Việc chọn các con vật làm biểu tượng đứng đầu mỗi năm - tức là 12 con giáp - phải chăng là một sự ngẫu hứng, tuỳ tiện hay là nó tuân theo một quy luật nhất định nào đó ?
Trước hết, ta phải thừa nhận dân tộc nào cũng có quan niệm, cũng có cảm thức về thời gian, nhưng không phải nước nào cũng làm được lịch, cũng có chuẩn mực về lịch. Lịch Pháp gắn liền với thiên văn, với chiêm tinh học, là sản phẩm quan trọng mà các nền văn minh tối cổ như Trung Hoa, Ai Cập, Babilon, Hy Lạp đạt được. Có thể nói rằng chính vẻ đẹp hùng vĩ của bầu trời ban đêm góp phần quan trọng cho tư thế của con người mãi mãi đứng thẳng, giúp con người hoàn thiện dần để trở thành Con Người viết hoa. Ngưỡng mộ vẻ đẹp của bầu trời sao còn thúc đẩy con người vươn tới khát vọng chinh phục vũ trụ, một khát vọng mang tính chất định mệnh của nhân loại. Về điều này, các huyền thoại xưa về Ica, về chiếc thảm bay, về Hậu Nghệ xạ nhật, Nữ Oa vá trời, Phù đổng thiên vương về trời sau khi dẹp xong giặc ngoại xâm, Chử Ðồng Tử và Tiên Dung trở về thượng giới. Thật vô cùng đẹp đẽ và mang tinh thần nhân văn. Mười hai con giáp, về nhiều mặt cũng mang vẻ đẹp đó.
Thứ hai, nước ta không có lịch (Sau này các triều đại ta có làm lịch khác với lịch Trung Quốc, nhưng vẫn từ cách nhìn chung. Tuy nhiên, vấn đề này còn để ngỏ để chờ nghiên cứu thêm các tài liệu thời cổ sử). Âm lịch mà chúng ta sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được hoàn thiện, bổ sung bởi thực tiễn kinh nghiệm sản xuất,kinh nghiệm thiên văn của dân tộc ta. Nói chung việc giao thoa văn hoá giữa các nền văn minh bao giờ cũng xảy ra với những thành tựu về nhiều lãnh vực. Dân tộc này vay mượn của dân tộc khác những sản phẩm hoàn thiện hơn, mang tính thực tiễn cao hơn. Nhấn mạnh điều này để thấy rằng muốn hiểu được mười hai con giáp thì phải trở về với cội nguồn Trung Hoa của nó, trở về với triết học Trung Hoa cổ xưa, đặc biệt là thuyết Âm Dương Ngũ Hành.
Thứ ba, các cách gọi, cách định danh ngoài ý nghĩa biểu tượng cụ thể, chúng còn mang sức mạnh khái quát rất lớn. Chúng trở thành các "ký hiệu thông tinh" để chứa các nội dung thông tin theo một cách mã hoá thông tin nào đó, vì thế, giải thích việc mười hai con giáp không tách rời việc giải mã này.
o0o
Âm Dương Ngũ Hành gắn liền với tư duy Dịch lý là nền tảng để xây dựng các quan điểm trong đó có thiên văn. Người xưa xuất phát từ quan sát thực tiễn để định dạng sự vật :
Âm là thái âm tức là Mặt trăng
Dương là Thái dương tức là Mặt trời
Ngũ hành là Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ
Là năm hành tinh mà người cổ đại sớm nhận biết được cuả hệ mặt trời. Bên cạnh đó, quan niệm Trời = cha, Ðất= mẹ và quan niệm về một vũ trụ hài hoà cũng đóng vai trò quan trọng đối với người xưa. Và như vậy Trời = thiên là dương, Ðất = địa là âm, thượng giới và hạ giới được phân định, trật tự của vũ trụ được xác lập và trật tự xã hội cũng theo đó được hình thành. Trong xã hội có quan hệ vua - tôi, quân tử - tiện dân, có nội trị - ngoại giao, trong - ngoài, trên - dưới, trước - sau, phải - trái, đúng - sai, thật- giả. Tất cả đều được quy tụ vào phạm trù âm dương, được quy vào các phẩm chất ngũ hành. Tuy nhiên, sự phân chia âm - dương không phải thùân tuý máy móc mà nó xuất phát từ nguyên lý của dịch học: "Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ lượng, tứ lượng sinh bát quái". Nghĩa là trong sự xếp đặt đó đã bao hàm một sự vận động biện chứng, đặc biệt là quan niệm trong "âm có dương, trong dương có âm " trở thành nguyên tắc cấu trúc sự vật. Do đó, khát vọng về một cuộc sống hiền hòa, một xã hội ổn định, một trạng thái cân bằng là giấc mộng đẹp và là đích hướng tới, của người xưa. Vậy thì quan niệm âm dương ngũ hành có liên quan gì đến mười hai con giáp.
Theo sự phân tích của người xưa, mưòi hai con vật được tuyển chọn, bao gồm cả vật nuôi lẫn thú vật hoang dã, vừa có thật vừa tưởng tượng, đều đáp ứng nguyên tắc âm dương, chẵn lẽ. Ở đây cũng cần nói thêm về dương cơ, âm ngẫu, cơ là số lẽ, ngẫu là số chẵn. Các con vật được chọn đều có phẩm chất chẵn lẽ mang đặc trưng loài của chúng, thể hịên qua số ngón chân của chúng. Cụ thể là :
Tý = con chuột = 5 ngón = lẻ = dương.
Sửu = con trâu (trong thiên văn Trung Quốc nghĩa là ngưu = con bò ) = 2 ngón = chẵn = âm
Ngọ = con ngựa = một ngón = lẻ = dương
Mùi = con dê = hai ngón = chẵn = âm
Thân = con khỉ = năm ngón = lẻ = dương
Dậu = con gà = bốn ngón = chẵn = âm
Tuất = con chó = năm ngón = lẻ = dương
Hợi = con lợn = bốn ngón = chẵn = âm
Như vậy, số ngón tối đa là 5, tối thiểu là 1, còn lại là 2 và 4. Tuyệt nhiên không có số 3.
Số 3 được đưa vào hệ tam tài : Thiên - Ðịa - Nhân, hệ tọa độ quan trọng mà người xưa xác nhập được nhằm khẳng định vai trò của nó trong vũ trụ. Con người luôn có ý thức dùng kích thước vũ trụ để đo bản thân. Vì thế, người Hy Lạp cổ mới mãn nguyện về việc "con người sánh tựa thần linh", và họ sáng tạo ra thế giới điêu khắc có một không hai để ca ngợi vẻ đẹp này. Con người không hề ích kỷ khi cố gắng hoàn thiện bức tranh vũ trụ. Họ đưa các con vật thực vừa huyền thoại tạo ra sự đúng lúc cho thế giới nhân quần, nhưng đồng thời đó cũng là những con vật mà họ thuần hoá hoặc những con vật họ thường gặp và thường gây những nguy hiểm cho họ.
Như vậy, tiêu chuẩn số chẵn lẻ của ngón chân đã gíup các loài vật được chọn làm 12 con giáp. Nhưng số ngón chẵn lẻ cũng như cái tên chuột, mèo, rồng, rắn của chúng chưa đủ để đưa chúng vào vũ trụ. Con người lại phải gán cho chúng các phương vị :
Tý = Bắc Ngọ = Nam
Mão = Ðông Dậu = Tây
Và hàng đêm khi quan sát sao Bắc Ðẩu, người ta thấy cái đuôi của nó cứ quay đều đặn trên tinh cầu theo một vòng tròn, duy có điều nó giống kim đồng hồ quay ngược. Vòng tròn đó được chia theo phương vị 12 cung và 12 con giáp được trấn giữ 12 phương vị này.
Chuyện vẫn chưa hết. Trong những phát hiện quan trọng của thời tối cổ có việc phát hiện ra đường hoàng đạo -đường dịch chuyển của mặt trời. Vòng Hoàng đạo được chia làm phù hợp với mười hai tháng của năm. Và 12 con giáp lại được trấn giữ 12 cung Hoàng đạo này. Tuy nhiên con số 12 được người xưa chọn không phải là một con số tuỳ tiện mà là một con số hoàn toàn khoa học, và để hiểu được diều đó thì không đơn giản chút nào.
Có liên quan 12 cung Hoàng đạo cần phải kể đến Ngũ Hành: năm hành tinh Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ, trong chu kỳ vận hành của sao Mộc mà người phương Tây đặt tên là Juypiter được người xưa ghi nhận bởi tính đặc hiệt của nó. Sao Mộc vận hành xung quanh Mặt Trời trọn 12 năm. Mỗi năm nó xuất hiện một phương vị nhất định. Nơi do trong12 con giáp đang trấn giữ. Tên gọi của nó cũng từ đó mà ra vì thế sao Mộc được gọi là ssao Tuế (sao năm) và vì nó là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời và của các hành tinh mà người xưa quan sát được nên nó còn gọi là sao Thái Tuế. Vùng sao Thái Tuế là một mã thông tin quan trọng của phép tính tính tử vi.
Liên quan đến việc chọn mười hai con giáp là những quan sát, những nhận xét về cuộc sống của những loài vật này.Vào những khoảng giờ nhất định, các loài vật -ta chỉ giới hạn trong mười hai con giáp -chịu sự tác động qua lại của các lực vũ trụ đã có các biểu hiện trạng thái sống khác nhau. Cái trạng thái xấu nhất cho sự sống còn của chúng được biểu hiện bằng các khoảng thời gian (giờ, ngày, tháng, năm ) và được gọi theo tên của chúng. Cụ thể :
Tên giờ: |
Ảnh hưởng xấu tới: |
Tý |
Chuột |
Sửu |
Trâu |
Dần |
Hổ |
Mão |
Thỏ |
Thìn |
Rồng |
Tỵ |
Rắn |
Ngọ |
Ngựa |
Mùi |
Dê |
Thân |
Khỉ |
Dậu |
Gà |
Tuất |
Chó |
Hợi |
Lợn |
Chúng ta thử kiểm nghiệm điều này vì các con vật này không xa lạ với chúng ta. Tất nhiên trừ con rồng huyền thoại.
Cũng có thể do quan sát đời sống của các loài vật mà người đi đến chỗ thống kê đặc điểm sinh học của chúng, từ đó khái quát thành mười hai con giáp. Ðặc biệt người xưa chú ý tới các thời điểm có vấn đề của con vật :
Tháng Tý = tháng mười một : loài chuột hay bị bệnh và chết. Thực tế còn cho thấy đây là tháng bắt đầu lạnh nhiều, đồng ruộng vào vụ cày bừa, chuột không có ăn và không chống nổi rét nên dễ chết.
Tháng Sửu = tháng mười hai, tháng chạp : tháng rét đậm với đại hàn, tiểu hàn cây cỏ tàn lụi. Ăn không đủ mà còn phải kéo cày nữa nên loài trâu sinh bệnh mà chết.
Tháng Dần = tháng giêng : thức ăn của hổ là các loài thú khác. Tháng này các loài ăn cỏ như hươu nai đi kiếm ăn vì cỏ tranh đã nhú mầm. Hổ cũng đi tìm mồi, dẩm phải các mầm cỏ tranh nhọn cứng mà bị thương và kéo theo cái đói nên dễ bệnh.
Tháng Mão = tháng hai : Mão là con mèo, nhưng trong thiên văn cổ Trung Quốc thì biểu tượng của tháng này là con thỏ. Tiết này là tiết kinh trập (sâu nở) và cùng với sâu là chất độc do sâu thải ra, thỏ ăn vào tất phải chết.
Tháng Thìn =tháng ba : Rồng là một con vật của huyền thoại, nhưng khi được xác định (cho dù chỉ là tưởng tượng ) thì tất yếu nó cũng có đời sống riêng, kể cả ốm đâu, bệnh tật và cái chết nhưng tháng này Rồng có bị bệnh không thì không ai biết. Nhưng nếu trở lại cội nguồn huyền thoại thì có thể hiểu được phần này. Rồng là một con vật được giao phó làm mưa, đi liền với sấm sét. Cha ông ta có câu tục ngữ : tháng ba sấm chạy, phải chăng vì trách nhiệm nặng nề này mà con rồng dễ bị gặp những điều không may ?
Tháng Tỵ =tháng tư : Sau thời kỳ ngủ tránh rét và liền sau đó là mưa xuân ấm áp, thức ăn dồi dào, rắn phải lớn lên bằng cách lột xác. Trong thời kỳ lột xác, rắn yếu nhất và là miếng mồi ngon cho các con vật khác.
Tháng Ngọ = tháng năm : Mùa hè nóng nực, lại là thời kỳ thu hoạch mùa màng nên ngựa phải làm việc nhiều, dễ mắc bệnh mà chết.
Tháng Mùi=tháng sáu: Loài sơn dương dễ mắc bệnh vì thức ăn không còn ngon lành nữa : lá cây già cứng, mưa nhiều và thất thường nên khả năng mắc bệnh.
Tháng dậu=tháng tám: đầu tháng lụt lội, cúi tháng gió heo may, gà vừa đói vừa rét, ôn dịch phát sinh và gà chết.
Tháng tuất=tháng chín : tháng này chó hay bị mắc bệnh. Kinh nghiệm dân gian Nghệ Tĩnh cho thấy tháng này trùng hợp với mùa mưa, chó rất hay chết. Ðặc biệt nếu chó đẻ vào tháng này thì chó nuôi rất khôn.
Tháng hợi=tháng mười : gió đông bắc về mang theo các mầm bệnh. Lễ hội mở ra, trâu, bò,lợn,khỉ bị giết nhưng điều kiện vệ sinh không tốt nên lợn được các khoảng thức ăn thừa thì tất nhiên rất dễ nhiễm bệnh và chết.
Tất cả nhận xét trên đây đều cho thấy sự quan sát tỉ mỉ của người xưa cũng như sự quan tâm tới môi trường, tới thiên nhiên của họ. Quan sát và tưởng tượng là hai phẩm chất quí giá của con người. Quan sát để rút ra các bài học kinh nghiệm bổ ích. Tưởng tượng để cuộc đời cao đẹp hơn. Bạn hãy tự kiểm nghiệm về bản thân mình, biết đâu những ghi nhận hàng ngày của bạn liên quan đến tuổi tác của bạn, phối hợp với nhịp sinh học của bản thân lại trở nên hữu ích và vô cùng cho chính bạn.
Câu chuyện mười hai con giáp sẽ thiếu sót nếu không đề cập đến can chi. Can chi là hệ đếm số 60,nó phối hợp các hệ đếm cơ số 2, 10, 12 và một hệ đếm liên quan tới nhiều nền văn minh cổ. Người Babilon cách đây 3000 năm với hệ đếm 60 đã chính xác một năm có 360 ngày. Với hệ đếm 60 hệ can chi dẫn đến các tiện lợi cho phép tính thời gian vì 60 là bộ số của nhiều số như :
Số 3 =số tháng trong một quí
Số 6=số tháng trong nửa năm
Số 10=số ngày trong một tuần trăng (âm lịch)
Số 12=số tháng của một năm - số năm của một con giáp- số giờ trong một ngày (giờ âm lịch)
Số 15=số ngày trong một tiết
Số 30=số ngày của một tháng.
Hệ đếm này xuất hiện từ lâu, được ghi lại trong giáp cốt văn.
Can có nghĩa là thân cây có gốc ở Trời (nên gọi là Thiên can). Người ta dùng ngũ vận để tính Thiên can : tức là 2 x 5=10 Thiên can. Bản thân Thiên can cũng có âm dương :
Dương can : Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
Âm can : Ất, Ðinh, Kỷ, Tân, Quí.
Chi có nghĩa là cành trúc bị lìa khỏi thân, là cành nơi mặt đất (nên gọi là Ðịa chi). Ðịa chi được tính theo lục khí là 2 x 6=12. Ðịa chi cũng có âm dương.
Dương chi : Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.
Âm chi : Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.
Ngyên tắc phối hợp can chi là dương hợp dương, âm hợp âm, thiên can là cha (cũng có nghĩa là dương ), đứng trước địa chi (có nghĩa là âm) đứng sau.
Ta có:
Giáp Tý......................
.....................Ất Sửu
Bính Dần...............
....................Ðinh Mão.
Cứ thế tiếp tục mãi. Song thiên vì can thiên có 10, Ðịa chi có 12, nên một vòng can chi là 60. Số 60 được gọi là lục thập hoa giáp, Nguyên tắc dương kết hợp với dương,âm kết hợp với âm là bất di bất dịch, vì vậy không bao giờ có Giáp sửu, Mậu dần cả, nguyên tắc kết hợp này cho phép từ dương tạo ra dương, từ âm tạo ra âm, trong 60 ngày thì có 30 ngày âm, 30 ngày dương tạo ra nhịp vận động của thời gian, tạo ra sự thăng giáng.
Cách gọi can chi trước tiên là để chỉ ngày, sau đó vì tính tiện ích tổng hợp của nó, nó được dùng gọi giờ, tháng và năm. Như vậy can chi trở thành đơn vị thời gian âm lịch. Nếu có điều kiện để kiệm thì các nhận xét về bệnh tật của các con giáp đã nêu ở trên, cho phép thừa nhận sự chặt chẽ và khoa học hệ đếm can chi này.
Ðể hiểu rõ hơn trước hết ta tìm hiểu ý nghĩa của can chi. Nguồn gốc của can chi đều từ cây :
Thiên can:
1. Giáp=cây cỏ đội đất nẩy mầm,dương cốt âm bì.
2. Ất =cây cỏ mới mọc yếu ớt, cong gập.
3. Bính=là cán, như mặt trời sáng chói, mọi vật đều sáng rõ.
4. Ðinh=cây cỏ trưởng thành mạnh mẽ, như người lớn đã trưởng thành "tráng đinh".
5. Mậu=rậm rạp,nghĩa là cây cỏ phát triển rậm rạp
6. Ky=là ghi chép. Các con vật từ cong (Ất) nay đã thẳng dậy, nên ghi chép lại.
7. Canh=thay đổi, lúc này là mùa thu, mùa hái lượm, thu cất,tất cả hẹn mùa sau.
8. Tân=là mới muôn vật thay đổi, hoa quả mới thành. Tân cũng có thể là hợp chất của kim loại, là vị cay, quả chuyển vị, vật thành có vị.
9. Nhâm=là thai nghén, dương khí tiềm ẩn trong đất, mọi vật đang kỳ thụ thai.
10. Quí=là đỏ, mọi vật mang mầm thai đang ẩn tàng, bản thân thai mầm đang từng bước chuyển hoá.
Ðịa chi :
1.Tý=là mầm cây, là hạt giống cây cỏ đang hút nước trong đất để nẩy mầm, là hiện tương hạt trương nước để khởi đầu một mầm dương.
2.Sửu=mầm nảy trong đất, trạng thái cong queo, đang chờ đội đất để mọc lên.
3.Dần=phát triển,từ chỗ uốn gấp, mầm đón ánh sáng để đội đất vươn lên.
4.Mão= rậm tốt, mặt trời từ phương đông toả sáng rực rỡ giúp muôn loài sinh trưởng tươi tốt
5.Thìn =chấn động,dương khí tràn về, muôn vật thoả sức phát triển.
6.Tỵ=vươn dậy và phát triển sung mãn, âm khí đã hết, thuần dương.
7.Ngọ=muôn vật đã trưởng thành đầy đủ, dương khí đầy đặn, mùa gặt hái đã về.Âm khí đã bắt đầu hình thành.
8.Mùi = là vị, quả đã chín và có vị ngọt.
9.Thân = thân thể, vật đã trưởng thành
10.Dậu = co lại phát triển bên ngoài ngừng.
11.Tuất = diệt cành khô lá úa héo cây cỏ úa tàn sinh khí không còn.
12. Hợi = bóp chết, âm khí tràn ngập, mọi vật chìm trong chết chóc.
Dùng can chi để đặt tên các năm thì gọi là "can chi ký niên" và cứ 60 lại quay lại quay lại vòng tròn. Vòng này là vòng Giáp Tý. Theo truyền thuyết Trung Quốc thì đến năm 1983, đã diễn ra 77 vòng Giáp Tý. Năm 1984 năm Giáp Tý là vòng xoay thứ 78. Dùng can chi để ghi tháng gọi là "can chi ký nguyệt" can chi để ghi ngày thì gọi là "can chi ký nhật". Tên can chi của tháng gọi là nguyệt kiến, tên can chi của ngày gọi là nguyệt sóc.
Ngoài việc phân chia can chi thành âm dương, người ta còn chia can chi theo ngũ hành, cụ thể :
Từ đó cũng có can chi xung hợp. Cụ thể:
Thiên can Ðịa chi còn được đặt trong quan hệ với cấu trúc cơ thể, là cách mã hoá các vùng, các bệnh tật, được xem xét trong tương quan với màu sắt, phương vị. Từ đó, chức năng mà mười hai con giáp đảm nhiệm không phải nhẹ nhàng. Và cũng do đó hiểu được mười hai con giáp giúp cho sự nhận diện cuộc sống đơn giản hơn, tức là tìm ra cốt lõi của nó, tìm cách cân bằng và đảm bảo sự hài hoà trong cuộc sống.