Bỏ Lộc dày để chuyên tâm dưỡng Khí
Chất là do khí dồi dào mà hình thành, khí lại dựa vào chất để vận hành. Nói cách khác, khí bảo vệ hình, hình lại khiến khí bình ổn, an lành. Vì thế chất lớn thì khí mở rộng, thần an thì khí tĩnh. Vinh nhục được mất không khiến người bị dao động. Buồn vui lại không thể khiến thần kinh động, như vậy mới gọi là đức. Nên Mạnh Tử nói "cần bỏ lộc dày chuyên tâm dưỡng khí" là như thế.
Hình thể của người như cây cối, có tùng bách, có bụi gai. Đặc điểm của cây cối không giống nhau, khí cụ khác nhau, căn cứ theo sự khác nhau của hình dáng mà chế thành dụng cụ khác nhau.
Quân tử thì lấy không chế được khí mới đạt được đạo. Vì thế, khí của người lương thiện không gấp, không bạo, không loạn không nóng, lượng khí rộng và có thể dung hòa vạn vật, tâm lớn như biển, tâm khí hòa thì mới có thể dung nạp được vạn vật khác nhau, như gió xuân thổi tới ấm áp; tuy cương mà vẫn có thể khắc chế, bất luận trong tình hình nào cũng không thể thay đổi đạo đức, sự thanh liêm cao thượng.
Khí của kẻ tiểu nhân thì ngược lại, hẹp hòi không khoan dung, nhu nhược không kiên cường, hỗn đục không thanh tú, thiên lệnh không đoan chính, vội vàng không thư thả. Do đó chỉ cần quan sát tỉ mỉ độ nông sâu của khí, độ tĩnh và khô của sắc thì không khó phân biệt tiểu nhân và quân tử.
Khí sâu mà thư thái, khoan dung không nóng vội thì có phúc thọ. Gấp gáp và không đều, vội vàng là người khổ hạnh.
Đồng thời khí còn có thể hiển hiện cát hung ở trên mặt. Khí tán như lông tóc, khí tụ như hạt thóc, nhìn hình không biết nguồn gốc nhưng khí ở trên mặt có thể dự báo họa phúc. Nếu khi thở mà âm thanh nhỏ đến bản thân cũng không thể nghe rõ, hoặc khi ngủ không phát ra tiếng thì là “quy tức” (hơi thở của rùa), là tướng trường thọ.
Nếu hơi thở mạnh là điềm báo đoản mệnh. Đây là nguyên nhân mà Mạnh Tử nói là cần bỏ lộc dày chuyên tâm dưỡng khí. Vì một chút lợi nhỏ mà phẫn nộ, nóng nảy thì không đáng để nhắc đến. Khí có thể dưỡng hình là do khí hành giữa ngũ tạng Lục phủ, có thể dựa vào sự thay đổi tính khí của một người hoặc là phát tán hoặc là thu lại.
Khí hiển lộ ở Ngũ nhạc Tứ độc có 6 loại: (1) Trong mà không đục, bình tĩnh, chỉ có thể là nguồn của núi sông, nhưng không thể dùng 6 loại khí để biểu đạt; (2) Nếu là mây tôn thêm cho ánh trăng thì là khí Thanh long; (3) Nếu ráng chiều chiếu trên mặt nước là khí Chu tước; (4) Nếu là gió đen thổi mây là khí Câu trần, nếu là cây cối thành tro bụi là khí Đằng xà; (5) Nếu ngưng đọng như bôi mỡ dầu là khí Bạch hổ; (6) Nếu hỗn tạp như sương khói là khí Huyền vũ.
6 loại khí trên chỉ có khí Thanh long là cát lợi, các khí khác hoặc là phá tài, kinh sợ, than khóc, bị trộm hoặc hình cốt không tốt, cuối đời vẫn còn phải lo lắng bất an. Nếu hình xương thẳng cũng cần kiên nhẫn chờ đợi khí không may mắn biến mất, vận tốt phía sau mới đến, ngoài ra còn cần dựa vào thiên phú của con người để phán đoán.
Một người có tướng mạo kỳ dị nhưng không thể phú quý là do có tạp khí bao quanh, đây giống như đỉnh núi ở xa bị mây che lấp, không dễ để nhìn rõ. Khi gặp được gió trong thổi đến, xua tan mây thì đỉnh núi kỳ vĩ sẽ hiện ra trước mắt, khiến người khác phải lưu luyến.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Trúc Loan (##)