Mơ thấy bị rắn cắn –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Xem bói thì bạn nên thiết kế tủ quần áo đối với không gian rộng rất cần thiết, chỗ treo quần áo độ rộng ít nhất phải 60 cm, độ cao không ít hơn 120 cm. Đối với tủ quần áo và tủ đồ có kết cấu lớn, chiều cao có thể đụng trần, cần cân nhắc việc có nên chia tủ thành 2 phần theo chiều cao hay không. Bởi khi tủ quá cao, cánh lớn và rất nặng, gây khó khăn trong quá trình sử dụng.
Phòng ngủ có nhiều dạng, có những căn phòng có chu vi hình vuông, có phòng chu vi hình chữ nhật, tùy theo diện tích và không gian của phòng ngủ mà ta có cách đặt tủ quần áo trong phòng ngủ hợp lý.
Thiết kế tủ quần áo đối với không gian rộng rất cần thiết, chỗ treo quần áo độ rộng ít nhất phải 60 cm, độ cao không ít hơn 120 cm. Đối với tủ quần áo và tủ đồ có kết cấu lớn, chiều cao có thể đụng trần, cần cân nhắc việc có nên chia tủ thành 2 phần theo chiều cao hay không. Bởi khi tủ quá cao, cánh lớn và rất nặng, gây khó khăn trong quá trình sử dụng.
Nếu phòng ngủ của bạn tương đối nhỏ thì đừng vội buồn nhé, vì có những cách sắp xếp đồ nội thất hay cách đặt tủ quần áo trong phòng ngủ hẹp rất gọn gàng, thuận tiện mà lại rất dễ thương, cá tính dành cho những căn phòng hẹp.
Bạn có thể chọn những chiếc tủ có cánh lùa, ba buồng hoặc âm tường, đặc biệt tủ âm tường là loại tủ quần áo đặt chìm trong vách sẽ tiết kiệm diện tích rất nhiều. Tủ âm tường kiểu này đòi hỏi bạn phải có sự đầu tư thiết kế phòng ngay từ khi mới xây nhà.
Phong thủy về cách đặt tủ quần áo trong phòng ngủ
Cách đặt tủ quần áo trong phòng ngủ theo phong thủy cũng chỉ là vài bước đơn giản. Nếu nắm được vài mẹo đơn giản này, người mặc quần áo sẽ có tinh thần và sức khỏe tốt.
Tủ quần áo tốt nhất là nên dựa vào tường phía tây hoặc phía bắc, để cửa tủ hoặc ngăn kéo tủ hướng về phía ánh sáng mặt trời, đó là hướng đông và hướng nam. Tủ không nên đặt quá gần giường ngủ, gây cảm giác bất an cho giấc ngủ. Tủ không nên đặt gương soi chiếu vào giường, gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Chiều cao tủ nên tham khảo kích thước lỗ ban.
Đặc biệt, đừng quên thường xuyên vệ sinh giường ngủ định kỳ để đảm bảo quần áo luôn thơm tho sạch sẽ.
Việc chuẩn bị các đồ nội thất trong phòng ngủ là quan trọng, từ khâu chọn chất liệu cho tới kiểu dáng bạn đều xem xét lỹ lưỡng. Có đồ đạc thôi chưa đủ, bạn còn phải biết cách sắp xếp chúng sao cho hợp lý, thuận tiện. Cho dù không gian lớn hay hẹp, bạn đều có thể biết cách tận dụng để tạo nên một không gian sống hoàn hảo. Tủ quần áo là một trong những món nội thất quan trọng nhất trong một căn phòng ngủ. Vì vậy, việc bày trí nó cũng quan trọng không kém. Trước tiên, bạn hãy nắm rõ cách đặt tủ quần áo trong phòng ngủ trên đây nhé! Chúc bạn mọi việc suôn sẻ.
Bài của Ân Quang
Tôi xin tiếp tục loạt bài nói về Ý nghĩa Kình Dương và Đà La. Trong tử vi không có vị sao nào giống nhau, Văn Xương không thể nào giống y như Văn Khúc. Linh Tinh phải khác Hỏa Tinh. Kình Dương cũng không thể giống Đà La. Muốn tìm hiểu sự dị biệt này thì phải xét đến Ý nghĩa tên các vị sao. Mà muốn tìm hiểu Ý nghĩa các vị sao thì phải tìm hiểu cách viết tên các vị sao ấy bằng chữ Hán.
Tử-Vi và chữ Hán
Bài này có vẻ hơi khô khan, nặng nề đối với một vài bạn mới nhập môn Tử-Vi, nhưng tôi cũng xin viết ra, mong rằng đó sẽ là khởi điểm cho một điều hướng nghiên cứu mới có Ý thức, có quan niệm rõ ràng hơn. Chứ không phải chỉ mơ hồ, nhìn vào một cung nào đó, thấy một lô các sao Dương Đà Không Kiếp, Hỏa Linh, Hình Kị, Phục Binh, Tang Hổ … nghe một tràng những tên gọi rùng rợn … rồi kết luận là cung đó xấu lắm, hạn đến đó xấu lắm.
Đoán như vậy là dựa vào sức “nhạy cảm”. Nghe một tràng những tên gọi ghê tai, rồi rùng mình, đóan rằng xấu.
Đó là phương pháp lưng chừng. Lúc thì dựa vào một vài công thức nghe có vẻ khoa học. Lúc nào kẹt qúa thì lại buông thả theo trực giác mường tượng như cách phát âm tên vị sao để luận đoán (như dựa vào cách phát âm Trực-Phù mà đóan là đánh trống, bắn súng ….)
Phương pháp này không đưa người nghiên cứu vào con đường lập luận mạch lạc, hướng đến chân trời Lý Học, mà đặt người nghiên cứu vào tình trạng mờ mờ ảo ảo; lúc thì dùng lý trí phán đóan, lúc lại buông xuôi nhờ trực giác, nhờ thần linh mách bảo. Mục đích của Khoa Học Huyền Bí là đem những vấn đề Huyền Bí ra trước ánh sáng Khoa Học, chứ không phải là xô đẩy Khoa Học rơi vào tình trạng hỗn độn, mờ ảo huyền bí.
Tử-vi là một khoa học phát xuất từ Trung Hoa.
Để có một quan niệm rõ rệt về công dụng của Tử-Vi để đi tìm một đường lối nghiên cứu đúng đắn, mạch lạc, cần phải gác qua một bên những sở thích, những thành kiến, những nhân sinh quan riêng của mình, để tìm hiểu cái vũ trụ quan, cái nhân sinh quan của Trung Hoa vào thời mà Tử-Vi phát sinh và trưởng thành. Và dĩ nhiên là cần tìm hiểu Ý nghĩa chữ Hán để biết điểm dị biệt giữa các vị sao.
Khốn nỗi, lấy tiêu chuẩn nào để bảo đảm rằng cuốn sách chữ Hán mà chúng ta đang cầm trong tay, là một cuốn sách chân truyền. Chằng lẽ, cứ thấy một cuốn sách Tử-Vi bằng chữ Hán có vẻ cũ cũ, xưa xưa truyền lại từ nhiều đời trước, trong đó có một số bài phú thâm thúy, một vài cách luận giải khác lạ hay hay rối chóa mắt suy tôn gía trị tòan bộ sách, hãnh diện rằng mình có trong tay một bảo vật, tự mãn rằng sách đó chân truyền từ đời Nhà Tống, đời Trần Đòan, đời cụ Lê Qúi Đôn. Rồi thôi! Không cần xét lại những điểm tối nghĩa hay sao. Lỡ trong sách ấy có một vài đọan “tam sao thất bản” thì sao? Có lẽ cũng chỉ vì thế mà không những, không có phát minh, cải tiến trong Tử-Vi, trái lại khoa này càng ngày càng bị thất truyền.
Một vài vị nghiên cứu Tử-Vi khá lâu có tìm gặp tôi bàn luận và mong mỏi có một nền Tử-Vi Việt Nam, chẳng lẽ mình cứ mãi mãi lệ thuộc vào văn hóa Trung Hoa hay sao? Thỉnh thỏang lại nghe đồn có nhà Tử-Vi tài ba này, nhà Tử-Vi siêu việt nọ, mà rốt cuộc không thấy ai làm gì cho một nền Tử-Vi Việt Nam. Có lúc lại thấy có dư luận hướng về Tử-Vi Trung Hoa Đài Loan. Có người lại đón cả thầy Tử-Vi bên Trung Hoa Hồng Kông về xem.
Tôi xin thưa rằng tôi không đi ngược lại ý nghĩa xây dựng một khoa Tử-Vi Việt Nam. Nhưng tôi thiển nghĩ rằng tìm hiểu những nguyên lý cũ, những điểm tối nghĩa cũ còn chưa xong, mà vội xây dựng một cái gì khác lên trên thì e rằng thiếu căn bản. Nền nhà bên dưới chưa hòan tòan chắc chắn mà vội xây một cái nhà khác lên bên trên thì e rằng dễ sụp đổ.
Tôi thiển nghĩ làm việc gì cũng cần có từng giai đọan. Hiện nay thì cần làm sáng tỏ những nguyên lý cũ, giải quyết những điểm tối nghĩa cũ lần lần sẽ tính đến những sự cải tiến khác, thì việc làm sẽ được chắc chắn hơn.
Nếu cứ vội vã thông qua, không tìm hiểu kỹ những điểm căn bản, mà xây dựng một cái gì khác lên bên trên thì dễ tạo nên một sự rối lọan một sự sụp đỗ mới.
Nếu cứ vội vã thông qua Đà cũng như Kình, Kình cũng như Đà, Hỏa cũng như Linh, Linh cũng như Hỏa, thì người nghiên cứu dễ vô tình trở thành một tay “thợ Tử-Vi”, một chuyên viên “Cơ-Khí Tử-Vi”. Lối giải đoán như vậy chỉ có thể thỏa mãn một vài hiếu kỳ, thắc mắc cấp thời, chỉ đưa người nghiên cứu vào vòng làm việc thiếu ý thức sâu xa, không thể áp dụng Lý Học một cách mạch lạc. Làm việc như vậy, người nghiên cứu rất dễ hiểu lầm các câu phú như những công thức máy móc và không sao chế hóa được khi gặp trường hợp công thức này chống ngược lại công thức kia.
Chính vì thế mà trong giai đọan sơ khởi chúng ta phải tìm hiểu chữ Hán, để tìm hiểu, để giải quyết những điểm tối nghĩa cũ.
Đến đây tôi cũng xin thưa thực rằng số vốn chữ Hán của tôi không có gì uyên thâm. Chỉ học lại chút ít của các cụ trong họ hàng. Số vốn chữ Hán thì ít mà khát vọng tìm hiểu, tra cứu lại nhiều. Thế cho nên cứ có một điểm nào đó hơi tối nghĩa một chút là tôi liền thắc mắc, tra cứu, so sánh, đối chiếu các tài liệu, tìm tòi hỏi các cụ đi trước, cân nhắc các lời luận giải. Vì thế mà tôi thấy có nhiều trường hợp thất truyền hoặc tam sao thất bản.
Tôi buộc lòng phải viết hơi dài dòng, kể qua một vài trường hợp tam sao thất bản để quý bạn Tử-Vi có thể nhận định dễ dàng những điểm tế nhị của bộ sao Kình, Đà.
Một vài trường hợp tam sao thất bản
Có nhiều nguyên nhân khiến cho có sự “tam sao thất bản”, nhưng tôi trộm nghĩ là có bốn nguyên nhân đáng kể sau đây:
– Vì chữ Hán, nhòe một nét có thể đọc thành chữ khác
– Về chữ Hán có nhiều chữ đồng âm, nghe người khác đọc rồi chép lại sau và chép sai chữ.
– Người trước viết tắt để cho tiện (hoặc có ẩn Ý dấu nghề chăng?). Người sau chép lại, vì không hiểu thấu ý nghĩa sâu xa, nên chỉ biết nhìn vào chữ viết tắt mà chép lại, thành ra tối nghĩa.
– Cũng có thể là vì người chép lại, không hiểu hết Ý nghĩa của người trước đã thêm ý riêng của mình vào.
Tôi xin kể vài thí dụ:
Như câu “ Liêm Trinh, sát bất gia, thanh danh viễn bá” thì chữ Bá, viết với bộ Thủ có nghĩa là gieo rắc ra xa. Thế mà có sách lại chép ”Liêm Trinh, sát bất gia, thanh danh viễn phan” có lẽ bộ Thủ đã bị nhòe, người đọc tưởng là bộ Thủy, đã chép lại là chữ Phan, có nghĩa là Họ Phan, hay là …. Nước vo gạo.
Như câu “Quan phù, Thái Tuế, Công Dã hữu hy tiết chi ưu”. Gặp Quan Phù, Thái Tuế thì có thể như chàng Công Dã có sự ưu phiền về giây xích trói buộc.
Thế mà sách chép lại là Công Trị, rồi mới đây lại có một cuốn sách Tử-Vi đã (vô tình hay cố Ý) xếp chữ lại là Công Trự. Từ Công Dã, biến thành Công Trị, rồi nói đến Công Trự!
Công Dã đây là họ Công Dã (có ghi trong tài liệu “Bá gia tánh sách”) và có liên hệ đền điển tích anh thợ săn Công Dã Tràng. Vì vậy cung có câu phú diễn nôm:
Dã Tràng không tội phải tù.
Trong năm Thái Tuế, Quan Phù đi qua
Họ Công Dã, chữ Dã viết với bộ Băng, có một chấm, người đọc vì không hiểu họ Công Dã, tưởng chữ giả là chữ Trị, viết với bộ Thủy có hai chấm.
Ở đây tôi cũng xin mở ngoặc nói thêm là mỗi câu phú chữ Nôm hay chữ Hán không phải là một công thức hay là một cái đinh ốc trong bộ máy Tử-Vi. Các câu phú chữ Nôm hay chữ Hán do cổ nhân lập ra, chỉ là cách đặt câu có vần, cho chúng ta dễ nhớ về một trong nhiều tính cách mà một vị Sao có thể đem lại.
Mỗi vị sao trong Tử-Vi không phải là cái đinh ốc của một bộ máy mà là một khí lực biến hóa vô lường. Như chúng ta đã biết Tử-Vi không đi ra ngòai căn bản Dịch Lý, mà Dịch lý thì cát biến hung, hung biến cát. Một vị sao có thể có nhiều ảnh hưởng tương phản tùy theo vị trí miếu, hãm … hoặc tùy theo ảnh hưởng trợ lực của một vị sao khác. Không thể vội gán cho mỗi câu phú một gía trị công thức máy móc. Vì vậy mà cần hiểu ý nghĩa, hiểu những ảnh hưởng tương phản của một vị sao, để có thể luận giải chế hóa khi gặp hai, ba câu phú, hai, ba công thức đối chọi nhau.
Trở lại với câu chuyện chữ Hán. Có sách chép câu: “Mệnh trung ngộ Kiếp, Tham như lãng l ý hành thuyền” dịch đại ý là Mệnh có Địa Kiếp, Tham Lang thì bấp bênh như đi thuyền trên sóng.
Có sách lại chép là: ”Mệnh trung ngộ Kiếp, kháp như lãng lý hành thuyền” cho rằng “kháp như” là giống y như “đi thuyền trên sóng”
Có sách lại chép là: “Mệnh trung ngộ Kiếp hợp như lãng lý hành thuyền” cũng dịch tổng quát là Mệnh có Địa Kiếp lại thêm Sát Kỵ, thì như đi thuyền trên sóng.
Mỗi người một ý; lý đều xuôi tai. Thôi thì đành chiêm nghiệm vậy. Thật là …. “ lắc lư còn tàu đi”.
Lại như nói về Văn tinh ám củng Cổ Nghị, duẩn hỉ đăng khoa.
Có sách chép là: ”Văn tinh ám củng Mãi Nghị, duẩn hỉ đăng khoa”.
Có sách chép là: ”Văn tinh ám củng Giả Nghị, duẩn hỉ đăng khoa”
Vậy thì cái ông đó là ai? Cổ Nghị, Mãi Nghị hay Giả Nghị?
Ông này qua đời đã lâu lắm rồi. Tôi có hỏi một vài cụ để tìm lời dẫn giải thì cũng thấy mơ hồ. Bí kế phải tìm đến học giả Đào Duy Anh và Cụ Thiều Chữu qua hai bộ Tự Điển thì thấy giải thích rằng chữ Cổ có nghĩa là cửa hàng, buôn bán ngay tại tại cửa tiệm là Cổ. Chữ Cổ này cũng có một âm là Giả, họ Giả, Học giả Đào Duy Anh giải thích rõ thêm là Giả Nghị, tên một học giả có tiếng đời Hán, từng làm quan Đại trung đại phu (200-168 trước Kỷ Nguyên).
Vẫn biết rằng chữ Hán là một phức âm tự, viết cùng một cách nhưng có thể đọc nhiều cách khác nhau như chữ Tử là con, có thể đọc là TÝ (địa chi là TÝ) tùy trường hợp, hoặc có trường hợp đọc trệch đi một chút như Vũ và Võ, Huỳnh và Hòang. Nhưng tên riêng của một học giả mà có đến ba cách phát âm khác nhau qúa như: Cổ Nghị, Mãi Nghị hay Giả Nghị. Mãi Nghị thì chắc là chỉ có một cách đọc đúng.
Lại như cách đóan có sao Thiên Cơ hoặc Vũ Khúc ở cung Giải thì “Cưỡng bao đa tai” là có chửa ngòai dạ con.
Tôi có gặp cách đoán “Cưỡng bao đa tai” này trong một cuốn sách Tử Vi xuất bản tại Đài Loan. Chữ Cưỡng và chữ Bao đều viết có bộ y là áo. Chữ Cưỡng chỉ về cái túi vải (xưa còn gọi là cái địu) để đeo trẻ nhỏ sau lưng. Chữ Bao chỉ về cái tã lót. Chữ Cưỡng Bao là chỉ về thời gian còn bé nhỏ, còn dùng tã lót, còn được đeo ở sau lưng. Chữ “Cưỡng bao đa tai” là nói rằng lúc còn bé nhỏ như vậy dễ có lắm tai ách. Còn chữ Cưỡng Bao viết như thế nào (bằng chữ Hán) để có thể hiểu là “có chửa ngòai dạ con” thì tôi đã cố công tra cứu mà chưa tìm ra được.
Lại như câu ca để tìm Cục cho nhanh: ” Bính, Tân, đê, liễu, ba, ngân, trúc”. Nói rằng chữ Trúc là ứng vào Hỏa Cục, nhưng chữ Trúc lại viết trên có bộ Trúc, dưới có bộ Mộc (như chữ kiến trúc) thì sao lại ứng vào Hỏa Cục được. Nếu nói rằng bộ Mộc đó là ám chỉ, Mộc sẽ sinh được Hỏa thì đó là giải thích loanh quanh, thêm phần phức tạp. Tôi thiển nghĩ đó là chữ Chúc. Chúc là cái đuốc, viết với bộ Hỏa, ứng vào Hỏa Cục thì dễ hiểu hơn. Có lẽ đây là do sự phát âm lẫn lộn TR và CH của một vài điạ phương tại miền Bắc. Một người đọc một người chép, cho nên thay vì dùng chữ Chúc là đuốc có bộ Hỏa, để ứng vào Hỏa Cục, thì lại dùng chữ Trúc có bộ Mộc.
Đến như cách viết tên các vị sao bằng chữ Hán thì lại có lắm sự phức tạp, mơ hồ. Tôi xin tạm lấy một thí dụ như chữ Phi Liêm. Người thì viết chữ Phi là bay. Người thì viết chữ Phi là không. Người lại viết chữ Phi có bộ Trùng bên dưới. Theo cụ Thiều Chữu thì viết chữ Phi có bộ Trùng bên dưới là chữ Phi, tên một loài sâu. Lại có một lòai sâu tên là Phi Liêm (cả hai chữ đều có bộ Trùng)
Dường như không mấy ai đặt vấn đề tra cứu luận giải để có một quan niệm rõ rệt về ngôi Phi Liêm nằm trong vòng Thiên can (một trong ba vòng quan trọng của Tử-Vi: Thiên can, Cục và Địa chi). Phần đông chỉ thích một công thức giản dị, đỡ mất thời giờ: Phi Liêm chủ thế này, chủ thế nọ.
Cách viết tên một vị sao bằng chữ Hán đem lại rất nhiều ý nghĩa. Cần phải xét kỹ, không thể thản nhiên tự mãn rằng sách này sách chân truyền, có nhiều bài phú cao siêu, không được khởi ý thắc mắc, phải sùng kính sách xưa, cứ mặc nhiên chấp nhận tên các vị sao như vậy đi.
Ngay trong cách viết, ngay trong tên gọi mà còn mơ hồ thì đến khi luận giải chắc là phải làm việc lưng chừng; khi thì dùng lý trí phán đóan; lúc thì tưởng tượng ra một hình ảnh nào đó, hoặc lại buống xuôi nhờ trực giác, nhờ thần linh. Quan niệm căn bản còn lỏng lẻo thì làm sao có thể suy luận mạch lạc.
Tôi luôn luôn dành nhiều sự cảm phục đối với quÝ vị đã dày công sưu tầm tài liệu bằng chữ Hán để sọan sách Tử-Vi. Đó qủa là một công trình lớn lao nặng nề và qúy vị đã tiến được một bước đường rất dài trong việc rọi thêm tia sáng để chấn chỉnh khoa Tử-Vi.
Tôi chỉ muốn nêu lên một vài điểm tối nghĩa như kể trên để giúp qúy bạn Tử-Vi để nhận định rằng chính bộ sao Kình Đà cũng nằm trong trường hợp đó.
Ý nghĩa Kình & Đà. Dương Nhẫn, Dương & La
Tôi đã gặp nhiều tài liệu Tử-Vi đứng đắn, nhưng trong đó vẫn có nhiều sách viết khác nhau. Có tìm hiểu kỹ cách viết thì mới có thể đạt đến cái tinh thần của bộ sao Kình Đà. Từ đó mới có thể tiến đến chỗ luận giải có ý thức, có quan niệm rõ ràng, chứ không phải chỉ áp dụng công thức, thiếu suy luận phân minh, rồi có khi vô tình rơi vào trường hợp đóan đúng nhờ “nhạy cảm”, “linh cảm”. Nếu như vậy thì là đi từ ánh sáng Khoa Học vào trong Huyền Bí, chứ không phải là nghiên cứu những vấn đề Huyền Bí một cách khoa học.
Có đạt đến cái tinh thần thì mới xét đến điểm dị biệt giữa Kình và Đà, Dương và La thì mới có thể chiêm nghiệm, mới hiểu được trường hợp người tuổi Dương Nữ, âm Nam an Kình Đà khác với người tuổi Dương Nam, âm Nữ. Điều này cụ Ba La có tiết lộ sơ sơ với cụ Thiên Lương (KHHB số B2 ra ngày 19/02/1973). Đây không phải là quan điểm, phương pháp của riêng Cụ Ba La, mà là của phần lớn các cụ thuộc thế hệ trước. Vì vậy, chúng ta mới thấy trong các sách Tử-Vi xuất bản trước đây trên hai mươi, ba mươi năm, các tác giả có thu nhập tài liệu để luận về Kinh Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi; còn Đà La ở TÝ Ngọ Mão Dậu, chỉ vì diễn không hết lý, trình bày không mạch lạc cho nên mới có sự mâu thuẫn giữa chương giữa cuốn sách luận về ảnh hưởng Kình Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi, và chương đầu cuốn sách chỉ dẫn an sao.
Tôi thiển nghĩ rằng cụ Ba La, cụ Song An hoặc một số các cụ xưa kia không đến nỗi hẹp hòi dấu nghề. Có lẽ đó là do quan niệm thời ấy, chỉ nói sơ qua một số nguyên lý, một số nguyên tắc người đi sau chịu khó ra sức suy gẫm, tìm hiểu, nếu thành công thì sẽ thấu đáo hơn, thấm thía hơn. Ráng tu thì đắc đạo. Không ai đắc đạo dùm mình. Không ai làm cho mình đắc đạo được. Chỉ cần biết một số nguyên lý rồi dựa vào đó mà hành động. Nếu các Cụ có chỉ dạy sẵn, thì người đi sau lại có thể lười suy nghĩ, không cố gắng tìm hiểu sâu xa, hoặc có thể là vì thấy đáp số dễ qúa mà không quý trọng lời chỉ dẫn, còn hỏi tới hỏi lui, mất thì giờ của các cụ mà chẳng có lợi gì cho đôi bên.
Nay, xin đi vào Kình hay Đà – Dương hay La – Dương Nhẫn hóa Hình – Hóa Kị
Tất cả các tài liệu Tử-Vi xưa mà tôi gặp đều viết chữ Kình với bộ Thủ bên dưới ngụ ý chống lên, chỏi lên, giơ lên, dậy lên.
Kình Dương nhập miếu thì phú qúy thanh dương – Dương đây là tỏ ra, bốc lên. Ngộ nhận là chữ thanh danh thì cũng có nghĩa nhưng không sát với tinh thần của Kình Dương.
Trong tinh thần Dịch Lý, cát biến hung, nếu gặp cách xấu, thì Kình bị đảo, và có thể hình dung một cái gì khó vươn lên, ráng sức làm mà người khác hưởng (Lý Quảng)
Trong ngụ ý chống lên, vươn lên dậy lên mà cũng có quan niệm luận Kình Dương là Dương Tinh hạp với người Dương hơn (tác giả Đắc Lộc đã thu thập quan niệm này trong cuốn Tự Điển Tử-Vi xuất bản tại Hà Nội năm 1952).
Cũng trong cái khí lực đó chống lên, hồi lên này mà khi hãm thì Kình hóa Hình, là Nhẫn (cũng có âm là Nhận) là mũi nhọn của dao là cái gai. Khi xấu thì Kình hóa Hình là mũi (Nhẫn) lại gặp Thiên Hình nữa thì có thể độc lắm. Bởi thế mới có câu phú:
Hạn bởi gặp Nhẫn Hình Đà Hổ
Phải ngừa loài hùm chó mới yên.
Nếu chữ Kình đã được các sách Tử-Vi viết một cách thống nhất, thì chữ Dương đã có lắm cách viết khác nhau cũng có cách viết tối nghĩa mơ hồ.
Sau đây là là những cách viết chữ Dương mà tôi đã gặp trong một số tài liệu Tử-Vi.
– Chữ Dương viết với bộ Phụ, là Khí Dương cũng có nghĩa là tỏ ra.
– Chữ Dương viết với bộ Thủ, có nghĩa là giơ lên, bốc lên, dậy lên.
Viết chữ Dương với bộ Phụ hay bộ Thủ, ngó gần giống nhau, cách viết có hơi cầu kỳ.
– Còn một chữ Dương nữa mà tôi cũng đã gặp trong một số đáng kể tài liệu Tử-Vi. Chữ Dương là con Dê!. Cách viết thì có giản dị hơn, nhưng ý nghĩa thì thật mơ hồ. Chữ Dương là con Dê này trong cổ tự Trung Hoa cũng dùng như chữ Tường có nghĩa là điềm tốt lành. Nhưng đó cũng chỉ là một cách viết tắt chứ không có Ý nghĩa xúc tích.
Nhất là có tài liệu còn viết chữ Dương Nhẫn với cách viết chữ Dương là con Dê; Nhẫn là mũi dao. Vậy thì đó là Mũi Dao con Dê hay mũi dao tốt lành. Viết chữ Dương với bộ Thủ hay bộ Phụ có Ý nghĩa hơn, hạp với chữ Kình hơn.
Có lẽ viết chữ Dương là Dê, chỉ, chỉ là dựa vào cách phát âm, viết tạm cho tiện, cho gọn, lâu ngày thành thói quen, cũng như chữ “Không” ngày nay thành ra “O”.
Viết chữ Dương là con Dê (dù có luận rằng nghĩa như chữ Tường ngày xưa) thì thật là thiếu ý nghĩa.
Điều quan trọng trong Khoa học là những quan niệm sáng tỏ, mạch lạc làm sao cho Khoa học càng ngày càng tiến thêm, chứ không phải là nhiều người hay ít người viết như thế, Việt hay không Việt, Hán hay không Hán, chân truyền hay không chân truyền.
Khi đã hiểu Kình là ngụ ý cái gì chống lên, bốc lên …. Dương là dậy lên, tỏ ra … rồi xét đến Đà La, thì mới thấy được cái tiểu dị giữa Kình & Đà.
Chữ Đà có người viết với bộ Thủ, có người viết với bộ Phụ.
– Viết với bộ Thủ có nghĩa là kéo lại, kéo ra, kéo đến; ngụ Ý một cái Lực chuyển động theo chiều ngang (trong khí đó Kình ngụ ý một cái Lực chuyển động theo chiều thẳng đứng)
– Viết với bộ Phụ thì có nghĩa là chỗ đất gập ghềnh, hiểm trở.
– Chữ La là cái lưỡi và cũng có nghĩa là dăng rộng ra, dăng bày ra cũng có thể ngụ ý một cái gì bao la, bát ngát theo chiều ngang.
– La mà hãm thì không phát triển rộng ra, có khi mình lại bị gói vào trong lưỡi, mình bị động, bị che đi.
Đà mà hãm thì kéo co nhiều chuyện vướng mắc lôi thôi. Đà La mà hãm thì hóa thành Kị, nhiều chuyện trắc trở, mờ ám, che lấp.
Đà La mà nhập miếu thì có thể kéo rộng, mở rộng bao la, lan rộng ra, giăng rộng ra (theo chiều ngang).
Người xưa đã có quan niệm về Thiên, Nhân, Địa. Mà trong lá số Tử-Vi thì “Thiên” đây là Thiên Can (đầu mối trên trời) thể hiện qua vòng Lộc Tồn. “Nhân” thì đã thể hiện qua Vòng Tràng Sinh, vòng Cục, Cục đây là cuộc diện chứ không phải cục đá hay cục đất, “Địa” thể hiện qua vòng Địa Chi (ngành dưới đất) vòng Thái Tuế. Tôi sẽ xin nói thêm về các vòng này.
Trong thế giới hữu hình, trong hiện tượng giới, thì lúc nào cũng có sự đối tỷ, tương đối, có âm, có Dương, có cương có nhu, có nóng có lạnh, có trên dưới, trong ngòai, có cái bộc lộ, có cái tiềm tàng.
Ở một người ham họat động thì Kình Dương là hùng dũng hăng hái bộc lộ ra ngòai, hướng ngọai nhiều hơn, giải quyết bằng sức mạnh hoặc mau chóng hơn. Vì vậy ngôi Lực Sĩ luôn luôn đi chung với Kình Dương. Sự xếp đặt, viết tên Lực Sĩ vào chung với Kình Dương để nhắc nhở rằng đây là một lực hướng ngoại nhiều hơn.
Ở một người ham họat động thì Đà La là sự hăng hái nội tâm, hướng nội giải quyết bằng Tâm nhiều hơn băng Lực vì thế mà có lời luận là thâm trầm. Vì thế mà an đúng tiền Kình hậu Đà thì Kình bao giờ cũng đi với Lực. Đà La hướng về chiều ngang kín đáo, hướng nội, cho nên mới có quan niệm Đà La là âm Tinh.
Ở một người đa tình thì Kình Dương là tình nồng cháy ào ạt bộc lộc cấp bách. Đà La là tình âm ỷ tầm ngẩm tầm ngầm, nung nấu lâu dài, vì thế mới có quan niệm cho Đà La là dâm tinh (đây phải xét theo các sao khác đi cùng với Đà La mà luận)
Ở một người bướng bỉnh thì Kình Dương là ngang bướng chống trả ra mặt, mà Đà La là bướng ngầm kiên trì, chờ ngày thực hiện ý chí.
Kình là chống lên, Đà là kéo. Hạn có Kình Đà, tốt thì cũng có sự kéo co, lùng nhùng, trong phạm vi tốt, xấu thì cũng lại cũng có sự chống lên, kéo lại trong phạm vi xấu.
Gặp cách xấu thì Kình Dương là Nhẫn, là mũi dao, là cái gai xóc đến bất ngờ. Đà La là đa đoan lăng xăng vướng víu như mắc lưới.
Còn nhiều điểm tối hỷ nữa, nhưng tôi thiết tưởng rằng những dòng trình bày kể trên đã tạm đủ để đưa ra một Ý tưởng suy gẫm vấn đề. Tôi chỉ cố gắng trình bày một cách vô tư những gì mà tôi đã tra cứu, sưu tầm, học hỏi được.
Trong kỳ tới tôi sẽ trình bày vì đâu lại có câu chuyện Lộc tồn ở Thìn Tuất Sửu Mùi cũng là quan niệm về Mệnh chủ, Thân chủ, Lưu niên văn tinh
KHHB số 40
Hành: Hỏa
Loại: Hung Sát Tinh
Đặc Tính: Độc ác, sát phạt, cô bần, tai nạn
Tên gọi tắt thường gặp: Linh
Là một phụ Tinh, thuộc bộ sao đôi Hỏa Tinh và Linh Tinh. Cũng là một trong 6 sao của bộ Lục Sát Tinh gồm các sao Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Linh Tinh, Hỏa Tinh (gọi tắt là Kình Đà Không Kiếp Linh Hỏa).
Đắc địa: Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ.
Hãm địa: Tý, Sửu, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Ý Nghĩa Linh Tinh Ở Cung Mệnh:
Tướng Mạo: Cung Mệnh có sao Linh Tinh là người có thân hình thô, xấu, tóc và lông màu vàng hay đỏ, thường có tỳ vết ở chân tay hay răng miệng, vóc người ốm.
Tính Tình: Người can đảm, dũng mãnh, có chí khí, tính tình nóng nảy, táo bạo, liều lĩnh.
Công Danh Tài Lộc:
Sao Linh Tinh vốn là sát tinh nên sao này ít ý nghĩa tốt, trừ phi đắc địa ở các cung ban ngày (Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ) và nếu gặp thêm nhiều cát tinh.
Phúc Thọ Tai Họa:
Linh Tinh dù hãm địa, nhưng gặp chính tinh đắc địa và hợp Mệnh cũng can đảm, nghiêm túc, hay ghen táo bạo, liều lĩnh. Nữ mệnh Âm, nam Thái Dương đắc địa, đẹp và nghiêm túc.
Những bất lợi trên đặc biệt xảy ra cho người có Mệnh đóng ở Tây (Dậu) và Bắc (Tý) có Linh Tinh hãm địa tọa thủ. Vì là sao Hỏa nên sự tác họa rất mau.
Vốn xấu vì hãm địa, Linh Tinh càng xấu khi gặp sát tinh, hãm địa khác:
Sao Linh Tinh gặp Kình Dương: Công danh trắc trở, tài lộc kém, hay bị tai nạn.
Sao Linh Tinh gặp Thiên Mã, Kình Dương, Đà La: Tay chân bị tàn tật.
Riêng việc giáp Linh Tinh cũng là biểu hiện của bại cách, suốt đời phải tha phương, bất đắc chí, bất mãn.
Người sinh năm Dần, Mão, Tỵ, Ngọ, có Linh Tinh đắc địa là hợp cách, vì Linh Tinh là sao Hỏa, chịu ảnh hưởng của ban ngày, đắc địa ở Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ. Trong trường hợp này, nếu gặp nhiều cát tinh thì chắc chắn phú quý trọn đời.
Người mà ở cung Mệnh ở hướng Đông, Nam (tức là Mão và Ngọ) có Linh Tinh đắc địa tọa thủ cũng hợp cách, phú quý.
Nếu cung Mệnh ở hướng Tây (Dậu) và Bắc (Tý), có Linh Tinh đắc địa chiếu, cũng được phú quý nhưng không bền.
Linh Tinh là sao võ cách, đắc địa thì hiển hách về võ nghiệp. Nếu đồng cung và đắc địa thì càng đẹp hơn.
Sao Linh Tinh vốn là sát tinh, sao này hãm địa rất xấu về các phương diện tính tình, bệnh lý, tai họa, phúc thọ.
Ý Nghĩa sao Linh Tinh Ở Cung Phụ Mẫu:
Cha mẹ khắc khẩu, giảm thọ, nếu có khá giả thì cũng có bệnh tật, tai nạn.
Ý Nghĩa sao Linh Tinh Ở Cung Phúc Đức:
Giảm thọ, may rủi đi liền nhau.
Nếu công danh sự nghiệp phát đạt bất ngờ thì cũng hay gây tai biến, tai họa.
Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, trong nhà, trong họ có người cùng túng, nghèo khó.
Hỏa Tinh, Linh Tinh, có mồ mả phát hình cái bút, hoặc có hình dài.
Ý Nghĩa sao Linh Tinh Ở Cung Điền Trạch:
Dù có nhà đất của ông bà để lại cũng không giữ được, phải tự tay gầy dựng, hay có tai biến hoặc thiên tai về nhà cửa.
Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp hoặc sao Đại Hao, không tiền của, đất đai, tán tài.
Ý Nghĩa sao Linh Tinh Ở Cung Quan Lộc:
Nếu đắc địa là người có tinh thần làm việc cật lực, dũng mãnh, có óc phán đoán sâu sắc, nóng tính, nếu hãm địa thì công danh, chức vụ chỉ được một thời gian, vất vả.
Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, công danh hay bị trắc trở.
Linh Tinh, Tang Môn, Bệnh Phù, công danh hèn kém.
Linh Tinh, Thiên Hư, Địa Không, Địa Kiếp hoặc các sao Thiên Hình, Đại Hao, công danh không có.
Ý Nghĩa sao Linh Tinh Ở Cung Nô Bộc:
Thường sống chung đụng với những người có điểm giống nhau về chủng tộc, nghề nghiệp, tôn giáo.
Linh Tinh đắc địa thì bè bạn, đồng nghiệp, người giúp việc tốt.
Linh Tinh hãm địa mà có thêm các sao Đại Hao, Địa Kiếp thì càng nhiều bạn lại càng nhiều tai họa.
Ý Nghĩa sao Linh Tinh Ở Cung Thiên Di:
Ra ngoài vất vả, dù có gặp thuận lợi cũng không lâu bền, hay gặp tai nạn, trắc trở.
Hỏa Tinh, Linh Tinh, Cự Môn, cẩn thận khi đi đường, dễ gặp tai nạn nguy hiểm chết người.
Hỏa Tinh, Thiên Mã, Linh Tinh, bôn ba, phiêu lưu, lận đận, nay đây mai đó.
Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Kình Dương, Đà La, cô độc, tán tài, danh bại, tha phương cầu thực.
Ý Nghĩa sao Linh Tinh Ở Cung Tật Ách:
Sao Hỏa Tinh nếu đắc địa mà không có sao xấu thì là người có sức khỏe tốt, nếu có thêm các sao Bệnh, Bệnh Phù thì hay bị sốt.
Gặp các sao Hỏa Tinh, Mộc Dục thì bị phỏng nước sôi, phỏng lửa.
Gặp các sao Hỏa Tinh, Thiên Hình, Thiên Việt thì bị chết đâm, chết chém.
Gặp các sao Thiên Hình, Phi Liêm, bị sét đánh, chết vì súng đạn.
Gặp các sao Hỏa Tinh, Kình Dương hãm địa tại Cung Thìn, bị chết đuối.
Ý Nghĩa sao Linh Tinh Ở Cung Tài Bạch:
Tài lộc hoạnh phát hoạnh phá, lúc có lúc không, lên xuống thất thường, khó cầm giữ.
Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp hoặc sao Đại Hao, không tiền của, tán tài.
Ý Nghĩa sao Linh Tinh Ở Cung Tử Tức:
Làm giảm số lượng con cái.
Hiếm con, muộn con.
Con cái có tướng lạ, con lai.
Con ngoại hôn, hoặc tàn tật, khó nuôi.
Đồng cung với sao Hỏa Tinh, về già mới có con, nhưng con khá giả.
Ý Nghĩa sao Linh Tinh Ở Cung Phu Thê:
Xung khắc gia đạo.
Kiếp Sát (nếu gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Thiên Riêu).
Ý Nghĩa sao Linh Tinh Ở Cung Huynh Đệ:
Anh chị em xa cách, trong nhà có người đau bệnh, tàn tật, tự tử.
Gặp sao Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, anh chị em nghèo khổ, ly tán.
Linh Tinh Khi Vào Các Hạn:
Sao Linh Tinh đắc địa, thì hỷ sự về tiền bạc hay công danh một cách nhanh chóng.
Sao Linh Tinh hãm địa, thì có tang, hay bệnh hoạn, bị kiện, mất của, truất quan, hoặc phỏng đồ nóng, hoặc cháy nhà (nếu có thêm Tang Môn), có thể bị loạn trí, điên cuồng.
Con giáp nào khó kiềm soát tính nóng nảy nhất?
Tuổi Sửu, tuổi Dần và tuổi Thìn là ba con giáp ‘bao thầu trọn gói’ danh sách những người không thể kiểm soát tính nóng nảy của mình. Củ thể như thế nào chúng ta cùng khám phá trong bài viết những con giáp khó kiểm soát tính nóng nảy của mình ngay bên dưới.
Nội dung
Tính cách ôn hòa, nhiệt tình và chăm chỉ của người tuổi Sửu giúp họ có cuộc sống không quá nhiều sóng gió. Tuy nhiên, khi họ đã tức giận thì việc gì cũng có thể xảy ra – Chỉ cần cho rằng mình đúng và cơn thịnh nộ đã bốc lên ngùn ngụt, người tuổi Sửu sẽ không để ai “thuần hóa” bản thân.
Cách tốt nhất để không phải hứng chịu “giận cá chém thớt” của người tuổi Sửu là không nên chọc giận hay làm những việc gây tổn thương cho họ.
Nhiệt tình nhưng nôn nóng là tính cách thường thấy ở người tuổi Dần. Khả năng kiểm soát cảm xúc ở họ không được tốt bằng các con giáp khác.
Khi lửa giận bùng cháy, người tuổi Dần sẽ bất chấp tất cả để thỏa mãn cơn bực dọc của mình dù hậu quả nghiêm trọng tới mức nào. Đồng thời, họ vô cùng cố chấp, không bao giờ chịu nhường nhịn hoặc hạ chút sĩ diện để nhận lỗi.
Hiếu thắng, nóng tính là bản chất cố hữu ở người tuổi Thìn. Họ luôn cho rằng bản thân thuộc dòng quý tộc nên phải được đối xử cao quý với nhiều lễ nghi phức tạp. Do đó, trước mặt mọi người, họ cố gắng ra vẻ điềm đạm, nho nhã, ít khi cáu giận vô cớ để xứng đáng với dòng dõi tôn quyền.
Tuy nhiên, khi cơn giận bùng phát, người tuổi Thìn như không còn là chính mình mà có những hành động khác thường khiến mọi người cảm thấy khó chịu.
gian thứ 3 bên trái là táo bếp.
Ở nước ta, bếp nấu là một nét đặc trưng nằm trong bản sắc văn hóa dân tộc. Vấn đề này tranh cãi cũng nhiều, nhưng phần nhiều những ý kiến bàn cãi không theo nguyên lý mà diễn đạt với sự suy diễn. Do hiểu bếp nấu chưa đúng nên cách đặt bếp còn tùy tiện dẫn đến xảy ra không ít những điều đáng tiếc, lúc đó đổ lỗi cho số.
Căn cứ theo Ngọc hạp Thông thư của Triều Nguyễn, đặt lò bếp vào phương Nhâm, Hợi khó nuôi con. Miệng lò quay về phương Tý và Quý là hướng Bắc không thịnh vượng cho gia đình. Đặt bếp vào phương Sửu khó chăn nuôi. Miệng bếp đặt vào Tỵ và Bính (cuối Đông Nam và đầu Nam) là tổn tài. Miệng bếp đặt vào phương Đinh (cuối Nam) – Dậu (chính Tây) trong nhà đa bệnh.
Chú ý, cách đặt bếp cấm tuyệt đối miệng lò đặt vào các vị trí địa chi (như Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ…). Đặt miệng lò vào các phương địa chi Ngọ hay Mùi nếu trong nhà có người đàn bà đúng vào hai tuổi Ngọ, Mùi sẽ bị dâm dục. Nguồn nước sinh hoạt hàng ngày không được đặt đối diện với mặt bếp kể cả giếng nước đối diện với mặt bếp thì nữ, nam dâm loạn, giếng nước không đặt trên đầu bếp hay bị cháy nhà, hỏa hoạn…
Theo tục cổ truyền của người Việt, Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.
Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.
Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu ông Trời rất trọng thể.
Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên Thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng đế. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Do đó, từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.
Bếp lửa là nguồn sống, nơi nuôi dưỡng tâm hồn. Ảnh: Đ. Tuỳ
Ni sư Thích Diệu Ngân - Phó trưởng Ban trị sự GHPG Thành phố Hải Dương, trụ trì chùa Linh Sơn Vạn Phúc cho rằng: "Theo quan niệm của nhà Phật, việc tôn vinh bếp lửa trong ngày 23 tháng Chạp là tôn vinh những vị Thần đã có công giúp chăm lo cho gia đình trong năm".
Việc tôn vinh này tuỳ thuộc vào tâm hướng Phật của mọi người, không có một quy định nào cụ thể cả. Tuy nhiên, đây là một nét đẹp văn hoá dân gian và từ trước đến nay dân ta vẫn thực hiện.
Nhà sử học Tăng Bá Hoành (Nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương) khẳng định: "Bếp lửa có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người từ thời tiền sử, không có lửa con người không tiến bộ được. Không có lửa chúng ta không nấu chín được thức ăn để nuôi sống chính bản thân và giúp ta tồn tại".
Cho nên lửa gắn liền với bếp, bếp gắp liền với sự tích ông Công, ông Táo. Dù cách gọi có khác nhau thì vai trò của bếp lửa đối với gia đình người Việt là rất quan trọng. Ở nước Đức, bếp lửa là nguồn sống, có ý nghĩa tương tự như Tổ quốc.
Kính trọng các vị Thần tức là chúng ta tôn trọng bếp lửa. Ảnh: Đ. Tuỳ
Để quan trọng hoá bếp lửa thì phải có ông Thần giữ bếp - Táo quân. Có nhiều truyền thuyết xung quanh vấn đề này, nhưng thực chất là tôn vinh cái bếp, nhờ bếp lửa mà chúng ta sống.
Khi tưởng tượng chúng ta không tìm ra lửa thì thì cuộc sống sẽ thế nào. Nếu như đợt rét lịch sử gần 40 năm vừa rồi mà không có lửa có lẽ chúng ta không thể tồn tại .
Cuối năm ông Táo coi bếp đi báo với Thiên đình tất cả những việc làm xấu tốt trong gia đình. Vì trong cái bếp có gì các vị Thần biết hết. Từ đó trở thành một thứ tín ngưỡng không khác gì là thờ Thần tài trong truyền thuyết.
Cũng theo nhà sử học Tăng Bá Hoành, khi tôn trọng bếp lửa, tức là chúng ta tôn trọng các vị Thần của gia đình. Vì vậy, chúng ta phải thắp hương và thả cá chép.Thắp hương là biểu hiện cho sự kính trọng. Khi thắp hương như một sự thông báo việc gia đình tôn thờ các vị Thần.
Người đời nghĩ rằng khi làm như vậy người quá cố sẽ nghe thấy để về chứng dám, thể hiện sự trong sáng kính trọng thiêng liêng nhất.
Do vậy, dù chúng ta sống bất cứ ở hoàn cảnh nào, thời kỳ nào thì việc tôn vinh bếp lửa trong ngày 23 tháng Chạp là việc nên làm của mỗi người và mỗi gia đình.
