Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Trồng cây hợp mệnh cho gia chủ vạn sự cát tường

Chỉ đơn giản với một chậu cảnh thôi là chúng ta có thể tạo ra một không gian sống vô cùng thoải mái cũng như đem lại tài vận, may mắn cho bản thân, tại sao không thử?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong chúng ta rất ít người biết rằng chỉ cần đặt các chậu hoa hay chậu cây trong văn phòng hay nhà ở một cách hợp lý thì có thể cải thiện vận khí cho nơi đó. Việc đặt chậu cảnh phù hợp không chỉ tạo cho mọi người có một môi trường làm việc thoải mái hay một không gian sống dễ chịu mà còn cải thiện được vận may cho chính bản thân mình. Mỗi người thuộc những cung khác nhau sẽ hợp với những loài cây không giống nhau:

1. Người thuộc mệnh Mộc

Màu xanh là màu đem lại may mắn cho những người thuộc mệnh Mộc, nhưng người mệnh này lại rất kỵ màu trắng. Để tăng tài vận cho người mệnh Mộc thì số chậu hoa trong nhà tốt nhất là nên để 3 hoặc 8 chậu. Bạn có thể chọn trồng các loại cây như các loại cây thuộc họ tùng trúc, cây Phát Tài, hoa Lan, hoa Thủy Tháp, sâm cảnh, cây Vạn Niên Thanh, các loại dừa cọ, cây Kim Tiền,…

 trong cay hop menh cho gia chu van su cat tuong - 1

2. Người thuộc mệnh Kim

Màu trắng và màu bạc lại là hai màu đem lại may mắn cho người mệnh Kim, nhưng lại rất kỵ với màu đỏ. Muốn tăng vận khí của bản thân thì người mệnh Kim nên để 4 hoặc 9 chậu cảnh trong nhà là thích hợp nhất. Các loại cây nên trồng cho người mệnh Kim như là: Bạch Lan, hoa Cửu Ly Hương, cây Trà Phúc Kiến, hoa Bách Hợp vàng, hoa Hàm Tiếu, hoa Mễ Lan, hoa Kim Quế, hoa Kim Ngân,…

 trong cay hop menh cho gia chu van su cat tuong - 2

3. Người thuộc mệnh Thủy

Màu sắc đem lại may mắn cho những người mệnh Thủy là màu đen, màu xám và màu xanh da trời, những người mệnh này lại rất kỵ với màu vàng. Để tăng tài vận cho người mệnh Thủy thì số chậu hoa trong nhà tốt nhất là nên để 1 hoặc 6 chậu. Bạn có thể chọn trồng các loại cây như hoa Thủy Lục, Lan Hồ Điệp, Dương Xỉ, cây Liêm Hồ Đằng, Trúc Phú Quý, cây Ngọc Kỳ Lân, cây hoa trà, cây Thường Xuân, cây Mẫu Tử, hoa Đại tướng quân,…

 trong cay hop menh cho gia chu van su cat tuong - 3

4. Người thuộc mệnh Thổ

Không giống với người mệnh Thủy, màu vàng là màu đem lại may mắn cho  những người thuộc mệnh Thổ, người mệnh này lại kỵ với màu xanh lá cây. Để tăng tài vận cho người mệnh Thổ thì trong nhà nên để 5 hoặc 10 chậu cảnh là thích hợp nhất. Chúng ta có thể chọn trồng các loại hoa như là: hoa Hàm Tiếu, hoa Mễ Lan, hoa Quế, cây Mẫu Tử, cây Thiên Tuế,…

 trong cay hop menh cho gia chu van su cat tuong - 4

5. Người thuộc mệnh Hỏa

Màu sắc đem lại may mắn cho những người mệnh Hỏa là màu đỏ, màu hồng và màu tím; những người mệnh này lại kỵ màu đen. Để tăng tài vận cho người mệnh Hỏa thì trong nhà nên để 2 hoặc 7 chậu cảnh là thích hợp nhất. Dưới đây là một số cây mà bạn có thể chọn trồng như là: hoa Giấy đỏ, hoa Son Môi, hoa Trà đỏ, cây Long Huyết, cây Văn Trúc, cây Ngũ Gia Bì, cây Thường Xuân, hoa Quế, cây Phát Tài,…

 trong cay hop menh cho gia chu van su cat tuong - 5

Vận thế là do mỗi chúng ta quyết định. Nếu bạn biết bố trí phong thủy hợp với mệnh trong ngũ hành thì con đường tài lộc sẽ càng trở nên thuận lợi và gần hơn bao giờ hết.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trồng cây hợp mệnh cho gia chủ vạn sự cát tường

Xem tuổi xông nhà năm 2015 cho người sinh năm Canh Thân 1980 –

Ngày mùng Một tết đối với văn hóa của người Việt hết sức thiêng liêng và quan trọng. Từ ngàn đời nay nét văn hóa đặc trưng này vẫn luôn được bảo tồn và duy trì trong mỗi con người Việt. Từ lời ăn tiếng nói được giữ gìn cẩn thận cho đến việc đi lại th
Xem tuổi xông nhà năm 2015 cho người sinh năm Canh Thân 1980 –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ăm hỏi nhau vào ngày đầu năm mới đều toát lên tinh thần trọng lễ nghĩa cao quý.Tuvikhoahoc.com

Ngay sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, vận thế của vạn vật đều đổi sang một chu kỳ mới. Vận mệnh của mỗi người và ngôi nhà mà họ đang sinh sống trong đó được coi là hoàn toàn thay đổi. Người bước chân vào ngôi nhà đầu tiên sẽ là sứ giả mang theo may mắn và sự tốt lành cho chủ nhà cũng như các thành viên trong gia đình. Tục xông nhà, xông đất hay còn gọi là đạp đất chính là như vậy.

Tín ngưỡng của người Việt cho rằng người đến xông nhà đầu năm sẽ ảnh hưởng sâu sắc với cuộc sống và công việc của gia đình trong cả năm mới. Bởi vậy, các bậc cao niên luôn rất cẩn trọng đối với người đầu tiên đến nhà. Việc lựa chọn người đến xông nhà đầu năm luôn rất kỹ càng.

khi

1. Xem tuổi xông nhà năm 2016 cần lưu ý các yếu tố âm dương ngũ hành của năm Bính Thân
Lịch âm được phân bổ theo vòng Thập Lục Hoa Giáp, mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tháng và mỗi năm đều thay đổi theo thứ tự 60 Can Chi trong vòng hoa giáp này. Năm 2016 là năm Bính Thân, mệnh Sơn Hạ Hỏa, tức Lửa Dưới Núi.

Năm Bính Thân: ngũ hành Hỏa
Khắc hàng Can: Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Tuất
Khắc hàng Chi: Giáp Dần
Năm Bính Thân 2016, các tuổi Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Tuất và Giáp Dần đều bị xung khắc với Thái Tuế nên khi chọn người xông nhà, gia chủ nên tránh những tuổi này.

2. Phân tích các yếu tố về âm dương ngũ hành của gia chủ Canh Thân
Người tuổi Canh Thân có mệnh là Thạch lựu mộc, nghĩa là Cây thạch lựu, thuộc hành Mộc.

Canh Thân khắc hàng Can, hàng Chi: Mậu Dần, Nhâm Dần, Giáp Tý, Giáp Ngọ nên các tuổi này cũng không phải là những đối tượng thích hợp để lựa chọn người xông đất.

3. Xem tuổi xông đất tốt nhất cho gia chủ Canh Thân
Khi xem tuổi xông nhà năm 2016, bước đầu tiên là cần chú ý tránh những vị khách có tuổi xung khắc với năm mới, nghĩa là:

Ngũ hành
Thiên can
Địa chi
Cả 3 yếu tố trên, tuổi của người khách không được xung khắc với Thái Tuế của năm 2016 là Bính Thân.

Tương tự đối với chủ nhà, 3 yếu tố trên của người khách cũng không được xung khắc với chủ nhà. Ít nhất các yếu tố trên phải Bình Hòa, tức là không hợp cũng như không xung khắc.

Tiếp theo là ưu tiên những người có nhiều yếu tố hợp nhất, như: tam hợp, lục hợp với tuổi chủ nhà, vận hạn năm nay tốt đẹp, có nhân cách tốt, tính tình vui vẻ hòa hiếu với mọi người.

Sau đây là 5 tuổi xông đất năm 2016 hợp nhất, đã được sắp xếp tốt nhất từ trên xuống thích hợp cho chủ nhà Canh Thân

Hướng xuất hành và giờ hoàng đạo
Người Việt thường chọn ngày mùng một Tết đầu năm để đi xuất hành cầu may. Khi chuẩn bị đi, chọn giờ hoàng đạo phù hợp với khoảng thời gian dự kiến. Nếu cầu tài lộc thì chọn hướng của Tài Thần đang cư trú, nếu nhà năm nay có cưới xin thì chọn Hỷ Thần để cầu phúc cầu cầu may cho đám cưới sắp tới.

Xuất hành theo hướng:

Tây Nam (Tài thần), hoặc
Hướng Tây Bắc (Hỷ thần)
Cần tránh hướng Đông Nam (Hạc thần) vì vị thần này khá xấu.
Nếu bạn xuất hành vào ngày mùng 2 tết thì hướng Tây Nam sẽ cực tốt.

Xuất hành theo các giờ hoàng đạo:

Giờ Tý: từ 23h đến 1h
Giờ Sửu: từ 1h đến 3h
Giờ Thìn: từ 7h đến 9h
Giờ Tỵ: từ 9h đến 11h
Giờ Mùi: từ 13h đến 15h
Giờ Tuất: từ 19h đến 21h
Ngày tốt mở cửa hàng đầu năm Bính Thân 2016


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tuổi xông nhà năm 2015 cho người sinh năm Canh Thân 1980 –

Tên và Bảng Hiệu doanh nghiệp hợp phong thủy

Tên doanh nghiệp và bảng hiệu logo nên hợp với phong thủy bởi đó là nơi nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng, nếu nhìn thì thuận mắt, nếu nghe
Tên và Bảng Hiệu doanh nghiệp hợp phong thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tên và bảng hiệu logo hợp phong thủy của cơ sở doanh nghiệp rất quan trọng vì nó là biếu tượng nhận diện, tượng trưng cho tinh thần của công ty.

Tên doanh nghiệp

Tên của cơ sở doanh nghiệp rất quan trọng vì nó biếu tượng cho công ty. Nếu tên nào nói lên ý nghĩa “vận may” có thể mang lại cho ban quản trị một mong ước về tinh thần. Cho nên cần chọn một cái tên có ý nghĩa với điềm lành.

Ngũ hành cũng ảnh hưởng đến tên của cơ sở:

  • Những âm bắt đầu bằng C, Q, R, S, X hoặc Z thì thuộc âm Kim,
  • Âm G hoặc K thuộc Mộc,
  • Âm B, F, M, H hoặc P thuộc Thuỷ,
  • Âm D, J, L, N, T thuộc Hoả
  • Và âm A, W, Y, E hoặc O thuộc Thổ.

Nên theo ngũ hành tương sinh như Kim với Mộc, Mộc với Hoả, Hoả với Thổ, Thổ với Kim, Kim với Thuỷ. Không nên ghép theo ngũ hành tương khắc như Thổ với Thuỷ, Thuỷ với Hoả, Hoả với Kim, Kim với Mộc và Mộc với Thổ.

Một khi các yếu tố âm dương và ngũ hành hài hoà với nhau thì kiểm tra lại tổng số nét. Những số sau đây được coi là có điểm tốt: 3, 5, 6, 6, 8, 11, 13, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 24, 25, 29, 31, 32, 35, 37, 38, 48, 52, 63, 65, 67, 68, 73, 75, 77, 78, 80, 81, 83, 84, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 97, 98, 99, 100

Bảng hiệu (biển hiệu) và Logo

Bảng hiệu, logo rất quan trọng cho cơ sở doanh nghiệp vì nó giúp nhận diện thương hiệu công ty, bởi vậy phải dễ đọc và cân bằng về kích thước, tỷ lệ và nghệ thuật vẽ trên đó.

Kích thước của bảng hiệu tuỳ vào âm dương. Thí dụ: nếu bề dài là âm (88cm) thì bề rộng phải dương, cho là 81cm.

Bảng hiệu nên có từ 3 – 5 màu, 3 tượng trưng cho lớn mạnh, 5 là đầy đủ. Bảng hiệu có 2 hoặc 4 màu thì không được tốt lắm. Việc chọn màu phải tuỳ thuộc vào việc định hướng như bảng dưới đây:

Các quy tắc tổng quát:

  1. Nhìn thuận mắt
  2. Hình dáng cân bằng
  3. Không che cửa sổ hay cửa lớn
  4. Không được hình tam giác.
  5. Không được làm bằng gỗ mềm
  6. Tỷ lệ với kích thước ngôi nhà
  7. Được gắn chặt một cách an toàn

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tên và Bảng Hiệu doanh nghiệp hợp phong thủy

Tìm hiểu về các vị Phật bản mệnh phù hộ độ trì cho 12 con giáp

Mỗi người khi sinh ra đều được Phật đi theo phù hộ, tương ứng theo năm sinh. Vậy bạn đã biết Phật bản mệnh của từng con giáp là ai chưa?
Tìm hiểu về các vị Phật bản mệnh phù hộ độ trì cho 12 con giáp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mỗi người khi sinh ra đều được Phật đi theo phù hộ, tương ứng với từng năm sinh mà đức Phật độ mệnh cho mỗi người lại khác nhau. Vậy bạn đã biết Phật bản mệnh của từng con giáp là ai chưa?  

"Pháp uyển châu lâm" có viết: "Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển, có mười hai loài thú, được Bồ tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát dặn những loài thú này bảo vệ, nhận được lợi ích, nên 12 con giáp cũng dựa vào đó để đặt ra...".

Tùy theo năm sinh mà ta phân định con giáp nào được Phật nào độ mệnh. Phật bản mệnh không thay đổi theo năm. Theo quan niệm dân gian, Phật bản mệnh sẽ bảo hộ cho bạn được bình an, cuộc sống thuận buồm xuôi gió.

 
Bạn nên biết Phật bản mệnh của mình là ai, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống sau này của bạn. Đơn giản như khi đi chùa cầu an lễ Phật, ta biết hướng về ai kêu cầu, ước nguyện. Phật không phân sang hèn, không phân già trẻ, chỉ cần bạn thành tâm cầu khấn thì mỗi đức Phật đều có công đức vô lượng, có thể bảo hộ cho ta vượt mọi khó khăn. Bày tượng Phật bản mệnh hoặc đeo vòng có mặt hình tượng Phật bản mệnh, bạn sẽ có được bình an, may mắn và hạnh phúc như ý.

 

Phật bản mệnh được phân định theo tuổi (con giáp) như sau:

 

  1. Tuổi Tý: Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
  2. Tuổi Sửu, tuổi Dần: Hư Không Tạng Bồ Tát
  3. Tuổi Mão: Văn Thù Bồ Tát
  4. Tuổi Thìn, tuổi Tị: Phổ Hiền Bồ Tát
  5. Tuổi Ngọ: Đại Thế Chí Bồ Tát
  6. Tuổi Mùi, tuổi Thân: Đại Nhật Như Lai
  7. Tuổi Dậu: Bất Động Tôn Bồ Tát
  8. Tuổi Tuất, tuổi Hợi: Phật A di đà

 

 

1. Tuổi Tý: Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
 

Người sinh năm Tý có Phật độ mệnh là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, biểu trưng cho đại từ đại bi. Ngài sẽ giúp bạn vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống, có đủ ý chí và niềm tin để chiến thắng mọi bệnh tật. Khi vận may của bạn tìm đến, Ngài sẽ góp sức để vận thế của bạn thêm huy hoàng, xán lạn. Ngược lại, nếu bạn đang gặp vận rủi, Ngài sẽ giúp bạn hóa giải khó khăn, vượt qua hoạn nạn một cách để cuộc sống bình an, hạnh phúc và may mắn.

 

Tim hieu ve cac vi Phat ban menh phu ho do tri cho 12 con giap hinh anh
 

 

Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian, Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay là một trong tứ đại Bồ Tát. Quan Âm nghìn mắt nghìn tay và Đại Thế Chí Bồ Tát là người phò trợ truyền bá Thánh pháp cho Phật A di đà. Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cùng với Phật A di đà và Đại Thế Chí Bồ Tát hợp thành “Tây phương Tam Thánh”.

 

Điển tích Phật giáo có ghi chép lại, nghìn tay của Quan Âm nghìn mắt nghìn tay dùng để cứu hộ chúng sinh, còn nghìn mắt để dõi khắp nhân gian. Sau thời nhà Đường ở Trung Quốc, tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay dần dần được rất nhiều chùa chiền thờ phụng. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay thường lấy 42 cánh tay tượng trưng cho nghìn tay, trên mỗi cánh tay đều có một mắt.

 

Chữ “nghìn” trong Quan Âm nghìn mắt nghìn tay thể hiện sự vô lượng và viên mãn, nghìn tay từ bi dang rộng cứu giúp chúng sinh, nghìn mắt trí tuệ soi thấu khắp cõi trần gian. Theo “Kinh Đà la ni”: Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay phổ độ chúng sinh, thỏa mãn mọi ước nguyện, giúp dân chúng sống đời an lạc.

 

Ngày Quan Âm nghìn mắt nghìn tay đản sinh: ngày 19 tháng 2 âm lịch.
 

Bạn có biết Một năm có bao nhiêu ngày vía Quan Âm không? 
 

2. Tuổi Sửu, tuổi Dần: Hư Không Tạng Bồ Tát

 

Người sinh năm Sửu, năm Dần có Phật độ mệnh là Hư Không Tạng Bồ Tát, đại diện cho sự thành thực và sung túc. Bất hư bất không là Thần Tài của Phật giới, khi bạn mang theo mình mặt ngọc Hư Không Tạng Bồ Tát, ngài sẽ giúp bạn mở lối thoát nguy nan, tránh hao tài phá của, vận thế tài lộc tăng tiến không ngừng, lại càng thêm sinh tài tụ lộc, được Bát Phương quý nhân tương trợ, đánh đuổi tiểu nhân, tiền tài vượng phát.

 
 

Tim hieu ve cac vi Phat ban menh phu ho do tri cho 12 con giap hinh anh 2
 

Tên phiên âm theo tiếng Phạn của Hư Không Tạng Bồ Tát là Akasagarbha, mật danh là Khố Tạng Kim Cương. Hư Không Tạng Bồ Tát là Đệ nhất phù thần của Tam Thế Chư Phật, công đức khắp hư không, thông tuệ mọi điều trên thế gian này, có tâm nhẫn nhịn tựa kim cương, ý chí kiên cường như gió lớn, đẩy lùi mọi cám dỗ trên đời. Đọc thông “Hư Không Tạng chú” có thể giữ tâm kiên định, tăng cường trí nhớ, thúc đẩy chí tiến thủ.

 

Hư Không Tạng Bồ Tát có sức mạnh ban tạng niềm vui và tài lộc. “Tạng” thể hiện phúc đức trí tuệ vô biên, “Hư Không” thể hiện sự rộng lớn khôn cùng, “Đại phương đẳng đại tập kinh” có chỉ rõ: Hư Không Tạng tựa như phú ông, chúng sinh đói khổ chỉ cần đến trước mặt Bồ Tát kêu cầu là được cứu tế. Vì thế mà Hư Không Tạng Bồ Tát còn được biết đến là vị Bồ Tát coi cứu độ chúng sinh là niềm vui.

 

3. Tuổi Mão: Văn Thù Bồ Tát

 

Người sinh năm Mão có Phật độ mệnh là Văn Thù Bồ Tát, biểu trưng của đại trí tuệ, có thể thắp lên ánh sáng tinh thần, khai sáng tư duy, tăng cao ngộ tính. Ngài giúp cho đường học hành thuận lợi, hoạn lộ thênh thang, phúc lộc đầy nhà. Người tuổi Mão sẽ càng thêm sáng tạo, ý chí kiên cường, đủ sức cạnh tranh và chiến thắng đối phương, sự nghiệp thăng tiến không ngừng.

 
 

Tim hieu ve cac vi Phat ban menh phu ho do tri cho 12 con giap hinh anh 3
 

 

Danh xưng theo âm tiếng Phạn của Văn Thù Bồ Tát là Manjusri, hay còn gọi là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. “Đại Nhật kinh” ghi rằng: Diệu Cát Tường, Văn Thù hay Mạn Thù đều mang nghĩa chỉ điều kì diệu, còn Sư Lợi hay Thất Lợi có nghĩa là phúc đức hay cát tường, gọi đơn giản là Văn Thù.

 

Văn Thù Bồ Tát là thị giả theo hầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là đại đệ tử của Đức Phật. Văn Thù Bồ Tát, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Bồ Tát được dân gian tôn là “Hoa Nghiêm Tam Thánh”. Văn Thù Bồ Tát là bậc đại trí dùng trí tuệ dẫn đường chúng sinh, tài năng đức độ đứng đầu trong các vị Bồ Tát, là biểu trưng cho trí tuệ.
 

Văn Thù Bồ Tát còn được gọi là Pháp Vương Tử, đại diện cho trí tuệ, mặc đồ màu tím vàng như Đồng tử, đỉnh đầu có 5 xoáy, tóc búi cao. Tay phải cầm Kim cương bảo kiếm (tượng trưng cho sự sắc bén của trí tuệ), có thể chém ma trừ tà, chặt đứt mọi nỗi muộn phiền. Tay phải cầm búp sen xanh, trong búp hoa có cuốn kinh Kim cương, tượng trưng cho trí tuệ vô thượng, cưỡi trên lưng sư tử (biểu trưng cho sức mạnh của trí tuệ).

