Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Luận dụng thần

Một bài viết về luận dụng thần của tác giả Hoàng Đại Lục. Mời các bạn cùng đọc.
Luận dụng thần

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tác giả: Hoàng Đại Lục

Dụng thần là gì? Học giả mệnh lý hiện đại hầu như đều nhất chí cho rằng: Dụng thần tức là mấu chốt của bát tự, là một hai loại ngũ hành co thể gây nên những tác dụng phù ức, điều hậu, thông quan trong bát tự. Hoặc có thể nói, dụng thần chính là "thần" có thể làm cân bằng ngũ hành bát tự, có ích với nhật chủ, nói gọn là dụng thần cân bằng.

Lật giở các thư tịch mệnh lý hiện đại, chúng ta sẽ phát hiện đa số tác giả đều dùng phần lớn số trang sách để luận thuật tác dụng quan trọng của dụng thần và cả phương pháp lựa chọn dụng thần. Các vị ấy còn cho rằng dụng thần không thể bị tổn thương được, dụng thần mà có lực thì mệnh chủ sẽ cát, dụng thần bị thương thì mệnh chủ sẽ hung, do đó điều cơ bản nhất, quan kiện nhất, khó khăn nhất khi xem mệnh chính là tìm đúng dụng thần. Ví dụ như cuốn "Tứ trụ bác quan" do hai vị tiên sinh Lăng Chí Hiên và Trương Chí Xuân biên soạn, trong đoạn "Tường luận dụng thần" có nói: "Hạch tâm trung khu của tứ trụ mệnh lý học là ở tìm dụng thần, muốn biết sự gập ghềnh khúc khuỷu của đường đời nhân sinh, toàn phải nhờ vào dụng thần làm tọa độ để miêu tả. Tìm không ra tọa độ dụng thần, hoặc tìm sai tọa độ dụng thần sẽ thành " Một chữ sai, toàn bàn sai hết". Có thể nói quan điểm về dụng thần của cuốn này đã đại biểu cho mệnh lý hiện hành.

Thế nhưng, muốn tìm đúng cái dụng thần cân bằng này lại là một chuyện khó khăn dị thường. Bởi vì tiền đề của tìm dụng thần đầu tiên là phải nắm bắt chuẩn xác trình độ vượng suy cường nhược của ngũ hành trong bát tự. Mà sự vượng suy cường nhược của ngũ hành trong bát tự lại tùy theo sự giới nhập của tuế vận mà biến hóa không ngừng, muốn cân đo đong đếm nó khác nào đi cân đo đong đếm con khỉ có bảy mươi hai phép thần thông biến hóa! Cho nên thường ba vị mệnh sư phân tích cùng một bát tự sẽ đưa ra hơn ba kiểu vượng suy kết luận. Thế thì cũng như không có kết luận! Lăng Chí Hiên tiên sinh cũng vì thế mà vô cùng đau đầu, ông nói trong cuốn "Tứ trụ bác quan" rằng: "Cho dù là cao thủ mệnh lý đi nữa, khi họ đối diện với một số mệnh tạo có cách cục đặc thù hoặc sự cường nhược không rõ ràng thì cũng cảm thấy bó tay... Người viết cũng từng gặp qua những trường hợp kiểu này, tụ tập bảy tám vị dịch hữu cùng thảo luận, kết quả là mỗi người nói mỗi phách, chẳng ai chịu nhường ai, ai cũng phô ra một kiểu lý luận của riêng mình, cãi lý cả một ngày cũng không giải quyết được vấn đề. Thế đấy, có phải muốn phán đoán chính xác trình độ vượng suy cường nhược của ngũ hành bát tự còn khó hơn Phật Bà phán đoán Tề Thiên thật và Tề Thiên giả không nhỉ?

Nói cách khác, cho dù có ai vào một ngày nào đó dùng tuyệt kỹ tìm dùng thần này mà xem mệnh thì tỷ lệ chuẩn xác chưa chắc đã cao. Tại sao vậy? Đầu tiên, các cách như nhất khí chuyên vượng cách, tòng cường cách, tòng Sát cách, tòng Tài cách, tỉnh lan xoa cách, v.v... vốn không cần đến sự cân bằng ngũ hành của bát tự, cái gọi là dụng thần cân bằng không có chỗ dùng trong các loại cách này. Kế tới, cho dù là mệnh cách thông thường cần ngũ hành cân bằng, chỉ cần bát tự kết cấu không thỏa đáng, phá hoại mất cách cục thì cho dù thân cường Tài vượng hay thân Sát lưỡng đình đi chăng nữa mà dùng dụng thần cân bằng cũng khó đoán chuẩn cát hung họa phúc của người ta. Cho dù là danh sư nhiều năm nghiên cứu mệnh lý cũng không ngoại lệ. Tác giả bộ "Bát tự chân quyết khởi thị lục" là Tống Anh Thành tiên sinh trong bài "Nghiên cứu hỷ dụng thần" đã cảm khái nói: "Tác dụng của dụng thần đôi khi làm người ta cảm thấy khó hiểu, đi đến vận trình của hỷ dụng thần, chẳng những không thăng quan phát tài mà còn bị hao tổn trầm trọng, cơ hàn đói rách, có phải là hỷ dụng thần mà chúng ta chọn khác hẳn với hỷ dụng thần chân chính? Nghĩ tới đây hèn gì có người nghiên cứu hết bao nhiêu kinh thư cổ tịch mà vẫn không thể đột phá."

Nghe câu trên mà thấy rầu! Trải qua chín chín tám mươi mốt tai nạn mới lấy được chân kinh, ấy thế mà "nghiên cứu hết kinh thư cổ tịch mà vẫn không thể đột phá"! Cố gắng hết sức mới chọn được dụng thần mà không xài được!

Để tìm đột phá khẩu, giải cứu dụng thần cân bằng ra khỏi tình huống khó xử, có học giả bèn không thèm chấp vào cách chỉ chọn một dụng thần nữa, mà chọn mấy loại dụng thần từ trong một mệnh, nào là đại dụng thần, tiểu dụng thần, hoặc dụng thần thứ nhất, dụng thần thứ hai, dụng thần thứ ba, hoặc dụng thần cân bằng, dụng thần điều hậu, dụng thần cách cục v.v..., muốn đem càng nhiều dụng thần hơn nữa vô để bịt những lỗ hổng xuất hiện liên tục trong khi dự đoán. Dùng dụng thần cân bằng không thể xử được, bèn dùng dụng thần điều hậu và dụng thần cách cục để xử lý. Ví dụ như nhà mệnh lý học trứ danh là Lương Tương Nhuận tiền bối trong cuốn "Tế phê chung thân tường giải" đã dùng nhiều loại dụng thần để phê mệnh. Ông đã dùng dụng thần điều hậu của Dư Xuân Đài, lại còn dùng dụng thần cách cục của Thẩm Hiếu Chiêm (nhưng không chuẩn), hãy còn dùng dụng thần cân bằng của "Kim Bất Hoán" (thực ra cũng không phải nốt), kết hợp thêm với cả tứ giác hình xung hợp hội, thần sát, nạp âm, v.v... hổ lốn các phương pháp, thậm chí còn bao gồm cả những ngón vụn vặt xác suất trúng cực thấp như "Diễn cầm phu thê - tử nữ biểu".

Cái kiểu dùng nhiều loại dụng thần để xem mệnh này tuy có thể cầm cự được khiếm khuyết do chỉ dùng một dụng thần gây ra, nhưng phương pháp này tự thân nó lại không thể giải quyết được vấn đề mới nảy sinh như sau:

1. Dụng thần đã là mấu chốt của bát tự, thế thì, tổn hại dụng thần có ý nghĩa phá vỡ sự cân bằng ngũ hành trong bát tự, từ đó khiến mệnh chủ gặp tai nạn, đây là quan điểm được tuyệt đại đa số các học giả mệnh lý đồng ý. Nếu sử dụng nhiều dụng thần để đoán mệnh sẽ đồng thời xuất hiện nhiều điểm cân bằng, nhiều điểm mấu chốt. Vấn đề là, nhiều điểm cân bằng ấy có phải quan trọng như nhau không? Giả thiết câu trả lời là khẳng định, thế thì mỗi khi tuế vận phá vỡ bất cứ một điểm cân bằng nào trong đó, cả mệnh cục sẽ mất cân bằng, thế thì các điểm cân bằng còn lại có còn được gọi là điểm cân bằng nữa không? Còn tính là mấu chốt của bát tự nữa chăng?

2. Nếu như quyền lợi của nhiều dụng thần không đồng đẳng, thì cũng như Thị trưởng, Phó Thị trưởng và Trợ lý Thị trưởng vậy, quyền lợi to nhỏ khác hẳn nhau, thế thì, quyền lợi của loại dụng thần nào mới là to nhất? Lương Tương Nhuận tiên sinh cho rằng: "Điều hậu chi dụng, vi bát tự đệ nhất yếu nghĩa". Ông cho rằng dụng thần điều hậu là quan trọng bậc nhất. Thế mà trong "Kim Điếu Thùng" thì nói: "Nếu nhập cách thì lấy quí mà đoán, phá cục thì lấy bần mà đoán, nếu như cách (và) cục bị thương tổn phá hoại sẽ không cát, dù cho có cơ hội hồi thiên chuyển trục thì cũng không thể kiến công lập nghiệp được." Kim Điếu Thùng (Durobi chú thích: Danh gia mệnh lý thời xưa, có viết quyển Lão Kim Điếu Thùng) đem thành cách phá cách xem là tối quan trọng. Thường các mệnh lý học giả cho rằng cân bằng ngũ hành trong bát tự là điều tối quan trọng, và cho điều hậu dụng thần chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt,, còn cách cục thì lờ luôn, luận cũng được không luận cũng được. Trước ba cách nói như trên, kẻ hậu học biết nghe ai đây nhỉ?

3. Mỗi khi nhiều loại dụng thần xảy ra giao tranh trên cùng một mệnh cục thì phải xử lý thế nào? Ví dụ ngày Canh kim sinh tháng Ngọ, là Chính Quan cách, nếu muốn thủy điều hậu, thủy là Thực Thương, chẳng phải đã phá Chính Quan cách hay sao? Lại ví dụ Tỉnh Lan Xoa cách, ba ngày Canh Tý Canh Thìn Canh Thân, sinh vào tháng Tý, địa chi Thân Tý Thìn toàn đủ, theo lý thuyết phải dùng hỏa để điều hậu, kim thủy Thương Quan hỷ kiến Quan mà, nhưng cách này lại yêu cầu không được gặp hỏa, ca quyết nói: " Tỵ Ngọ Mùi lâm thì đắng cay, Nhâm Quí phá, Bính Đinh xung, trụ và vận không gặp sẽ hiển danh". Câu này ý gặp Tỵ Ngọ Bính Đinh hỏa thì phá cách. Điều hậu dụng thần không hề được hoan nghênh ở đây. Lúc này điều hậu dụng thần có còn là dụng thần nữa không? Nếu bị thương khắc, mệnh chủ sẽ gặp tai hay không? Còn nữa, lúc dụng thần cân bằng và dụng thần cách cục phát sinh giao chiến thì phải hy sinh ai đây? Những vấn đề này đều là những nút thắt cứng của những ai theo thuyết dùng nhiều dụng thần, không ai thể gỡ được, kể cả chính họ.

Một dụng thần không được, nhiều dụng thần cũng không xong, phải làm sao bây giờ? Có người chủ trương phương pháp sau tiết Đông Chí thì đổi trụ năm, có người đề xướng đại vận không phân biệt nam nữ đều thuận hành, Lữ Văn Nghệ tiên sinh ở Sơn Đông kiên quyết chủ trương phế trừ cổ pháp, thứ nhất không bàn vượng suy, thứ hai không bàn cách cục, thứ ba không bàn dụng thần, thứ tư không bàn thần sát, chỉ dùng chiêu sinh khắc "Lữ thị bát tự mệnh lý" là xong. Nhưng, chẳng lẽ môn đoán mệnh của Từ Tử Bình thật vô dụng vậy sao? Các vị toán mệnh tiên sinh từ xưa tới giờ đều không có công phu thực sự hay sao? Hay là chúng ta đã nhầm lẫn điểm quan trọng nào đó? Như Tống Anh Thành tiên sinh nói: "Có phải chăng hỷ dụng thần mà chúng ta đã dùng khác hẳn với hỷ dụng thần thực sự?"

Vâng, chính xác là như vậy! Người viết sau khi nghiên cứu nghiêm túc, phát hiện hỷ dụng thần của hiện đại mệnh lý và hỷ dụng thần của mệnh lý cổ điển là hai thứ hoàn toàn khác nhau! Có ba chứng cứ như sau:

Thứ nhất, trong ba bộ mệnh lý cổ điển "Uyên Hải Tử Bình", "Tam Mệnh Thông Hội" và "Thần Phong Thông Khảo", không hề tìm thấy cái mà hiện đại mệnh lý gọi là dụng thần! Lật bất cứ sách mệnh lý hiện hành nào chúng ta cũng có thể thấy những chương tiết chuyên luận thuật về dụng thần, từ khái niệm về dụng thần phương pháp chọn dụng thần đều được giới thiệu kỹ càng. Nhưng trong các mệnh lý kinh điển như "Uyên Hải Tử Bình" v.v... lại không thấy bất cứ chương tiết nào chuyên luận thuật về dụng thần, cho dù là một đoạn ngắn cũng không có! Những loại "dụng thần" có tác dụng phù ức, điều hậu, thông quan không hề tìm thấy bất cứ chứng cứ nào trong ba quyển sách mệnh lý cổ này. Trời ạ, dụng thần là thứ quan trọng không thể thiếu được như thế, vậy mà cổ nhân lại không hề có một chuyên đề nào để giới thiệu, có phải là rất kỳ quặc không nhỉ? Đối với mệnh lý hiện hành mà nói, đoán mệnh mà không nhắc tới dụng thần thì chỉ là một kẻ a ma tơ. Thế nhưng tổ tông môn Tử Bình của chúng ta là Từ Tử Bình trong cuốn "Uyên Hải Tử Bình" sao không thấy nhắc tới vấn đề dụng thần vô cùng quan trọng này? Dù có kiệm lời tới đâu thì ít ra cũng để lại một đoạn ngắn chứ? Tiếc rằng chúng ta tìm nát trong mấy cuốn sách mệnh lý cổ kia mà vẫn không thấy! Cái mà chúng ta thấy là cổ nhân dùng đến một phần ba cuốn sách để nói đến cách cục, chuyện này thì sách mệnh lý hiện hành không hề có. Điều này chứng tỏ cái gì? Chứng tỏ rằng chỉ có một khả năng, đó chính là trong sách mệnh lý cổ điển căn bản là không hề có loại dụng thần cân bằng ngũ hành bát tự, nếu như có dụng thần thì e rằng dụng thần chính là cách cục.

Thứ hai, dụng thần của mệnh lý lưu hành hiện đại và dụng thần trong sách mệnh lý cổ điển, đặc trưng của cả hai hoàn toàn không phù hợp nhau. Chủ yếu biểu hiện trong ba mặt sau:

1. Dụng thần của mệnh lý hiện hành đặc trưng chính yếu ở chỗ tính bất khả tổn hại của nó. Dùng lời của Chung Nghĩa Minh tiên sinh trong cuốn "Bát Tự Khí Số Mệnh Lý Học" rằng: "Dụng thần là linh hồn của bát tự", "Nên dụng thần không thể bị thương tổn đến, không bị khắc hại hình xung v.v...". Thế nhưng cổ nhân trong "Tứ Ngôn Độc Bộ" lại chỉ ra rằng: "Cách cách thôi tường, dĩ Sát vi trọng, chế Sát vi quyền, hà sầu tổn dụng". Ý của "Hà sầu tổn dụng" chẳng phải là không sợ tổn hại đến dụng thần hay sao? Trong "Nguyệt Đàm Phú" cũng nói: " Cách hữu khả thủ bất khả thủ, dụng hữu đương khí bất đương khí". Nói rõ có lúc cần đến là có thể vứt luôn dụng thần.

2. Dụng thần của mệnh lý hiện hành, đặc trưng thứ yếu của nó là tính thiểu lượng. Nghĩa là dụng thần đã là điểm cân bằng ngũ hành bát tự thì dụng thần sẽ không thể là ngũ hành chiếm số lượng nhiều, bởi vì tổng cộng chỉ có tám chữ, số lượng nhiều lên sẽ phá vỡ cân bằng mà trở thành bệnh trong mệnh cục, cho nên dụng thần thường chỉ chiếm một hai chữ trong mệnh cục, không thể nhiều hơn. Cũng bởi vì phân lượng dụng thần ít cho nên mới sợ bị tổn hại! Thế mà nguyên chú của chương Thể dụng trong "Tích Thiên Tủy" nói: "Nhị tam tứ ngũ dụng thần giả, đích phi diệu tạo". Có nghĩa một bát tự mà có ba bốn năm dụng thần thì không phải mệnh tốt. "Cùng Thông Bảo Giám - Tam xuân Giáp mộc luận" nói: "Phàm dụng thần quá nhiều, không nên khắc chế, tiết đi mới hay". Câu này chúng ta còn có thể tìm thấy trong "Tam Mệnh Thông Hội". Vậy đấy, dụng thần trong sách mệnh lý cổ điển hóa ra còn có lúc đạt đến bốn năm cái, mà còn tiết đi mới tốt nữa!

3. Dụng thần trong mệnh lý hiện hành đặc tính thông thường của nó là tính chỉ có ích mà không có hại. Mệnh lý hiện hành cho rằng bất kể là Tài Quan Ấn Thực hay là Sát Thương Kiêu Nhận, chỉ cần khi được chọn làm dụng thần thì chỉ có ích mà không có hại, giữa chúng không có phân biệt thiện và ác, đã là dụng thần thì không thể bị khắc. Nhưng, dụng thần của cổ nhân không như thế. Chương Luận dụng thần trong "Tử Bình Chân Thuyên" viết: "Tài Quan Ấn Thực, thử dụng thần chi thiện, nhi thuận dụng chi giả dã. Sát Thương Kiêu Nhận, thử dụng thần chi bất thiện, nhi nghịch dụng chi giả dã". Có nghĩa là Tài Quan Ấn Thực là bốn dụng thần thiện, phải bảo hộ nó mà sử dụng. Mà Sát Thương Kiêu Nhận là bốn dụng thần ác, phải chế ước nó mà sử dụng. Đấy, loại dụng thần như vầy thì mệnh lý hiện hành chắc là không có nhỉ!

Thứ ba, cách dùng của dụng thần trong mệnh lý hiện hành và dụng thần trong sách mệnh lý cổ điển không giống nhau. Mệnh lý hiện hành cho rằng sự vượng suy cường nhược và bị khắc hay không của dụng thần vừa quyết định sự phú quí bần tiện của mệnh chủ và cũng chủ tể cát hung họa phúc của mệnh chủ, tác dụng của nó không có thứ nào khác có thể so sánh được. Nhưng chương Luận tướng thần khẩn yếu trong cuốn "Tử Bình Chân Thuyên" lại chỉ rõ: "Thương dụng thậm ư thương thân, thương tướng thậm ư thương dụng". Ý là thương hại đến dụng thần còn gay go hơn thương hại đến nhật nguyên, mà thương hại đến tướng thần còn gay go hơn thương hại đến dụng thần. Có thể thấy còn có tướng thần quan trọng hơn cả dụng thần. "Ngũ Ngôn Độc Bộ" lại nói: "Có Sát chỉ luận Sát, không có Sát mới luận dụng thần". Ý gì nhỉ? Có Thất Sát chẳng lẽ có thể không cần luận dụng thần hay sao? Câu này mệnh lý hiện hành không giải thích nổi. Trong "Bảo Pháp - Quyển nhị" cũng nói: " Phàm thuật xem Tử Bình, thủ cách bất định, thì xem mười sai đến chín". Chú ý nhé, ở đây nói "Thủ cách bất định" chứ không nói "Thủ dụng bất chuẩn" nhé! Có phải cổ nhân thủ cách (chọn cách cục) rõ là hiệu nghiệm hơn chúng ta ngày nay chọn dụng thần không? Thiên mở đầu của "Tinh Vi Thiên" nói: "Phàm khán nhân mệnh, chuyên luận cách cục. Phùng Quan khán Tài, kiến Tài nhi phú quí. Phùng Sát khán Ấn, hữu Ấn dĩ vinh hoa". Ở đây chỉ cường điệu "Chuyên luận cách cục" chứ không phải chuyên luận dụng thần nhé! Mà còn nói thẳng gặp Quan xem Tài, gặp Ấn xem Quan, không như mệnh lý hiện hành ngày nay trước hết phải xem thân vượng thân nhược, thân vượng thì dụng Tài Quan, thân nhược thì dụng Ấn Tỷ. Tại sao cổ nhân không chú trọng đến tiền đề quan trọng là xem thân vượng thân nhược vậy? Tại sao không nói "Phàm thuật xem Tử Bình, thủ dụng bất chuẩn (xác), xem mười sai hết chín"? Nguyên nhân thì chỉ có một thôi, đó chính là dụng thần mà cổ nhân nói tới khác xa lắc xa lơ với dụng thần mà ngày nay chúng ta nói!

Dông dài hồi lâu, chắc độc giả cũng muốn hỏi thế dụng thần trong sách mệnh lý cổ điển là gì thế?

Kỳ thực, định nghĩa dụng thần của cổ nhân rất đơn giản, tức: Dụng thần chính là vật khả dụng của nguyệt lệnh. Hai chữ "khả dụng" này có hai tầng ý nghĩa, một là có những thứ gì có thể dùng? Hai là dùng vào việc gì?

Nguyệt lệnh có những thứ gì có thể dùng? Có sáu thứ có thể dùng, tức: Tài, Quan, Ấn, Sát, Thực, Thương. Dùng vào việc gì? Dùng để cấu thành CÁCH CỤC. Tức là, dụng thần mà cổ nhân nói tới, kỳ thực chính là VẬT mà nguyệt lệnh dùng đến để cấu thành cách cục.

"Tử Bình Chân Thuyên - Luận dụng thần" nói rằng: "Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh. Dĩ nhật can phối nguyệt lệnh địa chi, nhi sinh khắc bất đồng, cách cục phân yên". "Thần Phong Thông Khảo - Thủ cách chỉ quyết ca đoán" nói rằng: "Dĩ nhật vi chủ bản, nhi thủ đề cương vi dụng. Thứ cập niên nguyệt nhật vi thực, phùng Quan khán Tài, phùng Tài khán Sát, phùng Sát khán Ấn, phùng Ấn khán Quan". "Bảo Pháp - Quyển nhị" nói: "Tử Bình chi thuật, dĩ nhật tử vi chủ, tiên khán đề cương vi trọng, thứ dụng niên nguyệt nhật thời chi, hội thành cách cục phương khả đoán chi, giai dĩ nguyệt lệnh vi dụng, bất khả dĩ niên thủ cách". Những lời trên của cổ nhân khi nói đến dụng thần, tất cả đều nhấn mạnh tìm ở nguyệt lệnh, các sách đều coi dụng thần với cách cục làm một. Chúng ta chớ có tưởng rằng cổ nhân nói không rõ ràng, không logic (như Từ Lạc Ngô đại sư tưởng thế), nói không rõ sự tồn tại của dụng thần cân bằng nào là phù ức, điều hậu, thông quan. Thực ra trong mắt cổ nhân, dụng thần chính là vật mà nguyệt lệnh dùng để cấu thành cách cục, hoặc nói dụng thần và cách cục là một.

Chính bởi vì dụng thần chỉ là vật mà nguyệt lệnh dùng để định cách, không phải ở bất cứ vị trí nào khác dùng để cân bằng ngũ hành bát tự, cho nên cổ nhân mới gồm dụng thần và cách cục vô làm một, và đem cách cục vật khả dụng của nguyệt lệnh gọi là nội cách, mà cách cục vật không khả dụng của nguyệt lệnh gọi là ngoại cách (xin tham khảo cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa của tác giả). Chúng ta biết rằng mệnh lý hiện hành chọn dụng thần không chú trọng đến nguyệt lệnh, cho nên cách cục không phân làm nội cách và ngoại cách, hoặc nói không rõ nguyên do sự phân chia nội cách ngoại cách.

Chính bởi vì dụng thần là vật khả dụng của nguyệt lệnh, không hề là mấu chốt của cả bát tự, cho nên có lúc xuất hiện hiện tượng "dụng thần quá nhiều", dụng thần đã quá nhiều thì mới có câu " dụng thần có cái bỏ đi có cái không thể bỏ đi" và "ngại gì mà không tổn đến dụng thần (hà sầu tổn dụng)", thế mới xuất hiện cách cục câu "Khí Ấn tựuTài", "Khí Quan tựu Thực" v.v... Nếu không thì theo lối suy nghĩ của mệnh lý hiện hành thì chẳng ai giải thích rõ được mấy câu trên.

Chính bởi vì dụng thần là vật khả dụng của nguyệt lệnh, không nhất định là thứ có ích đối với nhật chủ, cho nên dụng thần mới phân thiện và ác, với thiện dụng thần Tài, Quan, Ấn, Thực phải sử dụng với tính chất phù trợ, đối với ác dụng thần Sát, Kiêu, Thương, Nhận thì phải sử dụng có tính chế ước. Cho nên "Ngũ Ngôn Độc Bộ" mới nói " Có Sát thì trước tiên luận Sát, không có Sát mới luận dụng", là bởi vì "Các cách suy cho rõ, lấy Sát làm trọng" ấy mà. Dụng thần của mệnh lý hiện hành phải luận trước cả Sát, lại còn không được chế ước Sát nữa.

Có người phản bác: Trong "Thần Phong Thông Khảo" tuy không có chương tiết chuyên luận dụng thần, nhưng còn có "Bệnh dược thuyết" trứ danh đấy thôi? Trương Nam nói "Dược" chẳng phải là dụng thần của mệnh lý hiện hành hay nói hay sao?

Đúng, mệnh lý hiện hành hay lấy thuyết bệnh dược của Trương Nam để mượn làm dụng thần cân bằng. Nhưng nếu chúng ta đọc kỹ nguyên văn sẽ phát hiện "Dược thần" mà Trương Nam nói chẳng phải là dụng thần cái gì cả. Nguyên văn: "Như dụng Tài kiến Tỷ Kiếp vi bệnh, hỷ kiến Quan Sát vi dược dã. Như dụng Thực Thần Thương Quan, dĩ Ấn vi bệnh, hỷ Tài vi dược dã". Ở đây chẳng phải rõ ràng nói trước "Dụng Tài", sau đó mới nói "Kiến Tỷ Kiếp vi bệnh, hỷ kiến Quan Sát vi dược" hay sao? Câu sau "Như dụng Thực Thần Thương Quan", cũng chính là lấy Thực Thần Thương Quan làm dụng thần. Tài là dụng, Tỷ Kiếp là bệnh, Quan Sát là dược ; Thực Thương là dụng, Ấn là bệnh, Tài là dược, ý quá rõ rồi gì nữa? Còn lý do nào để nói dược thần của Trương Nam chính là dụng thần không?

Kỳ thực, dược thần của Trương Nam chính là "Tướng thần" mà "Tử Bình Chân Thuyên" đã nói tới, chẳng qua Trương Nam không gọi nó là tướng thần mà thôi.

Có lẽ sẽ còn có người lấy những câu bình chú của Nhậm Thiết Tiều trong "Tích Thiên Tủy" để phản bác lại, Nhậm nói: "Ví như nhật chủ vượng, đề cương là Quan là Tài hoặc Thực Thương, đều có thể làm dụng. Nhật chủ suy, đừng tìm tứ trụ can chi vật có giúp thân làm dụng...". Dụng thần mà ông nói ở đây chẳng phải dụng thần cân bằng mà mệnh lý hiện hành hay nói sao?

Đúng, sự ra đời của mệnh lý hiện đại e phải lấy Nhậm Thiết Tiều làm công đầu. Vốn nguyên văn "Tích Thiên Tủy" và các sách cổ điển như "Uyên Hải Tử Bình" là nhất mạch tương thừa, nhưng qua tay hậu nhân chú thích, đặc biệt là sau khi qua tay Nhậm lão tiên sinh chú thích, thì cuốn "Tích Thiên Tủy" đã trở thành nền móng cho mệnh lý hiện hành.

Nhậm Thiết Tiều chú thích chương Bát cách trong cuốn "Tích Thiên Tủy": "Bát cách giả, mệnh trung chính lý dã. Tiên quan nguyệt lệnh sở đắc hà chi, thứ khán thiên can thấu xuất hà thần, tái cứu tư hà lệnh dĩ định chân giả, nhiên hậu thủ dụng, dĩ phân thanh trọc, thử thực y kinh thuận lý, nhược nguyệt phùng Lộc Nhận, vô cách khả thủ, tu thẩm nhật chủ chi hỷ kỵ, lánh tầm biệt chi thấu xuất thiên can giả, tá dĩ vi dụng". (Tám cách là chính lý trong mệnh. Trước phải xem nguyệt lệnh là chi gì, sau xem thiên can thấu xuất thần gì, tiếp coi cái gì nắm lệnh để định thật giả, sau đó chọn dụng thần để phân chia sự thanh trọc, đó thực là thuận lý theo kinh sách, nếu nguyệt lệnh là Lộc Nhận thì không chọn được cách, phải xem xét hỷ kỵ của nhật chủ mà tìm chi khác thấu thiên can mượn đỡ mà dùng). Có thể thấy, phương pháp thủ dụng định cách của họ Nhậm là cơ bản thống nhất với phương pháp "Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh", "Nguyệt Kiếp vô dụng, lánh tầm ngoại cách" trong "Tử Bình Chân Thuyên". Tiếc thay, họ Nhậm không hề thông hiểu mật pháp luận cách cục truyền thống này ("Tích Thiên Tủy" luận cách không kỹ càng bằng "Tử Bình Chân Thuyên"), trong khi gặp khó khăn trong lúc luận mệnh, ông đã không kiên trì giữ vững phương pháp này nữa. Cho nên ông sau chương "Bát cách" lại nói rằng: "Từ mấy mệnh trên có thể thấy, cách cục không thể chấp nhất. Không nên câu thúc ở các cách Tài Quan Ấn..., không liên can gì đến nhật trụ, vượng thì nên ức chế, suy thì nên phù trợ, Ấn vượng tiết Quan mừng Tài tinh, Ấn suy gặp Tài mừng Tỷ Kiếp, đây là phương pháp không thay đổi được". Hèn gì, kiểu phương pháp luận mệnh khinh cách cục, trọng cân bằng này của Nhậm Thiết Tiều chính là lam bản cho mệnh lý hiện hành ngày nay.

Còn chuyện nữa càng khiến người ta tiếc rẻ, sau Nhậm Thiết Tiều là Từ Lạc Ngô đại sư, ông chú thích "Tích Thiên Tủy" mà vô cùng sai lệch nguyên chú, làm cho kẻ hậu học dễ hiểu nhầm nguyên văn, từ đó trượt luôn vào vũng lầy mệnh lý hiện hành. Ví dụ như chương "Thể dụng" của "Tích Thiên Tủy" nguyên chú thích nói rằng: "...nhi nhị tam tứ ngũ dụng thần giả, đích phi diệu tạo". Ý là khi nguyệt lệnh dụng thần số lượng đạt tới bốn hoặc năm, như vậy thì không phải là mệnh tốt nữa. Ví dụ như nguyệt lệnh là Ấn tinh, khi có hai ba Ấn tinh nếu có Tài tinh khắc Ấn, cách cục sẽ thành "Khí Ấn tựu Tài" cách. Nếu Ấn lên tới bốn năm, Tài tinh sẽ không thể nào khắc Ấn được nữa, tốt nhất là dùng Tỷ Kiếp để tiết bớt Ấn, giống như ý của "Cùng Thông Bảo Giám" nói "Hễ dụng thần quá nhiều, không nên khắc chế, cần phải tiết đi mới hay". Nhưng nếu Ấn quá nhiều, một là không có Tài khắc, hai là không có Tỷ Kiếp hóa tiết, vậy nhất định không phải mệnh tốt rồi.

Ấy thế mà do Nhậm Thiết Tiều không hoàn toàn hiểu hết được khái niệm dụng thần này, cho nên khi ông phê chú đoạn trên bèn nói: "Nguyên chú nói rằng: hai ba bốn năm dụng thần thực không phải mệnh tốt. Đấy là nói bậy! Chỉ có tám chữ mà nếu khử đi bốn năm chữ dụng thần thì trừ nhật can ra chỉ có hai chữ không dùng, làm sao thế được!". Nghe ý ông là hiểu không thể có trường hợp một mệnh tạo mà có đến bốn năm dụng thần.

Từ Lạc Ngô đại sư cũng nói đế vào phụ cho họ Nhậm, nói rằng: "Như câu trong nguyên chú hai ba bốn năm dụng thần, họ Nhậm bài xích là phải. Dụng thần làm sao có hai được nói chi đến ba bốn năm dụng thần! (Xem chương Thể dụng tinh thần trong cuốn "Tích Thiên Tủy Bổ Chú của Từ Lạc Ngô)". Ông khăng khăng dụng thần chỉ có một mà thôi, tuyệt không có hai, nói gì đến bốn năm dụng thần! Ông đâu có biết, dụng thần mà nguyên chú "Tích Thiên Tủy" nói hoàn toàn không phải loại dụng thần mà ông và Nhậm Thiết Tiều nghĩ!

