Kỷ Dậu 1969 mệnh gì –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thùy Dung (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thùy Dung (##)
Vị thần linh chú về hôn sự theo tin tướng của dân ta là ông Tơ hồng cũng còn gọi là Nguyệt lão. Nhiều khi Nguyệt lão bị phụ nữ hóa biến thành bà Nguyệt.
Nguyệt lão được hình dung trong quảng đại quần chúng là một ông già đầu bạc đang se những sợi chỉ tơ màu hồng. Hình dung này do sự tích của Vi Cố đời Đường cấu tạo nên.
Dưới đời nhà Đường có một nho sinh học hành uyên bác tên gọi Vi Cố. Một ngày kia Vi Cố dạo chơi dưới trăng, được gặp một ông già đang giở từng trang một quyển sách, bên cạnh có chiếc đẫy đầy chỉ tơ hồng.
Vi Cố hỏi, ông già đáp quyển sách đó ghi những lứa đôi của mọi cặp trai gái, còn những sợi tơ hồng dùng để buộc những cặp này lại với nhau. Ông già nói thêm: “- Dù cách biệt vì địa vị xã hội, dù gặp bao nhiêu khó khăn, cuối cùng số mệnh vẫn thắng và kẻ nào phải phối ngẫu với kẻ nào vẫn là do duyên số”.
Thấy ông già nói vậy, Vi Cố muốn biết người sau này sẽ sánh duyên với mình là ai. ông già liền chỉ vào một cô bé hai tuổi, con một mụ hành khất trong ngôi chợ gần đó và bảo đó là người vợ tương lai của họ Vi. Thấy vậy Vi Cố tự nhủ:
Có thể như vậy được chăng. Vợ ta, con một mụ ăn mày!
Sau đó Vi Cố thuê người giết chết cô bé. Kẻ hung đồ đã dùng dao đâm vào sọ đứa trẻ, nhưng nhát đâm không trúng mà chi sượt qua lông mày cô bé gây thương tích chỗ ấy. Mười bốn năm sau, Vi Cố thi đỗ, được bổ làm quan và được vị Tiết độ sử gả con gái cho.
Cô dâu có một vết sẹo nhỏ trên lông mày. Vi Cố hỏi vợ, được nàng cho biết khi nàng 2 tuổi bị một kẻ hung đồ đâm hụt. Quan Tiết độ sử có chứng kiến vụ hành hung này, động lòng trắc ẩn, nhận nàng làm dưỡng nữ. Thì ra, lời ông già xe tơ đã ứng nghiệm. Họ Vi kết duyên với con mụ hành khất tại chợ nơi xưa.
Sự tích trên đã gây trong quần chúng sự tin tưởng vào tiền định trong hôn nhân, nghĩa là vợ chồng có duyên số và sợi dây Tơ hồng vô hình đã se kết những cặp vợ chồng với nhau. Và ông già se tơ được gọi là Nguyệt lão, vì Vi Cố đã gặp ông ta ở dưới trăng và ông cũng có tên là Tơ hồng vì ông se những sợi chỉ tơ màu hồng.
Tin tưởng ở ông Tơ hồng, trai gái đến tuổi lành duyên đều cầu khấn ông giúp cho được duyên may phận đẹp. Trong ca dao Việt Nam thường nhắc nhiều tới vị thần linh chủ về hôn sự này:
“Bắc thang lên tới Trăng già,
Chỉ hồng đâu tá, mượn và bốn dây?
Để ta xe kết đấy, đây,
Xe chim loan phượng với cây ngô đồng,
Xe tố nữ với anh hùng
Xe trang thục nữ bạn cùng thi nhân…”
Trai gái cầu khẩn ông Tơ hồng cho được duyên may phận đẹp, nếu tình duyên ngang trái, họ cũng quay trở lại oán than Nguyệt lão!
“Trăng già độc địa làm sao!
Cầm dây chẳng lựa, buộc vào tự nhiên!”
hoặc:
“Ông Tơ sao khéo đa đoan
Xe tơ sao khéo vơ quàng vơ xiên!”
Và cũng đã có những vần ca dao châm biếm về Nguyệt lão: Ông đã vụng xe tạo nên những cặp vợ chồng niên ký chênh lệch:
Bắc thang lên đến tận trời
Bắt ông Nguyệt lão đánh mười cẳng tay.
Đánh thôi lại trói vào đây,
Hỏi ông Nguyệt lão: “Nào dây tơ hồng?”
“Nào dây xe Bắc, xe Đông?”
“Nào dây xe vợ xe chồng người ta?”
“Vụng xe, xe phải vợ già,
“Tôi thì đến cửa đất nhà ông lên!”
Người Bình Địa Mộc mà mệnh tài cán thì cái tài thường ẩn không hiện, nếu được dùng ví như cơn mưa thuận gió hòa, ở thời loạn ví như bị sương tuyết dập vùi hoài tài bất ngộ. Bình Địa Mộc cần gặp quí nhân cần người biết dùng, được sử dụng đúng sẽ làm việc đắc lực. Bình Địa Mộc trông vẻ ngoài không bề thế lẫm liệt nhưng bên trong chứa chất tài năng đáng nể. Bình Địa Mộc mà mệnh bình thường sẽ mãi mãi bình thường dù được vận hay.
Mậu Tuất toàn thổ, thổ bị mộc khắc, Kỷ Hợi, Hợi sinh mộc bởi thế Kỷ Hợi làm việc mẫn cán hơn Mậu Tuất.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Tháng |
Ngày tốt |
Tháng |
Ngày tốt |
Tháng Giêng và Hai |
Ngày Thân |
Tháng Bảy và Tám |
Các ngày Dần |
Tháng Ba và Tư |
Ngày Tuất |
Tháng Tám và Mười |
Các ngày Thìn |
Tháng Năm và Sáu |
Ngày Tý |
Tháng Một và Chạp |
Các ngày Ngọ |
Những đứa trẻ luôn có hành động vô lễ, thiếu tôn trọng với mọi người, thường xuyên mắc lỗi ở trường... khiến cho bạn đau đầu và rất thất vọng. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng một số giải pháp phong thủy đơn giản trong căn phòng thuộc về con như phòng ngủ, phòng học.
Phòng ngủ của trẻ nếu được thiết kế và bố trí hợp lý theo phong thủy không những giúp trẻ ngon giấc mà còn tác động tích cực đến quá trình phát triển cũng như sức khỏe nói chung.
Hãy thử áp dụng 8 bí quyết sau đây và quan sát sự thay đổi đáng ngạc nhiên!
1. Tránh không gian hẹp
Tránh để trẻ ở trong những căn phòng quá hẹp và chật chội. Cố gắng dành cho con một căn phòng càng rộng càng tốt để tạo điều kiện cho chúng phát triển tiềm năng của bản thân một cách đầy đủ nhất.
2. Giữ căn phòng đủ ánh sáng, sạch sẽ
Để thu hút nguồn năng lượng tích cực tốt đẹp đến với căn phòng của trẻ, bố mẹ phải chú ý việc vệ sinh và duy trì đầy đủ ánh sáng. Đảm bảo sự sạch sẽ trong phòng ngủ hoặc phòng học của con sẽ giúp trẻ hóa năng lượng của chúng mỗi ngày.
3. Tránh sự lộn xộn
Phòng của trẻ nên được tổ chức ngăn nắp, hợp lý, bởi vì sự lộn xộn sẽ phá vỡ dòng chảy của năng lượng và tạo nên cảm giác về sự hỗn loạn, mơ hồ. Nếu căn phòng có thùng rác, nó phải được đậy kín mọi lúc và làm sạch thường xuyên. Bố mẹ nên dạy trẻ cách làm việc nhà và chịu trách nhiệm vệ sinh chính căn phòng của mình.
Hãy dọn dẹp và loại bỏ những vật dụng không còn phù hợp với độ tuổi của trẻ hoặc không cần sử dụng đến để căn phòng luôn gọn gàng, sạch sẽ.
4. Vị trí của phòng ngủ
Phòng ngủ nên nằm ở khu vực mở và thoáng đãng. Tránh bố trí phòng ngủ của trẻ trong tầng hầm. Lý do là vì, tầng hầm chứa nhiều năng lượng âm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
5. Lựa chọn giường ngủ rất quan trọng
Luôn luôn chọn một chiếc giường ngủ đủ lớn dành cho con của mình. Tránh để trẻ phải ngủ trên chiếc giường quá bé, khiến chân chạm hoặc vượt ra ngoài phần cuối giường. Điều này sẽ hạn chế sự tăng trưởng về thể chất của trẻ.
Đối với giường ngủ, đầu giường chắc chắn với thiết kế đơn giản là lý tưởng nhất vì nó tượng trưng cho sự hỗ trợ mạnh mẽ trong cuộc sống của trẻ. Bên cạnh đó, đừng đặt đệm trực tiếp trên sàn nhà, giữa đệm và sàn nhà phải có khoảng cách nhất định. Bạn có thể đặt đệm trên một phần khung nếu không có giường ngủ.
Gầm giường trống, thoáng đảm bảo dòng chảy năng lượng tốt đẹp cho trẻ trong khi ngủ. Giường tầng cũng không thực sự tốt vì nó gây ra áp lực và căng thẳng cho trẻ đang ngủ. Cuối cùng, cố gắng không sử dụng giường nước vì nước bị mắc kẹt trong giường tạo ra năng lượng âm quá mạnh, có hại cho sức khỏe.
Chọn chiếc giường có thành giường và đầu giường vững chắc vô cùng quan trọng nhằm mang lại sự hỗ trợ tốt nhất cho các con của bạn.
6. Vị trí của bàn học
Tránh kê bàn học của trẻ ở vị trí tạo thành một đường thẳng với cửa ra vào. Vị trí này khiến trẻ phải tiếp nhận nguồn năng lượng đột ngột, gây nên sự bất hạnh. Theo phong thủy, cửa sổ tượng trưng cho sự hỗ trợ nghèo khổ, vì thế, bố mẹ phải lưu ý không để lưng của con đối diện với cửa sổ khi ngồi học. Điều này sẽ ngăn chặn việc tiếp xúc với năng lượng tiêu cực và gây ra tình trạng bất lợi cho trẻ.
Thêm vào đó, cần chọn vị trí kê bàn tránh xa các đồ vật nhô ra như điều hòa, đèn chùm, xà nhà... nó sẽ làm cho trẻ hay mệt mỏi, mắc bệnh.
7. Tránh để cây xanh trong phòng ngủ
Tuyệt đối không để cây xanh (dù thật hay giả) trong phòng ngủ của con bởi vì nó sẽ mang đến bệnh tật, sức khỏe suy yếu và lấy đi năng lượng của trẻ.
Khi bước vào phòng ngủ, phía bên trái được gọi là khu vực kiến thức, nên đặt bàn học và tủ sách ở đây.
8. Tránh để tính năng nước trong phòng ngủ
Các tính năng nước như đài phun nước, bể cá cảnh, thác nước... được khuyến cáo là không nên bố trí trong phòng ngủ của trẻ. Nếu những thứ này xuất hiện và tồn tại trong không gian nghỉ ngơi của trẻ thì rất có hại đến mối quan hệ của trẻ với bố mẹ, bạn bè và những người thân thiết nói chung.
► Tra cứu: Lịch âm 2016, Lịch vạn niên 2016 chuẩn xác tại Lichngaytot.com |
Ngoài hai cách an sao lưu trên, nhiều người đã an thêm nhiều sao khác, và không những an sao lưu theo năm mà còn an sao lưu theo tháng, ngày hoặc giờ nữa. Vấn đề an sao lưu được thực hiện để chi tiết hóa sự giải đoán vì ví dụ nếu không an sao lưu theo ngày thì làm sao ta có thể tìm ra sự khác biệt giữa các ngày 1, 13, 25 của một tháng nào đó ?
Ta có thể an sao lưu căn cứ vào Can và Chi của năm (nếu an sao lưu theo năm), tháng (nếu an sao lưu theo tháng), ngày (nếu an sao lưu theo ngày) và giờ. Nguyên tắc chung thì ta vẫn sử dụng cách an sao như an sao cố định. Cần phân loại cách an sao cố định căn cứ vào Can Chi:
An theo chi: vòng Thái Tuế, Thiên Không, Nguyệt Đức, Long Trì, Phượng Cát, Giải Thần, Thiên Khốc, Thiên Hư, Thiên Mã, Hoa Cái, Kiếp Sát, Cô Thần, Quả Tú, Phá Toái, Đào Hoa, Hồng Loan, Thiên Hỉ
An theo can: Lộc Tồn, Kình, Đà, Lưu Niên Văn Tinh, Quốc Ấn, Đường Phù, Khôi Việt, Quan Phúc, Lưu Hà, Thiên Trù, Triệt
An theo can chi kết hợp: hành nạp âm, Tuần
An theo chi tháng: Tả Hữu, Địa Giải, Thiên Giải, Thiên Hinh, Riêu - Y
An theo chi tháng và ngày: Tam Thai, Bát Tọa
An theo chi giờ: Không Kiếp, Thai Cáo, Xương Khúc
An theo chi giờ và ngày: Ân Quang, Thiên Quí
An theo can năm, tháng, ngày, giờ: các chính tinh bao gồm vòng Tử Vi và Thiên Phủ, Tứ Hóa (Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ)
An theo can năm và giới tính: vòng Bác Sĩ
An theo can năm, tháng, giờ: cục
An theo can năm, tháng, giờ, giới tính: vòng Tràng Sinh
An theo chi năm, giờ, giới tính: Hỏa, Linh
An theo chi năm, tháng, giờ: Đẩu Quân, Thiên Tài, Thiên Thọ
An cố định: La, Võng, Thương, Sứ
Sau đây là một số khác biệt khi an sao lưu
An sao lưu thuộc vòng Bác Sĩ
Lưu Bác Sĩ luôn luôn đồng cung với lưu Lộc Tồn. An vòng sao lưu Bác Sĩ thì cần xác định tính thuận nghịch của vòng sao này. Có hai cách có thể áp dụng:
Cách một: căn cứ vào tính Âm Dương của Can và phân biệt đối tượng là nam hay nữ : Dương Nam Âm Nữ thì an theo chiều thuận, Âm Nam Dương Nữ thì theo chiều nghịch. Ví dụ như gặp lá số của Nam nhân và Can của thời gian coi là Dương thì đây là trường hợp Dương Nam an theo chiều thuận, nếu là Nữ thì là Dương Nữ lại an theo chiều nghịch. Nguyên tắc an sao lưu như vậy phù hợp với cách an sao cố định
Cách hai: căn cứ Âm Dương của Can: can dương thì an thuận, can âm thì an nghịch. Nguyên tắc an sao như vậy thì mâu thuẫn với cách an sao cố định vì không có sự phân biệt giới tính Nam Nữ khi an. Việt Viêm Tử sử dụng cách này
An sao lưu Trường Sinh
Trường Sinh trong Tử Vi được an luôn luôn căn cứ vào hành nạp âm. Có hai cách an:
Cách một: căn cứ vào hành nạp âm để xác định cung khởi Tràng Sinh rồi từ đó an vòng Lưu Tràng Sinh theo chiều thuận. Cung khởi được xác định như sau:
Hành Mộc khởi tại Hợi, Kim tại Tỵ, Hỏa tại Dần, Thủy Thổ tại Thân. Cách an này giống như cách xác định vòng Tràng Sinh căn cứ vào ngũ hành bản Mệnh
Cách hai: căn cứ vào hành nạp âm và âm dương của can hay chi để xác định cung khới của sao Tràng Sinh sao cho Mộ luôn tại tứ mộ và dương thì an thuận, âm thì an nghịch cho các sao thuộc vòng này. Như vậy
Dương Mộc khởi tại Hợi, an thuận
Âm Mộc khởi tại Mão, an nghịch
Dương Hỏa khởi tại Dần, an thuận
Âm Hỏa khởi tại Ngọ, an nghịch
Dương Kim khởi tại Tỵ, an thuận
Âm Kim khởi tại Dậu, an nghịch
Dương Thủy hoặc Thổ thì khởi tại Thân, an thuận
Âm Thủy hoặc Âm Thổ thì khởi tại Tí, an nghịch
Việt Viêm Tử sử dụng cách này
An Tứ Hóa
Tứ Hóa cố định được an căn cứ vào Can và chính tinh hoặc Tả Hữu, Xương Khúc trong đó Tả Hữu được an theo tháng, Xương Khúc được an theo giờ. Có nhiều quan điểm về lưu Tứ Hóa:
Quan điểm 1: không an lưu Tứ Hóa vì Tứ Hóa được an theo chính tinh hoặc Tả Hữu, mà chính tinh thì không có sao lưu tương ứng, còn Tả Hữu thì phải biết tháng mới xác định vị trí và Xương Khúc thì cần biết giờ mới an được thành ra không thể an Lưu Tứ Hóa theo năm hoặc tháng, ngày
Quan điểm 2: không an lưu Tứ Hóa theo năm, tháng hoặc ngày, chỉ lưu Tứ Hóa theo giờ bằng cách căn cứ vào năm tháng ngày giờ coi để an sao lưu 14 chính tinh và Lưu Tả Hữu, Lưu Xương Khúc rồi an Lưu Tứ Hóa giống như các an Tứ Hóa cố định. Nếu chấp nhận quan điểm này thì cần phải chấp nhận lưu Mệnh và lưu Thân
Quan điểm 3: an lưu Tứ Hóa căn cứ vào can và chính tinh cố định hoặc Tả Hữu, Xương Khúc cố định. Cách an sao lưu thì giống như cách an sao Tứ Hóa cố định. Cách an này có điểm vô lý là khi coi lưu tháng thì có lưu Tả Hữu nhưng mà Lưu Tứ Hóa lại không được an theo Lưu Tả Hữu mà lại an theo Tả Hữu cố định
Vận dụng trong giải đoán
Sao Lưu chỉ có giá trị tạm thời trong thời gian ta an sao nên chỉ có ảnh hưởng gia giảm tốt xấu trong hạn đó mà thôi. Khi sao Lưu trùng với sao cố định hoặc kết hợp với sao cố định thành bộ thì ảnh hưởng gia tăng, ví dụ như Lưu Kình Dương gặp Kình Dương hoặc Đà La. Sao Lưu xuất hiện trong cung nào thì ảnh hưởng lên cung đó, ví dụ như xuất hiện tại Phụ Mẫu thì ta có thể coi như là sao lưu đó được an trong lá số trong thời gian đó, phương pháp giải đoán thì sử dụng cách phối hợp như là sao cố định. Số lượng sao lưu sử dụng tùy theo kinh nghiệm của mỗi người nhưng qua kinh nghiệm có những sao lưu cần phải thêm không thể bỏ qua như Lưu Triệt, Lưu Song Hao.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Như (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Hình xăm ngôi sao đơn giản thường rất thu hút các bạn nữ . 1 hình xăm ngôi sao nhỏ trên vai , trên tay sẽ khiến các bạn gái trở nên quyến rũ , gợi cảm hơn
Hình xăm ngôi sao khiến cho các bạn gái trở nên quyến rũ sexy
Hình xăm ngôi sao trên tay
Một dải hình xăm ngôi sao trên bờ vai gợi cảm
Cách lựa chọn và phối hợp màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thẩm mỹ của ngôi nhà cũng như tài vận cho gia chủ.