 

Ngày Văn Thù Bồ Tát đản sinh: ngày 4 tháng 4 âm lịch.

 

4. Tuổi Thìn, tuổi Tị: Phổ Hiền Bồ Tát

 

Người sinh năm Thìn, năm Tị có Phật độ mệnh là Phổ Hiền Bồ Tát, đại diện cho lý trí, đức độ và đại hành nguyện. Ngài sẽ đi theo phù hộ cho người tuổi Thìn, tuổi Tị hoàn thành ước nguyện, trừ bỏ tiểu nhân, tăng thêm khí thế, quyền uy của người lãnh đạo, giúp bạn cầu được ước thấy, hạnh phúc mỹ mãn.

 

Tim hieu ve cac vi Phat ban menh phu ho do tri cho 12 con giap hinh anh 4
 

 

Tên tiếng Phạn của Phổ Hiền Bồ Tát là Samantabhadra. Phổ Hiền Bồ Tát đi theo phù trợ, truyền bá Phật giáo cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng với Văn Thù Bồ Tát hợp thành “Hoa Nghiêm Tam Thánh”.

 

Phổ Hiền Bồ Tát có lời nguyện rằng: “Phổ hiền hành nguyện uy thần lực, phổ hiện nhất thiết như lai tiền”. Phổ Hiền Bồ Tát truyền bá Phật pháp thập phương công đức vô lượng, còn tu hành đạo hạnh vô thượng, có thể độ vô biên hữu tình, dùng trí tuệ để thỏa nguyện chúng sinh, giúp muôn dân biết đến đạo Phật.

 

Phổ Hiền Bồ Tát hành thiện vô số, phân thân trong tích tắc, tùy duyên giáo hóa chúng sinh. Dân gian còn gọi Ngài là Thập Đại Nguyện Vương, “Pháp Hoa kinh” ghi rằng: chỉ cần thành tâm tín phật là Phổ Hiền Bồ Tát cùng chư đại Bồ Tát sẽ cùng hiện thân bảo hộ, giúp cho thân tâm đều được an yên, xóa bỏ mọi ưu phiền, chẳng lo yêu ma quấy phá.

Mời bạn đọc thêm: Kính ngưỡng Phổ Hiền Bồ Tát - hướng tới ánh sáng chân lý tu hành.

 

“Phổ Hiền diên mệnh kinh kí” nói rằng: Phổ Hiền Bồ Tát có sức mạnh vô cùng, có khả năng kéo dài tuổi thọ.  Ngài là đại diện cho lễ đức và hành thiện, tượng trưng cho chân lý. Ngài dùng trí tuệ dẫn lối chúng sinh, dùng hành động để làm gương cho muôn dân, hoàn thành những ước nguyện của người cầu Phật, còn được dân chúng tôn làm “Đại hành Phổ Hiền Bồ Tát”.

 

Ngày Phổ Hiền Bồ Tát đản sinh: ngày 21 tháng 2 âm lịch.

 

5. Tuổi Ngọ: Đại Thế Chí Bồ Tát

 

Người sinh năm Ngọ có Phật độ mệnh là Đại Thế Chí Bồ Tát, ban cho người tuổi Ngọ ánh sáng trí tuệ, giúp đường đời được thuận buồm xuôi gió, sự nghiệp hanh thông. Ánh sáng vĩnh hằng Phật pháp sẽ hóa sát trừ hung, ban điều như ý cát tường, chỉ lối dẫn đường cho người tuổi Ngọ phát huy năng lực để đạt đến lý tưởng cao nhất.

 

Tim hieu ve cac vi Phat ban menh phu ho do tri cho 12 con giap hinh anh 5
 

 

Đại Thế Chí Bồ Tát là vị hành giả bên cạnh Phật A di đà, còn gọi là Đại Tinh Tiến Bồ Tát, gọi tắt là Thế Chí. Đại Thế Chí Bồ Tát cùng Phật A di đà và Quan Thế Âm Bồ Tát (Quan Âm nghìn mắt nghìn tay) hợp thành “Tây phương Tam Thánh”.

 

“Bi Hoa kinh” kể rằng trước đây có một vị chuyển luân Thánh Vương, đại thái tử là Quan Thế Âm Bồ Tát, nhị thái tử là Đại Thế Chí Bồ Tát, tam thái tử là Văn Thù Bồ Tát, tứ thái tử là Phổ Hiền Bồ Tát.  Chuyển luân Thánh Vương về sau tu hành thành Phật, chính là Phật A di đà của giới Tây phương cực lạc, Quan Thế Âm Bồ Tát cùng Đại Thế Chí Bồ Tát đi theo vua cha phò trợ tả hữu hai bên.

 

“Quan vô lượng thọ kinh” ghi rằng: Đại Thế Chí Bồ Tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp nhân gian, giúp chúng sinh thoát khỏi nạn đao binh cũng như thiên tai bão lụt, công đức vô lượng, uy thế vô biên. Đại Thế Chí Bồ Tát là ánh sáng vô biên độ hóa chúng sinh.

 

Ngày Đại Thế Chí Bồ Tát đản sinh: ngày 13 tháng 7 âm lịch.

 

6. Tuổi Mùi, tuổi Thân: Đại Nhật Như Lai

 

Người sinh năm Mùi, năm Thân có Phật độ mệnh là Đại Nhật Như Lai, Ngài là biểu tượng của ánh sáng và trí tuệ, giúp người tuổi Mùi, tuổi Thân luôn giữ được tinh thần minh mẫn, trừ yêu tránh tà, cảm nhận được tinh hoa vạn vật, hấp thu linh khí đất trời, vững vàng tiến lên phía trước, cuộc đời sáng lạn, hạnh phúc.

Bạn đã biết Những điều cấm kị khi đeo bản mệnh Phật Đại Nhật Như Lai chưa?

 
 

Tim hieu ve cac vi Phat ban menh phu ho do tri cho 12 con giap hinh anh 6
 

 

Đại Nhật Như Lai là tôn xưng chí cao vô thượng trong Phật giáo Mật tông, là Đức Phật cấp cao nhất trong Mật tông. Theo đó, tất cả các đức Phật và Bồ Tát đều do Đại Nhật Như Lai mà ra, Đại Nhật Như Lai đứng đầu chỉ huy tất cả, là đức Phật khởi sinh trong giới Phật giáo Mật tông.

 

“Đại nhật” có nghĩa là thắng cả mặt trời, Đại Nhật Như Lai có thể phá bỏ mọi tà pháp, xóa mọi trở ngại trong chốn nhân gian, công đức viên mãn, đem ánh sáng trí tuệ chiếu sáng muôn nơi, không còn đêm đen che giấu, khởi nguồn sinh sôi Phật Tâm. Ánh sáng trí tuệ của Đại Nhật Như Lai khơi gợi tâm thiện trong mỗi con người.

 

Ngày Đại Nhật Như Lai đản sinh: ngày 8 tháng 4 âm lịch.
 

7. Tuổi Dậu: Bất Động Minh Vương

 

Người sinh năm Dậu có Phật độ mệnh là Bất Động Minh Vương - Bất Động Tôn Bồ Tát, tượng trưng cho lý trí, trí tuệ. Ngài sẽ thầm lặng đi theo bảo vệ, giúp cho người tuổi Dậu trên đường đời phân biệt phải trái đúng sai, nắm bắt cơ hội đến với mình, sử dụng trí tuệ để ứng phó với khó khăn, vượt qua nghịch cảnh, có được sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc. Đeo tượng Phật bản mệnh Bất Động Tôn Bồ Tát có những điều cấm kị, bạn đừng bỏ qua nhé.

 
 

Tim hieu ve cac vi Phat ban menh phu ho do tri cho 12 con giap hinh anh 7
 

 

Bất Động Tôn Bồ Tát còn có tên tiếng Phạn là Acalanatha, nghĩa là Bất Động Tôn hay Vô Động Tôn. Giáo giới tôn ngài làm Bất Động Minh Vương, là sứ giả bất động. “Bất động” ở đây chỉ tâm từ bi bền vững không chút dao động lung lay, còn “Minh” chỉ ánh sáng trí tuệ.

 

Chỉ cần nhìn thấy Bất Động Tôn Bồ Tát là tự phát thiện tâm, nghe thấy tên là đoạn mọi ác tâm, nghe thấy pháp danh như được thêm trí tuệ, hiểu rõ tâm tư thì có cơ may thành Phật.

 

8. Tuổi Tuất, tuổi Hợi: Phật A di đà

 

Người sinh năm Tuất, năm Hợi có Phật độ mệnh là Phật A di đà, tượng trưng cho ánh sáng, phúc thọ, bảo hộ cho người tuổi Tuất, tuổi Hợi trí tuệ hơn người, xóa bỏ phiền não, mệt mỏi, kiên cường gây dựng cơ đồ, hưởng đời an lạc.

Mời bạn đọc thêm: Miệng tụng Phật A di đà, kính ngưỡng ngày Phật đản sinh

Tim hieu ve cac vi Phat ban menh phu ho do tri cho 12 con giap hinh anh 8
 

Phật A di đà còn có tên tiếng Phạn là Amitayusa (Vô Lượng Thọ), Amitaba (Vô Lượng Quang). Ngài còn được gọi là Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Quang, Phật Quan Tự Tại Vương, Cam Lộ Vương. Phật A di đà là giáo chủ trong giới Tây phương cực lạc, cùng Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tài hợp thành “Tây Phương Tam Thánh”.

 

Theo ghi chép cổ, từ thời xa xưa, Ngài vốn được giáo hóa bởi Phật Thế Tự Tại Vương, nguyện gây dựng Phật Quốc tận thiện tận mĩ (nơi cực lạc), dùng cách đi độ hóa chúng sinh, phát 48 lời thề nguyện, nhờ đó tu hành thành Phật A di đà. Những ai có cơ may gặp được Ngài thì có thể thoát khỏi mọi nỗi thống khổ trên đời.

 

Ngày Phật A di đà đản sinh: ngày 17 tháng 11 âm lịch. (Đây kì thực là ngày sinh của Vĩnh Minh Diên Thọ đại sư, tương truyền là đấng tái sinh của Phật A di đà.)

An An 

Lịch Phật hàng năm - những ngày lễ lớn kính ngưỡng Phật, Bồ Tát Địa Tạng Vương Bồ Tát - Địa ngục chưa trống thề không thành Phật Vì sao Đức Phật, Bồ Tát ngồi trên hoa sen mà không phải loài hoa khác?
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tìm hiểu về các vị Phật bản mệnh phù hộ độ trì cho 12 con giáp

Con giáp nào 'xui' nhất năm 2015?

Dù không muốn xuất hiện trong danh sách này, người tuổi Tý, Tuất, Sửu... nên cẩn trọng trước những xui xẻo không lường trước trong năm 2015.
Con giáp nào

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

No1: Tuổi Sửu

Sự nghiệp và tình duyên của người tuổi Sửu trong năm Mùi khá bình thường, thậm chí còn gặp phải những điều không may. Trong công việc, bạn cần thận trọng đề phòng có kẻ tiểu nhân "chơi xấu". Do đó, thay vì đặt niềm tin quá nhiều vào người khác, bạn nên tin tưởng vào sự lựa chọn của chính mình.

suu-4489-1419916485.jpg

Đặc biệt, người tuổi Sửu nên hết sức cẩn trọng trong những tháng 6 và 7 âm lịch. Nhiều khả năng, chuyện tình cảm của bạn sẽ gặp rắc rối, thậm chí xuất hiện những dấu hiệu rạn nứt. Nếu không khéo léo và bình tĩnh xử lý, mọi chuyện sẽ thêm rắc rối. Những rạn nứt ấy ngày càng lớn và khó có thể “phục hồi” như xưa.

No2: Tuổi Tý

Đối với người tuổi Tý, năm Mùi sẽ không lý tưởng để thực hiện các kế hoạch lớn về công việc và tình cảm. Do đó, bạn cần thận trọng, đặc biệt là tháng 7 âm lịch và 3 tháng cuối năm. Bởi nhiều khả năng bạn sẽ gặp rắc rối về kiện tụng hoặc vấn đề về sức khỏe trong thời gian đó. 

No3: Tuổi Tuất

Nếu có dự định đầu tư hoặc kinh doanh, người tuổi Tuất nên đợi đến sang năm, bởi năm 2015 bạn sẽ gặp không ít xui xẻo, ảnh hưởng xấu tới những dự định đó. Bạn nên đề phòng có người sẽ lợi dụng lòng tốt và khả năng chuyên môn của bạn để làm những việc bất chính.

tuat-4488-1419916485.jpg

Lúc đầu, họ ngon ngọt dụ dỗ bạn, nếu thàng công, họ sẽ “hẫng tay trên” của bạn, còn nếu thất bại, bạn sẽ là người duy nhất lãnh hậu quả. Ngoài ra, bạn cần cẩn trọng trong vấn đề đi lại. Có khả năng bạn sẽ bị ngoại thương nghiêm trọng.

No4: Tuổi Mùi

Năm 2015 chính là năm tuổi của con giáp này. Theo quan niệm dân gian, năm tuổi của mỗi người cũng mang lại không ít xui xẻo cho người đó. Về công việc, sẽ có kẻ xấu lợi dụng sự tin tưởng của bạn để làm việc không hay. Về tình cảm, có kẻ thứ ba “phá đám” tình yêu đang nhen nhóm hoặc đã mặn nồng của bạn.

Mr.Bull (theo TX)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Con giáp nào 'xui' nhất năm 2015?

Bí quyết thành công của người tuổi Mão

Người tuổi Mão có tay nghề hơn người, họ cũng rất chịu khó tiếp thu ý kiến của người khác. Đó chính là bí quyết thành công của người tuổi Mão.
Bí quyết thành công của người tuổi Mão

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Tay nghề hơn người

Mike Jordan sinh năm 1963 (Quý Mão), là danh thủ bóng rổ người Mỹ. Anh nổi tiếng bởi những động tác linh hoạt, phản ứng nhanh, xuất quỷ nhập thần trong các trận đấu. Năm 1984, Mike Jordan ký hợp đồng với đội bóng rổ Chicago thời hạn 6 năm với thù lao 5 triệu USD. Bằng tài năng và danh tiếng của mình, Jordan còn ký hợp đồng với công ty Boer trong 8 năm với doanh thu 25 triệu USD. Ngoài ra, anh còn ký hợp đồng quảng cáo với hãng Coca Cola, hãng MacDonald, công ty Shefeuly và thu về 21 triệu USD...

Biết lắng nghe ý kiến của người khác

Bi quyet thanh cong cua nguoi tuoi Mao hinh anh
Người tuổi Mão có tay nghề hơn người

 
King Gillette sinh năm 1855 (Ất Mão). Năm 1871, khi  Gillette 16 tuổi, do gia đình gặp rủi ro, ông phải thôi học và đi bán hàng. Một lần, ông chủ là William Paint gợi ý với anh về việc khai thác một loại sản phẩm dùng xong đôi lần thì vứt đi và khách hàng phải mua liên tục, thường xuyên. Câu nói đó đã làm cho Gillette nảy ra ý tưởng độc đáo. Năm 1901, ông thành lập công ty bảo hiểm dao cạo Gillette. Vì lưỡi dao giá rẻ lại thường xuyên cải tiến nên Gillette nhận được sự hoan nghênh lớn của khách hàng. Đến năm 1962, lưỡi dao cạo Gillette chiếm 90% thị trường nước Mỹ. Hiện trên thế giới có hơn 1 tỷ người sử dụng sản phẩm của Gillette.

Theo Diendandoanhnghiep


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bí quyết thành công của người tuổi Mão

Các bước luận đoán lá số Tử vi (phần 2)

Trong đời người, cứ mỗi 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp hạn tam tai, thường thì hạn năm giữa là nặng nhất.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Liên hệ giữa Mệnh-Thân và Hạn trong Tu Vi

Mệnh Thân và Hạn tốt - Người có cung Mệnh tốt thì chỉ xứng ý toại lòng lúc còn trẻ tuổi, đến tuổi trung niên và hậu vận thì cũng cần phải được cung Thân tốt thì mới được trọn vẹn. Nếu được Hạn tốt nữa thì ví như gấm thêm hoa.

Mệnh Thân tốt gặp Hạn xấu - Mệnh Thân tốt có thể giải trừ được một phần lớn ảnh hưởng xấu của Hạn.

Mệnh Thân xấu được Hạn tốt - Được phát ví như lúa non gặp mưa thuận gió hòa, cây khô gặp mùa Xuân, nhưng không bền.

Mệnh Thân và Hạn xấu - Rất xấu như sinh bất phùng thời.

phật từ bi

Ảnh hưởng của Chính tinh là Nam hay Bắc Đẩu Tinh nhập hạn trong Tu Vi

Nam Đẩu Tinh nhập hạn - Ảnh hưởng mạnh mẽ vào khoảng nữa phần thời gian sau của Đại và Tiểu vận. Nếu bị Tuần Triệt thì đoán ngược lại.

Các Nam Đẩu Tinh là Thái Dương - Thiên Cơ - Thiên Đồng - Thiên Lương - Thiên Tướng và Thất Sát. Các chính tinh trên hợp với người dương nam và âm nữ, nếu được miếu vượng hay đắc địa thì càng thêm tốt đẹp.

Riêng hai chính tinh Tử Vi và Thiên Phủ là Nam Bắc Tinh

Bắc Đẩu Tinh nhập hạn - Ảnh hưởng mạnh mẽ vào khoảng nữa phần thời gian đầu của Đại và Tiểu vận.

Các Bắc Đẩu Tinh là Thái Âm - Vũ Khúc - Tham Lang - Liêm Trinh - Phá Quân và Cự Môn. Các chính tinh trên hợp với người âm nam và dương nữ, nếu được miếu vượng hay đắc địa thì càng thêm tốt đẹp.

Ảnh hưởng của Sao nhập hạn

Ảnh hưởng các Sao lưu động mỗi năm 

Đại Tiểu Hạn trùng phùng 

Cung gốc đại vận 10 năm với lưu niên tiểu vận đồng cung, sự việc tốt xấu hay dở của năm xem hạn tại cung trùng phùng này sẽ gia tăng.

Thí dụ: hạn năm Ngọ 32 tuổi lưu niên chữ Ngọ trùng với cung gốc của đại vận 23-32 tuổi

Yếu tố thiên thời của đại-vận (10 năm) trong Tu Vi

Mỗi đại-vận là một thiên-thời, đắc được thiên-thời gặp vận hội tốt đời sẽ lên hương, còn mất thiên-thời thì đời sẽ thấy khó-khăn để rồi đi xuống.

Lấy ngũ hành của tam hợp tuổi đem so-sánh với hành tam hợp của cung đại vận nhập hạn:

Tam hợp tuổi tương đồng hành tam hợp vận - đắc vận Thái-tuế (thiên-thời) là đại-vận tốt đẹp nhất trong đời; thêm sao tốt nhập hạn thì được như gấm thêu hoa, nếu gặp ách-nạn thì cũng sẽ được cứu-giải mà qua khỏi.

Trường-hợp bị Hung-sát-tinh phá cách như Không-Kiếp ... thì vẫn được lên nhưng rồi dễ xuống, hay gặp khó-khăn và trở-ngại, vận hội tốt còn hưởng độ 50% mà thôi.

Đại-vận này cần phải được thêm tam-hợp Sinh-Vượng-Mộ hổ trợ thì mới được hưởng vận Thiên-thời một cách chính-đáng, trọn-vẹn và bền-bỉ.

Thí dụ: các người tuổi Dần-Ngọ-Tuất đại vận 10 năm đến các cung Dần-Ngọ-Tuất (đại vận hỏa đồng hành tam-hợp tuổi hỏa)

Tam-hợp-vận sinh-nhập hành tam-hợp-tuổi - được thuận-lợi và sức-khỏe tốt; tuy-nhiên vì nằm trong tam-hợp Thiên-không nên cũng hay dễ xảy ra những sự thất-bại và buồn lòng, nếu đắc Hóa-khoa có thể cứu-giải.

Thí dụ: các người tuổi Dần-Ngọ-Tuất đại vận 10 năm đến các cung Hợi-Mão-Mùi (đại vận mộc sinh hành tam-hợp tuổi hỏa)

Tam-hợp-tuổi khắc-xuất hành tam-hợp-vận - bị sa-lầy, nhiều vất-vả (Thiếu-âm), phải gắng công tranh-đấu (Phá-Hư-Mã); có thể nhờ đến phần Nhân-hòa (sao) giúp-đỡ.

Thí dụ: các người tuổi Dần-Ngọ-Tuất đại vận 10 năm đến các cung Tỵ-Dậu-Sữu (đại vận kim bị hành tam-hợp tuổi hỏa khắc)

Tam-hợp-vận khắc-nhập hành tam-hợp-tuổi - khắc ngược rất xấu, cần phải có được nhiều sao tốt để cứu giải.

Thí dụ: các người tuổi Dần-Ngọ-Tuất đại vận 10 năm đến các cung Thân-Tý-Thìn (đại vận thủy khắc hành tam-hợp tuổi hỏa)

Yếu tố địa lợi của Đại-vận (10 năm) trong Tu Vi

Địa-lợi là nơi an thân của bản mệnh tại đại vận. Nếu cung hạn tương sinh tất bản mệnh sẽ được vững chắc an lành. Phần này phải lấy ngũ hành nạp âm của mệnh so-sánh với ngũ hành của cung nhập-hạn :

Tương-Sanh - sức-khỏe dồi-dào và thường gặp may-mắn.

Thí dụ người mệnh hỏa đại vận đến hai cung Dần-Mão thuộc mộc được tương sinh.

Tương-Khắc - sức-khỏe kém, thường gặp nhiều khó-khăn và bất trắc xảy ra.

Thí duï người mệnh hỏa đại vận đến hai cung Hợi-Tý thuộc thủy bị tương khắc.

Nếu hành bản mệnh bị hành của cung đại-vận khắc rất xấu, nhưng được Chính-tinh tại cung đại-vận sinh-nhập lại mệnh (tức cung sinh sao và sao sinh lại mệnh) là cách "tuyệt xứ phùng sinh" rất tốt (ví dụ người mệnh hỏa bị hành của cung đại vận tại Hợi hay Tý thuộc thủy khắc, nhưng lại được chính tinh Thiên Cơ hoặc Thiên Lương tại Hợi-Tý thuộc mộc sinh lại bản mệnh)

Yếu tố nhân hòa của đại-vận (10 năm) trong Tu Vi

Nhân-hòa là thứ cách quan trọng sau yếu-tố Thiên-thời, nếu được Thiên-thời và Địa-lợi nhưng không được phần "Nhân-hòa" thì dù bản-thân có may-mắn đến đâu thì cũng phải bị nhiều vất-vả mới được thành-công, vì ít được sự trợ-giúp của bên ngoài.

Phần này phải xem bộ Chính tinh Đại-vận có cùng hay khác thế lưỡng-nghi với bộ Chính tinh của tam hợp Mệnh:

Nếu Chính tinh đồng bộ cùng phe phái lưỡng-nghi (như Tử-Phủ-Vũ-Tướng gặp Sát-Phá-Liêm-Tham) thì khi chuyển vận gặp nhau ít thay-đổi, thêm Trung-tinh đắc cách tam-hợp thì được hòa-thuận tốt đẹp.

Bằng như khác phe phái (như Cơ-Nguyệt-Đồng-Lương gặp Sát-Phá-Liêm-Tham) thì hẳn là có sự đụng-độ và khó-khăn, phần thiệt-hại vẫn là phần của phe yếu thế là Cơ-Nguyệt-Đồng-Lương; nếu gia thêm Sát-tinh nhập hạn thì sẽ gặp nhiều chuyện không may.

Tư-thế của bốn bộ Chính tinh (Tứ tượng) trên muốn được thêm hoàn-mỹ và thành-công thì cần phải có tối thiểu:

- Bộ T-P-V-T cần nhất là Tả-Hữu, Thai-Tọa

- Bộ S-P-L-T cần nhất là Thai-Cáo và Lục-sát-tinh

- Bộ C-N-Đ-L cần nhất là Xương-Khúc và Khôi-Việt

- Bộ C-N cần nhất là Hồng-Đào, Quang-Quý

* So-sánh hành Sao nhập hạn sinh hay khắc với hành Mệnh, bộ Sát-Phá-Liêm-Tham mỗi khi nhập hạn thường có những cuộc thăng-trầm khá quan-trọng xẩy ra.

Luận về Lưu niên đại hạn trong Tu Vi

Ngoài cách xem các đại vận 10 năm ra, nếu muốn xem đại vận một cách tường tận hơn thì phải xem cả lưu đại hạn của từng năm một.

Nếu muốn biết xem lưu đại vận từng năm một của mỗi 10 năm đại vận thì phải khởi năm thứ nhất từ con số đầu ghi ở cung gốc đại hạn muốn xem, tính tiếp sang cung xung chiếu của cung gốc hạn là năm thứ hai, sau đó:

Dương Nam - Âm Nữ : Từ năm thứ hai ở cung xung chiếu lùi lại một cung (theo chiều nghịch kim đồng hồ) là năm thứ ba, xong trở thuận lại cung xung chiếu ghi số tiếp năm thứ tư, rồi tiếp tục theo chiều thuận ghi tiếp mỗi cung một số cho các năm kế tiếp cho đến cung gốc của đại hạn sau.

Xem bảng thí dụ cách tính lưu đại vận của 10 năm đại vận từ 22 đến 31 tuổi của tuổi Dương Nam / Thủy Nhị Cục bên trái dưới đây.

Âm Nam - Dương Nữ : Từ số của năm thứ hai ở cung xung chiếu tiến lên một cung (theo chiều thuận kim đồng hồ) ghi số kế tiếp là năm thứ ba, xong trở lùi lại cung xung chiếu ghi số tiếp năm thứ tư, rồi tiếp tục theo chiều nghịch ghi tiếp mỗi cung một số cho các năm kế tiếp cho đến cung gốc của đại hạn sau.

Luận về Lưu niên tiểu vận (1 năm) trong Tu Vi

Trong lá số Tử Vi, chung quanh phần địa bàn (trung tâm của lá số) kế bên ô mỗi cung đều được ghi 1 địa chi (ví dụ Tý-Sửu-Dần-Mão ...) theo chiều nam thuận nữ nghịch, đó chính là năm tiểu vận tại mỗi cung của đời người - ví dụ năm Kỷ Mão thì xem tiểu vận tại cung có ghi chữ Mão, năm Canh Thìn thì xem tiểu vận tại cung có ghi chữ Thìn ...

Khi xem tiểu vận phải xem phối hợp với cung gốc của 10 năm đại vận của tiểu vận đó. Tiểu hạn (dầu tốt hay xấu) chỉ phụ giúp thêm hay làm giảm bớt 10% ảnh hưởng của Đại vận.

Mỗi tiểu hạn, chúng ta cần phải so sánh đến các tương quan giữa Can Chi của tuổi với Can Chi của năm nhập hạn vaø ngũ hành của các sao nhập hạn, sau đó phải so sánh hành bản mệnh với hành của cung tiểu vận nhập hạn theo bảng dưới đây để biết được tiểu vận đó tốt hay xấu.

So sánh hành Can của tuổi và Can năm nhập hạn (gốc, quan hệ)

So sánh hành Chi của tuổi và Chi năm nhập hạn (ngọn, thứ yếu)

So sánh hành bản mệnh và hành của năm hạn (tính theo nạp âm) để biết mức độ đắc thất.

So sánh Can của tuổi và Hành sao nhập hạn phụ thêm để quyết định.

Phụ luận :

Trong đời người từ nhỏ đến 60 tuổi có 5 lần gặp năm Thiên khắc Địa xung nhưng chỉ có 2 lần xung quan trọng là Năm 43 tuổi (hàng Can bị sinh xuất) và Năm 67 tuổi (hàng Can bị khắc nhập) vừa là giai đoạn gặp Thiên thương hay Thiên sứ.

Còn Năm 49 tuổi thường xấu vì tuy hàng Can của năm được sinh nhập (hưng vượng) nhưng hàng Chi lại nằm ở thế Phá Hư (không đắc ý) nên khiến cho từ chổ thành công mà lại đưa đến chỗ thất bại bất mãn; chẳng khác gì cây bị úng nước, rể phải hư và ngọn bị héo tàn.

Từ 49 đến 50 tuổi, 53 đến 60 tuổi và từ 67 đến 70 tuổi là ba đoạn đường đổ dốc để lượn lên các ngôi sơ thọ (50) - trung thọ (60) và thượng thọ (70) luôn luôn có Thương cung Nô và Sưù cung Ách là hai đồn canh đứng chặn giữa ba đoạn đường đại vận này để kiểm soát suôi ngược.

Người lái xe phải lành nghề (vòng Thái Tuế) vững tay lái, xe không ham chở nặng (Quyền Lộc) thì mới mong được an toàn.

Thương (thổ cung Nô) phụ tá của Thiên Sứ, gây ra tổn hại; có phần nào nhẹ tay hơn Sứ (cho người có đại vận đi xuôi gặêp Thương trước).

Sứ (thủy cung Ách) thi hành lệnh gieo tai ách

Mức độ nặng nhẹ của Thương-Sứ thi hành nhiệm vụ là tùy thuộc vào các Sát tinh nhập cuộc tại cung Nô và Ách như Văn Xương, Kình Dương (cung Tứ chính / các tuổi Giáp Mậu Canh Nhâm), Không Kiếp, Thiên Không, Tang Môn ...

Ngoài ra trong 3 đại vận liên tiếp trên, ít nào cũng năm sáu lần tiểu hạn đụng đầu Đào Hồng gặp Thiên không, Lưu hà và Kiếp Sát rất dễ gây ra sức ép với tuổi già.

Trừ phi Mệnh hay Thân đắc Thọ tinh hợp hành làm nồng cốt và không bị nghiệp báo Hình Riêu, Không Kiếp lũng đoạn.

Trong đời người, cứ mỗi 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp hạn tam tai, thường thì hạn năm giữa là nặng nhất. Trong các năm nhập hạn tam tai thường gặp nhiều trở ngại, rủi ro hoặc khó khăn trong công việc. Ngoài ra không nên tu tạo hay tậu mãi nhà đất trong những năm hạn này. Còn việc hôn nhân, cưới hỏi thì ít bị ảnh hưởng. Đây chỉ là những dự đoán về hạn xấu chung để mà phòng tránh thôi chứ không chắc hẳn sẽ xảy ra như vậy.

Nếu năm nhập hạn trong lá số Tử Vi tốt thì hạn xấu của năm tam tai sẽ được giảm bớt, ngược lại nếu năm hạn trong lá số xấu mà gặp thêm năm tam tai thì năm hạn xấu sẽ càng xấu thêm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các bước luận đoán lá số Tử vi (phần 2)

Sự tích ông Công ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Tìm hiểu sự tích ông Công ông Táo theo truyền thống. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch) các gia đình thường làm cơm cúng Táo quân về trời.
Sự tích ông Công ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tìm hiểu sự tích ông Công ông Táo theo tuyền thống: Ông Công, ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xem là vị Thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà.


Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch) các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn đưa Táo quân về trời. Tục lệ này đã có từ xa xưa dựa theo những truyền thuyết được dân gian lưu truyền. Táo Quân có nguồn gốc từ 3 vị thần: Thần Đất, thần Nhà và thần Bếp. Vì sao ngày 23 tháng Chạp lại cúng Táo quân, cùng tìm hiểu nhé!

  Sự tích ông Công ông Táo kể rằng ngày xưa có hai vợ chồng rất nghèo khổ, người chồng tên là Trọng Cao, người vợ tên là Thị Nhi. Hai người lấy nhau đã lâu mà không có con, chính vì vậy cuộc sống hai vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi. 
 
Một ngày nọ, vì quá tức giận mà Trọng Cao đánh vợ mình. Giận chồng, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và bị một người đàn ông có tên Phạm Lang dùng lời ngon ngọt để quyến rũ, hai người sống như vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mãi không về, liền nóng ruột đi tìm khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Ông quyết định bỏ nhà, bỏ công ăn việc làm để đi hành khất tìm vợ. 

Su tich ong Cong ong Tao trong tin nguong dan gian Viet Nam hinh anh
Trọng Cao hành khất tới xin nhà giàu - gặp lại Thị Nhi
  Một hôm vì quá đói và mệt, Trọng Cao gõ cửa một nhà giàu để xin ăn thì được bà chủ - chính là Thị Nhi mang cơm ra cho. Hai người bàng hoàng khi nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ lại ùa về. Thế nhưng, Phạm Lang lại sắp đi làm đồng về, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm ở góc vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì. 

Su tich ong Cong ong Tao trong tin nguong dan gian Viet Nam hinh anh 2
Phạm Lang đốt rơm vô tình thiêu cháy Trọng Cao
  Thật không may, Phạm Lang về nhà mục đích là để lấy tro mang ra bón ruộng, nên ông bèn châm lửa đốt đống rơm mà Trọng Cao đang say ngủ trong đó. Nhìn thấy người chồng cũ của mình bị chết cháy, Thị Nhi bèn lao vào lửa để chết theo. Phạm Lang vì thương vợ nên cũng lao mình vào đám cháy để cùng chết. 

Cách rút bớt chân bát hương và vệ sinh ban thờ ngày Tết
Vệ sinh bát hương ngày tết là điều nên làm khi tết đến xuân về, chúng ta nên vệ sinh ban thờ vào ngày 23 tháng Chạp.
Cũng có truyền thuyết ông Công ông Táo kể rằng: Một hôm vào ngày lễ, Thị Nhi đang đốt mã hóa vàng ngoài sân thì thấy có người hành khất tới xin ăn. Thị Nhi nhận ra đó chính là Trọng Cao – người chồng cũ của mình, liền động lòng thương và mang gạo ra cho. Phạm Lang có chút nghi ngờ qua cử chỉ  thân mật khác thường của vợ mình và người hành khất. Thị Nhi thấy chồng mình như vậy thì xấu hổ, nói đoạn nhảy luôn vào đống lửa đang đốt mã để tự tử. Trọng Cao và Phạm Lang thấy vậy cũng nhảy vào cùng chết, một người thì cảm tình ân nghĩa, một người vì lòng yêu thương vợ. 

Su tich ong Cong ong Tao trong tin nguong dan gian Viet Nam hinh anh 3
3 người được phong làm Táo Quân
Thượng đế (ông Trời) thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc: -Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp. -Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà. -Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
 
► Mời các bạn: Xem lịch âm và giờ hoàng đạo chuẩn xác tại Lichngaytot.com

Tổng hợp
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sự tích ông Công ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Nhà ở lành dữ thông qua ngoại hình

Ngoại hình ngôi nhà là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tài vận, sự nghiệp của gia chủ. Do vậy, cần phải cân nhắc kỹ yếu tố này khi chọn mua nhà.
Nhà ở lành dữ thông qua ngoại hình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngoại hình ngôi nhà là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tài vận, sự nghiệp của gia chủ. Do vậy, cần phải cân nhắc kỹ yếu tố này khi chọn mua nhà.

(Ảnh minh họa)

- 4 phía nhà nhô cao là tốt. Phúc lộc dồi dào, làm ăn phát đạt, con cái tài giỏi.

- Phía trước nhà có gò cao, phía sau có núi đồi, phía Đông có dòng nước, phía Tây có đường là đại cát. Con cháu đời đời làm quan, hưởng lộc may mắn.  

- Phía Đông cao, Tây thấp, phía Bắc có núi nhiều là đại cát. Tiền của như núi, trên dưới vui vẻ, thuận hòa.

- Tây ngắn, Đông dài, chủ nhà may mắn, của cải dồi dào, con cháu thịnh vượng.

- Phía Nam có gò đất, phía Bắc có đồi, phía Tây có dòng nước chảy về phía Nam, địa thế thấp dần về phía Đông, kéo dài hơn 1 dặm là tốt.

- 2 bên Đông, Tây có dòng sông chảy qua là tốt. Gia chủ luôn gặp may, hậu thế đời đời hưởng phúc.

- Phía Tây Nam có hồ nước, Đông Bắc có đồi núi là tốt. Gia chủ giàu sang, con cháu hưởng lộc trời.

- Hướng Tây Nam có gò đất cao, là cát. Càng ở lâu, con cháu càng vinh hiển, đời đời thịnh vượng.

- Hướng chính Bắc cò gò mộ là cát. Ở chốn này, người quân tử làm quan hưởng lộc, bình dân thì gia đạo êm ấm.

- Phía Tây Bắc có gò đồi, tốt. Gia đình ngày càng thịnh vượng. Con cháu thành đạt làm rạng rỡ tổ tông.

- Phía Nam và phía Bắc có núi cao, phía Đông và phía Tây có bãi cát, ao hồ, chủ nhà phú quý, trường thọ.

- Phía Đông Bắc có gò đồi là cát. Của cải dồi dào, con cháu hưng thịnh.

- Phía Bắc nhà ở có gò đồi, phía Nam gần ao hồ, địa thế cao dần về phía Tây Bắc là tốt. Con cháu vinh danh rạng rỡ tổ tông.

- Phía Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc có đồi cao, phía Tây Nam có núi đồi, phía Nam thoai thoải là tốt. Dựng nhà nơi đây, lắm của nhiều con. Con cháu tài ba, vinh hiển.

- Phía Tây Bắc có núi dài hơn vạn dặm, hướng Đông Nam lại có núi cao trùng trùng điệp điệp, địa thế Tây Nam, Đông Bắc bằng phẳng thì giàu sang.

- Phía Bắc có núi, phía Đông có dòng nước trong xanh, hướng Tây có đường đi là tốt. Con cháu làm vinh hiển. 

(Theo Phong thủy cổ đại)

 

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nhà ở lành dữ thông qua ngoại hình

Điểm cốt yếu trong khảo sát và chọn nhà ở –

Rất nhiều người hy vọng mình sẽ chọn được một ngôi nhà có phong thuỷ tốt để ở, song lại không biết phải chọn như thế nào? Đã có thầy phong thuỷ tổng kết và rút ra được những điểm cốt yếu trong chọn nhà ở, dưới đây xin cung cấp để độc giả quan tâm tha

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

m khảo khi mua nhà cho mình.

nhacaotang1

1. Thời gian xem nhà: Thích hợp nhất là vào lúc ánh nắng mặt trời chiếu rộng khắp, dưới ánh sáng mặt trời có thể thấy rõ được môi trường bên trong cũng như bên ngoài nhà, nếu xem vào lúc trời u tối, lúc hoàng hôn hoặc buổi tối thì khó có thể phán đoán chính xác khí tượng của nhà.

2. Khi quan sát cửa: Khi bước vào nhà nên dừng lại ở chỗ cửa ra vào một lát, định thần quan sát toàn bộ môi trường bên trong nhà, khi vào trong rồi cần chú ý đến các vấn đề sáng tối, lạnh nóng, tụ tán, từ đó biết được nhà đó có ấm đông mát hè hay không, có tác dụng “tăng phong tụ khí” hay không.

3. Hình thế bên ngoài: Xem hình thế sơn xuyên (núi non) bên ngoài nhà, thuộc môi trường phong thuỷ gì. Ví dụ như ra khỏi cửa nhìn thấy núi thì cũng phải quan sát xem hình dáng của núi đó ra sao, có đẹp không, đá xếp thành lớp hay lộn xộn v.v…

Phong thuỷ có viết: “Sơn quản nhân đinh thủy quản tài” – (Núi giữ người mà nước thì giữ của cải). Ý nói là hình dáng núi đẹp tât có văn nhân nhã sĩ; hình dáng núi khoẻ đẹp có khí thế thì sẽ có người tài ba dũng mãnh, trái lại thế núi kém thì nếu sinh ra nam giới sẽ thiếu khí chất cương cường.

Nếu nhà tựa vào núi có hình dạng lồi lõm, đá mọc lởm chởm, theo phong thuỷ học đó thuộc hung sơn, gặp trường hợp này có thể treo rèm đầy cho cửa sổ để hoá giải.

Khi chọn nhà cần chú ý một số điểm về địa hình và địa thế như sau:

–    Nhà xây cất ở nơi có dốc núi phần nhiều là đứng đơn độc, cần chú ý đến tầm quan sát, địa thế phía sau nhà nên cao, địa thế phía trước nên thấp. Chú ý trước nhà địa thế thấp nhưng phải là thấp dần theo dốc, kị thâp cách bậc theo tầng theo lớp, thấp tụt xuống đột ngột thậm chí còn là dốc đứng, nhìn xuống có cảm giác sâu thăm thẳm.

–    Nhà ở có địa thế ngược lại với trên, tức là phía trước cao phía sau thẫp là rất không thích hợp; nếu phía sau nhà địa thế thấp hẳn xuống, có khi là vực sâu sẽ tạo cảm giác sợ hãi, lo lắng mất an toàn.

–    Địa thế đất xung quanh chỗ làm nhà thấp, khi trời mưa dễ tích tụ thủy khí, ngoài ảnh hưởng ẩm ướt ra còn tạo cho người ờ có cảm giác khó chịu.

–    Nhà xây dựng độc lập trên núi, là môi trường ở yên tĩnh và thanh nhã, tránh xa được bụi trần. Nhưng nếu địa thế càng lên cao càng vắng, nhà ở càng ít đi, xung quanh không có nhà hàng xóm khác thì không nên chọn nơi như vậy.

4. Vị trí nhà: Xét đến các vấn đề như giao thông, bệnh viện, mua hàng, đi học xem có thuận tiện hay không. Ngoài ra cần chú ý quan hệ giữa nhà với đường đi, sông ngòi.

–    Đường đi hoặc sông phía trước nhà uốn lượn hình chữ u, nếu nhà ở vào đúng vị trí phần cong đáy chữ U phía trong thì chẳng khác gì ở nơi có thành quách bảo vệ, sẽ tạo được tâm lý vững vàng khoẻ khoắn. Nếu ở phía bên ngoài chỗ phần cong đáy chữ U thì tình hình ngược lại, sẽ tạo cảm giác bất an, lo lắng.

–   Nhà ở trên đất hình tam giác. Nhà làm trên đất hình tam giác nếu theo hình đất nhà sẽ có các góc nhọn, nó thuộc loại nhà ở nơi đường giao nhau hình chữ Y, xe ô tô qua lại hai bên nhà sẽ ồn ào hỗn độn, không hợp với nguyên tắc tứ bình bất ổn.

