Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Mệnh nạp âm

Một bài viết về Mệnh nạp âm. Mời mọi người cùng đọc.
Mệnh nạp âm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

LỤC ÂM THUỘC KIM [ 1 - 2 - 9 - 10 - 7 - 8 ]

1- Giáp Tý - Ất Sửu = Hải trung Kim = vàng trong biển = Thủy vượng Kim tàng.

Do khí âm dương còn tiềm ẩn không lộ ra, chỉ nghe thấy danh mà không thấy hình. Tượng như con người còn đang ở trong bụng mẹ.

2- Nhâm Dần - Quý Mão = Kim bạc Kim = kim dát vàng = Mộc thịnh Kim tuyệt

Do khi âm dương vẫn còn yếu, hình và thể vẫn còn mỏng manh.

3- Canh Thìn - Tân Tị = Bạch lạp Kim = kim sáp ong = Kim dưỡng sắc minh

Thời điểm khí âm dương được sinh ra, nhưng vẫn còn ở trong mỏ dưới lòng đất, đang dần dần chuyển mầu thành sắc trắng của phương Tây.

4- Giáp Ngọ - Ất Mùi = Sa trung Kim = vàng trong cát = Thổ mộ bất hậu

Khí âm dương đã được sinh ra thành vật chất bắt đầu cứng cáp, kim trong cát mà không phải là cát vì còn đang nung trong lửa.

5- Nhâm Thân - Quý Dậu = Kiếm phong Kim = sắt mũi kiếm = Nhâm Thân kim vượng

Khí âm dương cường thịnh, đây là khời khắc ngọn cỏ nhú đầu ra, Thân Dậu là chính vị của Kim lại gặp thiên là can Nhâm Quý, chính là thời điểm cây cỏ nhú đầu ra - Mộc khởi đầu xuất hiện mầm mống.

6- Canh Tuất - Tân Hợi = Thoa xuyến Kim = vàng trang sức = Canh Tân suy Mộc

Đến thời hình thể của Kim bị phá hủy, không còn tác dụng gì, Kim khí bắt đầu ẩn dấu, chỉ có thể dùng làm đồ trang sức, cất giữ trong khuê các.

- Thiên = Giáp Tý Ất Sửu >< Giáp Ngọ Ất Mùi = Một âm một dương, một thủy một thổ (thủy thổ tương khắc)

- Địa = Nhâm Dần Quý Mão >< Nhâm Thân Quý Dậu = Một cương một nhu, Dần Mão tương khác Thân Dậu

- Nhân = Canh Thìn Tân Tị >< Canh Tuất Tân Hợi = Thìn Tị trong bát quái ứng với Tốn, Tuất Hợi ứng với Càn, hình thể và mầu sắc của cả hai có sự khác nhau - nhân và nghĩa.

- Tứ sinh = Nhâm Dần - Tân Tị - Nhâm Thân - Tân Hợi => Nhâm + Tân

- Tứ vượng = Giáp Tý - Giáp Ngọ - Quý Mão - Quý Dậu => Giáp + Quý

- Tứ mộ = Ất Sửu - Canh Thìn - Ất Mùi - Canh Tuất => Ất + Canh

LỤC ÂM THUỘC MỘC [ 9 - 10 - 7 - 8 - 5 - 6 ]

1- Nhâm Tý - Quý Sửu = Tang đố mộc = gỗ cây dâu = Nhất dương Thủy động

Thể của Mộc khí đang trong tình trạng quanh co, hình thành nên đường gấp khúc, duỗi thẳng ra ở cuối, lại mọc ở chỗ có nước (còn gọi là Phù tang mộc)

2- Canh Dần - Tân Mão = Tùng bách mộc = cây tùng bách = Canh Tân Lâm quan

Mộc khí chịu ảnh hưởng nhiều từ dương khí nên khỏe mạnh, hơn nữa lại ở dưới Kim nên manh tính chất kiên cường.

3- Mậu Thìn - Kỷ Tị = Đại lâm mộc = Cây rừng lớn = Thổ mộ Mộc thịnh

Mộc khí tuy không thịnh nhưng đang được đúng thời, nên cây lá rậm rạp sum suê

4- Nhâm Ngọ - Quý Mùi = Dương liễu mộc = Cây dương liễu = Mộc đương Mậu thịnh

Mộc khí đến Ngọ thì sẽ tử vong, đến Mùi thì sẽ tiến vào phần Mộ, dương liễu vào mùa Hạ thì tàn tạ, can chi suy yếu, tính chất yếu mềm.

5- Canh Thân - Tân Dậu = Thạch lựu mộc = Cây thạch lựu = Thu vượng Mộc tuyệt

Trong Ngũ hành thuộc Kim, nhưng nạp âm lại thuộc Thủy, khí âm dương của Thân Dậu suy yếu, sự vật đã trưởng thành, Mộc tại Kim vị có mùi tanh, tính chất có vị đắng, thì chỉ có cây Thạch lựu là ứng.

6- Mậu Tuất - Kỷ Hợi = Bình địa mộc = cây đồng bằng = Mậu Kỷ mộc dưỡng

Đến thời kỳ Mộc khí đã ẩn dấu, Mộc khí đã quay về gốc (cây) giấu trong đất, âm dương tích tụ.

- Nhâm Tý Quý Sửu >< Nhâm Ngọ Quý Mùi = một cong, một mềm yếu, hình thể và tính chất khác nhau.

- Canh Dần Tân Mão >< Canh Thân Tân Dậu = một kiên cường, một có vị cay, tính chất và mùi vị khác nhau.

- Mậu Thìn Kỷ Tị >< Mậu Tuất Kỷ Hợi = một phồn thịnh, một suy bại, vị trí trong bát quái nôi liền nhau.

- Tứ sinh = Canh Dần - Kỷ Tị - Canh Thân - Kỷ Hợi => Canh + Kỷ

- Tứ vượng = Nhâm Tý - Tân Mão - Nhâm Ngọ - Tân Dậu => Nhâm + Tân

- Tứ mộ = Quý Sửu - Mậu Thìn - Quý Sửu - Mậu Tuất => Quý + Mậu

LỤC ÂM THUỘC THỦY [ 3 - 4 - 1 - 2 - 9 - 10 ]

1- Bính Tý - Đinh Sửu = Giản hạ thủy = nước khe suối = Thủy trung hữu nguồn

Khí của Thủy chưa hình thành, nước chảy ra ở nơi chỗ thấp hóa ẩm

2- Giáp Dần - Ất Mão = Đại khê thủy = nước suối lớn = Ất Mão trường sinh

Mộc khí chứa dương khí, thế nước ở phía Đông rất lớn, nước từ đầu nguồn chảy ra, phun ra rất lớn.

3- Nhâm Thìn - Quý Tị = Trường lưu thủy = nước chảy dài = Mộ Thai đông quy

Thủy khí chuyên nhất chỉ cần tinh của cung Ly. Thế nước xa Đông Nam, thế nước mạnh, chảy xa, không bao giờ cạn.

4- Bính Ngọ - Đinh Mùi = Thiên hà thủy = nước trên trời = Thủy Lâm kỳ thượng

Thủy khí tăng lên đến Hỏa vị, nước nhiều thành mưa, rơi xuống nước ở Hỏa vị, loại nước này chỉ có ở trên trời.

5- Giáp Thân - Ất Dậu = Tỉnh tuyền thủy = nước dưới giếng = Thu Kim sinh Thủy

Thủy khí bắt đầu tĩnh lặng, vị trí Thân Dậu tiếp nối, nước chảy không ngừngảy không ngừng.

6- Nhâm Tuất - Quý Hợi = Đại hải thủy = nước biển lớn = Nhâm Quý đới vượng

Tuất Hợi ở vị trí cuối của Địa chi, Thủy khí đã tích tụ, thế nước dần dần tĩnh lặng nhưng không bao giờ hết, thêm nước vào cũng không bao giờ bị tràn, nước chảy có thể đi đến khắp mọi nơi.

- Bính Tý Đinh Sửu >< Bính Ngọ Đinh Mùi = một nhiều thủy, một ít thủy, một trên một dưới.

- Giáp Dần Ất Mão >< Giáp Thân Ất Dậu = một nuôi dưỡng cây (dần mão thuộc thủy), một cần Kim để khai phá (thân dậu thuộc kim)

- Nhâm Thìn Quý Tị >< Nhâm Tuất Quý Hợi = một động một tĩnh, một có thủy khí phát ra, một có thủy khí bế tắc.

- Tứ sinh = Giáp Dần - Quý Tị - Giáp Thân - Quý Hợi => Giáp + Quý

- Tứ vượng = Bính Tý - Ất Mão - Bính Ngọ - Ất Dậu => Bính + Ất

- Tứ mộ = Đinh Sửu - Nhâm Thìn - Đinh Mùi - Nhâm Tuất =. Đinh + Nhâm

LỤC ÂM THUỘC HỎA [ 5 - 6 - 3 - 4 - 1 - 2 ]

1- Mậu Tý - Kỷ Sửu = Tích lịch hỏa = lửa sấm chớp = Âm nội hàm dương.

Hỏa khí chứa dương khí mà lại ở Thủy vị, trong Thủy có Hỏa thì chỉ có Long thần mới làm được - thần rồng.

2- Bính Dần - Đinh Mão = Lô trung hỏa = lửa trong lò = Mộc vương Hỏa sinh

Hỏa khí dần dần thăng lên, nếu có thêm chỉ một ít củi thì Hỏa khí lại càng thêm vượng, đồng thời dựa thêm vào sự trợ giúp của phương đông thuộc dương, thì Thiên Địa chính là lò lửa.

3- Giáp Thìn - Ất Tị = Phúc đăng hỏa = lửa trong đèn = Thổ chi yểm phục

Hỏa khí vượng thịnh, thế và lực của Hỏa mạnh, vị trí của Thìn Tị được tiếp nối nhau, nên nguồn lửa không bị ngắt đoạn, liên tục không ngớt.

4- Mậu Ngọ - Kỷ Mùi = Thiên thượng hỏa = lửa trên trời = Hỏa vượng thượng viêm

Hỏa khí qua dương cung, thế của Hỏa càng thêm thịnh vượng, lực của Hỏa được tập trung thêm mạnh ở phía trên.

5- Bính Thân - Đinh Dậu = Sơn hạ hỏa = lửa dưới núi = Bính Đinh hỏa bệnh

Đến thời kỳ Hỏa khí ẩn dấu, thế của Hỏa bình lặng, lực của Hỏa tiêu tan.

6- Giáp Tuất - ẤT Hợi = Sơn đầu hỏa = lửa đầu núi = Giáp Mậu hỏa thấu

Núi có thể dấu hình thể nhưng đỉnh thì lại lộ ra ánh sáng, ánh sáng này "trong sáng ngoài tối", ẩn dấu vào trong mà không lộ ra ngoài.

- Mậu Tý Kỷ Sửu >< Mậu Ngọ Kỷ Mùi = đều có khí lớn, huy hoàng to lớn

- Bính Dần Đinh Mão >< Bính Thân Đinh Dậu = một có Mộc tương trợ, một có Kim ngăn trở

- Giáp Thìn Ất Tị >< Giáp Tuất Ất Hợi = cả hai đều có ánh lửa suy yếu, rất kị có gió thổi

- Tứ sinh = Bính Dần - Ất Tị - Bính Thân - Ất Hợi => Bính + Ất

- Tứ vượng = Mậu Tý - Đinh Mão - Mậu Ngọ - Đinh Dậu => Mậu + Đinh

- Tứ mộ = Kỷ Sửu - Giáp Thìn - Kỷ Mùi - Giáp Tuất => Giáp + Kỷ

LỤC ÂM THUỘC THỔ [ 7 - 8 - 5 - 6 - 3 - 4 ]

1- Canh Tý - Tân Sửu = Bích thượng thổ = đất trên trời = Thủy Thổ tương tu

Thổ khí vẫn bị tắc chưa thông, sự vật vẫn bị dấu đi chưa được lộ ra, hình thể bị che lấp, trong ngoài không tiếp xúc được với nhau.

2- Mậu Dần - Kỷ Mão = Thành đầu thổ = đất trên thành = Thủy thượng sinh bệnh

Thổ khí đã bắt đầu hình thành, bắt đầu nuôi dưỡng vạn vật cho đến khi rễ ăn sâu, cành rập rạp.

3- Bính Thìn - Đinh Tị = Sa trung thổ = đất trong cát = Thổ mộ bất hậu

Thổ khí chứa dương khí, tạo cơ sở vững chắc cho vạn vật sinh trưởng

4- Canh Ngọ - Tân Mùi = Lộ bàng thổ = đất ven đường = Canh Ngọ thổ Thai

Thổ khí vượng thịnh, có thể trở đỡ vạn vật, trên Thổ có thể nhìn thấy các loại sự vật.

5- Mậu Thân - Kỷ Dậu = Đại dịch thổ = đất dịch chuyển = Mậu Kỷ thổ bệnh

Thổ khí bắt đầu thu dấu, vạn vật điêu tàn, Thổ đã không còn tác dụng

6- Bính Tuất - Đinh Hợi = Ốc thượng thổ = đất mái nhà = Mộ Thai thổ thao

Thổ khí che dấu vạn vật, thông qua hình thể âm dương của Thổ thì tác dụng của Thổ đã phát huy hết.

- Canh Tý Tân Sửu >< Canh Ngọ Tân Mùi = một tán một tụ, một tử một sinh

- Mậu Dần Kỷ Mão >< Mậu Thân Kỷ Dậu = Kim Mộc tương khắc

- Bính Thìn Đinh Tị >< Bính Tuất Đinh Hợi = một khô một ẩm

- Tứ sinh = Mậu Dần - Đinh Tị - Mậu Thân - Đinh Hợi => Mậu + Đinh

- Tứ vượng = Canh Tý - Kỷ Mão - Canh Ngọ - Kỷ Dậu => Canh + Kỷ

- Tứ mộ = Tân Sửu - Bính Thìn - Tân Mùi - Bính Tuất = Tân + Bính

(Bài viết sưu tầm)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mệnh nạp âm

Họa từ miệng mà ra, 3 con giáp rất dễ vướng họa thị phi

Những chú Rồng có cách nói năng không kiêng nể bất cứ ai, dễ làm tổn thương tinh thần người khác. Chính vì thế, đây cũng là con giáp dễ vướng họa thị phi.
Họa từ miệng mà ra, 3 con giáp rất dễ vướng họa thị phi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Chỉ cần một phút bốc đồng hay không kiểm soát được cơn giận dữ, những con giáp dưới đây sẽ tự rước họa thị phi vào mình khi nói ra những điều khó nghe.

  Người tuổi nào có mối thâm duyên với nhà Phật? 5 con giáp có sự nghiệp thành công rực rỡ nửa cuối năm 2016 Bí kíp bỏ túi để 12 con giáp đỗ đầu mọi kỳ thi
1. Tuổi Sửu
 
Hoa tu mieng ma ra, 3 con giap rat de vuong hoa thi phi hinh anh
 
Thường ngày, người tuổi Sửu khá điềm tĩnh, ôn hòa, không mấy khi thấy họ nổi đóa hay tức giận vô cớ. Nhưng một khi ai đó động chạm đến lợi ích cá nhân hoặc vi phạm nguyên tắc sống nào đó, họ sẽ nổi cơn thịnh nộ, trông cũng dữ dằn và đáng sợ như thường.   Chính lúc không giữ được bình tĩnh, cơn giận át mất lý trí, con giáp này sẽ nói ra những điều không nên nói, thậm chí quá đáng hoặc có tính xúc phạm người khác. Họa từ miệng mà ra, khó tránh khẩu thiệt thị phi, tự mình hạ thấp uy tín bản thân.    3 con giáp sinh ra đã mang mệnh phú quý hơn người Ngưỡng mộ với cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của 3 cặp con giáp Ngó qua những con giáp vượng đào hoa vận nhất
2. Tuổi Thìn
 
Hoa tu mieng ma ra, 3 con giap rat de vuong hoa thi phi hinh anh 2
 
Kiêu căng, ngạo mạn dường như đã trở thành bản chất của người tuổi Thìn. Với họ, việc được cầm tinh loài cao quý là Rồng thì chẳng còn diễm phúc nào bằng. Điều đó rất đáng tự hào, thậm chí khiến họ tự kiêu ở khắp mọi nơi.   Đa phần người tuổi Thìn tài năng xuất chúng, làm việc có đầu có cuối, hiếm khi bỏ dở giữa chừng. Vì thế, trong tập thể họ cũng có chỗ đứng nhất định. Tuy nhiên, đôi khi vì tự hào quá đáng về bản thân mà biến thành tự kiêu, khiến mọi người xung quanh cảm thấy khó chịu.   Thêm nữa, những chú Rồng có cách nói năng không kiêng nể bất cứ ai, dễ làm tổn thương tinh thần người khác. Chính vì thế, đây cũng là con giáp dễ vướng họa thị phi, bị kẻ tiểu nhân quấy phá không ít.   3. Tuổi Tỵ  
Hoa tu mieng ma ra, 3 con giap rat de vuong hoa thi phi hinh anh 3
 
Người tuổi Tỵ thông minh, lanh lợi, khả năng phán đoán vấn đề chính xác, nên đa phần thuộc tuýp con người của công việc. Họ làm việc cật lực, không ngại khó ngại khổ để mong ngày thành danh, nổi tiếng khắp thiên hạ.    Nhưng nhược điểm của con giáp này chính là quá nhạy cảm. Vì thông minh, hiểu biết rộng rãi nhưng lại nhạy cảm, sợ bị thất bại nên khi đứng trước một tình huống cấp bách, họ lại do dự, lưỡng lự. Đôi khi tự họ để tuột khỏi tay cơ hội hiếm có, rồi lại tự trách bản thân, thấy mình kém cỏi.   Những lúc tinh thần xuống dốc như vậy, nếu có ai lỡ lời hoặc động chạm tới họ thì chẳng khác nào “dây vào tổ kiến lửa”. Không những người ấy sẽ nhận được hàng tá câu nói khích bác, mỉa mai khó chịu mà cả quãng thời gian dài sau đó, người tuổi Tỵ chẳng bao giờ đoái hoài đến.   Họa từ miệng mà ra. Bởi thế, những ai nói năng khiêm nhường, biết kiềm chế cảm xúc bản thân mới là người thành công, chẳng lo sợ bị vướng thị phi rắc rối.   Ngọc Điệp
Những con giáp vận đỏ như son sau tiết Tiểu Mãn
Trong năm 2016, tiết Tiểu Mãn bắt đầu vào ngày 20/5 (14 âm lịch). Thời điểm này thường có lượng mưa lớn, cây cối phát triển xanh tươi. Theo đó, vận khí của

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Họa từ miệng mà ra, 3 con giáp rất dễ vướng họa thị phi

Mơ thấy chó –

Chó là một loài thú cưng được nuôi trong các gia đình. Ẩn số của giấc mơ về loài chó đáng yêu này được giải mã như thế nào? Hãy thử khám phá nhé! Mơ thấy chó thường là điềm tốt, biểu thị rằng ta có những người bạn tri kỉ và sẽ gặp may mắn. - Nếu chú
Mơ thấy chó –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy chó –

Bí quyết chọn chồng để thúc đẩy vận trình

Để chọn chồng hợp với mình, thì không đơn giản là xem tuổi có hợp không, mà còn xem cả tướng mạo liệu có thúc đẩy được vận trình của mình hay không.
Bí quyết chọn chồng để thúc đẩy vận trình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người ta thường vẫn nói “Đàn bà hơn nhau ở tấm chồng”, có người lấy chồng là khổ dù “hợp tuổi”, nhưng cũng có người lấy chồng chẳng hợp tuổi nhưng lại hạnh phúc vô cùng và có cuộc sống vô cùng sung sướng.


Mt nh nhưng có thn, ánh mt kiên định

Người đàn ông s hu đôi mt nh nhưng có thn, ánh mt kiên định là người s v, người này có tướng vượng thê (tt cho vn trình ca v). H cũng là nhng người quyết đoán và có ngh lc. Cho dù h ít nói nhưng li vô cùng ng h mi hành động hay quyết định ca v, vn trình ca v vì thế mà phát trin.

Bi quyet chon chong de thuc day van trinh hinh anh
Ảnh minh họa

Môi mng

Đàn ông mà môi mng là biu hin ca người biết điu, và rt gii chiu v. H có nim đam mê vi vic nu ăn và nu cho người mình yêu thương thưởng thc, đây chính là ưu đim d dàng chinh phc trái tim (và c bao t) ca người v. H biết cách hưởng th cuc sng và mang li nhiu tri nghim cho người v, biết cách làm cho người v luôn vui v, không bao gi phi lo lng, bun phin. Trong công vic, h luôn là người khích l động viên v vng tin th hin năng lc ca mình.

Mũi thng

Trên gương mt, cái mũi đại din cho vn tài ca người đó. Mũi thng không ch làm cho vn trình tài lc ca người đó được hưng vượng mà còn nh hưởng ti c vn tài ca người v. Nhng người đàn ông s hu chiếc mũi thng thường có ưu thế v vn đề tài chính, s nghip vô cùng hanh thông. H có tim lc cao v kinh tế nên hoàn toàn có th mang li cho người v mt cuc sng hnh phúc, đầy đủ và cao sang.

Cm đầy đặn

Người đàn ông có cm đầy đặn thì đích th có tướng vượng thê, h chính là quý nhân thúc đẩy vn may ca người v. H luôn là người đứng sau mi thành công ca người v. Ngoài ra, vi h, gia đình là trên hết, khi có thi gian rnh h thường không hay t tp bn bè mà nhà vi v con, giúp v làm vic nhà, chăm con.

Khi chn người để kết hôn, để vn trình được thúc đẩy cũng như gp nhiu vn may thì người ph n nên chn người đàn ông có nhng đặc đim trên.

► Bói tình yêu theo ngày tháng năm sinh để biết hai bạn có hợp nhau không


Theo Meigoushenpo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bí quyết chọn chồng để thúc đẩy vận trình

3 vị trí phong thủy quan trọng "đừng nên quên"

Bạn không cần phải quá cầu toàn khi chú ý phong thủy cho tất cả vị trí trong nhà nhưng đừng quên chăm lo cho 3 vị trí đặc biệt quan trọng dưới đây.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong cuộc sống, luôn có một số yếu tố cụ thể hoặc khu vực có tầm quan trọng hơn so với những thứ khác và phong thủy cũng vậy. Trong phong thủy nhà ở, các chuyên gia luôn luôn ưu tiên 3 khu vực quan trọng nhất, bao gồm cửa chính, phòng ngủ và nhà bếp, trước khi xem xét đến các khu vực khác.

Phong thủy tốt thu hút năng lượng dương mang lại sự giàu có và cơ hội vào cuộc sống của bạn. Ngược lại, nếu 3 khu vực không có đủ năng lượng tốt hoặc mang năng lượng tiêu cực, bạn có xu hướng bị sa vào các chướng ngại vật trong cuộc sống. Vì vậy, hãy cùng khám phá những cách cơ bản để áp dụng phong thủy vào các không gian này.

Phong thủy cửa chính

Cánh cửa chính được ví như "cái miệng" của ngôi nhà, vì vậy bạn cần phải đảm bảo rằng không có trở ngại hoặc tắc nghẽn ngăn chặn dòng chảy từ ngoài vào trong nhà. Bên cạnh đó, bạn có thể muốn diệt trừ năng lượng âm (sát khí) từ bên ngoài trỏ đến cửa chính. Đó có thể là các cạnh của bức tường đối diện với cửa hoặc thậm chí một cái gì đó xa hơn, như một góc của tòa nhà bên kia đường.


3 vi tri phong thuy quan trong

Phong thủy phòng ngủ

Phòng ngủ là một nơi mà chúng ta dành một phần ba cuộc sống của mình và nó là một không gian tĩnh để thư giãn. Do đó, điều quan trọng là chúng ta chăm sóc tốt cho các năng lượng trong phòng, cũng như vị trí đặt giường. Nói chung, hình dáng phòng ngủ nên là hình vuông hoặc hình chữ nhật, để cung cấp cho bạn một cảm giác thoải mái so với những căn phòng có hình dạng không đều.

Giường nên được đặt vào một bức tường vững chắc và đường chéo đối diện với cửa phòng. Bên cạnh đó, có thể lên giường được từ cả hai phía.


3 vi tri phong thuy quan trong

Phong thủy phòng bếp

Nhà bếp, đặc biệt là bếp nấu, là nguồn cung cấp thức ăn của ngôi nhà - tương đương với tiền bạc và tài chính của gia chủ. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ chủ nhà. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn giữ cho nó sạch sẽ và đảm bảo rằng tất cả các thiết bị gia dụng hoạt động, bếp luôn đỏ lửa. Ngoài ra, bếp lò và bồn rửa không nên để bên cạnh nhau vì lửa và nước đụng độ.


3 vi tri phong thuy quan trong
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 3 vị trí phong thủy quan trọng "đừng nên quên"

Xem tính tình tướng mạo của một người thông qua tứ trụ

Nhà đoán mệnh, khi đoán mệnh cho người, có lúc miệng còn cao giọng tính tình người này như thế nào lúc hứng lên còn phán đến những điều liên quan đến tướng mạo của người ấy. Thế là như thế nào? Vốn là dùng ngũ hành đoán tính tình chỉ ở giờ sinh, ngày sinh, mà lấy ngày sinh của bản thân liên kết với ngũ hành làm chủ và không nói đến nạp âm. Vì thế sách đoán mệnh đã có cách nói rất thú vị.
Xem tính tình tướng mạo của một người thông qua tứ trụ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mộc: Mộc thuộc đông phương chấn vị, Mộc hiện thanh long, tên là khúc trực, ngũ thường chủ nhân, sắc nó xanh, vị nó chua, tính nó thẳng, tình nó hoà. Vượng tướng (xem ngũ hành đích vượng tướng hưu tư tử và ký toạ bốc nhị cung) chủ có lòng bác ái trắc ẩn, người hiền lành nhường nhịn, giúp đỡ người khác, đỡ đần người cô đơn góa bụa, bộc trực thanh cao, tính tình khảng khái, tư thế đàng hoàng, cốt cách uy nghi, da mặt trắng trẻo, tay chân mượt mà, nói năng hiên ngang. Đó là mang ý nghĩa Mộc thịnh nhiều nhân đức, Hưu Tù chủ gầy gò ít phát, tính ngang tâm lệch, ghen ghét không nhân nghĩa, đó là mang ý nghĩa Mộc suy tình kém, Tử Tuyệt thì mặt mày không ngay thẳng, mắt la mày lém, cơ bắp khô ráo, cổ dài họng kết, đứng ngồi không yên, thân nhiều lõm khuyết. Gặp Hoả sắc thì đỏ, Thổ sắc thì vàng, gặp Kim sắc thì trắng, gặp thuỷ sắc thì đen.

Hoả: Hoả thuộc Nam phương, tên là viêm thượng, ngũ thường chủ lê, sắc nó đỏ, vị đắng, tỉnh nó cấp, tình nó cung kính. Vượng tướng, chủ có tác phong từ tốn nhường nhịn, đoan chính, cân thận, khiêm tốn, uy quyền lẫm liệt, thuần phác tôn nghiêm. Khuôn mặt trên nhọn dưới rộng, sống mũi cao mà tai nhỏ, tinh thần sáng lạn, nói năng liến láu, tính nóng mà không độc, thông minh được việc. Nếu thái quá thì tiếng rít mặt đỏ, chân tay hiếu động, nếu bất cập thì gầy gò, vàng vọt nhọn cằm, dối trá ghen ghét hãm hại, nói năng càn rợ, có trước mà không có sau.

Thổ: Thổ thuộc trung ương, tên là giá cào, ngũ thường chủ tín, sắc vàng, vị ngọt, tính nặng tình dày, vượng tướng, chủ lời nói đi đôi với việc làm, trung hiếu thành tâm, kính trọng thần Phật, lưng dài vai rộng, mũi rộng miệng vuông, mày xanh mắt đẹp, mặt béo sắc vàng, độ lượng khoan hậu, xử sự cân nhắc. Thái quá thì chấp nên nệ cổ, ngu tối không minh mẫn, Bất cập thì sắc mặt trì trệ, mặt lệch mũi thấp, tiếng nói nặng đục, giải quyết công việc không thông suốt, độc ác dối trá, không được lòng người, điên đảo thất tín, con cháu về sau làm càn.

Kim: Kim thuộc Tây phương, tên gọi là tòng cách ngũ thường chủ về nghĩa, sắc bạch vị cay mà tính cương tình cảm mãnh liệt. Vượng tướng, chủ anh dũng hào kiệt, trọng nghĩa khinh tài, biết liêm sỉ, biết xấu hổ, cốt nhục thuận hoà, thế kiện thần thanh, mặt vuông trắng trẻo, mày cao mắt sâu, mũi thẳng tai hồng, tiếng nói sảng, cương nghị quả quyết, thái quá thì hữu dũng vô mưu, tham lam bất nhân, bất cập thì ngô nghê tham tàn, việc làm thường nản chí, có suy nghĩ nhưng thiếu quyết đoán, đa dâm hiếu sắc, người gầy thấp nhỏ.

Thuỷ: Thuỷ thuộc Bắc phương, tên gọi là hạc hạ, ngũ thường chủ về trí, sắc đen, vị mặn, tính thông minh, người lương thiện. Vượng tướng, có tầm nhìn xa, túc trí đa mưu, học thức hơn người, vô cùng dối trá, mặt đen tươi tắn, ăn nói nhỏ nhẹ. Thái quá thì hiếu động, phiêu đãng dâm ô. Bất cập thì khổ người nhỏ bé, làm việc phản phúc, tình tình thất thường, nhát gan không mưu lược.

Về ngũ hành phối với tính tình diện mạo của người, nêu kiến sinh vượng thì tốt, gặp tử tuyệt thì kém, ngoài ra nêu có thái quá hoặc bất cập, đều mất đi phẩm chất trung hoà tốt đẹp của con người, không phải là người có nhân cách cao.

Do ngũ hành phối với tính tình tướng mạo của con người, nội dung tương đối phức tạp, để tiện ghi nhớ người xưa đã soạn thành bài theo hình thức bài phú trong Tề công yếu quyết nói: trí cao lượng viên nhờ có nguồn nước sâu xa; gửi tín giữ nhân chỉ do Thổ thành sơn nhạc, nhân từ mẫn hậu, Mộc thành ở phương giáp Ất, tính nhanh phân rõ, Hoả ở vị trí của Bính Đinh, danh cao nghĩa trọng, do Kim quy hợp Tân Kim, ở vào trung cung, tính cách không thay đổi. Hoặc thịnh hoặc suy, tính tình dễ đổi, thuỷ nhân suy bại, tính mờ không nơi nương tựa; Thổ lực thái vi, cố chấp ít được dùng; Mộc quy mộ địa, quá nhu nhược làm việc không quy tắc; số Hoả chưa hưng, làm nhỏ thương lớn, Kim tuy nông mỏng, có trước có sau”.

Tử Bỉnh phú nói: người tướng mạo tươi đẹp, Mộc sinh vào mùa xuân hạ, người không tri thức, thuỷ khôn ở ngày Sửu Mùi, người tính chất thông minh là nhờ thuỷ tượng đẹp, người gặp việc thì quả quyết đều nhờ Kim khí được cương, ngũ hành khí túc, cơ thể béo mập, tứ chi vô tình, tính thường ngoan cố”.

Chỉ tuyển phú cũng nói: “người văn chương minh mẫn, phải là Hoả thịnh, người uy vũ cứng rắn phải là Kim nhiều. Mộc thịnh thì có lòng trắc ẩn, thuỷ nhiều thì mưu trí khéo léo. Tính thuộc Thổ, rất trọng phú”. Nhưng khẩu quyết này dễ đọc dễ nhớ, ở từng góc độ khác nhau có thể bổ sung cho nhau, cho nên rất được hoàn nghênh.

Nhưng khi đoán mệnh chính thức, bát tự tứ trụ của một con người được ngũ hành trợ giúp lại thường không ăn khốp với tính tình tướng mạo ở đây miêu tả, có lúc còn sai lệch rất lớn, ngược nhau đến 108°. Cho nên Trần Tố Am trong Mệnh lý ước ngôn nói: xưa phân ngũ hành luận về tính tình con người, không thể cứng nhắc theo như thế được. Như Mộc chủ nhân - thọ - từ nhưng Mộc thành cách cục lại là người bất nhân, Kim chủ túc sát, nhưng lại có Kim được thời thừa thế lại không sát vậy”. Vì vậy ông Trần cho rằng: “Trước tiên phải xem thần tình khí thế trong trụ, hoặc là quang minh, chính đại, hoặc thuần hậu, hoặc anh tuấn, đều là người hiền cả, nếu lệch lạc, ám muội hoặc tắc lệ, hoặc ti tiện, đều không phải người hiền, lại xem cách cục, dụng thần, hoặc trung chính rõ ràng, không tham lam, hoặc khéo léo ẩn giấu thì phần lớn có thể nhìn thấy tính tình vậy. Sau đó dùng ngũ hành để luận đoán, sâu thì nhìn thấy ruột gan, nông thì nhìn thấy gai góc. Có người lúc đầu chính mà cuối tả, lúc đầu dỡ mà cuối hay, là do hành vận gây nên, còn như nhị đức thì đa thiện, quý nhân thì đa hiền, không vong thì đa hư, kiếp sát thì đa bạo, lý là như vậy, chỉ nhìn một mặt mà đoán, cũng không ứng nghiệp”.

Phần lớn người ta thường căn cứ tiếp xúc thường ngày coi con người có lòng từ tâm bác ái, cốt cách thanh cao, đĩnh đạ râu dài mà nói người ấy có khí chất của Mộc; coi con người có tác phong lễ nghĩa, cẩn thận, mực thước, tinh thần sáng lạn, thông minh tính nóng mà nói người ấy có khí chất tính Hoả, coi con người giữ chữ tín, nói đi đôi với làm, trung hiếu chí tình, lưng dài vai rộng, mặt đầy đặn sắc vàng thì nói người ấy có khí chất của Thổ; coi con người trọng nghĩa khinh tài, anh hùng hào kiệt, người khoẻ thần tinh, mặt vuông trắng trẻo thì nói người ấy có khí chất của Kim, coi con người mưu trí nhìn xa, trí trá, mặt đen bóng, nói năng nhỏ nhẹ thì nói người ấy có khí chất của thuỷ. Như vậy cách nói ép bát tự ngũ hành phối với nhau, sẽ đem lại kết quả ngược lại. Điều thú vị là, bộ sách y học kinh điển đầu tiên ở nước ta là Hoàng đế nội kinh sớm để thông qua nguyên lý âm dương ngũ hành đã chia con người thành 25 loại khác nhau và cũng đã thuật kỹ tình hình đại thể về tính tình diện mạo của mỗi loại người. Nhưng đó là cách nghiên cứu tính tình tật xấu của các loại người khác nhau dùng cho y học để điều trị bệnh tật cho từng loại người, cho nên không thể đánh đồng với cách phân chia của ngũ hành ở đây, dù thế nào đi nữa, nếu tiếp tục khảo sát một cách căn bản thì thấy, do nguyên lý triết học âm dương ngũ hành cổ đại ở Trung Quốc đã ăn sâu rộng rãi vào từng lĩnh vực học thuật, cho nên giữa hai cái xem ra có vẻ khác nhau lại có chỗ giống nhau vô cùng về bản chất.

Ngoài những điều nói trên ra, còn ra một phương pháp kết hợp với dụng thần để đoán cá tính, yếu lĩnh chính là:

Chính ấn: người lấy ấn làm dụng thần thì nhân từ, đoan chính, thông minh túc trí, hiền lành, nhuần nhã, có chí hướng, có nội tâm.

Ngược lại đế ấn gây bệnh, không khỏi chí hướng quá cao, thoát ly thực tế, sa vào vũng bùn.

Thiên ấn: người lấy thiên ấn làm dụng thần, anh minh giỏi việc, tư tưởng thuần thục, sức tiếp nhận cao, có lúc tạo dựng được sự nghiệp trong tình huống đặc biệt, ngược lại, thiên ấn là kỵ thần, không tránh khỏi tâm tư không ổn định, lo lắng suy nghĩ nhiều, buồn phiền mà tự chuốc lấy đau khổ.

Chính quan: người lấy chính quan là dụng thần thì quang minh chính đại, chú trọng lý trí, làm việc biết cân nhắc suy nghĩ nên được nhiều người tôn trọng, ngược lại chính quan là kỵ thần, không tránh khỏi nhu nhược, không dám quyết đoán, làm việc không say sưa và tích cực, trở thành người không có tài năng

Thiên quan: người lấy thiên quan là dụng thần tính tốt thích làm việc nghĩa, chí hướng cao xa, có chí tiến thủ vì vậy dễ trở thành người có quyền uy hiển hách, ngược lại thiên quan là kỵ thần, không tránh khỏi tính tình nóng nảy, thích phản nghịch, làm theo ý mình

Chính tài: người lấy chính tài làm dụng thần, tính tình ôn hoà, tư tưởng thuần chính, cần kiệm sinh sống, dám chịu trách nhiệm.

Ngược lại chính tài là kỵ thần, không tránh khỏi làm việc cứng nhắc, không biết tuỳ cơ ứng biến, hay coi trọng kinh tế, keo kiệt.

Thiên tài: người lấy thiên tài là dụng thần, thông minh khéo tay, làm việc nhanh nhạy, biết biến hoá, hào hiệp, cho nên tương đối thích hợp với nghề kinh doanh, nhân duyên cực tốt.

Ngược lại thiên tài là kỵ thần, không tránh khỏi chơi bời hiếu sắc, vì sở thích mà không tiếc tiền tài, có lúc lại nóng nảy vội vàng.

Thực thần: người lấy thực thần làm dụng thần, tính tình ôn hoà khiêm tôn, trung hậu, ngay thẳng, tư tưởng thoát tục, phẩm chất cao nhã, thường là người có học, tài hoa.

Ngược lại thực thần là kỵ thần, không tránh khỏi tư tưởng quá cao, cho mình là khác người, thích nghĩ lông bông mà trong ruột thì trông rỗng.

Thương quan: người lấy thương quan làm dụng thần, chí hướng cao xa, anh minh sắc bén, thông minh tuyệt đỉnh, lắm mưu mẹo, đa tài đa nghệ.

Ngược lại thương quan là kỵ thần, không tránh khỏi tính tình cứng rắn, cao ngạo, khắt khe.

Tỷ kiếp: người lấy tỷ kiếp làm dụng thần, tính tình cẩn trọng, rất tự tin, ý chí kiên cường, tự ý thức được mình. Ngược lại lấy tỷ kiếp là kỵ thần không tránh khỏi giữ ý kiến mình, khắt khe cô chấp, hay gây chuyện, lao đao suốt đời.

Nguồn: Quang Tuệ

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tính tình tướng mạo của một người thông qua tứ trụ

Khu Di Tích Đền Thờ Nguyễn Trãi - Côn Sơn

Khu di tích đền thờ Nguyễn Trãi - Côn Sơn là một trong 48 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Khu di tích này thuộc địa bàn thị xã Chí Linh
Khu Di Tích Đền Thờ Nguyễn Trãi - Côn Sơn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khu di tích đền thờ Nguyễn Trãi – Côn Sơn là một trong 48 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.

Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV.

Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang…

Một số thắng cảnh trong khu di tích Đền Thờ Nguyễn Trãi:

Chùa Côn Sơn tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành.

Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hỏa công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.

Chùa Côn Sơn có từ thời Trần (truyền thuyết cho rằng Chùa có từ thời Đinh), năm Khai Hựu nguyên niên (1329), được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử chùa Côn Sơn.

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Mang kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.

Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia.

Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm – một thiền phái mang màu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp “Huyền Quang tôn giả”.

Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam cổ tích của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị.

Đền Kiếp Bạc: Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, 2 con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ 4 con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).

Đền Nguyễn Trãi khởi công xây dựng ngày 14-12-2000, trên khuôn viên đất rộng gần 10.000 mét vuông, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần thị Thái, thân mẫu của Nguyễn Trãi. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền.

Đền thờ chính, hai nhà Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn Ngoại, Nhà Bia, Am hoá vàng, cầu vào cổng chính, cầu qua suối Côn Sơn theo kiểu thượng gia hạ kiều để lên Thạch Bàn, nhà từ đền, hệ thống sân vườn, đường cấp thoát nước…

Ngôi đền chính tưa lưng vào Tổ Sơn, hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân là tả Thanh long và hữu Bạch hổ. Phía trước có hồ nước rộng, tiếp theo là núi Trúc Thôn đối diện với núi Phượng Hoàng. Xa xa là dãy núi An Lạc đã tạo lên thế núi lớp lớp điệp trùng.

Kiến trúc đền theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau.

Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. Tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình, mặc dù quân sỹ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi, Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận. Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.

Đền thờ Trần Nguyên Hãn nằm trên đền thờ Nguyễn Trãi, cũng ở ven suối. Trần Nguyên Hãn là đại công thần nhà Lê và là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi.

Đền thờ Trần Nguyên Đán nằm ở phía trên cả đền thờ Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Trần Nguyên Đán là ông Nguyễn Trãi. Các đền này đều rất đẹp và hợp thành một quần thể mới hoàn toàn hòa hợp với quần thể chùa Côn Sơn cũ.

Năm 1385, Trần Nguyên Đán cùng vợ đưa cháu ngoại Nguyễn Trãi về sống tại Côn Sơn. Ông nuôi dậy Nguyễn Trãi trưởng thành. Tại Côn Sơn ông cùng vợ trồng rừng thông, bãi giễ và xây dựng quần thể kiến trúc trong núi. Động Thanh Hư là công trình quy mô, hoành tráng với nhiều hạng mục kiến trúc hoà với thiên nhiên, trong đó có các nơi “Nghỉ ngơi, chơi ngắm” là thẳng cảnh tiêu biểu mà từ lâu đã trở thành địa danh, di tích nổi tiếng, đi vào thi ca sử sách ở nhiều thời đại.

Năm 1390, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán tạ thế tại Côn Sơn. Vua Trần nhớ công đức của ông, sắc chỉ cho nhân dân lập đền, tạc tượng thờ Người tướng quốc tại Côn Sơn. Trải qua năm tháng Đền thờ xưa không còn.

Tam quan đền
Tam quan đền

Năm 2005, tỉnh Hải Dương xây dựng Đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của Ông giữa rừng tùng bách tại Côn Sơn. Đền Thanh Hư kiến trúc theo chữ Đinh, toà Tiên bái chồng diêm cổ các hai tầng tám mái uy nghi. Đền tựa núi Ngũ Nhạc, Minh Đường hướng đông nam, hồ Côn Sơn nơi tụ phong, tụ thuỷ; núi An Lạc làm Tiền Án, dãy An Sinh thế long chầu. Trong Đền hệ thống hoành phi, câu đối, đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần thái uy nghiêm, nhân từ.

Thật hiếm có nơi nào trên đất Việt Nam có một di tích vừa chung đúc và hội tụ được các giá trị to lớn về nhiều mặt: lịch sử, văn hoá, tôn giáo và thắng cảnh như Côn Sơn. Đến thăm Côn Sơn, nơi tri ân của nhiều thế hệ với các bậc tiền nhân có công đức lớn lao với đất nước, là địa danh linh thiêng trong tâm thức của du khách và để hiểu thêm về người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Khu Di Tích Đền Thờ Nguyễn Trãi - Côn Sơn

Điểm danh 4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất thiên hạ

Với đầu óc kinh doanh tuyệt đỉnh, những con giáp này dễ dàng trở thành người kiếm tiền giỏi nhất thiên hạ, khiến bao người trầm trồ thán phục.
Điểm danh 4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất thiên hạ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tiền bạc nằm ngay trước mắt bạn, chỉ là bạn có biết cách giành lấy chúng hay không mà thôi.   Ai ai cũng đều ngưỡng mộ người có tiền và mong ước mình cũng trở nên giàu có như họ, nhưng không phải ai cũng biết cách kiếm tiền. Cơ hội đến với tất cả mọi người, nhưng không phải ai cũng biết cách nắm bắt.   Những người thành công là người có tham vọng, có ý chí và có đầu óc tư duy sắc sảo hơn người. Họ nhanh nhạy trước thời cuộc, lanh lẹ nắm bắt thời cơ. Trong lúc những người khác còn đang e ngại và do dự thì họ đã mạnh dạn tiến lên, bất chấp tất cả để giành lấy mục tiêu đã định.   Vậy bạn có biết rằng xem bói tử vi 12 con giáp, ai là người kiếm tiền giỏi nhất, vô địch thiên hạ hay không? Hãy cùng Lịch ngày tốt khám phá bí mật này nhé.

 

Diem danh 4 con giap kiem tien gioi nhat thien ha hinh anh 2
 

Tuổi Thân: Đầu óc linh hoạt

  Con giáp này vốn nổi tiếng nhanh nhẹn, hoạt bát trong số 12 con giáp. Họ hiếm khi chịu ngồi yên một chỗ nơi văn phòng, cuối tháng nhận số thù lao ít ỏi. Trong đầu họ, ý chí kiếm tiền luôn sôi sục. Họ có nhiều ý tưởng, suy nghĩ không ngừng nghỉ và thực sự có hành động thực tế để biến suy nghĩ đó hành hiện thực.   Bất kể ý tưởng đó có kì quái khó tin đến đâu thì người tuổi Thân vẫn luôn quyết định làm theo suy nghĩ của mình. Họ nghĩ đơn giản là dù sao thì số vốn bỏ ra cũng không quá nhiều, “được ăn cả, ngã về không”, đâu có sao. Vả lại, không thất bại vài lần thì sao biết cách kinh doanh thành công cho được.
Bạn có biết cách Nhận biết khả năng kiếm tiền qua khuôn mặt không? Đọc ngay nhé.


Diem danh 4 con giap kiem tien gioi nhat thien ha hinh anh 2
 

 

Tuổi Tị: Không cam tâm trước hiện tại

  Người tuổi Tị thường không hài lòng với chính mình, không chấp nhận thực tại mình là người kém cỏi và tiền bạc ít ỏi. Tuy công việc ổn định nhưng nếu tiền công nhận được không nhiều thì họ cũng sẽ thấy không cam tâm. Bởi số tiền đấy với họ chỉ đủ để nuôi thân, sao có thể trở nên giàu có.    Họ quyết tâm thay đổi vận mệnh, chẳng thể chờ đợi vào chút lương còm đó mà gánh vác cả gia đình vượt qua sóng gió được. Chính vì thế mà họ vắt óc suy nghĩ, đào sâu tìm tòi, làm thêm đủ nghề, cuối cùng cũng tìm ra cách để gây dựng cơ nghiệp, được mệnh danh là một trong những con giáp kiếm tiền giỏi nhất thiên hạ.

Bảo bối phong thủy tấn tài tấn lộc cho 12 con giáp, bạn đã có chưa?
 

Diem danh 4 con giap kiem tien gioi nhat thien ha hinh anh 3
 

 

Tuổi Tuất: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

 

Với con giáp này, kiếm tiền không nhất định phải bằng cách kinh doanh buôn bán. Người tuổi Tuất cho rằng con đường học hành cũng có thể phát tài phát lộc. Đặc biệt, nếu tinh thông một nghề, từ đó nghiên cứu phát triển ra sản phẩm mới thì việc kiếm tiền bỗng trở nên dễ như trở bàn tay.

Bạn có biết rằng cô nàng tuổi Tuất là một trong số Con giáp nữ kiếm nhiều tiền nhất 12 con giáp?
  Con giáp này vốn thông minh, lại thêm ý chí kiên cường nên họ dễ dàng trở thành người học hành giỏi giang, định hướng mà họ đưa ra cho mình là thông qua học tập để đạt được lợi ích kinh tế. Họ không thấy có gì vất vả khi chuyên tâm nghiên cứu học thuật. Lặng lẽ tập trung làm việc của mình, qua một đêm vang danh thiên hạ chính là nói về con giáp này đó.
 

Diem danh 4 con giap kiem tien gioi nhat thien ha hinh anh 2
 

Tuổi Mùi: Biết lợi dụng những nguồn lực sẵn có

  Con nhà nghèo muốn thành công không phải là không thể, chỉ có điều họ sẽ phải nỗ lực hơn người thường gấp nhiều lần. Còn nếu bạn có sẵn nguồn lực hỗ trợ bên mình thì chuyện thành công chẳng có gì quá khó khăn. Với người thành đạt, chút lợi nhỏ mà họ tiện tay cho bạn có lẽ chẳng đáng gì, nhưng với những người bình thường thì có phấn đấu, tích cóp cả đời chưa chắc đã có được.   Người tuổi Mùi hiểu rõ điều này, họ giỏi xã giao, có duyên ăn nói nên càng thuận lợi trong việc kết giao, đặt mối quan hệ với những người thành đạt xung quanh mình. Từ những mối quan hệ đó, họ tìm kiếm cơ hội để phát tài. Nhờ khả năng nhạy bén mà chỉ dựa vào chút lợi nhỏ nhoi được tùy tiện đưa cho, họ cũng có thể phát triển sự nghiệp thành công rực rỡ. Chẳng thế mà người này được cho là nhờ tài xã giao mà kiếm tiền giỏi, tự mình gây dựng cơ đồ.   An An

Đàn ông tuổi nào kinh doanh giỏi, kiếm tiền nhiều? Top 3 con giáp Nam lọt vào hàng quý hiếm vừa chung thủy lại siêu kiếm tiền Nhìn tướng tay biết ngay khả năng kiếm tiền của bạn
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Điểm danh 4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất thiên hạ

Ý nghĩa ngày 29 tháng 2: ngày phụ nữ cầu hôn

29/02 không chỉ đặc biệt với những người có sinh nhật vào ngày này, mà còn đặc biệt với cả những người phụ nữ muốn cầu hôn.
Ý nghĩa ngày 29 tháng 2: ngày phụ nữ cầu hôn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo lịch phương Tây (lịch dương) thì ngày 29/02 là ngày nhuận, 4 năm mới có một lần. 29/02 không chỉ đặc biệt với những người có sinh nhật vào ngày này, mà còn đặc biệt với cả những người phụ nữ muốn cầu hôn vì cơ hội này chỉ tới 4 năm một lần. 

 
Y nghia ngay 29 thang 2 ngay phu nu cau hon hinh anh
Ảnh minh họa

 
Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 5 lại Ireland, vị nữ thánh Kildare có than phiền với thánh Patrick rằng những người phụ nữ Ireland phải chờ đợi rất lâu mới được đàn ông trong vùng cầu hôn. Chính vì vậy, thánh Patrick đã đồng ý, và cho phép phụ nữ trong vùng được cầu hôn bất kỳ đàn ông nào mà họ thích vào ngày 29 tháng 2 mỗi năm nhuận.
 
Cho đến năm 1288, ở Scottland truyền thống này được nâng lên thành một đạo luật ban bố bởi nữ hoàng Margarite và ngày 29/2 trở thành "Ngày Quyền Lợi Phụ Nữ". Trong ngày đặc biệt này, những người phụ nữ Scottland có thể cầu hôn với bất cứ người đàn ông nào mà họ yêu thương. Theo thời gian, phong tục này được lan rộng ra cả Châu Mỹ và châu Âu, đây được coi là cơ hội 4 năm mới có 1 lần để phái yếu bày tỏ tình cảm với phái mạnh mà không phải chịu bất cứ rào cản nào.
 
Y nghia ngay 29 thang 2 ngay phu nu cau hon hinh anh 2
Ảnh minh họa

 
Và những người đàn ông khi được tỏ tình, nếu không muốn nhận tình cảm của người phụ nữ đó thì phải có một món quà hồi đáp là 1 bảng Anh hoặc phải tặng một tấm áo lụa xem như món quà để xoa dịu nỗi buồn cho người phụ nữ ấy.
 
Ở Đan Mạch, người đàn ông khi từ chối lời tỏ tình phải tặng cho cô gái đó 12 đôi găng tay, còn ở Phần Lan người đàn ông phải tặng một tấm vải để phụ nữ may váy.
 
Trong lịch sử đã có rất nhiều nhân vật nổi tiếng nên duyên nhờ chủ động cầu hôn trong ngày này. Còn ngày nay thì cũng có rất nhiều những sự kiến thú vị đã diễn ra như vào ngày 29/02/2004, hơn 7.000 phụ nữ Anh "rủ nhau" chủ động cầu hôn bạn trai, trong đó một MC đã cầu hôn thành công bạn trai ngay trên sóng truyền hình.

=> Xem thêm: Những phong tục kì lạ trên thế giới

S.T
  12 cô nàng hoàng đạo mơ nhận được món quà cầu hôn nào?
Giây phút hạnh phúc nhất trong tình yêu là nhận được lời cầu hôn – chìa khóa mở ra chặng đường hạnh phúc mới từ chàng. Món quà cầu hôn nào 12 chòm sao nữ mơ

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa ngày 29 tháng 2: ngày phụ nữ cầu hôn

Lựa đúng cây tài lộc cho tiền rủng rẻng tràn túi

Bài trí cây cảnh, đặc biệt là cây tài lộc sai cách sẽ khiến thất thoát tiền của.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Việc bài trí cây cảnh trong phòng ngoài phù hợp với tổng thể không gian thì còn cần phải chú trọng đến phong thủy. Cây cảnh trong nhà có thể có lợi cho việc tăng may mắn cho cả gia đình, nhưng ngược lại bày những cây cảnh không hợp lý cũng có thể dẫn đến hiện tượng khó tụ khí tài, thậm chí đem đến sát khí. Sau đây là gợi ý trong việc bài trí cây tài lộc trong nhà.

Phòng khách

Những cây cảnh thích hợp nhất trong trang trí phòng khách: trúc phú quý, măng tây, xương rồng bà, thông la hán, cây dẻ ngựa, cây cọ cảnh, cây phát tài, lan quân tử, hoa lan, lan anh đào, cây tiên khách lai, cây cam cảnh, cây tổ điểu. Những cây này đều mang ý nghĩa may mắn và phú quý.

 Lựa đúng cây tài lộc cho tiền rủng rẻng tràn túi - 1

Thông la hán đặt trong phòng khách giúp gia đình thêm phú quý

Phòng ngủ và phòng bếp

Phòng ngủ không nên đặt quá nhiều cây xanh, đặc biệt là các loại cây cành lá rậm rạp, bởi vì vào ban đêm những loại cây này sẽ tranh khí Oxy với gia chủ. Điều này không những gây hại cho sức khỏe mà còn dễ gặp mộng mị. 

Phòng bếp cũng không nên đặt cây tài lộc, bởi vì bếp rất nhiều dầu và khói. Nếu như muốn trồng cây trong bếp, nên chọn các loại cây sống được nhờ nước, vừa đem lại mỹ quan vừa có tác dụng thanh lọc không khí.

 Lựa đúng cây tài lộc cho tiền rủng rẻng tràn túi - 2

 Phòng ngủ không nên đặt quá nhiều cây xanh

Phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh có nhiều uế khí và ẩm ướt, thích hợp chọn các loại cây lá xanh có khả năng chịu ẩm, như vậy mới có thể hấp thu khí thải một cách hiệu quả. Phòng vệ sinh thích hợp trồng cây dương xỉ, thùy dụ, cây trầu bà cẩm thạch,...

 Lựa đúng cây tài lộc cho tiền rủng rẻng tràn túi - 3

Phòng vệ sinh nhiều uế khí và ẩm ướt, nên trồng cây trầu bà cẩm thạch

Ban công

Nếu như quang cảnh xung quanh ban công không tốt, ví dụ như có vật sắc nhọn chĩa vào, đường đâm thẳng đến, đường gấp khúc hoặc nhìn ra các nơi như đền chùa, bệnh viện, có thể đặt một số loại cây tài lộc để hóa giải điềm xấu. Các loại cây thích hợp là loại thân cây hoặc cánh hoa có gai như xương rồng bà, hoa hồng, đỗ quyên… Nên nhớ không nên trồng các loại cây cánh lá xum xuê.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lựa đúng cây tài lộc cho tiền rủng rẻng tràn túi

Tuổi Thìn và tuổi Hợi có hợp nhau không? –

Tuy Thìn và Hợi đem đến cho nhau những cảm giác thật tuyệt vời trong tình yêu nhưng họ vẫn cần để cho nhau có khoảng trời riêng. Thìn và Hợi là những người bạn, người tình tuyệt vời. Tuổi Thìn dũng cảm và thích sống độc lập và tin vào tình yêu. Còn t
Tuổi Thìn và tuổi Hợi có hợp nhau không? –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tuổi Thìn và tuổi Hợi có hợp nhau không? –

Dương Liễu Mộc - Gỗ của cây Dương Liễu

Đôi nét về mạng Dương Liễu Mộc (gỗ của cây dương liễu) Mộc vào đất tử mộ dù được Nhâm Quí thủy sinh cũng vẫn yếu nhược nên gọi bằng Dương Liễu Mộc.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Dương Liễu Mộc - Gỗ của cây Dương Liễu

Dương Liễu Mộc - Gỗ của cây Dương Liễu

Tìm hiểu về mạng Dương Liễu Mộng

Sách Bác Vật Vựng Biên viết: “Nhâm Ngọ Quí Mùi, mộc tử ở Ngọ, mộ ở Mùi. Mộc vào đất tử mộ dù được Nhâm Quí thủy sinh cũng vẫn yếu nhược nên gọi bằng Dương Liễu Mộc. Cành liễu mảnh mai, lá liễu buông rũ, thứ mộc không có cốt khí. Hình chất thì vậy nhưng tâm sự lại rất thấu đáo, tình cảm phức tạp đa đoan.

Dương Liễu Mộc thuộc âm nên tính tình kín đáo, chỉ thiếu căn bản suy tư luôn luôn theo gió mà ngả nghiêng. Bén nhậy với thực tế, tâm không mấy chính trực. Dương Liễu Mộc khó là một người tâm phúc trung thành.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Dương Liễu Mộc - Gỗ của cây Dương Liễu

Các lễ hội ngày 8 tháng 4 Âm Lịch - Hội Chùa Dâu

Hội Chùa Dâu được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 8 tháng 4 Âm Lịch - Hội Chùa Dâu

Các lễ hội ngày 8 tháng 4 Âm Lịch - Hội Chùa Dâu

Hội Chùa Dâu

Thời gian: tổ chức vào ngày 8 tháng 4 âm lịch.

Địa điểm: xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Phật Mẫu Man Nương và bốn người con gái của bà là Pháp Vân (Mây - Bà - Dâu - thờ ở chùa Dâu), Pháp Vũ (Mưa - Bà Đậu - thờ ở chùa Thành Đạo), Pháp Lôi (Sấm,sét - Bà Tương - thờ ở chùa Phi Tương), Pháp Điện (Chớp - Bà Dàn - thờ ở chùa Phương Quan).

Nội dung: Hội chùa Dâu là sinh hoạt văn hóa phật giáo của cư dân nông nghiệp. Tổng thể 5 chùa cùng mở hội. Lễ hội có lễ rước lớn, đám rước 4 chị em về chùa Tổ bái vọng mẹ. Dâng hương cầu kinh xong, đám rước lần lượt trở về các chùa. Trong lúc rước có các trò múa gậy, cướp nước, múa sư tử, múa hóa trang rùa, múa trống, đấu vật, cờ người, đốt cây bông. Hội có lễ tắm tượng Phật chùa Dâu là hội lớn với 12 làng trong tổng xưa mang theo đội múa rồng đến tham gia. Trong hội có rước tượng Sĩ Nhiếp - viên thái thú tương truyền là người cho tạc tượng tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Có cuộc thi “cướp nước” của hai bà Pháp Vân - Pháp Vũ.

Hội Chùa Tứ Pháp

Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch.

Địa điểm: Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Đối tượng suy tôn: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện

Nội dung: Hội chùa Tứ Pháp là hội chùa giao hiếu cầu hòa, ở một số làng tổ chức lễ rước giữa các làng thờ Bà, nhưng chỉ rước ba Bà Vân, Vũ, Lôi đến với Bà Điện. Vì theo phong tục, người ta khiêng đưa Bà Điện ra khỏi chùa, làng sẽ bị cháy.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 8 tháng 4 Âm Lịch - Hội Chùa Dâu

Cát hung trong phong thủy nhà ở

Theo phong thủy, không khí nhà ở phải lưu thông, ánh sáng đầy đủ và đảm bảo vệ sinh sẽ tốt cho tinh thần và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Việc trang trí phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ,..có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của chúng ta, nhất thiết phải cẩn thận.
Cát hung trong phong thủy nhà ở

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong luật phong thủy, cơ bản gồm có 2 phần chính :

+ Cát hung của hoàn cảnh bên ngoài nhà ở.

+ Cát hung của hoàn cảnh bên trong nhà ở

1. Đường đi lấy thông thương làm chính.

Đướng sá ở bốn phía quanh nhà thế nào, khoa địa lý đều có nghiên cứu, điều quan trọng nhất là: tuyệt đối không nên có đường đâm thẳng vào trước cửa, vì như thế là chủ về trong nhà bất hòa, con đường kia sẽ mang bệnh tật từ bên ngoài vào nhà và đem cát khí từ trong nhà ra đi.

2. Nhà nằm trên đường hình chữ Đinh, chủ về phá bại.

Luận về cát hung, vượng suy của trạch vận, thì có hai loại đường hình chữ Đinh. Một là đường chữ Đinh hướng ngoại, hai là đường hình chữ Đinh hướng nội. Theo kinh nghiệm, loại đường hình chữ Đinh hướng nội là không tốt, sẽ có tai họa nặng, bởi vì phòng ốc không nên bị trực xung (đâm thẳng vào).

3. Chái nhà giống như chân tay của người.

Nếu khuyết (thiếu) một bên, coi như tàn phế, không đi lại được. Theo lý luận phong thủy Trung Quốc, nhà mà bên phải không có chái thì nữ nhân chết, bên trái không có chái thì nam nhân vong.

4. Dương trạch(phần từ nền nhà trở lên) có liên hệ mật thiết với họa phúc, cát hung của đời người. Vì trời có thiên vận, đất có địa vận, người có mạng vận, nhà có trạch vận. Nền nhà đằng trước cao, đằng sau thấp là không tốt, vì khí bị tù hãm.

5. Dương trạch tốt nghĩa là các phương diện được điều hòa cân bằng, vừa đề phòng tai họa, vừa đảm bảo vệ sinh ở xung quanh, ánh sáng đầu đủ, lại thông thoáng, yên tĩnh.

6. Khi thiết kế và thi công, phải bảo đảm cho nhà đủ ánh sáng, thích hợp để lòng người thoải mái, sinh hoạt mỹ mãn.

7. Luận về ngoại hình nhà ở, phàm mé bên tả có lưu thủy (sông, dòng chảy), thuật phong thủy gọi là có Thanh Long, mé hữu có đường dài, gọi la có Bạch Hổ, phía trước có ao hồ gọi là Chu Tước, đằng sau có gò cao gọi là Huyền Vũ, thì là đất cực quý.

8. Trước cửa, nhìn thẳng có một ngôi nhà trống, thì nam nữ thường than khóc, nghĩa là hay phát sinh những chuyện bất hạnh.

9. Nhà trước thấp, sau cao, chủ phú quý. Còn trước cao, sau thấp, thì rất bất lợi, lớn bé trong nhà không có tôn ti trật tự.

10. Tối kỵ nơi cư trú ở nơi xung yếu, ở đền chùa, miếu mạo, ở gần nơi thờ cúng có qui mô lớn, ở nơi giao thông bất tiện, cỏ cây cằn cỗi xác xơ, ở ngay nơi dòng chảy xộc thẳng tới, ở ngay nơi sống núi chọc thẳng đến, ở đối diện với cổng nhà lao, ở ngay cửa bể.

11. Phía động nhà có đại lộ (đường lớn) thì nghèo, phía bắc có đại lộ thì hung, phía nam có đại lộ thì phú quý.

12.Cây cối xung quanh chĩa vào nhà là cát, quay lưng vào nhà là hung.

13. Địa hình của gia trạch Mão Dậu, Tý Ngọ, Tý Sửu là bất túc, ở đó thì hung.

14.Nhà dài theo hướng nam bắc, hẹp theo hướng đông tây là cát. Hướng nam bắc mà hẹp, hướng đông tây dài là hung.

15. Nhà ở dưới gầm cầu, sát bên cầu cống, chủ bất lợi cho con cháu.

16.Phía trước nhà không nên đào ao mới, chủ tuyệt tự, xa hơn về phía trước có tềh đào ao hình bán nguyệt.

17. Trước nhà không nên thấy có phiến đá màu hồng, đỏ, trắng, rộng vài ba thước, chủ hung.

18. Nhà trước sau vuông vức, đại cát. Nếu phía sau thót vào hoặc nhọn hoắt, sẽ tuyệt nhân đinh.

19. Phía trước nhà nghe tiếng nước như tiếng rên rỉ bi ai, chủ tán tài.

20.Trước nhà kỵ có hai cái ao, gọi là chữ khốc (khóc). Đầu phía tây có ao, là Bạch Hổ há miệng, đều kỵ.

21. Phàm trước cửa, sau nhà thấy thủy lưu, chủ đau mắt.

22. Trước nhà có đồi, núi bằng, tròn trịa, chủ cát.

23. Phía trước nhà và sau nhà, rãnh nước không nên phân thành hình chữ bát, nước chảy cả ra đằng trước đằng sau, chủ tuyệt tự, tán tái.

24. Phàm giếng nước không được chắn cổng, chủ kiện tụng.

25. Khi xây nhà, kỵ xây tường bao và cổng trước, chủ khó hoàn thành.

26. Phàm hai cánh cổng phải có độ lớn bằng nhau, nếu cánh bên tả lớn hơn, chủ thay vợ, nếu cánh bên hữu lớn hơn, chủ cô quả.

27. Cây lớn chắn ngang trước cửa, chủ tiền tài ít, thân thể yếu.

28.Đầu tường chĩa thẳng vào cửa, chủ bị người đàm tiếu. Đường đan chéo kẹp nhà như gọng kìm, nhân khẩu bất tồn.

29. Trên cùng một mảnh đất, dựng ba ngôi nhà liền nhau, nhà ở giữa không gặp cát lợi.

30.Đền chùa, nhà thờ ở ngay trước cửa nhà, người nhà thường mắc bệnh thần kinh suy nhược.

31. Nhà vệ sinh ở ngay trước cửa thường bị khí độc.

32.Nhà có ba cửa thông luôn, tất chủ nhà thua kém dần.

33. Cột điện lấn vào giữa cửa, chủ không an ninh.

34. Luận về Ngũ Hành bốn mùa, trong vòng 18 ngày trước các tiết Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông kỵ động thổ, phá thổ.

35. Phòng ngủ của nhà ở, phải chọn phương sinh vượng. Trong phòng phải sáng sủa, kỵ tối mờ, trước cửa sổ kỵ mái nhà khác đâm thẳng vào hoặc kỵ máng xối. 

36. Trước sau nhà ở kỵ bếp, phía sau phòng kỵ có giếng.

37. Nhà ở kỵ ngay sau đền chùa, kỵ đối diện với gian bếp nhà khác.

38.Nhà cửa kỵ nhiều cửa sổ, phòng kỵ cửa kiểu hình cánh bướm.

39. Cầu thang kỵ xộc thẳng cửa phòng.

40. Đặt giường tối kỵ phương tiết (thoát) khí, ắt chủ về tuyệt tự, ví dụ Khảm Trạch thì kỵ phương vị đông bắc và chính tây.

41.Đặt giường tốt nhất chọn cát phương. Giường đặt ngay dưới xà chính, trước giường kỵ có cột, sau giường kỵ có khoảng trống. Hia đầu không nên sát tường, kỵ mở cửa ngay bên đầu giường.

42.Kỵ kê giường bên dười cầu thang, kỵ đầu giường có bếp lò, sau giướng có giếng.

43. Phía dưới phòng ngủ trên lầu, không nên đặt bàn thờ, chủ không bình an.

44.Phàm xây nhà lầu không thểà phân rõ chủ khách, hướng ngồi. Ví dụ, ngồi hướng bắc nhìn về hướng nam thì cổng tất phải ở phía nam hoặc phía đông, hoặc phía tây, sau lưng nhà hoặc hai bên có thể làm cửa ngách, để hình dáng nhà có chủ có khách.

45. Xây lầu chớ nên xây quá cao so với xung quanh, cao quá tất nguy hiểm, dễ bị người nhòm ngó, công kích.

46.Nhà láng giềng bốn phía đều cao, nhà mình không nên làm quá thấp. Nếu thấp so với mé bên tả, chủ về xuất hiện cô phụ (chồng chết), nếu thấp co với bên hữu chủ khắc thê. Nếu hai góc tả hữu có giếng, chủ tự sát, nếu phía sau có giếng, chủ trộm cắp.

47. Luận về quan hệ với người, cần coi phòng ốc là tối quan trọng, lại coi phòng ngủ làm trọng.

48. Gian kho, chứa các vật dụng lặt vặt, có thể bố trí ở phương vị bất lợi, nhưng nếu là tiệm buôn, thì hàng hóa phải để ở nơi có phương vị tốt nhất

49. Luận quan hệ giữa phòng với cửa, thì người mạng Đông tứ trạch theo các phương Khảm, Ly, Chấn, Tốn là cát. Người mạng Tây tứ trạch theo các phương Càn, Khôn, Cấn, Đoài là cát.

50. Theo trú trạch phong thủy, kỵ nhà có chỗ lồi lên ở hướng đông và đông bắc.

Nguồn: Phongthuy


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cát hung trong phong thủy nhà ở

Công bố cơ sở luận của Chu Dịch - Quyển 2

Ngày đưa lên mạng: 1-2-2003 Cử nhân Kinh tế: Dương Kiện Toàn (Saigon, Việt Nam) KINH DỊCH - KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN Tác giả giữ bản quyền. Tout droits réservés. All rights reserved. Mọi trích dịch vui lòng ghi tên tác giả. Rất cám ơn !
Công bố cơ sở luận của Chu Dịch - Quyển 2

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


 LỜI NÓI ĐẦU


Bên Đông Y, các nguyên tắc, phương pháp chẩn trị dựa trên 5 học thuyết cơ bản: Âm Dương, Ngũ Hành, Khí Hoá, Tam Tài, Chủ Vị & 2 học thuyết chuyên biệt: Tạng Tượng, Kinh Lạc.
Dự Đoán Học Trung Hoa có 5 học thuyết cơ bản tương tự như Đông Y.
Đông Y được ca tụng, nhưng không ai chấp nhận nó là một môn khoa học chính thống. Dự đoán học Trung Hoa cùng chung số phận như vậy. Bởi hai môn học này giống như đứa bé khi người ta hỏi nó từ đâu ra, nó chỉ vào mẹ nó, “Ra bằng cách nào?” thì nó không biết !
5 học thuyết cơ bản của Đông Y & Dự Đoán Học Trung Hoa từ đâu ra thì được chỉ qua Chu Dịch. Thế Chu Dịch tạo ra 5 học thuyết cơ bản ấy bằng cách nào thì… không biết. Nếu có cắc cớ hỏi ngược lên cơ sở luận của Chu Dịch là gì thì mù tịt !
Nội dung quyển sách này nói ngược lại những gì 3000 năm nay đã nói. Nó phủ nhận điều khẳng định trước nay cho rằng 5 học thuyết cơ bản có từ Chu Dịch.
Tôi chứng minh điều ngược lại:
Chu Dịch được tạo nên từ 5 học thuyết : Âm Dương, Ngũ Hành, Khí Hoá, Tam Tài, Chủ Vị.
Và tôi đã cố gắng đi xa hơn khi xác lập học thuyết thứ 6: Lý Thuyết Chuyển Vùng.

Có thể sẽ có nhiều điều để bàn cãi, nhưng tôi thật sự tin tưởng rằng những điều tôi đã làm là hợp lý !

MỤC LỤC

QUYỂN 2: CÔNG BỐ CỞ SỞ LUẬN CHU DỊCH
Cách Nhìn Nhận Hiện Nay
Quan Điểm & Các Cách Chứng Minh Của Tôi.
Học Thuyết Thứ 1: Âm Dương
Học Thuyết Thứ 2: Ngũ Hành
Học Thuyết Thứ 3: Khí Hoá
Học Thuyết Thứ 4: Tam Tài
Học Thuyết Thứ 5: Chủ Vị
Đồ Hình Tiên Thiên
Đồ Hình Hậu Thiên
Học Thuyết Thứ 6: Lý Thuyết Chuyển Vùng


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Công bố cơ sở luận của Chu Dịch - Quyển 2

Chùa Cổ Lễ - Nam Định

Chùa Cổ Lễ lưu giữ nhiều di vật văn hóa quý hiếm như: Tượng đức Phật Thích Ca, chuông đồng thời Tây Sơn, lá cờ thần hai mặt ghi...

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đi từ thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan xuôi theo quốc lộ 21 khoảng 16 km về phía đông nam, tới thị trấn Cổ Lễ, qua nhịp cầu nhỏ rẽ trái chúng ta sẽ tận mắt chiêm ngưỡng ngôi chùa nguy nga, tráng lệ với tòa Bảo tháp trầm mặc vươn lên nền trời xanh cao lồng lộng, đó là Chùa Cổ Lễ.

Chùa Cổ Lễ có tên chữ là “Quang Thần tự” thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, một di tích lịch sử – văn hoá, thắng cảnh nổi tiếng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Chùa dựng trên một nền đất vuông, có sông nhỏ và hồ bao quanh. Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, người đã từng chữa cho vua Lý Thần Tông thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.

Lịch Sử Chùa Cổ Lễ

Chùa do Quốc sư Minh Không xây dựng từ thế kỷ XII thời Lý. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử và thời gian, dấu tích cổ xưa bị phai mờ hoang phế. Đến cuối thế kỷ XIX, cảnh chùa chỉ còn lại một am nhỏ với nhiều di tích đổ nát.

Năm 1902, Hòa thượng Phạm Quang Tuyên đến trụ trì tại chùa. Ông là một Thiền sư có đạo đức cao cả, một trí thức uyên bác, có biệt tài kiến trúc chùa tháp. Ông đã dốc tâm huyết kêu gọi các tín đồ, thập phương bỏ công, của để xây dựng lại ngôi chùa. Trong khoảng thời gian sau đó, Hòa thượng Phạm Quang Tuyên đã kiến tạo lại toàn bộ công trình chùa thành những nhóm kiến trúc có giá trị nghệ thuật riêng biệt nhưng vẫn hòa nhập với tổng thể cảnh quan, mang phong cách “cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đông kết hợp phương Tây”.

Nhà sư Phạm Quang Tuyên chủ trì công việc xây dựng chùa, quả là một công trình sư uyên bác. Ông không cần một bản vẽ thiết kế nào, không cần một chút vật liệu hiện đại là xi măng, sắt thép mà chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản và công sức của nhân dân để xây dựng chùa.

Tiếp bước Hòa thượng Phạm Quang Tuyên, Hòa thượng Phạm Thế Long và các thế hệ sư trụ trì kế cận đã hoàn thiện thêm những công trình nhỏ, tạo thêm sự nguy nga cho ngôi chùa.

Kiến Trúc Chùa Cổ Lễ

Chùa có nhiều nét khác với chùa cổ Việt Nam bởi sự kết hợp khéo léo các yếu tố kiến trúc cổ truyền với kiến trúc Gôtích của Gia tô giáo. Chùa cổ Việt Nam thường thấp và trải rộng về bề ngang với bộ khung gỗ lim vững chắc. Nhưng chùa Cổ Lễ không những rộng mà còn rất cao. Kiến trúc mái vòm để chịu lực được xử lý rất hợp lý. Nếu nhìn từ xa ta có cảm giác như một nhà thờ nhưng nhìn kỹ thì lại là một ngôi chùa bởi đôi rồng chầu rất lớn ở phía trước và các họa tiết trang trí khác.

Chùa Cổ Lễ là một chỉnh thể gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau, trải rộng theo hướng đông – tây, trên một diện tích gần 10 mẫu Bắc Bộ xếp từ ngoài vào trong: Cổng chùa, tháp cửu phẩm liên hoa, cầu cuốn, tam quan, nhà hội quán, đền Thánh, đền Mẫu, hai cầu núi, chùa chính, nhà tổ, nhà khách, phòng tăng, pháp đường, tòa kim chung bảo các, vườn tháp… Trong đó, công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao là tháp cửu phẩm liên hoa…

Chùa Cổ Lễ
Tháp Cửu Phẩm Hoa Liên – Chùa Cổ Lễ

Chùa Cổ Lễ hiện lưu giữ được nhiều di vật văn hóa quý hiếm như:

  • Tượng đức Phật Thích Ca, cao 4,20m ngự trên tòa sen trong tư thế nhập Thiền, phía sau có vầng hào quang tỏa sáng thiêng liêng;
  • Một chuông đồng thời Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh 7 (1799);
  • Một chuông đồng nặng hơn 9 tấn đúc năm 1936;
  • Một trống đồng trơn tương truyền từ thời Lý; một lá cờ thần hai mặt ghi: “Nam thiên Thánh tổ” và “Lý triều Quốc sư”;
  • Bốn thuyền trải dùng để thi bơi trong lễ hội truyền thống.

Chùa Cổ Lễ còn là một di tích cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhiều nhà sư đã tạm biệt cửa thiền ra trận. Đặc biệt, ngày 27- 2- 1947, tại ngôi chùa linh thiêng, dưới sự chủ trì của Hòa thượng Phạm Thế Long, Tỉnh hội Phật giáo Nam Định cùng chính quyền và tín đồ trong vùng đã tổ chức mít tinh làm lễ phát nguyện cho 27 nhà sư cởi áo cà sa lên đường tòng quân giết giặc, bảo vệ tổ quốc.

Lễ hội Chùa Cổ Lễ diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng 9 âm lịch hàng năm. Đó là ngày hội tưởng niệm Đức Thánh tổ hóa thân (14/9), một ngày đã đi vào tiềm thức nhân dân trong vùng:

“Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mười tư tháng Chín thì về hội Ông”.

Chùa Cổ Lễ đã trở thành điểm du ngoạn hấp dẫn của khách thập phương trong và ngoài nước. Về thăm chùa, du khách không những được tận mắt chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, ôn lại công tích, tưởng nhớ tới Quốc sư – Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không mà còn có dịp để lễ Phật, tắm mình trong cõi tâm linh hướng tới “chân – thiện – mỹ”.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Cổ Lễ - Nam Định

Luận về Thiên Khốc-Thiên Hư

Thiên Khốc và Thiên Hư chỉ là hai sao nhỏ trong những phụ tinh của khoa Tử Vi. Nhưng không phải vì thế mà chúng không có ý nghĩa gì đáng kể trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Thật vậy, con người khi lọt lòng mẹ đã cất tiếng khóc chào đời, khi lớn lên cũng qua tiếng cười mà biết được niềm hạnh phúc, cũng như tiếng khóc đễ biết được nổi thống khổ, thành bại ở đời. Khốc Hư là biểu tượng của 2 giọt nước mắt, vì vậy cho dù bất cứ lãnh vực nào của cuộc đời, khi nói đến sức khỏe, tình duyên, hôn nhân, tiền bạc, hay công danh sự nghiệp thì sự hiện diện của Khốc Hư cũng cho ta biết đương số khi nào đi vào những lãnh vực này, con đường với những nụ cười thoải mái hay con đường đầy nước mắt thương đau.
Luận về Thiên Khốc-Thiên Hư

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Chẳng hạn, chưa nói đến Khốc Hư tọa thủ tại Mệnh mà chỉ nói đến Khốc Hư tọa thủ tại cung Quan Lộc thì cũng hiểu được công việc làm của đương số phải vất vả, lận đận, ba lần bại mới được một lần nên. Cùng một ngành nghề nhưng người có Khốc Hư ở Quan Lộc phải lao tâm khổ lực hơn những người không có. Nếu Khốc Hư ở Tài Lộc thì đồng tiền kiếm được chắc chắn phải đổi bằng nhiều mồ hôi và nước mắt. Khốc Hư ở Phu Thê thì việc hôn nhân phải trải qua nhiều trở ngại, nếu ăn ở với nhau rồi thì nước mắt cũng nhiều hơn là nụ cười. Khốc Hư ở cung Tử Tức thì cha mẹ nuôi con rất cực khổ, đến khi con lớn lên lại phải gánh chịu nhiều phiền muộn vì con cái. Khốc Hư ở Nô Bộc thì từ bạn bè đến kẻ ăn người ở, và cả người tình của mình đều thường xuyên đem đến những phiền muộn cho mình trong việc giao tế, làm ăn và chuyện tình cảm.

Thiên Khốc, Thiên Hư đều thuộc hành Thủy, đắc địa ở Tí, Ngọ, Mão, Dậu, và Mùi. Là biểu tượng của 2 giọt nước mắt, cho nên người có Khốc Hư thủ Mệnh thường hay lo lắng, hay suy tư, và cũng rất hay bị đau ốm bệnh tật. Đây là mẫu người kín đáo và có phần cô đôc tựa như Vũ Khúc hay Đẩu Quân thủ Mệnh vậy. Lúc còn sống trong gia đình thì khắc với cha mẹ, anh em. Khi có gia đình thì khắc với vợ con, nhưng sự xung khắc không đến nổi trầm trọng. Người Khốc Hư nếu chưa qua khỏi tiền vận thì đừng nên toan tính nhiều để rồi thất vọng. Muốn được xứng ý toại lòng phải từ trung vận trở về sau.

Tuy nhiên, nếu trên cương vị một người chủ hay một cấp chỉ huy thì mẫu người Khốc Hư thủ Mệnh là một cấp thừa hành tốt vì họ là người có tinh thần trách nhiệm. Giao việc cho họ, chúng ta sẽ thấy họ lo lắng, suy nghĩ, soạn thảo kế hoạch, đắn đo cân nhắc rất thận trọng. Và khi đã làm thì làm đến nơi đến chốn.

Nhưng oái oăm thay, với tinh thần làm việc như thế mà ít khi người Khốc Hư đạt được kết qủa một cách dễ dàng ngay từ phút đầu tiên. Vì thế khoa Tử Vi gọi mẫu người Khốc Hư là “Tiền Trở Hậu Thành”. Có nghĩa là thường bị trở ngại lúc đầu rồi sau đó mới thành công. Tuy nhiên đặc tính Tiền Trở Hậu Thành chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ trong tiền vận mà thôi, rồi sau đó sự tác hại sẽ nhẹ dần. Về đặc tính này, người Khốc Hư có phần nào giống người Vô Chính Diệu: trong một hạn, dù tiểu hay đại hạn, và trong cả một đời người, chỉ được may mắn, hanh thông vào nửa đời sau mà thôi.

Có phải chăng vì vậy mà người Khốc Hư rất có ý chí, luôn luôn có gắng để vươn lên trong mọi tình huống. Khi vượt qua khỏi cái tiền vận gian nan sẽ bước vào một hậu vận tốt đẹp hơn. Điểm nổi bật của người Khốc Hư là khả năng thuyết phục người khác, có tài hùng biện và rất sắc bén trong lĩnh vực chính trị. Nếu Khốc Hư đi chung với Cự Nhật hay Tang Hổ thì đây là những thầy giáo giỏi, những nhà ngoại giao hay chính khách có tài.

Khốc Hư có hai vị trí tốt đẹp là hai cung Tí và Ngọ mà chúng ta quen gọi là Khốc Hư Tí Ngọ là cách tiền bần hậu phú. Nếu Mệnh an tại Tí/Ngọ có Khốc Hư đồng cung (ở Tí tốt hơn Ngọ) thì cuộc đời trước nghèo sau giàu. Sự thay đổi ở vào thời điểm nào, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào toàn bộ lá số. 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận về Thiên Khốc-Thiên Hư

Phán đoán hung cát của phương vị theo Phi Tinh mỗi tháng như thế nào? –

Giở lịch vạn niên ra nhìn vào cột tháng âm lịch, đấy chính là cửu tinh. Nếu bạn thấy cửu tinh của tháng Tám Âm lịch viết là Ngũ Hoàng thì đại diện Ngũ Hoàng tinh tháng Tám Âm bay đến Cung Trung. Bạn lấy Ngũ Hoàng tinh nhập Cung Trung sẽ tìm ra vị tr

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

í cửu tinh phi phục và biết được tháng Tám trong gia đình sẽ xảy ra chuyện gì.

p17

Giả thiết cửa chính của căn nhà ở hướng Nam, đại diện cho tháng Tám Âm lịch, Cửu Tử tinh sẽ bay đến cửa chính của căn nhà. Thế là chúng ta đã căn cứ vào thứ tự của Cửu tinh phi phục định ra được Bàn trạch của Thế vận tinh. Hiện tại đang là Bát vận, cho nên chúng ta lấy bát tự trong Bát vận nhập vào cung Trung. Sau đó , căn cứ vào phương hướng của Bàn trạch Thế vận để tìm ra con số Phi Tinh tọạ sơn hướng thủ, nhập vào cung Trung bay lần nữa. Cuối cùng thêm bàn tinh Phi Tinh lưu niên thì có thể định ra được toàn bộ vị trí Phi Tinh của căn nhà. Sau khi định được vị trí Phi Tinh, chúng ta dễ dàng đoán được tổ hợp Phi Tinh nào sẽ ảnh hưởng đến thành viên nào trong gia đình.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phán đoán hung cát của phương vị theo Phi Tinh mỗi tháng như thế nào? –

20 bài học cuộc sống quan trọng bạn phải nhớ

Cuộc sống luôn dạy cho ta những bài học quý giá mà bạn nên biết để sống tốt và ý nghĩa hơn
20 bài học cuộc sống quan trọng bạn phải nhớ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. "Cuộc sống vốn không công bằng hãy tập quen dần với điều đó" - Bill Gates.

2. Đừng vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.

3. Đừng ngại thay đổi. Bạn có thể mất một cái gì đó tốt nhưng bạn có thể đạt được một cái gì đó tốt hơn.

4. Cách người khác nhìn nhận bản thân bạn không quan trọng bằng việc bạn nhìn nhận bản thân mình ra sao.

5. Bạn không thể chọn được nơi mình sinh ra nhưng bạn có thể chọn được cách mình sống.

6. Đừng quan tâm tới những kẻ nói xấu sau lưng bạn, vì chỗ của họ là ở đó. Mãi mãi sau lưng bạn mà thôi.

7. Những điều không thể hạ gục bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn.

8. Chính bạn là người tạo nên con đường cho chính mình.

20 bài học cuộc sống ý nghĩa cho mọi người

9. Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa.

10. Muốn thành công phải trải qua thất bại. Sống ở đời có dại mới có khôn.

11. Đừng sợ hãi kẻ thù trước mặt mà hãy đề phòng những người bạn giả dối sau lưng.

12. Bạn bè ranh giới của nó thật mong manh. Trong cuộc vui không biết ai là bạn. Lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai.

13. Khi giơ một ngón tay chỉ trích người đối diện, hãy nhớ ba ngón tay kia đang hướng về phía ta. Nếu bạn không muốn bị chỉ trích thì đừng bao giờ chỉ trích người khác.

14. Có một ngày bạn cảm thấy cuộc sống thật gian nan, nhưng như vậy thì thành quả gặt hái được có thể rất to lớn.

15. Vẽ người, vẽ mặt, khó vẽ xương. Biết người, biết mặt, khó biết lòng.

16. Bạn không thể thành công nếu không dám mạo hiểm.

17. "Thời gian của bạn là hữu hạn, vì thế đừng phí thời gian vào việc sống cuộc đời của người khác" - Steve Jobs.

18. Đôi khi bạn cần phải im lặng, nuốt cái tôi vào trong và chấp nhận rằng bạn sai. Đó không phải là bỏ cuộc, đó là trưởng thành.

19. "Đừng bao giờ đùa giỡn với cảm xúc của người khác. Bởi lẽ bạn có thể thắng trong trò chơi đó, nhưng chắc chắn bạn sẽ đánh mất người đó cả đời" - Shakespeare.

20. Hãy biết trân trọng những gì bạn đang có và học cách yêu thương người khác vì xung quanh chúng ta còn rất nhiều mảnh đời thiếu may mắn.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích và ý nghĩa, hãy chia sẻ với bạn bè nhé!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 20 bài học cuộc sống quan trọng bạn phải nhớ

8 dấu hiệu biểu lộ sự may mắn trên khuôn mặt

Vầng trán cao, chiếc cằm lớn, lông mày rậm... là những bộ phận được cho là may mắn trên khuôn mặt đấy nhé!
8 dấu hiệu biểu lộ sự may mắn trên khuôn mặt

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

8-dau-hieu-bieu-lo-su-may-man-tren-khuon-mat
Mắt sáng Miệng quả lê
Vầng trán cao Mũi to
Chiếc cằm lớn Lông mày rậm
Gò má cao Tai dài

Mộc Trà (theo Buzz)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 8 dấu hiệu biểu lộ sự may mắn trên khuôn mặt

Luận giải ý nghĩa của cửu tinh và loan đầu trong huyền không phi tinh

Tâm Còn Chưa Thiện, Phong Thủy vô ích. Bất Hiếu Cha Mẹ, Thờ Cúng Vô ích. Anh Em Chẳng Hòa, Bạn Bè vô ích. Làm trái Lòng người, Thông Minh Vô Ích. Chẳng Giữ Nguyên Khí, Thuốc Thang Vô ích. Thời Vận Không Thông, Mưu Cầu Vô ích

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Phi tinh và Loan đầu (loan đầu đây là nói về hình thể bên ngoài, không liên quan tới phái Loan đầu) là 2 yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau trong việc quyết định cát, hung của 1 căn nhà, còn thiết kế bên trong cũng có tác dụng nhưng yếu hơn, nên chỉ là phụ thuộc mà thôi. Cũng giống như 1 căn nhà tuy phía trước có biển lớn, phía sau có núi cao, 2 bên Long, Hổ hùng tráng bảo vệ. Nhưng nếu phi tinh lại gặp phải cách vượng khí của Sơn tinh tới phía trước, Vượng khí của Hướng tinh tới phía sau thì vẫn bị cách “Thượng Sơn, Hạ Thuỷ” mà gia nghiệp suy bại thê thảm. Nếu những căn nhà đã bị như thế thì dù thiết kế bên trong có hoàn mỹ tới đâu cũng không thể làm thay đổi cục diện xấu của căn nhà. Ngược lại, 1 nhà tuy phía trước có núi cao, còn phía sau có biển lớn, tuy đối với phái Loan đầu là cục diện thất bại, nhưng nếu có vượng khí của Sơn tinh tới phía trước, vượng khí của hướng tinh tới phía sau thì vẫn có thể phát phúc 1 thời. Cho nên mới nói Loan đầu phụ thuộc vào Phi tinh, Phi tinh phụ thuộc vào Loan đầu là vậy.

Về sự tương quan giữa vận-sơn-hướng tinh trong cùng 1 cung thì cũng đã có nhiều sách vở đề cập tới, thậm chí còn chia ra thành tỷ lệ phần trăm giữa 3 sao này để cứu xét. Nhưng có lẽ các tác giả đó 1 là không muốn tiết lộ những gì họ biết, 2 là vì không hiểu rõ tính chất vượng, suy hay “thất, đắc” của những phi tinh nên mới bày vẽ đủ cách tính toán mà thôi. Nhưng thực chất là vì toạ và hướng là 2 phương vị quan trọng quyết định vận khí của 1 căn nhà, nên Sơn tinh và Hướng tinh mới có tầm quan trọng đặc biệt, và cũng vì vậy mà khi lấy trạch vận cho 1 căn nhà thì người ta mới lấy những Vận tinh tới TOẠ VÀ HƯỚNG nhập trung cung xoay chuyển để xác định những phương vị sinh, vượng, suy, tử của Sơn tinh và Hướng tinh mà thôi. Chứ không ai lấy hết Vận tinh chung quanh nhà đem nhập trung cung xoay chuyển làm gì, dù là phía trước của căn nhà đó có thuỷ hoặc cửa ra vào hay không? Hoặc phía sau có núi hoặc nhà cao che chắn hay không? Điều này cho thấy 2 phương toạ và hướng có tác động quyết định lên vận khí của 1 căn nhà, và do đó, sức mạnh của Sơn và Hướng tinh mới có tầm quan trong đặc biệt hơn Vận tinh. Riêng Vận tinh chỉ là vị trí cố định của phi tinh trong từng Vận, nên tác dụng rất yếu, chỉ có khả năng phối hợp với Sơn và (hoặc) Hướng tinh để làm tăng thêm sự tốt, xấu mà thôi, chứ không thể có khả năng chi phối hay giảm thiểu, hoặc làm thay đổi tính chất của Sơn, Hướng tinh cùng vị trí với nó. Còn sự tương tác giữa Sơn tinh và Hướng tinh, trên thực tế phải tuỳ thuộc vào sự “đắc cách” hay “thất cách” của chúng mới có thể biết được sao nào nắm quyền chủ chốt tại khu vực đó. Muốn biềt được điều này thì phải nắm vững những nguyên lý về “Thu Sơn, Xuất Sát” mới không bị lầm lẫn hoặc rối trí trong việc xét đoán những ảnh hưởng của phi tinh trong cùng 1 cung. Biết rằng khí sinh, vượng của Sơn tinh cần phải đóng trên những chỗ cao. Nếu được như thế thì tức là Sơn tinh đã đắc cách, uy lực của nó đương nhiên được phát huy tới mức tối đa, cho nên chẳng những nó có đủ sức để chi phối cả Vận tinh và Hướng tinh tại đó, mà nếu gặp trường hợp Hướng tinh tại đây lại là khí suy, tử thì mọi hung khí của Hướng tinh đều được nó hoá giải. Cho nên đây chính là trường hợp “dùng Sơn thần xuất sát của Thuỷ thần”, hay còn được gọi tắt là “Xuất Sát”.

Ngược lại, khí sinh, vượng của Hướng tinh cần phải đóng tại những nơi có Thuỷ như sông, hồ, ao, biển, hoặc những nơi có cửa nẻo ra, vào nhà. Nếu được như thế là Hướng tinh đã “đắc cách”, nên uy lực của nó đủ để khống chế cả Vận tinh lẫn Sơn tinh tại đây. Nếu trong trường hợp Sơn tinh là khí suy, tử thì sẽ được Hướng tinh hoá giải, làm mất hết hung khí, nên đây là trường hợp “dùng Thuỷ thần để thu sát của Sơn thần”, hay còn được gọi tắt là “Thu Sơn”.

Trường hợp 1 khu vực có cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều là khí sinh, vượng: nếu khu vực này có núi hay nhà cao thì Sơn tinh nắm quyền, chi phối Vận tinh và Hướng tinh. Nếu khu vực này có Thuỷ thì Hướng tinh nắm quyền, chi phối Vận tinh và Sơn tinh. Nếu khu vực này không có núi, cũng không có Thuỷ, tức là cả Sơn tinh lẫn Hướng tinh đều không có hiệu lực. Đây là cục diện ngang hoà, không có sao nào chi phối nhau cả, và cũng không có ảnh hưởng gì tới vận khí căn nhà.

Trường hợp 1 khu vực có cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều là khí suy, tử: nếu khu vực này có núi hay nhà cao thì Sơn tinh đó đắc thế, nên nhà sẽ bị tai hoạ do đối tượng ứng với Sơn tinh đó gây ra. Lấy thí dụ như nhà trong vận 8, nơi phía ĐÔNG có Sơn tinh 7, hướng tinh 3. Nếu khu vực đó có núi hay nhà cao thì nhà sẽ bị tai hoạ do Sơn tinh số 7 này mang tới. Vì số 7 thất vận chủ kẻ tiểu nhân hay trộm cướp, nên nhà này dễ bị kẻ tiểu nhân hãm hại, hay trộm cuớp đến phá nhà. Trong trường hợp này, Sơn tinh sẽ khống chế Vận tinh và Hướng tinh. Còn Hướng tinh thất vận lại nằm trên cao nên vô lực. Ngược lại, nếu khu vực đó không có núi, nhưng lại có Thuỷ thì nhà sẽ bị tai hoạ hay thất tán tiền bạc do Hướng tinh đó đem tới. Trong trường hợp này, Hướng tinh đã khống chế cả Vận tinh và Sơn tinh. Còn Sơn tinh vừa là khí suy, tử, vừa đóng tại nơi thấp, trũng nên vô lực.

Cho nên sự tương tác giữa những Sơn tinh và Hướng tinh trong cùng 1 cung là tuỳ thuộc vào sự thất, đắc của chúng mà thôi. Nói “thất, đắc” không phải là nói thất vận hay đắc vận, mà là ám chỉ chúng có đóng tại những nơi phù hợp hay không mà thôi. Sơn tinh nếu đóng trên núi cao là “đắc cách”, sẽ có đủ uy lực sai khiến Thuỷ thần (tức Hướng tinh). Hướng tinh nếu đóng tại những nơi có Thuỷ là “đắc cách”, sẽ có đủ uy lực mà điều động Sơn tinh. Nhưng cũng phải phân ra nếu khí sinh, vượng của Sơn, Hướng tinh mà “đắc cách” thì sẽ chủ đại phúc lộc, còn nếu khí suy, tử của Sơn, Hướng tinh mà “đắc cách” thì sẽ chủ đại hoạ. Còn nếu khí sinh, vượng của Sơn, Hướng tinh mà “thất cách”, tức là Sơn tinh gặp Thuỷ, Hướng tinh gặp núi thì đã thuộc vào cách “Thượng Sơn, Hạ Thuỷ” rồi. Cho nên khí sinh, vượng của Sơn, Hướng tinh cần phải “đắc cách” , còn khí suy, tử thì cần phải “thất cách”. Có như thế thì mới bảo đảm phúc lộc lâu dài và tránh được mọi tai hoạ.
Còn vấn đề dùng Ngũ hành sinh-khắc để luận ảnh hưởng của các sao, cũng như sự phối hợp giữa chúng mà tạo thành những số “hợp thập”, số Tiên thiên hay Hậu thiên, Phản ngâm, Phục ngâm… chỉ là phụ và sau khi đã biết được tình trạng “thất, đắc” của Sơn tinh và Hướng tinh mà thôi.

Thế nào là vượng và thế nào là suy ?
Vượng là khi được đắc cách (dĩ nhiên phải là sao vượng, sinh hoặc tiến khí trong vận đó) như sơn vượng thì có núi cao. Nhà cao, cây cao….Hoặc hướng vượng thì có thủy, trống thoáng hoặc có đường đi.

Suy là khi bị thất cách. Như sao sơn vượng, sinh hoặc tiến khí mà lại gặp thủy. Hay sao hướng vượng, sinh hoặc tiến khí lại gặp sơn. Sao sơn là tử khí mà lại gặp núi hoặc sao hướng là tử khí mà lại gặp thủy.

Lấy thí dụ như nhà trong vận 8, nhưng có Hướng tinh số 2 đắc thuỷ của hồ tắm lớn. Đây là trường hợp tử khí đắc cách, nên trong nhà này vừa bị hao tài, vừa bị bệnh tật liên miên, lại còn xuất hiện quả phụ. Cho nên đàn ông trong nhà đó dễ bị vắn số. Đó là chưa kể nếu nơi đó lại có sơn tinh 3, tạo thành thế “ĐẤU NGƯU SÁT”, nên gia đình sẽ bị mắc khẩu thiệt, quan tụng liên miên. Hoặc nếu nơi đó có sơn tinh hay vận tinh 7, kết hợp với hướng tinh 2 tạo thành cặp 2-7 Hoả tiên thiên thì nhà này dễ bị xung đột hoặc trong nhà có người mắc bệnh đau tim. Vào những năm có niên tinh 9, 7, 2 chiếu tới khu vực này thì bệnh tim càng nặng, có thể chết người. Nếu khu vực này mà lại nằm tại phía ĐÔNG hoặc ĐÔNG NAM thì vào những năm có niên tinh 4, 3 chiếu tới thì còn gặp hoả hoạn mà sản nghiệp tiêu tan nữa. Cho nên nếu khí suy tử mà đắc cách thì ngoài vấn đề phá tài, tổn đinh thì còn bị những tai hoạ, bệnh tật khác nữa, chứ không phải chỉ là làm ăn lụn bại (trường hợp Hướng tinh “Thượng Sơn”) hoặc nhân số giảm thiểu (trường hợp Sơn tinh “Hạ thuỷ”) như các trường hợp vượng tinh thất cách, tức là mức độ tai hoạ còn nguy hiểm và trầm trọng hơn.
Vấn đề khảo sát các sao Vận-Sơn-Hướng (nhất là Sơn và Hướng) thì trước hết cần phải xét đến thời vận, xem chúng là sinh, vượng hay suy, tử. Sau đó mới xét tới hình thế Loan đầu xem chúng có đắc cách hay không ?

Như Sơn tinh vượng cần gặp núi hay nhà cao, Hướng tinh vượng cần có thuỷ hoặc cửa ra vào… Nếu chúng được như vậy thì dù ngũ hành có bị xung khắc cũng vẫn không có tai hoạ gì cả. Chỉ khi chúng đều là khí suy, tử, hoặc không đắc cách thì mới xét đến ngũ hành sinh, khắc để đoán biết hung hoạ mà thôi. Lấy thí dụ :cung KHẢM có các sao 7-8-3 (theo thứ tự Sơn-Vận-Hướng). Nếu là trong vận 7, sơn tinh 7 là vượng khí, nên nếu khu vực này có nhà cao thì chủ vượng nhân đinh, lại hoá sát của Hướng tinh số 3, chứ không có vấn đề khắc chế gì cả. Nhưng qua vận 8, sơn tinh 7 biến thành suy khí, khắc chế Hướng tinh 3, nên nhà này dễ bị trộm cướp hay tai hoạ hình thương, hay có bệnh về thần kinh… Chỉ có khi xét tới niên, nguyệt, nhật thời tinh thì mới dùng đến nguyên lý ngũ hành sinh, khắc làm chủ yếu. Còn giữa vận-sơn-hướng khi xét đến sự sinh, khắc thì chủ yếu là giữa Hướng tinh và Sơn tinh, còn vận tinh chỉ có thể phụ hoạ thêm vào cái sinh hoặc khắc giữa 2 sao đó mà thôi.


1. Nhất Bạch
Nhất Bạch là sao Tham Lang, hiệu Văn Xương, ngũ hanh thuộc thủy, màu trắng; mùa thu tiến, mùa đông vượng, mùa xuân tiết, mùa hạ tử . Kẻ sỹ gặp nó ắt được lộc của nó, người thường gặp nó nhất định tiền bạc sẽ vào nhà, đây là đệ nhất cát thần . Bị khắc sát thì như Trang Tử gõ chậu mà chôn vợ . Nhất Bạch lại là quan tinh, nếu nó đương vượng, hình thế Loan Đầu bên ngoài lại có thủy phóng quang thì khoa cử đổ đại, danh lừng bốn bể, sinh con trai thông minh trí tuệ . Nó mà suy tử thì hại vợ, không thọ, cuộc đời trôi nổi lênh đênh, màng nhiều bệnh tật về huyết, thận hư, hoặc thành kẻ nghiện ngập, trộm cướp.

Nhất gặp Nhất là tỵ hòa. Nếu vượng thì có lợi cho tài văn chương hoặc các công việc về văn. Nếu suy thì dễ bị bệnh về máu, nghiện ngập hoặc chìm đắm trong tửu sắc

Nhất gặp Nhị là khắc nhập. Nếu vượng thì mẫu thân dễ mắc bệnh về tỳ vị hoặc đường ruột . Nếu suy thì chồng bị vợ nhục mạ hoặc lấn quyền, người nhà dễ mắc các chứng bệnh về thận hoặc tiết niệu

Nhất gặp Tam là sinh xuất. Nếu vượng thì con trưởng được danh giá quyền quý, có lợi cho người thuộc mệnh Tam mộc, nhân đinh tài bạch đều phát lớn . Nếu suy thì con cháu dòng trưởng suy bại, bị kiện cáo tù tội hoặc trộm cướp, người nhà dễ mắc các chứng bệnh về gan,chân, hoặc bị ép phải dời đi nơi khác ở

Nhất gặp Tứ là sinh xuất. Nếu vượng thì xuất người nổi tiếng trong khoa cử, quan vận hanh thông thuận lợi, ra ngoài gặp nhiều điều hay về văn nghiệp, tên tuổi nổi bật . Nếu suy thì cũng đỗ đạt nhưng quý mà không phú, hoặc vì mang tiến tài hoa mà chìm đắm trong chống nữ sắc sinh ra quan hệ nam nữ bất chính . Nếu hình thế loan đầu bên ngoài có vật thuộc hành thổ thì đường văn chương hư bại, không con nối dõi, hoặc con cái chết yểu

Nhất gặp Ngũ là khắc nhập. Nếu vượng thì được cả tài bạch lẫn sang quý (tức có địa vị chức tước). Nếu suy thì nữ nhân trong nhà dễ mắc các chứng bệnh về đường sinh dục; nặng thì thận suy kiệt, ngộ độc thức ăn, con thứ chết yểu

Nhất gặp Lục là sinh nhập. Nếu vượng thì từ nhỏ đã được hưởng giàu sang, ngoài ra, nếu sơn Kiền mà đắc thủy (có sông nước) thì sự nghiệp văng chương có thể phát đên tám đời . Nếu suy thì thủy kim chủ về lạnh, dễ mắc các chứng bệnh về đầu, xương hoặc bị thương tật vì kim loại

Nhất gặp Thất là sinh nhập. Nếu vượng thì đào hoa, dễ tạo của cải . Nếu suy thì kim thủy đa tình, đam mê tửu sắc, hoặc vì tửu sắc mà bị kiện tụng thị phi, có khi vì tranh chấp mà sinh ra thù hằn gây gỗ đến nổi phải mang thương tật

Nhất gặp Bát là khắc nhập. Nếu vượng thì trẻ con trong nhà có họa chết đuối, xuất hiện người có tài về viết lách . Nếu suy thì vợ mắc chứng vô sinh, có bệnh về tai, thiếu máu, hoặc có con chết non

Nhất gặp Cửu là khắc xuất. Nếu vượng thì thủy hóa đều có đủ, lợi lớn về tiền tài, nhân khẩu cũng thịnh vượng . Nếu suy thì dễ mắc các chứng bệnh về tim, vợ chồng bất hòa, anh em tranh chấp

2. Nhị Hắc
Nhị Hắc là sao Cự Môn, cũng là bệnh phù. Nếu vượng thì giau có, nhà cửa ruộng vườn thên than, nhân khẩu hưng vượng, lại phát quý về binh nghiệp . Khi nó suy tử thì vợ đoạt quyền chồng, tính tình nhỏ nhen, thâm hiểu, keo kiệt, khó sinh đẻ, có bệnh về bụng, trong nhà thường phát sinh bệnh tật liên miên

Nhị gặp Nhất là khắc xuất. Nếu vượng thì giàu có về điền sản, gia cảnh hưng vượng, nhân khẩu đông, mẫu thân khỏe mạnh sống lâu. Nếu suy thì vợ khắc chồng, đàn ông mất ở tuổi trung niên, quả phụ làm chủ gia đình, người nhà thường mắc cách chứng bệnh về tỳ vị, đường ruột hay thận

Nhị gặp Nhị là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có, ruộng đất nhiều, có quyền thế, lợi về binh nghiệp. Nếu suy thì ham mê nữ sắc, dâm đãng, khí lực suy yếu, mẹ già nhiều bệnh tật, người trong nhà thường xảy ra nhiều chuyện xấu, ra ngoài dễ gặp tiểu nhân ngầm hại

Nhị gặp Tam là khắc nhập. Nếu vượng thì vợ ngắm quyền, gia tài tích lũy do làm việc bất chính, nhưng con trưởng chẳng ra gì. Nếu suy thì đàn ông vì dâm đãng mà gia đình tan nát, đàn bà dễ mắc các chứng về đường tiêu hóa . Nhị Tam sóng đôi còn gọi là “đâu ngưu sát” nên vợ chồng thường bất hòa, chống đối nhau. Người trong nhà chỉ ham an chơi nên ruộng vường bỏ hoang, con cháu dễ thành trộm vặt

Nhị gặp Tứ là khắc nhập. Nếu vượng thì con dâu nắm quyền, gia đình hưng vượng, nhiều nhân đinh. Nếu suy thì chọ dâu ức hiếp em chồng, nam giới hiếu sắc . Có mẹ già cô khổ, hoặc xuất gia làm ni. Người trong nhà dễ mắc các chứng bệnh về tỳ vị, đường ruột, đau cách tay. Gia cảnh buồn tẻ vắng lặng, ra ngoài thường gặp những việc tai tiếng quấn vào thân, hoặc mắc bệnh thương hàn

Nhị gặp Ngũ là tỵ hòa. Nếu vượng thì tạo dựng cơ nghiệp dễ dàng, tài vận tốt, hưng thịnh nhất là về địa sản. Nếu suy thì phát sinh đủ thứ bệnh, vợ đau yếu nặng, dễ thành người góa vợ . Đặc biệt người nhà thường mắc các chứng về tỳ vị, đường ruột mãn tính

Nhị gặp Lục là sinh xuất. Nếu vượng thì gia cảnh bình yên, con cái thuận hòa, gia nghiệp hưng thịnh, nhiều khả năng hành nghề y cứu đời, hoặc trở thành người có quyền trong nghiệp võ. Nếu suy thì cha già lắm bệnh, trong nhà có người đi tu, cha con thù oán nhau, chủ khách tranh chấp, thường gặp việc tai tiếng thị phi, người nhà thường mắc bệnh đau dầu hay điên loạn

Nhị gặp Thất là sinh xuất. Nếu vượng thì trở thành cự phú bằng tiền của bất chính hoặc bất ngờ (hoạnh tài), nhiều con cái. Nếu suy thì mẹ và con gái thường nghịch nhau, vợ kế không hiền thục . Ngoài ra dễ có hỏa tai hoặc bị chứng bạch đới cấp tính, kiết lỵ; đàn ông thường hay bị phụ nữ quấy rầy hoặc vì tranh chấp thị phi mà bị đâm chém

Nhị gặp Bát là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có, ruộng đất không thấy bờ. Nếu suy thì hay mắc bệnh nhẹ, đàn bà thường bỏ nhà đi tu

Nhị gặp Cửu là sinh nhập. Nếu vượng thì văn chương chử nghĩa bề bề, đất đai tiền của tích tụ lớn. Nếu suy thì việc đen tối ập đến ngay, chủ về chuyện nam nữ ám muội, tiền của ra đi nhanh chóng, vả lại còn xuất hiện người chồng ngu đân . Hóa nóng thổ (đất) khô nên dễ sinh ra chứng bạch đới cấp tính . Khi âm quá nhiều nên nhiều đời có quả phụ . Thổ tổn thương mắt, con cháu ắt có người mù lòa

3. Tam Bích
Tam Bích là sao Lộc Tồn, tính thích đấu đá nên còn gọi là Xi Vưu. Nếu vượng thì tài lộc đầy đủ, chấn hưng gia tộc, cơ nghiệp vững vàng . Con cái dòng trưởng đại hưng vượng. Nếu suy tử thì người nhà dễ bị điên hoặc hen suyễn, chân tàn tật, khoác vợ, kiện tụng thị phi hoặc trở thành trộm cướp

Tam gặp Nhất là sinh nhập. Nếu vượng thì con trưởng được quyền quý, đinh tài đều đại phát, thi cử đổ đạt. Nếu suy thì con cháu ngành trưởng lụn bại, tính khí ngỗ ngáo, có thể dẩn tới họa quan tụng; hoặc vì bấtt hòa với xóm giềng mà phải dọn nhà đi xa. Việc làm phần lớn không thuận lợi, hơn nữa còn dễ bị thương tật ở tai chân.

Tam gặp Nhị là khắc xuất. Nếu vượng thì được giàu có về nhà cửa ruộng vườn, con trưởng tài đinh đại phát. Nếu suy thì dễ có sát khí chống đối nhau. Gia đạo bất hòa, vợ chồng không êm ấm. Thường vì tranh chấp với cấp trên mà gặp điều tai tiếng . Dễ mắc chứng đau dạ dày, khó tiêu hóa, hoặc vì đánh nhau mà chân bị thương tật; nói chung là gia đình gặp nhiều vất vả, trở ngại mà vẫn thất bại tan vở

Tam gặp Tam là tỵ hòa. Nếu vượng thì thanh danh hiển hách, hưng gia lập nghiệp, tiền của tương đối khá giả. Nếu suy thì trong nhà sinh ra trộm cướp hoặc bị trộm cướp, dễ bị thương tật ở chân tay, hoặc vì đánh nhau với người mà bị tù tội.

Tam gặp Tứ là tỵ hòa. Nếu vượng thì Tam và Tứ là chính phối, sinh nhiều quý tử, sự nghiệp và tài vận phát triển hanh thông. Nếu suy thì trong nhà sinh ra trộm cắp hoặc ăn xin, thường mắc chứng dị ứng hoặc bị thương ở tay chân, đau gan, đau mật. Nếu gặp Thái Tuế e rằng kiếp nạn vì tình hoặc bị rắn cắn

Tam gặp Ngũ là khắc xuất. Nếu vượng thì tiền tài khá giả và quyền quý, có thể làm quan to. Nếu suy thì dễ bị các chứng độc như bọ cạp, rắn, rết cắn; tâm tư uất kết dễ mắc bệnh gan, hoặc thương tật ở chân.

Tam gặp Lục là khắc nhập. Nếu vượng thì quan trường lao đao vất vả nhưng sự nghiệp ắt thành, trở thành người phụ tá đắc lực cho cấp trên. Nếu suy thì bị quan tụng hoặc tai họa binh đao, dễ bị thương tật ở chân tay do kim loại gây nên; đôi khi mắc bệnh gan, gia đạo thường xảy ra tranh chấp.

Tam gặp Thất là khắc nhập. Nếu vượng thì nguồn tiền của tăng tiến, có chức quyền ca/ văn lẫn võ. Nếu suy thì nó là “Xuyên Tâm Sát”, thường mắc các chứng bệnh ở tay chân, gan mật; hoặc bị quan tụng thị phi. Nếu phương Đoài bị khắc phá thì gan bị thương tổn hoặc mắc chứng thổ huyết. Trong nhà có kẻ đam mê tửu sắc, bị trộm cướp trèo tường khoét vách phá hoại danh tiết con gái trong gia đình, chốn phòng the không hòa thuận, các tai họa thường là con trưởng chịu

Tam gặp Bát là khắc xuất. Nếu vượng thì xuất hiện văn tài bậc nhất, lại phát cả tài lẩn đinh. Nếu suy thì con thứ gặp nhiều tai họa, dễ bị thương gân cốt hoặc bị chó cắn. Anh em trong nhà bất hòa hoặc vì tranh giành gia sản mà gây ra kiện tụng

Tam gặp Cửu là sinh xuất. Nếu vượng thì phát như sấm dậy, con cháu thông minh, văng tài hiếm thấy, hưởng giàu sang được nhiều năm. Nếu suy thì tai tiếng thị phi chồng chất liên tiếp, thường mắc các chứng đau mắt, đau dầu; ngoài ra con dễ gặp hỏa hoạn.

4. Tứ Lục
Tứ Lục là sao Văn Khúc . Nếu vượng thì tai văn chương lừng danh, khoa cử đổ đạt, con gái dung mạo đoan trang và lấy được con nhà quyền quý . Nếu suy tử thì phụ nhân dâm loạn; đàng ông đam mê tửu sắc, gia sản phá bại phải lang thang phiêu bạt

Tứ gặp Nhất là sinh nhập. Nếu vượng thì một đời danh giá, đại lợi về văn tài, học hành thì cử đổ đạt. Con cái thông minh, thành tích thường đứng đầu, nghề nghiệp vừa ý, tài vận thuận lợi. Nếu suy thì dễ mắc bệnh trúng phong, hoặc vì dâm đãng tửu sắc mà hư bại, gây ra tiếng xấu bên ngoài . Hoặc vợ vô sinh, có con thì cũng chết yểu.

Tứ gặp Nhị là khắc xuất. Nếu vượng thì tương đối giàu sang, vợ nắm quyền trong nhà, con cái đông. Nếu suy thì vợ ngỗ nghịch khắc mẹ chồng và ức hiếp em chồng. Không khí gia đình nặng nề, không vui; người nhà thường hoảng loạn, dễ mắc chứng đau dạ dày; bị chó dại cắn . Mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng thường hay xích mích, mẹ già gặp tai ương. Sự nghiệp suy bại, gia phong càng lúc càng xấu đi, hoặc có người xuất gia làm ni.

Tứ gặp Tam là tỵ hòa. Nếu vượng thì âm dương phối hợp đúng phép, gia đạo êm ấm, con cái thuận hòa, sự nghiệp thuận lợi, tương đối giàu sang. Nếu suy thì vợ chồng hay cải vả xích mích, người nhà thường có ý làm tăng ni, xuất hiện kẻ sống lang thang chẳng ra gì. Thường mang bệnh dị ứng hoặc có tật ở tay chân

Tứ gặp Tứ là tỵ hòa. Nếu vượng thì hai sao Văn Khúc cùng đến, con cháu thành tích nổi bật, có tinh mừng về thi cử. Đại lợi về tài văn chương, làm quan văn khá nổi tiếng. Nếu suy thì phiêu bạn khắp nơi, hoặc trở thành tăng ni. Đàn ông xa nhà bôn ba, sống nơi chân trời gốc bể. Người nhà dễ bị bệnh phong; quả phụ làm chủ gia đình

Tứ gặp Ngũ là khắc xuất. Nếu vượng thì có tài văn chương, giàu có, sự nghiệp thuận lợi. Nếu suy thì ham ăn ham uống, ruộng vườn bỏ hoang, cảnh nhà ảm đạm, buồn tẻ; nữ chủ nhân thường hay đau ốm, có ý hướng xuất gia, khó sinh và khó nuôi con cái, gia đạo lụn bại.

Tứ gặp Lục là khắc nhập. Nếu vượng thì quan binh không dám đụng đến, được mọi người đối đãi tử tế, gia đạo êm ấm, tài lộc có đủ. Nếu suy thì cha chồng ngược đãi con dâu, dễ khiến con dâu phải bỏ nhà ra đi. Người trong nhà thường tranh chấp nhau; dễ mắc bệnh gan, mật và thương tật ở tay. Tứ Lục sóng đôi là tượng “Dịch Mã”, nên người nhà dễ phảI tha hương, rày đây mai đó; nặng thì có thể bị đày.

Tứ gặp Thất là khắc nhập. Nếu vượng thì vợ nắm quyền hành, táo bạo hơn người nhưng tích lũy được nhiều tiên của. Nếu suy thì nam nữ đa dâm, con cháu học hành chẳng ra gì; dễ bị bệnh thổ huyết mà chết yểu. Ra ngoài thị gặp nhiều thị phi; mẹ chồng nàng dâu bất hòa . Dễ phạm kiếp sát đào hoa

Tứ gặp Bát là khắc xuất. Nếu vượng thì vợ hiền dạy con thảo, của cải chất thành núi. Nếu suy thì người nhà có người ở trong rừng núi sâu làm ẩn sĩ, hoặc vào chùa làm sư. Con cháu nhiều bệnh tật, học hành không giỏi giang; dễ mắc bệnh viêm mũi, bệnh phong hoặc bị rắn hay chó cắn.

Tứ gặp Cửu là sinh xuất. Nếu vượng thì hợp với kim Tiên Thiên, được tài lẫn quý, xuất hiện kẻ sĩ văn chương nổi tiếng. Nếu suy thì thường bị đau mắt hoặc bị hỏa tai. Đàn ông dễ rơi vào cảnh ngộ vi gian dâm mà gia sản lụn bại

5. Ngũ Hoàng
Ngũ Hoàng là sao Liêm Trinh, là đại sát tinh Mậu Kỷ . Nếu vượng thì tài đinh đại phát . Nếu suy thì bất kể nó được sinh hay bị khắc đều rất xấu . Vì vậy nó nên tịnh mà không nên động . Nếu gặp lúc sao Thái Tuế tới thì tính hung càng phát ra mạnh, tức tổi đinh hao tài lớn, nhẹ thì ốm đau, nặng thì hao vài người . Cuộc này nên tránh không nên phạm

Ngũ gặp Nhất là khắc xuất. Nếu vượng thì tài đinh đại phát, nhưng con giữa không phát. Nếu suy thì con giửa lại chịu tai ương hoặc đau ốm nặng, đặc biệt là bệnh về đường tiết niệu, bệnh phụ khoa. Ngoài ra còn thường bị các bệnh về tai, hắc lào. Người nhà bệnh hoạn luôn.

Ngũ gặp Nhị là tỵ hòa. Nếu vượng thì thì tài đinh đại phát, người mẹ nắm quyền trong nhà. Nếu suy thì phát đủ thứ bệnh, nhất là cha mẹ. Chủ yếu là bệnh về dạ dày và đường ruột . Gặp lúc sao Thái Tuế tới thì cha bệnh nặng, mẹ dễ thành quả phụ.

Ngũ gặp Tam khắc nhập. Nếu vượng thì tài đinh đại phát, con trưởng được thừa hưởng phúc lộc. Nếu suy thì thường mắc các chứng bệnh về gan, tụy, mụn nhọt, ghẻ lở ở chân tay hoặc chổ kín. Con trai phản nghịch, trong nhà có người bị thương tật ở chân, gia đạo không yên ấm.

Ngũ gặp Tứ khắc nhập. Nếu vượng thì có tài vănt hơ và giàu có, sự nghiệp thuận lợi. Nếu suy thì con trai lêu lỏng ăn chơi, ruộng vườn bỏ hoang; phụ nhân có nhọ độc ở vú, phái nam thường bị sởi. Nhà cửa ảm đạm buồn tẻ, con dâu có ý xuất gia làm ni, gia phong suy bại.

Ngũ gặp Ngũ là tỵ hòa. Nếu vượng thì đinh tài đều vượng, gia nghiệp phồn thịnh. Nếu suy thì khó thoát hung sát hoành hành, dễ bị chứng bạch đới cấp tính. Nhẹ thì bị nhọt độc, nặng thì hao người.

Ngũ gặp Lục sinh xuất. Nếu vượng thì tiền tài tương đối khá giả, con cái hiếu thuận, nhưng chủ nhân không hưởng được. Nếu suy thì chủ nhân mang bệnh, nhẹ thì đau đầu, đau xương, nặng thì thập tử nhất sinh, ra ngoài dễ bị thương tổn. Hoạn lộ gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể bị tổn thất.

Ngũ gặp Thất sinh xuất. Nếu vượng thì giàu có sung túc, gia nghiệp hưng vượng. Nếu suy thì tranh chấp thị phi, chuyện rắc rối xảy ra thường xuyên, hoặc vì tửu sắc mà phá hết gia sản, có khi gây nên tai họa dẫn tới tù tội. Thiếu nữ trong nhà thường đau ốm . Có người bệnh răng, miệng, họng, hoặc bị thương bởi búa rìu.

Ngũ gặp Bát là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có, ruộng vườn mênh mông, con cái tốt lành gặp nhiều thuận lợi. Nếu suy thì con trai nhỏ thường đau yếu, trung niên đau mỏi gân cốt. Khí vận của gia đạo suy giảm.

Ngũ gặp Cửu là sinh nhập. Nếu vượng thì con cái thông minh, tài vận tốt. Nếu suy thì sinh con ngu đần, người nhà mắc chứng đau mắt, đau đầu hay trong lòng buồn phiền. Gặp lúc Thái Tuế tới dễ mắc chứng bạch đới cấp tính.

6. Lục Bạch
Lục Bạch là sao Vũ Khúc, là cát tinh. Nếu vượng thì quyền uy chấn động bốn phương, làm võ tướng thì công trạng hiển hách, gia đình giàu có, nhiều nhân đinh. Nếu suy tử thì sống cô độc hoặc chết trong binh đau; Người nhà thường góa vợ, có nhiều quả phụ.

Lục gặp Nhất là sinh xuất. Nếu vượng thì quan vận thuận lợi, hanh thông, tiền của dồi dào, con cái học hành đỗ đạt. Nếu suy thì quan lộc tuy không giảm nhưng người nhà thường mắc chứng đau đầu, hoặc gặp tai nạn sông nước.

Lục gặp Nhị là sinh nhập. Nếu vượng thì phát lớn, giàu có nhiều vàng bạc ngọc quý, cuộc sống bình yên, xuất hiện người hành nghề y cứu đời. Nếu suy thì tham lam vô độ, bủn xỉn, hoặc xuất gia đi tu, vợ chồng bất hòa chia cách. Người nhà thường mắc các chứng về đầu, xương, dạ dày, đường ruột.

Lục gặp Tam khắc xuất. Nếu vượng thì tài vận và quan vận đều hanh thông, quyền uy hơn người. Nếu suy thì dễ gặp nạn binh đao, bị thương, cha con bất hòa, có tang tóc.

Lục gặp Tứ khắc xuất. Nếu vượng thì giàu có, thành công trên thương trường, nhất là lãnh vực buôn báng đường xa, hoặc được làm quan võ. Nếu suy thì khắc vợ hoặc bị khổ sai, có khi người vợ không chịu đựng nổi, phải bỏ mà đi. Người nhà thường đau tay, đau đầu hoặc bị tê liệt.

Lục gặp Ngũ là sinh nhập. Nếu vượng thì tài vận và quan vận đều tốt, nhưng có tiểu nhân ngầm hại. Nếu suy thì tiểu nhân chống đối, làm hao tổn tinh thần hoặc mất chức. Chủ nhân nhiều bệnh tật, thường là bệnh đau đầu, tinh thần bất ổn có thể làm điều sai quấy.

Lục gặp Lục tỵ hòa. Nếu vượng thì quan vận thuận lợi, hanh thông, quyền chức cao. Nếu suy thì gặp nhiều rắc rối, khó thoát thân, có khi phải ngầm di chuyển chỗ ở; hoặc bị hung đồ truy đuổi mà phải trốn chạy, của cải tổn thất, dễ bị tai nạn trên đường.

Lục gặp Thất tỵ hòa. Nếu vượng thì làm văn quan hay võ chức đều có quyền lớn trong tay, tài lộc thuận lợi. Nếu suy thì dễ bị thương vì đao kiếm, hoặc vì tranh chấp mà bị tổn thương. Nhà có thể bị trộm cướp, hoặc vì xích mích mà gặp rắc rối . Già trẻ đều không yên, thường mắc bệnh đau đầu, đau miệng, đau họng.

Lục gặp Bát là sinh nhập. Nếu vượng thì có văn chức, võ quyền, công danh và bổng lộc đều có, con cháu được thừa hưởng gia nghiệp hưng thịnh. Nếu suy thì tuy quan lộc không giảm nhưng người nhà phần nhiều mắc bệnh đau đầu, đau xương.

Lục gặp Cửu là khắc nhập. Nếu vượng thì hỏa chiếu thiên môn nên đinh tài đều vượng, chủ nhân quyền cao chức trọng lại sống thọ. Người nhà xuất hiện võ tướng tài ba. Nếu suy thì hỏa đốt thiên môn, người nhà sinh con bất hiếu. Con cháu dòng trưởng sa sút, gặp hỏa khắc kim thì dễ bị bệnh thổ huyết . Hỏa thiêu dốt thiên môn nên trong nhà dễ sinh nghịch tử; hỏa thịnh thì dễ gặp tai ương.

7. Thất Xích
Thất Xích là sao Phá Quân, còn gọi là tặc tinh. Nếu vượng thì phát về võ quyền, đinh tài đều vượng . Nếu suy thì trong nhà xuất hiện trộm cướp hoặc có người chết trận, bị giam cầm . Gia đạo không yên, có thể vì hỏa tai mà tổn đinh hoặc xuất hiện người ham mể tửu sắc.
Thất là hung tinh vì vậy nên tịnh mà không nên động . Động thì điều xấu càng nhiều, nhất là nhà ở đầu phố hay ngã ba thì nguy hại càng lớn. Nếu sao Thất Xích tương ứng với hình thế Loan Đầu thì sẻ các biểu hiện như:

a. Bên ngoài có sa hình dạng hồ lô thì trong nhà có người hành nghề y
b. Bên ngoài có sa hình dạng con dao thì có con làm nghề đồ tể
c. Bên ngoài có sa hình dạng cái kềm thì trong nhà có người làm thợ thủ công
d. Bên ngoài có sa hình dạng cờ trống thì trong nhà dễ có người phản nghịch
e. Bên ngoài có sa thủy hình dạng thập thò hoặc phình ra bên hông thì trong nhà dễ có kẻ làm trộm cướp
f. Bên ngoài có sa xung chiếu thẳng tới gặp Nhất Lục bay đến thì trong nhà dễ có người thổ huyết nặng

Thất gặp Nhất là sinh xuất. Nếu vượng thì võ chức thăng tiến, con cái đào hoa. Nếu suy thì thủy kim đều lạnh nên con cháu ham mê tửu sắc, tiêu phá tiền của hoặc vong ơn bội nghĩa. Gặp lúc Thái Tuế bay tới thì có điều nọ tiếng kia, hoặc bị cướp, bị bệnh ở bụng dưới, thổ huyết, thương tật, hay bị tù đày mà phá sản.

Thất gặp Nhị là sinh nhập. Nếu vượng thì tài sản ruộng vườn thêm nhiều, thăng quan tiến chức, phụ nhân sang quý . Nếu gặp được số Nhị Thất bát quái Tiên Thiên thì trong nhà luôn có đèn chiếu sáng, hưng vượng nhộn nhịp. Nếu suy thì dễ gặp hỏa hoạn, phụ nữ trong nhà bất hòa, người nhà dễ bị ngộ độc thức ăn, có bệnh về răng miệng hay kiết lị.

Thất gặp Tam khắc xuất. Nếu vượng thì làm văn thần võ tướng, quyền cao chức trọng, trong nhà xuất hiện người có tài văn thao võ lược, bốn phương kính phục, con cháu giỏi giang hơn người. Nếu suy thì đối xử thô bạo với mọi người, con cái hống hách lộng hành. Gia đạo bị xuyên tâm sát dễ gặp binh đao, trộm cướp . Trong nhà cãi cọ, kiện cáo lẫn nhau; gia đình bất hòa, con cái ly tán . Người nhà dễ mắc bệnh thổ huyết, bị thương tật hoặc quan tai.

Thất gặp Tứ khắc xuất. Nếu vượng thì phụ nhân sang cả quyền thế, quan lộc đều có, đồng thời gặp vận đào hoa. Nếu suy thì phụ nữ làm chủ nhân, gặp kiếp đào hoa nên nam nữ ham dâm, trong nhà bất hòa, mẹ chồng nàng dâu không hòa thuận. Dễ bị bệnh thổ huyết hoặc chết yếu.

Thất gặp Ngũ là sinh nhập. Nếu vượng thì giàu có, ruộng vườn của cải đại phát. Nếu suy thì có bệnh ở miệng, ung nhọt. Thường tranh chấp nên dễ bị kiện tụng hoặc gặp rắc rối vì đào hoa.

Thất gặp Lục tỵ hòa. Nếu vượng thì văn võ toàn tài, quan lộc đều có. Nếu suy thì có tranh chấp ở chốn quan trường, gia đạo bất hòa, dễ bị thương tật vì đao kiếm hoặc tai nạn xe cộ. Dễ bị bệnh tật ở miệng, đau đầu, viêm nhọt.

Thất gặp Thất tỵ hòa. Nếu vượng thì của cải và quyền bính đều được quý nhân phù trợ nhưng kiếm tiền bất nghĩa. Nếu suy thì dễ gặp trộm cướp hoặc hỏa hoạn; thường hay bị tranh chấp. Trai gái vì ham mê tửu sắc nên dễ bị quan tai.

Thất gặp Bát là sinh nhập. Nếu vượng thì thăng quan tiến chức liên tiếp, tài vận hanh thông, trở nên giàu có, gia đình hòa thuận, con cháu khỏe mạnh và phát triển thuận lợi. Nếu suy thì tiền tài tổn thất, ra đi nhanh chóng. Dễ bị tật ở miệng hoặc con nhỏ lắm bệnh tật.

Thất gặp Cửu là khắc nhập. Nếu vượng thì hỏa chiếu sảnh đường, gia đạo hưng vượng. Nếu suy thì dễ gặp hỏa hoạn. Phương vị Thất Cửu nếu có Nhất Bạch bay đến thì dể gặp hỏa tai. Nếu phương vị Thất Cửu là ở hướng mà động thì gặp hỏa hoạn . Thất Cửu ở phương vị sơn gặp Nhị Hắc thì hung sát càn nặng, dù không động cũng gây nên hỏa hoạn . Nếu Loan Đầu bên ngoài có nhiều màu đỏ thì khó tránh khỏi hỏa tai.

8. Bát Bạch
Bát Bạch là sao Tả Phụ, là cát tinh. Nếu vượng thì trung hiếu, phú quý dài lâu, con cháu được hưởng phúc lộc tổ tiên. Nếu suy tử thì có tổn thương nhỏ hoặc bị bệnh dịch.

Bát gặp Nhất là khắc xuất. Nếu vượng thì đại lợi về văn chương học hành, văn chức thăng tiến, đặc biệt thuận lợi về kinh doanh địa sản. Nếu suy thì dễ mắc bệnh thiếu máu, bệnh về tai; anh em trong nhà bất hòa, bạn bè phản bội, hoặc phụ nữ không sinh đẻ, trẻ con chết đuối.

Bát gặp Nhị là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có nhờ địa sản. Nếu suy thì dễ mắc bệnh đau dạ dày, đường ruột, hoặc bị chó cắn. Nếu Loan Đầu bên ngoài có dải núi chạy đi thì có thể xa rời quê hương đất tổ, xuất gia làm tăng ni hoặc chết ở đất khách quê người.

Bát gặp Tam khắc nhập. Nếu vượng thì địa sản (nhà cửa, ruộng vườn) dồi dào, quyền lực tăng tiến lên đột ngột, nhờ đước số của Tiên Tiên bát quái nên việc hợp tác rất tốt. Nếu suy thì của cải thất thoát, chức quyền giảm sút. Trong nhà có người bị thương nhẹ ở tay chân hoặc có bệnh gan, dạ dày.

Bát gặp Tứ khắc nhập. Nếu vượng thì vợ nắm quyền, giàu có về ruộng vườn và nhà cửa. Nếu suy thì có tổn thương nhỏ, vợ lấn quyền chồng, gia đạo bất hòa. Ra ngoài dễ gặp tai nạn xe thuyền, hoặc làm ẩn sĩ ở chốn núi rừng.

Bát gặp Ngũ là tỵ hòa. Nếu vượng thì tài lộc phát đạt, vận thế hanh thôn. Nếu suy thì hao tài tổn sức, dễ bị bệnh nhẹ, vận thế trở ngại. Dễ mắc bệnh đau bao tử, đường ruột, hoặc ngộ độc thức ăn.

Bát gặp Lục sinh xuất. Nếu vượng thì dễ trở thành quan văn, nhiều quyền thế, phú quý và phúc đức tăng cao. Nếu suy thì thì vẫn giàu sang nhưng cha con bất hòa, dễ mắc bệnh đau đầu, nhức xương.

Bát gặp Thất sinh xuất. Nếu vượng thì văn chức võ quyền đều có, tài lộc sung túc, vợ chồng hòa thuận, con cái an khang. Nếu suy thì tài sản dễ tiêu tán, vợ chồng mâu thuẩn bất hòa, con cháu tổn thất.

Bát gặp Bát là tỵ hòa. Nếu vượng thì có lợi về văng chương, học hành; phát về ruộng vườn, nhà cửa; giàu sang phú quý đều có, sự nghiệp hưng vượng. Nếu suy thì sự nghiệp suy tàn, của cải thất tán. Thường mắc bệnh nhức xương đau vai.

Bát gặp Cửu là sinh nhập. Nếu vượng thì tin vui đến dồn dập; giàu có không ai sánh kịp, có địa vị trong triều đình. Nếu suy thì mắt mũi lắm tật bệnh, bụng nhiệt, đại tiện ra máu, hoặc bị hỏa hoạn.

9. Cửu Tử
Cửu Tử là sao Hữu Bật . Nếu vượng thì văn chương lừng lẫy, vinh hiển đột ngột, con cháu dòng giữa được hưởng phú quý . Nếu suy thì bị hỏa tai, hoặc tai họa ở chốn
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận giải ý nghĩa của cửu tinh và loan đầu trong huyền không phi tinh

Sao tốt: Quan Nhật, Giải Thần, Phổ Hộ, Ích Hậu, Tục Thế

Sao Quan Nhật: tốt mọi việc. Ngày xuất hiện trong tháng (âm lịch): tháng 2: ngày Mão; tháng 5: ngày Ngọ; tháng 8: ngày Dậu; tháng 11: ngày Tý.
Sao tốt: Quan Nhật, Giải Thần, Phổ Hộ, Ích Hậu, Tục Thế

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


1. Sao Quan Nhật: tốt mọi việc

Ngày xuất hiện trong tháng (âm lịch):

Tháng 2: ngày Mão; tháng 5: ngày Ngọ; tháng 8: ngày Dậu; tháng 11: ngày Tý.

2. Sao Giải Thần: tốt cho việc tế tự, tố tụng, giải oan, trừ được các sao xấu

Ngày xuất hiện trong tháng (âm lịch):

Tháng 1: ngày Thân; tháng 2: ngày Thân; tháng 3: ngày Tuất; tháng 4: ngày Tuất; tháng 5: ngày Tý; tháng 6: ngày Tý; tháng 7: ngày Dần; tháng 8: ngày Dần; tháng 9: ngày Thìn; tháng 10: ngày Thìn; tháng 11: ngày Ngọ; tháng 12: ngày Ngọ.

Sao tot Quan Nhat, Giai Than, Pho Ho, Ich Hau, Tuc The hinh anh
Tranh phú quý


3. Sao Phổ Hộ: tốt mọi việc

Ngày xuất hiện trong tháng (âm lịch):

Tháng 1: ngày Thân; tháng 2: ngày Dần; tháng 3: ngày Dậu; tháng 4: ngày Mão; tháng 5: ngày Tuất; tháng 6: ngày Thìn; tháng 7: ngày Hợi; tháng 8: ngày Tỵ; tháng 9: ngày Tý; tháng 10: ngày Ngọ; tháng 11: ngày Sửu; tháng 12: ngày Mùi.

4. Sao Ích Hậu: tốt mọi việc nhất là đối với việc cưới hỏi

Ngày xuất hiện trong tháng (âm lịch):

Tháng 1: ngày Tý; tháng 2: ngày Ngọ; tháng 3: ngày Sửu; tháng 4: ngày Mùi; tháng 5: ngày Dần; tháng 6: ngày Thân; tháng 7: ngày Mão; tháng 8: ngày Dậu; tháng 9: ngày Thìn; tháng 10: ngày Tuất; tháng 11: ngày Tỵ; tháng 12: ngày Hợi.

5. Sao Tục Thế: tốt mọi việc nhất là đối với việc cưới hỏi

Ngày xuất hiện trong tháng (âm lịch):

Tháng 1: ngày Sửu; tháng 2: ngày Mùi; tháng 3: ngày Dần; tháng 4: ngày Thân; tháng 5: ngày Mão; tháng 6: ngày Dậu; tháng 7: ngày Thìn; tháng 8: ngày Tuất; tháng 9: ngày Tỵ; tháng 10: ngày Hợi; tháng 11: ngày Ngọ; tháng 12: ngày Tý.

Theo Bàn về lịch vạn niên


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sao tốt: Quan Nhật, Giải Thần, Phổ Hộ, Ích Hậu, Tục Thế

Mơ thấy được lợi nhuận: Cẩn thận với lời nói và hành của bản thân –

Lợi nhuận trong mơ nhắc nhở bạn cần cẩn thận với lời nói và việc làm của mình, tránh không tham gia vào chuyện của người khác. Nếu thấy trong mơ mình đạt được lợi nhuận, thì đó chính là lời nhắc nhở. Giấc mơ này khuyên bạn trong thời gian tởi cần cẩn
Mơ thấy được lợi nhuận: Cẩn thận với lời nói và hành của bản thân –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy được lợi nhuận: Cẩn thận với lời nói và hành của bản thân –

Tránh xa 3 nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ

Nhân duyên viên mãn là điều ai cũng mong mỏi và hướng đến. Vậy, hãy tránh xa 4 nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ dưới đây nhé!
Tránh xa 3 nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhân duyên viên mãn là điều ai cũng mong mỏi và hướng đến. Vậy, hãy tránh xa 3 nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ dưới đây nhé!


=> Đọc thêm: Thế giới tâm linh huyền bí bốn phương

Tranh xa 3 nghiep bao khien hon nhan tan vo hinh anh
 
Tình yêu và hạnh phúc là những điều không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Ai cũng muốn mình sẽ tìm được người yêu thương hết mực, nắm tay nhau đi tới trọn đời. Mà Phật giáo tin vào nhân quả, gieo nhân nào gặt quả ấy, nên muốn nhân duyên tốt, hôn nhân như ý thì trước khi kết hôn và cho đến suốt cuộc đời hãy nhớ kĩ, đừng bao giờ phạm phải 3 nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ.   1. Tà dâm   Phật giáo dạy rằng “vạn ác dâm cầm đầu”, trong những tội ác thì tội tà dâm là nặng nhất, là nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ lớn nhất. Đừng nghĩ rằng trước khi kết hôn thì sao cũng được, kết hôn rồi mới chỉn chu, tất cả đều có nhân quả phải gánh. Cũng đừng nghĩ rằng, kết hôn rồi vẫn qua lại với người khác mà đối phương không hay thì không sao, có trời biết đấy. Càng không nên nghĩ, lừa gạt tình cảm của người khác rồi có thể hạnh phúc đến trọn đời.   Phật giáo đề xướng, không tà dâm, không quan hệ bất chính, không lươn lẹo dối trá trong chuyện tình cảm, giữ gìn tinh thần trong sáng, thanh sạch và tác phong đàng hoàng. Đó không chỉ đúng với thuần phong mĩ tục, pháp luật, đạo đức mà còn mang ý nghĩa tâm linh.   3 điểm vàng Phật chỉ để hàn gắn hôn nhân
Không phải oan gia không gặp nhau, hôn nhân không phải khi nào cũng êm đẹp. Để nắm tay nhau đi tới cuối đời, hãy nghe lời Phật dạy cách hàn gắn hôn nhân.

2. Bất hiếu
  Phật dạy rằng “trăm thiện hiếu vi trước”, trong muôn vàn điều thiện, lấy chứ hiếu làm đầu, và trong muôn vàn điều ác, ác nhất chính là bất hiếu. Ngay cả cha mẹ - đáng sinh thành dưỡng dục còn không đối xử tốt thì không thể tốt với ai khác, không thể hòa hợp mà chung sống cùng ai.    Nhân duyên chính là một loại phúc báo, nhân duyên tốt là do phúc báo lành, nhân duyên xấu là vì gieo nghiệp ác. Nên hiếu thuận cha mẹ thì tâm ắt rộng rãi, nhân duyên tốt tự dưng sẽ đến.   
Tranh xa 3 nghiep bao khien hon nhan tan vo hinh anh
 
3. Sát sinh
  Sát sinh là ác duyên, kết ác duyên thì sao có thể gặp được nhân duyên tốt đẹp. Kết ác duyên chỉ có thể gặp oan gia hoặc kẻ thù. Hơn nữa, sát nghiệp rất nặng, đối với các phương diện nhân sinh đều bị ảnh hưởng. Bởi vậy, muốn cầu duyên thì hãy giới sát, bản thân mình không sát sinh và khuyên nhủ người khác không nên sát sinh.   Tâm Lan
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tránh xa 3 nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ

Chín loại cây cảnh đẹp và mang lại tài lộc cho gia chủ –

Có rất nhiều người từ xưa đến nay luôn chú trọng đến phong thủy, thường người ta dùng đá quý phong thủy, đá thạch anh, đá ruby, tỳ hưu... để mang may mắn, mặt khác những loại đá này lại có ý nghĩa về mặt trang sức làm đẹp. Cho nên nhiều người quên mấ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Có rất nhiều người từ xưa đến nay luôn chú trọng đến phong thủy, thường người ta dùng đá quý phong thủy, đá thạch anh, đá ruby, tỳ hưu… để mang may mắn, mặt khác những loại đá này lại có ý nghĩa về mặt trang sức làm đẹp. Cho nên nhiều người quên mất ngoài những đồ trang sức cho mình có thể mang tài lộc thì cây cảnh phong thủy cũng là một loại mang lại sự may mắn tiền của cho mình. Không những thế có cây xanh không gian nhà cửa của bạn sẽ tuyệt vời hơn nhiều. Ở bài trước chúng tôi đã cung cấp thông tin về 12 loại cây mang lại tài lộc vào nhà  còn hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho các bạn 9 loại cây cảnh đẹp và mang lại tài lộc cho gia chủ.

Có thể nói, sự hiện diện của cây xanh không chỉ giúp điều hòa không khí, tô điểm nét xanh tươi mới mà còn mang theo ý nghĩa phong thủy, giúp mang lại tài lộc cho gia chủ. Không những thế nếu bạn đang muốn trang trí cho căn phòng nhỏ của mình hoặc bàn làm việc thì những loại cây cảnh dưới đây là lựa chọn vô cùng thích hợp. Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo nhé!

Nội dung

  • 1 Chín loại cây cảnh mini mang lại may mắn và tài lộc
    • 1.1 Phú quý
    • 1.2 Kim ngân
    • 1.3 Cây Vạn lộc
    • 1.4 Kim tiền
    • 1.5 Đại đế vương
    • 1.6 Ngọc ngân
    • 1.7 Cây may mắn
    • 1.8 Cây Phất lộc
    • 1.9 Đa búp đỏ

Chín loại cây cảnh mini mang lại may mắn và tài lộc

Phú quý

Cây phú quý ngày càng được ưa chuộng và trồng làm cây cảnh bởi nó có lá màu xanh viền đỏ hồng rất đẹp mắt. Đây là một giống cây có nguồn gốc từ Indonesia, có khả năng thanh lọc không khí, giảm bớt ô nhiễm khói bụi, giúp không gian sống trong lành hơn. Theo quan niệm phong thủy, cây phú quý còn tượng trưng cho sự may mắn và tốt lành trong cuộc sống.

 

Kim ngân

Kim ngân là loại cây được đánh giá cao về phong thủy, mang lại may mắn, giàu có cho người sở hữu. Kim ngân thích hợp với khí hậu nóng ẩm, khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Cây to có thể đặt ngoài trời, trước hiên nhà, cây nhỏ trồng trong chậu để đặt trên bàn. Hiện nay, loài cây có cái tên mang ý nghĩa “tiền vàng” này ngày càng được lựa chọn để trang trí nội thất ở nhiều nơi trên thế giới.

Cây Vạn lộc

Theo tên gọi, vạn lộc sẽ là loại cây cảnh mang lại cho gia chủ vô vàn tài lộc. Cây có màu sặc sỡ như đỏ, cam, hồng,… với viền lá màu xanh. Lá cây dày, bóng, nổi gân, mọc thẳng đứng, tán phủ tròn. Từ tên gọi, hình dáng cho đến màu sắc của cây đều vô cùng bắt mắt và tràn đầy năng lượng. Vì thế nên vạn lộc rất sang trọng và có ý nghĩa tốt trong phong thủy.

Kim tiền

Cây kim tiền còn có tên gọi khác là Kim phát tài, thuộc loại cây có lá kép. Đặc điểm nổi bật là phần lá xanh thẫm, to khoảng ngón tay cái mọc đối xứng hai bên cọng lá. Các nhánh to khoẻ vươn lên cao, sống tốt cả trong môi trường thiếu ánh sáng và không khí. Kim tiền được xem là loại cây “phú quý” có tác dụng “phát tài phát lộc” nhờ đặc điểm sinh sôi và không ngừng phát triển các nhánh.

 

Đại đế vương

Đại đế vương là loại cây thuộc họ trầu bà, ưa bóng râm và nơi ẩm. Đúng như tên gọi của mình, cây thể hiện tinh thần đế vương, quyền uy và sức mạnh của người lãnh đạo. Chính vì thế, dân công sở cực kỳ yêu thích loại cây này với mong muốn thăng tiến trong sự nghiệp. Ngoài ra, cây còn có tác dụng xua đuổi tà ma, chướng khí, đem lại cảm giác thư thái cho con người.

 

Ngọc ngân

Ngọc ngân không chỉ đẹp ở những phiến lá xanh pha đốm trắng mà còn rất mạnh khỏe bởi bộ rễ vững chắc, mang đến sự hài hòa cho loại cây này. Người ta tin rằng, trưng bày một chậu ngọc ngân trên bàn làm việc hay phòng khách sẽ đem đến nhiều bổng lộc. Hơn nữa, cây rất ưa bóng râm và thích nghi tốt với môi trường máy lạnh trong văn phòng.

Cây may mắn

Cây may mắn được trồng trong chậu sứ nhỏ với lớp cỏ xanh mượt bên dưới, mỗi cây thường có 3 hoặc 5 quả, bao quanh thành hình tròn phần dưới thân tạo nên sự hài hòa, vững chắc. Cây sống tốt trong môi trường có ánh sáng nhẹ, tượng trưng cho sự sung túc, đem đến phúc khí cho ngôi nhà, phòng làm việc,… giúp gia chủ luôn giữ được sự tinh thông, sáng suốt.

Cây Phất lộc

Cây phất lộc (hay còn gọi là cây phất dụ) có sức sống mạnh mẽ, rất dễ chăm sóc. Nó tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt nhưng luôn giữ được dáng thẳng, hiên ngang, là một loại cây mang đến năng lượng dồi dào. Phất lộc có nhiều đốt rỗng nên theo phong thủy thì tinh thần của gia chủ cũng theo đó mà dễ lưu thông, tâm hồn được tự do, thăng hoa.

Đa búp đỏ

Đa búp đỏ (đa cao su, đa dai) có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào Việt Nam và dần trở thành loại cây cảnh được ưa thích để trang trí. Cây có hệ hễ chắc khỏe cộng với khả năng hút bụi và các khí độc như carbon monoxide, hydrogen fluoride,… trong không khí. Đa búp đỏ mang trong mình biểu tượng của sự trường tồn, sức sống dẻo dai, nên có thể che chở, đem lại sự bình an cho gia đình của bạn.

Trên đây là 9 loại cây vừa nhỏ xinh vừa mang lại may mắn tài lộc cho gia chủ. Bạn hãy thử chọn cho mình một cây để trang trí nhé! Chắc hẳn bạn sẽ rất hài lòng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chín loại cây cảnh đẹp và mang lại tài lộc cho gia chủ –

Xem ngày sinh đại cát cho người tuổi Ngọ (P2)

Ngày sinh đại cát cho người tuổi Ngọ: Người tuổi Ngọ sinh ngày 20 có số mệnh phú quý, tuổi thọ cao, gia đình và sự nghiệp đều hưng vượng.
Xem ngày sinh đại cát cho người tuổi Ngọ (P2)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người tuổi Ngọ sinh ngày 20 có số mệnh phú quý, tuổi thọ cao, gia đình và sự nghiệp đều hưng vượng. Ngoài ra, người này có tài năng và tầm ảnh hưởng lớn đối với mọi người xung quanh, cuộc sống gia đình hạnh phúc, giàu có, con đàn cháu đống.


► Xem bói ngày sinh để biết tình yêu, hôn nhân, vận mệnh, sự nghiệp của mình

Xem ngày sinh đại cát cho người tuổi Ngọ (P1)
Người tuổi Ngọ sinh ngày mùng 6 mệnh mang tài khố (kho tiền của), lại gặp được nhiều quý nhân phù trợ nên suốt đời tiền bạc rủng rỉnh và gặp nhiều may mắn
Người tuổi Ngọ sinh ngày 16
  Những người tuổi Ngọ sinh vào ngày 16 thường dũng cảm, tính cách mạnh mẽ, cuộc sống nhiều thăng trầm, lúc lên voi khi xuống chó bất ổn.   Người tuổi Ngọ sinh ngày 17   Người này có số khổ cực, phải bôn ba khắp nơi để cầu danh lợi. Hơn thế, hôn nhân gặp nhiều trở ngại, hiếm muộn đường con cái.   Người tuổi Ngọ sinh ngày 18   Tính tình cương trực, có uy quyền trong xã hội, hay làm việc giúp nước giúp dân, lập công lao hiển hách. Tuy nhiên, người này cũng phải trải qua nhiều khó khăn, trở ngại và thất bại thì mới đạt được thành công.   Người tuổi Ngọ sinh ngày 19   Thông minh lanh lợi, tài hoa xuất chúng, sự nghiệp thành đạt, vang danh thiên hạ, nữ mệnh hợp hơn nam mệnh.   Người tuổi Ngọ sinh ngày 20   Người tuổi Ngọ sinh ngày 20 có số mệnh phú quý, tuổi thọ cao, gia đình và sự nghiệp đều hưng vượng. Ngoài ra, người này có tài năng và tầm ảnh hưởng lớn đối với mọi người xung quanh, cuộc sống gia đình hạnh phúc, giàu có, con đàn cháu đống.

Xem ngay sinh dai cat cho nguoi tuoi Ngo P2 hinh anh
Ảnh minh họa
  Người tuổi Ngọ sinh ngày 21   Người này mang mệnh đào hoa, lối sống phong lưu đa tình nên dễ vướng vào những mối quan hệ phức tạp, cuối cùng vẫn tay trắng, không có ai “nâng khăn sửa túi” suốt cuộc đời.    Người tuổi Ngọ sinh ngày 22   Cuộc sống nhiều thăng trầm, vất vả, con cái bất hiếu, nữ mệnh khắc phu.   Người tuổi Ngọ sinh ngày 23   Đây là người đa tài, quan lộ tươi sáng, kinh doanh thành đạt, dễ phát tài, số mệnh may mắn, gặp hung hóa cát, tuy nhiên cần đề phòng tai họa bất ngờ tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng cũng khiến sức khỏe suy yếu.   Người tuổi Ngọ sinh ngày 24   Người này có lối sống phong lưu, đa tình, ham tửu sắc, dục vọng cao.    Người tuổi Ngọ sinh ngày 25   Kinh doanh, buôn bán như ý, tài lộc hanh thông, gặp được nhiều quý nhân phù trợ nhưng cuộc sống gia đình lại không yên ổn.   Người tuổi Ngọ sinh ngày 26   Mưu sự đại thành, cuộc sống giàu có, tài lộc dồi dào nhưng vui buồn đan xen, gặp không ít rắc rối trong tình cảm.   Người tuổi Ngọ sinh ngày 27   Một đời khốn khó, đời sống vật chất eo hẹp, phải lo ăn từng bữa, khó tích lũy tiền bạc chứ chưa nói tới chuyện giàu có.   Người tuổi Ngọ sinh ngày 28   Số gặp tai họa về quan lộc, có thể làm quan to nhưng vì lí do nào đó không giữ được chức tước của mình. Cuộc sống nhiều thăng trầm, tài lộc có rồi cũng tiêu tán hết.   Người tuổi Ngọ sinh ngày 29   Có Phúc tinh chiếu mệnh, mưu sự đều thành, sự nghiệp hay hôn nhân đều thuận lợi.   Người tuổi Ngọ sinh ngày 30   Thông minh đa tài, tướng mạo xinh đẹp, hôn nhân như ý, cuộc sống gặp nhiều may mắn và bình an.   Kết luận: Ngày sinh đại cát của người tuổi Ngọ là ngày mùng 2, 6, 9, 10, 13, 14, 19, 20, 29 và 30.   Đắc Minh (Theo XZ360)  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem ngày sinh đại cát cho người tuổi Ngọ (P2)

Phong thủy gác xép thế nào cho đúng chuẩn

Xét về tổng thể kiến trúc ngôi nhà, phần gác xép không quá quan trọng. Nhưng nếu cơi nới nhà sai cách cũng có thể ảnh hưởng tới vận khí của gia chủ.
Phong thủy gác xép thế nào cho đúng chuẩn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

  1. Độ dốc của gác xép quá lớn   Đây là một trong những lỗi phong thủy gác xép thường gặp. Nên biết, vị trí gác xép có hạn, nếu cơi nới quá rộng hoặc để phần gác xép có độ dốc quá lớn sẽ khiến không khí khó vận hành thuận lợi như ban đầu, vào mùa mưa sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn.  Vì thế, để đạt được hiệu quả tụ khí, nên bố trí độ dốc của gác xép vừa phải, càng nhỏ càng tốt.
Phong thuy gac xep the nao cho dung chuan hinh anh
 
2. Gác xép bị xà ngang chèn ép
 
Thông thường, gác xép có mái nghiêng. Nếu phần mái này được bố trí chỉn chu, có trật tự rõ ràng thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu kết cấu mái bị hỗn loạn, cần phải điều chỉnh lại càng sớm càng tốt, tránh phạm phong thủy xấu.   Đồng thời, cần đặc biệt lưu ý, tránh tình trạng gác xép bị xà ngang chèn ép. Xà ngang chèn ép trên đỉnh là điều đại kị trong phong thủy nhà ở. Người sinh sống trong môi trường như thế lâu dài, sẽ dễ hao tài tốn của.   Bày bình hoa ở huyền quan cho gia đình bình an, mĩ mãn Xác định phương vị Văn Xương tinh theo năm sinh Những hành động tưởng đơn giản mà gây họa cả đời
3. Cửa sổ gác xép đóng kín mít

Bố trí cửa sổ ở gác xép nhằm mục đích câp cấp đủ ánh sáng và thông gió. Khi ánh sáng chan hòa, gió lưu thông tốt thì nguồn năng lượng tích cực cũng lưu thông thuận lợi, xua đuổi tà khí, vận khí không tốt. Điều đó sẽ giúp tinh thần người sống trong nhà phấn chấn, vui vẻ.
 
Vì thế rất kị việc đóng cửa sổ phần gác xétp kín mít. Như vậy chẳng khác nào tự làm gia tăng năng lượng tiêu cực.
 
Bên cạnh đó cần chú ý tới màu sắc tổng thể khi trang trí gác xép. Nên lấy màu ấm hoặc màu nhạt làm chủ đạo bởi gác xép vốn dĩ thấp, nếu như dùng màu quá đậm và trầm sẽ đem đến cảm giác u ám.
 
Phong thuy gac xep the nao cho dung chuan hinh anh
 
4. Tận dụng gác xép làm phòng ngủ
 
Gác xép chật hẹp, không có hình khối rõ ràng, không thích hợp để làm phòng ngủ. Thông thường vị trí của gác xép khá bất lợi, hao năng khá lớn, đồng thời muốn nạp khí cũng khó.
 
Do đó, chúng ta có thể suy xét đến việc biến gác xép thành thư phòng, phòng tập luyện, phòng chứa đồ, chứ không nên dùng làm phòng ngủ. 5. Không nên dùng cầu thang thẳng nối với gác xép
 
Xem phong thủy gác xép tốt hay xấu, chủ yếu là xem khả năng tụ khí. Trong khi đó, cầu thang nối với gác xép dùng để vận chuyển khí trường.   Vì thế, khi thiết kế cầu thang nên chắc chắn rằng, không dùng cầu thang thẳng vì chẳng khác nào khiến tài khí chạy thẳng xuống dưới do trực xung. Do đó, cầu thang nối với gác xép nên dùng loại xoắn ốc, hoặc có chỗ vòng để giữ khí.  
► Xem thêm: Phong thủy phòng ngủ chuẩn giúp phát tài phát lộc, tránh tai ương

Ngọc Điệp

10 kiểu nhà có kiến trúc xấu, chớ dại mà mua
(Lichngaytot) Cửa nhà đối diện thang máy hoặc cầu thang, cửa chính và ban công thông nhau… là những kiểu kiến trúc xấu, phạm phong thủy, cố chi tiền mua 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy gác xép thế nào cho đúng chuẩn

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd