Hai mươi tám vì tinh tú và cách lý giải nguồn gốc của chúng theo quan niệm xưa
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Nhị thập bát tú là 28 ngôi sao có thật trên bầu trời. Các nhà Thiên văn học đã phát hiện, quan sát, ghi chép về nó từ rất lâu, như vậy các sao này luân phiên theo chu kỳ, chi phối ảnh hưởng đến Trái đất, chứ không phải là những chuyện viển vông hoang đường, ảo tưởng.
Hai mươi tám sao này phân thành bốn chòm sao.
Thanh long (thuộc phương Đông): Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ
Bạch hổ (thuộc phương Tây): Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm
Chu tước (thuộc phương Nam): Tinh, Quỷ, Liễu, Tỉnh, Trương, Dực, Chẩn
Huyền Vũ (thuộc phương Bắc): Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích
Người Trung Quốc lý giải nguồn gốc của nhị thập bát tú bằng một câu chuyện rất ly kì hấp dẫn. Vào thời Thượng cổ, vua Trụ nhà Ân hoang dâm tàn bạo khiến triều chính thối nát, kỷ cương nghiêng đổ, khắp thiên hạ như vạc dầu sôi. Vũ vương nhà Chu dấy quân nhân nghĩa, trừng phạt kẻ có tội. Đúng lúc này, trên tiên giới diễn ra một cuộc đàm luận, gồm có hai nội dung, thứ nhất trong số các tiên có nhiều người chưa đủ đức hạnh, và tu luyện chưa đạt cảnh giới thượng thừa. Thứ hai, trời đất tam giới khi ấy còn thiếu các thần linh để cai quản các công việc. Chính vì lẽ đó, mấy vị đứng đầu trong chư tiên họp bàn, muốn nhân cuộc biến loạn này, giáng một số vị tiên xuống làm thần linh cai quản trong các lĩnh vực. Mấy vị đứng đầu thượng giới gồm có, Thái thượng Lão quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn (hai ông này đứng đầu Xiển giáo, tôn chỉ trong tu hành là chọn người có đức hạnh, cốt cách đặc biệt mới thu nhận làm đệ tử và truyền dậy), Thông Thiên Giáo Chủ, đứng đầu Triệt giáo (Phương châm của Triệt giáo là vạn vật chúng sinh đều bình đẳng, ông không phân biệt giữa người với người, hay vạn vật, chỉ cần có nhu cầu được học đạo thì ông sẽ dậy, học trò của ông rất đông, có nhiều người xuất thân từ động vật). Chính vì hay chủ trương đường lối của mấy vị lãnh đạo tiên giới đó đã dẫn đển mâu thuẫn về sao. Ba vị tổ sư này nghị luận và lập ra bảng phong thần, trong cuộc chiến Thương – Chu chiến tướng nào chết, mà có tên trong bảng phong thần thì sẽ về cai trị, thực hiện nhiệm vụ của thần đó. Trong số các thần này thì học trò Triệt giáo chiếm số lượng đông nhất. (nguyên nhân vì học trò của ông đông về số lượng, nhưng về chất lượng thì chưa thật sự đảm bảo).
Thông Thiên Giáo chủ lúc đầu đồng ý, chỉ định khoanh tay đứng nhìn, vô vi tu đạo, nhưng không ngờ, trong số đệ tử của ông xúi giục ông, khiến ông cũng nhảy vào cuộc chiến. Thái thượng Lão quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn, và toàn bộ học trò Xiển giáo giúp đỡ bên nhà Chu, vì số trời của nhà Thương đã tận, và nhà Chu sẽ kế tiếp vai trò sứ mệnh của nhà Thương. Thông Thiên Giáo Chủ và toàn bộ học trò Triệt giáo giúp bên nhà Thương, vì cho rằng bên Xiển giáo phân biệt đối xử và khinh rẻ giáo phải của mình.
Thông Thiên Giáo Chủ lập ra trận Tru Tiên, nhằm cản bước Khương Tử Nha và Vũ Vương trên con đường tiến vào kinh đô Triều Ca để hỏi tội Trụ vương. Trận Tru tiên được xây dựng bằng bốn thanh gươm phép Tru tiên, Lục tiên, Hãm tiên, Tuyệt tiên, thần tiên mà chưa có pháp lực cao cường rơi vào đều không toan mạng. Trong trận Tru Tiên này, phe Xiển giáo thắng thế, tịch thu bốn thanh gươm phép này làm chiến lợi phẩm.
Thông Thiên Giáo chủ chưa chịu dừng lại, ông không trở về Bích Du cung mà tiếp tục lập trận khác thách thức quân Chu và Xiển giáo. Trận này là trận Vạn Tiên, có quy mô và mức độ khó hơn nhiều. Với sự giúp đỡ của hai vị giáo chủ Tây phương là Chuẩn Đề và Tiếp Dẫn, phe Xiển giáo và Khương Tử Nha lại một lần nữa phá xong trận này. Đáng lưu ý hơn, trong trận này, mấy vị Kim tiên trong Xiển giáo, quăng mấy thanh gươm phép lên trên trời, và đọc thần chú. Những thanh gươm này bay lung tung, loạn xạ, gặp phe đối phương là giết hại. Những vị đạo sĩ, học trò trong Triệt giáo hầu hết là các loài vật tu luyện thành, cho nên sau khi chết hiện nguyên hình là các giống vật đó. Nhị thập bát tú là những học trò trong Triệt giáo thiệt mạng trong trận này, vốn họ đã có tên sẵn trong bảng Phong thần, chỉ đợi lúc lâm nạn thì hồn phách trở về cai quan địa vị của mình được giao phó.
Vì vậy, các ngôi sao trong nhị thập bát tú đều mang hình của một con vật, và tên người.
Giác mộc giao, con giao long, Bá Lâm
Cang kim long, con rồng, Lý Đạo Thông
Đê lạc thổ, tướng tinh con Lạc đà, Cao Bính
Phòng nhật thố, tướng tinh con Thỏ, Dao Công Bá
Tâm nguyệt hồ, tướng tinh con Chồn, Tô Nguyên
Vĩ hỏa hổ, con hổ, Châu Chiêu
Cơ thủy báo, con báo, Dương Chân
Đẩu mộc giải, con cua, Dương Tín
Ngưu kim ngưu, con trâu, Lý Hoằng
Nữ thổ bức, con dơi, Trịnh Nguyên
Hư nhật thử, con chuột, Châu Bảo
Nguy nguyệt yến, con chim én, Hầu Thái Ất
Thất trư hỏa, con lợn, Cao Chấn
Bích du thủy, con rái cá, Phương Tiết Thanh
Khuê mộc lang, con chó sói, Lý Hùng
Lâu kim cẩu, con chó, Trương Hùng
Vị thổ trĩ, con chim trĩ, Tống Canh
Mão nhật kê, con gà, Huỳnh Thương
Tất nguyệt ô, con quạ, Kim Thằng Dương
Chủy hỏa hầu, con khỉ, Phường Tuấn
Sâm thủy viên, con vượn, Tôn Tường
Tỉnh mộc can, con dê trừu, Thẩm Canh
Quỷ kim dương, Triệu Bạch Cao
Liễu thổ chương, con gấu ngựa, Ngô Khôn
Tinh nhật mã, con ngựa, Lữ Năng
Trương nguyệt lộc, con nai, Tiết Dụng
Dực hỏa xà, con rắn, Vương Giáo
Chẩn thủy dẫn, con giun, Hồ Đạo Nguyên.
Hai ngôi nhị thập bát tú trong phim Tây du ký
Nhị thập bát tú, luôn phiên trực chiếu và tác động đến trái đất, nên nó ảnh hưởng tới các hiện tượng thiên văn, địa lý, người xưa dựa vào đó để đoán định việc mưa gió thiên tai, phục vụ cho cuộc sống và trong sản xuất nông nghiệp. Đoán các việc thịnh suy, hưng vượng của chế độ, thời đại, chính quyền…
Không những thế, hai mươi tám sao này còn được vận dụng trong việc lựa chọn các ngày tốt, ngày xấu, phù hợp với nội dung và mục tiêu công việc của mỗi cá nhân. Xưa Gia Cát Lượng lập Thất Tinh đàn để cầu gió Đông Nam, giúp Chu Du thắng trận Xích Bích. Đến khi bệnh nặng ông lập đàn tế sao cầu xin thêm tuổi thọ, nhưng việc này không thành.
Theo tiểu thuyết Phong thần thì ngoài 28 sao này, còn có nhiều các sao khác trong Tử vi đẩu số, như Khương Tử Nha cai quản sao Thiên cơ, thần của mưu trí, Khương hoàng hậu cai quản sao Thiên Phủ, chủ về tài sản, của cải, sao Tham lang do Đát Kỷ cai quản, là thần của tài hoa nghệ thuật, cầm kỳ thi họa, và dục vọng, tình ái… Các bậc trung thần nghĩa sỹ, trong thời loạn lạc khi mất đi được phong làm thần, các vị tiên chưa đủ đạo hạnh, pháp lực cũng tử trận trong cuộc chiến Chu – Thương mà giáng xuống làm thần. Cát thần luôn ban phước lành, của cải, sự may mắn và tuổi thọ. Hung thần trừng trị kẻ gian ác, gây nhiều tội ác. Tuy rằng cuộc chiến Chu – Thương, phe Triệt giáo tổn thất nặng nề, đệ tử bị tử nạn rất nhiều, nhưng so với tiên giới và vũ trụ, sự đóng góp của họ không phải nhỏ.
Đọc Phong thần, tìm hiểu về nhị thập bát tú, ta sẽ thấy được hai mặt âm dương sáng tốt rất rõ rệt, hai mặt này luôn cân bằng hài hòa, nếu bên nào mạnh hơn tất sẽ diễn ra một cuộc biến động, xáo trộn, thay đổi. Triết học Mác – Lê Nin quy nó về vấn đề mâu thuẫn, mặt đối lập, cặp phạm trù... Và trong quá trình phát triển song song, khi mâu thuẫn không thể dung hòa, cân bằng được, tất diễn ra cách mạng.
Ứng dụng của hai mươi tám sao trong thời kỳ hiện nay là dùng để chọn ngày tốt xấu rất là hữu ích và quan trọng.
Phong thủy số
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Thanh Vân (##)