Phòng khách, vị trí tâm điểm của ngôi nhà, là nơi được chú ý nhiều nhất, bởi nơi đây là bộ mặt của gia đình. Việc bài trí, sắp xếp đồ đạc cũng như màu sắc chủ đạo trong phòng còn thể hiện tính cách của chủ nhà. Và theo quy luật phong thủy, màu sắc phòng khách có ảnh hưởng đến tài vận của chủ nhân. Tuy nhiên, để phòng khách có được màu sắc phong thủy hợp mệnh, lại đẹp về thẩm mỹ là cả một bài toán khó mà không phải gia đình nào cũng làm được.
Màu sắc phòng khách thường được gia chủ chọn là màu tươi sáng. Khi thiết kế ngôi nhà chúng ta dựa vào hai yếu tố Niên mệnh và Bản mệnh. Niên mệnh là dựa vào sơ đồ bát quái để thiết kế không gian, phương hướng, và vị trí. Tuy nhiên, để chọn màu sắc thì chúng ta lại căn cứ theo bản mệnh của từng người. Bạn nên chọn màu sắc theo bản mệnh của người giữ vai trò trụ cột trong gia đình.
Gia chủ có thể chọn được màu sinh và màu dưỡng cho từng người với từng bản mệnh khác nhau
Hỏa: màu đỏ. Thổ: màu vàng. Kim: màu trắng. Thủy: màu đen. Mộc: màu xanh.
Theo nguyên lý ngũ hành, trong mối quan hệ tương sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Trong mối quan hệ tương Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Dựa vào đó mà gia chủ có thể chọn những màu tương sinh cho ngôi nhà nói chung và phòng khách nói riêng.
Ví dụ chủ nhà sinh năm 1939 là mệnh Thổ, màu chủ đạo là màu vàng đất. Và theo quy luật ngũ hành, Hỏa sinh Thổ nên ta có thể chọn màu của Hỏa là màu đỏ. Người mệnh Kim có màu chủ đạo là màu trắng, đồng thời có thể chọn màu dưỡng cho nó là màu của Thổ là màu vàng tươi của cánh đồng lúa chín. Tương tự như vậy, gia chủ có thể chọn được màu sinh và màu dưỡng cho từng người với từng bản mệnh khác nhau. Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý tránh những màu khắc.
Trong quá trình thiết kế ngôi nhà, không phải ai cũng có điều kiện tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư. Nếu lỡ chọn màu phòng khách chưa đúng theo quy luật ngũ hành và bản mệnh thì gia chủ có thể dùng một số cách để dung hòa nó nhằm tạo ra sự hài hòa để đón vận may vào nhà.
Để thay đổi tất cả màu sơn tường, nền nhà, đồ nội thất rất khó và tốn kém. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn có lựa chọn khác, bằng cách thay đổi những họa tiết trang trí nho nhỏ cho ngôi nhà. Có thể thêm những tấm thảm tại vị trí vào nhà, hay những đồ vật có màu sắc, chất liệu tương sinh cho bạn.
Ví dụ, bạn là mệnh Hỏa, màu chủ đạo là màu đỏ, màu dưỡng là màu xanh của Mộc. Nhưng nếu bạn đã lỡ không sơn màu đúng thì có thể dùng những tấm rèm hay những tấm thảm đỏ hoặc xanh.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
h cảnh tượng phồn hoa. Đây là nguyên nhân hình thành ra các phố chuyên bán một loại hàng hóa.
Nhưng kinh nghiệm không phải là thứ tuyệt đối, bất cứ sự vật nào cùng không thể máy móc cứng nhắc được. Các chuyên gia phân tích rằng: Chỉ những hàng tiêu dùng bền đẹp được khách hàng ưa thích, sau khi so sánh kỹ càng họ mới mua như đồ điện gia dụng, dụng cụ gia đình, máy vi tính, đồ trang sức, thời trang, đồ cổ… Những thứ hàng hóa trên thích hợp cho kinh doanh bán hàng tập trung. Còn hàng hóa dùng cho sinh hoạt hàng ngày, sử dụng với tần suất cao lại không thích hợp với kiểu kinh doanh tập trung.
Đây là những giải pháp phong thủy phổ biến, đơn giản mà hiệu quả nhằm thu hút điều tốt lành và hạnh phúc đến với ngôi nhà cũng như cuộc sống của bạn.
1.Ánh sáng và gương soi
Ánh sáng và gương soi ở đây bao gồm tất cả các đồ vật có khả năng phản chiếu và các loại ánh sáng khác nhau. Từ đèn trần, đèn để bàn, đèn chùm, nến, dải ruy băng… cho tới hầu hết các bề mặt phản chiếu đều là giải pháp chữa trị. Tinh thể đá thạch anh sáng lấp lánh đóng một vai trò rất lớn. Mọi người đều biết rằng hành lang tối tắm dẫn vào nhà làm cho những vị khác tới chơi cảm thấy ảm đảm. Vì thế, thêm ánh sáng để mang lại phong thủy tốt.
2. Cá vàng
Trên thế giới, các chuyên gia phong thủy sử dụng giải pháp mạnh mẽ bậc nhất này để tăng thêm nguồn năng lượng hài hòa. Đó là lý do vì sao bạn thường nhìn thấy bể cá vàng trong các phòng chờ tại bệnh viện, phong thuyphòng khám và nhất là phòng khám nha khoa.
3. Thú nuôi
Chó và mèo là hai loại thú nuôi thực sự tốt cho bạn. Bất kỳ loại thú nuôi nào, có nhiều hay ít lông, đều có khả năng tăng cường năng lượng hài hòa ngay lập tức.
4. Cây cảnh và hoa cảnh
Cây cảnh và hoa cảnh sẽ làm bất kỳ căn phòng nào trở nên sinh động hơn. Đặt một chậu cây xanh bên dưới cầu thang sẽ giúp đẩy năng lượng và nguồn khí khỏe mạnh, dồi dào lên các tầng tiếp theo.
5. Màu sắc
Màu sắc là cách nhanh chóng để chuyển đổi một căn phòng có năng lượng xấu. Hãy cẩn thận với nội thất và ngoại thất toàn màu trắng. Chúng có thể làm tiêu hao năng lượng và báo hiệu chuyện buồn, trừ khi bạn kết hợp thêm một chút màu sắc rực rỡ, tươi sáng với màu trắng.
6. Đồ vật chuyển động
Đài phun nước, quạt gió, điện thoại di động và thậm chí cả đồng hồ quả lắc đều được liệt kê vào danh sách đồ vật chuyển động trong nhà. Những giải pháp này chuyển động theo hướng vòng tròn hài hòa vẫn mời gọi được phong thủy tốt. Đó là lý do vì sao quạt trần được đánh giá là giải pháp tuyệt vời.
7. Đồ vật có trọng lượng nặng
Thử trang trí thêm bức vách ngăn bằng gỗ rộng lớn, tượng hoặc tác phẩm điêu khắc trong nhà. Chúng có khả năng ngăn cản hoặc làm chệch hướng đi của nguồn năng lượng xấu không mong muốn và cả nguồn năng lượng tiến tới quá đột ngột. Tượng và tác phẩm điêu khắc có tác dụng cực kỳ hữu ích nhằm cân bằng lại hình dạng không đồng đều, ví dụ như một ngôi nhà hình chữ L.
8. Âm thanh hài hòa
Âm thanh có thể bao gồm tiếng chuông leng keng, tiếng chuông gió, tiếng chim hót, tiếng nước chảy, tiếng gió thì thầm qua hàng tre hoặc cây cối, hoặc thậm chí là tiếng kêu của côn trùng. Khi bạn treo một chiếc chuông gió trong nhà, bạn đã thể hiện sự hài hòa, tinh thần và sự chuyển động.
9. Nhạc cụ
Dù đặt ở bất kỳ vị trí nào trong nhà, sáo luôn bảo vệ tinh thần cho bạn và người thân. Bên cạnh sáo trúc – một trong những loại nhạc cụ lâu đời nhất trên thế giới, giờ đây, bạn có thể chọn sáo làm từ thủy tinh, gỗ, bạc hoặc pha lê.
– Năm sinh dương lịch: 1972, 2032, 2092
– Năm sinh âm lịch: Nhâm Tý
– Theo phong thủy, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc. Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài. Vì vậy, khi đặt bàn thờ thần tài gia chủ tuổi Nhâm tý cần quan tâm đến cả vị trí và hướng đặt.
– Theo nguyên tắc chung nhất, thì gia chủ tuổi Nhâm tý nên đặt bàn thờ thần tài tại góc nhà, sát mặt đất, nhưng phải giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Tốt nhất là tại góc chéo bên trái hoặc bên phải đối diện với cửa chính, mặt bàn thờ hướng ra cửa để đón tài lộc (trong phong thủy đây là vị trí tụ khí vì thế sẽ thu hút được vận may, tài lộc vào nhà).
– Gia chủ tuổi Nhâm tý cũng nên đặt bàn thờ thần tài ở vị trí thông thoáng, nơi mọi người ra vào có thể quan sát được. Ngoài ra, bàn thờ thần tài phải có chỗ tọa vững chắc vì vậy lưng bàn thờ nên dựa vào tường hoặc tủ kệ cố định.
– Gia chủ tuổi Nhâm tý (Nam giới) thuộc Đông tứ mệnh nên đặt bàn thờ thần tài quay về các hướng tốt là: Nam (Diên Niên); Đông Nam (Sinh Khí); Bắc (Phục Vị); Đông (Thiên Y). Đối với tuổi Nhâm tý (Nữ giới) thuộc tây tứ mệnh nên đặt bàn thờ thần tài tại các hướng tốt là: Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y).
– Gia chủ tuổi Nhâm tý (Nam giới) thuộc Đông tứ mệnh không nên đặt bàn thờ thần tài quay về các hướng xấu là: Tây (Họa Hại);Đông Bắc (Ngũ Quỷ); Tây Bắc (Lục Sát); Tây Nam (Tuyệt Mệnh).Đối với tuổi Nhâm tý (Nữ giới) thuộc tây tứ mệnh không nên đặt bàn thờ thần tài tại các hướng xấu là:Nam (Họa Hại);Bắc (Ngũ Quỷ); Đông (Lục Sát); Đông Nam (Tuyệt Mệnh).
*Giải nghĩa một số từ ngữ phong thủy
– Sinh khí: Thu hút tài lộc, danh tiếng, thăng quan phát tài.
– Thiên y: Cải thiện sức khỏe, trường thọ
– Diên niên: Củng cố các mối quan hệ trong gia đình, tình yêu.
– Phục vị: Củng cố sức mạnh tinh thần, mang lại tiến bộ của bản thân, may mắn trong thi cử.
– Họa hại: Không may mắn, thị phi, thất bại.
– Ngũ quỷ: Mất nguồn thu nhập, mất việc làm, cãi lộn.
– Lục sát: Xáo trộn trong quan hệ tình cảm, thù hận, kiện tụng, tai nạn.
– Tuyệt mệnh: Phá sản, bệnh tật chết người.
– Bên cạnh đó, gia chủ tuổi Nhâm tý cũng cần quan tâm thêm đến trạch khí của ngôi nhà cũng như bố cục của phòng ốc để có lựa chọn tối ưu.
– Trong nhiều trường hợp, bàn thờ thần tài vẫn có thể xoay chéo 45 độ so với tường. Khi đó, phía sau lưng cần có bức vách che góc nhọn của tường hoặc những đồ trang trí như lọ lộc bình… để làm vững lưng ban thờ.
Tên là mệnh, là vận mệnh của mỗi con người, tên gọi luôn gắn liền với mỗi người trong suốt cuộc đời. Khoa học cổ dịch đã cho thấy, nếu tên gọi đúng ngũ hành mệnh, hợp với giờ sinh của bé, sẽ mang lại cho bé nhiều may mắn, sức khỏe, thuận lợi trong cuộc sống sau này. Việc đặt tên cho con thực sự rất quan trọng để Con có được thời vận tốt. Trước khi chọn được tên khai sinh cho con, Bạn cũng có thể chọn cho con mình tên ở nhà thật đáng yêu nhé. Bạn có thể tham khảo.
Tên ở nhà cho bé theo tên nước ngoài
Bé gái: Bella, Anna, Mina, Mimi, Lala, Nana, Moon, Suri, Chin, Cherry, Lavie, Sunny, Bo, Chip
Bé trai: Tom, Sonic, Bin, Bo, Bun, Shin, Ken, Rio, Sumo, Noel, Bobby
Tên ở nhà cho bé theo nhân vật hoạt hình, nhân vật trong phim:
Po: Chú gấu trúc mũm mĩm, dễ thương đam mê Kung Fu
Đô-rê-mon: Chú mèo máy thần kì ghiền ăn bánh rán, gắn bó với tuổi thơ nhiều thế hệ
Đô-rê-mi: Cô em gái dễ thương của Đô-rê-mon
Xuka: Cô bạn xinh xắn, học giỏi trong truyện Đô-rê-mon
Mickey: chú chuột ngộ nghĩnh
Minnie: cô chuột đỏm dáng, đáng yêu, bạn của Mickey
Pooh (đọc là “Pu”): chú gấu đáng yêu, thân ái, tốt bụng
Maruko: cô nhóc mái bằng xinh xắn, đáng yêu trong phim hoạt hình Nhật Maruko
Dumbo: Chú voi biết bay
Simba: Vua sư tử trong bộ phim cùng tên
Tên ở nhà cho bé theo các món ăn yêu thích của bố mẹ
Bún; Nem; Chả; Bánh; Kẹo; Chè; Thạch; Cà; Giò; Sushi; Bơ; Cốm; Kem; Xôi; Mứt; Bánh Gạo; Mỳ; Nui
Tên ở nhà cho bé theo các loại rau, củ, quả
Đậu; Cà; Bí; Súp Lơ; Cà Chua; Mận; Mơ; Mít; Chuối; Nho; Chôm Chôm; Su Hào; Cần Tây; Bắp Cải; Ổi; Me
Tên ở nhà cho bé theo động vật
Sò; Ngao; Sóc; Cò; Mèo; Tê Giác; Gấu; Thỏ; Gà; Vịt; Bò; Nghé; Bê; Nai; Hươu; Voi; Khỉ; Heo; Ỉn; Bống; Nhím; Chuột; Tép; Cá
Tên ở nhà cho bé theo tên người nổi tiếng
Bé trai: Tom, Brad, Beckham, Totti, Messi, Beto, Putin, Hugo
Bé gái: Angela, Boa, Victoria, Sue
Tên ở nhà cho bé theo ông bà ngày xưa hay đặt:
Tèo, Tít, Tí, Tũn, Tun, Bờm, Bông, Hĩm, Cò, Cún,...
chạm hình rồng…
Còn trong phong thủy, ”Long khí” là sinh lực của vũ trụ,nó ẩn hiện trong lòng đất,vận chuyển thành “Long mạch”, mà từ xưa các đại sư phong thủy đã dày công tìm kiếm…
Nguồn sinh khí vĩ đại ấy xuất phát từ hướng ĐÔNG, nên các đại sư phong thủy đã tìm nhiều cách vận dụng và kích thích sinh khí ở hướng này :
– Treo tranh rồng, hoặc tượng rồng ở hướng Đông.
– Rồng cực dương, không nên đặt trong phòng ngủ.
– Đặt tượng rồng xanh bằng đá trong khuôn viên vườn ở của nhà mình.
– Còn trong công việc làm ăn,ta không “sống ác” với ai, nhưng thường bị kẻ tiểu nhân ám hại, gây không biết bao nhiêu chuyện phiền toái…
Chuyện tưởng nhỏ, nhưng hậu quả… thì không nhỏ chút nào… Thế là “đau chân há miệng” ta lại tìm đến nơi này, nơi kia để tìm sự giúp đỡ, nhưng “tiền mất tật mang”, thế là nỗi khổ không biết tỏ cùng ai ?…
Vậy sao ta không vận dụng kinh nghiệm của các đại sư phong thủy vào cuộc sống, để thấy rằng con linh vật thần thoại nhưng đầy quyền năng này sẽ giúp cho ta trở lại vui vẻ và yên lành biết bao…
Trước tiên ta phải xác định được “hướng thanh long”:
Từ trong phòng khách của nhà ta đang ở, hoặc từ trong phòng làm việc của ta ở cơ quan, ta nhìn ra phía trước là cửa chính, thì phía trước cửa chính là CHU TƯỚC, phía bên tay phải là BẠCH HỔ, phía sau là HUYỀN VŨ, còn phía bên tay trái là THANH LONG.
Trên bờ tường bên trái phòng khách, và bờ tường bên trái phòng làm việc tại cơ quan, ta treo một bức tranh hình con rồng màu xanh hoặc đặt một tượng rồng màu xanh (Thanh long), đầu rồng quay ra cửa chính.
Còn trên bàn làm việc: Phía trước mặt ta là CHU TƯỚC, phía bên tay phải ta là BẠCH HỔ, sau lưng chổ ta ngồi là HUYỀN VŨ, phía tay trái trên bàn làm việc của ta là THANH LONG. Tại đây ta đặt một con rồng xanh bằng đá, hoặc bột đá, đầu rồng nhìn tới phía trước (CHU TƯỚC): Sẽ hóa giải được nạn tiểu nhân ám hại một cách hiệu quả !
Trong thực tế vận dụng, trên bờ tường bên trái treo hình một con rồng xanh chưa đủ sức tiêu trừ triệt để tiểu nhân ám hại, thì ta phải treo đến ba con, vì trong phi tinh, hướng ĐÔNG là con số ba.
Sao Đào Hoa và Hồng Loan thường đi đôi và có cùng chung một đặc tính. Đào Hoa hành Mộc, Hồng Loan hành Thủy. Những sách Tử Vi không đề cập đến những vị trí đắc địa hay hãm địa của Đào Hồng. Tuy nhiên, có người căn cứ trên thực tại để định những vị trí tốt xấu của Đào Hồng. Như cung Mão được xem là vị trí tốt nhất của Đào Hoa vì cung Mão là thời điểm của bình minh, những cánh hoa còn đọng sương mai, khởi đầu của sự khoe sắc tươi thắm rực rở nhất trong ngày. Cung Ngọ là giữa trưa, hoa không còn tươi thắm nữa vì bị nắng cháy. Cung Tí thì ở vào ban đêm, là thời điểm mà hoa đã khép cánh. Quan niệm này cũng hợp lý, tuy nhiên vẫn có những loài hoa chỉ nở về đêm như hoa Quỳnh, Dạ Lý Hương, Thiết Mộc Lan v.v… chỉ khoe sắc và tỏa hương nồng trong bóng tối mà thôi. Đã mang kiếp hoa thì tất phải sớm nở tối tàn, dù cho rực rở trong buổi bình minh thì có còn tươi thắm được đến buổi bình minh hôm sau chăng?
Nhưng nếu nói theo quan điểm trên, Đào Hoa đắc địa ở Tí, Ngọ, Mão, Dậu tức là Tứ Tuyệt, Hồng Loan đắc địa ở Dần Thân Tỵ Hợi tức Tứ Sinh, thì quan điểm cũng có cái triết lý khi phân tích về bản chất của Đào Hồng, là hai sao biểu tượng cho phái nữ. Khi nói Đào Hoa ở Tứ Tuyệt, chúng ta có thể tưởng tượng hoàn cảnh của một cô con gái có nhan sắc nhưng tư nhỏ đã sinh sống trong một hoàn cảnh rất nghiệt ngã, khiến cho người con gái này phải có đầy đủ thủ đoạn để sinh tồn. Còn ngược lại, Hồng Loan ở tứ sinh như một người con gái khuê các, nên bản chất hiền lương đoan chính.
Tuy vậy, theo thiển ý của người viết, vị trí của Đào Hồng không quan trọng bằng những sao mà Đào Hồng trao duyên gởi phận, và điều này sẽ được dẫn chứng ở phần sau. Ở đây, chỉ lấy một ví dụ, bất kể Đào Hoa ở vị trí nào mà khi gặp Hồng Loan và Thiên Hỷ thì trở thành bộ sao tốt gọi tắt là Đào Hồng Hỷ hay còn gọi là Tam Minh.
Đối với khoa Tử Vi, Đào Hồng đều là biểu tượng của sự sinh đẹp, cho nên có ý nghĩa chỉ về phái nữ nhiều hơn phái nam. Người có Đào Hoa hay Hồng Loan thủ mệnh, dù nam hay nữ đều có nhan sắc, đẹp trai, đẹp gái. Nét mặt lúc nào cũng vui tươi, tính tình vui vẻ cởi mở. Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt cái đẹp và cái nết của hai sao Đào Hồng khác nhau ở điểm nào?
Khi nói về nhan sắc, hàm ý nói về phái nữ, cái đẹp của Đào Hoa là nét đẹp lộ liễu ra bên ngoài, lồ lộ như một đóa hải đường, vẻ đẹp mà khoa Tướng Mệnh gọi là Đào Hoa Diện, hoặc Đào Hoa Nhãn, là nét đẹp có sức hấp dẫn, lôi cuốn thu hút người đối diện ngay từ phút ban đầu từ khuôn mặt, đôi mắt, cử chỉ, lời ăn tiến nói có vẽ lôi cuốn, lẳng lơ, hoặc có một lối sống buông thả… Cái đẹp của Đào Hoa có thể nhìn thấy ở bất cứ tầng lớp nào trong xã hội, từ một mệnh phụ phu nhân cho đến một người mẫu, một diễn viên, một thôn nữ, thậm chí một cô gái giang hồ… Nhưng địa vị và vẻ đẹp bên ngoài đó không bảo đảm là nết hạnh của họ cũng tốt đẹp như vậy. Còn nét đẹp của Hồng Loan là nét đẹp của sự nhu tình, duyên dáng, thanh cao, quý phái, đài các. Cái đẹp nghiêng nhiều về tinh thần hơn là vật chất. Nữ mệnh có Hồng Loan có thể chỉ là một người đàn bà nhan sắc trung bình, nhưng có duyên, là mẫu người nhu mì và có chiều sâu tâm hồn. Tuy nhiên, khi đi chung với Đào Hoa cả hai sẽ có ảnh hưởng tương hỗ nhau. Hồng Loan chỉ chế giảm được một phần nhỏ khuynh hướng vật chất và buông thả của Đào Hoa mà thôi, còn phần lớn là bị lôi cuốn bởi Đào Hoa. Ngoài ý nghĩa về nét đẹp và tính nết, Đào Hồng còn chủ sự nhanh chóng, sớm sủa, dễ dàng và may mắn. Chẳng hạn, Đào Hồng tọa thủ ở Mệnh, cung Thiên Di, hay cung Quan Lộc là số của những người ra đời sớm, đi làm sớm hay có công danh sự nghiệp sớm hơn những người cùng lúa tuổi với mình. Đây cũng là số của những người có nhiều may mắn trong vấn đề học hành thi cử, và khi ra trường lại tìm được việc làm dễ dàng hơn những người khác. Nếu cung Tài Lộc có Đào Hồng tọa thủ thì đương số sớm làm ra tiền và kiếm tiền một cách dễ dàng.
Nếu hai sao Đào Hồng gặp thêm Hỷ Thần hay Thiên Hỷ chủ sự may mắn về thi cử, sự thăng quan tiến chức, cũng là việc cưới hỏi. Hạn gặp Đào Hồng Hỷ là sự báo hiệu một tin vui sắp đến. Trong lãnh vực nghề nghiệp, Đào Hồng Hỷ chỉ những người sinh hoạt trong các bộ môn ca nhạc kịch, điện ảnh. Trong gia đình, Hồng Loan là biểu tượng của con gái, nếu Hồng Loan gặp Thiên Khôi là chỉ người trưởng nữ. Nhu vậy đối với khoa Tử Vi, mẫu người Đào Hoa là những người cung Mệnh có Đào Hoa hay Hồng Loan tọa thủ hay xung chiếu. Đặc tính đáng chú ý của họ là sức thu hút đối với người khác phái, họ là những người đắt đào, đắt kép, bước ra khỏi nhà là có người thương, người theo, có người sẳn sàng gánh vác, nâng đỡ mọi điều…
Tuy nhiên, người Đào Hoa không phải lúc nào cũng được may mắn tốt đẹp như vậy, nhất là đối với nữ phái. Nếu Đào Hồng bất hạnh trao duyên gởi phận cho những sao xấu thì thà đừng có Đào Hồng còn hơn. Chẳng hạn nữ Mệnh có Đào Hồng tọa thủ, gặp Hóa Kỵ, Riêu hay Thai đồng cung hay hợp chiếu, thì đương số là người đàn bà đẹp nhưng lẳng lơ, buông thả và cuộc đời sẽ trầm luân với những buồn thương sầu hận. Nếu Đào Hồng những sát tinh như Không Kiếp thì có thể nói là một nỗi bất hạnh cho đương số.
Chúng ta lấy cuộc đời của Vương Thúy Kiều để làm một ví dụ điển hình: mối tình đầu vừa chớm nở đã đành trao lại cho em để bán mình vào lầu xanh. Tấm thân đã phải đổi chủ biết bao nhiêu lần, rồi xuống tóc, rồi trầm mình, nhưng nợ trần đâu dễ phủi tay? Đó là mẫu người Đào Hoa lụy vì tình, oan nghiệt vì tình, vì nhan sắc mà gặp tai họa, hoặc là lâm vào hoàn cảnh mà người đời thường hay gọi “trao duyên nhầm tướng cướp” Nếu Đào Hồng ngộ Thiên Không thì cũng như Đào Hoa gặp lửa, chắc chắn duyên phận phải bẽ bàng và có thể xa lánh cõi đời bằng con đường tu hành như chuyện Lan và Điệp. Đối với nam giới, nếu cung Quan Lộc có Đào Hồng thì đương số ra đời sớm lý do có thể là do tính thích tự lập hoặc vì hoàn cảnh đưa đẩy. Họ cũng là người lập được công danh sự nghiệp rất sớm, và điều đáng nói là sự thành công đó không hẳn hoàn toàn do khả năng của chính họ mà một phần là do sự nâng đỡ, giúp sức của người khác phái, nguyên nhân chính là vấn đề tình cảm. Tương tự, đối với nam mệnh mà cung Tài Lộc có Đào Hồng thì đương số làm ra tiền một cách dễ dàng. Nếu lá số tốt đẹp họ có thể là những người giàu có lúc còn trẻ tuổi, và chắc chắn rằng sự thành đạt đó không thể thiếu sự góp phần của người khác phái bởi những quan hệ tình cảm đặc biệt nào đó., và đôi khi đó chỉ là tình cảm một chiều.
Chúng ta thường nghe câu: “sau lưng một người đàn ông thành công là bóng dáng của một người đàn bà tài giỏi” Nhưng không phải Đào Hồng lúc nào cũng cũng được may mắn tọa thủ trong một lá số tốt đẹp để biểu tượng cho một người đàn bà giỏi. Nam số nếu Mệnh hay cung Quan có Đào Hồng gặp hung tinh, sát tinh thì hậu qủa sẽ là những gì mà cựu Tổng Thống Clinton hay Thái Tử Charles đã gánh chịu. Bởi vậy, trong lá số của người đàn ông nếu Đào Hồng gặp những sao tốt như Tử Phủ hay Nhật Nguyệt…thì đương số được công thành danh toại. Với phái nữ, đó là hình ảnh của một người vợ “vượng phu ích tử”, một hồng nhan tri kỷ. Ngược lại, Đào Hồng gặp những sao xấu, thì Đào Hồng cũng là một hồng nhan nhưng cũng là họa thủy. Chẳng hạn như Đào Hồng ngộ Không Kiếp ở cung Mệnh hay cung Quan Lộc, nhẹ thì như đã nói ở trên, nặng thì chung cuộc có khác gì cảnh Hạng Võ phải biệt Ngu Cơ rồi tự vẫn bên bờ Ô Giang. Hoặc nam mệnh có Đào Hồng tọa thủ ở cung Tài Lộc gặp Song Hao, Địa Kiếp thì tiền kiếp được cũng nhờ đàn bà, tán gia bại sản cũng vì đàn bà. Đối với khoa Tử Vi, không phải chỉ có hai sao Đào Hoa và Hồng Loan là biểu tượng cho mẫu người đào hoa mà còn có nhiều sao khác như Liêm Trinh, là một sao võ cách nhưng vẫn được mệnh danh là đào hoa tinh. Ý nghĩa đào hoa của Liêm Trinh thường dùng cho Nam nhiều hơn Nữ. Đàn ông cung Mệnh có Liêm Trinh, dù đắc hay hãm cũng là người có số đào hoa họ có duyên ngầm, có một nét đa tình nào đó dễ thu hút người khác phái. Tuy Liêm Trinh là một sao về võ cách nhưng bản tính vốn liêm khiết và tự trọng cho nên trong tình trường, họ thường bị người khác phái chủa động và tấn công trước. Trong lĩnh vực tình cảm, Liêm Trinh có những đặc tính gần với Hồng Loan hơn là Đào Hoa.
Tham Lang cũng là một đào hoa tinh, nhưng tình cảm của Tham Lam rất giống Đào Hoa, nặng về vật chất, buông thả, sa đọa. Nếu cung Mệnh an tại Tí có Tham Lang tọa thủ là cách “phiếm Thủy Đào Hoa” = Hoa đào trôi theo dòng nước, chỉ những người có tâm hồn lãng mạn, đường tình lao đao lận đận, hoặc những người có cuộc sống buông thả, phong trần. Cách Phiếm Thủy Đào Hoa có nghĩa ý đối với phái nữ nhiều hơn Nam.
Thái Âm cũng là biểu tượng của người đào hoa bởi vì Thái Âm mặt trăng, là nguồn cảm hứng bất tận cho người văn nghệ sĩ từ cổ chí kim. Cho nên, người mà cung Mệnh hay cung Phúc Đức có Thái Âm thì ít nhiều cũng là người đa tình lãng mạn, yêu chuộng văn chương nghệ thật, là mẫu người sống vì nhạc, thác vì tình. Đặc biệt đối với nam mệnh, nếu Thái Âm tọa thủ tại cung Thê thì đương số là người đào hoa, thích bay bướm, nhưng nể vợ, sợ vợ như Thúc Sinh trong truyện Kiều vậy.
Ngoài ra một số sao khác như Cự Môn, Xương Khúc, Hoa Cái…hoặc một vài cách như Thai Phục Vượng Tướng, Cự Kỵ, Tham Kỵ, Hoa Cái cư Thiên Di…. đều là đặc tính của mẫu người đào hoa, ít hay nhiều, tốt hay xấu còn tùy vào mỗi lá số hoặc những sao mà chúng đi chung.
Những sao khắc chế được tính đào hoa gồm có Thái Dương, Hóa Khoa, Lộc Tồn, Tứ Đức, Thiên Hình, Thiên Không…riêng đối với nữ mệnh, Thiên Hình và Thiên Không có tác dụng khắc chế qúa mạnh, không những làm mất hết tánh đào hoa mà còn khiến đương số phải chịu cảnh lận đận trên đường tình duyên. Chẳng hạn nữ Mệnh có Đào Hoa gặp Thiên Hình, đây là người đàn bà có nhan sắc, nhưng tâm hồn khô khan, ăn nói không duyên dáng…hay nói một cách khác, đúng xa mà nhìn thì thấy đẹp, nhưng đến gần thì chỉ là một cành hoa giấy.
Từ những nét vừa nêu trên, chúng ta thấy rằng ý nghĩa chính của Đào Hồng là sự sinh đẹp và tình ái. Cho nên Đào Hồng thích hợp với tuổi trẻ hơn là lúc về già. Vì vậy, trong tiền vận hay trung vận nếu gặp Đào Hồng + sát tinh nhập hạn thì cũng không đáng sơ như khi ở hậu vận, nhất là đối với những người mệnh Vô Chính Diệu.
Và sau hết, chúng ta cũng đừng quên rằng, mẫu người đào hoa giống như lúc nào cũng nắm trong tay con dao hai lưỡi. Con dao Đào Hoa trong cái tốt có ẩn tàng cái xấu. trong hạnh phúc có mầm móng của sự đau khổ.
Chúng ta thấy Đào Hồng cũng cùng một nguyên tắc như Nhật Nguyệt đó là “chính bất như chiếu” Do đó cách tốt đẹp hơn hết là Đào Hồng không nên tọa thủ ở Mệnh, nhất là đối vớ nữ phái. Một chút nhan sắc trời cho mà phải đánh đổi cả một đời truân chuyên, điều này thử nghĩ có đắng hay không? Vị trí tốt nhất cho Đào Hồng là cung Quan Lộc hay cung Tài Lộc. tại đây, Đào Hồng chiếu về Mệnh thì đương số vẫn là người có nhan sắc, tuy nhan sắc không rực rỡ và phô bày cái đẹp ra bên ngoài nhưng lại tránh được bốn chữ “Hồng Nhan Đa Truân” Và nói chung cho cả nam nữ thì Đào Hồng ở hai cung Tài và Quan giúp cho đương số thành công dễ dàng hơn trên phương diện công danh và sự nghiệp chứ không chỉ trói buộc đương số vào cái vòng tình cảm như khi Đào Hồng thủ Mệnh.
Đối với đàn bà, nhan sắc là trời cho nhưng hồng nhan đa truân hay hồng nhan bạc mệnh thì cũng là ý trời. Dù nam hay nữ, có thể một lúc nào đó, người đào hoa phải tự hỏi mình được nhiều người thương là hạnh phúc hay phiền muộn? Cũng như mấy ai biết được giữa hồng nhan tri kỷ va hồng nhan họa thủy phải chăng chỉ là một đường tơ? Phúc hay họa thì chỉ có khoa Tử Vi Đẩu Số mới trả lời cho chúng ta rõ ràng mà thôi.
► Xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác |
Nghệ sỹ Xuân Hinh có nói: " Còn nhỏ thì sợ mẹ sợ cha, lớn lên sợ vợ, về già sợ con ". Nếu con cái bất hiếu, không được nhờ vả về già thì thật bất hạnh. Mức độ hòa hợp giữa tuổi cha mẹ và con cái có ảnh hưởng, liên quan tới nhau thật hay không? Trên cơ sở, nghiệm lý, quan sát tỉ mỷ trong thực tiễn Ngô Bạch đã thống kê mức độ hòa hợp và bất hòa hợp giữa tuổi cha mẹ và con cái. Trên cơ sở đó, có thể vận dụng linh hoạt để xây dựng một gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh...
Con cái tuổi Tý: Luôn xảy ra xung đột, tranh cãi
Con cái tuổi Sửu: Không hòa hợp, tuy con cái vẫn hiếu thuận
Con cái tuổi Dần: Cha mẹ nên để con cái tự chủ, tự do phát triển
Con cái tuổi Mão: Cha mẹ ít có thời gian chăm sóc con cái
Con cái tuổi Thìn: Gia đình hòa thuận, yên ấm
Con cái tuổi Tị: Con cái luôn có ý bất mãn
Con cái tuổi Ngọ: Đôi bên cùng hiểu thấu, tông cảm lẫn nhau
Con cái tuổi Mùi: Quan hệ đôi bên rất tốt
Con cái tuổi Thân: Quan hệ bình thường
Con cái tuổi Dậu: Con cái có ý bất mãn
Con cái tuổi Tuất: Con cái thường tự lo cho mình
Con cái tuổi Hợi: Quan hệ giữa hai thế hệ khá tốt đẹp
Con cái tuổi Tý: Luôn xung khắc, khó hòa hợp
Con cái tuổi Sửu: Có khoảng cách lớn giữa hai thế hệ
Con cái tuổi Dần: Con cái có ý bất mãn
Con cái tuổi Mão: Quan hệ bình thường
Con cái tuổi Thìn: Gia đình hạnh phúc
Con cái tuổi Tị: Cha mẹ có thể hy sinh tất cả vì con
Con cái tuổi Ngọ: Hai thế hệ gắn bó, quan hệ rất tốt
Con cái tuổi Mùi: Quan hệ bình thường
Con cái tuổi Thân: Quan hệ rất tốt, thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống
Con cái tuổi Dậu: Hai bên khó dung hòa bởi quan niệm sống rất khác nhau
Con cái tuổi Tuất: Con cái có xu hướng muốn sớm thoát ly khỏi gia đình
Con cái tuổi Hợi: Con cái hiếu thảo, luôn luôn gánh vác trọng trách trọng yếu trong gia đình.
Con cái tuổi Tý: Quan hệ hai thế hệ rất tốt đẹp
Con cái tuổi Sửu: Đôi bên có sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc, nên gia đạo rất hài hòa
Con cái tuổi Dần: Khó hòa thuận, luôn xung khắc và hay xảy ra cãi vã
Con cái tuổi Mão: Gia đình hạnh phúc yên vui
Con cái tuổi Thìn: Gia đình ấm êm, con cái hiển đạt
Con cái tuổi Tị: Con cái sớm trưởng thành và giúp đỡ nhiều cho cha mẹ
Con cái tuổi Ngọ: Rất khó hòa hợp
Con cái tuổi Mùi: Con cái luôn tin tưởng, và noi theo tấm gương của cha mẹ
Con cái tuổi Thân: Mọi người trong gia đình đều được quyết định chung
Con cái tuổi Dậu: Con cái luôn bất mãn
Con cái tuổi Tuất: Luôn xung khắc, rất khó hòa hợp
Con cái tuổi Hợi: Cha mẹ luôn cưng chiều, bảo vệ che chở cho con cái
Bói tên coi cái và tên vợ chồng xem ý nghĩa của tên những người trong gia đình bạn.
Con cái tuổi Tý: Khó hòa hợp, luôn bất đồng ý kiến
Con cái tuổi Sửu: Con cái có thể giúp đỡ hiệu quả đối với sự nghiệp của cha mẹ
Con cái tuổi Dần: Con cái luôn chống đối với cha mẹ, bất đồng quan điểm, ý kiến luôn
Con cái tuổi Mão: Con cái ngang bướng, không nghe lời cha mẹ
Con cái tuổi Thìn: Quan hệ rất tốt, trong ấm ngoài êm
Con cái tuổi Tị: Con cái luôn tranh cãi với cha mẹ
Con cái tuổi Ngọ: Thế hệ trẻ trong gia đình muốn sớm thoát ly khỏi gia đình
Con cái tuổi Mùi: Con cái bất hiếu, khiến cha mẹ thất vọng
Con cái tuổi Thân: Cha mẹ luôn tự hào về con cái
Con cái tuổi Dậu: Gia đình bất ổn, lúc nào cũng có việc để tranh cãi
Con cái tuổi Tuất: Cha mẹ không hiểu được con cái mình
Con cái tuổi Hợi: Con cái chỉ biết làm theo ý mình
Con cái tuổi Tý: Cha mẹ không có nhiều thời gian chăm sóc con cái
Con cái tuổi Sửu: Khó hòa thuận với nhau
Con cái tuổi Dần: Rất tốt, cha mẹ hy sinh tất cả cho con
Con cái tuổi Mão: Gia đình hòa thuận, êm ấm
Con cái tuổi Thìn: Con cãi bất mãn vì cha mẹ quá nghiêm khắc trong việc dạy dỗ
Con cái tuổi mùi: Khó hòa hợp với nhau
Con cái tuổi Thân: Gia đình thiếu bầu không khí thuận hòa, yên vui
Con cái tuổi Dậu: Con cái ngang bướng, không nghe lời cha mẹ
Con cái tuổi Tuất: Con cái hiếu thảo
Con cái tuổi Hợi: Gia đình yên ấm, an bình
Con cái tuổi Tý: Quan hệ rất tốt
Con cái tuổi Sửu: Cha mẹ rất cưng chiều và kỳ vọng ở thế hệ sau
Con cái tuổi Dần: Gia đình thuận hòa
Con cái tuổi Mão: Quan hệ tốt, nhưng con cái có chí hướng riêng, không hướng về gia đình
Con cái tuổi Thìn: Cha mẹ cưng chiều con cái, con cái cũng giỏi giang làm cha mẹ vẻ vang, rạng rỡ
Con cái tuổi Tị: Con cái hay làm phiền lòng, trái ý bề trên
Con cái tuổi Ngọ: Con cái muốn thoát ly gia đình, khiến cha mẹ buồn phiền, thất vọng
Con cái tuổi Mùi: Đôi bên cùng thấu hiểu, quan tâm, chăm sóc vun đắp gia đình hạnh phúc
Con cái tuổi Thân: Con cái thông minh, tài giỏi
Con cái tuổi Dậu: Con cái được chăm sóc tốt, và được cưng chiều
Con cái tuổi Tuất: Cha mẹ vì con mà làm tất cả
Con cái tuổi Hợi: Hai thế hệ rất gắn bó, chia sẻ, quan tâm đối với nhau hài hòa, chứa chan tình cảm
Xem thêm Xem tuổi con và xem tuổi cha mẹ có hợp nhau hay không?
Ngô Bạch
Bài của Ân Quang
Tôi xin tiếp tục loạt bài nói về Ý nghĩa Kình Dương và Đà La. Trong tử vi không có vị sao nào giống nhau, Văn Xương không thể nào giống y như Văn Khúc. Linh Tinh phải khác Hỏa Tinh. Kình Dương cũng không thể giống Đà La. Muốn tìm hiểu sự dị biệt này thì phải xét đến Ý nghĩa tên các vị sao. Mà muốn tìm hiểu Ý nghĩa các vị sao thì phải tìm hiểu cách viết tên các vị sao ấy bằng chữ Hán.
Tử-Vi và chữ Hán
Bài này có vẻ hơi khô khan, nặng nề đối với một vài bạn mới nhập môn Tử-Vi, nhưng tôi cũng xin viết ra, mong rằng đó sẽ là khởi điểm cho một điều hướng nghiên cứu mới có Ý thức, có quan niệm rõ ràng hơn. Chứ không phải chỉ mơ hồ, nhìn vào một cung nào đó, thấy một lô các sao Dương Đà Không Kiếp, Hỏa Linh, Hình Kị, Phục Binh, Tang Hổ … nghe một tràng những tên gọi rùng rợn … rồi kết luận là cung đó xấu lắm, hạn đến đó xấu lắm.
Đoán như vậy là dựa vào sức “nhạy cảm”. Nghe một tràng những tên gọi ghê tai, rồi rùng mình, đóan rằng xấu.
Đó là phương pháp lưng chừng. Lúc thì dựa vào một vài công thức nghe có vẻ khoa học. Lúc nào kẹt qúa thì lại buông thả theo trực giác mường tượng như cách phát âm tên vị sao để luận đoán (như dựa vào cách phát âm Trực-Phù mà đóan là đánh trống, bắn súng ….)
Phương pháp này không đưa người nghiên cứu vào con đường lập luận mạch lạc, hướng đến chân trời Lý Học, mà đặt người nghiên cứu vào tình trạng mờ mờ ảo ảo; lúc thì dùng lý trí phán đóan, lúc lại buông xuôi nhờ trực giác, nhờ thần linh mách bảo. Mục đích của Khoa Học Huyền Bí là đem những vấn đề Huyền Bí ra trước ánh sáng Khoa Học, chứ không phải là xô đẩy Khoa Học rơi vào tình trạng hỗn độn, mờ ảo huyền bí.
Tử-vi là một khoa học phát xuất từ Trung Hoa.
Để có một quan niệm rõ rệt về công dụng của Tử-Vi để đi tìm một đường lối nghiên cứu đúng đắn, mạch lạc, cần phải gác qua một bên những sở thích, những thành kiến, những nhân sinh quan riêng của mình, để tìm hiểu cái vũ trụ quan, cái nhân sinh quan của Trung Hoa vào thời mà Tử-Vi phát sinh và trưởng thành. Và dĩ nhiên là cần tìm hiểu Ý nghĩa chữ Hán để biết điểm dị biệt giữa các vị sao.
Khốn nỗi, lấy tiêu chuẩn nào để bảo đảm rằng cuốn sách chữ Hán mà chúng ta đang cầm trong tay, là một cuốn sách chân truyền. Chằng lẽ, cứ thấy một cuốn sách Tử-Vi bằng chữ Hán có vẻ cũ cũ, xưa xưa truyền lại từ nhiều đời trước, trong đó có một số bài phú thâm thúy, một vài cách luận giải khác lạ hay hay rối chóa mắt suy tôn gía trị tòan bộ sách, hãnh diện rằng mình có trong tay một bảo vật, tự mãn rằng sách đó chân truyền từ đời Nhà Tống, đời Trần Đòan, đời cụ Lê Qúi Đôn. Rồi thôi! Không cần xét lại những điểm tối nghĩa hay sao. Lỡ trong sách ấy có một vài đọan “tam sao thất bản” thì sao? Có lẽ cũng chỉ vì thế mà không những, không có phát minh, cải tiến trong Tử-Vi, trái lại khoa này càng ngày càng bị thất truyền.
Một vài vị nghiên cứu Tử-Vi khá lâu có tìm gặp tôi bàn luận và mong mỏi có một nền Tử-Vi Việt Nam, chẳng lẽ mình cứ mãi mãi lệ thuộc vào văn hóa Trung Hoa hay sao? Thỉnh thỏang lại nghe đồn có nhà Tử-Vi tài ba này, nhà Tử-Vi siêu việt nọ, mà rốt cuộc không thấy ai làm gì cho một nền Tử-Vi Việt Nam. Có lúc lại thấy có dư luận hướng về Tử-Vi Trung Hoa Đài Loan. Có người lại đón cả thầy Tử-Vi bên Trung Hoa Hồng Kông về xem.
Tôi xin thưa rằng tôi không đi ngược lại ý nghĩa xây dựng một khoa Tử-Vi Việt Nam. Nhưng tôi thiển nghĩ rằng tìm hiểu những nguyên lý cũ, những điểm tối nghĩa cũ còn chưa xong, mà vội xây dựng một cái gì khác lên trên thì e rằng thiếu căn bản. Nền nhà bên dưới chưa hòan tòan chắc chắn mà vội xây một cái nhà khác lên bên trên thì e rằng dễ sụp đổ.
Tôi thiển nghĩ làm việc gì cũng cần có từng giai đọan. Hiện nay thì cần làm sáng tỏ những nguyên lý cũ, giải quyết những điểm tối nghĩa cũ lần lần sẽ tính đến những sự cải tiến khác, thì việc làm sẽ được chắc chắn hơn.
Nếu cứ vội vã thông qua, không tìm hiểu kỹ những điểm căn bản, mà xây dựng một cái gì khác lên bên trên thì dễ tạo nên một sự rối lọan một sự sụp đỗ mới.
Nếu cứ vội vã thông qua Đà cũng như Kình, Kình cũng như Đà, Hỏa cũng như Linh, Linh cũng như Hỏa, thì người nghiên cứu dễ vô tình trở thành một tay “thợ Tử-Vi”, một chuyên viên “Cơ-Khí Tử-Vi”. Lối giải đoán như vậy chỉ có thể thỏa mãn một vài hiếu kỳ, thắc mắc cấp thời, chỉ đưa người nghiên cứu vào vòng làm việc thiếu ý thức sâu xa, không thể áp dụng Lý Học một cách mạch lạc. Làm việc như vậy, người nghiên cứu rất dễ hiểu lầm các câu phú như những công thức máy móc và không sao chế hóa được khi gặp trường hợp công thức này chống ngược lại công thức kia.
Chính vì thế mà trong giai đọan sơ khởi chúng ta phải tìm hiểu chữ Hán, để tìm hiểu, để giải quyết những điểm tối nghĩa cũ.
Đến đây tôi cũng xin thưa thực rằng số vốn chữ Hán của tôi không có gì uyên thâm. Chỉ học lại chút ít của các cụ trong họ hàng. Số vốn chữ Hán thì ít mà khát vọng tìm hiểu, tra cứu lại nhiều. Thế cho nên cứ có một điểm nào đó hơi tối nghĩa một chút là tôi liền thắc mắc, tra cứu, so sánh, đối chiếu các tài liệu, tìm tòi hỏi các cụ đi trước, cân nhắc các lời luận giải. Vì thế mà tôi thấy có nhiều trường hợp thất truyền hoặc tam sao thất bản.
Tôi buộc lòng phải viết hơi dài dòng, kể qua một vài trường hợp tam sao thất bản để quý bạn Tử-Vi có thể nhận định dễ dàng những điểm tế nhị của bộ sao Kình, Đà.
Một vài trường hợp tam sao thất bản
Có nhiều nguyên nhân khiến cho có sự “tam sao thất bản”, nhưng tôi trộm nghĩ là có bốn nguyên nhân đáng kể sau đây:
– Vì chữ Hán, nhòe một nét có thể đọc thành chữ khác
– Về chữ Hán có nhiều chữ đồng âm, nghe người khác đọc rồi chép lại sau và chép sai chữ.
– Người trước viết tắt để cho tiện (hoặc có ẩn Ý dấu nghề chăng?). Người sau chép lại, vì không hiểu thấu ý nghĩa sâu xa, nên chỉ biết nhìn vào chữ viết tắt mà chép lại, thành ra tối nghĩa.
– Cũng có thể là vì người chép lại, không hiểu hết Ý nghĩa của người trước đã thêm ý riêng của mình vào.
Tôi xin kể vài thí dụ:
Như câu “ Liêm Trinh, sát bất gia, thanh danh viễn bá” thì chữ Bá, viết với bộ Thủ có nghĩa là gieo rắc ra xa. Thế mà có sách lại chép ”Liêm Trinh, sát bất gia, thanh danh viễn phan” có lẽ bộ Thủ đã bị nhòe, người đọc tưởng là bộ Thủy, đã chép lại là chữ Phan, có nghĩa là Họ Phan, hay là …. Nước vo gạo.
Như câu “Quan phù, Thái Tuế, Công Dã hữu hy tiết chi ưu”. Gặp Quan Phù, Thái Tuế thì có thể như chàng Công Dã có sự ưu phiền về giây xích trói buộc.
Thế mà sách chép lại là Công Trị, rồi mới đây lại có một cuốn sách Tử-Vi đã (vô tình hay cố Ý) xếp chữ lại là Công Trự. Từ Công Dã, biến thành Công Trị, rồi nói đến Công Trự!
Công Dã đây là họ Công Dã (có ghi trong tài liệu “Bá gia tánh sách”) và có liên hệ đền điển tích anh thợ săn Công Dã Tràng. Vì vậy cung có câu phú diễn nôm:
Dã Tràng không tội phải tù.
Trong năm Thái Tuế, Quan Phù đi qua
Họ Công Dã, chữ Dã viết với bộ Băng, có một chấm, người đọc vì không hiểu họ Công Dã, tưởng chữ giả là chữ Trị, viết với bộ Thủy có hai chấm.
Ở đây tôi cũng xin mở ngoặc nói thêm là mỗi câu phú chữ Nôm hay chữ Hán không phải là một công thức hay là một cái đinh ốc trong bộ máy Tử-Vi. Các câu phú chữ Nôm hay chữ Hán do cổ nhân lập ra, chỉ là cách đặt câu có vần, cho chúng ta dễ nhớ về một trong nhiều tính cách mà một vị Sao có thể đem lại.
Mỗi vị sao trong Tử-Vi không phải là cái đinh ốc của một bộ máy mà là một khí lực biến hóa vô lường. Như chúng ta đã biết Tử-Vi không đi ra ngòai căn bản Dịch Lý, mà Dịch lý thì cát biến hung, hung biến cát. Một vị sao có thể có nhiều ảnh hưởng tương phản tùy theo vị trí miếu, hãm … hoặc tùy theo ảnh hưởng trợ lực của một vị sao khác. Không thể vội gán cho mỗi câu phú một gía trị công thức máy móc. Vì vậy mà cần hiểu ý nghĩa, hiểu những ảnh hưởng tương phản của một vị sao, để có thể luận giải chế hóa khi gặp hai, ba câu phú, hai, ba công thức đối chọi nhau.
Trở lại với câu chuyện chữ Hán. Có sách chép câu: “Mệnh trung ngộ Kiếp, Tham như lãng l ý hành thuyền” dịch đại ý là Mệnh có Địa Kiếp, Tham Lang thì bấp bênh như đi thuyền trên sóng.
Có sách lại chép là: ”Mệnh trung ngộ Kiếp, kháp như lãng lý hành thuyền” cho rằng “kháp như” là giống y như “đi thuyền trên sóng”
Có sách lại chép là: “Mệnh trung ngộ Kiếp hợp như lãng lý hành thuyền” cũng dịch tổng quát là Mệnh có Địa Kiếp lại thêm Sát Kỵ, thì như đi thuyền trên sóng.
Mỗi người một ý; lý đều xuôi tai. Thôi thì đành chiêm nghiệm vậy. Thật là …. “ lắc lư còn tàu đi”.
Lại như nói về Văn tinh ám củng Cổ Nghị, duẩn hỉ đăng khoa.
Có sách chép là: ”Văn tinh ám củng Mãi Nghị, duẩn hỉ đăng khoa”.
Có sách chép là: ”Văn tinh ám củng Giả Nghị, duẩn hỉ đăng khoa”
Vậy thì cái ông đó là ai? Cổ Nghị, Mãi Nghị hay Giả Nghị?
Ông này qua đời đã lâu lắm rồi. Tôi có hỏi một vài cụ để tìm lời dẫn giải thì cũng thấy mơ hồ. Bí kế phải tìm đến học giả Đào Duy Anh và Cụ Thiều Chữu qua hai bộ Tự Điển thì thấy giải thích rằng chữ Cổ có nghĩa là cửa hàng, buôn bán ngay tại tại cửa tiệm là Cổ. Chữ Cổ này cũng có một âm là Giả, họ Giả, Học giả Đào Duy Anh giải thích rõ thêm là Giả Nghị, tên một học giả có tiếng đời Hán, từng làm quan Đại trung đại phu (200-168 trước Kỷ Nguyên).
Vẫn biết rằng chữ Hán là một phức âm tự, viết cùng một cách nhưng có thể đọc nhiều cách khác nhau như chữ Tử là con, có thể đọc là TÝ (địa chi là TÝ) tùy trường hợp, hoặc có trường hợp đọc trệch đi một chút như Vũ và Võ, Huỳnh và Hòang. Nhưng tên riêng của một học giả mà có đến ba cách phát âm khác nhau qúa như: Cổ Nghị, Mãi Nghị hay Giả Nghị. Mãi Nghị thì chắc là chỉ có một cách đọc đúng.
Lại như cách đóan có sao Thiên Cơ hoặc Vũ Khúc ở cung Giải thì “Cưỡng bao đa tai” là có chửa ngòai dạ con.
Tôi có gặp cách đoán “Cưỡng bao đa tai” này trong một cuốn sách Tử Vi xuất bản tại Đài Loan. Chữ Cưỡng và chữ Bao đều viết có bộ y là áo. Chữ Cưỡng chỉ về cái túi vải (xưa còn gọi là cái địu) để đeo trẻ nhỏ sau lưng. Chữ Bao chỉ về cái tã lót. Chữ Cưỡng Bao là chỉ về thời gian còn bé nhỏ, còn dùng tã lót, còn được đeo ở sau lưng. Chữ “Cưỡng bao đa tai” là nói rằng lúc còn bé nhỏ như vậy dễ có lắm tai ách. Còn chữ Cưỡng Bao viết như thế nào (bằng chữ Hán) để có thể hiểu là “có chửa ngòai dạ con” thì tôi đã cố công tra cứu mà chưa tìm ra được.
Lại như câu ca để tìm Cục cho nhanh: ” Bính, Tân, đê, liễu, ba, ngân, trúc”. Nói rằng chữ Trúc là ứng vào Hỏa Cục, nhưng chữ Trúc lại viết trên có bộ Trúc, dưới có bộ Mộc (như chữ kiến trúc) thì sao lại ứng vào Hỏa Cục được. Nếu nói rằng bộ Mộc đó là ám chỉ, Mộc sẽ sinh được Hỏa thì đó là giải thích loanh quanh, thêm phần phức tạp. Tôi thiển nghĩ đó là chữ Chúc. Chúc là cái đuốc, viết với bộ Hỏa, ứng vào Hỏa Cục thì dễ hiểu hơn. Có lẽ đây là do sự phát âm lẫn lộn TR và CH của một vài điạ phương tại miền Bắc. Một người đọc một người chép, cho nên thay vì dùng chữ Chúc là đuốc có bộ Hỏa, để ứng vào Hỏa Cục, thì lại dùng chữ Trúc có bộ Mộc.
Đến như cách viết tên các vị sao bằng chữ Hán thì lại có lắm sự phức tạp, mơ hồ. Tôi xin tạm lấy một thí dụ như chữ Phi Liêm. Người thì viết chữ Phi là bay. Người thì viết chữ Phi là không. Người lại viết chữ Phi có bộ Trùng bên dưới. Theo cụ Thiều Chữu thì viết chữ Phi có bộ Trùng bên dưới là chữ Phi, tên một loài sâu. Lại có một lòai sâu tên là Phi Liêm (cả hai chữ đều có bộ Trùng)
Dường như không mấy ai đặt vấn đề tra cứu luận giải để có một quan niệm rõ rệt về ngôi Phi Liêm nằm trong vòng Thiên can (một trong ba vòng quan trọng của Tử-Vi: Thiên can, Cục và Địa chi). Phần đông chỉ thích một công thức giản dị, đỡ mất thời giờ: Phi Liêm chủ thế này, chủ thế nọ.
Cách viết tên một vị sao bằng chữ Hán đem lại rất nhiều ý nghĩa. Cần phải xét kỹ, không thể thản nhiên tự mãn rằng sách này sách chân truyền, có nhiều bài phú cao siêu, không được khởi ý thắc mắc, phải sùng kính sách xưa, cứ mặc nhiên chấp nhận tên các vị sao như vậy đi.
Ngay trong cách viết, ngay trong tên gọi mà còn mơ hồ thì đến khi luận giải chắc là phải làm việc lưng chừng; khi thì dùng lý trí phán đóan; lúc thì tưởng tượng ra một hình ảnh nào đó, hoặc lại buống xuôi nhờ trực giác, nhờ thần linh. Quan niệm căn bản còn lỏng lẻo thì làm sao có thể suy luận mạch lạc.
Tôi luôn luôn dành nhiều sự cảm phục đối với quÝ vị đã dày công sưu tầm tài liệu bằng chữ Hán để sọan sách Tử-Vi. Đó qủa là một công trình lớn lao nặng nề và qúy vị đã tiến được một bước đường rất dài trong việc rọi thêm tia sáng để chấn chỉnh khoa Tử-Vi.
Tôi chỉ muốn nêu lên một vài điểm tối nghĩa như kể trên để giúp qúy bạn Tử-Vi để nhận định rằng chính bộ sao Kình Đà cũng nằm trong trường hợp đó.
Ý nghĩa Kình & Đà. Dương Nhẫn, Dương & La
Tôi đã gặp nhiều tài liệu Tử-Vi đứng đắn, nhưng trong đó vẫn có nhiều sách viết khác nhau. Có tìm hiểu kỹ cách viết thì mới có thể đạt đến cái tinh thần của bộ sao Kình Đà. Từ đó mới có thể tiến đến chỗ luận giải có ý thức, có quan niệm rõ ràng, chứ không phải chỉ áp dụng công thức, thiếu suy luận phân minh, rồi có khi vô tình rơi vào trường hợp đóan đúng nhờ “nhạy cảm”, “linh cảm”. Nếu như vậy thì là đi từ ánh sáng Khoa Học vào trong Huyền Bí, chứ không phải là nghiên cứu những vấn đề Huyền Bí một cách khoa học.
Có đạt đến cái tinh thần thì mới xét đến điểm dị biệt giữa Kình và Đà, Dương và La thì mới có thể chiêm nghiệm, mới hiểu được trường hợp người tuổi Dương Nữ, âm Nam an Kình Đà khác với người tuổi Dương Nam, âm Nữ. Điều này cụ Ba La có tiết lộ sơ sơ với cụ Thiên Lương (KHHB số B2 ra ngày 19/02/1973). Đây không phải là quan điểm, phương pháp của riêng Cụ Ba La, mà là của phần lớn các cụ thuộc thế hệ trước. Vì vậy, chúng ta mới thấy trong các sách Tử-Vi xuất bản trước đây trên hai mươi, ba mươi năm, các tác giả có thu nhập tài liệu để luận về Kinh Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi; còn Đà La ở TÝ Ngọ Mão Dậu, chỉ vì diễn không hết lý, trình bày không mạch lạc cho nên mới có sự mâu thuẫn giữa chương giữa cuốn sách luận về ảnh hưởng Kình Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi, và chương đầu cuốn sách chỉ dẫn an sao.
Tôi thiển nghĩ rằng cụ Ba La, cụ Song An hoặc một số các cụ xưa kia không đến nỗi hẹp hòi dấu nghề. Có lẽ đó là do quan niệm thời ấy, chỉ nói sơ qua một số nguyên lý, một số nguyên tắc người đi sau chịu khó ra sức suy gẫm, tìm hiểu, nếu thành công thì sẽ thấu đáo hơn, thấm thía hơn. Ráng tu thì đắc đạo. Không ai đắc đạo dùm mình. Không ai làm cho mình đắc đạo được. Chỉ cần biết một số nguyên lý rồi dựa vào đó mà hành động. Nếu các Cụ có chỉ dạy sẵn, thì người đi sau lại có thể lười suy nghĩ, không cố gắng tìm hiểu sâu xa, hoặc có thể là vì thấy đáp số dễ qúa mà không quý trọng lời chỉ dẫn, còn hỏi tới hỏi lui, mất thì giờ của các cụ mà chẳng có lợi gì cho đôi bên.
Nay, xin đi vào Kình hay Đà – Dương hay La – Dương Nhẫn hóa Hình – Hóa Kị
Tất cả các tài liệu Tử-Vi xưa mà tôi gặp đều viết chữ Kình với bộ Thủ bên dưới ngụ ý chống lên, chỏi lên, giơ lên, dậy lên.
Kình Dương nhập miếu thì phú qúy thanh dương – Dương đây là tỏ ra, bốc lên. Ngộ nhận là chữ thanh danh thì cũng có nghĩa nhưng không sát với tinh thần của Kình Dương.
Trong tinh thần Dịch Lý, cát biến hung, nếu gặp cách xấu, thì Kình bị đảo, và có thể hình dung một cái gì khó vươn lên, ráng sức làm mà người khác hưởng (Lý Quảng)
Trong ngụ ý chống lên, vươn lên dậy lên mà cũng có quan niệm luận Kình Dương là Dương Tinh hạp với người Dương hơn (tác giả Đắc Lộc đã thu thập quan niệm này trong cuốn Tự Điển Tử-Vi xuất bản tại Hà Nội năm 1952).
Cũng trong cái khí lực đó chống lên, hồi lên này mà khi hãm thì Kình hóa Hình, là Nhẫn (cũng có âm là Nhận) là mũi nhọn của dao là cái gai. Khi xấu thì Kình hóa Hình là mũi (Nhẫn) lại gặp Thiên Hình nữa thì có thể độc lắm. Bởi thế mới có câu phú:
Hạn bởi gặp Nhẫn Hình Đà Hổ
Phải ngừa loài hùm chó mới yên.
Nếu chữ Kình đã được các sách Tử-Vi viết một cách thống nhất, thì chữ Dương đã có lắm cách viết khác nhau cũng có cách viết tối nghĩa mơ hồ.
Sau đây là là những cách viết chữ Dương mà tôi đã gặp trong một số tài liệu Tử-Vi.
– Chữ Dương viết với bộ Phụ, là Khí Dương cũng có nghĩa là tỏ ra.
– Chữ Dương viết với bộ Thủ, có nghĩa là giơ lên, bốc lên, dậy lên.
Viết chữ Dương với bộ Phụ hay bộ Thủ, ngó gần giống nhau, cách viết có hơi cầu kỳ.
– Còn một chữ Dương nữa mà tôi cũng đã gặp trong một số đáng kể tài liệu Tử-Vi. Chữ Dương là con Dê!. Cách viết thì có giản dị hơn, nhưng ý nghĩa thì thật mơ hồ. Chữ Dương là con Dê này trong cổ tự Trung Hoa cũng dùng như chữ Tường có nghĩa là điềm tốt lành. Nhưng đó cũng chỉ là một cách viết tắt chứ không có Ý nghĩa xúc tích.
Nhất là có tài liệu còn viết chữ Dương Nhẫn với cách viết chữ Dương là con Dê; Nhẫn là mũi dao. Vậy thì đó là Mũi Dao con Dê hay mũi dao tốt lành. Viết chữ Dương với bộ Thủ hay bộ Phụ có Ý nghĩa hơn, hạp với chữ Kình hơn.
Có lẽ viết chữ Dương là Dê, chỉ, chỉ là dựa vào cách phát âm, viết tạm cho tiện, cho gọn, lâu ngày thành thói quen, cũng như chữ “Không” ngày nay thành ra “O”.
Viết chữ Dương là con Dê (dù có luận rằng nghĩa như chữ Tường ngày xưa) thì thật là thiếu ý nghĩa.
Điều quan trọng trong Khoa học là những quan niệm sáng tỏ, mạch lạc làm sao cho Khoa học càng ngày càng tiến thêm, chứ không phải là nhiều người hay ít người viết như thế, Việt hay không Việt, Hán hay không Hán, chân truyền hay không chân truyền.
Khi đã hiểu Kình là ngụ ý cái gì chống lên, bốc lên …. Dương là dậy lên, tỏ ra … rồi xét đến Đà La, thì mới thấy được cái tiểu dị giữa Kình & Đà.
Chữ Đà có người viết với bộ Thủ, có người viết với bộ Phụ.
– Viết với bộ Thủ có nghĩa là kéo lại, kéo ra, kéo đến; ngụ Ý một cái Lực chuyển động theo chiều ngang (trong khí đó Kình ngụ ý một cái Lực chuyển động theo chiều thẳng đứng)
– Viết với bộ Phụ thì có nghĩa là chỗ đất gập ghềnh, hiểm trở.
– Chữ La là cái lưỡi và cũng có nghĩa là dăng rộng ra, dăng bày ra cũng có thể ngụ ý một cái gì bao la, bát ngát theo chiều ngang.
– La mà hãm thì không phát triển rộng ra, có khi mình lại bị gói vào trong lưỡi, mình bị động, bị che đi.
Đà mà hãm thì kéo co nhiều chuyện vướng mắc lôi thôi. Đà La mà hãm thì hóa thành Kị, nhiều chuyện trắc trở, mờ ám, che lấp.
Đà La mà nhập miếu thì có thể kéo rộng, mở rộng bao la, lan rộng ra, giăng rộng ra (theo chiều ngang).
Người xưa đã có quan niệm về Thiên, Nhân, Địa. Mà trong lá số Tử-Vi thì “Thiên” đây là Thiên Can (đầu mối trên trời) thể hiện qua vòng Lộc Tồn. “Nhân” thì đã thể hiện qua Vòng Tràng Sinh, vòng Cục, Cục đây là cuộc diện chứ không phải cục đá hay cục đất, “Địa” thể hiện qua vòng Địa Chi (ngành dưới đất) vòng Thái Tuế. Tôi sẽ xin nói thêm về các vòng này.
Trong thế giới hữu hình, trong hiện tượng giới, thì lúc nào cũng có sự đối tỷ, tương đối, có âm, có Dương, có cương có nhu, có nóng có lạnh, có trên dưới, trong ngòai, có cái bộc lộ, có cái tiềm tàng.
Ở một người ham họat động thì Kình Dương là hùng dũng hăng hái bộc lộ ra ngòai, hướng ngọai nhiều hơn, giải quyết bằng sức mạnh hoặc mau chóng hơn. Vì vậy ngôi Lực Sĩ luôn luôn đi chung với Kình Dương. Sự xếp đặt, viết tên Lực Sĩ vào chung với Kình Dương để nhắc nhở rằng đây là một lực hướng ngoại nhiều hơn.
Ở một người ham họat động thì Đà La là sự hăng hái nội tâm, hướng nội giải quyết bằng Tâm nhiều hơn băng Lực vì thế mà có lời luận là thâm trầm. Vì thế mà an đúng tiền Kình hậu Đà thì Kình bao giờ cũng đi với Lực. Đà La hướng về chiều ngang kín đáo, hướng nội, cho nên mới có quan niệm Đà La là âm Tinh.
Ở một người đa tình thì Kình Dương là tình nồng cháy ào ạt bộc lộc cấp bách. Đà La là tình âm ỷ tầm ngẩm tầm ngầm, nung nấu lâu dài, vì thế mới có quan niệm cho Đà La là dâm tinh (đây phải xét theo các sao khác đi cùng với Đà La mà luận)
Ở một người bướng bỉnh thì Kình Dương là ngang bướng chống trả ra mặt, mà Đà La là bướng ngầm kiên trì, chờ ngày thực hiện ý chí.
Kình là chống lên, Đà là kéo. Hạn có Kình Đà, tốt thì cũng có sự kéo co, lùng nhùng, trong phạm vi tốt, xấu thì cũng lại cũng có sự chống lên, kéo lại trong phạm vi xấu.
Gặp cách xấu thì Kình Dương là Nhẫn, là mũi dao, là cái gai xóc đến bất ngờ. Đà La là đa đoan lăng xăng vướng víu như mắc lưới.
Còn nhiều điểm tối hỷ nữa, nhưng tôi thiết tưởng rằng những dòng trình bày kể trên đã tạm đủ để đưa ra một Ý tưởng suy gẫm vấn đề. Tôi chỉ cố gắng trình bày một cách vô tư những gì mà tôi đã tra cứu, sưu tầm, học hỏi được.
Trong kỳ tới tôi sẽ trình bày vì đâu lại có câu chuyện Lộc tồn ở Thìn Tuất Sửu Mùi cũng là quan niệm về Mệnh chủ, Thân chủ, Lưu niên văn tinh
KHHB số 40
Trong tác phẩm kinh điển “Tam Quốc diễn nghĩa”, trong các nhân vật chính thì Tôn Quyền được khắc họa không mấy thành công. Tôn Quyền không có được cá tính hoặc tài năng nổi trội như Lưu Bị và Tào Táo, cũng không có được khí khái anh hùng. Đại nghiệp của ông khiến cho người đọc cảm thấy phần nhiều do may mắn.
Thực ra, nhân vật lịch sử Tôn Quyền cũng không thừa hưởng được sự dũng cảm cương nghị của cha, không có được nhuệ khí như anh trai Tôn Sách, không có được sự gian hùng ngang dọc Nam Bắc mà lại tài hoa văn chương như Tào Tháo, không được như Lưu Bị khi lập đại nghiệp trong loạn thế anh hùng. Điểm nổi bật duy nhất khiến Tôn Quyền không lẫn với ai đó chính là tướng mạo đặc biệt với mắt xanh ngọc bích và hàm râu tím.
Công bằng mà phán xét, trong thời loạn, một quân vương trong 24 năm đã xây dựng được đại nghiệp hưng thịnh, tạo thế vững vàng như long hổ ở Giang Đông thì Tôn Quyền đúng là một đại anh hùng có tài hoa chính trị phi phàm.
Ông kế thừa cơ nghiệp từ cha anh không hề phải kinh qua sự tôi luyện nơi sa trường ác liệt nhưng ông đã biết dùng những võ tướng, đại thần có năng lực làm kẻ tận trung với mình khiến cho Giang Đông trở thành vùng bảo địa hội tụ của các hiền tài trong thiên hạ.
Ông cũng là người dũng cảm khi bản thân thực sự không có tài năng quân sự nhưng lại dám tin tưởng giao cho Chu Du, Lã Mông, Lục Tốn quyền thống soái quân đội cực lớn. Đó chính là cái tài của người làm chính trị.
Ông hiểu rõ nhất những nhân tài này nhất mực trung thành với mình. Chu Du và Lục Tốn tình như anh em ruột, Lã Mông và Lục Tốn lại do chính tay ông đề đạt nâng đỡ, họ đều là những người nợ ân tình thâm sâu với Tôn Quyền, nay lại được trọng dụng nên khó mà tạo phản. Chính nhờ sự trợ giúp hết lòng của những anh tài này mà Tôn Quyền mới có thể hùng cứ tại Giang Đông.
Xét từ góc độ lịch sử, hàng loạt các quyết định và hành động của Tôn Quyền đã chứng tỏ rằng ông ta chính là một hào kiệt trong thời loạn lạc. Ngay đến Tào Tháo, Lưu Bị người gian xảo kẻ dũng mãnh nhưng cũng không thể ngờ được rằng thất bại thê thảm nhất cuộc đời họ chính là để Tôn Quyền - một kẻ vãn bối vốn không được đánh giá cao đã xưng vương một cõi.
Tôn Quyền khéo léo, biết khuất phục cũng biết vươn mình, đầy khí khái của một đấng đại trượng phu. Trước khi xưng đế, ông đã làm chư hầu cho Ngụy. Tuy một số người coi ông là kẻ mặt dày vô xỉ, nhưng thực chất đây chính là mưu kế chính trị cao siêu của ông ta. Giữa buổi loạn lạc, Tôn Quyền vì muốn tránh nguy cơ rơi vào cạm bẫy trong trận chiến giữa hai bên trong việc tranh giành Kinh Châu nên đã chịu nhục trong vòng gần 10 năm để làm thần cho Ngụy.
Thực ra sự đầu hàng này chỉ là danh nghĩa, trên thực tế Tôn Quyền không hề chịu sự điều khiển của Tào Tháo về chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Năm 24 Kiến An tức năm 219, Tôn Quyền sau khi giết chết Quan Vũ. Nguyên niên Hoàng Sơ tức năm 220, Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, Tôn Quyền ngay lập tức cống tiến để biểu thị thần lễ. Năm thứ hai Hoàng Sơ, Tôn Quyền lại tiếp tục cử sứ giả đến xưng thần.
Tào Phi không bằng lòng với mối quan hệ nước chư hầu hữu danh vô thực nên đã yêu cầu Tôn Quyền đưa con trai đến làm con tin để biểu thị sự trung thành với nước Ngụy. Tôn Quyền không muốn để con trai mình làm con tin lại không muốn rơi vào ranh giới giữa cuộc chiến hai miền Nam Bắc nên đành phải tìm cách trì hoãn.
Năm thứ ba Hoàng Sơ, Tào Phi cuối cùng không chịu nổi Tôn Quyền đã cho ba đại quân xuống phía Nam phạt Ngô. Lúc này tướng Lục Tốn của Tôn Quyền vừa đại phá Lưu Bị giành chiến thắng ở trận chiến Di Lăng, giải quyết được sự uy hiếp từ phía Tây. Thừa thế xông lên, Tôn Quyền lập tức phản kháng lại Tào Phi, mối quan hệ chư hầu giữa Ngụy Ngô chính thức tan vỡ.
Tôn Quyền cuối cùng cũng đăng cơ hoàng vị, chính thức xây dựng nước Ngô. Trong thời gian chấp chính, ông cử người vượt biển. Ông cho thiết lập nông quan, thực hiện chính sách đồn điền, phát triển kinh tế, phát triển mở rộng lãnh thổ đến Giang Nam và một lần nữa ông lại thể hiện được tài năng trị quốc vượt bậc.
Đối với bất cứ một nhân vật lịch sử nào, đều cần phải nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan. Tuy cuối đời Tôn Quyền tự dưng trở nên ngờ vực đa nghi, giết người vô độ, đưa chính cục của Đông Ngô vào thế hỗn loạn, nhưng tổng thể mà nói Tôn Quyền vẫn được coi là một đời anh hào, một chiến lược gia chính trị kiệt xuất trong lịch sử của Trung Quốc.
Nguồn: keinthuc.net.vn
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thiên Nga (##)
Tuổi Tỵ
Với sự nỗ lực trong 2 tháng đầu năm và được quý nhân phù trợ trong tháng 3 này, người tuổi Tỵ dễ dàng vượt qua khó khăn để bước đầu tiến tới thành công. Chuyện tình duyên của người tuổi Tỵ cũng gặp nhiều thuận lợi hơn, đặc biệt là nửa cuối tháng 3.
Tuổi Ngọ
Trong tháng 3 này, người tuổi Ngọ sẽ tiến thêm một bước trong công việc, học tập hoặc kế hoạch đầu tư, kinh doanh. Đây là thời điểm quan trọng để bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm, tạo bước đệm bứt phá trong thời gian sắp tới.
Nếu gặp bất cứ trở ngại nào, bạn nên chủ động tham khảo ý kiến của lớp “đàn anh” đi trước. Bạn sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích và có sự trợ giúp đắc lực.
Tuổi Tuất
Sau giai đoạn vận động nhẹ nhàng, đây là thời điểm thích hợp để bạn “tăng tốc” và gặt hái thành quả mà bản thân đã nỗ lực trong suốt thời gian qua. Trong tháng 3 này, bạn sẽ được nhiều người giúp đỡ đẩy nhanh quá trình “về đích”.
Tuy nhiên, người tuổi Tuất cần ghi nhớ phải dựa vào sức mình là chính. Không nên thấy người khác giúp đỡ mà ỉ lại hoặc chủ quan trước mọi tình huống. Có như vậy, bạn mới thực sự được tận hưởng trọn vẹn thành quả lao động của mình.
Tuổi Hợi
Vận thế của người tuổi Hợi trong tháng 3 khá tốt và có người giúp đỡ về cả sự nghiệp lẫn tình cảm. Học hành, công việc ngày một tiến bộ với những định hướng chính xác hơn. Tình cảm lứa đôi của họ cũng sâu sắc và gắn kết.
Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của mình, tránh gây hiểu nhầm hoặc mất hòa khí với bạn bè, đồng nghiệp, tạo cơ hội cho kẻ xấu “xuất chiêu” lợi dụng chia rẽ tình cảm.
Mr.Bull (theo Dyxz)
Về nguyên tắc luận đoán, vẫn cần chú ý tính chất của cung Tai Ách. Ví dụ như Tham Lang có kèm sát tinh ở cung Tai Ách, tính chất có thể là bệnh gan, cũng có thể là bệnh thận. Đến Đại hạn, cung hạn Tai Ách gặp Liêm trinh - Thiên tướng, mà Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp Ấn", đây là điềm tượng chủ về bệnh Thận hoặc bệnh về tính dục. Do Tham Lang ở nguyên cục có tính chất chủ về bệnh thận, nên đến Đại hạn này chủ về ứng nghiệm. Các tinh hệ dưới đây, thông thường đều phải gặp các Sát - Kị - Hình - Hao mới đúng, và xem các sao hội hợp cát hung nhiều ít mà định bệnh tình.
Sau đó tra các Lưu niên trong Đại hạn này, sẽ tìm ra Năm phát bệnh. Nguyên tắc luận đoán này, mới nghe thật đơn giản, nhưng nhiều Danh gia Đẩu số còn không biết. Bạn đọc có thể dựa vào nguyên tắc này để thực tập, kinh nghiệm ngày càng phong phú, ắt sẽ có thành tựu.
Nhóm 1: Bệnh hệ thần kinh
Các tổ hợp sao chủ yếu là Thiên cơ, Thái âm, Thiên đồng. Cũng có thể nói tổ hợp cách "Cơ Nguyệt Đồng Lương" rất dễ bị bệnh liên quan đến hệ thần kinh, như suy nhược thần kinh, tâm thần, thiểu năng chí tuệ, .v.v...
Nhiều lúc bệnh mang tính suy nhược thần kinh có liên quan đến "Thiên đồng - Cự môn". Nếu "Tử Vi - Tham lang" thủ cung Tai Ách gặp sao Đao hoa quá nặng, thì lúc đến hạn "Cơ Nguyệt Đồng Lương" thủ cung Tai Ách, thường dễ mắc chứng bệnh này, biểu hiện là dương nuy, di tinh, xuất tinh sớm. Ở đây không cần xem Cự Môn.
Người bị bệnh tâm thần, chủ yếu xem Thiên cơ, đông y gọi là Can phong.
Nếu "Thiên cơ - Thái âm" đồng cung với Hỏa Đà, còn gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, là rối loạn Tâm thần kinh (hysteria), thường có biểu hiện kích động, cử chỉ thất thường. Nhưng cần phải hội Thiên Lương và có Thái Dương không có nhập miếu tương chiếu, mới ứng nghiệm.
Bệnh viêm não Nhật bản-B, cũng có liên quan với tinh hệ "Cơ Nguyệt Đồng Lương", năm phát bệnh là cung hạn Tai Ách Thiên Lương lạc hãm, hội chiếu Hỏa tinh, Linh tinh. Phỉ liêm, Âm sát. Nhóm tinh hệ này khác với nhóm tinh hệ chủ về bệnh Hysteria nên cẩn thận phân biệt.
Tinh hệ chủ về viêm màng mão đại khái tương tự với tinh hệ chủ về chủ về viêm mang não Nhật bản - B, chỉ khác nhau một điều, là Thái Dương nhập miếu, nếu Thái dương lạc hãm, phần nhiều là viêm não Nhật Bản-B, thời gian ứng nghiệm thường là lúc hạn Tật Ách là Thất Sát hoặc Phá Quân. Thất sát thường chủ về chứng viêm, Phá quân chủ về chứng viêm cấp tính.
Chứng miệng méo, miệng chảy nước dãi (không phải do trúng phong), thì xem các tinh hệ chủ về bệnh chủ ở tạng Thận. Có lúc cung Tai Ách ở nguyên cục là Tham lang, niên hạn ứng nghiệm là lúc cung hạn Tật Ách "Thiên cơ - Thái Âm", cũng có lúc ngược lại, nguyên cục là "Thiên cơ Thái âm", thời kỳ ứng nghiệm là hạn Tham lang. Đây là một ví dụ. Hai chứng này đều gặp nhiều Tạp diệu như Thiên hư, Thiên sứ, Thiên diêu, thì phải lưu ý.
Trong số các bệnh hệ thần kinh, có bệnh "rỗng tủy sống" (syringomyelia), xem hệ "Thiên đồng - Cự môn" và hệ "Thất sát - Phá quân". Người bệnh thường cảm thấy chân tê, không có cảm giác, nếu nghiêm trọng các ngón tay ngón chân có thể bị co quắp, hoặc tê liệt phần mặt. Cổ nhân cho rằng Thất sát, Phá quân là sao chủ về tổn thương, tàn tật, nguyên nhân có liên quan đến chứng bệnh này.
Ngoài ra còn có bệnh múa tay múa chân (ST. Vitu's dance), người bệnh không thể kiểm soát hoạt động của chân tay, thường có một số động tác nhanh không tự chủ, có lúc thì mắt máy giật, nhíu may, lè lưỡi, bệnh tình tuy không đau, nhưng rất phiền phức. Tinh hệ chủ về chứng này là Tham lang đồng cung với Địa không, Địa kiếp, lại gặp thêm Kình dương, Thiên sứ, có lúc là Thiên đồng hóa Kị đồng cung với Hỏa linh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp, cũng chủ về chứng này, nhưng cung Tai Ách của nguyên cục phải là Kình dương ở cung Ngọ, cũng là một nhân tố quan trọng chủ về chứng này.
Đau dây thần kinh tam thoa, tinh hệ chủ yếu là "Thái Dương - Thiên Lương", có Hỏa Linh hội chiếu hoặc đồng độ, lại gặp thêm Thiên thương, còn có Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn" hội chiếu cung mệnh, đều chủ về chứng bệnh này.
Tinh hệ chủ về liệt thần kinh mặt, và tinh hệ chủ về đau dây thần kinh tam thoa rất khó phân biệt. Điều cần chú ý là, Kình dương phần nhiều chủ về tê liệt thần kinh mặt, tinh hệ ứng nghiệm phát bệnh phần nhiều là Thiên Cơ, còn đau dây thần kinh tam thoa thì không phải vậy.
Bệnh thiên đầu thống mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương", tạp diệu hội hợp phần nhiều có Thiên nguyệt, Thiên hình. Có lúc là "Thiên cơ - Cự môn" đồng cung với Hỏa tinh cũng chủ về bệnh xuất huyết não, khác với bệnh thần kinh đơn thuần, phân biệt chủ yếu là tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" có biểu hiện choáng ngất.
Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" mà Thiên cơ hóa Kị, còn gặp thêm Thiên hư, thì càng ứng nghiệm.
Bàn tay chân run mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn", cũng có quan hệ với Đà la và Cô thần.
Bệnh tay chân run do trúng độc, thì xem tinh hệ "Thái dương - Thiên lương", có Thiên nguyệt cùng bay đến tì càng đúng. Do trúng độc cũng có thể gây ra chứng tắc ruột, thời kỳ ứng nghiệm phải xem cung hạn Cự Môn
Viêm da mang tính thần kinh là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", thời kỳ ứng nghiệm ắt cung hạn phải gặp Thiên cơ, Thiên Đồng.
Nhóm 2: Bệnh hệ tiêu hóa
Cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, bao gồm Trường (ruột), Vị (dại dày), Can (gan), Đảm (mật). Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, có thể phân chia như sau:
Vị hàn, thòng dạ dày (sa bao tử), thì xem Thiên phủ thuộc loại "kho lộ", "kho rỗng", hoặc Tử vi là cách "tại dã cô quân", nhưng không được có Hỏa tinh đồng độ mới đúng, có Hỏa tinh thì nhuyễn hóa thành chứng viêm.
Nếu tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng" thủ cung Tai Ách, thì thường là Vị hàn, buồn nôn, hoặc tiêu chảy thuộc chứng Hàn, Thiên phủ đồng cung với Hữu bật, phần nhiều là sa bao tử.
Chứng vị hàn cũng có thể là chứng dạ dày dư acid, các sao ứng nghiệm là Thiên phủ gặp Thiên lương, Phá toái, Âm sát, gặp Liêm trinh hóa Kị thì bệnh rất nghiêm trọng, có thể phát triển thành chứng đay dạ dày, thần kinh dạ dày quá mẫn cảm.
Nếu là viêm dạ dày, thì xem Thiên cơ hoặc Cự môn. Thiên cơ thì chủ về bệnh mãn tính, thường còn chủ về đau Gan. Cự môn đồng cung với Hỏa linh thì chủ về viêm dạ dày cấp tính, hay viêm đại tràng cấp tính. Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" đồng độ, nguy cơ bị viêm dạ dày hay viêm đại tràng rất lớn. Có sao Lộc thì giảm nhẹ, không có sao Lộc mà còn hóa Kị thì càng nặng thêm. Nhưng nếu có Lộc thì thường chủ về bệnh Trường Vị bất hòa, mức độ nhẹ thì viêm dạ dày cấp tính. Bệnh viêm ruột thừa cấp tính thì xem Thiên lương gặp Kình dương, hay Thất sát gặp Kình dương, hoặc Phá quân gặp Kình dương. Trường hợp Phá quân gặp Kình dương cũng chủ về viêm ruột kết, viêm đại tràng cấp tính
"Thiên đồng - Thiên lương" đồng độ, cũng chủ về bệnh dạ dày, phần nhiều thuộc chứng hàn. Nếu có Thiên mã đồng độ, lại gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, thì phần nhiều là rối loạn tiêu hóa, hoặc tiến triển thành tiêu chảy.
Tử vi cũng chủ về tiêu chảy, nhưng khác tính chất. Tiêu chảy của Tử vi thông thường là hấp thụ không tốt, còn tiêu chảy của tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" là không tiêu hóa được.
Xơ gan thì xem Thiên cơ, cũng xem Thất sát ở hai cung Dần và Thân, nhưng trường hợp sau phần nhiều là viêm gan siêu vi.
Hễ Thiên cơ đồng cung với Phỉ Liêm, gặp các sao Sát - Kị, còn lại gặp thêm các sao Hư, Hư hao, Hao, Thiên nguyệt, phần nhiều chủ về gan nhiễm ấu trùng (Clonorchiasis) dẫn đến sơ hóa.
Nếu sơ gan do ống mật tắc nghẽn gây ra, thì xem Thiên tướng, có Đà la đồng độ thì càng đúng.
Ống mật tắc nghẽn thường do sỏi mật gây ra, tinh hệ ứng nghiệm là "Liêm trinh - Thiên tướng" đối nhau với Phá quân có sát tinh đồng độ.
Giun chui ống mật (gây nên sỏi mật), ngoại trừ Thiên tướng, Đà la, còn phải xem Phỉ liêm. Hễ bệnh liên quan đến ấu trùng, giun, đều phải xem Phỉ Liêm và Thiên Nguyệt.
Có lúc Cự môn cũng chủ về bệnh túi mật, thì vẫn lấy cung hạn Thiên tướng làm thời kỳ ứng nghiệm, nhất là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" thì càng đúng.
Bệnh ở hậu môn chủ yếu xem Thiên đồng, phối với tạp diệu thì xem Âm sát, Long đức, Phá toái.
Trúng độc đường tiêu hóa khác với trúng độc mang tính thần kinh. Trường hợp sau có thể ví dụ là sử dụng ma túy, trường hợp trước chỉ là ăn uống trúng độc. Cung Tật Ách gặp Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", Thiên phủ lại không gặp sao Lộc, hoặc gặp sao Lộc mà đồng thời gặp Kình Đà, thì đều phải chú ý vấn đề ẩm thực. Nếu lại gặp Liêm trinh hóa Kị, thì càng phải đề phòng độc tố thức ăn nhiễm vào máu.
Nhóm 3: Bệnh hệ tuần hoàn
Nhóm bệnh này chủ yếu là bệnh tim mạch, huyết áp, phần nhiều xem Thái dương, kế đến là Thiên tướng.
Nhưng bệnh hệ tuần hoàn có khi do bệnh hệ thần kinh gây ra, Đông y gọi là "Tâm Thận bất giao", hoặc suy nhược thần kinh, có thể dẫn đến tâm thần phân liệt, nhịp tim rối loạn, các chứng bệnh này lại không liên quan đến Thái dương hoặc Thiên tướng, bạn đọc có thể tham khảo ở mục đã thuật ở trước.
Thái dương ở cung vượng, lại gặp Quyền - Lộc, cũng có thể chủ về huyết áp cao, không nhất định phải gặp sát tinh mới đúng.
Thái dương hóa Kị, hoặc Thái dương có Tứ sát tinh giao hội, cũng là điềm tượng huyết áp cao. Nếu là tổ hợp "Thái dương - Cự môn" thì càng đúng.
Tổ hợp "Thái dương - Thiên lương" cũng chủ về trúng phong, bại liệt, vì Thiên lương có tính chất bệnh kinh niên. Tinh hệ này cũng thường gặp các sao Thiên Nguyệt, Thiên Hình hội hợp.
Thiên tướng chủ về Thận, cho nên lúc Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", hoặc có các sao hung sát trùng trùng giao hội, cũng chủ về huyết áp cao, cũng có thể là đau tim. Nếu cung Tật Ách của nguyên cục, có khuynh hướng chủ về bệnh hệ thần kinh, lúc đến niên hạn Thái Dương thủ cung Tai Ách, cũng dễ bị chứng huyết áp cao.
Còn chứng huyết áp thấp có liên quan đến hệ nội tiết, cũng xem tinh hệ "Thái dương - Thiên lương", nhưng thường có Địa không, Địa kiếp hội hợp. Một tinh hệ quan trọng khác là "Thái dương - Thái âm", hễ có chứng trạng âm dương bất hòa, thì cũng là rối loạn nội tiết.
Cự môn đồng độ với Đà la, hội Thái dương có sát tinh, có lúc chủ về đau thắt ngực (angina pectoris), xơ vữa động mạch; nhưng cũng có thể là bán thân bất toại, tức trúng phong (tai biến mạch máu não)
Tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" cũng chủ về đau thắt ngực, nếu hội các sao Hình - Kị, thì chủ về tắc nghẽn cơ tim, tắc nghẽn mạch máu.
Bệnh hệ tuần hoàn cũng bao gồm các chứng thiếu máu, tăng bạch cầu, các chứng này thì xem Liêm Trinh, nếu Liêm trinh hóa Kị, có các sao ác sát tụ hội, thì chứng bệnh càng nghiêm trọng.
Nếu do trúng độc gây ra thiếu máu, thì vẫn xem Thiên Lương, hoặc xem tinh hệ "Thái dương - Thái âm".
Thiếu tiểu cầu da có thể bị bầm tím, chứng bệnh này lấy Thiên đồng hóa Kị làm điềm tượng. Có lúc Thái dương hóa Kị ở nguyên cục có Âm Sát đồng độ, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung tật ách Thiên đồng hóa Kị gặp các sao Sát - Hình; hoặc Thiên đồng của nguyên cục hóa Kị, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung hạn tật ách Liêm Trinh đồng cung với Âm Sát. Nhưng trường hợp sau có sự khác biệt tinh tế, y học gọi là da bị bầm tím có tính mẫn cảm, không có liên quan đến tình trạng thiếu tiểu cầu.
Nhóm 4: Bệnh hệ hô hấp
Nhóm bệnh này chủ yếu xem Vũ Khúc, kế đến là Thiên Đồng. Nếu Thất sát, Phá quân hội hợp với các sao Sát - Kị, nhất là Vũ khúc hóa Kị, thì bệnh tình nghiệm trọng, hoặc bị ác tính.
Nhưng cũng có một số bệnh chứng không có liên quan đến các tinh hệ chủ về bệnh đường hô hấp như đã thuật ở trên; như hen suyễn thường xem Thái âm, Thiên lương, nếu hen suyễn là tính bẩm sinh thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát". Trường hợp trước là bệnh ở ống phế quản, trường hợp sau là bệnh dị ứng bẩm sinh.
Nếu là bệnh viêm ống phế quản cấp tính, thì lấy tinh hệ Vũ khúc gặp Hỏa tinh, Linh tinh làm ứng nghiệm, có Thiên mã cùng bay đến, thì bệnh tình càng nghiêm trọng. Bệnh viêm ống phế quản mãn tính cũng có thể xem Vũ khúc, nhưng nếu do ngoại vật xâm nhập lâu ngày mà gây ra bệnh, như người hút nghiện thuốc lá, hay công nhân làm việc ở nơi nhiều bụi, thì xem Thiên đồng, Cự môn có các sao Sát - Kị tụ tập, có thể phát triển thành bệnh tràn khí phổi (pulmonary emphysema)
Ho gà thì lấy Thiên Lương làm điềm tượng, nhất là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát tinh, có Thiên mã, phần nhiều chủ về bệnh ho gà. Khác với tắc nghẽn cơ tim là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát tinh, mà không có Thiên mã.
Lao phổi (phổi kết hạch) thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", hoặc tinh hệ "Vũ khúc - Thất sát". Nếu nguyên cục gặp tinh hệ này, đến đại hạn hoặc lưu niên, gặp cung hạn tật ách Thái âm hóa Kị hội Hỏa Linh là bệnh tình nghiêm trọng, thường phát triển đến giai đoạn cuối.
Bệnh tràn khí phổi cũng xem Vũ khúc, nếu Vũ khúc hóa Kị, bị Liêm trinh hóa Kị của cung hạn xung hội, lại gặp các sao Thiên hình, Thiên nguyệt, Âm sát thì ứng nghiệm.
Một nhóm sao khác chủ về tràn khí phổi, là Phá quân đồng cung với Văn khúc hóa Kị. Còn Vũ khúc hóa Kị đồng cung với Văn khúc hóa Kị thì chủ về kéo đàm, hen suyễn.
Nếu bệnh ở cổ họng thông thường là viêm amidan, xem Cự môn hóa Kị thì càng đúng. Nếu là bệnh bạch hầu, thì xem tình hình Thái âm và Cự môn xung hội, nếu các sao Sát - Kị trùng trùng thì ứng nghiệm. Nếu là viêm họng thì lấy Địa không, Địa kiếp, Đại hao làm biểu trưng.
Nhóm 5: Bệnh hệ tiết niệu, cơ quan sinh dục
Nhóm bệnh này, thì xem Thiên đồng, Thiên tướng, Liêm trinh.
Khi bệnh tình phát triển đến giai đoạn cuối, nhất là những bệnh có tính viêm, thì xem Thiên lương, Thất sát, Phá quân.
Hễ viêm thận cấp tính hay mãn tính, phần nhiều đều lấy Liêm Trinh làm ứng nghiệm. Nếu Liêm trinh gặp Tham lang đồng độ, hoặc vây chiếu có sát tinh, hoặc Liêm trinh hóa Kị có sát tinh, đều chủ về viêm thận.
Nhưng nếu viêm thận do hệ sinh dục bị nhiễm trùng gây nên, thì không gặp Tham Lang cũng ứng nghiệm, ví dụ như tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" bị Kình Đà giáp cung, Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay cách "Hình Kị giáp ấn" đều có thể mắc bệnh nhiễm trùng này.
Nếu bệnh viêm thận phát triển đến giai đoạn mặt bị thũng, hoặc thậm chí ngực hay bụng giữ nước, thì lấy niên hạn cung tật ách gặp tinh hệ "Thiên đồng - Thái âm" và các sao sát kị, làm thời kỳ ứng nghiệm.
Bệnh bàng quang làm khó tiểu tiện, thì xem Thiên tướng, trường hợp đồng cung với Đà la là đúng. Nếu là bệnh do tuyến tiền liệt gây ra tiểu tiện khó, thì lấy Tham lang, Liêm trinh làm ứng nghiệm, tinh hệ "Hỏa Tham", hay "Linh Tham" càng chủ về bệnh này.
Niệu đạo kết sỏi, hay sỏi bàng quang, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", lấy trường hợp khi bị Kình dương và Đà la giáp cung, hay cách "Hình Kị giáp ấn" là đúng. Có lúc tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" hóa Lộc, bị Hỏa tinh và Linh linh giáp cung, cũng chủ về bệnh này. Tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" chủ về bệnh ở đường ống niệu, niệu đạo kết sỏi cũng có thể gây tiểu tiện khó.
Bệnh tiểu tiện khó trái ngược với bệnh đái tháo nhạt, là tiểu ra quá nhiều nước. Chứng đái tháo nhạt, Đông y cho rằng do thận hư, vì vậy xem Thái âm, Thiên đồng. Nhưng cũng do "thùy thể" sau não phân tiết thất thường mà gây ra, thì chọn xem Thái dương hóa Kị, hội Cự môn gia sát tinh làm ứng nghiệm.
Các bệnh về tính dục liên quan đến hệ tiết niệu, đều xem Tham lang, Liêm trinh, lấy trường hợp gặp các sao Đào Hoa, Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Kị làm ứng nghiệm. Thời kỳ ứng nghiệm, có khi kéo dài đến lúc gặp niên hạn Thiên Đồng thủ cung tật ách mới phát tác. Hoặc ngược lại, cung Tật Ách của nguyên cục gặp Thiên đồng, đến niên hạn "Tham lang - Liêm trinh" thủ cung tật ách mới phát tác. Hai nhóm tinh hệ cũng có sự phân biệt, trường hợp trước là do thể chất dễ nhiễm bệnh tính dục, trường hợp sau là do thể chất dễ nhiễm bệnh hệ tiết niệu.
Cho nên, các bệnh như thoát vị bẹn, sa đì, viêm tinh hoàn, lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" làm điềm tượng. Nhóm tinh hệ này, dù có gặp sao Lộc, cũng không thể xem là tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu nguyên cục là "Liêm trinh - Thiên tướng", mà Liêm trinh hóa Lộc (có lúc còn hội Lộc tồn), thường ở Đại hạn Liêm trinh lại gặp Lưu lộc thì phát bệnh. Cho nên Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Khoa không đại biểu cho việc tránh mắc bệnh, đây là một ví dụ.
Nhóm 6: Bệnh ở ngũ quan
Bệnh ở ngũ quan rất phức tạp, thông thường là do bệnh ở nội tạng phát bệnh mà dẫn đến. Đẩu Số nghiên cứu về bệnh tật, cổ nhân để lại tư liệu chứng nghiệm không nhiều. Vương Đình Chi tuy có nỗ lực nghiên cứu bổ xung, nhưng do thời gian và kiến thức y học đều có giới hạn, nên tư liệu chứng nghiệm về bệnh tật ở ngũ quan càng không được đầy đủ.
Đông y giải thích bệnh tật ở ngũ quan chỉ căn cứ lý luận âm dương ngũ hành và lý thuyết tạng phủ, thực ra không đủ để từ đó, luận đoán ra nhiều bệnh tật ở ngũ quan. Ví dụ như mắt bị cườm nước (glaucoma) rất khó tìm ra tinh hệ chính xác tuyệt đối. Vương Đình Chi kể, ông từng tình cờ gặp một trường hợp Thái dương lạc hãm hóa Kị mà mắt bị bệnh cườm nước (glaucoma), nhưng trước đó Ông cũng từng gặp một người bị mù mắt vì bệnh cườm nước, mà cung Tai Ách lại là Thiên Lương. Vì vậy, Vương Đình Chi đề nghị xem Thái Dương, Thiên Lương, Cự Môn, là điềm tượng chủ các bệnh về mắt, để bạn đọc tham khảo.
Viêm giác mạc mắt là Thái Dương gặp sát tinh, hoặc Thái Dương đồng cung với Hỏa tinh. Chứng bệnh này lấy trường hợp Thái dương hóa Quyền hay hóa Lộc làm ứng nghiệm. Nếu gặp các sao Kình dương, Thiên hình, Thiên sứ, mà Thái dương hóa làm sao Kị, sẽ chủ về phẫu thuật ở bộ phận mắt, nhẹ thì viêm thần kinh thị giác.
Mắt mù do bệnh tiểu đường gây ra, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng". Nếu do nguyên nhân khác gây ra, vẫn xem Thái dương, hoặc tinh hệ "Thiên đồng - Thái âm".
"Thiên đồng - Thái âm" chủ về Thận, gây ra bệnh mắt là do tạng thận gây ra. Vì vậy, thận khí hư, thường sẽ bị chứng ruồi bay trước mắt, cũng lấy nhóm tinh hệ này làm ứng nghiệm
Bệnh tai, các nhà Đẩu Số cổ đại chỉ xem Thất Sát, nếu có Long Trì đồng độ, sẽ chủ về tai điếc.
Nếu do thận hư gây bệnh ở lỗ tai, tai ù, thì có thể dùng tinh hệ chủ về bệnh thận để luận đoán, như tinh hệ Thái Âm.
Nhưng nếu là bệnh viêm tai giữa, theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, thì tinh hệ "Vũ khúc - Thiên tướng" có Hỏa tinh hội hoặc vây chiếu, thường chủ về chứng bệnh này.
Viêm họng, lấy Cự Môn làm ứng nghiệm, và cũng xem Thiên đồng, Thái âm.
Khoang miệng thường bị lở, miệng lưỡi bị rát bỏng, thì lấy Cự môn hóa Kị làm điềm tượng.
Đau răng thì phải xem Phá Quân, Vũ Khúc, sâu răng thì xem Thiên tướng có bị sát tinh giáp cung hoặc hội chiếu hay không.
Chảy máu mũi thì xem Liêm Trinh, không cần hóa Kị, gặp sát tinh và Âm Sát, là chủ về bị chảy máu mũi.
Mũi dị ứng và viêm mũi, thì lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", và tinh hệ "Liêm trinh - Phá quân" có kèm sát tinh làm điềm tượng.
Nhóm 7: Bệnh phụ khoa
Các sao về bệnh phụ khoa, cổ nhân tương truyền là Liêm Trinh và Tham Lang, các sao khác như Tử vi, tinh hệ "Thái âm - Thiên cơ", Thiên đồng, Thiên tướng, Phá quân, cũng chủ về đau bụng kinh, huyết trắng, nhưng ý nghĩa trùng lặp, phân biệt giới hạn không rõ, cho nên lúc luận đoán hơi chung chung.
Luận đoán đặc biệt như Thiên Lương đồng cung với Hỏa tinh, Linh tinh, chủ về bệnh ung thư vú, mức độ chính xác rất cao. Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, nếu Tham Lang hóa Kị xung hội Liêm trinh hóa Kị, hoặc Vũ khúc hóa Kị, đồng thời còn gặp Kình Đà xung chiếu, thì chủ về tử cung hoặc ống dẫn trứng có khối u, độ chính xác cũng cao. Nhưng đáng tiếc, những chứng nghiệm như vậy không nhiều, vẫn còn chờ nghiên cứu thêm. Hiện chỉ thuật một số nguyên tắc rất có giới hạn.
Bệnh phụ khoa thường gặp nhất là đau bụng kinh. Mếu không kèm bị viêm thì có thể là Thiên Tướng, có lúc là tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng". Nếu có kèm bị viêm là Tham Lang. Nếu ở hai cung Tị hoặc Ngọ mà gặp sát tinh, thì chủ về lệch tử cung, nội mạc tử cung bị dị dạng bẩm sinh.
Nếu kinh nguyệt không điều hòa và ra nhiều máu, thì xem Thiên Đồng, hoặc tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm". Trường hợp tính chất của Thiên Đồng là ôn hòa, thì không kèm bệnh biến, gọi là "xuất huyết có tính cơ năng". Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm" có sát tinh, sẽ chủ về bệnh biến, nếu nghiêm trọng có thể là sa tử cung.
Bệnh sa tử cung cũng gặp ở trường hợp Thiên Tướng thủ cung tật ách, gặp các sao Đào Hoa và Thiên Hư, Địa không, Địa kiếp, phần nhiều là do sau khi sinh cơ thể hư nhược gây ra.
Nếu viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, thì lấy Tử vi độc tọa ở hai cung Tý và Ngọ làm điềm tượng; nếu có Kình dương đồng độ, lại gặp Hàm Trì, Đại Hao, nhất là gặp Hỏa tinh, Linh tinh, thì càng chính xác.
Hai sao Liêm Trinh, Thiên Cơ chủ về bệnh kín của phụ nữ, phần nhiều là kinh nguyệt kho ít, hoặc huyết trắng (bạch đới), còn kèm bị viêm âm đạo.
Nhưng nếu đã gặp tinh hệ chủ về bị viêm, mà đến niên hạn có sao Thiên Tướng, Đà la, Âm sát, Thiên hình, Thiên nguyệt, Thiên đức thủ cung tật ách, thường thường có thể phát triển thành khối u, hoặc ung thư. Có lúc đến niên hạn Vũ khúc hóa Kị thì cung tật ách cũng chủ về ứng nghiệm.
Phá Quân thủ cung tật ách, thì bệnh tình rất là nghiêm trọng, nhất là hội hợp với Vũ khúc hóa thành sao Kị, lại gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, tạp diệu lại gặp các sao hư, hao, hình, nguyệt, phần nhiều chủ về ung thư cổ tử cung, nhưng hiện tượng bề ngoài chỉ là ra huyết trắng.
Nếu là viêm âm đạo do nhiễm trùng, thì cần chú ý Phỉ Liêm
Viêm tuyến vú thì xem Thiên lương, cần chú ý xem có Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ hay không, có thì bệnh tình có thể phát triển thành ác tính.
Phụ nữ mang thai thì lấy trường hợp cung Mệnh, cung Phúc đức, hoặc cung Phu thê, gặp Hồng loan, Thiên hỷ làm nguyên tắc luận đoán. Nếu lưu niên gặp Lưu Xương, Lưu Khúc hội chiếu, cung Tử Tức của Lưu niên cát lợi, thì có thể mẹ tròn con vuông. Nhưng nếu cung Tử Nữ của nguyên cục gặp Thiên đồng, Thái âm, nhưng một sao hóa làm sao Kị, lại gặp sao Không, và các sao Hoa cái, Âm sát, Thiên sứ, Thiên hư, Đại hao, thì có thể không sinh đẻ. Lúc này cung Tật ách cũng có điềm tượng, có thể hiển thị bệnh biến về tính dục bẩm sinh, hoặc bệnh biến về tính dục hậu thiên. Hai tinh hệ Tham lang và "Thiên cơ - Thái âm" ở hai cung Tị hoặc Ngọ là điềm tượng dị dạng bẩm sinh. Có thể bổ cứu là Thiên Tướng, nhưng nếu Thiên tướng là cách "Hình Kị giáp ấn", gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay Kình dương và Đà la giáp cung, thì cũng có thể bị dị dạng bẩm sinh.
Bảy nhóm bệnh chứng thuật ở trên chưa được toàn diện, còn rất nhiều chứng bệnh thiếu chứng nghiệm, Vương Đình Chi kể, ông từng gặp một trường hợp, đoán là bị sa tử cung, không sinh nở được, nhưng rốt cuộc lại là chứng bệnh rất hiếm gặp, gọi là chứng "thạch nữ", bà ta kết hôn hơn 10 năm mà vẫn không thể gần gũi với chồng. Những căn bệnh hiếm gặp, cổ nhân không để lại nguyên tắc luận đoán, ứng nghiệm như thế nào phải do người đời nay tìm tòi nghiên cứu.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Khánh Linh (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Không chỉ đơn giản là một loại trang sức thể hiện cá tính, vòng tay phong thủy còn có ý nghĩa tâm linh, mang lại hạnh phúc, may mắn cho người đeo. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về số lượng hạt vòng, thắc mắc không hiểu chúng có ý nghĩa gì.
Từ xa xưa, vòng tay phong thủy đã được coi là một món trang sức được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ ở Việt Nam mà còn có rất nhiều quốc gia châu Á khác, đặc biệt là các quốc gia có nền Phật giáo lâu đời và phát triển mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản… chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân đeo trên tay một chiếc vòng phong thủy. Ngày nay, nó cũng trở thành một trong những vật phẩm phong thủy được ứng dụng nhiều nhất trong đời sống.