–   Phía trước nhà có đường đi hoặc sông ngòi hình chữ T. Nhà ở vị trí này là điểm giao hội của dòng xe cộ qua đường hoặc dòng nước chảy trên sông, là nơi quá nhiễu động, hoàn toàn không phù hợp nguyên tắc tứ bình bát ổn.

5. Hơi của nhà. Muốn xem hơi của nhà ngoài việc quan sát kiểm tra bên ngoài nhà ra còn phải dựa vào cảm nhận của cá nhân, do cảm giác thứ 6 ở trẻ nhỏ thường mạnh hơn người lớn mà rất nhiều người khi đi xem nhà mới thường mang theo trẻ nhỏ đi cùng, thông qua biểu hiện của trẻ để phán đoán hơi của nhà mới tốt hay xấu. Nếu như trẻ bước vào nhà với dáng dấp lo lắng, thận trọng, không dám ở lại lâu, điều đó chứng tỏ nhà này không tốt, không nên chọn ở; trái lại, trẻ lưu luyến không muôn rời, đó là nhà tốt.

Đôi khi chúng ta phải dựa vào sự cảm nhận của bản thân dể phán đoán hơi của nhà. Khi chúng ta bước vào một ngôi nhà nào đó, bên trong tuy không có người nhưng từ trong tiềm thức chúng ta vẫn cảm nhận thây như trong nhà đang có người ở, khí tượng như vậy chứng tỏ đó là nhà tốt, nếu ở vào nhà đó nhất định sẽ hưng vượng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Điểm cốt yếu trong khảo sát và chọn nhà ở –

Lưu ý cần biết về phong thủy phòng ngủ khi có người qua đời

Bạn muốn duy trì phong thủy phòng ngủ tốt, xóa bỏ nguồn năng lượng xấu, trì trệ và ứ đọng sau khi có người thân qua đời trong căn phòng ấy? Việc này tưởng khó
Lưu ý cần biết về phong thủy phòng ngủ khi có người qua đời

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

mà dễ với những lời khuyên dưới đây.       Theo quan niệm phong thủy, khi người sống chết đi, các vật dụng cá nhân của họ từ quần áo, trang sức của họ của họ đều được chôn hoặc mang đốt hoặc bỏ đi, coi như họ mang theo. Đặc biệt là quần áo, giường chiếu khi sống họ sử dụng đều được đốt bỏ với quan niệm để người chết không về đòi. Thực hư câu chuyện như thế nào thì chưa ai biết nhưng nghi thức này vẫn được người Việt thực hiện cho đến tận bây giờ.  

Luu y can biet ve phong thuy phong ngu khi co nguoi qua doi
 
Phong thủy phòng ngủ quan niệm năng lượng cuối cùng của một người bệnh trước khi mất đi là một nguồn năng lượng trì trệ, tiêu cực. Vì thế, nó cần được giải tỏa ra khỏi phòng ngủ, đặc biệt là giường bệnh. 
Đồng thời, sau khi tang lễ kết thúc, bạn cũng nên xóa tất cả ảnh của người đã khuất khỏi phòng ngủ, vì để lại những bức ảnh đó sẽ tạo ra sự lưu luyến với người quá cố.

Dọn dẹp phòng ngủ để xua đi âm khí 
 

- Quét dọn phòng ngủ, xua đi âm khí trì trệ.
 
- Mở tất cả các cửa sổ: điều này cho phép năng lượng trì trệ, ứ đọng thoát khỏi căn phòng và được thay thế bằng nguồn năng lượng tươi mới.
 
- Lau rửa phòng: tường và sàn nhà phải được làm sạch kỹ.
 
Luu y can biet ve phong thuy phong ngu khi co nguoi qua doi
 
- Sơn phòng: đôi khi màu sắc cũ của căn phòng có thể nhắc nhở chúng ta nhớ về người quá cố, nên nếu có thể, bạn hãy sơn những màu sắc mới cho căn phòng.
 
- Hủy bỏ tất cả quần áo của người quá cố: một số người tin rằng bạn nên đốt quần áo của người quá cố vì người ta tin rằng năng lượng âm bám vào nó.
 
Theo phong thủy, chúng ta không nên mặc quần áo thừa và nằm giường của người quá cố đó là những vật thân thiết đối với họ lúc sinh thời. Vì vậy, mà khi đã sang thế giới bên kia, người ấy vẫn nhớ tới những vật dụng này của mình.   Nếu ai lấy những vật dụng đó của người quá cố để dùng thì sẽ bị âm hồn của người đó về đòi lại và làm cho ốm đau quặt quẹo, thậm chí có thể bắt theo. Vì vậy, người ta thường đem đốt tất cả quần áo, giường nằm và cả một số vật dung quen thuộc của người đã mất.  

Mẹo phong thủy tẩy rửa âm khí trong phòng ngủ

  Sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ và sắp xếp lại phòng ngủ, bạn có thể sử dụng một số mẹo nhỏ để xua đi âm khí trong phong thủy phòng ngủ, loại bỏ nguồn năng lượng tiêu cực và tạo ra nguồn năng lượng mới cho phòng ngủ.   Bạn hãy làm điều đơn giản như thắp hương và đọc lời cầu nguyện trong phòng, sử dụng các yếu tố khác như:  
Luu y can biet ve phong thuy phong ngu khi co nguoi qua doi
 
Muối: có thể dùng để lau các bức tường và sàn nhà. Một cách làm khác là đặt muối hoặc rắc muối vào mỗi góc phòng ngủ, rắc muối lên nệm rồi để chúng ở lại đủ lâu để chúng loại bỏ những năng lượng âm trong căn phòng. Sau buổi lễ, quét muối và bỏ nó vào thùng rác bên ngoài nhà. Để hiểu hơn về công dụng của muối trong phong thủy, hãy tham khảo Những tác dụng không ngờ của muối trong phong thủy.   Gạo: được gọi là thức ăn cho ma. Bắt đầu rắc gạo từ cửa trước của căn phòng và trải rộng ra ngoài chu vi của ngôi nhà để dẫn ma ra khỏi nhà.    Hương: chọn mùi hương bạn cảm thấy được an ủi. Dưới đây là một số loại hương và thảo dược sẽ mang lại kết quả tích cực:
 
- Hoa oải hương: hỗ trợ bạn vượt qua trở ngại trong quá khứ, bảo vệ và đẩy lui năng lượng tiêu cực.
 
- Bạch đàn: chữa bệnh, sự cứu trợ tuyệt vời cho đau khổ.
 
- Bạc hà: mang lại sự thịnh vượng và sự giàu có.
 
- Cây ngải đắng: mùi hương thúc đẩy tinh thần.
 
- Gỗ đàn hương: nâng cao tinh thần, bảo vệ và chữa lành vết thương.
 
Âm thanh: Tiếng leng keng ngân vang của chuông gió giúp tạo ra năng lượng dương tươi mới.
 
Ánh sáng: Đặt lăng kính hình trụ và quả cầu thủy tinh trên cửa sổ để hu hút cầu vồng ánh sáng vào phòng. Mở cửa sổ để ánh nắng mặt trời chiếu vào bên trong.
 
Sau khi bạn đã thay đổi phong thủy phòng ngủ của người đã mất, năng lượng mới sẽ được lan tỏa trong phòng. Bạn hãy sống hướng tới tương lai và mang theo những kỷ niệm tốt đẹp của người quá cố.

Xem thêm: 3 mẫu phòng ngủ phạm phong thủy tuyệt đối phải tránh
  Thủy Nguyễn   5 lỗi phong thủy phòng ngủ khiến Ác mộng đeo bám Kê giường kiểu này vừa ngủ ngon lại không lo tiêu tán tiền của Áp dụng những mẹo phong thủy phòng ngủ để đếm tiền mỏi tay
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lưu ý cần biết về phong thủy phòng ngủ khi có người qua đời

Lễ hội trong ngày 14 tháng 9 âm lịch - Hội Đền Dinh Thầy

Hội Đền Dinh Thầy được tổ chức vào ngày 14 tháng 9 âm lịch tại xã Tân hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lễ hội trong ngày 14 tháng 9 âm lịch - Hội Đền Dinh Thầy

Lễ hội trong ngày 14 tháng 9 âm lịch - Hội Đền Dinh Thầy

Hội Đền Dinh Thầy

Thời gian: tổ chức vào ngày 14 tới ngày 16 tháng 9 âm lịch.

Địa điểm: xã Tân hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Thầy và Thím là hai vợ chồng có công chữa bệnh cho dân nghèo.

Nội dung: Lễ cúng chay vào tối ngày 15, cỗ cúng chay và cúng mặn vào ngày 16.

Vào hai ngày lễ lớn hàng năm ở Dinh Thầy - Thím (lễ tảo mộ mùng 5 tháng giêng âm lịch và lễ Tế Thu vào ngày 14 và 15 tháng 9 âm lịch, nhiều sinh hoạt văn hóa sôi nổi thu hút khách thập phương đổ về: chèo bả trạo, diễn xướng tích thầy, biểu diễn võ thuật, lân múa thi tài, phóng sinh thả chim về rừng, rước xe hoa trang trí theo những truyền thuyết về cuộc đời thầy - thím quanh đường làng Tam Tân, nơi xưa kia hai người sinh sống, lao động và cứu giúp dân làng...

Những ngày lễ tế hàng năm ở ngôi dinh cổ kính ấy đã thực sự trở thành ngày hội văn hóa lớn của La Gi, thu hút vài trăm ngàn khách du lịch bốn phương dự hội trong dịp lễ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lễ hội trong ngày 14 tháng 9 âm lịch - Hội Đền Dinh Thầy

Ông Bà Tổ Tiên

Giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Việt liên hệ với việc truyền giáo Lm Vũ Kim Chính, SJ Giáo sư Ðại Học Công Giáo Phụ Nhân, Ðài Loan
Ông Bà Tổ Tiên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ðề cập tới văn hóa, phong tục của một dân tộc là một đề tài hết sức phức tạp, vì mỗi dân tộc không ít thì nhiều là một đơn vị đặc thù, dầu vậy tính cách đặc thù văn hóa này không khải là cô lập, nhưng là kết tinh vừa tế nhị vừa phức tạp qua sự giao tiếp với các dân tộc khác, với những nền văn minh khác. Văn hóa, phong tục tập quán của nfười Việt cũng thế, là những tinh hoa đã được gạn lọc, biến hóa qua cuộc sống dân tộc của biết bao nhiêu thời đại, qua việc tiếp xúc với nền văn minh, những nguồn tư tưởng sâu rộng nhất, mạnh mẽ nhất của nhân loại như Hoa-Ấn, Hy-La. Ở đây khi chọn đề tài "Ông bà tổ tiên" liên hệ với việc truyền giáo, chúng ta đã thu hẹp phạm vi không thảo luận những liên hệ Lão giáo và Phật giáo, nhưng chỉ chú tâm vào Nho giáo và Kitô giáo có liên quan tới vấn đề "lễ nghi" đối với ông bà tổ tiên. Trước tiên chúng ta truy xét lý do tại sao người Việt thành kính ông bà tổ tiên, thứ tới thảo luận lý do người Việt Công giáo trong quá trình lịch sử gặp phải những khó khăn khi bầy tỏ lòng thành kính này theo như phong tục tập quán của mình. Cuối cùng chúng ta tự hỏi có thể học được gì trong kinh nghiệm lịch sử này để hy vọng có thể suy tư về một thần học bản vị hóa việc thành kính ông bà tổ tiên?

1. Nguồn Gốc Tôn Kính Ông Bà Tổ Tiên

Tuy ai cũng biết mỗi người, mỗi gia đình đều có ông bà tổ tiên riêng, nhưng nói tới việc tôn kính ông bà tổ tiên cách chung là chấp nhận những điểm tương đồng của những nền văn hóa Viễn Ðông trong lịch sử ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của Nho học, như Trung Hoa, Ðại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam. Nên ở dây khi bàn về nguồn gốc tôn kính ông bà tổ tiên hay ở phần sau thảo luận những tranh chấp về "lễ nghi" thì những tài liệu của các quốc gia trên đều có thể dùng để bổ túc cho nhau để hiểu rõ vấn đề.

Việt ngữ dùng danh từ "tôn giáo" để chỉ chung các tín ngưỡng. Chữ "tôn" cũng còn một âm nữa là "Tông" nguyên ủy chỉ ông "thứ tổ" (ông tổ thứ hai), rồi dùng rộng hơn nữa để chỉ nơi thờ kính tổ tông, cũng như chỉ các giáo phái, học phái. Như vậy, "tôn giáo" theo ngữ văn là thực hiện lòng hiếu kính đối với tổ tông, tổ tiên. Lòng hiếu kính này được biểu tỏ nôm na theo lối bình dân như:

"ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
uống nước nhớ tới nguồn"
, hoặc:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn đạo hiếu mới là đạo con"
.

Hay Nguyễn Du viết trong truyện Kiều:

"Tâm thành đã thấu đến trời,
Bán mình là hiếu, cứu người là nhân"
.

hay ở đoạn khác:

"Lấy tình thâm, trả tình thâm,
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời"
.

Như vậy căn nguyên tôn kính ông bà tổ tiên ở đâu? Phải chăng là một sự tôn kính "Thần Thánh" theo phẩm trật? Như sách Lễ Ký, thiên Khúc-lễ-hạ đã chép: "Thiên tử tế thiên địa, tế tứ phương, tế sơn xuyên, tế ngữ tự, chư hầu phương tự, tế ngũ tự (tức là tế Thần cửa, ngõ, giếng, bếp và giữa nhà), chư hầu tế phương mình ở, tế ngũ tự, quan đại phu tế ngũ tự, kẻ sĩ tế tổ tiên). Thực ra đây là những phương châm cho những nền văn hóa chịu ảnh hưởng Khổng học, nên dù ở Thiên An Môn bên Trung Hoa hay ở Ðàn Nam Giao tại Huế, việc tế trời chỉ có nhà vua mới có quyền đứng chủ tế. Trong lễ tế Nam Giao, trên Viên-Ðàn ở giữa là bàn Thời Trời Ðất, hai bên có hai hàng hương án song hành thờ các Tiên Ðế. Xem như thế, thừ Vua quan tới thứ dân, tế tự là việc rất quan trọng, lễ nghi được minh định có trật tự, chung qui vào hai nguyên ủy là Trời và Tổ, vì "vạn vật bản hồ Thiên, nhân bản hồ Tổ" (Lễ ký) (dịch: muôn vật gốc ở Trời, người gốc ở Tổ). Nhưng thực ra hai nguyên ủy này chỉ bắt nguồn bởi một mà thôi, vì các Tổ Tiên tuy sinh ra người, nhưng tất cả đều do Trời sinh dưỡng, như Kinh Thi chép: "Thiên sinh chưng dân, hữu vật hữu tắc dân chi bỉnh di, hiếu thị ý đức" (Trời sinh ra dân, có hình phép, dân giữ tính thường, mới có đức tốt).

"Ông Trời" là nguyên ủy của muôn loài, nên tế Trời là quan trọng nhất, do đó không phải ai cũng được phép mà chỉ có Thiên Tử, dân chi phụ mẫu, mới được trực tiếp hành lễ mà thôi. Ông Trời tuy rất gần kề đại chúng trong cuộc sống, khi vui khi buồn đều có thể gọi "Trời ơi" được, nhưng họ không được phép trực tiếp cúng tế, nên thường kêu cầu tới Tổ Tiên hay cúng tế các thiểu thần. Chính vì thế mà Trần Trọng Kim đã viết: "Việc thờ Trời, thờ quỉ thần và tổ tiên, tuy là phân biệt, nhưng kỳ thực cũng là theo một lý cả, và chính là cái tôn giáo đặc biệt của những dân tộc theo văn minh Tầu ở Á đông". Dù được trực tiếp tế tự "Trời" hay chỉ gián tiếp qua Thần Thánh, tổ tiên, người Việt đều tin tưởng vào sự liên đới "Thiên nhân tương dữ". Theo đó con người được phú cho nhân tính để nhận ra thiên lý, để mô phạm Thiên tính, để trong cuộc sống họ thực thi nhân đạo hợp với Thiên đạo. Nói cách khác: "Trời đối với quần chúng như một nguyên ủy tiền định con người, nhưng vượt trên con người, định đoạt sinh tử, phúc họa, giầu nghèo. Họ kêu Trời vì Trời không xa ta. Trời thấu suốt tất cả, cả những tâm tư thầm kín. Họ kêu Trời vì Trời toàn năng, không mù quáng trong việc xét xử. Trời công minh vì thưởng kẻ lành, phạt kẻ dữ".

Nho gia thừa hưởng tư tưởng Khổng tử tin Trời là chủ tể vũ trụ, điều hòa mọi biến hóa bởi vậy tri Thiên mệnh là nguồn gốc và lý tưởng của tu tâm và dưỡng tính của bậc quân tử". "Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã" (Luận Ngữ; Nghiêu viết, XX) (dịch: không biết mệnh Trời thì không lấy gì làm quân tử). Khi bậc quân tử quyết tâm học biết và tuân theo mệnh Trời tức là sống trong tâm tình Kính và Thành. Mặc dù khi họ cúng tế thì biểu tỏ lòng chân thành: "tế thần như thần tại" (Luận Ngữ: Bát dật, III) (dịch: tế thần như có thần ở đó); nhưng đồng thời "kính quỉ thần nhi viễn chi" (Luận Ngữ: Ung giả, VI) (dịch: quỉ thần thì kính mà xa ra), vì theo Khổng tử con người làm sao biết được thế giới quỉ thần cao xa, u ẩn, nếu có tưởng tượng ra không khỏi bầy ra những điều huyền hoặc, dẫn đường cho mê tín. Như vậy, Khổng tử tuy rất trọng lễ, coi nghi thức là bày tỏ lòng Thành Kính, nhưng đồng thời cũng coi thực hành đạo Nhân là sống Thành Kính hợp với Thiên mệnh là rất quan trọng. "Quân tử thể nhân túc dĩ trưởng nhân, gia hội túc dĩ hợp lễ, lợi vật túc dĩ hòa nghĩa, trinh cố túc dĩ sự" (Kinh Dịch:Văn Ngôn truyện) (dịch: quân tử lấy cái nhân làm thể là đủ làm trưởng thành cho người, hợp các cái tốt đẹp là đủ làm cho hợp lễ, lợi cho vạn vật là đủ làm hòa cái nghĩa, biết cái trinh-chính mà cố giữ là đủ lam gốc cho mọi sự). Vậy đạo Nhân là gì? "là Cung, khoan, tín, mẫn, huệ". Khổng tử giải thích thêm: "Cung thì không khinh nhờn, khoan thì được lòng người, tín thì người ta tin cậy được, mẫn thì có công, huệ thì đủ khiến được người" (Luận Ngữ: Dương Hóa, XVII). truy ngồn năm cái kết quả diễn đạt đạo Nhân này, chúng ta sẽ tìm ra cái Nhân Tâm Thành Kính. Tam đạo là quan trọng như thế, nên sau này, mặc dù Mạnh tử và Tuân tử mỗi người phát huy Khổng học theo đường hướng riêng, một người coi trọng "Nhân" là bảo tồn tính bản thiện của con người, một người trọng "Lễ" để chế ngự tính bản ác của người, nhưng tất cả hai đều công nhận sự trọng yếu của tâm đạo: bảo tồn lương tâm (Mạnh Tử), tu dưỡng tâm tri (Tuân tử). Ði xa hơn nữa, Mặc tử phê bình chỉ trích Nho đạo cũng vì trong thực tế tâm đạo đã bị nghi lễ tha hóa làm mất tính cách phổ biến của tâm đạo vậy.

Ðạo hiếu là một đặc tính của đạo tâm, làm cho con người tỏ lòng Thành Kính đối với cha mẹ, tiền nhân, nên chỉ nuôi dưỡng cha mẹ mà không có lòng hiếu thảo thì làm sao gọi là hiếu được! Lòng hiếu thảo này phụng sự cha mẹ lúc các ngài còn sống, tang lễ nếu các ngài quá cố: "sống thì lấy lễ mà thờ, chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế" (Luận Ngữ: Vi chính II). Hiếu đễ đối với cha mẹ tức là kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, lễ tế những bậc cha mẹ đã lễ tế. Ðó là nguồn gốc của tôn kính tổ tiên vậy. Bởi đó Tăng tử nói: "Thận chung, truy viễn, đức qui hậu hĩ" (Luận Ngữ: Học Nhi, I) (dịch: cẩn thận lúc cha mẹ chết, nhớ đến tổ tiên xa, thì cái đức của dân trở nên hậu).

Tư tưởng đạo hiếu đã thấm nhuần vào lòng người Việt trở thành một phần quan trọng của Việt tính. Kính bái tổ tiên là chân nhận giới vô hình và hữu hình luôn luôn có sự liên lạc mật thiết với nhau. Ðó là cách diễn tả sự hiệp thông giữa ông bà cha mẹ và con cháu, giữa người sống và cả chết, là dịp đoàn tụ của đại gia đình. Quan niệm vong hồn gia tiên luôn gần gũi với con cháu được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau. Ðại đa số quần chúng Việt Nam được coi là theo "đạo Ông Bà" thường có phong tục làm lễ cáo gia tiên, trong mọi tuần tiết, hoặc ngày kị giỗ, hoặc khi có việc hiếu hỉ, tang chay. Toan Ánh diễn giải thêm: Những biến cố quan trọng trong gia đình, lẽ tất nhiên gia trưởng đều có lễ cáo gia tiên, như: sinh con cái, con cái đầu cữ, đầy tháng, đầy năm, con cái bắt đầu đi học, sửa soạn đi thi, thi đỗ, dựng vợ gả chồng cho con... hay nhiều khi chỉ sửa sang lại nhà cửa, nhất là những di sản của tiền nhân để lại. Vui đã thế, buồn cũng khấn trình tổ tiên để các ngài biết và phù hộ, như việc làm ăn thua lỗ, có người đi xa, có người mệnh một... Ngoài những biến cố trong gia đình ra, gia trưởng cũng kính cáo những việc quan trọng khác xẩy ra trong làng nước, như làng có cướp tới, đất nước sinh loạn lạc hay những tin vui trong thôn xã,... Tất cả những kính cáo, trình khấn trên mục đích để tổ tiên hiệp thông hay phù trợ trong những khi vui cũng như lúc buồn. Tùy từng trường hợp, tùy từng gia cảnh mà sửa soạn lễ. Nhiều khi gia chủ chỉ cần sửa soạn cái lễ nhỏ, như chén trà, đĩa xôi, nải chuối. Cũng có khi lễ lạc linh đình. Toan Ánh kết luận: "Con cháu nhớ đến tổ tiên thì cúng, năng cúng bái càng tỏ rõ lòng hiếu thảo của mình đối với các cụ. Sống khôn chết thiêng, các cụ thấy con cháu hiếu kính, ất vong hồn cũng vui mừng".

Nói tới cúng vái tổ tiên tức là phải nói tới bàn thờ gia tiên. Bàn thờ này mặc dù trang trí có khác nhau, nhưng đại để đều có bài vị, bình hương, nến sáp... Nếu là bàn thờ họ thường đặt trong miếu đường, chính giữa có bàn thờ riêng thờ ông "Thủy Tổ" của dòng họ. Còn các bàn thờ biệt tông, biệt phái khác trong mỗi ngày giỗ kỵ của tông, phái mình mới được bày ra. Trên bàn thờ Thủy Tổ luôn có cuốn gia phả ghi rõ danh tánh các chi nhánh dòng họ. Nhiều khi gia phả này được ghi khắc trên tường sau bàn thờ Thủy Tổ.

Quần chúng tuy một đàng muốn bày tỏ lòng hiếu kính mình đối với tổ tiên, nhưng họ không thể phân biệt rõ ràng như những nho sĩ "vụ dân chi nghĩa, kính quỉ thần nhi viễn chi", nên thực hành đạo hiếu và thờ quỉ thần đã trở thành lẫn lộn. Vì muốn bảo vệ phần mộ ông cha, nên nhớ tới Thần Thổ Công, Thần Hà Bá. Ngoài ra còn có những thần tại gia khác như: Thần Tài, Thần Tiên Sư (hay Thánh Sư, Nghệ Sư, tức là ông tổ mỗi nghề), Ðức Quan Thánh... để bảo vệ che chở mình hay giúp phát tài,... Chính vì thế mà khi các nhà truyền giáo Tây Phương tới Việt Nam hay Trung Hoa gặp phải những khó khăn làm sao thấu hiểu tinh thần, nhất là về tinh thần "lễ nghi" tôn kính ông bà tổ tiên.

2. Tôn Kính Tổ Tiên Liên Hệ Tới Việc Truyền Giáo:

Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam cũng như ở Trung Hoa bắt đầu bằng những bước dò dẫm, va chạm những khó khăn về phiên dịch, vì hai loại ngôn ngữ biểu tả hai văn hóa quá khác nhau, nên không biết phải làm sao mới có thể đạt tới việc "bản vị hóa" chân chính được. Thoạt đầu những nhà truyền giáo tiên khởi dùng ngôn ngữ địa phương để phiên âm những từ căn bản của Kitô giáo, như thánh Phanxicô Xavier đã Nhật âm hóa tiếng Latinh: Deus Pater, Deus Filius, Deus Spiritus Sanctus là: Deusu Patere, Deusu Hiiruo va Deusu Spiritusu Santa (có khoảng 50 ngữ vựng căn bản như thế). Nhưng cách phiên âm này đã gặp những khó khăn lớn, vì hoặc là âm đó có một nghĩa khác trong ngôn ngữ là "Deusu" làm trò cười cho nhiều Phật đồ Nhật, vì họ liên tưởng tới một âm tương tự là "daiuso", có nghĩa là "Nói dối đại tài". Thấy cách phiên âm này không ổn, nên các nhà truyền giáo kế vị các bậc tiên khởi này như A. Valignano, M. Ricci, A. Schall, A. de Rhodes v.v... đã học hỏi ngôn ngữ và tư tưởng địa phương để Kitô giáo được thích ứng với môi trường mới. Trong lúc phiên dịch và thích ứng này đã xảy ra cuộc tranh chấp về "lễ nghi". Cuộc tranh chấp này mặc dù đầu tiên là bàn về hai phương pháp truyền giáo được hai phe (một bên là dòng Tên, một bên là dòng Ðaminh, dòng Phanxicô và hội Thừa Sai Balê) chủ trương, nhưng dần dần đã vượt qua phạm vi thuần túy truyền giáo và tôn giáo trở thành một tranh chấp bị những ảnh hưởng chính trị, quyền bính chi phối, nên đã trở thành một tấm bi kịch của lịch sử truyền giáo ở Viễn Ðông. Ở đây chúng ta chỉ có thể chú tâm tới những dự kiện chính yếu mà thôi.

Trước tiên chúng ta bàn về vấn đề phiên dịch. Sau khi thảo luận những khả thể dịch chữ, "Deus", các nhà truyền giáo đã đồng ý dùng chữ "Thiên Chúa". Nhưng dùng cách thế nào để giải thích chữ "Thiên Chúa" thì hai phe có những lập trường khác nhau. Một bên cho rằng dùng chữ "Thiên Chúa" để chỉ Deus thì phải hiểu hoàn toàn khác, hoàn toàn độc lập, không thể dùng một từ ngữ nào như "Thiên", "Thượng Ðế" để diễn giải được, vì "Thiên" theo ý họ "chỉ có nghĩa là bầu trời" (ciel materiel et visible), còn quan niệm "Thượng Ðế" là quan niệm dân ngoại thường dùng, nếu ta dùng sẽ rơi vào giới "vô thần" như dân ngoại. Một bên khác cho rằng chữ "Thiên Chúa" mặc dù là chữ ghép mới để chỉ Deus, nhưng có thể dùng những quan niệm sẵn có trong kinh điển Trung Hoa xưa như "Thiên", "Thượng Ðế" để người Trung Hoa có một mấu cứ để thăng hóa, nhờ đó mới dễ dàng hiểu rõ nghĩa thực sự của "Thiên Chúa" được. Thực ra, hai bên dùng hai phương pháp thần học cổ điển vẫn dùng là: phương pháp "phủ nhận" (via negotiva) và phương pháp "sánh loại" (via analogia). Ðứng trên phương pháp học không có chi đáng bàn cãi, nhưng động lực nao khiến họ chọn hai phương pháp này để nói lên thái độ của họ đối với nền văn hóa địa phương. Ðó mới là điều quan trọng. Dù sao đi nữa, sự kiện xẩy ra trong lịch sử là: Giám Mục Charles Maigrot, đặc sứ tông tòa ở Phúc Kiến đã nhân danh Thánh Bộ truyền giáo tuyên bố: từ ngữ "Thiên Chúa" phải được dùng để chỉ chữ "Deus" còn những tiếng khác như "Thiên" và "Thượng Ðế" thì không được dùng.

Ðối với người Công Giáo Việt Nam hiện nay, ta dùng chữ "Thiên Chúa" trong văn chương, nhưng cũna dùng chữ "Ðức Chúa Trời" theo nghĩa bình dân để chữ "Deus". Trong khi đó những người không Công Giáo thường dùng "Ông Trời" (Trung Hoa dùng chữ Lão Thiên) để chỉ Ðấng Tối Cao. Thực ra, quan niệm "Trời" không phải chỉ là "bầu trời", nhưng cũng là "Hóa Công", đấng sinh thành vũ trụ, vì vậy tại sao chúng ta không thể dùng những quan niệm đã có sẵn trong kinh điển Trung Hoa, đã được nhiều người biết tới để giải thích một quan niệm chí ư "trừu tượng", đối với họ hoàn toàn mới lạ như Deus. Phải chăng phản đối dùng những quan niệm như "Thượng Thiên", "Hiển Thiên", "Hoàng Thiên", "Thượng Ðế" để giải thích chữ "Thiên Chúa", vì các nhà truyền giáo sợ người Trung Hoa, Việt Nam không hiểu xác thực được nghĩa Deus của Kitô giáo, hay là các nhà truyền giáo đó đã không hiểu rõ được những quan niệm trên trong tư tưởng Trung Hoa? Trần Văn Hiến Minh còn đi xa hơn nữa, khi ông quả quyết: "Quan niệm một Tiên Chúa có ngôi vị, Thượng Ðế là một trực giác đầu tiên của người Trung Hoa từ xa xôi bao ngàn năm trước. Tất cả cuộc sống Trung Hoa cổ kính đều qui hướng vào đó". Ðề mục họ Trần nêu ra có thể là một đề tài thảo luận hào hứng, nhưng vượt qua phạm vi của bài nói chuyện này. Dù "Thượng Ðế" theo người Trung Hoa hiểu có "ngôi vị" hay không, cũng không thể là lý do chính đáng không dùng những quan niệm đó để "giải thích" tiếng "Thiên Chúa" được.

Như vậy ta thấy được tranh luận về mấy danh từ trên không phải chỉ là một cuộc thảo luận lý thuyết thần học hay ngôn ngữ, văn chương, nhưng là tỏ rõ đường hướng của hai phe đối với vấn đề truyền giáo: giáo hội có thể dùng di sản văn hóa của địa phương để diễn đạt giáo lý, nghi lễ của mình hay không? Mà được phép dùng tới mức nào? Tại sao có thể dùng hay bị cấm dùng như vậy?

Bây giờ chúng ta trực tiếp đề cập tới cuộc tranh luận "lễ nghi". Vấn đề chính của cuộc tranh chấp này là câu hỏi: lễ nghi đối với tổ tiên là "tôn thờ" tổ tiên vì nghi thức này có tính cách tôn giáo. Tôn thờ tổ tiên là những người theo "đạo Ông Bà". Nói cách khác, nghi lễ tôn thờ này được cử hành trong những nơi nhất định (chủ đường hay tông đường hoặc tại gia, trước bàn thờ tổ), có những qui định riêng (thành văn hoặc bất thành văn) và đối tượng của đạo này là "tôn thờ Bài Vị" của những người quá cố, Bài Vị này là chỗ của các Hồn người quá cố "cư ngụ". Khi hành lễ gia trưởng chắp vái hay quì lạy, dâng hương, báo cáo, cầu xin trước bàn thờ vong linh có đốt nến và bày những lễ cúng như hoa quả, bánh rượu... lễ nghi này cũng giống như lễ nghi trước phần mộ khi mai táng hay trong các dịp kỵ lễ. Sau khi đã mô tả những chi tiết trên, cộng thêm sự ghi chú những tính cách tôn giáo của đạo ông bà, các vị thừa sai này đã đặt những câu hỏi xin thánh bộ giải quyết, như: xin hỏi người Kitô hữu có được phép cử hành những nghi lễ và dâng cúng trước bài vị theo như tập tục ở chủ đường hoặc nơi phần mộ hay trước linh cửu? Và nếu họ được phép làm như vậy thì họ có thể tham dự với dân ngoại hay hành lễ một mình? Hay câu hỏi: Người Kitô hữu có được dựng bài vị tổ tiên ở trong nhà mình với chữ khắc "Thần Chủ" không? Dĩ nhiên những câu hỏi này đã được sửa soạn bằng những "mô tả" hàm xúc một câu trả lời phủ nhận. Có người còn đi xa hơn nữa, coi việc "Tôn thờ tổ tiên" ở Trung Hoa giống hệt như việc thờ phượng các thầ Manes xưa ở Hy lạp hay La Mã: "Theo lịch xưa của người La Mã khi thời thờ ẩu thần còn hiển trị, có nhắc tới một dịp lễ gọi là "Feralia", bắt đầu từ 20 tháng 2 kéo dài tới cuối tháng 2. Lễ này là dịp tôn thờ các Thần Manes. Dân ngoại đem thịt đặt trên mộ các người quá cố để họ hưởng, như tiến sĩ Varron đã giải thích. Ðó cũng là những việc mà những người Trung Hoa hành lễ ở các chùa chiền, trên phần mộ hay trong tư thất trước bài vị tổ tiên". Sự so sánh này đặt người hữu trách trước một sự lựa chọn không thể chối được: Nếu xưa giáo hội đã hủy bỏ phong tục thờ tà thần Manes, tại sao ngày nay lại có thể cho phép làm như thế ở trung Hoa. Lý chứng này càng ảnh hưởng tới người hữu trách khi người đó không hiểu thấu hiện trạng phức tạp ở miên Viễn Ðông.

Trong khi đó, phe khác coi nghi lễ đối với ông bà tổ tiên là sự "tôn kính" bày tỏ lòng hiếu đễ của con cái đối với bậc tiền nhân, dù khi còn sống hay đã quá cố. Trước tiên họ nhận định những nghi lễ trong các chùa chiền hay trước những thần tượng bày rải rắc khắp nơi là có tính cách tôn giáo và nhuốm nhiều màu sắc mê tín, dị đoan. Họ cũng công nhận thái độ mê tín này có thể ảnh hưởng tới việc tôn kính tổ tiên, nếu không được giải thích minh bạch giữa nơi tôn thờ và tôn kính: Ngược với "chùa miếu" là nơi tôn thờ các thần thánh, "đường" nơi có tính cách "trung tính" (có thể dùng liên quan tới tôn giáo hay không). Do đó, "chủ đường" hay "tông đường" (hay nói nôm na là "chỗ dành cho tổ tiên") là "nơi" kính nhớ ông bà tổ tiên để tỏ lòng biết ơn với những người quá cố, cũng như phong tục tập quán địa phương có những "nơi" riêng trọng kính các vị tiền bối lúc sinh thời. Còn Bài Vị thực ra không phải là "bàn thờ" thực, nhưng thường là một thanh gỗ được sửa soạn tươm tất ở trên đó có ghi danh tánh ông bà tổ tiên được bày trên án hương. Tuy Bài Vị "là biểu tượng" cho vong linh người quá cố, nhưng không phải là chỗ "cư ngụ" của hồn linh đó. Các vị này giải thích: trong quá khứ người Trung Hoa có thói quen tìm một người "thay thế" cho một người thân quá cố. Phong tục này được chuyển hóa bằng việc dùng bài vị như là biểu tượng của người quá cố ở giữa con cái. "Bài vị được dựng nên không phải để đánh dấu sự hiện hữu của một linh hồn mà người ta tin rằng linh hồn đó cư ngụ ở bài vị, nhưng đúng hơn là để thức tỉnh một thái độ luân lý và sự biểu tượng này có thể coi như sự hiện diện của một thân xác". Trong khi đó, việc "hóa" vàng giấy, đốt những đồ vật làm bằng giấy cho tổ tiên dùng là những điều mê tín, dị đoan cần cấm bỏ. Ngược lại, những cử chỉ bái lạy hay quỳ gối là những cung cách người Trung Hoa thường dùng để tỏ lòng tôn kính đối với bậc trên, dù những người này còn sống hay đã qua đời. Ðiều đáng chú ý là, chính vua Khang Hy ngày 30.11.1700 đã tự tay chứng thực bản văn do các cha dòng tên thảo nói những lễ nghi tôn kính Khổng Tử, tổ tiên là những hình thức bày tỏ lòng thành kính mà thôi: "Nói là Khổng Tử được thờ phượng để xin sự khôn ngoan hay để xin được thăng chức hay thêm bổng lộc là không đúng... Dựng bài vị tiền nhân quá cố không có nghĩa là linh hồn tổ tiên được nghĩ là thực sự ngự trị trong miếng gỗ này... Mục đích thực sự của nghi lễ tôn kính tổ tiên là con cháu trong một dòng tộc không được phép quên, nhưng luôn luôn tưởng nhớ tới tổ tiên cho đến muôn đời". Nhưng lời chứng thực của vị hoàng đế trung Hoa, người có thẩm quyền nói lên ý nghĩa thực sự của phong tục tập quán, đã không được tòa thánh thời đó lưu ý tới.

Trên đây là lược thuật tổng quát lập trường của hai phe phái về vấn đề đối với tổ tiên có liên hệ đến việc truyền giáo. Cuộc tranh chấp "lễ nghi" này đã tạm thời kết thúc khi Ðức Giáo Hoàng Clement XI ngày 20.11.1704 đã quyết định:

- Cấm dùng chữ "Thiên" hay "Thượng Ðế" để giải nghĩa "Thiên Chúa". Theo đó không được dùng "mensa seu altare" (bàn thờ) để "kính Thiên" trong nhà thờ.

- Người Kitô hữu không được phép tổ chức hay tham gia những lễ nghi theo như phong tục đối với Khổng Tử hay những người quá cố. Do đó cũng không được phép lập "chủ đường", miếu đường", cũng không được phép dâng lễ vật trong miếu đường hay gia thất vì những nghi thức này liên hệ tới mê tín ("tamquam superstitione inseparabilia"). Tông huấn (Ex illa die) đã được quyết định, đã được đặc sứ tòa thánh, Hồng Y De Tournon mang sang Trung Hoa để ban hành. Sau ba lần De Tournon hội kiến với Hoàng Ðế Khang Hy, Tông huấn đã không được chính thức ban hành cho tới ngày 19.3.1715 mới được Giám Mục đầu tiên của địa phận Bắc Kinh Charles Castorano ban hành. (Trong khi đó De Tournon đã mất ngày 8.6.1710 ở Macao). Tông huấn "Ex illa die" được chính thức ban hành gây ra nhiêu phản ứng khác nhau, nhưng khi phải quyết định phát thệ "chống lễ nghi" theo chỉ thị của tòa thánh, các nhà truyền giáo đã anh dũng bỏ lập trường riêng để chấp nhận tông huấn "Ex illa die". Về phần Khang Hy, ông thấy Công Giáo chống đối lễ nghi và tập tục Trung Hoa đối với Khổng Tử và tổ tiên, đã đổi thái độ từ thân thiện sang nghịch thù. Nhưng cuộc tranh chấp chưa kết thúc, vì chính Ðức Clement XI lại sai một đặc sứ khác là Charles Ambrose Mezzabarba, tân giáo phụ của Alexandria tới Bắc Kinh ngày 26.12.1720. Sau khi đã hội kiến, lắng nghe các nhà truyền giáo báo cáo và đã được tiếp kiến Hoàng Ðế, C. A. Mezzabarba đã trở về Maccao và thảo một bức thư mục vụ ca ngợi tinh thần phục tùng và thống nhất của các nhà truyền giáo, đồng thời đã liệt kê "Tám điều được phép" để dễ dàng thực hành mục vụ. "8 điều được phép này" đã được ban hành ngày 4.11.1721, nới rộng những điều cấm ngặt của tông huấn "Ex illa die". Tỉ dụ: được lập "bài vị" trên đó chỉ được phép ghi tên người quá cố. Tất cả các lễ nghi trung Hoa đối với tổ tiên nếu không pha trộn mê tín mà chỉ có tính cách "dân sự" (Civil) thì đều được phép tổ chức hay tham dự. Hay là: được phép dùng nến, hương, hoa quả, để tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với người quá cố... "8 điều được phép này" đã làm sống lại cuộc tranh chấp "lễ nghi" một lần nữa, nhất là sau khi đặc sứ C.A. Mezzabarba đã trở về Âu Châu. Một đàng khác, Dũng Thành kế vị Khang Hy được một năm thì ra chỉ thị trục xuất những nhà truyền giáo trừ những người được mời ở lại. Tình trạng hỗn độn này cuối cùng đã được chấm dứt với Tông huấn "Ex Quo Singulari" do Ðức Benedictus XIV ban hành ngày 11.1.1742. Tông huấn này là tông huấn cuối cùng cấm ngặt "lễ nghi" đối với tổ tiên và rút lại tất cả những điều cho phép trước kia. Ðức Benedictus XIV đã minh định: "không phải xấu vì bị cấm, nhưng bị cấm vì xấu".

3. Bàn Về Việc Tranh Chấp "Lễ Nghi"

Trong quá trình tranh chấp như chúng ta thấy ở trên khó mà phân định được "bị cấm vì xấu" hay "xâu vì bị cấm". Ngay cả khi đã bị cấm nhưng trên thực tế chỉ là tránh né vấn đề hơn là giải quyết vấn đề. Bằng chứng là sau gần 200 năm bị cấm ngặt, ngày 8.12.1939 thánh bộ truyền giáo đã hủy bỏ việc bắt các nhà truyền giáo phải tuyên thệ chối bỏ "lễ nghi" mà tông huấn năm 1742 đã đòi buộc và đồng thời tuyên bố các Kitô hữu và các nhà truyền giáo ở trung Hoa, Việt Nam... đối với việc tôn kính Khổng Tử và tổ tiên cần có một cái nhìn "mới". Cái nhìn mới này sau công đồng Vaticanô II đã trở thành một khía cạnh quan trọng để thành lập một nền thần học bản vị hóa. Như vậy Bản vị hóa không những chỉ được phép mà phải được khuyến khích. Ðứng trên một thái độ mới này nhìn lại lịch sử tranh chấp chúng ta dễ có cái nhìn khách quan hơn.

Trước tiên chúng ta nhận định "mạch sống" của hai phe. Một bên đứng trên quan điểm của người trí thức, của tân nho gia đời Minh, để tìm hiểu ý nghĩa của các nghi lễ. Nếu lễ nghi đối với hổng Tử, tổ tiên thuộc về tôn kính hơn là tôn thờ thì hiển nhiên thuộc về phạm vi luân lý hơn là tôn giáo. Quả thực các nhà trí thức Trung Hoa đã hiểu như thế, vì vậy lập trường của các nhà truyền giáo này đã được Hoàng Ðế Khang Hy chứng thực. Chúng ta thấy hiện nay những "lễ nghi" tưởng niệm Khổng Tử hay các vị tiên đế đã mang một ý nghĩa hoàn toàn "dân sự". Các nhà trí thức Việt Nam như Trần Văn Chương, Hồ Ðắc Diễm, Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim v.v... cũng cho những nghi lễ tôn kính ông bà là bày tỏ lòng con cái hiếu thảo đối với tổ tiên, là hành động muốn luôn tưởng nhớ tới tổ tiên mà thôi. Vì thế cúng bái ông bà tổ tiên theo như tập tục không phải là hành động của "niềm tin", nghĩa là qua đó cắt nghĩa một sự mầu nhiệm liên quan tới sự sống và sự chết, cũng không phải là hành động "phi lý" nhưng là những củ chỉ "tự nhiên" (theo phong tục tập quán của một nền văn hóa) do tấm lòng hiếu thảo thôi thúc. Cũng vì thế những việc dâng hương cúng quả, tiến rượu bày cỗ trước Bài vị không mang một ý nghĩa phụng dưỡng vật chất nào cả. Quan trọng nhất là vì nhớ tới ông bà tổ tiên nên con cái cháu chắt thấy họ có bổn phận phải sống như một người tốt, một tôi trung, một đệ tử thành tín, một người chồng gương mẫu, một người vợ hiền, một người con thảo... để khỏi làm nhơ danh tiền nhân. Ðây là quan niệm tôn kính tổ tiên trong mạch suấng của trueỳn thống nho học đặt nặng trên bổn phận luân lý.

Trong khi đó các nhà truyền giáo khác đứng trên phương diện của giới bình dân coi việc tôn kính ông bà tổ tiên là một lễ nghi tôn giáo, vì vậy họ nghĩ rằng cho phép cử hành những nghi thức này tức là hỗn hợp các tôn giáo, làm tha hóa, làm tha hóa Kitô giáo và làm hoang mang lòng các tín hữu. Do đó, họ xin tòa thánh qui định rõ ràng để dễ thực hành mục vụ. Ở đây ngôn ngữ là vấn đề then chốt. Nhưng để giải quyết nạn ngôn ngữ thiếu minh bạch mà cấm dùng ngôn ngữ đó thì không phải là giải pháp thỏa đáng, vì nếu không dùng chữ "Thiên" để giải thích "Thiên Chúa" thì khi dùng chữ "Thiên Chúa" người địa phương cũng không thể hiểu khác hơn mạch sống văn hóa của họ được. Cũng vậy, gọi Khổng Tử là "Thần nhân" thì ý nghĩa của chữ "Thần" này không thể hiểu theo một mạch văn hóa khác được (tỉ dụ như thánh nhân theo nghĩa hẹp của Giáo Hội Công Giáo). Cũng thế, những hạn ngữ như "Altare", "Sacrificium", genuflectio, templum... là những từ ngữ tùy theo nền văn hóa Âu Châu hay Trung Hoa, Việt Nam mà mang một ý nghĩa khác nhau. Nếu dùng cái nhìn của nền văn hóa Âu châu phán đoán những hiện trạng của nền văn hóa Á Châu tức là đã tách những dự kiện, hình ảnh tượng trưng ra khỏi mạch sống văn hóa. Nếu hai nền văn hóa đó quá khác nhau và chưa hiểu nhau được, thì làm sao tránh khỏi được những ngộ nhận. Nếu quyền phán quyết dành cho một phía khi chưa thấu triệt vấn đề thì phán đoán đó làm sao tránh khỏi những thiên kiến?

Tóm lại, cuộc tranh chấp "lễ nghi" nói lên những khó khăn mà một thần học bản vị hóa trong một môi trường cụ thể đã gặp phải và dần dần vượt qua. Cuộc tranh chấp trên không những chỉ bộc lộ hai phe đứng trên hai phạm vi khác nhau để nhìn một vấn đề mà cũng đứng trong những giai đoạn tiến tới thần học bản vị hóa khác nhau, nên gặp nhau trong đối thoại. Sự tranh chấp lễ nghi trở thành một thảm kịch trong lịch sử truyền giáo ở Viễn Ðông, vì giải quyết sự tranh chấp đã không nằm trong mạch sống đó, nhưng ở ngoài và ở trên mạch sống văn hóa, nên không thấu đáo được những nhu cầu sống của giáo hội địa phương.

Như vậy, đề cập tới vấn đề "Ông Bà Tổ Tiên" có liên quan tới việc truyền giáo tức là phản tỉnh một nền thần học bản vị hóa. Bản vị hóa không có nghĩa là chỉ hội nhập và chấp nhận những gì có sẵn trong nền văn hóa đó, nhưng đồng thời cũng thăng hóa những giá trị đó. Vậy theo đó ý nghĩa của lễ nghi đối với ông bà tổ tiên là gì? Nếu chỉ coi lễ nghi đối với tổ tiên là cách bày tỏ lòng hiếu đễ, tức là thực thi một bổn phận luân lý, thì chưa chứng minh lý do tại sao con người đòi buộc phải thực hành luân lý như vậy. Nếu ta coi sự đòi buộc đó là một sự tự minh (self-evident) thì hoặc là rơi vào chủ nghĩa độc đoán (dogmatism) hoặc chủ trương thuyết "vô tri thức" (agnosticsm) như khuynh hướng của một số nhà nho tân thời ở Ðài Loan hiện nay. Cả hai khả thể trên chỉ là né tránh vấn đề mà không giúp chúng ta hiểu tại sao con người phải thi hành bổn phận luân lý với tổ tiên. THực ra khi những nhà truyền giáo dòng Tên chủ trương coi lễ nghi tôn kính ông bà thuộc phạm vi luân lý, họ tin rằng một khi đã tìm ra ý nghĩa nguyên ủy và chính yếu của lễ nghi này, họ có thể giáo dục quần chúng gọi bỏ những mê tín mọc rườm rà bên ngoài và cuối cùng có thể biến hóa những bổn phận luân lý đó cho họp với niềm tin Kitô giáo. Như vậy, mặc dù học nhấn mạnh "lễ nghi" này thuộc phạm vi luân lý, nhưng ngầm xác định cn bản của luân lý không thể tách rời khỏi niềm tin tôn giáo được. Mối liên hệ giữa luân lý và tôn giáo này có thể dùng tư tưởng sẵn có trong kinh điển Trung Hoa như niềm tin "Thiên nhân tương dữ" và "vạn vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ" để giải thích. Theo đó tôn kính ông bà không thể độc lập với việc Kính Thiên, nhưng cũng không thể đặt ngang hàng với việc Kính Thiên, nhưng cũng không thể đặt ngang hàng với việc kính Thiên được, vì con người cũng là thành phần của vạn vật mà nguyên ủy của vạn vật là Thiên. Hiểu như thế, việc tôn kính ông bà tổ tiên không những không phản với đạo Công Giáo mà còn bộc lộ được tính cách đặc biệt đông phương, đạo hiếu của người Việt, đồng thời qua việc đưa hành động tôn kính này hòa hợp với tinh thần Kitô giáo, chúng ta vừa thăng hóa vừa qui tụ những giá trị luân lý và những hình thức bày tỏ trên về cội gốc của muôn loài: chúng ta hiếu thảo cha mẹ vì Chúa là Cha chúng ta đã dậy như thế. Nói cách khác, một khi việc tôn thờ "Trời". "Thượng Ðế"... những danh từ chỉ Thiên Chúa ẩn hình (Deus absconditus) được niềm tin do Ðức Kitô mặc khải soi chiếu, canh cãi và hoàn hảo hóa, thì những hành động có tính cách nhân bản của một nền văn hóa cũng được xác định và thăng hóa theo đúng mức nahn bản của nó.

4. Kết luận

Thảo luận việc tôn kính ông bà tổ tiên liên hệ tới việc truyền giáo là dịp may hiếm có để chúng ta suy tư về một khía cạnh của nền thần học bản vị hóa Việt Nam. Trong bài học lịch sử trên chúng ta nhận ra hậu quả của một cuộc tranh chấp lễ nghi mà đã bị tách rời khỏi mạch sống văn hóa và bị phán quyết do những người chưa thấu đáo ý nghĩa của nó. Tấm bi kịch này là một điển hình của bước khó khăn trong cuộc gặp gỡ của hai nền văn hóa cổ truyền, mạnh mẽ nhưng khác nhau, khi hai nền văn hóa đó thiếu uyển chuyển nên ngăn cản việc thăng hóa tới một hợp đề bao gồm một nền nhân bản phong phú hơn. Sau công đồng Vaticanô II việc tích cực tìm hiểu nền văn hóa địa phương, xác định những giá trị nhân bản chân chính của những tôn giáo khác, những luồng tư tưởng khác trở thành một nhu cầu thường nhật của mỗi giáo hội địa phương. Chúng ta nghiên cứu việc tôn kính ông bà tổ tiên liên hệ với việc truyền giáo ở Việt Nam, ở Trung Hoa, không phải để nuối tiếc một dịp may đã qua, nhưng quan trọng hơn là tìm thấy những ý nghĩa có liên quan tới cuộc sống đạo hiện tại của chúng ta. Nói cách khác sau khi đã nhận định lòng hiếu thảo là một giá trị nhân bản căn bản của nền văn hóa ảnh hưởng nho học, và ý thức được những lễ nghi tôn kính khác với những mê tín dị đoan, chúng ta tự hỏi, chúng ta có thể thực hiện những hình thức, "lễ nghi" nào để biểu tỏ lòng thành kính, hiếu đễ của chúng ta? Nhưng để những nghi thức đó không rơi vào trạng thái "vụ hình thức" "cố chấp" chiếu lệ. điều quan trọng nhất là tấm lòng người Việt thành kính mà chúng ta có thể gọi là "Tâm Việt". Tâm Việt đối với ông bà tổ tiên là một khía cạnh biểu lộ của Tâm Việt. Khía cạnh này không thể tách rời khỏi lòng thành đối với Thượng Ðế được, nếu không Tâm Việt này sẽ thiếu nguồn sống và trở thành độc đoán. Bởi đó Tâm Việt là nguồn sống của "Việt tính". Dĩ nhiên Tâm Việt này còn có thể biểu lộ theo những cách thế khác tùy theo ta nhìn từ Phật Giáo hay Lão Giáo mà trong bài này chúng ta không có dịp để bàn tới. Có Tâm Việt như vậy chúng ta mới có thể bước thêm một bước nữa là đi tìm một hợp đề của Tâm Việt trong môi trường cụ thể mà chúng ta đang sống ở hải ngoại này. Hợp đề này là một mức độ nhân bản cao hơn vì nó được cải hóa và bổ túc do hai nền văn hóa khác nhau. Tiên chuẩn canh cải và hoàn thiện này không gì khác hơn là một nhân bản thuần túy: Hiện Thân của một mẫu mực Thiên Nhân tương dữ, Thiên Nhân hợp nhất, Thiên Chúa Nhập Thể.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ông Bà Tổ Tiên

Điểm danh những cấm kị phong thủy trong tiết Lập Xuân

Tiết Lập Xuân là tiết khí đầu tiên trong năm vì thế để hưởng trọn xuân mới, hãy lưu ý những cấm kị phong thủy trong tiết Lập Xuân sau đây nhé !
Điểm danh những cấm kị phong thủy trong tiết Lập Xuân

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tiết Lập Xuân là tiết khí đầu tiên trong năm, mang ý nghĩa xuân tới vạn vật thức tỉnh, hồi sinh. Đối với bất kì ai, đây cũng là khoảng thời gian tươi đẹp, tràn trề sức sống và hi vọng. Để hưởng trọn xuân mới, hãy lưu ý những cấm kị phong thủy trong tiết Lập Xuân.


Diem danh nhung cam ki phong thuy trong tiet Lap Xuan hinh anh
 
Tiết Lập Xuân là lúc có nhiều phong tục tập quán, mà nổi bật nhất là các lễ hội mùa xuân, lễ tế trời cầu nông nghiệp được mùa, lễ nghênh đón hoa xuân,… Thời gian này hầu như mọi người thường tận hưởng không khí náo nhiệt và dễ chịu đầu năm mà quên đi những cấm kị phong thủy trong tiết Lập Xuân. Hãy cùng tìm hiểu và nhớ kĩ để tránh mắc phải sai lầm đáng tiếc.   1. Truyền thống nhấn mạnh rằng, nếu ngày Lập Xuân mà khí trời sáng sủa, tất năm đó mùa màng bội thu, nếu trời âm u thì khả năng cao là thất bát mất mùa, rất không may mắn.    2. Lập Xuân kiêng cãi nhau, mắng người, chữa bệnh, cắt tóc, di chuyển. 3. Lập Xuân không nên ngủ quá nhiều vì những ngày này dương khí thịnh vượng hơn, cần đứng thẳng hoặc ngồi để đón tiếp thời khắc tốt đẹp. Người có thói quen ngủ trưa lâu cũng cần điều chỉnh thời gian ngủ cho hợp lý.   4. Một trong những cấm kị phong thủy trong tiết Lập Xuân là không cãi vã, tranh chấp thị phi, không nói lời tục tĩu. Cần giữ hòa khí, đón mừng ngày vui của trời đất. Nếu đầu năm đã cãi cọ, tranh giành, đấu khẩu thì cả năm không yên ổn, gặp nhiều phiền phức, tâm tính bất thường. Đây không chỉ là truyền thống, phong thủy mà còn là phong tục tốt, đức tính đẹp, cần phát huy.  
Diem danh nhung cam ki phong thuy trong tiet Lap Xuan hinh anh
 
5. Tiết Lập Xuân vạn vật sinh sôi, dương khí trong đất hưng vượng, nên hạn chế việc đi giày dép thường xuyên, cần có cơ hội đi chân không trên nền đất tự nhiên để hấp thu các ion dương, có lợi cho sức khỏe.
 
6. Trong các tiết khí hàng năm thì Lập Xuân là tiết khí giao thời, giao mùa và giao niên nên khí hỗn loạn, không thích hợp để di chuyển, chuyển đổi công việc, chuyển nhà hay có sự thay đổi lớn nào. Ngũ hành lưu chuyển, thiên địa nhân hòa hợp mới mang tới vận may, thiên địa chưa yên thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng.   7. Tục xưa truyền lại, tiết Lập Xuân con gái đi lấy chồng không về nhà mẹ đẻ, vì sẽ mang vận may từ nhà chồng về nhà mình. Tuy nhiên, ngày nay điều này chỉ còn mang tính chất tham khảo chứ không được áp dụng rộng rãi.   8. Tiết Lập Xuân cố gắng không cắt tóc vì theo những cấm kị phong thủy trong tiết Lập Xuân thì cắt tóc là điềm không may. Ngày xuân vạn vật đang nhú mầm, như con người đang hồi vượng, vươn lên lại cắt đi sẽ làm tổn hại thân thể, bất lợi sức khỏe, triệt đường phát triển.   9. Mệnh lý học cho rằng, ngày xuân khí lực trời đất chưa ổn định, dễ gây chuyện thị phi, tận lực tránh được càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là người có cầm tinh vướng bệnh tai, cầm tinh tương xung với năm thì Lập Xuân nhất định phải thận trọng. Người mà năm trước kém may thì thời điểm này cũng không nên chủ quan.

Tiết Lập Xuân - khởi đầu thăng hoa, dưỡng sinh triệt để
Xuân mới khởi đầu mới, tiết Lập Xuân là tiết khí đầu tiên của năm, cũng là thời điểm tràn đầy mới mẻ, phấn khởi, đánh dấu sự chuyển mình rõ rệt của thời tiết
 
Trình Trình

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Điểm danh những cấm kị phong thủy trong tiết Lập Xuân

Mơ thấy gió mát nhè nhẹ: Có thể gặp vận may –

Gió xuân thổi qua, cánh đồng khoác lên mình bộ cánh màu xanh, gió trong mơ biểu thị vận may cũng giống như chính bản thân nó, muốn đến là đến, muốn đi là đi. Mơ thấy gió mát nhè nhẹ, cho thấy bản thân làm việc có đạo có nghĩa, sẽ gặp vận may. Mơ thấy
Mơ thấy gió mát nhè nhẹ: Có thể gặp vận may –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy gió mát nhè nhẹ: Có thể gặp vận may –

Phong thủy cho xe cưới: Những điều bạn chưa biết

Tầm quan trọng của phong thủy xe cưới không được nhiều cặp đôi để ý, song chỉ cần phạm lỗi phong thủy sẽ ảnh hưởng đến sự hạnh phúc của hôn nhân sau này
Phong thủy cho xe cưới: Những điều bạn chưa biết

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phong thủy xe cưới là nhân tố vô cùng quan trọng để tạo nên sự thành công của hôn lễ và hạnh phúc hôn nhân sau này, tuy nhiên lại được rất ít cặp đôi chú ý đến.


Phong thuy cho xe cuoi Nhung dieu ban chua biet hinh anh 2
 
1. Dòng xe
  Theo thông lệ, đội xe cưới gồm 8 chiếc, trong đó xe đón dâu phải là chiếc sang trọng và đẳng cấp nhất như: Cadillac, Audi, Mercede,…Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là liệu chiếc xe đó có phù hợp đôi vợ chồng mới cưới? Từ góc nhìn phong thủy xe cưới, không thể tùy tiện sử dụng các loại xe mà cần phải căn cứ vào Ngũ hành của cô dâu chú rể.

Các chuyên gia đã xác định Ngũ hành của các loại xe dựa vào dòng xe của các nước:
 
- Thủy: dòng xe của Mỹ
 
- Kim: dòng xe của Đức và các nước Châu Âu khác
 
- Mộc: dòng xe của Nhật Bản và Hàn Quốc
 
- Thổ và Hỏa: dòng xe của các nước còn lại   2. Màu sắc xe   Màu sắc là yếu tố không thể thiếu trong phong thủy, từ màu xe có dựa theo Ngũ hành phân chia như sau:
 
- Kim: Trắng, trắng ngà
 
- Mộc: Xanh lá, xanh ngọc bích, xanh lục
 
- Thủy: Đen, xanh lam
 
- Hỏa: Đỏ, tím
 
- Thổ: Vàng, vàng đất
 
Xe cưới được cho là tốt nhất khi phù hợp Ngũ hành cả về màu sắc và xuất xứ xe. Tuy nhiên, thông thường rất khó có thể tìm loại xe đáp ứng được hai tiêu chí trên, cô dâu chú rể có thể tham khảo các cách kết hợp. Ví dụ, nếu chú rể mệnh Kim, cô dâu mệnh Thủy, có thể lựa chọn dòng xe Cadillac màu đen của Mỹ để phù hợp bản mệnh của chú rể về dòng xe và cô dâu về màu sắc.

Cúng mã xe hơi, liệu Táo quân có thích?
Vào ngày tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, 23 tháng Chạp, người dân thường có tục lệ thờ cúng, hóa mã quần áo, mũ hài, cá chép, tiền vàng…

3. Tuyến đường   Trong phong thủy về xe cưới, tuyến đường là điều kiện rất quan trọng. Khi lựa chọn tuyến đường của đoàn xe cưới nên tránh đi ngang qua các địa điểm: bệnh viện, miếu thờ giáo đường, cơ quan chính phủ, đường dây cao thế, ống khói,… vì đây đều là nơi mang sát khí mạnh.    4. Đoàn xe   Số lượng xe của đoàn xe cưới không thể là 13 hoặc 14 theo quan điểm phong thủy, ngoài ra cần tránh cách loại xe như: Passat, Santana, Chevolet, Buick vì theo cách đọc âm Hán Việt sẽ mang đến điều không may mắn   5. Lên xuống xe
 
Theo thuật phong thủy, thứ tự xuống xe là yếu tố không thể thiếu. Thông thường, ghế sau của xe dành cho cô dâu chú rể và phù rể ngồi cạnh tài xế. Khi xe đến địa điểm tổ chức lễ cướp, phù rể là người xuống xe đầu tiên, đi vòng qua đuôi xe đến mở cửa xe bên trái của dãy sau cho chú rể, sau đó chú rể đi vòng qua đầu xe để mở cửa bên phải cho cô dâu, đồng thời đỡ cô dâu xuống xe. Đây là nguyên tắc "trái Thanh Long, phải Bạch Hổ" của phong thủy, không nên tùy tiện thay đổi.

Phong thuy cho xe cuoi Nhung dieu ban chua biet hinh anh 2
 
6. Ghi hình trong quá trình di chuyển đoàn xe cưới
 
Khi ghi hình quá trình di chuyển đoàn xe cưới, nên tránh việc hình ảnh được ghi lại không hợp nhất với những điều đã xảy ra trong ngày vui. Bên cạnh đó, người ghi hình phải quay đầy đủ lộ trình nếu không sẽ để lại nhiều điều không may mắn cho cô dâu chú rể sau này.   7. Sử dụng ảnh xe cưới
 
Nhiều cô dâu chú rể thích sử dụng hình ảnh của đoàn xe cưới để treo trong hôn lễ, tuy nhiên theo các chuyên gia không nên làm điều này vì họ sẽ không biết: chiếc xe đã được bao nhiêu người sử dụng, liệu đã xảy ra sự cố,…   8.  Chọn ngày 
 
Việc xem ngày không đơn giản chỉ quan tâm đó có phải là ngày tốt mà còn phải xem xét đến tương xung tương khắc. Nếu bạn tuổi Mùi, tuy nhiên ngày đó tương xung với Mùi, vậy nên không thích hợp cho việc xuất hành với xe cưới. Bên cạnh đó, thời gian cũng là nhân tố quan trọng, người miền Bắc thường xuất phát váo sáng sớm và tiệc cưới tổ chức vào buổi trưa, trong khi tại miền Nam sẽ lại di chuyển đoàn xe vào buổi chiều và tiệc cưới bắt đầu lúc trời đã tối...
  9. Cẩn thận khi sử dụng xe cưới khác mục đích   Các xe thường được sử dụng cho việc đưa đón dâu đều có khí trường của tương ứng. Vậy nên, những người đã kết hôn cần thận trọng khi sử dụng loại xe này, có nghĩa là không nên sử dụng những chiếc xe cưới này vào việc khác, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân của người đó.   10. Xe thường có nên dùng làm xe cưới?
 
Nhiều người đặt ra câu hỏi thay vì dùng các loại xe hạng sang của các công ty tổ chức cưới cung cấp, liệu có thể sử dụng xe của bản thân hay đi mượn của người quen được không? Theo các chuyên gia, nếu làm theo cách này, cô dâu chú rể nên chú ý hỏi người cho mượn xe về mục đích sử dụng của chiếc xe hàng ngày, đặc biệt nên tránh các xe có sát khí.
Chi Nguyễn

Xem Clip Quả báo không thể đầu thai

   

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy cho xe cưới: Những điều bạn chưa biết

Xem tử vi bắt bệnh dựa vào học thuyết ngũ hành

Học thuyết lý luận của Đông y có cơ sở từ triết học âm dương ngũ hành, lấy học thuyết ngũ hành làm chủ. Xem tử vi bắt bệnh là dựa vào ngũ hành dự đoán sức khỏe.
Xem tử vi bắt bệnh dựa vào học thuyết ngũ hành

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Học thuyết lý luận của Đông y có cơ sở bắt nguồn từ triết học âm dương ngũ hành, lấy học thuyết ngũ hành làm chủ. Xem tử vi bắt bệnh chính là dựa vào ngũ hành bản mệnh mà dự đoán về tình trạng sức khỏe.


Xem tu vi bat benh dua vao hoc thuyet ngu hanh hinh anh
 
Xem tử vi bắt bệnh, theo “Hoàng Đế nội kinh” gan thuộc tính Mộc, tim thuộc tính Hỏa, tỳ thuộc tính Thổ, phổi thuộc tính Kim, thận thuộc tính Thủy. Trong đó có quan hệ tương sinh tương khắc, tức gan sinh tim, tim sinh tỳ, tỳ sinh phổi, phổi sinh thận, thận sinh gan. Và thận khắc tim, tim khắc phổi, phổi khắc gan, gan khắc tỳ, tỳ khắc thận. Sinh khắc tuần hoàn, tác động qua lại, sinh sôi liên tục.
Xem tu vi bat benh dua vao hoc thuyet ngu hanh hinh anh
 
Phương pháp mệnh lý học trọng yếu lấy ý tưởng ngũ hành có cơ sở lý luận tương tự, như dân gian có câu “nhìn người bắt bệnh”. Xem tử vi bắt bệnh theo nguyên tắc sau.  

1. Người hình Kim nguyên tắc, kiên trì

  Người hình Kim mặt rộng, mũi cao, tay chân gầy gò, thể hình hơi gầy, da trắng. Nói ít nhưng thường nói lời khiến người khác sửng sốt, làm việc kĩ lưỡng, có nguyên tắc. Người này hành động cấp tốc, mạnh mẽ vang dội, tính cách cương trực, nói một là một, dễ dàng thu được uy tín. Tính cách ngay thẳng quá độ dẫn đến tính khí táo bạo, đồng thời không dễ tiếp thu ý kiến của người khác, dẫn đến độc tài, khư khư cố chấp.   Người hình Kim ở vị trí phổi cùng ruột già xuất hiện bệnh tật, đồng thời phải chú ý khí quản và toàn bộ hệ hô hấp.  

2. Người hình Mộc đa sầu đa cảm

  Người mệnh Mộc vóc người gầy, vóc dáng cao. Nam có phong thái ngọc thụ lâm phong, thư sinh yếu đuối; nữ thân thể thướt tha, da trắng, dáng vẻ hoa nhường nguyệt thẹn, là mỹ nhân điển hình. Người này thích tĩnh mà không thích động, không thích tham gia trò vui. Thận trọng mẫn cảm, đa sầu đa cảm, ảo tưởng, có khí chất lãng mạn khí chất.    Tính cách nhược điểm là lòng dạ hẹp hòi, năng lực hợp tác đoàn thể kém, khuyết thiếu sức cạnh tranh. Làm việc do dự thiếu quyết đoán, dây dưa dài dòng, chấp hành lực cũng so với kém, xử lý cảm tình không dứt khoát, đồng thời hay ghen tị.   Người hình Mộc chú ý bệnh về gan, có thể phát sinh những chứng bệnh ngoài mong muốn.  

3. Người hình Hỏa tràn ngập sức sống

  Người hình Hỏa hình thể nhỏ gầy, sắc mặt hồng hào, tinh khí tràn trề, cả người tràn ngập sức sống. Tính cách phấn chấn, tinh thần cao vút, yêu thích mạo hiểm cùng khiêu chiến, đối với người khác nhiệt tình như lửa. Tính cách nhược điểm là tính khí táo bạo, dễ nổi giận, năng lực tự kiềm chế kém.   Người mệnh Hỏa cần lưu ý bệnh tật về tim. Cũng phải đặc biệt cẩn thận phương diện ruột non, hệ thống tuần hoàn huyết dịch, dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe.  

4. Người hình Thủy cao thâm khó dò

  Người hình Thủy hình thể mập, da tối màu, nam mệnh bụng to. Đi lại khó khăn, hành động khá là chậm chạp, biểu hiện bất định, làm cho người ta cảm thấy cao thâm khó dò. Tính cách rất dễ dàng cùng mọi người hoà đồng. Hơn nữa là người hiền lành, chưa bao giờ nói xấu ai. Tính cách nhược điểm là đa nghi, cực đoan, lòng dạ chật hẹp, khó lường, làm người nhìn không thấu.   Người mệnh Thủy cần chú ý phương diện thận cùng bàng quang xuất hiện bệnh tật. Đồng thời cũng phải chú ý thêm não cùng hệ thống bài tiết.  

5. Người hình Thổ tài năng ẩn giấu

  Người hình Thổ thể trạng cường tráng, vóc người cân xứng, cơ chắc, bắp thịt đầy đặn, da dẻ màu nâu đồng, dáng đi ổn định, vững như núi, làm cho người ta có cảm giác uy vũ hùng tráng. Tính cách trung thành trung hậu, gặp chuyện cẩn thận trấn định, người tài năng dù vẻ ngoài thô mộc, ngốc nghếch. Tính cách nhược điểm chính là hành động có chút chậm chạp, làm cho người ta cảm thấy chất phác, thật thà.   Xem tử vi bắt bệnh người mệnh Thổ cần lưu ý về khí trong người. Mặt khác ruột và toàn bộ hệ tiêu hoá cũng là bộ phận dễ bị bệnh, nên cần kiểm tra thường xuyên.
► ## giúp bạn tra cứu lá số tử vi trọn đời chuẩn xác

Cách hóa giải cho người có bát tự vượng Thổ Vợ chồng mệnh gì kết hợp với nhau thì đại cát đại lợi? Phương pháp hóa giải bát tự vượng Thủy khuyết Hỏa

Trần Hồng

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tử vi bắt bệnh dựa vào học thuyết ngũ hành

Luận giải cát hung qua sắc khí trên mặt tương ứng 4 mùa

Quan sát sắc khí trên mặt mỗi người tương ứng với 4 mùa trong năm sẽ phần nào luận giải được vận hung cát của mỗi đời người.
Luận giải cát hung qua sắc khí trên mặt tương ứng 4 mùa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Quan sát sắc khí trên mặt mỗi người tương ứng với 4 mùa trong năm sẽ phần nào luận giải được vận hung cát của mỗi đời người.


► Lịch ngày tốt gửi tới bạn đọc công cụ xem tướng và xem bói tử vi để biết tính cách, số mệnh của mình
  Trong sách Hựu Tập Giải có viết: Xem sắc khí bốn mùa của con người chủ yếu xem 5 màu xanh da trời, vàng, đỏ, trắng và đen. Đây cũng chính là khí của bốn mùa. Khi chúng hiển thị trên da gọi là màu da, ẩn ở trong da là khí. Quan sát sắc khí trên mặt con người tương ứng với 4 mùa trong năm sẽ phần nào luận giải được vận hung cát của mỗi người. 

 

Luan giai cat hung qua sac khi tren mat tuong ung 4 mua hinh anh
 

Mùa Xuân – Xem hai gò má

  Trong thời gian 3 tháng của mùa Xuân, sao Mộc ở phía Đông, thuộc Giáp Ất, tương ứng với nó là vị trí xương gò má trên khuôn mặt.  
Luan giai cat hung qua sac khi tren mat tuong ung 4 mua hinh anh
 
Theo quan điểm nhân tướng, vị trí này có sắc xanh da trời được coi là vượng tướng, quý tướng. Nếu là sắc đỏ, báo hiệu buồn trước vui sau. Nếu là màu trắng, dễ gặp họa liên quan đến tù tội. Màu vàng nâu khó tránh hung họa.    Ngoài ra, còn quan điểm cho rằng, hai gò má tương ứng với Chu Tước và Huyền Vũ, nếu có màu đen sẽ bị phá tài, có sắc đỏ gặp họa kiện tụng.   

Mùa Hè – Xem sắc khí trán

  Ở ba tháng mùa Hè, sao Hỏa nằm ở phía Nam, thuộc Bính Đinh. Thời gian này xem trán có màu đỏ được coi là vượng tướng, mang tới điều cát lành. Tuy là quý tướng, nhưng trước đó bản mệnh cũng trải qua thị phi, kiện tụng rồi mới yên ổn.   
Luan giai cat hung qua sac khi tren mat tuong ung 4 mua hinh anh
 
Nếu sắc khí trán có màu trắng thì gặp cát lợi trước, hung họa sau. Nếu xuất hiện màu vàng thì hung họa trước, cát lành sau. Nếu là sắc khí màu xanh, vận mệnh gặp hung họa, chủ động đề phòng.   Theo một lý giải khác, mùa Hè có Hỏa là chính sắc, nếu xuất hiện màu đỏ sẽ không có phương hại, nhưng kỵ nhất màu đen quá nặng, bởi vì nó thuộc Nhâm Quý Thủy ở phía Bắc, sẽ tương khắc.

Nếu hiển lộ màu tía sẽ gặp tai họa không thể lường trước trong kiện tụng và gây phá tài. Nếu phần giữa 2 mắt, lông mày và giữa Pháp lệnh có sắc khí tối, bảm mệnh dễ gây ra chuyện thị phi hoặc người nhà sẽ có bệnh. Ngoài ra, nếu hai bên cánh mũi có màu đen tía, báo hiệu bệnh về máu.

5 tướng mặt có cát tinh che chở năm 2016 Chỉ ra tướng mặt người nghèo khó và cách thoát nghèo 3 giây để nhận ra tướng mặt người được phúc đức bao bọc suốt đời

 

Mùa Thu – Xem màu sắc ở gò má trái

  Khoảng thời gian 3 tháng mùa Thu, sao Kim ở phía Tây, thuộc Canh Tân, tương ứng với gò má trái. Nếu vị trí này có màu trắng, được coi là cát lành, chủ nhân khổ trước sướng sau, trước gặp chuyện buồn sau đón chuyện hỷ.   
Luan giai cat hung qua sac khi tren mat tuong ung 4 mua hinh anh
 
Nếu xuất hiện màu xanh thì bản mệnh sẽ gặp họa ngục tù, thị phi, nhiều tai họa bất ngờ. Nếu có màu đỏ sẫm chủ đoản mệnh, sức khỏe giảm sút, dễ mắc trọng bệnh.   Theo lý giải khác, mùa Thu lấy trắng làm màu chủ đạo, vì thế kỵ nhất là quá đỏ, bởi vì đỏ là Hỏa, như vậy Hỏa khắc Kim, không thuận.  

Mùa Đông – Xem sắc khí cằm

 
Luan giai cat hung qua sac khi tren mat tuong ung 4 mua hinh anh
 
Giai đoạn 3 tháng mùa Đông có sao Thủy ở phía Bắc, thuộc Nhâm Quý, tương ứng với vị trí của cằm trên khuôn mặt. Nếu vị trí này có màu đen thì được coi là tướng. Tuy vậy, chủ nhân cũng lao đao một phen, trước vất vả, sau mới sướng. Tại đây, nếu có màu vàng đỏ sẽ có phát sinh hung họa. Nếu có sắc khí màu trắng báo hiệu đoản mệnh.   Mùa Đông lấy đen làm màu sắc chủ đạo, kỵ nhất là màu vàng của Thổ, vì Thổ khắc Thủy. Nếu cằm có màu đen vàng thì không chỉ chủ nhân tướng mạo này mà cả người trong nhà sẽ khốn đốn, trắc trở, có thể sẽ mắc trọng bệnh.   Nam Anh   Chỉ ra khuôn mặt của đệ nhất đàn ông sợ vợ
Đàn ông sở hữu tướng mặt mà lông mày rậm, trùm xuống sát mắt, không những hết lòng hết dạ vì vợ con mà còn rất sợ vợ, thậm chí chỉ cần thấy vợ nổi giận là sợ


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận giải cát hung qua sắc khí trên mặt tương ứng 4 mùa

Tử vi - Khoa học hay mê tín

Nổi tiếng nhất về ứng dụng chiêm tinh phương Đông trong dự báo là Tử vi. Tử vi sử dụng hơn 100 ngôi sao giả định để tương tác dự báo đời người. Tử vi là một
Tử vi - Khoa học hay mê tín

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

dạng thức khoa học hay chỉ là hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời còn đang gây tranh cãi.

 
Tu vi - Khoa hoc hay me tin hinh anh
 
Tử vi – khoa học mà huyền bí
Trong các kiểu bói toán, Tử vi thường được coi là một trong những dạng có tính chính xác cao. Ra đời sau nhưng Tử vi tổng hòa được những tinh hoa của bói dịch, nhân tướng học, thiên văn học của Trung Quốc cổ đại. Với những nét đặc trưng độc đáo, nhiều nhà khoa học xem Tử vi như là một bước đột phá lớn về nhân học Trung Hoa thời Trung đại.
 
Đối tượng nghiên cứu của Tử vi là con người và số mệnh con người. Con người trong Tử vi là con người gắn liền với gia đình và những mối quan hệ xã hội. Người ta cho rằng nó là một dạng thức khoa học kết hợp triết học một cách sơ khai, chất phác. 
 
Những triết lý bói toán được hệ thống hóa dựa trên nền tảng của triết lý Âm Dương Ngũ Hành. Tử vi vận động theo các vì sao ở 10 Can, 12 Chi dịch chuyển và biến đổi theo thuyết Bát Quái, tương tác với nhau theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành. 
 
Cho dù sự chính xác còn phải bàn cãi, nhưng việc “mã hóa’ và sơ đồ hóa” số mệnh con người vào một lá số đã cho thấy tham vọng lớn lao của Tử vi. Ngày nay, dưới con mắt của các nhà khoa học, Tử vi được coi là một loại hình khoa học huyền bí kết hợp với nhân học và sự phân tích độc đáo trong việc tiên đoán số mệnh của con người
 
Thực tế, để xem chuẩn một lá số Tử vi là điều không thể vì nó là một hàm số có quá nhiều biến số tương tác lẫn nhau. Nếu coi nguyên tắc tương tác giữa các sao là một hàm số, lá số Tử vi của một người là một hàm số có tới hơn 100 biến số.
 
Khoa học hay mê tín Tử vi vừa mang tính khoa học thống kê, vừa mang tính bói toán và có phần dị đoan. Nó có hệ thống lý luận với những thuật toán riêng cùng cách tiếp cận nghiên cứu nhân học độc đáo. 
 
Tử vi không có tính lập luận và logic rõ ràng, nó đưa ra những trải nghiệm và chứng minh từ thực tế đời sống các cung trên lá số Tử vi là những hàm số căn bản. Điều đó phần nào thể hiện Bản mệnh của con người thật phức tạp.
 
Tử vi là một phương pháp, một công thức, một biểu đồ nhưng nó không đo lường được về lượng cũng như về chất một cách chính xác. Xem Tử vi là một quá trình xét đoán, nhưng là xét đoán trên căn cứ của hàm số và biến số thể hiện bằng những ngôi sao.
 
Nhiều người quan niệm Tử vi là một khoa học có sức mạnh siêu nhiên, giải thích được tất cả về số mệnh và bí ẩn của đời người. Chỉ cần nhìn vào lá số Tử vi là có thể biết mọi việc trong quá khứ và tương lai. Đây là một quan niệm sai lầm, bởi những suy đoán, nhận định của Tử vi chỉ là cơ bản, là một trong hàng trăm biến số của hàm số thể hiện trên Thiên Bàn cuộc đời. Nên nó có thể mang tính chất chất tham khảo, dự báo hơn là tin tưởng hoàn toàn. 
 
Vừa có tính khoa học, vừa mang yếu tố tâm linh, Tử vi là một trong những vấn đề rất đáng được quan tâm nghiên cứu nghiêm túc.      
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tử vi - Khoa học hay mê tín

3 con giáp đón vận thế tài lộc vượng phát sau tiết Hạ Chí

Đang trong tiết Hạ Chí, vận thế tài lộc của bạn dạo này ra sao? Bạn có biết 3 con giáp nào là người sẽ đón tài lộc vượng phát, ra đường cũng nhặt được tiền
3 con giáp đón vận thế tài lộc vượng phát sau tiết Hạ Chí

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

không?   Mùa hạ với những cơn mưa rào ào ào và những trận nắng cháy xa cháy thịt. Có lẽ điều an ủi mỗi người trong mùa hạ ngoài du lịch thì chỉ có thể là giữa tiết trời nóng bức mà được tài lộc lên vù vù, chẳng khác nào cốc nước mát lành giúp ta hạ nhiệt.   Đang tiết Hạ Chí, thời tiết có vẻ đỡ phần nào khắc nghiệt. Bạn có biết sau tiết Hạ Chí, con giáp nào sẽ có đường tài lộc rộng mở thênh thang, vận trình tăng tiến không gì ngăn nổi không. Cùng Lịch ngày tốt xem tử vi 12 con giáp để có được câu trả lời nhé.  

Tuổi Dần

  Sau tiết Hạ Chí, vận trình của người tuổi Dần có sự biến chuyển rõ rệt. Công việc thuận lợi, bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. Đó sẽ là những bước tiến mà bạn không thể tưởng tượng được, đem lại niềm vui bất ngờ lớn hơn mong đợi, hãy tỉnh táo để nắm bắt thời cơ nhé.   Nếu bạn dồn hết tâm sức để làm việc, cố gắng không ngừng, học hỏi mọi lúc mọi nơi thì chuyện thăng tiến sẽ chẳng còn xa xôi nữa. Nên tích cực tìm kiếm cơ hội cho mình, mỗi một cơ hội dù nhỏ nhưng cũng cần trân trọng, bởi đó có thể là cơ hội để bạn thay đổi vận mệnh cuộc đời.


tai loc vuong phat 2
 
  Tài lộc vượng phát, tăng tiến không ngừng, nhất là về Thứ Tài, bạn có thể tiến hành đầu tư để sinh lời. Tuy nhiên người tuổi Dần nên chú ý đề phòng tiểu nhân, hành sự cẩn trọng để tránh họa phá tài. Nói thêm chút về đường tình duyên nhé, chuyện tình cảm của con giáp này sắp tới sẽ có chút tiến triển, hãy bỏ thêm thời gian và tâm tư để bồi đắp tình cảm, đừng để lỡ dở mối lương duyên.

Xem thêm Phong thủy bàn làm việc đuổi tiểu nhân, rước may mắn nhé.
 

Tuổi Dậu

  Người tuổi Dậu chỉ ngay sau khi tiết Hạ Chí qua đi là sẽ gặp được cát tinh quý nhân trên đường tài lộc, công danh sự nghiệp thăng tiến ầm ầm, mọi chuyện suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió. Vận thế ngày càng tốt hơn, cát tinh cao chiếu, lại được quý nhân trợ lực thêm phần may mắn. Quý nhân của con giáp này thường là nữ giới, bởi tháng này âm khí rất nặng nên quý nhân là nữ giới sẽ có thể giúp bạn chuyển hung thành cát, gặp dữ hóa lành.


tai loc vuong phat
 
  Cuộc đời có vay có trả, người tuổi Dậu cũng nên nhớ nhắc mình giúp đỡ mọi người, nhất là bạn bè là nữ giới. Nhiều chuyện vốn đã là sở trường của bạn, giải quyết dễ dàng như nước chảy mây trôi, nên quyết đoán, hành động dứt khoát, chớ do dự không biết tiến lùi sẽ để thời cơ qua đi trước mắt.   Tình cảm gia đình của con giáp này đang rất tốt đẹp, những mâu thuẫn trước đó sẽ được giải quyết, gia hòa vạn sự hưng.  

Tuổi Hợi

  Sau tiết Hạ Chí, người tuổi Hợi được cát tinh dẫn đường, chuyện tốt liên tiếp kéo đến. Nhiều chuyện nhìn bề ngoài cát hung khó đoán nhưng con giáp này được phúc khí đầy mình nên về tổng thể đều có kết quả khá tốt, không cần phải lo lắng sợ hãi điều gì.


tai loc vuong phat 1
 
  Công việc có thể có một vài thay đổi, dẫn đến biến động về sự nghiệp. Vào giờ phút quyết định, phải giữ đầu óc bình tĩnh, suy nghĩ kĩ càng, xem xét các phương diện khác nhau. Nếu không thể làm được điều đó thì tốt nhất đừng nên quyết định thay đổi gì mà cứ giữ nguyên hiện trạng thì hơn.

Bạn đã biết Vị trí làm việc vượng tài của 12 con giáp nằm ở đâu chưa? Đọc ngay nhé.
  Nhớ kĩ, làm chuyện gì cũng phải chắc chắn, đừng đứng núi này trông núi nọ, để rồi cuối cùng chẳng việc gì được ra hồn. Vạn sự lấy cẩn trọng làm đầu, lấy tĩnh chế động, chớ gây chuyện thị phi.    Tài lộc vượng phát, luôn giữ mức ổn định nên con giáp này có thể xem xét tính toán đến chuyện đầu tư sinh lời, song nên chọn lĩnh vực đầu tư thích hợp, lựa sức mà làm, tránh làm chuyện quá mạo hiểm kẻo tiền bạc dù nhiều nhưng vẫn có nguy cơ phá sản, tiền của một đi không trở lại. Bước đầu hãy chọn những lĩnh vực an toàn, lợi nhuận ít hơn chút mà ổn định. Đợi khi có kinh nghiệm thì có thể mạnh tay dấn mình làm những chuyện có tính thử thách cao hơn.    
Hy Vũ

Cách siêu dễ thu hút thịnh vượng bằng tiền xu phong thủy Ánh sáng trong phong thủy: Sử dụng hợp lý sẽ đón tài lộc miễn phí Xem tướng tay chân biết ngay giàu tài lộc

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 3 con giáp đón vận thế tài lộc vượng phát sau tiết Hạ Chí

Những chòm sao nam chung thủy nhất quả đất –

Con trai cũng nhiều người chung thủy lắm nhé, chỉ là cách thể hiện của họ hơi khác thường một chút. Có những chàng trai nguyện âm thầm chờ đợi một nửa của mình xuất hiện; cũng có những người bề ngoài thì đào hoa, nhưng thực ra lại chỉ giữ cho mình mộ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Con trai cũng nhiều người chung thủy lắm nhé, chỉ là cách thể hiện của họ hơi khác thường một chút.
Có những chàng trai nguyện âm thầm chờ đợi một nửa của mình xuất hiện; cũng có những người bề ngoài thì đào hoa, nhưng thực ra lại chỉ giữ cho mình một mối tình. Vậy trong 12 cung Hoàng đạo nam, chòm sao nam nào chung thủy nhất quả đất? chúng ta hãy cùng xem nhé!

Nội dung

  • 1 Những chòm sao nam chung thủy nhất quả đất
    • 1.1 Hạng 1. Kim Ngưu
    • 1.2 Hạng 2. Cự Giải
    • 1.3 Hạng 3. Bảo Bình
    • 1.4 Hạng 4. Ma Kết

Những chòm sao nam chung thủy nhất quả đất

Hạng 1. Kim Ngưu

1-8454-1401267095

Nam Kim Ngưu vốn rất “cứng đầu”, họ không thích ai thì thôi, một khi đã thích thì không ai có thể ngăn cản. Cho dù người cậu ấy thích không thích cậu ấy thì Kim Ngưu vẫn sẵn sàng chờ đợi. Kim Ngưu cho rằng chỉ cần mình kiên trì thì nhất định sẽ có được tình yêu đích thực.

Hạng 2. Cự Giải

2-2398-1401267096

Sau khi trải qua một mối tình, Cự Giải thường cởi mở hơn trong chuyện tình cảm, người mà cậu ấy thích có thể thích người khác, vì đó là tự do của họ. Thế nhưng, đối với người mà cậu ấy yêu thì cậu ấy sẵn sàng chờ đợi, cho dù không có kết quả cũng không sao.

Hạng 3. Bảo Bình

758bbd65c388aaa339c76327-1275-1401267096

Bảo Bình vốn là một người khá cầu kỳ, đối với tình yêu cũng như vậy. Sau khi khó khăn lắm mới chọn được một đối tượng vừa ý, mặc dù biết đối phương không yêu mình, Bảo Bình vẫn có thể chấp nhận vì cậu ấy muốn chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình.

Hạng 4. Ma Kết

4-8303-1401267096

Ma Kết luôn dũng cảm theo đuổi tình yêu của mình. Trên con đường theo đuổi tình yêu cậu ấy sẽ gặp trắc trở và những tổn thương. Sau khi bị tổn thương, Ma Kết có thể sẽ mất đi niềm tin đối với tình yêu, nhưng khi tính đến chuyện kết hôn thì cậu ấy vẫn sẽ chọn một người để kết hôn, còn về phần người đó có yêu mình hay không thì cũng không quan trọng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những chòm sao nam chung thủy nhất quả đất –

Tướng người nham hiểm –

Mắt tứ bạch là mắt có tròng đen ít, tròng trắng nhiều. Tròng trắng có ở 4 phía bao quanh tròng đen. Dân gian còn gọi dạng mắt này là mắt trắng dã - mắt khiến nhiều người sợ hãi khi tiếp xúc. Chủ nhân là người thông minh, nhanh nhẹn nhưng lại nham hi
Tướng người nham hiểm –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng người nham hiểm –

Bí ẩn giấc mơ "nợ nần"

Trong cuộc sống hiện thực, chả ai vui vẻ khi mang trên mình một món nợ nào đó. Giấc mơ về sự nợ nần cũng không phải là giấc mơ đẹp. Tuy nhiên, không phải là
Bí ẩn giấc mơ "nợ nần"

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

không có trường hợp ngoại lệ.


Bi an giac mo no nan hinh anh
Ảnh minh họa

Mơ thấy mình trả nợ cho người khác là điềm tốt lành, dự báo vận may đang đến gần với bạn. Hãy tận dụng nhiều cơ hội tốt để vươn lên trong học tập và công việc.
 
Tuy nhiên, mơ thấy người khác trả nợ cho mình lại là một giấc mơ xấu với ý nghĩa ngược lại. Bạn không những không có được tiền, mà còn có thể bị tổn thất nhỏ.
 
Bạn là nam giới, giấc mơ trả nợ chứng tỏ, bạn đang bị áp lực công việc. Lời khuyên dành cho bạn, nên cẩn trọng trong giao tiếp và tránh gây tranh chấp, căng thẳng với đồng nghiệp.   Nữ giới có giấc mơ này, ám chỉ chuyện tình cảm không được suôn sẻ. Hãy xem xét lại người mình yêu, có thể họ không xứng đáng với tình cảm của bạn.    Bạn nằm mơ thấy mình là doanh nhân hay ông chủ lớn đi vay tiền ngân hàng. Điềm báo này ám chỉ bạn đang thiếu sáng suốt trong công việc buôn bán. Tính cách bảo thủ của bạn có thể sẽ gây thiệt hại lớn cho sự nghiệp. Hãy điều chỉnh bản thân và lựa chọn đầu tư phù hợp.   Nếu trong mơ, người khác vay tiền và được bạn nhiệt tình giúp đỡ. Tin tốt lành cho bạn, sắp tới sẽ có quý nhân giúp bạn thoát khỏi cảnh khốn khó.

Tổng hợp

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bí ẩn giấc mơ "nợ nần"

Các lễ hội ngày 16 tháng 4 Âm Lịch - Hội Đình Định Yên

Vào ngày 16 tháng 4 âm lịch có diễn ra một số lễ hội tiêu biểu như sau: Hội Đình Tân Phú Trung, Hội Đình Định Yên, 2 lễ hội này được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 16 tháng 4 Âm Lịch - Hội Đình Định Yên

Các lễ hội ngày 16 tháng 4 Âm Lịch - Hội Đình Định Yên

Một số lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 16 tháng 4 âm lịch:

1. Hội Đình Tân Phú Trung:

Thời gian: tổ chức từ ngày 16 tới ngày 17 tháng 4 âm lịch.

Địa điểm: xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Thành Hoàng Làng.

Nội dung: Ý nghĩa của hội Đình Tân Phú Trung là tế lễ thành Hoàng và tưởng niệm tới những người có công lập làng, tiếp đó là cầu cho dân khang vật thịnh.

2. Hội Đình Định Yên:

Thời gian: tổ chức vào các ngày 16,17 tháng 4 và 15,16 tháng 11 âm lịch.

Địa điểm: An Lợi A, xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn công ơn của Phạm Văn An - người đầu tiên khai hoang lập Ấp.

Nội dung: Buổi lễ diễn ra rất long trọng với các nghi thức truyền thống của một hội cung đình như: đội kỵ mã, đội lân, đội lính hầu, học trò lễ, chiêng, trống, nhạc, lễ...


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 16 tháng 4 Âm Lịch - Hội Đình Định Yên

Bài trí thuận ngũ hành, tiền sảnh cửa hàng đại cát

Tiền sảnh không chỉ là nơi đón tiếp mà còn là khoảng trống ngăn cản các xung sát tác động vào cửa hàng. Vì thế, phong thủy tiền sảnh cần phải được bố trí thích
Bài trí thuận ngũ hành, tiền sảnh cửa hàng đại cát

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

hợp, thuận ngũ hành.

Bai tri thuan ngu hanh, tien sanh cua hang dai cat hinh anh
 
Cửa hàng có dáng vuông vức thuộc hành Thổ thì mái tiền sảnh nên làm hình nhọn (hành Hỏa) để Hỏa sinh Thổ.    Cửa hàng sơn màu xanh dương thuộc hành Thủy thì tiền sảnh bố trí  màu trắng (hành Kim) để Kim sinh Thủy.    Trường hợp lối vào cửa hàng bị góc nhọn, vát xéo (hành Hỏa) thì có thể đặt non bộ, gương soi (thuộc Thủy) để khắc bớt.    Khi tiền sảnh dài (hành Mộc), có thể dùng các mảng gạch trang trí thô, điểm nhấn vuông (hành Thổ) để tạo hành tương khắc, giảm bớt cảm giác hun hút.   Dưới đây là bảng đối chiếu màu sắc, hình dáng tiền sảnh dựa vào hướng của cửa hàng, có thể tham khảo.

 
Hướng tiền sảnh Màu hung Màu cát Hình kỵ Hình cát
Bắc Đỏ, hồng Trắng, sữa Vuông Làn sóng
Nam Vàng, da cam Đỏ, hồng Làn sóng Tam giác
Đông Trắng, sữa, kim Xanh Tròn Cao, thẳng
Tây Đỏ, hồng, tím Trắng, sữa, kim Tam Giác Tròn
Tây Bắc Đỏ, hồng, tím Trắng, sữa, kim Tam giác Tròn
Tây Nam Xanh Vàng, da cam, nâu Thẳng đứng Vuông
Đông Bắc Xanh Vàng, da cam, nâu Thẳng đứng Vuông
Đông Nam Trắng, sữa, kim Xanh Tròn Cao, thẳng
  Theo Sách Phong thủy Cát tường
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bài trí thuận ngũ hành, tiền sảnh cửa hàng đại cát

Khiêm tốn là vốn quý của con người

Con người cần có đức khiêm tốn, bởi bầu trời tuy rộng nhưng còn có bầu trời lớn hơn, sinh mệnh có giới hạn nhưng tri thức thì vô hạn, lấy khiêm tốn làm vốn
Khiêm tốn là vốn quý của con người

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Con người cần có đức khiêm tốn, bởi bầu trời tuy rộng lớn nhưng còn có bầu trời lớn hơn, sinh mệnh có giới hạn nhưng tri thức thì vô hạn. Vì vậy mà làm người cần lấy khiêm tốn làm vốn quý cho bản thân, không nên có chút học vấn đã dương dương tự đắc.

Trên thế gian này, có những người có chút học vấn nhưng đã vội vàng kiêu ngạo, luôn tự cho mình là nhất. Các Giác giả chân chính, càng tu luyện đến cảnh giới cao thâm, họ càng nhìn thấy những thiếu sót của bản thân mình, càng thấy mình vô cùng nhỏ bé.

Sự nhận thức về kết cấu vũ trụ của Phật Thích Ca Mâu Ni chính là “Kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội” (lớn đến vô cùng, nhỏ đến vô tận). Kỳ thực, năng lực bản thân và sự tu dưỡng tâm linh của con người thế gian, cũng giống như kết cấu của vũ trụ. Người giỏi còn có người giỏi hơn, bầu trời tuy rộng lớn nhưng còn có bầu trời lớn hơn, sinh mệnh có giới hạn nhưng tri thức thì vô hạn.

Vào thời xưa, có một vị đệ tử đi theo một vị danh sư để học nghề. Ba năm sau tay nghề của vị đệ tử đã có tiến triển vượt bậc. Vị đệ tử cho rằng tay nghề bản thân đã đạt đến kỹ thuật tối cao. Đủ để cho anh có thể tự đi làm một mình, liền chuẩn bị quần áo và từ biệt sư phụ.

Biết được sự việc đó, sư phụ đến hỏi vị đệ tử: “Con có chắc là con đã học được hết rồi không? Không cần học lên trình độ cao hơn sao?”

Vị đệ tử chỉ tay vào đầu nói: “Đầu con đã được lấp đầy rồi, không thể nhét thêm được nữa”.

“Vậy sao?”, vị sư phụ nói, và lấy ra một cái bát để trên bàn. Sau đó yêu cầu vị đệ tử chất đầy đá lên, cho đến khi nó cao lên nhìn giống như hình dáng của một quả núi nhỏ. Khi đó sư phụ hỏi: “Con thấy cái bát này đã đầy chưa?”

Vị đệ tử trả lời: “Đã đầy rồi ạ”.

Vị sư phụ liền lấy một nắm cát thả vào khe của những viên đá, sau đó sư phụ lại hỏi: “Vậy bây giờ thì sao, đã đầy chưa?”

Vị đệ tử nghĩ ngợi một chút rồi nói: “Đầy rồi ạ”.

Sư phụ liền lấy tàn nhang ở trên bàn rắc lên trên đỉnh, đến khi có vẻ như không thể rắc thêm được nữa, sư phụ lại hỏi: “Con thấy nó thực sự đã đầy chưa?”

Đệ tử trả lời: “Lần này thực sự là đầy rồi ạ”.

Sư phụ nghe xong không nói câu nào, chỉ lấy ấm trà trên bàn từ từ đổ nước vào trong bát mà không tràn ra một giọt nào. Đồ đệ nhìn thấy thế cuối cùng cũng hiểu ra, lập tức quỳ xuống nhận lỗi với sư phụ. Một lần nữa thành tâm thành ý xin sư phụ nhận anh làm đệ tử.

Danh họa Leonardo da Vinci từng nói:

“Kiến thức ít ỏi khiến người ta kiêu ngạo, kiến thức phong phú khiến người ta khiêm tốn. Do đó những bông lúa lép thường kiêu ngạo mà chĩa thẳng đầu lên trời, còn những bông lúa chắc hạt thường cúi đầu xuống đất”.

Chỉ có ai khiêm tốn học hành, không bao giờ biết tự mãn, thì mới có thể bước đến đỉnh cao của sự nghiệp.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Khiêm tốn là vốn quý của con người

Cách giải họa và các sao hóa giải (phần 1)

Cách giải họa và các sao hóa giải (phần 1). thảo luận các sao, các cách tốt hóa giải vận hạn trong lá số tử vi.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cách giải họa và các sao hóa giải (phần 1)

Cách giải họa và các sao hóa giải (phần 1)

1. Cách họa qua các sao:

a. Sát tinh: gây họa nặng nhất. Sát tinh làm cho mất mạng, chấm dứt luôn sự nghiệp, tài sản, gia đạo, ảnh hưởng sâu rộng đến rất nhiều lĩnh vực. Đối với công danh, sát tinh tiêu diệt quý cách, chấm dứt cơ nghiệp. Đối với tài sản, sát tinh tiêu diệt phú cách. Sự hiện diện của sát tinh ở những cung chỉ phú quý có nghĩa là đương số vừa nghèo, vừa hèn tức là không có tài sản, không có chức phận. Đối với gia đạo, sự hiện diện của sát tinh ở Phu Thê báo hiệu cho sự sát phu, sát thê, sự gián đoạn vợ chồng dưới hình thức ly hôn, ly thân hoặc vợ chồng phải sống xa cách nhau lâu năm, chưa kể các trường hợp bị ruồng bỏ vì ngoại tình hoặc đâm chém nhau vì xung đột hay khảo của. Đối với con cái, sát tinh là dấu hiệu sự sát con, con cái không vẹn toàn, sinh nhiều nuôi ít, hoặc bị tàn tật hoặc thuộc thành phần côn đồ, du đãng, gây phiền nhiễu cho cha mẹ, phá tán tài sản, ăn hết di sản lại còn mắc nợ, tạo nợ cho cha mẹ. Được xem là sát tinh có 8 sao: Địa Kiếp, Địa Không, Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thiên Không, Kiếp Sát. Càng hội tụ nhiều, càng bị hãm địa nhiều, những tai biến và thiệt hại kể trên càng dễ xảy ra sớm, mau, nặng nề. Sát tinh tụ hội ở cung nào thì cung đó bị ảnh hưởng nhiều nhất.

b. Hình tinh: tạo ra hình ngục, ảnh hưởng đến tự do cá nhân, kiện cáo di lụy đến uy tín cá nhân. Gặp hình tinh, trong trường hợp là nạn nhân, đương số sẽ bị giam cầm, tra tấn, đói khát, hành hạ thể xác và tinh thần, có thể bị đau ốm hay tật nguyền trong thời gian bị bắt giữ, có thể bị đầy ải ở chỗ rừng thiêng nước độc hoặc bị cầm cố ở xà lim chật hẹp, dơ dáy. Mức độ nhẹ hơn, hình tinh là dấu hiệu của sự kiện tụng, sự điều tra. Trong trường hợp này, uy tín, tài sản có thể bị hao hụt, chưa kể những lo lắng cạnh tranh, thù hằn phải gánh chịu. Hình tinh là các sao: Thiên Hình, Quan Phù, Thiên La, Địa Võng, Thái Tuế, Quan Phủ, Liêm Trinh (chỉ hình ngục, quan tụng một cách trực tiếp).

c. Bại, hao tinh: làm cho lụn bại, hao tán chẳng hạn như bị bệnh nan y, bị giáng chức, mất của, hao tài, tang khó, thân nhân đau ốm, tai nạn, vợ chồng nghi kỵ, anh em bất hòa, nhân tình ruồng bỏ. Hao bại tinh gồm có: Tang Môn, Bạch Hổ, Đại Hao, Tiểu Hao, Thiên Khốc, Thiên Hư. Sát tinh và hình tinh nhất định góp phần tăng cường hiệu lực cho hao, bại tinh hoặc là nguyên nhân, hoặc là hậu quả của hao bại tinh.

d. ám tinh: là những sao gây trở ngại, trục trặc. ứng dụng cho cá nhân, ám tinh có thể là vài tính nết đặc biệt kìm hãm sự tiến thủ của con người về mặt công danh tài lộc. Trường hợp đương số là nạn nhân, ám tinh tượng trưng cho tiểu nhân, đố kỵ, phá hoại, ganh ghét làm cản trở bước tiến của mình. ứng dụng cho công danh, ám tinh chỉ sự cạnh tranh trong quan trường, sự trục trặc về thủ tục, hoàn cảnh bất lợi cho thăng tiến. Các hình thái này cũng ứng dụng cho tài lộc. ứng dụng cho gia đạo, ám tinh là sự cản trở hôn nhân, sự phá hoại hôn nhân hoặc là sự xâm nhập của một người thứ ba vào đời sống vợ chồng, sự bắt ghen, sự gièm pha, chim vợ/chồng người khác ... ám tinh gồm các sao: Hóa Kỵ, Cự Môn, Phục Binh, Thiên Riêu, Thiên Không Phá Quân, Thái Tuế, Tử Phù, Suy, Tử, Trực Phù, Tuần, Triệt, Cô Thần, Quả Tú, Tuế Phá, Thiên Thương, Thiên Sứ.

e. Sao trợ họa: Hầu hết sát tinh, hình tinh, hao bại tinh, ám tinh đều hỗ trợ cho nhau để gây tác hại dây chuyền. Những sao trực tiếp trợ họa bao gồm: Tả Phù, Hữu Bật, Hóa Quyền, Quan Đới làm xấu thêm, nặng hơn. Riêng sao Thiên Tài thì làm xấu ảnh hưởng của Thái Dương và Thái Âm miếu, vượng địa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách giải họa và các sao hóa giải (phần 1)

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd