Bắt tay vào xem mệnh, theo quy tắc thông thường của nhà mệnh lý học là đầu tiên xem can ngày vì rằng nó đại biểu cho một thiên can của bản thân, các địa chi của giờ, ngày, tháng, năm đều xoay quanh thiên can này để luận định cát, hung, nên, kỵ. Can ngày có sự khác nhau về được thời và không được thời, nếu can ngày gặp vượng, tướng của chi tháng thì là đắc tài, nếu gặp chi tháng ở hưu, tù, tử thì là không được thời.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Ví dụ Can ngày là Giáp Mộc, Mộc sinh vào xuân, Thuỷ có thể sinh Mộc cho nên chi tháng nếu gặp tháng xuân thì thuộc về vượng. Gặp về mùa Đông, coi là tướng đều thuộc gặp thời. Nếu như Can ngày Giáp Mộc không sinh vào tháng đông xuân, mà chỉ sinh vào tháng Mộc có thể sinh Hoả, Hoả sinh Mộc vào tháng hạ, tháng Mộc có thể khắc Thổ, Thổ vượng Mộc tù tức là vào tháng 3, 6, 9, 12, thậm chí sinh vào tháng thu Kim có thể khắc Mộc, Kim thịnh Mộc tử, đều thuộc vào không gặp thời. Gặp thời thì bản thân cường vượng, không gặp thời thì bản thân suy nhược, về mối quan hệ cua Ngũ hành với Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử của bốn mùa trong năm, ở trên đã nói kỹ rồi, cứ địa là hiểu. Ngoài ra, quan sát mối quan hệ Can ngày và Can tháng, còn có lợi cho việc nhận định cách cục Bát tự của một coi người. Sau khi xem mối quan hệ của Can ngày và Chi tháng, lại xem ô dưới Can ngày thuộc về Địa Chi nào, Địa Chi này đối với Can ngày mà nói, nó ở vào trạng thái nào trong 12 cung ký sinh, là Trường sinh, Mộc dục, Quan đái, Đế vượng hay là Suy, Bệnh, Tử, mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng? Ngoài ra không được quên xem Can Chi của Can chi giờ và trụ tháng ở bên phải trái sát ngay Can Chi của chi ngày, còn như Can Chi của trụ năm, những Âm Dương ngũ hành đại biểu cho những Can Chi này với Can Chi ngày của bản thân mà nói thì tình hình sinh khắc phù ức như thế nào.
Cách xem này, nói đúng ra trên cơ sở lấy Can ngày làm chủ, lấy Chi năm làm gốc, có thể biết được thịnh suy của cuộc đời. Lấy trụ tháng làm mầm giống, có thể biết được người thân khác của bố mẹ không, anh em có tốt hay không tốt, lấy trụ Nhật chủ làm bản thân, Chi ngày làm vợ, có thể biết vợ có hiền thục hay không, lấy trụ giờ làm hoa quả, có thể biết con cái có hưng vượng hay không.
Ở đây điều quan trọng là: chúng ta không thể nào được quên, căn cứ vào nhu cầu sinh khắc phù ức của Ngũ hành Can ngày lấy ra Dụng thần, sau đó lại xem Dụng thần này thích cái gì, kỵ cái gì. Có như vậy mối suy xét được toàn diện để luận đoán. Bây giờ đem cách xem Can, cách cục và Can Chi Hợp Hoá hình Xung trong mệnh phân tích cụ thể như sau:
1. Trước tiên xem xét Can ngày cường nhược
Can ngày có nhiều cách gọi tên, như gọi là chủ, mệnh chủ, thân chủ, nhật nguyên, nhật thần. Trong Bát tự của một con người, địa vị của Can ngày được cân nhắc nặng nhẹ rất kỵ vì Can ngày đại biểu cho bản thân con người. Vì vậy từ điểm này xuất phát, đầu tiên phải đoán định Can ngày của bản thân một người suy vượng cường nhược như thế nào, trở thành điều kiện đầu tiên của xem mệnh.
Phương pháp đoán định Can ngày của một người cường nhược chủ yếu có 3 điểm.
Thứ 1, xem can ngày ở tháng sinh có được lệnh hay không được lệnh. Ví dụ Can ngày Giáp, Ất gặp Chi tháng Dần, Mão, Bính, Đinh gặp Chi tháng Tỵ, Ngọ, Mậu, Kỷ gặp Chi tháng Tỵ, Ngọ, hoặc Thìn, Tuất, Sửu Mùi, Canh Tân gặp Chi tháng Thân, Dậu, Nhâm Quý gặp Chi tháng Hợi Tý, đều ở vào trạng thái được lệnh sinh vượng tốt nhất, cho nên Can ngày này cường ngược lại, Can ngày sinh trong nguyệt lệnh nếu như ở trạng thái hoặc Hưu, hoặc Tù, hoặc Tử, như vậy là nhược.
Thứ 2, Can ngày trong tứ trụ được trợ giúp nhiều hay ít. Ví dụ Can ngày thuộc Giáp, Ất, Mộc nếu trong tứ trụ được Thuỷ Mộc trợ giúp nhiều thì là vượng mà đắc thế, ngược lại Can ngày Giáp, Ất Mộc không được thuỷ Mộc trong tứ trụ trợ giúp, thậm chí gặp phải Kim chế Hoả tiết, thì là nhược mà không đắc thế.
Thứ 3, đem Can ngày bản thân đối chiếu với Chi tứ trụ nếu gặp Trường sinh, Mộc dục, Quan đái, Lâm quan (lộc), Đế vượng hoặc Mộ khố thì là đắc địa đắc khí, bản thân tự nhiên cường vượng, ngược lại là thất địa thất khí, cường vượng không vươn lên được. Ba cái đắc lệnh, đắc địa, đắc thế tập trung vào một người, Can ngày ở vào trạng thái cực nhược. Lại còn phân ra vượng, cường, trung, suy, nhược. Vượng là Can ngày ở vào trạng thái cực vượng, cường là Can ngày ở vào trạng thái tương đối cường, trung là Can ngày ở vào trạng thái trung hoà, suy là Can ngày ở vào trạng thái tương đối suy, nhược là Can ngày ở vào trạng thái cực nhược, về nguyên tắc phù ức vượng, cường, suy nhược của Can ngày, đại thể là cực vượng thì nên tiết, cường thì nên khắc, suy thì nên phù, nhược thì nên ức. Xem ví dụ dưới đây:
Mệnh có ngày sinh cực vượng:
Tháng thương cung Ất Mão Ất Mộc đế vượng Năm Tỷ kiên Giáp Dần lộc
Ngày Giáp Tý Quý Thuỷ Mộc dục
Giờ Giáp Tý Quý Thuỷ Mộc dục
Mệnh này được tạo nên, Can ngày Giáp Mộc sinh vào tháng Mão trọng xuân, ở trạng thái hưng phấn, cho nên đắc lệnh. Giáp Mộc trong tứ trụ, sinh ra nó có 2 Chi ngày và Chi giờ đều là Quý Thuỷ, coi là An thụ (Chính ấn), nó có Can năm, Can giò đều là Giáp Mộc đồng loại, coi là Tỉ kiên và Ất Mộc trong Chi tháng Mão coi là Kiếp tài, cho nên đắc thế.
Giáp Lộc đến Dần, Chi năm Dần là Lộc của Giáp, với Chi tháng Mão ở Giáp thì ở vào trạng thái thiếu Đế vượng nên lấy là đắc địa, mệnh Giáp Mộc này đắc lệnh, đắc thế, đắc địa, được 3 cái đắc nên Nhật chủ cực thịnh.
Mệnh của Nhật chủ tương đối vượng:
Mệnh của Nhật chủ cực nhược: Mệnh này được tạo nên, Can ngày Kỷ Thổ sinh vào tháng Tý tức mùa đông tuyệt địa, không đắc lệnh. Do Chi ngày Chi giờ là Tỵ Hoả, là quê Đế vượng của Can ngày Kỷ Thổ mà Chi năm Mậu Thổ lại là dưỡng địa của Kỷ Thổ cho nên đắc địa. Cộng vào Can Chi tứ trụ Tỉ Kiếp trùng trùng, có Ấn sinh phù cho nên đắc thế. Nhìn vào toàn cục của mệnh là đắc địa, đắc thế. Từ nhược chuyển cường, cho nên lấy Can tháng chính quan Giáp Mộc làm Dụng thần, đó là thân cường kham nhậm tài quan mà sách mệnh học nói.
Mệnh mà nhật chủ tương đối nhược: Mệnh này được tạo nên, Căn ngày Giáp Mộc sinh vào tháng Thân đầu thú Mộc tuyệt, cho nên không đắc thời lệnh Giáp Mộc trong tứ trụ, trụ tháng Canh Thân và Chỉ năm, Chỉ tháng Thân Kim đều là Thất sát khắc nó, còn Chi ngày Chi giờ Đinh Hoả lại ra sức tiết nó, thêm vào lại có Tỷ, Kiếp trợ giúp cho nên thất lệnh. Giáp Mộc trong địa Chi giờ, ngày, năm, tháng đều ở vào trạng thái Tử Tuyệt cho nên thất địa. Thất lệnh, thất thế, thất địa, cả ba đều mất sạch, cho nên là mệnh của Nhật chủ cực nhược.
Mệnh mà nhật chủ trung hoà:Năm Tháng Ngày Giờ Mệnh này được tạo nên, Nhật chủ Mậu Thổ, sinh vào tháng Thìn Quan đái, Thìn lại là Thổ và ngày sinh lại đúng vào thời tiết Thổ vượng trước Lập hạ 18 ngày, cho nên đắc lệnh. Nhưng Mậu Thổ tuy đắc lệnh, nhưng địa Chi Dần Mão Thìn sẽ thành Đông phương Mộc cục mà Can Chi năm Mậu Thổ ra thiếu Ấn, Tỷ trợ giúp, nên phải xem khắp toàn cục. Bị Mộc thế cường vượng chế ước, mệnh chủ ở vào thế nhược tương đối
Năm kiếp tài Giáp Dần đế vượng
Tháng thiên ấn Quý Dậu tuyệt
Ngày Ất Hợi tử
Giờ thương quan Bính Tý bệnh
Mệnh này được tạo nên nhật chủ Ất Mộc, sinh vào tháng Dậu giữa thu Mộc tuyệt, cho nên không đắc thời lệnh. Ất Mộc trong tứ trụ, được can tháng, chi ngày chi giờ và trụ năm Thuỷ Mộc trợ giúp nên là đắc thế. Ất Mộc tuy trong chi tháng chi ngày ở vào đất tuyệt, bệnh nhưng chi năm đế vượng đắc khí, cho nên trung hoà.
Tổng hợp lại thất thời, đắc thế, địa khí trung hoà, cho nên mệnh này nhật chủ trung hoà hoặc thiên về cường một chút. Nhìn chung về tình hình nhật chủ cường nhược. Trần Tố Am trong sách Cách xem nhật chủ đã nói lên chủ trương của mình:
“Sách cũ nói về cường nhược của nhật chủ hoặc chuyên chủ thích nhấn mạnh về cường nhược, nếu cường quá thì phải ức mạnh, nếu nhược quá thì phải phù nhiều, thuyết này là “có bài thuốc chữa bệnh là quý”, như vậy là thiên kiến. Hễ nhật chủ rất quý trung hoà, tự nhiên cát nhiều hung ít, chỉ có thể phải ức cường phù nhược thì còn gì tác dụng. Các tác dụng là như ngày Mộc cường thì dùng Kim khắc, dùng Hoả tiết, ngày Mộc nhược dùng thuỷ để sinh, dùng Mộc trợ giúp, nếu đắc Thổ mà sát thế của nó, cũng phải ức, mượn Thổ để bồi bổ gốc của nó, cho nên phải phù, rốt cục quy về trung hoà mà thôi. Sách cũ nói nhật chủ nam giới không hiềm can cường, nhưng cường quá cũng phải ức, nhật chủ nữ giới không hiềm can nhược, nhưng nhược quá cũng hỏng. Còn về chi của nhật chủ, tương đối thân thiết, nhưng cát thần toạ ở tài quan cũng cần được tứ trụ thấu xuất phù trợ, hung thần toạ thương kiếp, tứ trụ cũng phải phạt mà khử đi.
Xem cách cục trong mệnh.
Trong mệnh lý học tứ trụ, xem cách cục cũng là một khâu quan trọng không thể xem thường, tuy nhiên về khâu này lại có cách xem khác nhau, có nhà mệnh lý học cho rằng vứt bỏ cách cục đi cũng có thể xem được mệnh, nhưng trong phần lớn trường hợp, xem cách cục vẫn tốt hơn nhiều so với bỏ cách cục. Theo cách nói của sách đoán mệnh, có sự khác nhau giữa chính cách và biến cách, chính cách có chính quan, thất sát, chính tài, thiên tài, chính ấn, thiên ấn, thực thần, thương quan tất cả 8 loại, nếu bỏ đi chính thiên của hai cách tài, ấn vẫn còn 6 loại, còn như biến cách thì thiên biến vạn hoá, khó mà lần mò được.
Thế thì làm thế nào xem cách được cụ thể? Đầu tiên dùng nguyên tắc “chi tháng tàng can” để xem cách cục. Gọi là “chi tháng tàng can” có nghĩa là thiên can nào ẩn chứa trong địa chi của tháng (như đã trình bày ở phần mở đầu và các phần trên đây). Khi áp dụng nguyên tắc này, đầu tiên phải xem thiên can ẩn chứa trong chi tháng, nguyên khí của nó có thấu đến can tháng, can năm, can giờ không, nếu có ví dụ như can tháng Dần thấu (tàng) Giáp, can tháng Mão thấu Ất, can tháng Thìn thấu Dậu, can tháng Tỵ thấu Bính, can tháng Ngọ thấu Đinh, can tháng Mùi thấu Kỷ, can tháng Thân thấu Canh, can tháng Dậu thấy Tân, can tháng Tuất thấu Mậu, can tháng Hợi thấu Nhâm, can tháng Tý thấu Quý, can tháng Sửu thấu Kỷ, đều có thể căn cứ vào thiên can tìm ra này mà xem môi quan hệ sinh khắc của nó với thiên can nhật chủ, lấy làm cách cục. Nếu như Chi tháng thấu ra là chính tài thì là chính tài cách, nếu Chi tháng thấu ra là thiên tài thì thiên tài cách,Chi tháng thấu ra là chính quan thì là chính quan cách, Chi tháng thấu ra là thiên quan thì là thiên quan cách; Chi tháng thấu ra là ấn thụ thì là ấn thụ cách, Chi tháng thấu ra là thiên ấn thì là thiên ấn cách, Chi tháng thấu ra là thương quan thì là thương quan cách, Chi tháng thấu ra là thực thần thì là thực thần cách.
Ngoài ra trong chi những tháng Tý, mão, Dậu chỉ hàm chứa một thiên can nguyên khí, nếu như nguyên khí này không thấu ra ở năm, tháng, giờ, cũng có thể căn cứ mối quan hệ của chi tháng can ngày mà lấy làm cách cục. Thứ 3, nếu như thiên can của nguyên khí can ẩn chứa trong chi tháng không thấy ra ở năm, tháng, giờ, thế thì lại xem những thiên can khác ẩn chứa trong chi tháng có thấu ra không, ví dụ nguyên khí của chi tháng Dần là Giáp Mộc, nhưng nếu ở Giáp Mộc không có thiên can thấu ra mà Bính Hoả hoặc Mậu Thổ ẩn tàng trong đó có thấu ra thì cũng có thể căn cứ mỗi quan hệ giữa
Bính Hoả hoặc Mậu Thổ với thiên can trụ ngày mà lấy làm cách cục. Còn như nên lấy Bính Hoả hoặc lấy Mậu Thổ thì phải xem lực lượng của hai cái mạnh nhiều hay ít. Thứ 4, nếu như nguyên khí của chi tháng và một trong những ngũ hành ẩn tàng không thấu ra thiên can, thế thì phải căn cứ vào các can ẩn chứa trong chi tháng, so sánh sự cường nhược thịnh suy giữa chúng nó, chọn lấy một cái tương đối đắc lực hơn, sau đó lại căn cứ vào mối quan hệ giữa thiên can này với thiên can khác mới lấy làm cách cục. Ngoài ra, nếu mối quan hệ giữa can ẩn tàng trong chi tháng với trụ ngày thuộc về tỉ, kiếp, lộc, nhận thì thông thường không lấy làm cách cục chính thức mà phải đặc biệt lấy làm biến cách. Ví dụ ngày Giáp tháng Dần, ngày Ất tháng Mão, ngày Bính tháng Tỵ, ngày Đinh tháng Ngọ, ngày Mậu tháng Tỵ, ngày Kỷ tháng Ngọ, ngày Canh tháng Thân, ngày Tân tháng Dậu, ngày Nhâm tháng Hợi, ngày Quý tháng Tý, do Giáp Lộc ở Dần, Ât Lộc ở Tỵ, Đinh Lộc ở Ngọ, Mậu Lộc ở Tỵ, Kỷ Lộc ở Ngọ, Canh Lộc ở Thân, Tân Lộc ở Dậu, Nhâm Lộc ở Hợi, Quý Lộc ở Tý (xem nội dung các phần trên đây), cho nên có thể mở ra cách chính cách khác, lấy làm biến cách kiến lộc, biện pháp xem cách cục nói trên, không thể không lấy ví dụ để nói rõ, để hiểu được tận nguồn gốc.
Ví dụ: Mệnh chọn:
Năm Tân Sửu
Tháng chính cung Mậu Tuất, Mậu
Thổ, Tân Kim, Đinh Hỏa
Ngày Qúy Mùi
Giờ Nhâm Tý
Mệnh này sinh vào ngày Quý, chi tháng Tuất chứa Mậu Thổ, Tân Kim, Đinh Hoả, trong đó Mậu Thổ thấu ra can tháng, Tân Kim thấu ra can năm, do nguyên khí của Tuất là Mậu Thổ nên lấy Mậu Thổ để định cách cục. về Quý Thuỷ mà nói, Mậu Thổ khắc chính quan của nó, cho nên cách cục của mệnh này là chính quan cách.
Mệnh chọn:
Năm Kỷ Tỵ
Tháng Nhâm Thân, Canh Kim,
Nhâm Thuỷ, Mậu Thổ
Ngày Bính Thìn
Giờ Kỷ Sửu
Mệnh này sinh vào ngày Bính mà chi tháng Thân tàng chứa Canh Kim, Nhâm Thuỷ, Mậu Thổ, trong đó nguyên khí của Thân Canh Kim có thể thấu ra 3 trụ năm, tháng, giờ, mà chỉ có Nhâm Thuỷ thấu ra can tháng, cho nên căn cứ giữa Bính Hoả và Nhâm Thuỷ dương nọ khắc dương ta là Thiên quan, lấy cách cục là thiên quan cách.
Mệnh chọn:
Năm Giáp Thìn
Tháng Bính Tý chính quan
Ngày Bính Thân
Giờ Kỷ Hợi
Mệnh này sinh vào ngày Bính mà trong chi tháng Tý tàng chứa Quý Thuỷ, vì rằng 3 chi Tý, Mão, Dậu chỉ tàng có nguyên khí cho nên căn cứ điều 2 ở nguyên tắc lấy cách, theo mối quan hệ hình thành chính quan giữa Quý Thuỷ và Bính Hoả, nên lấy chính quan cách.
Mệnh chọn:
Năm Giáp Dần
Tháng Nhâm Thân, Canh Kim,
Nhâm Thuỷ, Mậu Thổ
Ngày Nhâm Thân
Giò Ất Tỵ
Mệnh này sinh vào ngày Nhâm mà trong chi tháng thân tàng chứa Canh Kim, Nhâm Thuỷ, Mậu Thổ, trong đó Nhâm Thuỷ tuy thấu ra can tháng nhưng do giữa can tháng và can ngày hình thành quan hệ Tỷ kiên, cho nên không lấy làm cách, lại thấy Canh Kim Mậu Thổ trong Thân, do Canh Kim thuộc nguyên khí của chi thân, sức mạnh rõ ràng vượt qua Mậu Thổ, cho nên lấy quan hệ thiên ân giữa Canh Kim và Nhâm Thuỷ, định cách cục là thiên ấn cách.
Trong mệnh còn có nhiều loại cách cục khác, chúng tôi sẽ có một thiên chuyên nói về vấn đề này.
2. Ba lần xem hình xung hợp hoá của Can Chỉ
Hình xung hợp hoá giữa thiên can và thiên can, địa chi và địa chi trong Bát Tự, có ảnh hưởng tới âm dương ngũ hành trong mệnh cục, cho nên các nhà mệnh lý học cũng rất coi trọng, cách xem đại thể là:
Hai Can tương hợp, quý Thổ đắc trung. Ví như Giáp Kỷ hợp Thổ địa Chi cả hai đều hưởng sinh vượng , đó là được trung mà không thiên. Nếu như Giáp quá mạnh, Kỷ quá nhu, như vậy một bên thái quá, một bên bất cập, sẽ không trung hoà. Dương đắc âm hợp, âm đắc dương hợp, sách đoán mệnh nói: thiên can hợp, dương đắc âm hợp, phúc đến chậm, âm đắc dương hợp, phúc đến nhanh, ví như dương ở Giáp đắc âm ở Kỷ hợp thành tài, âm ở Kỷ đắc dương ở Giáp hợp thành quan, tuy đều là phúc nhưng cái trước phúc chậm, cái sau phúc nhanh khác nhau. Lại có người cho rằng, trong mệnh hợp nhiều thì tính thích dầm lạc, cho nên nữ mệnh tối kỵ hợp nhiều, nhưng với Giáp Kỷ và Ất Canh hợp nhau, lại không kỵ với nữ mệnh.
Hai can tranh hợp, Ảm Dương thiên khố, nếu như gặp hai thiên can hợp với một thiên can, trong sách đoán mệnh gọi là âm dương thiên khô, ví như trong hai giáp hợp một kỷ, hoặc hai kỷ hợp một giáp khác nào chồng nhiều vợ ít, hoặc vợ nhiều chồng ít cũng vậy. Khó tránh bất đồng xung khắc cho nên không phải là chuyện tốt.
Can ngày hợp hoá, thông báo thừa vượng. Đây là nói can ngày hợp với thiên can năm, tháng, giờ, phải sinh vào ngày mà ngũ hành bản can sinh vượng, như vậy là vượng mà có gốc. Ví như Thân Kỷ hợp mà hoá Thổ, phải sinh vào tháng Thổ vượng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Ất Canh hợp mà hoá Kim, phải sinh vào tháng, Kim vượng Tỵ, Dậu, Sửu hoặc Thân, Bính Tân hợp mà hoá Thuỷ, phải sinh vào tháng Thuỷ vượng Thân, Tý, Thìn hoặc Hợi, Đinh Nhâm hợp mà hoá Mộc, phải sinh vào tháng Mộc vượng, Hợi, Mão, Mùi hoặc Dần, Mậu Quý hợp mà hoá Hoả, phải sinh vào tháng Hoả vượng Dần, Ngọ, Tuất hoặc Tỵ, nếu không thì không thể nói là hoá.
Gián cách càng xa, tuy hợp khó hoá. Thiên can hoá hợp, ngoài phải kết hợp tháng sinh ra, còn phải xem vị trí xa gần. Nếu can năm thuộc Ất, can giờ thuộc Canh, hai can gián cách xa, sức hợp đơn mỏng, thì cũng không hẳn là hoá.
Thiên Can tương hợp, có cát có hung. Sau khi thiên can hợp với nhau rồi, phần lớn bản thân hãy còn 6-7 phần lực lượng ví như Ất Canh hợp Kim, Kim tuy bị hợp nhưng tính chất bản thân vân còn tồn tại quá nửa. Thiên can sau khi tương hợp là cát hay là hung, phải căn cứ tình hình cụ thể mà định. Trong tình hình chung, hợp lại không phải là việc xấu nhưng một khi nếu hỉ thần hoặc dụng thần của can ngày bị hợp thì chủ hung thần loạn ý, tình hình không tốt nữa.
Địa Chi lục hợp phân biệt đối xử. Tức là nói, địa chi mà mệnh cục hỉ sau khi bị lục hợp mất thì phải giảm cát, địa chi phải kỵ sau khi bị hợp sẽ bị giảm hung. Ngoài ra địa chi hợp cục sẽ loại bỏ hình xung không cát. Tình hình cụ thê phải được phân tích cụ thể. Ví như mệnh cục thích Tý. Trong địa chi có Sửu hợp mà hoá Thổ sẽ giảm phần trăm cát, ngược lại mệnh cục kỵ Tý nhưng gặp Ngọ xung, lúc này nếu có Mùi đi hợp Ngọ, như vậy sẽ giải được tương xung giữa Tý Ngọ. Điều cần chú ý ở đây là, địa chi lục hợp phải gắn chặt với nhau,như chi ngày và chi tháng gắn chặt với nhau, chi ngày và chi giờ gắn chặt với nhau, nếu không sẽ đứng cách nhau, sẽ không hợp nữa, ngoài ra, địa chi tháng gắn chặt với nhau, chi ngày và chi giờ gắn chặt với nhau, nếu không sẽ đứng cách nhau, sẽ không hợp nữa. Ngoài ra, địa chi nếu là nhị Mão hợp nhất Tuất hoặc nhị Tuất hợp nhất Mão, nhị Dần hợp nhất Hợi, hoặc nhị Hợi hợp nhất Dần, được gọi là ghen ghét mà hợp.
Địa chi tam hợp, luận cát luận hung, ở địa chi Thân, Tý Thìn hợp Thuỷ, Hợi Mão, Mùi, hợp Mộc, Dần Ngọ Tuất hợp Hoả, Tỵ Dậu Sửu hợp Kim, trong cục tam hợp này nếu hợp cục đem hỷ đến cho mệnh là cát, đem kỵ đến là hung. Ví như mệnh cục hỷ Thuỷ mà trong địa chi xuất hiện Thân Tý Thìn tam hợp Thủy cục thì gọi là hung. Ngoài ra nếu địa chi xuất hiện Thân Tý hoặc Tý Thìn hợp Thuỷ, Hợi Mão hoặc Mão Mùi hợp Mộc, Dần Ngọ hoặc Ngọ Tuất hợp Hoả, Tý Dậu hoặc Dậu Sửu hợp Kim thông thường gọi đó là hợp cục, bán hợp cục lấy sát liền là hay. Nhưng dù cho tam hợp cục hay là bán hợp cục đều sợ phùng, tạo thành phá cục.
Địa Chi tam hội, xem hội cát hung. Ở địa chi Dần Mão Thìn hội đông phương Mộc, Tý Ngọ Mùi hội đông nam Hoả, Thân Mùi Tuất hội Tây phương Kim, Hợi Tý Sửu hội bắc phương Sửu, trong tam hội phương hướng cũng như địa chi tam hợp cục, nếu hội cục trong mệnh hỷ thì cát, mà kỵ thì hung, ví như mệnh cục hỉ Thuỷ, trong địa chi xuất hiện Hợi Tý Sửu hội thành bắc phương Thuỷ thì gọi là cát, ngược lại mệnh cục kỵ Thuỷ, trong địa chi lại chỉ xuất hiện Hợi Tý Sửu hội thành bắc phương Thuỷ, thế thì gọi là hung, về lực lượng, nếu uy lực của phương hướng địa chi tam hội lớn hơn tam hợp cục mà uy lực tam hợp cục lại lớn hơn lục hợp, vì vậy nếu trong tứ chi tam hợp cục hoặc tam hội phương hướng đồng thời xuất hiện, thông thường bỏ hợp lấy hội
Địa Chi lục xung, bản khí là trọng. Địa chi trong mệnh tương xung, lấy bản khí làm trọng, ví như Dần Thân tương xung bản khí của Dần là Giáp Mộc, bản khí của Thân là Canh Kim, cho nên hai cái đó tương xung, đầu tiên thể hiện ở Giáp Mộc và Canh Kim xung khắc, trong trường hợp thông thường vẫn là Thân Kim thắng mà Dần Mộc bại. Nhưng nếu như thời mệnh gặp Hoả vượng Kim suy, hoặc Thuỷ vượng Hoả suy, lại có thể tạo thành Dần Hoả thắng mà Thân Kim bại hoặc Thân Thuỷ thắng mà Dần Hoả bại. về cát hung nếu địa chi mà mệnh cục hỷ bị xung bại thì hung, địa chi mà mệnh cục kỵ bị xung bại thì cát. Điều cần bổ sung ở đây là, địa chi tương xung phải ở sát liền kề nhau mới coi là xung, nếu xa cách chỉ coi là giao động chút ít. Lục xung và tam hợp cục cùng xuất hiện, do lực lượng của tam hợp lớn hơn lục xung, cho nên lấy hợp cục. Nhưng nếu bán hợp cục có lúc phùng xung, cũng có thể giải bỏ hợp đi. Ví nhu giò Tỵ, ngày Hợi, tháng Dậu, năm Dậu mà địa chi tháng Dậu, giờ Tỵ, ngày Hợi, tháng Dậu, năm Dậu mà địa chi tháng Dậu, giò Tỵ bán hợp nhưng chi ngày Hợi và chi giò Tỵ tương xung thì giải bỏ bán hợp cũng chi tháng Dậu và chi giờ Tỵ.
Địa Chi Hình Hại, động giao chút ít. Địa chi Tý hình Mão, Mão hình Tý vốn là Thuỷ Mộc tương sinh, Tỵ hình Thân, Tỵ Thân vốn hợp, Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, đều là Thổ đồng loại, còn như Thân hình Dần, Mùi hình Sửu, không phải là tương xung mà thôi. Cũng vậy, địa chi tương hại cũng giống như địa chi tương hình, ảnh hưởng không lớn, chỉ là động giao chút ít mà thôi.
Hình xung hoá hợp của can chi nói trên, sách Trích thiên thuỷ còn có cách nói: chi dương động và cường, lành dữ hiện lên nhanh, chi âm tĩnh và chuyên, lành dữ phải qua năm. Trong 12 địa chi thì Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ là dương, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là âm nhưng phần lớn các nhà tinh mệnh học lại lấy Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là dương, lấy Sửu Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi là âm. Do chi dương tính động mà cường, cho nên nghiệm số cát hung thường hiện nhanh, chi âm tính tình mà nhược nên hoạ phúc thường đến chậm, ngoài ra, Trích thiên Thuỷ còn nói: “sinh phương sợ động khố nên khai, bại địa phùng xung cần tính kỹ”. Dần, Thân, Tỵ, Hợi, là sinh phương. Bảo rằng sinh phương sợ động là vì, nếu có xung động, dễ dẫn tới kết cục lưỡng bại đều bị thương, như Dần, Thân phùng xung, Canh Kim trong Thân tuy khắc Giáp Mộc trong Dần nhưng Bính Hoả trong Dần không hẳn khắc được Canh Kim trong Thân, Nhâm Thuỷ trong Thân tuy khắc Bính Hoả trong Dần nhưng Mậu Thổ trong Dần không hẳn khắc được Nhâm Thuỷ trong Thân. Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là “tứ khố”, thông thường trong khố chứa đựng Ấn thụ tài quan của ngày, nên xung thì khai, nhưng vẫn phải xem tình hình cụ thể, không thể nói chung chung, Tý, Ngọ, Mão, Dậu là địa chi của “Tứ bại” do khí nó tàng chứa chuyên mà không tạp, cho nên nếu phùng xung, phải tính kỹ nên hoặc không nên, không được câu nệ.
Do tình hình “tứ sinh” “tứ khổ” “tứ bại” phùng xung, Nhậm Thiết Tiểu trong trích thiên tuỷ đã nêu ví dụ nói:
Ví dụ: sinh phương phùng xung
Năm Quý Tỵ Tháng Quý Hợi
Ngày Giáp Thân Giờ Nhâm Thân
Đại vận Nhâm Tuất
Tân Dậu Canh Thân
Kỷ Mùi Mậu Ngọ Đinh Tỵ
Giáp Mộc can ngày sinh vào đầu mùa đông tháng Hợi, Mộc lạnh thích Hoả nhưng tứ trụ Nhâm Quý Thuỷ tràn, không có Thổ chế ước, Nhâm Thuỷ trong Hợi lại xung Bính Hoả trong Tỵ là tai hoạ, xem ra tựa hồ không đẹp. Nhưng hay ở chỗ Dần Hợi hợp Mộc khiến cho Kỷ Hoả ở tuyệt địa phùng sinh mà được hung phát. Kết hợp hành vận, tuổi trẻ vận nhập Tây Phương Kim địa, sinh Thuỷ chế Thuỷ, cho phong sương đầy tràn, lâu chảy không ngừng, sau tuổi 40 vận lâm nam phương Hoả Thổ, trợ giúp dụng thần, bỏ ấn lấy tài, cho nên nguồn tài sung mãn, lấy thiếp sinh con, qua đó thì thấy, ấn tuy tác dụng phùng tài. Gây hoạ không nhỏ: không dùng tài đến, phát lúc lớn nhất.
Ví dụ: sinh phương phùng xung
Năm Giáp Dần Tháng Nhâm Thân
Ngày Quý Tỵ Giờ Quý Hợi
Đại vận Quý Dậu
Giáp Tuất Ất Hợi Bính Tý
Đinh Sửu Mậu Dần Kỷ Mão
Canh Thìn
Nước mùa thu thêm nguồn, Thân Kim đương lệnh, Thuỷ trọng Mộc tù phùng xung, không đủ để dùng, Hoả tuy hưu mà ở sát chi ngày, khí dư của thu chưa tắt, dụng thần phải ở Tỵ Hoả, xấu ở Tỵ, Hợi Tỷ hàng xóm phùng xung, các kiếp phân tranh, cho nên đây khắc tam thê, không con, vận lại đi đến bắc phương Thuỷ địa, dẫn tới phá hao khác thường. Đến Mậu Dần, Kỷ Mão vận chuyển đông phương, thích dụng hợp nên, đã được no ấn. Canh vận chế thương sinh kiếp, lại gặp năm Dậu, Hỉ, dụng hai thương, không lộc.
Ví dụ: đại bại phùng xung
Năm thương. Tân Mão. quan
Tháng Ấn. Đinh Dậu. thương
Ngày Mậu Tý. tài
Giờ tỉ. Mậu Ngọ. ấn. kiếp
Đại vận Bính Thân
Ất Mùi Giáp Ngọ Quý Tỵ
Nhâm Thìn Tân Mão
Ở thương quan dụng ấn “này”, hỉ thần tức quan tinh, không như dân gian thường nói “Thổ Kim thương quan kỵ quan khẩn”. Chi tháng Dậu trong cục xung chi năm Mão, dẫn tới ấn tinh Đinh Hoả ở tháng mất đi thần sinh trợ, chi ngày Tý xung chi giờ Ngọ làm cho Đinh Hoả trong Ngọ, khó được hưởng cái của thương quan cho. Từ đó có thể biết, do địa chi Kim vượng Thuỷ sinh, Mộc Hoả xung khắc đến hết, cho nên thiên can Hoả Thổ hư thoát, không có rễ để cắm, quan sát cả đời mệnh chủ, học hành không đến nơi, kinh doanh trục trặc, lại thiên can trung vận, Kim Thuỷ nhất khí, không tránh khỏi có chí mà khó triển khai. Tuy nhiên tốt ở Thuỷ không thấu can, là người nho nhã phong lưu, giỏi về thư pháp nhưng không hề làm cho mệnh chủ nhờ đó mà thoát khỏi tù túng. Từ đó có thể thấy, hễ thương quan đeo ấn, hỉ thần dụng thần ở Mộc Hoả, thông thường đều kỵ gặp Kim Thuỷ.
Ví dụ: Địa Chi toàn là tứ khố
Năm Tân Mùi Tháng Tân Sửu
Ngày Mậu Thìn Giờ Nhân Tuất
Đại vận Canh Tý
Kỷ Hợi Bính Thân
Mậu Tuất Đinh Dậu Ất Mùi
Mệnh này đẹp, không phải ở các chi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, đề tứ khố mà là Tân Kim nguyên thần thấu xuất trong chi tháng Mùi, thương quan Thổ tú, tiết ra tinh anh của cường Thổ, cộng thêm Mộc Hoả của tứ trụ, ẩn mà không thấy, cho nên mệnh cục thuần thanh không hỗn tạp. kết hợp hành vận, đến Dậu vận giò Tân Kim đắc địa học thi đỗ cao, sau đó vận đi về nam Phương, Mộc Hoả cùng vượng, dụng thần Tân Kim bị làm tổn hại, cho nên không tiến lên phát tích được.
Ví dụ địa chi toàn tứ khố
Năm Mậu Thìn Tháng Nhâm Tuất
Ngày Tân Mùi Giờ Kỷ Sửu
Mệnh này được tạo nên bởi Tân Kim nhật nguyên, toàn cục ẩn thụ, Nhâm Thuỷ thương tận, không đủ để dùng. Nếu thấy Ất Mộc tàng chứa ở chị Mùi, chị Thìn để dùng, chỉ đợi vận đến dẫn đi là có thể phá ấn nhưng hai khố Sửu Tuất song song xung phá khố Mùi khố Thìn, chém phạt Ất Mộc, cuối cùng dẫn tới khắc thê không còn, từ đó mà bàn, cách nói tứ khố phải xung khai, mấu chốt toàn ở thiên cần điều chỉnh mà được nên, càng cần dụng thần có lực, sau đó tuế vận phụ giúp mới có thể sống được bình yên, vận may đi thăng, nếu không sẽ không tốt.
Nguồn: Quang Tuệ
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)