Thật là "Một chữ sai, toàn bàn hỏng bét", dụng thần mà sai rồi thì phương pháp luận mệnh cũng sai theo! Không ai ngờ và nghĩ được rằng như hai vị đại sư cấp nhân vật trong làng mệnh lý là Nhậm Thiết Tiều và Từ Lạc Ngô lại nhầm lẫn khái niệm hạch tâm nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất của mệnh học --- DỤNG THẦN!

Con rùa bò phía trước mở đường, con rùa phía sau bò theo. Cứ thế, ngàn ngàn vạn vạn kẻ hậu học theo sau đít hai ông Nhậm, Từ, thoát li khỏi tư tưởng chính tông của Từ Tử Bình, nhắm đến vũng lầy mệnh lý hiện hành vô biên vô tế phía trước mà tiến bước......

Lão Tử nói rất hay, "Ngũ sắc khiến người ta mù". Chỉ có mấy ông thầy bói mù (manh sư) mắt không nhìn được ngũ sắc nữa mới không mù quáng đi theo Nhậm, Từ. Họ đã không thể đọc các danh trước mệnh học của hai ông, cũng không thể tham duyệt tư liệu mệnh lý hiện hành, cho nên họ không bị bất cứ ảnh hưởng nào của mệnh lý hiện đại, vẫn cứ y theo phương pháp xa xưa của Tử Bình mệnh học. Có lẽ họ luận cách tinh xác không bằng "Tử Bình Chân Thuyên", hoặc họ mỗi người có một pho ca quyết luận mệnh cho riêng mình, nhưng khái niệm dụng thần và luận mệnh phép tắc là nhất mạch tương truyền với các kinh điển mệnh lý "Uyên Hải Tử Bình", "Thần Phong Thông Khảo", "Tam Mệnh Thông Hội", "Tử Bình Chân Thuyên" và "Tứ Ngôn Độc Bộ". Người viết quen biết một vị manh sư họ Dương, công phu của ông rất tinh thâm, nổi danh một vùng. Ông có thể thuộc lòng các ca quyết cổ điển như " Tứ Ngôn Độc Bộ", "Ngũ Ngôn Độc Bộ" và "Nguyệt Đàm Phú" v.v..., nhưng ông không hề biết tý gì về cái gọi là dụng thần cân bằng như phù ức, điều hậu, thông quan. Ông cũng giống như nhiều vị manh sư khác, bình thường chỉ nói về cách cục, không nói dụng thần, bởi vì ông giải thích rằng dụng thần chính là cách cục!

Đấy chính là bộ mặt thật của dụng thần, cho dù các thầy mệnh lý hiện đại mở miệng ra là nói tới nhưng cũng không biết tới nó!

Durobi dịch

Bổ sung chuyển từ Hán Việt ra Việt ngữ đoạn này, đoạn thứ 22 từ trên xuống, lúc dịch quên béng mất...

"Tử Bình Chân Thuyên - Luận dụng thần" nói rằng: "Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh. Dĩ nhật can phối nguyệt lệnh địa chi, nhi sinh khắc bất đồng, cách cục phân yên". "Thần Phong Thông Khảo - Thủ cách chỉ quyết ca đoán" nói rằng: "Dĩ nhật vi chủ bản, nhi thủ đề cương vi dụng. Thứ cập niên nguyệt nhật vi thực, phùng Quan khán Tài, phùng Tài khán Sát, phùng Sát khán Ấn, phùng Ấn khán Quan". "Bảo Pháp - Quyển nhị" nói: "Tử Bình chi thuật, dĩ nhật tử vi chủ, tiên khán đề cương vi trọng, thứ dụng niên nguyệt nhật thời chi, hội thành cách cục phương khả đoán chi, giai dĩ nguyệt lệnh vi dụng, bất khả dĩ niên thủ cách".

Chương Luận dụng thần trong sách Tử Bình Chân Thuyên nói rằng: " Dụng thần của bát tự, nên tìm ở lệnh tháng mà thôi. Lấy nhật can phối hợp với địa chi lệnh tháng, bởi do sinh khắc không giống nhau nên phân ra các loại cách cục".

Chương Thủ cách chỉ quyết ca đoán trong sách Thần Phong Thông Khảo nói rằng: "Lấy ngày làm thân gốc, mà lấy đề cương (lệnh tháng) làm dụng. Thứ đến lấy năm tháng ngày làm quả, gặp Quan thì phải xem Tài, gặp Tài thì phải xem Sát, gặp Sát thì phải xem Ấn, gặp Ấn thì phải xem Quan".

Quyển thứ hai của sách Bảo Pháp nói rằng: " Thuật xem Tử Bình, lấy ngày làm chủ, trước hết phải xem đề cương (lệnh tháng) là điểm quan trọng, kế đến dùng chi năm tháng ngày giờ, hội thành cách cục rồi mới có thể đoán, thường các trường hợp đều lấy lệnh tháng làm dụng, không được lấy năm để chọn cách.

(Nguồn: sưu tầm)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận dụng thần

6 cặp con giáp có số đối địch nhau

Tuổi Mão và tuổi Tuất như thiên địch , tuổi Ngọ và tuổi Hợi dễ cãi vã do cách nghĩ, cách làm khác nhau.
6 cặp con giáp có số đối địch nhau

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tuổi Tý - Tuổi Sửu:

Người cầm tinh con Chuột rất thông minh nhưng lại hay tính toán chi ly. Trong khi đó, người cầm tinh con Trâu có vẻ rộng rãi nhưng thực chất lại rất để ý đến được mất, lợi ích của bản thân. Vì thế, cặp đôi Chuột - Trâu thường vì những cái lợi nhỏ mà tranh giành tới lui, khi tức lên lại hay nói không lựa lời, những bất mãn dần tích tụ làm tổn hại tình cảm đôi bên, khiến cả hai dễ trở thành oan gia đối đầu.

Tuổi Thìn - Tuổi Dần:

Người cầm tinh con Rồng và con Hổ đều khá coi trọng sĩ diện và có tính tình khá độc đoán, mạnh mẽ. Rồng đã quen với việc mình nói một là một, hai là hai, không thích bị người khác phản bác. Trong khi đó, Hổ lại thích phát biểu ý kiến của mình và thuyết phục mọi người tán thành ý kiến đó. Vì thế, bộ đôi mâu thuẫn này thường xảy ra tranh cãi, rất đúng với câu "Long tranh Hổ đấu".

long-ho-1-3321-1432194044.jpg

Tuổi Tỵ - Tuổi Dậu:      

Người cầm tinh con Gà thường chăm chỉ thành thực, từ nhỏ đến lớn đều muốn tranh ngôi đầu. Người cầm tinh con Rắn lại có khả năng thiên phú, không cần quá nhiều nỗ lực cũng có thể gặt hái thành công. Vì thế, Gà luôn có cảm giác ganh tỵ với Rắn, thường bới móc khuyết điểm của đối phương để tự an ủi bản thân, còn Rắn lại cho rằng Gà thích bới lông tìm vết, cả hai đều không vừa mắt với đối phương.

Tuổi Mão - Tuổi Tuất:

Người cầm tinh con Mèo có tính khí dễ nóng nảy, còn người cầm tinh con Chó lại bộc trực thẳng thắn, vì thế cặp Chó - Mèo mỗi khi gặp nhau là dễ cãi vã, thuộc tuýp "thiên địch". Điều thú vị là người tuổi Mão và người tuổi Tuất thường đối xử rất hòa nhã, rộng rãi với người khác, chỉ với đối phương thì không.

ngaynaykhaiquatvanhantuoituat-5823-14321

Tuổi Mùi - Tuổi Thân:

Người cầm tinh con Khỉ có tính cách khá hiếu động, thích thu hút sự chú ý của mọi người, trong khi người cầm tinh con Dê khá trầm ổn, không thích vướng vào những chuyện thị phi không cần thiết. Khi hai tuổi này gặp nhau, Khỉ sẽ chạy vòng vòng quanh Dê gây sự chú ý, dù bị ngó lơ cũng cố sống cố chết xông tới, nhưng cuối cùng vẫn bị Dê quát mắng đuổi đi.

Tuổi Ngọ - Tuổi Hợi:

Người cầm tinh con Heo thích chăm chỉ làm việc, tuân thủ nguyên tắc, trong khi người cầm tinh con Ngựa thích nói hơn làm, không thích bảo thủ nghiêm túc. Vì thế, người tuổi Hợi luôn cảm thấy người tuổi Ngọ ham chơi, không đứng đắn, còn người tuổi Ngọ lại cảm thấy người tuổi Hợi quá cứng nhắc, cổ hủ. Đôi bên thường có cách nghĩ, cách làm khác nhau, dễ dẫn đến cãi vã nếu kết hợp.

Tuệ Anh (theo Diyixz)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 6 cặp con giáp có số đối địch nhau

Thiền Viện Tịnh Chiếu - Bà Rịa - Vũng Tàu

Thiền Viện Tịch Chiếu là nơi địa thế khá lý tưởng, lại là một trong những danh lam đẹp của khu du lịch Long hải tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Thiền Viện Tịnh Chiếu - Bà Rịa - Vũng Tàu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thiền Viện Tịnh Chiếu tọa lạc tại ấp Hải Điền, Thị Trấn Long Hải, huyện Long Đất, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – Một không gian êm đềm và tĩnh mịch với âm thanh líu lo của tiếng chim hót như vọng về từ xa xăm, những vườn cây xanh mát đang xào xạc trong buổi sớm mai. Đặt chân đến đây, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy cõi lòng mình như dịu lại, bình an… tâm hồn trở nên cởi mở và tan hòa vào khung cảnh thiên nhiên cô tịch.

Thiền Viện Tịch Chiếu là nơi có kiến trúc giống Thiền viện Thường Chiếu của Hoà Thượng Thích Thanh Từ, được nằm nơi địa thế khá lý tưởng, lại là một trong những danh lam đẹp của khu du lịch Long hải.

Năm 1973, Thiền Viện Tịch Chiếu, nguyên là hai Tịnh Thất nhỏ: Tịnh Thất Quan Âm của hai bà Trần Thị Tư (Tịnh Ngọc), Trần Thị Bảy (Tịnh Bửu), và Tịnh Thất của Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang xây dựng, khi ấy có tên là Quan Âm Viện.

Năm 1988, hai Phật tử Tịnh Ngọc và Tịnh Bửu cúng dường hai Tịnh Thất và gần nữa mẫu đất cho Hoà Thượng Thích Thanh Từ. Hoà Thượng chỉ định hai đệ tử là Thích Nữ Hạnh Thanh và Thích Nữ Diệu Tánh về hai Tịnh Thất này. Hai Sư Cô Hạnh Thanh và Diệu Tánh xin sát nhập hai Tịnh Thất này thành Thiền Viện Tịch Chiếu.

Năm 1993, hai Sư Cô xây dựng lại thành Thiền Viện mới như tình trạng hiện nay. Nơi Thiền Viện này, hai Sư Cô đã tạo được gần hai chục Thiền Sinh cho Ni Giới.

Thiền Viện Tịch Chiếu gồm Chánh Điện, Nhà Tổ,Trai Đường và phòng của Ni chúng. Sân trước chùa trang trí với nhiều loại cây cảnh quí như tùng bách, trắc bá diệp, thiên tuế… và các loại hoa đẹp. Vườn hoa nhỏ nhưng chăm sóc công phu, mỹ thuật và mang nét Thiền Vị. Chánh điện xây theo hình vuông, cạnh 11m, nóc hai tầng mái ngói theo kiểu chùa xưa, tường đúc và xây gạch với nhiều khung cửa kiếng, kiến trúc đơn giản nhưng kiên cố và khang trang. Chánh điện thờ Phật Thích Ca, đơn giản nhưng trang nghiêm. Sau Chánh Điện là Nhà Tổ, cách một sân lộ thiên nhỏ.

tichchieu
Nhà Tổ

Giữa sân là hòn Non Bộ với ý nghĩa biểu trưng của hội Linh Sơn với sự tích “Niêm Hoa Vi Tiếu” (Giơ cành hoa, mĩm cười): Trong Pháp Hội trên núi Linh Thứu (Ấn Độ), Đức Phật Thích Ca không nói lời nào, chỉ cầm cành hoa giơ lên ! Tăng chúng không hiểu gì, tất cả đều im lặng, chỉ có một mình Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp nhìn cành hoa, miệng mĩm cười. Đức Phật nói: Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực Tướng Vô Tướng, Vi Diệu Pháp Môn, Bất Lập Văn Tự, Giáo Ngoại biệt truyền, giao phó cho Ma Ha Ca Diếp. Đây là sự tích của việc ” Truyền Tâm Ấn” trong Thiền Tông.

Non Bộ còn trang trí có tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Di Lạc, nhắc cho người xem hạnh Từ Bi – Hỷ Xả của chư Phật, Bồ Tát. Hòn Non Bộ tuy nhỏ, nhưng trang trí mỹ thuật, nói lên ý nghĩa Phật Pháp thâm sâu, tăng thêm ” Thiền Vị” cho khách hành hương khi viếng Thiền Viện Tịch Chiếu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thiền Viện Tịnh Chiếu - Bà Rịa - Vũng Tàu

3 tuyệt chiêu yêu cho Cự Giải nữ và Kim Ngưu nam

Mách cặp đôi nữ Cự Giải nam Kim Ngưu những “mánh” rất hay để giữ vững và tăng phần lãng mạn cho tình yêu nhé!
3 tuyệt chiêu yêu cho Cự Giải nữ và Kim Ngưu nam

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


► Cùng xem những tiết lộ thú vị về 12 cung hoàng đạo tình yêu

3 tuyet chieu yeu hieu qua cho nang Cu Giai chang Kim Nguu hinh anh
 
1. Đừng nghi ngờ chàng Kim Ngưu

Các cô gái Cự Giải hơi đa sầu đa cảm nên đôi khi nghi ngờ, ghen tuông bóng gió này nọ. Hoặc cũng có thể là vì tính khí nhạy cảm nên chỉ một thay đổi nhỏ từ đối phương cũng khiến các nàng lo lắng. Nhưng hãy nhớ rằng, chàng Kim Ngưu là một trong những chàng trai hoàng đạo chung tình bậc nhất đấy.
 
Chàng ấy chín chắn, điềm đạm và tuyệt đối an toàn, có nguyên tắc rất rõ ràng về tình yêu. Nên đừng nghi ngờ lung tung mà khiến cả hai căng thẳng, tình cảm đi xuống. Chàng ấy đặc biệt kinh hoàng mỗi khi bị truy hỏi ráo riết hoặc bị tra tấn bằng nước mắt đấy. Muốn Cự Giải nữ và Kim Ngưu nam nên đôi thì hãy nhớ lấy điều này nhé.
 
2. Dành cho anh ấy tất cả sự chú ý 

Đưa cho anh ta tất cả sự chú ý bạn có thể, ngay cả khi bạn phải đặt nó trên lịch trình bận rộn của bạn. Chàng Kim Ngưu rất thích được coi trọng và quan tâm. Hãy thể hiện, anh ấy là phần lớn thế giới của bạn. Nhưng nhớ là chỉ thể hiện thôi nhé, đừng đánh mất mình.
 
3. Làm việc để hiểu nhau hơn

Nữ Cự Giải nam Kim Ngưu cần có nhiều cơ hội đểu hiểu nhau hơn thông qua những việc hàng ngày. Tình yêu là sự cảm thông và hiểu rõ về nhau. Tuy hai bạn đều khá khép kín và nhạy cảm nhưng cũng không sao hết. Cùng nhau chia sẻ thú vui, làm việc nhà hay đi mua sắm để biết hơn về sở thích, thói quen của nhau.
 
Đừng coi nhẹ việc này. Nó quan trọng ngang với những rung động và cảm xúc lãng mạn đấy. Vởi tình yêu đâu chỉ có những giây phút thăng hoa.

Trần Hồng (THeo Horoscopecompatibility)
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 3 tuyệt chiêu yêu cho Cự Giải nữ và Kim Ngưu nam

Hướng xuất hành đầu năm 2015 – Ất Mùi, gia chủ tuổi Nhâm Tuất –

. Xông nhà năm 2016 - gia chủ tuổi Nhâm Tuất Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đánh dấu vận thế của con người và ngôi nhà mà họ sinh sống trong đó được coi là hoàn toàn đổi mới. Quan điểm dân gian tin rằng, người đầu tiên xông đất đầu năm
Hướng xuất hành đầu năm 2015 – Ất Mùi, gia chủ tuổi Nhâm Tuất –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

. Xông nhà năm 2016 – gia chủ tuổi Nhâm Tuất

tu-vi-2013-tuoi-tuat-nam-quy-ty-2013

Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đánh dấu vận thế của con người và ngôi nhà mà họ sinh sống trong đó được coi là hoàn toàn đổi mới. Quan điểm dân gian tin rằng, người đầu tiên xông đất đầu năm cho ngôi nhà sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới vận mệnh và công việc làm ăn của gia đình chủ nhà trong cả năm. Bởi vậy, các bậc cao niên luôn rất cẩn thận khi lựa chọn người đầu tiên đến nhà sau giao thừa.

