Một bài viết hay về phương thức bổ mệnh, cải vận hữu ích. Mời các bạn cùng đọc.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Trời sụp có thể vá, xưa có thuyết Nữ Oa vá trời
Áo rách có thể vá, do có thợ hàn nối
Tình cảm đổ vỡ có thể hàn gắn, do có thuyết "gương vỡ lại lành"
Mệnh không tốt có thể bổ cứu.
Vì sao mệnh có thể bổ cứu?
Vậy phương pháp bổ mệnh như thế nào?
Người xưa dạy chúng ra rằng: "Bán bần bổ mệnh".
Nguyên lý đơn giản, chỉ có điều khó có thể thực hiện được.
Ví dụ: Bạn lâm vào tình cảnh nghèo khó, thậm chí trong tay chỉ có 2 chiếc bánh ăn không đủ no. Có một người đi đến xin bạn 1 chiếc, bạn tức giận nói: "Tôi chỉ có 2 chiếc, ăn còn không đủ no, sao có thể cho được?".
Lời nói không sai, nhưng sau khi bạn ăn xong 2 chiếc bánh cũng chỉ khoảng 3 tiếng sau là lại đói. Nếu lúc đó, bạn không do dự cho đi 1 chiếc bánh, ông trời thấy bạn là người nhân từ biết đâu sẽ ban cho bạn thật nhiều bánh và không bao giờ lo bị đói nữa.
Phương pháp này tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Có rất nhiều người nói rằng "đợi tôi phát tài, tôi sẽ làm việc thiện". Việc thiện không phải là chỉ có tiền mới làm được, làm việc thiện phải gặp dịp. Khi cơ hội làm việc thiện đến nhưng bạn lại bỏ lỡ, cho dù bạn có lòng bù đắp cũng đã không kịp nữa.
Câu chuyện dưới đây có thể sẽ cho bạn sự gợi ý sâu sắc.
Thời nhà Minh cố 3 tú tài là Trương Đại Lang, Lý Nhị Lang và Ngô Tam Lang cùng lên kinh ứng thí. Khi đi đến Hàng Châu họ nghe nói có một vị được mệnh danh là Trại Gia Cát xem tướng giỏi và chính xác liền cùng nhau đến tìm xem tướng. Trại Gia Cát nói: lần lên kinh ứng thí này có 2 người đỗ đạt cao, duy có cậu (chỉ tay vào Ngô Tam Lang) không những không đỗ mà e rằng sẽ gặp họa trên đường đi mà vong mạng.
Ngô Tam Lang sợ hãi hỏi: "Vậy tôi phải làm thế nào?"
"Hãy lập tức quay về, may ra sẽ được chết ở quê nhà". Người xưa kỵ nhất chết nơi đất khách quê người, nghĩ vậy Ngô Tam Lang đành phải quay ngựa ngày đêm không nghỉ để về nhà.
Một hôm, khi đi qua một con suối, Ngô Tam Lang gặp một người phụ nữ mang thai, trên lưng cõng một đứa bé chừng 3-4 tuổi muốn nhảy xuống nước tự sát. Ngô Tam Lang vội vã hỏi tại sao lại làm như vậy? Người phụ nữ nói rằng bố chồng đưa cho cô một đĩnh bạc, bảo đi mua gạo. Ông chủ bán gạo nói đó là đĩnh bạc giả. Nếu cô không mua được gạo về chắc chắn sẽ bị bố chồng đánh đập hành hạ, quẫn trí nên cô muốn nhảy xuống nước tự sát.
Sau khi nghe xong Ngô Tam Lang liền bảo "Chị hãy đưa bạc cho tôi xem thử!". Sau khi xem đĩnh bạc, Ngô Tam Lang nói: "Tôi thấy đĩnh bạc này không phải là giả. Chị hãy đến một tiệm gạo khác mua thử xem sao! Nếu ông chủ nói là bạc giả thì chị quay lại đây tự sát cũng chưa muộn!". Người phụ nữ nghe lời Ngô Tam Lang mang bạc đi mua gạo.
Ngô Tam Lang đi một chặng đường dài, mệt mỏi muốn tìm chỗ nghỉ ngơi. May mắn bên đường có một ngôi đình hóng mát liền xuống ngựa vào nghỉ và ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng nhiên Ngô Tam Lang nghe thấy có người gọi to tên mình, giật mình tỉnh giấc chạy ra ngoài nhìn xung quanh nhưng không thấy một bóng người. Ngô Tam Lang nghĩ rằng có thể là mình nằm mơ, định quay lại ngôi đình nằm nghỉ tiếp. Lúc này ngôi đình hóng mát bỗng nhiên đổ sụp xuống. Ngô Tam Lang hoảng sợ nghĩ lại nếu như ban nãy không có người gọi mình tất sẽ bị đè chết. Anh chàng tú tài thông minh biết rằng bản thân đã qua được kiếp nạn nên vội vàng quay lại kinh ứng thí. Đi đến Hàng Châu lại tìm đến Trại Gia Cát hỏi rằng: "Tôi đã thoát khỏi kiếp nạn, nay có thể tiếp tục lên kinh ứng thí được không?".
Trại Gia Cát kinh ngạc nói: "Cậu không những có thể được đề tên bảng vàng, sau này còn được hưởng phú quý, trường thọ. Chỉ mới có mấy, ngày mà tướng của cậu lại có sự thay đổi nhanh như vậy, ta thật không hiểu nổi. Không biết mấy ngày gần đây cậu có làm việc thiện nào không?".
Sau khi suy nghĩ hồi lâu, Ngô Tam Lang đem câu chuyện gặp người phụ nữ mang thai muốn tự sát kể lại cho Trai Gia Cát nghe và nói rằng vì muốn cứu mẹ con người phụ nữ đó nên đã ngầm tráo đổi đĩnh bạc.
"Vậy là đúng rồi! Cậu một lần đã cứu sống 3 mạng người, chẳng trách có chuyện kỳ lạ như vậy. Chúc mừng cậu! Lần này chắc chắn cậu sẽ đứng đầu bảng vàng, vinh hoa phú quý, hưởng thọ thiên thu".
Câu chuyện trên nói rõ một điều rằng, làm việc thiện phải có cơ duyên. Nếu bạn cầm 10 lạng hay thậm chí 100 lạng bạc đi cứu tế người khác cũng không bằng 1 đĩnh bạc có thể cứu 3 mạng người.
Nếu đổi là bạn, bạn có đồng ý đem bạc thật đổi lấy bạc giả không. Bạn thừa thông minh biết rằng nếu làm như vậy là ngốc nghếch. Nhưng bạn cũng nên biết ràng, cứu người như cứu hỏa, không thể chần chừ do dự.
Do đó, hành thiện người người đều biết, nhưng chỉ có điều đôi khi bạn bị chính trí thông minh của mình làm lỡ mất cơ hội.
Trong xã hội ngày nay, nhiều người bị chính trí thông mình của mình lừa gạt, kết quả làm những việc thân bại danh liệt, điều này trách ai đây? Lẽ nào trách mệnh?
Có người bị cổ phiếu cầm tù, có người bị bất động sản chi phối có người thì lại bị sự nghiệp, công xưởng cuốn vào vòng quay bất tận...
Nếu bạn hỏi họ: "Vì sao lại bị trói buộc như vậy?". Lúc đầu, chính là vì họ quá thông minh, muốn phát tài. Nếu đem tiền đi gửi ngân hàng đâu có bị rơi vào cảnh như vậy. Nhưng họ sẽ tự hỏi rằng: "Gửi tiền ngân hàng liệu sinh được bao nhiêu tiền lãi?".
Đúng là: Tự cho mình là thông minh, tự rơi xuống hố do mình đào lên, thật đáng tiếc vậy.
Bất luận mệnh tốt hay xấu, bổ cứu như thế nào nhưng khi đại nạn đến, số kiếp là điều khó tránh. Nếu không mọi người đều tìm cách bổ cứu hết, thế gian nào có sự việc bi thảm?
Tóm lại, đạo bổ mệnh chỉ có thể tìm trong sự sửa chữa sai lầm của chính bản thân mình, đi vào quỹ đạo chính xác, hoặc có thể tránh được đại họa, khiến cho bản thân có được cuộc sống bình thường, hạnh phúc, vui vẻ, Cũng có khi là được xem thế giới biến đổi thế nào, nhìn thấy con cháu ngày trưởng thành, hy vọng được yên lòng nhắm mắt xuôi tay, rời xa người thân, về nơi Tây phương.
Mệnh lý không thể không tin, nhưng cũng không nên quá mê tín. Mê tín khiến cho bản thân mê lầm mà mất đi ý chí kiểm soát.
Con người nếu biết được mệnh của mình không tốt mà có thế tránh xa điều xấu, không làm việc ác, nếu có gặp hung họa cũng không đến nỗi gây họa dẫn đến vong mạng. Nguyên nhân là do được ông trời phù hộ, hoặc chư thần bảo vệ, Bồ Tát siêu độ.
Người biết mệnh mình tốt lại ỷ vào gia thế hiển hách, cậy tiền cậy thế, không từ thủ đoạn làm việc ác, coi người khác không ra gì, làm cho người người phẫn nộ rằng gặp điềm cát cũng không phải là tốt, nhất là đề phòng vui quá hóa buồn, cuối cùng tất sẽ gặp báo ứng
Trời có đạo trời, thần có đạo thần, ai dám hành sự trái với đạo trời sẽ chẳng thể lộng hành được lâu.
(Bát tự luận đoán tuần hoàn - Phan Tử Ngư)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Khánh Linh (##)