Cuộc đời của Đức Phật là một câu chuyện dài với biết bao biến cố. Quá trình sinh trưởng, lớn lên, nhập đạo thành Phật và truyền bá rộng rãi tư tưởng của mình tới chúng sinh của Ngài sẽ là cảm hứng để mỗi chúng ta sống tốt hơn, hướng tới những giá trị thiện hơn.
- Khóe miệng hướng lên trên: tính tình lạc quan, thân thiện, ai gặp cũng mến, là người nồng nhiệt trong tình yêu.
- Khóe miệng hướng xuống dưới: trầm lắng u sầu, lãnh đạm đa nghi, đa sầu đa cảm, tình yêu hay gặp cản trở, khó thành.
- Khuôn miệng rộng lại hay cười nói: có tướng hại chồng, dễ yêu đương lăng nhăng.
- Khóe môi hạ xuống: thái quá trong tình yêu, dễ oán hận người khác, tâm địa không tốt, hay bị người yêu cũ oán hận.
- Khuôn miệng như chiếc cung: quanh họ ngập tràn tình yêu.
- Xương hàm lớn: có ham muốn mạnh mẽ trong tình yêu, thích mạo hiểm. Tuýp người này không biết lùi bước nên hay gặp thất bại trong tình yêu.
- Đôi môi đầy đặn: tề gia nội trợ tốt, tài lực ổn.
- Môi trên đè môi dưới: người biết yêu thương, trân trọng người xung quanh mình.
- môi dưới đè môi trên: không tôn trọng chồng, hay tư lợi.
- Môi thâm dày: tình yêu hỗn loạn và phức tạp.
- Miệng nhỏ nhưng môi đầy đặn, hơi nhô lên: tình yêu không như ý, môi mỏng dẹt và thẳng thì cả đời không hiểu về tình yêu.
- Khuôn miệng tròn, môi lớn: rất coi trọng bản thân.
- Miệng rộng, môi mỏng: tình yêu không thuận lợi
Kunie (theo lnka)
Đoán tính cách qua khẩu vị cà phê . Cà phê không chỉ là một đồ uống ưa thích của nhiều người mà còn tiết lộ nhiều điều về cá tính của người uống, đó là kết luận trong cuốn sách mới The You Code.
Hai tác giả Judi James và James Moore, chuyên gia ngôn ngữ cơ thể của Anh, đã “giải mã” sở thích uống cà phê để nhận biết tính cách của một người.
Người nghiện espresso: James và Moore miêu tả cà phê espresso là “điếu thuốc lá không lọc trong thế giới cà phê”.Những người ưa thích loại đồ uống này thường trầm lắng, tương đối khó gần nhưng lại rất chăm chỉ. Họ thường đóng vai trò lãnh đạo và đạt mục đích nhanh chóng.Họ thường không dễ bị lừa nên khó hòa đồng. Những người chọn espresso là một người tình trải nghiệm, khá thú vị và tài hoa. Tuy nhiên, xem boi sự tin cậy và long chung thủy thường không xuất hiện trong “từ điển” của họ.
Fan của cà phê đen: Những người nghiện loại cà phê này luôn sống thẳng thắn,không lòe loẹt và giả tạo. Họ khá kín tiếng và tâm trạng nhưng cũng có giai đoạn bùng nổ, hướng ngoại. James và Moorekết luận “đây là mẫu người khó gần nhưng rất tiềm năng”.
Người chọn cappuccino: Giống như cà phê, những người thích cappuccino thường hão huyền như bong bóng, không thích chi tiết, cầu kỳ và coi nhẹ vật chất.
Ưa thích cà phê hòa tan: Đây là những con người vui vẻ, thẳng thắng, thích cười và sống với phương châm “nếu mọi thứ không hỏng thì đừng có sửa chúng”. Nhưng những người thích uống cà phê nhanh này thường không mạo hiểm trong sự nghiệpvà cần những người khác hiểu mình. Họ dị ứng với thái độ giả tạo.
Những người không uống cà phê: Không may là nhận định của các chuyên gia đối với những người này không được tốt. Sợ cà phê đồng nghĩa với sợ cuộc sống,James và Moorekết luận. Nếu vị cà phê không quyến rũ bạn thì bạn mới chỉ là một đứa trẻ và đã đến lúc gia nhập thế giới của người lớn.
► Cùng đọc: Danh ngôn cuộc sống, những lời hay ý đẹp và suy ngẫm |
Trong cuộc sống, mỗi người sẽ có một con đường đi riêng, thành hay bại nhiều lúc lại do chính sự lựa chọn ban đầu quyết định. Đừng than trách bản thân mà cảm thấy chán nản, bởi đơn giản con đường đó không phải dành cho bạn mà thôi.
Một người phải đi con đường của mình, bản thân không sai nhưng quan trọng là đi như thế nào?
Trước đây, có một người thanh niên vô cùng chăm chỉ, so với những người bên cạnh thì anh ta luôn là người chăm chỉ và các phương diện cũng nổi bật hơn. Tuy nhiên, khi đã trải qua nhiều năm cố gắng như vậy, mà cuộc sống và sự nghiệp vẫn không có cải biến gì, anh buồn rầu tìm đến một vị thiền sư và xin thỉnh giáo.
Vị thiền sư này gọi ba đệ tử của mình đang đốn củi tới và dặn dò: “Các ngươi hãy cùng vị thí chủ này lên núi cách đây 5 dặm để đốn củi, hãy đốn lượng củi mà mình thấy thỏa mãn nhất và mang về nhà!”
Người trẻ tuổi này cùng với 3 vị đệ tử kia đi dọc theo con sông đến một ngọn núi cách đó 5 dặm và đốn củi.
Tới chiều tối, bốn người họ lần lượt mang củi trở về.
Người thanh niên cả người đầy mồ hôi, thở hổn hển, hai chân khập khiễng gánh hai bó củi trở về.
Ngay đằng sau là hai vị đệ tử, một người trong họ gánh 4 bó củi còn người kia đang ung dung đi đằng sau, chốc chốc hai người lại đổi nhau để gánh bó củi.
Lúc này, một chiếc bè xuất hiện trên sông, vị đệ tử nhỏ nhất cùng với 8 bó củi đặt trên bè cũng đã về đến trước mặt vị thiền sư.
Người thanh niên trẻ và hai vị đệ tử đứng trên bờ tròn mắt nhìn nhau kinh ngạc. Chỉ có vị thiền sư và vị tiểu đồ đệ nhìn nhau thản nhiên mỉm cười.
Vị thiền sư hỏi: “Sao vậy? Các ngươi không hài lòng với mình phải không?”
Người trẻ tuổi nói: “Đại sư! Xin ngài cho chúng tôi đi đốn củi lần nữa được không!”
Người trẻ tuổi lại cúi đầu và nói: “Tôi ban đầu đã đốn được 6 bó củi, gánh đến giữa đường, thì không gánh nổi nữa, nên phải ném đi hai bó. Sau đó lại đi được một lát, vẫn là thở không nổi, lại đành phải ném đi hai bó nữa. Cuối cùng tôi gánh hai bó củi này về nhà. Đại sư! Nhưng mà là tôi đã cố gắng hết sức mình rồi!”
Vị đại đệ tử nói: “Con và sư đệ thì hoàn toàn ngược lại, ngay từ đầu mỗi người chúng con đã đốn được 2 bó. Sau đó, đem cả 4 bó buộc vào đòn gánh, rồi thay phiên nhau gánh đi theo vị trẻ tuổi này. Cho nên, hai người chúng con không thấy mệt lắm, thậm chí còn thấy dễ chịu!”
Vị tiểu đệ tử nói: “Vóc dáng của con nhỏ, sức lực lại kém. Đừng nói là hai bó mà ngay cả một bó mà đường lại xa như thế con cũng không thể mang về nổi. Cho nên con chọn đi đường thủy…”
Vị thiền sư nhìn các đồ đệ gật đầu và tán thưởng. Sau đó, ông quay sang nhìn người thanh niên trẻ tuổi, vỗ nhẹ vào vai anh ta và nói: “Một người phải đi con đường của mình, bản thân không sai nhưng quan trọng là đi như thế nào? Đi con đường của mình mà khiến người khác nói cũng không có sai, mấu chốt là con đường mình đi có đúng không? Cậu hãy ghi nhớ rằng: ”
Lựa chọn so với cố gắng còn quan trọng hơn đấy!
Thời điểm xem nhà: thích hợp nhất là khi ánh nắng chiếu rọi khắp ngôi nhà, có thể quan sát rõ ràng môi trường bên trong và bên ngoài ngôi nhà. Nếu trời u ám, chiều muộn hoặc buổi tối thì khó có thể phán đoán chuẩn xác quang cảnh ngôi nhà.
Quan sát từ cửa ra vào: trước khi vào nhà nên đứng lại vài phút trưóc cửa ra vào, chăm chú quan sát quang cảnh trong nhà, khi vào nhà nên chú ý ánh sáng, nhiệt độ, sự tập hợp và phân tán trong phòng, từ đó sẽ biết được ngôi nhà này có ấm về mùa đông và mát mẻ về mùa hè hay không, có tác dụng “tàng phong tụ khí (giữ gió, tập hợp được khí) hay không.
Địa thê bên ngoài: quan sát địa thế sông núi bên ngoài xem thuộc môi trường phong thủy nào. Nếu dễ dàng quan sát thấy núi thì nên chú ý xem là núi đẹp hay đá lởm chởm…
Thuyết phong thủy có nói: “Sơn quản nhân đinh thủy quản tài”, có nghĩa là nếu thế núi đẹp chắc chắn sẽ sinh văn nhân nhã sĩ, thế núi hùng vĩ, có khí thế thì sẽ sinh đại tướng dũng mãnh; ngược lại nếu núi có hình dáng bằng phẳng, không có khí thế thì sẽ sinh đàn ông yếu đuối, không có khí phách.
Nếu núi phía sau nhà có hình dáng lồi lõm không bằng phẳng lại có nhiều đá thì núi đó thuộc núi hung trong phong thủy, có thể treo rèm cửa dày để hóa giải.
Vài điều chú ý khi quan sát hình thê đất:
(1) Nhà xây dựa vào núi nghiêng thường là biệt thự cách biệt với xung quanh, coi trọng cảnh quan, tầm nhìn, do đó địa thế sau lưng ngôi nhà nên cao hơn, địa thế trước mặt thì thấp hơn, tuy nhiên địa thế thấp trước mặt nên nghiêng dần, tối kỵ tầng tầng dốc xuống, độ dốc lớn thậm chí là vách núi, khiến cho người ta có cảm giác như nước sông chảy xiết ngàn dặm.
(2) Trái ngược với phần 1, biệt thự lại xây dựng trên nền đất trước cao sau thấp, điều này là hoàn toàn không phù hợp, nếu sau lưng ngôi nhà độ dốc lớn hay vách núi thì càng không tốt, khiến người ta có cảm giác sợ hãi, luôn lo lắng cho sự an nguy của mình.
(3) Đất trước hẹp sau rộng hay trước rộng sau hẹp thì khí thế đều yếu đi, không để lại ấn tượng tốt.
(4) Nơi xây dựng mà xung quanh đều thấp dần thì khi mưa xuống dễ tập trung hơi nước, ngoài ẩm ướt ra thì còn tạo cảm giác không thoáng đãng.
(5) Biệt thự xây trên núi, vốn dĩ có thể xa rời sự ồn ào và hưởng thụ sự yên tĩnh an nhàn, nhưng nếu địa thế càng cao thì lại càng heo hút, người dân cũng thưa thớt, nếu xung quanh trống trải không có hàng xóm thì loại này tuyệt đối không phải mục tiêu tốt cho việc đầu tư đảm bảo giá trị.
Vị trí của căn nhà: không nên đối diện với bệnh viện, đền miếu, cục phòng cháy chữa cháy, cục cảnh sát.
Ngoài ra, còn phải chú ý đến quan hệ giữa nhà với đường, sông ngòi:
(1) Đường hay sông trước nhà uốn cong theo hình chữ U, nếu ngôi nhà nằm một mình trong chữ U đó thì giống như thành lũy bên trong sông, tâm lý thì thiên về vững vàng và có lòng tin; nếu nhà xây bên ngoài chữ U giống như bị gạt bỏ ra ngoài, thiếu cảm giác yên ổn.
(2) Móng nhà có hình tam giác và nhà xây phù hợp với móng như vậy cũng thành hình tam giác và có góc nhọn, lại nằm trên đoạn đường có hình chữ Y, xe cộ ra vào qua lại hai bên sưòn nhà, xe cộ quá hỗn loạn, gây phiền nhiễu, không phù hợp với nguyên tắc Tứ bình bát ổn (xung quanh phải yên ổn).
(3) Trước nhà gặp đoạn đưòng hay sông hình chữ T mà nhà lại xây ở điểm giao nhau giữa các con đường hoặc các con sông thì cũng ở vào trạng thái bị gây phiền nhiễu quá mức, không hợp với nguyên tắc Tứ bình bát ổn.
Khí của ngôi nhà: phải chú ý khí của ngôi nhà, ngoài việc quan sát hình dáng bên ngoài của ngôi nhà ra thì còn phải dựa vào cảm giác cá nhân, do giác quan thứ 6 của trẻ con nhạy bén hơn người lớn nên rất nhiều người khi xem nhà mới đều cho trẻ con đi trước, từ biểu hiện của đứa trẻ mà phán đoán khí tốt hay xấu. Nếu đứa trẻ vừa mới vào phòng đã gào lên đòi đi ra, làm thế nào cũng không chịu ở lại, điều này thể hiện ngôi nhà đó không phải nhà cát, không nên ở, nếu đứa trẻ ở trong nhà mãi mà không chịu đi thì ngôi nhà đó chắc chắn là nhà cát.
Có khi chúng ta cũng có thể dựa vào cảm giác của chính mình để phán đoán được khí của ngôi nhà. Khi chúng ta đi vào một ngôi nhà, bên trong mặc dù không có ngưòi nhưng dưòng như nghe thấy hoặc ngầm cảm nhận thấy bên trong hình như có rất nhiều người, rất nhộn nhịp, điều này cho thấy ngôi nhà này sau này chắc chắn sẽ rất thịnh vượng.
Ngoài ra, nếu chúng ta ở trong nhà mà dưòng như cảm nhận thấy một luồng khí đen tràn ngập trong phòng thì điều này rất hung, là điềm báo vận ngôi nhà này có xu hướng yếu đi, tai họa sắp ập đến. Tuy nhiên nếu trong luồng khí đen đó có một chút màu sắc khác thì có nghĩa là tai họa sẽ bị đẩy lui, hóa hung thành cát. Nếu chúng ta cảm thấy luồng khí có màu trắng tức là trong ngôi nhà này có thể sắp hoặc đã xảy ra chuyện chết chóc. Nếu luồng khí trắng có mang một chút màu sắc thì tức là trong chuyện tang tóc sẽ có chuyện mừng, là tượng trưng cho sự đau khổ và vui mừng cùng xuất hiện một lúc. Nếu là luồng khí màu vàng nhạt thì đó là khí cát, sẽ tăng tiền tài trong tương lai.
Đây là một buổi gói bánh chưng nhân chay tại chùa Đại Phúc, Đại Mỗ, Từ Liêm (Hà Nội). |
Các Phật tử giúp nhà sư trụ trì đầy đủ các công đoạn từ đãi đỗ, vo gạo cho đến luộc bánh. |
Nhà chùa gói khoảng 300 chiếc, dự kiến chủ yếu để vào ngày mùng 1 Tết sẽ phát cho những người đến lễ được mang lộc về nhân dịp đầu xuân. |
Cảnh gói bánh chưng diễn ra trong một khung cảnh đẹp, đậm nét văn hóa truyền thống người Việt. |
Bộ phận rửa và tước lá dong làm việc phía sau sân chùa. |
Các Phật tử chủ yếu là người trong làng Ngọc Trục, nay thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm. |
Hàng năm nhà chùa đều làm công việc này mỗi khi Tết đến. |
Bánh chỉ có gạo và đỗ xanh, không có thịt bên trong. |
Gói đến đâu luộc trước đến đấy, mỗi nồi hơn trăm chiếc. |
Ngay trong buổi chiều đã vớt được mẻ bánh đầu tiên. Toàn bộ bánh sẽ được đưa lên thắp hương để tán lộc cho khách vãn cảnh chùa ngày mùng 1 Tết. |
Đây là điển cố thứ Mười bốn trong quẻ Quan Âm, mang tên Tử Nha Khí Quan (còn gọi là Tử Nha Từ Quan. Quẻ Quan Âm Tử Nha Khí Quan có bắt nguồn như sau:
Sau khi Khương Tử Nha học đạo thành công ở núi Côn Luân, lúc đó ông đã bảy mươi tuổi, vâng mệnh thầy xuống núi giúp đỡ nhà Chu diệt vua Trụ. ông đến Tống gia trang ở phía nam Triều Ca (nay là huyện Kỳ ở phía bắc tỉnh Hà Nam), gặp người anh kết nghĩa là Tống Dị Nhân. Tống Dị Nhân tiếp đãi Khương Tử Nha như anh em ruột thịt, giúp ông cưới Mã thị làm vợ. Mã thị lúc này 68 tuối, sau khi kết hôn, hai người chung sống rất hạnh phúc.
Mã thị thấy Khương Tử Nha ăn ở nhờ nhà người anh kết nghĩa không phải là cách tốt, bèn khuyên ông tự lo kiếm sống. Khương Tử Nha bèn đan đồ tre trúc bán, nhưng công việc không thuận lọi, không ai thèm hỏi đến
Khi đó, có con hồ ly tinh chín đuôi hóa thành Tô Đát Kỷ, dùng dung mạo tuyệt đẹp để mê hoặc Trụ Vương, hại chết hoàng hậu Khương nương nương. Sau đó, lại hiến kế, lệnh cho mỗi gia đình trong thành Triều Ca phải nộp bốn con rắn, làm thành “sái bòn” (cái hố to chứa rắn độc), nếu bất mãn với cung nữ hay triều thần nào, liền ném họ xuống “sái bồn” cho rắn cắn chết. Đát Kỷ lại nói dối là mời tiên nữ xuống gặp Trụ Vương, khiến Trụ Vương rất vui mừng. Đát Kỷ gọi Ngọc Thạch Tỳ Bà tinh đến, lệnh cho biến thành tiên nữ để lấy lòng Trụ Vương. Trụ Vương trông thấy ả đẹp như tiên nữ, hết sức vui mừng, lại nghe theo lời của Tỳ Bà tinh, cho xây tòa Lộc Đài cao bốn mươi chín trượng đế gặp gỡ nhau trong đó.
Có một người bán củi tên là Lưu Càn biết Khương Tử Nha giỏi phép thuật, xin gieo cho một quẻ, thấy hết sức linh nghiệm, từ đó Khương Tử Nha nổi tiếng khắp Triều Ca với danh hiệu “hoạt thần tiên” (thần tiên sống).
Một hôm, Tỳ Bà tinh cưỡi mây đi qua, thấy người đến xem bói rất đông, sinh lòng hiếu kỳ, muốn thử tài Khương Tử Nha, bèn đến chỗ vắng người, hóa thân thành một bà quả phụ, tiến vào đám đông. Khương Tử Nha vừa nhìn đã biết ngay quả phụ này là yêu tinh biến thành, bèn nắm chặt lấy tay bà ta không chịu buông. Mọi người đều lấy làm lạ, mỗi người một câu ầm ĩ. Đúng lúc này Thừa tướng Tỷ Can cưỡi ngựa đi đến, sau khi hỏi rõ sự tình, liền lệnh cho Khương Tử Nha đưa Tỳ Bà tinh đến gặp Trụ Vương. Đát Kỷ thấy Khương Tử Nha bắt được đồng bọn, biết rằng không còn cách nào cứu được Ngọc Thạch Tỳ Bà tinh, chỉ biết nén lòng oán hận. Tỳ Bà tinh bị Khương Tử Nha dùng “Tam muội chân hỏa” thiêu đốt làm hiện nguyên hình. Trụ Vương nhìn thấy nguyên hình của yêu tinh, vô cùng kinh hãi, hết lời khen ngợi Khương Tử Nha. Do Khương Tử Nha có công trừ yêu, nên được phong làm Đại phu.
Do Trụ Vương xây dựng Lộc Đài to lớn, làm dân chúng khố cực, hao tốn của cải, khiến cho thần dân khắp nơi oán giận. Khương Tử Nha đã ra sức can ngăn Trụ Vương, mong Trụ Vương dừng việc xây dựng lại, đế cho dân chúng được tĩnh dưỡng nghỉ ngơi. Đát Kỷ nghe vậy, lại càng thêm tức giận. Trụ Vương thấy ái phi không vui, cũng không chịu nghe theo lời Khương Tử Nha. Khương Tử Nha thấy lời can gián của mình không có kết quả, lo lắng bị Trụ Vương bức hại, bèn trốn về Tống gia trang
Để kiếm kế sinh nhai, Khương Tử Nha chỉ còn cách đan đồ tre trúc đi bán, nhưng ông ngày ngày gánh hàng đi rồi lại gánh về, chẳng bán được gì. Thấy chòng buôn bán thất bại, Mã thị rất tức giận. Tống Dị Nhân thấy tình hình như vậy, bèn khuyên Khương Tử Nha đổi nghề khác. Thế nhưng Khương Tử Nha làm gì cũng không thành công, khiến Mã thị càng thêm thất vọng, vợ chồng bất hòa.
Treo đèn ở phía Tây Nam khu vườn thúc đẩy năng lượng tình yêu |
► Bói tình yêu theo ngày tháng năm sinh để biết hai bạn có hợp nhau không |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
=> Chuyên trang Tử vi - ## gửi đến bạn đọc công cụ tra cứu Tử vi hàng ngày, Tử vi trọn đời chuẩn xác nhất |
Ngày Mồng Một Tết Nguyên-Đán
(Nhằm ngày Chủ Nhật 10.2.2013)
TÀI THẦN: Chánh Bắc
HỶ THẦN: Chánh Nam
Giờ Hoàng-Đạo (tốt nhất): Dậu, Tuất
Từ 5.01 chiều(pm) tới 9 giờ tối(pm)
(Xuất hành từ 5.01 sáng(am) tới 11 giờ trưa (am) cũng được)
Ngày Mồng Hai Tết Nguyên-Đán
(Nhằm ngày Thứ Hai 11.2.2013)
TÀI THẦN : Chánh Bắc
HỶ THẦN: Tây Nam
Giờ Hoàng-Đạo (tốt nhất): Tí
Từ 23.01 đêm mồng một tới 1 giờ sáng mồng hai.
(Xuất hành từ 7.01' sáng (am) tới 3 giờ chiều (pm) cũng được)
Ngày Mồng Ba Tết Nguyên-Đán
(Nhằm ngày Thứ Ba 12.2.2013)
TÀI THẦN: Chánh Nam
HỶ THẦN: Đông Bắc
Giờ Hoàng-Đạo : Dần
Từ 3.01 sáng (am) tới 5 giờ sáng (am)
(Xuất hành từ 11.01 sáng(am) đến 3 giờ chiều (pm) cũng được)
Nguồn Vietstar
Hãy đưa ánh sáng vào mục “chú ý” ngay từ khi bạn bắt đầu có ý tưởng thiết kế ngôi nhà của mình. Trước sảnh nhà Với nhà hợp hướng với trạch chủ thì việc treo đèn ở trước sảnh của tòa nhà sẽ kích hoạt khí tốt. Còn nếu hướng nhà không hợp với trạch chủ (như hướng nhà là hưỡng ngũ quỷ hay lục sát với trạch chủ…) thì không nên tăng cường nhiều ánh sáng ở phía sảnh đại môn vì khi đó sẽ kích hoạt luôn khí xấu vào nhà. Chỉ nên dùng đèn vừa đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của trạch chủ. Màu sắc của đèn nên tương sinh với mệnh của trạch chủ. Ví dụ chủ nhà Mậu Thân – Cung Khôn – Ngũ hành Đại dịch thổ thì nên dùng đèn ánh sáng màu đỏ hoặc vàng. Ngoài ra, căn cứ vào ngoại vi tứ diện để xem xét dùng đèn lồng để khắc chế những ảnh hưởng xấu, đồng thời kích hoạt tài lộc may mắn cho gia chủ. Về vấn đề này bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy để dùng đúng và đủ. Trong phòng khách Nên dùng ánh sáng vàng, ấm cúng để tăng cường sinh khí của trạch nhà và tăng sự hòa hợp giữa các thành viên trong gia đình. Giữa trung tâm của trạch nhà, nên treo đèn chum có cường độ ánh sáng phù hợp nhưng cần bố trí số lượng bóng, màu sắc bóng tương sinh với trạch chủ. Trong phòng ngủ Sử dụng cường độ ánh sáng vừa phải để thích nghi với sự điều tiết bình thường của mắt. Không nên đặt đèn ở đầu giường, sẽ gây căng thẳng và ức chế thần kinh. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên, kết hợp với đèn đá muối để vừa trung hòa khí xấu trong phòng vừa tạo ion có lợi cho sức khỏe. Nên tắt đèn trước khi đi ngủ, để giấc ngủ chìm trong bóng tối thực sự. Nếu trong gia đình có người già, người huyết áp cao, không ổn định, thiếu máu… thì không nên bố trí đèn Halogen vì dễ gây choáng, kích động huyết áp. Kết hợp một đèn sinh khí nhỏ đặt trong bộ tài khí đáo gia sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, có lợi cho sức khỏe. Trong phòng tắm-vệ sinh Đây là nơi phát tán các uế khí, khí xấu, việc dùng đèn hợp mệnh kết hợp với đá phong thủy hướng thiên có thể giải trì, ngăn chặn phần lớn sự phát tán này. Trong phòng tắm nên để đèn ánh sáng màu vàng, trắng hoặc đỏ, không để màu xanh, tránh cảm giác cô quạnh, yếu ớt. Sưu tầm
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (##)
► Xem bói năm 2016 để biết vận mệnh, công danh, tình duyên của bạn |
Trong dân gian xưa đến nay vẫn lưu truyền khá nhiều những kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà, như kiêng “góc ao đao đình”, kiêng nhà mình bị đòn dông nhà khác chĩa sang, chọn ngày tốt gác đòn dông, đếm số đòn tay khi lợp mái việc xem ngày tốt xấu là điều cực kỳ quan trọng từ xưa đến nay. Và xem ngày tốt để gác đòn dông cũng không ngoại lệ… Nội dung các kiêng kỵ ấy ảnh hưởng ra sao theo quan điểm khoa học Phong thủy và trong kỹ thuật xây dựng hiện đại? Liệu ngôi nhà hôm nay có còn quá phụ thuộc vào những kiêng kỵ ấy hay không? Hãy cùng tìm hiểu về những kiêng kỵ khi gác đòn dông đồng thời nên chọn ngày nào để gác đòn dông?
Nội dung
Tục ngữ dân gian ta có câu “Nhất góc ao – nhì đao đình” nói lên cách bố cục nhà cần tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, đền miếu hướng vào chính diện nhà mình. Xét về giao thông, khi nhà mở cửa hướng ra góc mái (tức là góc của công trình đó) thì đồng nghĩa với bố cục các nhà bị xiên lệch với nhau, dễ gây ra va chạm khi di chuyển, gió lùa theo các cạnh tường, cạnh mái thổi đến nhà mình. Về cấu tạo, điểm góc mái luôn là điểm xung yếu khi lợp nên mái nhà xưa thường hay có các chi tiết bằng gỗ hoặc đắp vữa (hồ) dày để “khóa cứng” góc mái, kết hợp tính trang trí tạo thành những đầu đao mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Mở cửa ra nhìn thấy góc mái (hình lưỡi đao) chĩa vào nhà mình thì luôn có cảm giác bất an là vậy.
Đao đình, mảng tường đầu hồi “chĩa” sang nhà lân cận là kiểu kiêng kỵ phổ biến về mái nhà
Đao đình, mảng tường đầu hồi “chĩa” sang nhà lân cận là kiểu kiêng kỵ phổ biến về mái nhà
Nghi lễ thượng lương là một nghi thức đánh dấu thời điểm gác cây đòn dông lên đỉnh cao nhất của mái nhà (hay còn gọi là cây xà gồ nóc, xà gồ đỉnh mái) để kết thúc xây dựng phần khung xương cơ bản, cũng là nghi lễ cầu cho ngôi nhà ấy được trọn vẹn, lâu bền về mặt xây dựng (còn việc cầu cho người cư ngụ trong nhà cát tường thì lại phải chờ đến lễ nhập trạch – dọn về nhà mới – của gia chủ). Lễ thượng lương ngày nay tồn tại ở một số vùng mà việc xây cất vẫn mang tính thủ công, xây nhà có mái dốc lợp ngói, có cây đòn dông trên đỉnh, thì việc gác đòn dông mới còn ý nghĩa quan trọng để “kết” phần mái nhà lại.
Nhiều gia chủ thời nay xem việc đổ tấm bê tông trên cùng (hay tấm mái nóc cầu thang) là… thượng lương, xét về tiến độ xây dựng thì cũng đúng, nhưng xét về ý nghĩa xây cất truyền thống thì không chuẩn xác lắm. Mặt khác, cách cấu tạo lợp mái hiện đại (dùng hệ đòn tay – rui mè bằng sắt hộp hoặc vì kèo thép) đều không còn sử dụng cây xà gồ trên đỉnh nữa, mà là hai cây xà gồ thép đặt hai bên đỉnh để thuận tiện hơn về cấu tạo và liên kết ngói đỉnh mái. Cũng vì ngày xưa do cây đòn dông nằm giữa nên số đòn tay (xà gồ gác trên mái) trong bộ mái nhà luôn là số lẻ, dẫn đến ngày nay nhiều người vẫn còn đếm số lượng đòn tay theo kiểu “sinh lão bệnh tử” (vốn lưu truyền trong đếm bậc thang) mang nhiều màu sắc mê tín.
Cấu trúc mái hiên truyền thống vươn rộng giúp tạo khoảng đệm cân bằng về không gian
Nên khai thác khoảng xiên dưới mái vào các công năng thờ cúng, sinh hoạt chung hoặc thư giãn nhẹ nhàng
Cũng xin nói thêm về hai chữ “đòn dông”, đó là một cách đọc bị biến thể của chữ “đòn đông”, do ngôi nhà truyền thống vốn đa phần quay mặt dài về hướng nam (lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam) nên phần đỉnh mái nhà kéo từ đông sang tây, mà cư dân nông nghiệp thì xem phương Đông là khởi điểm mùa xuân, nơi mặt trời mọc buổi sớm, thuộc Mộc, nên cây xà gồ đỉnh mái trong nghi lễ thượng lương thường được bọc vải đỏ hai đầu (tượng trưng cho mặt trời mọc và lặn) đồng thời treo tấm bùa bát quái ở giữa như một sự trân trọng kiêng nể với bộ phận kết cấu đặc biệt này của ngôi nhà.
Các cụ thuở trước còn lưu truyền câu ngạn ngữ: Giá thú Bất Tương, thượng lương Sát Cống, tức là có hai ngày lưu ý, ngày Bất Tương tốt cho việc hôn nhân, ngày Sát Cống tốt cho việc thượng lương. Bất Tương và Sát Cống là tên gọi những ngày có sao tốt trong Nhị thập bát tú. Còn theo kinh nghiệm dân gian mà nhiều nơi (nhất là ở vùng Nam bộ) chọn ngày con nước lớn để làm lễ động thổ và gác đòn dông thì có thể hiểu xuất phát từ văn hóa của cư dân vùng nông nghiệp lúa nước (trong đó có nước ta) trước đây phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Do đó Lịch pháp Đông phương (lịch Âm) từ xưa đã gắn bó chặt chẽ với các tiết khí, thủy văn… chi phối các hoạt động hằng ngày của con người. Kinh nghiệm chọn ngày nước lớn để tiến hành các công việc là rất có cơ sở khí hậu vì những việc như gieo trồng, ra khơi, đánh bắt thủy sản… sẽ khá thuận lợi khi con nước lớn. Đặc biệt Nam bộ vốn là vùng sông nước mênh mông, làm gì cũng phải nhìn con nước để tính sao cho thuận lợi. Nhưng việc động thổ làm nhà hay gác đòn dông thì lại không thuộc dạng công việc… cần nước lớn như vậy (còn vấn đề “phúc lộc vào nhà dồi dào như nước” chỉ là cảm nhận chủ quan theo kiểu suy diễn hình tượng nước với lộc, không có cơ sở khoa học). Giả sử ngày nay làm nhà khởi công đào móng ở khu vực đất thấp triều cường mà chọn ngày nước lớn thì có khi phải… bơm hút nước suốt ngày vì hố móng bị ngập, không thể đào được!
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều những quan niệm kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà, như kiêng “góc ao, đao đình”, kiêng nhà bị đòn đông chĩa sang, đếm số đòn tay khi lợp mái nhà, xem ngày tốt xấu theo tuổi để chọn giờ tốt gác Đòn Dông. “Nhất góc ao, nhì đao đình” nói lên cách bố cục nhà cần tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, đền, miếu hướng vào chính diện nhà.
Trong xem phong thủy nhà ở thì việc gác Đòn Dông rất hệ trọng vì nó là cái rường nhà, chỗ cao nhất của ngôi nhà. Muốn nhà ở được yên ổn và thịnh vượng nên chọn trong 36 ngày tốt sau đây:”Giáp Tý, Ất Sửu, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, tân Mùi, Nhâm Thân, Giáp Tuất, Bính Tý, Mậu Dần, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Bính Tuất, Mậu Tý, Canh Dần, Giáp Ngọ, Bình Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mẹo, Ất Tị, Đinh Mùi, Kỳ Dậu, Tân Hợi, Quý Sửu, Ất Mẹo, Đinh Tị, Kỷ Mùi, Tân Dậu, Quý Hợi.
Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức Hợp, Thiên Phúc, Thiên Phú, Thiên Hỷ, Thiên Ân, Nguyệt Ân.
Nên chọn các Trực: Mãn, Bình, Thành, Khai .
Chánh Tứ Phế, Thiên Tặc, Địa Tặc, Thiên Hỏa, Địa Hỏa.
– Tháng giêng : kị cất nhà vào ngày : 5,6,17, 18, 29, 30
– Tháng 2,3 : cất nhà kị ngày : 4,5,16,17,28,29
– Tháng 4 : Cất nhà kị ngày : 2,3,14,15,26,28
– Tháng 5,6 : Cất nhà kị ngày : 1,2,13,14,25,26
– Tháng 7 : Cất nhà kị ngày : 11,12,23,24
– Tháng 8,9 : cất nhà kị ngày : 10,11,22,23
– Tháng 10 : Cất nhà kị ngày : 8,9,20,21
– Tháng 11, 12 : Cất nhà kị ngày : 7,8,19,20
Chú ý: Trong ngày dựng cột, nếu kịp lúc gác đòn đông thì gác luôn khỏi chọn ngày gác đòn đông, vẫn tốt như thường.
Mâm lễ vật bao gồm: Mâm ngũ quả, con gà, trà, bánh. Đặc biệt trên mâm lễ vật còn có cây thước nách và ống chỉ mực là hai công cụ thiết yếu đã dùng để làm nên ngôi nhà.
Lễ vào nhà mới là lễ rước ông bà và các vị gia thần vào nhà mới. Ngoài các lễ vật thì gia chủ phải xách hai lu nước đầy, một lu gạo, một lu muối. Người thợ chánh khấn vái tạ lễ Tiên sư, Tổ sư, Bà Cửu Thiên đã phò trợ cho công việc làm nhà diễn ra suôn sẻ.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy quan Đương niên.
– Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ……………………………
Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm …………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo ……….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: ……… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc. Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – Thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Như vậy, các kiêng kỵ về mái nhà kể trên xuất phát từ tâm lý coi trọng cái gì thì đâm ra… sợ cái ấy, nên nhiều người rất lo ngại cây đòn dông của nhà khác hướng sang nhà mình, rồi tiếp đến là lo về cách đếm số đòn tay, lo xem ngày đổ tấm mái bê tông cuối cùng… Xét về hình thế trong Phong thủy, nóc nhà có hình tam giác thuộc hành Hỏa, mà theo ngũ hành thì Hỏa khắc Kim (tiền tài) nên nhiều người lo ngại nếu bị chĩa Hỏa sang nhà mình thì tiền tài sẽ hao tổn. Về cấu tạo thì nóc nhà xưa có các khe hở thông gió làm nơi thoát các khí nóng tích tụ trong nhà ra ngoài, nếu nhà mở cửa ra gặp ngay cái “tam giác ấy” thì sẽ bất lợi. Từ đó, không riêng gì cây đòn dông mà các đòn tay lợp mái cũng bị kiêng nếu nhìn thấy chĩa sang nhà của nhau, rồi thấy cái mái tam giác chung chung cũng… kiêng kỵ luôn. Xét về văn hóa ứng xử, điều này đem lại sự cẩn trọng khi làm nhà lợp mái, tạo hình trang trí, giữ gìn cho người cũng là cầu an cho mình. Còn về thực tế xây dựng thì hiện nay nhiều biệt thự lợp mái ngói đã dùng thép tấm làm thành nẹp bịt kín đầu các xà gồ như là một giải pháp “an toàn về tâm lý” để không gây e ngại gì đến các nhà đối diện hoặc chung quanh.
Nghi lễ thượng lương cũng là một trong những biểu hiện văn hóa truyền thống. Thông qua các nghi lễ văn hóa như vậy, người dân bày tỏ thái độ trân trọng của mình với môi trường, từ thiên nhiên cho tới xã hội, những việc trọng đại trong đời người như cưới hỏi, làm nhà… đều được cúng tế nghiêm chỉnh để cầu mong sự thuận lợi, an lành và mọi việc suôn sẻ. Một số quan niệm cho rằng đó là biểu hiện của “phú quý sinh lễ nghĩa” nhưng thực ra cũng cần xem xét nhiều khía cạnh. Cha ông ta thuở trước dù không hề giàu có vẫn luôn giữ nếp chuẩn mực trong mọi sinh hoạt, việc cúng lễ rất linh hoạt tùy theo hoàn cảnh mỗi vùng, mỗi nhà, mỗi người và không hề phô trương rình rang.
Vì thế, với tinh thần “gạn đục khơi trong” những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc, chúng ta cần trân trọng các nghi thức dân gian, miễn là phù hợp với nếp cư xử văn minh và cuộc sống hiện đại.
Về giải pháp, khi gặp các không gian nằm dưới mái dốc thì cần tránh bố trí vào dưới góc xéo, ví dụ như chỗ ngủ hay học tập. Còn phòng thờ thì lại khá hợp với gian áp mái, vì cùng là hành Hỏa tương đương, miễn sao chỗ đặt bàn thờ và đứng thắp nhang khói không bị đụng dầm đà xéo là ổn. Nếu vì diện tích chật hẹp phải tận dụng thì nên làm dịu bớt bằng cách đóng trần phẳng hoặc vòm cong, kê vật dụng và dời chỗ sinh hoạt ra bên ngoài khoảng vát chéo, dùng cây xanh che chắn để giảm đi lại vào gầm mái, tránh vướng víu khi sinh hoạt (tương tự như việc đặt một tiểu cảnh dưới gầm thang để tránh bất tiện và tù hãm khí xuất hiện trong không gian nội thất).
Với nhà có mái bằng, vườn trên mái hiện nay giúp bổ sung khoảng thiên nhiên cho cư dân đô thị đất chật người đông. Nhưng chọn lựa – thiết kế – thi công – chăm sóc vườn trên mái ra sao thì lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà nếu thiếu xác định từ đầu sẽ dễ gây tốn kém, thậm chí khiến vườn trên mái trở thành “cục nợ” về sau. Nguyên tắc nhỏ “tam hợp” dưới đây sẽ phần nào giúp gia chủ quyết định hợp lý hơn khi tổ chức vườn trên mái.
Hợp trời: Mỗi phương hướng, khu vực sẽ có tính chất khác nhau, như nắng gắt hay bị nhiều bóng râm, gần khu thoáng đãng hay nơi bụi bặm. Cần xác định rõ tính chất vườn trên cao không thể như vườn dưới đất, nên chọn những loại cây chịu nắng gió và ít rụng lá. Tránh trồng cây quá rậm hoặc pha tạp nhiều thứ cây gây rối mắt và khó chăm sóc tốt. Các chậu cây nên chọn lọc kỹ về chất liệu (sứ, đất nung, hay đá) cũng như đồng bộ về kiểu dáng, quy cách. Các nghệ nhân có kinh nghiệm khuyên nên chọn những loại đơn giản như cau, dừa cảnh, hoa mười giờ, lan chi, tùng bách tán… cho vườn mái, nếu được đặt trong chậu phù hợp, khéo bố trí thì vẫn đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
Hợp đất: Về cấu tạo, vườn mái nên theo kiểu “vườn treo” tức là các phần để chậu, đất trong cây hoặc hồ nước không đặt trực tiếp lên sàn sân thượng, mà được làm cách khoảng nhằm chống thấm và tiện xử lý kỹ thuật. Nhìn từ ngoài vào thì những loại vườn này trông như sàn bình thường nhưng bên trong là các tấm đan bê tông kê trên gối gạch (sàn hai lớp, trải tấm chống thấm, có ống thoát nước đi chìm). Nhờ tính chất của các lớp cách nhiệt, chống thấm… mà hiệu quả sử dụng và bảo vệ của mái nhà tăng cao hơn là để mái bằng trơ trọi. Các vật liệu sử dụng trên vườn mái có thể là gạch gốm, đá chẻ, sỏi… và cần sự tư vấn cụ thể của nhà chuyên môn.Hợp người: Ngay cả khi chọn được cây cối và thiết kế đẹp mắt thì không phải ngôi nhà nào cũng duy trì được khoảng vườn trên mái. Do mỗi người mỗi ý, công việc, thời gian chăm sóc vườn ít sẽ khiến cây cối xơ xác, đọng nước, thấm dột… Vì thế, nên tính tới hoàn cảnh từng gia đình, thời gian dành cho vườn, cơ cấu sinh hoạt có hay sử dụng vườn hay chỉ là trồng cho… vui. Cũng cần bố trí khoảng tập thể dục hoặc lối đi lại, chỗ ngồi nghỉ, một bộ bàn ghế cắm dù… sẽ giúp gia chủ thưởng thức trọn vẹn hơn không gian xanh nơi tổ ấm của mình.
Bà Ánh thắp hương tại ngôi miếu |
2. Khi đi ngang những con sông, suối, ao, hồ không rõ nguồn gốc tuyệt đối không nên vứt đồ cá nhân mình xuống. Nếu vô tình bị rớt mà có thể lấy lại được thì nên lấy lại => Vì bỏ lại sẽ dễ mắc duyên âm, nếu tại nơi đó có vong.
3. Đặc biệt với con gái, phụ nữ nên Hạn Chế để quần áo ngoài trời vào ban đêm, đặc biệt là đồ “nhỏ” => Dễ mắc duyên âm.
4. Vào ban đêm tránh soi mình dưới mặt nước.
5. Không may vá, mua đinh, chải tóc, soi gương vào ban đêm. May vá, mua đinh => Mang điềm xui tang tốc đến. Chải tóc, soi gương => dễ bị vong theo.
6. Tránh tiếp xúc chơi bùa ngãi nếu không hiểu thấu đáo, nên không nên uống các loại Bùa mà các “Thầy Pháp” ban cho.
7. Người không quen thân thì đừng tiết lộ ngày tháng năm sinh, giờ sinh, tên tuổi cho họ biết.
8. Nhà có con nhỏ không nên cho bé đi viếng nghĩa trang hay dự tang lễ.
9. Nhà có người mất nên đi xem giờ để tránh trúng giờ độc gây ra hiện tượng trùng tang.
10. Thực hiện làm ăn hay làm những việc mang tính chất đại sự nên xem ngày để tránh nhằm vào ngày Tam Nương => Tan nát, bất thành.
11. Đi trên đường trời tối nên tránh đùa giỡn, gọi tên nhau lớn tiếng và nhắc đến ma quỷ.
12. Khi ăn uống nên hạn chế gõ, khua chén đũa.
13. Vào nghĩa trang không nên bình phẩm, chê khen ảnh, tên, bia mộ người đã khuất.
14. Phụ nữ có thai hạn chế đi ăn cưới, đi dự đám tang.
15. Nếu đi đường khuya vắng không thấy người mà nghe tiếng gọi tên mình thì đừng trả lời.
16. Đừng bao giờ thề thốt hay hứa hẹn với người đã chết rồi không làm.
17. Về khuya nên hạn chế may vá, chải chuốt, soi gương.
18. Nếu hái lộc xuân nên chọn những cây nhỏ, tán cây nhỏ chớ nên hái ở những cây cổ thụ um tùm, gần đền, chùa, miếu…..
19. Khi đi dự đám tang về nên hơ người bằng lửa ấm, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.
20. Đi đường gặp tai nạn thì không nên trầm trồ, bình luận, nếu đã không giúp đỡ, không phận sự thì nên im lặng.
21. Với các bạn nữ vào những ngày “ấy” không nên đi đến những nơi linh thiêng, xem bói và không nên qua lại trước bàn thờ.
22. Những ngôi nhà bằng gỗ khi có máu (cả người hay động vật) bám trên thân gỗ thì nên thay đổi, hoặc không nên ngủ gần đó.
23. Nếu trước nay chưa cúng cô hồn bao giờ do không có điều kiện thì không cúng luôn, chớ nên cúng rồi lại bỏ.
24. Những ai cúng giải hạn hằng năm, nơi làm lễ cúng là những ngã ba, tư đường thì trong vòng năm đó không nên đặt chân đi ngang qua nơi đó. Vì thế, khi chọn nơi cúng hạn nên chọn những nơi ít thường xuyên lui tới nhất.
25. Ai đã lầm lỡ phá bỏ thai nhi con mình thì hãy đặt cho bé cái tên và đem lên chùa gửi.
26. Với Ngãi thì ta có thể mang theo vài tép tỏi bên mình khi đi đường xa để tránh bị kẻ xấu hại.
27. Khi tham gia chơi cầu cơ (bói chén), gọi hồn, nên trật tự, và phải đảm bảo an toàn cho mình nếu có người bảo lãnh….
28.Tuyệt đối không nên Tắm ở những ao, hồ, sông suối đã có tai nạn chết người => dễ bị vong bắt theo.
29. Khi đang trong quá trình xây dựng nhà cửa, nếu giữa chủ nhà và thợ xây xảy ra xích mích nên lưu ý kẻo bị họ thư ếm vào nhà. Cách giải : kết thúc thi công, ăn trộm 1 món đồ của họ không để họ biết.
30. Những vật dụng cá nhân của người đã chết nên chôn theo hoặc đốt bỏ, không nên giữ lại để tiếp tục sử dụng.
31. Lúc ngủ không nên quay chân ra cửa (tư thế dành cho người chết), hay quay chân vào bàn thờ (bất kính với bề trên).
32. Nhà có người chết ngoài đường khi nhận xác về không nên cho xác vào nhà => nếu có vong khác chiếm lấy xác thì rất nguy hiểm.
33. Có câu: Chim sa cá luỵ, thế nên gặp những con vật trong hoàn cảnh đó không nên chiếm hữu nó và đem về nhà.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (##)
ở giao dịch chứng khoán, ngành bảo hiểm, vận động viên, sở thú, võ thuật, cố vấn…
|
|
|
|
||||
Tý | Sửu | Dần | Mão | ||||
|
|
|
|
||||
Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi | ||||
|
|
|
|
||||
Thân | Dậu | Tuất | Hợi |
Mr.Bull (Theo Meiguoshenpo)
Những con giáp bội thu bất ngờ trong tháng 10 |