Có rất nhiều phương thức để lựa chọn người xông nhà, xông đất đầu năm. Tính theo Thiên Can, Địa Chi và Ngũ Hành là cách thức cơ bản và thông dụng nhất của các bậc cao niên. Xem tuổi xông nhà năm 2016, gia chủ Nhâm Tuất có thể lựa chọn những người hợp tuổi với mình sau đây, tốt nhất từ trên xuống:

Chọn người xông đất cho công việc quan trọng

Năm mới đến với những dự định mới và các công việc quan trọng cần được thực hiện trong năm như cưới hỏi, kinh doanh buôn bán, thăng quan, tiến chức, trong nhà thêm con, thêm cháu … Với những nhà Phong thủy, áp dụng triết lý về âm dương ngũ hành có thể chọn tuổi xông đất để giúp chủ nhà cầu phúc đức, cầu tài lộc, cầu quan lộc hay cầu khoa bảng:

– Chọn tuổi xông đất cầu phúc đức: giúp gia chủ năm nay thêm nhiều phúc phần. Gia đình có con cháu đã thành đạt hết, nay muốn vun đắp cây phúc để có những điều tốt đẹp, bình an thường sử dụng phương thức này.

– Chọn tuổi xông nhà cầu tài lộc: gia chủ mong muốn năm nay ài chính được tốt hơn, có của ăn, của để, kinh doanh buôn bán thuận buồm xuôi gió thường sử dụng cách này.

– Xem tuổi xông đất cầu quan lộc: gia chủ muốn vun đắp đường công danh, sự nghiệp, quan chức của mọi người trong nhà được phát triển, hưng thịnh.

– Xem tuổi xông nhà cầu khoa bảng: con cháu trong nhà năm nay liên quan đến việc thi cử, nhận chức, thăng chức.

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng xuất hành đầu năm 2015 – Ất Mùi, gia chủ tuổi Nhâm Tuất –

Chùa Y Na - Thái Nguyên

Chùa Y Na toạ lạc trên một quả đồi cao nhất (có tên là đồi con Rùa) của Xã Tân Cương, Thái Nguyên. Chùa Y Na được trụ trì bởi Sư cô Thích Đàm Tâm
Chùa Y Na - Thái Nguyên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chùa Y Na toạ lạc trên một quả đồi cao nhất (có tên là đồi con Rùa) của Xã Tân Cương, Thái Nguyên. Những quả đồi xung quanh cũng mang hình con rùa nhưng thấp và nhỏ hơn, được ví như rùa mẹ và đàn rùa con. Chùa Y Na nằm trên vùng đất có cây chè đặc sản Tân Cương nổi tiếng, là một trong những điểm đến của tour du lịch làng nghề.

Chùa Y Na được trụ trì bởi Sư cô Thích Đàm Tâm. Nơi đây luôn mang vẻ tĩnh mịch hiếm có, có lẽ là địa điểm tâm linh cho những du khách muốn tĩnh tâm.

Lịch Sử: Đến nay, chưa biết chùa Y Na có từ bao giờ. Theo ông Nguyễn Xuân Học, 75 tuổi, Trưởng Ban hộ tự chùa Y Na cho biết: dòng họ nhà ông ở đây đã gần 200 năm. Tuổi thơ của ông chứng kiến sự tồn tại của ngôi chùa xưa. Hồi ấy khu vực này là rừng nguyên sinh, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, rắn độc nên ít người dám lai vãng. Nhà tổ của chùa khi ấy chỉ khoảng hơn 30m2, ngôi tam bảo khoảng 50m2, hậu cung hơn 10m2.

Trước năm 1945, nơi này là địa điểm hoạt động bí mật của Việt Minh; thời kỳ chiến tranh, trường cấp 1, 2 sơ tán ở đây. Phía trước chùa còn có một ngôi đình thờ Thành Hoàng làng, nhưng về sau thực hiện tiêu thổ kháng chiến đình bị phá đi, nay chỉ còn một chiếc giếng. Năm 1992, dân làng xây lại chùa theo diện tích cũ. Năm 2002, thể theo tâm nguyện của nhân dân địa phương mong muốn mở rộng nơi thờ tự, vì vậy chùa được xây dựng như hôm nay.

Kiến Trúc: Chùa Y Na có khuôn viên rộng gần 7000m2 một vùng quê của cây chè Tân Cương nổi tiếng. Theo sử sách, ấp Y Na trước đây gồm 3 làng: Tân Cương, Tân Thành, Thịnh Đức. Rồi vật đổi sao dời, Y Na nay là một xóm của xã Tân Cương và chùa Y Na hiện là ngôi chùa duy nhất của xã Tân Cương là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Chùa Y Na được xây dựng 3 gian 2 trái theo mẫu của chùa Hưng Ký ở Quận Hoàng Mai- Hà Nội. Chùa được thiết kế với ngôi Tam bảo hơn 200m2, nhà tổ hơn 100m2, nhà thờ mẫu, nhà khách khang trang.

chùa y na
Tượng Quan Thế Âm bồ tát trong Chùa Y Na

Khung cảnh tĩnh mịch, thanh đạm của chùa Y Na, giúp chúng ta có những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan bộn bề trong cuộc sống. Đến đây, chúng ta vừa vãn cảnh chùa, vừa tìm hiểu về mảnh đất huyền thoại đã làm nên thứ chè được mệnh danh là “đệ nhất danh trà”.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Y Na - Thái Nguyên

Xem tướng chọn sếp tốt? –

Sự nghiệp của bạn có thể thành công hay không, ngoài tài năng và nhiệt huyết của bản thân, bạn cũng nên biết cách chọn cho mình một vị sếp. Một số gợi ý về nét tướng của người sếp tốt dưới đây có thể sẽ rất hữu ích đối với bạn. - Nhãn thần đoan chín
Xem tướng chọn sếp tốt? –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng chọn sếp tốt? –

Xem tướng qua tai –

Tướng học đặt Tai vào bộ ngũ quan kêu bằng Thái Thính quan. Tai bên trái thuộc hành Kim, tai bên phải thuộc hành Mộc. Vì thuộc Kim nên có màu trắng sáng, vì thuộc Mộc nên cần cứng cáp. Tai cũng ở trong bộ Tứ độc ví như con sông. Vì là sông nên cần có

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tướng học đặt Tai vào bộ ngũ quan kêu bằng Thái Thính quan.

Tai bên trái thuộc hành Kim, tai bên phải thuộc hành Mộc. Vì thuộc Kim nên có màu trắng sáng, vì thuộc Mộc nên cần cứng cáp. Tai cũng ở trong bộ Tứ độc ví như con sông. Vì là sông nên cần có bờ thành, luân quách, vành tai phải cho phân minh.

Xem tướng Tai đòi hỏi cả Hình lẫn Sắc.

Quan kỳ hình trạng nhan sắc
Kiến hồ hưu cữu vinh nhục

xem-tuong-tai

– Về hình trạng tai đầy đặn, áp vào đầu tượng trưng cho giàu có. Luân quách phân minh, ẩn cốt bên dưới, tai vuông lớn tượng trưng cho sang trọng. Nếu luân quách quăn, lộn, tai ngắn và nhọn, sứt lệch, thấp, tướng nghèo hèn.

Thuỳ châu triều hải
Tất diên toán nhi dư tài
.

– Thuỳ châu là dái tai, hướng hơi chếch về phía miệng là triều hải. Như trên đã nói, tai thuộc vận thiếu niên. Có tai đẹp chủ vận thiếu niên tốt. Tai dầy mập dễ giàu. Đa số nhà doanh thương cự phú đều có tướng thuỳ châu triều hải.

Uyển nguyệt quán luân
Chung triều vương nhi chấp ngọc 

-Vành tai vòng như vầng trăng, bẩm chất thông minh, học hành được. Người có vành tai uyển nguyệt thường gặp may mắn trong sự nghiệp quan quyền.

Kỳ bạc như chỉ hề bần bảo tử
Kỳ kiên như mộc hề lão bất khốc 

Nghĩa là: Tai mỏng như tờ giấy nghèo chết sớm
Tai cứng như gỗ ít gặp hoạ.
Tai mỏng bởi tại tiên thiên bất túc, báo hiệu hoàn cảnh về sau khốn cùng.
Tai cứng nhờ cái xương đằng sau tai tốt chứng tỏ khí lực tiên thiên khoẻ mạnh và để lúc già nua không mất sức, ốm đau bệnh tật.

Lão bất khốc là nghĩa đó.
Tai trắng hơn mặt danh vang thiên hạ. 

Nhà văn Âu Dương Tu thường kể, thuở nhỏ có nhà sư xem tướng cho ông nói: “Nhĩ bạch ư diện danh mãn thiên hạ”.
Tai sáng tinh khiết, con người chân thực trung kiên.
Danh thần Ngụy Trưng đời Đường Thái Tôn, tuy diện mạo tầm thường, duy chỉ có hai tai trắng tinh khiết. Ông được vua Đường Thái Tôn nể nhất chỉ vì ông dám chính trực can ngăn vua.

  • Tai không cứ to nhỏ. Điều quan hệ là dày dặn, cứng cáp, có vành tai trong, vành tai ngoài (luân quách) đẹp đẽ, có thuỳ châu (dái tai).
  • Tai to mà không luân quách, thuỳ châu, càng to càng vô giá trị.
  • Danh từ trư nhĩ không có nghĩa hình thù nó giống hệt tai heo đâu, trên đời chẳng ai mang cái tai như thế. Trư nhĩ là chỉ đôi tai to lớn nhưng vô luân quách, thuỳ châu.
  • Tướng trư nhĩ rất lười và ngu, lại tham tiền, tham sắc, thích rượu thịt.
  • Còn tai chuột (thử nhĩ) thì hình thù nhọn mỏng cũng vô luân quách là tướng chỉ biết thủ lợi cho riêng mình, ưa làm hại cho người khác. Tướng của bọn ăn cắp, ăn trộm.
  • Người nào tai khỉ hết sức gian trá, quỉ quyệt. Tai khỉ hình thù ra sao? Nếu tai bên phải có nốt ruồi như thế, người hiếu đễ, tốt bụng. Tai bên trái, nơi vành tai trong hoặc chỗ khoan tai (giữa vành ngoài và vành trong) có nốt ruồi, người tài giỏi khả dĩ kinh bang tế thế.

Bạch Vân Tử nói: “Hàm quắt, tai nhọn ưa dùng quỉ kế” (Tiêm nhĩ, súc tư thiên ban quỷ kế).
Chọn bạn, định cộng tác làm việc chớ có gần kẻ tai khỉ.
Tai khỉ còn quỷ quyệt hơn những người tướng:

  • Lấy lưỡi liếm môi như rắn
  • Mắt ba góc
  • Mắt to mắt nhỏ
  • Mũi mỏ chim
  • Mũi đỏ lấm tấm
Bạc như hướng tiền, mãi tận điền viên.
Phản nhi đoả hậu cư vô thất ốc. 

Hai tai mỏng vểnh về đằng trước, sách tướng gọi là Chiêu phong nhĩ (tai đón gió) chủ phá bại. Nếu nó lại mỏng lệch thì bán sạch nhà cửa ruộng vườn.

Tướng bạt nhĩ lộn ra phía sau (đảo hậu), suốt đời không mua nổi cái nhà. Dù con nhà gia thế, nếu có hai loại tai đó rồi cũng thất cơ lỡ vận.

Hôn ám nan nghị hồ đăng đệ
Tiêu khô lữ thán kỳ không trục. 

Tai trông tối thui, triệu chứng của tinh thần suy nhược, tất nhiên học bất thành, không thể đỗ đạt.
Nếu tai vàng héo khô khốc, tính mạng sắp nguy.
Sách “Ma Y Thần Tướng” nói:
Nhĩ luân tiêu hắc, tử tại nhãn tiền (Vành tai khô đen, chết ở trước mắt).

Thọ việt mi hề quý phún huyết.
Thông minh nhuận hề, phú điếm nhục. 

Hình tai dài và lớn, bên trên cao hơn lông mày, bên dưới ngang với góc miệng là tướng thọ. Cả đời ít khi ốm đau dù gặp nghịch cảnh cũng chẳng bao giờ buồn phiền.

Hai tai ửng hồng như phun son đại quý cách. Hồng phải đi đôi với nhuận mơn mởn như cánh hoa hồng buổi sớm. Nếu đỏ mà lại khô thì là tên hung ác, đồ tể, côn đồ.

Tai màu ửng hồng minh nhuận biểu hiện tâm thần cường tráng. Nhĩ thông thường đi đôi với mục minh. Sách “Linh Sơn Bí quyết” có câu: “Nhĩ môn khoan đại nhuận trạch minh huỳnh châu viên quách hậu, tài trí siêu quần”(cửa tai rộng rãi, to, sắc trạch nhuận sáng, dái tai tròn vành tai dầy, tài giỏi hơn người).

Tai đầy áp sát vào đầu, đứng trước mặt không trông thấy tai, đại phú.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng qua tai –

Chùa Quán Sứ - Hà Nội

Chùa Quán Sứ là nơi linh thiêng, đông đảo người dân, Phật tử thường về đây mỗi dịp đầu xuân năm mới không thể bỏ qua khi tới Hà Nội.
Chùa Quán Sứ - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Trước đây, địa phận này thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương.

Chùa Quán Sứ là một trong rất ít ngôi chùa ở phía Bắc mà tên chùa cũng được viết bằng chữ Quốc Ngữ. Ngôi chùa hiện  nay được trụ trì bởi Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu.

Lịch Sử: Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ XV. Theo bài văn của Tiến sĩ Lê Duy Trung khắc trên tấm bia dựng năm 1855, vào đầu đời Gia Long (1802-1819) chùa gần đồn Hậu Quân. Đến năm 1822, chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn này rút đi, chùa được trả lại cho dân làng. Nhà sư Thanh Phương trụ trì ở chùa lúc đó mới làm thêm các hành lang, tô tượng, đúc chuông. Tiền đường của chùa thờ Phật, còn hậu đường thờ vị quốc sư Minh Không thời Nhà Lý.

Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt.

Kiến Trúc: Tam quan chùa có 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông, qua tam quan là một sân rộng lát gạch, bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện. Điện Phật được trang trí trang nghiêm, các pho tượng khá lớn và được sơn son thấp vàng lộng lay, Trong cùng thờ ba vị Tam Thế Phật, kế tiếp thờ Phật A-di-đa, hai bên thờ Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, Bậc dưới, ở giữa thờ Phật Thích Ca, hai bên là A – Nam – Đà và Ca – diép, bậc dưới cùng thờ tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên Phải thờ Lý Quốc Sư ( tức Thiền sư Minh Không) với 2 thị giả. Gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía trong là Thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng.

chùa quán sứ
Chính điện chùa

Điều độc đáo ở chùa Quán Sứ là tại Gian Quan âm đang trưng bày pho tượng hoà thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật. Tượng được đưa về chùa dịp lễ Tiểu tường – một năm ngày hoà thượng viên tịch. Nhiều người đi lễ chùa ngạc nhiên vì không biết đây là người thật hay tượng.

Tượng được làm bằng sáp nhưng nhìn trông như người thật với từng đường nét trên khuôn mặt như đôi lông mày, nét mũi, miệng, nếp nhăn hai bên khóe mép, nếp nhăn cuối má, những đường gân hay nếp nhăn trên cổ… đều trông như của người sống. Bàn tay trái bức tượng đang lần tràng hạt, nét gân nổi xanh, bàn chân được tạo ngón với những đường nét rất chân thật.

Chùa Quán Sứ là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Phật Giáo Việt Nam, trong đó có sự thống nhất tổ chức Phật giáo trong nước và sự hòa nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo Thế giới. Chính nơi đây, ngày 13.5.1951( mồng 8 tháng 4 năm Tân Mão) lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. Hiện nay chùa Quán Sứ là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phân viện Nghiên cứu Phật học.

Chùa Quán Sứ là nơi linh thiêng, đông đảo người dân, Phật tử thường về đây mỗi dịp đầu xuân năm mới. Với những nét kiến trúc độc đáo nơi đây là điểm lễ phật tham quan không thể bỏ qua khi tới Hà Nội.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Quán Sứ - Hà Nội

Tạo dáng vẻ bên ngoài hài hòa với không gian khu vực –

Khi thiết kế, tạo hình bên ngoài cửa hàng, ngoài việc xem xét đến tính hài hoà của tỉ lệ kết cấu kiến trúc ra, còn phải chú ý đến sự hài hoà của tạo dáng vẻ bên ngoài cửa hàng với cảnh trí tự nhiên của khu vực xung quanh. Phong thủy học cho rằng: Vạ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khi thiết kế, tạo hình bên ngoài cửa hàng, ngoài việc xem xét đến tính hài hoà của tỉ lệ kết cấu kiến trúc ra, còn phải chú ý đến sự hài hoà của tạo dáng vẻ bên ngoài cửa hàng với cảnh trí tự nhiên của khu vực xung quanh.

ảnh 1

Phong thủy học cho rằng: Vạn vật trong vũ trụ đều tiềm tàng sinh khí, cảnh trí núi non sông nước đẹp đẽ thể hiện sinh khí dạt dào, tương phản với nó là tàn viên đổ nát chính là tử khí ứ đọng. Trong khu vực cảnh đẹp núi sông, sự lưu động của khí là thông thuận, còn trong khu vực hoang tàn đổ nát thì sự lưu động của khí bị trở ngại.

Theo lý thuyết của phong thủy học, khi xem xét quan hệ của tạo dáng bên ngoài cửa hàng với cảnh trí tự nhiên của khu vực xung quanh, phải có ý thức đến sự thống nhất, hài hoà, nhịp nhàng giữa dáng vể bên ngoài cửa hàng với cảnh trí tự nhiên đẹp đẽ. Ý thức được như vậy có nghĩa là thuận theo sự lưu thông khí của vũ trụ, chính là làm cho cửa hàng hoà nhập với sinh khí của giới tự nhiên. Cửa hàng đạt trong cảnh trí tự nhiên đẹp đẽ thì có được sinh khí của giới tự nhiên phong phú, có thể thu hút được nhiều khách hàng, làm ăn kinh doanh thịnh vượng, phát đạt. Còn ngược lại, cửa hàng đặt ở môi trường tồi tệ, hoang tàn, đổ nát thì sẽ dẫn đến việc kinh doanh buôn bán vất vả trầy trật.

Từ góc độ kinh doanh buôn bán hàng hoá mà nói: Cửa hàng có cảnh trí đẹp làm nền thì có thể mang lại cho mọi người một hình tượng đẹp. Đặc biệt việc quán rượu kinh doanh du lịch, quán rượu cảnh sắc đẹp đẽ, sẽ nghênh tiếp được du khách tham quan liên tục không ngừng.

Có được môi trường tốt của cảnh trí tự nhiên đẹp đẽ, còn phải xem xét đến kiến trúc của cửa hàng cho hài hoà với nó. Nếu như không chú ý đến tính hài hoà đó thì cũng chẳng khác nào sẽ làm mất đi cái vốn có của khu vực sinh khí của cảnh trí tự nhiên đẹp đẽ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tạo dáng vẻ bên ngoài hài hòa với không gian khu vực –

Chiêm bái Phật tích tâm hoan hỷ sẽ được sinh Thiên

Ngày nay, vấn đề thực hiện một chuyến du lịch hành hương tâm linh về xứ Phật để chiêm bái Phật tích là điều không quá khó đối với nhiều người.
Chiêm bái Phật tích tâm hoan hỷ sẽ được sinh Thiên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bốn Phật tích cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp tu tập và độ sinh của đức Thế Tôn bao gồm:

  1. Nơi Thế Tôn đản sinh (Lumbini),
  2. Nơi Thế Tôn thành đạo (Bodhgaya),
  3. Nơi Thế Tôn chuyển Pháp luân (Isipatana),
  4. Nơi Thế Tôn nhập Niết bàn (Kusinara).

Một thời Thế Tôn, cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến bên kia sông Hirannavati, tại Kusinara Upavattana, rừng Sala của dòng họ Malla, Ngài nói với Tôn giả Ananda:

Này Ananda, có bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Thế nào là bốn?

  1. Đây là chỗ Như Lai đản sinh”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
  2. Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
  3. Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.
  4. Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam nữ cư sĩ sẽ đến với niềm suy tư: “Đây là chỗ Như Lai đản sinh”, “Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác”, “Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng”, “Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn”.

Này Ananda, những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên.

(Trường Bộ Kinh I, Kinh Đại Bát Niết Bàn).

SUY NGHIỆM:

Không phải ngẫu nhiên mà trước khi nhập Niết bàn, Thế Tôn đã cẩn trọng di huấn môn đệ vấn đề chiêm bái Phật tích. Suy nghiệm về kết quả “những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”, gần tương đương với thành quả tu tập Bát quan trai giới và Thập thiện giới, mới thấy việc hành hương chiêm bái Phật tích quan trọng đến dường nào.

Bốn Phật tích cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp tu tập và độ sinh của đức Thế Tôn bao gồm:

  • Nơi Thế Tôn đản sinh (Lumbini)
  • Nơi Thế Tôn thành đạo (Bodhgaya)
  • Nơi Thế Tôn chuyển Pháp luân (Isipatana)
  • Nơi Thế Tôn nhập Niết bàn (Kusinara).

Gần hai mươi sáu thế kỷ đã trôi qua, bốn Phật tích về cảnh quan cũng nhạt nhòa và phai mờ vô thường cùng năm tháng nhưng nguồn mạch tuệ giác và từ bi của Thế Tôn vẫn dạt dào. Những ai hội đủ duyên lành được đặt chân lên Phật tích mới cảm nhận sâu sắc những lời huyền ký răn dạy chiêm bái “Tứ động tâm” của Thế Tôn.

Tứ động tâm, bốn nơi làm cho tâm tư của người chiêm bái, khách hành hương rung động, xúc cảm ngập tràn. Vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng nhạc trời du dương và khung cảnh huy hoàng nơi Ngài đản sinh giáng thế. Đây rồi cội Bồ đề linh thiêng ngày xưa Thế Tôn đã ngồi thiền định ngời sáng hào quang. Kia là khu vườn Nai tịch tịnh nơi Ngài đã vận chuyển bánh xe Chính pháp. Và đó là dấu tích cuối cùng, nơi Ngài yên nghỉ nhập Vô dư y Niết-bàn.

Hành hương về xứ Phật để chiêm bái những Thánh tích là ao ước, khát vọng của nhiều Phật tử. Tận trong sâu thẳm nơi tấm lòng mỗi người con Phật ai cũng mong mỏi được ít nhất một lần trong đời chiêm ngưỡng và lễ bái bốn Phật tích, để tiếp nhận thêm niềm tin, sức sống và năng lượng yêu thương từ tuệ giác Thế Tôn.

Đức Thế Tôn đã huyền ký, những ai đã từng một lần chiêm bái Thánh tích rồi từ trần trong thâm tín hoan hỷ thì được sinh về cõi lành. Cho nên thật đại hạnh và phước duyên cho những người con Phật nào đã từng hành hương Phật tích với niềm tin Tam bảo trọn vẹn, sâu sắc nhất.

Những người con Phật nào hội đủ duyên lành thì nên chuẩn bị hành trang về xứ Phật càng sớm càng tốt. Tuy Phật ở Tây Thiên (Ấn Độ) nhưng cũng ở ngay trong tự tâm của mỗi người. Nếu những ai chưa đủ duyên về xứ Phật thì cũng có thể gặp Phật bằng cách hướng vọng về Ngài, trở về và làm sáng tỏ Phật tính nơi tự tâm sáng suốt và trong sạch của chính mình


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chiêm bái Phật tích tâm hoan hỷ sẽ được sinh Thiên

Phong thủy trong nhà không được xa ngũ hành, bát quái

Tiền bạc không phải là tất cả nhưng không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Áp dụng phong thủy trong nhà ảnh hưởng đến khí trường để gia tăng các cơ hội hút tài lộc.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


 phong thuy trong nha khong duoc xa ngu hanh, bat quai - 1  phong thuy trong nha khong duoc xa ngu hanh, bat quai - 2  phong thuy trong nha khong duoc xa ngu hanh, bat quai - 3  phong thuy trong nha khong duoc xa ngu hanh, bat quai - 4

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy trong nhà không được xa ngũ hành, bát quái

Các lễ hội ngày 13 tháng 3 Âm Lịch - Hội Đình Đại Yên

Vào ngày 13 tháng 3 âm lịch có diễn ra hai hội lễ tiêu biểu đó là Hội Đình Đại Yên được tổ chức tại Hà Nội và Hội Thượng Phước được diễn ra tại Quảng Trị.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 13 tháng 3 Âm Lịch - Hội Đình Đại Yên

Các lễ hội ngày 13 tháng 3 Âm Lịch - Hội Đình Đại Yên

Các lễ hội tổ chức trong ngày 13 tháng 3 âm lịch:

1. Hội Đình Đại Yên

Thời gian: tổ chức từ ngày 13 tới ngày 14 tháng 3 âm lịch. (chính hội vào ngày 14)

Địa điểm: đình Đại Yên, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn và ghi nhớ công ơn Đức Thành hoàng Ngọc Hoa công chúa.

Nội dung: Lễ hội đình Đại Yên, thường được dân làng cùng khách thập phương đến tham gia rất đông.

Ngày khai hội diễn ra lễ tế và dâng hương của làng làm lễ cầu phúc cầu cho nhân dân được bình an, hạnh phúc.

Trong ngày chính hội buổi sáng là lễ đọc văn tế Thánh của làng, sau đó các dòng họ và các đoàn vào dâng hương lễ Thánh, vào buổi chiều vẫn được tiếp tục các lễ tế của các làng lân cận. Trong lễ hội còn có biểu diễn văn nghệ dân gian như đấu cờ tướng, biểu diễn cờ thẻ, cờ bảng, thi chọi gà...

2. Hội Thượng Phước

Thời gian: tổ chức từ ngày 13 tới ngày 15 tháng 3 âm lịch.

Địa điểm: thôn Thượng Phước, xã Thượng Triệu, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn và ghi nhớ công ơn của Quận Công Hoàng Dũng (người có công khai sơn phá thạch dựng lên làng Thượng Phước).

Nội dung: Mở đầu lễ hội, cả làng Thượng Phước tổ chức đi săn, lấy đầu muôn thú về làm lễ vật dâng cúng lên thành hoàng. Sáng ngày 15, làng bắt đầu tổ chức tế lễ tưởng nhớ công lao của Quận Công. cuộc cúng tế kéo dài tới hết ngày 15.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 13 tháng 3 Âm Lịch - Hội Đình Đại Yên

Bí quyết đặt két sắt hút tiền tài

Két sắt không chỉ là nơi để cất trữ tiền tiết kiệm cho gia đình, mà trong phong thủy nó còn là nơi thu hút được tài lộc, tiền tài cho gia chủ nhiều nhất. Do vậy, khi đặt két sắt cần đặc biệt chú ý tới phong thủy.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Vị trí đặt két sắt

Về phương vị, két sắt cần đặt ở nơi vượng khí hay đón được nhiều năng lượng nhất trong phòng. Thông thường đó là những vị trí chéo góc với cửa chính.

Trong trường hợp có nhiều lựa chọn, ưu tiên đặt két tại các cung Đông Nam (tài lộc) hoặc những cung tốt so với tuổi của chủ nhân.

Nên đặt két sắt ở hướng Sinh Khí

Một người có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu, tùy theo tuổi mà chia ra các hướng tốt khác nhau như Sinh Khí, Diên Niên (Phước Đức), Thiên Y, Phục Vị.

Phong thuy: Bi quyet dat ket sat hut tien tai - Anh 1

Để tìm được hướng Sinh khí, gia chủ hãy lấy cung phi của mình phối với 8 Quái của 8 hướng. Các cặp Quái dưới đây phối với nhau xuôi ngược đều được Sinh khí: đó là Khảm – Tốn ; Ly – Chấn ; Cấn – Khôn ; Càn – Đoài.

Nếu không tìm được hướng Sinh Khí, gia chủ có thể mời các thầy phong thủy nào có dụng cụ đo sóng từ trường để đo và quyết định nơi nào có năng lượng mạnh nhất và hạp hướng nhất để đặt phương vi đó cho hoàn chỉnh hơn.

Nên đặt hướng mở cửa két sắt theo tuổi

Về hướng mở cửa két, tốt nhất nên quay về hướng tốt so với tuổi của chủ nhân. Trong trường hợp không quay được về hướng tốt thì nên ưu tiên quay ra cửa phòng, chú ý không trực tiếp đối diện với cửa phòng. Trước mặt két cần phải rộng rãi, sáng sủa không bị cản trở bởi đồ đạc trong phòng.

Phong thuy: Bi quyet dat ket sat hut tien tai - Anh 2

Nên đặt két sắt theo trạch mệnh, nó là yếu tố quyết định theo Bát trạch, trạch mệnh từng con người. Nếu gia chủ nào may mắn về hướng Sinh Khí (thuộc hướng Đông Nam) thì coi như quá tuyệt vời.

Bài trí két sắt trong phòng ngủ

Việc đặt két sắt trong phong ngủ về cơ bản vẫn cần tuân theo những nguyên tắc trên. Trước mặt két cần phải rộng rãi, sáng sủa không bị cản trở bởi đồ đạc trong phòng. Ngoài ra gia chủ nên đặt thêm 1 con Tỳ Hưu và 2 đồng tiền hoa mai vào trong két tiền.

Hai đồ vật này có tác dụng rất lớn trong việc thu hút tiền tài, thăng quan tiến chức và phòng tránh thị phi, tiểu nhân.

Nếu được đặt trong két sắt thì việc sinh nhập càng diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Đồng tiền có năm cánh, giống bông hoa mai, có tác dụng rất lớn trong con đường công danh, sự nghiệp góp phần làm thăng quan tiến chức và hóa giải kẻ tiểu nhân.

Đặt Tỳ Hưu lên két sắt

Phong thuy: Bi quyet dat ket sat hut tien tai - Anh 3

Tỳ Hưu có tác dụng hút tài lộc bốn phương về cho gia chủ.

Kinh nghiệm hàng ngàn năm của các đại sư phong thủy Trung quốc cho biết Tỳ Hưu là một loại mãnh thú hung mãnh, nhưng lại là một loại mãnh thú mang ý nghĩa tốt lành. Theo truyền thuyết, Tỳ Hưu là 1 loài thú có sừng, có bờm uốn cong rất dài nên còn có tên gọi là "hươu trời". Hai cái sừng của nó có tác dụng trừ tà, về sau nó có xu hướng phát triển thành con thú một sừng.

Người ta nói rằng Tỳ Hưu có tác dụng hút tài lộc bốn phương về cho gia chủ. Khi đặt lên két sắt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính, hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương.

Đặt Thiềm Thử trên nóc két sắt

Phong thuy: Bi quyet dat ket sat hut tien tai - Anh 4

Ngoài ra, có thể đặt Thiềm Thử trên nóc két sắt. Tương truyền rằng, Thiềm Thừ vốn là yêu tinh xấu, được Lưu Hải Tiên Ông thu phục, cải tà quy chính, tỏa đi muôn ngả giúp đỡ người nghèo khổ bằng cách nhả tiền cho họ.

Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ nhà ấy sẽ nhận được sự giàu có, phú quý.

Vì vậy, Thiềm Thừ được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài. Khi để Thiềm Thừ trên nóc két sắt, cần chú ý hướng phần đầu của Thiềm Thừ vào trong nhà, cũng không nên đặt đối diện với cửa mà nên đặt hướng theo đường chéo cửa ra vào.

Đặt đồng tiền hoa mai

Phong thuy: Bi quyet dat ket sat hut tien tai - Anh 5

Đồng tiền có năm cánh, giống bông hoa mai, có tác dụng rất lớn trong con đường công danh, sự nghiệp góp phần làm thăng quan tiến chức và hóa giải kẻ tiểu nhân.

Việc đặt đồng tiền hoa mai lên trên két sắt sẽ thu hút được tiền tài về cho gia chủ, tốt cho con đường công danh của gia đình./.

Theo Nhật Linh (tổng hợp) / Gia đình Việt Nam


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bí quyết đặt két sắt hút tiền tài

Những “mẹo” giải xui, rước lộc cho năm mới

Nhà bạn có 9 phương 8 hướng, mỗi hướng lại có phong thủy khác nhau và đây là những cách hóa giải vận xui hoặc thu hút tài lộc khác nhau.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hướng Đông của ngôi nhà  – Thêm màu sắc, đón tài lộc

Hướng Đông là hướng "thần tài bước vào nhà" vì được sao Bát Bạch chiếu.

Gia chủ nên: "Chấm phá" đôi chút màu đỏ, hồng, tím, cam và nâu sáng ở khu vực này của ngôi nhà hoặc phòng làm việc để chúng bổ trợ cho tính thổ của sao Bát Bạch.

Tuy nhiên hãy nhớ là chỉ "chấm phá" thôi vì nếu quá đà tính hỏa trong những màu sắc trên sẽ át đi tính mộc của hướng Đông khiến phong thủy nhà bạn mất cân bằng.

Chú ý: Hướng Đông của căn nhà cũng có năng lượng của sao Tam Sát vậy nên hãy đặt muối ở khu này.

Hướng Đông Nam của ngôi nhà –  Nên đặt thêm hoa tươi

Khu vực hướng Đông Nam của căn nhà năm 2017 sẽ có sao số 9 chiếu và sao này có tính hỏa.

Gia chủ nên: Đặt đồ trang trí có tính mộc như hoa tươi để bổ trợ cho tính hỏa của hướng Đông Nam. Con số 9 nên được áp dụng khi bài trí, ví dụ như 9 ngọn nến đỏ hoặc tím, 9 bông hoa,...

Tránh: Đặt đồ có yếu tố thổ ở khu này để không làm yếu đi tính hỏa

Hướng Đông Bắc của  ngôi nhà – Thêm mộc để học hành tấn tới, tình yêu thăng hoa

Hướng này vào năm 2017 sẽ được sao số 4 chiếu. Ngôi sao này điều khiển những nỗ lực trong tình yêu, sáng tạo và học hành của những người trong nhà.

Gia chủ nên: Đặt đồ vật biểu tượng tình yêu như tranh ảnh về cặp rồng phượng hoặc uyên ương để tạo cảm giác có đôi có cặp cho căn nhà nếu như bạn đang có ý định tìm một nửa cuộc đời mình vào năm Đinh Dậu.

Tránh: Đặt đồ có tính hỏa và kim vì chúng sẽ át đi tính mộc của sao số 4.

Hướng Bắc của ngôi nhà – Treo chuông gió để công danh thăng tiến

Năm nay, sao số 6 sẽ phù trợ cho hướng này của căn nhà bạn. Nhờ nó, mọi công sức và nỗ lực của bạn trong suốt thời gian qua sẽ được công nhận và mang đến thành công cho sự nghiệp của bạn. Nó cũng thúc đẩy bạn tiến xa hơn và đạt được nhiều hơn mình mong đợi.

Gia chủ nên: Tăng tính kim với những đồ có màu trắng và xám hay tính thổ với thạch anh và đá quý để vượng khí cho hướng Bắc của ngôi nhà trong năm 2017.

Trong khi đó chuông gió biểu tượng cho tính kim luôn chuyển động sẽ rất tốt cho đường công danh luôn thăng tiến của bạn, tránh trì trệ.

Giữa nhà – Thêm xanh dương cho thành công toàn diện

Đây là chỗ được sao số 1 phù trợ và mang đến năng lượng tích cực cho cả căn nhà. Vượng khí từ đây sẽ lan tỏa đến sự nghiệp của bạn dù bạn làm ở lĩnh vực nào.

Gia chủ nên: Tăng tính kim và thủy cho khu giữa của ngôi nhà với những màu sắc như xanh dương, trắng, đen.

Tránh: Màu có tính hỏa như đỏ, hồng nóng, tím, cam... cũng như đồ trang trí có hình dáng biểu trưng cho tính hỏa. Sao số 1 phù trợ cho khu này có tính thủy vậy nên tránh đặt đồ có tính mộc ở đây vì mộc sẽ làm suy thủy, hút hết năng lượng từ thủy.

Hướng Nam của ngôi nhà – Treo tiền xu đẩy lùi vận xui

Năm 2017, hướng này sẽ bị sao số 5 chiếu. Sao này không hề tốt cho phong thủy của ngôi nhà.

Gia chủ nên: Xem xét treo đồ có tính kim, hình tròn ở đây, ví dụ như 6 đồng tiền xu để giảm thiểu năng lượng tiêu cực phát ra từ hướng Nam ngôi nhà.


Tránh: Động chạm, sửa sang hướng này. Kiêng kị đặt đồ có tính hỏa ở khu vực này vào năm sau.

Hướng Tây Bắc – Đặt muối để loại bỏ năng lượng xấu

Hướng Tây Bắc năm Đinh Dậu sẽ rất độc vì phát ra nhiều năng lượng xấu, ảnh hưởng đến phong thủy của cả ngôi nhà.


Gia chủ nên: Đảm bảo yên tĩnh cho hướng này của căn nhà trong năm sau. Bạn nên đặt đồ có tính kim và thủy ở hướng này của ngôi nhà để cân bằng năng lượng.

Tránh: Đồ có tính hỏa như màu đỏ, tím, hồng, vàng và có hình tam giác. Bạn cũng có thể xem xét đặt một bát muối hoặc nước muối ở khu này.

Hướng Tây Nam của ngôi nhà – Đặt đài phun nước để bảo vệ ngôi nhà

Hướng này năm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng lượng của ngôi nhà.


Gia chủ nên: Đặt những càng nhiều đồ có tính thủy càng tốt  như đài phun nước để điều tiết năng lượng xấu phát ra từ đây.

Tránh : Yếu tố thổ và hỏa ở hướng này.

Hướng Tây – Thêm hỏa để giải hạn Thái Tuế

Trong năm 2017, bạn cần chú ý hướng Tây của ngôi nhà vì sẽ có hạn Thái Tuế.

Gia chủ nên: Đặt đồ có tính hỏa ở đây để trung hòa năng lượng tiêu cực phát ra.

Tránh: Đặt đồ có tính thủy mạnh như gương treo tường hay đồ có tính mộc cao như cây trang trí. Những đồ có tính kim chuyển động như chuông gió cũng không nên xuất hiện ở đây.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những “mẹo” giải xui, rước lộc cho năm mới

Điểm danh những con giáp chung tình nhất quả đất

Cô nàng tuổi Sửu chính là nàng giáp chung tình nhất quả đất. Yêu là nghĩ ngay tới chuyện kết hôn, có một gia đình hạnh phúc.
Điểm danh những con giáp chung tình nhất quả đất

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

(Lichngayot.com) – Xinh đẹp hay nóng bỏng chưa hẳn đã là tiêu chuẩn “chọn gấu” trong mắt các chàng. Cái chính vẫn là nét đẹp trong tâm hồn đối phương, nhất là sự thủy chung.

Những con giáp đừng hỏi “Tại sao yêu nhau không đến được với nhau” Sự kết hợp ăn ý giữa cặp đôi con giáp “trai hư, gái xinh” 3 con giáp tính tình thay đổi như thời tiết Người tuổi nào dễ bỏ lỡ hạnh phúc của chính mình?
1. Cô nàng tuổi Sửu   Chịu ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm truyền thống, tư tưởng bảo thủ, vừa chân thành lại thận trọng, cô nàng tuổi Sửu không bao giờ có khái niệm giả dối, nhất là về phương diện tình cảm.   Tuy không sở hữu khả năng ứng biến nhanh nhạy, không giỏi trong việc thể hiện cảm xúc, nhưng lại có trái tim hết mực chân thành, tinh thần điềm đạm, đáng là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho mọi người xung quanh.    Khi đã yêu, con giáp này sẽ chung tình trọn kiếp, dành sự tin tưởng tuyệt đối cho nửa kia, không hề toan tính. Họ đặt lợi ích bản thân dưới đối phương, hy sinh đam mê, sở thích để cả hai luôn tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn.   Thế mới nói, đây chính là nàng giáp chung tình nhất quả đất. Yêu là nghĩ ngay tới chuyện kết hôn, có một gia đình hạnh phúc để ngày ngày được chăm bẵm, chứ không phải kiểu đứng núi này trông núi nọ, đợi “ong bướm trăng hoa” vây quanh.  
Diem danh nhung con giap chung tinh nhat qua dat hinh anh
 

3 con giáp giấu nhẹm chuyện thất tình, cấm ai đả động Top 4 con giáp khiêm nhường từ tốn, ai cũng yêu mến Người tuổi nào không giàu sang thì phú quý trong 3 năm tới?
2. Cô nàng tuổi Tuất
  Thủy chung là điều kiện tiên quyết khi cô nàng tuổi Tuất “chọn gấu” cho mình. Sở dĩ họ đòi hỏi như vậy là bởi chính bản thân họ cũng hết mực thủy chung, chân thành trong tình yêu.    Lối tư duy của người tuổi Tuất cũng theo hơi hướng truyền thống, làm gì cũng chân thành, thiết thực, không vi phạm hay phá vỡ những chuẩn mực, quy tắc nhất định. Người có chừng có mực như thế chính là đối tượng mà phái mạnh hằng ao ước.   Một khi đã yêu chàng trai nào đó, cô nàng tuổi Tuất “tập xác định” sẽ chung sống cả đời bên nhau. Họ sẵn sàng từ bỏ mọi sở thích, đam mê để có thể tương tác hoàn hảo với đối phương. 
 
Diem danh nhung con giap chung tinh nhat qua dat hinh anh
 
3. Cô nàng tuổi Thìn   Vẻ ngoài đầy kiêu hãnh, có đôi phần ngạo mạn của cô nàng tuổi Thìn khiến không ít người nhầm tưởng rằng, trái tim của họ không hề có chỗ cho sự thủy chung. Nhưng thực sự mọi người đều nhầm rồi.   Con gái tuổi Thìn tuy kiêu ngạo là thế, nhưng tấm chân tình của họ cũng không thua kém bất cứ ai. Cứ yêu nàng giáp này mà xem, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận thấy điều đó rõ ràng hơn ai hết.    Hơn thế, kiểu tình cảm của cô nàng này vô cùng mãnh liệt, ví như chết đi sống lại vẫn nhất quyết phải yêu cho được.    Thường thì cô nàng này được rất nhiều vệ tinh vây xung quanh. Nhưng họ chẳng hề tỏ ra hứng thú với ai, nếu như trái tim cô ấy đã dành cho bạn. Điều bạn nên làm là phải tin tưởng và tạo niềm vui gắn kết tình yêu, chứ đừng bao giờ để sự hoài nghi phá vỡ hạnh phúc lứa đôi nhé.
► Lịch ngày tốt cung cấp công cụ bói tình yêu để biết nhân duyên của hai người

Ngân Hà

3 con giáp có “tiền vào như nước sông Đà” trong tháng 7
Bước vào tháng 7, người tuổi Mùi gặp được quý nhân phù trợ, thông qua nhiều kênh giao tiếp để có thể tìm cho mình không chỉ một cơ hội phát triển sự nghiệp

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Điểm danh những con giáp chung tình nhất quả đất

Nghề coi số tử vi bạc bẽo

Dưới đây là mộ số câu chuyện ngắn ngắn của cụ Hòang Hạc về Tử Vi, nhưng chuyện lý thú, lạ và có ích. Cụ Hòang Hạc vừa làm một số nhận xét, vừa kể những câu chyện có thật về Tử Vi.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Dưới đây là mộ số câu chuyện ngắn ngắn của cụ Hòang Hạc về Tử Vi, nhưng chuyện lý thú, lạ và có ích. Cụ Hòang Hạc vừa làm một số nhận xét, vừa kể những câu chyện có thật về Tử Vi. Thời gian của các câu chuyện được xác định, có thể là khi cụ Hòang Hạc còn trẻ, có thể là mới xảy ra gần đây. Nhưng chắc chắn bạn đọc cũng nghĩ rằng thời gian của các việc không cần thiết lắm.

Nghề coi số bạc bẽo

 Xem Tử Vi, cũng còn có nhiều tay giải, trong đó có một số là những nhà học giả. Tôi biết nhiều nhà học giả cừ khôi rất sành Tử Vi, nhưng các ông này dấu tài thật kỹ. Chỉ khi nào họ biết mình đứng đắn, họ mới nói chuyện với mình về Tử Vi thôi. Các ông này không thích cho ai biết tài, lại cũng không thích coi cho ai. 

nghe-xem-tu-vi

Họ nghiên cứu và vui trong công việc nghiên cứu của họ, coi cho con cái, bạn bè chí thân mà thôi, vì coi số là một cái việc làm … bạc bão lắm. Nói tốt thì người ta thích, nhưng không tốt mà bảo tốt sao được. Lợi lộc gì mà đi nói láo! Nhưng nói thẳng thì đâu nỡ.

Chuyện thứ nhất: Sao Thai mà ngộ Đào Hoa

Một người kia có người giới thiệu, đến nhà một người bạn tôi, mượn coi số Tử Vi đã làm sẵn. Bạn tôi coi một hồi, trao tôi xem và nói.

– Anh đóan dùm tôi đi! Tôi coi không nổi.

Tôi xem qua chẳng thấy gì là khó. Mới hỏi:

– Khó khổ nào?

 – Ậy, cứ coi đi, rồi tự tiện mà giải đóan dùm.

Tôi bảo:

– Thì anh đóan đi. Bà chị đây cậy anh mà. Tôi thì đóan ẩu, vì học lăng nhăng.

Bạn tôi nhấp nháy tôi, bảo:

– Thôi anh cứ đóan đi

Tôi hiểu ý, bèn chỉ vào sao Thai và Đào Hoa ở tại mạng, cười hỏi:

– Đóan sao cha nội?

 – Thì cứ nói? Có sao? (nhưng hỏi vậy mà anh ta nháy mắt láy tôi một cái).

Tôi ngụ ý bèn nói:

– Có cái này không mấy tốt, bà chị tha lỗi thì mới dám nói:

 – Dạ, không sao cả ạ,

 – Bà chị coi chừng, đàn ông nó thấy bà chị nó hay để ý lắm. Phải coi chừng vì số đào hoa mà.

 – Nghĩa là gì sao gọi là số đào hoa?

 – Nghĩa là ai thấy cũng thương. Bời vậy mà khổ, và coi chừng hay mang tiếng. Người ta thấy bà chị vui vẻ, tưởng bà chị không đứng đắn nên hay trêu ghẹo và nói xấu.

 – Đúng quá í, họ nói xấu tôi, tôi cứ bị mang tiếng mãi. Chứ tôi đứng đán lắm.

 – Nhưng bà chị nhẹ dạ lắm. Hay tin là vì thật thà, tưởng ai cũng thật như mình, mà thiên hạ thì quỷ quyệt lắm

Tùy cái “Đào Hoa mà ngộ sao Thai”

Bà ấy nghe liền phân bua với bạn tôi:

– Ông này là ai mà đóan hay hết sức. Đúng phong phóc.

Rồi tới chừng bà ra về, dĩ nhiên bà hết sức cảm ơn.

Bạn tôi nói

– Tôi ghét không thèm nói. Muốn mắng con mẹ vài tiếng cho bỏ ghét. Ngại mết lòng cũng chỗ quen lớn.

Tôi cãi

– Anh nói sai, bà ấy có gì mà đáng ghét?

 – Con mẹ ấy dâm dật số dách. Còn gì nữa! Đào Hoa mà ngộ sao Thai, chồng vừa đi khỏi rước trai vô nhà!

 – Không anh quên rằng bà này đâu đến nỗi. Là vì còn có sao Lộc Tồn thủ mạng, thì đã biến thể sao Đào Hoa thành vị sao đa cảm, đa tình thôi, chứ đâu phải còn dâm đãng? Anh lầm rồi.

Sao Lộc Tồn trong Tử Vi lạ lung lắm, nó có 2 tánh chất: Phúc tinh hay Lộc tinh. Nó lại cũng có công dụng là sao thanh cao gọi là “chân nhân chi tú” và nó biến tất cả những tính cách dâm đãng của các sao Đào Hoa và Hồng Loan. Tôi từng xem Tử Vi cho một người đàn bà đứng đắn lắm (một vị nữ giáo sư) vậy mà lá số tử vi có Đào Hoa và sao Thai thủ mạng lại có thêm Lộc Tồn

Anh bạn bảo:

 – Lạ nhỉ để tôi kiếm lại

Chuyện thứ hai: Hạn chết đói

Khi lớn tuổi, tôi có gặp một ông trong tử vi có Song Hao đắc địa, nhưng không có cách Thạch Trung Ẩn Ngọc, nhưng ông đó lại được cách Song Lộc. Một ông thầy bảo Song Lộc triều viên là giàu lắm. Nhưng ông đó đến 50 tuổi chả thấy gì cả.

Tôi đã nói với ông bạn đó là Đại Hao và Tiểu Hao ở Tý – Ngọ; Mão – Dậu là đắc địa, nhưng gặp Song Lộc là xấu. Tuy vậy mà không nghèo khổ rách rưới đâu mà lo. Là vì Song Hao ở Mão Dậu thì của có bao nhiêu rồi cũng sẽ hết, mà là hết cái này thì lại sẽ có của khác vào. Ngòai ra người có Song Hao đắc địa là người xem tiền bạc như không có, tức là kẻ trọng nghĩa khinh tài, thích giúp đỡ bạn bè.

Thường thì Lộc rất ghét Hao. Hạn của Hao gặp Lộc không ăn thua gì. Sợ nhất khỏang về già, vào hạn Thiên Thương ngộ Hao. Gặp hạn đó thì phải có lúc đói ngang xương. Nếu may sao đó lại đóng vào cung Giải Ách, sợ đau và chết vì không ăn được, chứ không phải nghèo đến nỗi không có cơm ăn.

Một câu chuyện ngồi trên đống bạc mà chết đói

Tôi còn nhớ có một Ông Cậu có cái số này.

Đã lâu rồi, hồi tôi còn trẻ tuổi. Cậu tôi là tay cự phú. Của cải ông suốt đời làm sao ăn cho hết. Một khi kia, tôi đã nói thẳng sự thật về lá số của ông, thì ông cười to lên.

– Thằng này láo. Tao mà chết đói. Năm nay tao 55 tuổi rồi, của cải điền sản của tao ăn 3 đời cũng không hết.

Tất cả nhhững người xung quanh đều cho rằng ông nói đúng. Mợ tôi nói:

– Không phải nói phách, giấy bạc của tao đem ra chợ này, đốt 3 ngày cũng chưa tắt. Mày coi sai rồi.

Có một ông thầy đồ trong làng cũng phụ họa:

– Song Lộc triều viên mà. Cậu coi không đến chỗ tinh vi. Cần học kỹ lại.

Nhưng tôi quả quyết:

– Để xem! Tôi không nói cậu chết đói vì thiếu ăn mà chết đói vì không ăn được.

 – Sao vậy?

 – Không biết. Mà cũng gần tới rồi, số cậu không hơn 60 tuổi – cỡ 58 lo lần là vừa.

Cậu tôi đổi sắc. Là vì biết tôi miệng hay ăn mắm ăn muối hay nói ẩu mà nói thật, nói đúng. Mẹ tôi ngồi đó rầy tôi:

– Con ăn nói vô lễ, thôi nín đi.

Về sau mẹ tôi còn rầy:

– Dù có thật như vậy, mày cũng đừng nói. Huống chi việc u u minh minh, con đừng quả quyết. Hãy bỏ tánh hiếu thắng và tự phụ của mày đi.

Tôi nói:

– Con quả quyết là cậu sắp chết vì hạn đáo Thiên Thương lại gặp cả Song Hao. Để mẹ xem. Nhưng có điều không rõ, là lý do nào lại có thể đói mà chết.

Vậy mà sau quả thật Cậu tôi bị bao tử ung thư vào nhà thương, họ không cho ăn, chỉ tiêm thuốc bổ. Cậu tôi lúc gần chết cứ kêu: “Tao đói quá, cho tao a7n chút cũng được, chích đau quá”

Chuyện thứ thứ ba: Nói chuyện ác tinh

Có một ông bạn chỉ thắc mắc lo sợ các ác tinh. Có một lần tôi mới bảo:

– Đừng nên sợ ác tinh lắm, không có chúng thì làm ăn gì nổi Bầy ác tinh. Nếu hợp cách thì tốt lắm. Có bậc phi thường đều là được hung tinh (ác tinh) đắc cách cả.

Người bạn đó có hỏi thêm, và tôi đã trả lời:

– Nếu cả 6 cặp ác tinh đều đác địa, thì nên biết lá số đó là của người làm nên việc phi thường. Mạng, Thân tuy không gặp, nhưng gặp hạn Tiểu Hao hay Đại Hao gì cũng vậy, sẽ hay lắm. Ta không nghe nói “hung tinh đác địa, phát giả như lôi” đấy hay sao?

Tôi đã nêu lên một vài ví dụ, xin kể ra đây để cống hiến quý bạn:

– Sao Đà La xấu lắm, nhưng nếu nó ở cung Phúc Đức mà Phúc Đức lại ở cung Thân, và ở đây không có chính tinh, thì ta gọi đó là cách Đà La độc thủ, tức là đời mình sẽ lên cao bất thường, họanh phát kinh khủng.

– Sao Cô Thần – Quả Tú xấu lắm, nhưng ở cung Điền hay cung Tài, thì là sao giữ bền tiền của hay đáo để

– Sao Tang Môn xấu, nhưng nó là Thiên Môn, (cửa trời) ở vào cung Điền thì nhà cao cửa rộng. Nếu lại gặp cả sao Cự Môn (tức là cách Tang – Cự) cùng một chỗ thì gọi là Lương Môn, tức là ở lâu đài như dinh Gia Long hay dinh Độc Lập, nếu cung Quan tốt, còn không thì cũng ở lâu đài nguy nga.

– Sao Thái Tuế rất xấu, vậy mà gặp Văn Xương – Văn Khúc, hay Khoa Quyền thì văn chương lừng lẫy ấy, gọi là cái thế văn chương.

– Ai lại chả sợ Thiên Không, nhưng nếu Thiên Không mà gặp Hồng Loan thì mưu trí ai bằng.

Không có gì là thật xấu hay thật tốt, miễn là đúng vị, đúng cách thì hay.

HÒANG HẠC ( Cụ Hoàng Hạc chính là học giả Nguyễn Duy Cần)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nghề coi số tử vi bạc bẽo

Những điều chú ý khi đặt bể cá trong phòng khách –

Trong "Kinh Dịch” ghi: ‘'Nhuận vạn vật giả mạc nhuận hổ thủy” (thấm nhuần muôn vật không gì hơn được nước), bể cá đặt trong phòng khách, không tách rời nước, cho nên bể cá trong phong thủy học là từ đồng âm với “thủy”. Ngoài có giá trị thưởng thức ng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong “Kinh Dịch” ghi: ‘’Nhuận vạn vật giả mạc nhuận hổ thủy” (thấm nhuần muôn vật không gì hơn được nước), bể cá đặt trong phòng khách, không tách rời nước, cho nên bể cá trong phong thủy học là từ đồng âm với “thủy”. Ngoài có giá trị thưởng thức ngắm nhìn, trong phương diện phong thủy cũng có tác dụng tiếp khí hoá giải hung khí. Cá và nước cộng sinh, khiến cho căn phòng thêm sinh khí, hơn nữa có tác dụng tích cực đối với việc sinh ra phong thủy của căn nhà bạn. Chính vì vậy, những điều nên kỵ của bể cá tức là những điều nên kỵ của nước, hai điều này rất giống nhau.

242

Những người tính can chi theo Bát tự khi sinh ra mà khuyết thủy, đặt bể cá trong phòng khách, sẽ khiến cho vận trình của phòng khách ngày một tốt: nhưng những người kỵ nước, nếu nuôi cá trong phòng khách thì lại xấu. Nếu không biết mình thuộc bát tự con giáp nào có nên nuôi cá trong nhà hay không, cách đơn giản nhất là lấy những kinh nghiệm trải niệm của bản thân mình ra để kiểm chứng.

Nếu trước đây trong nhà nuôi cá mà gia vận hưng vượng, thì nên tiếp tục nuôi cá, cho dù chuyển đến căn hộ mới, cũng không thể ngừng. Nhưng nếu trước đây trong nhà nuôi cá mà vận gia không tốt, thì nhanh chóng dừng việc nuôi cá trong nhà, thậm chí theo lý luận phong thủy những vật có liên quan đến nước, cũng không nên đặt trong phòng khách.

Trong phòng khách có đặt bể cá thì cần chú ý những đặc điểm sau:

Bể cá không nên quá to: Những bể cá quá to sẽ lưu giữ quá nhiều nước. Theo quan điểm phong thủy, nước tuy là cẩn thiết, nhưng quá nhiều và quá sâu thì không nên. Mà bể cá cao hơn vị trí mắt nhìn khi người đứng thì là quá cao, chính vì vậy, bể cá trong phòng khách không nên quá cao, đặc biệt là những phòng khách có diện tích càng nhỏ càng không nên.

Bể cá không nên đặt ở cát phương (vị trí may mắn): Bất kỳ căn hộ nào đều không thể thập toàn thập mỹ, chỉ có một số loại ngoại hung tồn tại, dùng bể cá để hoá giải những ngoại hung đó chính là một trong những cách hiệu quả. Trong phong thủy học có cách nói “hắt nước vào linh đường”, nghĩa “linh đường” là chỉ thoái vị của thất vận, ý nghĩa là chỉ nước được đưa dẫn vào vị trí thất vận, có thể chuyển hoạ thành tường, gặp hung hóa cát. Chính vì vậy bể cá nên đặt ở hướng hung mà không nên đặt ở hướng cát.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những điều chú ý khi đặt bể cá trong phòng khách –

Mơ thấy bị rắn cắn: Bị xâm phạm giới tính hoặc chịu sự tổn hại khác –

Một cô gái nọ mơ thấy mình bị rắn cắn vào chân, máu tuôn chảy. Điều này cho thấy có một người đàn ông đã xâm chiếm cô ta, khiến cô gái mất đi trinh tiết. Nếu như cô gái này đã không còn trong trắng, giấc mơ cho thấy cô ta đã chịu những thương tổn khá
Mơ thấy bị rắn cắn: Bị xâm phạm giới tính hoặc chịu sự tổn hại khác –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy bị rắn cắn: Bị xâm phạm giới tính hoặc chịu sự tổn hại khác –

3 chòm sao vui nhất tháng 12, liên tiếp gặp chuyện mừng

Tiến vào tháng cuối cùng của năm, cùng điểm vận xem ai là chòm sao vui nhất tháng 12, liên tiếp gặp chuyện vui chuyện mừng nào!
3 chòm sao vui nhất tháng 12, liên tiếp gặp chuyện mừng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tiến vào tháng cuối cùng của năm, tất cả mọi người cùng tất bật chuẩn bị dồn sức hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Cùng điểm vận xem ai là chòm sao vui nhất tháng 12, liên tiếp gặp chuyện vui chuyện mừng nào!



3 chom sao vui nhat thang 12, lien tiep gap chuyen mung hinh anh 2
 

Hổ Cáp

  Chòm sao vui nhất tháng 12 không thể thiếu Hổ Cáp, cả sự nghiệp lẫn tình cảm đều có rất nhiều chuyện tốt. Năng lượng dồi dào, công việc hanh thông như ý, nghênh đón thành quả rõ rệt, thu hoạch không tồi. Núi cao còn có núi cao hơn, thành công còn có thành công hơn, Hổ Cáp cứ chuẩn bị sẵn sàng mà hưởng thụ đi.   Về tình cảm, nhân duyên với người khác phái tăng nhanh, là cơ hội trời ban để có gấu trong mùa đông này dành cho những Hổ Cáp vẫn còn độc thân. Bạn chỉ cần cởi mở hơn một chút, cơ hội đến đừng vội chối từ, vì biết đâu người đó là một nửa dành riêng cho bạn.  

Thiên Bình

 

Bước vào tháng cuối năm, Thiên Bình lập tức trở nên nhiệt tình và sôi nổi, sự nghiệp thậm chí có bước đột phá bất ngờ, hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc và sớm hơn quy định. Tinh thần làm việc của chòm sao vui nhất tháng 12 này chỉ tăng chứ không giảm nên được lãnh đạo khen ngợi, tuyên dương, cơ hội tăng lương thăng chức không còn xa nữa đâu.
3 chom sao vui nhat thang 12, lien tiep gap chuyen mung hinh anh 2
 
Tình cảm liên tiếp gặp chuyện mừng, trong quan hệ xã giao bình thường cũng gặp được nhân duyên như ý. Đúng là “vô tình cắm liễu, liễu lại xanh”, đỡ tốn biết bao nhiêu công sức, cũng chẳng nhọc công Thiên Bình tán tỉnh, cứ thuận theo tự nhiên mà thôi.  

Bạch Dương

  Chòm sao vui nhất tháng 12 Bạch Dương nhờ Diêm Vương tinh mang tới xung lực mà bớt chuyện thị phi, thêm chuyện đáng mừng. Bạch Dương rơi vào không khí bận rộn, cả ngày luôn chân luôn tay nên thu về không ít thành quả rực rỡ. Trong đó, thu nhập, tài lộc là tăng rõ rệt nhất.   Tình cảm, đào hoa cũng theo đó mà phát triển nhanh chóng, cuối năm có thể sẽ đạt được kết quả mĩ mãn. Bạn sẵn sàng để yêu một người, nhớ một đời chưa nào. Mối tình khắc cốt ghi tâm, người tình suốt đời khó phai sắp tìm đến Bạch Dương rồi đấy. Hãy nhớ, 10 điều nên nhớ khi yêu Bạch Dương bạn nhé!    Điểm danh 3 chòm sao biến cuộc sống chung thành thiên đường 12 chòm sao xử lý tình huống bị nhốt ngoài cửa Thái Vân
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 3 chòm sao vui nhất tháng 12, liên tiếp gặp chuyện mừng

Người có mệnh Cửu Tử Hữu Bật tinh thích hợp làm nghề gì? –

Cửu Tử tinh đại diện cho sự quang minh, trong sáng và tình cảm, nghề thích hợp là học giả, giáo viên, quân nhân, nhà tâm lý, người mẫu, quay phim, làm đẹp, truyền hình, điện tử, hoá học, xử lý nhiệt, kiểm định, kiểm soát, thám tử, phi hành gia, tôn g

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

iáo, nghệ thuật, ngoại giao, nhãn khoa, ngoại khoa, sản khoa…

co-giao-80810


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Người có mệnh Cửu Tử Hữu Bật tinh thích hợp làm nghề gì? –

Giải mã vận mệnh người tuổi Kỷ Hợi theo Lục Thập Hoa Giáp

Lục Thập Hoa Giáp của Kỷ Hợi là lợn hoang, cá tính nóng nảy nhưng có đức tính trung hậu, làm việc có đầu có cuối, học rộng biết nhiều.
Giải mã vận mệnh người tuổi Kỷ Hợi theo Lục Thập Hoa Giáp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lục Thập Hoa Giáp của  Kỷ Hợi là lợn hoang, cá tính nóng nảy nhưng có đức tính trung hậu, làm việc có đầu có cuối, học rộng biết nhiều.


► ## giúp bạn tra cứu lá số tử vi trọn đời chuẩn xác

Giai ma van menh nguoi tuoi Ky Hoi theo Luc Thap Hoa Giap hinh anh
 
Vận mệnh người tuổi Kỷ Hợi: Bình địa Mộc mới đầu mọc lá mầm, rồi phát triển thành cành, có công trợ giúp mưa móc, không ưa tuyết sương tích tụ. Đây là loài cây phát triển tươi tốt trên mặt đất. Mậu Tuất là nóc, Kỷ Tỵ là xà, thường hay đổi chỗ cho nhau, cần lấy Thổ làm nền móng. 
 
Kỷ Hợi Mộc tự sinh, chủ về mệnh anh tài tuấn tú hơn người, tuổi trẻ làm quan. Phải xem thời trụ để định cát hung, đắc thời được thanh quý, không đắc thời chủ gian khổ.
 
Thổ ưa Canh Ngọ, Tân Mùi Lộ bàng Thổ làm chính cách, lại gặp Tý Ngọ chủ phú quý. Mậu Dần, Kỷ Mão Thành đầu Thổ; Canh Tý, Tân Sửu Bích thượng Thổ; Bính Tuất, Đinh Hợi ốc thượng Thổ đều cát lợi. Mậu Thân, Kỷ Dậu Đại dịch Thổ, Bính Thìn, Đinh Tỵ Sa trung Thổ vô dụng. Nhật trụ và thời trụ gặp chúng, chủ về tai họa hoặc yểu thọ.
 
Kỷ Hợi là Mộc tự sinh, vốn đã tươi tốt, không kỵ Kim, chỉ hiềm Tân Hợi Thoa xuyến Kim, Tân Tỵ Bạch lạp Kim, Quý Dậu Kiếm phong Kim. Ưa Nhâm Dần, Quý Mão Kim bạc Kim, lại có Canh Ngọ, Tân Mùi Lộ bàng Thổ, tự tất được hưởng vinh hoa phú quý. Các Kim khác vô dụng. 
 
Lục Thập Hoa Giáp của Kỷ Hợi gặp Ất Mão Đại khê Thủy, Bính Ngọ, Đinh Mùi Thiên hà Thủy tất được hưởng vinh hoa phú quý. Nhâm Tuất, Quý Hợi Đại hải Thủy; Giáp Dần Đại khê Thủy nếu không có núi chủ về hung tai. Rất ưa Giáp Thân Tỉnh tuyền Thủy, Đinh Sửu Giản hạ Thủy.
 
Hỏa ưa Mậu Tý, Kỷ Sửu Tích lịch Hỏa; Mậu Ngọ, Kỷ Mùi Thiên thượng Hỏa. Bính Dần, Đinh Mão Lư trung Hỏa, gặp Mộc chủ về phúc, Giáp Thìn, Ất Tỵ Phúc đăng Hỏa, không có gió chủ về kiên cố. Các Hỏa khác không có Thủy chủ về điềm hung.
 
Không ưa Mậu Thìn, Kỷ Tỵ Đại lâm Mộc, vì có gió làm dao động, e yểu thọ. Nhâm Tý, Quý Sửu Tang đố Mộc chủ cát lợi. Nếu như có Mậu Tuất Bình địa Mộc, lại thêm Thổ trợ giúp tặt là mệnh xuất sắc hơn người.
 
Kỷ lộc tại Ngọ, các Địa chi của trụ khác gặp Ngọ là cát lợi.
 
Kỷ quý tại Thân, các Địa chi của trụ khác gặp Thân là cát lợi.
 
Hợi mã tại Tỵ, các Địa chi của trụ khác có Dần, mã bị hình, không nên kinh doanh. Các Địa chi của trụ khác có Tỵ, phạm Mã thần, rút cục bị phá bại.
 
Kỷ Hợi Không vong tại Tỵ, Thìn, các Địa chi của trụ khác kỵ phạm chúng.
 
Các trụ khác có Canh Dần, Tân Mão Tùng bách Mộc, chủ về sang quý, về già thành tựu.
 
Các Địa chi của trụ khác có Thân, cẩn thận đề phòng tai nạn giao thông. Nhưng vì có quý, nên có thể gặp hung hóa cát lợi.
 
Các Địa chi của trụ khác có Hợi, là người cố chấp bảo thủ, tầm nhìn nông cạn, vợ chồng duyên bạc, làm việc có đầu không có cuối.
 
Các Địa chi của trụ khác có Tỵ, con cái duyên bạc.
 
Nhật chi có Mùi, khắc bạn đời, trước khi kết hôn nên xem ngũ trụ của đối phương, không nên khinh nhẹ.
 
Thời chi có Mùi, nên hiến thân cho tôn giáo.
 
Người tuổi Kỷ Hợi mỗi khi gặp năm Hợi, Tỵ, trong nhà không yên. Nếu không thương hại đến bản thân cũng thương hại đến người nhà.
 
Kỷ Hợi chọn bạn đời không nên lấy người sinh năm Giáp, Ất. Nên chọn người sinh năm Nhâm, Quý.
Theo Tử vi toàn tập
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải mã vận mệnh người tuổi Kỷ Hợi theo Lục Thập Hoa Giáp

Các ngày “không phùng” tránh cưới, hỏi –

Tháng Giêng kỵ ngày Tý, Dần Tháng Hai kỵ ngày Dần, Mão Tháng Ba kỵ ngày Thìn, Tị Tháng Tư kỵ ngày Ngọ, Mùi Tháng Năm kỵ ngày Thân, Dậu Tháng Sáu kỵ ngày Tuất, Hợi Tháng Bảy kỵ ngày Dẩn Tháng Tám kỵ ngày Dậu, Dần Tháng Chín kỵ ngày Tị Tháng Mười kỵ n

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

cuoi1

  1. Tháng Giêng kỵ ngày Tý, Dần
  2. Tháng Hai kỵ ngày Dần, Mão
  3. Tháng Ba kỵ ngày Thìn, Tị
  4. Tháng Tư kỵ ngày Ngọ, Mùi
  5. Tháng Năm kỵ ngày Thân, Dậu
  6. Tháng Sáu kỵ ngày Tuất, Hợi
  7. Tháng Bảy kỵ ngày Dẩn
  8. Tháng Tám kỵ ngày Dậu, Dần
  9. Tháng Chín kỵ ngày Tị
  10. Tháng Mười kỵ ngày Ngọ
  11. Tháng Mười một kỵ ngày Thân, Dậu
  12. Tháng Chạp kỵ ngày Thìn, Tị


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các ngày “không phùng” tránh cưới, hỏi –

Hướng bếp hợp người sinh năm 1964 Giáp Thìn –

Hướng bếp hợp người sinh năm 1964: - Năm sinh dương lịch: 1964 - Năm sinh âm lịch: Giáp Thìn - Quẻ mệnh: Ly Hoả - Ngũ hành: Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to) - Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch - Hướng tốt: Bắc (Diên Niên); Đông (Sinh Khí

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hướng bếp hợp người sinh năm 1964:

20-xuhuong_1

– Năm sinh dương lịch: 1964

– Năm sinh âm lịch: Giáp Thìn

– Quẻ mệnh: Ly Hoả

– Ngũ hành: Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to)

– Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch

– Hướng tốt: Bắc (Diên Niên); Đông (Sinh Khí); Đông Nam (Thiên Y); Nam (Phục Vị);

– Hướng xấu: Tây Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông Bắc (Hoạ Hại); Tây Nam (Lục Sát); Tây (Ngũ Quỷ);


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng bếp hợp người sinh năm 1964 Giáp Thìn –

Lời Phật Dạy về đạo đức gia đình

Trong gia đình, quan hệ vợ chồng hay đạo đức gia đình là điểm xuất phát, làm cơ sở cho các mối quan hệ khác, vì thế nó rất quan trọng.
Lời Phật Dạy về đạo đức gia đình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Điểm qua tình hình của đời sống xã hội hiện nay, ngoài những việc chúng ta làm được, cũng không ít những điều đáng đau buồn. Ta thấy nhan nhản những tệ nạn xã hội được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ việc phát ngôn vô văn hóa, đến những hành vi trộm cướp, những vụ tai tiếng… chung quy là băng hoại lối sống và đạo đức. Khảo cứu những hiện tượng mất đạo đức trong xã hội, dù gián tiếp hay trực tiếp, người ta thấy có mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội, xem chừng chúng có mầm mống từ gia đình mà ra. Do vậy, phải bắt đầu nghiên cứu từ gia đình.

Gia đình đóng vai trò là tế bào của xã hội, nhưng bản thân nó lại giống như một xã hội thu nhỏ. Do vậy, quan hệ đạo đức trong gia đình là cái khởi đầu cho quan hệ đạo đức trong xã hội. Trong kinh Thi Ca La Việt (Sìgalovàda sùttra), Phật dạy bổn phận làm chồng có 5 điều đối với vợ và làm vợ cũng có 5 điều đối với chồng; bổn phận làm cha mẹ có 5 điều với con cái và con cái cũng có 5 điều với cha mẹ. Chẳng hạn:

“Vợ thờ chồng có năm việc:

  • Chồng đi đâu về phải đứng dậy nghênh tiếp;
  • Khi chồng đi khỏi phải lo mọi việc nấu nướng, quét dọn chờ chồng về
  • Không được có lòng dâm dục với người khác, chồng có trách mắng cũng không được có thái độ trách mắng lại
  • Hãy làm theo lời chồng răn dạy, có nhặt được vật gì cũng không được che giấu
  • Khi chồng ngủ nghỉ, phải lo sắp xếp xong rồi mới ngủ.

Chồng đối với vợ cũng có năm điều:

  • Đi đâu phải cho vợ biết
  • Việc ăn uống đúng giờ, cung cấp áo quần cho vợ
  • Phải cung cấp vàng bạc châu báu
  • Những vật ở trong nhà nhiều ít đều phải giao phó cho vợ
  • Không được ngoại tình, bằng cách nuôi dưỡng, hầu hạ, chuyển tài sản”.

Đây là mối quan hệ hai chiều sòng phẳng, nó khác hẳn với tư tưởng quan hệ một phía: Quân, Thần, Phụ, Tử và coi khinh phụ nữ (không có Mẫu) của Nho giáo. Ngẫm ra, người ta chỉ cần thực hiện đúng những lời dạy của Phật, thì thiết nghĩ gia đình trong thiên hạ hạnh phúc hơn rất nhiều.

Trong gia đình, quan hệ vợ chồng là điểm xuất phát, làm cơ sở cho các mối quan hệ khác, vì thế nó rất quan trọng. Thực tế không ít trường hợp gia đình hạnh phúc, hoặc bất hạnh và điều đó để lại di chứng cho thế hệ sau cũng xuất phát từ mối quan hệ này. Nhân tiện cần nói thêm, ngay những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hạnh thì những thiệt thòi của chúng đã ghi vào tâm khảm – những thiệt thòi ấy, những mặc cảm ấy thường có khi cả đời chúng cũng không thể xóa được và cũng không có gì để bù đắp được! Tác giả đã từng đi tìm hiểu về số phận của những con người hư hỏng… thì thấy rằng, phần lớn đều xuất phát từ những gia đình bất hạnh. Mọi người cũng biết rằng, tình yêu là mơ mộng, nhưng hôn nhân là trách nhiệm và đây thực sự là việc chiến lược của một đời người… Với tầm quan trọng như vậy, nên Phật có dạy về 4 loại sống chung:

“Đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ. Đê tiện nam sống chung với Thiên nữ. Thiên nam sống chung với đê tiện nữ. Thiên nam sống chung với Thiên nữ” (KinhTăng chi I)

Khi đưa ra 4 loại sống chung, Phật giảng cả một đoạn dài về vấn đề này, chủ yếu Ngài lấy Ngũ giới để làm tiêu chí cho chúng. Cuối cùng Ngài khẳng định một cuộc sống lý tưởng (Thiên nam sống chung với Thiên nữ) là cả hai người đều phải có đạo đức tốt và sống lương thiện.

Một điều đặt ra là, không phải ngay từ đầu người ta đã có phẩm chất của một Thiên nam hay Thiên nữ, mà cái này phải tu luyện, nhiều khi phải tu luyện gian khổ để trở thành lối sống và nếp sống. Như vậy, ngay trong một gia đình, tất cả mọi người chí ít cũng phải lấy Ngũ giới là tiêu chí để giữ mình. Chỉ đơn cử, không ít những trường hợp vì say rượu sinh ra những hậu quả không lường trước được như cha giết con, chồng hại vợ…, anh em chia lìa, kiện cáo lẫn nhau để rồi gia đình tan nát.

Phổ quát hơn, con người nói riêng (không phải là chúng sinh nói chung), phải biết chế ngự và đi đến từ bỏ tập khí sinh tử. Đó là tham, sân, si, nó bắt nguồn từ ái dục, cho nên ái dục là nguồn gốc của mọi đau khổ. Khái quát thì tất cả những hiện tượng gây rắc rối cho xã hội hiện nay, suy cho cùng nó từ cái tâm hữu ngã mà ra.

Từ quan hệ vợ chồng, chúng ta có thể mở rộng đến quan hệ ông bà và cháu chắt, đồng thời nếu giữ được các giới đó thì rõ ràng, ít ra cũng có thể gọi là một gia đình hạnh phúc. Tuy chưa có điều kiện thống kê, nhưng cũng phải thừa nhận rằng, những gia đình có đạo (bất kể là đạo nào), thường có nếp sống đạo đức, văn hóa tốt hơn, đồng thời những vụ ly hôn, đổ vỡ… (nếu có) cũng ít hơn gấp nhiều lần so với những gia đình không có đạo. Đây là một điều cũng đáng để chúng ta suy ngẫm, phải chăng Trần Tế Xương đã hơn một lần nhận xét: “nhà kia lỗi đạo…”.

Một điều thực tế cho thấy, hiện nay các gia đình Phật tử, ít nhiều người ta đã thực hiện có hiệu quả và thiết thực những điều Phật dạy về hạnh phúc gia đình.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lời Phật Dạy về đạo đức gia đình

Bùa ngải là gì?

Theo nhiều người thì bùa ngải chính là một quyền phép có sức mạnh về huyền bí và siêu nhiên, nhưng đây là một sức mạnh xấu, hay nói đúng hơn là một ma lực dẫn dắt người dùng ngải đi đến mục đích mà mình mong muốn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo nhiều người thì bùa ngải chính là một quyền phép có sức mạch về huyền bí và siêu nhiên, nhưng đây là một sức mạnh xấu, hay nói đúng hơn là một ma lực dẫn dắt người dùng ngải đi đến mục đích mà mình mong muốn.

Bùa ngải là gì?

Xem thêm: Bùa chú là gì? Cách phân loại bùa chú.

Thực chất, bùa ngải là một loại bùa được làm từ các loại ngải được trồng lâu năm, dùng  để kêu gọi các thế lực hắc ám làm theo mục đích của người đã tạo ra nó.

Ngải thuộc họ thực vật, thân thảo có củ. Củ ngải có nhiều loại, loại củ nhỏ bằng củ nghệ thì có ngải đen, ngải nàng thâm, ngải xoài; loại củ to bằng con heo đất như ngải tượng, ngải hổ. Một số giống ngải có thể giúp ích cho việc chữa bệnh của người đã được khoa học chứng minh.

Dân gian có câu: Người Nam giỏi về bùa ngải, người Trrung giỏi về thư phù ( bùa chú), người Bắc thì giỏi về độc trùng (nuôi trùng độc). Bởi vì người miền Nam chịu ảnh hưởng của những tư tưởng và văn hóa của người Cao Miên và Lào Thái Lan nên sự phát triển về ngãi nghệ từ đó mà ra. Còn người Trung chịu ảnh hưởng của triều đại Chăm Pa nên lại thình hành về phù thư, đối ếm (bùa chú), người Bắc thì chịu ảnh hưởng hiều của người Trung Hoa – một đất nước hay dùng hương mê, thuộc độc để ha đối thủ..

Thực chất bùa, ngải chỉ là một hình thức để triển khai huyền thuật. Huyền thuật có lịch sử hơn 8000 năm, bất cứ tôn giáo nào, dân tộc nào cũng có huyền thuật riêng. Về cơ bản thì có những dòng huyền thuật chính như Nam Tông (ở Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar,…) hoặc các dòng Tiên Đạo (Trung Quốc, Tây Tạng,…). Tường truyền răng khi luyện ngải, các thầy phải cho ngải ăn, tắm cho ngải, nuôi ngải bằng máu gà và máu của mình, đọc thần chú cho ngải nghe,… với đủ có thứ ly kì và huyền bí khác.

Bùa ngải là gì?

Hầu hết những loại ngải thường sinh trưởng và phát triển trong những vùng núi sâu thẳm, những nơi âm u, ánh nắng mặt trời không chiếu tới hay những nơi đầy âm khí ngút ngàn. Những loại ngải này thường có linh tính, là nơi các vong linh hay yêu ma quỷ quái ẩn náu.

Tóm lại, ngải cũng chỉ là một loại thảo mộc mà chính các nhà pháp sư được đặc biệt chọn lựa và gieo trồng, nuôi nấng trong phạm vi thần quyền, nói một cách đơn giản là họ dùng một dạng quyền phép bí thuật để truyền vào cây ngải hoặc củ ngải. Tùy theo năng lực của pháp sư và độ hiếm của giống ngải thì việc truyển khai quyền phép và giá trị của ngải sẽ tăng lên.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bùa ngải là gì?

Đặc tính của sao Hồng Loan và sao Thiên Hỷ

Tìm hiểu về đặc tính đặc trưng củ bộ sao Hồng Loan và Thiên Hỷ trong tử vi. Sao Hồng Loan thuộc âm thủy, sao Thiên Hỷ thuộc dương thủy.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đặc tính của sao Hồng Loan và sao Thiên Hỷ

Đặc tính của sao Hồng Loan và sao Thiên Hỷ

Tìm hiểu về đặc tính của sao Hồng Loan và Thiên Hỷ

Thuộc tính âm dương ngũ hành của sao Hồng Loan là âm thủy, sao Thiên Hỷ là dương thủy, cà hai đều chủ về chuyện mừng hôn nhân. Sao Hồng Loan chủ về xinh đẹp đáng yêu, thiên về chuyện mừng hôn nhân; sao Thiên Hỷ thủ cung thân, mệnh, dung mạo xinh đẹp, kết hôn sớm.

Sao Hồng Loan chủ về hướng nội, tính cả thẹn, thân thiết với mọi người; sao Thiên Hỷ bạo dạn, chủ động, hoạt bát hướng ngoại.

Sao Hồng Loan, sao Thiên Hỷ đóng tại cung thân, mệnh, chủ về thích làm việc trong những môi trường vui vẻ, mang tính thẩm mỹ, khá dễ theo nghề làm đẹp, trang điểm, dịch vụ cưới hỏi, tiệc mừng... và cũng có tài trong lãnh vực này.

Sao Hồng Loan, Thiên Hỷ, nếu thời trẻ gặp nó là "Hồng Loan động". Đại hạn, tiểu hạn lưu niên mà gặp nó thì có nhiều chuyện mừng có duyên nợ với người khác giới "Hồng Loan động" thì có thể bắt đầu một tình yêu, vào một cuộc tình, nhưng chưa hẳn là có kết quả, cần phải tham khảo cung mệnh, cung phu thê và cung phúc đức, nếu gặp các chính tinh miếu vượng cát lợi có thể mừng thành hôn. Trung niên gặp nó, chủ về sinh thêm con trai, hoặc có tình nhân, nếu gặp cát tinh thì cũng thăng quan tiến chức. Tuổi già mà gặp Hoàn, Hỷ, phần nhiều bất lợi, dễ chết vợ chết chồng, hoặc bệnh tai đổ máu. Hai sao Loan, Hỷ nếu nhập cung tật ách, lại gặp Kình Dương, Phá Quân, Thất Sát, chủ về có tai họa đổ máu do đao kiếm hoặc phẫu thuật.

Sao Hồng Loan, Thiên Hỷ đóng tại cung thân, mệnh hợp với nghề thiết kế; sau 50 tuổi cần chú ý chăm sóc vợ hoặc chồng. Đại hạn, tiểu hạn, lưu niên gặp Loan, Hỷ, cần phải chú ý chăm sóc bề ngoài, và cố gắng trong công việc, có thể có những ý tưởng hay.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặc tính của sao Hồng Loan và sao Thiên Hỷ

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd