác nhau của Khí bản thể. Khi Khí tản, chúng là Thái hư vô hình, biểu hiện của chúng là: vô, ẩn, u tối, không có hình, hư. Khi Khí tụ, chúng là muôn vật hữu hình, biểu hiện của chúng là: hữu, hiển, minh, hình, và thực. Đạo và Dịch phản ánh chuyển động biến hóa của Khí.

Hoành cừ dịch thuyết - Hệ từ thượng viết: "Khí tụ lại, hiện ranh giới rõ ràng thì đó là hữu hình. Khí tản ra, không thấy ranh giới rõ ràng thì đó là vô hình. Vậy, khi mà Khí tụ lại, sao lại không gọi chúng là Hữu? Khi mà Khí tản ra, sao lại không theo đó gọi chúng là Vô?". "Từ vô sinh ra hữu, biểu hiện thành vật. Từ hữu chuyển thành vô, đó là quá trình ẩn mà biến đi...đại ý là không vượt quá giới hạn hữu vô, vật tuy là thực mà gốc của thực ở cõi vô" (vật tuy thị thực, bản thị hư lai). Trương Tải cho rằng, Khí kiêm hai thuộc tính hữu và vô, đây là thuộc tính của tự nhiên. Hai thuộc tính của tự nhiên dựa vào nhau, trợ giúp nhau, không thể khuyết một trong hai thuộc tính đó. Chính mông - Càn xưng viết: "Những gì có thể tạo nên hình dạng đều là Hữu, mọi cái là Hữu đều là Tượng, mọi Hình Tượng đều là Khí".

Từ Khí hóa nên Tượng, từ Tượng hóa thành Hữu. Khi Khí tản chưa tụ lại thì đó là Vô. "Thái Hư là gốc của Khí, thì trong suốt vô hình". Từ Khí hóa hư, hư thì vô hình. Thuộc tính "vô" của Khí không phải tuyệt đối hư vô, đó chính là chỉ về Thái hư vô hình, mắt không nhìn thấy được, khi so sánh với muôn vật hữu tượng hữu hình thì Thái hư là vô hình, cho nên gọi đó là Vô, nhưng Thái hư vô hình không phải tuyệt đối hư vô, mà trong cái "hư" hàm chứa cái "thực", trong cái "vô" hàm chứa cái "hữu".

Trương tử ngữ lục - trung - Trương Tải nói: "Đạo của trời đất lấy cực hư làm thực, con người cần tìm lấy cái thực trong cái hư" (Thiên địa chi đạo vô phi dĩ chí hư vi thực, nhân tu hư trung cầu xuất thực). Muôn vật hữu hình tuy là thực hữu, nhưng sự vật cụ thể chung quy phải tiêu vong.

So sánh với sự vật cụ thể biến hóa mất đi, thì Thái hư vô hình là vĩnh hằng. Hữu và Vô luôn chuyển hóa lẫn nhau, sự vật hữu hình chuyển hóa thành Thái hư vô hình, Thái hư vô hình chuyển hóa thành sự vật hữu hình. Thế giới vật chất biến hóa theo quy luật Khí hóa tụ tán, hữu và vô liên hệ với nhau. Vô không phải tuyệt đối hư vô, mà chỉ là vô hình của Thái hư. Trương tử ngữ lục - Trung viết: "Kim loại sắt thép cũng đến lúc phải mục ruỗng, núi đồi cũng đến lúc phải đổ nát. Mọi vật hữu hình đều dễ hoại, chỉ có Thái hư là không lay chuyển, cho nên, Thái hư là thực nhất". Chính mông - Thái hòa - Trương Tải nhấn mạnh: "Biết Thái hư là Khí, không phải là Vô". Trong hư không mênh mông vô cùng vô tận, đâu đâu cũng là Khí mịt mù. Bản thân Thái hư chính là Khí, Khí của Thái hư là vô hình. Hiểu được đạo lý này, thì không có cái gọi là Vô; Dịch - Hệ từ: "Thánh nhân ngẩng lên và cúi xuống, rồi nói biết hàm nghĩa của 'u minh', mà không nói biết hàm nghĩa của 'hữu vô'. 'U' tức là 'vô', 'minh' tức là 'hữu'. Dùng khái niệm 'u' thay thế cho khái niệm 'vô', để tránh ngộ nhận 'vô' là khẳng định tuyệt đối hư vô vậy".

Khí là thứ vật chất mang tính liên tục, tính tự có khiêm thuộc tính hữu và vô. Đây thuộc về phạm trù tính hữu hạn và tính vô hạn, tính tạm thời với tính vĩnh hằng, tính gián đoạn với tính liên tục trong sự tồn tại của thế giới vật chất. Sự cầu thị trong thế giới Càn Khôn.

Trương Tải cho rằng, mâu thuẫn tồn tại trong nội bộ của sự vật là căn nguyên làm cho sự vật chuyển động. Khí âm dương cảm ứng nhau, biến hóa co dãn không ngừng, sự chuyển động này ở trong nó hàm chứa biến hóa, là tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Sự biến hóa đó gọi là "Thần", có nghĩa là biến hóa thần diệu khôn lường. Khí âm và Khí dương tác động lẫn nhau là căn nguyên của mọi biến hóa. Như vậy, sự biến hóa tồn tại trong cả âm lẫn dương, tồn tại ngay trong cả động và tĩnh, tồn tại trong cả thực và hư; đó là thuộc tính cố hữu của Khí, thuộc tính này được bộc lộ ra muôn vàn sự vật cụ thể, Khí chỉ là một mà biến hóa của Khí có nhiều vẻ khác nhau. Khí là bản nguyên của "vô" và sự vật, Khí là một, bản nguyên của vô vàn sự vật cũng chỉ là một. Nhưng nhất Khí phân chia âm dương, âm dương đối lập thể hiện trong muôn vàn sự khác biệt. Cho nên, Trương Tải đề xuất quan điểm biện chứng "nhất vật lưỡng thể".

Hoàng cừ dịch thuyết - Hệ từ hạ viết: "Khí Thái hư là một vật có âm có dương, nhưng lại có lưỡng thể thuận trong sự thống nhất" (Thái hư chi Khí, âm dương nhất vật dã, nhiên hữu lưỡng thể kiện thuận nhi dĩ). Khí Thái hư là một, Khí có âm có dương, đó là hai. Hai tồn tại trong cái một, biểu hiện thành hai mặt đối lập, "nhất" (một) là chỉ sự thống nhất của hai mặt đối lập.

Khí là bản nguyên của vũ trụ, là sự đối lập thống nhất của âm dương. Nếu không có đối lập sẽ không có thống nhất. Nếu không thống nhất thì không có đối lập, "nhất" và "lưỡng" cùng dựa vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau, muôn vật trong trời đất giao cảm cùng biến hóa, sinh sôi và phát triển. Hoành cừ dịch thuyết - Thuyết quẻ viết: "Nhất vật lưỡng thể" là quy luật phổ biến trong vũ trụ, tất cả mọi sự vật đều tồn tại hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất. "Nhất" đó là "Thần"; "lưỡng" nghĩa là biến hóa khôn lường, có "lưỡng" cho nên tự nó biến hóa phát triển cái "nhất", có nghĩa là trời cùng tham dự trong quá trình biến hóa".

Hư thực, động tĩnh, tụ tản, trong đục là biểu hiện cụ thể của hai mặt đối lập, cũng là nội hàm cụ thể của nhất Khí âm dương, hai mặt đối lập âm dương cùng hợp thành thể thống nhất của Khí, chúng là căn nguyên của mọi biến hóa chứa đựng trong sự chuyển động, đồng thời mọi vật cũng được sinh ra trong quá trình biến hóa đó. Trương Tải viết: "Nếu không có hai mặt đối lập thì không thấy sự thống nhất, nếu không thấy sự thống nhất thì không có sự sống của hai mặt đối lập. Biểu hiện của lưỡng thể trong sự thống nhất hư thực, động tĩnh, tụ tản, trong đục" (Lưỡng bất lập tắc nhất bất khả biến, nhất bất khả biến tắc lưỡng chi dụng tức. Lưỡng thể giả, hư thực dã, động tĩnh dã, tụ tán dã, thanh trọc dã, kỳ cứu nhân chi dĩ).

"Khí có âm dương, chuyển động dần đó là biến hóa, hợp nhất khôn lường thì gọi là thần" (Khí hữu âm dương, thôi hành hữu tiệm vi hóa, hợp nhất bất trắc vi thần). Trong quá trình chuyển động biến hóa, "có biến thì có tượng" (hữu biến tắc hữu tượng).

Hoành cừ dịch thuyết - Hệ từ thượng viết: "Trời chuyển động nhất Khí làm cho muôn vật sinh sôi". Khí chuyển động sinh ra muôn vật, mặt khác, muôn vật là thể vật chất chứa đựng quá trình chuyển động. Quá trình biến hóa được chia làm hai giai đoạn: biến hóa dần dần và biến hóa rõ rệt: "Biến là mô tả sự chuyển hóa rõ rệt, hóa là mô tả sự chuyển hóa dần dần". Cái bên ngoài thực hữu thấy được, thì đó là sự biến; cái bên trong thực có mà không thấy được sự chuyển hóa dần dần, đó là sự hóa. Nên nói: "trong hóa ngoài biến, trong chậm ngoài nhanh, trong âm ngoài dương, trong hư ngoài thực". Trương Tải cho rằng, sự vật chuyển hóa dần dần, để đạt tới chuyển hóa nhanh rõ rệt. Biến và Hóa chuyển hóa lẫn nhau. Chính mông - Thần hóa viết: "Biến chuyển lên hóa, chuyển từ thô đến tinh. Hóa để mà sắp xếp, chọn lọc thì gọi là biến, biến rõ rệt tinh tế" (Biến tắc hóa, dẫn thô nhập tinh dã. Hóa nhi tài chi vị chi biến, dĩ trữ hiển vi dã). Tư tưởng nhận thức về quá trình biến hóa trong chuyển động của vạn vật thật sâu sắc!

Hoành cừ dịch thuyết - Thượng kinh Quan viết: "Có âm dương thì nhất định chúng cảm ứng nhau. Vậy, cảm ứng của trời có liên quan gì đến tư duy? Đó là tự nhiên". Cảm ứng nghĩa là ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau, có khác nhau thì có cảm ứng, những điều này đã xác định mối liên hệ giữa các sự vật với nhau, khi có cảm ứng âm dương. Sự cảm ứng âm dương phát sinh một cách tự nhiên, không liên quan đến tư duy của con người. Chính mông - Càn xưng viết: "Muôn vật vốn có cùng một nguồn gốc, cho nên một gốc có thể gắn hợp những mặt khác nhau, hiện tượng có gọi là cảm, âm dương cảm ứng lẫn nhau, vì chúng có cùng một nguồn gốc. Muôn vật do trời đất sinh ra, tuy chúng thụ Khí khác nhau nhưng đều luôn cảm ứng lẫn nhau".

"Ham muốn của con người giảm đi theo tuổi già, đấy là sự việc cảm ứng nhau. Cảm cũng như ảnh hưởng, không có lặp lại trước sau, có chuyển động là có cảm ứng, tất cả mọi cảm đều ứng, vậy nói mọi cảm ứng đều diễn ra nhanh chóng". Muôn vật trong vũ trụ cảm ứng lẫn nhau, bất kể cùng loại hay khác loại, sự vật của thế giới tự nhiên hay của xã hội loài người, chúng đều cảm ứng có mối liên hệ với nhau một cách phổ biến; đó là quy luật phổ biến của vũ trụ.

Trương Tải trình bày mô thức tồn tại "nhất vật lưỡng thể", khẳng định Khí âm dương cảm ứng lẫn nhau, và chuyển động biến hóa cấu tạo nên Khí hóa lưu hành. Nguyên nhân làm cho sự vật chuyển động biến hóa là nội lực bản thân của sự vật. Chính mông - tham lưỡng viết: "Tất cả mọi chuyển động quay tròn nhất định phải có động cơ, đã gọi là động cơ thì không thể từ bên ngoài đưa tới". Động cơ, đó chính là tác động tương hỗ của nhị Khí âm dương. Biến hóa vô cùng tận của Khí âm dương thúc đẩy cả vũ trụ biến hóa.

Mối liên hệ giữa Thái hư với Khí, chỉ rõ Thái hư là trạng thái vô hình và bản nhiên của Khí, Khí là bản thể của vũ trụ, Khí có thuộc tính tương phản: hữu vô, hư thực, ẩn hiện. Khí âm dương tác động lẫn nhau, làm cho thế giới vật chất không ngừng chuyển động và biến hóa. Đối với Trương Tải, Khí là phạm trù cao nhất. Mệnh đề Khí có âm dương, nhất vật lưỡng thể, có ảnh hưởng sâu rộng với hậu thế. Ông nói: "Rất khó nhận ra đâu là mối tiếp giáp cái hữu với cái vô; tiếp giáp hữu hình với vô hình. Cần hiểu là Khí bắt đầu từ đây, thì Khí kiêm cả hữu và vô, vô thì Khí sinh ra một cách tự nhiên, sự sống của Khí tức là Đạo là Dịch".

Trương Tải nói: “Khí năng nhất hữu vô. Hữu sinh hình, vô sinh dụng.”

THUYẾT VỀ THẬP NHỊ TÍCH QUÁI

Các nhà Dịch học thời Hán lấy 12 hình quẻ đặc thù trong 64 quẻ, phối hợp với khí hậu từng tháng của 12 tháng trong một năm, biểu thị ý nghĩa "âm dương tiêu tức" của vạn vật trong thế giới tự nhiên, gọi là Thập nhị tích quái, hay còn gọi là Nguyệt quái, Hậu quái, Tiêu tức quái.

Nguồn gốc của Thập nhị tích quái rất cổ. Thuyết này đầu tiên thấy ở Quy Tàng: "Tý Phục, sửu Lâm, dần Thái, mão Đại tráng, thìn Quải, tị Càn, ngọ Cấu, mùi Độn, thân Bĩ, dậu Quan, tuất Bác, hợi Khôn" (Mã Quốc Hàn - Ngọc hàm sơn phòng tập dật thư). Thượng Bỉnh Hòa cho rằng, Tả truyện - Thành công năm thứ 16 chép chuyện Tấn Hầu bói việc đánh nước Sở, được quẻ Phục, nói: "Năm quốc kiển, xạ kỳ nguyên, Vương trung quyết mục, dĩ Phục cư Tý". là dẫn chứng rõ nhất về việc vận dụng Thập nhị tích quái để nói về Dịch.

Chữ "Tích" còn có nghĩa là Vua (quân), "chủ" là nói 12 quẻ này làm chủ 12 tháng. Nay dựa vào bộ Hán thượng dịch truyện - Chu Chấn truyền lại Quái khí thất thập nhị hậu đồ của Lý Cái vẽ Thập nhị tích quái đồ biểu thị rõ tôn chỉ: dương đầy là "tức", âm hư là "tiêu". Sáu quẻ từ Phục đến Càn là tức quái, là Phục nhất dương sinh thuộc cung Tý, quẻ tháng 11; Lâm nhị dương sinh thuộc Sửu quẻ tháng 12; Thái tam dương sinh thuộc Dần quẻ tháng Giêng; Đại tráng tứ dương sinh thuộc Mão thuộc tháng 2; Quải ngũ dương tức, thuộc Thìn quẻ tháng 3; đến Càn lục dương tức, thuộc Tị quẻ tháng 4. Sáu quẻ từ Cấu đến Khôn là "tiêu" quái, là Cấu nhất âm tiêu, thuộc Ngọ, quẻ tháng 5; Độn nhị âm tiêu, thuộc Mùi, quẻ tháng 6; Bĩ tam âm tiêu, thuộc Thân, quẻ tháng 7; Quan tứ âm tiêu, thuộc Dậu, quẻ tháng 8; Bác ngũ âm tiêu, thuộc Tuất, quẻ tháng 9; đến Khôn là quẻ lục âm tiêu, thuộc Hợi, quẻ tháng 10.

Hai quẻ Càn Khôn là mẹ của "tiêu - tức", Dịch vĩ - Càn tạc độ viết: "Thánh nhân nhân âm dương mà nêu ra tiêu tức, lập Càn Khôn để thống nhất Thiên Địa", lại chép: "Quẻ tiêu tức, thuần là Đế, không thuần là Vương". Dịch vĩ - Càn nguyên tự chế ký viết: "Tích quái, ôn khí không theo 6 quẻ, vật dương không sinh, khí đất sẽ dấy lên", Trịnh Huyền chú: "sáu quẻ là chỉ quẻ Thái, Đại tráng, Quải, Càn, Cấu (dưới Cấu còn có Độn, ghi chép sót), hàn khí không theo 6 quẻ, không dẫn đến đông vinh, vật thực không thành", Trịnh Huyền chú "Sáu quẻ là nói các quẻ Bĩ, Quan, Bác, Phục, Lâm". Các nhà Dịch học từ Mạnh Hỷ, Kinh Phòng thời Tây Hán; Mã Dung, Trịnh Huyền, Tuân Sảng, Ngu Phiên thời Đông Hán, cho đến các học giả đời Thanh, chẳng ai không dùng Thập nhị tích quái để lập thuyết, ảnh hưởng rất lớn.

Hệ từ - Hạ truyện viết: "Cương nhu tương thôi, biến tại kỳ trung hỹ", Chu dịch tập giải dẫn lời chú của Ngu Phiên nói: "Nói về tiêu tức của 12 tháng, cửu lục tương biến, cương nhu tương thôi mà sinh biến hóa, cho nên bên trong có biến đổi vậy". Ngụy thư - Luật lịch chí chép từ Chính Quang lịch - Cầu tứ chính thuật ghi thứ tự tiếp nhau của 60 quẻ như sau:

- Tháng Một: Vị tế, Kiển, Di, Trung phu, Phục [18 âm - 12 dương]

- Tháng Chạp: Truân, Khiêm, Khuê, Thăng, Lâm [19 âm - 11 dương]

- Tháng Giêng: Tiểu quá, Mông, Ích, Tiệm, Thái [17 âm - 13 dương]

- Tháng Hai: Nhu, Tùy, Tấn, Giải, Đại tráng [14 âm - 16 dương]

- Tháng Ba: Dự, Tụng, Cổ, Cách, Quải [13 âm - 17 dương]

- Tháng Tư: Lữ, Sư, Tỵ, Tiểu súc, Càn [14 âm - 16 dương]

- Tháng Năm: Đại hữu, Gia nhân, Tỉnh, Hàm, Cấu [10 âm 20 dương]

- Tháng Sáu: Đỉnh, Phong, Hoán, Lý, Độn [11 âm - 19 dương]

- Tháng Bảy: Hằng, Tiết, Đồng nhân, Tổn, Bĩ [13 âm - 17 dương]

- Tháng Tám: Tốn, Tụy, Đại súc, Bí, Quan [15 âm - 15 dương]

- Tháng Chín: Quy muội, Vô vọng, Minh di, Khốn, Bác [17 âm - 13 dương]

- Tháng Mười: Cấn, Ký tế, Phệ hạp, Đại quá, Khôn [18 âm - 12 dương]

18 + 19 + 17 + 14 + 13 + 14 = 95 hào âm

12 + 11 + 13 + 16 + 17 + 16 = 85 hào dương

10 + 11 + 13 + 15 + 17 + 18 = 84 hào âm

20 + 19 + 17 + 15 + 13 + 12 = 96 hào dương

Thứ tự này là theo cách nói của sách Dịch vĩ - Kê lãm đồ. Căn cứ theo thuyết: "Nhu tại nội nhi cương đắc trung" lấy quẻ Trung phu làm khởi đầu. Đây là nêu hào Ba hào Bốn có đức "âm hư" ở giữa 6 hào, và hai hào Nhị Ngũ có đức "dương thực" nằm giữa thượng quái và hạ quái, để nói rõ hàm nghĩa "trung hư" là thành, "trung thực" là tín, biết hồi chuyển mà quay trở lại. Dịch vĩ - Kê lãm đồ viết: "Khí dương của trời đất, vũ trụ bắt đầu sinh ra từ quẻ Trung phu". Lại viết: "Giáp Tý, khí của quẻ khởi từ Trung phu, 6 ngày 7/80 ngày". Tức là chỉ hào Năm quẻ Trung phu có số thứ tự là 365, tương đương với số ngày của một Năm.

Phép 'Cầu tứ chính thuật', là do Mạnh Hỷ người thời Tây Hán đề xuất, tự là Trường Khanh, là người khai sáng Mạnh thị học về Kinh Dịch kim văn, thành tài và có trước thư lập ngôn. Dịch Hán học - Huệ Đống đã nói về đặc điểm về Mạnh thị học như sau: "Quái khí đồ của họ Mạnh lấy các quẻ Khảm Chấn Ly Đoài làm bốn quẻ chính, 60 quẻ còn lại, mỗi quẻ chủ 6 ngày 7 phân (lục nhật thất phân) hợp với số vòng trời 12 Nội tích quái, gọi là tiêu-tức. Càn đầy là tức, Khôn rỗng là tiêu, kỳ thực Càn Khôn là 12 vạch". Lại nói: "Bốn quẻ chỉ bốn mùa, mỗi hào chủ 24 khí, 12 quẻ chủ 12 giờ, mỗi hào chủ 72 hậu, 60 quẻ chủ 6 ngày 7 phân, mỗi hào chủ 365 ngày 1/4 ngày. Tích quái là Quân. Tạp quái là Thần. Tứ chính là phương bá. Hai ngày 'chí', hai ngày 'phân', hàn, ôn, phong, vũ, đều lấy ứng quái làm tiết. Ngoài ra, trong 48 quẻ còn lại, quẻ Dương có 24 quẻ, gọi là Thiếu dương, quẻ Âm có 24 quẻ, gọi là quẻ Thiếu âm. Cho nên 60 quẻ này còn được gọi là Tạp quái, cũng giống như nói rằng: vua tôi chung sức liên hợp, giao tạp để thành hình quái khí, để mà chỉ rõ cái lý âm dương tiêu tức". Dịch vĩ - Càn tạc độ có câu: "Lục thập tứ quái tam bách bát thập tứ hào giới", Trịnh Huyền chú giảng là: "Tiêu tức ở tạp quái là tôn quý, mỗi tháng ví như một quẻ mà ngôi thuộc vào đấy, đều có nơi hệ thuộc".

Chu dịch Thượng thị học - Thượng Bỉnh Hòa nói: "Người đời Hậu Hán chú Dịch, thường dùng Nguyệt quái mà không nói rõ ra, vì Nguyệt quái mọi người đều biết, không nhất thiết phải chỉ ra. Tầm quan trọng của nó có thể bết vậy". Tức là 12 Tích quái, vì 12 quẻ này dùng để biểu thị quy luật âm dương tiêu-tức của 12 tháng, cho nên gọi là Nguyệt quái.

TÍNH LIÊN TỤC THỜI GIAN THEO THUYẾT KINH PHÒNG

Thuyết quái viết: Thiên địa định vị

...........CÀN.........................KHÔN

........G.Tuất......Hỏa...........A.Dậu..........Thủy

........G.Thân.....Thủy..........A.Hợi...........Hỏa

........G.Ngọ.......Kim...........A.Sửu..........Kim

........G.Thìn......Hỏa...........A.Mão..........Thủy

........G.Dần......Thủy..........A.Tị..............Hỏa

........G.Tý.........Kim...........A.Mùi............Kim

- Giáp Tý - Ất Sửu = hào 1 - hào 4

- Giáp Tuất - Ất Hợi = hào 6 - hào 5

- Giáp Thân - Ất Dậu = hào 5 - hào 6

- Giáp Ngọ - Ất Mùi = hào 4 - hào 1

- Giáp Thìn - Ất Tị = hào 3 - hào 2

- Giáp Dần - ẤT Mão = hào 2 - hào 3

Thuyết quái viết: Sơn Trạch thông khí

............CẤN............................ĐOÀI

...........B.Dần......Hỏa.............Đ.Mùi..........Thủy

...........B.Tý........Thủy............Đ.Dậu..........Hỏa

...........B.Tuất.....Thổ..............Đ.Hợi...........Thổ

...........B.Thân.....Hỏa.............Đ.Sửu.........Thủy

...........B.Ngọ......Thủy............Đ.Mão.........Hỏa

...........B.Thìn......Thổ..............ĐTị.............Thổ

- Bính Dần - Đinh Mão = hào 6 - hào 2

- Bính Tý - Đinh Sửu = hào 5 - hào 3

- Bính Tuất - Đinh Hợi = hào 4 - hào 4

- Bính Thân -Đinh Dậu = hào 3 - hào 5

- Bính Ngọ - Đinh Mùi = hào 2 - hào 6

- Bính Thìn - Đinh Tị = hào 1 - hào 1

Thuyết quái viết: Lôi Phong tương bạc

...............CHẤN..............................TỐN

..............C.Tuất.......Kim................T.Mão........Mộc

..............C.Thân......Mộc.................T.Tị...........Kim

..............C.Ngọ.......Thổ.................T.Mùi.........Thổ

..............C.Thìn.......Kim.................T.Dậu........Mộc

..............C.Dần.......Mộc.................T.Hợi.........Kim

..............C.Tý..........Thổ.................T.Sửu........Thổ

- Canh Tuất - Tân Hợi = hào 6 - hào 2

- Canh Thân - Tân Dậu = hào 5 - hào 3

- Canh Ngọ - Tân Mùi = hào 4 - hào 4

- Canh Thìn - Tân Tị = hào 3 - hào 5

- Canh Dần - Tân Mão = hào 2 - hào 6

- Canh Tý - Tân Sửu = hào 1 - hào 1

Thuyết quái viết: Thủy Hỏa bất tương xạ

..............KHẢM..........................LY

.............M.Tý.......Hỏa...............K.Tị.........Mộc

.............M.Tuất....Mộc...............K.Mùi......Hỏa

.............M.Thân...Thổ................K.Dậu.....Thổ

.............M.Ngọ.....Hỏa...............K.Hợi.......Mộc

.............M.Thìn....Mộc...............K.Sửu......Hỏa

.............M.Dần.....Thổ...............K.Mão......Thổ

- Mậu Tý - Kỷ Sửu = hào 6 - hào 2

- Mậu Tuất - Kỷ Hợi = hào 5 - hào 3

- Mậu Thân - Kỷ Dậu = hào 4 - hào 4

- Mậu Ngọ - Kỷ Mùi = hào 3 - hào 5

- Mậu Thìn - Kỷ Tị = hào 2 - hào 6

- Mậu Dần - Kỷ Mão = hào 1 - hào 1

Bài Tây Minh của Trương Hoành Cừ tức Trương Tái là một áng văn quan trọng của Đạo học gia. Bài này, vốn là đoạn văn đầu của thiên Càn Xưng trong Chính Mông.

Trương Tái chép đoạn đầu thiên này vào vách tường phía Tây nơi thư phòng, ông đặt tên là Đính Ngoan, rồi chép đoạn cuối của thiên này vào vách tường phía Đông, ông đặt tên là Biếm Ngu. Trình Di thấy thế, đổi Đính Ngoan thành Tây Minh, và đổi Biếm ngu thành Đông Minh. Về sau, Chu Hi tách bài Tây Minh này ra thành một bài độc lập và chú giải nó. Bài Tây Minh của Trương Tái và Thái Cực Đồ Thuyết của Chu Liêm Khê là hai áng văn bất hủ của Tống Nho. Bài Tây Minh như sau:

Càn là cha, Khôn là mẹ; tấm thân nhỏ nhoi của ta tương hợp với trời đất mà đứng ở giữa. Cho nên cái Khí lấp đầy trời đất là thân thể của ta. Cái thống lĩnh trời đất là bản tính của ta. Người dân là đồng bào của ta. Vạn vật là bạn bè của ta. Nhà vua là con cả của cha mẹ ta (tức trời đất). Quan đại thần là người quản lý việc nhà của con cả. Hãy tôn trọng bậc trưởng thượng, vì họ là bậc trưởng thượng (của trời) đáng cho mình tôn trọng.; hãy thương xót kẻ mồ côi yếu đuối, vì chúng là trẻ thơ ấu (của trời) đáng cho mình thương. Thánh nhân hợp nhất với đức (của trời). Hiền nhân là bậc ưu tú (của trời). Trong thiên hạ những kẻ già yếu, tàn tật, không anh em, già không con, già không vợ, già không chồng, đều là anh em của ta, họ chật vật khốn khổ mà không biết than thở cùng ai. (Kẻ khá giả) Tùy thời mà bao bọc những kẻ đáng thương ấy, đó là thể hiện lòng tôn kính (cha trời mẹ đất). (Kẻ khốn đốn) vui với mệnh trời, không lo buồn tủi phận, đó là thể hiện lòng chí hiếu (với cha trời mẹ đất). Làm trái lệnh cha mẹ là phẩm hạnh của đứa con ngỗ nghịch. Kẻ làm hại điều nhân gọi là tặc. Kẻ gây ác là hạng bất tài. Ai giữ được nguyên hình sắc như thủa ban đầu mới là giống hệt cha trời mẹ đất. Ai hiểu được sự biến hóa của sự vật tức là nối được sự nghiệp của cha trời. Ai nghiên cứu đến tận cùng cái thần diệu của sự vật, là nối được chí lớn của cha trời. Cẩn thận khi ở một mình, dù ở chỗ̃ khuất vắng mà không làm điều hổ thẹn với lương tâm, đó là một hiếu tử không làm nhục cha trời. Luôn gìn giữ tâm và nuôi dưỡng tính, đó là hiếu tử không biếng lười của cha trời. Ghét riệu (vì riệu làm loạn tâm tính), đó là sự quan tâm ông Vũ đến cong lao dưỡng dục của cha trời mẹ đất. Nuôi dưỡng anh tài là ban ân đức cho đồng loại (thể hiện đạo hiếu) của Dĩnh Khảo Thúc (đối với cha trời mẹ đất). Tận tâm chí hiếu để cha mẹ vui lòng, đó là công của Thuấn. Không chạy chốn (số mệnh) mà chỉ đợi bị giết, đó là Thân Sinh cung kính (thiên mệnh). Giữ gìn toàn vẹn thân thể do cha mẹ sinh ra cho đến lúc chết, đó là Tăng Sâm. Một mực vâng lời cha, đó là Bá Kỳ. (Cha trời mẹ đất cho ta) phú quý hạnh phúc, là làm dày dạn cuộc sống của ta; cho ta nghèo hèn lo buồn, tức là cho ngọc quý để ta mài giũa vậy. Khi còn sống ta cứ thuận theo trời mà hành sự; khi ta chết, ta cảm thấy thanh thản an bình.

Nho gia cuối thời Chiến Quốc đều chịu ảnh hưởng của Đạo gia. Trong số Nho gia thời đó, Tuân Tử là một bậc đại sư, tuy chịu ảnh hưởng của Đạo gia, đạt được chủ nghĩa tự nhiên của Đạo gia. Như chữ thiên theo Khổng Tử là ông Trời, tức đấng chủ tể vũ trụ. Theo Mạnh Tử thì chữ thiên này là số mệnh hay vận mệnh. Còn theo Tuân Tử thì chữ thiên này là cõi tự nhiên.

Giải Tế - Tuân Tử viết: "Cho nên từ phương diện thực dụng mà nói, Đạo rốt cuộc là Lợi [...] Từ phương diện ngôn từ mà nói, Đạo rốt cuộc là luận biện. Từ phương diện trời mà nói, Đạo rốt cuộc là nguyên nhân. Các thứ ấy chỉ nói lên một góc của Đạo. Đạo có bản thể thường hằng nhưng (ứng dụng) thì luôn biến đổi. Biết một góc thì không đủ gọi là biết. Kẻ thiên kiến thì chỉ thấy một góc của Đạo chưa thể xem là biết được. Nhưng hắn tự cho mình biết hết, còn tô điểm vẽ vời cho cái biết của mình, thế là bên trong thì loạn bên ngoài thì gạt người, trên che lấp dưới, dưới bưng bít trên, đó là cái họa của che lấp

(Cố do dụng vị chi, đạo tận lợi hĩ. [...] Do từ vị chi, đạo tận luận hĩ. Do thiên vị chi, đạo tận nhân hĩ. Thử sổ cụ giả, giai đạo chi nhất ngung dã. Phù đạo giả, thể thường nhi tận biến, nhất ngung bất túc dĩ cử chi. Khúc tri chi nhân, quan ư đạo chi nhất ngung, nhi vị chi năng thức dã, cố dĩ vi túc sức chi, nội dĩ tự loạn, ngoại dĩ hoặc nhân, thượng dĩ tế hạ, hạ dĩ tế thượng, thử tế tắc chi họa dã).

Đối với những học thuyết của các nhà thời đó, Tuân Tử cũng có nhận thức rõ ràng và phê bình xác đáng!

Thiên luận - Tuân Tử nói: "Lão Tử có thấy chỗ co mà không thấy chỗ duỗi. Mặc Tử có thấy chỗ bằng nhau mà không thấy chỗ khác nhau" (Lão Tử hữu kiến ư khuất, vô kiến ư tín. Mặc Tử hữu kiến ư tề, vô kiến ư kỵ).

Giải Tế - Tuân Tử nói: "Mặc Tử bị dụng che lấp nên không biết văn" (Mặc Tử tế ư dụng nhi bất chi văn).

Ông lại nói: "Huệ Tử bị lời nói che lấp nên không biết cái thực. Trang Tử bị trời che lấp nên không biết người (Huệ Tử tế ư từ nhi bất tri thực. Trang Tử tế ư thiên nhi bất tri nhân).

Đại sư Tuân Tử nòng cốt vẫn là Nho gia, chịu ảnh hưởng lớn từ Khổng Tử. Thời ông có thể nói là loạn, nên dân chúng tìm niềm tin vào đồng cốt và cúng tế. Tư tưởng Nho gia và nghề nghiệp làm Quan Cai trị của ông ảnh hưởng chủ đạo ở sách ông viết. Do vậy Tuân Tử cũng “Thiên Kiến” trong phê bình Lão học và âm dương gia…(có thể thiên kiến cả về đẳng cấp xã hội). Còn Đạo và thấy của Tuân Tử là cái thấy của nhà cai trị và Thầy dậy người đi cai trị.

Quan niệm Đạo đức của Tuân Tử ngược với Mạnh Tử và cho con người bản tính vốn ác, quan điểm này có thể cũng xuất phát từ quan điểm Cai trị, hoặc hoàn cảnh thời ông sống hỗn loạn, cái ác nhiều. Do vậy, Tuân Tử phản kích kịch liệt Mạnh Tử và các Đạo gia, Âm dương gia.

Ông lại có quan niệm kỳ quặc về Thánh nhân, Thánh nhân là phải cố hết sức tự cầu cho có nhiều phúc và chiếm nhiều tài nguyên, chỉ biết súc tích tài vật và lợi dụng trời đất - phải chăng quan điểm này có ảnh hưởng hậu duệ sau này..??

Vì tư tưởng Nho gia cố hữu và là nhà Cai trị vậy, nên có thể nhận định Tuân Tử không thâm nhập được vào Lão Trang học và học phái Âm dương gia. Tuy Tuân Tử có nhắc đến Tự Nhiên nhưng là Tự Nhiên theo đại sư Tuân Tử.

(Tham khảo Lịch Sử Triết Học Trung Quốc – Tg Phùng Hữu Loan ; NXB Khoa Học xã Hội)

Quái từ: Khuê, tiểu sự cát.

Lời quẻ: Quẻ Khuê tượng trưng cho sự ngang trái chia lìa, biết thận trọng xử sự thì thu được tốt lành.

Tự quái truyện giải thích Khuê là quai = ngang trái. Thuyết văn giải tự - Hứa Thận giải thích là "Mục bất tương thích", tức là hai mắt không nhìn nhau, có nghĩa là chống trái, không hòa thuận với nhau.

Tiểu, chỉ về âm nhu, hàm nghĩa cẩn thận, thận trọng. Lời quẻ chỉ ra rằng: phàm sự vật ở vào thời chống trái nhau, thì phải dùng phương pháp mềm mỏng, nhu thuận, thận trọng tìm ra cách xử lý thích hợp, thì mới có thể chuyển mâu thuẫn thành hài hòa được. Nếu cứ cương cứng một cách thái quá, khiên cưỡng mong cầu hòa hợp, thì khó mà vượt qua khuê ly được. Vì vậy, Lời quẻ mới nói là Tiểu sự cát.

Cổ nhân nói:

Trịnh Khang Thành giảng: "Khuê tức là đối lập nhau, lửa thì muốn bay lên, (nước) ao hồ thì muốn thấm xuống, cũng như con người đồng cư tâm ý khác nhau, nên gọi đó là Khuê" (Khuê, quai dã. Hỏa dục thướng, Trạch dục hạ. Do nhân đồng cư nhi chí dị dã, cố vị chi Khuê).

Ngu Phiên chú giảng: "Hai quái Ly Đoài tượng trưng cho hai thiếu nữ vậy" (Nhị nữ Ly Đoài dã).

Quách Dương chú giảng: "Tám quẻ Văn Vương lập ra, Ly là con gái giữa, Đoài là con gái út. Cả hai đều là tượng âm nhu, cho nên đối lập nhau chứ không tương ứng. Ly ở trên, là tượng dính bám vào trời. Đoài ở dưới là hồ nước, tượng trưng cho khả năng dung hòa. Lấy nhu tiến lên phía trên, đến hào Ngũ đắc vị. Trên ứng với Thượng, nên gọi là đắc trung ứng cương. Lại thêm hào âm nhu chiếm vị trí ngôi tôn, là bề tôi mà chiếm vị của vua, cùng tương ứng với Nhị, là vuâ phải ứng theo bề tôi, cho nên chỉ thành tựu được việc nhỏ" (Văn Vương bát quái, Ly vi trung nữ, Đoài vi thiếu nữ, gia vị âm tượng, cố tương khuê nhi bất tương ứng. Đoài tại hạ, Ly tại thượng. Ly giả, lệ vu thiên chi tượng, Đoài giả, trạch tại hạ năng dung chi tượng. Dĩ nhu nhi thượng tiến, chí lục ngũ đắc vị, thượng ứng thượng cửu, cố xưng vi đắc trung ứng cương. Hựu nhân âm hào lục ngũ chiếm cửu ngũ chi vị, vi thần chiếm quân vị; dữ cửu nhị tương ứng, vi quân ứng vi thần, chỉ năng thành tựu tiểu sự).

Chu dịch tập giải dẫn lời Ngu Phiên nói: "Tiểu là chỉ hào Ngũ. Âm cũng gọi là tiểu. Hào này đắc trung ứng cương nên được tốt".

Chu dịch chiết trung dẫn lời Hà Khải nói: "Việc đã chống trái nhau rồi, thì không thể lấy cái tâm nóng giận mà giải quyết được. Chỉ có cực kỳ bình tĩnh, từ từ chuyển hóa. Đó là mẹo hay để hòa hợp vậy. Cho nên mới nói Tiểu sự cát. Tiểu sự là chỉ việc xử sự mềm mỏng. Không phải đại sự là không tốt, mà chỉ sự thận trọng thì được tốt vậy".

Chu dịch chính nghĩa - Khổng Dĩnh Đạt nói: "Một khi vật tình đã chống trái nhau, thì không thể làm việc đại sự được. Làm việc đại sự là phải huy động nhiều người, việc đó chỉ có ở thời đại đồng mới làm được. Tiểu sự là những việc như ăn uống, quần áo, không phải đợi sức đông, tuy chống trái mà vẫn có thể làm được".

(Bài viết sưu tầm của cụ Hà Uyên)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sưu tầm về Dịch thuyết

Xem tuổi hợp màu gì –

Màu vàng nhạt sẽ đem lại may mắn cho người tuổi Sửu. Trong khi đó, tuổi Mão hợp nhất với những trang phục có sắc đen tuyền. Với những tham khảo về màu hợp, màu kỵ của 12 con giáp sau đây có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn tốt hơn, và biết đâu, lại

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

thay đổi được vận thế của bạn.

Tuổi Tý

Hợp: Màu xanh da trời Kỵ: Màu vàng

Về cơ bản, vận thế của người tuổi Tý trong năm Quý Tỵ là khá tốt; tuy nhiên Tý là Dương Thủy, Tỵ là Âm Hỏa; Thủy Hỏa tương khắc, Âm Dương tương khắc, tựu chung là bất lợi; bạn không nên mặc quần áo quá sẫm màu.

Riêng màu xanh da trời có thể tạo thế bình hòa, tăng vận may, giảm xui xẻo. Tuy nhiên, màu vàng lại có những ảnh hưởng rất xấu đến vận thế của bạn trong năm nay.

Tuổi Sửu Hợp: Màu vàng nhạt Kỵ: Màu xanh lục

Sửu là Âm Thổ, Tỵ là Âm Hỏa sinh Âm Thổ; xét theo ngũ hành, Thổ màu vàng nhưng lại là Dương Thổ, vì vậy, người tuổi Sửu dùng màu vàng nhạt là tốt nhất.

Mộc khắc Thổ, Mộc màu xanh, vì vậy, những người tuổi này kỵ dùng màu xanh. Vận thể người tuổi Sửu trong năm Tỵ đạt mức trung bình, không quá vượng, do đó, màu sắc bạn dùng nên nhạt một chút.

ktt_kyhopmau5_kienthuc

 

Tuổi Dần

Hợp: Màu xám Kỵ: Màu trắng Dần là Dương Mộc, Tỵ là Âm Hỏa. Tuy Dương Mộc có khả năng sinh Âm Hỏa nhưng lại không tăng vượng cho tự thân người tuổi Dần, do vậy phải dụng Thủy để sinh Mộc. Màu đen là Thủy trong ngũ hành, tuy nhiên vì Âm Dương tương khắc nên bạn có thể dùng màu xám. Màu trắng là Kim, Kim khắc Mộc, do vậy, nên tránh màu này để không ảnh hưởng đến vận thế trong năm Quý Tỵ. Tuổi Mão Hợp: Màu đen Kỵ: Màu trắng Mão là Âm Mộc, Tỵ là Âm Hỏa. Cũng như tuổi Dần, Âm Mộc có thể sinh Âm Hỏa. Bạn nên chọn màu đen vì xét theo ngũ hành, cả hai đều là Âm, đẹp nhất với tuổi Mão là sắc đen tuyền. Tương tự, màu tối kỵ của tuổi Mão trong năm nay là màu trắng. Tuổi Thìn Hợp: Màu đỏ cam Kỵ: Màu xám

Thìn là Dương Thổ, Tỵ là Âm Hỏa. Âm Hỏa sinh Dương Thổ; Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Trong năm 2012, vận thế của người tuổi Thìn rất xấu, năm nay cũng không quá vượng. Bạn nên dùng màu đỏ cam cho hợp vận. Vốn dĩ Thổ khắc Thủy, nếu dùng màu xám, tuổi Thìn dễ gặp xui xẻo.

ktt_kyhopmau6_kienthuc

 

Tuổi Tỵ

Hợp: Màu xanh lục Kỵ: Màu đen Tỵ đối Tỵ, đây chính là năm bản mệnh của bạn, do vậy, xét tổng thể là xấu. Bạn có thể dùng màu xanh của Mộc trong ngũ hành để vận thể thêm vượng, nhưng tuyệt đối không dùng màu đen. Màu đen là Thủy, Thủy Khắc Hỏa, nếu ưa chuộng màu này, vận thế của bạn sẽ sa sút nhiều phần. Tuổi Ngọ Hợp: Màu xanh Kỵ: Màu xám Ngọ là Dương Hỏa, Tỵ là Âm Hỏa, cùng là hành Hỏa nên hợp nhất với bạn là Mộc; màu xanh là Mộc; do vậy bạn có thể dùng màu này cho thêm phần may mắn. Nhưng vì Thủy, Hỏa tương khắc nên màu xanh lá cây sẽ tốt hơn. Màu xám không hợp với mệnh của tuổi Ngọ trong năm nay. Tuổi Mùi Hợp: Màu đỏ Kỵ: Màu xanh lục

Mùi là Âm Thổ, Tỵ là Âm Hỏa sinh Âm Thổ, do đó, vận mệnh của bạn năm nay khá tốt nhưng chưa phải là hoàn hảo. Để tăng cường vận thế, bạn nên sử dụng màu đỏ. Sắc màu rực rỡ này sẽ đem lại may mắn cho bạn, tăng phần vượng, giảm phần hung. Lại nói, Mộc khắc Thổ, Mộc là xanh lục, vì vậy, bạn nên tránh xa màu này.

ktt_kyhopmau7_kienthuc

Tuổi Thân

Hợp: Màu vàng cam Kỵ: Màu đỏ Thân là Dương Kim, Tỵ là Âm Hỏa. Âm Hỏa khắc Dương Kim, do vậy, vận thế của tuổi Thân năm nay khá bất lợi. Nếu “làm bạn” với màu vàng cam, thần may mắn sẽ luôn ở bên bạn. Màu đỏ là Hỏa, Hỏa khắc Kim nên bạn cần tránh màu này, chẳng hạn không nên trang điểm bằng sắc son đỏ đậm. Tuổi Dậu Hợp: Màu vàng Kỵ: Màu đỏ

Dậu là Âm Kim, Âm Hỏa khắc Âm Kim, cùng là Âm nên khi lựa chọn màu sắc, bạn nên ưu tiên màu đậm. Đẹp nhất là màu vàng thuần túy, nhưng lại cực kỵ màu đỏ.

ktt_kyhopmau8_kienthuc

Tuổi Tuất

Hợp: Màu đỏ cam Kỵ: Màu đen Tuất là Dương Thổ, tuy Âm Hỏa có thể sinh Dương Thổ nhưng vì Âm Dương tương khắc, bạn nên chọn màu đỏ cam để vận thế thêm vượng. Mặt khác, Thổ khắc Thủy, nên màu đen là màu đại kỵ của bạn trong năm Quý Tỵ. Tuổi Hợi Hợp: Màu trắng Kỵ: Màu vàng Hợi là Dương Thủy, Tỵ là Âm Hỏa, Thủy Hỏa tương khắc, Âm Dương tương khắc, vì vậy, người tuổi Hợi có thể dùng Kim (sinh Thổ) để hóa giải. Màu trắng là Kim, do đó bạn dùng màu này là hợp nhất. Thổ màu vàng, Thổ khắc Thủy, để tránh xui xẻo, bạn tuyệt đối không nên vận trang phục hoặc sử dụng những vật có màu sắc tươi sáng này.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tuổi hợp màu gì –

Cách hóa giải đơn giản quan hệ tương khắc trong các cặp con giáp

Đôi khi mối quan hệ tương khắc gây ra không ít phiền toái, nếu muốn hóa giải quan hệ tương khắc nên tham khảo bài viết dưới đây.
Cách hóa giải đơn giản quan hệ tương khắc trong các cặp con giáp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Đôi khi mối quan hệ tương khắc gây ra không ít phiền toái cho chính bạn và những người xung quanh. Nếu muốn hóa giải các mâu thuẫn, giúp cuộc sống thư thái hơn, bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây.


=> Tra cứu: Lịch vạn niên 2016, Lịch âm 2016  chuẩn xác tại Lichngaytot.com

ngu hanh chi
 
1. Tý và Ngọ


Để hóa giải quan hệ tương khắc Tý và Ngọ cần dùng yếu tố Mộc. Bởi Tý Thủy, Ngọ Hỏa, Thủy Hỏa tương khắc.

Chỉ có Mộc mới có thể điều hòa được mâu thuẫn mang tính đối kháng này, làm cho Thủy thay đổi để sinh ra Mộc, rồi tiếp tục quá trình sinh Hỏa.

Khi mối quan hệ giữa Tý và Ngọ phát sinh mâu thuẫn, có thể mời Dần hay Mão đến để hóa giải, vì Dần và Mão có mệnh cách ngũ hành Mộc, có thể phát huy tác dụng giải hòa mâu thuẫn.

 
quan he xung khac1
 
2. Sửu và Mùi


Nên dùng yếu tố ngũ hành Kim để giảm trừ nhuệ khí xung khắc của Sửu và Mùi. Vì Sửu Thổ, Mùi Thổ, mối quan hệ Thổ Thổ là đối kháng tương đương, chỉ có Kim mới có thể khơi thông, hóa giải sự đối kháng ấy.

quan he xung khac
 
3. Dần và Thân

Cần dùng yếu tố Thủy để điều chỉnh, hóa giải mối quan hệ tương khắc Dần và Thân. Dần Mộc, Thân Kim, Kim khắc Mộc, Kim chiếm thế thượng phong, Mộc bị khắc chế, chỉ có Thủy mới làm giảm bớt nhuệ khí của Kim, chuyển hóa để sinh Mộc, biến hại thành lợi.

  4. Mão và Dậu


Tương tự với cặp Dần Thân, nên dùng yếu tố Thủy để hóa giải quan hệ tương khắc Mão Dậu. Mão Mộc, Dậu Kim, Kim khắc Mộc, Kim được lợi, Mộc chịu tổn thương, chỉ có Thủy mới có thể hóa giải mâu thuẫn đó. Nhưng lưu ý, thêm Thủy vừa đủ, nhiều quá không được, ít quá vô dụng.

Hé lộ bất ngờ về top 3 “chàng giáp” nghe lời vợ răm rắp
– Dù mạnh mẽ, oai hùng kiểu “thét ra lửa” là thế, nhưng khi đã rơi vào lưới tình, khi đã lập gia đình, chàng trai tuổi Dần lại bị ảnh hưởng
5. Thìn và Tuất


Thìn và Tuất đều có ngũ hành mệnh cách thuộc Thổ, quan hệ đối kháng của cặp đôi này không phân cao thấp, ai cũng không chịu nhường ai, chỉ có Kim mới có thể cùng lúc hóa giải, tiêu trừ sự xung đột ấy.

6. Tỵ và Hợi

Tỵ Hỏa, Hợi Thủy, Thủy Hỏa tương khắc, Thủy được lợi, Hỏa chịu tổn thương, khó mà hòa thuận được. Tuy nhiên, có thể dùng Mộc để hóa giải quan hệ tương khắc. Sức mạnh của Mộc làm cho Thủy thay đổi để sinh ra Mộc, rồi tiếp tục quá trình sinh Hỏa, biến thù thành bạn, mọi sự hanh thông.

Ngọc Diệp

Hé lộ 4 con giáp tập xác định yêu là cưới
– Trong tiềm thức của người tuổi Sửu, yêu đương chỉ là giai đoạn “làm ấm” cho hôn nhân mà thôi. Tình yêu cần có sự hài hòa với hiện thực, với

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách hóa giải đơn giản quan hệ tương khắc trong các cặp con giáp

Mơ thấy xác chết –

Bạn đừng vội lo lắng nếu trong giấc mơ của mình xuất hiện xác chết bởi đó là điềm tốt, báo hiệu sự thành công và may mắn. Bạn đừng vội lo lắng nếu trong giấc mơ của mình xuất hiện xác chết bởi đó là điềm tốt, báo hiệu sự thành công và may mắn. Nếu bạ
Mơ thấy xác chết –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy xác chết –

Trung Châu Phái tạp diệu luận

Một bài viết về tạp diệu trong tử vi của phái Trung Châu. Mời các bạn cùng đọc tham khảo.
Trung Châu Phái tạp diệu luận

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử Vi Đẩu Số lấy các tổ hợp sao làm chủ, cho nên 14 chính diệu tổ hợp thành sáu mươi tinh hệ có tính chất khác nhau, sau đó thêm vào các sao phụ, tá, khiến cho tính chất của chúng xảy ra sự biến hoá, hình thành một tính chất khác cụ thể hơn. Về phương diện, tạp diệu cũng có tác dụng khá quan trọng. Dưới đây xin trình bày tính chất cơ bản của các tạp diệu.

1. SAO ĐÔI

1.1. Thiên Thương, Thiên Sứ

Thiên Thương thuộc dương thuỷ, Thiên Sứ thuộc âm thuỷ, là các sao của Trung Thiên, tính chất thường là, Thiên Thương chủ về hư hao, Thiên Sứ chủ về nạn tai, bệnh tật.

Thiên Thương và Thiên Sứ luôn luôn giáp cung thiên di. Dương nam, âm nữ đi thuận, an Thiên Thương ở cung giao hữu, an Thiên Sứ ở cung tật ách; âm nam, dương nữ đi ngược, an Thiên Thương ở cung tật ách, an Thiên Sứ ở cung giao hữu.

(1) Cung vị Thiên Thương và Thiên Sứ giáp, nếu là chính diệu Hoá Kỵ, hoặc có tứ sát tinh cùng hội chiếu, bị các sao sát, kỵ của lưu niên xung khởi, sẽ chủ về tai nạn tật ách.

(2) Thiên Cơ hoặc Cự Môn, cũng không ưa Thiên Thương và Thiên Sứ giáp cung, chủ về nhiều bệnh; gặp các sao sát, kỵ thì càng đúng.

(3) Thiên Thương và Thiên Sứ giáp cung thiên di, ắt sẽ đồng thời hội chiếu cung huynh đệ và cung phụ mẫu, nếu trong đại vận gặp tiểu hạn rơi vào cung bị Thiên Thương và Thiên Sứ giáp (chú ý, là tiểu hạn, chứ không phải là cung mệnh của lưu niên), cần phải quan sát cung huynh đệ và cung phụ mẫu xem có tinh hệ "Thiên Cơ, Cự Môn" toạ thủ hay không; có tứ sát và Hoá Kỵ hay không. Nếu có, mà các sao sát, kỵ lại nặng, thì có thể anh em hoặc cha mẹ mắc bệnh tử vong. Nhưng vì dùng tiểu hạn để luận đoán, nên ứng nghiệm dễ bị sai lệch một hai năm.

(4) Thiên Thương và Thiên Sứ có phân biệt hoạ nhẹ và hoạ khẩn. Thiên Thương ưa kim cục (tức ba cung Tị, Dậu, Sửu), không ưa phương hoả (tức hai cung Ngọ, Mùi); Thiên Sứ ưa ba cung Tí, Ngọ, Mùi mà không ưa ba cung Thìn, dậu, Tuất.

(5) Người sinh năm dương không ưa Lưu Lộc đồng cung với Thiên Thương hay Thiên Sứ, chủ về bệnh hoạn.

1.2. Thiên Hình, Thiên Diêu

Thiên Hình thuộc dương hoả, Thiên Diêu thuộc âm thuỷ, Thiên Hình chủ về tự kềm chế, Thiên Diêu chủ về phóng túng, là cặp sao đôi có bản chất trái ngược nhau.

Thiên Hình ưa Văn Xương, Văn Khúc kết thành đôi hội chiếu hoặc đồng độ, chủ về tự kềm chế mà không có sát khí. Nếu Thiên Hình ở các cung Dần, Mão, Dậu, Tuất là nhập miếu; gặp Văn Xương, Văn Khúc, cổ nhân gọi là "chấp chưởng biên cương", nhưng lại không phải là võ tướng, phần nhiều chủ về chức võ mà nghiệp văn, tương tự như hải quan ngày nay.

Thiên Hình hội hợp với "Thái Dương, Cự Môn" là sao chấp chưởng hình pháp.

Thiên Hình hội hợp với "Thái Dương, Thiên Lương", gặp thêm các sao sát, kỵ, lại chủ về phạm pháp kiện tụng, mà không chủ về chấp chưởng hình pháp, không giống trường hợp hội hợp với "Thái Dương, Cự Môn".

Tử Vi hội Tham Lang ở hai cung Tí hoặc Ngọ, hoặc đồng độ với Tham Lang ở hai cung Mão hoặc Dậu, ưa gặp Thiên Hình, không phải là "Đào hoa phạm chủ", mà chủ về có thể tự kềm chế.

"Vũ Khúc, Thất Sát" đồng độ với Kình Dương, lại có Thiên Hình cùng bay đến, cổ nhân nói là dùng dụng cụ sắc bén để kiếm tiền, như thợ cắt tóc, đồ tể, thời hiện đại cũng có thể là bác sĩ ngoại khoa, nha sĩ.

Thiên Hình ở hai cung Sửu hoặc Mùi, có sắc thái "cô độc và hình khắc", bất lợi đối với lục thân, cần phải xem xét kỹ các cung lục thân mà định.

Cung tật ách có Thiên Hình, lại có các sao sát, kỵ xung hội, đề phòng tuổi trẻ tàn tật, hoặc sinh ra đã bị dị tật. Cung tật ách của lưu niên hoặc đại vận mà gặp Thiên Hình, bị Lưu Dương xung hội, chủ về phải phẫu thuật.

Thiên Diêu chủ về đào hoa, có duyên gặp gỡ, hoặc có tính chất "tiếng sét ái tình". Gặp thêm Hàm Trì, Đại Hao, Mộc Dục, có thể làm mạnh thêm bệnh của Thiên Diêu, như hiếu sắc, trùng hôn (tức cùng lúc kết hôn với hai người), bệnh về tính dục. Gặp thêm Hồng Loan, Thiên Hỉ thì có thể giảm nhẹ những bệnh này, có lúc chủ về có duyên với người khác giới, hay được người khác giới chào đón.

Thiên Diêu cũng không ưa thủ mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, chủ về dễ quyến luyến chốn phong hoa tuyết nguyệt.

Văn Xương, Văn KHúc đồng độ với Thiên Diêu, ắt là người phong lưu, tự đánh giá mình cao.

Thiên Diêu đồng độ với Văn Xương, Văn Khúc và Thiên Hình thì có thể hành động một cách thiết thực.

Thiên Diêu hội các sao sát, kỵ, sẽ làm mạnh thêm tính chất vì sắc mà gây ra hoạ; cần phải xem xét kỹ tính chất của tổ hợp tinh hệ chính diệu, và xem ở cung nào mà định. Nếu ở cung tài bạch, chủ về vì tửu sắc mà phá tài, ở cung điền trạch, chủ về sản nghiệp của ông bà hay cha mẹ bị phá tán, ở cung phu thê, chủ về trùng hôn, tái hôn, ở cung phúc đức, chủ về tư tưởng dễ bị hỗn loạn.

Thiên Diêu thủ cung thiên di, có sao cát cùng bay đến, tổ hợp tinh hệ chính diệu cũng cát, chủ về đi xa, chuyển dời đến nơi khác sẽ gặp nhiều cơ hội, và được người ở tha hương trợ lực.

Cung Thiên Diêu toạ thủ, có Mộc Dục, Hàm trì, Đại Hao đồng độ, lưu niên mà gặp chúng, chủ về đau khổ mang tính chất đào hoa.

1.3. Thiên Khốc, Thiên Hư

Thiên Khốc thuộc dương kim, chủ về hình khắc, buồn đau; Thiên Hư thuộc âm thổ, chủ về lo nghĩ, trống rỗng.

Thiên Khốc là sao tình cảm, chủ về đau khổ nội tâm, vì vậy không nên ở cung phúc đức.

Thiên Hư là sao có tính vật chất, chủ về thiếu thốn vật chất. Vì vậy Thiên Hư không nên ở cung tài bạch, cũng không ưa ở cung tật ách, chủ về thân thể hư nhược, hoặc bệnh tật có tính hao tổn.

"Thiên Khốc, Thiên Hư" đồng độ với Lộc Tồn hoặc Hoá Lộc, nếu ở hai cung Mão hoặc Thân, tinh hệ chính diệu có tài khí vượng, sẽ chủ về nhờ tiền bạc mà tăng tiếng tăm; hoặc dễ có tiền của, ắt sẽ làm cho người ngoài biết.

Tinh hệ Thiên Đồng thủ cung huynh đệ, có "Thiên Khốc, Thiên Hư" cùng bay đến, chủ về anh chị em bất hoà với người phối ngẫu.

1.4. Hồng Loan, Thiên Hỉ

Hồng Loan thuộc âm thuỷ, Thiên Hỉ thuộc dương thuỷ, Hồng Loan chủ về hôn nhân, Thiên Hỉ chủ về sinh con cái. Hai sao này vĩnh viễn đối nhau, cho nên tính chất của chúng ảnh hưởng lẫn nhau.

Nữ cung mệnh gặp Hồng Loan thì kiều diễm, gặp Thiên Hỉ thì có vẻ đẹp lạnh lùng.

Ở cung tử nữ gặp Hồng Loan hay Thiên Hỉ, chủ về nhiều con gái, ít con trai.

Tử Vi có Hồng Loan hay Thiên Hỉ đồng độ, lại gặp cát tinh, tuổi trẻ thì chủ về kết hôn, tuổi già thì chủ về được phong hàm danh.

Cung tài bạch có chính diệu cát, gặp Hồng Loan hay Thiên Hỉ, chủ về "hoan hỉ tài" (như tiền thắng cá cược hay ăn cờ bạc); cũng thích hợp với những nghề liên quan đến "hỉ khánh" (chuyện mừng).

Về luận đoán thời gian kết hôn và mang thai, có thể lấy cung mệnh hoặc cung phu thê của lưu niên có Hồng Loan, Thiên Hỉ bay đến làm ứng kỳ, nhưng cần phải có tinh hệ chính diệu cát lợi ổn định mới đúng, nếu không, nên trì hoãn một hai năm, chờ đến khi cung mệnh hoặc cung phu thê của lưu niên có tổ hợp tinh hệ cát lợi mới ứng nghiệm.

Hồng Loan hay Thiên Hỉ bay đến cung điền trạch của lưu niên, chủ về có thêm nhân khẩu (thời cổ đại là mua nô tì, sinh con cái), nếu gặp thêm Tả Phụ, Hữu Bật, là có khách đến tá túc.

1.5. Tam Thai, Bát Toạ

Tam Thai thuộc dương thổ, Bát Toạ thuộc âm thổ, đều là sao "nghi trượng", cần phải kết thành đôi để hội chiếu, mới chủ về tăng cao địa vị.

Cho nên Tam Thai, Bát Toạ ưa hội hợp các chính diệu như Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Dương, Thái Âm, chủ về quý hiển, hội hợp Thiên Lương cũng thích hợp.

Nếu Tam Thai, Bát Toạ hội hợp cung phụ mẫu, gặp chính diệu cát, chủ về gia thế cao quý, xuất thân trâm anh thế phiệt. Nếu tinh hệ chính diệu không cát tường, lại gặp sao lẻ phụ tá, hoặc có các sao đào hoa cùng bay đến, chủ về cha mẹ "lưỡng trùng".

Tam Thai, Bát Toạ không ưa ở cung phu thê, nếu nguyên cục có các sao không cát tường, sẽ làm mạnh thêm tính chất bất lợi của chúng.

1.6. Long Trì, Phượng Các

Long Trì thuộc dương thuỷ, Phượng Các thuộc dương thổ, đều là sao văn minh, nếu kết thành đôi hội nhập, chủ về tài nghệ.

Long Trì, Phượng Các hội hợp với Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, có thể làm tăng sức mạnh, lợi về thi cử, cạnh tranh.

Long Trì Phượng Các giáp cung tài bạch hoặc cung sự nghiệp, mà không có Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung, hoặc Văn Xương, Văn Khúc giáp cung, chủ về có danh tiếng trước rồi có tiền của sau, hoặc tiền của do danh tiếng mà có, hoặc nhờ tài nghệ mà có tiền của.

Long Trì, Phượng Các chủ về "thanh quý" (sang quý thanh cao) mà không phải là "phú quý" (giàu sang), cũng chủ về nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng.

Long Trì, Phượng Các ưa giáp Thiên Phủ, Thiên Tướng, chủ về làm tăng phong thái văn nhã.

Thất Sát và Long Trì cùng ở cung mệnh hoặc cung tật ách, tuổi già chủ về tai điếc; Thất Sát đồng độ với Phượng Các, chủ về rối loạn khứu giác và vị giác. Cần phải có lưu sát tinh xung khởi mới đúng.

1.7. Cô Thần, Quả Tú

Cô Thần thuộc dương hoả, Quả Tú thuộc âm hoả, chủ về cô quả, không ưa bay đến cung phụ mẫu và cung phu thê.

Nếu tinh hệ chính diệu là tổ hợp Vũ Khúc, Thiên Lương, Thiên Cơ, Cự Môn, Thất sát, Phá Quân, thì có thể phát huy tính chất của Cô Thần, Quả Tú, chủ về sớm mồ côi hoặc vợ chồng hình khắc, rời xa quê hương, con cái phân ly. Vì vậy, cung phu thê mà gặp các tổ hợp kể trên, cần phải kết hôn muộn mới có thể tránh sinh ly tử biệt, hoặc bằng mặt mà không bằng lòng.

Nữ mệnh có cung phu thê là Vũ Khúc Hoá Kỵ, Cô Thần và Quả Tú hội hợp, chủ về không có đời sống vợ chồng.

Cung phúc đức gặp Cô Thần, Quả Tú, chủ về tinh thần trống rỗng; nhưng cũng chủ về tư tưởng độc lập, cần phải xem bản chất của tổ hợp tinh hệ chính diệu mà định.

Cung tài bạch gặp cát tinh, có Cô Thần, chủ về tuổi trẽ tự lập gia nghiệp.

Cung sự nghiệp gặp cát tinh, có Quả Tú, chủ về tuổi trẻ tự lập, không hưởng phúc ấm của cha anh.

1.8. Ân Quang, Thiên Quý

Ân Quang thuộc dương hoả, Thiên Quý thuộc dương thổ; chủ về vinh dự đặc biệt, tước lộc, có tính chất được tưởng thưởng; không giống như Tam Thai, Bát Toạ thuần tuý chủ về địa vị, nhưng nhờ được tưởng thưởng mà địa vị tăng cao một cách tương ứng.

Ân Quang, Thiên Quý có thể mang lại lợi ích thực tế, như trợ giúp cạnh tranh đắc lợi, thi cử đỗ đạt.

Rất ưa hội hợp với Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Âm, Thái Dương hoặc giáp cung có các tinh hệ kể trên.

Hai sao Ân Quang, Thiên Quý giáp cung sự nghiệp, lại được Thiên Khôi, Thiên Việt cùng giáp cung, ở thời cổ đại là chủ về được thế tập chức tước của cha. Ở thời hiện đại thì lợi về phát triển chuyên môn, cũng lợi về chuyên nghiệp. Nếu giáp cung tài bạch, thì danh lợi song thu, hoặc nhờ có danh mà đạt được lợi.

Ân Quang, Thiên Quý hội chiếu cung phu thê, nếu có "Lộc trùng điệp", chủ về được tiền của là nhờ vợ.

Ân Quang, Thiên Quý giao hội với Văn Xương, Văn Khúc, lợi về thi cử.

(Nguồn: sưu tầm)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trung Châu Phái tạp diệu luận

Phong thái của người thành công –

Phong thái của người thành công. Trang phục luôn chỉnh tề, tạo phong độ tốt, sẵn sàng đón nhận vận may.Những người thành đạt luôn ăn mặc lịch lãm, chu đáo. Trang phục chỉnh tề tạo phong độ tốt Một người thành công sẽ luôn chuẩn bị đón chào ngày mới

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phong thái của người thành công. Trang phục luôn chỉnh tề, tạo phong độ tốt, sẵn sàng đón nhận vận may.Những người thành đạt luôn ăn mặc lịch lãm, chu đáo.

Trang phục chỉnh tề tạo phong độ tốt
Một người thành công sẽ luôn chuẩn bị đón chào ngày mới với cơ thể sạch sẽ, thoải mái, trang phục chỉnh tề và gương mặt vui tươi.

Hãy ăn mặc chỉnh tề dù bạn làm việc ở nhà một mình và không có ai khác trong phòng làm việc.

10-cau-thu-an-mac-dep-nhat-gioi-tuc-cau

Không nên lười biếng trong ăn mặc

Ăn mặc chỉnh tề không có nghĩa là phải kiểu cách hoặc phải chạy theo thời trang. Chỉ cần bạn biết chăm sóc dáng vẻ bề ngoài, giữ quần áo luôn sạch sẽ và được là phẳng phiu. Nên treo quần áo hoặc xếp gọn gàng trong tủ để có thể chọn mặc dễ dàng. Những người lười biếng, không chăm sóc cơ thể thường là những người cẩu thả. Đó cũng có thể là nguyên nhân khiến họ mất đi sự may mắn trong giao tiếp cũng như những cơ hội khác trong cuộc sống.

Phong thái của người thành công

Ăn mặc chỉnh tế là cách cho thấy bạn sẵn sàng đón nhận vận may bất cứ lúc nào. Khi quan sát những người thành đạt, bạn sẽ thấy rằng cách ăn mặc của họ luôn toát ra vẻ lịch lãm, chu đáo.

Nguyên lý phong thủy này cũng có thể áp dụng cho nhà cửa. Khí tù hãm và có hại thường tạo nên thái độ sống cẩu thả. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng giữ cho thân thể và nhà cửa được sạch sẽ, gọn gàng, vùng không gian xung quanh bạn sẽ được cung cấp năng lượng mới đầy sức sống và những điều tốt lành sẽ luôn đến với bạn.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thái của người thành công –

Làm thế nào để phòng khách trở thành nơi nhân khí –

Phòng khách là bộ mặt của cả nhà và cũng là nơi mọi người trong nhà tụ tập trò chuyện, nghỉ ngơi, làm thế nào để tạo được không gian phòng khách ấm cúng để nó thực sự là nơi nhân khí của cả nhà? Dưới đây là một số ý kiến tham khảo: (1) Bước vào cửa l

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phòng khách là bộ mặt của cả nhà và cũng là nơi mọi người trong nhà tụ tập trò chuyện, nghỉ ngơi, làm thế nào để tạo được không gian phòng khách ấm cúng để nó thực sự là nơi nhân khí của cả nhà? Dưới đây là một số ý kiến tham khảo:

bai-tri-phong-khach

(1) Bước vào cửa là gặp ngay phòng khách

Phòng khách là nơi tiếp đãi khách đến nhà, thiết kế đúng là khi bước vào nhà đã nhìn thấy ngay phòng khách, nếu như phải đi qua phòng ngủ hoặc phòng bếp rồi mới đến phòng khách sẽ khiến sự phân tách trong ngoài nhà không rõ ràng, sinh hoạt sẽ mất tính riêng tư, dễ gây sai sót nhầm lẫn trong công việc và nghề nghiệp.

(2) Phòng khách phải gọn gàng, sạch sẽ.

Phòng khách là nơi giao lưu với bên ngoài nên phải luôn giữ sạch sẽ, gọn gàng, tránh để rác bẩn tích tụ, bóng đèn hoặc đèn nếu bị cháy hay hỏng phải thay và sửa chữa ngay, có vậy mới tụ hội được tâm sức và tăng tài vận cho mọi người trong nhà.

(3) Đủ ánh sáng

Người xưa nói: “sảnh minh thất ám”. Nghĩa là, ánh sáng trong phòng khách phải đủ, không khí phải lưu thông. Vì thế, nếu năng lượng dương luôn xung mãn, chỉ số vận tốt sẽ tự nhiên tăng lên.

(4) Sắp xếp đồ dùng trong nhà hợp lý

Tủ rượu hoặc tủ đựng khác phải kê tựa sát vào tường; ghế đệm phải đặt đối diện với cửa ra vào hoặc ti vi, không được quay hứng ra cửa. Vì nếu để lưng ghế quay ra cửa sẽ làm cho mối quan hệ với mọi người không tốt, dễ bị kẻ xấu hoặc miệng lưỡi người khác làm hại. Ngoài ra, nếu có kẻ trộm vào nhà, khó có thể phản ứng nhanh được.

(5) Nền nhà phải vững chắc

Nền nhà phòng khách phải luôn chắc chắn. Bởi vì nền nhà tượng trưng cho nền móng của mình, một khi phát hiện bị hư hỏng phái sửa chữa ngay. Ngoài ra, nếu nền nhà làm bằng vật liệu gây cảm giác lạnh thì có thể dùng thảm phủ lên.

(6) Nên sử dụng ít bể cá

Chậu cây, bể cá về phong thủy có thế tạo ra vận tốt, tuy nhiên đừng bao giờ dùng quá nhiều, nếu không sẽ dễ làm cho không khí phòng khách ẩm thấp, ảnh hưởng đến vận thế.

(7) Độ cao tủ giầy dép phù hợp

Tủ giầy dép để cạnh cửa tốt nhất không nên cao bằng đoạn thắt lưng người lớn, bởi vì hàng ngày giầy dép bám dính nhiều đất cát bẩn, nó tượng trưng cho uế khí, uế khí này sẽ ảnh hưởng đến vận thế.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Làm thế nào để phòng khách trở thành nơi nhân khí –

5 lỗi phong thủy hao tài khiến tiền bạc "đội nón ra đi"

Dù đã rất cố gắng trong công việc và thắt chặt chi tiêu nhưng tiền bạc vẫn hao hụt, hãy kiểm tra ngay xem nhà bạn có đang mắc những lỗi phong thủy hao tài dưới
5 lỗi phong thủy hao tài khiến tiền bạc "đội nón ra đi"

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Dù đã rất cố gắng trong công việc và thắt chặt chi tiêu nhưng tiền bạc vẫn hao hụt, hãy kiểm tra ngay xem nhà bạn có đang mắc những lỗi phong thủy hao tài dưới đây không.


► Tham khảo thêm những thông tin về: Phong thủy phòng ngủ và những ảnh hưởng đến gia chủ

5 loi phong thuy khien tien bac doi non ra di  hinh anh
 
Nước rò rỉ là một trong những lỗi phong thủy khiến tiền bạc tiêu tán nhanh chóng. Những vết nứt, những lỗ rò đường ống nước, thiết bị vệ sinh cần phải bịt lại, vòi nước ở bồn rửa bát không nên thẳng với đường thoát nước, nếu không tiền của sẽ theo đó mà chảy khỏi nhà. 
 
Lỗi phong thủy hao tài do hệ thống cửa hình chữ "phẩm"(品), tức cửa nhà vệ sinh (hoặc cửa phòng) đặt đối diện với hai cửa phòng khác gây nợ nần chồng chất, tiền làm bao nhiêu cũng chỉ để trả nợ. Biện pháp cải thiện phong thủy tốt nhất là treo một chiếc chuông gió màu vàng ở giữa ba chiếc cửa để giữ tài vận trong nhà. 
 
Trồng cây phát tài là biện pháp phong thủy cầu tài lộc vừa dễ làm vừa hiệu quả nhưng nếu không chăm sóc tốt, để cây khô héo thì sẽ phản tác dụng. Tài lộc của gia chủ cũng sẽ lụn bại như cái cây. Nếu bỗng dưng thấy hao hụt tiền của, hãy kiểm tra mọi cái cây trong nhà.
 
Kiểu nhà “lộ tài” (cửa sổ đối diện của chính) thì tiền vào bao nhiêu ra bấy nhiêu, không còn lại chút nào. Cải thiện lỗi phong thủy hao tài này nên đặt bình phong ở giữa hoặc treo rèm của sổ để ngăn tài bay mất.
 
Lỗi phong thủy hao tài ít người chú ý là kê tủ quần áo sát cửa sổ. Trong phong thủy, tủ quần áo là biểu tượng của tài vận, đặt sát cửa sổ thì như là “ném tiền qua cửa sổ”, nên chuyển ngay.
ST
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 5 lỗi phong thủy hao tài khiến tiền bạc "đội nón ra đi"

Lời Phật dạy: Gặp một người là tăng thêm một nhân duyên

Lời Phật dạy: Giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì vậy, cuộc sống này, khi ta gặp và yêu thương một ai đó đều có nguyên do.
Lời Phật dạy: Gặp một người là tăng thêm một nhân duyên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì vậy, trong cuộc sống này, khi ta gặp và yêu thương một ai đó đều có nguyên do.


► Mời bạn đọc: Những câu nói hay về cuộc sống, những câu nói hay về tình yêu và suy ngẫm

Loi Phat day Gap mot nguoi la tang them mot nhan duyen hinh anh
Ảnh minh họa
Người yêu quý bạn mang đến cho bạn sự ấm áp và lòng can đảm – dũng khí.   Người bạn yêu quý sẽ khiến bạn học được thế nào là yêu thương và nâng niu gìn giữ.   Người bạn không ưa lại dạy bạn có lòng khoan dung và biết cách tôn trọng.   Kẻ không ưa bạn sẽ giúp bạn trưởng thành, khiến bạn tự dè dặt, tự mình xem xét lại chính mình.   Không ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của bạn cả, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do, đều đáng được cảm kích.   Mọi thứ bắt đầu từ duyên phận, kết thúc cũng lại do duyên phận. Khó có ai trong đời chưa một lần thốt lên cái câu quen thuộc: “Thôi thì cái duyên cái số”, hay “Duyên phận đã định rồi”.   Có phải thực sự duyên phận đã được trời định rồi hay không, hay tất cả là do con người tự tạo? Khi đầy yêu thương, người ta thường nói “có duyên” để tìm cơ hội gần gũi. Lúc đã cạn tình cảm, người ta lại nói “hết duyên” để lấy cớ dứt tình. Thực ra gặp gỡ được nhau thì đúng là thiên duyên, còn vui hay buồn, hợp hay tan, gần hay xa, đi hay ở, nắm hay buông, nâng lên hay đặt xuống, đón nhận hay chối bỏ, phải chăng đều là do trần định, đều nằm trong chính nhân thế lòng người.
Loi Phat day Gap mot nguoi la tang them mot nhan duyen hinh anh 2
Ảnh minh họa
Bạn chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác, chỉ có thể cùng người khác đi cũng chỉ một đoạn đường đời. Điều đó chính là tính hữu hạn mà bạn cho được người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho đi sự vô hạn được?   Mười năm, hai mươi năm hay một trăm năm của một đời người, cũng chỉ là một đoạn đường. Chúng ta chỉ có thể có duyên cùng đi với nhau chỉ một đoạn nào đó thôi, đừng nhầm lẫn cố chấp, sở hữu. Khoảnh khắc hiếm hoi nào còn duyên, có được, chúng ta nên quan tâm, cho ra hơn là nghĩ người khác phải tuân thủ theo kiểu của mình. Như thế, sẽ không bị nhận hiểu sai lầm, biết tôn trọng và giúp đỡ người khác, đưa đến một cuộc sống tích cực, vui tươi, không làm khổ mình và người.   Người sống ở trên đời   Bởi vì xem nhẹ, cho nên vui vẻ.   Bởi vì xem nhạt, cho nên hạnh phúc.   Giữa đất trời, chúng ta đều chỉ là những hành khách qua đường, rất nhiều người đời và sự tình chúng ta không cách nào có thể làm chủ nổi cho được. Ví như thời gian đã trôi qua, ví như người đã rời xa!   Chữ “Tâm” 心 có ba nét chấm, đều hướng vào trong, chẳng có một điểm nào là hướng ra ngoài. Bạn càng muốn nắm giữ lấy nó, thói thường nó lại càng rời xa bạn nhanh nhất.   Tất cả tùy duyên, duyên sâu đậm thì quấn quýt đoàn tụ, duyên nhạt nhẽo thì tùy nó rời đi.   Đời người, có thể xem nhẹ, xem nhạt được bao nhiêu thì thống khổ sẽ càng rời cách xa bạn bấy nhiêu.   Người người đều lo sợ bản thân có lúc không minh mẫn thanh tỉnh, mong sao tự tâm mình được sáng như gương. Kỳ thực đời người sao lại cần phải quá tỉnh táo?   Cháo nấu cần phải 3 phần gạo, 7 phần nước.   Trong xử sự cần 3 phần vì mình, 7 phần vì người.   Đối với bạn bè cần 3 phần nhận biết chân tình, 7 phần khoan dung.   Đối với gia đình cần 3 phần yêu thương, 7 phần trách nhiệm.   Đọc văn chương cần đặt 3 phần là hình thức, 7 phần ở chất lượng nội dung.   Uống rượu thì cần 3 phần say, 7 phần tỉnh.   * 3 phần… 7 phần… đúng là phân lượng của cuộc sống.   Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.   Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp. Có người mình chưa bao giờ biết, nhưng vừa gặp thì thấy thân thiện, quen quen, như đã gặp ở đâu rồi. Có người vừa mới gặp là đã thấy ghét. Đó là dấu hiệu cho thấy mình đã có duyên với nhau từ nhiều kiếp trước, bây giờ mới gặp lại đây. Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy liền cảm mến. Người đã tạo oán thì trông thấy liền bực mình. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên thiện ác lẫn lộn nên sanh ra ở cõi ta bà phải kham nhẫn này. Từ duyên mà lại, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá phách cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết rồi thì có níu kéo kiểu nào cũng bị rã tan.

ST.

Lời Phật dạy: Điều ý nghĩa nhất của sinh mệnh con người chính là quay trở về Nợ ĐỜI không trả, tự hóa vận HÈN Phật dạy về chữ tham, lòng tham và nỗi khổ vì tham

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lời Phật dạy: Gặp một người là tăng thêm một nhân duyên

Không nên đặt chậu cây xương rồng trên bàn làm việc

Dân văn phòng hiện đang rộ lên xu hướng bày biện các chậu cây nhỏ trên bàn làm việc để giảm bức xạ máy tính, khí thải độc hại... Tuy vậy, ở góc độ phong thủy, các chuyên gia cho rằng, xương rồng là loài cây cấm kỵ trang trí trong nhà hoặc văn phòng làm việc.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhiều loài cây trong họ xương rồng được cho là có khả năng chống tia phóng xạ nên rất được dân văn phòng ưa chuộng đặt cạnh máy tính. Theo phong thủy, những loài cây có gai nhọn như xương rồng nếu đặt một chỗ trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến trạng thái tinh thần và sức khỏe của con người. Do đó, đặt xương rồng trong nhà hoặc văn phòng làm việc là điều tối kỵ vì có thể khiến gia chủ bị bệnh tật, mất mát tài sản hoặc gặp những trắc trở về tình cảm, làm ăn... 

Phong thủy xếp xương rồng vào loại cây có hình dáng đặc biệt, thân phát triển theo chiều hướng lên trên, giống như xương của con rồng với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài. Vì thế, dù có khả năng hóa giải hung sát cao nhưng xương rồng lại cực kỳ cấm kỵ bài trí trong nhà, văn phòng.

cây xương rồng
Không nên đặt xương rồng trên bàn làm việc hoặc trong nhà 

Xét về hình dáng, xương rồng là loài có nhiều gai nhọn, những mũi nhọn của nó nếu chĩa thẳng vào người sẽ tạo ra khí xấu, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của gia chủ. Ngoài ra, việc có quá nhiều gai nhọn trên thân mình cũng khiến nó luôn bị bao bọc bởi sát khí. Việc xương rồng nở hoa thường được cho là sẽ mang đến điềm lành (vì hoa của nó mang năng lượng tốt) nhưng cũng không đủ sức để át đi những năng lượng xấu đến từ những chiếc gai nhọn.

Phong thủy có quan niệm "hình nào khí nấy", do đó, những cây xanh tốt, dáng khoẻ khoắn, vươn cao thường tạo nên nhiều sinh khí. Ngược lại, những cây có dáng ủ rũ, gai góc hoặc xù xì thường sẽ tạo nên sát khí hoặc ám khí. Vì vậy, nếu bày xương rồng trong văn phòng công ty sẽ khiến công ty khó phát triển, người lãnh đạo cũng không sáng suốt, có thể mắc bệnh tật và tài sản công ty dễ thất thoát.

Nếu yêu thích loài cây này có thể trồng chúng tại những khu vực xấu hoặc để chống lại những sát khí chiếu vào nhà từ bên ngoài, chẳng hạn như để trấn lại góc nhọn hoặc các loại mũi tên sắt từ hàng rào của nhà hàng xóm...

(Theo Vieq)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Không nên đặt chậu cây xương rồng trên bàn làm việc

Các lễ hội ngày 4 tháng 12 Âm Lịch -Hội Làng Cốc tỉnh Quảng Ninh

Hàng năm vào ngày4 tới ngày 5 tháng 12 âm lịch người dân Quảng Ninh lại nô nức tham gia vào lễ hội Làng Cốc với nhiều trò chơi dân gian vui nhộn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 4 tháng 12 Âm Lịch -Hội Làng Cốc tỉnh Quảng Ninh

Các lễ hội ngày 4 tháng 12 Âm Lịch -Hội Làng Cốc tỉnh Quảng Ninh

Hội Làng Cốc

Thời gian: tổ chức từ ngày 4 tới ngày 5 tháng 12 âm lịch.

Địa điểm: Đình Phong Cốc nằm ở trung tâm xã Phong Cốc trên đảo Hà Nam thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, cách bến phà Chanh 5km.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Càn Nương Đức Thánh.

Nội dung: mở đầu là lễ rước Thần từ miếu Cốc về đình Cốc để tế Yết và mở hội để người dân trong làng, trong xã và khách thập phương tế lễ và vui chơi. Ngày hôm sau là ngày mùng 5 tháng 12 lại rước Thần từ đình Cốc về miếu Cốc và tế giã hội. Thứ tự đoàn rước thần như sau: Đi đầu là người khênh chiêng, trống; tiếp theo là đoàn rước cờ thần (cờ ngũ phương); đến là hai hang chấp kích, bát bửu; đến hai hang người đội lễ vật là hoa quả, bánh, rượu, lợn quay của làng, lợn sống đã làm thịt của người vào đám; kế tiếp là đôi ngựa bạch bằng gỗ có bánh xe; đến kiệu long đình rước hộp sắc; tiếp đến là kiệu bát cống trên rước kiệu Càn Nương Đức Thánh; đi sau là các quan viên đoàn tế và nhân dân rước Thần.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 4 tháng 12 Âm Lịch -Hội Làng Cốc tỉnh Quảng Ninh

Tại sao phong ngủ quá lớn lại không tốt –

Lý luận phong thuỷ cổ đại có viết: "Nhà lớn người ít là nhà có tướng hung". Tại sao vậy? Mua được nhà lớn là mơ ước của không ít người, xoay quanh vấn đề này đã xảy ra khá nhiều chuyện bi hoan và ly hợp! Thế nhưng tại sao nhà quá lớn lại không tốt? K

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lý luận phong thuỷ cổ đại có viết: “Nhà lớn người ít là nhà có tướng hung”. Tại sao vậy?

Mua được nhà lớn là mơ ước của không ít người, xoay quanh vấn đề này đã xảy ra khá nhiều chuyện bi hoan và ly hợp! Thế nhưng tại sao nhà quá lớn lại không tốt?
Kỳ thực, nếu xem xét kỹ chúng ta sẽ nhận ra một đạo lý hết sức đơn giản. Ví dụ, trong một căn phòng rộng 10m2 lắp một máy điều hoà, khởi động nó chỉ sau nửa giờ phòng đã mát. Vì không gian nhỏ mà năng lượng nhanh đủ. Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng nếu không gian quá nhỏ thì sẽ thiếu năng lượng cần thiết. Cũng chiếc điều hòa ấy lắp vào căn phòng rộng 100m2 thì nó sẽ không thể đủ sức làm mát được căn phòng đó. Vì phòng càng rộng thì năng lượng cần cho nó càng nhiều, vì vậy máy điều hoà phải hoạt động liên tục nhưng nhiệt độ trong phòng vẫn không sao đạt mức đã đặt. Và như vậy chúng ta phải lắp nhiều máy diều hoà có công suất lớn hơn thì mới đủ làm mát cho căn phòng đó.

phong-ngu-hep
Nhìn từ một góc dộ khác, con người chúng ta cũng là một cá thể mà năng lượng có thể phát sáng và phát nhiệt. Nếu như thay cơ thể con người ta bằng chiếc máy điều hoà thì phòng càng rộng đương nhiên càng tiêu hao nhiều năng lượng từ cơ thể ta toả ra. Vì vậy, kích thước của nhà ở phái tương xứng với số lượng người ở trong đó. Cũng có nghĩa nhà càng rộng thì người ở cũng phải càng nhiều, chính là vấn đề nhân khí yếu vượng chúng ta thường nhắc đến.
Trong phong thuỷ thường nói đến vân đề nhà có thể hút nhân khí. Điều này họ căn toàn chính xác. Năng lượng cơ thể người toả ra chính là nhân khí. Khi một người phải dùng nhiều năng lượng như vậy để bù đắp vào không gian nhà rộng lớn thì tổn hại đến cơ thể. Năng lượng cơ thể tiêu hao nhiều, thể chất tự nhiên yếu đi, trong công việc khó tránh khỏi bê trễ và sai sót, khả năng phán đoán kém đi, gặp chuyện không hay là điều khó tránh.
Vậy một gian phòng diện tích nên rộng bao nhiêu là đủ? Có người nói khoảng 15m2, nhiều lắm thì cũng không nên vượt quá 20m2. Thậm chí có người còn nói ở trong phòng rộng trên 20m2 thì rất khó có con. Có lẽ đây không phải là chân lý tuyệt đối, tuy nhiên ở một mức độ nào đó cũng có độ chính xác nhất định. Thực tế khi năng lượng cơ thể con người bị tiêu hao quá nhiều, tố chất cơ thể giảm sút sẽ ảnh hướng đến vấn đề sinh sản là điều đương nhiên. Đất đai không màu mỡ, cây cối tất không thể tốt tươi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tại sao phong ngủ quá lớn lại không tốt –

SAO BẠCH HỔ - TANG MÔN TRONG TỬ VI

bạch hổ (Kim) tang môn (Mộc) *** 1. Ý nghĩa cơ thể: Bạch Hổ chỉ máu xương còn Tang Môn không có chỉ bộ phâ...
SAO BẠCH HỔ - TANG MÔN TRONG TỬ VI

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 bạch hổ (Kim) tang môn (Mộc) 


***
1. Ý nghĩa cơ thể: Bạch Hổ chỉ máu xương còn Tang Môn không có chỉ bộ phận cơ thể nào.

2. Ý nghĩa bệnh lý: Tang, Hổ là bại tinh nên báo hiệu hai loại bệnh tật:             - bệnh về tinh thần: biểu hiện bằng sự âu sầu, u buồn, ủy mị, bi quan.             - bệnh về vật chất: cụ thể là máu huyết, gân cốt như hoại huyết, áp huyết cao, đau gân, đau tim, nhức xương, tê thấp. Vì vậy, đối với phụ nữ, tình trạng khí huyết kém hay đưa đến sự đau yếu về kinh nguyệt, về tử cung, có ảnh hưởng đến sự sinh nở. Những bệnh hoạn này càng rõ rệt nếu Tang Hổ đóng ở cung Mệnh hay cung Tật dù tại đó, Tang Hổ đắc địa (ở Dần, Thân, Mão, Dậu).

3. Ý nghĩa tính tình:
a. Những ý nghĩa tốt của Tang Hổ đắc địa:             - sự can đảm, quả cảm, có nghị lực             - sự tài giỏi, quyền biến, thao lược, ứng phó được với nghịch cảnh             - khả năng xét đoán, lý luận giỏi, có tài hùng biện. Đi chung với Tấu Thư, Lưu Hà, Xương, Khúc thì khả năng hùng biện rất sắc sảo. Đó là bộ sao của quan tòa, luật sư, chính trị gia, thương thuyết gia, giáo sư, giáo sĩ.             - thích hoạt động về chính trị, cũng như có khả năng và có thể hiển đạt về võ nghiệp. Đây là bộ sao văn võ kiêm toàn, đa năng, đa hiệu.             - Riêng với phụ nữ thì người có khí phách, có ý chí mạnh như đàn ông, có tâm tính của nam giới. Đó là những người rất đặc biệt, tự tay lập nghiệp, quán xuyến cả nội trợ và ngoại giao, vừa đắc dụng trong gia đình vừa đắc dụng ngoài xã hội.
b. Những ý nghĩa xấu của Tang Hổ hãm địa:             - sự ương ngạnh, ngoan cố, cứng đầu, bướng bỉnh             - tính ưu tư, hay lo lắng, phiền muộn, cô độc             - thích chơi bời, ăn ngon mặc đẹp, hay say sưa nhậu nhẹt (nam giới)

4. Ý nghĩa công danh, tài lộc, phúc thọ: Đắc địa, nam Mệnh thường hiển đạt về chính trị nếu được nhiều văn tinh hội chiếu, hiển đạt về quân sự nếu được võ tinh đi kèm. Về phúc thọ, Tang Hổ thủ Mệnh, dù đắc địa, cũng bị mồ côi sớm, có khi mới lọt lòng mẹ. Riêng phái nữ thì gia đạo, hôn nhân thường bị trắc trở, phải muộn chồng, phải cưới chạy tang nếu không thì khóc chồng, góa bụa hoặc đau khổ ưu phiền vì chồng con. Đây là hai sao bất lợi nhất cho đại gia đình (mồ côi) và tiểu gia đình (xung, khắc, ly cách)Mặt khác, vì Tang Hổ cũng bất lợi cho sinh nở nên nữ Mệnh có thể nguy hiểm tính mạng vì sinh đẻ hoặc phải đau yếu tử cung, hư thai, dù có sinh con cũng hết sức khó nuôi. Đặc biệt, nếu đi với sát tinh thì tai họa rất nhiều và ảnh hưởng đến nhiều phương diện, cụ thể như:             - khổ cực, cô độc             - khắc vợ/chồng, góa bụa, cô đơn             - bị bắt bớ, giam cầm             - bị bệnh tật trầm kha             - bị tai nạn nguy hiểm đến tính mạng             - yểu tử Phải cần sao giải mạnh mới chế giảm được bất lợi đó.

5. Ý nghĩa của tang hổ và một số sao khác:
a. Những cách tốt: Hổ Tấu: có khả năng diễn thuyết hùng hồn, lời lẽ lưu loát và khích động, có sức quyến rũ bằng ngôn ngữ rất sâu sắc. Nếu đi chung với các sao hùng biện khác như Lưu Hà, Khốc, Hư, Văn Xương, Văn Khúc thì tài hùng biện đạt mức quốc tế. Do đó, có ý nghĩa phụ nhưng không kém quan trọng là sự hiển đạt vì khoa cử (thi đỗ cao), về công danh (có chức phận lớn, được nhiều người biết tiếng), về khả năng tâm lý chiến (huy động quần chúng, vận động tinh thần).
Hổ Phi đồng cung (gọi là hổ mọc cánh): vui vẻ, nhanh nhẹn, tháo vác, cũng lợi ích cho việc thi cử, cầu danh, đạt quyền chức, may mắn nói chung.
Hổ, Cái, Long, Phượng (Tứ Linh): cũng rất hiển đạt về uy danh, sự nghiệp, uy tín, khoa giáp.
Hổ Kình hay Hổ Hình đồng cung hay hợp chiếu: người có chí khí hiên ngang, có mưu lược, có tài quyền biến, rất đắc lợi về võ nghiệp và văn nghiệp.
Hổ ở Dần (hổ cư hổ vị): ví như cọp ở rừng núi, có thể vùng vẫy tung hoành như ý muốn. Có nghĩa như gặp được thời, gặp vận hội may mắn, có thể phát huy tài năng, đạt chức quyền cao. Vị trí này rất hợp với hai tuổi Giáp và Kỷ, thường lỗi lạc về võ nghiệp, lưu danh hậu thế. Rất độc với tuổi Bính, Mậu.
b. Những cách xấu: Hổ Tham : bị thú dữ cắn chết
- Tang, Hổ, Điếu, Binh (Tứ Hung): rất độc, báo hiệu cho tang tóc, tai nạn chết người, họa lớn. Nếu có Thiên Đồng thì hóa giải được. 
Tang Hổ gặp Lưu Tang, Lưu Hổ: tang tóc liên tiếp, ưu phiền rất nặng, tai họa khủng khiếp.

8. Ý nghĩa của tang hổ  ở các cung: Phần lớn có ý nghĩa xấu.
a. ở Phu Thê: Có những nghĩa hoặc một trong những ý nghĩa sau:             - cưới chạy tang             - có tang chồng hay vợ hoặc ly thân, ly hôn             - ở góa (nếu Phúc, Mệnh, Thân xấu)             - lấy vợ/chồng có tật, mù lòa, què gẫy mới tránh được hình khắc, chia ly
b. ở Bào: Thường mất anh chị  em. Tang Hổ Trực Tuế: anh chị em bất hòa Tang, Mã: anh chị em ly tán
c. ở Tử: Sẽ có một trong các ý nghĩa sau:             - khó sinh, sinh non ngày tháng             - sinh con khó nuôi             - sinh con nhưng không nuôi được             - gặp Kình, Sát: có thể không con             - gặp Không, Kiếp: sát con             - gặp Thai: sảy thai, con chết non             - gặp Không, Kiếp, Thai: có thể phá thai             - nếu thêm Hình: có mổ xẻ lúc sinh nở, con chết trong bụng mẹ, khó đẻ, phá thai.
d. ở Điền: Tang Hỏa: cháy nhà hay một phần nhà Tang, Phục, Không, Phù: vô sản Tang, Đào, Hồng: hưởng di sản của cô dì để lại
e. ở Tật: Bệnh hoạn nhiều, nhất là các bệnh kể ở mục 1.
f. ở Phúc:             - tổn thọ             - gia đình không toàn vẹn
g. ở Hạn: Có tang trong các trường hợp sau:             - Tang Mã Khốc Hư hay Tang Quả Khốc Hư             - Tang Hổ Bệnh Khách             - Gặp Lưu Tang, Lưu Hổ, Lưu Khốc, Lưu Hư (có nhiều tang liên tiếp, có đại tang)             - Tang, Hình, Khách             - Tang Hổ, Khốc Mã (súc vật chết vì bệnh tật)             - Tang Khách Kỵ Hình: tự ải Bị ác thú cắn nếu gặp:             - Hổ Riêu hay Hổ Đà Kỵ Nhật             - Hổ Đà Hình hay Hổ Khốc Riêu             - Hổ ở Dần, Kiếp ở Tuất Bị kiện tụng, khẩu thiệt, ốm đau nếu gặp:             - Hổ Phục             - Hổ, Tuế, Phù, Phủ Đại, Tiểu Hạn cần lưu ý xem kỹ Tang Hổ và Lưu Tang, Lưu Hổ. Nếu đồng cung thì sự hung hiểm càng nhiều.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: SAO BẠCH HỔ - TANG MÔN TRONG TỬ VI

Nhà ở lưu ý các cách cục hung sát

Khi mua nhà đa số chúng ta, ai cũng có một số tiêu chí riêng để lựa chọn, ngoài tiêu chí giá cả, thuận lợi đi lợi, vị trí,.. các bạn nên xem phong thuỷ, vì phong thuỷ là kiến thức lựa chọn nơi ở vẫn có nguyên giá trị. Với quan niệm phong thủy hình thế, có một số bố cục phong thuỷ nhà ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe, công việc và tài lộc của người ở, do vậy, trước khi mua (thuê) bạn nên cân nhắc thêm.
Nhà ở lưu ý các cách cục hung sát

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phong thủy khai vận lưu ý với bạn những cách cục sau:

1. Phong thuỷ nhà ở nếu gần tòa nhà cao tầng rất dễ bị áp chế, bởi vì nó sẽ che chắn dương khí, âm dễ xuất hiện; Riêng nhà cao tầng ở phía sau lưng thì lại là cách cục tốt.

2. Phong thuỷ nhà ở tránh gần đền, chùa, miếu mạo, nơi đặt bình đựng di cốt, nghĩa trang, lăng mộ, bệnh viện, nhà giam, vì  những nơi này âm khí quá vượng, không tốt cho sức khoẻ, dễ bệnh tâm thần.
3. Không nên bố cục nhà có hình chữ “T” vì theo học thuật phong thủy, kiểu nhà này không thể tàng phong tụ khí, chủ dễ bị bần hàn.

4. Nhà có khoảng trống phía trước (gọi là Minh Đường) nhỏ hẹp, như một đường kẻ vạch. Theo phong thủy hình thế “đường kẻ” này tạo ra luồng khí sát, không thể tụ khí, nếu nhà có minh đường rộng lớn, gia đình phúc lộc đầy đủ. 
5. Không nên bố cục nhà có phòng khách chật hẹp vì phòng khách kiểu này không tụ tài, vì phòng khách đại diện cho tài lộc, sinh khí của gia đình.
6. Nếu gia đình người ít thì không nên mua nhà quá to. Theo học thuật phong thủy cho rằng, nhà to ít người được gọi là trạch khắc nhân, còn gọi là “hư”, ở lâu sẽ không tốt, lạnh lẽo, cô quạnh.
7. Nhà khuyết góc tây nam, góc tây bắc. Kiểu nhà này không tốt cho người Mẹ và người Cha. Trên Cửu cung thì tây bắc là Càn cung, tây nam là Khôn cung ( đại diện cho Cha, Mẹ), xét từ góc độ phong thủy cần phải vuông vứt thì khuyết góc là không tốt.
8. Nếu gia đình có con nhỏ thì không mua nhà có khu vệ sinh ở hướng chính đông. Với phong thủy, kiểu bố trí nội thất như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất - tinh thần và tương lai của con trẻ.
9. Bố cục Phong thuỷ nhà ở không nên có khu vệ sinh, nhà bếp ở góc tây bắc. Kiểu nhà này được cho là chủ về hung, người ở dễ gặp những chuyện không tốt lành.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nhà ở lưu ý các cách cục hung sát

Pha lê phong thủy giúp điều tiết dòng khí trong nhà

Hiện nay, nhiều vật phẩm bằng pha lê được sử dụng làm đồ trang trí trên bàn làm việc, phòng khách...
Pha lê phong thủy giúp điều tiết dòng khí trong nhà

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo



Theo KTS Bùi Nghiệp, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, trong phong thủy, những đồ bằng pha lê như quả cầu, con cá heo... mang hành thổ. Vì vậy, đối những người cần bổ khuyết hành thổ sử dụng sẽ rất tốt. Hành thổ thường dùng để tăng cường cho các cung như Tây Nam, Đông Bắc khu vực trung tâm nhà.

Ngoài ra, đối với những vị trí bị xung đối như hai cửa đối nhau, hành lang đâm vào cửa phòng chủ nhà có thể treo cầu pha lê trong hoặc loại vát cạnh nhằm mục đích điều tiết các dòng khí tránh xung sát. Trong trường hợp trong nhà có những khu vực năng lượng bị tù đọng, bức bí cũng có thể đặt đồ pha lê. Lúc này, pha lê đóng vai trò tăng cường thêm sinh khí cho các khu vực đó, từ đó giúp ngôi nhà hoàn thiện hơn. Khi sử dụng vật phẩm pha lê có thể chiếu đèn vào để tăng cường năng lượng.

Riêng với những đồ dùng pha lê có hình sắc nhọn hay tam giác, hình kim tự tháp còn chứa thêm hành Hỏa. Sự sắc nhọn lại dễ gây ra sát khí khó sử dụng, vì thế cần sự tư vấn cụ thể trong từng tình huống của các chuyên gia.

(Theo Kienthuc)

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Pha lê phong thủy giúp điều tiết dòng khí trong nhà

Các lễ hội ngày 17 tháng 2 Âm Lịch - Lễ Kì Yên Ở Làng Trường Thọ

Lễ Kì Yên được tổ chức vào ngày 17 tháng 2 âm lịch tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, nhằm suy tôn vị thành hoàng của làng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 17 tháng 2 Âm Lịch - Lễ Kì Yên Ở Làng Trường Thọ

Các lễ hội ngày 17 tháng 2 Âm Lịch - Lễ Kì Yên Ở Làng Trường Thọ

Lễ Kì Yên Ở Làng Trường Thọ

Thời gian: tổ chức vào ngày 17 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn công đức của vị thành hoàng, các vị Tiền Hiền, Hậu Hiền.

Nội dung: trong lễ Kì Yên ở đình trường Thọ, lễ vật để dâng lên tế Thần ngoài các đồ cúng như hoa quả, trà, bánh... thì phải có một con lợn sống. Riêng phần hội không giống như những ngôi đình khác ở Nam Bộ, lễ Kì Yên ở đình Trường Thọ thường không có hát bội, do kiêng kỵ với thần linh.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 17 tháng 2 Âm Lịch - Lễ Kì Yên Ở Làng Trường Thọ

Những cách phòng tránh tháng cô hồn của 12 con giáp

Vào tháng cô Hồn, cửa Âm phủ mở ra, các linh hồn đều có thể trở về dương gian. Cùng xem cách phòng tránh tháng cô hồn để không bị vận xui ám nhé!
Những cách phòng tránh tháng cô hồn của 12 con giáp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng Cô Hồn. Theo quan niệm dân gian, vào những ngày này, cửa Âm phủ mở ra, các linh hồn đều có thể trở về dương gian. Để tránh bị các linh hồn quấy nhiễu, bạn cần nắm được những chiêu cầu may để bình an vô sự.


Nhung cach phong tranh thang co hon cua 12 con giap  hinh anh
 
Dưới đây là cách phòng tránh tháng cô hồn cho 12 con giáp trong tháng Cô hồn này:   Tuổi Tý
 
Ban ngày nên mở hết cửa sổ, đón ánh nắng vào nhà, nắng càng nhiều càng tốt, ban đêm bật đèn sáng, như vậy có khả năng ức chế sự tích tụ âm khí.   Mặt khác, người tuổi Tý năm nay cũng phạm Thái Tuế nên có thể đeo dây Tam hợp quý nhân Thân Tý Thìn để cầu cho bản thân được bình an may mắn.
 
Tuổi Sửu 
 
Người tuổi Sửu nên hạn chế ra đường vào ban đêm, tránh các địa điểm có nhiều âm khí như hiện trường tai nạn, nghĩa trang, bãi đất hoang… Nếu bắc buộc phải ra ngoài thì nên tránh đi những con đường vắng người qua lại, hoang vu như vậy thì sẽ không bị âm khí xâm chiếm.   Người tuổi Sửu có thể đeo vật trang sức bằng pha lê màu đen để trừ tà.   Tuổi Dần
 
Đàn ông tuổi Dần vương khí tràn đầy, tuy nhiên, trong tháng cô hồn cũng không nên ra ngoài vào buổi tối, bởi chuyện gì cũng có thể xảy ra.   Nữ tuổi Dần có thể đeo pha lê hoặc trang sức bằng bạc để trừ tà trong tháng cô hồn.
 
Tuổi Mão
 
Người tuổi Mão căn khí trong tháng 7 âm lịch không được tốt cho lắm, vận thế bị ảnh hưởng rất lớn, nên dễ dàng bị âm khí quấy nhiễu.   Tốt nhất, người tuổi Mão nên đến các miếu, đền, chùa và xin bùa hộ mệnh hoặc đặt một vài bức tượng phật trên bàn làm việc để khẩn cầu phù hộ.   Tuổi Thìn
 
Trong tháng cô hồn người tuổi Thìn nên thận trọng một chút bởi bản mệnh cũng dễ bị âm khí quấy nhiễu, thậm chí còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
 
Để được bình an, may mắn, tốt nhất bạn nên đep những món đồ trang sức làm bằng gỗ, chúng có khả năng trừ tà rất tốt.   Tuổi Tị   Vận thế người tuổi Tị trong tháng cô hồn không tới nỗi xấu nhưng gặp vận khí ảm đạm thì dễ bị tà khí ám lên người, ảnh hưởng tới bản mệnh.
 
Người tuổi Tị không nên ra ngoài vào buổi tối hoặc khi đi ngủ không nên tắt hết đèn mà nên để sáng một ngọn đèn nhỏ.   Tuổi Ngọ
 
Người tuổi Ngọ trong tháng cô hồn khi ngủ có chút bất an, có để đặt một cái chổi ở góc phía bên trái phòng, nhưng vậy sẽ mang lại cảm giác an tâm hơn và ngủ ngon hơn.
 
Ngoài ra, người tuổi Ngọ cũng có thể đeo vòng dây Tam hợp quý nhân Dần Ngọ Tuất để cầu may mắn và bình an.    Tuổi Mùi
 
Vận khí của người tuổi Mùi trong tháng cô hồn không bị ảnh hưởng quá lớn, tuy nhiên, người tuổi Mùi nên tránh nói ra những lời xui xẻo, xúc phạm tới cõi âm bằng không bạn sẽ gặp nhiều xui xẻo.
 
Người tuổi Mùi cũng nên làm nhiều việc thiện, tích phúc tích đức cho chính mình và cũng có khả năng trừ tà.
 
Tuổi Thân
 
Trong tháng này, tuổi Thân không dễ bị âm khí bủa vây, như vậy có thể coi là may mắn, tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận bởi “nhân tính không bằng trời tính”.   Cách phòng tránh tháng cô hồn của người tuổi Thân là nên thờ thần Phật trong nhà, không chỉ để bình an trong tháng cô hồn mà vận trình cả năm cũng được thịnh vượng phát đạt.   Tuổi Dậu
 
Theo thế giới tâm linh, tháng 7 âm lịch là tháng không may mắn của người tuổi Dậu, có thể bị âm khí theo về nhà khiến cho tinh thần bị khủng hoảng, ảnh hưởng tới sức khỏe.
 
Người tuổi Dậu cần nhanh chóng cầu thần bái phật phù hộ, có thể đeo mặt dây có hình Quan Âm hoặc tượng Phật để trừ tà.
 
Tuổi Tuất
 
Vận thế trong tháng này của người tuổi Tuất khá tốt, căn khí tương đối mạnh bởi khả năng bị âm khí quấy nhiễu là rất thấp.   Tuy vậy, bạn cũng nên thận trọng từ lời nói tới việc làm để tránh gặp xui xẻo, giữ được hòa khí.   Tuổi Hợi
 
Trong tháng xui xẻo này tốt nhất người tuổi Hợi không nên ra ngoài du lịch, không nên tích trữ những đồ cũ, bởi những đồ cũ thường hay bị tà khí ẩn náu.   Nếu muốn trừ tà bạn có thể thắp sáng một cây nến hoặc mang bên mình một túi nhỏ màu đỏ bên trong có đựng tỏi, vận xui sẽ không còn đeo bám.

Lưu ý: Trên đây là một số cách phòng tránh xui xẻo trong tháng cô hồn dành cho 12 con giáp theo quan điểm dân gian. Nhưng có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nếu có thể vận dụng phong thủy một cách khéo léo trong cuộc sống vẫn tốt hơn.
 
► Mời các bạn: Xem ngày tốt xấu chuẩn xác theo Lịch vạn sự

Mạnh Việt
Xem tử vi cho người sinh tháng cô hồn Xua ma, tránh quỷ trong tháng cô hồn Hóa giải xui xẻo dồn dập ập tới không chỉ trong tháng cô hồn
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những cách phòng tránh tháng cô hồn của 12 con giáp

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống. Cuộc sống có như rủi ro những bất trắc luôn rình rập mà chúng ta không thể ngờ tới được

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống. Cuộc sống có như rủi ro những bất trắc luôn rình rập mà chúng ta không thể ngờ tới được. Lòng dạ con người rất khó đoán chỉ họ mới hiểu hết mình thôi còn những người xung quanh không bao giờ đoán được họ đang nghĩ gì.

Bài viết những câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống sẽ khắc họa rõ nét nhất về những gì xảy ra trong cuộc sống bạn cùng tham khảo nhé!

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Theo chỉ dẫn của người khác, mù quáng mà bước về phía trước, có thể bước tiếp theo bạn sẽ ngã xuống. Vậy bạn nên: Trở thành người chỉ dẫn, bạn phải là người khổng lồ để ra lệnh.

———-

Đằng sau mỗi một nụ cười, là điều gì ẩn giấu phía sau. Vậy bạn nên: Sống tốt, sống đẹp bởi vì nham hiểm và giả dối sẽ gặp giả dối và nham hiểm.

——-

Mỗi người đều có hàng trăm nghìn dáng vẻ, muốn nhìn thấu một con người, quả thực rất khó.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Rất nhiều người chỉ dựa vào khuôn mặt để sống, mà không biết rằng họ sớm đã sống tạm bợ vật vờ như cái xác chết khô. Vậy bạn nên: Bỏ qua định kiến chỉ đánh giá con người vội vàng qua bề ngoài.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Người phụ nữ luôn dựa vào đàn ông cuối cùng sẽ bị gục ngã, cho nên, dựa vào ai cũng không bằng dựa vào chính mình.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Một kẻ địch thành thực, còn hơn một người bạn giả dối. Vậy bạn nên: Nhìn trước nhìn sau, đừng kể lể dài dòng nếu chưa nhìn thấy người nghe đang có cái gì trong tay.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Nhân sinh như một vũ đài, chưa tới màn chào cảm tạ khán giả, bạn vĩnh viễn không biết được mình diễn hay tới đâu. Vậy bạn nên: Hiểu rõ từng chặng của hành trình và đích đến. Cố diễn tốt từng phần, tốt phần nào nhận hoa phần đó, nhưng đừng tự đắc ý, nụ cười cuối cùng mới là nụ cười chiến thắng.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Người gọt giũa các góc đi rất nhanh, và khi xuống dốc thì sẽ còn lăn được rất xa. Vậy bạn nên: Hiểu rõ rằng đừng làm việc nặng nhọc, hãy làm việc thông minh. Nhưng thông minh quá cũng sẽ lạc lõng và tách biệt.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Điều đáng sợ không phải là người thực sự xấu, mà là người tốt . Vậy bạn nên: Tránh những người đạo đức giả, bạn không thể lường rằng họ rót cho bạn cốc nước để đã khát nhưng thuốc độc còn nguy hiểm hơn.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Xuất phát điểm của mỗi một người là như nhau. Nhưng cuộc sống vốn dĩ không công bằng, ngay cả sự bình đẳng nếu có cũng chỉ tương đối. Đừng bon chen nếu không đủ nguồn lực.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Khi bạn đang tính kế với người khác, có thể cũng có ai đó đang tính kế với bạn. Vậy bạn nên: Tìm hiểu kỹ khi xác định chỗ ẩn nấp, chẳng có nơi ẩn nấp nào an toàn tuyệt đối. Tốt nhất là sống sao không cần ẩn nấp.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Khi xây dựng ánh sáng cho bản thân, bạn có thể tránh được sự hãm hại của người khác trong bóng tối không? Bạn phải tranh đấu nhưng đừng quá tham lam. Bạn không thể hưởng hết ánh sáng cũng không thể dồn hết bóng tối cho người khác. Hãy vừa đủ!

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Đừng kỳ vọng có bao nhiêu người đối xử tốt với bạn. Kỳ thực, nhiều lúc mọi người luôn lãnh đạm vô tình, họ coi các sự việc khác đều không liên quan tới mình. Vậy bạn nên: Biết cuộc sống này quá phức tạp, bạn hùa theo đám đông cũng có thể chết, bỏ đám đông cũng dễ chết. Vậy thì hãy có 1 nhóm vừa đủ với mình, như gia đình, như những người bạn thân thực sự, những người tri kỷ. Đừng hùa theo đám đông hết mình, cũng đừng đơn độc 1 mình.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Ai cũng mong đợi một tình yêu cân bằng và hạnh phúc. Bạn hãy trở lại mặt đất, nếu đã yêu phải chấp nhận cả những bất công trong tình yêu.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Có những lúc biểu hiện ẩn giấu dưới vẻ ngoài xinh đẹp đều là xấu xa và hiểm ác. Đừng quá thật thà!

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Hãy làm một người cha người mẹ biết lắng nghe và thấu hiểu, đừng áp đặt suy nghĩ của mình để rồi huyễn hoặc mình đang muốn tốt cho con.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Hãy chia sẻ với người thân, rằng bạn làm mọi việc đều vì họ để san sẻ gánh nặng. Và hãy trân trọng các công việc mà bạn đang làm.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Đằng sau một người đàn ông thành đạt, nhất định có một người phụ nữ đã âm thầm giúp đỡ cho anh ta mà không yêu cầu sự báo đáp; đằng sau một người phụ nữ buông thả, chắc chắn có 100 người đàn ông chiều chuộng cô ta.

Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Bạn bắt buộc phải đi về phía trước, bởi vì bạn đã không còn đường lùi nữa rồi! Vậy bạn nên: Bước về phía trước là tất nhiên, nhưng khéo léo nhé, vì nếu vội vàng và càng tạo ra sự rung chuyển thì sự đổ vỡ còn nhanh hơn tốc độ tiến bước của bạn.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Câu nói và hình ảnh khiến bạn giật mình về cuộc sống

Đoán tính cách con người qua 12 con giáp - Tử vi - Xem Tử Vi

Đoán tính cách con người qua 12 con giáp, Tử vi, Xem Tử Vi, xem bói, xem tử vi Đoán tính cách con người qua 12 con giáp, tu vi Đoán tính cách con người qua 12 con giáp, tu vi Tử vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đoán tính cách con người qua 12 con giáp

Có thể căn cứ vào người sinh năm nào, cầm tinh con gì trong 12 con giáp để phán đoán tính cách đặc trưng của họ. Cách này sử dụng khá tiện lợi, đơn giản, tuy không phải là tất cả song nó cũng có một vai trò quan trọng trong việc dự đoán về người khác, chẳng hạn như bạn bè, đồng sự, lãnh đạo, cấp dưới, vợ chồng, con cái…

Sau đây là một vài nội dung cơ bản được rút ra và tổng hợp từ các quan niệm dân gian về tính cách con người qua năm sinh để bạn đọc tham khảo.

Khác với các phương pháp xem số của Trung Hoa mà cốt lỗi là dự đoán và đề phòng, phương pháp xem số theo con giáp (tức địa chi năm sinh) chỉ cho ta biết tính cách chung của những người thuộc một con giáp cụ thể.

Tuổi Tý: Chăm chỉ

Mọi người đều thích người tuổi Tý. Quyến rũ, hòa đồng, nhanh trí, những người sinh năm Tý thường là những người nổi tiếng. Luôn năng động, người tuổi Tý thấy sự an toàn trong số đông, thích lối sống cạnh tranh ở thành phố và rất thích tích trữ của cải. Người tuổi Tý có khiếu kinh doanh, tự biết thúc đẩy bản thân, chú ý đến tiểu tiết, chăm chỉ làm việc và vô cùng tham vọng.

Người tuổi Tý có khả năng tích trữ của cải không mấy khó khăn vì bản tính của họ là tiết kiệm và khôn ngoan. Nếu sếp của bạn tuổi Tý, hãy cẩn thận, bạn sẽ phải vất vả để thuyết phục họ chi tiền. Người tuổi Tý là những người vợ và những người mẹ tuyệt vời, có khả năng lên kế hoạch chi tiêu, mặc cả, phân chia công việc, tổ chức hàng loạt công việc rất hiệu quả. Tuy nhiên, người tuổi Tý hay buôn chuyện và chỉ trích người khác. Họ cũng thường bị ám ảnh bởi bản thân và tham lam nữa.

Những người nổi tiếng tuổi Tý: Nhà soạn nhạc William Shakespeare, Nhạc sĩ Mozart, Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ George Washington, nữ điệp viên Mata Hari, Tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ Jimmy Carter, Thái tử Charles, diễn viên Doris Day, nam diễn viên Sidney Poitier, nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật Peggy Fleming, nam diễn viên Sean Penn.

Tuổi Sửu: Kỷ luật và nguyên tắc

Những người tuổi Sửu thường thành công là nhờ năng lực của chính bản thân. Chăm chỉ, thông minh, cẩn trọng, quyết tâm, Có thể căn cứ vào người sinh năm nào, cầm tinh con gì trong 12 con giáp để phán đoán tính cách đặc trưng của họ. Cách này sử dụng khá tiện lợi, đơn giản, tuy không phải là tất cả song nó cũng có một vai trò quan trọng trong việc dự đoán về người khác, chẳng hạn như bạn bè, đồng sự, lãnh đạo, cấp dưới, vợ chồng, con cái… người tuổi Sửu là những người bạn có thể hoàn toàn tin tưởng trong công việc. Bản tính người tuổi Sửu là rất nguyên tắc, luôn tuân thủ các lề lối và truyền thống. Hầu như không thể thay đổi suy nghĩ và quan điểm của người tuổi Sửu. Tính cứng nhắc và phong cách quân phiệt thường khiến cho người tuổi Sửu có vẻ khó gần và đáng sợ.

Trong gia đình, đàn ông tuổi Sửu rất nghiêm khắc, họ là người quyết định mọi chuyện trong nhà, là người thiết lập trật tự. Nếu chống đối người tuổi Sửu, bạn rất dễ khiến họ nổi giận, hãy nhớ tránh xa họ những lúc như vậy. Tuy nhiên đàn ông tuổi Sửu lại là trụ cột vững chắc không thế thiếu trong gia đình. Phụ nữ tuổi Sửu rất xuất sắc trong công việc và đảm đang trong việc nhà. Họ sẽ thanh toán các hóa đơn, cân đối chi tiêu gia đình, nấu nướng, giặt là và chăm sóc con cái. Mặc dù người tuổi Sửu không có khiếu hài hước, và thường giải quyết công việc bằng lý trí chứ không phải tình cảm như họ lại là người vô cùng trung thành.

Những người nổi tiếng tuổi Sửu: nhà sản xuất phim hoạt hình Walt Disney, Nhật hoàng Hirohito, Tổng thống Mỹ Richard Nixon, họa sĩ Vicent Van Gogh, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, nam tài tử Robert Redfoord, nam tài tử Dustin Hoffman, Adolf Hitler, danh hài Charlie Chaplin, Tổng thống Iraq Saddam Hussein.

Tuổi Dần: Tính khí thất thường

Người tuổi Dần thường lãng mạn, đầy cuốn hút và cũng độc lập. Họ cũng là những người ưa mạo hiểm, tính khí thất thường, bồng bột và liều lĩnh. Là những người lạc quan, nhiệt tình, người tuổi Dần luôn sống hết mình và cũng rất dễ thích nghi với hoàn cảnh. Mặc dù một khi đã quan tâm tới cái gì thì họ vô cùng nhiệt tình nhưng họ lại nổi tiếng là tính khí thất thường. Đàn ông tuổi Dần hung hăng hiếu chiến, hấp tấp, và có tính chiếm hữu cao. Phụ nữ tuổi Dần kiêu ngạo, và thiếu quyết đoán. Họ có thể chơi đùa vui vẻ với con cái nhưng cũng dạy chúng phải biết cách cư xử. Tóm lại những người tuổi Dần là những người không thể đoán trước được.

Những người nổi tiếng tuổi Dần: Nhạc sĩ Beethoven, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị, Tổng thống Mỹ Dwight D.Eisenhower, Hugh Hefner (người khai sinh ra tạp chí Playboy), minh tinh màn bạc Marilyn Monroe, diễn viên balê Rudolf Nereyev, ca sĩ – nhạc sĩ Stevie Wonder, diễn viên Jodie Foster, nam tài tử Tom Cruise.

Tuổi Mão: May mắn

Tuổi Mão may mắnNgười tuổi Mão tính tình hòa nhã, điềm đạm, khéo léo trong quan hệ. Nổi tiếng là có khiếu thẩm mỹ tinh tế, những người tuổi Mão rất tao nhã, có văn hóa và có phần hơi phô trương. Họ thích rượu ngon, đồ ăn lạ miệng, quần áo thiết kế riêng, và các cuộc nói chuyện độc đáo.

Trong kinh doanh, người tuổi Mão rất giỏi thuyết phục. Người tuổi Mão nhanh chóng thành đạt trên con đường sự nghiệp là nhờ óc phán đoán xuất sắc, khả năng tư vấn chính xác và phong cách hòa nhã, lịch thiệp. Bởi vì không có nhiều kẻ thù, nên người tuổi Mão thường ít khi gặp rắc rối. Người tuổi Mão sống theo các nguyên tắc bất di bất dịch và sẽ không bao giờ qua cầu rút ván. Phụ nữ tuổi Mão nhân hậu, chu đáo, luôn quan tâm chăm sóc người khác nhưng cũng thiếu sâu sắc.

Những người nổi tiếng tuổi Mão: nhà bác học Albert Einstein, nam tài tử Orson Welles, tên cướp nổi tiếng John Dillinger, nhà tài phiệt David Pockefeller, Đức vua Olav 5 của Nauy, Hoàng hậu Jane Seymour, diễn viên Nicholas Cage, Chủ tịch Cuba Fidel Castro, nhà sản xuất phim Francis Ford Coppola, ca sĩ Sting.

Tuổi Thìn: Năng động

Ở Trung Hoa, rồng tượng trưng cho Hoàng đế. Đó là lý do tại sao ở Trung Hoa và cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới, rất có nhiều đồ tạo tác có hình rồng. Nếu quan sát, các bạn có thể thấy hình rồng do người thường sử dụng mỗi chân chỉ có bốn móng, còn hình rồng của Hoàng đế thì có tới năm móng.

Trong số 12 con giáp thì rồng là loài vật đem lại may mắn nhiều nhất. Thực tế, người tuổi Thìn hết sức may mắn! Họ luôn tràn đầy sinh lực, tự tin, hay phô trương và tự coi mình là trung tâm. Người tuổi Thìn là con người của hành động, họ không bao giờ thụ động chờ đợi mọi việc xảy ra, tự họ khiến cho điều đó xảy ra. Bạn luôn có thể tin tưởng người tuổi Thìn trong việc chịu trách nhiệm và chấp nhận rủi ro. Trong họ tràn đầy lòng nhiệt tình và hừng hực sự mạnh mẽ. Người tuổi Thìn luôn muốn làm mọi việc theo cách của họ. Họ đòi hỏi sự hoàn hảo ở bản thân và cả ở người khác. Mặc dù người tuổi Thìn tranh cãi rất hăng nhưng cũng rất dễ tha thứ. Nung nấu thù hận chỉ cản bước của họ thôi. Mặc dù người tuổi Thìn có khả năng thu hút đám đông, họ lại có rất ít bạn bè thân thiết.

Những người nổi tiếng tuổi Thìn: nữ thánh Joan of Arc, ca sĩ John Lennon, vận động viên quần vợt Jimmy Connors, nhà văn Salvador Dali, thần đồng nghệ thuật thứ bảy Shirley Temple Black, Fred (Mr.) Rogers, nam diễn viên Al Pacino, diễn viên hài Pee Wee Herman, diễn viên đóng viên Superman Christopher Reeves, ca sĩ Robin Williams.

Tuổi Tỵ: Thông minh

Những người tuổi Tỵ có trí thông minh bẩm sinh và khả năng linh cảm nhạy bén. Người tuổi Tỵ rất hay suy nghĩ. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào họ đều suy tính kỹ càng. họ cực kỳ bình tĩnh và luôn kiên nhẫn lắng nghe người khác.

Những người tuổi Tỵ học hỏi rất nhanh và không bao giờ mắc một lỗi hai lần. Rất đa nghi và thích giữ bí mật. Họ luôn muốn coi trọng sự tu vi riêng tư, luôn luôn che giấu những nhu cầu, mong muốn thầm kín nhất. Thiếu tin tưởng ở người khác và không chịu tha thứ cho người khác ở mức độ nào đó, những người tuổi Tỵ có xu hướng nghi kỵ, thậm chí là thần kinh họ có phần không bình thường. Phần lớn những người xinh đẹp và quyền lực nhất thế giới đều là người tuổi Tỵ.

Những người nổi tiếng tuổi Tỵ: họa sĩ Picasso, Chủ tịch Mao Trạch Đông, nhà tài phiệt J.Paul Getty, Brooke Shields, Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ John F. Kennedy, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoin, Ryan O’Neal, Đệ nhất phu nhân Jacqueline Onassis, người dẫn chương trình Opral Winfrey.

Tuổi Ngọ: Độc lập

Người tuổi Ngọ yêu tự do, họ muốn có tự do để dành thời gian cho riêng mình, không phải tuân thủ các nguyên tắc, lề lối và không muốn ràng buộc. Vì vậy, nếu bạn cưới một người tuổi Ngọ, hãy để họ có một khoảng trời riêng, nếu không họ sẽ tìm cách thoát ra. Rất chăm chỉ và độc lập, người tuổi Ngọ thích được thử thách. Họ có xu hướng phô trương và coi mình là trung tâm, họ luôn muốn khen ngợi người khác để được khen ngợi lại.

Người tuổi Ngọ xem nhẹ chuyện tiền bạc. Họ rất chăm chỉ và sáng tạo. Họ cũng rất cứng đầu, khăng khăng giữ ý kiến và không chịu nghe người khác. Họ cũng rất nhanh trí và không thể chịu đựng nổi những người chậm chạp. Có thể làm rất nhiều việc cùng một lúc, người tuổi Ngọ ghét sự lười biếng. Người tuổi Ngọ không biết tích lũy tiền bạc, họ chỉ biết nghĩ đến hôm nay mà không biết nghĩ đến ngày mai.

Những người tuổi Ngọ nổi tiếng: họa sĩ Rembradnt, Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, Tổng thống thứ 26 của Mỹ Franklin Roosevelt, Billy Graham, Laura Dem, nam tài tử Clint Eastwood, Roger Ebert, ca sĩ Paul McCartney, ca sĩ Barbra Streisand.

Tuổi Mùi: Nhạy cảm

Cực kỳ nhạy cảm, hy sinh vì người khác, dễ nghe lời, chân thành và tốt bụng, đó là tính cách của người tuổi Mùi. Mặc dù họ là những người bạn có thể tâm sự, nhưng đừng bao giờ trông đợi họ giúp bạn giải quyết khó khăn. Họ chỉ là những người biết lắng nghe thôi. Dễ bị stress và buồn chán, người tuổi Mùi thích một môi trường yên tĩnh và thanh bình.

Điểm yếu nhất của người tuổi Mùi là họ dễ bi quan, hay bỏ cuộc và lười biếng. Bất cứ lời chê bai nào cũng có thể khiến họ buồn chán nhiều ngày liền. Cuối cùng, tính hay thương hại bản thân sẽ khiến cho bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ họ. Đừng bao giờ để cho người tuổi Mùi giữ tiền bạc. Do bản thân rộng rãi nên họ luôn tiêu tiền nhiều hơn những gì họ có. Người tuổi Mùi chỉ hay hùa theo đám đông chứ không mấy khi có thể trở thành người lãnh đạo.

Những người nổi tiếng tuổi Mùi: đạo diễn andy Warhol, Andrew Carnegie, họa sĩ Michelangelo, diễn viên Bruce Willis, nhà báo Barbara Walters, nữ minh tinh Jullia Robert, nam tài tử John Wayne, Malcolm Forbes, phóng viên Dan Rather, nam tài tử Robert DeNiro.

Tuổi Thân: Tinh nghịch

Người tuổi Thân rất tò mò, cái gì cũng muốn thử cho biết. Luôn hăng hái học những kỹ năng mới, người tuổi Thân hào hứng luyện đi luyện lại cho tới khi họ thực sự thành thạo kỹ năng đó. Đó là lý do vì sao có câu nói: “người tuổi Thân thấy là làm”. Người tuổi Thân cũng rất thích cạnh tranh. Họ luôn đặt ra cho bản thân nhiệm vụ là phải làm tốt hơn bất cứ ai. Họ không biết đến thất bại. Cực kỳ thông minh nhanh trí, luôn tràn đầy những ý tưởng mới mẻ, người tuổi Thân có thể thành công trong bất cứ lĩnh vực nào. Họ thực sự tin rằng mình là người dẫn đầu. Mặt tiêu cực của những người tuổi Thân là họ rất khó tin cậy. Họ có xu hướng quá coi mình là trung tâm nên ít quan tâm tới người khác.

Những người nổi tiếng tuổi Thân: họa sĩ Leonardo da Vinci, văn hào Charles Dickens, Mick Jagger (ca sĩ sáng lập ra ban nhạc The Rolling Stones), đạo diễn Danny De Vito, nam tài tử Tom Hanks, Macauley Culkin, nữ minh tinh Elizabeth Taylor, Phó tổng thống thứ 41 của Mỹ Nelson Rockefeller, Công chúa Monaco Caroline, Thượng nghị sĩ Ted Kennedy.

Tuổi Dậu: Tỉ mỉ

Tự phụ, huênh hoang, gà luôn ngẩng cao đầu, khoe bộ lông đẹp của mình. Gà là loài vật vô cùng kiêu hãnh. Thế giới của nó chỉ toàn đen và trắng, nó không hề biết màu xám là gì. Thẳng thắn tới tàn nhẫn, trung thực và hay nói thẳng, bất cứ khi nào được hỏi, người tuổi Dậu sẽ cho bạn biết ý kiến thực sự của họ. Khi họ muốn biết ý kiến của bạn thì họ sẽ hỏi trực tiếp. Rõ ràng người tuổi Dậu không khéo léo trong ngoại giao. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu họ biết phê phán người khác một cách nhẹ nhàng hơn. Mặt tích cực là người tuổi Dậu rất tỉ mỉ và cầu toàn. Đưa tiền cho họ và họ sẽ đếm đến từng xu lẻ một. Người tuổi Dậu cũng có khả năng tập trung và khả năng tổ chức rất xuất sắc.

Những người nổi tiếng tuổi Dậu: Sergei Rachmanioff, ca sĩ Elton John, ca sĩ Dolly Parton, Gene Siskel, Hoàng tử Phillip, nhạc sĩ Quincy Jones, diễn viên hài Joan Rivers, Giáo hoàng Paul 4, Nhật hoàng Akihito, nữ minh tinh Katharine Hepburn.

Tuổi Tuất: Tận tụy

Có thể nói rằng chó là người bạn tốt nhất của loài người. Dễ hòa hợp, hay thỏa hiệp, trung thành, vô tư, loài chó luôn có mặt bất cứ khi nào bạn cần. Người tuổi Tuất là những người đáng tin cậy, luôn nghe lời, có thể trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời (dù đôi lúc thiếu kiên quyết). Trái với những gì bạn nghĩ, cần rất nhiều thời gian để xây dựng tình bạn với người tuổi Tuất. Trước tiên, họ sẽ xem xét xem bạn là người thế nào, quan sát, và chờ đợi. Bạn phải giành được cảm tình của họ. Nói chung, người tuổi Tuất khá khiêm tốn, ít quan tâm tới chuyện tiền nong. Mặc dù họ có thể dành cho bạn rất nhiều tình cảm và sự quan tâm vô điều kiện, nhưng khi bị chọc giận, họ có thể trở nên rất giận dữ, đúng hơn là vô cùng kinh khủng. Trong tất cả các con giáp Trung Hoa thì tuổi Tuất là tuổi dễ mến nhất.

Những người nổi tiếng tuổi Tuất: Thủ tướng Anh Winston Churchill, ảo thuật gia Harry Houdini, ca sĩ Elvis Presley, ca sĩ Cher, nhà báo Bill Moyers, Kevin Bacon, nhạc sĩ George Gershwin, vận động viên quần vợt Andre Agassi, nam diễn viên Donald Sutherland, Tổng thống thứ 42 của Mỹ Bill Clinton.

Tuổi Hợi: Chu đáo

Điểm nổi bật của người tuổi Hợi là họ là những người dễ mến nhất trên trái đất này. Với trái tim vàng, họ rất trung thực, nhẫn nại, và luôn sẵn sàng làm bất cứ điều gì để giúp bạn cảm thấy an toàn và thoải mái. Một người tuổi Hợi sẽ làm bạn với bạn cả đời. Nhưng người tuổi Hợi lại thường bị người khác thiếu quan tâm. Chỉ tới khi họ không còn ở bên bạn nữa thì bạn mới nhận ra rằng bạn phụ thuộc vào họ biết bao. Bản chất người tuổi Hợi khá ngây thơ, họ rất cả tin, và dễ dàng trở thành con mồi cho kẻ khác lừa lọc và lợi dụng. Tóm lại cả đàn ông và phụ nữ tuổi Hợi đều rất quan tâm tới người khác. Bởi vì quá nhiệt tình và hào phóng nên người tuổi Hợi không giàu có lắm. Tuy nhiên, họ đủ sống, họ là minh chứng cho câu nói: “Cho càng nhiều thì nhận cũng càng nhiều”.

Những người nổi tiếng tuổi Hợi: trùm tội phạm Al Capone, Hoàng tử Rainier, tổng thống Mỹ Ronald Reagan, nữ minh tinh Lucille Ball, đạo diễn Woody Allen, đạo diễn Alfred Hitchcock, diễn viên Kevin Kline, diễn viên Billy Crytal, nam tài tử (thống đốc) Arnold Schwarzenegger, thượng nghị sĩ (Ngoại trường Hoa Kỳ) Hillary Clinton.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đoán tính cách con người qua 12 con giáp - Tử vi - Xem Tử Vi

Hướng của ban công như thế nào là tốt? –

Đứng ở ban công mà cảm thấy khoan khoái dễ chịu, có thể phóng tầm mắt nhìn ra xung quanh, đón nhận ánh nắng ban mai và những cơn gió mát mẻ, tràn đầy sinh khí và sức sống như được hòa mình cùng thiên nhiên. Ban công đó chắc chắn đã được chủ nhà chọn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

đúng phương vị tốt. Đó là ban công được quay về hướng Đông và Nam.

ban-cong-dep-2011

Ban công được bố trí ở hướng Đông, hướng mặt trời mọc nên luôn được đón nắng ấm của mặt trời và khí may mắn (“Tử khí đông lai”, tức khí tím từ phía Đông tới) mang lại cho cả nhà cảm giác dễ chịu, sảng khoái và sự bình an, cát tường.

Ban công được bô” trí ở hướng Nam, căn nhà sẽ đón nhận được làn gió trong lành, mát mẻ.

Ban công không được bố trí ở phía Bắc và hướng Nam thì mùa đông sẽ bị hứng gió lạnh và hằng ngày bị nắng quái chiều hôm hắt vào gây nóng nực, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả nhà.

Với những căn hộ chung cư, ban công có thể ở các hướng đã nêu hoặc đôi diện với cửa ra vào hoặc cửa bếp của ngôi nhà, cách khắc phục như sau:

–  Mắc rèm che cửa ở ban công và thường xuyên kéo khép lại để che bớt ánh nắng và gió lạnh thổi vào.

–   Giữa cửa ban công và cửa ra vào đặt một bể cá cảnh, tấm bình phong hoặc một chậu cây cảnh.

Bắc dàn hoa, trồng dây leo hoặc đặt chậu cảnh, nhằm ngăn cách giữa trong và ngoài.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng của ban công như thế nào là tốt? –

Ý nghĩa sao Thiên Phủ - là một quyền tinh

Cung Mệnh có Thiên Phủ thì thân hình đầy đặn, da trắng, vẻ mặt thanh tú, răng đều và đẹp. Riêng người nữ có Thiên Phủ ở cung Mệnh thì vẻ mặt tươi tắn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý nghĩa sao Thiên Phủ - là một quyền tinh

Ý nghĩa sao Thiên Phủ - là một quyền tinh

Phương Vị: Nam Đẩu Tinh

Tính: Dương

Hành: Thổ

Loại: Tài Tinh, Quyền Tinh

Đặc Tính: Tài lộc, uy quyền

Tên gọi tắt thường gặp: Phủ

Một trong 14 Chính Tinh. Sao thứ nhất trong 8 sao thuộc chòm sao Thiên Phủ theo thứ tự: Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.

Vị Trí Ở Các Cung của sao Thiên Phủ:

Miếu địa (tốt nhất) ở các cung Dần, Thân, Tý, Ngọ.

Vượng địa (tốt) ở các cung Thìn, Tuất.

Đắc địa (tốt vừa)ở các cung Tỵ, Hợi, Mùi.

Bình hòa (bình thường)ở các cung Mão, Dậu, Sửu.

Thiên Phủ không có hãm địa.

Ý Nghĩa Thiên Phủ Ở Cung Mệnh

Tướng Mạo

Cung Mệnh có sao Thiên Phủ thì thân hình đầy đặn, da trắng, vẻ mặt thanh tú, răng đều và đẹp. Riêng người nữ có Thiên Phủ ở cung Mệnh thì vẻ mặt tươi đẹp như hoa mới nở, người có cốt cách phương phi. Nếu Thiên Phủ gặp Tuần Triệt hay Không Kiếp thì cao và hơi gầy, da dẻ kém tươi nhuận.

Tính Tình

Thiên Phủ ở cung Mệnh thì tánh tình khoan hòa, nhân hậu, ưa việc thiện, biết suy tính và có nhiều mưu cơ để lo việc khó khăn.

Thiên Phủ rất kỵ Tuần, Triệt, Không, Kiếp nếu gặp các sao này thì tính tình bướng bỉnh, ương ngạnh, phóng túng thích phiêu lưu, du lịch, hay mưu tính những chuyện viễn vông và gian trá, hay đánh lừa, nói dối.

Tài Lộc Phúc Thọ

Thiên Phủ là tài tinh và quyền tinh, và là sao chính quan trọng bậc nhì, cho nên có nhiều ý nghĩa phú quý và thọ. Nhưng nếu bị Tuần Triệt, Không hay Kiếp xâm phạm thì hiệu lực kém sút nhiều: túng thiếu, bất đắc chí, tuổi thọ bị giảm, phá di sản lại hay bị tai họa. Nếu đi tu thì mới yên thân và thọ. Riêng phụ nữ thì phải lao tâm khổ trí, buồn bực vì chồng con. Dù sao, Thiên Phủ vẫn là sao giải trừ nhiều bệnh tật, tai họa.

Những Bộ Sao Tốt khi đi với sao Thiên Phủ:

Tử Vi, Thiên Phủ đồng cung.

Tử, Phủ, Vũ, Tướng cách: Hai cách này tốt toàn diện về mọi mặt công danh, tài lộc, phúc thọ.

Phủ, Tướng: Giàu có, hiển vinh.

Thiên Phủ, Vũ Khúc: Rất giàu có. Càng đi chung với sao tài như Hóa Lộc, Lộc Tồn thì càng thịnh về tiền bạc.

Những Bộ Sao Xấu khi đi với sao Thiên Phủ:

Sao Thiên Phủ rất kỵ các sao Không Kiếp, Tuần, Triệt, Kình, Đà, Linh, Hỏa.

Nếu gặp các sao này thì uy quyền, tài lộc bị chiết giảm đáng kể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Thiên Phủ chế được hung tinh của sát tinh như Kình, Đà, Linh hay Hỏa. Nhưng, nếu Thiên Phủ gặp đủ cả bốn sao, Thiên Phủ không chế nổi, mà còn bị chúng phối hợp tác họa mạnh mẽ.

Ý Nghĩa Thiên Phủ Ở Cung Phụ Mẫu

Sao Thiên Phủ tại Tỵ, Hợi, thì cha mẹ khá giả, có danh chức. Ở Sửu, Mùi, Mão, Dậu, thì hai thân phú quý song toàn nhưng sớm xa cách một trong hai thân. Đồng cung với Tử Vi, Vũ Khúc, Liêm Trinh thì cha mẹ giàu có, hoặc có danh tiếng, chức quyền.

Ý Nghĩa Thiên Phủ Ở Cung Phúc Đức

Đồng cung với Tử Vi, Vũ Khúc, Liêm Trinh và riêng ở Tỵ Hợi thì tốt phúc, họ hàng hiển vinh. Ở Sửu, Mùi, Mão, Dậu thì kém hơn phải lập nghiệp xa nhà. Họ hàng giàu nhưng ly tán.

Ý Nghĩa Thiên Phủ Ở Cung Điền Trạch

Sao Thiên Phủ tại Dần, Thân: Có nhiều nhà đất, được thừa hưởng của cha mẹ, người thân, dễ có nhà đất, đi đâu cũng có nơi ăn chốn ở ổn định, có quý nhân giúp đỡ về nhà đất.

Sao Thiên Phủ tại Sửu, Mùi, Mão, Dậu: Có nhà đất bình thường, đi đâu cũng có nơi ăn chốn ở.

Tử Vi đồng cung: Có nhiều nhà đất, được thừa hưởng của cha mẹ, người thân, dễ có nhà đất, đi đâu cũng có nơi ăn chốn ở ổn định, có quý nhân giúp đỡ về nhà đất.

Liêm Trinh đồng cung: Được hưởng nhà đất, hoặc tạo dựng bình thường.

Vũ Khúc đồng cung: Giữ gìn được tổ nghiệp, nếu không được hưởng điền sản, thì cũng thừa hưởng được nghề nghiệp của cha mẹ, dòng họ. Về sau càng làm nên sự nghiệp nhà đất.

Ý Nghĩa Thiên Phủ Ở Cung Quan Lộc

Đồng cung với Tử Vi, Liêm Trinh thì công danh dễ dàng, có tiếng tăm, giàu có.

Vũ Khúc đồng cung: đường công danh dễ gặp sự toại nguyện, tài hoa, hoặc buôn bán, kinh doanh, làm công kỹ nghệ, pha chế, chế biến cũng phát tài. Ngoài ra còn thích hợp ngành nghề tài chánh, ngân hàng, ngân khố, sổ xố, thủ kho.

Sao Thiên Phủ tại Sửu, Mùi, Mão, Dậu thì rất hạp việc kinh doanh mua bán, mở cơ xưởng. Đi vào quan chức tuy cũng tốt, nhưng cũng chỉ được tốt trong một thời gian ngắn.

Ý Nghĩa Thiên Phủ Ở Cung Nô Bộc

Sao Thiên Phủ là sao lành, nên đóng tại Cung Nô Bộc thường gặp bè bạn, người giúp việc hiền lành, tận tâm.

Ý Nghĩa Thiên Phủ Ở Cung Tật Ách

Thiên Phủ là sao giải rất mạnh, giúp né tránh hay giảm được nhiều tai họa, bệnh tật.

Ý Nghĩa Thiên Phủ Ở Cung Tài Bạch

Sao Thiên Phủ tại Tỵ, Hợi: Giàu có, giữ của bền vững.

Sao Thiên Phủ tại Sửu, Mùi, Mão, Dậu: Khá giả, đôi khi có lộc bất ngờ.

Tử Vi đồng cung: Rất giàu có, hoặc dễ kiếm tiền. Thường gặp quý nhân giúp đỡ về tiền bạc hay cơ sở làm ăn.

Liêm Trinh đồng cung: Giàu có, giữ của bền vững.

Vũ Khúc đồng cung: Rất giàu có, kiếm tiền nhanh chóng, giữ của bền vững.

Ý Nghĩa Thiên Phủ Ở Cung Phu Thê

Sao Thiên Phủ ở Tỵ, Hợi, hoặc đồng cung với Tử Vi, Vũ Khúc, Liêm Trinh thì vợ chồng giàu có, hòa thuận, ăn ở lâu dài với nhau. Trường hợp Thiên Phủ ở Sửu, Mùi, Mão, Dậu thì vợ chồng sung túc nhưng hay bất hòa.

Ý Nghĩa Thiên Phủ Ở Cung Tử Tức

Sao Thiên Phủ là sao tốt lành, nên đóng trong cung Tử Tức thì dễ có con, con cái làm nên sự nghiệp, hiền lành.

Nếu gặp Văn Xương, Văn Khúc, hoặc Thiên Khôi, Thiên Việt, thì con cái thông minh, học giỏi, nhân hậu.

Nếu có Trường Sinh, Đế Vượng, Tả Phù, Hữu Bật thì số đông con, hoặc có nhiều người giúp việc, hoặc làm những ngành nghề có liên quan đến trẻ con, nhi đồng, bảo dưỡng.

 Sao Thiên Phủ Khi Vào Các Hạn

Chỉ tốt nếu không gặp Tam Không. Nếu gặp Tam Không thì bị phá sản, hao tằi, mắc lừa, đau yếu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa sao Thiên Phủ - là một quyền tinh

Chỉ rõ bản chất của lá số tử vi mệnh khuyết Kim

Xem tử vi mệnh khuyết Kim là người có những thế mạnh, ưu điểm riêng nhưng cũng không ít điểm cần khắc phục. Tham khảo bài viết dưới đây để hoàn thiện mình.
Chỉ rõ bản chất của lá số tử vi mệnh khuyết Kim

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xem tử vi mệnh khuyết Kim là người có những thế mạnh, ưu điểm riêng nhưng cũng không ít điểm cần khắc phục. Tham khảo bài viết dưới đây để hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống, tự mang tới số phận tốt đẹp.

Chi ro ban chat cua la so tu vi menh khuyet Kim hinh anh
 
Người sinh vào mùa xuân, từ khoảng 4/2 đến 7/5 dương lịch (sinh vào tháng Dần, Mão, Thìn theo cách tính của bát tự) thường khuyết Kim trong mệnh. Hoặc giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh không có bất kỳ yếu tố Kim nào thì cũng có thể coi là một dạng bát tự bị thiếu Kim hoặc Kim nhược.

Người mệnh khuyết Kim có năng lực dự đoán và trí tưởng tượng phong phú, tính mẫn cảm cao, thích làm việc bằng trực giác và nghiêng về cảm tính, Có lòng trách trời thương dân, ưa giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Tính cách nhân ái và bao dung nên dù bị tổn thương, khổ sở cũng không ghi nhớ trong lòng, rất nhanh quên.
  Người này mạnh mẽ nhưng dễ phân tâm, một đời có duyên kì ngộ, trung niên tất gặp mùa xuân thứ hai của cuộc đời. Cũng có lúc người mệnh khuyết thiếu Kim theo chủ nghĩa trốn tránh, không thích tranh đấu với người khác, cố gắng thu mình lại, thắng thua chẳng quan tâm, chỉ hi hi ha ha cho xong việc. Kiểu người vô sự như thế có lúc thái bình nhưng không tiến lên được, tham vọng ít, cái nhìn ngắn, tự cản trở tiền đồ của bản thân.   Người mệnh Kim nhược chịu ảnh hưởng lớn từ những người xung quanh nên dễ bị tổn thương. Bạn hiền lành, dễ tha thứ, dễ quên, không ghi hận, đau khổ là thế cũng có thể chớp mắt bỏ qua ngay, có thể xem là tuýp người rộng lượng điển hình, cũng ngốc nghếch điển hình. Nhiều việc không nên bỏ qua bạn cũng bỏ qua, vì vậy người ta mới bắt nạt bạn hết lần này tới lần khác.   Về phương diện công việc, người này thích hợp làm công ăn lương nhưng gặp thời thế cũng có thể thành anh hùng, tự tạo sự nghiệp riêng. Điều này chủ yếu xem bạn có đủ kiên quyết hay không. Lúc quan trọng nhất định không được do dự, không được mềm yếu thì mới đại công cáo thành.   Tình yêu đến nhanh, đi cũng nhanh, một khi yêu ai thì cả thế giới thu bé lại chỉ còn người ấy, chỉ có hai người là trọng tâm, không dung nạp thêm bất cứ ai khác. Tập trung và chuyên tâm nhưng người mệnh thiếu Kim yếu đuối, bản thân còn không làm chủ được lại thích xen vào chuyện của người khác, o ép đối phương, bị người khác làm tổn thương và làm tổn thương người khác.
Chi ro ban chat cua la so tu vi menh khuyet Kim hinh anh
 
Bạn thích cái đẹp, có thể chuộng phẫu thuật thẩm mỹ để làm mình đẹp hơn, có thói quen mua đồ không cần thiết, đồ giảm giá, hàng gần hết hạn về nhà để tiết kiệm nhưng thực chất lại là lãng phí. Người này đầu tư nhiều cho vẻ bề ngoài nhưng lại qua loa trong việc chăm sóc bản thân như sức khỏe, ẩm thực, tinh thần.   Người có bát tự khuyết Kim thường có thể chất hơi yếu, về phương diện dưỡng sinh, nên chú ý một số điểm như sau:   1. Chú trọng phối hợp và lựa chọn ẩm thực vì Kim nhược chủ bệnh phổi nên hãy bổ sung các món như mộc nhĩ, tuyết nhĩ, bách hợp, hạnh nhân, ngó sen để bôi trơn, ấm phổi. Đồng thời những món như đu đủ rất công hiệu trong việc giảm bớt tính khô nóng. Ăn ít thịt chó, tiêu ớt, thịt hươu – những thực phẩm có tính nóng.   2. Uống nhiều nước, nhất là nước khoáng. Nước có thể điều chỉnh sự háo trong người lại đẹp da, tăng cường quá trình tái tạo và trẻ hóa.    3. Hình thành nếp sinh hoạt điều độ, khoa học, không hút thuốc, uống ít rượu để giảm bớt tính khô nóng trong cơ thể đồng thời bảo vệ khí quản, dưỡng dạ dày. Ăn ngủ đúng giờ, đúng giấc, đảm bảo không để bản thân bị đói quá độ hoặc mệt mỏi quá độ.   4. Chú ý dưỡng sinh mùa thu vì tiết trời khô háo, dễ sinh bệnh tật. Vì hấp thụ nhiều âm khí, người hình Kim nên tiếp xúc với không khí tự nhiên trong rừng, nơi có nhiều cây cối hoặc ngoại ô, đồng bằng.   5. Chú trọng điều dưỡng tinh thần, bình thường điều tiết tinh thần, duy trì trạng trái yên tĩnh, an dưỡng thần khí để điều hòa can khí trong cơ thể, ổn định huyết áp. Nên tập thiền, yoga hoặc dưỡng sinh, tạo thói quen “tĩnh” mỗi ngày.
Chi ro ban chat cua la so tu vi menh khuyet Kim hinh anh
 
6. Tăng cường vận động, vận động đều đặn hàng ngày và rèn luyện thể thao để thân thể dẻo dai. Vận động với chế độ, cường độ hợp lý, có thể giảm thiểu nhiều căn bệnh và thúc đẩy tinh thần tốt hơn.   Tính cách người mệnh Kim: Thích lãnh đạo, có tầm nhìn xa trông rộng Có phải người có lá số tử vi Kim vượng là mệnh phú quý?
Thái Vân

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chỉ rõ bản chất của lá số tử vi mệnh khuyết Kim

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd